Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không? Mẹ bầu cần cảnh giác!

Bệnh tay chân miệng lây lan nhanh chóng, đặc biệt là vào mùa xuân, mùa hè và đầu mùa thu; theo chia sẻ của bệnh viện Cleveland tại Hoa Kỳ. Với phụ nữ mang thai sẽ có sức đề kháng yếu. Vậy bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không? MarryBaby sẽ giúp các mẹ giải đáp vấn đề về bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không. Hãy cùng theo dõi bài viết này nhé!

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm trùng phổ biến rất dễ lây ở trẻ em do enterovirus gây ra; bao gồm cả coxsackievirus. Bệnh này không liên quan đến bệnh lở mồm long móng ảnh hưởng đến động vật.

Nhìn chung, đây là một bệnh nhẹ gây ra cho một số trẻ sẽ bị sốt; đau họng; mệt mỏi; và nổi mụn nước gây khó chịu. Bệnh chân tay miệng này chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi. Nhưng cũng có thể xảy ra ở trẻ lớn hơn và người lớn. Vậy bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không? Xin mời các mẹ bầu cùng tham khảo tiếp phần bài viết dưới đây.

Bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng

Trước khi tìm hiểu về vấn đề bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không; chúng ta cần nhấn biết các dấu hiệu tay chân miệng. Theo Bộ Y tế New South Wales ở Úc chia sẻ các dấu hiệu tay chân miệng như sau:

  • Bệnh chân tay miệng bắt đầu với những mụn nước là những chấm nhỏ màu đỏ; sau đó trở nên vết loét.
  • Các nốt phồng rộp xuất hiện bên trong má, lợi và hai bên lưỡi; cũng như trên lòng bàn tay và lòng bàn chân. Ở trẻ sơ sinh, đôi khi có thể nhìn thấy mụn nước ở vùng quấn tã.
  • Các vết phồng rộp thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày.
  • Đôi khi, bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ; đau họng; mệt mỏi; đi ngoài ra máu; và có thể bỏ ăn trong một hoặc hai ngày.
  • Rất hiếm khi enterovirus có thể gây ra các bệnh khác ảnh hưởng đến tim; não; màng não; và tủy sống (viêm màng não); phổi hoặc mắt.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Nhau thai bám mặt sau có tốt không và những điều mẹ cần biết

Bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không?

Cũng theo Bộ Y tế New South Wales ở Úc, Các loại virus gây bệnh tay chân miệng rất phổ biến; và đặc biệt ảnh hưởng đến trẻ em. Bệnh chân tay miệng có thể lây lan dễ dàng và nhanh chóng trong các hộ gia đình, đặc biệt là ở trẻ em.

Bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không? Nhiều người lớn, bao gồm cả phụ nữ mang thai nếu tiếp xúc với người bệnh cũng có thể lây; thậm chí có người không có xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa có một tài liệu nào chứng minh rõ ràng về nguy cơ xấu đối với thai nhi khi mắc bệnh tay chân miệng. Nhưng Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh Quốc (NHS) khuyến cáo; mẹ bầu cũng nên cẩn thận tránh bị lây nhiễm bệnh. Bởi vì các lý do sau:

  • Khi bị sốt cao trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể dẫn đến sảy thai; mặc dù trường hợp này rất hiếm.
  • Mắc bệnh tay chân miệng ngay trước khi sinh; có nghĩa là em bé sinh ra đã mắc bệnh này ở mức độ nhẹ.

Cách phòng tránh bệnh chân tay miệng

Bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không

Khi đã biết bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không; mẹ cần biết cách phòng tránh theo khuyến cáo của Bộ Y tế New South Wales ở Úc.

  • Rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh; trước khi ăn; sau khi lau mũi; hoặc thay tã cho trẻ sơ sinh; hoặc quần áo bẩn.
  • Tránh dùng chung dụng cụ ăn uống và các vật dụng vệ sinh cá nhân. Chẳng hạn như: khăn tắm, bàn chải đánh răng; quần áo; giày và tất.
  • Giặt kỹ quần áo bẩn và rửa sạch bất kỳ bề mặt; hoặc đồ chơi nào có thể đã bị nhiễm bẩn.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi có nguy hiểm không?

  • Nếu nhà có trẻ em bị nhiễm bệnh chân tay miệng, phụ huynh nên dạy trẻ cách ho. Dùng khăn giấy che miệng khi hắt hơi. Ho vào khuỷu tay sẽ tốt hơn ho vào tay.
  • Vứt ngay khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác.
  • Sau khi ho hoặc hắt hơn, hãy rửa tay; hoặc sử dụng chất khử trùng có cồn; hoặc khăn lau kháng khuẩn để làm sạch tay.
  • Đặc biệt, phụ huynh nên giữ trẻ bị bệnh ở nhà khi không khỏe.

[inline_article id=163519]

Hy vọng bài viết bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không sẽ giúp ích cho các mẹ bầu. Chúc các mẹ bầu sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Rối loạn đông máu khi mang thai có nguy hiểm không?

Hội chứng rối loạn đông máu thường rơi vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Nhưng hội chứng này có gây nguy hiểm cho mẹ bầu khi mang thai không? Bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ đến cho các mẹ bầu các vấn đề về rối loạn đông máu khi mang thai. Hãy tham khảo nhé!

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn đông máu khi mang thai

Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ, những thay đổi trong cơ thể khi mang thai khiến mẹ bầu có nhiều khả năng bị rối loạn đông máu. Tình trạng này chính là một biện pháp bảo vệ chống lại việc mất quá nhiều máu trong quá trình chuyển dạsinh nở.

Tuy nhiên, cục máu đông có thể xuất hiện trong các tĩnh mạch sâu của chân; đùi; xương chậu; cánh tay hoặc ở vùng xương chậu; được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Ngoài ra, DVT có thể hạn chế lưu lượng máu qua tĩnh mạch nên gây ra tình trạng sưng và đau ở các vị trí tĩnh mạch.

>> Mẹ bầu có thể tham khảo thêm: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà đơn giản mẹ bầu có thể áp dụng ngay!

Dấu hiệu của rối loạn đông máu khi mang thai

Theo chia sẻ của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC); các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn đông máu khi mang thai bao gồm:

  • Sưng các tĩnh mạch.
  • Đau hoặc nhức ở vị trí tĩnh mạch không phải do chấn thương.
  • Da ấm khi chạm vào, hoặc da đổi sang màu đỏ.

Trong một số trường hợp, các cục máu đông có thể vỡ ra và di chuyển đến phổi; được gọi là trường hợp thuyên tắc phổi (PE). Các dấu hiệu và triệu chứng của PE bao gồm:

  • Khó thở.
  • Đau ngực trầm trọng hơn khi thở sâu hoặc ho.
  • Ho ra máu.
  • Nhịp tim nhanh hơn bình thường hoặc không đều.

Nếu mẹ bầu gặp phải các dấu hiệu này thì phải đi khám bệnh ngay. Các bác sĩ sẽ kiểm tra và có cách điều trị kịp thời.

rối loạn đông máu

Mẹ bầu nào có nguy cơ bị rối loạn đông máu?

Bất kì thai phụ nào cũng có nguy cơ bị máu khó đông. Bởi vì, phụ nữ mang thai cũng có thể thấy ít máu đến chân hơn. Bởi vì các mạch máu xung quanh khung chậu bị đè lên do thai nhi phát triển mỗi ngày.

Ngoài ra, chúng ta còn một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ rối loạn đông máu khi mang thai gồm:

  • Tiền sử gia đình hoặc cá nhân bị rối loạn đông máu.
  • Sinh mổ.
  • Do ít vận động kéo dài.
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Béo phì
  • Mẹ bầu có bị bệnh tim mạch, phổi, hoặc bệnh tiểu đường.

Rối loạn đông máu khi mang thai có nguy hiểm không?

Phụ nữ mang thai bị rối loạn đông máu nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Bởi vì, các cục máu đông có thể bị vỡ ra và di chuyển đến phổi. Tình trạng này có thể dẫn đến tử vong nếu thai phụ không được cứu chữa kịp thời.

Bên cạnh đó, tổ chức March of Dimes về sức khỏe của mẹ và thai nhi tại Hoa Kỳ cho biết thêm; chứng rối loạn đông máu khi mang thai có nhiều khả năng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đên mẹ bầu và thai nhi, bao gồm:

  • Cục máu đông di chuyển đến nhau thai ngăn máu đi đến nuôi em bé.
  • Đau tim có thể dẫn đến tổn thương tim mạch hoặc tử vong.
  • Thai nhi có thể phát triển kém trong bụng mẹ.
  • Sảy thai trước 20 tuần của thai kỳ.
  • Thiểu năng nhau thai do em bé nhận được ít thức ăn và oxy hơn.
  • Tiền sản giật xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ hoặc ngay sau khi mang thai.
  • Sinh non trước 37 tuần của thai kỳ.
  • Đột quỵ gây ra những tổn thương lâu dài cho cơ thể hoặc tử vong.
  • Huyết khối khi một cục máu đông hình thành trong mạch máu và ngăn chặn dòng chảy của máu.
  • Huyết khối tĩnh mạch não (CVT) khi một cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch trong não; có thể dẫn đến đột quỵ.
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) khi một cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch sâu trong cơ thể; thường là ở cẳng chân hoặc đùi.
  • Huyết khối tĩnh mạch (VTE) khi cục máu đông vỡ ra và di chuyển theo máu đến các cơ quan quan trọng như não, phổi hoặc tim; có thể dẫn đến đột quỵ hoặc đau tim.

Tiêm thuốc chống rối loạn đông máu khi mang thai

máu khó đông

Khi mẹ bầu bị rối loạn đông máu sẽ không được chỉ định sử dụng một số loại thuốc chống đông máu ở dạng viên nén. Vì các loại thuốc này có tác dụng với axit ở dạ dày và đi qua nhau thai gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi trong bụng mẹ bầu.

Vì thế đối với phụ nữ mang thai và phụ nữ đã sinh con; bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc chống rối loạn đông máu khi mang thai. Đó là 2 loại gồm Heparin bình thường và Heparin trọng lượng phân tử thấp. Do thuốc này được tiêm vào lớp mô mỡ bên dưới da. Vì thế, nó không đi qua nhau thai nên rất an toàn cho thai nhi.

Xét nghiệm gen máu khó đông trước khi mag thai

Thai phụ thông thường không cần phải thực hiện các xét nghiệm gen đông máu trước khi mang thai. Tuy nhiên nếu chị em thuộc trong các nhóm nguy cơ bị rối loạn đông máu; thì nên cân nhắc việc xét nghiệm đông máu trước khi mang thai.

Ngoài ra, các chị em từng từng bị sảy thai từ ba lần trở lên cũng nên đi xét nghiệm gen đông máu. Bởi vì, các chị em có thể bị mắc hội chứng kháng phospholipid. Hội chứng này làm tăng nguy cơ sảy thai; thai nhi phát triển kém; và tiền sản giật.

Chứng rối loạn đông máu khi mang thai nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm cho mẹ bầu. Khi nhận biết các dấu hiệu bị rối loạn đông máu, thai phụ nên đi khám bệnh ngay.

[inline_article id=209414]

Hy vọng bài viết về rối loạn đông máu khi mang thai có thể giúp ích cho các thai phụ và các chị  em chuẩn bị mang thai. Nếu còn thắc mắc về vấn đề này có thể để lại bình luận. Đội ngũ bác sĩ của MarryBaby sẽ giúp giải đáp ngay nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà đơn giản mẹ bầu có thể áp dụng ngay!

Để biết chính xác mẹ bầu có mắc bệnh tiểu đường hay không thì nên kiểm tra chỉ số đường huyết. Những mẹ bầu chưa thể đến bệnh viện để thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được thì cũng có thể thực hiện tại nhà. Bài viết này MarryBaby sẽ chia sẻ đến mẹ bầu cách thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà. Hãy cùng theo dõi nhé.

Khi nào mẹ bầu nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) chia sẻ, các mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ từ tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ.

Đặc biệt, các bác sĩ tại bệnh viện Mayo tại Hoa Kỳ cũng khuyến cáo các mẹ bầu thuộc các trường hợp nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ:

  • Thừa cân, béo phì trước khi mang thai.
  • Gia đình có người bị bệnh tiểu đường.
  • Trong lần mang thai trước, mẹ bầu đã bị tiểu đường thai kỳ.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Tiểu đường thai kỳ có hết không và ảnh hưởng đến em bé như thế nào?

Hướng dẫn cách xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà

Nếu mẹ bầu chưa thể đến bệnh viện để làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, các mẹ có thể làm việc này tại nhà. Có 2 cách để mẹ bầu làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà gồm: sử dụng máy đo đường huyết và kiểm tra HbA1C.

chỉ số đường huyết

1. Xét nghiệm bằng máy đo đường huyết

Dùng máy đo đường huyết là cách xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà rất đơn giản. Điều kiện để áp dụng cách thử tiểu đường này là mẹ bầu phải có sẵn máy đo đường huyết và biết cách lấy máu thử tiểu đường. Việc kiểm tra chỉ số đường huyết được tiến hành ngẫu nhiên trong ngày với các bước sau:

-Rửa tay bằng xà phòng và lau khô (hoặc có thể dùng bông gòn thấm cồn chà xát lên ngón tay).

-Lắp kim lấy máu vào ống bút.

-Đặt que thử vào máy đo theo hướng dẫn.

-Thực hiện cách lấy máu thử tiểu đường:

  • Lấy máu rồi bóp nhẹ đầu ngón tay để đẩy máu ra
  • Nhỏ giọt máu vào đầu que thử để kiểm tra kết quả

Nếu kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà có chỉ số đường huyết hiển thị là từ 200mg/dL trở lên tức là có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường; theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC).

2. Xét nghiệm thông qua xét nghiệm HbA1C

tiểu đường thai kỳ

Xét nghiệm HbA1C giờ đây đã có thể thực hiện ở nhà. Nhưng mẹ bầu cũng cần phải sắm một thiết bị đo phù hợp. Các bước thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà cũng tương tự như cách sử dụng máy đo đường huyết.

Điểm khác là sau khi lấy mẫu, một vài thiết bị sẽ yêu cầu phải trộn mẫu với dung dịch đệm theo máy rồi mới cho hỗn hợp này vào que thử và đọc kết quả. Tùy vào thiết bị mẹ bầu sử dụng mà cách đọc kết quả cũng khác nhau. Có loại sẽ hiển thị trên màn hình như máy đo đường huyết; loại khác thì phải so sánh màu sắc hỗn hợp máu và dung dịch đệm rồi tra trong bảng kết quả.

Cách lấy kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà HbA1C là nếu chỉ số HbA1C từ 6.5% trở lên nghĩa là có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường; nếu trong khoảng từ 5.7 – 6.4% sẽ là tiền tiểu đường (theo CDC).

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà có thay thế xét nghiệm tại bệnh viện không?

Mặc dù có nhiều cách xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà nhưng điều này không thể thay thế cho các xét nghiệm tại bệnh viện. Mức đường huyết sẽ dao động khác nhau tại mỗi thời điểm trong ngày và cách thực hiện xét nghiệm tại nhà có thể chưa chính xác nên chưa chắc cho kết quả chính xác 100%. Vì thế, mẹ bầu cũng không nên tin vào kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà cho đến khi có chẩn đoán của bác sĩ.

Nếu mẹ bầu tiến hành một trong 2 xét nghiệm trên và có nguy cơ tiểu đường thai kỳ; thì các bác sĩ sẽ tiến hành thêm những thử nghiệm khác để có kết quả chính xác. Ngoài ra, việc thăm khám cũng sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về mức độ kiểm soát chỉ số đường huyết của mình. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ đưa ra lời khuyên về cách ổn định mức glucose máu cũng như tần suất để mẹ bầu áp dụng biện pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà.

[inline_article id=255299]

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ bầu hiểu hơn về cách xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà để có thể tự theo dõi sức khỏe. Nếu còn thắc mắc gì về vấn đề tiểu đường thai kỳ hoặc các chỉ số đường huyết hãy để lại bình luận. Đội ngũ bác sĩ của MarryBaby sẽ giúp giải đáp ngay nhé!

[recommendation title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ tại PKĐK Quốc tế Mỹ – thành viên Hệ thống BV Quốc tế Mỹ (AIH). Phòng khám cung cấp dịch vụ thăm khám & điều trị đầy đủ chuyên khoa chuẩn quốc tế: Nội tổng quát, Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Tai-Mũi-Họng… Cơ sở còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nổi bật là phần mềm ORION HEALTH – Phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân tại các bệnh viện quốc tế.

[/recommendation]

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bầu ăn chè dưỡng nhan được không? Bí quyết cực đỉnh cho mẹ bầu!

Tuy nhiên, không phải bất cứ món ngon bổ dưỡng nào mẹ bầu cũng có thể ăn được. Vậy bà bầu ăn chè dưỡng nhan được không? MarryBaby sẽ chia sẻ đến các mẹ về vấn đề chè dưỡng nhan bà bầu ăn được không. Mẹ bầu cùng tham khảo nhé!

Các thành phần có trong chè dưỡng nhan

Trước khi tìm hiểu bầu ăn chè dưỡng nhan được không, chúng ta cần tìm hiểu về món ăn này. Ngày xưa, các cung tần, mỹ nữ ăn chè dưỡng nhan giúp cho làn da đẹp, mịn màng. Món ăn này thường được kết hợp với 9 thành phần gồm:

  • Nhựa đào
  • Tuyết yến
  • Nấm tuyết
  • Bồ mễ
  • Long nhãn
  • Hạt chia
  • Hạt sen
  • Kỷ tử
  • Táo đỏ

Ngoài 9 thành phần kể trên, hiện nay chè dưỡng nhan còn thêm một số nguyên liệu khác để tăng vị thơm và phù hợp với khẩu vị người Việt. Tuy nhiên, công dụng của món ăn này không thay đổi.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Bà bầu thèm ngọt sinh con trai hay gái? Cách dự đoán này có chính xác?

Công dụng của chè dưỡng nhan

chè dưỡng nhan bà bầu ăn được không

Để hiểu được vấn đề bầu ăn chè dưỡng nhan được không, mẹ bầu cần biết công dụng của món ăn này. Chè dưỡng nhan được chế biến từ các loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe. Khi các thành phần này kết hợp với nhau mang đến các công dụng như:

  • Bổ sung collagen làm đẹp dáng và làn da
  • Chống lão hóa, giúp bồi bổ khí huyết
  • Hỗ trợ thải độc gan, thanh nhiệt cơ thể
  • Giúp cho tinh thần phấn chấn, tăng cường trí nhớ
  • Hỗ trợ ngủ ngon và sâu giấc
  • Phòng chống bệnh tim mạch
  • Hỗ trợ giảm cân

Trong những ngày hè nóng, chè dưỡng nhan chính là món ăn giải nhiệt rất hiệu quả. Bên cạnh công dụng làm đẹp, chị em phụ nữ không nên ăn món này quá 2 lần/ tuần; mỗi lần ăn không quá 100ml nhé.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Bà bầu uống trà ô lông được không? Nên hạn chế nếu không muốn hại con

Bà bầu ăn chè dưỡng nhan được không?

chè dưỡng nhan

Với các công dụng tuyệt vời từ chè dưỡng nhan; nhiều người cũng thắc mắc “bầu ăn chè dưỡng nhan được không?” Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI); các vị thuốc bắc của Trung Quốc thường được làm từ các loại thảo mộc. Nhưng chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh nó có an toàn cho thai phụ. Hầu như, người ta dùng các vị thuốc theo kinh nghiệm dân gian.

Ngoài ra theo bệnh viện Winchester tại Anh cho biết, kỷ tử là một trong những vị có trong chè dưỡng nhan. Kỷ tử là vị thuốc có rất giàu khoáng chất và vitamin. Thành phần này mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kỷ tử lại là thành phần không tốt cho phụ nữ mang thai. Vì nó có thể khiến cho tử cung co thắt gây nguy hiểm đến cho mẹ bầu và thai nhi. Như vậy, bà bầu ăn chè dưỡng nhan được không? MarryBaby xin trả lời là, mẹ bầu nên tránh ăn món ăn này trong thai kỳ nhé.

[inline_article id=209414]

Hy vọng với thông tin về chè dưỡng nhan bà bầu ăn được không sẽ giúp ích cho các mẹ bầu. Nếu mẹ bầu còn thắc mắc gì về vấn đề bầu ăn chè dưỡng nhan được không hãy để lại bình luận. Đội ngũ y bác sĩ của MarryBaby sẽ giúp giải đáp ngay. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Tại sao bà bầu không được ngồi xổm? Bà bầu ngồi tư thế nào mới tốt?

Tư thế ngồi xổm được mẹ áp dụng trong việc đứng lên ngồi xuống một cách dễ dàng. Tuy nhiên, việc ngồi xổm này lại có tác hại vô cùng lớn cho phụ nữ khi mang thai. Nếu mẹ bầu áp dụng tư thế này thường xuyên sẽ dẫn đến sự phát triển không tốt cho thai nhi. Lắng nghe những tâm tư từ các mẹ, MarryBaby hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp ích cho mẹ trong câu hỏi tại sao bà bầu không được ngồi xổm?

Giải đáp: Tại sao bà bầu không được ngồi xổm? 

Ngồi xổm trong giai đoạn mang thai dù không ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe thai nhi. Thế nhưng nhiều người cho rằng mẹ không nên ngồi xổm bởi các lý do như sau:

– Tại sao bà bầu không được ngồi xổm? Khiến tĩnh mạch của mẹ bầu bị suy giãn, phù nề

Việc ngồi xổm thường xuyên sẽ khiến tĩnh mạch của bà bầu bị suy giãn, thậm chí gây phù nề. Nguyên nhân do vùng bụng người mẹ phát triển lớn, gây áp lực lên cột sống. Từ đó, mạch máu ở bụng dưới bị ùn tắc, gây nên tình trạng tắc nghẽn mạch máu và phù nề.

Tại sao bà bầu không được ngồi xổm

– Tại sao bà bầu không được ngồi xổm? Gia tăng áp lực lên bàng quang 

Việc ngồi xổm quá lâu sẽ khiến các bàng quang chịu một sức ép không hề nhỏ. Mẹ bầu có thể mệt và ngất do hậu quả của thói quen này. 

Vậy bà bầu có được ngồi xổm không? Để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi, mẹ bầu không nên ngồi xổm nhé. 

– Tại sao bà bầu không được ngồi xổm? Cách ngồi này khiến mẹ mất trọng tâm và có thể bị ngã

Mẹ thường có tâm lý ngồi xổm khi nấu ăn, giặt giũ. Việc chân bị tê mỏi hoặc phù nề do ngồi lâu khiến mẹ bầu trở nên khó giữ thăng bằng nên nguy cơ bị ngã về phía trước hoặc bật ngửa ra sau là rất cao. 

Đặc biệt đối với mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ, việc bị té ngã rất nguy hiểm. Bởi lúc này bào thai chưa làm tổ chắc chắn trong tử cung và có thể bị sảy thai ngoài ý muốn. Vậy nếu mẹ còn thắc mắc tại sao bà bầu không được ngồi xổm thì câu trả lời là không mẹ nhé.

>>> Mẹ có thể tham khảo: Tiềm ẩn nguy cơ sảy thai, sinh non vì cổ tử cung ngắn

– Tại sao bà bầu không được ngồi xổm? Gây đau xương khớp ở chân

Ngồi xổm làm tăng áp lực cho xương bánh chè ở đầu gối và dây thần kinh đùi. Vì vậy, mẹ bầu ngồi xổm nhiều dễ bị đau chân, đặc biệt là đầu gối.

Mặc dù tư thế ngồi xổm không được khuyến khích cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ, nhưng nó lại là một bài tập phù hợp cho các mẹ bầu sắp sinhTheo các bác sĩ sản khoa, ngồi xổm khi có dấu hiệu sắp sinh sẽ giúp phần xương chậu giãn nở và dễ sinh hơn. Tuy nhiên, mẹ phải ngồi đúng tư thế để cung cấp đủ oxy cho thai nhi. Đồng thời giúp giảm chứng thoát vị đĩa đệm và giảm căng thẳng khi sắp “vượt cạn”

Tư thế ngồi cho bà bầu “đúng chuẩn” trong suốt thai kỳ

Tại sao bà bầu không được ngồi xổm

Bên cạnh câu hỏi Tại sao bà bầu không được ngồi xổm thì những thắc mắc về Tư thế ngồi cho bà bầu sao cho đúng cách, đúng khoa học cũng nhận được khá nhiều sự tò mò của mẹ. 

Với những tư thế đúng, không những giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái mà còn giúp thai nhi phát triển tốt hơn. Dưới đây là những tư thế ngồi tốt cho mẹ bầu:

  • Ngồi thẳng lưng: Mẹ cần ngồi thẳng lưng và cổ, người không nên hướng về phía trước. Điều này giúp hạn chế tình trạng cong cột sống gây mỏi và đau lưng.
  • Ngồi sát thành ghế: Mẹ ngồi sát vào thành ghế, sao cho mông chạm vào lưng ghế để có được điểm tựa tốt. Nên kê thêm đệm, gối đường cong giúp hỗ trợ lưng, điều này giúp không bị mỏi lưng. 
  • Để chân thoải mái: Mẹ không gác cao chân, không bắt chéo chân. Khi ngồi đảm bảo đầu gối, hông tạo góc 90 độ và bàn chân bằng phẳng. Đảm bảo trọng lượng cơ thể phân bố đều hai bên.
  • Không nên ngồi một chỗ quá 30 phút: Với mẹ phải làm việc trên máy tính, hãy điều chỉnh độ cao của ghế và vị trí bàn làm việc sao cho thích hợp. Tại sao bà bầu không được ngồi xổm? Thỉnh thoảng mẹ hãy vận động cơ thể bằng cách: duỗi tay, duỗi chân, duỗi người thường xuyên.

Mẹ không nên chồm người về phía trước khi đứng dậy vì lúc này cơ thể nặng, dễ khiến mẹ té ngã. Khi xoay người, mẹ bầu nên xoay cả thân người và tuyệt đối không xoay phần trên vì khi ấy mẹ bầu sẽ bị lệch khớp, mẹ nhé.

>>> Mẹ có thể quan tâm: Bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng giữa: An toàn cho mẹ và bé

Tại sao bà bầu không được ngồi xổm? Những tư thế nguy hiểm khác bà bầu cần tránh

Tại sao bà bầu không được ngồi xổm? Ngoài tác hại của tư thế ngồi xổm như đã đề cập, một số tư thế khác cũng khiến mẹ lâm vào cảnh dở khóc dở cười nếu không thực hiện đúng cách. Mẹ đã biết các tư thế đó chưa? 

– Tư thế ngồi bắt chéo chân

Đối với một số người, tư thế ngồi bắt chéo chân từ lâu đã trở thành thói quen khó bỏ. Thế nhưng tư thế bắt chéo chân này gây hại nhiều hơn lợi. Nó có thể khiến tình trạng giãn tĩnh mạch chân trầm trọng (do máu khó lưu thông). Các dây thần kinh ở đùi cũng bị chèn ép, gây sưng phù chân của mẹ bầu.

Tại sao bà bầu không được ngồi xổm? Giống như tư thế ngồi bắt chéo chân, ngồi xổm cũng là nguyên nhân gây chứng bệnh viêm khớp và ảnh hưởng đến chân, hông, cột sống,…

>>> Mẹ có thể quan tâm: Bà bầu bị suy giãn tĩnh mạch: Khi nào đáng lo?

– Tư thế ngồi nửa mông

Tư thế ngồi nửa mông trên ghế là kiểu ngồi thường thấy của nhiều chị em phụ nữ. Thực tế, tư thế này lại không được khuyến cáo thực hiện bởi người mang bầu. 

Khi mẹ bầu ngồi trên ghế hoặc giường, cột sống sẽ phải chịu nhiều áp lực. Đó là nguyên nhân tại sao nhiều mẹ thấy đau nhói ở lưng khi ngồi lâu như vậy. Hơn nữa, ngồi nửa mông rất dễ khiến cơ thể bị nghiêng dẫn tới thai nhi cũng nghiêng theo. Trong trường hợp nguy hiểm con còn có thể bị chèn ép do mẹ ngồi nghiêng.

Tại sao bà bầu không được ngồi xổm

– Ngồi không điểm tựa

Thai nhi sẽ lớn theo thời gian đồng nghĩa việc chèn ép cột sống lưng của mẹ bầu càng nặng nề,. Việc ngồi không điểm tựa dẫn đến tình trạng đau lưng và mỏi vai.

Tại sao bà bầu không được ngồi xổm? Những vị trí ngồi không điểm tựa như ngồi xổm ảnh hưởng rất lớn đến cột sống của mẹ.

– Tư thế ngồi gập người về phía trước

Tại sao bà bầu không được ngồi xổm? Với những thông tin trước, rõ ràng việc ngồi cúi người về phía trước là không nên. Điều này gây áp lực lên bụng, có thể gây hại cho em bé của mẹ. Ngoài ra, trong giai đoạn cuối của thai kỳ, xương sườn dưới của mẹ dễ gây áp lực lên cơ thể em bé khi ngồi xổm và có khả năng để lại vết tích cho con sau này.

Qua những thông tin trên, chị em đã có câu trả lời cho vấn đề tại sao bà bầu không được ngồi xổm trong suốt thai kỳ. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những kiến thức hay ho và giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về những tư thế nên và không nên ngồi trong suốt quá trình mang thai bé đầy chông gai này nhé. 

Categories
Mang thai Sảy thai - Thai lưu

Sảy thai sinh hóa – Làm gì để giúp mẹ mau chóng bình phục?

Sảy thai sinh hóa hay thai sinh hóa là một tình trạng mang thai và mất thai từ rất sớm thường gặp ở phụ nữ, do nhiều nguyên nhân khác nhau và xảy ra ở nhiều giai đoạn khác nhau. Vậy mẹ đã biết gì về hiện tượng sảy thai sinh hóa này chưa?

Thai sinh hóa là hiện tượng gì? Bệnh có nguy hiểm cho mẹ hay không?

Sảy thai sinh hóa hay còn được gọi là thai sinh hóa, là tình trạng mang thai và mất thai từ rất sớm, thường xảy ra ngay sau khi phôi làm tổ (trước khi phôi thai được 5 tuần tuổi) hoặc trước khi phôi thai được nhìn thấy thông qua siêu âm. Đây là một tình trạng phổ biến và chiếm phần lớn (50%-60%) các trường hợp sảy thai hiện nay.

Hầu hết phụ nữ sảy thai sinh hóa không nhận thấy các dấu hiệu mang thai và sảy thai ngoài trừ kết quả thử thai dương tính (nếu mẹ thực hiện các xét nghiệm thử thai). Một số phụ nữ thậm chí không biết bản thân đã mang thai và trải qua tình trạng sảy thai sinh hóa. Tình trạng này tương đối giống như một chu kỳ kinh nguyệt bị trễ nếu không thực hiện thử thai.

Trong hầu hết các trường hợp, sảy thai sinh hóa không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người mẹ. Tuy nhiên, các trải nghiệm sảy thai có thể gây ra cảm giác đau buồn sâu sắc và ảnh hưởng đến tâm lý của thai phụ. Nhất là với các mẹ chưa trải nghiệm cảm giác làm mẹ trước đó.

Sảy thai sinh hóa

Thai sinh hóa là hiện tượng gì, biểu hiện của sảy thai sinh hóa?

Vì sảy thai sinh hóa thường diễn ra rất sớm ở giai đoạn đầu của thai kỳ nên nhiều người thường không phát hiện. Một số chị em có thể lầm tưởng hiện tượng thai sinh hóa là kỳ kinh nguyệt bất thường bởi dấu hiệu có thể là co thắt dạ dày và chảy máu âm đạo. 

Biểu hiện của sảy thai sinh hóa: Các triệu chứng của thai sinh hóa có thể khác nhau giữa các phụ nữ. Một số sẽ không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, một số phụ nữ nhận thấy những biểu hiện triệu chứng như sau:

  • Kết quả thử thai dương tính có thể nhanh chóng chuyển sang âm tính
  • Ra máu nhẹ một tuần trước khi đến kỳ kinh nguyệt 
  • Đau quặn bụng nhẹ và đau nhiều lần có thể là biểu hiện gây ra hiện tượng sảy thai sinh hóa
  • Nếu mẹ thử thai, kết quả dù dương tính nhưng sau vài ngày lại có kinh nguyệt hoặc mẹ sẽ bị chảy máu từ âm đạo.
  • Sảy thai sinh hóa khi mức xét nghiệm máu của mẹ có mức HCG thấp thông qua xét nghiệm công thức máu tại bệnh viện.

>>> Bạn có thể tham khảo: Các loại rau thơm bà bầu không nên ăn vì dễ gây sảy thai, sinh non

Nguyên nhân và cách điều trị hiện tượng thai sinh hóa sớm ở mẹ bầu là gì?

a. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng?

Nói chung đến thời điểm này chưa có cách để truy tìm “thủ phạm” gây sảy thai sinh hóa một các chính xác. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đặt giả thuyết cho rằng những bất thường ở thai nhi và tử cung người mẹ đều có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này, cụ thể:

  • Phôi thai cấu tạo không hoàn hảo, do sự phối hợp giữa các gen không được tốt hoặc thiếu một số gen, dẫn tới việc phôi thai không phát triển được, bị thoái hóa và tự hủy. Trường hợp này, nếu chị em vẫn có thể sinh được con ra đời thì đứa bé cũng dễ bị dị tật.
  • Sảy thai do tử cung không bình thường, có thể là niêm mạc tử cung quá mỏng nên thai không bám được vào nên tự tuột ra, hoặc là bám vào nhân xơ,sẹo mổ cũ nên bị sảy ngay ra ngoài.
  • Sảy thai do nhiễm một số bệnh có thể lây truyền từ cơ thể mẹ sang thai nhi, dẫn đến sảy thai như bệnh HIV, viêm gan B, C, giang mai, chlamydia, Rubella, Toxoplasma, CMV…
  • Nếu mẹ bầu bị hội chứng antiphospholipid dẫn đến tình trạng rối loạn đông máu cũng có thể gây ra thai sinh hóa.
  • Phụ nữ mang thai khi lớn tuổi sẽ làm tăng nguy cơ bị thai sinh hóa.
  • Ngoài ra, một nghiên cứu lâm sàng của Fachchinetti và cộng sự ở Ý rằng căng thẳng là một nguyên nhân liên quan đến vấn đề thai sinh hóa.

Sảy thai sinh hóa

b. Cách điều trị tình trạng sảy thai sinh hóa như thế nào?

Trong hầu hết các trường hợp, sảy thai sinh hóa không nghiêm trọng và mẹ có thể không cần điều trị. Việc sảy thai nhiều lần không có nghĩa là mẹ không thể mang thai và sinh con khỏe mạnh trong tương lai. Vì thế thay vì lo lắng mất ăn mất ngủ, mẹ có thể đến thăm khám bác sĩ nếu cơn đau kéo dài.

Một số gợi ý từ bác sĩ mà mẹ có thể tham khảo như sau:

  • Bổ sung progesterone và estrogen: Nồng độ progesterone và estrogen rất quan trọng cho sự phát triển của bào thai bên trong tử cung. Bác sĩ có thể đề nghị bổ sung progesterone và estrogen để chuẩn bị cho quá trình mang thai.
  • Phẫu thuật điều chỉnh các bất thường ở tử cung: Nếu mẹ bị lạc nội mạc tử cung hoặc polyp tử cung, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để để cải thiện các vấn đề ở tử cung.
  • Thuốc kháng sinh cho trường hợp nhiễm trùng: Các bệnh lý nhiễm trùng thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh để giảm các rủi ro sảy thai liên tiếp. 

>>> Bạn có thể tham khảo: Sau sảy thai bao lâu thì đi làm được? Thời điểm vàng mang thai trở lại

Sảy thai sinh hóa bao lâu thì có thai lại? Thời điểm tốt nhất để mẹ mang thai?

  • Sảy thai sẽ đem đến cảm giác mất mát, khiến cả hai vợ chồng đều phải trải qua thời gian buồn bã, lo lắng hay thậm chí là cảm giác tội lỗi. Do đó các chuyên gia thường khuyên những cặp đôi không nên vội vã và cố gắng thụ thai ngay sau đó.
  • Nữ giới cần tránh quan hệ tình dục trong hai tuần kể từ sau khi sảy thai, hoặc cho đến khi tất cả các triệu chứng sảy thai đã biến mất, để ngăn ngừa nhiễm trùng. 
  • Chu kỳ kinh nguyệt sẽ dần ổn định sau khoảng từ 2 tuần cho đến vài tháng, khi quá trình rụng trứng trở lại bình thường cũng là lúc chị em có khả năng thụ thai nếu không áp dụng các biện pháp tránh thai.
  • Khi đã cảm thấy sẵn sàng về mặt cảm xúc lẫn thể chất, phụ nữ nên nhờ bác sĩ tư vấn để tiếp tục mang thai sau sảy thai sinh hóa một cách an toàn. Bác sĩ có thể đề nghị mẹ làm một số xét nghiệm và thăm khám để tìm ra bất thường.

Sảy thai sinh hóa

Chế độ ăn sau sảy thai giúp mẹ mau chóng hồi phục sức khỏe

Sảy thai có thể gây ra tình trạng ra máu, chóng mặt, cơ thể suy nhược. Vì vậy, những thực phẩm mẹ ăn thời gian này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ. Dưới đây là một số thực phẩm mẹ nên ăn sau khi bị sảy thai:

Thực phẩm giàu chất sắt giúp mẹ bồi bổ sau khi sảy thai sinh hóa 

Khi cơ thể mất máu, việc bổ sung sắt là điều vô cùng cần thiết. Theo nghiên cứu, có hai loại chất sắt ẩn chứa trong thực phẩm là heme iron (tìm thấy trong các sản phẩm từ động vật) và non heme (tìm thấy trong thực vật). 

Chất sắt từ thịt động vật: Thông thường cơ thể sẽ dễ dàng hấp thu sắt từ thịt động vật. Do đó mẹ nên bổ sung các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu,… vào trong thực đơn hàng ngày của mình. Nhưng hạn chế dùng chất béo trong quá trình chế biến món ăn

Các nguồn sắt heme khác bao gồm: đậu, rau lá xanh, bắp cải Brussel, nho khô, đậu lăng, đào khô, hạt bí ngô, hạt đậu tương, bơ mè, gạo lứt, socola đen, nước rỉ đường.

Lưu ý: Vitamin C có trong trái cây (đu đủ, bưởi, dâu tây,…) cũng giúp cơ thể mẹ dễ hấp thụ chất sắt non heme trong thực vật. Do đó nên ăn cùng lúc với các thực phẩm chứa sắt nhé.

Sảy thai sinh hóa: Mẹ nên bổ sung chất Axit folic

Các sản phụ thường được khuyến cáo bổ sung đầy đủ axit folic trước và sau thai kỳ. Nguyên do là bởi thiếu loại dưỡng chất này sẽ dẫn tới nguy cơ sảy thai, dị tật ở thai nhi… Với những phụ nữ vừa lâm vào tình trạng sảy thai sinh hóa, việc bổ sung đầy đủ axit folic sẽ tránh những tổn hại do sảy thai để lại và chuẩn bị tốt hơn cho lần mang thai sắp tới.

Axit folic có nhiều trong đậu lăng, trứng, bông cải xanh, bơ, măng tây, các loại quả thuộc giống cam quýt, rau bina, cà rốt, bánh mì, thịt bò, hướng dương, chuối, dưa hấu, chanh….

>>> Bạn có thể tham khảo: Mới sảy thai có được gội đầu không? Nên làm gì để sớm hồi phục sức khỏe

Thực phẩm giàu magie

Magie là một vi chất giúp mẹ thoải mái và đối phó với trầm cảm sau khi bị sảy thai sinh hóa. Mẹ có thể ăn các loại thực phẩm giàu magie như: các loại đậu, các loại quả hạch, socola.

Magie không chỉ giúp mẹ đối phó với trầm cảm mà còn tạo ra năng lượng cho cơ thể, hồi phục các tế bào cũng như chức năng thần kinh, cơ bắp.

[inline_article id=298478]

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân, cách điều trị và chế độ ăn lành mạnh cho mẹ khi trải qua quá trình sảy thai sinh hóa. Nắm chắc những điều này sẽ giúp mẹ có thêm kinh nghiệm để chuẩn bị thật tốt cho lần mang thai kế tiếp. Chúc mẹ thành công!

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu ăn cá lóc được không? Mẹ bầu nên xem để lên thực đơn ăn uống

Vậy bà bầu ăn cá lóc được không? Đây chắc chắn là điều được nhiều mẹ bầu quan tâm nhất. Bởi có nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe lại không tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Bài viết này, MarryBaby sẽ giải đáp điều này cho mẹ bầu nhé.

Thành phần dinh dưỡng có trong cá lóc

Trước khi giải đáp vấn đề bà bầu ăn cá lóc được không; MarryBaby xin nói về thành phần dinh dưỡng có trong thực phẩm này. Cá lóc có tên khoa học là Channa striata, hay còn được gọi là cá quả. Đây là một loài cá nước ngọt sống tại sông hồ, con kênh và cánh đồng ngập nước. Cá lóc có thành phần dinh dưỡng trong 100ml chiết xuất gồm:

  • Protein: 3,36 ± 0,29 (g)
  • Albumin: 2,17 ± 0,14 (g)
  • Chất béo: 0,77 ± 0,66 (g)
  • Kẽm: 3,34 ± 0,8 (mg)
  • Đồng: 2.34 ± 0.98 (mg)
  • Sắt: 0,20 ± 0,09 (mg)

Ngoài ra, cá lóc còn chứa vitamin A, omega 6 và DHA.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Những loại rau tốt cho bà bầu và thai nhi mẹ đã biết chưa?

cá lóc
Bà bầu ăn cá lóc được không?

Bà bầu ăn cá lóc được không?

Để trả lời câu hỏi bà bầu ăn cá lóc được không; Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho biết, cá là thực phẩm phụ nữ mang thai nên ăn. Vì chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của thai nhi; nhất là về trí não của thai nhi.

Ngoài ra, ăn cá cũng giúp ích cho sức khỏe tim mạch, xương chắc khỏe, giảm béo phì, giảm nguy cơ bị ung thư ruột và trực tràng.

Bên cạnh đó, cá lóc cũng là loài cá nước ngọt thường sống ở sông hồ và cánh đồng ngập nước. Vì thế, các mẹ bầu cũng không lo sợ về việc cá bị nhiễm thủy ngân cao như một số loài cá sống ở đại dương nhưng với sự gia tăng ô nhiễm môi trường do hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt thì cá ao hồ cũng có nguy cơ nhiễm kim loại nặng và dư lượng hoá chất.

Lời khuyên cho mẹ bầu khi ăn cá

Bà bầu ăn cá lóc được không và những lời khuyên

FDA cũng đưa ra lời khuyên cho phụ nữ mang thai khi ăn cá như sau:

  • Mẹ bầu nên ăn ít nhất 340 gram cá trong một tuần. Những loài cá biển các mẹ có thể ăn nhưng không nên ăn quá nhiều vì có nguy cơ nhiễm thủy ngân cao. Mẹ bầu có thể ăn 2 – 3 lần các loại cá trong một tuần thôi nhé.
  • Ngoài ra, các mẹ bầu cũng tránh ăn thịt cá sống và hải sản sống như hàu; sushi; sashimi và hải sản chưa nấu chín. Vì trong các thực phẩm này có tiềm ẩn các vi khuẩn hoặc vi rút có hại.
  • Bên cạnh đó, mẹ bầu nên nấu chín thức ăn trước khi dùng để tránh các nguy cơ có trong thức ăn còn sống.
  • Khi mẹ bầu lựa cá lóc, nhớ chọn những con cá có kích thước vừa phải; không quá to hoặc quá nhỏ. Thân cá thuôn dài, không quá tròn, sờ vào thấy chắc tay, không bị nhũn.
  • Mẹ bầu cũng có thể quan sát phần hậu môn cá để xác định cá còn tươi hay không. Cá tươi thì phần hậu môn nhỏ; khi nở to thì đó là những con cá đã chết, sắp ươn và đôi khi bị tẩm hóa chất.

[inline_article id=275903]

Với những thông tin về bà bầu ăn cá lóc được không, MarryBaby hy vọng sẽ giúp ích cho các mẹ bầu. Nếu còn thắc mắc gì về thông tin bà bầu ăn cá lóc được không hay về thai kỳ thì mẹ bầu hãy để lại bình luận trên bài viết. Đội ngũ y bác sĩ của MarryBaby sẽ trả lời ngay nhé. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu ăn bắp cải được không? Công dụng tuyệt vời đối với thai nhi

Vậy còn khi mang thai, bà bầu ăn bắp cải được không? Thực phẩm này có tốt cho mẹ và thai nhi không? Bài viết này, MarryBaby sẽ giải đáp vấn đề bà bầu có ăn được bắp cải không. Mẹ bầu hãy theo dõi để cân nhắc lựa chọn thực phẩm này vào thực đơn ăn uống hàng ngày nhé.

Chất dinh dưỡng từ bắp cải

Trước khi tìm hiểu vấn đề bà bầu ăn bắp cải được không, chúng ta cần hiểu rõ các thành phần dinh dưỡng có trong thực phẩm này. Theo bảng thành phần của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, 100g bắp cải gồm các thành phần sau:

  • Carbohydrate: 5,8g
  • Protein: 1,28g
  • Chất béo: 0,1g
  • Chất xơ: 2,5g
  • Năng lượng: 25kcal
  • Vitamin B6: 0,124mg
  • Vitamin A: 5µg
  • Vitamin C: 36,6mg
  • Vitamin K: 76µg
  • Niacin: 0.234mg
  • Kali: 170mg
  • Canxi: 40mg
  • Sắt: 0,47mg
  • Magie: 12mg
  • Phốt pho: 26mg
  • Kẽm: 0,18mg

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Những loại rau tốt cho bà bầu và thai nhi mẹ đã biết chưa?

Bà bầu ăn bắp cải được không?

bắp cải

Theo Viện Y học ứng dụng Việt Nam, bà bầu ăn bắp cải sẽ mang đến nhiều lợi ích trong thai kỳ như:

1. Giảm táo bón

Bắp cải chứa một hàm lượng chất xơ cao, giúp điều hòa nhu động ruột và cải thiện hệ tiêu hóa. Vì thế, bắp cải sẽ giúp khắc phục tình trạng táo bón thường gặp trong thai kỳ.

2. Giảm phù nề 

Bà bầu ăn bắp cải được không? Lá bắp cải rất hữu ích trong việc loại bỏ chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Do đó, bà bầu có thể dùng nó để giảm phù nề khi mang thai. Mẹ bầu có thể bọc lá bắp cải xung quanh các khu vực bị phù nề để giảm đau. Và áp dụng cách này 2 lần/ngày để tăng hiệu quả nhé. Tuy kết quả của các nghiên cứu vẫn chưa thống nhất nhưng đây có thể là một phương pháp tự nhiên và an toàn mà các mẹ bầu có thể thử.

3. Cải thiện sức khỏe xương

Bắp cải chứa hàm lượng vitamin K và canxi giúp xương chắc khỏe hơn. Vậy bà bầu ăn bắp cải được không? Mẹ bầu ăn nhiều bắp cải sẽ giúp tăng sự khỏe mạnh và dẻo dai của xương khớp.

4. Bà bầu có ăn được bắp cải không? Kiểm soát huyết áp

Bắp cải rất giàu chất điện giải và khoáng chất như sắt, canxi, kali, magie và phốt pho có vai trò chính trong việc điều chỉnh huyết áp và nhịp tim.

cải bắp

5. Giảm nguy cơ thiếu máu 

Thiếu sắt trong thai kỳ có thể dẫn đến thiếu máu. Bà bầu ăn bắp cải được không? Nếu mẹ bầu ăn bắp cải sẽ giúp bổ sung sắt, phòng ngừa thiếu máu. Do bắp cải rất giàu chất sắt.

6. Bà bầu có ăn được bắp cải không? Kiểm soát cân nặng thai kỳ

Bắp cải là một loại thực phẩm ít calo và nhiều chất xơ  nên giúp kiểm soát cân nặng của mẹ bầu hiệu quả. Bắp cải có thể tạo cảm giác no nhưng không gây tích trữ chất béo và tăng cân.

7. Tốt cho thai nhi

Bà bầu ăn bắp cải được không? Với hàm lượng axit folic trong bắp cải sẽ là chất cần thiết để xây dựng DNA của thai nhi. Hợp chất này sẽ giúp thai nhi giảm nguy cơ bị dị tật ống thần kinh.

Tuy nhiên theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ khuyến cáo, nếu bà nầu ăn quá nhiều bắp cải có thể bị đầy hơi, khó tiêu. Vì thế, để giảm tình trạng này mẹ bầu không nên ăn quá nhiều một lần. Tốt nhất, mẹ nên ăn xen kẽ các loại thực phẩm khác nhau để các chất dinh dưỡng được cân bằng.

[inline_article id=191723]

Như vậy mẹ đã biết bà bầu ăn bắp cải được không rồi phải không? Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp ích cho các mẹ bầu. Chúc các chị em một thai kỳ khỏe mạnh!

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu uống trà ô lông được không? Nên hạn chế nếu không muốn hại con

Nhưng với phụ nữ mang thai việc lựa chọn một thức uống để thưởng thức cũng phải cân nhắc kỹ. Vì có nhiều loại thức uống tốt nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vậy bà bầu uống trà ô lông được không? MarryBaby sẽ giải đáp vấn đề này trong bài viết sau đây nhé.

Các thành phần có trong trà ô lông

Trước khi giải đáp câu hỏi “bà bầu uống trà ô lông được không”; chúng ta cần tìm hiểu các thành phần có trong trà ô lông. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trà ô lông có chứa nhiều khoáng chất. Với 100g nước trà ô lông, chúng ta sẽ có khoảng:

  • Canxi: 1mg
  • Magie: 1mg
  • Phốt-pho: 1mg
  • Kali: 12mg
  • Natri: 3mg
  • Kẽm: 0,01mg
  • Niacin: 0,06mg
  • Caffein 16mg

>> Mẹ có thể xem thêm: Bà bầu uống nước đậu đen có tốt không? Rất tốt nếu đúng thời điểm mẹ nhé!

Trà ô lông có tác dụng gì?

trà ô lông
Trà ô lông có tác dụng gì và bà bầu uống trà ô lông được không?

Bên cạnh vấn đề bà bầu uống trà ô lông được không, chúng ta cũng cần biết tác dụng của trà ô lông là gì. Theo tổ chức cho bệnh nhân suy tim ở Anh chia sẻ, nếu chúng ta uống trà ô lông trong một thời gian dài sẽ giúp kéo dài tuổi thọ và giảm béo phì. Và theo một nghiên cứu ở Mỹ năm 2007, trà ô lông cũng rất tốt cho tim mạch vì làm giảm nồng độ chất béo trong máu.

Một nghiên cứu của Nhật Bản năm 2004 do Đại học Thành phố Osaka thực hiện cho thấy trà ô long làm tăng mức adiponectin trong huyết tương. Mức độ thấp của adiponectin huyết tương có liên quan đến béo phì, đái tháo đường tuýp 2 và bệnh mạch vành (CAD). Nghiên cứu kết luận rằng trà ô long có thể có tác dụng hữu ích đối với sự tiến triển của chứng xơ vữa động mạch ở bệnh nhân CAD.

Bà bầu uống trà ô lông được không?

trà ô lông có tác dụng gì
Bà bầu uống trà ô lông được không?

Các thức uống có chứa caffein thường được các chuyên gia khuyến cáo không nên uống khi mang thai và cho con bú. Theo bảng thành phần của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trong 100g nước trà ô lông thường có chứa khoảng 16mg caffein.

Vậy bà bầu uống trà ô lông được không? Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ, khi mẹ bầu uống trà ô lông, caffeine sẽ đi qua nhau thai và đi đến thai nhi. Nhưng thai nhi sẽ không thể chuyển hóa caffeine như người lớn. Vì thế có thể dẫn đến một số vấn đề nguy hiểm trong thai kỳ.

Ngoài ra, caffeine sẽ làm tăng nhẹ huyết áp, nhịp tim, khiến mẹ bầu cảm thấy bồn chồn, khó tiêu hoặc khó ngủ hoặc lợi niệu làm bầu đi tiểu nhiều hơn trong khi đây vốn đã là một khó chịu hay gặp. Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu có thể nhạy cảm với caffein do cơ thể khó đào thải chất này hơn so với khi không mang thai.

[inline_article id=172486]

Như vậy, bà bầu uống trà ông lông được không? Tốt nhất, mẹ bầu nên hạn chế, uống ít vừa phải hoặc không uống trà ô lông trong thai kỳ vì các bầu hoàn toàn có thể thay thế bằng việc uống đủ nước lọc; hoặc nước ép trái cây, nước ép rau củ khi thư giãn. Các loại thức uống này sẽ tốt cho mẹ và bé hơn trong thai kỳ đấy ạ. Hy vọng bài viết về bà bầu uống trà ô lông được không sẽ giúp ích cho các mẹ!

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Các xét nghiệm trước khi sinh mổ: Mẹ bầu không nên bỏ qua

Các xét nghiệm trước khi sinh mổ giúp xem xét tình hình sức khỏe chung của mẹ. Dựa vào kết quả các xét nghiệm các xét nghiệm bắt buộc trước khi sinh; bác sĩ sẽ quyết định mẹ có nhất thiết phải sinh mổ hay không. Hãy theo dõi bài viết của MarryBaby để hiểu hơn về các xét nghiệm trước khi sinh mổ nhé.

Xét nghiệm máu trước khi sinh mổ

Xét nghiệm máu là bài xét nghiệm tổng quan sức khỏe của mẹ bầu. Ngoài ra việc xét nghiệm bắt buộc trước khi sinh này còn có mục đích:

  • Xác định nhóm máu và thành phần chính của hồng cầu.
  • Đánh giá mức độ của định lượng hemoglobin huyết thanh.
  • Chẩn đoán mức độ rối loạn và sự diễn tiến của tình trạng đông máu ở mẹ bầu.

Thời gian thực hiện cuộc xét nghiệm này thường rất nhanh và đơn giản. Các bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm để chuẩn bị máu truyền trong quá trình sinh mổ khi cần. Trước khi thực hiện các xét nghiệm trước khi sinh mổ về máu, mẹ nên hỏi bác sĩ những lưu ý và cần chuẩn bị gì nhé.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Kinh nghiệm sinh mổ và những bí quyết mẹ cần biết!

Các xét nghiệm trước khi sinh mổ: Xét nghiệm những bệnh truyền nhiễm

các xét nghiệm bắt buộc trước khi sinh
Các xét nghiệm trước khi sinh mổ gồm những gì?

Thực hiện các xét nghiệm trước khi sinh mổ về những bệnh truyền nhiễm là để bảo vệ sức khỏe cho bé trong quá trình sinh nở. Mẹ bầu có thể cần làm các xét nghiệm những bệnh truyền nhiễm sau:

  • Viêm gan B
  • HIV
  • Giang mai

Việc xét nghiệm này sẽ giúp mẹ phát hiện ra bệnh tình và được bác sĩ tiến hành điều trị sớm. Bên cạnh đó, điều này cũng giúp tránh ảnh hưởng đến em bé trong bụng mẹ. Nếu được điều trị chăm sóc sớm, bé sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc phải những bệnh truyền nhiễm. Đồng thời, ông xã và các thành viên trong gia đình cũng sẽ giảm nguy cơ bị lây nhiễm. Nếu mẹ bầu mắc phải một trong những bệnh kể trên; thì ông xã và người thân trong gia đình cũng cần phải xét nghiệm để kịp thời điều trị nếu chẳng may bị lây nhiễm.

Xét nghiệm đường huyết (glucose)

Đây là một trong các xét nghiệm bắt buộc trước khi sinh để kiểm tra lượng đường huyết trong thai kỳ của mẹ bầu. Nếu mẹ bầu có lượng đường huyết quá cao và đang bị bệnh tiểu đường trong thai kỳ thì sẽ gây ra nhiều biến chứng khi sinh mổ. Cụ thể như nhiễm trùng vết mổ, băng huyết… Vì thế, các xét nghiệm trước khi sinh mổ về đường huyết sẽ giúp bác sĩ nắm rõ được tình trạng sức khỏe của mẹ và có sự chuẩn bị tốt nhất cho ca sinh. Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu mẹ chỉ nên uống nước lọc trong ngày thực hiện xét nghiệm. Dưới đây là các bước thực hiện xét nghiệm đường huyết:

  • Bác sĩ sẽ lấy một mẫu máu trong từ tĩnh mạch khi mẹ bầu đói.
  • Mẹ sẽ được uống một dung dịch glucose chuyên biệt.
  • Tiếp tục lấy máu vào nhiều thời điểm khác nhau trong vài giờ để đo nồng độ glucose trong máu của mẹ.

Các xét nghiệm trước khi sinh mổ: Xét nghiệm nước tiểu

sinh mổ
Các xét nghiệm trước khi sinh mổ về nước tiểu.

Xét nghiệm nước tiểu trước khi sinh mổ sẽ giúp xác định được:

Trước khi thực hiện các xét nghiệm trước khi sinh mổ, mẹ bầu nhớ uống nước đầy đủ nhé! Xét nghiệm nước tiểu sẽ được thực hiện như sau:

  • Rửa tay và lau vùng kín sạch sẽ bằng khăn lau do bác sĩ cung cấp.
  • Lấy nước tiểu ở lúc giữa thời gian đi.
  • Lấy nước tiểu đến vạch do bác sĩ chỉ định.
  • Nhân viên phòng xét nghiệm sẽ đưa que thử vào mẫu hoặc nhỏ vài giọt nước tiểu lên que thử để kiểm tra lượng đường, protein…

Xét nghiệm vùng chậu (siêu âm)

Để xác định được chính xác mẹ bầu có thể sinh thường hay sinh mổ; bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm trước khi sinh mổ đánh giá vùng chậu. Hình thức xét nghiệm này thường được thực hiện khi quá trình chuyển dạ khó khăn; khi bác sĩ nghi ngờ đầu bé quá to; hoặc xương chậu của mẹ quá nhỏ. Dựa trên kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ chỉ định cách thức sinh phù hợp.

Xét nghiệm vùng chậu được thực hiện bằng cách khám lâm sàng và chụp X-quang, CT hoặc MRI. Cách thức xét nghiệm này dùng để đo đường kính của xương chậu và kích thước đầu của bé.

Tuy nhiên, việc chụp MRI sẽ rất đắt tiền, còn việc chụp X-quang lại khiến mẹ bầu lo lắng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Để bảo đảm an toàn cho em bé, mẹ chỉ nên thực hiện xét nghiệm này tại những phòng khám, bệnh viện có uy tín thôi nhé.

[inline_article id=287844]

Hy vọng bài viết về các xét nghiệm trước khi sinh mổ sẽ giúp ích cho các mẹ bầu. Nếu các mẹ còn thắc mắc gì về vấn đề sinh mổ hãy để lại bình luận. Đội ngũ y bác sĩ của MarryBaby sẽ trả lời ngay nhé!