Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Cách chữa mắt bé bị đổ ghèn đơn giản và hiệu quả

Cha mẹ đừng quá lo lắng nhé! MarryBaby sẽ mách cha mẹ các cách chữa mắt bé bị đổ ghèn cực đơn giản và hiệu quả. Nhờ đó mà khi mắt em bé bị đổ ghèn, cha mẹ biết phải làm sao để chữa trị kịp thời.

1. Những nguyên nhân khiến mắt bé bị đổ ghèn

Trên thực tế, cách chữa mắt bé bị đổ ghèn phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân khiến mắt bé bị đổ ghèn.

Mắt bé bị đổ ghèn có thể do các nguyên nhân sau:

  • Mắt bé đổ ghèn do vi khuẩn: Đây là một bệnh nhiễm trùng mắt do vi khuẩn. Triệu chứng chính là mí mắt dính vào nhau, có mủ sau khi ngủ. Có thể có ở 1 hoặc cả 2 mắt. 
  • Mắt bé đổ ghèn do virus: Đây là một bệnh nhiễm virus của mắt. Triệu chứng chính là lòng trắng của mắt có đường vân màu hồng. Đôi mắt chứa nhiều nước nhưng không có mủ. Thường xuất hiện ở cả hai bên mắt.
  • Mắt bé đổ ghèn do tiết chất nhầy: Mắt bé bị đổ ghèn có thể do bụi bẩn, chất gây dị ứng rơi vào mắt. Do đó mắt tiết chất nhầy màu kem để loại bỏ những tạp chất này ra khỏi mắt. Trường hợp này có thể không cần điều trị nhưng sẽ cần lau sạch mắt bằng nước ấm.
  • Tắc tuyến lệ: Trường hợp bé bị đổ ghèn do tắc tuyến lệ xuất hiện ở 10% trẻ sơ sinh. Triệu chứng của tắc tuyến lệ là bé chảy nước mắt liên tục, ngay cả khi bé không khóc. Tình trạng xảy ra lâu có thể khiến bé bị nhiễm trùng thứ cấp. Mí mắt bị mủ.
  • Dị vật trong mắt: Đây là tình trạng nghiêm trọng. Các hạt nhỏ như cát, bụi bẩn hoặc sạn thường bị mắc kẹt dưới mí mắt trên. Từ đó khiến mắt bé đổ ghèn. Nếu không được loại bỏ; mắt sẽ phản ứng bằng cách tạo ra mủ. Điều này có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng và luôn bị khó chịu ở mắt
  • Viêm mô tế bào mí mắt: Đây là một bệnh nhiễm trùng mí mắt và các mô xung quanh mắt nghiêm trọng. Triệu chứng chính là mí mắt đỏ và sưng húp. Thường chỉ ở một bên. Nguyên nhân gây ra viêm mô tế bào mí có thể do nhiễm trùng xoang ethmoid. 

Sau khi đã biết rõ nguyên nhân, chúng ta hãy cùng đi đến phần cách chữa trị mắt bé bị đổ ghèn như thế nào nhé!

2. Cách chữa mắt bé bị đổ ghèn tại nhà hiệu quả

Nếu mắt bé bị đổ ghèn không kèm theo các triệu chứng viêm nhiễm, sưng tấy đỏ, bỏng rát. Mẹ có thể chỉ cần áp dụng cách chữa mắt bé bị đổ ghèn bằng cách vệ sinh sạch sẽ đôi mắt của bé hoặc dùng thuốc nhỏ mắt.

2.1 Cách loại bỏ ghèn để chữa mắt bé bị đổ ghèn tại nhà

nhỏ nước nhỏ mắt
Cách chữa mắt bé bị đổ ghèn tại nhà là lau và nhỏ thuốc nhỏ mắt cho bé

Cách chữa mắt bé bị đổ ghèn đối với các triệu chứng nhẹ chính là lau sạch mắt bé nhẹ nhàng bằng bông gòn thấm nước ấm; để bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Cha mẹ cần lưu ý:

  • Chỉ làm sạch theo một hướng, hướng từ trong mắt (phía mũi) ra ngoài. Làm vậy để ngăn ngừa mắt còn lại bị nhiễm trùng nếu chỉ có một mắt bị ảnh hưởng.
  • Đừng lau quá mạnh có thể khiến giác mạc và kết mạc bé tổn thương. Sau khi lau xong bỏ miếng bông gòn ngay để tránh tái nhiễm.
  • Ngoài ra, sau khi lau xong, cha mẹ có thể nhỏ thuốc nhỏ mắt để bé giảm đau và loại bỏ bụi bẩn, dị vật kẹt trong mắt.

Có 1 cách dân gian là sử dụng sữa mẹ để lau mắt bé có thể chữa mắt bé bị đổ ghèn và mủ. Thật ra phương pháp này không có tác dụng nhưng cũng không có hại. Tốt nhất vẫn nên nghe theo lời khuyên từ bác sĩ.

2.2 Ngừng cho bé đeo kính áp tròng (lens)

Nếu bé đang đeo kích áp tròng, cha mẹ nên chuyển cho trẻ đeo kính cận cho đến khi hết nhiễm trùng. Điều này sẽ tránh làm tổn thương giác mạc của bé. Khi triệu chứng đổ ghèn, viêm mắt của bé đỡ hơn, mẹ cần khử trùng kỹ kính áp tròng trước khi cho bé đeo trở lại.

(*) Lưu ý: Nếu đây là kính áp tròng dùng một lần, mẹ nên bỏ đi ngay sau khi bé đã dùng xong.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt và đổ ghèn, nên khắc phục như thế nào?

2.3 Cách sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng sinh cho bé

Cha mẹ có thể dùng thuốc nhỏ mắt như cách chữa mắt bé bị đổ ghèn hiệu quả:

  • Nếu bé ngoan, chịu nhỏ mắt: Mẹ hãy nhẹ nhàng đặt ngón tay dưới mắt, kéo nhẹ để dễ nhỏ hơn. Sau đó, mẹ bóp nhẹ 1 giọt thuốc nhỏ mắt cho bé. Cuối cùng, mẹ dặn trẻ nhắm mắt trong 2 phút để thuốc ngấm vào mắt tốt hơn.
  • Nếu bé không chịu mở mắt cho mẹ nhỏ: Mẹ hãy để bé nằm xuống, thoải mái. Sau đó, mẹ nhỏ 1 giọt vào khóe mắt của bé. Khi trẻ mở mắt hoặc chớp mắt, thuốc cũng sẽ có cơ hội chảy và thấm vào mắt bé từ từ.

(*) Lưu ý: Việc sử dụng thuốc nhỏ mắt mẹ luôn cần tham khảo ý kiến bác sĩ nhé.

Đối với trường hợp đau, viêm và ngứa mắt do viêm kết mạc dị ứng có thể gây ngứa, bỏng rát ở mắt, thậm chí sốt. Những triệu chứng này có thể được xoa dịu bằng cách uống thuốc kháng histamin, thuốc giảm đau paracetamol, ibuprofen. Cha mẹ luôn cần hỏi ý bác sĩ trước khi cho bé uống kháng sinh.

2.4 Khi nào cần đưa bé đi khám bác sĩ?

Hãy đưa bé đi bệnh viện nếu bệnh đổ ghèn của bé không thuyên giảm sau 2 ngày hoặc nếu bé có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  • Mắt bé đau dữ dội.
  • Lừ đừ trong người hoặc bị sốt.
  • Sưng đỏ, đau ở mí mắt và quanh mắt dữ dội. 
  • Bé bị giảm thị lực, ghèn cản tầm nhìn bé quá nhiều. 
  • Đã lau chùi nhiều lần nhưng vẫn ghèn ở mắt bé vẫn không khỏi.

Đau mắt đỏ, một trong những triệu chứng kể trên cần được chữa trị như thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời nhé!

2.5 Cách chữa mắt bé bị đổ ghèn tại bệnh viện

Đối với trường hợp có triệu chứng nhiễm trùng mắt lâu ngày không hết và RẤT NGHIÊM TRỌNG. Bác sĩ có thể tiến hành tiêm steroid để làm thuyên giảm bệnh.

Một số trẻ bị đổ ghèn do bị tắc tuyến lệ trong một thời gian dài, cách chữa trị sẽ là phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật này là chèn một đầu dò nhỏ vào ống tuyến lệ của trẻ. Sau đó tiến hành nong tuyến lệ và dùng nước muối để làm sạch tuyến lệ; giúp tuyến lệ được thông thoáng. 

>> Cha mẹ có thể tham khảo thêm: Nguyên nhân, cách chữa trị mắt bé 2-3 tuổi bị đổ ghèn

3. Cách phòng ngừa mắt bé bị đổ ghèn

phòng ngừa trẻ bị ghèn mắt
Dọn dẹp nhà cửa cũng là một cách chữa trị và phòng ngừa mắt bé bị đổ ghèn hiệu quả

Dù đã biết cách chữa trị nhưng mắt bé vẫn có thể bị đổ ghèn trở lại. Vì thế, cha mẹ cũng cần biết cách phòng ngừa để mắt bé không bị đổ ghèn trở lại.

Cách phòng ngừa bao gồm:

  • Rửa tay cho bé thường xuyên.
  • Cho bé tránh xa các vật gây dị ứng.
  • Không cho trẻ dụi mắt vì vi khuẩn từ tay có thể lây nhiễm vào mắt.
  • Vệ sinh nhà cửa, chăn gối nệm của bé một cách sạch sẽ và gọn gàng.
  • Để kem dưỡng, kem chống nắng, các sản phẩm có hại cho mắt ở gần trẻ.

[inline_article id=260337]

Trẻ bị đổ ghèn thường không phải là tình trạng nguy hiểm. Đa số các nguyên nhân chỉ là do dị ứng, nhiễm khuẩn, tuyến lệ bị tắc. Các cách chữa mắt bé bị đổ ghèn chính là vệ sinh nhẹ nhàng mắt bé, nhỏ thuốc nhỏ mắt, cho bé uống kháng sinh. Chỉ những số ít trường bệnh tình bé trở nên rất nghiêm trọng mới cần đến tiêm steroid, phẫu thuật.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cách viết thiệp mời đầy tháng cho bé trai, bé gái hay và ý nghĩa

MarryBaby sẽ hướng dẫn cho cha mẹ cách viết thiệp mời đầy tháng, thôi nôi cũng như một số lời chúc bé hay và ý nghĩa nhất.

1. Ý nghĩa của việc tổ chức đầy tháng

Đầy tháng là dịp quan trọng để thông báo cho họ hàng, người quen, bạn bè về sự xuất hiện của một thành viên mới trong gia đình. Ngoài ra, đây cũng là dịp để cúng tạ ơn 12 Mụ bà và Đức Ông đã tạo hình, che chở và nuôi dưỡng bé ra đời cứng cáp, mạnh khỏe.

Khi làm lễ cúng, cha bé sẽ đọc bài cúng đầy tháng. Đây là nghi lễ quan trọng trong buổi đầy tháng. Để biết bài cúng đó có nội dung như thế nào mời cha mẹ tham khảo Bài cúng đầy tháng cho bé gái và Bài cúng đầy tháng bé trai giúp con mau ăn chóng lớn.

Lễ vật cúng, bánh trái đã xong rồi thì chúng ta hãy đến phần viết thiệp mời đầy tháng rồi đây.

2. Hướng dẫn cách viết thiệp đầy tháng ý nghĩa cho bé

cách viết thiệp đầy tháng

2.1 Cách chọn thiệp mời đầy tháng cho bé để viết đầy sáng tạo

Việc lựa chọn được mẫu thiệp mừng đầy tháng đẹp nhất, ý nghĩa nhất để viết có thể dựa trên nhiều yếu tố khác nhau:

  • Giới tính của bé: Nếu là bé trai, cha mẹ có thể lựa chọn những màu sắc mạnh mẽ như xanh dương, xanh blue, bạc,… Còn nếu là đầy tháng bé gái, cha mẹ có thể chọn thiệp có màu sắc ngọt ngào, dễ thương, tươi sáng như các màu pastel, hồng, tím, xanh lá,… 
  • Mệnh tuổi của bé: Cha mẹ có thể dựa vào tuổi bé hợp với mệnh nào trong ngũ hành để chọn màu thiệp tương ứng. Nếu bé là mệnh Thủy thì có thể chọn màu xanh lá, xanh dương,nâu, vàng,…
  • Sở thích của bé: Sau khi lựa được màu, cha mẹ có thể thêm một số họa tiết để trang trí cho thiệp. Tùy vào bé thích gì cha mẹ có thể thêm những chi tiết như hoa, búp bê, Doraemon, Naruto, siêu nhân,… lên thiệp.
  • Kiểu dáng thiệp: Cha mẹ có thể chọn kiểu thiệp tùy vào sở thích hoặc ý nghĩa mà cha mẹ muốn truyền tải.

>> Mẹ ơi xem thêm: 50 lời chúc đầy tháng cho bé gái và bé trai hay và ý nghĩa nhất

2.2 Cách viết thiệp đầy tháng thôi nôi ý nghĩa cho bé

Về cách viết thiệp đầy tháng, nội dung của thiệp đầy tháng, thôi nôi sẽ có các dòng sau:

Tiêu đề: Thiệp mời nhân dịp đầy tháng/thôi nôi bé

Tên bé: ….

Xin trân trọng kính mời…..

Đến dự bữa tiệc thân mật cùng gia đình chúng tôi vào lúc…..Giờ, Ngày, Tháng. Năm…..

Tại………..Địa điểm……..

 Sự hiện diện của…..là niềm vinh hạnh của gia đình chúng tôi.

Trân trọng! 

nội dung thiệp
Mẫu thiệp mời đầy tháng

Các nội dung trong thiệp mời đầy tháng có thể được thay đổi linh hoạt. Nhưng lưu ý phải giữ lại các nội dung là Tên buổi tiệc, Tên bé, Tên người nhận, Thời gian và địa điểm.

Một cách viết thiệp đầy tháng, thôi nôi khác cha mẹ có thể tham khảo:

thiệp đầy tháng
Mẫu thiệp mời đầy tháng của bé trai
cách viết thiệp đầy tháng
Mẫu thiệp mời đầy tháng của bé gái

3. Một số mẫu lời chúc ý nghĩa nhân ngày đầy tháng

Bến cạnh việc gửi thiệp mời đầy tháng, chắc hẳn sẽ có nhiều cha mẹ, cô dì chú bác cũng muốn gửi đến con/cháu mình những lời chúc tốt đẹp, ý nghĩa nhất. Vậy thì hãy tham khảo ngay cách viết thiệp, phong bì chúc mừng đầy tháng hay cho bé trai, bé gái dưới đây nhé!

3.1 Cách viết thiệp, phong bì chúc mừng đầy tháng hay cho bé trai

Nội dung để viết thiệp, phong bì chúc mừng đầy tháng cho bé trai thì có những cách sau:

  • Mừng con trai tròn đầy tháng, cha mẹ xin gửi đến cháu những lời chúc tốt đẹp và ý nghĩa nhất.
  • Chúc con lớn lên sẽ là 1 người đàn ông đẹp trai, giàu có và mạnh mẽ trong suốt những năm tháng cuộc đời.
  • Đây là 1 trong những ngày đặc biệt nhất trong cuộc đời con và sau này lớn lên con hãy nhớ đến ngày này! Mọi người đều yêu thương con.
  • Chúc gia đình anh chị đã có thêm 1 thành viên mới, chúc con trong ngày đặc biệt luôn mạnh khỏe, nhận được nhiều phần quà và những lời chúc tốt đẹp.
  • Mừng lễ đầy tháng của bé A, cô chúc cháu có 1 đời an nhiên, bình an, ăn mạnh chóng lớn và luôn vâng lời ông bà cha mẹ. Cô tin tương lai cháu sẽ là người đàn ông tốt và trưởng thành.

3.2 Cách viết thiệp, phong bì chúc mừng đầy tháng hay cho bé gái

Để viết thiệp, phong bì chúc mừng đầy tháng cho bé gái thì có những cách sau:

  • Chúc con gái mọi điều tốt đẹp nhất, luôn vui vẻ trong những năm tháng cuộc đời.
  • Cha/mẹ/ông/bà/cô/chú mừng đầy tháng bé gái, chúc con hay ăn chóng lớn, nghe lời ông bà và cha mẹ.
  • Chào mừng con gái yêu quý, xinh đẹp nhất của gia đình! Chúc mừng con thêm nhiều may mắn và bình an suốt đời!
  • Chào đón thiên thần của chúng ta đến với gia đình. Lớn lên sẽ là một cô bé dễ thương, ngoan hiền và được yêu mến con nhé.
  • Chúc con gái luôn vui khỏe, rạng rỡ, đáng yêu, thông minh, hài hước, chăm ngoan, luôn là niềm tự hào của gia đình. Yêu con rất nhiều.

3.3 Cách mời đầy tháng cho con bằng miệng

Bên cạnh việc viết thiệp mời để gửi thay cho lời mời thì trong một số trường hợp cha mẹ sẽ không gửi thiệp và mời trực tiếp bằng lời nói (bằng miệng). Tuy nhiên, khi mời đám đầy tháng cho con bằng miệng, cha mẹ cũng cần lưu ý vài điều để thể hiện sự tôn trọng, lịch sự và không làm phật lòng khách mời.

  • Đối tượng khách mời: Người thân trong gia đình, ông bà, cha mẹ, anh chị em, họ hàng, bạn bè thân thiết…đây là những người mà cha mẹ muốn họ có mặt thật sự trong buổi tiệc. Việc mời đám đầy tháng bằng miệng sẽ thể hiện được sự chân thành và gần gũi.
  • Trang phục, giọng nói, thái độ và câu từ: Khi mời đám đầy tháng cho con bằng miệng, cha mẹ nên chọn trang phục lịch sự, giọng nói nhẹ nhàng, thái độ thân thiện và chân thành. Khi mời thì chọn câu từ sao cho phù hợp, trình bày chính xác thông tin thời gian, địa điểm tổ chức và một số dặn dò nếu cần.

>> Cha mẹ tham khảo:

4. Lưu ý khi viết phong bì mừng đầy tháng cho các bé

Dù đã biết cách viết thiệp đầy tháng nhưng cha mẹ cũng nên ghi nhớ các vấn đề sau:

  • Nên viết ngắn gọn, súc tích đừng quá dài dòng.
  • Sử dụng ngôn từ, cách xưng hô phù hợp với người được mời trên thiệp.
  • Kiểm tra xem thông tin trên phong bì đã đầy đủ chưa, đã viết đủ thiệp chưa rồi mới bắt đầu gửi.

[inline_article id=219779]

Kết luận

Trên đây là cách viết thiệp đơn giản cũng như những lời chúc mừng đầy tháng cho bé vô cùng hay và ý nghĩa. MarryBaby chúc cha mẹ và bé sẽ có một ngày đầy tháng tuyệt vời và nhiều niềm vui.

Cha mẹ xem thêm các bài viết liên quan đến tiệc đầy tháng của bé:

[summary title=””]

Chuyên mục ‘Năm đầu đời của bé‘ đăng tải nội dung về những cột mốc phát triển thú vị của bé, nhằm mang đến cho con một khởi đầu hoàn hảo và nhiều kỷ niệm. Nội dung được tham vấn chuyên môn bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ cộng tác và Ban tham vấn Y khoa MarryBaby nhằm đảm bảo thông tin chuẩn xác trước khi đến với độc giả.

[/summary]

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Bài văn khấn, bài cúng đầy tháng cho bé gái đơn giản 2024

Trong bài viết hôm nay, MarryBaby sẽ gửi đến bạn đọc toàn bộ thông tin liên quan đến bài cúng đầy tháng cho bé gái, cách chuẩn bị lễ vật, cách khấn vái một cách chi tiết. 

Còn nếu muốn tham khảo Cách cúng đầy tháng cho bé trai chi tiết, hãy đọc đến cuối bài này nhé!

1. Ý nghĩa bài văn khấn cúng đầy tháng cho bé gái

Cúng đầy tháng là buổi lễ để tạ ơn 12 bà Mụ và 3 Đức Ông đã nặn ra hình hài của bé, giúp bé chào đời khỏe mạnh, nuôi dưỡng bé vượt qua giai đoạn trứng nước vất vả. Đồng thời, cúng đầy tháng nhằm thông báo cho người thân, họ hàng, dòng họ về việc có thành viên trong gia đình vừa tròn một tháng tuổi.

Ý nghĩa của việc làm lễ đầy tháng cũng như đọc bài cúng đầy tháng cho bé trai và gái là để:

  • Tưởng nhớ các các vị Thần Phật, các vị chúa, gia tiên vì luôn phù hộ cho trẻ được tái sinh thành thành viên của gia đình.
  • Tạ ơn 12 bà Mụ vì đã thay phiên nhau không chỉ nặn ra đứa trẻ mà còn phù trợ cho “mẹ tròn con vuông”.
  • Lưu truyền và giữ gìn văn hóa truyền thống tốt đẹp này của Việt Nam.

>> Chi tiết hơn: Cúng đầy tháng cho bé gái: mâm cúng và nghi thức đầy đủ

2. Cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé gái

Dân gian xưa có câu: “Trai sụt một, gái sụt hai”. Câu này có nghĩa là cha mẹ nên chọn ngày cúng đầy tháng cho bé gái là 2 ngày trước khi bé tròn 1 tháng tuổi. Lưu ý là phải tính theo ngày âm lịch.

Ví dụ, bé sinh ngày 26/11 âm lịch thì ngày làm lễ cúng và đọc bài văn cúng đầy tháng cho bé gái sẽ là ngày 24/12 âm lịch. Còn ngày cúng và đọc bài cúng đầy tháng chuẩn cho bé trai sẽ là ngày 25/11 âm lịch. 

Tuy nhiên hiện nay, các bậc cha mẹ hiện đại thường dùng ngày sinh bằng lịch dương của bé để tổ chức đầy tháng cho con mình như thế sẽ dễ theo dõi hơn.

Bên cạnh ngày cúng đầy tháng, nhiều cha mẹ cũng quan tâm đến việc Chọn ngày cắt tóc sao cho bé khỏe mạnh. Mẹ hãy thử tìm hiểu nhé!

3. Cách sắm, mua lễ vật cúng đầy tháng cho bé gái

Cùng với bài cúng, văn khấn đầy tháng cho bé gái, lễ vật cúng đầy tháng cho bé gái cũng cần được chuẩn bị đầy đủ và chu đáo tùy theo điều kiện kinh tế. Cha mẹ sẽ cần chuẩn bị lễ cúng cho 12 Bà Mụ riêng và cả cho Đức Ông.

Lễ vật cúng Bà Mụ và Đức Ông để khấn bài cúng đầy tháng cho cho bé gái

3.1 Lễ cúng đầy tháng 12 mụ bà cho bé gái

Bên cạnh bài cúng đầy tháng cho bé gái, cha mẹ nên chuẩn bị các lễ vật sau cho các Mụ Bà:

  • Đồ chơi trẻ bằng nhựa hoặc sành sứ.
  • Hương hoa: Hương, lọ hoa nhiều màu, tiền vàng, nước trắng.
  • Lễ mặn: Bao gồm xôi, gà luộc, cơm, canh, món ăn, rượu trắng.
  • Kẹo bánh: Chia thành 12 phần và một phần to hơn (hoặc nhiều hơn).
  • Phẩm oản: Chia 12 phần đều nhau và một phần lớn hơn (hoặc nhiều hơn).
  • Đồ vàng mã: các đôi hài màu xanh, nén vàng màu xanh, váy áo màu xanh.
  • Trầu cau: trầu têm cánh phượng, 12 miếng trầu với cau bổ tư và 1 miếng to hơn với cau nguyên quả.
  • Động vật: cua, con ốc, tôm để sống hoặc có thể hấp chín. Các động vật này có 12 con kích thước bằng nhau và có 1 con to hơn.
bài cúng đầy tháng cho bé gái
Chuẩn bị lễ vật trước khi đọc bài văn khấn cúng đầy tháng cho bé gái

3.2 Cúng Đức Ông và 3 Đức thầy

Đức ông và Đức Thầy chính là những người tổ sư,  thánh sư và tiên sư. Lễ vật cúng Đức ông và 3 Đức Thầy gồm có:

  • 1 tô chè lớn.
  • 3 đĩa xôi lớn.
  • 1 tô cháo lớn.
  • 1 con gà luộc chéo cánh.
  • 1 miếng thịt quay, một đĩa hoa quả (5 loại quả bất kỳ), trầu cau, rượu và đồ hàng mã (giấy tiền).

>> Không chỉ biết bài cúng và văn khấn, cha mẹ cũng nên xem thêm: Chuẩn bị xôi chè cúng đầy tháng cho bé trai và gái như thế nào?

3.3 Cách sắp xếp bàn cúng Mụ

Đồ lễ cúng đầy tháng cho trẻ sẽ được xếp trên hai bàn: một bàn nhỏ xếp phía trên để bày lễ vật cúng kính Đức ông. Bàn lớn còn lại bày lễ vật cúng kính 12 bà Mụ. 2 bàn trên dưới cách nhau 10cm. 

Đĩa trái cây ngũ quả, lễ vật sẽ được đặt ở phía tây, còn bình hoa thì ở phía đông theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả”. Lưu ý, các mâm này phải được bài trí thật cân đối và đầy đủ các lễ vật đã nêu.

>> Xem thêm: Những lời chúc đầy tháng cho bé gái và bé trai hay và ý nghĩa

4. Văn khấn bài cúng đầy tháng cho bé gái và bé trai

Bài cúng văn khấn đầy tháng cho bé gái, bé trai có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong buổi đầy tháng. Thông qua quá trình tham khảo các nhà văn hóa thâm niên cũng như nhiều tư liệu về phong tục truyền thống Việt Nam. MarryBaby xin được gửi đến cha mẹ Bài cúng đầy tháng cho bé gái vừa đơn giản vừa chuẩn nhất. Bài cúng đầy tháng cho bé gái có nội dung như sau:

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát!
Chúng con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa.
Chúng con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa.
Chúng con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa.
Chúng con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương.

Hôm nay, là ngày ….. tháng ….. năm …… là ngày lành tháng tốt.
Vợ chồng chúng con gồm có …………………………………… sinh được con (trai, gái) đặt tên là ………………………
Chúng con đang ngụ tại ……………………………………………………………………………………………………..

Hôm nay, nhân ngày đầy tháng cho bé chúng con thành tâm sắm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn toạ các chư vị Tôn thần kính cẩn chúng con tấu trình:

Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên ………………………….. sinh ngày ………………… được mẹ tròn, con vuông.

Chúng con thành tâm cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật; các ngài phù hộ độ trì, các ngài vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách; phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng; kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang; nhân lành nảy nở; nghiệp dữ tiêu tan; bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.

Xin thành tâm đảnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.

Nam mô A Di Đà Phật! (x3 lần)

Bài văn khấn cúng đầy tháng cho bé gái và bé trai
Mẹ có thể lưu hình ảnh Bài văn khấn cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái để dùng khi cần nhé.

[inline_article id=290684]

5. Cách vái bài cúng, văn khấn cúng đầy tháng cho bé gái

Sau khi đã sắp xếp lễ vật đầy đủ và đúng chỗ cùng với việc đã có bài cúng đầy tháng cho bé gái. Cha mẹ hãy tiến hành cách vái cúng đầy tháng cho bé theo các bước sau:

  • Bước 1: Đầu tiên cha hoặc ông của bé sẽ thắp nến và khấn vái cúng bà Mụ.
  • Bước 2: Đọc nội dung văn khấn bài cúng đầy tháng cho bé gái bên trên.
  • Bước 3: Sau khi đọc xong bài cúng đầy tháng thì cầu nguyện, chúc phúc cho bé gái được khỏe mạnh, bình an, mau ăn chóng lớn.
  • Bước 4: Tiếp đến mẹ bế bé ra thắp hương và khấn vái những điều may mắn cho trẻ.
  • Bước 5: Khi đã xong cha, ông sẽ thực hiện nghi thức đặt tên cho bé.

Sau khi đọc bé đã được xong, cha mẹ dùng 2 đồng tiền xu có lỗ vuông ở giữa (hay còn gọi tiền âm dương) gieo lên đĩa. Nếu có 1 đồng âm, 1 đồng dương (hay còn gọi là 1 đồng mặt úp 1 đồng mặt ngửa) thì tên mới đặt được ông bà, tổ tiên đồng ý. Nếu gieo được 2 đồng âm hoặc 2 đồng dương thì được coi là không đồng ý. Gieo 3 lần đều được kết quả như vậy thì phải đặt tên khác cho bé.

>> Xem thêm: Cách viết thiệp mời đầy tháng cho bé trai, gái hay và ý nghĩa

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về bài cúng, văn khấn đầy tháng cho bé gái cũng như những lễ vật, quy trình cúng đầy tháng cho bé. MarryBaby cũng xin gửi lời chúc đến các bé nhà mình có một buổi đầy tháng suôn sẻ, lúc nào cũng mau ăn, chóng lớn, thông minh tài giỏi.

[summary title=””]

Chuyên mục ‘Năm đầu đời của bé‘ đăng tải những nội dung xoay quanh các chủ đề về chăm sóc, nuôi dạy, cột mốc phát triển của trẻ và nhiều nội dung khác dành cho bé từ 0 – 12 tháng tuổi. Nội dung được tham vấn chuyên môn bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ cộng tác và Ban tham vấn Y khoa MarryBaby nhằm đảm bảo thông tin chuẩn xác trước khi đến với độc giả.

[/summary]

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Ăn nho có tác dụng gì? 12 lợi ích sức khỏe bất ngờ của nho

Vậy ăn nho có tác dụng gì? Và uống nước ép nho, ăn vỏ nho có tác dụng gì không? Hãy đọc bài viết sau đây để biết câu trả lời nhé!

1. Giá trị dinh dưỡng của quả nho

[key-takeaways title=””]

100g nho có bao nhiêu calo? Theo Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam của Bộ Y tế, trong 100g nho trung bình có chứa khoảng 68 kcal. Nho xanh ít đường hơn nên trong 100g nho xanh chứa khoảng 62 kcal. 

[/key-takeaways]

Các dưỡng chất trong 100g quả nho gồm có:

  • Carbohydrate: 16.3 g trong đó có 15g đường đơn.
  • Chất béo: 0.2 g.
  • Chất đạm: 0.4 g.
  • Chất xơ: 0.6 g.
  • Natri: 2 mg.
  • Kali: 191 mg.
  • Vitamin C: 3 mg.
  • Vitamin K: 14.6 mcg.
  • Vitamin E: 0.19 mg.

Với những dưỡng chất trên thì ăn quả nho có tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo.

2. Ăn nho có tác dụng gì? Những lợi ích tốt cho sức khỏe và sắc đẹp

Ăn nho có tốt không? Câu trả lời là CÓ. Đây là một trong những loại quả vào mùa thu có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn. Cùng xem những công dụng của quả nho là gì nhé!

2.1 Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

ăn nho có tác dụng gì
Ăn nho có tác dụng gì? Nhờ Kali trong nho giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ

Ăn nho và uống nước ép nho có tác dụng gì? Nho là nguồn cung cấp kali dồi dào. Trong 100g nho chứa đến 191mg Kali. Kali giúp giảm nguy cơ bị huyết áp cao và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. 

Ngoài ra, nho còn giúp cơ thể làm giảm hấp thu cholesterol. Chính vì thế ăn nho có tác dụng giúp duy trì mức huyết áp và bảo vệ tim mạch khỏe mạnh.

2.2 Cải thiện làn da và giúp tóc chắc khỏe

Nho có chất gì mà có tác dụng cải thiện da và tóc? Bên trong quả nho và hạt nho có chứa vitamin E, giúp làn da của bạn luôn mịn màng và căng bóng. Các hợp chất khác trong nho có thể giúp ngăn ngừa mụn trứng cá; và tăng lưu lượng máu đến da đầu của bạn để có mái tóc chắc khỏe hơn. 

2.3 Hỗ trợ giảm cân

Nguyên nhân khiến việc ăn nho có tác dụng giảm cân là gì? Nho xanh chứa rất ít chất béo, cholesterol và calo. Ngoài ra trong nho cũng chứa nhiều chất xơ, nước giúp hỗ trợ no lâu. Chính những yếu tố này đã giúp người ăn nho giảm cân hiệu quả nếu ăn với số lượng vừa phải. 

Ngoài nho, ăn bơ cũng có tác dụng hỗ trợ giảm cân. Bạn hãy tham khảo Các món ăn từ bơ giúp giảm cân mà không cần tập nặng

2.4 Bảo vệ thị lực

tốt cho thị lực
Chất gì khiến việc ăn nho lại có tác dụng hỗ trợ sức khỏe đôi mắt? Đó chính là vitamin A

Nho có chất gì mà ăn nho lại có tác dụng hỗ trợ sức khỏe đôi mắt? Trong quả nho có chứa Caroten và Lutein có lợi cho sức khỏe mắt. Ăn nhiều nho xanh có thể hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh về mắt; bao gồm thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và các bệnh về mắt khác.

2.5 Tăng cường hệ thống miễn dịch

Vì nho là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời nên ăn nho có thể giúp hệ thống miễn dịch của bạn chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus như nhiễm trùng nấm men, viêm phổi, cảm lạnh, sốt,…

2.6 Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Nguyên nhân khiến việc ăn nho có tác dụng ngăn ngừa tiểu đường là gì? Tương tự như mít, quả nho có chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) khá thấp – 43. Vì vậy, ăn nho sẽ có khả năng thấp hơn trong việc làm tăng lượng đường trong máu (43%) so với ăn đường trắng (100%).

Muốn biết chỉ số GI là gì và tác dụng của mít ra sao, bạn có thể xem: Mít chứa bao nhiêu calo? Cách ăn mít không lo tăng cân  

2.8 Duy trì sức khỏe não bộ

tốt cho sức khỏe não bộ
Ăn nho có tác dụng gì? Nho xanh tốt cho trí nhớ của bạn

Ăn nho xanh có thể thúc đẩy khả năng học tập, trí nhớ và nhận thức chung. Vậy nhờ chất gì mà ăn nho có các tác dụng này?

Trong quả nho có chứa chất chống oxy hóa tên Resveratrol. Chất này giúp cơ thể ngăn ngừa các bệnh về thần kinh như bệnh Parkinson(bệnh loại rối loạn thoái hóa thần kinh) và bệnh Alzheimer(khiến sa sút trí tuệ, mất trí).

>> Bạn có thể tham khảo: 1 chén cơm bao nhiêu calo? Ăn cơm nhiều có mập không?

2.9 Cải thiện sức khỏe của xương

Nhờ vitamin K và các khoáng chất như canxi, magiê và kali, ăn nho có thể giúp bạn duy trì xương chắc khỏe. Ngoài ra, hợp chất resveratrol – một chất chống oxy hóa trong quả nho có thể giúp tăng cường mật độ xương.

2.10 Làm chậm quá trình lão hóa

Lại một lần nữa, Resveratrol lại đem đến một công dụng tuyệt vời cho người ăn nho. Resveratrol kích thích gen SirT1, gen này giúp kéo dài tuổi thọ bằng cách tác động đến cấu trúc tế bào và bảo vệ tế bào. Chính vì vậy, ăn nho sẽ giúp bạn sống lâu hơn. 

2.11 Ngăn ngừa táo bón

Hàm lượng nước cao trong nho có thể giúp hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động trơn tru hơn. Nho cũng chứa đầy chất xơ không hòa tan, có thể giúp phân mềm và dễ đi hơn.

Uống cây nhọ nồi cũng giúp trị táo bón. Hãy xem thêm Công dụng của cây nhọ nồi tại đây nhé!

2.12 Cải thiện giấc ngủ

Nhờ chất gì mà ăn nho lại có tác dụng cải thiện giấc ngủ? Quả nho có chứa một lượng melatonin nhất định – một loại hormone hỗ trợ ngủ ngon. Vì vậy, nho có thể trở thành một món ăn nhẹ tuyệt vời trước khi đi ngủ. Chúng không chứa nhiều calo và có khả năng giúp bạn chìm vào giấc ngủ dễ hơn.

2. Vỏ nho có tác dụng gì? Ăn nho cả vỏ có tốt không?

Vỏ nho có tác dụng gì?

Ăn nho cả vỏ có tốt không? Câu trả lời là . Vậy vỏ nho có tác dụng gì mà ăn vào lại có lợi cho sức khỏe?

Vỏ nho, đặc biệt là vỏ nho tím còn chứa chất flavonoids giúp giảm huyết áp. Chất này thúc đẩy lipoprotein mật độ cao trong máu tăng lên, làm giảm lượng cholesterol có hại, bảo vệ tim mạch. 

Ngoài ra, cellulose, pectin, và sắt có trong vỏ nho có thể bù đắp dinh dưỡng trong chế độ ăn hiện nay. Vì vậy, nên ăn nho cả quả cùng với vỏ và hạt, cơ thể sẽ hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn.

3. Nên tránh ăn nho với gì để không gây ra tác dụng phụ?

Nếu ăn nho với một số loại thực phẩm kiêng kỵ có thể khiến sức khỏe bị ảnh hưởng. Vậy ăn nho kỵ gì? Khi ăn nho, theo các quan niệm dân gian, bạn không nên chúng với: Sữa tươi, sữa chua, các loại hải sản (tôm, cua, cá,…), bia, các loại dưa, củ cải trắng,…

Nếu kết hợp nho với một trong số những thực phẩm trên dễ gây ra các vấn đề tiêu cực cho cơ thể như đau bụng, tiêu chảy,… 

Nhưng đó chỉ là những quan niệm chưa có cơ sở, bằng chứng khoa học xác thực. Do đó, bạn cứ tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để hiểu rõ hơn mình có nên ăn nho kèm với những món ăn nào hay không nhé.

[inline_article id=304907]

Trên đây là 12 tác dụng của quả nho cũng như một số lưu ý về ăn nho. Hy vọng bài viết này có thể giải đáp thắc mắc của bạn về các vấn đề như ăn nho, uống nước ép nho có tác dụng gì, ăn vỏ nho có tác dụng gì và không nên ăn nho với thực phẩm gì.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 12-18 tháng tuổi ngon và bổ dưỡng

Hãy cùng Marry tìm hiểu thực đơn ăn dặm cho bé từ 12-18 tháng tuổi là như thế nào nhé!

1. Bé 12-18 tháng tuổi ăn được gì?

Thực đơn cho bé từ 12 tháng tuổi trở lên đã có thể ăn đa dạng món hơn. Bé 12 đến 18 thậm chí 24 tháng tuổi có thể ăn và uống các món:

  • Sữa tươi, mật ong.
  • Các sản phẩm từ sữa (phô mai, kem, sữa chua nguyên kem).
  • Trái cây: cam, quýt, dưa hấu, dưa gang, dưa lưới, đu đủ, mơ, bưởi, dâu, nho,…
  • Các loại rau củ: củ dền, bông cải xanh, ớt chuông, rau mồng tơi, rau chân vịt,… được nấu mềm.
  • Các loại ngũ cốc (khoai, bắp, gạo, lúa mạch, lúa mì, yến mạch, bánh mì, mì ống, ngũ cốc hỗn hợp,…).
  • Thức ăn giống như các thành viên khác trong gia đình, nghiền hoặc cắt nhỏ thành miếng vừa ăn.

Đối với trẻ 12-18 tháng, mẹ có thể cho trẻ ăn 3 bữa chính, 2 bữa phụ và uống sữa bò. Nếu vẫn còn bú mẹ, mẹ có thể tiếp tục cho con bú bất cứ khi nào con muốn.  

Về khẩu phần ăn cho một buổi, mẹ nên đảm bảo thực đơn cho bé 12-18 tháng cần có đủ liều lượng sau:

  • Ngũ cốc hay tinh bột: 1/4 – 1/2 chén.
  • Trái cây và rau củ: 1/4 – 1/2 chén.
  • Sữa & Sản phẩm từ sữa: 1 chén.
  • Thịt/Protein/Các lựa chọn thay thế thịt: 1/4 chén.

2. Thực đơn ăn dặm cho bé 12-18 tháng

2.1 Thực đơn ăn dặm cho bé 12-18 tháng tuổi chậm tăng cân, thực đơn ăn dặm tự chỉ huy

Thực đơn cho bé 1 tuổi chậm tăng cân

2.2 Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 12-18 tháng

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật

2.3 Thực đơn ăn dặm kiểu hiện đại cho bé 12-18 tháng tuổi

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 12-18 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 12-18 tháng tuổi kiểu hiện đại

3. Các món ăn dặm ngon trong thực đơn ăn dặm BLW cho bé 12-18 tháng

Ăn dặm tự chỉ huy (Baby Led Weaning – BLW) là phương pháp ăn dặm cho bé tự chủ, bé tự ăn và tự chọn món mình ăn. Vì thế, cho bé 12-18 tháng tuổi ăn dặm theo thực đơn blw sẽ giúp bé sớm tự lập, tự ăn mà không cần cha mẹ đúc. Nhờ vậy mà bé cũng dễ dàng tăng cân hơn khi ăn những món đúng “khoái khẩu” của mình. 

Vì vậy hãy bắt đầu Thực đơn ăn dặm blw cho bé 12-18 tháng cho bé nào!

2.1 Mướp đắng, trứng gà, cơm nắm

Nguyên liệu:

  • 1 quả trứng.
  • Thịt lợn băm.
  • Cơm vừa đủ.
  • Nửa quả mướp đắng.

Cách làm:

  • Bước 1: Thịt lợn rửa sạch, chần qua nước sôi sau đó đem bằm nhuyễn
  • Bước 2: Mướp đắng bỏ ruột, rửa sạch, cắt khúc. Nhồi thịt vào mướp đắng sau đó đem hấp cách thủy
  • Bước 3: Đập trứng gà ra bát, thêm 1/2 viên phô mai và một ít thịt bằm rồi trộn đều. Đun nóng chảo với 1 chút dầu oliu rồi tiến hành tráng trứng
  • Bước 4: Chuẩn bị cơm với lượng đủ với khẩu phần ăn của bé
  • Bước 5: Quả kiwi cắt miếng nhỏ cho bé ăn tráng miệng

>> Xem thêm: Trẻ mấy tháng ăn được trứng gà và cách chế biến món ngon cho con

2.2 Cá hồi, cơm nắm, súp lơ

cá hồi, cơm nắm và bông cải
Cá hồi, cơm nắm, súp lơ – Thực đơn ăn dặm blw cho bé 12-18 tháng

Nếu không biết cho bé 12-18 tháng tuổi ăn gì, mẹ hãy tham khảo thực đơn từ cá hồi dưới đây nhé!

Nguyên liệu:

  • 3 con tôm.
  • 1 miếng cá hồi.
  • Nửa củ cà rốt.
  • Cơm nát vừa đủ.
  • 2 miếng súp lơ xanh vừa đủ.

Cách làm:

  • Bước 1: Cá hồi rửa sạch, áp chảo cùng với dầu ô liu và bột quế. 
  • Bước 2: Cơm nát tạo viên với kích thước vừa bàn tay bé.
  • Bước 3: Cà rốt nạo vỏ, cắt hình con chì rồi đem hấp. 
  • Bước 4: Tương tự như vậy với bông cải xanh. 
  • Bước 5: Trình bày món ăn sao cho thật hấp dẫn để kích thích bé ăn ngon hơn.

>> Xem thêm: Thực đơn bữa sáng cho bé 1 tuổi bổ dưỡng và đầy hương vị

2.3 Rau cải luộc, trứng chiên, cơm nắm

Nguyên liệu:

  • Rau cải.
  • Cơm nát.
  • 6 quả nho.
  • 1 quả trứng.

Cách làm:

  • Bước 1: Cơm tạo hình thành những con vật ngộ nghĩnh, với kích thước vừa bàn tay bé.
  • Bước 2: Đập trứng, tách riêng lòng đỏ rồi khuấy đều với 1/2 viên phô mai. 
  • Bước 3: Đun nóng dầu ô liu rồi cho trứng vào chiên. 
  • Bước 4: Rau cải nhặt bỏ lá úa, rửa sạch rồi luộc chín. 
  • Bước 5: Rửa sạch nho. Trình bày rau, trứng, cơm và xoài ra đĩa.

2.4 Rau muống luộc, tôm hấp và cơm nắm

Nguyên liệu:

  • Cơm nát.
  • 3 con tôm.
  • Rau muống luộc.
  • 4 đến 5 trái cherry.

Cách làm:

  • Bước 1: Cơm nát tạo hình ngộ nghĩnh, với kích thước vừa bàn tay bé. 
  • Bước 2: Tôm rửa sạch, bỏ vỏ, bỏ gân đen ở sống lưng sau đó đem hấp. 
  • Bước 3: Rau muống nhặt lấy phần non, rửa sạch rồi luộc chín. 
  • Bước 4: Cho phần thức ăn ra đĩa là có thể cho bé thưởng thức. 

>> Xem thêm: 12+ món ăn từ tôm siêu ngon, bổ, dễ làm cho bé ăn dặm

2.5 Bí đao, cua, nui, quả na

thực đơn cho bé 12 - 18 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm blw cho bé 12-18 tháng

Nguyên liệu:

  • Nui.
  • Thịt bò.
  • 50g bí đao.
  • 50g đậu que.
  • 1 quả cà chua nhỏ.
  • 1 con cua biển nhỏ.

Cách làm:

  • Bước 1: Dùng bàn chải cọ sạch phần vỏ và càng của cua rồi đem đi hấp. 
  • Bước 2: Khi cua chín, gỡ lấy thịt rồi xào với tỏi băm. 
  • Bước 3: Núi luộc cho chín mềm. 
  • Bước 4: Thịt bò bằm nhỏ, sau đó xào với cà chua và xíu dầu ô liu.
  • Bước 5: Khi thịt bò gần chín sẽ cho nui vào, nêm nếm chút gia vị là có thể tắt bếp.
  • Bước 6: Bí đao rửa sạch, cắt miếng vừa ăn rồi luộc chín.
  • Bước 7: Cho bé tráng miệng với quả na. 

>> Mẹ có thể tham khảo: Cách làm xúc xích cho bé ăn ngon hơn nhà hàng

3. Các món ngon trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 12-18 tháng

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là sự phối hợp các loại thực phẩm khác nhau để tạo nên thực đơn ăn dặm đa dạng, ngon miệng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Nhờ đó, bé từ 12-18 tháng ăn theo thực đơn ăn dặm kiểu Nhật sẽ ăn ngon, tiêu hóa tốt và hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng. 

Hãy bắt đầu thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 12-18 tháng thôi nào!

3.1 Bánh mỳ nướng pizza

Đây sẽ là món đầu tiên của thực đơn theo kiểu Nhật cho bé 12-18 tháng.

Nguyên liệu:

  • Bánh mỳ: ½ lát.
  • Phomai (cắt nhỏ): 1 thìa nhỏ.
  • Thịt dăm bông (cắt thô): ¼ lát.
  • Rau cải bó xôi (luộc, cắt dài 1cm): ½ thìa nhỏ.
  • Ketchup cà chua (nước sốt cà chua mặn ngọt): ½ thìa nhỏ.

Cách làm:

  • Bước 1: Quết ketchup lên bánh mỳ, cho rau cải bó xôi, thịt giăm bông, phomai lên trên.
  • Bước 2: Nướng trong lò nướng cho đến khi phomai chảy ra, cắt thành miếng vừa ăn.

3.2 Súp lơ cá mòi

Nguyên liệu:

  • Cá mòi: ½ thìa nhỏ.
  • Bột năng: 1 chút xíu.
  • Nước dashi: 1 thìa lớn.
  • Súp lơ (luộc, cắt miếng to vừa ăn): 2 thìa lớn.

Cách làm:

  • Bước 1: Cho cá mòi vào túi lọc trà, dội nước sôi, loại bỏ muối.
  • Bước 2: Cho súp lơ, cá mòi, nước dashi vào nồi, đun trên lửa nhỏ.
  • Bước 3: Nước sôi, cho bột năng vào đảo cho quánh lại.

3.3 Cá sốt đậu Hà Lan

cá sốt đậu Hà Lan
Cá sốt đậu Hà Lan – Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 12-18 tháng

Nguyên liệu:

  • Cá ngừ: 10 gam.
  • Đậu hà Lan: 15g.
  • Nước luộc rau hoặc nước dashi.

Cách làm:

  • Bước 1: Hấp cá đến khi chín, mềm thì vớt ra bỏ xương và xé nhỏ.
  • Bước 2: Hấp đậu Hà Lan đến khi thấy đậu mềm và tỏa hương thì cho ra và xay nhuyễn.
  • Bước 3: Trộn cá, đậu Hà Lan lại với nước luộc rau hoặc nước dashi là có thể cho trẻ dùng được.

3.4 Thịt lợn, nấm nướng giấy bạc

Món tiếp theo của thực đơn theo kiểu Nhật cho bé 12-18 tháng chính là thịt lợn, nấm nướng giấy bạc.

Nguyên liệu:

  • Thịt lợn (cắt rộng 1cm): 1 thìa lớn.
  • Nấm đông cô, hành tây (cắt thô): mỗi loại ½ thìa nhỏ.

Cách làm:

  • Bước 1: Cho thịt lợn, nấm, hành tây bọc trong giấy bạc, gấp mép của giấy bạc lại.
  • Bước 2: Nướng trong lò nướng khoảng 5 phút là có thể cho bé ăn rồi. Vậy là đã hoàn thành 1 món trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 12-18 tháng.

3.5 Salad thịt gà, cháo yến mạch

Thực đơn cho bé 12 tháng - Salad thịt gà
Salad thịt gà, cháo yến mạch – Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 12-18 tháng

Đây sẽ là món cuối cùng của thực đơn theo kiểu Nhật cho bé 12-18 tháng.

Nguyên liệu:

  • Thịt ức gà (luộc, cắt miếng 7mm – 1cm): 1 thìa to.
  • Súp lơ (luộc mềm, thái nhỏ): 1 thìa nhỏ.
  • Xà lách (rửa sạch, xé nhỏ): 4 lá to.
  • Bơ (cắt khối vuông): 50g.
  • Sữa chua không đường: 1 thìa nhỏ.
  • Muối: 1 chút.
  • Yến mạch: 40g.

Cách làm:

  • Bước 1: Rửa sạch rồi luộc ức gà trong 20 phút. Cắt miếng 7mm – 1cm.
  • Bước 2: Súp lơ ngâm nước muối, rửa sạch đem đi luộc. Cắt miếng vừa ăn.
  • Bước 3: Cho thịt ức gà, súp lơ, xà lách, bơ, sữa chua vào trộn với nhau, nêm thêm một ít muối để làm salad.
  • Bước 4: Đem yến mạch đi nấu cháo rồi ăn kèm với sad gà. Vậy là đã hoàn thành món cuối cùng trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 12-18 tháng.

>> Mẹ có thể tham khảo: Các món mặn cho bé ăn cơm ngon miệng

4. Các món ngon trong thực đơn ăn dặm kiểu hiện đại cho bé 12-18 tháng

Khác với kiểu ăn dặm truyền thống chỉ xay nhuyễn thức ăn, cho bé từ 12-18 tháng ăn theo thực đơn là có nghĩa là vẫn giữ các món ăn Việt Nam nhưng mà chế biến theo nhiều phương pháp đa dạng hơn, nhiều nguyên liệu hơn.

4.1 Cơm nắm hình kẹo

Đây sẽ là món đầu tiên của thực đơn theo kiểu hiện đại cho bé 12-18 tháng.

Nguyên liệu:

  • Cơm.
  • Ruốc cá hồi.
  • Súp lơ xanh.
  • Nấm hương.
  • Rong biển.

Cách làm:

  • Bước 1: Súp lơ xanh luộc chín, thái nhỏ
  • Bước 2: Nấm hương thái nhỏ, xào chín mềm.
  • Bước 3: Trộn đều cơm với ruốc cá hồi, súp lơ xanh, nấm hương. Sau đó viên lại thành hình tròn, hoặc thon dài tùy thích.
  • Bước 4: Dùng màng bọc thực phẩm bọc viên cơm lại, rồi vặn xoắn 2 đầu cho giống những chiếc kẹo là hoàn thành.
  • Bước 5: Tùy sở thích, có thể dùng rong biển làm đai quấn xung quanh ” chiếc kẹo ” mẹ có thể sáng tạo với nhiều nguyên liệu khác nhau, tạo sự mới lạ hấp dẫn cho bữa ăn của bé.

4.2 Bí đỏ nấu thịt băm

Bí đỏ thịt bằm
Thực đơn ăn dặm kiểu hiện đại cho bé 12-18 tháng

Món ăn tiếp theo của của thực đơn theo kiểu hiện đại cho bé 12-18 tháng chính là bí đỏ nấu thịt băm.

Nguyên liệu:

  • Bí đỏ, thịt băm.
  • Nước dashi.
  • Xì dầu.

Cách làm:

  • Bước 1: Bí đỏ rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng vuông nhỏ khoảng 1cm.
  • Bước 2: Cho thịt băm vào nồi xào chín thì cho bí đỏ vào nấu cùng đến khi các nguyên liệu chín mềm. 
  • Bước 3: Trong quá trình nấu, thêm nước dashi hoặc nước luộc rau củ vào để không bị cháy và món ăn có vị đậm đà hơn.
  • Bước 4: Trước khi tắt bếp có thêm nêm một chút xì dầu.

4.3 Đậu phụ viên thịt băm

đậu phụ viên thịt bằm
Đậu phụ viên thịt băm – Thực đơn ăn dặm kiểu hiện đại cho bé 12-18 tháng

Nguyên liệu:

  • Cà rốt.
  • Đậu phụ.
  • Thịt băm.
  • Một chút muối.
  • Nước mắm, dầu ăn.

Cách làm:

  • Bước 1: Đậu phụ để ráo nước, sau đó dùng dĩa dằm nát.
  • Bước 2: Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái nhỏ.
  • Bước 3: Trộn đều đậu phụ với thịt băm, cà rốt, muối/nước mắm.
  • Bước 4: Viên tròn hỗn hợp đậu phụ lại, rồi cho vào chảo rán đều là được.

4.4 Đậu bắp xào đậu phụ non

Nguyên liệu:

  • 1 quả đậu bắp.
  • 1 miếng đậu phụ non 2cm.
  • 30ml nước dashi.
  • Một chút muối.

Cách làm:

  • Bước 1: Đậu bắp rửa sạch, để nguyên quả rồi cho vào nồi luộc chín.
  • Bước 2: Thái mỏng đậu bắp, và thái đậu phụ thành các miếng vuông nhỏ.
  • Bước 3: Cho đậu bắp, muối, đậu phụ và nước dashi vào nồi đun với lửa nhỏ cho các nguyên liệu ngấm đều gia vị, đến khi nước cạn dần là được.

4.5 Cá tẩm bột chiên xù

cá tẩm bột chiên xù
Cá tẩm bột chiên xù – Đậu phụ viên thịt băm – Thực đơn ăn dặm kiểu hiện đại cho bé 12-18 tháng

Đây sẽ là món cuối cùng của thực đơn theo kiểu hiện đại cho bé 12-18 tháng.

Nguyên liệu:

  • 4-6 lát cá thái mỏng khoảng 0,5cm.
  • 1 quả trứng gà.
  • Bột mì.
  • Bột chiên xù.
  • Dầu ăn.
  • Một chút muối.

Cách làm:

  • Bước 1: Cá thái lát mỏng rồi ướp với một chút muối.
  • Bước 2: Lần lượt ăn miếng cá qua bột mì, trứng đánh tan, và bột chiên xù.
  • Bước 3: Thả miếng cá vào chảo dầu nóng, chiên vàng đều hai mặt là được.

[inline_article id=191509]

Trên đây là 15 thực đơn cho bé 12-18 tháng theo 3 phương pháp ăn dặm khác nhau. Hy vọng sau khi cho bé 12-18 tháng ăn theo thực đơn này sẽ tăng cân, tăng chiều cao và có sức khỏe thật tốt.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Mít bao nhiêu calo? Ăn mít có nóng và béo không?

Vậy thì hôm nay, hãy cùng tìm hiểu 100g thịt quả mít có bao nhiêu calo, hạt mít bao nhiêu calo; ăn mít có mập không; tác dụng của quả mít là gì?

1. 1 múi và 100g mít có bao nhiêu calo?

Mít là một loại trái cây có chứa nhiều năng lượng và đường. Theo một thống kê, trong 100g mít lượng calo trung bình chứa khoảng 95 kcal với hàm lượng dinh dưỡng sau:

  • 2g chất đạm.
  • 0,6g chất béo.
  • 3g chất xơ.
  • 19g đường.

Một số bạn cũng thắc mắc “1 múi mít chứa bao nhiêu calo?“. Câu trả lời là với trọng lượng 30 – 40g/ múi, mỗi múi mít chứa khoảng 31 – 41 calo.

Ngoài calo, bạn có thắc mắc trong quả mít chứa bao nhiêu dưỡng chất không? Các dưỡng chất trong quả mít gồm có:

  • Vitamin C.
  • Pyridoxine (vitamin B6).
  • Niacin (vitamin B3).
  • Riboflavin (vitamin B2).
  • Axit folic (vitamin B9).
  • Magiê.
  • Kali.
  • Phốt pho.

Mít có nhiều chủng loại khác nhau. Cho nên lượng calo trong mỗi loại cũng sẽ khác nhau. Đặc biệt nếu được chế biến, lượng calo trong mít cũng sẽ thay đổi. Vậy nên, bạn hãy cùng MarryBaby tìm hiểu thử bên trong 100g mít mật, mít dai, mít thái, mít sấy, hạt mít và các món ăn từ mít có bao nhiêu calo trong bảng dưới đây nhé!

mít bao nhiêu calo
Mít và các món ăn từ mít chứa bao nhiêu calo? Mít mật tươi chứa 104 kcal/100g.

[key-takeaways title=””]

Quả mít tiếng anh là gì? Quả mít trong tiếng Anh là Jackfruit/ˈdʒæk.fruːt/.

[/key-takeaways]

2. Tác dụng của quả mít không phải ai cũng biết

tác dụng của quả mít là gì?
Với ngần ấy calo và dinh dưỡng, quả mít có bao nhiêu công dụng đối với sức khỏe?

Bên cạnh câu hỏi “mít chứa bao nhiêu calo”; nhiều bạn chắc hẳn cũng sẽ muốn biết tác dụng của quả mít là gì.

Tác dụng của quả mít gồm có:  

– Kiểm soát đường huyết: Quả mít có chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) khá thấp. GI là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường. Chất xơ trong mít làm chậm quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa sự tăng đột biến lượng đường trong máu. Hơn nữa, mít còn cung cấp một số protein có thể giúp ngăn chặn lượng đường trong máu tăng quá nhanh sau bữa ăn.

– Giàu chất chống oxy hóa: Nhờ chứa chất chống oxy hóa, mít có công dụng giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh. Các chất chống oxy hóa bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi stress oxy hóa; ngăn ngừa chứng viêm dẫn đến các bệnh mãn tính như bệnh tim, ung thư…

– Tăng cường hệ miễn dịch: Quả mít có chứa các loại vitamin A và C tăng cường miễn dịch có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật. Các vitamin này hữu ích trong việc giảm nguy cơ nhiễm virus.

– Giúp ngăn ngừa các vấn đề về da: Quả mít cung cấp một số chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa như vitamin C. Nhờ đó có thể cải thiện sức khỏe của da và làm chậm sự lão hóa da.

– Bổ sung năng lượng cho cơ thể: Như bạn đã biết 100g mít có bao nhiêu calo,cũng như bao nhiêu đường rồi đấy; nhờ có hàm lượng calo cao trong 100g mà mít là một nguồn thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Lượng calo và đường trong thực phẩm càng cao thì cơ thể có sức để làm việc, hoạt động nhiều hơn. 

Quả na cũng có nhiều công dụng tương tự mít. Bạn hãy tham khảo thử nhé!

3. Ăn mít nhiều có tốt không?

ăn mít nhiều có tốt không?

Nhờ chứa nhiều dưỡng chất mà mít cũng cấp nhiều năng lượng và đem lại không lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, cái gì ăn nhiều quá cũng không tốt.

Ăn nhiều mít có nóng không? Rất nhiều bạn nữ lo lắng ăn mít nhiều sẽ bị mọc mụn. Các bằng chứng cho thấy mít gây mụn hoặc gây nóng còn có nhiều mâu thuẫn. Do đó, không có một câu khẳng định chắc chắn. Tốt nhất, bạn nên kiểm soát số lượng và thực hiện ăn uống điều độ loại quả này.

Ngoài mít, bạn có thể tham khảo 1 quả bưởi bao nhiêu calo? Ăn bưởi có mập và nóng không?

4. Ăn mít có mập không?

Ngoài Mít chứa bao nhiêu calo, nhiều chị em đang muốn giữ dáng ắt hẳn cũng sẽ muốn biết liệu ăn mít có mập không, ăn mít có béo không? Câu trả lời là KHÔNG, nếu bạn ăn mít đúng cách và điều độ. 

Không thể phủ nhận, lượng calo trong mít khá cao hơn so với nhiều loại trái cây khác. Nhưng nếu so với các loại thịt, tinh bột và chất chất béo thì 95 Kcal không phải là quá nhiều. Trong mít cũng chứa ít chất béo nên bạn cũng không nên quá lo lắng về vấn đề ăn mít có mập không nữa nhé!

Nếu bạn đang giảm cân thì có nên ăn mít không? Câu trả lời là CÓ, bạn vẫn có thể ăn mít; nhưng quan trọng là không được ăn quá nhiều và hạn chế không chế biến mít thành các món quá béo, ngọt.

>> Bạn có thể tham khảo: Thực đơn ăn sáng giảm cân trong vòng 1 tháng?

5. Cách ăn mít đúng cách mà không sợ béo

cách ăn mít

Để ăn mít không lo tăng cân, bạn không cần quan tâm đến vấn đề mít chứa bao nhiêu calo mà phải ăn làm sao cho Healthy, ít gia vị, ít thêm chất béo nhất có thể.

Sau đây là cách ăn mít không lo béo phì:

  • Vị ngọt đặc trưng của mít rất hợp với cháo yến mạch và sữa chua không đường. Bạn hãy thử kết hợp những nguyên liệu lành mạnh với quả mít.
  • Với đa dạng cách chế biến, bạn có thể nấu mít, đặc biệt là mít non với nhiều cách. Mít non với vị ngọt thanh nên dễ kết hợp với các gia vị. Đây sẽ là sự lựa chọn phù hợp với những món mặn trong bữa cơm. Hãy thử sức với món gỏi mít, canh sườn nấu mít non, mít kho chay…
  • Để tránh ăn quá nhiều quả mít, bạn có thể chia nhỏ khẩu phần ăn mỗi lần. Hãy kiểm soát tốt lượng mít bạn nạp vào cơ thể mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bạn vừa có thể thưởng thức món ăn yêu thích, vừa đảm bảo chế độ ăn lành mạnh.

[inline_article id=312282]

Hy vọng bài viết về Mít chứa bao nhiêu calo này sẽ giúp nhiều bạn đang giảm cân không còn lăn tăn về việc có nên ăn mít không nữa. Nếu đã biết mít bao nhiêu calo thì bạn hoàn toàn có thể cân đối liều lượng mít mỗi ngày để cơ thể vừa hấp thụ chất dinh dưỡng từ mít mà ăn không sợ mập.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

6 cách làm trà táo đỏ chuẩn vị thơm ngon và bổ dưỡng tại nhà

Bên cạnh ăn không, bạn có thể làm trà táo đỏ để uống, vừa ngon, tốt cho sức khỏe mà vừa còn giảm cân. Vậy thì đừng chần chờ gì nữa, hãy bắt tay vào làm trà táo đỏ với những cách được gợi ý trong bài viết hôm nay thôi!

1. Trà táo đỏ là gì?

Trà táo đỏ là loại trà thảo mộc được làm từ quả táo đỏ sấy khô; có nguồn gốc từ miền bắc Ấn Độ và một số vùng ở Trung Quốc.

Trà có màu đỏ ruby ​​​​đậm hoặc màu đỏ sẫm. Trà táo đỏ là một trong các loại trà tốt cho sức khỏe vì chúng có thành phần dinh dưỡng dồi dào; bao gồm một số chất chống oxy hóa. Trong trà táo đỏ có chứa vitamin C và nhiều loại polyphenol khác nhau; cũng như kali, sắt, và các loại vitamin B khác nhau.

2. Trà táo đỏ có tác dụng gì?

trà táo đỏ có tác dụng gì?

Một số công dụng nổi bật của trà táo đỏ gồm có:

  • Giúp ngủ ngon và sâu hơn.
  • Giảm lượng đường trong máu.
  • Có chứa ancaloit và saponin giúp giải độc máu.
  • Hỗ trợ giảm mỡ bụng, giúp quá trình giảm cân hiệu quả hơn. 
  • Tốt cho trí não và sức khỏe tinh thần nhờ có hàm lượng cao vitamin B1, B2, B3, B6.
  • Ngăn ngừa táo bón, cải thiện sức khỏe đường ruột và cải thiện tình trạng bệnh viêm ruột (IBD).
  • Tăng cường khả năng miễn dịch nhờ chứa axit betulinic có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn.
  • Phòng ngừa tác hại của các gốc tự do nhờ chứa chất chống oxy hóa flavonoid kaempferol 3-O-rutinoside.

Sâm đương quycây sâm đất cũng là một bài thuốc quý không thua gì táo đỏ. Hãy thử tham khảo thêm nhé!

Sau khi biết được tác dụng của trà táo đỏ thì chúng ta hãy đi đến phần quan trọng nhất – cách làm trà táo đỏ thôi nào!

3. Cách làm trà táo đỏ chuẩn vị tại nhà

3.1 Cách làm trà táo đỏ nguyên chất

cách làm trà táo đỏ

Đây là cách làm trà táo đỏ đơn giản nhất. Món trà táo đỏ khô sẽ giúp bạn ngủ ngon, giải độc máu và giảm cân hiệu quả. 

Nguyên liệu:

  • 4-6 quả táo đỏ.
  • 200ml nước sôi.
  • 2 muỗng cà phê đường.

Cách làm trà táo đỏ nguyên chất

  • Bước 1: Táo đỏ/táo tàu khô rửa sạch, cắt thành từng lát mỏng khoảng 0.5cm.
  • Bước 2: Cho táo đã cắt vào ấm, đổ nước sôi vào, hãm trong khoảng 10 phút. 
  • Bước 3: Rót trà ra ly và thưởng thức. 

>> Bạn có thể tham khảo: Trà detox giảm cân có thật sự “thần thánh” như lời đồn

3.2 Cách làm trà táo đỏ kỷ tử

táo đỏ kỷ tử

Cách pha trà táo đỏ với kỷ tử sẽ giúp làn da bạn tươi trẻ, hạn chế hình thành nếp nhăn; giảm bệnh tật, ung thư.

Nguyên liệu:

  • 5 quả kỷ tử.
  • 300ml nước sôi.
  • 3 quả táo đỏ khô.
  • 3 muỗng đường phèn.

Cách làm trà táo đỏ kỷ tử

  • Bước 1: Mang táo đỏ và kỷ tử đi rửa sạch và cắt táo đỏ thành những lát mỏng khoảng 0.5cm. 
  • Bước 2: Cho táo đỏ và kỷ tử vào ấm hoặc ly, rót nước sôi vào, đậy kín nắp.
  • Bước 3: Hãm trong khoảng 10 phút, rót trà ra ly và thưởng thức.

Còn 1 thứ nước khác cũng giúp làn da trở nên mịn màn, khỏe mạnh. Hãy tìm hiểu thử xem loại nước thần thánh này là gì nhé!

3.3 Cách pha trà táo đỏ với mật ong

Trà uống kèm với mật ong

Pha trà táo đỏ theo cách kết hợp mật ong có công dụng giảm stress, hỗ trợ ngủ ngon cùng với rất nhiều công dụng tuyệt vời khác nữa.

Nguyên liệu:

  • 6 quả táo đỏ.
  • 50g đường phèn.
  • 350 ml nước.
  • 250ml mật ong.
  • 200ml nước sôi.

Cách làm trà táo đỏ mật ong

  • Bước 1: Cho táo đỏ đã rửa sạch cùng 50g đường phèn vào nồi. Cho nước vào và đun sôi cho đến khi cạn nước.
  • Bước 2: Khi nước đã cạn, dùng muỗng trộn đều và thêm 250ml mật ong vào.
  • Bước 3: Cho hỗn hợp trên vào hũ thủy tinh và dùng dần.

3.4 Cách làm trà hoa cúc táo đỏ

trà táo đỏ hoa cúc

Cách pha trà táo đỏ với hoa cúc sẽ giúp làm giảm đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt và phục hồi những thương tổn của làn da do ánh nắng, môi trường…

Nguyên liệu:

  • 10-15 bông cúc khô.
  • 10 lát táo đỏ khô cắt lát.
  • 15-20 hạt kỷ tử.
  • 20gr đường phèn bi.

Cách làm trà hoa cúc táo đỏ:

  • Bước 1: Rửa sơ táo đỏ, kỷ tử, hoa cúc và để ráo nước.
  • Bước 2: Cho hoa cúc, táo đỏ, kỷ tử vào ly hoặc ấm nhỏ.
  • Bước 3: Cho nước sôi đợt đầu tráng đều các nguyên liệu trong 5-10 giây rồi chắt đổ nước này đi.
  • Bước 4: Cho nước sôi đợt hai vào rồi đậy nắp lại, ủ trà 15 phút là được.
  • Bước 5: Cuối cùng là cho đường phèn vào khuấy nhẹ 1-2 vòng rồi để cho đường tan từ từ là có thể thưởng thức rồi.

3.5 Cách làm trà gừng táo đỏ

cách làm trà táo đỏ gừng

Cách pha trà táo đỏ kết hợp gừng sẽ giúp người uống dễ tiêu hóa, làm ấm bụng, chữa các bệnh về ợ chua, khó tiêu… 

Nguyên liệu:

  • 7 trái táo đỏ.
  • 3 lát gừng tươi.
  • 1 gói trà túi lọc.
  • 2 muỗng cà phê đường.
  • 200ml nước sôi.

Cách làm trà gừng táo đỏ:

  • Bước 1: Rửa sạch rồi ngâm táo đỏ, sau đó vớt ra, cắt thành từng lát theo chiều ngang, mỗi lát dày khoảng 0,5cm, bỏ hạt.
  • Bước 2: Rửa sạch gừng, để nguyên hoặc cạo vỏ tùy thích, sau đó cắt thành những lát mỏng.
  • Bước 3: Ngâm trà túi lọc trong nước sôi khoảng 5-10 phút đến khi nước trà chuyển sang màu vàng đậm thì vớt bỏ túi trà.
  • Bước 4: Cho đường vào ly trà và khuấy cho tan.
  • Bước 5: Cho táo đỏ và gừng cắt lát vào ly trà gừng, khuấy đều là có thể dùng ngay khi còn nóng ấm.

Trà gừng mật ong cũng đem đến nhiều lợi ích sức khỏe. Hãy tham khảo thử cách làm Trà gừng mật ong như thế nào nhé!

3.6 Cách làm trà táo đỏ – hạt chia

trà với hạt chia

Đây là một món trà thanh mát, thích hợp để uống giải khát.

Nguyên liệu:

  • 3-5 quả táo đỏ.
  • 1g hạt chia.
  • 1 gói trà túi lọc.
  • Đường phèn (tùy khẩu vị).
  • 650ml nước sôi.

Cách làm trà táo đỏ hạt chia:

  • Bước 1: Rửa sạch rồi ngâm táo đỏ, sau đó vớt ra, cắt thành từng lát theo chiều ngang, mỗi lát dày khoảng 0,5cm, bỏ hạt.
  • Bước 2: Ngâm trà túi lọc và hạt chia trong nước sôi khoảng 5-10 phút đến khi nước trà chuyển sang màu vàng đậm thì vớt bỏ túi trà.
  • Bước 3: Cho đường vào ly trà và khuấy cho tan.
  • Bước 4: Cho táo đỏ cắt lát vào ly trà hạt chia, khuấy đều là có thể dùng ngay khi còn nóng ấm.

[inline_article id=302922]

4. Nên uống trà táo đỏ khi nào?

Trà táo đỏ mặc dù có nhiều công dụng. Nhưng nếu uống sai thời điểm thì cũng không phát huy hết công dụng. Dưới đây là 3 thời điểm vàng mà bạn nên uống trà táo đỏ để giảm cân, giữ dáng, thanh nhiệt cơ thể:

  • Buổi sáng sau khi thức dậy: Sau khi trải qua một giấc ngủ sâu và dài, cơ thể thường bị mất nước. Việc bổ sung một tách trà táo đỏ lúc này vừa giúp cung cấp chất lỏng, vừa bổ sung năng lượng và dưỡng chất để bắt đầu ngày mới.
  • Sau khi ăn thức ăn nhiều dầu mỡ: Trà táo đỏ sẽ hỗ trợ sức khỏe đường ruột, hạn chế tình trạng khó tiêu, nóng ruột sau khi ăn quá nhiều dầu mỡ.
  • Trước khi đi ngủ 30 phút: Vào buổi tối, bạn nên uống một tách trà táo đỏ pha ở nước thứ 2 hoặc thứ 3. Lúc này, trà nhạt sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn.

Trên đây là 6 cách làm trà táo đỏ vừa đơn giản và chuẩn vị tại nhà cùng với cách uống trà đúng cách. Hãy bắt tay vào làm thử và thưởng thức món uống tuyệt vời này ngay nhé!

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

9 các loại hình trí thông minh là gì? Trẻ đang sở hữu loại trí tuệ nào?

Có rất nhiều loại hình trí thông minh hơn ta tưởng. Trong cuốn “Frames of Mind” xuất bản năm 1983, giáo sư đại học Harvard kiêm nhà tâm lý học Howard Gardner đã đưa ra 9 loại hình trí thông minh. Bài viết hôm nay sẽ chỉ ra các loại trí thông minh và giúp bé chọn được ngành nghề tương lai của mình.  

1. Các loại hình thông minh

Dưới đây là các loại hình trí thông minh đã được nghiên cứu bởi tác giả Gardner. Có tổng cộng 9 loại hình trí thông minh:

  1. Trí thông minh không gian – thị giác (Visual-Spatial Intelligence) 
  2. Trí thông minh liên cá nhân (Intrapersonal Intelligence) 
  3. Trí thông minh ngôn ngữ (Linguistic-Verbal Intelligence)
  4. Trí thông minh thể chất (Bodily-Kinesthetic Intelligence) 
  5. Trí thông minh hiện sinh (Existential Intelligence)
  6. Trí thông minh logic-toán học (Logical-Mathematical Intelligence)
  7. Trí thông minh âm nhạc (Musical Intelligence) 
  8. Trí thông minh tương tác xã hội (Interpersonal Intelligence)
  9. Trí thông minh tự nhiên (Naturalistic Intelligence)
9 các loại hình trí thông minh của trẻ
Các loại hình trí thông minh của trẻ

1.1 Trí thông minh không gian – thị giác (Visual-Spatial Intelligence)

Loại hình trí thông đầu tiên trong các loại trí thông minh chính là không gian-thị giác. Bé sở hữu trí thông minh không gian sẽ có khả năng suy nghĩ đa chiều và trừu tượng. Bé sẽ có năng khiếu liên quan đến lý luận không gian, hình ảnh, kỹ năng đồ họa, nghệ thuật và trí tưởng tượng phi phàm. 

Những bé có loại trí thông minh này có thể thích các trò mê cung hoặc trò chơi ghép hình, chụp ảnh, thiết kế hoặc dành thời gian rảnh để vẽ hoặc mơ mộng; giỏi hình học không gian hơn đại số; có khả năng định hướng; có gu thẩm mỹ riêng với đồ đạc; thích đọc sách có nhiều hình minh hoạ…

Các ngành nghề thích hợp với loại hình trí thông minh không gian:

  • Kỹ sư.
  • Hoạ sĩ.
  • Phi công.
  • Kiến trúc sư.
  • Nhiếp ảnh gia.
  • Đạo diễn phim.
  • Bác sĩ phẫu thuật.
  • Thiết kế thời trang, thiết kế nội thất.

Các nhân vật nổi tiếng có loại hình trí thông minh không gian:

  • Leonardo da Vinci (hoạ sĩ).
  • Vincent Van Gogh (hoạ sĩ).
  • Ralph Lauren (nhà thiết kế thời trang).
  • Christopher Columbus (nhà thám hiểm).
  • The Wright Brothers (nhà phát minh hàng không).
  • Amelia Earhart (nữ phi công đầu tiên trên thế giới).

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Top 10 đồ chơi cho bé trai 1 tuổi thông minh, sáng tạo

1.2 Trí thông minh liên cá nhân (Intrapersonal Intelligence)

Bé có trí thông minh liên cá nhân có khả năng hiểu rõ bản thân và biết bản thân cảm thấy thế nào, cần gì, giỏi gì. Từ đó lập kế hoạch và định hướng cuộc sống của bản thân. 

Trẻ có loại hình trí thông minh này thường có các biểu hiện như hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Bé rất ý thức về cảm xúc của chính mình và luôn tự thúc đẩy bản thân.

Các ngành nghề thích hợp với loại hình trí thông minh liên cá nhân:

  • Luật sư.
  • Triết gia.
  • Doanh nhân.
  • Tâm lý trị liệu.
  • Nhà tâm lý học.
  • Hướng dẫn viên.
  • Tác giả văn học.
  • Nhân viên xã hội.

Các nhân vật nổi tiếng có trí thông minh liên cá nhân:

  • Pablo Picasso (Họa sĩ).
  • Abraham Lincoln (cựu Tổng thống Mỹ).
  • Carl Jung (cha đẻ của tâm lý học phân tích).
  • Dalai Lama (nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo).

1.3 Trí thông minh ngôn ngữ (Linguistic-Verbal Intelligence)

trí thông minh ngôn ngữ

Trẻ có trí thông minh ngôn ngữ có khả năng sử dụng ngôn ngữ phù hợp để diễn đạt những ý nghĩa phức tạp. Các năng lực của loại hình trí tuệ này được thể hiện qua việc giao tiếp và viết lách. Trẻ có trí thông minh ngôn ngữ sẽ thể hiện suy nghĩ một cách rõ ràng, súc tích và dễ hiểu. 

Đặc điểm nhận biết trẻ có loại trí thông minh này là bé thích viết, đọc, kể chuyện hoặc giải ô chữ, câu đố vui

Các ngành nghề thích hợp với loại hình trí thông minh ngôn ngữ:

  • Luật sư.
  • Biên tập viên.
  • Tác giả thơ, văn.
  • Người dẫn video.
  • Phóng viên, nhà báo.
  • Giáo viên, giáo sư ngôn ngữ.
  • Người dẫn chương trình (MC).

Các nhân vật nổi tiếng:

  • Mark Twain.
  • Oprah Winfrey.
  • James Baldwin.
  • William Shakespeare.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách dạy trẻ học nói sớm đơn giản nhưng hiệu quả bất ngờ!

1.4 Trí thông minh thể chất (Bodily-Kinesthetic Intelligence) 

Trí thông minh không chỉ đến từ đầu não mà còn đến từ cách sự vận động của cơ thể. Điều này đã làm nên sự khác biệt của trí thông minh thể chất với 8 loại hình thông minh còn lại.

Bé có trí thông minh thể chất sẽ biết cách kết hợp nhuần nhuyễn giữ não bộ và cơ bắp để cho ra những chuyển động mạnh mẽ, dẻo dai theo ý muốn của mình.

Bé có loại hình trí thông minh này thường có các biểu hiện như giỏi các môn thể lực, di chuyển nhanh nhẹn, phản ứng nhanh.

Các ngành nghề thích hợp:

  • Vũ công.
  • Diễn viên.
  • Thợ cơ khí.
  • Lính cứu hỏa.
  • Bác sĩ phẫu thuật.
  • Nhà trị liệu vật lý.
  • Y tá – Điều dưỡng.
  • Cảnh sát biệt động.
  • Vận động viên thể thao, thể dục dụng cụ.

Các nhân vật nổi tiếng có loại hình trí thông minh thể chất:

  • Tom Cruise.
  • Michael Jordan.
  • Bruce Lee (Lý Tiểu Long).

[video-embeb title=’Những đặc điểm con thường được di truyền từ bố’ description=” url=’https://youtube.com/embed/8hnnlzu-kQk”>’ ][/video-embeb]

1.5 Trí thông minh hiện sinh (Existential Intelligence)

Trẻ có trí thông minh hiện sinh thường nhạy cảm và có khả năng giải quyết những câu hỏi sâu sắc về vấn đề nhân sinh; sự tồn tại của con người. Chẳng hạn như ý nghĩa của cuộc sống, tại sao chúng ta chết và làm thế nào chúng ta đến được đây…

Các ngành nghề thích hợp:

  • Nhà triết học.
  • Nhà thuyết gia.
  • Mục sư/Linh mục.
  • Huấn luyện viên Yoga.
  • Hướng dẫn viên thiền.

Các nhân vật nổi tiếng:

  • Platon.
  • Aristotle.
  • Khổng Tử.
  • Brian Tracy.

1.6 Trí thông minh logic-toán học (Logical-Mathematical Intelligence)

Trí thông minh logic-toán học là khả năng tính toán, định lượng, xem xét các mệnh đề và giả thuyết và thực hiện các phép toán hoàn chỉnh, nhanh chóng. Trẻ có trí tuệ logic-toán học có tư duy trừu tượng; kỹ năng suy luận dựa trên con số, sự kiện. 

Trẻ có loại hình trí thông minh này thường có các biểu hiện như dễ bị hấp dẫn bởi các bài toán số học, trò chơi chiến lược, thí nghiệm và các ý nghĩ trừu tượng. 

Để giúp bé học toán nhanh hơn, giúp bé nhận ra mình có trí thông minh toán học hay khôn, cha mẹ có thể cho bé học toán bằng thơ.

Các ngành nghề thích hợp với bé có loại hình trí thông minh logic-toán học:

  • Kỹ sư.
  • Kế toán.
  • Kiểm toán.
  • Nhà toán học.
  • Nhà khoa học.
  • Đại lý mua bán.
  • Nhà kinh tế học.

Các nhân vật nổi tiếng có loại hình trí thông minh logic-toán học:

  • Bill Gates.
  • Marie Curie.
  • Albert Einstein.
  • Thomas Edison.
  • Sir Isaac Newton.
  • Stephen Hawking.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ nhanh chóng, nhớ lâu

1.7 Trí thông minh âm nhạc (Musical Intelligence)

trí thông minh âm nhạc
Một trong các loại hình trí thông minh – Trí tuệ âm nhạc

Loại hình tiếp theo trong 9 loại hình thông minh là trí thông minh âm nhạc. Trẻ có trí thông minh âm nhạc có thể phân biệt cao độ, nhịp điệu, âm sắc và giai điệu. Trí thông minh này cho phép trẻ nhận biết, sáng tạo, tái tạo và phản ánh âm nhạc, như được thể hiện bởi các nhà soạn nhạc, nhạc trưởng, nhạc sĩ, ca sĩ và thính giả. 

Trẻ có loại trí thông minh này thường hát, đánh trống hoặc chơi các loại nhạc cụ điêu luyện. Trẻ có thể nhận thức được những âm thanh mà người khác không để ý.

Các ngành nghề thích hợp:

  • DJ.
  • Ca sĩ.
  • Giáo viên âm nhạc.
  • Nhà sáng tác nhạc.
  • Nhà sản xuất nhạc.
  • Chỉ huy dàn hợp xướng.

Các nhân vật nổi tiếng:

  • Madonna.
  • Beethoven.
  • Ella Fitzgerald.
  • Aretha Franklin.
  • Whitney Houston.
  • Michael Jackson.
  • Ludwig van Beethoven.
  • Wolfgang Amadeus Mozart.

1.8 Trí thông minh tương tác xã hội (Interpersonal Intelligence)

Trí thông minh tương tác xã hội là khả năng thấu hiểu và biết cách tương tác với người khác. Trẻ có trí thông minh này có khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ và cả phi ngôn ngữ hiệu quả. Trẻ dễ nhạy cảm và đồng cảm với cảm xúc của đối phương.

Những người trẻ tuổi có loại trí thông minh này là các nhà lãnh đạo, người giỏi chỉ đạo, giỏi giao tiếp và hiểu được cảm xúc và suy nghĩ của người khác.

Các ngành nghề thích hợp với bé có loại hình trí thông minh tương tác xã hội:

  • Quản lý.
  • Hiệu trưởng.
  • Chính trị gia.
  • Nhà tâm lý học.
  • Nhân viên sales.
  • Chuyên viên tư vấn.
  • Chuyên gia đàm phán.
  • Trưởng nhóm, trưởng phòng.

Các nhân vật nổi tiếng có tương tác xã hội:

  • Bill Clinton.
  • Mother Teresa.
  • John F. Kennedy.
  • Winston Churchill.
  • Công nương Diana.
  • Martin Luther King, Jr.

1.9 Trí thông minh tự nhiên (Naturalistic Intelligence)

trí tuệ về tự nhiên

Hình thức cuối cùng trong 9 loại hình trí thông minh của Gardner là trí thông minh thiên nhiên. Trẻ có trí thông minh của tự nhiên có xu hướng đam mê, nhạy cảm, tò mò và khám phá thiên nhiên nhiên, cây cối, con vật, đất đá…

Nếu trẻ sở hữu loại hình trí tuệ này, trẻ thường có hứng thú với việc trồng trọt, nuôi dưỡng, học hỏi về các giống loài; cũng như các hoạt động cắm trại, leo núi. Trẻ có một sự hoà hợp nhất định với thiên nhiên cây cỏ và có đam mê khám phá thế giới đó.

Ngoài ra, trẻ còn có ý thức rất cao trong việc bảo vệ môi trường và nhận thức sâu sắc về ảnh hưởng của con người tới thế giới tự nhiên.

Các ngành nghề thích hợp:

  • Bác sĩ thú y.
  • Nhà bảo tồn.
  • Nhà địa chất.
  • Nhà nông học.
  • Nhà sinh vật học.
  • Nhân viên sở thú.

Các nhân vật nổi tiếng có loại hình trí thông minh tự nhiên:

  • Steve Erwin.
  • Charles Darwin.
  • Neil deGrasse Tyson.

[inline_article id=289944]

2. Làm sao để nhận thức và phát triển trí thông minh cho bé?

Bản thân trẻ có thể còn khá nhỏ để nhận thức mình có trí thông minh nào trong số các loại hình trí thông minh. Vì vậy, cha mẹ hãy quan tâm, để ý đến những sở thích, năng khiếu đặc biệt của bé nhà mình. Hãy xem bé có các dấu hiệu nào trong các loại trí thông minh trên không, sau đó tạo mọi điều kiện để bé phát triển trí thông minh đó của mình. 

Ví dụ, mẹ thấy bé giỏi đá bóng, chạy nhanh thì có thể bé có trí thông minh thể chất. Hãy cho bé chơi đá bóng, rèn luyện thể chất hoặc học thêm môn thể thao khác để phát triển loại hình trí tuệ này. 

Nếu bé giỏi phân tích logic-toán học, hãy mua thêm nhiều tiểu thuyết trinh thám, cho bé chơi các trò giải mã, tính toán con số.

Cha mẹ hãy để bé tự phát hiện và phát triển trí thông minh của mình một cách tự nhiên; đừng ép trẻ phải giỏi bất cứ lĩnh vực nào mà cha mẹ thích. Điều đó đang cản trở bé trở nên thông minh, giỏi hơn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cháo ngan cho bé nấu với rau gì ngon nhất? 8 công thức cho tiết

Thịt ngan có giá trị dinh dưỡng cao hơn thịt vịt. Vì lý do đó, mẹ nên nấu các món cháo ngan cho bé có nhiều dưỡng chất. Ngoài ra, mẹ cũng cần biết thịt ngan nấu với rau gì cho bé ăn dặm thì phù hợp; để bé ăn có trải nghiệm ăn uống vừa ngon vừa đảm bảo sức khỏe. 

1. Dinh dưỡng từ thịt ngan cho bé

Thịt ngan giàu chất xơ hơn cả thịt gà và thịt vịt; bởi vì ngan tiêu thụ nhiều cỏ hơn và nhiều thực vật khác ở dưới nước. Ăn nhiều cháo ngan sẽ giúp cho bé dễ tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn và giảm thiểu các bệnh tiêu chảy, táo bón.

Ngoài ra, ngan còn chứa một lượng lớn protein(1g/100g thịt); giúp bé xây dựng, hồi phục cơ bắp, thịt, da và máu. Thịt ngan cũng chứa nhiều sắt, giúp sinh ra, nuôi dưỡng và tái tạo nhiều hồng cầu máu.

Bên cạnh đó, trong thịt ngan còn chứa sắt(0,2mg), natri(16mg) và kẽm, canxi, photpho, vitamin B1, B2, E – những chất cần thiết cho sự phát triển xướng, tóc, da, dây thần kinh và hệ miễn dịch. 

dinh dưỡng từ thịt ngan
Dinh dưỡng từ thịt ngan cho bé

2. Cháo thịt ngan nấu với rau gì cho bé ăn dặm?

Thịt ngan có tính hàn, lạnh. Để cân bằng tính lại tính hàn của thịt ngan, mẹ nên nấu cháo thịt ngan với các loại rau củ có tính nóng cho bé. Các loại rau củ có tính nóng có thể bao gồm rau ngót, rau lang, khoai tây, khoai sọ, đậu xanh, bí đỏ, khoai tây, hạt sen…

[key-takeaways title=”Bé mấy tháng ăn được thịt ngan?”]

Bé từ 6 tháng tuổi trở lên có thể ăn được thịt ngan. Tuy nhiên, do ngan có tính hàn. Mẹ nên cho bé ăn với lượng vừa phải để tránh mắc các bệnh về tiêu hóa. 

[/key-takeaways]

3. Cách nấu cháo thịt ngan bổ dưỡng cho bé ăn dặm

3.1 Cháo thịt ngan nấu khoai sọ cho bé

Nguyên liệu:

  • Thịt ngan đùi: 50g.
  • Khoai sọ: 30g.
  • Gạo tẻ: 30g.
  • Gia vị cho bé.
  • Dầu ăn dặm và hành.

Cách nấu cháo thịt ngan khoai sọ:

  • Bước 1: Ngâm vo gạo, khoai sọ gọt sạch ngâm muối rồi thái miếng nhỏ, có thể luộc rồi dùng thìa tán nhuyễn. 
  • Bước 2: Thịt ngan sơ chế với muối tinh để khử mùi hôi. 
  • Bước 3: Bắt bếp ninh thịt ngan với cháo đến khi nhừ, thêm khoai sọ vào nấu đến khi sôi thì giảm lửa. 
  • Bước 4: Khi cháo sôi nhẹ thì thêm gia vị, hành tuỳ từng bé, rồi múc ra bát dùng.

cháo ngan khoai sọ

[key-takeaways title=”Lưu ý”]

Đối với trẻ dưới 12 tháng, mẹ không được cho bé ăn các loại gia vị. Để món ăn không bị tanh, hãy cho bé ăn trước khi cháo nguội.

[/key-takeaways]

3.2 Cháo thịt ngan nấu khoai tây cho bé

Nguyên liệu:

  • Thịt đùi ngan: 50g.
  • Khoai tây: 30g.
  • Gạo tẻ: 30g.
  • Hành lá.
  • Dầu ăn dặm cho bé.
  • Các loại gia vị phù hợp độ tuổi của bé.

Cách nấu cháo thịt ngan khoai tây cho bé

  • Bước 1: Gạo vo kỹ rồi ngâm nước chừng 15 phút, khoai tây gọt vỏ ngâm với muối tinh rồi luộc chín. 
  • Bước 2: Sau đó, vớt khoai và dùng thìa tán nhuyễn hoặc nghiền bằng máy xay.
  • Bước 3: Cho đùi ngan và gạo vào nồi nấu chín cho đến khi thịt nhừ thì thêm khoai tây ninh tiếp. 
  • Bước 4: Nồi cháo ngan sôi thì giảm lửa tránh khê cháo, thêm gia vị và hành lá là có thể cho bé thưởng thức được.

cháo ngan khoai tây cho bé

3.3 Cháo thịt ngan nấu đậu xanh

Nguyên liệu:

  • Thịt ức ngan: 50g.
  • Đậu xanh: 40g.
  • Gạo tẻ: 30g.
  • Hành lá.
  • Dầu ăn dặm cho bé.
  • Các loại gia vị phù hợp độ tuổi của bé.

Cách nấu cháo thịt ngan đậu xanh cho bé:

  • Bước 1: Gạo vo kỹ rồi ngâm với nước sạch khoảng 30 phút. Thịt ngan sơ chế với muối tinh rồi để ráo nước. Đỗ xanh vo qua rồi ngâm nước.
  • Bước 2: Bắt đầu ninh đỗ, đùi ngan đến khi thì cho gạo vào nấu cháo. Bạn có thể để thịt ngan ninh cùng hoặc vớt ra tách bỏ phần da, xay nhuyễn thịt cho bé dễ nuốt.
  • Bước 3: Nêm gia vị phù hợp với bé (trên 1 tuổi) rồi múc ra bát thưởng thức.

ngan nấu đậu xanh

[inline_article id=256693]

3.4 Cháo ngan nấu với rau ngót 

Cháo thịt ngan nấu với rau gì cho bé ăn dặm? Cháo ngan nấu với rau ngót chính là một cực phẩm.

Nguyên liệu:

  • Thịt ngan tươi: 50g.
  • Rau ngót: 50g.
  • Gạo tẻ: 40g.
  • Dầu ăn dặm sơ sinh: ½ thìa cà phê.
  • Hạt nêm ăn dặm: ½ thìa cà phê.

Cách nấu cháo thịt ngan rau ngót ngon cho bé:

  • Bước 1: Tuốt lá rau ngót, rửa sạch. Sau đó cho rau ngót và khoảng 10ml nước vào máy xay xay nhuyễn. 
  • Bước 2: Thịt ngan mua về mẹ rửa sạch, thấm thật khô rồi tiến hành băm hoặc xay nhỏ.
  • Bước 3: Vo gạo, thêm 150ml nước vào để nấu cháo. Khi cháo bắt đầu sôi, mẹ cho thêm thịt ngan và rau ngót xay vào, nêm thêm hạt nêm ăn dặm và khuấy nhẹ nhàng để cháo chín đều, không bị nát.
  • Bước 3: Nấu sôi cháo khoảng 5 phút. Khi thấy cháo đã bắt đầu sánh đặc và nhuyễn mịn thì nhanh tay cho thêm dầu ăn dặm cho bé. Mẹ khuấy đều và tắt bếp.
  • Bước 4: Múc cháo thịt ngan ra cho bé thưởng thức. Có thể thêm ít tiêu, ngò để tăng thêm hương vị. 
cháo ngan nấu rau ngót
Cháo thịt ngan nấu với rau gì cho bé ăn dặm? Cháo ngan nấu với rau ngót chính là một cực phẩm.

>> Mẹ có thể tham khảo: Cháo rau mồng tơi cho bé ăn dặm, bí kíp cho mẹ tha hồ biến tấu

3.5 Cháo thịt ngan nấu với nấm đông cô

Cháo thịt ngan nấu với rau gì cho bé ăn dặm? Cháo thịt ngan nấu với nấm đông cô chắc chắn sẽ giúp bé ăn ngon miệng.

Nguyên liệu:

  • Thịt ngan tươi: 50g.
  • Nấm đông cô: 50g.
  • Gạo tẻ: 40g.
  • Dầu ăn dặm sơ sinh: ½ thìa cà phê.
  • Hạt nêm ăn dặm, tiêu, tỏi.

Cách nấu cháo thịt ngan nấm đông cô thơm ngon:

  • Bước 1: Rửa sạch thịt ngan, bóc thành từng miếng. Cho ngan vào nồi nước sôi để chần qua thịt ngan để loại bỏ máu sau khi nước sôi.
  • Bước 2: Gạo sau khi đã ngâm nước trong 1 tiếng đồng hồ, thì mẹ có thể sử dụng để nấu cháo. 
  • Bước 3: Bắt bếp, cho dầu ăn vào chảo. Cho thêm tỏi vào đợi khoảng 2 phút thì cho tiếp thịt ngan và nấm vào vào. Xào đều tay khoảng 10 phút thì cho 2 chén nước vào. Nếu bé còn nhỏ thì có thể đem đi xay thịt ngan, nấm trước khi cho nước vào. 
  • Bước 4: Đợi khoảng 5 phút thì cho gạo vào nấu cháo. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Khi cháo sôi, múc cháo ra tô, rắc thêm ít tiêu và đúc bé ăn. 
ăn dặm ngan nấm đông cô
Cháo thịt ngan nấu với rau gì cho bé ăn dặm? Cháo thịt ngan nấu với nấm đông cô chắc chắn sẽ giúp bé ăn ngon miệng.

3.6 Cháo thịt ngan hạt sen và đậu que cho bé

Nguyên liệu:

  • Thịt ức ngan: 60g.
  • Hạt sen: 30g.
  • Đậu que: 30g.
  • Gạo tẻ: 50g.
  • Hành lá.
  • Dầu ăn dặm cho bé.
  • Các loại gia vị phù hợp độ tuổi của bé.

Cách nấu cháo thịt ngan hạt sen và đậu que ngon cho bé:

  • Bước 1: Gạo tẻ vo kỹ, ngâm với nước trong khoảng 15 phút để hạt gạo nở đều. Thịt ngan rửa sạch, bằm hoặc xay nhuyễn. 
  • Bước 2: Đậu que và hạt sen rửa sạch, luộc chín và cho vào xay nhuyễn. Đối với hạt sen khô, mẹ nên ngâm khoảng 45 phút trước khi nấu để hạt sen nở đều.
  • Bước 3: Cho nước vào nồi nấu rồi cho gạo vào nấu cháo. 
  • Bước 4: Cho đậu que, gạo và thịt ngan vào nồi, khuấy đều cho thịt đỡ vón cục. Nấu trên lửa vừa cho tới khi thịt mềm đều thì thêm phần hạt sen đã xay nhuyễn vào.
  • Bước 5: Trộn đều và đợi đến khi cháo ngan sôi bồng lên thì nêm nếm gia vị và tắt bếp. Cho thêm một chút dầu ăn vào cháo là mẹ có thể cho bé thưởng thức ngay.

cháo ngan cho bé

>> Mẹ xem thêm: 3 cách nấu cháo hạt sen cho bé ăn dặm

3.7 Thịt ngan nấu với rau gì cho bé ăn dặm? Cháo ngan nấu với củ dền cho bé 

Thịt ngan nấu với rau gì cho bé ăn dặm? Cháo ngan nấu với củ dền cho bé vừa ngon miệng lại vừa ngon mắt.

Nguyên liệu:

  • Thịt ngan: 50g.
  • Củ dền: 50g.
  • Gạo tẻ: 40g.
  • Nước ấm: 170ml.
  • Dầu ăn dặm: 1/2 muỗng cà phê.

Cách nấu cháo thịt ngan củ dền:

  • Bước 1: Củ dền mẹ đem gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ. Sau đó mẹ đem củ dền đi hấp chín và xay nhuyễn.
  • Bước 2: Thịt ngan mẹ làm sạch, thấm khô, rồi mang băm nhỏ mịn. Mẹ băm càng nhỏ mịn, con càng dễ tiêu hóa, tránh tình trạng chớ hóc. 
  • Bước 3: Mẹ vo gạo, thêm vào 170ml để nấu cháo. Khi cháo bắt đầu sôi, mẹ thêm của dền xay và thịt ngan vào trộn đều.
  • Bước 4: Mẹ tiếp tục khuấy nhẹ đến khi cháo sôi lăn tăn, có độ sánh nhẹ. Cuối cùng, mẹ thêm ½ muỗng cà phê dầu ăn dặm vào là hoàn thành món cháo ngan củ dền cho bé bổ mắt.
cháo ngan củ dền
Thịt ngan nấu với rau gì cho bé ăn dặm? Cháo ngan nấu với củ dền cho bé

[inline_article id=175332]

3.8 Thịt ngan nấu với rau gì cho bé ăn dặm? Nui thịt ngan nấu với cà rốt, đậu Hà Lan

Nguyên liệu:

  • Thịt ngan: 50g.
  • Nui loại nhỏ: 50g.
  • Cà rốt: ½ củ.
  • ít đậu Hà Lan.
  • Gia vị cho bé.

Cách nấu nui thịt ngan cho bé:

  • Bước 1: Băm nhỏ thịt ngan (xé sợi), xắt cà rốt hạt lựu.
  • Bước 2: Đổ 500ml nước vào nồi, cho cà rốt, đậu Hà Lan, nui vào nấu chín tới. Thêm thịt ngan đã băm nhỏ vào nấu thêm 5 phút rồi tắt bếp.
  • Bước 3: Cho thêm 1 chút dầu oliu và nêm gia vị cho bé.

nui thịt ngan

>> Mẹ có thể tham khảo thêm: Cách nấu các món nui cho bé ăn dặm 6-12 tháng bổ dưỡng, ngon miệng

4. Lưu ý khi nấu cháo thịt ngan cho bé

Khi nấu cháo ngan cho bé, mẹ nên lưu ý các vấn đề sau:

  • Mẹ mua thịt ngan ở những địa chỉ uy tín.
  • Cho bé ăn dặm từ từ, không thúc ép, la mắng bé.
  • Vệ sinh tay và miệng của bé thật sạch sẽ trước và sau khi ăn.
  • Tránh cho bé ăn khi đang bị bệnh, ho, sốt, cảm lạnh,… vì bệnh có thể nặng thêm.

[inline_article id=261105]

Trên đây là 8 món ăn từ ngan cho bé ăn dặm. Hy vọng qua bài viết này, mẹ đã biết cách nấu cháo ngan cho bé cũng như biết cháo thịt ngan nấu với rau gì cho bé thì hợp.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

5 cách nấu cháo sò điệp cho bé ấm bụng và có nhiều dinh dưỡng

Vậy cháo cồi sò có thể nấu rau gì cho bé thì hợp? Phải nấu cháo sò điệp cho bé như thế nào để thơm ngon, bé ăn không ngừng nghỉ. Vậy thì hãy cùng tham khảo bài viết này nhé!

1. Lợi ích từ cháo sò điệp cho trẻ

Theo Trung tâm Dữ liệu Thực phẩm của Hoa Kỳ, sò điệp có chứa omega-3, kali, sắt, phốt pho, vitamin B12. Chính vì thế, cồi sò điệp sẽ giúp bé phát triển trí thông minh, tăng trí nhớ. Sò điệp cũng chứa chất chống oxy hóa, giúp bé chống lại nhiều bệnh tật.

Hơn nữa, sò điệp hỗ trợ phát triển tim mạch. Protein trong sò điệp cũng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp bé hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Ngoài ra, ăn sò điệp sẽ hạn chế tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em.

[key-takeaways title=”Bé mấy tháng ăn được cồi sò điệp?”]

Bé từ 6 tháng tuổi có thể ăn được cồi sò điệp tươi, và nấu chín (không phải dạng sò điệp đóng hộp hoặc làm sẵn); cũng như bé có thể ăn cháo cồi sò điệp.

[/key-takeaways]

Với quá nhiều lợi ích mà sò điệp mang lại, mẹ còn chần chừ gì nữa mà không bắt tay vào nấu cháo sò điệp ngay cho bé đi nào!

>> Mẹ có thể tham khảo: Bé mấy tháng ăn được lươn? Những lưu ý khi cho trẻ ăn lươn mẹ cần biết

2. Cháo sò điệp nấu với rau gì cho bé?

Sò điệp khá kén rau đi kèm. Chính vì thế, mẹ nên cân nhắc kỹ vấn đề cháo sò điệp nấu với rau gì để cho bé ăn ngon miệng. 

Một số loại rau củ quả có thể nấu cùng với cháo cồi sò điều cho bé bao gồm như cà chua, rau bina, cải bó xôi, nấm rơm, nấm hương, măng tây, hạt sen, khoai tây, bí đỏ, ngô hạt. Các loại rau củ này sẽ làm dậy mùi các món cháo của bé.

>> Mẹ có thể tham khảo: Cháo gà cho bé ăn dặm nấu với rau gì? 15 công thức dễ làm

3. Các món cháo cồi sò điệp cho bé bổ dưỡng và ấm bụng

3.1 Cháo cồi sò điệp nguyên bản cho bé

cháo sò điệp nguyên bản cho bé

Nguyên liệu

  • 3 tép tỏi.
  • 100g gạo.
  • Vài lát gừng.
  • 1 muỗng dầu ăn.
  • 4 nhánh hành lá.
  • 300g cồi sò điệp.
  • Muối, đường, tiêu.

Cách nấu cháo cồi sò điệp nguyên bản cho bé

  • Bước 1: Ngâm cồi sò điệp trong nước ấm khoảng 5 phút để loại bỏ đất cát. Vớt ra rửa sạch rồi cắt nhỏ vừa ăn với bé.   
  • Bước 2: Rang gạo chảo. Cho gạo đã rang vào nồi với 400ml nước để nấu cháo. 
  • Bước 3: Trong lúc cháo đang nấu, bắt bếp khác rồi cho dầu ăn vào chảo. Cho tỏi băm nhuyễn, gừng vào khoảng 1 phút đảo đều rồi cho cồi sò điệp vào. Đảo đều từ 8-10 phút rồi tắt bếp. Nêm nếm thêm muối, đường.
  • Bước 4: Khi cháo nấu được 20 phút thì cho cồi sò điệp vào. Nêm nếm thêm lần nữa rồi chờ thêm 5-10 phút để tắt bếp.
  • Bước 5: Cho hành đã cắt vào nồi cháo. Múc cháo cồi sò điệp ra bát, có thể rắc thêm ít tiêu rồi đúc bé ăn. 

Ngoài cháo sò điệp, cháo hàu cũng cung cấp nhiều dưỡng chất tuyệt vời cho bé

3.2 Cháo cồi sò điệp nấm rơm cho bé

sò điệp nấu cháo
Cháo sò điệp nấm rơm siêu ngon

Nguyên liệu

  • 100g gạo.
  • 30g lá hẹ.
  • 30g nấm rơm.
  • 1 muỗng dầu ăn.
  • 300g cồi sò điệp.
  • Muối, đường, tiêu.
  • 3 củ hành tím cắt lát.

Cách nấu cháo cồi sò điệp nấm rơm cho bé

  • Bước 1: Ngâm, rửa sạch và cắt nhỏ sò điệp như cách nấu cháo sò điệp trên. 
  • Bước 2: Cho sò điệp 1/2 phần hành tím cắt lát, 1/3 muỗng cà phê hạt nêm, 1/3 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng canh dầu ăn vào tô và ướp khoảng 10 phút.
  • Bước 3: Rửa sạch nấm rơm rồi cắt làm 4. Hẹ cắt bỏ gốc, rửa sạch rồi để ráo. Sau đó, cắt nhỏ.
  • Bước 4: Vo gạo. Bắt nồi lên bếp, cho vào nồi 400ml nước, gạo vừa vo và tiến hành nấu cho gạo nở mềm. 
  • Bước 5: Bắt chảo lên bếp, cho vào chảo dầu ăn. Đợi dầu nóng, cho phần hành tím còn lại vào phi thơm. Sau đó, cho sò điệp và nấm rơm vào xào đến khi thịt sò săn lại thì tắt bếp.
  • Bước 6: Khi cháo nấu được 20 phút thì cho cồi sò điệp vào. Nêm nếm thêm lần nữa rồi chờ thêm 5-10 phút để tắt bếp.
  • Bước 5: Cho hẹ đã cắt vào nồi cháo. Múc cháo cồi sò điệp ra bát, có thể rắc thêm ít tiêu rồi cho bé ăn.

3.3 Cháo cồi sò điệp gạo lứt hạt sen cho bé

sò điệp hạt sen

Nguyên liệu

  • 50g hạt sen.
  • 100g gạo lứt
  • 300g cồi sò điệp.
  • 300g xương gà (*).
  • 5 lát gừng.
  • 1 củ hành tím.
  • 2 nhánh ngò rí.
  • 2 nhánh hành lá.
  • 1 muỗng cà phê dầu mè.
  • 2 muỗng canh rượu trắng. 
  • 1 muỗng cà phê dường phèn + 1 muỗng dầu ăn.

(*) Trong trường hợp không mua được xương gà, mẹ có thể mua phần thịt gà có dính nhiều xương rồi lọc ra

Cách nấu cháo cồi sò điệp gạo lứt hạt sen cho bé

  • Bước 1: Cồi sò điệp sau khi rửa sạch cho vào chén cùng với 1/3 muỗng cà phê muối, 2 muỗng canh rượu trắng, một ít nước. Sau đó rửa thật sạch với nước. Rửa cùng rượu trắng sẽ giúp loại bỏ mùi tanh của sò điệp.  
  • Bước 2: Đổ nước sôi để trụng xương gà nhằm loại bỏ chất bẩn. Sau đó, nấu một nồi nước đợi sôi rồi cho xương gà và hạt sen rửa sạch vào. 
  • Bước 3: Sau 20 phút, mẹ cho gạo lứt vào và nấu cho đến khi gạo lứt nở mềm.
  • Bước 4: Bắt 1 cái chảo cho dầu mè với tỏi gừng vào phi thơm. Cho cồi sò điệp vào xào chung. Sau khi chín cho sò điệp vào nồi cháo. Nêm nếm gia vị. Chờ 5-10 phút rồi tắt bếp.
  • Bước 5: Cho hành lá đã cắt vào nồi cháo. Múc cháo cồi sò điệp ra bát, có thể rắc thêm ít tiêu rồi đúc bé ăn.

>> Mẹ có thể tham khảo: 3 cách nấu cháo hạt sen cho bé ăn dặm

3.4 Cháo cồi sò điệp bào ngư cho bé

sò điệp và bào ngư

Nguyên liệu

  • 300g xương heo
  • 1/2 chén gạo
  • 300g bào ngư tách vỏ
  • 200g cồi sò điệp
  • Hành lá và ngò rí, hai tép hành tím
  • Giá đỗ
  • Hạt nêm, tiêu, đường, nước mắm, ớt 

Cách nấu cháo cồi sò điệp nguyên bản cho bé

  • Bước 1: Xương heo mua về chặt khúc nhỏ vừa ăn rồi rửa sạch để ráo. Sau đó mẹ luộc sơ một lần với nước, để cho thịt sạch.
  • Bước 2: Lấy xương heo hầm với 600ml nước. Canh nước sôi thì vớt bọt bớt lửa, để cho xương hầm mềm rồi vo phần gạo nấu cháo. Phần nước và gạo mẹ gia giảm theo sở thích.
  • Bước 3: Gạo vo sạch rồi bỏ vào nồi nước xương hầm. Nấu đến khi gạo nở mềm, tiếp tục vớt bọt để lửa nhỏ liu riu
  • Bước 4: Phần thịt bào ngư thì rửa sạch để ráo và cắt hạt lựu. Cồi sò điệp nếu to thì mẹ cắt nhỏ lại một chút.
  • Bước 5: Hành lá ngò rí rửa sạch và cắt nhỏ. Thái mỏng củ hành tím để phi lên cho thơm vàng. Sau đó cho phần thịt bào ngư và cồi sò điệp vào xào sơ cho săn lại
  • Bước 6: Cho hỗn hợp bào ngư và sò điệp vào nồi cháo. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn
  • Bước 7: Khi cháo cồi sò điệp chín thì tắt bếp rồi múc ra tô kèm với giá sống, một ít tiêu và hành lá rồi cho bé thưởng thức.

>> Mẹ có thể tham khảo: Cách nấu cháo bào ngư cho bé ăn nhiều chóng lớn

3.5 Cháo sò điệp cá hồi măng tây

cháo sò điệp măng tây cho bé
Cháo sò điệp cá hồi măng tây cho bé

Nguyên liệu

  • 100g gạo.
  • 100g cá hồi.
  • 300g măng tây.
  • 200g cồi sò điệp.
  • 3 tép tỏi + 2 muỗng bơ thực vật.
  • Gia vị bao gồm: muối, đường, tiêu.

Cách nấu cháo cồi sò điệp nguyên bản cho bé

  • Bước 1: Ngâm cồi sò điệp trong nước ấm khoảng 5 phút để loại bỏ đất cát. Vớt ra rửa sạch rồi cắt nhỏ vừa ăn. Măng tây rửa sạch, bỏ phần già rồi cắt khúc nhỏ.
  • Bước 2: Bắt bếp đợi chảo nóng rồi cho bơ vào. Cho tỏi băm nhuyễn vào phi thơm. Cho sò điệp và măng tây vào xào khoảng 15 phút. 
  • Bước 3: Vo gạo. Bắt nồi lên bếp, cho vào nồi 400ml nước, gạo vừa vo và tiến hành nấu cho gạo nở mềm. Nấu được 15 phút thì cho cá hồi cắt nhỏ vào. 
  • Bước 4: Sau khi cháo sôi thì cho sò điệp xào măng tây vào nồi. Nêm nếm muối đường cho hợp khẩu vị. Đợi cháo sôi lần nữa thì tắt bếp.
  • Bước 5: Múc cháo cồi sò điệp ra bát, có thể rắc thêm ít tiêu rồi cho bé ăn.

[inline_article id=254500]

4. Lưu ý khi cho bé ăn sò điệp

Theo khuyến cáo từ Mayo Clinic, sò điệp thuộc nhóm thực phẩm có khả năng gây dị ứng. Do đó, mẹ cần cho bé ăn thử một ít; và theo dõi phản ứng của bé sau khi ăn. Nếu bé không có phản ứng với sò điệp; mẹ có thể tăng dần liều lượng sò trong cháo của bé theo thời gian.

Hơn nữa, Cục An toàn Thực phẩm Hồng Kông cũng lưu ý rằng:

  • Mẹ cần mua sò điệp từ nơi bán hàng đáng tin cậy.
  • Chà và làm sạch vỏ trước khi nấu cháo sò điệp cho bé.
  • Nấu kỹ và không nên cho bé ăn nước luộc, nước dùng của sò điệp.
  • Tiêu thụ một lượng sò điệp trong bữa ăn dặm. Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và tránh ăn quá nhiều.

Trên đây là 5 món cháo cồi sò điệp cực kỳ bổ dưỡng, bảo đảm bé ăn rồi sẽ không ngừng tấm tắc đòi ăn thêm. Nhưng mẹ cũng nên lưu ý, sò điệp là hải sản nên cũng có khả năng gây dị ứng cho bé. Vì vậy, nếu nghi ngờ bé có bất kỳ dấu hiệu dị ứng nào cần đưa bé đi kiểm tra ngay.