Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Có bầu mấy tháng thì dừng quan hệ? Vợ chồng có muốn “yêu” cũng phải nhịn vì lý do này

Quan hệ trong khi mang thai giúp mẹ bầu và bạn đời được gắn kết với nhau hơn. Đặc biệt mẹ bầu sẽ có cảm giác thoải mái và ngủ ngon giấc hơn. Nhưng điều quan trọng cần biết là phụ nữ có bầu mấy tháng thì dừng quan hệ? 

Có bầu có quan hệ được không? Cần tránh trong trường hợp nào?

Có bầu có quan hệ được không? Với những lợi ích của quan hệ tình dục, phụ nữ mang thai có thể quan hệ. Nhiều chị em lo lắng việc quan hệ sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi nhưng thực tế, túi nước ối và cổ tử cung sẽ bảo vệ em bé an toàn khi quan hệ tình dục. 

Tuy nhiên có bầu mấy tháng thì dừng quan hệ? Đây là câu hỏi mà rất nhiều cặp đôi muốn biết. Song trước hết, bạn nên chú ý đến tình trạng hiện tại của mẹ bầu.

Một số trường hợp mà bạn sẽ cần cân nhắc nếu muốn quan hệ trong thời kỳ mang thai là:

Đây là những trường hợp nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng nếu quan hệ. Bạn cần cân nhắc hỏi ý kiến bác sĩ khi khám thai. Vậy nếu tình trạng sức khỏe tốt, có bầu mấy tháng thì dừng quan hệ?

Bạn có thể tham khảo thêm: Cách quan hệ an toàn khi mang thai và những mẹ cần biết   

Có bầu mấy tháng thì dừng quan hệ?

có bầu mấy tháng thì dừng quan hệ
Có bầu mấy tháng thì dừng quan hệ?

Có bầu có quan hệ đến tháng thứ mấy hay có bầu mấy tháng thì dừng quan hệ là điều mà thai phụ và người chồng rất quan tâm. Trong suốt thai kỳ, bạn có thể quan hệ an toàn và tùy vào thời điểm mà bạn và bạn đời cho là phù hợp.

Tuy nhiên, một số thông tin sau có thể hữu ích giúp bạn cân nhắc có bầu mấy tháng thì dừng quan hệ. 

1. Ba tháng đầu

Việc thay đổi nồng độ hormone sớm trong thai kỳ và thay đổi hình dáng cơ thể có thể khiến bạn cảm thấy quyến rũ. Nhưng những thay đổi này cũng có thể dẫn đến những khó chịu khi mang thai và khiến bạn ít hứng thú với chuyện chăn gối. Ngoài ra, bạn còn dễ cảm thấy mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, đau ngực và cần đi vệ sinh thường xuyên. 

Thời điểm này có thể là đáp án cho câu hỏi có bầu mấy tháng thì dừng quan hệ. Hãy tạm dừng việc quan hệ, kiên nhẫn để thai phụ vượt qua những triệu chứng trên và có một sức khỏe ổn định đã nhé.

Bạn có thể tham khảo thêm: Quan hệ khi mang thai tháng thứ 2 có gây hại cho thai nhi không?

2. Tam cá nguyệt thứ hai

Bạn có thể cảm thấy khỏe hơn hơn trong tam cá nguyệt thứ hai bởi những khó chịu bạn gặp phải trong 3 tháng đầu có thể đã biến mất hoặc bạn đã kiểm soát chúng tốt hơn vào lúc này. Bụng đã phát triển nhưng vẫn đủ nhỏ để quan hệ tình dục một cách thoải mái. Trên thực tế, bạn có thể muốn quan hệ tình dục thường xuyên hơn trước đây vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2!

Thời điểm này máu được sản sinh nhiều hơn và tập trung nhiều về tử cung và âm đạo giúp bạn đạt cực khoái dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khi đạt cực khoái, bạn có thể cảm thấy các cơn co thắt trong và xung quanh âm đạo.

Bạn có thể đọc thêm: Vợ chồng quan hệ mấy lần 1 tuần là tốt cho sức khỏe và sinh lý?

3. Ba tháng cuối thai kỳ 

có thai mấy tháng dừng quan hệ

Có bầu mấy tháng thì dừng quan hệ? Về cuối thai kỳ, bạn có thể cảm thấy ít hứng thú với chuyện chăn gối hơn bởi bụng đã to lên, khiến cho một số tư thế quan hệ tình dục không còn được cthoải mái.

Ngoài ra, bạn có khả năng ít quan tâm đến chuyện chăn gối hơn vì phải tập trung vào việc chuẩn bị đi sinh. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể yêu thương và gần gũi bạn đời ngay cả khi không muốn quan hệ tình dục.

Khi thai lớn hơn 37 tuần là lúc thai đã trưởng thành, lúc này bạn có thể quan hệ mà không sợ ảnh hưởng thai nhi nhất, đồng thời quan hệ giúp cho thúc đẩy cơn chuyển dạ và dễ sanh em bé hơn.

Tùy vào mỗi trường hợp mang thai mà bạn có thể quyết định có bầu nên quan hệ đến tháng thứ mấy. Tốt hơn hãy quan hệ khi bạn cảm thấy thoải mái và có sức khỏe ổn định.

Bạn có thể tham khảo thêm: Quan hệ khi mang thai có được xuất vào trong không?

Lưu ý gì khi quan hệ lúc mang thai

Quan hệ trong khi mang thai đòi hỏi sự hòa hợp giữa hai người. Nhưng đặc biệt cần ưu tiên dựa vào sức khỏe và tinh thần của mẹ bầu vì đây là thời điểm khá nhạy cảm. 

Người chồng hãy quan tâm đến cảm xúc và hỏi ý kiến trước của người vợ khi mang thai. Thay vì thắc mắc có bầu mấy tháng thì dừng quan hệ, hãy hỏi rằng người vợ có thoải mái và muốn thực hiện việc này không? 

Quan trọng hơn cả là hãy luôn dùng bao cao su để bảo vệ thai nhi và mẹ bầu khỏi những nguy cơ viêm nhiễm. Ngoài ra, người chồng cũng hãy chú ý thực hiện các tư thế quan hệ tránh tác động vào thai thi từ bên ngoài nhé.

Các chị em cũng hãy tạo một tinh thần thoải mái và đừng nên quá lo lắng. Hãy cùng chia sẻ cảm xúc với bạn đời của mình. Ưu tiên những tư thế thoải mái khi quan hệ  và từ chối nhẹ nhàng nếu cảm thấy không muốn quan hệ vào lúc này

Nếu muốn tìm hiểu thêm các tư thế quan hệ khi mang thai, bạn hãy lắng nghe chia sẻ từ bác sĩ qua video này: [video-embeb title=” description=” url=’https://www.youtube.com/watch?v=wkpHidKJV20′ ][/video-embeb]

Không có một câu trả lời chính xác với việc có bầu có quan hệ đến tháng thứ mấy. Điều này là tùy vào trạng thái sức khỏe và tinh thần của mẹ bỉm vào lúc đó. Nếu mẹ mệt thì tốt nhất là nên nghỉ ngơi và dùng những cách để hâm nóng tình yêu khác thay vì quan hệ. 

Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Thai 38 tuần đau bụng như đau bụng kinh có phải sắp sinh không?

Ở tuần thứ 38, em bé đã phát triển toàn diện nên mẹ bầu cần chăm sóc sức khỏe thật tốt để đón bé yêu chào đời. Tuy nhiên, một số mẹ gặp triệu chứng đau bụng như đau bụng kinh vào thời điểm này. Tại sao thai 38 tuần đau bụng như đau bụng kinh? Đây có phải là dấu hiệu sắp sinh hay không?

Tại sao thai 38 tuần đau bụng như đau bụng kinh?

Thai 38 tuần đau bụng như đau bụng kinh do nhiều nguyên nhân gây ra. Sự phát triển gần như hoàn chỉnh của thai nhi khiến các cơ quan, cơ dây chằng bên trong cơ thể mẹ bị chèn ép. Khi bị chèn ép nhiều rất dễ gây ra cơn đau âm ỉ ở bụng dưới như đau bụng kinh.

Bạn có thể tham khảo thêm: Dư ối tuần 38 có nguy hiểm không? Mẹ bầu hãy cẩn thận với biến chứng này

1. Các cơn gò giả hoặc cơn gò chuyển dạ

Các cơn gò Braxton Hicks hay các cơn gò chuyển dạ giả cũng có thể khiến bạn đau bụng. Các cơn gò này có cường độ và nhịp độ khó nắm bắt. Nhưng thường có tần suất co thắt và đau ít hơn cơn gò chuyển dạ thật.

Cơn gò chuyển dạ sẽ có cường độ và tần suất thường xuyên hơn trong một khoảng thời gian cố định. Bạn sẽ có cảm giác khó chịu và đau ở bụng dưới như đang bị đau bụng kinh vậy. Có lẽ bạn sẽ thấy những dấu hiệu chuyển dạ khác xuất hiện. Lúc này hãy sẵn sàng để đón em bé chào đời nhé.

Vùng xương chậu ở tuần 38 cũng chịu nhiều áp lực do sức nặng của em bé. Điều này cũng có thể khiến mẹ bị đau bụng, đau lưng, chuột rút ở bụng dưới.

>> Xem thêm: Mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy có phải bệnh phụ khoa hay sắp sinh?

2. Tiền sử bệnh lý, cơ địa, tâm lý

Ngoài ra, thai 38 tuần đau bụng dưới cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý liên quan đến tử cung cần được bác sĩ can thiệp.

Thai 38 tuần đau bụng như đau bụng kinh cũng có thể do bạn quá căng thẳng, stress, mệt mỏi hoặc mất ngủ. Những yếu tố này khiến cơ thể không đủ khỏe để nâng đỡ thai nhi. Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn nhé.

Bạn có thể tham thêm: Thai 38 tuần gò cứng bụng có nguy hiểm hay không?

Dấu hiệu sắp sinh ở tuần 38 

Thai 38 tuần đau bụng như đau bụng kinh có thể là một dấu hiệu sắp sinh ở tuần 38. Hãy cùng điểm qua những dấu hiệu sắp sinh ở tuần 38 sau:

Các dấu hiệu sắp sinh ở tuần 38 cho thấy em bé đã sẵn sàng chào đời. Tùy vào trường hợp các triệu chứng này sẽ lần lượt xuất hiện hoặc xuất hiện cùng một lúc. 

Các dấu hiệu chuyển dạ ở tuần 38 không phải là sinh non nếu như mẹ tính sai tuần thai. Thông thường, tuần thai được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Nếu xảy ra trường hợp tính nhầm tuổi thai thì bé yêu của mẹ có thể đã đủ tháng để ra đời.

Sẽ dễ hiểu nếu lúc này mẹ hay đi vệ sinh hơn, dễ bị tiêu chảy, có thể bị phù ở bàn chân, ngứa bụng, các cơn gò đau bụng xảy ra…. Nhưng thai 38 tuần đau bụng như đau bụng kinh có phải là một dấu hiệu nguy hiểm?

Bạn có thể tham khảo thêm: Sự phát triển của thai 38 tuần tuổi & lời khuyên của bác sĩ cho mẹ bầu

Những điều bầu 38 tuần đau bụng dưới cần lưu ý 

Khi phát hiện thai 38 tuần đau bụng như đau bụng kinh, kèm theo các dấu hiệu chuyển dạ thì bạn cần đến ngay bệnh viện. Bác sĩ sẽ kiểm tra các cơn gò và độ mở tử cung để xác nhận bạn sắp đón em bé chào đời.

Việc đau bụng kèm các dấu hiệu khác có thể sẽ kéo dài đến khi cổ tử cung mở đủ rộng để bắt đầu sinh. Trong thời gian này, bạn hãy cố gắng bình tĩnh, đi bộ nhẹ nhàng, nằm nghỉ ngơi với tư thế thoải mái nhé.

Nếu không có các dấu hiệu chuyển dạ khác xảy ra và chỉ là cơn đau ngắn hạn thì bạn không nên quá lo lắng. Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ đủ giấc và tăng cường ăn uống đủ dinh dưỡng

Ở những mẹ bầu có tiền sử bệnh lý khác nhau, cơ địa sức khỏe không được tốt, mẹ và gia đình cần chú ý đến các triệu chứng đau ngắn hạn và luôn đi khám thường xuyên cho đến khi đón con chào đời thành công. Trường hợp bầu 38 tuần đau bụng dưới kéo dài và có thiên hướng nặng hơn, song không phải là dấu hiệu chuyển dạ, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng thai nhi và chẩn đoán nguyên nhân. 

[inline_article id =303962] 

Thai 38 tuần đau bụng như đau bụng kinh dễ xảy ra khi thời điểm dự sinh đang tới gần. Các thay đổi trong cơ thể, tiền sử bênh hoặc tâm lý người mẹ có thể là nguyên nhân. Bạn nên thường xuyên khám thai, chuẩn bị sức khỏe tốt và một tinh thần thoải mái để đón em bé chào đời nhé.

[key-takeaways title=””]

Phòng khám Phụ Sản 315 thuộc hệ sinh thái Phòng khám 315, chuyên về lĩnh vực Sản – Phụ khoa với các hạng mục dịch vụ như: khám và theo dõi Sản khoa, khám phụ khoa, siêu âm sản – phụ khoa, khám hiếm muộn, tầm soát ung thư, tầm soát HPV,…Hệ thống Phụ Sản 315 hiện đang có hơn 20 chi nhánh trải đều khắp các quận, huyện tại khu vực TP.HCM.

[/key-takeaways]

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Hiểu lầm về hiện tượng thai máy 3 tháng đầu mẹ nên biết 

Thai máy là những cử động của thai nhi trong thai kỳ từ đá, xoay người hoặc lăn… Cảm nhận được cử động của thai nhi là một dấu hiệu cho thấy bé yêu khỏe mạnh. Song vẫn còn nhiều mẹ hiểu lầm về hiện tượng thai máy 3 tháng đầu, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây. 

Khi nào có thể nhận ra thai máy?

Thai nhi sẽ bắt đầu di chuyển vào khoảng tuần thứ 10-12 của thai kỳ, nhưng có thể bạn vẫn chưa cảm nhận được vì thai còn quá nhỏ. Nếu bạn đã từng mang thai trước đó, bạn có thể cảm thấy thai di chuyển nhanh hơn vào tuần thai thứ 16

Tuy nhiên, nếu đây là em bé đầu tiên của bạn, thông thường bạn sẽ không cảm thấy cử động cho đến khi được 20 tuần. 

Vị trí của nhau thai của bạn có ảnh hưởng đến khả năng thai máy. Nhau mặt trước có thể khiến mẹ bầu khó cảm nhận được những chuyển động đầu tiên.

Những chuyển động của bé trở nên mạnh mẽ và rõ ràng hơn khi bước vào tam cá nguyệt thứ ba. Bạn có thể cảm thấy những cú đá, cú đấm, cùi chỏ và lộn nhào trong tử cung. Sau đó, bạn thậm chí có thể cảm thấy những tiếng nấc nhỏ.

Vậy với hiện tượng thai máy 3 tháng đầu thì xảy ra như thế nào? 

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bao nhiêu tuần thì thai máy? Hướng dẫn theo dõi cử động thai cho mẹ bầu

Hiện tượng thai máy 3 tháng đầu thể hiện qua dấu hiệu nào? 

1. Hiện tượng thai máy 3 tháng đầu như thế nào?

Trên thực tế, hiện tượng thai máy 3 tháng đầu có thể bắt đầu ở thai nhi 11 – 12 tuần tuổi. Lúc này thai nhi đã bắt đầu có các cử động gập duỗi thân mình. Thế nhưng, lúc này thai nhi quá nhỏ nên cử động rất nhẹ. Vì vậy người mẹ chưa thể cảm nhận được thai máy ngay. 

Vậy nên hiện tượng thai máy 3 tháng đầu là có xảy ra với những cử động đơn giản mà mẹ chưa cảm nhận được. Tuy nhiên, các cử động thường sẽ nhiều, mạnh mẽ và rõ ràng hơn từ sau 18 – 20 tuần.

Bạn có thể đọc thêm: Thai không máy bao lâu thì nguy hiểm? Cách xử trí khi thai máy bất thường

2. Cách nhận biết thai máy trong 3 tháng đầu như thế nào? 

Mẹ sẽ không thể cảm nhận được thai máy trong 3 tháng đầu đâu nhé, đôi khi đó là sự nhầm lẫn của hoạt động các cơ quan trong đường tiêu hoá hay căng cứng tử xung thoáng qua, sự kiện này thường xuất hiện vào khoảng 16-18 tuần.

Thoạt đầu, bạn có thể bối rối khi xác định chính xác cảm giác của mình. Em bé của bạn còn nhỏ, và các chuyển động của chúng rất tinh tế và mềm mại. Theo thời gian, bạn sẽ trở nên quen thuộc hơn với các kiểu chuyển động của bé, và các chuyển động sẽ trở nên mạnh mẽ hơn sau 20 tuần. 

Thoạt đầu, bạn có thể bối rối khi xác định chính xác cảm giác của mình. Em bé của bạn còn nhỏ, và các chuyển động của chúng rất tinh tế và mềm mại. Theo thời gian, bạn sẽ trở nên quen thuộc hơn với các kiểu chuyển động của bé, và các chuyển động sẽ trở nên mạnh mẽ hơn sau 20 tuần. 

Đặc biệt nếu lưng của bé nằm ở phía trước tử cung của bạn, bạn có thể cảm thấy ít cử động hơn khi lưng của bé nằm dọc theo lưng của bạn. Vì lưng em bé dọc theo lưng của mẹ bầu, các chuyển động sẽ tác động trực tiếp vào bụng của bạn. Bạn sẽ dễ dàng nhận ra thai máy hơn.

Bạn sẽ khó cảm nhận được các cử động này cho đến khi thai được 16 tuần trở đi. Bạn đừng nên thất vọng hay buồn vì đây là điều dĩ nhiên khi thai nhi chưa phát triển hoàn toàn nhé.

Bạn có thể đọc thêm: Thai máy nhiều có sao không? Nguyên nhân và cách để thai máy ổn định

Làm gì khi thai máy 3 tháng đầu không ổn định

Về cơ bản, em bé cần vận động trong bụng mẹ để giúp phát triển khớp, cơ và xương. Vận động giúp chúng phát triển các cử động duỗi, đá và di chuyển nhằm chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ.

Trong thực thế, hiện tượng thai máy 3 tháng đầu mẹ chưa cảm nhận được, nên bạn không cần quá lo lắng khi không cảm thấy cử động nào trong thời gian này. Trong 3 tháng đầu, bạn sẽ cần lưu ý nếu có những dấu hiệu sau:

  • Bỗng nhiên bị đau bụng dữ dội
  • Chuột rút bụng hoặc lưng
  • Ra máu âm đạo nhiều kèm các cục máu đông
  • Cảm nhận một cú đánh lớn vào bụng

Các dấu hiệu này cho thấy thai nhi đang có vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra nhé. 

[inline_article id =137197] 

Hiện tượng thai máy 3 tháng đầu xảy ra với những cử động gập mình của em bé. Lúc này nhiều mẹ vẫn sẽ chưa cảm nhận được cho đến khi được 20 tuần. Trước khi cảm nhận đầy đủ các cử động của em bé, mẹ hãy tập trung bổ sung nhiều dinh dưỡng, vận động nhẹ nhàng với một tinh thần thoải mái nhé.

Categories
Mang thai Sảy thai - Thai lưu

5 cách đẩy sản dịch ra nhanh sau hút thai

Thủ thuật hút thai được thực hiện bởi bác sĩ, họ sẽ đưa ống bơm hút chân không vào bên trong buồng tử cung để đưa thai cùng tất cả các mô dịch khác ra ngoài cơ thể. Trường hợp còn sót  (mô, nhau thai, nước ối) trong tử cung, hậu quả sau hút thai có thể xảy ra. Do đó, bạn cần biết cách đẩy sản dịch ra nhanh để tránh biến chứng.

Sản dịch là gì?

Sản dịch là dịch tiết âm đạo mà bạn gặp phải sau khi sinh con (trong trường hợp này là sau khi hút thai). Nó bao gồm hỗn hợp máu, chất nhầy và mô tử cung. Sản dịch có mùi hơi tanh giống như khí hư trong kỳ kinh nguyệt và có thể kéo dài vài tuần. Lúc đầu, sản dịch thường ra nhiều nhưng sau đó sẽ giảm dần thành lượng ít hơn cho đến khi hết hẳn.

Sau hút thai bao lâu thì hết sản dịch?

Sau khi thực hiện hút thai, sản dịch sẽ tiếp tục chảy ra từ 5 – 10 ngày, sau đó giảm dần và hết hoàn toàn tùy vào tình trạng sức khỏe và cơ địa của từng người. Ban đầu, sản dịch có màu đỏ tươi giống như máu, sau đó dần chuyển sang màu trắng đục như dịch nhầy. 

Trong thời gian này, các triệu chứng như đau bụng âm ỉ, căng tức, đau nhức ngực, uể oải và mệt mỏi có thể xảy ra.

Tình trạng sản dịch ra sau khi hút thai là bình thường và là một phần của quá trình hồi phục, bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp sản dịch không ra hết hay còn sót lại, bạn cần phải để ý các dấu hiệu bất thường khác để đến bệnh viện, nhờ bác sĩ can thiệp, điều trị dứt điểm. 

Tại sao bị ứ dịch sau khi hút thai?

Trong một số trường hợp, sản dịch có thể không chảy ra sau hút thai mà bị ứ lại trong tử cung hoặc có chảy ra nhưng không chảy ra hết, còn sót lại. Tình trạng này được gọi là ứ dịch sau hút thai.

Nguyên nhân ứ dịch có thể là do từ phía người thực hiện thủ thuật hoặc từ phía sản phụ.

Từ phía người thực hiện thủ thuật:

  • Bác sĩ thực hiện thiếu kinh nghiệm và chuyên môn
  • Bác sĩ chẩn đoán chưa chính xác và chỉ định sai phương pháp
  • Môi trường, dụng cụ thực hiện thủ thuật không đảm bảo tiệt trùng.

Từ phía sản phụ:

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Hút thai 1 lần có bị vô sinh không? Kiến thức sản khoa bạn cần biết

Dấu hiệu còn sót sản dịch sau hút thai

Một số dấu hiệu còn sót sản dịch sau hút thai bao gồm đau bụng dưới, chảy máu âm đạo, ứ đọng dịch có mùi hôi và sốt cao, mệt mỏi.

1. Đau bụng dưới dữ dội

cách đẩy sản dịch ra nhanh sau hút thai
Cần biết dấu hiệu ứ dịch để thực hiện cách đẩy sản dịch ra nhanh sau hút thai

Đau bụng dưới là hiện tượng hay gặp sau hút thai. Nhưng nếu qua hơn 1 tuần mà bạn vẫn đau bụng dưới với mức độ càng nặng thì bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra. Nếu còn sản dịch thì bác sĩ sẽ tư vấn những cách đẩy sản dịch ra nhanh sau hút thai phù hợp với bạn.

2. Chảy máu âm đạo liên tục

Thường sau hút thai, chị em sẽ ra máu âm đạo trong 5 – 7 ngày thậm chí là 10 ngày. Lượng máu sẽ ra nhiều rồi bắt đầu giảm dần và hết hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu sau 10 ngày lượng máu vẫn ra nhiều và không có dấu hiệu giảm thì đây là dấu hiệu còn sót dịch. 

3. Ứ đọng dịch có mùi hôi

Nếu ra máu kèm dịch chảy ra nhiều, có mùi hôi và đau bụng dữ dội thì rất có thể là do sót sản dịch. Nếu để tình trạng này kéo dài, sản phụ sẽ có nguy cơ vô sinh hoặc hiếm muộn. Lúc này bạn cần đến gặp bác sĩ tư vấn về cách đẩy sản dịch ra nhanh sau hút thai.

4. Sốt cao, mệt mỏi

Hút thai còn sót dịch cũng có thể khiến bạn sốt cao và mệt mỏi, lạnh run và không đáp ứng thuốc hạ sốt. Dấu hiệu này khá phổ biến và dễ nhận biết nhất khi sản phụ còn sót thai. Bạn hãy bình tĩnh và đến bệnh viện gần nhất để bác sĩ chẩn đoán, làm hạ sốt và đưa ra các cách đẩy sản dịch ra nhanh sau hút thai.

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Nạo hút thai xong cần kiêng những gì? Những thông tin cần biết

Cách đẩy sản dịch nhanh sau hút thai

cách đẩy sản dịch ra nhanh sau hút thai
Cách đẩy sản dịch ra nhanh sau hút thai: Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Bạn sẽ được bác sĩ tư vấn về các cách đẩy sản dịch ra nhanh sau hút thai. Tùy theo trường hợp mà bạn có thể cần điều trị lại bằng thuốc hoặc đơn giản chỉ cần chú ý trong các sinh hoạt thường ngày.

Những cách đẩy sản dịch ra nhanh sau hút thai dưới đây chỉ là những cách để bạn tham khảo. Bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện những phương pháp dưới đây.

1.  Vệ sinh vùng kín

Một trong những cách chữa ứ sản dịch đơn giản là vệ sinh vùng kín thường xuyên. Sau khi hút thai tử cung sẽ tiếp tục đẩy dịch ra ngoài nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. 

Chị em nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước sạch và lau khô, thay băng vệ sinh thường xuyên. Bạn cũng có thể dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ để hỗ trợ việc làm sạch. Tuy nhiên cần được sự tư vấn từ bác sĩ trước khi dùng nhé.

2. Thực phẩm hỗ trợ

Theo những kinh nghiệm dân gian, dùng rau ngót, mè đen, đậu đen hoặc đậu đỏ là cách đẩy sản dịch ra nhanh sau hút thai lành tính. 

Bạn có thể xay hoặc nấu canh rau ngót để ăn và có thể nấu các loại hạt để lấy nước uống hoặc dùng trong các món ăn. Nhớ đảm bảo sửa sạch các thực phẩm này trước khi sử dụng bạn nhé.

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Hút thai xong có được ăn xôi không? Các thực phẩm nên tránh sau hút thai

3. Massage vùng bụng

Đây là một cách đẩy sản dịch ra nhanh sau hút thai hữu hiệu mà bạn có thể thử. Massage nhẹ nhàng vùng bụng thường xuyên giúp máu lưu thông tốt và đẩy sản dịch ra nhanh hơn. 

Lưu ý không nên dùng tay ấn hoặc chà xát quá mạnh vào vùng bụng. Điều này dễ gây tổn thương tử cung và làm tử cung lâu hồi phục hơn.

4. Tránh vận động mạnh 

Bạn không nên vận động mạnh hay nằm một chỗ quá lâu sau khi hút thai. Cơ thể bạn cần được nghỉ ngơi và lưu thông máu tốt đến các cơ quan, giúp sản dịch thoát ra nhanh hơn. Tập yoga, giãn cơ hoặc đi bộ nhẹ nhàng cũng là cách đẩy sản dịch ra nhanh sau hút thai.

5. Tư thế nằm nên thoải mái

cách đẩy sản dịch ra nhanh sau hút thai
Cách đẩy sản dịch ra nhanh sau hút thai: Nằm thoải mái

Sau khi hút thai, bạn không nên nằm gác chân lên nhau hoặc nằm co chân vào bụng lâu. Tư thế này ngăn cản dịch chảy ra ngoài, rất dễ gây ứ đọng dịch bên trong tử cung. Bên cạnh đó, bạn nên mặc những bộ đồ thoải mái rộng rãi nhé, không nên nịt bụng hoặc mặc đồ bó sát, dễ làm cơ thể bí bách và làm sản dịch thoát ra chậm hơn.

Để biết thêm về các tư thế nằm đẩy sản dịch, mẹ có thể tham khảo bài viết: Tư thế nằm để sản dịch ra nhanh và những lưu ý cần biết cho sản phụ

[inline_article id =267782] 

Nhìn chung, bạn có thể áp dụng cách đẩy sản dịch ra nhanh sau hút thai trong 5 đến 7 ngày đầu tiên. Thêm vào đó, bạn cũng nên nghỉ ngơi và bổ sung sinh dưỡng đầy đủ để phục hồi cơ thể và hỗ trợ việc đẩy sản dịch ra nhanh hơn nhé. 

Categories
Mang thai Sảy thai - Thai lưu

Thai lưu có cứu được không? Mẹ cần biết sự thật này càng sớm càng tốt!

Thai lưu là tình trạng thai không còn dấu hiệu sống trong tử cung. Dấu hiệu thường thấy nhất đau bụng dữ dội, chảy máu hoặc dịch âm đạo bất thường, chuột rút ở bụng hoặc lưng, cảm thấy em bé ngừng cử động, ngừng đạp chân hoặc đôi khi là không có bất kì triệu chứng đặc biệt nào… Điều nhiều mẹ quan tâm nhất lúc này là thai lưu có cứu được không?

Thai lưu có cứu được không?

Thai lưu có cứu được không? Câu trả lời đáng tiếc là không thể cứu thai lưu được. Bởi khi thai lưu không còn sự sống trong tử cung mẹ nữa, các triệu chứng lúc này mới xuất hiện. Chính là các dấu hiệu như bị chảy máu âm đạo, đau bụng dữ dội, không cảm nhận thai nhi cử động nữa… 

Dù mẹ kịp thời nhận ra dấu hiệu và đến bệnh viện để điều trị thì đáng buồn là thai lưu không thể cứu được nữa. Vậy với câu hỏi thai lưu có cứu được không, mong mẹ hiểu rằng lúc này không thể cứu thai nhi được nữa. Điều quan trọng là mẹ cần gặp ngay bác sĩ để tiên lượng mức độ nguy hiểm và đề ra biện pháp chữa trị cho mẹ. 

Ngoài việc thai lưu có cứu được không, mẹ hẳn cũng rất muốn biết nguyên nhân nào khiến thai chết lưuMột số trường hợp không rõ nguyên nhân, đa phần còn lại nguyên nhân đến từ các dị tật bẩm sinh hoặc các yếu tố nguy cơ khác như tiền sử bệnh của mẹ, lối sống, cơ địa… 

>> Bạn có thể tham khảo thêm: 7 dấu hiệu của hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu, nhận biết sớm để tránh nguy hiểm

Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp điều trị nhằm đưa mẹ ra khỏi tình trạng nguy hiểm sức khỏe. Vậy thai lưu bao lâu thì phải lấy ra?

Thai lưu bao lâu thì phải lấy ra?

thai lưu có cứu được không
Thai lưu có cứu được không? Thai lưu bao lâu thì phải lấy ra?

So với việc biết được thai lưu có cứu được không, câu hỏi thai lưu bao lâu thì phải lấy ra đặc biệt quan trọng hơn cả. Bởi lúc này sức khỏe mẹ đang trong tình thế nguy hiểm, nguy cơ biến chứng và tử vong có thể xảy ra.

Vậy nên khi bác sĩ thăm khám và chẩn đoán thai chết lưu, tùy trường hợp mà thai lưu nên được lấy ra càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho mẹ.

Tùy theo kích thước thai, tuần thai và tiền sử sản khoa của mẹ, có nhiều cách khác nhau để đưa thai lưu ra ngoài. Bác sĩ có thể kích thích chuyển dạ nhằm giúp mẹ đẩy thai lưu ra ngoài bằng ngả âm đạo như sinh thường. 

Bác sĩ cũng có thể dùng biện pháp nạo, hút thai hoặc mổ lấy thai trong trường hợp phương pháp nội khoa không thể tiến hành. Tuy nhiên cách này cần cân nhắc kĩ lưỡng vì những nguy cơ biến chứng là khá cao với người mẹ.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê thuốc để hỗ trợ quá trình lấy thai lưu ra ngoài nhằm đảm bảo không sót thai.

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Thai chết lưu có nguy hiểm không? Mẹ cần làm gì để phòng tránh?

Lưu ý khi phát hiện có thai lưu

Thai lưu có cứu được không? Thai chết lưu cần làm gì?
Thai lưu có cứu được không? Cần làm gì khi có dấu hiệu thai chết lưu?

Khi phát hiện các dấu hiệu thai lưu, mẹ sẽ muốn biết thai lưu có cứu được không. Nhưng trước tiên, mẹ cần đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị. Ngoài ra, mẹ cần lưu ý thêm những điều sau:

  • Giữ bình tĩnh và tinh thần ổn định trước thông báo của bác sĩ
  • Chấp nhận việc không thể cứu được thai nhi
  • Nhận các điều trị từ bác sĩ và tái khám thường xuyên để kiểm soát các nguy cơ và biến chứng khác
  • Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và tránh các yếu tố ảnh hưởng đến tinh thần
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để hồi phục sức khỏe tốt

[inline_article id =305110] 

Khi gặp rủi ro là thai lưu khiến nhiều mẹ muốn biết thai lưu có cứu được không. Đáp án rất tiếc là không thể cứu được thai. Lúc này, thai lưu cần được lấy ra ngoài càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, mẹ hãy cố gắng vượt qua và chuẩn bị sức khỏe tinh thần thật tốt cho lần mang thai tiếp theo nhé. Người chồng và gia đình cũng hãy là chỗ dựa tinh thần và chăm sóc cho chị em sau thai lưu.  

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh: Có thể mẹ đã bỏ qua những nguyên nhân này!

Sau sinh, các mẹ bỉm sẽ tập trung vào việc chăm sóc con, cho con bú và dễ quên đi kỳ kinh nguyệt của mình. Với những người có sức khỏe tốt, kỳ kinh sẽ trở lại đều đặn sau sinh vài tuần. Tuy nhiên nhiều mẹ không thấy tới ngày kinh sau nhiều tuần hoặc kỳ kinh kéo dài. Đây là dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt sau sinh dễ gặp ở một số người mẹ.

Sau sinh khi nào có kinh lại?

Rất nhiều mẹ bỉm thắc mắc sau sinh khi nào có kinh lại. Đối với hầu hết phụ nữ, kỳ kinh có thể trở lại vào bất kỳ lúc nào từ 6 – 12 tuần sau sinh.

Nếu bạn cho con bú sữa mẹ hoàn toàn, kinh nguyệt có thể sẽ bị chậm lại (sau vài tháng, thậm chí là từ 1-2 năm) cho đến khi bạn cho trẻ ăn dặm và các dạng sữa khác.

Nhưng nếu cho con bú bình hoặc cho con bú một phần, kinh nguyệt của bạn có thể trở lại ngay sau 3 tuần sau khi sinh con.

Để tạo ra sữa mẹ, cơ thể sản xuất lượng hormone Prolactin nhiều hơn. Mức độ Estrogen và Progesterone lúc này sẽ giảm xuống làm giảm khả năng rụng trứng và hành kinh. Do đó, bạn có thể sẽ không có kinh nguyệt trong giai đoạn đầu cho con bú.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Kinh nguyệt sau sinh có màu gì? Dấu hiệu nhận biết kinh nguyệt sớm

Tuy nhiên, nhiều mẹ bỉm có thể bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Vậy lý do rối loạn kinh nguyệt sau sinh hay kinh nguyệt không đều sau sinh do đâu? 

Nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều sau sinh

kinh nguyệt không đều sau sinh do đâu
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh do đâu?

Giai đoạn sau sinh thường có rất nhiều thay đổi bên trong người phụ nữ. Như đã nói ở trên, cho con bú cũng là một phần khiến kinh nguyệt trở lại chậm hơn bình thường thậm chí gây vô kinh. 

Tuy nhiên, cũng có thể có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khác dẫn đến việc rối loạn kinh nguyệt sau sinh như:

Có rất nhiều lý do khiến rối loạn kinh nguyệt sau sinh xảy ra với mẹ bỉm. Điều này dẫn đến tình trạng rong kinh, cường kinh, thiểu kinh và vô kinh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em.

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Cập nhật – Sau sinh có kinh rồi lại mất có bình thường không?

Khi nào mẹ rối loạn kinh nguyệt sau sinh cần gặp bác sĩ?

Khi nào rối loạn kinh nguyệt sau sinh cần gặp bác sĩ?
Khi nào rối loạn kinh nguyệt sau sinh cần gặp bác sĩ?

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh thường thể hiện qua tình trạng rong kinh, cường kinh, thiểu kinh và vô kinh. Bạn có thể gặp các trường hợp dưới đây:

  • Chu kỳ kinh nguyệt xảy ra dưới 21 ngày hoặc hơn 35 ngày
  • Không có kinh trong 3 tháng liên tiếp sau sinh
  • Kinh nguyệt ra rất nhiều hoặc ít hơn bình thường
  • Thời gian xảy ra kinh nguyệt kéo dài hơn 7 – 10 ngày
  • Dịch âm đạo có màu khác thường hoặc có mùi hôi
  • Kinh nguyệt kèm theo đau bụng dữ dội, chuột rút, sốt cao, buồn nôn hoặc nôn liên tục
  • Chảy máu âm đạo giữa các kỳ kinh, sau khi hết kinh vài ngày hoặc sau khi quan hệ tình dục.

[key-takeaways title=””]

Khi gặp phải các dấu hiệu kinh nguyệt không đều sau sinh, mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay, tránh để tình trạng kéo dài gây nguy hiểm đến sức khỏe.

[/key-takeaways]

Bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân thông qua thăm khám và các xét nghiệm cần thiết. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp như thay đổi lối sống, dùng thuốc, phẫu thuật… 

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Rối loạn kinh nguyệt có thai được không? Cách thụ thai nhanh và hiệu quả

Lưu ý khi bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh

lưu ý khi bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Khi nghi ngờ mình bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh, việc ưu tiên vẫn là đi khám để tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị. Bên cạnh đó, các mẹ bỉm cũng nên lưu ý thay đổi những điều sau để phòng ngừa và cải thiện tình trạng này:

[inline_article id =269626] 

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh xảy ra phổ biến. Việc chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần sau sinh rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe sinh sản của chính mình. Mẹ cũng nhớ đặt lịch hẹn với bác sĩ để kiểm tra sức khỏe sau sinh thường xuyên nhé.

Categories
Sau khi sinh Vóc dáng

Bụng phụ nữ sau khi sinh như thế nào? 4 cách đơn giản “tân trang” vùng bụng sau sinh

Vậy bụng phụ nữ sau khi sinh có những thay đổi gì và cách chăm sóc như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu phần dưới đây.

Bụng phụ nữ sau khi sinh thay đổi như thế nào?

Vòng bụng phụ nữ sau khi sinh giảm kích thước đáng kể vì em bé và nhau thai đã được lấy ra khỏi tử cung. Tuy nhiên, kích thước bụng lúc này vẫn còn lớn so với trước lúc mang thai.

Lý do bởi sau khi sinh, trong bụng mẹ bỉm vẫn còn một lượng sản dịch nhất định, cổ tử cung cũng chưa trở về kích thước ban đầu. Điều này khiến kích thước vòng bụng phụ nữ sau khi sinh vẫn lớn so với lúc không mang thai.

Vùng bụng phụ nữ sau sinh cũng sẽ có đường sẫm màu nâu giữa bụng, đây là hiện tượng tự nhiên và sẽ mất dần từ 6 tháng đến 1 năm sau sinh.

Ngoài ra, vùng bụng phụ nữ sau khi sinh thường bị rạn bởi sự thay đổi vùng da bụng khi mang thai và sau khi sinh. Một số chị em cũng sẽ bị sạm hay nám da vùng bụng do sự thay đổi các hormone sau khi sinh.

Các thay đổi ở vùng bụng phụ nữ sau khi sinh là điều bình thường. Vùng da bụng sẽ được cải thiện qua thời gian hoặc nhờ các biện pháp chăm sóc.

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Làm sao để hết đen bụng sau sinh? Mẹ bỉm đọc ngay nhé!

Sau sinh bao lâu thì bụng nhỏ lại?

bụng phụ nữ sau khi sinh thay đổi như thế nào
Bụng phụ nữ sau khi sinh thay đổi như thế nào? Sau sinh bao lâu thì bụng nhỏ lại?

Sau sinh bao lâu thì bụng nhỏ lại? Cơ bụng của người mẹ phải mất 9 tháng căng ra để phù hợp với sự phát triển của một em bé đủ tháng. Do đó, có thể phải mất vài tuần hoặc vài tháng để bụng phụ nữ sau sinh nhỏ lại.

Thường lượng sản dịch còn lại thoát ra từ 2 – 4 tuần sau sinh tùy theo cơ địa từng người. Cần thêm 6 – 8 tuần để tử cung co lại với kích thước trước khi mang thai. Nhờ đó, vòng bụng được giảm xuống đáng kể trong thời gian này.

Ngoài ra, bụng phụ nữ sau khi sinh nhỏ lại còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Thông thường bụng phụ nữ sẽ tự nhỏ lại và trở lại cân nặng trước khi mang thai sau khoảng 6 tháng. Một số chị em sẽ cần thêm các cách làm giảm mỡ bụng sau sinh.

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Cách lấy lại vóc dáng sau sinh

Cách chăm sóc vùng bụng phụ nữ sau khi sinh

Hiện nay có rất nhiều cách chăm sóc vùng bụng và cách làm giảm mỡ bụng sau sinh để mẹ phục hồi, làm thon gọn và săn chắc vùng da bụng hơn.

1. Chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất

Dinh dưỡng rất quan trọng với mẹ sau khi sinh. Mẹ cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mình để khỏe mạnh và có đủ sữa cho con bú. Đặc biệt, vùng bụng của bạn cũng sẽ khỏe hơn.

Hãy bổ sung nhiều rau củ quả, uống nhiều nước ép trái cây và nước lọc. Mẹ có thể chia thành nhiều bữa nhỏ với những món đơn giản dễ ăn để không bị ngán nhé.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Phụ nữ sau sinh nên ăn hoa quả gì: 11 loại quả tốt cho mẹ và bé

2. Massage vùng bụng

bụng phụ nữ sau khi sinh
Massage vùng bụng phụ nữ sau khi sinh

Đây là phương pháp giúp giảm eo sau sinh và đẩy sản dịch ra nhanh hơn, giúp cơ bụng của mẹ được săn chắc hơn. Bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của y tá hoặc các dịch vụ chăm sóc mẹ sau sinh để thực hiện nhé.

[key-takeaways title=””]

Lưu ý không nên tự ý massage mà nên nhờ những người có chuyên môn hướng dẫn trước để tránh làm vùng da bụng bị xệ.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Mẹ hãy massage sau sinh để kích sữa, thư giãn tinh thần và nhanh hồi phục sức khỏe nhé!

3. Tập thể dục nhẹ nhàng

Đây có lẽ là cách giảm eo sau sinh hiệu quả nhất. Vận động nhẹ nhàng sẽ giúp cơ bụng se lại, săn chắc và khỏe mạnh hơn. Mẹ có thể tham khảo cách giảm eo sau sinh sau:

Thông thường, bạn có thể bắt đầu vận động nhẹ nhàng bất kỳ khi nào cảm thấy bản thân đã khỏe trở lại. Tốt nhất là từ 3 – 4 tuần sau sinh, và sau 6 tuần với những mẹ muốn tập các bài tập nặng hơn như chạy bộ nhẹ nhàng hay thể dục nhịp điệu.

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Tập thể dục sau sinh như thế nào để an toàn cho mẹ bỉm sữa? 

4. Chăm sóc vùng bụng bằng mỹ phẩm

Bạn nên dùng các sản phẩm chăm sóc da an toàn để ngăn ngừa vết rạn da từ khi mang thai.

[key-takeaways title=””]

Bạn nên kết hợp việc dùng mỹ phẩm chống rạn da cùng với việc ăn uống đầy đủ và tập thể dục để tăng hiệu quả.

[/key-takeaways]

Ngoài ra, bạn cũng nên bôi kem chống nắng đầy đủ cho vùng da bụng và toàn thân trước khi ra ngoài trời, đặc biệt là đi biển hay tắm nắng để tránh bị sạm và nám.

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Vết rạn da bị ngứa sau sinh: Mẹ phải làm sao?

Thời gian phục hồi ở mỗi người là hoàn toàn khác nhau nên mẹ hãy kiên trì kết hợp các phương pháp trên để đạt hiệu quả tốt nhất nhé.

Lưu ý khi chăm sóc vùng bụng phụ nữ sau khi sinh

Trong khi áp dụng các biện pháp trên để chăm sóc vùng da bụng sau sinh, mẹ cũng cần lưu ý:

  • Tránh không nên vận động quá mạnh
  • Không nên dùng chế độ ăn kiêng khi mới sinh
  • Lựa chọn các mỹ phẩm lành tính, tránh các hoạt chất nhạy cảm với mẹ và bé
  • Theo dõi các triệu chứng lạ như ngứa liên tục, đau nhiều ở vùng bụng để đến khám ngay lập tức.

[inline_article id =288569] 

Vùng bụng phụ nữ sau khi sinh thường có những thay đổi dễ thấy và cũng dễ để chăm sóc và phục hồi. Quan trọng là mẹ sau sinh hãy giữ tinh thần thoải mái, chăm sóc bản thân và em bé thật khỏe mạnh nhé.

Categories
Mang thai Sảy thai - Thai lưu

Cục thịt sảy thai ra máu như thế nào? Những điều mẹ cần biết

Ước tính có tới 26% thai phụ bị sẩy thai, trong số đó gần 80% là trường hợp sảy thai sớm trong ba tháng đầu. Nguy cơ sảy thai thường giảm dần sau 12 tuần tuổi. Các dấu hiệu chính của sảy thai là chảy máu âm đạo, bị chuột rút và đau dữ dội ở bụng dưới. Nhưng liệu bạn đã biết khối mô hay nhiều người vẫn thường gọi là cục thịt sảy thai ra máu như thế nào chưa? Trước hết, hãy phân biệt sảy thai ra máu với máu kinh nguyệt.  

Cục thịt sảy thai ra máu như thế nào? 

cục thịt sảy thai ra máu như thế nào
Cục thịt sảy thai ra máu như thế nào?

Các mô và tế bào thai thường là một khối có màu đỏ thẫm và dễ bị hiểu nhầm rằng bạn sảy thai kinh nguyệt ra cục thịt. Cục thịt sảy thai ra máu như thế nào tùy thuộc vào thời điểm bạn sảy thai và có sự khác biệt qua các tuần thai. 

1. Tháng đầu tiên của thai kỳ

Phôi thai đang phát triển có kích thước bằng hạt gạo nên rất khó nhìn thấy. Lúc này sảy thai ra máu cục hoặc một vài cục máu đông từ âm đạo và có thể lẫn với một số mô màu trắng hoặc xám. Sẽ mất đến 2 tuần để máu ngừng chảy hoàn toàn.

2. Khối mô sảy thai ra máu khi thai 6 tuần

Trong quá trình chảy máu, bạn có thể sảy thai ra máu cục với một túi nhỏ chứa đầy chất lỏng. Bạn có thể thấy phôi thai to bằng móng tay ngón út hay nhau thai trong túi nhỏ này. 

3. Khối mô sảy thai ra máu khi thai 8 tuần

Một số phụ nữ mô tả sảy thai ra máu cục giống như gan, máu báo sảy thai có màu đỏ sẫm và sáng bóng. Bạn có thể thấy một túi có phôi bằng hạt đậu đỏ bên trong. Ở tuần này, bạn có thể nhận diện cục thịt sảy thai ra máu như thế nào và máu sảy thai có màu gì.

4. Cục thịt sảy thai ra máu như thế nào? Sảy thai khi thai 10 tuần

Ở tuần thai thứ 10, cục thịt sảy thai ra máu như thế nào và máu sảy thai có màu gì? Máu báo sảy thai có màu đỏ sẫm và trông giống như thạch có một lớp màng bên trong. Lúc này, thai nhi phát triển thường đã hình thành đầy đủ nhưng vẫn còn nhỏ và khó nhìn.

5. Máu sảy thai từ 12 đến 16 tuần thai kỳ

Bạn có thể bị chảy dịch từ âm đạo trước, sau đó là một ít máu đỏ và cục máu đông. Sảy thai kinh nguyệt ra cục thịt có thể là bào thai đã hình thành hình dáng và gắn vào nhau thai. 

6. Cục thịt sảy thai ra máu như thế nào? Sảy thai từ 16 đến 20 tuần thai kỳ

Bạn cần biết cục thịt sảy thai ra máu như thế nào trong giai đoạn này. Thời điểm này còn gọi là ‘sảy thai muộn’. Máu báo sảy thai có màu đỏ bóng, bạn có thể sảy thai ra cục thịt lớn trông giống như gan và các mảnh mô giống như màng tế bào khác. 

Lúc này, bạn đã có thể nhận biết cục thịt sảy thai ra máu như thế nào qua mỗi tuần thai và máu báo sảy thai như thế nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng sảy thai ra cục thịt hay sảy thai ra máu theo tuần thai như trên. Vì có một số trường hợp, bạn không biết mình có thai hoặc không biết bào thai đang ở tuần thứ mấy.

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Sảy thai ra máu trong bao lâu? Mẹ cần biết để tránh nguy hiểm tính mạng

Phân biệt sảy thai ra máu với kinh nguyệt

Phân biệt máu kinh nguyệt và cục thịt sảy thai ra máu như thế nào? Bạn có thể phân biệt 2 trường hợp này thông qua thời gian, lượng dịch máu, màu sắc và các dấu hiệu kèm theo.

Máu kinh nguyệt

Sảy thai ra máu cục 

Thời gian Thường đúng ngày kinh hoặc sớm hơn hay trễ hơn 3 – 5 ngày. Trễ hơn từ 7 đến 10 ngày, đã trễ kinh hơn 1 tháng hoặc hơn.
Lượng dịch và kết cấu Thường diễn ra trong 3 –  5 ngày, lượng máu và dịch đồng đều và không có lợn cợn.

Có thể có những phần máu đông màu đỏ đậm và trong suốt, không theo một hình thù cố định

Thường dịch rất nhiều trong một khoảng thời gian ngắn kèm theo các mô bằng hạt đậu đỏ hay to hơn tuỳ theo tuần thai. 

Dịch âm đạo lẫn theo các mô khác hơi lợn cợn.

Màu sắc Thường màu đỏ nhạt đến đỏ tươi đồng đều đến hết chu kì Màu đỏ thẫm có lẫn lấm tấm các mô màu trắng hoặc xám
Mùi Có thể không mùi hoặc hơi có mùi tanh của sắt Máu sảy thai có mùi gì? Mùi hắc khó chịu hoặc tanh
Biểu hiện khác Đau bụng dưới râm râm, đau lưng, buồn nôn, ngực căng, cơ thể mệt mỏi.
  • Đau bụng dưới dữ hội hoặc đau vai
  • Chóng mặt buồn nôn, nôn, bị chuột rút
  • Sốt, ớn lạnh, choáng váng, ngất xỉu.

Bảng: Phân biệt máu kinh nguyệt và cục thịt sảy thai ra máu như thế nào

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Cách phân biệt máu kinh, máu báo thai và máu sảy thai

Cũng có thể bạn sảy thai vào đúng thời gian xảy ra kinh nguyệt, bạn sẽ dễ bị nhầm lẫn dù hiểu cục thịt sảy thai ra máu như thế nào. Quan trọng nhất là bạn cần đến bệnh viện điều trị ngay lập tức nếu có thêm những dấu hiệu khác điển hình như đau bụng dữ dội.

Sảy thai kinh nguyệt ra cục thịt nên làm gì?

cục thịt sảy thai ra máu như thế nào
Cục thịt sảy thai ra máu như thế nào? Sảy thai nên làm gì?

1. Sảy thai ra cục thịt có sao không?

Thường nếu bạn gặp các dấu hiệu của sảy thai ra cục thịt (khối mô) thì đó không phải là điều tốt. Bạn cần được khám và kiểm tra xem bạn còn sót mô thai nào không, vì nếu còn sót thai bạn có thể bị xuất huyết hoặc nhiễm trùng tử cung và âm đạo.

Tình trạng này kéo dài sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe và nghiêm trọng hơn có thể làm giảm khả năng mang thai sau này của bạn.

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Sảy thai ra máu trong bao lâu? Mẹ cần biết để tránh nguy hiểm tính mạng

2. Sảy thai ra cục thịt nên làm gì?

Việc biết về quá trình cục thịt sảy thai ra máu như thế nào rất quan trọng để bạn kịp thời phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ sảy thai. Lúc này bạn cần đến bệnh viện gần nhất để bác sĩ tiến hành kiểm tra và điều trị. 

Bác sĩ có thể khám âm đạo, xét nghiệm máu hay siêu âm để kiểm tra tình trạng thai của bạn. Nếu còn sót thai, bác sĩ sẽ tùy vào mức độ mà có những phương pháp điều trị khác nhau như dùng thuốc, nạo hút thai, phẫu thuật lấy thai.

Trường hợp bạn đã từng sảy thai một hay nhiều lần, ngoài việc điều trị phù hợp thì bác sĩ sẽ làm thêm xét nghiệm di truyền để kiểm tra nguyên nhân sảy thai.

[inline_article id =266453] 

Việc sảy thai là điều không mong muốn của các cặp đôi. Do đó việc tìm hiểu cục thịt sảy thai ra máu như thế nào là điều cần thiết và quan trọng. Nhờ đó bạn sẽ phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ và đến bệnh viện để điều trị kịp thời. Ngoài ra, bạn hãy duy trì lối sống lành mạnh và hạn chế các yếu tố nguy cơ để phòng ngừa sẩy thai nhé. 

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh Hạt giống tâm hồn

Phụ nữ sau sinh ăn bưởi được không và những lưu ý cần biết!

Trong bưởi có lượng lớn vitamin C, chất xơ, kali và các dưỡng chất khác cho cơ thể như vitamin B1, B2, B3, vitamin A,  đạm, sắt, kẽm, magie… Vậy công dụng của quả bưởi là gì và liệu mẹ sau sinh ăn bưởi được không? 

Sau sinh ăn bưởi được không?

Sau khi sinh từ 3-4 ngày, bạn đã có thể bổ sung trái cây vào thực đơn hàng ngày. Vậy sau sinh ăn bưởi được không? Hay bà đẻ ăn bưởi được không? Câu trả lời là, sau sinh bạn có thể bổ sung bưởi vào khẩu phần ăn hàng ngày. Vì bưởi rất tốt cho sức khoẻ và có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ,…

Ngoài ra, bạn nên chọn ăn bưởi ngọt thay vì bưởi chua trong giai đoạn cho con bú. Bởi vì, bưởi chua có thể gây ảnh hưởng xấu đến bao tử và vị sữa mẹ. Bạn có thể chọn những quả bưởi ngọt có đặc điểm như lớp vỏ bên ngoài căng, bóng, hơi ửng vàng, hình dáng trái bưởi tròn đều, khi cầm trên tay thấy nặng chắc tay.

[recommendation title=””]

Mặc dù, bưởi mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ của bạn trong thời gian cho con bú. Tuy nhiên, bạn cần ăn bưởi với số lượng vừa phải tầm 3-4 miếng/lần và không ăn liên tục trong một thời gian dài. Vì điều này có thể gây phản tác dụng và dẫn đến các biến chứng không tốt cho sức khoẻ.

[/recommendation]

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Sau sinh có được ăn sương sáo không? Sương sáo kỵ với gì?

sau sinh ăn bưởi được không?
Sau sinh ăn bưởi được không? hay bà đẻ ăn bưởi được không?

Sau sinh ăn bưởi nhiều có tốt không?

Bưởi là loại trái cây mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe đối với mọi lứa tuổi. Sau khi đã biết sau sinh ăn bưởi được không, mẹ tìm hiểu thêm về công dụng của quả bưởi nhé. 

1. Quả bưởi giúp tiêu hóa tốt – chữa chứng khó tiêu

Bưởi chứa nước và chất xơ. Cụ thể, một quả bưởi nhỏ nặng 200g chứa 182g nước và 2,2g chất xơ. Vậy ăn bưởi nhiều có tốt không? Cả nước và chất xơ trong bưởi đều có thể giúp ngăn ngừa táo bón và thúc đẩy đường tiêu hóa khỏe mạnh. Cũng có bằng chứng cho thấy việc ăn nhiều chất xơ có thể giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng.

2. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Sau sinh ăn bưởi được không? Bưởi cung cấp các chất dinh dưỡng nhưng không tác động đáng kể đến lượng đường trong máu bạn. Ngoài ra bưởi còn chứa naringin có thể cải thiện khả năng dung nạp glucose ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Cũng chính vì công dụng này mà nhiều mẹ cho con bú bị tiểu đường thắc mắc sau sinh ăn bưởi được không. Câu trả lời sẽ ở phần tiếp theo, mẹ nhé.

3. Công dụng của quả bưởi hỗ trợ giảm cân

Sản phụ ăn bưởi có tốt không? Các nhà nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy bưởi có thể giúp bạn giảm cân. Tuy nhiên Vitamin C trong quả bưởi đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành collagen, giúp làn da được cải thiện đáng kể.

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Phụ nữ sau sinh nên ăn hoa quả gì: 10 loại quả tốt cho mẹ và bé

4. Giúp giảm nguy cơ đột quỵ

Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), ăn nhiều flavonoid có trong bưởi giúp giảm nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ ở phụ nữ. Nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ thấp hơn 19% ở những người ăn nhiều trái cây họ cam quýt.

5. Ngăn ngừa huyết áp và bảo vệ tim mạch

Sau sinh ăn bưởi được không? Được chứ! Sự kết hợp của chất xơ, kali, lycopene, vitamin C và choline trong quả bưởi đều có thể góp phần vào sức khỏe tim mạch. Các chất này giúp ngăn ngừa huyết áp cao và một số biến chứng. 

6. Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư 

Bà đẻ ăn bưởi có tốt không? Bưởi là loại quả giàu chất chống oxy hóa như vitamin C, lycopene. Những chất này có thể giúp chống lại sự hình thành của các gốc tự do, mà các chuyên gia tin rằng làm phát sinh ung thư.

7. Tăng chức năng miễn dịch

Vitamin C giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch theo một số cách. Ví dụ, một chế độ ăn uống bổ sung vitamin C có thể giúp ngăn ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và các bệnh nhiễm trùng khác. Vitamin C trong bưởi cũng có lợi trong việc giúp bạn phục hồi nhanh hơn sau cảm lạnh thông thường. 

>> Bạn có thể xem thêm: Bà đẻ ăn bí đao được không? Mẹ xem ngay để tránh ăn bí đao sai cách!

Lưu ý khi ăn bưởi sau sinh 

sau sinh ăn bưởi được không
Sau sinh ăn bưởi được không? Lưu ý khi ăn bưởi sau sinh

Bên cạnh việc sau sinh ăn bưởi được không và công dụng tuyệt vởi của quả bưởi với sức khỏe mẹ, mẹ bỉm cần chú ý đến một số thuốc có thể bị ảnh hưởng nếu dùng chung với trái bưởi:

  • Thuốc statin để giảm cholesterol: Simvastatin, Atorvastatin
  • Thuốc điều trị huyết áp cao: Nifedipine
  • Một số loại thuốc thải ghép cơ quan: Cyclosporin
  • Thuốc chống lo âu: Buspirone
  • Một số corticosteroid: Budesonide (điều trị bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng)
  • Thuốc điều trị loạn nhịp tim: Amiodarone
  • Thuốc kháng histamine: Fexofenadine.

Bưởi có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng, tăng độc tính hoặc tác dụng phụ của các thuốc này. Các mẹ bỉm đang sử dụng các thuốc này nên hỏi ý kiến bác sĩ trước đã nhé.

Ngoài ra có một số mẹ bỉm không biết nước ép bưởi uống khi nào. Mẹ có thể uống nước ép bưởi hoặc ăn bưởi vào buổi sáng để đạt hiệu quả nhất nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: 12 đồ ăn vặt cho bà đẻ lợi sữa trong tháng đầu sau sinh

Món ngon từ bưởi cho mẹ

Bên cạnh tìm hiểu sau sinh ăn bưởi được không; bạn hãy thử trổ tài làm những món dưới đây nhé

1. Sữa chua bưởi

Đầu tiên, mẹ gọt vỏ bưởi và lấy phần tép bưởi tươi ngon bên trong. Kết hợp chúng với sữa chua và thêm một lớp đường nâu lên trên bề mặt. Sau đó, mẹ đặt hỗn hợp vào lò vi sóng ở nhiệt độ thấp nhất để làm tan đường. Bạn cũng có thể trang trí bằng một ít quả cherry để làm món này thêm hấp dẫn.

2. Gỏi bưởi với tôm và thịt

Bước đầu, lấy phần thịt bưởi sau khi đã gọt vỏ. Luộc chín tôm và thịt, sau đó cắt chúng thành từng khúc nhỏ. Bào cà rốt thành sợi và thái dưa leo thành miếng vừa ăn. Để làm nước mắm, hòa nước mắm và đường theo tỷ lệ 1:1 và đun sôi, sau đó để nguội. Thêm ớt, tỏi băm và nước cốt chanh vào và nêm gia vị theo khẩu vị. Tiếp theo, kết hợp tất cả các thành phần đã chuẩn bị và trộn đều. Cuối cùng, thêm tép bưởi và một ít rau thơm để tạo nên một món ăn tuyệt vời.

>> Xem thêm: Sau sinh bao lâu thì ăn được tôm? Mẹ bỉm ăn bao nhiêu tôm thì đủ?

3. Salad bưởi

Sau sinh ăn bưởi được không? Mẹ hãy dùng thử salad bưởi nhé
Sau sinh ăn tôm bưởi được không?

Bạn luộc chín tôm, sau đó bóc vỏ và rửa sạch rau diếp cá. Sau đó, bạn lột vỏ quả bơ và cắt thành bơ thành hạt lựu. Tiếp đến, bạn kết hợp tôm, rau diếp cá và bơ với nước ép bưởi, muối, tiêu, dầu oliu và nước sốt salad, rồi trộn đều. Cuối cùng, thêm tép bưởi đã gọt vào món salad để bạn có một món ăn dinh dưỡng.

[inline_article id=295878]

Vậy mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi sau sinh ăn bưởi được không. Bưởi có nhiều chất dinh dưỡng và công dụng với cơ thể mẹ sau sinh. Nhưng nếu mẹ đang điều trị các bệnh khác cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng trái bưởi nhé.

Categories
Tâm lý sau sinh Sau khi sinh

Tại sao bà đẻ bị đau đầu? Mẹ bỉm lưu ngay những cách giảm đau đơn giản sau

Đau đầu do mệt mỏi, căng thẳng hay sự thay đổi hormone thường xảy ra trong giai đoạn sau khi sinh và chúng có thể được kiểm soát bằng những phương pháp đơn giản như nghỉ ngơi, uống đủ nước hay tránh những tác động từ môi trường. Nhưng trước tiên, bạn cần biết lý do tại sao sau sinh bà đẻ bị đau đầu?

Tại sao sau sinh bà đẻ bị đau đầu

1. Tiền sản giật sau sinh khiến bà đẻ bị đau đầu

Tiền sản giật sau sinh có thể làm bạn đau đầu dữ dội kèm theo đau bụng, buồn nôn, thay đổi thị lực, co giật và giảm tần suất tiểu tiện. Lúc này bà đẻ bị đau đầu ở 2 bên và sẽ trở nên nặng hơn nếu mẹ bỉm gắng sức hoạt động.

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Tiền sản giật sau sinh và các biến chứng nguy hiểm

2. Máu tụ dưới màng cứng 

Đây là một tác dụng phụ không mong muốn sau khi bạn được gây tê tủy sống hoặc gây tê ngoài màng cứng khi sinh em bé. Bạn có thể đau đầu dữ dội trong vòng 72 giờ sau ca phẫu thuật và đặc biệt khi bạn ngồi hoặc đứng thẳng. Bạn cũng có thể bị buồn nôn, nôn, cứng cổ, thay đổi thị lực và thính giác.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà đẻ bị đau đầu, nhưng đa số các trường hợp chỉ đau đầu nhẹ sẽ có thể áp dụng các cách dưới đây để giảm đau đầu sau sinh. Các trường hợp bà đẻ bị đau đầu dữ dội hoặc đau liên tục trong một thời gian dài cần gặp bác sĩ ngay để được chữa trị nhé.

3. Bà đẻ bị đau đầu do căng thẳng 

bà đẻ bị đau đầu do căng thẳng

Mức độ đau đầu có thể từ nhẹ đến trung bình, bắt đầu từ cổ và lan toàn bộ vùng đầu. Cơn đau sẽ kéo dài trong 30 phút hoặc lâu hơn và thậm chí lên đến một tuần. Ngoài đau đầu do căng thẳng, các nguyên nhân khác có thể dẫn đến đau đầu là do mất ngủ hay thiếu ngủ, căng cơ hoặc cơ thể thiếu nước.

Mẹ bỉm bị đau đầu có thể do nội tiết tố thay đổi sau sinh. Các yếu tố môi trường cũng có thể là một nguyên nhân khiến bà đẻ bị đau đầu.

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Stress sau sinh mổ, vấn đề nhiều mẹ bỉm cần tìm cách vượt qua

Cách làm giảm đau đầu sau sinh

1. Phương pháp chườm nóng lạnh

1.1. Chườm lạnh

Khi gặp phải cơn đau nửa đầu, bạn hãy chườm một chai nước lạnh hoặc túi chườm lạnh lên trán trong vòng 15 phút. Biện pháp này sẽ giúp làm hẹp các mạch máu và giảm áp lực lên các dây thần kinh nhạy cảm, từ đó giảm nhẹ chứng đau đầu.

1.2. Chườm ấm

Đây là cách làm giảm đau đầu sau sinh hiệu quả với những cơn đau xuất phát do căng thẳng. Bạn hãy đặt một túi chườm ấm hoặc một chiếc khăn ấm lên trán cũng như khu vực gáy. Hơi nóng sẽ làm thư giãn các cơ đang bị căng và bị thắt chặt ở khu vực đó, dần dần cảm giác nhức mỏi sẽ giảm bớt.

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Túi chườm nóng và những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe 

2. Nghỉ ngơi và hạn chế tác động từ môi trường

– Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc

Bà đẻ bị đau đầu nên nghỉ ngơi nhiều
Bà đẻ bị đau đầu nên nghỉ ngơi nhiều

Tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ sau sinh là một trong những lý do phổ biến khiến bà đẻ bị đau đầu. Bạn cần ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, nghỉ ngơi thường xuyên và tránh hoạt động liên tục. Điều này giúp các cơ quan trong cơ thể có thời gian điều hòa và phục hồi năng lượng để phục vụ các hoạt động thường ngày tốt hơn, nhờ đó bạn cũng sẽ giảm đau đầu đi rất nhiều.

– Hạn chế ánh sáng, âm thanh

Ánh sáng quá mạnh hay âm thanh quá lớn có thể khiến bạn đau đầu. Do đó, khi chuẩn bị ngủ hoặc nghỉ ngơi, bạn cần tắt hết những thiết bị chiếu sáng, kéo rèm cửa, vặn nhỏ âm thanh từ các thiết bị nhằm tạo ra không gian yên tĩnh nhất có thể.

3. Xoa bóp hoặc bấm huyệt 

Việc massage cổ và vùng thái dương trong vài phút sẽ làm giảm đau đầu do căng thẳng. Bà đẻ bị đau đầu cũng có thể thử bấm huyệt bằng cách tìm điểm nằm giữa ngón trỏ và ngón cái của bàn tay trái sau đó ấn vào. Các cách này sẽ giúp bạn dễ chịu và đỡ đau đầu hơn phần nào.

4. Thuốc đau đầu cho phụ nữ cho con bú 

Khi các phương pháp trên vẫn không giúp bạn hết đau đầu thì thuốc sẽ là lựa chọn cuối dành cho bạn. 

Tuy nhiên bác sĩ sẽ rất hạn chế kê thuốc đau đầu cho phụ nữ cho con bú. Bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sữa mẹ và em bé. Bạn tuyệt đối không nên sử dụng thuốc tùy ý mà nên hỏi ý kiến bác sĩ trước  nhé. Bác sĩ sẽ chẩn đoán mức độ và chỉ định phác đồ dùng thuốc phù hợp cho bà đẻ bị đau đầu.

>> Bạn có thể tham khảo thêm: “Điểm mặt” 5 loại thuốc bổ cho mẹ sau sinh & đang cho con bú phổ biến hiện nay

5. Bà đẻ bị đau đầu cần bổ sung nước

5.1. Uống nhiều nước 

Bởi vì tình trạng mất nước sẽ cơ thể mất sức và dễ khiến cơn đau đầu trầm trọng hơn. Do vậy, bạn nên bổ sung đủ chất lỏng cho cơ thể bằng việc uống nước, nước trái cây không đường, ăn trái cây tươi và rau quả giàu nước.

>> Xem thêm: Sau sinh uống nước đá được không? Mẹ hãy cẩn thận

5.2. Uống trà gừng nóng

Bà đẻ bị đau đầu nên uống trà gừng nóng
Bà đẻ bị đau đầu nên uống trà gừng nóng

Củ gừng có tác dụng chống viêm giảm đau hữu hiệu với bà đẻ bị đau đầu. Bạn hãy lấy một tép gừng, đập giập, chế nước sôi và chờ trong 5 phút rồi thưởng thức. Bạn có thể uống từng ngụm nhỏ để gừng phát huy tác dụng nhé.

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Bà đẻ uống nước gì cho mát? Gợi ý 10 thức uống cho mẹ sau sinh

Khi nào bà đẻ bị đau đầu cần gặp bác sĩ?

Hãy tìm đến bác sĩ nếu các biện pháp trên không giúp bạn giảm đau hoặc cơn đau vẫn tái phát liên tục đi kèm với những triệu chứng sau:

  • Đau đầu dữ dội
  • Khó ngủ hoặc mất ngủ nhiều ngày
  • Đau đầu khi bạn thay đổi tư thế sinh hoạt
  • Đau đầu sau khi hoạt động thể chất
  • Đau đầu kèm theo sốt, buồn nôn, nôn mửa, đau cổ, căng cơ, gặp vấn đề trong nhận thức, nhìn không rõ.

[inline_article id =254781] 

Tình trạng bà đẻ bị đau đầu có thể cải thiện bằng những cách đơn giản đã nêu trên. Trong trường hợp mẹ bỉm đau đầu dữ dội và không có dấu hiệu thuyên giảm sau vài ngày thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và chữa trị nhé.