Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

5 dưỡng chất không thể thiếu khi mang thai và cho con bú

Lợi khuẩn Probiotics

Lợi khuẩn Probiotics là những vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe đường ruột của người sử dụng. Tại sao probiotics lại là dưỡng chất quan trọng cho các chị em đang mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ? Trước hết, Probiotics sẽ giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng táo bón và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả trong suốt hơn 9 tháng “đeo ba lô ngược”. Và khi mẹ sinh bé, Probiotics sẽ được truyền sang con thông qua đường sinh.

Đối với trẻ sơ sinh, có một đường ruột hoạt động tốt là hết sức quan trọng để bé được khỏe mạnh và việc bổ sung những vi sinh vật sống có lợi Probiotics sẽ giúp bé tránh được những rắc rối với hệ tiêu hóa còn non yếu mà trẻ sơ sinh dễ gặp phải như đầy hơi, táo bón, đau bụng, trào ngược dạ dày,… trong những năm đầu đời. Dĩ nhiên, nguồn Probiotics của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không thể có ở đâu khác ngoài sữa mẹ.

Axit folic

Các loại rau lá xanh, ngũ cốc và ngũ cốc nguyên cám là nguồn axit folic quen thuộc với phụ nữ mang thai. Axit folic sẽ giúp em bé phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ và tránh được các khuyết tật ống thần kinh mà điển hình nhất là tật nứt đốt sống. Không chỉ cần bổ sung axit folic trước và trong khi mang thai, mẹ cần tiếp tục tiêu thụ khoảng 400mcg axit folic mỗi ngày trong thời gian cho con bú để giúp cơ thể thích nghi tốt với việc nuôi dưỡng trẻ sơ sinh.

cho con bú
Không chỉ khi mang thai mà sau khi sinh, mẹ vẫn cần một chế độ ăn uống riêng biệt

Canxi và vitamin D

Đừng nghĩ rằng chỉ có 9 tháng “mang nặng” mới cần một hệ xương khỏe mạnh và chắc chắn mẹ nhé. Bất cứ giai đoạn nào, bao gồm cả thời kỳ cho con bú, mẹ đều cần cung cấp đủ canxi cho cơ thể. Tuy nhiên, chỉ bổ sung canxi là không đủ mà cơ thể còn cần vitamin D vì đây là loại vitamin cần thiết cho sự hấp thụ canxi của cơ thể. Phụ nữ đang cho con bú cần khoảng 1000mg canxi mỗi ngày, có thể được bổ sung bằng viên canxi hoặc thông qua các loại thực phẩm giàu canxi như sữa và sữa chua.

DHA

Chắc hẳn hầu hết các mẹ đều đã biết đến loại axit béo omega-3 này với tác dụng giúp phát triển trí não của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc bổ sung DHA là quan trọng trong giai đoạn từ tam cá nguyệt thứ ba cho tới những năm đầu sau khi bé ra đời. Không chỉ tốt cho trí não của trẻ mà DHA với đặc tính kháng viêm còn thúc đẩy quá trình phục hồi sau sinh của mẹ nữa đấy.

Sắt

Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy trong máu. Trẻ sinh đủ tháng với cân nặng đạt chuẩn sẽ có hàm lượng sắt đủ dùng trong 6 tháng đầu đời. Việc bổ sung sắt là cần thiết với phụ nữ mang thai còn các chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ thì nên tránh uống thêm viên sắt cũng như tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu sắt trong 6 tháng đầu sau sinh vì sẽ cản trở khả năng hấp thu sắt của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu mẹ hay mệt mỏi, chóng mặt và khó tập trung lâu, rất có thể mẹ đang bị thiếu sắt đấy nhé.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

16 lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ (Phần 1)

1. Giảm nguy cơ ung thư vú
Theo các nghiên cứu y khoa, mẹ cho con bú có thể giúp giảm nguy cơ ung thư vú khoảng 4%. Con số này không lớn nhưng rõ ràng việc cố gắng giảm nguy cơ ung thư vú bằng bất kỳ phương pháp nào chắc chắn là một quyết định đúng đắn.

2 . Sữa mẹ rất bổ dưỡng cho bé
Sữa mẹ được tạo ra đặc biệt dành cho cơ thể tí hon của trẻ sơ sinh. Trong vài ngày đầu tiên sau khi sinh, mẹ sản xuất ra sữa non, đó là nguồn dinh dưỡng cao hơn hẳn sữa mẹ trong những ngày sau đó.

Sữa non cực kỳ tốt cho gan, ruột và hệ thống miễn dịch của bé. Có thể nói sữa non là nguồn dinh dưỡng giúp bé chuẩn bị “đối phó” với thế giới bên ngoài bệnh viện.

3 . Có ích cho quá trình phục hồi sau sinh của mẹ
Sau khi sinh, các cơ quan sinh dục có thể hơi “lộn xộn” một chút, nhưng cho con bú có thể giúp cân bằng mọi thứ trở lại bình thường. Cho bé bú ngay sau sinh kích thích tử cung của người mẹ sớm trở về trạng thái cũ. Vì vậy, cho con bú càng sớm thì các hormone được điều chỉnh về trạng thái cân bằng càng nhanh, các mẹ sẽ chảy máu ít hơn và tử cung trở lại bình thường nhanh hơn.

nuoi con bang sua me 1
Có nhiều bà mẹ cảm thấy tự hào khi đã nuôi con bằng sữa mẹ

4 . Bé bú giúp sản xuất nhiều sữa hơn
Đừng lo lắng về việc không có sữa! Miễn là bé của bạn vẫn bú, ngực sẽ tiếp tục sản xuất nhiều sữa hơn. Tổ chức Y tế thế giới khuyến khích trẻ sơ sinh bú sữa mẹ liên tục trong sáu tháng, nhưng nhiều bà mẹ ngày nay muốn cho con bú lâu hơn. Vì vậy, mẹ đừng quá lo lắng, cơ thể của mẹ sẽ tự điều tiết để giữ sữa cho đến lúc mẹ muốn cai sữa bé.

5 . Giúp bé phát triển hệ thống miễn dịch
Em bé mới sinh ra thực sự không có hệ thống miễn dịch. Các kháng thể trong sữa mẹ giúp trẻ sơ sinh hình thành hệ thống phòng thủ tự nhiên trong cơ thể nhanh hơn.
Đặc biệt là giai đoạn sáu tháng đầu, nếu được uống sữa mẹ hoàn toàn, bé sẽ ít có nguy cơ bị nhiễm trùng tai, nhiễm trùng dạ dày. Vì tất cả các kháng thể tuyệt vời trong sữa mẹ giúp bé chống chọi lại với môi trường xung quanh nên bé sẽ ít bệnh vặt hơn.

6 . Giảm nguy cơ ung thư buồng trứng ở mẹ
Hơn 50% phụ nữ có nguy cơ hình thành và phát triển ung thư buồng trứng. Với các triệu chứng ban đầu thường không rõ ràng, ung thư buồng trứng khó tầm soát và được mệnh danh là ” sát thủ thầm lặng”. May mắn thay cho các bà mẹ là việc cho con bú sẽ giảm nguy cơ ung thư buồng trứng đến 27%.

7. Xây dựng kết nối tuyệt vời giữa mẹ và bé
Sau khi sinh con, không ít mẹ cảm giác tách biệt với trẻ một cách sâu xa và không thể giải thích được. Đôi khi thật khó khăn để xây dựng kết nối với nhóc con sơ sinh. Nếu mẹ lo sợ mẹ không gần gũi với bé thì cho con bú là giải pháp tốt nhất. Đối với một số bà mẹ, cho con bú đồng nghĩa với việc xây dựng mối dây liên kết sâu sắc hơn và có thời gian chơi đùa nhiều hơn với nhóc con của mình.

8. Tạo ra các hormone hạnh phúc
Hormone có ảnh hưởng to lớn đến tâm trạng của các mẹ. Và bạn có biết rằng các hormone sản sinh ra trong quá trình cho con bú giúp mẹ thấy vui tươi hơn? (còn tiếp)

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Ăn cá khi đang cho con bú và những điều cần lưu ý (Phần 1)

Bác sĩ thường khuyên những chị em đang cho con bú nên cân nhắc để xác định rõ loại cá nào an toàn cho sức khỏe và nên ăn bao nhiêu là tốt nhất. Vậy bạn đã biết làm cách nào để hạn chế lượng thuỷ ngân đồng thời vẫn nhận được những dưỡng chất khác mà mẹ và bé cần?

cho con bu
Mẹ cho con bú vẫn nên ăn cá để cung cấp dưỡng chất cho bé

Thuỷ ngân ngấm vào cá như thế nào?

Có thể mẹ sẽ ngạc nhiên khi biết rằng thuỷ ngân có ở mọi nơi, thậm chí cả trong không khí mà chúng ta hít thở hằng ngày. Có một vài nguồn thuỷ ngân tự nhiên như núi lửa và cháy rừng. Thuỷ ngân cũng có thể lan tỏa trong không khí từ các cột xi măng và các loại hoá chất công nghiệp. Thuỷ ngân còn được sử dụng để sản xuất nhiệt kế và bộ điều chỉnh nhiệt, do đó, nó có thể được giải phóng khi các thiết bị này bị vỡ.

Khi thuỷ ngân ở trong nước sẽ chuyển hoá thành một dạng gọi là methyl thủy ngân. Cá ngấm methy thủy ngân từ nước khi bơi và từ loại thực phẩm chúng ăn. Methy thủy ngân bám chặt vào những tế bào protein trong thịt cá ngay cả khi cá đã được nấu chín.

Hầu hết các loại cá và tôm, cua, sò, ốc… đều chứa một lượng thuỷ ngân nhất định nhưng các loại cá ăn thịt lớn hơn thì tích trữ lượng thủ ngân nhiều hơn. Đó là vì các loại cá ăn thịt ăn thịt các loại cá khác – những loại cá này bản thân nó đã ngấm thủy ngân. Và các loại cá ăn thịt lớn hơn thì ăn nhiều cá hơn. Những loại cá lớn hơn cũng có khuynh hướng sống lâu hơn các loại cá nhỏ, vì thế càng có nhiều thời gian để thuỷ ngân ngấm vào cơ thể chúng hơn.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu mẹ ăn phải loại cá có hàm lượng thuỷ ngân cao khi đang nuôi con bằng sữa mẹ?

Trong khi các loại kim loại khác không thể ngấm vào sữa mẹ với số lượng lớn, thuỷ ngân lại có cách xâm nhập vào nguồn sữa của bạn và ngấm vào cơ thể bé bất kỳ lúc nào đặc biệt là khi bé nhạy cảm với những phản ứng của thuỷ ngân.

Methylmercury là một độc tố thần kinh, điều đó có nghĩa là nó có thể ảnh hưởng đến não và hệ thống thần kinh. Trẻ sơ sinh và kể cả thai nhi đều rất dễ bị tổn thương với hàm lượng thuỷ ngân cao bởi vì não và hệ thống thần kinh của bé vẫn đang trong giai đoạn phát triển. (còn tiếp)

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Làm gì với trẻ sơ sinh hay cắn khi bú mẹ?

Khi mọc răng, bé sẽ thấy ngứa nướu và rất thích cắn. Vú mẹ là một trong những “món khoái khẩu” của bé. Vì vậy, một số bà mẹ sợ đau nên họ đã quyết định cai sữa cho bé ngay sau khi bé có dấu hiệu mọc răng. Tuy nhiên, các bà mẹ nên cố gắng cho bé bú đến 2 tuổi rồi cai sữa là tốt nhất.

Tại sao con lại cắn ti mẹ?
Trong giai đoạn mọc răng, nướu của trẻ sơ sinh sẽ rất đau và sưng lên. Do đó, bé thường chảy nước miếng và muốn nhai tất cả mọi thứ bé có được, trong đó có ngực và núm vú của mẹ, để giảm bớt sự đau đớn và khó chịu mà bé đang chịu đựng. Trong thực tế, một số em bé có thể cắn rất mạnh và thậm chí để lại dấu vết khá rõ trên da.

Tuy nhiên có một điều có thể bạn chưa biết, đó là trẻ sẽ không cắn núm vú của mẹ khi đang bú và bé cũng sẽ không thể cắn được nếu được bế đúng cách. Bé mọc răng chỉ có thể cắn vú mẹ khi bé không bú, thường là trước và sau khi bú no. Vì vậy, người mẹ cần canh đúng thời điểm để rút vú ra.

Lý do khác khiến trẻ mọc răng cắn vú mẹ là do bé phải chờ lâu để sữa mẹ chảy về. Hoặc cũng có thể là bởi bé đã bú no và chỉ muốn cắn một cái gì đó để giết thời gian.

cho con bu 2
Cho con bú đúng tư thế sẽ ngăn bé cắn ti mẹ

Mẹ cần làm gì để tránh bị bé cắn trong khi cho bú?
Để tiếp tục cho con bú ở giai đoạn bé mọc răng và thích cắn, mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến bé khi cho bé bú. Nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh càng lớn sẽ bớt cắn vú mẹ nếu người mẹ duy trì giao tiếp bằng mắt trong khi nói chuyện hay đọc truyện cho bé nghe.

Ngoài ra, cho bé ngậm vú đúng cách cũng sẽ giúp hạn chế việc bé cắn vú mẹ. Trước khi bú, miệng của bé nên được mở rộng để núm vú ở cách xa nướu, nhờ đó bé sẽ khó cắn hơn.

Quan trọng hơn là các bà mẹ không nên ép bé bú. Hành động cắn vú mẹ là một cách đơn giản để bé gửi thông điệp đến mẹ để báo là bé chưa quan tâm đến chuyện bú mớm đâu nhé.

Giải pháp cho các bà mẹ cho con bú
Đôi khi mẹ sẽ thấy thực sự khó khăn để kiểm soát việc bé cắn khi đang cho bú. Phản ứng giật mình của người mẹ ngay sau khi bị bé cắn có thể đủ để ngăn chặn bé làm việc đó một lần nữa. Tuy nhiên, bạn không nên giật nhanh vú ra khỏi miệng bé vì hành động này sẽ làm bạn thêm đau đớn, do lúc này bé đang ngậm vú bạn rất chặt. Thay vào đó, bạn hãy áp sát mặt bé vào ngực bạn, bé sẽ thấy hơi ngộp thở và tự nhiên, bé sẽ mở miệng, nhả vú ra để thở.

Ngoài ra, mẹ có thể chèn ngón tay út của mình vào miệng của bé, bé sẽ khó ngậm vú và mẹ có thể rút vú ra một cách dễ dàng. Nhớ vệ sinh tay sạch sẽ trước khi cho vào miệng bé nhé. Bên cạnh đó, các bà mẹ cũng có thể giúp bé giảm bớt sự khó chịu, đau nhức khi mọc răng bằng cách cho bé cắn vào chiếc khăn hay trái chuối đã được ướp lạnh.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Lưu ý tác động của chất kích thích khi cho con bú (Phần 3)

Lưu ý tác động của chất kích thích khi cho con bú (Phần 3)
Cafe là một loại thức uống được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên bạn nên hạn chế vì ảnh hưởng xấu của cafe lên sức khoẻ của bạn và cho bé

Bảng liệt kê dưới đây sẽ cho bạn biết tác động của các chất kích thích có trong trà, cà phê, rượu hay thuốc lá… đến việc tiết sữa mẹ.

Hoạt chất Tác động lên việc tiết sữa Lưu ý khi cho con bú
Alcohol – Rượu Bé sẽ “uống” bao nhiêu rượu từ… sữa của bạn phụ thuộc vào thời điểm và dung lượng bạn uống vào.Nghiên cứu cho thấy nồng độ cồn trong sữa mẹ sẽ lên đến đỉnh điểm sau khoảng 30 đến 90 phút kể từ lần uống cuối cùng của bạn và phải mất 2-3 giờ để cơ thể giải rượu.Uống rượu sẽ gây ức chế tiết sữa, có thể gây hại cho sự phát triển thần kinh vận động của bé và có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống và giấc ngủ của bé bú mẹ. Việc uống rượu sẽ không nguy hại nếu bạn uống ở một giới hạn cho phép và biết cách phòng ngừa.Sau khi uống, bạn phải chờ ít nhất là 2 tiếng trước khi cho con bú hoặc bạn có thể sẽ cần nặn bỏ phần sữa ngay sau khi uống hoặc bạn có thể nặn sữa và lưu trữ trước khi uống.Uống nước và ăn trước hoặc trong khi uống rượu sẽ giúp bạn bớt uống lại, nhờ đó hạn chế được lượng rượu trong máu và sữa của bạn.
Caffeine – Cà phê Mỗi ngày uống hơn 300mg cà phê sẽ có thể ảnh hưởng không tốt đến em bé. Khi cà phê vào máu của bạn, một lượng nhỏ caffeine sẽ có mặt trong sữa mẹ.Cơ thể của bé không dễ dàng hấp thu và bài tiết chất caffeine trong cà phê, đặc biệt là trong những tháng đầu đời, vì vậy theo thời gian nó có thể tích tụ trong cơ thể của bé. Trong lúc đó, nó có thể sẽ làm cho bé khó chịu và không thể ngủ được. Hạn chế việc sử dụng cà phê ít hơn 300mg mỗi ngày – thậm chí có thể ít hơn nữa nếu bạn đang cho con bú. Nhớ rằng ngoài việc uống cà phê, trà, một số thức uống bổ sung năng lượng, một số nước ngọt và sô cô la đen cũng chứa một lượng đáng kể chất caffeine.
Nicotine – Thuốc lá Hàm lượng nicotine trong sữa của người mẹ hút thuốc lá cao hơn hàm lượng trong máu. Khói thuốc lá là một phức hợp có chứa khoảng 4.000 hợp chất hóa học, trong đó có hơn 60 chất gây ung thư. Hàm lượng và mức độ tác động của các hợp chất được tìm thấy trong sữa mẹ vẫn chưa được xác định.Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh sẽ ngủ ít hơn khi mẹ có hút thuốc trước khi cho bú. Ngoài ra, nghiện hút thuốc lá nặng có thể làm giảm đáng kể khả năng tiết sữa của bạn.
Những đứa trẻ có mẹ hút thuốc dù có bú sữa mẹ hay không thì đều dễ bị đau bụng và mắc bệnh đường hô hấp. Hút thuốctrong khi mang thai hoặcsau khi sinh sẽ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
Nên ngừng hút thuốc nếu có thể vì lợi ích của bạn và con bạn. Nếu bạn không thể bỏ thuốc lá ngay được, nên hút ít lại, càng ít càng tốt cũng như nên chuyển sang hút loại thuốc lá chứa ít nicotine hơn và tránh hút thuốc trong vài giờ trước khi cho bé bú. Hút thuốc ngay sau khi cho con bú sẽ cho bạn thêmmột vài giờ để làm giảm lượng nicotine trong sữa.Không nên hút thuốc gần con, trong nhà, xe hơi hoặc bất kỳ khu vực nào trong nhà mà bé có thể xuất hiện. Nhớ rửa tay, rửa mặt và thay áo sau khi bạn hút thuốc.Nhớ rằng ngay cả khi người mẹ hút thuốc thì sữa mẹ vẫn là tốt nhất cho em bé.
Marijuana – Cần sa Khi một người mẹ trong thời gian cho con bú hút cần sa thì hoạt chất chính THC của cần sa trong sữa mẹ sẽ cao gấp 8 lần so với lượng trong máu của người mẹ. Ngoài ra, khói thuốc cần sa sẽ làm tăng tiếp xúc của em bé với thuốc và kết quả của việc bé tiếp xúc với cần sa thông qua sữa mẹ là sẽ tiết ra THC trong nước tiểu của bé từ hai đến ba tuần sau khi tiếp xúc.Chưa có nghiên cứu nào đưa ra kết luậnvề tác động lâu dài của THC đối với trẻ bú sữa mẹ, tuy nhiên, nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu trên động vật cho thấy khi trẻ sơ sinh tiếp xúc với THC thường sẽ có dấu hiệu an thần, cơ bắp thiếu săn chắc và bú kém. THC cũng có thể làm giảm lượng sữa tiết ra của mẹ.Ngoài ra, việc tiếp xúc với cần sa qua sữa mẹ có thể làm giảm khả năng phát triển thần kinh vận động của trẻ trong năm đầu. Có lo ngại rằng THC cũng có thể làm thay đổi đáng kể các tế bào não trong thời gian bé đang trải qua quá trình phát triển não bộ. Lưu ý rằng cần sa mua trên đường phố đôi khi còn được trộn lẫn với các chất có hại khác. Cần tránh xa cần sa và các thuốc kích thích khác khi bạn đang cho con bú. Trong khi các nghiên cứu đang được tiến hành thì đã có một số bằng chứng cho thấy tác hại lâu dài của cần sa.Nếu bạn không thể ngừng sử dụng cần sa, bạn không nên cho con bú.

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Lưu ý về các loại thảo mộc khi cho con bú (Phần 2)

Vì không được tiêu chuẩn hóa, trên nhãn mác nhiều sản phẩm thảo dược không bắt buộc liệt kê tương tác thuốc như trên dược phẩm điều trị, do đó, thảo dược ít được bảo đảm an toàn, nồng độ hay độ tinh khiết và rất ít thảo dược được nghiên cứu kỹ lưỡng về ảnh hưởng của nó đối với trẻ bú mẹ. Vì vậy, ngay cả các chuyên gia, họ cũng không hoàn toàn chắc chắn về những gì được cho là an toàn và không an toàn khi sử dụng thảo dược.

Cỏ cà ri và rau thì là là 2 loại thảo mộc đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ với tác dụng kích thích tiết sữa ở người mẹ, nhưng có rất ít tài liệu cụ thể nói về hiệu quả của các loại thảo mộc này hoặc chúng ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ như thế nào.

Hầu hết các loại thảo mộc được sử dụng để làm gia vị cho các món ăn như tỏi, rau thì là và lá cây xô thơm đều rất tốt để đưa vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn, nhưng một số sẽ không an toàn nếu bạn lạm dụng chúng.

Lưu ý về các loại thảo mộc khi cho con bú (Phần 2)
Mẹ cần biết loại thảo mộc nào tốt cho sức khoẻ của mình và cho trẻ

Ngoài ra, còn có một số tương tác giữa các loại thảo mộc với nhau cũng như thảo mộc với các loại thuốc, đây chính là việc bạn cần phải biết trước khi sử dụng. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc y học cổ truyền giàu kinh nghiệm về việc sử dụng của các loại thảo mộc một cách an toàn trong quá trình cho con bú.

Nhiều chế phẩm thảo dược chứa rất ít hoặc không chứa thành phần hoạt chất được tìm thấy trong các loại thảo dược.Vì vậy, bạn cần mua các sản phẩm đạt tiêu chuẩn và có nguồn gốc uy tín.

Thảo dược Những điều bạn cần biết 
Hoa cúc, gừng, tinh chất hoa cúc dại Thường được dùng như trà và có thể dùng thường xuyên. Các loại thảo mộc này được cho là an toàn với các bà mẹ cho con bú.Tinh chất thảo mộc trong trà thường đậm đặc, do đó cần thận trọng khi uống cácloại trà thảo dược, nhất là khi bạn không biết rõ tất cả các thành phần của nó.
Cỏ cà ri, hồi, tần, lá mâm xôi, thì là, tỏi, cây tầm ma, hạt cây thì là, cây cừu lý hương, rễ cây sa-pô-chê, cỏ roi ngựa Tham khảo ý kiến​​ bác sĩ chuyên môn có uy tín trước khi dùng bất kỳ loại thảo mộc nào.Dù chúng thường được sử dụngvới mục đích kích thích tạo sữa nhưng không phải tất cả chúng đều đã được khoa học chứng minh là an toàn và hiệu quả.Cỏ cà ri có mặt trong nhiều chế phẩm thảo dược để kích thích tạo sữacó thể không an toàn cho người bị tiểu đường.
Cây cúc thanh nhiệt (Feverfew) Thảo mộc này thường được sử dụng để điều trị chứng đau nửa đầu. Tuy việc dùng nó khi cho con bú hiện chưa có vấn đề gì được đề cập đến, nhưng  các chuyên gia cho rằng tốt nhất các bà mẹ đang cho con bú nên tránh dùng nó vì chưa có đủ thông tin về mức độ an toàn.
Cỏ phát ban (St. John’s wort) Thảo mộc này được sử dụng để điều trị bệnh trầm cảm. Trong một số nghiên cứu trên những trẻ bú mẹ mà mẹ đang dùng loại thảo dược này đã ghi nhận là chưa thấy tác dụng phụ nào xuất hiện.Nhưng cũng có báo cáo cho rằng trẻ bú sữa mẹ có chứa hoạt chất của thảo mộc này có thể có dấu hiệu bơ phờ hoặc buồn ngủ và đau bụng.Vì vậy, các bà mẹ đang cho con bú nên tránh dùng thảo dược này cho đến khi có thông tin chính thức về những ảnh hưởng đối với trẻ bú mẹ. Ngoài ra, cỏ phát ban còn có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác và có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai.
Cây trinh nữ châu Âu Trong khi loại thảo dược này từ lâu đã được sử dụng để kích thích sản sinh sữa thì vẫn có nguy cơ được cho là không an toàn và một số nghiên cứu cho thấy loại thảo dược này sẽ làm giảm hơn là tăng tiết sữa.
Lô hội (nha đam), tiểu hồi, vỏ và quả cây hắc mai, cây dâu xanh, dầu thì là Ba Tư, lá cây se, cây hoa chuông, cây tía tô đất, cây chữa rắn cắn Ấn Độ, rễ cây tất bạt, trà giảm béo, cây chùm gửi, tinh dầu bạc hà, thực vật thuộc họ hoa cúc, rễ đại hoàng, cây xô thơm, cây cỏ long ba, thực vật có hoa thuộc họ Thạch Nam Các bà mẹ đang cho con bú nên tránh các loại thảo mộc này vì một số loại sẽ cản trở quá trình tiết sữa và một số có thể gây hại cho bé.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Cách giảm sự khó chịu khi cho con bú

Vì cơ thể bạn đang ép sữa từ tuyến sữa và tiết ra ở phần núm vú, bên cạnh đó, sau khi sinh, bạn sẽ bị suy giảm nồng độ hóc-môn và có cảm giác lạ lẫm khi cho trẻ sơ sinh bú.

Bạn sẽ cảm thấy ngực mình mềm hoặc cứng và nóng, và cũng có thể bị sưng lên. Bạn nên tiếp tục cho con bú vì đây chỉ là biểu hiện thông thường. Sự căng cứng này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và sẽ giảm bớt khi cơ thể bạn quen dần với việc cho con bú.

Một số cách giảm đau trong giai đoạn này:

  • Tắm nước ấm
  • Đắp gạc ấm lên ngực trước khi cho bú (chẳng hạn một chiếc khăn ngâm nước nóng và vắt khô)
  • Nặn một ít sữa trước khi cho bú. Ngực đầy sữa có thể khiến trẻ ngậm núm vú khó khăn hơn, khiến bé đặt miệng ở sai vị trí, sẽ khó khăn hơn cho bé để bú được sữa, dẫn đến đau nhức mô ngực.

Cho con bú: Cách giảm sự khó chịu

  • Mặc loại áo ngực cho trẻ bú chuyên dụng. Một số phụ nữ ưa chuộng mặc loại này ngay cả vào ban đêm.
  • Cho bé bú mỗi hai đến ba giờ. Đừng né tránh việc cho bú vì cơn đau – càng cho bé bú nhiều, ngực bạn càng thấy dễ chịu hơn
  • Uống thật nhiều nước để giữ cơ thể cân bằng và duy trì sản suất sữa.
  • Luân phiên đổi bên ngực cho bé bú.
  • Đắp gạc mát sau khi cho bú. Hãy thử một túi đá bào hoặc rau quả đông lạnh.
Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em

Sữa dê có tốt cho trẻ?

Trên một diễn đàn, thành viên có nickname là chuotvang cho biết: “Bé nhà mình bị táo bón, uống đủ các loại sữa nhưng mỗi lần đi ngoài là cu cậu rặn đỏ mặt tía tai. Thế mà đổ sang sữa dê thì tình hình khác hẳn, mỗi lần đi là cu cậu cười toe toét”.

Còn thành viên có nickname mecuabin thì tỏ ra băn khoăn: “Mình nghe nói sữa dê mát, nhưng hình như dinh dưỡng lại không bằng sữa bò, mà sữa dê thì mắc hơn. Không biết có nên đổi sang sữa dê cho con dùng không nữa”.

Sữa dê có tốt cho trẻ
Nên cân nhắc khi cho bé sử dụng sữa dê

Con bị táo bón là nỗi lo chung của hầu hết những bậc phụ huynh khi nuôi con nhỏ. Vì thế, nhiều người không ngại ngần đổi đủ các loại sữa để tìm ra loại sữa nào dễ tiêu hóa cho con, về điều này, có lẽ sữa dê đạt yêu cầu.

Theo một số nghiên cứu khoa học thì trong chất béo của sữa dê có axit capric, tạo thành màng ngăn, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh đường ruột. Vì thế khi cho trẻ uống sữa dê, các triệu chứng về dạ dày như tiêu chảy, táo bón ở bé được giảm thiếu đáng kể.

Ngoài ra, sữa dê còn có những ưu điểm khác như:

  • Sữa dê ít chất béo nên dễ tiêu hóa hơn sữa bò.
  • Với những bé bị dị ứng với sữa công thức có nguồn gốc từ sữa bò hoặc dị ứng các chất protein và lactose thì dùng sữa dê để thay thế là giải pháp tuyệt vời hơn cả.
  • Sữa dê chứa hàm lượng vitamin A lớn và lượng vitamin lớn trong sữa dê được các chuyên gia đánh giá là có khả năng phòng ngừa các tế bào ung thư.
  • Sữa dê giàu protein vì thế khi uống một ly sữa dê sẽ bổ sung lượng protein phong phú cho trẻ.
  • Sữa dê có hàm lượng chất riboflavin, kali, calci nhiều hơn sữa bò, rất tốt cho xương của trẻ.
  • Sữa dê cũng được sản xuất và đóng hộp theo từng độ tuổi nên các bà mẹ có thể yên tâm là con không bị ngắt quãng khi dùng sữa dê.
  • Trong sữa dê có chất hoá học casein giúp giảm các vấn đề liên quan đến hô hấp ở trẻ.

Tuy nhiên, Thạc sĩ Bác sĩ Đào Thị Yến Phi – Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch cũng khuyến cáo:

“Sữa dê chỉ nên dùng cho những bé bị dị ứng với sữa bò vì nếu so sánh về hàm lượng dinh dưỡng thì sữa dê cũng không tốt hơn so với sữa bò. Sở dĩ sữa dê mắc hơn là vì sữa dê ít hơn 10 ngàn lần so với sữa bò nên mắc hơn chứ không phải tốt hơn. Vì thế, các bà mẹ cũng nên cân nhắc khi cho con uống sữa dê”.

Bác sĩ Yến Phi cũng cho biết thêm: “Sữa dê nhiều protein (đạm) hơn sữa bò, trong khi đó, sữa bò lại có chất béo cao hơn sữa dê. Đối với trẻ thì lại cần lượng béo nhiều hơn lượng đạm. Vì thế, không phải lúc nào dùng sữa dê cũng tốt cho trẻ”.

Hồng Hạnh

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Vì sao bé bỏ bú sớm?

Sữa mẹ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cho các bé, như: đạm, đường, muối khoáng,… giúp bé khỏe mạnh, chóng lớn và phát triển trí thông minh. Tuy nhiên, có nhiều bé bỏ bú mẹ từ sớm, khiến các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến việc bé không chịu bú mẹ và cách khắc phục hiện tượng này như thế nào? Marry Baby xin được chia sẻ với các bạn những thông tin bổ ích dưới đây.

Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là các nguyên nhân sau:

  • Do bé bị đau hoặc bệnh: kiểm tra kĩ xem bé bị đau ở đâu, hoặc có đang trong thời gian bị các bệnh như: tưa lưỡi, nghẹt mũi, hoặc là mọc răng hay không. Vì nếu đang bị đau ốm, bé sẽ khó chịu trong người và không chịu bú mẹ.
  • Do sai tư thế khi cho bé bú khiến các bé ngậm bắt núm vú không tốt, hoặc sữa mẹ quá nhiều làm các bé bị sặc và sợ hãi.
  • Do sữa mẹ có mùi lạ: khi các bạn sử dựng nước hoa và  ăn các gia vị nặng mùi như: hành, tỏi, tiêu,…thì sữa cũng sẽ có mùi khó chịu, khiến các bé không thích và bỏ bú mẹ.
  • Do sữa mẹ không đủ cho bé: nếu bạn ít sữa, không đủ cho bé mỗi lần bú, lâu ngày bé sẽ không còn thích bú mẹ nữa.
  • Do người mẹ không có nhiều thời gian chăm sóc, gần gũi với bé, khiến các bé “lạ” với mùi của mẹ và không thích thú với việc bú mẹ nữa.
Vì sao bé bỏ bú sớm?
Mẹ nên tìm hiểu vì sao bé lại bỏ bú sớm.

Khi đã xác định rõ nguyên nhân, các bạn sẽ tìm được hướng xử trí thích hợp:

  • Nếu bé lười bú do bệnh tật… thì tốt nhất nên đưa bé đi khám và điều trị bệnh, phải kiên trì dỗ dành cho bé ăn ít một, chia thành nhiều bữa trong ngày, khi khỏi bệnh bé sẽ bú trở lại. Nếu bé bị tưa lưỡi thì bạn có thể đánh tưa lưỡi cho bé bằng mật ong, nước rau ngót. Còn nếu bé bị tắc mũi, cần nhỏ thuốc muối sinh lý, vệ sinh mũi sạch sẽ cho bé trước khi bú.
  • Tư thế bú mẹ cần chỉnh lại cho đúng: đây là việc tưởng như đơn giản, nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết cho bé bú đúng cách. Tư thế bú mẹ đúng là mặt trẻ đối diện với vú mẹ, môi trẻ vừa tầm với núm vú. Mẹ ngồi ở tư thế thoải mái và thư giãn, bế trẻ bằng hai tay sao cho đầu và thân trẻ thẳng hàng, đầu không bị gập hoặc xoay nghiêng. Trẻ nằm sát vào lòng mẹ, bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ. Đỡ tay dưới mông trẻ hay kê gối để nâng bé vừa tầm với vú mẹ. Mẹ chạm môi trẻ vào vú, đợi đến khi trẻ há miệng rộng thì đưa trẻ tới vú sao cho môi dưới của trẻ ở dưới núm vú. Khi bú, cằm trẻ phải chạm vào vú mẹ, tránh việc để vú mẹ làm bít hai lỗ mũi của trẻ làm trẻ khó thở.
  • Khi nuôi con bằng sữa mẹ, bạn nên tránh ăn uống kiêng cữ quá mức sẽ làm sữa ít đi và thiếu chất dinh dưỡng, tránh sử dụng những chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá.. Ngoài ra, sữa mẹ tạo ra còn chịu ảnh hưởng của vấn đề tâm lý, bạn cần giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng buồn phiền. Ngoài ra, bạn cũng không nên sử dụng quá nhiều gia vị như hành, tiêu, tỏi, ớt.
  • Cần tạo điều kiện để mẹ và bé nằm cạnh nhau để thuận tiện cho bé bú, cho bé bú nhiều lần bất cứ khi nào bé muốn, càng cho bé bú nhiều sữa càng nhiều. Các bà mẹ dù bận rộn cố gắng dành thời gian gần gũi, ẵm bồng và nói chuyện với bé thường xuyên.

Thủy Chính

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Nuôi con bằng sữa mẹ: Khắc phục những vấn đề khó chịu khi cho con bú

Bài viết sau đây sẽ giới thiệu các cách khắc phục những vấn đề khó chịu trong việc nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ

1. Núm vú bị nứt (còn gọi là nứt cổ gà)

Nứt cổ gà rất hay gặp ở các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ mà nguyên nhân là do khi bé bú , bé không ngậm hết trọn quầng vú mà chỉ ngậm vào đầu của vú. Khi bé bú, động tác mút lập đi lập lại trong thời gian dài làm cho đầu vú bị kéo dãn tạo ra các vết nứt gây đau rát, thậm chí chảy máu làm cho nhiều bà mẹ rất sợ hãi việc cho con bú, thậm chí không dám cho con bú do quá đau. Ngoài ra nứt cổ gà cũng có thể xảy ra do bạn cho bé bú trong giai đoạn bé mọc răng nên răng bé cứa vào đầu vú gây các vết xước.  Để phòng tránh và khắc phục tình trạng này, các bà mẹ nên:

  • Khi cho con bú cố gắng đưa miệng của bé vào sao cho miệng bé ngậm trọn quầng vú, bạn nên lưu ý rằng bạn cần đưa miệng bé ngậm trọn quầng vú chứ không phải cho đầu vú của bạn vào miệng bé.
  • Sau khi cho bé bú bạn có thể lau sạch vú và bôi thuốc mỡ lên để làm giảm cảm giác đau rát
  • Đắp túi chườm nóng lên đầu vú nếu đầu vú quá đau rát.
  • Nếu bạn bị nứt đầu vú nặng gây chảy máu, đau rát không dám cho bé bú thì tạm thời có thể sử dụng dụng cụ hút sữa ra cho bé bú, sau đó đợi khi vết nứt liền lại thì cho bé bú theo đúng cách
  • Nếu xác định nguyên nhân của việc nứt đầu vú là do bạn cho bé bú sai cách thì nên chỉnh lại cho đúng.

2. Vú bị đau do căng, ứ sữa

Dấu hiệu dễ nhận thấy của tình trạng này là đầu vú sẽ bị căng cứng và gây sưng, đau nhức cho mẹ. Nguyên nhân có thể do việc cơ thể mẹ sản xuất quá nhiều sữa vượt qua nhu cầu bú của bé, sữa đổ về liên tục làm mô sữa bị ứ gây đau. Để khắc phục tình trạng này, các mẹ có thể:

  • Vẫn tiếp tục cho bé bú cách khoảng 2 đến 3 tiếng/lần (khoảng 8 – 12 lần cho bé bú trong ngày), trong trường hợp bé đã no mà vú vẫn căng và có nhiều sữa thì mẹ có thể vắt sữa ra bớt để hạn chế đau do ứ sữa.
  • Trong trường hợp không cần thiết, hạn chế dùng nịt ngựcvì nịt ngực có thể gây đau và ngực bị gò ép không thoải mái. Nên dùng các loại áo ngực chuyên dụng cho con bú.
  • Sử dụng khăn thấm nước ấm để massage nhẹ nhàng, giúp mạch máu và mô sữa được lưu thông làm giảm tình trạng đau nhức.

Thông thường việc cho bé bú, vắt sữa ra ngoài, dùng dụng cụ hút sữa, masage xoa bóp sẽ giúp mẹ cải thiện được tình trạng đau này.

3. Đau, co thắt bụng khi cho bé bú

Tình huống này không thường gặp, tuy nhiên ở một số bà mẹ thường có cảm giác đau đầu vú và bụng bị co thắt trong thời gian đầu khi cho bé bú. Nguyên nhân là khi bú, cơ thể của bạn sẽ tạo ra một loại hormone để làm tử cung co lại so với trước sinh. Việc đau đầu vú và co thắt bụng không có nghiêm trọng và chỉ xảy ra trong thời gian đầu, sau một thời gian ngắn khoảng vài ngày bạn sẽ cảm thấy bình thường.

4. Tắc ống dẫn sữa

Trường hợp này ít gặp hơn so với bị nứt cổ gà, tắc ống sữa là tình trạng sữa bị tắc trong tuyến dẫn không chảy ra được nên tạo thành khối cứng trong ngực gây đau nhức, khó chịu và do sữa không chảy ra nên không thể cho em bé bú được. Có nhiều nguyên nhân gây tắc ống dẫn sữa như do không vệ sinh sạch đầu vú sau khi cho bé bú; không day đều bầu ngực để thông tia sữa… Nếu tắc ống dẫn sữa kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm khuẩn và viêm mạch bạch huyết… Để phòng tránh tắc tia sữa bạn cần:

  • Vệ sinh sạch phần đầu vú sau khi cho bé bú, không để sữa đóng cặn làm tắc nghẽn tia chảy.
  • Dùng tay day ép ngực để cố gắng làm tan sữa bị đóng cục trong tuyến sữa, việc này cần làm từ từ và nhiều lần liên tục.
  • Dùng túi chườm nóng ở nhiệt độ thích hợp để chườm lên ngực, lợi dụng sức nóng từ túi chườm giúp làm tan các cục sữa bị vón lại.
  • Có thể kết hợp các phương pháp trên để đạt hiệu quả nhanh hơn. Tuy nhiên nếu đã áp dụng các phương pháp trên mà tia sữa vẫn đi tắc thì lúc này bạn nên gặp bác sĩ để tránh tình huống ngày càng phức tạp và khó điều trị hơn.
cho_con_bu_2
Vệ sinh sạch đầu vú sau khi bé bú để tránh sữa đọng lại gây tắc ống dẫn.

5.  Nhiễm trùng vú và ép xe

Đây là tình trạng nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là hậu quả do tuyến sữa bị tắc nghẽn trong thời gian dài gây viêm nhiễm, có thể do các vết nứt cổ gà bị nhiễm trùng… gây tình trạng nhiễm trùng vú. Một trong những dấu hiện đơn giản để nhận diện tình trạng nhiễm trùng là chỗ da vùng vú sẽ bị đỏ, đau nhức ngực, có thể kèm sốt. Khi có các dấu hiện trên bạn cần di khám để được điều trị kịp thời vì nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng vú sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn tới bị áo xe vú (là tình trạng có mủ trong vú). Để điều trị nhiễm trùng và ép xe vú, cần lưu ý:

  • Đi khám và uống thuốc theo chỉ định bác sĩ, hiện có một số thuốc khi sử dụng vẫn có thể cho bé bú bình thường.
  • Khi ép xe có mủ, phải đến cơ sở y tế để dẫn lưu mủ ra.
  •  Không cho bé bú nếu vú đã bị ép xe cho đến khi đã điều trị hoàn toàn tình trạng này
  • Sử dụng khăn/túi chườm để làm giảm đau.
  • Lưu ý các nguyên nhân dễ dẫn nhiễm trùng vú để tránh mắc phải. Trong trường hợp mẹ đã bị viêm tắc tuyến sữa hay bị nứt cổ gà, nên lưu ý để điều trị sớm để cải thiện tình hình, tránh việc nhiễm trùng và ép xe.

Chư Kha