Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ có hết không và ảnh hưởng đến em bé như thế nào?

Tiểu đường thai kỳ có tự hết không? Đây là câu hỏi được nhiều thai phụ quan tâm nhất. MarryBaby sẽ chia sẻ đến các mẹ bầu những thông tin về tiểu đường thai kỳ có tự hết không và các vấn đề liên quan. Cùng tham khảo bài viết này nhé!

Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ

Trước khi tìm hiểu vấn đề tiểu đường thai kỳ có tự hết không, mẹ bầu cần biết rõ về bệnh lý này. Bệnh viện Cleveland cho biết, tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ thường xuất hiện vào 3 tháng giữa thai kỳ; từ tuần 24 đến 28.

Tiểu đường thai kỳ xuất hiện do sự thay đổi nội tiết tố và cách cơ thể chúng ta chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Khi mang thai, các hormone có thể can thiệp vào cách hoạt động của insulin; (Hormone insulin phân hủy glucose (đường) từ thức ăn và đưa nó đến các tế bào).

Nếu insulin không hoạt động bình thường hoặc cơ thể không có đủ lượng insulin cần thiết. Đường sẽ tích tụ trong máu và dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ.

>> Mẹ bầu có thể tham khảo: Bà bầu thèm ngọt sinh con trai hay gái? Cách dự đoán này có chính xác?

Thai phụ nào dễ bị tiểu đường thai kỳ?

đái tháo đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ có hết không? Nếu kiểm soát tốt sẽ tự hết sau sinh.

Bên cạnh vấn đề tiểu đường thai kỳ có tự hết không, mẹ bầu nào dễ mắc bệnh lý này nhất? Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể phát triển ở bất kỳ phụ nữ nào đang mang thai. Nhưng các thai phụ sau sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

  • Bị bệnh tim.
  • Huyết áp cao.
  • Ít vận động.
  • Béo phì.
  • Tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị tiểu đường.
  • Bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
  • Tuổi mang thai lớn hơn 35 tuổi. 
  • Tiền sử sinh con có bất thường: thai chết lưu không rõ nguyên nhân, con bị din tật bẩm sinh, tiền sản giật, đẻ non.
  • Đã từng sinh con nặng từ 4 kg trở lên trước đây.

Tiểu đường thai kỳ có tự hết không?

Các thai phụ đang mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ thường thắc mắc “tiểu đường thai kỳ có tự hết không?” Hầu hết lượng đường trong máu của phụ nữ sẽ giảm xuống sau khi sinh con. Và lượng hormone trong cơ thể cũng trở lại hoạt động bình thường.

Nhưng bệnh viện Cleveland cũng cho biết rằng; có khoảng 50% bệnh nhân tiểu đường thai kỳ sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường type 2 sau sinh. Tuy nhiên, chế độ ăn uống và tập thể dục hợp lý có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Như vậy, các mẹ bầu đã biết câu trả tiểu đường thai kỳ có tự hết không rồi phải không?

Những ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ có hết không? Có nguy cơ phát triển thành tiểu đường loại 2 nếu không kiểm soát tốt lượng đường huyết trong thai kỳ.

Khi đã biết trả tiểu đường thai kỳ có tự hết không, mẹ bầu cũng cần biết thêm những ảnh hưởng của bệnh lý đến mẹ và con. Theo Bộ Y Tế Tiểu Bang Texas (DSHS), nếu mẹ bầu không kiểm soát tốt tiểu đường thai kỳ có thể gặp những rủi ro sau:

Bộ Y Tế Tiểu Bang Texas (DSHS) cũng cho biết, em bé có thể gặp các vấn đề sau:

  • Vàng da
  • Bệnh lý đường hô hấp
  • Hạ glucose huyết tương và các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh
  • Có nhiều khả năng gặp chấn thương khi sinh thường: tổn thương ở vai; gãy xương đòn; hoặc tổn thương não.
  • Nguy cơ thai chết lưu.
  • Tăng trưởng quá mức và thai to.

Cách kiểm soát lượng đường trong thai kỳ

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) chia sẻ 5 cách kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ như sau:

  • Lập một kế hoạch ăn uống lành mạnh và cân đối cho bệnh nhân tiểu đường.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày với cường độ trung bình ít nhất 5 ngày/tuần. Điều này sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu và cân bằng lượng thức ăn tiêu thụ.
  • Kiểm tra lượng đường trong máu của bạn thường xuyên, theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Đi xét nghiệm bệnh tiểu đường – làm nghiệm pháp tăng đường huyết từ tuần 24 đến 28 trong thai kỳ; từ 6 đến 12 tuần sau khi sinh con, và sau đó định kỳ từ 1 đến 3 năm.

[inline_article id=185164]

Hy vọng bài này sẽ giúp mẹ bầu hiểu đầy đủ về bệnh tiểu đường thai kỳ và biết được tiểu đường thai kỳ có hết không. Nếu mẹ bầu đang bị tiểu đường thai kỳ hãy đi khám bệnh ngay để được bác sĩ tư vấn và lên phác đồ kiểm soát bệnh nhé. Chúc mẹ sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bệnh Rubella khi mang thai có nguy hiểm đến thai nhi không?

Phụ nữ nhiễm bệnh rubella khi mang thai là một trong những nguyên nhân gây ra những dị tật ở trẻ sơ sinh. Hơn nữa, nếu mẹ bầu bị nhiễm rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gặp phải những tai biến sản khoa nguy hiểm. Bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ những thông tin về bệnh rubella khi mang thai. Mẹ bầu đừng bỏ qua nhé!

Dấu hiệu nhận biết bệnh rubella khi mang thai

Bệnh rubella hay còn là bệnh sởi Đức – là một bệnh truyền nhiễm do virus rubella gây ra. Điểm đặc trưng là người bệnh thường có biểu hiện phát ban da hoặc sốt nhẹ. Trong một vài trường hợp, bệnh sẽ không có triệu chứng rõ ràng.

Tuy nhiên, người ta nhận thấy nó cũng gần giống như bệnh cảm cúm thông thường. Đồng thời, tình trạng phát ban sẽ mất đi trong từ 7 đến 10 ngày. Các triệu chứng bệnh tương tự như cúm gồm:

  • Nhiệt độ cơ thể khoảng 38,5°C trong vài ngày.
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.
  • Đau họng và ho.
  • Sưng, viêm hoặc đỏ mắt có kèm theo chảy nước mắt.
  • Sưng và đau ở các hạch bạch huyết có thể kéo dài hơn một tuần; ngay cả sau khi phát ban biến mất.
  • Nổi mẩn hồng hoặc đỏ xuất hiện đầu tiên trên đầu, mặt sau dần lan ra khắp cơ thể; kéo dài trong ba ngày nên còn gọi là sởi 3 ngày.
  • Nốt ban có thể có hình tròn hoặc bầu dục; đường kính tầm 1 – 2 mm; mọc từng mảng hoặc riêng rẻ không tuần tự như ban sởi.
  • Đau đầu hoặc đau nhức cơ hoặc khớp.
  • Trong một số ít trường hợp, virus có thể dẫn đến viêm tai hoặc sưng; viêm trong não.

Ngoài ra, các dấu hiệu bệnh rubella khi mang thai có thể dẫn đến các vấn đề trong thai kỳ như:

  • Xuất hiện cơn đau đầu khi mang thai liên tục và có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.
  • Đau tai dai dẳng, gây ra cảm giác khó nghe.
  • Cứng cổ
  • Nếu mẹ bầu phát hiện bệnh rubella khi mang thai nên đến bệnh viên ngay. Các bác sĩ sẽ chỉ định các hình thức can thiệp y tế ngay lập tức để điều trị kịp thời.

>> Mẹ có thể xem thêm: Bà bầu bị Covid-19 uống thuốc gì đảm bảo an toàn không gây biến chứng cho cả hai mẹ con?

Con đường lây nhiễm bệnh rubella 

Theo dịch tễ học thì bệnh này có mặt ở khắp nơi trên thế giới; thường gặp nhất là vào mùa đông – xuân. Virus sẽ lây lan qua không khí khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi. Người khỏe mạnh nếu vô tình tiếp xúc với các giọt nước bọt ấy sẽ tạo điều kiện cho virus xâm nhập vào cơ thể.

Nhất là, cơ thể mẹ bầu lại dễ bị tổn thương hơn do hệ thống miễn dịch đã bị suy giảm. Do đó, điều quan trọng cần làm là theo dõi các triệu chứng mắc phải nếu khu vực sinh sống có người bị phát hiện nhiễm rubella.

Những biến chứng do bệnh rubella khi mang thai

rubella

Nếu mẹ bầu bị bệnh rubella khi mang thai trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ; có thể dẫn đến những biến chứng sau:

  • Sảy thai (thai nhi mất trước 20 tuần)
  • Thai chết lưu trong tử cung (thai nhi mất sau 20 tuần)
  • Sinh non (trẻ thường được sinh trước tuần thai thứ 37)
  • Trường hợp virus từ mẹ truyền sang thai nhi được gọi là trẻ bị mắc hội chứng rubella bẩm sinh (CRS). Hội chứng này có thể dẫn đến các vấn đề về thị lực (đục thủy tinh thể); tim mạch; thính giác (điếc)… Đôi khi trẻ sơ sinh có thể bị nhẹ cân; chậm tăng trưởng và chậm phát triển trí tuệ.

Mức độ trầm trọng của các dị tật sẽ phụ thuộc rất lớn vào thời điểm người mẹ phơi nhiễm với Rubella và nhìn chung phơi nhiễm với Rubella ở thời điểm càng sớm của thai kì thì hậu quả càng nặng nề. Nguy cơ mắc CRS ở trẻ cao hơn nếu mẹ mắc rubella trong 12 tuần đầu tiên; và thấp hơn sau 20 tuần.

[inline_article id=287844]

Trường hợp nào thai nhi sẽ bị mắc hội chứng CRS?

Theo thống kê, việc người mẹ bị nhiễm bệnh rubella khi mang thai sớm bao nhiêu thì nguy cơ trẻ mắc bệnh này càng cao. Nguy cơ này rơi vào khoảng 90% nếu mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Trường hợp nhiễm rubella trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ; thai nhi có đến 85% nguy cơ bị lây truyền virus. Hậu quả là trẻ có thể bị mắc hội chứng CRS với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nếu người mẹ mắc bệnh trong khoảng từ 13-20 tuần đầu thai kỳ; nguy cơ thai nhi bị nhiễm rubella và gặp phải tình trạng CRS sẽ thấp hơn.

Còn nếu mẹ nhiễm rubella sau 20 tuần thai đầu tiên; có thể sẽ không có vấn đề nào xảy ra với thai nhi.

Từ những biến chứng trên, việc nhiễm bệnh rubella khi mang thai là điều không thể xem nhẹ. Vì thế các mẹ bầu cần hiểu rõ hơn về nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết của bệnh để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và con.

Phương pháp chẩn đoán bệnh rubella khi mang thai

bệnh rubella

1. Xét nghiệm huyết thanh học

Cách chẩn đoán bệnh rubella khi mang thai là thực hiện xét nghiệm máu. Nếu mẹ bầu đã được tiêm vaccine. Việc xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ xác định khả năng miễn dịch đối với rubella dựa trên các kháng thể kháng rubella; tức là IgG và IgM trong cơ thể mẹ bầu.

Việc xét nghiệm được tiến hành sau khoảng từ 7-10 ngày ngay khi có những biểu hiện khởi phát của bệnh. Vì lúc này các kháng thể IgM trong máu ở mức cao nhất và sẽ giảm dần sau một vài tuần. Vì vậy, xét nhiệm máu sẽ được thực hiện lại sau hai đến ba tuần để xác định lại mức nồng độ của kháng thể.

Các kháng thể IgG sẽ chỉ xuất hiện sau khi các kháng thể IgM cho thấy sự hiện diện của chúng. Một khi các kháng thể IgG xuất hiện, các kháng thể này có thể tồn tại suốt đời.

Giải thích kết quả xét nghiệm huyết thanh học với người nghi nhiễm bệnh rubella khi mang thai:

  • Rubella IgG âm tính: Nếu nồng độ kháng thể IgG là ≤ 10 IU/mL. Có nghĩa là mẹ bầu không được tiêm vaccine phòng bệnh rubella; hoặc không bị phơi nhiễm với loại nhiễm trùng này.
  • Rubella IgG dương tính: Nếu nồng độ kháng thể IgG là ≥ 10 IU/mL; điều này có nghĩa là đã được tiêm chủng hoặc có nhiễm trùng trước đó.
  • Rubella IgM âm tính: Nếu có rất ít hoặc không có kháng thể IgM xuất hiện với sự tăng nhẹ của kháng thể IgG; nó cho thấy nguy cơ tái nhiễm.
  • Rubella IgM dương tính: Nếu các kháng thể IgM (≥ 0,3IU/mL) xuất hiện cùng hoặc không có kháng thể IgG thì nó chỉ ra nhiễm trùng rubella gần đây.

2. Nuôi cấy virus

Ngoài xét nghiệm huyết thanh học, một xét nghiệm khác để chẩn đoán rubella là nuôi cấy virus. Xét nghiệm này được thực hiện qua việc kiểm tra một mẫu dịch cơ thể. Cách thực hiện là dùng tăm bông lấy phần dịch ở họng hoặc mũi. Điều này giúp phát hiện RNA của virus rubella để xác nhận có nhiễm trùng hay không. Tuy nhiên xét nghiệm này ít được áp dụng trên lâm sàng.

>> Mẹ có thể xem thêm: Mẹ bầu sôi bụng khi mang thai 3 tháng đầu, có sao không? 

Phương pháp điều trị bệnh rubella khi mang thai

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị cho phụ nữ bệnh rubella khi mang thai và hội chứng rubella bẩm sinh. Tuy nhiên, các triệu chứng của nó vẫn có thể được kiểm soát tốt.

Do rubella gây ra các triệu chứng tương tự cảm cúm. Nên mẹ bầu cần thực hiện các biện pháp như giảm đau; hạ nhiệt; tránh ra gió khi bị phát ban. Và mẹ bầu nên kết hợp với việc ăn uống đủ chất để cải thiện sức khỏe.

Cách phòng tránh bệnh rubella khi mang thai

rubella khi mang thai

Cách tốt nhất để mẹ phòng ngừa bệnh rubella khi mang thai là tiêm vaccine trước khi mang thai. Tuy nhiên, nếu mẹ đã được tiêm vaccine ngừa rubella khi còn nhỏ; thì nguy cơ nhiễm trùng là không đáng kể.

Nếu các cặp vợ chồng đang có kế hoạch mang thai. Nhưng không chắc chắn liệu đã được tiêm vaccine hay chưa thì nên đi khám. Việc xét nghiệm máu sẽ giúp kiểm tra các kháng thể trong đó.

[inline_article id=278659]

Nếu phụ nữ chưa được tiêm phòng vaccine bệnh rubella khi mang thai, có thể tham khảo các cách dưới đây:

– Trước khi mang thai: Hãy tiêm vaccine MMR (sởi – quai bị – rubella) ít nhất bốn tuần trước khi mang thai và tốt nhất 3 tháng trước mang thai.

– Khi mang thai: Không nên tiêm vaccine MMR. Thay vào để tránh bệnh rubella khi mang thai mẹ bầu cần:

  • Tránh tiếp xúc gần với những người bị nhiễm rubella
  • Đi khám ngay lập tức nếu đã tiếp xúc với người có triệu chứng giống rubella.

– Sau khi mang thai: Tiêm vaccine ngay sau khi sinh để phòng ngừa bệnh trong lần mang thai tiếp theo.

Hy vọng những thông tin về bệnh rubella khi mang thai sẽ giúp ích cho các mẹ bầu. Chúc mẹ sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh nhé.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai có an toàn không?

Với các thai phụ bị chứng rối loạn đông máu thường được bác sĩ chỉ định tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai. Tuy nhiên, phương pháp này có an toàn cho mẹ và thai nhi không? Và khi dùng phương pháp này, mẹ bầu cần lưu ý gì? Bài viết này sẽ giúp chia sẻ đến các mẹ bầu tất cả về tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai. Cùng tham khảo nhé!

Chứng máu đông khi mang thai là gì?

Theo Hiệp hội Huyết học Hoa Kỳ (ASH), phụ nữ mang thai thường xuất hiện tình trạng máu đông. Trong thời kỳ mang thai, máu có nhiều khả năng bị đông lại như một biện pháp bảo vệ chống lại việc mất quá nhiều máu trong quá trình chuyển dạ.

Tuy nhiên, cục máu đông có thể xuất hiện trong các tĩnh mạch sâu của chân hoặc ở vùng xương chậu. Tình trạng này được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Bên cạnh đó Dịch vụ Y tế Quốc gia tại Anh (NHS) cho biết; DVT có thể hạn chế lưu lượng máu qua tĩnh mạch gây sưng và đau.

Nhưng nó có thể bị vỡ ra và di chuyển theo dòng máu gây tắc mạch máu. Nếu khối thuyên tắc nằm trong phổi gây thuyên tắc phổi (PE). PE có thể gây khó thở, đau ngực và ho ra máu. Thậm chí, PE lớn có thể gây xẹp phổi và có thể đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, nếu DVT đã được chẩn đoán và điều trị; thì nguy cơ phát triển thuyên tắc phổi là rất nhỏ.

>> Mẹ bầu có thể tham khảo: Nhau thai bám mặt sau có tốt không và những điều mẹ cần biết.

Tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai

1. Vì sao nên tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai?

rối loạn đông máu
Phụ nữ mang thai được chỉ định tiêm thuốc heparin chống đông máu khi mang thai.

Một số loại thuốc chống đông máu dùng ở dạng viên nén thường không được chỉ định cho thai phụ dùng. Vì thuốc này tác dụng với axit ở dạ dày và đi qua nhau thai gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi trong bụng mẹ bầu.

Vì thế đối với phụ nữ mang thai và phụ nữ đã sinh con; bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc chốngđông máu khi mang thai. Đó là 2 loại gồm Heparin bình thường và Heparin trọng lượng phân tử thấp. Do thuốc này được tiêm vào lớp mô mỡ bên dưới da. Vì thế, nó không đi qua nhau thai nên rất an toàn cho thai nhi.

2. Đối tượng nào cần được tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai?

Thai phụ có nhiều khả năng gặp phải tình trạng máu đông trong 3 tháng đầu của thai kỳ; hoặc trong 6 tuần đầu sau khi sinh.

Ngoài ra Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ (APA) cho biết, một số đối tượng sau có thể bị chứng đông máu khi mang thai gồm:

  • Mẹ bầu hoặc người thân đã từng bị chứng DVT.
  • Người thường xuyên hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc.
  • Phụ nữ trên 35 tuổi.
  • Phụ nữ béo phì.
  • Phụ nữ đi du lịch đường dài khi đang mang thai
  • Người ít vận động trong thời gian dài.
  • Sản phụ sinh mổ.
xét nghiệm gen đông máu trước khi mang thai
Tiêm thuốc Heparin chống đông máu khi mang thai

3. Dấu hiệu nhận biết thai phụ bị chứng đông máu

APA cũng cho biết thêm các dấu hiệu nhận biết chứng đông máu khi mang thai gồm:

  • Sưng hoặc đau ở một bên chân.
  • Đau nặng hơn khi đi bộ.
  • Các tĩnh mạch trông lớn hơn bình thường.

Xét nghiệm gen đông máu trước khi mang thai

Bên cạnh việc tìm hiểu về tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai; thai phụ thông thường không cần phải thực hiện các xét nghiệm gen đông máu trước khi mang thai. Tuy nhiên nếu chị em thuộc trong các nhóm sau; thì nên cân nhắc việc xét nghiệm đông máu trước khi mang thai.

  • Phụ nữ đã từng bị huyết khối tĩnh mạch sâu.
  • Phụ nữ từng bị thuyên tắc phổi.
  • Phụ nữ đã từng bị sẩy thai từ ba lần trở lên. Bởi vì, chị em có thể bị mắc hội chứng kháng phospholipid. Hội chứng này làm tăng nguy cơ sẩy thai; thai nhi phát triển kém; và tiền sản giật.

[inline_article id=266323]

Chứng rối loạn đông máu ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến nhiều rủi ro. Hy vọng với các thông tin về tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai sẽ giúp ích cho mẹ bầu. Nếu thai phụ cần tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai, mẹ nên hỏi ý kiến từ bác sĩ trước nhé.

Categories
Mang thai Đón con chào đời

Sinh con năm 2025 là năm con gì, mệnh gì, hợp tuổi bố mẹ nào?

Có rất nhiều gia đình quan tâm đến chuyện xem tuổi bố mẹ sinh con năm 2025 có tốt không? Nếu bố mẹ nào đang có kế hoạch sinh con năm 2025 hãy tham khảo bài viết này ngay nhé.

Em bé sinh năm 2025 tuổi gì, mệnh gì?

Theo ngũ hành, em bé sinh năm 2025 thuộc mệnh Hỏa, tuổi Ất Tỵ với tử vi cụ thể như sau:

  • Can chi (tuổi Âm lịch): Ất Tỵ; cầm tinh tuổi con Rắn.
  • Tam hợp: Tỵ – Dậu – Sửu
  • Tứ hành xung: Dần – Thân – Tỵ – Hợi
  • Mệnh Hỏa – Phú Đăng Hỏa
  • Mệnh hợp: MộcThổ
  • Mệnh khắc: Thủy – Kim

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Đặt tên tiếng Việt và đặt tên tiếng Anh theo loài hoa cho bé gái.

Sinh con năm 2025 thuộc tuổi gì, mệnh gì?
Sinh con năm 2025 thuộc tuổi gì, mệnh gì?

Sinh con năm 2025 hợp với bố mẹ tuổi gì? 

Theo quan niệm dân gian, để con cái sinh ra được khỏe mạnh, thông minh, may mắn, thì bố mẹ nên chọn năm sinh hợp tuổi. Vậy sinh con năm 2025 hợp với bố mẹ tuổi gì?

Theo can chi: Năm 2025 là năm Ất Tỵ, có can là Ất, thuộc hành Mộc. Theo quy luật ngũ hành, Mộc sinh Hỏa, do đó, bố mẹ có can là Canh (thuộc hành Kim) sẽ hợp với con sinh năm 2025.

Theo địa chi: Năm 2025 là năm Tỵ, thuộc hành Hỏa. Theo quy luật ngũ hành, Hỏa hợp Tỵ, do đó, bố mẹ có tuổi Tỵ hoặc Sửu sẽ hợp với con sinh năm 2025.

Theo ngũ hành: Năm 2025 là năm Ất Tỵ, thuộc mệnh Hỏa. Theo quy luật ngũ hành, Hỏa sinh Mộc, do đó, bố mẹ có mệnh Mộc hoặc Thổ sẽ hợp với con sinh năm 2025.

[key-takeaways title=””]

Như vậy, bố mẹ sinh các năm 1981, 1993, 1985, 1997, 2005 sẽ hợp với con sinh năm 2025.

[/key-takeaways]

Sinh con năm 2025 thuộc cung gì?

Theo chiêm tinh học phương Đông, năm 2025 là năm Ất Tỵ, thuộc mệnh Hỏa. Do đó, nam sinh năm 2025 thuộc cung Khôn, hành Thổ. Nữ sinh năm 2025 thuộc cung Tốn, hành Mộc.

Cung Khôn là cung thứ 8 trong 12 cung hoàng đạo phương Đông. Người thuộc cung này thường có tính cách chăm chỉ, kiên trì, có ý chí và nghị lực mạnh mẽ. Họ cũng là những người thông minh, có khả năng lãnh đạo và có tầm nhìn xa trông rộng.

Cung Tốn là cung thứ 4 trong 12 cung hoàng đạo phương Đông. Người thuộc cung này thường có tính cách hiền lành, ôn hòa, biết lắng nghe và thấu hiểu người khác. Họ cũng là những người có trí tưởng tượng phong phú và có khả năng sáng tạo.

[inline_article id=264878]

Tuổi Ất Tỵ 2025 hợp với con số nào, màu nào? 

1. Tuổi Ất Tỵ 2025 hợp với con số nào?

Đối với những người coi trọng yếu tố phong thuỷ thì việc xác định con số may mắn là điều không thể bỏ qua. Những người sinh năm 2025 mang nạp âm Phú Đăng Hoả nên hợp với con số 3, 4 và 9. Dựa vào đây, bạn có thể lựa chọn con số này cho bé để mang lại nhiều may mắn nhé!

2. Sinh con năm 2025 hợp với màu nào?

Năm 2025 là năm Ất Tỵ, thuộc mệnh Hỏa. Theo ngũ hành, Hỏa sinh Mộc, do đó những màu sắc thuộc hành Mộc cũng sẽ hợp với người mệnh Hỏa.

Như vậy, những màu sắc hợp với năm 2025 bao gồm: màu đỏ, màu cam, màu hồng, màu tím, màu xanh lục.

Ngoài ra, người sinh năm 2025 cũng nên tránh những màu sắc thuộc hành Thủy, vì Thủy khắc Hỏa, sẽ mang đến những điều không may mắn. Những màu sắc thuộc hành Thủy bao gồm: đen, xanh dương, xanh lam.

Người sinh năm 2025 có tính cách như thế nào?

Tính cách của mỗi người mang đặc trưng riêng được hình thành, quyết định từ nhiều yếu tố trong đó có năm sinh. Nhìn chung, những người sinh năm 2025 có tính cách vui vẻ, hoà đồng và tự tin. Sau đây là một số đánh giá, nhận xét mang tính tham khảo của người sinh năm 2025 là năm con gì.

1. Nữ sinh năm 2025 

Nữ sinh năm 2025 có tính cách như thế nào?
Sinh con năm 2025 mệnh gì? Tính cách con ra sao?

Nữ sinh năm 2025 thuộc năm Ất Tỵ, mệnh Mộc. Theo tử vi, những người sinh năm này thường có tính cách thông minh, sắc sảo, khả năng ứng biến tốt. Họ cũng là những người khéo léo trong giao tiếp, có khả năng hòa nhập với mọi người xung quanh. Đặc biệt, họ cũng là những người tử tế, chu đáo và luôn quan tâm đến người khác.

Trong chuyện tình cảm, nữ sinh năm 2025 thường là những người chung thủy và yêu hết lòng. Họ cũng là những người biết quan tâm và chăm sóc người yêu của mình.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, nữ sinh năm 2025 cũng có một số nhược điểm cần khắc phục:

  • Thích thể hiện: Nữ sinh năm 2025 có xu hướng thích thể hiện bản thân, khiến người khác cảm thấy họ kiêu ngạo.
  • Cẩn thận quá mức: Vì sự cẩn thận này, họ dễ bỏ lỡ những cơ hội tốt.
  • Thích kiểm soát: Nữ tuổi kỷ tỵ 2025 có tính kiểm soát cao, nên dễ khiến người khác cảm thấy ngột ngạt.

Nhìn chung, nữ sinh năm 2025 là những người có tính cách tốt, đáng để yêu thương và trân trọng. Họ có nhiều tiềm năng để phát triển trong tương lai.

>> Xem thêm: 50 tên con gái mệnh Hỏa ấn tượng và ý nghĩa hợp với ngũ hành

2. Nam sinh năm 2025

Tính cách nam sinh năm 2025

Nam sinh năm 2025 thuộc năm Ất Tỵ, mệnh Hỏa. Theo tử vi, những người sinh năm này thường có tính cách thông minh, quyết đoán, kiên cường và mạnh mẽ. Họ cũng là những người có khả năng lãnh đạo và luôn biết cách dẫn dắt người khác.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, nam sinh năm 2025 cũng có một số nhược điểm cần khắc phục như bảo thủ, hay ra vẻ và thích kiểm soát người khác.

>> Xem thêm: Tên con trai mệnh Hỏa đúng chất nam nhi, nghĩa hiệp, phóng khoảng

Sinh con năm 2025 tháng nào tốt?

sinh con năm 2025 mệnh gì
Sinh con năm 2025 mệnh gì?

Tử vi của các con theo tháng sinh là một trong yếu tố quyết định cuộc đời của con có được thuận lợi hay không đấy bố mẹ nhé.

Tháng 1: Sinh con năm 2025 trong tháng này cuộc đời có phong sương nhưng sau tuổi 30 sẽ thăng tiến.

Tháng 2: Người có tài nhưng thiếu quyết đoán; tài lộc không nhiều, gặp trắc trở, nhưng có phúc.

Tháng 3: Thông minh, luôn gặp thuận lợi, dễ lập nghiệp lớn, tính tình hoạt bát và lanh lợi.

Tháng 4: Sinh con năm 2015 trong tháng này cuộc đời gặp nhiều may mắn; lại là người thông minh và nghĩa hiệp.

Tháng 5: Người có vận số cao quý, biết tận dụng thời thế nên dễ lập công lớn, cả đời an yên.

Tháng 6: Tính tình cương trực, tốt bụng, dễ dàng lập đại nghiệp nhờ tận dụng thời cơ.

Tháng 7: Có tính khí ôn hòa, tự lập, đỗ đạt cao, kinh doanh giỏi nên có số giàu sang nhiều người ngưỡng mộ.

Tháng 8: Sinh con năm 2025 trong tháng này là người nhân hậu, tài trí và gia đạo thuận hoà.

Tháng 9: Người dĩ hòa vi quý, có ý chí và hoài bão cao đẹp, sự nghiệp thành nhưng không lớn.

Tháng 10: Bản tính chân thành, hào hiệp, tâm mang chí lớn, sự nghiệp trung bình, vợ chồng hòa thuận.

Tháng 11: Vận số ít may mắn, sự nghiệp dở dang, vất vả về già mới được thanh nhàn.

Tháng 12: Cuộc đời nhiều ưu phiền, sự nghiệp khó thành, là người nhạy cảm, sống theo nguyên tắc.

Sinh con năm 2025 ngày nào tốt?

sinh con năm 2025 tháng nào tốt

Các ngày sinh dưới đây được xem là tốt cho con:

Mùng 1: Sinh con năm 2025 mùng 1 sẽ có cuộc đời hanh thông; thành nhiều bại ít, mệnh cát tường.

Mùng 2: Thông minh nhanh nhẹn, hiền lành đức độ, đa tài đa nghệ, cuộc đời luôn tiến về phía trước.

Mùng 3: Cuộc đời thăng trầm, không nơi nương tựa, cha mẹ anh em không giúp đỡ.

Mùng 4: Luôn gặp khó khăn trong giao tiếp; cuộc đời nhiều rủi ro làm mất chí khí.

Mùng 5: Cuộc đời vui vẻ, ung dung, đào hoa nhưng chú ý thị phi và đề phòng nạn tửu sắc.

Mùng 6: Sinh con năm 2025 ngày này có cuộc đời thăng trầm, xa quê mới có thể phát triển.

Mùng 7: Mệnh đào hoa nhưng tiền bạc vào túi đi ra hết, tuổi già khó khăn, không được hưởng phúc.

Mùng 8: Vận mệnh có hung có cát. Tiền vận không tốt, trung vận tạm ổn định hơn.

Mùng 9: Số gặp thị phi, cuộc đời không thuận lợi, có nhiều rủi ro, số phận khổ sở, mệt mỏi.

Mùng 10: Là người gặp nhiều quý nhân, có tài lãnh đạo, có quyền có thế.

Mùng 11: Sinh con năm 2025 ngày này có cuộc đời cát hung đan xen, phải bôn ba và di chuyển nhiều.

Mùng 12: Con nên xuất ngoại thì phát triển tốt và sự nghiệp rạng rỡ.

Mùng 13: cuộc đời phong lưu, tiền vận bình thường, trung vận phát đạt, tuổi già hưởng phúc.

Mùng 14: có đường hôn nhân rất tốt, tài lộc đầy đủ, không lo nghèo khó.

Mùng 15: sự nghiệp như ý, công việc thuận lợi, , gia hưng nhân vượng, con cháu đông đúc thuận hòa.

Mùng 16: Sinh con năm 2025 ngày này có mệnh cách không thuận lợi, gặp nhiều tai nạn, một đời cô độc.

Mùng 17: Sự nghiệp cực kì thịnh vượng, có thể làm rạng danh tổ tông, hiển hách gia môn.

Mùng 18: có gia vận thịnh vượng, tài lợi dồi dào, con cháu hiếu thuận, cuộc sống vui vẻ an lành.

Mùng 19: mặc dù khổ cực vất vả nhưng cũng được hưởng phúc, không cần lo cái ăn cái mặc.

Mùng 20: có gia nghiệp thịnh vượng, tài lợi dồi dào, công thành danh toại, xa gần đều nổi tiếng.

Mùng 21: Sinh con năm 2025 ngày này có tiền vận không tốt, đến trung vận mới khởi sắc.

Mùng 22: Có số mệnh tha hương, trung niên tài vượng, càng di chuyển nhiều càng phát đạt.

Mùng 23: Thông minh, dũng cảm, cuộc đời thuận buồm xuôi gió, đạt thành đại nghiệp.

Mùng 24: Mệnh đào hoa, cả đời vui vẻ, nhưng tài lộc không tụ, khó tích lũy được tài sản.

Mùng 25: Thông minh, nhanh nhẹn, nổi bật hơn người, có sự nghiệp rạng ngời.

Mùng 26: Sinh con năm 2025 ngày này có thời trẻ vất vả nhưng trung vận sự nghiệp thành đạt. Con cái đông đúc và hòa thuận.

Mùng 27: Cuộc đời con có nhiều chuyện khó lường, không được bạn đời trợ giúp. Nhưng nữ mệnh tốt hơn nam mệnh.

Mùng 28: Cuộc đời nhiều lần chuyển đổi bất ngờ, dễ vướng vào thị phi, đường con cháu tốt lành, hòa thuận.

Mùng 29: Đào hoa nhưng không tích lũy được tiền tài, làm bao nhiêu tiêu bấy nhiêu. Nữ mệnh tốt hơn nam mệnh.

Mùng 30: Con có sự nghiệp thành công, cuộc sống sung túc.

Sinh con năm 2025 giờ nào tốt?

xem tuổi bố mẹ sinh con năm 2025

Giờ Tý (23h – 1h): Sinh con năm 2025 vào sinh giờ Tý có cuộc sống khó khăn nhưng sự nghiệp thành công.

Giờ Sửu (1h – 3h): Người này có sự nghiệp phát triển thuận lợi, được người thân bạn bè giúp đỡ.

Giờ Dần (3h – 5h): Người này có tiền đồ rộng mở, được nhiều người trợ giúp, cần đề phòng thị phi.

Giờ Mão (5h – 7h): Được bạn bè giúp đỡ, cuộc sống sung túc nhưng phải bôn ba khắp nơi để cầu tài.

Giờ Thìn (7h – 9h): Con có cuộc đời thuận lợi, được quý nhân trợ giúp đỡ.

Giờ Tỵ (9h – 11h): Cuộc đời thăng trầm, sức khỏe không tốt, dễ mắc bệnh tật.

Giờ Ngọ (11h – 13h): Giao thiệp của người này rộng và đào hoa

Giờ Mùi (13h – 15h): Cuộc đời vất vả, nhiều sóng gió, đời sống hôn nhân nhiều chuyện muộn phiền.

Giờ Thân (15h – 17h): Sự nghiệp thuận lợi, được quý nhân giúp đỡ.

Giờ Dậu (17h – 19h): Có số giàu sang, công danh sự nghiệp phát triển tốt đẹp.

Giờ Tuất (19h – 21h): Có số đi xa, được quý nhân giúp đỡ, gặp hung hóa cát.

Giờ Hợi (21h – 23h): Sinh con năm 2025 vào giờ Hợi phải bôn ba khắp nơi để mưu sinh lập nghiệp.

[inline_article id=275903]

Cách giữ tâm lý thoải mái nếu không sinh được con trong năm 2025

Nếu trông mong có bé vào năm 2025 để hợp tuổi nhưng lại không được như ý, bạn cũng đừng buồn. Thay vào đó, bạn hãy giữ tâm lý thoải mái để chuẩn bị đón bé yêu trong những năm tiếp theo.

Dưới đây là một số cách giúp bạn giữ tâm lý thoải mái nếu không có bé trong năm mình đã chọn:

  • Trò chuyện với người thân, bạn bè: Hãy chia sẻ cảm xúc của bạn với những người thân yêu. Họ sẽ luôn ở bên cạnh và hỗ trợ bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này.
  • Tìm hiểu thông tin về vô sinh: Bạn có thể tìm hiểu về các nguyên nhân và phương pháp điều trị vô sinh. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng của mình và có những lựa chọn phù hợp.
  • Đừng so sánh bản thân với người khác: Mỗi người đều có một hành trình sinh con khác nhau. Vì thế, nếu bạn không sinh con vào năm 2025, thì có thể sinh con vào các năm khác. Sinh con trai hay con gái vào năm nào cũng là tốt vì con cái không chỉ là kết quả của hôn nhân mà còn là món quà trời ban, mẹ nên vui vẻ chấp nhận.
  • Để ý chế độ dinh dưỡng giúp thụ thai: Bạn có thể tham khảo bài viết ăn gì dễ thụ thai để lên danh sách những món ăn ngon mỗi ngày bồi bổ cơ thể.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp giải phóng endorphin, một loại hormone giúp cải thiện tâm trạng.
  • Đọc sách, nghe nhạc hoặc xem phim: Những hoạt động này giúp bạn giải trí và thư giãn tinh thần. Khi tinh thần thoải mái, bạn sẽ có hứng thú với “chuyện ấy” hơn.
  • Quan hệ tình dục đều đặn: Tần suất quan hệ tình dục phù hợp có thể giúp bạn dễ thụ thai hơn.

Như vậy, nếu gia đình xem tuổi bố mẹ sinh con năm 2025 thì chỉ cần đạt 2/3 tiêu chí trên đều có thể sinh con năm 2025. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên nhớ con cái là phúc lộc trời ban. Nếu bố mẹ chưa thể sinh con vào năm 2025 thì cũng đừng buồn nhé.

>> Xem thêm: 

Categories
Mang thai Đón con chào đời

Chồng 1989 vợ 1989 sinh con 2024 có hợp không?

Năm 2024 là năm Giáp Thìn, là một năm đẹp để nhiều cặp vợ chồng lên kế hoạch sinh con. Nhưng với bố mẹ tuổi Kỷ Tỵ sinh con năm 2024 có tốt không? Bài viết này, MarryBaby sẽ giúp các ông bố bà mẹ sinh năm 1989 giải đáp vấn đề xem tuổi bố mẹ sinh con năm 2024 nhé.

Tử vi em bé sinh năm 2004

Trước khi tìm hiểu về bố mẹ tuổi Kỷ Tỵ sinh con năm 2024 có tốt không? Chúng ta cần biết em bé sinh năm 2024 có tử vi như sau:

  • Cầm tinh: Con rồng.
  • Can chi (tuổi Âm Lịch): Giáp Thìn; thường gọi là Phục Đầm Chi Lâm, tức Rồng ẩn ở đầm.
  • Xương con rồng, tướng tinh con rắn.
  • Con nhà Bạch đế – phú quý.
  • Mệnh: Phúc Đăng Hỏa – nghĩa là Lửa ngọn đèn.
  • Cung mệnh nam: Chấn thuộc Đông tứ trạch
  • Cung mệnh nữ: Chấn thuộc Đông tứ trạch

>> Bạn có thể xem thêm: Sinh con năm 2024 hợp tuổi bố mẹ nào bạn biết chưa?

Bố mẹ tuổi Kỷ Tỵ sinh con năm 2024 có tốt không?

tuổi tỵ sinh con năm 2024
Sinh con năm 2024 hợp tuổi bố mẹ Kỷ Tỵ không?

Với những bố mẹ tuổi Tỵ sinh con Giáp Thìn sẽ rất quan tâm đến sinh con năm 2024 hợp tuổi bố mẹ. MarryBaby sẽ giúp giải đáp và xem tuổi bố mẹ sinh con năm 2024 giúp các bạn nhé.

1. Xét về thiên can

Bố mẹ tuổi Tỵ sinh con năm 2024 có tốt không? Theo Tử vi ngày nay, bố mẹ sinh năm 1989 cầm tinh con Rắn

  • Can chi (tuổi Âm Lịch): Kỷ Tỵ.
  • Xương con rắn, tướng tinh con khỉ.
  • Con nhà Thanh Đế – Trường mạng.

Như vậy xét thiên can, bố mẹ tuổi Kỷ Tỵ sinh con năm 2024 có tốt không? Thiên can được đánh số theo chu kỳ 10 năm của người Trung Hoa cổ. Người xưa quan niệm trong thiên can có các cặp tương xung (xấu) và tương hóa (tốt). Theo đó, thiên can của con là Giáp; thiên can của bố mẹ là Kỷ. Mà Giáp hợp Kỷ tức tương hợp.

>> Bạn có thể xem thêm: Tuổi Mậu Thìn 1988 sinh con năm 2024 có tốt không?

2. Xét về địa chi

xem tuổi bố mẹ sinh con năm 2024
Xem tuổi bố mẹ sinh con năm 2024 theo địa chi.

Theo tử vi, địa chi được đánh số theo chu kỳ 12 năm; tương ứng với 12 con giáp. Hợp xung của Địa chi bao gồm Tương hình (có 8 địa chi nằm trong 3 loại chống đối nhau); Lục xung (6 cặp tương xung); Lục hại (6 cặp tương hại); Tứ hành xung; Lục hợp; Tam hợp. Theo đó, tuổi Tỵ sinh con năm 2024 có địa chi như sau:

  • Tam hợp: Dậu – Sửu – Tỵ
  • Nhị Hợp: Thân
  • Tứ hành xung: Dần – Thân – Tỵ – Hợi

Xét theo địa chi, bố mẹ tuổi Kỷ Tỵ 1989 sinh con năm 2024 là bình hòa, không xung cũng không khắc với con.

>> Bạn có thể xem thêm: Vợ chồng có tuổi Thân 1992 sinh con năm 2024 Giáp Thìn có tốt không?

3. Xét về ngũ hành

Theo ngũ hành, 5 năm mệnh sẽ có mệnh tương sinh và tương khắc nhau. Nếu mệnh của bố mẹ tương sinh với con sẽ mang đến cho gia đình nhiều may mắn, thuận lợi. Nếu mệnh của bố mẹ tương khắc con thì gia đình sẽ gặp nhiều khó khăn, bất hòa.

Xét theo ngũ hành, bố mẹ tuổi Kỷ Tỵ sinh con năm 2024 rất tốt. Vì bố mẹ 1989 thuộc mệnh Mộc (Đại Lâm Mộc); con 2024 thuộc mệnh Hỏa (Phúc Đăng Hỏa). Như vậy, Mộc sinh Hỏa là tốt.

[key-takeaways title=””]

Như vậy, năm Giáp Thìn là năm tương hợp giữa thiên can; địa chi và ngũ hành của bố mẹ tuổi Kỷ Tỵ để sinh con năm 2024. Nếu bố mẹ Kỷ Tỵ 1989 đang có ý định sinh con trong năm 2024 thì đừng bỏ lỡ năm tốt đẹp này.

[/key-takeaways]

Tuổi Kỷ Tỵ sinh con năm nào tốt?

Ngoài năm Giáp Thìn 2024, bố mẹ tuổi Kỷ Tỵ nên sinh con năm nào tốt? Dưới đây là những năm tốt bố mẹ nên sinh thêm con:

Nếu bố mẹ tuổi Kỷ Tỵ muốn sinh con năm 2024 thì cần lưu ý gì?

Nếu bố mẹ tuổi Kỷ Tỵ sinh con năm 2024 thì cần lưu ý những điều sau đây:

[inline_article id=294490]

Như vậy, năm Giáp Thìn là năm tương hợp giữa thiên can; địa chi và ngũ hành của bố mẹ tuổi Kỷ Tỵ để sinh con năm 2024. Nếu bố mẹ Kỷ Tỵ 1989 đang có ý định sinh con trong năm 2024 thì đừng bỏ lỡ năm tốt đẹp này. Tuy nhiên, con cái là do trời ban nếu bố mẹ chưa thể có con năm 2024 thì cũng đừng buồn nhé

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Trẻ em nóng trong uống gì cho mát để giải nhiệt hiệu quả?

Đối với trẻ, nóng trong có thể do bị ảnh hưởng của thời tiết hoặc dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe. Nếu trẻ em nóng trong uống gì cho mát? Bài viết này, MarryBaby sẽ giới thiệu đến các mẹ một số thức uống giúp giải nhiệt cho trẻ siêu hiệu quả. Cùng tham khảo nhé!

Dấu hiệu trẻ bị nóng trong người

Trước khi tìm hiểu trẻ em nóng trong uống gì cho mát, mẹ cần nhận biết các dấu hiệu của tình trạng này. Theo Tổng hội Y học Việt Nam, nóng trong người không phải là một bệnh. Nhưng điều đó là lời cảnh báo về vấn đề sức khỏe sắp xảy ra cho cơ thể của trẻ. Nóng trong có các dấu hiệu dễ nhận biết như:

  • Hơi thở hôi, môi khô.
  • Mẩn ngứa, mụn nhọt.
  • Nóng da, thay đổi màu da.
  • Mỏi mắt, thâm quầng mắt.
  • Khó ngủ, ăn không ngon miệng.
  • Phân sậm màu, nước tiểu sậm màu.
  • Chảy máu chân răng, chảy máu cam, nhiệt miệng.

>> Bạn có thể xem thêm: Trẻ bị ho khàn tiếng phải làm sao? Cách chăm sóc bé ho khàn tiếng

Trẻ em bị nóng trong người uống gì cho mát?

1. Bột sắn dây

Theo Đông Y, sắn dây có tác dụng trong việc giải nhiệt cơ thoái nhiệt; sinh tân chỉ khát; thấu phát ma chẩn; thăng dương chỉ tả. Bên cạnh đó, sắn dây dùng để chữa sốt; sởi không mọc được; làm ra mồ hôi; phiền táo khát nước; nhức đầu, kiết lỵ… Vì thế, trẻ em bị nóng trong nên uống sắn dây mỗi ngày để giải nhiệt hiệu quả.

2. Rau má

Rau má được biết là chứa vitamin B và C; protein; khoáng chất và một số chất dinh dưỡng khác như flavonoid; tannin và polyphenol, theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Hoa Kỳ (NCBI). Còn với quan niệm dân gian, rau giúp giải nhiệt, trị rôm sảy, mẩn ngứa, mát gan lợi tiểu.

Trẻ em nóng trong uống gì cho mát? Mẹ rửa sạch 30–100g rau má tươi, giã nát, vắt lấy nước uống hàng ngày; hoặc xay nhuyễn bằng máy rồi cho thêm đường vào uống.

trẻ em bị nóng trong phải làm sao
Trẻ em bị nóng trong uống gì cho mát? Uống rau má

3. Nước dừa

Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ (American Society for Nutrition) cho biết; nước dừa tươi rất giàu kali và các loại khoáng chất có thể giúp bổ sung và bù nước cho cơ thể. Vì sự cân bằng điện giải trong nước dừa giúp bổ sung năng lượng; giải nhiệt và bù nước tốt.

4. Nước chanh

Trong chanh rất giàu vitamin C và khoáng chất. Những chất này hỗ trợ tốt trong quá trình lọc gan, thải độc tố và bù nước cho cơ thể. Vậy trẻ em nóng trong nên uống gì cho mát? Mẹ hãy cho trẻ uống nước chanh hoặc cam để giải nhiệt hiệu quả nhé.

trẻ em nóng trong uống gì cho mát
Trẻ em bị nóng trong người uống gì cho mát? Hãy uống nước chanh

5. Nước đậu đen

Theo bệnh viện Mayo Clinic Hoa Kỳ, đậu đen không những giàu chất xơ, protein và nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Thực phẩm này có nhiều công dụng giúp giải độc tố, hỗ trợ hệ tiêu hóa, tim mạch, giảm cân… Nếu mẹ đang băn khoăn, trẻ em nóng trong uống gì cho mát; thì hãy chọn ngay nước đậu đen nhé.

Trẻ em bị nóng trong người uống gì cho mát
Trẻ em bị nóng trong người uống gì cho mát? Nước đậu đen

[inline_article id=]

6. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C

Cam, bưởi, quýt… đều là những loại trái cây giàu vitamin C. Bên cạnh cho bé ăn như món tráng miệng, mẹ còn có thể biến tấu và kết hợp những loại trái cây này với nhau để tạo thành những món nước ép giải nhiệt mùa hè. Đặc biệt, vitamin C có trong cam, bưởi, quýt… còn giúp tăng cường đề kháng rất tốt cho bé trong ngày nắng nóng.

7. Đu đủ

Bên cạnh là loại trái cây thơm ngon, ăn đu đủ có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, giải nhiệt, giải độc. Tại Việt Nam, loại trái cây này có quanh năm và mùa nào dùng cũng tốt cho sức khỏe. Vì thế, bố mẹ có thể linh hoạt biến tấu thành những món khác nhau cho bé.

Trong một số trường hợp, bố mẹ có thể thấy tay chân bé vàng sau một thời gian ăn đu đủ. Nguyên nhân là do một vài loại trong số 19 carotenoid trong đu đủ đào thải chậm. Tuy nhiên, bố mẹ không cần phải lo lắng bởi nếu ngưng ăn đu đủ vài tháng thì hiện tượng vàng da sẽ tự hết.

8. Rau ngót

Rau ngót (rau tuốt, bồ ngót, bù ngót) có lượng đạm cao, vitamin C, B1, B2… Theo Đông y, rau ngót tính mát lạnh, vị ngọt. Do đó, loại quả này có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu… phù hợp để nấu canh giải nhiệt cho cả gia đình vào ngày hè.

9. Táo

Táo cung cấp lượng lớn chất xơ giúp cải thiện tình trạng nóng trong người hiệu quả. Hơn thế nữa, táo còn chứa nhiều vitamin C, kali, một số vitamin B… và nổi bật là Pectin, một loại chất xơ nuôi dưỡng vi khuẩn tốt trong ruột của và giúp cải thiện tiêu hóa và tăng cường trao đổi chất và cấp nước cho cơ thể.

Lưu ý khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị nóng trong

Bên cạnh việc trẻ em nóng trong uống gì cho mát, mẹ cũng cần lưu ý một số điều khi xây dựng chế độ ăn uống như:

  • Hạn chế dùng các món ăn cay, nóng, bánh ngọt, nước ngọt có ga, món ăn giàu đạm.
  • Nên uống đủ nước và bổ sung những thực phẩm thanh nhiệt, giải độc tốt cho trẻ.
  • Nên cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau củ để bổ sung chất xơ.

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng gì để mau khỏi

Hy vọng với gợi ý trẻ em nóng trong uống gì cho mát sẽ giúp ích cho các phụ huynh. Nếu còn thắc mắc về trẻ em bị nóng trong phải làm sao hãy để lại bình luận ngay bài viết nhé. Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh đường hô hấp

Trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao ba mẹ biết chưa?

Trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao? Đây là điều mà các phụ huynh thắc mắc và băn khoăn nhất hiện nay. Khi trẻ nhỏ bắt đầu đi học trực tiếp trở lại thì nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cũng tăng cao. Nhất là, với nhóm trẻ chưa được tiêm vaccine Covid-19. Với sự tham vấn từ bác sĩ Nguyễn Văn Hoàn, MarryBaby sẽ chia sẻ đến quý phụ huynh các vấn đề trẻ em bị Covid-19 thì phải làm sao. Cùng theo dõi nhé!

Trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao?

1. Các vật dụng và thuốc cần chuẩn bị 

Nếu chẳng may con bạn trở thành F0, hãy bình tĩnh và chuẩn bị những vật dụng cần thiết sau đây:

– Trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao? Chuẩn bị các vật dung:

  • Nhiệt kế điện tử hoặc nhiệt kế thủy ngân
  • Khẩu trang y tế
  • Dung dịch sát khuẩn tay nhanh bằng cồn
  • Máy đo nồng độ Oxy máu cá nhân (nếu có)
  • Xà phòng rửa tay
  • Thùng thu gom chất thải lây nhiễm có nắp đậy

– Trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao? Các thuốc thiết yếu:

  • Thuốc hạ sốt: Paracetamol (gói dạng bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống, dạng siro, dạng viên đặt hậu môn, hoặc viên nén nếu trẻ đã có thể uống thuốc viên, hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg, đủ dùng ngày 4 lần trong 5-7 ngày).
  • Thuốc cân bằng điện giải: Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác.
  • Thuốc giảm ho (ưu tiên các thuốc từ thảo mộc), đủ dùng từ 5-7 ngày.
  • Dung dịch nhỏ mũi: Natri clorua 0,9%, đủ dùng từ 5-7 ngày.
  • Các thuốc điều trị bệnh nền (cần chuẩn bị đủ sử dụng trong 1-2 tuần).

>> Ba mẹ có thể xem thêm: Mẹ đã biết phân biệt triệu chứng Covid-19 ở trẻ em với bệnh cảm thông thường

2. Trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao và cách uống thuốc thế nào?

Khi phụ huynh đã chuẩn bị tất cả các vật dụng trên xong, phụ huynh cần nắm rõ hướng dẫn cho trẻ uống thuốc như sau.

– Với thuốc hạ sốt:

Hạ sốt cho trẻ con bị Covid-19 thì phải là sao? Khi ba mẹ đo thân nhiệt và thấy trẻ sốt ≥ 38,5 °C, hãy dùng Paracetamol (liều 10-15mg/kg/lần) cho trẻ uống hoặc đặt hậu môn. Nếu cần nhắc lại thì cách tối thiểu 4 – 6 giờ ba mẹ nhé. Nhất là, ba mẹ tuyết đối không cho trẻ dùng tổng liều thuốc không quá 60 mg/kg/ngày.

– Thuốc cân bằng điện giải khi mất nước:

Khi trẻ sốt cao hoặc tiêu chảy sẽ thường dẫn đến mất nước và các chất điện giải. Cách trị Covid-19 cho trẻ là, ba mẹ cho trẻ uống nhiều nước; có thể sử dụng nước trái cây hoặc dung dịch Oresol (pha và dùng theo đúng hướng dẫn). Ba mẹ tuyệt đối không sử dụng các dung dịch nước ngọt công nghiệp (không sản xuất từ hoa quả) để bù nước cho trẻ nhé.

cách trị covid cho trẻ
Trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao và cách trị Covid-19 cho trẻ thế nào?

– Các thuốc điều trị triệu chứng khác:

Khi trẻ bị ho quá nhiều thì cách trị Covid-19 cho trẻ như thế nào? Khi ấy, phụ huynh cần ưu tiên sử dụng các thuốc chiết xuất từ thảo mộc. Ngoài ra, ba mẹ đừng quên sử dụng nước muối sinh lý (Natri clorua 0,9%) để nhỏ, rửa mũi nếu trẻ bị ngạt, hoặc chảy nước mũ. Nếu trẻ bị tiêu chảy thì cho uống men vi sinh kèm theo.

– Thuốc điều trị bệnh nền:

Trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao khi mắc bệnh nền? Ba mẹ chỉ cần tiếp tục duy trì các thuốc điều trị bệnh nền theo đơn đã kê của bác sĩ chuyên khoa. Và ba mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng các thuốc kháng virus; hoặc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

[inline_article id=292342][inline_article id=265424]

3. Trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao và cách súc họng thế nào?

Việc súc họng chỉ được thực hiện với trẻ lớn; có sự giám sát và hướng dẫn của người chăm sóc. Dung dịch súc họng có thể sử dụng tốt nhất là nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%); hoặc nước muối tự pha bằng cách cho 9g muối vào 1 lít nước đun sôi để nguội. Vậy cách súc họng cho trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao?

Các bước súc họng như sau:

  • Mỗi lần súc họng trẻ chỉ được sử dụng khoảng 5ml dung dịch nước muối.
  • Ba mẹ hãy hướng dẫn trẻ để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng có thể chịu được; súc họng trong thời gian khoảng 1 phút.
  • Sau khi súc xong thì để nguyên không súc lại bằng nước.

>> Ba mẹ có thể xem thêm: Triệu chứng hậu COVID-19 ở trẻ em là gì, có nguy hiểm không và cách khắc phục

4. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị Covid-19

  • Với trẻ còn bú mẹ, hãy tiếp tục duy trì cho trẻ bú sữa mẹ. Bên cạnh đó, người mẹ cũng cần ăn thức ăn giàu dinh dưỡng để bổ sung dưỡng chất cung cấp cho trẻ.
  • Với trẻ lớn, mẹ cần cho trẻ ăn thức ăn đa dạng; giàu dinh dưỡng; dễ tiêu; ăn thành nhiều bữa; tăng cường các loại rau, trái cây để bổ sung vitamin.

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

trẻ em bị covid
Trẻ con bị covid thì phải làm sao?

Khi trẻ con bị Covid-19 nặng thì phải làm sao? Nếu nhận biết các triệu chứng này ba mẹ cần báo cho nhân viên y tế; hoặc đưa trẻ đi bệnh viện ngay.

1. Trẻ dưới 5 tuổi

Đối với trẻ dưới 5 tuổi, trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao? Ba mẹ hãy theo dõi các dấu hiệu sau:

  • Quấy khóc
  • Không chịu chơi hoặc ngủ li bì
  • Co giật, tím tái
  • Sốt cao liên tục mà không hạ sốt được
  • Thở phập phồng cánh mũi
  • Co kéo cơ liên sườn
  • Hõm ức
  • Thở nhanh (Trẻ < 2 tháng khi thở ≥ 60 lần/phút; Trẻ từ 2 tháng đến < 12 tháng khi thở ≥ 50 lần/phút; Trẻ từ 12 tháng đến < 5 tuổi khi thở ≥ 40 lần/phút)
  • SpO2<96% (nếu có)
  • Bỏ bú hoặc không ăn uống được

2. Trẻ từ 5 tuổi trở lên

Đối với trẻ trên 5 tuổi, trẻ con bị Covid-19 nặng thì phải làm sao? Các dấu hiệu cần theo dõi sẽ đơn giản hơn bao gồm:

  • Cảm giác khó thở
  • Ho thành cơn không dứt
  • Không ăn/uống được
  • Sốt cao không giảm
  • Nôn mọi thứ
  • Đau tức ngực
  • Tiêu chảy
  • Mệt mỏi
  • Không chịu chơi
  • SpO2 < 96%
  • Thở nhanh (Nhịp thở của trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: ≥ 30 lần/phút, trẻ từ 12 tuổi: ≥ 20 lần/phút)
  • Thở bất thường: co kéo hõm ức, liên sườn.

[inline_article id=292885]

Lưu ý khi chăm sóc trẻ con bị nhiễm Covid-19 

Sau khi ba mẹ đã biết trẻ em bị Covid-19 thì phải làm sao, thì cũng cần nắm những lưu ý sau.

1. Xét nghiệm sau khi trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao?

  • Sau thời gian cách ly tại nhà đủ 7 ngày, ba mẹ có thể làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 cho trẻ tại nhà.
  • Nếu kết quả xét nghiệm còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày. Sau đó ba mẹ có thể xét nghiệm lại hoặc không bắt buộc

>> Ba mẹ có thể xem thêm: Trẻ em nhiễm COVID-19 có triệu chứng gì? Ba mẹ không nên bỏ qua!

2. Đối với trẻ con bị Covid-19 và người chăm sóc thì phải làm sao?

  • Không để trẻ và người chăm sóc rời khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly.
  • Không sử dụng chung vật dụng.
  • Không ăn uống cùng với người khác trong gia đình.
  • Không tiếp xúc gần với người khác hoặc vật nuôi.

3. Đối với người chăm sóc trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao?

  • Rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên.
  • Khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu, bồn rửa mặt.
  • Phân loại, thu gom chất thải lây nhiễm đúng quy định.
  • Đeo khẩu trang, kính chắn giọt bắn (nếu có), vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc.

Với những thông tin về trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn. Ba mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu bất thường khi trẻ bị nhiễm Covid-19 để kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện. Nếu còn thắc mắc gì về vấn đề trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao hãy để lại bình luận cho MarryBaby nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Tổn thương tâm lý tuổi dậy thì, điều ba mẹ cần cảnh giác!

Những thay đổi này cũng dễ khiến trẻ bị tổn thương tâm lý, thường rơi vào những suy nghĩ tiêu cực. Nếu ba mẹ không nhận biết những dấu hiệu bị tổn thương ở trẻ sẽ dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm.

Tổn thương tâm lý là gì?

Gần đây, mạng xã hội lan tràn nhiều trường hợp trẻ vị thành niên tự tử. Các trường hợp này thường để lại thư tuyệt mệnh cho thấy sự tổn thương nghiêm trọng về mặt tâm lý của các em. Vậy tổn thương tâm lý là gì?

Theo trang Helpguide.org, tổn thương tâm lý là một sự chấn thương về tâm trí và tình cảm. Điều này bắt nguồn từ những sự kiện căng thẳng bất thường làm mất đi cảm giác an toàn của bệnh nhân. Nó khiến cho bệnh nhân cảm thấy bất lực trong một thế giới đầy nguy hiểm. Từ đó, bệnh nhân sẽ mất kết nối và không thể tin tưởng vào người khác.

>> Ba mẹ có thể xem thêm: 10 quyển sách tâm lý trẻ tuổi dậy thì hữu ích giúp con vượt tuổi ‘ẩm ương’

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết trẻ bị tổn thương tâm lý

1. Nguyên nhân trẻ bị tổn thương tâm lý

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sang chấn tâm lý ở trẻ tuổi dậy thì. Điều này có thể xuất phát từ gia đình hoặc xã hội. Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến sang chấn tâm lý theo Kidshealth.org.

sang chấn tâm lý

  • Trẻ từng trải qua các cuộc tấn công bạo lực như bị hành hung; đánh đập; ngược đãi; hãm hiếp; tra tấn…
  • Trẻ từng hoặc đang bị lạm dụng tình dục hoặc thể chất.
  • Trẻ từng bị tai nạn.
  • Trẻ từng đối diện với thiên tai như lũ lụt; sạt lở; động đất; sóng thần, núi lửa,…
  • Từng chứng kiến hay bị hỏa hoạn hoặc gặp phải tai nạn liên quan đến lửa.
  • Là nạn nhân của các hành vi bạo hành như bạo lực học đường, bị bắt cóc, bạo hành gia đình…
  • Chứng kiến những người xung quanh trải qua các sự như giết người, tai nạn xe,…
  • Trẻ được chẩn đoán mắc phải một chứng bệnh hiểm nghèo nào đó.
  • Hoặc trẻ phải đối diện với các áp lực của cuộc sống như học tập, gia cảnh không bằng các bạn bè…

[inline_article id=227105]

2. Dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý

Ba mẹ nên cảnh giác khi nhận biết các dấu hiệu tổn thương tâm lý ở trẻ. Dưới đây là các dấu hiệu theo Helpguide.org cảnh báo.

  • Bị sốc, luôn phủ nhận hoặc hoài nghi điều gì đó.
  • Né tránh cảm xúc.
  • Thích ở một mình.
  • Khó tập trung.
  • Thường giận dữ, cáu kỉnh, thay đổi tâm trạng hay dễ bị kích động.
  • Luôn cảm thấy lo lắngsợ hãi, mất cảm giác an toàn.
  • Luôn có cảm giác tội lỗi, xấu hổ, tự trách bản thân.
  • Cảm thấy buồn hoặc tuyệt vọng.
  • Cảm thấy mất kết nối với mọi người xung quanh.
  • Mất ngủ hoặc hay gặp ác mộng.
  • Mệt mỏi.
  • Dễ bị giật mình…

Hậu quả khi trẻ bị tổn thương tâm lý

tổn thương

Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ (NBCI) cho biết; hậu quả khi trẻ bị tổn thương tâm lý ban đầu có thể bị mất hy vọng vào cuộc sống. Nếu các tổn thương kéo dài, trẻ sẽ phải đối mặt với mệt mỏi dai dẳng; rối loạn giấc ngủ; ác mộng; sợ hãi tái phát; lo lắng tập trung vào hồi tưởng; trầm cảm; và né tránh cảm xúc, cảm giác hoặc các hoạt động liên quan đến chấn thương.

Khi các hệ quả của sự bị tổn thương tâm lý kéo dài, sự trầm cảm và đau buồn có thể dẫn đến suy nghĩ tiêu cực; thậm chí là tự sát. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thống kê, mỗi năm có hơn 700 ngàn người tự tử; tương ứng khoảng 40 giây sẽ có một người tự kết thúc cuộc đời mình. Và đây cũng là nguyên nhân thứ tư gây tử vong ở trẻ từ 15-29 tuổi trên toàn cầu.

[inline_article id=268274]

Biện pháp giúp trẻ vượt qua sang chấn tâm lý

Khi ba mẹ nhận biết các dấu hiệu bị tổn thương tâm lý của trẻ, hãy giúp trẻ thoát ra khỏi cảm xúc tiêu cực. Dưới đây là những cách giúp trẻ vượt qua sang chấn tâm lý ba mẹ nên biết.

  • Tham gia vào các môn thể thao và hoạt động thể chất.
  • Mỗi ngày tập thể dục khoảng 30 phút.
  • Tránh những điều khiến trẻ liên tưởng hoặc nhớ đến các tổn thương.
  • Thường xuyên tâm sự với trẻ hoặc giúp trẻ tìm đến một người đủ tin tưởng để tâm sự.
  • Cho trẻ tham gia vào các hoạt động xã hội.

Nếu con trẻ đang phải đối diện với các tổn thương tâm lý. Ba mẹ hãy tìm các giúp trẻ vượt qua điều đó bằng cách xác nhận nguyên nhân dẫn đến vấn đề. Khi đã thấy nguyên nhân khiến trẻ bị tổn thương, ba mẹ hãy tìm cách giúp trẻ vượt qua. Quan trọng, ba mẹ hãy luôn tạo cho con cảm giác an toàn và được yêu thương từ gia đình. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển tốt và trở thành một người có ích xã hội.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Trẻ 3 tuổi cần bổ sung vitamin gì và như thế nào cho hợp lý?

Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin cho bé cũng phải tùy thuộc vào từng độ tuổi khác nhau. Đối với trẻ 3 tuổi cần bổ sung vitamin gì với liều lượng ra sao? Bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ cho các mẹ về các loại vitamin cần bổ sung cho bé 3 tuổi và cách bổ sung hợp lý giúp trẻ lớn “nhanh như thổi”.

Vì sao cần phải bổ sung vitamin cho bé?

Vitamin là một trong những yếu tố cần thiết cho sự phát triển cơ thể trẻ em. Các loại vitamin tham gia vào nhiều hoạt động trong cơ thể như cấu tạo nên tế bào; chuyển hóa cung cấp năng lượng; tăng miễn dịch giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Trẻ 3 tuổi cần bổ sung vitamin gì và nếu thiếu vitamin sẽ ra sao? Trẻ nhỏ thiếu vitamin sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng; chậm phát triển; suy giảm miễn dịch; tăng nguy cơ gây thấp còi và hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn, theo Viện dinh dưỡng Quốc Gia tại Hà Nội. Trẻ 3 tuổi thiếu vitamin sẽ có nguy cơ đối diện với các bệnh lý như:

  • Thiếu vitamin A có thể gây bệnh ở mắt như thường gặp là bệnh “quáng gà”; nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa.
  • Thiếu vitamin B1 dễ bị phù; viêm các dây thần kinh; suy tim.
  • Thiếu vitamin C dễ gây chảy máu dưới da và niêm mạc; làm giảm sức đề và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
  • Thiếu vitamin K dễ bị xuất huyết, đặc biệt xuất huyết não, màng não.
  • Thiếu vitamin D sẽ bị còi xương.

>> Mẹ có thể tham khảo: Bé 2-3 tuổi mắt bị đổ ghèn vàng và nhiều phải làm sao?

Trẻ 3 tuổi cần bổ sung vitamin gì?

Trẻ 3 tuổi cần bổ sung vitamin gì là điều nhiều bà mẹ quan tâm. Theo Nemours KidsHealth, vitamin có nhiều trong thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Hầu hết, trẻ 3 tuổi và trẻ em không cần uống bổ sung thêm vitamin nếu chế độ ăn uống cân bằng đủ các chất dinh dưỡng. Vậy trẻ 3 tuổi cần bổ sung vitamin gì? Gồm những loại vitamin sau đây:

1. Vitamin A

Trẻ 3 tuổi cần bổ sung vitamin gì? Đầu tiên là vitamin A. Đây là thành phần thiết yếu để phát triển thị lực. Ngoài ra, chất này còn giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng bằng cách tăng cường hệ miễn dịch.

Vitamin A cũng cần thiết để bảo vệ sự toàn vẹn của giác mạc và các tổ chức biểu mô dưới da; khí quản, các tuyến nước bọt; ruột non, tinh hoàn.. Khi thiếu vitamin A, sản xuất các niêm mạc giảm, da bị khô và xuất hiện sừng hóa, biểu hiện này thường thấy ở mắt, lúc đầu là khô kết mạc rồi tổn thương đến giác mạc.

Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI), mỗi ngày trẻ 3 tuổi chỉ cần bổ sung 300 microgam/ngày. Mẹ có thể bổ sung vitamin A cho trẻ qua các thực phẩm như gan; trái cây và rau màu cam (như dưa đỏ, cà rốt, khoai lang); rau lá xanh đậm (như cải xoăn, cải thìa, rau bina); lòng đỏ trứng, bơ, sữa.

>>Mẹ có thể tham khảo: 30 thực phẩm giàu vitamin A, cần thiết cho thị lực của mẹ và bé khỏe mạnh

vitamin cho bé
Trẻ 3 tuổi cần bổ sung vitamin gì? Đó là Vitamin A.

2. Trẻ 3 tuổi cần bổ sung vitamin gì? Vitamin nhóm B

Vitamin nhóm B cũng đóng vai trò trong việc trao đổi chất của cơ thể; giúp cho cơ thể hấp thụ và tạo ra năng lượng. Nhóm vitamin B gồm B1, B2, B6, B9, B12. Mỗi loại có những chức năng khác nhau trong việc chuyển hóa và trao đổi chất trong cơ thể.

Nhóm vitamin B cũng giúp tạo ra các tế bào hồng cầu; mang oxy đi khắp cơ thể. Mọi bộ phận trong cơ thể đều cần oxy để hoạt động tốt, vì vậy nhóm vitamin B rất quan trọng.

Ngoài ra, nhóm vitamin B còn thúc đẩy sự phát triển các dây thần kinh và cơ bắp của trẻ, tham gia điều hòa quá trình dẫn truyền các xung thần kinh, tăng kích thích hoạt động trí óc và trí nhớ.

Theo NCBI, cần bổ sung nhóm vitamin B như sau:

  • Vitamin B1 (Thiamin): Trẻ 3 tuổi cần bổ sung 0,5mg/ngày. Mẹ có thể bổ sung vitamin cho bé qua bột mì; bánh mì; ngũ cốc; thịt nạc…
  • Vitamin B2 (Riboflavin): Mẹ chỉ cần bổ sung 0,5mg/ngày cho trẻ qua các thực phẩm như thịt; trứng; phô mai; rau có màu xanh; các loại ngũ cốc nguyên hạt…
  • Vitamin B3 (Niacin): Trẻ cần khoảng 6mg/ngày. Các thực phẩm như trái bơ; ngũ cốc; cá ngừ; trứng; thịt gia cầm; cây họ đậu; khoai tây,… rất giàu vitamin B3.
  • Vitamin B6 (Pyridoxine): Mẹ chỉ cần bổ sung 0,5mg/ngày cho trẻ; gồm các thực phẩm quả bơ, chuối, đậu, thịt gia cầm, ngũ cốc nguyên hạt…
  • Vitamin B9 (Acid folic): Nhu cầu cho trẻ là 160mcg/ngày. B9 rất giàu trong các thực phẩm như măng tây; bông cải xanh; củ cải; các loại đậu; các loại ngũ cốc; rau có màu đậm…
  • Vitamin B12 (Cyanocobalamin): Trẻ cần 0,9 mcg/ngày. Mẹ nên bổ sung vitamin cho trẻ qua thịt; trứng; sữa; sữa đậu nành; các loại thịt gia cầm; động vật có vỏ…

>> Mẹ có thể tham khảo: Vitamin 3B cho trẻ em: Cách sử dụng thế nào cho hiệu quả và an toàn?

[inline_article id=176686]

3. Trẻ 3 tuổi cần vitamin gì bổ sung? Vitamin C

Trẻ 3 tuổi cần bổ sung vitamin gì? Đó chính là vitamin C. Vitamin này rất quan trọng giữ gìn sức khỏe của nướu răng; xương và mạch máu. Ngoài ra, vitamin C còn giúp cơ thể mau lành vết thương nếu chẳng may gặp tai nạn; và hấp thụ sắt từ thức ăn giúp ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt ở trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó, vitamin C cũng có thể giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống chọi với các bệnh tật. Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI) cho biết, trẻ cần bổ sung vitamin C khoảng 15mg/ngày. Mẹ có thể bổ sung qua các thực phẩm như trái cây họ cam quýt; dưa lưới; dâu tây; cà chua; bông cải xanh; bắp cải; trái kiwi; ớt chuông…

4. Trẻ 3 tuổi cần bổ sung vitamin gì? Vitamin D

Đây là loại vitamin cần thiết để xương và răng luôn chắc khỏe. Vitamin D còn giúp cơ thể hấp thụ canxi cần thiết được tạo ra trong da khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời; hoặc khi ăn các thực phẩm hàng ngày.

Mẹ có thể bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như sữa; cá; lòng đỏ trứng; gan; ngũ cốc dinh dưỡng. Mẹ có thể bổ sung vitamin D khoảng 15 microgram/ngày cho bé, cũng theo NCBI cho hay.

>> Mẹ có thể tham khảo: Nên bổ sung vitamin D cho trẻ đến khi nào là đủ?

vitamin cho trẻ
Trẻ 3 tuổi cần bổ sung vitamin gì? Vitamin D

5. Cần bổ sung vitamin gì cho trẻ 3 tuổi? Vitamin E

Trẻ 3 tuổi cần bổ sung vitamin gì? Vitamin E là thành phần chuyển hóa trong các tế bào, ngăn ngừa oxy hóa. Bên cạnh đó, E còn giúp hạn chế nguy cơ xơ vữa mạch; chống lão hóa; tăng miễn dịch…

Các thực phẩm giàu vitamin E gồm ngũ cốc nguyên hạt; lúa mì; yến mạch; mầm lúa mì; lá rau xanh; dầu thực vật như hướng dương, cải dầu và ô liu; lòng đỏ trứng; các loại hạt… Mỗi ngày bé chỉ cần bổ sung 6mg vitamin E là được nhé.

6. Vitamin gì trẻ 3 tuổi cần bổ sung? Vitamin K

Đây là thành phần tham gia vào quá trình chuyển hoá chất cho xương; hình thành máu đông; ngăn ngừa nguy cơ xuất huyết. Mỗi ngày mẹ có thể bổ sung vitamin K cho bé khoảng 30 microgram với các thực phẩm như lá rau xanh; các sản phẩm từ sữa; bông cải xanh; dầu đậu nành; hạt cải và dầu ô liu.

Tóm lại, trẻ 3 tuổi cần bổ sung đầy đủ các vi chất cần thiết như: vitamin A, B, C, D, E, K, Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng,… để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

>> Mẹ có thể tham khảo: Vì sao cần tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh giúp con khỏe mạnh?

[inline_article id=188409]

Mẹ cần lưu ý gì khi bổ sung vitamin cho bé 3 tuổi?

Bên cạnh việc trẻ 3 tuổi cần bổ sung vitamin gì, mẹ cũng cần lưu ý khi bổ sung các chất này cho trẻ. Dưới đây là các lưu ý:

  • Vitamin đa số đều có trong các loại rau củ quả và thực phẩm sử dụng hàng ngày. Vì vậy, mẹ nên cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau củ và thường xuyên tắm nắng để tăng cường hoạt động của vitamin D.
  • Mẹ hãy nhớ, bổ sung vitamin cho bé thông qua ăn uống là tốt nhất. Tuy nhiên có một vài trẻ biếng ăn, mẹ cần chia nhỏ bữa ăn để bổ sung vitamin cho trẻ.
  • Ngoài ra, mẹ cũng nên nhắc trẻ uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nữa nhé.

>> Mẹ có thể tham khảo: Bé 3 tuổi: Hiểu tâm lý và sự phát triển để dạy con nhàn tênh

Như vậy, mẹ đã biết trẻ 3 tuổi cần bổ sung vitamin gì rồi phải không ạ? Việc bổ sung vitamin cho trẻ cũng cần đúng liều lượng. Nếu thiếu hoặc thừa vitamin đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Hy vọng những thông tin về trẻ 3 tuổi cần bổ sung gì của MarryBaby sẽ giúp ích cho các mẹ. Chúc các bé mau ăn chóng lớn nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu với hướng dẫn chi tiết và cụ thể

Nếu thiếu sắt, cơ thể có thể tạo ra ít hồng cầu hơn, khiến các mô và cơ thể không nhận được lượng oxy cần thiết. Trẻ nhỏ nếu thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển và sinh hoạt hàng ngày. MarryBaby sẽ hướng dẫn các mẹ chi tiết cách bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu trong bài viết dưới đây. Hãy cùng tham khảo nhé!

Nguyên nhân trẻ em thiếu sắt

Trước khi biết về cách bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu, chúng ta cần tìm hiểu về nguyên nhân gây ra vấn đề này. Từ đó, các mẹ sẽ có tìm được cách bổ sung sắt cho trẻ hợp lý nhất. Dưới đây là nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ nhỏ theo lưu ý của Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ (NIH).

  • Chế độ ăn uống không có đủ chất sắt là nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu máu ở trẻ em.
  • Trẻ mới biết đi uống quá nhiều sữa bò cũng có thể bị thiếu máu nếu không được bổ sung các thực phẩm giàu sắt khác.
  • Cơ thể trẻ không có khả năng hấp thụ sắt tốt mặc dù đã ăn uống đủ chất sắt.
  • Mất máu do chu kỳ kinh nguyệt hoặc chảy máu trong đường tiêu hóa.
  • Thiếu sắt ở trẻ em cũng có thể liên quan đến ngộ độc chì.

Dấu hiệu nhận biết trẻ em thiếu máu

Cũng theo NIH, dấu hiệu nhận biết trẻ em thiếu máu như sau:

  • Cáu gắt
  • Khó thở
  • Biếng ăn
  • Mệt mỏi
  • Bị đau lưỡi
  • Đau đầu hoặc chóng mặt
  • Lòng trắng của mắt nhuốm màu xanh lam hoặc rất nhạt
  • Móng tay dễ gãy
  • Da nhợt nhạt

Cách bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu

1. Liều lượng bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu theo lứa tuổi

thực phẩm bổ máu cho trẻ em
Trẻ thiếu sắt nên ăn gì và bổ sung như thế nào?

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), với bé dưới 3 tháng thường không cần bổ sung sắt vì trẻ khi mới sinh đã có sẵn chất sắt dự trữ trong cơ thể. Nhưng theo thời gian, trẻ cần được bổ sung thêm chất sắt để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển toàn diện. Việc bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu và trẻ em khác ở mỗi lứa tuổi khác nhau như sau:

  • Trẻ 9 tháng khoảng 11 mg/ngày
  • Trẻ 1-3 tuổi cần bổ sung khoảng 7 mg/ngày
  • Trẻ 5 tuổi dưới 10 mg/ngày
  • Trẻ từ 9-13 tuổi cần bổ sung sắt khoảng 8 mg/ngày
  • Trẻ từ 14-18 tuổi khoảng 15 mg/ngày (nữ); hoặc 11 mg/ngày (nam)

2. Bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu trong bao lâu?

Cũng theo WHO, phụ huynh nên bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu liên tục trong 3 tháng và sau đó nghỉ 3 tháng; rồi tiếp tục bổ sung theo liệu trình này trong cả năm. Với trẻ từ 2 – 5 tuổi nên bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu theo dạng thuốc nhỏ giọt hoặc siro; còn trẻ từ 5 tuổi trở lên thì uống viên nén.

Chúng ta nên bắt đầu bổ sung sắt cho trẻ sớm để tránh thiếu máu. Cụ thể là:

  • Trẻ sinh đủ tháng: Bắt đầu bổ sung sắt khi trẻ được 4 tháng tuổi. Nếu mẹ cho con bú và bé cũng uống thêm sữa tăng cường chất sắt thì không cần dùng thực phẩm bổ sung.
  • Trẻ sinh non: Bắt đầu bổ sung sắt khi trẻ được 2 tuần tuổi cho đến giai đoạn ăn dặm lúc 1 tuổi. Nếu bé được bú sữa mẹ và uống thêm sữa tăng cường chất sắt thì không cần dùng thêm thực phẩm bổ sung.

Trẻ thiếu sắt nên ăn gì?

thực phẩm bổ máu cho trẻ em
Mẹ nên bổ sung thực phẩm bổ máu cho trẻ em để tránh thiếu máu.

Nemours Kidshealth cho biết, sắt là một chất quan trọng trong chế độ ăn uống. Chúng ta có thể bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu và các trẻ khác qua thực phẩm. Mẹ nên ưu tiên lựa chọn thực phẩm bổ máu cho trẻ em như ngũ cốc; thịt đỏ, thịt gà, cá, đậu; bánh mì và rau màu xanh đậm.

Ba mẹ nên lưu ý, lượng sắt từ động vật được cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn sắt từ nguồn thực vật. Tuy nhiên, chúng ta nên cân bằng giữa hai loại thực phẩm này. Bên cạnh đó, phụ huynh không nên lạm dụng cho trẻ từ 1-5 tuổi uống quá 710ml sữa mỗi ngày để tránh nguy cơ thiếu sắt. Và ba mẹ cũng nên cho trẻ ăn ngũ cốc tăng cường chất sắt cho đến khi được 18–24 tháng tuổi.

Ngoài ra, vitamin C cũng là chất giúp hỗ trợ cơ thể hấp thụ sắt qua đường ăn uống. Vì thế, ba mẹ bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C để cải thiện khả năng hấp thụ sắt của trẻ. Những thực phẩm giàu C như trái cây họ cam quýt, dưa đỏ, dâu tây, ớt chuông, cà chua và rau xanh đậm.

Những lưu ý khi bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu

Viện dinh dưỡng Quốc gia Hà Nội đưa ra một số lưu ý cho phụ huynh khi bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu như sau:

  • Các mẹ phải có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất từ khi có thai và cho con bú.
  • Mẹ nên uống bổ sung viên sắt khi biết mình có thai cho đến 1 tháng sau sinh.
  • Các mẹ bỉm nên nuôi con bằng sữa mẹ; cho ăn bổ sung theo đúng tháng tuổi; và chọn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nhất là thực phẩm giàu sắt.
  • Vệ sinh ăn uống để tránh các bệnh giun sán và tiêu chảy.
  • Đừng quên cho trẻ tẩy giun theo định kỳ 6 tháng/lần khi trẻ được 2 tuổi trở lên theo chỉ định của bác sĩ.

>> Mẹ có thể xem thêm dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em – Tuyệt đối không được bỏ qua!

Thiếu sắt là nguyên nhân gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm cho trẻ em; nhất là các bệnh về tim mạch và hô hấp. Vì thế, ba mẹ nên theo dõi và bổ sung sắt cho trẻ để không ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Hy vọng thông tin bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu sẽ giúp ích cho các phụ huynh. Chúc các bé luôn khỏe mạnh nhé.