Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Thực phẩm giàu canxi cho bà bầu

Theo các chuyên gia, lượng canxi cần thiết cho mẹ bầu hằng ngày là 1.200mg. Bên cạnh viên uống bổ sung, uống sữa, chị em nên nạp thêm nguồn thức ăn chứa nhiều canxi để bổ sung đủ nhu cầu trong thai kỳ.

thực phẩm giàu canxi cho bà bầu
Canxi rất cần thiết cho bà bầu và thai nhi

Những thực phẩm giàu canxi cho bà bầu dưới đây sẽ giúp mẹ bầu kịp thời bổ sung dưỡng chất này cho thai kỳ:

Thực phẩm giàu canxi cho bà bầu nhóm hải sản

Cua biển

Giàu canxi, protein, ít chất béo, thịt cua biển còn chứa nhiều kẽm, vitamin C và A, giúp tăng cường hệ xương chắc khỏe đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Mẹ bầu nên cố gắng ăn cua thường xuyên để bổ sung thêm nguồn canxi lý tưởng cho bản thân và thai nhi phát triển trong thai kỳ.

Hàu

Không chỉ hàu, các loài nghêu, sò, ốc hến đều là nguồn cung cấp dồi dào của canxi, sắt, selen và kali cho cơ thể. Nhìn chung, hàu vẫn giàu canxi và an toàn hơn cả với mẹ bầu.

Tuy không thể ăn quá đều đặn và thường xuyên vì quá bổ, mẹ bầu có thể ăn khoảng 1-2 lần/tuần là tốt nhất.

Tảo biển

Một chén tảo biển chứa 134mg canxi, một lượng lớn chất xơ và iốt để duy trì sức khỏe tuyến giáp. Bạn cũng có thể thêm tảo biển vào các món canh hoặc cho vào súp.

tảo biển thực phẩm giàu canxxi cho bà bầu
Mẹ bầu có thể dùng canh rong biển để bổ sung canxi trong thai kỳ

Cá mòi

85gram cá mòi chứa 325mg canxi. Cá mòi là nguồn cung cấp canxi ngoài sữa tốt nhất. Xương cá mòi là nơi chứa canxi quan trọng nhất, bạn nên ăn cả con cá và chọn những nhãn hiệu chế biến cá còn cả xương.

Cá chạch

Với cùng một trọng lượng, hàm lượng canxi trong cá chạch gần bằng 6 lần cá chép, xấp xỉ 10 lần bạch tuộc. Nấu cá chạch với đậu phụ sẽ là một sự kết hợp giúp bổ sung canxi tuyệt vời từ hai loại thực phẩm giàu canxi.

Tôm đồng

Trong 100g tôm đồng có đến 1.120mg canxi. Đây là loại tôm sống trong môi trường nước ngọt. Tôm cũng là món ăn ngon, dễ chế biến nên mẹ bầu đừng bỏ qua nhé.

Các loại rau củ giàu canxi cho thai phụ

Cải xoăn

Cải xoăn không những bổ sung thêm canxi, mà còn cung cấp thêm cho cơ thể rất nhiều vitamin A,C, folate, sắt và kali. Thêm vào khẩu phần ăn của mình món cải xoăn càng nhiều càng tốt bầu nhé!

Bông cải xanh

Nhắc đến thực phầm giàu canxi cho bà bầu, không thể thiếu các loại rau màu xanh đậm, và bông cải xanh không nằm ngoài danh sách này.

Bên cạnh nguồn canxi dồi dào, bông cải xanh còn chứa nhiều mangan, kali, phốt pho, magiê và sắt, rất cần thiết cho tháp dinh dưỡng thai kỳ của bà bầu.

Rau bina

Có bông cải xanh, ắt phải có rau bina, loại rau xanh đậm không kém phần giàu canxi. Rau bina, hay còn gọi là rau chân vịt, rất giàu kali, kẽm, phốt pho, selen giúp bảo vệ gan.

Thành phần carotenoid neoxanthin trong rau chân vịt có thể tiêu diệt các tế bào ung thư tiền liệt tuyến trong khi beta carotin loại trừ tế bào ung thư ruột kết.

[inline_article id =213220]

Atisô

Loại cây giàu chất xơ này chứa nhiều mangan, kali hơn bất kỳ loại rau nào khác. Lá của nó cũng chứa nhiều thành phần giúp giảm nguy cơ đột quỵ và vitamin C giúp duy trì hệ miễn dịch. Mẹ có thể nấu canh, hoặc uống trà.

Khoai lang

1 củ khoai lớn chứa 68mg canxi. Khoai lang là nguồn cung cấp tốt cho canxi, kali, vitamin A và C. Ngoài luộc hấp thông thường, mẹ bầu có thể ăn khoai lang sấy ít đường cũng rất tốt.

Tỏi tây

Tỏi tây chứa nhiều vitamin giúp tăng cường năng lượng (các loại vitamin có trong trứng, sữa, và rau xanh), canxi và kali.

Ngoài ra đây còn là loại thực phẩm giàu axit folic, vitamin nhóm B rất tốt cho mẹ bầu. Cắt tỏi tây thành từng phần cho vào salad, súp hoặc các món xào.

Bổ sung canxi cho mẹ bầu từ trái cây

Chuối

Bà bầu ăn chuối có tốt không? Dĩ nhiên là nên rồi. Chuối giúp tăng cường sự tập trung trí não, cung cấp kali và chất điện phân ngăn ngừa sự thoái hóa xương, đồng thời tăng lượng canxi cho cơ thể.

Mỗi khi thấy mệt mỏi hay kiệt sức, mẹ bầu có thể ăn chuối để lấy lại năng lượng nhanh chóng, đặc biệt sau một ngày dài làm việc căng thẳng hay luyện tập.

Kiwi

Kiwi cũng là loại trái cây giàu canxi giúp bảo vệ hệ xương. Ngoài ra, lượng vitamin C và lutein, carotin chứa trong thành phần quả còn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Dùng kiwi như bữa tráng miệng hoặc ăn kèm salad, mẹ bầu sẽ luôn cảm thấy khỏe khoắn trong ngày.

Mận khô

Trái cây sấy khô, đặc biệt là mận khô, là món ăn vặt cực thân thiện và tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Vỏ mận khô màu tía rất giàu chất đồng và boxít, cả hai đều giúp ngăn quá trình lão hóa xương.

Chúng còn chứa chất xơ, trong đó inulin có khả năng giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ hơn, ngăn ngừa táo bón khi mang bầu.

mận khô thực phẩm giàu canxi cho bà bầu
Quả mận khô có nhiều hoạt chất tốt cho hệ xương

Cam

Cam nổi tiếng vì khả năng cung cấp vitamin C, nhưng 1 quả cam lớn cũng chứa 74mg canxi, 7% nhu cầu canxi hàng ngày của bạn.

Trái cây sấy khô

Những loại trái cây sấy khô như mận sấy, nho khô, đào khô… chứa rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng. Lượng canxi lớn trong trái cây sấy khô sẽ rất tốt cho xương và răng của trẻ.

Mẹ có thể nhâm nhi những thực phẩm này hàng ngày để đánh bay những cơn ốm nghén. Tuy nhiên, chị em cần lựa chọn những loại quả được chế biến bảo đảm an toàn thực phẩm.

Quả sung

Không chỉ giàu canxi, quả sung còn chứa lượng chất xơ lớn, giúp mẹ bầu ngăn ngừa triệu chứng táo bón, trĩ – những triệu chứng rất phổ biến khi mang thai.

Các loại hạt giàu canxi thai phụ cần bổ sung

Hạnh nhân

23 hạt hạnh nhân cung cấp khoảng 75mg canxi. Hạnh nhân là một trong các loại hạt tốt nhất cho sức khỏe, do chứa nhiều protein và rất giàu vitamin E, kali.

Mặc dù hạt hạnh nhân chứa chất béo nhưng đó là chất béo tốt, có thể giúp giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể nếu mẹ bầu tiêu thụ vừa phải.

Đậu phụ

Đậu phụ là một nguồn protein chay và cũng là một nguồn tuyệt vời của canxi. Trong đậu phụ còn chứa sắt cho bà bầu, phốt pho và các thành phần chất xơ tốt cho tiêu hóa. Vitamin trong đậu phụ có nhiều nhóm B, đặc biệt là B1, B2, B6…

Đặc biệt, đậu phụ chứa nhiều isoflavone, một chất giúp tăng cường hormone nữ, giúp phụ nữ giảm các chứng bệnh như tim mạch, rối loạn tiền mãn kinh, ung thư, loãng xương…

Đậu phụ thực phẩm giàu canxi cho bà bầu
Đậu phụ là thực phẩm lý tưởng để bổ sung canxi cho thai phụ

Hạt dẻ

Trong các loại quả hạch, hạt dẻ chứa hàm lượng canxi cao nhất. Hàm lượng canxi trong 100gr hạt dẻ lên tới 815mg, có thể đáp ứng đủ nhu cầu canxi mỗi ngày cho người trưởng thành.

Tuy nhiên lượng kalo trong các loại quả hạch khá cao, chính vì vậy mẹ bầu cũng nên hạn chế ăn nhiều.

Yến mạch

Trong một loạt các loại hạt ngũ cốc, yến mạch có hàm lượng canxi cao nhất, gấp 7,5 lần gạo trắng. Mặc dù canxi trong yến mạch không bằng canxi trong sữa.

Tuy nhiên vẫn giúp ích trong việc phòng chống bệnh thiếu canxi khi mang thai. Nếu nấu cháo yến mạch với mè đen, hiệu quả bổ sung canxi sẽ càng tốt hơn.

Nhìn chung, các loại thực phẩm giàu canxi cho bà bầu khá đa dạng, phong phú. Mẹ cầu có thể tùy ý lựa chọn loại nào phù hợp với khẩu vị và sở thích của mình để cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho bà bầu trong thai kỳ.

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Cẩn thận với những triệu chứng mang thai giả

Những triệu chứng mang thai giả thường xảy ra ở các phụ nữ luôn khao khát có con. Khi mang thai giả, hay còn gọi là mang thai tưởng tượng, cơ thể người phụ nữ sẽ xảy ra các thay đổi về nội tiết tố và có nhiều dấu hiệu thực thể đều diễn ra như mẹ mang thai bình thường.

Mang thai giả là gì?

Mang thai giả có tên tiếng Anh là pseudocyesis. Theo bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD10), mang thai giả được xếp vào mục các rối loạn tâm thần.

Hiện tượng mang thai giả được hiểu là những trường hợp phụ nữ về mặt sinh lý không có thai nhưng cảm xúc và triệu chứng cơ năng của cơ thể giống hệt như những người mang thai tháng đầu bao gồm ốm nghén, mất kinh, thèm chua, cảm giác bụng và ngực to lên.

Cẩn thận với những triệu chứng mang thai giả
Mang thai giả cũng có biểu hiện buồn nôn như người mang thai thật

Tuy nhiên nếu đi khám sớm, hoặc để hết tam cá nguyệt thứ nhất mới “thỉnh” đến bác sĩ thì rõ ràng là không xuất hiện các triệu chứng của thực tể và siêu âm cũng không thấy những hình ảnh của thai nhi.

Phải khẳng định một cách khoa học việc không có thai là một thực tế, nhưng rồi có thể họ bị vô sinh rồi vì lý do nào đó hoặc là vô thức hoặc là có ý thức mà họ tưởng tượng hoặc là cố tình giả vờ để có những triệu chứng như có thai thực sự.

Nguyên nhân mang thai giả

Hiện nay, khoa học vẫn chưa tìm xác định dược nguyên nhân chính khiến phụ nữ mang thai giả. Song các bác sĩ nghi ngờ rằng hiện tượng này xuất phát từ tâm lý, khiến não bộ của bạn bị phân tích nhầm nên đã tiết ra các hormone liên quan đến việc mang thai là estrogen và prolactin. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc bạn gặp phải các triệu chứng như người mang thai thật sự.

Chứng mang thai giả thường xảy ra ở các phụ nữ sau:

  • Phụ nữ từng bị xảy thai, mất con
  • Phụ nữ vô sinh
  • Phụ nữ đang khao khát có thai
  • Phụ nữ có hoàn cảnh nghèo đói, thiếu hiểu biết
  • Phụ nữ từng bị lạm dụng tình dục hoặc là người lạm dụng tình dục trẻ em
  • Phụ nữ gặp nhiều vấn đề về hôn nhân

    Nguyên nhân mang thai giả
    Nguyên nhân mang thai giả

Triệu chứng mang thai giả

Nghiên cứu cho thấy khoảng 18% phụ nữ mang thai giả đều đã từng bị các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán nhầm là mang thai. Các dấu hiệu mang thai giả thường gặp bao gồm:

  • 60-90% phụ nữ mang thai giả có hiện tượng mất kinh, bụng và tử cung to dần. Cổ tử cung cũng trở nên mềm hơn
  • 63-97% phụ nữ mang thai giả có kích thước vòng 2 tăng mạnh. Đôi khi ngực còn tiết sữa.
  •  Biểu hiện sự khó chịu của những cơn ốm nghén như nôn ọe, mệt mỏi, thay đổi khẩu vị. Có thể thèm chua, thèm ngọt hoặc thích ăn những món trước đây chưa bao giờ thử qua.
  • Có cảm giác thay máy: Đây là triệu chứng “đánh lừa” tâm lý. Người mang thai giả sẽ cảm nhận được thai nhi đang cử động, nhưng thật chất là do nhu động ruột non gây ra. Theo các chuyên gia, 50-70% trường hợp phụ nữ tin rằng mình có thai thật do những chuyển động của bé.
  • 1% trường hợp mang thai giả có xuất hiện những cơn co thắt chuyển dạ.

Các dấu hiệu mang thai giả này có thể tồn tại suốt 9 tháng nhưng cũng có trường hợp kéo dài nhiều năm.

Triệu chứng mang thai giả

Làm sao để xác định được việc mang thai giả?

Để xác định được việc mang thai là thật hay giả, bạn cần đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán dựa trên các triệu chứng, kết quả khám phụ khoa và siêu âm ổ bụng. Nếu bạn mang thai giả thì kết quả của quá trình thăm khám sẽ như sau:

  • Không thấy hình ảnh thai nhi và không tìm thấy tim thai mặc dù bác sĩ có thể thấy những thay đổi sinh lý xảy ra giống như trong thai kỳ. Ví dụ như tử cung to và mềm hơn.
  • Các xét nghiệm nước tiểu về mang thai chắc chắn luôn âm tính trong những trường hợp này, trừ một số hiếm các loại ung thư tiết ra hormone giống với hormone thai kỳ.

Cách chữa bệnh mang thai giả

Hiện tượng mang thai giả rõ ràng là minh chứng cho sự rối loạn về cảm xúc thần kinh. Các rối loạn này có thể làm thay đổi cơ thể phụ nữ từ bên trong lẫn bên ngoài. Mang thai giả liên quan đến tâm lý vì thế bạn không cần phải siêu âm hoặc sử dụng các phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh.

  • Nếu thuộc đối tượng hiếm muộn và đôi khi có các dấu hiệu mang thai giả, bạn đừng ngại đến bệnh viện khám tâm lý để được các bác sĩ tư vấn.
  • Ngoài ra, bạn nên chia sẻ những cảm xúc của bản thân với đối phương, gia đình, bạn bè thân thiết để giải tỏa căng thẳng và được mọi người giúp đỡ. Tâm lý có ổn định, cơ thể có khỏe mạnh thì việc mang thai mới có thể diễn ra suôn sẻ.
  • Nếu bạn mang thai giả do mắc các bệnh lý khiến ổ bụng bị phình to thì nên đến bệnh viện để điều trị ngay.Làm sao để xác định được việc mang thai giả?

Những điều cần lưu ý về bệnh mang thai giả

+ Một số tình trạng bệnh có thể khiến phụ nữ có các biểu hiện giống với các dấu hiệu mang thai, bao gồm:

  • Mang thai ngoài tử cung
  • Béo phì và ung thư
  • Sơ gan cổ chướng
  • Bệnh gan
  • Khối u ở bụng

Khi nghi ngờ mắc các bệnh này, bạn nên đến viện bệnh làm xét nghiệm để xác định đúng bệnh và chữa trị kịp thời.

+ Các chuyên gia tâm lý khẳng định rằng chứng mang thai giả không giống với việc giả vờ có thai hoặc ảo tưởng có thai do bệnh nhân tâm thần phân liệt.

[inline_article id=104836]

Đã có rất nhiều trường hợp phụ nhữ khẳng định mang thai có dấu hiệu ốm nghén nhưng thực tế đó là triệu chứng mang thai giả. Đây thực chất là sự bắt chước vô thức của người mang thai giả với những người mang thai thật. Khi gặp các triệu chứng này bạn nên đến bệnh viện sớm để được thăm khám và tư vấn nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bầu có được ăn rau ngót không? Giải đáp thắc mắc trong thai kỳ

Để biết bà bầu có được ăn rau ngót không, chúng ta hãy cùng nhau tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Bà bầu có được ăn rau ngót không ?

Khi có bầu có được ăn rau ngót không? Với những bà bầu có sức khỏe tốt thì có thể ăn rau ngót khi mang thai. Điều này sẽ giúp cho chế độ ăn uống thai kỳ được phong phú hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn phải đảm bảo nguồn thực phẩm phải xanh sạch nhé.

Tuy nhiên, với những phụ nữ mang thai có tiền sử sinh non, sảy thai, thụ tinh ống nghiệm tốt nhất hạn chế ăn rau ngót khi mang thai ở mức tối đa. Theo Dược thư Việt Nam 2002 đã khuyến cáo: “Không dùng papaverin cho người có thai”. Trong rau ngót có chứa papaverin, vì vậy nếu là một trong những trường hợp trên, tốt nhất nên tránh thì hơn.

>> Bạn có thể xem thêm: Có bầu ăn rau càng cua được không? Rau có tác dụng gì cho sức khỏe?

Thành phần dinh dưỡng của rau ngót

bầu có được ăn rau ngót không
Bà bầu có được ăn rau ngót không ?

So với các loại rau khác, rau ngót chứa khá nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh. Trong 100g rau ngót thì có các chất dinh dưỡng sau:

  • 5,3% protid
  • 3,4% gluxit
  • 169 mg canxi
  • 64,5 mg phốt pho
  • 185 mg vitamin C

Theo Đông y, rau ngót có tính mát, giúp giải nhiệt và khá lành tính, vì chứa nhiều vitamin, kali, canxi, magiê, B1, B2, B6. Nhờ đặc điểm này, người già và trẻ nhỏ ăn rau ngót sẽ rất tốt.

Tác hại của rau ngót với phụ nữ mang thai

Sau khi bạn đã biết bầu có được ăn rau ngót không; nếu mẹ bầu có sức khỏe mà ăn rau ngót khi mang thai sẽ có thể gặp các biến chứng sau:

  • Sảy thai: Trong rau ngót tươi chứa hàm lượng lớn papaverin, chất kích thích cơ trơn tử cung co thắt, hoàn toàn không tốt cho phụ nữ mang thai.
  • Cản trở sự hấp thụ canxi và phốt pho: Glucocorticoid trong lá rau ngót, có thể gây cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho có trong rau ngót hoặc những thực phẩm ăn kèm khác.
  • Mất ngủ: Bà bầu có thể sẽ bị mất ngủ, ăn uống kém, khó thở… khi ăn rau ngót nhiều. Các chuyên gia khuyến cáo bà bầu vẫn có thể thỉnh thoảng ăn rau ngót, nhưng nên đun sôi và nấu chín để phòng những tai hại không mong muốn.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn rau sống được không? Mẹ bầu thích rau sống nên xem ngay!

Lợi ích khi ăn rau ngót trong bữa cơm

ăn rau ngót khi mang thai
Bà bầu ăn canh rau ngót được không?

Cây rau ngót hay còn gọi là cây rau bồ ngót được trồng phổ biến ở các nước châu Á, nhất là ở Việt Nam. Rau ngót là loại thực vật rất giàu chất đạm nên có thể ăn thay thế cho đạm động vật. Nếu ăn rau ngót sẽ giúp hạn chế rối loạn chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi thận.

Ngoài ra, Ăn rau ngót còn giúp bổ sung cho cơ thể nhiều vitamin K, ngăn ngừa nguy cơ gãy xương. Lượng papaverin trong rau ngót còn giúp giảm đau nội tạng, hạ huyết áp nên rất tốt cho người cao tuổi.

Bên cạnh đó, lá cây rau ngót còn cung cấp các vitamin nhóm B như B1, B6, vitamin C. Rau ngót còn giàu các khoáng chất như canxi, phốt pho, magiê. Mặc dù rau ngót với một số bà bầu thì không nên ăn. Nhưng với tất cả phụ nữ sau sinh thì lại tốt vì giúp đẩy hết sản dịch ra ngoài, lọc máu và giải độc hiệu quả.

[inline_article id = 274125]

Bà bầu có được ăn rau ngót không? Ăn hay không còn tùy thuộc vào thể trạng và từng giai đoạn của thai kỳ. Trong 3 tháng đầu, mẹ nên hạn chế mọi thực phẩm có nguy cơ sảy thai. Tam cá nguyệt thứ 2 là an toàn nhất, nếu thèm mẹ bầu có thể nấu chín và thưởng thức món canh rau ngót ngọt lành.

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Dùng que thử thai, cẩn thận không sai!

Dùng que thử thai quá sớm

Theo khuyến cáo và hướng dẫn sử dụng, bạn nên dùng que thử thai sau khi phát hiện mình bị chậm kinh. Tuy nhiên, hiện nay không ít những sản phẩm tương tự trên thị trường đưa ra thông tin hợp lệ về việc có thể dùng que thử thai mà không cần bất cứ dấu hiệu nào.

Về hiện trạng này, vì nồng độ hCG trong nước tiểu của mỗi người cao thấp khác nhau, dó đó kết quả có thể đúng với người này, nhưng sai với người kia. Vì vậy, để nhận được kết quả chính xác 100%, tốt nhất bạn nên thử thai như phương án cũ đã được hướng dẫn.

[inline_article id = 69509]

Không chờ đủ lâu để đọc kết quả

Trong tờ hướng dẫn sử dụng đính kèm que thử thai, thời gian quy định cho việc đọc kết quả chính xác đã được ghi rõ. Khi nước tiểu ngấm dần lên que, lan rộng ra vạch thứ 2, điều này đồng nghĩa kết quả đang được định vị.

Bạn phải đợi cho đến khi thời gian quy định kết thúc để tìm câu trả lời cho mình. Bình thường quỹ thời gian này khoảng 1-2 phút. Nếu quá hồi hộp, tốt nhất bạn nên chuẩn bị sẵn đồng hồ đếm ngược để không bị sai sót.

Để quá lâu mới đọc kết quả

Đọc sớm cũng không được, mà đọc trễ cũng không xong. Buổi sáng là thời điểm lý tưởng để thực hiện biện pháp thử thai bằng nước tiểu.

Tuy nhiên, không ít phụ nữ sau khi thực hiện xong các bước thử nghiệm, lại quên bẵng việc đọc kết quả vì mải lo làm những vấn đề vệ sinh cá nhân khác.

Sau khoảng 5 phút, vạch thứ 2 có dấu hiệu có thai như mờ dần, rất dễ làm bạn phân vân giữa kết quả có thai hay không.

dùng que thử thai, cách dùng que thử thai
Kết quả thử thai không chính xác đôi khi là lỗi ở bạn

Nghi ngờ về kết quả thử thai 2 vạch

Rất ít trường hợp thử thai cho kết quả dương tính là sai, trừ khi bạn bị dọa sảy thai hoặc sảy sớm. Vào thời điểm này, nồng độ hCG trong nước tiểu khá nhiều dẫn đến ngộ nhận là bạn đang có thai, trong khi thực tế bạn đã bị sảy sớm nhưng không hề hay biết.

Tốt nhất, khi dùng que thử thai và nhận được kết quả 2 vạch, bạn nên đặt lịch cho cuộc khám thai gần nhất và thay đổi một lối sống lành mạnh để đảm bảo an toàn cho phôi thai phát triển.

Dùng que thử thai liên tiếp

Cảm giác hồi hộp mong con làm bạn không thể chờ đợi đến khi mình trễ kinh mới dùng que thử thai. Vì vậy, sau khoảng vài tuần quan hệ, bạn ngay lập tức tiến hành thử nghiệm sớm. Kết quả nhận được không như mong đợi: Âm tính.

Thay vì đợi vài ngày sau và kiểm tra tiếp, bạn nên cho cơ thể thời gian khoảng một tuần để sản sinh đủ lượng hCG cần thiết cho việc nhận diện mang thai hay không.

MarryBaby

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Đau đầu khi mang thai: Không chữa không được!

Đau đầu khi mang thai phổ biến thật và cũng gây phiền hà thực sự. Nếu chỉ như “cơn gió thoảng qua” thì đây chỉ là triệu chứng bình thường, mẹ cứ ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi thư giãn là sẽ ổn. Nhưng nếu kết hợp cùng một dấu hiệu nào đó như buồn nôn, chóng mặt, đau ngực thì cần được điều trị bởi bác sĩ.

đau đầu khi mang thai
Không cải thiện chứng đau đầu, mẹ bầu có thể phải đối mặt với nguy cơ tiền sản giật

Nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai

Hormone nội tiết tố thay đổi khi mang thai là nguyên nhân chính dẫn đến chứng đau đầu ở bà bầu. Tình trạng ốm nghén, căng thẳng và mệt mỏi cũng góp phần làm tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.

Bà bầu còn bị đau đầu do mắc chứng viêm xoang khi mang thai. Ngoài ra, chế độ ăn uống không lành mạnh tác động không nhỏ đến hệ thần kinh của mẹ bầu.

Đau nửa đầu khi mang thai

Tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba hầu hết bà bầu đều nhạn thấy sự thay đổi estrogen thông qua triệu chứng của cơ thể. Đâu nửa đầu là ví dụ điển hình. Sự thay đổi nội tiết tó có thể lèo lái cơn đau đầu theo hai chiều hướng, mạnh hơn hoặc yếu đi. Nhưng dù thế nào cơn đau nửa đầu cũng sẽ xuất hiện trở lại sau khi sinh.

Nghiên cứu khoa học thuộc Trường Đại học Durham (bang North Carolina) đã tiến hành khảo sát trường hợp của 34.000 phụ nữ bị chứng đau nửa đầu khi mang thai. Họ ghi nhận rằng các phụ nữ này có nguy cơ bị tai biến mạch máu não cao gấp 19 lần và lên cơn đau tim gấp 5 lần so với các phụ nữ không bị chứng đau nửa đầu.

Chính vì vậy trong trường hợp những cơn đau đầu tấn công ngày càng dữ dội mẹ cần sự tư vấn của bác sĩ sản khoa để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Bà bầu bị đau đầu buồn nôn

Chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu, mờ mắt, chảy máu thậm chí bị ngất lịm là những triệu chứng nguy hiểm trong thai kỳ. Có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của cả mẹ lẫn thai kỳ.

Đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, đau bụng kèm theo chóng mặt là biểu hiện của mang thai ngoài tử cung. Bác sĩ cần được biết dấu hiệu này càng sớm càng tốt.

Có một số ít trường hợp bà bầu có phản ứng thai nghén tương đối nghiêm trọng như buồn nôn liên tục  ảnh hưởng tới việc ăn uống thậm chí xuất hiện hiện tượng mất nước và trúng độc, hiện tượng bệnh lý này được y học gọi là ói mửa do thai nghén, lúc đó phải đến bệnh viện điều trị.

Tác động của chứng đau đầu lên mẹ bầu và thai nhi

Chứng đau đầu khi mang thai thường “hành hạ” mẹ bầu vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Không ít mẹ bầu nghĩ rằng đây chỉ là triệu chứng bình thường và bỏ qua nhanh chóng. Tuy nhiên, mẹ bầu có biết đau đầu thai kỳ báo hiệu nguy cơ tiền sản giật, biến chứng xảy ra đa số ở 3 tháng đầu mang thai.

Đi kèm với bệnh này, đó là chứng cao huyết áp, sưng phù cơ thể, thừa protein trong nước tiểu. Nếu không điều trị và cải thiện kịp thời, tình hình sẽ trở nên nguy hiểm khi mẹ bầu tiến về 3 tháng cuối.

Tác dụng phụ của đau đầu, mệt mỏi khi mang thai ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt, lối sống và cả chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu. Theo đó, sức khỏe của bầu và cả sự phát triển của thai nhi bị tác động không tốt.

[inline_article id = 1162]

Chăm sóc mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai

Tắm vòi hoa sen

Tắm nước ấm dưới vòi hoa sen giúp giảm ngay sự khó chịu do đau đầu khi mang thai gây ra. Thư giãn trong bồn tắm với nước ấm thêm chút tinh dầu, bà bầu cũng sẽ cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn.

Không nhịn ăn, nhịn uống

Để tránh tình trạng lượng đường trong máu giảm gây ra hiện tượng đau đầu, bà bầu nên đảm bảo lúc nào cũng nạp đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể. Thay vì ăn 3 bữa chính, chia nhỏ bữa ăn để lúc nào dạ dày cũng đủ đầy, không bị trống rỗng. Chuẩn bị kèm theo bánh quy, hoa quả sấy khô, sữa để bổ sung lúc cảm thấy mệt mỏi. Đừng quên uống nhiều nước, thiếu nước có thể làm cơ thể càng thêm kiệt sức.

Chườm lạnh

Dùng khăn lạnh đắp lên trán cũng là cách giúp giảm đau đầu hiệu quả, đặc biệt là chứng đau nửa đầu.

Tập thể dục thường xuyên

Duy trì thói quen luyện tập đều đặn, nhẹ nhàng vừa giúp cơ thể khỏe khoắn hơn, lại vừa tốt cho tinh thần của mẹ bầu. Dành thời gian để thiền, tập yoga hay liệu pháp thôi miên để thư giãn và giảm stress, đau đầu.

Thư giãn, nghỉ ngơi

Dù bận rộn đến đâu, ngủ đủ, nghỉ đủ là điều kiện cần để bà bầu giảm bớt chứng đau đầu khi mang thai. Ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm, buổi trưa nên tranh thủ chợp mắt khoảng 15-30 phút. Bạn cũng có thể đi tận hưởng dịch vụ massage hoặc nhờ anh xã xoa bóp để giảm bớt sự nhức mỏi ở cổ, vai và lưng.

Thực phẩm giúp giảm đau đầu

Sữa tươi ít béo

Chứa nhiều khoáng chất quan trọng như canxi và kali, sữa tươi ít béo bổ sung độ ẩm cần thiết cho cơ thể, còn giúp bù đắp và cân bằng chế độ dinh dưỡng quá nhiều sodium hay muối. Uống 2 ly sữa mỗi ngày giúp cải thiện huyết áp và giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

đau đầu khi mang thai
Các loại cá béo như cá hồi sẽ là bạn đồng hành tuyệt vời cho bà bầu bị đau đầu

Cá béo

Thực phẩm giúp giảm đau đầu đa phần chứa nguồn dồi dào vitamin B và a-xít folic. Vì vậy, bà bầu nên chịu khó ăn các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ. Loại cá béo này cũng giúp giảm sưng, viêm, tăng gấp đôi khả năng ngăn ngừa chứng đau đầu.

Đậu trắng

Đậu trắng, giàu magiê, là nguồn thực phẩm chống đau đầu hiệu quả vì tác dụng chống co cơ và các mạch máu gây nhức đầu, mệt mỏi. Gợi ý thực phẩm giàu magiê: Chuối, hạnh nhân, bơi, rau bina và quả mơ.

Quả anh đào

Không thể phủ nhận lợi ích của trái cây đối với bà bầu, trong đó anh đào là loại trái cây thích hợp giúp giảm đau đầu hiệu quả. Chứa hợp chất chuyển đổi thành oxit nitric trong máu, đó là lý do anh đào có thể ngăn ngừa đau đầu. Thực phẩm tương tự: Củ cải đường.

Dưa lưới

Chứa nhiều nước và potassium, dưa lưới  giúp chống lại cơn đau đầu hiệu quả. Mỗi quả dưa lưới chứa 66mg magiê, khoảng 16% nhu cầu cần thiết hằng ngày.

Khoai tây

Khoai tây là loại củ chứa rất nhiều potassium, có thể chữa đau đầu do thiếu nước. Mỗi củ khoai tây chứa 25% nhu cầu hằng ngày của bạn.

Bà bầu đau đầu uống thuốc gì?

Với phụ nữ mang thai, trước khi động tới bất kỳ loại thuốc nào cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ thần kinh hoặc sản khoa. Đau đầu khi mang thai cũng vậy. Vẫn biết rằng thuốc giảm đau hay được sử dụng là  paracetamol để điều trị cả nhức đầu và buồn nôn.

Paracetamol được cho là thành phần không gây hại tới thai nhi nhưng hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc đau đầu, không phải thuốc nào đều chỉ chứa mỗi paracetamol mà có thể kèm theo nhiều thành phần khác. Mẹ cần cẩn trọng.

Đau đầu khi mang thai cũng như bất kỳ biểu hiện thường xuyên khác thuờng nào khác cần được thông báo cho bác sĩ. Nếu cơn đau là bình thường bầu chỉ cần nghỉ ngơi nhưng bất ổn cần phải điều trị càng sớm càng tốt.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường? Đáp án cho mẹ bầu

Không phải mẹ nào cũng hiểu rõ vai trò cũng như kiến thức cơ bản về chỉ số nước ối. Vậy chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường? Cùng trở thành bà bầu thông thái sau khi đọc bài viết dưới đây.

Tất tần tật thông tin về chỉ số nước ối

Trước khi tìm hiểu chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường, bạn cần nắm rõ nước ối và chỉ số nước ối là gì.

1. Bỏ túi khái niệm nước ối là gì?

Chất dịch màu vàng loãng xung quanh thai nhi chính là nước ối. Chúng có vai trò đặc biệt quan trọng giúp thai nhi cử động tự do trong bụng mẹ. Cũng nhờ nước ối mà thân nhiệt của bé luôn ở mức ổn định.

Nước ối được coi là “lá chắn” bảo vệ thai nhi trước tác động từ bên ngoài. Theo chu kỳ tăng lên, nước ối trung bình đạt cao nhất vào tuần thứ 34 là khoảng 800ml. Thời điểm cuối thai kỳ, nước ối giảm xuống còn 600ml, vì thai đã lớn. Chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường vì thế mà được xem xét dựa trên từng thời điểm trong thai kỳ. 

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Nước ối trung bình là tốt hay xấu? Bầu cần chú ý theo dõi chỉ số nước ối

2. Chỉ số nước ối là gì?

Chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường?
Chỉ số nước ối là gì? Chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường?

Chỉ số nước ối chính là thông số cho ta biết lượng ối trong bụng mẹ trong từng thời điểm. Ký hiệu của chỉ số nước ối là AFI, thường được bác sĩ dựa vào để báo với mẹ lượng ối có đủ hay không. 

Để tính được chỉ số AFI, người ta sẽ chia tử cung là 4 phần với hai đường cắt nhau tại rốn. Tiếp theo đó là đo bề sâu của khoang chứa ối lớn nhất của mỗi phần, cuối cùng là tính các số đo. Tuổi thai tăng thì lượng ối cũng tăng theo và đến những tháng cuối sẽ giảm. Chỉ số nước ối tính theo mm hoặc cm, được đo ít nhất 2 lần và cách nhau từ 2 – 6 tiếng. 

Thông thường, lượng ối theo từng thời điểm của thai kỳ là: 

  • 20 tuần: khoảng 350ml
  • 25 – 26 tuần: khoảng 670ml 
  • 32 – 36 tuần: khoảng 800 ml (có thể cao hơn)
  • 40 – 42 tuần: khoảng 540 – 600ml 

Bên cạnh màu sắc và tỷ trọng, chỉ số AFI giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất sức khỏe thai kỳ. Do đó mà các bác sĩ rất hay nhận được câu hỏi “chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường” mỗi khi thăm khám cho mẹ bầu.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bảng chỉ số nước ối theo tuần: Mẹ bầu phải theo dõi để thai nhi luôn khỏe mạnh!

Chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường?

chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường
Chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường?

Khi hiểu được tầm quan trọng của nước ối, mẹ bầu lại càng quan tâm xem chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường. Để thuận tiện theo dõi nước ối, mẹ có thể tham khảo bảng sau để biết chỉ số nước ối của mình có ổn hay không. 

Mức độ  Chỉ số AFI (cm) Lưu ý 
Bình thường  6 – 12 Mẹ có thể hoàn toàn yên tâm.
Dư ối 12 – 25  Dư ối ở mức an toàn, mẹ không cần quá lo lắng.
Đa ối  > 25 Trường hợp đáng báo động, mẹ cần hết sức lưu ý.
Thiếu ối <= 5 Thiếu ối có thể tăng khả năng sinh mổ, dị tật thai nhi và suy thai. 
Vô ối  <3 Có thể dẫn đến tình trạng thai chết lưu hoặc sinh non. 

Một khi đã nắm được chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường, mẹ sẽ có được thai kỳ an toàn. Trong trường hợp nhận thấy chỉ số số bất thường, mẹ cần hết sức bình tĩnh. Bên cạnh đó là duy trì chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý để chỉ số ối bình thường trong suốt tam cá nguyệt.

Thiếu ối và dư ối có sao không?

Chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường? Thiếu ối có sao không?
Chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường? Thiếu ối có sao không?

Chỉ số nước ối có thể thay đổi liên tục theo từng thời điểm. Vậy nên có lúc nước ối bình thường có lúc lại thiếu và dư ối. Khi nhận được kết quả như vậy, nhiều mẹ thấy bất an, liệu thai nhi có phát triển bình thường hay không.

1. Đối với thiếu ối

Thiếu ối được xét vào trường hợp không an toàn dành cho thai nhi. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm lại phụ thuộc vào thời điểm mẹ bị thiếu ối. 

  • 3 tháng đầu: Trong tam cá nguyệt đầu tiên, thiếu ối có thể làm sảy thai thậm chí là thai chết lưu. Thêm nữa sự phát triển của trẻ và chức năng phổi cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 
  • 3 tháng cuối: Thiếu ối khiến thai nhận được ít chất dinh dưỡng hơn, có nguy cơ sinh non. Thêm nữa, ngôi thai có khả năng bị đảo ngược do không đủ ối cản trở quá trình lâm bồn. Tuy nhiên so với 3 tháng đầu, mức độ nguy hiểm đã ít hơn. Nếu chẳng may thiếu ối vào tam cá nguyệt cuối, mẹ cần theo dõi sức khỏe thường xuyên. 

Một trong những nguyên nhân khiến mẹ bị vỡ ối sớm chính là thiếu ối. Nó cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ối nên mẹ cần hết sức lưu ý. Đôi khi bác sĩ sẽ yêu cầu đẻ sớm để bảo vệ sức khoẻ của em bé.

[inline_article id=263012]

2. Đối với dư ối 

Khác với thiếu ối, dư ối được xét vào tình trạng tương đối an toàn với mẹ bầu. Dù vậy vẫn có một số trường hợp dư ối là nguyên nhân sinh sớm, dị tật xương ở trẻ. Bên cạnh đó, dư ối có thể dẫn đến xuất huyết và thai chết lưu. 

Dư ối được chia làm hai loại: 

  • Dư ối cấp: Thường gặp ở tuần từ 16 – 20, làm chuyển dạ sớm nặng hơn là chất dứt thai kỳ. Thai phụ cũng có thể cảm thấy đau và khó thở nhiều hơn. 
  • Dư ối mạn. Chiếm đến 95% trường hợp dư ối, thường xảy ra ở những tháng cuối. Đối với trẻ bị dị tật bẩm sinh, nước ối nhiều có thể làm giảm cân nặng của bé khi sinh. 

Đối với dư ối, khi thấy các triệu chứng tức ngực, bụng to nhanh và đau đột ngột kéo dài thì cần theo dõi ngay. Đây là biểu hiệu thông báo tình trạng dư ối của bạn đã chuyển nặng.

Thiếu ối và dư ối thì cần làm gì?

chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường
Chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường? Thiếu ối và dư ối phải làm sao?

Cả thiếu ối và dư ối đều được phát hiện thông quá các đợt thăm khám định kỳ. Mẹ bầu cũng cần giữ bình tĩnh, nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và nghỉ ngơi đầy đủ.

1. Cách điều trị thiếu ối 

Đối với mẹ bị thiếu ối thì cần tìm nguyên nhân để điều trị, thông thường xuất phát từ bệnh lý của người mẹ. Trong 3 tháng đầu với trường hợp bất khả kháng, bác sĩ sẽ có thể yêu cầu chấm dứt thai kỳ.

3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bị thiếu ối nặng thì cần nhập viện và truyền dịch túi ối để thai nhi phát triển. Ở thời điểm 37 tuần, mẹ có thể được yêu cầu đẻ mổ để bảo vệ thai nhi. Đừng quên uống đủ nước hoặc nước dừa để nước ối trong hơn. 

2. Cách điều trị dư ối 

Tuỳ vào mức độ nặng nhẹ của dư ối mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Trường hợp nhẹ thì dùng thuốc lợi tiểu để lượng ối ít đi. Trường hợp nặng thì có thể xem xét đến việc chọc ối để chỉ số ối giảm đi. 

Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu mẹ bầu uống thuốc giảm ối (chỉ áp dụng từ tuần 32 trở đi). Thêm nữa, dù nặng hay nhẹ thì mẹ bầu cần quan tâm và thay đổi thói quen sinh hoạt của mình: 

  • Bổ sung hải sản, thịt đỏ có lượng protein và đạm cao. 
  • Ăn nhiều rau xanh giàu chất xơ. Lưu ý hạn chế chế biến dưới dạng súp và canh. 
  • Ưu tiên hoa quả giàu chất xơ nhưng không mọng nước như táo, chuối, lê,.. 
  • Luôn ngủ đủ và đúng giấc. 
  • Duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục nhẹ nhàng. 

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Dư ối tuần 38 có nguy hiểm không? Mẹ bầu hãy cẩn thận với biến chứng này

Mong rằng qua bài viết trên, mẹ sẽ không còn thắc mắc “ chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường” nữa. Để bảo vệ bé trong suốt thai kỳ, mẹ đừng quên thăm khám định kỳ để được đo chỉ số AFI thường xuyên. Nếu chỉ số ối bình thường mẹ không cần lo lắng nhiều, còn kết quả là thiếu ối và dư ối thì cần bình tĩnh làm theo chỉ dẫn từ bác sĩ! Hãy tin tưởng bác sĩ và cố gắng duy trì tinh thần thoải mái, vui vẻ mẹ nhé! 

MarryBaby

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu ăn phô mai con bò cười được không và có tốt không?

Vậy bà bầu ăn phô mai Con Bò Cười được không? Để có thể giải đáp được vấn đề này MarryBaby xin mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Bà bầu ăn phô mai Con bò cười được không?

Có bầu ăn phô mai Con Bò Cười được không? Bà bầu có thể ăn phô mai Con Bò Cười trong suốt thai kỳ. Vì đây là loại phô mai đã được nấu chín và được chế biến theo công nghệ tiệt trùng đảm bảo vệ sinh và an toàn.

Bên cạnh đó, trong phần công bố chất lượng sản phẩm, phô mai Con Bò Cười hoàn toàn không chứa các vi khuẩn độc hại theo đúng tiêu chuẩn của nhà nước Việt Nam (TCVN). Do đó đây là một loại thực phẩm an toàn trong thai kỳ bạn nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn cơm rượu được không? Mẹ biết để khỏi hại con nhé!

Thành phần dinh dưỡng trong phô mai Con bò cười

Như vậy bạn đã biết có bầu ăn phô mai Con Bò Cười được không rồi. Vậy thì bạn đã biết trong phô mai Con Bò Cười có chất dinh dưỡng gì không? Phô mai Con Bò Cười được làm từ sữa bò nên có chứa các thành phần như chất đạm, chất béo từ sữa bò.

Ngoài ra, trong một miếng phô mai tam giác 14g sẽ cung cấp 105mg canxi. Bên cạnh đó, phô mai Con Bò Cười còn là nguồn cung cấp vitamin A, Vitamin B12, Vitamin D và kẽm giúp cơ thể hấp thu canxi tốt hơn.

Bà bầu nên và không nên ăn phô mai loại nào?

Bên việc tìm hiểu bà bầu ăn phô mai Con Bò Cười được không; bạn cần biết thêm những loại phô mai nên và không nên ăn trong thai kỳ dưới đây:

1. Loại phô mai an toàn cho bà bầu

  • Phô mai cứng: Những loại này được chế biến nấu chín trong thời gian dài và có dạng cứng chắc. Thông thường, phô mai loại này được làm từ sữa tiệt trùng hoặc nấu ở nhiệt độ cực cao để loại bỏ nguy cơ tồn tại của các loại vi khuẩn không tốt cho sức khỏe.
  • Phô mai mềm đã qua chế biến: Những loại phô mai này có kết cấu mềm và dẻo hoặc lỏng. Phô mai mềm được làm từ sữa tiệt trùng nên an toàn cho phụ nữ mang thai. Các loại phô mai mềm gồm phô mai phết, phô mai tươi, phô mai kem, phô mai mozzarella và ricotta.
  • Phô mai đã qua chế biến: Loại này được làm từ phô mai tự nhiên đã biến đổi. Chúng có thể chứa chất bảo quản, chất nhũ hóa và các chất phụ gia khác. Vì những loại phô mai này được làm bằng phương pháp làm nóng nên an toàn cho phụ nữ mang thai. Nhưng chúng được đánh giá thấp trên thang điểm ăn uống lành mạnh do hàm lượng natri cao hơn so với pho mát tự nhiên.

Bà bầu có được ăn phomai không

2. Loại phô mai không an toàn cho bà bầu

  • Pho mát mềm chín mốc: Loại phô mai này được làm từ nấm mốc có thể chứa vi khuẩn listeria. Vì vậy tốt nhất là bạn không nên ăn những loại phô mai này như Brie, Blue Brie Và Cambozola là một số ví dụ.
  • Phô mai chưa tiệt trùng: Tiệt trùng là một quá trình tiêu diệt vi khuẩn listeria. Phô mai được làm từ sữa chưa được tiệt trùng có thể chứa những vi khuẩn này. Vì thế, bà bầu không nên ăn phô mai Feta, Queso Fresco, Chabichou; phô mai gân xanh như Roquefort, gorgonzola và dolcelatte cũng cần nên tránh.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn sữa chua nếp cẩm có tốt cho thai nhi không? Ăn sao cho đúng?

Những lưu ý khi bà bầu ăn phô mai Con bò cười

Sau khi tìm hiểu phụ nữ có bầu được ăn phô mai Con Bò Cười không; thì bạn cũng cần lưu ý những điều sau khi ăn phô mai nhé.

  • Một ngày nên ăn bao nhiêu miếng phô mai Con Bò Cười? Mỗi ngày nên ăn 1-2 miếng phô mai Con Bò Cười.
  • Cách bảo quản: Không nên bảo quản quá lâu các miếng phô mai trong hộp đã mở vì có thể khiến phô mai bị hư hỏng do không chứa chất bảo quản.
  • Cách ăn: Bạn có thể dùng phô mai Con Bò Cười làm nguyên liệu trong khi chế biến các món ăn thường ngày; ăn kèm với các bữa ăn chính trong ngày hoặc bữa xế.

[inline_article id=261921]

Như vậy chúng ta đã biết bà bầu có được ăn phô mai Con Bò Cười không và một ngày nên ăn bao nhiêu miếng phô mai Con Bò Cười rồi. Bà bầu có thể ăn phô mai Con Bò Cười và chỉ nên ăn 1-2 miếng/ngày thôi nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Chuẩn đi, đứng, ngồi, nằm khi mang thai

Bên cạnh chế độ ăn uống, luyện tập, thói quen sinh hoạt của bà bầu cũng cần phải được để ý trong thai kỳ. Đặc biệt là chuyện đi đứng, ngủ nghỉ trong suốt quá trình có em bé. Bổ sung ngay vào danh sách những điều bà bầu cần biết 4 tư thế chuẩn khi mang thai sau:

những điều bà bầu cần biết
Tư thế đi, đứng đúng có thể giảm khó chịu, mệt mỏi khi mang thai

Tư thế ngồi đúng khi mang thai

Loại ghế lý tưởng dành cho mẹ bầu ở mức khoảng 40cm. Khi chuyển từ tư thế đứng sang ngồi, đừng quá đột ngột, thay vào đó mẹ bầu nên dùng tay chống vào đùi hoặc tay vịn vào ghế rồi từ từ ngồi xuống.

Trong những tháng cuối thai kỳ, khi bụng quá lớn, mẹ bầu nên đỡ phần lưng khi ngồi xuống, sau đó chầm chậm tựa lưng vào ghế, hai chân mở song song.

[inline_article id = 61218]

Ở tư thế này, mẹ bầu sẽ giảm bớt phần nào triệu chứng đau lưng, nhức mỏi cuối thai kỳ. Mẹ có thể đặt một chiếc gối nhỏ sau lưng nếu cần thiết. Thường xuyên đứng lên đi lại, thay vì ngồi quá lâu, để giúp cơ thể tuần hoàn máu.

Tư thế nằm ngủ đúng cách cho bà bầu

3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu có thể nằm ngửa, chân gác lên gối ôm, toàn thân thả lỏng. Tuy nhiên, tư thế này lại cấm kỵ vào 3 tháng cuối, bởi nằm ngửa rất dễ làm tử cung đè lên động mạch chủ sau tử cung, giảm rõ rệt lượng máu và dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi thời kỳ quan trọng này.

Do đó, khi bước sang tam cá nguyệt thứ 2, mẹ bầu nên chọn tư thế nằm nghiêng, vừa giải tỏa bớt mệt mỏi, vừa làm giảm căng cơ và đồng thời tránh cho phần bụng lớn đè lên mạch máu chính.

Nếu băn khoăn nên nằm nghiêng hay trái, mẹ có thể yên tâm là bên nào cũng được, miễn bạn cảm thấy thoải mái, nhưng dĩ nhiên vẫn phải ưu tiên bên trái hơn. Thường xuyên nằm nghiêng bên phải có thể làm căng niêm mạc tử cung, kéo dãn mạch máu, ảnh hưởng đến quá trình cung cấp ô-xy cho thai nhi.

Mẹ bầu có thể kê chiếc gối nhỏ hay tấm chăn mỏng để đỡ phần bụng khi nằm nghiêng. Lưu ý: Hai chân hơi co khi nằm, tuyệt đối tránh kiểu nằm nghiêng co lưng hay còn lại là lưng tôm.

Những điều bà bầu cần biết: Đi lại khi mang thai

Khi đi lại, mẹ bầu nên giữ lưng thẳng, đầu hơi ngẩng, gót chân chạm đất trước, cố gắng bước đi chắc chắn, từ từ, chậm rãi, cân bằng cơ thể. Tránh đi bằng mũi chân, bước nhanh để tránh bị ngã do trọng lực dồn vào phần bụng quá nhiều.

Khi lên xuống cầu thang, hoặc bước lên những chỗ cao, mẹ bầu nên tận dụng tay vịn để tránh rủi ro té ngã. Nếu mẹ có thói quen đi bộ để rèn luyện sức khỏe trong thai kỳ, nêu lưu ý tập luyện vừa phải, dừng lại nghỉ ngơi khoảng 5-10 phút ngay khi cảm thấy quá mệt. Khâu chọn giày dép cũng mẹ cũng cần lưu ý, nên chọn loại đế thấp, to bản, thông thoáng.

Tư thế đứng khi mang thai

Khi đứng, mẹ bầu nên thả lỏng vai, chân thẳng song song, hai bàn chân mở nhỏ hơn so với vai. Tư thế này giúp trọng tâm cơ thể chia đều ra 2 chân, giảm bớt áp lực, mệt mỏi. Tránh đứng quá lâu để hạn chế tình trạng đau lưng, sưng phù chi dưới và co phồng tĩnh mạch.

Tốt nhất, khi bắt buộc phải đứng, nên thay đổi vị trí chân trước chân sau, đồng thời ngồi xuống nghỉ ngơi đúng thời điểm để máu lưu thông và lưng thư giãn.

MarryBaby

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Hình ảnh chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng

Một chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng ăn uống lành mạnh là điều kiện cần và đủ để mẹ bầu khỏe mạnh, theo đó thai nhi có thể phát triển toàn diện hơn.

1. Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ nhất

Tháng đầu của thai kỳ, cơ thể bắt đầu thay đổi, hormone nội tiết tố tăng lên, làm bạn thường xuyên cảm giác buồn nôn và khó chịu bụng. Đó chính là dấu hiệu của ốm nghén khi mang thai. Do đó, để giảm sự mệt mỏi, mẹ nên có chế độ dinh dưỡng trong tháng đầu mang thai như sau:

  • Ăn một bữa ăn nhẹ giàu carbohydrate khoảng 15-20 phút trước khi ra khỏi giường. Để sẵn ở đầu giường một lọ bánh quy mặn, các loại hạt, ngũ cốc hoặc trái cây sấy khô.
  • Chia 3 bữa ăn chính thành 6 bữa nhỏ mỗi ngày.
  • Chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, kết hợp ăn tinh bột cùng nguồn protein nạc từ thịt gà và cá. Đừng quên uống thêm sữa ít béo và bổ sung thêm các chế phẩm từ sữa vào buổi sáng và buổi tối.
  • Không nên uống nước trong bữa ăn.
  • Tránh những món khó tiêu nhiều chất béo, chiên, rán, ngọt hoặc cay. Chúng chỉ khiến tình trạng ốm nghén của bạn thêm tồi tệ mà thôi!

Trong tháng đầu tiên này, bác sĩ thường khuyên bạn nên uống axít folic. Bổ sung dưỡng chất này là rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Bạn cũng có thể bổ sung thêm thực phẩm giàu folic như: Các loại rau xanh đậm, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu. Trong tháng đầu mang thai, tuyệt đối không ăn thức ăn chưa nấu chín như trứng sống, thịt tái, sashimi…

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Chế độ ăn của bà bầu tháng đầu: Ăn gì, kiêng gì?

Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 1
Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 1

2. Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 2

Tăng cân khi mang thai sao cho hợp lý là điều mẹ bầu cần phải biết. Trong 3 tháng đầu, bạn chỉ cần tăng khoảng 1-2kg, hoặc đôi khi chỉ cần 0,4kg -1,7kg cũng khá ổn, bởi nhiều mẹ vì sự “tra tấn” của chứng ốm nghén, lại bị sút vài cân.

Về vấn đề ăn cho cả hai, mẹ nên định rõ lại quan điểm. Không phải ăn gấp đôi, nhưng phải ăn thêm để đảm bảo lượng calorie cần thiết hằng ngày tăng khoảng 300. Vì vậy, thay vì để ý đến kích cỡ khẩu phần ăn, bạn nên chăm sóc chất lượng món ăn của mình.

Thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 2 nên đa dạng, và nằm trong nhóm thực phẩm thiết yếu: Các loại ngũ cốc, bánh mì, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu. Ngoài ra, cố gắng hạn chế thức ăn nhiều calorie, chất béo và đường. A-xít folic vẫn đóng vai trò quan trọng trong tháng này. Ngoài ra, nhớ uống 2 lý sữa ít béo mỗi ngày, vì đây là nguồn bổ sung canxi tuyệt vời.

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 2
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng – Tháng thứ 2 bầu ăn gì?

3. Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 3

Trong 2 tháng đầu tiên của thai kỳ, có thể chuyện ăn uống không phải đề tài yêu thích của bà bầu bởi tác dụng phụ của buồn nôn, mệt mỏi, mất ngủ. Tuy nhiên, một khi đã bước qua tháng thứ 3, tình hình sẽ dần chuyển biến tích cực hơn. Cảm giác khó chịu do chứng ốm nghén đang giảm đi trông thấy.

Nếu 2 tháng trước vẫn chưa ăn đúng cho lắm, không sao, bạn có thể cho vào quỹ đạo từ bây giờ. Cấu trúc bữa ăn vẫn là 3 bữa chính và 2-3 bữa ăn nhẹ mỗi ngày. Vào cuối tháng thứ 3, bạn nên tăng khoảng 0,4-1,7kg. Sau cột mốc này, mỗi tuần bạn sẽ tăng khoảng 0,5kg.

Lời khuyên dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 3 này như sau:

  • Tạo thói quen ăn nhiều rau và trái cây trong bữa ăn. Giảm đồ ăn vặt không thân thiện, nhiều calo, ít dinh dưỡng như đồ ngọt, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến. Thay vào đó, chọn món giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như các loại hạt, trái cây sấy khô.
  • Uống ít nhất 2l nước mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm chất lỏng từ nước trái cây tươi, súp, canh. Lượng sữa ít béo giàu canxi tăng lên 3-4 ly/ngày.
  • Tiếp tục bổ sung vitamin, khoáng chất bác sĩ kê toa.

Như vậy mẹ đã hoàn tất được giai đoạn chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu cũng là tam cá nguyệt thứ nhất.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 3
Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 3

4. Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 4

Tháng thứ tư, bụng đã lấp ló xuất hiện. Đây cũng là lúc bạn nên chú trọng nhiều hơn vào việc duy trì và đảm bảo một chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 4 đa dạng và cân bằng. Trong thời gian này, các chuyên gia khuyến cáo về việc ăn thực phẩm giàu sắt. Sự gia tăng của lưu lượng máu dẫn đến nhu cầu chất sắt cao.

Nguồn thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt gà, các loại đậu, rau xanh đậm. Để tăng cường sự hấp thụ chất sắt, bạn nên bổ sung thêm vitamin C từ chanh, cam, dưa hấu, bông cải xanh, ớt chuông xanh trong thực đơn hằng ngày. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn uống sắt khi mang thai nếu cần thiết.

Quan trọng hơn cả, tuyệt đối không bỏ bữa hay nhịn ăn. Ít nhất sau 4 giờ đồng hồ, bà bầu nên nạp thêm thức ăn lành mạnh vào cơ thể để ngăn ngừa chứng buồn nôn, ợ nóng, mệt mỏi và buồn ngủ.

Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 4
Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 4

5. Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 5

Tam cá nguyệt thứ 2 thường là khoảng thời gian thoải mái, dễ chịu nhất với mẹ bầu. Bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng và năng động hơn hẳn so với 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối. Trong 4 tháng đầu tiên mang thai, bạn nên tăng khoảng 3-4kg. Cuối tháng thứ 5, cần tăng thêm 1,5-2kg.

Cơ thể mẹ bầu lúc này bắt đầu trở nên cồng kềnh, nguyên do thường vì cơ thể tích quá nhiều nước. Vì vậy, khi thực hiện thực đơn dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai tháng thứ 5 bạn nên hạn chế ăn mặn, giảm lượng muối trong lúc nấu ăn, tránh thực phầm nhiều muối như khoai tây chiên, đồ ăn chế biến sẵn, dưa chua, ô-liu và các loại thịt xông khói.

Bên cạnh đó, uống đủ nước mỗi ngày cộng thêm các loại nước lành mạnh khác giúp lọc bớt những chất lỏng không cần thiết trong cơ thể để mẹ bầu nhẹ nhàng hơn.

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn bổ sung thêm canxi trong giai đoạn này. Nhu cầu canxi tăng trong thai kỳ, vì vậy bầu nên để ý uống 2 ly sữa và thêm 2 phần ăn từ các chế phẩm từ sữa vào thực đơn ăn uống hằng ngày.

Đã qua rồi thời kỳ ốm nghén, buồn nôn, giờ đây bạn có thể cảm thấy thèm ăn rất nhiều thứ. Cẩn thận! Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu chất, chẳng hạn muốn ăn thịt đỏ là dấu hiệu của thiếu sắt. Tuy nhiên, nếu thèm đồ ngọt, cố gắng hạn chế bầu nhé.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: 9 nguyên tắc vàng dinh dưỡng xây dựng chế độ ăn khoa học cho bà bầu

Dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 5

6. Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 6

Chúc mừng mẹ bầu, đến cuối tháng này, bạn đã hoàn thành 2/3 chặng đường. Đây là thời gian bạn cảm thấy đói liên tục do bé con lớn hơn và cần nhiều dinh dưỡng hơn. Từ đầu thai kỳ đến cuối tháng thứ 6, bạn nên tăng được 6-8kg.

Lời khuyên về dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai tháng thứ 6 nên ăn gì như sau:

  • Đáp ứng cơn đói bằng thực phẩm lành mạnh, tốt nhất nằm trong nhóm thực phẩm thiết yếu như ngũ cốc, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu, hoặc có thể bổ sung thêm chất béo lành mạnh.
  • Chọn thực phẩm chứa carbohydrate nâu như yến mạch, gạo lứt, vì chúng giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ giúp ngăn ngừa chứng táo bón khi mang thai.
  • Chắc chắn rằng bản thân vẫn đang uống vitamin theo toa của bác sĩ.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ 2 nên ăn gì?

Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 6

7. Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 7

Bạn đã bước vào tam cá nguyệt cuối cùng, đan xen với niềm vui vì sắp cán đích, bầu còn phải đối mặt với khá nhiều tác dụng phụ của thai kỳ. Để vượt qua giai đoạn này suôn sẻ, bạn có thể tham khảo những lời khuyên hữu ích sau về dinh dưỡng:

  • Ợ nóng: Áp lực của tử cung vào dạ dày tạo ra a-xít trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Để ngăn ngừa chứng ợ nóng, bạn không nên để dạ dày rỗng trong thời gian dài, và khi ăn, tuyệt đối không ăn quá no. Thay vào đó, ăn nhẹ bổ dưỡng 3 giờ/lần, tránh thức ăn chiên, nhiều dầu mỡ và thức ăn cay. Cố gắng ngủ với gối cao.
  • Phù nề chân tay: Khả năng tích nước của cơ thể tăng lên do bạn nạp nhiều natri từ muối trong thực phẩm đóng hộp, nước sốt, dưa chua, khoai tây chiên. Ngoài ra, trong những tháng cuối thai kỳ, do tử cung to chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới, giảm máu về tim gây hiện tượng phù chi dưới. Vì vậy, nhớ đừng ăn thực phẩm dạng này. Ngoài ra, vận động, đi lại nhẹ nhàng để máu lưu thông trơn tru hơn.
  • Táo bón khi mang thai: Mức độ hormone thay đổi làm chậm quá trình tiêu hóa, vì vậy bạn nên bổ sung thêm nhiều chất xơ để ngăn ngừa táo bón. Uống nhiều nước cũng rất cần thiết!
  • Mệt mỏi và buồn ngủ: Ở giai đoạn này, bạn rất dễ bị thiếu máu với triệu chứng đi kèm là mệt mỏi, buồn ngủ. Điều này có thể là do lưu lượng máu tăng lên, nhưng bạn lại không bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết. Do đó, bạn cần ăn nhiều thịt gà, thịt đỏ, các loại đậu, rau xanh, và đừng quên bổ sung vitamin C cho dễ hấp thụ.
Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 7
Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 7

8. Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 8

Bầu đang tiến gần đến cuối hành trình mang thai. Trong khi chờ đợi khoảnh khắc kỳ diệu, tại sao không dành thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi và tận hưởng nhiều nhất có thể? Lúc này, bạn đã nên bắt đầu quan tâm đến dinh dưỡng tốt cho cả thai nhi và cho con bú sau này.

Tầm quan trọng của omega-3 trong 3 tháng cuối thai kỳ là không thể phủ nhận. Sự tăng trưởng và phát triển trí não của trẻ nhanh nhất trong giai đoạn này. Bạn có thể bổ sung thực phẩm giàu chất béo lành mạnh từ các loại hạt, quả óc chó, cá hồi,… Tư vấn bác sĩ để nạp omega-3 từ các nguồn vitamin bổ sung khác.

Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 8
Mẹ nên ăn gì ở tháng thứ 8 thai kỳ?

9. Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 9

Thời gian này bà bầu sẽ khá bận rộn để chuẩn bị cho việc chào đời của bé con, vì vậy chuyện lơ là ăn uống tất nhiên sẽ diễn ra. Thực tế, 4 tuần cuối, bé con phát triển nhanh nhất với tốc độ chóng mặt. Đó là lý do vì sao bầu vẫn phải duy trì chế độ ăn uống đa dạng và dinh dưỡng.

Đến gần cuối tháng 9, bạn nên tăng khoảng 11-15 kg tính từ đầu thai kỳ đến giờ. Lời khuyên hữu ích lên thực đơn mỗi ngày cho bà bầu tháng cuối như sau:

  • Chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa thay vì 3 bữa chính. Tránh bỏ bữa, nhịn ăn trong thời gian dài.
  • Tiêu thụ thêm nhiều thực phẩm giàu canxi để giữ hệ xương chắc khỏe, đồng thời chuẩn bị cho việc “xuất” sữa cho con bú sau này.
  • Uống nhiều nước, tránh ăn mặn để ngăn ngừa chứng phù nề.
  • Cố gắng không ăn đồ ăn giàu chất béo, nhiều dầu mỡ, để tránh tăng cân quá nhiều.
  • Nạp thêm nhiều chất béo lành mạnh.
  • Ăn thêm rau, trái cây ngăn ngừa táo bón.
  • Không được quên chất sắt trong thực đơn ăn uống để ngăn ngừa thiếu máu, thiếu sắt.
  • Ăn 2 phần cá béo mỗi tuần để bổ sung thêm omega-3 giúp trí não bé phát triển toàn diện.
  • Uống vitamin bổ sung theo toa bác sĩ kê.
  • Tránh ăn đồ sống, chưa chín, phô mai chưa tiệt trùng để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, sảy thai, sinh non.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tam cá nguyệt thứ ba và những điều mẹ cần biết

Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 9
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng – Tháng thứ 9, bầu nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, không thừa và không nên thiếu. Bạn có thể tìm hiểu thêm những món ăn bổ dưỡng cho bà bầu và thai nhi để lên được thực đơn hợp lý cho mỗi tháng thai kỳ.

MarryBaby

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Ốm nghén tuy khổ mẹ nhưng lại sướng con!

85% phụ nữ khi mang thai đều phải trải nghiệm cảm giác mệt mỏi, đau khổ vì sự hành hạ của cơn ốm nghén. Không chỉ cơ thể uể oải, bụng dạ khó chịu mà đến tâm lý, tinh thần cũng trồi sụt lên xuống thất thường. Tuy nhiên sự chịu đựng này của bạn cũng “đáng” lắm. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sinh sản Sinh học kết luận rằng nghén khi mang thai rất có lợi cho bé con trong bụng.

Ốm nghén cũng lợi đủ đường!

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát theo dõi trên hơn 850.000 phụ nữ mang thai. Dữ liệu thu thập được cho thấy bà bầu nào trải qua những cơn buồn nôn, ói mửa sẽ ít có nguy cơ đối diện với vấn đề sẩy thai. Hơn nữa, họ cũng sinh ra những bé con khỏe mạnh hơn. Đặc biệt chỉ 6,4% trong số đó không may mắn gặp phải tình trạng sinh non, còn đâu tất cả đều sinh nở rất suôn sẻ và bình thường.

ốm nghén, nghén khi mang thai
Nghén khi mang thai đem đến lợi ích bất ngờ cho bé con trong bụng

Ốm nghén là tình trạng gây ra do sự gia tăng đột ngột của hormone gonadotropin, được phóng thích ồ ạt từ nhau thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Thông thường bạn sẽ bắt đầu có dấu hiệu nghén đâu đó khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ, và những cơn ốm nghén bắt đầu giảm dần và dừng ở cuối tam cá nguyệt đầu tiên.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, các biểu hiệu ốm nghén có thể kéo dài đến tuần thứ 20 của thai kỳ hoặc thậm chí không may mắn là dai dẳng cho tới khi lâm bồn mới “buông tha” mẹ bầu.

Nếu bạn đang mang thai trong 3 tháng đầu, nhưng lại không thấy mình có bất cứ dấu hiệu nào của ốm nghén, không việc gì phải quá lo lắng, đôi khi lại là may mắn đấy chứ. Ốm nghén thật sự đem đến những cảm giác chẳng dễ chịu chút nào, ăn không ăn được, ngửi cũng không xong và rất nhiều những hệ lụy khác. Nhất là khi bạn ốm nghén nặng, ảnh hưởng đến sinh hoạt và ăn uống thường ngày.

[inline_article id = 75684]

Khi đó, không chỉ sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng, mà cả sự phát triển của thai nhi cũng bị tác động tiêu cực không kém. Do đó quan trọng nhất là biết cách chăm sóc chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, luyện tập lành mạnh và khoa học, đặc biệt không bỏ qua lịch thăm khám thai kỳ. Đi thăm khám và tư vấn nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường về tình trạng ốm nghén của bạn.

20 cách giảm nghén hiệu quả cho bà bầu

– Uống Vitamin B6 (25mg) cách 8 giờ để giảm nôn ói

– Tăng cường nạp thực phẩm chứa vitamin nhóm B và giàu sắt

– Uống viên kẽm (25mg) mỗi ngày

– Các loại trà thảo dược, đặc biệt là trà bạc hà giúp giảm buồn nôn

– Ngậm gừng, ăn kẹo gừng hoặc uống trà gừng

ốm nghén, nghén khi mang thai
Gừng – Lựa chọn tuyệt vời giúp giảm cơn buồn nôn do ốm nghén

– Ngửi các loại tinh dầu thư giãn như oải hương, bạc hà, sả, chanh

– Nhỏ tinh dầu vào khăn ấm sau đó đắp lên bụng

– Trước khi ngủ ăn nhẹ với món giàu protein

– Đi dạo hoặc vận động nhẹ nhàng để cơ thể giải phóng hormone hạnh phúc

– Tránh các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, cay, chưa chất kích thích, caffeine hay đường hóa học…

– Trang bị bánh quy không đường, không béo để nhâm nhi khi đói

ốm nghén, nghén khi mang thai
Nhâm nhi chút bánh quy để ngăn cơn ốm nghén bất thường

– Thức dậy từ từ không vội vã

– Hít thở khí trời trong lành thường xuyên

– Uống nước ép táo để giữ lượng đường trong máu ổn định

– Ăn 5-6 bữa nhỏ mỗi ngày, lưu ý cân bằng bột và đạm

– Nghỉ ngơi thư giãn thật nhiều, vì mệt mỏi sẽ làm tình trạng ốm nghén tồi tệ them

– Uống nước chanh

– Những món lạnh thường dễ chịu hơn món nóng

– Châm cứu khi mang thai có thể giúp giảm nghén hiệu quả

– Luôn cấp nước đầy đủ cho cơ thể