Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Sa sinh dục là như thế nào? Dấu hiệu bệnh là gì và cách điều trị ra sao?

Sa sinh dục là như thế nào? Bệnh này có nguy hiểm đến tính mạng của phụ nữ không? Bài viết này MarryBaby sẽ giải đáp tất cả các vấn đề liên quan đến sa sinh dục. Hãy theo dõi bài viết này để biết chi tiết hơn về bệnh lý này nhé.

1. Sa sinh dục là như thế nào?

Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Hoa Kỳ – NCBI; sa sinh dục còn gọi là sa thành âm đạo hay sa âm đạo (uterine prolapse). Đây là tình trạng các cơ và mô xung quanh tử cung trở nên yếu đi; làm cho tử cung bị chùng xuống hoặc sa xuống âm đạo.

Sa sinh dục là có những mức độ như thế nào? Sa sinh dục sẽ có mức độ nặng và nhẹ tùy vào sự suy yếu của các cơ và mơ nâng đỡ tử cung. Tình trạng sa sinh dục được chia thành hai trường hợp:

  • Sa sinh dục không hoàn toàn: Khi tử cung đã bị chùng xuống đủ để lọt vào âm đạo. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng xuất hiện cục thịt lồi ra ở cửa mình khi mang thai.
  • Sa sinh dục hoàn toàn: Đây là trường hợp nghiêm trọng khi tử cung của bạn bị sa xuống và lòi ra khỏi âm đạo.

[key-takeaways title=”Sa sinh dục được chia thành 4 giai đoạn:”]

  • Giai đoạn I: Tử cung chùng vào phần trên của âm đạo.
  • Giai đoạn II: Tử cung sa xuống phần dưới của âm đạo.
  • Giai đoạn III: Tử cung tử cung lòi ra ngoài âm đạo xuất hiện cục thịt lồi ra ở cửa mình khi mang thai.
  • Giai đoạn IV: Toàn bộ tử cung lòi ra ngoài âm đạo.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Khi con gái đến tháng phải làm gì để bớt đau và mệt mỏi

2. Dấu hiệu của sa tử cung hay sa sinh dục

Khi bạn bị sa sinh dục ở mức độ nhẹ thì có thể không cảm thấy bất kỳ dấu hiệu nào. Nhưng khi tử cung của bạn bị chùng xuống hay sa xuống ở mức độ nặng hơn thì sẽ có các dấu hiệu sau.

Như thế nào là dấu hiệu của sa sinh dục?

  • Táo bón.
  • Cảm giác bị nặng ở cửa mình.
  • Đau khi vợ chồng quan hệ tình dục.
  • Đau ở xương chậu, bụng hoặc lưng dưới.
  • Xuất hiện cảm giác nặng nề, áp lực trong xương chậu và bị đầy hơi.
  • Gặp khó khăn khi đưa băng vệ sinh, cốc nguyệt san hoặc những dụng cụ khác vào âm đạo.
  • Gặp các vấn đề về tiểu tiện như tiểu không tự chủ; đi tiểu thường xuyên hoặc đột ngột muốn đi tiểu (tiểu gấp).

Các dấu hiệu sa thành âm đạo hay sa sinh dục có thể trở nên tồi tệ hơn khi bạn đứng hoặc đi bộ trong thời gian dài hoặc khi ho và hắt hơi. Bởi vì các hoạt động này gây ra trọng lực dẫn đến áp lực lên các cơ vùng chậu khiến cục thịt lồi ra ở cửa mình khi mang thai.

3. Nguyên nhân gây sa sinh dục là như thế nào?

Tử cung của bạn được giữ cố định trong khung chậu bởi một nhóm cơ và dây chằng (được gọi là cơ sàn chậu). Khi cấu trúc này bị suy yếu sẽ bị chảy xệ và không thể giữ tử cung của bạn đúng vị trí. Có nhiều nguyên nhân gây ra sa sinh dục hay sa thành âm đạo sau đây:

3.1 Nguyên nhân do suy yếu của cơ quan trong cơ thể

  • Dây chằng và cân vùng sàn chậu bị yếu hay giãn quá mức không thể nâng đỡ tử cung.
  • Thần kinh chi phối cân cơ vùng chậu bị tổn thương dẫn đến rối loạn chức năng của hệ thống cân cơ làm nhiệm vụ nâng đỡ tử cung.

3.2 Nguyên nhân tác động từ các yếu tố khác

Các nguyên nhân như thế nào là có thể gây ra sa sinh dục?

  • Mang thai.
  • Tăng cân hoặc béo phì.
  • Tiêu chảy – táo bón mãn tính.
  • Lão hóa gây suy yếu cơ vùng chậu.
  • Giảm estrogen (sau thời kỳ mãn kinh).
  • Sinh con nặng cân qua đường âm đạo.
  • Chuyển dạ kéo dài hoặc sinh khó, tổn thương vùng hội âm khi sinh em bé
  • Tăng áp lực trong ổ bụng (béo phì, ho mạn tính, khối u vùng chậu, táo bón, cổ trướng, thường xuyên phải nâng đỡ vật nặng…)

>> Bạn có thể xem thêm: Nổi mụn ở mép vùng kín là lành tính nếu thuộc trong 5 nguyên nhân này

4. Đối tượng có nguy cơ bị sa sinh dục

Khi bạn đã hiểu sa sinh dục là như thế nào; bạn cần biết thêm đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh này:

  • Lớn tuổi
  • Béo phì.
  • Thai quá lớn.
  • Táo bón mãn tính.
  • Phẫu thuật vùng chậu trước đó.
  • Từng sinh con qua ngả âm đạo.
  • Có thể suy yếu mô liên kết vùng chậu do yếu tố di truyền.
  • Liên quan đến chủng tộc (phụ nữ da trắng thường mắc bệnh sa sinh dục nhiều hơn phụ nữ da màu).

5. Cách điều trị sa sinh dục là như thế nào?

Nếu bạn đã hiểu rõ về sa sinh dục là bệnh như thế nào; bạn cần đi khám ngay khi thấy dấu hiệu sa thành âm đạo hoặc sa sinh dục. Bác sĩ có thể điều trị bệnh theo các phương pháp sau:

tử cung lòi ra ngoài
Điều trị sa sinh dục là như thế nào?

5.1 Phẫu thuật cắt bỏ tử cung

Nếu tình trạng sa thành âm đạo ở mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ lựa chọn cách cắt bỏ tử cung. Bác sĩ sẽ thực hiện rạch một vết cắt trong âm đạo hoặc ở bụng của bạn. Sau đó, bác sĩ sẽ cắt bỏ tử cung. Điều này sẽ khiến cho bạn không thể mang thai nữa.

5.2 Cách chữa sa sinh dục là như thế nào? Phẫu thuật đưa tử cung vào vị trí cũ

Nếu mức độ sa sinh dục không quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật để đưa tử cung vào trong cơ thể. Các bác sĩ sẽ thực hiện gắn lại các dây chằng vùng chậu phần dưới tử cung để giữ cố định. Phẫu thuật có thể được thực hiện qua âm đạo hoặc qua phần bụng tùy thuộc vào kỹ thuật của các bác sĩ.

5.3 Pessary âm đạo

Điều trị sa sinh dục là như thế nào? Pessary là một dụng cụ hình tròn làm bằng cao su được chèn vào âm đạo. Để chữa sa thành âm đạo khi mang thai, bạn sẽ đeo dụng cụ này cả ngày để giữ cố định tử cung đúng vị trí. Bạn cần làm vệ sinh dụng cụ thường xuyên và tháo ra khi quan hệ tình dục.

5.4 Cách các bài tập Kegal chữa sa sinh dục là như thế nào

Các bài tập Kegel giúp tăng cường sức mạnh của cơ sàn chậu. Đây là phương pháp điều trị cho trường hợp cục thịt lồi ra ở cửa mình khi mang thai mức độ nhẹ. Để thực hiện các bài tập Kegel, hãy siết chặt các cơ vùng chậu của bạn trong vài giây rồi thả ra. Bạn hãy lặp lại bài tập này 10 lần và có thể thực hiện ở mọi lúc mọi nơi.

5.5 Chế độ ăn uống và lối sống

  • Tăng lượng nước và chất xơ để ngăn ngừa táo bón.
  • Duy trì một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp sẽ tạo ít áp lực hơn lên các cơ vùng chậu khi bạn đứng hoặc đi bộ.

>> Bạn xem thêm: Ăn uống Healthy là gì? Nguyên tắc và 14 thực đơn cho người mới bắt đầu

[key-takeaways title=”Các cách phòng ngừa tình trạng sa sinh dục là như thế nào?”]

Những cách dưới đây sẽ giúp giảm nguy cơ xuất hiện sa sinh dục hoặc sa tử cung bạn nên thử:

  • Ăn nhiều chất xơ.
  • Tránh khiêng vác nặng.
  • Giảm cân nếu thừa cân.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Không hoặc bỏ thói quen hút thuốc.
  • Điều trị các bệnh lý mãn tính như ho, táo bón…
  • Thực hiện các bài tập Kegel cho phụ nữ sa tử cung để tăng cường cơ sàn chậu.

[/key-takeaways]

[inline_article id=312373]

Như vậy bạn đã biết bệnh sa sinh dục là như thế nào rồi phải không? Khi nhận thấy các dấu hiệu sa thành âm đạo hay sa sinh dục bạn cần đi khám ngay nhé. Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp điều trị bệnh cùng với việc thay đổi lối sống lành mạnh hơn để chữa được bệnh hiệu quả hơn.

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Mẹo để chồng nghén thay vợ có hiệu quả như lời đồn?

Vì thế, có nhiều chị em truyền tai nhau “bí – kíp” giảm nghén. Trong đó có mẹo để chồng nghén thay vợ. Vậy mẹo dân gian này có thật sự hiệu quả không? Hãy đọc ngay bài viết này để tìm thấy câu trả lời từ MarryBaby nhé.

Mẹo để chồng nghén thay vợ xuất phát từ đâu?

Trong thai kỳ, có rất nhiều chị em khổ sở với chứng ốm nghén thai kỳ. Để khắc phục tình trạng này, ông bà ngày xưa đã truyền lại rất nhiều mẹo chữa nghén cho bà bầu. Mẹo để chồng nghén thay vợ cũng xuất phát từ kinh nghiệm dân gian do ông bà để lại.

Theo đó, cách giảm nghén 3 tháng đầu này sẽ được áp dụng vào buổi tối và chọn lúc chồng đang ngủ say để bước qua chồng. Việc này cần phải được bạn thực hiện một cách nhẹ nhàng và không báo trước cho chồng.

[key-takeaways title=””]

Vậy bầu phải bước qua người chồng mấy lần để hết nghén? Chính xác là 5 lần liên tục và không bị chồng phát hiện.

Sau khi thực hiện cách này, các ông chồng sẽ cảm thấy chán án, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, nhạy cảm với mùi vị… thay cho các triệu chứng ốm nghén của vợ.

>> Bạn có thể xem thêm: Ăn ngọt là trai hay gái? Dấu hiệu nghén ngọt chính xác hay không?

Mẹo để chồng nghén thay vợ có hiệu quả như lời đồn?

Mẹo để chồng nghén thay vợ có hiệu quả như lời đồn?
Mẹo để chồng nghén thay vợ có hiệu quả như lời đồn?

Theo khoa học, chứng ốm nghén thai kỳ xảy ra là do hormone HCG (Human chorionic gonadotropin) từ nhau thai tiết ra; cùng với sự gia tăng của hormon sinh dục nữ estrogen và progesterone. Các hormone này tác động lên toàn cơ thể; trong đó ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa gây ra triệu chứng ốm nghén khi mang thai.

Sau khi tìm hiểu cách bước qua người chồng mấy lần để hết nghén và nhận biết chồng nghén thay vợ có biểu hiện gì; thì mẹo này có thực sự hiệu quả như lời đồn không? Cách giảm nghén 3 tháng đầu này chưa được khoa học chứng minh. Nhiều chị em cho biết đã thành công khi thực hiện mẹo chữa nghén cho bà bầu, nhưng cũng có nhiều người cho biết đã thất bại với mẹo này.

  1. Thực tế, mẹo để chồng nghén thay vợ này chỉ là cách giúp xoa dịu tâm lý cho mẹ bầu. Khi mẹ bầu cảm thấy an tâm, không lo lắng có thể khiến cho chứng ốm nghén giảm bớt đi.
  2. Bên cạnh đó, các triệu chứng ốm nghén của người chồng là do sự thay đổi tâm lý cảm thấy vui khi sắp “lên chức” hoặc lo lắng cho sức khỏe của vợ.
  3. Khi người chồng lo lắng quá nhiều cũng khiến cho nội tiết trong cơ thể thay đổi. Từ đó, người chồng sẽ xuất hiện các triệu chứng ốm nghén như chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn…

Đó chính là nguyên nhân tại sao mẹo để chồng nghén thay vợ lại có người áp dụng thành công; cũng có chị em lại thất bại!

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ bầu bị ốm nghén vào buổi chiều tối phải làm sao?

Các cách giảm nghén 3 tháng đầu

Bên cạnh việc tìm hiểu mẹo để chồng nghén thay vợ, bạn cũng nên tìm hiểu thêm các cách giảm nghén trong 3 tháng đầu dưới đây:

1. Mẹo chữa nghén cho bà bầu qua cách ăn uống

  • Không được bỏ đói cơ thể: Cứ khoảng 3-4 tiếng bạn nên ăn một lần, mỗi lần chỉ ăn đủ, không nên quá no.
  • Tuyệt đối không được bỏ bữa sáng.
  • Nên ăn rau củ quả nhiều thay vì các món ăn nóng.
  • Hạn chế dùng các thức ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ.
  • Nên ăn vặt với các thực phẩm chứa ít chất béo, lỏng cách nhau 1-2 tiếng.
  • Bổ sung vitamin B6 để giảm bớt triệu chứng ốm nghén.
  • Nên tránh bổ sung viên sắt cho đến khi triệu chứng ốm nghén giảm bớt (có tham khảo thêm sự tư vấn từ bác sĩ).
  • Tránh uống các loại nước ngọt có ga.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Uống trà gừng hoặc bỏ vài lát gừng vào nước nóng.
  • Uống nước cam cũng là cách giảm ốm nghén.
  • Nên dùng một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ.

cách giảm nghén 3 tháng đầu

2. Cách giảm nghén 3 tháng đầu qua cách sinh hoạt

  • Khi cảm thấy buồn nôn, bầu nên cố gắng hít thở thật sâu để xoa dịu hệ thần kinh.
  • Nên dành 15-30 phút mỗi ngày để nghỉ trưa.
  • Tránh xa môi trường nhiều mùi để cảm thấy thoải mái hơn.
  • Dùng tinh dầu chanh đổ vào khăn mùi xoa để giảm bớt triệu chứng ốm nghén.

Khi bạn đã áp dụng các mẹo để chồng nghén thay vợ và cách giảm nghén 3 tháng đầu trên nhưng tình trạng không giảm bớt, mà còn trầm trọng hơn khiến cơ thể bị giảm cân nhiều, bạn nên sắp xếp đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và giúp bạn khắc phục tình trạng.

[inline_article id=276023]

Như vậy bạn đã biết mẹo để chồng nghén thay vợ có thực sự hiệu quả không rồi đúng không? Đây chỉ là một mẹo dân gian và chưa được khoa học kiểm chứng. Nên khi áp dụng mẹo này sẽ có người thành công và cũng có người thất bại. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các mẹ bầu đang tìm hiểu cách giảm nghén 3 tháng đầu.

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Cách giữ thai trong 3 tháng đầu: Mẹ dọa sảy thai nên lưu ý!

Với những mẹ có dấu hiệu bị dọa sảy thai thì phải biết cách giữ thai trong 3 thai đầu. Nếu bạn không biết mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì thì rất nguy hiểm. Bài viết này, MarryBaby sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề trên. Hãy theo dõi bài viết nhé!

Hiện tượng dọa sảy thai là gì?

Trước khi tìm hiểu cách giữ thai trong 3 tháng đầu, bạn cần hiểu hiện tượng dọa sảy thai là gì. Dọa sảy thai (threatened miscarriage) là tình trạng mẹ bầu có các dấu hiệu chảy máu âm đạo, đau bụng nhưng thai nhi vẫn còn sống và phát triển trong buồng tử cung của mẹ.

Hiện tượng này được xem là giai đoạn đầu của sảy thai. Nếu không để ý và có cách giữ thai trong 3 tháng đầu thì sẽ dẫn tới sảy thai hoặc lưu thai. Vậy các dấu hiệu dọa sảy thai là gì? Mời bạn xem tiếp phần bài viết dưới đây.

Dấu hiệu dọa sảy thai

Để hiểu các cách giữ thai trong 3 tháng đầu, bạn cần nắm rõ các dấu hiệu dọa sảy thai. Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu này thì phải nhanh chóng đến bệnh viện ngay nhé.

  • Ra máu âm đạo.
  • Đau bụng dưới.
  • Siêu âm thấy có tụ dịch cạnh túi thai hoặc vùng nhau thai bám.

>> Bạn có thể xem thêm: Doạ sảy thai ra máu bao lâu và cách mẹ bầu xử trí thế nào?

Cách giữ thai trong 3 tháng đầu là gì?

Dưới đây là 7 cách giữ thai trong 3 tháng đầu để mẹ có thể tham khảo.

1. Cách giữ thai trong 3 tháng đầu: Các thực phẩm nên ăn

Việc tìm hiểu bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu rất quan trọng. Vì tế bào phôi đang phân hóa và bắt đầu hình thành các chức năng cơ bản của cơ thể. Vậy chế độ dinh dưỡng mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì?

1.1 Cách giữ thai trong 3 tháng đầu: Bổ sung axit folic

cách giữ thai 3 tháng đầu bằng thực phẩm giàu axit folic
Cách giữ thai trong 3 tháng đầu là bổ sung axit folic đầy đủ

Axit folic sẽ giúp bạn ngăn ngừa vấn đề dị tất ống thần kinh cho thai nhi. Việc bổ sung axit folic đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ sinh non và sinh con nhẹ cân.

Cách bổ sung là 400 microgam (mcg) trước khi mang thai và 600 – 1000 mcg mỗi ngày trong suốt thai kỳ. Các nguồn thực phẩm dồi dào axit folic gồm ngũ cốc; rau xanh đậm; trái cây họ cam quýt; đậu khô; đậu Hà Lan và đậu lăng…

1.2 Canxi

Bổ sung canxi cũng là một trong những cách giữ thai trong 3 tháng đầu đặc biệt ở những bà mẹ có hàm lượng cãni thấp trong khẩu phần ăn. Thói quen bổ sung canxi trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối mà quên đi rằng từ lúc này cơ thể mẹ đã bắt đầu tăng nhu cầu canxi. Bởi vì, mẹ bầu và thai nhi đều cần canxi để giúp xương và răng chắc khỏe. Canxi cũng hỗ trợ cho hệ thống tuần hoàn hoạt động, cơ bắp chắc khỏe và thần kinh phát triển tốt.

Bạn cần bổ sung canxi khoảng 800 miligam (mg)/ ngày qua các thực phẩm như sữa và các chế phẩm từ sữa; bông cải xanh; cải xoăn; nước ép trái cây và ngũ cốc…trong 3 tháng đầu

1.3 Cách giữ thai trong 3 tháng đầu: Bổ sung vitamin D

Vitamin D sẽ kết hợp với canxi để giúp hình thành xương và răng cho thai nhi. Bạn cần bổ sung vitamin D 400 IU/ngày. Các nguồn thực phẩm giàu vitamin D gồm cá hồi, sữa, nước ép cam…

cách giữ thai 3 tháng đầu là bổ sung vitamin D

1.4 Protein

Một trong những cách giữ thai trong 3 tháng đầu là bổ sung đầy đủ protein. Vì protein rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ. Bạn cần bổ sung lượng protein mỗi ngày là 71g.

Các thực phẩm dồi dào protein bạn có thể bổ sung là thịt nạc; thịt gia cầm; hải sản; trứng; các loại hạt; các loại đậu, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành…

1.5 Cách giữ thai trong 3 tháng đâu: Bổ sung sắt

Trong thời kỳ mang thai, bạn cần gấp đôi lượng sắt mà phụ nữ không mang thai cần. Vì sắt giúp tạo ra nhiều máu hơn để cung cấp oxy cho thai nhi. Nếu bạn thiếu sắt khi mang thai có thể bị thiếu máu dẫn đến đau đầu hoặc mệt mỏi.

Thiếu máu do thiếu sắt cũng làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân và trầm cảm sau sinh. Vì thế nếu bạn không thiếu máu bạn vẫn cần bổ sung sắt 27 miligam mỗi ngày qua các thực phẩm như thịt nạc đỏ; thịt gia cầm; cá; ngũ cốc; hạt đậu và rau xanh đậm…nếu thiếu máu, lượng sắt bổ sung có thể phải cần nhiều hơn tuỳ mức độ

>> Bạn có thể xem thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn bí đỏ được không? Không phải cứ ăn càng nhiều là tốt

2. Thực phẩm nên tránh sử dụng

Tránh các thực phẩm không tốt cho mẹ bầu và thai nhi cũng là cách giữ thai trong 3 tháng đầu
Tránh các thực phẩm không tốt cho mẹ bầu và thai nhi cũng là cách giữ thai trong 3 tháng đầu

Một trong những cách giữ thai trong 3 tháng đầu là bạn cần tránh dùng một số thực phẩm. Ăn gì dễ sảy thai? Các thực phẩm dưới đây là những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai:

  • Các loại gia vị cay nóng như tiêu, ớt, hành, quế… Những thực phẩm này gây ra triệu chứng đau dạ dày, khô nóng ruột, trĩ, táo bón.
  • Các thức uống chứa caffeine: Chất này đi qua nhau thai sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Lạm dụng bia rượu, nước tăng lực đều gây kích thích thần kinh; dễ bị khó thở, nôn ói, đau đầu, tim đập nhanh. Ngoài ra, các chất này cũng gây ảnh hưởng đến vấn đề phát triển của thai nhi.
  • Phụ nữ mang thai ăn thịt và trứng sống hoặc nấu chưa chín có nguy cơ mắc bệnh vi khuẩn listeriosis và bệnh toxoplasma. Những điều này có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng và đe dọa tính mạng; gây ra dị tật bẩm và sảy thai.

[inline_article id=147399]

3. Cách giữ thai trong 3 tháng đầu: Dành thời gian nghỉ ngơi

Cơ thể của bạn đang phải trải qua một sự khi thay đổi lớn trong quá trình mang thai. Sự thay đổi nội tiết tố và sự phát triển của thai nhi mỗi ngày có thể khiến bạn dễ mệt mỏi. Những lúc này, bạn hãy dành thời gian chợp mắt nghỉ một chút nhé.

Nếu bạn phải làm việc thì hãy sắp xếp thời gian nghỉ ngơi sau giờ ăn trưa. Ngoài ra, bạn cũng cần thời gian nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn vào ban đêm. Vì thế, bạn hãy đặt lịch đi ngủ và tuân theo lịch để tạo cho cơ thể một giấc ngủ dài từ 8 – 9 tiếng mỗi đêm nhé.

Ngoài ra, bạn cũng nên biết những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai như:

  • Gập người lên xuống thường xuyên khiến máu lên não chậm gây choáng váng.
  • Ngồi xổm quá lâu hay đứng lên ngồi xuống đột ngột.
  • Ngồi vắt chéo chân và gập gối khi ngồi có thể khiến máu chậm lưu thông xuống chân.
  • Leo trèo, bê vác vật nặng.
  • Dơ tay quá cao, đứng kiễng chân để lấy đồ vật trên cao.

4. Tập thể dục nhẹ nhàng

Tập thể dục nhẹ nhàng cũng là cách giữ thai trong 3 tháng đầu. Vì điều này giúp bạn chống lại sự mệt mỏi do thay đổi nội tiết tố; ngăn ngừa tăng cân và giúp ngủ ngon giấc. Bạn có thể áp dụng một bài tập thể dục yoga nhẹ nhàng hoặc đi bộ quanh công viên.

5. Cách giữ thai trong 3 tháng đầu: Uống đủ nước

cách giữ thai trong 3 tháng đầu: Uống đủ nước

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp bạn ngăn ngừa chứng đau đầu, chóng mặt, táo bón… Một cách giúp bạn kiểm tra lượng nước trong người là nhìn màu nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu vàng nhạt đến trong thì cơ thể đang đủ nước. Còn nếu nước tiểu có màu vàng đậm thì là đang thiếu nước.

6. Khám thai định kỳ

Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì? Bạn cần phải nhớ lịch thăm khám định kỳ với bác sĩ đúng hẹn trong suốt thai kỳ. Khi đến khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe của mẹ bầu; kiểm tra sức khỏe thai nhi; theo dõi các chỉ số phát triển của thai nhi…

Nếu có bất kì các vấn đề nào nguy hiểm cho mẹ và thai nhi sẽ được bác sĩ can thiệp kịp thời. Ngoài ra, dựa trên tình hình sức khỏe của mẹ và bé mà bác sĩ cũng sẽ tư cấn chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý.

7. Cẩn trọng khi quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng đầu

Quan hệ tình dục trong khi mang thai là một vấn đề hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu mẹ có các dấu hiệu dọa sảy thai hoặc động thai thì nên cẩn trọng. Việc cẩn trọng khi quan hệ cũng là cách giữ thai trong 3 tháng đầu an toàn.

Nếu bạn rơi vào các trường hợp dưới đây thì nên cẩn trọng khi quan hệ vợ chồng nhé.

  • Mang thai đôi (song thai).
  • Chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân.
  • Có tiền sử sảy thai, sinh non hoặc đang có nguy cơ sảy thai.
  • Đau bụng trong thai kỳ.
  • Gặp tình trạng nhau thai bám thấp hoặc nhau tiền đạo.

Những lưu ý khác khi mang thai 3 tháng đầu để tránh sảy thai

Khi bạn đã biết những cách giữ thai trong 3 tháng đầu rồi thì hãy nhớ những lưu ý sau để tránh sảy thai:

  • Chỉ nên lựa chọn những bộ môn thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ… khi mang thai 3 tháng đầu để tăng cường sức khỏe.
  • Tránh các hoạt động mạnh; các môn thể thao vận động dùng sức; các trò chơi mạo hiểm như chạy bộ, nhảy dây, leo núi…
  • Tránh những loại thức uống có caffeine, rượu bia, thuốc lá để thai nhi phát triển mạnh khỏe.
  • Phải giữ gìn sức khỏe để tránh các bệnh như cảm lạnh, đau bụng, truyền nhiễm… Để tránh những điều này, mẹ nên tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine trước khi mang thai và trong khi mang thai.

[inline_article id=305299]

Như vậy cách giữ thai trong 3 tháng đầu là việc bổ sung các các chất dinh dưỡng cần thiết trong 3 tháng đầu; uống đủ nước; tập thể dục và tiêm phòng đầy đủ. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin để chăm sóc tốt sức khỏe cho bản thân và thai nhi. Chúc hai mẹ con luôn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ nhé!

Categories
Chọn trường Nuôi dạy con

Những tiêu chí chọn trường mầm non cho con chuẩn không cần chỉnh

MarryBaby biết rằng việc chọn trường mầm non cho con là một chuyện không hề dễ dàng. Để chọn được một ngôi trường ưng ý, ba mẹ phải bỏ nhiều thời gian để tìm hiểu rất nhiều trường. MarryBaby xin mách nhỏ 10 tiêu chuẩn chọn trường mầm non cho con; để con học được một ngôi trường giúp con phát triển và trở nên giỏi giang hơn bao giờ hết.

1. Cách chọn trường mầm non có cơ sở vật chất tốt và vị trí thuận tiện cho con

Chọn trường mầm non cho con

1.1 Vị trí thuận tiện nhất

Vị trí của trường mầm non là tiêu chí đầu tiên mà các bậc cha mẹ cần quan tâm. Bởi vì, điều này có thể ảnh hưởng ít nhiều đến sinh hoạt trong mỗi gia đình. Gia đình có ba mẹ đi làm ở công ty thì sẽ có cách chọn trường khác với người làm tại nhà.

  • Nếu cha mẹ đều làm ở công ty: Hãy chọn trường thuận tiện trên cung đường đi làm.
  • Nếu cha hoặc mẹ làm tại gia: Hãy chọn trường gần nhà nhất có thể.

Một tiêu chí chọn vị trí trường mầm non cho con đó là gần bệnh viện. Vì nếu có vấn đề sức khỏe gì khi đi học thì sẽ thuận tiện để cấp cứu cho con.

1.2 Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất cũng là một trong các cách chọn trường mầm non cho con mà ba mẹ nên lưu tâm. Theo đó, cha mẹ nên xem xét:

  • Cách bố trí phòng học, bàn ghế ngồi cho bé gọn gàng, ngăn nắp. Đặc biệt là kích thước bàn ghế phù hợp với chiều cao của trẻ.
  • Nhà ăn, chỗ ăn trưa và nghỉ trưa sạch sẽ, thoáng mát. Đặc biệt là căn bếp cần phải sạch.
  • Khu vui chơi cho các bé rộng rãi, đa dạng các trò chơi khác nhau và an toàn.
  • Nhà vệ sinh sạch sẽ, gần lớp học và có đầy đủ giấy, khăn lâu.

1.3 An ninh của trường

Chính sách an ninh của trường cũng là một tiêu chí chọn trường mầm non cho con quan trọng. Có hai yếu tố cha mẹ cần cân nhắc (1) hàng rào bảo vệ xung quanh trường; và (2) phòng y tế.

  • Hàng rào bảo vệ của trường có chắc chắn; và trường có bảo vệ, bảo mẫu đầy đủ để phòng trường hợp trẻ rời khỏi khuôn viên trường học hoặc người lạ có thể lẻn vào trường.
  • Phòng y tế sạch sẽ giúp sơ cứu nhanh nhất khi trẻ chẳng may bị thương trong lúc vui chơi. Nếu sơ cứu kịp thời thì sự an toàn sức khỏe của trẻ cũng tránh gặp nguy hiểm.

1.4 Chọn trường mầm non có chi phí hợp lý cho con

Cách chọn trường mầm non cho con

Bên cạnh tiêu chí vị trí trường học và giờ giấc học; thì mức học phí cũng là cách chọn trường cho con cha mẹ cần xem xét.

  • Khi bắt đầu chọn trường mầm non cho con; cha mẹ cần lập một bảng ngân sách thật chi tiết và cụ thể.
  • Sau đó, cha mẹ hãy cân nhắc mức học phí của ngôi trường đó có phù hợp với khả năng của gia đình không.

Nếu cha mẹ bỏ qua khoản này có thể cha mẹ phải khiến trẻ nghỉ học giữa chừng với những khoản thu vượt quá ngân sách của gia đình. Ngoài ra với việc phân tích này; cha mẹ có thể so sánh được vấn đề học phí có xứng đáng với những gì mà trẻ nhận được khi đến trường.

[key-takeaways title=””]

Mức học phí giữa trường công lập và dân lập sẽ có một khoảng chênh lệch rất lớn. Do đó, cha mẹ cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chọn trường mầm non cho con.

[/key-takeaways]

2. Cách chọn trường mầm non giúp cho con học tập tốt

Giáo dục trẻ tốt

2.1 Cân nhắc thời gian dạy học của trường

Thời gian dạy học của trường cũng là một trong những cách chọn trường mầm non cho con cần lưu ý. Mỗi trường mầm non đều có một thời khóa biểu dạy học cho trẻ.

Cha mẹ có thể xin tham khảo thời khóa biểu này bao gồm:

  • Thời gian vào học.
  • Thời gian ra về.
  • Thời gian nghỉ ngơi.

Nếu phụ huynh thường xuyên phải tăng ca thì nên tìm hiểu thêm trường có nhận thêm giờ giữ trẻ hay không.

Ngoài ra, đa số các trường mầm non chỉ có lịch học từ thứ 2 đến thứ 6. Với những cha mẹ phải đi làm thêm ngày thứ 7 thì cần hỏi thử trường có nhận trẻ không. Hoặc cha mẹ có thể chọn trường mầm non cho con có học thêm ngày thứ 7.

[key-takeaways title=”Kinh nghiệm xem thời gian dạy học khi chọn trường mẫu giáo”]

Đặc biệt, thời gian học và chơi khoa học rất cần thiết với sự phát triển của trẻ. Ba mẹ hãy chọn một trường mẫu giáo có chương trình học phù hợp với nhu cầu vận động, khám phá và thực hành của trẻ.

[/key-takeaways]

>> Cha mẹ xem thêm: Cách cho trẻ đi học không khóc, mến cô và nhanh hòa nhập

2.2 Đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, thân thiện và yêu trẻ con

Chọn đội ngũ giáo viên mầm non cho con

Giáo viên và bảo mẫu sẽ là những người sẽ trực tiếp chăm sóc và nuôi dạy trẻ tại trường. Vì thế họ sẽ có nhiều ảnh hưởng rất lớn đến trẻ. Khi chọn ngôi trường, ba mẹ có thể cân nhắc chọn trường sở hữu các giáo viên mầm non có trình độ chuyên môn cao và đạo đức nghề nghiệp tốt.

Với những phụ huynh có mong muốn phát huy sự sáng tạo của con mình. Thì nên nói chuyện với giáo viên và quan sát phương pháp giáo dục của họ. Một môi trường giáo dục có các giáo viên nhiệt tình, yêu trẻ và sáng tạo sẽ giúp trẻ cảm thấy yêu thích đến trường hơn.

[key-takeaways title=””]

Cha mẹ cũng có thể hỏi thăm nhà trường có thường xuyên tổ chức những buổi tập huấn giúp nâng cao kỹ năng của giáo viên hay không. Điều này sẽ giúp gia đình hiểu hơn về trình độ của các giáo viên của trường.

[/key-takeaways]

>> Cha mẹ xem thêm: Có nên cho trẻ đi học sớm không? Những điều mẹ nên biết

2.3 Phương pháp giảng dạy khoa học

Phương pháp giáo dục cũng là tiêu chí chọn trường mầm non cho con rất quan trọng. Điều này sẽ giúp tác động tích cực đến kết quả cả đời của trẻ. Vì vậy, cách chọn trường cho con là cha mẹ nên nghiên cứu cách trường mẫu giáo áp dụng các phương pháp giáo dục nào: Phương pháp Montessori hay Reggio Emilia hay Steiner.

Một ngôi trường mẫu giáo tốt sẽ chuẩn bị cho trẻ em một hành trình học tập suốt đời. Chương trình giảng dạy nên tập trung vào sự phát triển toàn diện của trẻ chứ không chỉ là sự xuất sắc trong học tập.

[key-takeaways title=”Những câu hỏi để cha mẹ hiểu về phương pháp giáo dục”]

  • Giáo viên có dành thời gian giúp trẻ giao tiếp để giải quyết vấn đề hay không?
  • Giáo viên có phương pháp giảng dạy phù hợp với tính cách của trẻ hay không?
  • Trường mẫu giáo sẽ hỗ trợ sự phát triển tình cảm và xã hội của bé như thế nào?
  • Giáo viên khuyến khích trẻ phát triển các kỹ năng đọc viết, đánh vầnhọc toán sớm ra sao?

[/key-takeaways]

[inline_article id=226509]

2.4 Hoạt động ngoại khóa thú vị là bí quyết chọn trường mầm non cho con

Các hoạt động ngoại khóa thú vị
Cách chọn trường mầm non cho con – Chú ý đến các hoạt động ngoại khóa

Ở cấp mẫu giáo, thời gian chơi khoa học rất quan trọng với sự phát triển của trẻ. Tốt nhất, trẻ nên có ít nhất 1 giờ chơi tự do nhưng vẫn được giám sát bởi các giáo viên. Vì vậy, các hoạt động ngoại khóa cũng nên được đưa vào những tiêu chuẩn chọn trường mầm non cho con.

Khi tìm hiểu các trường, cha mẹ sẽ thấy có nhiều trường hiện nay có tổ chức các chương trình thể thao và hoạt động ngoài giờ bé yêu thích. Điều này có thể giúp nâng cao trải nghiệm học tập của trẻ.

Hoặc trường có các giờ ngoại khóa để nuôi dưỡng tài năng của trẻ cũng là một điểm cộng lớn.

[key-takeaways title=”Cha mẹ có thể xem thử các hoạt động ngoại khóa của trường mẫu giáo”]

  • Bơi lội.
  • Ngoại ngữ.
  • Học võ thuật.
  • Lớp mỹ thuật.
  • Chơi thể thao.
  • Lớp học âm nhạc.
  • Các chuyến dã ngoại.
  • Học nhảy hoặc học múa.
  • Các sự kiện/hoạt động ngoài trời.

[/key-takeaways]

>> Cha mẹ xem thêm: 10 trò chơi đóng vai theo chủ đề thú vị cho trẻ

[inline_article id=3061]

2.5 Tiêu chí chọn trường mầm non cho con dựa trên thực đơn hàng ngày

Dinh dưỡng là điều cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Khi chọn trường mầm non cho con, cha mẹ cần tham khảo thêm về thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của trường. Việc xây dựng thực đơn cho bữa chính đến bữa phụ cha mẹ cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng.

3. Tham khảo đánh giá của các phụ huynh khác

Cách chọn trường mầm non cho con cuối cùng là tham khảo ý kiến của các phụ huynh khác có con đang hoặc đã học tại trường. Bạn bè, hàng xóm và người thân trong gia đình, đồng nghiệp… là những đối tượng có thể giúp ích cho cha mẹ rất nhiều.

Các phụ huynh sẽ chia sẻ những ý kiến về những tiêu chí chọn trường mầm non cho con phía trên một cách chân thật nhất. Bên cạnh đó, các website, hội nhóm, diễn đàn hay mạng xã hội của trường mẫu giáo, v.v. cũng là nơi để cha mẹ tìm hiểu đánh giá của phụ huynh.

Qua đó, cha mẹ có thể tìm hiểu ngôi trường mẫu giáo một cách thực nhất.

[inline_article id=294463]

Một ngôi trường mẫu giáo phù hợp nhất là phù hợp với sự phát triển của trẻ và ngân sách của gia đình. Với những cách chọn trường mầm mon cho con của MarryBaby hy vọng sẽ giúp ích cho quý phụ huynh. Chúc gia đình sẽ tìm được một ngôi trường mẫu giáo ưng ý nhất!

Categories
Mang thai Đón con chào đời

Tên thuộc hành Thủy cho bé trai và bé gái mang đến tài lộc suốt cả đời

Với những em bé thuộc mệnh Thủy thì ba mẹ nên đặt tên như thế nào? Việc đặt tên thuộc hành Thủy cho bé yêu sẽ không quá khó khăn nếu ba mẹ nắm được nguyên tắc chung.

Mời ba mẹ cùng tìm hiểu về việc đặt tên theo mệnh Thủy cho con trong bài viết sau của MarryBaby!

Hành Thủy là gì? Mệnh Thủy sinh năm nào?

Trước khi tìm hiểu cách đặt tên thuộc hành Thủy cho bé trai và bé gái, chúng ta cần tìm hiểu rõ về người mệnh Thủy và mệnh Thủy sinh năm nào. Theo phong thủy, người mệnh Thủy sẽ có năm sinh là 1944, 1945, 1952, 1953, 1966, 1967, 1974, 1975, 1982, 1983, 1996, 1997, 2004, 2005, 2012, 2013, 2026, 2027…

Thủy trong ngũ hành đại diện cho nước là sự sống, giúp nuôi dưỡng muôn loài và cả con người. Nhưng Thủy cũng tượng trưng cho sự kiệt quệ, mệt mỏi và bạo lực. Vì thế, người mệnh Thủy sẽ thường có tính cách rất sắc sảo và mềm mại.

Người mệnh Thủy sẽ rất thông minh và hài hước. Họ thích nghi với mọi thay đổi của cuộc sống rất tốt giống như dòng nước chảy. Ngoài ra, họ cũng rất hoạt bát, nhanh nhẹn và giải quyết vấn đề rất dứt khoát.

Mặc dù, người mệnh Thủy luôn tỏ ra vui vẻ nhưng thực chất họ lại là người nhu nhược, dễ tổn thương và nhẹ dạ. Con gái mệnh Thủy thường yếu đuối và mong manh. Còn con trai mệnh Thủy lại là người dễ thay đổi và sống nội tâm.

>> Bạn có thể xem thêm: Sinh con năm 2026 mệnh gì, tuổi gì ba mẹ đã biết chưa?

Nguyên tắc đặt tên thuộc hành Thủy

Trước khi ba mẹ chọn tên thuộc hành Thủy cho bé trai và bé gái thì cần nắm rõ các nguyên tắc sau:

  • Chọn tên cho con thuộc bộ nước sẽ phù hợp với người mệnh Thủy như Giang, Thủy, Hà, Lệ, Sương…
  • Mệnh Thủy hợp với mệnh Kim và mệnh Mộc. Vì thế, bạn có thể chọn những tên thuộc mệnh Kim hoặc tên mệnh Mộc để đặt cho con.
  • Ngoài ra, bạn có thể chọn tên thuộc hành Thủy theo màu sắc tương sinh như Lam, Trúc, Tuyết, Kim, Hoàng, Thanh…
  • Người mệnh Thủy thường có tính cách mềm mại và sắc sảo, nhưng bên trong ý chí lại rất lớn. Bạn có thể chọn những tên thể hiện sự mạnh mẽ như Kiên, Cường, Mạnh, Nam, Hưng, Khánh…
  • Người mệnh Thủy thuộc típ người thích nghi với mọi thay đổi của cuộc sống. Bạn có thể chọn tên mệnh Thủy có ý nghĩa tích cực như Nhân, Nghĩa, Hòa, Hiền, Lộc, Hạnh…

>> Xem thêm: Đặt tên con theo phong thủy ngũ hành giúp cả đời thuận lợi sung sướng

Gợi ý tên thuộc hành Thủy cho con trai

tên thuộc hành thủy cho con trai

Để đặt tên mệnh Thủy cho con trai, ba mẹ có thể tham khảo các gợi ý sau:

1. Tên thuộc hành Kim

  • Hùng Anh: Con là một người con trai mạnh mẽ luôn bảo vệ người yếu đuối.
  • Thế Anh: Người con trai mạnh mẽ và thông minh.
  • Hoài Bảo: Ba mẹ mong muốn con luôn kiên cường, ý chí vững vàng, hướng đến phía trước.
  • Thế Bảo: Con là bảo bối quý giá nhất thế gian.
  • Bảo Nguyên: Đặt tên thuộc hành Thủy là Bảo Nguyên để con sau này vui vẻ, được mọi người yêu thương, quý trọng.
  • Khai Nguyên: Con sẽ là người thông minh và điềm tĩnh.
  • Quang Khải: “Quang” là ánh sáng, “Khải” chỉ sự thông minh. Bố mẹ mong con sẽ thông minh, nhanh nhạy.
  • Đức Thịnh: Là một người trong sáng, luôn sống ngay thẳng, được mọi người yêu quý.
  • Hưng Thịnh: Tên con trai mệnh Kim này có ý nghĩa con sẽ là người làm nên nghiệp lớn.

2. Tên thuộc hành Mộc

  • Hoàng Bách: Ba mẹ đặt tên thuộc hành Thủy cho con là Hoàng Bách với mong muốn con trai lớn lên khỏe mạnh và kiên cường.
  • Thanh Bình: Đây là tên con trai mệnh Mộc đem lại sự bình an cho con.
  • Minh Cương: “Cương” chỉ sự quyết đoán, cứng rắn, ngay thẳng, chính trực.
  • Minh Dương: Ánh mặt trời luôn chiếu sáng nhân gian đó là ý nghĩa của tên Dương.
  • Minh Đan: Người con trai có vẻ đẹp ngoại hình và là vật báu của gia đình.
  • Hải Đăng: Đặt tên thuộc hành Thủy là Hải Đăng để mong con lớn lên là người có ích.
  • Anh Đức: Mong con là người có phẩm hạnh tốt đẹp.
  • Đồng: “Đồng” nghĩa là mạnh khỏe như đồng, cũng có ý nghĩa là trẻ con.
  • Minh Giáp: Chàng trai biết chở che, bảo vệ người xung quanh và được tin tưởng.
  • Thế Hiệp: Chàng trai sống hào hiệp, trượng nghĩa và có khí chất mạnh mẽ.

3. Tên con trai thuộc hành Thủy thể hiện sự mạnh mẽ

Tên con trai thuộc hành Thuỷ thể hiện sự mạnh mẽ
Tên con trai thuộc hành Thuỷ thể hiện sự mạnh mẽ
  • Hoài An: Mong cuộc sống của con sẽ luôn gặp nhiều bình an.
  • Bình An: Tên mệnh Thủy cho con trai có ý nghĩa mong con sẽ có cuộc sống bình an.
  • Quốc Mạnh: Ba mẹ mong con sẽ là người đàn ông mạnh mẽ luôn yêu tổ quốc.
  • Thế Mạnh: Tên thuộc hành Thủy ý nghĩa người con trai mạnh mẽ nhất thế gian.
  • Trung Kiên: Mong con sẽ luôn trung thành và kiên định với mục tiêu của mình.
  • Quốc Kiên: Ba mẹ mong con trở thành người con trai luôn kiên cường bảo vệ tổ quốc.
  • Bảo Cường: Tên mệnh Thủy cho con trai có ý nghĩa con là người con trai mạnh mẽ và quý giá của ba mẹ.
  • Thế Cường: Con là người con trai mạnh mẽ nhất thế gian.
  • Thanh Nam: Tên mệnh Thủy có ý nghĩa người con trai có dáng người cao lớn.
  • Đại Nam: Người con trai có dáng người con lớn và là trụ cột trong gia đình.
  • Thanh Hải: Ba mẹ mong con luôn mạnh mẽ và vui tươi như biển xanh.

4. Tên con trai thuộc hành Thủy mang ý nghĩa tích cực

  • Tuấn Dũng: Người con trai dũng cảm, kiên cường và dung mạo đẹp trai.
  • Anh Dũng: Tên mệnh Thủy có ý nghĩa người con trai thông minh và dũng cảm.
  • Quang Vinh: Là người làm nên nghiệp lớn.
  • Dương Minh: Mong con trai sẽ là người thông minh và có cuộc đời rạng rỡ như ánh mặt trời.
  • Anh Vũ: Đặt tên mệnh Thủy cho con trai là Anh Vũ mang ý nghĩa là một loài chim rất đẹp, ba mẹ mong con sau này mạnh mẽ.
  • Minh Mẫn: Mong con sẽ là người thông minh.
  • Đức Trọng: Đặt tên mệnh Thủy cho con trai là Đức Trọng hàm ý con sẽ là người có tài đức được nhiều người yêu mến.
  • Đức Tiến: Mong con sẽ là người có phẩm hạnh tốt và ý chí lớn.
  • Thiên Quang: Mọi thành quả tốt đẹp của con là do Trời ban.
  • Minh Toàn: Đặt tên mệnh Thủy cho con trai là Minh Toàn bày tỏ mong con là chàng trai thông minh và hoàn hảo.

Gợi ý tên thuộc hành Thủy cho con gái

tên thuộc hành thủy cho con gái

Để đặt tên con gái mệnh Thủy, ba mẹ có thể tham khảo các gợi ý sau:

1. Tên thuộc mệnh Kim

  • Kim Anh: Là một loài hoa hồng tỏa rất thơm. Ba mẹ mong con sẽ có một tương lai sáng lạn.
  • Ngọc Bích: Đặt tên con gái mệnh Thủy là Ngọc Bích có ý nghĩa con luôn xinh đẹp, rạng rỡ như viên ngọc màu xanh của tự nhiên.
  • Ngân Bích: Mong con sẽ có một cuộc sống vui vẻ và rạng rỡ như viên ngọc bích.
  • Bảo Châu: Mong con luôn xinh đẹp và cao quý như một nàng công chúa.
  • Minh Châu: Tên thuộc hành Thủy mang ý nghĩa mong con sẽ luôn xinh đẹp và thông minh.
  • Bạch Kim: Mong con có một tương lai phú quý, sung túc và viên mãn.
  • Thiên Kim: Đặt tên con gái mệnh Thủy là Thiên Kim có ý nghĩa con là cô gái xinh đẹp, dịu dàng như nàng tiểu thư đài các.
  • Thanh Ngọc: Tên con gái mệnh Kim với ý nghĩa mang lại cuộc sống an bình và được mọi người yêu quý.
  • Mỹ Ngọc: Người con gái đẹp được mọi người yêu mến.
  • Hồng Hạnh: Người con gái có phẩm hạnh tốt và cuộc sống may mắn.

2. Tên thuộc hành Mộc

  • Trúc Chi: Con là cành trúc mảnh mai và duyên dáng.
  • Quế Chi: Đặt tên con gái mệnh Thủy bằng cái tên thuộc mệnh Mộc là Quế Chi hàm ý con như cây quế thơm và quý.
  • Phương Dung: Có lòng bao dung, bác ái, sống chan hòa.
  • Quỳnh Dao: Con gái xinh đẹp và quý giá như cây hoa quỳnh, cành dao.
  • Linh Đan: Tên thuộc hành Thủy là con nai con nhỏ xinh của bố mẹ.
  • Dạ Hương: Đặt tên con gái mệnh Thủy bằng cái tên thuộc mệnh Mộc là Dạ Hương ý chỉ con như loài hoa dịu dàng, khiêm tốn nở trong đêm.
  • Thiên Hương: Con gái xinh đẹp, thanh tao, quyến rũ.
  • Vân Khánh: Tiếng chuông trên mây ngân nga, thánh thót.
  • Ngọc Lan: Con là bông hoa ngọc lan thơm ngát
  • Hương Ly: Tên con gái mệnh Mộc mang ý nghĩa con có hương thơm quyến rũ.

[inline_article id= 273326]

3. Tên con gái thuộc hành Thủy có ý nghĩa mạnh mẽ và quyến rũ

  • Thu Giang: Dòng sông mùa thu hiền hòa, dịu dàng.
  • Bích Hà: Đặt tên con gái mệnh Thủy là Bích Hà  có nghĩa là dòng sông màu xanh trong.
  • Minh Khuê: Tên con gái mệnh Thủy có ý nghĩa là vì sao luôn tỏa sáng.
  • Diễm My: Đẹp kiều diễm và có sức hấp dẫn.
  • Hương Thủy: Tên mệnh Thủy là dòng nước trong xanh có mùi thơm.
  • Quỳnh Như: Cô gái xinh đẹp, có tài năng, dịu dàng và được nhiều người yêu mến.
  • Tố Uyên: Tên con gái mệnh Thủy mang ý nghĩa xinh đẹp, mộc mạc.
  • Lâm Tuyền: Cuộc đời con sẽ thanh tao, yên bình như rừng cây, suối nước.
  • Cẩm Lệ: Tên con gái mệnh Thủy có ý nghĩa là người con gái đẹp và e lệ.
  • Tuyết Sương: Cái tên mang ý nghĩa con là cô gái luôn giữ được sự trong trẻo, tinh khiết.

4. Tên con gái thuộc hành Thủy có ý nghĩa tích cực

Tên con gái thuộc hành Thủy có ý nghĩa tích cực
Tên con gái thuộc hành Thủy có ý nghĩa tích cực
  • Băng Tâm: Một cô bé có vẻ đẹp lành lùng nhưng tâm hồn đẹp.
  • Tâm Đoan: Tên con gái mệnh Thủy là cô gái có tâm hồn đẹp và rất đoan trang, thùy mị.
  • Hạnh Dung: Cô gái có phẩm hạnh tốt và xinh đẹp.
  • Mỹ Hạnh: Cô gái đẹp và có tính cách tốt.
  • An Nhiên: Mong con một đời bình an.
  • Thu Hà: Ba mẹ đặt tên con gái mệnh Thủy là Thu Hà để mong con sẽ luôn bình yên như dòng sông mùa thu.
  • Đoan Trang: Mong con sẽ là người con gái dịu dàng và sang trọng.
  • Mỹ Trang: Người con gái đẹp và quý phái.
  • Hạ Vũ: Tên con gái mệnh Thủy là Hạ Vũ hàm ý con là một cô gái vui tươi, sôi nổi như cơn mưa mùa hè.
  • Hương Giang: Con đẹp như dòng sông Hương quyến rũ.

>> Bạn có thể xem thêm: Tên hay cho bé gái dễ nuôi và mang đến nhiều may mắn trong cuộc đời

Tên đệm thuộc hành Thủy

  • Lệ: Thể hiện nét đẹp e lệ của người con gái.
  • Ngọc: Tên thuộc hành Thủy mang ý nghĩa quý giá như ngọc.
  • Hải: Thể hiện sự mạnh mẽ như biển cả.
  • Thủy: Tên mang sự mềm mại như làn nước.
  • Thu: Mùa của những cơn mưa, mang ý nghĩa lãng mạn và tình cảm.
  • Tuyết: Nét đẹp quyến rũ và băng giá.
  • Băng: Nét đẹp quyến rũ và băng giá.
  • Vũ: Mang ý nghĩa là cơn mưa tươi mát.

Ba mẹ mệnh Thủy đặt tên con là gì?

Theo tử vi, nếu ba mẹ mệnh Thủy thì nên đặt tên con theo mệnh tương sinh. Có nghĩa là trong đặt tên theo ngũ hành, mệnh Kim sinh mệnh Thủy – mệnh Thủy sinh mệnh Mộc. Nếu ba mẹ mệnh Thủy nên đặt tên con thuộc mệnh Kim sẽ tốt nhất.

Ngoài ra, nếu ba hoặc mẹ là người mệnh Thủy nhưng không biết chọn tên nào cho con. Thì nên cân nhắc chọn tên thuộc hành hợp với con nhất. Ví dụ, con thuộc mệnh Kim thì ba mẹ nên chọn tên thuộc hành Thủy hoặc tên mệnh Thổ cho con. Nếu con mệnh Hỏa nhưng hợp với người còn lại thì chọn tên theo mệnh hợp với ba hoặc mẹ.

[inline_article id=284849]

Như vậy, bạn đã biết cách đặt tên thuộc hành Thủy cho con trai và con gái theo các nguyên tắc của phong thủy. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn chọn được một tên mệnh Thủy phù hợp nhất với cục cưng nhé!

Categories
Mang thai Sảy thai - Thai lưu

Bị thai lưu sau bao lâu thì quan hệ được? Thời điểm nào thích hợp nhất?

Bài viết này MarryBaby sẽ giải đáp cho bạn về vấn đề thai lưu là gì và bao lâu mới được “gần gũi” sau khi bị thai lưu. Hãy tham khảo bài viết này nhé!

Các biến chứng sau khi thai lưu

Trước khi tìm hiểu bị thai lưu sau bao lâu thì quan hệ được; chúng ta cần hiểu hơn về thai lưu là gì. Đây là trường hợp thai nhi chết trong bụng mẹ sau 20 tuần của thai kỳ. Hầu hết thai chết lưu xảy ra trước khi mẹ bầu chuyển dạ; một số ít xảy ra trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.

Các biến chứng sau khi thai lưu người mẹ sẽ đối mặt gồm:

  • Tiền sản giật: Nếu trong khi chờ đợi người mẹ sinh đứa trẻ ra mà gặp hiện tượng bác sĩ có thể cho mẹ dùng thuốc để sinh.
  • Nhiễm trùng: Túi nước ối xung quanh em bé đã vỡ nếu người mẹ chưa chuyển dạ và phải đợi lâu có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng.
  • Đau vú và tiết sữa: Một số phụ nữ bị căng sữa và tiết sữa từ 1 – 4 ngày sau thai lưu gây khó chịu, đau đớn.
  • Chảy máu âm đạo: Trong 24 giờ đầu, máu màu đỏ tươi sẽ chảy ra nhiều. Sau đó máu sẽ ít dần và chuyển qua màu hồng vào những ngày tiếp theo.
  • Chuột rút ở bụng: Đây là hiện tượng tử cung của bạn đang co lại về kích thước bình thường và vị trí bình thường.
  • Đau vết rạch tầng sinh môn hoặc đau vết mổ: Với các mẹ sinh thường thì phải đối mặt với cơn đau ở vết rạch tầng sinh môn. Hoặc những bạn sinh mổ thì sau khi hết thuốc tê, vết mổ sẽ rất đau.
  • Tinh thần bị “tụt dốc: Một số vợ chồng có thể cảm thấy đau buồn khi em bé không may qua đời.

>> Bạn có thể xem thêm: 7 dấu hiệu của hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu, nhận biết sớm để tránh nguy hiểm

Bị thai lưu sau bao lâu thì quan hệ được?

bị thai lưu sau bao lâu thì quan hệ được
Bị thai lưu sau bao lâu thì quan hệ được?

Nếu vợ chồng muốn “gần gũi” thì cần biết bị thai lưu sau bao lâu thì quan hệ được? Sau khi lấy thai nhi ra người mẹ sẽ đối mặt với nhiều đau đớn từ các vết khâu, đau vết mổ, ngực căng tức do sản xuất sữa, đau bụng, tinh thần tụt dốc…

Phụ nữ bị thai lưu sau bao lâu thì quan hệ được? Hầu hết, các cặp vợ chồng phải đợi đến lần tái khám sau 6 tuần của người mẹ để kiểm tra sức khỏe. Bởi vì trong 6 tuần này, người phụ nữ sẽ trải qua quá trình phục hồi sức khỏe và phục hồi tử cung về lại mức bình thường trước khi có thai.

Nhất là, với những phụ nữ bị rạch tầng sinh môn trong lúc chuyển dạ hoặc phải sinh mổ thì cần phải đợi vết thương lành lại. Nếu bạn quan hệ sớm khi vết thương ở tầng sinh môn và vết mổ chưa lành thì có nguy cơ bị nhiễm trùng vết thương rất cao.

>> Bạn có thể xem thêm: Có thai lại ngay sau khi bị thai lưu thế nào là an toàn?

Nếu có tiền sử thai lưu cần chú ý điều gì để mang thai lại?

Ngoài vấn đề bị thai lưu sau bao lâu thì quan hệ được; khi có tiền sử thai lưu cần chú ý điều gì? Dưới đây là một điều bạn nên lưu ý:

  • Kiểm tra sức khỏe để đảm bảo bạn đủ sức khỏe để mang thai. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm và siêu âm tử cung, buồng trứng…
  • Chuẩn bị tâm lý và tinh thần bình phục trở lại sau những chuyện đau buồn.
  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
  • Mỗi ngày cần uống một viên vitamin tổng hợp có 400 microgam axit folic. Điều này giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
  • Tránh sử dụng thuốc lá và rượu bia cũng như các chất kích thích. Và bạn cũng nên cần tránh xa khói thuốc lá từ những người xung quanh đang sử dụng.
  • Đồng thời, khi mang thai cũng cần để ý chế độ dinh dưỡng và thăm khám định kỳ để luôn bảo vệ sức khỏe thai nhi tốt nhất.

>> Bạn có thể xem thêm: Thai lưu có cứu được không? Mẹ cần biết sự thật này càng sớm càng tốt!

bị thai lưu sau bao lâu thì quan hệ được? Nếu mang thai lại, cần tái khám để theo dõi sức khỏe thai nhi

[key-takeaways title=”Làm gì sau khi bị thai lưu để nhanh hồi phục?”]

Khi bạn đã biết bị thai lưu sau bao lâu thì quan hệ được; bạn cũng nên biết làm gì để nhanh hồi phục sau khi bị thai lưu. Dưới đây là một số cách giúp bạn hồi phục nhanh chóng.

  • Hãy dành thời gian để nghỉ ngơi và vượt qua sự đau buồn.
  • Việc chữa lành những đau đớn về tinh thần cần rất nhiều thời gian. Vì thế, bạn cần chia sẻ với những người xung quanh cảm xúc của mình để giảm bớt sự đau buồn.
  • Tắm nước ấm để giảm bớt cảm giác khó chịu do căng sữa.
  • Nếu bạn tiếp tục chảy máu sau ba tuần, bị sốt hoặc chuột rút hãy đi đến bệnh viện ngay.

[/key-takeaways]

[inline_article id=294052]

Thai chết lưu là một điều không ai mong muốn xảy ra. Nhưng nếu điều này đã xảy ra với vợ chồng bạn thì hãy cố gắng vượt qua sự mất mát này nhé. Và khi người vợ khỏe lại, vợ chồng bạn cũng có thể lên kế hoạch để mang thai trở lại. Hy vọng bài viết bị thai lưu sau bao lâu thì quan hệ được sẽ giúp ích cho bạn!

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Giải đáp thắc mắc: Vạch nâu ở bụng có phải có thai không?

Ngoài ra, có nhiều chị em phụ nữ thắc mắc vạch nâu ở bụng có phải có thai không? Theo y học đường vạch nâu này được gọi là linea nigra. Vậy đường vạch nâu này có phải dấu hiệu mang thai tuần đầu không? Hãy theo dõi bài viết này để có câu trả lời!

Vì sao bụng lại xuất hiện vạch nâu?

Đường vạch nâu là một đường thẳng sẫm màu xuất hiện từ giữa bụng kéo dài qua rốn. Nguyên nhân xuất hiện đường vạch nâu này vẫn chưa được xác định rõ, có thể là do sự mất cân bằng hormone khi mang thai; hoặc do hormone kích thích tế bào hắc tố do nhau thai tạo ra.

Với một số phụ nữ không mang thai khi có lượng hormone estrogen tăng cao cũng khiến đường nâu xuất hiện. Nếu hiện tượng này xảy ra có thể khiến cơ thể phụ nữ thay đổi, xuất hiện những vết nám hoặc thâm da quanh nhũ hoa. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra nội tiết tố và được hướng dẫn cách khắc phục nhé.

Vậy vạch nâu ở bụng có phải có thai không? Hãy theo dõi phần tiếp theo để có câu trả lời bạn nhé!

>> Bạn có thể xem thêm: Cổ giật như thế nào là có thai? Dấu hiệu có thai chính xác là gì?

Vạch nâu ở bụng có phải có thai không?

vạch nâu ở bụng có phải có thai
Vạch nâu ở bụng có phải có thai?

Các chuyên gia tại bệnh viện Cleveland ở Mỹ cho biết; đường linea nigra cũng được cho là đường thai nghén. Đường vạch nâu này chính là dấu hiệu mang thai tuần đầu sau 3 ngày quan hệ. Với người có nước da sẫm màu thì dễ nhìn thấy dấu hiệu mang thai tuần đầu này hơn.

Vạch nâu ở bụng có phải có thai không? Trước khi mang thai, giữa bụng của bạn cũng xuất hiện đường trắng gọi là linea alba. Khi bụng bầu 1 tuần, đường vạch này trở nên sẫm màu do cơ thể sản sinh ra nhiều hắc tố được gọi là linea nigra. Đường vạch nâu đậm hơn để có thể nhìn thấy rõ trong tam cá nguyệt thứ hai (khoảng tuần 20).

Đường vạch nâu trên bụng mẹ bầu thường có kích thước 0.5 – 1cm, chạy dài từ giữa bụng qua rốn đến phần lông mu. Màu sắc đường vạch này sẽ khác nhau tùy vào cơ địa từng người. Tuy nhiên, cũng có một số mẹ bầu không xuất hiện đường vạch này trong những tháng thai kì.

Mẹ bầu có thể ngăn ngừa đường vạch nâu ở bụng không?

Bên cạnh vấn đề vạch nâu ở bụng có phải có thai; khi bụng bầu 1 tuần mẹ có thể ngăn ngừa đường vạch nâu xuất hiện không? Các chuyên gia tại bệnh viện Cleveland cũng cho biết, bạn không thể ngăn ngừa đường vạch nâu ở bụng xuất hiện.

Bởi vì, dấu hiệu bụng bầu này liên quan đến sự thay đổi hormone trong cơ thể. Điều này hoàn toàn bình thường trong giai đoạn mang thai. Nó sẽ giảm bớt và mất dần sau khi bạn sinh con xong. Như vậy khi bụng bầu 1 tuần, mẹ không thể làm cho đường vạch nâu này biến mất được đâu nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Thử que 2 vạch mờ là thai mấy tuần? Khi nào thì siêu âm được?

Vạch nâu có thể xác định được giới tính thai nhi không?

vạch nâu ở bụng có phải có thai? Vạch nâu có thể xác định được giới tính thai nhi không?

Ngoài vấn đề vạch nâu ở bụng có phải có thai không; nhiều mẹ còn đoán đúng giới tính thai nhi qua dấu hiệu bụng bầu này. Theo dân gian truyền tai nhau, nếu vạch nâu chạy thẳng từ bụng qua rốn và đậm thì sinh con trai. Còn vạch nâu chạy đến rốn không thẳng hàng và nhạt màu thì sinh con gái.

Tuy nhiên, điều này vẫn chưa có tài liệu khoa học nào chứng minh chính xác. Để biết chính xác giới tính thai nhi bạn cần siêu âm. Nhưng dù bạn sinh con gái hay con trai thì đều đáng yêu. Vì thế, bạn cũng đừng quá quan trọng việc xem giới tính của thai nhi nhé.

Xuất hiện vạch nâu ở bụng khi không có thai có sao không?

Bên cạnh thông tin vạch nâu ở bụng có phải có thai không; nếu bạn không có thai mà cũng có vạch nâu ở bụng thì cũng đừng quá lo lắng. Vạch nâu xuất hiện trên bụng bạn trong trường hợp này do lượng hormone estrogen trong cơ thể tăng quá cao thôi. Điều này cũng không phải là dấu hiệu nghiêm trọng gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bạn nhé.

Liên quan đến xuất hiện 1 đường sẫm từ rốn chạy xuống dưới bộ phận sinh dục là mang thai; bạn có thể tìm hiểu thêm cách nhận biết có thai bằng nước tiểu không thể nào sai được!

Những cách làm mờ đường nâu ở bụng khi không có thai

Khi bạn xuất hiện vạch nâu ở bụng những không phải có thai, bạn có thể áp dụng những cách sau để làm mờ đường vạch nâu nhé.

1. Thoa kem nghệ

Trong kem nghệ có thành phần curcumin có tác dụng chống oxy hoá và ức chế quá trình hình thành melanin. Ngoài ra, kem nghệ còn có thể giúp tẩy da chết, điều tiết bã nhờn và làm liền sẹo. Do đó, bạn có thể thoa kem nghệ lên bụng để làm mờ vết đường nâu trên bụng.

>> Bạn có thể xem thêm: Trễ kinh 10 ngày đau bụng lâm râm có phải là dấu hiệu có thai không?

2. Thoa nghệ khô ngâm giấm

Ngoài kem nghê, bạn có thể thực hiện hỗn hợp nghệ tươi và giấm theo công thức dưới đây để làm mờ đường vạch nâu ở bụng nhé.

  • Bước 1: Rửa sạch nghệ tươi và thái thành lát mỏng rồi phơi khô.
  • Bước 2: Cho nghệ đã phơi khô vào hủ thủy tinh rồi ngâm với giấm. Bạn cần đổ giấm ngập mặt nghệ rồi bảo quản nơi khô thoáng trong khoảng 1 tháng.
  • Bước 3: Khi thoa hỗn hợp nghệ khô ngâm giấm, bạn cần vệ sinh da sạch sẽ rồi thoa hỗn hợp lên da. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý pha loãng hỗn hợp nghê khô ngâm giấm với một ít nước. Khi thoa lên hỗn hợp lên da, bạn nhớ kết hợp với động tác massage nhẹ nhàng và đều đặn nữa nhé.
  • Bước 4: Sau đó, bạn để hỗn hợp lưu trên da khoảng 15 – 20 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm. Bạn nên duy trì các bước trên với tần suất 1 – 2 lần/tuần để mang lại hiệu quả tối ưu.

[inline_article id=305355]

Như vậy khi bạn xuất hiện vạch nâu ở bụng có phải có thai không? Theo các chuyên gia, đường kẻ nâu này chính là một trong những dấu hiệu mang thai dễ nhận biết nhất. Tuy nhiên, nếu bạn không có thai nhưng trên bụng vẫn có đường vạch nâu có thể do lượng hormone estrogen trong cơ thể đang cao.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Đạt cực khoái khi mang thai có an toàn cho mẹ bầu và thai nhi không?

Một số mẹ bầu khác thì có quan niệm cởi mở hơn. Họ không e ngại khi làm “chuyện ấy” trong lúc đang bầu bí. Tuy nhiên, các chị em cũng chỉ để chồng quan hệ bằng miệng hay chồng bú thôi. Vậy có bầu quan hệ được không? Chồng bú khi mang thai có sao không? Hãy tìm lời giải đáp của Marrybaby trong bài viết dưới đây nhé.

Lợi ích của quan hệ bằng miệng khi mang thai

Quan hệ tình dục bằng miệng hay còn gọi là oral sex được cho là một cách quan hệ tình dục an toàn trong thời kỳ mang thai. Quan hệ tình dục bằng miệng là khi chồng/vợ sử dụng miệng kích thích khoái cảm trên cơ quan sinh dục của vợ/chồng (âm đạo hoặc dương vật).

Quan hệ tình dục bằng miệng khi mang thai nếu sử dụng bao cao su có thể giúp giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền nhiễm qua đường tình dục (Sexually transmitted diseases – STDs).

>> Bạn có thể xem thêm: 7 tư thế quan hệ khi mang thai kinh điển ‘chồng hát, vợ khen hay’

Chồng bú khi mang thai có sao không?

chồng bú khi mang thai có sao không
Chồng bú khi mang thai có sao không?

Lên đỉnh khi mang thai có nguy hiểm không? Đều là những thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ khi mang thai. Các chuyên gia tại bệnh viện Mayo tại Mỹ cho biết, quan hệ tình dục bình thường hay quan hệ bằng miệng khi mang thai không gây ảnh hưởng cho thai nhi.

Tuy nhiên các chuyên gia có lưu ý rằng, chồng quan hệ bằng miệng khi mang thai nên tránh thổi vào âm đạo. Điều này làm cho không khí bị giữ lại bên trong âm đạo tạo thành bong bóng khí hay còn gọi là thuyên tắc khí. Bong bóng khí có thể di chuyển và đi vào nhau thai và gây ra các vấn đề với sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, sự chênh lệch áp suất do không khí bị giữ lại trong âm đạo có thể khiến các mạch máu bị vỡ, gây chảy máu.

[key-takeaways title=””]

Như vậy chồng bú khi mang thai có sao không? Câu trả lời là hoàn toàn được mẹ bầu nhé. Miễn là anh xã đừng thổi vào âm đạo là được.

[/key-takeaways]

[inline_article id=276432]

[video-embeb title=” description=” url=’https://www.youtube.com/watch?v=wkpHidKJV20′ ][/video-embeb]

Thời điểm nào không nên “yêu”?

Khi đã biết lên đỉnh khi mang thai có nguy hiểm không hay chồng bú khi mang thai có sao không thì cũng nên lưu ý một số trường hợp không nên “yêu” như sau:

  • Khi bạn đã có tiền sử hoặc dấu hiệu sinh non hoặc sảy thai.
  • Bạn đang có dấu hiệu chuyển dạ sớm.
  • Âm đạo chảy máu không rõ nguyên nhân, tiết dịch hoặc đang bị rò rỉ nước ối.
  • Bạn bị bác sĩ chẩn đoán rơi vào trường hợp nhau tiền đạo.
  • Cổ tử cung bị suy yếu và giãn ra sớm làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.
  • Mẹ bầu đang mang đa thai (sinh đôi, sinh ba…).

>> Bạn có thể xem thêm: Quan hệ bị rát khi mang thai, bạn cần biết ngay nguyên nhân giảm lửa yêu nhé!

Lưu ý khi quan hệ bằng miệng

chồng bú khi mang thai có sao không
Chồng bú khi mang thai có sao không? Những lưu ý cần biết

Khi quan hệ tình dục bằng miệng, bạn nên lưu ý một số vấn đề để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi:

  • Bệnh STDs vẫn có thể lây lan khi quan hệ tình dục qua đường miệng. Vì thế, bạn nên sử dụng bao cao su cho nữ để bảo vệ cả bản thân và chồng của mình.
  • Khi quan hệ tình dục bằng miệng không nên dùng chất bôi trơn. Vì hầu hết các nhãn hiệu đều không an toàn khi sử dụng.
  • Cuối cùng khi quan hệ, anh xã nên tránh thổi hơi vào âm đạo của vợ để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

>> Bạn có thể xem thêm: Mang thai tháng thứ 9 có quan hệ được không?

Chồng bú khi mang thai có sao không? khi mang thai, việc quan hệ vợ chồng là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu chọn quan hệ bằng miệng thì bạn nên lưu ý không nên thổi hơi vào âm đạo. Ngoài ra, khi rơi vào các trường hợp không nên quan hệ thì tốt nhất nên kiêng cử trong suốt giai đoạn mang thai nhé.

Categories
Tâm lý sau sinh Sau khi sinh

Khóc nhiều sau sinh có ảnh hưởng gì không? 3 điều ảnh hưởng cần tránh!

Phụ nữ khóc nhiều sau sinh có ảnh hưởng gì không? Bài viết này MarryBaby sẽ đề cập đến những ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng khiến bạn phải “cảnh tỉnh”. Bởi vì khóc nhiều khiến cho nhiều chị em sau sinh thường có nhiều suy nghĩ tiêu cực. 

Những nguyên nhân sản phụ hay khóc sau sinh

Trước khi tìm hiểu vấn đề mẹ bỉm sữa khóc nhiều sau sinh có ảnh hưởng gì không; chúng ta cần hiểu ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Dưới đây là các nguyên nhân chủ yếu.

1. Áp lực khi lần đầu làm mẹ

Theo NCT – Tổ chức từ thiện hàng đầu của Vương quốc Anh dành cho cha mẹ; có không ít phụ nữ cảm thấy choáng ngợp và áp lực trong những ngày đầu làm mẹ. Bên cạnh đó, sự mất ngủ, mệt mỏi, kiệt sức vì chăm sóc con cũng làm gia tăng cảm xúc tiêu cực. Những điều này rất bình thường vì các bạn đang dần làm quen với trách nhiệm mới nên còn nhiều khó khăn. 

>> Xem thêm: Mất ngủ sau sinh – Dấu hiệu nhỏ nhưng tuyệt đối không thể bỏ qua

2. Thay đổi nội tiết tố

Kidshealth – một trang sức khỏe trẻ em của Nemours cho biết; phụ nữ sau sinh hay khóc là do sự thay đổi hormone xảy ra trong cơ thể. Lượng hormone estrogen và progesterone trong quá trình mang thai đột ngột giảm xuống khiến tâm trạng thay đổi. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra trong vài ngày hoặc vài tuần sau sinh và sẽ tự khỏi không cần điều trị bằng phương pháp y khoa.

>> Xem thêm: Bổ sung nội tiết tố nữ sau sinh như thế nào cho mẹ bỉm sữa?

3. Ảnh hưởng cảm xúc bởi những người xung quanh

Trong những ngày đầu làm mẹ, có thể những áp lực và stress sau sinh có thể khiến bạn có những cảm xúc tiêu cực. Những cảm xúc này sẽ rất dễ bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh như chồng, ba mẹ, người thân… Nếu chồng và người thân không quan tâm đến mẹ bỉm thì sẽ khiến cô ấy cảm thấy tủi thân và khóc ngay.

Vậy mẹ bỉm sữa khóc nhiều sau sinh có ảnh hưởng gì không? Xin mời các bạn cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: “Đọc vị” tâm lý phụ nữ sau sinh 

Sản phụ khóc nhiều sau sinh có ảnh hưởng gì không?

khóc nhiều sau sinh có ảnh hưởng gì không
Khóc nhiều sau sinh có ảnh hưởng gì không?

Khóc nhiều sau sinh có ảnh hưởng gì không là điều rất nhiều bà mẹ bỉm sữa quan tâm đến. Dưới đây là 3 ảnh hưởng lớn có thể gây hại đến mẹ bỉm, em bé và gia đình.

1. Ảnh hưởng đến người mẹ

  • Khóc nhiều là một trong các dấu hiệu gợi ý có rối loạn trầm cảm, đặc biệt khi kết hợp với nhiều triệu chứng khác. Ví dụ như mệt mỏi, chán ăn, ngủ kém, suy giảm trí nhớ, dễ cáu giận, cảm thấy thiếu tự tin về bản thân, nặng hơn là những suy nghĩ làm tổn thương cả bản thân người mẹ và em bé. 
  • Trường hợp mẹ có rối loạn trầm cảm nhưng không được điều trị sẽ kéo theo một số hệ lụy khác liên quan đến tăng nguy cơ sử dụng các chất như rượu, thuốc lá, lo âu; thường  than phiền đau nhức cơ thể, khó lấy lại cân nặng.
  • Bên cạnh đó, các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hay xã hội cũng gặp nhiều vấn đề hơn, chất lượng cuộc sống giảm xuống.

>> Xem thêm: Loạn thần sau sinh còn nguy hiểm hơn trầm cảm sau sinh

2. Mẹ khóc nhiều sau sinh có ảnh hưởng đến em bé 

Bên cạnh những ảnh hưởng đến tình trạng tâm lý và sức khỏe của người mẹ; thì mẹ khóc nhiều cũng có thể ảnh hưởng đến em bé. 

  • Khi mẹ khóc nhiều, ở trạng thái căng thẳng sẽ làm ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng sữa của người mẹ. Vì thế, quá trình phát triển thể chất của em bé trong những ngày đầu đời cũng bị ảnh hưởng. Một số nghiên cứu cho thấy những trẻ có mẹ bị trầm cảm sẽ tăng ít cân và bị thấp còi nhiều hơn so với trẻ có mẹ sức khỏe tinh thần ổn định. 
  • Các nghiên cứu cũng cho thấy mối liên hệ tiêu cực rõ ràng giữa các triệu chứng trầm cảm sau sinh của mẹ và sự phát triển nhận thức, ngôn ngữ cũng như hành vi của trẻ nhỏ. Trẻ có các vấn đề về sức khỏe chung nhiều hơn, chất lượng giấc ngủ kém hơn so với trẻ không có mẹ bị trầm cảm.

>> Xem thêm: Hỏi-đáp bác sĩ: Cha mẹ cần làm gì để phòng tránh rối loạn tâm lý cho trẻ?

3. Ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng 

  • Khóc nhiều sau sinh có ảnh hưởng gì không? Điều này sẽ khiến cho không khí gia đình trở nên nặng nề. Vì thế, mâu thuẫn giữa vợ chồng cũng bắt đầu xảy ra nhiều và căng thẳng hơn.
  • Ngoài ra, khi những mâu thuẫn trong gia đình tăng lên và khó giải quyết thì nguy cơ dẫn đến tan vỡ hôn nhân cũng xuất hiện. 

Như vậy, bạn đã biết được câu trả lời khóc nhiều sau sinh có ảnh hưởng gì không rồi đúng chưa? Khi đã hiểu rõ những tác hại của việc khóc nhiều của mẹ bỉm sữa; chúng ta cần tìm cách giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn này.

>> Bạn có thể xem thêm: Trầm cảm sau sinh: Mách mẹ cách phòng ngừa và điều trị

Cách giúp mẹ vượt qua cảm xúc tiêu cực sau sinh

Khi đã biết khóc nhiều sau sinh có ảnh hưởng gì không; chúng ta cần phải biết cách giúp phụ nữ sau sinh vượt qua những cảm xúc tiêu cực.

Khóc nhiều sau sinh có ảnh hưởng gì không
Khóc nhiều sau sinh có ảnh hưởng gì không? Cách giúp mẹ vượt qua cảm xúc tiêu cực sau sinh

1. Với chồng và người thân

  • Chồng và người thân nên giúp cho mẹ bỉm sữa chăm sóc trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, chúng ta nên khuyến khích cô ấy nghỉ ngơi nhiều hơn để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
  • Thường xuyên động viên chia sẻ với mẹ bỉm sữa để tinh thần cô ấy tốt hơn. Đặc biệt là anh xã phải luôn biết quan tâm, lo lắng, động viên vợ trong suốt quá trình chăm sóc con. Điều này là cách chồng giúp mẹ bỉm sữa vượt qua cảm xúc tiêu cực và cảm thấy hạnh phúc hơn.
  • Hãy khuyến khích mẹ bỉm tìm đến những cách giải trí, thư giãn nhẹ nhàng như massage cơ thể, nghe nhạc, đi bộ nhẹ nhàng… để được thư giãn.

2. Với người mẹ

  • Hãy cố gắng tránh những điều dẫn đến stress sau sinh… Thay vào đó, hãy tập trung vào việc chăm sóc bản thân và em bé để thoát khỏi cảm xúc tiêu cực.
  • Những áp lực về việc chăm sóc con cái là điều không tránh khỏi. Nếu thấy có quá nhiều khó khăn hãy tâm sự với chồng và người thân để nhận được sự trợ giúp từ họ. Hãy mạnh dạn nói lên những cảm xúc của chính mình để được thấu hiểu nhiều hơn nhé.

[inline_article id=263480]

Bài viết trên đã giúp các bạn trả lời câu hỏi, khóc nhiều sau sinh có ảnh hưởng gì không? Nếu mẹ bỉm sữa khóc nhiều sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả xấu. Trong đó 3 tác hại của việc khóc nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tinh thần của mẹ, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của em bé và dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Bảng chỉ số nước ối theo tuần: Mẹ bầu phải theo dõi để thai nhi luôn khỏe mạnh!

Vậy chỉ số nước ối bao nhiêu là đủ? Để biết được điều này các mẹ bầu phải theo dõi bảng chỉ số nước ối theo tuần thai thật cẩn thận. Nếu mẹ để nước ối quá nhiều hoặc quá ít cũng đều gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

Nước ối hình thành như thế nào?

Trước khi tìm hiểu bảng chỉ số nước ối theo tuần, chúng ta cần tìm hiểu về nước ối và quá trình hình thành chất lỏng này. Trong thời kỳ mang thai, thai nhi sẽ lớn lên trong túi ối nằm bên trong tử cung của mẹ bầu. Chiếc túi này được hình thành vào 12 ngày sau khi mẹ mang thai. Và túi ối sẽ chứa rất nhiều chất lỏng gọi là nước ối.

Nước ối là một chất lỏng bao quanh thai nhi để giúp con phát triển trong suốt thai kỳ. Đầu tiên nước ối được tạo thành từ lượng nước được cung cấp bởi người mẹ thông qua các màng bào thai. Sau đó khoảng 16 tuần nước tiểu của thai nhi trở thành chất chính hình thành ra nước ối. Chất lỏng này cũng chứa kích thích tố (hóa chất do cơ thể tạo ra); và kháng thể (tế bào trong cơ thể chống lại nhiễm trùng).

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Các chỉ số thai nhi chi tiết theo từng tuần

Vai trò của nước ối trong thai kỳ

Để hiểu hơn về bảng chỉ số nước ối theo tuần, chúng ta cần hiểu rõ hơn về vai trò của nước ối trong thai kỳ. Dưới đây là các chia sẻ của March Of Dimes:

  • Bảo vệ và giúp thai nhi phát triển trong suốt thai kỳ.
  • Giữ nhiệt độ ổn định xung quanh môi trường sống của thai nhi.
  • Giúp phổi của thai nhi phát triển vì con hít nước ối.
  • Giúp hệ tiêu hóa của thai nhi phát triển vì bé nuốt nước ối.
  • Giúp cơ và xương của thai nhi phát triển vì con có thể di chuyển trong nước ối.
  • Giữ cho dây rốn (dây mang thức ăn và oxy từ nhau thai đến thai nhi) không bị đè ép.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: ‘Nước ối ít phải làm sao?’ và đây là câu trả lời đúng khỏi nghi ngờ

Chỉ số AFI là gì?

Bảng chỉ số nước ối theo tuần: chỉ số AFI là gì?

Để đọc được bảng chỉ số nước ối theo tuần, chúng ta cần hiểu rõ về chỉ số AFI là gì? Theo National Center for Biotechnology Information (Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Hoa Kỳ – NCBI) cho biết. AFI là viết tắt của từ Amniotic fluid index, được hiểu là chỉ số nước ối.

Đây là chỉ số số nước ối theo từng thời gian phát triển của thai nhi. Chỉ số nước ối AFI được đo khi khi mẹ bầu đi khám thai. Qua chỉ số này, mẹ bầu sẽ biết lượng nước ối đang duy trì bình thường hay bất thường.

Cách đo khối lượng nước ối như sau; đo chỉ số ối (Amniotic fluid index, AFI), chia buồng tử cung làm 4 phần và tính tổng số đo bề sâu của khoang ối lớn nhất trong mỗi buồng ối.

Vậy bảng chỉ số nước ối theo tuần thai được đo cụ thể là bao nhiêu? Chỉ số nước ối bao nhiêu là đủ? Xin mời mẹ bầu tham khảo phần tiếp theo của bài viết.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Thai 38 tuần nước ối bao nhiêu là đủ?

Bảng chỉ số nước ối theo tuần thai

Khi đã hiểu được chức năng và các chỉ số nước ối, mẹ bầu sẽ đọc bảng chỉ số nước ối theo tuần thai dễ hơn. Dưới đây là bảng chỉ số nước ối theo tuần mẹ có thể tham khảo.

Bảng chỉ số nước ối theo tuần (đơn vị: mm)

Dựa trên bảng chỉ số nước ối theo tuần, mẹ sẽ biết được chỉ số nước ối bao nhiêu là đủ? Thông thường, tuổi thai tăng thì lượng nước ối cũng tăng. Tuy nhiên, vào những tuần cuối thai kỳ lượng nước ối sẽ giảm. Lượng nước ối sẽ tăng cao nhất vào tầm tuần 34-36 thai kỳ; sau sẽ sẽ giảm xuống cho đến tuần 40 của thai kỳ.

Khi chỉ số nước ối nằm trong khoảng 5th đến 95th được cho là mức độ bình thường và an toàn. Những trường hợp đa ối (trên mức 95th) và thiểu ối (dưới mức 5th) là lượng ối quá ít khi thai lớn hoặc lượng nuốc ối quá nhiều khi thai còn nhỏ đều rất nguy hiểm cho thai nhi. Khi được chẩn đoán thiểu ối hay đa ối, mẹ bầu cần tuân thủ các hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ nhé.

Hiện nay về mặt ý nghĩa đánh giá tiên lượng lâm sàng, các bác sĩ thường sử dụng độ sâu khoang ối lớn nhất hơn do tránh được những can thiệp quá tay mà vẫn giữ được ý nghĩa đảm bảo sức khỏe thai nhi.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Chỉ số nước ối bao nhiêu là bình thường?

Làm sao để mẹ bầu luôn duy trì được lượng nước ối ổn định?

Khi mẹ đã hiểu rõ hơn về bảng chỉ số nước ối theo tuần, mẹ nên thực hiện những điều sau để duy trì lượng nước ối trung bình ổn định:

  • Có một chế độ sinh hoat khoa học, vận động và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý.
  • Luôn đảm bảo uống đủ nước
  • Khám thai đúng theo lịch.

[inline_article id=302473]

Những điều trên sẽ giúp mẹ bầu luôn duy trình được lượng nước ối trung bình ổn định khi mang thai. Hy vọng bài viết về bảng chỉ số nước ối theo tuần sẽ giúp ích cho các mẹ bầu. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!