Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Vấn đề về tiêu hóa

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi?

Chính vì thế cha mẹ cần nắm rõ trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi để biết con có bị bệnh quá lâu hay không. Cũng như cần biết khi nào sẽ đưa bé đến bệnh viện kiểm tra bệnh tình. 

1. Hiểu về nhiễm khuẩn đường ruột

Nhiễm trùng đường ruột có thể lây lan nhanh chóng. Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm trùng đường ruột là do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra. Trẻ bị nhiễm khuẩn từ việc  ăn thức ăn hoặc uống nước ô nhiễm.

Một số loại vi khuẩn virus phổ biến gây nhiễm khuẩn đường ruột bao gồm:

  • Nhiễm trùng Escherichia coli hoặc Cryptosporidium.
  • Nhiễm khuẩn Campylobacter; Giardiasis; Shigellosis; hoặc Salmonellosis.

Trẻ em bị nhiễm khuẩn đường ruột có thể có một vài hoặc tất cả các dấu hiệu, triệu chứng bao gồm:

  • Đầy hơi.
  • Tiêu chảy.
  • Đau bụng.
  • Ăn mất ngon.
  • Co thắt trong bụng.
  • Buồn nôn và nôn mửa.
  • Phân có máu hoặc nhầy.
  • Thường cảm thấy không khỏe – bao gồm cả li bì, lừ đừ và đau nhức cơ thể.

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi? Bao lâu thì các triệu chứng trên sẽ biến mất.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bé bị đi tướt nên ăn gì? Gợi ý mẹ thực phẩm giúp con nhanh hết

2. Triệu chứng khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Triệu chứng khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh, triệu chứng nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em có thể khác nhau.

  • Nhiễm khuẩn đường ruột do vi khuẩn: Trẻ thường có các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, sốt cao, nôn mửa. Một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em có thể kể đến như: vi khuẩn E. coli, vi khuẩn Salmonella, vi khuẩn Campylobacter, vi khuẩn Shigella,…
  • Nhiễm khuẩn đường ruột do virus: Trẻ thường có các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, sốt nhẹ. Một số virus gây nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em có thể kể đến như: virus rotavirus, virus norovirus, virus adenovirus,…
  • Nhiễm khuẩn đường ruột do ký sinh trùng: Trẻ thường có các triệu chứng như tiêu chảy kéo dài, phân có lẫn máu hoặc nhầy, đau bụng, suy dinh dưỡng. Một số ký sinh trùng gây nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em có thể kể đến như: amip, trùng roi, giun đũa, giun kim,…

Nếu trẻ có các triệu chứng nghi ngờ nhiễm khuẩn đường ruột, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Việc điều trị nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh. Nếu do vi khuẩn, trẻ thường được chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Nếu do virus, trẻ thường được điều trị bằng cách bù nước và điện giải. Nếu do ký sinh trùng, trẻ thường được chỉ định dùng thuốc chống ký sinh trùng.

3. Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột có nguy hiểm không?

Bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ có thể nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Các biến chứng nguy hiểm của nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ có thể kể đến như:

  • Mất nước: Tiêu chảy và nôn mửa là hai triệu chứng phổ biến của nhiễm khuẩn đường ruột. Hai triệu chứng này có thể khiến trẻ bị mất nước, dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể, nguy hiểm đến tính mạng.
  • Suy dinh dưỡng: Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột thường ăn kém, chán ăn, bỏ bữa. Điều này dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
  • Nhiễm trùng máu: Nhiễm khuẩn đường ruột có thể gây nhiễm trùng máu, một tình trạng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng.
  • Tiêu chảy kéo dài: Tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

4. Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi?

trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi
Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi?

Nhiễm trùng đường ruột bao lâu thì hết? Thông thường, trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột sẽ tự khỏi sau 2-7 ngày nếu được chăm sóc hợp lý. Trong trường hợp nặng hơn, bệnh có thể kéo dài từ 10 ngày đến vài tuần.

Do đó các mẹ cần để ý các dấu hiệu bất thường để đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Chi tiết sẽ được nhắc đến trong phần kế tiếp. 

Khi trẻ được đưa đi thăm khám; bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm phân; nước tiểu hoặc máu để kiểm tra tình trạng mất nước; và xem nguyên nhân gây ra bệnh. 

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì, kiêng gì để mau khỏi bệnh?

5. Khi nào cần đưa trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột đến bệnh viện?

Dựa vào phần “Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi”, mẹ cần đưa bé đi bệnh viện sớm tầm 3 ngày phát bệnh do sau thời gian này có thể do vi trùng gây ra, cần được thăm khám sớm.

nếu quá 10 ngày trẻ vẫn còn bệnh thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện. Ngoài ra, nếu trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột kèm các triệu chứng dưới đây thì cũng cần đi khám:

  • Đau bụng dữ dội.
  • Nôn ra chất màu xanh lá cây.
  • Nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy và không uống được.
  • Bị tiêu chảy nhiều lần, phân lỏng hoặc nếu tình trạng tiêu chảy không cải thiện sau 10 ngày.
  • Có dấu hiệu mất nước, ví dụ như tã ướt ít hơn hoặc không đi vệ sinh nhiều. Nước tiểu màu vàng sậm hoặc nâu. Bé dễ choáng váng hoặc chóng mặt, khô môi và miệng.

[inline_article id=224999]

6. Cách phục hồi hệ tiêu hóa sau khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

cách cải thiện hệ tiêu hóa

Sau khi trẻ đã được chữa khỏi bệnh, hệ tiêu hóa của vẫn cũng vẫn còn khá yếu ớt. Để bé phục hồi nhanh chóng và cha mẹ không còn băn khoăn trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột quá bao lâu thì khỏi. Cha mẹ nên tăng cường hệ tiêu hóa cho bé bằng các cách sau:

  • Bổ sung cho trẻ nhiều chất xơ từ ngũ cốc, rau củ quả.
  • Tuyệt đối không cho trẻ ăn quá nhiều, quá nhanh; vì trẻ có thể bị nghẹn.
  • Cần bổ sung nước đầy đủ cho trẻ. Có thể là nước lọc hoặc nước hoa quả.
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn và cho trẻ ăn nhiều bữa để trẻ có thể dễ hấp thụ thức ăn.
  • Cho bé tập thể dục mỗi ngày để rèn luyện sức khỏe hệ tiêu hóa, giúp bé tiêu hóa tốt hơn.
  • Enzyme giúp bé dễ tiêu hóa thức ăn hơn. Hãy cho bé ăn đu đủ, xoài, mật ong và dứa vì chúng có chứa enzyme.
  • Không cho trẻ ăn đồ ăn đóng hộp vì chúng không có chất dinh dưỡng, chất xơ và chứa nhiều chất bảo quản. Chúng có thể gây táo bón và suy dinh dưỡng khi trẻ tiêu thụ.

7. Cách ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ

Để phòng tránh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em, cha mẹ cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã cho trẻ.
  • Cho trẻ ăn chín, uống sôi.
  • Không cho trẻ ăn thức ăn để lâu, thức ăn ôi thiu, thức ăn tái sống.
  • Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, đồ dùng, vật dụng sinh hoạt của trẻ.
  • Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ.

Ngoài ra, cha mẹ cần chú ý theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của trẻ trong thời gian trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột. Nếu trẻ có các triệu chứng nặng như sốt cao, tiêu chảy nhiều, nôn mửa nhiều, đau bụng dữ dội,… cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.

Trên đây là một số thông tin về nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em và trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi. Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột có thể sẽ phải mất từ 7 đến vài tuần mới khỏi. Thế nên cha mẹ không cần phải quá sốt ruột đâu nhé. Trong thời gian này thay vì trăn trở trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu mới khỏi thì cha mẹ nên chăm sóc và bồi bổ cho bé nhiều hơn để bệnh mau khỏi nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

DHA cho bé loại nào tốt? Review 6 DHA cho bé được các mẹ tin dùng nhất

Hiện nay trên thị trường có nhiều nhiều loại DHA cho bé khiến nhiều cha mẹ băn khoăn khi lựa chọn. Hãy để MarryBaby gợi ý một số loại DHA uy tín mà cha mẹ có thể tin dùng mà bổ sung cho bé nhé!

Nhưng trước tiên, cha mẹ cần tìm hiểu DHA là gì. Vì sao DHA lại quan trọng với trẻ và liều dùng DHA cho từng bé như thế nào.

1. DHA là gì? Vai trò của DHA đối với sự phát triển của bé

DHA (Docosahexaenoic acid) là một axit béo thuộc nhóm axit béo Omega-3. DHA rất cần thiết vì đó là thành phần cấu trúc chính của não, vỏ não, da và võng mạc của con người. Theo đó, bổ sung DHA cho bé sẽ tốt cho tim và cơ thể của con, cũng như giúp bé có một bộ não khỏe mạnh.

DHA thuộc loại axit béo mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Chính vì thế, cha mẹ nên bổ sung DHA cho bé từ thực phẩm; hoặc thuốc đối với trẻ sinh non, trẻ thiếu cân.

Vai trò của DHA đối với sự phát triển của bé

DHA có vai trò thiết yếu cho sự phát triển của bé. Nhờ bổ sung đầy đủ DHA mà bé:

  • Cải thiện thị lực: DHA giúp cải thiện tình trạng khô mắt và các bệnh về mắt ở cả trẻ và người lớn. 
  • Chống lại các bệnh viêm: Bổ sung đầy đủ DHA sẽ giúp cho bé ngăn ngừa các bệnh viêm sau khi lớn; các bệnh về tim; nướu răng. Bé cũng có khả năng miễn dịch cao hơn nếu cơ thể có đủ DHA.
  • Cải thiện nhận thức và hành vi: Trong một nghiên cứu được thực hiện năm 2013 cho thấy trẻ nạp đủ DHA sẽ có thành tích học tập tốt hơn; khả năng đọc hiểu cũng được cải thiện đáng kể.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: DHA có tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch. DHA còn giúp làm giảm chất béo trung tính; tăng lượng cholesterol tốt cho cơ thể.
  • Giảm tỷ lệ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD): ADHD là một rối loạn tâm thần khiến trẻ khó chú ý; hiếu động thái quá; hấp tấp và bốc đồng. Trẻ bị ADHD thường có lượng DHA trong máu thấp hơn. Vì vậy, trẻ cần có đủ DHA để có đủ lượng máu nuôi dưỡng trí não.

Mặt khác, vai trò của DHA còn quan trọng vì nếu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu thiếu hụt DHA có thể bị rối loạn tăng động giảm chú ý; xơ nang, trầm cảm; suy giảm nhận thức và nguy cơ mắc bệnh Alzheimer khi lớn tuổi.

2. Vì sao nên bổ sung DHA cho trẻ?

Có nên bổ sung dha cho bé không? Câu trả lời là CÓ. Vậy lý do vì sao nên bổ sung DHA cho trẻ? Trẻ nhỏ từ 0-6 tháng tuổi và giai đoạn 3 năm đầu đời là lúc bé phát triển và thay đổi nhiều nhất. Đặc biệt bé cần phát triển trí tuệ và nhận thức; não bộ của bé phát triển với tốc độ nhanh hơn so với giai đoạn sau đó, DHA là vô cùng cần thiết.

Bên cạnh việc quan tâm xem DHA cho bé loại nào tốt nhất; một vấn đề đặc biệt quan trọng mà cha mẹ cần lưu ý chính là bé bao nhiêu tuổi thì được bổ sung DHA?

Vì sao nên bổ sung DHA cho bé?

3. Hướng dẫn cách bổ sung DHA cho trẻ phát triển tối ưu

3.1 Bổ sung DHA cho bé từ mấy tháng tuổi?

Trẻ trong giai đoạn từ 1-6 tuổi rất cần sự bổ sung DHA. Đây là khoảng thời gian não của trẻ phát triển mạnh mẽ; vai trò của DHA lại càng quan trọng với trẻ. Trong giai đoạn này não bộ của bé hoạt động nhiều hơn; trẻ bắt đầu học tập; tìm hiểu thế giới xung quanh và phát triển trí tuệ. Do đó, cần chú ý tìm hiểu xem DHA cho bé loại nào tốt và bổ sung đầy đủ DHA cho trẻ.

Theo đó, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi và trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu DHA của trẻ; và không cần phải bổ sung thêm DHA. Tuy nhiên, nếu sữa mẹ không đủ nhu cầu cho bé hoặc vì một số nguyên nhân mà bé không dùng sữa mẹ thì có thể tìm kiếm các loại sữa công thức có chứa DHA; cũng như thực phẩm chức năng bổ sung DHA để cung cấp thêm. Nên nhớ, mẹ cần trao đổi với bác sĩ; và được sự tư vấn của bác sĩ trước khi quyết định.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ 0-10 tuổi chuẩn nhất (2022)

3.2 Liều lượng bổ sung DHA cho bé là gì?

Theo các khuyến nghị toàn cầu từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), liều dùng DHA cho bé ở từng độ tuổi như sau:

  • Trẻ từ 0-6 tháng tuổi: 0,1 – 0,18% tổng năng lượng nạp vào cơ thể.
  • Trẻ từ 6‐24 tháng tuổi: 10‐12 mg/kg DHA.
  • Trẻ từ 2‐4 tuổi: 100‐150 mg DHA + EPA.
  • Trẻ từ 4‐6 tuổi: 150‐200 mg DHA + EPA.
  • Trẻ từ 6‐10 tuổi: 200-250 mg DHA + EPA.

* Cũng giống như DHA, EPA (Eicosapentaenoic acid) là một axit béo omega-3.

3.3 Bổ sung DHA cho bé trong bao lâu?

Cha mẹ nên bổ sung 70-100 mg DHA mỗi ngày cho bé từ 0 – 24 tháng tuổi. Và đặc biệt, khi trẻ lên 3 tuổi, sự phát triển trí não của trẻ sẽ hoàn thiện đến 85%. Do đó, việc bổ sung càng nhiều chất dinh dưỡng hỗ trợ não trong chế độ ăn uống; đặc biệt là DHA cho bé càng sớm càng tốt.

DHA

3.4 Khi nào nên cho bé uống DHA?

Nguồn DHA tốt nhất cần bổ sung cho bé đến từ thực phẩm tự nhiên như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá nục, tôm, cua, mực; lòng đỏ trứng gà, các loại hạt, rau xanh, v.v. Tuy nhiên, nếu bé nằm trong các nhóm dưới đây; cha mẹ nên bổ sung DHA cho bé thông qua thực phẩm chức năng:

  • Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ: Nếu mẹ bé được chẩn đoán là trong sữa mẹ không cung cấp đủ DHA cần thiết cho bé; việc bổ sung thực phẩm chức năng DHA cho bé là điều cần thiết. 
  • Trẻ sơ sinh chỉ bú sữa công thức không bú sữa mẹ: Mặc dù nhiều loại sữa công thức dành cho trẻ nhỏ hiện nay đều được bổ sung DHA; nhưng nhiều loại vẫn chưa cung cấp đủ lượng DHA cần thiết cho bé. Hơn nữa bé không bú được sữa mẹ làm thiếu đi một nguồn cung cấp DHA dồi dào. Do đó, cha mẹ nên bổ sung thêm dầu cá omega-3; DHA dạng chất béo trung tính, chất lượng cao cho trẻ.    
  • Trẻ sinh non, sinh thiếu tháng: Trẻ sinh non thường không nhận đủ chất dinh dưỡng từ mẹ; trong đó có DHA. Thêm vào đó, bé sinh non không có khả năng chuyển đổi axit béo thành DHA với số lượng lớn; và dẫn đến tình trạng thiếu hụt lượng DHA sau khi sinh. 
  • Trẻ biếng ăn, không ăn đa dạng các loại thực phẩm: DHA tốt nhất vẫn là được trẻ hấp thụ từ thực phẩm. Thế nhưng nhiều trẻ lại không muốn ăn các thực phẩm giàu DHA. Không còn cách nào khác; để bé có đủ DHA, cha mẹ nên bổ sung DHA dạng viên nhộng hoặc dạng siro cho bé. 
  • Trẻ tự kỷ, trẻ mắc chứng khó đọc; chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD): Trẻ mắc các chứng bệnh này nguyên nhân có thể do cơ thể thiếu DHA. Bổ sung DHA dưới dạng thực phẩm chức năng sẽ giúp giảm các triệu chứng. 

3.5 Lưu ý khi bổ sung DHA cho bé

Để bổ sung DHA cho trẻ một cách hợp lý nhất; mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Khi cho trẻ bổ sung DHA và không biết DHA cho bé loại nào tốt, mẹ có thể ưu tiên lựa chọn sản phẩm đến từ các thương hiệu lớn; có uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể tìm hiểu review từ những người dùng trước để xem sản phẩm thật sự có hiệu quả hay không.
  • Việc bổ sung DHA hay Omega-3 bằng các thực phẩm chức năng thường ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp xảy ra dị ứng với các biểu hiện như: khó thở, sưng mặt, đau lưỡi, phát ban, sốt ớn lạnh,… Khi có các biểu hiện bất thường hoặc nghi ngờ dị ứng sau sử dụng; cần lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị.
  • Không phải trẻ nào sinh ra cũng cần bổ sung DHA và không phải cứ bổ sung càng nhiều DHA thì trẻ sẽ càng thông minh. Việc bổ sung DHA cần được sự tư vấn từ bác sĩ; và nên sử dụng đúng liều lượng theo hướng dẫn. Đặc biệt trong các trường hợp bé có bệnh lý tim mạch; suy giảm miễn dịch; bệnh lý về máu, dị ứng; nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Trẻ dưới 1 tuổi có thể bổ sung DHA qua đường sữa mẹ hoặc các loại sữa công thức có chứa DHA; mẹ không cần phải cho bé dùng thêm các loại thực phẩm chức năng.

[inline_article id=189657]

4. Những thực phẩm bổ sung DHA cho trẻ tốt nhất

Thực phẩm bổ sung DHA cho trẻ
Thực phẩm bổ sung DHA cho trẻ

Mẹ có thể bổ sung DHA cho trẻ thông qua thực phẩm được chế biến hàng ngày. Một số thực phẩm có hàm lượng DHA cao bao gồm:

  • Cá thu: một khứa cá thu có thể chứa 0,59g DHA + 0,43g EPA cùng nhiều selen và vitamin B12.
  • Cá hồi: lượng DHA có trong cá hồi có sự khác biệt giữa cá hồi nuôi (1,24g DHA + 0,59g EPA) và cá hồi hoang (1,22g DHA + 0,35g EPA). Ngoài ra, cá hồi còn chứa hàm lượng protein, magie, kali, selen và vitamin B cao.
  • Cá chẽm: đây là một loại cá trắng nhẹ đặc biệt phổ biến ở Nhật Bản, một khẩu phần cá chẽm bao gồm 0,47g DHA + 0,18 EPA cùng với hàm lượng protein, selen, canxi và phốt pho.
  • Con hàu: đây là thực phẩm rất đặc biệt vì chứa con hàu chứa cả 3 loại omega-3. Một con hàu tươi có thể chứa 0,14g ALA + 0,23g DHA + 0,30 EPA cùng với rất nhiều kẽm và vitamin B12.
  • Cá mòi: là loại cá nhỏ, nhiều dầu, đặc biệt dày và nhiều thịt. Cá mòi thường được bán trong lon, một khẩu phần đóng hộp chứa 0,74g DHA + 0,45 EPA, đồng thời, bé còn có thể tiếp nhận thêm selen, vitamin B12 và vitamin D.
  • Tôm: món tôm vừa là món khai vị vừa là thành phần của nhiều bữa ăn. Một khẩu phần tôm chứa 0,12g DHA + 0,12g EPA và rất giàu protein và kali.
  • Rong biển và tảo: là nguồn cung cấp omega-3 quan trọng cho những người ăn chay hoặc thuần chay vì chúng là một trong số ít thực phẩm thực vật có chứa cả DHA và EPA. Rong biển còn giàu protein và nó có thể có đặc tính trị đái tháo đường, chống oxy hóa và hạ huyết áp.
  • Hạt Chia: là một nguồn thực vật tuyệt vời của axit béo ALA omega-3. Chúng cũng giàu chất xơ và protein. Chúng chứa 5,055 g ALA trong 28g.
  • Hạt gai dầu: chứa 2,605 g ALA trong 3 muỗng canh. Chúng cũng rất giàu chất dinh dưỡng, bao gồm: chất đạm, magie, sắt và kẽm
  • Hạt lanh: chứa 6,703 g ALA mỗi muỗng canh, ngoài ra, nó giàu chất dinh dưỡng, bao gồm: chất xơ, chất đạm, magie, mangan.
  • Quả óc chó: là nguồn cung cấp chất béo có lợi cho sức khỏe, bao gồm axit béo omega-3 ALA.
  • Đậu thận: là một trong những loại đậu phổ biến nhất để đưa vào bữa ăn hoặc ăn như một món ăn phụ. Chúng chứa 0,10 g ALA mỗi nửa cốc.
  • Dầu đậu nành: Dầu đậu nành chứa 0,92 g ALA mỗi muỗng canh. Nó cũng là một nguồn tốt của: vitamin B2, magie, kali, folate, vitamin K
  • Mầm lúa mì: là phần bên trong của hạt lúa mì. Nó có hương vị hạt dẻ nhẹ, thích hợp làm lớp phủ cho món salad, ngũ cốc hoặc sữa chua. Mầm lúa mì cũng chứa nhiều Vitamin B1, Vitamin B6 và folate.

5. Top 6 DHA tốt cho bé được mẹ tin dùng hiện nay

5.1 DHA dạng viên Bio Island 

dha cho bé

Khi nhắc đến thương hiệu Bio Island, nhiều người sẽ thường nghĩ đến sản phẩm Bio Island cho bà bầu. Thương hiệu này còn có cả dòng DHA Bio Island cho bé cũng rất được yêu thích; đáp ứng câu trả lời “DHA cho bé loại nào tốt”.

Thành phần sản phẩm

Bên trong DHA dạng viên Bio Island – DHA cho bé của Úc có chứa DHA có nguồn gốc từ các loài vi tảo giúp cơ thể trẻ có thể hấp thụ một cách vô cùng dễ dàng.

Hướng dẫn sử dụng DHA Bio Island

  • Trẻ 7 tháng – 6 tuổi: ngày uống 1 viên.
  • Trẻ 7-11 tuổi: uống 2 viên mỗi ngày.
  • Trẻ em từ 12 tuổi trở lên: uống 3 viên mỗi ngày, hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Với trẻ em dưới 5 tuổi, có thể cắt đuôi viên nang và ép phần tinh chất phía trong ra ngoài thìa cho bé sử dụng hoặc trộn tinh chất với thức ăn của bé.

Sản phẩm có thể được dùng chung với các loại thực phẩm chức năng bổ sung vitamin và khoáng chất khác. Tuy nhiên, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé sử dụng.

Vì sao nên lựa chọn DHA Bio Island cho bé?

Nếu mẹ vẫn chưa tìm được DHA cho bé loại nào tốt thì có thể thử ngay sản phẩm DHA Bio Island 60 viên. Sản phẩm được bào chế bằng DHA từ tảo; không có nguồn gốc từ cá nên không chứa thủy ngân, an toàn với sức khỏe của trẻ.

Không chỉ vậy, sản phẩm còn có dạng viên nén hình con cá, hương vị nhẹ nhàng nên rất dễ uống, ngay cả trẻ nhỏ không thích uống thuốc cũng có thể dùng được.

Giá tham khảo

325,000 VNĐ – 350,000 VNĐ / chai 60 viên.

5.2 DHA cho bé loại nào tốt? DHA dạng viên Healthy Care

health care

Thành phần sản phẩm

DHA Healthy Care cho bé cũng nằm trong top các loại DHA cho trẻ em được yêu thích nhất trên thị trường hiện nay. Sản phẩm có nguồn gốc từ Úc; và có thành phần từ axit béo omega-3 nguồn gốc từ cá; an toàn với sức khỏe của người dùng.

Hướng dẫn sử dụng DHA dạng viên Healthy Care

Khi đề cập đến vấn đề “DHA cho bé loại nào tốt?”, các mẹ bỉm thường tin tưởng chọn lựa Healthy Care bởi sản phẩm không chỉ an toàn mà còn sử dụng được cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo thông tin từ nhà sản xuất; sản phẩm có thể được sử dụng cho trẻ em từ 4 tháng tuổi trở lên. Cụ thể:

  • Trẻ em 4-6 tháng tuổi: Dùng 1 viên mỗi ngày (có thể cắt hoặc xoắn viên nang để ép chất lỏng ra cho bé sử dụng)
  • Trẻ em từ 6-12 tháng tuổi: Dùng 1 viên mỗi ngày
  • Trẻ em 1-12 tuổi: Dùng 2 viên mỗi ngày
  • Trẻ em trên 12 tuổi: Dùng 3 viên mỗi ngày

Vì sao nên lựa chọn sản phẩm DHA Healthy Care cho bé?

  • Sản phẩm được sản xuất theo quy trình hiện đại, không có chất hóa học hay chất bảo quản, các chất gây dị ứng.
  • Không có tác dụng phụ, xứng là lựa chọn cho thắc mắc “DHA cho bé loại nào tốt” của mẹ.
  • Có mùi vị thơm ngon, dễ uống, không có mùi gây khó chịu cho trẻ khi sử dụng.
  • Hàm lượng DHA đạt chuẩn cho trẻ em, giúp trẻ hấp thụ tốt.
  • Giá thành “mềm”, chỉ khoảng 260.000 đồng/lọ 60 viên.

Giá tham khảo

200,000 VNĐ – 285,000 VNĐ / chai 60 viên.

5.3 DHA dạng viên Childlife Pure 250mg

dha cho bé

Thành phần sản phẩm

Không chỉ chứa DHA tinh khiết, trong thành phần của DHA dạng viên Childlife Pure 250mg còn chứa:

  • Vitamin E: Bổ sung vitamin E có tác dụng giúp bé có hệ miễn dịch tốt hơn, mắt sáng khỏe hơn. Việc thiếu vitamin E sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn chuyển hóa chất béo, gan ứ mật mạn tính hay các vấn đề về thị lực.
  • Vitamin A: Vitamin A không chỉ tham gia vào quá trình phân chia tế bào để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh hơn mà còn hỗ trợ cải thiện thị lực, giúp trẻ tăng trưởng khỏe mạnh và phát triển bình thường.
  • Vitamin D: Cung cấp vitamin D đầy đủ cho trẻ giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi cũng như giúp xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh tự miễn.
  • EPA: Bên cạnh DHA thì EPA cũng nằm trong nhóm 3 loại acid béo quan trọng nhất với cơ thể, hỗ trợ trẻ phát triển trí não hiệu quả.

Với các thành phần này, sản phẩm có khả năng tăng cường sức đề kháng cho bé cũng như hỗ trợ cải thiện thị lực, phát triển trí não toàn diện. 

Hướng dẫn sử dụng DHA Childlife Pure của Mỹ cho bé

  • Trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi: 1-2 viên/ngày
  • Trẻ từ 2 đến 4 tuổi: 4-6 viên/ngày
  • Trẻ từ 5 đến 12 tuổi: 6-8 viên/ngày

Đặc biệt, bạn có thể cho bé uống trực tiếp hoặc nhai đều được.

Vì sao nên lựa chọn DHA Childlife Pure 250mg cho bé?

DHA Childlife Pure là dòng DHA của Mỹ nằm trong nhóm sản phẩm bán chạy hàng đầu tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nếu bạn chưa biết DHA cho bé loại nào tốt, có thể thử lựa chọn DHA Childlife Pure 250mg bởi sản phẩm không chỉ giúp cung cấp DHA mà còn bổ sung thêm các nhóm vitamin khác cần thiết đối với sự phát triển của bé.

Đặc biệt, sản phẩm không chứa chất tạo ngọt nhân tạo hay chất tạo màu nên rất an toàn đối với sức khỏe của trẻ.

Giá tham khảo

230,000 VNĐ – 290,000 VNĐ / chai 90 viên.

5.4 DHA dạng siro Siro Baby’s DHA

Baby DHA

Bên cạnh DHA dạng viên, mẹ có thể chọn các loại DHA nhỏ giọt cho bé nếu bé còn quá nhỏ, chưa biết cách tự dùng các loại thuốc dạng viên. Và nếu bạn đang băn khoăn chưa biết nên lựa chọn siro DHA cho trẻ loại nào tốt thì hãy thử ngay Siro Baby’s DHA.

Thành phần sản phẩm Siro Baby’s DHA

  • EPA: 350 mg.
  • DHA: 485 mg.
  • Other Omega-3: 215 mg.
  • Total Omega-3s: 1050 mg.
  • Vitamin D3: 300 IU.

Hướng dẫn sử dụng Siro Baby’s DHA

Tùy theo cân nặng của bé mà lượng dùng DHA sẽ khác nhau. Theo đó, trong 1 ngày bé có thể dùng:

  • Bé từ 2kg – 4.5kg: 1,0 ml.
  • Bé từ 5kg – 9kg: 2,0 ml.
  • Bé từ 9.5kg – 11kg: 3,0 ml.
  • Bé từ 12kg – 13.5kg: 4,0 ml.
  • Bé từ 14kg – 16kg: 5,0 ml.

Khi cho bé dùng Siro Baby’s DHA, cha mẹ có thể hòa tan sản phẩm với nước, sữa hoặc nước trái cây cho bé uống. Ngoài ra, có thể cho bé sử dụng trực tiếp siro.

Vì sao nên mua Siro Baby’s DHA cho bé?

Siro Baby’s DHA có thành phần chứa chiết xuất từ nguồn dầu cá tinh khiết dạng phân tử Triglyceride nên rất dễ hấp thu. Đặc biệt, nguồn cá sử dụng hoàn toàn được đánh bắt tự nhiên từ vùng biển lạnh phía Bắc; đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe nhất về chất lượng và độ tinh khiết, không chứa tạp chất, kim loại hay bất kỳ hóa chất nào.

Vì vậy, sản phẩm vô cùng an toàn cho trẻ nhỏ khi sử dụng, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm chọn lựa cho bé.

Sản phẩm Siro Baby’s DHA có khả năng:

  • Hỗ trợ tăng cường thị lực, giúp mắt sáng khỏe.
  • Duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh, hạn chế tình trạng quấy khóc vào ban đêm.
  • Giúp phát triển các tế bào não khỏe mạnh, từ đó tăng khả năng học hỏi, sáng tạo và ghi nhớ của bé.

Giá tham khảo

330,000 VNĐ – 450,000 VNĐ / lọ 60ml.

5.5 DHA dạng siro Drops Natures Aid

dha cho bé

DHA Drops Natures Aid là câu trả lời xứng đáng cho câu hỏi “DHA cho bé loại nào tốt”. Sản phẩm được đánh giá là một sản phẩm bổ sung DHA cực kỳ tốt cho bé bởi thành phần từ dòng DHA này có chiết xuất từ nguồn cá tự nhiên trong lòng đại dương của Úc. Do vậy, khi cho bé sử dụng, mẹ không cần lo lắng vấn đề nguồn cá bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ô nhiễm môi trường, đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn chất lượng và an toàn đối với sức khỏe của bé.

Khi sử dụng đúng liều lượng, sản phẩm có khả năng cải thiện sức đề kháng cũng như giúp bé phát triển toàn diện cả thể chất lẫn trí tuệ.

Thành phần của Natures Aid DHA Drops

  • Dầu cá Omega-3 Fatty Acids 500mg.
  • Axit eicosapentaenoic (EPA) 100mg.
  • Axit Docosahexaenoic (DHA) 350mg.
  • Hương chanh tự nhiên.
  • Vitamin E (dưới dạng tocopherols hỗn hợp).

Hướng dẫn sử dụng DHA Drops Natures Aid cho bé

Để sản phẩm đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên cho bé sử dụng siro DHA sau khi ăn xong với liều lượng 1ml/ ngày. Ngoài ra, cần lưu ý lắc đều sản phẩm trước khi sử dụng.

Sau khi mở nắp, nên sử dụng trong 4 tháng để đảm bảo sản phẩm đạt được chất lượng tốt nhất.

Vì sao nên mua DHA Drops Natures Aid cho bé?

Siro DHA cho bé loại nào tốt? Chắc chắn không thể nào bỏ qua DHA Drops Natures Aid. Một số ưu điểm của sản phẩm có thể kể đến như:

  • Không có tác dụng phụ.
  • Phù hợp để dùng cho bé từ 4 tháng đến 5 tuổi.
  • Có vị chanh thơm ngon, dễ uống, không có vị tanh của cá.
  • Không sử dụng các chất hương liệu tạo màu tạo mùi và các loại đường.
  • Không chứa đường, sữa và gluten để hạn chế tối đa tình trạng trẻ bị dị ứng.

Giá tham khảo

285,000 VNĐ – 346,000 VNĐ / chai 50ml.

5.6 DHA cho bé loại nào tốt? DHA dạng siro Nature’s Way Kids Smart Drops

Nature’s Way Kids Smart Drops

Khi nhắc đến các dòng DHA cho bé loại nào tốt thì không thể không kể đến Nature’s Way Kids Smart Drops. Đây là dạng siro nhỏ giọt rất phù hợp với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa quen với việc sử dụng các loại thuốc dạng viên.

Thành phần sản phẩm

Nature’s Way Kids Smart Drops có thành phần bao gồm:

  • Docosahexaenoic acid (DHA).
  • Eicosapentaenoic acid (EPA).

Hướng dẫn sử dụng DHA dạng siro Nature’s Way Kids Smart

  • Trước khi cho bé sử dụng, nên lắc đều sản phẩm
  • Có thể nhỏ giọt trực tiếp vào miệng bé hoặc trộn với sữa, thức ăn hoặc nước trái cây

Liều dùng khuyến nghị mỗi ngày cho bé

  • Bé 4 tuần đến 12 tháng: 0.5ml.
  • Bé 12 tháng đến 2 tuổi: 1ml.
  • Bé trên 2 tuổi: 2ml.

Vì sao nên mua DHA dạng siro Nature’s Way Kids Smart cho bé?

  • Sản phẩm chứa DHA cùng EPA tinh khiết, rất dễ hấp thu.
  • Sản phẩm phù hợp với bé từ 4 tuần tuổi.
  • Không chứa chất bảo quản, chất tạo màu hay chất tạo vị, an toàn với sức khỏe của trẻ.

Giá tham khảo

295,000 VNĐ – 330,000 VNĐ

Với những loại được chọn lựa và giới thiệu đến mẹ như trên, hi vọng là đã giải đáp cho câu hỏi của mẹ về việc có nên lựa chọn và chọn loại DHA nào để bổ sung cho bé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Có nên bổ sung dha cho bé không? Hướng dẫn cách bổ sung

Có nên bổ sung dha cho bé hay không? DHA là chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện chức năng của não bộ và mắt ở trẻ nhỏ. Chính vì vậy bổ sung DHA luôn được khuyến khích ở trẻ em.

1. DHA là gì? Vai trò của DHA với sự phát triển của cơ thể

DHA hay axit docosahexaenoic, là một axit béo omega-3 được tìm thấy trong các loại cá chứa chất béo, sống ở nước lạnh nước lạnh; chẳng hạn như cá hồi. DHA cũng được tìm thấy trong chất bổ sung dầu cá, cùng với axit eicosapentaenoic (EPA). Nguồn DHA cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đến chủ yếu từ sữa mẹ. Những người ăn chay bổ sung DHA từ rong biển, bơ, dầu oliu…

Để biết có nên bổ sung dha cho bé hay không; cha mẹ nên xem thử vai trò của DHA là gì. Axit béo omega-3 hay DHA tốt cho tim của trẻ. Cơ thể trẻ cần DHA để giúp cho não bộ phát triển khỏe mạnh. Trẻ sơ sinh cần DHA, đặc biệt là trong 6 tháng đầu đời để não, mắt và hệ thần kinh của trẻ có thể phát triển như mong muốn. 

2. Có nên bổ sung dha cho bé?

Có nên bổ sung DHA cho bé không?
Có nên bổ sung dha cho bé? Câu trả lời là có.

Giai đoạn sơ sinh và mới biết đi là giai đoạn tăng trưởng và phát triển quan trọng của bé. Trong khoảng thời gian này, trẻ em phải học nhiều thứ, từ trườn đến chạy nhảy, bập bẹ nói chuyện… Cơ thể trẻ em cũng trải qua những thay đổi đáng kể về cấu trúc và chức năng trong những năm phát triển đầu tiên. 

Chính vì thế, trẻ sơ sinh cần được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để hỗ trợ những thay đổi quan trọng xảy ra trong quá trình phát triển. Đặc biệt, cha mẹ nên bổ sung đầy đủ axit béo không bão hòa EPA (axit eicosapentaenoic) và DHA (axit docosahexaenoic). Bởi vì EPA và DHA vô cùng quan trọng cho sự phát triển bình thường của trẻ.

[key-takeaways title=””]

Có nên bổ sung dha cho bé? Câu trả lời là CÓ. Mẹ nên bổ sung đầy đủ DHA để bé sơ sinh phát triển toàn diện.

[/key-takeaways]

3. Nên bổ sung DHA cho bé để có những lợi ích nào?

Nếu bé sơ sinh nạp đủ DHA, cơ thể sẽ có sự tăng trưởng vượt trội về:

  • Thị lực và sự phát triển võng mạc.
  • Duy trì khả năng học tập và trí nhớ.
  • Giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn.
  • Cải thiện các chức năng thần kinh ở trẻ sơ sinh.
  • Phát triển đáng kể kỹ năng vận động và tinh thần.
  • Phòng ngừa bệnh tim mạch bẩm sinh và thứ phát.
  • Hiệu suất trên các thước đo về ngôn ngữ và nhận thức.
  • Đáp ứng miễn dịch khỏe mạnh đối với các chất gây dị ứng.
  • Cải thiện về tốc độ xử lý thông tin trong hệ thần kinh trung ương.
  • Hỗ trợ sự phát triển và chức năng thị giác; thần kinh trong giai đoạn sơ sinh.

Ngược lại, trẻ sơ sinh nhận được không đủ omega-3, DHA trong quá trình phát triển sớm có nhiều khả năng gặp phải những hậu quả tiêu cực như:

  • Hệ miễn dịch kém.
  • Khó khăn khi chú ý, tập trung.
  • Phát triển thể chất và trí tuệ kém.
  • Điểm thấp hơn trong các bài kiểm tra về sự phát triển trí não, vận động và thị giác.

[inline_article id=309954]

4. Hướng dẫn cách bổ sung DHA cho trẻ

Hướng dẫn cách bổ sung DHA
Nên bổ sung DHA cho bé có trong thực phẩm nào?

DHA được tìm thấy trong sữa mẹ và được thêm vào một số loại sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh.

  • Đối với trẻ từ 0-6 tháng tuổi, sữa mẹ chính là nguồn DHA dồi dào nhất.
  • Đối với trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể nên bổ sung DHA cho bé thông qua các thực phẩm như các loại cá có mỡ như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá chép, cá mòi; dầu ô liu, dầu hướng dương; hải sản, trứng, sữa chua, các loại hạt,…

Ngoài thực phẩm; cha mẹ cũng có thể bổ sung DHA cho bé qua thuốc uống.

4.1 Liều lượng bổ sung DHA theo độ tuổi

Dù DHA quan trọng nhưng cha mẹ cũng lưu ý nên bổ sung có liều lượng cho bé:

  • Trẻ từ 0-6 tháng tuổi: Hãy cung cấp cho bé lượng DHA bằng 0,1 – 0,18% tổng năng lượng nạp vào.
  • Trẻ từ 6-24 tháng tuổi: Việc cung cấp tối ưu DHA ở độ tuổi này có thể nâng cao khả năng học ngôn ngữ; tư duy và suy luận cơ bản. Vì vậy, nên cung cấp 10-12mg DHA/kg trọng lượng cơ thể bé mỗi ngày.
  • Trẻ từ 2-4 tuổi: Trẻ nhỏ ở độ tuổi này nếu được đáp ứng đủ lượng DHA trong chế độ ăn uống được khuyến nghị thì phản ứng miễn dịch sẽ mạnh hơn và sức khỏe tổng thể sẽ tốt hơn nhờ vào việc các chức năng nhận thức được tăng cường; bao gồm tăng cường trí nhớ và tỷ lệ biết chữ. Vậy, bổ sung DHA cho trẻ như thế nào là đủ? Lượng EPA + DHA được khuyến nghị trong độ tuổi này là 100-150mg.
  • Trẻ từ 4-6 tuổi: Lượng DHA nên bổ sung cho trẻ như thế nào là đủ? Hãy cung cấp cho bé 150-200mg DHA + EPA mỗi ngày.
  • Trẻ từ 6-10 tuổi: Lượng DHA + EPA cần thiết để trẻ phát triển tốt là 200-250mg DHA/ngày.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Có nên bổ sung dha cho bé? 10 dầu ăn cho bé ăn dặm thông minh

4.2 Có thời điểm nào trong ngày mẹ nên bổ sung DHA cho bé để nhận lợi ích tốt nhất?

Có nên bổ sung DHA cho bé vào buổi sáng? Đây là thời điểm thích hợp để bổ sung DHA cho bé. Vì lúc này cơ thể bé dễ hấp thu nhất. Hãy bổ sung các thực phẩm giàu DHA như bơ, trứng, hạt, cá để bé hấp thụ DHA nhiều nhất có thể.

Có nên bổ sung DHA cho bé vào buổi tối? Bổ sung lượng DHA cần thiết vào buổi tối sẽ giúp cơ thể có nguồn năng lượng tích cực cho một ngày mới bắt đầu. Giúp trẻ ngủ ngon và sâu hơn. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về việc có nên bổ sung dha cho bé hay không. Việc bổ sung DHA cho bé là vô cùng cần thiết vì trong giai đoạn phát triển nhanh này, trẻ cần nhiều chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Trẻ bị đau mắt đỏ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Chính vì thế, cha mẹ nên biết trẻ bị đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là gì, biểu hiện của đau mắt đỏ ra sao. Trẻ bị đau mắt đỏ thì cha mẹ phải làm sao?

1. Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là gì?

Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) có tên y khoa là Pink Eye (Conjunctivitis). Trẻ bị đau mắt đỏ sẽ có dấu hiệu đặc trưng như kết mạc mắt có màu đỏ, hồng, khó chịu, khô rát ở mắt. 

Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào? Viêm kết mạc có thể lây lan nhanh và dễ khi:

  • Trẻ tiếp xúc trực tiếp với dịch mắt hoặc dịch cơ thể của người bệnh như chất nhầy do hắt hơi hoặc sổ mũi.
  • Trẻ cũng có thể bị đau mắt đỏ gián tiếp nếu tiếp xúc với ghèn, nước mắt của người bị bệnh trên các vật dụng như khăn tắm; áo gối hoặc ga trải giường.
đau mắt đỏ là gì?
Hình ảnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc) ở trẻ em

2. Dấu hiệu và triệu chứng khi trẻ bị đau mắt đỏ

Các trẻ nhỏ khi bị đau mắt đỏ sẽ có các triệu chứng, dấu hiệu như sau:

  • Kết mạc mắt có màu đỏ hồng (thường là một mắt đối với viêm kết mạc do vi khuẩn; và cả hai mắt đối với viêm kết mạc do virus hoặc dị ứng).
  • Thường xuyên tiết nước mắt.
  • Nhạy cảm với ánh sáng chói.
  • Ngứa, kích ứng hoặc bỏng rát.
  • Cảm giác cộm mắt hoặc muốn dụi mắt.
  • Sưng đường viền mắt và bên trong mí mắt.
  • Đôi khi xảy ra hiện tượng sụp mí mắt; đặc biệt là vào buổi sáng. 
  • Nổi hạch bạch huyết (hạch cổ trước , hạch cổ sau) làm sưng và đau.
  • Có các triệu chứng của cảm lạnh, cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp khác.
  • Đồ ghèn mắt, đặc biệt ghèn màu vàng xanh (thường gặp ở viêm kết mạc do vi khuẩn).
  • Các triệu chứng dị ứng, chẳng hạn như ngứa mũi, hắt hơi, ngứa cổ họng; hoặc hen suyễn có thể xuất hiện trong các trường hợp dị ứng mắt đỏ.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bé 2-3 tuổi mắt bị đổ ghèn: Mẹ phải xử sao?

3. Nguyên nhân khiến trẻ bị đau mắt đỏ là gì?

Có 4 nguyên nhân chính khiến trẻ bị đau mắt đỏ:

  • Đau mắt đỏ do nhiễm vi khuẩn.
  • Đau mắt đỏ do dị ứng, kích ứng.
  • Đau mắt đỏ do virus gây bệnh cảm lạnh, Adenovirus và các bệnh nhiễm trùng khác (nhiễm trùng tai, nhiễm trùng xoang và viêm họng.
  • Đau mắt đỏ do nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục từ mẹ (như bệnh chlamydia, bệnh lậu).

Ngoài ra, có một số nguyên nhân ít phổ biến hơn gây viêm kết mạc đó là: bệnh viêm khớp phản ứng; chứng đỏ mặt (rosacea); hoặc bị viêm mi, viêm bờ mi.

Một Đánh giá khối hệ thống của Bác sĩ Amir A. Azari và Amir Arabi vào năm 2020 cho thấy; nhiễm virus là nguyên nhân phổ biến gây đau mắt đỏ (viêm kết mạc) ở trẻ.

4. Những trẻ nào có nguy cơ bị đau mắt đỏ?

Bất kỳ trẻ nào cũng đều có khả năng mắc phải bệnh đau mắt đỏ, nhưng nguy cơ tăng cao nếu trẻ có các yếu tố sau đây:

  • Tiếp xúc với người mắc bệnh đau mắt đỏ.
  • Trẻ có hệ miễn dịch suy giảm
  • Thói quen vệ sinh mắt không đúng cách, thường xuyên đụng vào mắt.
  • Sống trong khu vực có dịch bệnh.

5. Chẩn đoán đau mắt đỏ ở trẻ em

Bệnh đau mắt đỏ thường được chẩn đoán thông qua kiểm tra lâm sàng, đánh giá triệu chứng và lịch sử bệnh của trẻ. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm liên quan, như xét nghiệm nước mắt, để xác định nguyên nhân gây ra bệnh.

6. Bệnh viêm kết mạc có lây không?

Trẻ bị đau mắt đỏ bao lâu thì hết?

Nếu trẻ bị viêm kết mạc do nhiễm vi khuẩn, virus thì có thể lây lan cho những người xung quanh nếu họ tiếp xúc với nước mắt, ghèn của trẻ. 

Vậy loại viêm kết mạc nào không gây lây lan? Chỉ khi trẻ bị đau mắt đỏ do dị ứng phấn hoa, cỏ hoặc bị kích ứng do khói bụi, ô nhiễm môi trường thì mới không lây nhiễm cho người khác.  

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Mắt bé bị đổ ghèn xanh là do đâu? Cách chữa trị ra sao?

7. Viêm kết mạc ở trẻ bao lâu thì khỏi?

Hầu hết các trường hợp viêm kết mạc do virus là bệnh nhẹ. Nên viêm kết mạc do virus thường sẽ khỏi sau 7 đến 14 ngày mà không cần điều trị và không có bất kỳ hậu quả lâu dài nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, viêm kết mạc do virus có thể mất từ ​​2 đến 3 tuần hoặc hơn để khỏi hẳn.

Viêm kết mạc do vi khuẩn nhẹ có thể thuyên giảm mà không cần điều trị kháng sinh và không gây ra bất kỳ biến chứng nào. Viêm kết mạc thường phục hồi từ sau 2 đến 5 ngày mà không cần điều trị nhưng có thể mất 2 tuần để biến mất hoàn toàn. 

8. Cách chữa trị và chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ

8.1 Cách chữa trị trẻ bị viêm kết mạc

Cách chăm sóc trẻ bị viêm kết mạc
Nhỏ mắt cho bé vị viêm kết mạc do vi khuẩn, kích ứng

Trẻ bị đau mắt đỏ nên làm gì? Tùy vào nguyên nhân gây bệnh sẽ có cách chữa trị khác nhau:

  • Viêm kết mạc do vi khuẩn: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh, thường được dùng tại chỗ dưới dạng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ, để điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn. Thuốc kháng sinh có thể giúp rút ngắn thời gian nhiễm trùng, giảm biến chứng và giảm lây lan sang người khác. 
  • Viêm kết mạc do virus: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus để điều trị các dạng viêm kết mạc nghiêm trọng hơn. Ví dụ, viêm kết mạc do vi rút herpes simplex hoặc vi rút varicella-zoster. Thuốc kháng sinh sẽ không cải thiện tình trạng viêm kết mạc do virus. Thuốc kháng sinh không có hiệu quả chống lại virus.
  • Viêm kết mạc do kích ứng, dị ứng: Trẻ bị đau mắt đỏ do dị ứng thường được chữa trị bằng cách loại bỏ tác nhân gây dị ứng ra khỏi môi trường sống của bé. Ví dụ như bông, cỏ, lông thú, bụi ô nhiễm. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm thuốc nhỏ mắt, thuốc dị ứng để giảm nhẹ các triệu chứng của đau mắt đỏ ở trẻ.
  • Viêm kết mạc do bệnh lây truyền qua đường tình dục: Điều này thường xảy ra nhất ở trẻ sơ sinh; thường do vi khuẩn Chlamydia trachomatis. Trẻ có thể bị đau mắt đỏ nếu người mẹ lúc sinh bé bị nhiễm bệnh về đường tình dục. Loại viêm kết mạc này sẽ được điều trị bằng thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ kháng sinh.

Bên cạnh đó cha mẹ cũng nên vệ sinh mắt thường xuyên cho bé để loại sạch vi khuẩn, virus và nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý cho bé 3-5 lần/ngày. Đồng thời tăng cường sức đề kháng cho mắt bé, biết nên cho bé ăn thực phẩm gì và kiêng gì.

8.2 Cách vệ sinh mắt cho bé

  • Bước 1: Rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi vệ sinh mắt cho trẻ.
  • Bước 2: Chuẩn bị nước muối sinh lý; và 2 miếng gạc vô khuẩn sử dụng cho 2 mắt.
  • Bước 3: Dùng nước muối sinh lý thấm ướt gạc vô trùng, lau nhẹ nhàng theo chiều từ đầu đến đuôi mắt.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn phải làm sao để khắc phục?

8.3 Trẻ bị đau mắt đỏ nên ăn gì? Kiêng gì?

Trẻ đau mắt đỏ nên bổ sung Vitamin A và Vitamin C

Khi trẻ bị đau mắt đỏ, mẹ bổ sung cho bé các loại thực phẩm có chứa các chất sau:

  • Vitamin C: Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, xoa dịu cảm giác nóng rát khi trẻ bị đau mắt đỏ. Vitamin C có nhiều trong quả cam, chanh, dâu tây và ổi. 
  • Vitamin A, B12, D: Vitamin A, B12, D chứa beta-carotene tốt cho mắt bé bị đau mắt đỏ như rau cải xanh, rau bina, bí đỏ, đu đủ,… Các chất này giúp bé sáng mắt, tăng cường sức đề kháng ngăn ngừa bệnh phát triển.
  • Ngoài ra, thịt nạc, lòng đỏ trứng gà, gan cũng là những chất bổ sung vitamin cho mắt.

Trẻ bị đau mắt đỏ kiêng ăn gì? Cha mẹ không nên cho bé ăn các thực phẩm sau để không làm mắt bé nóng và gây khó chịu hơn: Thực phẩm cay, nóng; nhiều dầu mỡ, thực phẩm có mùi tanh, rau muống.

8.4 Khi nào đưa trẻ đi khám bác sĩ? 

Hãy đưa trẻ đến bệnh viện nếu trẻ có các dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Trẻ bị đau mắt
  • Mắt trẻ đỏ dữ dội.
  • Nếu bé bị đồ ghèn mắt nhiều và dưới 3 tháng tuổi.
  • Nhạy cảm với ánh sáng hoặc nhìn mờ không cải thiện khi lau dịch tiết ra khỏi mắt.
  • Các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn hoặc không cải thiện, bao gồm đau mắt đỏ do do vi khuẩn gây ra, không cải thiện sau 24 giờ sử dụng kháng sinh.
  • Hệ thống miễn dịch của bé suy yếu. Ví dụ như do nhiễm HIV, điều trị ung thư hoặc các tình trạng đang điều trị y tế khác.
  • Nếu trẻ có vẻ không khỏe và bị sốt, phát ban hoặc đau mắt, hoặc nếu bệnh đau mắt đỏ tiếp tục tái phát. Một số bệnh khác nghiêm trọng hơn thoạt đầu có thể trông giống như đau mắt đỏ. Chính vì thế, cha mẹ cần đưa bé đi khám để xác định là bệnh gì.

9. Những biến chứng đau mắt đỏ ở trẻ em là gì?

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ thường tự khỏi sau khoảng 7 ngày với sự chăm sóc và điều trị thích hợp. Tuy nhiên, đôi khi, trẻ có thể phát triển những biến chứng nhẹ như nhiễm trùng kết mạc.

Trong một số trường hợp, bệnh có thể gây ra các biến chứng nặng như viêm kết mạc, loét kết mạc, hoặc tạo sẹo ở kết mạc. Đau mắt đỏ cũng có thể khiến trẻ nhiễm trùng đường mắt khi trẻ tự dụi mắt và đưa vi khuẩn từ tay vào mắt. Nếu trẻ có hệ miễn dịch yếu, nguy cơ mắc các biến chứng nặng sẽ cao hơn.

Nếu triệu chứng kéo dài hơn 10 ngày, bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra lại.

10. Cách phòng ngừa đau mắt đỏ ở trẻ em

phòng ngừa viêm kết mạc
Thường xuyên rửa tay để phòng ngừa trẻ bị đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ tuy lành tính nhưng sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình học tập và sinh hoạt của bé. Ngoài ra nếu bệnh lâu không khỏi có thể gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến thị lực. Vì thế việc phòng ngừa đau mắt đỏ là vô cùng quan trọng.

Nếu cho rằng trẻ nhà mình bị đau mắt đỏ, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa này ngay cả trước khi bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ nhãn khoa nhi khoa chẩn đoán bé mắc bệnh:

  • Thường xuyên rửa tay cho trẻ.
  • Nhắc trẻ không chạm vào mắt mình.
  • Không cho trẻ dùng chung gối, khăn tắm với người khác. Giặt chúng bằng nước nóng hàng ngày.
  • Viêm kết mạc dễ lây lan. Vì vậy hãy dạy trẻ rửa tay sạch sẽ và thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng.
  • Nếu trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên hoặc thiếu niên, hãy đảm bảo rằng trẻ không dùng chung mascara hoặc bất kỳ đồ trang điểm mắt nào với người khác. Để tẩy trang mắt và đồ trang điểm ngoài tầm với của trẻ; đặc biệt là khi bác sĩ chẩn đoán bé bị đau mắt đỏ.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ nếu cha mẹ cần cho con nghỉ học cho đến khi bệnh đau mắt đỏ được điều trị.

Một số trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ do lây bệnh chlamydia, bệnh lậu từ mẹ lúc sinh bé. Để ngăn chạn việc này xảy ra, mẹ cần biết cách phòng chống bệnh lây nhiễm đường tinh dục gồm:

  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ: Sử dụng bao cao su latex cho nam hoặc bao cao su polyurethane cho nữ trong mỗi lần quan hệ tình dục. Bao cao su nếu được sử dụng đúng cách trong mỗi lần quan hệ tình dục sẽ làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.
  • Kiểm tra sức khỏe trước khi quan hệ: Nếu chưa biết rõ chồng có mắc các bệnh tình dục hay không. Tốt nhất là cả hai nên đi khám và điều trị kịp thời trước khi quan hệ, đặc biệt là quan hệ trần. Vì biết đâu cha của bé có nguy cơ cao nhiễm chlamydia và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác.
  • Đi sàng lọc kết quả thường xuyên: Tốt nhất mẹ nên đi khám phụ khoa từ 3-6 tháng một lần để biết mình có mắc các bệnh về lây truyền qua tình dục hay không.
  • Tránh thụt rửa mạnh: Thụt rửa làm giảm số lượng vi khuẩn tốt trong âm đạo, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Chính vì thế, mẹ chỉ nên vệ sinh vùng bên ngoài sạch sẽ bằng dung dịch vệ sinh.

Trên đây là toàn bộ thông tin về đau mắt đỏ ở trẻ em. Hy vọng qua bài viết này, khi trẻ bị đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc, cha mẹ đã biết được dựa vào các nguyên nhân, dấu hiệu gây bệnh mà tìm ra cách chữa trị phù hợp cho bé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh dùng khi nào? TOP 6 loại thuốc cho bé

Hôm nay, MarryBaby sẽ giới thiệu cho cha mẹ cách sử dụng thuốc hạ sốt cũng như một số loại thuốc hiệu quả để hạ sốt cho trẻ sơ sinh nhé!

1. Khi nào nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?

Sốt là khi nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng lên. Về bản chất, sốt là một phản ứng có lợi của cơ thể, cha mẹ chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt khi thật sự cần thiết và trẻ đã được xác định sốt khi được đo nhiệt độ chính xác bằng nhiệt kế.

Tùy vào nguyên nhân trẻ bị sốt mà cha mẹ mới quyết định có nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt hay không. Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi sốt trên 38 độ C; cha mẹ cần đưa bé đi bệnh viện ngay lập tức.

Nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi nào phụ thuộc vào (1) Độ tuổi của bé; (2) Nhiệt độ cơ thể; và (3) Chiều cao, cân nặng của trẻ.

Độ tuổi: Trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên đã có thể dùng thuốc hạ sốt. Nhưng đối với trẻ bị hen suyễn; cha mẹ phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ sơ sinh uống thuốc hạ sốt.

Nhiệt độ cơ thể: quyết định có nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt hay không:

– Trẻ sốt dưới 38,5 độ C: Lúc này trẻ chỉ mới sốt nhẹ. Cha mẹ cần cho bé uống nhiều nước; chất điện giải hoặc Oresol để trẻ không bị mất nước. Lau mình bằng khăn ấm (nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ cơ thể của bé từ 1-2 độ) và cho trẻ mặc quần áo thoải mái, thoáng mát, có thể cởi hết đồ bé. Vẫn chưa cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay lúc này. Tuy nhiên, với những trẻ có tiền căn sốt co giật cha mẹ có thể cho bé uống hạ sốt sớm khi nhiệt độ từ 38 độ C.

– Trẻ sốt trên 38,5 độ C: Bên cạnh việc chăm sóc bé như ở trên; đây là lúc trẻ sơ sinh cần được uống thuốc để hạ cơn sốt. Cha mẹ có thể cho bé uống paracetamol hoặc ibuprofen. Paracetamol là thuốc đầu tay ưu tiên được sử dụng khi trẻ bị sốt vì tính thông dụng và an toàn cho trẻ.

Trẻ sốt trên 39 độ C: Đây được xem là sốt cao đối với trẻ sơ sinh. Nếu trẻ bị sốt cao có thể dẫn đến sốt co giật, nguy hiểm đến sức khỏe. Hãy đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ điều trị ngay.

khi nào dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh?

Tóm lại, khi nào nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh?

  • Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi; nếu nhiệt độ cơ thể của bé trên 38 độ C; cha mẹ đưa bé thăm khám bác sĩ ngay.
  • Trẻ sơ sinh trên 3 tháng tuổi và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi: cha mẹ không cho uống thuốc hạ sốt khi thân nhiệt của bé dưới 38,5 độ C. Ngoại trừ các trường hợp trẻ có tiền căn sốt co giật trước đó.
  • Nếu trẻ sơ sinh (từ 3 tháng đến 3 tuổi) bị sốt đau nhức và quấy khóc; và nhiệt độ của trẻ trên 38,5 độ C; cha mẹ có thể cho trẻ uống hạ sốt.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh là bệnh gì và cách chữa trị?

2. Các loại thuốc hạ sốt dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Hiện nay trên thị trường có 2 loại thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh phổ biến. Loại thuốc hạ sốt hay được sử dụng nhất là Paracetamol (hay gọi là Acetaminophen) và Ibuprofen.

Paracetamol là loại thuốc được lựa chọn ưu tiên hơn vì:

  • An toàn, có thể dùng cho nhiều đối tượng; sử dụng đúng cách ít tác dụng phụ và dễ sử dụng.
  • Ibuprofen không dùng cho trẻ dưới 3 tháng tuổi hay trẻ bị rối loạn đông máu. Nếu dùng Ibuprofen trong thời gian dài có thể gây tác dụng phụ. Để an toàn tuyệt đối cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng Ibuprofen cho con mình.

Cha mẹ tuyệt đối không dùng aspirin để giảm đau, hạ sốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

3. Nên cho trẻ sơ sinh uống thuốc hạ sốt như thế nào? 

Cha mẹ lưu ý chỉ nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh lúc trẻ sốt 38,5 độ C trở lên

Liều dùng thuốc hạ sốt Paracetamol cho trẻ sơ sinh đảm bảo an toàn là 10-15mg/kg/lần; tối đa không quá 60mg/kg/ngày.

Thời gian cách giữa 2 lần dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi là từ 6-8 giờ; trẻ lớn hơn là từ 4-6 giờ.

Nếu trẻ sốt quá cao thì có thể dùng thuốc hạ sốt nhét vào hậu môn. Lưu ý là đưa thuốc nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương hậu môn bé. 

TOP 6 loại thuốc hạ sốt với hoạt chất paracetamol có sẵn tại nhà thuốc

1. Thuốc dùng hạ sốt cho trẻ: Hapacol 150 Flu

Thuốc hạ sốt Hapacol

Về thương hiệu Hapacol

Dược Hậu Giang là một công ty sản xuất và kinh doanh thuốc không còn xa lạ gì với người Việt Nam. Với công nghệ sản xuất dược phẩm đạt chuẩn Japan – GMP, Dược Hậu Giang luôn mang đến sản phẩm chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người Việt. Trong đó, nhãn hàng Hapacol đã trở nên phổ biến hơn 15 năm qua với sứ mạng cung cấp giải pháp giảm đau hạ sốt thành phần chính từ paracetamol.

Thành phần và dạng bào chế

Đây là một dạng thuốc bột sủi bọt với nhãn dành cho trẻ em trong điều trị triệu chứng. Ngoài thành phần chính là paracetamol 150mg, Hapacol 150 Flu còn chứa lượng nhỏ (1mg) chlorpheniramine maleate – thành phần này sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng của sốt, sổ mũi, nhức đầu. Do đó, thuốc Hapacol 150 Flu thường được chỉ định trong các trường hợp cảm sốt, nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi, viêm mũi dị ứng thời tiết…

Giá tiền

Hapacol 150 Flu được đóng gói theo hộp 24 gói, mỗi gói 1,5g có giá 36.000 đồng/1 hộp.

Ưu điểm và nhược điểm của Hapacol 150 Flu

Ưu điểm

  • Thuốc dạng bột, có vị ngọt bào chế dành riêng cho trẻ nhỏ.
  • Với thành phần paracetamol kết hợp sẽ giúp hạ sốt nhanh và giảm các triệu chứng khó chịu kèm theo khác.
  • Dạng thuốc bột có thể giúp bé hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa tốt hơn dạng viên.

Nhược điểm

Thuốc hạ sốt Hapacol 150 Flu không dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ thiếu tháng, mẹ cần chú ý nhé!

Tại sao mẹ nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ em Hapacol 150 Flu?

Nhãn hàng Hapacol được xem như một giải pháp giảm đau hạ sốt “quốc dân”. Do đó, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi chọn mua dòng hàng này để bổ sung cho tủ thuốc nhà mình. Đặc biệt với sản phẩm dành cho trẻ em, Hapacol 150 Flu luôn có sẵn tại nhà thuốc là một sự lựa chọn phù hợp cho các mẹ có con từ trên 1 tuổi.

Mẹ hòa tan thuốc Hapacol 150 vào lượng nước (thích hợp cho bé) đến khi sủi hết bọt. Cách mỗi 6 giờ, bạn cho trẻ uống một lần, không quá 5 lần/ngày. Liều uống: trung bình từ 10 – 15 mg/kg thể trọng/lần. Bạn cũng có thể cho trẻ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

[inline_article id=189657]

2. Thuốc giảm đau hạ sốt Efferalgan 80mg cho trẻ sơ sinh

Thuốc Efferalgan
Hình ảnh thuốc giảm đau hạ sốt Efferalgan 80mg cho trẻ sơ sinh

Về thương hiệu Bristol-myers Squibb

Bristol-myers Squibb là một trong các công ty dược phẩm và sinh dược phẩm hàng đầu thế giới được thành lập tại Hoa Kỳ. Đây là một trong các hãng dược phẩm được nhiều chuyên gia y tế đánh giá cao về hiệu quả, tác dụng và tính an toàn cho sức khỏe người dùng. Trong đó, Efferalgan được xem là cái tên làm nên “thương hiệu” cho hãng dược phẩm này.

Thành phần

Trong 1 gói bột thuốc Efferalgan khối lượng 1,52g chỉ chứa hoạt chất là paracetamol (80mg) và phần còn lại là tá dược. Do đó, thuốc dạng bột sủi Efferalgan này thích hợp cho trẻ nhỏ có cân nặng từ 6-12kg. Ngoài dạng thuốc bột sủi, Efferalgan 80mg còn được đóng gói dưới dạng viên đạn đặt hậu môn – cũng là một dạng bào chế phù hợp để dùng cho trẻ em.

Giá tiền

Thuốc bột sủi ha sốt Efferalgan 80mg cho trẻ sơ sinh hiện có giá 2.300 đồng/1 gói và được đóng hộp gồm 12 gói/1 hộp có giá là 27.000 đồng/1 hộp.

Ưu điểm và nhược điểm của thuốc giảm đau hạ sốt dạng bột sủi Efferalgan 80mg cho trẻ sơ sinh

Ưu điểm

  • Thuốc phù hợp cho cả trẻ từ dưới 1 đến 7 tuổi.
  • Với dạng bột sủi, Efferalgan sẽ cho tác dụng hạ sốt và giảm đau rất nhanh, mẹ có thể dùng trong nhiều trường hợp bé sốt cao mà chưa thể đến bệnh viện.
  • Thuốc có thể dễ dàng tại mua tại các nhà thuốc, hiệu thuốc trên toàn quốc.

Nhược điểm

Efferalgan chỉ được dùng cho bé có cân nặng từ 6kg trở lên.

Tại sao mẹ nên dùng thuốc bột sủi Efferalgan 80mg để giảm đau hạ sốt cho con trẻ sơ sinh?

Thuốc bột sủi Efferalgan 80mg chỉ có thành phần paracetamol – hoạt chất được dùng để hạ sốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được bác sĩ nhi khoa khuyên dùng. Đồng thời, với dạng bào chế là thuốc bột sủi rất an toàn và tiện lợi khi dùng cho các bé nhỏ. Mẹ hoàn toàn có thể pha bột thuốc với các loại đồ uống của trẻ như nước, sữa, nước ép trái cây. Mẹ chỉ cần hòa thuốc tan hoàn toàn là có thể cho bé dùng được.

3. Siro Infants’ Tylenol Pain & Fever

Siro Tylenol

Về thương hiệu Tylenol

Tylenol chính là cái tên đã gây nên “cơn sốt” cho đại dịch Covid-19 năm 2021, được mệnh danh như “thần dược” chữa Covid-19. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cũng đã chia sẻ rằng đây là một thương hiệu về thuốc giảm đau hạ sốt với thành phần chính là acetaminophen (paracetamol) và chắc hẳn rằng nó không thể trị khỏi Covid-19. Nhưng để đẩy lùi triệu chứng sốt, đau nhức thì Tylenol là ứng cử viên sáng giá.

Thành phần và dạng bào chế

Siro là một dạng bào chế quen thuộc dành cho các đối tượng đặc biệt như trẻ em. Chính vì thế mà Tylenol đã sản xuất thuốc dạng siro có thêm vị ngọt, hương cherry dành cho các bé với thành phần hoạt chất chính là 160 mg acetaminophen (paracetamol) cho mỗi liều 5mL. Đây được đánh giá là chế phẩm phù hợp cho trẻ từ 2-11 tuổi.

Giá tiền

Hiện nay, Siro Infants’ Tylenol Pain & Fever 60ml có giá là 295.000 đồng/1 lọ.

Ưu điểm và nhược điểm của thuốc siro giảm đau hạ sốt dành cho trẻ sơ sinh của Tylenol

Ưu điểm

  • Siro có mùi hoa anh đào và vị ngọt, thơm ngon dễ uống với các bé.
  • Thành phần chỉ chứa acetaminophen (paracetamol) cùng một số hoạt chất giảm đau hạ sốt thiên nhiên khác, an toàn và cho tác dụng hạ sốt hiệu quả ở trẻ nhỏ.
  • Ngoài hạ sốt, thuốc còn có tác dụng làm giảm các triệu chứng của cảm cúm, cảm lạnh ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiệu quả.
  • Đóng gói kèm cốc phân liều riêng cho mỗi lọ thuốc để đảm bảo thuốc được dùng đúng liều lượng cho trẻ.

Nhược điểm

Một số người dùng vẫn gặp khó khăn trong việc phân liều cho trẻ theo cân nặng và độ tuổi. Ngoài ra, đây là dòng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh có giá thành đắt.

Tại sao mẹ nên lựa chọn thuốc siro giảm đau hạ sốt dành cho trẻ sơ sinh của Tylenol?

Siro Infants’ Tylenol Pain & Fever đã được nhiều cha mẹ tin dùng cho con trẻ trong nhiều thập kỷ qua. Tylenol là một trong các thương hiệu được chuyên gia y tế và bác sĩ nhi khoa trên toàn thế giới khuyên dùng để hạ sốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hơn thế nữa, với mùi thơm và vị ngọt dễ uống, siro thuốc của Tylenol được hầu hết các bé yêu thích.

[inline_article id=69794]

4. Thuốc hạ sốt dành cho trẻ sơ sinh Falgankid 160mg/10ml

Thuốc hạ sốt dành cho trẻ sơ sinh Falgankid 160mg/10ml

Về thương hiệu Falgankid

Falgankid là một sản phẩm thuộc Công ty Cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội. Đây là công ty dược phẩm Việt Nam luôn tiên phong trong việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nhằm đem tới những sản phẩm thuốc chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Thành phần và dạng bào chế

Dung dịch uống Falgankid 160/10ml với chỉ định dùng hạ sốt cho trẻ em (kể cả trẻ dưới 3 tháng tuổi) được sản xuất với thành phần hoạt chất chính là paracetamol.

Giá tiền

Dung dịch thuốc uống Falgankid 160/10ml có giá 3.900 đồng/1 ống hoặc 85.000 đồng/1 hộp/12 ống.

Ưu điểm và nhược điểm của dung dịch uống Falgankid 160/10ml dành cho bé

Ưu điểm

  • An toàn và dễ dùng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
  • Thiết kế ống nhựa khá an toàn cho trẻ khi sử dụng.
  • Thuốc dạng dung dịch uống, có thể dùng trực tiếp không cần pha chế.

Nhược điểm

  • Dạng dung dịch thuốc dễ bị hư, cần được bảo quản cẩn thận.
  • Lạm dụng thuốc trong một thời gian dài gây độc tính cho thận.

Vì sao nên sử dụng thuốc hạ sốt dành cho trẻ sơ sinh Falgankid 160mg/10ml

Thuốc Falgankid 160mg/10ml chứa thành phần Paracetamol nhờ đó làm giảm thân nhiệt, giảm đau của người bị sốt. Đối với trẻ bị có nhiệt độ bìn thường thuốc sẽ không có tác dụng. Thế nên Falgankid 160mg/10ml vô cùng an toàn với tất cả trẻ nhỏ.

5. Thuốc hạ sốt dành cho trẻ sơ sinh Doliprane 2.4%

Thuốc hạ sốt dành cho trẻ sơ sinh Doliprane 2.4%
Thuốc hạ sốt dành cho trẻ sơ sinh Doliprane 2.4%

Về thương hiệu Doliprane

Siro giảm đau hạ sốt Doliprane 2,4% là một trong sản phẩm giảm đau hạ sốt dành cho trẻ em thuộc thương hiệu Doliprane – một trong các thương hiệu dược phẩm của Pháp có danh tiếng toàn cầu.

Thành phần và dạng bào chế

Thuốc giảm đau hạ sốt dành cho trẻ em Doliprane 2,4% với 2 thành phần chính là paracetamol và nước cùng với một số tá dược tạo mùi vị và độ sánh khác. Trong đó, thành phần siro được bào chế đảm bảo không chứa chất bảo quản và phẩm màu, an toàn cho trẻ em.

Giá tiền

Hiện nay, giá của một lọ siro Doliprane 2,4% ở vào khoảng 180.000 đồng/chai.

Ưu điểm và nhược điểm của thuốc siro giảm đau hạ sốt dành cho bé Doliprane 2,4%

Ưu điểm

  • Sản phẩm siro uống đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn dành cho sức khỏe trẻ em của EU.
  • Thiết kế bao gồm lọ đựng siro đi kèm với 1 ống xi lanh lấy thuốc theo đúng cân nặng của con giúp mẹ dễ dàng cho bé uống thuốc đúng liều lượng.
  • Hạ sốt hiệu quả và bổ sung vitamin giúp tăng sức đề kháng cho bé.
  • Phù hợp cho trẻ có cân nặng từ 3-12kg (trẻ sơ sinh cũng có thể dùng được).

Nhược điểm

Uống thuốc bằng xi lanh dễ làm bé bị sặc nếu mẹ không cẩn thận.

Tại sao mẹ nên sử dụng thuốc hạ sốt dành cho trẻ sơ sinh Doliprane 2.4%?

Nhờ có thành phần paracetamol nên giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng, đẩy nhanh thời gian hạ thân nhiệt của trẻ so với các loại thuốc hạ sốt thông thường. Theo đánh giá, sản phẩm có thời gian hạ sốt khoảng 10-20 phút sau khi uống (thời gian cụ thể tùy theo cơ địa của từng bé). Trong khi các thuộc hạ sốt thông thường cần khoảng 30 phút sau khi uống.

Sản phẩm cũng đến từ thương hiệu uy tín trên thê giới nên mẹ có thể yên tâm về chất lượng của thuốc.

6. Thuốc hạ sốt nhét hậu môn Doliprane cho trẻ sơ sinh

thuốc nhét hậu môn
Thuốc hạ sốt nhét hậu môn Doliprane cho trẻ sơ sinh

Về thương hiệu Doliprane

Như đã nói ở trên, Doliprane là một trong các thương hiệu dược phẩm của Pháp có danh tiếng toàn cầu. Thuốc được bào chế theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt về sức khỏe trẻ em của Châu Âu; nên mẹ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.

Thành phần và dạng bào chế

Bên cạnh siro, thuốc nhét hậu môn hạ sốt Doliprane cũng có thành phần chính là paracetamol. Thuốc được bào chế bằng cách phối hợp dược chất có khả năng tan chảy ở nhiệt độ cơ thể (37 độ C). Do đó, thuốc tan ra nhanh chóng khi đặt vào trực tràng và được giữ ở vị trí cần thiết; không bị đẩy ra bởi lực cản của cơ vòng hậu môn.

Giá tiền

Mỗi hộp có 10 viên thuốc đặt có giá 95.000 đồng. 

Ưu điểm và nhược điểm của thuốc nhét hậu môn Doliprane

Ưu điểm

  • Thuốc nhét hậu môn hạ sốt Doliprane giúp tránh được sự tương tác với bộ máy tiêu hóa, điểm yếu mấu chốt ở trẻ ốm sốt. Dễ thấy nhất là khi dùng viên đạn hạ sốt, trẻ không bị nôn ói giống như các loại thuốc uống thông thường.
  • Ngoài ra, việc đặt thuốc cho trẻ cũng cực kỳ dễ dàng, không cần phải “vật vã” như khi ép trẻ uống thuốc.
  • Thuốc có nhiều loại tương ứng với cân nặng và độ tuổi phù hợp có các bé từ 3-24kg.

Nhược điểm

  • Cần phải cho thuốc đặt hậu môn vào tủ lạnh trước khi sử dụng.
  • Có thể gây ngứa vùng hậu môn, són phân. Nếu thao tác mạnh có thể gây trầy xướt tổn thương niêm mạc hậu môn.
  • Không sử dụng được khi trẻ bị tiêu chảy.

Tại sao mẹ nên lựa chọn thuốc nhét hậu môn Doliprane để hạ sốt cho trẻ sơ sinh?

Với công dụng hạ sốt và giảm các triệu chứng của cảm cúm, viêm mũi dị ứng, sổ mũi, ngạt mũi nhanh chóng thêm vào đó là tính tiện lợi.  Thêm vào đó, nhiều trẻ nhỏ không thích uống thuốc hoặc sốt quá cao nên không thể uống thuốc. Thì thuốc nhét hậu môn Doliprane để hạ sốt cho trẻ sơ sinh chính là giải pháp. 

Trên đây là 6 loại thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh. Mỗi loại thuốc sẽ có ưu nhược điểm cũng như giá thành khác nhau. Cha mẹ nên căn cứ vào nhu cầu, tình trạng bệnh của trẻ để chọn loại thuốc hạ sốt phù hợp cho trẻ sơ sinh. 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Có nên dán miếng hạ sốt cho trẻ? Hiểu đúng về miếng dán hạ sốt

Thế nhưng liệu miếng dán “thần thánh” này có chữa hết bệnh. Có nên sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ nhỏ hay không? Liệu có tác dụng phụ gì không? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết này.

1. Miếng dán hạ sốt là gì?

Miếng dán hạ sốt là gì
Miếng dán hạ sốt là gì? Có nên dán miếng hạ sốt cho trẻ?

Trước khi tìm hiểu có nên sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ nhỏ hay không; hãy cùng xem thử miếng dán hạ sốt là gì nhé. 

Miếng dán hạ sốt (cooling pads) là miếng dán có tác dụng tản nhiệt, thành phần chủ yếu là hydrogel. Hydrogel là các polyme dạng chuỗi; không tan trong nước; có khả năng hút nước ở vùng da mà chúng tiếp xúc.

Miếng dán hạ sốt hoạt động theo cơ chế hấp thụ nhiệt và phân tán nhiệt ở vùng da được dán lên ra bên ngoài. Do đó, khi mới dán lên trẻ sẽ có cảm giác mát lạnh; nhiệt độ cơ thể đỡ nóng hẳn; giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Tuy nhiên miếng dán hạ sốt không có tác dụng giải quyết sốt triệt để. Sau khi dán được một thời gian, nhiệt độ của trẻ bị sốt sẽ lại dần trở nên cao như lúc đầu. Vậy có nên dán miếng hạ sốt cho trẻ hay không? Câu trả lời ở phần tiếp theo.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng: Nên và không nên làm gì?

2. Có nên dán miếng hạ sốt cho trẻ?

Có nên dán miếng hạ sốt cho trẻ?
Có nên dán miếng hạ sốt cho trẻ? Vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh miếng dán hạ sốt có thể giúp hạ sốt

Trẻ có thể sử dụng miếng dán hạ sốt. Nhưng thực tế, vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh miếng dán hạ sốt có thể giúp hạ sốt hoàn toàn. Các tinh dầu, chất làm mát trong miếng dán có thể làm mát cơ thể bé trong thời gian nhất định; chứ không chữa dứt điểm sốt cho bé. 

Ngoài ra cha mẹ cũng nên cân nhắc có nên dán miếng hạ sốt cho trẻ hay không dựa trên một số tác dụng phụ sau:

  • Không thật sự hạ sốt triệt để cho trẻ: Sử dụng phương pháp chườm lạnh không hề đem lại hiệu quả giảm sốt ở trẻ. Mà miếng dán hạ sốt lại là miếng dán lạnh; nên chúng cũng không đem lại hiệu quả giảm sốt.
  • Gây biến chứng nặng nề: Nhiều cha mẹ nghĩ rằng sau khi dán hạ sốt; trẻ đã hết sốt nên là không cần cho bé uống thuốc hoặc đưa đi khám. Điều này càng làm bệnh thêm trầm trọng. Ngoài ra trẻ có thể mắc các biến chứng như sốt co giật, các biến chứng về não, hô hấp,…
  • Có thể gây phỏng lạnh, kích ứng: Làn da của trẻ rất mỏng và nhạy cảm. Cha mẹ nên cân nhắc có nên dán miếng hạ sốt cho trẻ hay không; vì nhiệt độ thấp của miếng dán có thể làm trẻ bỏng hoặc dị ứng. 
  • Ảnh hưởng xấu tới hệ hô hấp: Có nên dán miếng hạ sốt cho trẻ? Một số loại miếng dán hạ sốt có thành phần menthol gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé. Một số trẻ bị sốt do viêm phổi; miếng dán hạ sốt càng khiến hệ hô hấp của trẻ phải hoạt động nhiều hơn; dễ gây tổn thương và gây khó khăn cho bác sĩ trong việc điều trị.

[inline_article id=149136]

3. Cách dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ

Cách dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ

Dù có nhiều nguyên nhân không nên dán miếng hạ sốt cho trẻ nhưng trong thời gian chờ đợi thuốc phát huy tác dụng, cha mẹ có thể dán cho bé. Khi dán, cha mẹ nên lưu ý:

  • Mua miếng dán của các nhà sản xuất uy tín.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ.
  • Nếu bé dị ứng hay có vấn đề về hô hấp thì không nên dán miếng hạ sốt cho trẻ.
  • Không dán miếng dán vào vùng da mới được tiêm chủng ngừa hay vùng da bị thương tổn.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm để biết miếng dán hạ sốt dán bao lâu.
  • Luôn để ý và theo dõi bé trong suốt quá trình sử dụng nếu thấy các dấu hiệu bất thường cần ngưng ngay.

[key-takeaways title=””]

Cha mẹ cũng quan tâm đên miếng dán hạ sốt dùng cho trẻ mấy tháng? Trẻ sốt bao nhiêu độ thì dán miếng hạ sốt? Trẻ sơ sinh 0-3 tháng sốt từ 38°C trở lên và trẻ từ 3 – 5 tháng tuổi, sốt lên đến 38°C hay cao hơn có thể sử dụng miếng dán hạ sốt.

[/key-takeaways]

[inline_article id=170213]

4. Cách chăm sóc giúp bé hạ sốt

Cách hạ sốt đơn giản và hiệu quả cho trẻ không phải là sử dụng miếng dán hạ sốt cho bé, mà là mặc đồ thoáng mát, lau mình bằng nước âm; bú sữa mẹ nhiều (với trẻ dưới 6 tháng tuổi); uống đủ nước (với trẻ lớn) và cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol liều 10-15mg/kg/lần; mỗi lần 4-6 giờ khi trẻ sốt trên 38 độ Choặc ibuprofen để bé bớt khó chịu.

Thông thường, khi bé mới sốt, cha mẹ nên cho bé ở nhà theo dõi trong khoảng 1 – 2 ngày. Nếu trẻ sốt quá 3 ngày không khỏi hẳn đưa trẻ đến bệnh viện.

Khi chăm sóc trẻ sốt, cha mẹ cần lưu ý:

  • Với trẻ sơ sinh: Mẹ cần cho bé bú đủ. Nếu bé mệt, bú ít, mẹ nên cho bé bú thường xuyên hơn. Nếu bé không thể bú hoặc bỏ bú; mẹ nên vắt sữa ra và cho bé ăn bằng thìa.
  • Với bé lớn hơn: Mẹ nên cho bé uống thêm nước, oresol; chia nhỏ bữa ăn ra cho bé dễ ăn. Cho bé uống thuốc hạ sốt, lau mình bằng nước ấm; ăn uống thực phẩm chứa nhiều vitamin, chất dinh dưỡng. 

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị sốt nên ăn cháo gì? 4 công thức nấu cháo đơn giản và hiệu quả

Hy vọng với bài viết này, cha mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi có nên dán miếng hạ sốt cho trẻ hay không. Câu trả lời là có thể, nhưng không nên quá lạm dụng. Cha mẹ chỉ nên sử dụng miếng dán hạ sốt trong lúc quá cấp bách, lúc chưa có biện pháp hạ sốt nào thay thế. 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Vấn đề về tiêu hóa

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì, kiêng gì để mau khỏi bệnh?

Trước khi tìm ra câu trả lời cho câu hỏi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì; cha mẹ nên biết nhiễm trùng khuẩn đường ruột là gì. 

1. Nhiễm khuẩn đường ruột là gì?

Nhiễm khuẩn đường ruột (Gastroenteritis) hay còn được gọi là nhiễm trùng đường ruột là một căn bệnh phổ biến gây ra các triệu chứng khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng; và biếng ăn ở trẻ nhỏ và người lớn.

Nguyên nhân gây ra nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em chủ yếu đến từ virus Rota, vi khuẩn, chất bẩn trong thức ăn. Trẻ bị nhiễm Rotavirus thông qua việc ăn, uống thực phẩm bị nhiễm bẩn; hoặc nhiễm virus từ phân của người bệnh. 

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột luôn bị mất nước liên tục do việc nôn ói, tiêu chảy gây ra. Chính vì thế, việc bù nước là vô cùng quan trọng đối với bé ở bất kỳ độ tuổi nào.

Còn đối với chế độ ăn uống, trẻ bị nhiễm trùng đường ruột ở từng độ tuổi sẽ không giống nhau. Trước tiên hãy tìm hiểu xem trẻ dưới 6 tháng bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì cha mẹ nhé!

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì
Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì?

2. Trẻ dưới 6 tháng tuổi bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì?

Trẻ dưới 6 tháng bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì? Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi bị nhiễm khuẩn đường ruột, thực phẩm tốt nhất chính là sữa mẹ. Sữa mẹ vừa là chất dinh dưỡng, vừa là nguồn cung cấp nước bổ dưỡng cho bé. 

Ngoài ra, sữa mẹ còn là liều thuốc cải thiện hệ tiêu hóa cho bé; giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho dạ dày bé mau chóng phục hồi.

Nếu bé không bú sữa mẹ, sữa công thức và sữa bò cũng có thể chấp nhận được. Nhưng mẹ phải nhớ pha sữa loãng hơn cho bé bú.   

[inline_article id=225460]

3. Trẻ trên 6 tháng tuổi bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì?

Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi bị nhiễm khuẩn đường ruột, bé đã có khả năng ăn nhiều nhóm thực phẩm hơn. Do đó, chế độ ăn của bé cần được đa dạng và tập trung vào các món ăn hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Vậy trẻ trên 6 tháng tuổi nên ăn gì khi bị nhiễm khuẩn đường ruột?

3.1 Rau, củ, quả

Rau, củ, quả

Các loại củ quả nhiều màu như ớt chuông, cà rốt, củ dền, cam quýt, chuối chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa tốt cho hệ miễn dịch.

Thêm vào đó, các loại muối khoáng có tính kiềm trong rau xanh như cải bẹ xanh, rau mồng tơi, rau chân vịt,… còn có khả năng làm trung hòa axit do thực phẩm khác tạo ra. Nhờ đó vi khuẩn bị mất đi môi trường phát triển. 

Bên cạnh đó, khoai lang và khoai tây cũng là thực phẩm nên cho trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột ăn. Vì hai loại củ này giàu vitamin, vi lượng, acid amin; đạm và tinh bột tốt cho hệ tiêu hóa. 

3.2 Thực phẩm giàu đạm

Trẻ trên 6 tháng bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì? Các loại thịt như gà, heo, bò, đậu hũ hoặc trứng chứa protein có thể giúp bé cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên cha mẹ nên lưu ý xay nhuyễn hoặc nấu cháo, súp để bé dễ ăn hơn. 

3.3 Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì? Tinh bột

Trẻ bị nhiễm trùng đường ruột cũng nên ăn tinh bột như gạo lứt, bột yến mạch, bún, hủ tiếu.

3.4 Sữa chua

Sữa chua

Nói về thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa thì không thể bỏ qua sữa chua. 

Dù là món ăn nào thì mẹ cũng nên lưu ý chế biến thật kỹ cho bé. Lựa những nguyên liệu tươi, sạch; sơ chế kỹ với nước muối rồi đem đi nấu sôi. Ngoài ra, mẹ cũng đừng quên rửa sạch dụng cụ trước khi nấu mẹ nhé! Tất cả mọi công đoạn nấu ăn cho bé đều cần phải được chú trọng thì bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ mới mau khỏi được. 

[inline_article id=304355]

Trên đây là trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì. Phần tiếp theo đây sẽ giải đáp thắc mắc trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột không nên ăn gì của cha mẹ.

4. Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột không nên ăn gì?

Mẹ lưu ý tránh những món sau đây:

  • Kẹo và sô cô la.
  • Thức ăn cay, nóng.
  • Ngũ cốc chế biến sẵn.
  • Nước hoa quả đóng hộp.
  • Trái cây sấy khô, trái cây đóng hộp.
  • Súp, cháo đóng hộp hoặc đóng gói.
  • Nước ngọt có ga hoặc nước có cồn.
  • Đồ uống chứa caffein như trà, cà phê.
  • Kem, đá bào và thạch trái cây đóng gói.
  • Thực phẩm chiên hoặc những thực phẩm giàu chất béo (khoai tây chiên, gà rán, bánh ngọt).

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bé 2 tuổi bị chướng bụng đầy hơi, khó tiêu, mẹ phải làm sao?

[key-takeaways title=””]

Qua bài viết này, cha mẹ đã biết trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì chưa nào? Đối với trẻ dưới 6 tháng, sữa mẹ chính là liều thuốc tốt nhất. Còn đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, các loại rau củ quả, thịt, gạo lứt, yến mạch, sữa chua sẽ là thực phẩm trẻ nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn. 

[/key-takeaways]

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Vấn đề về tiêu hóa

Trẻ bị lồng ruột: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Vậy khi trẻ bị lồng ruột cha mẹ cần làm gì, cách chăm sóc ra sao? Cha mẹ lưu ý nhé, vì hiện tại bệnh chưa được xác định rõ nguyên nhân và có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.

1. Lồng ruột là bệnh gì?

Bệnh lồng ruột là tình trạng một đoạn ruột chui vào lòng của một đoạn ruột kề cận. Bệnh lồng ruột có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi; nhưng phổ biến nhất chính là trẻ từ 6 – 18 tháng tuổi

Theo thống kê mới nhất năm 2017, của viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI), các chuyên gia cũng xác nhận rằng rủi ro mắc bệnh lồng ruột giảm theo độ tuổi; theo đó, tỷ lệ trường hợp trẻ dưới 2 tuổi mắc bệnh lồng ruột là 30%. Đồng thời, cảnh báo đây là bệnh nguy hiểm và cần được cấp cứu ngay lập tức.

Hình ảnh minh hoạt trẻ bị lồng ruột
Hình ảnh minh hoạt trẻ bị lồng ruột

Khi bé bị lồng ruột, các phần của ruột sẽ gấp khúc lên nhau, lúc này thức ăn không thể đi qua như bình thường và làm tắc nghẽn ruột. Sự nguy hiểm khi bé bị lồng ruột sẽ liên tục leo thang; ban đầu lượng máu sẽ không thể di chuyển đến khu vực bị tắc ruột và nguy cơ kéo theo sau đó có thể là:

  • Một phần ruột bị hoại tử;
  • Phần ruột bị hoại tử lan rộng;
  • Các phần ruột này bắt đầu nhiễm trùng;
  • Xấu nhất là gây viêm phúc mạc, biến chứng và thậm chí đe dọa tính mạng.

2. Nguyên nhân trẻ bị lồng ruột là gì?

Lồng ruột thường xảy ra ở ruột non. Hiện nay, nguyên nhân khiến bé bị lồng ruột vẫn chưa được xác định cụ thể là từ đâu.

Trong một số trường hợp, bé bị lồng ruột sau khi:

Ở trẻ em dưới 3 tháng tuổi hoặc trên 5 tuổi, bé bị lồng ruột có nhiều khả năng là do một tình trạng tiềm ẩn như hạch bạch huyết mở rộng; khối polyp hoặc vấn đề về mạch máu trong ruột.

Tóm lại để xác định chính xác nguyên nhân khiến bé bị lồng ruột; bé cần được đi khám. Tình trạng lồng ruột sẽ được chẩn đoán dựa vào lâm sàng và siêu âm phát hiện hình ảnh lồng ruột thông qua CT bụng.

3. Triệu chứng, dấu hiệu trẻ bị bệnh lồng ruột là gì?

Triệu chứng và dấu hiệu trẻ bị bệnh lồng ruột là gì?
Triệu chứng và dấu hiệu trẻ bị bệnh lồng ruột là gì?

Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết bé bị lồng ruột

  • Một số triệu chứng cha mẹ có thể quan sát thấy: trẻ buồn nôn, ói mửa, sốt cao,..
  • Sau vài giờ trẻ bị lồng ruột, trẻ sẽ trông xanh xao, kiệt sức.
  • Sau khoảng 6 -12 giờ, trẻ đi ngoài ra máu hoặc phân màu nâu kèm theo dịch nhầy.
  • Khi sờ vào bụng của bé có thể sẽ cảm nhận được một phần ruột bị dồn lại.
  • Trẻ khóc dữ dội, bỏ bú, vẻ mặt tím tái. Nhưng sau đó trẻ sẽ đột ngột nín khóc và ăn uống bình thường.

Khi nhận thấy các triệu chứng, dấu hiệu, hoặc bắt đầu nghi ngờ thì cha mẹ cần khẩn cấp đưa bé đi khám cấp cứu trong vòng 24 giờ. Vì nếu không xử trí trong 24 giờ trẻ sẽ ói mửa liên tục; bụng chướng dần lên, toát mồ hôi lạnh, có thể xảy ra nhiều biến chứng khó kiểm soát khác.

>> Cha mẹ nên đọc thêm: Bé 2 tuổi bị chướng bụng đầy hơi, khó tiêu, mẹ phải làm sao?

4. Phương pháp điều trị khi trẻ bị lồng ruột?

Sau khi được chẩn đoán là bé bị lồng ruột; các bác sĩ có thể sẽ áp dụng một trong hai phương pháp điều trị:

– Tháo lồng bằng cách bơm hơi: Bác sĩ sẽ tháo lồng bằng cách đưa áp lực vào đỉnh của khối ruột bị lồng để đẩy nó ra khỏi vị trí bệnh lý; và trở về trạng thái vị trí bình thường. Phương pháp điều trị này sẽ không áp dụng đối với trẻ có ruột bị hoại tử.

– Phẫu thuật nếu tháo lồng bơm hơi thất bại hoặc có thủng ruột: Bác sĩ có thể chọn phẫu thuật mở hoặc nội soi; mục đích là tháo lồng nhẹ nhàng bằng cách đẩy phần đầu của lồng ruột ngược dòng để giảm lồng ruột.

Trẻ bị lồng ruột nên ăn gì sau điều trị?

Trẻ bị lồng ruột nên ăn gì để mau khỏi?
Trẻ bị lồng ruột nên ăn gì để mau khỏi?

Cha mẹ hãy cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn lành mạnh. Điều này bao gồm:

  • Trái cây, rau;
  • Bánh mì nguyên hạt;
  • Các sản phẩm từ sữa ít béo;
  • Các loại đạm từ đậu, thịt nạc và cá.

Hãy hỏi bác sĩ xem bé có cần ăn kiêng đặc biệt hay không. Tiếp tục cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình.

Lưu ý quan trọng: Trẻ bị lồng ruột có khả năng tái phát; nên cha mẹ chú ý biểu hiện của con sau khi điều trị. Khi có các biểu hiện tương tự như ban đầu; cha mẹ phải nghi ngờ và đưa trẻ vào bệnh viện tái khám ngay lập tức.

>> Cha mẹ nên đọc thêm: Trào ngược dạ dày ở trẻ em: Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị

5. Cách phòng ngừa bệnh lồng ruột ở trẻ

Đến nay, theo thống kê của Bộ Y Tế Việt Nam đã xác nhận nguyên nhân khiến trẻ bị lồng ruột CHƯA được xác định cụ thể. Vì vậy cách tốt nhất chính là cha mẹ cần bình tĩnh nhận biết dấu hiệu trẻ bị lồng ruột; và xử trí kịp thời để con có thể vượt qua tình trạng này.

Người ta thấy rằng trước 48 giờ, chỉ có khoảng 2,5% khối lồng bị hoại tử nhưng sau 72 giờ; tỷ lệ này đã lên tới 80%. Khi ruột bị hoại tử sẽ dẫn tới hiện tượng nhiễm khuẩn nhiễm độc nặng; sốc nhiễm khuẩn; thủng ruột gây viêm phúc mạc khiến bệnh nhi tử vong.

THỰC HIỆN NGAY:

  • Nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất trong 24 giờ nếu nghi ngờ bé bị lồng ruột.
  • Làm theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc chẩn đoán, điều trị và chăm sóc trẻ bị lồng ruột sau điều trị.

Tóm lại, tình trạng trẻ bị lồng ruột đã có thể điều trị được; quan trọng là cha mẹ cần nhận biết dấu hiệu và đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ kịp thời. Hơn nữa, cha mẹ hãy tăng cường sự chú ý đến các con, đặc biệt là những lúc con bị bệnh.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì và nên ăn gì để nhanh khỏi?

Nếu phát hiện bé nhà mình có các dấu hiệu mắc tay chân miệng thì cha mẹ cũng đừng lo lắng. Sau vài tuần bệnh của bé sẽ tự khỏi. Cha mẹ chỉ cần quan tâm đến việc nên chăm sóc trẻ bị tay chân miệng như thế nào, bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì, ăn gì để bé mau khỏi không.

Nếu muốn biết bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì, trước tiên cha mẹ cần biết bệnh tay chân miệng là như thế nào đã.

1. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em (HFMD) là bệnh truyền nhiễm do nhiều loại virus gây ra. Trong đó virus Coxsackievirus A16 chiếm tỷ lệ cao nhất và gây ra bệnh nhẹ. Còn lại một phần nhỏ, trong đó có virus Enterovirus 71 gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Bệnh lây lan qua tiếp xúc giữa người bình thường với người bị nhiễm bệnh qua:

  • Dịch tiết ra ở mũi hoặc dịch tiết họng khi trò chuyện.
  • Nước bọt, dịch tiết nước bọt.
  • Chất lỏng từ mụn nước khi vỡ ra.
  • Ô nhiễm không khí.

2. Triệu chứng, dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ em

 

Trẻ bị tay chân miệng sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng như sau:

  • Vào 3-6 ngày đầu trẻ sẽ có các triệu chứng như sốt, viêm họng, cảm thấy mệt mỏi, lừ đừ. Trẻ sơ sinh có thể quấy khóc thường xuyên
  • 1-2 ngày sau khi bắt đầu sốt, các vết loét có thể phát triển ở phía trước miệng hoặc cổ họng của trẻ. Phát ban trên bàn tay và bàn chân và đôi khi ở mông cũng có thể xuất hiện.

Dựa vào các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tay chân miệng; cha mẹ cũng đã phần nào biết được bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì rồi phải không nào. Còn nếu chưa, cha mẹ hãy đọc tiếp phần tiếp theo.

2. Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em cần kiêng gì

2.1 Trẻ bị tay chân miệng cần kiêng đến nơi đông người

Như đã nói ở trên, bệnh tay chân miệng vô cùng dễ lây lan. Chỉ cần trẻ bị chân tay miệng ho, hắt hơi khiến trẻ khác hít phải nước bọt thì dễ để lây truyền bệnh. Vì vậy, trẻ em bị tay chân miệng cần kiêng gì thì câu trả lời là kiêng đến nơi đông người, tốt nhất là cho bé ở nhà. 

Bên cạnh hạn chế khả năng lây bệnh cho người khác, cho bé ở nhà cũng giúp cha mẹ dễ chăm sóc hơn.  

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bé bị viêm phế quản thở khò khè nguy hiểm như thế nào, mẹ cần làm gì?

2.2 Trẻ nên kiêng gãi hoặc chạm vào vết ban

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì? Bên trong các vết ban, vết phồng rộp của trẻ bị tay chân miệng chứa nhiều vi khuẩn và virus. Nếu không may trẻ làm vỡ các vết ban ấy ra sẽ vô tình gây nhiễm trùng da, khiến vết loét trở nặng hơn. 

Thêm vào đó nếu cha mẹ lỡ chạm vào vết thương bị vỡ cũng có thể bị lây bệnh. Vì vậy, hãy luôn cắt móng cho bé và vệ sinh các vết ban thật cẩn thận.

2.3 Không sử dụng thìa, nĩa sắc nhọn

Lý do ở trẻ em, bệnh chân tay miệng cần kiêng sử dụng thìa, nĩa sắc nhọn là gì? Các vết loét, ban đỏ thường xuất hiện xung quanh miệng và trong khoang miệng của trẻ mắc tay chân miệng. Nếu để các vật sắc nhọn như nĩa, thìa đâm phải có thể khiến trẻ đau đớn khi ăn và còn có thể làm vỡ vết loét.

Kiêng dùng dao nĩa sắc nhọn

2.4 Không cho trẻ uống aspirin

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì? Vì sao không nên cho trẻ uống aspirin? Aspirin được biết đến là thuốc dùng để hạ sốt. Thế nhưng nếu trẻ nhỏ uống phải Aspirin thì dễ mắc hội chứng Reye, ảnh hưởng đến thần kinh, tim, gan,… 

Khi trẻ bị tay chân miệng có triệu chứng sốt, hãy cho trẻ uống paracetamol hoặc Ibuprofen để hạ sốt. 

2.5 Tuyệt đối không dùng muối để rửa vết thương trẻ

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì? Nhiều cha mẹ sử dụng muối để tắm cho bé bị tay chân miệng với quan niệm rằng muối sẽ giúp diệt vi khuẩn. Nhiều cha mẹ còn sử dụng đến chanh để tắm cho bé. Đây đều là những cách sai và chưa được khoa học chứng minh. Axit từ chanh còn có thể khiến bé bị bỏng da. 

2.6 Không nên kiêng tắm, gió và nước cho trẻ bị tay chân miệng

Lý do bệnh chân tay miệng ở trẻ em không cần kiêng tắm, kiêng gió và nước là gì? Trẻ bị tay chân miệng cần được vệ sinh vùng da sạch sẽ để loại bỏ bớt vi khuẩn trên da bé. Đó là lý do vì sao không nên kiêng nước và tắm cho bé bị tay chân miệng.

Các nốt ban cần được thoáng khí để mau lành hơn và không để lại sẹo trên da bé. Đây là lý do vì sao không nên cho bé bị bệnh kiêng gió. 

3. Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng ăn gì?

Ngoài việc kiêng làm gì thì bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng ăn gì cũng được nhiều cha mẹ quan tâm.

3.1 Trẻ bị tay chân miệng nên kiêng thực phẩm giàu axit

Thực phẩm giàu axit

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng ăn gì? Các thực phẩm giàu vị chua như cam, chanh, quýt hoặc soda, nước có gas thường chứa nhiều axit. Miệng của trẻ bị tay chân miệng bị lở loét. Nếu ăn các thực phẩm này có thể khiến vết loét bị ăn mòn, khiến trẻ đau đớn dẫn đến biếng ăn. 

[key-takeaways title=””]

Trẻ bị tay chân miệng có nên uống nước cam? Câu trả lời là KHÔNG. Vì trong cam có axit là vết loét của trẻ bị ăn mòn, khiến bé đau đớn. 

[/key-takeaways]

3.2 Thực phẩm giàu arginine

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng ăn gì? Arginine là một amino axit giúp cơ thể tổng hợp protein. Nó đồng thời cũng giúp virus sinh sôi nhiều hơn. Thực phẩm giàu arginine mà trẻ bị tay chân miệng nên kiêng gồm thịt đỏ, thịt gia cầm; đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt; và sản phẩm từ sữa. 

3.3 Trẻ cần kiêng thức ăn cứng, cay nóng và quá mặn

Thức ăn cứng sẽ khiến trẻ bị lở miệng khó nhai. Thay vào đó hãy cho bé ăn các thức ăn lỏng như súp, cháo.

Thực phẩm cay nóng và chứa nhiều muối sẽ làm loét và vết ban trầm trọng, rát hơn. Vậy, bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng ăn gì? Đó là kiêng thức ăn cứng, cay nóng và quá mặn.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng, nguyên nhân và cách điều trị

3.4 Thực phẩm giàu chất béo

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em cần kiêng ăn gì?

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng ăn gì? Các loại thực phẩm giàu chất béo như dầu, mỡ, bơ tinh luyện sẽ khiến da của bé tiết dầu nhiều hơn, vô tình làm cho tình trạng các nốt ban sẽ trở nên trầm trọng hơn. 

[inline_article id=294392]

4. Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì? Cách chăm sóc bé bị tay chân miệng

Bên cạnh quan tâm bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng ăn gì, việc chăm sóc trẻ, cho trẻ ăn gì cũng không kém phần quan trọng:

  • Đối với trẻ bị tay chân miệng, việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng là vô cùng cần thiết. Vì vậy, hãy cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất đạm, chất béo không bão hòa, tinh bột và chất xơ.
  • Đồng thời nên cho trẻ bị tay chân miệng ăn rau củ có màu vàng, đỏ như đu đủ, dưa hấu, cà rốt, cà chua… và các loại rau xanh sẫm như cải bó xôi, súp lơ… để tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
  • Trẻ bị lở miệng và phát ban nên ăn các thực phẩm lạnh như kem, đá tuyết,… để giúp giảm đau.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để không bị mất nước.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng ăn gì, nên ăn gì. Hy vọng bé sẽ mau khỏi bệnh và có sức đề kháng thật tốt để chống chọi với tất cả các loại bệnh.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Hướng dẫn phòng và chăm sóc bé bị bệnh tay chân miệng

Chính vì lý do đó, việc biết cách chăm sóc để bé bị tay chân miệng giảm bớt các triệu chứng và mau khỏi là hết sức quan trọng. Nếu ở nhà cha mẹ vẫn còn bé chưa mắc bệnh tay chân miệng thì bài viết này cũng vô cùng hữu ích. Vì cha mẹ có thể biết cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ.

Và đầu tiên, trước khi bật mí bé bị tay chân miệng phải làm sao, cha mẹ hãy cùng xem qua tay chân miệng lây lan bằng cách nào nhé!

1. Nhận biết dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ em

Các triệu chứng khi trẻ bị tay chân miệng thường xuất hiện từ 7-10 ngày. Dấu hiệu tay chân miệng bao gồm sốt, ho, chảy mũi, lở loét miệng và phát ban quanh miệng, tay chân. Lúc này, cha mẹ phải ở bên cạnh và chăm sóc cho bé bị tay chân miệng thật kỹ.

Theo NHS, trẻ bị nhiễm hoặc lây tay chân miệng qua các con đường sau:

  • Tiếp xúc với các giọt nước bọt có chứa virus sau khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.
  • Chạm vào người bị nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc gần gũi như hôn, ôm; hoặc dùng chung cốc hoặc dụng cụ ăn uống.
  • Chạm vào phân của người bị bệnh; chẳng hạn như thay tã, sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của chính mình. 
  • Khi chạm vào các đồ vật và bề mặt có virus như tay nắm cửa hoặc đồ chơi. Sau đó trẻ lại chạm vào mắt, mũi hoặc miệng để rồi mình bị nhiễm virus. 
Bệnh tay chân miệng lây qua đâu
Hình ảnh bệnh tay chân miệng ở trẻ

2. Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

2.1 Cách ly và cho trẻ nghỉ học

Khi bé bị tay chân miệng nên làm gì? Cha mẹ cần trẻ cách ly với các trẻ nhỏ khác, không đi học trong 10 ngày đầu khi bị tay chân miệng để tránh lây cho các bạn khác.

Cha mẹ, người thân khi chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng cũng nên đeo khẩu trang và rửa tay sạch bằng xà phòng để sát khuẩn, tránh lây lan bệnh.

2.2 Đảm bảo trẻ được có đủ nước cho cơ thể mỗi ngày

Sốt do tay chân miệng kèm theo các triệu chứng như tiêu chảy, nôn ói hay tình trạng đau khi nuốt do các vết loét trong miệng khiến trẻ lười uống nước, cơ thể mất nước nghiêm trọng.

Tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm do mất nước gây ra. Vì vậy, để chăm sóc cho bé bị tay chân miệng, cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường.

2.3 Tham khảo ý kiến bác sĩ về thuốc hạ sốt

Chỉ nên cho bé uống thuốc hạ sốt và giảm đau như paracetamol, ibuprofen. Các loại thuốc còn lại nếu dùng phải do bác sĩ kê đơn. Tuyệt đối mẹ không tự ý cho bé sử dụng thuốc giảm đau aspirin.

Hãy phối hợp sát sao cùng bác sĩ để có thể chăm sóc tốt nhất cho bé bị tay chân miệng cha mẹ nhé!

2.4 Súc miệng nước muối sinh lý và vệ sinh cơ thể

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng bằng cách vệ sinh miệng cho bé bằng dung dịch sát khuẩn. Có thể cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý.

Dùng các loại dung dịch sát khuẩn vệ sinh vết lở loét trên da để tránh bội nhiễm. Không cần kiêng nước và kiêng tắm cho bé. Cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ da bé để tránh nhiễm khuẩn. 

2.5 Sát khuẩn các dụng cụ cá nhân của bé

Quần áo, tã lót hay vật dụng của trẻ bị bệnh cần được ngâm dung dịch sát khuẩn; hoặc luộc qua nước sôi. Ngoài chăm sóc vệ sinh cho bé bị tay chân miệng, cha mẹ cũng nên xịt khử khuẩn nhà cửa, vệ sinh đồ vật, bàn ghế, vật dụng trong nhà thật kỹ; để phòng người khác chạm vào virus.

2.6 Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho con

Cho trẻ ăn đa dạng chất dinh dưỡng; thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch như rau củ quả, sữa chua, súp, cháo gà,… và uống nhiều nước.

Không cho trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi ngậm vú giả; ăn thức ăn chứa axit, cứng, chua cay và nóng; vì chúng khiến vết loét của trẻ trở nặng hơn.

Ngoài ra, cha mẹ cần liên tục theo dõi tình trạng bệnh của bé để khi có dấu hiệu bất thường có thể đưa bé đến bệnh viện kịp thời.

>> Cách chăm sóc bé bị tay chân miệng: Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì?

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng: Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và uống nhiều nước

3. Khi nào cần đưa trẻ bị tay chân miệng gặp bác sĩ chăm sóc?

Sau khi đã chăm sóc trẻ bị tay chân miệng giống như bên trên mà tình trạng bệnh của bé chưa thuyên giảm. Hãy liên hệ bác sĩ ngay nếu trẻ có các dấu hiệu như sau:

  • Đi loạng choạng.
  • Bé co giật, hôn mê.
  • Da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh.
  • Các triệu chứng của trẻ không cải thiện sau 7 đến 10 ngày.
  • Trẻ bị giật mình, lừ đừ, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều.
  • Trẻ bị sốt trên 39 độ C, kéo dài hơn 3 ngày; hoặc cảm thấy nóng và rùng mình.
  • Các triệu chứng của trẻ bị tay chân miệng trở nên bất thường khiến cha mẹ lo lắng.
  • Trẻ bị mất nước, đòi uống nước liên tục. Trẻ cũng không đi tiểu thường xuyên như bình thường.

[inline_article id=177418]

4. Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ nhỏ

Cách chăm sóc trên là dành cho bé đã bị tay chân miệng. Nếu ở nhà cha mẹ còn bé chưa mắc bệnh, hãy tham khảo cách phòng ngừa dưới đây.

– Rửa tay:

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trong ít nhất 20 giây. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng chất khử trùng tay có cồn .

Luôn rửa tay:

  • Sau khi thay tã.
  • Sau khi đi vệ sinh.
  • Sau khi hắt hơi, ho hoặc hắt hơi.
  • Trước và sau khi chăm sóc người bệnh nếu cha mẹ là bác sĩ.

Cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ cách rửa tay và đảm bảo bé rửa tay thường xuyên.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ sốt nhẹ kéo dài là bệnh gì? Cách chữa trị và phòng ngừa

Phòng ngừa trẻ bị HFMD
Dạy trẻ cách rửa tay để phòng bệnh

– Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng của mình:

Bé và cha mẹ có thể bị nhiễm bệnh tay chân miệng nếu chạm vào nơi có virus và sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của mình. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, hạn chế chạm vào mặt khi chưa rửa tay kỹ.

– Hạn chế tiếp xúc gần:

Việc tiếp, nói chuyện gần người bệnh sẽ khiến bé và cha mẹ mắc bệnh. Hãy giữ khoảng cách để đảm bảo sức khỏe

Trên đây là cách chăm sóc bé bị tay chân miệng cũng như cách phòng để ngăn ngừa trẻ bị tay chân miệng. Cha mẹ nên bỏ túi những thông tin này vì bệnh tay chân miệng vô cùng phổ biến ở trẻ nhỏ; đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.