Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Các món ăn sáng cho bé nạp đầy đủ năng lượng

các món ăn sáng cho bé
Các món ăn sáng cho bé vừa ngon vừa đẹp mắt

Dưới đây là các món ăn sáng cho bé vừa đậm đà, bổ dưỡng vừa thơm ngon mà mẹ nên làm thử để con yêu thích thú và ăn được nhiều cơm.

1. Cách làm cháo lươn cải bó xôi 

các món ăn sáng cho bé: Cháo lươn với rau cải bó xôi

Nguyên liệu chuẩn bị 

  • Gạo: 30g
  • Thịt lươn nạc: 30g
  • Cải bó xôi: 30g
  • Tỏi băm nhuyễn
  • Hành ngò 
  • Gia vị: Dầu ăn tinh luyện, nước mắm, muối, đường 

Các bước thực hiện 

  • Gạo vo sạch rồi nấu nhừ thành cháo trắng
  • Cải bó xôi và hành ngò cắt nhuyễn.
  • Lươn làm sạch, cho vào cháo luộc chín, vớt ra, bỏ xương, lấy nạc. Ướp lươn với chút nước mắm. 
  • Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào, phi tỏi thật thơm rồi xào sơ lươn cùng với cải bó xôi. 
  • Cho lươn và cải đã xào vào nồi cháo, trộn đều, đun sôi.
  • Mẹ có thể thêm chút muối, đường tùy khẩu vị của bé. 
  • Cuối cùng, thêm hành ngò vào là hoàn thành.   

2. Cách làm nui thịt heo trứng gà ta 

cách làm nui thịt heo trứng gà

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 50g thịt nạt heo
  • 1 trứng gà hoặc 2 quả trứng cút 
  • Nui nhỏ cho bé 
  • Hành, tỏi băm nhuyễn
  • Gia vị: Dầu ăn, nước mắm, muối, đường

Cách bước thực hiện 

  • Luộc nui trong nước sôi 3-5 phút rồi vớt ra, xả bằng nước lạnh cho hạt nui được tách rời.
  • Luộc chín trứng gà hoặc trứng cút, bóc vỏ rồi cắt nhỏ vừa ăn cho bé.
  • Thịt heo băm nhuyễn mịn, nêm thêm ít nước mắm.
  • Phi tỏi cho thơm, cho thịt vào xào rồi thêm nước dùng. Nêm thêm ít gia vị cho ngon. 
  • Cuối cùng mẹ đổ nui ra bát, thêm nước dùng thịt, trứng và ít hành nhuyễn là hoàn thành món ăn sáng này cho bé.

3. Các món ăn sáng cho bé: Mỳ Ý thơm ngon 

Các món ăn sáng cho bé: Cách làm mì Ý ngon

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Mì Ý 
  • Thịt bò bằm
  • Cà chua
  • Hành tây
  • Tỏi, hành tím xay
  • Sốt cà chua đóng hộp 
  • Gia vị: Muối, dầu ăn, tiêu…
  • Bơ, sốt mayonnaise

Các bước thực hiện 

  • Luộc mì trong nước xôi cho mì chín mềm. Mì sẽ chín sau 8-9 phút. Khi mì chín, mẹ vớt ra rổ để ráo nước, trụng sơ qua nước lạnh để mì dai ngon hơn.
  • Thịt bò rửa sạch, để ráo rồi băm hoặc xay nhuyễn, bỏ ra tô, ướp với chút muối, đường, nước mắm.
  • Bắc chảo lên bếp, sau đó cho thịt bò đã ướp vào chảo xào để thịt săn lại và bỏ ra đĩa.
  • Cà chua, hành tây rửa sạch rồi đem thái nhỏ.
  • Phi hành tỏi, bỏ thêm hành tây vào xào cho thơm, rồi cho cà chua băm nhuyễn và đảo đều tay. Kế đến, đổ sốt cà chua đóng hộp vào để món nước sốt đậm đà và có độ sánh.
  • Cho một ít bơ hoặc mayonnaise vào hỗn hợp sốt để có thêm vị béo rồi nêm nếm gia vị như muối, đường.
  • Cho phần thịt bò bằm đã xào chín vào hỗn hợp trên và trộn đều để tạo thành sốt.
  • Cuối cùng dọn mì ra đĩa, thêm nước sốt để thành mì Ý. Nếu bé còn nhỏ, mẹ nên cắt nhỏ mì trước khi cho bé dùng. 

4. Cách làm cơm chiên thập cẩm cho bé

cách làm cơm chiên thập cẩm

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 1 bát cơm
  • 5-6 con tôm to, tươi
  • 1/2 củ cà rốt 
  • Đậu Hà Lan
  • 1 quả trứng gà
  • Hành, tỏi 
  • Gia vị thêm: Dầu ăn, hạt nêm, nước mắm cho bé, nước tương

Các bước thực hiện

  • Hành, tỏi bóc vỏ rồi băm nhuyễn.
  • Tôm rửa sạch, bỏ đầu, bỏ vỏ và lấy sạch phần chỉ sống lưng tôm. Ướp tôm với một chút hành băm và nước mắm.  
  • Đậu Hà Lan, cà rốt rửa sạch, cắt hạt lựu rồi đem luộc. 
  • Đặt chảo sâu lòng, cho dầu ăn vào và tráng sơ trứng, dùng xẻng nấu ăn dằm trứng thành những miếng nhỏ rồi bỏ ra bát.
  • Tiếp tục phi tơm hành tỏi, bỏ tôm vào xào cho chín và bỏ ra bát.
  • Xào cơm cho tơi, đều rồi thêm rau củ quả, tôm, trứng vào và nêm thêm gia vị tùy thích là hoàn thành.

5. Các món ăn sáng cho bé: Bún gạo nấu thịt gà

bún gạo thịt gà

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 1 vắt bún gạo khô hoặc bún tươi
  • 1 miếng ức gà khoảng 30g
  • 1 chén nước dùng, nếu không có nước dùng, có thể dùng nước luộc ức gà hoặc nước lọc thay thế 
  • Hành, ngò băm nhuyễn
  • Dầu ô liu
  • Gia vị: Muối, đường, hạt nêm, nước mắm

Các bước thực hiện

  • Trụng bún gạo khô với nước sôi cho mềm, vớt ra để ráo nước, xả lại với nước lạnh. Nếu là bún tươi thì mẹ cũng nên trụng lại lần nữa cho an toàn với bé.
  • Đun sôi nước dùng với thịt gà, cho thêm chút đường, muối, nước mắm nêm nếm để vừa ăn. 
  • Sau khi thịt gà chín thì vớt ra và xé nhỏ.
  • Cho bún gạo vào chén, cho thịt gà xé lên trên, múc nước dùng vào chén, cho 1 thìa cà phê dầu ôliu vào. 
  • Cuối cùng cho hành ngò xắt nhuyễn lên trên bề mặt là hoàn thành món ăn ngon cho bé.

6. Các món ăn sáng cho bé không thể thiếu súp cua 

cách làm súp cua cho bé

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 1 con cua
  • Nước hầm xương
  • 1 củ cà rốt
  • 1 quả trứng gà
  • 2 thìa súp bột bắp
  • Gia vị: Muối, đường, hạt nêm, dầu mè
  • Hành ngò xắt nhuyễn 

Các bước thực hiện

  • Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, thái hạt lựu. 
  • Cua rửa sạch, luộc chín, sau đó tách mai và gỡ lấy thịt cua.
  • Cho cà rốt hầm nhừ cùng với nước hầm xương.
  • Khi cà rốt đã chín mềm thì cho thịt cua vào, nêm nếm đường, muối, nước mắm cho vừa ăn.
  • Hòa tan bột bắp với nước rồi cho vào nồi súp khuấy nhẹ. 
  • Đập trứng ra bát, lòng trắng riêng, lòng đỏ riêng khuấy đều. 
  • Sau đó lần lượt đổ nhẹ vào nồi súp cua, khuấy nhẹ để nồi súp cua tạo vân trứng thật đẹp, hấp dẫn.
  • Bạn có thể nêm nếm thêm gia vị cho vừa khẩu vị của bé.
  • Cuối cùng cho thêm dầu mè và hành ngò vào thì tắt bếp, để nguội rồi cho bé dùng ngay.

[inline_article id=256374]

Bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, vì vậy một bữa ăn sáng cân bằng, lành mạnh là thực sự cần thiết cho trẻ. Trên đây là các món ăn sáng cho bé rất bổ dưỡng mà không tốn quá nhiều thời gian để làm. Bạn hãy thêm ngay các công thức này vào khẩu phần ăn hàng ngày của bé nhé!

Đào Phương Anh

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ 1 tháng tuổi đi ngoài bao nhiêu lần là bình thường?

Nếu mẹ vẫn chưa biết trẻ 1 tháng tuổi đi ngoài bao nhiêu lần là bình thường và khi nào là nguy hiểm; mẹ hãy tìm hiểu bài viết dưới đây để chăm sóc và bảo vệ con yêu tốt nhất nhé.

1. Trẻ 1 tháng tuổi đi ngoài bao nhiêu lần?

Trẻ 1 tháng tuổi đi ngoài bao nhiêu lần là bình thường? Và như thế nào là nguy hiểm mẹ ơi?
Trẻ 1 tháng tuổi đi ngoài bao nhiêu lần là bình thường? Và như thế nào là nguy hiểm mẹ ơi?

Trẻ 1 tháng tuổi đi ngoài bao nhiêu lần phụ thuộc vào việc trẻ bú sữa mẹ hay sữa công thức.

1.1 Trẻ 1 tháng tuổi bú sữa mẹ đi ngoài bao nhiêu lần?

Trẻ sơ sinh đi vệ sinh sẽ dao động trong khoảng từ 3-5 lần với trường hợp bé bú sữa mẹ hoàn toàn. Ở một số trường hợp trẻ có cơ địa hấp thụ kém thì 2-3 ngày bé mới đi ngoài 1 lần. Trẻ 1 tháng tuổi bú sữa mẹ có phân dạng hơi sệt, màu vàng, đôi lúc lỏng. Biểu hiện này không có gì đáng lo ngại.

1.2 Trẻ 1 tháng tuổi uống sữa công thức có bao nhiêu lần đi ngoài?

Trên thực tế, thành phần của sữa công thức vẫn đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Thế nhưng, hệ tiêu hóa ở trẻ 1 tháng tuổi còn khá non yếu nên chưa có khả năng hấp thụ hết lượng dưỡng chất từ sữa.

Vì thế, số lần đi đại tiện trong ngày sẽ ít hơn so với nhóm trẻ bú sữa mẹ, dao động từ 1-3 lần. Bên cạnh đó, kết cấu phân của trẻ uống sữa công thức cũng có sự khác biệt rõ rệt ở 2 trường hợp dưới đây:

  • Phân của bé sẽ có màu nâu nhạt hoặc vàng xanh (tùy thuộc vào loại sữa mà bé đang uống), hơi nhão và có mùi khó chịu hơn.
  • Trẻ 1 tháng tuổi bú sữa công thức sẽ có nguy cơ cao mắc chứng táo bón. Vậy nên, bố mẹ cần theo dõi tình trạng phân của bé để kịp thời phát hiện và có cách xử lý hiệu quả.

[key-takeaways title=””]

Tóm lại, trẻ 1 tháng tuổi bú sữa mẹ sẽ đi ngoài khoảng 3-5 lần/ngày; còn bé uống sữa công thức thì từ 1-3 lần/ngày.

[/key-takeaways]

2. Trẻ 1 tháng tuổi đi ngoài 2-3 ngày 1 lần có đáng lo?

trẻ 1 tháng tuổi đi ngoài 2 ngày 1 lần có sao không?
Trẻ 1 tháng tuổi đi ngoài bao nhiêu lần quan trọng như theo dõi phân của bé

Việc theo dõi phân của trẻ sơ sinh sẽ giúp mẹ chăm sóc sức khỏe của bé trong những tháng đầu đời. Trẻ 1 tháng tuổi đi ngoài 2 ngày 1 lần; mẹ không cần lo ngại nếu thấy phân của bé bình thường, mềm, không có mùi hôi khó chịu; và trẻ vẫn ăn uống khỏe mạnh.

Thế nhưng, trong trường hợp bé 2 ngày mới đi vệ sinh kèm theo các biểu hiện như:

  • Phân rắn, khô, thậm chí có lẫn máu.
  • Bé khó đi đại tiện; rặn đỏ mặt; quấy khóc;
  • Màu sắc phân bất thường: màu đen, có vệt xanh, màu xám hoặc trắng.

Các dấu hiệu trên cho thấy bé có thể đang mắc phải bệnh lý về tiêu hóa. Lúc này, cha mẹ cần đưa bé tới bệnh viện ngay để được kiểm tra và can thiệp các biện pháp điều trị kịp thời.

>> Mẹ xem thêm: Màu phân của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

[inline_article id=69794]

3. Trẻ 1 tháng tuổi đi ngoài nhiều lần 1 ngày phải làm sao?

Trẻ 1 tháng tuổi đi ngoài quá nhiều lần mẹ phải làm sao?
Trẻ 1 tháng tuổi đi ngoài bao nhiêu lần là đáng lo? Trên 12 lần/ngày

Khi trẻ 1 tháng tuổi đi ngoài nhiều lần 1 ngày, bé có thể đang gặp vấn đề về sức khỏe. Nếu bé đi đại tiện hơn 12 lần trong 1 ngày thì mẹ cần chú ý bởi bé có thể đang bị tiêu chảy, dị ứng sữa mẹ, hăm tã…

Ngoài ra, trẻ 1 tháng tuổi đi ngoài nhiều lần 1 ngày còn do một số nguyên nhân khác dưới đây:

  • Hệ tiêu hóa và đường ruột của trẻ bị nhiễm khuẩn
  • Do thuốc nhuận tràng của mẹ được sử dụng quá liều lượng trong quá trình cho con bú

Vậy khi trẻ 1 tháng tuổi đi ngoài nhiều lần mẹ phải làm sao? Sau đây là những biện pháp tối ưu cho mẹ:

  • Trước hết, mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống của mình làm sao cho hợp lý, an toàn.
  • Chia nhỏ cữ sữa cho con bú.
  • Thay tã thường xuyên cho bé.
  • Tuyệt đối không cho trẻ dùng đường như trà gừng, nước trái cây…
  • Trong trường hợp nặng nhất thì đưa con đến trung tâm y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.

>> Mẹ xem thêm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi đúng chuẩn

Hy vọng ba mẹ khi biết trẻ 1 tháng tuổi đi ngoài bao nhiêu lần là bình thường sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm tích lũy để chăm sóc sức khỏe của bé tốt hơn.

Categories
Gia đình Giải trí

Năm 2023 ai xông nhà tốt để gia đình “thuận buồm, xuôi gió”?

Giao thừa là thời điểm đánh dấu một năm cũ đi qua và khởi đầu cho một năm mới đầy hứa hẹn. Vì vậy mà ông bà ta có quan niệm người bước vào nhà đầu tiên có sứ mệnh mang may mắn và thịnh vượng đến cho chủ nhà, đặc biệt là những gia đình có làm ăn kinh doanh. Do vậy, hầu hết mọi người đều thắc mắc năm 2023 ai xông nhà sẽ là tốt nhất.

Theo lời khuyên của ông bà ngày xưa, người xông nhà phải hợp tuổi với gia chủ, tính cách đức hạnh và có nhiều đặc điểm may mắn như làm ăn phát đạt, gia đình hạnh phúc… Vậy năm 2023 tuổi của ai xông nhà tốt? Bạn hãy tìm hiểu để chọn người phù hợp cho nhà mình nhé. 

1. Năm 2023 tuổi của ai trong gia đình xông nhà tốt?

Câu trả lời năm 2023 ai xông nhà tốt nhất tùy thuộc vào tuổi cụ thể của gia chủ:

Gia chủ tuổi Canh Ngọ để xông nhà Tết Quý Mão 2023:

Ất Mùi 1955 (Tốt), Tân Mùi 1991 (Khá), Canh Tuất 1970 (Khá), Tân Hợi 1971 (Khá), Đinh Hợi 1947 (Khá), Bính Tuất 1946 (Khá), Nhâm Dần 1962 (Khá), Đinh Mùi 1967 (Khá), Kỷ Mùi 1979 (Khá), Giáp Tuất 1994 (Khá).

Gia chủ tuổi Nhâm Ngọ để xông nhà Tết Quý Mão 2023:

Đinh Mùi 1967 (Tốt), Nhâm Tuất 1982 (Tốt), Giáp Dần 1974 (Khá), Qúy Hợi 1983 (Khá), Giáp Thân 1944 (Khá), Kỷ Mùi 1979 (Khá), Tân Mùi 1991 (Khá), Đinh Sửu 1997 (Khá), Qúy Tỵ 1953 (Trung bình), Nhâm Thìn 1952 (Trung bình).

Gia chủ tuổi Giáp Ngọ để xông nhà Tết Quý Mão 2023:

Đinh Mùi 1967 (Tốt), Tân Mùi 1991 (Tốt), Bính Tuất 1946 (Tốt), Nhâm Tuất 1982 (Tốt), Đinh Hợi 1947 (Khá), Giáp Dần 1974 (Khá), Qúy Hợi 1983 (Khá), Mậu Dần 1998 (Khá), Giáp Thân 1944 (Khá), Ất Mùi 1955 (Khá).

Gia chủ tuổi Bính Ngọ để xông nhà Tết Quý Mão 2023:

Ất Mùi 1955 (Khá), Đinh Mùi 1967 (Khá), Tân Hợi 1971 (Khá), Tân Mùi 1991 (Khá), Canh Tuất 1970 (Khá), Giáp Dần 1974 (Khá), Nhâm Tuất 1982 (Khá), Mậu Tuất 1958 (Trung bình), Nhâm Dần 1962 (Trung bình), Bính Tuất 1946 (Trung bình).

Gia chủ tuổi Mậu Ngọ để xông nhà đầu năm mới Quý Mão 2023:

Tân Mùi 1991 (Tốt), Bính Tuất 1946 (Tốt), Đinh Hợi 1947 (Khá), Mậu Dần 1998 (Khá), Mậu Thân 1968 (Khá), Đinh Mùi 1967 (Khá), Đinh Tỵ 1977 (Khá), Qúy Mùi 1943 (Trung bình), Mậu Tuất 1958 (Trung bình), Tân Sửu 1961 (Trung bình).Các tuổi sau đây phù hợp với Gia chủ tuổi Nhâm Ngọ để xông nhà đầu năm mới Quý Mão 2023: Đinh Mùi 1967 (Tốt), Nhâm Tuất 1982 (Tốt), Giáp Dần 1974 (Khá), Qúy Hợi 1983 (Khá), Giáp Thân 1944 (Khá), Kỷ Mùi 1979 (Khá), Tân Mùi 1991 (Khá), Đinh Sửu 1997 (Khá), Qúy Tỵ 1953 (Trung bình), Nhâm Thìn 1952 (Trung bình).

2. Cách để chọn ai trong gia đình để xông nhà tốt năm 2023

Bên cạnh đó, năm 2023 ai xông nhà tốt nhất còn cần dựa vào nhiều yếu tố như: (1) Tương sinh thiên can, địa chi; (2) Tránh phạm tứ hành xung với chủ nhà.

2.1 Tương sinh thiên can, địa chi

năm nay tuổi nào xông nhà tốt
Năm 2023 ai xông nhà tốt nhất?

Theo ngũ hành có 5 mệnh là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. 10 thiên can là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý và 12 địa chi là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Để biết được năm nay tuổi nào xông nhà tốt, bạn cần xét theo tính tương hợp thiên can và địa chi như sau:

2.2 Thiên can tương hợp

Giáp và Kỷ hợp Thổ, Ất và Canh hợp Kim, Bính và Tân hợp Thủy, Đinh và Nhâm hợp Mộc, Mậu và Quý hợp Hỏa.

Lưu ý các thiên can tương khắc: Giáp khắc Mậu, Ất khắc Kỷ, Bính khắc Canh, Đinh khắc Tân, Mậu khắc Nhâm, Kỷ khắc Quý, Canh khắc Giáp, Tân khắc Ất, Nhâm khắc Bính, Quý khắc Đinh.

2.3 Địa chi thuộc

Tam hợp là các con giáp cách nhau 4 năm. Các con giáp trong tam hợp nếu kết hợp lại sẽ bổ sung điểm mạnh và tiết chế được điểm yếu cho nhau: 

  • Nhóm độc lập (Dần-Ngọ-Tuất): Giàu tình cảm, sáng tạo và sáng suốt
  • Nhóm ngoại giao (Hợi-Mão-Mùi): Giỏi ứng xử, nhanh nhẹn và chăm chỉ
  • Nhóm kiên trì (Thân-Thìn-Tý): Tốt bụng, thông minh và năng động
  • Nhóm tri thức (Tỵ-Dậu-Sửu): Mạnh mẽ, kiên quyết, và có trách nhiệm

Nhị hợp, Lục hợp (Sửu-Tý, Ngọ-Mùi, Mão-Tuất, Thìn-Dậu)

[inline_article id=240783]

2.4 Tránh chọn các con giáp phạm tứ hành xung với chủ nhà

  • Dần-Thân-Tỵ-Hợi: Dần khắc Thân, Tỵ khắc Hợi.
  • Thìn-Tuất-Sửu-Mùi: Thìn khắc Tuất, Sửu khắc Mùi. Thìn chỉ xung khắc nhẹ với Sửu, Mùi.
  • Tý-Ngọ-Mão-Dậu: Tý khắc Ngọ, Mão khắc Dậu. Tý kết hợp với Mão hoặc Dậu chỉ xung khắc nhẹ.

Những ai không nên xông nhà nhau năm 2023? Ccác nhóm tứ hành xung lục hại dưới đây:

  • Mùi-Tỵ: Không hòa thuận, rủi ro dễ xảy ra.
  • Ngọ-Sửu: Mang đến nhiều điều không may.
  • Dần-Tỵ: Mối quan hệ không bền lâu.
  • Thân-Hợi: Tính cách xung khắc nhau.
  • Mão-Thìn: Gặp nhau chỉ có chuyện buồn.
  • Dậu-Ngọ: Con đường làm ăn, công danh không hanh thông.

3. Chủ nhà và người trong nhà có xông đất được không?

Chủ nhà và thành viên trong nhà xông đất được không
Năm 2023 ai xông nhà là tốt nhất?

Thông thường, không dễ để chọn đối tượng xông nhà. Do đó, hầu hết mọi người thường thắc mắc chủ nhà và người trong nhà có xông đất được không. 

Thực tế, nếu bạn không tìm được đối tượng để xông đất đầu năm nay, bạn có thể xem xét tuổi của tất cả thành viên trong gia đình miễn là không xung khắc với chủ nhà.

Người xông đất bắt đầu ra ngoài trước giờ giao thừa và trở về sau thời điểm giao năm với tâm trạng phấn khởi, vui tươi để mang đến cho gia đình sự tốt lành, thịnh vượng.

[inline_article id=267177]

4. Một số lưu ý cho tục xông đất đầu năm

Sau khi biết năm 2023 ai xông nhà tốt, bạn cần lưu ý cho tục xông đất để cả năm được may mắn, hanh thông và thịnh vượng; đặc biệt gia đình làm ăn kinh doanh cần xem xét kỹ lưỡng hơn.

Người xông đất: Ngoài yếu tố hợp tuổi với chủ nhà thì cần xem xét về tính cách, đạo đức, tài vận, sức khỏe… Bạn nên chọn người đang có nhiều niềm vui, may mắn, tránh người đang có tang, đau yếu hoặc vướng vào kiện tụng. Ngoài ra, đối tượng xông đất cho chủ nhà làm ăn kinh doanh phải có sức hút tài vận. Do đó, nên chọn người có tài lộc hanh thông, gia đình viên mãn và không vướng vào năm tam tai.

Chú ý ngoại hình: Người xông đất không cần quá trau chuốt nhưng nên ăn mặc gọn gàng, tươm tất, sạch sẽ và mang giày đàng hoàng để mang đến nhiều tốt đẹp. Bạn cũng có thể xem màu sắc nào phù hợp với cả người xông đất và chủ nhà để chọn quần áo thích hợp.

Lời chúc đầu năm của người xông đất dành cho gia đình nên là những câu chúc tốt đẹp về sức khỏe, tài lộc, gia đạo và con cái để có một khởi đầu tốt đẹp trong năm mới.

Cho dù có tìm được người xông đất phù hợp hay không thì bạn cũng đừng quá lo lắng về những việc sẽ xảy ra trong năm mới. Người xưa có câu: “Cuộc đời là tấm gương soi, ta cười với nó thì nó cười với ta”. Vì vậy, bạn không nên quan trọng năm nay tuổi nào xông nhà tốt mà hãy suy nghĩ tích cực, cố gắng hết mình và luôn làm việc thiện thì may mắn sẽ tự đến thôi.

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Bà đẻ sau sinh mổ uống nước dừa được không? Mẹ uống đúng thời điểm mới hồi phục nhanh

Dừa là loại cây lớn, thuộc họ cọ, có tên khoa học là Cocos nucifera. Trái dừa hình thành nước dừa một cách tự nhiên. Nước dừa có chứa tới 94% nước và rất ít chất béo. Đây là loại thức uống có màu trong suốt, rất bổ dưỡng, chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Vậy mẹ sau sinh mổ uống nước dừa được không?

Lợi ích của nước dừa

Một cốc nước dừa (240 ml) chứa 46 calo, 9g carbs, 3gr chất xơ, 2gr protein, 10% vitamin C, 15% magiê, 17% mangan, 17% kali, 11% natri, 6% canxi mà cơ thể cần cho mỗi ngày.

  • Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Chưa biết sau sinh mổ uống nước dừa được không, nhưng uống nước dừa có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bởi nó giúp làm giảm cholesterol, chất béo trung tính, đặc biệt là chất béo ở gan.

  • Phòng ngừa sỏi thận

Nước dừa có tác dụng ngăn chặn các tinh thể kết dính gây sỏi tại thận và các bộ phận khác ở đường tiết niệu. Các tinh thể chủ yếu được hình thành từ canxi, oxalate và các hợp chất khác.

  • Giảm huyết áp

Theo nghiên cứu khoa học, hàm lượng kali có trong nước dừa giúp hạ huyết áp ở người có huyết áp trung bình và cao. Ngoài ra, nước dừa còn có khả năng ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông.

  • Bổ sung chất điện giải bổ dưỡng

Nước dừa chứa ít calo và carbs, do đó, bạn có thể bù nước và cấp điện giải cho cơ thể bằng nước dừa tươi ngon. Vậy mẹ sau sinh mổ uống nước dừa được không?

>>Mẹ có thể xem thêm: “Điểm mặt” 5 loại thuốc bổ cho mẹ sau sinh & đang cho con bú phổ biến hiện nay

lợi ích của nước dừa với mẹ sau sinh mổ

Sau sinh mổ uống nước dừa được không?

Quá trình phục hồi sức khỏe của phụ nữ sau sinh mổ rất gian nan. Vậy sau sinh mổ uống nước dừa được không, mẹ hãy cùng tìm hiểu công dụng thật sự của loại nước này với bà đẻ nhé!

1. Sau sinh mổ uống nước dừa được không? Được vì mau lành vết mổ 

Để lành vết mổ nhanh chóng, mẹ cần bổ sung thật nhiều chất dinh dưỡng như protid, lipid, glucid, vitamin và khoáng chất. Trong khi đó, nước dừa có nhiều dưỡng chất cần thiết này, thậm chí cao hơn so với các loại rau củ quả khác. Uống nước dừa thường xuyên sẽ hỗ trợ làm lành vết thương, ngăn sẹo thâm xấu.

>>Mẹ có thể xem thêm: Cách uống tinh bột nghệ sau sinh để sản phụ lấy lại “thanh xuân rực rỡ”

2. Sau sinh mổ uống nước dừa được không? Được vì giảm đau nhức cho mẹ 

Sau sinh bé, mẹ sẽ gặp nhiều tình trạng đau nhức cơ thể, chuột rút. Nước dừa chứa nhiều canxi giúp giảm đau hiệu quả. Uống nước dừa cũng sẽ giúp mẹ bổ sung đủ nguồn nước cho cơ thể, chống mệt mỏi và tăng cường các dưỡng chất cần thiết.

3. Nước dừa giúp giảm stress

Mẹ sau sinh mổ thường mất rất nhiều sức nên dễ mệt mỏi. Bổ sung nước dừa vào khẩu phần sẽ giúp mẹ giảm stress, tinh thần vui vẻ hơn.

Nước dừa tươi giàu kali và các loại khoáng chất khác như natri, đường tự nhiên. Đồng thời magie trong dừa sẽ đóng vai trò tăng lượng serotonin khiến mẹ cảm thấy được thư giãn và thoải mái.

[inline_article id=267389]

4. Sau sinh mổ uống nước dừa được không? Thúc đẩy lưu thông máu

Đối với sinh mổ, mẹ sẽ gặp tình trạng mất máu nhiều hơn sinh thường. Sau sinh, bên cạnh ăn các món ăn bổ máu huyết thì nước dừa cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo. Dừa chứa rất nhiều chất sắt giúp bổ sung cũng như ổn định huyết áp cho mẹ.  

5. Sau sinh mổ uống nước dừa được không? Giúp mẹ ngăn táo bón

Vì vết mổ, mẹ cần phải ở cữ thật cẩn thận và hạn chế di chuyển. Khi nằm một chỗ, cơ thể ít vận động sẽ khiến hoạt động của ruột yếu đi, gây táo bón. Hơn nữa, nếu bị táo bón trong lúc này sẽ động đến vết thương của mẹ.

Nước dừa chứa nguồn axit lauric dồi dào để cơ thể chuyển hóa thành monolaurin. Chất này giúp chống táo bón, kháng virus, kháng khuẩn, hỗ trợ làm lành vết thương và ổn định hệ vi sinh trong dạ dày. Trong khi đó, tác dụng của nước dừa sẽ góp phần hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của mẹ khỏe mạnh hơn.

6. Chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch 

Sau sinh mổ uống nước dừa được không? Được vì sau khí sinh, đặc biệt là sinh mổ, cơ thể mẹ suy giảm hệ miễn dịch khá nhiều, lại dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các tác động từ môi trường bên ngoài. Trong thành phần của nước dừa lại có nhiều chất điện giải và các axit amin chống oxy hóa cho cơ thể nên giúp tăng cường hệ miễn dịch. 

Ngoài ra, các loại cytokinin và axit lauric trong nước dừa tươi cũng giúp cân bằng pH, làm giảm thiểu sự nhăn da, rạn da do sinh bé, giúp da mẹ ngậm nước, mịn màng hơn

>>Mẹ có thể xem thêm: Mẹ mới sinh nên ăn gì? 13 thực phẩm nên có trong thực đơn hàng ngày

Sau sinh mổ uống nước dừa được không?

Nước dừa rất tốt cho sức khỏe, vậy sau sinh mổ uống nước dừa được không? Câu trả lời là có nhưng mẹ không nên uống sớm mà hãy để cho cơ thể ổn định hơn

Dừa có tính hàn, dễ làm lạnh cơ thể. Do đó, đối với mẹ sinh mổ, cơ thể còn yếu thì không nên uống nước dừa vì dễ bị đau bụng, tiêu chảy, ảnh hưởng trực tiếp tới vết mổ. 

Vậy sinh mổ bao lâu uống nước dừa được? Theo lời khuyên của bác sĩ, mẹ sau khi sinh mổ khoảng 2 tháng thì có thể uống nước dừa. Tuy nhiên, bạn vẫn nên uống đúng cách và trước khi uống thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ.

Lưu ý cho mẹ sau sinh mổ uống nước dừa

lưu ý cho mẹ sau sinh mổ uống nước dừa

Sau khi biết mẹ sau sinh mổ uống nước dừa được không, mẹ cần lưu ý những điều sau đây khi sử dụng nước dừa:

  • Chờ một thời gian cho cơ thể ổn định mới bắt đầu uống nước dừa. Mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ, điều dưỡng. 
  • Mẹ không nên uống nhiều, không uống thay nước lọc, một tuần chỉ nên uống khoảng 3-4 trái dừa. 
  • Nên thêm một ít muối vào nước dừa khi uống để vừa giải khát vừa bổ sung muối cho cơ thể.
  • Nên uống nước dừa tươi, mẹ không nên dùng chung với đá để tránh viêm họng và nhiễm khuẩn. 
  • Nước dừa có tác dụng lợi tiểu, do đó, bạn không nên uống nhiều vào buổi tối sẽ làm ảnh hưởng giấc ngủ. 
  • Khi mua dừa, mẹ cần chọn dừa tươi, bổ ra uống liền, không để lâu ngoài không khí. Mẹ tuyệt đối không mua dừa khô vì loại dừa này đã mất rất nhiều chất dinh dưỡng. 
  • Nếu mẹ uống nước dừa trong quá trình cho con bú, hãy lưu ý những phản ứng của bé để tránh những tác động ngoài mong đợi.

[inline_article id=267327]

Sau sinh mổ uống nước dừa được không? Nước dừa tươi không chỉ giúp làm đẹp mà còn hỗ trợ mẹ rất tốt trong việc hồi phục sức khỏe sau sinh mổ. Tuy nhiên, mẹ cần đợi thời gian thích hợp để uống và không lạm dụng nhằm tránh ảnh hưởng sức khỏe. 

Đào Phương Anh

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Trà hoa cúc có lợi sữa không? 5 tác dụng của trà hoa cúc

Vậy thực hư thế nào? Trà hoa cúc có lợi sữa không? Tác dụng của trà hoa cúc đối với mẹ bỉm sau sinh là gì? Hãy cùng đọc bài viết để tìm câu trả lời nhé!

Trà hoa cúc có lợi sữa không?

Trên thực tế vẫn chưa có nghiên cứu chính xác nào về việc trà hoa cúc có lợi sữa không. Bởi vì những hiệu quả của loại trà này cho mẹ sau khi sử dụng rất mờ nhạt. Các mẹ bỉm vẫn có thể sử dụng trà hoa cúc như một thức uống tốt cho cơ thể. Bởi trà hoa cúc mang đến nhiều lợi ích cho mẹ bỉm sữa sau sinh.

Tác dụng của trà hoa cúc lợi sữa

Trà hoa cúc lợi sữa có thể mang đến cho mẹ một số lợi ích dưới đây:

1. Giúp mẹ ngủ ngon

Một cuộc khảo sát thực tế đã chứng minh trà hoa cúc giúp giảm bớt chứng trầm cảm, chống lo âu và cải thiện chất lượng giấc ngủ ở phụ nữ sau sinh.

2. Tăng cường khả năng miễn dịch

Một số nhà thảo dược khẳng định trà hoa cúc có thể giúp tăng cường miễn dịch và chống lại các bệnh nhiễm trùng liên quan đến cảm lạnh.

3. Thanh mát cơ thể mẹ và nguồn sữa

Mẹ khi mang thai và sau sinh hay mắc các vấn đề liên quan đến nóng trong người. Chính vì vậy, nguồn sữa cũng ảnh hưởng theo. Bạn bổ sung trà hoa cúc lợi sữa, bé có thể tránh được các vấn đề như rôm sảy, hay phát ban do nóng trong người.

4. Cân bằng nội tiết tố cho mẹ

Sau khi mang thai, nội tiết tố của mẹ thay đổi rất lớn, điều này cũng chính là vấn đề gây cản trở kích thích sữa mẹ. Mẹ bị thay đổi nội tiết lớn cũng dẫn đến rụng tóc, nhiều mụn và dễ bị stress. Thói quen sử dụng trà hoa cúc lợi sữa sẽ giúp mẹ khắc phục những vấn đề trên.

5. Tăng chất lượng nguồn sữa mẹ

Trà hoa cúc lợi sữa được xem là thực phẩm giúp cơ thể người mẹ dần ổn định, điều hòa các cơ quan từ bên trong. Khi cơ thể người mẹ ổn định cũng sẽ giúp cho nguồn sữa mẹ cho bé bú thêm chất lượng. Một hệ miễn dịch tốt sẽ hỗ trợ ngăn chặn những nguy cơ gây nên một số căn bệnh về tuyến sữa, tắc tia sữa

>> Mẹ có thể tham khảo: Nước gạo lứt rang lợi sữa, thức uống tuyệt vời cho mẹ sau sinh

Trà hoa cúc loại nào tốt?

trà hoa cúc loại nào tốt

Trên thế giới có hơn 60 loài cúc với những loại phổ biến ở Việt Nam là cúc tiến vua, cúc vạn thọ, cúc đại đóa, cúc trắng… Tất cả các loại cúc này đều có thể dùng để làm trà mang lại sức khỏe tốt cho người dùng. 

Hiện nay, thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp và phân phối sản phẩm trà hoa cúc. Lời khuyên là bạn nên tìm mua một số sản phẩm có thương hiệu trên thị trường hoặc mua tại những địa chỉ uy tín nổi tiếng. Những đơn vị này phải có đánh giá của khách hàng và bạn có thể nói chuyện, nhắn tin cho những người đã qua sử dụng để hỏi thăm về chất lượng sản phẩm.

Loài cúc được dùng làm trà nhiều là trà hoa cúc vàng và trà hoa cúc trắng. Bạn có thể sử dụng chúng để trải nghiệm thử khi đang còn băn khoăn chưa biết dùng loại nào.

Uống trà hoa cúc đúng cách

uống trà hoa cúc đúng cách

Nhiều người cho rằng pha trà hoa cúc rất đơn giản, chỉ cần thả hoa và đổ nước sôi vào là được. Tuy nhiên, trà hoa cúc cũng có cách pha riêng để giữ trọn vẹn hương thơm và những dưỡng chất tuyệt vời bên trong đó.

  • Bước 1: Lấy khoảng 10-15g trà hoa cúc (nhiều hơn hoặc ít hơn tùy vào nhu cầu của người dùng) vào trong ấm trà. Đổ nước sôi vào ấm và tráng bỏ đi.
  • Bước 2: Bạn đổ tiếp lượt nước sôi thứ hai vào ấm và ngâm trong 5-7 phút để hoa trà tiết hết dưỡng chất. Trong quá trình ngâm này, mẹ có thể thả một ít hoa nghệ tây, cam thảo hoặc hoa atiso vào cùng để dậy mùi khi uống.
  • Bước 3: Rót trà hoa cúc và thưởng thức, nhâm nhi hương thơm đặc biệt của trà mang lại. Ngoài ra, các mẹ còn có thể đun trà hoa cúc cùng nước lọc 1,5 lít rồi chắt ra bình để uống thay nước lọc cũng giúp thanh mát và điều hòa cơ thể.

[inline_article id=263800]

Mặc dù trà hoa cúc lợi sữa có nhiều tác dụng, song bạn nên dừng lại ngay nếu gặp tác dụng phụ khi uống. Khi sử dụng bất cứ sản phẩm nào trong giai đoạn này, bạn cũng nên tham khảo các trang sức khỏe uy tín hoặc hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để biết thêm thông tin.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cách bổ sung canxi cho trẻ 4 tháng tuổi để xương bé cứng cáp

cách bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi
Bổ sung canxi cho trẻ 4 tháng tuổi như thế nào? Làm đúng cách – con sẽ lớn khỏe mạnh

Đối với từng lứa tuổi của trẻ, mẹ sẽ có cách bổ sung canxi khác nhau cho con. Bạn hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về cách bổ sung canxi cho trẻ 4 tháng tuổi để xương bé cứng cáp từ khi còn nhỏ nhé.

Trẻ 4 tháng tuổi cần bổ sung bao nhiêu canxi?

Trước khi tìm hiểu liều lượng canxi cần dùng cho trẻ 4 tháng tuổi như thế nào là phù hợp, bạn hãy tìm hiểu canxi là gì và vai trò của canxi với sự phát triển của bé là thế nào nhé.

Trong cơ thể, canxi chỉ chiếm khoảng 1,5-2% trọng lượng cơ thể, phần lớn canxi tập trung ở xương răng, số ít còn lại nằm ở trong máu và dịch ngoại bào. Canxi là chất vi khoáng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, ảnh hưởng đến sự cấu tạo xương, răng.

Ngoài ra, canxi còn giúp hệ thần kinh, hệ cơ và các cơ quan khác trong cơ thể bé hoạt động tốt. Thành phần này có vai trò to lớn trong việc điều hòa nhịp tim và giữ cho tim khỏe mạnh.

Nếu như thiếu canxi, trẻ có nguy cơ gặp các biến chứng như tổn thương mắt, nhịp tim bất thường, còi xương, chậm lớn, răng mọc không đều, răng yếu, dễ bị sâu răng. Trong khi đó, trẻ dư thừa canxi sẽ dễ bị táo bón, mệt mỏi, buồn nôn, biếng ăn…

trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi

Khi bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh, bạn hãy để ý liều lượng đủ dùng cho bé dưới đây:

Trẻ sơ sinh thiếu tháng

Trẻ sinh non có nhu cầu về canxi khác với trẻ sơ sinh đủ tháng. Do đó, bé dễ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe hoặc cân nặng, mẹ nên trao đổi với bác sĩ nhi khoa để bổ sung canxi đúng cách cho con. 

Trẻ sinh đủ tháng:

Theo các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo, trẻ từ 0-6 tháng tuổi cần bổ sung khoảng 200mg canxi/ngày.

[inline_article id=266726]

Cách bổ sung canxi cho trẻ 4 tháng tuổi

Canxi là chất cơ thể không tự tổng hợp được mà phải sử dụng từ những nguồn bên ngoài. Trẻ càng lớn thì nhu cầu canxi càng cao. Chính vì vậy, mẹ bổ sung canxi cho trẻ 4 tháng tuổi là vô cùng quan trọng.

Thời gian này, bé chỉ có thể lấy canxi từ sữa mẹ, sữa công thức hoặc các thực phẩm chức năng.

1. Bổ sung canxi cho trẻ 4 tháng tuổi bằng sữa mẹ

mẹ uống sữa để bổ sung canxi cho con

Bé 4 tháng tuổi sẽ nhận được nhiều dưỡng chất qua nguồn sữa mẹ. Do đó, trong bữa ăn, mẹ cần chú trọng các món ăn chứa nhiều canxi để có nguồn sữa tốt cho con.

Sau đây là những thực phẩm giàu canxi cho mẹ:

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: Phô mai, sữa chua, lòng đỏ trứng, nước cam
  • Các loại ngũ cốc và hạt: Hạt đậu, gạo, hạt mè, hạnh nhân, hạt điều, quả óc chó…
  • Các loại rau xanh thẫm: Rau chân vịt, rau cải thìa, cải bó xôi…
  • Các loại hải sản: Tôm, cua, nghêu, sò ốc,…

2. Sử dụng sữa công thức để bổ sung canxi cho trẻ 4 tháng tuổi

Trong trường hợp nuôi bé bằng sữa công thức thì các mẹ chú ý lựa chọn những loại sữa giàu canxi, đảm bảo uy tín và cần có sự cho phép của bác sĩ nhi khoa.

3. Sử dụng thực phẩm chức năng để bổ sung canxi

Với những bé sơ sinh thiếu hụt canxi quá nhiều, mẹ hãy dùng thêm các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng giàu canxi để bé bú sữa mẹ nhận nhiều dưỡng chất hơn. Tuy nhiên, việc bổ sung canxi qua thực phẩm chức năng hay qua các loại thuốc cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ. 

Sự thiếu hụt canxi sẽ gây ra một số bệnh ở mọi lứa tuổi, nhất là trẻ em. Do đó, mẹ bổ sung canxi cho trẻ 4 tháng tuổi đúng cách là điều rất quan trọng để con phát triển khỏe mạnh đấy.

Ngọc Hoa

 

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Massage lingam là gì? Hướng dẫn cách massage lingam cho nam giới

Vậy nguồn gốc và khái niệm của massage lingam là gì? Cách thực hiện massage lingam ra sao? Cùng Marrbaby tìm hiểu ngay nhé!

1. Massage lingam là gì?

Massage lingam là một kỹ thuật massage cho nam giới, và tập trung chủ yếu vào massage dương vật. Cũng như massage yoni cho phái nữ, massage lingam cho nam giới không chỉ tập trung vào các động tác xoa bóp; vuốt ve dương vật mà còn kết hợp các kỹ thuật nâng cao hơn ở vùng tinh hoàn; đáy chậu và tuyến tiền liệt (điểm G).

Kỹ thuật Massage lingam không chỉ hướng đến việc giúp cho nam giới đạt cực khoái một lần, mà còn khiến nam giới tăng ham muốn tình dục hơn. Trong tiếng Phạn, Lingam có nghĩa là dương vật hoặc tạm dịch là “cây gậy ánh sáng”. Massage Yoni và Massage Lingam đều được thực hiện bằng tất cả tình yêu và sự tôn kính.

2. Nguồn gốc của massage lingam

Nguồn gốc

Khi đã hiểu massage lingam là gì, chúng ta cần biết đến phương pháp massage này. Phương pháp massage lingam xuất phát từ Ấn Độ. Đây là kiểu massage giúp thư giãn và tập trung sâu hơn vào cơ quan sinh dục nam giới.

Trong kinh điển Tantra, từ “Lingam” dùng để chỉ hoạt động tình dục thiêng liêng. Từ Lingam được nhận sự tôn trọng giống như là một nguồn năng lượng sáng tạo; và mang lại niềm vui.

Theo đó, bạn cũng có thể thấy rằng, văn hóa Ấn Độ cổ lúc bấy giờ là một chế độ nam quyền, nam giới là độc tôn. Các hệ tư tưởng Hindu, và sau này là Hồi Giáo vẫn còn mang đậm nét  tư tưởng nam quyền này.

>> Cùng chủ đề: Tantric Masage là gì? Kỹ thuật massage khơi gợi ham muốn tình dục

3. Lợi ích của massage lingam cho nam giới 

lợi ích của massage lingam cho nam giới

Massage lingam giúp nam giới thoải mái, thư giãn hoàn toàn và cho cơ thể tràn đầy năng lượng. Ngoài ra, liệu pháp còn mang đến những lợi ích dưới đây:

  • Kéo dài thời gian quan hệ.
  • Chữa bệnh lý xuất tinh sớm ở nam giới.
  • Cải thiện sự lưu thông máu đến dương vật.
  • Giảm căng thẳng và khơi gợi ham muốn tình dục.
  • Tăng độ nhạy cảm của cơ thể để chàng đạt cực khoái mãnh liệt hơn.
  • Chàng hiểu rõ mong muốn của bản thân và nàng cũng hiểu chồng hơn.

>> Bạn nên xem thêm: Top 5 tư thế quan hệ lên đỉnh cho cuộc yêu thêm nóng bỏng.

[inline_article id=271261]

4. Cách massage lingam cho chàng mê mẩn

Phái nữ có thể thực hiện cách massage lingam cho bạn đời theo các hướng dẫn dưới đây:

4.1 Chọn tư thế nằm thoải mái

thở nhịp nhàng trong suốt quá trình massage lingam

Chàng nằm ngửa thoải mái và có thể kê gối dưới đầu hoặc hông. Chân dang rộng và đầu gối cong để nàng dễ dàng tiếp cận bộ phận sinh dục. Hai bạn cùng nhau hít thở sâu để cảm thấy thư giãn hơn.

4.2 Hít thở chậm rãi trong quá trình massage lingam

Trong khi nàng đang massage cho chàng thì cả hai hãy cùng nhau thở chậm và đều đặn. Cách thở này giúp cho cả hai bạn cảm nhận được năng lượng, và kích thích ham muốn tình dục của cả hai.

Phương pháp thở đặc biệt này mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bạn:

  • Cảm nhận sâu sắc về lòng tôn kính, sự tịnh tâm.
  • Đồng cảm với nhau về những suy nghĩ và cảm xúc.
  • Nâng cao khả năng trực giác về tình dục, giúp vợ hiểu chồng muốn gì mà không cần nói ra.

4.3 Nam giới nên hít thở sâu

Trong lúc massage lingam, phái mạnh nên hít thở sâu và nhịp nhàng. Nam giới cũng cần thư giãn và sẵn sàng đón nhận những cảm xúc tích cực.

4.4 Thoa gel bôi trơn hoặc dầu massage vào dương vật (nếu cần)

Hai vợ chồng có thể chọn loại gel bôi trơn, hoặc dầu dừa để thoa vào dương vật và tinh hoàn trong quá trình masagel lingam cho đàn ông.

Cách massage lingam cho chàng khi thoa gel bôi trơn:

  • Vuốt ve xung quanh đùi trong, trước khi chạm vào dương vật.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng xung quanh tinh hoàn và hậu môn của chàng.
  • Sau đó, bạn có thể trở lên phía trên gò mu để massage cho chàng.
  • Chị em lưu ý nên cắt móng tay trước khi thực hiện massage lingam cho chàng.

[inline_article id=269900]

4.5 Xoa bóp phần thân dương vật

Sau khi vuốt ve xung quanh dương vật, bạn hãy bắt đầu đi đến vùng nhạy cảm nhất, chính là dương vật của chàng.

  • Thay đổi lực nắm của tay từ chặt sang lỏng.
  • Thay đổi cách xoa bóp từ kiểu kéo lên xuống sang kiểu xoắn.
  • Dùng cả hai tay để xoa bóp thân dương vật của chàng. Hoặc luân phiên thay đổi từng tay.
  • Thay đổi tốc độ massage dương vật theo nhịp độ chậm rãi – nhanh dần – và chậm trở lại.
  • Kỹ thuật massage lingam ở phần thân dương vật là hãy vuốt từ gốc đến đầu dương vật.

Cách đặt hướng bàn tay khi massage lingam dương vật:

  • Ôm trọn dương vật cùng chiều với các ngón tay.
  • Dùng cả hai tay ôm vào dương vật theo chiều của bàn tay.
  • Một tay di chuyển lên xuống, một tay còn lại xoắn nhẹ đầu dương vật.

4.6 Không để chàng xuất tinh khi massage lingam 

cách massage lingam cho nam - xoa bóp dương vật
Không để chàng xuất tinh trong khi massage lingam 

Trong quá trình massage lingam, chắc chắn chàng sẽ rất muốn xuất tinh. Thế nên, bạn phải chú ý đến hơi thở của chàng để đoán được cơn khoái cảm của chàng. Nếu thấy chàng bắt đầu thở gấp và nhanh, bạn hãy giảm cả tốc độ và lực bóp dương vật.

4.7 Kích thích điểm G từ bên ngoài

Trường hợp anh ấy chưa sẵn sàng để bạn chơi đùa với điểm G từ bên trong; bạn vẫn có thể kích điểm G của đàn ông từ bên ngoài với các bước sau đây:

  • Bước 1: Dùng gel bôi trơn thoa lên ngón trỏ và ngón giữa tay bạn.
  • Bước 2: Vuốt ve vùng đáy chậu, giữa bìu và khu vực hậu môn của chàng.
  • Bước 3: Quan sát phản ứng của chàng và thay đổi lực mạnh hoặc nhẹ.
  • Bước 4: Dùng tay còn lại để vuốt ve cơ thể của anh ấy, để anh ấy được kích thích cùng lúc nhiều vị trí trên cơ thể.
  • Bước 5: Khi anh ấy bắt đầu sướng dần, hãy hỏi chàng xem có sướng và muốn thay đổi nhịp độ nhanh hoặc mạnh không.

4.8 Kích thích điểm G từ bên trong

  • Bước 1: Đeo bao cao su cho ngón tay mà bạn dùng để kích thích.
  • Bước 2: Thoa dầu bôi trơn vào ngón tay của bạn.
  • Bước 3: Vuốt ve cùng đùi trong và bìu của chàng.
  • Bước 4: Từ từ luồng ngón tay vào trong trực tràng khoảng 3 – 5 cm.
  • Bước 5: Nhẹ nhàng ra vào, và lướt dọc mặt trước trực tràng hướng đến dương vật.
  • Bước 6: Điểm G là một khối lồi trơn nhẵn và mềm. Bạn hãy từ từ kích thích, mân mê điểm G của chàng.

>> Xem thêm: Điểm G của đàn ông nằm ở đâu? Cách kích thích điểm G của chàng

4.9 Kết thúc thao tác massage lingam

Để kết thúc quá trình massage lingam, bạn hãy để anh ấy xuất tinh một cách tự nhiên. Hoặc nếu chưa xuất tinh, bạn và anh ấy có thể quan hệ tình dục với nhau.

Sau khi kết thúc quá trình massage lingam, và chàng đã được thỏa mãn về nhu cầu tình dục. Lúc này, hai bạn có thể nằm cạnh và nói chuyện sâu sắc với nhau nhiều hơn. Hoặc cùng nhau đi vệ sinh vùng kín sau khi quan hệ.

>> Xem thêm: Nuốt tinh trùng có sao không khi bạn tình xuất tinh vào miệng?

[inline_article id=262873]

5. Massage lingam có giúp kéo dài thời gian quan hệ không?

Có giúp kéo dài thời gian quan hệ không?

Theo góc nhìn chủ quan và dân dã, thì khi thực hiện bất kỳ kỹ thuật massage nào, không riêng massage lingam đều giúp kéo dài thời gian quan hệ tình dục cho cả hai. Tuy nhiên, điều này chưa được khoa học chứng minh.

Bên cạnh đó, để thời gian quan hệ của nam giới được cải thiện, bạn cũng cần hỏi chàng về tần suất thủ dâm của chàng xem đã rơi vào tình trạng nghiện thủ dâm hay chưa. Bởi vì massage lingam không hoàn toàn hướng đến dục vọng, mà còn hướng đến sự thiêng liêng và giúp gắn kết tình cảm lúa đôi.

6. Massage lingam có giúp làm to dương vật không?

Massage lingam có giúp làm to dương vật hay không? Câu trả lời là KHÔNG. Trên thực tế, không có bất kỳ phương pháp nào; hoặc thực phẩm nào được cho là giúp làm to dương vật.

Tuy nhiên, khi thực hiện massage lingam sẽ khiến máu lưu thông đến dương vật nhiều hơn; và cảm quan trông sẽ to và cứng lâu hơn. Và tóm lại, massage lingam KHÔNG PHẢI là phương pháp làm to dương vật.

>> Cùng chủ đề: Hôn vùng kín có điều gì thú vị khiến chàng thích mê đến thế?

Nội dung trên, là những gì bạn cần biết Massage lingam là gì, cũng như cách thực hiện kỹ thuật massage lingam trước khi quan hệ để khơi gợi cảm hứng quan hệ mãnh liệt hơn cho hai bạn.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Cách làm tròng đen mắt to hơn tại nhà cho đôi mắt hút hồn

Đôi mắt to tròn, sáng long lanh chính là tâm điểm trên khuôn mặt để gây thiện cảm và thu hút mọi ánh nhìn. Để giúp đôi mắt to hơn, nhiều người đã sử dụng phương pháp thẩm mỹ. Tuy nhiên, chúng ta cũng có cách làm tròng đen mắt to hơn tại nhà rất đơn giản. Nếu chị em phụ nữ không biết làm sao để lòng đen mắt to hơn, hãy tham khảo bài viết này nhé.

Cách làm tròng đen mắt to hơn: Tập thể dục cho mắt

1. Bài tập chớp mắt

Bạn hãy từ từ nhắm mắt lại khoảng 2 giây rồi từ từ mở mắt ra khoảng 2 giây; cứ thực hiện lần lượt liên tục như vậy khoảng 10 lần. Có thể thực hiện cách làm tròng đen mắt to hơn này nhiều lần trong ngày. 

2. Cách làm tròng đen mắt to hơn: Bài tập đảo mắt

Mở to mắt và nhìn thẳng về phía trước; tiến hành đảo mắt từ từ theo hình tròn cùng chiều kim đồng hồ trong 5 lần; rồi đổi chiều quay tiếp 5 lần. Bạn hãy thực hiện liên tục cách làm tròng đen mắt to hơn này trong khoảng thời gian 3 phút.

3. Tập yoga cho mắt

Ngoài ra, bạn cũng có thể thử cách làm tròng đen mắt to hơn bằng bài tập yoga.  Đầu tiên, dùng 2 lòng bàn tay đã xoa nóng đặt lên 2 mắt nhắm lại. Sau đó ấn nhẹ mắt theo chuyển động tròn theo chiều kim đồng hồ 5 lần; và đảo ngược vòng 5 lần. Bạn có thể thực hiện bài tập này nhiều lần trong ngày.

>> Bạn có thể xem thêm 12 cách để nhanh hết kinh mọi chị em nên biết.

Cách làm tròng đen mắt to hơn: Massage mắt

làm sao để lòng đen mắt to hơn

 

– Cách 1

  • Dùng 3 ngón tay gồm ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn đặt lên lông mày; nhẹ nhàng nhấn vào các vùng này.
  • Để định hình cho vùng lông mày, bạn nên ấn kết hợp đẩy nhẹ hướng lên trên.
  • Thực hiện động tác massage trong khoảng 7 đến 8 giây. Có thể thực hiện cách làm tròng đen mắt to hơn này nhiều lần trong ngày.

– Cách 2: 

  • Xoa hai lòng bàn tay để làm nóng tay và dùng ngón trỏ đặt lên phần đuôi mắt.
  • Nhấn nhẹ và thả tay ra.
  • Dùng lực ở ngón tay nhẹ nhàng kéo các cơ về phía thái dương. Giữ yên trong khoảng 1-2 giây.
  • Lặp lại 3 lần cách làm tròng đen mắt to hơn này, mỗi lần 2 đến 3 giây.

Cách làm tròng đen mắt to hơn: Đeo kính áp tròng

Làm sao để lòng đen mắt to hơn như các diễn viên và người nổi tiếng? Tất cả đều có cách làm tròng đen mắt to hơn tự nhiên đơn giản thôi. Đó chính là sử dụng đến kính áp tròng giúp tạo hiệu ứng cho đôi mắt to tròn.

Bạn chỉ cần đeo kính áp tròng đúng cách, đừng quên vệ sinh tay sạch sẽ trước khi đeo kính nhé. Và đeo kính đúng kỹ thuật sẽ mang lại đôi mắt đẹp và an toàn hơn cho mắt bạn nhé..

[inline_article id=265773]

Cách làm tròng đen mắt to hơn: Trang điểm

Bước 1: Che quầng thâm

Nếu không “xử lý” những quầng thâm dưới mắt sẽ khiến cho đôi mắt nhỏ hơn và trông bạn “lớn thêm” vài tuổi.

Bước 2: Chọn phấn mắt 

  • Bạn nên chọn tông màu sáng như màu cam đào, hồng đào, nâu nhạt thêm một ít nhũ. Sau đó, đánh ngay dưới xương lông mày và tán đều xuống đuôi mắt.
  • Chú ý tán phấn đều trên bầu mắt sau đó thêm một màu đậm hơn cùng tông màu trên phần đuôi mắt và phần sát mí mắt. Điều này sẽ làm đôi mắt của bạn to và tròn hơn đấy.

Bước 3: Kẻ đuôi mắt

cách làm tròng đen mắt to hơn tự nhiên

Sau khi bạn đã “biến” đôi mắt nhỏ trở nên to hơn thì hãy kẻ đuôi mắt để giúp đôi mắt có chiều sâu hơn.

  • Nhướn mắt lên để lộ đường chân mi mắt một góc 45 độ.
  • Dùng bút kẻ mắt vẽ lên đường chân mi đó.
  • Kẻ đường thật mảnh và hài hoà với đôi mắt; kéo đường kẻ hơi dài một tí so với mắt thật và nhẹ nhàng vuốt cong để tạo độ mềm mại cho mắt.
  • Tránh kẻ quá đậm hoặc quá dài làm cho mắt mất vẻ tự nhiên nhé.

Bước 4: Viền mi dưới của mắt màu sáng 

Có khá nhiều gam màu sáng để bạn thử như màu trắng, màu hồng nhạt, màu hồng đào, màu xanh dương nhạt. Khi trang điểm những gam màu này trên mi mắt dưới sẽ khiến đôi mắt trông to và sáng hơn.

Bước 5: Uốn cong và chuốt mascara cho mi mắt

Dùng dụng cụ bấm mi giúp bạn có một bờ mi cong dày là cách làm tròng đen mắt to hơn tự nhiên. Sau đó dùng mascara chuốt mi để giữ được độ cong của lông mi. Không nên chuốt mascara quá nhiều ở phần đuôi mi vì sẽ khiến cho mắt trở nên nặng trĩu và tròng đen mắt nhỏ lại.

Bước 6: Kẻ lông mày

Lông mày mỏng sẽ khiến cho đôi mắt trông lớn hơn. Nhưng không phải vì thế mà bạn để cho lông mày quá mỏng nhé. Bạn nên kẻ lông mày theo màu tóc của bạn để giúp mắt trông tự nhiên hơn.

[inline_article id=291995]

Bí quyết giúp đôi mắt luôn tươi sáng và to tròn 

Bên cạnh những cách làm tròng đen mắt to hơn, bạn cũng nên lưu ý những việc sau để đôi mắt luôn tươi sáng nhé.

  • Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc không chỉ là cách làm tròng đen mắt to hơn mà cũng giúp bạn tăng cường sức khỏe.
  • Uống đủ nước: Thói quen cung cấp đủ nước cho cơ thể giúp mắt tránh được các tình trạng khô, đau đỏ mắt. Đôi mắt sưng húp khi ngủ dậy thường là do cơ thể bị thiếu nước.
  • Dưỡng ẩm cho vùng da quanh mắt: Dưỡng ẩm vùng xung quanh mắt là cách để mắt to khá hiệu quả. Điều này giúp bạn trông tươi tắn hơn, từ đó cũng tạo hiệu ứng tích cực lên đôi mắt.
  • Tập thể dục kết hợp cùng với massage vùng da mắt: Đây là cách làm tròng đen mắt to hơn để bạn tràn đầy sức sống.
  • Đeo kính râm khi đi dưới trời nắng: Khi ở nơi có ánh sáng mạnh, bạn phải nheo mắt lại nên ảnh hưởng rất xấu cho đôi mắt.
  • Sử dụng mặt nạ cho mắt: Khi được sử dụng thường xuyên, vùng da xung quanh mắt sẽ mềm mại hơn và bạn sẽ thấy đôi mắt có sức sống hơn. Nếu bạn không có sẵn mặt nạ mắt thì xoa đá viên quanh mắt cũng có tác dụng tương tự.

Sở hữu tròng đen mắt nhỏ khiến chị em tự ti. Hy vọng với những cách cách làm tròng đen mắt to hơn này sẽ giúp ích cho các chị em. Hãy áp dụng triệt để các phương phá trên để tạm biệt lòng đen mắt nhỏ nhé. Chúc các chị em thành công!

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Bà đẻ sau sinh cho con bú có được uống nước dừa không?

“Cho con bú có được uống nước dừa không” là thắc mắc của nhiều mẹ bỉm. Nước dừa tươi là loại nước bổ dưỡng và phổ biến ở Việt Nam. Người lớn và trẻ em thường xuyên sử dụng nước dừa sẽ mang đến nhiều tác động tích cực cho sức khỏe.

Mặc dù biết vậy nhưng phụ nữ sau sinh cần nên kiêng cữ nhiều thứ để tránh mất sữa và nhanh hồi phục sức khỏe. Vậy phụ nữ cho con bú có được uống nước dừa không? Liệu nước dừa có khiến mẹ bị mất sữa hay làm ảnh hưởng nguồn sữa mẹ không? Bạn hãy đi tìm câu trả lời cho mình qua bài viết dưới đây.

1. Mẹ sau sinh cho con bú có được uống nước dừa không?

Dừa được trồng và sử dụng nhiều ở nước ta. Chỉ cần từ 10-15 ngàn đồng là mẹ đã có thể sở hữu một trái dừa tươi, ngon, mọng nước. Bên cạnh công dụng giải khát, nước dừa còn được biết đến với đặc điểm lành tính, mát và tốt cho sức khỏe.

Mẹ cho con bú có được uống nước dừa không? Câu trả lời là CÓ. Các chuyên gia sức khỏe cho rằng bà đẻ trong giai đoạn này hoàn toàn có thể uống nước dừa. Nước dừa, đặc biệt là cùi dừa non có chứa rất nhiều thành phần tốt cho bà đẻ và trẻ em.

Sau sinh bao lâu được uống nước dừa? Câu trả lời tùy thuộc vào mẹ sinh thường hay sinh mổ:

  • Sinh thường: Sau sinh khoảng 1 tháng là mẹ có thể bắt đầu uống nước dừa.
  • Sinh mổ: Mẹ nên chờ khoảng 1,5 – 2 tháng sau khi sinh mổ mới nên uống nước dừa.

(*) Lưu ý, thời gian nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe và bệnh lý của mỗi người.

2. Lợi ích của nước dừa với mẹ cho con bú

Cho con bú được uống nước dừa không?
Sau sinh cho con bú được uống nước dừa không? Lợi ích là gì?

Nước dừa ít calo và chất béo; nhưng lại rất giàu vitamin, khoáng chất; và các chất dinh dưỡng khác như axit lauric, clorua, sắt, kali, magiê, canxi, natri và phốt pho.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nước dừa có các hoạt tính kháng virus, kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa. Mẹ uống nước dừa sẽ phòng và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Những lợi ích sau giúp mẹ hiểu rõ vì sao “cho con bú uống nước dừa được không” và câu trả lời là có:

  • Có thể giúp mẹ lợi sữa: Chế độ ăn uống cân bằng với nhiều loại đồ uống khác nhau, bao gồm cả nước dừa, có thể làm tăng nguồn sữa mẹ. Tuy nhiên, không có nghiên cứu lâm sàng nào chứng minh hiệu quả của nước dừa trong việc làm gia tăng tiết sữa mẹ.
  • Bổ sung nước cho cơ thể: Sau sinh, mẹ có thể thường xuyên gặp trạng thái mất nước. Nước dừa chứa natri, kali sẽ giúp bổ sung đủ lượng nước, cấp ẩm, phòng cảm sốt. Đặc biệt vào những ngày nắng nóng và hanh khô; uống nước dừa sẽ làm mẹ cảm thấy tỉnh táo và đỡ mệt mỏi. 
  • Bổ sung vitamin B, C và các khoáng chất cần thiết: Bên cạnh thói quen ăn trái cây, rau củ quả để bổ sung vitamin cho cơ thể, mẹ cũng có thể dùng thêm nước dừa để đổi vị. Nước dừa chứa rất nhiều vitamin như K, A, C, E và các chất khoáng khác như canxi, sắt, đồng… tốt cho cơ thể.

>> Cho con bú được uống nước dừa, và mẹ cần ăn gì nữa không để sữa đặc và thơm?

Lợi ích của nước dừa đối với mẹ sau sinh
Sau sinh cho con bú có được uống nước dừa không?
  • Tăng sức đề kháng cho mẹ và bé: Phụ nữ cho con bú có được uống nước dừa không? Câu trả lời là CÓ bởi vì giúp tăng sức đề kháng cho mẹ và bé. Nước dừa chứa các chất dinh dưỡng tuyệt vời cho hệ thống miễn dịch bởi có chứa polysaccharide và axit lauric. Những chất này giúp kháng virus, kháng nấm, chống lại vi khuẩn và ký sinh trùng. 
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Sau sinh, mẹ sẽ dễ gặp tình trạng táo bón, khó tiêu do cơ thể còn đang trong quá trình hồi phục. Nguồn chất xơ và chất điện giải có trong dừa sẽ giúp mẹ xoa dịu dạ dày, tránh nôn mửa, rối loạn tiêu hóa. 
  • Giảm cân và làm đẹp da: Tác dụng của nước dừa cũng có thể giúp cho mẹ trong giai đoạn cho con bú giảm cân và làm đẹp da. Dừa cung cấp nhiều vitamin sẽ giúp bạn thêm tràn đầy sức sống mà không gây mỡ bụng. 
  • Phòng ngừa lão hóa, ung thư da: Trong nước dừa có chứa các chất như kinetinl, cytokinin và trans – zeatin có tác dụng chống lại huyết khối, ung thư và chống lão hóa trên cơ thể. Đặc biệt, nước dừa cung cấp độ ẩm và hàm lượng lipid cao nên có thể phòng ngừa ung thư da hiệu quả.

[inline_article id=218499]

3. Lưu ý khi mẹ cho con bú uống nước dừa

Lưu ý khi uống nước dừa
Bà đẻ sau sinh cho con bú có được uống nước dừa không và những lưu ý

Sau khi biết “cho con bú uống nước dừa được không”; và hiểu rằng uống nước dừa sẽ đem lại nhiều lợi ích tích cực cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, để dừa phát huy những công dụng tuyệt vời; mẹ sau sinh và cho con bú cần lưu ý những điều dưới đây: 

  • Nên uống nước dừa tươi, vỏ màu xanh, không bị hư.
  • Khi bụng yếu, mẹ tuyệt đối không sử dụng nước dừa vì sẽ dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy
  • Nước dừa dùng trong ngày, không dùng vào ban đêm hay để qua đêm vì lúc này nước dừa sẽ bị hư, biến chất. 
  • Chỉ sử dụng liều lượng thích hợp với cơ thể. Mẹ nên uống 3-4 trái trên tuần, không dùng quá nhiều gây phản tác dụng.
  • Khi uống nước dừa trong giai đoạn cho con bú, mẹ cần quan sát các phản ứng của con để tránh bé bị dị ứng hay không với hợp loại nước này.

>> Mẹ xem thêm: Mẹ cho con bú bị cảm có uống nước dừa được không và phải làm sao?

[inline_article id=264111]

Nếu muốn một thức uống bồi bổ cơ thể, không tốn nhiều thời gian pha chế thì nước dừa là sự lựa chọn tối ưu cho mẹ. Sau khi đã hiểu rõ quá trình cho con bú có được uống nước dừa không và công dụng của nước dừa, mẹ đừng ngần ngại sử dụng loại thức uống ngon, bổ, rẻ này ngay nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Trẻ bú mẹ bị tiêu chảy: Nguyên nhân và cách điều trị

trẻ bú mẹ bị tiêu chảy
Trẻ bú mẹ bị tiêu chảy: Làm sao để xử lý kịp thời cho con?

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non yếu nên chưa thích ứng được với những thay đổi dù là nhỏ nhất. Do đó, tình trạng trẻ bú mẹ bị tiêu chảy khá phổ biến.

Dưới đây là những nguyên nhân khiến trẻ bú mẹ bị tiêu chảy và cách chữa trị tại nhà mà mẹ nên biết để chăm con tốt hơn.

Nguyên nhân trẻ bú mẹ bị tiêu chảy

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bú mẹ bị tiêu chảy. Nhưng đa số đều là những nguồn cơn phổ biến và thông thường trẻ sẽ tự hết.

Ngoài ra, trẻ bú mẹ bị tiêu chảy còn là dấu hiệu của một số bệnh lý cần được điều trị sớm. Tuy nhiên, trường hợp này hiếm gặp.

1. Trẻ bú mẹ bị tiêu chảy do chế độ dinh dưỡng của bạn

Nếu trẻ bú mẹ bị tiêu chảy thì chế độ dinh dưỡng của bạn có thể là nguyên nhân chủ yếu.

Ví dụ, mẹ ăn nhiều thực phẩm cay, dầu mỡ hoặc các món tráng miệng nhiều đường thì có thể làm cho bụng bé bú sữa mẹ sôi ùng ục và tiêu chảy.

2. Tác dụng phụ của thuốc khiến trẻ bú mẹ bị tiêu chảy

Mẹ uống thuốc như thuốc kháng sinh có thể thấm vào nguồn sữa và gây tiêu chảy cho bé.

Một số chất bổ sung dinh dưỡng như vitamin và bột protein cũng có thể ngấm vào tuyến sữa và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

3. Rối loạn hệ tiêu hóa gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

trẻ bú mẹ bị tiêu chảy có thể do rối loạn tiêu hóa

Nếu bạn không thay đổi chế độ dinh dưỡng và không dùng thuốc mà bé bị tiêu chảy thì có thể con bị rối loạn tiêu hóa (cúm bao tử hoặc viêm dạ dày ruột).  

Trẻ gặp tình trạng này sẽ bị tiêu chảy, sốt nhẹ và nôn mửa nhiều lần trong 24 giờ.

Đây là một bệnh lý ở trẻ sơ sinh và thông thường bệnh sẽ nhanh khỏi.

4. Trẻ uống thuốc điều trị bệnh

Một vài loại thuốc dùng để chữa bệnh cho con có thể là nguyên nhân khiến trẻ bú mẹ bị tiêu chảy.

Các loại thuốc bao gồm thuốc kháng sinh cho bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và bệnh nhiễm ký sinh trùng.

Một số trẻ nhạy cảm với các thành phần của thuốc giảm đau và sốt cũng có thể bị tiêu chảy.

[inline_article id=265940]

5. Chế độ dinh dưỡng của trẻ

Khi con được khoảng 6 tháng tuổi, bé đã bắt đầu được mẹ tập cho ăn dặm để làm quen với thức ăn dạng rắn. Chế độ ăn uống thay đổi có thể làm bé bị rối loạn tiêu hóa.

Hệ tiêu hoá của bé cần có thời gian điều chỉnh cách tiêu hóa phù hợp với thức ăn dạng rắn. Do đó, bé có thể bị tiêu chảy cho tới khi hệ tiêu hóa bắt đầu quen dần với loại thức ăn mới.

6. Các nguyên nhân hiếm khiến trẻ bú mẹ bị tiêu chảy

Một số bệnh lý nghiêm trọng nhưng không phổ biến cũng có thể gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.

Nếu mắc những bệnh dưới đây, bé sẽ bị tiêu chảy kèm theo một số triệu chứng khác trong một thời gian dài:

  • Nhiễm trùng ruột già nghiêm trọng do khuẩn Shigella gây ra
  • Bệnh viêm đại tràng do nhiễm khuẩn C. difficile
  • Bệnh u xơ nang CF
  • Bệnh u thần kinh nội tiết

Cách điều trị trẻ bú mẹ bị tiêu chảy tại nhà

cách điều trị trẻ bú mẹ bị tiêu chảy tại nhà

Không phải lúc nào bạn cũng có thể ngăn chặn hoặc chữa hết ngay lập tức tình trạng tiêu chảy của trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, mẹ có thể giúp con tránh bị mất nước hoặc gặp các biến chứng ngay tại nhà.

Hầu hết các trường hợp trẻ bú mẹ bị tiêu chảy sẽ tự khỏi mà không cần uống thuốc nếu mẹ áp dụng các biện pháp dưới đây.

1. Điều trị tiêu chảy cho trẻ bú mẹ dưới 6 tháng tuổi

Mẹ nên lưu ý bổ sung nước và thay tã cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy theo những cách dưới đây:

  • Giữ cho con không bị mất nước: Tình trạng mất nước xảy ra khi bé đi tiêu chảy nhiều và nhiều lần. Do đó cần tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ để bù lại lượng nước đã mất.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa về thức uống điện giải cho bé như oserol: Các loại thức uống này có tác dụng thay thế lượng nước và muối đã mất do tiêu chảy. Nhưng lưu ý trong các trường hợp tiêu chảy bình thường thì chỉ cần bổ sung thêm sữa mẹ.
  • Thay tã thường xuyên: Mẹ nên thay tã cho con thường xuyên, càng khô thoáng càng tốt để ngăn ngừa bị hăm da.

2. Điều trị tiêu chảy cho trẻ bú mẹ trên 6 tháng tuổi

Với trẻ trên 6 tháng tuổi, bạn cũng thực hiện các cách trên để con không bị mất nước.

Nếu bé đã ăn được các thức ăn dạng rắn (ăn dặm), bạn hãy thử cho bé ăn kèm thêm một vài món làm giảm tình trạng tiêu chảy, gồm:

  • Bánh quy giòn
  • Ngũ cốc
  • Mì ống
  • Chuối

Tuy nhiên, thức ăn phải được làm nhỏ, nát và đủ nhuyễn để bé dễ ăn, tránh tình trạng bị hóc hay nghẹn.

3. Mẹ cần lưu ý gì khi chữa trẻ bú mẹ bị tiêu chảy?

những điều cần lưu ý khi trẻ bú mẹ bị tiêu chảy

Để chữa trẻ bú mẹ bị tiêu chảy, bạn cần nên lưu ý những điều dưới đây:

Những thực phẩm mẹ cần tránh ăn

  • Sữa bò (tránh dùng khi con dưới 1 tuổi)
  • Nước ép táo và các loại nước ép trái cây khác (tránh dùng khi trẻ dưới 2 tuổi)
  • Các món chiên
  • Thức ăn cay nóng
  • Các thức uống thể thao dành cho người lớn.

Những lưu ý khác

Mẹ cần lưu ý vệ sinh đầu vú, ngực trước khi cho con bú. Các vật dụng trẻ tiếp xúc cũng phải được làm sạch để tránh nhiễm khuẩn hoặc nhiễm giun, sán.

Bạn cũng lưu ý tránh dùng thuốc trị tiêu chảy khi chưa được sự đồng ý từ bác sĩ nhi khoa.

[inline_article id=266726]

Khi nào mẹ nên đưa con đi khám?

Trong trường hợp bé bị tiêu chảy kèm theo những dấu hiệu dưới đây, bạn cần đưa con đến bệnh viện ngay:

  • Phân bé màu trắng hoặc đỏ: Màu phân nhạt hoặc màu trắng có thể do bé có vấn đề về gan. Trẻ đi tiêu chảy có màu đỏ lẫn trong phân nghĩa là có thể chảy máu bên trong
  • Tình trạng tiêu chảy ngày càng nặng hoặc đi ra nước hơn 10 lần trong ngày
  • Nôn nhiều và nhiều lần
  • Phát ban trên da
  • Sốt
  • Sụt cân hoặc không tăng cân

Tình trạng trẻ bú mẹ bị tiêu chảy khá phổ biến do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt. Nhưng một số trường hợp đặc biệt, tiêu chảy là biểu hiện ban đầu của một số bệnh lý nguy hiểm. Do đó, mẹ cần theo dõi tình trạng tiêu chảy của con thường xuyên để biết khi nào cần gặp bác sĩ nhi khoa nhé.

Ngọc Trân