Categories
3 tháng đầu Mang thai

Mẹ bầu chán ăn khi mang thai: Nguyên nhân đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai và cách khắc phục

Đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai sẽ gây tâm trạng ức chế lẫn hoang mang cho cả mẹ bầu lẫn bố. Nếu lo lắng rằng chán ăn khi mang thai nguy hiểm không thì câu trả lời là không. Nhưng mẹ bầu và bố nên xem ngay các nguyên nhân dưới đây nhằm giải đáp bà bầu chán ăn phải làm sao. Điều này tốt cho sức khỏe mẹ lẫn bé nhé.

1. Nguyên nhân gây chán ăn khi mang thai

Đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai ăn do ốm nghén 

Sự thay đổi nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến thức ăn mẹ vốn thấy hấp dẫn, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Human Chorionic Gonadotropin (hCG) – loại hormone được sản xuất trong thời kỳ mang thai – được biết đến là nguyên nhân gây ra cảm giác buồn nôn, thay đổi cảm giác thèm ăn và chán ăn khi mang thai.

Đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai còn là một trong các kiểu nghén khi mang thai. Tình trạng bà bầu chán ăn 3 tháng giữa vẫn sẽ có khả năng tiếp diễn đến các tháng cuối thai kỳ với tỷ lệ từ 15% – 20% mẹ bầu, theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Y học Thai nhi Phật Sơn (Trung Quốc) năm 2020 trên 1739 mẹ bầu tham gia.

đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai 3

Đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai do rối loạn tiêu hóa

Các triệu chứng rối loạn tiêu hoá dưới đây cũng khiến cho mẹ bầu không muốn ăn gì mặc dù đói bụng:

  • Buồn nôn, nôn mửa: Buồn nôn là triệu chứng điển hình của ốm nghén. Tuy nhiên khi hiện tượng này xuất hiện những thái cuối thai kỳ, mẹ cần lưu ý dấu hiệu để phân biệt với nguyên nhân rối loạn tiêu hóa.
  • Ợ nóng: Do trào ngược acid dạ dày khi mang thai. Nó xảy ra với phần lớn các mẹ bầu do sự thay đổi nội tiết tố trong thời gian mang thai. Ngoài cảm giác vị chua, đắng ở miệng, mẹ bầu bị ợ nóng còn cảm thấy nóng rát ở phần ngực dưới và cuống họng.
  • Táo bón: Táo bón sẽ là nguyên nhân gây chán ăn khi mang thai nếu mẹ bổ sung sắt và canxi một cách quá mức. Trường hợp này mẹ cần gặp bác sĩ để điều chỉnh lại việc bổ sung vitamin và khoáng chất một cách hợp lý hơn.

Nguyên nhân tiềm ẩn khác gây ra đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai

Chán ăn khi mang thai đôi khi đi kèm một số dấu hiệu bệnh lý, mẹ bầu lưu ý để thăm khám và được điều trị kịp thời.

  • Suy giáp cũng làm giảm cảm giác ngon miệng (1), khiến mẹ đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai.
  • Căng thẳng quá mức, thay đổi tâm lý khi mang thai. Nếu dẫn đến trầm cảm, mẹ bầu sẽ dễ rơi vào cảm giác chán ăn các loại thực phẩm lành mạnh. Khi đó các chất dinh dưỡng quan trọng như acid folic, axit béo, sắt và kẽm sẽ có nguy cơ bị thiếu hut. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thai nhi và bà mẹ (2)
  • Mẹ bầu bị hội chứng rối loạn ăn uống trong thai kỳ (3) cũng là nguyên nhân gây chán ăn.

2. Chán ăn khi mang thai nguy hiểm không?

Hiện tượng đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai nếu chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, như trong tam cá nguyệt thứ nhất và không diễn ra một cách tiêu cực (mẹ sụt cân nghiêm trọng) thì có thể là không nguy hiểm và sẽ dần cải thiện khi thai nhi lớn hơn. Tuy nhiên mẹ sẽ phải lưu ý các trường hợp bệnh lý trên. Nếu trường hợp đói nhưng không thể ăn được gì, hoặc nặng hơn là nôn ra nhiều sau khi ăn, mẹ nhất thiết nên gặp bác sĩ để được tham vấn kịp thời.

>>> Mẹ có thể quan tâm: Tam cá nguyệt thứ nhất và những điều mẹ cần biết

đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai 2
Đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai là một hiện tượng thường gặp ở mẹ bầu 3 tháng đầu, sẽ dần cải thiện khi thai nhi lớn lên.

3. Bà bầu chán ăn phải làm sao?

Đây là một câu hỏi khiến cả gia đình tìm kiếm, nhất là những người lần đầu làm bố mẹ. Dưới đây là các giải pháp để hạn chế tình trạng đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai.

Chia thành nhiều bữa nhỏ, tránh ép ăn để dẫn đến đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai

Nhiều người cứ nghĩ có bầu là phải ăn nhiều, thế là càng ép mẹ bầu ăn đồ bổ. Có thể vì cả nể, bầu ráng ăn nhưng sau một thời gian sẽ bị ám ảnh bởi đồ ăn. Do đó, bố và người thân hãy là một người chăm sóc bầu tâm lý, chia nhỏ các bữa ăn có nhiều dinh dưỡng cho mẹ bầu. Điều này sẽ tốt cho sức khoẻ và tâm trạng của mẹ bầu nữa.

Tránh thực phẩm mẹ không thích hoặc có mùi nồng khó chịu

Đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai phải làm sao? Bất cứ món ăn nào làm cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu, buồn nôn thì mẹ hãy tránh xa. Mẹ bầu cần tránh các món ăn có dễ làm tác động đến khứu giác nhạy cảm của mẹ như: cá, cà ri, những đồ ăn nhiều dầu mỡ,… hoặc món ăn nào khiến mẹ cảm thấy nặng mùi. Đừng chỉ vì nghe mọi người khuyên ăn cái gì tốt và cố gắng để rồi căng thẳng tâm lý hơn nhé.

Ăn món nào mẹ cảm thấy ngon miệng

Sẽ có rất nhiều kiểu nghén đối với mẹ bầu, đôi khi một món mẹ bầu từng rất ghét nhưng lại thích lúc mang thai. Do đó nếu đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai, mẹ bầu có thể ăn món gì mình thèm. Tuy nhiên đây là giai đoạn dễ gặp biến chứng tiểu đường thai kỳ nếu mẹ dùng nhiều thực phẩm không lành mạnh nên cần cẩn thận. Mặc dù thèm ngọt nhưng hãy mẹ bầu nhớ kiểm soát lượng đường mẹ nhé, thay trái cây cho bánh kẹo là giải pháp mẹ cần lưu ý.

>>> Xem thêm: Thực đơn cho bà bầu hàng ngày đầy đủ dinh dưỡng khi mang thai

đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai 4
Đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai phải làm sao? Mẹ nên tranh thủ ăn bất cứ khi nào, bất cứ món nào mẹ thèm nhé.

Thay đổi cách chế biến, tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng

Có thể việc lặp lại thực đơn khiến mẹ bầu chán, đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai. Nếu thế, mẹ hãy thử thay đổi công thức mới. Đơn giản bằng cách thêm vào chế độ ăn uống của mẹ với các loại thực phẩm lành mạnh. Sách công thức dành riêng cho bà bầu có thể rất hữu ích trong việc mang lại sự đa dạng cho thực đơn của giai đoạn này. MarryBaby sẽ cung cấp thêm cho mẹ nhiều dạng thực đơn dinh dưỡng khác nhau. Lưu ý là phải tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng mẹ nhé.

[inline_article id= 281612]

Luyện tập nhẹ nhàng để tăng cảm giác thèm ăn

Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, tâm lý thoải mái thì tập luyện thể dục thể thao hợp lý là bí quyết giúp thai phụ giảm nghén, tăng khẩu vị một cách hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy, tập luyện nhẹ nhàng vừa giúp tăng cường sức khỏe ở thai phụ, vừa giảm các triệu chứng ốm nghén, nhất là tốt cho các mẹ bầu thừa cân. Các bài tập như tập hít thở, đi bộ, bơi lội, yoga đều có lợi ích cho thai kỳ mà mẹ có thể tham khảo.

Câu hỏi “Đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai phải làm sao?” từ nay sẽ không còn làm bố mẹ đau đầu nữa đúng không. Ngoài các giải pháp trên, mẹ bầu còn có thể tham khảo các món ăn vặt tốt cho sức khoẻ như: phô mai, khoai lang sấy, sữa chua… để tranh thủ nạp dinh dưỡng cho em bé với các món nhanh và tốt nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Trị hôi nách cho bà bầu, có nhiều phương pháp cho mẹ tha hồ lựa chọn

Trị hôi nách cho bà bầu như thế nào là tốt nhất? Bà bầu có dùng lăn khử mùi được không? Để giải đáp thắc mắc này, mẹ hãy khám phá bài viết dưới đây cùng MarryBaby nhé.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị hôi nách

Muốn trị hôi nách cho bà bầu, bạn cần biết nguyên nhân do đâu. Bà bầu bị hôi nách là chuyện “không của riêng ai”. Có những mẹ trước đây chưa bao giờ bị “hách từ trong nôi” nhưng khi mang thai vẫn gặp phải tình trạng này. Tình trạng nặng mùi ở vùng cánh không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn khiến mẹ bầu mất tự tin.

Tình trạng đổ mồ hôi nhiều khiến cơ thể mẹ bầu trở nên nặng mùi hơn, đặc biệt là vùng nách. Khu vực dưới cánh tay tập trung nhiều tuyến mồ hôi nên rất dễ có mùi. Theo thống kê, phụ nữ mang thai ở tuần thứ 30 thường cảm thấy nóng trong người và đổ mồ hôi rất nhiều, nhất là vào ban đêm. Các nguyên nhân điển hình cho tình trạng này là:

  • Thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai, hàm lượng hormone estrogen và progesterone tăng cao nên cơ thể mẹ nóng lên và ra mồ hôi nhiều hơn bình thường.
  • Tăng lưu lượng máu: Mẹ bầu cần tăng lưu lượng máu đi nuôi dưỡng thai nhi. Điều này làm thân nhiệt mẹ tăng cao và mồ hôi đổ ra để làm dịu cơ thể.
  • Rối loạn lo âu: Mang thai khiến mẹ bầu trở nên nhạy cảm, luôn lo lắng, suy nghĩ quá mức. Rối loạn lo lâu có thể gây ra khó thở, đồ mồ hôi, đỏ mặt, tim đập nhanh.

Mẹ bầu hôi nách nên ăn uống và sinh hoạt ra sao

Trị hôi nách cho bà bầu không phải là việc làm một phát ăn ngay. Chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng không nhỏ đến mùi cơ thể. Mẹ bầu bị hôi nách có thể điều chỉnh một số thói quen sau để cải thiện tình hình.

  • Uống nhiều nước: Cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày giúp mẹ duy trì cơ thể khỏe mạnh, quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn. Mẹ nên uống xen kẽ nước lọc với các loại nước ép như dứa, nho, lê, cam, táo, dưa hấu.
  • Ăn nhiều rau và hoa quả: Chế độ ăn nhiều rau củ quả và trái cây giúp cơ thể loại bỏ độc tố, đẩy lùi vi khuẩn gây mùi khó chịu. Tuy nhiên, mẹ nên hạn chế ăn các loại quả có mùi nồng như sầu riêng, mít.
  • Hạn chế các món ăn gây nặng mùi như: Đồ ăn cay, nóng, thức ăn chế biến chiên xào, nhiều dầu mỡ, các loại gia vị như tỏi, hành, hạt tiêu, mù tạt.
  • Mẹ nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để mồ hôi dễ bay hơi. 
  • Mẹ có thể dùng xà phòng diệt khuẩn hoặc các sản phẩm khử mùi để vệ sinh vùng da dưới cánh tay. Mẹ cần chọn những sản phẩm có thành phần lành tính, an toàn với bà bầu.

Trị hôi nách cho bà bầu bằng nguyên liệu thiên nhiên

Mẹ có thể khắc phục tình trạng “viêm cánh” bằng một số nguyên liệu đơn giản, dễ tìm.

  • Phèn chua: Phèn chua có tác dụng hút ẩm và khử mùi. Mẹ có thể pha phèn chua vào nước tắm hoặc xoa phèn lên vùng nách sau khi tắm xong. Phèn chua không những loại bỏ vi khuẩn gây mùi mà còn giúp vùng da nách của mẹ sáng mịn hơn.
  • Chanh: Chanh là nguyên liệu cực kỳ an toàn và lành tính. Acid trong chanh khử mùi hôi rất hiệu quả. Mẹ xoa nước cốt chanh hoặc chà xát miếng chanh tươi lên vùng nách sẽ đánh bay mùi hôi khó chịu.
  • Gừng: Gừng cũng là một nguyên liệu quen thuộc trong mọi căn bếp. Gừng tươi diệt khuẩn và trị hôi nách rất tốt. Mẹ thái gừng thành từng lát mỏng rồi đắp lên vùng nách sau khi tắm xong. Gừng rất an toàn với da nên mẹ có thể áp dụng cách này hàng ngày nhé.
  • Lá khổ qua: Mẹ lấy lá khổ qua giã nhuyễn, lọc lấy nước cốt đắp vào nách. Sau một tuần, mồ hôi và mùi vùng nách sẽ giảm đi đáng kể.
  • Lá trầu không: Lá trầu không chứa nhiều tinh dầu và chất kháng sinh tự nhiên, có khả năng làm sạch và thổi bay những vi khuẩn gây mùi cơ thể. Mẹ đem lá trầu không đi giã, lấy nước xoa vào nách sẽ cải thiện được mùi khó chịu.
trị hôi nách cho bà bầu
Chanh là nguyên liệu trị hôi nách cho bà bầu an toàn và lành tính

Trị hôi nách cho bà bầu bằng lăn khử mùi

Bên cạnh các nguyên liệu thiên nhiên, mẹ còn có thể dùng lăn khử mùi cho bà bầu để trị hôi nách. Lăn khử mùi là sản phẩm tiện dụng, đơn giản giúp mẹ bầu hạn chế đổ mồ hôi dưới cánh tay.

Mẹ nên lựa chọn lăn khử mùi có thành phần lành tính, không chứa nhiều hóa chất gây hại cho em bé. Dưới đây là những tiêu chí giúp mẹ chọn được sản phẩm khử mùi an toàn.

  • Sản phẩm không mùi hoặc ít mùi: Mùi hương liệu thường chứa nhiều hóa chất, mẹ bầu hít vào sẽ không tốt cho sức khỏe. Mẹ nên kiểm tra xem sản phẩm có chứa thành phần tạo mùi thơm không trước khi quyết định mua nhé.
  • Ưu tiên chọn loại sáp, lăn: Khử mùi dạng sáp, lăn thường hiệu quả hơn dạng xịt. Ngoài ra, dạng xịt khi sử dụng có thể lan rộng các khu vực khác ngoài nách, vừa không hiệu quả vừa lãng phí.
  • Tuyệt đối không chứa cồn, paraben: Lăn khử mùi chứa cồn sẽ làm khô da và có khả năng gây ngứa, dị ứng. Paraben tương tự như hormone estrogen trong cơ thể, nếu bị dư estrogen quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và nguy cơ gây ra ung thư vú.

Một số loại lăn khử mùi trị hôi nách cho bà bầu

1. Etiaxil

Lăn khử mùi Etiaxil xuất xứ Pháp, là sản phẩm được nhiều bác sĩ khuyên dùng để khắc phục chứng ra mồ hôi nhiều.

Thành phần cơ bản trong lăn khử mùi Etiaxil gồm Alcohol Denat, Hydrogenated Castor Oil, muối nhôm Clorid. 

Etixial có khả năng điều tiết hoạt động của tuyến mồ hôi, giúp vùng da dưới cánh tay luôn khô thoáng. Sản phẩm mang lại hiệu quả kéo dài 2 – 3 ngày nên mẹ không cần sử dụng hàng ngày. Ngoài ra, Etiaxil còn giúp điều trị tình trạng viêm nhiễm lỗ chân lông vùng dưới cánh tay và không gây ố vàng áo khi sử dụng.

Lăn khử mùi cho bà bầu Etiaxil có 3 loại dành cho da thường, da nhạy cảm và da siêu nhạy cảm.

  • Sản phẩm Etiaxil màu đỏ dành cho da thường
  • Sản phẩm Etiaxil màu xanh dùng cho da nhạy cảm
  • Sản phẩm Etiaxil màu nâu dành cho da siêu nhạy cảm

2. Scion Pure White Roll On

Lăn khử mùi cho bà bầu Scion của hãng Nuskin – thuộc top 5 thương hiệu nổi tiếng tại Mỹ. 

Lăn khử mùi Scion có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên nên vô cùng lành tính, an toàn để sử dụng.

Bên cạnh công dụng loại bỏ mùi khó chịu, Scion còn có tác dụng giảm dần vết thâm nám. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin trong sản phẩm còn giúp vùng da dưới cánh tay luôn mềm mại.

trị hôi nách cho bà bầu

3. Vichy

Vichy là thương hiệu khá quen thuộc với nhiều phụ nữ. Trị hôi nách cho bà bầu bằng lăn khử mùi vichy là lựa chọn của nhiều mẹ bầu. Thành phần sản phẩm lành tính, không hương liệu, không cồn, không paraben nên rất an toàn.

Vichy không chứa hương liệu nên có mùi dịu nhẹ, gần như không mùi. Sản phẩm cũng không gây ố vàng áo khi sử dụng.

trị hôi nách cho bà bầu

Lăn khử mùi cho bà bầu Vichy gồm có 2 loại:

  • Vichy Deodorant 72H (đỏ), dành cho da thường: Sản phẩm giúp thấm hút mồ hôi và thu nhỏ lỗ chân lông.
  • Vichy Deodorant 48H (xanh), phù hợp với da nhạy cảm: Sản phẩm kiểm soát mồ hôi hàng ngày, giúp vùng da dưới cánh tay mềm mại và trắng sáng.

4. SoftStone

Sản phẩm lăn khử mùi dành cho bà bầu SoftStone đã được nhận giải thưởng “mỹ phẩm tốt nhất của năm” do tạp chí online @Cosme (Nhật Bản) bầu chọn.

SoftStone được chiết xuất từ các thành phần thiên nhiên, đặc biệt là muối đá khoáng thiên nhiên Alum. Đây là khoáng chất tự nhiên được tìm thấy ở sâu trong núi lửa, giúp kiểm soát mồ hôi hiệu quả và ngăn ngừa triệt để các vi khuẩn gây mùi.

Lăn khử mùi SoftStone cũng là sản phẩm không chứa cồn nên không gây kích ứng da.

Mùi cơ thể, cụ thể là mùi hôi nách khiến mẹ bầu bất tiện trong sinh hoạt cũng như thiếu tự tin khi giao tiếp. Có nhiều cách trị hôi nách cho bà bầu. Mẹ có thể chọn các phương pháp từ dân gian hoặc dùng sản phẩm lăn khử mùi cho bà bầu. Chúc mẹ sớm “đánh bay” mùi mồ hôi đáng ghét này nhé.

Xem thêm:

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu bị mất vị giác, nguyên nhân đến từ những yếu tố không ngờ tới

Mang thai đem đến nhiều sự thay đổi cho cơ thể mẹ bầu. Thậm chí, nhiều mẹ bầu còn mất vị giác, cảm thấy nhạt miệng, đắng miệng khi ăn uống. Bà bầu bị mất vị giác không phải là hiện tượng nguy hiểm, tuy nhiên mẹ không nên chủ quan. Trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu bệnh lý, cần được phát hiện và xử lý kịp thời.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị mất vị giác

Bà bầu bị mất vị giác là hiện tượng mẹ cảm thấy nhạt miệng, đắng miệng, gần như không cảm nhận được vị chua, cay, mặn, ngọt của thức ăn khi ăn vào. Tình trạng này thường xảy ra trong giai đoạn đầu của thai kỳ (tuần 1 – tuần 12).

bà bầu bị mất vị giác
Bà bầu bị mất vị giác là tình trạng thường gặp ở nhiều chị em

Thông thường, việc bà bầu bị mất vị giác sẽ đi kèm với triệu chứng ốm nghén. Có hai nguyên nhân chính sau đây:

1. Bị mất vị giác khi mang thai do nguyên nhân sinh lý và thói quen ăn uống

Nếu tình trạng nhạt miệng chỉ thỉnh thoảng diễn ra trong thời kỳ ốm nghén và nhanh chóng qua đi mà không kèm theo triệu chứng bất thường gì khác, thì có thể do các yếu tố sinh lý và thói quen ăn uống của mẹ.

  • Khi mang thai, hormone thai kỳ tăng cao, nội tiết tố rối loạn gây ảnh hưởng đến vị giác, khiến mẹ thường cảm thấy nhạt và đắng miệng.
  • Các triệu chứng ốm nghén cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu bị mất vị giác. Nghén gây mệt mỏi, nôn mửa, cơ thể uể oải, ăn không ngon miệng, thậm chí sợ ăn vì cứ ăn vào là bị nôn ra.
  • Một số mẹ bầu dùng quá nhiều thuốc bổ sung trong thai kỳ như canxi, sắt. Việc lạm dụng thuốc bổ sẽ gây dư thừa sắt, canxi, natri dẫn đến tình trạng đắng miệng.
  • Trong quá trình thai nghén, nhiều mẹ bỗng nhiên thèm các món ăn có vị đắng như nghệ, vỏ cam, mướp đắng, rau đắng. Những thực phẩm này khiến vị giác mẹ bị ảnh hưởng khi thưởng thức các món ăn tiếp theo.
  • Sự quá nhạy cảm của khứu giác cũng là nguyên nhân khiến vị giác của mẹ gặp vấn đề. Nói cách khác, khứu giác trở nên nhạy bén hơn khiến mẹ bầu cảm nhận mùi của thức ăn một cách mạnh mẽ. Điều này dẫn đến việc mẹ đâm ra “ớn ăn”, cảm thấy no ngang và miệng tự giác thấy đắng, thấy không muốn ăn mặc dù mẹ chưa hề ăn gì

2. Bà bầu bị mất vị giác là dấu hiệu bệnh lý

Nếu tình trạng nhạt miệng, không cảm nhận được vị của các món ăn ngày càng kéo dài và không thuyên giảm, mẹ nên cân nhắc đến các yếu tố bệnh lý.

  •  Viêm tuyến nước bọt: Mẹ bầu không bổ sung đủ chất dinh dưỡng, không vệ sinh răng miệng đúng cách hoặc uống ít nước có thể khiến tuyến nước bọt bị viêm. Lúc này, vi khuẩn, virus, nấm sẽ tấn công tuyến nước bọt, làm quá trình tiết nước bọt bị tắc, ngưng trệ. Việc này dẫn đến khoang miệng của mẹ bị khô, hơi thở có mùi khó chịu và mẹ thấy nhạt, đắng miệng.
  • Trào ngược dạ dày: Hormone progesterone được sản sinh trong quá trình mang thai để tạo điều kiện cho thai nhi phát triển trong tử cung. Tuy nhiên khi nồng độ hormone này vượt quá giới hạn sẽ làm cho van dạ dày bị giãn ra, axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Nhiều mẹ bầu luôn có cảm giác đầy bụng, no hơi, ợ chua cũng chính vì nguyên nhân trên. Ợ chua ảnh hưởng đến vị giác, làm mẹ biếng ăn, không cảm nhận được vị ngon của thức ăn.
  • Các bệnh lý khác: Bà bầu bị mất vị giác trong thời gian dài với mức độ ngày càng nặng thì có thể mẹ đang gặp các vấn đề về gan như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, nếu mẹ có kèm các triệu chứng như sốt, ho, đau nhức người, mệt mỏi thì không loại trừ khả năng mẹ đã nhiễm virus covid-19. Hiện tượng mất vị giác, khứu giác là một trong những triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp covid-19. Vì vậy, mẹ có thể xét nghiệm covid để biết mình có nhiễm hay không nhé. 

Bà bầu bị mất vị giác có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nhìn chung, tình trạng mất vị giác chỉ diễn ra thỉnh thoảng thì sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi. Chỉ khi nào mẹ nhạt miệng và không thể ăn uống trong thời gian dài, em bé lúc này mới có vấn đề.

Khi mẹ không ăn đủ chất, cơ thể sẽ bị suy nhược, thai nhi không được cung cấp đủ dưỡng chất để phát triển. Một số nguy cơ có thể xảy đến với mẹ và bé như:

Như vậy, nếu việc mất vị giác kéo dài, mẹ khó khăn trong việc ăn uống cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe, mẹ cần đến bệnh viện để được thăm khám sớm. Nếu nguyên nhân đến từ yếu tố bệnh lý, mẹ sẽ được tư vấn cách điều trị thích hợp.

Mẹ bầu nên làm gì khi bị mất vị giác?

bà bầu bị mất vị giác
Thức ăn nhanh dễ khiến dạ dày ì ạch, khó tiêu hoá

Mẹ có thể khắc phục tình trạng nhạt miệng, đắng miệng trong thai kỳ bằng các biện pháp sau:

  • Uống đủ nước: Mẹ uống đủ nước sẽ giúp khoang miệng đỡ khô, đồng thời cuốn trôi các mảng bám gây đắng miệng. Mẹ có thể uống nước lọc xen kẽ nước ép hoa quả, trà xanh để kích thích vị giác.
  • Vệ sinh răng miệng: Bên cạnh uống nhiều nước, mẹ cần lưu ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Mẹ bầu có thể sử dụng chỉ nha khoa 3-4 lần mỗi tuần để giúp loại bỏ thức ăn thừa ở kẽ răng. Ngoài ra, mẹ có thể đánh răng hàng ngày với kem bạc hà để đỡ cảm giác buồn nôn, nhạt miệng.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Mẹ chia nhỏ từ 3 bữa chính thành 5 – 6 bữa ăn mỗi ngày, vừa giảm cảm giác ngán vừa hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Mẹ nên ăn thức ăn luộc, hấp thay cho chiên xào. Thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh hay các món cứng, khó tiêu sẽ làm dạ dày thêm ì ạch, khó tiêu hoá. Một chế độ ăn hài hoà các chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây sẽ giúp mẹ tiêu hoá nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
  • Nhâm nhi bữa phụ: Mẹ nên chuẩn bị các món ăn nhẹ như ngũ cốc, sữa chua, trái cây, bánh quy, ô mai. Đây là những món kích thích vị giác, hạn chế cảm giác buồn nôn, rất thích hợp để mẹ nhâm nhi trong các bữa phụ.
  • Không đi nằm ngay sau khi ăn: Sau khi ăn xong, mẹ nên đi lại nhẹ nhàng để thức ăn được tiêu hoá tốt hơn.
  • Tránh xa chất kích thích: Mẹ tuyệt đối không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích. Đây là những chất không tốt cho mẹ bầu và thai nhi.
bà bầu bị mất vị giác
Bánh mì, sữa chua, hoa quả rất thích hợp để mẹ nhâm nhi trong bữa phụ

Bà bầu bị mất vị giác không phải là tình trạng hiếm gặp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Nếu đã áp dụng mọi cách nhưng tình hình vẫn không được cải thiện, mẹ hãy tìm đến sự tư vấn của các bác sĩ chuyên ngành nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Mẹ có biết, khi có bầu vùng kín thay đổi như thế nào?

Khi có bầu vùng kín thay đổi như thế nào luôn là điều mẹ quan tâm nhưng không biết phải hỏi ai. Từ ngày đầu tiên của thai kỳ cho đến khi em bé chào đời, mẹ sẽ cảm nhận vùng kín có rất nhiều khác biệt, đôi lúc khiến mẹ cảm thấy xấu hổ, tự ti và lo lắng.

Những thay đổi ở vùng kín khi mang thai liệu có kéo dài vĩnh viễn hay sẽ kết thúc trong thai kỳ? Liệu trong khi mang thai và sau khi sinh, mẹ nên chăm sóc vùng kín như thế nào?

Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu khi có bầu vùng kín thay đổi như thế nào cũng như cách chăm sóc “khu vực nhạy cảm” này bạn nhé.

Khi có bầu vùng kín thay đổi như thế nào?

1. Có thể tiết dịch nhiều hơn

Khí hư ra nhiều khi mang thai là một trong những thay đổi đáng chú ý nhất ở vùng kín. Lượng estrogen và progesterone tăng cao cùng với sự tăng thể tích máu đã góp phần gây ra tình trạng này.

Khí hư khi mang thai thường có màu trắng trong hoặc trắng đục. Khí hư thường không có mùi hôi hoặc chỉ có mùi nhẹ. Trong trường hợp khí hư từ âm đạo làm bạn khó chịu, hãy sử dụng băng vệ sinh hằng ngày.

có bầu vùng kín thay đổi như thế nào
Vùng kín có thể tiết dịch nhiều hơn trong thai kỳ

2. Có bầu vùng kín thay đổi như thế nào? Âm đạo bị sưng và sẫm màu

Để hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của, lượng máu tuần hoàn trong cơ thể cần phải tăng đáng kể trong suốt thai kỳ. Điều này dẫn đến việc môi âm hộ và âm đạo của bạn có vẻ sưng lên. Thế nhưng, tình trạng này là bình thường.

Ngoài ra, những thay đổi liên quan đến hormone và việc tăng cường lưu thông máu cũng làm cho môi âm hộ và âm đạo trở nên thâm hơn và chuyển sang xanh.

Cũng có trường hợp âm đạo bị sưng là do viêm nhiễm âm đạo. Nếu như âm đạo bị sưng kèm theo các triệu chứng như đỏ, khô rát và ngứa thì bạn đi khám càng sớm càng tốt.

3. Chảy máu âm đạo khi mang thai

Âm đạo chảy máu khi mang thai là một hiện tượng phổ biến ở các mẹ bầu. Nếu bạn quan tâm có bầu vùng kín thay đổi như thế nào, bạn có thể chú ý đến đáy quần nhỏ của mình và xem có máu bên trên hay không.

Thông thường, trong tam cá nguyệt thứ nhất, âm đạo có thể ra máu do sự đậu trứng trên thành tử cung hoặc do tăng thể tích máu. Tuy nhiên, chảy máu âm đạo cũng có thể là dấu hiệu của sảy thai, đặc biệt là khi nó đi kèm với các triệu chứng khác như đau bụng dữ dội và thải mô thai qua đường âm đạo.

tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, bạn cần đi khám ngay nếu âm đạo ra máu. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều tình trạng nguy hiểm như nhau bong non, cổ tử cung mở sớm, sinh non hoặc vỡ tử cung.

Ngoài ra, khi bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ, bạn có thể thấy khí hư trộn lẫn với một chất nhầy màu hồng và điều này là bình thường.

có bầu vùng kín thay đổi như thế nào
Âm đạo có thể chảy máu khi mang thai

4. Sự thay đổi vùng kín khi mang thai: Giãn tĩnh mạch

Có bầu vùng kín thay đổi như thế nào? Lúc này, âm đạo của mẹ bầu sẽ phải đối diện với hiện tượng giãn tĩnh mạch. 

Giãn tĩnh mạch không chỉ xuất hiện ở chân, nó còn có thể xuất hiện ở âm đạo với khoảng 20% bà bầu gặp phải tình trạng này. Triệu chứng đặc trưng là tĩnh mạch ở môi lớn, môi bé hoặc ở vùng cận bị giãn phồng ra và có hình dạng như con sâu, có màu hơi xanh và gây khó chịu.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do lượng máu tăng lên khi mang thai và tốc độ chảy máu từ chi dưới giảm xuống. Để khắc phục, bạn có thể chườm lạnh, tắm nước ấm, nằm nghiêng bên trái và nâng cao chân lên khi nằm. Đa phần, tình trạng này sẽ biến mất sau khi sinh.

5. Có bầu vùng kín thay đổi như thế nào? Âm đạo có thể dài và rộng hơn 

“Cô bé” bị sưng, đau nhức trong thai kỳ là điều mà hầu như ai cũng biết. Thế nhưng, ít ai biết rằng chiều dài của “cô bé” cũng có thể tăng thêm.

Nguyên nhân được lý giải là do các mô xung quanh âm đạo trở nên lỏng và mềm hơn, dẫn đến chiều dài âm đạo tăng lên. Ngoài ra, âm đạo cũng có thể mở rộng hơn một chút để chuẩn bị cho việc sinh nở.

6. Âm đạo dễ bị viêm nhiễm, nấm ngứa khi mang thai

Mẹ bầu lo lắng không biết khi có bầu vùng kín thay đổi như thế nào? Một hiện tượng thường gặp chính là viêm nhiễm vùng kín trong suốt thai kỳ.

Các bệnh viêm nhiễm ở âm đạo thường rất phổ biến trong quá trình mang thai do những thay đổi về hormone làm biến đổi sự cân bằng độ pH trong cơ thể.

  • Nhiễm nấm âm đạo khi mang thai: Dịch âm đạo là môi trường lý tưởng để men nấm phát triển. Nhiễm nấm âm đạo sẽ không gây hại đến thai nhi nhưng có thể khiến mẹ bầu khó chịu. Một số các triệu chứng của nhiễm nấm âm đạo thường là âm đạo ngứa, khô, rát và khí hư có mùi hôi.
  • Nhiễm khuẩn âm đạo: Có khoảng 10 đến 30% bà bầu mắc chứng nhiễm khuẩn âm đạo. Tình trạng này là sự do mất cân bằng lợi khuẩn và hại khuẩn tại âm đạo. Triệu chứng chủ yếu là khí hư có màu xám và có mùi tanh. Nếu không điều trị sớm thì sẽ có nguy cơ sinh non, con sinh ra bị nhẹ cân hoặc thậm chí bị sảy thai.
  • Viêm âm đạo Trichomoniasis: “Thủ phạm” chủ yếu là do có quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh. Viêm âm đạo Trichomoniasis khi mang thai có thể gây ra những biến chứng thai kỳ như vỡ nước ối quá sớm và sinh non. Triệu chứng thường là khí hư có màu vàng xanh, có mùi, âm đạo ngứa và đỏ tấy, gây đau đớn trong khi tiểu hay quan hệ tình dục.
Trong thai kỳ, âm đạo sẽ dễ bị viêm nhiễm hơn

Cách chăm sóc vùng kín trong khi mang thai

Việc có bầu vùng kín thay đổi như thế nào sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến cách mẹ bầu chăm sóc “cô bé” trong suốt khoảng thời gian này. Để hạn chế tối đa tình trạng vùng kín bị tổn thương, viêm nhiễm, cần lưu ý một số vấn đề khi chăm sóc như sau:

  • Trong quá trình vệ sinh vùng kín, tuyệt đối không thụt rửa vào sâu bên trong âm đạo. Ngoài việc tắm và vệ sinh như bình thường, mẹ bầu không cần làm sạch âm đạo quá mức. Việc thụt rửa có thể làm mất đi các vi khuẩn có lợi bảo vệ âm đạo.
  • Nên thường xuyên “dọn cỏ” cho vùng kín, đặc biệt là trước ngày sinh để ngăn chặn tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào trong vùng kín. Ngoài ra, việc vệ sinh vùng kín còn giúp bác sĩ dễ dàng thăm khám cũng như hạn chế mùi cơ thể tại khu vực nhạy cảm này.
  • Nên đến gặp bác sĩ nếu mẹ không biết có bầu vùng kín thay đổi như thế nào để được tư vấn cụ thể. Ngoài ra, nếu âm đạo chảy máu nhiều, tiểu gắt, đau rát vùng kín khi đi tiểu,… nên lập tức đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ.

Sự thay đổi ở vùng kín khi mang thai có ảnh hưởng đến chuyện chăn gối?

Nhiều phụ nữ quan tâm có bầu vùng kín thay đổi như thế nào bởi những điểm khác lạ ở vùng kín có thể gây ảnh hưởng đến chuyện quan hệ, khiến mẹ bầu lo lắng không biết mang thai có quan hệ được không.

Nhìn chung, sự thay đổi ở vùng kín trong thai kỳ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ân ái giữa mẹ bầu và người bạn đời của mình. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, nói “KHÔNG” với quan hệ tình dục khi mang thai nếu mẹ bầu đang bị chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân, âm đạo đau rát, tổn thương.

Ngoài ra, khi quan hệ, nên sử dụng bao cao su để tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Sự thay đổi ở vùng kín khi mang thai không gây ảnh hưởng đến việc quan hệ tình dục

Những thay đổi ở vùng kín sau khi sinh

Sau sinh, bạn sẽ cảm thấy âm đạo sưng, đau và thâm tím. Tình trạng này sẽ làm bạn thấy đau khi tiểu. Đối với phần lớn phụ nữ thì những triệu chứng trên sẽ biến mất sau vài tuần. Tuy nhiên, có thể mất nhiều thời gian hơn để làm lành âm đạo bị rách khi sinh hoặc cắt tầng sinh môn trong lúc sanh.

Hiện tượng chảy máu âm đạo thường rất phổ biến trong khoảng từ 2 đến 6 tuần đầu sau khi “lâm bồn”. Máu sẽ chảy nhiều và có màu đỏ tươi, đồng thời có thể bao gồm những cục máu đông trong 24 giờ sau khi sinh. Sau đó, việc chảy máu sẽ từ từ giảm dần. Tuy vậy, một số trường hợp, người mẹ có thể trải qua tình trạng này đến 6 tuần.

Âm đạo có thể giãn rộng ra sau khi sinh con và hồi phục lại độ đàn hồi trong vòng 6 tuần. Các bài tập co thắt cơ sàn khung xương chậu có thể giúp cải thiện tình trạng âm đạo và tránh được nguy cơ các cơ quan khác trong cơ thể sa xuống vùng âm đạo.

Những phụ nữ đang cho con bú thường có lượng nội tiết nữ estrogen thấp hơn bình thường và âm đạo sẽ dễ bị khô hơn. Bạn có thể sử dụng các loại dầu bôi trơn với thành phần chính là nước hoặc những loại sữa dưỡng ẩm tự nhiên để làm giảm nhẹ các triệu chứng như đau khi quan hệ tình dục, ngứa và khô rát âm đạo.

Qua bài viết dưới đây, hy vọng các mẹ bầu có thể hiểu thêm về việc có bầu vùng kín thay đổi như thế nào cũng như cách chăm sóc âm đạo sao cho chuẩn trong thai kỳ. Hãy tiếp tục theo dõi MarryBaby để cập nhật các bài viết hữu ích mẹ nhé!

Xem thêm:

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy? Mẹ cần biết để chuẩn bị tốt nhất

Nghén được mệnh danh là một “đặc sản” của những mẹ bầu. Theo thống kê, có khoảng 70% mẹ bầu bị ốm nghén, trong đó ốm nghén nặng chiếm 1,5%. Thông thường, mẹ bầu sẽ bắt đầu nghén từ khi nào? Nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy?

Mẹ sẽ ốm nghén trong bao lâu? MarryBaby sẽ giải đáp các thắc mắc này trong bài viết bên dưới.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ốm nghén

Tình trạng ốm nghén ở mẹ bầu có khả năng liên quan đến một số yếu tố sau:

  • Do sự thay đổi nội tiết tố ở tuyến sinh dục khi mang thai, cụ thể là Progesteron và HCG. Cơ thể phụ nữ khi mang thai usẽ sản sinh ra một lượng lớn hormone Progesterone. Hormone này có thể gây các cân cơ ở hệ tiêu hóa, khiến lượng thức ăn bên trong dạ dày bị đẩy lên thực quản, gây cảm giác buồn nôn. Bên cạnh đó, hormone này còn làm chậm khả năng tiêu hóa dẫn đến chứng khó tiêu.
  • Mẹ bầu có thói quen ăn uống thất thường khiến cơ thể dễ thiếu chất, gây mệt mỏi.
  • Một vài mẹ bầu có hệ thần kinh nhạy cảm với các mùi vị gây cảm giác khó chịu, buồn nôn.
  • Theo một số nghiên cứu, ốm nghén cũng có khả năng di truyền.

Không phải tất cả phụ nữ khi mang thai sẽ gặp tình trạng ốm nghén. Tùy vào cơ địa cũng như tình hình sức khỏe của mẹ bầu, có người không bị nghén nhưng cũng có người nghén rất nặng. Một số mẹ bầu có khả năng cao bị ốm nghén như:

  • Mẹ mang thai lần đầu.
  • Mẹ mang song thai hoặc đa thai
  • Sức khỏe mẹ yếu ớt, quá gầy hoặc béo phì.
  • Mẹ có tính cách quá nhạy cảm, dễ căng thẳng, dễ bị xúc động.
  • Mẹ có tiền sử bị say tàu xe, dị ứng với mùi vị hoặc dạ dày nhạy cảm hơn người bình thường.

Mẹ bắt đầu nghén từ khi nào?

Mẹ thắc mắc khi nào sẽ bắt đầu nghén và nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy?

Đa phần, mẹ bầu sẽ bị nghén ở khoảng tuần thứ 5 đến tuần thứ 6 của thai kỳ. Đến tháng thứ 4 thai kỳ, thai nhi đã ổn định hơn nên các triệu chứng ốm nghén cũng giảm dần.

Cũng có nhiều trường hợp, mẹ bầu xuất hiện ốm nghén muộn vào khoảng tuần thứ 8 – 12 của thai kỳ. Đặc biệt, có mẹ bầu không hề bị ốm nghén trong suốt thời gian mang thai.

Theo chia sẻ của nhiều bà bầu, khi bị ốm nghén, mẹ sẽ nhạy cảm về mùi vị của các loại thức ăn và dễ thấy buồn nôn hoặc nôn.

Điều này khiến mẹ ăn không ngon miệng, dẫn đến chán ăn, bỏ bữa. Mẹ có thể không ăn được món mà trước đây mình rất thích, hoặc có thể muốn ăn món mà mẹ vốn rất ghét.

Các triệu chứng nghén có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong ngày. Một số mẹ sẽ nghén vào buổi sáng và giảm dần các cơn nghén trong ngày, trong khi một số khác lại bị ốm nghén nhiều vào chiều tối.

Nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy
Thông thường, mẹ sẽ nghén nặng nhất vào khoảng tuần thứ 9 và tuần thứ 10

Nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy?

Thời gian xuất hiện triệu chứng nghén cũng như mức độ các cơn ốm nghén ở mỗi mẹ bầu là không giống nhau. Thậm chí một mẹ bầu nhưng vào các lần mang thai khác nhau cũng sẽ có cách nghén khác nhau.

Mẹ bầu sẽ nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy? Thông thường, mẹ sẽ nghén nặng nhất vào khoảng tuần thứ 9 và tuần thứ 10 của thai kỳ.

Đây là thời điểm mà nồng độ hormone hCG tăng cao nhất. Lượng hormone này sẽ giảm dần vào tuần thứ 11 và đến tuần thứ 15, nồng độ hormone hCG có thể giảm khoảng 50% so với thời điểm cao nhất.

Nhìn chung, ốm nghén không gây nguy hiểm đến sức khỏe thai nhi. Hiện tượng này chỉ ảnh hưởng nhiều nhất đến mẹ bầu, khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ốm nghén có thể là cách để bảo vệ thai nhi khỏi các hóa chất độc hại có trong thực phẩm.

Ốm nghén làm mẹ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu

Theo thống kê, có 2% mẹ bầu gặp phải tình trạng ốm nghén nặng với các biểu hiện như:

  • Buồn nôn và nôn liên tục.
  • Mẹ không muốn ăn món gì, hoặc nếu có ăn được thì đều bị nôn ra hết.
  • Cơ thể mất nước, mệt mỏi, không có năng lượng làm bất cứ việc gì.
  • Mẹ sụt cân nhanh chóng, có thể giảm 4 – 5 kí trong 3 tháng đầu mang thai.

Ốm nghén bao lâu thì hết?

Nhìn chung, sau khi qua 3 tháng đầu, bà bầu sẽ ít bị nghén hơn. Đến khoảng tuần thứ 14, tình trạng nghén có thể biến mất. Cũng có trường hợp mẹ bầu hết nghén sớm hoặc muộn hơn.

Có khoảng 10 – 15% trường hợp mẹ bầu nghén kéo dài nhiều tháng sau kỳ tam cá nguyệt đầu tiên. Thậm chí có tới 5% trường hợp mẹ nghén suốt cả 9 tháng thai kỳ.

Mách mẹ cách giảm ốm nghén khi mang thai

Không có phương pháp hay loại thuốc điều trị nào có thể chữa dứt điểm triệu chứng ốm nghén. Mẹ có thể tham khảo một số cách sau để giảm sự khó chịu khi bị nghén.

  • Uống đủ nước. Đối với những trường hợp thiếu nước nặng, mẹ bầu có thể sẽ nhập việc để bù nước bằng cách truyền dịch vào tĩnh mạch.
  • Mẹ chia nhỏ bữa ăn, khoảng 5 – 6 bữa mỗi ngày thay vì 3 bữa lớn.
  • Sau khi thức dậy cần nằm trên giường khoảng vài phút rồi mới ngồi dậy từ từ
  • Dùng một tách trà gừng
  • Không uống nhiều nước hay ăn nhiều canh trong bữa ăn
  • Mẹ nên ăn các món giàu dinh dưỡng, mềm, dễ nuốt, nhất là rau xanh, các thực phẩm giàu protein cho bà bầu, thực phẩm giàu chất béo tốt như quả bơ, trứng.
  • Mẹ chú ý chăm sóc răng miệng vì nôn mửa có thể gây ảnh hưởng đến răng.
  • Tránh các loại thực phẩm có mùi vị mạnh, dễ gây ói mửa. Không ăn món quá cay, món ăn nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ hoặc thức ăn nhanh.
  • Hạn chế nằm ngay sau khi ăn xong.
  • Mẹ có thể nhâm nhi các món ăn vặt như bánh quy, bánh mì giòn, ngũ cốc, các loại hạt trong bữa phụ, vừa dễ ăn lại vừa tốt cho sức khỏe.
  • Tăng cường nghỉ ngơi, hạn chế làm việc quá sức hay căng thẳng, lo lắng quá mức.
  • Tinh thần là một trong những yếu tố quan trọng giúp mẹ vượt qua những cơn ốm nghén. Mẹ nên tránh nghĩ đến những việc tiêu cực, luôn giữ cho mình trạng thái lạc quan, vui vẻ trong suốt thai kỳ.
  • Trong trường hợp các triệu chứng ốm nghén trở nên nặng nề, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, mẹ nên tìm đến sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ nhé.
Nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy
Tinh thần là  yếu tố quan trọng giúp mẹ vượt qua những cơn ốm nghén

Mẹ bầu nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy? Tuần thứ 9 và thứ 10 của thai kỳ có thể là giai đoạn mẹ có triệu chứng nghén nặng nhất.

Tuy nhiên, thời điểm này cũng có sự dao động, tùy vào cơ địa và sức khỏe của mỗi mẹ bầu. Mẹ hãy luôn giữ tinh thần lạc quan, chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lối sống lành mạnh để có thai kỳ khỏe mạnh và nhẹ nhàng nhé.

Xem thêm:

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu bị Covid-19 uống thuốc gì đảm bảo an toàn không gây biến chứng cho cả hai mẹ con?

Tất cả những thắc mắc của mẹ bầu xoay quanh vấn đề bà bầu bị Covid uống thuốc gì sẽ được bác sĩ chuyên khoa giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Các mẹ cùng tham khảo để biết cách chăm sóc bản thân giúp 2 mẹ con sớm vượt qua đại dịch và mẹ tròn con vuông.

Dấu hiệu nhận biết mẹ bầu bị Covid-19 sớm nhất

Trước khi, biết được giải đáp bà bầu bị Covid thì uống thuốc gì; các mẹ cần nhận biết một số biểu hiện phổ biến khi mắc bệnh như: 

  • Sốt
  • Có cảm giác ớn lạnh
  • Mẹ bầu bị viêm họng, ho khan hoặc ho có đờm
  • Nhiều mẹ bầu có triệu chứng khó thở, thở nhanh, thở gấp, hơi thở ngắn
  • Đau nhức toàn thân, luôn có cảm giác mệt mỏi
  • Mất khứu giác hoặc vị giác
  • Sổ mũi hoặc nghẹt mũi
  • Có thể bị buồn nôn hoặc nôn
  • Tiêu chảy

Các triệu chứng sẽ biểu hiện mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy vào từng trường hợp cụ thể. Hầu hết, các mẹ mắc Covid-19 đều có triệu chứng nhẹ và có thể âm tính sau khoảng 7 đến 10 ngày điều trị.

Bên cạnh đó, một số mẹ bầu gặp phải triệu chứng rất nghiêm trọng và cần được cấp cứu kịp thời như tình trạng khó thở nặng, môi tím tái, mắc hội chứng suy hô hấp cấp…

Một số thai phụ bị Covid-19 có xu hướng chuyển biến bệnh nặng như những phụ nữ mang thai trên trên 35 tuổi, bị  thừa cân, béo phì hoặc có bệnh lý mạn tính, bệnh lý nền chưa được điều trị dứt điểm…

bà bầu bị covid uống thuốc gì
Mẹ bầu bị viêm họng, kho khan hay có đờm cũng có thể là dấu hiệu nhận biết đang mắc Covid-19

Thai phụ mắc Covid-19 có nguy hiểm không?

Bà bầu bị Covid uống thuốc gì và gặp nguy hiểm gì không? Đối với phụ nữ mang thai, khi bị nhiễm virus đường hô hấp nói chung và virus SARS-CoV-2 nói riêng thì hệ thống miễn dịch dễ bị tổn thương hơn so với người bình thường.

Cụ thể, mẹ bầu bị nhiễm Covid-19 có nguy cơ cao bệnh chuyển biến nặng hơn và điều trị khó khăn hơn. Nhiều trường hợp phải dùng đến kháng sinh liều cao, thở máy hay can thiệp ECMO; có khi còn nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ con. 

1. Đối với những bà bầu bị Covid-19 mà không mắc bệnh lý

Bà bầu mắc Covid-19 mà sức khỏe bình thường, không có bệnh lý nền có thể gặp phải  nguy cơ như sinh non, thai chậm phát triển, sảy thai,… Nó thường xảy ra ở những tuần đầu hay tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ. 

2. Đối với thai phụ bị Covid-19 đồng thời có bệnh lý nền

Còn với thai phụ mắc Covid-19 và một số bệnh lý nền như bệnh tiểu đường thai kỳ, bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch… thì dễ chuyển biến xấu.

Tình trạng mức độ bệnh nền có thể nghiêm trọng hơn và tăng nguy cơ nhập viện. Thai phụ bị Covid-19 có thể gặp nguy hiểm hơn nhiều đối tượng khác và cần được chăm sóc đặc biệt. 

Vì vậy, mẹ bầu nên tiêm phòng vắc xin theo khuyến cáo của Bộ Y tế và tổ chức Y Tế Thế Giới. Đồng thời, các mẹ cần chủ động phòng chống nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 bằng cách hạn chế tiếp xúc, tụ tập nơi đông người, đeo khẩu trang khi ra ngoài, giữ khoảng cách 2m với người khác và xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, tập luyện nhẹ nhàng để tăng sức đề kháng.

bà bầu bị covid uống thuốc gì
Tiêm phòng Covid-19 là các tót nhất bảo vệ sức khỏe mẹ và bé

Bà bầu bị Covid uống thuốc gì nhanh khỏi bệnh? 

Việc bà bầu bị nhiễm Covid nên uống thuốc gì còn tùy thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của triệu chứng. Vậy cùng tìm hiểu xem với bà bầu điều trị tại nhà và điều trị tại bệnh viện cần uống thuốc gì. 

1. Những trường hợp bà bầu bị Covid-19 cách ly tại nhà

Nếu thai phụ sức khỏe bình thường, không có bệnh nền thì sau 7 ngày điều trị tại cơ sở y tế và đã có kết quả xét nghiệm Realtime RT-PCR âm tính sẽ được cho về nhà tự cách ly.

Những mẹ bầu có tải lượng virus thấp (Kết quả Realtime RT-PCR cho giá trị Ct>=30) cũng có thể điều trị tại nhà vì khả năng lây nhiễm cho người khác thấp, nhất là những người đã tiêm vắc xin trước đó. Khi mẹ bầu điều trị tại nhà cần ghi nhớ một số lưu ý như:

  • Thường xuyên mang khẩu trang ngoại trừ những lúc ăn uống, vệ sinh cá nhân.
  • Nhớ thay khẩu trang thường xuyên và khử khuẩn bằng cồn trước khi bỏ
  • Khử khuẩn tay, các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu, lavabo…
  • Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày, nhất là với những mẹ bầu có triệu chứng sốt. Khi mẹ bầu sốt trên 38.5 độ C thì cần uống thuốc.
  • Vậy bà bầu bị Covid-19 nên uống thuốc gì để hạ sốt? Mẹ bầu có thể sử dụng thuốc paracetamol với liều từ 10-15mg/kg cân nặng mỗi lần, uống cách nhau ít nhất 4 giờ đồng hồ.
  • Nếu dị ứng với paracetamol, mẹ bầu có thể uống ibuprofen: Chú ý, ibuprofen không dùng cho phụ nữ mang thai 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Còn khi mẹ bầu dị ứng với cả ibuprofen và paracetamol thì có thể dùng aspirin, celecoxib, diclofenac. Dù bà bầu dùng bất cứ loại thuốc giảm sốt nào cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. 
  • Uống đủ nước: 40ml/kg cân nặng/ngày. Bù nước bằng nước điện giải Oresol.
  • Khai báo y tế ít nhất 1 lần hoặc khi có triệu chứng bất thường qua ứng dụng “Khai báo y tế điện tử”.
  • Có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước; tập thể dục tại chỗ, tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày (hít sâu thở từ từ).
  • Lưu số điện thoại của nhân viên y tế để liên hệ khi cần tư vấn, hỗ trợ.
Bà bầu bị Covid uống thuốc gì
Bà bầu bị Covid uống thuốc gì để hạ sốt? Paracetamol cũng có thể là một lựa chọn

Trường hợp thai phụ bị Covid-19 nhập viện điều trị

Một số thai phụ có biểu hiện nặng như dưới đây cần được đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời: 

  • Sốt trên 38.5 độ C, thở nhanh hơn 20 lần/phút, SpO2 là nồng độ bão hòa oxy trong máu dưới 95%, đau tức ngực
  • Tím môi hoặc đầu chi, thở nhanh hơn 30 lần/phút, SpO2 dưới 93%, lừ đừ, li bì khó đánh thức

Mẹ bầu cần mang theo một số vật dụng dưới đây khi nhập viện để đảm bảo việc điều trị thuận lợi và nhanh khỏi bệnh hơn: 

  • 1 hộp khẩu trang y tế
  • 1 kính chắn giọt bắn
  • 1 chai nước rửa tay, 15 – 30 cặp găng tay dùng 1 lần
  • 1 chai xà phòng rửa tay, chai khử trùng nhỏ
  • 1 chai xà phòng tắm, gội đầu chai nhỏ
  • 2 khăn lau mặt, 2 khăn tắm
  • Áo quần gọn nhẹ đủ dùng 14 ngày
  • Bàn chải đánh răng
  • Đồ sạc pin điện thoại
  • Giấy tờ tùy thân, tiền mặt đủ dùng
  • 1 cặp nhiệt độ

Vậy bà bầu bị Covid uống thuốc gì khi điều trị tại các cơ sở y tế? Tùy theo từng trường hợp, bệnh của bà bầu biểu hiện nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ kê toa. 

Những điều thai phụ mắc Covid-19 không được làm

Thực tế, nhiều thai phụ khi bị Covid-19 đã tự ý mua thuốc sử dụng tại nhà. Điều này rất nguy hiểm và có thể gây tổn hại đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Do đó, các mẹ tuyệt đối không được làm một số việc dưới đây: 

  • Không tự ý dùng thuốc kháng virus như Morlupiravir, Favipiravirg Abidol… mà không có chỉ định của bác sĩ.
  • Khi chưa có chỉ định của bác sĩ không dùng chống viêm ức chế miễn dịch như Medrol, Prednisonon, Mythypresnisonon…
  • Không tự ý dùng chống đông như Enoxaparin, (Levonox), Xarelto…
  • Chưa có ý kiến của bác sĩ cũng không được dùng thuốc Đông y, thuốc Nam
  • Không mua thuốc theo đơn của người khác hay đọc trên mạng
Bà bầu bị Covid-19 cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Thai phụ mắc Covid-19 nên làm gì để nhanh khỏi bệnh?

Một số việc nên làm giúp thai phụ bị F0 nhanh khỏi bệnh được các bác sĩ khuyến cáo. Cùng tìm hiểu xem, mẹ bầu nên làm gì khi mắc Covid-19 nào. 

  • Thai phụ cần giữ tâm lý vững vàng vì nếu quá lo lắng sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt, ăn uống và cơ thể bị suy yếu.
  • Tập hít thở sâu giúp cơ thể tăng cường chức năng phổi và đào thải độc tố ra bên ngoài. Mẹ bầu nên tập hít thở sâu đều đặn mỗi ngày 15 phút bằng cách đơn giản hít vào thì bụng phình ra và khi thở ra thì bụng xẹp lại.
  • Bên cạnh việc uống thuốc bổ như canxi, viên sắt thì bà bầu cần bổ sung vitamin C bằng thực phẩm tự nhiên như cam, quýt, bưởi, xoài…; vitamin D, kẽm, các loại vitamin B. Những thực phẩm này không chỉ hỗ trợ phát triển hệ xương thai nhi mà còn tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ phòng chống bệnh tật. 

Vậy là đã có câu trả lời cho thắc mắc bà bầu bị Covid uống thuốc gì. Thực tế, bà bầu bị Covid-19 uống thuốc gì còn tùy thuộc vào triệu chứng bệnh nhẹ hay nặng mà bác sĩ kê toa phù hợp.

Bà bầu mắc Covid-19 có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của cả 2 mẹ con. Do đó, cách tốt nhất là mẹ cần thực hiện 5K đúng chuẩn của Bộ y tế và bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống lại dịch bệnh. Chúc các mẹ an toàn vượt qua đại dịch. 

Xem thêm:

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Mẹo để nhanh chuyển dạ: Bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh?

Bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh? Các loại thực phẩm bà bầu nên ăn để tử cung mở nhanh có đúng như lời đồn? Làm sao để quá trình lâm bồn diễn ra một cách an toàn đây? Trước khi sinh, các bà mẹ sẽ có 1001 thắc mắc cần tìm lời giải đáp. Vì thế bài viết dưới đây không chỉ tổng hợp món ăn, uống mà còn có cả những lưu ý để hỗ trợ quá trình lâm bồn của mẹ an toàn nhất

Thực phẩm có thể khiến cổ tử cung mở nhanh?

Cổ tử cung mở như thế nào?

Vị trí cổ tử cung nằm ở nơi thấp nhất của tử cung, có vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai, mang thai và chuyển dạ. Ở thời điểm cuối thai kỳ, cổ tử cung sẽ giãn nở ở mức tối đa để dễ dàng cho em bé chào đời.

Có khả năng giãn nở lên tới 10cm khi chuyển dạ, quá trình cổ tử cung mở thường diễn ra theo 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn mới chuyển dạ mở 0-3 cm
  • Giai đoạn chuyển dạ nhanh mở 4-7 cm
  • Giai đoạn chuyển dạ chuyển tiếp mở 8-10 cm
  • Giai đoạn mở hoàn toàn: 10 cm, ngay sau đó là em bé chào đời

Thực phẩm có thể khiến cổ tử cung mở nhanh có đúng không?

Bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh? Mặc dù đều là quan niệm dân gian nhưng nhiều mẹ bầu tin rằng chế độ ăn uống ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình chuyển dạ. Ví dụ trong dứa có chứa enzyme bromelain, hoạt chất làm mềm tử cung và kích thích cơn co bóp. Điều này giúp cổ tử cung mở nhanh hơn, rút ngắn thời gian chuyển dạ và giảm cơn đau.  

Trên thế giới, ta chưa có quá nhiều nghiên cứu xác minh được các loại thực phẩm có thực sự giúp cho mẹ bầu chuyển dạ nhẹ nhàng hơn. Thêm nữa các phương pháp hỗ trợ sinh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cách dùng, cơ địa, thời gian,… Do đó với câu hỏi “bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh”, mẹ chỉ nên tham khảo chứ không nên tin tưởng 100% vào bất cứ mẹo vặt hay lời khuyên nào. 

>>> Mẹ nên xem: 7 cách làm cổ tử cung mở nhanh, đẻ thường nhanh dễ như ăn kẹo

Bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh
Bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh? Hiện các loại thực phẩm được tin là có tác dụng vẫn dựa trên quan niệm dân gian là chính, các mẹ tham khảo nhưng không có bằng chứng hiệu quả 100%.

5 thực phẩm giúp cổ tử cung mở nhanh khi chuyển dạ

Dựa trên quan niệm dân gian, dưới đây là 5 loại thực phẩm gợi ý cho bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh. Lưu ý là khoa học vẫn chưa có các nghiên cứu khẳng định hiệu quả 100%, mẹ có thể tham khảo tuy nhiên không bắt buộc làm theo.

Bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh? Cà tím nhé

Từ xưa, việc bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh đã trở thành vấn đề quan tâm lớn của nhiều người. Cũng theo lời truyền miệng, ăn cà tím rất tốt trong quá trình co giãn cổ tử cung khi sinh. Chính vì vậy, vào những tháng cuối mẹ có thể bổ sung cà tím vào thực đơn hàng ngày để thúc đẩy việc chuyển dạ. 

Cam thảo: thực phẩm giải đáp “bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh”

Trong Đông y, cam thảo là loại thảo dược quý có thể dùng cho phụ nữ mang thai nhằm kích thích quá trình chuyển dạ diễn qua nhanh chóng, hiệu quả. Cam thảo dạng bột còn tạo ra cơn co thắt ở trực tràng từ đó dẫn đến co bóp ở cổ cung.

Glycyrrhizin trong cam thảo có khả năng kích thích sản xuất các hợp chất prostaglandin trong cơ thể, gây co thắt tử cung, kích thích sinh con. Tuy nhiên, ăn quá nhiều cam thảo đen có thể khiến mẹ bị tiêu chảy nhẹ, khiến ruột bị co thắt nhẹ. Mẹ nên hỏi ý kiến của chuyên gia để biết lượng dùng phù hợp. 

Bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh: Vừng đen (mè đen)

Nếu mẹ hỏi bác sĩ bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh thì có đến 70% câu trả lời sẽ là vừng đen (mè đen). Bởi trong vừng đen chứa nhiều vitamin E, axit folic, protein,… tốt cho tim mạch, bổ máu cũng như kích thích việc sinh nở ở phụ nữ mang thai. Dù đang cho con bú hay ba tháng cuối thai kỳ thì mẹ đều có thể sử dụng vừng đen. 

Bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh? Tỏi 

Bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh, tốt cho hệ tiêu hoá? Tỏi không chỉ chống cảm cúm, bảo vệ sức khỏe khi thời tiết thay đổi mà còn giúp mẹ bầu dễ đi vệ sinh hơn. Đồng thời còn làm sạch đường ruột, dọn chỗ cho thai nhi đi xuống khi chuyển dạ. Lưu ý khi ăn quá nhiều tỏi mẹ có thể bị khó tiêu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhé! 

Bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh: Dứa

Thực phẩm này được khuyến cáo không nên dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Ở tuần 39, bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh? Enzyme bromelain trong dứa được chứng minh làm mềm và kích thích các cơ trơn trong cổ tử cung. Tuy nhiên mẹ bầu chỉ nên ăn dứa tươi vì trong quá trình ép hoặc chế biến enzyme bromelain sẽ biến mất.  Tác dụng phụ không mong muốn như tiêu chảy, táo bón, đầy bụng nếu ăn dứa quá nhiều có thể xảy ra. 

Bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh 4
Bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh? Dứa mẹ nhé.

Uống gì để tử cung mở nhanh?

Không chỉ bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh mà uống gì để tử cung mở nhanh cũng là đề tài bàn tán sôi nổi trên nhiều diễn đàn. Về cơ bản việc uống nước sẽ giúp mẹ tiết kiệm thời gian, cơ thể dễ hấp thu và hiệu quả mang lại cũng không hề kém cạnh một tí nào. 

Uống nước lá tía tô

Ngay khi có dấu hiệu chuyển dạ, bạn có thể uống một ly nước lá tía tô giúp việc chuyển dạ diễn ra nhanh hơn. Lưu ý nước lá tía tô đặc sẽ mang lại hiệu quả hơn. Thêm nữa, bạn chỉ uống nước khi có dấu hiệu sinh không nên uống quá sớm dễ khiến sinh non. 

>>> Mẹ có thể tham khảo: “Đọc vị” ngay các dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần

Nước dừa 

Dừa vốn không phải là thức uống còn xa lạ gì với phụ nữ mang thai. Đặc biệt, khi cơ thể xuất hiện các cơn co thắt thì nước dừa sẽ giúp cổ tử cung mở rộng và nhanh hơn. Từ đó, mẹ sẽ trả lời được câu hỏi bà bầu ăn gì để cổ tử cung mở nhanh, nhẹ nhàng nhất. 

Rau húng quế

Bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh? Câu trả lời là dứa. Tương tự như dứa, nước rau húng quế cũng có tác dụng tương tự. Nhưng mẹ chỉ nên uống khi đang ở những tháng cuối để bảo vệ thai nhi thôi nhé. Cách làm: Rửa sạch húng quế tươi và vắt lấy nước cốt rồi đun sôi, mẹ có thể thêm chút đường phèn cho dễ uống. 

>>> Có thể mẹ quan tâm: Bà bầu ăn đu đủ xanh: 5 lý do không nên ăn kẻo hại thai nhi

Mẹ bầu nên làm gì để tử cung mở nhanh?

Câu trả lời cho bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh đã có rồi, vậy mẹ cần làm gì tiếp theo? Dưới đây là lưu ý dành cho mẹ bầu trong những tháng cuối để chuẩn bị chào đón bé

Kích thích núm vú để gây chuyển dạ

Kích thích núm vú là một cách tự nhiên để tăng mức oxytocin. Oxytocin thúc đẩy quá trình sinh nở bằng cách gửi các tín hiệu cho biết cơ thể mẹ bắt đầu các cơn co thắt và chuyển dạ.

Nhận định về cách này, tiến sĩ sản phụ khoa Jonathan Emery tại Willoughby Hills Family Health Center nói: “Trong một thử nghiệm, nhiều phụ nữ thực hiện kích thích núm vú chuyển dạ sau ba ngày so với những người không thực hiện. Đó là một thay đổi đáng kể về mặt thống kê”, ông báo cáo.

Tập thể dục nhẹ nhàng

Tam cá nguyệt thứ ba mẹ rất khó để di chuyển, bụng to hơn. Thế nhưng nếu chăm chỉ vận động, cơ thể sẽ dẻo dai hơn và tử cung mềm hơn, quá trình chuyển dạ sẽ không còn gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, một số động tác thể dục được cho là giúp ích cho quá trình sinh nở của mẹ bầu.

>>> Mẹ có thể tham khảo: Bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng cuối để dễ sinh con hoặc Yoga cho bà bầu 3 tháng cuối: 10 bài tập không thể bỏ lỡ!

Ngâm mình trong nước nóng

Bên cạnh việc quan tâm bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh, mẹ có thể ngâm mình trong nước nóng để nhanh sinh hơn. Vì nước nóng giúp mẹ bầu thư giãn đồng thời giảm đau, tăng độ mở của tử cung. Ở phương Tây, người ta còn áp dụng phương pháp sinh trong bồn tắm dưới sự hỗ trợ của bác sĩ. 

Giữ tinh thần thoải mái

Tâm lý cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc chuyển dạ. Bởi vậy mẹ hãy cố gắng duy trì tâm lý thoải mái, ăn uống khoa học. Ngủ đủ giấc để giữ tinh thần ổn định cho việc chào đón bé.

Bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh 2

Lưu ý gì cho bà bầu khi ăn để tử cung mở nhanh

Bên cạnh các loại thực phẩm giải đáp “bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh”, dưới đây là những loại mà bà bầu cần tránh vì không có hiệu quả mở tử cung nhanh, mà có thể gây tác dụng không mong muốn đến mẹ và bé.

Dầu thầu dầu

Mặc dù đây là một cách truyền thống để mang lại sự chuyển dạ trong quá khứ, nhưng vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy nó có hiệu quả.

Bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh? Mẹ bầu không nên dùng dầu hoa anh thảo

Tốt nhất không nên dùng dầu hoa anh thảo trong thời kỳ mang thai, vì không thể chắc chắn rằng nó an toàn. Cơ quan quản lý quốc gia của Anh (BNF), nơi tư vấn cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe về thuốc, nói rằng dầu hoa anh thảo nên được sử dụng thận trọng trong thời kỳ mang thai. Cũng không có bằng chứng nào cho thấy rằng dầu hoa anh thảo có hiệu quả trong việc chuyển dạ.

Tinh dầu xô thơm

Một số mẹ sử dụng tinh dầu xô thơm Clary để bắt đầu chuyển dạ vì nó có tác dụng co thắt. Tuy nhiên, trước câu hỏi “bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh”, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu đừng tự ý sử dụng loại dầu này vì có một số rủi ro. Ví dụ, tinh dầu chưa pha loãng có thể gây kích ứng và/hoặc dị ứng nghiêm trọng cho một số mẹ bầu nhạy cảm.

Thực phẩm cay

Đồ cay ảnh hưởng đến cơ thể, gây khó chịu dẫn đến kích thích và co thắt tử cung. Cũng như đối với dầu thầu dầu, những cơn co thắt này hiếm khi dẫn đến chuyển dạ thực sự. Mà ngược lại, thức ăn cay có thể dẫn đến chứng ợ nóng đáng kể mà phụ nữ mang thai thường dễ mắc phải. Đáp án cho câu hỏi bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh chắc chắn sẽ không có thực phẩm cay.

Bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh? Đây là câu hỏi không phải không có lời giải đáp, nhưng lời khuyên cho các mẹ bầu là bên cạnh việc tham khảo, mẹ vẫn nên quan sát vào sự thay đổi của cơ thể để sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ, đón con yêu bất cứ khi nào.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Siêu âm tim thai là gì và tầm quan trọng mẹ bầu cần biết

Vì thế, siêu âm tim thai mang tầm quan trọng nhầm tầm soát nguy cơ dị tật tim, tim bẩm sinh ở trẻ là một điều mà mẹ bầu nào cũng cần chú ý.

A. Siêu âm tim thai là gì?

Khái niệm siêu âm tim thai

  • Là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được thực hiện trong thai kỳ để đánh giá tim thai.
  • Kỹ thuật này được thực hiện bởi bác sĩ siêu âm có kinh nghiệm và trình độ cao.
  • Phần chẩn đoán và đánh giá, giải thích được thực hiện bởi một bác sĩ tim mạch nhi có chuyên môn về hình ảnh tim thai, được đào tạo chuyên sâu về tim mạch bào thai. Hoặc các bác sĩ của trung tâm can thiệp bào thai – trung tâm chẩn đoán trước sinh của các bệnh viện phụ sản.

Siêu âm tim thai diễn ra như thế nào?

  • Bác sĩ sẽ dùng đầu dò nhỏ được gọi là đầu dò được đặt trên bụng của người mẹ.
  • Các sóng âm thanh tần số cao từ đầu dò di chuyển qua da của mẹ và em bé, đến các mô khác của cơ thể và cuối cùng là đến trái tim của em bé.
  • Sóng âm thanh dội lại các sóng phản xạ từ cấu trúc tim bé đến đầu dò.
  • Đầu dò phát hiện các sóng phản xạ và gửi chúng đến một máy để giải thích, kết quả là tạo ra hình ảnh của tim. 

Khác với như siêu âm thai thông thường (Fetal Ultrasound) thì siêu âm tim thai (Fetal Echocardiogram) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tập trung của tim thai. Nó cho phép bác sĩ siêu âm đánh giá cấu trúc và chức năng tim của thai nhi một cách chi tiết.

siêu âm tim thai 3

B. Tầm quan trọng của siêu âm tim thai

Vì 90% thai nhi mắc tình trạng tim bẩm sinh đều không hề có yếu tố nguy cơ trước đó, vậy nên siêu âm tim thai được khuyến cáo cho tất cả các sản phụ nhằm :

  • Siêu âm tim thai có thể phát hiện các bất thường về tim trước khi sinh, cho phép lập kế hoạch trước khi sinh và điều trị y tế thích hợp khi em bé được sinh ra.
  • Điều này rất quan trọng đối với trẻ bị dị tật tim nặng để đảm bảo một kế hoạch sinh phối hợp tốt cho mẹ và bé.
  • Một số trẻ sơ sinh bị dị tật tim nặng sẽ cần dùng thuốc, phẫu thuật hoặc thủ thuật đặc biệt ngay sau khi sinh.

Bên cạnh siêu âm tim thai, các mẹ cũng nên ghi nhớ các mốc siêu âm thai định kỳ quan trọng để theo dõi tình trạng của bé.

C. Siêu âm tim thai có nguy hiểm không? Khi nào cần siêu âm tim thai?

Phương pháp siêu âm tim không đau và không gây hại cho em bé. Trung bình, mất khoảng 45-90 phút để thực hiện, tùy thuộc vào mức độ phức tạp của tim thai nhi. Tuy nhiên việc siêu âm tim thai chỉ được thực khi có có chỉ định của bác sĩ. 

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng như nhiều hiệp hội y tế khác trên thế giới, khuyến khích không được sử dụng siêu âm ngoài mục đích chẩn đoán (ví dụ: cho các video lưu niệm của bé). FDA cũng chỉ định, siêu âm chỉ được sử dụng khi có nhu cầu cho việc tầm soát, chẩn đoán, điều trị.

>>> Mẹ quan tâm: Siêu âm nhiều có tốt không? 3 mốc thời gian siêu âm tốt nhất mẹ cần biết

Khi nào cần siêu âm tim thai?

Siêu âm thường được thực hiện vào tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ, khoảng tuần thứ 18 – 20 khi mang thai (1).

Thông thường, ở tuần thứ 6-7 của thai kỳ là đã xuất hiện tim thai. Và với những kỹ thuật siêu âm thai hiện đại như ngày nay, các bác sĩ hoàn toàn có thể đánh giá thông số thai nhi ban đầu.

Nhưng để đánh giá kỹ và chi tiết thì cần đợi đến khi thai đạt độ tuổi nhất định. Tim thai từ tuần thứ 20 có kích thước khoảng bằng đồng xu. Điều này cho phép bác sĩ có thể đánh giá được trên siêu âm 4D về vị trí, kích thước, hình thái. Tổng hợp các dữ liệu, BS sẽ đưa ra chẩn đoán về tình trạng tim thai.

siêu âm tim thai 2

Nhịp tim thai nhi bình thường

Siêu âm tim thai có thể đo được nhịp tim thai. Trung bình, nhịp tim của thai nhi là từ 110 đến 160 nhịp mỗi phút. (2) Nó có thể thay đổi từ 5 đến 25 nhịp mỗi phút. Nhịp tim của thai nhi có thể thay đổi khi em bé phản ứng với các điều kiện trong tử cung của mẹ. Nhịp tim thai nhi bất thường có thể mang ý nghĩa là bé không được cung cấp đủ oxy hoặc có các vấn đề khác.

C. Đối tượng nào cần siêu âm tim thai

Sản phụ thuộc nhóm có nguy cơ cao

  • Mẹ bầu có thai khi tuổi cao (trên 35 tuổi).
  • Tiền căn gia đình có người bị tim bẩm sinh.
  • Mẹ mắc bệnh tiểu đường, phenyl ketones niệu… hoặc một số bệnh di truyền (Ellis Van Creveld, Marfan, Noonan…).
  • Nhiễm rubella trong thời gian thai kỳ hoặc một số bệnh tự miễn (Lupus ban đỏ, hội chứng Sjogren…).
  • Sử dụng một số loại thuốc như chống động kinh, chống loạn thần như lithium…
  • Khó mang thai, đậu thai hoặc phải thụ tinh nhân tạo.

Bào thai nào cần siêu âm tim

Chỉ định cho bào thai có khả năng mắc bệnh tim bẩm sinh cao và có bất thường như:

  • Loạn nhịp tim thai.
  • Bất thường nhiễm sắc thể như thoát vị rốn, thoát vị hoành, teo hành tá tràng, phù gáy, nang dịch…
  • Bào thai bị nhiễm trùng
  • Độ mờ da gáy tăng trong 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Đa thai và nghi ngờ hội chứng truyền máu song thai.
  • Test sàng lọc double test, triple test cho nguy cơ cao.
  • Siêu âm thai định kỳ phát hiện bất thường.

 [inline_article id= 276058]

D. Các loại hình siêu âm tim

Một loạt các kỹ thuật siêu âm tim hiện đại đã được áp dụng để đánh giá chức năng tim bao gồm: siêu âm hình ảnh cơ bản (hình ảnh 2D), siêu âm M-mode, siêu âm Doppler thông thường và mô, siêu âm 3D, 4D. Sau đây mô tả các kỹ thuật phổ biến nhất được sử dụng trong thai nhi.(3)

Siêu âm 2D

Siêu âm tim thai 2D giúp đánh giá toàn diện về cấu trúc và giải phẫu tim thai bằng hình ảnh. Loại hình siêu âm này rất quan trọng để xác nhận tính toàn vẹn của cấu trúc tim thai nhi.

Hình ảnh 2D cũng được sử dụng để thực hiện các phép đo của hầu hết các kích thước tim như kích thước tâm nhĩ, đường kính van hoặc kích thước tâm thất.

Siêu âm Doppler tim thai

Siêu âm tim thai Doppler có thể được áp dụng để thu được thông tin về lưu lượng máu qua tim. Nó cho phép đo lưu lượng máu ra khỏi tâm thất (thì tâm thu) và đi vào tâm thất (thì tâm trương) cũng như tính toán các khoảng thời gian.

Việc đo vận tốc các mạch máu trong cơ thể thai nhi giúp theo dõi được tình trạng sức khỏe của bé cũng như tầm soát một số bệnh lý.

Siêu âm Doppler tim thai rất hữu hiệu trong đánh giá huyết động qua các van tim, phát hiện các dòng máu bất thường trong tim và tình trạng vận động của cơ tim.

Siêu âm tim thai 2

 

>>> Mẹ hãy xem thêm: Siêu âm Doppler thai là gì và khi nào nên thực hiện?

Siêu âm tim kiểu TM (M-mode) 

Kiểu TM (Time Motion Mode): Dùng để hiển thị chuyển động của các vật thể hiển thị dưới dạng thang xám, mức thang xám tỉ lệ với cường độ tín hiệu và theo diễn biến thời gian với các tốc độ quét khác nhau. Trên màn hình sẽ thấy:

  • Nếu mặt phẳng hồi âm đứng yên thì trên màn hình sẽ biểu hiện bằng đường thẳng.
  • Còn mặt phẳng hồi âm di chuyển thì trên màn hình sẽ dạng đồ thị di chuyển.
  • Ứng dụng để đánh giá sự chuyển động, đo kích thước, sự đàn hồi…

Siêu âm TDI – Siêu âm doppler mô cơ tim

Phương pháp siêu âm Doppler mô cơ tim (TDI) có khả năng định hướng vị trí đường dẫn truyền bất thường với tỉ lệ chính xác cao và tỷ lệ này sẽ cao hơn khi kết hợp với điện tâm đồ bề mặt, thường áp dụng trong siêu âm tim người trưởng thành hơn.

 

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu đau dạ dày nên ăn gì? Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày

Đối với các bà bầu đau dạ dày thì càng nên có một thực đơn ăn uống cho hợp lý và chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng, hãy tham khảo cách lên thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày theo gợi ý sau của MarryBaby mẹ nhé.

1. Nguyên nhân bà bầu bị đau dạ dày

Trước khi tìm hiểu thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày cần có gì, mẹ cần biết nguyên nhân gây đau là gì, từ đó cải thiện tình trạng thông qua chế độ ăn uống.

Các nguyên nhân gây nên tình trạng đau dạ dày cho bà bầu thường là do:

  • Thói quen ăn uống. Trong thời gian mang thai nhiều bà bầu thèm ăn chua. Tuy nhiên đồ chua như xoài, ổi, cóc,.. chứa nhiều acid nên sẽ khiến tổn thương niêm mạc dạ dày của mẹ bầu.
  • Đau dạ dày nhẹ ở giai đoạn đầu thai kỳ (trong 12 tuần đầu) thường là do tử cung của mẹ mở rộng, dây chằng căng ra khi thai nhi to lên; nội tiết tố thay đổi dẫn đến táo bón, đầy hơi cũng khiến bà bầu đau dạ dày (1).
  • Khi mang thai, hormone progesterone tăng lên khiến tình trạng đầy bụng (do đầy hơi) ở mẹ bầu tăng lên. Progesterone cũng làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn và đẩy tình trạng đầy hơi thêm khó chịu.
  • Nhiều mẹ lo lắng và suy nghĩ nhiều, nhất là khi mang thai lần đầu. Điều này dẫn đến stress – một trong số các nguyên nhân gây đau dạ dày phổ biến hiện nay

thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày 2

2. Bà bầu đau dạ dày phải làm sao?

Bổ sung rau xanh, chất xơ trong thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày

Ăn nhiều chất xơ không những tốt cho sức khỏe mà còn giúp cải thiện bệnh đau dạ dày ở các mẹ bầu

Thực đơn dành cho bà bầu khi bị đau dạ dày nên có: bắp cải, xà lách, rau chân vịt, xà lách xoong, bông cải xanh… Nhưng vài loại rau khác nên hạn chế như: ngải cứu, rau răm, rau sam, súp lơ, rau ngót

Tinh bột tốt nên có trong thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày

Tinh bột chiếm 65-75% năng lượng của cơ thể. Đối với bà bầu bị đau dạ dày tinh bột còn giúp giảm các cơn đau, giảm ợ hơi, ợ chua, ợ nóng. 

Mẹ bầu nên tham khảo và bổ sung các loại tinh bột tốt có trong: yến mạch, khoai lang, gạo lứt… Những loại tinh bột này vừa ít đường, vừa giúp mẹ no lâu.

Sữa chua cũng nên bổ sung trong thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày

Trong sữa chua có chứa nhiều probiotic, Bifidobactoria và Lactobacillus là các loại lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa. Probiotic làm giảm các triệu chứng như: rối loạn tiêu hóa khó tiêu, ợ hơi, chướng bụng. Bên cạnh đó, men vi sinh probiotic có trong sữa chua giúp kháng viêm rất tốt. Những lợi khuẩn này còn giúp tăng sức đề kháng, làm cơ thể mẹ bầu miễn dịch tốt hơn.

Bà bầu đau dạ dày nên ăn gì? Thực phẩm giàu omega-3 

Omega-3 là hoạt chất tốt cho hệ tiêu hóa và các bộ phận khác trong cơ thể. Để bổ sung đủ lượng omega, các mẹ nên ăn các loại hạt, cá hồi, cá thu, súp lơ trắng nhé.

Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày nên có các loại trái cây

Tiêu thụ những loại trái cây chứa ít axit, có thể kể đến như chuối, dưa gang,… có thể hỗ trợ giảm đầy hơi, ợ nóng cho bà bầu, từ đó giảm triệu chứng đa dạ dày khi mang thai. Mặt khác, mận khô, lê, táo,… có tác dụng cải thiện tình trạng táo bón – nguyên nhân gây đau dạ dày ở bà bầu.

Bà bầu đau dạ dày nên uống nhiều nước

Nước giúp giảm chứng ợ nóng, ngoài ra cũng giúp bà bầu giảm táo bón khi mang thai. Theo Dietitians of Canada (Chuyên gia dinh dưỡng Canada), mẹ bầu nên uống khoảng 9 ly nước một ngày (tương đương 2,3 lít).

[inline_article id= 239773]

2. Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày gợi ý 

Các thực phẩm như đậu xanh, đậu đỏ, hạt sen giúp thanh nhiệt. Các loại hạt chứa nhiều chất béo tốt và protein. Rau xanh, bắp cải, măng tây cung cấp vitamin và giàu chất xơ cho mẹ bầu. Cụ thể, MarryBaby gợi ý đến mẹ thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày tham khảo sau đây

Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày: Thực đơn thứ 1

Bữa sáng

  • Cháo đậu đỏ với thịt heo
  • Uống 1 ly sữa tươi
  • Tráng miệng bằng 1 hũ sữa chua.

Bữa trưa 

  • Cơm trắng hoặc cơm gạo lứt
  • Cá hồi sốt bơ
  • Canh gà hạt sen.
  • Tôm xào măng.

Bữa tối

  • Cơm gạo lứt
  • Vịt hầm hạt sen
  • Tôm xào măng tây

Bữa phụ

  • Trái cây giàu vitamin C như: dâu, cam, kiwi
  • Bánh bí đỏ nướng, đồ ăn vặt cho mẹ bầu

Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày: Thực đơn thứ 2

Bữa sáng

  • Súp gà đậu xanh
  • 1 ly sữa hạt (hạnh nhân, hạt điều tươi)

Bữa trưa

  • Cơm trắng 
  • Canh khoai tây hầm xương
  • Cá hồi sốt bơ
  • Súp lơ luộc

Bữa tối

  • Cháo yến mạch
  • Canh gà củ sen

Bữa phụ

  • Bánh quy dành cho bà bầu.
  • Các loại hạt như: Óc chó, mắc-ca, hạnh nhân, hạt điều…

Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày: Thực đơn thứ 3

Bữa sáng

  • Phở bò
  • 1 ly sữa đậu nành

Bữa trưa

  • Cơm gạo lứt
  • Sườn heo và đậu gà sốt cà chua
  • Canh bí đỏ

Bữa tối

  • Salad trái cây (chuối, táo, rau bina, nho khô, hạt điều rang, bắp cải tím)
  • Ức gà nướng sốt mật ong
  • Ăn cùng bún gạo lứt

Bữa phụ

  • Sinh tố bơ chuối
  • Bánh biscotti mix các loại hạt

Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày: Thực đơn thứ 4

Bữa sáng

  • Cơm tấm sườn
  • 1 ly nước ép táo

Bữa trưa

  • Bánh mì ngũ cốc nguyên cám nướng, ăn kèm với súp rau củ hầm thịt bò
  • Tráng miệng: Dưa gang

Bữa tối

  • Cơm trộn hạt quinoa, đậu đen
  • Cá sốt cam
  • Canh súp lơ nấu với thịt bằm

Bữa phụ

  • Sữa chua nếp cẩm
  • Granola hỗn hợp các loại hạt

>>> Mẹ hãy xem thêm: Đồ ăn vặt cho bà bầu ngon, bổ theo từng giai đoạn

thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày 3

3. Thực phẩm không nên có trong thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày

Mẹ nên tránh ăn những thức ăn không tốt cho dạ dày, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Bao gồm:

  • Thực phẩm chua, chứa nhiều acid 

Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày không nên có nhiều thực phẩm chua vì nó không tốt cho bà bầu bị đau dạ dày. Chúng làm tăng kích thích tiết dịch axit dạ dày dẫn đến tăng viêm loét, làm nặng thêm tình trạng đau dạ dày.

  • Đồ ăn chưa chín nên được loại bỏ khỏi thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày

Những đồ ăn tái, chưa chín dù rất ngon miệng nhưng luôn tiềm ẩn những nguy cơ nguy hiểm cho mẹ bầu. Vì chúng chứa nhiều vi khuẩn, giun sán,.. và chúng sẽ khiến mẹ đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa. Từ đó gây ra những ảnh hưởng xấu đến chức năng của dạ dày.

  • Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ

Nếu ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ như: thức ăn nhanh, đồ chiên sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Chúng còn làm tăng nồng độ axit trong dạ dày, khiến bệnh đau dạ dày ngày càng nghiêm trọng hơn. Mẹ nên loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày nhé. 

  • Đồ uống có cồn và caffeine

Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày cân nhắc hạn chế caffein vì làm giảm khả năng hấp thu sắt, canxi và các chất dinh dưỡng khác khiến thai nhi chậm phát triển. Khi uống nhiều bia rượu sẽ khiến thai nhi ra đời bị rối loạn hành vi, ảnh hưởng thị giác, thính giác, hệ miễn dịch kém.

>>> Mẹ hãy xem thêm: Bà bầu đau dạ dày có nên ăn bánh mì không và câu trả lời ngạc nhiên

4. 3 chữ “không” khi bà bầu đau dạ dày 

Bên cạnh những lưu ý về thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày, mẹ bầu cũng nên hạn chế các việc sau để giảm tình trạng bị đau dạ dày nhé.

thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày 1

  • Không ăn quá nhiều: Ăn quá no khiến dạ dày căng lên và không tiết ra dịch tiêu hóa đủ, khiến thức ăn không thể tiêu hóa nhanh.
  • Không ăn trước khi ngủ: Khi bạn nằm xuống, dạ dày đầy thức ăn khiến axit tràn lên cổ họng gây nên chứng trào ngược dạ dày. Tốt nhất là không ăn bất cứ thứ gì trong ít nhất 3 giờ trước khi nằm xuống giường.
  • Uống nước ấm trước khi ngủ: Uống khoảng 1 tiếng trước khi đi ngủ nhằm giúp giải độc tự nhiên và cải thiện chức năng cho hệ tiêu hóa. 

Với các gợi ý về thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày nên cần có gì, kiêng gì, hi vọng sẽ giúp mẹ bầu sớm có những thay đổi phù hợp trong chế độ ăn uống và sớm vượt qua tình trạng này.

Categories
Mang thai Nuôi dạy con Đón con chào đời

5+ Mẹo đặt tên con sinh đôi mà các ông bố và bà mẹ nên biết

Đặt tên con sinh đôi không phải là chuyện có thể quyết định nhanh chóng bởi một cái tên có thể ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sau này của các con bạn. 

Với 5 mẹo được chia sẻ bởi MarryBaby sau đây, bạn sẽ có cách chọn lọc nhiều tên hay cho con mà không cần phải đắn đo hoặc áp lực nữa!

Mẹo đặt tên con sinh đôi đơn giản và hiệu quả bạn nên biết

Sinh đôi có nghĩa là bạn sẽ có gấp đôi niềm vui đồng thời cũng nhân đôi mọi việc. Trong đó, chắc chắn phải kể đến việc đặt tên cho cặp sinh đôi nữa. Trước khi lướt qua danh sách các tên bé để chọn ra cái tên phù hợp, 5 bí quyết sau đây sẽ giúp bạn chọn tên cho bé một cách an toàn và mang nhiều hàm ý tốt đẹp nhất.

>> Mẹ có thể tham khảo: Những sự thật thú vị về trẻ sinh đôi từ trứng nước đến đời thường

1. Không cần đặt tên con sinh đôi quá vần

Với cách đặt tên cho cặp sinh đôi này, bố mẹ sẽ phải lựa chọn tên đệm giống nhau, và tên chính của các con cũng phải có cùng vần hoặc cùng phụ âm giống nhau. Như vậy khi gọi tên 2 bé sẽ thấy có một sự liên kết nhất định.

Thế nhưng mặc hạn chế của việc đặt tên này đó là chúng cần phải có ý nghĩa. Nếu ba mẹ có thể ghép tên 2 bé lại mà thành một từ có nghĩa thì sẽ rất tốt. Ví dụ như tên bé trai sinh đôi Trí – Dũng.

Đặt tên con sinh đôi
Đặt tên con sinh đôi có ý nghĩa mà ba mẹ nên biết

Trong trường hợp cái tên đó không có sự kết nối hoặc không có nghĩa thì bạn không nên tiếp tục. Con cần có cái tên riêng biệt như chính bản thân mình vậy chứ không cần phải có vần điệu với anh chị em song sinh của mình.

2. Giữ gìn truyền thống gia đình

Nếu bạn đã thực sự đau đầu vì đặt tên con sinh đôi, tại sao bạn không nghĩ mình chính là đề tài thú vị nhất cho những cái tên của các bé?

Đơn giản, hãy lấy tên bố mẹ làm tên lót cho con và từ đó bạn có thể triển khai những cái tên hoàn thiện cho bé. Như thế, chẳng những bạn có thể liên kết giữa hai bé với nhau mà còn gắn kết chặt chẽ các con với bố mẹ.

Hãy để con được gắn bó với nguồn gốc của mình ở cả hai bên nội và ngoại. Bạn cũng có thể chọn cho con cái tên nổi bật như tên sinh đôi cho bé gái Như và Ý.

>> Mẹ có thể tham khảo: Sinh đôi cùng trứng và những điều chị em cần biết

3. Cân nhắc tính thực tế

Dù đặt tên con sinh đôi sao cho con có tên ý nghĩa tuyệt vời nhưng bạn hãy cân nhắc đến tính thực tế. Nếu chúng quá dài hoặc quá khó đọc, bạn không nên chọn. Hãy ưu tiên lựa chọn những cái tên ngắn, dễ phát âm. Tuy nhiên, nếu vẫn muốn đặt tên thật dài, bạn có thể đặt thêm biệt danh riêng cho từng bé.

4. Ưu tiên những cái tên dễ đọc

Khi ưng ý một cặp tên, bạn hãy đọc to và lắng nghe cẩn thận. Những cái tên này có vần điệu với nhau hoặc khiến người lớn không thể nói trôi chảy không? Các con và bạn sẽ phải phát âm cái tên đó rất nhiều lần trong đời. Vì vậy, bạn nên chú ý và chọn những cặp tên dễ đọc cùng nhau.

Đặt tên con sinh đôi
Đặt tên cho cặp sinh đôi có ý nghĩa và thực tế

5. Cẩn thận khi đặt tên cho bé sinh đôi 1 trai 1 gái

Nếu chọn những cái tên trung tính, không phân biệt được giới tính cho cặp sinh đôi (ví dụ như An, Ân), bạn bè và giáo viên của bé sẽ bối rối. Lúc này, bé gái đặt tên con gái (Cúc, Đào, Thu…), còn tên sinh đôi cho bé trai như (Hùng, Quốc, Phát…).

>> Mẹ có thể tham khảo: Những điều thú vị về các cặp sinh đôi khác trứng

6. Đặt tên cho bé sinh đôi khác biệt

Trong thực tế, 2 em bé song sinh nhà bạn có thể khiến những người khác ấn tượng hơn nhiều nếu như tên của hai con là hai cái tên nghe có vẻ hoàn toàn khác biệt nhau.

Do đó, nếu như 2 em bé song sinh nhà bạn giống hệt nhau, tại sao bạn không nghĩ tới phương án đặt tên này nhỉ? Điều này sẽ giúp người khác và ngay cả những người trong gia đình bạn có thể phân biệt chúng một cách dễ dàng và không bị nhầm lẫn với nhau.

Theo đó, bạn hãy đặt tên cho 2 em bé song sinh với 2 cái tên mà có âm thanh, hình ảnh hoàn toàn khác nhau. Điều này sẽ tạo nên bản sắc riêng độc đáo cho em bé nhà bạn khi chúng lớn lên sau này.

Gợi ý cách đặt tên cho cặp sinh đôi hay và ý nghĩa

Sau đây sẽ là một số gợi ý về cách đặt tên con sinh đôi mà bạn có thể tham khảo thêm:

1. Đặt tên sinh đôi cho bé gái có tên đệm trùng nhau

Một số cái tên sinh đôi cho bé gái mang hàng ý đẹp được nhiều người áp dụng nhất hiện nay:

  • Hoàng Oanh – Hoàng Yến
  • Mai Lan – Mai Huệ
  • Yến Trang – Yến Nhi
  • Thu Hồng – Thu Cúc
  • Kim Ngọc – Kim Hoa
  • Thu Thủy – Thu Trang
  • Kim Ngân – Kim Thoa
  • Thiên Kim – Thiên Thanh
  • Kiều Linh – Kiều Ly
  • Phương Linh – Phương Anh

2. Đặt tên sinh đôi cho bé trai có tên đệm ý nghĩa

Đặt tên bé trai sinh đôi ngoài việc nghe hay thì cũng cần mang đậm nét nam tính. 

  • Tuấn Anh – Tuấn Tú
  • Hoàng An – Hoàng Phúc
  • Hoàng Đức – Hoàng Phúc
  • Minh Anh – Minh Quân
  • Thành Công – Thành Đạt
  • Hiếu Lễ – Hiếu Nghễ
  • Minh Quân – Minh Nhật
  • Minh Đức – Minh Lâm

3. Đặt tên cho bé sinh đôi 1 trai 1 gái có tên đệm trùng nhau

Như đã nói ở trên, đối với cặp sinh đôi 1 trai 1 gái thì việc đặt tên sẽ hơi hơi phức tạp hơn vì phải lựa chọn được 1 từ đệm mà phù hợp cho cả nam và nữ, còn tên của 2 bé thì không nhất thiết phải có sự tương đồng, ví dụ:

  • Minh Anh – Minh Ánh
  • Minh Tú – Minh Ngọc
  • Minh Đức – Minh Tâm
  • Anh Dũng – Anh Thư
  • Ngọc Hiếu – Ngọc Mai
  • Bảo Minh – Bảo An
  • Bảo Quốc – Bảo Nhi
  • Gia Linh- Gia Khánh
Đặt tên con sinh đôi
Một số gợi ý về tên sinh đôi cho các bé sẽ giúp bố mẹ dễ dàng chọn lựa

Lưu ý khi đặt tên con sinh đôi

Hãy nhớ rằng 2 em bé sinh đôi nhà bạn sẽ phải lớn lên, sẽ đi học, đi làm và sẽ trở thành những chàng trai hoặc các quý cô xinh đẹp trong tương lai.

Vì thế, bạn không nên đặt tên con sinh đôi quá ngộ nghĩnh, oái oăm hoặc gây cười vì cái tên có thể là một trở ngại cho con bạn sau này.

Thay vì để chúng phải khó xử khi bị bạn bè trêu chọc, hãy đặt cho con cái tên khiến chúng luôn cảm thấy tự tin, hãnh diện khi giao tiếp với mọi người ba mẹ nhé.

>> Mẹ có thể tham khảo: Đặt tên tiếng Việt và đặt tên tiếng Anh theo loài hoa cho bé gái

Tóm lại:

Thông qua bài viết này, MarryBaby mong rằng việc đặt tên con sinh đôi sẽ không còn khó khăn với bạn nữa. Dù là tên có vần điệu giống nhau hay những cái tên hoàn toàn khác biệt, bố mẹ cũng đừng quên hãy chú ý đến cả ý nghĩa của chúng và tránh những cái tên quá ngộ nghĩnh nhé.