Phương pháp thai giáo ánh sáng là một trong những cách dạy con sớm từ trong bụng mẹ. Tuy nhiên, bạn phải hiểu được nguyên tắc thực hành thì mới giúp con yêu phát triển thị giác tốt nhất.
Mắt của thai nhi phát triển như thế nào trong thai kỳ?
Trong thai kỳ, thị giác của thai nhi sẽ phát triển từ từ theo các giai đoạn sau của thai kỳ:
Tuần 6: Đôi mắt thai nhi bắt đầu hình thành từ từ.
Tuần 8: Đôi mắt thai nhi được định hình rõ ràng hơn.
Tuần 16: Đôi mắt thai nhi vẫn còn nhắm nhưng đã có thể phản ứng lại với ánh sáng bằng cách quay lưng lại khi ánh sáng chiếu vào bụng mẹ.
Tuần 26: Thai nhi đã có thể tạo ra melanin. Vì thế, đôi mắt của con yêu đã có màu sắc rõ ràng.
Tuần 27: Thai nhi có thể mở mắt và chớp mắt. Đôi mắt của con yêu cũng đã có lông mi.
Áp dụng thai giáo ánh sáng từ tuần bao nhiêu? Bạn nên áp dụng từ khi mới có thai bằng việc duy trì đi bộ và tắm nắng. Khi thai nhi được 16 tuần, thì bạn bắt đầu áp dụng phương pháp thai giáo ánh sáng với đèn pin nhân tạo.
Cách thực hiện phương pháp thai giáo bằng ánh sáng
1. Đi bộ dưới nắng mỗi ngày
Mỗi ngày bạn nên duy trì việc đi dạo dưới nắng nhẹ (thường là nắng của buổi sớm) nhưng không quá 20 phút/ngày. Đây là phương pháp thai giáo ánh sáng được một nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Umea tại Thụy Điển thực hiện, kết quả cho thấy việc phụ nữ mang thai thường xuyên tiếp xúc với ánh mặt trời rất có lợi cho sự phát triển não bộ của thai nhi.
Hơn nữa, khi bạn thường xuyên đi bộ dưới ánh nắng mặt sẽ giúp hỗ trợ hấp thu vitamin D từ các thực phẩm. Từ đó, thai nhi sẽ phát triển xương chắc khỏe, ngăn ngừa bệnh tự kỷ và có một trái tim khỏe mạnh sau khi chào đời. Bạn có thể thực hiện đi bộ dưới nắng theo các bước sau:
Bước 1: Mặc một bộ quần áo rộng rãi có màu sáng như trắng, vàng, xanh da trời.
Bước 2: Mang theo một chiếc ô, đeo một cặp kính râm và đội mũ có vành rộng để che mặt.
Bước 3: Luôn mang theo chai nước để bổ sung nước khi cơ thể cảm thấy khát.
Bước 4: Thoa kem chống nắng để bảo vệ làn da mỏng mang trước khi đi ra ngoài nắng.
Bước 5: Đi bộ nhẹ nhàng ở công viên để cơ thể hấp thu ánh nắng. Nhưng bạn không nên đi bộ quá 20 phút/ngày nhé.
Lưu ý: Trong trường hợp thấy cơ thể mệt mỏi thì bạn không nên gắng sức đi bộ mà nên dành thời gian để nghỉ ngơi. Bạn chỉ nên đi bộ khi cơ thể thấy khỏe khoắn và sẵn sàng cho việc đi bộ.
Thai giáo ánh sáng bằng cách đi bộ dưới ánh nắng mặt trời mỗi ngày
2. Thai giáo bằng ánh đèn pin
Thai giáo bằng ánh đèn pin như một trò chơi tương tác giữa bố mẹ và bé. Tuy nhiên, bạn nên tránh những nguồn ánh sáng mạnh. Hãy chọn lựa một chiếc đèn pin có độ sáng thật dịu nhẹ. Tiếp đến, hãy lựa chọn thời điểm thích hợp và thực hiện như sau:
Bước 1: Bạn chọn một chỗ ngồi thoải mái, không gian thoáng mát và trong lành để tương tác cùng bé.
Bước 2: Chiếu ánh sáng lên bụng và ghi lại phản ứng của bé như bé có đạp không? Bé có chuyển động như thế nào?
Bước 3: Tiếp đến, di chuyển đèn dọc theo bụng, tốc độ chậm rãi và tiếp tục chờ xem các phản ứng của bé.
Bước 4: Mỗi lần chiếu sáng kéo dài khoảng 5 phút, thực hiện 3 lần.
Bước 5: Trong thời gian chiếu sáng, bạn cũng có thể kết hợp nói chuyện với bé.
Khi bạn thai giáo ánh sáng cho con thì cũng cần lưu ý những điều sau:
Nên chọn đèn pin có ánh sáng dịu nhẹ để thực hiện thai giáo.
Không nên thai giáo với đèn pin quá lâu hoặc quá sớm trước 16 tuần vì có thể gây hại cho đôi mắt yếu ớt của thai nhi.
Không nên đi bộ quá lâu dưới ánh sáng mặt trời, nhất là thời điểm ánh sáng mặt trời gay gắt nhất vì có thể gây hại đến sức khỏe của bạn và thai nhi.
Trong trường hợp mệt mỏi, nên nghỉ ngơi thay vì đi bộ bạn nhé.
[inline_article id=318857]
Như vậy thai giáo ánh sáng là phương pháp sử dụng ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo để kích thích sự phát triển của thai nhi tốt hơn, đồng thời cũng mang đến những lợi ích về sức khoẻ cho mẹ. Tuy nhiên, bạn cần áp dùng phương pháp này đúng thời điểm và đúng nguyên tắc để không gây hại cho thai nhi đang phát triển nhé.
Vượt cạn (chuyển dạ) là quá trình em bé rời khỏi tử cung. Trong thai kỳ đủ tháng; vượt cạn xảy ra khoảng tuần thứ 40 kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng của mẹ bầu.
Đa số các ca vượt cạn diễn ra theo đường âm đạo; nhưng một số trường hợp cần phải can thiệp ngoại khoa. Vượt cạn thành công là khi em bé được sinh ra khỏe mạnh; không có bất kỳ biến chứng nào trong quá trình sinh nở.
Khi mẹ bầu gần đến ngày dự sinh, việc tìm hiểu các dấu hiệu chuyển dạ có thể giúp mẹ bầu chuẩn bị tinh thần và có cuộc vượt cạn thành công.
Vượt cạn thành công là mong muốn của mọi mẹ bầu vào cuối thai kỳ
Quá trình vượt cạn diễn ra như thế nào?
Để vượt cạn thành công, mẹ bầu cần trải quá trình chuyển dạ. Quá trình này được chia làm ba giai đoạn chính bao gồm co thắt, sinh nở và sinh nhau thai.
Trong giai đoạn đầu của quá trình vượt cạn, mẹ bầu bắt đầu có những cơn co thắt ngày càng mạnh và thường xuyên. Điều này là do các cơ trong tử cung (dạ con) thắt chặt và thả lỏng nhịp nhàng. Những cơn co thắt này giúp kéo giãn, làm mềm và mở cổ tử cung (lối đi hẹp giữa tử cung và âm đạo để em bé có thể di chuyển vào ống sinh). Các cơn co sẽ tăng dần về cường độ và khoảng cách giữa các cơn ngày càng ngắn.
Trong giai đoạn vượt cạn thứ hai: Khi cổ tử cung đã giãn ra hoàn toàn, mẹ bầu sẽ bước vào giai đoạn thứ hai của quá trình chuyển dạ: rặn đẻ và sinh em bé.
Trong giai đoạn thứ ba và cuối cùng của quá trình vượt cạn: Sau khi kết thúc 3 giai đoạn, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tầng sinh môn cho mẹ; sẽ khâu lại nếu có cắt hoặc rách trong quá trình rặn đẻ; và mẹ được đưa về phòng hậu sản, da tiếp da cùng em bé.
[inline_article id=57448]
Cách giúp mẹ bầu vượt cạn thành công
MarryBaby gợi ý một số phương pháp để mẹ bầu chuẩn bị và có một quá trình vượt cạn thành công; đón con yêu khỏe mạnh chào đời!
1. Hướng dẫn thở để vượt cạn dễ dàng
Tập trung vào hơi thở có thể giúp mẹ bầu đánh lạc hướng cơn đau; thư giãn cơ bắp và tâm trí; đồng thời duy trì lượng oxy cần thiết.
Mẹ bầu hãy thực hành các kỹ thuật thở sau để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn thành công.
1.1 Kỹ thuật thở bằng bụng
Khi chuyển dạ sớm, hãy thử thở bằng bụng. Khi mẹ bầu hít vào, hãy phồng bụng lên; và khi thở ra, hãy thả lỏng bụng. Dưới đây là các bước cần thiết:
Đặt một tay lên bụng ngay dưới xương sườn và tay kia đặt trên ngực.
Hít sâu bằng mũi và để bụng phồng lên. Lưu ý, ngực của mẹ bầu chỉ di chuyển nhẹ.
Thở ra với đôi môi mím lại giống như mẹ bầu đang huýt sáo. Hãy cảm nhận bàn tay trên bụng di chuyển theo từng nhịp thở; và sử dụng nó để đẩy tất cả không khí ra ngoài.
Thực hiện động tác này giữa hoặc trong khi co thắt.
Hướng dẫn thở để vượt cạn dễ dàng
1.2 Thở hổn hển
Khi các cơn co thắt của mẹ bầu trở nên dữ dội hơn; hãy thở ra nhanh và gấp gáp hơn, khoảng 6 chu kỳ mỗi phút.
Khi cơn co thắt bắt đầu, hãy hít thở sâu bằng mũi.
Thở ra nhanh 2 hai lần, và sau đó là một lần thở dài hơn.
Quá trình hít vào và thở ra này sẽ mất khoảng 10 giây.
Lặp lại kiểu thở này cho đến khi cơn co thắt dừng lại.
[inline_article id=180904]
2. Hướng dẫn rặn để vượt cạn thành công
Trong giai đoạn thứ hai của quá trình vượt cạn, mẹ bầu sẽ cảm thấy thôi thúc theo bản năng và không thể kiểm soát để rặn khi trải qua các cơn co thắt. Nhưng mẹ bầu chỉ nên rặn khi cảm thấy không thể kiểm soát được thôi thúc đó.
Hầu hết phụ nữ sẽ sinh trong vòng một giờ sau khi tích cực rặn đẻ với đứa con đầu lòng; và khoảng 30 phút đối với những lần sinh sau (thời gian này tính từ lúc bắt đầu rặn, còn trước đó là cả 1 quá trình dài). Tuy nhiên, một số mẹ bầu có thể kết thúc trong vài phút. Nhưng mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng khi mất nhiều thời gian hơn để rặn đẻ, điều này tuỳ vào tầng sinh môn của mẹ và sự xoay đầu vào đúng thế của con; bác sĩ sẽ luôn ở bên bạn lúc rặn đẻ để đánh giá tình hình.
2.1 Cách rặn kết hợp với thở để vượt cạn thành công
Để rặn đẻ hiệu quả, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:
Sản phụ sẽ cần nằm đầu cao một góc khoảng 45 độ, mông hơi nâng cao lên. Hai chân đạp vào 2 bàn đỡ và hai tay nắm chặt lấy 2 thành của bàn sinh (hoặc có thể ôm chặt mặt trong đùi để dạng đùi tốt hơn).
Khi rặn đẻ, sản phụ cần hít một hơi vào, sau đó rặn mạnh đẩy em bé ra trong từ 5 đến 6 giây. Rồi nhẹ nhàng thở ra và hít vào một hơi khác. Sản phụ không nên nín thở trong thời gian dài vì sẽ khiến mẹ và thai nhi khó nhận đủ oxy. Và khiến quá trình rặn đẻ trở nên kém hiệu quả.
Khi sản phụ đang rặn, hãy siết chặt cơ bụng và thả lỏng sàn chậu.
Khi đã rặn được đầu em bé ra khỏi âm hộ, sản phụ có thể cần ngừng rặn hoặc thở nhanh hơn. Bác sĩ và nữ hộ sinh sẽ giúp hướng dẫn sản phụ vượt qua giai đoạn này.
Tư thế rặn đẻ tốt nhất để vượt cạn thành công
2.2 Lưu ý về lần rặn đẻ cuối cùng để vượt cạn thành công
Khi đầu của con di chuyển xuống vùng chậu chuẩn bị chào đời, mẹ bầu sẽ cảm thấy một cảm giác đau nhói và thấy có rất nhiều áp lực lên trực tràng (giống như mẹ bầu cần phải đi ngoài.)
Tại thời điểm này, mẹ bầu khoan rặn vội, nên kiên nhẫn hít thở để các cơ vùng chậu và cổ tử cung giãn nở đủ lớn và mềm mại giúp thai ra ngoài dễ hơn. Các bác sĩ và nữ hộ sinh sẽ khám đánh giá và yêu cầu bạn rặn khi đúng thời điểm.
Làm điều này cũng có thể bảo vệ đáy chậu, các cơ giãn nở tốt thì mẹ bầu sẽ ít phải bị rách hoặc cắt hơn. Tập yoga, mát xa tầng sinh môn khi mang thai cũng có thể làm giảm khả năng bị rách độ 3 và 4 lúc rặn sinh.
Sau cùng, khi em bé đã ra ngoài hoàn toàn, bé có thể được đặt trên ngực của bạn để da kề da. Chúng sẽ sớm có lần bú đầu tiên.
[inline_article id=183864]
3. Hướng dẫn thực hiện phương pháp Lamaze để vượt cạn dễ dàng
Phương pháp Lamaze giúp mẹ bầu sẵn sàng và tự tin trong suốt ca sinh. Đây là một quá trình tự nhiên và lành mạnh, Lamaze bao gồm các bài tập thư giãn và hít thở, có thể giúp giảm cảm giác đau, đồng thời dạy mẹ bầu cách ứng dụng phương pháp xoa bóp hoặc quên đi cơn đau (đánh lạc hướng).
4. Phương pháp thôi miên: Hướng ý thức khỏi cơn đau
Mục tiêu của phương pháp thôi miên hay còn gọi là phương pháp Morgan là hướng dẫn mẹ cách vượt qua cơn đau để vượt cạn dễ dàng. Thực hành phương pháp này thành thạo, mẹ sẽ biết cách tự “thôi miên” bản thân; thoát ly khỏi cảm giác đau đớn để vượt cạn thành công. Rất nhiều bà mẹ chọn sinh mổ vì không nghĩ rằng mình đủ sức vượt qua những cơn đau dữ dội khi chuẩn bị sinh con. Phương pháp Morgan chính là giải pháp tháo gỡ nút thắt tâm lý này.
5. Phương pháp Bradley dành cho các ông bố cùng mẹ vượt cạn thành công
Theo phương pháp Bradley, sinh thường là biện pháp có lợi nhất cho bé. Chính vì vậy, phương pháp này hướng tới mục tiêu giúp mẹ chuẩn bị sẵn sàng cho ca sinh thường. Phương pháp Bradley cũng nhấn mạnh vào vai trò của ông bố trong quá trình chuyển dạ. Dinh dưỡng, thư giãn, hít thở là 3 tiêu điểm tập trung giúp các mẹ sinh thường dễ dàng hơn.
Phương pháp Bradley dành cho các ông bố
Những lưu ý để vượt cạn thành công
Đau đẻ là một trong những điều khiến mẹ bầu cảm thấy lo lắng. Để có thể vượt cạn dễ dàng hơn; mẹ bầu cần chủ động chuẩn bị cho quá trình này trong lúc mang thai. Mẹ hãy thực hiện những hoạt động sau nhé:
Tập thể dục thường xuyên trong quá trình mang thai: Mặc dù mẹ bầu cần phải sửa đổi kế hoạch tập thể dục của mình, nhưng mẹ bầu vẫn nên tiếp tục tập thể dục khi mang thai. Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp kiểm soát huyết áp, tâm trạng, cân nặng mà còn có thể giúp mẹ bầu giữ được vóc dáng chuẩn bị cho quá trình vượt cạn thành công.
Tham gia một lớp chuẩn bị sinh: Biết được những gì sẽ xảy ra có thể giúp mẹ bầu thư giãn và cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình chuyển dạ. Hầu hết các lớp học chuẩn bị sinh bao gồm hướng dẫn về các biện pháp thoải mái trong quá trình chuyển dạ; vì vậy mẹ bầu và chồng có thể thực hành trước khi sự kiện trọng đại diễn ra.
Ăn uống đầy đủ và bổ sung vitamin trước khi sinh: Mẹ bầu cần đưa vào cơ thể các chất dinh dưỡng phù hợp để giúp thai nhi phát triển bình thường; và cung cấp năng lượng cho quá trình chuyển dạ.
Xem xét vị trí tối ưu của thai nhi: Việc sinh con sẽ dễ dàng hơn khi con ở trong tư thế tối ưu. Nếu em bé của bạn ngôi mông hoặc ngôi ngang; khi thai còn nhỏ mẹ bầu có thể thực hiện một số phương pháp nhẹ nhàng để giúp em bé xoay ngôi lại. Tuy nhiên không chắc chắn việc thực hiện sẽ thành công, vì ngôi thai có thể do một số nguyên nhân nào đó.
Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết này, mẹ bầu đã sẵn sàng cho quá trình vượt cạn thành công; và đón con yêu chào đời!
Mẹ bầu càng vận động sớm với cường độ phù hợp thì sẽ càng dễ thích nghi với sự thay đổi hình dáng và cân nặng của mình. Tuy nhiên, tam cá nguyệt đầu tiên cũng là giai đoạn nhạy cảm nên mẹ cũng cần cẩn thận trước khi lựa chọn bài tập yoga cho bà bầu 3 tháng đầu.
Những thay đổi của bà bầu trong 3 tháng đầu tiên
Những sự thay đổi trong ba tháng đầu của thai kỳ tuy vô hình, khó nhận thấy rõ ràng; nhưng lại có tác động đáng kinh ngạc. Trước khi tìm hiểu yoga cho bà bầu 3 tháng đầu, các mẹ cần hiểu những thay đổi về thể chất và cảm xúc để mẹ tự tin đối mặt với những tháng sắp tới.
1. Thay đổi trong cơ thể
Mặc dù dấu hiệu mang thai đầu tiên của các mẹ bầu có thể là trễ kinh; nhưng có những thay đổi thể chất khác bao gồm:
Ngực căng, sưng: Ngay sau khi thụ thai, những thay đổi về nội tiết tố có thể khiến ngực mẹ bầu nhạy cảm hoặc đau.
Buồn nôn, mẹ có thể nôn hoặc không:Ốm nghén có thể ập đến bất cứ lúc nào trong ngày hoặc đêm, thường bắt đầu một tháng sau khi mang thai.
Đi tiểu nhiều hơn: Mẹ bầu có thể thấy mình đi tiểu thường xuyên hơn bình thường.
Dễ mệt mỏi: Trong thời kỳ đầu mang thai, lượng hormone progesterone tăng cao có thể khiến mẹ hay buồn ngủ.
Thèm ăn hoặc không muốn ăn: Khi mang thai, mẹ bầu có thể trở nên nhạy cảm hơn với một số mùi nhất định và vị giác của bà bầu có thể thay đổi.
Ợ nóng: Hormone progesterone của thai kỳ làm giãn cơ thắt thực quản dưới nối giữa dạ dày và thực quản có thể cho phép axit dạ dày trào ngược lên vào thực quản, gây ra chứng ợ nóng.
Táo bón: Mức độ cao của hormone progesterone có thể làm chậm sự di chuyển của thức ăn trong hệ thống tiêu hóa của bạn, gây ra táo bón.
2. Thay đổi trong cảm xúc
Mang thai có thể khiến mẹ bầu tâm trạng lẫn lộn như vui mừng, lo lắng, phấn khích và kiệt sức. Việc tập yoga cho bà bầu 3 tháng đầu sẽ giúp mẹ bầu chăm sóc cảm xúc tốt hơn.
Lợi ích của yoga cho bà bầu 3 tháng đầu
Nhiều nghiên cứu chỉ ra việc thực hiện yoga cho bà bầu 3 tháng đầu mang lại những lợi ích dưới đây:
Hạ huyết áp: Nghiên cứu chỉ ra rằng nhịp tim và huyết áp của phụ nữ mang thai giảm sau khi tập yoga trước khi sinh.
Giảm nguy cơ chuyển dạ sinh non: Mức độ căng thẳng cao trong thai kỳ có thể làm tăng tỷ lệ sẩy thai và sinh non. Trong khi đó, yoga là một phương pháp giảm căng thẳng hữu ích. Mẹ bầu tập yoga, bao gồm các bài tập thở, các tư thế và thiền định có tỷ lệ sinh non thấp hơn những mẹ không tập.
Ổn định tâm trạng: Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu làm giảm đáng kể mức độ trầm cảm ở các mẹ sắp sinh.
Điều chỉnh cân nặng của mẹ: Giống như tất cả các hoạt động thể chất, yoga giúp mẹ luôn năng động, tràn trề năng lượng. Ngoài ra, nó còn giúp mẹ kiểm soát tốt hơn việc tăng cân.
Cải thiện hoạt động cơ thể: Yoga tạo sự cân bằng về nội tiết cho mẹ bầu, giúp máu lưu thông tốt hơn, giúp giảm nguy cơ tiểu không tự chủ, sa ruột và bàng quang.
Tốt cho việc sinh em bé: Những động tác kéo căng và tăng cường sức mạnh giúp quá trình sinh nở diễn ra nhẹ nhàng hơn. Hơn nữa, cơ thể mẹ cũng phục hồi nhanh chóng sau sinh.
Gắn kết tình cảm mẹ con: Yoga giúp gắn kết tình cảm mẹ con ngay cả khi em bé chưa chào đời.
Ngoài việc thực hành những bài tập yoga cho bà bầu 3 tháng đầu để duy trì sức khỏe, mẹ bầu cũng nên lưu ý đến chế độ dinh dưỡng phù hợp để chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện nhất!
Những bài tập thở sâu để xoa dịu tinh thần cho bà bầu mang lại vô vàn lợi ích; đặc biệt là với bà bầu đang bị ốm nghén nặng. Các mẹ bầu hãy thực hiện những bước như sau:
Thả lỏng cơ thể và ngồi trên mặt đất, bắt chéo chân. Hãy tạm ngừng sự chú ý vào cảm giác khó chịu ở vùng dạ dày và cổ họng.
Hít thở sâu và nhịp nhàng bằng mũi. Hãy chú ý đến âm thanh và nhịp điệu của hơi thở.
Tiếp theo, hãy cố gắng thở từ từ và sâu hơn.
Hãy lưu ý cách không khí đi vào rồi đi ra khỏi cơ thể của mình. Sau một vài phút, mẹ bầu sẽ nhận thấy bản thân bình tĩnh hơn.
Hãy chợp mắt một chút nếu mẹ muốn; và sẵn sàng ăn một bữa ăn lành mạnh.
2. Kantha và Skandha Sanchalana (Cuộn cổ và vai nhẹ nhàng)
Cách thực hiện:
Lăn đầu qua lại, sang phải, sang trái, theo vòng tròn chiều kim đồng hồ rồi ngược chiều kim đồng hồ.
Điều chỉnh hơi thở nhẹ nhàng chậm rãi.
Thực hiện tương tự, xoay bả vai lên xuống cùng chiều rồi ngược chiều lại.
Thực hiện mỗi động tác 3 – 5 lần.
Lợi ích:
Thực hiện động tác này có thể giải phóng căng thẳng từ vùng đầu, cổ và vai.
3. Ardha Titali Asana: Tư thế nửa con bướm
Cách thực hiện:
Duỗi chân trái thẳng
Gập chân phải và đặt chân phải lên đùi trái càng xa càng tốt.
Đặt tay phải lên trên đầu gối phải. Giữ các ngón chân của bàn chân phải bằng tay trái.
Trong khi thở ra, nhẹ nhàng di chuyển đầu gối phải lên.
Hít vào, đẩy nhẹ đầu gối xuống sàn và đảm bảo rằng mẹ giữ thân mình thẳng.
Lặp lại với chân trái, từ từ tập khoảng 10 động tác lên xuống với mỗi chân.
Lợi ích:
Tư thế này hoàn toàn tuyệt vời để nới lỏng khớp háng, đồng thời có thể tăng lưu thông máu đến sàn chậu. Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu bằng tư thế này cũng giảm căng thẳng và mệt mỏi từ cơ đùi trong và chân.
4. Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu: Marjariasana (Tư thế căng da mèo)
Yoga cho bà bầu 3 tháng đâu: Tư thế căng da mèo
Cách thực hiện:
Quỳ gối trên sàn, từ từ hạ thấp người, để bàn tay chống trên sàn như hình. Lòng bàn tay mở rộng bằng vai và đầu gối mở rộng bằng hông
Hít vào trong khi nâng cao đầu và nhẹ nhàng võng cột sống về phía sàn. Trong khi thở ra, đưa cằm về phía ngực và nhẹ nhàng nâng cột sống lên trên.
Lặp lại từ 5 – 10 lần. Hãy cẩn thận để không làm căng mình.
Lợi ích:
Tư thế này giúp cải thiện tính linh hoạt của cổ, vai và cột sống. Đặc biệt, tư thế này có thể tập áp dụng trong suốt 6 tháng đầu thai kỳ.
5. Paschimottanasana (Ngồi gập người về phía trước)
yoga cho bà bầu 3 tháng đầu: Ngồi gập người về phía trước
Cách thực hiện:
Ngồi thẳng lưng với hai chân duỗi thẳng và các ngón chân co vào trong. Nếu cần, hãy tách hai chân ra để tránh tạo áp lực lên bụng.
Hít vào và giơ cả hai cánh tay lên trên đầu và duỗi thẳng lên.
Thở ra, nhẹ nhàng uốn cong về phía trước nhưng không gập người xuống hoàn toàn.
Giữ cho cột sống dựng thẳng, di chuyển về phía các ngón chân.
Duỗi hai tay ra phía trước, sau đó hít vào, nâng người, thở ra và hạ cánh tay.
Lợi ích:
Kéo căng lưng dưới, xoa bóp các cơ quan vùng bụng và làm săn chắc vai.
6. Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu: Tadasana (Tư thế cây cọ)
Cách thực hiện:
Đứng thẳng với 2 chân của bạn và cánh tay xuôi theo chân.
Khi hít vào, nâng cao cánh tay qua đầu, đan các ngón tay vào nhau, sau đó xoay lòng bàn tay lên trên.
Duỗi thẳng cánh tay, vai và ngực lên trên. Duỗi toàn bộ cơ thể từ trên xuống dưới.
Thư giãn trong vài giây rồi thở ra, và lặp lại toàn bộ hiệp 5-10 lần.
Lợi ích:
Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu bằng tư thế cây cọ khiến toàn bộ cột sống được kéo giãn và thả lỏng.
7. Bài tập yoga cho bà bầu 3 tháng đầu nâng cao sức khỏe vùng xương chậu
Bài tập nghiêng xương chậu
Đứng dựa vai và mông của mẹ bầu vào tường, đầu gối thả lỏng, không gồng.
Hóp bụng sao cho cột sống tựa vào tường, giữ trong 4 giây và thả ra.
Lặp lại 10 lần.
Lưu ý chung về các bài tập cho bà bầu 3 tháng đầu là đừng để cơ thể mẹ bầu bị đốt nóng quá mức. Chú ý này cần được duy trì trong suốt tam cá nguyệt đầu tiên, khi bé phát triển các cấu trúc chính của cơ thể. Nếu trời quá nóng, mẹ bầu nên di chuyển vị trí tập thể dục vào trong nhà.
Ai không nên tập yoga cho bà bầu 3 tháng đầu?
Khi quyết định chọn bài tập yoga cho bà bầu 3 tháng đầu, mẹ bầu luôn cần tham khảo với bác sĩ để kiểm tra tình trạng thể chất của mình. Mẹ bầu có có các biến chứng thai kỳ hoặc các tình trạng được liệt kê sau đây không nên tập thể dục:
Một số loại bệnh tim và phổi được bác sĩ chẩn đoán và yêu cầu không vận động gắng sức.
Trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu không bị hạn chế quá nhiều về vòng bụng. Tuy nhiên, giai đoạn này khá nhạy cảm, mẹ bầu vẫn nên tuân thủ những quy tắc an toàn:
Tập hít thở và khởi động nhẹ là chính để cung cấp oxy nuôi dưỡng thai nhi, tránh sảy thai.
Uống đủ nước trướng, trong và sau tập để tránh việc cơ thể bị thiếu nước.
Luôn bắt đầu với những động tác khởi động nhẹ nhàng trước khi tập những động tác khó hơn.
Chọn trang phục tập thoải mái, có khả năng thấm hút mồ hôi.
Nên ăn nhẹ trước khi tập tập 30 phút để duy trì năng lượng cho cơ thể trong suốt buổi tập.
Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu giúp giữ cho mẹ bầu khỏe mạnh. Tập luyện yoga đều đặn và đúng cách sẽ hỗ trợ mẹ vượt qua tất cả những thay đổi của cơ thể trong những tháng tiếp theo.
Tên đệm là gì? Hay họ lót là gì? Cấu trúc tên tiếng Việt thường là Họ + Tên đệm + Tên chính. Tên đệm, hay còn gọi là chữ lót là một phần không thể tách rời của một cái tên và có ý nghĩa bổ sung hoặc độc lập với tên chính. Để có một cái tên hay cho bé, bố mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Tên đệm là gì?
Tên đệm là gì? Tên đệm còn gọi là tên lót hay họ lót là tên được đặt ở giữa họ và tên, để tăng nhấn mạnh cho tên, mục đích nhấn mạnh và làm rõ nghĩa thêm cho tên.
Ngoài ra, tên đệm cũng thường gắn liền với tên để tạo ra một ý nghĩa cụ thể cho tên theo dụng ý của cha mẹ khi đặt tên cho con.
Bên cạnh tìm hiểu tên đệm là gì; thì chúng ta cần biết thêm về chức năng của tên đệm hay tên lót. Đây là kiểu phổ biến nhất và cổ điển nhất. Bạn đã quá quen thuộc với chữ “Thị” cho tên con gái và “Văn” cho tên con trai.
Chữ “Văn” trong tên con trai, nhiều học giả giải thích rằng đó là vì con trai thời xưa phải lo chuyện đèn sách, văn chương để thi cử, tiến thân trên quan trường.
Chữ “Thị” trong tên con gái có nhiều cách giải thích khác nhau. Nhiều nhà nghiên cứu giải thích rằng “Thị” đầu tiên là từ chỉ họ. Vì các cô gái ngày xưa không được gọi bằng tên riêng chỉ dùng chữ “Thị” sau họ cha để gọi. Những cũng có người cho rằng, từ “Thị” để chỉ phụ nữ và có ý miệt thị, coi thường phụ nữ.
[recommendation title=””]
Nhưng hiện nay, bố mẹ không còn xu hướng dùng tên đệm chữ “Văn” hay chữ “Thị” để đặt tên cho con trai, con gái nữa. Tên đệm ngày nay có thể dùng những từ ngữ khác nhưng vẫn có thể giúp phân biệt được giới tính.
[/recommendation]
Tên đệm là gì? Tên đệm được đặt giữa họ và tên chính để tạo ra một cái tên ý nghĩa, đẹp và độc đáo
2. Để ghi nhớ về mẹ
Bố mẹ có thể dùng họ mẹ đệm vào giữa họ cha và tên chính của bé hoặc thêm tên của mẹ vào trước tên bé. Đó là cách đặt tên mong bé không quên nguồn gốc của mình, biết trân trọng và yêu thương mẹ. Đối với cách chọn tên đệm này, hai họ của bố và mẹ phải có dấu bằng trắc khác nhau tạo thành âm điệu lên xuống nhịp nhàng.
Cách bổ sung tên chính có tên đệm là gì? Phần chữ lót sẽ kết hợp cùng cái tên chính để tạo thành một ý nghĩa đặc biệt cho tên gọi. Do từ ngữ tiếng Việt là từ đơn âm nên một âm sẽ mang một ý nghĩa và cần ghép với âm khác để tạo thành ý nghĩa trọn vẹn.
Nhưng cũng có trường hợp, tên đệm và tên chính khi kết hợp với nhau sẽ tạo thành một từ mới; chẳng hạn “Kim” là vàng và “Chi” là nhánh cây, tạo thành tên “Kim Chi” có nghĩa là cành vàng. Tương tự, tên “Ngọc Diệp” có nghĩa là lá ngọc.
Cách chọn tên đệm hay là gì? Chọn tên ghép với tên chính để tạo thành một ý nghĩa hay
4. Dùng chỉ thứ bậc dòng họ
Theo truyền thống, con cháu của những anh em trong cùng gia đình sẽ sử dụng tên đệm để phân biệt thứ bậc. Thứ tự sẽ giảm dần gồm Bá, Mạnh, Trọng, Thúc, Quý. Cụ thể, con của anh cả sẽ mang tên đệm là Bá. Con của người thứ hai sẽ là Mạnh, lần lượt cho đến Quý.
Nếu là con cháu của cùng một người thì đời thứ nhất sẽ là Bá, đời thứ hai là Mạnh… Thời xưa, tên đệm dạng này chỉ áp dụng cho con trai. Nhưng hiện nay, tên đệm dạng này cũng áp dụng cho cả con gái trong gia tộc.
Tên đệm là gì? Thông thường, việc sử dụng tên đệm để tạo ra một cái tên đẹp là điều đa số các bậc cha mẹ hướng đến. Những từ được chọn thường mang ý nghĩa chỉ sự quý hiếm, vẻ đẹp, gửi gắm hy vọng vào tương lai cho con cái sau này.
Các hình thức của tên đệm là gì?
Chúng ta đã biết tên đệm là gì; thì chúng ta cũng cần nắm rõ các hình thức của tên đệm hay tên lót dưới đây:
Tên đệm đứng độc lập: Là loại tên đệm không phối hợp được với tên họ hay tên chính để làm thành từ ngữ kép. Ví dụ, Trần Quốc Toản.
Tên đệm phối hợp với tên chính: Khi đặt tên cho con, nhiều ba mẹ đã cố gắng lựa tên đệm có thể đi chung với tên chính để có ý nghĩa rộng hơn, tốt đẹp hơn. Ví dụ, Nguyễn Hải Nam.
Tên đệm phối hợp với tên họ: Tên đệm phối hợp được với tên họ để làm thành từ ngữ kép có ý nghĩa. Ví dụ, Hoàng Kim Liên.
Tên đệm có hai chữ: Một tên đứng độc lập, một tên phối hợp với tên chính. Ví dụ, Nguyễn Ngọc Khánh Hà.
Khi đã biết tên đệm là gì, dưới đây là một số gợi ý và ý nghĩa của từ Hán Việt tương ứng. Lưu ý, nhiều từ Hán Việt đồng âm nhưng lại có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau:
– Ái: Được yêu thích, sủng ái
– An: Bình an, yên ổn
– Anh: Thông minh, sáng sủa
– Bảo: Quý báu, hiếm có
– Công: Cân bằng, không che giấu, người có địa vị
– Đức: Tên đệm Đức là gì? Có nghĩa là lương thiện, đạo đức
– Đình: Dong dỏng cao như ngọc đẹp, ngụ ý dáng người đẹp; Đều đặn, vừa phải
– Duy: Chỉ riêng mình, duy nhất
– Gia: Hưng vượng, thuộc về gia đình, Tăng lên, gia tăng
– Hải: Ý nghĩa tên là biển cả bao la
– Hiếu: Tốt lành, hay, giỏi, hiếu thảo
– Hoài: Tên đệm Hoài là gì? Có nghĩa là nhớ nhung
– Hoàng: Màu vàng, Lấp lánh, sáng rõ, có dòng dõi hoàng gia
Bung nút nhầy màu nâu tử cung là một trong những dấu hiệu báo sinh mẹ cần chú ý. Dịch nhầy cổ tử cung đóng vai trò rất quan trọng trong thai kỳ, giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập bảo vệ thai nhi suốt 9 tháng trong bụng mẹ. Vấn đề ra dịch nhầy bao lâu thì sinh, bong nút nhầy bao lâu thì đẻ là một điều mà các mẹ bầu, đặc biệt là mẹ mới lần đầu mang thai vô cùng quan tâm.
Bung nút nhầy màu nâu cổ tử cung là gì?
Chất nhầy ở cổ tử cung là một trong những yếu tố đặc trưng của thai kỳ. Tuy được gọi là nút nhầy nhưng không có chiếc “nút” nào mà nơi đây tập hợp các niêm mạc tử cung dày tạo thành một nút bảo vệ ngăn cách bào thai với môi trường bên ngoài. Trong suốt thai kỳ, chất nhầy này đóng vai trò rất quan trọng giúp bảo vệ màng ối và thai nhi trong tử cung không bị vi khuẩn ở âm đạo tấn công.
[inline_article id=161111]
Chất nhầy cổ tử cung có màu đục như tinh dịch hoặc dịch nhầy ở mũi khi bạn bị cảm. Khi mẹ bầu có dấu hiệu sinh, dịch nhầy có thể lẫn chút máu đỏ tươi hoặc hơi có màu nâu, đặc và dính. Dịch nhầy có thể chảy ra nhiều cùng lúc, liên tục hoặc lắt nhắt từng chút trong vài ngày mới dứt mà không có màu hay mùi gì.
Trước khi tử cung bắt đầu co thắt, nút nhầy sẽ bung ra và nhẹ nhàng thoát ra qua đường âm đạo của người mẹ, gây nên hiện tượng bung nút nhầy màu nâu trong những ngày sắp sinh.
Bung nút nhầy màu nâu, màu đỏ tươi hoặc trắng đục ở tử cung, dấu hiệu sắp sinh nở.
Bong nút nhầy bao lâu thì đẻ?
Bong nút nhầy cổ tử cung bao lâu thì đẻ? Chắc chắn không phải là ngay trong ngày, hoặc thậm chí không phải là ngay trong tuần. Không phải chỉ khi chuyển dạ chất nhầy mới xuất hiện, chúng xuất hiện rải rác khi có sự giãn mở tử cung của mẹ. Điều này có thể xảy ra trước vài ngày hay thậm chí vài tuần trước ngày sinh.
Bung nút nhầy có màu gì? Khi thấy xuất hiện các dịch nhầy vào những ngày cuối thai kỳ, mẹ cũng không cần ngay lập tức nhập viện mà cần theo dõi thêm một số dấu hiệu báo sinh khác như:
Dịch nhầy đổi màu: Dịch nhầy thay đổi màu sắc từ trắng trong sang màu kem và có thể lốm đốm máu (máu có thể đỏ tươi, hồng hoặc màu nâu tối). Đa phần là bung nút nhầy màu nâu.
Dịch nhầy đi kèm cảm giác đau bụng: Những cơn gò tử cung đi kèm cảm giác đau bụng thường xuất hiện trước khi sinh khoảng 12-24 giờ. Nếu ra dịch nhầy kèm theo dấu hiệu này, mẹ nên mang cả túi đồ đi sinh vào viện và đi cùng người thân để tiết kiệm thời gian.
Vỡ ối: Cho dù mẹ bầu chưa cảm nhận được cơn gò hay đau bụng nhưng có thể thai nhi sẽ chào đời bất cứ lúc nào.
Bung nút nhầy bao lâu thì đẻ?
Tuy nhiên, nếu ra dịch nhầy kèm theo những dấu hiệu dưới đây, mẹ cần phải đến bệnh viện ngay vì có thể một số biến chứng đã xảy ra.
Mẹ bầu bị hoa mắt, đau đầu hay đột nhiên cơ thể mẹ bị sưng phù: Đây có thể là triệu chứng của tiền sản giật hay tăng huyết áp thai kỳ, mẹ nên nhanh chóng nhập viện.
Khi mẹ bầu bị vỡ ối và thấy có màu xanh hay nâu nhạt: Mẹ nhớ nhanh chóng vào viện vì đây có thể là “phân su” của bé. Đây là phân thải đầu tiên trong đời bé và bé sẽ gặp nguy hiểm nếu hít hoặc nuốt phân su vào bụng. Trường hợp này, bác sĩ sẽ can thiệp để cuộc sinh nhanh nhất và em bé ra ngoài an toàn.
Nhiều mẹ bầu nghĩ rằng nút nhầy có tác dụng như một cổng bảo vệ thai nhi khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn âm đạo nên khi dịch nhầy thoát ra thai nhi sẽ dễ bị nhiễm khuẩn. Thực tế cho dù nút nhầy có bong hoặc vỡ ối, em bé của bạn vẫn được bảo vệ an toàn.
Những trường hợp xuất hiện dịch nhầy trong thai kỳ
Bung nút nhầy màu nâu có thể xuất hiện trong rất nhiều trường hợp. Sau khi khám phụ khoa hoặc sau khi giao hợp, dịch nhầy cũng có thể chảy ra. Đây là những hiện tượng bình thường mà bạn không cần lo ngại, nhưng nếu có máu xuất hiện đi kèm thì bạn nên đi khám để chắc chắn rằng thai nhi vẫn an toàn.
Thường dịch nhầy lẫn máu ít xuất hiện, trừ khi mẹ bị vỡ ối để chuẩn bị sinh, lúc này chất nhầy hòa vào nước ối và không còn trong suốt như lúc bình thường nữa.
Trong những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu có thể thấy máu lẫn trong dịch nhầy thoát ra ngoài. Nguyên nhân là lúc này tử cung bắt đầu mỏng và giãn ra để chuẩn bị cho bé chào đời. Sự kéo giãn này khiến cho các mạch máu nhỏ ở cổ tử cung bị rách và chảy máu vào dịch nhầy.
Khi mẹ sinh, chất nhầy thoát ra ngoài lúc tử cung mở khi chuyển dạ và cả khi rặn đẻ. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy cổ tử cung đang mở rộng và mỏng dần đi nhanh chóng để chuẩn bị cho bé chào đời.
Hy vọng các thông tin trên đã giúp mẹ hiểu rõ bong nút nhầy bao lâu thì đẻ, bung nút nhầy màu nâu nghĩa là gì để chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh nở nhé.
Mang thai tháng cuối bụng căng cứng là tình trạng đáng lưu tâm. Nếu mẹ chú ý kỹ, hiện tượng bụng gò cứng có thể đã bắt đầu xuất hiện từ tam cá nguyệt thứ hai. Đến giai đoạn cuối của thai kỳ, việc xuất hiện những cơn gò là điều hết sức bình thường.
Đặc trưng của những cơn gò là luôn khiến cả vùng bụng của mẹ bầu trở nên căng cứng. Càng ở những tuần cuối, hiện tượng này càng xảy ra với mật độ dày đặc hơn.
Giải mã hiện tượng bụng bầu căng cứng
Các chuyên gia sản khoa đã chỉ ra nhiều yếu tố khiến bụng bầu căng cứng, nhất là bầu 37 tuần bụng căng cứng. Trong đó cảm xúc của mẹ bầu là một trong các nguyên nhân thường gặp. Mẹ buồn rầu, căng thẳng hay hạnh phúc đột ngột đều có thể khiến vùng bụng gò cứng.
Nếu chỉ nhận thấy những cơn gò nhẹ, không đi kèm với những triệu chứng nguy hiểm như chảy máu âm đạo, đau lưng, chuột rút thì mẹ đừng quá lo lắng nhé.
Chỉ cần mẹ nghỉ ngơi thư giãn, những cơn gò này sẽ biến mất. Ngoài ra, hiện tượng bụng bầu gò cứng cũng đến từ một số nguyên nhân khác.
Hiện tượng gò, căng cứng bụng khá phổ biến ở tháng cuối thai kỳ
Nguyên nhân mang thai tháng cuối bụng căng cứng
Mang thai tháng cuối bụng căng cứng có thể là vì những nguyên nhân như áp lực của thai nhi lên tử cung, sự chuyển động của thai nhi, mẹ bị táo bón, mẹ bị mất nước hay bàng quang đầy…
1. Áp lực của thai nhi lên tử cung
Thai nhi phát triển trong tử cung mẹ, chèn lên khung chậu, bàng quang và trực tràng. Ở ba tháng đầu, khi thai nhi còn nhỏ nên mẹ không cảm nhận rõ áp lực này.
Từ tam cá nguyệt thứ 2, em bé lớn dần, tử cung cũng phình to gây áp lực lên các bộ phận khác nên đôi lúc mẹ sẽ nhận thấy hiện tượng gò cứng bụng. Bầu 37 tuần bụng căng cứng, mang thai tháng cuối bụng căng cứng là tình trạng thường xuyên của các mẹ bầu.
2. Chuyển động của thai nhi
Từ tam cá nguyệt thứ 2, em bé trong bụng mẹ phát triển và dài ra nhanh chóng. Mỗi lần thai nhi xoay người sẽ gây ra những cơn gò nhẹ trên bụng mẹ.
3. Mẹ bị táo bón
Mang thai tháng cuối bụng căng cứng có thể là do táo bón. Chế độ ăn thiếu chất xơ sẽ khiến cơ thể khó hấp thu, hệ tiêu hoá phải làm việc quá sức.
Táo bón khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến tử cung của mẹ. Vì vậy, mẹ bầu nên có chế độ ăn đủ chất, nhiều rau xanh và trái cây.
4. Mẹ bị mất nước
Trong nhiều trường hợp, cơ thể bị mất nước cũng kích thích các cơn gò xảy ra. Do đó, mẹ bầu nên chú ý bổ sung nước rải rác trong ngày. Mỗi ngày, mẹ nên uống từ 2 lít nước trở lên.
5. Bàng quang đầy
Khi bàng quang đã đầy nước tiểu, mẹ nên kịp thời “giải phóng” lượng nước này ra khỏi cơ thể. Tình trạng bàng quang đầy nước có thể “kích hoạt” các cơn gò.
6. Da bụng bị kéo giãn
Đến tháng cuối, bụng bầu đã trở nên rất lớn, đồng thời làn da cũng đã bị kéo giãn hết sức. Sự lớn lên nhanh chóng của tử cung khiến cho làn da mẹ bầu không kịp thích nghi và vì vậy có thể xuất hiện các vết rạn nứt.
Mẹ có thể dùng dầu dừa hoặc dầu ô-liu để massage vùng bụng để phòng ngừa rạn da. Tuy nhiên massage quá nhiều có thể tạo ra các kích thích lên tử cung làm xuất hiện các cơn gò và gây ra sinh non. Vì vậy, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện điều này.
[inline_article id=105238]
Ngoài ra, bụng căng cứng khi mang thai tháng cuối cũng có thể là dấu hiệu sắp sinh. Mẹ tham khảo phần tiếp theo để có câu trả lời nhé.
Nhận biết dấu hiệu sắp sinh
Tình trạng bầu 3 tháng cuối hay bị gò cứng bụng, đặc biệt bụng gò cứng xuất hiện đều đặn theo từng cơn và liên tục trong ngày có thể là biểu hiện sắp sinh. Do vậy, mẹ cần chú ý đến sự thay đổi ở vùng bụng. Những dấu hiệu chuyển dạ điển hình bao gồm:
Xuất hiện cơn gò tử cung trên 6 lần/giờ
Cảm giác đau quặn ở vùng bụng dưới
Đau lưng dưới
Cảm giác mót rặn như em bé đang đẩy xuống
Ra nước hoặc ra dịch nhầy âm đạo
Những cơn gò trước tuần thứ 37 với tần suất 10 phút/ lần hoặc dày đặc hơn, kèm theo đó là tình trạng đau bụng và ra máu, mẹ cần đến bệnh viện ngay vì có thể đây là dấu hiệu sinh non. Đặc biệt, những mẹ bầu đã từng sinh non sẽ có nguy cơ chuyển dạ sớm nhiều hơn.
[inline_article id=57448]
Ngoài ra, những mẹ có tình trang hở eo tử cung, trước khi mang thai có nạo hay phá thai nhiều lần cũng dễ dẫn đến sinh non và cần theo dõi các cơn gò tử cung kỹ càng hơn.
Cách xử lý khi bị cơn gò chuyển dạ sinh non
Vào viện hay đến cơ sở khám gần đó ngay để được các bác sĩ khám và chẩn đoán. Trong trường hợp xuất hiện cơn gò tử cung mà chưa đủ tuần thai, bác sĩ sẽ cho theo dõi và dùng thuốc giảm đau thích hợp. Trường hợp cơn gò tử cung đã đủ tuần thai thì bác sĩ sẽ theo dõi chuyển dạ cho mẹ.
Nếu bạn vẫn xuất hiện các cơn gò và các dấu hiệu chuyển dạ điển hình ở trên, cần chuẩn bị nhanh chóng các giấy tờ và đồ đạc cần thiết để nhập viện chờ sinh.
Hiện tượng mang thai tháng cuối bụng căng cứng thường không phải là một dấu hiệu đáng lo. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần theo dõi kỹ lưỡng để tránh trường hợp biến chứng hoặc sinh non xảy ra bất ngờ. Bất cứ cảm giác đau hay khó chịu nào cũng đáng để lưu tâm. Bạn có thể đến bệnh viện ngay khi phát hiện các triệu chứng không giống thường ngày.
Trong thai kỳ, có đến 14% bà bầu bị ngứa, thường là bắt đầu vào tháng thứ 2. Tình trạng bị ngứa khi mang thai chỉ xuất hiện bất chợt ở vùng bụng, tay, chân do rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, khi mẹ bầu bị ngứa toàn thân với mức độ dữ dội có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy, việc hiểu nguyên nhân của chứng ngứa ngáy trong thai kỳ chính là cách hiệu quả nhất để xử lý tình trạng đáng ghét này.
Bị ngứa khi mang thai là gì?
Tình trạng mẹ bầu bị ngứa toàn thân khi mang thai khá phổ biến và đa số lành tính; nên mẹ bầu không cần quá lo lắng. Ngứa có thể xuất hiện ở mọi giai đoạn của thai kỳ nhưng thường gặp ở tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3. Ngứa thai kỳ có thể tự biến mất sau khi sinh và không ảnh hưởng gì đến thai nhi.
Mẹ bầu bị ngứa toàn thân: 7 nguyên nhân thường gặp
Dưới đây là những lý do mẹ bầu bị ngứa toàn thân trong thai kỳ, chị em cần lưu ý:
1. Thay đổi hormone
Giải thích cho hiện tượng bà bầu bị ngứa, các chuyên gia cho rằng đó là do thay đổi hormone estrogen trong thời kỳ mang thai. Lúc này, cơ thể nổi nhiều nốt ban đỏ như mề đay, khô sần khiến các mẹ bầu phải gãi luôn tay.
2. Mẹ bầu bị ngứa toàn thân: Tăng lưu lượng máu gây ngứa trên da
Trong những tháng đầu thai kỳ, mẹ bắt đầu cảm thấy bị ngứa ở vùng bụng. Bà bầu bị ngứa ở vùng bụng là hiện tượng khá phổ biến và thường không đáng ngại. Do lưu lượng máu bên trong cơ thể đang tăng lên và máu chảy về bề mặt da nhiều hơn nên gây một chút cảm giác khó chịu cho mẹ.
Một lần nữa, hormone lại là kẻ giấu mặt gây ra vấn đề khiến mẹ bầu bị ngứa toàn thân. Sự thay đổi hormone làm mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn; dễ bị dị ứng thức ăn; thời tiết; hương liệu; chất giặt tẩy; hoặc dị ứng với một yếu tố nào đó trong môi trường, ví dụ bụi bẩn, lông thú, sợi vải. Đặc biệt, những mẹ đã có vấn đề về da như eczema thì tình trạng này càng trầm trọng hơn khi mang thai.
4. Mẹ bầu bị ngứa toàn thân do da bị kéo giãn
Từ tam cá nguyệt thứ hai, bụng bầu, ngực, mông, đùi bắt đầu trở nên to hơn. Điều này do sự phát triển của thai nhi và sự tăng cân của mẹ bầu. Đây là nguyên nhân khiến làn da của mẹ bầu bị kéo giãn gây ra nhiều vết rạn ở vùng bụng dưới; đặc biệt là từ cuối tam cá nguyệt thứ hai. Khi da bị kéo giãn, mẹ bầu sẽ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Cũng có mẹ bầu còn gặp cả tình trạng khô da và nổi mẩn.
5. Stress
Đây cũng là nguyên nhân làm mẹ bầu bị ngứa toàn thân. Sức khỏe tinh thần kém cũng ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất đấy mẹ ạ. Stress không chỉ khiến mẹ cảm thấy luôn ù lì, mệt mỏi mà còn khiến tình trạng ngứa ngáy da trở nên trầm trọng hơn.
6. Mẹ bầu bị ngứa toàn thân: Có tiền sử bệnh về da
Chàm khô, vảy nến hoặc các bệnh về da khác sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong thai kỳ. Điều này khiến bà bầu luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Bên cạnh đó, chứng viêm chân lông, sẩn mủ ở nang lông thường xuất hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ; cũng có thể gây ra tình trạng ngứa ngáy cho mẹ bầu.
Ngoài ra, chứng bệnh viêm da dị ứng thường xuất hiện trong giai đoạn 20-21 tuần thai cũng sẽ khiến mẹ bầu bị nổi nhiều mảng đỏ như mề đay. Triệu chứng của bệnh là lúc đầu các vết nổi mẩn xuất hiện quanh rốn; sau đó thì lan sang lưng, bàn chân, bàn tay khiến mẹ bầu ngứa ngáy, bứt rứt.
7. Các bệnh khác
Nếu mắc các bệnh sau cũng có thể làm mẹ bầu bị ngứa toàn thân trong thai kỳ:
a. Bệnh mề đay sẩn ngứa trong thai kỳ (PUPP)
Đây là bệnh về da chỉ xảy ra trong thời gian mang thai và thường xuất hiện ở mẹ mang thai lần đầu hoặc mang thai đôi, đa thai. Triệu chứng của bệnh khiến mẹ bầu bị ngứa toàn thân bao gồm:
Các vết mẩn ngứa xuất hiện như ban đỏ; nổi thành từng mảng trên tay, chân, bụng, đùi, cánh tay, bàn tay, bàn chân
Các vết ngứa này không bao giờ xuất hiện trên mặt.
b. Ứ mật thai kỳ
Hormone ảnh hưởng đến chức năng túi mật, dẫn đến làm chậm hoặc ngăn chặn dòng chảy của mật. Túi mật chứa mật được sản xuất trong gan, là điều cần thiết trong sự phân hủy chất béo trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Khi lưu lượng mật dừng lại, gây ra sự tích tụ các axit mật ở gan có thể tràn vào máu gây ra tình trạng ứ mật thai kỳ. Phụ nữ hoặc gia đình của bạn có tiền sử bệnh gan đều có nguy mắc bệnh này trong thai kỳ. Các triệu chứng khiến mẹ bầu bị ngứa toàn thân của bệnh bao gồm:
Ngứa với mức độ tăng dần (từ bình thường đến nặng)
Vùng ngứa nhiều nhất là bàn tay và bàn chân
Ngứa trên cổ tay, mắt cá, cánh tay, chân, da đầu song cũng có bà bầu bị ngứa khắp người
Một số trường hợp bị ngứa ở mọi nơi ngoại trừ bàn tay và bàn chân
Tình trạng ngứa có thể còn xuất hiện kèm với các triệu chứng như đau xương sườn bên phải, nước tiểu vàng đậm, buồn nôn, chán ăn hoặc thèm, mệt mỏi, căng thẳng, vàng da.
c. Bệnh thủy đậu
Thủy đậu là một bệnh cần đề phòng khi mang thai. Nếu mẹ bị thủy đậu trong 3 tháng đầu, khả năng sảy thai là rất cao. Nếu mẹ bị thủy đậu trong 3 tháng giữa, thai nhi có thể bị mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Ngoài ra, bệnh thủy đậu phát ra trong vòng 5 ngày trước khi sinh có thể là tai họa cho bé. Các triệu chứng của bệnh bao gồm:
Nổi mẩn
Xuất hiện bọng nước hoặc kết mủ trên da
Sốt kéo dài
Trong thời gian các mụn nước vỡ ra và liền sẹo, bà bầu sẽ cảm thấy ngứa ngáy vô cùng khó chịu
Mẹ bầu bị ngứa khi mang thai thường không nghiêm trọng; nhất là khi mẹ đã hiểu rõ nguyên nhân thì sẽ bớt lo lắng về hiện tượng này hơn. Tuy nhiên, đối với trường hợp bị mề đay, sẩn ngứa hoặc nghi ngờ bị ứ mật thai kỳ, mẹ nên đi khám để được xét nghiệm chắc chắn.
Mẹ bầu bị ngứa toàn thân nhất là bị mẩn ngứa ở bụng có thể áp dụng những cách dưới đây để xoa dịu làn da.
1. Dùng xà phòng dịu nhẹ
Khi mang thai, làn da của mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Vì thế mẹ nên chọn những loại sữa tắm có độ pH cân bằng ở mức 4,5-5,5 để không làm khô da. Da khô chính là thủ phạm khiến mẹ bầu bị ngứa toàn thân đấy mẹ nhé.
2. Mẹ bầu bị ngứa toàn thân: Đừng quên dưỡng ẩm
Sự lớn lên của thai nhi cùng với sự tăng cân của mẹ bầu sẽ gây ra các vết rạn da khiến da bị khô và ngứa. Mẹ bầu có thể hạn chế tình trạng ngứa da bằng cách dùng kem dưỡng ẩm mỗi ngày.
Tuy nhiên, mẹ nên chọn kem dưỡng ẩm có nguồn gốc thực vật như dầu dừa, dầu oliu và an toàn cho phụ nữ mang thai để cải thiện tình trạng khô da ở bụng. Thời gian dưỡng ẩm tốt nhất là sau khi tắm mẹ nhé!
3. Mặc quần áo rộng có chất liệu tự nhiên và giữ áo quần luôn khô ráo
Trang phục không phù hợp cũng có thể gây kích ứng làn da nhạy cảm khi mang thai gây ra tình trạng ngứa ngáy cho mẹ bầu. Vì thế, bạn nên chọn quần áo bằng chất liệu cotton thoáng mát, rộng rãi và khô thoáng. Và mẹ tránh mặc quần áo chật; chất liệu bí bách; cứng cáp và ở tình trạng ẩm mốc để bảo vệ làn da khỏi tình trạng ngứa ngáy nhé.
4. Mẹ bầu bị ngứa toàn thân nên uống nhiều nước
Ngay cả khi không bị ngứa ngáy thì bà bầu vẫn cần uống nhiều nước mỗi ngày để giúp quá trình trao đổi chất và thải độc cơ thể diễn ra tốt hơn. Uống nhiều nước hoặc nước trái cây giúp cân bằng độ ẩm cho làn da; ngăn ngừa tình trạng khô da dẫn đến ngứa ngáy.
5. “Kết bạn” với nha đam và yến mạch
Nha đam và yến mạch xuất hiện trong nhiều loại mặt nạ dưỡng da. Đối với các bà bầu bị ngứa thì đây chính là lựa chọn an toàn và hiệu quả để giảm ngứa trong thai kỳ. Mẹ có thể áp dụng theo 2 cách sau để cải thiện tình trạng bị ngứa khi mang thai nhé!
Cách 1 cho mẹ bầu bị ngứa toàn thân:
Lá nha đam tươi, rửa sạch, gọt bỏ gai và vỏ
Lấy phần thịt nha đam để đắp lên vùng bụng bị ngứa. Nha đam sẽ xoa dịu và mang đến cảm giác mát lạnh cho làn da
Cách 2 cho mẹ bầu bị ngứa toàn thân:
Cho bột yến mạch vào bồn nước tắm.
Ngâm phần bụng một lúc để giảm ngứa.
Nếu không có bột yến mạch, mẹ có thể thay thế bằng các loại xà phòng, sữa tắm có thành phần từ yến mạch.
6. Mẹ bầu bị ngứa toàn thân nên dùng lá khế tươi
Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của giáo sư – tiến sĩ Đỗ Tất Lợi, dân gian thường dùng lá khế để trị sơn ăn; mẩn ngứa; lở loét; sưng đau do dị ứng. Mẹ bầu có thể sử dụng lá khế để nấu nước lau người trị ngứa theo cách sau:
Chuẩn bị:
200g lá khế tươi
2 thìa cà phê muối trắng
1/2 quả chanh
2 lít nước.
Cách làm:
Lá khế rửa sạch, cho vào nồi vò nát, sau đó cho nước, muối trắng vào đun sôi.
Nước sôi, mẹ tắt bếp, mở vung, để nước hơi ấm thì vắt chanh vào.
Dùng khăn mềm thấm nước khế lau người và chườm kỹ những vùng da bị ngứa.
Sau đó tắm lại với nước sạch.
Ngoài ra, bạn có thể dùng lá khế tươi rang héo ở nhiệt độ vừa phải rồi xát lên vùng da bị ngứa. Cứ đắp lên chỗ ngứa vài lần cho đến khi khỏi hẳn thì ngưng.
7. Vitamin E
Vitamin E là chất chống oxy hóa cao nên mẹ có thể tách viên vitamin E ra rồi lấy dịch thoa trực tiếp lên vùng da bị ngứa.
8. Bà bầu bị ngứa vùng kín nên dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ
Bà bầu bị ngứa vùng kín thì nên vệ sinh “cô bé” thường xuyên, giữ sạch sẽ và khô thoáng là điều cần thiết. Bên cạnh đó, mẹ nên dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ để diệt khuẩn và giữ cho vùng kín sạch sẽ.
Ngoài ra, mẹ bầu có thể xông vùng kín bằng lá trầu không để sát khuẩn, chữa hoặc ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm vùng kín bằng cách:
Lấy 1 nắm lá trầu rửa sạch, vò nát, cho vào nồi nước đun sôi rồi đổ ra chậu
Dùng chậu nước này để xông vùng kín trong khoảng 5-10 phút
9. Chườm lạnh
Phương pháp chườm lạnh có thể giúp bà bầu thoát khỏi tình trạng ngứa khi mang thai. Mẹ có thể thực hiện theo cách đơn giản sau:
Dùng một chiếc khăn mềm nhúng nước, vắt ráo rồi đặt vào ngăn mát tủ lạnh
Khoảng 30 phút sau bạn lấy ra đắp vào vùng da bị ngứa
10. Mẹ bầu bị ngứa toàn thân nên ăn nhiều rau xanh và trái cây
Tăng cường rau xanh và trái cây không chỉ ngăn ngừa tình trạng táo bón thai kỳ mà còn giúp hạn chế được tình trạng mẹ bầu bị ngứa toàn thân ngứa ngáy khó chịu. Các loại rau xanh và trái cây giàu vitamin; khoáng chất; chất chống oxy hóa nên có thể bảo vệ làn da của mẹ bầu tốt hơn.
Nước nóng và nhiệt độ là những yếu tố kích thích cơn ngứa nổ. Để ngăn ngừa sự khó chịu trên, mẹ bầu nên tránh tắm nước quá nóng hoặc tiếp xúc với nguồn nhiệt lớn.
2. Mẹ bầu bị ngứa toàn thân nên tránh gãi ngứa
Thật khó để kiềm chế cảm giác muốn gãi để thoát khỏi sự ngứa ngáy thường trực. Thế nhưng, mẹ vẫn nên ghi nhớ tránh việc gãi ngứa. Gãi càng nhiều, làn da của mẹ càng bị kích thích và dễ tổn thương hơn.
3. Tự mua thuốc bôi hoặc uống
Để biết chắc chắn những cơn ngứa của mình không liên quan đến một bệnh nào đó như ứ mật thai kỳ hay dị ứng; mẹ nên thăm khám cẩn thận trước khi dùng thuốc. Dùng thuốc không thích hợp chẳng những không giúp giảm ngứa mà còn có thể đưa các chất có hại vào cơ thể.
4. Tránh ăn các thực phẩm làm tình trạng ngứa thêm nghiêm trọng
Nếu mẹ bầu bị ngứa toàn thân có thể do các bệnh ngoài da như vảy nến, chàm thì nên hạn chế ăn các thực phẩm sau:
Trứng
Thịt đỏ và sữa
Thực phẩm giàu gluten
Thực phẩm chế biến sẵn
Mẹ bầu bị ngứa toàn thân: Khi nào cần đến bác sĩ ngay?
Khi nào mẹ bầu bị ngứa toàn thân nên đi khám bác sĩ?
Những mẹ bầu có biểu hiện ngứa kèm theo các dấu hiệu dưới đây nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả các vấn đề bạn có thể gặp phải bao gồm:
Bị ngứa ở các phần khác nhau trên cơ thể như bụng, đùi, tay… mà không liên quan đến vấn đề ngứa da hay khô da.
Những cơn ngứa dữ dội xuất hiện khắp nơi.
Trên da xuất hiện những mảng đỏ và ngứa.
Ngứa kèm theo da mặt vàng, thiếu sức sống, buồn nôn, khó chịu ở đường ruột và phía trên bụng bên phải, ngứa nhiều ở lòng bàn tay, bàn chân.
Bị ngứa kèm cảm giác nóng rát âm đạo: Dấu hiệu nhiễm nấm âm đạo hoặc các bệnh lây qua đường tình dục khác.
Mẹ bầu bị ngứa toàn thân có nguy hiểm không?
Tình trạng ngứa ở bà bầu có thể xem là vô hại nếu chỉ do thay đổi hormone. Tuy nhiên, nếu cơn ngứa gây ra tình trạng bứt rứt, khó chịu, làm mẹ gãi chảy máu, trầy xước da, ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày, mẹ nên đi khám ngay. Nếu có nguyên nhân từ bệnh lý, mẹ cần theo dõi cẩn thận kẻo có thể nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi.
[inline_article id=185164]
Những mẹ bầu bị ngứa toàn thân sẽ trải qua một thai kỳ thêm phần vất vả. Tuy chưa thể xác định nguyên nhân chính xác khiến mẹ phải trải qua cảm giác đáng ghét này. Mẹ vẫn có thể áp dụng nhiều biện pháp đơn giản và an toàn để xoa dịu làn da, đuổi cơn ngứa “bay xa”.
Mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm là vấn đề nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm bởi ở thời điểm này, trẻ thường quấy khóc, ngủ mớ và giật mình tỉnh giấc. Tuy nhiên, mẹ nên nhớ rằng những thông tin dưới đây chỉ để tham khảo, hoàn toàn không có cơ sở khoa học để chứng minh tính đúng đắn của từng cách. Trước khi áp dụng bất kỳ mẹo dân gian nào, mẹ cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ.
1. Mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm bằng gối đinh lăng
Cho bé gối đầu trên loại gối thảo dược cũng là một mẹo dân gian vô cùng hiệu quả giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn. Gối làm bằng đinh lăng là loại đáng chú ý nhất. Trên thị trường có bán sẵn loại gối này, tuy nhiên mẹ cũng có thể tự làm vì cách làm cũng khá đơn giản.
Mẹ hãy áp dụng 6 mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm
2. Đặt dao cùn ở đầu giường
Khi bé quấy khóc nhiều hoặc thường xuyên giật mình trong lúc ngủ; nhiều gia đình đã đặt dao cùn ở đầu giường. Đây là một mẹo dân gian cho bé ngủ ngon hiệu quả được đa số ba mẹ tin rằng sẽ giúp xua đuổi tà khí đang trêu chọc con.
Mẹo dân gian giúp trẻ ngủ sâu giấc này có tác dụng tương tự như đốt vía cho trẻ hay đeo vòng gỗ dâu tằm cho bé.
3. Đặt vỏ cam, chanh, quýt trong phòng ngủ
Các loại vỏ của họ nhà cam có chứa rất nhiều tinh dầu. Đây là hoạt chất giúp điều hòa lưu thông máu, thư thái tinh thần và con người sẽ dễ đi sâu vào giấc ngủ. Như vậy, các mẹ hãy lấy vỏ chanh/ bưởi hoặc quýt phơi khô rồi treo ở đầu giường hoặc góc phòng ngủ của bé.
4. Treo tỏi đầu giường là mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm
Theo tương truyền dân gian, dùng tỏi treo trong phòng sẽ giúp bé ngoan và ít quấy khóc hơn. Ba mẹ hãy treo một chùm tỏi ở đầu giường và dùng một túi dây rút có 1-2 tép tỏi đặt vào áo bé.
5. Dùng cành dâu tằm
Dâu tằm là loại cây có thể xua đuổi tà khí khi bé ngủ, qua đó giúp trẻ ngủ ngon hơn. Theo quan niệm xa xưa, trẻ nhỏ còn non nớt; do đó dễ bị các thế lực tâm linh trêu trọc dẫn đến giật mình quấy khóc.
Vì vậy, nhiều ba mẹ đã đặt cành dâu tằm (càng tươi càng tốt) trong căn phòng ngủ để bé không bị quấy nhiễu lúc ngủ. Đây là mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc vào ban đêm được ưa chuộng.
Sử dụng bồ kết hoặc tinh dầu để xông phòng cũng là một trong những mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm hiệu quả. Việc làm này không chỉ có tác dụng sát khuẩn, loại bỏ luồng khí xấu, mà còn giúp bé hết khóc và giật mình nửa đêm.
Ba mẹ hãy chuẩn bị chậu nước nóng đã có vài giọt tinh dầu chàm; hoặc một chậu than có vài quả bồ kết chín khói bốc lên rồi để trong phòng ngủ.
Trẻ sơ sinh khóc thét và ngủ không ngon giấc cũng là một loại khóc dạ đề. Hãy cùng tìm hiểu Khóc dạ đề là gì và cách chữa mẹ nhé!
(*) Lưu ý: Mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm sau đây là những phương pháp truyền miệng, chưa có kiểm chứng và cơ sở khoa học mẹ nhé.
7. Quấn khăn là cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc vào ban đêm
Quấn khăn mỏng quanh cơ thể bé có thể cho bé có cảm giác như ở trong bụng mẹ. Khi cha mẹ thực hiện quấn khăn đúng cách; bé có thể dễ dàng thư giãn và chìm vào giấc ngủ nhanh chóng.
8. Lập thời gian biểu cho trẻ
Trẻ sơ sinh sẽ thức và ngủ liên tục trong suốt ngày lẫn đêm; nhưng cha mẹ có thể xây dựng lịch ăn và ngủ nhất quán trong ngày của bé; cũng như tạo thói quen đi ngủ vào buổi tối (tắm, kể chuyện, thư giãn,…) vào thời điểm mà bé có dấu hiệu buồn ngủ.
Lập thời gian biểu cho trẻ
3. Cho bé ngủ ít hơn vào ban ngày
Mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm là cho bé ngủ vừa đủ hoặc ít hơn vào ban ngày. Nhiều chuyên gia tin rằng những trẻ càng ít ngủ ban ngày; sẽ ngủ ngon hơn vào ban đêm.
Thực ra, mẹ cần đảm bảo cho con ngủ đủ giấc vào giữa buổi sáng và xế trưa (tránh ngủ lúc chiều muộn); để giúp bé khoẻ khoắn chơi đùa vào chiều; sau đó bé sẽ dễ ngủ hơn khi đêm xuống.
LƯU Ý: Mẹ cần đảm bảo giấc ngủ trưa của trẻ đủ thời gian và sâu giấc; có như vậy trẻ mới khoan khoái đi vào giấc ngủ đêm.
Mẹ có thể đưa trẻ vào giấc ngủ sâu hơn khi mở nhạc nhẹ nhàng; hoặc mở tiếng ồn trắng cho bé nghe. Mẹ lưu ý không nên mở nhạc quá lớn, gây ồn ào. Và ưu tiên chọn nhạc nền (background music) du dương, dịu nhẹ thôi nhé. Gợi ý mẹ nhạc cho trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc.
5. Duy trì thói quen ngủ trưa là mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm
Mẹ nên tắt tivi và ôm hôn con nhiều hơn; để giúp trẻ cảm nhận tình yêu của mẹ. Mẹ cũng đừng quên massage cho bé, hát ru; hay đọc truyện dù con chưa thể hiểu hết ý nghĩa.
Ngoài ra, mẹo giúp trẻ ngủ ngon, sâu giấc vào ban đêm là tắt đèn, tạo một không gian yên tĩnh; trẻ sẽ đi vào giấc ngủ say nồng thật nhanh. Mẹ tránh căng thẳng, cáu gắt; vì bé có thể cảm nhận được điều đó và sẽ bất an, khó ngủ.
Khi trẻ thức dậy hãy thay tã và quấn lại để chuẩn bị cho trẻ ngủ ngay sau khi ăn đêm. Bởi nếu thay tã sau khi ăn đêm, trẻ có thể quá tỉnh táo, khó ngủ hơn.
7. Ăn ít hơn vào ban đêm
Có thể mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ và chưa nghĩ tới việc điều chỉnh cữ bú; nhưng việc bớt cho bú vào ban đêm là một mẹo, cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon.
Thông thường, mẹ sẽ khó mà cắt giảm các cữ bú đêm đối với bé mới sinh. Tuy nhiên, với những bé đã có thể ngủ xuyên đêm (từ tuần thứ 6); mẹ có thể xem xét để tập cho con quen với lịch bú sữa mới. Trong đó giấc ngủ được kéo dài ra nhờ việc cắt giảm bú đêm.
LƯU Ý:Với trẻ trên 6 tháng tuổi khỏe mạnh; mẹ không cần phải tiếp tục cho con bú đêm. Trường hợp một số trẻ bị cơn đói làm cho thức giấc; mẹ không cần đánh thức trẻ dậy để cho bú cữ đêm. Vì điều này làm gián đoạn giấc ngủ và tạo thói quen thức giấc giữa đêm.
8. Không “cuống” khi thấy trẻ khóc
Cha mẹ thường có xu hướng lao vào ngay khi nghe thấy trẻ khóc. Điều này sẽ vô tình khuyến khích trẻ bắt đầu thói quen ngủ không tốt vì thông thường trẻ có thể thức dậy lạch nhạch một chút và dễ dàng ngủ lại ngay khi không thấy ai “sờ” đến.
9. Mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm: Cho bé vận động ngoài trời
Một trong những mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm đó là; cho bé tận hưởng không khí trong lành vào ban ngày.
Hãy tạo điều kiện cho con chơi đùa ở nơi thoáng khí bằng cách cho bé đi dạo; tắm nắng hoặc trải thảm cho bé chơi gần cửa sổ. Khi được vận động cơ thể, bé sẽ dễ ngủ hơn vào ban đêm; nhất là khi được mẹ kết hợp xoa bóp và vỗ về.
Mẹo giúp trẻ ngủ ngon vào ban đêm là cho bé vận động vào ban ngày
10. Cho bé ngủ độc lập
Mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm là tập cho trẻ đi vào giấc ngủ khi đang nằm trong nôi, xe đẩy hoặc một góc riêng của bé chứ không phải ngủ ngay trong vòng tay mẹ.
Đôi khi trẻ sẽ thức giấc trong đêm; và việc ngủ trên tay mẹ mà lại thức giấc ở chỗ khác có thể khiến bé hoang mang và bật khóc.
Khi trẻ có dấu hiệu buồn ngủ, mẹ đặt trẻ vào nôi, xe đẩy và bắt đầu dỗ con ngủ. Nếu bé đang còn bú dở dang; mẹ nên kết hợp trò chuyện, hát… để giữ bé tỉnh ngủ. Đến khi bé hoàn thành cữ bú; mẹ mới nên chuyển sang “công đoạn” dỗ ngủ.
[affiliate-product id=”320112″ sku=”32613ID688″ title=”Xe Đẩy Em Bé Mastela Gấp Gọn Hình Ô” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]
11. Không để bé khóc một mình
Không để bé khóc một mình là mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Mẹ có thể không cần bận tâm khi trẻ thức giấc và cằn nhằn đôi chút; điều này giúp trẻ học cách tự trấn an mình.
Nhưng mẹ đừng bỏ trẻ gào thét lâu; vì khi đó trẻ cần mẹ ngồi bên và ân cần dỗ dành. Bé chưa có khả năng điều chỉnh cảm xúc, hoặc chỉ mới đang trong giai đoạn học kỹ năng này.
Tất nhiên, nếu tình trạng khóc đêm trở nên nghiêm trọng; mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra.
Không để trẻ khóc một mình
12. Cho bé ngủ cùng phòng với ba mẹ
Việc cho bé ngủ cùng phòng vẫn là một cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon khá hiệu quả. Hãy nhớ, mẹ hoàn toàn có quyền quyết định mình cho bé ngủ như thế nào. Mẹ có thể cho bé ngủ chung phòng nếu bảo đảm sự an toàn; và không chuyển chỗ ngủ của bé trong đêm.
Làm sao để trẻ sơ sinh ngủ ngon? Để bé ngủ đủ giấc như bảng thời gian ngủ của trẻ cũng là mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon. Bé ngủ đủ giấc là khi mẹ cho bé ngủ đúng giờ và bé tự thức giấc. Tùy theo sự phát triển của mỗi giai đoạn mà thời gian ngủ sẽ kéo dài hay ngắn hơn khác nhau.
Ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể bé sẽ hấp thu oxy, năng lượng và sản sinh hormone tăng trưởng nhiều hơn, có lợi cho sự phát triển thể chất và não bộ. Buổi sáng thức dậy, bé sẽ có tâm trạng thoải mái, chơi đùa vui vẻ và cảm giác thèm ăn.
Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon đó là tránh để con đói khi đi ngủ. Một số bé đi ngủ với chiếc bụng rỗng sẽ dễ thức dậy, khóc để đòi mẹ cho con bú. Do đó, mẹ nhớ cho con ăn đúng cữ, đủ liều lượng nhé.
15. Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm từ thực phẩm
Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm (trên 6 tháng tuổi); mẹ có thể bổ sung cho bé một số loại thực phẩm giúp bé ngủ ngon hơn.
Trên đây là những mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm. Tùy vào tính cách, thời gian biểu của mỗi bé mà mẹ lựa chọn cách phù hợp nhất. Quan trọng nhất chính là tập thói quen ngủ nhất quán để bé dần thích nghi và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Khi đọc một phim siêu âm hay bản kết quả siêu âm thai, mẹ sẽ nhìn thấy rất nhiều ký hiệu viết tắt của những chỉ số khác nhau. Những chỉ số thai nhi 8, 9, 16, 22, 35 tuần quen thuộc như chiều dài đầu mông, chiều dài xương đùi, chu vi vòng đầu hay cân nặng thai nhi đều quan trọng vì mỗi chỉ số đều phản ánh nhịp độ phát triển của bé.
Các chỉ số thai nhi trong thai kỳ mẹ cần biết
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tìm hiểu các chỉ số như đường kính lưỡng đỉnh thai nhi, chỉ số nước ối… để có được cái nhìn toàn diện về sự phát triển của thai nhi.
Các chỉ số thai nhi trong thai kỳ mẹ cần biết
Hầu hết các chỉ số đều là từ tiếng Anh, những gì mẹ nhìn thấy trên phim siêu âm hay các kết quả siêu âm là từ viết tắt của các chỉ số này. Một số thuật ngữ phổ biến nhất bao gồm:
GA (Gestational age): Tuổi thai tính từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối.
GSD (Gestational Sac Diameter): Đường kính túi thai được đo trong những tuần đầu thai kỳ, khi thai nhi chưa hình thành các cơ quan.
BPD (Biparietal diameter): Đường kính lưỡng đỉnh, là đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng đầu bé.
FL (Femur length): Chiều dài xương đùi
EFW (estimated fetal weight): Khối lượng thai ước đoán
CRL (Crown rump length): Chiều dài đầu mông. Vì trong tam cá nguyệt thứ nhất, bé thường cuộn người lại nên khó đo chính xác chiều dài.
Bảng chỉ số phát triển của thai nhi theo tuần
Máy quét siêu âm được bác sĩ sử dụng để đọc những thông tin quan trọng và cung cấp hình ảnh thai nhi trên màn hình, bố mẹ cũng có thể nhìn thấy. Tuy nhiên, rất khó để bố mẹ có thể hiểu được những thông tin, những kết quả siêu âm hiển thị trên phiếu siêu âm mà bác sĩ không đề cập.
Ở giai đoạn đầu, từ tuần 1 đến tuần 4, phôi thai vẫn còn rất nhỏ và hầu hết các mẹ chưa phát hiện ra mình đã mang thai cho đến khi bị trễ kinh hoặc bắt đầu có triệu chứng ốm nghén. Ngay cả khi thử thai thành công, nếu túi thai chưa vào tử cung thì các thiết bị siêu âm cũng chưa thể nhìn thấy hình ảnh về thai nhi.
Trong giai đoạn tuần 1-7 của thai kỳ, bác sĩ sẽ đo đường kính túi thai. Từ tuần 7 trở đi, mẹ mới có thể bắt đầu có thông tin về chiều dài đầu mông của thai.
Đường kính túi thai – GSD (mm) là:
Tuần 4: 3 – 6 mm
Tuần 5: 6 -12 mm
Tuần 6: 14 – 15 mm (Ở tuần này, thai nhi có chiều dài đầu mông – CRL: 4 – 7 mm).
– Các chỉ số từ tuần 7-20
Từ tuần thứ 7 đến 20, thai tiếp tục trải qua những bước phát triển mới và từ tuần thứ 13 trở đi, các chỉ số đã có thể được đo đầy đủ thông qua siêu âm.
Chỉ số thai nhi từ tuần 7 – 20
– Các chỉ số theo tuần từ tuần 21-40
Bảng chỉ số phát triển của thai nhi theo tuần
Tuần 21 trở đi, thai nhi phát triển với tốc độ ngoạn mục, đạt được chiều dài, cân nặng và sự trưởng thành của các cơ quan trong cơ thể đủ để sẵn sàng chào đời. Mẹ sẽ thấy các chỉ số thai nhi hàng tuần thay đổi một cách ấn tượng trong mỗi lần siêu âm hay khám thai.
Chỉ số thai nhi từ tuần 21 – 40
Trong những lần khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ siêu âm và thông báo cho mẹ về kết quả siêu âm. Những chỉ số về đường kính lưỡng đỉnh, chu vi bụng, chu vi đầu và chiều dài xương đùi lớn hay nhỏ hơn so với các chuẩn đã được thống kê. Sự sai lệch này có thể xảy ra do thiết bị siêu âm, do chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu hoặc do đặc điểm riêng của thai nhi.
[inline_article id=160909]
Ngoài những chỉ số thai nhi quan trọng kể trên, mẹ cũng có thể tham khảo các chỉ số khác như:
TTD (Transverse Trunk Diameter): Đường kính ngang bụng
APTD (Anterior-Posterior Thigh Diamete): Đường kính trước và sau bụng
HC (Head circumference): Chu vi đầu
AC (Abdominal circumference): Chu vi vòng bụng
AF (Amniotic fluid): Nước ối
AFI(Amniotic fluid index): Chỉ số nước ối
OFD (Occipital frontal diameter): Đường kính xương chẩm
BD: Khoảng cách hai mắt
CER: Đường kính tiểu não
THD: Đường kính ngực
TAD: Đường kính cơ hoành
APAD : Đường kính bụng từ trước tới sau
FTA : Thiết diện ngang thân thai
HUM : Chiều dài xương cánh tay
Ulna : Chiều dài xương khuỷu tay
Tibia : Chiều dài xương ống chân
Radius: Chiều dài xương quay
Fibular: Chiều dài xương mác
EDD (Estimated date of delivery): Ngày dự sinh
[inline_article id=161080]
Để thai phát triển tốt và duy trì các chỉ số thai nhi bình thường, mẹ nhớ bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, uống nhiều nước và không quên vận động nhé. Khi mẹ khỏe mạnh, con sẽ có được điều kiện lý tưởng nhất để phát triển.
Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon cần phù hợp lứa tuổi; nội dung nhẹ nhàng và ý nghĩa. Như vậy trẻ mới có một giấc ngủ sâu với những giấc mơ đẹp. Khi kể chuyện cho bé nghe; mẹ cũng cần lồng vào cảm xúc của bản thân và tình yêu dành cho con để bé dễ dàng cảm nhận ý nghĩa của câu chuyện.
1. Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon Việt Nam
Sau đây là những lựa chọn hay trong những truyện cổ tích cho bé ngủ ngon. Mẹ có thể biến tấu câu chuyện này theo rất nhiều hướng khác nhau; làm sao để bé cảm thấy mỗi lần được nghe là mỗi chuyến phiêu lưu mới.
1.1 Chó sói và đàn dê – Truyện cổ tích dành cho bé 1-2 tuổi ngủ ngon
Nếu mẹ muốn kể chuyện cho bé nghe trước khi ngủ có cả thơ nữa thì truyện “Chó sói và đàn dê” khá phù hợp. Truyện có nội dung như sau:
“Ngày xửa ngày xưa, ở một khu rừng nọ có một con dê mẹ và 7 chú dê con sống với nhau hạnh phúc trong một ngôi nhà nho nhỏ, xinh xắn và ấm cúng.
Dê mẹ thường phải vào rừng để tìm cỏ non, vì ăn cỏ no thì dê mẹ mới có sữa cho đàn dê con bú. Một hôm, khi chuẩn bị đi vào rừng, dê mẹ bèn gọi đàn con lại dặn dò: ”Các con ở nhà nhớ khóa chặt cửa. Khi nào mẹ về, nghe thấy mẹ đọc bài thơ này thì hẵng mở cửa ra:
Dê con ngoan ngoãn.
Mau mở cửa ra.
Mẹ đã về nhà.
Cho các con bú.”
7 chú dê con vâng lời mẹ đóng chặt cửa. Thế nhưng, có một con chó sói độc ác sống ở gần đó đã nghe thấy lời dặn của dê mẹ. Sau một hồi tính toán, nó nảy ra ý định lừa dê con mở cửa để ăn thịt các chú.
Sau khi dê mẹ đi khỏi, chó sói liền đến gõ cửa rồi giả giọng dê mẹ:
“Dê con ngoan ngoãn.
Mau mở cửa ra.
Mẹ đã về nhà.
Cho các con bú.”
Bảy chú dê con nhận ra giọng ồm ồm của chó sói nên đã nhất quyết không mở cửa.
Một lúc sau, chó sói lại đến và gõ cửa, giả giọng nhẹ nhàng hơn cho giống với giọng dê mẹ nhưng nó cũng không vào đươc ngôi nhà vì những chú dê con đòi sói phải cho xem móng. Khi thấy móng chân đen xì của con sói, các chú đã không cho nó vào.
Chó sói nham hiểm liền đến tiệm bánh mua bột mỳ trắng và xoa vào móng vuốt của mình.
Khi nó đến gõ cửa lần thứ ba, những chú dê con nhìn thấy bộ móng màu trắng và cứ tưởng rằng đó là mẹ của mình. Dê con mở cửa cho sói vào nhà. Nó lao đến và nuốt chửng cả bầy dê vào bụng; may thay chú dê bé nhất trốn thoát đươc. No nê, con sói độc ác tìm một gốc cây rồi lăn ra ngủ. Khi ấy, dê mẹ trở về và chú dê bé nhất nhào vào lòng mẹ nức nở.
Dê mẹ liền mổ bụng sói ra. Lần lượt từng chú dê con nhảy ra. Dê mẹ bảo dê con lấy đá nhét vào bụng sói và khâu lại. Khi chó sói tỉnh dậy nó cảm thấy vô cùng khát nước, nó lần mò ra giếng uống nước.
Vì trong bụng nặng trĩu toàn đá là đá nên nó bị rơi tòm xuống giếng. Thế là hết đời con sói gian ác.”
[key-takeaways title=””]
Ý nghĩa: Sẽ có những kẻ gian, người xấu tìm mọi cách để dụ dỗ, gây hại cho bé. Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon này động viên các bé nghe lời cha mẹ để có thể đảm bảo an toàn cho chính mình.
[/key-takeaways]
Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon lồng ghép các bài học bổ ích sẽ rất có lợi cho bé
1.2 Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon – Bát canh hẹ
“Xưa có một người rất có hiếu, không may mắc tội vu oan, phải giam tù đã lâu, không ai được thăm hỏi.
Một hôm, bà mẹ làm cơm canh, nhờ người chủ ngục đưa vào.
Người tù trông thấy cơm canh nhưng không ăn, anh ta ngồi nức nở khóc. Chủ ngục hỏi sao không ăn lại khóc. Anh ta trả lời:
– Tôi ở nhà còn mẹ già, thường khi nấu canh hẹ, thường lấy thước đo từng tấc. Nay tôi thấy canh hẹ này, tôi chắc mẹ tôi đã lặn lội từ nhà đến đây, thăm tôi mà tôi không được ra thăm mẹ, trong lòng tôi xót xa ăn sao được.
Chủ ngục nghe rõ truyện lấy làm thương tình, liền trình với quan. Quan nghĩ rằng một người có hiếu như thế không lẽ làm điều phạm pháp. Ông cho xét án lại, thì đúng là người kia mắc tội oan, nên được tha ngay.
Hai mẹ con lại được sum họp hạnh phúc.”
[key-takeaways title=””]
Ý nghĩa: Truyện kể cho bé trước khi đi ngủ này như một lời nhắc nhở rằng: Đôi khi cần phải xem xét lại những quyết định của mình; để đánh giá và nhìn nhận đúng bản chất con người, sự vật, sự việc xung quanh.
[/key-takeaways]
Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon
1.3 Câu chuyện Vịt con cẩu thả – Truyện cổ tích cho bé 2-3 tuổi ngủ ngon
“Hôm đó trời đẹp, Vịt con ra sông chơi. Theo thói quen, nó cởi quần áo ra bỏ lung tung trên bờ mà không để cho gọn gàng, rồi nhảy ùm xuống nước bơi thỏa thích. Vì vứt khắp nơi nên lát sau quần áo bị nước cuốn trôi đi hết cả mà vịt con chẳng hề hay biết.
Bơi thật vui xong vịt con lên bờ thì không thấy quần áo đâu nữa. Làm sao về nhà được bây giờ, vịt con òa lên khóc. Nhìn xung quanh, vịt con thấy có mấy chiếc lá sen to, nó bèn nghĩ ra cách ngắt lá sen che đỡ lên người để về nhà.
Vịt con vừa ôm lá sen trước ngực vừa chạy về nhà. Chạy ngang bãi cỏ thì Thỏ nhìn thấy, nó phá lên cười.
– Lêu lêu xấu hổ. Để hở cả mông. Mà chạy lông nhông.
Vịt con nghe thế, biết là Thỏ hát trêu mình, xấu hổ đến đỏ cả mặt. Khi Vịt con đi qua rừng, lại nghe thấy tiếng hát của Khỉ trên cây:
– Gió thổi, lá sen bay. Để cả mông ra ngoài.
Vịt con lại càng xấu hổ khóc to hơn. Về đến nhà, Vịt con kể đầu đuôi cho mẹ nghe, mẹ nó không nhị được cười nói:
– Từ nay con nhớ phải bỏ thói quen để quần áo lung tung nhé!
Vịt con “Vâng ạ” rõ to rồi đi mặc quần áo.”
[key-takeaways title=””]
Ý nghĩa: Bé cần tập cho mình tính ngăn nắp, gọn gàng, không vứt đồ đạc bừa bãi.
[/key-takeaways]
Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon – vịt con cẩu thả
1.4 Câu chuyện Chú Lừa khôn ngoan
“Một con Lừa đang vui vẻ ăn cỏ trên một ngọn đồi mà không hề hay biết rằng có một con Sói đang rình nó. Khi con Lừa ăn xong và ngẩng đầu lên, nó ngỡ ngàng nhận ra con Sói đang đứng nhìn mình.
Con Lừa biết rằng mình phải suy nghĩ nhanh nếu muốn tự cứu lấy bản thân. Nó bắt đầu hét lên như thể mình đang bị thương rất nặng. Nghe tiếng hét, con Sói không hiểu chuyện gì đang xảy ra nên nó đã tiến lại gần và hỏi:
– Mày bị sao vậy?
– Một cái gai đâm vào chân tôi, anh có thể giúp tôi lấy nó ra được không?
– Tại sao tao phải làm thế?
– À, tại vì điều này có lợi cho anh. Cái gai rất nhọn. Nếu anh ăn thịt tôi, cái gai sẽ bị kẹt trong cổ họng của anh đấy.
Nghe cũng có lý, Sói chạy lại định giúp con Lừa lấy cái gai ra. Tuy nhiên, khi Sói đến gần, con Lừa đấm cho con Sói mấy cái và nhanh chân chạy trốn. Con Sói bị choáng váng và không kịp nhận ra chuyện gì nữa.
Sau khi bình tĩnh lại, Sói nhận thấy rằng mình bị mất vài cái răng. Sói cảm thấy vô cùng xấu hổ và thầm nguyền rủa về sự ngu ngốc của mình.”
[key-takeaways title=””]
Ý nghĩa: Khi gặp tình huống khó khăn, con hãy bình tĩnh dùng trí khôn của mình để vượt qua. Bên cạnh đó, truyện cổ tích cho bé ngủ ngon này còn nhắc nhở bé đừng bao giờ chỉ biết nghe người khác; hãy dùng não để phán đoán.
[/key-takeaways]
Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon
1.5 Truyện cổ tích cho bé 4-5 tuổi ngủ ngon – Hồ nước và Mây
Vào một ngày cuối xuân, những tia nắng đua nhau nhảy nhót trên mặt hồ nước. Mặt hồ lung linh, rạng rỡ dưới ánh mặt trời. Bỗng nhiên trời nổi gió. Chị Mây sà thấp xuống mặt hồ. Hồ nước cuộn sóng nói với chị Mây: “Khi có ánh nắng, tôi lóng lánh đẹp hẳn lên, thế mà chị lại che nắng của tôi”. Chị Mây tung tà áo đen kịt và nói:
– Cô bé ơi! Nếu không có tôi thì sao có cô?
– Tôi cần gì chị: Hồ nước lớn tiếng nói.
Chị Mây tức giận bỏ mặc Hồ nước và bay lên tận trời xanh.
Những ngày hè trời nắng chang chang. Hồ nước bị nung nóng bốc hơi dần lên nên ngày càng bé lại. Chị Mây vẫn giận hồ nước nên ở tít trên cao.
Hồ nước bị cạn kiệt dần. Nó cầu cứu: “Chị Mây ơi! Không có chị tưới nước xuống tôi chết mất”. Bầy cá tôm trong hồ cũng than vãn: “Chúng tôi chết mất vì thiếu nước…”.
Nghe tiếng gọi của Hồ nước và tiếng than vãn của bầy cá tôm… chị Mây bay về tưới nước xuống Hồ cả một ngày đêm. Hồ nước lớn dần lên. Mặt hồ lao xao sóng: “Cảm ơn chị Mây! Cảm ơn chị Mây!”. Hồ nước im lặng suốt cả mùa thu và mùa đông. Mặt hồ phẳng lặng như một tấm gương khổng lồ cho bầu trời xanh ngát cao vời vợi soi mình. Tà áo đen của chị Mây nhỏ dần. Mùa xuân sang, tà áo của chị Mây chỉ còn bằng dải lụa. Chị vội sà tấm thân mỏng tang, bé nhỏ xuống hồ nước mà nói:
– Không có cô bé, tôi cũng teo tóp dần không sống nổi đâu!
Hồ nước lao xao sóng. Ông mặt trời tốt bụng rọi những tia nắng ấm đầu hè xuống mặt hồ. Hồ nước bốc hơi. Trên trời cao, chị Mây lớn dần lên. Từ đó Hồ nước và Mây không bao giờ tranh cãi kể công với nhau nữa. Cả hai đều thấm thía bài học: “Ở đời không ai sống được một mình”.
[key-takeaways title=””]
Ý nghĩa: Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon ngụ ý trong cuộc sống có những việc phải cần có sự giúp đỡ lẫn nhau mới có thể thành công được. Để cuộc sống luôn vui vẻ hạnh phúc; bé hãy quan tâm chia sẻ với mọi người; mọi việc sẽ đều tốt.
[/key-takeaways]
Hồ nước và mây – Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon
1.6 Truyện kể cho bé trước khi đi ngủ – Khỉ và cá sấu
Ngày xưa, có một con khỉ sống trên một cây cao lớn và làm bạn với một con cá sấu sống ở dòng sông gần đó. Mỗi ngày, con khỉ sẽ hái những quả táo ngon ở trên cây và đem tặng bạn cá sấu.
Nhận được quà từ khỉ, cá sấu đem về và ăn chung với vợ mình. Vợ của cá sấu là một người rất tham ăn và muốn ăn cả trái tim của chú khỉ. Nghe mong muốn đó của vợ, cá sấu rất băn khoăn nhưng vẫn làm theo ý vợ. Cá sấu đã mời khỉ ngồi trên lưng mình để đưa đi tham quan dòng sông nhưng thật ra nó có ý định giết khỉ và lấy quả tim khi bơi đến giữa dòng.
Khi khỉ biết được mưu đồ xấu xa của cá sấu, nó đã nhanh trí nói với cá sấu rằng mình để quả tim ở trên cây. Nếu muốn lấy thì hãy chở nó quay lại. Cá sấu tin lời, chở khỉ quay trở lại để lấy quả tim. Thế nhưng, khi đến nơi, khỉ đã thoăn thoắt trèo lên cây và chẳng mấy chốc biến mất. Và thế là, kế hoạch của cá sấu đã hoàn toàn thất bại.
[key-takeaways title=””]
Ý nghĩa: Khi gặp phải tình huống khó khăn; bé hãy bình tĩnh, dùng trí thông minh để vượt qua điều đó.
[/key-takeaways]
1.7 Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon – Ngỗng và rùa
Hai vợ chồng ngỗng và rùa là những người bạn tốt. Mùa hè đến, trời bắt đầu nóng lên khiến hồ nước dần cạn kiệt. Vì vậy, chúng lên kế hoạch đi tìm một chỗ ở mới. Tuy nhiên, rùa không thể bay được nên ngỗng quyết định mang rùa theo bằng cách vợ chồng ngỗng cùng ngậm một cái cây bay hai bên, ở giữa chú rùa cũng ngậm cái cây đó. Điều duy nhất mà rùa cần phải nhớ là không được mở miệng ra khi bay.
Chúng bắt đầu cuộc hành trình của mình. Mọi người đều ngạc nhiên khi nhìn thấy chúng và bắt đầu la hét. Đột nhiên có ai đó cười lên: “Nhìn kìa, một con rùa bay”. Con rùa tức giận và đáp lại: “Tại sao cười tớ?”. Và tất nhiên, con rùa đã rớt xuống đất. May mắn thay, rùa rơi ngay vào một lùm cây nên không bị thương. Lúc này, rùa rất ân hận: “Giá như mình đừng lên tiếng, giờ này mình đã vui chơi cùng vợ chồng ngỗng rồi”.
[key-takeaways title=””]
Ý nghĩa: Đừng nói chuyện khi không cần thiết – mẹ nhớ kể truyện cổ tích cho bé ngủ ngon này thường xuyên nhé.
[/key-takeaways]
1.8 Cún con đi lạc
Có một cậu bé bị mất con cún con yêu quý của mình và tìm kiếm xung quanh. Cậu bé đã tìm khắp căn nhà nhưng không thấy cún đâu cả. Cậu đi lang thang khắp nơi từ sáng đến tối nhưng vẫn không tìm thấy.
Cậu bé trở về nhà trong tâm trạng buồn bã. Khi thấy anh hàng xóm đang ngồi bên hiên nhà, cậu đến gần để chúc ngủ ngon và sẵn tiện hỏi thăm xem anh này có nhìn thấy cún con của mình ở đâu không.
– Anh Tí ơi, sáng giờ anh có thấy con cún của em ở đâu không? Em đã tìm nó khắp nơi từ sáng đến giờ.
– Ồ có đấy. Có một con cún đang gặm xương ở đằng kia kìa. Anh không biết cún đó do em nuôi nên không báo em biết.
[key-takeaways title=””]
Ý nghĩa: Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon này động viên đừng bỏ cuộc trước khi chưa cố gắng thật nhiều.
[/key-takeaways]
[inline_article id=251394]
2. Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon nước ngoài
Truyện kể cho bé trước giờ đi ngủ nước ngoài cũng mang đến rất nhiều bài học nhân văn, dạy con trở thành những người tốt trong xã hội.
2.1 Chú thỏ thông minh – Truyện cổ tích cho bé dưới 1 tuổi ngủ ngon
Mẹ hãy dùng giọng kể và cách diễn đạt của mình để đọc truyện cổ tích cho bé ngủ ngon này:
“Trong khu rừng nọ có một chú thỏ con sống cùng mẹ. Ngày nào thỏ cũng chạy ra bờ sông uống nước. Trước khi đi, chú được nghe mẹ nhắc:
– Con phải cẩn thận nhé vì cáo cũng hay ra sông dạo chơi lắm đấy!
Một ngày nọ, vừa mới cúi xuống mặt sông chuẩn bị uống nước; thỏ con bất ngờ thấy cáo. Cáo ta ra vẻ thân thiện nói:
– Chào thỏ con, lên lưng anh cõng vào rừng hái nấm và hoa nào!
Thỏ con hơi lo lắng, nhưng chú nhanh trí nghĩ ra một mẹo. Chú trả lời cáo:
– Ôi thế thì thích quá anh Cáo ơi, chờ em về nhà lấy mũ đội che nắng đã nhé!
Nói rồi Thỏ con nhanh nhẹn chạy ù về nhà. Thỏ con kể lại câu chuyện gặp Cáo cho mẹ nghe. Thỏ mẹ ôm Thỏ con vào lòng, khen con thông minh và nhanh trí.”
[key-takeaways title=””]
Ý nghĩa: Cần bình tĩnh khi gặp tình huống căng thẳng; truyện cổ tích cho bé ngủ ngon này khuyến khích bé rèn luyện sự nhanh trí để có thể giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.
[/key-takeaways]
Kể chuyện cổ tích cho bé nghe trước khi ngủ về các loài vật bé thích
2.2 Chú chồn lười học – Truyện cổ tích dành cho bé tuổi mẫu giáo ngủ ngon
Đây là một trong những truyện kể cho bé trước khi đi ngủ vừa hay vừa ngắn gọn. Khi đọc; mẹ có thể thêm thắt các chi tiết để truyện thêm hấp dẫn và mang tính giáo dục.
“Chồn mướp sống ở khu rừng thông, vì là con một nên cậu được cha mẹ cưng chiều vô cùng. Tới tuổi đi học rồi, nhưng chồn mướp vẫn không chịu đến trường; chỉ rong chơi mà thôi. Vì được nuông chiều quá, chồn mướp đâm ra bướng bỉnh, không chịu nghe lời ai. Ai khuyên gì cậu cũng không nghe mà còn cãi bướng.
Một hôm, Chồn mải chơi, bị lạc vào sâu trong rừng mà không biết đường ra. Cậu ta lang thang mãi mới tìm được bảng chỉ đường. Nhưng khổ nỗi, không biết chữ nên chồn không đọc được.
Cậu ngồi xuống vừa khóc vừa hối hận; nếu chịu khó đi học biết chữ thì bây giờ đâu phải như thế này. Đúng lúc đó thì bác sư tử xuất hiện; chồn tưởng mình sắp bị ăn thịt nên quỳ lạy xin tha mạng.
Bác sư tử bảo: “Ta chỉ muốn giúp cháu thôi, vì cháu không biết chữ chứ gì?” Chồn gật đầu. Được bác sư tử khuyên răn và chỉ đường; chồn đã tìm về được ngôi nhà của mình. Chú mừng lắm và nhất quyết từ nay phải đi học”.
[key-takeaways title=””]
Ý nghĩa: Các bé cần học hành chăm chỉ; trang bị kiến thức để có thể hòa nhập với cuộc sống.
2.3 Cáo cụt đuôi – Truyện cổ tích kể cho bé 2-3 tuổi ngủ ngon
“Một con Cáo bị mắc bẫy, sau nhiều lần giật mạnh đau đớn vùng vẫy thoát ra được, bèn chạy đi. Nhưng nó phải bỏ lại cái đuôi đẹp đẽ của nó lại trong bẫy.
Trong một thời gian dài, nó không dám gặp mặt những con Cáo khác; vì nó biết rất rõ rằng, tất cả lũ Cáo kia sẽ lấy nó làm trò cười, chế giễu và đùa cợt sau lưng nó. Nhưng nó sống một mình cũng khó; nó cuối cùng cũng nghĩ ra được một kế để giải quyết cái vấn đề hóc búa này.
Cáo cụt đuôi kêu gọi triệu tập một cuộc họp mặt tất cả lũ Cáo, nói rằng nó có một vài điều quan trọng cần phải nói cho cả làng biết.
Khi chúng đã đến tham dự đông đủ, con Cáo cụt đuôi đứng dậy và diễn thuyết một hồi rất lâu về việc những con Cáo đã mắc nạn; chỉ vì cái đuôi của mình.
Con này thì đã bị chó săn vồ vì khi chạy đuôi bị vướng vào bụi gai. Con kia thì không thể chạy đủ nhanh để thoát vì cái đuôi quá nặng nề. Ngoài ra, như ai cũng đã biết; nó nói, rằng con người bây giờ đi săn Cáo cũng chỉ là muốn có được cái đuôi Cáo; họ cắt đuôi để treo làm chiến tích đi săn thú. Với những chứng cứ về tính nguy hiểm và vô dụng của cái đuôi, Cáo Già nói, nó khuyên tất cả các con Cáo nên về cắt đuôi đi; nếu muốn được sống cho an toàn.
Khi nó vừa nói xong, một cụ Cáo đứng dậy, nói và cười mỉm: “Lão Cáo, xin lão vui lòng quay mặt đi chỗ khác một chút, rồi chúng tôi sẽ trả lời lão.”
Khi con Cáo Cụt Đuôi tội nghiệp quay mặt đi, cả làng Cáo ồ lên cười và la ó; lúc đó Cáo Cụt Đuôi biết là có thuyết phục lũ Cáo kia bỏ cái đuôi của chúng thì cũng chẳng có ích gì nữa.”
[key-takeaways title=””]
Ý nghĩa: Bé đừng nên nghe lời những người không muốn bé trở nên tốt hơn họ. Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon hàm ý rằng những người luôn tự ti về khiếm khuyết của mình sẽ nghĩ cách để người khác phải giống mình. Bé hãy tự tin về bản thân, mình là duy nhất và có bản sắc riêng.
[/key-takeaways]
Truyện cổ tích kể cho bé 2-3 tuổi ngủ ngon
2.4 Bài học đầu tiên của Gấu con
“Ngày chủ nhật Gấu con xin phép mẹ ra đường chơi cùng các bạn. Gấu mẹ dặn: “Con chơi ngoan nhé. Nếu làm sai điều gì, con phải xin lỗi. Được ai giúp đỡ thì con phải cảm ơn.”
Gấu con tung tăng chạy nhảy và mải lắng nghe chim Sơn Ca hót nên va phải bạn Sóc khiến giỏ nấm văng tung toé ra đất. Gấu con vội vàng khoanh tay và lễ phép nói: “Cảm ơn bạn Sóc!” Nói xong Gấu con cúi xuống nhặt nấm bỏ vào giỏ giúp Sóc.
Sóc ngạc nhiên nói: “Sao Gấu con lại cảm ơn, phải nói xin lỗi chứ!”
Mải nhìn Khỉ mẹ ngồi chải lông cho Khỉ con nên Gấu con bị trượt chân, rơi xuống hố sâu. Gấu con sợ quá kêu thất thanh: “Cứu tôi với! Ai cứu tôi !!!”
Bác Voi ở đâu đi tới liền đưa vòi xuống hố và nhấc bổng Gấu con lên mặt đất. Gấu con luôn miệng: “Cháu xin lỗi bác Voi, Cháu xin lỗi bác Voi!”
Bác Voi cũng rất ngạc nhiên liền nói: “Sao Gấu con lại xin lỗi, phải nói cảm ơn chứ!”
Về nhà, Gấu con kể lại chuyện cho mẹ nghe. Gấu mẹ ôn tồn giảng giải: “Con nói như vậy là sai rồi. Khi làm đổ nấm của bạn Sóc, con phải xin lỗi. Còn khi bác Voi cứu con ra khỏi hố sâu, con phải cảm ơn.” “Con nhớ rồi ạ!” – Gấu con vui vẻ nói.”
[key-takeaways title=””]
Ý nghĩa: Truyện cổ tích cho bé tập đi ngủ ngon này sẽ giúp bé biết khi làm sai phải xin lỗi; khi được giúp đỡ phải cảm ơn.
2.5 Truyện kể cho bé trước khi đi ngủ – Đeo chuông cho mèo
“Trong một cửa hàng bách hóa nọ có rất nhiều chuột. Hằng ngày, chúng phá phách và làm hư hỏng rất nhiều hàng hóa. Vì vậy, chủ tiệm đã quyết định mua một con mèo để dẹp yên lũ chuột này. Đàn chuột rất lo lắng về điều đó và tìm cách tự cứu lấy mình.
Một con chuột đứng dậy và nói: “Tôi có kế hoạch này, nếu chúng ta đeo một cái chuông vào cổ của con mèo; mọi cử động của nó, chúng ta đều biết được”. Đây cũng là một ý kiến hay, thế nhưng vấn đề được đặt ra là ai sẽ làm điều đó. Và khi câu hỏi này được nêu lên, không một ai đáp lại.”
[key-takeaways title=””]
Ý nghĩa: Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon này cho thấy giải pháp không hiệu quả sẽ là một sự lãng phí thời gian.
[/key-takeaways]
Đeo chuông cho mèo – Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon
2.6 Ba cây cổ thụ và điều ước
“Ở một khu rừng nọ có ba cây cổ thụ đang bàn luận về tương lai.
Cây thứ nhất nói: “Một ngày nào đó tôi muốn được trở thành chiếc hộp đựng châu báu với hình dáng lộng lẫy”.
Cây thứ hai nói: “Tôi muốn trở thành con thuyền to lớn . Tôi sẽ chở đức vua và hoàng hậu đi khắp thế giới”.
Và cây thứ ba: “Tôi muốn vươn dài để trở thành cây to lớn nhất trong khu rừng này. Mọi người nhìn lên đồi sẽ thấy tôi vươn xa, chạm đến bầu trời”.
Một vài năm sau đó một nhóm người đặt chân đến khu rừng và cưa những thân cây. Cả ba đều mỉm cười hạnh phúc vì tin mong ước của mình sẽ thành hiện thực.
Khi cây đầu tiên được bán cho một chủ trại mộc, nó được tạo thành máng đựng thức ăn gia súc và đặt trong kho thóc phủ lên bởi một lớp cỏ. Cây thứ hai được bán cho một thợ đóng thuyền đóng thành một chiếc thuyền nhỏ để câu cá. Cây thứ ba bị chặt thành từng khúc và quẳng lại trong bóng đêm. Đây chẳng phải là những điều mà chúng hằng mong đợi.
Một ngày nọ, một cặp vợ chồng đến kho thóc. Người vợ đã đến kỳ sinh nở, người chồng hy vọng tìm được một chiếc nôi cho đứa bé và máng cỏ đã trở thành chỗ ở ấm áp cho em. Cây thứ nhất cảm nhận cảm nhận được sự quan trọng của nó và hiểu rằng mình đang che chở một sinh linh bé nhỏ.
Vài năm sau, một nhóm người đi đánh cá trên chiếc thuyền của cây thứ hai gặp phải một trận bão lớn. Những người trên thuyền đã rất mệt mỏi, nhưng cây thứ hai biết rằng nó có đủ sự vững chãi để giữ an toàn và sự bình yên cho chủ nhân. Với cây thứ ba, một ngày, có ai đó đã đến và nhặt những khúc gỗ. Trên đỉnh đồi, nó được đóng thành một hàng rào ngăn chặn thú dữ. Khi ánh mặt trời vừa ló dạng, cây thứ ba nhận ra rằng nó có đủ sức mạnh để đứng vững trên đỉnh đồi này.”
[key-takeaways title=””]
Ý nghĩa: Khi sự việc xảy ra không theo như ý muốn, đừng tuyệt vọng vì mọi việc diễn ra đều có chủ đích. Cả ba cây cổ thụ trong truyện cổ tích cho bé ngủ ngon này đều thực hiện được những ước mơ của mình. Dù cách thức để đạt đến đích cuối cùng không như mong đợi. Cuộc sống sẽ không phụ những kẻ có lòng.
[/key-takeaways]
Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon – Ba cây cổ thụ và điều ước
2.7 Truyện cho bé 2 tuổi ngủ ngon – Gấu con bị sâu răng
“Trong rừng có một chú Gấu con rất thích của ngọt. Mật ong, bánh ga-tô, các loại kẹo, chú ăn bao nhiêu cũng chẳng chán. Gấu con nhai kẹo suốt ngày. Nhiều hôm đi ngủ rồi mà mồm vẫn còn ngậm kẹo.
Một hôm, răng Gấu con đau nhức. Nó ôm mặt khóc tu tu. Bao nhiêu bánh kẹo thơm ngon nhưng vì đau răng nên chẳng nhấm nháp được tì nào. Ở lớp học, cô giáo Sơn Dương luôn căn dặn học sinh:
– Sau khi ăn phải đánh răng, nhất là sau khi ăn đồ ăn ngọt!
Nhưng Gấu con chẳng chịu nghe lời. Nó bảo:
– Đánh răng trôi mất vị ngọt thì tiếc lắm!
Mẹ đưa Gấu con đến bệnh viện, bác sĩ Khỉ nói ngay:
– Răng cháu bị sâu hết cả rồi!
Gấu con ngạc nhiên nói:
– Cháu có ăn sâu bọ bao giờ đâu mà sâu lại cắn vào răng cháu ạ?
Bác sĩ Khỉ cười phá lên giải thích:
– Cậu bé ngốc ơi! Đó là do thức ăn, nhất là các loại bánh kẹo bám vào răng, không được đánh rửa sạch, lâu ngày sẽ biến thành “sâu” đục thủng chân răng, làm răng cháu đau nhức và có thể bị gãy hoặc lung lay. Chắc chắn ăn nhiều đồ ngọt xong, cháu không chịu đánh răng đúng không?
Gấu con cúi đầu khẽ “vâng”.
Bác sĩ Khỉ ân cần chữa răng cho Gấu con và dặn:
– Từ nay về sau, cháu phải đánh răng buổi sớm khi mới ngủ dậy, sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ. Có thế mới giữ được những chiếc răng còn lại.
Gấu con sung sướng đáp:
– Vâng ạ!”
[key-takeaways title=””]
Ý nghĩa: Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon là lời nhắc nhở đối với các bé, không nên ăn nhiều đồ ngọt và phải chăm chỉ đánh răng hàng ngày.
[/key-takeaways]
Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon – Gấu con sâu răng
2.8 Câu chuyện Cậu bé Mũi Dài
“Ngày xưa có một cậu bé có cái mũi rất dài, vì thế mọi người gọi cậu là: “Bé Mũi Dài”
Một buổi sáng đẹp trời, tiếng gió vi vu thổi, tiếng chim họa mi hót véo von. Bé Mũi Dài nhìn thấy vườn hoa với muôn vàn bông hoa đua sắc khác nhau: Hoa hướng dương vàng rực, hoa hồng, hoa cẩm chướng đỏ tươi.
Chú bé nhìn thấy một cây táo sai trĩu quả, những quả táo chín đỏ, thơm nức. Chú vội vàng leo lên cây để hái nhưng… chú không trèo lên được vì vướng phải cái mũi dài của mình.
Bực quá chú nói: “Ước gì cái mũi của tôi biến mất, tôi chẳng cần cái mũi, tôi chỉ cần cái miệng để ăn đủ thứ thơm ngon trên đời, cũng chẳng cần có tai làm gì cả”.
Lúc đó chú Ong, cô Họa Mi đứng gần đó, thấy vậy đều ngạc nhiên nói:
– Tại sao bạn không cần mũi? Đối với tôi mũi rất cần, có mũi tôi mới có thể thở được, ngửi và phân biệt được các mùi thơm khác nhau của các loài hoa.
Lúc đó chim Họa Mi bay đến chỗ Mũi Dài nói:
– Nếu bạn không có tai thì làm sao nghe được tiếng hót của tôi và những âm thanh kỳ diệu xung quanh.
Các cô hoa cũng rung rinh nói:
– Nếu bạn không có mắt bạn có nhìn thấy những màu hoa rực rỡ của chúng tôi không?
Bé Mũi Dài nghe xong hốt hoảng thấy mình không thể thiếu chúng được. Từ đó, cậu luôn giữ gìn vệ sinh cơ thể, giữ gìn đôi mắt, cái mũi… không bao giờ có ý định vứt chúng đi nữa.”
[key-takeaways title=””]
Ý nghĩa: Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon này nhấn mạnh tất cả các bộ phận đều cần thiết cho cơ thể; bé phải bảo vệ và giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
[/key-takeaways]
Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon – Cậu bé mũi dài
2.9 Truyện kể cho bé trước khi đi ngủ – Con Cừu Đen kêu be be
“Ngày xửa ngày xưa, có một con Cừu Đen sống trong một ngôi nhà nhỏ. Cứ đến mùa xuân, con Cừu Đen lại tự cạo sạch lông của mình và đem ra chợ bán cho những người muốn làm quần áo ấm.
Một năm nọ, nó nhận thấy rằng dường như không ai còn chuộng lông cừu đen nữa. Do đó, số lông cừu mà nó còn lại khá nhiều. Dù vậy, nó không muốn lãng phí số lông này nên đã quyết tâm bán tiếp. Hôm đó, chẳng có ai muốn mua lông của nó cả nên con Cừu Đen mang số lông ấy về nhà.
Ngày hôm sau, nó lại mang ra bán tiếp nhưng mọi chuyện cứ diễn ra y như hôm trước. Và hôm sau, hôm sau nữa cũng y như vậy.
Một ngày nọ, khi con Cừu Đen đang ngồi buồn rầu với số lông của mình, có một cậu bé chạy lại và hỏi nó có bán số lông này không. Nghe hỏi, con Cừu Đen vô cùng mừng rỡ và nói có.
Cậu bé chạy đến chỗ bố mẹ mình thông báo có chỗ bán lông cừu. Họ cùng nhau đến chỗ con cừu và ngỏ ý muốn mua hết toàn bộ số lông. Họ cho biết mình đến từ ngôi làng kế bên; đã tìm kiếm rất nhiều nơi để tìm mua lông cừu đen nhưng không có chỗ nào bán cả.
Ngày hôm ấy, con cừu trở về nhà và cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi những cố gắng của nó đã được đền đáp xứng đáng.”
[key-takeaways title=””]
Ý nghĩa: Hãy cố gắng, kiên trì và không bao giờ bỏ cuộc; truyện cổ tích cho bé ngủ ngon động viên rằng sự kiên định sẽ giúp bé sẽ thành công.
[/key-takeaways]
Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon – Con cừu đen kêu bebe
2.10 Vì sao Thỏ cụt đuôi?
“Thỏ và Nhím là đôi bạn rất thân. Thỏ vốn thông minh nhưng nghịch ngợm hay leo trèo nhảy nhót khắp nơi. Nhím hiền lành, chịu khó, tính tình cẩn thận , chắc chắn.
Một hôm Thỏ rủ Nhím ra ven rừng chơi. Cạnh rừng có một con đường đất đỏ chạy qua, bên kia là bãi cỏ rộng nhiều hoa thơm, bướm lượn, trông thật thích mắt.
Thỏ nói với Nhím: “Chúng mình chạy nhanh qua đường, sang bên kia tha hồ mà hái hoa, bắt bướm. Vốn tính cẩn thận Nhím nói: “Bên kia đường là bãi cỏ trống vắng, trên đường lại có ô tô chạy chúng mình đứng ngắm hoa cũng được”.
Thỏ nghĩ: “Bãi cỏ rộng thế tha hồ mà chạy nhảy, nếu có gì nguy hiểm thì mình chạy nhanh là được.”
Nghĩ rồi, Thỏ chạy băng qua đường. Vừa lúc ấy có một chiếc ô tô chạy đến. Thấy Thỏ, ô tô vội phanh thắng két một cái, chú Thỏ bé nhỏ chui tọt vào gầm xe, chiếc đuôi xinh đẹp của nó đã bị xe đè lên đứt rời ra.
Thấy Thỏ bị nạn, Nhím vội chạy ra đỡ Thỏ vào lề đường. Bị mất đuôi, Thỏ đau đớn, nó ân hận vì đã không nghe lời Nhím, chiếc đuôi của Thỏ còn lại một đọan ngắn ngủi trông thật xấu xí.
Nhím động viên Thỏ: “Từ nay chúng mình cùng phải cẩn thận hơn khi sang đường, phải nhìn sang trái, sang phải, không có xe đến gần mới được qua đường”. Thỏ bẽn lẽn: “Tớ đồng ý”.”
[key-takeaways title=””]
Ý nghĩa: Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon này nhắc nhở bé phải cẩn thận khi tham gia giao thông; kẻo gây nguy hiểm cho chính bản thân và người khác.
[/key-takeaways]
Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon
2.11 Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon – Cây táo thần
Ngày xửa, ngày xưa đã lâu lắm rồi, có một cây táo thần mọc ở ngoại ô thành phố. Hàng ngày bọn trẻ thường đến chơi ở đó, nô đùa xung quanh cây táo và bứt những quả táo ngon trên cành để chia nhau ăn.
Một hôm có một cậu bé không biết từ đâu đến, cậu bé cau mày nói với bọn trẻ:
– Này chúng mày, vườn này là của tao, tao đã mua từ trước. Cây táo này là của tao, chúng mày đi chỗ khác chơi, cấm không được đến đây nữa.
Nghe vậy, bọn trẻ rất buồn, tất cả cúi đầu lặng lẽ ra về, chỉ còn cậu bé hống hách ở lại.
Cây táo biết tất cả mọi chuyện, bằng phép lạ nó làm cho cậu bé ngủ thiếp đi dưới gốc cây và cũng bằng phép lạ nó làm cho cậu bé nằm mơ. Cậu bé mơ thấy trên thân cây táo có một cái hốc rất lớn. Cậu cảm thấy bụng đói cồn cào. Cậu bé trèo lên cây và định bứt táo để ăn. Nhưng mỗi khi tay cậu bé chạm vào một quả táo thì cành táo laị quay đi chỗ khác và quả táo lại rơi vào cái hốc to tướng ở thân cây. Cứ như vậy cho đến khi tất cả trên cành rơi vào hết cái hốc, chỉ còn trơ lại một quả trên cành.
Cậu bé ngồi dưới gốc cây và khóc. Đến lúc đó cây táo mới cất tiếng hỏi:
– Tại sao cháu khóc?
Cậu bé mếu máo trả lời:
– Ông ích kỉ quá. Ông ăn hết cả táo, ông không cho cháu một quả nào. Cháu đói lắm rồi ông ạ.
Cây táo cười và nói:
– Cháu có nhớ là cháu đã đuổi hết tất cả các bạn không? Các bạn cũng muốn ăn táo của ông nhưng cháu không cho các bạn một quả nào, như vậy cháu có ích kỉ không?
Cậu bé nhớ lại lúc các bạn buồn rầu ra về, cậu bé thấy ân hận vô cùng, cậu bé ngước nhìn cây táo và nói:
– Vâng cháu biết lỗi rồi!
Cây táo cất tiếng cười vang, rung cả cây, làm cho quả táo còn lại cũng rơi trúng đầu cậu bé, cậu bé giật mình tỉnh giấc.
Cậu bé ngơ ngác nhìn xung quanh, cậu bé thấy mình đang nằm dưới gốc cây. Cái hố to tướng trên cây táo biến mất.
Cây táo vẫn đứng yên lặng và trên cây vẫn sai trĩu quả.
Cậu bé chồm dậy, nhớ đến giấc mơ, cậu vội chạy đi gọi các bạn:
– Này các bạn ơi! Quay lại đây chơi đi. Mình xin lỗi các bạn vì đã đuổi các bạn đi.
Thế là tất cả cùng nhau chạy ra vườn. Cậu tự mình trèo lên bứt những quả chín ném xuống cho các bạn. Các bạn lại cười đùa vui vẻ. Cậu bé chợt hiểu rằng điều hạnh phúc nhất trên trái đất này là cùng chia sẻ niềm vui với mọi người.
[key-takeaways title=””]
Ý nghĩa: Bé hãy biết san sẻ, không nên ích kỷ để được mọi người yêu thương, quý trọng
[/key-takeaways]
3. Lợi ích khi kể truyện cổ tích cho bé ngủ ngon
Bé nghe kể chuyện từ nhỏ sẽ được giáo dục tốt và ngoan ngoãn hơn
Truyện cho bé ngủ ngon mang lại nhiều lợi ích mà mẹ không ngờ tới:
3.1 Tạo mối quan hệ gần gũi giữa cha mẹ và con trẻ
Trong quá trình nuôi dạy con, khi kể truyện cổ tích cho bé ngủ ngon; cha mẹ thường dùng các ngữ điệu phù hợp theo từng lời thoại các nhân vật trong truyện, bé rất thích thú.
Vào những lúc này, bé và cha mẹ sẽ thường xuyên chia sẻ nhiều hơn các câu chuyện hàng ngày như: hôm nay con đi nhà trẻ chơi gì, ăn gì, học gì chẳng hạn. Khi đó, truyện cổ tích cho bé ngủ ngon sẽ giúp thắt chặt tình cảm.
3.2 Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon giúp giáo dục tâm lý hành vi trẻ
Ngoài ra mỗi một mẩu truyện cổ tích khi mẹ kể chuyện cho bé ngủ ngon luôn có ý nghĩa riêng và bài học đơn giản. Các mẹ có thể đố con để con tự suy nghĩ và vận động. Sau đó các mẹ nhận xét và phân tích kỹ hơn các bài học cho con. Đây là một phương pháp giáo dục định hướng tốt về tâm lý và hành vi sau này.
3.3 Giúp trẻ có khả năng tư duy logic và sáng tạo nhiều hơn
Lợi ích truyện cổ tích cho bé ngủ ngon
Trẻ tiếp xúc với các truyện cổ tích cho bé ngủ ngon sẽ có những giấc mơ đẹp, phát triển đa chiều theo mỗi cách sáng tạo của trẻ. Trẻ phát triển được kỹ năng tư duy đọc hiểu rất tốt cho việc học tập trên lớp sau này.
Nhờ kể chuyện bé nghe trước khi ngủ, trẻ sẽ biết lắng nghe, biết cách đoán các sự việc sẽ xảy ra tiếp đó, biết tư duy sắp xếp các sự việc theo trình tự và tăng khả năng ghi nhớ.
3.4 Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon hỗ trợ kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp hình thành dựa trên lời nói, chữ viết và ngôn ngữ cơ thể. Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon sẽ đưa cho con cách làm sao để nói chuyện và giao tiếp với mọi người, qua chính những thảo luận giữa con và các bạn trên lớp về câu chuyện được kể vào mỗi tối.
Con có thể tự kể lại chuyện cho các bạn mình nghe; dùng ngôn ngữ và cử chỉ để diễn tả sinh động, giúp con tăng sự tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh hơn.
[inline_article id=330925]
Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon còn mang lại rất nhiều lợi ích cho bé. Hãy cùng MarryBaby đưa bé vào thế giới của những giấc mơ ngọt ngào với những câu truyện kể trước khi ngủ đầy thú vị và bổ ích này nhé! Đặc biệt lúc mang thai mẹ cũng có thể đọc truyện cho thai nhi nữa đó!