Bé bú bình và nguy cơ sâu răng
Với những bé đã mọc răng, bạn không nên để bé ngậm bình sữa trong lúc ngủ. Lí do là các mảng bám sẽ làm cho bé sâu răng. Nếu bị sâu trầm trọng, răng bé có thể bị nhiễm trùng nặng cần phải nhổ bỏ. Bạn nên vệ sinh sạch sẽ răng miệng cho bé trước khi đi ngủ, nếu không vi khuẩn sẽ tấn công và phá hủy răng của bé.
Bé bú bình và nguy cơ sặc
Bé bị sặc sữa rất nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong, đặc biệt với trẻ sơ sinh. Vì khi bé ngủ, sữa có thể vẫn chảy vào họng bé cho dù bé không mút nữa.
Bé bú bình và nguy cơ nhiễm trùng tai
Khi bạn để bé vừa nằm ngủ vừa bú bình, sữa có thể chảy vào tai của bé. Nếu bạn không phát hiện kịp thời để vệ sinh, tai bé có thể bị nhiễm trùng nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nhất là việc phát triển thính giác sau này.
Bé bú bình và nguy cơ viêm phổi
Hệ hô hấp của con người có hai đường dẫn khí khác nhau, một đường cho không khí ra vào phổi, một đường khác cho thức ăn và dung dịch đi trực tiếp vào dạ dày. Vì vậy, nếu bé vừa nằm vừa bú bình, đường dẫn đến phổi hoàn toàn mở cho không khí đi vào. Lúc này, chỉ một lượng sữa nhỏ cũng có thể vào qua đường thở đến phổi, dẫn đến viêm phổi và các vấn đề về hô hấp khác cho bé.
Bé bú bình và nguy cơ ngứa da
Khi bé ngủ quên với bình sữa ngậm trong miệng, sữa có thể chảy xuống má của bé làm da bé ẩm ướt, gây kích ứng da khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, cáu gắt, ảnh hưởng sức khỏe của bé.
Tốt nhất, các bậc phụ huynh nên cho bé uống sữa xong trước khi ngủ.
Dưới đây là danh sách “thực phẩm đen” mà cha mẹ nên hạn chế cho con cái để sự sáng tạo và trí thông minh của bé không bị “cản trở”.
1. Đồ ăn nhanh chứa nhiều chất béo:
Mặc dù đồ ăn nhanh là những món ăn khoái khẩu của bé, nhưng đây là những món ăn chứa nhiều chất lipid peroxide có thể làm thay đổi các hóa chất trong não gây tác động xấu tới sự phát triển trí thông minh. Lipid peroxide là chất có khả năng phá hủy các vitamin trong thực phẩm, ảnh hưởng đến sự hấp thu protein trong cơ thể, đồng thời làm cho một số hệ thống enzym chuyển hóa của cơ thể bị phá hủy, dễ gây ra tình trạng mất trí nhớ.
Bên cạnh đó, đồ ăn nhanh có nhiều chất béo cũng có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất dopamine – là một hóa chất quan trọng nhằm thúc đẩy cảm giác hạnh phúc, hỗ trợ chức năng nhận thức, năng lực học tập, sự tỉnh táo. Do đó, dù đây là những món ăn ưa thích của rất nhiều trẻ nhỏ, nhưng cha mẹ nên hạn chế cho bé dung nạp vào cơ thể.
2. Thực phẩm chế biến sẵn:
Với những loại thực phẩm chế biến sẵn hết đều chứa các hóa chất, phẩm màu, chất phụ gia, hương vị nhân tạo, chất bảo quản. Các loại hóa chất này hoàn toàn không tốt cho não bộ còn non nớt của bé.
Nếu để bé thường xuyên sử dụng những món ăn chế biến sẵn, lượng hóa chất có trong nhóm thực phẩm này dần dần phá hủy các tế bào thần kinh nằm trong não, giảm khả năng nhận thức và óc sáng tạo của trẻ.
3. Thực phẩm chế biến quá nhiều muối:
Ăn mặn là thói quen không tốt cho sức khỏe không chỉ người lớn mà cả ở trẻ nhỏ.
Chế độ ăn uống với những món ăn mặn không chỉ gây ra huyết áp cao, xơ cứng động mạch, tắc mạch, mà còn có thể ảnh hưởng đến chức năng nhận thức của não và làm suy giảm trí thông minh của con người. Bên cạnh đó, việc nạp lượng lớn natri (muối) vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, tế bào não chậm phát triển, máu thiếu ô xy, dẫn đến mất trí nhớ và thậm chí là cả lão hóa sớm.
Vì vậy, để không ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh của trẻ, cha mẹ đừng tạo nên cho con cái chế độ ăn uống với quá nhiều muối.
4. Thực phẩm có nhiều bột ngọt: Để tăng thêm vị ngon ngọt cho món ăn, nhiều người thường có thói quen cho rất nhiều bột ngọt nêm nếm khi chế biến. Tuy nhiên, khi lượng bột ngọt quá cao (trên 4g/ ngày) được đưa vào cơ thể trong thời gian dài, sẽ gây thiếu chất kẽm nghiêm trọng ở trẻ, dẫn đến tình trạng chậm phát triển trí thông minh ở bé.
Vì vậy, tốt nhất đừng quá lạm dụng bột ngọt khi chế biến đồ ăn, đặc biệt là trong món ăn dành cho con trẻ.
5. Thực phẩm chứa nhiều đường:
Cũng giống như những loại thực phẩm chứa nhiều muối, thì thực phẩm với quá nhiều đường cũng là “thủ phạm” gây hại cho trí não của bé.
Bởi khi lượng đường quá nhiều có thể sẽ gây ra các vấn đề về thần kinh, đồng thời cũng có thể can thiệp vào bộ nhớ của con người. Đặc biệt, khi con trẻ đang trong giai đoạn phát triển, thì thực phẩm chứa nhiều đường còn có thể cản trở khả năng tìm hiểu, phán đoán, sáng tạo của bé.
Hạn chế cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường là một cách để cha mẹ bảo vệ sự sáng tạo và thông minh cho trẻ.
Biểu đồ tăng trưởng là gì? Mẹ thử dùng sổ tay sơ sinh vẽ 1 đường cơ bản lên “biểu đồ tăng trưởng” theo 2 trục: trục tung – trục hoành (kilogram và centimet) mà mẹ cân đo được, để biết con có phát triển tốt hay không?!
Sau mỗi lần cân đo, mẹ hoặc bác sĩ sẽ chấm 1 chấm tạo 1 điểm kế tiếp điểm trước đó và nối 2 điểm lại với nhau. Cứ thế, từng tháng qua đi, ta nối dần các điểm đó tạo thành 1 đường gấp khúc lên hoặc xuống.. Đường gấp khúc đó được gọi là biểu đồ tăng trưởng.
Theo dõi tình trạng sức khoẻ của bé theo chiều hướng của biểu đồ tăng trưởng:
Khi đoạn biểu đồ nằm ngang: Bé không tăng cân và chiều cao. Nếu biểu đồ này nằm ngang liên tục hơn 2 tháng liền, nghĩa là con đang có vấn đề về sức khoẻ. Con có thể bị chứng kém hấp thu, biếng ăn, v..v.. Trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
Nếu trẻ còn bú mẹ thì xem lại tư thế cho bú hoặc số lần bú của trẻ như thế có đủ cung cấp dinh dưỡng cho con không?! Nếu trẻ ăn dặm thì nên xem lại chế độ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn, chia nhỏ bữa ăn ra 5 – 6 cữ/ ngày. Bổ sung rau xanh, hoa quả có màu đỏ, cam để cung cấp thêm Vitamin A, cho thêm 1 ít dầu vào cháo.
Khi đoạn biểu đồ đi xuống: Chứng tỏ bé phát triển không tốt, có dấu hiệu suy dinh dưỡng nguy hiểm, có thể trẻ đang mắc chứng bệnh tiêu chảy, viêm phổi. Cũng có trường hợp mẹ tập bé ăn quá sớm (trước 4 tháng) nên ảnh thưởng đến hệ tiêu hoá của bé khiến bé sụt cân,…
Hãy cho con bú mẹ, bú bình trọn vẹn cho tới 4 tháng tuổi để con được hấp thu chất béo từ sữa một cách tốt nhất. Sau 4 tháng mới bắt đầu cho con ăn dặm từ loãng đến đặc và từ ngọt đến mặn.
Đối với trẻ lớn hơn thì nên tìm cách khuyến khíc trẻ ăn nhiều hơn, cần bổ sung chất béo và các nhóm rau xanh vào trong thực đơn hàng ngày của con. Và cũng cần quan tâm giữ gìn vệ sinh thân thể cho bé. Khi phát hiện trẻ có bệnh lý thì nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để chữa trị kịp thời.
Đoạn thẳng biểu đồ đi lên: Đoạn thẳng lý tưởng trong khung vạch cho phép chứng tỏ bé vẫn phát triển đều đặn sau mỗi chu kỳ cân đo. Biểu đồ đi lên chứng minh sức khoẻ bé ổn định.
Khi biểu đồ đi lên: Các mẹ cũng cần lưu ý đoạn biểu đồ đi lên nhanh và cao hơn ngưỡng cho phép đột ngột, chứng tỏ bé đang có dấu hiệu thừa cân, thậm chí bé bị béo phì. Trong trường hợp này thì nên điều chỉnh lại khẩu phần dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của con cho phù hợp. Tăng cường cho con dùng nhiều rau xanh, bớt tinh bột và thay chất béo động vật bằng chất béo thực vật.
Biểu đồ tăng trưởng của bé trai có xu hướng tăng nhanh hơn biểu đồ tăng trưởng của bé gái. Vì thế, không nên so sánh các bé với nhau. Các mẹ chỉ cần xem biểu đồ tăng trưởng của con mình để theo dõi tình trạng sức khoẻ của con, để can thiệp kịp thời khi cần thiết.
Thực tế, những hiểu lầm tai hại về chế độ dinh dưỡng khi mang thai như thế này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và bé.
1. Ăn nhiều để em bé to, khỏe
Với quan niệm phải “ăn cho hai người” khi mang thai, nên các bà bầu thường cố gắng ăn thật nhiều món ngon, bổ dưỡng để em bé to khỏe. Nhưng trên thực tế, việc ăn quá nhiều trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến béo phì, làm mất đi 9 năm tuổi thọ của người mẹ.
Đồng thời, khi bà bầu nạp vào cơ thể quá nhiều đồ ăn sẽ làm gia tăng các nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim, đột quỵ, vô sinh, trầm cảm và một vài dạng ung thư khác.
Ngoài ra, việc thai nhi to quá mức khiến việc sinh nở gặp khó khăn. Vấn đề giảm cân sau sinh cũng rất khó nếu các bà bầu ăn nhiều trong quá trình mang thai
2. Ăn trứng ngỗng để con thông minh
Rất nhiều phụ nữ tin rằng, ăn trứng ngỗng sẽ giúp em bé trong bụng sinh ra thông minh hơn. Bởi vì quan niệm dân gian, trứng ngỗng là món ăn giúp em bé phát triển tốt, đặc biệt là phát triển trí não, khiến bé sau này sinh ra được thông minh, lanh lợi.
Tuy nhiên, chưa hề có một kết luận khoa học nào khẳng định phụ nữ mang thai ăn trứng ngỗng thì con thông minh, hoặc trứng ngỗng tốt cho thai nhi hơn các trứng gia cầm khác. Hơn thế, hàm lượng các vitamin trong trứng ngỗng nhỏ hơn hàm lượng vitamin có trong trứng gà, đặc biệt là vitamin A rất cần cho phụ nữ có thai. Nếu như hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng là 0,33mg%, thì hàm lượng vitamin này trong trứng gà là 0,70mg% trong trứng gà. Tức là hàm lượng vitamin A của trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà.
Mặt khác, việc bà bầu bổ sung trứng ngỗng thường xuyên có thể bị bị béo phì và mắc chứng cholesterol máu cao. Bởi vì trứng ngỗng là thực phẩm chứa nhiều cholesterol và giàu lipid là những chất không có lợi cho sức khỏe phụ nữ có thai.
3. Nhịn ăn để không bị nôn
Tình trạng bị nôn ói do ốm nghén nặng khiến nhiều bà bầu rất khó chịu, mệt mỏi. Nhiều người cho rằng, khi nhịn ăn, cơ thể không được nạp thức ăn sẽ không bị nôn ói nữa. Đây là quan niệm sai lầm tai hại của nhiều bà bầu. Vì khi người mẹ không cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng khi mang thai thiết yếu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bé.
Khi người mẹ ăn uống thường xuyên và đầy đủ thì cho dù có bị ói sau khi ăn, nguồn thức ăn vẫn không đi ra ngoài hết, mà vẫn được cơ thể hấp thu. Do đó người mẹ vẫn cần ăn để thai nhi không bị thiếu chất dinh dưỡng khi mang thai, tuyệt đối không được nhịn ăn vì điều này có thể nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Cách khắc phục tạm thời cho bạn khi nôn ói do nghén nặng là: ăn ít một và chia làm nhiều bữa trong ngày để vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng khi mang thai cho mẹ và thai nhi.
1. Sơ cấp cứu khi bé nghẹn, hóc vật lạ:
Nuốt phải những vật lạ là tai nạn thường gặp ở các bé dưới 2 tuổi, do các bé còn quá nhỏ và vẫn còn thói quen bỏ vào miệng bất cứ thứ gì. Ngoài ra, ở độ tuổi này các bé cũng dễ bị sặc đồ ăn, thức uống trong khi đang khóc. Thông thường, cha mẹ lấy tay vuốt lưng hay ngực bé để dị vật trong cổ họng “xuôi xuống”, nhưng thực tế động tác này không có tác dụng giúp thức ăn hay dị vật đi xuống.
Cách sơ cấp cứu tốt nhất cho bé lúc này là cha mẹ nên đặt bé nằm sấp trên đùi bạn, đầu chúi về phía trước, thấp hơn phần thân, dùng tay chụm lại và vỗ nhẹ vào lưng bé. Với những bé lớn trên 3 tuổi, bạn có thể yêu cầu bé đứng chúi đầu xuống đất, phần đầu thấp hơn ngực, rồi lấy tay vỗ vào giữa hai xương bả vai của con khoảng 5-7 cái với động tác dứt khoát.
Cách sơ cấp cứu thứ hai với tai nạn hóc dị vật này là: Đặt bé nằm ngửa, đầu hơi ngửa ra đằng sau, lưng dựa vào người bạn, dùng hai ngón tay ấn vào khoảng giữa rốn và phần cuối xương sườn khi ấn phải chú ý ấn vào bên trong và hơi đưa lên trên, động tác phải dứt khoát, nhanh và mạnh. Với những bé lớn có thể nắm lại thành quả đấm (ngón cái nằm trong) rồi cũng ấn mạnh vào khoảng giữa rốn và phần cuối xương sườn của bé, hướng lên trên.
Nếu với 2 cách làm trên vẫn không giúp bé đẩy vật là ra ngoài, tốt nhất cha mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất.
2. Sơ cấp cứu khi bé bị bỏng:
Với bản tính hiếu động, tò mò, thích khám phá mọi thứ xung quanh, nên bị bỏng là tai nạn các bé rất dễ gặp phải.
Nếu con bạn bị bỏng do nước sôi, nước canh nóng hay chạm phải bô xe máy, trước tiên cần làm mát vết bỏng trong nước lạnh. Nhẹ nhàng ngâm chỗ vết thương của bé trong chậu nước sạch, hoặc mở vòi nước để xả nhẹ lên vết bỏng. Ngâm vết thương trong nước lạnh ít nhất 10 phút, điều này sẽ giúp bé giảm đau và sưng phồng.
Nếu bị bỏng do hóa chất thì khi xối nước cần cẩn thận để tránh dây ra các vị trí khác không bị bỏng.
Sau khi ngâm vết bỏng trong nước lạnh, hãy băng vết thương lại cho bé bằng miếng vải sạch không nhiều sợi lông. Tuy nhiên, nếu vết bỏng nặng hoặc to hơn bàn tay thì phải đưa trẻ đến bệnh viện.
3. Sơ cấp cứu khi bé bị điện giật:
Với tai nạn này, cha mẹ cần hết sức bình tĩnh để xử trí, nếu bạn luống cuống có thể sẽ khiến cả bé và chính bản thân mình gặp nguy hiểm.
Không được chạm trực tiếp vào người bé nếu bé vẫn còn trong nguồn điện. Trước tiên, hãy cắt ngay nguồn điện nếu có thể. Nếu không hãy tìm cách lấy nguồn điện ra khỏi người bé. Để làm điều này, bạn phải đứng trên vật liệu cách điện khô, như quyển danh bạ điện thoại, và dùng thứ gì đó bằng vật liệu không dẫn điện như: nhựa, gỗ, vải khô để tách bé và nguồn điện.
Kiểm tra hơi thở của bé, để bé nằm nghiêng qua một bên, co một đầu gối lên, hạ đầu bé xuống để bé không nuốt phải nước dãi chảy ra. Đỡ cổ bằng một cái gối. Với trẻ sơ sinh, bế trong tay, đỡ đầu và hướng mặt xuống để tránh bị nghẹn. Tư thế này giúp bé thở dễ dàng hơn và không bị nghẹn. Sau khi sơ cấp cứu, nhanh chóng đưa bé đến ngay cơ sở y tế.
4. Sơ cấp cứu khi bé chảy máu cam:
Khi con bạn đột nhiên bị chảy máu cam, đầu tiên hãy cho bé ngồi xuống và hơi ngửa đầu về phía sau để ngăn máu không tiếp tục chảy xuống mũi. Lấy tay bịt mũi của bé lại trong 10 phút, yêu cầu bé không thở bằng mũi mà thờ bằng miệng. Nếu máu vẫn không ngừng chảy bạn để bé tiếp tục động tác bịt mũi, thờ bằng miệng như vừa rồi thêm 2 lần nữa.
Khi thấy máu ngừng chảy, lấy khăn hoặc giấy ướt lau sạch mũi cho bé. Hạn chế không cho bé nói chuyện, chạy nhảy hay khụt khịt mũi bởi nó có thể làm vỡ mạch máu đã lành trong mũi và lại gây chảy máu.
Lưu ý không để bé ngửa hẳn cả đầu ra sau bởi máu sẽ có thể chảy ngược vào cổ họng gây khó chịu. Sau hơn 30 phút, máu cam vẫn tiếp tục chảy, ngay lập tức đưa bé đến gặp bác sĩ để điều trị.
5. Sơ cấp cứu khi bé bị các vật sắc nhọn đâm:
Những đồ vật, dụng cụ gia dụng hàng ngày như: dao, kéo, đinh,…rất có thể là “thủ phạm” gây ra tai nạn cho các bé.
Khi thấy bé gặp phải tai nạn này, cha mẹ tuyệt đối không tìm mọi cách để lấy vật sắc nhọn đã cắm sâu ra khỏi vết thương. Trước tiên hãy rửa sạch và sát trùng vết thương cho bé bằng oxy già hoặc nước muối, và băng cố định dị vật tại chỗ bằng khăn xô đủ chặt để cầm máu. Nếu vết thương rất sâu và chảy nhiều máu, sau khi sơ cấp cứu phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Đặc biệt, khi các vật gây thương tích có dính bùn đất, hoặc gỉ sét có thể gây uốn ván và các nhiễm trùng nặng khác, nên đưa bé đi tiêm phòng.
Cảm cúm khi mang thai khiến mẹ mệt mỏi, mất sức gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Các bà bầu rất dễ mắc phải loại bệnh này trong mùa đông, xuân và ở thời điểm đầu tiên của thai kỳ khi hệ miễn dịch bắt đầu suy yếu do những thay đổi của nội tiết tố.
Bình thường bệnh cảm cúm rất dễ chữa, chỉ cần uống thuốc tây là khỏi, thế nhưng khi mang thai thì việc sử dụng thuốc một cách bừa bãi là không an toàn cho thai nhi. Cho nên mẹ cần tìm đến những biện pháp khác trước khi sử dụng thuốc để không ảnh hưởng đến em bé. MarryBaby xin chia sẻ những cách chữa cảm cúm khi mang thai tự nhiên, đơn giản và an toàn cho thai kỳ, mẹ có thể theo dõi ngay sau đây nhé.
Chữa cảm cúm khi mang thai bằng những việc đơn giản
1. Súc miệng bằng nước muối
Nếu có triệu chứng rát cổ họng hoặc ho dai dẳng, mẹ bầu hãy súc miệng ngay với nước ấm pha chút muối mỗi ngày vài lần. Nước muối có tính sát khuẩn tự nhiên nên cổ họng mẹ sẽ được làm dịu ngay lập tức.
2. Kê gối cao khi nằm ngủ
Có một giấc ngủ ngon mỗi đêm là cách đơn giản để chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu bị cảm cúm khi mang thai mẹ bầu khó có thể ngủ ngon giấc. Các triệu chứng sẽ trở nên nặng hơn khi về buổi tối hoặc khuya làm các mẹ thấy khó thở. Khi gặp trường hợp này, mẹ bầu nên chồng nhiều gối lên và kê gối cao khi nằm ngủ để giảm nghẹt mũi.
Mẹ bầu có thể sử dụng máy phun sương hoặc máy xông hơi để thư giãn nếu bị cảm cúmkhi mang thai 3 tháng đầu hoặc bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ.
Đặt tô nước nóng trước mặt để hơi nước bốc lên hoặc xả vòi nước nóng trong nhà tắm, đóng kín cửa và thư giãn. Không khí ấm áp và ẩm ướt sẽ giúp bạn bớt nghẹt mũi. Nhưng chú ý đừng nên thực hiện quá lâu nhé.
4. Dùng tinh dầu
Các loại tinh dầu tự nhiên như oải hương, bạch đàn và cây chè có thể làm dịu, giải tỏa và hỗ trợ hô hấp hiệu quả khi mang thai bị cảm cúm. Mẹ bầu có thể pha loãng tinh dầu, thoa lên ngực, lòng bàn chân hoặc bất kỳ nơi nào bạn cảm thấy dễ chịu.
5. Dùng thuốc nhỏ mũi
Nếu xuất hiện các triệu chứng cảm cúm khi mang thai, mẹ bầu nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi. Nước muối giúp làm mềm gỉ mũi để mẹ dễ dàng vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, nước muối còn có tính sát khuẩn nên sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn và làm cho mũi ẩm ướt, dễ chịu hơn.
6. Uống nhiều đồ nóng
Uống đủ nước trong giai đoạn này là nhiệm vụ tối quan trọng, vừa tốt cho bé, vừa tốt cho sức khỏe của bạn. Tốt nhất, mẹ bầu nên nhâm nhi tách trà nóng, nước ấm pha chanh và mật ong. Hơi nóng sẽlàm dịu chứng viêm họng và nghẹt mũi.
7. Thường xuyên xì mũi
Khi bị cảm cúm khi mang thai sẽ có nhiều dịch nhầy trong mũi của mẹ bầu. Việc hỉ mũi làm chất nhầy thoát ra ngoài cũng là một cách để loại bỏ bớt vi khuẩn ra khỏi đường thở. Tuy nhiên, mẹ cần hỷ vào tờ giấy rồi cuộn lại cho vào thùng rác chứ không nên hỉ mũi lung tung ra môi trường để tránh lây bệnh cho người khác nhé. Và trước khi hỉ mũi, mẹ bầu nên dùng nước xịt mũi làm dịch mũi lỏng ra sẽ dễ dàng cho việc hỉ mũi hơn nhé.
8. Bổ sung vitamin
Chanh mật ong giàu vitamin C giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng. Không chỉ vậy, các thực phẩm này còn giúp trị viêm họng hiệu quả và an toàn cho thai kỳ. Bên cạnh đó, tắc chưng đường phèn cũng là một trong những bài thuốc cảm trị viêm họng an toàn mà mẹ bầu nên thử.
Ngoài ra, mẹ nên bổ sung kẽm để giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống bổ sung nhé.
Các cách chữa cảm cúm khi mang thai bằng kinh nghiệm dân gian
1. Cách chữa cảm cúm khi mang thai bằng phương pháp xông tinh chất tỏi
Vị hăng hăng của tỏi có thể khiến bạn rất khó chịu. Tuy nhiên, đây là loại gia vị đặc biệt, có công dụng như 1 loại thuốc để trị bệnh cúm rất hiệu quả. Trong tỏi có chứa chất kháng sinh allicin, giúp chống lại các virus gây bệnh. Tinh dầu tỏi giàu glycogen và alen, fitonxit- là những chất có khả năng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, tỏi cũng rất giàu vitamin và các khoáng chất nên rất tốt cho sức khỏe bà bầu.
Cách thực hiện:
Lấy vài nhánh tỏi giã nhỏ cho đến khi sền sệt
Cho tỏi đã giã vào một cái chén và đặt trước mũi để ngửi.
Đây là cách làm đơn giản và rất an toàn để chữa cảm cúm khi mang thai. Nếu muốn “đánh bay” cảm cúm nhanh hơn, bạn có thể giã tỏi để uống với nước.
2. Chữa cảm cúm khi mang thai bằng lá tía tô, kinh giới
Trong dân gian, tía tô và kinh giới được xem là hai vị thuốc cảm mạo phong hàn, có vị cay tính ấm, trị đau nặng đầu, sưng họng, buồn nôn do lạnh. Ngoài ra, tía tô cũng là một vị thuốc dùng để an thai. Cho nên khi mang thai bị cảm cúm, mẹ bầu có thể dùng bài thuốc này để giảm bớt các triệu chứng khó chịu nhé.
Cách thực hiện:
Lấy lá tía tô và kinh giới mỗi thức một nắm rửa sạch, để ráo nước
Cho hai loại lá cùng 2 bát nước vào nồi đun sôi đến khi nước trong nồi chỉ còn lại khoảng 1 bát
Múc nước ra bát để tới khi bớt nóng thì uống
Ngoài ra, mẹ có thể nấu cháo trứng với lá tía tô hoặc lá kinh giới để ăn lúc nóng. Cháo này cũng có tác dụng trị cảm cúm hiệu quả vì nó giúp thải độc ra khỏi cơ thể thông qua việc toát mồ hôi.
3. Chữa cảm cúm khi mang thai bằng cách xông lá thảo dược
Vỏ bưởi, cây sả, gừng, lá chanh, húng quế… có vị cay, tính ấm có tác dụng trị cảm cúm rất hiệu quả, đặc biệt là khi kết hợp với các loại lá xông thảo dược khác.
Cách thực hiện:
Lấy khoảng 50-100g gồm 5- 7 loại lá xông kể trên rửa sạch
Cho các loại lá vào nồi đổ ngập nước, đậy nắp thật kín, đun cho tới sôi
Khi nước sôi đun tiếp 3-5 phút nữa thì bắc nồi nước xuống
Bạn ngồi cạnh nồi nước mở hé vung rồi trùm kín cả người cả nồi nước để xông. Bạn hãy hít thở thật đều để hơi nước đi sâu vào mũi, giúp làm sạch vi khuẩn và thông đường thở.
Thời gian xông khoảng 15-30 phút tùy vào khả năng chịu đựng của bạn. Sau khi xông xong hãy dùng khăn lau khô mồ hôi và mặc quần áo
Bà bầu nên xông khoảng 2 -3 ngày liên tiếp để loại bỏ hết virus và độc tố ra khỏi cơ thể để chữa cảm cúm khi mang thai. Bạn có thể kết hợp cách xông lá thảo dược với việc ăn một tô cháo giải cảm, hoặc uống một ly nước chanh có bỏ thêm chút muối để đạt hiệu quả nhanh hơn nhé.
Ngoài ra, bà bầu có thể dùng một số loại thức uống có công dụng trị cảm lạnh như: trà chanh với mật ong, trà gừng với chanh, trà hoa cúc để uống nếu có dấu hiệu cảm cúm khi mang thai nhé.
1. Móng tay xuất hiện những đường vân trắng:
Đây là dấu hiệu cho thấy móng tay của bé đã bị tổn thương. Có thể là bé đã bị kẹp tay vào cánh cửa, ngăn kéo hoặc là bị vật có sức nặng đè lên,… Ngoài ra, cũng có thể đây dấu hiệu xuất hiện khi bé bị thiếu hụt kẽm hoặc đang đối mặt với bệnh xơ gan.
Thông thường, những đốm trắng xuất hiện do nguyên nhân vị thương tích thì chúng sẽ mất đi khi phần móng bị thương của bé đã lành lại. Nếu thấy những dấu hiệu này xuất hiện thường xuyên và kéo dài, tốt nhất bạn nên đưa bé đến bác sĩ để có chuẩn đoán chính xác.
2. Móng tay bé có màu đỏ hoặc màu hồng bất thường:
Màu đỏ xuất hiện trên móng tay là “tín hiệu thông báo” rằng bé yêu của bạn đang có vấn đề về tim. Còn màu hồng là dấu hiệu của bệnh thiếu máu. Vì vậy, khi móng tay của bé đột nhiên xuất hiện màu đỏ hay màu hồng khác với màu móng tự nhiên thì cha mẹ nên cẩn thận.
Để phòng tránh cho bé, bạn nên tăng cường cho bé ăn các loại thực phẩm giàu sắt như gan động vật, thịt bò, nho khô và các loại thực phẩm khác.
3. Bề mặt móng tay gồ ghề, xù xì:
Đây là dấu hiệu “tố cáo” rất có thể bé bị thiếu Vitamin B.
Với trường hợp này, bạn cần cung cấp cho bé một chế độ ăn uống giàu vitamin B. Trong khẩu phần ăn của bé, cha mẹ nên ưu tiên các thực phẩm như lòng đỏ trứng, gan động vật, đậu xanh và các loại rau màu xanh đậm…
4. Móng tay bé bị lõm vào ở giữa:
Móng tay bé bị lõm ở giữa, có hình dạng giống như chiếc muỗng là dấu hiệu của tình trạng thiếu sắt. Ngoài ra, khi cơ thể bé đang gặp các vấn đề về thận, rối loạn chức năng tuyến giáp hoặc cơ xương cũng sẽ gây ra tình trạng lõm móng tay ở các bé.
Với hiện tượng này, cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để có kết luận chính xác và hướng điều trị phù hợp.
5. Móng tay giòn, dễ gãy hoặc bong tróc:
Nguyên nhân gây ra hiện tượng móng tay bé giòn, rất dễ gãy và hay bị bong tróc là do thiếu protein hoặc do bé đang mắc các bệnh về da.
Bổ sung các loại thực phẩm giàu protein khác, như: cá, tôm,…là biện pháp để móng tay của bé được khỏe hơn. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng chú ý bổ sung các nguyên tố vi lượng như kali, sắt cho bé.
6. Móng xuất hiện những đường kẻ ngang:
Những đường kẻ ngang tối màu thường xuyên xuất hiện trên móng tay bé là dấu hiệu của một số bệnh nhiễm trùng móng tay, bệnh ngoài da, thậm chí rất có thể bé yêu có nguy cơ bị bệnh tiểu đường đang tiềm ẩn.
Ngoài ra, suy dinh dưỡng, nồng độ canxi trong máu thấp, tắc nghẽn trong mạch máu, do tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc bị chấn thương ở móng tay cũng là những nguyên nhân khiến móng tay của bé xuất hiện tình trạng này. Nếu ngay từ khi sơ sinh mà móng tay của bé đã có hiện tượng này thì nguyên nhân có thể do thai nhi bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ.
Tốt nhất, cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra và được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.
7. Móng tay bị xước măng rô:
Xước măng rô là biểu hiện rõ nhất của tình trạng thiếu Vitamin C và acid folic. Ngoài ra, các bệnh về da như: viêm da, nấm da, bệnh eczema,… cũng là thủ phạm gây ra tình trạng xước măng rô.
Để bổ sung vitamin C cho bé, cha mẹ nên tăng cường cung cấp những thức ăn như cam, quýt, bưởi, ổi, cải bắp, rau muống, súp lơ, cần tây…Còn các loại rau có màu xanh thẫm, gan động vật, hạt nảy mầm (giá đỗ, rau mầm…) là những thực phẩm giàu acid folic.
Ở tuần thứ 20 thai kỳ, đôi tai của bé đã tương đối hoàn chỉnh. Trước tuần thai thứ 24, não bé có thể phản ứng với những âm thanh bên ngoài bào thai. Vì thế, thai nhi có thể cảm thụ và nhớ từng điệu nhạc quen thuộc trước khi bé chào đời. Những lời hát ru là những âm thanh du dương, giúp con người ngủ ngon hơn. Riêng với bé, lời ru cho bé ngủ của mẹ còn có những tác dụng diệu kỳ khác.
1. Phát triển trí tuệ IQ
Những lời ru với phần điệp khúc lặp đi lặp lại như một thói quen sẽ tạo cho bé những ngôn từ đầu tiên, giúp bé tiếp thu ngôn ngữ tốt hơn và nhớ lâu hơn.
Các nghiên cứu khoa học chứng minh bé được nghe nhạc phát triển trí tuệ từ 0 đến 6 tháng tuổi sẽ có IQ phát triển vượt trội và biết nói sớm hơn. Sự phát triển trí tuệ này của bé sẽ được biểu hiện qua các trò chơi xếp hình, giải đố…
Trong giai đoạn trưởng thành của bé, khi mẹ vẫn cho bé nghe hát ru, âm nhạc sẽ hình thành mối liên kết trong não bộ, có tác dụng nâng cao khả năng tư duy của bé.
Khi bé lớn hơn một chút, mẹ có thể nhận thấy bé rất giỏi trong các môn chơi cờ, giải toán… và những môn cần sự tư duy!
2. Phát triển trí tuệ cảm xúc EQ
Những bản nhạc giao hưởng, những bài hát ru… có tác dụng tích cực đến khả năng cảm thụ xúc cảm của trẻ nhỏ. Những giai điệu nhạc tông cao sẽ giúp bé thể hiện cảm xúc tươi vui, những giai điệu nhạc tông trầm khiến bé có cảm xúc buồn. Những điệu nhạc nhanh và thay đổi tiết tấu giúp bé hào hứng phấn khích, còn những điệu nhạc chậm sẽ khiến bé tĩnh lặng.
Trên tất cả, lời hát ru của mẹ giúp củng cố mối dây liên hệ giữa hai mẹ con. Người mẹ nào thường xuyên hát ru con bằng giọng truyền cảm, bằng những ngôn từ mộc mạc đầy yêu thương sẽ giúp bé cảm nhận sâu sắc tình yêu thương của mẹ. Được như thế, đứa bé ấy ra đời và lớn lên luôn có sự gắn kết diệu kỳ với mẹ. Bé sẽ biết trân trọng và yêu thương gia đình mình.
Kinh nghiệm đi sinh: Chuẩn bị trước khi sinh con ở bệnh viện như thế nào? Trước khi ngày dự sinh đến, bạn và chồng nên sớm tìm hiểu kỹ những đường ngắn nhất để tới bệnh viện. Chớ quên tìm chỗ đậu xe, hãy nhớ rằng gia đình bạn sẽ phải để xe ở đó ít nhất 24 giờ. Để chuẩn bị trước khi sinh con ở bệnh viện, bạn nên hỏi thăm các nhân viên bệnh viện từ trước xem bạn nên vào đâu nếu đến bệnh viện ngoài giờ hành chính.
Giai đoạn chuẩn bị trước khi sinh sẽ như thế nào? Nếu đã đăng ký trước, bạn nên theo những chỉ dẫn đã nhận được, thông thường bạn có thể bỏ qua bàn tiếp tân và đi thẳng đến khu thai sản. Nếu chưa đăng ký trước, bạn vẫn có thể đi thẳng đến khu thai sản. Thường sẽ có một bàn đăng ký và nhân viên ở đó sẽ giúp bạn điền các loại giấy tờ cần thiết. Ở khu vực thai sản, các bác sĩ và y tá chuyên về việc chuyển dạ và sinh nở sẽ kiểm tra tình trạng của bạn để xác định xem bạn đã sẵn sàng nhập viện hay chưa.
Bạn có thể sẽ được yêu cầu xét nghiệm nước tiểu. Sau đó bạn sẽ được kiểm tra các dấu hiệu quan trọng như các cơn co thắt của bạn bắt đầu khi nào với tần suất ra sao, nước ối đã vỡ hay chưa và mẹ có bị chảy máu âm đạo hay không. Bạn cũng nên báo cho bác sĩ hoặc y tá những thông tin như: bé của bạn có đang cử động hay không, bạn vừa mới ăn hay uống gì, và bạn đối phó với cơn đau như thế nào.
Bác sĩ sẽ kiểm tra tần suất, thời gian của mỗi cơn co thắt ở bạn cũng như nhịp tim của bé. Đặc biệt, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ hơn bụng và âm đạo của bạn. Nếu có vẻ như bạn chưa chuyển dạ hoặc mới bắt đầu chuyển dạ trong khi bạn và bé vẫn bình thường, có thể bạn sẽ được cho về nhà cho đến khi cơn chuyển dạ diễn ra mạnh hơn. Ngược lại, bạn sẽ được cho nhập viện và thực hiện các thủ tục cần chuẩn bị trước khi sinh.
Điều gì sẽ xảy ra sau khi nhập viện? Mẹ sẽ được lấy mẫu máu (để xác định nhóm máu của mẹ và dùng cho một số mục đích khác) và có thể được lắp ống truyền tĩnh mạch trong các trường hợp sau: mẹ có kết quả xét nghiệm dương tính với liên cầu khuẩn nhóm B và cần truyền thuốc kháng sinh; mẹ cần truyền nước vì không thể uống được, mẹ muốn gây tê cột sống hay gây tê ngoài màng cứng, mẹ cần điều trị oxytocin (thuốc gây co bóp tử cung), hoặc có bất kỳ vấn đề sức khỏe hay biến chứng thai kỳ nào. Đây là giai đoạn chuẩn bị trước khi sinh.
Y tá hướng dẫn có nhiệm vụ chỉ cho bạn cách sắp xếp, bố trí trong phòng và cho chồng bạn biết nơi để nguồn nước nóng/ lạnh. Đừng ngại yêu cầu những thứ mà bạn có thể cần như ghế, khăn mát hay một chiếc chăn, hoặc hỏi bất cứ câu hỏi nào chưa kịp hỏi. Trong trường hợp bạn phải liên tục theo dõi tim thai, bạn sẽ cần quan tâm đến cách thức máy đo hoạt động: dòng nào cho thấy các cơn co thắt của bạn và dòng nào hiển thị nhịp tim. Bạn có thể yêu cầu tăng giảm âm lượng của máy nếu muốn. Bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ về việc đăng ký trước tại bệnh viện để không phải lo lắng gì khi ngày sinh nở đến.
Dưới đây là những tóm tắt về các dấu hiệu bất thường khi mang thai mà mẹ cần chú ý. Hãy gọi bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
Dấu hiệu bất thường khi mang thai dưới 36 tuần
Cảm giác tức ở vùng xương chậu (cảm giác như em bé đang tụt xuống), đau lưng dưới (đặc biệt là khi trước đây bạn không gặp tình trạng này), đau thắt như khi có kinh hoặc đau bụng, hoặc co thắt hơn 4 lần trong một giờ (ngay cả khi không đau).
Gia tăng tiết dịch âm đạo hoặc dịch tiết có sự thay đổi khác thường như trở nên lỏng hơn, dịch nhầy hoặc có máu (thậm chí ngay cả khi có màu hồng hoặc chỉ lẫn chút máu).
Dấu hiệu bất thường trong suốt thai kỳ
Em bé trong bụng cử động hoặc đạp ít hơn bình thường
Đau bụng dữ dội hoặc dai dẳng
Âm đạo chảy máu hoặc ra nước
Đau hoặc rát khi đi tiểu, đi tiểu ít hoặc bí tiểu
Ói mửa nặng hoặc kéo dài, nôn mửa kèm theo đau hoặc sốt
Ớn lạnh hoặc sốt từ 38°C trở lên
Mắt mờ, quáng gà hoặc nhìn thấy các điểm sáng
Nhức đầu dữ dội hoặc dai dẳng, đau đầu kèm theo mờ mắt, nói líu lưỡi hoặc tê lưỡi
Sưng ở mặt hoặc sưng húp quanh mắt, sưng phù mức độ nặng ở ngón tay hoặc bàn tay, sưng nghiêm trọng hoặc đột ngột ở chân, bàn chân, mắt cá chân, hoặc cân nặng tăng nhanh chóng (hơn 2kg trong một tuần)
Đau ở vùng chân và bắp chân nhiều hoặc dai dẳng, không bớt đau cả khi bạn đã co duỗi mắt cá chân hay hướng ngón chân về phía đầu gối, hoặc một chân bị sưng to đáng kể so với chân kia
Chấn thương bụng
Ngất xỉu, chóng mặt thường xuyên, tim đập nhanh, hoặc đánh trống ngực
Khó thở, ho ra máu hoặc đau ngực
Táo bón nặng kèm theo đau bụng hoặc tiêu chảy nặng kéo dài hơn 24 giờ
Ngứa dữ dội khắp người
Bất kỳ vấn đề sức khỏe nào mà lúc bình thường bạn cần gọi bác sĩ, ngay cả khi nó không liên quan đến việc mang thai (như hen suyễn trở nặng hoặc cảm lạnh nặng hơn)
Thậm chí, nếu bạn nhận ra những dấu hiệu bất thường khi mang thai khác, dù không nằm trong danh sách kể trên, bạn vẫn nên thông báo cho bác sĩ. Như thế, bạn sẽ được hỗ trợ ngay lập tức nếu có vấn đề hoặc sẽ thấy yên tâm nếu biết mọi thứ đều ổn.