Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Trẻ bú mẹ bị tiêu chảy: Nguyên nhân và cách điều trị

trẻ bú mẹ bị tiêu chảy
Trẻ bú mẹ bị tiêu chảy: Làm sao để xử lý kịp thời cho con?

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non yếu nên chưa thích ứng được với những thay đổi dù là nhỏ nhất. Do đó, tình trạng trẻ bú mẹ bị tiêu chảy khá phổ biến.

Dưới đây là những nguyên nhân khiến trẻ bú mẹ bị tiêu chảy và cách chữa trị tại nhà mà mẹ nên biết để chăm con tốt hơn.

Nguyên nhân trẻ bú mẹ bị tiêu chảy

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bú mẹ bị tiêu chảy. Nhưng đa số đều là những nguồn cơn phổ biến và thông thường trẻ sẽ tự hết.

Ngoài ra, trẻ bú mẹ bị tiêu chảy còn là dấu hiệu của một số bệnh lý cần được điều trị sớm. Tuy nhiên, trường hợp này hiếm gặp.

1. Trẻ bú mẹ bị tiêu chảy do chế độ dinh dưỡng của bạn

Nếu trẻ bú mẹ bị tiêu chảy thì chế độ dinh dưỡng của bạn có thể là nguyên nhân chủ yếu.

Ví dụ, mẹ ăn nhiều thực phẩm cay, dầu mỡ hoặc các món tráng miệng nhiều đường thì có thể làm cho bụng bé bú sữa mẹ sôi ùng ục và tiêu chảy.

2. Tác dụng phụ của thuốc khiến trẻ bú mẹ bị tiêu chảy

Mẹ uống thuốc như thuốc kháng sinh có thể thấm vào nguồn sữa và gây tiêu chảy cho bé.

Một số chất bổ sung dinh dưỡng như vitamin và bột protein cũng có thể ngấm vào tuyến sữa và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

3. Rối loạn hệ tiêu hóa gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

trẻ bú mẹ bị tiêu chảy có thể do rối loạn tiêu hóa

Nếu bạn không thay đổi chế độ dinh dưỡng và không dùng thuốc mà bé bị tiêu chảy thì có thể con bị rối loạn tiêu hóa (cúm bao tử hoặc viêm dạ dày ruột).  

Trẻ gặp tình trạng này sẽ bị tiêu chảy, sốt nhẹ và nôn mửa nhiều lần trong 24 giờ.

Đây là một bệnh lý ở trẻ sơ sinh và thông thường bệnh sẽ nhanh khỏi.

4. Trẻ uống thuốc điều trị bệnh

Một vài loại thuốc dùng để chữa bệnh cho con có thể là nguyên nhân khiến trẻ bú mẹ bị tiêu chảy.

Các loại thuốc bao gồm thuốc kháng sinh cho bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và bệnh nhiễm ký sinh trùng.

Một số trẻ nhạy cảm với các thành phần của thuốc giảm đau và sốt cũng có thể bị tiêu chảy.

[inline_article id=265940]

5. Chế độ dinh dưỡng của trẻ

Khi con được khoảng 6 tháng tuổi, bé đã bắt đầu được mẹ tập cho ăn dặm để làm quen với thức ăn dạng rắn. Chế độ ăn uống thay đổi có thể làm bé bị rối loạn tiêu hóa.

Hệ tiêu hoá của bé cần có thời gian điều chỉnh cách tiêu hóa phù hợp với thức ăn dạng rắn. Do đó, bé có thể bị tiêu chảy cho tới khi hệ tiêu hóa bắt đầu quen dần với loại thức ăn mới.

6. Các nguyên nhân hiếm khiến trẻ bú mẹ bị tiêu chảy

Một số bệnh lý nghiêm trọng nhưng không phổ biến cũng có thể gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.

Nếu mắc những bệnh dưới đây, bé sẽ bị tiêu chảy kèm theo một số triệu chứng khác trong một thời gian dài:

  • Nhiễm trùng ruột già nghiêm trọng do khuẩn Shigella gây ra
  • Bệnh viêm đại tràng do nhiễm khuẩn C. difficile
  • Bệnh u xơ nang CF
  • Bệnh u thần kinh nội tiết

Cách điều trị trẻ bú mẹ bị tiêu chảy tại nhà

cách điều trị trẻ bú mẹ bị tiêu chảy tại nhà

Không phải lúc nào bạn cũng có thể ngăn chặn hoặc chữa hết ngay lập tức tình trạng tiêu chảy của trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, mẹ có thể giúp con tránh bị mất nước hoặc gặp các biến chứng ngay tại nhà.

Hầu hết các trường hợp trẻ bú mẹ bị tiêu chảy sẽ tự khỏi mà không cần uống thuốc nếu mẹ áp dụng các biện pháp dưới đây.

1. Điều trị tiêu chảy cho trẻ bú mẹ dưới 6 tháng tuổi

Mẹ nên lưu ý bổ sung nước và thay tã cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy theo những cách dưới đây:

  • Giữ cho con không bị mất nước: Tình trạng mất nước xảy ra khi bé đi tiêu chảy nhiều và nhiều lần. Do đó cần tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ để bù lại lượng nước đã mất.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa về thức uống điện giải cho bé như oserol: Các loại thức uống này có tác dụng thay thế lượng nước và muối đã mất do tiêu chảy. Nhưng lưu ý trong các trường hợp tiêu chảy bình thường thì chỉ cần bổ sung thêm sữa mẹ.
  • Thay tã thường xuyên: Mẹ nên thay tã cho con thường xuyên, càng khô thoáng càng tốt để ngăn ngừa bị hăm da.

2. Điều trị tiêu chảy cho trẻ bú mẹ trên 6 tháng tuổi

Với trẻ trên 6 tháng tuổi, bạn cũng thực hiện các cách trên để con không bị mất nước.

Nếu bé đã ăn được các thức ăn dạng rắn (ăn dặm), bạn hãy thử cho bé ăn kèm thêm một vài món làm giảm tình trạng tiêu chảy, gồm:

  • Bánh quy giòn
  • Ngũ cốc
  • Mì ống
  • Chuối

Tuy nhiên, thức ăn phải được làm nhỏ, nát và đủ nhuyễn để bé dễ ăn, tránh tình trạng bị hóc hay nghẹn.

3. Mẹ cần lưu ý gì khi chữa trẻ bú mẹ bị tiêu chảy?

những điều cần lưu ý khi trẻ bú mẹ bị tiêu chảy

Để chữa trẻ bú mẹ bị tiêu chảy, bạn cần nên lưu ý những điều dưới đây:

Những thực phẩm mẹ cần tránh ăn

  • Sữa bò (tránh dùng khi con dưới 1 tuổi)
  • Nước ép táo và các loại nước ép trái cây khác (tránh dùng khi trẻ dưới 2 tuổi)
  • Các món chiên
  • Thức ăn cay nóng
  • Các thức uống thể thao dành cho người lớn.

Những lưu ý khác

Mẹ cần lưu ý vệ sinh đầu vú, ngực trước khi cho con bú. Các vật dụng trẻ tiếp xúc cũng phải được làm sạch để tránh nhiễm khuẩn hoặc nhiễm giun, sán.

Bạn cũng lưu ý tránh dùng thuốc trị tiêu chảy khi chưa được sự đồng ý từ bác sĩ nhi khoa.

[inline_article id=266726]

Khi nào mẹ nên đưa con đi khám?

Trong trường hợp bé bị tiêu chảy kèm theo những dấu hiệu dưới đây, bạn cần đưa con đến bệnh viện ngay:

  • Phân bé màu trắng hoặc đỏ: Màu phân nhạt hoặc màu trắng có thể do bé có vấn đề về gan. Trẻ đi tiêu chảy có màu đỏ lẫn trong phân nghĩa là có thể chảy máu bên trong
  • Tình trạng tiêu chảy ngày càng nặng hoặc đi ra nước hơn 10 lần trong ngày
  • Nôn nhiều và nhiều lần
  • Phát ban trên da
  • Sốt
  • Sụt cân hoặc không tăng cân

Tình trạng trẻ bú mẹ bị tiêu chảy khá phổ biến do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt. Nhưng một số trường hợp đặc biệt, tiêu chảy là biểu hiện ban đầu của một số bệnh lý nguy hiểm. Do đó, mẹ cần theo dõi tình trạng tiêu chảy của con thường xuyên để biết khi nào cần gặp bác sĩ nhi khoa nhé.

Ngọc Trân

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Sau sinh có ăn được đậu cove không? Những thực phẩm nào cần tránh?

Kiêng cữ sau sinh là luật bất thành văn từ xưa đến nay với các mẹ, dù sinh thường hay sinh mổ. Mẹ cho con bú thậm chí còn phải áp dụng chế độ khắt khe hơn vì một số loại thực phẩm ngon miệng lại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Vậy sau sinh có ăn được đậu cove không? Cùng tìm hiểu về những thực phẩm mẹ nên tránh sau khi sinh.

Lợi ích các loại đậu

Đậu rất giàu protein, cung cấp cho mẹ mức năng lượng dồi dào. Ngoài ra, hàm lượng protein còn tăng hiệu quả tiết sữa. Đậu đỏ, đậu đen, đậu lăng, đậu đen, đậu hà lan, đậu đũa… tất cả họ hàng nhà đậu đều có chung đặc điểm này.

Ngoài hàm lượng protein cao, đậu còn chứa hàm lượng sắt và kẽm “khủng”. Nếu bạn muốn giảm cân sau sinh? Đậu vừa cung cấp chất dinh dưỡng, năng lượng hiệu quả để làm việc trong suốt cả ngày nhưng lại vừa giúp bạn giảm mức độ thèm ăn, vì lượng chất xơ trong đậu sẽ khiến bạn luôn cảm thấy no.

>>> Bạn có thể quan tâm: Bà đẻ ăn bơ được không? Lợi ích tuyệt vời của bơ đối với mẹ sau sinh

Tại sao không nên ăn đậu khi đang cho con bú?

Tuy nhiều lợi ích là vậy nhưng khi ăn đậu trong giai đoạn cho con bú, các chất này thông qua sữa mẹ lại dễ khiến bé đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra còn dẫn đến sự hình thành khí, khiến bé bị trướng bụng…

Nếu đột nhiên thấy em bé có vấn đề về tiêu hóa khi mẹ ăn đậu, bạn nên ngừng ngay loại hạt này, dù chúng có giàu dinh dưỡng đến đâu đi chăng nữa. Bên cạnh đó, khi được chẩn đoán có nồng độ axit uric cao trong cơ thể mẹ cũng cần tránh càng xa các loại đậu càng tốt.

Sau sinh có ăn được đậu cove không?

Sau sinh có ăn được đậu cove không?
Bà đẻ có ăn được đậu cove không?

Sau sinh ăn đậu cove được không? Các loại đậu (tươi và khô, bao gồm cả đậu cove) đều chứa nhiều protein cũng như chất xơ, vi chất dinh dưỡng và một số chất hóa thực vật. Sẽ rất tốt nếu bạn đưa các loại đậu vào chế độ ăn của bà mẹ trong giai đoạn cho con bú. Tuy nhiên, nhiều mẹ nghi ngại việc ăn đậu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Vậy sau sinh ăn đậu cove được không?

Trả lời cho câu hỏi sau sinh có ăn được đậu cove không và sinh mổ có ăn được đậu cove không thì là có nhé mẹ. Bạn hãy thêm đậu cove vào chế độ ăn vì phụ nữ được khuyến nghị tiêu thụ thêm 25g protein/ngày trong thời kỳ cho con bú.

➣ Lợi ích sức khỏe của đậu nói chung và đậu cove nói riêng khi cho con bú

– Giàu chất dinh dưỡng

Ngoài việc giàu protein, đậu là một nguồn tuyệt vời của vi chất dinh dưỡng, chất xơ và chất phytochemical.

– Tạo nên bữa ăn lành mạnh

Sau sinh có ăn được đậu cove không? Đậu chứa một lượng đáng kể lysine, một axit amin thiết yếu giúp bổ sung thành phần dinh dưỡng của ngũ cốc vốn thiếu lysine. Vì vậy, thêm đậu vào ngũ cốc (bất cứ khi nào có thể) được coi là một lựa chọn tốt.

– Có thể giúp kiểm soát cân nặng

Các nghiên cứu cho thấy các loại thực phẩm, chẳng hạn như đậu giàu chất xơ và protein, có thể giúp giảm cân.

– Có thể hỗ trợ tiêu hóa

Sau sinh có ăn được đậu cove không? Đậu chứa cả chất xơ không hòa tan và hòa tan. Chất xơ không hòa tan giúp giảm táo bón. Đậu nảy mầm hiệu quả hơn đậu không nảy mầm.

– Có thể tăng cường sức khỏe đường ruột

Các nghiên cứu cho thấy rằng các hợp chất carbohydrate và phenolic khó tiêu hóa có trong đậu có thể giúp duy trì hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh. Song cần thêm các nghiên cứu chứng minh cho điều này.

– Giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

Đậu là thực phẩm có chỉ số GI (chỉ số đường huyết) thấp với một lượng đáng kể chất xơ hòa tan và tinh bột kháng tiêu hóa, giúp duy trì lượng đường trong máu. Đậu có thể giúp kiểm soát và phòng ngừa bệnh tiểu đường type 2.

>>> Bạn có thể quan tâm: 17 dấu hiệu tiểu đường giúp bạn phát hiện bệnh sớm

– Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Sau sinh có ăn được đậu cove không? Một số nghiên cứu cho thấy ăn đậu thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch do tổng hàm lượng chất xơ và các hợp chất hoạt tính sinh học nhất định như polyphenol.

– Sức khỏe tổng thể

Bên cạnh các đặc tính dinh dưỡng, đậu được biết là có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, được cho là có tác dụng điều trị các vấn đề như chàm, bỏng, mụn trứng cá, kiết lỵ và thấp khớp.

➣ Tác dụng phụ khi ăn đậu trong thời kỳ cho con bú

– Có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa

Đậu khô sống được coi là một loại thực phẩm gây ra khí do sự hiện diện của đường không tiêu hóa, chẳng hạn như raffinose. Đường phức tạp này không được tiêu hóa trong ruột người, do đó dẫn đến đầy hơi và chướng bụng ở một số người. Việc ngâm, lên men, nảy mầm và nấu chín có thể làm giảm tác dụng gây khí của đậu ở một mức độ nào đó. Vậy sau sinh ăn đậu que được không? Đậu cove nấu chín ăn hoàn toàn không gây hại gì nhé mẹ.

– Có thể gây kém hấp thụ khoáng chất

Đậu chứa một số chất kháng dinh dưỡng như tannin và axit phytic. Chất kháng dinh dưỡng là các hợp chất phi dinh dưỡng làm giảm sinh khả dụng của các khoáng chất bằng cách giảm sự hấp thụ của chúng trong cơ thể.

10 thực phẩm mẹ không nên đụng đũa khi cho con bú

1. Cam, quýt

Trong thời gian mang thai, họ nhà cam quýt mặc nhiên có mặt trong chế độ ăn của bà bầu hằng ngày vì cung cấp rất nhiều vitamin C tốt cho sức khỏe mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nếu đang cho con bú, mẹ cần hạn chế uống nước cam thường xuyên vì có thể sẽ khiến trẻ hay quấy khóc, nôn mửa thậm chí bị dị ứng nổi mẩn. Mẹ có thể bổ sung vitamin C thay thế bằng đu đủ hoặc xoài.

Họ nhà cam, quýt không mang đến nhiều dưỡng chất khi mẹ đang cho con bú

2. Bông cải xanh

Theo quan niệm dân gian, khi bé đang bú mẹ không nên ăn nhiều bông cải xanh vì trẻ dễ bị dị ứng hoặc chướng bụng. Chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào chứng minh tác hại của loại rau này với trẻ nhưng vẫn nên kiêng cữ thì hơn. Hoặc mẹ có thể thử ăn theo từng bữa nhỏ, nếu trẻ không có triệu chứng gì khác biệt thì sắp xếp lại chế độ ăn hợp lý.

3. Bắp và các chế phẩm từ bắp

Bắp (ngô) là một trong những thực phẩm được nhiều mẹ chọn lựa vào thực đơn giảm cân sau sinh. Bắp luộc giúp tăng cường chất xơ và nước nhưng món ngon này và các chế phẩm như bột bắp, sữa bắp, bánh snack… cũng rất dế gây dị ứng cho bé.

Cụ thể là bị tiêu chảy, đau bụng, quấy khóc đêm. Bắp và các chế phẩm làm từ bắp như bột bắp, bim bim… cũng dễ gây dị ứng cho trẻ khiến trẻ bị đau bụng, quấy khóc. Do vậy mẹ nên cẩn thận khi sử dụng các sản phẩm làm từ bắp.

>>> Bạn có thể quan tâm: Sinh mổ ăn bắp được không? Những lưu ý mẹ cần phải biết

4. Đậu phộng (lạc)

Đây là thực phẩm nhiều chuyên gian cảnh báo dễ gây dị ứng cho bé. Mẹ ăn thường xuyên trẻ bị nổi mẩn, phát ban, chàm hoặc khó thở. Để hạn chế tối đa ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ sơ sinh, mẹ nên tạm thời rời xa đậu phộng một thời gian cho tới khi bé ngưng bú.

5. Đậu nành

Nếu trẻ bị dị ứng với đậu phộng thì điều này cùng xảy ra tương tự với đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành. Vì thế, nếu mẹ ăn, hãy theo dõi tình hình sức khỏe của bé. Nếu bé có biểu hiện bất thường, mẹ nên ngừng ăn một thời gian.

>>> Bạn có thể quan tâm: Giải đáp thắc mắc phụ nữ sau sinh có nên uống sữa đậu nành

6. Cá chứa hàm lượng thủy ngân cao

Các chuyên gia khuyến cáo trong thời gian mang thai và sau khi sinh mẹ không nên ăn các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao. Chỉ nên ăn 2 khẩu phần cá ít thủy ngân trong một tuần như: Cá hồi, các loại cá da trơn và tránh xa các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá thu hoàng hậu và cá kình…

Mẹ sau sinh có ăn được đậu cove không?
Cá hồi tuy nhiều dinh dưỡng nhưng mẹ chỉ nên ăn 2 lần/tuần

7. Bạc hà

Bạc hà là bài thuốc dân gian được dùng để ngừng tiết sữa mẹ trong giai đoạn cai sữa cho bé. Vì thế mẹ cũng nên tránh xa trà bạc hà và các chế phẩm khác được làm từ trà bạc hà nhé. Mẹ có thể thư giãn bằng trà gừng, trà hoa cúc sẽ tốt hơn.

>>> Bạn có thể quan tâm: Sau sinh ăn nho được không? Mẹ lưu ý để ăn nho đúng cách nhé!

8. Củ tỏi

Tại Ý, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo người mẹ không nên ăn tỏi trong vài tháng đầu khi cho con bú vì tỏi có mùi hôi, nếu mẹ ăn sẽ ngấm vào sữa khiến trẻ khó chịu và bỏ bú. Rất nhiều mẹ cũng chia sẻ rằng ăn tỏi thường xuyên trẻ hay quấy khóc đêm và khó chịu.

9. Gia vị cay

Các loại gia vị cay như ớt, cà ri, tiêu… vừa không tốt cho hệ tiêu hóa còn yếu ớt của mẹ sau sinh vừa gây hại cho sức khỏe em bé. Nếu mẹ ăn ớt hoặc đồ cay trẻ có thể bị dị ứng, hại đường tiêu hóa và khó chịu.

[inline_article id=176585]

10. Rau mùi tây

Ăn quá nhiều rau mùi tây sẽ làm giảm lượng sữa mẹ, khiến mẹ có thể bị mất sữa. Vì thế mẹ nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này trong thực đơn hàng ngày nhé.

Nếu đang mang thai hoặc nuôi con đầu lòng, mẹ cần ghi nhớ các loại thực phẩm trên đây để hạn chế trong khẩu phần ăn hằng ngày khi con con bú, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Hy vọng thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ sau sinh có ăn được đậu cove không.

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Các loại rau làm mất sữa mà mẹ nên tránh

các loại rau làm mất sữa mà mẹ nên tránh
Các loại rau làm mất sữa mà mẹ nên tránh

Chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiết sữa và chất lượng nguồn sữa của con. Trẻ thiếu sữa mẹ sẽ dễ quấy khóc, đói, khó ngủ… Vì thế, mẹ cần lưu ý các loại rau làm mất sữa dưới đây để không làm ảnh hưởng đến nguồn dưỡng chất và hệ thống tiêu hóa còn non nớt của con.

[inline_article id=239406]

Các loại rau làm mất sữa mà mẹ nên tránh xa

Các loại rau làm mất sữa sẽ không chỉ khiến mẹ bị tắc tia sữa, làm giảm lượng sữa mẹ mà thậm chí còn khiến cơ thể mẹ không thể sản sinh ra nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Bạn hãy cùng tìm hiểu ngay các loại thực phẩm từ rau làm mất sữa dưới đây để tránh mắc phải sai lầm nhé!

1. Lá lốt là thực phẩm làm mất sữa hàng đầu

Lá lốt là một trong các loại rau làm mất sữa hàng đầu và nhanh chóng. Nếu không muốn bé yêu bỏ lỡ nguồn dưỡng chất thuần khiết nhất từ bầu ngực mẹ, bạn hãy tránh xa những món ăn có chứa lá lốt như chả lá lốt, bò cuốn lá lốt, chuối lá lốt…

2. Bắp cải là một trong các loại rau làm mất sữa nhanh

bắp cải là một trong các loại rau làm mất sữa sau sinh

Những mẹ muốn cai sữa cho con thường hay lựa chọn biện pháp đắp lá bắp cải lên ngực để giảm dần lượng sữa mẹ, giảm đau và làm tắc tia sữa. Tuy nhiên, nếu mẹ đang cho con bú mà thực hiện hành động này thì sẽ làm mất sữa nhanh chóng.

3. Các loại rau làm mất sữa không thể thiếu bạc hà

Từ xa xưa, ông bà ta đã uống trà bạc hà để giảm tiết sữa khi đang cai sữa cho con. Vì vậy, mẹ đang cho con bú nên hạn chế dùng các sản phẩm có chứa bạc hà như kẹo bạc hà, thuốc ho điều chế từ bạc hà, dầu bạc hà…

4. Măng tây là thực phẩm làm mất sữa mà mẹ nên tránh

măng tây là các loại rau làm mất sữa mẹ

Măng tây được xếp vào danh mục các loại rau làm mất sữa dù cho thực phẩm này có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon miệng, chống ngán cho mẹ đang ở cữ.

Theo nhiều nghiên cứu, trong măng tây có chứa cyanide, một chất có thể gây dị ứng, ngộ độc thậm chí là tử vong nếu bạn không chế biến và nấu măng kỹ. Chất này cũng khiến mẹ nhanh chóng bị mất sữa nên làm ảnh hưởng lớn đến cả hai mẹ con. Vì thế, bạn nên tránh loại thực phẩm này khi đang cho con bú nhé.

5. Rau mùi tây làm ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ

Rau mùi có làm mất sữa không? Trong các loại rau làm mất sữa mẹ, không thể không nhắc đến rau mùi tây. Nếu bạn chỉ ăn một vài nhánh rau mùi khi đang cho con bú thì sẽ không sao, nhưng nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm này thì sẽ gặp rủi ro cao bị mất sữa đấy.

6. Dùng lá dâu tằm cũng có thể gây mất sữa

lá dâu tằm

Lá dâu tằm là loại lá dân gian thường được ông bà xưa dùng để cai sữa cho con. Do đó, đây chính là thực phẩm được liệt kê vào danh sách các loại rau làm mất sữa mẹ. Để tránh điều này, bạn hãy nhớ không nên uống nước đun lá từ cây dâu tằm nhé.

7. Rau răm làm giảm lượng sữa mẹ

Ăn rau răm có mất sữa không? Các mẹ thường thích dùng rau răm để làm gia vị cho nhiều món ăn ngon như canh cá, canh củ, các món xào… Tuy nhiên, rau răm chính là “kẻ thù” không đội trời chung với mẹ đang cho con bú đấy. Vì thế, bạn nên hạn chế sử dụng loại rau này để tránh làm giảm lượng sữa mẹ nhé.

8. Ăn mướp đắng có mất sữa không? Câu trả lời là có

khổ qua là một trong các loại rau làm mất sữa mẹ

Bà đẻ có ăn được mướp đắng không? Phụ nữ sau sinh và đang cho con bú không nên ăn mướp đắng. Mướp đắng (khổ qua) được xếp vào thực phẩm làm giảm lượng sữa mà mẹ nên tránh. Mặc dù mướp đắng là một vị thuốc rất tốt cho thận, gan, hệ tiêu hóa…, nhưng không phải là một thực phẩm tốt cho mẹ sau sinh bởi những lý do dưới đây:

  • Mướp đắng làm mẹ giảm huyết áp, gây đau đầu, chóng mặt
  • Một số độc tố trong mướp đắng có thể truyền qua sữa mẹ, gây hại cho hệ miễn dịch của con
  • Có thể gây ra các chứng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, hậu sản, co thắt tử cung sau khi ăn nhiều mướp đắng.

Mẹ nên lưu ý gì khi đang cho con bú?

Ngoài tránh các loại rau làm mất sữa mẹ, bạn cũng nên lưu ý những điều dưới đây để tăng tiết dịch sữa, bảo vệ sức khỏe của mình và bé yêu:

[inline_article id=77756]

Mẹ nên kiêng cữ các loại rau làm mất sữa mẹ khi đang cho con bú để lựa chọn những thực phẩm phù hợp giúp kích thích nguồn sữa như khoai lang, rau đay, rau má, rau hoàng kỳ, cây thì là, rong biển… Các sản phẩm này sẽ đảm bảo cơ thể mẹ có thể sản xuất đủ sữa để con luôn được cung cấp đầy đủ nguồn dưỡng chất và phát triển khôn lớn, khỏe mạnh.

Hoa Vũ 

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Cho bé bú đúng cách: Lời khuyên cho các mẹ sinh đôi

Điều khiến mẹ các mẹ sinh đôi lo lắng nhất là không đủ sữa cho các bé. Quả thực, việc nuôi con bằng sữa mẹ khi sinh đôi hay sinh ba thường đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn rất nhiều so với các ca sinh bình thường. Trên thực tế, trong những tuần đầu tiên, các bé sẽ cảm thấy bắt đầu đói bụng sau mỗi nửa giờ. Mẹ cần sự sắp xếp thời gian thật khoa học và nhiều trợ giúp từ những người xung quanh để có thể vượt qua giai đoạn “bão tố” này. Các mẹ sinh đôi hãy xem ngay 6 cách cho bé bú đúng cách dưới đây nhé!

Bí quyết 1: Sự linh động là chìa khóa cho tất cả

Để sắp xếp thời gian biểu cho những ngày đầu tiên, mẹ có thể áp dụng một số cách cho bé bú đúng cách cơ bản như:

  • Cho hai bé bú cùng lúc với sự trợ giúp của một chiếc gối đặc biệt: Mẹ sẽ đặt hai bé lên 2 phía của chiếc gối này và cho con bú cùng lúc để tiết kiệm thời gian.
  • Bắt đầu cữ bú khi 1 trong 2 bé “phát tín hiệu” đói: Mẹ cần để ý cách cho bé bú đúng giờ để đảm bảo con không bị quá đói. Lần cho bú tiếp theo sẽ bắt đầu khi một trong hai bé bắt đầu có những biểu hiện đói bụng như khóc, cho tay vào miệng, nắm tay, ngọ nguậy, không nằm yên, mở miệng và đưa đầu sang hai bên…
  • Cho bú theo nhu cầu của riêng từng bé: Nếu hai bé không đói bụng cùng lúc, mẹ có thể cho con bú dựa theo nhu cầu riêng của mỗi bé. Chẳng hạn, một bé sẽ đói bụng sau mỗi 3 giờ, bé còn lại đói bụng sau mỗi 2 giờ đồng nghĩa với việc cách 1 giờ mẹ lại cần làm “nhiệm vụ” cao cả của mình.

>>> Bạn có thể tham khảo: Cách cho con bú kiểu đầu tí bị thụt hiệu quả 100%

Có thể mẹ thấy rằng mình đang bỏ ra quá nhiều thời gian và sức lực, nhưng việc cho bé bú mẹ trực tiếp trong năm đầu tiên sẽ giúp tiết kiệm đến 300 giờ và vài chục triệu đồng so với việc cho bé bú sữa công thức. Ngoài ra tư thế cho bé bú đúng cách và cách cho bé bú đúng khớp ngậm cũng cần được mẹ sinh đôi cân nhắc.

cho bé bú đúng cách
Tư thế cho bé bú đúng cách: Mẹ có thể sử dùng gối cho con bú đặc biệt hoặc kê nhiều chiếc gối để cho 2 bé bú cùng lúc

Bí quyết 2: Cho bé bú càng thường xuyên càng tốt

Để có nhiều sữa, cách đơn giản và hiệu quả nhất chính là cho bé bú càng thường xuyên càng tốt. Hầu hết các vấn đề về lượng sữa sẽ được cải thiện khi mẹ cho bé bú đúng cách.

Khi cho bé bú, mẹ nên đợi một bên ngực cạn sữa trước khi chuyển sang bên còn lại. Nếu bé bú xong và trong bầu ngực còn sữa, mẹ nên vắt cạn. Đây là tín hiệu giúp các tuyến sữa bắt đầu sản xuất một lượng sữa mới.

>>> Bạn có thể tham khảo:Cho con bú bên to bên nhỏ phải làm sao? Mẹo để vòng 1 cân đối và săn chắc

Bí quyết 3 để cho bé bú đúng cách: Uống nhiều nước

Hormone oxytocin mà cơ thể giải phóng ra trong quá trình cho bú có thể khiến mẹ cảm thấy vô cùng khát nước. Bên cạnh đó, nước là nguyên liệu chính để tạo ra sữa mẹ. Chính vì thế, mẹ cần bổ sung thật nhiều nước để kích thích các tuyến sữa hoạt động tốt.

cho bé bú đúng cách
Mẹ sinh đôi cần biết cách cho bé bú mẹ đúng cách để cả hai con cùng đảm bảo được lượng sữa cần thiết

Bí quyết 4: Nạp năng lượng thường xuyên

Việc nuôi dưỡng bé sinh đôi sẽ lấy đi của mẹ rất, rất nhiều sức lực. Đừng để bản thân rơi vào trạng thái cạn kiệt năng lượng, mẹ nhé. Hai điều quan trọng nhất mẹ cần nhớ lúc này chính là bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và ngủ đủ giấc.

[inline_article id=77756]

Trong bữa ăn của mình, mẹ cần có đủ các chất bột đường, chất đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất. Chính vì thế, mẹ nên ăn cả cơm, ngũ cốc, thịt cá, trứng lẫn các loại rau và trái cây mới có thể đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

Bên cạnh đó, mẹ nên nhờ người trông hộ bé để ngủ đủ giấc trưa và tối. Điều này rất quan trọng để giúp tái tạo năng lượng cho cơ thể.

>>> Bạn có thể tham khảo: 7 bí quyết chăm sóc giấc ngủ cho bé sinh đôi

Bí quyết 5 cho bé bú đúng cách: Chăm sóc ngực

Việc cho bé sinh đôi bú mẹ không làm tăng nguy cơ bị đau ngực, viêm ngực. Những vấn đề xảy ra khi nuôi con bằng sữa mẹ như nứt cổ gà chỉ xảy ra khi mẹ cho bé bú không đúng tư thế. Nếu xảy ra tình trạng này, mẹ nên kết hợp điều chỉnh tư thế cho con bú và việc bôi kem trị nứt nẻ lên vùng tổn thương giữa các cữ bú. Việc vắt cạn sữa ở hai bên ngực sau khi cho bé bú, vệ sinh đầu ngực sạch sẽ giúp mẹ giảm tình trạng tắc tia sữa và viêm nhiễm đầu ti.

cho bé bú đúng cách
Chăm sóc ngực là một cách cho bé bú đúng cách mẹ nên áp dụng

Bí quyết 6: Ghi chép thường xuyên

Để căn thời gian cho bé bú hợp lý, đồng thời kiểm tra liệu bé đã bú đủ hay chưa, đã cho bé bú đúng cách chưa, mẹ có thể dùng một cuốn sổ nhỏ để ghi chép lại các khung giờ đã cho bé bú trong ngày. Bên cạnh đó, ở trang kế bên, mẹ ghi lại số lượng tã ướt bé đã thải ra. Mỗi ngày, một bé sơ sinh bú đủ sẽ có từ 5 đến 8 chiếc tã ướt. Ngoài ra, mỗi tháng mẹ kết hợp việc cân và đo chiều dài của bé để biết con có phát triển tốt hay không.

Trải qua một vài tháng đầu tương đối vất vả, mẹ sẽ nhận được “phần thưởng” xứng đáng cho nỗ lực của mình. Duy trì viêc cho bé bú đúng cách thường xuyên và đều đặn sẽ giúp các thiên thần nhỏ mau lớn, khỏe mạnh và thông minh, lanh lợi. Mẹ sẽ mau chóng nhận ra thay đổi từng ngày của bé và bớt mệt nhọc hơn khi các bé dần đi vào nề nếp.

[inline_article id=913]

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Mẹo cai sữa cho bé của mẹ Tây, mẹ Việt nên học hỏi

Mẹo cai sữa cho bé có thể là một chủ đề khó đối với nhiều bà mẹ. Hầu hết chị em đều được người lớn tuổi hoặc bạn bè mách vài kinh nghiệm cai sữa cho bé như mẹo cai sữa bằng trứng, cai sữa cho bé bằng cách bôi lông mày, cách làm mất sữa khi cai sữa… Song, khi thực hiện thì không phải ai cũng thành công.

mẹo cai sữa cho bé

Dân gian thường nói “có bệnh thì vái tứ phương”, nếu mẹ đã thực hiện nhiều cách cai sữa của các cụ mà chưa có kết quả thì hãy thử các mẹo cai sữa cho bé của người phương Tây xem sao nhé.

1. Giảm dần việc cho con bú

Tần suất bú của bé sẽ thưa dần theo độ tuổi. Vì thế, mẹ cần quan sát nhu cầu bú của trẻ để chọn được thời điểm thích hợp cho việc cai sữa.

Sau khi đã chọn được thời điểm cai sữa, mẹ hãy bắt đầu giảm dần cữ bú của con. Ví dụ, bình thường, bé đang bú vào ban ngày có 4 lần, ban đêm thì 1 lần, lúc này, mẹ có thể cắt cữ bú đêm và giảm một cữ bú ngày. Sau vài tuần bé đã quen với việc này, mẹ lại tiếp tục cắt thêm 2 cữ bú nữa. Sau một tuần, mẹ cắt nốt cữ bú còn lại để hoàn thành việc cai sữa. 

Đây là một trong những cách cai sữa hiệu quả và phổ biến của các mẹ Tây mà bạn có thể học hỏi. 

2. Luôn ôm ấp, âu yếm con 

Các mẹ Tây khuyên rằng bạn nên ôm ấp, vỗ về con trong khi cho bé uống sữa bằng ly để xoa dịu cảm giác nhớ hơi mẹ của bé. Mẹ cũng có thể hát hoặc nói chuyện nhiều hơn với bé vào lúc này để lấp đầy sự trống trải của con khi thiếu vắng vú mẹ. 

mẹo cai sữa cho bé
Luôn ôm ấp, âu yếm bé

3. Cho bé đi lại trong lúc ăn 

Thật khó để dụ bé chuyển qua bú bình sau những ngày đầu tiên cai vú mẹ. Song mẹ có thể dùng cách cho con ăn rong, tức là vừa ăn vừa đi quanh nhà để chi phối cảm giác nhớ vú mẹ của bé. 

Ví dụ như lúc ăn, mẹ có thể bế hoặc cho con ngồi vào xe đẩy rồi dạo quanh vườn. Cảnh vật xung quanh sẽ giúp trẻ quên đi cảm giác thèm sữa mẹ và không còn tập trung vào việc phản kháng bú bình nữa.

Tuy nhiên, việc đi ăn rong là thói quen xấu, vì thế mẹ chỉ nên tạm thời áp dụng trong thời kỳ cai sữa cho con thôi nhé.

[inline_article id=242812]

4. Mẹo cai sữa cho bé bằng cách làm trẻ phân tâm trong lúc ăn

Các trò chơi có thể giúp mẹ lừa bé ăn dễ hơn trong những ngày đầu cai sữa. Khi tham gia trò chơi, bé sẽ quên mất việc mình đang bị ép ăn bằng những thứ xa lạ mà không phải là vú mẹ. Vì thế, mẹ có thể bày trò chơi bác sĩ khi cho con ăn. Mỗi người sẽ thay phiên nhau đóng vai bác sĩ một lần. 

Khi mẹ là bác sĩ và bé là bệnh nhân, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân ăn cháo hoặc uống thuốc giả bộ bằng sữa. Trong vai trò bệnh nhân, chắc chắn bé sẽ nghe theo lời của bác sĩ (mẹ) và ăn hết phần ăn được yêu cầu.

Mẹo cai sữa cho bé này rất thú vị, không chỉ làm bé quên đi cảm giác nhớ vú mẹ mà còn giúp trẻ được thư giãn với các trò chơi.

mẹo cai sữa cho bé
Cho bé chơi trò bác sĩ lúc ăn

5. Dành cho bé nhiều sự quan tâm hơn

Việc nuôi con bằng sữa mẹ đáp ứng được nhiều nhu cầu của bé như bú, âu yếm, giao tiếp bằng mắt, làm dịu tâm trí. Trong quá trình cai sữa, bé đã bị tước đi một nhu cầu mà con yêu thích nhất là bú vú mẹ, nên bạn càng phải bù đắp nhiều hơn cho con bằng những nhu cầu còn lại trong số kể trên. 

Việc giao tiếp bằng mắt hay ôm ấp, vuốt ve luôn cần được duy trì để bé ít cảm thấy bị tổn thương nhất.  

Việc cai sữa cần một quá trình đủ để bé có thể thích nghi và không bị sốc tâm lý. Các chuyên gia tâm lý cho rằng khi nào bé có thể tiếp nhận việc rời bỏ vú mẹ và cảm thấy hài lòng sau quá trình cai sữa mới là cai sữa đúng cách. 

Với các mẹo cai sữa cho bé của các mẹ Tây trong bài viết này, Marry Baby hy vọng có thể bổ sung cho cẩm nang cai sữa của các mẹ Việt thêm phong phú. 

Hanako

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Dấu hiệu trẻ đòi bú, mẹ cần biết để hiểu nhu cầu của bé

Dấu hiệu trẻ đòi bú thì không phải mẹ nào cũng đã biết. Khi bé biểu hiện đòi ăn không được đáp ứng kịp thời, con sẽ dễ khóc hờn rất khó dỗ.

dấu hiệu trẻ đòi bú

Việc nhận ra bé đang đòi ăn ở trẻ trên một tuổi hoặc các bé đã biết nói thật dễ dàng, song với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì ngược lại. Lúc này, các con chưa có khả năng thể hiện rõ ràng thông điệp trên nên mẹ cần phải nắm được dấu hiệu trẻ đòi bú để kịp thời cho bé ăn nhé. 

1. Dấu hiệu trẻ đòi bú phổ biến 

Mẹ có thể dựa vào các cách nhận biết bé đòi bú, khi thấy con có 1 hoặc nhiều dấu hiệu sau đây, để hiểu con đang bị đói nhé.

+ Bé vừa thức dậy và trông rất tỉnh táo.

+ Bé nhăn mặt, người quằn quại, quấy khóc hoặc ngọ nguậy. 

+ Tay và chân của bé khua khoắng khắp nơi.

+ Bé đưa ngón tay hoặc cả nắm tay vào miệng.

+ Bé mút lưỡi hoặc môi.

+ Bé thở dài, thút thít hoặc tạo ra những âm thanh nhỏ khác. 

+ Bé di chuyển đầu từ bên này sang bên kia.

+ Khi bạn bế bé, đầu con hướng về phía vú mẹ.

2. Khóc có phải là một dấu hiệu bé đòi bú?

Trẻ nhỏ thường khóc để đòi ăn và đây chính là một dấu hiệu để nhận biết bé đang đói bụng. Tuy nhiên, trước khi khóc, bé đã có rất nhiều biểu hiện đòi ăn khác nhưng không được người lớn chú ý. 

Hay nói cách khác, khóc là dấu hiệu muộn của việc bé bị đói đến mức không thể chờ đợi thêm. Những lúc như thế, trẻ thường mất bình tĩnh, cáu gắt và lên cơn khóc hờn đến mức không chịu ngậm vào vú mẹ. 

Khi khóc hờn, bé sẽ bị mất rất nhiều năng lượng, dẫn đến mệt mỏi, bỏ bú. Vì thế, mẹ cần phát hiện các dấu hiệu bé đòi bú để cho con ăn kịp thời nhé. 

Dấu hiệu trẻ đòi bú
Khóc là dấu hiệu muộn của việc bé bị đói đến mức không thể chờ đợi thêm.

3. Phải làm gì khi đã được cho ăn nhưng bé vẫn có dấu hiệu đòi bú? 

Không phải bé nào cũng có cữ ăn giống nhau đâu mẹ nhé. Có bé đòi ăn rất đúng giờ, nhưng cũng có bé lại hay bú vặt, tức là vừa bú xong được một lúc lại đòi bú tiếp.

Thói quen bú này của trẻ rất bình thường, mẹ không cần phải lo lắng. Mẹ cũng không nên cố gắng ép bé bú theo giờ giấc cố định, vì điều này có thể ảnh hưởng đến sức bú của trẻ. 

Thay vào đó, mẹ nên dựa theo nhu cầu ăn của con để đáp ứng. Khi thấy bé có dấu hiệu đòi ăn, mẹ nên cho bé bú ngay kẻo con lên cơn hờn nhé. 

4. Bé đòi bú nhiều hơn mỗi khi bước vào giai đoạn tăng trưởng mới

Khi bước vào một giai đoạn tăng trưởng mới, nhu cầu dinh dưỡng của bé sẽ nhiều hơn và do đó con thường đòi bú liên tục. Điều này sẽ khiến cơ thể mẹ chưa kịp đáp ứng việc sản xuất sữa trong vài ngày đầu để cho con bú. Tuy nhiên, những ngày tiếp theo, cơ thể mẹ sẽ tiết sữa nhiều hơn và bé sẽ có đủ sữa để bú. 

Trong giai đoạn này, mẹ nên ăn nhiều hơn và ăn thực phẩm đa dạng hơn để con có đủ sữa bú nhé. 

5. Phải làm gì nếu bé không có dấu hiệu đòi bú? 

Nhiều người nghĩ rằng khi trẻ ngủ là bé không đói, tuy nhiên, điều này chưa hoàn toàn đúng. Trẻ sơ sinh cần bú ít nhất 8-12 lần trong khoảng thời gian 24 giờ. Vì vậy, nếu thấy quá 3 giờ mà con không có dấu hiệu đòi bú thì mẹ nên kiểm tra xem bé có ổn không.

Nếu thấy nhịp thở của bé đều đặn, không hở miệng, da, môi và chân tay hồng hào, có nghĩa là tình trạng của con bình thường. Mẹ nên để bé tiếp tục giấc ngủ, vì nhiều trẻ có giấc ngủ kéo dài đến 4-5 tiếng đồng hồ.

Hoặc nếu sợ con bị đói, mẹ có thể dí núm vú vào miệng của bé. Theo bản năng, nếu bé bị đói thì con sẽ ngậm ngay vào đầu vú để bú. Trẻ sơ sinh có thể bú trong trạng thái ngủ rất tốt mà không cần phải tỉnh giấc. Song nếu con không đói thì bé sẽ không ngậm vào đầu vú hoặc ngậm nhưng không bú.

Dấu hiệu trẻ đòi bú
Nhiều người nghĩ rằng khi trẻ ngủ là bé không đói, tuy nhiên, điều này chưa hoàn toàn đúng.

6. Trẻ không có dấu hiệu đòi bú khi nào thì cần đưa đến bệnh viện?

Nếu thấy con thở khò khè, hơi thở không đều, da, môi nhợt nhạt, chân tay lạnh hoặc tím tái, mẹ phải lập tức lay con dậy. Lúc này có thể trẻ đang gặp vấn đề về sức khỏe và cần đưa bé đến bệnh viện thăm khám ngay.

Ngoài ra, nếu bé có dấu hiệu bị đói liên tục trong vài ngày mặc dù đã được cho ăn, mẹ cũng nên đưa con tới bệnh viện để được thăm khám. Trẻ đòi ăn liên tục có thể là dấu hiệu không bú được đủ sữa. 

Mỗi con người từ lúc mới chào đời đã có các bản năng sinh tồn nhất định, trong số đó có bản năng ăn uống. Khi trẻ đói, khát, cơ thể sẽ tự phát các tín hiệu để người lớn biết đang muốn gì. Do vậy, việc nắm được các dấu hiệu trẻ đòi bú sẽ giúp mẹ có thể cho con ăn kịp thời, không để trẻ bị đói quá đến mức khóc hờn, không chịu bú. 

Hanako  

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn với 7 bí quyết vàng, mẹ đã biết chưa?

Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn không khó như các mẹ nghĩ. Trên thực tế, các chị em có thể chủ động nguồn sữa của mình dành cho con với nhiều bí quyết khác nhau. Nó giúp bạn duy trì dòng sữa tự nhiên, vốn được xem là tốt nhất cho trẻ nhỏ, không một loại sữa bột nào có thể sánh bằng.

Chị em cũng cùng nghiên cứu để dễ dàng nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu nhé!

Ghi nhớ 2 khoảnh khắc vàng ngay sau sinh

Ngay lúc sau khi sinh, chị em cần phải thực hiện hai việc sau để khởi đầu hành trình nuôi con bằng sữa mẹ của mình một cách suôn sẻ thuận lợi nhất.

1. Tập cho bé phản xạ tìm ti mẹ

Khi vừa lọt lòng, trẻ được tiếp xúc trực tiếp da kề da (trẻ được đặt lên ngực mẹ ngay trong khi mổ đẻ và kéo dài ít nhất 90 phút sau mổ). Bé sẽ có phản xạ tự nhiên là tìm ti mẹ để bú. Càng để lâu, phản xạ này sẽ mất dần.

Nhiều bà mẹ cho rằng, mình sau khi sinh chưa có sữa ngay (nhất là những người đẻ mổ) nên không cho con tiếp xúc với mình mà sử dụng ngay sữa bột. Bé đã quen ti bình sẽ mất phản xạ ti mẹ, dần dần “lơ là” việc ti mẹ.

Trong trường hợp chị em sanh mổ và bị gây mê, chưa tỉnh ngay, bố có thể đặt con lên ngực mình, nhằm kích thích phản xạ tìm ti để bú của bé. Đây là những việc rất bình thường, khi nào mẹ tỉnh lại có thể cho trẻ bú sau chứ đừng vội cho cho con dùng sữa công thức.

Nếu bạn còn ngủ lâu, bố có thể cho con bú ngay lúc đó để làm quen ti mẹ. Thực tế lúc đó, dù mẹ ngủ nhưng vẫn có một ít sữa chảy ra khi trẻ bú.

2. Cho con bú sữa non ngay sau khi sinh

Quan niệm cho rằng con mới đẻ ra mẹ chưa có sữa ngay là sai lầm. Thực tế, bà mẹ nào cũng có ngay sữa non cho trẻ sơ sinh (màu vàng sậm, sánh đặc), cực kỳ tốt cho bé vì rất giàu chất đạm, kháng thể, bạch cầu và vitamin A. Dạ dày trẻ lúc mới sinh ra còn nhỏ nên chỉ cần vài giọt sữa non, đặc là đủ no và ngủ ngon.

Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn
Cho trẻ bú ngay sau khi sinh là nguyên tắc quan trọng nhất của nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn

Trong những ngày đầu mới sinh, cơ thể bạn chỉ sản sinh ra một lượng nhỏ sữa. Nó khoảng 10ml mỗi bên và bé phải bú trong khoảng từ 20 đến 30 phút mới có được lượng này nhưng như vậy là đủ.

Đừng vì sờ thấy ngực mình mềm hoặc vắt không ra sữa mà ngừng cho con bú. Sữa non đặc nên rất khó vắt, nhưng nếu bé ti thì sữa sẽ chảy ra.

Việc cho trẻ bú ngay sau sinh không chỉ giúp sữa về nhanh hơn mà còn giúp bé sớm làm quen với ti mẹ để dễ dàng nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. Lúc mới đầu, ngực của bạn có thể mềm nhưng sau vài ngày, khi nguồn sữa ổn định, bạn sẽ thấy căng và đau.

Bú ít nhất trong vòng 30 phút

Khi sữa đã ổn định, nếu mẹ để ý sẽ thấy có hai loại sữa khác nhau mỗi khi bé bú: sữa đầu trong, loãng như nước, phun ra thành tia rất nhiều và sữa béo, đặc, trắng đục ra sau và ít hơn. Đó chính là nguồn dinh dưỡng giúp con phát triển và no lâu.

Sữa béo chỉ chảy ra từng giọt trắng đục vào lúc cuối. Vì vậy, các chị em nên cố gắng duy trì cho con ti ít nhất 20 phút mỗi bên ngực, nhằm cho trẻ uống được nguồn sữa béo nhiều dinh dưỡng.

Nhiều chị em chia sẻ, lúc đầu đầu mới sinh, không có kinh nghiệm, bị cấm dùng máy tính. Họ không thể tìm hiểu thông tin nên hoàn toàn nghe theo lời khuyên của bà nội và bà ngoại.

Các bà khuyên họ cho con bú đều cả hai bên ngực vì bảo như thế đỡ bị lệch sau này. Nhưng giờ mới biết, như vậy lại vô tình làm trẻ không được thưởng thức sữa cuối nhiều dưỡng chất nhất.

[inline_article id=180994]

Cho con bú cạn sữa mới đổi bên

Nếu bạn để trẻ bú hết sạch một bên ngực rồi mới chuyển sang bên kia, những lần sau, sữa sẽ sản xuất nhiều hơn. Còn chỉ cho con bú một nửa rồi chuyển sang ngực kia cho cân bằng, những lần sau cơ thể sẽ chỉ sản sinh ra lượng sữa theo nhu cầu ấy. Nó làm sữa không về nhiều như cách bú trước.

Nếu bé ăn không hết, mẹ có thể vắt nốt sữa và để dành trong tủ lạnh. Như vậy sẽ tận dụng những dòng sữa béo nhiều dưỡng chất, đồng thời duy trì sữa nhiều và đều cho cơ thể. Khi trẻ bú cạn cả hai bầu ngực, nguồn sữa mẹ sẽ nhanh chóng được “tái sản xuất” và về nhiều hơn.

Một cách khác để bạn áp dụng khi nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn là nếu con không thể bú hết cả hai bầu ngực, hãy cho bé ti ngực trái trước, cạn hoàn toàn. Đến cữ bú sau, chuyển cho trẻ sang ti ngực phải trước.

Sử dụng máy hút sữa

Những ngày đầu mới cho bú, bé có thể chưa quen với thời gian biểu ăn uống của mẹ. Nếu trẻ ngủ li bì, bạn có thể hút sữa ra để dành cho con. Ngoài ra, mỗi ngày bạn nên hút ít nhất một bình cho bé tập ti bình song song với sữa mẹ.

Máy hút sữa giúp mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn
Máy hút sữa là trợ thủ đắc lực giúp bạn chủ động nguồn sữa mẹ quý giá cho con

Cách này rất hữu dụng, nhất là khi bạn có việc phải đi vắng thì người khác cũng cho con ăn bình thường, bé vẫn được nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn và đều đặn.

Hút sữa lúc 10 giờ tối là tốt nhất để biết trung bình mỗi lần sản xuất ra được bao nhiêu ml sữa và quan sát được lượng sữa béo.

Bạn nên đầu tư một chiếc máy hút sữa điện, hạn chế dùng máy hút tay vì tốn thời gian mà sữa ra không đều. Mẹ có thể vắt sữa mỗi 2-3 tiếng/lần.

Nếu dùng máy bạn chỉ mất khoảng 10 phút là xong một bên. Tất nhiên trước khi sử dụng, bạn nhớ khử trùng máy hút sữa để đảm bảo vệ sinh khi nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn nhé!

Vạch ra thời gian biểu ăn uống

Tùy nhu cầu ăn của từng bé mà bạn đặt ra kế hoạch ăn uống riêng cho con mình. Tuân thủ theo thời gian biểu để trẻ hình thành cảm giác no, đói đều đặn. Đồng thời giúp nguồn sữa mẹ cũng dồi dào hơn.

Ví dụ, nếu bé khoảng 3 tiếng mới bú một lần thì bạn cần duy trì. Dù bé đang ngủ say, bạn cũng cần cho ti đúng giờ hoặc hút sữa ra. Khoảng cách thời gian lý tưởng cho mỗi bữa là 3 tiếng một lần.

Nếu trẻ bú ít hơn 3 tiếng một lần (có bé háu ăn hoặc ít ngủ, 1 hoặc 2 tiếng đã đòi ăn rồi), mẹ sẽ khá mệt nhưng nếu không có sự lựa chọn vẫn nên cho trẻ bú theo nhu cầu.

Còn nếu 4 tiếng mới cho con bú, sau một tuần lượng sữa sẽ giảm đi trông thấy, sau 2 tuần sẽ dần mất sữa.

Giữ tâm lý vui vẻ, ăn uống khoa học

Nếu bạn quyết tâm nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, nên giữ mức cân nặng nhiều hơn trước khi có bầu khoảng 3kg, để đảm bảo có chất béo trong sữa cho trẻ mau lớn. Thức ăn của mẹ cho con bú nên có đầy đủ rau, quả, thịt, cá… Mẹ cũng có thể tăng thêm cử ăn trong ngày và uống nhiều nước.

Không nên ăn kiêng trong lúc cho con bú. Nếu bạn không ăn thịt, trẻ sẽ ngủ chập chờn, dễ hơn khóc vì không ti được đủ sữa béo, giúp bé no.

Khi con đang bú, bạn nên uống một cốc nước lọc để cơ thể không bị mất nước. Không nên uống nước hoa quả ngay khi đang cho bú mà phải đợi bé ăn xong.

Cách nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn
Mẹ đừng quên chăm sóc cho bản thân mình để lấy sức cho bé bú

Việc giảm stress đối với các sản phụ sau khi sinh rất khó, bởi họ dễ bị xúc động, trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, mẹ nên ý thức được là mình không stress, ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi đủ, ngủ đủ (khoảng 8 giờ/ngày hoặc hơn) thì con có sữa để phát triển, dựa vào đó mà cố gắng.

Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Dù thế nào mẹ cũng nên quyết tâm không cho trẻ uống sữa bột. Nếu bé khóc quá mà bạn cảm thấy mình không có sữa, cứ mạnh dạn cho con bú vì trong người lúc nào cũng có sữa, chỉ là nhiều hay ít.

Ngoài ra, bé chỉ cần ngậm ti mẹ cũng có thể say ngủ nhưng nếu bạn sốt ruột cho con dùng sữa bột là sữa mẹ sẽ tự động giảm đi rất đáng tiếc. Chị em có thể chọn cách cho con bú nằm để tranh thủ ngủ lúc đó, như vậy sẽ đỡ mệt và giảm stress.

[inline_article id=183633]

Nói chung, trong giai đoạn 6 tháng tuổi, nhu cầu về sữa mẹ của bé thực sự không quá nhiều, chỉ cần đảm bỏ lượng sữa béo cuối cùng lúc trẻ bú được. Bạn cũng đừng lo lắng là mình không đủ sữa, con không đủ no phải ăn thêm sữa công thức.

Hãy áp dụng các phương pháp trên, chắc chắn chị em đã có thể nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu rồi đấy!

Minh Trung

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Bùi Nguyễn Ngọc Vy

Bác sĩ Bùi Nguyễn Ngọc Vy

Bác sĩ Bùi Nguyễn Ngọc Vy tốt nghiệp Đại học Y dược Cần Thơ và hiện đang công tác tại khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ.

Sau khi tốt nghiệp, bác sĩ Vy liên tục trao dồi chuyên môn và kinh nghiệm qua các khóa học chuyên ngành Nhi khoa:

  • Khóa Hồi sức sơ sinh, tháng 6-2020 tại Bệnh viện Nhi đồng 1.
  • Khóa Chẩn đoán và điều trị các bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh, tháng 6-2019 tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Ngoài công tác, bác sĩ còn thực hiện các đề tài nghiên cứu:

  • Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên những trẻ được khám tầm soát bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non tại khoa Nhi – Sơ Sinh, Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ.
  • Khảo sát đặc điểm lâm sàng và đặc điểm dinh dưỡng của trẻ sinh dưới 32 tuần hoặc dưới 1.500 gam tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ.

Hiện tại, bác sĩ Bùi Nguyễn Ngọc Vy đang cộng tác cho MarryBaby ở chuyên mục Nuôi dạy con.

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Những thực phẩm không nên ăn khi cho con bú

những thực phẩm không nên ăn khi cho con bú Khi cho con bú, người mẹ cần rất nhiều chất dinh dưỡng để cung cấp cho  bản thân và trẻ nhỏ. Một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ dưỡng luôn cần thiết cho phụ nữ ở bất kỳ giai đoạn nào nhưng khi nuôi con bạn cần đặc biệt tăng cường lượng calo nhiều hơn, khoảng 450 – 500 calo mỗi ngày. 

Nếu muốn giảm cân, bạn cần phải cắt giảm lượng calo và điều này có thể gây ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, vì vậy bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ nhi khoa nhé. 

Khi cho con bú, các chất dinh dưỡng quan trọng mà bạn cần bổ sung bao gồm sắt, canxi, kali, vitamin A và D. Bạn cần ăn đa dạng thực phẩm để tổng hợp đủ các dưỡng chất, đồng thời giúp bé làm quen với nhiều khẩu vị khác nhau và dễ tiếp nhận thức ăn rắn hơn ở giai đoạn ăn dặm.

Dưới đây là những thực phẩm bạn nên ăn và những thực phẩm bạn không nên ăn khi cho con bú, hãy cùng theo dõi nhé.

I. Các thực phẩm bạn nên ăn khi cho con bú

Mặc dù không có chế độ ăn uống cụ thể cho phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ nhưng bạn cần ghi nhớ ăn uống lành mạnh, đa dạng thực phẩm và ưu tiên nhiều hơn những thực phẩm sau:

1. Trái cây

Trái cây rất giàu vitamin và dưỡng chất, có thể chống táo bón cho mẹ sau sinh và giúp tiêu hóa của bé khỏe mạnh.

Bạn nên uống 2 cốc nước trái cây mỗi ngày và thường xuyên thay đổi các loại trái cây khác nhau.

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) khuyến nghị, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ nên ăn các loại trái cây giàu kali, vitamin A, chất chống oxy hóa có lợi cho sữa mẹ như: 

+ Dưa lưới

+ Dưa hấu

+ Chuối

+ Xoài

+ Quả mơ

+ Mận khô

+ Cam, quýt

+ Bưởi đỏ hoặc hồng

quả mơ lợi sữa
Quả mơ lợi sữa

2. Rau xanh

Rau xanh giàu chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa và nhiều dinh dưỡng lợi sữa, giúp tiêu hóa của mẹ và bé khỏe mạnh.

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khuyến nghị, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ nên ăn 3 bát rau mỗi ngày, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp sữa công thức nên ăn 2,5 bát rau mỗi ngày và ưu tiên những loại rau giàu kali, vitamin A như: 

+ Cải bó xôi

+ Cải xoăn và cải rổ

+ Cà rốt

+ Khoai lang

+ Quả bí ngô

+ Cà chua

+ Ớt ngọt đỏ

cải bó xôi tốt cho sữa mẹ
Cải bó xôi tốt cho sữa mẹ

3. Ngũ cốc

Các loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng quan trọng, đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt như gạo nâu và bánh mì nguyên hạt. Phụ nữ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ nên ăn 266,4g/ngày, nuôi con bằng sữa công thức nên ăn 169,8g/ngày và tốt nhất là ngũ cốc ít đường.

Một số loại ngũ cốc như diêm mạch rất giàu protein, cũng là thực phẩm lợi sữa tốt cho phụ nữ cho con bú.

4. Chất đạm

Bình thường, phụ nữ chỉ cần khoảng 40g protein mỗi ngày. Khi cho con bú, cơ thể bạn cần tăng thêm ít nhất 25g protein/ngày. Điều này có nghĩa mỗi ngày bạn cần nạp ít nhất khoảng 65g protein. 

Các chuyên gia USDA khuyên phụ nữ cho con bú nên nạp protein từ các loại thực phẩm như: 

+ Đậu và đậu Hà Lan

+ Các loại hạt

+ Thịt bò, thịt lợn, thịt cừu

+ Hàu, cua, hến

+ Cá hồi, cá trích, cá mòi, cá hồi

cá hồi tốt cho sữa mẹ
Cá hồi tốt cho sữa mẹ

5. Sản phẩm bơ sữa

Quá trình mang thai và cho con bú, phụ nữ thường hay bị loãng xương do thiếu hụt canxi. Các sản phẩm từ sữa như phô mai và sữa là nguồn canxi tuyệt vời mà bạn nên bổ sung đều đặn mỗi ngày. Phụ nữ cho con bú nên uống tối thiểu 3 cốc sữa mỗi ngày hoặc bổ sung thêm các thực phẩm như: 

+ Sữa chua

+ Phô mai tự nhiên

+ Rau xanh đậm

+ Đậu

+ Nước cam

Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ khuyến cáo, những người đang cho con bú nên tiêu thụ 1.000mg canxi mỗi ngày. Ngoài nạp vitamin D từ thực phẩm, bạn cũng có thể phơi nắng để cơ thể tổng hợp chất này.

phụ nữ cho con bú nên uống nước cam
Phụ nữ cho con bú nên uống nước cam

II. Các thực phẩm cần tránh khi cho con bú

Sữa mẹ được tạo ra từ các chất dinh dưỡng trong máu của người mẹ. Vì vậy, những gì bạn ăn vào sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng sữa, điều này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của bé. 

Bạn nên tránh những loại thực phẩm gây bất lợi khi nuôi con bằng sữa mẹ như sau:

+ Hạn chế ăn hải sản có hàm lượng thủy ngân cao như cá ngừ albacore, cá kiếm, cá mập và cá thu 

+ Không uống caffeine vì dễ làm mẹ và bé mất ngủ, ảnh hưởng đến hệ thần kinh của cả hai 

+ Không uống rượu vì có thể gây ngộ độc cho bé và ảnh hưởng đến thần kinh của cả mẹ và bé

+ Không ăn đồ sống, nhất là các loại thịt, cá sống kể cả sushi

không nên ăn sushi khi cho con bú
Không nên ăn sushi khi cho con bú

III.  Một số thực phẩm có thể làm tăng lượng và chất của sữa mẹ

Cơ quan nghiên cứu về thực phẩm làm tăng nguồn sữa mẹ của Mỹ cho biết, các loại thực phẩm sau đây có thể hỗ trợ sản xuất sữa cao hơn:

+ Hạt hồ đào

+ Thịt dê

+ Cháo bột yến mạch

IV. Chiến lược bữa ăn khi cho con bú

+ Bạn nên uống một ly sinh tố buổi sáng để dễ dàng nạp trái cây, một số loại rau và hạt. Bạn có thể trộn quả mọng như dâu tây, chuối, quả bơ với sữa chua Hy Lạp để bổ sung protein, vitamin, chất xơ và nước

+ Ăn các món từ bột yến mạch để cung cấp chất xơ, protein, calo, có lợi cho sữa mẹ như cháo yến mạch, sữa yến mạch

+ Ăn vặt các loại hạt trong ngày

+ Ăn phô mai để tăng cường protein và vitamin D

phô mai tốt cho phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ
Phô mai tốt cho phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ cần rất cẩn thận, nhất là trong những tuần đầu tiên sau khi sinh. Bạn cần loại bỏ những thực phẩm không nên ăn khi cho con bú và bổ sung nhiều hơn các thực phẩm lợi sữa mà Marry Baby đã chia sẻ trong bài viết này nhé. 

Hanako

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

“Đủ bộ” cách đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú hiệu quả

Kinh nghiệm nuôi dạy con của nhiều bà mẹ cho thấy trong giai đoạn sơ sinh từ 0-6 tháng, mẹ nên tìm cách đánh thức trẻ sơ sinh đang ngủ mỗi 2 giờ để bé có thể nhận đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện.

Em bé mới sinh nổi tiếng là mê ngủ, quên giờ ăn và nhiều mẹ còn cho rằng bé ngủ sâu giấc không nên làm phiền. Nhưng mẹ cần biết dạ dày của trẻ còn rất nhỏ, nên bé cảm thấy đói một cách thường xuyên. Trung bình, một bé sơ sinh cần được cung cấp 600ml sữa mỗi ngày và sau 2-3 tiếng cần phải được nạp năng lượng. Trong vòng 24 cần được bú ít nhất 8-12 lần.

Cách gọi trẻ sơ sinh dậy vào buổi đêm

Cân nặng của trẻ sơ sinh sẽ giảm trong vài ngày đầu sau sinh. Được một vài tuần tuổi, khi đã lấy lại cân nặng và nguồn cung cấp sữa đều đặn, bé sẽ đòi ăn khi có nhu cầu.

cách đánh thức trẻ sơ sinh 1
Trong những tuần đầu sau sinh, trẻ cần được đánh thức để bú đủ 600ml sữa mỗi ngày

Một em bé khỏe mạnh hơn 2 tuần sẽ không ngủ qua giờ ăn, trẻ chắc chắn sẽ cho bạn biết khi nào cảm thấy đói. Nhưng cũng không thể giả định rằng trẻ sơ sinh sẽ cho mẹ biết đúng thời điểm. Đó là lý do tại sao mẹ cần chủ động đánh thức bé, nhất là vào buổi đêm, thời điểm giấc ngủ sâu hơn.

Mẹ nên nhẹ nhàng đánh thức bé dậy và “nạp năng lượng” cho bé, đừng sợ phá rối giấc ngủ của con vì việc quan trọng lúc này là cho bé ăn để phòng tránh được tình trạng cơ thể bé bị mất nước. Ngay cả khi bé đang say giấc, bạn vẫn có thể lay nhẹ bé dậy để cho bú. Điều này thực sự không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

>>> Bạn có thể quan tâm: Giải mã nguyên nhân trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân

Cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ ngày

Ban ngày, giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường không sâu giấc, nên mẹ có nhiều cách đơn giản để đánh thức bé dậy hơn:

1. Cách đánh thức bé sơ sinh dậy bú: Thay tã cho con 

Việc thay tã được cho là có tác dụng hiệu quả trong việc đánh thức trẻ có thói quen ngủ trước khi ăn. Thay tã cũng là một cách quấy rầy, khiến cơ thể trẻ cảm nhận được tác đác động ngoại lực và bé thức giấc.

cách đánh thức trẻ sơ sinh
Thay tã cũng là một cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ ngày

2. Cách đánh thức trẻ sơ sinh: Cởi bỏ quần áo ấm của trẻ

Trẻ sơ sinh thường không thích môi trường quá mát mẻ dù là thời tiết hay do tác động của bất cứ điều gì. Con sẽ thấy không thoải mái với việc cởi bỏ lớp quần áo ấm. Vì vậy, điều này có thể đánh thức trẻ. Khi cảm nhận được sự mát mẻ này, trẻ sơ sinh có thể nhận ra đã đến lúc phải dậy và sẽ không khóc quấy nhiều.

>>> Bạn có thể quan tâm: Trẻ quấy khóc khi ngủ: 7 lý do thường gặp và cách xoa dịu con

3. Tìm kiếm dấu hiệu cho thấy trẻ đang bước vào “chu kỳ ngủ nhẹ”

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh có chu kỳ đặc biệt, đó là vào và ra khỏi ánh sáng thường xuyên hơn người lớn. Những nỗ lực đánh thức trẻ sẽ thành công hơn nếu nắm bắt được dấu hiệu trẻ đang trong giai đoạn ngủ nhẹ.

Các dấu hiệu nhận biết bao gồm:

  • Chuyển động mắt nhanh (REM) ngay cả khi mắt nhắm
  • Thay đổi biểu hiện trên khuôn mặt
  • Cử động cánh tay, chân hoặc miệng “không tự nguyện” như cười mỉm, nắm chặt tay…

Đánh thức trẻ khi ngủ sâu là rất khó nhưng với chu kỳ ngủ nhẹ lại đơn giản, chỉ vài phút là hiệu quả tức thì.

4. Cách gọi bé sơ sinh dậy: Làm mờ ánh sáng trong phòng

Cách gọi bé sơ sinh dậy: Làm mờ ánh sáng trong phòng
Không mở đèn quá sáng là một cách gọi trẻ sơ sinh dậy mà không khiến bé quấy khóc

Mắt của trẻ sơ sinh nhạy cảm với ánh sáng, và ánh sáng rực rỡ có thể khiến bé muốn nhắm mắt lại.

5. Kỹ thuật “con mắt của búp bê”

Tức là làm theo nguyên tắc: Những con búp bê thường nhắm mắt khi đặt nằm và mở mắt khi ngồi dậy. Nhẹ nhàng ôm bé vào lòng bằng cách nâng vai, chân và thân lên, rồi từ từ hạ thấp bé xuống. Tuy nhiên, đừng nâng chân bé lên khi ngồi, điều này có thể gây ra ảnh hưởng bên trong. Hãy nhẹ nhàng!

>>> Bạn có thể quan tâm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi đúng chuẩn

6. Cách đánh thức trẻ sơ sinh dậy chơi: Tăng kích thích

Xoa lưng theo một chuyển động tròn từ bả vai xuống và lên, nhẹ nhàng và dứt khoát. Tiếp tục nói chuyện với bé, thiết lập giao tiếp bằng mắt.

Ngoài ra còn có một số mẹo:

  • Lau mặt bằng một miếng vải mát, ẩm.
  • Đỡ ngực của bạn trong khi cho bé bú để trọng lượng của nó không đè lên cằm bé.
  • Vắt sữa lên môi của bé hoặc nhỏ sữa vào miệng bằng ống nhỏ giọt cho bé nuốt khi bú.

[inline_article id=161117]

Cần lưu ý rằng nếu con bạn ngủ nhiều, điều quan trọng nhất là đảm bảo bé nhận đủ lượng sữa bằng cách quan sát nước tiểu và phân chặt chẽ trong vài tuần đầu tiên. Theo dõi cân nặng, nếu bé không tăng cân đủ thì cần tham khảo ý kiến chuyên gia để tìm cách đánh thức trẻ sơ sinh sao cho hợp lý. Hi vọng mẹ đã biết những tuyệt chiêu đánh thức bé con dậy bú cả ngày và đêm rồi, chúc mẹ và bé luôn khỏe!

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Mẹ bị dị ứng có nên cho con bú hay không?

Dị ứng sau sinh có nhiều loại, có loại do thức ăn và cũng có loại do thời tiết hay nội tiết tố của cơ thể. Tùy theo từng loại mà mẹ bị dị ứng có nên cho con bú bình thường hay tạm ngưng chờ điều trị.

Các kiểu dị ứng của mẹ sau sinh

Mẹ sau sinh thường bị 2 kiểu dị ứng phổ biến nhất là dị ứng thức ăn và dị ứng thời tiết

Dị ứng thức ăn sau sinh

Bị dị ứng thức ăn trong thời kỳ cho con bú là một hiện tượng khá phổ biến ở nhiều bà mẹ. Nguyên nhân là do cơ thể mẹ có những thay đổi về nội tiết tố, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt.

Chưa kể, sau khi sinh con, cơ thể của người phụ nữ còn rất yếu nên dễ bị nhiễm lạnh, nhiễm độc từ các tác nhân bên ngoài.

Chức năng gan yếu nên khó lọc hết được các độc tố, chúng sẽ tích tụ dưới da và bộc phát ra ngoài qua da bằng các dấu hiệu dị ứng, mẩn đỏ, ngứa ngáy.

mẹ bị dị ứng có nên cho con bú 1
Có nhiều loại dị ứng sau sinh mẹ cần tìm hiểu để chữa trị

Dị ứng nổi mề đai mẩn ngứa

Theo khoa học lý giải, phụ nữ mang thai sinh con thường dễ bị dị ứng nổi mề đay là do thời kỳ này cuộc sống của mẹ thường có những thay đổi về nội tiết tố, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt. Tất cả những điều này khiến cơ thể mẹ trở nên nhạy cảm, dễ bị suy giảm hệ thống miễn dịch, khiến  cơ thể dễ bị dị ứng, nổi mề đay trước các dị nguyên bên ngoài.

Hơn nữa việc nhiễm lạnh, trúng gió độc cũng là yếu tố tác động làm bệnh nặng hơn.

Mẹ bị dị ứng có nên cho con bú?

Dị ứng do thay đổi nội tiết tố có thể cho bé bú bình thường

Sau khi sinh, mẹ dễ bị dị ứng do trong thời gian này có những thay đổi nội tiết tố, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt nên cơ thể rất nhạy cảm dễ bị suy giảm miễn dịch.

Với kiểu dị ứng này, mẹ không cần lo lắng bởi nó hoàn toàn không ảnh hưởng tới sữa mẹ. Vì thế, mẹ vẫn cho trẻ bú như bình thường mà không lo ngại tới chất lượng sữa.

mẹ bị dị ứng có nên cho con bú 2
Tùy vào trường hợp, mẹ có thể cho bé bú bình thường hoặc phải tạm ngưng chờ điều trị

Tuy nhiên, nếu mẹ bị dị ứng và phải uống thuốc theo đơn bác sĩ thì mẹ cần cẩn thận khi cho bé bú bởi một số thuốc điều trị có thể điều tiết qua sữa mẹ. Mẹ cần lưu ý đặc biệt không được dùng thuốc tùy tiện để tránh tác động xấu đến sự phát triển của trẻ sơ sinh và ảnh hưởng đến thần kinh của bé sau này.

Dù vậy, mẹ cũng đừng quá lo lắng khi bị dị ứng bởi hiện nay có nhiều loại thuốc điều trị những bà mẹ đang cho con bú có thể sử dụng được mà  không lo ảnh hưởng đến sữa mẹ.

Dị ứng thức ăn cần tạm ngưng cho bé bú cho đến khi điều trị xong

Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra kết luận rõ ràng về hiện tượng dị ứng thức ăn có di truyền hay không và mẹ bị dị ứng có nên cho con bú không.

Các triệu chứng dị ứng không lây từ người này sang người khác do cơ địa mỗi người mỗi khác và có những phản ứng không giống nhau với các loại thức ăn.

Tuy nhiên, có thể khẳng định, căn bệnh này có tính gia đình. Nếu mẹ bị dị ứng thì bé cũng có thể bị dị ứng với cùng loại thức ăn mà người mẹ sử dụng.

Vì vậy, trong trường hợp mẹ bị dị ứng thức ăn ở thời kỳ cho con bú thì tạm thời mẹ nên ngưng cho bé bú sữa mẹ. Chờ cho đến khi nào mẹ hết dị ứng hoàn toàn thì mới cho bé bú lại bình thường.

[inline_article id=240853]

Cách khắc phục dị ứng sau khi sinh

Tùy vào cơ địa, mẹ có thể chọn nhiều phương pháp trị dị ứng sau sinh khác nhau. Tuy nhiên nên ưu tiên các biện pháp tự nhiên, cổ truyền từ thảo dược.

Thuốc trị dị ứng

Điều trị bệnh bằng thuốc là sự lựa chọn của rất nhiều mẹ do bệnh sẽ được trị khỏi nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, mẹ cho con bú nếu muốn dùng thuốc thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Trị dị ứng bằng phương pháp dân gian

Bên cạnh trị bệnh bằng phương pháp Đông y, Tây y thì mẹ có thể sử dụng những mẹo hay trị dị ứng, mà không gây ra những tác hại xấu cho mẹ dưới đây.

Uống trà hoa cúc

Với công thức mỗi ngày một ly hoa cúc với mật ong nguyên chất sẽ là cách giúp mẹ trị bệnh dị ứng sau khi sinh con tốt nhất.

Loại trà này còn giúp cơ thể mẹ được giải độc, ngủ ngon hơn, làn da sáng mịn và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể phòng chống bệnh tật.

mẹ bị dị ứng có nên cho con bú 3
Các loại trà thảo dược có thể giúp mẹ điều trị dị ứng hiệu quả

Một số loại trà khác mà mẹ nên thử: trà cam thảo táo gai, trà gừng, mật ong nước cốt chanh, dâu tây mật ong, atiso, trà bạc hà, trà đen, bạch trà.

Chườm đá làm giảm cơn đau

Mẹ cần 2-3 viên đá cùng một miếng vải sạch mềm. Sau khi vệ sinh da sạch và lau khô thì mẹ chườm đá lên vùng da bị dị ứng.

Dùng mướp đắng

Ngoài cách uống trà thảo dược, mẹ cũng có thể sử dụng các nguyên liệu để xông hoặc nấu nước tắm, giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể.

Mẹ cần chuẩn bị 1-2 quả mướp đắng rửa sạch, thái lát mỏng. Tiếp cho mướp vào nồi đổ ngâp nước đun sôi để lấy nước bôi trực tiếp lên vùng da.

Mẹ có thể sử dụng một số loại thảo dược như lá tía tô, kinh giới, chanh, gừng, ngải cứu, ổi, quế,…

[inline_article id=240624]

Những lưu ý khi điều trị dị ứng sau sinh

  • Tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc Tây y để chữa bệnh nếu chua có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
  • Với những ai thường xuyên bị nổi mề đay sau sinh thì nên hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh như môi trường ô nhiễm, chất độc hóa học, thực phẩm dễ gây dị ứng.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước nhằm giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật.
  • Nên tới bệnh viện ngay nếu như xuất hiện những triệu chứng dị ứng kéo dài hơn một tuần, sốc phản vệ, suy hô hấp…

Trên đây là một số giải đáp những thắc mắc về vấn đề mẹ bị dị ứng có nên cho con bú không và cách khắc phục bệnh hiệu quả, an toàn nhất. Chị em có thể tham khảo và áp dụng ngay để nhanh chóng loại bỏ những triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.