Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Hăm tã dưới góc nhìn chuyên gia

Khi bị hăm tã, nếu mẹ không phát hiện sớm, bé sẽ bị đau rát kéo dài, hay khóc đêm. Mất ngủ, biếng ăn, sụt cân, tâm lý cũng là hệ quả của chứng bệnh này. Vì vậy, mẹ cần hiểu biết rõ ràng về hăm tã để có thể bảo vệ tốt nhất cho bé yêu. Cùng MarryBaby lắng nghe bác sĩ Nguyễn Thị Thanh – trưởng khoa dịch vụ I, bệnh viện Nhi đồng 2 – chia sẻ về hăm tã và cách phòng hiệu quả nhé.

1/ Thời điểm nào thích hợp để quan tâm đến bệnh hăm tã ở trẻ nhỏ?

-Bệnh hăm tã thường diễn ra ở trẻ sơ sinh từ 0 đến 24 tháng tuổi. Tuy nhiên, thường khi trẻ đã bị hăm mẹ mới quan tâm đến. Vì vậy, để bảo vệ tốt nhất cho bé, mẹ cần chú ý đừng để khi bé bị rồi mới chữa, quan trọng là “phòng hơn chữa”.

2/ Nguyên nhân chủ yếu gây hăm tã ở trẻ

-Nguyên nhân chủ yếu gây hăm tã ở trẻ là do làn da mỏng manh của trẻ thiếu lớp màng bảo vệ nên phải thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân kích ứng như enzym trong phân,nước tiểu, độ ẩm cao, sự cọ xát của tã giấy….

3/ Hăm tã có gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe bé?

-Hăm tã tuy không là bệnh lý nghiêm trọng nhưng nếu không quan tâm chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của bé. Khi bị hăm tã nặng, bé bị đau rát kéo dài, bé hay khóc đêm. Mất ngủ, bé biếng ăn, sụt cân, tâm lý cũng bị ảnh hưởng. Tới lúc này thì chuyện tưởng nhỏ sẽ thành chuyện lớn, nên không thể lơ là được.

4/ Biện pháp giúp chống hăm hiệu quả nhất

-Vì làn da nhạy cảm của bé phải thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân kích ứng nên biện pháp quan trọng nhất chính là tạo “lớp màng ngăn cách”, bảo vệ làn da bé. Mẹ có thể bôi thuốc chống hăm sau mỗi lần thay tã để tạo lớp màng bảo vệ này.

ham ta
Phòng chống hăm tã đúng cách để bảo vệ làn da tuyệt vời của bé yêu của bạn

5/ Thuốc chống hăm lý tưởng

-Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc chống hăm: dạng bột, dạng dung dịch, dạng kem, dạng mỡ… Trong đó dạng mỡ đã được chứng minh là hiệu quả nhất trong việc tạo lớp màng bảo vệ da bé khỏi các tác nhân gây kích ứng. Thuốc mỡ có dạng bào chế nước trong dầu nhưng ở một tỉ lệ thích hợp, rất khó tan trong nước giúp cho thuốc mỡ lưu lại lâu trên da, tạo thành một lớp màng ngăn cách hiệu quả, vừa ngăn chặn không cho da bé tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, nhẹ nhàng bảo vệ làn da bé khỏi chứng hăm tã, vừa rất dễ bôi rửa nên không gây cảm giác khó chịu cho bé khi vệ sinh.

[inline_article id=40074]

Để chọn ra loại thuốc chống hăm tốt nhất, mẹ nên chọn loại đáp ứng được tất cả các “tiêu chuẩn vàng” dưới đây:

-Phải là thuốc bôi dạng mỡ.

-Có thành phần hoàn toàn tự nhiên, chứa Lanolin chiết xuất từ mỡ cừu, tạo thành lớp màng bảo vệ hiệu quả.

-Ngoài khả năng bảo vệ từ bên ngoài còn có khả năng chữa lành từ bên trong. Chất Dexpathenol (tiền vitamin B5) có trong thuốc mỡ sẽ giúp chữa lành các sang thương da nhanh chóng.

-Không ngăn cản quá trình ‘thở’ của da bé: thuốc mỡ chiết xuất từ mỡ cừu có cấu tạo gần gũi với chất bã nhờn của người nên không ngăn cản quá trình “thở” của da bé.

-Dễ sử dụng, dễ chùi rửa, không gây trầy xước da bé.

-Không chất tạo màu, tạo mùi, không gây kích ứng.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Thiếu selen, thủ phạm làm bé biếng ăn

1/ Selen là gì?

Selen (Se) là một loại chất khoáng cần thiết cho hoạt động của con người. Selen được tìm thấy trong thạn, gan, lá lách và tinh hoàn. Tuy chỉ chiếm một phần rất nhỏ, khoảng 20mg nhưng selen đóng một vai trò quan trọng, có tác dụng bài trừ chất độc ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, selen cũng đóng vai trò then chốt trong quá trình trao đổi chất và oxy hóa của cơ thể.

tre bieng an 1
Tăng cuờng bổ sung thực phẩm có chứa selen cho bữa ăn hằng ngày của con

Thiếu selen là nguyên nhân chủ yếu gây ra hội chứng Keshan, còn gọi là bệnh cơ tim sung huyết. Bệnh này được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1932 tại vùng Keshan (Vũ Hán – Trung Quốc) với cái chết của hơn mấy ngàn người một ngày.

2/ Chậm lớn do thiếu Selen (Se)

Theo tiêu chuẩn phát triển của WHO, trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi có trọng lượng gấp 2 lần trọng lượng của bé khi vừa mới chào đời. Khi 12 tháng tuổi, bé có thể đạt trọng lượng gấp 3 lần trọng lượng lúc mới sinh. Mẹ nên đặc biệt lưu ý nếu như bé không tăng kg trong nhiều tháng liền hoặc chỉ tăng một chút.

[inline_article id=61207]

Có nhiều nguyên nhân làm nhóc nhà bạn chậm tăng cân như nhiễm bệnh, suy nhược, chế độ dinh dưỡng không đủ dưỡng chất, bé biếng ăn… Tuy nhiên, có nhiều bé vẫn ăn uống bình thuờng nhưng vẫn tăng cân chậm làm nhiều mẹ rất lo lắng. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu trong trường hợp này là do các bé không hấp thu được những dưỡng chất có trong thức ăn. Đặc biệt, chuyên gia nhấn mạnh rằng việc thiếu kẽm và selen cũng là một trong những nguyên nhân chính làm bé cưng chậm tăng cân.

Chị Phạm Thanh Thảo (25 tuổi- Đà Nẵng) chia sẻ: “Con của mình được 17 tháng tuổi. Bé rất ngoan, có thể tự ăn mà không cần mẹ nhắc nhở. Tuy nhiên không hiểu vì sao dù ăn uống đầy đủ nhưng bé vẫn không thể tăng cân được”. Rất băn khoăn và lo lắng cho tình hình sức khỏe của con, chị Thảo đưa bé đi khám bác sĩ. Sau một vài xét nghiệm, bác sĩ kết luận là do hàm lượng kẽm và selen của bé khá thấp làm bé phát triển chậm.

[inline_article id=62238]

3/ Vai trò của selen

Trong số các chất dinh dưỡng cần thiết, kẽm và selen đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển cân nặng của các nhóc. Selen đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi iot. Selen có chức năng giống như một loại enzym trong quá trình tái tạo hormone của tuyến giáp để kích thích đầu vào năng lượng. Nó cần thiết cho quá trình duy trì và phát triển của cơ thể.Thiếu kẽm và selen có thể làm cho trẻ biếng ăn, suy giảm hệ thống miễn dịch và làm cho bé chậm lớn. Theo thống kê, 50% trẻ em từ 6 tháng đến 7 tuổi bị thiếu kẽm và selen.

 

Tuổi Lượng Selen khuyên dùng (mg)
6-11 tháng tuổi 15
12-23 tháng tuổi 20
2-5 tuổi
25
6-9 tuổi 30
10-13 tuổi 40

Các mẹ có thể bổ sung thêm selen cho bé thông qua các thực phẩm hàng ngày. Một số thực phẩm chứa nhiều selen có thể kể đến như lúa mì, bắp, bắp cải, đậu hà lan, cà rốt, củ cải, cà chua, tỏi, các loại nấm, thịt động vật, đặc biệt là cá. Selen chứa nhiều trong gan và da cá. Đặc biệt cá ngừ là loại cá có chứa nhiều selen nhất. Ngoài ra, các loại tôm đồng, sò, hến cũng là một nguồn cung cấp selen vô cùng dồi dào và phong phú.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh đường hô hấp

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em, mẹ cần cảnh giác kẻo dẫn tới viêm phổi

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất hay gặp. Nếu ba mẹ không biết cách đề phòng, phát hiện kịp thời và chữa trị cho trẻ, bé có phải gặp phải các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe như viêm phế quản cấp, viêm phổi.Bệnh viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em là gì?

Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc của các ống phế quản, đường dẫn khí quản kết nối khí quản với phổi. Lớp lót tạo màng nhầy bao phủ và bảo vệ hệ hô hấp.

Khi con bị cảm lạnh, đau họng, cảm cúm hoặc nhiễm trùng xoang mũi, virus gây bệnh dễ dàng xâm nhập phế quản. Đây là nguyên nhân khiến đường hô hấp bị viêm, sưng lên và bị dịch nhầy làm tắc.

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em gồm cấp tính hoặc mạn tính. Viêm phế quản mạn tính có thể kéo dài từ vài tháng tới nhiều năm, trong khi đó viêm phế quản cấp ở trẻ em thường diễn ra trong thời gian ngắn, không quá một vài tuần.

Trẻ bị mắc viêm phế quản mãn tính, các ống phế quản tiếp tục bị viêm, đỏ và sưng, bị kích thích và sản xuất chất nhờn quá mức theo thời gian. Bệnh có thể kéo dài lâu hơn từ vài tháng đến vài năm, cũng dễ gây ra nhiễm trùng đường hô hấp và phổi hơn như viêm phổi.

Trẻ sơ sinh ít bị viêm phế quản, các bé lớn hơn thường mắc viêm tiểu phế quản. Viêm tiểu phế quản ở trẻ em xảy ra khi đường hô hấp trong phổi của bé bị đờm lấp đầy và sưng lên. Trong trường hợp này, nguyên nhân gây bệnh thường là virus hợp bào đường hô hấp (RSV).

Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Viêm phế quản thường do virus gây ra, chẳng hạn như virus hợp bào hô hấp (Respiratory syncytial-RSV), virus parainfluenza (gây viêm đường hô hấp trên và dưới), sởi, virus adeno (gây co thắt phế quản, phổi dẫn đến hoại tử phổi) và cúm. Bé có thể bị nhiễm các virus này trong không khí, đồ chơi và các bề mặt khác.

Sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh viêm phế quản ở trẻ em, thông thường phải đến khoảng từ 24-72 giờ, bé mới có các triệu chứng đầu tiên của bệnh.

Ngoài thủ phạm phổ biến nhất là virus thì tình trạng nhiễm khuẩn, dị ứng và việc hít phải khói thuốc lá, khói bụi cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, những trẻ có cha mẹ bị hen suyễn bị suy yếu hệ thống miễn dịch cũng dễ mắc phải bệnh này. Bệnh này cũng bùng phát nhanh hơn khi giao mùa và thời tiết chuyển lạnh.

khói thuốc lá làm trẻ dễ mắc bệnh

Triệu chứng bệnh viêm phế quản ở trẻ em 

Viêm phế quản cấp tính thường bắt đầu với ho khan, gây khó chịu do viêm niêm mạc của ống phế quản gây ra. Trẻ bị viêm phế quản thường có những triệu chứng sau:

  • Ho có chất nhầy trắng, vàng hoặc xanh
  • Đau đầu, thường xuyên mệt mỏi
  • Ớn lạnh, sốt nhẹ
  • Khó thở
  • Đau nhức hoặc cảm giác đau thắt ngực
  • Thở khò khè hoặc rít lên trong thanh quản
  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi
  • Phát ban
  • Mắt đỏ
  • Sưng hạch bạch huyết

Ngoài các triệu chứng của viêm phế quản cấp tính, viêm phế quản mãn tính còn kèm theo triệu chứng khó thở, tức ngực. Trẻ bị viêm phế quản mãn tính thường mất nhiều thời gian hơn để hồi phục sau cơn cảm lạnh và các bệnh hô hấp thông thường khác. Thở khò khè, khó thở và ho có thể trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Với trẻ, việc hít thở có thể trở nên ngày càng khó khăn.

triệu chứng bệnh viêm phế quản ở trẻ em
Triệu chứng bệnh viêm phế quản ở trẻ em là chảy nước mũi và nghẹt mũi

Trường hợp nghiêm trọng, ngực của bé có thể bị tổn thương hoặc cảm thấy khó thở và thở khò khè. Nếu viêm phế quản nặng, bé có thể sốt cao liên tục trong nhiều ngày và ho kéo dài trong vài tuần.

Cách chữa bệnh viêm phế quản và phòng ngừa bệnh cho trẻ

1. Chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản tại nhà

  • Cho bé uống nhiều nước để giúp giảm bớt tình trạng đường hô hấp bị tắc nghẽn, giúp dễ ho, tống xuất đờm ra ngoài dễ dàng và ngăn ngừa mất nước.
  • Dùng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ của bé để giúp bé thở dễ dàng hơn. Lưu ý là thường xuyên làm sạch máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh lây lan vi trùng qua không khí. Nếu không có máy tạo độ ẩm, bạn cho bé hít thở không khí nóng ẩm trong khoảng 10-15 phút bằng cách bế bé ngồi trong phòng tắm và xả vòi sen nóng trong thau, bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Bạn có rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý để giúp bé giảm nghẹt mũi.
  • Để hạ sốt và giảm đau, bạn hãy cho bé uống thuốc acetaminophen hoặc ibuprofen với liều lượng thích hợp.
  • Ho giúp tống xuất đờm khiến bé cảm thấy dễ chịu hơn và bệnh cũng nhanh khỏi hơn so với dùng thuốc. Cho nên bạn không nên cho bé uống aspirin, thuốc ho hay cảm lạnh không kê toa.
  • Cách tốt nhất để làm giảm ho do viêm phế quản là dùng mật ong. Bạn có thể cho bé uống một ít mật ong với nước ấm. Mật ong có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn nên có tác dụng làm dịu cổ họng, đồng thời giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ không nên cho bé uống mật ong vì có thể gây ngộ độc thực phẩm.
  • Để bé dễ thở hơn, mẹ nên cho bé nằm nghiêng khi ngủ.
  • Thời tiết lạnh, bụi và khói có thể gây kích ứng đường hô hấp của trẻ. Do đó, mẹ nên đảm bảo căn phòng của bé sạch sẽ, ấm áp và không khói thuốc để bé nhanh hồi phục.
  • Nếu con của bạn bị suyễn, bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc giãn phế quản để mở rộng đường hô hấp hoặc một loại thuốc corticosteroid để giảm bớt tình trạng viêm.

    mật ong
    Mẹ nhớ không cho trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong nhé

2. Khi nào nên đưa trẻ đến bệnh viện?

Hầu hết các trường hợp xảy ra đều do virus gây nên. Vì vậy, mẹ nên đưa bé đi thăm khám nếu bé dưới 3 tháng tuổi và có triệu chứng viêm phế quản hoặc bệnh khác.

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ lắng nghe phổi của bé với một ống nghe. Họ có thể đặt một thiết bị vào cuối ngón tay của con để đo lượng oxy trong máu của bé (gọi là thiết bị đo độ bão hòa oxy trong máu) hoặc chụp X-quang để đảm bảo con bạn không bị viêm phổi.

Thông báo với bác sĩ biết nếu con bạn ho nhiều hơn sau vài ngày hoặc sốt trong nhiều ngày hoặc sốt cao đến 39-40ºC. Nếu bé khò khè, ho hay ho ra máu, bạn cũng nên thông báo với bác sĩ. Nghiêm trọng hơn, nếu bé có hiện tượng khó thở, mẹ phải gọi cấp cứu ngay lập tức.

[inline_article id=32273]

3. Ngăn ngừa bệnh viêm phế quản

  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh
  • Cho con rửa tay thường xuyên
  • Bổ sung cho con một chế độ dinh dưỡng hợp lý
  • Khi bé được 6 tháng tuổi, mẹ nên cho con đi chích ngừa cúm hàng năm
  • Tránh xa môi trường khói thuốc
  • Luôn giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh
  • Không tắm đêm cho bé và không cho trẻ dầm mưa
  • Hạn chế dùng máy lạnh trong phòng của bé
  • Luôn chú ý lau lưng và ngực cho trẻ vào ban đêm để phòng trường hợp mồ hôi bị thấm ngược vào trong khiến bé bị lạnh
  • Không cho bé uống nước đá, đồ lạnhThăm khám bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em có các biểu hiện không rõ ràng nên thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, sự lơ là này có thể dẫn tới tình trạng bệnh nghiêm trọng và ngày càng nguy hiểm hơn, nhất là bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, với bất kỳ dấu hiệu ho, sổ mũi, cảm lạnh, sốt… nào, mẹ cũng cần cẩn thận cho bé đi khám nhé.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Biến dạng tai ở trẻ em: Mẹ cần biết

Mẹ Nguyễn Thanh Tâm (28 tuổi, TP.HCM) chia sẻ: “Con gái mình sinh ra với bên tai trái bị biến dạng và mình chưa bao giờ biết chính xác tên gọi của căn bệnh này là gì. Nhiều người nói là do bé nhà mình nằm nghiêng về phía bên trái trong suốt thời gian nằm trong bụng mẹ nên tai bên trái của con phát triển không được bình thuờng.”

Với một căn bệnh hiếm như vậy, việc không đủ kiến thức về nó cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, MarryBaby nghĩ, các mẹ vẫn nên trang bị cho mình một vài thông tin về hội chứng này. Biết nhiều cũng không có gì không tốt đúng không nào?

bien dang tai o tre em
Có nhiều mức độ biến dạng khác nhau

1/ Hội chứng biến dạng tai là gì?

Biếng dạng tai là một dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng đến vành tai ngoài, nơi không phát triển đầy đủ trong 3 tháng đầu thai kỳ. Hội chứng biến dạng tai xuất hiện với nhiều mức độ khác nhau. Trong khi một vài bé có tai nhỏ hơn bình thường một chút nhưng vẫn giữ nguyên chức năng bình thường, một vài bé khác mất hẳn một nửa tai cùng với một nửa chức năng nghe bình thường. Thậm chí, có bé mất tai hoàn toàn và mất luôn khả năng nghe.

2/ Nguyên nhân

Nguyên nhân có thể là do lượng máu cung cấp cho cơ thể giảm đột ngột, làm cho tai bé không được cung cấp đủ máu và không phát triển toàn diện. Một nghiên cứu khác đưa ra giả thiết về ảnh hưởng của thuốc trong quá trình mang thai của mẹ. Cũng có người đưa ra mối liên quan giữa biến dạng tai và một số dị tật bẩm sinh khác như sứt môi, hở hàm ếch. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác.

3/ Cách điều trị

Phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh hình có thể giúp bé có một đôi tai bình thuờng. Bác sĩ sẽ sử dụng sụn từ xương sườn để chỉnh hình chạm khắc, uốn nắn cho giống hình dạng tai và cuối cùng cấy ghép vào đúng vị trí tai của bé. Tuy nhiên, phương pháp này đang đòi hỏi nhiều lần phẫu thuật liên tiếp, cũng như nó để lại sẹo vĩnh viễn trên ngực và mô sụn trong xương sườn không có khả năng hồi phục lại.

[inline_article id=47452]

Một phương pháp khác chỉnh hình khác dựa trên việc điều trị bằng chính các tế bào gốc lấy từ chất béo của bệnh nhân đang được nghiên cứu và kiểm nghiệm. Nếu thành công, đây có thể được coi là một kĩ thuật thay thế khả thi. Tuy nhiên, các cuộc phẫu thuật tái tạo tai chỉ mang lại tính thẩm mỹ chứ không cải thiện được thính lực của bệnh nhân. Dù vậy, nó cũng góp phần rất lớn mang lại lợi ích tâm lý lớn, giúp các bé tự tin hơn.

Nếu không may bé cưng của bạn là một trong những trường hợp trên, bạn nên đưa con đến bác sĩ để có cách điều trị phù hợp nhất cho bé.

>>> Xem thêm các chủ đề có nội dung tương tự:

 MarryBaby

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

“Dụ” bé cưng ăn món mới

thu mon moi 1
“Chơi đùa” một chút với thức ăn có thể giúp bé dễ dàng ăn chúng hơn

1/ Cắt giảm phần ăn vặt trước mỗi bữa chính

Ngoài 3 bữa chính hằng ngày, bé sẽ có thêm 2-3 bữa phụ nhỏ nữa. Tuy nhiên, trước bữa ăn khoảng 1 tiếng, bạn đừng dại mà cho bé “ngốn” hết một đống khoai tây chiên nhé! Điều này sẽ làm bé no ngang và không muốn ăn thêm tí nào nữa. Để con đói một chút và nhóc sẽ dễ dàng “đầu hàng” trước những món mới hơn.

2/ “Canh me” lúc nhóc ta vui vẻ

Thời điểm cũng đóng vai trò khá quan trọng. Nếu bạn để món mới “lên mâm” trong khi bé đang ốm, khóc lóc hay nhõng nhẽo, bạn sẽ gặp khó khăn gấp đôi để dụ bé nếm thử.

3/ Chỉ một mà thôi

Mỗi bữa mẹ chỉ ưu tiên giới thiệu một món lạ cho con thử thôi. Quá nhiều đôi khi sẽ phản tác dụng. Như bạn chẳng hạn, bạn có can đảm thử liên tục nhiều món lạ trong cùng một bữa ăn không?

4/ Cặp đôi hoàn hảo

Tốt nhất là mẹ nên đưa món mới đi kèm với món ăn yêu thích của bé. Như vậy bé sẽ dễ chấp nhận hơn và cơ hội cũng sẽ tăng thêm gấp đôi.

thu-mon-moi-2
Kết hợp với món yêu thích của bé. khả năng “cầm muỗng” cũng sẽ tăng lên nhiều

5/ Kiên nhẫn

Điều tối quan trọng để thành công là sự kiên nhẫn của bạn. Nếu lần đầu tiên thất bại, bạn phải thử thêm nhiều và rất, rất nhiều lần khác nữa. Theo thống kê, trẻ em cần ít nhất 10 lần thử mới làm quen một thực phẩm mới. Nhớ giãn khoảng cách ở mỗi lần thử ra nhé! Nếu không, điều này có thể làm con khó chịu và đâm ra ghét luôn món bạn định giới thiệu.

6/ Khuyến khích bé chơi đùa

Cho bé cầm, nắm hoặc thậm chí chơi đùa với thực phẩm sẽ giúp bé làm quen với nhiều thứ khác nhau. Bé càng cầm, ngửi và chơi với chúng thì cơ hội để đưa vào miệng cũng cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, mẹ nên chú ý đảm bảo vệ sinh. Chỉ sơ sẩy một chút thôi là hàng triệu vi khuẩn có thể theo vào cơ thể bé luôn đấy.

[inline_article id=20452]

7/ Lưu ý dành cho mẹ

Khuyến khích bé thử món mới là điều tốt nhưng bạn không nên quá ép buộc con. Điều này ngược lại sẽ làm cho bé có thái độ chán ghét, khó chịu. Đôi khi còn làm con ghét và không bao giờ muốn thử lại lần thứ hai nữa.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Tuổi chừng nào, ăn chừng nấy!

1. Cho con ăn theo tuổi: Bé từ 12-24 tháng

Theo lý thuyết là từ 12-24 tháng, nhưng còn tùy vào sự phát triển của từng bé. Nếu bé con nhà bạn chưa được 12 tháng tuổi, nhưng đã có thể cầm được muỗng, bạn vẫn có thể áp dụng cho con mẹo ăn uống sau.

– Sữa là thực phẩm đứng đầu danh sách trong giai đoạn này. Dù bé đã có thể ăn nhiều loại thức ăn, mẹ cũng không nên cắt hẳn khẩu phần sữa của bé hằng ngày. Các bé vẫn cần canxi trong sữa để phát triển xương và răng chắc khỏe. Đặc biệt, thiếu canxi trong thời điểm này sẽ tác động xấu đến sự phát triển thể chất của bé. Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn cho bé để xen kẽ các bữa sữa. Một ngày, bé nên uống khoảng 500 ml sữa, tương đương khoảng 2 ly mỗi ngày. Hoặc mẹ cũng có thể cho con uống 1 ly sữa và ăn thêm một ít phô mai.

[inline_article id=44516]

– Ngũ cốc: Ngoài gạo, mẹ nên cho bé ăn thêm các loại ngũ cốc như yến mạch, lúa mì, lúa mạch… Thỉnh thoảng, mẹ có thể cho con ăn bánh mì, nui, mì ống thay cơm. Cách này giúp bé tập ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau. Tốt nhất mẹ nên cho bé ăn ngũ cốc nguyên hạt, mỗi ngày khoảng 80g. Nếu cho bé ăn cơm hoặc mì, mẹ chỉ nên cho con ăn chén nhỏ, khoảng 1/8 chén cơm thông thường. Hoặc đơn giản hơn là một lát bánh mì cũng đủ rồi.

– Trái cây: dưa hấu, đu đủ, bưởi, mơ, cam, quýt. Cho bé ăn khoảng 1 chén thôi. Ăn nhiều sẽ làm hệ tiêu hóa của con “biểu tình” đấy. Mẹ cũng có thể cho con uống nước ép để làm phong phú thêm thực đơn ăn uống của con.

– Rau củ: bông cải xanh, súp-lơ. Đối với hai loại rau này, mẹ nên nấu cho tới khi chín mềm rồi mới cho bé ăn. Và cũng chỉ nên cho bé ăn một chén nhỏ thôi đấy.

– Protein: trứng và các loại thịt gia cầm, cá, đậu phộng, đậu hũ. Nếu cho bé ăn cá, mẹ nhớ lọc hết xương để tránh bé bị hóc. Mỗi ngày, mẹ nên bổ sung cho bé khoảng 60g thịt các loại hoặc 1 trái trứng là đã đủ lượng protein cần thiết.

– Bé trên 1 tuổi đã có thể ăn mật ong được rồi mẹ nhé! Thỉnh thoảng mẹ có thể thử pha cam/chanh mật ong cho con uống.

Lưu ý: Có nhiều tranh cãi về việc có nên cho bé ăn đậu phộng, trứng, cá, những thực phẩm có khả năng gây dị ứng cho bé. Theo một nghiên cứu mới nhất hiện nay của Mỹ, không có một bằng chứng nào liên hệ giữa việc ăn những thực phẩm này và khả năng dị ứng thực phẩm của con. Tuy nhiên, một số bác sĩ nhi vẫn nhắc nhở bạn nên cẩn thận khi cho bé ăn loại thực phẩm này. Nên cho con ăn từng chút một và kiểm tra phản ứng của bé.

2. Cho con ăn theo tuổi: Bé từ 24-36 tháng

– Sữa: Nếu không có bệnh hoặc trường hợp đặc biệt, bắt đầu khi bé 2 tuổi, mẹ có thể cho con uống sữa ít béo. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé ăn thêm bánh pudding, phô mai và sữa chua ít béo. Tất nhiên, cũng không nên quá 500 ml sữa mỗi ngày.

cho-con-an
Sữa chua trái cây rất giàu dinh dưỡng cho bé

– Ngũ cốc: Bánh mì, cơm, nui, mì ý là thực phẩm mẹ có thể cho bé ăn hàng ngày. Lâu lâu, mẹ cũng có thể cho bé ăn vài lát bánh quy cho đỡ buồn miệng. Nó cũng như một món ăn vặt dinh dưỡng dành cho con mà thôi. So với bé 1 tuổi, mỗi bữa, mẹ có thể thêm cho con một xíu cơm nữa.

– Trái cây: Ngoài trái cây tươi, mẹ cũng có thể cho bé ăn thêm trái cây khô. Nhưng nhớ ngâm nước cho mềm để bé không bị nghẹn nhé!

– Bây giờ bé đã lớn hơn trước nhiều nên khẩu phần ăn cũng tăng thêm. Mỗi ngày, mẹ có thể cho con ăn hơn một chén rau và khoảng 80g thịt, cá các loại. Nhớ vẫn lấy xương cá ra cho bé nhé. Tuy lớn nhưng bé vẫn chưa thể làm việc đó một mình được đâu.

[inline_article id=3086]

Lưu ý: Nếu bạn là người ăn chay và cũng muốn bé cưng như vậy, điều này sẽ ổn nếu như bạn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho con. Đặc biệt chú ý những chất sau đây mẹ nhé!

Vitamin B12: Vitamin này có nhiều trong sữa và trứng. Bạn có thể cho bé uống thêm sữa đậu nành và ngũ cốc, vì hai loại thức uống này rất giàu B12.

Vitamin D: Cho bé thường xuyên tắm nắng là cách đơn giản bổ sung vitamin D cho con. Sữa đậu nành và trứng gà cũng chứa vitamin D.

Canxi: Nếu ăn chay, bé có thể bị thiếu hụt canxi trong mỗi bữa ăn. Mẹ cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để xem bé có cần uống thêm thuốc bổ sung không.

Sắt: Chất sắt thường có trong các loại thịt. Vì vậy, nếu ăn chay, mẹ nên cho bé uống bổ sung thêm viên sắt.

MarryBaby

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Con đẹp nhất khi con cười

Khi nao be biet cuoi
Nụ cười của con chính là liều thuốc bổ của mẹ

1/ Nụ cười: Dấu hiệu của sự phát triển

Mẹ có biết nụ cười đầu tiên cũng là một trong những cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé? Dấu hiệu này cho thấy bé đã phát triển tốt về khả năng nhìn và quan sát. Đồng thời, bé đã có thể nhận ra gương mặt thân thương của ba, mẹ. Lúc này, bộ não và hệ thần kinh của bé vừa đủ “lớn” để loại bỏ kiểu cười phản xạ, bé dần nhận ra cười là cách để kết nối cảm xúc với mọi người xung quanh.

[inline_article id = 62295]

Bé con cũng biết rằng cảm xúc của mình ảnh hưởng như thế nào đến ba, mẹ. Vì thế, mẹ nên hiểu nụ cười của bé luôn mang nghĩa tích cực. Đó là biểu hiện của niềm vui, sự hứng thú và phấn khích. Khi bé cười với mẹ, mẹ nên biết là bé đang cho mẹ điểm 10 của chất lượng đấy!

2/ Khi nào bé cười thực sự?

Đến khoảng 2-3 tháng tuổi, bé sẽ thôi cười theo phản xạ. Mẹ dễ dàng bắt gặp bé cười vì thích thú bắt đầu từ khoảng thời gian này. Tuy nhiên, khi bé ngủ hoặc mệt mỏi, mẹ thấy bé hay cười. Đây vẫn là những nụ cười phản xạ mẹ nhé!

Nếu bé vẫn chưa cười “đúng nghĩa”, có một vài mẹo giúp bé nhích môi lên đấy! Tip cho mẹ: Nói chuyện với bé thường xuyên hơn, đừng quên trao đổi bằng ánh mắt với bé và luôn mỉm cười. Mẹ cũng có thể làm mặt hề, chơi ú òa, giả tiếng động vật, thổi vào bụng bé… Tuy nhiên, mẹ nhớ đừng lạm dụng quá nhé. Nếu bé thuộc dạng “nghiêm túc”, khó cười, mẹ cứ từ từ thôi, cho con chút thời gian, cảm xúc mà mẹ ơi!

3/ Cười, cười nữa, cười mãi

Một khi bé đã biết cười thực sự, sẽ không có gì khó hiểu nếu mẹ thấy bé thường xuyên tỏ thái độ phấn khích và tươi cười. Nhờ lần đầu tiên, bé quan sát được niềm vui trong mắt mẹ, thái độ và cử chỉ của mẹ đầy cảm xúc và tình yêu thương. Từ đó, bé nhận ra rằng nụ cười của mình quan trọng, hữu dụng như thế nào. Vì vậy, bé sẽ chăm cười hơn để làm mẹ vui.

Lúc kỹ năng quan sát được phát triển, bé sẽ để ý hơn đến âm thanh xung quanh và dần dần cười ra tiếng. Ban đầu, đó có thể chỉ là tiếng thì thầm, dần thành khúc khích và cuối cùng là cười lớn. Khoảng 5 tháng tuổi, mẹ sẽ bất ngờ với tràng cười phát ra từ bụng của bé đấy.

4/ Dấu hiệu cảnh báo

Mẹ luôn mong ngóng được thấy nụ cười thiên thần, nhưng đừng quá lo lắng nếu bé ít cười. Điều này không đồng nghĩa bé đang khó chịu hay bất mãn chuyện gì đó. Chỉ khi đã qua 3 tháng tuổi nhưng bé vẫn không nhích môi lên tươi tắn, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được tư vấn nhé.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Ngủ ngoan bé cưng

PUPU là gì?

PUPD là viết tắt của cụm từ “Put up/ Put down”, nâng lên và hạ xuống. Khi đến giờ ngủ nhưng bé vẫn còn thức, bạn bế bé lên, an ủi, vỗ về rồi mới đặt bé trở lại nôi của mình. Lặp đi lặp lại hành động này cho đến khi bé thực sự đi vào giấc ngủ.

PUPD
Không phải nhóc nào cũng thích phương pháp này đâu nhé!

Phương pháp này đòi hỏi bạn phải thật sự rất, rất …kiên nhẫn và nó không phù hợp cho tất cả trẻ em. Một vài bé khi được đưa lên đưa xuống như vậy thường cảm thấy bị kích thích hơn là thư giãn. Và hệ quả là bé còn khó ngủ hơn trước. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ thói quen của bé trước khi áp dụng phương pháp này với con nhé!

Mất bao lâu để “huấn luyện” bé theo phương pháp này?

Bạn sẽ mất ít nhất 5 ngày nếu muốn thay đổi “lịch trình” của bé theo phương pháp này. Thậm chí, có người mất hẳn 3 tuần để giúp bé con mình làm quen theo cách ngủ này. Thời gian có thể lâu hoặc mau hơn tùy thuộc vào thói quen và tính cách của từng nhóc.
Cũng có khá nhiều tranh cãi về phương pháp PUPD. Một vài mẹ ủng hộ vì cách này giúp bạn gần gũi với con mình hơn. Bạn sẽ ở bên bé hầu hết thời gian để ru bé ngủ hoàn toàn. Và cách này nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với kiểu “Cứ để mặc bé khóc”.

Trong khi đó, nhiều mẹ cũng gặp khó khăn khi áp dụng cách này cho bé của mình. Các mẹ thường không biết mình nên bế con lên trong khoảng thời gian bao lâu. Cũng có trường hợp, mẹ không thể duy trì sự nhất quán hoàn toàn khi áp dụng hoàn toàn phương pháp này. Thật khó khi cứ phải nâng bé lên rồi hạ xuống cho đến khi bé ngủ.

[inline_article id=32613]

Một vài mẹo bạn có thể áp dụng để thành công:

1/ Chuẩn bị tinh thần ổn định trước khi bắt đầu. Bạn nên nghỉ ngơi và đảm bảo sức khỏe của mình trước. Hẳn bạn không muốn thấy cảnh con chưa ngủ nhưng mẹ đã mệt lả rồi đúng không?

2/ Một vài bé sẽ cảm thấy không thoải mái với cách này. Vì vậy, bạn nên để ý từng cử chỉ cũng như cách con phản ứng. Bạn có thể cho con một ít thời gian để bé thích nghi.

3/ Tranh thủ sự giúp đỡ của người khác. Sẽ không có gì ngại ngùng nếu bạn nhờ ai đó giúp mình một tay. Người đó có thể là anh xã của bạn, mẹ hay em gái chẳng hạn. Đây là một phương pháp “khó nuốt” nếu như bạn là một mình.

>>> Xem thêm chủ đề liên quan:

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Xỏ lỗ tai làm điệu cho công chúa nhỏ

Xo lo tai cho be
Bé từ 6 tháng tuổi trở lên đã có thể xỏ lỗ tai

1/ Thời điểm thích hợp

Khi bé 6 tháng tuổi, mẹ có thể xỏ lỗ tai làm điệu cho bé. Thời gian trước đó, dù bé có khỏe mạnh, vui vẻ đến đâu, mẹ nên tránh làm bất cứ điều gì có thể gây tổn thương cho làn da mỏng manh của bé. Trẻ sơ sinh trong giai đoạn từ khi mới sinh đến 6 tháng tuổi, rất dễ bị tấn công bởi những vết thương nhỏ, khi hệ miễn dịch của bé vẫn còn quá yếu ớt và mới mẻ với môi trường sống xung quanh.

[inline_article id = 3381]

2/ Giảm bớt cơn đau

Mẹ muốn xỏ lỗ tai cho bé thêm xinh, nhưng lại sợ làm bé đau. Mẹ đừng quá lo, có cách giúp bé bớt đau đấy! Trước khi xỏ khoảng 30-60 phút, nhờ bác sĩ thoa kem mỡ giảm đau chứa lidocaine trước và sau dái tai bé. Ngoài ra, mẹ có thể dùng khăn lạnh bọc đá áp vào dái tai bé khoảng 15-30 phút trước khi xỏ. Với trẻ mầm non, trước khi mẹ đưa bé đi xỏ lỗ tai, nhớ giải thích cho bé việc này chỉ như kiến cắn mà thôi, còn dễ chịu hơn chuyện tiêm chích gấp nhiều lần. Như vậy, bé sẽ bớt lo sợ hơn đấy!

3/ Hoa tai loại nào?

Sau khi xỏ lỗ tai, để vết thương nhanh lành và tránh nhiễm trùng, bé sẽ đeo hoa tai bằng chỉ trong vài tuần. Sau đó, mẹ có thể thoải mái chọn hoa tai cho bé. Tuy nhiên loại nào là tốt nhất và không gây dị ứng hay mưng mủ? Thép không gỉ chính là lựa chọn hoàn hảo, vì nó không chứa niken hoặc bất kỳ hợp kim gây dị ứng như kim loại khác. Ngoài ra, mẹ còn có thể chọn bạch kim, ti tan hoặc vang 14K.

Xo lo tai cho be
Mẹ nên đến địa điểm xỏ lỗ tai uy tín và đảm bảo an toàn vệ sinh y tế

4/ Vệ sinh an toàn

Mẹ nên nhận được sự tư vấn của bác sĩ nhi khoa về địa điểm an toàn xỏ lỗ tai cho bé. Mẹ cũng có thể nhờ các cô y tá giúp bé xỏ lỗ tai. Chỉ cần đảm bảo rằng khâu chuẩn bị được vô trùng, dái tai bé được vệ sinh và dụng cụ xỏ lỗ tai còn mới hoàn toàn.

5/ Chăm sóc lỗ tai bé

Mẹ nên thường xuyên vệ sinh lỗ tai mới xỏ của bé bằng rượu, nước muối sinh lý hoặc thuốc tím. Dùng tăm bông sơ sinh thấm nhẹ vào lỗ tai, lau sạch xung quanh. Bé sẽ không thấy rát hay đau, đơn giản chỉ là cảm giác mát mát mà thôi. Sau 2-3 ngày, mẹ có thể cho bé đeo hoa tai. Đảm bảo bé đeo liên tiếp 6 tuần sau đó để lỗ tai không bị tịt.

6/ Dấu hiệu nhiễm trùng

Da ửng đỏ, sưng tấy, mưng mủ, cộng thêm tình trạng ngứa, rát, đó là những dấu hiệu cho biết bạn nên đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức. Nguyên nhân có thể do nhiễm trùng hoặc dị ứng với hoa tai. Nếu đơn giản chỉ là dị ứng, bạn chỉ việc vệ sinh sạch sẽ lỗ tai bé và chuyển qua hoa tai kim loại lành tính hơn. Nếu nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh cho bé uống để tình trạng thuyên giảm. Khoảng 2-3 tháng sau, mẹ mới nên cân nhắc việc tiếp tục xỏ lần 2 cho bé không nhé!

7/ Có cách nào an toàn hơn không?

Mẹ chỉ cần tránh xỏ lỗ ở phần tai trên, phần xương sụn của bé. Vị trí này rất dễ bị nhiễm trùng và tạo sẹo lồi nếu bị thất bại. Sau khi xỏ lỗ tai, mẹ nên buộc tóc bé gọn gàng hoặc dùng băng đô giữ tóc bé, để tránh tác động vào lỗ tai mới xỏ.

8/ Bé nên tránh làm gì?

Trong 2 tuần đầu sau khi xỏ, lỗ tai bé rất dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy, mẹ nên tránh cho bé đi bơi. Nước ở hồ bơi, biển chứa nhiều vi khuẩn, sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm trùng tai bé.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Top 10 sai lầm phổ biến khi cho bé ngủ

Sai lầm 1: Đi ngủ đúng giờ là quy định

Không phải quy định, nhưng là thói quen. Khi đồng hồ điểm giờ ngủ, mẹ thường vội vã bế bé vào giường và luôn muốn con yêu ngủ đúng giờ, đủ giấc. Tuy nhiên mẹ ơi, bé không phải rô bốt tí hon đâu. Nhiều khi đang chơi, vui vẻ và phấn khích hay vừa ăn no xong, sao mẹ có thể muốn bé ngủ ngay được. Thay vì vậy, mẹ nên tạo thói quen trước khi ngủ cho bé.

Khoảng một tiếng trước khi bé say giấc, mẹ cho bé vào giường, kéo rèm, bật đèn ngủ, tạo môi trường thoải mái. Mẹ có thể tắm hoặc lau người sơ qua cho bé bằng nước ấm, thay quần áo và bỉm để bé thêm dễ chịu. Đừng quên chuẩn bị những bản nhạc êm ái hoặc những mẩu chuyện ngắn thủ thỉ cùng con. Vài tuyệt chiêu này nhanh chóng làm bé buồn ngủ. Lúc này, nhiệm vụ của mẹ sẽ trở nên cực kỳ đơn giản.

Cho tre so sinh ngu
Bé ơi ngủ ngoan, đêm đã khuya rồi.

Sai lầm 2: Bỏ qua dấu hiệu buồn ngủ của bé

Trẻ sơ sinh có xu hướng ngáp, dụi mắt, trở nên khó chịu và chậm chạp, mỗi khi “phát” tín hiệu buồn ngủ. Tuy nhiên, mẹ thường bỏ qua những dấu hiệu đó và không cho bé ngủ theo nhu cầu. Thực tế, cơ thể bé sẽ không “sản xuất” melatonin, chất làm dịu giúp bé thư giãn, nếu mẹ bỏ qua cơn buồn ngủ tự nhiên này. Thay vào đó, hormone gây stress, cortisol xuất hiện làm bé khó ngủ.

Vì vậy, ngay khi thấy bé có dấu hiệu, mẹ nên cho bé đi ngủ. Nếu bé con nhà bạn quá mải chơi, gần đến giờ ngủ nhưng vẫn không thấy ngáp hay dụi mắt, mẹ nên sử dụng tuyệt chiêu ở trên. Chỉ khi vào đúng “ổ”, bé mới bắt đầu có cảm giác muốn ngủ đấy mẹ.

Sai lầm 3: Làm mọi cách để bé ngủ lại

Trẻ sơ sinh không ngủ thẳng giấc, cứ khoảng 2-3 tiếng/lần bé lại thức. Mỗi lần như vậy, mẹ lại thực hiện quy trình cho con ngủ lại từ đầu. Lâu ngày, mẹ đã vô tình tạo cho bé thói quen: Muốn ngủ lại ắt phải nhờ người khác. Khi bé được 6-8 tuần tuổi, mẹ có thể yên tâm về sự cứng cáp nhất định của bé. Thay vì hát ru, vỗ mông, xoa lưng, để bé tự ngủ lại theo bản năng. Đây mới là chiêu thông minh để mẹ khỏe, bé tự lập.

[inline_article id = 1118]

Sai lầm 4: Chuyển chỗ ngủ cho bé quá sớm

Cảm thấy chiếc cũi trở nên quá chật chội cho bé con đang ngày một lớn lên, mẹ quyết định mở rộng “địa bàn” cho bé sang giường trẻ em. Sự thay đổi đột ngột khi bé chưa sẵn sàng khiến bé lạ lẫm với không gian mới và trở nên khó ngủ. Chỉ khi bé con tự mình leo ra khỏi cũi (khoảng 2 tuổi), đây mới là thời điểm thích hợp mẹ nên đổi giường cho con.

Người lớn cũng mất thời gian trong việc thích nghi với chỗ ở mới, trẻ em cũng vậy. Để bé quen dần, mẹ nên tháo bớt một bên rào của cũi, đặt bên cạnh giường mới có độ cao vừa tầm. Cách sắp xếp này giúp bé “thân thiết” với “ổ” mới nhanh hơn. Mẹ đừng quên rào quanh giường để đảm bảo bé không lăn xuống đất nhé!

Sai lầm 5: Bạ đâu ngủ đấy

Với những bé khó ngủ, khi mẹ có thể cho bé say giấc nồng trong xe đẩy, trên ghế salon hay trong tay mẹ, hẳn là quá tuyệt vời. Mẹ sẽ không vì đặt con vào giường mà làm bé tỉnh giấc, để sau đó rất khó cho bé ngủ lại. Tuy nhiên, cách này không giúp bé ngủ sâu giấc và được thư giãn thoải mái. Hơn nữa, khi thức giấc, bé sẽ khó chịu và cau có nhiều hơn bình thường.

Mẹ thử nghĩ xem ngủ trên giường và ở ghế salon, ở đâu thích hơn? Vì vậy, trừ khi là những giấc ngủ ngắn, bạn nên cho bé ngủ đúng nơi để bé yêu ngủ ngon, mơ đẹp nhé.

Sai lầm 6: Lịch ngủ lộn xộn

Chỉ khi sắp xếp giờ ngủ cho bé trong ngày hợp lý, mẹ mới có thể yên tâm bé say giấc mỗi đêm. Thử nghĩ xem bé mới ngủ giấc chiều 6-7 giờ mới dậy, 8 giờ tối mẹ lại muốn bé ngủ ngay? Chia đều thời gian ngủ cho bé, tránh để mỗi ngày mỗi kiểu khiến múi giờ sinh hoạt của bé trở nên lộn xộn. Tuy nhiên, có những ngày bé ngủ trưa ít hoặc nhiều, mẹ nên dựa vào điều này để sắp xếp giờ ngủ cho bé vào buổi tối. Linh hoạt đôi chút để cả hai mẹ con đều có giấc ngủ ngon.

[inline_article id = 1036]

Sai lầm 7: Cho bé ngủ muộn

Khi bé chưa muốn ngủ, mẹ thường để bé thức khuya với hy vọng hôm sau bé sẽ ngủ bù. Điều này chỉ đúng với trẻ 13 tuổi trở lên thôi mẹ ơi. Đồng hồ sinh học của trẻ sơ sinh vận hành theo đúng quy trình, dù mẹ cho bé ngủ giờ nào, cứ sáng sớm bé sẽ thức dậy. Do đó, cho bé thức khuya chỉ làm bé thêm cáu gắt, mệt mỏi vào ngày hôm sau mà thôi. Trẻ sơ sinh cần ngủ đủ 10-11 tiếng mỗi đêm.

Sai lầm 8: Mặc kệ bé khóc

Nửa đêm khi trẻ tỉnh giấc, mẹ nghĩ rằng cứ để bé khóc cho đến khi mệt sẽ lăn ra ngủ. Tuy nhiên, chưa được 15 phút, mẹ đã phải quay sang vỗ về, bồng bế. Có thể mẹ mệt và chỉ muốn nằm thêm chút nữa, nhưng mẹ ơi đây không phải giải pháp hay. Chuyện này tiếp diễn, bé sẽ học được rằng: Hễ khóc, mẹ sẽ dỗ. Mẹ chỉ càng mệt thêm thôi.

Thay vì vậy, khi bé thức giấc nửa đêm và cần ai vỗ về, bạn, ông xã hay thậm chí ông, bà thay phiên nhau để trông bé. Đừng để bé khóc thành quen nhé!

Sai lầm 9: Mỗi người mỗi ý

Thay phiên nhau để trông con ngủ nhưng cách xoa dịu của ba mẹ lại hoàn toàn khác nhau. Ba vỗ mông, mẹ xoa lưng. Ba mẹ nên cùng nhau thống nhất cách cho bé ngủ để tránh làm lộn xộn thói quen của bé nhé!

Sai lầm 10: Từ bỏ quá sớm

Thói quen không phải dễ thay đổi. Vì vậy, ba mẹ nên kiên nhẫn trong quá trình hình thành giờ giấc ngủ nghỉ cho bé. Ít nhất mất đến 3 tuần, bé mới có thể quen dần với phương pháp ba mẹ đặt ra. Đừng từ bỏ quá sớm nhé ba mẹ!

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề: