Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da? Bé bị vàng da có sao không?

Vậy tại sao trẻ sơ sinh bị bệnh vàng da? Và trẻ sơ sinh bị vàng da thì có sao không? Cha mẹ nên đọc để biết cách phòng ngừa và điều trị kịp thời cho con.

1. Nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da?

1.1 Trẻ bị vàng da do sự tích tụ Bilirubin

Trẻ sơ sinh bị vàng da thường xảy ra do sự tích tự Bilirubin, một chất có màu vàng được sinh ra để thay mới khi các tế bào hồng cầu cũ bị phá vỡ. Trong khi đó, do bé còn nhỏ và chức năng gan chưa đủ khả năng để đào thải tất cả lượng Bilirubin ra khỏi máu; và dẫn đến sự tích tụ Bilirubin và gây ra hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh.

1.2 Trẻ bị vàng da do sinh non tháng

Nếu mẹ thắc mắc tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da, thì nguyên nhân thường thấy là do trẻ sinh non tháng.

Hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh xuất hiện khá phổ biến, tỷ lệ là xảy ra 80% ở những trẻ sinh non (trước 37 tuần); và 60% ở trẻ đủ tháng. Và khi trẻ lớn đến khoảng 2 tuần tuổi; gan sẽ phát triển đầy đủ hơn để có khả năng xử lý và lọc bỏ hết Bilirubin.

1.3 Trẻ sơ sinh bị vàng da do sữa mẹ

Tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da? Do sữa mẹ
Nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da? Có thể do mẹ tiết không đủ sữa

Trẻ sơ sinh bị vàng da trong tuần đầu tiên có thể do trẻ bú sữa mẹ không đủ; hoặc bầu ngực của mẹ tiết không đủ sữa. Tình trạng này khiến trẻ mất nước, thiếu năng lượng; và tăng tái hấp thu bilirubin từ ruột gây vàng da.

>> Mẹ nên đọc thêm: Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì để bé nhanh hết bệnh?

1.4 Nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da là do bất đồng nhóm máu mẹ con

Còn với những trường hợp bé bị vàng da vàng da bệnh lý thì nguyên nhân có thể là do bất đồng nhóm máu mẹ con (ABO, Rhesus). Cu thể là có 2 dạng không tương thích nhóm máu giữa mẹ và bé, bao gồm xung đột nhóm máu hệ ABO (mẹ có nhóm máu O sinh con nhóm A hoặc B) và xung đột nhóm máu hệ Rh (mẹ có nhóm máu Rh âm sinh con có nhóm máu Rh dương).

1.5 Thiếu máu tán huyết

Nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da, thì rất có thể do thiếu máu tán huyết.

Thiếu máu tán huyết là một dạng rối loạn di truyền của hệ thống miễn dịch. Loại thiếu máu này xảy ra do hệ miễn dịch của cơ thể tấn công và phá hủy các tế bào hồng cầu. Ngoài ra, thiếu máu tán huyết cũng có thể là một biến chứng của các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như nhiễm trùng nghiêm trọng, đặc biệt là nhiễm trùng máu. Tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây thiếu máu tán huyết mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

1.6 Nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da – Nhiễm virus gây viêm gan

Nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da - Bệnh gan tiềm ẩn
Nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da – Bệnh gan tiềm ẩn ở trẻ

Một số loại virus có thể gây viêm gan ở trẻ sơ sinh, bao gồm cytomegalovirus, rubella, virus viêm gan A, B và C. Thông thường, không thể xác định cụ thể loại virus gây viêm gan ở trẻ sơ sinh. Bé có thể nhiễm virus ở các giai đoạn khác nhau, chẳng hạn như khi còn trong bụng mẹ, nhiễm ngay trước khi sinh hoặc nhiễm trong tháng đầu tiên sau sinh.

>> Cha mẹ nên đọc thêm: Các bệnh bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ

1.7 Nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da do teo đường mật bẩm sinh

Nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh bị vang da, ở một số trường hợp hiếm gặp thì là do trẻ bị teo đường mật bẩm sinh.

Thông thường, bilirubin từ gan sẽ đi qua ống dẫn mật và tích tụ ở túi mật trước khi đến ruột rồi bị đào thải ra ngoài. Thế nhưng, nếu trẻ bị teo đường mật bẩm sinh, các ống dẫn này sẽ bị tắc nghẽn hoặc không phát triển.

Nếu ống dẫn mật không hoạt động, bilirubin sẽ tích tụ trong gan và gây vàng da ở trẻ sơ sinh. Kéo theo đó là màu sắc phân của trẻ luôn rất nhạt. Trong trường hợp này, việc điều trị có thể cần đến phẫu thuật để nối một phần của gan với ruột non nhằm giúp bilirubin cùng các chất bài tiết khác thoát ra ngoài hiệu quả.

1.8 Nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da – Bệnh Galactosemia

Galactosemia là một rối loạn chuyển hóa đường galactose (đường sữa) bẩm sinh. Đây là rối loạn rất hiếm gặp, xảy ra khi em bé thiếu enzym cần thiết để phân hủy galactose. Điều này dẫn đến lượng đường sữa tăng cao và phá hỏng gan. Trong đó, biểu hiện đầu tiên đó là tình trạng vàng da ở trẻ.

Đối với trẻ mắc Galactosemia, đảm bảo chế độ ăn uống của trẻ không chứa galactose hoặc lactose. Điều này có nghĩa là có thể bạn phải ngừng nuôi con bằng sữa mẹ. Thay vào đó là cho trẻ dùng một loại sữa công thức đặc biệt, phù hợp với tình trạng của bé.

Một số nguyên nhân khác, khiến trẻ sơ sinh dễ bị vàng da:

  • Có anh chị em ruột từng bị vàng da.
  • Có bệnh như xơ nang hay bị nhược giáp.
  • Có vết thâm tím khi sinh (các tế bào hồng cầu, một phần của vết thâm tím bị phá vỡ và sản sinh ra bilirubin như một sản phẩm phụ).
  • Có tình trạng rối loạn di truyền nhất định (hội chứng Gilbert, các khuyết tật của màng tế bào hồng cầu bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa di truyền galactose huyết).

2. Trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không?

Bé bị vàng da có sao không?
Trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không, tại sao và khi nào nên cho con đi khám bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh do sinh lý thường vô hại; và có khả năng tự hết khi chức năng gan của con đã đủ khả năng đào thải Bilirubin từ tuần tuổi thứ 2 trở đi. Ngược lại, nếu tình trạng tích tụ Bilirubin kéo dài và tăng cao do bệnh lý; và có thể gây tổn thương hệ thần kinh vĩnh viễn. Hội chứng này gọi là Kernicterus, hội chứng khiến bé bị điếc, chậm phát triển, hoặc bại liệt.

Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho con, cha mẹ nên theo dõi sát tình trạng bệnh của con. Và lập tức đưa con đi khám bác sĩ ngay khi con bắt đầu có một trong những dấu hiệu sau đây:

  • Lòng trắng mắt của con có màu vàng.
  • Da của bé bị vàng nhiều hơn và tốc độ tăng rất nhanh.
  • Vàng toàn thân, vàng cả lòng bàn tay và lòng bàn chân.
  • Gia đình có di truyền về bệnh lý tán huyết, thiếu men G6PD.
  • Vàng da xuất hiện trước 48 giờ sau sinh, nhất là trong 24 giờ sau sinh.
  • Trẻ bị vàng da kèm các dấu hiệu bất thường khác như bú ít, co giật, sốt, phân bạc màu…
  • Vàng da kéo dài trên 14 ngày đối với trẻ đủ tháng; và trên 21 ngày với trẻ thiếu tháng.

3. Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có phòng ngừa được không?

Con bị vàng da có phòng ngừa được không?
Tại sao và khi nào trẻ sơ sinh bị vàng da phòng ngừa được? Cách phòng ngừa bệnh vàng da cho bé

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh gần như là không có cách phòng ngừa khi con vẫn còn trong bụng mẹ. Cách tốt nhất chính là mẹ phải đi khám thai kỳ đúng lịch hẹn với bác sĩ, để theo sát sự phát triển của trẻ. Đây chính là cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị vàng da vô cùng cần thiết.

Đồng thời, mẹ có thể phòng ngừa bệnh vàng da của con sau khi sinh. Bằng cách xét nghiệm nhóm máu của con để tránh trường hợp nhóm máu hai mẹ con không tương thích.

Trường hợp nếu trẻ sơ sinh bị vàng da, mẹ có thể làm những cách sau đây để tình trạng không trở nặng thêm.

  • Cho trẻ tắm nắng thường xuyên để bổ sung vitamin D. 
  • Cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ từ 8 – 12 lần sữa mẹ mỗi ngày.
  • Nếu con uống sữa bột, sữa công thức, bé sẽ cần từ 30 – 60ml mỗi 2-3 giờ trong tuần đầu tiên.

>> Xem ngay: Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh. Giúp bé hấp thụ đối đa vitamin D

Tóm lại, nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da vừa có thể do sinh lý; vừa có thể do bệnh lý. Cha mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu cảnh báo bệnh vàng da do bệnh lý để đưa bé đi thăm khám bác sĩ kịp thời.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

8 cách nấu cháo tổ yến cho bé ăn dặm có nhiều dưỡng chất nhất

Tuy nhiên, nhiều cha mẹ thường phân vân không biết trẻ em ăn yến có tốt không. Có nên nấu cháo tổ yến cho bé ăn hay không? Trong bài viết này, MarryBaby sẽ giải đáp cho cha mẹ các vấn đề này và bật mí các cách nấu cháo tổ yến thơm ngon, bổ dưỡng cho bé.

1. Vì sao nên nấu cháo tổ yến cho bé?

Trẻ em ăn yến có tốt không? Câu trả lời là CÓ. Yến sào không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho người lớn mà còn cho trẻ em. Các tác dụng của yến sào gồm có:

  • Cháo tổ yến giúp cho bé dễ tiêu hóa hơn.
  • Yến sào giúp bé chắc khỏe xương nhờ có canxi.
  • Yến sào có chứa protein giúp bảo vệ và tái tạo làn da bé.
  • Ăn cháo tổ yến giúp bé phát triển trí não, cải thiện trí nhớ.
  • Yến sào cung cấp canxi giúp trẻ tăng trưởng và phát triển vượt trội.
  • Ăn yến giúp bé tăng cường hệ thống miễn dịch, hạn chế bệnh tật. Đặc biệt là các bệnh nhiễm virus.

[key-takeaways title=”Trẻ mấy tháng tuổi ăn được yến?”]

Trẻ từ 7 tháng tuổi trở lên có thể ăn tổ yến. Chính vì thế, cha mẹ có thể cho bé từ 07 tháng tuổi trở lên ăn món cháo tổ yến.

[/key-takeaways]

Tuy nhiên, nếu bé có dấu hiệu nôn mửa, nổi mẩn đỏ khi ăn yến, có thể bé đã bị dị ứng. Mẹ không nên tiếp tục cho bé ăn yến. 

2. Liều lượng yến sào trẻ nên ăn

Cho bé ăn yến sào đúng cách

Để phát huy hết công dụng của sào, cha mẹ nên lưu ý những điều sau:

  • Nên cho bé từ 1 tuổi trở lên ăn yến cũng như cháo tổ yến. Vì mặc dù trẻ 7 tháng đã có thể ăn được yến nhưng trẻ 1 tuổi mới phát huy hết tác dụng của yến sào. 
  • Chỉ cho trẻ từ 1-4 tuổi ăn 1 gram yến tinh mỗi ngày, tối đa 3 lần/tuần.
  • Trẻ từ 5-10 tuổi có thể ăn 1,5-2 gram yến tinh mỗi ngày.

[key-takeaways title=”Trẻ em ăn yến vào lúc nào là tốt nhất?”]

Cha mẹ có thể cho trẻ ăn yến vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, cha mẹ nên cho bé ăn yến sào vào buổi sáng sớm, trước bữa ăn sáng. Lúc này, bụng của bé đang chưa có thức ăn. Việc cho bé thưởng thức yến sào vào thời điểm này sẽ giúp bé hấp thụ hết các dưỡng chất trong yến một cách tối ưu nhất. Ngoài ra, cho bé ăn yến trước khi đi ngủ cũng sẽ giúp bé ngủ ngon hơn. 

[/key-takeaways]

3. 8 món cháo tổ yến cho bé ăn dặm ngon và bổ dưỡng

Sau đây sẽ là 8 món cháo tổ yến siêu thơm ngon và siêu giàu dinh dưỡng:

3.1 Cháo tổ yến thịt gà cho bé 

cháo tổ yến thịt gà

Món cháo yến thịt gà sẽ giúp bé phát triển cơ, tăng sức đề kháng vượt trội.

Nguyên liệu:

  • 5g yến.
  • 30g ức gà.
  • 50g gạo tẻ.
  • ½ củ cà rốt.
  • Vài lát gừng.
  • 50g gạo nếp.
  • Hành lá và dầu ô liu.

Cách nấu cháo tổ yến thịt gà cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Ngâm tổ yến với nước lọc trong 30 phút. Sau đó, mẹ vớt ra, nhặt lông, rửa sạch, để ráo. Hấp cách thủy yến với gừng 30 phút. Khi tổ yến chín mềm thì đem cắt nhỏ.
  • Bước 2: Rửa sạch thịt gà rồi luộc hay hấp cho chín mềm. Rồi mẹ vớt ra xé nhỏ hoặc băm nhuyễn tùy sở thích và độ tuổi của trẻ.
  • Bước 3: Vo sạch gạo, đổ vào nồi nước luộc gà rồi nấu thành cháo trắng.
  • Bước 4: Gọt vỏ cà rốt, rửa sạch, cắt nhỏ rồi cho vào nồi ninh cùng cháo cho chín mềm.
  • Bước 5: Khi cháo chín, cho tổ yến và thịt gà vào đảo đều rồi nấu thêm 5-10 phút rồi tắt bếp.
  • Bước 6: Múc cháo ra tô và thêm dầu ô liu, hành lá để bé thưởng thức ngay khi cháo tổ yến còn ấm.

[inline_article id=194804]

3.2 Cháo tổ yến tôm bí đỏ cho bé

Cháo bí đỏ

Cháo tổ yến tôm bí đỏ sẽ vô cùng phù hợp với các bé cần tăng cân, tăng chiều cao. Đặc biệt cháo sẽ giúp bé phát triển trí thông minh vượt trội. 

Nguyên liệu

  • 5g tổ yến.
  • 50g bí đỏ.
  • 50g gạo tẻ.
  • 50g gạo nếp.
  • 50g tôm tươi.
  • Hành lá và dầu ô liu.

Cách nấu cháo tổ yến thịt gà cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Ngâm tổ yến, sơ chế và hấp tổ yến như trên.
  • Bước 2: Vo sạch gạo, đổ vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ rồi nấu thành cháo trắng.
  • Bước 3: Gọt vỏ bí đỏ, rửa sạch, hấp chín, sau đó vớt ra dằm nhuyễn.
  • Bước 4: Rửa tôm cho sạch, lột vỏ rồi băm nhuyễn.
  • Bước 5: Khi cháo chín, cho tổ yến và tôm vào đảo đều rồi nấu thêm 20 phút.
  • Bước 6: Cho bí đỏ vào đảo đều tay trong 3 phút rồi tắt bếp.

>> Mẹ có thể tham khảo: 6 món cháo bí đỏ thơm ngon giàu dinh dưỡng cho bé

3.3 Cháo tổ yến với nấm đông cô và hạt sen cho trẻ ăn dặm

cháo tổ yến hạt sen

Nguyên liệu:

  • 5g tổ yến.
  • 50g gạo tẻ.
  • 50g gạo nếp.
  • 30g hạt sen khô.
  • 20g nấm đông cô.
  • Hành lá và dầu ô liu.

Cách nấu cháo tổ yến với nấm đông cô và hạt sen cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Ngâm tổ yến với nước lọc cho nở mềm, sau đó vớt ra, rửa sạch. Hấp cách thủy tổ yến rồi cắt nhỏ.
  • Bước 2: Hạt sen bóc vỏ, bỏ tâm, ngâm trong 1 giờ trước khi nấu rồi luộc chín với lửa nhỏ, sau đó vớt ra.
  • Bước 3: Ngâm nấm đông cô trong nước ấm cho mềm. Sau đó rửa sạch rồi cắt nhỏ.
  • Bước 4: Vo sạch gạo, đổ vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ rồi nấu thành cháo trắng.
  • Bước 5: Cho hạt sen vào nồi cháo để nấu cùng và ninh thật nhừ.
  • Bước 6: Khi cháo chín, cho tổ yến và nấm đông cô vào nấu chín rồi tắt bếp.

Đến bữa ăn, mẹ múc cháo tổ yến cho bé ra tô và thêm dầu ô liu, hành lá để bé thưởng thức.

>> Mẹ có thể tham khảo ngay: 3 cách nấu cháo hạt sen cho bé ăn dặm

3.4 Cháo tổ yến thịt bằm cho bé

Nguyên liệu

  • 5g tổ yến.
  • 50g gạo tẻ.
  • 50g gạo nếp.
  • 50g thịt băm.
  • Hành lá, gia vị.

Cách nấu cháo tổ yến thịt bằm cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Mẹ cho tổ yến vào ngâm với nước lọc. Nhạt lông, bụi bẩn, rửa sạch để ráo nước. Sau đó cho tổ yến vào hấp kỹ thuật thủy chừng 20-30 phút. Lúc tổ yến chín thì thái hay xé thành sợi nhỏ.
  • Bước 2: Thịt lợn rửa sạch băm hay xay nhỏ.
  • Bước 3: Vo gạo sạch rồi bắc lên bếp ninh nhừ đến lúc gạo sánh là được.
  • Bước 4: Đợi khi cháo đã chín nhừ, cho thịt băm và tổ yến thái nhỏ vào rồi chờ thêm chừng 10-15 phút để yến và thịt ra ngấm dinh dưỡng vào cháo. Thêm gia vị vừa đủ rồi tắt bếp.
  • Bước 5: Mẹ múc cháo tổ yến ra bát, thêm gia vị hành lá rồi cho bé ăn dặm.

3.5 Cháo yến chim bồ câu cho trẻ 

Nguyên liệu:

  • 50g gạo tẻ.
  • 50g gạo nếp.
  • Hạt sen, đỗ xanh.
  • 5g tổ yến tinh chế.
  • Gia vị dành cho bé.
  • Chim bồ câu làm sạch sẵn.

Cách nấu cháo yến chim bồ câu ăn dặm ngon bổ cho bé:

  • Bước 1: Hạt sen, đỗ xanh ngâm mềm, vớt ra để ráo.
  • Bước 2: Tổ yến ngâm mềm 30 phút, đem hấp cách thuỷ rồi băm nhỏ.
  • Bước 3: Chim bồ câu làm sạch, bỏ nội tạng, đem hầm với cháo và hạt sen, đỗ xanh.
  • Bước 4: Hầm cho đến khi cháo thơm, sánh mịn thì gắp chim bồ câu ra bỏ xương, xé thịt nhỏ và trộn vào cháo, nêm gia vị vừa ăn cho bé.
  • Bước 5: Thêm tổ yến vào cháo và khuấy đều đun thêm 2 phút nữa thì tắt bếp.
  • Bước 6: Múc cháo chim bồ câu nấu tổ yến ra bát, để nguội xíu và đút cho bé ăn sẽ rất ngon.

>> Mẹ có thể tham khảo: Cách nấu cháo chim bồ câu cho bé ngửi là muốn ăn ngay!

3.6 Cháo tổ yến khoai tây cho bé

Cháo khoai tây

Nguyên liệu:

  • 5g tổ yến.
  • 50g gạo tẻ.
  • 30g thịt heo.
  • 50g gạo nếp.
  • 50g khoai tây.
  • Hành lá và dầu ô liu

Cách nấu cháo tổ yến khoai tây cho bé:

  • Bước 1: Ngâm tổ yến tinh chế với nước lọc cho nở mềm, sau đó vớt ra, rửa sạch, để ráo rồi cắt nhỏ.
  • Bước 2: Vo sạch gạo, đổ vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ rồi nấu thành cháo trắng.
  • Bước 3: Gọt vỏ khoai tây, rửa sạch, cắt nhỏ rồi ngâm nước muối. Sau đó cho vào nồi ninh cùng cháo cho chín mềm.
  • Bước 4: Rửa sạch thịt heo, xay nhuyễn.
  • Bước 5: Khi cháo sôi thì cho thịt và tổ yến vào nồi cháo, đảo đều tay để thịt không vón cục, nấu thêm 10-15 phút cho thịt và yến sào chín mềm rồi tắt bếp.
  • Bước 6: Múc cháo tổ yến ra khỏi nồi, cho hành lá, dầu ô liu vào rồi cho bé thưởng thức.

[inline_article id=263498]

3.7 Cháo tổ yến trứng gà cho trẻ ăn dặm

Cháo tổ yến trứng cho bé ăn dặm

Cháo tổ yến trứng gà sẽ giúp bé mau tăng cân, bổ sung vitamin A cho trẻ.

Nguyên liệu

  • 5g tổ yến.
  • 50g gạo tẻ.
  • 50g gạo nếp.
  • 2 quả trứng gà ta.
  • Hành lá cắt nhuyễn.

Cách nấu cháo tổ yến trứng gà cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Ngâm tổ yến tinh chế trong nước lọc cho mềm và nở đều. Sau đó vớt ra, rửa sạch, để ráo và cắt nhỏ.
  • Bước 2: Vo sạch gạo, đổ vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ rồi nấu thành cháo trắng.
  • Bước 3: Khi cháo chín, cho tổ yến vào đảo đều rồi nấu thêm 20 phút.
  • Bước 4: Sau cùng, đập lòng đỏ trứng vào nồi cháo, khuấy đều cho đến khi trứng chín hẳn thì tắt bếp.

Đến đây, mẹ chỉ cần múc cháo tổ yến ra tô rồi thêm hành lá lên trên (nếu bé ăn được hành) và để bé từ từ thưởng thức.

>> Mẹ có thể tham khảo: 16 cách nấu cháo trứng cho bé lớn nhanh như thổi

3.8 Cháo tổ yến kỷ tử cho bé

tổ yến và kỷ tử

Sau khi ăn món mặn, mẹ có thể thử món cháo ngọt từ tổ yến để tráng miệng cho trẻ nhỏ nhé!

Nguyên liệu

  • 10g kỷ tử.
  • Đường phèn.
  • 1 tô cháo nhỏ.
  • 1g yến thô đã sơ chế.

Cách nấu cháo tổ yến kỷ tử cho trẻ ăn dặm:

  • Bước 1: Ngâm tổ yến với nước lọc trong 30 phút. Sau đó vớt ra, nhặt lông, rửa sạch, để ráo. Hấp cách thủy yến với gừng 30 phút. Khi tổ yến chín mềm thì đem cắt nhỏ.
  • Bước 2: Vo gạo rồi cho nước vào nấu cháo. 
  • Bước 3: Cho kỷ tử vào hầm 10 phút. Sau đó cho tổ yến vào cháo.
  • Bước 4: Cháo sôi lại, nêm đường phèn vừa miệng bé rồi tắt bếp.

>> Mẹ có thể tham khảo: Cách nấu cháo bào ngư cho bé ăn nhiều chóng lớn

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho các mẹ 8 công thức nấu cháo tổ yến cho bé vừa ngon miệng, vừa bổ dưỡng.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng có nguy hiểm không?

Đi ngoài ra nước vàng có nghĩa là phân trẻ sơ sinh đi ra lỏng, giống như dịch nhầy và thỉnh thoảng có thêm hạt vàng. Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần có nước vàng có thể do các nguyên nhân dưới đây.

1. Vì sao trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng?

Màu phân của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường? Trên thực tế, trẻ sơ sinh đi ra phân có màu vàng là tình trạng phổ biến đối với các bé đang bú sữa mẹ.

Một số các sắc độ của phân khác nhau cũng có những nguyên nhân gây ra khác nhau như dưới đây:

  • Màu xanh vàng. Khi trẻ bắt đầu tiêu hóa sữa mẹ, phân su sẽ được thay thế bằng phân có màu vàng xanh.
  • Màu vàng. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường đi tiêu phân lỏng; có hạt giống như mù tạt nhạt.
  • Vàng hoặc rám nắng. Nếu mẹ cho trẻ bú sữa công thức, phân của trẻ có thể trở nên vàng hoặc rám nắng; kèm theo màu xanh lá cây. Phân bé sẽ cứng hơn một chút so với phân của trẻ bú sữa mẹ; nhưng không rắn hơn bơ đậu phộng.

Các bệnh lý khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có nước màu vàng

Bé đi ngoài ra phân lỏng, thâm chí giống như nước màu vàng cũng có thể do một số nguyên nhân bệnh lý:

  • Virus (Rotavirus): Nhiễm trùng đường ruột do virus là nguyên nhân phổ biến nhất nếu trẻ bị tiêu chảy đi phân lỏng màu vàng.
  • Vi khuẩn (Salmonella): Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng cũng có thể do bị nhiễm vi khuẩn. Nhưng trường hợp này khá ít.
  • Ký sinh trùng (Giardia): Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng này thường có các triệu chứng: Tiêu chảy phân lỏng, mỡ, nhạt màu, mùi hôi, đau quặn bụng trên, chướng bụng đầy hơi. Mệt mỏi, khó chịu và sút cân. Vì thế mà trẻ đi ngoài phân lỏng màu vàng. 
  • Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng do kháng sinh: Nhiều loại kháng sinh khiến bé bị tiêu chảy nhẹ, gây ra tình trạng đi ngoài ra nước vàng. Nếu trẻ có bất cứ triệu chứng nào nghiêm trọng; hãy đưa bé đến bệnh viện ngay. 
  • Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng do ngộ độc thực phẩm: Nếu trẻ trên 6 tháng tuổi ăn phải thực phẩm chế biến không kỹ, hết hạn; có thể khiến bé đi ngoài phân lỏng màu vàng.
  • Dị ứng sữa bò: Dị ứng sữa bò có thể gây ra tình trạng phân lỏng, nhầy và có máu ở trẻ sơ sinh. Các biểu hiện sẽ bắt đầu trong vòng 2 tháng đầu đời. Cha mẹ cần tránh các loại sữa công thức từ sữa bò.
  • Không dung nạp đường lactose: Lactose là đường trong sữa. Nhiều trẻ không thể hấp thụ đường lactose. Trẻ không dung nạp được lactose sẽ triệu chứng là xì hơi nhiều, phân lỏng và chướng bụng khi uống sữa. 

2. Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng có đáng lo?

trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng
Hình ảnh nước vàng trẻ sơ sinh đi ngoài

2.1 Đối với trẻ bú mẹ

Nếu trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ, sữa là nguồn thực phẩm duy nhất. Thì phân của trẻ trong vài tháng đầu sẽ có màu vàng, hơi sệt và có thể có các hạt mỡ trắng do protein ở trong sữa. Chính vì thế, trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng và có hạt trong trường hợp này là hoàn toàn bình thường. Màu sắc của phân của bé cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào những gì mẹ đang ăn. Có thể là màu xanh nếu mẹ ăn rau, hoặc đang bổ sung sắt.

Thêm vào đó, trẻ sơ sinh trong tháng đầu có thể đi ngoài ra phân hơi lỏng mỗi ngày từ 4 – 5 lần. Rồi trở nên ít hơn, còn khoảng 3-4 lần. Nếu trẻ đi ngoài ra nước vài ba lần trong một ngày nhưng nếu trẻ vẫn chịu bú mẹ, chơi ngoan và ngủ tốt thì chưa thể coi là bị tiêu chảy được. Nhưng mẹ cũng cần tham khảo thêm trẻ sơ sinh 4-5 ngày không đi ngoài thì có sao không?

>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh bú mẹ bao nhiêu phút là đủ mẹ đã biết chưa?

2.2 Đối với bé bú sữa công thức hoặc ăn dặm

Đối với trẻ đã được uống sữa công thức hoặc bước vào giai đoạn ăn dặm (từ 6 tháng tuổi trở lên), phân của bé đã bắt đầu đặc hơn. Nếu mẹ vẫn thấy trẻ đi ngoài ra nước vàng, phân lỏng và đi nhiều lần trong ngày; rất có thể, bé đang bị tiêu chảy hoặc do 1 trong số các nguyên nhân trên. Lúc này, cha mẹ phải biết cách điều trị bệnh tiêu chảy cho bé ngay để không bị mất nước.

Trong trường hợp, trẻ đi ngoài ra nước vàng nhiều hơn 7 lần trong ngày; cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để làm các xét nghiệm và chữa trị kịp thời nếu có bệnh.

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ 1 tháng tuổitrẻ 3 tháng tuổi đi ngoài bao nhiêu lần là bình thường?

3. Cha mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng?

3.1 Đối với trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng chỉ bú mẹ

Đối với trẻ sơ sinh chỉ bú sữa mẹ
Mẹ nên cho bé bú đủ cử để cung cấp nước và đào thải độc cho bé

Đa số các trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài ra nhiều nước vàng là bình thường; đặc biệt khi con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên. Mẹ nên tiếp tục cho bé bú đủ cữ, đủ liều lượng để duy trì sức khỏe bình thường cho bé.

Ngoài ra, mẹ cũng nên:

  • Khi thấy trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng thì đừng vội vàng cho bé uống thuốc. Hãy cho bé bú đủ để cung cấp nước và đào thải độc tố.
  • Mẹ nên ăn các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như sữa chua, yến mạch, rau xanh, khoai lang để cung cấp kháng thể đường ruột cho bé.

3.2 Đối với trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng có bú sữa công thức hoặc ăn dặm

trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng
Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng không thể dung nạp lactose, dừng ngay việc cho bé bú sữa có chứa lactose, sữa bò
  • Không nên tự ý cho bé dùng thuốc kháng sinh.
  • Bổ sung men vi sinh theo hướng dẫn của bác sĩ. 
  • Nếu bé không thể dung nạp lactose, hãy dừng ngay việc cho bé bú sữa có chứa lactose, sữa bò.
  • Việc trẻ sơ sinh đã bú bình nhưng lại đi ngoài nước vàng trong thời gian dài, liên tục có thể khiến bé bị mất nước. Hãy bù nước, sữa mẹ cho bé. 
  • Đối với trẻ ăn dặm, nên cho bé ăn các thực phẩm lỏng, dễ tiêu hóa như cháo yến mạch, cháo gà, cháo bắp, cháo khoai tây, cháo cá diêu hồng,…
  • Theo dõi số lần bé đi ngoài, nếu nhiều hơn 5 lần/ngày, phân màu vàng, lỏng như nước, phun thành tia thì cho trẻ đi khám chuyên khoa ngay lập tức.

4. Khi nào cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Nếu phát hiện trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng kèm các triệu chứng dưới đây. Đó là dấu hiệu cha  mẹ nên đưa bé đến bệnh viện:

  • Phân trẻ trở nên nhầy, màu đen hoặc có máu.
  • Trẻ bị sốt và nôn mửa thường xuyên hơn 12 tiếng.
  • Trẻ bú ít, không muốn bú và lừ đừ, thiếu năng lượng hoạt động.
  • Tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng kéo dài liên tục hơn 48 giờ.
  • Trẻ có dấu hiệu mất nước (môi khô, không đi tiểu, khóc không có nước mắt,…)

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng hoặc trắng thì có đáng lo ngại hay không?

[inline_article id=298487]

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ bú sữa mẹ. Cha mẹ không nên lo lắng quá nhiều. Việc chăm sóc và bổ sung dưỡng chất đúng cách sẽ giúp con sớm tiêu hóa được bình thường.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Bé gái bị hăm vùng kín phải làm sao? Phòng ngừa thế nào?

Vậy trẻ bị hăm da, hăm ở vùng kín, hay cụ thể là bé gái bị hăm vùng kín phải làm sao? Cha mẹ đọc để hiểu; và ngăn ngừa tái phát cho con nhé.

1. Dấu hiệu nhận biết bé gái đang bị hăm ở vùng kín

Bé gái bị hăm ở vùng kín, hăm da hay còn gọi là hăm tã. Da ở vùng kín của bé trai và cả bé gái thường rất nhạy cảm, đặc biệt vùng da này còn thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn từ phân; và nước tiểu của bé khi phải đóng bỉm suốt cả ngày.

Tình trạng trẻ bị hăm ở vùng kín thường xoay quanh các dấu hiệu sau:

  • Vùng kín của con có dấu hiệu ửng đỏ, nổi mẩn và ngứa rát.
  • Trường hợp khác, vùng kín của con bị ửng đỏ có mụn li ti, có thể nóng và sưng đỏ.
  • Với bé nhỏ, bé cưng sẽ thường xuyên cọ quậy, quấy khóc và bấu víu vào quần áo.
  • Với các bé lớn hơn, các con sẽ dùng tay gãi xung quanh vùng kín ở các chỗ bị ngứa.

Cha mẹ sẽ rất dễ để phát hiện những dấu hiệu khi trẻ bị hăm ở vùng kín khi thay bỉm; hoặc thay quần áo cho con.

2. Bé gái bị hăm vùng kín có nguy hiểm không?

bé gái bị hăm vùng kín có nguy hiểm không
Bé gái bị hăm vùng kín có nguy hiểm không?

Trẻ bị hăm ở vùng kín có nguy hiểm không? Câu trả lời là tùy vào mức độ của tình trạng, thời gian bé đã bị là bao lâu; hoặc có áp dụng biện pháp nào trước đó chưa.

Tuy nhiên, trẻ bị hăm ở vùng kín cũng sẽ có thể kéo theo một vài vấn đề khác; cụ thể như:

  • Trẻ cảm thấy khó chịu, dễ giật mình khi ngủ; và dễ cáu gắt.
  • Tình trạng kéo dài sẽ gây nhiễm khuẩn, nhiễm trùng đường tiểu, đặc biệt là ở các bé gái.
  • Hoặc có thể khiến bé gái bị hăm vùng kín do nấm Candida, hoặc thậm chí là gây viêm âm đạo về sau nếu không phát hiện và điều trị sớm.

[key-takeaways title=”Khi nào cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ?”]

Nếu tình trạng bé gái bị hăm vùng kín, vùng háng bẹn của con không bớt sau 3 ngày, hoặc kéo theo những vấn đề khác như sốt, viêm da, hoặc thấy con quấy khóc nhiều hơn, cha mẹ hãy cho con đi khám bác sĩ ngay. 

[/key-takeaways]

>> Cha mẹ nên đọc thêm: Vùng kín của bé gái như thế nào là bình thường?

3. Cách trị hăm vùng kín dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Khi cha mẹ phát hiện bé gái bị hăm ở vùng kín, cha mẹ hãy bình tĩnh và giúp con bằng các cách dưới đây nhé:

3.1 Vệ sinh sạch sẽ vùng kín của bé

Cha mẹ chuẩn bị khăn mềm, hoặc khăn sữa chuyên dùng cho trẻ sơ sinh. Ngâm khăn vào nước ấm, và vệ sinh vùng kín cho con. Cha mẹ lưu ý là nên lau nhẹ nhàng từ trước ra sau; tránh làm ngược lại vì sẽ làm cho vi khuẩn đi ngược từ hậu môn lên, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trở lại. Cha mẹ hãy vệ sinh vùng kín cho con thường xuyên; và sau khi con đi ị.

LƯU Ý: Cha mẹ nhớ là không nên vệ sinh sâu bên trong; mà chỉ cần vệ sinh xung quanh vùng kín là được.

>> Cha mẹ nên đọc: [Hướng dẫn] vệ sinh vùng kín cho bé gái đúng cách

3.2 Thường xuyên thay tã/ bỉm cho trẻ

thay tã, bỉm cho trẻ
Thay tã, bỉm cho bé gái bị hăm vùng kín

Thay bỉm tã thường xuyên là cách để hạn chế nước tiểu và phân từ tã thấm ngược lại vào vùng kín của bé. Trong lúc thay mới bỉm tã và vệ sinh cho những bé đang bị hăm vùng kín; cha mẹ không nên sử dụng xà phòng. Thay vào đó, cha mẹ chỉ cần nước ấm và khăn lông mềm là đủ. Vì những sản phẩm vệ sinh có thể làm kích ứng da của con.

Để tình trạng hăm vùng kín ở trẻ được nhanh khỏi, cha mẹ hãy giữ vùng kín của con được khô thoáng hoàn toàn, cũng như tránh chà xát vào da khi vệ sinh và thay mới tã.

>> Tham khảo: Top 6 tã quần cho bé sơ sinh được nhiều mẹ ưa chuộng nhất

3.3 Cho con “thả rông” vài giờ mỗi ngày

Theo các chuyên gia của Tổ chức chăm sóc sức khỏe trẻ em KidsHealth, khuyến khích cha mẹ không cần mặc tã cho con vài giờ mỗi ngày, hoặc bất cứ lúc nào có thể. Cha mẹ trải một tấm khăn lớn xuống sàn và cho con nằm lên đó là được.

3.4 Sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da

Bên cạnh những cách nêu trên, cha mẹ có thể hỏi thêm ý kiến bác sĩ Nhi khoa về các loại kem bôi ngoài da hỗ trợ điều trị trẻ bị hăm vùng háng bẹn, hăm tã,..

>> Cha mẹ nên đọc thêm: Bệnh đẹn ở trẻ sơ sinh là gì? Nguy hiểm không?

3.5 Không nên thử các phương pháp dân gian để trị hăm vùng kín cho trẻ

Theo quan niệm dân gian, khi trẻ bị hăm vùng kín, hoặc bé gái bị hăm vùng kín, nhiều cha mẹ thử sử dụng lá trầu không; búp ổi; cây mã đề; hay nước nấu từ lá chè xanh để vệ sinh vùng kín. 

Tuy nhiên, do vùng kín vốn nhạy cảm và nơi đó cũng có nhiều vi khuẩn thường trú; đồng thời, trong y khoa không khuyến cáo dùng phương pháp dân gian. Nhiều trường hợp cha mẹ áp dụng cách này khiến trẻ bị nhiễm trùng da, nặng hơn nhiễm trùng máu.

Do đó, cha mẹ tuyệt đối tránh các phương pháp dân gian để trị cho bé gái bị hăm vùng kín nhé.

4. Một số lưu ý để phòng ngừa các bé gái bị hăm vùng kín

phòng ngừa bé gái bị hăm vùng kín
Cách phòng ngừa tình trạng bé gái bị hăm vùng kín

Mặc dù hăm da, hăm tã thường không quá nghiêm trọng và có thể sẽ khỏi sau 2 đến 3 ngày chăm sóc tại nhà. Đồng thời để tránh tình trạng này tái diễn, cha mẹ ghi nhớ các điều sau đây nhé:

[key-takeaways title=”Cách phòng ngừa tình trạng hăm tã ở trẻ”]

  • NÊN vệ sinh và giữ cho vùng kín của con luôn khô thoáng.
  • KHÔNG mặc tã/ bỉm cho con quá chặt, luôn thay mới kịp thời.
  • KHÔNG lạm dụng phấn rôm hoặc bột ngô khi thấy trẻ bị hăm tã.
  • KHÔNG dùng khăn giấy ướt để vệ sinh vùng kín của con; nhất là các loại có mùi thơm.

[/key-takeaways]

Thật ra, tình trạng bé gái bị hăm vùng kín là rất phổ biến và cũng không đến nỗi nghiêm trọng. Cha mẹ bình tĩnh và chăm sóc cho con là được nhé.Trên đây là tất cả thông tin mà cha mẹ cần biết về tình trạng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hoặc các bé gái bị hăm ở vùng kín. Hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích giúp cha mẹ bình tĩnh xử lý trong trường hợp phát hiện con trẻ bị hăm vùng kín nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

8 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi phân xanh: Khi nào cần cho trẻ đi khám?

Bài viết này sẽ cùng ba mẹ tìm hiểu trẻ sơ sinh đi phân xanh có sao không? Màu sắc và cấu trúc phân trẻ sơ sinh thế nào là bình thường? Mời bạn đọc tiếp ngay sau đây!

Màu phân của trẻ sơ sinh thay đổi thế nào?

[key-takeaways title=””]

Lúc mới ra đời, trẻ sơ sinh sẽ đi ra phân có màu xanh đen. Vậy liệu phân trẻ sơ sinh màu xanh có phải là điều bất thường không? Câu trả lời là KHÔNG! Trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh là hiện tượng bình thường.

Sau khi chào đời khoảng 48 giờ, trẻ sơ sinh thường đi ngoài phân màu xanh đen (phân su). Phân su được hình thành do trẻ nuốt nước ối, chất nhầy, tế bào da… Việc cơ thể bài tiết phân su là dấu hiệu cho thấy đường ruột của bé hoạt động bình thường. Đây cũng là dấu hiệu quan trọng để biết rằng trẻ không có dị tật trong hậu môn.

[/key-takeaways]

Nếu bé được bú sữa mẹ đều đặn, đến ngày thứ 5 hoặc hơn, màu phân trẻ sơ sinh sẽ chuyển dần sang màu vàng với kết cấu đặc hơn

[inline_article id = 213968]

trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh
Sau sinh khoảng 5-7 ngày, phân trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sẽ chuyển dần sang màu vàng với kết cấu đặc hơn

Tại sao phân trẻ sơ sinh màu xanh?

Mặc dù đã số các trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài phân su (màu xanh hoặc xanh đen) là hiện tượng bình thường nhưng cũng có những trường hợp trẻ sơ sinh đi phân xanh do nhiều nguyên nhân khác.

Màu phân của trẻ sơ sinh chủ yếu được hình thành do quá trình chuyển hóa Bilirubin trong ruột non. Nếu đường tiêu hóa của bé thiếu vi khuẩn chuyển hóa bilirubin thành stercobilin, phân của trẻ sơ sinh sẽ có màu xanh lá – màu của dịch mật. Những nguyên nhân khiến phân trẻ sơ sinh màu xanh bao gồm:

1. Do bú không đủ sữa

Nếu trẻ bú không đủ sữa, phân của trẻ có thể chuyển sang màu xanh lá cây. Ngoài ra, trong quá trình cho con bú, sữa mẹ có sự chuyển đổi (dòng sữa đầu và dòng sữa cuối).

Dòng sữa đầu chứa ít chất béo và nhiều đường. Trong khi dòng sữa cuối sẽ chuyển sang nhiều chất béo và nhiều calo để cung cấp đủ chất dinh dưỡng nuôi bé. Nếu bé bú ngắt quãng, cơ thể không quen với sự thay đổi này, dẫn đến tình trạng bé đi ngoài phân xanh.

2. Trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh khi bị ốm, tiêu chảy

Khi bé bị ốm, tiêu chảy có thể gây ra sự thay đổi màu sắc trong phân, khiến phân trẻ sơ sinh có màu xanh, kết cấu loãng. 

3. Do trẻ không dung nạp lactose từ sữa

Một trong những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ sơ sinh đi phân xanh chính là cơ thể trẻ không dung nạp lactose. Trẻ uống sữa công thức thường gặp phải tình trạng này.

4. Bé đi phân xanh do mẹ hoặc bé ăn các thực phẩm màu xanh

Bé sơ sinh đang bú mẹ có thể đi ị phân xanh nếu mẹ ăn rau xanh hoặc thực phẩm màu xanh. Ngoài ra, nếu bé đã bắt đầu ăn dặm và được ăn nhiều rau củ màu xanh cũng có thể khiến trẻ đi phân xanh.

thực phẩm có màu
Trẻ đi ngoài phân xanh là do mẹ hoặc bé sơ sinh ăn thức ăn có màu xanh

5. Phân trẻ sơ sinh màu xanh do trẻ được bổ sung sắt

Nếu cha mẹ có bổ sung chất sắt cho bé hoặc bé và mẹ có ăn thực phẩm chứa sắt như gan, rau bina, trai sò ốc,… thì đừng lo lắng nếu bé ị ra phân xanh nhé. Chất sắt là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi có phân xanh.

6. Do nhạy cảm với thức ăn hoặc thuốc

Khi trẻ nhạy cảm hoặc dị ứng với một loại thuốc mẹ đang dùng hay thực phẩm trong chế độ ăn uống của mẹ, trẻ sơ sinh sẽ đi ngoài màu xanh hoặc nhầy. 

Ngoài ra, bé có thể xuất hiện các dấu hiệu khác như vấn đề về da (chàm, phát ban, mảng da khô), đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy hoặc các vấn đề về hô hấp (nghẹt mũi, chảy nước mũi, thở khò khè, ho). Trong trường hợp này, trẻ sơ sinh đi phân xanh là dấu hiệu sức khỏe bất thường, cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra. 

7. Do ruột bị kích thích

Trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh nhầy cho thấy ruột của bé đang bị kích thích. Nếu tình trạng này được cải thiện trong 1-2 ngày thì có thể là do nhiễm virus hoặc do phản ứng nhẹ của hệ tiêu hóa với thực phẩm mà mẹ đã ăn.

Phân xanh là do bé đang mọc răng

8. Do nguyên nhân khác

Một số bệnh lý như bệnh Crohn, bệnh Celiac, nhiễm ký sinh trùng, virus, vi khuẩn đường ruột… cũng có thể khiến phân trẻ sơ sinh màu xanh.

Dấu hiệu nguy hiểm khi phân trẻ sơ sinh có màu xanh

[key-takeaways title=””]

Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sơ sinh đi phân xanh là hiện tượng bình thường và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh kèm theo triệu chứng bên dưới thì cần đưa bé đến bệnh viện để được can thiệp y tế kịp thời:

  • Nôn ói
  • Tiêu chảy
  • Chướng bụng
  • Trẻ bị sốt cao nhiều ngày liên tục
  • Các thay đổi bất thường khác của phân trẻ sơ sinh như phân có máu, màu phân nhạt, xám,…

[/key-takeaways]

3. Biện pháp cải thiện khi phân bé có màu xanh

Khi thấy trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh, trước tiên cha mẹ nên cân nhắc đến những nguyên nhân ở trên để biết cách xử lý phù hợp. 

Cách cải thiện tại nhà khi phân của trẻ sơ sinh màu xanh

Tùy vào nguyên nhân, tình trạng bệnh sẽ có cách xử lý khác nhau:

  • Tăng cường cho bé bú sữa: Nếu bé đi ngoài phân lỏng, màu xanh lá cây trong nhiều ngày. Có thể trẻ đang bị mất nước. Hầu hết các trường hợp mất nước có thể được khắc phục bằng cách cho bé uống nước, uống sữa mẹ. Nhưng nếu trẻ có biểu hiện lờ đờ, quấy khóc nhiều, cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện.
  • Hạn chế ăn dặm thức ăn màu xanh: Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh do thức ăn màu xanh thì cha mẹ không cần cho trẻ ngưng ăn chúng. Chỉ hạn chế ăn quá nhiều thôi.
  • Tránh thực phẩm khiến trẻ dị ứng: Nếu trẻ đi ngoài phân xanh do khó dung nạp, dị ứng thức ăn thì cha mẹ nên hạn chế cho bé ăn các thực phẩm đó lại.
  • Cung cấp thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn: Nếu trẻ bị tiêu chảy thì nên cung cấp thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn đường ruột cho bé như sữa mẹ, men vi sinh

Mẹ có thể dùng Công cụ theo dõi màu phân của trẻ sơ sinh để biết thêm về tình trạng tiêu hóa của bé cưng nhà mình.

Khi trẻ sơ sinh đi ngoài có màu xanh thì đừng quá lo lắng. Thay vào đó, cha mẹ hãy xem xét nguyên nhân và thực hiện các biện pháp giải quyết phân trẻ sơ sinh có màu xanh hiệu quả nhé!

[inline_article id=243368]

Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

Tiêm phòng cúm cho trẻ khi nào là an toàn? Những lưu ý quan trọng

Tiêm phòng cúm cho trẻ nhỏ là một trong những việc làm quan trọng và cần thiết để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Trong số các bệnh cần phòng ngừa (bao gồm bệnh cúm), cha mẹ phải đưa con đi chích ngừa hằng năm.

Cùng MarryBaby theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề tiêm phòng cúm cho trẻ nhé!

1. Sơ lược về bệnh cúm

Cúm (Flu hay Influenza) Cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp (mũi, họng và phổi). Bệnh cúm là do virus dễ lây lan từ người này sang người khác. Cúm gây ra sốt cao, đau nhức cơ thể, ho và các triệu chứng khác. Đây là một trong những bệnh do virus phổ biến và nghiêm trọng mùa lạnh.

1.1 Nguyên nhân gây bệnh cúm

Có 3 loại virus gây ra cúm:

  • Virus cúm A và B: Đây là 2 loại virus gây ra bệnh cúm có mức độ lây lan mạnh vào mùa lạnh; có thể tạo nên dịch bệnh. Trẻ em và người lớn mắc cúm A và cúm B dễ có các triệu chứng khởi phát đột ngột; ảnh hưởng đến sức khỏe.  
  • Virus cúm C: Bệnh nhân cúm C có các triệu chứng khá nhẹ và ít lây lan. Cúm C sẽ ít nghiêm trọng hơn cúm A và B.

Bệnh cúm lây qua những đường nào?

  • Virus cúm thường truyền từ trẻ này sang trẻ khác do bé bị tiếp xúc với hắt hơi hoặc ho từ trẻ bị bệnh.
  • Virus cũng có thể sống trong một thời gian ngắn trên các bề mặt đồ vật. Các vật này bao gồm tay nắm cửa, đồ chơi, bút, bàn phím, điện thoại, máy tính bảng và mặt bàn.
  • Bệnh cúm cũng có thể được truyền qua dụng cụ ăn uống chung. Trẻ nhỏ có thể bị nhiễm virus cúm khi chạm vào thứ gì đó mà người bệnh đã chạm vào. Sau đó bé sẽ chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của mình; khiến virus có cơ hội xâm nhập vào cơ thể bé.

>> Mẹ có thể tham khảo: Nguyên nhân trẻ bị cảm lạnh mẹ không thể ngờ tới!

1.2 Triệu chứng của bệnh cúm

triệu chứng cúm của bé

Cảm cúm là một bệnh về đường hô hấp, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Trẻ bị cúm có các triệu chứng sau:

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần, phải làm sao? Xem ngay để biết cách xử lý mẹ nhé

1.3 Một số biến chứng khi trẻ bị bệnh cúm

Cảm cúm có thể gây ra các vấn đề về hô hấp nghiêm trọng cho trẻ. Một đứa trẻ khi bệnh cúm nếu mắc các triệu chứng nghiêm trọng thì cần được điều trị tại bệnh viện. Cảm cúm nặng có thể dẫn đến nhiễm trùng phổi hay còn gọi là viêm phổi. Trong một số trường hợp, bệnh cúm có thể dẫn đến tử vong.

Trẻ em bị cúm có thể ảnh hưởng đến hô hấp như bệnh hen suyễn và có nguy cơ mắc các biến chứng về phổi cao hơn. Trẻ bị cúm cũng dễ bị nhiễm trùng tai hơn.

Để hạn chế tỷ lệ mắc bệnh cúm cũng như không phải trải qua các triệu chứng, biến chứng như trên; cha mẹ nên tiêm phòng cúm cho trẻ.

[inline_article id=68794]

2. Có nên tiêm phòng cúm cho trẻ?

có nên tiêm phòng cúm cho trẻ hay không?
Có nên tiêm phòng cúm hằng năm cho trẻ?

Có nên tiêm vắc-xin phòng cúm cho trẻ hay không? Có nên tiêm phòng cúm hằng năm cho trẻ? Câu trả lời là NÊN. Cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm phòng cúm vì các lý do sau:

  • Trẻ bị cúm nhưng nếu đã được tiêm phòng thì triệu chứng sẽ ít nghiêm trọng.
  • Tiêm phòng cúm cho trẻ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cúm và nhập viện ở trẻ em.
  • Trẻ không cần phải nghỉ học do mắc bệnh; và cha mẹ không phải nghỉ làm để chăm sóc trẻ.
  • Giảm nguy cơ cao phát triển biến chứng nghiêm trọng do bệnh cúm nếu cho bé tiêm phòng cúm.
  • Theo thời gian, các kháng thể do vắc-xin cúm tạo ra sẽ suy yếu dần. Vì vậy nên tiêm vắc-xin hằng năm cho bé.
  • Giúp ngăn ngừa lây lan bệnh cúm cho gia đình và bạn bè; kể cả trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chưa được tiêm phòng ngừa cúm.
  • Các loại virus cúm luôn biến đổi qua từng năm. Nên kháng thể được tạo ra từ vắc-xin thường chỉ có tác dụng trong một năm. Không tác dụng với loại virus cúm trong năm sau.

Những trẻ có nguy cơ cao bị cúm

Những trẻ dưới đây có nguy cơ cao mắc bệnh cúm. Vì vậy cha mẹ nên tiến hành tiêm phòng cúm cho trẻ:

  • Trẻ dùng aspirin thường xuyên.
  • Xung quanh trẻ có người đang bị bệnh cúm.
  • Trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
  • Trẻ chưa từng tiêm vắc-xin cúm hoặc tiêm không đủ liều.
  • Những trẻ không rửa tay sạch khi đã chạm vào vật nhiễm virus.

3. Lưu ý khi tiêm phòng cúm cho trẻ

3.1 Các loại vắc-xin cúm tại Việt Nam

Các loại vắc-xin cúm tại Việt Nam

Hiện nay, có 4 loại vắc xin cúm đang được sử dụng tại Việt Nam gồm: Vaxigrip Tetra (Pháp), Influvac Tetra (Hà Lan), GC Flu Quadrivalent (Hàn Quốc) và Ivacflu-S (Việt Nam) đều được sản xuất theo cơ chế bất hoạt. 

Trong đó, Ivacflu-S thường sử dụng cho người lớn trên 18 tuổi. 3 loại vắc-xin phòng cúm còn lại sẽ được tiêm cho cả trẻ em và người lớn. 

3.2 Nên tiêm phòng cúm cho trẻ vào tháng mấy?

Nên tiêm phòng cúm cho trẻ vào tháng mấy? Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thế giới CDC, cha mẹ nên cho trẻ tiêm phòng cúm vào tháng 10 hằng năm. Đây là thời điểm cúm bắt đầu lây lan. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn có thể cho bé tiêm phòng cúm muộn hơn (đến tháng 1 năm sau).

CDC khuyến cáo tất cả mọi trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên cần được chích vắc-xin vào mỗi mùa cúm. Cha mẹ cần cho trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi cần chích 2 mũi vắc-xin phòng ngừa cúm trong mỗi mùa bệnh. Tất cả những trẻ khác chỉ cần chích 1 mũi cho mỗi mùa cúm.

Liều tiêm và lịch tiêm phòng vắc-xin cúm cho trẻ em và người lớn cụ thể như sau:

  • Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn: tiêm liều 0,5 ml.
  • Trẻ em từ 6 tháng đến dưới 9 tuổi: nếu trước đây chưa bị cúm hoặc chưa từng tiêm vắc xin cúm thì tiêm 2 mũi. Mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng. Sau đó tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.
  • Trẻ từ trên 9 tuổi và người lớn thì tiêm 1 mũi. Sau đó tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.

3.3 Đối tượng nào không nên tiêm phòng cúm?

Tuyệt đối không nên tiêm phòng cúm cho các đối tượng dưới đây:

  • Trẻ chưa đủ 6 tháng tuổi.
  • Trẻ đang có triệu chứng sốt hoặc nhiễm trùng cấp tính.
  • Trẻ từng có phản ứng phụ nghiêm trọng sau tiêm hoặc quá mẫn cảm với các thành phần của vắc-xin.

3.4 Các phản ứng có phụ có thể xảy ra khi tiêm phòng cúm cho trẻ

Một số tác dụng phụ khi tiêm phòng cúm cho trẻ em cũng khá nhẹ và chỉ kéo dài vài ngày là khỏi:

  • Sốt nhẹ.
  • Đau đầu.
  • Biếng ăn.
  • Đau ở bắp tay nơi tiêm phòng.

[inline_article id=67553]

3.5 Tiêm phòng vắc-xin cúm khi mang thai có giúp ích cho thai nhi?

CDC khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tiêm phòng cúm theo mùa hàng năm vào cuối tháng 10. Việc tiêm phòng sẽ giúp mẹ và bé phòng ngừa bệnh cúm. Tiêm phòng vắc-xin cúm khi mang thai sẽ giúp ích cho thai nhi ngừa bệnh cúm vì mẹ sẽ truyền kháng thể cho trẻ đang phát triển trong thai kỳ.

>> Mẹ có thể tham khảo: Mẹ cho con bú mà bị cảm cúm thì uống thuốc gì? Lưu ý cần nhớ

4. Giải đáp những thắc mắc về việc tiêm vắc xin phòng bệnh cúm cho trẻ

4.1 Vắc xin tiêm phòng cúm cho trẻ có thay đổi theo từng năm hay không?

Vắc-xin sẽ được làm mới mỗi năm. Cứ 6 tháng trước khi mùa cúm lại thay đổi loại vắc-xin một lần. Các nhà khoa học sẽ tiến hành nghiên cứu những virus nào đang lưu hành khắp thế giới vào thời điểm đó và cố gắng dự đoán những dòng nào sẽ lan rộng nhất trong mùa cúm sắp tới tại mỗi nước nhất định.

Mỗi loại vắc-xin có thể bảo vệ cơ thể bé chống lại ít nhất 3 chủng virus cúm khác nhau. Một số vắc-xin khác còn có thể bảo vệ cơ thể trẻ khỏi 4 chủng virus. Cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được loại tiêm phòng cúm nào là phù hợp nhất cho trẻ.

4.2 Trẻ em cần 1 liều hay 2 liều tiêm chủng?

Hầu hết các bé chỉ cần 1 liều vắc xin cúm. Trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi đang hoặc đã từng được chủng ngừa một liều trước đó cần tiêm ngừa 2 lần liên tiếp cách nhau tối thiểu 28 ngày. Thời gian này là vô cùng cần thiết để cơ thể trẻ xây dựng hệ miễn dịch sau khi tiêm liều thứ 2.

4.3 Có nên dùng vắc xin phòng cúm cho trẻ dạng xịt thay vì tiêm chủng thông thường không?

Không nên sử dụng vắc-xin phòng cúm dạng xịt cho trẻ thay vì tiêm. Vì nó không thực sự đem lại hiệu quả. Thay vào đó, các bé vẫn nên tiêm phòng cúm như bình thường. Đây là cách tiện lợi, nhanh chóng nhất và đồng thời cũng mang lại hiệu quả cao nhất.

Ban đầu vắc-xin phòng cúm dạng xịt rất có hiệu quả cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Sau một cuộc nghiên cứu lớn, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, trong 3 năm liên tiếp, thuốc ngừa cúm dạng xịt đã không bảo vệ được toàn bộ trẻ em. Do đó, các chuyên gia y tế đã bác bỏ khuyến cáo trước đó của họ.

4.4 Giá tiêm phòng cúm là bao nhiêu?

tiêm phòng cho trẻ

4.5 Cách phòng ngừa bệnh cúm ở trẻ bên cạnh tiêm vắc-xin

Như cha mẹ đã biết, tiêm vắc-xin là một biện pháp phòng ngừa cúm hiệu quả cho bé ở mọi độ tuổi. Thế nhưng chỉ tiêm vắc-xin thôi cũng không thể ngăn ngừa 100% khả năng bé sẽ bị mắc bệnh cúm. Chính vì thế, hãy tiến hành phòng ngừa cúm cho bé mỗi ngày, bằn các hành động dưới đây:

  • Hạn chế cho trẻ và cả bản thân cha mẹ tránh xa những bệnh nhân cúm.
  • Không cho bé chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của mình sau khi đã tiếp xúc với bệnh nhân cúm.
  • Làm sạch và khử trùng các bề mặt đồ vật trong nhà mà bé hay chạm vào. Đặc biệt là khi trong nhà có người bị bệnh cúm.
  • Cha mẹ nên che mũi và miệng bằng khăn giấy, lòng khủy tay khi ho hoặc hắt hơi. Vứt khăn giấy vả rửa tay sau khi sử dụng.
  • Nếu cha mẹ có các triệu chứng cúm, hãy tránh tiếp xúc với những người xung quanh và kể cả em bé của mình. Nên nhờ người khác chăm sóc bé để tránh lây lan virus cho bé.
  • Cha mẹ và bé phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước, đặc biệt là sau khi ho hoặc hắt hơi. Hãy sử dụng cồn nếu cha mẹ đang trong tình huống không có nước rửa tay.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh cúm và việc tiêm phòng cúm cho trẻ em. Cha mẹ cũng nên cho bé bị cúm đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm vắc-xin cúm cho bé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Gợi ý lời chúc đầy tháng ngắn gọn cho bé gái và bé trai

Dưới đây là một số lời chúc đầy tháng ngắn gọn, ý nghĩa cho bé cha mẹ có thể tham khảo. Nhưng trước khi đến phần lời chúc, hãy tìm hiểu đầy tháng có nghĩa là gì nhé!

Ý nghĩa của lời chúc đầy tháng

Theo quan niệm dân gian Việt Nam, đầy tháng là thời điểm trẻ nhỏ vừa tròn một tháng sau sinh. Trong ngày này, gia đình thường làm lễ cúng và làm cỗ mời họ hàng và những người thân quen tham dự để mừng bé cứng cáp hơn sau 1 tháng chào đời. 

Bên cạnh việc gửi tặng những món quà ý nghĩa; cha mẹ, họ hàng có thể gửi đến bé những lời chúc đầy tháng ngắn gọn và đáng yêu; để bé có thể phát triển nhiều kỹ năng hơn nữa.

Gợi ý lời chúc đầy tháng ngắn gọn, ý nghĩa cho bé gái

Dưới đây là những status, lời chúc đầy tháng ngắn gọn dành cho bé gái với mong muốn con lớn lên xinh đẹp, thông minh, tài giỏi. 

1. Có quá nhiều lời chúc đầy tháng dành cho con nên chẳng biết bắt đầu từ đâu. Trước hết chúc con là đứa bé ngoan ngoãn, khỏe mạnh. Sau đó sẽ là một cô gái xinh đẹp, tài năng và thành công, con nhé!

2. Chúc mừng đầy tháng con gái yêu, gia đình sẽ yêu thương và nuôi dạy con bằng tất cả tình yêu thương bao la nhất!

3. Chúc con hội tụ đủ sự khỏe mạnh, bình an, thông minh, tài trí, lòng nhân ái và cả sự bao dung.

4. Chúc mừng đầy tháng nàng công chúa bé nhỏ! Chúc con mau ăn chóng lớn, xinh xắn và bụ bẫm, không bệnh vặt, luôn khỏe mạnh, con nhé.

5. Hôm nay là ngày bảo bối của nhà ta tròn một tháng tuổi, chúc con luôn khỏe mạnh, ít khóc nhè và luôn xinh xắn, kháu khỉnh như bây giờ nhé!

6. Cảm ơn con gái đã xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta. Con chính là niềm vui lớn nhất của gia đình trong suốt một tháng qua. Chúc con mau ăn, chóng lớn, luôn khỏe mạnh, không đau ốm hay khóc đêm. Chúc con sau này may mắn và thành công.

7. Hạnh phúc giản đơn là được nhìn con khỏe mạnh, tươi cười và vui vẻ mỗi ngày. Chúc con gái nhỏ càng lớn càng xinh xắn, thông minh, hoạt bát, thành công trên con đường mai sau.

8. Chúc mừng con gái yêu. Các mẹ yêu con bằng tình yêu thương bao la của những người mẹ trên trái đất này, mong rằng con mau lớn khôn, khỏe mạnh, xinh đẹp và luôn làm vui lòng cha mẹ nhé!

9. Chào mừng thành viên mới của gia đình ta vừa tròn một tháng tuổi. Chúc con mạnh khỏe, bình an và sức khỏe, sau này lớn lên nhất định phải là một cô gái đẹp, tự lập và giỏi giang con nhé!

10. Hãy luôn cười tươi như ánh Mặt trời con nhé! Con xứng đáng nhận được tất cả những điều tuyệt vời nhất trên đời, chúc con lớn lên trong sự vui vẻ, hạnh phúc.

11. Nhân ngày đầy tháng, lời chúc của cha mẹ là mong con hội tụ đủ sự khỏe mạnh, bình an, thông minh, tài trí, lòng nhân ái và cả sự bao dung.

12. Trộm vía con rất giống mẹ của mình, sau này lớn lên nhất định rất xinh đẹp. Chúc con mau ăn chóng lớn, ít khóc nhè, luôn ngoan ngoãn và vâng lời ba mẹ!

13. Đã có rất nhiều lời chúc tốt đẹp cho cô bé xinh xắn này, ngày hôm nay là ngày của con, cầu mong cho con luôn khỏe mạnh, ít ốm đau, luôn hồn nhiên và bình yên trong cuộc sống!

14. Có rất nhiều những lời chúc hoa mỹ muốn dành cho con nhân ngày đầy tháng nhưng nghĩ lại điều ý nghĩa nhất vẫn là mong con một đời bình an, mọi sự luôn suôn sẻ, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, công chúa nhỏ đáng yêu!

>> Mẹ xem thêm: Cúng đầy tháng cho bé gái: mâm cúng và nghi thức đầy đủ

Lời chúc đầy tháng ngắn gọn cho bé gái
Lời chúc đầy tháng cho bé gái ngắn gọn và ý nghĩa

3. Lời chúc đầy tháng ngắn gọn cho bé trai

Dưới đây là gợi ý status, lời chúc đầy tháng ngắn gọn cho bé trai trai luôn mạnh mẽ, giỏi giang, dũng cảm. 

1. Chúc cho cậu bé kháu khỉnh, đáng yêu mạnh khỏe, trở thành đấng nam nhi đầu đội trời chân đạp đất trong tương lai.

2. Bằng tình yêu thương của gia đình, chúc cháu trai kháu khỉnh mau ăn chóng lớn, sau này trở thành cậu thanh niên thông minh, học giỏi, dũng cảm, quyết đoán, cao to, đẹp trai!

3. Sự xuất hiện của con chính là một điều kỳ diệu và tuyệt vời! Chúc bé con luôn mạnh khỏe, thông minh, học giỏi, sau này sẽ là một chàng trai tự tin, có những lựa chọn đúng đắn cho cuộc đời. 

4. Mừng đầy tháng của hoàng tử bé! Chúc con mau lớn, mạnh khỏe, thông minh lanh lợi, cuộc đời gặp nhiều may mắn và luôn thành công trong cuộc sống.

5. Nhanh thật, mới đây mà thiên thần bé nhỏ đã trải qua một tháng đầu tiên trong cuộc đời. Nhân ngày đầy tháng, mẹ gửi lời chúc con luôn khỏe mạnh, ngoan ngoãn, sau này học giỏi và thành tài.

6. Một tháng qua có lẽ đã có quá nhiều điều mới mẻ với con đúng không cậu bé? Chúc con mau ăn chóng lớn để có thể ước mơ và thực hiện ước mơ của mình, một đời bình an, khỏe mạnh, con nhé!

7. Mới ngày nào còn nằm gọn trong bụng mẹ nay đã là cậu bé một tháng tuổi kháu khỉnh, bụ bẫm. Chúc con sau này chăm ngoan, học giỏi, khỏe mạnh và bình an.

8. Thiên thần bé nhỏ, chẳng mong sau này được con báo đáp điều gì; chỉ mong hiện tại con được khỏe mạnh, thông minh, học giỏi và cuộc đời không có sóng gió.

9. Cậu bé nhỏ với nụ cười duyên này đã mang đến niềm vui và hạnh phúc to lớn cho chúng ta, cảm ơn con vì đã là một thành viên đáng yêu của gia đình. Chúc con sức khỏe, vui vẻ, may mắn và mọi sự bình an trong cuộc sống.

10. Chào mừng con đến với thế giới này, một tháng qua của con như thế nào? Chúc con luôn đáng yêu, bầu bĩnh, kháu khỉnh, mạnh khỏe và ít khóc nhè. Mọi người rất yêu con!

11. Thật vội vàng khi chúc cậu bé một tháng tuổi của nhà ta sẽ là một đấng nam nhi đầu đội trời, chân đạp đất nên trước tiên chúc rằng con luôn mạnh khỏe, kháu khỉnh, đáng yêu và không bệnh vặt.

12. Một tháng qua có lẽ đã có quá nhiều điều mới mẻ với con đúng không cậu bé. Chúc con mau ăn chóng lớn để có thể ước mơ và thực hiện ước mơ của mình, một đời bình an, khỏe mạnh, con nhé!

>> Mẹ có thể tham khảo: Cúng đầy tháng cho bé trai chuẩn nghi thức

Lời chúc đầy tháng cho bé trai

Lời chúc đầy tháng cho bé yêu hay nhất bằng tiếng Anh

1. Tiếng Anh: Little angel of mine, watching you sleep relieves all the pain of a tired mother. I wish you always sleep and grow well.
(Tạm dịch: Thiên thần nhỏ của mẹ, nhìn con say giấc nồng mà mọi đau đớn mệt mỏi của mẹ đều tan biến. Mẹ chúc con mẹ luôn ngon giấc và hay ăn để nhanh lớn nha con.)

2. Tiếng Anh: My baby, welcome to our family. I wish you a good life. May all the great things come to you and our family.
(Tạm dịch: Bé cưng, chào mừng con đến với gia đình. Cha/mẹ chúc cho bé cưng ngủ ngoan, mau ăn và nhanh lớn. Mong sao mọi điều tốt lành nhất sẽ đến với con và gia đình của chúng ta).

3. Tiếng Anh: I love you. You are so lovely and gorgeous. I hope you grow up to be sweet and cute.
(Tạm dịch: Cháu yêu, cháu thật đáng yêu và xinh xắn. Mong cháu lớn lên sẽ thật ngoan ngoãn và dễ thương).

4. Tiếng Anh: You’ve reached another milestone of your life, Mom was really happy and touched. My little baby, with a pinky cheek and smart face. Wish my baby grows up to become a healthy and happy person.
(Tạm dịch: Con đang dần đi tiếp đến một cột mốc mới trong cuộc sống; mẹ thực sự rất hạnh phúc và xúc động. Bé con của mẹ nhỏ xinh, gương mặt hồng hào và thông minh. Chúc em bé của mẹ sẽ lớn lên khỏe mạnh và hạnh phúc.)

Nội dung liên quan:

Thơ chúc đầy tháng cho bé trai và bé gái nhiều ý nghĩa

Lời chúc đầy tháng cho bé bằng thơ – Bài số 1

Tháng năm một bông phượng hồng
Miệng cười chúm chím cháu ông cháu bà
Nối dòng, nối giống nhà ta
Hương thơm lan tỏa nét hoa cây đời
Ông thương cháu đến nghẹn lời
Lời thơ ông viết mong thời lớn khôn
Bay cao vời vợi tâm hồn
Ông tặng cháu những nụ hôn đong đầy
Vừa tròn một tháng hôm nay
Lớn lên nối nghiệp dựng xây nước nhà.

Lời chúc đầy tháng cho bé bằng thơ – Bài số 2

Con ta là “của để dành”
Cháu là hy vọng ngọt lành con ơi
Hay ăn, chóng lớn , ngoan chơi
Cháu là tất cả mọi lời thương yêu.

Lời chúc đầy tháng cho bé bằng thơ – Bài số 3

Cháu tôi đầy một tháng tròn
Thân hình dài rộng môi son má hồng
Du dương tiếng sáo bên sông
Lời ru dịu ngọt mênh mông nắng chiều
Thiên thần bé nhỏ thương yêu
Thương yêu chan chứa bao điều ước mong
Ve ngân thổn thức tiếng lòng
Hạ về rực cháy phượng hồng tuổi thơ.

Tham khảo thêm:

Trên đây là tuyển tập những lời chúc mừng, stt và thơ chúc đầy tháng dành cho cả bé trai và bé gái. Với những lời chúc đầy tháng ngắn gọn tiếng Việt và tiếng Anh, cha mẹ hãy lựa chọn lời chúc mà mình thích nhất để chúc mừng đầy tháng cho bé nhé!

Mời bạn gia nhập cộng đồng bé sơ sinh của MarryBaby để cùng các mẹ thảo luận, cập nhật kiến thức chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé? Hiểu về chứng lác mắt ở trẻ

Tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé? Mắt lác là gì? Bé có thể xuất hiện tình trạng lác một bên mắt từ lúc mới sinh hoặc trong giai đoạn 1-4 tuổi. Tình trạng này hiếm gặp ở bé lớn hơn 6 tuổi.

Do hiện tượng mất cân bằng giữa 2 mắt: 2 mắt của bé hoạt động nhịp nhàng; thông qua sự chi phối của các dây thần kinh và các cơ chéo bám vào nhãn cầu. Vì một lý do nào đó, sự phối hợp này bị trục trặc. Khi ấy, mắt bé không cùng nhìn về một hướng nên xuất hiện dấu hiệu bị lác (lé).

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh mắt lác

Tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé? Trước tiên mẹ hãy xem dấu hiệu mắt trẻ bị lác là như thế nào nhé!

Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị lác mắt (strabismus):

  • Hai mắt bé không đều nhau.
  • Một bên hoặc cả hai mắt của trẻ không nhìn qua theo cùng một hướng.
  • Từng mắt có thể nhìn theo hướng khác nhau, từ hướng trong, hướng ngoài, hướng lên và hướng xuống.

Vấn đề này có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn và kỹ năng đọc, việc học của bé sau này. Những đứa trẻ chưa biết nói có thể nheo mắt nhiều và quay hoặc nghiêng đầu để cố gắng nhìn rõ hơn.

>> Cha mẹ có thể quan tâm: Tại sao trẻ sơ sinh nháy mắt liên tục, thái quá? Có phải do hay làm mắt lé?Trẻ em hay nháy mắt là bệnh gì? Mẹ chớ chủ quan

2. Tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé?

tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé
Tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé? Do trẻ gặp vấn đề về cơ mắt

Các chuyên gia vẫn chưa hoàn toàn xác định được nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé. Nhưng có thể chắc rằng nguyên nhân trẻ bị mắt lé (lác) là kết quả của việc các cơ mắt không hoạt động giống nhau.

2.1 Một số yếu tố giải thích tại sao tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé

  • Trẻ gặp vấn đề về cơ.
  • Trẻ bị suy giảm thị lực.
  • Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân.
  • Cấu tạo thần kinh bé bất thường.
  • Gia đình có thành viên bị mắt lác.
  • Trẻ mắc bệnh về võng mạc do sinh non.
  • Trẻ mắc các bệnh ảnh hưởng đến thị lực như đục thủy tinh thể; chấn thương mắt, có sẹo giác mạc.

2.2 Nguyên nhân trẻ bị lé mắt cũng có thể do mắc các bệnh lý

  • Chấn thương não.
  • Gãy vách quỹ đạo.
  • Hội chứng Duane.
  • Hội chứng Moebius.
  • Bệnh mắt tuyến giáp.
  • Tổn thương thần kinh.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ thường bị chóng mặt có phải là đang mắc bệnh không?

3. Khi nào trẻ sơ sinh mắt lác cần đến bác sĩ nhi khoa?

Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào sau đây của bệnh mắt lác; mẹ hãy lên lịch hẹn khám mắt với bác sĩ nhãn khoa:

  • Nếu anh chị em của bé cũng bị lác mắt.
  • Lác mắt gây ảnh hưởng đến khả năng quan sát, việc đọc, thực hiện các hoạt động thường ngày của trẻ.
  • Mặc cho lý do tại sao hay làm mắt lé là gì, trẻ sơ sinh, trẻ từ 1-4 tuổi nên cho đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

>> Cha mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt và đổ ghèn do lác mắt, nên khắc phục như thế nào?

[inline_article id=170558]

4. Các phương pháp điều trị mắt lác ở trẻ sơ sinh là gì?

Trẻ sơ sinh bị lé mắt phải làm sao? Việc điều trị cụ thể cho bệnh lác mắt sẽ do bác sĩ xác định dựa trên:

  • Mức độ mắc bệnh.
  • Tình trạng, diễn biến của bệnh.
  • Nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé.
  • Tuổi, sức khỏe tổng thể và tiền sử mắc bệnh của trẻ.
  • Khả năng chịu đựng của trẻ đối với các loại thuốc, thủ thuật hoặc liệu pháp cụ thể.
Cách điều trị hội chứng mắt lác ở trẻ sơ sinh
Cách điều trị hội chứng mắt lác tùy thuộc nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé

Các phương pháp điều trị bệnh mắt lác ở trẻ em và trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Cho trẻ tập bài tập mắt.
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt.
  • Phẫu thuật làm thẳng mắt.
  • Cho trẻ đeo kính mắt thuốc.
  • Tiêm botox làm giãn cơ mắt.
  • Đeo miếng che mắt ở mắt khỏe mạnh (nếu bị trẻ giảm thị lực) để cải thiện mắt yếu.
  • Nếu đã biết tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé là do mắc các bệnh lý; bác sĩ sẽ chuyển trẻ đến các khoa tương ứng để điều trị.

Hy vọng với bài viết này, cha mẹ sẽ không còn lo lắng về vấn đề  tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé. Tất cả các nguyên nhân gây mắt lác ở trẻ em đều có phương pháp điều trị tương ứng. Vì thế, nếu cha mẹ nghi ngờ trẻ bị mắt lác, hãy đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh đường hô hấp

TOP 10+ siro trị ho cho bé có nguồn gốc thảo dược nhiều mẹ tin dùng

Nếu bệnh ho của bé vẫn cứ cứng đầu lì lợm mãi không chịu biến mất, mẹ có thể sử dụng thuốc để trị ho cho bé. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc dạng siro với thành phần thảo dược giúp trị ho cho bé. Bên cạnh trị ho, các loại siro này còn loại bỏ đờm, giúp cho bé bổ phổi. Cha mẹ có thể tham khảo ở bài viết này nhé! 

1. Khi nào nên sử dụng siro trị ho cho bé?

Ho là một phản xạ sinh lý hết sức bình thường ở trẻ nhỏ. Ho có thể giúp bé tống chất nhầy ra ngoài và bảo vệ phổi. Trẻ không ho được sẽ khiến đờm ứ đọng; tắc nghẽn đường thở trong và là nguy cơ gây viêm phổi hoặc suy hô hấp. Do đó, cha mẹ không nên quá lạm dụng siro trị ho cho bé.

Trẻ mấy tuổi có thể dùng siro trị ho? Có nên dùng siro ho cho trẻ sơ sinh? Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), trẻ dưới 4 tuổi không được khuyến khích dùng thuốc hoặc siro trị ho. Vì trong siro và thuốc ho sẽ có một số thành phần gây quá liều cho trẻ.

Chính vì thế trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi cũng không được khuyến khích sử dụng siro trị ho. Trước khi sử dụng siro trị ho cho bé; cha mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ; hoặc kiểm tra kỹ không có thành phần gây hại cho bé thì mới có thể cho bé uống.

Nếu trẻ dưới 2 tuổi bị ho, cha mẹ có thể tham khảo: Cách trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi hiệu quả ngay tại nhà Cách trị ho cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm cực hay mẹ nên biết

2. Dùng siro ho thảo dược cho bé mang lại lợi ích gì?

siro trị ho cho bé
Lợi ích của siro trị ho cho bé

Nếu bé chỉ mới bắt đầu ho, cha mẹ nên cho bé uống nước ấm để làm dịu cổ họng. Mẹ cũng hạn chế cho bé tiếp xúc nơi bụi bẩn, ô nhiễm, ăn thực phẩm cay nóng để cơn ho không trở nặng. Nếu bệnh lâu ngày chưa thuyên giảm, bé thậm chí còn có đờm, cha mẹ nên cho bé dùng siro trị ho.

Siro ho là chế phẩm có nguồn gốc từ tân dược hoặc thảo dược, có tác dụng ức chế, làm giảm cơn ho. Sử dụng siro ho thảo dược cho bé giúp:

  • Giảm bớt cơn ho, giảm nôn ói, khó chịu cho bé.
  • Ngăn ngừa tác dụng phụ khi bé sử dụng thuốc kháng sinh.
  • Phục hồi niêm mạc tổn thương, cải thiện hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh hiệu quả.
  • Siro trị ho thảo dược cho bé vô cùng lành tính vì thành phần nguyên liệu làm từ thảo dược thiên nhiên.

3. Lưu ý khi dùng siro trị ho cho bé

Cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa trước khi sử dụng siro trị ho cho bé. Ngoài ra, cha mẹ cần ghi nhớ:

  • Nên xem kỹ hướng dẫn sử dụng về thành phần, liều lượng, nguồn gốc, xuất xứ rồi mới cho bé uống.
  • Để siro trị ho ở nơi cao ráo để bé không với tới được vì tự ý uống thuốc có thể khiến cho bé gặp nguy hiểm.
  • Không nên dùng siro ho cảm cho bé trước bữa ăn vì đường trong siro sẽ hấp thụ nhanh vào máu, khiến bé mất cảm giác thèm ăn.
  • Không nên cho bé uống siro trị ho trước khi đi ngủ bởi lượng đường còn lại trong miệng có thể làm hỏng men răng, viêm lợi của bé.
  • Cha mẹ nên ưu tiên dùng siro ho có cốc định lượng chia vạch rõ ràng. Việc này sẽ giúp cha mẹ dễ dàng định lượng lượng thuốc cho bé.
  • Tránh cho bé uống siro ho lúc bé quấy khóc. Bé sẽ dễ bị sặc. Hãy cố găngs giúp bé bình tĩnh bằng những món đồ chơi, thức ăn mà bé thích.

[inline_article id=268204]

4. Tiêu chí lựa chọn siro trị ho cho bé

Tiêu chí 1: Chọn sản phẩm có thành phần tự nhiên và lành tính

Trong trường hợp cha mẹ muốn dùng các sản phẩm hỗ trợ giảm triệu chứng ho an toàn cho bé; mẹ nên chọn sản phẩm có thành phần tự nhiên và lành tính. Thuốc có chứa kháng sinh, cồn hoặc chất tạo màu có thể gây ra ngộ độc cho bé.

Hơn hết, việc lạm dụng khác sinh có thể gây ra các tình trạng lờn thuốc. Bên cạnh đó, những loại siro trị ho thảo dược có thành phần tự nhiên thường ít gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Tiêu chí 2: Chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, uy tín

Những sản phẩm siro trị ho cho bé có nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng rõ ràng từ các hãng lâu đời, uy tín sẽ giúp cha mẹ tránh mua phải hàng kém chất lượng, gây hại đến sức khoẻ của bé.

Tiêu chí chọn syrup chữa ho cho trẻ

Tiêu chí 3: Chọn siro trị ho cho bé phù hợp với độ tuổi

Đa số siro ho trên thị trường đều có ghi chỉ định đối tượng sử dụng. Thông thường sẽ có những loại siro ho dành cho trẻ từ 0 tuổi, 6 tháng tuổi, 1 tuổi, 3 tuổi,… trở lên. Vì vậy, mẹ nên tìm hiểu thật kỹ thông tin của sản phẩm để chọn được loại thuốc ho cho bé phù hợp nhất với lứa tuổi của bé nhé!

Tiêu chí 4: Chọn sản phẩm có vị dịu nhẹ, dễ uống

Siro ho cảm cho bé có hương vị dịu ngọt, mùi thơm nhẹ nhàng sẽ dễ dàng khiến bé “hợp tác” hơn. Đồng thời cũng để bé không quá ác cảm mỗi khi bố mẹ nhắc đến từ “thuốc”. Bố mẹ nên tránh mua những loại siro ho có mùi khó chịu, hơi hắc hoặc chất siro quá đặc vì sẽ rất khó để dỗ trẻ uống.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ ho nhiều phải làm sao? Nguyên nhân và cách khắc phục mẹ nên biết!

5. Các loại siro ho cho trẻ 

Siro ho cho bé có nguồn gốc thảo dược thường được cha mẹ tin dùng bởi nó có có thành phần từ tự nhiên, lành tính thay vì hóa dược. Thảo dược có trong siro ho vừa giúp thuốc phát huy được hết hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đặc biệt là trẻ nhỏ.

5.1 Prospan – siro trị ho cho bé có nguồn gốc thảo dược

siro prospan

Ra đời từ năm 1950 tại Đức, hiện nay Prospan là thuốc ho thảo dược chiếm thị phần số 1 ở Đức và được tin dùng trên 102 quốc gia trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, Prospan được phân phối tại khắp các bệnh viện và hơn 25.000 nhà thuốc toàn quốc.

Công dụng của siro ho thảo dược cho bé Prospan

  • Là một trong những siro ho cảm cho bé được tin dùng trên thị trường hiện nay.
  • Prospan thảo dược được bào chế dưới dạng siro, có mùi thơm và vị dễ chịu, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng.
  • Prospan có công dụng long đờm, giãn phế quản, giảm ho, điều trị các triệu chứng ho, viêm đường hô hấp, viêm phế quản, dùng được cho cả người lớn và trẻ em.

Thành phần chính của siro trị ho cho bé Prospan

Dịch chiết độc quyền EA575™ từ lá thường xuân.

Ưu điểm của thuốc trị ho thảo dược cho bé – Prospan 

  • Hương vị dịu ngọt, dễ dàng cho bé uống.
  • Cơ chế trị ho an toàn khi không làm mất đi phản xạ ho tự nhiên của trẻ mà tập trung hơn vào mục đích điều trị.
  • Đáp ứng 3 tiêu chí nổi bật: Không chứa cồn, không chứa đường và không chất tạo màu nên mẹ an tâm cho bé sử dụng sản phẩm.

Với mức giá chỉ từ 73.000/chai 100ml, Prospan là sản phẩm siro ho thảo dược cho bé mà cha mẹ có thể an tâm chọn mua. Tuy nhiên, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng; để có thể chắc chắn về liều lượng cũng như độ tương thích của cơ địa từng bé với sản phẩm nhé!

[affiliate-product id=”320175″ sku=”311651ID693″ title=”Siro Ho Prospan” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

5.2 Muhi – Siro ho cảm cho bé

siro muhi trị ho cho bé

Siro ho Muhi là sản phẩm hỗ trợ điều trị ho cho bé từ 3-7 tháng tuổi. Sản phẩm có nguồn gốc từ Nhật Bản, được chiết xuất từ các thành phần thảo dược tự nhiên giúp giảm ho, thân thiện cho bé.

Công dụng của siro ho cảm Muhi cho bé

  • Siro ho Muhi (sản phẩm có màu xanh nước biển): Công dụng trị ho, long đờm.
  • Siro ho Muhi (màu xanh lá): Làm giảm các triệu chứng sau viêm mũi cấp tính, do viêm xoang hay viêm mũi dị ứng.
  • Siro ho Muhi (màu hồng): Trị cảm lạnh với các triệu chứng đau chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, đau họng, ho, đờm, ớn lạnh, sốt, nhức đầu, đau nhức cơ và các triệu chứng cảm lạnh khác.
  • Siro ho Muhi (màu đỏ): Trị cảm lạnh với các triệu chứng như đau chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, đau họng, ho, đờm, ớn lạnh, sốt, nhức đầu, đau nhức cơ và các triệu chứng cảm lạnh khác.

Thành phần chính của siro trị ho cho bé Muhi

Hoa cúc, bạc hà, bạch đàn,…là những thành phần thảo dược lành tính và không chứa kháng sinh.

Ưu điểm của siro trị ho cho bé Muhi

  • Hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh.
  • Có nhiều hương vị, điều trị tương ứng với từng cơn ho cụ thể cho bé.
  • Được bào chế từ thảo dược với dạng siro mang hương vị thanh ngọt, có mùi hoa quả tạo thích thú cho con.

Giá bán hiện nay trên thị trường dao động từ 190.000đ/120ml. Sản phẩm có 4 màu sắc với các hương vị khác nhau, do đó bố mẹ cần tham vấn ý kiến của bác sĩ để có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp cho tình trạng của con mình.

5.3 Siro trị ho thảo dược cho bé Astex

siro astex

Siro ho Astex là siro ho chứa thành phần thảo dược của Công ty cổ phần Dược phẩm OPC được bào chế từ năm 1983, sản xuất theo công thức siro ho Astex của Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, có xuất xứ từ Việt Nam. Astex chứa công thức từ thảo dược thiên nhiên có thể dùng được cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Công dụng của siro ho thảo dược cho bé Astex

  • Điều trị các chứng ho khan, ho có đờm,…
  • Giảm ho trong các trường hợp viêm phế quản, viêm họng, viêm khí quản và các bệnh viêm đường hô hấp khác.

Thành phần chính của siro ho thảo dược Astex cho bé

Tần dày lá, núc nác, húng chanh, Cineol và một số tá dược khác.

Ưu điểm của siro trị ho cho bé Astex

  • An toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Sản phẩm này hầu như không ảnh hưởng đến hiệu quả của các kháng sinh dùng kèm theo.
  • Được bào chế từ các thành phần từ thiên nhiên, đã được sử dụng nhiều trong dân gian và mang lại hiệu quả cao.
  • Hiệu quả của siro ho thảo dược Astex không bị ảnh hưởng bởi thức ăn nên có thể dùng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Thành phần từ thiên nhiên kết hợp cùng công nghệ sản xuất hiện đại, siro trị ho cho bé Astex đã được chứng nhận về hiệu quả giảm ho cũng như độ an toàn đối với sức khỏe.

Với mức giá từ 60.000đ cho chai 90ml, Aster có thể xem là một sản phẩm đáng cân nhắc bố mẹ có thể tin dùng.

5.4 Siro ho thảo dược cho bé Paburon S

siro Paburon S trị ho cho bé

Thương hiệu đến từ Nhật Bản với sản phẩm siro ho được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên. Đây là giải pháp hữu hiệu để điều trị cho các bé trên 3 tháng tuổi với những triệu chứng như ho, sốt, đau họng hay có đờm,…

Công dụng của siro ho cho bé Paburon S

  • Các triệu chứng cảm lạnh, nghẹt mũi.
  • Điều trị ho, sốt, đau họng, hắt hơi hoặc có đờm.
  • Giảm ngứa rát họng, làm dịu những cơn ho cho con.

Thành phần chính siro ho cho bé Paburon S

Dextromethorphan hydrobromide hydrate, Guaifenesin, Clorpheniramin maleat,… và một số phụ gia khác.

Ưu điểm của siro trị ho cho bé Paburon S

  • Được sản xuất với dạng siro, dễ uống.
  • Được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên, không chất độc hại hay chất bảo quản.
  • Ngoài việc điều trị các chứng ho bé gặp phải khi thời tiết thay đổi, Paburon S còn bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bé khỏi những tác nhân gây hại.

Giá dao động từ 130.000đ – 200.000đ/chai 120ml, khá đắt so với các sản phẩm còn lại trong danh sách. Tuy nhiên với chiết xuất tự nhiên không chứa kháng sinh, đồng thời có thể hỗ trợ điều trị cảm cúm, ho cho bé thì đây cũng là sản phẩm đáng được cha mẹ cân nhắc đấy!

[affiliate-product id=”320180″ sku=”311651ID695″ title=”Siro Ho Sổ Mũi Cho Bé” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

5.5 Zarbee’s Baby Cough – siro ho cho bé với thành phần từ thảo dược

Zarbee’s Baby Cough

Zarbee’s Baby Cough thuộc nhãn hiệu Zarbee’s Natural từ Mỹ. Đây là sản phẩm hỗ trợ điều trị các chứng ho khan thường gặp ở trẻ. Bác sĩ nhi khoa – tiến sĩ Zak Zarbock – đồng thời cũng là một người cha – đã tạo ra Zarbee’s Naturals sau khi nhận thấy rằng ho là triệu chứng phổ biến hàng đầu khiến các “tiểu” bệnh nhân đến phòng khám của ông. 

Công dụng của siro trị ho cho bé Zarbee’s Baby Cough

  • Hạn chế tình trạng nôn trớ khi ho.
  • Tiêu đờm, giúp vòm họng của bé dễ chịu hơn.
  • Bổ sung vitamin C và kẽm để hỗ trợ miễn dịch.
  • Làm dịu cơn ho, loại bỏ nguyên nhân gây khàn tiếng cho bé.
  • Loại bỏ chất nhầy trong cổ họng, giúp bé giảm ho nhanh chóng.

Thành phần chính siro trị ho cho bé Zarbee’s Baby Cough

Dịch chiết lá thường xuân và nguyên liệu tự nhiên, không chứa gluten, cồn, hương liệu hay các chất tạo màu gây hại.

Ưu điểm của sản phẩm siro trị ho cho bé Zarbee’s Baby Cough

  • An toàn, không gây buồn ngủ hay tác dụng phụ cho bé.
  • Hương vị của siro trị ho thảo dược thơm ngon, dễ uống.
  • Ngăn ngừa sự tấn công của các yếu tố xấu như vi khuẩn và bụi bẩn đến hệ hô hấp của bé.
  • Sản phẩm có kèm theo ống bơm có chia vạch ml giúp mẹ dễ dàng pha chế, canh chỉnh liều lượng.

Sản phẩm từ Mỹ hiện đang được bán tại Việt Nam với giá 250.000đ/chai 60ml, bố mẹ có thể lựa chọn siro ho thảo dược Zarbee’s Baby Cough để chấm dứt những cơn ho dai dẳng, kéo dài mà bé yêu mắc phải.

5.6 Siro ho thảo dược cho bé Ivy Kids

siro Ivy Kids

Ivy Kids là sản phẩm có nguồn gốc từ Úc, được chiết xuất từ thiên nhiên nên bé có thể sử dụng một cách an toàn và hiệu quả. Giúp bé tăng cường hệ miễn dịch và phát triển một cách toàn diện.

Công dụng của Ivy Kids – siro ho cảm cho bé

  • Với những triệu chứng bé ho có đờm, Ivy Kids vừa trị ho vừa long đờm cho bé.
  • Có tác dụng giảm nhanh, rõ rệt các triệu chứng của đường hô hấp như ngứa rát cổ họng, đau họng, sổ mũi.
  • Hỗ trợ điều trị được nhiều dạng ho như ho có đờm, ho khan, ho kích ứng hay do thay đổi thời tiết dẫn đến ho.

Thành phần chính siro trị ho cho bé Ivy Kids

Cao lá thường xuân chứa hoạt chất glycosid.

Ưu điểm của sản phẩm siro trị ho cho bé Ivy Kids

  • Siro ho thảo dược cho bé Ivy Kids có mùi thơm vị dâu rất dễ uống.
  • Giúp cho mũi của bé thông thoáng hơn, dễ thở hơn, không bị khó chịu hay tức ngực do các cơn ho đem lại.

Giá của siro ho thảo dược Ivy Kids dao động từ 140.000đ – 185.000đ/chai 20ml. Bố mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng sản phẩm để tránh những trường hợp mẫn cảm hoặc dị ứng ở trẻ.

5.7 Siro trị ho thảo dược Bảo Thanh – hiệu quả cho bé, an tâm cho mẹ

Siro trị ho thảo dược Bảo Thanh

Siro thảo dược Bảo Thanh được nghiên cứu và bào chế bởi công ty dược phẩm Hoa Linh. Từ nền tảng công thức thuốc ho bổ phế Bảo Thanh truyền thống, công thức siro ho, bổ phế Bảo Thanh trẻ em được gia giảm các vị dược liệu nhằm đảm bảo việc sử dụng an toàn, hiệu quả trên đối tượng trẻ nhỏ, dựa trên kinh nghiệm sử dụng thuốc của y học cổ truyền và tác dụng dược lý đã biết của dược liệu.

Công dụng của siro trị ho cho bé Bảo Thanh

  • Giảm ngứa rát cổ họng, khản tiếng, tiêu đờm.
  • Hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm phế quản, giảm ho ở trẻ.
  • Hỗ trợ các liệu pháp điều trị cho bé mắc chứng ho do cảm lạnh, nhiễm lạnh,…

Thành phần chính trong siro trị ho cho bé Bảo Thanh

Các loại thuốc Đông y như mật ong, ô mai, vỏ quýt, tỳ bà diệp, gừng, cam thảo,…

Ưu điểm của sản phẩm siro trị ho thảo dược Bảo Thanh

  • Sản phẩm có vị ngọt, giúp bé dễ dàng uống
  • Không chỉ chữa ho, Bảo Thanh còn nâng cao thể trạng, cải thiện sức khỏe bé.
  • Sản phẩm hỗ trợ tốt cho việc điều trị các chứng ho, khó chịu ở cổ họng cho trẻ nhỏ.

Siro ho thảo dược cho bé Bảo Thanh luôn giữ được uy tín trong lòng người dùng nhờ vào thành phần thảo dược tự nhiên, sự nghiên cứu cẩn trọng của các thầy thuốc từ chất lượng cho đến công thức, kỹ thuật.

Với giá từ 52.000đ – 69.000đ/chai 125ml, cha mẹ có thể xin chỉ định từ bác sĩ đối với sản phẩm này để đưa ra lựa chọn phù hợp cho con.

5.8 Siro trị ho Ích Nhi cho bé

siro Ích Nhi

Siro trị ho thành phần thảo dược Ích Nhi cho bé được sản xuất bởi Công ty TNHH Nam Dược. Đây là công ty Thương hiệu Quốc gia về các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược và thiên nhiên ở Việt Nam. Chính vì thế mẹ có thể an tâm sử dụng sản phẩm trị ho Ích Nhi vì độ lành tính của nó.

Công dụng của siro trị ho Ích Nhi cho bé

Nhờ nguồn nguyên liệu 100% từ thảo dược thiên nhiên, thuốc trị ho Ích Nhi hoàn toàn phù hợp với đối tượng trẻ nhỏ, mang đến những tác động sau:

  • Làm loãng đờm, giảm ho.
  • Cải thiện sức đề kháng, phòng ngừa ho hiệu quả.
  • Hỗ trợ điều trị một số bệnh lý viêm đường hô hấp như hắt hơi, cảm, sổ mũi, ho do dị ứng thời tiết, ho do viêm phế quản,…

Thành phần chính của siro trị ho Ích Nhi cho bé

  • Tắc.
  • Mật ong.
  • Cát cánh.
  • Mạch môn.
  • Húng chanh.
  • Đường phèn.
  • Tinh chất gừng.

Ưu điểm của sản phẩm siro trị ho thảo dược Ích Nhi

  • Sản phẩm hoàn toàn an toàn cho trẻ sơ sinh.
  • Sử dụng toàn bộ thành phần thảo dược chuẩn hóa.
  • Siro vừa có thể trị ho đồng thời cũng có thể trị cảm, sổ mũi.

Siro trị ho cho bé Bisolvon đang được bán với giá chỉ từ 52.000đ/chai 90ml. Sản phẩm thích hợp với những trẻ có sức đề kháng kém, hay ốm vặt khi thời tiết giao mùa, bé bị viêm họng, viêm phế quản.

5.9 Siro ho cảm cho bé – Bisolvon

Siro Bisolvon

Thêm một sản phẩm uy tín đến từ Đức trong danh sách này, Bisolvon được điều chế dưới dạng siro giúp trị ho cảm cho trẻ nhỏ. Bisolvon là siro có thành phần hoạt chất trị ho. Siro có thành phần hoạt chất trị ho đa số là thuốc kê đơn. Cha mẹ không nên tự ý cho bé uống.

Công dụng của siro thảo dược Bisolvon

  • Giúp hô hấp dễ dàng hơn do bệnh bụi phổi hoặc tắc nghẽn.
  • Làm loãng đờm trong các bệnh phế quản phổi cấp và mãn tính có kèm theo tiết chất nhầy.

Thành phần chính của Bisolvon

Mỗi 5ml Bisolvon Kids chứa 4 mg Bromhexine hydrocloride, tá dược vừa đủ.

Ưu điểm của sản phẩm siro trị ho thảo dược Bisolvon cho bé

  • Không đường, không cồn nên Bisolvon là siro thảo dược an toàn cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Được bào chế dưới dạng siro có vị ngọt, hấp dẫn trẻ thích thú khi dùng.

Siro trị ho cho bé Bisolvon đang được bán với giá chỉ từ 36.000đ/chai . Tuy nhiên sản phẩm có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, nên bố mẹ cần cân nhắc thật kỹ và xin chỉ định từ bác sĩ về liều lượng phù hợp.

[inline_article id=292967]

5.10 Mucosolvan – Siro trị ho cho bé hiệu quả

siro Mucosolvan trị ho cho bé

Siro ho cảm Mucosolvan cũng là một nhãn hiệu đến từ Đức, chế phẩm từ nhà sản xuất Boehringer Ingelheim. Khi cơn ho làm con khó chịu, làm bạn bất an, Mucosolvan sẽ xoa dịu chúng, giúp con nhanh chóng khoẻ mạnh trở lại. Đây cũng là siro có thành phần hoạt chất trị ho.

Công dụng của Mucosolvan – siro trị ho cho bé

  • Hỗ trợ điều trị, giúp dịu bớt cơn ho trong cổ họng.
  • Siro ho cho bé Mucosolvan giúp làm tan chất nhầy.
  • Giúp bé ho dễ dàng hơn, từ đó giải phóng đường cổ.

Thành phần chính của Mucosolvan

Ambroxol là dược chất kích hoạt có tác dụng làm sạch hệ thống hô hấp bằng cách hoá lỏng và đánh tan đờm.

Ưu điểm của sản phẩm siro ho thảo dược cho bé Mucosolvan

  • Không có cồn, không chứa đường và chất tạo màu
  • Sản phẩm thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường và trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Giá thành hiện nay trên thị trường của Mucosolvan nằm ở mức từ 200.000đ – 309.000đ/chai. Bố mẹ cần lưu ý liều lượng khuyến cáo và hướng dẫn sử dụng. Trẻ em dưới 2 tuổi có thể dùng thuốc này sau khi tham khảo ý kiến ​​bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ nhi khoa.

[affiliate-product id=”320177″ sku=”311651ID694″ title=”Siro Ho Tan Đờm Mucosolvan” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

5.11 Siro trị ho cho bé Acc Kindersaft

siro Acc Kindersaft trị ho cho bé
Siro trị ho cho bé Acc Kindersaft

Siro ho cho bé loại nào tốt, thì siro thảo dược Acc Kindersaft thuộc công ty Hexal AG, Đức chính là câu trả lời. Ngoài việc điều trị các vấn đề về đau họng, ho có đờm, cảm cúm, Acc Kindersaft còn giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Thích hợp cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Công dụng của siro trị ho cho bé Acc Kindersaft

  • Làm dịu nhanh các cơn đau họng, ngứa rát cổ họng.
  • Giảm độ đặc của chất nhầy, làm tiêu đờm, giúp bé dễ dàng ho ra.
  • Giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn sau khi dùng siro trị ho Acc Kindersaft.
  • Sản phẩm không có gluten, lactose, không cồn, không đường, không màu và cũng không gây dị ứng.

Thành phần chính của siro ho cảm Acc Kindersaft

Acetylcysteine, Carmellose, muối Natri, Methyl 4 hydroxybenzoate, Sodium benzoate, hương vị anh đào

Ưu điểm của Acc Kindersaft – siro ho cho bé

  • Trẻ sẽ thấy dễ chịu hơn ngay sau khi uống.
  • Hương vị cherry có mùi thơm, ngon giúp trẻ dễ uống.
  • Sử dụng đơn giản hơn khi được đính kèm ống chia để định lượng dung dịch.

Sản phẩm siro ho cho bé từ Đức có mức giá tham khảo từ 230.000đ – 399.000đ/chai. Với công thức đặc biệt, Acc Kindersaft hỗ trợ cải thiện các vấn đề về đường hô hấp cho con khá tốt nên được nhiều bà mẹ tin dùng.

[inline_article id=225336]

Bên cạnh việc sử dụng siro trị ho cho bé thì cha mẹ vẫn phải đảm bảo việc kết hợp chế độ chăm sóc, chế độ dinh dưỡng khoa học để tăng cường sức đề kháng cũng như cải thiện sức khỏe cho bé nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

[Hình ảnh] Bánh kem sinh nhật cho bé trai độc đáo và ngộ nghĩnh nhất

Để kỷ niệm khởi đầu mới với nhiều niềm vui, MarryBaby sẽ chia sẻ với các mẹ về bánh sinh nhật dành riêng cho thôi nôi bé trai, đánh dấu cột mốc một tuổi mạnh mẽ, hiếu động và trưởng thành.

1. Ý nghĩa của bánh sinh nhật là gì?

Bánh sinh nhật là loại bánh kem đặc biệt thường được sử dụng vào dịp sinh nhật của bất kỳ ai để ăn mừng niềm vui và kỷ niệm ngày này.

Thành phần cơ bản của bánh sinh nhật bao gồm

  • Lớp bánh xốp: làm từ bột mì, đường, trứng, chất béo, bột nở.
  • Kem phủ trang trí bên ngoài bánh với đủ màu sắc, hình thù khác nhau.
  • Nguyên liệu trang trí từ sô cô la, trái cây, và các món topping khác; kèm nước sốt để tăng thêm hương vị cho bánh.

Hơn nữa, bánh kem sinh nhật không thể thiếu nến và lời chúc tốt đẹp nhất từ người tặng nhằm bày tỏ sự quan tâm và tình cảm yêu thương.

2. Lợi ích sức khỏe của bánh kem sinh nhật cho bé trai

Bánh sinh nhật “bị mang tiếng” là không tốt cho sức khỏe; do thành phần có nhiều nguyên liệu béo và ngọt. Tuy nhiên hiện nay, có rất nhiều nơi bán bánh sinh nhật được làm từ những nguyên liệu lành mạnh, tốt cho sức khỏe.

Theo đó, lợi ích khi cho bé trai ăn bánh sinh nhật bổ dưỡng bao gồm:

  • Xây dựng cơ bắp và sức mạnh: Do thành phần của bánh có chứa nhiều protein và canxi.
  • Cung cấp và tạo năng lượng: Sữa và trứng, bột và đường là những thành phần chính trong bánh – đây là nguồn carbohydrate tuyệt vời giúp bé nhiều năng lượng.
  • Giúp tiêu hóa: Các loại trái cây phổ biến để trang trí bánh đó là: dứa, quả mọng và táo. Tất cả đều là nguồn chất xơ tuyệt vời.

Tuy nhiên, theo NHS và Hệ thống Phòng khám Cleverland; trẻ dưới 2 tuổi không khuyến khích cho ăn đường; còn liều lượng đường cho bé trai 4-6 tuổi là 19g/ngày; và bé trai 7-10 tuổi là 24g/ngày. Do đó, mẹ lưu ý trong việc lựa chọn hoặc làm bánh cho bé. Hoặc mẹ chỉ mua bánh kem cho người lớn thưởng thức để đảm bảo sức khỏe cho con yêu.

Nếu mẹ muốn một lựa chọn lành mạnh; bánh cà rốt là một loại bánh tuyệt vời cho lượng chất xơ cho bé!

3. Mẫu các loại bánh kem sinh nhật cho bé trai độc đáo, ngộ nghĩnh

Các mẫu bánh dưới đây được chọn dựa trên sở thích của bé trai như rô bốt, xe hơi, siêu nhân, khủng long… phù hợp với tính cách năng động và tinh nghịch của các bé.

3.1 Bánh sinh nhật sô cô la cho bé trai hình xe hơi

Nếu bé nhà mẹ ưa thích tốc độ, mắt bé sáng long lanh khi nhìn thấy những chiếc xe vun vút ngoài đường. Mẹ lựa cho bé những mẫu bánh kem sau nhé.

Bánh kem xe tải phủ socola trắng
Bánh kem xe tải phủ socola trắng
Bánh kem phim hoạt hình Speed
Bánh kem phim hoạt hình Speed vui nhộn
Bánh sinh nhật cho bé trai ngộ nghĩnh
Bánh sinh nhật cho bé trai ngộ nghĩnh
Bánh kem đáng yêu
Bánh kem xe ô tô đáng yêu cho trẻ em

3.2 Bánh sinh nhật cho con trai hình siêu nhân

Bé trai cưng của mẹ không thể rời mắt khỏi những bộ phim siêu anh hùng hấp dẫn? Vậy mẹ còn chần chừ gì nữa mà không đặt ngay loại bánh kem có hình thù các siêu anh hùng này ngay cho bé!

Bánh màu sắc trang phục của siêu nhân
Bánh màu sắc trang phục của siêu nhân

Bánh có logo người nhện, người dơi và siêu nhân

Bánh kem sinh nhật 3 tầng người nhện, siêu nhân và người dơi
Bánh kem sinh nhật 3 tầng cho bé trai (người nhện, siêu nhân và người dơi)
Bánh bộ áo của superman
Bánh kem bộ áo của Superman
Bánh có các nhân vật hoạt hình kinh điển
Bánh sinh nhật cho bé trai với nhân vật Tarzan, Nemo và Spiderman

3.3 Bánh sinh nhật cho bé trai hình con heo

Chắc hẳn bé trai nhà mẹ đã xem qua phim hoạt hình “Chú lợn Peppa” (Peppa Pig) rồi đúng không? Chính vì sự đáng yêu, dí dỏm của nhân vật này đã lấy lòng và chiếm được rất nhiều tình cảm của các bé trai và gái. Do đó, bánh kem hình heo sẽ khiến nhiều bé vui sướng lắm đó mẹ.

Bánh cupcake sinh nhật cho bé trai
Bánh cupcake mặt chú heo cho bé trai
Bánh hình heo sinh nhật cho bé trai
Bánh hình heo cho bé trai

Bánh sinh nhật cho bé trai

Bánh kem gia đình heo Peppa

Bánh heo tắm bồn

3.4 Bánh sinh nhật cho bé trai hình người nhện

Người nhện với đôi tay có thể bắn ra tơ nhện và di chuyển, bay lượn trong không trung đã không còn lạ lẫm gì với các bé trai. Chỉ với những gam màu sắc cơ bản, với đôi mắt trắng và đường vẽ hình mạng nhện. Mẹ đã có thể cho bé cưng nhà mình thưởng thính bánh kem Spiderman rồi!

Bánh sinh nhật cho bé trai

Bánh sinh nhật cho bé trai

Bánh sinh nhật cho bé trai

Bánh người nhện và người sắt

Bánh spiderman

3.5 Bánh sinh nhật khủng long

Khủng long tuy không còn tồn tại; nhưng vẫn là một loài động vật khiến bao trẻ em mê mệt. Tạo hình bánh kem từ những chú khủng long cũng vô cùng đáng yêu, thích hợp cho dịp thôi nôi; hoặc những bé còn nhỏ và đam mê khủng long.

Bánh sinh nhật cho bé trai

Bánh sinh nhật cho bé trai

Bánh sinh nhật cho bé trai

>> Mẹ xem thêm: Tổng hợp truyện ngắn thiếu nhi hay và ý nghĩa mẹ nên mua về cho bé

3.6 Bánh sinh nhật cho bé trai 1 tuổi (thôi nôi)

Bé trai 1 tuổi đánh dấu một cột mốc phát triển mới và thú vị. Số 1 cũng có thể trở thành nguyên liệu trang trí bánh kem cho con vô cùng dễ thương đó mẹ! Sau đây là các mẫu bánh kem cho mẹ tha hồ lựa chọn.

Bánh sinh nhật cho bé trai

Bánh sinh nhật cho bé trai

Bánh sinh nhật cho bé trai

3.7 Bánh sinh nhật cho bé trai 2 tuổi

Với những trẻ bước sang tuổi thứ 2, mẹ hoàn toàn có thể lựa chọn những mẫu bánh kem 2 tầng; hoặc đặt “một cặp” bánh sinh nhật cho hoành tráng. Nếu mẹ sợ nhiều, sao không thử làm những bánh cupcake phủ kem cho bé cưng; vừa dễ ăn, vừa bắt mắt nữa.

Bánh sinh nhật cho bé trai

Bánh sinh nhật cho bé trai

Bánh sinh nhật cho bé trai

3.8 Mẫu bánh sinh nhật cho con trai 2 tầng

Nếu gia đình mẹ là một đại gia đình; việc có một chiếc bánh kem ăn mừng sinh nhật là điều không thể thiếu được! Và bánh kem 2 tầng sẽ làm no căng bụng của cả nhà; mà không kém phần làm cho bé vui vẻ, thích thú.

Bánh sinh nhật cho bé trai

Bánh sinh nhật cho bé trai

Bánh sinh nhật cho bé trai

Bánh quái vật thú vị, độc đáo

3.9 Mẫu bánh sinh nhật cho bé trai đơn giản

Sinh nhật không nhất thiết phải quá rối rắm mẹ nhỉ? Một chiếc bánh kem đơn giản đôi khi cũng khiến niềm vui của bé và gia đình trọn vẹn lắm rồi.

Bánh sinh nhật cho bé trai

Bánh sinh nhật cho bé trai

Bánh sinh nhật cho bé trai

>> Mẹ xem thêm: Những tích cách khả năng của trẻ: Hiểu để dạy con tốt hơn!

3.10 Bánh sinh nhật cho con trai hình trái cây

Trái cây là loại topping vô cùng bổ dưỡng giúp bổ sung vitamin và chất xơ cho bé trai. Đồng thời, khiến hương vị của bánh kem thêm phần ngọt ngào, thơm ngon và hấp dẫn. Mẹ lựa ngay một mẫu bánh sau đây nhé:

Bánh sinh nhật cho bé trai

Bánh sinh nhật cho bé trai

Bánh sinh nhật cho bé trai

>> Mẹ xem thêm: Giáo dục giới tính là gì? Tầm quan trọng và cách dạy con

Đến đây mẹ đã có quyết định loại bánh kem nào phù hợp cho con trai cưng của mẹ chưa? Hy vọng mẹ tìm được một bánh sinh nhật cho bé trai ưng ý; và tổ chức một lễ thôi nôi tuyệt vời với đong đầy niềm vui nhé!