Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Workout và cardio là gì? Cách xây dựng thói quen tập luyện

Bạn đã hiểu workout và cardio là gì chưa? Hãy cùng Marrybaby tìm hiểu qua định nghĩa của Workout và Cardio là gì; và cách để hình thành thói quen tập luyện từ những bước đơn giản nhất!

1. Workout là gì?

Workout (ˈwɜː.kaʊt) là từ được dùng để chỉ những hoạt động thể chất như: tập gym; bơi lội; đá bóng; bóng rổ; cầu lông,.. Khi workout tức là bạn sẽ tập những bài tập để nâng cao sức khỏe thể chất của chính mình.

Để workout có hiệu quả, bạn nên tập luyện 30 phút mỗi ngày với cường độ vừa phải. Cứ như vậy, thành ra mỗi tuần bạn sẽ hoàn thành khoảng 150 – 210 phút mỗi tuần. Nếu bạn bận rộn, bạn cũng có thể tập ít hơn; nhưng hãy cố gắng từ 75 phút trở lên bạn nhé.

workout là gì
Workout là gì và có khác với cardio?

Workout mang lại lợi ích gì?

Rèn luyện thể chất thường xuyên không chỉ giúp bạn giảm cân. Việc tập workout đều đặn giúp nâng cao sức khỏe thể chất, ngăn ngừa nhiều bệnh lý. Thậm chí, thói quen workout lành mạnh có thể giúp bạn sống thọ hơn. Những lợi ích nổi bật có thể kể đến:

  • Kiểm soát cân nặng – Ngăn ngừa béo phì: Lợi ích đầu tiên mà phần lớn mọi người đều biết, đó chính là giúp bạn kiểm soát cân nặng, và giảm nguy cơ bị béo phì. Bên cạnh đó, để việc giảm cân có hiệu quả hơn; bạn cần kết hợp cùng chế độ ăn uống lành mạnh để kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể.
  • Cải thiện sức khỏe tinh thần và tâm trạng: Khi tập thể dục, một số chất dẫn truyền thần kinh sẽ được cơ thể giải phóng ra như endorphins, endocannabinoids, và dopamine. Giúp cơ thể giảm đau và cải thiện tâm trạng rất tốt. Đặc biệt hữu ích đối với người mắc rối loạn trầm cảm.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và cải thiện quá trình tuần hoàn máu. Lưu lượng máu tăng kéo theo nồng độ oxy trong cơ thể cũng tăng. Nhờ vào cơ chế hoạt động này, bạn có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh tim như cholesterol cao; bệnh mạch vàng; đau tim,..
  • Duy trì khả năng tư duy, học hỏi và phán đoán: Workout điều độ sẽ kích thích cơ thể giải phóng protein và các chất hóa học khác giúp cải thiện cấu trúc và chức năng của não.
  • Kiểm soát lượng đường trong máu và lượng insulin: Workout có thể làm giảm lượng đường trong máu và giúp insulin hoạt động tốt hơn. Điều này có thể kiểm soát, và giảm nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường tuýp 2.

>> Gợi ý: Thực đơn theo chế độ ăn Eat Clean giảm cân 30 ngày

2. Cardio là gì?

Cardio (ˈkɑːr.di.oʊ) được hiểu là những bài tập chủ yếu đến hệ tim mạch và hô hấp. Khi tập Cardio, hệ hô hấp của bạn sẽ phải hoạt động ở cường độ cao, thúc đẩy cơ thể sử dụng oxy liên tục. Đó là lý do bạn sẽ thấy mình hít và thở rất nhanh – mạnh – sâu.

Cùng lúc đó, hệ tim mạch co bóp liên tục để đẩy máu và oxy đi qua thành mạch, đem năng lượng và chất dinh dưỡng đến cơ bắp. Đây cũng là lúc cơ thể bắt đầu tăng tiết endorphins để giảm đau và khiến bạn cảm thấy hạnh phúc.

>> Cùng chủ đề Workout và Cardio: Ăn uống Healthy là gì? Hướng dẫn cho người mới bắt đầu

cardio là gì
Workout và Cardio là gì? Hiểu thêm về Cardio

Cardio mang lại lợi ích là gì, và có giống với workout?

Các bài tập cardio có thể có nhiều tác dụng hữu ích đối với cơ thể của một người. Những bài tập cardio kích thích cơ thể tiết những chất giảm đau tự nhiên là endorphins.

Việc duy trì tập luyện Cardio còn mang lại các lợi ích sau đây:

  • Giúp kiểm soát cân nặng: Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật (CDC) đã khẳng định rằng: “Bạn duy trì tập luyện cardio 150 phút mỗi tuần với cường độ vừa phải sẽ giúp bạn duy trì hình thể và cân nặng lý tưởng”.
  • Phòng tránh bệnh tim mạch: Các nghiên cứu khác cho thấy, tập luyện cardio thật sự có lợi cho tim mạch. Cụ thể là giúp bạn ngăn ngừa bệnh tim mạch.
  • Cardio cải thiện chức năng hệ tuần hoàn: Khi tập cardio, các tế bào trong cơ thể sẽ cần thêm nhiều chất dưỡng và oxy để phục hồi và xây dựng trở lại. Hơn cả workout, tập cardio còn thúc đẩy tim mạch co bóp và đẩy máu đi khắp cơ thể nhanh hơn. Từ đó giúp cho cơ thể nhận nhiều dinh dưỡng và oxy hơn.

Sau đã biết workout và cardio là gì. Vậy sự khác biệt giữa workout và cardio thật chất là gì?

3. Sự khác nhau giữa Workout và Cardio là gì?

Workout là những bài tập thể chất nói chung; còn cardio là những bài tập kích thích tim mạch và hô hấp. Nhưng cả hai hình thức này đều giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và quá trình tuần hoàn máu.

Nếu tập workout và cardio tốt như vậy, thì có nên tập mỗi ngày không?

>> Cùng chủ đề Workout và Cardio: Ăn thô là gì? Làm sao để ăn thô đúng cách

4. Có nên tập workout và cardio mỗi ngày không?

4.1 Có nên tập Workout mỗi ngày không?

Tập thể dục mang lại nhiều ích lợi cho sức khỏe, giảm nguy cơ bệnh tật khi về già. Chính vì vậy, workout được khuyến nghị đưa vào thói quen hàng tuần của chúng ta.

Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải tập workout mỗi ngày. Nhất là khi bạn thường xuyên workout với cường độ cao. Trong mọi trường hợp, bạn phải lắng nghe cơ thể mình và tránh kiệt sức vì tập luyện quá sức.

Có nên tập thể dục mỗi ngày
Workout và Cardio là gì? Và có nên tập mỗi ngày không?

4.2 Có nên tập Cardio mỗi ngày không?

Nếu bạn là người mới bắt đầu, bạn chỉ cần hoàn thành khoảng 3 – 4 buổi/ tuần với cường độ tập vừa phải; mỗi buổi từ 20 – 40 phút. Việc có nên tập luyện mỗi ngày hay không, cũng sẽ còn tùy thuộc vào cường độ và thời lượng buổi tập của bạn.

  • Nếu bạn muốn tập luyện mỗi ngày để hình thành thói quen, hãy tập những bài workout cường độ vừa phải.
  • Đối với những hoạt động cường độ cao như: chạy bộ, bài tập plyometric, leo núi… bạn có thể tập khoảng 45 phút mỗi ngày.
  • Nếu bạn đang tập luyện cardio, hoặc cử tạ với cường độ cao; bạn có thể nghỉ một ngày giữa các buổi tập. Bạn cũng có thể tập trung vào các vùng khác nhau trên cơ thể vào các ngày xen kẽ.

>> Hiểu và áp dụng Workout và Cardio là gì: 14 bài tập thể dục giúp giảm cân hiệu quả tại nhà

5. Cách xây dựng thói quen tập luyện Workout và Cardio là gì?

5.1 Thói quen nhỏ kết quả to

Trong quyển sách nổi tiếng Atomic Habit của tác giả James Clear, ông đã đề cập ngay chương đầu tiên của quyển sách về “Vì sao các thay đổi nhỏ có thể dẫn đến khác biệt lớn”.

Bạn muốn trở thành người chạy bộ, bạn có thể bắt đầu bằng việc đi cầu thang bộ thay cho thang máy. Nhỏ hơn nữa là đi bộ ra nơi uống nước, thay vì uống nước tại chỗ. Lâu dần, đi bộ trở thành thói quen của bạn, chỉ bằng những hoạt động nhỏ hằng ngày.

>> Liên quan đến workout và cardio là gì: Bảng chiều cao và cân nặng của nữ tiêu chuẩn

5.2 Tìm một người bạn để đồng hành

Rủ thêm người đồng hành cùng tham gia workout và tập cardio có thể giúp bạn thích tập luyện hơn. Cũng như giúp bạn thoát khỏi cảm giác muốn từ bỏ. 

Lý do chính là vì sự cạnh tranh công bằng. Bạn có muốn từ bỏ khi người bạn của mình vẫn chạy bộ như lời hứa? Bạn có muốn từ bỏ khi người bạn liên tục cập nhật tình hình tập luyện , dựa theo kế hoạch của cả hai đã đề ra? Chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho bản thân!

Tìm người bạn đồng hành
Workout và Cardio là gì? Và cách để duy trì tập luyện là tìm một người bạn đồng hành

5.3 Theo dõi quá trình

Theo dõi quá trình tập luyện chính là phần thưởng dành cho bạn. Bạn sẽ không ngờ khi mình đã duy trì được 7 ngày, 10 ngày, 30 ngày,…

Mặc dù ở những ngày đầu, workout và cardio sẽ đánh gục bạn bằng những buổi ướt đẫm mồ hôi và kiệt sức. Nhưng quả thật, workout và cardio có là gì so với những gì bạn đã từng cố gắng.

Chính vì vậy, bạn hãy theo dõi quá trình tập luyện của mình mỗi tuần; mỗi tháng; hoặc mỗi 3 tháng. Nó như một vòng lặp để hình thành thói quen.

Bất kỳ khi nào bạn muốn thiết lập một thói quen mới, hãy tự hỏi:

  1. Làm sao để khiến nó trở nên rõ ràng?
  2. Làm sao để khiến nó trở nên hấp dẫn?
  3. Làm sao để khiến nó trở nên dễ dàng?
  4. Làm sao để khiến nó tạo ra cảm giác thỏa mãn sau khi hoàn thành?

Nội dung trên là tất cả những gì bạn cần biết về Workout và Cardio là gì? Bạn hãy đăng nhập vào website MarryBaby ngay để nhận thêm thông tin về ăn uống lành mạnh, chăm sóc sức khỏe.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh đường hô hấp

Virus hợp bào hô hấp (RSV) là gì? Trẻ bị nhiễm RSV bao lâu thì khỏi?

Virus hợp bào hô hấp (RSV) là gì, có nguy hiểm không? Và nếu trẻ em bị nhiễm RSV bao lâu thì khỏi? Cùng Marrybaby tìm hiểu xem nhiễm virus hợp bào hô hấp – RSV gây ra bệnh gì và nguy hiểm ra sao.

1. Virus hợp bào hô hấp (RSV) là gì?

RSV (Respiratory Syncytial Virus) là một loại virus hợp bào hô hấp gây nhiễm trùng mũi, cổ họng; và đường hô hấp nói chung. 

2. Virus hợp bào hô hấp – RSV có lây không? Và lây lan qua đường nào?

Virus hợp bào hô hấp có khả năng lây lan; con đường lây bệnh chủ yếu là qua đường hô hấp.  

Cụ thể con đường lây lan RSV như sau:

  • Tiếp xúc với dịch mũi, nước bọt của người bệnh (ho và hắt hơi).
  • Chạm vào tay, chân của người mắc bệnh khi chưa được vệ sinh sạch sẽ.
  • Chạm vào vết thương, quần áo và vật dụng của người bệnh.

Theo thống kê của Hệ thống y tế Cleveland Clinic (Mỹ), hàng năm, trên khắp thế giới, RSV ảnh hưởng đến 64 triệu người; và gây ra hơn 160.000 ca tử vong hàng năm.

Virus hợp bào hô hấp (RSV) có thể sống và bám trên da và các bề mặt vật dụng trong vài giờ (khoảng 6 giờ). Người bị nhiễm virus này bắt đầu lây lan mạnh nhất trong vòng vài ngày đầu sau khi nhiễm bệnh. Từ lúc này đến sau đó vài tuần, virus vẫn có thể tiếp tục lây lan.

>> Cùng chủ đề Virus hợp bào hô hấp – RSV: Adenovirus là gì? Virus adeno gây bệnh gì ở trẻ em?

3. Đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV)

virus rsv là gì
Virus hợp bào hô hấp (RSV) là gì và đối tượng nào sẽ dễ bị nhiễm bệnh?

Theo thông tin của Hệ thống y tế Cleveland Clinic (Mỹ) cho biết, các đối tượng khả năng bị nhiễm virus RSV cao là:

  • Trẻ sinh non.
  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.
  • Trẻ em bị suy giảm hệ miễn dịch.
  • Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi mắc bệnh tim hoặc phổi bẩm sinh.
  • Người cao tuổi, nhất là người từ 65 tuổi trở lên.
  • Người bị suy giảm miễn dịch bao gồm những người bệnh được ghép tạng; bị bệnh bạch cầu hoặc HIV/AIDS.
  • Người bị hen suyễn; suy tim sung huyết; mắc bệnh lý hô hấp mạn tính; hoặc mắc bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

>> Cùng chủ đề Virus hợp bào hô hấp (RSV): Virus VZV là gì? Một loại virus gây bệnh thủy đậu ở trẻ

4. Yếu tố nào làm tăng nguy cơ nhiễm RSV?

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV):

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi; hoặc trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.
  • Trẻ bị sinh non hoặc mắc bệnh tim bẩm sinh, bệnh phổi.
  • Trẻ có hệ miễn dịch yếu, mới vừa trải qua quá trình điều trị.
  • Trẻ sơ sinh sống trong môi trường đông người, không sạch sẽ.

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn non yếu, nên đây chính là đối tượng mà virus RSV dễ tấn công nhất. Do đó, cha mẹ cần đảm bảo thực hiện tiêm chủng cho con, cho con ăn uống đủ chất; tạo cơ hội cho con hoạt động thể chất thường xuyên,..

5. Trẻ bị nhiễm RSV có triệu chứng như thế nào và bao lâu thì khỏi?

Virus RSV là gì
Triệu chứng của trẻ bị nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) là gì? Nhiễm virus hợp bào hô hấp bao lâu thì khỏi?

Khi trẻ em bị nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV), loại virus này bắt đầu đi vào hệ hô hấp (mũi, họng) và gây ra các rối loạn và triệu chứng giống cảm lạnh như:

  • Đau tai.
  • Sổ mũi, nghẹt mũi.
  • Ho, đau họng nhẹ, sau đó ho nặng, ho dữ dội.
  • Khó thở hoặc thở nhanh hơn bình thường, thở khò khè.
  • Sốt lúc bắt đầu bệnh. Tuy nhiên, sốt cao không có nghĩa là bệnh nặng hơn.

Trẻ em bị nhiễm RSV, các triệu chứng sẽ bắt đầu sau 4-6 ngày sau khi nhiễm bệnh. Các triệu chứng lần lượt xuất hiện theo từng giai đoạn.

  • Ở ngày đầu tiên và thứ hai biểu hiện sẽ ở mức độ nhẹ.
  • Các biểu hiện tăng dần mức độ trong 3 ngày tiếp theo. Ngày thứ 5 là nặng nhất.
  • Sau ngày bệnh nặng, bệnh tình bắt đầu suy giảm ở ngày thứ 6. Và từ ngày 7-10 bệnh sẽ thuyên  giảm và khỏi hẳn.

>> Cùng chủ đề virus RSV là gì: Trẻ bị sốt do viêm Amidan bao lâu thì khỏi bệnh?

6. Biến chứng của virus hợp bào hô hấp (RSV) là gì?

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC cho biết, người bệnh nhiễm RSV có thể diễn biến nặng hơn; và có thể gặp các biến chứng như:

  • Viêm phổi: RSV là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi ở trẻ sơ sinh. Những biến chứng này xảy ra khi virus lây lan đến đường hô hấp dưới. Các đối tượng như trẻ sơ sinh; trẻ nhỏ; người bị suy giảm miễn dịch; những người bị bệnh tim hoặc phổi mãn tính, tình trạng viêm phổi càng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Viêm tai giữa: Nếu virus xâm nhập vào khoảng trống phía sau màng nhĩ, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng tai giữa. Biến chứng này thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Bệnh hen suyễn: Nếu trẻ nhỏ bị nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV ở mức độ nặng, về sau nguy cơ cao trẻ sẽ mắc bệnh hen suyễn.
  • Một số biến chứng khác về đường hô hấp khác như suy phổi; xẹp phổi; tràn khí màng phổi; ứ khí phổi…

7. Cách điều trị virus hợp bào hô hấp (RSV) thực hiện như thế nào?

7.1. Đối với trẻ nhiễm mà các biểu hiện nhẹ và không xảy ra biến chứng

Cha mẹ, người lớn có thể thực hiện việc chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, việc chăm sóc tại nhà cho trẻ cũng cần tuân thủ theo hướng dẫn từ bác sĩ, trong đó chú trọng:

  • Sử dụng nước muối sinh lý 2 tới 3 giọt để thực hiện nhỏ mũi rồi hút dịch cho trẻ.

  • Giữ không gian nơi trẻ nằm được trong sạch, đủ ẩm, tránh xa khói thuốc bởi đây có thể là tác nhân dẫn tới nguy cơ hen suyễn sau này.

  • Động viên, cho trẻ ăn uống bình thường, đầy đủ chất. Có thể chia các bữa ăn nhỏ hơn, cho ăn đồ mềm, nước. Đặc biệt, chú trọng bổ sung nước cho cơ thể trẻ để làm dịu họng và loãng đờm.

  • Chỉ dùng các thuốc được bác sĩ chỉ định để tránh có thể dẫn tới tác dụng phụ hoặc nguy cơ không tốt, tái khám theo lịch.

7.2. Đối với trẻ có dấu hiệu, biểu hiện bất thường

Trẻ nên được điều trị tại bệnh viện với những trường hợp dịch ra nhiều hoặc khò khè hay bội nhiễm,… bác sĩ có thể phải sử dụng cả kháng sinh hoặc trợ thở.

8. Cách phòng ngừa virus hợp bào hô hấp (RSV) cho trẻ em là gì?

cách phòng ngừa
Cách phòng ngừa Virus hợp bào hô hấp (RSV) là gì?

Sau khi đã biết rõ về virus hợp bào hô hấp (RSV) là gì, cũng như hình thức lây lan và các biến chứng có thể xảy ra. Từ đó, để không phải trị bệnh thì cách tốt nhất lúc này chính là phòng ngừa.

Cha mẹ có thể giảm nguy cơ mắc virus hợp bào hô hấp hoặc lây nhiễm ở trẻ như sau:

  • Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người.
  • Tránh sờ tay lên mặt, mũi hoặc miệng bằng tay chưa rửa sạch.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây.
  • Làm sạch và khử trùng các bề mặt mà bạn thường xuyên chạm vào.
  • Dùng khăn giấy để che miệng khi ho hoặc hắt hơi, sau đó vứt khăn giấy đi và rửa tay sạch sẽ.
  • Tránh tiếp xúc gần gũi, chẳng hạn như hôn, bắt tay, dùng chung cốc và dụng cụ ăn uống với người khác. Nếu bạn hoặc họ bị bệnh.
  • Đối với trẻ nhỏ, đối tượng có nguy cơ cao nhiễm RSV. Cha mẹ tránh đưa trẻ đến nơi công cộng như siêu thị, trung tâm thương mại khi con đang không khỏe hoặc bị bệnh.

Trẻ bị nhiễm virus hợp bào hô hấp sẽ có biểu hiện tương tự như trẻ mắc Covid-19. Mặc dù vậy, trường hợp cha mẹ hoặc con (trẻ nhỏ) bị nghi ngờ nhiễm Virus hợp bào hô hấp (RSV) cần đến khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và hướng dẫn sử dụng thuốc một cách hợp lý. 

>> Xem thêm: Bé bị viêm phế quản thở khò khè nguy hiểm như thế nào, mẹ cần làm gì?

Nội dung trên là tất cả những gì cha mẹ cần biết về virus hợp bào hô hấp (RSV) là gì, và cũng đã giải thích nếu trẻ bị nhiễm RSV bao lâu thì khỏi. Mong cho cha mẹ và các con mạnh khỏe!

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

5 cách nấu cháo cá chẽm cho bé ăn dặm thơm ngon, không bị tanh

Trong bài viết này, Marrybaby chia sẻ cho mẹ  5 cách nấu cháo cá chẽm cho bé ăn dặm, vừa thơm ngon, bổ dưỡng mà còn dễ nấu với các nguyên liệu vô cùng đơn giản. Xem ngay mẹ ơi!

1. Cháo cá chẽm cho bé ăn dặm với rau củ

Nguyên liệu:

  • Su su ½ củ.
  • Cà rốt ½ củ.
  • Phi lê cá chẽm 200g.
  • Gạo 50g (khoảng ¼ chén).
  • Cải bó xôi (rau bina) 5 nhánh (~100g).

Cách nấu:

  • Bước 1: Vo gạo và nấu cháo cùng với vài lát gừng tươi. (ngâm gạo và gừng trước khi nấu khoảng 10 phút để gạo nở ngon hơn)
  • Bước 2: Sơ chế và hấp phi lê cá chẽm. Phi lê cá chẽm mua về mẹ rửa sạch với nước muối pha loãng, để ráo. Bắc nồi lên bếp mở lửa vừa, thêm 1 lít nước nấu sôi, khi nước sôi cho cá vào xửng hấp, đặt lên bếp và hấp khoảng 15 phút cho cá chín.
  • Bước 3: Sơ chế và luộc mềm rau củ. Để đảm bảo củ su su không bị đắng khi ăn, mẹ nên gọi sạch hết phần vỏ trên quả su su nha.
  • Bước 4: Xay nhuyễn các nguyên liệu. Mẹ có thể dùng máy xay cầm tay để xay nhuyễn hỗn hợp bao gồm phi lê cá, cà rốt, cải bó xôi, su su.
  • Bước 5: Nấu sôi lại lần nữa cả nồi cháo và hỗn hợp. Mẹ nấu sôi lại cháo, thêm hỗn hợp rau củ và cá đã xay vào cháo, đảo nhẹ nhàng đều tay thêm 2 phút thì tắt bếp. Vậy là mẹ đã có thể cho bé ăn được rồi đấy. 

Lưu ý:

  • Mẹ nhớ ngâm gạo trước để cháo mau nở hơn khi nấu.
  • Cho gừng vào nấu cùng với cháo sẽ giúp cháo thơm hơn.
  • Khi nấu mẹ nhớ khuấy đều để tránh làm cháo bị cháy khét phần đáy nồi.
Nấu kèm với rau củ
Cháo cá chẽm cho bé ăn dặm nấu với rau củ

2. Cháo cá chẽm cho bé ăn dặm với khoai môn

Nguyên liệu:

  • Gạo 50g
  • Hành tím 2 củ.
  • Khoai môn ½ củ.
  • Hành lá 2 nhánh.
  • Thịt cá chẽm 100g.
  • Dầu ăn dặm cho bé.
  • Hạt nêm ½  muỗng nhỏ (loại cho bé)

Cách nấu:

  • Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu. Hành lá cắt bỏ rễ, rửa sạch, cắt nhỏ. Hành tím lột bỏ vỏ, cắt lát mỏng. Khoai môn rửa trực tiếp dưới vòi nước cho sạch bùn đất rồi để ráo. Dùng dao gọt bỏ phần vỏ khoai môn rồi cắt khoai thành các lát mỏng vừa ăn.
  • Bước 2: Nấu cháo. Mẹ vo sạch gạo, cho vào nồi và thêm 500ml nước, bắc lên bếp, nấu sôi cháo và chỉnh lửa nhỏ ninh cháo trong khoảng 20 phút.
  • Bước 3: Xào khoai môn. Bắc chảo lên bếp mở lửa vừa, thêm 1 muỗng canh dầu ăn, đợi dầu nóng mẹ cho ½  phần hành tím cắt lát vào phi thơm. Khi hành tím đã thơm, mẹ cho phần khoai môn vào xào chung thêm 3 phút. Sau đó cho phần khoai vào nồi cháo và ninh tiếp.
  • Bước 4: Ướp và hấp cá chẽm. Cá chẽm rửa sạch với nước muối pha loãng, tiếp đó ướp với hành lá và phần hành tím còn lại. Cho cá chẽm vào nồi hấp khoảng 15 phút đến chín.
  • Bước 5: Nấu xong và cho bé ăn. Lúc này cá chẽm đã chín, bạn gỡ xương cá, cho phần thịt cá vào nồi cháo, mẹ nêm thêm ½ muỗng cà phê loại dành cho bé để thêm đậm vị. Trước khi cho bé ăn, mẹ dùng máy xay để nghiền nhuyễn phần thịt cá và cháo để bé dễ ăn.

>> Xem thêm: 6 món cháo bí đỏ thơm ngon giàu dinh dưỡng cho bé

Cháo cá chẽm cho bé ăn dặm với khoai môn

3. Cháo cá chẽm nấu với đậu xanh cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

  • Gạo 50g.
  • Đậu xanh 30g.
  • Phi lê cá chẽm 30g.
  • Dầu ăn dặm cho bé.

Cách nấu:

  • Bước 1: Sơ chế đậu xanh. Đậu xanh mua về, mẹ rửa sạch, nhặt bỏ những hạt hỏng, rồi đem ngâm khoảng 2 tiếng cho đậu xanh nở trước khi nấu.
  • Bước 2: Vo gạo và nấu cháo. Mẹ vo sạch gạo và có thể ngâm với nước khoảng 10 phút. Sau đó mẹ cho phần đậu xanh cùng với gạo đem đi nấu. Mẹ nấu cho chín kỹ đến khi cháo nhừ.
  • Bước 3: Sơ chế và hấp chín cá. Cá chẽm rửa sạch với nước muối pha loãng, để ráo. Sau đó mẹ bắt đầu luộc phần cá chẽm cho chín. Gỡ xương và băm nhỏ. Mẹ cũng có thể luộc cá trước khi nấu cháo, để mẹ tận dụng nước luộc cá để nấu cháo. 
  • Bước 4: Nấu chín cháo và cá lại lần nữa. Khi cháo đã chín, mẹ cho cá chẽm đã băm nhỏ vào nấu cùng. Cho thêm chút dầu ăn và đun sôi lại lần nữa rồi tắt bếp.
  • Bước 5: Nấu xong và cho bé thưởng thức. Mẹ múc cháo ra cho bé ăn. Trường hợp mẹ muốn đảm bảo là trẻ có thể dễ dàng nuốt, mẹ có thể xảy nhuyễn thêm lần nữa trước khi cho bé ăn mẹ nhé.

Cháo cá chẽm nấu đậu xanh cho bé ăn dặm

4. Cháo cá chẽm nấu chung với rau mồng tơi cho bé

Nếu mẹ đang thắc mắc là không biết nên nấu cháo cá chẽm với rau gì cho bé ăn dặm, mẹ có thể thử ngay với rau mồng tơi nhé.

Nguyên liệu:

  • Phi lê cá chẽm 30g.
  • Rau mồng tơi 15g.
  • Gạo nấu cháo 50g.
  • Hạt nên và dầu ăn dặm chó bé.

Cách nấu:

  • Bước 1: Sơ chế và băm nhỏ thịt cá. Mẹ rửa phần phi lê cá chẽm với nước muối, bỏ phần da cá. Sau đó băm nhỏ hoặc xay nhuyễn tùy theo mức độ ăn thô của bé.
  • Bước 2: Sơ chế và luộc rau mồng tơi. Rau mồng tơi thì mẹ chỉ cần rửa sạch và băm nhuyễn là được.
  • Bước 3: Vo gạo và nấu cháo. Mẹ vo sạch gạo, cho vào nồi và thêm 500ml nước, bắc lên bếp, nấu cháo. Mẹ nhớ chỉnh lửa nhỏ và ninh cháo trong khoảng 20 phút tới khi cháo nhừ.
  • Bước 4: Nấu sôi cháo cùng hỗn hợp 1 lần nữa. Khi cháo đã chín, rau mồng tơi và thịt cá chẽm cũng đã chín và băm nhỏ. Mẹ cho tất cả nồi và nấu chín lại lần nữa.
  • Bước 5: Nấu xong, cho con yêu thưởng thức. Mẹ khuấy cháo đều tay và múc ra bát cho con ăn. Mẹ nhớ là không cần múc quá sát đáy nồi, để tránh phần cháo khét ở đáy nồi lẫn vào bát cháo của con.

>> Mẹ xem thêm: Cháo rau mồng tơi cho bé ăn dặm, bí kíp cho mẹ tha hồ biến tấu

5. Cháo cá chẽm hầm cùng nấm rơm cho bé ăn dặm

Cháo cá chẽm hầm cùng nấm rơm cho bé ăn dặm
Cháo cá chẽm nấm rơm cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

  • Cá chẽm phi lê 50g.
  • Gạo nấu cháo 50g.
  • Gia vị và dầu ăn dặm.
  • Củ hành tím, nấm rơm, và hành lá.

Cách nấu:

  • Bước 1: Vo gạo và nấu cháo. Vo và ngâm gạo trong nước thêm khoảng 10 phút. Sau khi mẹ ngâm gạo xong, mẹ bắt đầu tiến hành nấu cháo cho bé.
  • Bước 2: Sơ chế và thái nhỏ thịt cá chẽm. Tương tự như những cách nấu cháo cá chẽm cho bé ở trên. Phần thịt cá chẽm mẹ rửa với nước muối pha loãng, thái nhỏ và để cho ráo.
  • Bước 3: Sơ chế và cắt nhỏ nấm rơm, hành lá, hành tím. Mẹ rửa sạch các nguyên liệu này, nấm rơm cắt nhỏ, hành tím giã cho nhuyễn, hành lá rửa sạch và thái nhỏ.
  • Bước 4: Ướp và chế biến cá chẽm. Lúc này, mẹ dùng hành tím, hành lá và một ít nước mắm và gia vị cho bé, cho vào ướp cá khoảng 20 phút. Sau khi ướp, mẹ bắt chảo lên bếp và xào sơ phần thịt cá với một ít dầu ăn dặm của bé.
  • Bước 5: Nấu cháo và cho bé ăn. Khi nồi cháo cũng đã bắt đầu chín nhừ, mẹ cho cá chẽm vào ninh thêm khoảng 5 phút. Trước khi tắt bếp, mẹ cho nấm rơm và hành lá vào khuấy đều tay là được. Cuối cùng là mẹ múc ra chén cho bé thưởng thức.

6. Lưu ý khi mẹ nấu cháo cá chẽm cho bé ăn dặm

Những lưu ý khi cho bé ăn dặm
Những lưu ý khi mẹ nấu cháo cá chẽm cho bé ăn dặm

Khi nấu cháo cá chẽm cho bé, mẹ nên kết hợp cùng các loại rau củ để bổ sung chất xơ và vitamin từ thực vật cho bé. Nếu mẹ chưa biết nấu cháo cá chẽm với rau gì cho bé thì mẹ có thể tham khảo các loại rau như: củ dền; khoai môn; cải bó xôi; cà rốt; rau cải; bí đỏ,..

  • Nhặt xương cá thật kỹ trước khi nấu cháo cá chẽm cho bé.
  • Trường hợp bé dưới 1 tuổi, mẹ nên hạn chế nêm gia vị vào thức ăn của con.
  • Nên mua cá chẽm tươi, hoặc mua trong các siêu thị lớn để đảm bảo an toàn vệ sinh.
  • Luôn đảm bảo nấu cá chín hẳn cho bé.Việc ăn cá sống hoặc chưa chín hẳn sẽ khiến bé dễ bị đi tiêu chảy và nhiễm ký sinh trùng.

Kết luận

Cháo cá chẽm cho bé ăn dặm là món ăn bổ sung đa dạng chất dinh dưỡng cho con nhờ vào thịt cá. Bên cạnh đó, mẹ còn có thể kết hợp thêm nhiều loại rau củ khác, để tăng thêm giá trị dinh dưỡng trong bữa ăn của con mẹ nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Bơi thủy liệu cho bé là gì? Bơi thủy liệu có tốt không?

Trong bài viết, cha mẹ sẽ hiểu rõ hơn bơi thủy liệu cho bé sơ sinh là gì? Và bơi thủy liệu có lợi ích hay có tốt không? Cùng MarryBaby tìm hiểu để gia đình nắm bắt xu hướng học bơi mới cho bé!

1. Bơi thủy liệu cho bé là gì?

Bơi thủy liệu (Floating baby) được hiểu là để cho cơ thể của bé nổi trên mặt nước một cách tự nhiên; giúp đánh thức khả năng bẩm sinh bơi lội từ khi bé còn trong bụng mẹ. Đây cũng là cách massage cho bé, vì cơ thể của con đã được thả lỏng và tự do di chuyển dưới nước.

2. Những lợi ích của bơi thủy liệu dành cho bé

Bơi không chỉ mang lại nhiều lợi cho người lớn, mà đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bơi cũng mang lại nhiều lợi ích như:

2.1 Cho bé có cảm giác ở trong bụng mẹ

Bơi thủy liệu là cách để bé có lại cảm giác khi con sống ở môi trường đầy nước như trong bụng mẹ. Khi tham gia bơi thủy liệu, cơ thể của bé sẽ được thả nổi nhờ vào một chiếc phao quanh cổ; tạo điều kiện cho cơ thể của bé được vận động một cách tự do.

Hơn nữa, nhờ vào áp lực nước và sự chuyển động cơ thể sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa và hệ hô hấp hoạt động tốt hơn. Thậm chí là sức khỏe của bé cũng nhận được những lợi ích tích cực.

2.2 Giúp bé học bơi dễ dàng

Nếu bé được tiếp xúc với môi trường ngập nước từ sớm, con sẽ ít gặp tình trạng sợ nước. Lâu dần, cơ thể của con sẽ hình thành một phản xạ tự nhiên với nước; từ đó giúp con học bơi dễ dàng hơn.

>> Mẹ xem thêm: Dạy bé tập bơi – Mấy tuổi là an toàn?

Lợi ích của bơi thủy liệu cho bé
Bơi thủy liệu giúp cho bé học bơi dễ dàng hơn

2.3 Tăng sự tự tin cho bé

Sự tự tin được xây dựng nhờ vào môi trường xung quanh mà bé tiếp xúc. Khi tham gia hoạt động ở các hồ bơi thủy liệu dành cho bé, các con sẽ có thêm cơ hội tiếp xúc với cha mẹ, với người hướng dẫn,…

Hàng loạt yếu tố từ môi trường khi bơi thủy liệu; cộng với niềm vui mà bé nhận được sẽ giúp con xây dựng sự tự tin và cởi mở hơn trong suốt quá trình phát triển.

2.4 Phát triển khả năng nhận thức, vận động, ngôn ngữ

Các nhà thần kinh học tin rằng, khả năng hoạt động tích cực trong lúc bơi là có giúp cải thiện khả năng đọc; phát triển ngôn ngữ; tăng nhận thức; và nhìn chung là giúp bé học tập tốt hơn.

Một nghiên cứu kéo dài 4 năm của Đại học Griffith khi khảo sát trên hơn 7.000 trẻ em biết bơi; kết quả cho thấy, những đứa trẻ từ 3 – 5 tuổi biết bơi có khả năng đọc, nói, ngôn ngữ, nhận thức vượt trội hơn so với các bé không biết bơi.

Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ là cơ sở lý thuyết và còn thiếu sót khi chưa nhắc đến các yếu tố môi trường. Nhưng nhìn chung, cho bé bơi thủy liệu là cơ hội giúp bé phát triển tốt hơn về cả thể chất và tinh thần.

2.5 Giúp trẻ ăn ngon và ngủ sâu hơn

Khi tham gia các hoạt động như ở các hồ bơi thủy liệu dành cho bé, các con sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng vì phải hoạt động liên tục. Và cơ thể của bé sẽ phát tín hiệu để cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Vì lý do này mà sau mỗi buổi đi bơi về; các bé sẽ thường ngủ một giấc thật sâu.

>> Mẹ xem thêm: 10 mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc vào ban đêm

2.7 Hạn chế rủi ro bị đuối nước ở trẻ

Mặc dù cha mẹ cũng biết rằng, người biết bơi vẫn có khả năng bị đuối nước. Tuy nhiên, thời gian ở dưới nước sẽ giúp cơ thể tạo ra một phản xạ tự nhiên khi gặp tai nạn dưới nước.

Chính vì thế, mẹ có thể cho bé tham gia tập bơi tại các hồ bơi thủy liệu để con có thêm thời gian làm quen với nước; và hình thành phản xạ tự nhiên ở môi trường nước.

>> Mẹ xem thêm: Phao cổ có an toàn cho bé không? Điều mẹ cần biết!

3. Phương pháp bơi thủy liệu dành cho bé mấy tháng tuổi?

Bơi thủy liệu hay còn gọi là Float thủy liệu, là phương pháp cho bé tập bơi từ 3 tháng tuổi trở lên. Mẹ biết không, bé từ 3 tháng không chỉ có thể tập bơi mà còn có thể chìm cả cơ thể của con dưới nước (lặn). 

Các nhà nghiên cứu gọi đây là phản xạ bơi tự nhiên hoặc lặn của trẻ trước 6 tháng tuổi (Infant swimming or diving reflex).

>> Mẹ xem thêm: Bé 6 tháng tuổi biết làm gì? Những biến chuyển mạnh mẽ của bé

Bơi thủy liệu dành cho bé bao nhiêu tuổi

4. Cách tập bơi thủy liệu cho bé như thế nào?

Cha mẹ cần phân biệt giữa hồ bơi thủy liệu và hồ bơi thông thường. Hồ bơi thủy liệu được thiết kế riêng biệt dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi vì các bể bơi thủy liệu là dành cho trẻ sơ sinh, nên phải được đảm bảo cả về nhiệt độ và chất lượng nước.

Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia ở các bể bơi thủy liệu, cha mẹ cần lưu ý:

  • Không cho trẻ bơi thủy liệu khi con vừa bú xong.
  • Kiểm tra và vệ sinh cuống rốn cho trẻ sơ sinh sau khi bơi.
  • Độ tuổi bé có thể bắt đầu tham gia các hoạt động tập bơi là từ 6 tháng trở lên.
  • Không thúc ép trẻ tham gia bơi thủy liệu khi trẻ không thoải mái và có cảm giác sợ hãi.
  • Nói chuyện với người hướng dẫn tại các bể bơi thủy liệu về tình trạng sức khỏe của bé; nhằm đảo bảo sự an toàn.

Mặc dù các bể bơi thủy liệu dành cho bé đã phổ biến tại nhiều quốc gia ở Châu Âu và Mỹ; cũng như là tại Việt Nam vài năm trở lại đây. Nhưng cũng sẽ có những trường hợp cha mẹ không nên cho bé bơi thủy liệu.

5. Trường hợp khuyến cáo không nên cho trẻ bơi thủy liệu

các trường hợp khuyến cáo

Cũng chính vì sự phổ biến của các bể bơi thủy liệu; Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cảnh báo một số trường hợp cha mẹ KHÔNG được cho trẻ bơi thủy liệu. Nhất là vì thiết bị đeo ở cổ để bé nổi trên mặt nước.

FDA khuyến nghị: “nếu trẻ bị suy dinh dưỡng; chậm phát triển; hoặc mắc bệnh Down; cha mẹ TUYỆT ĐỐI KHÔNG cho trẻ đeo thiết bị nổi ở cổ như khi bơi thủy liệu”. Vì sẽ khiến trẻ tăng nguy cơ tử vong và chấn thương vùng cổ. Mặc dù rất hiếm xảy ra, nhưng FDA vẫn đưa ra cảnh báo để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của trẻ.

Nội dung trên là tất cả những gì cha mẹ cần biết về bơi thủy liệu cho bé. Bổ sung thêm, bể bơi thủy liệu cho bé sơ sinh giá bao nhiêu, thì hiện nay giá dao động từ 350.000 – 850.000 tùy cơ sở kinh doanh.

>> Cha mẹ có thể tham khảo thêm “Cách dạy bơi cơ bản cho trẻ” ở bên dưới

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

5 cách nấu mì somen thịt bò, rau củ cho bé ngon chuẩn vị “Nhật Bản”

Trong bài viết này Marrybaby chia sẻ cho mẹ cách nấu mì Somen cho bé ăn dặm. Cùng tìm hiểu về lợi ích và công thức nấu mì ngay sau đây!

1. Mì somen là gì?

Mì somen (Sōmen – Japanese: 素麺) là một loại mì được làm từ lúa mạch, không chiên, được tách muối nên tốt cho sức khỏe của bé. Mì somen có sợi dài và rất mảnh, và có thể được ăn chung với nước lèo nóng gọi là nyumen; hoặc cũng có thể ăn lạnh và chấm cùng nước sốt nhạt gọi là tsuyu.

Bên cạnh đó, mì Somen có rất nhiều cách nấu khác nhau để cho bé ăn dặm. Vì tính chất của sợi mì mỏng và mềm, mẹ chỉ cần dùng muỗng để cà nhuyễn là bé có thể ăn.

2. Lợi ích khi cho bé ăn mì somen?

Trước khi tìm hiểu cách nấu mì somen cho bé, mẹ có thể điểm qua một số lợi ích từ mì somen mang lại cho bé nhé.

Mì somen có kết cấu dạng sợi mỏng và mềm; đồng thời được làm từ lúa mạch và bột mì. Một số lợi của mì somen khi cho bé ăn dặm:

  • Giúp trẻ rèn luyện khả năng kết hợp tay.
  • Giúp con ăn ngon hơn với khẩu vị lạ từ Nhật Bản.
  • Mì somen dễ chế biến, trẻ cũng dễ tiêu hóa hơn với sợi mì mềm mỏng.
  • Món ăn này cũng đảm bảo nguồn dinh dưỡng đầy đủ và chất lượng cho bé.

3. Khi nào nên cho bé ăn dặm với mì somen?

Trong bài thời điểm lý tưởng tập ăn dặm cho bé, các bác sĩ khuyến khích mẹ có thể tập cho bé ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi.

Dưới đây là những dấu hiệu bé đã sẵn sàng ăn dặm:

  • Trẻ mút tay.
  • Bé nhìn người lớn ăn.
  • Trẻ thường khóc đêm và đòi bú.
  • Trẻ không còn chảy nhiều nước bọt ra ngoài.
  • Trẻ hứng thú khi thấy bố mẹ mớm thức ăn cho bé.
  • Trẻ có thể ngồi được và không cần nhiều sự trợ giúp từ bố mẹ.
  • Trẻ đòi bú nhiều hơn bình thường mặc dù mới bú cách đó không lâu.
  • Trẻ bắt đầu tiếp nhận thức ăn, không dùng lưỡi để đầy thức ăn ra ngoài và có phản xạ nuốt.

Bởi vì khi trẻ được 6 tháng hệ tiêu hóa của con đã dần hoàn thiện, đó là lúc con sẵn sàng ăn dặm để tự tiêu hóa thay vì chỉ bú sữa mẹ như những tháng trước. Mẹ cũng có thể tham khảo thêm Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày tiêu chuẩn, để mẹ tiện theo dõi và sắp xếp giờ ăn của con sao cho hợp lý.

>> Cùng nội dung mì Somen cho bé: Gợi ý thực đơn và cách nấu cho bé 6 tháng ăn dặm

Cách nấu mì somen cho bé 6 tháng trở lên ăn dặm
Khi nào nên cho bé ăn dặm với mì somen? Khi bé được 6 tháng tuổi và sẵn sàng ăn dặm mẹ nhé

4. Cách nấu mì somen cho bé ăn dặm thơm ngon tại nhà

Khi trẻ bắt đầu biết ăn dặm, dù là con đang ăn dặm bằng phương pháp nào; mẹ cũng nên cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm. Trẻ được ăn đa dạng thức ăn sẽ giúp con phát triển toàn diện, cũng như hạn chế trẻ bị tình trạng biếng ăn về sau.

Cách nấu mì somen cho bé ăn dặm
Cách nấu mì somen cho bé ăn dặm – Gợi ý 5 cách nấu cho mẹ đơn giản dễ làm, ngon miệng

Dưới đây là những gợi ý cho mẹ, để mẹ có thêm nhiều cách nấu mì somen cho bé ăn dặm. Vì mẹ có thể kết hợp với rau củ, cà chua, thịt đỏ, cá,..

4.1 Cách nấu mì somen với rau củ cho trẻ

Nguyên liệu:

  • Củ cải: 5g.
  • Súp lơ: 5g.
  • Rau xanh: 5g.
  • Mì somen: 10g.
  • Bột đao: 2 – 3g.
  • Nước đun sôi để nguội.

Cách nấu mì somen và rau củ cho bé 6 tháng tuổi:

  • Bước 1: Rửa sạch các loại rau củ, sau đó mẹ cắt nhỏ và xay nhuyễn.
  • Bước 2: Nấu mì somen trong 4 phút. Khi mì chín, mẹ trộn cùng hỗn hợp rau củ đã xay.Sau đó đun thêm trong 3 – 5 phút để rau củ và mì chín và mềm hoàn toàn.
  • Bước 3: Mẹ có thể dùng thêm bột để tăng độ sệt cho sợi mì somen; nêm nếm gia vị ăn dặm sao cho vừa ăn là có thể bắc xuống.
Mì rau củ
Mì romen rau củ là lựa chọn tuyệt vời!

4.2 Cách nấu mì somen cho trẻ với thịt bò, sốt cà chua

Nguyên liệu:

  • Thịt bò: 40g.
  • Sốt cà chua.
  • Mì somen: 20g.
  • Cà chua: 1 quả.
  • Hành tây ½ quả, cắt nhỏ.
  • Phô mai bào, hương thảo, húng quế, bơ.

Cách nấu mì somen thịt bò cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Luộc chín mì và để ráo. Và mẹ nhớ là đừng để mì bị vón cục nhé.
  • Bước 2: Các nguyên liệu hương thảo, húng quế, cà chua, hành tây đem xay nhuyễn rồi trộn cùng thịt bò.
  • Bước 3: Đun bơ tan chảy, cho hỗn hợp trên vào xào.
  • Bước 4: Thêm sốt cà chua và đun đến khi sôi lại là được.
  • Bước 5: Cho mì ra đĩa, thêm phần sốt và trộn đều là có thể thưởng thức ngay.

>> Xem thêm: Cách chế biến thịt bò mềm cho bé ăn dặm từ 7-9 tháng tuổi

Mì somen với thịt bò và cà chua
Cách nấu mì somen với thịt bò và cà chua cho bé 6 – 8 tháng tuổi

4.3 Cách nấu mì somen bí đỏ cá thác lác cho bé

Nguyên liệu:

  • Mì somen: 30g.
  • Cá thác lác: 50g.
  • Bí đỏ: 1 miếng.

Cách nấu mì somen với bí đỏ:

  • Bước 1: Luộc mì khoảng 4 phút, lấy ra để ráo nước.
  • Bước 2: Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ rồi đem xào xơ với dầu ăn dặm.
  • Bước 3: Thêm 120ml nước vào nồi bí và hầm đến khi chín nhừ.
  • Bước 4: Cho cá thác lác vào nồi bí, nêm nêm gia vị cho vừa ăn.
  • Bước 5: Đun đến khi chín thì tắt bếp. Đổ hỗn hợp nước dùng này vào mì và cho bé thưởng thức.

[key-takeaways title=”Gợi ý các món cháo rau củ cho bé:”]

[/key-takeaways]

4.4 Cách nấu mì somen cho bé với sốt cá hồi sữa

Nguyên liệu:

  • Mì somen: 20g
  • Cá hồi: 30g
  • Hành tây: 20g
  • Đậu Hà Lan: 10g
  • Sữa tươi không đường: 10ml

Cách nấu mì somen với cá hồi sữa:

  • Bước 1: Rửa sạch đậu Hà Lan và hành tây, sau đó băm nhỏ.
  • Bước 2: Luộc mì somen khoảng 4 phút rồi vớt ra để ráo.
  • Bước 3: Ngâm cá hồi với sữa tươi không đường cho bớt tanh, sau đó băm nhỏ..
  • Bước 4: Xào cà hồi với dầu ở lửa vừa. Cho dần các nguyên liệu hành tây, đậu Hà Lan và xào tiếp trong khoảng 3 phút.
  • Bước 5: Cho mì ra đĩa, thêm phần sốt rồi trộn đều là có thể cho bé ăn.

>> Mẹ xem thêm: 9 cách nấu cháo cá hồi cho bé ăn dặm tăng cân vù vù

Mì somen sốt cá hồi sữa
Cách nấu mì somen cho bé 6 – 8 tháng tuổi với sốt cá hồi

4.5 Cách nấu mì somen với cải thảo, hành tây, cà chua cho bé

Nguyên liệu:

  • Mì somen: 20g
  • Cải thảo 50g.
  • Cà chua 1 quả.
  • Hành tây ½ quả.
  • Ức gà: 20 – 30g.

Cách nấu mì somen cải thảo, hành tây và cà chua:

  • Bước 1: Gà rửa sạch, đem luộc rồi xay nhuyễn.
  • Bước 2: Cà chua rửa sạch, đem luộc sơ để bóc vỏ cho dễ. Sau đó cắt nhỏ..
  • Bước 3: Cải thảo chọn lấy phần lá mềm, rửa sạch, luộc chín và cắt nhỏ.
  • Bước 4: Hành tây bóc vỏ, rửa sạch rồi đem xay nhỏ hoặc cắt vuông nhỏ.
  • Bước 5: Luộc chín mì somen trong vòng 4 phút với nước luộc gà.
  • Bước 6: Cho các nguyên liệu ra bát, trộn đều rồi cho bé thưởng thức.

>> Chủ đề liên quan mì Somen cho bé: 8 cách nấu mì Udon cho bé ăn dặm

5. Những lưu ý khi nấu mì somen cho bé ăn dặm

Để món mì somen của bé luôn đảm bảo Sắc – Hương – Vị mẹ có thể lưu ý thêm vài điều trong khi nấu mì cho bé nhé. Đây là gợi ý của đầu bếp Makiko Oda đăng trên Tạp chí nấu ăn Nhật Bản NHK World – Japan.

  • Mì somen có thể nấu cùng nhiều loại rau củ, thịt, cá, tôm,… đều được.
  • Thời gian luộc mì tầm khoảng từ 4 – 6 phút là mì đã chín và mềm. Sau đó trụng qua nước lạnh để sợi mì không bị dính và vón cục lại với nhau.
  • Mẹ có thể luộc mì bằng lò si sóng hoặc đun sôi bếp đều được. (Nếu dùng lò vi sóng, mẹ nên sử dụng tô bằng sứ chứ không được dùng inox, và bật lò ở 500w trong 8 phút).
  • Trong lúc nấu mì mẹ nên dùng đũa đảo mì liên tục để sợi mì được tách ra hoàn toàn. Lượng nước nấu mì phải nhiều gấp 10 lần lượng mì. Ví dụ 200g mì mẹ sẽ cần nấu với khoảng 2 lít nước.
Cách nấu mì somen cho bé ăn dặm và những lưu ý khi nấu
Cách nấu mì somen cho bé ăn dặm và những lưu ý khi nấu

Nội dung trên là tất cả những gì mẹ cần biết về cách nấu mì somen cho bé ăn dặm. Tóm lại, khi bé đã được 6 tháng và có thể ăn dặm mẹ hãy ưu tiên để con ăn càng đa dạng thức ăn càng tốt mẹ nhé.

Categories
Tình cảm gia đình Gia đình

999+ những câu tỏ tình crush hay nhất bằng nhiều thứ tiếng

Dưới đây là những câu tỏ tình hay và vô cùng dễ thương để tỏ tình với crush. Marrybaby sẽ gửi ngay đến bạn hơn 60 câu tỏ tình cực hay và cực kỳ dễ thương.

1. Những câu tỏ tình hay và độc đáo

1. Thầy toán dạy anh 1 giờ bằng 60 phút, 1 phút bằng 60 giây. Nhưng em ơi, thầy chưa bao giờ nói với anh rằng 1 giây không có em lại bằng tới 100 năm. Anh nhớ em!

2.  Người ta nói bệnh nào cũng có thuốc chữa. Anh đã ngừng tin điều ấy khi anh phát hiện ra rằng anh đang mang một căn bệnh mà có lẽ, sẽ không bao giờ có thuốc chữa được là bệnh anh ngừng yêu em.

3. Ôi anh quên mất tên em rồi, anh gọi em là người yêu nhé. Nếu em cũng quên tên anh luôn, thì cứ gọi anh là người yêu cũng được.

4. Em đến dịu dàng như cơn mưa mùa hạ làm mát lạnh tâm hồn anh.

5. Em từ đâu đến? Ai sai em đến đây? Để lấy cắp trái tim anh vậy…..?

6. Cuộc đời anh chỉ có một. Và anh đã trao tặng lại cho em.

7. Ở bên anh, dù làm gì, hay nơi đâu, cũng đều tốt cả.

8. Chẳng mong lạc bên đường… Chỉ mong được bên nàng!

9. Thế giới ngoài kia luôn bắt em phải trưởng thành. Nhưng em vẫn muốn là cô gái nhỏ bé của anh.

10. Anh không thể không cảm ơn số phận, cảm ơn ông trời đã cho em gặp anh, cho anh yêu em, và cho anh làm người yêu bên cạnh em suốt đời.

2. Những câu tỏ tình crush hay và xúc động

Những câu tỏ tình hay
Những câu tỏ tình hay và ngắn gọn

Những lời tỏ tình, câu tỏ tình crush hay ngắn gọn nhưng đầy ẩn ý:

1. Trời xanh mây trắng, anh yêu nắng hay là yêu em.

2. Một khuông nhạc có bao nhiêu nốt Đồ , Rê, Mi, Fa, Son, La, Si mê anh.

3. Mặc dù anh không giỏi Toán nhưng mà anh biết “tính em”.

4. Biết gì chưa? Biết là mình thích nhau còn chuyện xa hơn cứ để tính sau.

5. Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Thì thầm nói nhỏ “ I love you “.

6. Em là cô bé mặc áo trắng
Mặc dù Mẹ hay mắng nhưng vẫn yêu Anh…

7. Muốn mời anh một chén trà
Muốn trở thành người một nhà với anh.

8. Tầm này ăn gì cũng thấy đắng
Chắc là thiếu vắng vị môi anh.

9. Muốn có gạo thì trồng lúa
Muốn có công chúa thì yêu em.

[key-takeaways title=”Nếu bạn đang không biết làm sao để tỏ tình crush, thì hãy thử cách sau đây:”]

Nếu Crush của bạn là một người thích những điều giản dị và bình yên thì cách tỏ tình thích hợp nhất là bạn dành thời gian để cùng đối phương đi dạo. Trên đường đi hãy gợi những câu chuyện thân quen giữa hai người, có thể là chia sẻ về cuộc sống, chia sẻ về công việc, sở thích của cả hai.

[/key-takeaways]

>> Cùng chủ đề câu tỏ tình hay: Con trai thường làm gì khi nhớ người yêu?

3. Những câu tỏ tình hay và ý nghĩa cho bạn nữ

Nói lời yêu dành cho phái nữ
Những câu tỏ tình hay, đáng yêu và dễ thương

Những câu tỏ tình hay dễ thương dành cho bạn nữ; hay lời tỏ tình dễ thương để bạn nam gửi cho crush:

1. Em lung linh như mặt trăng ở trong nước.
Muốn lại gần nhưng điều có thể lại chỉ là ngắm và mong ước.

2. Vừa gặp được nhau đã dính chắc là tại cái nhân duyên
Cái cách mà anh thả thính người ta gọi là dân chuyên.

3. Gió đưa cành trúc la đà
Lễ này em hãy qua nhà anh chơi.

4. Anh rất thích ăn kem, vì trong kem có “em”

5. Gọi em là Luân Đôn, vì em là của Anh. (Quốc gia)

6. Áo anh có nhiều lớp. Đặc biệt là lớp (love) em.

7. Hôm nay anh học Toán hình, tròn vuông chẳng có mà toàn hình bóng em.

8. Nguyên Du thì có Truyện Kiều, anh đây chỉ muốn làm người yêu em.

9. Anh muốn dắt em đi Paris vì tình yêu của mình hợp Pháp.

>> Cùng chủ đề câu tỏ tình hay: 32 dấu hiệu chàng yêu bạn rất nhiều

4. Những câu tỏ tình dễ thương dành cho bạn nam

Ngỏ lời yêu dành cho phái mạnh
Những câu tỏ tình hay nhất dành cho con trai

1. Tính em đơn giản lắm,
Tuỳ anh nhưng phải đúng ý em.

2. Hy vọng Anh biết chơi Game bởi vì Em hay lắm trò.

3. Em là khói,anh là thịt heo
Tại vì,thịt heo sẽ đc hun khói.

4. Giao diện trưởng thành
Nhưng hệ điều hành vô cùng nhõng nhẽo.

5. Muốn mời anh một chén trà
Muốn trở thành người một nhà với anh.

6. Có nhiều cách để hạnh phúc,
cách nhanh nhất là nhìn thấy em.

7. Bây giờ em không còn thính để thả
Chỉ mong anh tự ngã vào lòng em.

8. Không dùng bút 2 màu mực
Vì trong lòng em 1 mực yêu anh.

9. Trăng dưới nước là trăng trên trời
Người trước mặt là người trong tim.

10. Anh ơi em thích đồng hồ
Thích luôn cả việc làm bồ của anh”.

>> Cùng chủ đề câu tỏ tình hay: 8 dấu hiệu chàng không yêu bạn thật lòng, biết để tránh rơi vào lưới tình

5. Những câu tỏ tình hay nhất bằng tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Nhật

Những câu tỏ tình tiếng Anh, tiếng Trung
Những câu tỏ tình hay bằng tiếng Anh, tiếng Trung

Những câu tỏ tình hay bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau

5.1 Những câu tỏ tình hay bằng nhất tiếng Anh

1. I love you with all I have!
Dịch: Anh yêu em với tất cả những gì anh có!

2. My world was light up when you appeared. Will you be my girlfriend?
Dịch: Thế giới của anh bừng sáng khi em xuất hiện. Làm người yêu anh nhé?

3. You are like an angel that saved my soul!
Dịch: Bạn như là một thiên thần đã cứu rỗi tâm hồn tôi!

4. Give me a password to log into your heart!
Dịch: Cho em xin mật khẩu để đăng nhập vào trái tim anh!

5. I love you for no reason, because you are yourself!
Dịch: Em yêu anh chẳng vì lý do nào cả, đơn giản gì anh là chính anh!

6. If anyone asks me what I like, I will answer out loud that I like you!
Dịch: Nếu có ai hỏi em thích gì, em sẽ thẳng thắn nói rằng em thích anh!

7. Having been with me for so long, have you liked me?
Dịch: Ở bên em lâu như vậy, anh đã thích em chưa?

8. If you don’t mind, be my lover!
Dịch: Nếu anh không phiền thì làm người yêu em nhé?

9. I won’t tell you that I like you.
Dịch: Em sẽ không nói với anh rằng em thích anh đâu.

10. My heart sobs because of you!
Dịch: Con tim em thổn thức vì anh!

11. I have loved you unilaterally for 3 years. Give me your answer!
Dịch: Em đã yêu thầm anh suốt 3 năm rồi. Đáp lại tình cảm của em đi chứ!

12. When I see you the first time, nothing could stop me from loving you!
Dịch: Khi gặp em lần đầu tiên, không gì có thể ngăn anh yêu em!

13. You don’t know how much I love you until you touch my heart and feel its beat!
Dịch: Em không thể biết anh yêu em như thế nào cho đến khi em chạm vào con tim anh và cảm nhận nhịp đập của nó!

14. Take my hand and let me take care of you in the next days of this life. I love you!
Dịch: Hãy nắm lấy tay anh và để anh chăm sóc em những ngày sau này. Anh yêu em!

15. I know you’ve suffered a lot of emotional trauma. And the reason I appeared to help you heal it. Let me do it!
Dịch: Anh biết em đã chịu nhiều tổn thương. Và lí do anh ở đây là để giúp em làm lành nó. Hãy để anh làm điều đó!

>> Cùng chủ đề câu tỏ tình hay: Câu chúc Tết tiếng Anh giàu ý nghĩa cho ngày Tết may mắn, sung túc

5.2 Những câu tỏ tình hay nhất bằng tiếng Trung

1. 只 要 你 一 向 在 我 的 身,其 他 东 西 不 在 重 要.
Phiên âm: Zhǐyào nǐ yì xiāng zài wǒ de shēnbiàn, dōngxi bú zài zhòng yào.
Dịch: Chỉ cần em bên cạnh anh, những thứ khác không cần phải bận tâm.

2. 和 你 在一起,我 才 幸 福.
Phiên âm: Hé nǐ zài yīqǐ, wǒ cái xìngfú.
Dịch: Được ở bên cạnh em, anh mới biết thế nào là hạnh phúc.

3. 认 识 你 的 那 一 天 是 我 人 生 中 最 美 好 的 日 子.
Phiên âm: Rènshì nǐ de nà yì tiān shì rénshēng zhōng zuì měihǎo de ri zi.
Dịch: Ngày mà anh quen em là ngày đẹp nhất trong cuộc đời.

4. 真 正 的 爱 情 不 是 一 时 好 感,错 过 了 会 很 可 惜.
Phiên âm: Zhēnzhèng de àiqíng bú shì yì shí hǎogǎn, cuò cuò le huì hěn kěxī.
Dịch: Tình yêu không phải nhất thời, nếu bỏ lỡ sẽ rất tiếc nuối.

5. 只 要 看 到 你 的 笑 容,我 就 无 法 控 制 自 己.
Phiên âm: Zhǐ yào kàn dào nǐ xiào róng, wǒ jiù wúfǎ kòngzhì zījǐ.
Dịch: Khi nhìn thấy nụ cười của em, anh không thể nào kiềm chế bản thân mình.

6. 我 不 知 道 我 的 将 来 会 怎 样,但 我 希 望 你 在 其 中.
Phiên âm: Wǒ bù zhīdào wǒ de jiānglái huì zěnyàng, dàn wǒ xīwàng nǐ zài qízhōng.
Dịch: Anh không biết tương lai mình như thế nào? Nhưng hy vọng em sẽ là một phần trong đó.

7. 遇 见 你 时,我 就 是 最 好 的 自 己.
Phiên âm: Yùjiàn nǐ shì, wǒ jiù shì zuì hǎo zìjǐ.
Dịch: Gặp được em, anh trở thành phiên bản tuyệt vời nhất.

8. 你 是 一 个 小 偷  吗? 因 为 你 偷 走 了 我 的 心?
Phiên âm: Nǐ shì yīgè xiǎotōu ma? Yīnwèi tōu zǒule wǒ de xīn?
Dịch: Em có phải là một tên trộm? Vì sao em lại cướp mất trái tim anh?

9. 你 不 累 吗? 一 天 24 个 小 时 都 在 我 的 脑 子 里 跑 不 累 吗?
Phiên âm: Nǐ bù lèi ma? Yī tiān 24 gè xiǎo dōu zài wǒ de nǎozi lǐ pǎo bù lèi ma?
Dịch: Em không cảm thấy mệt sao? Sao một ngày 24 giờ đều chạy trong tâm trí anh?

>> Cùng chủ đề câu tỏ tình hay: 6 hình phạt cho người yêu giúp tình cảm thêm mặn nồng

5.3 Những câu tỏ tình hay nhất dành cho con trai bằng tiếng Nhật

Những câu tỏ tình hay nhất
Những câu tỏ tình hay nhất bằng tiếng Nhật

1. Historia Reiss – Attack on titan

Dịch: Chúng ta cần ngừng sống vì người khác. Từ giờ trở đi, Hãy sống vì chính chúng ta!

2. Kyōka Izumi – Bungou Stray Dogs

Dịch: Em không muốn anh biết. Biết em điều khiển Bạch Tuyết Dạ Xoa bằng điện thoại. Biết thực ra em không hề ghét nó.

3. Nao Tomori

Dịch: Hãy hứa rằng, cậu sẽ trở về, chúng ta sẽ gặp lại nhau. Nhất định như vậy nhé!

4. Kaoru Kamiya – RuRouni Kenshin

Dịch: Yêu một người là yêu con người hiện tại của người đó và chấp nhận cả quá khứ của người đó nữa.

5. Mui chan

Dịch: Khi ước nguyện được thực hiện cũng là lúc ta hạnh phúc nhất.

6. Hisanuma Sayu – Nagi No Asukara

Dịch: Tớ nghĩ cảm xúc mạnh mẽ dành cho ai đó có thể thay đổi được vài điều khá lớn lao

7. Chihiro Itou – Sukidesu Suzuki kun

Dịch: Đã là con trai thì phải chăm sóc, bảo vệ người con gái mình thích chứ.

Yagami Kousei – Mishounen Produce

Dịch: Với đàn ông, khi gặp người con gái họ thực lòng yêu, thì sẽ không hôn cô ấy một cách tùy tiện.

8. Hana Yori Dango

Dịch: Trà đạo cho người ta biết vị đắng. Cũng như tình yêu vậy, vị đắng giúp con người ta trưởng thành.

9. Meliodas – Nanatsu No Taizai

Dịch: Cho dù có chết đi chăng nữa, tôi sẽ nhất định hoàn thành lời hứa với cô.

6. Những câu tỏ tình hay nhất mà không sến 

1. “Trái tim tôi tan chảy mỗi khi nhìn thấy nụ cười của em.”

2. “Em là ngọn lửa trong cuộc sống tôi, luôn sưởi ấm và thắp sáng mọi khoảnh khắc.”

3. “Mỗi ngày bên cạnh em là một ngày tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.”

4. “Em là điểm sáng duy nhất trong thế giới tối tăm của tôi.”

5. “Chạm vào tay em, tôi cảm nhận được nhiệt độ tình yêu tràn đầy.”

6. “Trong mắt em, tôi tìm thấy sự thật và sự đẹp đẽ của cuộc sống.”

7. “Tình yêu của tôi dành cho em không thể đong đếm bằng từ ngữ, chỉ có thể trọn vẹn trong trái tim.”

8. “Hãy để tôi trở thành người dệt nên những giấc mơ của em, và cùng nhau xây dựng tương lai tươi sáng.”

9. “Em là điều tuyệt vời nhất xảy đến trong cuộc đời tôi, và tôi sẽ mãi yêu thương và chăm sóc em.”

10. “Mỗi hơi thở của tôi đều mang tên em, và không có gì trên thế giới này quan trọng hơn việc làm em hạnh phúc.”

7. Những câu thơ tỏ tình lãng mạn, sâu sắc và “không đụng hàng”

Bài thơ lãng mạn và sâu sắc
Những câu thơ tỏ tình hay và sâu sắc

Bài thơ số 1
Em thích thứ lấp lánh,
Thích cả matcha xanh,
Quên chưa nói anh biết,
Em cũng cực thích anh.

Bài thơ số 2
Yêu một người không khó,
Vì chẳng cần lý do,
Chút tình cảm nho nhỏ,
Chỉ dành cho cậu đó.

Bài thơ số 3
Có chú thỏ mắt đỏ,
Ngắm ai trên cỏ xanh,
Trái tim này rất nhỏ,
Chỉ chứa có mỗi anh.

Bài thơ số 4
Có con chim nho nhỏ,
Đậu trên bãi cỏ xanh,
Có tình yêu không nhỏ,
Vẫn luôn dành cho anh.

Bài thơ số 5
Nắng kia là của mặt trời,
Còn anh đã của ai rồi hay chưa?
Mây kia là của hạt mưa,
Anh xem đã thích em chưa hay rồi?

Bài thơ số 6
Yêu nhau một phút cũng đành
Miễn là phút ấy chân thành yêu nhau.

Bài thơ số 7
Giữa cuộc đời hàng ngàn cám dỗ
Em chỉ cần bến đỗ là anh thôi.

Bài thơ số 8
Cho em một cốc trà đào
Tiện cho em hỏi lối vào tim anh.

Đến đây, có lẽ bạn đã góp nhặt được cho mình được những câu tỏ tình hay và phù hợp cho bạn và crush của mình. Chúc bạn tỏ tình thành công và bước vào một cuộc tình siêu lãng mạn nha.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Tại sao uống rượu bia bị đỏ mặt hoặc đỏ khắp người?

Vậy uống rượu bị đỏ mặt hoặc đỏ khắp người thì có sao không? Nguyên nhân là gì và cách nào để khắc phục tình trạng này không? Cùng Marrybaby tìm hiểu ngay sau đây!

1. Lý do tại sao bạn uống rượu bia và bị đỏ mặt

1.1  Do cơ địa nhạy cảm

Cơ địa nhạy cảm là nguyên nhân lý giải tại sao khi uống rượu bia hoặc các chất có cồn lại khiến bạn bị đỏ mặt. Và chất làm bạn bị đỏ mặt là do Ethanol có trong rượu bia. 

Khi cơ thể tiếp nhận Ethanol, hệ tiêu hóa sẽ chuyển hóa chất này thành các chất dễ đào thải, trong đó có Acetaldehyde. Chất này được xem là có rất hại cho cơ thể.

Tuy nhiên, khi tiêu thụ rượu bia ở mức độ vừa phải, cơ thể bạn sẽ kịp thích nghi và xử lý triệt để các chất này. Ngược lại, nếu bạn tiêu thụ nhiều hơn mức cơ thể kịp xử lý. Lúc này lượng Acetaldehyde sẽ tăng dần trong cơ thể và kéo theo một số tình trạng như buồn nôn, chóng mặt, tim đập nhanh,..

1.2 Do di truyền (gen)

Tại sao uống rượu bia lại bị đỏ mặt
Tại sao uống rượu bia lại bị đỏ mặt? Rất có thể do gen di truyền, nhất là nhóm người Châu Á như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc,..

Nguyên nhân tại sao uống bia rượu lại khiến bạn đỏ mặt rất có thể là do gen di truyền. Đặc biệt là nhóm người Châu Á. Hiện tượng này thường được giới y khoa quốc tế gọi là “Asian Glow” hoặc “Alcohol and Facial flushing”.

Những người đỏ mặt khi uống rượu có thể do trong gen bị thiếu hụt enzyme aldehyde dehydrogenase 2 (ALDH-2). ALDH-2 là một loại enzyme giúp cơ thể phân hủy một chất có trong rượu gọi là acetaldehyde.

Khi cơ thể không kịp xử lý hoặc không đủ enzyme để phân hủy Acetaldehyde. Khi đó cơ thể sẽ bắt đầu tích tụ Acetaldehyde; và gây ra một số hiện tượng phổ biến khi uống bia rượu. Trong đó có hiện tượng đỏ mặt.

2. Uống rượu bia bị đỏ mặt có nguy hiểm không?

Uống rượu bia bị đỏ mặt có nguy hiểm không?
Uống rượu bia bị đỏ mặt là tốt hay xấu? Và có hại cho sức khỏe không?

Uống rượu bia bị đỏ mặt KHÔNG quá nguy hiểm đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, đây là một dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ bị cao huyết áp và tim mạch hơn so với người thường.

Trước đây, một nghiên cứu được công bố năm 2013 trên Thư viện Khoa học Wiley Library; kết quả cho thấy, 1,763 người đàn ông tham gia nghiên cứu có biểu hiện uống rượu bị đỏ mặt có nguy cơ mắc bệnh huyết áp; và tim mạch cao hơn người bình thường. 

Không chỉ vậy, các bác sĩ còn cho nhận định rằng biểu hiện còn có liên quan đến tình trạng ung thư thực quản (vòm họng) ở nam giới; nhất là những người uống rượu bị đỏ mặt. Nguyên nhân là do hàm lượng acetaldehyde cao trong máu sẽ gây hại làm biến đổi DNA của tế bào; đồng thời, khiến cho tế bào ung thư phát triển và lan rộng.

>> Cùng chủ đề: Bà bầu uống bia có được không, có ảnh hưởng gì không?

3. Tình trạng đỏ mặt khi uống rượu bia có giảm được không?

Nguyên nhân chính gây đỏ khắp người khi uống rượu bia là do cơ địa hoặc gen di truyền bị thiếu hụt enzyme chuyển hóa và thải lọc Acetaldehyde. Do đó KHÔNG CÓ CÁCH ngăn ngừa và điều trị hoàn toàn tình trạng này. Nhất là đối với những người Châu Á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Trung Quốc,..).

Thế nên, cách tốt nhất dành cho bạn chính là chọn những sản phẩm có nồng độ cồn thấp hoặc chỉ uống rượu bia ở mức độ vừa phải. Tuy nhiên bạn cũng có thể dùng thuốc để làm giảm tình trạng này.

Hiện nay có 1 số loại thuốc ức chế Histamin H2 sẽ giúp bạn giảm tình trạng bị đỏ mặt hay đỏ khắp người khi uống rượu bia. Thuốc có công dụng làm chậm quá trình phân hủy Ethanol trong rượu, từ đó hàm lượng Acetaldehyde cũng ít tác động hơn đến các mạch máu trong cơ thể.

Tuy nhiên, trước khi bạn sử dụng bất kỳ loại thuốc gì, hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ chứ không nên tùy tiện sử dụng.

>> Cùng chủ đề: Uống bia có tác dụng gì? Và uống như thế nào là vừa phải

4. Nên làm gì khi bạn bị say sau khi uống rượu bia?

Nên làm gì sau khi uống rượu bia?
Sau khi uống rượu bia bạn nên uống nhiều nước, hoặc trà. Đồng thời TÌM NGƯỜI ĐƯA BẠN VỀ NƠI AN TOÀN.

Cảm giác say sau khi uống nhiều bia rượu là hoàn toàn tự nhiên và dễ hiểu. Tuy nhiên, để có thể giảm bớt những tình trạng khó chịu về cơ thể; bạn nên thực hiện những cách sau đây:

  • Uống nhiều nước lọc để bù nước.
  • Ăn hoặc uống các thực phẩm giàu vitamin C để lấy lại sức.
  • Uống các loại trà tốt cho sức khỏe để giảm buồn nôn, như trà gừng.

(*) LƯU Ý: Y khoa không khuyến khích tự thực hiện các biện pháp gây nôn bằng cách móc họng; đè lưỡi;…Vì có nguy cơ bị mất nước; mất cân bằng điện giải và tổn thương cổ họng.

>> Xem thêm: Cách giải rượu bia nhanh, an toàn và hiệu quả ngay tức thì

Tóm lại, hiện tượng đỏ khắp người khi uống rượu bia là khá phổ biến. Tuy nhiên, bạn cần biết tửu lượng của chính mình để uống vừa phải. Nội dung trên là tất cả những gì bạn cần biết về hiện tượng uống rượu bia bị đỏ mặt là như thế nào.

Categories
Gia đình Giải trí

Tử vi tuổi Ất Sửu 1985 trong năm 2024 – Nữ mạng

Nếu bạn muốn xem chi tiết tử vi tuổi Ất Sửu 1985 nữ mạng năm 2024, thì tất cả nội dung dưới đây là những gì bạn cần biết.

1. Thông tin tổng quan về tử vi tuổi Ất Sửu 1985 nữ mạng năm 2023

Nữ mạng tuổi Ất Sửu 1985 cầm tinh con Trâu, có ngày sinh vào khoảng 21/01/1985 – 08/02/1986 dương lịch. Thiên can Ất kết hợp với địa chi Sửu mang ý nghĩa là Hải Nội Chi Ngưu, tức là Trâu trong biển. Tổng quan tử vi Ất Sửu 1985 nữ mạng trong năm 2024:

  • Năm sinh: 1985.
  • Tuổi âm lịch: 40.
  • Cầm tinh: Con Trâu.
  • Mệnh ngũ hành: Hải Trung Kim (Vàng dưới biển).
  • Thiên can: Ất gặp năm Giáp – Bình hoà .
  • Địa chi: Sửu gặp năm Thìn – Tương xung.
  • Vận niên: Khuyển Cuồng Phong .
  • Sao hạn: Thái Âm.
  • Vận hạn: Tam Kheo

>> Xem thêm: Tử vi vui: Tiết lộ sửng sốt về tương lai bé qua các khung giờ sinh

2. Luận giải tử vi tuổi Ất Sửu 1985 nữ mạng năm 2023 trên các phương diện

2.1 Công việc, sự nghiệp

Năm Giáp Thìn 2024 này, tử vi tuổi Ất Sửu nữ mạng năm 2024 sẽ được ghi nhận những nỗ lực trong công việc. Bản thân mệnh dần hiểu thành công là cả quá trình nên biết tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để ngày càng tiến bộ hơn. Bản mệnh chỉ cần chăm chỉ, kiên trì thì sẽ gặt hái được thành tựu.

[key-takeaways title=”Lời khuyên:”]

Mặc dù, công việc có những áp lực nhất định nhưng nữ mạng đều vượt qua được bằng khả năng kiểm soát cảm xúc. Bản mệnh kiểm soát sự tức giận mà luôn bình tĩnh, làm việc quả quyết, biết nắm bắt thời cơ để hành động thì khó khăn sẽ thành cơ hội.

[/key-takeaways]

2.2 Tài chính, tiền bạc

Trong năm Giáp Thìn, tình hình tài chính của nữ mạng tuổi Ất Sửu năm 2024 sẽ có sự tiến triển. Nữ mệnh càng làm việc chăm chỉ thì số dư tài khoản sẽ càng tăng lên. Các việc chi tiêu sinh hoạt, chăm sóc cha mẹ già và lo lắng cho con cái học hành được nữ mạng quan tâm, chắt chiu và sử dụng hợp lý.

[key-takeaways title=”Lời khuyên:”]

Ở tuổi 40, nữ tuổi Ất Sửu nên xây dựng kế hoạch tài chính cho bản thân. Hãy bắt đầu bằng việc tiết kiệm tiền mỗi tháng cho vào quỹ dự phòng. Đồng thời, nữ mệnh nên phát triển công việc hiện tại để thu nhập được tốt hơn.

[/key-takeaways]

Tử vi tuổi Ất Sửu nữ mạng năm 2023

2.3 Tình duyên, gia đạo

Trong năm Giáp Thìn 2024, gia đạo của tuổi Ất Sửu nữ mạng năm 2024 sẽ trở nên hạnh phúc trọn vẹn hơn. Bản mệnh là một người luôn quan tâm đến gia đình và những người thân; nên mệnh chủ sẽ luôn biết giữ thái độ phúc hậu, cử chỉ ôn tồn, hạn chế nóng giận, biết động viên chia sẻ với chồng con.

[key-takeaways title=”Lời khuyên:”]

Dù 2024 hay về sau, bản mệnh nữ Ất Sửu hãy luôn sống trách nhiệm và đồng hành cùng gia đình trong mọi thời điểm. Hãy nỗ lực trở thành người bạn đời ân cần, người mẹ ấm áp và người giữ lửa cho gia đình luôn vui vẻ, thịnh vượng nhé.

[/key-takeaways]

2.4 Sức khỏe

Sang tuổi 40, tuổi Ất Sửu nữ mạng năm 2024 cần luyện tập sức khỏe theo lịch trình chi tiết và cụ thể. Bản mệnh hãy vận động thường xuyên để có một cơ thể dẻo dai và tinh thần thoải mái. Nữ mệnh có thể chọn môn thể thao phù hợp với bản thân như đi bộ, yoga,…

[key-takeaways title=”Lời khuyên:”]

Những khi rảnh rỗi, nữ hãy đọc sách, suy ngẫm để rèn luyện tâm trí của mình. Từ đó, nữ mệnh sẽ duy trì được năng lượng của tri thức, sự lạc quan để cuộc sống được ung dung tự tại và hạnh phúc.

[/key-takeaways]

>> Xem thêm: Xem tử vi sinh con theo ý muốn có hiệu quả như thế nào?

3. Xem chi tiết tử vi tuổi Ất Sửu năm 2024 nữ mạng năm Giáp Thìn

3.1 Xem tử vi 2024 Ất Sửu nữ mạng theo sao chiếu mệnh

Trong năm 2024 nữ mạng tuổi Ất Sửu năm 2024 có sao Thái Âm chiếu mệnh. Trong Cửu Diệu niên hạn, Thái Âm là cát tinh, làm chủ về danh lợi lưỡng toàn nên tốt cho cả nam mạng và nữ mạng.

Vào năm này, nữ mạng sẽ gặt hái được nhiều tài lộc do cố gắng, chăm chỉ và kiên trì của bản thân. Nữ chủ cầu danh thì được danh, cầu lợi thì được lợi, đừng bỏ cuộc vì sẽ có quý nhân giúp đỡ. Nếu nữ chủ làm các công việc liên quan đến bất động sản như mua bán, sửa chữa cũng đều cát lợi.

3.2 Xem tử vi Ất Sửu năm 2024 nữ mạng theo vận hạn

Tuổi Ất Sửu nữ mạng năm 2024 Giáp Thìn sẽ gặp hạn Tam Kheo về sức khoẻ, chân tay, đau mắt. Do đó, mệnh chủ cần chú ý hơn đến sức khoẻ, thường xuyên đi thăm khám định kỳ để phòng ngừa bệnh tật.

Nữ mạng 1985 năm nay nên xây dưng chế độ ăn uống lành mạnh, kiểm soát cân nặng của mình để giữ gìn sức khoẻ. Ngoài ra, nữ mạng cũng nên chú trọng đến không gian sống để cơ thể và tinh thần được thoải mái, thư giãn.

Diễn biến tử vi theo từng tháng tuổi
Tuổi Ất Sửu nữ mạng năm 2024 nên kiên cường đối diện mọi sóng gió cuộc sống

3.3 Xem tử vi tuổi Ất Sửu 1985 nữ mạng năm 2024 theo vận niên

Vận niên của nữ Ất Sửu trong năm 2024 là Khuyển Cuồng Phong, tức là Chó trúng gió dữ. Do đó, nữ mệnh hãy kiên cường vượt qua khó khăn, bình tĩnh đối diện mọi vấn đề, làm gì cũng suy xét, không quyết định vội vàng để tránh hao hụt tài chính.

3.4 Cách hoá giải sao hạn

Để giảm trừ vận hạn, tuổi Ất Sửu nữ mạng năm 2024 nên tích cực làm việc thiện, sống ngay thẳng chính trực, không hổ thẹn với lương tâm. Trong cách đối nhân xử thế cần chu đáo, khoan dung sẽ giúp đỡ được cho người khác và chính bản thân.

Bên cạnh đó, nữ Sửu 1985 có thể thực hiện lễ cúng dâng sao hạn để cầu phúc lộc, tránh dữ đón lành tại gia hoặc tại chùa trong đầu năm mới. Việc chuẩn bị lễ vật tùy tâm nhưng mệnh chủ cần tôn kính thì tất sẽ gặp bình an thuận lợi.

>> Xem thêm: 11 điểm nét của tướng phụ nữ giàu sang nhờ chồng

4. Phong thuỷ may mắn tuổi Ất Sửu 1985 trong năm Giáp Thìn

4.1 Chọn người xông nhà

Xông nhà là một phong tục văn hoá của người Việt trong đầu xuân năm mới để xin vía một năm bình an, vạn sự như ý. Do đó, gia chủ nên chọn người hợp tuổi, sống tử tế, lương thiện đến xông nhà có tài lộc, thịnh vượng và may mắn vào nhà.

Với chủ nhà là tuổi Ất Sửu nữ mạng năm 2024 có bản mệnh thuộc hành Kim nên ưu tiên chọn những người mệnh Thổ đến xông nhà vì Thổ sinh Kim. Đồng thời, người đến xông nhà nên thuộc tuổi Tỵ, Dậu nằm trong nhóm tam hợp Tỵ, Dậu, Sửu; hoặc tuổi Tý nằm trong nhóm nhị hợp Tý, Sửu sẽ rất tốt.

Như vậy, chủ mệnh nên chon người xông nhà trong các năm sinh sau:

  • Đinh Tỵ 1977
  • Tân Dậu 1981
  • Giáp Tý 1984
  • Kỷ Tỵ 1989
  • Quý Dậu 1993
  • Bính Tý 1996

4.2 Chọn giờ xuất hành đầu năm Giáp Thìn

Khi xuất hành mùng 1 Tết Nguyên đán Giáp Thìn, nữ mệnh nên đi về hướng Đông Nam để đón Tài Thần, đi về hướng Đông Bắc để đón Hỷ Thần. Các khung giờ hoàng đạo nữ Ất Sửu có thể lựa chọn để xuất hành đầu năm bao gồm:

  • Giờ Dần (03-05h)
  • Giờ Thìn (7-9h)
  • Giờ Tỵ (09-11h)
  • Giờ Thân (15-17h)
  • Giờ Dậu (17-19h)

Tuổi Ất Sửu nữ mạng năm 2024 có thể tham khảo bảng tra cứu các ngày đẹp trong tháng Giêng sau đây để chọn ngày tốt xuất hành đi chùa, vãn cảnh, thăm thân…

>> Xem thêm: 5 cách xông nhà tẩy uế để bạn gặp nhiều may mắn và bình an 

5. Các giải đáp về tuổi Ất Sửu nữ mạng năm 2024

1. Sinh năm 1985 bao nhiêu tuổi năm 2024?

Tuổi Ất Sửu 1985 trong năm 2024 có tuổi dương lịch là 39 tuổi và tuổi âm lịch là 40 tuổi.

2. Nữ sinh năm 1985 năm 2024 sao gì?

Tuổi Ất Sửu sinh năm 1985 trong năm 2024 Giáp Thìn có sao Thái Âm chiếu mệnh; là một trong những sao tốt nhất thuộc Cửu Diệu niên hạn về tài lộc giàu sang.

3. Tuổi Ất Sửu năm 2024 xây nhà được không?

Năm 2024, gia chủ tuổi Ất Sửu muốn xây nhà thì có thể tiến hành làm nhà mà không cần mượn tuổi. Do nữ Ất Sửu không phạm Tam Tai, không phạm Hoang Ốc và không phạm Kim Lâu nên rất lý tưởng để xây dựng nhà cửa.

4. Tuổi Ất Sửu nữ mạng năm 2024 hợp màu gì?

Năm 2024, nữ mạng tuổi Ất Sửu 1985 hợp màu Nâu, nâu đất, vàng đậm (màu thuộc hành Thổ).

Tử vi tuổi Ất Sửu 1985 nữ mạng năm 2024 được dự báo là sẽ có nhiều điều tốt lành đến với gia đình và sự nghiệp. Tuy nhiên, để đạt được những điều đó, nữ chủ cần sống với một tâm thiện lành và đối đãi với mọi người thật chu đáo nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

15 trò chơi cho bé 3-4 tuổi phát triển trí tuệ và tư duy toàn diện

Hiểu được điều, Marrybaby gợi cho cha mẹ 15 trò chơi cho bé 3 tuổi, giúp con phát triển trí tuệ và tinh thần toàn diện! Cùng Marrybaby xem ngay mẹ ơi.

1. Lợi ích của chơi trò chơi đối với trẻ 3-4 tuổi

Vui chơi không chỉ giúp con cảm thấy thoải mái, mà còn liên quan mật thiết đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

Theo báo cáo lâm sàng của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), kết quả cho thấy, những trò chơi dành cho trẻ thật sự hữu ích. Trò chơi giúp trẻ có khả năng lập kế hoạch, có tính tổ chức, biết điều chỉnh cảm xúc; và giao tiếp tự tin hơn.

Không những thế, theo nguồn thông tin của kênh thông tin The Genius of Play, chuyên nghiên cứu về lợi ích và đề xuất ý tưởng trò chơi dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; các chuyên gia đã nêu ra 6 lợi ích của những trò chơi dành cho bé từ 0 – 3 tuổi bao gồm:

  • Kết nối với xã hội tốt hơn.
  • Tư duy sáng tạo, đổi mới.
  • Phát triển trí tuệ cảm xúc.
  • Tăng khả năng tự nhận thức.
  • Tăng cường sức khỏe thể chất.
  • Tự tin giao tiếp với mọi người.

2. 15 trò chơi tại nhà cho bé 3-4 tuổi phát triển trí tuệ tốt nhất

2.1 Trò chơi đồ hàng

Trò chơi cho bé 3 tuổi: chơi đồ hàng
Trò chơi đồ hàng cho bé và trẻ 3 tuổi

Chuẩn bị:

Cha mẹ hãy chuẩn bị bộ đồ chơi nấu bếp, bộ đồ chơi làm bác sĩ; hoặc những vật dụng có sẵn trong nhà như bát nhựa, thìa nhựa, cốc nhựa, nước sạch, rau xanh, đồ chơi các loại,…

Cách chơi:

Cha mẹ dùng đồ chơi, vừa chơi vừa làm để con xem và tự bắt chước. Khi chơi con sẽ tự khám phá và nhớ lại những động tác của cha mẹ. Trò chơi này giúp bé ghi nhớ các vật dụng, các kỹ năng sống và kích thích trí tưởng tượng.

2.2 Trò chơi phân loại

Chuẩn bị:

Cha mẹ chuẩn bị nhiều đôi tất hoặc quần áo khác loại, khác mau,..

Cách chơi: 

Cha mẹ yêu cầu còn tìm ra những đôi tất, và quần áo có cùng màu; hoặc cùng loại. Trò chơi này giúp bé rèn luyện kỹ năng quan sát và phân biệt các vật dụng.

2.3 Thẻ bài và Board Game

Chuẩn bị:

Cha mẹ có thể tham khảo một số trò chơi Board Game cho bé 3 tuổi như Đâm hải tặc, Candy land, Chutes and Ladders,…

Cách chơi:

Tùy vào mỗi bộ Game mà sẽ có cách hướng dẫn chơi sao cho đúng. Board Game là một giải pháp vô cùng hữu ích, giúp trẻ rèn luyện khả năng giao tiếp, trao đổi và thảo luận cùng bạn bè, cha mẹ; hoặc người chơi cùng con.

(Lưu ý: Cha mẹ nên chọn loại trò chơi phù hợp với lứa tuổi của con).

2.4 Đồ chơi xâu chuỗi

Trò chơi cho bé 3 tuổi: chơi xâu chuỗi
Trò chơi cho bé 3 tuổi: rèn luyện đôi tay khéo léo, linh hoạt

Chuẩn bị:

Mẹ chuẩn bị dụng cụ đồ chơi có tên gọi là xâu chuỗi hạt cho trẻ từ 0 – 3 tuổi; hoặc lớn hơn. Trong đó sẽ có một sợi chuỗi, đi kèm với rất nhiều cục đồ chơi đa dạng hình dáng, và có khoét lỗ.

Cách chơi:

Các con sẽ dùng sợi dây chuỗi và xỏ qua từng cục đồ chơi với hình dạng mà con thích. Trò chơi này giúp cho bé 3 tuổi cải thiện sự khéo léo của đôi tay. Giúp cho các ngón tay của con thêm linh hoạt.

2.5 Trò chơi nhận biết âm thanh

Chuẩn bị:

Mẹ chuẩn bị một vài video có tiếng âm thanh quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Như tiếng xe máy, tiếng xe đạp, tiếng vật dụng nhà bếp,…

Cách chơi:

Mẹ mở cho bé nghe và gợi ý cho con để con có thể đoán được âm thanh đó là âm thanh gì. Trò chơi này giúp con tập trung sâu hơn, lắng nghe tốt hơn.

>> Xem thêm: 25+ trò chơi dân gian cho trẻ mầm non, trẻ 3 tuổi vừa vui vừa bổ ích

2.6 Nhận biết màu sắc

Chuẩn bị

Tương tự như trò chơi phân loại cho bé từ 0 – 3 tuổi. Mẹ chọn vài món đồ, mỗi đồ vật đại diện cho một màu sắc cụ thể.

Cách chơi:

Với bé bắt đầu học màu sắc, cha mẹ hãy dạy con mỗi ngày 1-2 màu riêng biệt. Sau đó, cha mẹ chuẩn bị một rổ đồ chơi có các màu sắc khác nhau. Chọn vài đồ vật đại diện cho từng màu, xếp chúng cạnh nhau. Sau đó nói bé tìm những màu tương tự trong rổ đồ chơi, đưa cho mẹ.

Mở rộng hơn từ trò chơi, cha mẹ có thể cho trẻ nhận biết một số màu sắc đặc trưng của những đồ vật và thực phẩm xung quanh. Ví dụ như, cà chua màu đỏ, lá cây màu xanh,..

Đây là trò chơi giúp bé nhận biết màu sắc và ghi nhớ chúng hiệu quả.

2.7 Trò chơi vẽ tranh

Chuẩn bị:

Sau khi con đã hiểu và nhận diện được màu sắc, cha mẹ có thể mua thêm những bộ trò chơi tô màu cho trẻ từ 3 tuổi trở lên.

Cách chơi:

Dựa theo những khoảng trống trong bức tranh. Con có thể kết hợp giữa trí nhớ; và trí tưởng tượng của mình để chọn tô màu mà con thích. Trò chơi này giúp phát triển khả năng ghi nhớ, trí tưởng tượng; phân biệt hình dạng và kích thước giỏi hơn.

2.8 Trò chơi đếm số

Chuẩn bị:

Ban đầu, mẹ cho bé tập đếm các vật dụng đơn giản trước như ngón tay hay bánh, chai lọ…. Sau đó, cha mẹ cũng tập cho bé đếm theo thứ tự các con số tăng dần và nâng cao câu hỏi kiểm tra trí nhớ cũng như kích thích trí não bé.

Cách chơi:

Trò chơi đếm số chắc chắn kích thích trí thông minh và khả năng ghi nhớ của bé. Để trẻ 3 có thể chơi trò chơi này tốt hơn, mẹ có thể đọc qua bài viết Cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ nhanh chóng, nhớ lâu.

2.9 Tìm hình giống nhau

Tìm hình giống nhau

Chuẩn bị:

Cha mẹ chuẩn bị một rổ đựng nhiều mảnh ghép, với nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau.

Cách chơi:

Khi chơi, cha mẹ có thể đặt ra mốc thời gian để con có thể tìm đúng số lượng hình dáng và màu sắc giống nhau. Cha mẹ có thể kết hợp giữa trò chơi tìm hình giống nhau cho bé 3 tuổi với các câu đố IQ cho trẻ. 

>> Cùng chủ đề trò chơi cho bé 3 tuổi: 60+ câu đố IQ cho trẻ em theo độ tuổi giúp bé phát triển mỗi ngày

2.10 Nâng cao vốn từ vựng

Chuẩn bị:

Trò chơi cho bé 3 tuổi để nâng cao vốn từ vựng, cha mẹ cần chuẩn bị một loạt các thẻ bài (flashcard). Trên thẻ bài có thể in hình con vật, đồ vật, hoặc các từ ngữ mới dành cho trẻ.

Cách chơi:

Cha mẹ đưa ra mỗi thẻ bài để con đoán. Ví dụ như cha mẹ đưa ra hình con Dê – chữ D; con Cá – chữ C,.. hoặc một số thẻ bài có hình minh họa các vật dụng, các con vật nuôi,..

2.11 Trò chơi tìm điểm giống và khác cho trẻ 3 tuổi trên điện thoại

Trò chơi cho bé 3 tuổi: tìm điểm giống và khác cho trên điện thoại
Trò chơi tìm điểm giống và khác cho trẻ 3 tuổi – Cha mẹ có thể tải về một số hình ảnh tương tự

Chuẩn bị:

Đây là một trò chơi cho bé 3 tuổi trên điện thoại di động. Mẹ có thể tìm những hình ảnh với từ khóa “tìm điểm giống nhau”. Lưu ý là mẹ tìm tranh đơn giản và phù hợp với tuổi của con.

Cách chơi:

Cách chơi khá đơn giản, mẹ cho con quan sát và đặt ra mốc thời gian để con tìm ra những điểm khác và giống nhau giữa hai bức tranh. Khi chơi mẹ nhớ nhắc con không đặt mắt quá sát vào màn hình điện thoại.

>> Cùng chủ đề: 12 trò chơi và hoạt động yêu thích cho bé 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi,..

2.12 Trò chơi xếp hình khối

Trò chơi xếp hình khối

Chuẩn bị:

Cha mẹ chuẩn bị cho bé những hình khối có thể xếp chồng lên nhau. Hoặc cha mẹ có thể mua các trò chơi như đồ chơi Lego cho bé 3 tuổi. 

Cách chơi:

Ban đầu, nếu con chưa từng chơi qua trò chơi xây dựng, cha mẹ cho con Lego để xây dựng theo mẫu. Sau khi con đã biết cách chơi, cha mẹ hãy cho con tưởng tượng và sắp xếp theo ý thích của con.

>> Cùng chủ đề các trò chơi cho trẻ: Dạy bé 2 – 3 tuổi học những gì? Cách nuôi dạy trẻ 2 – 3 tuổi thông minh

2.13 Tìm đồ vật cất giấu

Chuẩn bị:

Cha mẹ tìm sẵn những món đồ chơi của con và những vị trí trong nhà mà cha mẹ có thể đặt đồ chơi của con vào đó.

Cách chơi:

Khi bắt đầu chơi, cha mẹ đặt giấu những món đồ chơi của con và yêu cầu con đi tìm. Ban đầu, cha mẹ chỉ nên đặt 1, 2 món; rồi mới tăng dần số lượng sau đó. Trò chơi này cho con biết cách tìm và dẹp đồ chơi lại đúng vị trí ban đầu.

2.14 Trò chơi nối câu

Chuẩn bị:

Cha mẹ chuẩn bị một số câu hỏi, và có sẵn câu trả lời. Tuy nhiên, câu trả lời chỉ nên là những từ hoặc cụm từ đơn giản, dễ nhớ. Cha mẹ tham khảo Trò chơi câu đố cho bé từ 3 – 5 tuổi.

Cách chơi:

Cha mẹ hướng dẫn con cách chơi như sau: Bé sẽ đặt một câu hỏi bất kỳ và bố mẹ trả lời. Sau đó con phải dùng câu trả lời của bố mẹ để đặt ra câu hỏi tiếp theo.

Ví dụ con hỏi: “Con vật gì có cổ cao nhất?”. Bố mẹ trả lời “Con hươu cao cổ”. Con sẽ hỏi tiếp: “Con hươu cao cổ thích ăn gì?”. Bố mẹ lại trả lời: “Con hươu cao cổ thích ăn lá cây”… Cứ như vậy bé sẽ liên tiếp đặt câu hỏi.

Thông qua trò chơi này, bé sẽ luyện được kỹ năng đặt câu hỏi và khả năng tư duy rất tốt.

>> Cùng chủ đề: 16 trò chơi kích thích trí thông minh vượt trội cho bé từ 3 tuổi

2.15 Trò chơi đóng vai

Trò chơi cho bé 3 tuổi: chơi đóng vai phát triển nhiều khả năng
Trò chơi cho bé 3 tuổi: chơi đóng vai phát triển nhiều khả năng về ngôn ngữ và trí tuệ

Chuẩn bị:

Cha mẹ chuẩn bị 2 đến 3 con rối, búp bê, hoặc thú nhồi bông,..

Cách chơi:

Cha mẹ cùng bé chơi trò đóng vai, mỗi người là một con rối và cùng đối thoại với nhau. Cha mẹ và bé sẽ cùng chơi thông qua một tình huống hội thoại hoặc kể lại một câu chuyện. Trò chơi này giúp phát triển khả năng ngôn ngữ và trí tưởng tượng của bé.

>> Cùng chủ đề: 10 trò chơi đóng vai theo chủ đề thú vị cho bé từ 3 tuổi 

3. Cách chọn trò chơi phù hợp cho bé 3 tuổi

Cách chọn trò chơi cho bé 3 tuổi
Cách chọn trò chơi phù hợp cho bé và trẻ từ 3 tuổi

Bên cạnh đó, Học viện Nhi khoa Hoa kỳ (AAP) có hướng dẫn cha mẹ cách chọn trò chơi cho bé từ 0 – 1 tuổi; 1 – 3 tuổi; và từ 4 – 6 tuổi. Nhưng ở đây, chúng ta sẽ đề cập chủ yếu đến cách chọn trò chơi cho bé 3 tuổi để con phát triển trí tuệ tốt nhất.

Cách chọn trò chơi cho bé 3 tuổi như sau:

  • Cho trẻ không gian để trẻ tự ý làm theo sự tò mò.
  • Nên cho trẻ với các bạn cùng trang lứa, cùng tuổi.
  • Hát và chơi các trò chơi có âm thanh và giai điệu. 
  • Cho bé nghe nhạc và khuyến khích con nhảy múa.
  • Cho con tham gia làm một ít việc nhà cùng cha mẹ.
  • Cho con tham gia trò chơi được đóng vai nhân vật khác.
  • Các trò chơi nên được kết hợp nhiều động tác như: đứng, đi, bò, nhảy,..

>> Mẹ xem thêm: Bé 3 tuổi biết làm gì? Cách dạy trẻ 3 tuổi thông minh

Tóm lại, cho bé 3 tuổi chơi trò chơi là một trong những cách tốt nhất để con được phát triển trọn vẹn. Trong đó, những kỹ năng như sáng tạo, và sự tò mò là một kỹ năng mà tương lai rất cần đến.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Bí quyết tìm người trông trẻ con dành cho mẹ

Vậy làm thế nào để có thể tìm được người trông trẻ con (bảo mẫu) phù hợp, tốt tính? Việc phải giao bé cưng cho một người khác thật không dễ dàng; hiểu được nỗi lo lắng của cha mẹ, MarryBaby chia sẻ hướng dẫn tìm người trông trẻ con đáng tin cậy ngay sau đây!

1. Làm rõ nhu cầu trước khi tìm người trông trẻ con

1.1 Thời gian trông trẻ

Đầu tiên, cha mẹ cần làm rõ nhu cầu của mình trước khi quyết định có nên thuê người trông trẻ con hay không.

Cụ thể, cha mẹ cần người trông trẻ con bao nhiêu ngày một tuần; hay bao nhiêu ngày mỗi tháng. Sau khi đã xác định rõ nhu cầu về số ngày cần người trông trẻ, cha mẹ sẽ dễ dàng tìm hơn.

1.2 Tham khảo ý kiến mọi người

Cha mẹ cũng cần tham khảo ý kiến mọi người xung quanh về vấn đề tìm người trông trẻ con trước khi đưa ra quyết định. Đặc biệt là hỏi kinh nghiệm của những mẹ bỉm đã từng thuê người trông trẻ con. Hoặc cha mẹ có thể đăng ký tham gia cộng đồ mẹ bỉm tại đây; để có thể đặt câu hỏi, và có bác sĩ trả lời.

1.3 Tính cách và độ tuổi của con

Trước khi tìm người trông trẻ con, mẹ cũng cần biết rằng, trẻ từ 3 – 5 tuổi trở lên thì mẹ mới nên cần thuê người trông trẻ hoặc bảo mẫu cho con. Nếu con trong độ tuổi từ 0 – 3 tuổi, thì mẹ nên dành thêm nhiều thời gian để bên cạnh con. 

Kết luận này dựa trên khuyến nghị của kênh thông tin SafeSitter chuyên về lĩnh vực cho thuê người trông trẻ con.

1.4 Mức chi phí cha mẹ có thể chi trả cho người trông trẻ con

Mẹ là người đang có nhu cầu tìm người trông trẻ con, nên ít nhiều vấn đề tài chính đối với mẹ cũng là thoải mái. Tuy nhiên, việc trao đổi rõ ràng về chi phí, và hình thức chi trả cũng là điều mà mẹ cần làm rõ trước khi quyết định thuê bảo mẫu trông con.

2. Tiêu chí tìm người trông trẻ con tốt và đáng tin cậy

Tiêu chí tìm người trông trẻ con đáng tin cậy

2.1 Người trông trẻ con (bảo mẫu) phải có danh tính rõ ràng

Yếu tố tiên quyết là danh tính của người trông trẻ phải được xác minh rõ ràng. Thông tin lý lịch, giấy tờ tùy thân của bảo mẫu phải được kiểm tra và làm rõ trước khi thuê.

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể tìm một đơn vị trung gian có đủ cơ sở và thẩm quyền để hỗ trợ mẹ xác minh lý lịch của cô bảo mẫu nhé. Ví dụ như đơn vị tư vấn luật; hoặc các dịch vụ công của sở tư pháp chẳng hạn.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh ngã từ trên giường xuống đất, mẹ phải làm gì?

2.2 Người trông trẻ con không có mắc bệnh truyền nhiễm

Bên cạnh thông tin lý lịch cá nhân của người trông trẻ con, mẹ cần hỏi sâu hơn về tình trạng sức khỏe, bệnh lý của cô bảo mẫu.

Theo đó, một buổi khám sức khỏe tổng quát cho người trông trẻ là điều vô cùng cần thiết. Không những thế, mẹ cũng có thể quan sát chi tiết hơn về mùi hướng cơ thể; khả năng giữ vệ sinh cá nhân của người bảo mẫu là như thế nào.

>> Mẹ xem thêm: Cách tăng sức đề kháng cho bé khỏe mạnh vượt trội

2.3 Trình độ và chuyên môn của người trông trẻ

Về vấn đề này, cha mẹ có thể bắt đầu quan sát người trông trẻ con trong 1 – 2 buổi đầu tiên, kể từ khi cô nhận việc.

Người trông trẻ con có thể đã có kinh nghiệm nuôi con. Tuy nhiên kỹ năng chăm sóc trẻ sao cho khoa học, bài bản thì vẫn cần được đào tạo. Mẹ có thể hỏi cô bảo mẫu về một số thuật ngữ; hoặc thậm chí là những phương pháp nuôi con như phương pháp EASY,…

2.4 Tác phong và thái độ của người trông trẻ

Thái độ chân thật, và cởi mở của người bảo mẫu chính là yếu tố then chốt để cha mẹ có thể dễ dàng tin tưởng để trao niềm tin.

Người bảo mẫu sẽ phải thể hiện được sự rõ ràng, sự minh bạch trong quá trình tiếp nhận công việc. Và để quan sát điều này, cha mẹ cũng cần dành nhiều thời gian để tiếp xúc; cũng như giúp đôi bên hiểu nhau nhiều hơn.

>> Mẹ xem thêm: Bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không? Cha mẹ cần làm gì?

2.5 Đôi bên cùng có lợi

Giữa cha mẹ và người bảo mẫu cần thỏa thuận với nhau về thời gian, chi phí; cũng như là khoảng thời gian nhận thông báo trước khi một trong hai bên muốn ngừng hợp tác.

Bởi vì việc đột ngột ngừng cộng tác của người bảo mẫu sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian biểu của con, và của mọi người trong gia đình. Tốt nhất không ai nên bị đưa vào tình huống bị động.

3. Những câu hỏi cho người trông trẻ trước khi quyết định thuê

Câu hỏi dành cho bảo mẫu trước khi quyết định thuê

Mẹ có thể áp dụng một số câu hỏi sau đây để dễ dàng tìm thấy, đây là một người trông trẻ mà mẹ có thể tin tưởng.

Một số câu hỏi về trình độ và kinh nghiệm:

  • Bạn có thường xuyên làm việc và chăm sóc trẻ con không?
  • Bạn đã từng trông trẻ con trước đây chưa? Nếu có, bạn hãy kể chi tiết hơn về kinh nghiệm của mình.
  • Bạn có thể chuẩn bị một buổi ăn sáng đơn giản và nhanh không? Trường hợp trẻ bị mắc nghẹn bạn có biết cách  xử lý không? 
  • Bạn có biết nhiệt độ nước để pha sữa cho trẻ là bao nhiêu không? Bạn có thể diễn giải cách hâm nóng bình sữa trước khi cho trẻ bú là như thế nào.

Một số câu hỏi về sự an toàn cho bé:

  • Những loại thuốc mà trẻ sơ sinh có thể dùng?
  • Bạn đã từng tham gia các lớp đào tạo sơ cấp cứu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa?
  • Trường hợp khẩn cấp như trẻ bị té, ngã, hoặc có tai nạn nghiêm trọng, bạn sẽ làm gì ngay lúc này?

Người trông con cần biết những nguyên tắc sau (nếu trẻ dưới 4 tuổi):

  • Phải luôn cắt nhỏ thực phẩm trước khi cho trẻ ăn.
  • Không cho trẻ em chơi ở những nơi gần cầu thang, cửa sổ, bếp lửa và ổ điện.
  • Tuyệt đối không cho con ăn những thực phẩm sống, cứng, mịn vì có thể làm con bị mắc nghẹn.

Tóm lại, việc thuê người trông trẻ con là cần thiết nếu con đã hơn 3 tuổi; và cha mẹ không thể dành nhiều thời gian cho con. Để có thể tìm được một người trông trẻ tốt tính và hiền lành; thì phần nào đó cha mẹ cũng phải có tính cách; hoặc đối xử với họ tương tự như vậy.