Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

“Tiêu diệt” hết những mối nguy cho trẻ

Hạn chế nguy cơ làm con bị thương
Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”, mẹ ơi

1/ Hạn chế nguy cơ té ngã

Chiếm 44% tai nạn xảy ra ở nhà, té ngã được xem là một trong những nguyên nhân gây chấn thương phổ biến nhất ở trẻ. Để giữ an toàn cho bé, chú ý đặc biệt những điều sau đây, mẹ nhé!

– Đừng bao giờ để thứ gì nằm ở cầu thang

– Bậc thang nên đủ sáng và được bảo trì kĩ càng.

– Nếu sử dụng thảm, nên thường xuyên kiểm tra chất lượng thảm. Vứt bỏ hoặc sửa những tấm thảm bị mòn hoặc hư hỏng.

– Đảm bảo lan can luôn chắc chắn và khó leo trèo.

– Đặt đệm chống trượt dưới thảm

– Chèn thêm gối vào các góc và cạnh bàn cho bàn. Dù nó không giúp chống trượt nhưng sẽ làm giảm khả năng bé bị thương.

2/ Xây dựng “rào chắn” bảo vệ an toàn cho bé

– Kiểm tra dây kéo rèm trong phòng con và tất cả các cửa trong nhà. Dây kéo rèm nên nằm ngoài tầm với, hoặc có khóa kéo ở cuối đầu.

– Nếu sử dụng cửa kính, mẹ nên đặt những giấy dán đầy màu sắc ở phần chính của đường trượt cửa kính để bé chú ý không đến gần.

– Nếu dùng cửa sổ kéo từ trên xuống, mẹ nên khóa lại để bé không kéo từ dưới lên.

– Sửa các cửa ở tầm thấp để khoảng cách giữa 2 gờ không quá 12.5 cm.

– Để các đồ nội thất và những thứ bé có thể leo trèo ra xa “tầm ngắm”

[inline_article id=21975]

3/ Bảo vệ ngón tay bé cưng

– Với những ổ cắm gần sát đất, mẹ nên sử dụng bọc bảo vệ để tránh trường hợp con chọc tay vào ổ cắm. Tuy nhiên, sẽ an toàn hơn cho con nếu bạn để vật nguy hiểm xa tầm tay bé thay vì phụ thuộc vào lớp lót ổ cắm.

– Chú ý đến những thứ có thể làm kẹp tay bé như khe cửa tủ, cánh cửa, hay ghế võng và cân nhắc việc mua đồ bảo vệ vật dụng cho trẻ.

– Giữ bút, kéo, dao mở thư, kim bấm, kẹp giấy và các vật nhọn khác ở ngăn tủ có khóa.

4/ Tránh xa những vật nguy hiểm

– Loại bỏ những thứ có thể gây nguy hiểm cho bé như pin, kẹp giấy, túi nhựa hoặc những vật tiềm ẩn nguy cơ khác khỏi “tầm ngắm” của con

– Giấu đèn và thiết bị có dây sau những đồ nội thất lớn hoặc đặt chúng lên đế dựng chuyên dụng. Những đèn trang trí cao sẽ dễ đổ xuống nếu bé xô vào chúng.

– Giữ đồ sơ cứu trong tủ có khóa và chắc chắn là tất cả những người lớn trong nhà biết nơi cất chúng và cách giải quyết vấn đề trong trường hợp bé bị thương.

– Với các loại chất tẩy rửa, hóa chất độc hại, mẹ nên cất kỹ trong tủ có khóa. Nếu để trên cao, mỗi khi lấy những loại hóa chất này, mẹ nên cẩn thận. Trường hợp rơi vỡ, hóa chất đổ trên người bé thậm chí còn nguy hiểm hơn.

[inline_article id=4273]

5/ Ngăn ngừa phỏng nước sôi

Mẹ có biết nguy cơ bị phỏng của trẻ sơ sinh thường cao hơn rất nhiều so với người lớn và trẻ nhỏ? Phần lớn là những trường hợp bị phỏng do nước sôi. Thậm chí bé vẫn sẽ bị bỏng sau 15 phút sau khi bị đổ nước nóng. Để ngăn chặn nguy cơ này, mẹ nên tuân thủ những “điều luật” sau:

– Để ly đựng nước nóng xa cạnh bàn, và đừng bao giờ cầm ly nước nóng khi bé đang bú vì nó có thể làm cả 2 mẹ con bị bỏng.

– Khi nấu ăn, hãy xoay tay cầm chảo và nồi xa mép bếp.

– Khi chuẩn bị nước tắm cho bé, nên rót nước lạnh rồi mới tới nước nóng. Kiểm tra nhiệt độ bằng khuỷu tay của bạn trước khi đặt bé vào. Nước nên ấm vừa, chứ không phải nóng và bạn cảm thấy dễ chịu khi cho khuỷu tay vào.

– Bọc vòi nước nóng lại để bé không vặn nước được. Hoặc bạn có thể lắp đặt van điều hòa nhiệt độ để cả bé và bạn không bị bỏng.

Bảo vệ an toàn cho bé
Nguy cơ phỏng do nước sôi ở trẻ sơ sinh cao hơn so với người lớn và trẻ nhỏ

6/ Hạn chế nguy cơ phỏng do lửa

– Để cả nhà được an toàn, mẹ nên lắp đặt báo cháy gần mỗi phòng ngủ và bếp. Kiểm tra nó hàng tuần và thay pin thường xuyên. Theo thống kê, nguy cơ hỏa hoạn gây tử vong ở các hộ gia đình cao hơn 4 lần khi không có báo động cháy.

– Nếu có lò sưởi, bạn nên đặt bình chữa cháy gần đó, và cho bảo hành hoặc kiểm tra theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Đảm bảo là không có vật gì có thể thu hút bé đặt gần lò sưởi. Nếu được, tốt nhất bạn nên lắp đặt tấm chắn lò sưởi. Hãy lắp loại lớn được cố định vào tường để bé không bị bỏng.

– Để diêm và bật lửa ngoài tầm, vứt thuốc lá đúng nơi.

7/ Giảm nguy cơ chết đuối

Trẻ sơ sinh và trẻ em có thể bị chết đuối dù mực nước chỉ vào khoảng 5cm. Do đó, điều quan trọng là bạn phải theo dõi khi con chơi gần nước hoặc thùng chứa nước. Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý những điều sau:

– Luôn ở cạnh khi con ở trong phòng tắm. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ không thể  kháng cự hoặc lên tiếng khi bị ngộp nước.

– Không nên quá phụ thuộc vào chậu tắm. Nó không an toàn và bé có thể bị lật nhào.

– Đổ hết nước khỏi chậu khi bé tắm xong. Đừng rời khỏi phòng tắm cho đến khi nước đã thoát hết.

– Che chắn, bọc hàng rào xung quanh hồ bơi (nếu có) cẩn thận.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Bé vòng kiềng: Nỗi lo của mẹ

Chân cong vì đâu?

Đây là hậu quả của tư thế thai nhi trong tử cung, khi hai chân bắt chéo nhau. Hình dáng của đôi chân càng trở nên rõ rệt khi bé bắt đầu đứng và tập đi. Bởi bé chưa biết cách giữ thăng bằng thành thạo như người lớn, đầu gối sẽ cong để giúp giảm té ngã. Đều này càng khiến chân bé trông có vẻ cong hơn.

Trong các trường hợp hiếm gặp, thủ phạm tạo ra đôi chân cong là bệnh di truyền, bệnh Blount tác động đến ống quyển, hoặc do thiếu vitamin D.

[inline_article id=67756]

Trạng thái này kéo dài bao lâu?

Đôi chân sẽ dần dần bớt cong khi bé lớn lên. Mặt khác, việc đi đứng thành thạo cũng khiến dáng bé trở nên ngay ngắn hơn, và mẹ sẽ từ từ mất cảm giác rằng chân con bị cong.

Ở tuổi lên 3, hầu hết các bé đã không còn dấu vết của đôi chân vòng kiềng nữa. Cho đến 7, 8 tuổi, đôi chân đã mang dáng dấp hoàn chỉnh và giữ nguyên cho đến khi trưởng thành.

Chân vòng kiềng
Chân vòng kiềng còn dẫn đến hiện tượng “bàn chân bồ câu”

Khi nào thì biết con bị vòng kiềng?

Mẹ thử đặt bé đứng thẳng, hai bàn chân sát vào nhau sao cho hai mắt cá mặt trong chân tiếp giáp với nhau. Nếu chân bị cong, hai đầu gối không sát vào nhau được.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Nếu sau 3 tuổi chân bé vẫn có những biểu hiện vòng kiềng, bạn nên đưa con đi khám. Bé sẽ được xét nghiệm máu để chắc chắn có bị thiếu vitamin D không. Việc chụp X-quang cũng cần thiết để đưa ra kết luận về căn bệnh Blount.

Ngoài ra, những trường hợp cần được xử lý sớm bao gồm: chân cong trầm trọng hơn qua thời gian, hai chân không cân xứng, bé không chịu đi hay tỏ ra đau đớn khi phải bước đi, hai bàn chân bé cũng bị cong với những ngón chân của hai bàn chân hướng vào nhau.

Khi qua khỏi tuổi lên 3, cơ hội can thiệp vào dáng xương chân sẽ rất hạn hẹp. Vòng kiềng có thể dẫn đến các vấn đề về khớp, ảnh hưởng đến đầu gối, hông và các khớp khác.

[inline_article id=882]

Con sẽ được đeo nẹp để cố định chân?

Các bác sĩ hiện đại thường không khuyến khích phương pháp này. Nếu bé thiếu vitamin D, bác sĩ sẽ xem xét việc kê đơn. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ cân nhắc việc tập vật lý trị liệu để đưa chân bé về trạng thái bình thường.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

5 mùi trẻ cần tránh xa

1/ Khói thuốc lá

Mẹ nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường có khói thuốc, bởi khi trẻ hít nhiều, tai hại là khôn lường. Khói thuốc đe dọa trực tiếp đến hệ hô hấp, khoang miệng, hệ thần kinh của bé.

Hơn nữa, bé trở nên khó thở, có nguy cơ mắc bệnh sâu răng, thính giác suy giảm, trí tuệ chậm phát triển. Mẹ nên khuyến khích người thân trong nhà cai thuốc lá để đảm bảo sự an toàn cho trẻ nhé!

[inline_article id = 32502]

2/ Mùi nước hoa

Khi chăm sóc bé, mẹ thường lấy nước hoa thoa vào chỗ da bị muỗi đốt để tránh sưng, mau lành. Tuy nhiên, cũng tùy loại, nhiều mùi quá nồng, chứa hóa chất gây kích ứng trong thành phần, có thể đe dọa đến sức khỏe bé.

Lúc này, phản ứng của cơ thể bé có thể là đau đầu, chóng mặt, dị ứng, viêm mũi, đau họng. Ngoài ra, thành phần hóa chất không an toàn không ít thì nhiều kích thích một phần nào đó lên não bé, gây tác động tiêu cực.

3/ Hương hoa

chăm sóc bé
Một số loại hoa có mùi dễ gây kích ứng, đồng thời phấn hoa cũng dễ gây dị ứng

Không riêng gì trẻ em, người lớn cũng có thể bị dị ứng khi ngửi một số hương thơm của các loại hoa. Theo đó, hệ quả thường là dị ứng, mất ngủ, rụng tóc, ho, đau đầu. Hoa lan, hoa xấu hổ, hoa dạ hương, bách hợp, đỗ quyên,… mẹ không nên cho bé ngửi, đặc biệt là với những trẻ nhạy cảm, dễ bị kích ứng, tác động với mùi, vị lạ.

4/ Long não

Đa số gia đình đều đặt một vài viên long não vào tủ quần áo để tránh gián, mối mọt. Nếu không cẩn thận để bé tiếp xúc quá nhiều với mùi này, rất nhiều tác động xấu sẽ diễn ra. Theo nghiên cứu gần đây, trẻ ngửi long não nhiều rất dễ mắc bệnh vàng da.

Thành phần trong long não có tính độc mạnh, chỉ cơ thể người lớn mới có khả năng bài tiết những chất này ra ngoài. Do đó mẹ nên cẩn thận trong khâu chăm sóc bé, đặc biệt là quần áo, không nên đặt long não trong tủ đồ của con, và bớt lại số viên long não trong tủ quần áo của hai vợ chồng.

5/ Khói xe

Khi đưa bé ra ngoài đi chơi bằng xe máy, việc tiếp xúc với khói xe ô nhiễm là điều không thể tránh khỏi. Khói xe chứa nhiều khí CO, CO2 và nhiều chất độc hại khác, gây ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp. Vì vậy, mẹ đừng quên bịt khẩu trang, che khăn màn cho con khi ra ngoài để phòng chóng khói xe, bụi bẩn ô nhiễm.

MarryBaby

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Nguyên nhân trẻ dưới 2 tuổi thiếu máu thiếu sắt

thiếu máu thiếu sắt, trẻ bị thiếu máu
Ăn dặm là khoảng thời gian để mẹ bổ sung thêm nguồn sắt cho con

1/ Trẻ bị thiếu máu do thiếu dự trữ sắt

Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, trẻ đã hấp thụ những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của mình ngay lúc đó, và còn để dành cho sau này. Đó là lý do vì sao các chuyên gia luôn khuyến cáo mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng chất khi mang thai.

[inline_article id = 4778]

Theo nghiên cứu, lượng sắt bé hấp thụ từ cơ thể mẹ trong thai kỳ nhiều nhất là vào 3 tháng cuối. Theo đó, trong cơ thể trẻ sơ sinh đủ tháng, lượng tích trữ sắt vừa đúng là 250-300mg, đủ cho nhu cầu tạo máu từ 3-4 tháng sau sinh. Với những bé sinh thiếu tháng, sinh đôi, hoặc sinh ra từ mẹ thiếu máu thiếu sắt, nguy cơ bé bị thiếu máu là rất cao.

2/ Thiếu máu thiếu sắt do không ăn đủ

Ngoài viên uống bổ sung, nguồn cung cấp sắt chủ yếu cho cơ thể vẫn là từ thực phẩm. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh, thức ăn chính hằng ngày của bé chỉ là sữa. Trong khi đó, hàm lượng sắt từ sữa không thỏa mãn nhu cầu tạo máu của bé.

Vì vậy, khi trẻ đạt mốc 6 tháng tuổi, mẹ nên tập cho con ăn dặm, tiếp xúc với thế giới thực phẩm đa dạng, đặc biệt là các món giàu sắt để phòng bệnh thiếu máu cho con.

3/ Lượng sắt không đủ vì bé phát triển nhanh

Nếu con bú ngoan, sữa mẹ chất lượng, bé sẽ phát triển rất nhanh, có khi còn vượt chuẩn. Chính vì cơ thể phát triển quá nhanh, dung lượng máu cũng tăng theo, làm lượng sắt không đủ để cung cấp cho quá trình tăng trưởng này. Đến năm tháng tuổi, cân nặng của bé đã tăng gần gấp 3 lúc mới sinh.

Với tốc độ đó, mẹ nên bổ sung kịp thời nguồn dinh dưỡng hợp lý trong giai đoạn ăn dặm để phòng bệnh thiếu máu thiếu sắt ở trẻ dưới 2 tuổi.

4/ Trẻ bị mất lượng chất sắt đáng kể

Hệ tiêu hóa của trẻ những năm đầu đời, đặc biệt là giai đoạn sơ sinh, rất non nớt và yếu ớt. Do đó, chỉ một chút xáo trộn cũng có thể làm bé mắc các bệnh về tiêu hóa và đường ruột, dẫn dến tiêu chảy, kiết lị, táo bón. Bệnh kéo dài gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ sắt, gây thiếu máu và làm giảm sức đề kháng của hệ miễn dịch.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Tập cho bé ăn cơm: Thời điểm đúng và thực đơn chuẩn

tập cho bé ăn cơm
Ăn cơm quá sớm có thể làm bé suy dinh dưỡng, chậm phát triển

1/ Tác hại của việc tập cho bé ăn cơm sớm

Hệ tiêu hóa của trẻ chính là nạn nhân trước hết khi mẹ cho bé ăn cơm quá sớm. Các hệ quả nghiêm trọng này có thể là khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày… Ngoài ra, trẻ sẽ trở nên biếng ăn do ăn cơm không đúng thời điểm vì không thấy ngon miệng. Thói quen ngậm thức ăn từ đó cũng hình thành.

[inline_article id = 78121]

Bên cạnh đó, nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho trẻ sơ sinh 1 năm đầu đời vẫn là sữa. Một khi bé ăn cơm, lượng sữa cần thiết vì thế cũng bị giảm đi vì trẻ luôn cảm thấy đầy bụng, khó tiêu. Ăn cơm giúp trẻ cứng cáp đâu không thấy, chỉ có hậu quả suy dinh dưỡng phía trước là rất cao.

2/ Thời điểm thích hợp tập cho bé ăn cơm

19 tháng tuổi, lúc này bé đã có ít nhất 16 chiếc răng sữa, mẹ có thể cho bé làm quen với cơm nhão, cơm tán nhuyễn. Từ 19-24 tháng, mẹ cho bé ăn cơm nát hoặc cháo đặc, 3 bữa chính mỗi ngày. Đến cột mốc 24 tháng, với 20 chiếc răng sữa, mẹ cho bé tập ăn cơm mềm, từ từ bé sẽ ăn được cơm như người lớn.

Thêm một điều mẹ cần chú ý, không nên cho bé ăn cơm quá muộn, bởi sẽ làm qua mất giai đoạn tập nhau của con. Đồng thời, cần phải kiên nhẫn khi cho bé làm quen với cơm mẹ nhé. Vất vả rồi cũng qua nhanh.

3/ Lưu ý khi cho bé tập ăn cơm

-Cơm cho bé ăn nên mềm chứ không khô, sống, sượng.

-Cho bé ăn kèm thực phẩm khác phù hợp với lứa tuổi.

-Thức ăn giàu đạm như thịt cá nên ninh mềm, cắt nhỏ.

-Rau quả luộc mềm, cắt nhỏ.

-Không ép trẻ ăn nhiều cơm, thay vào đó, bé có quyền ăn nhiều thức ăn.

-Kiên trì khi tập cho con thói quen nhai, nuốt thức ăn.

4/ Món ngon cho bé ăn cơm

Khi trẻ bước sang giai đoạn 2-3 tuổi, răng đã mọc đủ để có thể ăn uống đa dạng hơn. Đây chính là tiền đề mẹ có thể giúp bé hứng thú hơn với chuyện ăn uống. Ngoài 3 bữa chính hằng ngày, mẹ nên cho bé ăn thêm bữa phụ để cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cho bé phát triển toàn diện. Mẹ có thể tham khảo những món ngon sau để chuẩn bị cho con theo từng bữa:

-Thực đơn bữa sáng: Bánh mì chấm sữa hoặc ăn kèm trứng ốp la, ngũ cốc và sữa tươi, súp cua, nui nấu thịt bằm và rau củ, bún sườn non, cơm chiên trứng, phở bò…

-Thực đơn bữa phụ sáng: Các loại nước trái cây, các loại hoa quả, bánh flan, sữa chua, sữa…

-Thực đơn bữa trưa: Cơm nát khoảng 2 lưng bát ăn kèm những món như: Đậu phụ sốt cà, canh súp khoai tây, tôm ram thịt, canh bông cải xanh, gà kho, cá sốt cà, canh cải bó xôi,…

-Thực đơn bữa xế: Bánh bông lan, các loại hạt, thức ăn vặt thân thiện,…

-Thực đơn bữa tối: Cơm nát khoảng 2 lưng bát ăn kèm thịt kho trứng, tôm rim, cá khi, cánh gà chiên nước mắm, bò nấu đậu, canh rau củ,…

-Thực đơn trước giờ ngủ khoảng 1-1 tiếng rưỡi: Sữa nóng, sữa chua, hoa quả, súp nóng,…

MarryBaby

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Cho trẻ uống sữa đúng cách: 8 sai lầm cần tránh

1/ Sai lầm 1: Cho trẻ uống quá nhiều

Giàu protein, chất béo, canxi, sữa quả là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng bằng cách cho trẻ uống quá nhiều. Khi cơ thể bé nhận được quá nhiều calorie từ sữa, tình trạng biếng ăn ắt hẳn sẽ xảy ra, hệ quả là con bị thiếu cân. Ngược lại, trẻ vừa uống nhiều sữa, lại vừa ăn tốt, nguy cơ béo phì là rất cao.

[inline_article id = 40633]

2/ Sai lầm 2: Cho trẻ uống sữa lúc đói

Mẹ nên tập bé thói quen uống sữa vào bữa phụ, sau bữa ăn khoảng nửa tiếng hoặc lúc bé không quá đói. Vì sao? Một lượng lớn sữa nạp vào dạ dày rỗng gây co bóp mạnh, làm dịch vị tiết ra đào thải nhanh canxi xuống ruột, bài tiết ra ngoài. Hệ quả là mất đi dưỡng chất thiết yếu.

3/ Sai lầm 3: Thêm đường vào sữa

Nhiều bé hảo ngọt, vì vậy, mẹ không ngại cho thêm đường vào sữa để bé uống. Tuy nhiên, quá nhiều đường hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của trẻ. Lượng đường dư thừa trong cơ thể rất dễ gây ra chứng xơ cụng động mạch, cận thị, sâu răng. Hơn nữa, chất lysine trong sữa sẽ phản ứng với đường khi bị đun nóng, tạo hợp chất cực hại cho bé.

4/ Sai lầm 4: Kết hợp sữa và cháo

Cho bé uống sữa đúng cách, mẹ không nên kết hợp cùng cháo nhằm thực hiện chiến lược giúp con tăng cân. Tinh bột trong cháo nhanh chóng triệt tiêu lượng vitamin A dồi dào trong sữa. Trong khi đó, thiếu vitamin A lại làm trẻ bị suy nhược cơ thể, chậm phát triển trí não.

Mẹ nên đợi sau khi bé ăn cháo, ăn cơm, khoảng nửa tiếng mới nên cho uống sữa. Lúc này, cơ thể con mới có thể hấp thụ trọn vẹn dinh dưỡng từ 2 nguồn thức ăn.

5/ Sai lầm 5: Trẻ uống nhiều loại sữa cùng lúc

Thị trường sữa muôn hình vạn trạng, tùy vào thể trạng của trẻ, mẹ nên chọn loại sữa giúp bé hấp thu được tối đa dưỡng chất cần thiết. Mặc dù vậy, do tâm lý sợ sữa này kém sữa kia, mẹ quyết định phối hợp cho con uống nhiều loại sữa cùng lúc. Thực tế, điều này hoàn toàn sai lầm. Uống lẫn lộn nhiều loại sữa không chỉ làm trẻ thừa chất, bị dị dứng mà còn rất dễ gây rối loạn tiêu hóa.

cho trẻ uống sữa đúng cách, uống sữa đúng cách
Mẹ nhớ phải chọn sữa phù hợp với con thay vì đổi đi đổi lại hoặc kết hợp nhiều loại cùng lúc

Tốt nhất, mẹ nên cho con uống loại sữa cố định mà bé thích, hợp với bé. Cũng không nên khư khư chỉ uống một loại sữa nếu phát hiện tình hình phát triển của con không khả quan khi dùng loại sữa này.

6/ Sai lầm 6: Dùng nước quá nóng hoặc nước nguội pha sữa

Khi pha sữa công thức cho bé, mẹ không nên dùng nước vừa sôi tức thì. Cách pha này sẽ làm phân hủy lượng dưỡng chất dồi dào có trong sữa, hơn nữa còn làm sữa bị vón cục, bélại dễ bị bỏng vòm họng do uống sữa nóng.

Pha bằng nước nguội lại càng không nên. Sữa sẽ bị đóng váng, mất vị thơm ngon. Để cho con uống sữa đúng cách, mẹ nên pha sữa ở nhiệt độ khoảng 40-50 độ C.

7/ Sai lầm 7: Uống sữa với thuốc

Để bé chịu uống thuốc khi mắc bệnh, mẹ thường cho bé uống cùng sữa. Hoàn toàn sai lầm mẹ nhé. Sữa sẽ ảnh hưởng đến tốc độ hấp thu thuốc của cơ thể, làm nồng độ thuốc trong máu giảm thấp một cách đột ngột. Hơn nữa, canxi, magiê và các nguyên tố vi lượng khác phản ứng với thành phần của thuốc, tạo hợp chất rất hại cho cơ thể trẻ em. Vì vậy, trước hoặc sau khi uống thuốc 1-2 tiếng, mẹ mới nên cho bé uống sữa.

8/ Sai lầm 8: Sữa trộn nước trái cây

Để chinh phục trẻ biếng ăn khó tính, mẹ trộn sữa với nước trái cây để làm mới bữa ăn của bé hằng ngày. Đây là sai lầm mẹ cần tránh nếu muốn cho con uống sữa đúng cách. Sữa và trái cây khi kết hợp với nhau rất dễ làm mất đi lượng vitamin và khoáng chất có sẵn trong cả hai nguồn thực phẩm. Hơn nữa, khi sữa gặp họ trái cây giày vitamin C như cam, chanh, bưởi, phản ứng kết tủa xảy ra làm trẻ khó hấp thu, khó tiêu, đau bụng…

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Chăm sóc bé: 8 dấu hiệu “tố cáo” trẻ không khỏe

1/ Tâm trạng trẻ thất thường

Trẻ nhà bạn lúc vui, lúc buồn, dễ khóc, dễ cười? Có thể cơ thể bé đang bị thiếu chất đấy mẹ nhé. Não bộ cần a-xít amin để giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan. Nếu thiếu protein, lượng a-xít amin không được sản xuất đủ cho tâm trạng ổn định. Vì vậy, mẹ không được quên bổ sung đủ nhu cầu protein hằng ngày cho bé. Thực phẩm giàu protein: Thịt bò, lợn, gà…

[inline_article id = 63344]

2/ Bé dễ nổi nóng, cáu kỉnh

Sự ổn định cảm xúc cũng phụ thuộc rất nhiều vào lượng chất béo lành mạnh trong cơ thể. Nếu bé con nhà bạn có tính khí nóng nảy, dễ tức giận, có lẽ bé đang thiếu chất béo, đặc biệt là Omega-3. Mẹ nên cho bé ăn ít nhất 3 khẩu phần cá béo mỗi tuần, bao gồm cá hồi, cá trích, cá thu.

chăm sóc bé
Trẻ hay cáu kỉnh, khó chịu cũng là dấu hiệu tiêu cực về sức khỏe

3/ Trẻ chậm nói hơn các bạn đồng lứa

Nguyên nhân trẻ chậm nói có thể do việc thiếu vitamin B12, khoáng chất có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt bò, thịt gà, thịt lợn, tôm, cá, sữa, trứng. Mẹ nên tăng cường cho bé nạp các thực phẩm này để tạo đà phát triển cho khả năng ngôn ngữ của con nhé.

4/ Bé hiếu động quá mức bình thường

Trẻ con hiếu động, nghịch ngợm là chuyện hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu bé quậy phá, nghịch ngợm quá mức, nguyên nhân thường liên quan đến khả năng kết nối và xử lý thông tin của não bộ trẻ. Trẻ hiếu động thường tiêu hóa kém, do ít lợi khuẩn trong đường ruột, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn.

Để tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa trẻ, khi chăm sóc bé, mẹ nên hạn chế dùng nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, quá nhiều hương liệu và phẩm màu. Đồng thời, cho bé ăn nhiều sữa chua để tăng lợi khuẩn.

5/ Trẻ bị sâu răng

Không chỉ do ăn nhiều đồ ngọt, sâu răng còn là hệ quả của việc thiếu chất khoáng, vitamin cần thiết để đồng hóa chất khoáng. Do đó, mẹ nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày của con thực phẩm giàu phốt pho, các vitamin hòa tan tỏng chất béo để ngăn ngừa tình trạng sâu răng.

6/ Trẻ thường xuyên bị cảm 

Hệ miễn dịch yếu dẫn đến tình trạng cảm cúm thường xuyên ở trẻ nhỏ. Trong đó, nguyên nhân chính nhất vẫn là do thiếu dinh dưỡng, vận động hợp lý. Chỉ khi được ăn uống lành mạnh, rèn luyện thể chất, hệ miễn dịch của trẻ mới khỏe mạnh, đủ sức ngăn ngừa và chống lại bệnh tật.

7/ Bé lười suy nghĩ

Trong 9 tháng mang thai, mẹ bầu nếu không ăn đúng rất dễ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của con về sau. Nếu đã thiếu sót về dinh dưỡng trong giai đoạn này, mẹ nên tăng cường bổ sung trong khi cho con bú, và chăm sóc bé những năm đầu đời.

Thiếu chất béo lành mạnh, đặc biệt là omega-3, quá trình phát triển của trí não trẻ sẽ chậm phát triển, trẻ trở nên lười suy nghĩ, lúc nào cũng lừ đừ và ít khi muốn tìm tòi, khám phá. Mẹ nên để ý cẩn thận đến vấn đề này nhé!

8/ Da và tóc bé bị khô

Khi cơ thể không có đủ vitamin tan trong chất béo như A, D, E và K2 sẽ khiến cho da khô và tóc xơ, chẻ ngọn. Nếu bổ sung đầy đủ các vi chất này trong bữa ăn, mẹ sẽ thấy sự thay đổi đáng kể từ mái tóc tới làn da của bé, sáng bóng và mềm mịn hơn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Trẻ 1 tuổi biếng ăn đột ngột, nguyên ngân do đâu?

trẻ 1 tuổi biếng ăn
Bé biếng ăn đột ngột là có nguyên nhân, mẹ cần tìm hiểu để trị dứt điểm nhé!

1/ Thực đơn nhàm chán

Không riêng gì con trẻ, ngay cả người lớn khi ăn mãi một món sẽ đâm ra chán, chỉ muốn bỏ bữa. Trẻ 1 tuổi chưa thể diễn đạt cho mẹ hiểu bằng lời nói, vì vậy, trẻ chọn cách biểu hiện thái độ thờ ơ với thức ăn, lười ăn dù mẹ năn nỉ.

Lúc này, giải pháp dành cho mẹ là đừng cố ép con ăn hết món bé không muốn ăn. Thay vào đó, chuẩn bị thêm nhiều món mới để thay đổi khẩu vị cho con.

[inline_article id = 20452]

2/ Bé đang mọc răng

Cho đến tận 6 tuổi, quá trình mọc răng sữa của bé mới kết thúc. Vì vậy, không có gì lạ khi trẻ 1 tuổi biếng ăn trong khi răng sữa mọc. Cảm giác đau nướu, khó chịu dĩ nhiên sẽ làm bé lưới ăn đột ngột. Để đảm bảo dinh dưỡng cho con trong thời gian này, mẹ nên xay nhuyễn thức ăn, làm cho bé những món dễ nuốt, chia thành nhiều bữa và khích lệ bé ăn nhiệt tình hơn.

3/ Trẻ bị sốt hay cảm cúm

Trẻ 1 tuổi biếng ăn có thể do đang bị bệnh. Nếu bé bỗng nhiên bỏ bữa, quấy khóc và hay tỏ ra khó chịu, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tật. Triệu chứng này đi kèm sốt, sổ mũi, ho, khó thở, tiêu chảy, mẹ nên đưa bé đi thăm khám ngay.

Chỉ khi tìm ra nguyên căn của bệnh và được điều trị dứt điểm, bé mới trở lại thói quen ăn uống lành mạnh như ban đầu.

4/ Bé mê chơi hơn mê ăn

Trẻ 1 tuổi đang trong giai đoạn tập đi, khám phá thế giới xung quanh. Do vậy, trẻ ham chơi quên cả ăn là hiện tượng hết sức bình thường. Thay vì cấm đoán, giới hạn giờ chơi này nọ, tại sao mẹ không biến giờ ăn thành giờ chơi và khám phá của bé? Cùng trẻ chuẩn bị bữa ăn bằng cách tạo những hình thù ngộ nghĩnh từ thực phẩm, đảm bảo bé sẽ thích thú hơn với đồ ăn.

5/ Táo bón kéo dài

Cảm giác đầy hơi, trướng bụng khi trẻ bị táo bón kéo dài chính là nguyên nhân làm trẻ 1 tuổi biếng ăn. Làm sao có thể ăn ngon miệng nổi khi hệ tiêu hóa đang trì trệ phải không mẹ ơi? Trị dứt điểm ngay, cho trẻ uống men tiêu hóa, ăn thêm sữa chua và thực phẩm giàu chất xơ, đặc biệt là khoai lang.

6/ Trẻ ăn nhiều bữa phụ

Vì muốn con chóng tăng cân, nhiều mẹ tăng thêm bữa phụ cho bé, nào váng sữa, bánh, kẹo… Chính thói quen này ảnh hưởng xấu đến việc ăn uống của trẻ. Vì no ngang do ăn vặt, trẻ sẽ bỏ bữa chính. Do đó, mẹ đừng ép con ăn nhiều quá nhé. Nhớ một nguyên tắc thôi: Cho trẻ ăn theo nhu cầu.

7/ Giờ giấc sinh hoạt thay đổi

Con trẻ rất nhạy cảm, chỉ một chút điều chỉnh trong giờ giấc sinh hoạt cũng đủ làm xáo trộn mọi hoạt động, ăn uống của bé. Bất cứ một thay đổi nào, chẳng hạn chuyển nhà, cho bé đến nhà trẻ, cũng có khả năng làm trẻ lười ăn. Tuy nhiên, đây chỉ là nguyên nhân tạm thời. Sau một thời gian quen dần, cộng thêm sự khuyến khích của mẹ, chuyện ăn uống của bé đâu cũng sẽ vào đấy.

8/ Giờ ăn căng thẳng

Chứng kiến ba mẹ cãi nhau trong giờ ăn cũng đủ làm bé trở nên lười ăn. Đây gọi là biếng ăn do tâm lý. Vì vậy, mẹ nên đảm bảo giờ ăn vui vẻ, thoải mái cho con. Không cãi vã, to tiếng, căng thẳng trước mặt trẻ.

9/ Con biếng ăn do bắt chước mẹ

Ai bảo trẻ nhỏ không biết gì? Bé quan sát rất giỏi mẹ nhé! Khi chứng kiến ba mẹ ăn uống uể oải, bé cũng sẽ nhanh chóng bắt chước theo. Làm sao mẹ đòi hỏi con ăn ngoan trong khi bản thân mình chưa làm tốt? Cố gắng làm tấm gương sáng cho con noi theo nhé mẹ ơi!

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Chiều cao của trẻ: Phát triển thế nào là chuẩn?

chiều cao của trẻ
Chỉ 23% do di truyền, mẹ có thể cải thiện chiều cao cho trẻ dựa vào 77% còn lại

1/ Các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ

Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, chiều cao của trẻ đã bắt đầu chịu ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng mẹ áp dụng hằng ngày. Tiếp theo đó, bé sẽ tiếp tục phát triển chiều cao của mình sau khi ra đời đến năm 3 tuổi. Cột mốc quan trọng thứ 3 đó là vào tuổi dậy thì. Ở mỗi giai đoạn, chỉ số chiều cao của bé tăng chuẩn theo thông tin chi tiết sau:

-Cột mốc thai nhi: Trẻ sẽ đạt chiều cao trung bình khoảng 50cm lúc chào đời nếu mẹ áp dụng một chế độ ăn uống hợp lý và tăng khoảng 10-12 kg cân nặng trong thai kỳ.

-Cột mốc sơ sinh đến 3 tuổi: Mức tăng trường chiều cao trung bình của trẻ sơ sinh là 3-4cm/tháng trong vòng 3 tháng đầu. Con số này giảm dần sau đó, cụ thể 2.5cm/tháng khi bé 3-6 tháng tuổi, 1.5-2cm/tháng khi bé 6-9 tháng tuổi và 1-1.5cm/tháng khi bé được 9-12 tháng tuổi.

Như vậy, tổng cộng trẻ tăng 25cm chiều cao trong năm đầu đời. Lúc này, chiều cao của trẻ đạt mức 75-78cm, với bé trai là khoảng 75.7cm, bé gái khoảng 74cm. Sau đó, nếu mẹ biết cách cho bé ăn uống đúng chuẩn, bé có thể cao thêm 8-10cm/năm trong vòng 2 năm tiếp theo. Từ 3-10 tuổi ở bé gái, 3-13 tuổi ở bé trai, sự phát triển chiều cao của trẻ chậm dần, chỉ khoảng 6-7cm/năm.

-Cột mốc dậy thì: Giai đoạn dậy thì bắt đầu khi bé gái được 10-13 tuổi, bé trai là 13-17 tuổi. Bổ sung dinh dưỡng và hướng con sinh hoạt lành mạnh là cách để thúc đẩy sự phát triển chiều cao tốt nhất. Con số này có thể tăng vọt 8-12cm/năm.

2/ Yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ

Chiều cao nói chung, bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, trong đó 32% là do dinh dưỡng, 23% do di truyền, 20% do luyện tập và 25% còn lại là do nhiều yếu tố khác. Các yếu tố khác này có thể kể đến như môi trường sống, bệnh tật, sinh hoạt,…

Chỉ 23% do di truyền, vì vậy mẹ không việc gì phải lo lắng nếu bản thân ba mẹ không được cao to. Mẹ vẫn có thể giúp con phát triển chiều cao tối ưu với 77% còn lại thông qua dinh dưỡng, luyện tập và sinh hoạt hợp lý.

3/ Dinh dưỡng vẫn là bậc nhất

Chiếm 32%, cao nhất trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao ở trẻ. Vì vậy, mẹ không nên lơ là khâu ăn uống quan trọng này. Trẻ cần được cung cấp đủ năng lượng từ 4 nhóm dưỡng chất: Chất đạm, tinh bột, chất béo và vitamin, khoáng chất. Trong đó, vitamin, khoáng chất quan trọng nhất là canxi, vitamin D, vitamin A, sắt và kẽm.

[inline_article id = 44303]

Bên cạnh chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, mẹ cũng nên khuyến khích và tạo điều kiện cho con tham gia thường xuyên vào các hoạt động thể dục, thể thao. Môn thể thao được nhiều chuyên gia khuyến cáo rất tốt cho chiều cao của trẻ: Bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội.

Ăn và luyện tập, trẻ cũng cần ngủ đủ, nghỉ đúng. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Cụ thể, một giấc ngủ sâu bắt đầu từ khoảng 21 giờ, vì khoảng 22-3 giờ sáng là lúc cơ thể tiết ra hormone tăng trưởng cao nhất.

Trẻ sơ sinh cần ngủ 20 tiếng/ngày, 15-18 tiếng/ngày khi được 2-6 tháng tuổi, 13-15 tiếng vào 6-18 tháng tuổi, 12-13 tiếng vào 18-36 tháng tuổi, giảm xuống 11-12 tiếng/ngày khi trẻ 3-7 tuổi.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Làm gì khi con cứ nói “linh tinh”

Con em năm nay 3.5 tuổi . cháu thường hay nói theo nhưng câu của người lớn nói với bé,
vd: me nói: con CHÂU CHẤU này hư quá. thì cháu cũng đáp trả . con me này hư quá.
có bác nào có kinh nghiệm chỉ em với