Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Cách chữa mắt bé bị đổ ghèn đơn giản và hiệu quả

Cha mẹ đừng quá lo lắng nhé! MarryBaby sẽ mách cha mẹ các cách chữa mắt bé bị đổ ghèn cực đơn giản và hiệu quả. Nhờ đó mà khi mắt em bé bị đổ ghèn, cha mẹ biết phải làm sao để chữa trị kịp thời.

1. Những nguyên nhân khiến mắt bé bị đổ ghèn

Trên thực tế, cách chữa mắt bé bị đổ ghèn phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân khiến mắt bé bị đổ ghèn.

Mắt bé bị đổ ghèn có thể do các nguyên nhân sau:

  • Mắt bé đổ ghèn do vi khuẩn: Đây là một bệnh nhiễm trùng mắt do vi khuẩn. Triệu chứng chính là mí mắt dính vào nhau, có mủ sau khi ngủ. Có thể có ở 1 hoặc cả 2 mắt. 
  • Mắt bé đổ ghèn do virus: Đây là một bệnh nhiễm virus của mắt. Triệu chứng chính là lòng trắng của mắt có đường vân màu hồng. Đôi mắt chứa nhiều nước nhưng không có mủ. Thường xuất hiện ở cả hai bên mắt.
  • Mắt bé đổ ghèn do tiết chất nhầy: Mắt bé bị đổ ghèn có thể do bụi bẩn, chất gây dị ứng rơi vào mắt. Do đó mắt tiết chất nhầy màu kem để loại bỏ những tạp chất này ra khỏi mắt. Trường hợp này có thể không cần điều trị nhưng sẽ cần lau sạch mắt bằng nước ấm.
  • Tắc tuyến lệ: Trường hợp bé bị đổ ghèn do tắc tuyến lệ xuất hiện ở 10% trẻ sơ sinh. Triệu chứng của tắc tuyến lệ là bé chảy nước mắt liên tục, ngay cả khi bé không khóc. Tình trạng xảy ra lâu có thể khiến bé bị nhiễm trùng thứ cấp. Mí mắt bị mủ.
  • Dị vật trong mắt: Đây là tình trạng nghiêm trọng. Các hạt nhỏ như cát, bụi bẩn hoặc sạn thường bị mắc kẹt dưới mí mắt trên. Từ đó khiến mắt bé đổ ghèn. Nếu không được loại bỏ; mắt sẽ phản ứng bằng cách tạo ra mủ. Điều này có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng và luôn bị khó chịu ở mắt
  • Viêm mô tế bào mí mắt: Đây là một bệnh nhiễm trùng mí mắt và các mô xung quanh mắt nghiêm trọng. Triệu chứng chính là mí mắt đỏ và sưng húp. Thường chỉ ở một bên. Nguyên nhân gây ra viêm mô tế bào mí có thể do nhiễm trùng xoang ethmoid. 

Sau khi đã biết rõ nguyên nhân, chúng ta hãy cùng đi đến phần cách chữa trị mắt bé bị đổ ghèn như thế nào nhé!

2. Cách chữa mắt bé bị đổ ghèn tại nhà hiệu quả

Nếu mắt bé bị đổ ghèn không kèm theo các triệu chứng viêm nhiễm, sưng tấy đỏ, bỏng rát. Mẹ có thể chỉ cần áp dụng cách chữa mắt bé bị đổ ghèn bằng cách vệ sinh sạch sẽ đôi mắt của bé hoặc dùng thuốc nhỏ mắt.

2.1 Cách loại bỏ ghèn để chữa mắt bé bị đổ ghèn tại nhà

nhỏ nước nhỏ mắt
Cách chữa mắt bé bị đổ ghèn tại nhà là lau và nhỏ thuốc nhỏ mắt cho bé

Cách chữa mắt bé bị đổ ghèn đối với các triệu chứng nhẹ chính là lau sạch mắt bé nhẹ nhàng bằng bông gòn thấm nước ấm; để bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Cha mẹ cần lưu ý:

  • Chỉ làm sạch theo một hướng, hướng từ trong mắt (phía mũi) ra ngoài. Làm vậy để ngăn ngừa mắt còn lại bị nhiễm trùng nếu chỉ có một mắt bị ảnh hưởng.
  • Đừng lau quá mạnh có thể khiến giác mạc và kết mạc bé tổn thương. Sau khi lau xong bỏ miếng bông gòn ngay để tránh tái nhiễm.
  • Ngoài ra, sau khi lau xong, cha mẹ có thể nhỏ thuốc nhỏ mắt để bé giảm đau và loại bỏ bụi bẩn, dị vật kẹt trong mắt.

Có 1 cách dân gian là sử dụng sữa mẹ để lau mắt bé có thể chữa mắt bé bị đổ ghèn và mủ. Thật ra phương pháp này không có tác dụng nhưng cũng không có hại. Tốt nhất vẫn nên nghe theo lời khuyên từ bác sĩ.

2.2 Ngừng cho bé đeo kính áp tròng (lens)

Nếu bé đang đeo kích áp tròng, cha mẹ nên chuyển cho trẻ đeo kính cận cho đến khi hết nhiễm trùng. Điều này sẽ tránh làm tổn thương giác mạc của bé. Khi triệu chứng đổ ghèn, viêm mắt của bé đỡ hơn, mẹ cần khử trùng kỹ kính áp tròng trước khi cho bé đeo trở lại.

(*) Lưu ý: Nếu đây là kính áp tròng dùng một lần, mẹ nên bỏ đi ngay sau khi bé đã dùng xong.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt và đổ ghèn, nên khắc phục như thế nào?

2.3 Cách sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng sinh cho bé

Cha mẹ có thể dùng thuốc nhỏ mắt như cách chữa mắt bé bị đổ ghèn hiệu quả:

  • Nếu bé ngoan, chịu nhỏ mắt: Mẹ hãy nhẹ nhàng đặt ngón tay dưới mắt, kéo nhẹ để dễ nhỏ hơn. Sau đó, mẹ bóp nhẹ 1 giọt thuốc nhỏ mắt cho bé. Cuối cùng, mẹ dặn trẻ nhắm mắt trong 2 phút để thuốc ngấm vào mắt tốt hơn.
  • Nếu bé không chịu mở mắt cho mẹ nhỏ: Mẹ hãy để bé nằm xuống, thoải mái. Sau đó, mẹ nhỏ 1 giọt vào khóe mắt của bé. Khi trẻ mở mắt hoặc chớp mắt, thuốc cũng sẽ có cơ hội chảy và thấm vào mắt bé từ từ.

(*) Lưu ý: Việc sử dụng thuốc nhỏ mắt mẹ luôn cần tham khảo ý kiến bác sĩ nhé.

Đối với trường hợp đau, viêm và ngứa mắt do viêm kết mạc dị ứng có thể gây ngứa, bỏng rát ở mắt, thậm chí sốt. Những triệu chứng này có thể được xoa dịu bằng cách uống thuốc kháng histamin, thuốc giảm đau paracetamol, ibuprofen. Cha mẹ luôn cần hỏi ý bác sĩ trước khi cho bé uống kháng sinh.

2.4 Khi nào cần đưa bé đi khám bác sĩ?

Hãy đưa bé đi bệnh viện nếu bệnh đổ ghèn của bé không thuyên giảm sau 2 ngày hoặc nếu bé có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  • Mắt bé đau dữ dội.
  • Lừ đừ trong người hoặc bị sốt.
  • Sưng đỏ, đau ở mí mắt và quanh mắt dữ dội. 
  • Bé bị giảm thị lực, ghèn cản tầm nhìn bé quá nhiều. 
  • Đã lau chùi nhiều lần nhưng vẫn ghèn ở mắt bé vẫn không khỏi.

Đau mắt đỏ, một trong những triệu chứng kể trên cần được chữa trị như thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời nhé!

2.5 Cách chữa mắt bé bị đổ ghèn tại bệnh viện

Đối với trường hợp có triệu chứng nhiễm trùng mắt lâu ngày không hết và RẤT NGHIÊM TRỌNG. Bác sĩ có thể tiến hành tiêm steroid để làm thuyên giảm bệnh.

Một số trẻ bị đổ ghèn do bị tắc tuyến lệ trong một thời gian dài, cách chữa trị sẽ là phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật này là chèn một đầu dò nhỏ vào ống tuyến lệ của trẻ. Sau đó tiến hành nong tuyến lệ và dùng nước muối để làm sạch tuyến lệ; giúp tuyến lệ được thông thoáng. 

>> Cha mẹ có thể tham khảo thêm: Nguyên nhân, cách chữa trị mắt bé 2-3 tuổi bị đổ ghèn

3. Cách phòng ngừa mắt bé bị đổ ghèn

phòng ngừa trẻ bị ghèn mắt
Dọn dẹp nhà cửa cũng là một cách chữa trị và phòng ngừa mắt bé bị đổ ghèn hiệu quả

Dù đã biết cách chữa trị nhưng mắt bé vẫn có thể bị đổ ghèn trở lại. Vì thế, cha mẹ cũng cần biết cách phòng ngừa để mắt bé không bị đổ ghèn trở lại.

Cách phòng ngừa bao gồm:

  • Rửa tay cho bé thường xuyên.
  • Cho bé tránh xa các vật gây dị ứng.
  • Không cho trẻ dụi mắt vì vi khuẩn từ tay có thể lây nhiễm vào mắt.
  • Vệ sinh nhà cửa, chăn gối nệm của bé một cách sạch sẽ và gọn gàng.
  • Để kem dưỡng, kem chống nắng, các sản phẩm có hại cho mắt ở gần trẻ.

[inline_article id=260337]

Trẻ bị đổ ghèn thường không phải là tình trạng nguy hiểm. Đa số các nguyên nhân chỉ là do dị ứng, nhiễm khuẩn, tuyến lệ bị tắc. Các cách chữa mắt bé bị đổ ghèn chính là vệ sinh nhẹ nhàng mắt bé, nhỏ thuốc nhỏ mắt, cho bé uống kháng sinh. Chỉ những số ít trường bệnh tình bé trở nên rất nghiêm trọng mới cần đến tiêm steroid, phẫu thuật.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Làm gì khi mắt bé bị đổ ghèn xanh? Mắt bé bị đổ ghèn xanh là do đâu?

1. Mắt bé bị đổ ghèn xanh là hiện tượng gì?

Mắt bé bị đổ ghèn xanh (Green eye discharge) là do tắc tuyến lệ làm chất dịch nhầy tiết từ mắt. Tuy nhiên bệnh chảy ghèn mắt ở trẻ sơ sinh này sẽ tự hết trong vòng 4-6 tháng.

Bên cạnh đó, mắt bé bị đổ ghèn xanh cũng có thể là do cơ thể của bé đang tự động đào thải một số chất lỏng bị chảy vào mắt trong quá trình mẹ sinh bé.

Mắt bị đổ ghèn xanh có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mắt tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng này. Thế nên cha mẹ hãy xem những triệu chứng dưới đây để biết bé bị đổ ghèn xanh là do đâu nhé!

mắt bé bị đổ ghèn xanh

2. Nguyên nhân khiến mắt bé bị đổ ghèn xanh và triệu chứng đi kèm

2.1 Mắt bé bị đổ ghèn xanh là do viêm kết mạc 

Viêm kết mạc (Conjunctivitis) hay còn gọi là đau mắt đỏ, là một bệnh nhiễm trùng mắt phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Viêm kết mạc do vi khuẩn làm mắt bé bị đổ ghèn xanh kèm mủ làm cho bé khó khăn khi mở mắt vào buổi sáng. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:

  • Tiết dịch hoặc mủ màu xanh, vàng, trắng hoặc trong.
  • Mắt đỏ.
  • Trẻ bị sưng mí mắt.
  • Mí mắt bị dính mủ khô.
  • Ngứa hoặc kích ứng mắt.
  • Chảy nước mắt.
  • Bị cộm mắt.

2.2 Nhiễm trùng mắt do cảm lạnh

Khi cảm lạnh trên người trẻ có nhiều virus. Mà do trẻ hay quơ tay lung tung và không rửa sạch sẽ nên nếu lỡ chạm vào mắt thì dễ gây nhiễm trùng mắt. Nhiễm trùng mắt là nguyên nhân chính khiến mắt trẻ bị đổ ghèn xanh. 

2.3 Đổ ghèn xanh do dị ứng

Dị ứng mắt có thể khiến bé bị ghèn trong hoặc trắng. Tuy nhiên, đôi khi mắt bị dị ứng có thể bị nhiễm trùng, tiết dịch màu xanh lá cây. Dị ứng mắt cũng có thể gây viêm kết mạc.

Các triệu chứng của dị ứng mắt có thể bao gồm:

  • Mắt đỏ.
  • Ngứa hoặc rát mắt.
  • Mắt bị sưng.
  • Bị đổ ghèn màu trắng, trong hoặc xanh lá cây.
  • Chảy nước mắt.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bé 2-3 tuổi mắt bị đổ ghèn: Mẹ phải xử sao?

2.4 Viêm giác mạc (Keratitis)

Giác mạc là màng hoặc mô trong suốt bao phủ đồng tử và mống mắt của mắt. Viêm giác mạc bên cạnh các triệu chứng như đau mắt, chảy nước mắt thì còn có:

  • Mắt mờ hoặc giảm thị lực.
  • Mắt bị cộm.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.

2.5 Mắt bé bị đổ ghèn xanh là do lẹo mắt 

Lẹo mắt (Stye) là một vết sưng đỏ gây đau đớn trông giống như mụn nằm ở trên hoặc dưới mí mắt; khi tuyến lệ bị nhiễm trùng. Các triệu chứng bao gồm sưng da và đau hoặc ngứa mắt. Lẹo mắt thường chỉ xuất hiện ở một bên mắt vì thế chỉ khiến bé bị đổ ghèn 1 bên mắt.

2.6 Mắt bé bị đổ ghèn xanh là do có dị vật trong mắt

Đây là một nguyên nhân nguy hiểm làm mắt bé bị đổ ghèn xanh liên tục. Đôi mắt trẻ dễ bị tổn thương và nhạy cảm. Vì thế bất kỳ dị vật nào như lông chó mèo, hạt cát, lông mi, … vô tình rơi vào mắt bé mà không được loại bỏ kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm. Mẹ nên quan sát kỹ biểu hiện của bé và đưa con đến bệnh viện kịp thời.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Biểu hiện khi bé nuốt phải dị vật: Cách xử trí dành cho cha mẹ 

2.7 Mắt bé bị đổ ghèn xanh là do nhiễm bẩn, vệ sinh không đúng cách

Khi mắt bé bị dính bụi bẩn mà không được cha mẹ vệ sinh đúng cách cũng khiến mắt con dễ bị đổ ghèn. Cha mẹ hãy tham khảo cách vệ sinh ghèn trên mắt bé ở bên dưới nhé!

[key-takeaways title=”Nguyên nhân khiến mắt bé bị đổ ghèn xanh”]

  1. Nhiễm trùng mắt do cảm lạnh.
  2. Do mắt bé bị viêm kết mạc.
  3. Đổ ghèn xanh do dị ứng.
  4. Viêm giác mạc.
  5. Mắt bé bị đổ ghèn xanh là do lẹo mắt.
  6. Đổ ghèn xanh là do có dị vật trong mắt bé.
  7. Mắt bị nhiễm bẩn, vệ sinh không đúng cách.

[/key-takeaways]

3. Một số biến chứng có thể gặp khi mắt bé bị đổ ghèn xanh

mắt bé bị đổ ghèn xanh

Việc mắt đổ ghèn xanh có thể khiến các ống dẫn nước mắt bị tắc khiến con bị viêm tuyến lệ. Các triệu chứng của tình trạng này có thể bao gồm:

  • Tiết dịch dày quá mức từ mắt.
  • Đỏ, sưng ở khóe mắt.
  • Sưng ở 2 bên mũi.
  • Sốt cao.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị sốt rét run bố mẹ phải làm sao?

4. Cách chữa trị mắt bé bị đổ ghèn xanh

Tùy vào nguyên nhân khiến mắt bé đổ ghèn xanh sẽ có cách chữa trị khác nhau:

  • Nêu mắt bé chỉ bị bẩn thì mẹ chỉ cần vệ sinh sạch sẽ ghèn trên mắt bé bằng nước ấm hoặc dung dịch muối loãng. Sẽ có hướng dẫn cụ thể ở phần bên dưới.
  • Nếu mắt trẻ bị nhiễm trùng, dị ứng, lẹo mắt: Bác sĩ sẽ sử dụng đến thuốc kháng sinh hoặc thuốc nhỏ mắt cho bé.
  • Nếu mắt bé bị viêm và loét: Sẽ cần tiêm Steroid.
  • Nếu mắt bé bị đổ ghèn xanh là do dị vật: Cần phẫu thuật để lấy ra ngay. 

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt và đổ ghèn, nên khắc phục như thế nào?

5. Cách vệ sinh khi mắt bé bị đổ ghèn liên tục

Khi mắt bé bị đổ ghèn xanh, cha mẹ cần chuẩn bị vài cây tăm bông, khăn sạch và nước ấm hoặc muối loãng. Tiếp đó thực hiện theo các hướng dẫn bên dưới:

  • Rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước.
  • Lau khô mắt bé bằng khăn sạch.
  • Nhẹ nhàng vuốt sạch ghèn bằng tăm bông dùng một lần có tẩm dung dịch muối loãng.
  • Không chạm vào mắt hoặc làm sạch bên trong mí mắt vì cha mẹ có thể làm nhiễm trùng mắt.
  • Rửa tay lại thật sạch.

[inline_article id=303814]

6. Cách phòng ngừa đổ ghèn xanh ở mắt bé

Mắt bị đổ ghèn xanh thường dễ lây lan. Các mẹo sau có thể giúp ngăn ngừa một số tình trạng mắt trở nên tồi tệ hơn hoặc bị lây nhiễm:

  • Rửa tay bất cứ khi nào trẻ chạm vào mắt hoặc vùng gần mắt.
  • Giặt khăn và áo gối trong nước nóng.
  • Không cho trẻ dùng chung đồ dùng cá nhân liên quan đến mắt với người khác.

[key-takeaways title=””]

  • Mắt bé bị đổ ghèn xanh (Green eye discharge) là do tắc tuyến lệ làm chất dịch nhầy tiết từ mắt. Hoặc do cơ thể của bé đang tự động đào thải một số chất lỏng bị chảy vào mắt trong quá trình mẹ sinh bé.
  • Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có những cách chữa trị khác nhau như vệ sinh mắt đúng cách, uống thuốc, nhỏ mắt, thậm chí phẫu thuật, tiêm steroid.
  • Mắt bị đổ ghèn xanh có thể lây nhiễm vì vậy không nên cho con tiếp xúc; dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh. Đồng thời vệ sinh cho tay bé sạch sẽ, không cho bé chạm tay vào mắt.

[/key-takeaways]

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn phải làm sao để khắc phục?

Nhìn chung, mắt của các trẻ sơ sinh hay bị ra ghèn nhiều ở mắt. Thế nhưng, tùy theo nguyên nhân mà biểu hiện khi trẻ bị ghèn (conjunctivitis) cũng khác nhau; theo mức độ nặng nhẹ. Khi bị nặng bé có thể gặp các triệu chứng như mắt đỏ ngầu, có mủ hay dính chặt lại với nhau.

Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn là do đâu?

Trẻ mới sinh thường bị ra ghèn nhiều ở mắt. Đây là hiện tượng nhiễm trùng mắt thông thường ở trẻ sơ sinh, do đó mẹ không cần phải quá lo lắng. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:

1. Dịch nước ối và máu chảy vào mắt bé lúc sinh

Với những bé mới sinh, mẹ không cần phải quá lo lắng đâu vì lúc này mắt trẻ sơ sinh bị ghèn và chảy nước. Hiểu sâu hơn thì đây chỉ là một hiện tượng nhiễm trùng mắt thông thường.

Dịch nước ối và máu chảy vào mắt trẻ lúc sinh có thể là nguyên nhân của tình trạng này.

2. Trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ

tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

Nếu trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt, kể cả khi chẳng khóc nhè hay ăn vạ thì có thể con đã bị ghèn do nguyên nhân tắc tuyến lệ đó.

Tuyến lệ được coi là hệ thống thoát nước của đôi mắt, nếu đường ống này không mở rộng hoàn toàn hoặc bị chặn thì mắt trẻ sẽ bị “ngập úng” nước mắt. Mắt của trẻ bị tắc tuyến lệ lúc nào cũng ướt như vừa khóc. Đặc biệt là mỗi khi thức dậy, mắt thường có nhiều ghèn vàng dính quanh mí, đôi khi đóng cứng đến nổi trẻ không thể tự mở mắt được.

Bình thường mắt bé sẽ có hiện tượng đỏ ngầu do viêm, nghiêm trọng hơn thì nhiễm trùng thứ phát có thể xảy ra dẫn đến hình thành mủ.

3. Trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc

Vi khuẩn ở mắt có thể dẫn đến nhiễm trùng với các triệu chứng thông thường như mắt có mủ và ghèn khiến hai mắt của con bị dính chặt lại với nhau. Hiện tượng này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt của bé.

4. Mẹ giữ vệ sinh mắt cho trẻ kém

Việc giữ vệ sinh mắt cho trẻ kém cùng làm gỉ mắt xuất hiện nhiều, khiến trẻ khó mở mắt khi ghèn bết dính lại. Nếu khâu chăm sóc mắt bé không tốt, để lâu ngày, rất dễ dẫn đến tình trạng viêm kết mạc.

5. Do tay bẩn chạm lên mắt

Những mẹ trông con nhỏ chắc chắn sẽ không lạ gì với thói quen nghịch ngợm khiến tay chân lấm bẩn của các bé. Tưởng chừng như thói quen này vô hại nhưng nếu chẳng may bé đưa tay bẩn lên chà xát vào mắt thì sẽ tạo ra nguy cơ mắt trẻ sơ sinh bị ghèn.

Nhưng mẹ cũng chớ lo lắng quá vì với nguyên nhân này, mẹ chỉ cần rửa sạch bằng nước ấm rồi con sẽ tự khỏi ngay thôi.

mắt trẻ sơ sinh bị ghèn 2
Mẹ cần đề phòng bé dùng tay bẩn chạm mắt

6. Có vật thể lạ trong mắt

Thật khó tránh khỏi những trường hợp như cát, bụi… bay vào mắt trẻ. Sẽ chẳng có vấn đề gì nếu các loại hạt nhỏ này được loại bỏ luôn nhưng nếu không, phản ứng bình thường của cơ thể sẽ tự động tạo ghèn ở mắt bé.

Mẹ thông thái cũng lưu ý nhé: Nếu bé có biểu hiện bị nhiễm trùng mắt và không khỏi khi được điều trị bằng kháng sinh thì cần xem xét đến khả năng vật thể lạ đang nằm trong mắt trẻ.

[key-takeaways title=”Nguyên nhân khiến mắt trẻ sơ sinh bị đổ ghèn “]

  1. Dịch nước ối và máu chảy vào mắt bé lúc sinh.
  2. Mắt trẻ sơ sinh đổ ghèn do bị tắc tuyến lệ.
  3. Trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc.
  4. Mẹ giữ vệ sinh mắt cho trẻ kém.
  5. Do tay bẩn chạm lên mắt.
  6. Có vật thể lạ trong mắt.

[/key-takeaways]

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Biểu hiện khi bé nuốt phải dị vật: Cách xử trí dành cho cha mẹ

Triệu chứng khi mắt trẻ sơ sinh bị ghèn

bé đổ ghèn 1 bên mắt

  • Tiết dịch vàng hoặc xanh lá cây hoặc mủ trong mắt.
  • Mủ khô trên mí mắt và lông mi.
  • Lông mi dễ bị dính vào nhau hơn sau khi ngủ.
  • Lòng trắng của mắt có thể có hoặc không có màu đỏ hoặc hồng.
  • Mí mắt thường sưng húp.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bé 2-3 tuổi mắt bị đổ ghèn: Mẹ phải xử sao?

Phân loại mắt trẻ sơ sinh bị đổ ghèn

1. Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn xanh

Trường hợp này mắt trẻ sơ sinh bị ghèn xanh do vệ sinh kém, dị ứng, viêm kết, giác mạc,… gây ra. Mắt bé bị ghèn xanh dính với lông mi bít kín mắt bé. Nếu không vệ sinh và chữa trị kịp thời; trẻ sơ sinh bị ghèn mắt lâu ngày, gỉ khô đóng tảng lại khiến bé rất khó khăn khi mở mắt ra.

2. Trẻ sơ sinh bị đổ ghèn vàng

Trẻ sơ sinh bị đổ ghèn vàng là do mắt bé bị nhiễm trùng nặng với biểu hiện gỉ đùn có màu vàng như mủ và tình trạng này kéo dài nhiều ngày không khỏi.

Khi trẻ có biểu hiện này thì cha mẹ cần đưa bé đi bệnh viện khám ngay, vì có thể bé bị các bệnh nặng về mắt nếu không được chữa trị kịp thời.

3. Bé sơ sinh bị ghèn 1 bên mắt

Có thể bé bị viêm tắc lệ đạo (viêm tắc ống dẫn lệ). Có những bé bị kéo dài vài tuần hoặc hơn 1 tháng.

Điều trị chủ yếu là nhỏ nước muối sinh lý để rửa mắt cho bé và massage mắt nhẹ nhàng. Mẹ chỉ cần dùng ngón tay massage nhẹ nhàng từ góc trong của mí mắt rồi di chuyển dọc theo hai bên sống mũi và lặp lại thao tác nhiều lần. Mỗi ngày mẹ nên massage từ 5-10 lần và mỗi lần khoảng 5-6 phút.

4. Trẻ sơ sinh bị ghèn mắt lâu ngày

Nhiều em bé mới sinh ra, mắt đã có nhiều gỉ, ghèn; điều này có thể khiến các bà mẹ lo lắng. Thực tế, đây là một cơ chế tự động bảo vệ mắt của bé. Chỉ cần vệ sinh và nhỏ thuốc mắt thông thường là sẽ khỏi.

Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh bị đau mắt kèm theo ghèn quá nhiều, màu xanh lá cây hoặc vàng đậm, sưng tấy thì rất có thể bé đã nhiễm trùng mắt hoặc có bệnh về mắt.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ em hay nháy mắt là bệnh gì? Mẹ chớ chủ quan

Khi nào nên đưa trẻ đi khám?

Nếu mắt trẻ sơ sinh đổ ghèn kèm theo các triệu chứng dưới đây thì cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay:

  • Mí mắt sưng hoặc đỏ nghiêm trọng.
  • Tầm nhìn bị mờ.
  • Đau mắt hoặc khó chịu hơn bình thường.
  • Sốt trên 40°C.
  • Trẻ dưới 12 tuần tuổi sốt (không cho bé uống thuốc hạ sốt trước khi đi khám)

[inline_article id=287658]

Cách vệ sinh khi mắt trẻ sơ sinh bị đổ ghèn

mắt trẻ sơ sinh bị ghèn
Vệ sinh mắt đúng cách khi trẻ sơ sinh bị đổ ghèn là điều cần thiết
  • Mọi trẻ sơ sinh phải được lau mắt ngay sau sinh và phải được nhỏ nitrat bạc 1% hay tra thuốc mỡ mắt tetracyclin 1% trong vòng 1 giờ sau sinh. Mọi sự chăm sóc sau đó, mẹ có thể tham khảo lời khuyên của bác sĩ.
  • Để đảm bảo an toàn cho đôi mắt còn non nớt của bé, mẹ cần vệ sinh mắt bé sạch sẽ. Chuẩn bị bông gòn sạch, nhúng vào dung dịch nước muối ấm pha loãng, lau nhẹ nhàng mắt bé. Tránh lau mạnh, lau sâu gây tổn thương mắt trẻ sơ sinh.
  • Đối với các nguyên nhân liên quan đến bệnh lý, bác sĩ sẽ tùy tình trạng bệnh mà cho bé nhỏ mắt, uống thuốc và thậm chí là phẫu thuật.

[key-takeaways title=””]

Tóm lại, mắt trẻ sơ sinh bị ghèn là hiện tượng phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu là do mắt bé không được vệ sinh kỹ, dẫn đến tắc tuyến lệ. Khi trẻ bị đổ ghèn, mẹ nên vệ sinh mắt bé kỹ bằng nước ấm hoặc nước muối loãng.

Nếu mắt bé đổ ghèn và kèm theo nhiều triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao, mí mắt sưng, tầm nhìn bị mờ thì mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám.

[/key-takeaways]