Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Có nên hơ than cho trẻ sơ sinh? Cách giữ ấm con yêu an toàn

Tuy nhiên, mẹ có nên hơ than cho trẻ sơ sinh hay không? Cách giữ ấm cho bé yêu trong những ngày đông lạnh giá là gì? Trong bài viết, mẹ sẽ tìm ra câu trả lời.

1. Có nên hơ than cho trẻ sơ sinh?

Câu trả lời là KHÔNG. Vì than được đốt lên tạo ra khí CO và CO2 có thể gây ngộ độc cho mẹ và bé.

Đây là khí độc không tốt cho mẹ; đặc biệt có thể khiến cho bé ngạt thở hoặc thậm chí gây tử vong. Ở mức nhẹ nhất, hơ than cho trẻ sơ sinh cũng gây những ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp, gây viêm phổi cho cả mẹ và con.

Chính vì lý do này mà mẹ KHÔNG NÊN áp dụng biện pháp hơ than cho trẻ sơ sinh.

có nên hơ than cho trẻ sơ sinh hay không
Có nên hơ than cho trẻ sơ sinh? Không mẹ nhé!

2. Những rủi ro sức khỏe khi hơ than cho trẻ sơ sinh

Để mẹ biết vì sao không nên có tập tục hơ than cho trẻ sơ sinh; mẹ hãy tìm hiểu những ảnh hưởng độc hại từ phương pháp này để tránh gây ra những điều hối tiếc cho con:

– Gây ngạt khí, ngộ độc khí thậm chí là tử vong: Khi đốt than trong phòng kín mà đóng hết các cửa, thì lửa đốt than sẽ sản sinh ra khí CO2 và khí CO. Đây là những loại khí sẽ hút hết không khí khiến cho mẹ và bé không có oxy trong phòng để thở, dẫn đến ngạt khí.

– Trẻ có nguy cơ cao bị bỏng: Mẹ đốt than để hơ, sưởi ấm cho bé có thể làm cho con bị bỏng do vô ý va chạm vào chậu than. Nghiêm trọng hơn có thể gây ra tình trạng hỏa hoạn, cháy nổ.

– Hơ than làm cho cơ thể bé mệt mỏi: Nhiệt độ của bếp than không phải lúc nào cũng giống nhau. Có lúc nóng hừng hực, có lúc tắt ngấm. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột làm cơ thể bé yếu và mệt mỏi hơn.

– Gây rôm sảy, nhiễm trùng da: Khi hơ than, than cũng có thể bám vào người mẹ và bé kèm với mồ hôi do môi trường quá nóng trong phòng nằm than sẽ khiến cả mẹ và bé bị rôm sảy, nặng là nhiễm trùng da. Nếu không phát hiện và điều trị sớm dẫn đến nhiễm trùng máu.

Thói quen đốt than hơ cho bé hay sưởi ấm tiềm ẩn nhiều tác hại nên các mẹ chú ý bỏ tập tục này nhé.

>> Liên quan hơ than cho trẻ sơ sinh: Có nên giữ lại cuống rốn của bé hay không?

[inline_article id=4220]

3. Cách giữ ấm cho bé yêu an toàn và hiệu quả

Trong thời hiện đại ngày nay với tiến bộ của khoa học kỹ thuật; mẹ có thể áp dụng nhiều cách an toàn và tiện lợi để giữ ấm con yêu dưới đây:

  • Giữ ấm cơ thể bé bằng cách mặc áo ấm, khăn choàng cổ, đi tất, mang bao tay.
  • Nằm trong phòng kín gió bởi nếu phòng ngủ bị gió lùa sẽ khiến bé dễ nhiễm lạnh.
  • Ngoài ra, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé để tăng cường sức đề kháng.
  • Ngay sau khi sinh, mẹ cần làm ấm và lau khô cho bé bằng chăn ấm và phương pháp tiếp xúc da kề da.
  • Sử dụng các thiết bị sưởi ấm như máy điều hòa hay dùng lò sưởi điện. Lưu ý là khi dùng cách này, mẹ cần đảm bảo sự an toàn của hệ thống điện.

>> Xem thêm: Cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông

Một lần nữa, nếu mẹ thắc mắc có nên hơ than cho trẻ sơ sinh hay không; thì nhấn mạnh lại là không. Việc hơ than cho bé luôn tồn tại nhiều mối nguy hiểm gây hại đến sức khỏe, tính mạng.

Mẹ khi biết không có nên hơ than cho trẻ sơ sinh; mẹ sẽ có cách lựa chọn những phương pháp sưởi ấm con an toàn hơn. Đặc biệt là vào ngày lạnh của mùa đông, các mẹ có thể sử dụng những thiết bị sưởi ấm hiện đại rất tiện lợi mà đảm bảo sự an toàn cao cho cả mẹ và bé.

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Bật mí cách chiên trứng cực ngon chuẩn siêu đầu bếp

cách chiên trứng ngon
Cách chiên trứng ngon, ai ăn cũng phải tấm tắc khen!

Trứng là một loại thực phẩm dinh dưỡng chứa nhiều protein xây dựng cơ bắp và các vitamin tốt cho sức khỏe. Để chế biến các món ngon từ trứng, bạn không thể nào bỏ qua món trứng chiên thơm ngon, hấp dẫn. Sau đây là cách chiên trứng ngon chuẩn siêu đầu bếp để cả gia đình bạn cùng thưởng thức.

[inline_article id=252799]

Bật mí cách chiên trứng ngon

Để có cách chiên trứng ngon, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng những nguyên liệu cùng các bước thực hiện dưới đây:

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 3 quả trứng gà hoặc 2 quả trứng vịt 
  • 2 cây hành lá
  • 5 lá mùi tàu
  • 1 thìa nước mắm, 1 thìa muối, 1/2 thìa tiêu
  • 1 ít dầu ăn và bột ngọt

Cách chiên trứng ngon theo từng bước

cách chiên trứng ngon

Bước 1: Đập trứng ra bát sau đó cho gia vị như nước mắm, muối, bột ngọt vào rồi khuấy đều, bạn gia giảm theo khẩu vị gia đình của mình nhé. 

Bước 2: Rửa sạch hành lá và mùi tàu rồi thái nhỏ cho vào bát đựng trứng. Cho thêm 1 ít dầu vào và khuấy đều. Dầu sẽ giúp trứng khi chiên xong không bị khô.

Bước 3: Cho dầu ăn vào chảo, lưu ý không được cho quá nhiều hoặc quá ít dầu. Xoay chảo cho dầu láng đều khắp mặt. Khi dầu vừa sôi, bạn vặn nhỏ lửa rồi từ từ cho trứng vào chiên. Tiếp tục xoay đều chảo để trứng dàn đều khắp mặt.

Bước 4: Sau 2 phút chiên trứng, bạn dùng xẻng chiên nhẹ nhàng lật trứng lại để trứng không bị rách. Còn đối với trứng cuộn, sau khi chiên trứng tầm 1 phút, bạn nhẹ nhàng dùng xẻng gấp trứng lại rồi chiên tiếp hai mặt từ 1-2 phút là xong.

Bí quyết để giúp trứng ngon hơn

bí quyết để chiên trứng ngon

  • Để chiên trứng được mềm và xốp, bạn có thể thêm 1/4 thìa cà phê baking soda vào hỗn hợp trứng rồi đánh tan cho đến khi trứng nổi bọt.
  • Để món trứng khi chiên có mùi hương hấp dẫn hơn, bạn nên thêm từ 3 đến 4 giọt rượu trắng để tăng hương vị. 
  • Bạn thêm 1 ít dầu ăn vào hỗn hợp trứng để trứng chiên xong sẽ bóng bẩy, không bị khô.
  • Món trứng chiên sẽ dinh dưỡng hơn nếu bạn thêm 1 ít nấm thái nhỏ, thịt băm hoặc một ít lạp xưởng, tùy vào khẩu vị mỗi người.
  • Gia vị nêm vào trứng có thể đơn giản là một ít nước mắm hoặc muối, hoặc có thể sáng tạo thêm nước tương, bột ngọt, mayonnaise điều chỉnh theo khẩu vị mỗi người.
  • Cho trứng chiên xong vào một chiếc đĩa bắt mắt vừa vặn với trứng, tô điểm lên là một vài cọng ngò. Món ăn được trình bày đẹp sẽ thêm phần hấp dẫn hơn.

Những lưu ý khi chiên trứng

lưu ý khi chiên trứng

  • Khi đánh trứng nên dùng phới lồng đánh đều và nhẹ cho đến khi trứng nổi bọt để giúp trứng chiên xong sẽ xốp, đẹp hơn.
  • Dùng xẻng để lật trứng sẽ dễ dàng hơn dùng đũa thông thường và giúp trứng không bị rách.
  • Nếu bạn không có chảo chống dính và muốn trứng chiên ra vẫn mềm mượt thì nên cho nhiều dầu ăn. Đợi đến khi dầu nóng già rồi mới vặn nhỏ lửa từ từ và cho trứng vào chiên.
  • Khi cho trứng vào chiên, một ít trứng còn lại sẽ bị dính trên thành bát rất lãng phí. Để tránh tình trạng này, bạn nên cho 1 thìa nhỏ nước vào khi đánh trứng tan. Như vậy trứng sẽ được sử dụng hết khi chiên.
  • Trứng là một loại thức ăn bổ dưỡng tuy nhiên không được lạm dụng quá nhiều. Đối với trẻ nhỏ, chỉ nên ăn 1-2 quả trong 1 tuần, với người lớn thì có thể dùng 3-4 quả trong 1 tuần.

Yêu cầu của món trứng chiên ngon

yêu cầu của món trứng chiên ngon

Một món trứng chiên ngon sẽ cần đạt được những yêu cầu dưới đây:

  • Màu vàng đều đẹp, không cháy khét, xung quanh viền trứng giòn khi ăn vào
  • Trứng cần mềm và xốp
  • Trứng chiên xong không bị khô mà phải mượt mà, bóng bẩy
  • Trứng chiên phải tỏa ra hương thơm kích thích vị giác mới là món trứng ngon

[inline_article id=214072]

Trứng chiên không chỉ là một món ăn ngon giàu dinh dưỡng, chế biến đơn giản mà còn lại được nhiều người yêu thích. Vào những ngày bận rộn, bạn có thể sử dụng cách chiên trứng ngon này để làm ra một món ăn bổ dưỡng cho gia đình sum tụ bên mâm cơm nồng ấm. 

Anh Thư 

Categories
Tình cảm gia đình Gia đình

Massage yoni là gì? 7 tuyệt kỹ massage yoni lên đỉnh thăng hoa

Nhiều chị em hay đi spa để xoa bóp đầu, tay, chân… nhưng ít ai biết vùng kín cũng cần massage để giải tỏa stress và cải thiện vấn đề tình dục. Vì vậy, nếu bạn chưa biết massage yoni là gì; cùng những lợi ích mà liệu pháp này mang lại thì hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.

1. Massage yoni là gì?

Massage yoni là một kiểu massage làm tăng khoái cảm nhưng không thiên nhiều về tình dục; đây là màn dạo đầu hoàn hảo trước khi quan hệ. Massage yoni còn được gọi là matxa yoni, mát xa yoni, mat xa yoni hay massa yoni.

“Yoni” nghĩa là gì? Yoni trong tiếng Phạn có nghĩa là âm đạo và được dịch là “một nơi thiêng liêng”. Trong liệu pháp massage yoni, âm đạo được xem như một phần cơ thể được tôn kính, đáng được tôn trọng và tôn vinh.

Khi bạn đã hiểu massage yoni là gì, bạn cũng có thể thấy lợi ích kích thích dành cho phái nữ. Tuy nhiên, massage yoni còn mang lại nhiều trải nghiệm tuyệt vời cho càng, bạn theo dõi tiếp nội dung lợi ích massage yoni là gì nhé.

mát xa yoni
Massage yoni là gì? Đây là liệu pháp mát-xa nhằm tăng khoái cảm và sự hưng phấn cho màn dạo đầu

2. Lợi ích của massage yoni là gì?

Massage yoni giúp bạn khám phá sự kích thích cơ thể với tốc độ chậm rãi, bài bản và đầy kích thích. Mục đích cuối cùng của liệu pháp này là giúp cho bạn cảm thấy thoải mái và hiểu rõ hơn về cơ thể của chính mình.

Liệu pháp này cũng giúp chị em có cảm xúc tích cực hơn với tình dục. Cách tiếp cận chậm rãi và kỹ thuật bài bản của yoni mát xa sẽ giúp các nàng kết nối lại với cơ thể; giúp chị em vượt qua được các sang chấn về vấn đề tình dục và cải thiện chuyện phòng the.

Mát xa yoni cũng có thể có lợi cho những người bị đau vùng chậu. Nhà tình dục học Emily Royce cho biết: “Khung chậu có thể bị căng cả khi chúng ta ngồi hay đứng. Việc xoa bóp đùi và mô âm hộ cũng có thể giúp giảm đau, khiến vùng chậu được thư giãn hơn”.

Việc mát xa sẽ giúp thả lỏng cơ thể, làm dịu các mô cơ; nhất là đối với những người đã từng sinh nở và có vết rạch tầng sinh môn. Vì khi mát xa yoni, người mát xa sẽ đặt ngón tay vào góc 6 giờ từ cửa âm đạo; và từ từ di chuyển nhẹ nhàng.

Matxa yoni cũng được coi là một hình thức chữa bệnh cho những người chấn thương; đặc biệt nếu nàng có mô sẹo ở vùng sinh dục.

Mát xa yoni giúp nàng thoải mái với cơ thể của mình, tìm hiểu những sở thích mới trong quan hệ tình dục. Từ đó, chàng và nàng cùng nhau làm mới quãng thời gian thân mật, ân ái bên nhau.

Massage yoni là một hình thức giúp bạn nữ được kích thích đủ làm nàng ướt át, hưng phấn cho một cuộc yêu mãnh liệt. Theo đó, chàng cũng sẽ được tận hưởng phút giây thăng hoa cùng nàng.

>> Bạn có thể quan tâm: Cách làm cho bạn gái có hứng và kích thích ham muốn quan hệ

lợi ích của massage yoni đối với phái nữ
Lợi ích của massage yoni với nàng và chàng là gì?

3. Những điều cần chuẩn bị trước khi massage yoni

Massage yoni là một bài tập tinh thần, vì thế tâm trí của bạn cũng hoạt động nhiều như cơ thể. Sau đây là cách để chuẩn bị trước khi massage yoni để tâm trí và cơ thể cùng thực hành nhịp nhàng nhé.

3.1 Khởi động cho tinh thần thoải mái trước khi massage yoni

Bạn hãy khởi động bằng các động tác thở trong vài phút. 

  • Bước 1: Hít sâu vào và thở ra với nhịp độ chậm rãi và tiếng hơi thở rõ ràng.
  • Bước 2: Bạn thở vào, bụng căng phồng lên; và rồi thở ra, bụng bạn xẹp lại.
  • Bước 3: Bạn nên duy trì các kỹ thuật thở này trong suốt quá trình thực hiện yoni massage.

3.2 Bày biện không gian để massage yoni

bày biện không gian
Cách bày trí không gian để massage yoni là gì?

Bạn có thể thực hiện massage yoni trên giường, trên sàn nhà hoặc nơi khác mà bạn cảm thấy thoải mái và đầy hấp dẫn. Bạn chuẩn bị thêm gối và chăn để chỗ nằm mềm mại. Bên cạnh đó, bạn tắt bớt đèn hoặc dùng nến để tạo không khí lãng mạn.

3.3 Đảm bảo tâm thế và cơ thể sẵn sàng khi massage yoni

Khi bạn đã trong tâm thế sẵn sàng, hãy bắt đầu:

  • Bước 1: Đặt một cái gối dưới lưng và một cái gối khác dưới đầu.
  • Bước 2: Bạn hãy gập đầu gối và đặt bàn chân chạm đất.
  • Bước 3: Từ từ mở hai đùi để lộ vùng kín.
  • Bước 4: Khởi động cơ thể bằng cách chạm vào vùng nhạy cảm:
    • Đầu tiên, bạn hãy massage vùng bụng.
    • Xoa bóp bầu ngực và xung quanh quầng vú chậm rãi. Để yên núm vú ở những phút đầu tiên; sau đó nhẹ nhàng kéo hoặc kẹp vùng nhạy cảm này.
    • Xoa bóp dần về phía âm đạo và dừng lại để massage phần đùi trong.

>> Xem thêm: 9 cách làm tình cho phụ nữ lên đỉnh nhiều lần cho phái mạnh

4. Các kỹ thuật massage yoni đưa nàng lên đỉnh thăng hoa

Dưới đây là các kỹ thuật massage yoni từ cơ bản tới nâng cao thích hợp cho người mới bắt đầu luyện tập.

4.1 Kỹ thuật cupping

kỹ thuật cupping
Kỹ thuật cupping trong massage yoni là gì?
  • Khum bàn tay của bạn giống như hình chiếc cốc và đặt lên trên âm hộ.
  • Nhẹ nhàng di chuyển bàn tay theo chuyển động tròn.
  • Từ từ duỗi thẳng bàn tay ra và vuốt nhẹ lên cửa âm đạo.
  • Dùng lòng bàn tay massage toàn bộ khu vực này.

4.2 Kỹ thuật circling

  • Dùng đầu ngón tay xoay tròn âm vật theo chiều kim đồng hồ và ngược lại.
  • Thay đổi kích thước của các vòng tròn, lúc hẹp lúc rộng và lực ấn của ngón tay.

4.3 Kỹ thuật pushing and pulling

  • Ấn nhẹ vào âm vật liên tục.
  • Kéo ngón tay xuống dọc thân âm vật nhưng vẫn giữ áp lực trên đầu âm vật bằng một ngón tay khác.
  • Lặp lại động tác này cho phía còn lại của thân âm vật.

4.4 Kỹ thuật tugging trong massage yoni

  • Nhẹ nhàng kẹp âm vật bằng ngón giữa và ngón trỏ.
  • Kéo nhẹ và thả âm vật ra.
  • Kéo môi âm hộ rồi thả ra.
  • Nhẹ nhàng kéo thả luân phiên các bộ phận khác trong vùng kín.

4.5 Kỹ thuật rolling trong mát xa yoni

  • Kẹp âm vật giữa ngón cái và ngón trỏ.
  • Từ từ và nhẹ nhàng chà xát 2 ngón tay vào âm vật.

>> Xem thêm: Các tư thế quan hệ trên ghế tình yêu khiến nàng quằn quại vì sung sướng

4.6 Kỹ thuật massage yoni điểm G là gì?

kích thích điểm G
Kỹ thuật massage yoni kích thích điểm G là gì?

Khi bạn đã thành thạo các kỹ thuật cơ bản của massage yoni thì hãy thử cách massage điểm G để tăng thêm khoái cảm.

  • Cong ngón trỏ hoặc cong ngón trỏ và ngón giữa thành hình chữ C.
  • Luồn các ngón tay vào âm đạo nhẹ nhàng. Bạn có thể sử dụng chất bôi trơn để cảm thấy dễ dàng và thoải mái.
  • Khi bạn đã đưa hết ngón tay vào âm đạo thì nhẹ nhàng xoa bóp bên trong. Dùng ngón tay tìm kiếm điểm G là phần mềm, xốp nằm sau âm vật.
  • Nhẹ nhàng mân mê điểm G. Bạn có thể cong ngón tay và khều nhẹ điểm G để massage.
  • Thay đổi tốc độ lúc nhanh, lúc chậm và lực massage khi mạnh, khi nhẹ.
  • Để tăng thêm khoái cảm, bạn có thể sử dụng tay còn lại để mơn trớn âm vật.

4.7 Kỹ thuật edging trong mat xa yoni

Edging là kỹ thuật đưa cơ thể gần đạt điểm cực khoái nhưng từ từ giảm các kích thích để kiềm chế khoái cảm. Vì vậy mà cơ thể dễ đạt được cực khoái một cách mãnh liệt. 

  • Khi bạn cảm thấy cơ thể gần đạt cực khoái thì hãy từ từ và nhẹ nhàng rút tay ra khỏi âm đạo.
  • Đặt tay lên tim, thở sâu và chậm rãi để thư giãn.
  • Tiếp tục massage khi bạn đã sẵn sàng trở lại đạt cực khoái. 
  • Bạn có thể thực hiện kỹ thuật này nhiều lần. Càng thực hiện nhiều lần thì khoái cảm càng tăng lên mãnh liệt.

5. Các tư thế chuẩn bị tinh thần khi massage yoni là gì?

Trước khi bắt đầu các kỹ thuật yoni massage, bạn hoặc vợ chồng bạn có thể thử các tư thế dưới đây để thư giãn và chuẩn bị tinh thần.

5.1 Tư thế massage yoni một mình

Massage yoni một mình là một bài tập thú vị dành cho chị em phụ nữ. Bạn chỉ cần tìm cho mình một tư thế thoải mái để luyện tập và thư giãn.

Tư thế hoa sen (lotus) trong massage yoni là gì?

  • Ngồi thẳng lưng và bắt chéo hai chân.
  • Đặt bàn tay lên đầu gối và lòng bàn tay hướng lên.
  • Bắt đầu với nhịp thở chậm rãi, hít vào và thở ra từ dạ dày của bạn.

Tư thế đặt tay lên tim (hand on heart) trong massage yoni là gì?

  • Ngồi thẳng lưng và bắt chéo hai chân.
  • Nhẹ nhàng đặt tay phải lên trái tim.
  • Nhắm mắt lại và bắt đầu cảm nhận nhịp tim đang đập dưới bàn tay.
  • Tập trung vào năng lượng và cảm xúc để cảm nhận trái tim. 
  • Hít thở sâu để kết nối giữa tay và trái tim của bạn.

[inline_article id=300615]

5.2 Tư thế massage yoni dành cho cặp đôi là gì?

Nếu bạn thực hiện mat xa yoni với chồng thì có thể áp dụng các tư thế sau cho người mới bắt đầu hay đã thành thạo.

Tư thế lotus

  • Chồng của bạn ngồi thẳng lưng, chân bắt chéo.
  • Bạn nhẹ nhàng ngồi lên đùi chồng và vòng chân bạn ra sau lưng anh.
  • Bắt chéo hai mắt cá chân của bạn sau lưng chồng.
  • Nhìn vào mắt nhau và bắt đầu thở. Bạn và chàng cố gắng thở nhịp nhàng với nhau.

Tư thế úp thìa (spooning)

  • Hai bạn nên bắt đầu bằng tư thế nằm nghiêng bên trái trên giường hoặc sàn có nệm êm.
  • Phái nữ là người được mat xa yoni nên nằm ở tư thế thìa “nhỏ”, tức là nằm trong lòng của chồng.
  • Hít thở sâu và cố gắng đồng điệu cơ thể và tâm trí.

>> Bạn có thể quan tâm: [Ảnh nét] 25+ tư thế quan hệ lên đỉnh & cách vợ chồng làm tình lâu ra

Massage yoni có lợi ích là gì? Liệu pháp này đem lại nhiều lợi ích cho phái nữ; đặc biệt là giúp các chị em hiểu rõ hơn về cảm xúc và nhu cầu tình dục của chính mình. Nếu bạn đã có gia đình thì hãy tập yoni mát xa cùng chồng để thấu hiểu cảm xúc của nhau hơn ở chốn phòng the nhé.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Viêm phụ khoa sau sinh: Mẹ đừng nên coi thường!

viêm phụ khoa sau sinh
Mẹ đừng coi thường viêm phụ khoa sau sinh!

Chị em sinh thường hay sinh mổ cũng đều có nguy cơ đối diện với viêm nhiễm phụ khoa. Đây là căn bệnh thường gặp nhất ở trong độ tuổi sinh sản. Với những phụ nữ sau sinh thì tỷ lệ mắc bệnh lại càng cao. Vậy nguyên nhân gây viêm phụ khoa sau sinh là gì và cách chữa trị như thế nào?

Nguyên nhân gây viêm phụ khoa sau sinh

Chị em sau khi sinh bé sẽ trải qua nhiều sự thay đổi từ cơ thể đến tâm sinh lý. Nguyên nhân phổ biến gây ra căn bệnh viêm phụ khoa sau sinh có thể kể đến như sau:

1. Do sự thay đổi nội tiết tố 

Sau khi sinh và cho con bú, cơ thể phụ nữ dễ bị mất cân bằng nội tiết tố. Sự thay đổi này khiến môi trường âm đạo bị xáo trộn, dẫn đến khí hư, khí huyết nhiều, ẩm ướt. Từ đó, vi khuẩn, nấm dễ xâm nhập, ảnh hưởng trực tiếp đến âm đạo và là nguyên nhân gây ra các bệnh như u xơ tử cung, u nang buồng trứng… 

[inline_article id=262605]

2. Do hệ miễn dịch suy giảm

Mang thai và sinh nở là một quá trình tiêu hao sinh lực rất lớn. Mỗi lần vượt cạn là mỗi lần cơ thể và sức khỏe của người mẹ suy giảm. Hệ miễn dịch hoạt động không tốt sau khi sinh khiến chị em khó chống chọi với các tác nhân gây hại cơ thể, đặc biệt là các bệnh về viêm phụ khoa.

3. Âm đạo bị tổn thương sau sinh

viêm phụ khoa sau sinh - âm đạo bị tổn thương

Khi sinh bé, các cơ quanh vùng kín giãn rộng thậm chí có những vết rách, vết khâu rất dễ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Điều này tạo cơ hội cho bệnh phát triển, lan rộng, gây viêm nhiễm.

4. Do vấn đề vệ sinh kém 

Trong 6-8 tuần sau sinh, cơ thể phụ nữ sẽ tiết ra sản dịch thay cho kinh nguyệt. Vì thế vùng kín sẽ cực kì ẩm ướt, bí bách, ngứa ngáy và có mùi hôi. Lúc này, chị em phải chú ý vệ sinh thật kỹ lưỡng, sạch sẽ để phòng bệnh phụ khoa.

5. Do quan hệ tình dục sớm

Sau thời gian sinh nở, phụ nữ cần nghỉ ngơi và điều dưỡng để cơ thể sớm hồi phục, âm đạo hoạt động bình thường. Nếu vội vàng “yêu” trở lại sẽ dễ khiến âm đạo tổn thương và tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Chưa kể, người chồng có thể mang mầm bệnh từ cơ thể sang cho chị em. 

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra viêm nhiễm phụ khoa sau sinh: 

  • Quá trình cắt tầng sinh môn không đảm bảo vô khuẩn
  • Quá trình sinh mổ khiến tử cung bị vỡ, nhiễm khuẩn ối
  • Nhiễm khuẩn máu sau sinh

Viêm phụ khoa sau sinh gây ra nhiều nguy hiểm

viêm phụ khoa sau sinh khá nguy hiểm

Nhiều chị em thường xem nhẹ các dấu hiệu của viêm phụ khoa sau sinh mà không hề hay biết những nguy cơ tiềm ẩn của bệnh đến sức khỏe, nhất là khả năng sinh sản. 

Ảnh hưởng sinh hoạt hằng ngày: Các triệu chứng do viêm phụ khoa gây ra như ngứa, đau vùng kín, khí hư nhiều dẫn đến chị em cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, mất tập trung vào công việc hằng ngày.

Tăng nguy cơ viêm nhiễm lan rộng: Khi không được phát hiện kịp thời, tình trạng viêm nhiễm kéo dài, các vi khuẩn, nấm sẽ xâm nhập và lây lan trên diện rộng.

Giảm ham muốn tình dục: Hầu hết các bệnh phụ khoa đều gây đau rát cho phụ nữ khi “yêu”. Lâu dần sẽ làm chị em ngại và lãnh cảm với việc quan hệ chăn gối, ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng.

Tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn: Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa đều ít nhiều gây ảnh hưởng đến quá trình sinh nở của phụ nữ. Đơn cử như bệnh viêm vùng chậu, nếu chị em bị bệnh này lâu ngày, vòi trứng sẽ viêm và gãy gập. Điều này làm tinh trùng không thể gặp trứng và thụ tinh được, dẫn đến vô sinh. 

Biến chứng khác: Viêm phụ khoa sau sinh không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dần chuyển sang mãn tính, có nguy cơ gây ra ung thư cổ tử cung và nhiều hệ lụy khác ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng chị em phụ nữ.

Cách điều trị viêm phụ khoa sau sinh

cách điều trị viêm phụ khoa sau sinh

Việc điều trị viêm phụ khoa sau sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Tình trạng bệnh cụ thể 
  • Tác nhân gây bệnh 
  • Phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa ngoài…
  • Lịch sử bệnh của bệnh nhân 

Khi cảm thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, chị em phụ nữ nên đến ngay bệnh viện để thăm khám kịp thời.

1. Điều trị viêm phụ khoa bằng thuốc 

Viêm phụ khoa sau sinh dạng nhẹ thường được điều trị bằng thuốc dành cho sản phụ. Chị em sẽ được uống thuốc và sử dụng thuốc đặt âm đạo để tiêu diệt vi khuẩn, mầm bệnh, kháng viêm và làm lành vết thương. 

Với phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 3 tháng tuổi cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc kháng sinh. 

Người bệnh không được tự ý mua thuốc điều trị mà cần tuân theo đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ để tránh rủi ro. 

[inline_article id=262300]

2. Điều trị bằng các thủ thuật ngoại khoa 

Đối với những bệnh viêm phụ khoa sau sinh nặng hơn, sử dụng thuốc không hiệu quả thì cần phải sử dụng những biện pháp mạnh như: 

  • Kỹ thuật đốt điện
  • Kỹ thuật laser
  • Kỹ thuật Dao Leep (khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện) 
  • Áp lạnh để triệt tiêu vùng viêm nhiễm. 

Lưu ý khi điều trị viêm phụ khoa sau sinh

lưu ý khi điều trị viêm phụ khoa sau sinh

  • Chị em cần sử dụng thuốc dưới sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ theo đúng liều lượng, không được tự ý mua thuốc.
  • Có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Chị em không nên sử dụng chất kích thích như bia rượu.
  • Chị em nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng nước muối ấm pha loãng, giữ khô thoáng. Đồng thời không được thụt rửa âm đạo hay sử dụng những chất tẩy rửa như xà phòng, sữa tắm.
  • Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi hết bệnh. Chị em nên khám sức khỏe định kỳ từ 3-6 tháng để chắc chắn bệnh đã khỏi hoàn toàn và phát hiện ngay khi bệnh quay lại. 

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho chị em phụ nữ những thông tin hữu ích để phòng và chữa viêm phụ khoa sau sinh. Chị em hãy lưu ý và đến gặp bác sĩ ngay khi cơ thể gặp những triệu chứng bất thường nhé. 

Đào Phương Anh

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những thực phẩm mẹ nên tránh xa

Tầng sinh môn là một phần của bộ phận sinh dục nữ, đảm nhiệm vai trò quan trọng đối với chức năng sinh sản của chị em. Thủ thuật rạch tầng sinh môn sẽ để lại những tổn thương nhất định trên cơ thể và cần có thời gian để hồi phục. Bạn hãy cùng tìm hiểu rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì để nhanh chóng trở lại thói quen sinh hoạt hàng ngày nhé. 

Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì?

Để quá trình phục hồi vết thương nhanh chóng mà không gặp tác dụng phụ, mẹ bỉm sữa sau rạch tầng sinh môn nên kiêng ăn những thực phẩm sau đây: 

1. Kiêng thực phẩm nhiều dầu mỡ

Chị em phụ nữ cần hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ như món chiên, xào, nướng và thực phẩm có hàm lượng chất béo cao. Những món ăn này có khá nhiều năng lượng nhưng lại cung cấp rất ít chất dinh dưỡng cho cơ thể nên gây ra tác động tiêu cực đến vết thương.

[inline_article id=178128]

2. Kiêng thực phẩm quá ngọt, nhiều đường

Mẹ sau sinh và khâu tầng sinh môn nên tránh dung nạp quá nhiều đường. Vì điều này sẽ làm chậm quá trình lành vết thương và có thể dẫn đến những biến chứng khác.

3. Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Đồ cay, nóng

rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Đồ cay nóng

Sau khi rạch tầng sinh môn, chị em nên hạn chế các món ăn cay nóng vì sẽ kích thích đến vết thương, gây sưng đỏ.

4. Hạn chế dùng thực phẩm dai, cứng, khó tiêu

Thực phẩm có độ dai, cứng, khó tiêu như khoai tây, chocolate, mì ống… cần dùng số lượng vừa phải để tránh gây áp lực lớn lên hệ tiêu hóa của chị em. Những thực phẩm này ảnh hưởng đến dạ dày, gây táo bón, làm cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ và bé.

5. Ít dùng những thực phẩm lên men

Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì bao gồm luôn cả các thực phẩm lên men như sữa chua, dưa chua, giấm táo… vì sẽ khiến vết thương sau khi mổ lâu lành hơn bình thường.

6. Kiêng thực phẩm gây sẹo, dị ứng

Một số loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng hay khiến vết thương hở miệng lâu ngày, khó lành như gạo nếp, rau muống, cua, tôm và đặc biệt là trứng… Nếu mẹ bỉm sữa ăn nhiều thực phẩm này sẽ khiến vết thương sau rạch tầng sinh môn khó hồi phục, dẫn đến sẹo. 

7. Kiêng chất kích thích, bia, rượu

Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Kiêng rượu bia

Mẹ đang trong quá trình lành vết mổ và cho con bú tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích hay đồ uống có cồn như bia, rượu. 

8. Dùng vừa phải các thực phẩm chứa nhiều chất xơ

Những thực phẩm chứa nhiều chất xơ trong rau củ quả ở giai đoạn đầu sau khi rạch tầng sinh môn cũng nên được dùng vừa phải. Loại thực phẩm này sẽ kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, dẫn đến việc chị em đi đại tiện, tiểu tiện nhiều lần, gây ra cảm giác đau rát và ảnh hưởng trực tiếp đến vết mổ tầng sinh môn, khiến vết thương lâu lành hơn.

Những thực phẩm nên ăn sau khi rạch tầng sinh môn

Bên cạnh tìm hiểu rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì, bạn cũng cần nên biết những thực phẩm lành mạnh giúp vết thương mau lành dưới đây: 

1. Thực phẩm chứa sắt, axit folic, vitamin B12

rạch tầng sinh môn nên ăn thực phẩm giàu vitamin B12

Các loại thực phẩm giàu sắt hay axit folic sẽ giúp thúc đẩy việc hình thành và sản sinh các tế bào hồng cầu, các mô mỡ trong cơ thể. Từ đó giúp cho các vết thương cả trong lẫn ngoài lành lặn nhanh chóng. 

Đồng thời vitamin B12 sẽ giúp cho quá trình trao đổi chất và liên kết mô ở vết thương được thực hiện nhanh hơn. Những thực phẩm giàu các khoáng chất này thường bao gồm ngũ cốc, măng tây, cải bó xôi, đậu xanh, súp lơ, bông cải, đậu mầm, phô mai, pate, sữa, cá…

2. Thực phẩm giàu chất đạm, protein từ các loại thịt

Sau khi sinh đẻ nói chung và có rạch tầng sinh môn thì mẹ cần bổ sung đầy đủ chất đạm. Đây là những dưỡng chất cực kỳ cần thiết cho tiệc tái tạo và lành vết thương. Chính vì thế trong các bữa ăn hàng ngày của chị em cần có các loại thịt sạch, giàu protein như là thịt heo, thịt bò… Điều này giúp bạn hồi phục sức khỏe cũng như tạo cơ hội tốt cho các mô trong cơ thể được phục hồi nhanh chóng. 

3. Các loại rau xanh lợi sữa

Những loại rau xanh mẹ bỉm sữa nên ăn là rau khoai lang, rong biển, rau thì là, giá đỗ, nấm, rau mùi, rau đay, rau mồng tơi…

Việc bổ sung các loại rau xanh này giúp cho hệ tiêu hóa của chị em hoạt động một cách tốt nhất, giúp hấp thu các loại dưỡng chất khác dễ dàng hơn. Ngoài ra, rau xanh cũng giúp cho sữa mẹ được mát và bổ sung đủ chất cho em bé. 

4. Hoa quả cung cấp vitamin A, C, E

hoa quả tốt cho phụ nữ rạch tầng sinh môn

Vitamin C được xem là một trong những hoạt chất có tác dụng cực kỳ hiệu quả trong việc chữa lành các vết thương. Việc bổ sung nhiều vitamin C sau khi sinh sẽ giúp cho tầng sinh môn mau lành và kéo da non nhanh hơn. Vitamin A và E cũng rất tốt trong quá trình hình thành mô và các tế bào collagen mới. Những loại hoa quả chị em nên ăn là dâu tây, cà chua, cam, xoài, đu đủ, bưởi…

5. Tinh bột nguyên cám

Những loại tinh bột nguyên cám mẹ nên bổ sung như gạo lứt chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, gạo nếp, gạo tẻ, bột mì, các loại hạt ngũ cốc…

Các thực phẩm này sẽ bổ sung đầy đủ các vitamin cũng như những chất cần thiết trong việc tái tạo tế bào mô mới, giúp cho vết thương trong cơ thể mau lành, đồng thời liên kết tốt với tế bào mô cũ hơn. 

[inline_article id=262300]

6. Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm là một trong những vi chất cần thiết để hình thành một tế bào mô mới. Đồng thời kẽm cũng giúp cho cơ thể tổng hợp protein, các loại chất béo và collagen để kích thích chữa lành các vết thương bên trong cơ thể. 

Kẽm còn giúp tăng hệ miễn dịch cơ thể để giúp mẹ bỉm sữa tránh tình trạng bị nhiễm trùng hay vi khuẩn tấn công. 

Những loại thực phẩm giàu kẽm chị em nên bổ sung sau khi sinh là ngũ cốc, các loại thịt màu đỏ, bánh mì, hải sản hay thịt gà…

Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Bạn hãy kiêng ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ cay, nóng, khó tiêu… Ngoài ra, mẹ bỉm sữa cũng cần giữ gìn cơ thể, ăn uống lành mạnh, vệ sinh đúng cách, nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo vết thương được nhanh hồi phục nhé. 

Đào Phương Anh

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Cách làm hồng và thơm tho vùng kín trước khi quan hệ

Do đó, không ít phụ nữ tò mò về cách làm thơm vùng kín trước khi quan hệ hiệu quả, an toàn và đặc biệt là “kinh tế”. Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu cách làm hồng hào và thơm tho vùng kín trong bài viết dưới đây nhé.

Sau đây là một số cách làm thơm vùng kín trước khi quan hệ vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả để bạn lấy lại sự tự tin khi ở bên cạnh chàng.

1. Vệ sinh và chăm sóc vùng kín sạch sẽ

Nếu vùng kín không được vệ sinh thường xuyên trong ngày, mùi hôi xuất phát từ dịch nhầy âm đạo kết hợp với nước tiểu dư thừa sẽ khiến cho âm đạo có mùi tanh khó chịu.

Ngoài ra, các nàng ít khi lau khô “cô bé” sau khi vệ sinh sẽ làm gia tăng độ ẩm, tạo môi trường cho nhiều vi khuẩn nấm hoạt động.

Bạn có thể vệ sinh “cô bé” thường xuyên bằng cách rửa sạch vùng kín và mồ hôi từ trên xuống dưới rồi sau đó lau sạch. Để tránh vi khuẩn xâm nhập, bạn cân nhắc tẩy lông hoặc cắt tỉa xung quanh âm đạo gọn gàng. 

2. Uống nhiều nước để hạn chế mùi vùng kín

Vùng kín phụ nữ là bộ phận nhạy cảm và là môi trường dễ bị xâm nhập bởi vi khuẩn và nấm. Do đó, bạn nên uống mỗi ngày từ 1,5 – 2 lít nước, hoặc uống nhiều nước hơn nếu thời tiết nắng nóng để cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể. 

Thói quen uống đủ nước không những giúp bạn đào thải hết độc tố có trong hệ bài tiết mà còn cải thiện được sự trao đổi chất trong cơ thể. Đây là cách giữ vùng kín thơm tho trước khi quan hệ vô cùng dễ thực hiện.

3. Tích cực ăn trái cây, rau xanh và củ quả tươi

3.1 Ăn quả dứa (quả thơm)

Ăn gì để cô bé có vị ngọt cũng điều nhiều chị em băn khoăn. Theo nghiên cứu, ăn trái cây có vị chua như bưởi, chanh, cam và đặc biệt là dứa có tác dụng làm ngọt dịch tiết âm đạo. Đồng thời, dứa cung cấp vitamin C (một chất chống oxy hóa và khử trùng cực mạnh) giúp cô bé luôn sạch sẽ.

Ngoài ra, tác dụng của dứa đối với phụ nữ là cung cấp hàm lượng nước để loại bỏ các chất độc tố ra khỏi cơ thể.

3.2 Quả có nhiều vitamin C (cam, quýt, bưởi, chanh)

Những loại trái cây này chứa nhiều vitamin C, có thể giúp tăng ham muốn tình dục, tăng lưu lượng máu, giảm căng thẳng và lo lắng. Theo đó, ăn cam, quýt, bưởi, chanh hay dâu tây trước khi quan hệ để làm vùng kín thơm tho đúng cách.

>> Xem thêm: Ăn gì để cô bé nhiều nước và thơm? TOP 7 cách để cô bé nhiều nước

Cách làm thơm vùng kín trước khi quan hệ: Ăn trái cây nhiều Vitamin C

3.2 Sữa chua nhạt, không đường

Sữa chua có nhiều lợi khuẩn cho đường ruột khỏe mạnh. Đồng thời, nghiên cứu đã chỉ ra rằng sữa chua giúp ngăn ngừa nhiễm trùng do nấm ở vùng kín phụ nữ.

Theo đó, tác dụng của ăn sữa chua không đường thường xuyên giúp duy trì sự cân bằng của lợi khuẩn, bảo vệ sức khỏe âm hộ phụ nữ cũng như mùi hương tự nhiên. Vì vậy, ăn sữa chua trước khi quan hệ cũng là cách làm vùng kín hồng hào và thơm tho.

3.3 Ăn nhiều rau xanh

Theo nghiên cứu, thịt đỏ, cá nhiều dầu mỡ là nguyên nhân gây ra mùi hôi cơ thể và cả vùng kín. Nếu bạn từng ăn thịt nhiều thì không những miệng mà cả âm đạo cũng có mùi hôi kéo dài trong 2 giờ sau khi ăn. 

Do đó, cách làm thơm tho vùng kín trước khi quan hệ là bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin C. Đồng thời, bạn cũng cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín để “cô bé” luôn hồng hào và tạo mùi thơm dễ chịu.]

>> Xem thêm: Ăn gì trước khi quan hệ để “yêu” sung hơn? 10 siêu thực phẩm

4. Xông hơi vùng kín bằng thảo mộc

Xông hơi vùng kín được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên để làm sạch cô bé của bạn. Hơn nữa, việc xông hơi còn giúp phụ nữ thư giãn, sảng khoái hơn về tinh thần, hỗ trợ cân bằng hormones và giảm nguy cơ viêm nhiễm.

Quá trình xông hơi vùng kín cũng khá đơn giản: Bạn chỉ cần ngồi hoặc ngồi xổm trên một hộp xông hơi có pha thảo dược. Các loại thảo mộc thường được sử dụng bao gồm: Ngải cứu, hoa cúc, húng quế, rau kinh giới, v.v.

5. Dùng nước hoa dành cho vùng kín

Nước hoa vùng kín là giải pháp mang đến kết quả tức thì nếu tìm cách chăm sóc vùng kín thơm tho trước khi quan hệ.

Nước hoa có hương thơm được chiết xuất từ hoa cỏ thiên nhiên, mang lại cho “cô bé” một mùi hương cực kỳ quyến rũ. Bạn nên sử dụng nước hoa trước khi quan hệ cùng chàng, để giúp anh tăng khoái cảm khi “lâm trận” nhé.

Tuy nhiên, để tránh bị dị ứng nước hoa, bạn nên lựa chọn loại hương phù hợp với làn da của mình và chỉ nên chọn thương hiệu có uy tín trên thị trường.

Dùng nước hoa

6. Bổ sung thảo dược để làm vùng kín thơm

Có rất nhiều cách dùng thảo dược để làm vùng kín thơm trước khi quan hệ. Bạn có thể dùng lá hương thảo để pha trà uống mỗi ngày để làm thơm “cô bé” và thư giãn. Không chỉ vậy, bạn cũng có thể cho hương thảo vào bồn tắm và cảm nhận hương thơm nồng nàn của loại thảo dược này.

Không chỉ có hương thảo mới giúp vùng kín bạn có mùi thơm mà những loại thảo dược khác như mùi tây và bạc hà cũng có tác dụng tương tự. Bạn có thể thêm vài nhánh bạc hà hoặc mùi tây vào bữa ăn hàng ngày của mình rồi thưởng thức để duy trì sức khỏe âm đạo.

7. Cách chăm sóc hàng ngày để vùng kín khỏe mạnh, thơm tho

7.1 Quan hệ tình dục an toàn

Nguyên nhân trực tiếp khiến vùng kín có mùi là không quan hệ an toàn. Việc bạn lạm dụng thuốc tránh thai hay bị kích ứng với bao cao su, chất tạo mùi không rõ nguồn gốc sẽ làm cho cô bé mất cân bằng, tạo ra nhiều mùi hôi khó chịu. 

Ngoài ra, quan hệ an toàn là cách làm thơm vùng kín trước khi quan hệ vì bạn có thể phòng ngừa nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục nếu không sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn.

7.2 Khám phụ khoa định kỳ

Các chuyên gia khuyến cáo chị em cần thiết phải khám phụ khoa định kỳ và duy trì tối thiểu mỗi năm 2 lần.

Khám phụ khoa định kỳ giúp các chị em phát hiện sớm các vấn đề vùng kín và can thiệp, điều trị kịp thời. Hơn nữa, khi đi khám, các bác sĩ có thể hướng dẫn các chị em biết cách chăm sóc vùng kín tốt hơn.

7.3 Dùng dung dịch vệ sinh phù hợp

Cách chăm sóc vùng kín để trước khi quan hệ có mùi thơm tho đó là chọn dung dịch vệ sinh thích hợp. Sau đây MarryBaby gợi ý cho bạn 4 mẹo:

  1. Tránh sunfat: Nhiều người tin rằng nước rửa vùng kín tạo bọt mạnh sẽ giúp bạn luôn ‘tươi mát’ ở vùng kín nhưng chúng thường bao gồm các chất hóa học mạnh. Hầu hết các loại nước rửa vùng kín, chất tẩy rửa và xà phòng đều có sunfat tạo bọt và có thể gây kích ứng da, khô âm đạo.
  2. Tìm Axit Lactic: Axit lactic được biết là có đặc tính làm sạch giúp duy trì cân bằng độ pH tự nhiên của âm đạo. Điều này cũng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn bổ sung, ngăn ngừa nhiễm trùng.
  3. Không chứa paraben: Hầu hết các loại nước rửa vùng kín đều có các thành phần tổng hợp để hạn sử dụng được lâu hơn. Những thành phần này có thể có đặc tính làm khô gây kích ứng âm đạo và đôi khi gây phát ban. Thay vào đó, hãy tìm các công thức có thành phần tự nhiên không chứa độc tố.
  4. Chọn nước rửa chuyên dành cho âm hộ: Cách dễ nhất để xác định xem sản phẩm có thân thiện với âm hộ hay không là tự hỏi bản thân: “Mình có ổn không khi tiếp xúc thành phần của sản phẩm này trên mặt?”. Nếu câu trả lời là có, bạn đã tìm thấy dung dịch phù hợp.

7.4 Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Giấc ngủ ngon đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp cô bé có mùi thơm dễ chịu. Bên cạnh đó, ngủ đủ giấc là cách làm thơm vùng kín trước khi quan hệ hiệu quả vì giúp cho cơ thể có khả năng miễn dịch tốt, chống lại vi khuẩn gây mùi. 

Theo bác sĩ, gan và mật có chức năng giải độc cơ thể trong khoảng thời gian từ 11 giờ đêm tới 3 giờ sáng. Do đó, bạn nên ngủ trước 10 giờ mỗi tối để đảm bảo cô bé khỏe mạnh nhé.

Chế độ ăn uống healthy có ảnh hưởng nhiều đến mùi cơ thể. Do đó, bạn nên tránh ăn những thực phẩm gây mùi (tỏi, hành tím…). Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều trái cây và rau xanh để ngăn chặn mùi hôi khó chịu từ vùng kín. Như vậy, câu trả lời cho “ăn gì để cô bé có vị ngọt” đã rõ.

Chế độ sinh hoạt lành mạnh cho vùng kín thơm tho

7.5 Giữ vệ sinh cá nhân

Mỗi ngày, bạn phải vận động khá nhiều nên khiến vùng kín dễ có mùi hôi, nhưng không phải chị em nào cũng biết vệ sinh an toàn và đúng cách. 

Cách làm thơm vùng kín trước khi quan hệ như sau: Bạn không nên lau hậu môn từ sau ra trước vì điều này sẽ làm truyền vi khuẩn từ hậu môn ra âm đạo và tạo điều kiện cho chúng phát triển cũng như gây mùi khó chịu. 

Sau khi vệ sinh âm đạo sạch sẽ, bạn nên tránh mặc đồ trực tiếp mà hãy lau khô cơ thể và “cô bé” thật kỹ để vùng kín thoáng mát và không bị ẩm ướt. Lúc này, nước sẽ không thấm vào quần lót, giúp cô bé thoải mái và thơm tho tự nhiên.

7.6 Mặc quần lót thoải mái là cách để cô bé luôn thơm

Để tránh vùng kín có mùi khó chịu, bạn nên lựa chọn quần lót có chất liệu cotton, dễ thấm hút mồ hôi, không gây tổn thương và có kích thước vừa vặn, thoáng mát. 

Cách làm thơm vùng kín này là bạn hãy thay quần lót 2 lần/ngày và giặt sạch sẽ sau khi sử dụng xong để tránh vi khuẩn tích tụ gây mùi.

[key-takeaways title=””]

Tóm lại, cách làm hồng hào và thơm tho vùng kín trước khi quan hệ thật ra khá đơn giản. Bạn chỉ cần có chế độ sinh hoạt khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể cũng như tập luyện thể thao thường xuyên. Những thói quen này sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe một cách an toàn và hiệu quả nhất đấy. 

[/key-takeaways]

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Bà đẻ ăn được cá gì để bồi bổ sức khỏe và tăng cường sữa cho con bú?

Sau khi sinh con, chị em rất muốn được ăn uống thỏa thích nhưng lại phải kiêng khem đủ thứ vì những quan niệm xưa cũ. Bạn lại còn không biết phải kiêng đến bao giờ vì chỉ ăn mãi những món thịt, trứng với móng giò để lợi sữa cho con thì “ngán đến tận cổ”. Nếu bạn đang muốn đổi khẩu vị, hãy thử món cá đầy dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Vậy bà đẻ ăn cá được không và bà đẻ ăn được cá gì? Bạn hãy cùng tìm hiểu nhé.

Phụ nữ sau sinh ăn cá được không?

Bà đẻ ăn cá được không? Ông bà ta khi xưa thường khuyên phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn cá, đồ tanh. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn không đúng.

Ngược lại, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo phụ nữ sau sinh nên bổ sung thêm cá vào thực đơn của mình, vì trong cá chứa rất nhiều dinh dưỡng như omega-3, protein, vitamin A, D… Những chất dinh dưỡng này rất tốt cho sự phát triển trí não và mắt của bé, đồng thời giúp mẹ giảm bớt lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi sau sinh. Vì vậy, mẹ đừng nên bỏ qua loại thực phẩm đầy chất dinh dưỡng này nhé. 

>>> Bạn có thể tham khảo: Sau sinh bao lâu thì được ăn bún để an toàn cho mẹ và bé?

Bà đẻ ăn được cá gì?

Dưới đây là một số loại cá vừa giàu dinh dưỡng vừa bổ cho mẹ và bé mà bạn không nên bỏ qua, trả lời cho thắc mắc bà đẻ ăn được cá gì.

1. Cá chép giúp lợi sữa

bà đẻ ăn được cá gì? Cá chép

Bà đẻ ăn được cá gì? Không có gì ngạc nhiên khi cá chép là loại thực phẩm được ưu tiên hàng đầu cho mẹ sau sinh. Thịt cá chép có vị ngọt, với tác dụng giải độc, thúc đẩy tử cung co bóp để các sợi cơ co ngắn lại và ép sản dịch ra ngoài. 

Ngoài ra, những bà mẹ bị mất sữa, ít sữa cũng nên ăn cá chép vì đây là loại thực phẩm lợi sữa, kích thích tiết sữa cho con bú. Mẹ có thể chế biến cá chép thành các món như cháo cá chép, canh cá chép… nhưng tránh các món chiên xào dầu mỡ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà đẻ có ăn được đậu phụ không? Lưu ý khi ăn đậu phụ cho mẹ sau sinh

2. Cá hồi tăng cường trí não cho trẻ

bà đẻ ăn được cá gì
Bà đẻ ăn được cá gì? – Cá hồi

Sau sinh ăn cá được không? Câu trả lời chính là cá hồi. Loại cá này chứa rất nhiều omega 3 (DHA) tốt cho sự phát triển trí não của bé, giúp bé thông minh, lanh lợi hơn.

Ngoài ra, cá hồi còn giúp mẹ giảm căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm sau sinh. Bạn có thể chế biến cá hồi thành nhiều món nhưng lưu ý chỉ ăn cá khi đã nấu chín nhé!

3. Bà đẻ ăn được cá gì? Cá mè giúp lợi sữa

Bà đẻ ăn được cá gì? Cá mè

Sau sinh ăn được cá gì? Sẽ rất ngạc nhiên khi cá mè được chọn là thực phẩm cho mẹ sau sinh vì nhiều người nghĩ mùi tanh của cá có thể làm ảnh hưởng đến mùi vị sữa cho con bú.  

Tuy nhiên, loại cá này lại rất tốt cho mẹ sau sinh thiếu sữa, thường hay đau đầu, hoa mắt và chán ăn. Chính vì vậy, cá mè thường được các chuyên gia khuyên nên dùng.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà đẻ có ăn được thịt chó không? Bổ đấy nhưng bạn có nỡ ăn không?

4. Cá mòi cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu

Bà đẻ ăn được cá gì? – Cá mòi

Bà đẻ ăn được cá gì nữa? Cùng với cá hồi, cá mòi cũng là loại cá da trơn mà phụ nữ sau khi sinh nên ăn bởi vì cá mòi chứa nhiều chất béo, cung cấp một lượng lớn vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Đây cũng là loại cá chứa hàm lượng thủy ngân thấp, giúp hỗ trợ hệ thống thần kinh và nâng cao khả năng tiêu hóa, cực kỳ tốt cho sức khỏe mẹ sau sinh.

[inline_article id=195467]

5. Cá cơm làm chắc răng, khỏe xương

Mẹ sau sinh ăn được cá gì? Cá cơm có tác dụng chắc răng, khỏe xương, tốt cho tim mạch… nên rất phù hợp với các mẹ sau sinh. Ngoài ra, cá cơm còn dễ dàng chế biến được nhiều món như kho để dùng với cơm hoặc làm khô ăn đều được. Tuy nhiên, với mẹ đang bị táo bón, bạn nên hạn chế dùng cá cơm khô vì sẽ làm tình trạng táo bón ngày càng nặng hơn.

Những lưu ý khi ăn cá sau sinh

Bà đẻ ăn cá sau sinh rất tốt nhưng bạn cần lưu ý những điều dưới đây để đảm bảo sức khỏe: 

  • Bà đẻ ăn cá gì không được? Một số loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao, không tốt cho hệ thần kinh của bé. Do đó, bạn cần tránh tuyệt đối những loại cá biển, cá thu, cá mập, cá kiếm, cá ngừ đại dương…
  • Bà đẻ ăn cá gì không được? Các món sống vì cá sống chứa rất nhiều ký sinh trùng nguy hiểm. Tốt nhất, bạn chỉ ăn các món cá đun sôi, nấu chín như cá kho, rán, nấu canh, hấp…
  • Nên ăn cá tươi, không ăn cá ươn và không ăn cá đã nấu để qua ngày vì có thể gây ngộ độc.
  • Không nên ăn cá đóng hộp hoặc đông lạnh vì hàm lượng dinh dưỡng thấp. 
  • Không nên lạm dụng ăn quá nhiều cá vì sau sinh 3 tháng hệ tiêu hóa của mẹ còn rất yếu. Bạn ăn đồ tanh hay các loại thực phẩm như tôm, cá… sẽ dễ bị lạnh bụng, khó chịu.

>>> Bạn có thể tham khảo: Sau sinh ăn nho được không? Mẹ lưu ý để ăn nho đúng cách nhé!

Như vậy bạn đã biết sau sinh ăn cá được không. Còn bà đẻ ăn được cá gì phụ thuộc nhiều vào độ an toàn của các loại cá với sức khỏe mẹ. Bạn ăn cá đúng cách không chỉ nhận được nhiều chất dinh dưỡng mà còn tăng tiết sữa chất lượng để đảm bảo con yêu luôn khỏe mạnh đấy. 

[inline_article id=217529]

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Mẹ đang cho con bú bị viêm họng cũng đừng quá lo!

Mẹ đang cho con bú bị viêm họng có nên cho bé bú không? Mẹ cần làm gì để cổ họng mau lành và chấm dứt những cơn ho dai dẳng? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu ngay nhé.

Mẹ bị viêm họng sẽ có những triệu chứng nào?

Viêm họng là tình trạng niêm mạc hầu họng bị viêm nhiễm do vi khuẩn, virus, dẫn đến cổ họng bị đau rát. Dấu hiệu nhận biết viêm họng có thể khác nhau ở mỗi người, tuy nhiên, nếu các bà mẹ đang cho con bú mắc bệnh thường sẽ gặp phải các triệu chứng sau:

  • Khô, ngứa, đau rát cổ họng, đau hơn khi nuốt.
  • Ho khan, ho có đờm, cảm giác đau rát cổ họng nhiều hơn khi ho.
  • Sưng đau, nổi hạch dưới cằm, cổ, sưng đỏ amidan.
  • Cảm giác khó chịu, mắc vướng, khó nuốt, giọng khàn khó nói chuyện.
  • Cổ họng nhạy cảm dễ buồn nôn, nôn.
  • Sốt, mệt mỏi, đau đầu, hắt xì, sổ mũi.

>> Mẹ có thể quan tâm Phụ nữ cho con bú có được uống nước dừa không?

Nguyên nhân khiến mẹ cho con bú hay bị viêm họng sổ mũi

mẹ đang cho con bú bị viêm họng

Mẹ đang cho con bú rất dễ bị đau họng, sổ mũi do:

  • Sau khi sinh xong, hệ miễn dịch đang suy giảm khiến cơ thể mẹ khá yếu ớt, vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác sẽ “nhân” cơ hội này tấn công ở các “cửa ngõ” của cơ thể, đặc biệt là họng.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột, đặc biệt từ nóng sang lạnh. Vào mùa đông, mùa mưa mẹ thường bị viêm họng nhiều hơn.
  • Do một số số bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh… hoặc có thể là triệu chứng của một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như bệnh bạch hầu, ho gà.
  • Do tiếp xúc với một số chất kích thích, dị ứng…

>> Mẹ có thể quan tâm Trẻ 4 tháng lười bú: Mẹ phải làm sao để khắc phục cho con?

Mẹ đang cho con bú bị viêm họng có sao không?

Câu trả lời cho câu hỏi mẹ đang cho con bú bị viêm họng có sao không sẽ phụ thuộc vào loại thuốc chữa viêm họng mẹ đang dùng. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa của mẹ cho trẻ bú; nhưng cũng có một số loại thuốc phù hợp với mẹ đang cho con bú. Vì thế, mẹ cần cho bác sĩ biết mình đang cho con bú để được cấp loại thuốc uống không ảnh hưởng sữa mẹ

Bé có thể bị lây bệnh của mẹ khi đang bú sữa không? Khi bị viêm họng, mẹ hoàn toàn có thể cho bé bú vì những mầm bệnh không đi vào sữa mẹ và lây truyền sang bé được. Tuy nhiên, viêm họng là bệnh có khả năng lây lan nhanh từ người này sang người kia qua nước bọt hoặc dịch tiết của mũi bắn ra không khí hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật thể và bề mặt có nhiễm mầm bệnh.

Do đó, mẹ có thể lây viêm họng cho con nếu như nói chuyện với bé quá gần, không rửa tay sau khi che miệng ho rồi chạm vào người con hoặc sờ vào núm vú, không vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.

>> Mẹ xem thêm Bé bú đêm nhiều phải làm sao để khắc phục?

Thuốc viêm họng cho phụ nữ cho con bú

cách chữa viêm họng khi mẹ đang cho con bú

Mẹ đang cho con bú bị ho, viêm họng uống thuốc gì? Thuốc ho cho phụ nữ cho con bú nào phù hợp, không ảnh hưởng đến bé? Sau đây là cách chữa viêm họng bằng thuốc cho mẹ.

Theo khuyến cáo, mẹ đang cho con bú bị viêm họng không nên uống các loại thuốc tây, thuốc kháng sinh bởi những loại thuốc này có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của mẹ và bé.

Tuy nhiên, tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định mẹ uống một số loại thuốc không gây ảnh hưởng đến sữa mẹ như:

  • Paracetamol và ibuprofen là hai loại thuốc an toàn có thể dùng để giảm đau họng cho phụ nữ sau sinh. Ngoài ra, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc trị ho để giúp giảm đau họng.
  • Trong thời gian này, mẹ cần tránh sử dụng thuốc thông mũi vì có thể làm giảm tiết sữa mẹ. Các loại thuốc mẹ dùng cần được uống theo chỉ định từ bác sĩ.

Ngoài việc biết thuốc viêm họng cho phụ nữ cho con bú, có một số cách chữa viêm họng tự nhiên mà mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà. Mẹ đọc tiếp nội dung sau để có thêm thông tin nhé!

[inline_article id=82681]

Cách chữa tự nhiên khi mẹ đang cho con bú bị viêm họng

Mẹ đang cho con bú bị viêm họng có thể chữa bệnh bằng một số loại thuốc được chỉ định từ bác sĩ hoặc bằng phương pháp tự nhiên.

mẹ đang cho con bú bị viêm họng chữa bệnh bằng phương pháp tự nhiên
Sử dụng những loại trà hoa cúc, mật ong, chanh… là cách chữa tự nhiên khi mẹ đang cho con bú bị viêm họng

Bác sĩ khuyên các mẹ đang cho con bú bị viêm họng nên sử dụng những bài thuốc dân gian từ tự nhiên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Mẹ có thể áp dụng những cách dưới đây:

Uống trà hoa cúc: Mẹ đang cho con bú bị viêm họng uống trà hoa cúc có thể giúp giảm đau và tránh nhiễm trùng.

Súc miệng bằng nước muối ấm: Thói quen súc miệng bằng nước muối 3 lần mỗi ngày sẽ giúp sát khuẩn, giảm đau, giảm sưng rất tốt.

Uống nước ép mầm lúa mì: Thức uống giàu chất diệp lục, có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn phát triển và giảm đau họng.

Uống nước chanh ấm: Mẹ đang cho con bú bị viêm họng có thể pha một thìa cà phê nước cốt chanh với một cốc nước ấm để uống. Thức uống này sẽ giúp thu nhỏ mô họng bị sưng và tạo ra môi trường thù địch với các loại vi khuẩn và virus.

Uống mật ong và chanh: Mẹ pha một thìa cà phê mật ong với một tách trà nóng hoặc lấy ít nước cốt chanh rồi hòa chung với một thìa cà phê mật ong trong một ly nước ấm. Mẹ uống hỗn hợp này 2 lần/ngày không chỉ giúp giảm đau mà còn bảo vệ cổ họng mẹ tốt hơn. Tác dụng của mật ong có thể giúp mẹ sát khuẩn, trong khi công dụng của chanh có thể làm giảm tắc nghẽn đờm nhầy.

Súc miệng bằng giấm táo: Mẹ đang cho con bú bị viêm họng súc miệng bằng giấm táo pha với nước ấm có thể giảm các triệu chứng đau họng.

Uống nước gừng: Gừng là thảo dược có khả năng diệt trừ các loại vi khuẩn ở cổ họng, giúp phòng ngừa và đẩy lùi tình trạng đau họng rất hiệu quả. Mẹ đang cho con bú bị viêm họng chỉ cần cho vài lát gừng nhỏ vào một ly nước ấm và uống đều đặn mỗi ngày là đã có thể đẩy lùi cơn đau họng.

Uống trà bạc hà: Bạc hà là thảo dược có tính kháng viêm, kháng khuẩn và giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương nhanh chóng. Để nâng cao hiệu quả kháng viêm của loại thảo dược này, mẹ có thể pha thêm một thìa cà phê mật ong vào tách trà bạc hà nóng và uống mỗi ngày trong thời gian bị viêm họng. 

Trên đây là một số biện pháp mẹ đang cho con bú vị viêm họng có thể áp dụng để chữa viêm họng khi cho con bú. Tuy nhiên, mẹ nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ cách chữa trị nào tại nhà.

>> Mẹ đã biết Phương pháp kích sữa power pumping giúp gọi sữa mẹ về dồi dào chưa?

Lưu ý khi mẹ đang cho con bú bị viêm họng

lưu ý khi mẹ đang cho con bú bị viêm họng
Lưu ý đối với mẹ đang cho con bú bị viêm họng: Mẹ nhớ duy trì ăn uống và sinh hoạt thật lành mạnh nhé.

Mẹ đang cho con bú bị viêm họng nên để ý chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh nhằm giúp nhanh lành bệnh. Ngoài ra, mẹ cần có những phương pháp phòng ngừa lây lan bệnh cho trẻ và những người xung quanh. Dưới đây là một số lưu ý mà mẹ nên ghi nhớ:

  • Ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C trong chế độ ăn uống hàng ngày.
  • Ăn tỏi sống để cải thiện khả năng miễn dịch.
  • Uống nước ấm thường xuyên.
  • Uống sữa ấm trước khi đi ngủ.
  • Súc miệng bằng nước muối 3-4 lần/ngày.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ để nhanh hồi phục.
  • Rửa tay thường xuyên để loại bỏ vi trùng.
  • Hạn chế tiếp xúc với trẻ, ôm ấp hoặc hôn trực tiếp.
  • Không hắt hơi gần bé, mẹ nên đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm cho con.
  • Không nên cho trẻ bú mẹ trực tiếp, thay vào đó nên sử dụng những dụng cụ hút sữa vào bình để trẻ sử dụng dần dần.
  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, đảm bảo nhà cửa luôn sạch sẽ, thông thoáng.
  • Tránh đi đến những nơi đông người bởi những địa điểm này chứa rất nhiều vi khuẩn, bụi bặm và hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo.

>> Mẹ đã biết Ăn gì để sữa mẹ đặc và thơm? Tìm hiểu ngay!

Mẹ đang cho con bú bị viêm họng: Khi nào cần đến khám ​​bác sĩ?

khi nào mẹ cần đến khám bác sĩ khi bị viêm họng

Đau họng không phải là một tình trạng nghiêm trọng. Tuy nhiên, mẹ đang cho con bú bị viêm họng nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào được đề cập dưới đây thì nên đi khám bác sĩ ngay:

  • Các triệu chứng đau họng kéo dài hơn một tuần.
  • Mẹ đang cho con bú vị viêm họng và sốt cao từ 40ºC trở lên, sốt không giảm dù đã dùng thuốc hạ sốt.
  • Mẹ đang dùng thuốc điều trị bệnh lý tuyến giáp.

Nếu mẹ có băn khoăn nào khác, hãy đến gặp bác sĩ để nhờ tư vấn thêm. Ngoài ra, nếu mẹ thấy bất kỳ sự thay đổi nào trong nguồn sữa sau khi dùng thuốc trị đau họng, hãy thông báo cho bác sĩ. Nếu thuốc là nguyên nhân, bạn có thể được yêu cầu ngừng thuốc. 

Mẹ đang cho con bú bị viêm họng nên cần ưu tiên chữa bệnh tại nhà bằng các phương pháp từ tự nhiên. Bạn hãy nghỉ ngơi nhiều hơn và có lối sống lành mạnh để mau khỏi bệnh nhằm tránh tình trạng lây nhiễm bệnh cho con nhé.

Lục Hoàng Linh

 

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Nổi gân tay sau sinh: Nguyên nhân và cách chữa trị

nổi gân tay sau sinh
Cách chữa nổi gân tay sau sinh để mẹ giảm bớt khó chịu

Tình trạng nổi gân tay sau sinh sẽ cải thiện trong khoảng 3 đến 4 tháng sau sinh nhưng cũng có thể lâu hơn. Tuy nhiên, nếu mẹ có triệu chứng trước khi mang thai, đã mang thai nhiều lần, có tiền sử gia đình bị giãn tĩnh mạch và béo phì thì tình trạng sẽ không giảm đi nhiều. Mẹ hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp điều trị sau đây nhé.

Nguyên nhân gây nổi gân tay sau sinh

nguyên nhân gây nổi gân tay sau sinh

Phụ nữ sau sinh dễ mắc tình trạng nổi gân tay vì một số nguyên nhân dưới đây:

1. Do mang thai nhiều lần

Theo quan sát cho thấy khả năng mẹ mắc chứng nổi gân tay sau sinh tăng theo số lần mang thai. Nếu mẹ có triệu chứng nổi gân ở lần mang thai đầu tiên thì có thể sẽ dễ mắc phải tình trạng này trong những lần mang thai tiếp theo.

2. Bệnh nổi gân tay sau sinh do di truyền

Nếu gia đình bạn có tiền sử bị nổi gân tay, bạn cũng có thể bị tình trạng này.

3. Nổi gân tay sau sinh từ lúc mang thai

Nếu các tĩnh mạch bị tổn thương nặng nề trong suốt thai kỳ thì mẹ vẫn có thể mắc bệnh nổi gân tay sau sinh.

Triệu chứng bệnh nổi gân tay sau sinh

triệu chứng bệnh nổi gân tay sau sinh

Dưới đây là những triệu chứng bệnh nổi gân tay sau sinh mà bạn nên biết:

  • Xuất hiện các mạch máu màu xanh ở bàn tay, cánh tay
  • Có cảm giác bỏng rát ở tay
  • Bị đau nhức tay
  • Cảm thấy ngứa ở chỗ nổi gân tay sau sinh

Cách điều trị bệnh nổi gân tay sau sinh

Bệnh nổi gân tay sau sinh có thể gây cảm giác khó chịu và đau nên mẹ cần chữa trị sớm. Sau đây là một số gợi ý giúp mẹ điều trị triệu chứng.

1. Tập thể dục để hạn chế nổi gân tay sau sinh

cách điều trị nổi gân tay sau sinh

Mẹ nên dành thời gian tập thể dục để cải thiện quá trình lưu thông máu. Điều này giúp giảm tình trạng nổi gân tay sau sinh hiệu quả.

2. Sử dụng phương pháp chích xơ tĩnh mạch

Đây là phương pháp hiệu quả để giảm các triệu chứng của nổi gân tay, chân, nhưng quy trình trị liệu cũng cần nhiều thời gian để phát huy tác dụng. Chích xơ tĩnh mạch là phương pháp sử dụng một loại dung dịch, tiêm vào các tĩnh mạch đã giãn, giúp giảm bớt cảm giác khó chịu do bệnh gây ra.

3. Mang vớ (tất) tay y khoa

Đây là cách trị liệu phù hợp cho tình trạng nổi gân tay sau sinh. Đôi vớ dài bó sát có thể giúp máu lưu thông dễ dàng, làm giảm đau cũng như giảm cảm giác khó chịu ở bàn tay.

4. Giảm tình trạng nổi gân tay sau sinh bằng phương pháp tự nhiên

mật ong giảm triệu chứng nổi gân tay sau sinh

  • Mật ong là một phương thuốc đáng tin cậy, giúp giảm đau và sưng. Mẹ có thể thoa một lớp mật ong mỏng rồi phủ lớp nilon lên trên để một thời gian rồi rửa sạch.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất với liều lượng cao bằng cách uống nước ép cà rốt, củ cải đường hoặc cải bó xôi giúp giảm tình trạng nổi gân tay sau sinh.
  • Dùng băng gạc có tẩm trà hoa cúc quấn quanh vùng tay hoặc chân bị nổi gân.
  • Thoa hỗn hợp dầu oliu và sáp ong 2 lần mỗi ngày để giảm đau.

[inline_article id=262447]

Cách ngăn ngừa bệnh nổi gân tay sau sinh

Để ngăn ngừa tình trạng nổi gân tay sau sinh, bạn có thể thực hiện những cách dưới đây:

  • Tập thể dục thường xuyên
  • Ăn uống lành mạnh
  • Uống nhiều nước
  • Để tay ở vị trí thoải mái khi đánh máy
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
  • Duy trì cân nặng hợp lý

[inline_article id=255656]

Ở thời gian đầu, bệnh nổi gân tay sau sinh không gây ra nhiều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng nếu mẹ không điều trị đúng cách thì tình trạng sẽ nặng hơn và có thể phát sinh nhiều bệnh liên quan khác. Do đó, mẹ có thể kết hợp các phương pháp chữa trị theo chỉ định từ bác sĩ và tại nhà để giảm khó chịu. Nếu mẹ đang cho con bú muốn sử dụng thuốc thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để không ảnh hưởng đến chất lượng sữa nhé.

Ngọc Trân

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Lên máu sản hậu là gì? Những điều mẹ cần nên biết

lên máu sản hậu là gì
Lên máu sản hậu có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho tính mạng của mẹ

Lên máu sản hậu là tình trạng rất nguy hiểm đối với phụ nữ sau sinh vì nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng. Mẹ có thể mắc phải các bệnh hậu sản sau sinh do nhiều yếu tố bao gồm những tác động bên ngoài và các bệnh lý tiềm ẩn bên trong cơ thể. Bạn hãy cùng tìm hiểu lên máu sản hậu là gì, những nguyên nhân cùng cách chữa trị bệnh để có cách khắc phục và phòng ngừa nhé. 

[inline_article id=195014]

Lên máu sản hậu là gì?

Chứng lên máu sản hậu là một tình trạng hiếm xảy ra do mẹ bị huyết áp cao và dư thừa protein trong nước tiểu ngay sau khi sinh con. Bệnh này khá giống với bệnh tiền sản giật trong thai kỳ. 

Hầu hết các trường hợp lên máu sản hậu xuất hiện trong vòng 48 giờ sau sinh. Tuy nhiên, tình trạng này có thể diễn ra đến 6 tuần hoặc muộn hơn sau khi sinh. Đây được gọi là chứng lên máu sản hậu muộn.

Lên máu sản hậu cần được điều trị kịp thời, nếu không sản phụ sẽ bị co giật với các biến chứng nghiêm trọng khác.

Triệu chứng của bệnh lên máu sản hậu là gì?

triệu chứng của lên máu sản hậu là gì

Bệnh lên máu sản hậu khá khó phát hiện vì không thấy có dấu hiệu hay triệu chứng nào trong suốt thai kỳ. Triệu chứng bệnh thường giống với biểu hiện của tiền sản giật như sau:

  • Huyết áp cao (bằng hoặc lớn hơn 140/90 mmHg)
  • Dư lượng protein trong nước tiểu (protein niệu)
  • Đau đầu dữ dội
  • Thị lực thay đổi bao gồm mất thị lực tạm thời, mắt mờ hoặc nhạy cảm với ánh sáng
  • Đau bụng trên, thường đau phần dưới xương sườn ở bên phải
  • Đi tiểu ít

Nếu mẹ có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh lên máu sản hậu ngay sau khi sinh con thì hãy lập tức liên hệ với bác sĩ. Tùy thuộc vào từng trường hợp, mẹ có thể sẽ cần phải nhập viện để được bác sĩ theo dõi và chữa trị kjp thời.

[inline_article id=147828]

Nguyên nhân gây lên máu sản hậu là gì?

nguyên nhân gây lên máu sản hậu là gì

Các nhà khoa học vẫn cần nhiều nghiên cứu rõ ràng hơn để chứng minh những nguyên nhân chính xác gây lên máu sản hậu.

Một nghiên cứu cho thấy các yếu tố nguy cơ gây lên máu sản hậu bao gồm:

  • Huyết áp cao trong suốt thai kỳ: Mẹ sẽ có nhiều nguy cơ bị lên máu sản hậu nếu huyết áp cao sau tuần thứ 20 của thai kỳ (chứng tăng huyết áp thai kỳ). 
  • Béo phì: Sản phụ sẽ dễ mắc phải chứng lên máu hậu sản nếu bị béo phì.
  • Sinh nhiều con một lần: Sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn sẽ làm tăng nguy cơ lên máu sản hậu.
  • Huyết áp cao mãn tính: Nếu trước khi mang thai, mẹ đã có tình trạng huyết áp cao không kiểm soát thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng tiền sản giật và lên máu sản hậu.
  • Bệnh đái tháo đường: Đái tháo đường loại 1 hay loại 2 cũng làm tăng nguy cơ tiền sản giật và lên máu sản hậu.

Các biến chứng của bệnh lên máu sản hậu

các biến chứng của lên máu sản hậu

Lên máu sản hậu có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho tính mạng. Vậy biến chứng của lên máu sản hậu là gì? Những biến chứng này thường bao gồm:

  • Sản giật sau sinh: Sản giật sau sinh thực chất là lên máu sản hậu kèm với các cơn co giật. Tình trạng này gây tổn thương vĩnh viễn đến các cơ quan quan trọng bao gồm não, mắt, gan và thận.
  • Chứng phù phổi: Bệnh có thể đe dọa tính mạng, xảy ra khi lượng dịch phổi dư thừa xuất hiện trong phổi.
  • Đột quỵ: Bệnh xảy ra do nguồn cung cấp máu cho một phần não bị gián đoạn hoặc giảm đi nghiêm trọng, làm mất oxy và dinh dưỡng của mô não. Đây là bệnh cần được chữa trị kịp thời vì rất nguy hiểm cho tính mạng. 
  • Thuyên tắc huyết khối: Thuyên tắc huyết khối là sự tắc nghẽn mạch máu do cục máu đông di chuyển từ bộ phận khác trong cơ thể.
  • Hội chứng HELLP: HELLP được viết tắt cho chữ hemolysis (chứng tan máu), elevated liver enzyme (tăng men gan) và low platelet count (số lượng tiểu cầu thấp). Đây là bệnh lý đe doạ tính mạng, trong đó chứng tan máu là do hồng cầu bị phá hủy gây ra.

Cách điều trị tình trạng lên máu sản hậu

cách điều trị lên máu sản hậu

Chứng lên máu sản hậu có thể được điều trị bằng cách dùng thuốc như sau:

  • Thuốc hạ huyết áp: Nếu huyết áp của mẹ cao tới mức nguy hiểm thì bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc hạ huyết áp.
  • Thuốc ngăn ngừa co giật: Magie sulfat có thể giúp ngăn ngừa co giật cho phụ nữ bị lên máu sản hậu có các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng. Thuốc này thường được dùng trong 24 giờ. Sau khi mẹ được điều trị với magie sulfat thì bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ huyết áp, tiểu tiện và các triệu chứng khác.

Thông thường các phương thuốc trên đều không ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, sản phụ vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Khi đã biết lên máu sản hậu là gì và tình trạng bệnh này nguy hiểm như thế nào, bạn sẽ có cách phòng ngừa tốt hơn. Bạn hãy theo dõi huyết áp thường xuyên, để ý lượng sản dịch, chú ý thể chất, tinh thần đồng thời có lối sống lành mạnh như tập thể dục nhẹ nhàng và cân nhắc chế độ ăn uống để cơ thể luôn khỏe mạnh nhé. 

Ngọc Trân