Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cách chăm sóc trẻ vừa mới sinh trong vòng 24 giờ

Nếu không có gì bất thường, bé chào đời khỏe mạnh, an toàn, bé cưng sẽ được chuyển đến mẹ sau khi theo dõi y tế trong vài giờ đầu tiên. Việc chăm sóc bé mới sinh lúc này sẽ hoàn toàn do ba mẹ thực hiện. Bác sĩ và y tá chỉ hỗ trợ trong những trường hợp cần thiết hoặc có sự cố đặc biệt về sức khỏe mẹ và bé.

Cách chăm sóc trẻ vừa mới sinh
Không phải mẹ nào cũng biết cách chăm sóc trẻ vừa mới sinh đúng nhất

1. Giữ ấm cho bé

Khi nằm trong bụng mẹ, trẻ có một môi trường với nhiệt độ lý tưởng. Khi ra môi trường bên ngoài, nhiệt độ có sự thay đổi khiến cơ thể trẻ phải tự thích nghi. Lúc này, cơ chế thích ứng với nhiệt độ của cơ thể còn rất kém, trẻ cần được giữ ấm ngay lập tức và liên tục. Sau khi vệ sinh cơ thể, bé quần được lau khô người, ủ ấm để tránh hạ thân nhiệt.

Nhiệt độ phòng của bé nên được duy trì ở mức 26 – 32 độ C. Trẻ sơ sinh cần luôn được nằm trong vòng tay ấm áp, nhận sự vỗ về, chở che của mẹ. Ngoài ra, nếu bé tè làm ướt bỉm hoặc tã thì cần được thay ngay, lau khô người và mặc bỉm, tã mới để tránh nhiễm lạnh và các vẫn đề ngoài da khác.

2. Cho con bú mẹ

Ngay sau sinh, trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ. Sữa mẹ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nước, đặc biệt là kháng thể giúp bé chống đỡ bệnh tật. Đồng thời, sữa mẹ cũng giúp bé cảm thấy ấm áp, an tâm hơn. Hơn nữa, sữa mẹ trong giai đoạn này phần lớn đều là sữa non. Sữa non (là dung dịch màu vàng) chứa những chất miễn dịch quan trọng và có tác dụng nhuận tràng nhẹ giúp làm sạch ruột bé, đồng thời cũng có protein và chất béo cho những lần bú đầu của bé.

Những điều mẹ cần lưu ý

– Dạ dạy của trẻ mới sinh rất nhỏ, chỉ chứa được 30-90ml cho một cữ bú. Trong 24 giờ đầu tiên, cứ 2-3 tiếng, mẹ có thể cho bé bú 1 lần.

– Không nên nằm khi cho bé bú, vì rất dễ làm con sặc sữa.

3. Cách chăm sóc trẻ vừa mới sinh: Bế bé đúng cách

Xương của trẻ sơ sinh còn rất mềm, nhất là với những bé vừa mới sinh. Vì vậy, mẹ nên hết sức cẩn thận khi bế trẻ. Chú ý dùng một tay đỡ đầu và cổ, tay còn lại đỡ phần mông và cố gắng ôm sát bé vào lòng. Âu yếm và vuốt ve sẽ giúp tạo sự kết nối giữa mẹ và bé tốt hơn, đồng thời cũng giúp kích thích các giác quan phát triển.

Nếu đặt bé trên giường, mẹ lưu ý không sử dụng nệm quá mềm hoặc quá cứng cũng như không dùng gối đầu quá cao, vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển xương của trẻ. Tuyệt đối không bế xốc, rung lắc trẻ hay đưa nôi quá mạnh.

[inline_article id=64788]

4. Cách chăm sóc trẻ vừa mới sinh: Chú ý những lần thay tã

Trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi chào đời, một bé trung bình có thể cần đến 5-6 chiếc tã hoặc hơn, tùy theo thể trạng. So với sữa công thức, sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn. Vì vậy, những bé bú mẹ có thể cần đi vệ sinh nhiều lần hơn.

Mẹ cần lưu ý, phân trẻ sơ sinh trong giai đoạn này thường đặc, có màu sẫm hay ngả vàng. Đây được gọi là phân su, mẹ không cần quá lo lắng. Chỉ khi phát hiện bé đi tiêu ra chất nhầy trắng hoặc có đốm đỏ, mẹ mới cần báo cho bác sĩ.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Nguy hiểm khi mẹ bị sót nhau sau sinh

Nhau thai được hình thành trong tử cung có công dụng truyền các chất dinh dưỡng và oxy từ máu mẹ tới thai nhi. Sau khi em bé chào đời, nhau thai sổ tự nhiên ra ngoài. Khi nhận thấy mẹ có hiện tượng bóc tách và co thắt sổ nhau, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ tiếp tục rặn nhẹ để đẩy nhau thai ra. Giai đoạn này thường kéo dài 10-15 phút, và thường không gây đau đớn gì cả.

Khi nhau thai sổ hết, tử cung và các tĩnh mạch bắt đầu co lại, cổ tử cung từ từ khép lại. Nếu có bất kỳ phần nào của nhau thai còn sót lại, quá trình co thắt tử cung không thể hoàn thành, dẫn đến chảy máu không ngừng. Nếu không được phát hiện sớm, sót nhau sau sinh có thể bị ung thối gây nhiễm trùng máu, băng huyết, viêm nhiễm vòi trứng…

Sót nhau sau sinh
Sau khi bé chào đời, mẹ mất thêm khoảng 10-15 phút cho quá trình sổ nhau ra ngoài

1/ Nguyên nhân gây sót nhau sau sinh

Thông thường sau sinh khoảng 30 phút nhau thai sẽ tự động được tử cung co bóp và đẩy hết ra ngoài. Tuy nhiên, một số trường hợp nhau thai vẫn còn sót lại do những nguyên nhân sau:

– Nhau thai bám quá sâu vào thành tử cung khiến cho việc lấy nhau ra ngoài bị đứt hoặc lấy không hết.

– Khi mang thai nếu mẹ bầu bị nhau cài răng lược thì nguy cơ sót nhau sẽ cao hơn bình thường.

– Nhau thai có thể dính vào vết sẹo do lần sinh mổ trước đó hoặc tử cung bị tổn thương cũng khiến nhau bám vào.

– Những trường hợp nạo phá thai không an toàn đôi khi cũng bị sót nhau do nhau dính vào chỗ tử cung bị viêm hoặc nhiễm trùng.

– Trong quá trình sinh do nhân viên y tế lấy nhau không hết khiến nhau sót lại bên trong tử cung.

2/ Sót nhau ảnh hưởng gì đến mẹ và bé?

– Sót nhau sau sinh có thể dẫn đến tình trạng tắc vòi trứng làm cho mẹ khó có khả năng thụ thai ở lần mang thai tiếp theo. Hoặc bị băng huyết quá nhiều có thể phải cắt bỏ tử cung.

– Ngoài ra, mẹ cũng phải đối diện với những nguy cơ như viêm nhiễm niêm mạc tử cung, viêm cơ tử cung, nhiễm trùng nặng đe dọa đến tính mạng.

– Nếu tình trạng có diễn biến nặng, mẹ sẽ được bác sĩ phẫu thuật cầm máu và nạo hút nhau thai còn sót. Bên cạnh đó cần dùng thêm thuốc kháng sinh để làm co tử cung, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Dùng thuốc trong thời gian này thường sẽ ảnh hưởng đến việc cho con bú, vì vậy mẹ cần hết sức lưu ý, chỉ sử dụng theo sự kê đơn của bác sĩ.

– Chỉ khi nhau thai bị loại bỏ, lượng hormone progesterone trong cơ thể mẹ mới được giảm xuống mức tối đa, protaclin lúc này mới có cơ hội tác động lên các mô sữa. Nhau thai còn sót lại sẽ ảnh hưởng đến lượng progesterone, từ đó ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa của mẹ, làm mẹ ít sữa hơn.

3/ Dấu hiệu nhận biết sót nhau

Sau khi sinh mọi phụ nữ đều ra sản dịch trong vài ngày, đây là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, mẹ cần để ý nếu thấy sản dịch ra quá nhiều, có màu đen và mùi khó chịu cùng những cơn đau bụng âm ỉ kéo dài liên tục kèm theo sốt, rất có thể mẹ đã bị sót nhau.

Thực tế, không phải trường hợp sót nhau nào cũng giống nhau. Các triệu chứng có thể thay đổi tùy theo từng mẹ bầu. Nếu cảm thấy nghi ngờ, bạn có thể đến bệnh viện để bác sĩ siêu âm và tiến hành quy trình kiểm tra cần thiết.

4/ Phòng tránh hiện tượng sót nhau sau khi sinh

Là tình trạng rất nguy hiểm vì vậy mẹ bầu cần chủ động phòng tránh để giảm bớt tối đa những nguy cơ làm tăng khả năng bị sót nhau sau sinh bằng cách sau:

– Trong quá trình mang thai nên bổ sung thêm sắt bắt đầu từ tháng thứ 4 trở đi, việc làm này vừa giúp mẹ không bị thiếu máu vừa hạn chế được hiện tượng sót nhau.

– Phương pháp sinh thường khi thai nhi đủ tuần tuổi cũng giúp phòng tránh việc sót nhau.

– Không nên nạo phát thai vì sẽ làm tăng nguy cơ sót nhau.

– Cần lựa chọn những cơ sở ý tế có chất lượng và đảm bảo để không xảy ra bất trắc gì trong quá trình sinh nở.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Cách vệ sinh vùng kín sau sinh: Cần sự cẩn thận!

Cách vệ sinh vùng kín sau sinh khá đơn giản, chỉ với 6 lưu ý sau đây, mẹ đã có thể bảo vệ “cô bé” khỏi nguy cơ viêm nhiễm cũng như nhanh chóng lấy lại kích thước ban đầu và tăng cường sự dẻo dai.

Vệ sinh vùng kín sau sinh
Sau khi sinh, “cô bé” càng cần được chăm sóc cẩn thận

1/ Thay bằng sau mỗi 3 tiếng

Sau khi sinh, tử cung vẫn tiếp tục co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài. Đây là khoảng thời gian “cô bé” trở nên rất nhạy cảm, đồng thời cũng dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn dẫn đến nhiễm trùng âm đạo.

Để tránh tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, cứ mỗi 3-4 tiếng, mẹ nên rửa và thấm khô bằng khăn bông, sau đó thay băng mới. Chỉ dùng băng vệ sinh phụ nữ thông thường, không nên sử dụng tampon, hoặc giấy vệ sinh có mùi thơm. Tùy cơ địa và sức khỏe từng người, sản dịch có thể kéo dài 1-2 tuần, hoặc thậm chí 20 ngày. Lưu ý: Nếu sản dịch sau 3-4 ngày vẫn còn màu đỏ tươi, mẹ nên báo ngay cho bác sĩ.

2/ Vệ sinh vùng kín ít nhất 2-3 lần/ngày

Vi khuẩn, chất bài tiết, mồ hôi còn đọng lại tại vùng kín không thể tự động biến mất mà không được vệ sinh. Ít nhất 2-3 lần ngày vào buổi sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ, mẹ nên “tắm rửa” cô bé sạch sẽ, và dùng khăn bông thấm khô. Nếu sản dịch ra nhiều, mẹ có thể phải vệ sinh nhiều lần hơn.

[inline_article id=101045]

3/ Dùng đúng “đồ nghề”

Trừ trường hợp bác sĩ chỉ định dùng dung dịch rửa vết khâu tầng sinh môn, nếu không bạn chỉ nên dùng nước ấm để vệ sinh vùng kín. Tránh sử dụng nước muối hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ trong thời gian đầu, khi sản dịch vẫn đang còn.

Khoảng thời gian sau, khi “cô bé” đã bớt nhạy cảm, sản dịch cũng không còn, mẹ có thể sử dụng dung dịch vệ sinh. Tuyệt đối không sử dụng sữa tắm hoặc các loại xà phòng thông thường để vệ sinh vùng kín sau sinh. Độ pH của những sản phẩm này thường khá cao, có thể làm mất cân bằng độ pH, có thể gây kích ứng, nghiêm trọng hơn là viêm nhiễm âm đạo.

Lưu ý: Bạn chỉ nên dùng vòi sen hoặc vòi nước xịt tia nhẹ khi vệ sinh vùng kín sau sinh. “Cô bé” lúc này rất nhạy cảm có thể dễ bị tia nước mạnh làm ảnh hưởng. Hơn nữa, việc sử dụng vòi nước mạnh “tấn công” trực diện có thể đẩy các vi khuẩn có lợi ra ngoài làm mất cân bằng độ pH tự nhiên.

4/ Vệ sinh “đúng chỗ”

Bạn chỉ cần vệ sinh bên ngoài, không cần can thiệp quá sâu vào “nội thất” bên trong vùng kín. Ngoài những vi khuẩn có hại, rất nhiều vi khuẩn có lợi cũng cư trú bên trong “cô bé”. Chúng tự cân bằng lẫn nhau để duy trì độ pH. Ngược lại, khi thụt rửa sâu, bạn đã vô tình mang thêm vi khuẩn có hại bên ngoài vào, làm mất sự cân bằng vốn có.

5/ Vệ sinh đúng chiều

Vệ sinh từ sau ra trước là thói quen của nhiều chị em phụ nữ, đồng thời cũng là mối nguy tiềm ẩn cho “cô bé”. Theo các chuyên gia, cách vệ sinh vùng kín đúng nhất là rửa từ trước ra sau. Cách này sẽ hạn chế vi khuẩn từ hậu môn tiếp cận, gây viêm nhiễm “cô bé”. Lưu ý mẹ nhé!

6/ Phục hồi cơ vùng kín

Cần khoảng 7-10 ngày sau khi sinh để các cơ vùng kín có thể phục hồi lại. Tuy nhiên, rất khó có thể lấy lại 100% kích thước ban đầu nếu như bạn không tập luyện. Kegel, bài tập cơ sàn khung chậu, là một bài tập cơ âm đạo đơn giản, có thể thực hiện được mọi lúc, mọi nơi.

Có nhiều cách tập Kegel, đơn giản nhất là tập co cơ âm đạo rồi thả lỏng, thực hiện 100-200 lần/ ngày.

[inline_article id=74938]

Bước 1: Nhận biết cơ âm đạo đang co lại bằng cách đưa một ngón tay vào âm đạo và cố gắng dùng lực kẹp ngón tay.

Bước 2: Sau khi xác định được cơ âm đạo, thực hiện co cơ rồi thả lỏng. Hành động này khá giống với việc bạn đang đi tiểu nhưng tới giữa dòng, thắt chặt cơ lại để nín tiểu. Thở đều, chậm.

Lưu ý: Trong lúc tập, chú ý không khép 2 đùi vào nhau cũng như không co cơ bụng, chân, lưng, mông. Bạn có thể để tay lên bụng trong lúc tập, bụng phập phồng nghĩa là bạn đang sử dụng sai phần cơ.

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Bổ sung Canxi sau sinh – Mẹ không được lơ là

Trẻ sơ sinh hấp thu canxi hoàn toàn từ sữa mẹ để phát triển

So với các hệ khác, hệ xương là một trong những hệ phát triển chậm nhất và kéo dài nhất. Xương mềm, dễ vỡ và cần rất nhiều canxi để trở nên khoẻ, rắn chắc để hỗ trợ quá trình hợp nhất, tăng trưởng toàn diện (chiều cao và dáng hình) và để bảo vệ các cơ quan quan trọng (não, tim và phổi). Mỗi ngày trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi cần khoảng 300 mg Canxi, nguồn canxi bé cần hoàn toàn lấy từ sữa mẹ. Đây là lý do tại sao tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu. Khi sữa mẹ không đủ hàm lượng canxi, trẻ sẽ bị thiếu, có thể bị chứng hạ canxi máu nhẹ (dễ bị giật mình, ngủ không yên, quấy) hay nặng hơn là co giật.

Mẹ khỏe bé cao

Việc cho con bú ảnh hưởng đến xương của người mẹ như thế nào?

Việc trẻ bú mẹ sẽ ảnh hưởng đến xương của người mẹ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ thường bị mất 3-5% khối lượng xương trong thời gian cho con bú do mỗi ngày cần khoảng 200 – 300 mg Canxi tiết vào sữa mẹ để áp ứng nhu cầu canxi của trẻ. Nếu không được cung cấp đầy đủ canxi, bà mẹ cho con bú sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu canxi với các biểu hiện đau lưng, đau khớp, đau vai, nặng hơn là chứng loãng xương khi bước vào tuổi mãn kinh.

Cách đơn giản để đạt nhu cầu canxi trong giai đoạn cho con bú

Theo khuyến nghị nhu cầu dinh dưỡng dành cho người Việt, phụ nữ giai đoạn cho con bú cần khoảng 1000 mg Canxi/ ngày. Nguồn canxi có từ thực phẩm như rau, củ, quả, trứng, sữa, hải sản. Tuy nhiên lượng canxi này lại không thể hấp thu hoàn toàn và cung cấp đủ cho mẹ, chưa kể việc ăn uống còn bị hạn chế vì sau sinh các mẹ đều sợ mập. Một cách đơn giản, hiệu quả để cung cấp được canxi theo nhu cầu là bổ sung bằng viên uống Canxi.

MCHA – Bước đột phá mới bổ sung canxi hữu cơ tự nhiên cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Đáp ứng được tất cả những yêu cầu để Canxi được hấp thu tối đa, MCHA (Microcrystalline Hydroxyapatite ) được xem như một bước đột phá mới giúp phụ nữ mang thai và cho con bú yên tâm khi bổ sung canxi. MCHA có nguồn gốc từ xương và cung cấp canxi, photpho cũng như các chất khoáng cần thiết khác như Magie, Mangan, kẽm và sắt. MCHA với tỷ lệ canxi và photpho là 2/1, là một tỷ lệ tự nhiên tương tự như tỷ lệ sinh lý học của xương người giúp cơ thể hấp thu rất dễ dàng.

Theo đánh giá của chuyên gia, canxi hữu cơ tự nhiên MCHA từ Úc được chiết xuất từ xương bê an toàn, không độc tính, khi được kết hợp vitamin D3 và K1 sẽ giúp tối đa hóa lợi ích của thành phần MCHA và làm cho công thức này trở thành một sản phẩm bổ sung canxi tối ưu nhất. Công thức này mang đến cho phụ nữ mang thai và cho con bú nguồn canxi cùng khả năng hấp thu lý tưởng giúp tốt mẹ, khỏe bé và là loại canxi được khuyên dùng hiện nay.

CANXI NEXTG CAL

Thành phần: Mỗi viên nag chứa: MCHA (Microcrystalline Hydroxyapatite): 500mg – Tương đương với Calcium 120mg, Phosphorus 55mg. Dry Vitamin D3 Type 100 CWS 800mcg. Dry Vitamin K1 5% SD 160mcg . Chỉ định: Nguồn cung cấp canxi (trong thời kỳ tăng trưởng, phụ nữ có thai và cho con bú, phụ nữ thời kỳ mãn kinh…). Giúp phòng và điều trị loãng xương. Liều dùng: Người lớn: Uống 2-6 viên mỗi ngày. Phụ nữ có thai & cho con bú: Uống tối đa 4 viên mỗi ngày.Trẻ em: 3-6 tuổi: 1 viên/ngày, 6-14 tuổi: 2 viên/ngày; 15 tuổi và trở lên: theo liều của người lớn. Chống chỉ định: Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Tác dụng không mong muốn: Không có tác dụng phụ nào được ghi nhận với liều dung 8g/ ngày cho phức hợp MCHA trong khoảng thời gian dài, MCHA là thuốc an toàn, chưa có ghi nhận về độc tính. Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến thầy thuốc.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Số tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo thuốc của cục QLD: 0670/13/QLD-TT, ngày 23 tháng 07 năm 2013.

Sản xuất bởi Probiotec Pharma Pty Limited, Australia

Website: http://nextgcal.vn/ Facebook: https://www.facebook.com/nextgcal

Tư vấn miễn phí bởi dược sĩ : 18001125

Sản phẩm được phân phối bởi Đại Bắc Group và có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Nextg_cal

Categories
Tâm lý sau sinh Sau khi sinh

Baby blues và trầm cảm khác nhau thế nào?

Trầm cảm có thể gây ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động và thậm chí cả cảm xúc của người bệnh. Tại bất kỳ thời điểm nào trong cuộc sống, bạn đều có khả năng bị trầm cảm. Khoảng 10 -20% phụ nữ sau khi sinh mắc phải chứng trầm cảm. Tuy nhiên, có tới 80% bà mẹ sau khi sinh mắc phải hội chứng baby blues. Ngoài ra, theo nghiên theo của Đại học Oxford, baby blues cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến các ông bố.

Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng ra sao?
Nhiều người thường không phân biệt được sự khác nhau giữa hội chứng baby blues và trầm cảm sau sinh

Hội chứng Baby blues là gì?

Hội chứng baby blues là một dạng nhẹ của chứng trầm cảm sau sinh, thường bắt đầu sau khi sinh khoảng từ 1-3 ngày và có thể kéo dài đến 10 ngày hoặc vài tuần. Gặp phải hội chứng này, chuyện cảm xúc và tâm trạng thay đổi thất thường sẽ nhiều như “cơm bữa”. Mẹ có thể khóc lóc, ủ rũ nhưng cũng có thể cười ngay sau đó. Nhiều trường hợp có thể kéo dài hơn, và với nhiều cảm xúc mãnh liệt hơn.

Theo các chuyên gia, chính sự thay đổi nồng độ hoóc-môn trong cơ thể mẹ, tăng cao ngất ngưỡng khi mang thai và hạ đột ngột sau khi sinh chính là thủ phạm gây nên hội chứng này. Hơn nữa, sự đau đớn của vết thương sau sinh, bất tiện trong sinh hoạt cũng như áp lực tâm lý lần đầu làm mẹ sẽ càng khiến bạn có những trải nghiệm không mấy dễ chịu.

Sự khác biệt giữa Baby blues và trầm cảm sau sinh

Hầu hết các bà mẹ chịu ảnh hưởng tâm lý bởi hội chứng baby blues đều có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, baby blues kéo dài dai dẳng và đi kèm sự tăng cấp của những cảm xúc tiêu cực có thể dẫn đến trầm cảm. Vì vậy, việc phân biệt điểm khác biệt giữa hội chứng baby blues và trầm cảm sau sinh rất quan trọng.

Hội chứng Baby blues Trầm cảm sau sinh
– Cảm thấy muốn khóc nhiều lần trong ngày, dù chỉ vì một việc nhỏ

– Tâm trạng bất ổn, luôn thay đổi thất thường. Cảm thấy chán nản, buồn phiền

– Cáu gắt, lo âu, thiếu tập trung

– Xuất hiện từ 1-3 ngày sau sinh, và có thể kéo dài 1-2 tuần sau khi sinh

– Luôn lo lắng, buồn bã và khóc lóc rất nhiều. Không giao tiếp, khó chịu với người xung quanh

– Thiếu sự quan tâm đến em bé và bản thân.

– Khó tập trung suy nghĩ, luôn trong cảm giác tuyệt vọng. Thậm chí có suy nghĩ làm hại bản thân và con

– Kéo dài hơn 2 tuần sau sinh, với nhiều cảm xúc tiêu cực hơn

Bố có thể giúp mẹ như thế nào?

– Lắng nghe và quan sát: Nếu mẹ có bất kỳ biểu hiện mệt mỏi, lo âu quá mức, hãy khích lệ mẹ, bố nhé. Nói với mẹ rằng mẹ rất tuyệt vời, và bố luôn tin mẹ có thể làm tốt mọi việc.

Hỗ trợ mẹ tối đa những công việc nhà. Thực tế, ngoài việc cho con bú mẹ, những công việc khác đều không thể làm khó bố. Từ thay tã, tắm hay lau dọn nhà cửa, chỉ cần bố chịu làm, tất cả đều có thể.

– Hạn chế khách đến thăm: Nhiều người thì vui, nhưng quá nhiều người lại có thể ảnh hưởng không tốt đến tâm trạng của mẹ. Thử nghĩ xem, bao nhiêu người đến là bấy nhiêu lời khuyên. Tuy nhiên, không phải kinh nghiệm nào cũng tốt và phù hợp với tất cả mọi người.

– Không thiếu sự lãng mạn: Đã bao lâu bố không gửi tin nhắn hỏi han mẹ? Bao lâu chưa trao một nụ hôn? Hay đơn giản là nấu cho mẹ một món ngon nào đó?

[inline_article id=64583]

Làm gì khi bố cũng là “nạn nhân”?

Tuy chỉ chiếm một số lượng nhỏ, nhưng theo nghiên cứu của các chuyên gia, bố cũng có thể là nạn nhân của hội chứng baby blues. Giống như mẹ, lần đầu làm bố cũng sẽ không thiếu những giai đoạn khó khăn cần thích ứng. Bố sẽ phải lo lắng về chi phí tài chính, suy nghĩ về trách nhiệm làm cha, hay băn khoăn liệu bé cưng sẽ ảnh hưởng tình cảm vợ chồng… Thậm chí, không ít các bố cảm thấy “tủi thân” khi bị mẹ cho ra rìa.

Nếu những cảm xúc, lo lắng này đang làm phiền bạn, tham khảo ngay lời khuyên dưới đây nhé! Làm cha sẽ là trải nghiệm tuyệt vời nhất từng xảy ra với bạn.

– Lấy hình ảnh, video của mẹ và bé ra xem mỗi khi tâm trạng xấu đi. Điều này sẽ giúp bố cảm nhận lại những khoảnh khắc hạnh phúc với gia đình và niềm vui khi có con.

– Dành thời gian để chơi và chăm sóc con, dù chỉ ít phút mỗi ngày.

– Chia sẻ với mẹ về những lo lắng, mối quan tâm của bản thân. Đừng ngại “đòi” mẹ dành thời gian cho mình. Lời khuyên dành cho bạn: Nếu muốn vợ có nhiều thời gian dành cho mình, đừng quên hỗ trợ vợ làm việc nhà và chăm sóc con.

– Luôn ghi nhớ, đó là vợ và con của mình, là những người mình yêu thương nhất.

[inline_article id=114141]

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

14 đặc điểm kỳ lạ của nhau thai người mẹ và nhau thai sau sinh sẽ về đâu?

14 đặc điểm kỳ lạ của nhau thai người mẹ

Bạn có biết nhau thai người mẹ sở hữu những đặc tính thú vị này chưa?

1. Ngay từ khi trứng được thụ tinh thì nhau thai cũng hình thành. Lúc này các tế bào được chia làm 2 nhóm: 1 nhóm tế bào sẽ trở thành em bé và 1 nhóm tế bào còn lại sẽ hình thành nên nhau thai.

Chỉ sau vài ngày, nhóm tế bào hình thành nhau thai sẽ bám vào lớp nội mạc tử cung trong bụng mẹ. Từ đây, “cuộc sống” và chức năng của nhau thai bắt đầu.

Các chất dinh dưỡng và oxy được truyền từ máu của mẹ vào tới bào thai qua nhau thai. Nhau thai còn liên kết với bào thai thông qua dây rốn.

2. Tất cả những hormone trong thai kỳ đều do nhau thai sản xuất. Và khi progesterone (hormone giới tính giúp duy trì thai) cao thì độ ổn định của thai kỳ càng lớn. Sau 9 tháng mang thai, nồng độ hormone progesterone sẽ giảm dần dẫn đến hiện tượng co bóp tử cung, đó là dấu hiệu chuyển dạ sắp đến rồi.

3. Nhau thai người giúp duy trì sự sống của em bé ở trong bụng mẹ vì nó cung cấp oxy cho bé và đào thải carbon dioxide. Không những thế, nhau thai còn có thể lọc nhiều chất độc hại mà mẹ hấp thu vào cơ thể như thuốc men, vi khuẩn.

Tuy nhiên, nhau thai không phải là một lá chắn siêu nhiên vì vẫn có một số chất độc hại có thể xâm nhập gây ảnh hưởng tới thai nhi. Nhau thai không đủ khả năng chống lại virus, bởi thế các virus gây bệnh như rubella vẫn có thể xâm nhập vào bào thai.

4. Tuy chỉ được hình thành từ vài tế bào, nhưng đến khi người mẹ chuyển dạ thì nhau thai có thể nặng tới 1kg và to tương đương một cái đĩa có đường kính khoảng 15-22cm. Bề mặt nhau thai mịn, sáng bóng, có màu đỏ và bề dày khoảng 2-4cm.

nhau thai người
Nhau thai sau khi loại bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể mẹ vẫn có những tác dụng nhất định

5. Nhau thai người mẹ không chỉ giúp duy trì sự sống của thai nhi trong quá trình mang thai mà nó còn có rất nhiều tác dụng khác như:

  • Sau khi sinh: bác sĩ có thể nhìn nhau thai để nhận biết rất nhiều về tình trạng của bé sơ sinh.
  • Trong khi mang thai: nếu người mẹ bị nghi ngờ có vấn đề về di truyền thì nhau thai được dùng để kiểm tra trong xét nghiệm CVS (xét nghiệm lấy mẫu lông nhung màng đệm).

6. Nội tiết tố của nhau thai giúp ngăn chặn sự rụng trứng của bạn trong quá trình mang thai. Ngoài ra, khi mang thai, chính sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể sẽ khiến mẹ bầu khó chịu và mệt mỏi hơn hẳn.  Chính nhau thai người mẹ là nơi sản sinh ra các loại hoóc-môn trong thai kỳ.

7. Sau khi mẹ chuyển dạ, bé được sinh ra thì nhau thai cũng bị đẩy ra ngoài. Bởi vậy mà sau khi em bé ra khỏi bụng mẹ rồi, bạn vẫn thấy có thêm một vài cơn co nữa. Đó chính là quá trình co bóp để đẩy nhau thai ra. Quá trình này có thể kéo dài từ 10-20 phút nhưng cũng có thể là 1 tiếng sau khi sinh.

Trong trường hợp nếu bạn không có cơn co thắt để đẩy nhau thai thì bác sĩ sẽ phải xử lý bằng cách tiêm oxytocin để kích thích các cơn co thắt. Thuốc được tiêm vào bắp đùi của mẹ hoặc tĩnh mạch sau khi sinh con.

8. Một số trạng thái của nhau thai người mẹ

Những vị trí bình thường của nhau thai:

  • Nhau bám mặt trước (ở phía trước thành tử cung).
  • Nhau bám mặt sau (ở phía sau thành tử cung).
  • Nhau bám ở phía trên thành tử cung.
  • Nhau bám ở bên phải hoặc bên trái tử cung.
  • Nhau thai bám thấp: Nhau thai bao phủ một phần (hoặc tất cả) cổ tử cung.  Sinh mổ là cách được áp dụng trong phần lớn trường hợp nhau thai bám thấp vì cổ tử cung đã bị phủ bởi nhau thai.
  • Nhau thám bám quá chắc: Nhau thai bám quá chắc và quá sâu vào thành tử cung. Nếu mẹ bầu nào có tình trạng nhau thai bám quá chắc thì dễ có nguy cơ sinh non hoặc chảy máu nặng khi chuyển dạ. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định sinh mổ hoặc phải phẫu thuật để loại bỏ nhau thai.
  • Nhau thai đứt rời: Nhau thai rời khỏi thành tử cung trước khi sinh, thường là 3 tháng cuối nhưng cũng có khi sớm hơn (ở tuần thứ 20). Việc đứt nhau thai làm bé không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng, khiến mẹ bị ra máu và nguy cơ sinh non tăng lên. Trong trường hợp này, hầu hết mẹ bầu đều phải nhập viện để theo dõi.

9. Ở những tháng cuối, thai kỳ có thể gặp tình trạng canxi hóa nhau thai. Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm nếu lúc này, bánh nhau bị canxi hóa với cấp độ nặng. Vì vậy, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ thường xuyên để sớm phát hiện những bất thường về nhau thai.

10. Nhau thai được tạo thành từ 50% tế bào của mẹ và 50% tế bào của bé. Thông thường, trọng lượng của nhau thai sẽ bằng 1/6 tổng trọng lượng của bé.

11. Thông qua nhau thai, thai nhi có thể “gửi” một phần tế bào phôi thai mang DNA của mình vào cơ thể mẹ. Các nhà khoa học đã tìm thấy sự hiện diện của một số tế bào phôi thai trong máu, xương, da, thận và gan của một số phụ nữ, những người thậm chí đã kết thúc thai kỳ của mình cách đây 20 năm. Các chuyên gia cũng cho rằng, chính những tế bào này sẽ giúp “chữa trị” mỗi khi người mẹ cảm thấy không khỏe. Một số bằng chứng khác cũng cho thấy, các tế bào này cũng giúp bảo vệ cơ thể chống lại một số căn bệnh nguy hiểm như ung thư vú, bệnh alzheimer ở người lớn tuổi…

12. Là cơ quan duy nhất được cơ thể sử dụng 1 lần trong giai đoạn thai nghén và không “tái sử dụng”. Thông thường, sau khi sinh khoảng 30-60 phút, tử cung sẽ co bóp và đẩy hết phần nhau thai còn lại ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp sót nhau do nhau thai bám sâu, bám vào vết sẹo gây đau đớn, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người mẹ.

13. Nghe có vẻ rất kinh dị và dã man, nhưng thực tế, không chỉ động vật ăn hết nhau thai sau sinh, ở một vài nơi trên thế giới, nhiều người xem nhau thai như một “thần dược” tăng cường sức khỏe, dưỡng da và làm đẹp.

14. Nhau thai là cơ quan đặc biệt, và nó thể hiện đặc tính riêng của mỗi cá nhân. Giống như thai nhi, mỗi nhau thai sẽ khác nhau cả về hình dạng, kích thước, vị trí .

Nhau thai người mẹ sau khi sinh sẽ đi về nơi đâu?

Bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ tìm những mảnh còn thiếu, hình dạng và độ đồng đều của nhau thai người mẹ sau khi quá trình sinh con cơ bản hoàn tất. Họ sẽ xem xét cách dây chèn vào nhau thai và có hay không có vôi hóa.

Các bác sĩ cũng có thể thực hiện các xét nghiệm có thực hiện trên nhau thai, bao gồm cả những xét nghiệm xác định bệnh hoặc nhiễm trùng.

Nhau thai người
Một chế độ dinh dưỡng cân bằng không chỉ giúp thai nhi khỏe mạnh mà còn giúp nhau thai duy trì các chức năng quan trọng

Nhau thai người thường sẽ được xổ ra trong khoảng 30 phút sau khi sinh bằng âm đạo. Đây được gọi là giai đoạn thứ ba của của quá trính sinh con. Khi sinh mổ lấy thai, nhau thai sẽ được bác sĩ cắt bỏ trước khi bắt đầu khâu tử cung.

Về phía người mẹ, nhau thai là mặt gắn vào thành tử cung. Bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ kiểm tra cạnh này của nhau thai để đảm bảo rằng nhau thai đã xổ hết và không có phần nào của nhau thai sót lại trong tử cung của bạn. Họ cũng có thể kiểm tra vôi hóa nhau thai.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Táo bón sau sinh: Nỗi khổ khó nói

Trong suốt thai kỳ, lượng hormone progesterone tăng cao trong cơ thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón sau sinh. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của bạn cũng làm việc chậm lại trong quá trình chuyển dạ. Đồng thời, tác động của các loại thuốc giảm đau cũng trì hoãn việc đi ngoài. Táo bón cũng dễ xảy ra ở những mẹ phải sinh với dụng cụ hỗ trợ như forceps hay bị rách tầng sinh môn nhiều. Việc uống bổ sung viên sắt cũng góp phần không nhỏ trong việc làm tình trạng trở nên tệ hơn.

Thông thường, phải mất 2-3 ngày sau khi sinh mẹ mới có thể đi ngoài. Tuy tầng sinh môn có ê ẩm một chút nhưng việc đi ngoài sẽ giúp bạn đào thải lượng chất cặn bã đang tồn tại suốt mấy ngày trong cơ thể. Tình trạng táo bón có thể gây áp lực lên vùng xương chậu, nên tốt nhất, mẹ nên thoải mái để quá trình đào thải này diễn ra một cách tự nhiên.

Táo bón sau sinh
Táo bón khiến mỗi lần đi toilet của mẹ trở nên thật căng thẳng

Những bước phòng ngừa cơ bản

Bổ sung nước là tuyệt chiêu hữu hiệu để chăm sóc mẹ sau sinh, nhất là với các mẹ đang bị táo bón. Cố gắng uống nước càng sớm càng tốt. Việc bổ sung chất lỏng cho cơ thể sẽ giúp phân mềm hơn. Đặc biệt, những mẹ cho con bú sẽ thường xuyên cảm thấy khác hơn hẳn. Đừng nên ngồi yên một chỗ. Cố gắng đứng dậy, đi một vòng chậm rãi xung quanh phòng hay ra ngoài hành lang.

Khi ngồi xuống, mẹ nên dựng bàn chân lên, chạm đầu ngón chân xuống nền nhà. Động tác này giúp cho đầu gối của bạn trở nên cao hơn hông một chút, tạo thành một tư thế hoàn hảo để đẩy chất thải ra khỏi cơ thể. Tiếp đó, hạ chân xuống vài lần để kích thích ruột làm việc.

Vùng đáy chậu và sàn chậu sẽ di chuyển xuống và mẹ sẽ có thể cảm thấy đau, bởi chúnng đang dần hồi phục. Nếu lo lắng, mẹ có thể dùng một miếng băng vệ sinh hay khăn sạch , đỡ vùng đáy chậu và các vết khâu để chắc chắn các phần chỉ không bị nứt ra. Thực tế, việc đứt chỉ hầu như không hề xảy ra. Mẹ đừng quá căng thẳng nhé!

[inline_article id=4652]

Nếu đã nỗ lực nhưng chưa thành công…

Bắt đầu với một vài động tác bụng: Hít vào để cảm thấy bụng phẳng và vòng eo mở rộng ra. Sau đó, phình bụng ra. Nếu đặt bàn tay lên bụng lúc này, mẹ nên để cho lực từ các cơ bụng tác động rõ rệt vào lòng bàn tay. Lặp lại khoảng 10 lần. Để vùng đáy chậu thư giãn khi làm động tác phình bụng lần cuối cùng. Nếu vẫn chưa đi ngoài được, mẹ nên lặp lại động tác này. Hãy kiên nhẫn. Nếu vẫn chưa có gì xảy ra, mẹ có thể tạm rời khỏi nhà vệ sinh và thử lại sau đó.

[inline_article id=32807]

Uống một ly lớn nước trái cây hay nước tinh khiết sẽ giúp kích thích cảm giác. Sau khoảng 15 đến 20 phút, mẹ có thể thử lại. Lưu ý, sau khi ăn hoặc uống, bạn nên đi bộ thay vì ngồi xuống ngay.

Nếu tình hình vẫn không được cải thiện, hãy thử liên lạc với bác sĩ của bạn để tìm được một loại thuốc nhuận tràng thích hợp. Bất cứ thứ gì bạn ăn hay uống cũng ảnh hưởng đến chất lượng sữa, do đó, đừng chủ quan tự ý chọn bất kỳ một loại thuốc không kê đơn nào. Cho bác sĩ biết bất cứ vấn đề nào ở hậu môn mà bạn đang gặp phải, vì điều này khiến cho tình trạng táo bón tồi tệ hơn.

MarryBaby

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

3 bước đơn giản phục hồi sau sinh

Phục hồi sau sinh
Để chăm sóc thiên thần nhỏ của mình, mẹ cần đảm bảo tinh thần và sức khỏe ở mức tốt nhất

1. Phục hồi sau sinh: Điều chỉnh cảm xúc

Sau khi sinh, nhiều mẹ sẽ cảm thấy tâm trạng nhiều lúc sẽ “down” xuống mức cực độ, cảm thấy khó chịu và cáu bẳn với mọi người xung quanh. Điều này khá bình thường, nhất là với những người lần đầu làm mẹ.

Đừng quá lo lắng! Với sự hỗ trợ của chồng, người thân và bạn bè, mẹ sẽ cảm thấy tinh thần dần ổn định hơn. Nếu vẫn cảm thấy cô đơn, mẹ có thể gọi cho bạn bè hay anh em, họ hàng đến chơi cùng hai mẹ con. Nhớ rằng luôn có các bác sĩ chuyên môn sẵn sàng đồng hành trong những trường hợp bạn cảm thấy tâm lý bất ổn.

2. Phục hồi sức khỏe sau sinh

Quá trình hồi phục sau sinh có thể bắt đầu ngay khi mẹ còn ở bệnh viện. Thử khởi động cùng một số bài tập Kegel đơn giản. Siết chặt các cơ xung quanh vùng niệu đạo như khi bạn tạm ngưng dòng nước tiểu chảy ra. Các bài tập Kegel có thể sẽ khó thực hành lúc đầu nhưng cứ cố gắng tập luyện rồi mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn.

[inline_article id=79207]

Khi về nhà và được sự cho phép của bác sĩ, mẹ có thể vận động kéo căng người, đi bộ, bơi lội và đạp xe trên máy tập thể dục, nhưng nhớ phải từ từ. Liên hệ với phòng tập hoặc nói chuyện với các mẹ khác để có thêm thông tin rồi đăng ký các lớp thể dục dành cho các mẹ sau sinh. Hiện nay có nhiều trung tâm thể dục có dịch vụ dành riêng cho các mẹ sau sinh hay tuyệt vời hơn là lớp dành cho mẹ và bé.

3. Yêu bản thân nhiều hơn

Lúc này không phải thời điểm thích hợp để ăn kiêng, nhất là với những người nuôi con bằng sữa mẹ. Thay vào đó, mẹ nên tiếp tục chế độ dinh dưỡng lành mạnh như trong thời kỳ mang thai.

Ngoài ra, mẹ có thể tham gia các khóa học về dinh dưỡng an toàn cho mẹ bầu sau sinh để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho các mẹ hồi phục và chăm sóc thiên thần nhỏ của mình.

[inline_article id=34168]

“Mở lòng” với những lúc tinh thần không tốt của mình, dành thời gian nghỉ ngơi và kêu gọi anh xã cùng chung tay giúp dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con nhỏ. Ngược lại, mẹ nên để những việc không thực sự cần thiết tạm “ngủ yên” trong lúc nhạy cảm này. Mọi việc có thể lộn xộn hơn, nhà cửa ít ngăn nắp hơn và bạn sẽ bận rộn hơn trước … nhưng rồi tất cả đều sẽ ổn mà mẹ ơi.

MarryBaby

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

6 biến chứng bệnh hậu sản mẹ cần biết

hậu sản, sản hậu
Mỉm cười và hạnh phúc không ngừng vì có thiên thần nhỏ cũng là một trong những vấn đề hậu sản thú vị

1. Ra máu

Sau khi sinh, sản dịch thường ra rất nhiều vào những ngày đầu tiên. Kể cả bạn sinh thường hay sinh mổ, tử cung cũng cần phải được “dọn dẹp” sạch sẽ, và đó là lý do vì sao máu ở vùng nhau thai còn sót lại cần được “tống” ra khỏi cơ thể.

Sau 4-6 tuần, sản dịch sẽ hết, trong thời gian này, máu có thể thay đổi và màu sắc lẫn số lượng. Vì vậy, nếu không có gì bất thường, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề hậu sản này.

2. Khóc lóc thất thường

Hormone nội tiết tố tăng nhiều trong thời gian mang thai, bỗng nhiên bị giảm đột ngột sau khi sinh. Lý do này đã dẫn đến tác động không nhỏ đến tâm trạng của người mẹ. Vì vậy, bạn sẽ có những khoảnh khắc không hiểu vì sao mình khóc, đơn giản khóc giúp bạn dễ chịu hơn. Tình hình này thường xảy ra vào những ngày đầu tiên sau khi sinh con, do đó đừng quá lo lắng mẹ nhé!

3. Đổ mồ hôi

Các hormone sau sinh có khả năng làm bạn đổ mồ hôi nhiều hơn, và thường là vào ban đêm. Đã phải hứng chịu sự nóng nực suốt 9 tháng mang thai, nay bạn phải đối mặt với tình trạng tệ hại hơn nhiều. Để tránh tình trạng thức dậy giữa đêm vì áo ướt nhẹp, bạn nên chuẩn bị sẵn quần áo gần đó để thay nếu cần.

4. Sưng tấy, phù nề

Những tưởng triệu chứng sưng tấy, phù nề chỉ diễn ra vào những tuần cuối của thai kỳ, nhưng sau khi sinh con, bạn vẫn có thể đối mặt với vấn đề khó chịu này. Tình trạng này thường xảy ra với những mẹ sinh mổ hoặc thực hiện đẻ không đau. Thuốc tê, thuốc gây mê tiêm vào cơ thể, truyền vào những chất lỏng khó thoát ra ngoài, vì vậy làm bạn phù nề sau sinh.

5. Bụng vẫn to như chưa hề sinh nở

Đó là vấn đề mà mẹ nào cũng thắc mắc và tỏ ra vô cùng thất vọng. Tại sao em bé đã ra rồi, bụng mình vẫn như cái trống? Câu trả lời ở đây là dù đã cho em bé ra ngoài, loại bỏ bớt nhau thai và nước ối, nhưng hình dạng của tử cung bạn không thể thu nhỏ trong một sớm một chiều.

Lúc này, độ lớn của tử cung nhỏ khoảng bằng thai kỳ lúc 6 tháng. Tốt nhất, nên tận dụng mặc lại váy bầu cho thuận tiện, dễ chịu. Chăm chỉ cho con bú, bạn sẽ nhanh chóng lấy lại vòng eo thon thôi!

[inline_article id = 33116]

6. Hạnh phúc tột cùng

Trong những điều tồi tệ, luôn có điều may mắn và phước lành. Còn gì tuyệt hơn là lúc này đang có một thiên thần nhỏ hiện diện trong căn nhà ấm cúng của hai vợ chồng bạn. Nếu cảm thấy mình vui vẻ quá mức bình thường, không thể ngừng mỉm cười chẳng hạn, hãy cứ tận hưởng nó và ghi nhớ lại các khoảnh khắc đáng quý này, bởi thời gian sẽ trôi rất nhanh, bé con sẽ lớn rất mau, trong khi bạn chưa kịp nhận ra.

MarryBaby

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Nghỉ thai sản: Càng dài, càng lợi!

1. Mất bao lâu cơ thể hồi phục sau sinh?

Cơ thể phụ nữ trải qua rất nhiều thay đổi, gồm cả những điều đáng kinh ngạc trong thời gian mang thai. Sau khi sinh con, những thay đổi lại tiếp tục hoạt động, điển hình là việc giảm đột ngột nồng độ hormone, thải bớt những chất dư thừa tích trữ trong thai kỳ để trả lại cơ thể với thể tích máu bình thường.

phụ nữ sau sinh, nghỉ thai sản, chế độ thai sản
Thể chất lẫn tinh thần cần thời gian để hồi phục sau sinh

Nghe có vẻ đơn giản, nhưng chính vài ba đổi thay như vậy sẽ gây ra sự mệt mỏi vô cùng đối với phụ nữ sau sinh. Ngoài việc điều chỉnh lối sống khi có thêm một thành viên nữa trong nhà, mẹ còn phải đối phó với sự khó chịu bắt buộc phải xảy ra này.

Hầu hết phụ nữ đều có thể bắt đầu đi làm lại sau sinh khoảng 6 tuần. Không hiếm trường hợp làm việc từ khoảng 3 tuần sau khi sinh. Những biến chứng trong quá trình sinh nở hay phải trải qua sinh mổ sẽ kéo dài thời gian phục hồi của bạn. Do đó, sinh mổ bao lâu thì đi làm được sẽ phụ thuộc vào sức khỏe của từng người. Có người là 6 tuần, có người phải lâu hơn.

2. Cần thời gian để phục hồi tinh thần

Việc giảm hormone đột ngột thường dẫn đến sự thay đổi tiêu cực về tâm trạng, có thể được gọi là hội chứng baby blues, hoặc nặng hơn là trầm cảm sau sinh. Hầu hết các mẹ đều có thể vượt qua hội chứng baby blues khoảng 6 tuần đầu tiên.

[inline_article id = 828]

Nếu cảm thấy buồn bã, chán nản, hoặc phát hiện bất cứ dấu hiệu trầm cảm nào khác, liên hệ với bác sĩ hoặc các chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ kịp thời. Đừng giữ nỗi niềm cho riêng mình mà mẹ chia sẻ với bất kỳ ai có thể để xoa dịu bớt những mỏi mệt sau sinh.

Thời gian để phục hồi tinh thần hết sức quan trọng, bởi nếu không, khi quay trở lại công sở làm việc, mọi chuyện sẽ càng trầm trọng hơn. Theo nghiên cứu gần đây nhất của Hoa Kỳ, phụ nữ sau sinh càng nghỉ thai sản nhiều, càng ít nguy cơ đối diện với chứng trầm cảm.

Rất nhiều phụ nữ vì tính chất công việc phải quay trở lại làm việc một cách khá vội vã sau sinh, nhiều người sau 3 tháng đã đi làm, thậm chí có người còn sớm hơn. Chính từ nguyên do này đã góp phần vào con số 13% bà mẹ bị trầm cảm sau sinh trong năm đầu tiên.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã phân tích dựa trên các số liệu về sức khỏe của hơn 800 phụ nữ sau một năm sinh con. Các dữ liệu được đánh giá vào 6 tuần, 12 tuần, 6 tháng và 12 tháng. Kết quả cho thấy phụ nữ nghỉ thai sản trong 6 tháng có khả năng mắc trầm cảm ít hơn những người nghỉ 6 tuần và 12 tuần. Do đó sinh mổ bao lâu thì đi làm được, nếu gấp gáp thì 6 tuần hoặc 2 tháng, còn không hãy đợi đủ 6 tháng nhé mẹ.

3. Chuẩn bị gì khi đi làm lại?

Theo luật hiện thời, phụ nữ sau sinh được nghỉ 6 tháng. Tùy vào chính sách của từng công ty, khoảng thời gian này đôi khi bị rút ngắn xuống còn 4 tháng hoặc thậm chí ít hơn, nhất là đối với phụ nữ giữ chức vị cao trong công ty. Sức khỏe của thể chất lẫn tinh thần có tốt hay chưa, chỉ có bản thân bạn là hiểu rõ nhất. Đừng cố ép mình quay lại công sở khi vẫn còn vướng bận, lo lắng nhiều thứ, nhất là chuyện chăm sóc trẻ sơ sinh.

Thời gian đầu đi làm lại có thể sẽ tồn tại rất nhiều khó khăn. Vì vậy, bạn nên nói chuyện với sếp để điều chỉnh đôi chút về thời gian làm việc lúc đầu, làm sao để cân bằng việc nhà và việc công dần dần và từ tốn. Sự đột ngột có thể gây ra cú hích không tốt cho tâm trạng của phụ nữ sau sinh.

MarryBaby