Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ và cách điều trị

Các triệu chứng và dấu hiệu dễ thấy nhất của bệnh tay chân miệng ở trẻ là các vết loét trong miệng, phát ban trên bàn tay và bàn chân. Ngoài ra, trẻ bị mắc tay chân miệng còn có nhiều biểu hiện khác khá giống cúm.

Hầu hết trẻ em bị mắc bệnh tay chân miệng (Hand, Foot, and Mouth Disease) có các triệu chứng nhẹ trong 7 đến 10 ngày. Trong khoảng thời gian này; các dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ như sau.

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ em

1.1 Sốt và các triệu chứng giống cúm

Trẻ em thường bị sốt và các triệu chứng giống cúm khác từ 3 đến 5 ngày sau khi bị nhiễm virus tay, chân, miệng.

Các triệu chứng có thể bao gồm:

1.2 Lở miệng

Một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ em chính là bị đau và lở miệng. Những vết loét này ban đầu chỉ là những chấm đỏ nhỏ, thường nằm ở trên lưỡi và bên trong miệng. Sau đó, chúng trở nên phồng rộp và có thể khiến trẻ đau đớn.

Chưa dừng lại ở đó; trẻ bị lở miệng do chân tay miệng còn có các dấu hiệu và triệu chứng khác đi kèm như:

  • Không muốn ăn uống.
  • Chỉ muốn uống nước lạnh.
  • Chảy nước dãi nhiều hơn bình thường.

>> Xem thêm: Trẻ bị nổi mụn nước trong miệng là bệnh gì? Chữa trị ra sao

1.3 Phát ban đỏ ở trên da

Trẻ bị phát ban trên da ở lòng bàn tay và lòng bàn chân cũng là một dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ. Vết ban cũng có thể xuất hiện ở mông, chân và cánh tay.

Các vết ban của bệnh tay chân miệng thường không gây ngứa. Chúng trông giống như những nốt đỏ phẳng hoặc hơi nhô lên. Đôi khi có những mụn nước ở đỉnh đầu. Chất lỏng chứa trong các vết ban có thể chứa virus gây bệnh tay chân miệng.

Vì vậy, khi các vết ban vỡ ra, cha mẹ nên vệ sinh cho trẻ thật kỹ. Tránh chạm vào chúng để không bị lây bệnh.

>> Xem thêm: Trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì? 4 loại lá thảo dược tự nhiên an toàn

Phát ban đỏ ở trên da
Hình ảnh dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em

2. Biến chứng thường gặp khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Biến chứng thường gặp nhất của bệnh tay chân miệng là mất nước. Vì vậy hãy cho bé uống nước trong thời gian bị bệnh; hoặc khi bé có dấu hiệu mắc tay chân miệng ở trẻ em. 

Đó là khi dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ nằm ở mức độ nhẹ. Trường hợp nặng hơn, virus gây bệnh tay chân miệng có thể xâm nhập vào não và gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Ví dụ như viêm não, viêm màng não; hoặc các bệnh có khả năng đe dọa tính mạng trẻ.

Theo CDC và Bộ Y tế về dấu hiệu bệnh tay chân miệng độ IIA trở lên; triệu chứng và biểu hiện bệnh tay chân miệng nghiêm trọng ở trẻ em bao gồm:

  • Đi loạng choạng.
  • Bé co giật, hôn mê.
  • Da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh.
  • Trẻ bị sốt cao > 39 độ C và kéo dài hơn 3 ngày.
  • Trẻ bị giật mình, lừ đừ, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều.
  • Các triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ không cải thiện sau 10 ngày.
  • Trẻ không thể uống bình thường được; và cha mẹ lo lắng bé có thể bị mất nước.
  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi có dấu hiệu bệnh tay chân miệng cần được thăm khám với bác sĩ gấp.

Vì sao bệnh tay chân miệng ở trẻ em có thể tái đi tái lại? Có nhiều chủng virus có thể gây ra bệnh tay chân miệng; do đó, bệnh này có thể tái phát. Các chủng virus gây dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em bao gồm: Coxsackievirus A từ 2 đến 8, 10, 12, 14, 16; Coxsackievirus B 1, 2, 3, 5; Enterovirus 71.

Biến chứng khi trẻ bị bệnh tay chân miệng

3. Cách điều trị và chăm sóc khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Để ngăn ngừa các biến chứng xảy ra ở trẻ, khi phát hiện bé có các triệu chứng hay dấu hiệu mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ; cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay. Dù bệnh tay chân miệng có thể tự khỏi, nhưng trong thời gian mắc bệnh, trẻ cũng cần được chăm sóc:

  • Vệ sinh cơ thể bé thường xuyên. Hạn chế chà rửa mạnh vùng ban đỏ.
  • Để các vết phồng rộp khô tự nhiên, đừng cố gắng chọc thủng vì có thể làm lây lan.
  • Thường xuyên cho trẻ uống nước hoặc dung dịch điện giải để trẻ không bị mất nước.
  • Cho bé ăn các thực phẩm lạnh như kem, sữa chua, sinh tố; vì những món này giúp bé có dấu hiệu bị lở miệng đỡ đau.
  • Tránh cho trẻ đồ uống nóng, nước có gas và thức ăn có tính axit (nước cam, nước khóm, v.v.); vì chúng có thể làm cơn đau tồi tệ hơn.
  • Nếu trẻ bị đau hoặc khó chịu; hãy cho trẻ uống thuốc giảm đau, như paracetamol hoặc ibuprofen. Tuyệt đối không cho trẻ uống aspirin. Cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé sử dụng bất kỳ loại thuốc nào!

Cách điều trị và chăm sóc khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng

4. Cách phòng ngừa dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Để không phải lo lắng bé có các triệu chứng hay dấu hiệu của tay chân miệng ở trẻ, cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng, cha mẹ nên thực hiện các cách dưới đây:

  • Rửa tay thường xuyên: Rửa tay trong ít nhất 20 giây. Đảm bảo rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc thay tã. Ngoài ra, hãy rửa tay trước khi chế biến hoặc ăn thức ăn và sau khi hắt hơi hoặc ho bằng xà phòng.
  • Dạy trẻ cách vệ sinh: Chỉ cho trẻ cách rửa tay với xà phòng mỗi ngày để tạo thành thói quen. Giải thích cho trẻ lý do tại sao tốt nhất không nên cho ngón tay hoặc bất kỳ đồ vật nào khác vào miệng.
  • Tránh tiếp xúc gần với người bệnh: Vì bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người có dấu hiệu mắc tay chân miệng ở trẻ và người lớn.
  • Khử trùng các khu vực xung quanh, nơi công cộng: Trước tiên, hãy làm sạch các đồ vật ở trong nhà bằng xà phòng và nước. Tiếp theo, hãy khử khuẩn ngôi nhà, trường học, khu vui chơi của bé vì đây là khu vực vi khuẩn dễ trú ngụ nhất.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ em bị nổi hạch ở cổ có sao không? Cách nhận biết hạch lành tính

Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng
Dạy trẻ rửa tay để phòng ngừa tay dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ

Trên đây là cách nhận biết dấu hiệu, triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em và các biến chứng, cách trị, cách phòng ngừa. Hy vọng rằng khi thấy bé nhà mình có các dấu hiệu giống như bệnh tay chân miệng ở trẻ em, cha mẹ sẽ biết mình nên làm những gì tiếp theo để giúp bé nhanh khỏi bệnh.  

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Dấu hiệu bé sắp biết nói là gì? Cách tập nói cho bé

Muốn biết bé nhà mình có các dấu hiệu sắp biết nói chưa, cha mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây và biết được mình cần làm những gì khi trẻ sắp biết nói.

1. Các mốc phát triển ngôn ngữ ban đầu của bé

Trước khi tìm hiểu dấu hiệu bé sắp biết nói hay chưa; hãy cùng nhìn qua các cột mốc phát triển tiếng nói của bé như thế nào nhé!

  • Giai đoạn 3 tháng tuổi: Trẻ đã có thể nhận biết được sự chuyển động của âm thanh, lắng nghe và hát theo lời bài hát. 
  • Giai đoạn 6 tháng tuổi: Trẻ 6 tháng tuổi đã có thể nói bập bẹ nhiều âm thanh đơn giản khác nhau. Ví dụ như “ba-ba” hoặc “ma-ma”. Bé cũng phản ứng khi cha mẹ gọi tên mình. 
  • Giai đoạn 9 tháng tuổi: Trẻ đã có thể nói được những từ cơ bản tròn vành rõ chữ.
  • Giai đoạn từ 1218 tháng tuổi: Trẻ đã có thể nói thành thạo nhiều từ vựng.  

Để biết rõ hơn về các giai đoạn phát triển của tiếng nói bé, cha mẹ có thể tham khảo ở Trẻ mấy tháng biết nói? Các cột mốc tập nói của trẻ sơ sinh.

2. Dấu hiệu bé sắp biết nói

Khi bé sắp biết nói, bé sẽ có các dấu hiệu sau:

2.1 Bé hiểu được lời nói của cha mẹ

Một trong những dấu hiệu đầu tiên khi bé biết nói là bé hiểu những người xung quanh nói gì; và hiểu được ý nghĩa lời nói của bé. Để biết bé có hiểu những gì cha mẹ nói không; hãy thử đặt câu hỏi hoặc một lời đề nghị để xem bé có phản ứng hay không.

Ví dụ, cha mẹ có thể hỏi bé “búp bê của con đâu rồi?” hoặc là “Đưa mẹ cây kẹo này được không?”. Nếu bé phản ứng, quơ tay chân; và cố gắng thực hiện theo ý mẹ; tức là bé hiểu và sẵn sàng tập nói. 

2.2 Trẻ bắt chước và phát ra âm thanh giống cha mẹ

Dấu hiệu bé sắp biết nói

Khi cha mẹ nói với trẻ điều gì đó, bé sẽ lặp lại những chữ cuối hoặc những chữ cha mẹ nhấn mạnh một cách bập bẹ. Đây chính là dấu hiệu bé bé sắp biết nói. Chính vì thế, hãy trò chuyện với bé nhiều hơn để con có thể bắt chước cha mẹ nhiều chữ nhất có thể. 

2.3 Trẻ cố gắng phát ra âm thanh và chỉ vào đồ vật bé muốn nhắc đến

Khi trẻ được 10 tháng tuổi, trẻ có thể phát ra những âm thanh đơn giản quen thuộc như “baba” và “mama”. Khi lớn tháng hơn một xíu, bé có thể hiểu ý nghĩa tên của một số đồ vật và muốn nói kèm chỉ những món ấy. Điều này đang báo hiệu rằng bé nhà mình sắp biết nói rồi đấy.

2.4 Dấu hiệu bé sắp biết nói: Bé lắng nghe cha mẹ nói

Khi trò chuyện, cha mẹ có thể thấy gương mặt của bé chăm chú lắng nghe. Điều đó có nghĩa bé hiểu những gì cha mẹ đang nói và đang cố gắng học hỏi từ vựng. Hãy trò chuyện thường xuyên với bé; bất cứ lúc nào, bất cứ đâu về bất cứ mọi thứ để con biết nói nhanh hơn.

[inline_article id=195308]

2.5 Trẻ biết đáp lại khi được vẫy tay chào

Trẻ bắt đầu làm theo các hướng dẫn đơn giản của cha mẹ như “vẫy tay chào” hoặc biết đáp lại bằng hành động khi được yêu cầu “thơm mẹ”. Đây là cột mốc quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ và là dấu hiệu bé sắp biết nói rõ ràng.

2.6 Dấu hiệu bé sắp biết nói: Trẻ trò chuyện với cha mẹ

Khi thấy bé bắt đầu một cuộc trò chuyện không ngừng nghỉ với cha mẹ, có thể hơi bập bẹ và khó hiểu. Nhưng đây là một tin vui đó là dấu hiệu bé nhà mình sắp biết nói rồi!

3. Làm gì khi bé có dấu hiệu sắp biết nói?

Cách giúp bé tập nói

Khi thấy bé đang có những dấu hiệu sắp biết nói như trên, nhiều cha mẹ sẽ hơi bỡ ngỡ không biết nên làm gì tiếp theo hoặc là làm thế nào để trẻ nhanh biết nói hơn. Đừng lo nhé, hãy để MarryBaby mách cha mẹ:

  • Trò chuyện với bé thật nhiều: Hãy nói, đọc, hát và tâm sự cùng bé trong những tháng đầu tiên này. Hãy nhiệt tình đáp lại những âm thanh bập bẹ và nụ cười của bé. Kể cho bé biết những gì bé đang nhìn hoặc đang làm. Đồng thời hãy gọi tên những đồ vật quen thuộc khi cha mẹ chạm vào hoặc mang chúng đến cho bé.
  • Dạy bé cách phát âm các từ đơn giản: Khi cha mẹ thấy bé nói từ nào đấy bập bẹ; hãy lặp lại âm thanh ấy chính xác và chờ bé lặp lại. Ngoài ra, hãy dạy bé về các thanh điệu, nhịp điệu. Khi bé đang nói chuyện, đừng ngắt ngang mà hãy để bé nói xong rồi mới sửa.
  • Cho bé thời gian để nghỉ ngơi: Trẻ nhỏ không phải lúc nào cũng muốn nói chuyện. Hãy để bé nghỉ ngơi, đọc sách hoặc mở video lên cho bé xem để học nói. 

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con phát triển cảm xúc và trí tuệ

Trên đây là 6 dấu hiệu bé sắp biết nói. Không biết bé nhà mình đã có được bao nhiêu dấu hiệu rồi cha mẹ nhỉ? Nếu có, cha mẹ hãy trò chuyện, dạy bé nói và cho bé nhiều thời gian nghỉ ngơi nhé. Chúc cha mẹ thành công.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ bị sốt phải làm sao? Hướng dẫn cách chăm sóc bé

Cha mẹ cần nắm đầy đủ thông tin để khi trẻ bị sốt, cơ thể nóng ran quằn quại, cha mẹ sẽ biết mình nên làm gì tiếp theo. 

1. Sốt là gì? 

Sốt (Fever) là hiện tượng nhiệt độ cơ thể tăng lên trong thời gian ngắn để chống lại bệnh. Nhiệt độ tăng vì một số lý do:

  • Cơ thể tạo ra các kháng thể để chống lại nhiễm trùng.
  • Cơ thể cũng tạo ra nhiều đại thực bào hơn để chiến đấu khi có kẻ xâm nhập cơ thể bằng cách ăn thịt chúng.
  • Chất Cytokine được tạo ra trong cơ thể để chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật, bệnh ác tính hoặc những kẻ xâm nhập khác.
  • Hệ thống miễn dịch tạo ra nhiều tế bào bạch cầu hơn để chống lại nhiễm trùng. Sự gia tăng các tế bào bạch cầu khiến não nóng lên. Quá trình này sẽ gây ra một cơn sốt.

Khi đó, cơ thể ta sẽ tự làm mát bằng cách tăng lượng máu và di chuyển chúng đến gần mạch máu bằng việc co cơ. Điều này khiến trẻ và người lớn bị rùng mình và có thể gây đau cơ khi sốt.

Dựa độ tuổi và nhiệt độ cơ thể, cha mẹ có thể biết là bé nhà mình sốt có nặng; và có nên đi bác sĩ hay không. Đối với trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi trở xuống, nếu bị sốt từ 38° C trở lên thì nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ ngay. Còn đối với trẻ lớn hơn, sốt từ 39° C trở lên hãy đưa bé đến gặp bác sĩ. Vì với nhiệt độ này được xem là sốt cao.

Trẻ bị sốt

1.1 Cách đo nhiệt độ khi trẻ bị sốt

Để đo nhiệt độ cơ thể trẻ bị sốt, cha mẹ nên dùng nhiệt kế. Nhiệt độ của trẻ có thể được lấy từ trực tràng, tai, miệng, trán hoặc nách. Cách đo lần lượt như sau:

  • Đo nhiệt độ trực tràng: Trực tràng là phần ruột già, tiếp giáp ngay đầu hậu môn. Đây là cách đo chuẩn xác nhất đối với trẻ sơ sinh. Cha mẹ cho bé nằm sấp, rồi đưa nhiệt kế đã phủ lớp bôi trơn vào trực tràng khoảng 0,25-0,5cm. 
  • Đo nhiệt độ tai: Khi trẻ được 3 tháng tuổi trở lên, đo nhiệt độ bằng tai mới cho kết quả chính xác. Trước khi đo, cha mẹ cần vệ sinh tai bé và nhiệt kế thật kỹ để tránh trẻ bị nhiễm trùng tai. Sau khi đã đặt đầu nhiệt kế vào tai cố định, cha mẹ bấm nút để số nhiệt độ hiện lên.  
  • Đo nhiệt độ miệng: Trẻ nhỏ thường khó khăn trong việc ngậm miệng trong một khoảng thời gian cố định, Nên việc đo nhiệt kế bằng miệng chỉ chính xác khi được thực hiện cho trẻ trên 4 tháng tuổi. Để đo, cha mẹ đặt đầu nhiệt kế vào miệng trẻ. Đợi khoảng vài giây, kết quả sẽ hiện ra.
  • Đo nhiệt độ trán: Cha mẹ đặt nhiệt kế vào vùng giữa trán khoảng cách 2 – 3cm. Di chuyển nhiệt kế chậm từ giữa trán sang vùng thái dương để thiết bị dò đỉnh nhiệt độ. Chỉ sau vài giây, cha mẹ sẽ có ngay kết quả nhiệt độ của trẻ đang bị sốt. Cách đo này thì không chính xác bằng đo ở trực tràng, nhất là trẻ dưới 3 tháng tuổi. 
  • Đo nhiệt độ nách: Đây là cách đo phổ biến nhất đối với cả trẻ và người lớn bị sốt. Để thực hiện, cha mẹ sẽ đặt nhiệt kế vào nách và chờ kết quả trong vòng vài giây. Tuy nhiên cách đo này không chính xác lắm vì thông số nhiệt độ có thể thấp hơn thực tế.

1.2 Triệu chứng khi trẻ bị sốt

Khi bị sốt, bên cạnh nhiệt độ cơ thể tăng cao (trên 37° C) trẻ sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng như sau:

  • Đau cơ.
  • Cáu gắt.
  • Đau đầu.
  • Mất nước.
  • Đổ mồ hôi.
  • Ăn mất ngon.
  • Mệt mỏi, lừ đừ.
  • Ớn lạnh và rùng mình.

1.3 Các loại sốt khác nhau

các loại sốt khác nhau

  • Sốt virus (Virus fever): Hay còn được gọi là sốt siêu vi. Đây là bệnh do các loại virus liên quan đến đường hô hấp gây ra. Trẻ bị sốt virus có thể mắc các bệnh như nhiễm trùng đường hô hấp trên (RTIs), bệnh cúm, nhiễm trùng tai,…
  • Sốt phát ban (Roseola): Dấu hiệu ban đầu thấy rõ nhất là trẻ bị sốt cao. Đa phần trẻ sốt kèm theo cảm giác ớn lạnh, khó chịu và không thể thiếu những vết ban đỏ hồng. 
  • Sốt co giật (Febrile seizure): Sốt co giật xảy ra do trẻ nhiễm virus hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn. Trẻ bị sốt co giật có thể mất ý thức tạm thời, co cứng tay chân, nôn ói, mệt mỏi… Trẻ bị sốt co giật có ảnh hưởng đến não hay mức độ nguy hiểm thế nào còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây co giật.
  • Sốt chân tay lạnh: Khi bị sốt thay vì cơ thể nóng hổi, nhiều bé bị sốt nhưng tay chân lạnh ngắt. Nguyên nhân có thể là do cơ thể phản ứng khi nhiệt độ tăng đột ngột hoặc mắc các bệnh liên quan đến virus. 
  • Sốt rét run (Malaria): Đây là căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi ký sinh trùng sốt rét Plasmodium. triệu chứng trẻ bị sốt rét run bao gồm: khó chịu, uể oải, kém ăn uống và khó ngủ. Đồng thời, sẽ đi kèm với cơn ớn lạnh, sốt và thở gấp.
  • Sốt lúc nóng lúc lạnh: Trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh có thể bắt nguồn từ các biến đổi của môi trường,phản ứng của cơ thể hoặc cũng do viêm màng não. Mẹ cần cho bé đi khám để kiểm tra nguyên nhân cụ thể.
  • Sốt nhẹ kéo dài (Prolonged Fever): Khi đo nhiệt độ thấy thân nhiệt trẻ tăng so với bình thường; kéo dài quá 3 ngày không hạ, có thể trẻ đang bị sốt kéo dài. Trẻ bị sốt nhẹ kéo dài thường có các dấu hiệu như đau đầu hay đau nhức toàn thân, mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc liên tục,…

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt

Đa số nguyên nhân trẻ bị sốt đều do sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Ngoài ra, trẻ bị sốt còn do các nguyên nhân khác như:

  • Môi trường và thời tiết: Môi trường ô nhiễm nhiều bụi bẩn, vi khuẩn và sự thay đổi thời tiết lúc giao mùa cũng khiến bé bị sốt.
  • Do các loại bệnh: Trẻ bị sốt có thể là do mắc các loại bệnh như nhiễm trùng đường hô hấp, sốt phát ban, sởi, sốt mọc răng, thủy đậu, ho gà, cảm nắng,…
  • Lây nhiễm từ người khác: Trẻ bị sốt là virus, vi khuẩn gây ra, vì vậy rất dễ lây nhiễm. Virus và vi khuẩn có thể lây lan khi trẻ hít phải nước bọt, chạm vào người bị bệnh.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Mẹo mọc răng không sốt: 4 cách từ dân gian mẹ đã biết chưa?

3. Khi nào cần đưa trẻ bị sốt đến gặp bác sĩ?

Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi và bị sốt trên 38° C, ngay cả khi không có các triệu chứng khác, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Nếu bé bị suy giảm hệ thống miễn dịch vì bất kỳ lý do gì và bị sốt trên 38° C, cha mẹ nên đến bác sĩ hoặc phòng cấp cứu của bệnh viện ngay lập tức. Ngoài ra, hãy đưa bé đến bệnh viện nếu nhiệt độ trên 38° C và có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Khó thở; hoặc phát ban.
  • Buồn ngủ nhiều hơn bình thường.
  • Cổ cứng hoặc đau mắt khi gặp ánh sáng.
  • Nôn mửa và không uống nhiều nước được.
  • Cơn sốt không thuyên giảm khi đã dùng thuốc.
  • Trẻ sốt hơn 3 ngày và không có nguyên nhân rõ ràng.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh bị sốt phải làm sao? Cách nhận biết và chăm sóc bé

4. Cách điều trị và chăm sóc trẻ bị sốt

Làm gì khi trẻ bị sốt là câu hỏi được nhiều cha mẹ quan tâm. Cha mẹ hãy lưu ý các cách chăm sóc trẻ bị sốt dưới đây:

4.1 Thuốc hạ sốt

Thuốc hạ sốt thường dùng cho trẻ là paracetamol dạng gói hoặc siro. Thuốc có hiệu quả sau khoảng 30 phút sử dụng và có tác dụng kéo dài khoảng 4 – 6 giờ, ít gây tác dụng phụ. Ngoài ra, cha mẹ có thể cho trẻ uống Ibuprofen. Mỗi liều cách nhau 6-8h.

Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi không được cho uống bất kỳ loại thuốc nào để hạ sốt khi chưa được bác sĩ đồng ý. Nếu bé có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào; hãy hỏi bác sĩ để xem loại thuốc nào là tốt nhất để sử dụng.

[inline_article id=267247]

4.2 Dinh dưỡng

dinh dưỡng cho bé

Cha mẹ nên cho bé bị sốt ăn các thực phẩm loãng như cháo, súp. Đừng quên bổ sung trái cây chứa nhiều vitamin C và sữa chua vào khẩu phần ăn của bé nhé. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho bé uống nhiều nước, sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh và trà gừng đối với trẻ trên 6 tháng để bệnh mau khỏi hơn.

Nếu trẻ bị nôn mửa hoặc bị tiêu chảy, hãy hỏi bác sĩ xem có nên cho uống nước điện giải (để bù nước) dành riêng cho trẻ em hay không. Hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, nước ngọt có gas, thực phẩm chiên xào, dầu mỡ.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị sốt nên ăn gì, uống gì? Có cần kiêng ăn món nào không?

4.3 Cách trị sốt tại nhà

  • Cho bé nghỉ ngơi thật nhiều.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoái khí cho bé.
  • Chườm nước ấm để cân bằng nhiệt độ cơ thể.
  • Cho bé uống thật nhiều nước và nước ép trái cây.
  • Rửa tay, chân, cơ thể bé sạch sẽ để vi khuẩn không lây lan.
  • Đảm bảo phòng ngủ của bé có nhiệt độ thoải mái, không quá nóng hoặc quá lạnh.

Nhiều cha mẹ cũng thắc mắc liệu trẻ bị sốt có nên bật quạt hay không. Câu trả lời là có. Quạt máy không có tác dụng hạ sốt cho trẻ; nhưng sẽ có tác dụng hỗ trợ làm thoáng không khí xung quanh; tránh hầm bí giúp bé cảm thấy thoải mái hơn.

[inline_article id=266364]

5. Cách phòng ngừa để bé không bị sốt 

Cha mẹ có thể ngăn ngừa sốt bằng cách giảm tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm. Dưới đây là một số mẹo có thể giúp:

  • Tiêm chủng theo khuyến cáo đối với các bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như cúm và COVID-19.
  • Rửa tay thường xuyên. Đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi ở trong đám đông hoặc xung quanh người bị bệnh, sau khi vuốt ve động vật và khi di chuyển trên các phương tiện giao thông công cộng.
  • Hướng dẫn trẻ cách rửa tay kỹ lưỡng, bao gồm cả mặt trước và mặt sau của mỗi bàn tay bằng xà phòng.
  • Tránh cho trẻ chạm vào mũi, miệng hoặc mắt vì đây là những cách virus và vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể và gây nhiễm trùng.
  • Dạy trẻ che miệng khi ho và che mũi khi hắt hơi. Ho hoặc hắt hơi vào khuỷu tay để tránh truyền vi khuẩn sang những người xung quanh.
  • Không cho trẻ dùng chung cốc, chai nước và đồ dùng với bạn khác để tránh lây vi khuẩn.

Trên đây là thông tin cha mẹ cần lưu tâm khi bé bị sốt. Trẻ bị sốt là khi cơ thể nóng lên để chống lại virus bảo vệ cơ thể. Sốt có thể lây lan. Vì vậy, cha mẹ nên đảm bảo không cho trẻ tiếp xúc gần với người bị bệnh. Dạy trẻ cách rửa tay sạch sẽ để phòng ngừa bệnh. Hy vọng qua bài viết này, bé nhà mình sẽ có sức khỏe và sức đề kháng thật tốt cha mẹ nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Dấu hiệu trẻ bị sởi là gì? Cách điều trị và phòng ngừa lây nhiễm

Để không bị nhầm lẫn, cha mẹ cần biết rõ dấu hiệu trẻ bị sởi là gì; triệu chứng của sởi khác gì so với cúm và sốt phát ban. Trước khi tìm hiểu dấu hiệu trẻ bị sởi, cha mẹ cũng nên biết vì sao khả năng lây lan của bệnh sởi tại sao lại mạnh mẽ đến vây.

1. Dấu hiệu, triệu chứng trẻ bị sởi

Dấu hiệu trẻ bị sởi
Dấu hiệu trẻ bị sởi

Để biết bé có đang bị sởi hay không, cha mẹ nên xem bé có các dấu hiệu và triệu chứng dưới đây:

– Dấu hiệu khi trẻ bị sởi sau 2-3 ngày: Trong miệng trẻ sẽ xuất hiện các đốm Koplik đỏ.

– Các dấu hiệu khi bé có triệu chứng bị sởi sau 3-5 ngày: 

3-5 ngày sau khi bị nhiễm virus sởi; trẻ sẽ có các dấu hiệu của phát ban đỏ. 

  • Việc phát ban thường bắt đầu với những chấm đỏ phẳng xuất hiện trên mặt ở chân tóc. Sau đó, lan dần xuống cổ, thân mình, cánh tay, chân và bàn chân trẻ.
  • Trên đầu các nốt đỏ cũng có thể nổi lên các nốt sần nhỏ.
  • Các đổm đỏ dần dần phát triển và lan rộng khắp cơ thể.
  • Khi các vết ban xuất hiện, trẻ có thể sốt cao hơn 40 độ C.

– Các dấu hiệu đầu tiên khi trẻ bị sởi (7-14 ngày kể từ khi nhiễm virus)

Khi bị nhiễm sởi được 7 ngày đến 2 tuần, trong thời gian này, bé sẽ có các dấu hiệu giống như cảm cúm, sốt:

[key-takeaways title=”Triệu chứng, dấu hiệu trẻ bị sởi điển hình”]

Sốt cao liên tục (trên 40 độ C); ho; chảy nước mũi (sổ mũi); đau mắt đỏ, chảy nước mắt; và có phát ban đặc trưng của bệnh sởi.

[/key-takeaways]

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị sởi tắm lá gì? 6 loại lá trị hết sởi ngay tức thì

2. Phân biệt trẻ bị sởi với sốt phát ban

Phân biệt phát ban do sởi và phát ban do sốt

Điểm giống nhau giữa sởi và sốt phát ban là khi mắc 2 bệnh này, trẻ đều nổi ban đỏ kèm sốt. Thế nhưng giữa chúng cũng có điểm khác biệt lớn về hình dạng nốt ban và quá trình lan rộng.

  • Vết ban của sởi thường có màu đỏ nâu. Trong khi vết ban của trẻ bị sốt phát ban lại có màu đỏ hồng.
  • Không giống với sốt phát ban, trẻ bị sởi thường có các dấu hiệu triệu chứng mệt mỏi, lừ đừ và thiếu sức sống.
  • Các vết ban của trẻ bị bệnh sởi lan từ trên mặt xuống thân dưới; sốt phát ban lại bắt đầu từ giữa thân và lan rộng khắp nơi trên cơ thể.
  • Với trẻ bị sốt phát ban, khi hết sốt, các nốt phát ban cũng biến mất theo. Còn với trẻ bị sởi, dù các nốt phát ban đã mất, trẻ vẫn còn bị sốt.

[inline_article id=308106]

3. Vì sao bệnh sởi ở trẻ diễn biến nhanh và nặng?

Bệnh sởi (Measles) là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dễ lây lan. Virus gây bệnh sống trong chất nhầy ở mũi và cổ họng của người bị bệnh.

Chỉ cần trẻ tiếp xúc với nước bọt của người nhiễm bệnh; tỷ lệ mắc bệnh là rất cao. Bởi vì nước bọt có thể được khuếch tán trong không khí thông qua vô vàn hình thức như:

  • Nói chuyện.
  • Tiếp xúc gần.
  • Đứng gần khi người bệnh ho, hắt hơi.
  • Sử dụng lại ly, đồ vật cá nhân của người bệnh.
  • Chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của người bệnh.

Chưa hết, trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu ớt, khả năng nhiễm bệnh cũng sẽ khá cao. Quan trọng hơn, mắc bệnh sởi có thể khiến hệ miễn dịch của bé giảm sút nghiêm trọng.

Trẻ bị sởi có nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm như: viêm tai giữa; viêm phổi nặng; viêm não,v.v. thậm chí tử vong. Đó là lý do tại sao việc nhận biết dấu hiệu trẻ bị sởi là rất quan trọng để tránh những biến chứng có thể xảy ra.

4. Dấu hiệu trẻ bị sởi nguy hiểm cần đến bệnh viện

Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Khi nghi ngờ thấy bé có các dấu hiệu và triệu chứng giống như bị sởi, hãy đưa bé đến bệnh viện để khám. 

Cha mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà. Nhưng nếu trẻ bị sởi có các dấu hiệu dưới đây tức là tình trạng đang trở nên nguy cấp. Cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay:

  • Thở nhanh, thở mệt.
  • Mất nước, tức ngực.
  • Chóng mặt khi ngồi hoặc đứng.
  • Nôn mửa hoặc tiêu chảy liên tục.
  • Chảy nước dãi (nếu từ 3 tuổi trở lên).
  • Trẻ bị lừ đừ, li bì, và vật vã.
  • Tiếng thở khò khè hoặc không dứt hẳn khi ho.
  • Khó thở (trẻ nhăn mặt, cơ ngực giữa các xương sườn và lỗ mũi phập phồng).
  • Không thể nuốt chất lỏng hoặc nước bọt; giọng nói bị nghẹt hoặc không thể mở miệng hoàn toàn.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh bị sởi phải làm sao? Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc

Tóm lại, khi nhiễm virus được 2-3 ngày, trẻ bị sởi sẽ có các dấu hiệu như nổi các đốm Koplik đỏ. Sau 3-5, trẻ bắt đầu có dấu hiệu nổi ban đỏ từ vùng mặt và lan xuống toàn thân. Từ 7-14 ngày nhiễm virus, trẻ bị sởi có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cúm nhue ho, sổ mũi, sốt, thiếu năng lượng… 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Mách nhỏ mẹ 7 câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon xuyên đêm không khóc

Nếu đã quá bế tắc với việc trẻ sơ sinh hay khóc đêm dù đã làm nhiều cách chăm sóc con theo hướng dẫn khoa học, cha mẹ có thể thử một số câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon cũng như một số mẹo cho trẻ ngủ ngon không ọ ọe theo gợi ý sau đây:

[quotation title=””]

Những câu “thần chú” giúp trẻ ngủ ngon được gợi ý trong bài viết này được thuật lại theo kinh nghiệm dân gian. Không có bằng chứng khoa học nào chứng minh tính hiệu quả của chúng trong việc cải thiện giấc ngủ cho trẻ nhỏ.

[/quotation]

1. Câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon theo kinh nghiệm dân gian

Theo quan niệm dân gian, trẻ hay khóc đêm (khóc dạ đề) hoặc ngủ không ngon là do ma quỷ trêu đùa. Chính vì thế, đọc câu thần chú sẽ giúp ích cho trẻ trong việc ngủ ngon hơn. 

1.1. Câu thần chú đâm cối cội chày ngủ ngày cày đêm

Câu thần chú này được áp dụng khi con ngoan và chỉ có mẹ với con ở nhà. Mẹ bế trẻ sao cho đầu của trẻ vào hướng tường chỗ giường ngủ của bé, đồng thời giả vờ húc nhẹ đầu bé vào tường.

Mẹ vừa húc giả vờ vừa đọc câu sau theo nhịp: “Đâm cối cội chày, ngủ ngày cày đêm. Đâm thêm cối nữa ngủ đêm ta cày ngày”.

Câu thần chú đâm cối cội chày ngủ ngày cày đêm đơn giản và dễ thực hiện hơn nhiều so với cách trên, vì thế nhiều mẹ ưa chuộng áp dụng. Tuy nhiên, mẹ cần nhớ động tác đưa người bé húc vào tường chỉ là giả vờ, cần cẩn thận để tránh làm đau con mẹ nhé. 

1.2. Câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon: Phật mẫu Chuẩn đề thần chú

Theo kinh nghiệm được truyền miệng, trước khi đọc thần chú, mẹ cần chuẩn bị một bếp than. Đặt 1 cục than to bằng bao diêm lên và đốt cháy.  Sau đó mang than ra cửa, cho một nhúm muối vào than để tạo ra tiếng nổ tanh tách. Tiếp đó, mẹ hãy thắp nhang và đọc câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon như sau:

Khể thủ quy y tô tất đế
Đầu diện đảnh, lễ tất cu chi
Ngã kim xưng tán đại chuẩn đề
Duy nguyện từ bi thùy da hộ
Nam Mô tát đã nẫm
Tam miệu tam bồ đề
Cu chi nẫm tát diệt tha
Án chiếc lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha.

Sau khi thực hiện xong câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon; mẹ hơ bé qua than 7 lần cho bé trai và 9 lần cho bé gái. Cầm than đi vòng quanh trong nhà và tiếp tục đọc đoạn kinh với tâm nguyện muốn bé ngủ ngon không bị quấy nhiễu.

[key-takeaways title=””]

Lưu ý từ Ban biên tập MarryBaby: Cách thực hiện này được thuật lại theo kinh nghiệm dân gian, không có cơ sở khoa học chứng minh về tính hiệu quả. Hơn nữa, việc sử dụng than nhỏ trong không gian có trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh tiềm ẩn nhiều rủi ro về tính an toàn. Mẹ nên cân nhắc thật kỹ và cẩn thận khi áp dụng.

[/key-takeaways]

câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách đốt vía cho trẻ sơ sinh đơn giản để bé luôn bình an

2. Những câu “thần chú” giúp trẻ ngủ ngon theo tâm lý của trẻ

câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon
Những câu nói mang tính vỗ về, xoa dịu tâm lý sẽ gíúp trẻ ngủ ngon hơn.

Đối với một số trẻ lớn hơn đã có thể hiểu cha mẹ nói gì. Những câu nói mang tính vỗ về, xoa dịu tâm lý sẽ giúp con cảm thấy an tâm để có giấc ngủ ngon hơn. Ví dụ:

  • “10 phút nữa cha/ mẹ sẽ sang kiểm tra xem con đã ngủ chưa nhé!”: Câu này giúp trẻ cảm thấy an toàn vì trẻ biết một lát cha/mẹ sẽ quay lại với mình.
  • “Hôm nay cha/mẹ sẽ ngủ cùng ngon nhé!”: Trẻ sẽ an tâm vì có người bên cạnh.
  • “Nếu con không đi ngủ đúng giờ, ngày mai con sẽ không thể dậy kịp để đi sở thú/ khu vui chơi… đâu đấy”: Đôi khi trẻ không chịu ngủ là do còn ham chơi, nghịch ngợm. Câu nói này có thể giúp trẻ ý thức được sự việc và tự giác ngủ đúng giờ. 
  • “Nếu con chịu ngủ ngoan, con sẽ được ba/ mẹ tặng quà”: Hãy lấy phần thưởng để làm động lực cho bé cưng ngủ ngon.
  • “Cha/mẹ biết con có thể tự mình ngủ thật ngoan và cha/mẹ vẫn ở ngay bên cạnh con.”: Không chỉ là câu “thần chú”, đây còn là lời khích lệ và khen ngợi đúng lúc cho trẻ vui và ngủ ngon.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ theo từng tháng tuổi?

3. Câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon có hiệu quả không?

Hiệu quả
Câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon có thực sự hiệu quả?

Như đã đề cập, các câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon theo kinh nghiệm dân gian chỉ là mẹo được truyền miệng qua nhiều thế hệ; không có cơ sở khoa học để chứng minh chúng có hiệu quả hay không.

Vì vậy, trước khi áp dụng các câu thần chú tâm linh giúp trẻ ngủ ngon này mẹ nên cân nhắc kỹ càng. Nếu trẻ sau 6 tháng không ngủ ngon mỗi đêm kèm với nhiều triệu chứng sức khỏe bất thường khác, mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra, tìm kiếm nguyên nhân để có cách khắc phục phù hợp. 

Nếu bé không mắc các bệnh lý, mẹ có thể áp dụng những câu nói vỗ về tâm lý trẻ để dỗ trẻ vào giấc ngủ. Mẹ cũng có thể áp dụng thêm một số phương pháp dưới đây để giúp trẻ ngủ ngon mỗi đêm.

[inline_article id=32613]

4. Một số mẹo chữa trẻ sơ sinh hay khóc đêm 

Trẻ sơ sinh hay khóc đêm, không ngủ ngon giấc có thể do nhiều nguyên nhân không liên quan đến bệnh lý. Mẹ hãy thử làm thêm những mẹo sau đây để cải thiện giấc ngủ cho con.

4.1 Đặt giường hợp phong thủy

Trong phong thủy, việc kê giường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo một giấc ngủ ngon ở cả người lớn và trẻ em. Theo đó, nôi/ giường của bé nên đặt theo đường chéo so với cửa chính; Không nên đặt sát tường, tránh đường năng lượng tích tụ xung quanh ảnh hưởng tới bé. 

Ngoài ra, giường ngủ của bé cũng cần tránh chỗ cửa sổ, hạn chế ánh sáng làm ảnh hưởng giấc ngủ. Từ đó, giúp bé thư giãn, thoải mái và có giấc ngủ sâu hơn, không còn quấy khóc.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh ngủ ít, khó ngủ và cách khắc phục hiệu quả

4.2 Chú ý hướng gió trong phòng

Bên cạnh những câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon, hướng đặt giường thì hướng gió trong phòng cũng ảnh hưởng đến việc trẻ ngủ ngon hay không. Gió từ quạt hay máy lạnh không nên hướng thẳng vào bé vì sẽ khiến bé khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe. 

>> Mẹ xem thêm: 20 mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc vào ban đêm

4.3. Khuyến khích bé kể lại câu chuyện trong ngày

Nếu bé thích nói chuyện, bạn hãy khuyến khích con kể lại những câu chuyện đã xảy ra trong ngày trước khi đi ngủ. Điều này có thể giúp trẻ bình ổn cảm xúc để dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thực hiện kiểu kể chuyện tuyến tính (đầu tiên điều này đã xảy ra, sau đó bạn làm điều kia, tiếp đến bạn cảm thấy rằng…) có thể có lợi cho não bộ đang phát triển của trẻ.

4.4. Một số mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon không ọ ọe vào ban đêm khác

Ngoài những câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon, cha mẹ có thể:

  • Xây dựng thói quen đi ngủ nhất quán cho bé.
  • Đọc truyện cổ tích cho bé nghe trước khi đi ngủ.
  • Hạn chế tối đa tiếng ồn, ánh sáng ở khu vực bé ngủ.
  • Cho bé nghe tiếng ồn trắng hoặc các bản nhạc dịu nhẹ không lời.
  • Ôm, dỗ dành và hát ru để bé yêu cảm thấy an tâm, có thể vào giấc dễ dàng hơn.
  • Không gian ngủ cho bé nên thoáng mát, sạch sẽ, có thể sử dụng thêm máy lọc không khí.
  • Cho trẻ sử dụng một số thực phẩm giúp trẻ ngủ ngon như trà hạt sen, trà gừng, trà hoa oải hương, trà chuối,…
  • Cho trẻ ngậm núm vú giả hoặc ôm gấu bông để bé cảm thấy an toàn. 
  • Cho trẻ bú sữa (với bé dưới 6 tháng tuổi); ăn dặm no (bé trên 6 tháng) trước khi đi ngủ.

>> Mẹ xem thêm: Siro giúp bé ngủ ngon là gì? Review 10 loại siro cho bé được mẹ tin dùng

Hy vọng bài viết với những thông tin gợi ý về câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon theo kinh nghiệm dân gian và theo góc nhìn khoa học sẽ hữu ích cho bạn trong việc tìm cách cải thiện giấc ngủ cho bé. 

Nhiều mẹ trên diễn đàn MarryBaby của chúng tôi có khá nhiều thắc mắc xoay quanh áp dụng câu thần chú đâm cối cội chày ngủ ngày cày đêm có hiệu quả không để áp dụng cho con. Nếu mẹ đã thực hiện thành công phương pháp này, hãy chia sẻ thêm với chúng tôi tại đây để các mẹ cùng nhau học hỏi những kinh nghiệm nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

[Chọn lọc] 20 trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non hay, thú vị và bổ ích

Vậy có phải do những trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non đã không còn phù hợp? Dưới đây là 4 lý do vì sao trẻ mầm non nên thường xuyên tham gia những trò chơi ngoài trời nhiều hơn là ngồi trước màn hình.

Đồng thời Marrybaby cũng gợi ý cho cha mẹ hơn 20+ trò chơi dành cho trẻ mầm non chơi ngoài trời đã được chọn lọc là có ích dành trẻ mầm non.

1. Tầm quan trọng của trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non

1.1 Giảm thời gian ngồi trước màn hình điện tử

Công nghệ phát triển kèm theo là điện thoại thông minh, máy tính ra đời với nhiều trò chơi trực tuyến hấp dẫn khiến trẻ không thể rời mắt; và thường xuyên ở trong nhà. Điều này khiến độ tuổi cận thị càng ngày càng giảm.

Thay vì cấm trẻ xem các thiết bị điện tử; các hoạt động vui chơi ngoài trời cùng cha mẹ hoặc trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non chắc chắn là lựa chọn thiết thực hơn. 

1.2 Tăng cường sức khỏe thể chất

Lợi ích của Trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non
Lợi ích của Trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non

Trẻ em mầm non là độ tuổi mà các con rất mong muốn được khám phá thế giới bên ngoài. Nhất là đối với các hoạt động ngoài trời như chạy; nhảy; đá bóng,..sẽ là nguồn động lực để trẻ tiếp tục tò mò và tham gia chơi đùa với các bạn đồng trang lứa.

Ngoài ra, các hoạt động còn giúp các con kết nối; xây dựng tinh thần tập thể; khả năng vận dụng tốt điểm mạnh thể chất của mình. Những loại kỹ năng này chỉ có được khi các con thường xuyên tham gia các hoạt động, trò chơi ngoài trời dành cho trẻ, nhất là ở độ tuổi mầm non.

>> Cùng chủ đề: Tại sao trẻ em ngày nay hay bị béo phì? Cách phòng ngừa béo phì

1.3 Cung cấp vitamin D3 cho trẻ từ ánh sáng mặt trời

Vitamin D3 giúp cơ thể trẻ hấp thụ Canxi từ các nguồn thực phẩm và ánh sáng mặt trời. Chính vì thế, việc tăng cường thời gian cho trẻ mầm non tham gia các hoạt động và trò chơi ngoài trời là vô cùng cần thiết.

Không những thế, vitamin D3 còn hỗ trợ giúp trẻ tăng trưởng chiều cao vượt trội khi con đang giai đoạn từ 3 – 6 tuổi.

>> Xem thêm: Review 10 sản phẩm bổ sung Vitamin D3 K2 MK7 dành cho trẻ mầm non

1.4 Rèn luyện kỹ năng vận động

Cho trẻ tham gia những hoạt động ngoài trời là giúp con phát triển những kỹ năng vận động như kết hợp tay chân; leo trèo; cầm nắm; quan sát,…Đây cũng là giai đoạn con có thể áp dụng những kiến thức mình học được từ cha mẹ và thầy cô đã dạy ở trường lớp.

Hiểu được điều đó, cha mẹ cần tạo thêm nhiều cơ hội cho trẻ tham gia những trò chơi ngoài trời trời dành cho trẻ ở độ tuổi mầm non; để con có thể phát triển thể chất lẫn tinh thần.

2. Các trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non 3 – 4 tuổi

Trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non

Các trò chơi dân gian ngoài trời cho trẻ mầm non thường được kết hợp với các bài đồng dao từ xa xưa có các ca từ vui nhộn. Phần chuẩn bị và cách chơi cũng khá đơn giản nên thầy, cô giáo hoặc cha mẹ muốn chơi cùng con đều có thể dễ dàng thực hiện. 

Lưu ý: Các trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non nên được thực hiện sau 16 giờ chiều. Nhất là khi thời tiết bắt đầu mát mẻ và nắng cũng đã dịu bớt. 

Dưới đây là 20+ trò chơi dành cho trẻ mầm non chơi ngoài trời, vừa dễ chơi vừa hữu ích.

2.1 Trời nắng trời mưa

Luật chơi: Cô giáo hô “Trời mưa” thì trẻ phải về đúng nhà của mình, nếu không thì sẽ mất 1 lượt chơi và trẻ phải nhảy lò cò để tham gia vào lượt chơi mới. 

Chuẩn bị: Cô giáo vẽ 04 vòng tròn (nhà) trên sân cách nhau khoảng 40 – 50cm với các màu sắc khác nhau. Đây là trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non yêu cầu sân chơi rộng rãi, thoáng mát. 

Cách chơi: 

  • Cô giáo chia lớp thành 04 tổ nhỏ và cho trẻ thẻ giấy có màu sắc cùng màu với nhà.
  • Cô giáo bật nhạc lên cho trẻ vừa đi chơi xung quanh trong sân vừa hát theo nhịp. 
  • Khi nghe hiệu lệnh “Trời mưa rồi” từ cô giáo, trẻ phải nhanh chóng tìm được đúng ngôi nhà của mình để tránh không bị mưa ướt.
  • Khi nghe hiệu lệnh “Trời nắng rồi”; trẻ tiếp tục ra khỏi vòng tròn và hát theo nhạc đã bật. 
  • Cô và trò tiếp tục chơi như vậy khoảng 3 – 4 lần để trẻ quen với cách chơi.

Lợi ích: Trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non từ 3 – 4 tuổi này sẽ giúp trẻ luyên tập phản xạ; phân biệt màu sắc và nhanh nhạy hơn. 

2.2 Trò chơi dung dăng dung dẻ

Luật chơi: Trẻ đứng thành vòng tròn vừa đi vừa hát theo nhịp.

Chuẩn bị: Không gian đủ rộng để trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non dung dăng dung dẻ có thể chơi. 

Cách chơi: Để bắt đầu chơi, cô giáo xếp trẻ thành vòng tròn, nắm tay nhau, vừa đi vừa nhảy chân sáo theo lời bài đồng dao:

Dung dăng dung dẻ.
Dắt trẻ đi chơi.
Đến ngõ nhà trời.
Lạy cậu lạy mợ.
Cho cháu về quê.
Cho dê đi học.
Cho cóc ở nhà.
Cho gà bới bếp.
Ù à ù ập.
Ngồi xập xuống đây.

Khi nào đến câu “Ngồi xập xuống đây” thì trẻ phải ngồi xuống. Sau đó, đứng dậy và hát lại từ đầu. 

Lợi ích: Vốn dĩ không cần quá nhiều thể lực nên trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non từ 3 -4 tuổi như dung dăng dung dẻ sẽ giúp trẻ luyện tập phản xạ và có thể là trò khởi động lúc mới bắt đầu. 

2.3 Trò chơi lộn cầu vồng

Luật chơi: Chắc chắn là trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non này hầu như ai cũng biết. Trẻ sẽ nắm tay nhau và cùng hát bài đồng dao và lộn quay lưng vào nhau.

Chuẩn bị: Sân trường rộng rãi, thoáng mát để trẻ chơi.

Cách chơi: Hai bé đứng đối mặt nhau, vừa cùng lắc lư theo nhịp vừa cùng hát:

Lộn cầu vồng.
Nước trong nước chảy.
Có cô mười bảy.
Có chị mười hai.
Hai chị em ta.
Cùng lộn cầu vồng.

Khi hát đến câu “Lộn cầu vồng” thì cả hai bé cùng xoay người và lộn đầu qua tay bạn kia. Sau đó, hai bé sẽ xoay lưng vào nhau và tiếp tục hát bài đồng dao trên và lộn ngược trở lại.  

Lợi ích: So với các trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non khác thì lộn cầu vồng khá đơn giản nhưng cũng giúp trẻ rèn luyện sự linh hoạt và khéo léo khi thực hiện các động tác uốn dẻo. 

2.4 Trò chơi chuyền bóng

Trò chơi chuyền bóng

Luật chơi: Trẻ nào làm rơi bóng ra bên ngoài sẽ bị mất lượt và phải nhảy lò cò để được tiếp tục chơi ở lượt chơi sau. 

Chuẩn bị: Cô giáo chuẩn bị trước 04 quả bóng nhỏ.

Cách chơi: 

  • Cô giáo chia lớp thành 04 tổ cùng thi đua với nhau. 
  • Khi hiệu lệnh “Bắt đầu” vang lên, bạn đứng đầu sẽ chuyền bóng cho bạn đứng đằng sau. 
  • Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hết bài nhạc cô giáo đã bật. 
  • Tổ nào có ít lần làm rớt bóng xuống đất nhất sẽ là tổ chiến thắng.

Lợi ích: Chuyền bóng là trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non được thiết kế để rèn luyện khả năng làm việc nhóm và khả năng phản xạ nhanh chóng. 

2.5 Đèn xanh, đèn đỏ

Luật chơi: Trẻ phải mô phỏng đúng động tác và còi xe khi lái xe (Bin…bin…), sau đó, tham gia giao thông và phải đi hoặc dừng theo đúng tín hiệu đèn. Nếu trẻ nào làm chưa đúng thì sẽ phải ra ngoài là nhảy lò cò để tham gia vào lượt chơi tiếp theo. 

Chuẩn bị: Cô giáo vẽ các tín hiệu đèn giao thông: xanh, đỏ, vàng bằng bìa carton. 

Cách chơi:

  • Cô giáo hô tín hiệu “Ô tô xuất phát” thì trẻ sẽ để hai tay khum tròn lại như đang lái ô tô và nói “Bin…bin…”.
  • Khi cô giơ tín hiệu xanh thì trẻ phải chạy nhanh.
  • Khi cô giơ tín hiệu đỏ thì trẻ phải dừng lại.
  • Khi cô đưa tín hiệu vàng thì trẻ phải đi từ từ.
  • Sau khi trẻ đã quen, cô giáo có thể thay đổi liên tục các màu xanh – đỏ – vàng để trẻ thêm phần hứng thú. 

Lợi ích: Trò chơi được thiết kế để trẻ học và hiểu các tín hiệu giao thông cần đi như thế. Thông qua trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non đèn xanh, đèn đỏ, trẻ còn được rèn sự phản xạ, nhanh tay nhanh mắt. 

2.6 Trò chơi thuyền vào bến

Luật chơi: Trẻ được phát các chiếc thuyền được gấp từ giấy màu và khi có hiệu lệnh của cô giáo, trẻ sẽ phải về đúng với bến có màu giống với màu thuyền đã được phát. 

Chuẩn bị: Cô giáo chuẩn bị số lượng thuyền gấp bằng giấy tương ứng với sĩ số của lớp với các màu sắc khác nhau. Ngoài ra, trên sân cũng vẽ các hình tròn và cắm các lá cờ có màu tương ứng với màu giấy thuyền. 

Cách chơi: 

  • Cô giáo phát cho trẻ các chiếc thuyền bằng giấy 
  • Trẻ cầm thuyền và giả vờ ra khơi bằng cách là đi dạo chơi trong sân trường. Để thêm phần vui vẻ, cô giáo có thể hướng dẫn thêm cho trẻ các động tác chèo thuyền đơn giản
  • Khi nghe thấy hiệu lệnh “Trời sắp có bão” thì trẻ nhanh chóng về đúng bến có màu giống màu thuyền của mình
  • Nếu trẻ tìm không đúng màu bến thì đã bị thua và phải ra ngoài nhảy lò cò để vào chơi lượt tiếp theo

Lợi ích: Nhờ việc tạo cảm giác hứng thú, trò chơi thuyền vào bến nhanh chóng giúp trẻ thành thạo trong việc phân biệt màu sắc và nhanh nhạy khi phản xạ lại các hiệu lệnh. 

2.7 Nhảy lò cò

Nhảy lò cò
Nhảy lò cò – Đây là trò chơi ngoài trời dành cho trẻ mầm non 3 – 4 tuổi hoặc 5 – 6 tuổi chơi đều được

Luật chơi: Trẻ sẽ nhảy vào ô tương ứng với số đã được chỉ định. Nếu nhảy sai sẽ bị mất một lượt chơi.

Chuẩn bị: Cô giáo vẽ trước các ô trên sân chơi và đánh số để hoàn tất phần chuẩn bị cho trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non.

Cách chơi: 

  • Cô giáo cho trẻ xếp thành hàng và nhảy theo thứ tự
  • Cô giáo sẽ đứng ngoài và hô to số chỉ định cho trẻ. Sau đó, trẻ sẽ co 1 chân lên và nhảy đến ô đó

Lợi ích: Trò chơi giúp trẻ làm quen với các con số nhanh chóng và tập luyện thể dục. Đây là trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non của rất nhiều trường mẫu giáo bởi sự đơn giản và dễ dàng khi thực hiện. 

2.8 Trò chơi về đúng nhà mình

Luật chơi: Trẻ cần về đúng nhà đã được cô giáo chỉ định. Nếu về nhầm nhà sẽ phải ra ngoài và nhảy lò cò để tiếp tục chơi ở lượt sau. 

Chuẩn bị: Cô giáo vẽ hai ngôi nhà tượng trưng trên sân. 

Cách chơi:

  • Cô giáo sẽ thông báo với trẻ trên sân có hai ngôi nhà tương ứng với các dấu hiệu, ví dụ như nhà dành cho bé mặc áo dài tay, nhà cho bé mặc áo ngắn tay, nhà cho bé đi giày, nhà cho bé tóc dài, nhà cho bé tóc ngắn,…
  • Khi cô ra hiệu lệnh “Về nhà nào” thì các bé cần về đúng nhà có đặc điểm của mình 

Lợi ích: Thông qua trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non này, trẻ sẽ được luyện tập khả năng ghi nhớ và kỹ năng quan sát, phản xạ nhanh chóng.

[inline_article id=138854]

2.9 Trò chơi khiêu vũ cùng bóng

Luật chơi: Hai trẻ tạo thành một đôi và cùng giữ bóng để bóng không rơi ra ngoài.

Chuẩn bị: Cô giáo chuẩn bị số bóng tương ứng với số cặp được chia theo sĩ số lớp.

Cách chơi:

  • Sau khi đã chia cặp, trẻ sẽ cầm tay nhau và giữ quả bóng bằng phần bụng. Cô giáo có thể hướng dẫn thêm cách cầm tay như đang khiêu vũ để hoạt động thêm phần vui vẻ
  • Các cặp sẽ nhún nhảy theo nhạc, tùy vào nhịp điệu nhanh hay chậm và trẻ cũng di chuyển theo tốc độ như vậy. 
  • Đặc biệt, trong quá trình này, bóng không được rơi hoặc nổ nếu không cặp đó sẽ phải ra ngoài và chờ đến lượt sau. 

Lợi ích: Trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non khiêu vũ cùng bóng hỗ trợ trẻ luyện khả năng cảm nhạc và vận động. Hơn nữa, việc làm việc nhóm cùng các bạn còn phát huy tinh thần đồng đội để hoàn thành nhiệm vụ. 

>> Xem thêm: Trò chơi cho bé 5 tuổi giúp phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo

2.10 Trò chơi tàu hỏa

Luật chơi: Trẻ hành động theo hiệu lệnh của cô giáo. Nếu làm không đúng sẽ phải ra ngoài và nhảy lò cò để vào lượt chơi sau. 

Chuẩn bị: Trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non tàu hỏa cần chuẩn bị các lá cờ màu xanh

Cách chơi: 

  • Cô giáo xếp trẻ thành hai hàng dọc 
  • Tay bạn sau sẽ đặt lên vai bạn trước để tạo thành đoàn tàu
  • Cô giáo giơ cờ xanh thì trẻ di chuyển theo hàng và kêu “xình xịch”
  • Khi hiệu lệnh “Tàu đi lên dốc” vang lên, trẻ phải đi bằng gót chân và kêu “tu…tu…”
  • Khi đến hiệu lệnh “Tàu xuống dốc”, trẻ đi bằng mũi chân và tiếp tục kêu “tu…tu…”

Lợi ích: Trò chơi tàu hỏa rèn luyện sự nhanh trí và tư duy cho trẻ nhỏ. Vậy nên, việc nằm trong top các trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non không có gì là lạ. 

2.11 Trò chơi mèo đuổi chuột

Mèo đuổi chuột
Trò chơi mèo đuổi chuột – Đây là trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non từ 5 -6 tuổi trở lên chơi sẽ phù hợp hơn

Luật chơi: Mèo đuổi bắt chuột xung quanh vòng tròn. Nếu mèo chạm được vào người chuột thì mèo thắng, chuột thua. 

Chuẩn bị: Trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non mèo đuổi chuột yêu cầu sân chơi rộng rãi, không có bất cứ vật cản nào trên mặt đất.

Cách chơi:

  • Cô giáo cho trẻ đứng thành vòng tròn, nắm tay nhau và giơ tay lên cao tạo thành hình chữ V (các cái hang)
  • Chọn ra hai trẻ và oẳn tù tì để chọn người làm mèo, người làm chuột
  • Mèo và chuột cùng đứng giữa vòng tròn và quay lưng lại với nhau
  • Khi cô giáo có hiệu lệnh “Bắt đầu” thì chuột sẽ luồn lách qua các hang để trốn thoát khỏi mèo. Trong khi đó, mèo phải nhanh chân để bắt được chuột và phải chui vào đúng hang chuột đã chui
  • Nếu đuổi theo được 2 vòng mà mèo chưa bắt được chuột thì nghĩa là mèo thua và lượt chơi mới bắt đầu.

Lưu ý: Trong quá trình này, các bạn làm hang có thể nâng tay lên hoặc hạ xuống để tăng thêm phần thú vị. 

Lợi ích: Không chỉ giúp trẻ phát triển các tố chất nhanh nhẹn, dẻo dai mà trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non mèo đuổi chuột còn giáo dục trẻ đoàn kết, hợp tác với các bạn cùng lớp. 

2.12 Trò chơi bịt mắt bắt dê

Luật chơi: Người bịt mắt phải tìm và đoán xem chú dê mình đã bắt được là ai. Nếu không đoán được thì phải tiếp tục đoán đến bao giờ đúng là thắng. 

Chuẩn bị: Cô giáo chuẩn bị khăn bịt mắt cho trẻ làm người bịt mắt.

Cách chơi:

  • Cô giáo cho trẻ oẳn tù tì, người thua sẽ phải bịt mắt và những người còn lại sẽ chạy nhảy xung quanh làm dê
  • Sau khi dùng khăn để bịt mắt người thua thì trò chơi sẽ chính thức bắt đầu
  • Người làm dê phải kêu “be…be” hoặc chạm vào tay, vai, đầu của người bịt mắt rồi né tránh khi người đó bắt mình
  • Nếu người bịt mắt bắt được ai thì phải đoán tên 
  • Khi đoán đúng thì người bị bắt sẽ thành người bịt mắt, còn khi đoán sai thì trò chơi vẫn cứ tiếp tục

Lợi ích: Trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non bịt mắt bắt dê hỗ trợ rèn luyện thính giác, khả năng suy đoán cho trẻ nhỏ. 

2.13 Trò chơi kéo co

Kéo co
Trò chơi kéo co dành cho trẻ mầm non từ 5 – 6 tuổi chơi ngoài trời

Luật chơi: Hai đội thi nhau kéo co, nếu đội nào giẫm phải vạch kẻ trước là thua cuộc.

Chuẩn bị: Cô giáo chuẩn bị một sợi dây thừng dài và vạch kẻ làm ranh giới giữa hai đội.

Cách chơi:

  • Chia lớp thành 2 nhóm có sĩ số bằng nhau và tương đương về mặt sức lực
  • Cô giáo xếp 2 nhóm thành 2 hàng dọc đối diện nhau và cầm vào sợi dây thừng
  • Khi có hiệu lệnh “Bắt đầu” từ cô giáo thì hai nhóm kéo mạnh dây về phía mình
  • Nếu người đứng đầu hàng giẫm chân vào vạch kẻ thì nhóm đó thua cuộc

Lợi ích: Kéo co là trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non cực vui. Khi chơi trò chơi này, trẻ sẽ được rèn luyện thể chất và phát huy tinh thần đồng đội. 

2.14 Trò chơi ô tô và chim sẻ

Luật chơi: Trẻ phải tránh sang hai bên đường khi nghe thấy tiếng còi “bim..bim..” của cô giáo.

Chuẩn bị: Cô giáo chuẩn bị một vòng tròn nhỏ để ví dụ là bánh lái xe. Trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non này sẽ phải chia sân chơi thành 3 đường kẻ thẳng: hai làn bên là vỉa hè, làn ở giữa là đường ô tô.

Cách chơi:

  • Cô giáo cầm vòng tròn, giả vờ đang lái ô tô, còn trẻ là chim sẻ
  • Chim sẻ bay xuống làn đường ô tô để kiếm ăn
  • Cô giáo từ từ đi đến và hô “bim…bim…”
  • Chim sẻ phải nhanh chân chạy lên vỉa hè để tránh ô tô
  • Khi ô tô đã đi qua thì chim sẻ tiếp tục xuống kiếm ăn
  • Cứ thế lặp lại khoảng 3 – 4 lần cho trẻ quen thì cô giáo có thể chọn các em nhanh nhẹn làm ô tô

Lợi ích: Trò chơi ô tô và chim sẻ được thiết kế để trẻ vận động cả tay và chân nên khi chơi ngoài trời sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động và phản ứng nhanh nhạy.

2.15 Trò chơi chạy tiếp cờ

Luật chơi: Trẻ cầm cờ và chạy xung quanh ghế rồi quay về đưa lại cho bạn tiếp theo.

Chuẩn bị: Cô giáo chuẩn bị 2 lá cờ và 2 chiếc ghế nhựa

Cách chơi:

  • Cô giáo chia lớp thành 2 nhóm với sĩ số như nhau và xếp chúng thành hai hàng dọc
  • Đặt ghế cách chỗ trẻ khoảng 2 – 3m, tùy vào độ dài của sân
  • Sau hiệu lệnh hô “Bắt đầu” thì em đầu tiên sẽ cầm cờ chạy về phía ghế rồi chạy vòng qua ghế và chạy về hàng, chuyền cờ cho bạn tiếp theo
  • Cứ như thế cho đến bạn cuối hàng
  • Nhóm nào hết lượt trước là nhóm thắng cuộc

Lưu ý: Phải cầm cờ mới được chạy và phải chạy vòng qua ghế, nếu không sẽ không tính.

Lợi ích: Trò chơi chạy tiếp cờ giúp trẻ rèn luyện sức khỏe, sự nhanh nhẹn và nhanh trí.

>> Cha mẹ xem thêm: Các trò chơi tập thể ngoài trời thú vị giúp trẻ khỏe mạnh và học tập tốt hơn

2.16 Trò chơi bộ đội hành quân

Luật chơi: Trẻ sẽ đóng giả làm bộ đội đang đi hành quân qua các chiến hào và đồi núi, hầm chui.

Chuẩn bị: Để chuẩn bị tốt nhất cho trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non bộ đội hành quân thì sân chơi nên có: thùng carton làm thành chiến hào, cầu tuột làm đồi núi, vòng chui làm hầm. Cô giáo nên đánh số thứ tự lộ trình, ví dụ đánh số 1 lên thùng carton 1, số 2 lên cầu tuột, số 3 lên thùng carton 2,… để trẻ nhận biết và đi theo thứ tự.

Cách chơi:

  • Chia trẻ thành các nhóm, sao cho mỗi nhóm có từ 5 – 7 người
  • Khi nghe cô giáo hô “Bắt đầu” thì trẻ xuất phát và chui qua hầm chui, leo lên đồi núi, nhảy qua chiến hào,… để về đích
  • Sau đó, cho trẻ tiếp tục xếp hàng chờ lượt chơi mới

Lưu ý: Khi trẻ số 1 bò qua hết hầm chui thì trẻ số 2 mới bắt đầu bò vào hầm.

Lợi ích: Trò chơi bộ đội hành quân giúp trẻ hiểu thêm về công việc của các chú bộ đội. Hơn nữa, trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non này còn thúc đẩy phát triển về thể chất và các giác quan của trẻ.

[inline_article id=3064]

2.17 Trò chơi cáo và thỏ

Cáo và thỏ

Luật chơi: Mỗi bạn thỏ sẽ có một bạn làm hang. Khi bị cáo đuổi bắt, thỏ phải về đúng hang của mình mới được bảo vệ, còn không là sẽ bị thua.

Chuẩn bị: Trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non cáo và thỏ sẽ cần sân chơi rộng rãi để trẻ tha hồ chạy nhảy. 

Cách chơi:

  • Cô giáo chọn ra một trẻ làm cáo và số trẻ còn lại, hai trẻ sẽ thành một cặp (thỏ và hang thỏ)
  • Trẻ làm hang sẽ chọn chỗ đứng và vòng tay ra để đón trẻ làm thỏ khi bị cáo đuổi bắt
  • Trước khi chơi thì cô giáo nên nhắc trẻ nhớ đúng hang của mình
  • Khi cô giáo hô “Bắt đầu”, thỏ chạy tung tăng để kiếm ăn và hát bài đồng dao: Trên bãi cỏ – Chú thỏ con – Tìm rau ăn – Rất vui vẻ – Thỏ nhớ nhé – Có cáo gian – Đang rình đấy – Thỏ nhớ nhé – Chạy cho nhanh – Kẻo cáo gian – Tha đi mất” 
  • Khi kết thúc bài đồng dao, cáo xuất hiện và bắt thỏ. Thỏ phải nhanh chóng tìm được đúng hang của mình
  • Những chú thỏ chạy không kịp hoặc chạy nhầm hang thì sẽ tính là thua cuộc

Lợi ích: Đây là trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non từ 5 – 6 tuổi rất yêu thích. Bởi trò chơi giúp bé chạy nhảy linh hoạt, luyện khả năng quan sát và nhanh nhạy.

2.18 Trò chơi ai nhanh hơn ai

Luật chơi: Thi xem bạn nào lấy được chính xác và đủ số lượng thực vật, hoa quả cô giáo yêu cầu. 

Chuẩn bị: Cô giáo chuẩn bị lô tô về các loại thực vật, hoa quả 

Cách chơi: 

  • Cô giáo đặt các rổ lô tô các loại rau, củ quả ở các vị trí xung quanh sân chơi 
  • Đặc biệt, mỗi rổ không có quá hai loại rau, củ quả
  • Để bắt đầu trò chơi, cô giáo thông báo “Cô muốn lấy các loại quả có màu đỏ” và trẻ sẽ chạy lên tìm ở các rổ lô tô và chạy thật nhanh đến chỗ cô giáo
  • Khi trẻ đã quen, cô giao có thể tăng độ khó lên bằng cách nói “Cô muốn lấy 5 loại quả, 2 loại rau lá” 
  • Bạn nào về nhanh nhất thì chiến thắng

Lợi ích: Trò chơi ai nhanh hơn ai giúp trẻ nhận biết được các loại rau, củ quả hàng ngày và phát huy sự linh hoạt của mình.

>> Có thể cha mẹ quan tâm: Cách cho trẻ đi học không khóc, mến cô và nhanh hòa nhập

2.19 Trò chơi rồng rắn lên mây

Luật chơi: Trẻ nối nhau tạo thành một dãy mắt xích (rồng rắn) đến tìm ông thầy thuốc và người đứng đầu sẽ phải bảo vệ các thành viên để ông thầy thuốc không bắt mất.

Chuẩn bị: Sân chơi rộng rãi, có đủ không gian cho trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non.

Cách chơi: 

  • Cô giáo sẽ chọn bạn làm thầy thuốc và số trẻ còn lại sẽ nắm đuôi áo nhau tạo thành rồng rắn
  • Tất cả hát vang bài đồng dao: Rồng rắn lên mây – Có cây xúc xắc – Có nhà điểm binh – Hỏi ông thầy thuốc – Có nhà hay không? 
  • Nếu thầy thuốc trả lời “Không” thì đoàn rồng rắn tiếp tục hát bài đồng dao cho đến khi thầy thuốc trả lời có
  • Nếu thầy thuốc nói “Có” thì rồng rắn và thầy thuốc sẽ cùng nhau đối đáp:
    • Thầy thuốc: Có đây, mẹ con rồng rắn đi đâu thế?
    • Rồng rắn: Rồng rắn đi xin thuốc cho con
    • Thầy thuốc: Cho xin khúc đầu
    • Rồng rắn: Những xương cùng xẩu 
    • Thầy thuốc: Cho xin khúc giữa
    • Rồng rắn: Cùng máu cùng me
    • Thầy thuốc: Cho xin khúc cuối 
    • Rồng rắn: Tha hồ mà đuổi
  • Sau câu này thì ông thầy thuốc phải đuổi bắt bạn đứng cuối cùng trong hàng rồng rắn. Người đứng đầu sẽ dang tay che chở bạn cuối hàng.
  • Nếu thầy thuốc bắt được bạn cuối hoặc rồng rắn bị đứt thì nhóm rồng rắn thua; bạn cuối cùng phải đổi vai với ông thầy thuốc và chơi lại từ đầu.

Lợi ích: Rồng rắn lên mây là trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non từ 5 -6 tuổi luyện tập khả năng ứng biến, phản xạ nhanh với các tình huống.

2.20 Trò chơi giúp chú công nhân

Luật chơi: Trẻ sẽ giúp chú công nhân vận chuyển các viên gạch bỏ vào rổ.

Chuẩn bị: Cô giáo chuẩn bị các quyển sách, quyển vở hoặc các đồ chơi nhìn giống viên gạch.

Cách chơi:

  • Để trò chơi thêm phần vui nhộn, cô giáo sẽ tạo tình huống là “Hôm nay có chú công nhân muốn nhờ lớp mình giúp đỡ, cả lớp mình giúp chú chuyển gạch nha!”.
  • Chia lớp thành 2 nhóm với sĩ số bằng nhau và xếp thành hàng dọc.
  • Ở phía trên cô giáo để hai rổ gạch và trẻ sẽ phải chuyền lần lượt từng bạn, từng viên
  • Nếu có viên gạch nào rơi ra ngoài thì sẽ phải vận chuyển lại từ đầu.
  • Nhóm nào lần lượt chuyển hết rổ gạch từ bạn đầu tiên đến bạn cuối cùng nhanh nhất là chiến thắng.

Lợi ích: Trò chơi giúp chú công nhân rèn kỹ năng làm việc nhóm, tinh thần đồng đội và đoàn kết khi làm việc. Trẻ sẽ cực kỳ thích thú khi chơi cùng các bạn.

>> Cha mẹ xem thêm: 25+ trò chơi dân gian cho trẻ mầm non vừa vui vừa bổ ích

Trên đây là danh sách 20 trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non được nhiều thầy cô và cha mẹ chọn chơi với con. Chúc cha mẹ và các con chơi vui.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Vấn đề về tiêu hóa

Nguyên nhân và cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ hiệu quả

Trẻ bị đái dắt thường bị ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt khi phải vào nhà vệ sinh thường xuyên hơn so với bình thường (khoảng từ 30 – 40 lần trong ngày, với thời gian cách nhau khoảng từ 10 – 30 phút). Vậy cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ như thế nào?

1. Nguyên nhân trẻ bị tiểu dắt

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đái dắt ở trẻ nhỏ nhưng chủ yếu đến từ sinh lý và bệnh lý. Tùy từng nguyên nhân thì cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ cũng khác nhau.

1.1 Trẻ bị tiểu dắt do tâm sinh lý 

Một số nguyên nhân về mặt tâm sinh lý có thể kể đến như:

  • Lo lắng, căng thẳng.
  • Trẻ đang mải chơi nên cố tình nhịn tiểu.
  • Nóng trong người cũng khiến trẻ muốn đi tiểu nhiều hơn.
  • Uống nhiều nước lợi tiệu như: nước ngô, nước mía, nước dừa.
  • Cha mẹ cho trẻ uống quá nhiều nước hoặc sữa hoặc ăn nhiều cháo.
  • Thói quen uống sữa và nước vào buổi tối khiến tình trạng đái dắt diễn ra.
  • Yếu tố tâm lý như bị cha mẹ mắng vì đi tiểu quá nhiều lần cũng khiến trẻ bị căng thẳng và xảy ra hiện tượng đái dắt.

Nhìn chung thì các nguyên nhân trên không liên quan đến việc trẻ bị tổn thương đường tiết niệu; nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Trẻ sẽ có thể tự khỏi khi giải quyết nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu dắt.

[key-takeaways title=””]

Tóm lại, cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ tốt nhất trong trường hợp này là xác định được nguyên nhân và giải quyết; trẻ bị đái dắt có thể biến mất sau khoảng 1 – 4 tuần. 

[/key-takeaways]

1.2 Trẻ bị tiểu dắt do bệnh lý

Nguyên nhân tiểu dắt là do bệnh lý

Với những trẻ bị đái dắt do bệnh lý thì các triệu chứng sẽ không cải thiện nếu không được điều trị đúng. Cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ do bệnh lý sẽ cần phải dùng đến thuốc do bác sĩ chỉ định hoặc tiểu phẫu (nếu cần thiết).

Hai loại bệnh lý thường gặp khiến trẻ bị tiểu dắt là: 

  • Viêm đường tiết niệu xảy ra nhiều ở các bé gái. Bệnh có các biểu hiện như: đi tiểu nhiều với số lượng ít; nước tiểu có mùi; đau buốt khi tiểu, biếng ăn, quấy khóc, v.v. Nguyên nhân thường là do vi khuẩn E.Coli gây ra viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Hẹp bao quy đầu hoặc bao quy đầu dài xảy ra nhiều ở các bé trai. Bệnh có các biểu hiện như: bao quy đầu sưng đỏ hoặc khó lộn ra ngoài; nước tiểu không ra ngoài hết, v.v. Nguyên nhân là do bao da quy đầu bó quá chặt, gây ra tình trạng đái dắt.

Bệnh đái dắt thường diễn ra ở nhiều độ tuổi, từ trẻ nhỏ chưa biết nói đến các trẻ từ 4 – 6 tuổi. Cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ thường không khó. Tuy nhiên, trẻ thường không quá chú ý đến việc này hoặc không biết diễn tả như thế nào; do đó, cha mẹ cần lưu ý đến các biểu hiện của trẻ để kịp thời đưa con đi khám và điều trị.

>> Cha mẹ xem thêm: Trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày có đáng lo?

2. Trẻ bị tiểu dắt phải làm sao? Cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ an toàn, hiệu quả

cách chữa tiểu dắt ở trẻ nhỏ
Làm gì khi trẻ nhỏ bị đi tiểu rắt? Cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ an toàn là gì? Đây là những câu hỏi mà nhiều cha mẹ trăn trở

2.1 Động viên trẻ và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt

Trước tiên, khi nhận biết được tình trạng đang diễn ra; cha mẹ nên trấn an rằng thể chất của trẻ là bình thường để bé không có quá lo lắng và tự ti.

Sau đó, cha mẹ hãy thay đổi trong cách vệ sinh và thực đơn ăn uống hàng ngày để chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ. 

Hai phương pháp nêu trên cũng là cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ nhiều bác sĩ khuyên dùng.

>> Cha mẹ xem thêm: Trẻ em đau bụng đi ngoài nên uống gì?

2.2 Nhận biết các dấu hiệu để đưa trẻ đi khám bác sĩ

Cha mẹ cần phải đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám nếu trẻ có một trong số các triệu chứng sau:

  • Tiểu buốt.
  • Đau bụng. 
  • Tiểu ra máu.
  • Sốt cao, mệt mỏi.
  • Tình trạng đái dắt kéo dài.

Các bác sĩ sẽ có cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ bằng các phác đồ điều trị phù hợp với từng nguyên nhân gây ra bệnh. Ví dụ, đối với viêm đường tiết niệu; bác sĩ có thể sẽ chỉ định thuốc kháng sinh, kháng viêm. Đối với hẹp bao quy đầu thì cả cha mẹ và trẻ đều cần được hướng dẫn cách chăm sóc nong bao quy đầu hàng ngày; hoặc thực hiện tiểu phẫu tại các cơ sở y tế.

[key-takeaways title=””]

Trong quá trình điều trị, cha mẹ nên tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ; dùng đúng thuốc; đúng liều lượng và thực hiện tái khám theo đúng lịch hẹn. Đặc biệt, không tự ý mua thuốc và tự điều trị tại nhà để tránh những trường hợp đáng tiếc. Nếu có bất cứ điều gì bất thường xảy ra, cần báo ngay với bác sĩ để có phương án giải quyết kịp thời.

[/key-takeaways]

2.3 Cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ từ mẹo dân gian

Mẹo dân gian chữa tiểu dắt ở trẻ em
Cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ bằng mẹo dân gian

Ngoài ra, cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ bằng các phương pháp dân gian cũng được nhiều cha mẹ sử dụng. Cha mẹ có thể kết hợp giữa tây y và đông y; nhưng nên có sự tham khảo ý kiến từ các bác sĩ.

Một số cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ theo dân gian:

  • Bột sắn dây: có tác dụng thông đường tiết niệu, thanh lọc cơ thể. Khi sử dụng, cha mẹ hãy rửa sạch củ sắn rồi thái thành nhiều lát mỏng và đem phơi khô. Sau đó, nghiền nát thành bột mịn. Mỗi lần cho trẻ uống khoảng 10gr bột sắn pha với nước ấm. 
  • Rau má: có tác dụng lợi tiểu, thanh lọc, là cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ phổ biến. Cha mẹ lấy rau má rửa sạch sẽ và xay nhuyễn thành nước cho trẻ uống. 
  • Rau mồng tơi: có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và lợi cho đường tiêu hóa của trẻ nhỏ. Cha mẹ chỉ cần lấy lá mùng tơi rửa sạch rồi đun với nước để trẻ uống hoặc chế biến thành các món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, cha mẹ lưu ý là nếu trẻ có hiện tượng lạnh bụng hoặc tiêu chảy thì không nên tiếp tục sử dụng rau mùng tơi.

>> Cha mẹ xem thêm: Trẻ 1 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày mẹ phải làm gì?

[inline_article id=168671]

3. Cách phòng ngừa tình trạng tiểu dắt ở trẻ nhỏ

Ngoài những cách chữa trị tình trạng tiểu dắt ở trẻ nhỏ nêu trên; cha mẹ lưu ý cách phòng ngừa để bé không gặp phải vấn đề khó chịu này:

  • Nói chuyện với trẻ để con hiểu về sức khỏe của mình.
  • Tránh ăn uống đồ nóng, đồ nhiều dầu mỡ. Đặc biệt là các đồ ăn chế biến sẵn.
  • Uống đủ nước mỗi ngày và không nên uống quá nhiều vào buổi tối hoặc ban đêm là cách chữa đi tiểu nhiều lần ở trẻ em đơn giản.
  • Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, khoa học hợp lý cho trẻ. Trong bữa ăn nên có nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin như rau xanh, hoa quả,… giúp trẻ thanh nhiệt, giải độc, cung cấp đầy đủ dưỡng chất, hạn chế tình trạng đái dắt. 
  • Giúp trẻ thư giãn và vui chơi mỗi ngày để giảm căng thẳng, lo lắng cũng là cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ hiệu quả mà nhiều cha mẹ chưa chú ý.

>> Cha mẹ xem thêm: Nóng sốt kèm tiêu chảy ở trẻ em: Cha mẹ chớ chủ quan!

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và cách chữa và phòng ngừa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ. Đây không phải là tình trạng quá nghiêm trọng; và hoàn toàn có thể chữa trị được; cha mẹ nên tìm cách chữa trị đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ sớm để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nếu có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào; cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để được chuẩn đoán và có phương án điều trị hiệu quả. 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày có đáng lo không?

Để hiểu rõ hơn tình trạng của trẻ, cha mẹ cần biết nguyên nhân trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày. Liệu trẻ đi tiểu nhiều lần nhưng ít có phải do nhiễm trùng đường tiết niệu? Cách điều trị và phòng ngừa như thế nào?

Cha mẹ cùng MarryBaby đọc thêm thông tin qua bài viết này nhé!

1. Nguyên nhân trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày

Tần suất trẻ đi vệ sinh bình thường là khoảng 4 – 7 lần/ngày. Nếu tần suất trẻ đi tiểu vào khoảng 10 – 40 lần/ngày; khoảng 5-10 phút/lần; đó thường là dấu hiệu của một vài vấn đề.

Tính nghiêm trọng của tình trạng này tùy thuộc vào việc trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày có phải do bệnh lý hay không. Cha mẹ tham khảo 03 nguyên nhân chính dẫn đến trẻ đi tiểu nhiều dưới đây.

1.1 Trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày do sinh lý 

Việc trẻ đi tiểu liên tục có thể đến từ thói quen ăn uống hàng ngày. Ví dụ như uống quá nhiều nước vào ban đêm, uống nước ngọt có ga, uống trà hoặc ăn các thực phẩm lợi tiểu cũng sẽ khiến bàng quang bị kích thích. Vì vậy, trẻ thường xuyên muốn đi tiểu, mắc tiểu hoặc tiểu són. 

Trường hợp này là do nguyên nhân đến từ bên ngoài, mà không phải do đường tiết niệu của trẻ không bị tổn thương; nên trẻ có thể tự khỏi sau một thời gian. Nếu cha mẹ xác định được nguyên nhân này; đồng thời, thay đổi thói quen sinh hoạt của trẻ cân đối và phù hợp hơn; hiện tượng này có thể biến mất sau 1 – 4 tuần.

Trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày
Trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày có thể do uống nhiều nước

1.2 Trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày do tâm lý

Trẻ bị căng thẳng, lo âu sẽ có biểu hiện đi tiểu thường xuyên, nhiều lần trong ngày. Tình trạng này diễn ra không có chủ ý và tần suất trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày sẽ diễn ra khoảng 1 – 2 ngày sau khi trẻ trải qua sự kiện gây căng thẳng (chuyển nhà, chuyển trường,…).

Ngoài ra, trẻ cũng sẽ bị căng thẳng nếu cha mẹ phạt hoặc trêu chọc trẻ. Nếu cha mẹ phát triển bé đang bị căng thẳng; việc đầu tiên cần làm là trấn an và xác định điều làm trẻ căng thẳng; và hỗ trợ tinh thần cho con.

Trẻ đi tiểu nhiều lần do lo lắng và căng thẳng có thể tự khỏi khi nguyên nhân gây căng thẳng, lo lắng cho trẻ không còn. Nhưng cha mẹ lưu ý, tình trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến bàng quang của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần giải quyết vấn đề sớm.

1.3 Trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày do bệnh lý

Mặc dù cha mẹ đã hạn chế cho trẻ uống quá nhiều nước trong ngày; ngừng ăn uống các loại thực phẩm lợi tiểu; nhưng tình trạng đi tiểu nhiều lần vẫn tiếp tục diễn ra; lúc này, cha mẹ cần tìm cách chữa trị sớm. Bởi lúc này có thể trẻ đang mắc bệnh liên quan đến hệ thống bài tiết. 

Một số bệnh lý có thể kể đến như:

Nếu trẻ có các biểu hiện khác thường như tiểu đau buốt, tiểu rát, v.v. kèm theo triệu chứng nhiễm trùng như sốt cao liên tục; đó là dấu hiệu của việc đường tiết niệu có vấn đề; hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Cha mẹ hãy đưa trẻ đi khám để chuẩn đoán chính xác đúng bệnh lý trẻ đang gặp phải. Và từ đó có phương án điều trị hiệu quả. 

2. Trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày có sao không? Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu

Trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày
Trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày có sao không?

Nước tiểu bình thường là vô trùng vì không có vi khuẩn hoặc các vi trùng lây nhiễm. Nhưng khi vi sinh vật bám vào lỗ niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể) sinh sôi và phát triển; nó sẽ gây ra hiện tượng nhiễm trùng. Theo Nghiên cứu của Bác sĩ Larry M. Bush vào năm 2022; có đến 85% nguyên nhân nhiễm trùng là do vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) sống trong đường tiêu hóa.

Nhiễm trùng đường tiết niệu là căn bệnh phổ biến ở trẻ em. Trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày kèm các dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ khiến trẻ bị đau đớn, khó chịu và có rủi ro gặp phải cá  biến chứng nguy hiểm. Trẻ cần phải đi thăm khám bác sĩ để chữa trị.

Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến nhất của nhiễm trùng đường tiết niệu. Mặc dù mỗi trẻ sẽ có biểu hiện khác nhau nhưng cha mẹ vẫn có thể lấy các dấu hiệu này để tham khảo.

2.1 Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi

  • Nôn ói.
  • Vàng da.
  • Khóc khi đi tiểu.
  • Từ chối bú sữa, biếng ăn.
  • Sốt không kèm bị ho, sổ mũi.
  • Nước tiểu có mùi hôi khó chịu.
  • Cáu gắt không rõ nguyên nhân.

2.2 Đối với trẻ nhỏ trên 2 tuổi

  • Mệt mỏi.
  • Sốt, ớn lạnh.
  • Đau hoặc khó đi tiểu.
  • Nước tiểu có mùi hôi.
  • Có máu trong nước tiểu.
  • Trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày, thường xuyên.
  • Mặc dù trẻ cảm thấy rất cần phải đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu thường rất ít.
  • Trẻ đã được dạy cách ngồi bô và đi vệ sinh đúng cách; nhưng vẫn đái dầm vào ban ngày hoặc ban đêm.

[inline_article id=210963]

3. Cách phòng ngừa trẻ đi tiểu nhiều lần

Phòng ngừa bé bị nhiễm trùng đường tiết niệu
Cách phòng ngừa trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày do bệnh lý

Trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày, trẻ đi tiểu nhiều lần nhưng ít là các triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Ngoài các nguyên nhân xuất phát từ sinh lý (có thể dễ dàng tự khỏi); còn có các nguyên nhân nghiêm trọng như bệnh lý và tâm lý.

Để phòng ngừa, cha mẹ nên chủ động thực hiện các biện pháp sau: 

Uống vừa đủ nước hàng ngày để nâng cao sức đề kháng và giúp tăng cường việc bài tiết. 

3.1 Đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ vẫn đóng tã, bỉm

  • Cha mẹ cần thay tã, bỉm thường xuyên. Cũng như vệ sinh sạch sẽ để tránh các nguy cơ lây lan vi khuẩn.
  • Trẻ em gái nên vệ sinh đúng cách: từ trước ra sau (không nên lau từ sau ra trước) để vi khuẩn không ngược dòng từ hậu môn sang niệu đạo. 
  • Trẻ em trai nên được cha mẹ quan sát xem có tia tiểu nhỏ hoặc xuất hiện tình trạng phồng bao quy đầu, hẹp bao quy đầu để đưa đi bác sĩ.

>> Cha mẹ xem thêm: Bé trai bị sưng bộ phận sinh dục là bệnh gì? Mẹ phải biết!

3.2 Đối với trẻ em đang độ tuổi đi học

  • Tránh mặc đồ lót bằng nylon. Thay vào đó, cha mẹ nên chọn đồ lót làm từ cotton để đảm bảo an toàn cho trẻ.
  • Hướng dẫn và hỗ trợ con thói quen đi vệ sinh đúng cách. Trấn an và giúp con xác định đúng vấn đề; cùng con tìm ra giải pháp tốt nhất. Như vậy, trẻ sẽ thoải mái, tự tin hơn khi đối mặt với việc đi vệ sinh.
  • Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh với các loại thực phẩm giàu vitamin và thanh nhiệt. Ví dụ như rau xanh, hoa quả. Điều này hỗ trợ giảm tình trạng trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày.

>> Cha mẹ xem thêm: Thực đơn cho bé 1 tuổi; Bữa sáng lành mạnh cho bé 2-3 tuổi; Món ngon cho bé 4-6 tuổi.

4. Khi nào đưa trẻ đi gặp bác sĩ?

Khi nào đưa bé đi thăm khám bác sĩ?
Trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày – Khi nào đưa bé đi gặp bác sĩ?
  • Sốt cao trên 38 độ C.
  • Đi tiểu phải rặn đỏ cả mặt.
  • Nước tiểu có mùi khai, mùi hôi nặng hơn so với bình thường.
  • Đau thắt lưng, vùng bụng dưới hoặc đau âm ỉ kèm theo là sốt cao liên tục.
  • Nước tiểu có màu khác lạ (màu trắng đục hoặc có mủ trắng); nhiều cặn đắng lọng.
  • Trẻ sơ sinh thường không nói được; không diễn tả được nên sẽ thể hiện bằng quấy khóc, nôn ói, biếng ăn.

>> Cha mẹ xem thêm: Bé bị đi tướt nên ăn gì? Gợi ý mẹ thực phẩm giúp con nhanh hết

Tóm lại, nếu trẻ thường xuyên đi vệ sinh và vẫn đang trong độ tuổi mới lớn thì đây là việc khá bình thường. Trừ khi trẻ gặp các triệu chứng bất thường như đã nêu ở trên thì bạn nên trấn an con và đưa con đến gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất để có cách điều trị trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày nhanh chóng và hiệu quả. 

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Trẻ mấy tháng biết nói? Các cột mốc tập nói của trẻ sơ sinh

Chính vì thế, hôm nay MarryBaby sẽ giúp các cha mẹ trả lời câu hỏi trẻ mấy tháng biết nói đồng thời đưa ra mẹ giúp bé tập nói nhanh.

1. Trẻ mấy tháng bắt đầu tập nói? Các mốc tập nói của trẻ

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) thì trẻ 18 tuần thai kỳ đã có thể nghe được âm thanh từ trong bụng mẹ. Ví dụ như âm thanh của nhịp tim, hơi thở,… Mãi đến khi bé bắt đầu chào đời và được 3 – 4 tháng tuổi thì đây là lúc quá trình bé tập nói mới thực sự diễn ra. Quá trình này sẽ kéo dài trong khoảng 3 năm đầu đời.

1.1 Giai đoạn trẻ dưới 12 tháng tuổi

Trẻ từ 0 – 3 tháng

Trong giai đoạn này, bé đã nghe được những âm thanh của mẹ khi được dỗ dành, hát ru, nói chuyện với bé,..Về khả năng đáp lại thì bé chỉ mới bắt đầu phát ra những âm thanh đơn lẻ đầu tiên như ahhh, ơ ơ.

Trẻ từ 3 – 6 tháng

Sau khi bé đã biết cách phát âm những từ đơn lẻ thì tiếp theo con sẽ muốn nói nhiều hơn. Vào những tháng này, bé sẽ bắt đầu nói được “bah-bah”; “mah-mah” hoặc “dee-dee-dah”. Mặc dù bé chưa hiểu những âm thanh con nói ra là gì; nhưng đó là cách con phản xạ và thể hiện cảm xúc lại với cha mẹ mỗi khi con nghe thấy âm thanh.

Trẻ từ 6 – 12 tháng

Bé từ 9 tháng tuổi trở đi, con đã có thể hiểu một vài từ cơ bản như “không” và “tạm biệt”. Bé cũng có thể bắt đầu sử dụng nhiều loại phụ âm và dấu câu khi nói chuyện với cha mẹ.

Chú ý: Nếu bé 7 tháng vẫn không phát ra âm thanh được, cha mẹ hãy đưa bé đến khám bác sĩ.

Trẻ mấy tháng biết nói
Trẻ mấy tháng biết nói? Trẻ từ 12 tháng đã biết nói chưa

1.2 Trẻ từ 12 – 24 tháng ở tuổi mới tập đi

Trẻ 12 tháng

Trẻ bắt đầu nói những từ có nghĩa. Trẻ có khả năng bắt chước một vài từ trong cụm từ mà cha mẹ nói ra.

Trẻ 14 tháng

Trẻ thay đổi ngữ điệu nhiều hơn và sử dụng thêm cử chỉ tay để bày tỏ lời nói được rõ ràng hơn.

Trẻ 16 tháng

Sự phát triển về ngôn ngữ của bé dần được cải thiện khi trong giai đoạn này trẻ đã gọi được “mẹ ơi – ba ơi”. Thú vị hơn nữa là khi cha mẹ đặt câu hỏi cho con và con phản hồi lại bằng cách lắc đầu (không) hoặc gật đầu (có).

Trẻ 18 tháng

Trẻ mấy tháng tuổi sẽ biết nói được nhiều từ hơn? Câu trả lời là trẻ từ 18 tháng tuổi bé sẽ nói được ít nhất là 10 – 20 từ. Đây là giai đoạn bé bắt đầu gia tăng vốn từ vựng nhanh chóng. Tận dụng giai đoạn này cha mẹ nên dành thêm thời gian để nói chuyện, đọc sách cùng con nhé.

Vì bé sẽ cố gắng bắt chước và lặp lại những từ mà con nghe được từ cha mẹ và người lớn xung quanh.

1.3 Trẻ mầm non từ 24 – 48 tháng

Trẻ sơ sinh mấy tháng biết nói?
Trẻ mấy tháng biết nói thành câu ngắn đơn giản?  

Trẻ từ 18 – 24 tháng

Bây giờ bé đã hiểu mình đang nói gì. Bé đã có thể hiểu và thực hiện theo yêu cầu ngắn của người lớn nói; ví dụ như “Há miệng ra nào con”. Bé cũng bắt đầu nói được các cụm từ gồm 2 từ trở lên cho các mục đích mới hơn. Đặc biệt nữa là bé cũng hiểu thêm nhiều nghĩa của cùng một từ; ví dụ như “bò”, vừa có nghĩa là con bò, vừa có nghĩa là hành động bò.

Trẻ 36 tháng 

Bé có thể giao tiếp cơ bản với vốn từ 200 – 300 từ, và mở rộng cụm từ từ 3 – 6 từ. Trẻ bắt đầu biết nói những cụm từ dài hơn. Bé có thể nói và giải thích nghĩa của các từ “buồn”, “hạnh phúc”…

Trẻ 48 tháng

Trẻ thường sử dụng các từ như “tại sao”, “cái gì” và “ai”. Trẻ còn có thể kể lại những gì đã xảy ra trong nhà hoặc khi cha mẹ ra khỏi nhà.

[key-takeaways title=”Trẻ mấy tháng biết nói”]

Trẻ có thể nói được khi con được 12 tháng tuổi. Từ những tháng tiếp theo, con sẽ nói thêm nhiều từ mới và câu dài hơn.

[/key-takeaways]

Xem thêm Video Dấu hiệu sớm cảnh báo chậm nói ở trẻ:

2. Nguyên tắc cơ bản khi dạy trẻ tập nói

  • Hát cho bé nghe: Cho trẻ nghe các bài hát có nhịp và có các cặp từ lặp lại nhiều lần.
  • Chỉ và dạy tên các món đồ vật cho trẻ: Chỉ vào đồ vật và gọi tên chúng – đặc biệt là những thứ mà bé tỏ ra thích thú.
  • Tận dụng những thứ trẻ thích: Nói mọi điều về những thứ mà bé nhìn hoặc muốn lấy. Bé sẽ dễ ghi nhớ tên đồ vật đấy hơn.
  • Gây chú ý với bé bằng giọng nói: Hãy mỉm cười, nhìn vào mắt của trẻ và tăng âm thanh giọng nói dần. Điều này giúp bé làm quen với tiếng và ngôn ngữ của mẹ.
  • Cố gắng nói với bé nhiều nhất có thể: Hãy nói chuyện với bé kể từ lúc mới sinh. Để nói chuyện với bé, khi thay quần áo, cho bé ăn, tắm rửa, hãy mô tả những gì mẹ đang làm cho bé nghe.
  • Khuyến khích bé trả lời: Khi bé phát ra âm thanh, mẹ hãy thể hiện sự phấn khích trên khuôn mặt và giọng nói của mình. Đừng quên đáp lại trẻ và để trẻ trả lời mẹ. Hãy duy trì “cuộc trò chuyện” qua lại giữa cả hai càng lâu càng tốt.

3. Cách dạy trẻ tập nói theo độ tuổi

Như phần “Trẻ mấy tháng biết nói” đã nói ở trên, trẻ có nhiều cột mốc phát triển giọng nói khác nhau theo từng độ tuổi. Vì vậy, tùy bé ở mấy tháng tuổi sẽ có bấy nhiêu cách tập cho  trẻ biết nói khác nhau:

3.1 Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi

Cách tập nói cho bé
Trẻ mấy tháng biết nói? Các tập nói cho bé từ 0 – 6 tháng bằng việc hát cho bé được không?
  • Ôm và tâm sự, đùa giỡn với bé để bé làm quen với ngôn ngữ.
  • Hát cho bé nghe: Điều này giúp bé nắm bắt được nhịp điệu của ngôn ngữ.
  • Lặp lại những âm thanh mà bé phát ra: Điều này dạy bé bài học về cách lắng nghe và khuyến khích bé trả lời lại.
  • Giữ em bé ở khoảng cách gần và nhìn vào mặt bé khi nói chuyện. Bé thích nhìn khuôn mặt và sẽ hứng thú hơn trong việc đáp lại lời nói của bạn.

3.2 Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi

  • Nói chuyện với hình nộm: Một số đồ chơi của trẻ như búp bê, gấu bông là công cụ giúp trẻ tập nói chuyện.
  • Chơi các trò chơi: Một số trò chơi như “peek-a-boo” và “trò chơi ú òa” sẽ giúp dạy bé các kỹ năng quan trọng như quay đầu, chú ý và lắng nghe.
  • Đặt tên và chỉ cho bé những đồ vật đó, ví dụ: “Con mèo kìa con”. Điều này sẽ giúp bé học và nhớ từ vựng dễ dàng hơn.
  • Xem sách cùng bé: Không cần phải đọc các từ trong sách, mẹ chỉ cần nói về những gì mẹ thấy trong sách.

>> Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con phát triển cảm xúc và trí tuệ

3.3 Trẻ từ 12 – 18 tháng tuổi

  • Chỉnh phát âm: Khi trẻ nói một từ nhưng bị sai, hãy lại nói từ đó đúng cách.
  • Cho trẻ nghe nhạc hoặc sách có âm thanh để bé phát triển kỹ năng nói.
  • Tăng vốn từ vựng của trẻ bằng cách cho trẻ lựa chọn, chẳng hạn như “Con muốn ăn táo hay chuối?”.
  • Thưởng thức những bài vui nhộn, phù hợp với độ tuổi của các bé, đặc biệt là những bài có hành động như “Pat-a-cake”, “Row, row, row your Boat” và “Wind the bobbin up”. Thực hiện các hành động minh họa giúp bé nhớ từ tốt hơn.

>> 25 bài thơ hay và ý nghĩa cho bé 2 tuổi học nói siêu nhanh

3.4 Trẻ từ 18 – 24 tháng tuổi

Cách tập nói cho bé
Trẻ mấy tháng biết nói? Cách phát triển nghe nói của bé từ 18 – 24 tháng
  • Lặp lại các câu ngắn, ví dụ: “Giày của con để đâu?” để giúp con bé nhớ từ.
  • Sử dụng các câu đề nghị ngắn, đơn giản và lặp lại vài lần. Nếu bé chưa làm theo thì hướng dẫn bé.
  • Hỏi vị trí của đồ vật, bộ phận cơ thể và yêu câu bé chỉ vào vị trí của các món đó.
  • Giới hạn thời gian xem TV hàng ngày của trẻ dưới 24 tháng không quá 30 phút. Thay vào đó cho bé chơi và nghe truyện.

3.4 Trẻ từ 24 – 36 tháng

  • Giúp trẻ nói một câu dài hơn từ những từ hoặc câu ngắn.
  • Thu hút sự chú ý của trẻ bằng cách gọi tên của chúng ở đầu câu.
  • Không nên mở TV, radio quá to: Tiếng ồn sẽ ảnh hưởng đến thính lực của bé.
  • Dạy con về những từ cùng trường từ vựng – ví dụ, cho trẻ xem một quả bóng, gấu bông rồi nói từ “đồ chơi”.
  • Bắt đầu dạy trẻ những từ tượng thanh. Ví dụ mẹ cho bé xem hình con mèo và nói “meo meo”, chiếc kèn xe thì nói “tin tin”.
  • Trò chuyện với bé khi đang dọn dẹp: Trẻ em ở tuổi này hay tò mò nên muốn giúp đỡ cha mẹ.Hãy tận dụng cơ hội này để giao tiếp với bé.

[inline_article id=240441]

4. Khi nghi ngờ trẻ chậm nói cha mẹ phải làm sao?

Trẻ mấy tháng được xem là chậm biết nói? Cách khắc phục trẻ chậm biết nói
Trẻ mấy tháng được xem là chậm biết nói? Cách khắc phục trẻ chậm biết nói

Sau khi mẹ đã biết “trẻ mấy tháng nói” thì nếu bé có các dấu hiệu khác thường như: trẻ trên 1 tuổi nhưng chỉ nói được bập bẹ vài từ; trẻ 2-3 tuổi chỉ nói được những âm đơn lẻ thì có thể bé đang bị chậm nói.

Để khắc phục tình trạng bé chậm nói, cha mẹ cần:

  • Cho bé đi kiểm tra thính lực: Thính lực ảnh hướng đến tốc độ phát triển của việc nói. Do trẻ không tiếp nhận được các tín hiệu âm thanh nên không thể bắt chước và rèn luyện, từ đó gây phản ứng chậm khi nói. Vì vậy hãy đưa trẻ đi khám thính lực để khắc phục kịp thời.
  • Cho bé gặp bác sĩ chuyên khoa về ngôn ngữ: Các bác sĩ có thể chẩn đoán và điều trị các chứng rối loạn về giọng nói, ngôn ngữ hoặc khắc phục các nguyên nhân gây chậm nói. Bác sĩ cũng đưa ra các mẹo và trò chơi cho cha mẹ để cải thiện các vấn đề về giọng nói và cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của trẻ. 
  • Không nên bắt ép trẻ nói: Trẻ đã mấy tháng tuổi mà vẫn chưa biết nói, nguyên nhân có thể xuất phát từ tâm lý. Nếu các mẹ nhận thấy trẻ chậm nói thì đừng vội nóng giận hay la mắng. Điều này khiến bé lo sợ và không muốn giao tiếp nữa.

Qua bài viết này, hy vọng cha mẹ đã biết trẻ mấy tháng biết nói và cách tập nói cho bé theo từng tháng tuổi. 

[key-takeaways title=”Cùng chủ đề trẻ mấy tháng biết nói:”]

[/key-takeaways]

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cách nấu nước dashi cho bé tăng cân chuẩn vị Nhật Bản

Loại nước này có tác dụng giúp bé tăng cân hiệu quả. Nước Dashi cho bé ăn dặm cũng khá dễ làm nếu dựa theo những cách dưới đây. Nhưng trước khi tìm hiểu cách nấu nước dashi cho bé tăng cân, chắc hẳn nhiều mẹ vẫn chưa biết nước dashi là gì. Vậy thì hãy để MarryBaby giải thích nhé!

1. Nước dashi cho bé ăn dặm là gì?

Nước Dashi (だし, 出汁) hay Dashijiru (出し汁) là một món súp truyền thống của Nhật Bản. Nước Dashi được ninh từ nhiều nguyên liệu khác nhau bao gồm các loại cá khô bào, rau củ, tảo bẹ, thảo mộc và gia vị trong vài giờ. 

Do có thành phần tự nhiên, tốt cho sức khỏe nên nước Dashi được sử dụng phổ biến cho các món súp, salad, nước mì, nước lẩu… của người Nhật. Nấu nước Dashi đúng cách có thể giúp bé ăn dặm tăng cân hiệu quả mà còn tốt cho sức khỏe của bé ăn dặm. 

Vậy thì còn chần chừ gì nữa, hãy cùng Marrybaby khám phá cách nấu nước dashi cho bé tăng cân ngay thôi nào.

>> Mẹ có thể tham khảo: Ăn dặm kiểu Nhật, tập cho bé như thế nào?

2. Cách nấu nước dashi cho bé tăng cân

2.1 Cách nấu nước dashi cho bé tăng cân từ cá bào khô và tảo bẹ khô Kombu

cách nấu nước dashi cho bé tăng cân

Nguyên liệu nấu nước dashi từ cá bào khô và tảo bẹ khô Kombu:

  • 2 miếng tảo bẹ khô kombu.
  • Khoảng 1/2 chén cá ngừ bào khô.
  • 500 ml nước.
  • 100g nấm đông cô khô

Cách làm nước dashi cho bé:

  • Dùng khăn ẩm sạch lau khô bề mặt các miếng tảo bẹ, nấm đông cô.
  • Ngâm tảo bẹ, nấm đông cô với nước ít nhất 30 phút hoặc tối đa 2 giờ để hương vị tảo bẹ thấm vào nước.
  • Đặt nồi nước ngâm tảo bẹ, nấm lên bếp và đun sôi 10 đến 20 phút. 
  • Sau đó giảm lửa, vớt tảo bẹ, nấm đông cô ra (vì để lâu nước sẽ bị đắng). Cho cá ngừ bào khô vào, đun thêm từ 3 đến 5 phút rồi tắt bếp.
  • Cuối cùng, mẹ lọc lấy nước dashi bằng rây lọc hoặc khăn sạch. Để nước chảy tự nhiên không vắt, ấn sẽ làm đắng nước. Vậy là ta đã có thành phẩm. 

[inline_article id=169309]

2.2 Cách nấu nước dashi từ rau củ quả cho bé tăng cân

Cách nấu nước dashi từ rau củ quả có thể dùng được cho những bé ăn chay cần tăng cân.

Nguyên liệu nấu nước dashi từ rau củ quả:

  • 2 củ cà rốt.
  • 1 củ khoai lang.
  • 1 quả ngô ngọt.
  • 1 quả bí đỏ nhỏ.
  • 100gram hạt sen.

Cách nấu nước dashi rau củ cho bé ăn chay và ăn mặn:

  • Các loại rau củ quả rửa sạch, có thể ngâm nước muối, gọt vỏ.
  • Bắp, cà rốt, khoai lang thái khoanh tròn. Bí đỏ bỏ ruột, thái miếng vừa phải. Hạt sen tươi loại bỏ tâm sen, rửa sạch để ráo.
  • Bắc nồi nước lên bếp sao cho lượng nước ngập xâm xấp rau củ quả. Nước sôi thả ngô, bí đỏ, cà rốt, khoai lang vào nấu. Cuối cùng là hạt sen. Đậy nắp nấu chín mềm các nguyên liệu thì tắt bếp.
  • Sau khi nguyên liệu chín, cho qua rây lọc để lấy thịt. Dùng thìa tán mịn cho rau củ rớt xuống chén. Thêm vào ít nước Dashi cho hỗn hợp dễ lọc hơn. Phần này mẹ có thể cho bé ăn ngay. Sau đó mẹ chia nhỏ nước dashi vào các hũ đựng cắt trong tủ lạnh ngăn đông dùng dần.

2.3 Cách nấu nước dashi cho bé tăng cân từ gói dashi hoặc bột dashi

gói dashi hoặc bột dashi

Cách nấu nước dashi cho bé tăng cân này có thể phù hợp với các mẹ bận rộn vì không cần thao tác quá nhiều cũng như không mất thời gian chuẩn bị nguyên liệu.

Nguyên liệu nấu bột nước dashi:

  • 2 – 3 chén nước.
  • 1 gói dashi (tất cả nguyên liệu đều có trong 1 túi giống như túi trà) hoặc 1 thìa canh bột dashi.

Cách nấu nước dashi cho bé tăng cân từ gói dashi hoặc bột dashi:

  • Mẹ chỉ cần đun sôi nước, sau đó cho gói dashi hoặc bột dashi vào pha là xong.
  • Riêng đối với gói dashi, mẹ cần vớt túi này ra sau khi hương vị các nguyên liệu đã ngấm vào nước (khá giống với pha trà từ túi trà). 

Sau khi đã có nước Dashi, mẹ có thể cho dùng như súp, hoặc đem đi nấu cháo, cơm nát cho bé để giúp bé có thêm chất dinh dưỡng và nhanh tăng cân. Nếu không dùng hết, mẹ có thể cho vào ngăn đá để bảo quản. 

>> Mẹ có thể tham khảo: Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày mẹ nên nắm rõ

3. Những loại rau củ quả kỵ nhau khi nấu nước dashi

Dựa vào cách nấu nước dashi cho bé tăng cân như trên mẹ có thể kết hợp nhiều loại rau củ khác nhau để làm đa dạng nước cho bé dùng. Nhưng biết cách nấu nước dashi thôi vẫn chưa đủ. Vì các rau củ có thể rau củ có thể kỵ nhau nên mẹ hãy lưu ý các cặp dưới đây để tránh:

  • Cà chua kỵ khoai lang, khoai tây: Khiến bé khó tiêu, đầy bụng hoặc dễ bị tiêu chảy.
  • Rau dền kỵ quả lê: Khiến bé nôn ói.
  • Củ cải kỵ táo, lê: Chất flavonoid trong 3 loại củ quả này khi nấu lên sẽ dễ chuyển hóa thành hợp chất tác động xấu đến tuyến giáp của bé.
  • Bí đỏ kỵ cải thìa: Làm giảm giá trị dinh dưỡng món ăn.
  • Cà rốt kỵ củ cải trắng: Enzyme trong cà rốt sẽ phá hủy vitamin C trong củ cải trắng nếu nấu chung.

Bên trên là 3 cách nấu nước dashi cho bé tăng cân bao gồm: nước dashi cho bé ăn dặm từ cá bào khô và tảo bẹ khô Kombu; từ rau củ quả và từ gói/bột Dashi. Tùy sở thích, khẩu vị của bé mà mẹ có thể lựa chọn để nấu cho bé nhé!