Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Đau lưng sau sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả cho mẹ bỉm

Mặc dù tình trạng đau lưng sau sinh làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của sản phụ, song  tình trạng này có thể thuyên giảm khi bạn hiểu rõ nguyên nhân và các biện pháp khắc phục.

Nguyên nhân sản phụ bị đau lưng sau sinh

Sau khi sinh con, phụ nữ thường gặp phải vấn đề đau lưng, nhất là bị đau lưng dưới gần mông sau sinh. Nguyên nhân khiến cho các sản phụ thường bị đau lưng sau sinh gồm:

  • Tư thế cho con bú không đúng: Tư thế không đúng khi cho con bú là nguyên nhân đầu tiên gây ra vấn đề đau lưng sau sinh (1). Những bà mẹ thường xuyên cúi người khi cho con bú có thể gây đau cơ lưng hoặc các bà mẹ hay nâng, bế và đặt trẻ lên xuống nhiều lần cũng có thể gây ra tình trạng này.
  • Các vấn đề về cơ sau sinh: Đau lưng sau sinh có thể do một số vấn đề liên quan đến cơ như tách cơ bụng sau sinh (xổ bụng sau sinh) và suy yếu cơ sàn chậu.
  • Thiếu ngủ: Khi bạn ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm và kéo dài trong 6 tháng vì chăm con có thể khiến tinh thần bị sa sút. Tinh thần sa sút có thể dẫn đến mỏi các cơ.
  • Tăng cân: Việc tăng cân khi mang thai (có thể cả sau sinh) làm tạo thêm áp lực và căng thẳng lên hệ thống cơ bắp và cột sống, từ đó gây ra tình trạng đau lưng.
  • Đau cơ sau sinh: Đau lưng sau sinh có thể do ảnh hưởng từ các cơn đau khi mang thai. Khi bạn sắp sinh, các hormone thai kỳ như Relaxin trong cơ thể làm giãn các cơ và nới lỏng dây chằng, khớp để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên, khi các cơ giãn ra có thể dễ dàng bị căng và gây ra đau lưng, nhất là do trọng lượng của em bé còn gia tăng thêm (2). Cơn đau lưng này có thể kéo dài trong giai đoạn sau sinh, trầm trọng hơn ở các cơ vùng bụng và xương chậu khi sản phụ bị căng thẳng trong lúc sinh nở.
Cho con bú sai cách là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau lưng sau sinh
Cho con bú sai cách là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau lưng sau sinh

>> Bạn có thể xem thêm: Đau lưng sau sinh mổ và bí quyết chữa hiệu quả, dứt điểm

Cách khắc phục đau lưng ở phụ nữ sau sinh

Để giảm bớt các cơn đau lưng sau sinh, bạn có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:

  • Chườm nóng làm giảm đau cơ: Bạn có thể sử dụng miếng đệm sưởi ấm lưng trong và sau khi cho con bú để giảm đau lưng sau sinh.
  • Sử dụng gối hỗ trợ ở phần lưng dưới: Bạn cũng có thể sử dụng một chiếc gối cho con bú thoải mái để giảm bớt sức nặng cho cánh tay và lưng.
  • Massage thư giãn: Trước khi thực hiện các liệu pháp massage thư giãn, bạn cần tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ.
  • Giữ tư thế đúng khi cho con bú: Một tư thế cho con bú sai sẽ tạo thêm nhiều áp lực lên phần lưng dưới. Hầu hết các trường hợp đau lưng sau sinh sẽ thuyên giảm khi bạn áp dụng đúng tư thế cho con bú.
  • Cố gắng ngủ khi con đã ngủ: Căng thẳng và mệt mỏi thường là nguyên nhân gây đau lưng sau sinh. Do đó, bạn nên nghỉ ngơi hợp lý để có thể làm giảm đau lưng và giúp phục hồi sau sinh tốt hơn.
  • Vận động nhẹ nhàng sau khi sinh: Bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng khi đưa em bé ra ngoài đi dạo. Tuy nhiên, bạn nên tham vấn ý khiến của bác sĩ về cường độ và thời gian đi bộ an toàn nhé.
  • Vật lý trị liệu: Bạn cũng có thể cân nhắc đến thực hiện vật lý trị liệu để giảm đau lưng sau sinh. Tuy nhiên, bạn cũng nên cần xin tư vấn từ bác sĩ về tình hình phục hồi sau sinh của bản thân có phù hợp để điều trị theo phương pháp này không nhé.
  • Nhờ đến sự giúp đỡ của các thành viên trong gia đình: Bạn có thể nhà người thân hỗ trợ chăm sóc em bé để giảm bớt sự căng thẳng hơn. Trong trường hợp bạn bị đau lưng sau sinh dữ dội, thì hãy vắt sữa ra bình và nhờ người thân cho em bé bú. Trong khi đó, bạn hãy tranh thủ chợp mắt một lát.

>> Bạn có thể xem thêm: Bật mí 3 tư thế nằm sau sinh thường giúp mẹ tránh đau lưng hiệu quả

Các bài tập chữa đau lưng cho phụ nữ sau sinh

Bên cạnh các cách giảm đau lưng ở phụ nữ sau sinh, bạn có thể áp dụng thêm các bài tập yoga hỗ trợ cải thiện chứng đau lưng sau sinh dưới đây:

1. Tư thế con mèo-con bò (cat-cow pose hay Chakravakasana)

Các bài tập chữa đau lưng sau sinh
Các bài tập chữa đau lưng sau sinh
  • Bước 1: Bạn quỳ và chống tay vuông góc với thảm. Kế đến, bạn giữ đầu gối và bàn chân rộng bằng hông.
  • Bước 2: Ban hãy bắt đầu với tư thế con bò bằng cách hít vào và thả lỏng bụng. Tiếp theo, bạn nâng ngực và cằm lên trong lúc hướng ánh mắt về phía trần nhà. Rồi bạn mở rộng vai bằng cách kéo chúng về phía sau một chút.
  • Bước 3: Bạn chuyển sang tư thế con mèo bằng cách thở ra và hóp bụng về phía cột sống.
  • Bước 4: Bạn vòng lưng lên và thả đầu xuống sàn. Hãy lặp lại hai tư thế trên với 8-10 lần.

[key-takeaways title=”Lợi ích:”]

  • Kéo giãn các cơ lưng, vai và bụng
  • Cải thiện lưu thông máu đến cột sống
  • Giảm căng thẳng ở cột sống bằng cách mở ngực

[/key-takeaways]

2. Tư thế em bé (Child pose)

Tư thế em bé (Child pose) giúp lưng đỡ mệt mỏi

  • Bước 1: Bạn ngồi trên thảm yoga với hông đặt trên gót chân, cúi thân về phía trước và hạ trán xuống sàn.
  • Bước 2: Bạn giữ cánh tay mở rộng và duỗi thẳng ở phía trước, rồi đưa đầu về phía trước để trán chạm sàn.
  • Bước 3: Bạn hãy nhẹ nhàng ấn ngực vào đùi, giữ trong 15-20 giây rồi dần dần thả lỏng cột sống và ngồi trên gót chân. Bạn cần lặp lại tư thế này 8-10 lần.

[key-takeaways title=”Lợi ích:”]

  • Giúp làm giãn lưng
  • Làm dịu hệ thần kinh
  • Kéo dài và tăng cường cơ lưng
  • Hỗ trợ tiêu hóa bằng cách giảm táo bón

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: 5 bài tập thể dục sau sinh mổ giúp sản phụ phục hồi

3. Tư thế chó úp mặt (Downward facing dog)

Tư thế cho úp mặt (Downward facing dog)

  • Bước 1: Bạn hãy bắt đầu tư thế quỳ và chống tay vuông góc với sàn như tư thế con chó đứng.
  • Bước 2: Giữ hai tay rộng bằng vai và hai chân rộng bằng hông.
  • Bước 3: Bạn ấn hai tay xuống đất, nâng hông lên cao, duỗi thẳng chân và khuỷu tay, đồng thời giữ thẳng lưng và tạo thành hình chữ ‘V’ ngược. Bạn hãy giữ tư thế trong 15-20 giây và hít thở sâu.
  • Bước 4: Bạn thở ra, uốn cong đầu gối và trở lại vị trí trung lập. Bạn hãy lặp lại tư thế 8-10 lần.

[key-takeaways title=”Lợi ích:”]

  • Kéo giãn cột sống
  • Làm săn chắc các cơ ở phần trên cơ thể
  • Tăng cường cơ ngực và tăng dung tích phổi
  • Tăng cường sức mạnh cho cánh tay, vai, chân và bàn chân

[/key-takeaways]

4. Tư thế gập người về trước (Standing Forward Bend)

Tư thế gập người về trước (Standing Forward Bend)

  • Bước 1: Bạn đứng thẳng với hai chân khép vào nhau và hai tay đặt ở hai bên cơ thể.
  • Bước 2: Hít vào và giơ hai cánh tay của bạn thẳng qua đầu.
  • Bước 3: Thở ra và uốn cong người cúi xuống, chân giữ thẳng để làm trụ, và lưng duỗi thẳng, sao cho bụng của bạn chạm với đùi.
  • Bước 4: Giữ lòng bàn tay của bạn trên sàn, hoặc thả lỏng. Bạn hãy giữ tư thế trong 15-20 giây và thở đều.
  • Bước 5: Bạn giữ chân và cột sống thẳng. Khi kết thúc, bạn hít vào, duỗi hai tay về phía trước và trở lại vị trí ban đầu.

[key-takeaways title=”Lợi ích:”]

  • Tăng cường cột sống
  • Cải thiện lưu thông máu
  • Kéo căng tất cả các cơ ở phía sau cơ thể

[/key-takeaways]

Như vậy tình trạng đau lưng sau sinh là một vấn đề thường gặp đối với các mẹ bỉm do căng thẳng sau sinh, cho con bú sai tư thế, thiếu ngủ… Để giảm bớt tình trạng này, bạn có thể áp dụng các cách chữa bệnh đau lưng ở phụ nữ và bài tập yoga giảm đau lưng sau sinh nhé.

Categories
Mang thai Đón con chào đời

Tên Ngọc có ý nghĩa gì? Những gợi ý tên Ngọc hay, đẹp, sâu sắc

Với những cặp vợ chồng đã chọn được tên Ngọc cho “con gái rượu” thì sẽ quan tâm đến ý nghĩa của tên này. Vậy tên Ngọc có ý nghĩa gì? Nếu bạn đang tìm hiểu về tên Ngọc thì hãy đọc ngay bài viết này của MarryBaby nhé.

Tên Ngọc có ý nghĩa gì?

Theo nghĩa Hán – Việt, tên Ngọc mang những ý nghĩa rất đẹp sau đây:

  • Giàu sáng – phú quý: Tên Ngọc mang ý nghĩa là một vật quý giá, được gìn giữ và bảo vệ rất cẩn thận.
  • Sự trân quý: Tên Ngọc còn mang ý nghĩa là một điều gì đó có giá trị lớn lao cần nhận được sự tôn kính và quý trọng.
  • Thể hiện sự tôn trọng: Tên Ngọc còn thể hiện thái độ tôn trọng, lịch sự, nhã nhặn… từ mọi người dành cho ai đó.
  • Sự yêu thương: Tên Ngọc còn mang ý nghĩa là yêu thương, đùm bọc, che chở, bảo vệ những điều tốt đẹp cho người thân hay người thương.
  • Xinh đẹp: Con gái tên Ngọc còn có ý nghĩa là một người xinh đẹp, dịu dàng, cao quý và được quý mến như ngọc.

[key-takeaways title=””]

Tóm lại, tên Ngọc mang ý nghĩa là một viên ngọc quý, được ba mẹ và mọi người yêu thương vì có đức tính tốt đẹp, đáng quý.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: 100+ tên bé gái hay và ý nghĩa, mang đến nhiều may mắn cho con

Những gợi ý tên đệm cho tên Ngọc

Tên Ngọc có ý nghĩa gì? Những gợi ý tên đệm cho tên Ngọc
Tên Ngọc có ý nghĩa gì? Những gợi ý tên đệm cho tên Ngọc

1. Tên đệm cho tên Ngọc có chữ A

  • An Ngọc: Tên Ngọc có nghĩa là dung mạo xinh đẹp, tươi sáng như viên ngọc quý. Tên An Ngọc có ý nghĩa gì? Tên An Ngọc thể hiện sự yêu thương và mong con luôn bình an, hạnh phúc của ba mẹ.
  • Anh Ngọc: Tên Anh thể hiện một người xinh đẹp và thông minh. Ý nghĩa tên Anh Ngọc là người con gái thông minh có dung mạo xinh đẹp và tính tình nết na.
  • Ánh Ngọc: Ánh thể hiện sự tươi sáng rạng ngời và thuần khiết. Tên Ánh Ngọc có nghĩa là gì? Tên Ánh Ngọc mang ý nghĩa là một người con gái thông minh và trong sáng như viên ngọc quý.
  • Ái Ngọc: Con gái tên Ái Ngọc mang ý nghĩa là người xinh đẹp, nết na, đoan trang, thuỳ mị nên được nhiều người yêu thương và quý mến.
  • Ân Ngọc: Ân có nghĩa là hồng ân, ân huệ từ Trời ban xuống. Ân Ngọc có nghĩa là một đứa con yêu được Ông Trời ban đến cho ba mẹ và dòng tộc.
  • Âu Ngọc: Âu ý chỉ loài chim hải âu bay lượn trên bầu trời tự do. Tên Âu Ngọc có ý nghĩa gì? Tên Âu Ngọc có nghĩa là loài chim hải âu bằng Ngọc, thể hiện sự quý giá, sang trọng và tự do. Ba mẹ mong con lớn lên sẽ tạo nên sự nghiệp tươi sáng, bay cao với ước mơ và được mọi người kính trọng, yêu thương.

>> Xem thêm: Ý nghĩa tên Quỳnh Anh là gì? Tốt hay xấu và vận mệnh như thế nào?

2. Ý nghĩa tên đệm Ngọc bắt đầu bằng chữ B

  • Bảo Ngọc: Bảo là một món bảo bối quý giá của gia tộc. Ý nghĩa tên Bảo Ngọc là một đứa con quý giá, xinh đẹp, kiêu sa của ba mẹ và dòng tộc.
  • Băng Ngọc: Theo nghĩa Hán – Việt, Băng có nghĩa là sự băng giá và trắng trong như tuyết. Tên Băng Ngọc có ý nghĩa gì? Tên Băng Ngọc là nghĩa là một người con gái trong sáng, xinh đẹp và băng giá như tuyết trắng.
  • Bích Ngọc: Bích ý chỉ một loại đá quý màu xanh được nhiều người ưa chuộng. Bích Ngọc là một viên đá quý màu xanh quý giá của ba mẹ.
  • Bạch Ngọc: Theo nghĩa Hán – Việt, Bạch có nghĩa là màu trắng, trong trẻo và thanh khiết. Bạch Ngọc là một viên ngọc trắng, tươi sáng và quý giá của gia đình.
  • Bình Ngọc: Bình có nghĩa là bình an, bình yên và an nhàn. Bình Ngọc có nghĩa là viên ngọc đẹp mang đến sự bình an và hạnh phúc cho gia đình.

>> Bạn có thể xem thêm: 250+ Tên Hán Việt hay cho con gái ý nghĩa, hợp phong thủy và đài cát

3. Tên đệm Ngọc bắt đầu bằng chữ C

Tên đệm Ngọc bắt đầu bằng chữ C

  • Cao Ngọc: Cao có nghĩa là người có tố chất thanh cao, quý phái và sang trọng. Tên đệm Cao Ngọc có nghĩa là người con gái có dung mạo xinh đẹp và thanh cao.
  • Chi Ngọc: Chi là cành cây hoa thanh mảnh. Tên Chi Ngọc có ý nghĩa gì? Tên Chi Ngọc là một cành cây bằng ngọc quý giá và lấp lánh.
  • Cúc Ngọc: Cúc ý chỉ loài hoa cúc tinh khiết và nhẹ nhàng. Cúc Ngọc là một đoá hoa cúc bằng ngọc lấp lánh được nhiều người yêu mến.
  • Con gái tên Ngọc có tên đệm chữ D và Đ
  • Di Ngọc: Theo nghĩa Hán – Việt, Di thể hiện sự vui vẻ và sung sướng. Tên Di Ngọc có nghĩa là viên ngọc quý giá mang đến sự vui vẻ và hạnh phúc cho ba mẹ.
  • Diễm Ngọc: Diễm có nghĩa là xinh đẹp và kiều diễm. Tên Diễm Ngọc có ý nghĩa gì? Tên Diễm Ngọc có nghĩa là người con gái xinh đẹp, quý giá và thanh khiết.
  • Diệp Ngọc: Diệp trong cụm từ Kim Chi Ngọc Diệp có nghĩa là cành vàng lá ngọc. Diệp Chi là người con gái thanh cao, quý giá và tiểu thư đài cát.
  • Diệu Ngọc: Tên Diệu Ngọc có ý nghĩa là gì? Diệu Ngọc có nghĩa là người con gái xinh đẹp, dịu dàng và đằm thắm.
  • Dung Ngọc: Dung có nghĩa là xinh đẹp, nết na và thuỳ mị. Dung Ngọc là người con gái xinh đẹp, nết na, thuỳ mị và cao quý.
  • Đăng Ngọc: Đăng có nghĩa là ngọn đèn mang ý nghĩa là sự soi sáng và tinh anh. Đăng Ngọc có nghĩa là người thông minh, tài trí và có tâm hồn thanh cao.
  • Điệp Ngọc: Điệp có nghĩa là cánh bướm, thể hiện sự vui tươi, thu hút và thanh nhàn. Điệp Ngọc có nghĩa là cô gái xinh đẹp, vui tươi và luôn thu hút mọi ánh nhìn.
  • Duyên Ngọc: Duyên là sự duyên dáng, thanh khiết và nết na. Duyên Ngọc là một người con gái duyên dáng, xinh đẹp và cao quý.

>> Xem thêm: Tên Phương có ý nghĩa gì? Bí mật mà cha mẹ nào cũng muốn

4. Tên Ngọc có tên đệm bắt đầu bằng chữ G, H, K

  • Giáng Ngọc: Giáng có nghĩa là từ Trời xuống. Giáng Ngọc có nghĩa là một viên ngọc quý từ Trời rơi xuống nhân gian.
  • Gia Ngọc: Gia có nghĩa là gia đình, dòng tộc và dòng họ. Gia Ngọc có nghĩa là viên ngọc quý và thanh khiết của gia đình, dòng tộc.
  • Hồng Ngọc: Hồng có nghĩa là đỏ, may mắn và hạnh phúc. Tên Hồng Ngọc có ý nghĩa gì? Hồng Ngọc có nghĩa là viên ngọc màu đỏ mang đến may mắn cho gia đình.
  • Hoàng Ngọc: Hoàng có nghĩa là hoàng gia, màu vàng và sang trọng. Hoàng Ngọc có nghĩa là viên ngọc quý màu vàng và sang trọng.
  • Huyền Ngọc: Huyền có nghĩa là màu đen, bí ẩn và sang trọng. Huyền Ngọc có nghĩa là viên ngọc màu đen sang trọng và huyền bí.
  • Kim Ngọc: Kim là vàng, màu vàng và sang trọng. Kim Ngọc là viên ngọc quý, sáng lấp lánh và sang trọng.
  • Khánh Ngọc: Khánh là sự vui vẻ, lạc quan và yêu đời. Khách cũng có nghĩa là cái chuông, Khánh Ngọc có nghĩa là cái chuông bằng ngọc ngâng vang những điều vui vẻ và yêu đời.
  • Khuê Ngọc: Theo nghĩa Hán – Việt, Khuê là tên của một vì sao trong thập nhị bát tú. Khuê cũng là tên của một loại ngọc quý. Khuê cũng chỉ về người phụ nữ thanh cao có cuộc sống hoa lệ. Tên Khuê Ngọc có ý nghĩa gì? Khuê Ngọc có nghĩa là người con gái thanh cao, sang trọng và xinh đẹp như ngọc quý.
  • Kiều Ngọc: Kiều có nghĩa là là người con gái xinh đẹp, có nhan sắc rung động lòng người. Tên Kiều Ngọc có nghĩa là người con gái xinh đẹp, thanh cao và quyến rũ.
  • Kỳ Ngọc: Kỳ có nghĩa là sự tốt đẹp, tươi sáng và ưu tú. Kỳ Ngọc là người con gái xinh đẹp, thiện lương và luôn ưu tú hơn mọi người.

>> Bạn có thể xem thêm: Tên ở nhà cho bé gái độc nhất vô nhị ai nghe cũng thấy dễ thương!

5. Tên đệm cho tên Ngọc bắt đằng bằng chữ L, M, N

Tên đệm cho tên Ngọc bắt đằng bằng chữ L, M, N

  • Lan Ngọc: Lan là tên của một loài hoa thanh cao và quý phái. Tên Lan Ngọc có ý nghĩa gì? Lan Ngọc có nghĩa là một cành hoa lan bằng ngọc quý phái và quyến rũ.
  • Lam Ngọc: Lam có nghĩa là màu xanh, thanh khiết và may mắn. Lam Ngọc có nghĩa là một cô gái xinh đẹp, trong trắng và luôn có vận may.
  • Lâm Ngọc: Lâm có nghĩa là rừng và là sự yên tĩnh. Lâm Ngọc có nghĩa là viên ngọc quý được cất giữ cẩn thận nơi rừng xanh.
  • Mai Ngọc: Mai là ánh nắng buổi sáng và cũng là tên một vì sao. Mai Ngọc có nghĩa là viên ngọc quý sáng lấp lánh như ánh nắng sớm, rạng rỡ như vì sao.
  • Mỹ Ngọc: Mỹ có nghĩa là xinh đẹp và thu hút. Mỹ Ngọc là người con gái xinh đẹp, kiều diễm, e lệ và thu hút mọi ánh nhìn.
  • Minh Ngọc: Minh có nghĩa là ánh sáng và sự thông minh. Minh Ngọc có nghĩa là cô gái thông minh và thu hút như viên ngọc quý sáng lấp lánh.
  • Mộng Ngọc: Mộng có nghĩa là giấc mơ. Mộng Ngọc là người con gái kiều diễm và huyền ảo như trong mơ.
  • Như Ngọc: Như có nghĩa là sự so sánh. Tên Như Ngọc có ý nghĩa gì? Như Ngọc là một cô gái xinh đẹp và quyến rũ như ngọc quý.

6. Tên đệm cho con gái tên Ngọc có chữ P, Q, T

  • Phương Ngọc: Phương có nghĩa là muôn phương và tứ phương. Phương Ngọc là một viên ngọc quý giá vang danh khắp muôn nơi.
  • Phúc Ngọc: Phúc là may mắn và ân phúc từ Trời ban. Phúc Ngọc có nghĩa là viên ngọc quý mang đến may mắn và ơn lành.
  • Quỳnh Ngọc: Quỳnh là tên một loài hoa biểu tượng cho sự trong trắng và thanh cao. Quỳnh Ngọc có nghĩa là cành hoa quỳnh bằng ngọc tượng trưng cho sự trong sáng.
  • Thanh Ngọc: Thanh có nghĩa là màu xanh, tượng trưng cho sự trong trắng và thanh cao. Thanh Ngọc là người con gái xinh đẹp, thanh cao như viên ngọc quý.
  • Thiên Ngọc: Thiên có nghĩa là trời cao, là Ông Trời. Thiên Ngọc là viên ngọc quý từ Trời ban xuống cho ba mẹ.
  • Thuý Ngọc: Thuý dùng để nói đến viên ngọc đẹp, ngọc quý. Tên Thuý Ngọc có ý nghĩa gì? Thuý Ngọc có nghĩa là viên ngọc quý trong sáng và xinh đẹp.
  • Thuỳ Ngọc: Thuỳ ý chỉ đức tính nhẹ nhàng, đằm thắm và nết na. Thuỳ Ngọc là người con gái xinh đẹp và nết na.
  • Trân Ngọc: Trân có nghĩa là trân châu, là một viên ngọc quý. Trân Ngọc là viên ngọc quý được mọi người yêu mến.
  • Trâm Ngọc: Trâm có nghĩa là món đồ trang sức được cài lên tóc của phụ nữ. Trâm Ngọc là cây trâm bằng ngọc quý giá của người phụ nữ.
  • Trinh Ngọc: Trinh theo nghĩa Hán – Việt là thể hiện tiết hạnh, sự trong sáng và thuần khiết của người phụ nữ. Trinh Ngọc có nghĩa là người con gái có dung mạo xinh đẹp và trong sáng.
  • Tiên Ngọc: Tiên có nghĩa là người từ Trời xuống. Tiên cũng có nghĩa là người xinh đẹp. Tiên Ngọc có nghĩa là cô gái xinh đẹp và trong sáng như nàng tiên.

>> Bạn có thể xem thêm: Top 100 tên độc đáo cho con gái tạo ấn tượng ngay từ lần đầu nghe

Lưu ý khi đặt tên Ngọc cho con gái

Sau khi chúng ta đã tìm hiểu tên Ngọc có ý nghĩa gì. Chúng ta cũng cần biết cách đặt tên để con gái có được một cái tên đẹp và cuộc đời thêm may mắn. Dưới đây một số lưu ý dành cho ba mẹ:

  • Đặt tên con hợp phong thuỷ: Ba mẹ nên chọn tên hợp phong thuỷ cho con để mang đến nhiều thuận lợi cho gia đình.
  • Đặt tên mang ý nghĩa tươi sáng và đẹp: Cái tên sẽ theo con suốt đời. Ba mẹ nên chon tên Ngọc cho con gái mang ý nghĩa tương sáng để con thêm may mắn.
  • Tránh đặt tên con gái nhầm với tên con trai: Nếu ba mẹ đặt tên con gây hiểu lầm sẽ khiến con xấu hổ và có thể bị bạn bè trêu chọc khi con lớn lên sau này.
  • Tránh đặt tên con trùng với người thân có vai vế lớn hơn: Nếu ba mẹ đặt tên con với người thân có vai vế lớn hơn sẽ được cho là phạm huý. Điều này sẽ khiến con bị quở trách và không may mắn.

>> Bạn có thể xem thêm: Tên theo thần số học và những lưu ý để chọn tên con được nhiều lộc phúc

Như vậy bạn đã biết yên Ngọc có ý nghĩa gì rồi. Ngọc là một cái tên đẹp mang ý nghĩa là cô gái có dung mạo xinh đẹp, thuần khiết và trong sáng như ngọc. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho vợ chồng bạn!

Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Tác hại của thụ tinh trong ống nghiệm và những thông tin cần biết

Vậy có rủi ro gì trong khi thực hiện quy trình thụ tinh ống nghiệm (IVF) không? Mời bạn cùng tìm hiểu 6 tác hại của việc thụ tinh trong ống nghiệm cùng với MarryBaby nhé.

1. Tác dụng phụ với thuốc

Tác hại của thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên có thể là tác dụng phụ của thuốc kích trứng gonadotropin sử dụng trong quy trình thụ tinh ống nghiệm. Những loại thuốc này có tác dụng giúp kích thích một số nang trứng phát triển trong buồng trứng. Một số phụ nữ có thể gặp phải tác dụng phụ khi tiêm thuốc kích trứng dưới đây khi tiêm thuốc:

  • Đau vú
  • Tăng tiết dịch âm đạo
  • Thay đổi tâm trạng và mệt mỏi
  • Buồn nôn và đôi khi có thể bị nôn mửa
  • Hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS)
  • Phản ứng dị ứng tạm thời, như đỏ da hoặc ngứa tại chỗ tiêm
  • Vết bầm tím và đau nhức nhẹ tại chỗ tiêm. Vì bác sĩ có thể sử dụng các vị trí khác nhau để tiêm thuốc nên bạn có thể bị bầm tím nhiều chỗ tiêm.

[key-takeaways title=””]

Hầu hết các triệu chứng của quá kích buồng trứng (OHSS) gồm buồn nôn, chướng bụng, khó chịu ở hai bên hố chậu… Các triệu chứng này đều nhẹ và sẽ biến mất mà không cần điều trị trong vòng vài ngày sau khi lấy trứng. Trong trường hợp nghiêm trọng, OHSS có thể khiến một lượng lớn chất lỏng tích tụ trong bụng và phổi hay còn gọi là tràn dịch màng phổi và tràn dịch màng bụng gây biểu hiện khó thở và đau bụng dữ dội. Khoảng 1% phụ nữ khi bị OHSS xuất hiện các cục máu đông và suy thận.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Tiêm kích trứng là gì? Quy trình thực hiện như thế nào?

2. Tác hại của chọc trứng

Tác hại của việc chọc trứng và lấy trứng

Tác hại của thụ tinh trong ống nghiệm thứ hai có thể là rủi ro trong quá trình chọc trứng để đem đi thụ tinh. Trong quá trình lấy trứng, dưới hướng dẫn của siêu âm đầu âm đạo bác sĩ sẽ đưa một cây kim dài và mỏng qua cùng đồ sau vào buồng trứng rồi vào từng nang để lấy trứng.

Các rủi ro bạn có thể gặp phải đối với thủ tục này bao gồm:

  • Đau vùng chậu và bụng từ nhẹ đến trung bình trong hoặc sau khi thực hiện lấy trứng: Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau biến mất trong vòng 1-2 ngày khi sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn.
  • Tổn thương các cơ quan gần buồng trứng: Các cơ quan như bàng quang, ruột hoặc mạch máu có thể bị tổn thương. Một số hiếm phụ nữ có thể gặp chấn thương ruột hoặc mạch máu trong quá trình lấy trứng nên cần phải phẫu thuật khẩn cấp hoặc phải truyền máu.
  • Nhiễm trùng vùng chậu từ nhẹ đến nặng: Tình trạng nhiễm trùng vùng chậu sau lấy trứng hoặc chuyển phôi hiện nay không còn phổ biến. Vì bạn sẽ được dùng thuốc kháng sinh thường vào thời điểm lấy trứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bị nhiễm trùng nặng có thể phải nhập viện hoặc điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch.

>> Bạn có thể xem thêm: Tư thế nằm ngủ sau khi chuyển phôi và mẹo đậu thai ngay lần đầu thụ tinh

3. Biến chứng khi chuyển phôi

Bác sĩ sẽ sử dụng một ống thông chứa phôi nhẹ nhàng đặt chúng vào tử cung của bạn. Bạn có thể cảm thấy đau bụng nhẹ khi ống thông được đưa qua cổ tử cung hoặc sau đó bạn có thể bị ra máu âm đạo nhẹ.

Tuy nhiên, quá trình này rất hiếm khi bị nhiễm trùng. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể điều trị cho bạn bằng kháng sinh. Bên cạnh các tác hại của chọc trứng và chuyển phôi, bạn có thể tìm hiểu thêm về sau khi chọc hút trứng bao lâu thì chuyển phôi trên MarryBaby nhé.

4. Biến chứng khi mang đa thai

Tác hại của thụ tinh trong ống nghiệm: Biến chứng khi mang đa thai

Thông thường, thụ tinh trong ống nghiệm dễ khiến bạn mang đa thai. Nếu trong trường hợp này, bạn có thể gặp phải các tác hại của thụ tinh trong ống nghiệm sau:

  • Huyết áp cao
  • Xuất huyết nhẹ
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Chuyển dạ hoặc sinh non
  • Sinh mổ lấy thai (C-section)

>> Bạn có thể xem thêm: Dấu hiệu thành công sau chuyển phôi khi thực hiện IVF 14 ngày

5. Nguy cơ bị dị tật thai nhi

Nguy cơ bị dị tật thai nhi có thể là tác hại của thụ tinh trong ống nghiệm. Trong thống kê dân số nói chung, người bị dị tật bẩm sinh chiếm khoảng 2-3%. Và điều này có thể gặp nhiều hơn đối với các cặp vợ chồng bị vô sinh – hiếm muộn.

Phần lớn nguy cơ này là do chậm thụ thai và nguyên nhân cơ bản gây vô sinh. Việc IVF có liên quan đến dị tật bẩm thai nhi hay không vẫn còn là một đề tài đang được tranh luận và nghiên cứu. Tuy nhiên, khi thực hiện tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI) trong IVF, có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.

Ngoài ra, quá trình IVF có thể tăng nhẹ nguy cơ bất thường về nhiễm sắc thể giới tính (nhiễm sắc thể X hoặc Y) khi sử dụng ICSI. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào chắc chắn những rủi ro này là do chính quy trình ICSI hay do các vấn đề với tinh trùng.

Vì đàn ông bị khiếm khuyết về tinh trùng có nhiều khả năng có bất thường về nhiễm sắc thể, có thể truyền sang con cái của họ nhưng cực kỳ hiếm. Các hội chứng di truyền hiếm gặp được gọi là rối loạn dấu ấn di truyền cũng có thể mắc phải khi bạn thực hiện IVF.

[key-takeaways title=””]

Tuy nhiên nguy cơ bị dị tật bẩm sinh khi làm IVF hiện nay rất hiếm, vì đã có các phương pháp sàng lọc tiền làm tổ để lựa chọn những phôi khỏe mạnh, từ đó cấy vào trong buồng tử cung của mẹ. Do đó bạn không nên quá lo lắng về nguy cơ này nhé. 

[/key-takeaways]

IVF có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi

6. Sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung

Tác hại của thụ tinh trong ống nghiệm cuối cùng bạn có thể gặp phải là sảy thai (miscarriage) hoặc mang thai ngoài tử cung (ectopic pregnancy). Thông thường, tỷ lệ sảy thai sau IVF tương tự như tỷ lệ thụ thai tự nhiên và nguy cơ tăng dần theo tuổi của người mẹ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể mang thai ngoài tử cung khi thực hiện IVF nhưng chiếm khoảng 1% tỷ lệ phụ nữ thực hiện phương pháp. Tuy nhiên, tỷ lệ này cũng tương tự ở những phụ nữ mang thai tự nhiên bị thai ngoài tử cung. Nếu trường hợp này xảy ra, người phụ nữ có thể được dùng thuốc để chấm dứt thai kỳ hoặc phẫu thuật để loại bỏ.

Nếu sau khi cấy phôi mang thai và bạn đang mang thai nhưng bị đau nhói ở bụng, chảy máu âm đạo nhẹ, chóng mặt hoặc ngất xỉu, đau lưng dưới, huyết áp thấp (do mất máu)… thì hãy liên hệ ngay cho bác sĩ. Vì những dấu hiệu trên có thể là bạn đang mang thai ngoài tử cung.

[inline_article id=315570]

Như vậy bạn đã biết 6 tác hại của thụ tinh trong ống nghiệm rồi. Nếu bạn gặp phải các vấn đề trên trong quá trình thực hiện IVF thì hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục. Bạn hãy lựa chọn bệnh viện, phòng khám và bác sĩ có kinh nghiệm trong việc thực hiện IVF để nghe sự tư vấn và tránh những ảnh hưởng tiêu cực từ phương pháp này.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn kiwi được không? 6 lợi ích tuyệt vời cho mẹ

Tuy nhiên, bầu 3 tháng đầu ăn kiwi được không? Nếu mẹ đang muốn tìm hiểu ăn trái này có tốt cho thai nhi không thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé.

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn kiwi được không?

Mẹ bầu 3 tháng đầu không những ăn được kiwi mà còn lại rất tốt cho hai mẹ con đấy nhé. Trong trái kiwi có chứa vitamin C và K. Hơn nữa, loại trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu này còn chứa nhiều folate giúp hỗ trợ sự phát triển của não và khả năng nhận thức của em bé.

Ngoài ra, vì kiwi giàu folate nên khi bạn ăn trái này vào thời điểm trước và trong khi mang thai còn hỗ trợ ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ.

Do đó, nếu bạn đang cân nhắc không biết có được ăn kiwi khi bầu 3 tháng đầu không thì hãy yên tâm thưởng thức nhé (1) (2).

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu để thai nhi khỏe mạnh?

Dinh dưỡng từ kiwi mang đến cho mẹ bầu

Kiwi không có cholesterol, ít đường và chất béo nên rất tốt cho sức khoẻ thai phụ. Bên cạnh đó, quả này còn chứa vitamin C, K và E, folate, kali, chất xơ, choline, đồng, magiê và phốt pho. Theo USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ), một trái kiwi cỡ trung khoảng 69g cung cấp 42,1 calo, 0,3g chất béo, 10g carbohydrate, 2g chất xơ, 64mg vitamin C, 17,2mcg folate và 27,8mcg vitamin K.

Hạt kiwi chứa axit alpha-linolenic, axit béo omega-3 và trong khi đó cùi kiwi chứa carotenoids, bao gồm tiền vitamin A, beta carotene, lutein và zeaxanthin (3). Tuy nhiên, loại trái cây này sẽ tốt cho sức khoẻ nếu bạn ăn với số lượng vừa phải.

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn kiwi được không? Được, nhưng bạn phải ăn đúng cách thì mới tốt
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn kiwi được không? Được, nhưng bạn phải ăn đúng cách thì mới tốt

Lợi ích từ trái kiwi mang đến cho mẹ bầu

Nếu bạn đã biết mẹ bầu 3 tháng đầu ăn kiwi được không; thì bạn cũng nên biết thêm các lợi ích dưới đây khi ăn loại hoa quả tốt cho bà bầu này:

  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Chất xơ trong trái cây có thể giúp làm mềm phân và giúp ruột hoạt động trơn tru hơn. Nhờ đó, bạn có thể ngăn ngừa táo bón, giảm đầy hơi và đau bụng (4).
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch và năng lượng: Kiwi có lượng vitamin C cao giúp cải thiện khả năng miễn dịch, tình trạng dị ứng và bảo vệ khỏi các gốc tự do. Nếu bạn ăn kiwi cũng làm tăng năng lượng và giảm bớt mệt mỏi khi mang thai (5). Trong kiwi cũng có lượng vitamin C cao giúp cải thiện khả năng miễn dịch, ngăn ngừa dị ứng và bảo vệ khỏi tổn thương gốc tự do.
  • Kích thích chất dẫn truyền thần kinh: Vitamin C trong kiwi còn giúp hình thành các chất dẫn truyền thần kinh rất tốt trong việc cải thiện chức năng não (6).
  • Kiểm soát lượng đường trong máu: Kiwi là loại trái cây có chỉ số đường huyết (GI) thấp và là lựa chọn tốt nếu bạn mắc tiểu đường thai kỳ. Vì trong 100g kiwi chỉ chứa khoảng 5g hoặc một thìa cà phê glucose nên không làm tăng lượng đường mà còn giúp kiểm soát bệnh tiểu đường (7).
  • Chữa lành vết thương và cải thiện sức khỏe của xương: Vitamin K trong kiwi giúp máu đông trở lại bình thường (8). Khi bạn ăn kiwi sẽ giúp tăng cường khả năng chữa bệnh của cơ thể và cần thiết cho sự phát triển của xương (9).
  • Ngăn ngừa thiếu máu: Thai nhi đang phát triển cần thêm chất sắt có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu ở mẹ. Vitamin C trong kiwi sẽ hỗ trợ hấp thụ sắt tốt hơn từ thực phẩm giàu chất sắt (10).

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn hồng: Lợi hay hại còn tùy vào cách ăn!

Mẹ bầu nên ăn bao nhiêu kiwi sẽ tốt cho sức khoẻ?

Dù biết có bầu 3 tháng đầu không những được ăn kiwi mà còn tốt cho sức khoẻ, nhưng để an toàn cho thai kỳ, bạn chỉ nên ăn 1-2 trái kiwi trong một ngày thôi nhé (11). Nếu bạn bị dị ứng kiwi hoặc có vấn đề về tiêu hoá khi ăn loại trái này thì nên ngừng ăn.

Hơn nữa, nếu bạn ăn quá nhiều hoặc bị dị ứng khi ăn kiwi có thể dẫn đến các tác hại sau:

Nếu bạn gặp phải bất kỳ trường hợp nào ở trên thì nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và theo dõi.

Cách ăn kiwi khoa học dành cho mẹ bầu

Sau khi tìm hiểu bầu 3 tháng đầu ăn kiwi được không; bạn cũng cần biết cách ăn loại trái cây này để tốt cho sức khoẻ thai kỳ. Dưới đây là các cách ăn kiwi bạn nên biết:

  • Cách ăn kiwi chưa chín: Kiwi chưa chín có tính axit cao hơn kiwi chín, nếu bạn ăn quá nhiều, chúng có thể gây lở loét trong miệng hoặc lưỡi. Để tránh vấn đề này, bạn có thể dùng chúng với sữa chua.
  • Các cách ăn kiwi khác: Bạn có thể ăn kiwi cùng với salad, sữa chua hoặc bạn cũng có thể xay sinh tố cùng với các loại trái cây khác, để có hỗn hợp trái cây bổ dưỡng.

[inline_article id=326851]

Tóm lại, mẹ bầu 3 tháng đầu ăn kiwi được không? Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn được kiwi nhưng chỉ nên ăn 1-2 trái một ngày. Nếu bạn ăn quá nhiều kiwi có thể gây hại cho sức khoẻ và không tốt cho thai kỳ.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Sưng nướu khi mang thai có ảnh hưởng gì không và làm sao để hết?

Không chỉ thế, mỗi lần bạn thưởng thức món ăn nào thì vấn đề sưng nướu khi mang thai sẽ gây cản trở dẫn đến không ngon miệng. Vậy tại sao bạn bị sưng nướu trong thai kỳ?

Tại sao bị sưng nướu răng khi mang thai?

Điều này xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Hầu như, bà bầu bị sưng nướu răng sẽ cảm thấy đau khi dùng chỉ nha khoa hay bàn chải. Thực chất, tình trạng sưng nướu răng chính là một trong các dấu hiệu của viêm nướu.

Khi bạn bị sưng nướu răng sẽ dễ nhạy cảm hơn với các vi khuẩn sinh sôi trong các mảng bám thức ăn. Trong khi đó, lưu lượng máu trong cơ thể tăng ở phần nướu khi mang thai cũng là nguyên nhân cộng dồn khiến bạn bị viêm nướu răng.

Và chẳng may, nếu tình trạng sưng nướu răng khi mang thai này trở nên nặng hơn bạn có thể dẫn đến vấn đề viêm nha chu.

>> Bạn có thể xem thêm: 14 cách chữa đau răng cho bà bầu giúp giảm nguy cơ sinh non

Dấu hiệu bà bầu bị viêm nướu răng

Dấu hiệu bà bầu bị viêm nướu

Nếu bạn đã biết tại sao bị sưng nướu răng; thì bạn cũng cần phân biệt được các dấu hiệu viêm sưng nướu khi mang thai dưới đây để kịp thời điều trị tình trạng:

  • Nướu răng bị đỏ
  • Nướu răng sưng tấy
  • Bề mặt nướu trở nên bóng hơn
  • Nướu răng trở nên nhạy cảm hơn
  • Nướu chảy máu khi dùng chỉ nha khoa hay đánh răng

Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy miệng bị hôi ngay cả khi vừa mới đánh răng. Tình trạng này cũng có thể trở nên trầm trọng hơn khi bạn bước vào tam cá nguyệt thứ hai và các giai đoạn sau của thai kỳ.

[key-takeaways title=”Sưng nướu răng có phải dấu hiệu mang thai?”]

Sưng nướu răng cũng là một trong những dấu hiệu mang thai với một số người. Như MarryBaby đã nói, sự thay đổi của nội tiết tố và sự gia tăng lưu lượng máu trong thai kỳ sẽ dẫn đến tình trạng sưng đau và chảy máu nướu. Thậm chí, có người còn bị u hạt sưng mủ ở nướu răng nhưng không gây ung thư khi mang thai. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ chấm dứt ngay sau khi bạn sinh con.

[/key-takeaways]

Cùng với vấn đề dấu hiệu viêm nướu, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về cách chữa nhiệt miệng cho bà bầu trên MarryBaby nhé.

Sưng nướu khi mang thai có gây ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mẹ bị viêm nướu có gây ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mẹ bị viêm nướu có gây ảnh hưởng đến thai nhi không?

Hiện tại, MarryBaby chưa tìm thấy bằng chứng nghiên cứu khoa học chứng minh tình trạng sưng nướu khi mang thai có thể gây hại cho thai nhi, sảy thai hoặc sinh non. Tuy nhiên, nếu tình trạng sưng nướu không được khắc phục sớm có thể dẫn đến viêm nha chu.

Nếu bạn bị viêm nha chu khi mang thai thì lại có thể dẫn đến biến chứng sinh non hoặc trẻ sơ sinh sinh ra nhẹ cân. Ngoài ra, khi bạn bị viêm nha chu còn khiến nướu tụt ra khỏi chân răng, để lộ các túi chân răng dễ dẫn đến nhiễm trùng. Tình trạng này trở nặng có thể khiến bạn bị rụng răng.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu bị viêm họng có nguy hiểm không? Mẹ hãy xem ngay để biết và điều trị kịp thời

Cách làm giảm sưng nướu răng cho bà bầu

Cách làm giảm sưng nướu răng cho bà bầu tốt nhất là thường xuyên vệ sinh răng miệng đúng cách. Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày để lấy sạch các mảng bám thức ăn ra khỏi các kẽ răng. Hoặc thay vì dùng chỉ nha khoa, bạn có thể sử dụng tăm nước để làm sạch răng miệng. 

Ngoài ra, bạn nên dùng bàn chải đánh răng có lông mềm để giảm gây ra các kích ứng nướu hơn. Và để kiểm soát được vấn đề sưng nướu khi mang thai bạn nên thực hiện tốt các hướng dẫn sau:

[key-takeaways title=””]

Nướu răng của bạn thông thường sẽ trở lại bình thường sau khi sinh em bé. Các tình trạng chảy máu và nhạy cảm ở nướu cũng sẽ giảm đi. Tuy nhiên, nếu tình trạng sưng nướu khi mang thai trở nên nặng hơn và tiếp tục ngay cả sau khi sinh, thì bạn nên đi khám răng miệng sớm nhé!

[/key-takeaways]

Cách làm giảm sưng chân răng cho bà bầu
Cách làm giảm sưng chân răng cho bà bầu

Những lưu ý để không bị sưng nướu khi mang thai

Nếu bạn may mắn không bị sưng nướu khi mang thai hoặc bà bầu bị sưng nướu răng trong cùng đã khắc phục được thì cũng cần lưu ý các điều sau để không bị tái lại:

  • Nhớ đi khám răng: Bạn không được quên đăng ký lịch khám răng để theo dõi sức khoẻ răng miệng của mình nhé.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh: Bạn cần bỏ sử dụng thuốc lá và các sản phẩm liên quan đến chất kích thích để bảo vệ cho sức khoẻ răng miệng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống khoa học, giảm các thức ăn và đồ uống ngọt cũng sẽ giúp hỗ trợ tốt cho sức khoẻ răng miệng.
  • Chăm sóc răng miệng đúng cách: Bạn hãy nhớ đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày và dùng chỉ nha khoa để lấy thức ăn bám trên răng. Ngoài ra, bạn cũng cần nhớ đánh răng sau khi ăn các thức ăn hoặc đồ uống ngọt như trái cây khô, kẹo…

Như vậy, sưng nướu khi mang thai là một tình trạng của viêm nướu. Đây là một vấn đề thường gặp ở thai phụ do sự thay đổi của nội tiết tố và lưu lượng máu khiến phần nướu răng bị sưng viêm. Tuy nhiên nếu bạn không kiểm soát tốt tình trạng này có thể sẽ dẫn đến tình trạng viêm nha chu nguy hiểm cho thai kỳ.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Mẹ bầu uống chanh mật ong được không và khi nào mẹ không nên uống?

Vậy với thức uống chanh mật ong có nằm trong danh sách thực phẩm lành mạnh mẹ bầu nên dùng không? Mẹ bầu uống chanh mật ong được không?

Mẹ bầu uống chanh mật ong được không?

Câu trả lời là bạn cứ yên tâm thưởng thức thức uống bổ dưỡng này trong thai kỳ nhé.

Trong khi mang thai, nếu bạn uống một lượng vừa phải nước chanh sẽ rất tốt cho sức khoẻ. Không những thế, trong giai đoạn ốm nghén thì uống nước chanh sẽ giúp bạn giảm chứng buồn nôn.

Hơn nữa, khi bạn kết hợp nước chanh với mật ong thì còn làm tăng gấp đôi sự bổ dưỡng cho thức uống này; nhất là với hoạt động của đường ruột. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc chọn mua mật ong ở cửa hàng uy tín. Vì mật ong bẩn có chứa bào tử vi khuẩn Clostridium có thể dẫn đến chứng ngộ độc nguy hiểm.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu uống nước đậu đen có tốt không? Rất tốt nếu đúng thời điểm mẹ nhé!

Mẹ bầu uống mật ong với chanh có tác dụng gì?

Có bầu uống chanh mật ong được không?
Có bầu uống chanh mật ong được không?

Như vậy, mẹ bầu không những được uống chanh mật ong mà đây còn là thức uống tốt cho thai kỳ. Nếu mẹ thường uống mật ong với chanh sẽ có tác dụng gì? Dưới đây là các lợi ích mang đến từ thức uống này.

  • Giảm viêm: Nhờ đặc tính kháng khuẩn, khi bạn uống nước chanh mật ong ấm sẽ giúp kháng viêm và sưng hiệu quả.
  • Bổ sung thêm năng lượng: Nước chanh mật ong sẽ giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, lợi tiểu và bình hoà huyết áp.
  • Giải độc: Khi bạn uống nước chanh mật ong ấm sẽ giúp chống lại mầm bệnh, ngăn ngừa và hỗ trợ, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Tăng hệ miễn dịch: Thức uống này sẽ giúp bạn tăng sức đề kháng để ngăn ngừa các bệnh cảm cúm, cảm lạnh, ho thông thường và sốt cỏ khô do giàu Vitamin C và các chất chống oxy hóa, có thể giúp kiểm soát tổn thương gốc tự do và điều hòa miễn dịch.
  • Làm đẹp da: Nước chanh mật ong có đặc tính chống oxy hóa nên giúp bạn ngăn ngừa mụn hiệu quả. Ngoài ra, thức uống này còn giúp cân bằng lại lượng dầu trên da giúp làn da mịn màng và sạch sẽ.

>> Xem thêm: Bà bầu uống nước dừa có tác dụng gì?

Tác hại của nước chanh mật ong khi sử dụng sai cách

Bên cạnh những lợi ích, nếu bạn dùng không đúng cách thì sẽ dẫn đến các tác hại của nước chanh mật ong như sau:

  • Vấn đề về răng: Trong nước chanh có hàm lượng axit citric cao nếu bạn uống nhiều có thể bị bào mòn men răng dẫn đến các vấn đề về sức khoẻ răng miệng.
  • Vấn đề về dạ dày: Lượng axit citric kể trên trong nước chanh nếu tiêu thụ nhiều có thể làm trầm trọng hơn chứng ợ nóngtrào ngược dạ dày khi mang thai.
  • Đi tiểu nhiều: Với công dụng lợi tiểu, bạn uống chanh mật ong quá mức có thể gây tiểu nhiều làm ảnh hưởng đến sự sinh hoạt thường ngày.
  • Làm tăng lượng đường trong máu: Tiêu thụ quá nhiều nước chanh mật ong có thể làm tăng lượng đường trong máu, điều này có thể dẫn đến nhạy cảm với insulin khi mang thai, từ đó gây nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ và mất cân bằng lipid máu, tăng cân.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu uống yakult được không? Những lưu ý khi mẹ bầu sử dụng yakult

Mẹo uống nước chanh mật ong đúng cách cho mẹ bầu

Bầu uống chanh mật ong được không? Lưu ý cho bầu khi dùng chanh mật ong

Để tránh những tác hại không mong muốn, bạn nên uống nước chanh mật ong đúng cách theo hướng dẫn sau:

  • Uống vào sáng sớm: Mỗi sáng sau khi thức dậy, bạn nên uống một ly chanh mật ong ấm để bổ sung năng lượng cho cơ thể, loại bỏ mệt mỏi và tăng sự hưng phấn cho ngày mới.
  • Uống vào buổi chiều: Trong thời điểm giao thoa giữa buổi trưa và buổi tối, bạn nên uống một ly chanh mật ong ấm để tăng thêm năng lượng cho cơ thể và giảm mệt mỏi.
  • Không uống quá nhiều: Bạn không nên uống quá nhiều chanh mật ong trong một ngày (chỉ nên uống tối đa 2 lần/1 ngày, sử dụng 1 thìa mật ong mỗi lần uống là đủ). Bạn uống quá nhiều sẽ dẫn đến tác dụng ngược gây hại cho sức khoẻ.

Nếu bạn đã quan tâm vấn đề bầu có được uống chanh mật ong không. Có lẽ, bạn sẽ quan tâm đến vấn đề bầu uống trà bí đao được không  trên MarryBaby.

Gợi ý cho mẹ bầu cách pha chanh mật ong chuẩn không cần chỉnh

Sau khi tìm hiểu mẹ bầu uống chanh mật ong được không; bạn cũng cần biết thêm cách pha chanh mật ong đúng chuẩn để tốt cho sức khoẻ. Dưới đây là cách pha chanh mật ong bạn nên lưu ý:

1. Nguyên liệu:

  • 1/2 trái chanh
  • 1 thìa cà phê mật ong
  • 50ml nước đun sôi để ấm

2. Cách thực hiện:

  • Bước 1: Trước tiên, bạn cần rửa sạch trái chanh. Sau đó, bạn cách đôi trái chanh để vắt lấy nước cốt và loại bỏ hạt.
  • Bước 2: Bạn cho vào 1 thìa cà phê mật ong và 50ml nước ấm rồi khuấy đều hỗn hợp để thưởng thức. Có thể gia giảm nguyên liệu tùy theo khẩu vị mỗi người.

[inline_article id=294126]

Như vậy, mẹ bầu uống chanh mật ong được không? Bạn có thể uống chanh mật ong trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, bạn uống chanh mật ong quá nhiều, sai cách và sai thời điểm sẽ dẫn đến nhiều tác hại không tốt cho sức khoẻ.

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh?

Bài viết liệt kê 20 loại thực phẩm mà bà mẹ mang thai không nên ăn, có nghĩa rằng nó sẽ không phải là lựa chọn tối ưu nếu bạn có nhiều lựa chọn khác hoặc không nên ăn một cách quá thường xuyên. Bạn cũng đừng quá căng thẳng hay lo lắng nếu chẳng may ăn hay thỉnh thoảng ăn vì sở thích ăn uống. Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý một số loại thực phẩm tiềm ần nhiều nguy cơ trực tiếp nên tránh.

Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh? Dưới đây là danh sách 20 loại thực phẩm bà bầu không nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu và trong suốt kỳ.

1. Cá có chứa nhiều thuỷ ngân

Các loại cá bạn nên tránh ăn trong 3 tháng đầu mang thai như cá mập, cá kiếm, cá thu vua và cá ngói là những loại có hàm lượng thủy ngân cao. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh các loại thịt sống cá sống như sushi và nội tạng.

Thủy ngân là một chất được tìm thấy trong đại dương, suối và hồ. Chất này là một chất có thể ảnh hưởng đến thần kinh, gây tổn thương não và chậm phát triển ở trẻ sơ sinh. Khi mang thai 3 tháng đầu, bạn có thể chọn tiêu thụ các loại cá như cá hồi, cá da trơn, cá tuyết và cá ngừ có hàm lượng thủy ngân thấp.

Bạn có thể ăn khẩu phần cá từ 226 – 240g/tuần, tức là từ 2 đến 3 phần ăn. Tuy nhiên, khi bạn tiêu thụ cá ngừ trắng (albacore) chỉ nên giới hạn ở mức 170g mỗi tuần, theo FDA Hoa Kỳ (1).

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn cháo cá chép vào tháng thứ mấy để mẹ khỏe, bé thông minh?

2. Cá sống ở môi trường ô nhiễm

Bầu cũng nên tránh ăn các loài cá sống ở dòng suối, hồ và sông ở địa phương có chứa hàm lượng polychlorinated biphenyls (PCB) có hại. Nếu bạn tiếp xúc với những chất gây ô nhiễm này có thể dẫn đến trẻ sinh ra nhẹ cân, kích thước đầu nhỏ hơn, suy giảm khả năng học tập và có các vấn đề về trí nhớ.

Để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh bà bầu trong 3 tháng đầu không nên ăn gì? Tốt nhất, bạn cần tránh ăn cá bắt từ những ao hồ gần các khu công nghiệp

3. Hải sản hun khói

bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh?

Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh? Bầu không nên dùng hải sản hun khói (xông khói) và trữ đông lâu ngày vì nó có thể chứa vi khuẩn Listeria, gây tiêu chảy cấp, buồn nôn. Mẹ nhiễm loại vi khuẩn này trong 3 tháng đầu có thể gây sẩy thai, trong 3 tháng cuối có thể gây sinh non, thai nhẹ cân. Ngoài ra, thực phẩm xông khói còn chứa nhiều muối dễ làm tăng huyết áp hơn.

>> Bạn có thể xem thêm: Những lưu ý cần thiết khi ăn hải sản mẹ bầu nhất định phải biết!

4. Các loài động vật có vỏ

Bên cạnh tránh các loại hải sản hun khói, bà bầu cũng nên tránh ăn sống các loại hải sản có vỏ như hàu và trai. Vì các loài động vật này có vi khuẩn, virus và độc tố có hại có thể gây ra bệnh và ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm. Để tránh gây dị tật cho thai nhi, bạn nên chế biến chính các loài động vật này trước khi ăn.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu có nên ăn sò lông? Ăn làm sao để không rước họa vào người?

5. Trứng sống hoặc nấu chưa kỹ

Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh? Bạn không nên ăn trứng sống, trứng chưa được nấu chưa chín. Vì trứng sống có chứa vi khuẩn salmonella có khả năng gây ngộ độc thực phẩm.

Nếu nhiễm phải vi khuẩn trên, bạn có thể bị tiêu chảy, nôn mửa nặng, nhức đầu, đau bụng và sốt cao. Dù những triệu chứng này không gây hại cho thai nhi nhưng điều này sẽ khiến hệ thống miễn dịch của bạn yếu hơn gây ảnh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn trứng gà đúng cách mới tốt

6. Thịt gia súc và gia cầm sống

Bà bầu kiêng ăn gì trong 3 tháng đầu?
Bà bầu kiêng ăn gì trong 3 tháng đầu?

Các loại thịt gia súc và gia cầm sống hoặc nấu chưa chín như thịt đỏ hoặc thịt sống có máu có thể gây nguy hiểm. Vì các loại thực phẩm này có chứa ký sinh trùng Toxoplasma và vi khuẩn Salmonella có hại.

Nếu bạn nhiễm phải vi khuẩn Salmonella có thể tăng nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Còn khi bạn nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma có thể gây ra bệnh toxoplasmosis có các triệu chứng giống cúm khi mang thai dẫn đến sảy thai hoặc thai chết trong khi sinh.

Để tránh gây dị tật cho thai nhi, bà bầu cần nấu chín trước khi ăn.

7. Thịt nguội

Bà bầu không nên ăn thịt nguội vì có chứa vi khuẩn listeria. Loại vi khuẩn này có thể truyền từ mẹ sang nhau thai gây ra các biến chứng nghiêm trọng; thậm chí khiến cho thai nhi chết lưu.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn thịt bò được không? Ăn như thế nào mới tốt cho cả mẹ và bé?

8. Sữa chưa tiệt trùng

Bà bầu 3 tháng đầu nên kiêng sữa chưa tiệt trùng

Nếu bạn đang có thói quen uống sữa chưa tiệt trùng hoặc sữa tươi thì nên từ bỏ ngay. Mặc dù, các loại sữa này có chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nhưng các loại thực phẩm này lại có thể gây bệnh cao hơn. Vì chúng có chứa các vi khuẩn có hại như salmonella, listeria, E.coli và cryptosporidium có thể gây hại cho hai mẹ con (3).

9. Phô mai mềm chưa tiệt trùng

Để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh bà bầu không ăn gì trong 3 tháng đầu? Tốt nhất bà bầu không nên ăn phô mai mềm chưa tiệt trùng. Vì trong thực phẩm này có chứa listeria. Nếu bạn muốn ăn phô mai trong thai kỳ thì nên chọn loại phô mai cứng không chứa nước đã tiệt trùng, hoặc loại phô mai mềm đã được tiệt trùng.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn phô mai con bò cười được không và có tốt không?

10. Trái cây và rau quả củ chưa rửa

Trái cây và rau chưa rửa là nơi “trú ngụ” của ký sinh trùng Toxoplasma gây hại cho thai nhi đang phát triển. Ký sinh trùng Toxoplasmosis làm ô nhiễm đất trồng trái cây và rau quả. Khi bạn ăn phải các loại trái cây này lúc chưa rửa kỹ thì sẽ bị nhiễm bệnh.

Tốt nhất, khi ăn rau củ quả bạn nên rửa sạch và nấu chín. Nhất là, bạn phải cắt bỏ phần quả bị giập vì chỗ này dễ bị ký sinh trùng xâm nhập vào thực phẩm (4).

11. Rau mầm sống

Mang thai 3 tháng đầu bà bầu kiêng ăn gì?
Mang thai 3 tháng đầu bà bầu kiêng ăn gì?

Mang thai trong 3 tháng đầu, bà bầu không nên ăn gì để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh? Thực phẩm bà bầu không ăn chính là các loại rau mầm sống như giá đỗ, lá đinh lăng, mầm đậu tuyết… Vì các loại thực phẩm này dễ bị nhiễm vi khuẩn listeria, salmonella và E.coli.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn rau sống được không? Mẹ bầu thích rau sống nên xem ngay!

12. Nước trái cây chưa tiệt trùng

Các loại nước ép trái cây chưa tiệt trùng kể cả những chai nước được đóng gói bán trong cửa hàng tiện lợi hay siêu thị đều có thể chứa vi khuẩn. Thậm chí, một ly nước trái cây mới pha cũng có thể gây nguy hiểm nếu nguyên liệu không được rửa sạch.

Do đó, để an toàn cho sức khỏe khi mang thai, bạn nên ép nước trái cây ở nhà để uống. Khi ép nước, bạn nhớ phải rửa kỹ trái cây và rau quả, dùng bàn chải cạo sạch bụi bẩn và cắt bỏ những chỗ bị giập nát đi nhé.

14. Cam thảo

Để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh trong 3 tháng đầu bà bầu không nên ăn gì? Bạn nên tránh dùng cam thảo khi mang thai. Vì trong cam thảo có chất glycyrrhizin có thể làm suy yếu nhau thai, làm tăng nồng độ của hormone cortisol, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của các tế bào thần kinh. Ngoài ra, cam thảo cũng làm tăng nguy cơ cao huyết áp và sinh non ở thai phụ (8).

>> Bạn có thể xem thêm: 9 tác dụng của kỷ tử giúp bà bầu tẩm bổ

15. Uống nước có nhiều caffeine

Nếu bà bầu tiêu thụ một lượng caffeine cao hơn mức khuyến nghị có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh con nhẹ cân. Do đó, bạn chỉ nên tiêu thụ caffeine ở mức 200 mg mỗi ngày thôi nhé.

Bạn cần hạn chế dùng các thức uống có caffeine như trà, sôcôla và nhiều loại nước tăng lực. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh uống nước ngọt, soda, rượu và trà đá trong khi mang thai nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ bầu uống trà đường được không? Và một số lưu ý cho thai phụ

16. Thực phẩm đóng hộp

Bà bầu nên kiêng thực phẩm đóng hộp

Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh? Khi mang thai, bạn nên tránh dùng các thực phẩm đã được đóng hộp. Nguyên nhân là do 3 lý do sau (5):

  • Thực phẩm trong hộp có thể đã quá cũ để ăn và chứa đựng vi khuẩn gây hại do thời hạn sử dụng đã lâu.
  • Các loại ngừ đóng hộp và salad cá ngừ có chứa hàm lượng thủy ngân cao gây độc cho mẹ và thai nhi (6).
  • Lớp lót của hộp thực phẩm có chứa Bisphenol A (BPA) gây ảnh hưởng đến hoạt động nội tiết của thai nhi và các vấn đề cho thai phụ về sinh sản, ung thư, bệnh gan, bệnh tim.

17. Thực phẩm giàu nitrat

Bà bầu cũng cần tránh các thực phẩm chứa nhiều nitrat như sandwich, thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích… Chất nitrat này có tác dụng tạo màu và bảo quản thực phẩm.

Khi bầu tiêu thụ các thực phẩm trên, nitrat sẽ chuyển hóa thành nitrosamine làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ở bà mẹ và những bất thường ở thai nhi. Ngoài chứa nhiều nitrat, các thực phẩm trên còn có chất béo bão hòa có thể không tốt cho thai kỳ.

18. Thực phẩm nhiều đường

Ngoài việc tránh các thực phẩm giàu nitrat, bạn cũng cần cắt giảm thêm các thực phẩm nhiều đường khi mang thai. Các thực phẩm nhiều đường bà bầu kiêng ăn gồm những gì? Đó là món ăn tráng miệng, kẹo, bánh ngọt, kem, bánh quy, sôcôla và đồ uống ngọt.

Vì các thực phẩm nhiều đường sẽ làm trầm trọng hơn các biến chứng thai kỳ như buồn nôn, táo bón, ợ chua, tăng cân và dẫn đến tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, nếu bạn ăn nhiều các thực phẩm trên còn làm tăng nguy cơ sinh non, tiền sản giật và mắc hội chứng chuyển hóa ở trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, đôi khi bạn cũng có thể ăn các thực phẩm nhiều đường nhưng đừng quá nhiều. Tốt nhất, bạn nên chọn các thực phẩm giàu đường tự nhiên như lê, bưởi, chà là và mơ… nếu đang thèm ngọt.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn đu đủ xanh được không? 5 lý do không nên ăn kẻo hại thai nhi

19. Thực phẩm giàu chất béo

mang thai trong 3 tháng đầu để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh bà bầu không nên ăn gì?
Mang thai trong 3 tháng đầu để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh bà bầu không nên ăn gì?

Bà bầu cũng nên tránh ăn các thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa hoặc chất béo hydro hóa như thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, bánh quy giòn, pizza đông lạnh, thực phẩm chiên, bơ thực vật và kem phủ kem.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị, chúng ta nên hạn chế tiêu thụ chất béo chuyển hóa ở mức dưới 1% so với tổng lượng calo nạp vào. Điều này để tránh nguy cơ mắc bệnh tim, béo phì, tăng tốc độ phát triển của thai nhi và sinh non (7).

Tuy nhiên, trong thai kỳ bạn có thể tiêu thụ các thực chứa axit béo omega 3, 6, 9 vì chúng cần thiết cho bạn và thai nhi đang phát triển. Bạn có thể bổ sung chất này trong các thực phẩm như ô liu, các loại hạt, quả bơ, hạt lanh và cá. Nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều các thực phẩm này nhé.

20. Thức ăn thừa

Khi mang thai 3 tháng đầu và suốt thai kỳ, bạn cần nhớ không nên ăn những thức ăn đã để quá lâu ngoài nhiệt độ phòng nhé. Vì các thức ăn này đã có vi khuẩn “trú ngụ” và hoạt động rồi. Tốt nhất, bạn cần phải nhớ chỉ ăn các món ăn vừa được chế biến nhé (9).

>> Bạn có thể xem thêm: Tại sao không được ăn đồ thừa của bà bầu? Điều này có xui xẻo không?

Như vậy bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh? Bà bầu nên tránh các thực phẩm gồm hải sản chứa nhiều thuỷ ngân, hải sản ở môi trường ô nhiễm, rau quả củ chưa rửa sạch, rau mầm, phô mai và các chế phẩm chưa tiệt trùng, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm giàu nitrat, đường và thức ăn thừa.

Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Phá thai 2 lần có con được nữa không? Vô sinh có phải do đây?

Nếu bạn đã phá thai 2 lần có con nữa được không? Có lẽ, đây là vấn đề được nhiều chị em rất quan tâm vì không ít thông tin cho rằng, việc phá thai có thể gây vô sinh cho người phụ nữ. Vậy thực hư chuyện này ra sao? Hãy cùng tìm hiểu với MarryBaby nhé.

Phá thai 2 lần có con được nữa không?

Phá thai có lẽ là một quyết định rất khó khăn với người phụ nữ. Nhưng nếu bạn đã phá thai 2 lần thì có con nữa được không? Thông thường, việc phá thai không gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai trong những lần tiếp theo. Điều này đúng khi bạn thực hiện phá thai an toàn và có sự theo dõi của chuyên gia y tế.

Tuy nhiên, việc phá thai có thể làm tăng nguy cơ sinh non trong lần mang thai tiếp theo. Thậm chí, tệ hơn, việc phá thai dẫn đến biến chứng nhiễm trùng tử cung mà bạn không được điều trị kịp thời thì có thể gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai sau này.

Bởi vì, khi bạn bị nhiễm trùng tử cung có thể gây lây lan đến ống dẫn trứng và buồng trứng dẫn đến bệnh viêm vùng chậu (Pelvic Inflammatory Disease – PID). Bệnh lý PID có thể gây vô sinh hoặc có nguy cơ khiến bạn mang thai ngoài tử cung. Nhưng nếu bạn được điều trị nhiễm trùng tử cung bằng thuốc kháng sinh trước khi dẫn đến PID thì thường sẽ không gây ảnh hưởng đến việc mang thai tiếp theo nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Phá thai bao lâu thì có kinh lại? Những điều cần nhớ sau khi phá thai

Sau khi phá thai khi nào cần đến bệnh viện?

Nếu bạn cảm thấy đau bụng dữ dội sau khi phá thai thì cần đến bệnh viện ngay!
Nếu bạn cảm thấy đau bụng dữ dội sau khi phá thai thì cần đến bệnh viện ngay!

Để tránh dẫn đến không có con được nữa sau phá thai 2 lần, nếu bạn thấy các dấu hiệu sau thì cần đến bệnh viện ngay nhé:

  • Sốt cao
  • Đau dữ dội ở bụng, xương chậu hoặc lưng dưới
  • Xuất hiện dịch tiết âm đạo bất thường hoặc có mùi
  • Chảy máu âm đạo giữa chu kỳ hoặc sau khi quan hệ tình dục

Bên cạnh vấn đề phá thai 2 lần có con được nữa không; bạn có thể tìm hiểu thêm về “tại sao quan hệ nhiều lần vẫn không có thai?” trên MarryBaby nhé.

Các yếu tố gây vô sinh sau khi phá thai

Như bạn đã biết việc phá thai không phải là nguyên nhân chính gây vô sinh. Nhưng nếu bạn đã phá thai 2 lần mà không có con được nữa thì có thể nên xem xét các yếu tố sau:

  • Lối sống không lành mạnh: Những người phụ nữ có lối sống thiếu lành mạnh cũng có khả năng mang thai thấp. Chẳng hạn như, hút thuốc, dùng chất kích thích, tập thể dục với cường độ cao, cơ thể bị thừa cân hoặc thiếu cân…
  • Phụ nữ lớn tuổi: Phụ nữ trên 35 tuổi có thể sẽ gặp nhiều vấn đề về khả năng mang thai. Điều này là do phụ nữ lớn tuổi có tổng số trứng thấp hơn, nhiều trứng có số lượng nhiễm sắc thể bất thường và có nguy cơ mắc các bệnh lý khác…
  • Có tiền sử mắc bệnh: Nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs), chẳng hạn như chlamydia hoặc lậu thì có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Điều này cũng đúng đối với các bệnh mãn tính như tiểu đường, rối loạn tự miễn dịch và rối loạn nội tiết tố.
  • Khả năng sinh sản của người chồng: Chất lượng tinh dịch có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai của người phụ nữ. Ngay cả khi bạn đã từng mang thai với chồng trước đây. Nếu chồng bạn có thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh hoặc đã lớn tuổi thì cũng có thể khiến bạn không có con được nữa sau phá thai lần 2.

>> Bạn có thể xem thêm: Hút thai 1 lần có bị vô sinh không? Kiến thức sản khoa bạn cần biết

Phá thai 2 lần có sao không? Phá thai có thể gây ảnh hưởng xấu đến tình cảm vợ chồng
Phá thai 2 lần có sao không? Phá thai có thể gây ảnh hưởng xấu đến tình cảm vợ chồng

Phá thai 2 lần có nguy hiểm không?

Sau khi bạn đã hiểu phá thai 2 lần có con được nữa không rồi, bạn cũng cần biết việc phá thai 2 lần có nguy hiểm không và có làm sao không? Nếu bạn phải phá thai 2 lần hay nhiều lần thì có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và tinh thần của bản thân.

Hơn nữa, việc phá thai nhiều lần có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường sinh dục. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến vô sinh. Thậm chí, việc phá thai nhiều lần còn gây ảnh hưởng xấu đến tình cảm của vợ chồng và tâm lý của chính bạn nữa đấy.

[key-takeaways title=””]

Do đó, để tốt cho sức khoẻ của bạn, tình cảm vợ chồng và tâm lý của bản thân, bạn không nên phá thai nhiều lần nhé!

[/key-takeaways]

Như vậy bạn đã biết việc phá thai 2 lần có con nữa được không rồi. Thông thường, sau khi bạn phá thai an toàn thì vẫn có thể có con được. Nhưng nếu sau khi bạn phá thai 2 lần mà không có con được nữa thì có thể do tuổi tác quá lớn, lối sống thiếu lành mạnh, bệnh lý, người chồng có vấn đề về khả năng sinh sản… Tốt nhất, bạn nên đi đến bệnh viện để được bác sĩ sản khoa khám và tư vấn nhé.

Categories
Mang thai Đón con chào đời

Tuổi Giáp Tuất sinh con năm 2025 có tốt, hạnh phúc và may mắn không?

Với những cặp vợ chồng tuổi Giáp Tuất 1994 muốn sinh con năm 2025 Ất Tỵ liệu có tốt không? Trước hết hãy cùng MarryBaby tìm hiểu về tử vi của hai con giáp này nhé.

Tử vi tuổi Giáp Tuất 1994 và Ất Tỵ 2025

Trước khi xem tuổi Giáp Tuất sinh con năm 2025 có tốt không; chúng ta cần tìm hiểu thật kỹ về tử vi của hai con giáp này.

1. Xem tử vi tuổi Giáp Tuất 1994

Tuổi Giáp Tuất 1994 là những người có ngày sinh từ 10/02/1994 đến 30/01/1995. Tử vi của họ như sau:

  • Mệnh: Sơn Đầu Hoả (Ngọn lửa trên đỉnh núi)
  • Mệnh tương sinh: Mệnh Thổ và Mộc
  • Mệnh tương khắc: Mệnh Kim và Thuỷ
  • Cầm tinh con: Con chó
  • Tuổi: Giáp Tuất
  • Tam hợp: Dần – Ngọ – Tuất
  • Tứ hành xung: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi

2. Xem tử vi tuổi Ất Tỵ 2025

Tuổi Ất Tỵ 2025 là những người có ngày sinh từ 29/1/2025 đến ngày 17/2/2026. Tử vi của tuổi em bé sinh năm 2025 như sau:

  • Mệnh: Phú Đăng Hoả (Ngọn lửa từ chiếc đèn)
  • Mệnh tương sinh: Mệnh Thổ và Mộc
  • Mệnh tương khắc: Mệnh Kim và Thuỷ
  • Cầm tinh con: Con rắn
  • Tuổi: Ất Tỵ
  • Tam hợp: Tỵ – Dậu – Sửu
  • Tứ hành xung: Dần – Thân – Tỵ – Hợi

>> Bạn có thể xem thêm: Đặt tên con theo ngũ hành với những quy tắc ba mẹ không nên bỏ qua!

Bố mẹ tuổi Giáp Tuất 1994 sinh con năm 2025 Ất Tỵ có hợp không?

Thông thường, để biết sinh con có hợp tuổi bố mẹ không chúng ta cần xét trên 3 yếu tố gồm Ngũ hành tương sinh – Thiên can tương hợp – Địa chi tương hợp. Do đó, để biết bố mẹ tuổi Giáp Tuất sinh con năm 2025 thế nào chúng ta cũng xét chi tiết mỗi yếu tố trên nhé.

1. Ngũ hành tương sinh

Tuổi Giáp Tuất 1994 sinh con năm 2025 Ất Tỵ có hợp không cần xét ngũ hành tương sinh
Tuổi Giáp Tuất 1994 sinh con năm 2025 Ất Tỵ có hợp không cần xét ngũ hành tương sinh

Theo phong thuỷ, để xem tuổi con có hợp bố mẹ không thì cần xét dựa trên 5 yếu tố ngũ hành gồm Kim – Mộc – Thuỷ –  Hoả –  Thổ. Trong 5 yếu tố này, sẽ có những cặp tương sinh lẫn nhau và những cặp tương khắc lẫn nhau.

Với yếu tố này, nếu mệnh của bố mẹ và con tương sinh hợp với nhau thì được cho là Cát (tính 2 điểm). Nếu mệnh của bố mẹ và con không tương sinh cũng không tương khắc nhau là Bình hoà (tính 1 điểm). Và mệnh của bố mẹ và con tương khắc nhau là Hung (tính 0 điểm).

Theo quy luật trên, chúng ta cùng tính điểm cho bố mẹ Giáp Tuất sinh con năm 2025 nhé. Bố mẹ Giáp Tuất 1994 có mệnh Hoả. Con Ất Tỵ 2025 có mệnh Hoả. Như vậy mệnh của bố mẹ và con là Bình hoà được tính 1 điểm.

2. Thiên can tương hợp

Cũng theo phong thuỷ, Thiên can được hình thành dựa vào năm hành phối hợp âm dương. Do đó, chúng ta có 10 cặp Thiên can được xếp từ 1 tới 10 gồm Giáp – Ất – Bính – Đinh – Mậu – Kỷ – Canh – Tân – Nhâm – Quý. Trong Thiên can cũng sẽ có các cặp tương hợp và tương xung với nhau.

Nếu bố mẹ có Thiên can tương hợp với con là Cát (tính 1 điểm). Bố mẹ có Thiên can không hợp không khắc với con thì Bình hoà (tính 0.5 điểm). Và bố mẹ có Thiên can tương xung với con là Hung (tính 0 điểm).

Với cách tính này, chúng ta có Thiên can của bố mẹ là Giáp. Và Thiên can của con là Ất. Như vậy, Giáp và Ất là hai Thiên Can không tương xung cũng không tương khắc với nhau. Chúng ta tính điểm cho yếu tố này là 0.5.

>> Bạn có thể xem thêm: Tuổi Quý Dậu sinh con năm 2025 là rắn con mang tài lộc cho ba mẹ

3. Địa chi tương hợp

tuổi giáp tuất sinh con năm 2025 có hợp không cần xét theo địa chi tương hợp

Yếu tố cuối để biết tuổi Giáp Tuất sinh con năm 2025 có hợp không chính là Địa chi. Theo phong thuỷ, Địa chi tương ứng với 12 con giáp gồm Tý – Sửu – Dần – Mão – Thìn – Tỵ – Ngọ – Mùi – Thân – Dậu – Tuất – Hợi. Trong 12 giáp, chúng ta có những giáp tương hợp, tương hại hoặc tương phá nhau.

Cách tính xem tuổi con hợp bố mẹ trong yếu tố này là xét theo tam hợp, nhị hợp và tứ hành xung. Nếu tuổi bố mẹ và con hợp nhau là Cát (tính 2 điểm). Bố mẹ và con Bình hoà không hợp không xung khắc (tính 1 điểm). Và bố mẹ xung khắc với con là Hung (tính 0 điểm).

Như vậy chúng ta cùng tính tuổi Giáp Tuất sinh con năm 2025 theo cách tính này. Bố mẹ có Địa chi là Tuất. Con có Địa cho là Tỵ. Tuổi Tuất và Tỵ là hai Địa chi không xung cũng không hợp tức là Bình Hoà được 1 điểm.

[key-takeaways title=””]

Xét theo 3 yếu tố để xem bố mẹ tuổi Giáp Tuất 1994 sinh con năm 2025 Ất Tỵ chúng ta được 2.5/5 điểm. Do đó, các cặp vợ chồng tuổi Giáp Tuất muốn sinh con năm 2025 thì nên sinh nhé. Năm này là một năm may mắn sẽ mang đến cho gia đình bạn nhiều tài lộc và hanh thông.

[/key-takeaways]

Tuổi Giáp Tuất nên sinh con năm 2025 là trai hay gái?

Năm 2025 là một tốt đẹp với linh vật là con rắn may mắn. Em bé sinh vào năm Ất Tỵ có trí tuệ thông minh và khôn khéo. Con trai là người mạnh mẽ và luôn gặp may mắn. Con gái là người khôn ngoan và biết đối nhân xử thế.

Do đó, bố mẹ tuổi Giáp Tuất sinh con năm 2025 là trai hay gái đều tốt hết. Con cái là món quà Trời ban tặng cho các cặp vợ chồng. Do vậy, dù bạn sinh trai hay gái thì gia đình sẽ luôn hạnh phúc và sung túc cả thôi.

Ngoài năm 2025 tuổi Giáp Tuất sinh con năm nào tốt?

Tuổi Giáp Tuất 1994 sinh con năm 2025 Ất Tỵ là một năm tốt. Nếu bạn đang có dự định sinh thêm con thì tuổi Giáp Tuất 1994 sinh con năm nào tốt? Để vui nhà vui cửa thì nên sinh con vào các năm sau:

>> Bạn có thể xem thêm: Sinh con năm 2026 mệnh gì, tuổi gì ba mẹ đã biết chưa?

Những câu hỏi liên quan đến vợ chồng tuổi Giáp Tuất sinh con năm 2025

1. Con tuổi Ất Tỵ hợp với màu gì?

  • Màu tương hợp: Ất Tỵ có mệnh Phú Đăng Hỏa thì màu hợp sẽ là các màu sắc thuộc hành Hoả như hồng, đỏ, tím, cam.
  • Màu tương sinh: Mệnh Phú Đăng Hoả cũng hợp với các màu sắc tương sinh là các màu thuộc hành Mộc như xanh lá và xanh biển đậm.

2. Tuổi Giáp Tuất sinh con tháng nào tốt?

Tuổi Giáp Tuất sinh con tháng nào tốt? Bố mẹ tuổi Giáp Tuất sinh con năm 2025 nên sinh vào những tháng sau:

  • Tháng 3: Em bé sinh vào tháng này thông minh, am hiểu sâu rộng, có tham vọng, dễ thích nghi và tự lập.
  • Tháng 4: Em bé tương lai sẽ có cuộc sống giàu có, quyền quý, có tài thao lược và được quý nhân giúp đỡ.
  • Tháng 5: Em bé sẽ là người thông minh, hài hước, có ý chí mạnh mẽ, hiểu biết rộng, có tư duy và tầm nhìn xa.
  • Tháng 6: Tương lai con sẽ là người có quyền thế, phẩm hạnh tốt, bình an và được mọi người yêu mến kính trọng.
  • Tháng 7: Em bé là người nhanh nhẹn, thông minh, tài giỏi, dũng cảm, có ý chí để vượt khó nên sau này sẽ thành công.
  • Tháng 10:  Sau này em bé sẽ là người lương thiện, hay giúp đỡ mọi người, có tài, có đức và có tham vọng rất lớn.

3. Tính cách bé sinh năm 2025 Ất Tỵ

Tuỳ vào số mệnh và hoàn cảnh của bố mẹ tuổi Giáp Tuất sinh con năm 2025 mà em bé sẽ có cá tính khác nhau. Tụ chung thì các bé sẽ có những điểm chung về tính cách như:

  • Nữ Ất Tỵ 2025: Bé gái Ất Tỵ 2025 sẽ là người khôn ngoan và tinh tế trong cách đối nhân xử thế. Em bé có tính cách điềm đạm, cẩn trọng trong suy nghĩ cũng như hành động, tỉ mỉ, biết quan tâm và chăm sóc mọi người.
  • Nam Ất Tỵ 2025: Bé trai Ất Tỵ 2025 lại là người có tư duy sắc bén, logic, khá thận trọng, cầu toàn, thích tham gia vào công việc có tính minh bạch và sáng tạo. Tuy nhiên, con lại là người có vẻ ngoài lạnh lùng nhưng bên trong thì nhiệt huyết và quan tâm đến mọi người.

[inline_article id=329594]

Như vậy vợ chồng tuổi Giáp Tuất sinh con năm 2025 cũng là một năm tốt. Nếu vợ chồng bạn đang có dự định sinh con năm Ất Tỵ thì nên lên kế hoạch từ giờ nhé. Chúc vợ chồng bạn sẽ sớm có tin vui!

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Mẹ bầu uống trà đường được không? Và một số lưu ý cho thai phụ

Thói quen uống trà đường nhiều có làm tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ không? Mẹ bầu uống trà đường được không? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Mẹ bầu uống trà đường được không?

Nếu thèm trà đường mẹ bầu uống được không? Hay bầu 3 tháng đầu uống trà đường được không? Mẹ bầu có thể uống được trà đường trong suốt thai kỳ. Trong trà chứa polyphenolsi và chất chống oxy hóa giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và tăng cường khả năng miễn dịch cho mẹ bầu (1).

Tuy nhiên, trong lá trà cũng chứa caffeine là chất nếu tiêu thụ nhiều sẽ không tốt cho sức khoẻ của mẹ bầu và thai nhi. Tốt nhất, mỗi ngày mẹ bầu không nên uống quá 200ml nước trà (2).

Hơn nữa, với những ly trà đường là thức uống có sự kết hợp giữa nước trà và đường. Nếu mẹ bầu tiêu thụ quá nhiều thức uống có đường trong thời gian dài có thể dẫn đến tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ,  các biến chứng xấu với thai nhi sau khi sinh liên quan đến nhận thức và ngôn ngữ (3). Do đó, mẹ không nên tiêu thụ quá nhiều trà đường trong một ngày. Và cũng không nên bỏ nhiều đường vào trà mẹ nhé.

[key-takeaways title=””]

Đặc biệt, mẹ bầu bị tiêu đường thai kỳ nên cẩn thận khi uống trà đường đá. Tốt nhất, mẹ bầu tiểu đường nên xin ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi quyết định dùng thức uống này nhé.

[/key-takeaways]

Lượng caffeine trong trà có an toàn cho thai nhi không?

Bên cạnh tìm hiểu vấn đề mẹ bầu uống trà đường được không; chắc hẳn chúng ta sẽ quan tâm nhiều đến hàm lượng caffeine trong thức uống này có nguy hiểm cho thai nhi không. Thông thường, lượng caffeine trong một tách trà sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như nguồn gốc, cách chế biến, thời gian pha và nhiệt độ pha.

Một tách trà sữa, trà trắng, trà đen, trà ô long hoặc trà xanh chứa khoảng 40 – 50mg caffeine. Trong khi đó, các loại trà thảo dược thì lại chứa lượng caffeine không đáng kể. Vì vậy, trà thảo dược luôn là một sự lựa chọn an toàn hơn đối với phụ nữ mang thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu có được uống trà sữa không? Uống một ít có sao không?

Cách để khử caffeine trong trà

  • Bước 1: Mẹ bầu hãy ngâm lá hoặc túi trà trong khoảng 30 giây.
  • Bước 2: Loại bỏ nước cũ và đổ đầy nước nóng vào cốc một lần nữa.
  • Bước 3: Mẹ bầu lặp lại bước 1 và bước 2 một lần nữa để có có ly trà ít caffein nhất.

Liên quan đến vấn đề trong suốt thai kỳ nhất là 3 tháng đầu mẹ bầu uống trà đường được không; bạn có thể tham khảo thêm về thai phụ uống trà bí đao được không trên MarryBaby nữa nhé.

Mẹ bầu uống trà đường được không?

Gợi ý một số loại trà tốt phụ nữ mang thai nên dùng

Các loại trà thảo dược được làm từ lá, rễ, quả, hoa, hạt và vỏ của nhiều loại cây thuốc khác nhau. Bên cạnh đó, có một số loại trà thảo dược kết hợp với các thành phần khác (như bạc hà hoặc gia vị cũng có hàm lượng caffeine thấp. Nếu mẹ bầu đang thèm uống trà thì có thể nhâm nhi các loại trà sau:

  • Trà chanh: Trà chanh có công dụng chống lại chứng mất ngủ, khó chịu và lo lắng một cách hiệu quả.
  • Trà lá bồ công anh: Lá bồ công anh có nhiều chất sắt, canxi và kali. Dược thảo này có tác dụng lợi tiểu và giảm tình trạng ứ nước ở giai đoạn cuối thai kỳ.
  • Trà gừng: Đây là thức uống giúp giảm ốm nghén, chữa cảm lạnh, đau họng và nghẹt mũi. Mẹ bầu có thể đun sôi vài miếng gừng trong nước nóng rồi uống với mật ong hoặc sữa.
  • Trà bạc hà: Lá bạc hà có tác dụng làm giảm buồn nôn và điều trị các vấn đề về tiêu hóa bằng cách thư giãn cơ dạ dày. Bầu có thể uống loại trà này chỉ với nguyên liệu lá bạc hà hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác.
  • Trà hoa cúc: Trà hoa cúc có nhiều canxi và magie giúp giảm viêm khớp. Loại này cũng hữu ích trong việc ngăn ngừa chứng mất ngủ và hỗ trợ các cơn co thắt chuyển dạ. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị dị ứng với phấn hoa và cỏ phấn hương thì không nên uống loại trà này.
  • Hồng trà Nam Phi: Loại trà này chứa hàm lượng sắt, kẽm, magie, canxi và chất chống oxy hóa cao. Hồng trà có công dụng làm giảm chứng trào ngược axit, hỗ trợ tiêu hóa, chống lại các gốc tự do và giải độc cơ thể, cải thiện sự hấp thụ sắt, chống dị ứng, nhiễm trùng và cải thiện khả năng miễn dịch.
  • Trà cây tầm ma: Đây là một loại trà giàu chất dinh dưỡng chứa hàm lượng vitamin A, C, K cao và các khoáng chất sắt, canxi, kali và magie. Tốt nhất, mẹ bầu nên uống loại này trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Vì trà tầm ma gây co bóp tử cung có thể gây hại cho thai nhi trong tam cá nguyệt đầu tiên.
  • Trà lá mâm xôi: Lá mâm xôi rất giàu chất sắt, canxi và magie. Nhưng bầu nên tiêu thụ loại trà này bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai. Hàm lượng khoáng chất của loại thảo dược này sẽ giúp săn chắc cơ tử cung để chuẩn bị chuyển dạ và ngăn ngừa xuất huyết sau sinh. Tuy nhiên, phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên thận trọng tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại trà này.

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ bầu uống trà đường với đào được không? Tác hại không ngờ nếu dùng sai cách

Mẹ bầu nên tránh uống lại trà nào trong thai kỳ?

Mẹ bầu nên tránh uống lại trà nào trong thai kỳ?
Mẹ bầu uống trà đường được không và loại trà nào mẹ không nên dùng?

Sau khi chúng ta tìm hiểu về vấn đề mẹ bầu uống trà đường đá được không. Nếu mẹ bầu muốn uống trà đường đá thì không nên chọn các loại trà có lượng caffeine cao có thể gây co thắt và làm tăng nguy cơ sinh non sau đây:

  • Địa y
  • Ô-long
  • Yarrow
  • Trà Nilgiri
  • Hồng mao
  • Nhân sâm
  • Đương quy
  • Pennyroyal
  • Khỉ vàng đen
  • Cây hoàng ma
  • Các loại trà đen
  • Quinshola clonal
  • Rễ cây cam thảo
  • Lapsang souchong
  • Trà xanh hoặc matcha

Bên cạnh tìm hiểu mẹ bầu uống trà đường được không, bạn cũng nên tránh một số loại trà chưa được nghiên cứu là an toàn cho thai phụ như:

  • Catnips
  • Cây hồi
  • Tầm xuân
  • Hoa chanh
  • Cỏ linh lăng
  • Cây comfrey
  • Cây dương đề

[inline_article id=325496]

Như vậy chúng ta đã biết mẹ bầu uống trà đường có được không rồi. Mẹ bầu vẫn có thể uống trà đường trong thai kỳ. Nhưng để đảm bảo sức khoẻ, mẹ bầu chỉ nên uống với lượng vừa phải và không bỏ quá nhiều đường nhé.