Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

4 tác hại của ánh sáng xanh và 3 cách hiệu quả để khắc phục

Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng việc thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh của các thiết bị điện tử không chỉ gây hại cho mắt, da mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ và tinh thần của người sử dụng. Vậy cụ thể tác hại của ánh sáng xanh tác động đến sức khỏe thế nào? Mời bạn tìm hiểu chi tiết ở phần nội dung dưới đây.

Ánh sáng xanh là gì?

Ánh sáng xanh là một phần của quang phổ ánh sáng khả kiến – có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nó có bước sóng ngắn nhất: từ 380 – 500 nanomet (nm) và năng lượng cao nhất. 

Ánh sáng xanh được chia thành hai loại chính:

  • Ánh sáng xanh lam (blue-violet): Có bước sóng từ 380-450 nm.
  • Ánh sáng xanh lục (blue-turquoise): Có bước sóng từ 450-500 nm.

Ánh sáng xanh là gì

Ánh sáng xanh có ở đâu?

Khoảng một phần ba tổng số ánh sáng nhìn thấy được coi là ánh sáng xanh. Trong đó:

  • Ánh sáng mặt trời là nguồn ánh sáng xanh lớn nhất. 
  • Các nguồn ánh sáng xanh nhân tạo bao gồm: Đèn huỳnh quang, TV LED, màn hình máy tính, điện thoại thông minh, màn hình máy tính bảng và một số thiết bị điện tử khác…

Ánh sáng xanh có lợi ích gì không?

[key-takeaways title=””]

Có! Những lợi ích nổi bật của ánh sáng xanh bao gồm:

  • Tăng cường sự tỉnh táo, hỗ trợ trí nhớ, chức năng não và cải thiện tâm trạng. 
  • Điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể (chu kỳ thức – ngủ tự nhiên)
  • Ánh sáng mặt trời cũng rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển thị giác ở trẻ em.

[/key-takeaways]

Mặc dù ánh sáng xanh có một số lợi ích nhất định nhưng việc tiếp xúc quá mức với ánh sáng xanh có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là đối với mắt, da, giấc ngủ và sức khỏe tinh thần. Mời bạn đọc tiếp phần dưới đây để hiểu rõ những tác hại của ánh sáng xanh đối với sức khỏe.

[inline_article id = 334034]

4 tác hại của ánh sáng xanh

1. Tác hại của ánh sáng xanh đối với mắt

Mặc dù mức độ tiếp xúc với ánh sáng xanh từ màn hình của các thiết bị điện tử nhỏ hơn so với lượng tiếp xúc từ ánh sáng mặt trời. Song các tác hại của ánh sáng xanh từ màn hình của thiết bị điện tử có khả năng tác động lâu dài đến sức khỏe đôi mắt, đặc biệt là khi chúng ta sử dụng thiết bị điện tử nhiều và đặt màn hình gần mắt. Những tác động cụ thể bao gồm:

  • Mỏi mắt, khô mắt, đau mắt

Ánh sáng xanh từ màn hình máy tính và thiết bị điện tử có thể làm giảm độ tương phản, khiến mắt mỏi mệt, đau, khó chịu hoặc khó tập trung. 

  • Tác hại của ánh sáng xanh gây tổn thương võng mạc

Các nghiên cứu cho thấy việc thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh có thể khiến các tế bào võng mạc bị tổn thương. Từ đó gây ra các vấn đề về thị lực như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể…

Tác hại của ánh sáng xanh
Việc tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng xanh làm tăng nguy cơ tổn thương cho mắt

[summary title=””]

Tại Mỹ, theo Vision Council, có 80% người Mỹ trưởng thành sử dụng thiết bị điện tử hơn hai giờ mỗi ngày. Gần 67% người sử dụng hai thiết bị trở lên cùng một lúc. 59% người trong số đó có triệu chứng mỏi mắt, đau mắt. 

[/summary]

2. Tác hại của ánh sáng xanh đối với làn da

Tác hại của ánh sáng xanh đối với da có thể nghiêm trọng hơn cả tia UVA và UVB từ ánh nắng mặt trời. Lý do là vì nó có thể xuyên qua da, vượt qua cả lớp biểu bì và kéo dài sâu vào lớp mô hạ bì bên trong da. Việc tiếp xúc với ánh sáng xanh từ mặt trời và thiết bị điện tử khiến da có nguy cơ tổn thương rất cao. Một số tác hại của ánh sáng xanh đối với da nổi bật như:

  • Da mất độ đàn hồi và kém săn chắc: Ánh sáng xanh đẩy nhanh quá trình phân hủy elastin (protein chịu trách nhiệm cho làn da săn chắc) và collagen khiến da kém săn chắc, đàn hồi.
  • Tăng sắc tố da: Thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh sẽ làm tăng sắc tố da. Thậm chí, các sắc tố hình thành bởi ánh sáng xanh sẽ bền và khó điều trị hơn so với sắc tố được hình thành bởi tia UVA và UVB. 
  • Viêm, đỏ và sưng da: Mặc dù liệu pháp ánh sáng xanh được áp dụng trong da liễu để điều trị mụn trứng cá viêm đỏ, nhưng nếu lạm dụng sẽ khiến da mất khả năng giữ ẩm, làm giảm khả năng miễn dịch của da khiến da dễ viêm, đỏ và sưng hơn. 
Tác hại của ánh sáng xanh
Các tổn thương da do tác hại của ánh sáng xanh có thể trầm trọng hơn tổn thương từ tia UV

3. Tác hại của ánh sáng xanh đối với chất lượng giấc ngủ

Ánh sáng xanh có ảnh hưởng đến nhịp sinh học – chu kỳ thức, ngủ tự nhiên của cơ thể. Vào ban ngày, ánh sáng xanh từ mặt trời đánh thức và kích thích chúng ta tỉnh táo. 

Việc tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử vào buổi tối khiến bạn khó ngủ hơn hoặc ngủ không sâu giấc. Đó cũng là là lý do tại sao các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyến cáo chúng ta không nên sử dụng thiết bị trong vòng 1-2 giờ trước khi đi ngủ.

Tác hại của ánh sáng xanh
Bạn không nên sử dụng thiết bị điện tử trong 1-2 giờ trước khi đi ngủ

4. Tác hại của ánh sáng xanh đến sức khỏe tinh thần

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã công bố nghiên cứu về “Tỷ lệ mắc và điều trị trầm cảm ở thanh thiếu niên và thanh niên”. Kết quả nghiên cứu cho biết các triệu chứng rối loạn tâm trạng ở những người trẻ tuổi tăng 37% trong khoảng thời gian 9 năm. 

Nguyên nhân gây ra nó rất phức tạp. Trong đó, tác động của ánh sáng từ màn hình của các thiết bị điện tử cũng góp phần vào nguyên nhân gia tăng các rối loạn tâm thần ở người trẻ. 

Theo đó, việc thường xuyên tiếp xúc quá lâu với ánh sáng xanh vào ban đên làm ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cơ thể. Điều này gây ức chế quá trình sản xuất hormone melatonin. Trong khi đó, melatonin đạt đỉnh điểm vào ban đêm giúp chúng ta có được giấc ngủ ngon và điều hòa giai đoạn ngủ sinh học. 

Nhịp sinh học của cơ thể bị rối loạn gây ra các vấn đề về giấc ngủ. Giấc ngủ bị gián đoạn cũng là triệu chứng điển hình của các rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu lan tỏa…

Tác hại của ánh sáng xanh
Tác hại của ánh sáng xanh là yếu tố góp phần tăng cao các rối loạn tâm thần

[summary title=””]

Tại Việt Nam, nghiên cứu về thực trạng sử dụng điện thoại di động và mối liên hệ đến rối loạn giấc ngủ, tâm lý, kết quả học tập ở sinh viên trường Đại học Y dược Huế (năm 2015) cũng cho biết: Lạm đụng điện thoại thông minh có thể gây ra một vài vấn đề tâm thần hoặc rối loạn hành vi. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu đã thực hiện trên thế giới.

[/summary]

3 cách bảo vệ sức khỏe trước tác hại của ánh sáng xanh

Để giảm thiểu tác hại của ánh sáng xanh, bạn có thể áp dụng những cách làm sau:

1. Kiểm soát thời gian sử dụng thiết bị điện tử

Hạn chế sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác khi không cần thiết hoặc trước khi đi ngủ từ 1-2 tiếng.

2. Sử dụng bộ lọc ánh sáng xanh cho điện thoại, tivi, máy tính bảng

Các ứng dụng lọc ánh sáng xanh phổ biến hiện nay bao gồm:

  • F.lux: Đây là ứng dụng miễn phí giúp điều chỉnh ánh sáng màn hình theo giờ trong ngày. Vào buổi tối, F.lux làm giảm lượng ánh sáng xanh và thay đổi màu sắc màn hình sang tông màu ấm hơn để giảm căng thẳng cho mắt và giúp dễ ngủ hơn.
  • Night Shift (iOS): Tính năng tương thích với các thiết bị có hệ điều hành iOS như iPhone và iPad. Night Shift tự động điều chỉnh màu sắc màn hình sang tông màu ấm vào buổi tối để giảm lượng ánh sáng xanh.
  • Blue Light Filter (Android): Có nhiều ứng dụng lọc ánh sáng xanh trên Google Play Store, như Twilight và Blue Light Filter. Các ứng dụng này làm giảm ánh sáng xanh và điều chỉnh màu sắc màn hình theo thời gian trong ngày để giảm thiểu tác hại của ánh sáng xanh đến mắt và da. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại kính lọc ánh sáng xanh khi dùng máy tính, điện thoại, hoặc xem TV.

Cách giảm tác hại của ánh sáng xanh

3. Áp dụng nguyên tắc 20-20-20 để giảm tác hại của ánh sáng xanh với mắt

Nguyên tắc 20-20-20 có nghĩa là: Cứ sau 20 phút sử dụng thiết bị điện tử, bạn hãy để mắt nghỉ ngơi khoảng 20 giây bằng cách nhìn vào một thứ gì đó cách xa mắt khoảng 610 cm (20 feet).

Kết luận

Tóm lại, những tác hại của ánh sáng xanh bao gồm:

  • Gây tổn thương mắt
  • Gây khó ngủ, giảm chất lượng giấc ngủ
  • Có liên quan đến yếu tố gây ra các rối loạn tâm thần
  • Gây hại cho sức khỏe làn da.

Trong thời đại công nghệ có tác động trực tiếp đến nhiều mặt của đời sống, việc tiếp xúc với các thiết bị điện tử là cần thiết. MarryBaby hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn nhận thức rõ hơn về tác hại của ánh sáng xanh và chọn được cách phù hợp để giảm thiểu tác hại từ chúng để bảo vệ sức khỏe bản thân và các thành viên trong gia đình!

[inline_article id = 334161]

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Vắc xin cúm: 10 lưu ý quan trọng cần nắm trước khi tiêm

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về vắc xin cúm, bao gồm cơ chế hoạt động, lợi ích của vắc xin, ai nên và không nên tiêm phòng, các loại vắc xin phổ biến cũng như các lưu ý khác khi tiêm phòng cúm.

1. Vắc xin cúm là gì?

Cúm mùa là một bệnh đường hô hấp do virus cúm gây ra. Bệnh thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày và đa phần người bệnh đều bình phục hoàn toàn. Tuy nhiên, trong những trường hợp trở nặng, cúm mùa có thể gây ra các biến chứng nặng, thậm chí là tử vong.

[quotation title=””]

Theo ước tính mới của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (US-CDC), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác y tế toàn cầu, có từ 290.000 đến 650.000 ca tử vong hàng năm liên quan đến cúm mùa.

[/quotation]

Vắc xin cúm (hay vaccine cúm) là loại vắc xin giúp bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập và tấn công của các chủng virus cúm. Vắc xin cúm hoạt động bằng cách kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra kháng thể đặc hiệu. Khi virus cúm xâm nhập vào cơ thể, các kháng thể này sẽ nhận diện và tiêu diệt virus, giúp ngăn ngừa bạn mắc bệnh cúm hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.

vắc xin cúm

2. Tại sao cần tiêm phòng cúm?

Tiêm vắc xin cúm mang lại nhiều lợi ích quan trọng, không chỉ bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn góp phần bảo vệ cộng đồng. Dưới đây là các lợi ích cụ thể của việc tiêm vắc xin cúm:

  • Giảm nguy cơ mắc bệnh cúm: Theo CDC, tiêm vắc xin cúm là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa bản thân khỏi bị bệnh cúm.
  • Giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh: Nếu bạn vẫn bị nhiễm cúm sau khi tiêm phòng, các triệu chứng sẽ nhẹ hơn và thời gian mắc bệnh sẽ ngắn hơn.
  • Giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng do cúm: Tiêm vắc xin cúm giúp giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng ở các đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính, phụ nữ mang thai và trẻ em. CDC cho biết, trong giai đoạn 2019-2020, việc tiêm phòng cúm đã ngăn ngừa được khoảng 100.000 ca nhập viện liên quan đến cúm.
  • Bảo vệ cộng đồng: Khi bạn bảo vệ bản thân khỏi bệnh cúm thông qua tiêm chủng, bạn cũng đang bảo vệ những người không thể tiêm phòng cúm do dị ứng hoặc do các vấn đề khác.
Vắc xin cúm
Tiêm phòng cúm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc giảm biến chứng khi mắc bệnh

3. Mức độ hiệu quả của vắc xin cúm

Vắc xin cúm được thiết kế nhằm mục đích bảo vệ bạn chống lại các loại virus cúm phổ biến nhất trong mùa cúm sắp tới. Hiệu quả hoạt động của vắc xin cúm có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, như loại virus cúm lưu hành trong mùa, loại vắc xin được sử dụng, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người được tiêm chủng, thời điểm tiêm phòng cúm…

[key-takeaways title=””]

Theo CDC, các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng tiêm vắc xin cúm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cúm từ 40% đến 60% trên toàn bộ dân số trong các mùa khi hầu hết các virus cúm lưu hành đều “tương đồng” với virus được sử dụng để sản xuất vắc xin cúm.

Mặc dù không đem lại hiệu quả phòng bệnh tuyệt đối, nhưng tiêm vắc xin cúm vẫn là biện pháp phòng ngừa cúm tốt nhất. Tiêm phòng cúm hàng năm là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi bệnh cúm, đặc biệt là những người có nguy cơ cao mắc bệnh cúm nặng.

[/key-takeaways]

4. Tại sao bác sĩ đề nghị mọi người nên tiêm vắc xin ngừa cúm mỗi năm?

Vắc xin cúm được khuyên nên tiêm ngừa hàng năm vì hai lý do chính:

  • Thứ nhất, khả năng bảo vệ miễn dịch của cơ thể giảm dần theo thời gian. Vì vậy việc tiêm vắc xin cúm hàng năm là cần thiết để có được sự bảo vệ tối ưu.
  • Thứ hai, virus cúm liên tục thay đổi. Vì vậy thành phần của vắc xin cúm cũng được cập nhật hàng năm dựa trên nghiên cứu dự đoán về các chủng virus cúm phổ biến nhất trong mùa cúm sắp tới.

Đó là lý do tại sao bác sĩ đề nghị mọi người nên tiêm vắc xin ngừa cúm mỗi năm. Thời điểm tốt để chủng ngừa cúm là tháng 9 và tháng 10 hàng năm. Vắc xin cúm sau khi tiêm phải mất đến khoảng 2 tuần mới phát huy tác dụng và khả năng bảo vệ chống lại virus.

Vắc xin cúm
Mỗi người cần tiêm phòng cúm đều đặn hằng năm

5. Đối tượng nào nên tiêm vắc xin cúm?

Tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên, trừ một số trường hợp đặc biệt, đều được khuyến khích nên tiêm phòng cúm hàng năm. Vắc xin cúm làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh và biến chứng nặng do virus cúm, nhất là ở các đối tượng có nguy cơ cao bị biến chứng như:

  • Người lớn trên 65 tuổi.
  • Người đang sống tại các viện dưỡng lão hoặc cơ sở chăm sóc dài hạn
  • Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ em dưới 12 tháng tuổi.
  • Phụ nữ đang mang thai, dự định mang thai hoặc mới sinh con trong mùa cúm.
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu.
  • Người có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 40 trở lên.
  • Người mắc các rối loạn hoặc tình trạng về hệ thần kinh ảnh hưởng đến cách não bộ xử lý thông tin.
  • Người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan và tiểu đường; người đã từng bị đột quỵ; người dưới 20 tuổi đang được điều trị bằng aspirin dài hạn.

6. Đối tượng không nên tiêm phòng cúm

Tiêm vắc xin cúm là phương pháp an toàn và hiệu quả để phòng ngừa bệnh cúm. Dù vậy, vẫn có các trường hợp không nên tiêm vắc xin, bao gồm:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi
  • Người có tiền sử dị ứng nghiêm trọng với vắc xin cúm hoặc bất kỳ thành phần nào của vắc xin, có thể bao gồm gelatin, thuốc kháng sinh hoặc các thành phần khác.

Những người đã bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng với một liều vắc xin cúm không nên tiêm lại vắc xin cúm đó và có thể không được tiêm các loại vắc xin cúm khác. Nếu bạn từng có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với vắc xin cúm, hãy báo cho bác sĩ trước khi tiêm phòng cúm lần tiếp theo.

Ngoài ra, những đối tượng sau cũng nên trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi tiêm phòng:

  • Người từng mắc hội chứng Guillain-Barré
  • Người đang có sức khỏe không tốt, vừa bị sốt hoặc đang sốt cao.

Bắt đầu từ mùa cúm 2023 – 2024, người dị ứng với trứng có thể tiêm bất kỳ loại vắc xin cúm nào, ở bất kỳ cơ sở nào có cung cấp vắc xin.

Ai không nên tiêm phòng cúm
Hiện nay, người dị ứng với trứng đã có thể tiêm vắc xin cúm như người bình thường

7. Các loại vắc xin cúm mùa phổ biến tại Việt Nam

Hiện nay, tại Việt Nam có 4 loại vắc xin cúm mùa phổ biến được cấp phép lưu hành, bao gồm:

  • Vaxigrip Tetra được sản xuất bởi hãng Sanofi Pasteur (Pháp).
  • Influvac Tetra được sản xuất bởi hãng Abbott (Hà Lan).
  • GCFlu Quadrivalent được sản xuất bởi hãng Green Cross (Hàn Quốc) (Hàn Quốc).
  • Ivacflu-S được sản xuất bởi Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế IVAC – Việt Nam (Việt Nam).

[inline_article id=333895]

[key-takeaways title=””]

Vaxigrip Tetra, Influvac Tetra và Influvac Tetra là vắc xin tứ giá. Loại tứ giá giúp phòng ngừa bốn chủng virus cúm mùa gồm 2 chủng cúm A (H1N1, H3N2) và 2 chủng cúm B (Yamagata, Victoria). Các vaccine này được chỉ định tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn với lịch tiêm như sau:

  • Trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tuổi: tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi đầu tiên một tháng, sau đó tiêm nhắc một mũi hàng năm.
  • Trẻ từ 9 tuổi và người lớn: chỉ cần tiêm 1 mũi, duy trì chủng ngừa một lần mỗi năm.

Vắc xin Ivacflu-S được sản xuất tại Việt Nam là vắc xin tam giá, giúp phòng 3 chủng A/H3N2 và A/H1N1, B/Victoria (hoặc B/Yamagata) tùy theo từng mùa. Loại vắc xin này chỉ được chỉ định cho người lớn từ 18 tuổi đến dưới 60 tuổi, gồm một liều tiêm cơ bản và nhắc lại một mũi hàng năm.

[/key-takeaways]

vắc xin cúm
Có 4 loại vaccine cúm lưu hành phổ biến tại Việt Nam là: Vaxigrip Tetra, Influvac Tetra, Influvac Tetra và Ivacflu-S

Các loại vắc xin trên đều được sản xuất theo quy trình tiên tiến, đảm bảo an toàn và hiệu quả. Mỗi loại có nguồn gốc, phạm vi phòng bệnh, đối tượng, lịch tiêm và giá tiền khác nhau. Lựa chọn loại vắc xin cúm nào phù hợp sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và nhu cầu của mỗi người. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

8. Các tác dụng phụ sau tiêm phòng cúm

Giống như bất kỳ sản phẩm y tế nào, vắc xin cúm có thể gây ra tác dụng phụ. Tác dụng phụ của vắc xin cúm thường nhẹ và tự hết trong vòng vài ngày.

Một số tác dụng phụ thường gặp nhất bao gồm:

  • Đau nhức, tấy đỏ hoặc sưng tấy tại vị trí tiêm
  • Đau đầu
  • Sốt
  • Buồn nôn
  • Đau cơ
  • Mệt mỏi.

Một số người có thể gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm, mặc dù điều này hiếm khi xảy ra. Các phản ứng tiêu cực này có thể xuất hiện trong vài phút đến vài giờ sau tiêm. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Khó thở
  • Thở khò khè
  • Tim đập loạn nhịp
  • Phát ban hoặc nổi mề đay
  • Sưng quanh mắt và miệng
  • Cảm thấy yếu hoặc chóng mặt.

Nếu bạn gặp những triệu chứng này, hãy liên hệ bác sĩ hoặc đến bệnh viện ngay lập tức.

9. Vắc xin cúm giá bao nhiêu?

Giá tiêm vắc xin cúm có thể khác nhau tùy thuộc vào từng cơ sở y tế. Bạn có thể tìm hiểu trước các chương trình khuyến mãi và so sánh giá cả tại một số cơ sở y tế khác nhau trước khi quyết định lựa chọn cơ sở tiêm.

Dưới đây là mức giá tham khảo đối với các loại vắc xin phổ biến tại Việt Nam:

  • Vắc xin cúm Vaxigrip Tetra (Pháp): dao động 350.000 – 380.000 đồng.
  • Vắc xin cúm Influvac Tetra (Hà Lan): dao động 350.000 – 380.000 đồng.
  • Vắc xin cúm GCFlu Quadrivalent (Hàn Quốc): dao động 350.000 – 380.000 đồng.
  • Vắc xin cúm Ivacflu-S (Việt Nam): dao động 150.000 – 200.000 đồng.

10. Tiêm phòng cúm ở đâu?

Bạn có thể tìm hiểu thông tin tiêm phòng cúm tại các trạm và trung tâm y tế địa phương, các bệnh viện, phòng khám, trung tâm tiêm chủng hoặc tại các chương trình tiêm chủng miễn phí. Dưới đây là một số tiêu chí quan trọng giúp bạn lựa chọn đơn vị tiêm chủng an toàn, hiệu quả:

  • Lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, được cấp phép hoạt động đầy đủ
  • Có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm trong việc tiêm chủng
  • Chọn cơ sở y tế sử dụng vắc xin có nguồn gốc rõ ràng, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành và bảo quản đúng quy định
  • Chọn cơ sở y tế có vị trí thuận tiện cho việc di chuyển và có giờ giấc hoạt động phù hợp với lịch trình của bạn.
tiêm phòng cúm
Bạn có thể tiêm phòng cúm tại các cơ sở y tế uy tín

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề khác khi đi tiêm phòng cúm:

  • Một số cơ sở y tế có thể yêu cầu bạn đặt lịch hẹn trước khi đến tiêm phòng.
  • Bạn nên mang theo sổ khám bệnh hoặc thẻ bảo hiểm y tế khi đi tiêm phòng cúm.

Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vắc xin cúm và đưa ra quyết định tiêm phòng đúng đắn cho bản thân và gia đình. Tiêm vắc xin cúm là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân khỏi bệnh cúm. Nếu có bất cứ gì thắc mắc trước và sau tiêm, bạn hãy liên hệ các nhân viên y tế để được tư vấn và hỗ trợ.

[inline_article id=334034]

Categories
Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh nhiễm thủy ngân nguy hiểm thế nào? Xử lý thế nào để cứu con?

Thủy ngân là kim loại nặng chứa độc tính cao gây nguy hiểm đến sức khỏe nếu nhiễm phải, đặc biệt là ở những đối tượng có sức đề kháng yếu như trẻ sơ sinh. Nếu chẳng may trẻ sơ sinh nhiễm thủy ngân thì bố mẹ nhận biết ra sao và xử trí thế nào để con không bị nguy hiểm?

Những ca ngộ độc thủy ngân nghiêm trọng có tỷ lệ tử vong cao nếu không được can thiệp y tế kịp thời. Bài viết sau đây MarryBaby đề cập đến chủ đề trẻ sơ sinh nhiễm độc thủy ngân với các nội dung chính sau:

  • Nguyên nhân gây ngộ độc thủy ngân
  • Trẻ sơ sinh nhiễm thủy ngân nguy hiểm thế nào?
  • Hướng xử lý và biện pháp phòng ngừa nhiễm độc thủy ngân.

Mời bạn đọc tiếp ngay sau đây!

Nguyên nhân gây ngộ độc thủy ngân ở trẻ sơ sinh

Thủy ngân là gì? Theo Cục Quản lý Môi trường Y tế (trực thuộc Bộ Y tế Việt Nam) cho biết, thủy ngân (ký hiệu hoá học Hg) là kim loại nặng, ánh bạc, tồn tại dưới dạng lỏng ở nhiệt độ phòng và rất dễ bay hơi (hơi không màu, không mùi nên khó phát hiện). 

Về bản chất, hơi thủy ngân rất nguy hiểm với sức khỏe con người. Kim loại này thường giải phóng từ chất thải môi trường hoặc tích lũy trong thức ăn và gián tiếp đi vào cơ thể người qua đường ăn uống.

Hai nguyên nhân thường gặp khiến trẻ sơ sinh nhiễm độc thủy ngân bao gồm:

  • Trẻ sơ sinh nhiễm thủy ngân khi bú mẹ: Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi mẹ ăn phải các loại thực phẩm nhiễm thủy ngân, nguồn sữa có thể bị ảnh hưởng. Lượng thủy ngân tích lũy trong cơ thể mẹ có thể theo dòng sữa, khiến trẻ bị nhiễm và ngộ độc thủy ngân.
  • Nhiễm thuỷ ngân do các nguyên nhân khác: Trên thực tế, thủy ngân rất dễ đi qua nhau thai và lắng đọng ở mô thai nhi. Điều này có thể khiến trẻ sinh ra gặp một số bất thường như chậm phát triển, rối loạn ngôn ngữ. Trẻ cũng có thể tiếp xúc với thủy ngân trong các tình huống như vỡ nhiệt kế, đeo trang sức hoặc dùng các sản phẩm chăm sóc đã nhiễm thuỷ ngân, sống gần môi trường khu công nghiệp bị ô nhiễm…
Trẻ sơ sinh nhiễm thủy ngân
Trẻ có thể nhiễm độc thủy ngân khi nguồn sữa mẹ nhị nhiễm hoặc do phơi nhiễm với mô trường xung quanh

Trẻ sơ sinh nhiễm thủy ngân nguy hiểm thế nào?

Biểu hiện và mức độ nguy hiểm khi ngộ độc thủy ngân ở trẻ sẽ khác nhau tùy theo nồng độ Hg tích lũy trong cơ thể, cường độ tiếp xúc và cả dạng thủy ngân gây ngộ độc. Cụ thể như sau:

[key-takeaways title=””]

Thủy ngân hữu cơ (Methylmercury): Là dạng mà mọi người có thể tiếp xúc qua việc ăn uống. Thai nhi là đối tượng dễ ảnh hưởng nhất. Trẻ sơ sinh nhiễm thủy ngân hữu cơ trong thời gian dài (phơi nhiễm qua đường sữa mẹ) có nguy cơ:

  • Mắc chứng bệnh Minamata – một dạng bệnh thần kinh do nhiễm độc thủy ngân
  • Ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và hệ nội tiết, đồng thời gây ảnh hưởng đến miệng, cơ hàm và răng.
  • Methylmercury cũng có thể gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi. 

Thủy ngân nguyên tố (dạng lỏng): Trẻ nhiễm thủy ngân dạng này có nguy cơ:

  • Cản trở sự phát triển của trẻ giai đoạn đầu. 
  • Khó khăn trong vấn đề nhận thức, kỹ năng vận động tinh, nhận thức về không gian thị giác.

[/key-takeaways]

Trẻ sơ sinh nhiễm độc thủy ngân
Nhiễm độc thủy ngân ở trẻ sơ sinh có thể gây ra nhiều hậu quả nghiệm trọng đến sự phát triển của trẻ

Một số triệu chứng khi hít phải thủy ngân cấp tính phụ huynh có thể dễ bắt gặp ở trẻ như là: Sốt, khó thở, tim đập nhanh, ra nhiều mồ hôi, tăng tiết nước bọt, nhược cơ, nhạy cảm với ánh sáng, da đỏ hồng bất thường (ở các vùng như má, mũi)…

Thủy ngân trong nhiệt kế có nguy hiểm không?

Bên cạnh nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nhiễm thủy ngân, nhiều phụ huynh cũng quan tâm thủy ngân trong nhiệt kế có nguy hiểm không hay liệu trẻ hít phải thủy ngân trong nhiệt kế có sao không?

[quotation title=””]

Các bác sĩ cho biết, thủy ngân trong nhiệt kế tồn tại dưới dạng lỏng, mỗi thanh nhiệt kế chứa khoảng 0,5 – 1,5g kim loại này. Khi nhiệt kế vỡ, giọt thủy ngân vương ra ngoài sẽ chuyển sang dạng khí gây độc. Chưa kể, thủy ngân trong nhiệt kế lại là dạng nguyên chất nên độc tính càng cao hơn, nhất là với đối tượng là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu vô tình hít phải. 

[/quotation]

Trẻ sơ sinh nhiễm thủy ngân

Tuy hơi thủy ngân gây độc, nhưng kim loại này dưới dạng lỏng rất kém hấp thu ở hệ tiêu hóa và thường được thải tự nhiên ra ngoài khi đường ruột khỏe mạnh. Ngưỡng gây độc cho cơ thể khi nuốt phải thủy ngân vào khoảng > 4-5 micromol/lít hoặc >1.6 microgram/kg/ngày (Theo nghiên cứu từ FAO/WHO Joint Expert Committee on Food Additives). 

Việc nuốt phải thủy ngân dù không quá nguy hiểm như khi hít hơi thủy ngân, nhưng trong tình huống vỡ nhiệt kế, bố mẹ cần tuân theo các nguyên tắc an toàn sau:

  • Đeo găng tay cao su và khẩu trang y tế để dọn thủy ngân
  • Thao tác xử lý cần dứt khoát để tránh các giọt thủy ngân phân ly
  • Mở cửa xung quanh cho thoáng khí và loại bỏ các dụng cụ (kể cả quần áo) sau khi đã dọn thủy ngân để tránh làm trẻ sơ sinh nhiễm thủy ngân. 

Hướng xử lý và cách phòng ngừa trẻ sơ sinh nhiễm độc thủy ngân 

Khi phát hiện con bị nhiễm thủy ngân, phụ huynh cần làm theo những điều sau:

  • Nhanh chóng đưa trẻ khỏi khu vực có độc tố
  • Cởi bỏ quần áo trẻ đang mặc để thay bằng bộ quần áo sạch khác
  • Rửa da và mắt bé bằng nước sạch 
  • Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ kịp thời tiên lượng và xử lý.
Trẻ sơ sinh nhiễm độc thủy ngân
Nếu có thể, ba mẹ hãy ưu tiên sử dụng nhiệt kế điện tử thay vì nhiệt kế thủy ngân

Các biện pháp phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh nhiễm thủy ngân bao gồm: 

  • Mẹ đang cho con bú không nên ăn hải sản sống
  • Mẹ cho con bú nên giảm tần suất tiêu thụ các loại cá có nguy cơ nhiễm thủy ngân như cá rô phi, cá ngừ, cá thu, cá mú…
  • Thận trọng với các sản phẩm có chứa thủy ngân, tốt nhất nên để xa tầm tay trẻ, không để trẻ chơi đùa với nhiệt kế.
  • Khi đo nhiệt độ cho trẻ phải luôn ở cạnh và theo dõi con trong suốt thời gian đo đến khi có kết quả. Mẹ có thể thay nhiệt kế thủy tinh bằng nhiệt kế điện tử để tránh trường hợp sơ ý làm vỡ nhiệt kế thủy ngân.

[inline_article id=333121]

Kết luận

Vừa rồi là những thông liên quan đến chủ đề trẻ sơ sinh nhiễm thủy ngân. Hy vọng thông qua bài viết, các bậc phụ huynh đã có thêm cho mình một số kiến thức hữu ích cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

Chuyên mục Sự phát triển của trẻ của MarryBaby thường xuyên đăng tải những chủ đề hấp dẫn liên quan đến cách nuôi dạy con trẻ. Các bài viết được tham vấn chuyên môn bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ cộng tác và Ban tham vấn y khoa MarryBaby. Mời bạn ghé thăm chuyên mục của chúng tôi để cùng trao đổi, thảo luận, cũng như cập nhật thêm nhiều kiến thức chăm con cực hữu ích nhé!

[inline_article id=334034]

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Bổ sung gì cho trẻ nhanh biết nói? Top 5 dưỡng chất không thể thiếu cho trẻ

Bên cạnh các biện pháp hỗ trợ chuyên khoa riêng biệt, chế độ dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng đến sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Vậy cha mẹ cần bổ sung gì cho trẻ nhanh biết nói?

Một chế độ dinh dưỡng khoa học không những giúp bé phát triển khỏe mạnh mà còn góp phần nâng cao sự tập trung, cải thiện trí não và tăng cường khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt. Vậy trẻ chậm nói nên bổ sung gì? 

Nội dung bài viết này sẽ cập nhật hai phần chính, bao gồm: 

  • Những nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
  • Bổ sung gì cho trẻ nhanh biết nói?

Mời bạn đọc tiếp ngay sau đây!

Nguyên nhân khiến trẻ em chậm nói

Để biết chính xác cần bổ sung gì cho trẻ nhanh biết nói, trước hết cha mẹ cần hiểu nguyên nhân vì sao bé gặp phải tình trạng này. 

Theo các chuyên gia, chậm nói hay chậm phát triển ngôn ngữ là khi khả năng ngôn ngữ của bé phát triển chậm hơn so với trẻ cùng lứa. Các nguyên nhân thường gặp khiến trẻ chậm nói bao gồm:

Nguyên nhân thuộc về bệnh lý

Nhiều trẻ bẩm sinh đã mắc các vấn đề ở cơ quan phát âm như tai, mũi, họng như:

  • Dính thắng lưỡi khiến trẻ nuốt khó, nói ngọng
  • Bất thường trong cấu trúc não bộ, đặc biệt tại vùng kiểm soát ngôn ngữ diễn đạt.
  • Đặc biệt, trẻ mắc chứng bại não, loạn dưỡng cơ, chấn thương sọ não… sẽ gặp khó khăn trong việc phát âm hay sử dụng linh hoạt cử động của môi, lưỡi, hàm.

[inline_article id=211057]

Trẻ chậm nói do nguyên nhân thuộc về tâm lý

Cha mẹ đang quan tâm tìm hiểu nên bổ sung gì cho trẻ nhanh biết nói cũng cần chú ý đến vấn đề sức khỏe tinh thần của con. 

Các biến cố tác động mạnh đến tâm lý của trẻ như cha mẹ ly hôn, bạo lực gia đình… làm ảnh hưởng đến tâm lý khiến trẻ khép mình không muốn giao tiếp. Đôi khi chậm nói cũng là biểu hiện đặc trưng của chứng tự kỷ.

Trẻ chậm nói do những nguyên nhân khác

Trẻ tiếp xúc với tivi hoặc các thiết bị điện tử quá sớm mà ít tương tác với cha, mẹ, bạn bè trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến chậm nói. 

Trẻ lớn lên trong gia đình sử dụng song ngữ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi não bộ của bé lúc này phải làm việc nhiều hơn để diễn giải và sử dụng cùng lúc 2 thứ ngôn ngữ.

Bổ sung gì cho trẻ chậm nói
Trẻ em tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá sớm có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ diễn đạt

Bổ sung gì cho trẻ nhanh biết nói? 

Bổ sung gì cho trẻ nhanh biết nói là một trong những chủ đề rất được quý phụ huynh quan tâm, đặc biệt với những gia đình đang có con trong giai đoạn học nói.

Theo khuyến cáo từ chuyên gia, trẻ em chậm nói hầu hết có thể tiêu thụ các loại thực phẩm thông thường, bên cạnh đó bố mẹ cần chú ý tăng cường các nhóm thực phẩm dưới đây.

1. Bổ sung Omega – 3 cho trẻ chậm nói

Omega-3 là chất béo chưa bão hoà (không no). Cơ thể người không tự sản xuất được mà phải bổ sung chủ yếu thông qua đường ăn uống. Dưỡng chất này mang lại nhiều giá trị sức khỏe to lớn, trong đó phải kể đến lợi ích thúc đẩy sự phát triển não bộ, tăng cường nhận thức ngôn ngữ ở trẻ. Nhờ vậy mà quá trình ghi nhớ vốn từ vựng của bé nhanh nhạy hơn.

Cha mẹ có thể bổ sung Omega-3 cho trẻ chậm nói thông qua các nguồn thực phẩm như: 

  • Các loại cá béo (cá hồi, cá thu, cá ngừ…)
  • Trứng gà
  • Các loại hạt dinh dưỡng (hạt bí đỏ, hạt hướng dương, hạt mè…)
  • Rau lá xanh (súp lơ, bắp cải, rong biển…)
  • Sữa hoặc các chế phẩm từ sữa. 

Bên cạnh các thực phẩm bổ sung Omega-3 cho trẻ chậm nói vừa được đề cập, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa trong việc kết hợp với một số liệu pháp điều trị hỗ trợ thị giác và não bộ.

Bổ sung gì cho trẻ chậm nói
Omega-3 là dưỡng chất không thể thiếu trong thực đơn của trẻ chậm nói

[recommendation title=””]

Bên cạnh Omega-3, DHA (Docosa Hexaenoic Acid) cũng là một acid béo rất cần cho sự phát triển thị lực và hệ thần kinh. Ở trẻ em, sự thiếu hụt DHA được cho là có liên quan đến chỉ số IQ thấp, lẫn khả năng ghi nhớ. Do đó, bổ sung DHA cho trẻ chậm nói cũng là điều ba mẹ cần đặc biệt quan tâm. Loại dinh dưỡng này có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu dừa, dầu olive, dầu đậu tương…

[/recommendation]

[inline_article id=311097]

2. Bổ sung gì cho trẻ nhanh biết nói? Hãy cho bé ăn các thực phẩm giàu đạm

Protein là một trong những thành phần quan trọng cấu thành nên não bộ. Vì vậy, dưỡng chất này rất có lợi cho chức năng não bộ và các cơ quan khác trong cơ thể. Sự thiếu hụt protein sẽ khiến trẻ giảm khả năng tập trung ghi nhớ từ vựng, khó diễn đạt ngôn ngữ.

Chưa kể, ngoài là dưỡng chất tăng cường trí lực, protein còn cung cấp năng lượng cho các hoạt động thể chất của các bé. Nhờ được tiếp thêm năng lượng mà các hoạt động hàng ngày của trẻ sẽ trở nên linh hoạt hơn, bé hứng thú tìm tòi mọi thứ xung quanh cũng như năng chia sẻ, tương tác với mọi người hơn. 

Protein có trong các thực phẩm quen thuộc như thịt bò, cá, ức gà, đậu phụ, sữa chua…

3. Trẻ chậm nói nên bổ sung gì? Thực phẩm giàu Acid folic

Acid folic (hay Vitamin B9) là dưỡng chất không thể thiếu khi cha mẹ tìm hiểu bổ sung gì cho trẻ nhanh biết nói. 

Ngoài lợi ích sản sinh hồng cầu tạo máu khá phổ biến thì vitamin này còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ. Sự thiếu hụt dưỡng chất này thường xuyên trong chế độ ăn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tiếp thu, học tập, ghi nhớ của bé. Vitamin này cũng được khuyến cáo bổ sung trong thai kỳ nhằm phòng tránh nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Acid folic có nhiều trong các loại thực phẩm như: Nấm; các loại đậu, các loại hoa quả tươi…

Bổ sung gì cho trẻ chậm nói
Acid folic là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển não bộ, tăng cường khả năng ngôn ngữ của trẻ

4. Bổ sung gì cho trẻ nhanh biết nói? Vitamin A

Vitamin A là dưỡng chất có lợi cho thị giác và hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, đây cũng là vitamin quan trọng trong giai đoạn con yêu học nói. Bởi đa phần các trường hợp trẻ thiếu vitamin A thường gặp vấn đề về khả năng nghe, nhìn từ đó ảnh hưởng đến quá trình học hỏi ngôn ngữ.

Các loại thực phẩm giàu vitamin A bao gồm: Gan bò, dầu gan cá, cà rốt, bông cải xanh…

5. Bổ sung nhóm thực phẩm giàu nguyên tố vi lượng cho trẻ chậm nói

Các thực phẩm giàu nguyên tố vi lượng như: Sắt, kẽm, canxi,… là những thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn cho bé chậm nói. Việc thiếu hụt các dưỡng chất này sẽ khiến trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng, chậm phát triển toàn diện.

  • Sắt có trong các loại thịt đỏ, nấm, hến, đậu nành…
  • Kẽm có trong hải sản, sữa, trứng, cá, thịt nạc, thịt bò…
  • Canxi có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ hải sản, trứng gà…

Bổ sung gì cho trẻ nhanh biết nói

[recommendation title=””]

Với việc thiết lập một chế độ ăn khoa học, lời khuyên rằng bạn nên chọn nguồn thực phẩm tươi sạch, linh hoạt các loại thực phẩm hàng ngày để tránh việc chán ăn cũng như mất cân bằng dinh dưỡng và nói không với các thực phẩm chế biến sẵn.

[/recommendation]

Kết luận

Vừa rồi là những chia sẻ xoay quanh chủ đề bổ sung gì cho trẻ nhanh biết nói. Ngoài việc chú trọng về vấn đề dinh dưỡng cho trẻ chậm nói, cha mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để có cách chăm sóc, nuôi dạy trẻ chậm nói đúng hướng.

Chuyên mục Sự phát triển của trẻ của MarryBaby thường xuyên đăng tải những chủ đề hấp dẫn liên quan đến cách nuôi dạy con trẻ. Các bài viết được tham vấn chuyên môn bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ cộng tác và Ban tham vấn y khoa MarryBaby. Mời bạn ghé thăm chuyên mục của chúng tôi để cùng trao đổi, thảo luận, cũng như cập nhật thêm nhiều kiến thức chăm con cực hữu ích nhé!

Categories
Gia đình Giải trí

Đoàn Di Băng làm IVF và công bố cái kết viên mãn về giới tính thai nhi

Mới đây, cô mở tiệc hoành tráng để công bố giới tính em bé thứ 4 đang thành hình trong bụng. Buổi tiệc diễn ra ở một địa điểm sang trọng ven sông Sài Gòn, với sự tham dự của đông đảo người thân, bạn bè và bác sĩ Cao Hữu Thịnh – người hỗ trợ vợ chồng Đoàn Di Băng làm IVF thành công.

Trước sự chứng kiến của người thân, bạn bè, vợ chồng Đoàn Di Băng hạnh phúc công bố: “Ba mẹ ơi, con có con trai rồi”. Có thể xem đây là kết quả viên mãn sau khi Đoàn Di Băng làm IVF vì gia đình cô đã có “đủ nếp đủ tẻ” với 3 ái nữ xinh xắn và 1 bé trai đang chờ ngày chào đời.

[inline_article id=332689]

Đoàn Di Băng làm IVF
Vợ chồng Đoàn Di Băng hạnh phúc công bố đang mang thai đứa con thứ 4 là bé trai

[key-takeaways title=””]

IVF là phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm với tỷ lệ thành công cao. Trước khi tiến hành IVF, phụ nữ được tiêm hormone liều cao để kích thích buồng trứng tạo ra nhiều nang trứng có trứng. Khi lượng trứng này trưởng thành, bác sĩ tiến hành hút trứng ra ngoài, chuyển đến phòng thí nghiệm để kết hợp với tinh trùng của người chồng (hoặc người hiến tặng) để tạo phôi thai.

Sau khi các phôi thai hình thành trong điều kiện môi trường nhân tạo thích hợp, bác sĩ sẽ chọn ra phôi tốt nhất để cấy lại vào tử cung của người nữ. Từ đó, người nữ mang thai bình thường nhưng cần theo dõi, thăm khám thường xuyên để đảm bảo sức khỏe thai kỳ.

Trường hợp phôi đã thụ tinh trong ống nghiệm thành công nhưng vì lý do nào đó chưa thể cấy vào tử cung của người nữ thì phôi sẽ được đông lạnh để thụ tinh trong tương lai.

[/key-takeaways]

Trước Đoàn Di Băng làm IVF cũng có nhiều sao nữ lựa chọn phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm và đang hạnh phúc với vai trò làm mẹ của mình như Hồ Ngọc Hà, Minh Hằng, Sam, Phương Oanh…

doan-di-bang-lam-ivf
Đoàn Di Băng làm ivf để mang thai bé trai

Chuyên mục Mang thai của Marrybaby thường xuyên cập nhật những nội dung hữu ích liên quan đến kiến thức chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và thai nhi được các chuyên gia sức khỏe tham vấn thông tin chuyên khoa. Mời bạn ghé thăm chuyên mục để đọc thêm nhiều bài viết hữu ích của chúng tôi.