Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Sữa mẹ bị nóng phải làm sao cho mát và ngon hơn?

Sữa mẹ quá nóng là một trong những nguyên nhân khiến bé chán bú. Vậy sữa mẹ bị nóng phải làm sao đây? Trước hết, bạn cần biết cách phân biệt sữa mát và sữa nóng.

Phân biệt sữa mát và sữa nóng

Sữa mẹ nóng hay mát không phải nói đến nhiệt độ của sữa. Đây là từ ngữ dân gian chỉ về chất lượng của nguồn sữa được phân biệt như sau:

  • Sữa mẹ mát chỉ đến nguồn sữa bé bú ngon miệng, phát triển toàn diện, tăng cân liên tục và bụ bẫm. Bên cạnh đó, nguồn sữa mát sẽ giúp bé có thêm sức đề kháng và hệ tiêu hóa khỏe.
  • Sữa mẹ nóng ám chỉ đến nguồn sữa mẹ khi bé bú vào không có dấu hiệu tăng cân hoặc chậm tăng cân trong một vài tháng. Thậm chí, sữa nóng còn khiến cho bé lười bú, hay mắc các bệnh về hô hấp hoặc tiêu hóa.

>> Bạn có thể xem thêm: Bể trái chàm ở nữ giới sau sinh và những điều bạn cần biết!

Nguyên nhân sữa mẹ bị nóng

Để biết cách khắc phục sữa mẹ bị nóng phải làm sao; bạn nên hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này dưới đây:

Khi biết nguyên nhân sẽ biết cải thiện sữa mẹ bị nóng phải làm sao
Khi biết nguyên nhân sẽ biết cải thiện sữa mẹ bị nóng phải làm sao
  • Mẹ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng sẽ cho nguồn sữa nghèo dinh dưỡng. Sữa mẹ có thành phần khá ổn định và chỉ bị ảnh hưởng có chọn lọc bởi chế độ ăn uống của người mẹ. Nếu người mẹ ăn uống thiếu chất gì thì trong sữa cũng sẽ thiếu chất ấy.
  • Mẹ uống thuốc tây là một trong những tác nhân ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Có một số loại thuốc có thể đi vào máu và gây ảnh hưởng xấu đến sữa mẹ. Từ đó sẽ gây hại cho sức khỏe của trẻ sơ sinh; nhất là với trẻ sinh non và trẻ có các vấn đề về sức khỏe.
  • Mẹ không khỏe mạnh cũng ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Những yếu tốt như stress, trầm cảm, bệnh tật, … sẽ làm quá trình sản xuất sữa bị trì hoãn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho sức khỏe của mẹ yếu dần. Nguồn sữa tiết ra cũng không ngon miệng sẽ khiến bé lười bú.

>> Bạn có thể xem thêm: 12 đồ ăn vặt cho bà đẻ lợi sữa trong tháng đầu sau sinh

Sữa mẹ bị nóng có ảnh hưởng gì đến em bé không?

Sữa mẹ bị nóng chính là quan niệm dân gian từ xa xưa. Khi người mẹ nhận thấy con chậm tăng cân trong nhiều tháng nên nghĩ do sữa mẹ. Vì đây là nguồn dinh dưỡng được trẻ tiêu thụ trong những năm tháng đầu đời.

Vì thế, có nhiều bạn lo lắng sữa mẹ bị nóng phải sao đây? Nhưng thực tế, ngoài vấn đề sữa mẹ bị nóng thì trẻ chậm tăng cân còn do em bé không khỏe; tiêu hóa của trẻ non yếu; mẹ bế trẻ không đúng tư thế khi bú…

Do đó, việc bé chậm tăng cân hoặc bệnh tật còn đến từ nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng nếu do sữa mẹ nóng khiến bé chậm phát triển; thì bạn cần tìm hiểu sữa mẹ bị nóng phải làm sao trong phần dưới đây nhé.

Cải thiện sữa mẹ bị nóng phải làm sao khắc phục?

1. Uống đủ nước

Sữa mẹ bị nóng phải làm sao? Đó là uống đủ nước và ăn đủ chất

Điều đầu tiên để cải thiện sữa mẹ bị nóng phải làm sao? Cách làm mát sữa mẹ là bạn cần duy trì uống đủ 2 lít nước/ngày. Vì nước chiếm 87% thành phần sữa mẹ. Bạn có thể bổ sung nước từ nước lọc, nước ép trái cây, các loại rau củ quả chứa nhiều nước…

Làm sao để bé bú mẹ tăng cân nhanh? Những thực phẩm từ thiên nhiên sẽ giúp cho nguồn sữa mẹ thêm mát và thơm ngon. Từ đó, sữa mẹ sẽ dồi dào giúp bé bú khỏe, ngon miệng và lớn nhanh như thổi. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nhớ hạn chế các loại thức uống như cà phê, trà… có chứa caffein không tốt cho sự phát triển của trẻ.

>> Bạn có thể xem thêm: Nước gạo lứt rang lợi sữa, thức uống tuyệt vời cho mẹ sau sinh

2. Sữa mẹ bị nóng phải làm sao khắc phục? Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Bên cạnh bổ sung nước, bạn cũng cần xây dựng một chế độ ăn uống đủ các chất dinh dưỡng trong các bữa ăn. Bạn nên dùng các loại thực phẩm giàu protein như thịt nạc, trứng, sữa, đậu, đậu lăng và hải sản ít thủy ngân. Các loại ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau củ… bạn cũng không nên bỏ qua.

Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học không chỉ là cách làm mát sữa mẹ và thêm giàu dưỡng chất. Bên cạnh đó, khi bạn ăn nhiều loại thực phẩm trong khi cho con bú sẽ giúp bé tiếp cận với các mùi vị thức ăn khác nhau. Điều này có thể giúp bé dễ dàng tiêu thụ các loại thức ăn đặc hơn khi bé biết ăn.

>> Bạn có thể xem thêm: Thực phẩm lợi sữa: 14 loại thức uống lợi sữa sau sinh

2. Xây dựng lối sống lành mạnh

Nếu sữa mẹ bị nóng phải làm sao cải thiện? Hay làm sao để bé bú mẹ tăng cân nhanh? Bên cạnh nguồn dinh dưỡng, mẹ cần lưu ý đến chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi. Một lối sống lành mạnh sẽ giúp quá trình sản xuất sữa mẹ được trơn tru hơn. Nhờ đó, em bé cũng lớn nhanh hơn khi mẹ có đủ sữa để bú.

Ngoài ra, trong giai đoạn cho con bú bạn nên lưu ý việc sử dụng thuốc tây. Bạn cần hỏi thăm ý kiến của bác sĩ khi uống bất kỳ các loại thuốc nào. Điều này sẽ giúp cho sữa mẹ không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ thành phần của các loại thuốc gây hại cho trẻ sơ sinh.

[inline_article id=314584]

Như vậy, bạn đã biết sữa mẹ bị nóng phải làm sao rồi đúng không? Bạn cần uống đủ nước, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và xây dựng một lối sống lành mạnh. Vì sữa mẹ có thể ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của người mẹ đấy nhé.

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa? Cách điều trị thế nào cho an toàn?

Trong giai đoạn này, các mẹ bỉm sữa thường sẽ băn khoăn không biết tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa? Điều này có rất nhiều lý do nếu bạn biết rõ thì sẽ tìm được hướng khắc phục ngay.

Mẹ cai sữa bao lâu thì hết sữa?

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa; bạn cần biết mẹ cai sữa bao lâu thì hết sữa. Thực tế, việc cai sữa cho trẻ nhỏ có thể sẽ mất vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng; tùy vào cơ địa và cách thực hiện.

[key-takeaways title=”Nên cai sữa khi nào?”]

Bạn chỉ nên cai sữa khi con hơn 6 tháng tuổi vì cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời mang đến nhiều lợi ích. Và việc bắt đầu quá trình cai sữa khi nào và ra sao là quyết định riêng của mỗi người mẹ. Theo khuyến cáo, trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng và tiếp tục cho bú mẹ kèm ăn thức ăn đến 1-2 tuổi.

[/key-takeaways]

Thời gian cai sữa thành công ở mỗi mẹ bỉm sẽ khác nhau. Nhưng nếu bạn đang thắc mắc tại sao không cho con bú mà vẫn có sữa; hay tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa thì đừng bỏ lỡ phần tiếp theo nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách tăng kích thước vòng 1 sau cai sữa: Muốn ngực tròn đầy, phải thử ngay

Tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa?

1. Chưa hoàn toàn ngưng tiết sữa

Tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa? Do cai sữa sai cách

Rất khó để nói như thế nào là đúng hay sai trong việc cai sữa. Vì thời gian để ngưng tiết sữa hoàn toàn ở mỗi mẹ là khác nhau, vì những quyết định hay suy nghĩ riêng tư mà cách cai sữa không giống nhau. Việc giảm cho bú nên thực hiện từ từ từng bước và sữa theo đó cũng giảm dần.

2. Tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa? Do dùng một số loại thuốc

Đôi khi, chúng ta có thể loay hoay không biết tại sao không cho con bú mà vẫn có sữa. Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến tình trạng này là sử dụng một số loại thuốc như thuốc tránh thai; thuốc huyết áp; thuốc trầm cảm…

>> Bạn có thể xem thêm: Thuốc tiêu sữa có hiệu quả và an toàn cho người sử dụng không?

3. Mắc một số bệnh lý

Tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa? Nguyên nhân tiết dịch sữa ở ngực có thể do bạn bị mắc một số bệnh lý như rối loạn tuyến yên; hoặc có khối u lành tính trên tuyến yên; rối loạn tuyến giáp; bệnh thận mãn tính…

Những bênh lý này có thể gây tiết sữa ở những người không vừa mới mang thai và cho con bú.

4. Tại sao không cho con bú mà vẫn có sữa? Do kích thích ngực quá mức

Việc tiết dịch sữa cũng có thể do bạn kích thích ngực quá mức do quan hệ tình dục; hoặc mặc một số loại áo ngực bó sát. Tất cả nguyên nhân này đều khiến ngực có thể tăng tiết sữa. Dẫn đến thắc mắc tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa.

>> Bạn có thể xem thêm: Bể trái chàm ở nữ giới sau sinh và những điều bạn cần biết!

Phân biệt tiết sữa và dịch tiết ở núm vú

Tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa? Phân biệt tiết sữa và dịch tiết ở núm vú

Khi bạn đã biết nguyên nhân tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa thì nên phân biệt được trường hợp tiết sữa và dịch núm vú dạng huyết thanh máu hay có máu, đây có thể là dấu hiệu của những tổn thương tại vú cần đi khám sớm.

Cách điều trị tình trạng cai sữa nhưng vẫn còn sữa

Khi bạn đã biết tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa thì nên biết các cách khắc phục dưới đây:

1. Cai sữa đúng cách

Bạn nên áp dụng cách cai sữa đúng là giảm dần thời gian và tần suất cho con bú. Điều này sẽ giúp nguồn sữa giảm dần và ngăn tình trạng bị căng sữa. Thay vào đó, bữa bú được bỏ nên được thay bằng việc ăn dặm hoặc bú sữa công thức. Điều này có thể cần nhiều thời gian.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách làm mất sữa mẹ tự nhiên sau cai sữa

2. Vệ sinh đầu ngực

Để khắc phục vấn đề tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa; bạn nên làm vệ sinh đầu ngực. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn vú.

[key-takeaways title=”Thôi bú bị căng sữa phải làm sao?”]

Bên cạnh đó, khi mới cai sữa, bầu vú có thể bị căng tức. Vậy thôi bú bị căng sữa phải làm sao? Bạn đừng cố gắng vắt cạn kiệt sữa khi gặp tình trạng này. Để giảm tình trạng căng sữa, bạn hãy lấy một chiếc khăn ấm chườm nhẹ lên vú, vắt sữa nhẹ nhàng và thưa dần tần suất.

[/key-takeaways]

3. Đi khám phụ khoa

Nếu bạn thấy các dấu hiệu bất thường do tăng tiết dịch sữa. Bạn nên đến bệnh viện khám ngực để bác sĩ tìm ra nguyên nhân chính xác. Từ đó, các bác sĩ sẽ có hướng điều trị kịp thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm cho bạn.

[inline_article id=313399]

Như vậy, bạn đã biết được tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa rồi đúng không? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như cai sữa sai cách; do dùng thuốc; bệnh lý hoặc kích thích ngực quá mức. Bạn nên tìm hiểu nguyên nhân chính xác để có cách khắc phục thích hợp.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Quan hệ sớm sau sinh có ảnh hưởng gì? Mẹ bỉm nên đọc ngay nhé!

Có nhiều chị em phải “nhịn yêu” trong thai kỳ vì một số lý do về sức khỏe của mẹ và con. Vì thế sau khi sinh, nhiều chị em rất mong muốn được gần gũi chồng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, quan hệ sớm sau sinh có ảnh hưởng gì không? Bài viết này MarryBaby sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc về vấn đề quan hệ tình dục sau sinh.

Quan hệ sau sinh có nên không?

Trước khi trả lời vấn đề quan hệ sớm sau sinh có ảnh hưởng gì; chúng ta cần tìm hiểu quan hệ sau sinh có nên không. Sau khi sinh, có nhiều điều tác dụng đến sự ham muốn của phụ nữ như nội tiết tố; quá trình hồi phục sức khỏe; tâm lý sau khi sinh

Tuy nhiên, điều này không phải ai cũng bị ảnh hưởng nhiều. Vì có một số trường hợp, chị em lại có nhiều ham muốn sau sinh hoặc muốn chiều chuộng chồng. Và việc quan hệ tình dục có thể diễn ra tùy vào sức khỏe và tâm lý của phụ nữ đã sẵn sàng.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách quan hệ tình dục sau sinh an toàn

Quan hệ sớm sau sinh có ảnh hưởng gì?

Quan hệ sớm sau sinh có ảnh hưởng gì?

Quan hệ sớm sau sinh có ảnh hưởng gì không? Đa số phụ nữ sau sinh khi quan hệ sẽ cảm thấy đau rát và có nguy cơ nhiễm trùng cao.

– Đau rát sau khi quan hệ: Điều này do sự thiếu hụt hormone estrogen khiến mô âm đạo mỏng và không ẩm ướt khiến quan hệ đau rát.

– Nguy cơ bị nhiễm trùng cao: Sau sinh các vết thương như vết rạch tầng sinh môn hoặc vết mổ cần thời gian hồi phục. Nếu các vết thương này chưa hồi phục sẽ khiến bạn bị đau và có nguy cơ cao bị nhiễm trùng.

Nếu bạn quan hệ sớm khi âm đạo vẫn còn tiết sản dịch sẽ có nguy cơ nhiễm trùng cao. Sản dịch cũng gây mất vệ sinh cũng như cảm xúc. Vùng chậu còn quá yếu nên cũng chưa sẵn sàng cho các “cuộc yêu”. Vì thế, bạn cần phải chờ đến khi cơ thể ra hết sản dịch rồi hãy gần chồng nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Sinh mổ 20 ngày quan hệ có sao không? Mẹ tuyệt đối không nên làm thế!

Sinh xong bao lâu thì quan hệ được?

Quan hệ sớm sau sinh có ảnh hưởng gì? Sinh xong bao lâu thì quan hệ được?

Để bạn có thể hiểu quan hệ sớm sau sinh có ảnh hưởng gì; thì bạn cần tìm hiểu sinh xong bao lâu thì quan hệ được. Thực tế, không có thời gian bắt buộc phải kiêng cữ quan hệ sau sinh trong bao lâu. Tuy nhiên, các chuyên gia thường khuyên phụ nữ nên quan hệ sau 4-6 tuần sau khi sinh em bé.

Bởi vì, sau khi sinh những tổn thương ở phụ nữ cần hồi phục và có khả năng cao sẽ gặp biến chứng trong 2 tuần sau sinh. Việc kiêng cữ quan hệ sau sinh sẽ giúp cơ thể được hồi phục nhanh.

[key-takeaways title=””]

Tùy trường hợp, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên kiêng cữ quan hệ sau sinh theo hướng dẫn sau:

  • Phụ nữ sinh thường cần kiêng quan hệ trong 6 tuần nếu bị rạch tầng sinh môn hoặc bầm tím nặng ở âm hộ và khi sạch sản dịch.
  • Phụ nữ sinh mổ cần kiêng quan hệ ít nhất 6 tuần. Vì bạn cần chờ đợi cho vết mổ sau sinh được hồi phục và tránh nguy cơ nhiễm trùng. Với những tình huống sanh mổ vì biến chứng, cấp cứu tổn thương nhiều hơn, hãy chờ đến 3 tháng sau sinh nhé.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh 1 tháng quan hệ có sao không? 3 tư thế “yêu” an toàn cho bạn

Nếu bạn thắc mắc quan hệ sớm sau sinh có ảnh hưởng gì; thì sẽ quan tâm mới sinh xong quan hệ có thai được không. Thực tế, bạn có thể mang thai ít nhất là 3 tuần sau khi sinh. Dù bạn đang cho con bú và kinh nguyệt của bạn chưa bắt đầu trở lại.

[inline_article id=265424]

Như vậy bạn đã biết quan hệ sớm sau sinh có ảnh hưởng gì rồi đúng không? Nếu quan hệ sớm nguy cơ nhiễm trùng và gặp các biến chứng rất cao. Ngoài ra, do sự thiếu hụt estrogen và biến đổi tâm lý nên việc yêu cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều trong giai đoạn hậu sản.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bầu ăn bánh tét được không? Tết này mẹ bầu muốn khỏe phải lưu ý!

“Có bầu ăn bánh tét được không?” là câu hỏi được nhiều mẹ bầu rất quan tâm và thắc mắc. Bởi vì, đây là món ăn truyền thống ngày Tết và cũng không thể thiếu trong mọi gia đình. Bài viết này MarryBaby sẽ giải đáp về vấn đề để mẹ bầu an tâm hưởng trọn hương vị ngày Tết nhé.

Bánh tét bao nhiêu calo?

Trước khi tìm hiểu mang bầu ăn bánh tét được không; chúng ta cần tìm hiểu bánh tét bao nhiêu calo. Dựa trên bảng dinh dưỡng thành phần các món ăn Việt Nam của Viện Dinh Dưỡng thuộc Bộ Y Tế Việt Nam; calo của bánh tét được tính như sau:

  • 100g bánh tét nhân thịt sẽ có khoảng 440 calo 440 calo.
  • 100g bánh tét nhân chuối chứa khoảng 300 calo.
  • 100g bánh tét chay nhân đậu xanh mức khoảng 400 calo.

Ngoài bánh tét luộc, chúng ta thường làm thêm bánh tét chiên để thay đổi khẩu vị trong ngày Tết. Với 100g bánh tét chiên có thể chứa đến 560 calo. Vậy mẹ bầu ăn được bánh tét không? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn xôi có tốt không? Điều mẹ bầu cần cân nhắc!

Bà bầu ăn bánh tét được không?

bầu ăn bánh Tét được không
Bà bầu ăn bánh tét được không?

Phụ nữ mang thai cần thu nạp lượng calo thay đổi theo mỗi giai đoạn như sau:

  • Tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu cần tăng thêm 0 – 50 kcal/ngày.
  • Tam cá nguyệt thứ hai, thai phụ cần tăng thêm 250 – 300 kcal/ngày.
  • Tam cá nguyệt thứ ba, phụ nữ mang thai cần tăng thêm 450 – 500 kcal/ngày.

Vậy bà bầu ăn bánh tét có được không? Như vậy, với lượng calo của bánh tét từ 300 – 560 calo/100g; thì bà bầu có thể ăn được bánh tét trong những ngày Tết. Tuy nhiên, bánh tét được làm từ nguyên liệu chính là gạo nếp. Gạo nếp có thể gây khó tiêu cho thai phụ và cả người thường nếu ăn nhiều.

[key-takeaways title=””]

Trong thai kỳ hệ tiêu hóa của bà bầu thường hoạt động kém hơn. Do đó, bạn không nên ăn quá nhiều bánh tét. Bạn chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải để giảm nguy cơ khó tiêu trong thai kỳ trong những ngày Tết nhé!

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Bầu ăn khổ qua được không? Mẹ xem ngay nếu đang ăn nhé

Những lưu ý khi bà bầu ăn bánh tét

Bầu ăn bánh tét được không? Ăn được nhưng không nên ăn quá nhiều

Khi bạn đã biết, bầu ăn bénh tét được không thì cũng nên lưu ý một số điều khi ăn món này trong ngày Tết nhé:

  • Dù là bánh tét luộc hay bánh tét chiên, bạn chỉ nên ăn vài khoanh. Bạn không nên ăn quá nhiều sẽ gây khó tiêu.
  • Nếu bánh tét để lâu bị ôi thiu hoặc hương vị lạ; thì bạn không nên ăn để tránh gây hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi trong bụng.
  • Khi ăn bánh tét, bạn nên ăn kèm với dưa hành, củ kiệu để giảm khó tiêu và kích thích vị giác. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn quá nhiều các món ăn kèm này vì nhiều muối.
  • Nếu bạn mua bánh tét thì nên chọn nơi bán thực phẩm uy tín có đảm bảo an toàn thực phẩm. Điều này sẽ tránh gây ra những “rắc rối” khi ăn phải thức ăn không sạch sẽ.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu có được ăn măng khô không? Mẹ bầu hãy biết tường tận để tránh nguy hiểm

[key-takeaways title=”Các món ăn bà bầu KHÔNG NÊN DÙNG vào ngày Tết!”]

  1. Bia
  2. Rượu
  3. Cà phê
  4. Các loại mắm
  5. Thức ăn còn sống
  6. Cá biển hoặc hải sản có chứa thủy ngân

[/key-takeaways]

[inline_article id=287500]

Để có một dịp Tết thật vui vẻ và an lành, bạn nên chú ý những món ăn nên hạn chế và không nên ăn quá nhiều trong dịp này. Như vậy bạn đã biết có bầu ăn bénh tét được không rồi đúng không? Mẹ bầu vẫn được ăn bánh tét nhưng đừng ăn quá nhiều vì có thể gây khó tiêu đấy bạn nhé!

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Ra nhiều khí hư loãng như nước khi mang thai có nguy hiểm không?

Khi mang thai ra nhiều khí hư loãng như nước có phải là dấu hiệu của bệnh lý không? Và nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Bài viết này MarryBaby sẽ giải đáp cho bạn những vấn đến bầu ra nhiều khí hư. Hãy theo dõi bài viết này để có câu trả lời nhé!

Khí hư như thế nào là bình thường khi mang thai?

Tất cả phụ nữ dù có thai hay không đều sẽ ra khí hư còn được gọi là huyết trắng hay dịch tiết âm đạo (Vaginal Discharge). Dịch khí hư sẽ có nhiều thay đổi ở mỗi thời điểm và thường tiết ra nhiều trước kỳ kinh nguyệt.

Và khi mang thai, tất cả phụ nữ đều xuất hiện khí hư. Bởi vì, khi mang thai cổ tử cung và thành âm đạo sẽ trở nên mềm hơn. Khí hư cũng vì thế mà tăng lên nhiều hơn để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng từ âm đạo đến tử cung. Vì thế, ra nhiều khí hư chính là dấu hiệu mang thai thường gặp.

>> Bạn có thể xem thêm: Có bầu ra huyết trắng: Dấu hiệu bình thường hay đáng lo ngại?

Về vấn đề khí hư, bạn cần biết bà bầu sẽ ra khí hư nhiều hơn người bình thường và càng nhiều hơn nữa khi về cuối thai kỳ. Dưới đây là sự thay đổi của khí hư theo mỗi giai đoạn:

Khí hư như thế nào là mang thai?

Ra nhiều khí hư loãng như nước khi mang thai do đâu?

Sau khi bạn biết khí hư chính là dấu hiệu mang thai thường thấy, nhưng bạn nhận thấy âm đạo ra nhiều khí hư loãng như nước khi mang thai thì sao? Dưới đây sẽ là các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:

1. Viêm âm đạo do nhiễm khuẩn (Vaginosis)

Ra nhiều khí hư loãng như nước khi mang thai có mùi hôi có thể là dấu hiệu viêm âm đạo. Hiện tượng này xuất hiện là do vi khuẩn gây ra. Bạn có thể cảm thấy ngứa và nóng rát âm đạo; nhất là khi đi tiểu. Khí hư của bạn sẽ có mùi hôi và loãng như nước.

Nếu bạn bị viêm âm đạo do vi khuẩn khi mang thai thì cần phải điều trị ngay. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến sảy thai hoặc chuyển dạ sớm. Vì thế, khi nhận thấy dấu hiệu viêm âm đạo bạn cần đi khám phụ khoa ngay.

>> Bạn có thể xem thêm: Thuốc đặt âm đao trị nấm cho bà bầu và những điều mẹ nên biết!

2. Nhiễm trùng khiến ra nhiều khí hư loãng như nước khi mang thai

nhiễm trùng khiến ra nhiều khí hư loãng như nước khi mang thai

Tất cả phụ nữ đều có nguy cơ bị nhiễm trùng âm đạo do nấm men. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai sẽ có nguy cơ bị nhiễm cao hơn. Bạn sẽ thấy các dấu hiệu dễ nhận biết như sau:

  • Bị đau rát khi đi tiểu.
  • Khí hư có màu vàng xanh.
  • Khí hư có thể đặc màu trắng như sữa đông hoặc loãng như nước.

Nhiễm trùng âm đạo có thể dẫn đến kích ứng hoặc mẩn đỏ ở vùng kín. Vì thế, khi nhận thấy dấu hiệu của nhiễm trùng âm đạo bạn cần đi khám phụ khoa ngay.

>> Bạn có thể xem thêm: Bầu ra khí hư màu xanh có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

3. Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs)

Nếu bạn bị bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục có thể sẽ bị ra nhiều khí hư loãng như nước khi mang thai. Bên cạnh đó, bệnh cũng gây nguy hiểm đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Nếu nhận thấy âm đạo tiết ra khí hư loãng như nước; bạn nên đi khám phụ khoa ngay. Ngoài ra, bạn cũng nên báo cho bác sĩ biết bản thân đang có thai. Các bác sĩ sẽ có những phương án điều trị thích hợp.

4. Vỡ ối non cũng ra nhiều khí hư loãng như nước khi mang thai

Vào những ngày cuối thai kỳ, âm đạo sẽ tiết ra nhiều khí hư hơn. Tuy nhiên, nếu trước tuần 37 bạn nhận thấy âm đạo khi mang thai ra nhiều khí hư loãng như nước không mùi cũng có thể là dấu hiệu rò rỉ nước ối non hay vỡ nước ối sớm.

Nguyên nhân có thể do bạn bị nhiễm trùng tiết niệu, nhau thai tách rời tử cung sớm (nhau bong non), ảnh hưởng khi dùng thuốc lá, rượu bia… Khi nhận thấy dấu hiệu này, bạn nên đi đến bệnh viện ngay. Nếu không được kịp thời cấp cứu thì sẽ gây nguy hiểm cho mẹ và con đấy nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Vỡ ối bao lâu thì đẻ em bé? Cách mẹ vượt cạn thành công không nguy hiểm!

5. Ra nhiều khí hư loãng như nước vì các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên, âm đạo ra nhiều khí hư loãng như nước khi mang thai cũng có thể là vì:

  • Nút nhầy tử cung: Nút nhầy tử cung có thể mở ra vào những tuần cuối thai kỳ. Khi nút nhầy mở ra cũng là báo hiệu sắp đến ngày chuyển dạ sinh nở.
  • Sinh non: Trước tuần 37 bạn thấy dấu hiệu ra khí hư loãng kèm máu có thể là dấu hiệu chuyển dạ sinh non. Bạn nên đi đến bệnh viện ngay khi thấy dấu hiệu này.
  • Nước tiểu: Tử cung lớn lên gây chèn ép lên bàng quang có thể gây ra tình trạng rò rỉ nước tiểu. Vì thế, bạn có thể nghĩ đó là ra khí hư loãng như nước khi mang thai.

Nguy cơ ra khí hư loãng như nước khi mang thai

Ra nhiều khí hư loãng như nước khi mang thai có nguy hiểm không?

Âm đạo ra khí hư là một dấu hiệu rất bình thường trong thai kỳ.

[key-takeaways title=””]

Tuy nhiên, nếu âm đạo ra khí hư loãng như nước khi mang thai thì có thể không bình thường. Đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan đến phụ khoa thai hoặc biến chứng thai kỳ.

[/key-takeaways]

Khi thấy các dấu hiệu bất thường của khí hư, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để khám phụ khoa. Vì các bệnh lý phụ khoa không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến mẹ và con.

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ có biết, khi có bầu vùng kín thay đổi như thế nào?

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Như bạn đã biết khí hư ra nhiều loãng như nước khi mang thai có thể là dấu hiệu của bệnh phụ khoa hoặc bệnh lây qua đường tình dục. Nó cũng có thể là dấu hiệu các các biến chứng nguy hiểm của thai kỳ.

Nếu nhận thấy âm đạo ra nhiều khí hư loãng như nước khi mang thai thì nên đi đến bệnh viện ngay. Nếu đó là dấu hiệu bệnh phụ khoa thì cần đi khám ngay. Bác sĩ có thể sẽ cho bạn điều trị tại nhà. Nhưng nếu là dấu hiệu sinh non hoặc sắp sinh thì cần đến bệnh viện cấp cứu ngay nhé.

Xử trí khi ra khí hư loãng như nước khi mang thai

Bên cạn vấn đề ra nhiều khí hư loãng khi mang thai; bạn nên lưu ý xử trí tốt để giúp môi trường vùng kín khỏe mạnh lại như:

1. Chế độ ăn uống hàng ngày

  • Bạn nên uống nhiều nước để thải độc tố cho cơ thể tốt hơn.
  • Không nên ăn các loại thực phẩm đóng hợp; thay vào đó nên ăn nhiều rau củ quả.

2. Sinh hoạt hàng ngày

  • Dùng băng vệ sinh để thấm khí hư và tránh bị rò rỉ ra ngoài.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng thao tác để tránh gây viêm nhiễm.
  • Giữ âm đạo sạch sẽ và khô thoáng sau khi bạn đi đại tiện hoặc tiểu tiện.
  • Thực hiện tập luyện các bài tập Kegel cho bà bầu để thành âm đạo được khỏe hơn.

[key-takeaways title=”Các màu sắc khí hư BẤT THƯỜNG khi mang thai bạn nên biết!”]

  • Màu nâu, hồng hoặc đỏ: Chính là máu báo thai (Implantation Bleeding).
  • Màu vàng, xám hoặc xanh lục: Dấu hiệu âm đạo bị nhiễm trùng hoặc bị lây nhiễm bệnh tình dục (STI).
  • Trong suốt hoặc trắng: Nếu khí hư có vẻ đặc hơn bình thường kèm theo ngứa vùng kín thì có thể là nhiễm trùng nấm men.

[/key-takeaways]

[inline_article id=279709]

Như vậy bạn đã biết âm đạo ra nhiều khí hư loãng như nước khi mang thai là gì rồi phải không? Nếu thấy dấu hiệu này bạn nên đi khám phụ khoa ngay nhé. Vì đó, có thể là dấu hiệu của bệnh lý hoặc dấu hiệu sinh non cần được cấp cứu ngay.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Sa tử cung khi mang thai: Làm sao để chăm sóc em bé phát triển?

Theo y khoa, tình trạng này được gọi là sa tử cung khi mang thai. Đây là tình trạng rất hiếm khi xảy ra trong thai kỳ nhưng nếu có thì rất nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Thông thường sa tu cung gặp ở những phụ nữ lớn tuổi đã sinh con nhiều lần. Vậy nguyên nhân của tình trạng xuất hiện cục thịt lồi ra ở cửa mình khi mang thai là gì và cách điều trị ra sao? Mời bạn cùng theo dõi bài viết này để có câu trả lời nhé.

Sa tử cung khi mang thai là gì?

Tử cung của người phụ nữ bao gồm nhiều mô, cơ và được các dây chằng níu, nằm sâu bên trong khung xương chậu. Đây là nơi trứng sau khi đã thụ tinh sẽ làm tổ phát triển thành thai nhi và được nuôi dưỡng trong suốt quá trình thai kỳ.

Theo chia sẻ của National Center for Biotechnology Information (Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Hoa Kỳ – NCBI); sa tử cung (uterine prolapse) là tình trạng các cơ và mô xung quanh tử cung trở nên yếu đi. Điều này làm cho tử cung bị chùng xuống hoặc sa xuống âm đạo.

Tuy nhiên, tình trạng sa tử cung khi mang thai lại là một trường hợp rất hiếm khi gặp trong thai kỳ. Nhưng tình trạng này lại mang đến nhiều nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

>> Bạn có thể xem thêm: Chiều dài cổ tử cung theo tuần thai thay đổi nguy hiểm thế nào?

[key-takeaways title=”Có 2 dạng sa tử cung bạn nên biết:”]

  • Sa tử cung bán phần: Trường hợp này xảy ra khi một phần của tử cung tiến vào âm đạo nhưng không đi xuyên qua bộ phận này.
  • Sa tử cung toàn phần: Trường hợp này xảy ra khi tử cung di chuyển xa khỏi vị trí ban đầu đến mức một phần của bộ phận này xuất hiện ngoài cửa âm đạo.

[/key-takeaways]

Các giai đoạn sa tử cung là gì?

Tình trạng sa tử cung nói chung sẽ diễn ra theo các giai đoạn khác nhau, thường bao gồm như sau:

  • Giai đoạn I: Cổ tử cung trượt vào phần trên âm đạo
  • Giai đoạn II: Cổ tử cung bắt đầu hạ xuống thấp gần với lỗ âm đạo
  • Giai đoạn III: Cổ tử cung trượt ra ngoài âm đạo
  • Giai đoạn IV: Cổ tử cung hoàn toàn sa ra ngoài âm đạo.

>> Bạn có thể xem thêm: Cổ tử cung thấp khi mang thai có khiến mẹ bầu sinh non không?

Nguyên nhân sa tử cung khi mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sa tử cung khi mang thai. Dưới đây là những nguyên nhân thường thấy:

1. Nguyên nhân từ quá trình mang thai

sa tử cung khi mang thai do quá trình mang thai

  • Áp lực trong ổ bụng tăng lên.
  • Tăng cân quá mức khi mang thai.
  • Từng sinh con có kích cỡ lớn hoặc sinh khó.
  • Chấn thương khi sinh con trước đó dẫn đến cơ sàn chậu yếu.
  • Biến đổi sinh lý do thay đổi nội tiết tố làm mềm cổ tử cung.
  • Sinh nhiều lần

2. Nguyên nhân từ bệnh lý

  • Rặn quá sức do táo bón.
  • Một khối u vùng chậu hoặc u xơ.
  • Hội chứng mô liên kết bẩm sinh.
  • Ho nặng do bệnh hen suyễn hoặc viêm phế quản.
  • Phẫu thuật trước đây ở phần xương chậu dẫn đến suy yếu cơ bắp.

>> Bạn có thể xem thêm: Gặp hiện tượng cổ tử cung mở nhưng không đau bụng, mẹ cần làm gì?

Dấu hiệu sa tử cung khi mang thai

Một số dấu hiệu sa tử cung khi mang thai bạn cần nhớ:

  • Gặp khó khăn khi đi vệ sinh.
  • Cảm giác nặng nề ở đáy bụng.
  • Bị đau nhói ở vùng kín khi mang thai.
  • Có cục thịt lồi ra ở cửa mình khi mang thai.
  • Tăng tiết dịch âm đạo (trong tam cá nguyệt thứ hai).
  • Gặp các vấn đề về tiết niệu như bí tiểu hoặc rò rỉ nước tiểu.
  • Có cảm giác ngồi trên một quả bóng nhỏ hoặc cảm giác một thứ gì đó đang rơi ra khỏi âm đạo.

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Khi nhận thấy các dấu hiệu sa tử cung khi mang thai, bạn nên đi đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh bằng cách kiểm tra âm đạo và tử cung. Trong quá trình kiểm tra vùng xương chậu, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện động tác rặn như thể đang đi vệ sinh.

Điều này sẽ giúp bác sĩ đánh giá mức độ của tình trạng và giai đoạn diễn tiến của sa tử cung khi mang thai. Ngoài ra, sức mạnh của cơ xương chậu cũng sẽ được xem xét thông qua khả năng làm cứng các cơ xương chậu nhờ vào hành động đi tiểu.

Sa tử cung khi mang thai có nguy hiểm đến em bé không?

Sa tử cung khi mang thai có nguy hiểm đến em bé không?

Sa tử cung khi mang thai là một trường hợp rất hiếm gặp khi bạn đang trong thai kỳ. Nhưng nếu chẳng may rơi vào trường hợp này thì sẽ rất nguy hiểm cho hai mẹ con. Vì cả mẹ và thai nhi có thể gặp các biến chứng sau đây:

  • Sẩy thai
  • Sinh khó
  • Sinh non
  • Loét mô
  • Bí tiểu cấp tính
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Nhiễm trùng cổ tử cung dạng nhẹ
  • Vỡ tử cung gây tử vong cho thai nhi lẫn người mẹ

Ngoài ra, sa tử cung khi mang thai cũng là nguyên nhân khiến các bộ phận khác của cơ thể dịch chuyển như trực tràng hoặc bàng quang.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau khi sảy thai có hiện tượng gì? Chú ý để không ảnh hưởng đến sức khỏe

Làm sao để chăm sóc em bé phát triển khi bị sa tử cung?

Nếu được chẩn đoán bị sa tử cung khi mang thai nhẹ, bác sĩ có chèn một vòng nâng vào âm đạo. Dụng cụ này sẽ hỗ trợ tối đa cho các mô bị chảy xệ và sẽ được lấy ra để làm vệ sinh định kỳ. Bác sĩ cũng sẽ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn thật chặt chẽ trong suốt thai kỳ. Trường hợp này, bạn có thểsinh thường qua ngả âm đạo nhưng chấp nhận nguy cơ sa tử cung tăng lên.

Các cách ngăn ngừa sa tử cung khi mang thai

Không có một cách phòng ngừa tình trạng sa tử cung triệt để. Tuy nhiên, những cách dưới đây sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc phải tình trạng này.

  • Không hút thuốc.
  • Ăn nhiều chất xơ.
  • Giảm cân nếu thừa cân.
  • Tránh khiêng vác nặng.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Điều trị các bệnh lý mãn tính như ho, táo bón…
  • Thực hiện các bài tập Kegel để tăng cường cơ sàn chậu.

[inline_article id=311089]

Như vậy khi bạn thấy xuất hiện cục thịt lồi ra ở cửa mình có thể đó là dấu hiệu sa tử cung. Nếu xuất hiện vấn đề này, bạn hãy sắp xếp thời gian để đi khám bệnh ngay nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không? Giải đáp thắc mắc cho mẹ bầu

Nếu bạn là tín đồ mê khoai lang hoặc muốn ăn thực phẩm này để ngăn ngừa táo báo. Nhưng không may bạn bị tiểu đường thai kỳ thì sao? Vậy mẹ bầu tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không? Hãy đọc ngay bài viết này để được giải đáp thắc mắc nhé.

Giá trị dinh dưỡng từ khoai lang

Trước khi tìm hiểu, tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không; bạn cần hiểu khoai lang có giá trị dinh dưỡng thế nào.

  • Năng lượng: 64 kcal
  • Protein: 0,91g
  • Tổng lipid (chất béo): 0g
  • Carbohydrate: 16,36g
  • Chất xơ: 2,7g
  • Đường: 3,64g
  • Canxi: 24mg
  • Sắt: 0,5mg
  • Natri: 64mg
  • Calo: 86
  • Bên cạnh đó, khoai lang còn chứa nhiều khoáng chất có lợi khác, chẳng hạn như: vitamin A, E và C…

Bà bầu ăn khoai lang có tốt không?

trước khi tìm hiểu tiểu đường ăn khoai lang được không, bạn cần biết bà bầu ăn khoai lang được không

Bên cạnh vấn đề bà bầu tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang có được không; thì bầu ăn khoai lang được không? Nếu bà bầu thường xuyên ăn khoai lang trong thai kỳ sẽ có những lợi ích. Bởi khoai lang có nhiều vitamin A có thể giúp duy trì mô hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi; cũng như tốt cho quá trình trao đổi chất của mẹ bầu.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai sẽ cần nhiều kali hơn so với bình thường. Hàm lượng kali trong khoai lang sẽ giúp cân bằng và điều hòa huyết áp thai kỳ. Đặc biệt, khoai lang còn có chỉ số glycemic (GI) thấp sẽ không làm cho lượng đường trong máu tăng cao sau khi ăn.

Bà bầu ăn khoai lang có tác dụng gì? Mẹ bầu cũng cần 400mcg axit folic mỗi ngày để ngăn ngừa nguy cơ dị tật thai nhi. Trong 100g khoai lang sống có chứa 40 – 90 mcg axit folic. Vì thế, bà bầu ăn khoai lang rất tốt trong thai kỳ.

>> Bạn có thể xem thêm: Bầu không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không?

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không?

Sau khi tìm hiểu giá trị dinh dưỡng và việc bà bầu ăn khoai lang có tác dụng gì; thì phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không? Khoai lang có giá trị dinh dưỡng cao hơn khoai tây khá nhiều.

Bên cạnh đó, khoai lang còn có có chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn khoai tây giúp kiểm soát đường huyết rất tốt. Hàm lượng chất xơ và canxi cũng cao gấp 4 lần so với khoai tây. Vì thế, ăn khoai lang rất tốt cho bà bầu thường bị táo bón và cần phải bổ sung canxi cho sự phát triển của thai nhi lẫn bản thân.

Bà bầu ăn khoai lang được không nếu tiểu đường thai kỳ? Khoai lang cũng có tác dụng chống tăng huyết áp thai kỳ rất tốt. Nhất là những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang rất tốt vì dễ bị tăng huyết áp.

Những lưu ý khi bầu bị tiểu đường ăn khoai lang

những lưu ý khi bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang

Sau khi bạn đã biết bà bầu tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không; bạn cần lưu ý một số điều khi dùng thực phẩm này.

  • Không ăn khoai sống.
  • Nên ăn khoai luộc hoặc hấp.
  • Không ăn khoai đã mọc mầm.
  • Tham khảo bác sĩ về khẩu phần khoai lang phù hợp vì mỗi mẹ bầu sẽ có một thể trạng khác nhau.

Ăn khoai vào bữa phụ, nhưng nên dựa vào việc theo dõi đường huyết để xem mẹ bầu có thể ăn bao nhiêu khoai lang nhằm đảm bảo lượng đường huyết trong máu ổn định. 

>> Bạn có thể xem thêm: Tiểu đường thai kỳ có hết không và ảnh hưởng đến em bé như thế nào?

Tỷ lệ thai phụ bị ảnh hưởng bởi đái tháo đường thai kỳ ở Việt Nam

Bệnh tiểu đường thai kỳ (Gestational Diabetes) là tình trạng lượng đường trong máu cao có thể phát triển trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Nhưng tình trạng này thường phổ biến hơn trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba.

Ngoài ra, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì bệnh có thể cản trở sự phát triển của thai nhi và làm xuất hiện các biến chứng trong khi chuyển dạ sinh nở.

>> Bạn có thể xem thêm: Điều trị tiểu đường thai kỳ, bà bầu cần biết để tránh biến chứng cho mẹ và con

[key-takeaways title=”Cách nhận biết tiểu đường thai kỳ là gì?”]

Bên cạnh vấn đề tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không; bạn cần nhận biết các biểu hiện tiểu đường thai kỳ gồm:

  1. Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  2. Nước tiểu thấy có kiến bâu vào.
  3. Luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng
  4. Uống nước nhiều, luôn khát nước và đi tiểu nhiều lần.
  5. Vùng kín bị nấm men, có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu,…
  6. Các vết trầy xước thường xuất hiện trên cơ thể, và vết thương lâu lành hơn bình thường.

[/key-takeaways]

[inline_article id=313171]

Như vậy bạn đã biết tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không và bầu ăn khoai lang được không rồi. Bà bầu bị tiểu đường ăn khoai lang được nhưng cần được đảm bảo đường huyết ổn. Và để quản lý bệnh đái tháo đường tốt hơn; bạn hãy đo đường huyết thường xuyên, có chế độ ăn uống hợp lý và tuân thủ lịch khám thai định kỳ nhé!

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Hôi nách sau sinh: Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm

MarryBaby sẽ giúp bạn hiểu chi tiết và rõ ràng tình trạng hôi nách sau sinh trong bài viết này. Hãy theo dõi bài viết này để bạn hiểu được nguyên nhân và cách trị hôi nách sau sinh nhé. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn!

Hôi nách sau sinh là hiện tượng gì?

Hôi nách sau sinh là hiện tượng vùng nách hoặc cơ thể có mùi hôi. Điều này xảy ra do mồ hôi tiếp xúc với vi khuẩn trên da gây ra. Thực tế, mồ hôi trên cơ thể không có mùi nhưng khi vi khuẩn tiếp xúc với mồ hôi mới gây ra mùi khó chịu.

>> Bạn có thể xem thêm: Có nên chải tóc sau khi sinh không và nguyên nhân khiến mẹ bị rụng tóc là gì?

[key-takeaways title=”Hôi nách có phải do đổ mồi hôi?”]

Để dễ hiểu hơn về hiện tượng hôi nách sau sinh; bạn cần hiểu cơ chế tạo ra mồ hôi của cơ thể. Đổ mồ hôi là sự bài tiết chất lỏng của các tuyến mồ hôi trên bề mặt da. Có hai loại tuyến mồ hôi:

  • Tuyến nội tiết Eccrine tiết ra mồ hôi trực tiếp trên bề mặt da. Điều này giúp làm mát da, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và không tạo ra mùi. Các tuyến nội tiết bao phủ hầu hết cơ thể của bạn, bao gồm cả lòng bàn tay và lòng bàn chân.
  • Tuyến đầu tiết Apocrine trong các nang lông. Chúng ta có thể tìm thấy các tuyến apocrine ở háng và nách. Những tuyến này tạo ra mồ hôi có mùi khi tiếp xúc với vi khuẩn trên da.

[/key-takeaways]

Nguyên nhân hôi nách sau sinh

1. Thay đổi nội tiết tố

Sự thay đổi nội tiết tố sau khi sinh là một trong những nguyên nhân gây ra hôi nách sau sinh. Quá trình thay đổi nội tiết tố khiến cho cơ thể tăng tiết mồ hôi nhiều hơn gây ra mùi hôi trên cơ thể. Bên cạnh đó, điều này cũng là nguyên nhân khiến cho vùng nách của bạn bị thâm và sần sùi sau sinh.

>> Bạn có thể xem thêm: Bổ sung nội tiết tố nữ sau sinh như thế nào cho mẹ bỉm sữa?

2. Hôi nách sau sinh do tăng cân

hôi nách sau sinh do tăng cân

Việc các mẹ bỉm sữa bồi bổ cơ thể sau khi sinh em bé khiến cho số cân nặng bị tăng lên. Nhiều sản phụ sau sinh không thể kiểm soát được cân nặng dẫn đến tăng cân nhanh. Những người bị thừa cân thường có chế độ hạ nhiệt chậm hơn người gầy. Từ đó, dẫn đến việc đổ mồ hôi để làm mát cơ thể và gây ra mùi hôi khó chịu.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách giảm cân sau sinh bằng đậu đen an toàn, hiệu quả, nhanh chóng

3. Vệ sinh nách không cẩn thận

Ngoài ra, hôi nách sau sinh cũng có thể do bạn vệ sinh nách không cẩn thận. Sau sinh do thay đổi nội tiết tố và áp lực với việc mới làm mẹ nên dễ khiến cơ thể mệt mỏi không chăm sóc vệ sinh cá nhân kỹ. Hoặc một số người ở cử không dám tắm và đụng nước. Vì thế, mồ hôi toát ra và vi khuẩn trên cơ thể khiến cho vùng nách của bạn có mùi hôi khó ngửi.

>> Bạn có thể xem thêm: Bảng giá dịch vụ chăm sóc mẹ và bé sau khi sinh mẹ đã biết chưa?

4. Kiêng cữ khắt khe gây hôi nách sau sinh

Bên cạnh việc vệ sinh nách không kỹ thì việc kiêng cữ sau sinh quá khắt khe cũng là nguyên nhân dẫn đến nách có mùi. Nhiều người sau sinh kiêng tắm rửa, mặc quần áo kín quá lâu khiến nhiệt độ cơ thể tăng. Điều này dẫn đến mồ hôi cơ thể toát ra để làm mát. Từ đó, vi khuẩn cùng với mồ hôi khiến cơ thể trở nên nặng mùi hơn.

5. Tâm lý không ổn định

Sau khi sinh, phụ nữ sẽ có tâm lý bất ổn hơn bình thường. Việc thường xuyên thức khuya trông con, áp lực khi mới làm mẹ, cơ thể mệt mỏi khiến tâm trạng cáu gắt, khóc nhiều sau sinh. Điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến việc hôi nách sau sinh do stress từ đó dẫn đến nách có mùi hôi.

>> Bạn có thể xem thêm: Trầm cảm sau sinh: Mách mẹ cách phòng ngừa và điều trị

Cách trị hôi nách sau sinh

cách trị hôi nách sau sinh

1. Phương pháp dân gian

  • Chanh: Nước chanh có lượng axit citric dồi dào, giúp hòa tan các loại axit béo chưa no có trong mồ hôi. Từ đó, loại quả này sẽ giúp ngăn ngừa mùi hôi cơ thể. Bạn có thể chà trực tiếp miếng chanh lên nách hoặc pha chanh với nước để xịt lên nách.
  • Phèn chua: Phèn chua có tác dụng hút ẩm, khử mùi và loại bỏ vi khuẩn gây mùi. Bạn có thể pha phèn chua vào nước tắm hoặc xoa phèn lên vùng nách sau khi tắm xong.
  • Lá khổ qua: Bạn hãy giã nhuyễn lá khổ qua, lọc lấy nước cốt rồi đắp lên nách. Sau một tuần, tình trạng hôi nách sau sinh sẽ giảm đi đáng kể.
  • Gừng: Đây là một nguyên liệu có khả năng diệt khuẩn và trị hôi nách rất tốt. Bạn thái gừng thành từng lát mỏng rồi đắp lên vùng nách sau khi tắm để khử mùi hôi cơ thể sau sinh.
  • Lá trầu không: Lá trầu không chứa nhiều tinh dầu và chất kháng sinh tự nhiên, có khả năng làm sạch và khử khuẩn gây mùi cơ thể. Bạn hãy giã nhuyễn lá trầu không, lấy nước xoa lên nách sẽ cải thiện được mùi khó chịu.

2. Phương pháp hiện đại

Nếu sau khi bạn áp dụng các phương pháp trị hôi nách sau sinh dân gian không hiệu quả. Thì bạn có thể áp dụng các cách khử mùi hôi cơ thể sau sinh theo phương pháp hiện đại hơn như:

  • Lăn khử mùi: Bạn có thể dùng lăn khử mùi để khắc phục tình trạng này. Nếu đang trong giai đoạn cho con bú thì hãy hỏi thăm ý của bác sĩ về sản phẩm có thể sử dụng cho mẹ bỉm sữa nhé.
  • Phương pháp y khoa xâm lấn: Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở nách và đưa ống nội soi thăm dò vào. Đồng thời, bác sĩ sẽ dùng ống dẫn xâm lấn để hút tuyến mồ hơi dưới nách. Đây là phương pháp nhanh chóng và đơn giản.

[inline_article id=311913]

Như vậy bạn đã hiểu hơn về tình trạng hôi nách sau sinh rồi. Đây là một tình trạng bình thường do sự thay đổi của cơ thể sau khi sinh em bé. Hy vọng các phương pháp khử mùi hôi cơ thể sau sinh của MarryBaby sẽ giúp ích cho các bạn.

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi có nên không và mục đích làm gì?

Xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi là một phương pháp sàng lọc y khoa trong khám sức khỏe sinh sản cho mẹ bầu. Phương pháp này gồm những quy trình thế nào và mẹ bầu nào nên thực hiện? Bài viết này MarryBaby sẽ giải đáp cho bạn tất cả các thông tin về vấn đề này. Hãy theo dõi bài viết nhé!

Thai 7 tuần như thế nào?

Để hiểu hơn về phương pháp xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi; bạn cần biết sự phát triển của thai 7 tuần như thế nào. Lúc này, bạn đang ở tam các nguyệt thứ nhất và thai nhi sẽ có hình hài rõ ràng hơn. Cục cưng khi ấy chỉ mới được 1,3cm và cân nặng bằng hạt đậu Hà Lan.

Giai đoạn này, siêu âm thai 7 tuần sẽ thấy tim thai bình thường là 90-110 nhịp/phút. Các cơ quan nội tạng đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Các tế bào thần kinh đang phân nhánh ra để kết nối với nhau, tạo thành hệ thần kinh sơ khai.

>> Bạn có thể xem thêm: Thai 7 tuần tự nhiên hết nghén có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Mục đích của việc xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi

Khi thai được 7 tuần, việc siêu âm thai 7 tuần chỉ xác định được tuổi thai; sự phát triển thai 7 tuần như thế nào; số lượng thai; vị trí thai… Nhưng để xác định dị tật thai bẩm sinh, nguy cơ mắc bệnh của mẹ và thai nhi thì cần làm xét nghiệm thai 7 tuần tuổi.

Mục đích của việc xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi

Dưới đây là những trường hợp, mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi:

  • Tiền sử gia đình có bệnh di truyền.
  • Người mẹ đang dùng thuốc hoặc hóa chất trong giai đoạn mang thai.
  • Người mẹ từng bị bệnh hoặc bị cúm khi mang thai mà dùng thuốc không đúng chỉ định.
  • Khi bác sĩ nghi ngờ thai nhi có thể bị di tật hoặc người mẹ có thể mắc các biến chứng thai kỳ.

>> Bạn có thể xem thêm: Ra máu hồng khi mang thai 7 tuần là mối nguy hiểm hay điều gì?

[key-takeaways title=”Ưu điểm khi thực hiện xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi là gì?”]

  • An toàn và không gây nguy hiểm: Xét nghiệm phôi thai 7 tuần qua máu nên không gây các tai biến như các phương pháp khác.
  • Phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh bẩm sinh cho thai nhi: Xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi có tốc độ nhanh chóng, chính xác và độ tin cậy cao về độ dị tật của thai.

[/key-takeaways]

Quy trình xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi

Phương pháp này được thực hiện thai được 7 tuần tuổi, tốt nhất là khi được 10 tuần tuổi. Quy trình thực hiện xét nghiệm như sau:

Bước 1: Lấy mẫu máu hoặc nước tiểu của người mẹ

Tùy vào sự lựa chọn của bác sĩ quyết định thực hiện xét nghiệm trên mẫu máu hoặc nước tiểu của người mẹ. Sau khi lấy mẫu thử, bác sĩ sẽ tiến hành tách ADN từ mẫu thử.

Bước 2: Phân tích mấu ADN đã thu được

Sau khi được tách AND, mẫu thử sẽ được đem đi phân tích. Từ kết quả phân tích, bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra kết quả chính xác cuối cùng.

Bước 3: Báo kết quả và tư vấn

Dựa trên kết quả sau khi phân tích mẫu thử, bác sĩ sẽ thông báo kết quả cho vợ chồng bạn. Nếu thai nhi hoặc người mẹ có các vấn đề bất thường; bác sĩ sẽ tư vấn hướng giải quyết để gia đình biết.

>> Bạn có thể xem thêm: Xét nghiệm NIPT là gì? Giá xét nghiệm NIPT cho mẹ bầu thắc mắc

Địa chỉ thực hiện xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi

Địa chỉ thực hiện xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi

Khi bạn đã biết các thông tin về xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi; bạn cũng nên biết thêm các cơ sở y tế thực hiện phương pháp dưới đây:

1. Bệnh viện FV

  • Địa chỉ: 6 Nguyễn Lương Bằng, Nam Sài Gòn (Phú Mỹ Hưng), Quận 7, TPHCM
  • Hotline: (028) 54 113 333

2. Bệnh viện Từ Dũ

  • Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, Quận 1, TPHCM
  • Hotline: (028) 54 042 829

3. Bệnh viện Hùng Vương

  • Địa chỉ: 128 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, TPHCM
  • Hotline: (028) 38 558 532

4. Trung tâm xét nghiệm ADN Genplus

  • Địa chỉ: 33 Quách Văn Tuấn, Phường 12, Tân Bình, TPHCM
  • Hotline: 0899 265 999

Mẹ bầu khi mang thai đến tuần thứ 7 nên làm gì?

Bên cạnh việc tìm hiểu xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi, bạn cũng cần lưu ý những điều sau trong giai đoạn này nhé.

1. Thai 7 tuần tuổi nên ăn gì?

  • Nên bổ sung lượng thực phẩm nhiều hơn ¼ so với bình thường.
  • Bổ sung các nhóm thực phẩm và đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là axit folic.
  • Cần tránh một số thực phẩm có thể gây hại cho thai nhi như cà phê, rượu bia, đồ ăn sống…

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ có thai 7 tuần tuổi nên ăn gì và tránh gì?

Xét nghiệm phôi thai 7 tuần - thai 7 tuần nên ăn gì?

2. Chế độ sinh hoạt hàng ngày

  • Cần duy trì một thai kỳ tốt không tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại; đặc biệt là không dùng thuốc lá, chất kích thích, rượu bia… sẽ gây hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
  • Trong tam cá nguyệt thứ nhất, bạn không nên làm việc quá sức, tập thể dục và cần nghỉ ngơi hợp lý. Vì giai đoạn này, thai nhi chưa ổn định nếu không cẩn thận có thể bị sảy thai.
  • Nếu kết quả xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi an toàn thì mẹ cũng không nên chủ quan. Bạn cần có lối sống lành mạnh để thai nhi phát triển tốt hơn trong những tháng thai kỳ tiếp theo.

3. Theo dõi sự phát triển của thai nhi

[inline_article id=313495]

Như vậy, bạn đã hiểu rõ chi tiết thai 7 tuần như thế nào và thông tin về xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi. Không phải mẹ bầu nào cũng cần làm xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi. Nếu bạn rơi vào trường hợp buộc phải làm thì không nên chần chừ nhé.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Bị phù chân khi mang thai tuần 37: Dấu hiệu sắp sinh mẹ nên chú ý!

Vào tuần thứ 37 thai kỳ, bạn nhận thấy đôi chân trở nên sưng to hơn. Tình trạng bị phù chân khi mang thai tuần 37 có đáng lo ngại không? Bài viết này MarryBaby sẽ giải đáp chi tiết cho bạn vấn đề bà bầu bị phù chân (swollen legs). Hãy theo dõi bài này ngay nhé!

Vì sao bị phù chân khi mang thai?

Phù chân khi mang thai thường xảy ra vào cuối ngày và những tháng gần cuối thai kỳ. Có 3 lý do khiến bạn bị phù chân khi mang thai tuần 37. Dưới đây là các nguyên nhân bạn nên biết:

  • Trong suốt thai kỳ, cơ thể bạn sản xuất nhiều máu hơn bình thường để giúp em bé phát triển.
  • Khi thai nhi dần lớn lên, tử cung của bạn sẽ đè lên và chặn các tĩnh mạch đưa máu từ chân về tim.

Tất cả những lý do trên khiến cho bạn bị phù chân khi mang thai tuần 37. Không chỉ phù chân, bạn có thể bị sưng ở ngón tay, mắt cá và bàn chân. Vậy điều này có ý nghĩa thế nào? Mời bạn xem tiếp phần nội dung phía dưới nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Phù chân khi mang thai tháng thứ 9 và những thông tin bạn cần biết

Bà bầu khi mang thai tuần 37 bị phù chân có phải sắp sinh?

bị phù chân khi mang thai tuần 37 có phải sắp sinh

Khi bà bầu bước vào giai đoạn tuần thứ 37, tức là tháng thứ 9 của thai kỳ. Vì thế nhiều bà bầu lo lắng bị phù chân khi mang thai tuần 37 có nguy hiểm không? Tình trạng phù chân khi mang thai là điều bình thường và không ảnh hưởng đến sức khỏe hai mẹ con. Tình trạng này cũng sẽ biến mất sau khi bạn sinh em bé.

Trong giai đoạn tháng 9 của thai kỳ cũng là lúc mẹ bầu sắp bước vào “cuộc vượt cạn” để đón em bé chào đời. Vậy phù chân có phải sắp sinh? Khi mang thai tuần 37 bị phù chân cũng có thể được xem là dấu hiệu thông báo sắp đến ngày chuyển dạ sinh nở.

Theo dân gian bà bầu phù chân mấy lần thì sinh hay xuống máu chân bao lâu thì đẻ? Ông bà xưa cho biết, nếu bà bầu bị phù chân từ tuần 36-40. Khi bà bầu bị phù chân được 3 lần trong khoảng thời gian này thì sẽ sinh con. Tuy nhiên, có nhiều mẹ bầu chuyển dạ bình thường dù không xuất hiện tình trạng sưng chân.

[key-takeaways title=””]

Như vậy, bà bầu phù chân mấy lần thì sinh hay xuống máu chân bao lâu thì đẻ là kinh nghiệm dân gian. Điều này không đúng với tất cả mọi người. Bạn cần phải dựa vào nhiều dấu hiệu chuyển dạ sinh nở để chắc chắn đến lúc phải “vượt cạn” như:

>> Bạn có thể xem thêm: Cách chuyển dạ nhanh: phương pháp kích thích tự nhiên mẹ bầu nên biết!

[/key-takeaways]

Làm gì để giảm bị phù chân khi mang thai tuần 37?

Nếu bạn bị phù chân khi mang thai tuần 37 có thể khắc phục dựa vào những lưu ý sau:

làm gì để giảm phù chân khi mang thai tuần 37

  • Khi ngồi hoặc nằm bạn nên kê cao chân để máu có thể di chuyển đến tim dễ dàng hơn.
  • Bạn nên nằm nghiêng bên trái để tránh gây áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới giúp mang máu về tim.
  • Ngâm chân với nước ấm 20 phút mỗi ngày sẽ giảm tình trạng khi mang thai tuần 37 bị phù chân.
  • Bạn tuyệt đối không nên ngâm chân bằng nước lạnh vì tình trạng sưng phù chân trở nên nặng hơn.
  • Bạn cần phải đổi một đôi giày hoặc dép có kích cỡ thoải mái và phù hợp khi chân bị phù do mang thai tuần 37.
  • Bạn nên mang đôi vớ cho người mang thai bị phù chân. Đôi vớ này cũng có thể ngăn ngừa tình trạng giãn tĩnh mạch khi mang thai.
  • Bạn không nên mang những đôi vớ có dây thắt chặt ở phần trên. Sự căng cứng có thể khiến tình trạng bị phù chân khi mang thai tuần 37 trở nên nặng hơn. Hơn nữa, nó có thể tăng nguy cơ hình thành tình trạng máu đông nguy hiểm khi mang thai.

[key-takeaways title=”Những dấu hiệu khi mang thai tuần 37 bị phù chân bất thường”]

Hầu như, mẹ bầu nào cũng bị sưng phù chân trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, một số trường hợp bị phù chân khi mang thai 37 tuần bất thường thì nên đi bệnh viện ngay. Dưới đây là các trường hợp cần lưu ý:

  • Tình trạng sưng chân ngày càng nặng hơn.
  • Sưng chân vào đầu ngày nhưng không giảm khi bạn đã nghỉ ngơi.
  • Chân bị sưng phù không đều nhau đó có thể là dấu hiệu tĩnh mạch đang có vấn đề nghiêm trọng.
  • Bị phù chân khi mang thai 37 tuần cũng có thể là dấu hiệu tiền sản giật. Đây là một tình trạng rất nghiêm trọng cho mẹ và thai nhi.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách hay giảm ngay hiện tượng nhức mỏi tay chân ở bà bầu  

[/key-takeaways]

[inline_article id=172901]

Như vậy bạn đã biết bị phù chân khi mang thai tuần 37 là điều bình thường, không gây hại cho mẹ và thai nhi. Đó cũng có thể là sắp đến ngày sinh con và cũng có thể là biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt đâu là sự phù chân bất thường để kịp thời đến bệnh viện nhé!