Hà Trần là một tác giả của MarryBaby, hoạt động từ giai đoạn MarryBaby trực thuộc Ringier Việt Nam. Hà phụ trách các bài viết thuộc chuyên mục Chuẩn bị mang thai và một số chuyên mục khác. Các nội dung của cô luôn hướng đến giá trị đọc và cập nhật thông tin, kiến thức hữu ích cho các cặp đôi trên hành trình chuẩn bị có con của mình.
85% phụ nữ khi mang thai đều phải trải nghiệm cảm giác mệt mỏi, đau khổ vì sự hành hạ của cơn ốm nghén. Không chỉ cơ thể uể oải, bụng dạ khó chịu mà đến tâm lý, tinh thần cũng trồi sụt lên xuống thất thường. Tuy nhiên sự chịu đựng này của bạn cũng “đáng” lắm. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sinh sản Sinh học kết luận rằng nghén khi mang thai rất có lợi cho bé con trong bụng.
Ốm nghén cũng lợi đủ đường!
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát theo dõi trên hơn 850.000 phụ nữ mang thai. Dữ liệu thu thập được cho thấy bà bầu nào trải qua những cơn buồn nôn, ói mửa sẽ ít có nguy cơ đối diện với vấn đề sẩy thai. Hơn nữa, họ cũng sinh ra những bé con khỏe mạnh hơn. Đặc biệt chỉ 6,4% trong số đó không may mắn gặp phải tình trạng sinh non, còn đâu tất cả đều sinh nở rất suôn sẻ và bình thường.
Ốm nghén là tình trạng gây ra do sự gia tăng đột ngột của hormone gonadotropin, được phóng thích ồ ạt từ nhau thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Thông thường bạn sẽ bắt đầu có dấu hiệu nghén đâu đó khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ, và những cơn ốm nghén bắt đầu giảm dần và dừng ở cuối tam cá nguyệt đầu tiên.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, các biểu hiệu ốm nghén có thể kéo dài đến tuần thứ 20 của thai kỳ hoặc thậm chí không may mắn là dai dẳng cho tới khi lâm bồn mới “buông tha” mẹ bầu.
Nếu bạn đang mang thai trong 3 tháng đầu, nhưng lại không thấy mình có bất cứ dấu hiệu nào của ốm nghén, không việc gì phải quá lo lắng, đôi khi lại là may mắn đấy chứ. Ốm nghén thật sự đem đến những cảm giác chẳng dễ chịu chút nào, ăn không ăn được, ngửi cũng không xong và rất nhiều những hệ lụy khác. Nhất là khi bạn ốm nghén nặng, ảnh hưởng đến sinh hoạt và ăn uống thường ngày.
[inline_article id = 75684]
Khi đó, không chỉ sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng, mà cả sự phát triển của thai nhi cũng bị tác động tiêu cực không kém. Do đó quan trọng nhất là biết cách chăm sóc chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, luyện tập lành mạnh và khoa học, đặc biệt không bỏ qua lịch thăm khám thai kỳ. Đi thăm khám và tư vấn nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường về tình trạng ốm nghén của bạn.
20 cách giảm nghén hiệu quả cho bà bầu
– Uống Vitamin B6 (25mg) cách 8 giờ để giảm nôn ói
– Tăng cường nạp thực phẩm chứa vitamin nhóm B và giàu sắt
– Uống viên kẽm (25mg) mỗi ngày
– Các loại trà thảo dược, đặc biệt là trà bạc hà giúp giảm buồn nôn
– Ngậm gừng, ăn kẹo gừng hoặc uống trà gừng
– Ngửi các loại tinh dầu thư giãn như oải hương, bạc hà, sả, chanh
– Nhỏ tinh dầu vào khăn ấm sau đó đắp lên bụng
– Trước khi ngủ ăn nhẹ với món giàu protein
– Đi dạo hoặc vận động nhẹ nhàng để cơ thể giải phóng hormone hạnh phúc
– Tránh các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, cay, chưa chất kích thích, caffeine hay đường hóa học…
– Trang bị bánh quy không đường, không béo để nhâm nhi khi đói
– Thức dậy từ từ không vội vã
– Hít thở khí trời trong lành thường xuyên
– Uống nước ép táo để giữ lượng đường trong máu ổn định
– Ăn 5-6 bữa nhỏ mỗi ngày, lưu ý cân bằng bột và đạm
– Nghỉ ngơi thư giãn thật nhiều, vì mệt mỏi sẽ làm tình trạng ốm nghén tồi tệ them
– Uống nước chanh
– Những món lạnh thường dễ chịu hơn món nóng
– Châm cứu khi mang thai có thể giúp giảm nghén hiệu quả
Chăm bé sơ sinh không phải chuyện đơn giản, nhất là khi con không thể diễn tả nỗi niềm của mình qua lời nói mà chỉ duy nhất qua tiếng khóc. Làm bài trắc nghiệm thú vị sau để khám phá và kiểm tra xem bạn đã thực sự hiểu để có cách chăm sóc trẻ sơ sinh thật đúng nhé!
Tương ứng với mỗi câu hỏi, tìm đáp án đúng ở cuối bài. Không “gian lận” nhé, trung thực để xem mình làm mẹ được bao nhiêu điểm nào!
1. Bé sơ sinh có thể nhìn mọi vật xung quanh trong phạm vi:
A. 5-13cm
B. 20-35cm
C. 60-90cm
2. Trung bình bé mới sinh ngủ bao nhiêu giờ/ngày?
A. 10-12 giờ
B. 14-16 giờ
C. 18-20 giờ
3. Bé mới sinh có dấu hiệu tăng cân mạnh mẽ bắt đầu ngay ngày đầu tiên chào đời
A. Đúng
B. Sai
4. Câu này dễ quá mà, khi nào bé sơ sinh rụng rốn?
A. Tuần đầu sau sinh
B. Khoảng tuần thứ 3
C. Gần cuối tháng đầu tiên
5. Hơi thở của bé sơ sinh không được ổn định, và đó là vấn đề bình thường
A. Đúng
B. Sai
6. Lớp da mỏng manh của trẻ sau khi chào đời sẽ dần dần bong ra
A. Đúng
B. Sai
7. Trẻ sơ sinh có thể nhận ra bài hát và giọng nói thân thuộc đã từng nghe khi còn trong bụng mẹ
A. Đúng
B. Sai
8. Mẹ nhớ xem trên đầu của bé sơ sinh có bao nhiêu vị trí mềm mềm như thóp nào?
A. 0
B. 1
C. 2
9. Sau mỗi lần ăn bé sơ sinh sẽ no được khoảng bao lâu là đói lại?
A. 1 giờ
B. 3 giờ
C. 6 giờ
“Bài kiểm tra” đã kết thúc, chấm xem mình được bao nhiêu điểm theo đáp án dưới đây nào:
1. Câu trả lời đúng là B. Theo Viện Y dược Mỹ (AMA), trẻ mới sinh có thể nhìn rõ mọi vật trong phạm vi 20-35cm so với tầm mắt bé. Do đó khi chăm bé sơ sinh, mẹ có thể treo tranh hoặc những đồ chơi nhiều màu sắc trong khoảng cách này để giúp kích thích thị giác bé phát triển nhé.
2. Câu trả lời đúng là B. Cũng theo kết luận của AMA, trẻ sơ sinh ngủ khoảng 16 tiếng mỗi ngày trong những tháng đầu mới sinh, thông thường mỗi giấc ngủ kéo dài khoảng 3-4 tiếng. Nhu cầu chính của trẻ trong thời gian này là ăn và ngủ, nạp năng lượng cho sự phát triển mạnh mẽ của thể chất & trí não.
[inline_article id = 971]
3. Câu trả lời là B (Sai). Hầu hết các bé sơ sinh đều sụt khoảng 1/10 so với cân nặng lúc mới sinh trong 5 ngày đầu tiên. Các bé sẽ bắt đầu tăng cân khoảng 5 ngày sau đó. Chính vì vậy, trong tuần đầu, mẹ nhớ tích cực cho con bú đúng cách để chuẩn bị cho số cân nặng của con tăng dần đều 5 ngày sau đó nhé!
4. Câu trả lời đúng là B. Khi bé sơ sinh được 3 tuần tuổi, rốn sẽ khô lại và rụng ra gọn gàng, sạch sẽ. Dĩ nhiên cũng nhờ vào bàn tay chăm sóc rốn bé khéo léo của mẹ rồi.
5. Câu trả lời là A (Đúng). Trong lúc ngủ, bé sơ sinh có thể ngừng thở khoảng 5-10 giây và sau đó lại tiếp tục thở như thường. Khi thức, nhịp thở của bé thay đổi tùy thời điểm, thỉnh thoảng hơn 60 nhịp thở/phút nếu bé cảm thấy phấn khích hay khó chịu.
6. Câu trả lời là A (Đúng). Khoảng tuần thứ 2-3 sau sinh, trẻ sơ sinh sẽ bị bong da. Đây là một hiện tượng hết sức tự nhiên và không yêu cầu hỗ trợ chăm sóc da. Tình trạng này đôi khi còn diễn ra sớm hơn, ngay lúc bé chào đời, nhất là với những bé sinh quá ngày.
7. Câu trả lời là A (Đúng). Thêm một câu quá dễ với mẹ, rất nhiều bé có thể ghi nhớ được âm thanh, giai điệu lặp đi lặp lại từ lúc còn ở trong bào thai.
8. Câu trả lời là C. Hộp sọ đựợc hình thành từ nhiều mảng xương, do đó không tránh khỏi có một vài điểm bị hỗng giữa điểm xương tiếp giáp với nhau. Khi chào đời, trẻ sơ sinh có hai thóp, thóp trước hình tứ giác, thóp sau hình tam giác. Hai thóp này sẽ dần đóng kín khi trẻ 2 tuổi.
9. Câu trả lời đúng là B. Với dạ dày bé tí xíu, sữa bé bú từ mẹ không thể giữ bé “thỏa mãn” quá lâu. Trung bình khoảng 3 giờ, mẹ nên cho bé bú một lần bất kể ngày đêm.
Thở khò khè là khi áp sát tai gần miệng trẻ mẹ nghe thấy tiếng con thở bất thường, gần giống như tiếng ngáy, đó chính là biểu hiện của thở khò khè. Âm thanh trẻ sơ sinh thở khò khè có thể được nghe rõ từ xa khi bé thở mạnh.
Khoảng 30-40% trẻ bú mẹ đều có triệu chứng này, nhất là trong lúc ngủ. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng liên quan đến bệnh lý. Đôi khi, mẹ nhầm lẫn giữa nghẹt mũi với khò khè. Cũng có những trường hợp tiếng thở khò khè là do tư thế nằm ngủ bé khiến khí quản và khoang mũi bị chèn ép và chỉ cần thay đổi tư thế thì tiếng khò khè cũng biến mất.
Trong khi các bố mẹ thường định nghĩa tất cả các dạng tiếng thở ồn ào hơn mức bình thường của bé là khò khè, các bác sỹ chỉ kết luận bé bị khò khè khi bé bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới (khí quản, phế quản, phế nang, tiểu phế quản, buồng phổi).
Ở lứa tuổi từ sơ sinh đến 2-3 tuổi, bé dễ gặp hiện tượng này nhất, do phế quản lúc này còn quá nhỏ nên dễ bị co thắt, phù nề, tiết dịch và tắc nghẽn trong trường hợp bị viêm nhiễm.
[inline_article id = 3109]
Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở khò khè
Nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng này đó chính là do bệnh hen suyễn. Trẻ bị hen suyễn rất hay thở khò khè khi ngủ. Các cơn khò khè cũng thường nặng hơn khi thời tiết thay đổi hoặc khi bé tiếp xúc với khói và các tác nhân gây kích ứng.
Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thường bị viêm tiểu phế quản, dị ứng, trào ngược dạ dày. Những dịch trào ngược này có thể chảy vào đường hô hấp, gây ra tình trạng trẻ sơ sinh khò khè.
Với trẻ dưới 1 tuổi, thở khò khè có thể là do bị mềm sụn thanh quản, hoặc vùng thanh quản của trẻ bị chèn ép bởi các mạch máu lớn. Tình trạng mềm sụn thanh quản này thường xảy ra ở trẻ sinh non hoặc đang bị tổn thương nào đó ở đường hô hấp. Một trong những bước để giúp khắc phục tình trạng này, đó là bố mẹ cần cho trẻ tắm nắng, bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D để sụn phổi mau cứng cáp.
[inline_article id=82142]
Ngoài ra, mẹ cần chú ý đến một số lý do sau:
Trong thời gian bị sốt, ho, trẻ cũng thường hay khó thở, phổi có tiếng ro ro bất thường, và đây chính là dấu hiệu của viêm tiểu phế quản, viêm phế quản hoặc bệnh viêm phổi.
Nếu bị viêm thanh phế quản cấp tính, bé sẽ thường xuyên ho, khàn tiếng và khó thở kèm theo tiếng thở khò khè vào ban đêm.
Trẻ có thể bị tim bẩm sinh nếu thường xuyên khó thở, khò khè sau sinh, bú kém, da nhợt nhạt, tím tái.
Dị vật ở đường thở cũng có thể gây ra tình trạng này ở trẻ từ 4-5 tháng tuổi.
Viêm amiđan cấp tính đôi khi cũng làm bé bị khò khè có đờm.
Các bệnh xơ sợi bẩm sinh, bất thường sọ hầu bẩm sinh, khối u ở phổi cũng khiến trẻ sơ sinh thở khò khè.
Cách trị khò khè ở trẻ sơ sinh mẹ nên biết
Vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên giúp mũi trẻ thông thoáng, trẻ dễ thở hơn. Nhỏ khoảng 2-3 giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ có thể giúp cải thiện tình hình này. Tuy nhiên, mẹ cũng nên phân biệt giữa tiếng trẻ thở khò khè và tiếng thở do bị tắc mũi. Vệ sinh mũi sẽ chỉ giúp khắc phục trường hợp bé nghẹt mũi.
[inline_article id=82563]
Bạn cũng nên thử xem bé có nằm nghiêng, nằm sấp dẫn đến khó thở hay không. Lúc này, chỉ cần điều chỉnh tư thế ngủ cho bé là đủ.
Khi nào nên đưa trẻ đi bác sĩ?
Trong quá trình chăm sóc bé bị khò khè, nếu con có biểu hiện nặng hơn, tình trạng khò khè không dứt, mẹ nên đưa bé đi thăm khám để được điều trị kịp thời, nhất là các trường hợp sau:
Trẻ lần đầu tiên thở khò khè kèm khó thở, tím tái.
Bé dưới 3 tháng tuổi bị khò khè khó thở, thở dốc cần được đưa đến bệnh viện ngay, bởi đây có thể là biểu hiện bệnh nặng khi trẻ ở lứa tuổi này.
Trẻ thở khò khè kéo dài 3-4 tuần cần được đưa đến khám và làm xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán chính xác bệnh.
Trẻ có tiền sử bị hen suyễn, bỗng khó thở đột ngột, tiếng thở khò khè cần được đi khám sớm.
Trẻ thở khò khè kèm nôn ói, sốt cao.
Trẻ thở khó, co rút lồng ngực mỗi lần hít thở.
Trẻ thở không đều, khó hít vào và phải gắng sức để thở ra.
Bỏ qua các yếu tố tự nhiên khiến bé sơ sinh hoặc trẻ nhỏ bị tình trạng thở khò khè về đêm thì hiện tượng trẻ sơ sinh thở khò khè có thể là triệu chứng của bệnh trẻ em, mẹ cần quan sát kỹ các triệu chứng để có cách xử lý kịp thời.
Phải chuẩn bị một thực đơn cho bé cưng như thế nào để con chịu khó ăn uống hơn, quả là một vấn đề không mấy dễ dàng, nhất là khi phải “đối phó” với những nhóc tì khảnh ăn. Bên cạnh chú trọng đến dinh dưỡng, chất lượng, mẹ nhất định đừng quên trình bày, trang trí món ăn thật hấp dẫn nhé. Xem vậy chứ các cô cậu nhỏ để tâm đến bề ngoài lắm, hễ màu sắc sặc sỡ, hình thù dễ thương, đảm bảo món gì cũng mê, kể cả món ăn. MarryBaby mách mẹ 3 món ăn vừa bổ vừa ngon, lại có thể sáng tạo thêm cách trình bày đáng yêu sau, đừng bỏ qua để bổ sung vào thực đơn cho bé hàng ngày mé nhé! Cùng trổ tài nào!
1. Thực đơn cho bé 1: Xúc xích nấu đậu Nguyên liệu
100gr đậu trắng lớn
100gr cà-rốt
3 thanh xúc xích
50ml sữa tươi không đường
50gr tương cà
1/3 muỗng cà phê muối
1,5 muỗng cà phê đường
Cà rốt, dưa leo trang trí.
Cách làm
– Đậu ngâm trong 45 phút cho nở mềm, sau đó xả sạch với nước, để ráo. Cà-rốt gọt vỏ, cắt cỡ hạt đậu. Cắt 2 thanh xúc xích bằng hạt đậu.
– Cho đậu vào nồi luộc cùng 450ml nước trên lửa nhỏ trong 25 phút.
Tiếp đến cho cà-rốt vào nấu cùng khoảng 5 phút. Cho xúc xích cắt hạt lựu vào, nêm ít muối, đường vừa ăn.
– Cho sữa tươi vào để tăng độ béo cho món súp, tắt bếp. Lưu ý không đun sữa lâu gây vữa, mất ngon.
Trang trí
– Dưa leo cắt đôi, khoét ruột làm thuyền. Dưa leo, cà-rốt lấy phần vỏ, cắt nhỏ làm sóng biển. Tỉa thêm
cà-rốt làm cá, cánh buồm.
– Xúc xích cắt 2 phần đầu, dùng dao chẻ sợi nhỏ làm chân bạch tuộc. Thêm mè, dưa leo trang trí mắt, miệng.
– Múc xúc xích nấu đậu vào thuyền dưa leo, trang trí cánh buồm, cá, bạch tuộc, sóng biển.
[inline_article id=126379]
2. Thực đơn cho bé 2: Chả hải sản bọc trứng cút Nguyên liệu
50gr tôm
50gr mực
50gr cá nạo (cá basa, hoặc cá thác lác đều được)
10 quả trứng cút
Dầu ăn, ít muối, đường
Dưa leo, cà-rốt trang trí.
Cách làm
– Tôm rửa sạch, bóc vỏ, bỏ đầu, chẻ sống lưng, bỏ chỉ đen, đập dẹp, băm nhuyễn. Mực làm sạch, băm nhuyễn.
– Trộn tôm, mực, cá nạo, nêm ít muối, đường vào trộn đều, quết dai. Sau đó vo thành 10 viên đều nhau, nhét trứng cút vào giữa, se lại.
– Cho dầu vào chảo, đợi nóng cho viên chả vào chiên vàng, vớt ra, cắt đôi trang trí.
Trang trí
– Cắt dưa leo thành sợi và lát mỏng, đan xéo lên miếng chả làm thân rùa, cắt thêm phần đầu, chân và đuôi rùa, trang trí.
– Cắt dưa leo thành 8 lát mỏng làm càng cua, đặt 1/2 miếng chả chiên lên tạo hình cua.
– Trang trí thêm mặt trời, chim, sứa từ cà-rốt, dưa leo và trứng cút.
[inline_article id=94242]
3. Sò điệp nướng phô mai Nguyên liệu
500gr sò điệp/cồi sò điệp
Làm sốt: 1 lòng đỏ trứng gà, 80ml sữa tươi, 5 viên phô mai, 1/2 muỗng cà phê đường, 1/4 muỗng cà phê muối
Dưa leo, cà-rốt trang trí.
Cách làm
– Sò điệp rửa sạch nhiều lần qua muối cho sạch cát.
– Các nguyên liệu làm sốt cho vào cối xay nhuyễn, sau đó cho sò điệp vào nhúng qua một lớp mỏng.
– Cho sò điệp áo phô mai vào lò nướng ở 1800 trong 10 phút.
Trang trí
Cà-rốt tỉa buồm. Xếp sò điệp nướng phô mai thành hình thuyền. Trang trí thêm hoa, cỏ, chim trời bằng cà-rốt, dưa leo.
Stylist: Phương Du – Photo: Haru – Thực hiện: Chef Minh Sang
Sự phát triển của trẻ sơ sinh ngày càng rõ nét trong năm đầu đời, đặc biệt là cách thể hiện cảm xúc của bé. Chẳng hạn, khi khó chịu, bé 3 tháng tuổi sẽ chỉ biết mè nheo khóc lóc nhưng các bé 8 tháng tuổi đã có thể nhăn mặt. Theo nghiên cứu của Đại học Georgia (Hoa Kỳ), trẻ sơ sinh có thể học các kỹ năng một cách dễ dàng trong suốt thời thơ ấu. Chính độ nhạy bén và cách giáo dục của bố mẹ trong một thời gian liên tục có thể giúp bé kiểm soát cảm xúc ngay từ nhỏ.
1/ Sự phát triển của trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi
Vào khoảng thời gian này, những cảm nhận của trẻ sơ sinh đều mang tính tự phát và không thể kiểm soát được. Trẻ sẽ dùng tiếng khóc để thay thế cho “ngôn ngữ” của mình.
Khi được vài tuần tuổi trẻ đã biết bắt chước hành động, biểu cảm của mẹ và có thể nhìn chăm chú. Lúc này trẻ sẽ thể hiện những cảm xúc như khóc khi đói, đau hoặc cười ê a khi cảm thấy vui vẻ, phấn khích. Trẻ nhận thức được khi mình khóc cùng với những biểu cảm trên gương mặt thì sẽ nhận lại được phản hồi từ cha mẹ. Đó là đáp ứng nhu cầu của trẻ. Khi được đáp lại trẻ học được cách tin tưởng và gắn kết.
Lần đầu làm mẹ không hề dễ dàng chút nào, đặc biệt là lúc trẻ còn nhỏ và chưa thể nói chuyện. Vì vậy để hiểu được “ngôn ngữ” của trẻ qua tiếng khóc mẹ cần phải quan tâm, chú ý đặc biệt đến trẻ. Một khi mẹ hiểu và đáp ứng đúng nhu cầu của trẻ qua từng tiếng khóc, trẻ sẽ nhẹ nhàng, ổn định và ít khóc hơn.
2/ Cung bậc cảm xúc trong sự phát triển của trẻ 4 – 8 tháng tuổi
Trẻ đã có thể phân biệt được người thân và người lạ, nhiều khi bé sẽ khóc hay khó chịu khi có người lạ bế. Sự tương tác giữa trẻ với môi trường cao hơn như biết những đồ vật quen thuộc trong phòng, món đồ chơi ưa thích…Vào khoảng thời gian này cảm nhận của trẻ sơ sinh thể hiện rõ nét hơn. Trẻ hay cười hơn thậm chí đã biết đùa giỡn với cha mẹ, chân tay luôn cựa quậy khi thấy phấn khích hoặc nhăn mặt khi bị la.
Tỉnh giấc giữa chừng khi đang ngủ là việc thường xuyên xảy ra, và có thể làm bé khó chịu, quấy khóc. Mẹ nên tập cho trẻ khả năng tự kiểm soát cảm xúc, tự trấn an. Có nhiều trẻ sẽ tự ngủ lại sau khi nằm nói chuyện một mình hoặc trên chiếc nôi êm ái. Đôi khi chỉ cần nhìn thấy hoặc nghe thấy giọng nói của mẹ trẻ cũng sẽ bình tĩnh lại và thôi khóc.
[inline_article id=104823]
3/ Giai đoạn 8 tháng đến 1 tuổi
Những biểu hiện cảm xúc thể hiện ngày càng rõ ràng hơn vào thời gian này. Trẻ có thể ghi nhớ học hỏi được rất nhiều những điều từ cha mẹ dạy như biết làm mặt “xấu”, chỉ đâu là mắt, tai, mũi, đầu…Sự gắn kết giữa mẹ và con thể hiện mạnh mẽ, khi gặp người lạ trẻ sẽ rúc đầu ôm vào người bạn. Biết ôm hôn thơm ba mẹ, người thân và đặc biệt thích chơi với bạn cùng trang lứa.
Bên cạnh những cảm xúc tươi cười, vui vẻ thì sự cáu giận, tức tối vẫn luôn song hành dẫn đến những hành vi không tốt, những thói xấu khó bỏ. Chứng ăn vạ, trẻ bỏ ăn hay đòi gì được nấy, hất bát khi ăn cơm…những hành động mà người lớn thường hay bỏ qua và nhượng bộ vì trẻ còn quá nhỏ để bị la mắng hay đánh đòn. Điều này vô tình làm cho trẻ trở nên khó bảo, cứng đầu. Nên ngay từ đầu cha mẹ hãy cứng rắn dạy bảo đừng để những thói quen xấu phát triển, nếu đợi đến khi lớn thì lại sửa chữa không kịp và gặp nhiều khó khăn.
Lưu ý dành cho mẹ
Nếu bé 6 tháng cắn lên cánh tay hoặc em bé 12 tháng đánh mạnh vào mẹ, đó không phải là vì trẻ đang cố “hành mẹ”. Các bé chưa thể kiểm soát cảm xúc hoặc dùng lời để thể hiện suy nghĩ của mình. Theo thời gian, trẻ sẽ học cách phân biệt phải trái nếu bạn xử sự rõ ràng và nhất quán với các quy định.
Đặt ra giới hạn bằng giọng điệu rõ ràng và kiên quyết (nhưng không giận dữ). Sau đó, chuyển hướng chú ý của bé. Nếu bé giật tóc mẹ, bạn nên giơ ra một món đồ chơi. Nếu con nghịch chiếc điều khiển TV, hãy đưa cho bé đồ chơi có nút bấm.
Không một bậc cha mẹ nào lại không mong muốn con mình sống một cuộc sống đủ đầy, thành công và hạnh phúc. Sẽ tuyệt biết bao nếu con yêu lúc nào cũng khỏe mạnh, học hành giỏi giang, gom nhiều tài lẻ, khéo ăn khéo nói, xinh đẹp ưa nhìn. Liệu mẹ có tin những điều này đang nằm trong tầm tay mẹ?
Cũng như một công trình xây dựng cần nền móng để vững bền với thời gian, trẻ em cũng vậy. Chỉ khi được đầu tư đúng lúc, đúng thời điểm và đúng cách, bé mới có thể tập trung phát triển tốt nhất, toàn diện nhất. Dù đang ở giai đoạn nào, miễn là vẫn trong phạm vi của 1000 ngày vàng, sẽ không quá muộn để bắt đầu xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mẹ và bé ngay từ bây giờ để nhận hiệu quả mãi mãi về sau.
Theo lý thuyết, để hình thành chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cho mẹ và bé, phải chia 1000 ngày vàng ra làm ba giai đoạn: 40 tuần thai, năm bé 1 tuổi, năm bé 2 tuổi. Tuy nhiên, vì mỗi bé có một sự phát triển khác nhau, bé cai sữa sớm hơn, bé tập đi sớm hơn. Vì vậy, MarryBaby sẽ chia 1000 ngày “phán quyết” này thành 4 giai đoạn hợp lý hơn cho việc phân bổ dinh dưỡng: Mẹ mang thai, Mẹ cho con bú, Bé cai sữa, Bé tập đi.
1/ Giai đoạn Mẹ mang thai
40 tuần thai đại diện cho 270 ngày mang thai chính là hành trình đầu tiên trên chặng đường 1000 ngày vàng nuôi con phát triển toàn diện. Những gì mẹ ăn trong thời gian này sẽ hình thành và củng cố bức tường miễn dịch vững chãi, đủ kiên cố để giúp bé yêu lớn khôn khỏe mạnh.
Bí kíp 1 – Omega3
Thêm dầu cá vào thực đơn dinh dưỡng của bạn 1-2 lần/tuần. Ngoài ra, mẹ bầu có thể tìm nguồn axit béo bổ dưỡng này từ cá hồi, cá thu, cá ngừ và cá trích.
Bí kíp 2 – Vitamin bổ sung
Mẹ bầu nên bổ sung thêm 0.005mg vitamin D hằng ngày và cố gắng nạp nhiều các thực phẩm chứa vitamin D, canxi như dầu cá, trứng hoặc các chế phẩm từ sữa. Trong 12 tuần đầu của thai kỳ, nhất định phải uống 0.4mg/ngày axit folic.
[inline_article id = 64067]
Bí kíp 3 – Canxi
Nạp 3 phần sữa mỗi ngày vào khẩu phần ăn bao gồm sữa, sữa chua, phô mai.
Bí kíp 4 – Sắt
Mẹ bầu nên cố gắng ăn 2 khẩu phần thực phẩm giàu sắt mỗi ngày như thịt đỏ, thịt gà, trứng, đậu và các loại rau có lá màu xanh đậm.
Bí kíp 5 – Hạn chế
Thức ăn ngọt hoặc đồ uống có gas, nhiều đường nên nằm trong danh sách kiêng cữ. Mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 2 lần/tuần.
Bí kíp 6 – Trái cây, rau quả
Nạp 5 phần trái cây, rau củ mỗi ngày.
2/ Giai đoạn Mẹ cho con bú
Cho con bú là giai đoạn “cốt lõi” trong việc củng cố dinh dưỡng của 1000 ngày vàng đầu tiên quan trọng. Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế và các chuyên gia đều khuyến cáo mẹ nên cho bé bú trong 6 tháng đầu đời, hoặc có thể “gia hạn đặc quyền” này cho đến khi bé 2 tuổi. Mẹ có biết, giai đoạn này mẹ đang giúp con giảm nguy cơ đối mặt với chứng suy dinh dưỡng thể béo phì, giữ dáng chuẩn cho thân hình bé cưng?
Khi bé bú sữa mẹ, mẹ đã tạo cho bé cơ hội sống khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc chứng cao huyết áp, cao cholestorol, loại bỏ 2 nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì khi bé lớn lên. Nghiên cứu đã chứng minh, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có khả năng đọc, đánh vần và học toán tốt hơn các trẻ khác. Hơn nữa, cho con bú là mẹ cũng đạt được rất nhiều lợi ích cho bản thân mình: Giảm tỷ lệ mắc ung thư vú, buồng trứng và thừa cân sau này.
Bí kíp 1 – Omega3
Tương tự như thời gian mang thai, mẹ vẫn nên duy trì bổ sung axit béo omega3 vào thực đơn ăn uống 1-2 lần/tuần.
[inline_article id = 29921]
Bí kíp 2 – Vitamin D cho mẹ
Mẹ vẫn tập thói quen bổ sung 0.005mg vitamin D mỗi ngày và cố gắng ăn các thực phẩm chứa nhiều canxi như dầu cá, trứng, sữa.
Bé nào cũng vậy, nên bổ sung 1 giọt vitamin D mỗi ngày đến khi bé được 1 tuổi.
Bí kíp 4 – Nước
Uống 8 ly (khoảng 200ml) nước mỗi ngày.
Bí kíp 5 – Ăn khỏe
Mẹ nên đảm bảo thực đơn ăn uống đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức khỏe cho bé qua nguồn sữa mẹ. Ngoài các bữa ăn chính, bạn nên tăng thêm 2 khẩu phần ăn nhẹ mỗi ngày với các loại thực phẩm thân thiện.
3/ Giai đoạn Bé cai sữa
Khi bé con ngừng bú mẹ, lúc này mẹ phải chuẩn bị một chế độ dinh dưỡng hợp lý để giúp con phát triển thói quen ăn uống lành mạnh. Đây có thể là giai đoạn lý tưởng nhất với bé con nhà bạn khi lần đầu có cơ hội thử thực phẩm khác ngoài sữa.
Bí kíp 1 – Thời điểm thích hợp
Mẹ nên cho bé ăn dặm từ khoảng 6 tháng, không nên quá sớm trước 17 tuần nhưng cũng không nên muộn hơn 26 tuần.
Bí kíp 2 – Đa dạng
Khi cho bé thử món mới, mẹ nhất định phải kiên trì. Trẻ có thể mất khoảng 10-15 lần thử mới chập nhận được món mới.
Bí kíp 3 – Sắt
Sau khi cai sữa, mẹ nên bổ sung vào thực đơn của bé các loại thực phẩm giàu sắt như thịt, cá, trứng. Món trứng nấu chín bé có thể ăn sau khi hết bú mẹ vào tháng thứ 7.
[inline_article id = 60410]
Bí kíp 4 – Từ mềm tới rắn
Mẹ nên tập cho con làm quen với thức ăn từ kết cấu mềm, sau đó chuyển sang cứng hơn, khó nhai hơn. Khoảng 7-9 tháng, bé đã có thể tập ăn rồi nhé mẹ!
Khi cho bé tập gặm hoặc nhai vào khoảng thời gian này, thay vì cho bé một chiếc bánh bích quy, mẹ nên đưa bé món lành mạnh hơn như trái cây chẳng hạn. Những bé ăn nhiều trái cây và rau quả lúc 6 tháng tuổi sẽ ăn uống “ngon lành cành đào” hơn khi bé lên 7. Mẹ sẽ không phải đau đầu với bé biếng ăn và hay kén chọn.
4/ Giai đoạn Bé tập đi
Vào những ngày vàng cuối cùng này, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và hoàn thiện não bộ cho bé con. Não bộ của bé rất linh hoạt trong 2 năm đầu, đó là nền tảng cho sự phát triển về khả năng ngôn ngữ, giao tiếp và các kỹ năng xã hội. Nếu mẹ cho bé ăn đúng ngay từ lúc này, bé sẽ có cơ hội phát huy tối đa tiềm năng của mình trong tương lai.
Bí kíp 1 – Sắt
Mẹ nên cho bé ăn 2 khẩu phần nhỏ thực phẩm giàu chất sắt như thịt, cá, trứng, sữa mỗi ngày. Việc bổ sung này sẽ tác động mạnh mẽ vào sự hình thành não bộ của trẻ trong tương lai. Các chuyên gia khẳng định, trẻ đủ sắt trong 1000 ngày đầu sẽ có khả năng đọc, viết và học toán vượt trội hơn.
Bí kíp 2 – Vitamin D
Mẹ đừng quên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin D trong thực đơn của bé như dầu cá, trứng, ngũ cốc, sữa.
Bí kíp 3 – Bữa ăn gia đình
Cố gắng để bé ăn chung với mọi người trong nhà. Bé hay có thói quen bắt chước người khác, vì vậy khi thấy ba mẹ ăn rau củ, bé cũng sẽ ăn theo.
Bí kíp 4 – Trái cây, rau củ
Mẹ nên chuẩn bị 2-4 phần rau củ, trái cây mỗi ngày cho bé.
Não bộ của trẻ vào thời điểm này vẫn đang phát triển và thay đổi mỗi ngày. Khoảng một nửa năng lượng trẻ nạp vào từ thức ăn đi thẳng vào nuôi dưỡng não bộ, nhiều hơn gấp đôi năng lượng não người trưởng thành cần.
Đôi khi trẻ khư khư làm theo ý mình và phớt lờ lời nói của cha mẹ là có lý do. Có bao giờ mẹ tự nghiệm lại xem nhiệm vụ, mệnh lệnh hay yêu cầu của mình cho bé chưa thực sự dứt khoát, rõ ràng đâu ra đó. Chính vì không hiểu thông tin truyền tải từ ba mẹ, trẻ sẽ tạm thời làm lơ bởi không nghĩ rằng việc quan trọng đến mức phải làm đúng và làm ngay. Để tránh tình trạng này xảy ra, mẹ nên khắc phục cách nói chuyện, truyền tải câu chữ với bé. Đồng thời, đưa ra nội quy cứng rắn, nghiêm khắc hơn với con.
[inline_article id = 126398]
Hăm dọa không hiệu lực
Trong lúc bực dọc, tức giận, người lớn thường hù dọa con trẻ nhằm để trẻ sợ và nghe lời theo. Đó hoàn toàn không phải là phương pháp phù hợp, bởi bạn rất dễ quên mất lời hù dọa đó. Hệ quả là trẻ dần tìm được cách luồn lách những nguyên tắc ba mẹ đã đặt ra. Thay vào đó, mỗi khi trẻ không nghe lời, nên dạy và răn trẻ bằng những hình thức đơn giản, dễ phát huy hiệu lực. Chẳng hạn khi phát bé lười ăn, thay vì nói “Mẹ sẽ nghỉ chơi với con”, mẹ nên chọn cách “Tối nay con sẽ không được ăn món con yêu thích”.
Con ăn vạ là dỗ dành
Khi phạm lỗi hoặc không được làm việc gì đó theo ý mình, trẻ thường có xu hướng khóc lóc, ăn vạ. Trẻ biết rằng mình sẽ được ba mẹ vỗ về, an ủi. Chỉ một lần vuốt ve thôi, trẻ sẽ nhớ mãi và tiếp tục ăn vạ mãi về sau. Do đó, với cách dạy trẻ bướng bỉnh, đôi khi ba mẹ cũng cần cứng rắn, làm lơ khi trẻ cố tình ăn vạ gây sự chú ý.
Yên tâm rằng chỉ một lúc sau khi không thấy ai đả động gì, trẻ sẽ biết chiến thuật này của mình không có tác dụng và dừng chuyện quấy khóc ngay. Tuy nhiên, ba mẹ cũng nên lưu ý về hoàn cảnh của câu chuyện, tránh để bé vật vã, nằm dài giữa đường mà không quan tâm gì. Lúc này, nên lựa lời dẫn trẻ về nhà và “xử lý” đúng cách sau.
Nổi giận khi con đánh trả
Không ít trẻ có thói xấu giơ tay đánh người lớn mỗi khi không vừa ý hay tức giận. Nếu lúc này, ba mẹ cũng đánh lại, chẳng khác nào cư xử như bạn bè đồng lứa với con. Một là nhẹ nhàng giải thích cho bé hiểu đó là điều không nên, hai là nghiêm khắc cực kỳ để trẻ hiểu ra hành động sai trái của mình. Tuyệt đối đừng làm lơ trước những thói quen xấu dạng này, bởi theo thời gian rất dễ định hình nhân cách không tốt cho trẻ.
Cách dạy trẻ bướng bỉnh: Tránh lạm dụng roi vọt
Trẻ bướng bỉnh thường có xu hướng dùng bạo lực trong việc giao tiếp, ứng xử hàng ngày. Nếu ba mẹ cũng dùng cách tương tự để dạy dỗ con, chẳng khác nào tiếp thêm mồi phát triển cho thói quen xấu xí này. Vì vậy, nên tránh dùng đòn roi ít nhất có thể. Trẻ em như tờ giấy trắng, vì vậy không khó để dạy dỗ con nên người, càng không được nghĩ rằng tính tình ngang bướng sẽ không thay đổi được. Kiên nhẫn và cải thiện từ từ, rồi đâu sẽ vào đấy ba mẹ nhé!
Rạn da khi mang thai vốn là nỗi lo khá lớn của các mẹ bầu. Bên cạnh việc dùng sản phẩm chống rạn da thích hợp, việc bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng rất cần thiết để phòng rạn da từ bên trong. Theo đó, bầu nên ưu tiên những món giàu vitamin C, E, A và kẽm trong thực đơn hàng tuần.
1. Thực phẩm giàu vitamin C
Vai trò quan trọng của vitamin C trong quá trình nuôi dưỡng, bảo vệ và duy trì làn da sáng khỏe vốn không có gì phải bàn cãi. Bên cạnh đó, vitamin C còn thúc đẩy cơ thể sản sinh ra hàng loạt tế bào da mới, sở hữu sức đề kháng cao hơn. Đó là lý do vì sao mẹ bầu nên bổ sung vitamin C vào thực đơn ăn uống để phòng chống rạn da khi mang thai, cải thiện làn da khỏe mạnh và còn tăng sức đề kháng trong thai kỳ nữa.
Thực phẩm giàu vitamin C thích hợp cho mẹ bầu: Bưởi, cam, quýt, kiwi, dâu tây, ớt chuông, chanh, bông cải xanh.
2. Thực phẩm giàu vitamin E
Vitamin E từ lâu đã nổi tiếng với khả năng làm mịn và sáng da. Ngoài ra, loại vitamin này còn có khả năng giữ độ đàn hồi cho da, giúp da khỏe, phục hồi nhanh chóng những tế bào da gặp tổn thương. Đây còn là chất chống ô-xy hóa bảo vệ da trước sự tấn công của gốc tự do gây lão hóa. Vì vậy, để chống rạn da khi mang thai, mẹ bầu nên nạp thường xuyên thực phẩm giàu vitamin E.
Thực phẩm giàu vitamin E tốt cho mẹ bầu: Các loại hạt, ngũ cốc, quả bơ, cà chua, yến mạch…
3. Thực phẩm giàu vitamin A
Không chỉ giúp mắt sáng, vitamin A còn cực kỳ hiệu quả trong quá trình chăm sóc và bảo vệ làn da cho phái đẹp. Nhờ vitamin A, các tế bào da mới được kích thích sản sinh, đồng thời được bảo vệ và nuôi dưỡng trước các tác nhân gây hại từ môi trường xung quanh. Ngoài C và E, mẹ bầu cũng nhớ ăn nhiều món giàu vitamin A để ngăn chặn những vết rạn da xấu xí khi mang thai nhé!
Thực phẩm giàu vitamin A gợi ý: Cà rốt, khoai lang, bí đỏ, xoài chín, gan, rau xanh.
Tuy nhiên, mẹ lưu ý ăn vừa phải, bởi thừa tình trạng vitamin A sẽ gây ra khá nhiều hệ quả khôn lường với sức khỏe, đặc biệt với thai nhi.
4. Thực phẩm giàu kẽm
Một trong những yếu tố giúp ngăn ngừa chuyện rạn da đó chính là cơ thể cần sản sinh ra đủ lượng collagen cần thiết, thích ứng với cơ thể khi mang thai. Trong đó, kẽm đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản sinh này. Collagen được sản sinh sẽ giúp liên kết các tế bào da, tạo bức tường vững chắc chống lại nguy cơ rạn da.
Thực phẩm giàu kẽm: Đậu Hà Lan, nho khô, thịt đỏ, chuối.
Để chống rạn da khi mang thai trước tiên mẹ bầu nên kiểm soát cân nặng của mình, đảm bảo bạn ăn uống cân bằng và tăng cân vừa đủ trong thai kỳ. Vì tăng cân đột ngột là một trong những nguyên nhân gây rạn da cho thai phụ.
♦5 biện pháp khác để chống rạn da khi mang thai
Các thai phụ nên tăng cường phòng chống hoặc giảm nhẹ rạn da khi mang thai theo một số gợi ý sau:
1. Mẹ bầu nên uống nhiều nước
Một trong những cách trị rạn da cho bà bầu hiệu quả chính là thai phụ nên uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày, giúp da được cung cấp đủ độ ẩm từ bên trong, tránh rạn da khi mang thai ở mức tối thiểu.
2. Tắm nước ấm
Giúp da duy trì độ mềm và tính đàn hồi. Thai phụ nên sử dụng bông tắm mềm chà nhẹ lên đùi, hông, ngực để gia tăng quá trình tuần hoàn máu đến da và giữ cho da được khỏe mạnh.
3. Không nên tăng cân quá nhanh
Các thai phụ nên kiểm soát cân nặng của mình, đảm bảo bạn ăn uống cân bằng và tăng cân vừa đủ trong thai kỳ. Vì tăng cân đột ngột là một trong những nguyên nhân gây rạn da cho thai phụ. Do đó, cách tốt nhất là tăng cân đều và từ từ.
4. Thoa kem chống rạn da
Thoa kem lên khắp da bụng giúp làm tăng tính đàn hồi của da, phòng tránh rạn da. Tuy nhiên, thoa kem chỉ là cách hỗ trợ, tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà kem có phù hợp hay không. Các thai phụ lưu ý không nên thoa kem quá mạnh bạo sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thai nhi, dẫn đến nguy cơ sảy thai hay sinh non.
[inline_article id=248773]
5. Các biện pháp thiên nhiên: như dầu dừa, chuối…
Bạn có thể massage nhẹ hàng ngày bằng dầu dừa. Ngoài ra, các thai phụ có thể lấy 1 quả chuối, nghiền nát, thoa lên dùng da bị rạn. Nhớ rửa bằng nước ấm sau 15 phút nhé!
Bên trên là những cách chống ran da khi mang thai mẹ bầu nên áp dụng để không phải vất vả trị rạn da sau sinh còn khó gấp nhiều lần nữa. Mẹ nên thử và phối hợp nhiều cách với nhau chứ không nên chỉ áp dụng một cách duy nhất nhé.
Vốn được xem là cây thuốc quý, ngải cứu từ xưa không chỉ là món rau ngon, bổ mà còn cực kỳ tốt khi dùng để chữa bệnh. Tên khoa học của loại rau này là Artemisia Vulgaris, có mùi nồng, vị hơi đắng hoặc rất đắng tùy theo mùa.
Nhắc đến công dụng chữa bệnh của ngải cứu, có rất nhiều công dụng có thể bạn chưa biết. MarryBaby sẽ bật mí cho bạn ngay đây:
2. Bà bầu có được ăn ngải cứu không? Bà bầu ăn ngải cứu có tốt không?
Sở hữu nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như vậy, nhưng liệu bà bầu có nên ăn ngải cứu, bà bầu có được ăn ngải cứu không? Dù vẫn chưa có bất kỳ một kết luận nào cho rằng ăn ngải cứu sẽ gây sảy thai ở người, đặc biệt là 3 tháng đầu, nhưng bạn nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ trước khi có ý định dùng món ngải cứu để ăn trong thai kỳ.
[inline_article id = 64067]
Nếu nằm trong nhóm mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm, hoặc máu nóng, bạn nên hạn chế ăn ngải cứu trong tam cá nguyệt đầu tiên, bởi rất dễ xuất hiện cơn co tử cung, ra máu, dẫn đến sảy thai. Với nhóm mẹ bầu khỏe mạnh hơn và đã qua tam cá nguyệt đầu, bạn có thể hỏi bác sĩ về việc ăn ngải cứu.
3. Lưu ý mẹ bầu cần biết khi ăn ngải cứu
– Nếu đã qua ba tháng đầu, đã hỏi ý kiến bác sĩ, bà bầu chỉ nên ăn ngải cứu khoảng 1-2 lần/tháng, mỗi lần từ 3-5 ngọn.
– Nếu có tiền sử sảy thai, sinh non, bạn không nên ăn ngải cứu, nhất là vào 3 tháng đầu. Theo Healthline, bạn không nên dùng ngải cứu nếu đang mang thai trong 3 tháng đầu và có cơ địa yếu, vì nó có thể gây sẩy thai.
NCBI đã tiến hành một nghiên cứu nhằm điều tra ảnh hưởng của việc tiêu thụ ngải cứu trong thời kỳ mang thai đối với khả năng sinh sản, phát triển thể chất và hành vi của chuột con từ những ngày sơ sinh đến cai sữa.
Chuột cái mang thai được chia thành ba nhóm và cho uống 80 và 150mg/kg/ngày chiết xuất methanol của ngải cứu trong suốt thời kỳ mang thai. Kết quả, chuột tiếp xúc với ngải cứu làm giảm đáng kể tỷ lệ sinh sản. Do đó nghiên cứu kết luận không nên dùng ngải cứu trong thời kỳ mang thai.
– Nếu mắc chứng rối loạn đường ruột cấp tính, mẹ bầu nên tránh xa ngải cứu, bởi ngải cứu là vị thuốc nhuận tràng, sẽ khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.
– Tinh dầu trong ngải cứu có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là thành phần có độc tính. Do đó, nếu mắc bệnh viêm gan, bầu tuyệt đối không nên ăn, bởi rất dễ dẫn đến viêm gan cấp tính do trúng độc.
4. Bà bầu có nên ăn ngải cứu? Tác dụng phụ của ngải cứu
Theo Healthline, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em nên tránh loại thảo mộc này do thiếu thông tin an toàn.
Bệnh động kinh. Thujone kích thích não bộ và được biết là gây ra các cơn co giật. Ngải cứu cũng có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc chống co giật thông thường, chẳng hạn như gabapentin và primidone.
Bệnh tim. Dùng loại thảo mộc này với thuốc trị bệnh tim warfarin có thể gây chảy máu đường ruột.
Các vấn đề về thận. Ngải cứu là chất độc đối với thận và có thể làm tăng nguy cơ suy thận.
Dị ứng. Nếu bạn bị dị ứng với các thành viên thuộc họ cúc, chẳng hạn như cỏ phấn hương và cúc vạn thọ, bạn cũng có thể phản ứng với cây ngải cứu.
Ngải cứu với liều lượng cao có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, suy thận, buồn nôn, nôn mửa và co giật. Tuy nhiên, bạn khó có thể gặp phải những tác dụng phụ này nếu bạn dùng nó với liều lượng nhỏ, chẳng hạn như cho một ít vào trà.
5. Những món chế biến cùng ngải cứu
Dưới đây là các món chế biến với ngải cứu dành cho những người khỏe mạnh, bạn tham khảo nhé.
– Canh ngải cứu nấu thịt nạc: Bài thuốc chữa bệnh kinh nguyệt không đều, khí hư, đau bụng do lạnh.
Cách chế biến: Thịt heo băm nhỏ, ướp gia vị xào qua, nêm nước, đun sôi cho rau ngải cứu vào. Canh sôi, nêm vừa miệng, ăn nóng.
– Trứng gà ngải cứu: Giúp lưu thông máu, trị chứng đau đầu.
Cách chế biến: Xắt nhỏ ngải cứu, đánh tan đều với trứng gà, nêm gia vị, tráng chín.
– Cháo ngải cứu: Giảm đau xương khớp.
Cách chế biến: Thái nhỏ ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho một ít đường, ăn nóng.
6. Bà bầu có được ăn gà hầm ngải cứu không?
Bạn đang thắc mắc bà bầu có được ăn gà tần ngải cứu không, hãy đọc ngay nhé. Gà tần ngải cứu là một món ăn ngon, bổ dưỡng, giúp cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Song nếu bạn có cơ địa yếu, đã từng sảy thai, động thai, sinh non, tốt nhất bạn không nên ăn gà hầm ngải cứu.
Tuy nhiên, nếu bạn có cơ thể khỏe mạnh, bác sĩ cũng không căn dặn kiêng cữ ngải cứu, bạn có thể ăn. Nhưng cần nhớ là khi hầm gà với ngải cứu, bạn chỉ cho một ít vào cho thơm nước, ví dụ như 5-7 ngọn ngải cứu. Không cho nhiều hơn kẻo sẽ gây tác dụng ngược nhé bạn. Đồng thời cần nhớ nếu thèm quá thì mỗi tháng cũng chỉ nên ăn 1-2 lần thôi. Còn nếu muốn yên tâm hơn, bạn hãy hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ về việc ăn gà tần ngải cứu khi mang thai.
Như vậy là bạn đã hiểu bà bầu có được ăn gà tần ngải cứu không. MarryBaby sẽ mách bạn cách làm gà hầm ngải cứu ngay sau đây!
7. Hướng dẫn cách làm món gà tần ngải cứu cho mẹ bầu
Bà bầu có được ăn gà hầm ngải cứu? Như MarryBaby đã đề cập bên trên, nếu khỏe mạnh, bác sĩ đồng ý, mẹ bầu có thể ăn nhé. Mách mẹ cách chế biến món gà tần ngải cứu như sau:
Nguyên liệu
– 5-7 ngọn ngải cứu không quá non cũng không quá già
– 1/2 con gà ta hoặc 1 con gà ác nhỏ, gà ri…
– 1 ít gừng
– Các loại gia vị như mắm, muối, hạt nêm, tiêu, 1 gói gia vị hầm gà mua tại các tiệm thuốc Bắc hoặc trong siêu thị.
Cách chế biến món gà tần ngải cứu:
– Gà làm sạch, để nguyên con hoặc nửa con, sát muối hoặc gừng cho sạch và không còn mùi tanh. Ngải cứu rửa sạch, để ráo.
– Cho thịt gà vào nồi, ướp gia vị bào gồm gừng đập giập, muối, tiêu, hạt nêm khoảng 1 tiếng cho gà ngấm gia vị. Như vậy khi hầm gà sẽ ngon và đậm đà hơn.
– Tiếp đến cho ngải cứu và cả gói thuốc Bắc (táo đỏ, kỷ tử, sâm, hạt sen…) vào. Đổ nước xâm xấp thịt gà. Hầm đến khi thịt gà chín mềm. Nếu dùng nồi áp suất, thời gian hầm sẽ mất khoảng 20 phút. Dùng nóng.
Đến đây hẳn mẹ bầu đã biết bà bầu có nên ăn ngải cứu hay không, bà bầu có được ăn gà hầm ngải cứu không rồi. Nếu thể trạng yếu ớt, có tiền sử sảy thai, sinh non, tốt nhất mẹ bầu không nên ăn ngải cứu nhé.
Nhờ đặc tính giàu dinh dưỡng, xoài là loại quả có tác dụng phòng chống và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch, hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, vì lo lắng cho thai kỳ của mình, nhất là 3 tháng đầu mang thai, không ít mẹ băn khoăn liệu bà bầu ăn xoài có tốt không. Một số thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp mẹ trả lời thắc mắc này!
1. Bà bầu ăn xoài xanh được không?
Xoài xanh giàu vitamin C nên hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi, củng cố hệ xương chắc khỏe. Lượng vitamin C dồi dào trong thành phần quả còn giúp tăng cường hệ miễn dịch vốn trở nên yếu ớt trong thời gian mang thai của bà bầu. Hơn nữa, mẹ bầu không phải lo thiếu máu, thiếu sắt bởi vitamin C còn hỗ trợ mạch máu lưu thông tốt, cơ thể hấp thụ sắt dễ dàng hơn.
Trong thời gian ốm nghén, đa phần mẹ bầu đều thèm ăn chua. Do đó, xoài xanh vốn là loại quả đứng đầu danh sách thực phẩm yêu thích của phụ nữ mang thai. Lựa chọn này hoàn toàn hợp lý, bởi ngoài vitamin C, xoài xanh còn chứa nhiều kali, selen và phenol, chất chống ô-xy hóa giúp tăng cường sức khỏe cho bầu.
Vì vậy, khi cảm thấy buồn nôn trong 3 tháng đầu, bầu có thể ăn xoài để giảm bớt cường độ cũng như tần suất của chứng ốm nghén. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn một lượng vừa phải, bởi ăn quá nhiều xoài xanh sẽ làm tăng lượng axít trong dạ dày, gây xót ruột, đầy bụng.
Thêm một công dụng nữa của xoài xanh với mẹ bầu là xoài xanh có thể cải thiện tình hình khó tiêu và táo bón. Chất xơ có nhiều trong thành phần quả giúp ích rất nhiều trong việc hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.
Trong 100g xoài chín bao gồm: Protein, lipid, canxi, sắt, vitamin A, vitamin B1, vitamin C, phốt pho. Cũng như xoài xanh, xoài chín giúp bà bầu tăng cường sức đề kháng, chống viêm, cải thiện hệ tiêu hóa, tăng nhu động ruột và chống táo bón khi mang thai hiệu quả.
Theo các chuyên gia, ăn một quả xoài giúp cung cấp 1/4 lượng vitamin cần thiết cho cơ thể hằng ngày. Đây là một trong những loại quả giàu carotene nhất, chất sẽ biến đổi thành vitamin A khi nạp vào cơ thể. Tỷ lệ vitamin C giảm dần khi xoài càng chín, do đó, so với xoài xanh, lượng vitamin C ít hơn hẳn. Tuy nhiên, lượng canxi và sắt vẫn dồi dào, gấp 3 so với những quả khác.
Khi ăn xoài, bà bầu chỉ nên ăn một lượng vừa phải, không nên vì những lợi ích của xoài mà ăn liên tục sẽ gặp nhiều rủi ro. Một số rủi ro bao gồm:
Xoài xanh gây ảnh hưởng đến dạ dày: Xoài xanh chứa nhiều nhựa, không tốt cho hệ tiêu hóa, chất chua trong xoài xanh cũng không tốt cho dạ dày. Vậy nên, các mẹ bầu dù thèm chua cũng không nên ăn quá nhiều xoài xanh cùng một lúc.
Xoài chín nhiều đường, có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ: Vì hàm lượng đường khá cao nên các bác sĩ chuyên khoa cũng khuyến cáo bà bầu không nên ăn quá nhiều. Lượng đường trong loại quả này có thể dẫn đến tiểu đường thai kỳ hoặc các triệu chứng khó chịu khác. Xoài chín nên ăn vừa phải, mỗi lần nửa trái, không nên ăn hàng ngày, đồng thời ăn luân phiên nhiều loại trái cây nhằm cung cấp đa dạng dưỡng chất.
Xoài xanh và xoài chín ăn nhiều có thể khiến bạn bị đầy bụng: Ăn quá nhiều xoài, đặc biệt là sau bữa có thể khiến bạn bị đầy bụng, khó chịu, và khó tiêu. Do vậy, mỗi lần ăn không nên ăn nhiều, mà chỉ nên ăn vừa phải và nên thay đổi các loại trái cây khác nhau để cân bằng dinh dưỡng.
Như vậy, bạn đã biết câu trả lời cho câu hỏi bà bầu ăn xoài có tốt không. Bầu ăn xoài không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, bổ sung dưỡng chất mà còn hỗ trợ tốt cho quá trình thai nghén.