Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Vấn đề về tiêu hóa

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì, kiêng gì để mau khỏi bệnh?

Trước khi tìm ra câu trả lời cho câu hỏi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì; cha mẹ nên biết nhiễm trùng khuẩn đường ruột là gì. 

1. Nhiễm khuẩn đường ruột là gì?

Nhiễm khuẩn đường ruột (Gastroenteritis) hay còn được gọi là nhiễm trùng đường ruột là một căn bệnh phổ biến gây ra các triệu chứng khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng; và biếng ăn ở trẻ nhỏ và người lớn.

Nguyên nhân gây ra nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em chủ yếu đến từ virus Rota, vi khuẩn, chất bẩn trong thức ăn. Trẻ bị nhiễm Rotavirus thông qua việc ăn, uống thực phẩm bị nhiễm bẩn; hoặc nhiễm virus từ phân của người bệnh. 

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột luôn bị mất nước liên tục do việc nôn ói, tiêu chảy gây ra. Chính vì thế, việc bù nước là vô cùng quan trọng đối với bé ở bất kỳ độ tuổi nào.

Còn đối với chế độ ăn uống, trẻ bị nhiễm trùng đường ruột ở từng độ tuổi sẽ không giống nhau. Trước tiên hãy tìm hiểu xem trẻ dưới 6 tháng bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì cha mẹ nhé!

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì
Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì?

2. Trẻ dưới 6 tháng tuổi bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì?

Trẻ dưới 6 tháng bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì? Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi bị nhiễm khuẩn đường ruột, thực phẩm tốt nhất chính là sữa mẹ. Sữa mẹ vừa là chất dinh dưỡng, vừa là nguồn cung cấp nước bổ dưỡng cho bé. 

Ngoài ra, sữa mẹ còn là liều thuốc cải thiện hệ tiêu hóa cho bé; giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho dạ dày bé mau chóng phục hồi.

Nếu bé không bú sữa mẹ, sữa công thức và sữa bò cũng có thể chấp nhận được. Nhưng mẹ phải nhớ pha sữa loãng hơn cho bé bú.   

[inline_article id=225460]

3. Trẻ trên 6 tháng tuổi bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì?

Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi bị nhiễm khuẩn đường ruột, bé đã có khả năng ăn nhiều nhóm thực phẩm hơn. Do đó, chế độ ăn của bé cần được đa dạng và tập trung vào các món ăn hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Vậy trẻ trên 6 tháng tuổi nên ăn gì khi bị nhiễm khuẩn đường ruột?

3.1 Rau, củ, quả

Rau, củ, quả

Các loại củ quả nhiều màu như ớt chuông, cà rốt, củ dền, cam quýt, chuối chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa tốt cho hệ miễn dịch.

Thêm vào đó, các loại muối khoáng có tính kiềm trong rau xanh như cải bẹ xanh, rau mồng tơi, rau chân vịt,… còn có khả năng làm trung hòa axit do thực phẩm khác tạo ra. Nhờ đó vi khuẩn bị mất đi môi trường phát triển. 

Bên cạnh đó, khoai lang và khoai tây cũng là thực phẩm nên cho trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột ăn. Vì hai loại củ này giàu vitamin, vi lượng, acid amin; đạm và tinh bột tốt cho hệ tiêu hóa. 

3.2 Thực phẩm giàu đạm

Trẻ trên 6 tháng bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì? Các loại thịt như gà, heo, bò, đậu hũ hoặc trứng chứa protein có thể giúp bé cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên cha mẹ nên lưu ý xay nhuyễn hoặc nấu cháo, súp để bé dễ ăn hơn. 

3.3 Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì? Tinh bột

Trẻ bị nhiễm trùng đường ruột cũng nên ăn tinh bột như gạo lứt, bột yến mạch, bún, hủ tiếu.

3.4 Sữa chua

Sữa chua

Nói về thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa thì không thể bỏ qua sữa chua. 

Dù là món ăn nào thì mẹ cũng nên lưu ý chế biến thật kỹ cho bé. Lựa những nguyên liệu tươi, sạch; sơ chế kỹ với nước muối rồi đem đi nấu sôi. Ngoài ra, mẹ cũng đừng quên rửa sạch dụng cụ trước khi nấu mẹ nhé! Tất cả mọi công đoạn nấu ăn cho bé đều cần phải được chú trọng thì bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ mới mau khỏi được. 

[inline_article id=304355]

Trên đây là trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì. Phần tiếp theo đây sẽ giải đáp thắc mắc trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột không nên ăn gì của cha mẹ.

4. Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột không nên ăn gì?

Mẹ lưu ý tránh những món sau đây:

  • Kẹo và sô cô la.
  • Thức ăn cay, nóng.
  • Ngũ cốc chế biến sẵn.
  • Nước hoa quả đóng hộp.
  • Trái cây sấy khô, trái cây đóng hộp.
  • Súp, cháo đóng hộp hoặc đóng gói.
  • Nước ngọt có ga hoặc nước có cồn.
  • Đồ uống chứa caffein như trà, cà phê.
  • Kem, đá bào và thạch trái cây đóng gói.
  • Thực phẩm chiên hoặc những thực phẩm giàu chất béo (khoai tây chiên, gà rán, bánh ngọt).

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bé 2 tuổi bị chướng bụng đầy hơi, khó tiêu, mẹ phải làm sao?

[key-takeaways title=””]

Qua bài viết này, cha mẹ đã biết trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì chưa nào? Đối với trẻ dưới 6 tháng, sữa mẹ chính là liều thuốc tốt nhất. Còn đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, các loại rau củ quả, thịt, gạo lứt, yến mạch, sữa chua sẽ là thực phẩm trẻ nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn. 

[/key-takeaways]

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

17 trang phục Halloween tự làm cho bé độc đáo và dễ làm

Nếu đang băn khoăn, cha mẹ có muốn hóa trang cho bé nhà mình thành một nhân vật độc lạ nhất của đêm Halloween không. Nếu vậy, hãy tham khảo những trang phục halloween tự làm cho bé ở dưới đây nhé. Biết đâu cha mẹ cũng sẽ chọn được một trang phục nào đó phù hợp với mình thì sao.

1. Ý nghĩa của lễ hội Halloween

Ý nghĩa lễ hội Halloween

Halloween là một ngày lễ được tổ chức hàng năm vào ngày 31 tháng 10. Một số người tin rằng nguồn gốc của Halloween được tìm thấy trong lễ hội “Samhain” của người Celt; có nghĩa là “kết thúc mùa hè”.

Đây là dịp người Celt đốt lửa và mặc trang phục để xua đuổi ma. Dần về sau, các nước khác cũng bắt đầu hưởng ứng lễ hội này. Và Halloween trở thành một dịp hóa trang vô cùng thú vị cho cả trẻ em lẫn người lớn.

2. Trang phục Halloween tự làm cho bé trai

Dưới đây là một số trang phục Halloween tự làm từ mạnh mẽ đến dễ thương cho bé trai.

2.1 Trang phục siêu anh hùng

Trang phục siêu anh hùng

Có không ít bé trai là người hâm mộ của các siêu anh hùng Marvel như Iron Man, Captain America, Thor, Hulk,… Ngoài ra, các siêu anh hùng đến từ nhà DC như Superman, Batman, Aquaman,…

Cha mẹ có thể sử dụng giấy xốp hoặc tái chế từ quần áo cũ để tự  làm trang phục Halloween cho bé trai. Hoặc cha mẹ có thể mua ở của hàng vì chúng cũng được bán phổ biến.

2.2 Trang phục Halloween siêu nhân cho bé trai

trang phục siêu nhân

5 anh em siêu nhân là tuổi thơ của không ít bé từ trai đến gái. Không ít trẻ khi chơi với bạn đều mong muốn mình trở thành siêu nhân cuồng phong, siêu nhân điện quang, v.v. Nhân ngày Halloween lần này, cha mẹ hãy biến ước mơ của bé thành hiện thực nhé.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bé trai bao nhiêu tuổi thì nên mặc quần sịp?

2.3 Trang phục hoàng tử 

Trang phục halloween hoàng tử tự làm cho bé

Nếu mặc trang phục siêu khiến bé phải che mặt nạ, giấu đi sự đẹp trai soái ca của mình thì trang phục hoàng tử sẽ giải quyết vấn đề đó. Thêm vào đó, trang phục Halloween là hoàng tử cũng dễ tự làm. Mẹ chỉ cần tìm một loại đẹp rồi khoác cho bé. Kết hợp với vương miện thì không ít cô công chúa sẽ mê mệt. 

2.4 Trang phục Halloween Robot tự làm cho bé trai

Trang phục robot

Trang phục Robot nếu khó mua ở ngoài thì cha mẹ có thể tự làm ở nhà. Cha mẹ có thể dùng bìa carton loại cứng, giấy màu, bút màu, keo,… và dựa vào hình tượng mẫu để tạo ra bộ trang phục phù hợp. Cha mẹ cũng đừng quên  dán chặt những mảnh ghép với nhau để chúng không bị rơi khi di chuyển nhé.

2.5 Trang phục Halloween cướp biển tự làm cho bé

Nhân vật cướp biển cũng là một lựa chọn độc lạ và dễ tự làm cho mùa Halloween này. Cha mẹ có thể thử tham khảo nhé. 

3. Trang phục halloween tự làm cho bé gái

Khi nhắc đến trang phục halloween cho bé gái thì không thể bỏ qua công chúa, tiên nữ rồi. Cha mẹ có thể tự làm các trang phục Halloween cho bé gái như các gợi ý dưới đây.

3.1 Trang phục công chúa Disney

Trang phục halloween tự làm cho bé

Nói về công chúa Disney thì nhiều đếm khôn xiết. Nào là Lọ Lem, Bạch Tuyết, Elsa, Mộc Lan, công chúa ngủ trong rừng,… Mà trở thành công chúa chính là ước mơ của nhiều bé gái. Nhân Halloween, hãy biến con gái xinh đẹp của mình thành một công chúa thực thụ nhé!

3.2 Trang phục Halloween Cô Tấm tự làm cho bé

Nàng tấm là một nhân vật quá quen thuộc trong truyện cổ tích Việt Nam. Nàng tấm xinh đẹp, thướt tha sẽ là một lựa chọn hoàn hảo cho các bé thích trang phục truyền thống Việt Nam. Trang phục Halloween này nếu muốn tự làm cho bé sẽ khá kỳ công. Vì mẹ phải may áo dài, tự làm mấn cho bé. Nhưng khi hoàn thành, sản phẩm sẽ vừa đẹp, vừa độc nhất. 

3.3 Trang phục Thủy thủ mặt trăng

Tóc 2 chùm vàng, váy thủy thủ, gậy mặt trăng chính là những điểm nổi bật của thủy thủ mặt trăng. Nếu muốn tự làm trang phục Halloween cho bé là thủy thủ mặt trăng thì cha mẹ có thể chỉ cần tập trung vào 3 món trên. 

3.4 Trang phục nàng tiên Tinkerbell 

Bé mặc đồ Tinker Bell

Nàng tiên Tinkerbell có đặc trưng là váy xanh lá có hình những chiếc lá và đôi cánh vàng mỏng. Thế nên việc tự làm trang phục Halloween cho bé là nàng tiên Tinkerbell sẽ cũng khá đơn giản. Mẹ có thể chọn vải có họa tiết giống chiếc lá là được. 

>> Mẹ có thể tham khảo: Cắt tóc cho bé gái: Gợi ý 6 kiểu tóc cực xinh thịnh hành năm 2022

3.5 Trang phục phù thủy

Để tự làm ra một bộ trang phục Halloween phù thuỷ cho bé vô cùng ấn tượng, cha mẹ cần một chiếc váy cũ tối màu, một miếng đệm mũi nhọn, một cây chổi nhỏ, một chiếc mũ hình chóp nhọn, một đôi giày đen huyền bí. Ngoài ra, cha mẹ có thể vẽ thêm ít quầng thâm, tàn nhang, son môi màu tối để tạo ra một cô phù thuỷ nhỏ nổi bật nhất khi tham gia Halloween cùng bạn bè.

3.6 Trang phục Halloween thiên nga cho bé gái

Trang phục thiên nga

Những chú thiên nga có đặc điểm là một bộ lông đẹp. Để tự làm trang phục Halloween cho bé là thiên nga, mẹ hãy chọn những chiếc lông vũ đẹp nhất và đính kết vào váy. Thêm vào những hạt cườm để bé trở nên nổi bật. 

3.7 Trang phục có hoạ tiết và hình dạng quả bí ngô

Trang phục halloween tự làm cho bé - Quả bí ngô

Không chỉ dùng để trang trí; những quả bí ngô Halloween cũng có thể là trang phục cho bé. Các kiểu quần áo bí ngô hiện nay khá đa dạng từ hoạ tiết cho đến hình dáng. Nếu vẫn chưa nghĩ ra nên mặc gì cho bé thì đây là lựa chọn lý tưởng để bé chơi Halloween đấy.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: 10 trò chơi đóng vai theo chủ đề thú vị cho trẻ

4. Trang phục halloween tự làm cho bé độc đáo từ phim hoạt hình

Nếu muốn trang phục Halloween tự làm cho bé nhà mình trở nên độc đáo khác biệt, cha mẹ có thể thử các trang phục Halloween dưới đây.

4.1 Trang phục Winx

Trang phục winx

Những cô tiên nữ quyền năng, các chàng hoàng tử điển trai và các phù thủy nhiều mưu mẹo trong Winx Enchanted sẽ là một lựa chọn hoàn hảo cho các bé trong mùa Halloween này. 

4.2 Trang phục theo nhân vật Tanjiro và Nezuko

trang phục Halloween cho bé

Bé mê mẩn sự kiên cường của Tanjiro, sự mạnh mẽ đáng yêu của Nezuko thì còn ngần ngại gì mà không thử trang phục này. Ngoài ra cũng có nhiều tuyến nhân vật khác được nhiều bạn trẻ yêu thích như là anh em nhà Gyuutarou và Daki,… Cha mẹ hãy tham khảo thử cho bé nhé. 

4.3 Trang phục nhân vật từ Naruto tự làm cho bé vào dịp Halloween

Trang phục Naruto tự làm cho bé mặc vào halloween

Bé đam mê các sức mạnh từ nhà Ninja làng lá thì có thể thử hóa trang thành các nhân vật này. Naruto thì có đặc trưng mái tóc vàng, áo cam. Sakura thì tóc hồng, váy màu đỏ. Sasuke thì tóc đen, áo xanh dương,… Cha mẹ có thể dựa vào các đặc điểm này để tự làm trang phục Halloween cho bé.

[inline_article id=251394]

4.4 Trang phục Halloween nhân vật từ Conan tự làm cho bé

conan

Conan gắn liền với tuổi thơ của nhiều bé thậm chí là các phụ huynh. Lựa chọn Conan, Ran, Mori làm trang phục cho bé trai và gái cũng là một ý tưởng đáng xem xét cho mùa Halloween này. 

4.5 Trang phục Halloween từ bộ phim kinh dị tự làm cho bé

Các nhân vật như Annabelle, Chú hề ma quái,… có vẻ đáng sợ với các bé. Tuy nhiên, đây lại là cảm hứng để phụ huynh biến hoá cho con trẻ thành những hình tượng thú vị.

Trên đây là những trang phục cha mẹ có thể tự làm cho bé trong mùa Halloween. Cha mẹ có thể hỏi ý bé muốn hóa thân thành nhân vật nào trước rồi mới quyết định nhé. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể tham khảo các trang phục Halloween trên cho mình nữa nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì và nên ăn gì để nhanh khỏi?

Nếu phát hiện bé nhà mình có các dấu hiệu mắc tay chân miệng thì cha mẹ cũng đừng lo lắng. Sau vài tuần bệnh của bé sẽ tự khỏi. Cha mẹ chỉ cần quan tâm đến việc nên chăm sóc trẻ bị tay chân miệng như thế nào, bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì, ăn gì để bé mau khỏi không.

Nếu muốn biết bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì, trước tiên cha mẹ cần biết bệnh tay chân miệng là như thế nào đã.

1. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em (HFMD) là bệnh truyền nhiễm do nhiều loại virus gây ra. Trong đó virus Coxsackievirus A16 chiếm tỷ lệ cao nhất và gây ra bệnh nhẹ. Còn lại một phần nhỏ, trong đó có virus Enterovirus 71 gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Bệnh lây lan qua tiếp xúc giữa người bình thường với người bị nhiễm bệnh qua:

  • Dịch tiết ra ở mũi hoặc dịch tiết họng khi trò chuyện.
  • Nước bọt, dịch tiết nước bọt.
  • Chất lỏng từ mụn nước khi vỡ ra.
  • Ô nhiễm không khí.

2. Triệu chứng, dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ em

 

Trẻ bị tay chân miệng sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng như sau:

  • Vào 3-6 ngày đầu trẻ sẽ có các triệu chứng như sốt, viêm họng, cảm thấy mệt mỏi, lừ đừ. Trẻ sơ sinh có thể quấy khóc thường xuyên
  • 1-2 ngày sau khi bắt đầu sốt, các vết loét có thể phát triển ở phía trước miệng hoặc cổ họng của trẻ. Phát ban trên bàn tay và bàn chân và đôi khi ở mông cũng có thể xuất hiện.

Dựa vào các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tay chân miệng; cha mẹ cũng đã phần nào biết được bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì rồi phải không nào. Còn nếu chưa, cha mẹ hãy đọc tiếp phần tiếp theo.

2. Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em cần kiêng gì

2.1 Trẻ bị tay chân miệng cần kiêng đến nơi đông người

Như đã nói ở trên, bệnh tay chân miệng vô cùng dễ lây lan. Chỉ cần trẻ bị chân tay miệng ho, hắt hơi khiến trẻ khác hít phải nước bọt thì dễ để lây truyền bệnh. Vì vậy, trẻ em bị tay chân miệng cần kiêng gì thì câu trả lời là kiêng đến nơi đông người, tốt nhất là cho bé ở nhà. 

Bên cạnh hạn chế khả năng lây bệnh cho người khác, cho bé ở nhà cũng giúp cha mẹ dễ chăm sóc hơn.  

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bé bị viêm phế quản thở khò khè nguy hiểm như thế nào, mẹ cần làm gì?

2.2 Trẻ nên kiêng gãi hoặc chạm vào vết ban

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì? Bên trong các vết ban, vết phồng rộp của trẻ bị tay chân miệng chứa nhiều vi khuẩn và virus. Nếu không may trẻ làm vỡ các vết ban ấy ra sẽ vô tình gây nhiễm trùng da, khiến vết loét trở nặng hơn. 

Thêm vào đó nếu cha mẹ lỡ chạm vào vết thương bị vỡ cũng có thể bị lây bệnh. Vì vậy, hãy luôn cắt móng cho bé và vệ sinh các vết ban thật cẩn thận.

2.3 Không sử dụng thìa, nĩa sắc nhọn

Lý do ở trẻ em, bệnh chân tay miệng cần kiêng sử dụng thìa, nĩa sắc nhọn là gì? Các vết loét, ban đỏ thường xuất hiện xung quanh miệng và trong khoang miệng của trẻ mắc tay chân miệng. Nếu để các vật sắc nhọn như nĩa, thìa đâm phải có thể khiến trẻ đau đớn khi ăn và còn có thể làm vỡ vết loét.

Kiêng dùng dao nĩa sắc nhọn

2.4 Không cho trẻ uống aspirin

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì? Vì sao không nên cho trẻ uống aspirin? Aspirin được biết đến là thuốc dùng để hạ sốt. Thế nhưng nếu trẻ nhỏ uống phải Aspirin thì dễ mắc hội chứng Reye, ảnh hưởng đến thần kinh, tim, gan,… 

Khi trẻ bị tay chân miệng có triệu chứng sốt, hãy cho trẻ uống paracetamol hoặc Ibuprofen để hạ sốt. 

2.5 Tuyệt đối không dùng muối để rửa vết thương trẻ

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì? Nhiều cha mẹ sử dụng muối để tắm cho bé bị tay chân miệng với quan niệm rằng muối sẽ giúp diệt vi khuẩn. Nhiều cha mẹ còn sử dụng đến chanh để tắm cho bé. Đây đều là những cách sai và chưa được khoa học chứng minh. Axit từ chanh còn có thể khiến bé bị bỏng da. 

2.6 Không nên kiêng tắm, gió và nước cho trẻ bị tay chân miệng

Lý do bệnh chân tay miệng ở trẻ em không cần kiêng tắm, kiêng gió và nước là gì? Trẻ bị tay chân miệng cần được vệ sinh vùng da sạch sẽ để loại bỏ bớt vi khuẩn trên da bé. Đó là lý do vì sao không nên kiêng nước và tắm cho bé bị tay chân miệng.

Các nốt ban cần được thoáng khí để mau lành hơn và không để lại sẹo trên da bé. Đây là lý do vì sao không nên cho bé bị bệnh kiêng gió. 

3. Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng ăn gì?

Ngoài việc kiêng làm gì thì bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng ăn gì cũng được nhiều cha mẹ quan tâm.

3.1 Trẻ bị tay chân miệng nên kiêng thực phẩm giàu axit

Thực phẩm giàu axit

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng ăn gì? Các thực phẩm giàu vị chua như cam, chanh, quýt hoặc soda, nước có gas thường chứa nhiều axit. Miệng của trẻ bị tay chân miệng bị lở loét. Nếu ăn các thực phẩm này có thể khiến vết loét bị ăn mòn, khiến trẻ đau đớn dẫn đến biếng ăn. 

[key-takeaways title=””]

Trẻ bị tay chân miệng có nên uống nước cam? Câu trả lời là KHÔNG. Vì trong cam có axit là vết loét của trẻ bị ăn mòn, khiến bé đau đớn. 

[/key-takeaways]

3.2 Thực phẩm giàu arginine

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng ăn gì? Arginine là một amino axit giúp cơ thể tổng hợp protein. Nó đồng thời cũng giúp virus sinh sôi nhiều hơn. Thực phẩm giàu arginine mà trẻ bị tay chân miệng nên kiêng gồm thịt đỏ, thịt gia cầm; đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt; và sản phẩm từ sữa. 

3.3 Trẻ cần kiêng thức ăn cứng, cay nóng và quá mặn

Thức ăn cứng sẽ khiến trẻ bị lở miệng khó nhai. Thay vào đó hãy cho bé ăn các thức ăn lỏng như súp, cháo.

Thực phẩm cay nóng và chứa nhiều muối sẽ làm loét và vết ban trầm trọng, rát hơn. Vậy, bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng ăn gì? Đó là kiêng thức ăn cứng, cay nóng và quá mặn.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng, nguyên nhân và cách điều trị

3.4 Thực phẩm giàu chất béo

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em cần kiêng ăn gì?

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng ăn gì? Các loại thực phẩm giàu chất béo như dầu, mỡ, bơ tinh luyện sẽ khiến da của bé tiết dầu nhiều hơn, vô tình làm cho tình trạng các nốt ban sẽ trở nên trầm trọng hơn. 

[inline_article id=294392]

4. Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì? Cách chăm sóc bé bị tay chân miệng

Bên cạnh quan tâm bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng ăn gì, việc chăm sóc trẻ, cho trẻ ăn gì cũng không kém phần quan trọng:

  • Đối với trẻ bị tay chân miệng, việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng là vô cùng cần thiết. Vì vậy, hãy cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất đạm, chất béo không bão hòa, tinh bột và chất xơ.
  • Đồng thời nên cho trẻ bị tay chân miệng ăn rau củ có màu vàng, đỏ như đu đủ, dưa hấu, cà rốt, cà chua… và các loại rau xanh sẫm như cải bó xôi, súp lơ… để tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
  • Trẻ bị lở miệng và phát ban nên ăn các thực phẩm lạnh như kem, đá tuyết,… để giúp giảm đau.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để không bị mất nước.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng ăn gì, nên ăn gì. Hy vọng bé sẽ mau khỏi bệnh và có sức đề kháng thật tốt để chống chọi với tất cả các loại bệnh.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Hướng dẫn phòng và chăm sóc bé bị bệnh tay chân miệng

Chính vì lý do đó, việc biết cách chăm sóc để bé bị tay chân miệng giảm bớt các triệu chứng và mau khỏi là hết sức quan trọng. Nếu ở nhà cha mẹ vẫn còn bé chưa mắc bệnh tay chân miệng thì bài viết này cũng vô cùng hữu ích. Vì cha mẹ có thể biết cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ.

Và đầu tiên, trước khi bật mí bé bị tay chân miệng phải làm sao, cha mẹ hãy cùng xem qua tay chân miệng lây lan bằng cách nào nhé!

1. Nhận biết dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ em

Các triệu chứng khi trẻ bị tay chân miệng thường xuất hiện từ 7-10 ngày. Dấu hiệu tay chân miệng bao gồm sốt, ho, chảy mũi, lở loét miệng và phát ban quanh miệng, tay chân. Lúc này, cha mẹ phải ở bên cạnh và chăm sóc cho bé bị tay chân miệng thật kỹ.

Theo NHS, trẻ bị nhiễm hoặc lây tay chân miệng qua các con đường sau:

  • Tiếp xúc với các giọt nước bọt có chứa virus sau khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.
  • Chạm vào người bị nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc gần gũi như hôn, ôm; hoặc dùng chung cốc hoặc dụng cụ ăn uống.
  • Chạm vào phân của người bị bệnh; chẳng hạn như thay tã, sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của chính mình. 
  • Khi chạm vào các đồ vật và bề mặt có virus như tay nắm cửa hoặc đồ chơi. Sau đó trẻ lại chạm vào mắt, mũi hoặc miệng để rồi mình bị nhiễm virus. 
Bệnh tay chân miệng lây qua đâu
Hình ảnh bệnh tay chân miệng ở trẻ

2. Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

2.1 Cách ly và cho trẻ nghỉ học

Khi bé bị tay chân miệng nên làm gì? Cha mẹ cần trẻ cách ly với các trẻ nhỏ khác, không đi học trong 10 ngày đầu khi bị tay chân miệng để tránh lây cho các bạn khác.

Cha mẹ, người thân khi chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng cũng nên đeo khẩu trang và rửa tay sạch bằng xà phòng để sát khuẩn, tránh lây lan bệnh.

2.2 Đảm bảo trẻ được có đủ nước cho cơ thể mỗi ngày

Sốt do tay chân miệng kèm theo các triệu chứng như tiêu chảy, nôn ói hay tình trạng đau khi nuốt do các vết loét trong miệng khiến trẻ lười uống nước, cơ thể mất nước nghiêm trọng.

Tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm do mất nước gây ra. Vì vậy, để chăm sóc cho bé bị tay chân miệng, cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường.

2.3 Tham khảo ý kiến bác sĩ về thuốc hạ sốt

Chỉ nên cho bé uống thuốc hạ sốt và giảm đau như paracetamol, ibuprofen. Các loại thuốc còn lại nếu dùng phải do bác sĩ kê đơn. Tuyệt đối mẹ không tự ý cho bé sử dụng thuốc giảm đau aspirin.

Hãy phối hợp sát sao cùng bác sĩ để có thể chăm sóc tốt nhất cho bé bị tay chân miệng cha mẹ nhé!

2.4 Súc miệng nước muối sinh lý và vệ sinh cơ thể

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng bằng cách vệ sinh miệng cho bé bằng dung dịch sát khuẩn. Có thể cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý.

Dùng các loại dung dịch sát khuẩn vệ sinh vết lở loét trên da để tránh bội nhiễm. Không cần kiêng nước và kiêng tắm cho bé. Cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ da bé để tránh nhiễm khuẩn. 

2.5 Sát khuẩn các dụng cụ cá nhân của bé

Quần áo, tã lót hay vật dụng của trẻ bị bệnh cần được ngâm dung dịch sát khuẩn; hoặc luộc qua nước sôi. Ngoài chăm sóc vệ sinh cho bé bị tay chân miệng, cha mẹ cũng nên xịt khử khuẩn nhà cửa, vệ sinh đồ vật, bàn ghế, vật dụng trong nhà thật kỹ; để phòng người khác chạm vào virus.

2.6 Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho con

Cho trẻ ăn đa dạng chất dinh dưỡng; thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch như rau củ quả, sữa chua, súp, cháo gà,… và uống nhiều nước.

Không cho trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi ngậm vú giả; ăn thức ăn chứa axit, cứng, chua cay và nóng; vì chúng khiến vết loét của trẻ trở nặng hơn.

Ngoài ra, cha mẹ cần liên tục theo dõi tình trạng bệnh của bé để khi có dấu hiệu bất thường có thể đưa bé đến bệnh viện kịp thời.

>> Cách chăm sóc bé bị tay chân miệng: Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì?

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng: Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và uống nhiều nước

3. Khi nào cần đưa trẻ bị tay chân miệng gặp bác sĩ chăm sóc?

Sau khi đã chăm sóc trẻ bị tay chân miệng giống như bên trên mà tình trạng bệnh của bé chưa thuyên giảm. Hãy liên hệ bác sĩ ngay nếu trẻ có các dấu hiệu như sau:

  • Đi loạng choạng.
  • Bé co giật, hôn mê.
  • Da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh.
  • Các triệu chứng của trẻ không cải thiện sau 7 đến 10 ngày.
  • Trẻ bị giật mình, lừ đừ, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều.
  • Trẻ bị sốt trên 39 độ C, kéo dài hơn 3 ngày; hoặc cảm thấy nóng và rùng mình.
  • Các triệu chứng của trẻ bị tay chân miệng trở nên bất thường khiến cha mẹ lo lắng.
  • Trẻ bị mất nước, đòi uống nước liên tục. Trẻ cũng không đi tiểu thường xuyên như bình thường.

[inline_article id=177418]

4. Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ nhỏ

Cách chăm sóc trên là dành cho bé đã bị tay chân miệng. Nếu ở nhà cha mẹ còn bé chưa mắc bệnh, hãy tham khảo cách phòng ngừa dưới đây.

– Rửa tay:

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trong ít nhất 20 giây. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng chất khử trùng tay có cồn .

Luôn rửa tay:

  • Sau khi thay tã.
  • Sau khi đi vệ sinh.
  • Sau khi hắt hơi, ho hoặc hắt hơi.
  • Trước và sau khi chăm sóc người bệnh nếu cha mẹ là bác sĩ.

Cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ cách rửa tay và đảm bảo bé rửa tay thường xuyên.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ sốt nhẹ kéo dài là bệnh gì? Cách chữa trị và phòng ngừa

Phòng ngừa trẻ bị HFMD
Dạy trẻ cách rửa tay để phòng bệnh

– Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng của mình:

Bé và cha mẹ có thể bị nhiễm bệnh tay chân miệng nếu chạm vào nơi có virus và sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của mình. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, hạn chế chạm vào mặt khi chưa rửa tay kỹ.

– Hạn chế tiếp xúc gần:

Việc tiếp, nói chuyện gần người bệnh sẽ khiến bé và cha mẹ mắc bệnh. Hãy giữ khoảng cách để đảm bảo sức khỏe

Trên đây là cách chăm sóc bé bị tay chân miệng cũng như cách phòng để ngăn ngừa trẻ bị tay chân miệng. Cha mẹ nên bỏ túi những thông tin này vì bệnh tay chân miệng vô cùng phổ biến ở trẻ nhỏ; đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ và cách điều trị

Các triệu chứng và dấu hiệu dễ thấy nhất của bệnh tay chân miệng ở trẻ là các vết loét trong miệng, phát ban trên bàn tay và bàn chân. Ngoài ra, trẻ bị mắc tay chân miệng còn có nhiều biểu hiện khác khá giống cúm.

Hầu hết trẻ em bị mắc bệnh tay chân miệng (Hand, Foot, and Mouth Disease) có các triệu chứng nhẹ trong 7 đến 10 ngày. Trong khoảng thời gian này; các dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ như sau.

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ em

1.1 Sốt và các triệu chứng giống cúm

Trẻ em thường bị sốt và các triệu chứng giống cúm khác từ 3 đến 5 ngày sau khi bị nhiễm virus tay, chân, miệng.

Các triệu chứng có thể bao gồm:

1.2 Lở miệng

Một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ em chính là bị đau và lở miệng. Những vết loét này ban đầu chỉ là những chấm đỏ nhỏ, thường nằm ở trên lưỡi và bên trong miệng. Sau đó, chúng trở nên phồng rộp và có thể khiến trẻ đau đớn.

Chưa dừng lại ở đó; trẻ bị lở miệng do chân tay miệng còn có các dấu hiệu và triệu chứng khác đi kèm như:

  • Không muốn ăn uống.
  • Chỉ muốn uống nước lạnh.
  • Chảy nước dãi nhiều hơn bình thường.

>> Xem thêm: Trẻ bị nổi mụn nước trong miệng là bệnh gì? Chữa trị ra sao

1.3 Phát ban đỏ ở trên da

Trẻ bị phát ban trên da ở lòng bàn tay và lòng bàn chân cũng là một dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ. Vết ban cũng có thể xuất hiện ở mông, chân và cánh tay.

Các vết ban của bệnh tay chân miệng thường không gây ngứa. Chúng trông giống như những nốt đỏ phẳng hoặc hơi nhô lên. Đôi khi có những mụn nước ở đỉnh đầu. Chất lỏng chứa trong các vết ban có thể chứa virus gây bệnh tay chân miệng.

Vì vậy, khi các vết ban vỡ ra, cha mẹ nên vệ sinh cho trẻ thật kỹ. Tránh chạm vào chúng để không bị lây bệnh.

>> Xem thêm: Trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì? 4 loại lá thảo dược tự nhiên an toàn

Phát ban đỏ ở trên da
Hình ảnh dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em

2. Biến chứng thường gặp khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Biến chứng thường gặp nhất của bệnh tay chân miệng là mất nước. Vì vậy hãy cho bé uống nước trong thời gian bị bệnh; hoặc khi bé có dấu hiệu mắc tay chân miệng ở trẻ em. 

Đó là khi dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ nằm ở mức độ nhẹ. Trường hợp nặng hơn, virus gây bệnh tay chân miệng có thể xâm nhập vào não và gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Ví dụ như viêm não, viêm màng não; hoặc các bệnh có khả năng đe dọa tính mạng trẻ.

Theo CDC và Bộ Y tế về dấu hiệu bệnh tay chân miệng độ IIA trở lên; triệu chứng và biểu hiện bệnh tay chân miệng nghiêm trọng ở trẻ em bao gồm:

  • Đi loạng choạng.
  • Bé co giật, hôn mê.
  • Da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh.
  • Trẻ bị sốt cao > 39 độ C và kéo dài hơn 3 ngày.
  • Trẻ bị giật mình, lừ đừ, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều.
  • Các triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ không cải thiện sau 10 ngày.
  • Trẻ không thể uống bình thường được; và cha mẹ lo lắng bé có thể bị mất nước.
  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi có dấu hiệu bệnh tay chân miệng cần được thăm khám với bác sĩ gấp.

Vì sao bệnh tay chân miệng ở trẻ em có thể tái đi tái lại? Có nhiều chủng virus có thể gây ra bệnh tay chân miệng; do đó, bệnh này có thể tái phát. Các chủng virus gây dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em bao gồm: Coxsackievirus A từ 2 đến 8, 10, 12, 14, 16; Coxsackievirus B 1, 2, 3, 5; Enterovirus 71.

Biến chứng khi trẻ bị bệnh tay chân miệng

3. Cách điều trị và chăm sóc khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Để ngăn ngừa các biến chứng xảy ra ở trẻ, khi phát hiện bé có các triệu chứng hay dấu hiệu mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ; cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay. Dù bệnh tay chân miệng có thể tự khỏi, nhưng trong thời gian mắc bệnh, trẻ cũng cần được chăm sóc:

  • Vệ sinh cơ thể bé thường xuyên. Hạn chế chà rửa mạnh vùng ban đỏ.
  • Để các vết phồng rộp khô tự nhiên, đừng cố gắng chọc thủng vì có thể làm lây lan.
  • Thường xuyên cho trẻ uống nước hoặc dung dịch điện giải để trẻ không bị mất nước.
  • Cho bé ăn các thực phẩm lạnh như kem, sữa chua, sinh tố; vì những món này giúp bé có dấu hiệu bị lở miệng đỡ đau.
  • Tránh cho trẻ đồ uống nóng, nước có gas và thức ăn có tính axit (nước cam, nước khóm, v.v.); vì chúng có thể làm cơn đau tồi tệ hơn.
  • Nếu trẻ bị đau hoặc khó chịu; hãy cho trẻ uống thuốc giảm đau, như paracetamol hoặc ibuprofen. Tuyệt đối không cho trẻ uống aspirin. Cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé sử dụng bất kỳ loại thuốc nào!

Cách điều trị và chăm sóc khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng

4. Cách phòng ngừa dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Để không phải lo lắng bé có các triệu chứng hay dấu hiệu của tay chân miệng ở trẻ, cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng, cha mẹ nên thực hiện các cách dưới đây:

  • Rửa tay thường xuyên: Rửa tay trong ít nhất 20 giây. Đảm bảo rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc thay tã. Ngoài ra, hãy rửa tay trước khi chế biến hoặc ăn thức ăn và sau khi hắt hơi hoặc ho bằng xà phòng.
  • Dạy trẻ cách vệ sinh: Chỉ cho trẻ cách rửa tay với xà phòng mỗi ngày để tạo thành thói quen. Giải thích cho trẻ lý do tại sao tốt nhất không nên cho ngón tay hoặc bất kỳ đồ vật nào khác vào miệng.
  • Tránh tiếp xúc gần với người bệnh: Vì bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người có dấu hiệu mắc tay chân miệng ở trẻ và người lớn.
  • Khử trùng các khu vực xung quanh, nơi công cộng: Trước tiên, hãy làm sạch các đồ vật ở trong nhà bằng xà phòng và nước. Tiếp theo, hãy khử khuẩn ngôi nhà, trường học, khu vui chơi của bé vì đây là khu vực vi khuẩn dễ trú ngụ nhất.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ em bị nổi hạch ở cổ có sao không? Cách nhận biết hạch lành tính

Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng
Dạy trẻ rửa tay để phòng ngừa tay dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ

Trên đây là cách nhận biết dấu hiệu, triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em và các biến chứng, cách trị, cách phòng ngừa. Hy vọng rằng khi thấy bé nhà mình có các dấu hiệu giống như bệnh tay chân miệng ở trẻ em, cha mẹ sẽ biết mình nên làm những gì tiếp theo để giúp bé nhanh khỏi bệnh.  

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Dấu hiệu bé sắp biết nói là gì? Cách tập nói cho bé

Muốn biết bé nhà mình có các dấu hiệu sắp biết nói chưa, cha mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây và biết được mình cần làm những gì khi trẻ sắp biết nói.

1. Các mốc phát triển ngôn ngữ ban đầu của bé

Trước khi tìm hiểu dấu hiệu bé sắp biết nói hay chưa; hãy cùng nhìn qua các cột mốc phát triển tiếng nói của bé như thế nào nhé!

  • Giai đoạn 3 tháng tuổi: Trẻ đã có thể nhận biết được sự chuyển động của âm thanh, lắng nghe và hát theo lời bài hát. 
  • Giai đoạn 6 tháng tuổi: Trẻ 6 tháng tuổi đã có thể nói bập bẹ nhiều âm thanh đơn giản khác nhau. Ví dụ như “ba-ba” hoặc “ma-ma”. Bé cũng phản ứng khi cha mẹ gọi tên mình. 
  • Giai đoạn 9 tháng tuổi: Trẻ đã có thể nói được những từ cơ bản tròn vành rõ chữ.
  • Giai đoạn từ 1218 tháng tuổi: Trẻ đã có thể nói thành thạo nhiều từ vựng.  

Để biết rõ hơn về các giai đoạn phát triển của tiếng nói bé, cha mẹ có thể tham khảo ở Trẻ mấy tháng biết nói? Các cột mốc tập nói của trẻ sơ sinh.

2. Dấu hiệu bé sắp biết nói

Khi bé sắp biết nói, bé sẽ có các dấu hiệu sau:

2.1 Bé hiểu được lời nói của cha mẹ

Một trong những dấu hiệu đầu tiên khi bé biết nói là bé hiểu những người xung quanh nói gì; và hiểu được ý nghĩa lời nói của bé. Để biết bé có hiểu những gì cha mẹ nói không; hãy thử đặt câu hỏi hoặc một lời đề nghị để xem bé có phản ứng hay không.

Ví dụ, cha mẹ có thể hỏi bé “búp bê của con đâu rồi?” hoặc là “Đưa mẹ cây kẹo này được không?”. Nếu bé phản ứng, quơ tay chân; và cố gắng thực hiện theo ý mẹ; tức là bé hiểu và sẵn sàng tập nói. 

2.2 Trẻ bắt chước và phát ra âm thanh giống cha mẹ

Dấu hiệu bé sắp biết nói

Khi cha mẹ nói với trẻ điều gì đó, bé sẽ lặp lại những chữ cuối hoặc những chữ cha mẹ nhấn mạnh một cách bập bẹ. Đây chính là dấu hiệu bé bé sắp biết nói. Chính vì thế, hãy trò chuyện với bé nhiều hơn để con có thể bắt chước cha mẹ nhiều chữ nhất có thể. 

2.3 Trẻ cố gắng phát ra âm thanh và chỉ vào đồ vật bé muốn nhắc đến

Khi trẻ được 10 tháng tuổi, trẻ có thể phát ra những âm thanh đơn giản quen thuộc như “baba” và “mama”. Khi lớn tháng hơn một xíu, bé có thể hiểu ý nghĩa tên của một số đồ vật và muốn nói kèm chỉ những món ấy. Điều này đang báo hiệu rằng bé nhà mình sắp biết nói rồi đấy.

2.4 Dấu hiệu bé sắp biết nói: Bé lắng nghe cha mẹ nói

Khi trò chuyện, cha mẹ có thể thấy gương mặt của bé chăm chú lắng nghe. Điều đó có nghĩa bé hiểu những gì cha mẹ đang nói và đang cố gắng học hỏi từ vựng. Hãy trò chuyện thường xuyên với bé; bất cứ lúc nào, bất cứ đâu về bất cứ mọi thứ để con biết nói nhanh hơn.

[inline_article id=195308]

2.5 Trẻ biết đáp lại khi được vẫy tay chào

Trẻ bắt đầu làm theo các hướng dẫn đơn giản của cha mẹ như “vẫy tay chào” hoặc biết đáp lại bằng hành động khi được yêu cầu “thơm mẹ”. Đây là cột mốc quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ và là dấu hiệu bé sắp biết nói rõ ràng.

2.6 Dấu hiệu bé sắp biết nói: Trẻ trò chuyện với cha mẹ

Khi thấy bé bắt đầu một cuộc trò chuyện không ngừng nghỉ với cha mẹ, có thể hơi bập bẹ và khó hiểu. Nhưng đây là một tin vui đó là dấu hiệu bé nhà mình sắp biết nói rồi!

3. Làm gì khi bé có dấu hiệu sắp biết nói?

Cách giúp bé tập nói

Khi thấy bé đang có những dấu hiệu sắp biết nói như trên, nhiều cha mẹ sẽ hơi bỡ ngỡ không biết nên làm gì tiếp theo hoặc là làm thế nào để trẻ nhanh biết nói hơn. Đừng lo nhé, hãy để MarryBaby mách cha mẹ:

  • Trò chuyện với bé thật nhiều: Hãy nói, đọc, hát và tâm sự cùng bé trong những tháng đầu tiên này. Hãy nhiệt tình đáp lại những âm thanh bập bẹ và nụ cười của bé. Kể cho bé biết những gì bé đang nhìn hoặc đang làm. Đồng thời hãy gọi tên những đồ vật quen thuộc khi cha mẹ chạm vào hoặc mang chúng đến cho bé.
  • Dạy bé cách phát âm các từ đơn giản: Khi cha mẹ thấy bé nói từ nào đấy bập bẹ; hãy lặp lại âm thanh ấy chính xác và chờ bé lặp lại. Ngoài ra, hãy dạy bé về các thanh điệu, nhịp điệu. Khi bé đang nói chuyện, đừng ngắt ngang mà hãy để bé nói xong rồi mới sửa.
  • Cho bé thời gian để nghỉ ngơi: Trẻ nhỏ không phải lúc nào cũng muốn nói chuyện. Hãy để bé nghỉ ngơi, đọc sách hoặc mở video lên cho bé xem để học nói. 

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con phát triển cảm xúc và trí tuệ

Trên đây là 6 dấu hiệu bé sắp biết nói. Không biết bé nhà mình đã có được bao nhiêu dấu hiệu rồi cha mẹ nhỉ? Nếu có, cha mẹ hãy trò chuyện, dạy bé nói và cho bé nhiều thời gian nghỉ ngơi nhé. Chúc cha mẹ thành công.

Categories
Gia đình Giải trí

Nốt ruồi sau gáy có ý nghĩa gì? 9+ vị trí nốt ruồi may mắn

Theo quan niệm xưa, nốt ruồi sau gáy mang ý nghĩa báo hiệu cuộc sống nhiều phiền muộn; nặng tình cảm; và luôn suy nghĩ về người mình yêu. Vì người xưa tin rằng những ai muốn đầu thai phải uống canh Mạnh Bà để quên đi ký ức kiếp trước. Nếu ai không uống canh, Mạnh Bà sẽ đánh dấu bằng cách để lại một nốt ruồi sau gáy cho mỗi người. 

Nhưng theo nhân tướng học hiện đại, người sở hữu nốt ruồi sau gáy thường may mắn, vượng tài, có quý nhân phù trợ trong cả công việc và cuộc sống.

1. Ý nghĩa nốt ruồi sau gáy của đàn ông, phụ nữ

[key-takeaways title=”Nốt ruồi sau gáy có ý nghĩa gì?”]

Nhìn chung, nốt ruồi sau gáy ở phụ nữ và nam giới cuối cùng cũng có cuộc sống hạnh phúc, sum vầy, sung sướng. Cuối đời không phải lo nghĩ, được hưởng phước từ con cháu. 

[/key-takeaways]

1.1 Ý nghĩa nốt ruồi ở sau gáy phụ nữ

Tính cách: Những người này thường rất tài giỏi, thông minh, nhanh nhẹn và sáng dạ. Họ cũng rất nhanh nhẹn nên thường đứng đầu trong học tập và công việc. Nhờ tài ăn nói khéo léo mà được lòng nhiều người, công việc dễ dàng thăng tiến.

Sự nghiệp: Công việc của những người này lên như diều gặp gió, luôn đạt được kết quả tốt.

Tình duyên: Phụ nữ có nốt ruồi ở sau gáy thường nặng tình. Nhưng có chuyện tình cảm như mơ, có số “vượng phu, ích tử” trợ giúp cho chồng con phát triển sự nghiệp. Vì vậy, gia đình luôn ấm êm, sung túc. 

1.2 Ý nghĩa nốt ruồi ở sau gáy nam giới

Tính cách: Nam giới có nốt ruồi ở sau gáy tính cách quyết đoán, thông minh, tài trí hơn người. Họ cũng chu đáo, có trách nhiệm, biết tính toán chu toàn cho cuộc sống. 

Sự nghiệp: Đây là những người có quyền lực, có địa vị xã hội cao. Họ có lý tưởng sống, mục tiêu rõ ràng và luôn phấn đấu, học hỏi để đạt được mục tiêu đó. 

Tình duyên: Dù có tính cách và sự nghiệp như ý, đường tình duyên của họ lại trắc trở. Họ phải trải qua nhiều biến cố, nhiều mối tình mới có thể gặp được “đích đến” của đời mình. 

Ý nghĩa nốt ruồi ở sau gáy nam giới
Ý nghĩa nốt ruồi ở sau gáy nam giới

>> Xem thêm: Nốt ruồi ở lòng bàn chân trái và phải có ý nghĩa gì?

2. Ý nghĩa nốt ruồi sau gáy cổ theo từng vị trí

Tùy vào từng vị trí, người mang nốt ruồi sau gáy sẽ có cuộc đời và tính cách khác nhau:

2.1 Ý nghĩa nốt ruồi sau gáy bên trái

Những người có nốt ruồi sau gáy trái thường có tính không cẩn thận trong mọi mặt. Họ không giỏi trong việc quản lý tài chính; dễ chi tiêu tiền vào những thứ không cần thiết.

Bù lại, người sở hữu nốt ruồi sau gáy bên trái sẽ có chuyện tình cảm nhiều lãng mạn. Dù trải qua nhiều mối tình, tới cuối cùng cũng tìm được người sống tới trọn đời.

Công việc, sự nghiệp của bạn cũng tương đối thuận lợi; có địa vị và thành công vững chắc nên gia đình được sống an nhàn; không phải lo lắng về cơm ăn áo mặc.

Ý nghĩa nốt ruồi sau gáy bên trái
Ý nghĩa nốt ruồi sau gáy bên trái

2.2 Nốt ruồi sau gáy bên phải

Cả phụ nữ và đàn ông sở hữu nốt ruồi sau gáy bên phải thường có cá tính mạnh mẽ, thích tự lập, không theo dập khuôn máy móc. Họ có khả năng lãnh đạo, thuyết phục đối phương tài tình, nên được lòng nhiều người.

Tuy nhiên, tình duyên của bạn có thể lận đận, mất nhiều thời gian để tìm ra chân ái của cuộc đời mình. Sau khi lập gia đình thì gặp nhiều mâu thuẫn khó giải quyết. Lúc này, bạn cần học cách lắng nghe, bao dung đối phương để vợ chồng có cơ hội hiểu nhau và hạnh phúc hơn. 

>> Bạn có thể tham khảo: Giải mã ý nghĩa nốt ruồi ở ngực của phụ nữ và nam giới

nốt ruồi gáy bên phải
Nốt ruồi sau gáy bên phải

2.3 Ý nghĩa nốt ruồi sau gáy ở giữa

Mặc dù những nốt ruồi sau gáy cổ thường được đánh giá tốt, nhưng tùy loại nốt ruồi và vị trí mà ý nghĩa khác nhau:

Nếu nó nằm ở giữa gáy thì lại đem đến ý nghĩa không may mắn. Đây là nốt ruồi phá tướng. Nếu nốt ruồi càng đậm, kích thước càng lớn thì số mệnh càng khổ cực; thường xuyên gặp các khó khăn trong công việc, cuộc sống.

Nếu nốt ruồi ở vị trí này là nốt ruồi son thì đây lại là điềm tốt; có số hưởng phước; công thành danh toại nhiều người tương hỗ trong công việc.

>> Bạn có thể tham khảo: 10 dấu hiệu của tướng bàn tay giàu có, đường chỉ tay có nhiều đất đai

Ở giữa và đằng sau
Ý nghĩa nốt ruồi sau gáy ở giữa

2.4 Nốt ruồi song song sau gáy cổ

Những người sở hữu 2 nốt ruồi song song sau gáy đậm và nổi thường là những người thẳng thắng, quyết đoán nên rất có tiếng nói trong công việc và đời sống. Những người này thường giữ vị trí cao trong công việc, người người kính nể. Họ là những người có số tốt, phú quý và luôn có tài lộc vây quanh. 

Nhưng nếu nốt ruồi song song sau gáy cổ của bạn là nốt ruồi chìm; số phận của bạn sẽ khá long đong, cuộc sống khó khăn. Nên cân nhắc có nên giữ lại hay không. 

Ngoài ra, nếu có hơn 2 nốt ruồi sau gáy thì cũng có ý nghĩa khác:

  • 3 nốt ruồi sau gáy: Cuộc đời lúc trẻ nhiều gian truân nhưng về sau an nhàn.
  • 7 nốt ruồi ở sau gáy: Cuộc sống đầy đủ, vô lo, vô nghĩ.
  • 8 nốt ruồi ở phía sau gáy: Người có mệnh nghèo khổ, không được nhờ vợ/chồng, khổ về con cái. 

>> Bạn có thể tham khảo: Giải mã 60+ vị trí nốt ruồi trên mặt phụ nữ và đàn ông chi tiết 2023

Nốt ruồi song song sau cổ
Ý nghĩa nốt ruồi song song sau cổ

2.5. Nốt ruồi bên trong tóc sau gáy

Nếu sở hữu nốt ruồi bên trong tóc, bạn có khả năng giao tiếp xuất sắc, khéo léo và tinh tế trong cách ứng xử, tạo nên sức hút và sự mến mộ từ mọi người xung quanh.

Dấu ấn đặc biệt này mang đến vận may cho con đường sự nghiệp của cả nam và nữ. Tuy nhiên, đối với phái nữ, đây có thể là báo hiệu những chông gai trong chuyện tình cảm.

Nốt ruồi sau gáy ở bên trong tóc có ý nghĩa gì?
Nốt ruồi sau gáy ở bên trong tóc có ý nghĩa gì?

3. Vị trí nốt ruồi sau gáy mang lại nhiều may mắn

Vị trí nốt ruồi sau gáy mang lại may mắn:

  • Nốt ruồi sau gáy bên phải: Biểu tượng cho tài lộc và phú quý, mang đến may mắn về mặt tài chính cho chủ sở hữu. Người sở hữu nốt ruồi này có khả năng kiếm tiền giỏi và dễ dàng đạt được thành công trong lĩnh vực kinh tế.
  • Nốt ruồi sau gáy bên trái: Thể hiện sự suôn sẻ và thuận lợi trong công việc, kinh doanh. Chủ nhân của nốt ruồi này thường có óc sáng tạo, nhạy bén và dễ dàng gặt hái thành công trong sự nghiệp.
  • Nốt ruồi son sau gáy ở giữa: Mang đến may mắn cho cả công việc và cuộc sống. Chủ nhân của nốt ruồi này thường có khả năng cân bằng tốt giữa công việc và gia đình, gặt hái được nhiều thành công trong cả hai lĩnh vực.
  • Nốt ruồi song song 2 bên gáy và nổi: Dấu hiệu cho sự thăng tiến trong sự nghiệp. Chủ nhân của nốt ruồi này thường có khả năng lãnh đạo tốt, được cấp trên tin tưởng và có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc.

[key-takeaways title=””]

Tóm lại, đa số vị trí nốt ruồi sau gáy đều mang lại ý nghĩa tốt. Chỉ trừ nốt ruồi đậm, kích thước lớn ở giữa sau gáy và 8 nốt ruồi ở sau gáy thì mới đem lại ý nghĩa không may mắn.

[/key-takeaways]

4. Có nên xóa nốt ruồi sau gáy không?

Nếu đã biết nốt ruồi sau gáy có ý nghĩa gì, bạn sẽ thấy thường những nốt ruồi này đều mang đến may mắn cho bạn. Trường hợp các vị trí nốt ruồi là tốt, bạn có thể giữ lại để tránh ảnh hưởng đến vận mệnh của mình theo nhân tướng học.

Ngược lại, nếu các nốt ruồi là xấu, mang lại xui rủi hoặc bạn thấy nốt ruồi to đậm làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến bạn mất tự tin, bạn có thể suy nghĩ đến việc tẩy nốt ruồi. Nếu tẩy nốt ruồi thì bạn xem có cần kiêng cữ gì khôngà đừng quên đến bác sĩ da liễu để được bác tư vấn trước khi tẩy nhé!

Còn dưới góc độ khoa học, nốt ruồi chỉ đơn giản là sự tích tụ của sắc tố melanin trên da và không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu nốt ruồi có dấu hiệu bất thường, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám nhằm loại trừ các nguy cơ sức khỏe.

Sau đây là một số dấu hiệu bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra nốt ruồi:

  • Nốt ruồi có kích thước lớn (trên 17,7cm).
  • Nốt ruồi chảy máu không có lý do hoặc bắt đầu giống vết lở loét.
  • Nốt ruồi mọc nhô cao, hình vòm; hoặc nốt ruồi có viền lởm chởm; hoặc có nhiều màu sắc khác nhau.
  • Nốt ruồi to ra một cách nhanh chóng theo thời gian; hoặc có sự khác biệt hoàn toàn so với các nốt ruồi khác.
Vị trí nốt ruồi sau gáy cổ tốt hay xấu?
Có nên xóa nốt ruồi sau gáy không?

5. Xăm nốt ruồi sau gáy có mang lại may mắn không?

Nhiều người khi biết nốt ruồi sau gáy có ý nghĩa gì thường muốn tìm hiểu việc xăm nốt ruồi để cải thiện vận mệnh, nhằm hút sự may mắn. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh việc xăm nốt ruồi có thể thay đổi vận mệnh. Các chuyên gia phong thủy cũng cho rằng tác động của nốt ruồi xăm không đáng kể so với nốt ruồi tự nhiên.

Nên hay không xăm nốt ruồi sau gáy?

Quyết định xăm nốt ruồi sau gáy phụ thuộc vào niềm tin cá nhân và mong muốn thể hiện bản thân. Nếu bạn tin tưởng vào ý nghĩa phong thủy và muốn thử vận may, hãy cân nhắc kỹ lưỡng và lựa chọn cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn.

[key-takeaways title=”Bài viết đọc thêm:”]

[/key-takeaways]

Ngoài ý nghĩa của nốt ruồi ở sau gáy, nốt ruồi ở trên mặt, trên ngực, lòng bàn chân và rất nhiều vị trí khác nữa cũng mang ý nghĩa riêng. Hãy cùng tham khảo trên MarryBaby nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ bị sốt phải làm sao? Hướng dẫn cách chăm sóc bé

Cha mẹ cần nắm đầy đủ thông tin để khi trẻ bị sốt, cơ thể nóng ran quằn quại, cha mẹ sẽ biết mình nên làm gì tiếp theo. 

1. Sốt là gì? 

Sốt (Fever) là hiện tượng nhiệt độ cơ thể tăng lên trong thời gian ngắn để chống lại bệnh. Nhiệt độ tăng vì một số lý do:

  • Cơ thể tạo ra các kháng thể để chống lại nhiễm trùng.
  • Cơ thể cũng tạo ra nhiều đại thực bào hơn để chiến đấu khi có kẻ xâm nhập cơ thể bằng cách ăn thịt chúng.
  • Chất Cytokine được tạo ra trong cơ thể để chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật, bệnh ác tính hoặc những kẻ xâm nhập khác.
  • Hệ thống miễn dịch tạo ra nhiều tế bào bạch cầu hơn để chống lại nhiễm trùng. Sự gia tăng các tế bào bạch cầu khiến não nóng lên. Quá trình này sẽ gây ra một cơn sốt.

Khi đó, cơ thể ta sẽ tự làm mát bằng cách tăng lượng máu và di chuyển chúng đến gần mạch máu bằng việc co cơ. Điều này khiến trẻ và người lớn bị rùng mình và có thể gây đau cơ khi sốt.

Dựa độ tuổi và nhiệt độ cơ thể, cha mẹ có thể biết là bé nhà mình sốt có nặng; và có nên đi bác sĩ hay không. Đối với trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi trở xuống, nếu bị sốt từ 38° C trở lên thì nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ ngay. Còn đối với trẻ lớn hơn, sốt từ 39° C trở lên hãy đưa bé đến gặp bác sĩ. Vì với nhiệt độ này được xem là sốt cao.

Trẻ bị sốt

1.1 Cách đo nhiệt độ khi trẻ bị sốt

Để đo nhiệt độ cơ thể trẻ bị sốt, cha mẹ nên dùng nhiệt kế. Nhiệt độ của trẻ có thể được lấy từ trực tràng, tai, miệng, trán hoặc nách. Cách đo lần lượt như sau:

  • Đo nhiệt độ trực tràng: Trực tràng là phần ruột già, tiếp giáp ngay đầu hậu môn. Đây là cách đo chuẩn xác nhất đối với trẻ sơ sinh. Cha mẹ cho bé nằm sấp, rồi đưa nhiệt kế đã phủ lớp bôi trơn vào trực tràng khoảng 0,25-0,5cm. 
  • Đo nhiệt độ tai: Khi trẻ được 3 tháng tuổi trở lên, đo nhiệt độ bằng tai mới cho kết quả chính xác. Trước khi đo, cha mẹ cần vệ sinh tai bé và nhiệt kế thật kỹ để tránh trẻ bị nhiễm trùng tai. Sau khi đã đặt đầu nhiệt kế vào tai cố định, cha mẹ bấm nút để số nhiệt độ hiện lên.  
  • Đo nhiệt độ miệng: Trẻ nhỏ thường khó khăn trong việc ngậm miệng trong một khoảng thời gian cố định, Nên việc đo nhiệt kế bằng miệng chỉ chính xác khi được thực hiện cho trẻ trên 4 tháng tuổi. Để đo, cha mẹ đặt đầu nhiệt kế vào miệng trẻ. Đợi khoảng vài giây, kết quả sẽ hiện ra.
  • Đo nhiệt độ trán: Cha mẹ đặt nhiệt kế vào vùng giữa trán khoảng cách 2 – 3cm. Di chuyển nhiệt kế chậm từ giữa trán sang vùng thái dương để thiết bị dò đỉnh nhiệt độ. Chỉ sau vài giây, cha mẹ sẽ có ngay kết quả nhiệt độ của trẻ đang bị sốt. Cách đo này thì không chính xác bằng đo ở trực tràng, nhất là trẻ dưới 3 tháng tuổi. 
  • Đo nhiệt độ nách: Đây là cách đo phổ biến nhất đối với cả trẻ và người lớn bị sốt. Để thực hiện, cha mẹ sẽ đặt nhiệt kế vào nách và chờ kết quả trong vòng vài giây. Tuy nhiên cách đo này không chính xác lắm vì thông số nhiệt độ có thể thấp hơn thực tế.

1.2 Triệu chứng khi trẻ bị sốt

Khi bị sốt, bên cạnh nhiệt độ cơ thể tăng cao (trên 37° C) trẻ sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng như sau:

  • Đau cơ.
  • Cáu gắt.
  • Đau đầu.
  • Mất nước.
  • Đổ mồ hôi.
  • Ăn mất ngon.
  • Mệt mỏi, lừ đừ.
  • Ớn lạnh và rùng mình.

1.3 Các loại sốt khác nhau

các loại sốt khác nhau

  • Sốt virus (Virus fever): Hay còn được gọi là sốt siêu vi. Đây là bệnh do các loại virus liên quan đến đường hô hấp gây ra. Trẻ bị sốt virus có thể mắc các bệnh như nhiễm trùng đường hô hấp trên (RTIs), bệnh cúm, nhiễm trùng tai,…
  • Sốt phát ban (Roseola): Dấu hiệu ban đầu thấy rõ nhất là trẻ bị sốt cao. Đa phần trẻ sốt kèm theo cảm giác ớn lạnh, khó chịu và không thể thiếu những vết ban đỏ hồng. 
  • Sốt co giật (Febrile seizure): Sốt co giật xảy ra do trẻ nhiễm virus hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn. Trẻ bị sốt co giật có thể mất ý thức tạm thời, co cứng tay chân, nôn ói, mệt mỏi… Trẻ bị sốt co giật có ảnh hưởng đến não hay mức độ nguy hiểm thế nào còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây co giật.
  • Sốt chân tay lạnh: Khi bị sốt thay vì cơ thể nóng hổi, nhiều bé bị sốt nhưng tay chân lạnh ngắt. Nguyên nhân có thể là do cơ thể phản ứng khi nhiệt độ tăng đột ngột hoặc mắc các bệnh liên quan đến virus. 
  • Sốt rét run (Malaria): Đây là căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi ký sinh trùng sốt rét Plasmodium. triệu chứng trẻ bị sốt rét run bao gồm: khó chịu, uể oải, kém ăn uống và khó ngủ. Đồng thời, sẽ đi kèm với cơn ớn lạnh, sốt và thở gấp.
  • Sốt lúc nóng lúc lạnh: Trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh có thể bắt nguồn từ các biến đổi của môi trường,phản ứng của cơ thể hoặc cũng do viêm màng não. Mẹ cần cho bé đi khám để kiểm tra nguyên nhân cụ thể.
  • Sốt nhẹ kéo dài (Prolonged Fever): Khi đo nhiệt độ thấy thân nhiệt trẻ tăng so với bình thường; kéo dài quá 3 ngày không hạ, có thể trẻ đang bị sốt kéo dài. Trẻ bị sốt nhẹ kéo dài thường có các dấu hiệu như đau đầu hay đau nhức toàn thân, mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc liên tục,…

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt

Đa số nguyên nhân trẻ bị sốt đều do sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Ngoài ra, trẻ bị sốt còn do các nguyên nhân khác như:

  • Môi trường và thời tiết: Môi trường ô nhiễm nhiều bụi bẩn, vi khuẩn và sự thay đổi thời tiết lúc giao mùa cũng khiến bé bị sốt.
  • Do các loại bệnh: Trẻ bị sốt có thể là do mắc các loại bệnh như nhiễm trùng đường hô hấp, sốt phát ban, sởi, sốt mọc răng, thủy đậu, ho gà, cảm nắng,…
  • Lây nhiễm từ người khác: Trẻ bị sốt là virus, vi khuẩn gây ra, vì vậy rất dễ lây nhiễm. Virus và vi khuẩn có thể lây lan khi trẻ hít phải nước bọt, chạm vào người bị bệnh.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Mẹo mọc răng không sốt: 4 cách từ dân gian mẹ đã biết chưa?

3. Khi nào cần đưa trẻ bị sốt đến gặp bác sĩ?

Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi và bị sốt trên 38° C, ngay cả khi không có các triệu chứng khác, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Nếu bé bị suy giảm hệ thống miễn dịch vì bất kỳ lý do gì và bị sốt trên 38° C, cha mẹ nên đến bác sĩ hoặc phòng cấp cứu của bệnh viện ngay lập tức. Ngoài ra, hãy đưa bé đến bệnh viện nếu nhiệt độ trên 38° C và có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Khó thở; hoặc phát ban.
  • Buồn ngủ nhiều hơn bình thường.
  • Cổ cứng hoặc đau mắt khi gặp ánh sáng.
  • Nôn mửa và không uống nhiều nước được.
  • Cơn sốt không thuyên giảm khi đã dùng thuốc.
  • Trẻ sốt hơn 3 ngày và không có nguyên nhân rõ ràng.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh bị sốt phải làm sao? Cách nhận biết và chăm sóc bé

4. Cách điều trị và chăm sóc trẻ bị sốt

Làm gì khi trẻ bị sốt là câu hỏi được nhiều cha mẹ quan tâm. Cha mẹ hãy lưu ý các cách chăm sóc trẻ bị sốt dưới đây:

4.1 Thuốc hạ sốt

Thuốc hạ sốt thường dùng cho trẻ là paracetamol dạng gói hoặc siro. Thuốc có hiệu quả sau khoảng 30 phút sử dụng và có tác dụng kéo dài khoảng 4 – 6 giờ, ít gây tác dụng phụ. Ngoài ra, cha mẹ có thể cho trẻ uống Ibuprofen. Mỗi liều cách nhau 6-8h.

Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi không được cho uống bất kỳ loại thuốc nào để hạ sốt khi chưa được bác sĩ đồng ý. Nếu bé có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào; hãy hỏi bác sĩ để xem loại thuốc nào là tốt nhất để sử dụng.

[inline_article id=267247]

4.2 Dinh dưỡng

dinh dưỡng cho bé

Cha mẹ nên cho bé bị sốt ăn các thực phẩm loãng như cháo, súp. Đừng quên bổ sung trái cây chứa nhiều vitamin C và sữa chua vào khẩu phần ăn của bé nhé. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho bé uống nhiều nước, sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh và trà gừng đối với trẻ trên 6 tháng để bệnh mau khỏi hơn.

Nếu trẻ bị nôn mửa hoặc bị tiêu chảy, hãy hỏi bác sĩ xem có nên cho uống nước điện giải (để bù nước) dành riêng cho trẻ em hay không. Hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, nước ngọt có gas, thực phẩm chiên xào, dầu mỡ.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị sốt nên ăn gì, uống gì? Có cần kiêng ăn món nào không?

4.3 Cách trị sốt tại nhà

  • Cho bé nghỉ ngơi thật nhiều.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoái khí cho bé.
  • Chườm nước ấm để cân bằng nhiệt độ cơ thể.
  • Cho bé uống thật nhiều nước và nước ép trái cây.
  • Rửa tay, chân, cơ thể bé sạch sẽ để vi khuẩn không lây lan.
  • Đảm bảo phòng ngủ của bé có nhiệt độ thoải mái, không quá nóng hoặc quá lạnh.

Nhiều cha mẹ cũng thắc mắc liệu trẻ bị sốt có nên bật quạt hay không. Câu trả lời là có. Quạt máy không có tác dụng hạ sốt cho trẻ; nhưng sẽ có tác dụng hỗ trợ làm thoáng không khí xung quanh; tránh hầm bí giúp bé cảm thấy thoải mái hơn.

[inline_article id=266364]

5. Cách phòng ngừa để bé không bị sốt 

Cha mẹ có thể ngăn ngừa sốt bằng cách giảm tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm. Dưới đây là một số mẹo có thể giúp:

  • Tiêm chủng theo khuyến cáo đối với các bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như cúm và COVID-19.
  • Rửa tay thường xuyên. Đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi ở trong đám đông hoặc xung quanh người bị bệnh, sau khi vuốt ve động vật và khi di chuyển trên các phương tiện giao thông công cộng.
  • Hướng dẫn trẻ cách rửa tay kỹ lưỡng, bao gồm cả mặt trước và mặt sau của mỗi bàn tay bằng xà phòng.
  • Tránh cho trẻ chạm vào mũi, miệng hoặc mắt vì đây là những cách virus và vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể và gây nhiễm trùng.
  • Dạy trẻ che miệng khi ho và che mũi khi hắt hơi. Ho hoặc hắt hơi vào khuỷu tay để tránh truyền vi khuẩn sang những người xung quanh.
  • Không cho trẻ dùng chung cốc, chai nước và đồ dùng với bạn khác để tránh lây vi khuẩn.

Trên đây là thông tin cha mẹ cần lưu tâm khi bé bị sốt. Trẻ bị sốt là khi cơ thể nóng lên để chống lại virus bảo vệ cơ thể. Sốt có thể lây lan. Vì vậy, cha mẹ nên đảm bảo không cho trẻ tiếp xúc gần với người bị bệnh. Dạy trẻ cách rửa tay sạch sẽ để phòng ngừa bệnh. Hy vọng qua bài viết này, bé nhà mình sẽ có sức khỏe và sức đề kháng thật tốt cha mẹ nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Dấu hiệu trẻ bị sởi là gì? Cách điều trị và phòng ngừa lây nhiễm

Để không bị nhầm lẫn, cha mẹ cần biết rõ dấu hiệu trẻ bị sởi là gì; triệu chứng của sởi khác gì so với cúm và sốt phát ban. Trước khi tìm hiểu dấu hiệu trẻ bị sởi, cha mẹ cũng nên biết vì sao khả năng lây lan của bệnh sởi tại sao lại mạnh mẽ đến vây.

1. Dấu hiệu, triệu chứng trẻ bị sởi

Dấu hiệu trẻ bị sởi
Dấu hiệu trẻ bị sởi

Để biết bé có đang bị sởi hay không, cha mẹ nên xem bé có các dấu hiệu và triệu chứng dưới đây:

– Dấu hiệu khi trẻ bị sởi sau 2-3 ngày: Trong miệng trẻ sẽ xuất hiện các đốm Koplik đỏ.

– Các dấu hiệu khi bé có triệu chứng bị sởi sau 3-5 ngày: 

3-5 ngày sau khi bị nhiễm virus sởi; trẻ sẽ có các dấu hiệu của phát ban đỏ. 

  • Việc phát ban thường bắt đầu với những chấm đỏ phẳng xuất hiện trên mặt ở chân tóc. Sau đó, lan dần xuống cổ, thân mình, cánh tay, chân và bàn chân trẻ.
  • Trên đầu các nốt đỏ cũng có thể nổi lên các nốt sần nhỏ.
  • Các đổm đỏ dần dần phát triển và lan rộng khắp cơ thể.
  • Khi các vết ban xuất hiện, trẻ có thể sốt cao hơn 40 độ C.

– Các dấu hiệu đầu tiên khi trẻ bị sởi (7-14 ngày kể từ khi nhiễm virus)

Khi bị nhiễm sởi được 7 ngày đến 2 tuần, trong thời gian này, bé sẽ có các dấu hiệu giống như cảm cúm, sốt:

[key-takeaways title=”Triệu chứng, dấu hiệu trẻ bị sởi điển hình”]

Sốt cao liên tục (trên 40 độ C); ho; chảy nước mũi (sổ mũi); đau mắt đỏ, chảy nước mắt; và có phát ban đặc trưng của bệnh sởi.

[/key-takeaways]

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị sởi tắm lá gì? 6 loại lá trị hết sởi ngay tức thì

2. Phân biệt trẻ bị sởi với sốt phát ban

Phân biệt phát ban do sởi và phát ban do sốt

Điểm giống nhau giữa sởi và sốt phát ban là khi mắc 2 bệnh này, trẻ đều nổi ban đỏ kèm sốt. Thế nhưng giữa chúng cũng có điểm khác biệt lớn về hình dạng nốt ban và quá trình lan rộng.

  • Vết ban của sởi thường có màu đỏ nâu. Trong khi vết ban của trẻ bị sốt phát ban lại có màu đỏ hồng.
  • Không giống với sốt phát ban, trẻ bị sởi thường có các dấu hiệu triệu chứng mệt mỏi, lừ đừ và thiếu sức sống.
  • Các vết ban của trẻ bị bệnh sởi lan từ trên mặt xuống thân dưới; sốt phát ban lại bắt đầu từ giữa thân và lan rộng khắp nơi trên cơ thể.
  • Với trẻ bị sốt phát ban, khi hết sốt, các nốt phát ban cũng biến mất theo. Còn với trẻ bị sởi, dù các nốt phát ban đã mất, trẻ vẫn còn bị sốt.

[inline_article id=308106]

3. Vì sao bệnh sởi ở trẻ diễn biến nhanh và nặng?

Bệnh sởi (Measles) là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dễ lây lan. Virus gây bệnh sống trong chất nhầy ở mũi và cổ họng của người bị bệnh.

Chỉ cần trẻ tiếp xúc với nước bọt của người nhiễm bệnh; tỷ lệ mắc bệnh là rất cao. Bởi vì nước bọt có thể được khuếch tán trong không khí thông qua vô vàn hình thức như:

  • Nói chuyện.
  • Tiếp xúc gần.
  • Đứng gần khi người bệnh ho, hắt hơi.
  • Sử dụng lại ly, đồ vật cá nhân của người bệnh.
  • Chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của người bệnh.

Chưa hết, trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu ớt, khả năng nhiễm bệnh cũng sẽ khá cao. Quan trọng hơn, mắc bệnh sởi có thể khiến hệ miễn dịch của bé giảm sút nghiêm trọng.

Trẻ bị sởi có nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm như: viêm tai giữa; viêm phổi nặng; viêm não,v.v. thậm chí tử vong. Đó là lý do tại sao việc nhận biết dấu hiệu trẻ bị sởi là rất quan trọng để tránh những biến chứng có thể xảy ra.

4. Dấu hiệu trẻ bị sởi nguy hiểm cần đến bệnh viện

Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Khi nghi ngờ thấy bé có các dấu hiệu và triệu chứng giống như bị sởi, hãy đưa bé đến bệnh viện để khám. 

Cha mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà. Nhưng nếu trẻ bị sởi có các dấu hiệu dưới đây tức là tình trạng đang trở nên nguy cấp. Cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay:

  • Thở nhanh, thở mệt.
  • Mất nước, tức ngực.
  • Chóng mặt khi ngồi hoặc đứng.
  • Nôn mửa hoặc tiêu chảy liên tục.
  • Chảy nước dãi (nếu từ 3 tuổi trở lên).
  • Trẻ bị lừ đừ, li bì, và vật vã.
  • Tiếng thở khò khè hoặc không dứt hẳn khi ho.
  • Khó thở (trẻ nhăn mặt, cơ ngực giữa các xương sườn và lỗ mũi phập phồng).
  • Không thể nuốt chất lỏng hoặc nước bọt; giọng nói bị nghẹt hoặc không thể mở miệng hoàn toàn.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh bị sởi phải làm sao? Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc

Tóm lại, khi nhiễm virus được 2-3 ngày, trẻ bị sởi sẽ có các dấu hiệu như nổi các đốm Koplik đỏ. Sau 3-5, trẻ bắt đầu có dấu hiệu nổi ban đỏ từ vùng mặt và lan xuống toàn thân. Từ 7-14 ngày nhiễm virus, trẻ bị sởi có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cúm nhue ho, sổ mũi, sốt, thiếu năng lượng… 

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Trà detox giảm cân có thật sự “thần thánh” như lời đồn

Vậy thì liệu trà Detox có thật sự giúp bạn giảm cân không? Hay các doanh nghiệp, người bán chỉ đang cố thần thánh hóa loại trà này. Nếu uống trà Detox giảm cân trong một khoảng thời gian thì có tác dụng phụ gì không? Hãy cùng theo dõi bài viết này để biết câu trả lời nhé!  

1. Trà detox giảm cân là gì?

Trà detox viết tắt của từ Detoxification nghĩa là loại bỏ những độc tố ra ngoài. Có thể hiểu trà detox chính là trà giúp cơ thể ta thanh lọc những chất độc hại, tạp chất ra khỏi cơ thể.

Trà Detox thường được làm từ các loại trái cây, rau củ như cam, táo, thơm, thanh long, sả, cần tây, cải kale,… đem đi sấy khô. Một số nơi bán có thể thêm thành phần là trà xanh.   

>> Bạn có thể tham khảo: Buổi sáng ăn gì để giảm cân tức thì trong vòng 1 tháng?

2. Uống trà Detox có thật sự giúp giảm cân hiệu quả?

Uống trà Detox có thật sự giúp giảm cân hiệu quả?
Uống trà Detox có thật sự giúp giảm cân hiệu quả?

Bên cạnh công dụng thanh lọc cơ thể, trà Detox cũng được nhiều người tin rằng có tác dụng giảm cân vô cùng hiệu quả. Vậy thực hư là như thế nào? Uống Detox có giảm cân không hay là có hại?

Đối với một số loại trà có lá trà xanh bên trong. Chúng thực sự có tác dụng giảm cân nhờ vào chất catechin trong lá trà. Chất này giúp tăng lượng chất béo được đốt trong quá trình luyện tập. Tuy nhiên vẫn cần thêm nhiều nghiên nữa để chứng minh cho giả thuyết này.

Đối với các loại trà Detox được làm từ trái cây sấy; vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào chứng minh chúng có tác dụng giảm cân cả. Nhiều loại trà Detox được bán tràn lan trên thị trường đi kèm hướng dẫn sử dụng là bạn phải tập thể dục điều độ. Đồng thời, cần có chế độ ăn uống lành mạnh với khẩu phần ăn nhỏ. Nhưng chẳng phải việc ăn ít và tập luyện nhiều đã giúp bạn giảm cân rồi sao? Việc gì phải uống thêm trà Detox.

Mặc dù trà Detox có tác dụng thanh lọc độc tố trong cơ thể; nhưng về công dụng giúp giảm cân thì vẫn chưa được chứng minh. Hơn thế nữa, các thành phần của trà bán trên thị trường còn chưa được kiểm chứng về sự đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

>> Bạn có thể tham khảo: Ăn Healthy là gì? 14 thực đơn ăn uống healthy cho người mới bắt đầu

3. Tác dụng phụ của trà detox giảm cân

Một số trà Detox có thành phần thiên nhiên, nguồn gốc rõ ràng thì thường không gây hại gì cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số khác lại bao gồm thêm các thành phần bổ sung đem lại tác dụng phụ cho cơ thể bạn. Ví dụ như thuốc nhuận tràng, liều lượng caffeine cao…

3.1 Trà detox khiến bạn bị tiêu chảy

Một số loại trà Detox giảm cân được phát hiện có chứa senna và một số thuốc nhuận tràng khác. Senna là một chất bổ sung giúp nhuận tràng, thường được sử dụng ngắn hạn để trị táo bón. 

Nếu sử dụng trà detox có chứa thuốc nhuận tràng trong thời gian dài sẽ khiến bạn dễ bị tiêu chảy thường xuyên. Bạn sẽ bị mất nước nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. 

3.2 Trà detox khiến bạn bị đau bụng, chuột rút, đầy hơi, đầy hơi và buồn nôn

Hàm lượng cao của caffeine và các thành phần nhuận tràng thường gây ra những triệu chứng đau bụng; chuột rút; đầy hơi và buồn nôn. Vì các chất này gây căng thẳng cho hệ tiêu hóa.

3.3 Trà detox giảm cân khiến bạn bị mất nước

Khiến bạn bị mất nước
Trà detox giảm cân khiến bạn bị mất nước

Khi uống trà Detox, bạn có xu hướng đi tiểu nhiều hơn, dẫn đến mất cân bằng lượng nước trong cơ thể. 

Tình trạng mất nước do uống trà detox sẽ phá vỡ sự cân bằng của các nồng độ muối, khoáng chất và lượng đường trong máu. Điều này sẽ cản trở các hoạt động bình thường của cơ thể và gây nhiều thiệt hại cho sức khỏe của bạn.

3.4 Trà Detox khiến bạn thừa caffeine

Trà Detox thường chứa hàm lượng caffeine cao. Điều này có thể gây ra các tác dụng phụ tiêu cực khác. Bạn có thể cảm thấy bất an; bồn chồn; khó chịu trong người bên cạnh tình trạng cơ thể bị mất nước, tiêu chảy; cùng nhiều vấn đề tiêu hóa khác.

3.5 Trà Detox giảm cân khiến bạn bị mất ngủ

Hầu hết các loại trà Detox giảm cân đều chứa caffeine, vì caffeine có khả năng ức chế sự thèm ăn, kích hoạt hệ tiêu hóa để loại bỏ chất thải và giúp bạn giảm cân.

Thực tế, thói quen sử dụng quá nhiều caffeine có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về giấc ngủ. Thông thường, người khỏe mạnh chỉ nên tiêu thụ không quá 400 mg caffeine; tức khoảng 4 hoặc 5 tách cà phê mỗi ngày.

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Các loại trà tốt cho sức khỏe bạn nên uống mỗi ngày

4. Tiêu chí để lựa chọn và cách làm trà detox giảm cân an toàn tại nhà

4.1 Tiêu chí lựa chọn trà Detox trên thị trường

  • Tìm hiểu kỹ về thương hiệu sản phẩm trà Detox mà bạn mua: Hãy tìm ra website, mạng xã hội hoặc bất cứ trang web nào có bài bình luận về sản phẩm mà bạn mua.
  • Đọc kỹ thành phần, hạn và hướng dẫn sử dụng trước khi dùng: Cần xem kỹ có thành phần nào khiến bạn dị ứng hay không.

[inline_article id=300107

4.2 Cách làm trà detox giảm cân tại nhà

Cách làm trà detox giảm cân tại nhà
Cách làm trà detox giảm cân tại nhà

Không phải trà Detox giảm cân nào cũng có hại cho sức khỏe, nếu bạn lựa chọn thương hiệu uy tín, thành phần rõ ràng thì uống trà sẽ giúp bạn thanh lọc cơ thể. 

Nếu cảm thấy quá khó để lựa chọn một thương hiệu trà Detox trên thị trường, hãy đừng ngần ngại tự lăn vào bếp và làm ngay cho mình một ly trà Detox nhé. Nó đơn giản hơn bạn nghĩ nhiều đấy.

Về phần nguyên liệu thì bạn có thể tùy ý lựa chọn trái cây, rau củ mà mình thích rồi kết hợp lại với nhau. Ví dụ:

Nguyên liệu 1: 1 quả dưa chuột thái mỏng, 2 quả chanh, 2 lít nước và vài lá bạc hà.

Nguyên liệu 2: ½ quả táo, 1 miếng thanh quế và 1 lít nước.

Nguyên liệu 3: ½ quả cam, 1 quả kiwi, 200g dưa hấu và 2 lít nước.

Nguyên liệu 4: 5 quả dâu tây, ½ quả kiwi và 2 lít nước lọc

Nguyên liệu 5: 1/2 quả bưởi bé, 1 trái chanh chanh và 2 lít nước.

Nguyên liệu 6: 1 quả chanh vàng, 1 miếng dứa, 1 ít lá bạc hà.

Cách làm trà Detox giảm cân: Cho các loại trái cây vào bình thủy tinh, cho nước lọc vào rồi để trong tủ lạnh từ 1-12 tiếng là có thể uống được rồi.

Để chắc chắn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng trà Detox để giảm cân. Trà có tác dụng hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào sản phẩm bạn chọn, cách bạn uống nữa đấy. Nếu bạn cảm thấy không an toàn khi uống trà Detox, vậy còn ngần ngại gì mà không thử Top 16 các loại nước ép tốt cho sức khỏe và tăng đề kháng.