Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

5 ứng dụng điện thoại hữu ích về mang thai và sinh con

Tất cả các ứng dụng hữu ích này đều có phiên bản miễn phí trên iTunes mẹ nhé.

Fertility Friend Mobile

Ứng dụng này được phát triển đặc biệt cho những chị em đang muốn có con vì nó giúp bạn ghi chú và theo dõi những thời điểm quan trọng của cơ thể như chu kỳ nguyệt san, thời gian rụng trứng với các màu sắc đặc trưng. Ngoài ra, Fertility Friend Mobile còn cung cấp biểu đồ theo dõi ngày trứng rụng.

BabyBump

BabyBump có thể nói là một ứng dụng toàn diện cho phụ nữ mang thai và cả cho các ông bố trẻ. Ứng dụng này cung cấp rất nhiều thông tin bổ ích, cần thiết và thú vị. Với Babybump bạn có thể:

  • Gặp gỡ và trò chuyện, chia sẻ kinh nghiệm về việc mang thai với các ông bố bà mẹ khác.
  • Tính toán chu kỳ nguyệt san
  • Tìm kiếm thông tin và những lời khuyên trong quá trình mang thai.
  • Theo dõi trọng lượng cơ thể của mẹ khi mang thai
  • Đếm ngược đến ngày sinh em bé

Ngoài ra với phiên bản Pro (có tính phí), ứng dụng này còn giúp bạn ghi lại những thời điểm em bé đạp trong bụng mẹ hay thời điểm co thắt của cổ tử cung. Hoặc bạn cũng có thể lập một kế hoạch chăm sóc em bé ngay trên ứng dụng này sau khi khai báo một vài thông tin đơn giản.

Và thêm một điểm cộng cho BabyBump là bạn có thể dễ dàng liên kết với Facebook và Twitter. Ứng dụng này cũng có thể chạy được trên điện thoại Android nữa đấy nhé.

ứng dụng
Với các ứng dụng điện thoại, thời gian mang thai của mẹ sẽ trở nên thú vị hơn nhiều

Contraction Timer

Contraction Timer là một ứng dụng miễn phí, giúp các chị em theo dõi thời gian và chu kỳ co thắt của tử cung. Ứng dụng này còn cho phép biểu diễn các thay đổi trên theo dạng biểu đồ. Không những thế, Contraction Timer còn giúp chị em phân biệt và nhận ra những dấu hiệu thực sự cho quá trình chuyển dạ để có thể giữ bình tĩnh qua cơn co thắt thông thường trước khi sinh.

Sprout

Sprout cũng là một trong những ứng dụng khá thú vị. Với Sprout các mẹ sẽ theo dõi được quá trình phát triển của thai nhi hàng tuần. Ứng dụng sử dụng mô hình 3D trong việc phát họa tiến trình phát triển của thai nhi bên cạnh các công cụ khác như theo dõi trọng lượng cơ thể, theo dõi số lần em bé đạp trong bụng mẹ, theo dõi số lần co thắt của cổ tử cung.

Điểm đáng tin cậy của Sprout là được xây dựng bởi các nghiên cứu từ Hoàng gia Úc và Trường Cao đẳng Sản phụ khoa New Zealand.

Children’s Panadol

Ứng dụng thông minh này có ba chức năng đơn giản nhưng hiệu quả:

  • Theo dõi quá trình cho con bú
  • Theo dõi thời lượng bé ngậm núm vú giả
  • Theo dõi liều lượng cho bé uống thuốc

Ứng dụng này giúp các bà mẹ bận rộn theo dõi thời gian và số lần cho bé bú chỉ bằng một cái lướt chạm tay trên màn hình, nhất là vào thời điểm sáng sờm. Hỗ trợ ghi nhớ ngày tháng, giờ giấc cho bé bú, thậm chí lưu lại việc mẹ đã cho bé bú bên phải hay bên trái – điều mà không phải ai cũng chú ý. Chức năng theo dõi thời lượng ngậm núm vú giả giúp mẹ và bé tận hưởng âm nhạc cổ điển trong khi chức năng theo dõi liều lượng giúp mẹ tính toán chính xác liều lượng thuốc theo độ tuổi và cân nặng của bé trong trường hợp bé bị sốt, ho,….

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

5 cách trẻ sơ sinh thể hiện “Con yêu mẹ”

Mỉm cười
Có bà mẹ nào không “nghiêng ngả” vì nụ cười của con yêu cơ chứ? Sau những ngày tháng mang nặng đẻ đau, được thấy con cười dường như là niềm hạnh phúc tuyệt vời nhất phải không các mẹ?

Một khi các bé cảm nhận được mối dây liên kết tình cảm giữa hai mẹ con và vô thức hiểu rằng mẹ là “bà tiên” luôn đáp ứng mọi nhu cầu của bé, cho bé bú khi đói, vệ sinh cho bé khi tã ướt…, bé sẽ thích thú được nhìn vào mắt bạn và cười thật tươi. Đó là cách mà bé muốn nói rằng mẹ là người quan trọng nhất và bé thương mẹ nhất trên đời này.

Hay đòi hỏi
Khoảng từ tháng thứ ba trở đi, khi đã quen dần với thế giới bên ngoài bụng mẹ, bé con sẽ bắt đầu biết “yêu sách” nhiều hơn. Bé rất tinh ranh và hiểu rằng mẹ sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của bé, thế là bé khóc um lên cho tới khi nào được chiều lòng thì thôi. Mặc dù bé chưa biết cách diễn đạt ý mình nhưng bé hiểu rõ mình muốn gì và sẽ khiến mẹ thực hiện nó cho bé bằng cách này hay cách khác.

Đây là cách mà bé thể hiện rằng mình hoàn toàn tin tưởng, ngưỡng mộ và yêu quý mẹ vì bé sẽ chỉ đòi hỏi từ người mà bé cảm thấy thoải mái khi ở bên mà thôi.

tre so sinh 3
Trẻ sơ sinh có những cách rất riêng để thể hiện tình cảm của mình

Đôi khi nổi giận
Mẹ có bao giờ nghe bà hoặc cô giúp việc than phiền rằng khi không có mẹ ở bên, bé rất ngoan, còn khi mẹ về nhà, bé thường quấy khóc và nhõng nhẽo không?

Điều này nghe có vẻ khó hiểu nhưng thật ra bé mè nheo và quấy khóc với mẹ cũng là một cách để thể hiện rằng bé yêu mẹ. Bé tin tưởng mẹ nhất và bé cũng biết rằng mẹ yêu bé nhất trên đời nên bé mới thoải mái thể hiện bản tính trẻ con của mình ra với mẹ đấy.

Bập bẹ
Nhóc tì nhà bạn có hay bập bẹ và thì thầm không? Bé có thích thú với chuyện xen vào những cuộc nói chuyện của người lớn bằng những tiếng ô a ngô nghê của mình hay không? Bé đang muốn dùng những tiếng bập bẹ của mình để nói rằng: “Mẹ ơi, nhìn con nè” và nếu bạn phản ứng lại, bé sẽ tiếp tục bập bẹ không ngừng đấy.

Cách bé tương tác với mẹ bằng ngôn ngữ non nớt của mình cho thấy bé yêu quý mẹ và bé thấy an toàn khi ở bên mẹ. Do đó, bé hoàn toàn thoải mái học hỏi những điều mới, chẳng hạn như bắt chước những gì mẹ nói mặc dù ngôn ngữ của bé vẫn còn rất “khó hiểu” phải không nào?

Hôn và cắn
Bạn có chú ý thấy là các bé rất thích được tiếp xúc với người lớn mà đặc biệt là bố mẹ? Đó có thể là một cái thơm nhẹ lên má nhưng cũng có thể là một cái cắn sẽ để lại dấu răng và nước dãi trên người bạn. Đây quả là một cách thức thể hiện tình cảm độc đáo mà chắc chỉ có ở trẻ sơ sinh.

Còn bé con nhà bạn thì sao? Bé có biểu hiện nào trong các hành động thể hiện tình thương mến thương với mẹ kể trên không? Chia sẻ cho các mẹ khác cùng biết nhé.

MarryBaby

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Làm thế nào khuyến khích bé chơi một mình?

Bắt đầu bằng việc hướng dẫn cho bé
Một trong những lý do khiến bé bối rối khi phải chơi một mình đó là bé thấy lạ lẫm và không biết phải làm gì với mấy món đồ chơi. Do đó, bố mẹ cần chỉ cho bé làm thế nào để mặc quần áo cho búp bê hoặc điều khiển xe hơi mô hình. Một khi bé đã chơi thạo, bạn chỉ cần lặng lẽ lùi ra sau và để bé chơi một mình. Lưu ý là bạn nên “biến mất” từ từ cho bé quen chứ đừng làm đột ngột nhé.

Không để con một mình
Con nít vẫn là con nít, ngay cả khi bé ngồi chơi một mình và có vẻ như không chú ý gì tới xung quanh nhưng thật ra bé chỉ thấy an tâm và thoải mái khi có người thân ở gần bé. Do đó, đừng bao giờ nghĩ rằng muốn khuyến khích bé chơi một mình là phải tách biệt bé hoàn toàn với mọi người, đặc biệt là mẹ của bé.

Nếu mẹ muốn làm gì đó như xếp quần áo hoặc đọc báo, nên cố gắng ở trong phạm vi mà bé vẫn có thể nhìn thấy mẹ. Đồng thời cho bé một vài món đồ chơi để khiến bé bận rộn và không quấy mẹ. Với các bé tuổi mầm non, hai mẹ con có thể cùng ngồi trên ghế và chia sẻ sở thích đọc sách của mình, bé đọc truyện thiếu nhi trong khi mẹ đọc tạp chí. Đó cũng là mẹ đang luyện cho bé chơi một mình đấy.

choi mot minh 2
Khuyến khích bé chơi một mình cũng là cách dạy bé tự lập

Một món đồ chơi tại một thời điểm
Với các bé tầm 1 tuổi rưỡi đến 2 tuổi, việc có quá nhiều món đồ chơi xung quanh sẽ khiến bé bị choáng ngợp và rất dễ mất hứng. Khả năng tập trung của các bé còn kém nên bé dễ có xu hướng bỏ dở trò chơi này để nhảy sang một trò chơi khác. Do đó, bố mẹ chỉ nên bày ra một hoặc hai trò mỗi lần bé chơi, như vậy sẽ khuyến khích con tìm hiểu và chơi thuần thục mỗi trò chơi một trước khi chuyển sang trò mới.

Nếu thấy con có vẻ chán trò đang chơi, bố mẹ có thể động viên bé bằng những câu như: “Chà, nhìn mấy khối gỗ này xem, con sắp xếp được ngôi nhà rồi đó.”

Một điều nữa cần lưu ý là trò chơi sẽ chỉ hấp dẫn với bé nếu nó phù hợp với độ tuổi và tầm phát triển của con. Ngay cả chúng ta cũng dễ chán nếu chơi những trò quá dễ chẳng phải sao?

Cuối cùng, bố mẹ cần biết là khoảng thời gian mà một đứa trẻ có thể chơi một mình sẽ tùy thuộc vào tích cách của từng bé. Bên cạnh đó, khi bé đói, bé mệt hoặc đang bệnh, bé cũng sẽ không thích chơi một mình cho dù bạn đưa cho bé món đồ chơi mà bé yêu thích nhất.

Hãy kiên nhẫn và dành mỗi ngày một ít thời gian để tập cho bé chơi một mình từ khi còn nhỏ, điều này sẽ sớm trở thành thói quen của bé và để bé chơi một mình cũng là một phần của việc dạy bé tự lập đấy nhé.

MarryBaby

Categories
Sau khi sinh Vóc dáng

Bài tập sàn khung chậu giúp mẹ nhanh hồi phục sau sinh

Tìm hiểu về khung sàn chậu

Sàn chậu gồm có nhiều lớp cơ và dây chằng giăng từ đốt xương cùng ở lưng tới xương mu ở phía trước giống như chiếc võng, giúp giữ bàng quang, tử cung và trực tràng ống hậu môn đúng vị trí. Ống dẫn nước tiểu, âm đạo và ruột kết cũng được luồn qua các cơ sàn chậu này.

Một khung cơ sàn chậu khỏe mạnh sẽ giúp bạn luôn chủ động việc tiểu tiện và đại tiện, tránh chứng “són tiểu” sau sinh, đồng thời hỗ trợ kích thích ham muốn trong khi quan hệ tình dục. Tập luyện cho khu vực này săn chắc có tác dụng giúp phục hồi sức nâng đỡ cơ thể và cải thiện đời sống tình dục sau sinh nữa đấy nhé.

Sau quá trình sinh nở, các cơ sàn chậu bị suy yếu đáng kể và bạn có thể mắc chứng són tiểu hoặc giảm khoái cảm khi quan hệ tình dục. Cơ sàn chậu của bạn chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều trong các trường hợp sau: sinh con thứ (con rạ), trọng lượng em bé khi sinh hơn 3.7 kg, chu vi vòng tròn đầu bé hơn 35 cm hoặc bạn sinh khó phải dùng kẹp forcep và thủ thuật rạch âm hộ.

Bài tập sàn chậu sau sinh giúp mẹ lấy lại sự tự tin trong "chuyện ấy"

Vùng cơ sàn chậu bị suy yếu khiến nhiều phụ nữ sau sinh hay bị són tiểu khi nâng vật nặng, gập người, hắt hơi, ho hoặc cười lớn. 20% phụ nữ cảm thấy mình bị són tiểu sau khi sinh được vài tuần, tình trạng này hoàn toàn có thể khắc phục, tuy nhiên nếu bạn lơ là thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống về sau.

Khoảng 6 tuần sau sinh, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ xem khi nào thì có thể bắt đầu luyện tập hồi phục cơ sàn chậu, cần áp dụng chế độ và những bài tập nào, hoặc phải can thiệp chữa trị đặc biệt hay không… Rất có thể bạn đang nghĩ rằng vậy thì những phụ nữ sinh mổ sẽ không cần tập khung xương chậu? Điều này là hoàn toàn sai nhé vì tuy không trải qua quá trình rặn sinh kéo dài như khi sinh bằng ngả âm đạo nhưng chị em sinh mổ cũng đã “mang nặng” em bé hơn 9 tháng khiến khung chậu yếu đi, do đó, cũng như mọi phụ nữ khác đều rất cần luyện tập để có một khung cơ sàn chậu khoẻ mạnh.

Việc luyện tập co thắt cơ sàn chậu được thực hiện giống như khi bạn đang nín tiểu, rồi sau đó thả lỏng ra. Điều quan trọng là bạn phải xác định đúng nhóm cơ cần co thắt, hãy đưa 2 ngón tay vào âm đạo, nếu cảm thấy các cơ âm đạo co thắt lại và di chuyển lên xuống nghĩa là bạn đang thực hiện đúng. Trước khi tập, bạn nhớ đi tiểu; khi tập phải thả lỏng hơi thở, cơ bụng, cơ mông và và đùi đấy nhé.

Các bài tập bao gồm co thắt cơ sàn chậu nhanh và chậm. Đối với co thắt nhanh, bạn co thắt các cơ sàn khung chậu như khi nín tiểu, đếm từ 1 đến 10. Tiếp theo thả lỏng các cơ này hoàn toàn, đếm từ 1 đến 10. Lặp lại 10 lần như vậy.

Đối với co thắt nhanh, bạn thực hiện co thắt cơ sàn chậu rồi thả lỏng thật nhanh sau đó, lặp lại động tác 10 lần. Mỗi ngày bạn luyện tập co thắt cơ sàn chậu nhanh và chậm như vậy 4 lần sẽ sớm cảm thấy hiệu quả của bài tập sau vài tháng.

Dưới đây là những bài tập sàn chậu sau sinh theo tuần mà Marry Baby gợi ý đến bạn. Về cách thực hiện, ở mỗi tuần tiếp theo bạn vẫn có thể lặp lại các bài tập ở những tuần trước đó. Song song với việc luyện tập, bạn nên dành khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày để đi bộ đồng thời tăng dần cường độ lên mỗi tuần.

Mách mẹ một số bài tập sàn chậu sau sinh phù hợp với thể trạng

Nếu có thể, hãy thử đi bộ sau khi hoàn thành các bài tập luyện dưới đây để xem liệu vùng cơ sàn chậu của bạn có cảm thấy khá hơn hay không.

Tuần 1: Bài tập Kegel

kegel bài tập sàn chậu sau sinh

Bài tập sàn chậu sau sinh này được cho là giúp tầng sinh môn của mẹ sau sinh mau chóng phục hồi, đồng thời kiểm soát hoạt động của bàng quang và cải thiện chức năng sàn chậu. Điểm thú vị là nó có thể thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi.

Để thực hiện đúng, điều quan trọng bạn cần phải xác định đúng vị trí của cơ sàn chậu. Cách dễ nhất là ngưng dòng chảy giữa chừng khi đi tiểu, khi đó vùng cơ co lên chính là cơ sàn chậu. Nên thực hiện vài ba lần để có kết quả chính xác nhất.

Sau khi đã nắm được vị trí cơ sàn chậu, điều cần làm tiếp theo là chọn tư thế phù hợp. Trường hợp mới lần đầu tập, nên bắt đầu bằng tư thế nằm để cảm nhận rõ sự co thắt ở vùng cơ sàn chậu hơn. Theo đó, mẹ sau sinh cần nằm thẳng, xuôi thay và co đầu gối đặt cạnh nhau, bàn chân đặt trên sàn. Khi đã nhuần nhuyễn rồi bạn có thể tập Kegel ở tư thế ngồi thẳng lưng, xếp bằng hoặc thậm chí là đứng.

Khi đã vào tư thế, lúc này bạn tiến hành động tác co và thả. Nó bao gồm việc co vùng cơ sàn chậu trong 3 – 5 giây, sau đó thả ra rồi thư giãn cũng bằng thời gian như vậy. Tiếp tục lặp đi lặp lại 10 lần co, thả.

Suốt quá trình tập, hãy thả lỏng những phần cơ không liên quan và tăng dần thời gian co, thả cũng như giữ nhịp thở đều đặn. Cố gắng thực hiện từ 30 – 40 động tác này mỗi ngày và bạn không nhất thiết phải làm ngay trong một lần.

Tuần 2: Bài tập Glute bridge

bài tập sàn chậu sau sinh glute bridge

Glute bridge là bài tập sàn chậu sau sinh có hiệu quả tác động trên vùng cơ lưng, hông và eo của người tập. Nhờ vậy mà nó giúp cải thiện số đo vòng 3 cực hiệu quả, đồng thời giúp mẹ nhanh chóng lấy lại vóc dáng, cũng như ngăn ngừa chứng đau lưng.

Về cơ bản, glute bridge không đòi hỏi phải sử dụng dụng cụ hỗ trợ nào cả. Điều bạn cần chỉ là một không gian thoáng đãng, bằng phẳng để luyện tập. Kỹ hơn nữa, bạn có thể trang bị cho mình một tấm thảm yoga.

Cách thực hiện khá đơn giản:

  • Đầu tiên bạn nằm ngừa trên sàn có lót thảm tập yoga dưới lưng sao cho lưng giữ thẳng. Hai tay mở rộng sang hai bên thân người và úp xuống nền nhà.
  • Kế đến co chân lên để hai lòng bàn chân chống lên sàn tập và hai đầu gối gập cong, khép gần sát phần mông.
  • Dồn lực vào phần gót chân và đẩy mông lên cao để tạo thành một đường thẳng từ phần gối đến lưng.
  • Bạn có thể đẩy mông lên cao nhất có thể, giữ yên khoảng 10 giây trước khi hạ người xuống từ từ về tư thế ban đầu.
  • Lặp đi lặp lại động tác như vậy từ 10 – 12 lần trong ngày.

Cũng như bài tập Kegel, khi thực hiện glute bridge bạn phải giữ hơi thở đều đặn, đồng thời nên tập trên sàn phẳng, tránh tập trên đệm mềm sẽ không mang lại hiệu quả cao.

Tuần 3: Bài tập sàn chậu sau sinh vỏ sò (Clamshell)

bài tập vỏ sò

Tuy không mấy phổ biến nhưng bài tập sàn chậu sau sinh này khá tốt cho mông, hông và vùng khung chậu. Bên cạnh đó, nó cũng hỗ trợ giảm đau lưng cho mẹ cực hiệu quả. Một khi cơ thể đã phục hồi hẳn, bạn có thể phối hợp thêm dây tập để tăng thêm tác dụng.

Cách thực hiện như sau:

  • Nằm nghiêng sang trái và gập gối một góc 45 độ, hai chân, đầu gối và phần mắt cá nằm chồng lên nhau.
  • Để thoải mái hơn, bạn dùng cánh tay trái trợ lực cho phần đầu còn cánh tay phải đặt cạnh hông.
  • Từ tư thế này, bạn bắt đầu hóp bụng để siết các phần cơ tại đây. Kế đến, nhấc đầu gối phải sao cho không di chuyển vùng khung chậu. Giữ nguyên tư thế khoảng vài giây rồi quay về vị trí ban đầu.

Thực hiện khoảng 20 lần tập như vậy rồi hãy đổi bên. Sau động tác nằm nghiêng, bạn có thể kết hợp bài tập Kegel ở tư thế này trước khi tiến hành các bước tiếp theo.

Tuần 4: Tư thế Split tabletop

tư thế split tabletop

Bình thường, tabletop là một động tác chân đóng vai trò nền trảng cho các động tác khác trong bộ môn Pilates. Split tabletop nhờ thêm vào động tác tách chân sẽ giúp cải thiện sức khỏe vùng hông và cơ sàn chậu.

Để thực hiện bài tập đầu tiên, bạn bắt đầu với tư thế nằm thẳng trên sàn hoặc thảm tập. Chân co lên sao cho đùi vuông góc với sàn. Hai tay duỗi thẳng để cạnh hông, lòng bàn tay úp xuống.

Từ từ tách hai chân ra ngoài đến một vị trí thoải mái rồi lại khép chân về vị trí ban đầu. Thực hiện bài tập khoảng 10 – 15 lần mỗi hiệp và 3 hiệp như vậy trong một ngày.

Trong suốt quá trình tập, bạn cần chú ý dồn lực vào phần hông, cơ sàn chậu và đùi để có kết quả tốt.

Tuần 5: Tư thế Bird Dog

bài tập sàn chậu sau sinh bird dog

Ở tuần thứ 5 ngoài kết hợp các bài tập sàn chậu sau sinh ở trên, mẹ có thể nâng cao hơn với tư thế yoga bird dog. Đây là động tác có sự kết hợp giữa phần lưng, cơ bụng, mông và cả chân tay nên giúp tiêu hao calo hiệu quả.

Bên cạnh hữu ích cho việc lấy lại vóc dáng, bài tập này còn cải thiện tốt tình trạng thoát vị đĩa đệm, đau cột sống ở nhiều mẹ bỉm sữa. Cách thực hiện như sau:

  • Đầu tiên bạn chống hai tay xuống sàn hoặc thảm tập, cẳng chân để áp sát mặt sàn sao cho thân và phần đùi vuông góc nhau.
  • Hít thật sâu, từ từ nâng tay trái lên, duỗi thẳng về phía trước đồng thời nâng và duỗi chân ra phía sau, giữ thẳng lưng.
  • Để yên tư thế này khoảng 5 giây rồi thở ra nhẹ nhàng, thu tay và chân về vị trí ban đầu.
  • Cứ như vậy, lặp lại động tác vài lần cho mỗi bên tay.

Tuần 6: Squat – Bài tập sàn chậu sau sinh hoàn hảo

bài tập squat

Squat được ví như bài tập hoàn hảo giúp làm săn chắc vùng mông, cơ bụng, và phần lưng. Nó cũng khá phù hợp trong việc cải thiện tình trạng của cơ sàn chậu sau sinh. Trong trường hợp mới lần đầu thực hiện, mẹ cần đảm bảo làm đúng các động tác để tránh gây tổn thương phần đầu gối và lưng.

Tư thế để bắt đầu bài tập sàn chậu sau sinh này cũng được đánh giá là khá quan trọng. Muốn có kết quả tốt, bạn để hai chân mở rộng bằng vai, bàn chân và đầu gối hơi hướng ra ngoài. Bên cạnh đó, phải đảm bảo giữ cho đầu và ngực hướng về phía trước trong khi bạn dồn trọng lượng lên gót chân.

Một khi đã vào tư thế, bước tiếp theo bạn sẽ tiến hành bài tập squat. Từ từ hạ mông xuống, lưng giữ thẳng, phần mông đẩy ra phía sau càng xa càng tốt. Lúc này, phần trọng lượng cơ thể sẽ dồn về phía đầu gối và gót chân. Tuyệt đối tránh dùng ngón chân để gánh lấy trọng lượng nhé!

Cố gắng ngồi xổm càng lâu càng tốt. Tư thế đúng khi quan sát thì phần vai, lưng và mông sẽ tạo thành một đường chéo từ trên xuống dưới; mắt nhìn thẳng, bụng hóp và ngực đưa về phía trước.

Song song với việc hạ mông, phần tay sẽ đưa ra phía trước mặt hoặc đan chéo trước ngực. Tư thế squat nên giữ ít nhất 3 giây. Hết thời gian, bạn thở nhẹ nhàng rồi từ từ đứng dậy. Lặp lại các bước như trên khoảng vài lần. Khi sức khỏe khá hơn, mẹ có thể tập squat nâng cao bằng cách phối hợp một số dụng cụ.

Bạn có thể tập luyện bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi nào: ở nhà, trên xe hay thậm chí ở văn phòng làm việc. Ngoài ra cũng có một số phương pháp hỗ trợ khác như dụng cụ hình nón đặt trong âm đạo, phương pháp phản hồi sinh học và kích thích điện để giúp luyện tập đúng nhóm cơ sàn chậu.

MarryBaby

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Vượt qua những nỗi sợ thường gặp khi sắp sinh

Sợ đau đẻ

Các chị em mang thai con đầu lòng hãy thú thật xem nào, có phải lời đồn đãi của các bà, các mẹ về chuyện sinh nở đã sớm trở thành nỗi ám ảnh dai dẳng với bạn? Đây chính là một trong những lý do để các lớp học tiền sản ra đời, nơi có thể giúp xoa dịu lo lắng của bạn và giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng “vượt cạn”. Và nếu bạn chưa bắt đầu bài tập Kegel thì hãy bắt đầu ngay từ bây giờ đi nhé. Nó sẽ giúp bạn rặn dễ hơn khi lên bàn sinh đấy!

sắp sinh
Ai cũng muốn có con nhưng không ai muốn nghĩ tới chuyện đau đẻ cả

Sợ bị rạch tầng sinh môn

Đây chắc hẳn là một trong những lo ngại hàng đầu của các sản phụ, đặc biệt là những ai sinh con đầu lòng. Điều này cũng rất dễ hiểu vì chuyện sinh thường phải rạch tầng sinh môn là khá phổ biến ở nước ta.

Có các loại rạch tầng sinh môn phổ biến, bao gồm cấp độ 1, 2, 3 và 4.

Ở cấp độ 1, bác sĩ chỉ rạch một đường rất nhỏ trên bề mặt. Sau khi sinh xong, bác sĩ chỉ cần khâu vài mũi là xong.

Ở cấp độ 2, bác sĩ sẽ rạch sâu hơn một chút, phạm đến các cơ dưới da.

Trong khi đó, cấp độ 3, 4 chỉ xảy ra ở khoảng 4% ca sinh thôi nên bạn đừng lo.

Tuy nhiên, vẫn có một số cách mà bạn có thể thực hiện tại nhà để tăng khả năng co giãn của các cơ hỗ trợ quá trình sinh đẻ, từ đó giảm nguy cơ phải rạch tầng sinh môn. Chẳng hạn như các bài tập yoga giúp dễ sinhbài tập Kegel sẽ làm cho các cơ vùng đáy chậu trở nên săn chắc hơn hoặc liệu trình xoa bóp đáy chậu có thể tăng lưu lượng máu và độ đàn hồi của cơ bắp.

Sợ sẽ “bậy” ra trong lúc sinh

Trước tiên, cần trấn an bạn rằng đây không phải chuyện hiếm khi xảy ra và các bác sĩ lẫn y tá hộ sinh đều đã từng chứng kiến chuyện này nhiều lần trước đây nên bạn không cần quá hoảng hốt nếu có lỡ không kiểm soát được chuyện đại tiện của mình trên bàn sinh.

Điều đáng lo ngại hơn là chuyện đi vệ sinh trong lúc rặn đẻ có thể gây nhiễm trùng cho sản phụ. Do đó, bạn nên chủ động thụt phân tại nhà ngay khi có dấu hiệu chuyển dạ và trước khi nhập viện để tránh tình huống oái oăm này. Trong những tuần cuối của thai kỳ, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để mua loại ống thụt an toàn cho thai phụ nhé.

Gây tê ngoài màng cứng

Khi phải gây tê ngoài màng cứng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ngồi thẳng lưng, mặt úp vào tường. Sau đó họ sẽ tiêm thuốc tê cho bạn vào sống lưng. Khi nhìn kim tiêm, có thể bạn sẽ rất sợ. Tuy nhiên, cái đau đó không là gì so với cơn đau đẻ bạn ạ. Thêm nữa trước khi gây tê, bác sĩ sẽ khử trùng chỗ tiêm, có thể giúp bạn bớt đau một chút.

Không thể chịu đựng các cơn đau

Tay bị cắt chút xíu cũng đau thấu trời phải không mẹ? Nhưng chưa có ai chết vì đau đẻ cả phải không? Tất cả phụ nữ đều có ngưỡng chịu đau đáng ngưỡng mộ, bởi đơn giản chúng ta là phụ nữ và cơ thể chúng ta được tạo ra để trải qua điều đó. Khi tiến trình sinh nở bắt đầu, hormone endorphin ở phụ nữ sẽ tăng cao, giúp cơ thể đối phó được với cơn đau.

Tuy nhiên, trong trường hợp ngưỡng chịu đau kém, bạn có thể yêu cầu bác sĩ tiêm thuốc tê vào nước biển đang truyền cho bạn hoặc gây tê ngoài màng cứng.

Để có thể chịu đau dễ dàng, bạn nên tập hít sâu, thở chậm – cách hít thở trong yoga. Các bài tập yoga cho mẹ bầu và cách hít thở này sẽ giúp bạn sinh nở dễ dàng và không còn sợ đau.


MarryBaby

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bổ sung axit folic cho bà bầu: Bao nhiêu là đủ?

Axit folic là chất dinh dưỡng cần thiết để bảo vệ bé chống lại các vấn đề liên quan đến não và tủy sống như bệnh nứt đốt sống. Đây là một dị tật ống thần kinh xảy ra ở thai nhi do vài ống thần kinh xung quanh hệ thần kinh trung ương không khép kín hoàn toàn. Ngoài ra, axit folic có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển và phân chia các tế bào trong cơ thể bé.

axit folic
Axit folic rất quan trọng nên mẹ bầu cần tìm hiểu kỹ để biết cách bổ sung chất này hiệu quả trong thai kỳ.

Axit folic là gì?

Axit folic hay còn gọi là vitamin B9 là các dạng hòa tan trong nước của vitamin B9 có vai trò quan trọng trong quá trình sản sinh tế bào, giúp các tế bào tăng trưởng và phát triển. Chất này rất cần thiết đối với cơ thể con người đặc biệt là phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh.

Tác dụng của axit folic

1. Giảm 50-70% nguy cơ khuyết tật ống thần kinh

  • Ống thần kinh là cấu trúc tồn tại trong phôi thai và sẽ phát triển thành não và tủy sống. Dị tật ống thần kinh có thể dẫn đến sự phát triển không bình thường của não và cột sống của bé.
  • Axit folic đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất tế bào máu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ống thần kinh.
  • Thậm chí theo trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh tại Mỹ, những phụ nữ được cung cấp đủ axit folic trước và trong thai kỳ có thể giúp bé yêu giảm hơn một nửa các nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh.

2. Giảm nguy cơ sinh non

  • Axit folic cũng giúp giảm nguy cơ thiếu máu, xuất huyết dẫn đến sinh non
  • Giảm các bệnh trong thai kỳ như tiền sản giật

Bổ sung axit folic cho bà bầu đúng cách

1. Các giai đoạn cần bổ sung axit folic cho bà bầu

Ống thần kinh phát triển trong giai đoạn đầu khi thai nhi mới được hình thành nên nếu quá thời gian này, mẹ sẽ bỏ lỡ mất cơ hội quan trọng để bổ sung axit folic cho cơ thể. Thời điểm tốt nhất để mẹ bổ sung chất này là:

  • Trước khi mang thai 6 tháng, mẹ nên bổ sung với liều lượng 400mcg axit folic mỗi ngày.
  • Trong thai kỳ, mẹ nên đảm bảo cung cấp đủ cho cơ thể 600mcg axit folic mỗi ngày
  • Trong thời kỳ cho con bú, mẹ cần bổ sung 500mcg mỗi ngày và duy trì việc này cho tới khi ít nhất khi bé được 3 tháng tuổi.
  • Ngoài ra, đế tối ưu quá trình hấp thụ chất này, bạn nên uống thuốc giữa 2 bữa ăn và dùng chung với nước ép cam, chanh. Bởi vì vitamin C giúp tăng khả năng hấp thu loại axit này. Ngoài ra, bạn nên tránh dùngaxit folic chung với trà và cà phê.

axit folic2. Bổ sung thực phẩm giàu axit folic cho bà bầu

Axit folic có trong thực phẩm nào? Đây là những thực phẩm chứa axit folic tốt nhất mà các bà bầu nên tìm kiếm:

  • Thực phẩm có màu xanh lá cây, các loại rau lá mầm và cải bắp
  • Các loại đậu
  • Các loại trái cây như cam, bơ và cà chua
  • Gạo nâu và các loại gạo còn nguyên cám khác
  • Chiết xuất men
  • Ngũ cốc bổ sung cho bữa sáng (thành phần dinh dưỡng in trên bao bì sẽ cho bạn biết nếu sản phẩm có chứa axit folic)
  • Trứng

Giống như nhiều loại vitamin khác, axit folic tan trong nước và dễ dàng bị phân hủy khi nấu ăn. Do đó, mẹ bầu nên hấp hoặc xào rau chứ không nên nấu sôi để bảo tồn được nhiều chất dinh dưỡng nhất có thể.

3. Bổ sung thuốc axit folic cho bà bầu

Việc ăn các thực phẩm hàng ngày có thể cung cấp axit folic nhưng điều này có thể không đủ, nhất là giai đoạn bạn mang thai. Vì vậy, bạn nên kết hợp dùng thuốc axit folic theo chỉ định của bác sĩ.

Uống axit folic loại nào tốt? Mẹ có thể mua axit folic đơn chất hoặc dạng hỗn hợp đa vitamin bào chế riêng cho phụ nữ mang thai. Đừng quên kiểm tra nhãn hiệu hoặc nhờ bác sĩ tư vấn để bổ sung đủ lượng vitamin cần thiết nhé.

Riêng với những mẹ bầu nằm trong nhóm có nguy cơ cao đối với khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi, bác sĩ sẽ kê toa bổ sung axit folic liều lớn hơn 5mg. Lưu ý rằng liều lượng này cũng chỉ áp dụng khi có toa thuốc và chỉ dẫn của bác sĩ.

Bác sĩ có thể kê toa bổ sung 5mg axit folic trong trường hợp mẹ thuộc các nhóm nguy cơ cao sau:

• Đã có em bé bị khuyết tật ống thần kinh
• Mắc bệnh tiểu đường
• Có chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 30
• Mắc bệnh hồng cầu hình liềm
• Mắc bệnh thalassemia (rối loạn máu di truyền)
• Đang dùng thuốc trị động kinh
• Mắc chứng celiac (bệnh liên quan đến tiêu hóa, khiến ruột phản ứng lại với một số loại protein có trong ngũ cốc)axit folic

Theo khảo sát của Tổ chức Y tế thế giới và Viện Dinh dưỡng Việt Nam, có hơn 50% phụ nữ Việt Nam ở trong độ tuổi sinh sản có nồng độ axit folic trong máu thấp dưới ngưỡng tối ưu có thể phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi. Như vậy, điều này có nghĩa là trong hai người phụ nữ thì có một người mang nguy cơ tiềm ẩn sinh con bị dị tật ống thần kinh và người đó có thể là bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào. Để ngăn ngừa nguy cơ này, các mẹ bầu nên bổ sung axit folic đúng cách trước, trong thai kỳ và sau khi sinh con nhé.

MarryBaby

Categories
Gia đình Giải trí

4 ý tưởng độc đáo cho sinh nhật của bé

Phim hoạt hình
Cho dù đây là sinh nhật đầu tiên hay thứ 5, thứ 6 của bé, luôn có những nhân vật hoạt hình phù hợp để bạn dùng trang trí cho sinh nhật bé. Đó có thể là chuột Mickey và Minnie đáng yêu, vịt Donald và mấy nhóc vịt nghịch ngợm, những cái tên đã quá quen thuộc với bao thế hệ mà cũng có thể là công chúa tóc mây Rapunzel hoặc “quái vật dễ thương” Mike từng làm mưa làm gió trên màn ảnh rộng thời gian gần đây. Chắc chắn bạn sẽ tìm được ít nhất là một bộ phim phù hợp với độ tuổi và tính cách con yêu trong hàng trăm bộ phim hoạt hình để dùng đó làm chủ đề trang trí sinh nhật của bé.

Carnival (Lễ hội hóa trang)
Bạn nghĩ sao về một tiệc sinh nhật dưới hình thức lễ hội hóa trang nào? Các bé có thể “biến thân” thành bất cứ gì bé thích như cún con, mèo con, chú hề… bằng cách vẽ mặt, đeo mặt nạ hoặc tóc giả, đội mũ… Ý tưởng này không chỉ rất vui mà còn kích thích óc sáng tạo của các bé nữa đấy. Bong bóng chính là vật trang trí chủ đạo cho tiệc sinh nhật với phong cách carnival. Đừng quên trang trí “lễ hội” với thật nhiều những con thú hoặc chú hề bằng bong bóng nhé. Bạn cũng có thể để bé tự vẽ trang trí lên những quả bong bóng trước khi treo chúng lên trần và tường nhà đấy.

sinh nhat cua be 2
Bạn có thể trang trí bánh kem cho sinh nhật của bé bằng hình ảnh nào tùy thích

Tiệc sinh nhật với sách
Chỉ cần bé đã biết đọc, chắc hẳn bé có ít nhất là vài tựa sách thiếu nhi yêu thích phải không nào? Bạn hoàn toàn có thể “mời” những nhân vật trong sách, cho dù đó là con người, loài vật hay đồ vật, đến dự sinh nhật của bé bằng cách dùng các tranh vẽ từ sách để trang trí sinh nhật. Hoặc bạn cũng có thể mượn những tình tiết trong sách để tổ chức các trò chơi nho nhỏ cho các bé như bạn Sóc Nâu nhặt trái cây cho mẹ hoặc bạn Ô Tô chở hành khách thăm nhà hàng xóm.

Chủ đề mà bé thích
Đâu là thứ mà bé cưng nhà bạn thích nhất? Búp bê, xe ô tô, con mèo, con chó…? Bất cứ thứ gì cũng có thể trở thành ý tưởng để bạn tổ chức sinh nhật cho bé. Từ bánh kem, vật trang trí trong nhà cho tới trang phục của bé. Có thể bạn nghĩ rằng các nhóc tì còn quá nhỏ để biết thích thứ gì đó nhưng sự thật thì không phải thế đâu nhé. Thậm chí bé đã có sự phân định thích hoặc không thích từ khi mới sinh cơ đấy, mẹ thử quan sát thật kỹ mà xem. Dĩ nhiên không thể nào bỏ qua việc chụp thật nhiều hình để làm kỷ niệm và cũng để sau này cho bé xem nữa chứ. Dù sao đi nữa, các bé con một tuổi chẳng thể nhớ được chuyện gì đã xảy ra trong thôi nôi của bé cả!

MarryBaby

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

5 loại thực phẩm dễ gây sảy thai mẹ không ngờ tới

Rau ngót sống

Chị em bầu nhớ không được ăn rau ngót sống hoặc ép rau ngót lấy nước uống nhé. Lý do là trong rau ngót tươi chứa hàm lượng cao papaverin có hoạt tính gây co thắt cơ trơn tử cung dẫn đến sảy thai. Bên cạnh đó, rau ngót sống còn cản trở quá trình hấp thu canxi của cơ thể và làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của các mẹ.

Quả dứa

Dứa có thể giúp mẹ chuyển dạ dễ dàng hơn vì chứa nhiều enzym bromelain có tác dụng gây ra những cơn co thắt tử cung. Do đó, dứa thích hợp cho những chị em đã gần ngày dự sinh, còn những mẹ đang mang thai 3 tháng đầu thì cần tránh ăn hoặc uống nước ép dứa vì có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.

Đặc biệt, những thai phụ có bệnh dạ dày hoặc vấn đề về xương càng cần hạn chế ăn dứa do trong dứa chứa hàm lượng axit cao sẽ gây tiêu chảy hoặc ảnh hưởng tới sự phát triển của xương.

sảy thai
Dứa thuộc nhóm những thực phẩm dễ gây sảy thai

Cá biển

Các loại cá biển phổ biến trong bữa cơm gia đình Việt như cá thu, cá mòi, cá ngừ, cá ngân,… lại có thể là nguyên nhân gây sảy thai, sinh non hoặc thai nhi chậm phát triển trí não do chứa nhiều thủy ngân. Cũng bởi nguyên nhân này mà mẹ sẽ cần hạn chế các loại cá biển nói trên cho đến hết giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ vì não và hệ thống thần kinh của trẻ sơ sinh vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nên dễ bị tác động bởi tác nhân môi trường.

Cua đồng

Cua đồng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt có nguồn canxi dồi dào là điều không thể chối cãi. Tuy nhiên, theo Đông y, cua đồng có tác dụng trục xuất khối u hoặc các khối cục tồn đọng, do đó có nguy cơ cao gây sảy thai hoặc sinh non.

Đặc biệt, bà bầu mới ốm dậy, hệ tiêu hóa còn yếu, đang bị tiêu chảy, cảm cúm, dễ lạnh bụng hoặc dị ứng càng nên hạn chế ăn cua đồng vì có tính hàn cao và chứa nhiều cholesterol.

Trà đặc

Trà đặc chứa hàm lượng floride cao cản trở quá trình hấp thu sắt dẫn đến thiếu máu. Bên cạnh đó, không thể không kể đến thành phần caffein làm tăng nhịp tim và có tác dụng lợi tiểu, do đó, tạo nên áp lực cho hệ tim mạch và hệ tiết niệu. Các mẹ đang cho con bú cũng không nên uống trà đặc vì axit tannic có trong trà sẽ ức chế tuần hoàn máu của tuyến vú, cản trở quá trình sản xuất sữa mẹ.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

5 nguyên tắc nuôi dạy con gái dành cho mẹ

Chú ý lời ăn tiếng nói
Bạn đã bao giờ tình cờ nghe được một đoạn hội thoại giữa con và một vài người bạn gái khác để rồi kinh ngạc vì những gì trẻ nói ra? Chúng quá già so với độ tuổi của bé hoặc thậm chí khá là “chướng tai”. Đừng quên rằng càng ngày, các bé càng phát triển nhanh hơn cả về sinh lý và tâm lý, chưa kể đến trước tuổi dậy thì, con gái có xu hướng lớn nhanh hơn con trai. Đừng vội hoảng vì chắc chắn trong những ngôn từ khó nghe kia có không ít lời do trẻ bắt chước mà không ý thức được chúng thực sự có ý nghĩa gì hoặc sẽ khiến người nghe cảm thấy ra sao. Đây chính là lúc bạn cần “vào cuộc” để giải thích cho trẻ lời nói có thể khiến người khác tổn thương không kém gì hành động bạo lực.

Không được xem thường vẻ bề ngoài
Vẻ bề ngoài ở đây không chỉ muốn nói đến quần áo, tóc tai mà quan trọng hơn hết là con gái phải luôn gọn gàng và sạch sẽ. Dạy con tuyệt đối không bao giờ được tắm rửa qua loa vì việc giữ vệ sinh cơ thể không chỉ quan trọng với sức khỏe mà còn tạo nên một cô bé thơm tho và mát mẻ, điều sẽ tạo cảm tình ngay lập tức cho bất cứ ai đến gần con. Bên cạnh đó, các cô bé ngày nay thường dùng mỹ phẩm từ rất sớm và trẻ cần sự hướng dẫn của mẹ để không vô tình tàn phá làn da còn non nớt của mình.

nuoi day con gai 2
Nuôi dạy con gái nên người cần phải kiên nhẫn và tâm lý

Khích lệ con thể hiện sự nữ tính
Không ít người nghĩ rằng phụ nữ mạnh mẽ, độc lập và tự tin thì thường không nữ tính, đây quả là sai lầm! Điều quan trọng là nên thể hiện những nét tính cách nào trong tình huống cụ thể ra sao. Con gái của bạn có thể thích chạy nhảy, thể thao và chơi những trò của con trai nhưng trẻ vẫn có cách riêng để thể hiện sự nữ tính của mình. Nhiệm vụ của bạn là giúp con tìm ra và duy trì ranh giới giữa nét cá tính của con và sự nữ tính của tất cả những cô bé gái nói chung.

Cách ứng xử là rất quan trọng
Một cô gái có xinh xắn đến đâu mà ăn nói vô duyên và ứng xử kém thì khó lòng có được sự quý mến chân thành của người khác. Thái độ sống thường được hình thành từ nhỏ, do đó, nếu thấy con có những lời nói, hành động không đúng đắn, bạn cần điều chỉnh ngay bằng một cách thức phù hợp với độ tuổi và nhận thức của trẻ chứ đừng nghĩ rằng con còn nhỏ nên để từ từ rồi dạy. Chờ đến lúc chính bạn phát bực vì cách cư xử của bé thì có thể đã quá muộn để uốn nắn.

Hành động là minh chứng mạnh mẽ nhất
Cho dù con có vâng dạ và tỏ ra lắng nghe lời bạn dạy như thế nào mà trẻ không thay đổi thì rõ ràng bạn cần xem lại cách dạy của mình. Con vẫn thường nổi nóng và lớn tiếng với những người xung quanh khi bé không vừa ý? Con thích bắt nạt em nhỏ hoặc trút giận lên em mỗi khi bị người lớn la mắng? Hay con rất hay nói dối? Bạn cần giúp con hiểu rằng hành động nào cũng sẽ dẫn đến một kết quả nhất định. Nếu không, chính con sẽ phải nếm trải những khó khăn trên đường đời của mình sau này. Có thể với tư cách một người mẹ, bạn nhận ra bản chất của con không xấu nhưng hành động mới là thước đo chuẩn mực nhất để đánh giá một con người.

MarryBaby

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Mẹ cần biết những gì về nước ối?

Cách nhận biết vỡ ối

Vỡ ối có thể xuất hiện từ trước khi thấy dấu hiệu chuyển dạ, vì thế, mẹ bầu cần thường xuyên theo dõi để phòng ngừa tình trạng cạn ối sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi. Dấu hiệu vỡ ối có thể khác nhau ở từng thai phụ và từng giai đoạn trong thai kỳ nhưng càng gần cuối thai kỳ thì khả năng vỡ ối càng cao.

Nếu bạn nghe thấy tiếng “bục” và sau đó nước ối tràn ra, chảy xuống cả chân, đây chính là những dấu hiệu rõ ràng nhất khi nước ối vỡ và bạn cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức. Và ngay cả trong trường hợp không thấy nước ổi chảy thành dòng có thể cảm nhận được nhưng bạn nhận ra quần lót ướt nhiều và phải thay liên tục, bạn cũng cần nhập viện để được theo dõi. Một khi túi ối đã vỡ, nước ối sẽ tiếp tục rò rỉ cho tới khi em bé chào đời.

Màu sắc của nước ối

Có nhiều trường hợp nước ối rỉ ra từ từ và khiến mẹ bầu bối rối tự hỏi liệu đây có phải nước ối hay là mẹ bị són tiểu? Cách phân biệt dễ nhất chính là dựa vào màu sắc nước ối. Ban đầu nước ối có màu trắng trong và khi thai càng phát triển thì nước ối càng đục dần. Khoảng từ tuần thai thứ 38, nước ối sẽ có màu trắng đục gần giống nước vo gạo. Còn nếu bạn thấy chất lỏng chảy ra có màu vàng thì rất có thể bạn đã bị són tiểu rồi đấy.

Lưu ý: Bất thường về màu sắc của nước ối

Ngoài những biểu hiện thông thường, màu sắc nước ối còn phản ánh tình trạng của thai nhi. Nếu bạn thấy những màu sắc bất thường dưới đây, tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

  • Nước ối có màu đỏ nâu là dấu hiệu của thai chết lưu
  • Nước ối xanh đục, mùi hôi, có lẫn mũ là những dấu hiệu của nhiễm trùng ối. Lúc này, nguy cơ nhiễm khuẩn bào thai là rất cao
  • Nước ối có màu vàng xanh có thể là hiện tượng thai nhi chậm phát triển hoặc bị tán huyết
  • Nước ối sệt hoặc lẫn phân su của bé có thể là dấu hiệu của tình trạng suy thai nghiêm trọng, de đọa tính mạng thai nhi
nước ối
Siêu âm sẽ cho biết chính xác thể tích nước ối

Các bệnh lý thường gặp của nước ối

Đa ối: Thai phụ sẽ được chẩn đoán là đa ối nếu lượng nước ối khi siêu âm nhiều hơn 2 lít. Hoặc mẹ cũng có thể nghi ngờ mình bị đa ối nếu thấy bụng to lên nhanh và có cảm giác căng tức khó chịu. Đa ối thường đi liền với các bất thường trong quá trình phát triển của thai nhi như bệnh lý nhau thai, thai nhi mắc bệnh tim bẩm sinh hoặc là kết quả của các bệnh như tiểu đường thai kỳ, bệnh lây qua đường tình dục,…

Thiểu ối: Khi thể tích nước ối dưới 200ml, thai phụ sẽ được xác định là thiểu ối. Đây là dấu hiệu cho thấy thai nhi có bất thường về hệ tiêu hóa hoặc hệ tiết niệu như hẹp niệu quản, thai nhi bị suy thận,… Thiểu ối còn gặp trong tình huống mẹ suy dinh dưỡng, mất nước, thai quá ngày sinh,…

MarryBaby