Một khi da bị kích thích sẽ chuyển thành màu đỏ, nóng lên, khô ráp và có thể dẫn tới các dạng nhiễm trùng. Những chất kích ứng phổ biến nhất là phân, nước tiểu, vi khuẩn từ nước tiểu và phân, chất tẩy, hương thơm và thuốc nhuộm từ tã giấy, khăn ướt cho trẻ em… Thuật ngữ “hăm tã” dùng để mô tả các tình trạng da khác nhau ở vùng mặc tã.
Viêm da phồng rộp (phồng rộp do tã): Đây là dạng phổ biến nhất của hăm tã. Nó có thể khiến cho vùng sinh dục và các nếp gấp ở đùi, mông đỏ lên và sưng phồng. Phồng rộp da do chính tã gây ra hoặc vì trẻ mặc tã ướt và bẩn quá lâu. Dạng hăm này thường xuất hiện rồi tự biến mất, có thể thoa thuốc mỡ loại nhẹ; nó chỉ khiến bé hơi khó chịu, miễn là không trở nên phức tạp vì một chứng nhiễm trùng phụ.
>>> Xem thêm: Hăm tã ở trẻ sơ sinh
Viêm da dị ứng (Eczema: chàm bội nhiễm): Kiểu hăm này thể hiện dưới dạng các mảng đỏ đóng vảy trên chân và vùng háng. Nó có thể kéo sang các vùng khác của cơ thể trong lúc lan ra khu vực mặc tã ở những bé thuộc phạm vi 6 – 12 tháng tuổi. Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm da dị ứng như chất gây dị ứng, chất kích ứng, các yếu tố môi trường và di truyền. Điều trị bằng thuốc mỡ chuyên dụng hoặc thuốc theo toa.
Viêm da candidal (nhiễm trùng nấm men): Dạng hăm này nhẹ và làm bé đau, xuất hiện ở những nếp gấp tại bộ phận sinh dục, chân và nếp gấp giữa bụng với đùi của bé. Nó sẽ bắt đầu bằng những nốt đỏ nhỏ dần dần hiện ra nhiều hơn và hình thành một mảng đỏ rực lan rộng dễ thấy. Nguyên nhân phổ biến nhất của dạng hăm tã này là do bạn cho trẻ dùng thuốc kháng sinh. Có thể điều trị với kem đặc trị do bác sĩ kê toa.
Viêm da quanh hậu môn: Vệt đỏ đổi màu từ đỏ tươi sang đỏ sẫm quanh hậu môn là dấu hiệu nhận biết điển hình. Tình trạng này thường gặp ở các bé bú sữa bình vì phân của các bé chứa nhiều kiềm hơn mức bình thường. Dạng viêm này thường không xuất hiện ở trẻ bú sữa mẹ cho đến sau khi bé tập ăn dặm. Đa số trẻ sơ sinh đều sẽ gặp phải tình trạng này ở một giai đoạn nào đó trong những năm đầu đời.
>>> Xem thêm: Những cách trị hăm tã hiệu quả
Bệnh chốc lở: Đây là dạng hăm tã được nhận biết bằng những mảng cứng nâu vàng, mụn nhọt hay vết phồng giộp đầy mủ kèm theo nhiều nốt đỏ xung quanh. Nó có thể bao phủ phần mông, bụng dưới, hậu môn, rốn và đùi sau đó lan ra các phần khác trên cơ thể. Bệnh chốc lở do vi khuẩn gây ra (streptococci hoặc staphylococci). Nếu cho rằng chứng hăm tã ở bé là nhiễm trùng vi khuẩn, mẹ nên báo với bác sĩ ngay lập tức để được kê thuốc thoa hoặc thuốc kháng sinh dạng uống.
Viêm da ngấn tã: Một dạng kích ứng da xảy ra do rìa hoặc mép tã cọ xát vào da. Dấu hiệu nhận biết là da tấy đỏ và bị kích thích. Chứng hăm tã này xuất hiện ở nếp gấp của chân hoặc bụng trên và sẽ nặng hơn do chất ẩm và hơi nóng. Có thể điều trị bằng phấn chuyên dụng hoặc thuốc mỡ không cần kê toa.
Viêm da cọ xát: Các nếp gấp da cọ xát lẫn nhau và gây ra một dạng hăm tã trên làn da nhạy cảm của bé. Cách nhận biết là trên da xuất hiện những vùng bị ửng đỏ ở các nếp gấp giữa đùi với bụng và thỉnh thoảng ở nách. Thông thường nó được điều trị bằng thuốc mỡ hoặc phấn không kê toa.
MarryBaby