Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Tư thế cho con bú sai: Hại cả mẹ lẫn con!

Cho con bú mẹ không hẳn là một việc khó, nhưng với những người lần đầu làm mẹ, bạn có thể gặp phải một số lỗi sai làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và bé, điển hình nhất là việc áp dụng sai tư thế cho con bú.

Tư thế cho con bú ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé
Tư thế cho con bú ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé
  • Ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh với hệ tiêu hóa còn non nớt, kích thước dạ dày nhỏ nên rất dễ bị nôn trớ. Cho bé bú không đúng tư thế cũng gây khó khăn cho việc nuốt, làm sữa trào lên thực quản dễ gây sặc sữa. Hơn nữa, việc cho bé bú sai tư thế còn ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của hệ tiêu hóa. Trẻ không hấp thụ đủ như cầu dinh dưỡng có thể dẫn đến thiếu cân, suy dinh dưỡng.

Tư thế bú mẹ và khớp ngậm chuẩn cũng là yếu tố có liên quan mật thiết đến nhau. Nếu mẹ cho bú sai tư thế, bé cưng sẽ khó có khớp ngậm chuẩn. Bé chưa có khớp ngậm chuẩn sẽ dễ bị sặc khi sữa mẹ xuống nhanh và nhiều.

  • Ảnh hưởng đến mẹ sau sinh

Với các mẹ, sai khớp ngậm là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng đầu ngực nứt cổ gà, gây đau đớn, khó chịu. Nghiêm trọng hơn, việc ngồi không đúng tư thế khi cho con bú cũng có thể gây đau lưng, thậm chí dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống.

Những mẹ cho con bú ở tư thế ngồi thẳng 90 độ sẽ làm tăng áp lực lên cột sống, thắt lưng. Đĩa đệm sẽ phải “gánh” toàn bộ trọng lượng của cơ thể, từ đó dẫn đến các bệnh lý về đĩa đệm. Tư thế này cũng gây mỏi cơ, hông, làm máu không lưu thông dẫn đến chứng đau lưng nghiêm trọng.

Tư thế cho con bú

Tư thế cho con bú đúng

Để tránh những nguy cơ do việc cho con bú sai tư thế mang lại, đồng thời cũng giúp việc nuôi con bằng sữa mẹ dễ dàng hơn, mẹ nên lưu ý những điều sau đây:

  • Tư thế ngồi: Lưng hơi ngả về phía sau tạo thành góc 125 độ là tư thế thoải mái nhất và cũng giảm thiểu tối đa áp lực lên cột sống. Với tư thế ngồi này, trọng lượng cơ thể sẽ dồn về phía trước đĩa đệm, phần có độ dày lớn nhất, giảm đáng kể tình trạng đau lưng.
  • Cách bế trẻ khi cho bú: Hướng mặt bé cưng về phía bầu ngực, tay đỡ đầu, gáy và lưng bé. Áp sát bụng bé vào người mẹ, chạm nhẹ đầu vú vào miệng bé để kích thích phản xạ tìm vú, khuyến khích bé há to miệng. Khi bé đã mở rộng miệng, hướng núm vú về vòm miệng kích thích phản xạ mút. Nếu cảm thấy đau nhức đầu vú, bạn nên ngưng cho bú một lúc sau đó thử lại. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ cho con bú không đúng cách.

Chữa thoát vị đĩa đệm: Giải pháp nào an toàn cho mẹ sau sinh?

Thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, với những mẹ tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc các liệu pháp dân gian, hậu quả càng khó lường. Để tránh những hậu quả đáng tiếc, ngay khi phát hiện các dấu hiệu thoát vị địa điệm như đau nhức, tê liệt hoặc yếu cơ, mẹ nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

Những phòng khám chuyên nghiệp như ACC là lựa chọn hoàn hảo cho các mẹ. Với hơn 12 năm kinh nghiệm, phòng khám ACC sẽ giúp các mẹ sau sinh trị liệu thần kinh cột sống kết hợp phục hồi chức năng để lấy lại cuộc sống sinh hoạt bình thường. Đặc biệt, với những mẹ đang cho con bú, không muốn dùng thuốc hoặc phẫu thuật, phòng khám ACC với hệ thống trang thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn Hoa Kỳ sẽ giúp mẹ “thổi bay” nỗi lo thoát vị đĩa đệm.

[inline_article id=174062]

Phòng khám ACC là một trong những phòng khám đầu tiên ở Việt Nam sử dụng biện pháp Chiropractic – phương pháp trị liệu cột sống rất phổ biến tại các nước Bắc Mỹ, châu Âu và châu Úc.  Không chỉ với các mẹ sau sinh, phương pháp Chiropractic an toàn với cả các mẹ bầu. Bạn có thể sử dụng Chiropractic ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ để giúp việc sinh nở dễ dàng hơn.

Phòng khám ACC cũng là nơi tiên phong trong việc sử dụng phương pháp trị liệu kéo giãn giảm áp DTS nhằm điều chỉnh các đốt sống về vị trí cũ, giảm áp lực và giúp đĩa đệm được phục hồi trở lại, phương pháp chiếu tia laser thế hệ IV với các ưu điểm vượt bậc nhằm làm mềm mô sẹo, tái sinh tế bào giúp đĩa đệm khoẻ mạnh hơn, công nghệ sóng xung kích Shockwave tác động vào những điểm đau, các mô cơ xương bị tổn thương, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, tái tạo xương, gân và các mô mềm khác. Hay phục hồi chức năng cho mẹ bằng máy vận động trị liệu tích cực ATM2. Tất cả quá trình điều trị này an toàn 100% với sức khỏe mẹ và bé, đồng thời cũng không ảnh hưởng tiêu cực đến việc tiết sữa. Mẹ hoàn toàn có thể yên tâm nhé!

Phục hồi chức năng lưng cho mẹ bằng máy ATM2
Phục hồi chức năng lưng cho mẹ bằng máy ATM2

Bên cạnh việc nắn chỉnh cột sống, với những mẹ bị đau lưng nặng và mất khả năng đi lại, bác sĩ sẽ kết hợp trị liệu phục hồi chức năng Pneumex PneuBack, phương pháp tiên tiến hàng đầu hiện nay trong điều trị và phục hồi chức năng lưng sau sinh, bệnh thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống lưng.

Ưu đãi hấp dẫn, đừng bỏ lỡ!

Phòng khám ACC giảm giá 5% trên tổng hóa đơn cho mỗi lần điều trị, cơ hội chỉ dành riêng cho độc giả MarryBaby. Chương trình áp dụng đến hết ngày 31-12-2017, tại tất cả các chi nhánh.

·         Phòng khám tại Hà Nội: 44 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng

·         Phòng khám tại Quận 3, TP.HCM: 161 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, TP.HCM

·         Phòng khám tại Quận 5, TP.HCM: 133 Nguyễn Trãi, Phường 2, Quận 5, TP.HCM

Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ [email protected] để nhận được giải đáp nhanh nhất Mẹ nhé!

 

 

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

“Thổi bay” cơn đau lưng sau sinh do gây tê ngoài màng cứng

Cơ thể của mẹ đang lên tiếng sau những tổn thương của việc sinh nở nhưng mẹ đừng quá lo lắng quá nhé, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những kinh nghiệm trị hiệu quả chứng đau lưng sau sinh mà không phải uống thuốc hay động dao kéo tí nào!

Đau lưng – Kẻ quấy nhiễu việc chăm con

Trải qua cơn vượt cạn, cơ thể mẹ chịu nhiều đau đớn và tổn thương. Thế nhưng không phải mẹ nào cũng may mắn nhận được sự chăm sóc từ ông bà, người thân. Đôi khi vì khoảng cách địa lý hay một lý do nào đó mà bên cạnh mẹ chỉ có người chồng yêu thương nhưng vụng về, vậy là việc chăm con phải do chính mẹ thực hiện.

Tuy cơ thể vừa trải qua những tổn thương, thế nhưng được chăm sóc con chính là niềm hạnh phúc của mẹ. Chỉ cần nhìn thấy con bình yên ngủ trong vòng tay mình, những lúc bé cưng bú ti ngoan ngoãn là mọi đau đớn thể xác của mẹ đều tan biến.

Chăm sóc con yêu chính là niềm hạnh phúc của mẹ
Chăm sóc con yêu chính là niềm hạnh phúc của mẹ

Đau lưng là hiện tượng phổ biến ở hầu hết mẹ sau sinh. Đặc biệt, các mẹ dùng phương pháp gây tê ngoài màng cứng đều gặp phải tình trạng này. Gây tê ngoài màng cứng nói chính xác hơn là gây tê vùng. Khi bắt đầu chuyển dạ, mẹ bầu sẽ được bác sĩ tiêm một mũi gây tê vào cột sống. Thuốc sẽ phân tán đối xứng sang hai vùng lân cận xung quanh làm tê liệt một vài bộ phận. Thông thường, thuốc có tác dụng từ núm ti hoặc rốn xuống tận các ngón chân. Mẹ sẽ không cảm nhận được cơn đau đẻ hoành hành. Điều này giúp mẹ giữ sức để trải qua cơn lâm bồn một cách suôn sẻ. Tuy nhiên mũi tiêm này cũng để lại những tác dụng phụ khác, nổi bật nhất là các cơn đau lưng.

Điều này khiến việc chăm sóc con của mẹ bị hạn chế phần nào. Những lúc bé con khóc, mẹ vội cuối xuống bế con, ngay lúc ấy cơn đau ập đến khiến mẹ không thể thẳng người lên được. Vậy là cả mẹ và con cùng khóc. Dù rất thương con nhưng những khi bế con trên tay cho bú ti, cơn đau lưng khiến mẹ ít nhiều mất đi niềm hạnh phục thiêng liêng.

Mất ngủ do đau lưng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bị stress
Mất ngủ do đau lưng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bị stress

Sinh hoạt hạn chế vì những cơn đau lưng

Cơn đau lưng không chỉ xuất hiện khi mẹ chăm sóc bé mà còn ảnh hưởng đến những hoạt động thường ngày của mẹ. Điều này khiến tâm lý, sức khỏe của mẹ bị ảnh hưởng một cách tiêu cực.

Khả năng lao động của mẹ bị giảm, không thể mang vác những đồ vật nặng trong nhà. Đau lưng khiến việc nằm ngủ của mẹ trở nên khó khăn, dẫn đến mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, stress,…

Nếu cơ thể mẹ liên tục xuất hiện cơn đau thắt lưng, đau dọc theo sống lưng xuống hông hay đau mỏi chân thì mẹ không được chủ quan nhé. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ có thể đã mắc chứng đau thần kinh tọa hay thoát vị đĩa đệm. Mẹ nên tìm đến các chuyên gia uy tín để được thăm khám và chữa trị một cách chuẩn xác nhé.

Bí quyết đẩy lùi chứng đau lưng sau sinh

Để hạn chế những cơn đau lưng liên tục xảy, mẹ có thể tham khảo một số cách giảm đau tại nhà bên dưới nhé:

  • Tập thể dục: Sau khi sinh khoảng 6-8 tuần, cơ thể của mẹ đã dần ổn định, mẹ nên tập các động tác thể dục nhẹ nhàng, đơn giản. Điều này sẽ giúp mẹ giảm đau lưng, hồi phục sức khỏe và giảm cân. Yoga và đi bộ là hai môn thể thao phù hợp và dễ tập với sức khỏe của mẹ.
  • Tư thế cho con bú: Việc cho bé bú đúng tư thế cũng giúp mẹ giảm sự xuất hiện của các cơn đau lưng đấy. Khi cho bé bú, mẹ nên ngồi thẳng lưng. Ngồi trên những chiếc gối mềm, có tay vịn và lót một chiếc gối dựa sau lưng. Mẹ nên bế bé sát vào người khi cho bú.
  • Massage cơ thể: Một biện pháp giảm đau lưng tức thì chính là massage. Mẹ có thể nằm nghiêng và nhờ người nhà dùng hai tay vuốt nhẹ nhàng dọc từ hông xuống cuối lưng. Đứng thẳng, hai tay nắm hờ vỗ vào vùng hông lan sang lưng. Massage thường xuyên sẽ giúp khôi phục các hoạt động của tế bào, tăng nguồn dự trữ máu, chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Chườm nóng giảm đau: Đắp khăn nóng với nhiệt độ vừa phải lên cột sống lưng trong 30 phút sẽ giúp mẹ giãn cơ, dây chằng, mạch máu và giảm cơn đau lưng.

Các biện pháp trên phù hợp với những mẹ bị đau lưng nhẹ. Trường hợp mẹ thường xuyên xuất hiện những cơn đau lan tỏa dọc sống lưng, lan xuống hai chân dấu hiệu này cho thấy mẹ có thể gặp phải cơn đau thần kinh tọa hay thoát vị đĩa đệm sau sinh rồi đấy. Mẹ nên đến gặp bác sĩ để thăm khám, khắc phục ngay chứng đau lưng.

Qua tìm hiểu thêm về tình trạng bệnh này tại phòng khám ACC, không ít những trường hợp các mẹ tìm đến trợ giúp y tế khi cơn đau đã quá nặng, không thể tự mình di chuyển. Ngoài nỗi lo khi không thể chăm sóc con, giờ đây mẹ cũng không thể lo được sinh hoạt hàng ngày cho mình.

Được biết, một trong những trị liệu hiệu quả cho các cơn đau lưng nặng là kết hợp nắn chỉnh cột sống và trị liệu phục hồi chức năng Pneumex PneuBack. Đây là phương pháp tiên tiến hàng đầu hiện nay đang nhận được nhiều thành công đáng kể trong điều trị và phục hồi chức năng lưng sau sinh, bệnh thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống lưng.

Đối với những trường hợp đau lưng nhẹ hơn, các bác sĩ sẽ áp dụng các liệu pháp như máy kéo giảm áp cột sống DTS, tia laser cường độ cao thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave… Những phương pháp này không dùng thuốc nên mẹ hoàn toàn yên tâm về sức khỏe, chất lượng nguồn sữa của mẹ hay các tác dụng phụ không mong muốn.

Bác sĩ kết hợp nắn chỉnh cột sống và trị liệu phục hồi chức năng Pneumex PneuBack
Bác sĩ tại ACC kết hợp nắn chỉnh cột sống và trị liệu phục hồi chức năng Pneumex PneuBack

Từ xưa những người bà, người mẹ của chúng ta đều cho rằng việc đau sau sinh là chuyện bình thường. Họ chấp nhận những tổn thương ấy vì cho rằng cơ thể đã trải qua một sự thay đổi lớn. Tuy nhiên, với công nghệ tiên tiến cùng trang thiết bị hiện đại ngày nay, mẹ dễ dàng kiểm tra và khắc phục được các cơn đau của mình. Hãy để niềm vui làm mẹ trọn vẹn từng khoảnh khắc mẹ nhé!

Ưu đãi hấp dẫn, đừng bỏ lỡ!

Phòng khám ACC giảm giá 5% trên tổng hóa đơn cho mỗi lần điều trị, cơ hội chỉ dành riêng cho độc giả MarryBaby. Chương trình áp dụng đến hết ngày 31-12-2017, tại tất cả các chi nhánh.

·         Phòng khám tại Hà Nội: 44 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng

·         Phòng khám tại Quận 3, TP.HCM: 161 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, TP.HCM

·         Phòng khám tại Quận 5, TP.HCM: 133 Nguyễn Trãi, Phường 2, Quận 5, TP.HCM

Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ [email protected] để nhận được giải đáp nhanh nhất Mẹ nhé

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ em và những điều mẹ cần biết

Bàn chân bẹt ở trẻ em
Trẻ bị bàn chân bẹt. Ảnh minh họa: theindusparent

Bàn chân bẹt là gì?

Người bị bàn chân bẹt thì gan bàn chân họ không cong lên mà phẳng sát dưới sàn. Nếu có cong thì cũng rất ít.

Chân người có 33 khớp nối, 26 xương,100 cơ, gân và dây chằng. Vòm bàn chân giúp chúng ta bật đứng dễ dàng và giúp phân phối trọng lượng cơ thể đều ở chân và bàn chân.
Cấu trúc vòm chân sẽ quyết định dáng đi của một người. Vòm này vừa phải cứng cáp vừa phải linh hoạt để thích nghi với các loại bề mặt khác nhau.

Những người có bàn chân bẹt thì trọng lượng lại dồn vào má trong của chân khi họ đứng hoặc đi, khiến mũi chân chĩa ra ngoài.

Hiện tượng bàn chân bẹt ở trẻ em

bé bị bàn chân bẹt
Trẻ em sinh ra chân thường phẳng. Ảnh min họa: ezshopex

Trẻ em thường sinh ra với gan bàn chân phẳng. Lúc này xương khớp của trẻ dễ uốn nên bàn chân bé bị phẳng khi đứng lên. Nếu bạn kéo bé đứng trên đầu ngón chân hoặc bế bé lên, thì bạn vẫn có thể nhìn thấy gan bàn chân cong theo dạng vòm. Nhưng khi bé đứng thì vòm này biến mất. Bàn chân có khuynh hướng chìa ra, dồn trọng lực vào mặt trong khiến lòng bàn chân càng phẳng.

Thông thường khi trẻ 3 tuổi, chân sẽ cứng hơn và không còn dễ uốn như trước, lúc này vòm gan bàn chân mới hình thành. Chỉ khoảng 1-2 trong số 10 trẻ là vẫn duy trì bàn chân phẳng tới khi trưởng thành.

Đối với trẻ không xuất hiện vòm gan bàn chân hoặc vòm gan này rất thấp, thì cũng không cần điều trị gì đặc biệt trừ khi chân bị đau hay thiếu linh hoạt.

Tuy nhiên, bàn chân bẹt có nhiều dạng và một số trường hợp sau có thể dẫn tới viêm khớp khi bước vào độ tuổi teen, do đó mẹ cần lưu ý.

Dấu hiệu bàn chân bẹt ở trẻ em

Với tật bàn chân bẹt ở trẻ, bố mẹ nên sớm nhận biết những dấu hiệu sau đây để nhanh chóng có những biện pháp can thiệp phù hợp.

  • Bé bị bàn chân bẹt không có hình vòm như bình thường.
  • Bé có khuynh hướng áp cạnh trong của bàn chân xuống đất.
  • Khi trẻ bị bàn chân bẹt di chuyển, bố mẹ có thể dễ nhận thấy chân bé có dấu hiệu biến dạng và nghiêng vào sâu bên trong.
  • Khi bé yêu đứng quay mặt về phía bạn, cạnh mắt cá chân bị cong khá nhiều.
  • Mỗi khi nô đùa hay chạy giỡn, bé thường phàn nàn với bạn về cảm giác đau ở bàn chân, đầu gối hay mắt cá chân.
  • Trẻ bị bàn chân bẹt không nhanh nhẹn, hay tỏ ra vụng về, lúng túng hơn với những bạn đồng lứa khi chạy nhảy hay chơi thể thao.

Các mẹ lưu ý, trẻ dưới 2 tuổi thường sở hữu bàn chân dẹp tự nhiên. Tuy nhiên, bé 3 tuổi trở lên sẽ dần hình thành rõ vòm bàn chân. Nếu trong giai đoạn này, ba mẹ không nhận thấy sự phát triển của vòm chân ở trẻ và bé thường xuyên phàn nàn về việc đau đầu gối, lưng hay bàn chân thì con yêu của bạn có thể đã mắc hội chứng bàn chân dẹp.

Các dạng bàn chân bẹt ở trẻ em

  • Bàn chân bẹt mềm mại: Đây là dạng linh hoạt nhất. Vòm bàn chân sẽ xuất hiện khi bạn nâng chân khỏi sàn. Gan bàn chân sẽ hoàn toàn chạm đất khi bạn đặt chân xuống sàn. Loại này xuất hiện ở trẻ em và không đau.
  • Gân Asin căng: Gân Asin (gân gót chân) nối xương gót chân với cơ bắp chân. Nếu gân này quá căng, trẻ sẽ thấy đau khi đi và chạy. Tình trạng này khiến gót chân nhỏm lên sớm trước khi trẻ đi hoặc chạy. Trọng lực dồn xuống mũi chân, gây ra tình trạng ngón chân hình búa và biến dạng ngón chân cái. Đây là hậu quả của tình trạng bàn chân bẹt và ở trẻ em thì tập vật lý trị liệu có thể kéo giãn gân.
Biến dạng ngón chân cái
Biến dạng ngón chân cái. Ảnh minh họa: drgraff
  • Bàn chân bẹt thể cứng: Tình trạng này khá hiếm gặp ở trẻ nhỏ mà chủ yếu ở tuổi teen. Lúc này trẻ sẽ rất khó di chuyển bàn chân lên xuống, không thể nghiêng chân qua lại ở mắt cá. Chân sẽ đau và nếu không được điều trị có thể dẫn tới viêm khớp.
  • Rối loạn chức năng gân cơ chày sau: Dạng bàn chân phẳng này lại xuất hiện ở người lớn khi gân nối giữa cơ bắp chân và mặt trong mắt cá bị tổn thương, sưng và đứt. Nếu vòm bàn chân không nhận được sự hỗ trợ, bạn sẽ cảm thấy đau trong chân và mắt cá.

Tùy vào nguyên nhân mà trẻ bị bàn chân bẹt có thể phải điều trị một hoặc cả hai bàn chân.

Bàn chân bẹt ở người lớn
Bàn chân bẹt ở người lớn. Ảnh minh họa: fixflatfeet

Nguyên nhân khiến bé bị bàn chân bẹt

Các nguyên nhân phổ biến gây ra hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ bao gồm:

  • Di truyền: Bàn chân bẹt có thể truyền từ bố mẹ sang con hoặc từ ông bà sang cháu.
  • Vòm chân yếu: vòm chân chỉ xuất hiện khi ngồi nhưng lại phẳng khi đứng
  • Chấn thương chân hay mắt cá
  • Viêm khớp hoặc viêm khớp dạng thấp (mãn tính)
  • Tổn thương, mất chức năng hoặc đứt gân cơ chày sau
  • Tổn thương thần kinh hoặc mắc bệnh cơ bắp, chẳng hạn bại não, loạn dưỡng cơ bắp hoặc nứt đốt sống.

Một nguyên nhân khác là hội chứng ”dính các xương bàn chân”. Lúc này các xương ở bàn chân dính lại với nhau một cách bất thường, gây ra tình trạng bàn chân bẹt và cứng.

Người bị béo phì hoặc tiểu đường cũng dễ mắc bàn chân bẹt. Phụ nữ có thai hoặc người già cũng có thể bị bàn chân bẹt do gân cơ chày sau bị yếu.

Gân là cấu trúc hỗ trợ chính của vòm bàn chân. Gân có thể bị viêm, bị đứt hoặc quá tải. Gân bị tổn thương khiến gan bàn chân phẳng.

Gân gót chân có thể bị đứt
Gân gót chân có thể bị đứt. Ảnh minh họa: Mayoclinic

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Trẻ bị bàn chân bẹt nếu không cảm thấy đau hay các triệu chứng khác thì không cần điều trị. Ngược lại nếu xuất hiện các dấu hiệu sau thì nên đi khám:

  • Lòng bàn chân mới bị phẳng gần đây
  • Đau bàn chân, mắt cá và chi dưới
  • Các triệu chứng không được cải thiện dù đã mang giày chỉnh hình cho bàn chân bẹt
  • Một hoặc cả hai chân trở nên bẹt hơn
  • Bàn chân cứng ngắc, nặng nề, khó di chuyển, khó xoay trở.

Các bài tập giúp giảm các triệu chứng do bàn chân bẹt gây ra

Bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia vật lý trị liệu có thể hướng dẫn bạn một số bài tập để cải thiện độ chắc khỏe và linh hoạt của bàn chân, mắt cá.

Bài tập giãn gân gót chân: Mục đích của bài tập này là kéo giãn gân gót chân Asin và cơ đùi sau, giảm tình trạng bàn chân khuỳnh vào trong.

  • Đứng đối mặt với tường, chống hai tay lên tường ngang tầm mắt.
  • Đưa bàn chân bị bẹt ra sau chân còn lại, sao cho gót chân chạm vững chắc xuống sàn nhà.
  • Khuỵu đầu gối bàn chân trước cho đến khi chân sau căng hết cỡ.
  • Giữ 30 giây, sau đó thả lỏng rồi tiếp tục. Thực hiện 9 lần rồi đổi bên nếu chân còn lại cũng bị bẹt.
  • Nhớ giữ lưng thẳng trong suốt quá trình tập.
  • Thực hiện 2 lần mỗi ngày.
Cách tập giãn gót chân
Cách tập giãn gót chân cho trẻ bị bàn chân bẹt. Ảnh minh họa: Duchenne Therapy Network

Bài tập lăn bóng golf: Bài tập này cần một cái ghế và một quả bóng golf

Bạn ngồi lên ghế, hai bàn chân đặt vững chắc trền sàn. Đặt 1 quả bóng golf dưới chân lăn nó phía dưới gan bàn chân trong 2 phút để kéo giãn dây chằng cân gan chân.

Cách thực hiện bài tập lăn bóng
Cách thực hiện bài tập lăn bóng. Ảnh minh họa: marinafarook

Cách điều trị bàn chân bẹt ở trẻ em và người lớn

Nếu chân bị đau thì những đôi giày chỉnh hình dành cho người bị bàn chân bẹt có thể giúp giảm đau. Hoặc bạn có thể mua những miếng quế lót giày dành riêng cho người bị bàn chân bẹt. Tuy nhiên, những sản phẩm này chỉ giúp giảm căng thẳng ở mô gân, giảm triệu chứng đau chứ không đem lại lợi ích lâu dài.

Đeo băng nẹp chuyên dụng cho mắt cá chân cũng giúp giảm viêm.

Băng mắt cá chân
Băng mắt cá chân

Đối với người bị đứt gân thì việc mang giày có thể giúp giảm thiểu triệu chứng. Nếu không, bạn sẽ phải phẫu thuật nối gân.

Quế lót giày chỉnh hình lòng bàn chân
Quế lót giày chỉnh hình lòng bàn chân. Ảnh minh họa: freepik

Những trẻ bị dính xương bàn chân thì việc phẫu thuật cũng sẽ cần thiết.

Một số trẻ béo phì bị bàn chân bẹt kèm xương yếu, cách tốt nhất là giảm cân và bổ sung canxi + vitamin D cho xương chắc khỏe.

Bàn chân bẹt có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng và liên kết của cơ thể khi đứng, đi và chạy, làm tăng nguy cơ đau hông, đầu gối và mắt cá. Do đó, từ lúc bé 3 tuổi, bạn nên bắt đầu quan sát bàn chân của con, đưa con đi khám và hướng dẫn con các bài tập vật lý trị liệu, vừa là một hình thức luyện tập thể thao. Đặc biệt, hãy khuyến khích trẻ thừa cân tập luyện và ăn uống đủ chất để giảm sức nặng lên đôi chân.

[inline_article id=64498]

Xuân Thảo

 

 

 

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Mất ngủ sau sinh – Dấu hiệu nhỏ nhưng tuyệt đối không thể bỏ qua

Vậy phụ nữ sau sinh bị mất ngủ phải làm sao? Có nên dùng thuốc ngủ để điều trị mất ngủ sau sinh? Tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây để sớm cải thiện chất lượng giấc ngủ, mẹ nhé!

Phụ nữ sau sinh mất ngủ là như thế nào?

Mất ngủ sau sinh là tình trạng người mẹ không thể chìm vào giấc ngủ hoặc giấc ngủ rất ngắn hạn chỉ từ 15-30 phút vào mỗi đêm.

Phụ nữ mất ngủ sau sinh khác hoàn toàn với việc mất ngủ vì phải chăm sóc trẻ sơ sinh vì đây là chứng mất ngủ luôn xảy ra thường xuyên ngay cả khi bé ngủ rất ngoan.

Nếu tình trạng mất ngủ không được xử lý nhanh chóng thì có thể trở thành bệnh mãn tính (mất ngủ 3 ngày/tuần và trên 3 tháng) gây trầm cảm và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của cả gia đình. 

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Trầm cảm sau sinh: Mách mẹ cách phòng ngừa và điều trị

Nguyên nhân gây mất ngủ sau sinh

Chứng mất ngủ sau sinh thường được thể hiện rõ như giấc ngủ chập chờn, ngủ không đủ giấc, thức suốt đêm vì con quấy khóc. Cùng Marry Baby tìm hiểu những nguyên nhân chủ yếu gây nên chứng mất ngủ sau sinh dưới đây.

1. Biến động nội tiết tố gây mất ngủ sau sinh

Sau sinh, mẹ phải đối diện với sự mất cân bằng về nội tiết tốt trong thời kỳ hậu sản. Cơ thể phụ nữ sau sinh sẽ giảm đi khả năng sản xuất hormone progesterone, nồng độ melatonin nên cần có thời gian để cơ thể trở về trạng thái cân bằng.

Sự thay đổi của hormone làm ảnh hưởng đến chức năng của đồng hồ sinh, dễ dẫn đến tình trạng đau nửa đầu, rối loạn kinh nguyệt, căng thẳng và dẫn đến tình trạng mất ngủ sau sinh. 

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bổ sung nội tiết tố nữ sau sinh như thế nào cho mẹ bỉm sữa?

mất ngủ sau sinh do đổ mồ hôi trộm

2. Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm

Quá trình mất cân bằng về nội tiết tố có thể khiến cơ thể bạn bị đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm.

Lí do là vì khi mang thai thì cơ thể phụ nữ sẽ tăng thêm 50% lượng máu và chất lỏng trong cơ thể để hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ. 

Sau mang thai, cơ thể sẽ tự động đào thải ra ngoài theo dạng mồ hôi và nước tiểu vì chất lỏng này không còn hữu ích. Tình trạng đổ mồ hôi trộm sẽ diễn ra trong vòng 2 tuần sau sinh và chắc chắn sẽ gây cảm giác khó chịu, mất ngủ sau sinh. 

3. Rối loạn lo âu, căng thẳng gây mất ngủ sau sinh

Rối loạn cảm xúc là giai đoạn khởi phát của chứng trầm cảm sau sinh, đây là biểu hiện tâm lý xảy ra đa số với các mẹ và gây mất ngủ sau sinh.

Lúc này, mẹ nên tâm sự cùng chồng để tìm sự đồng cảm và yêu thương từ chồng và liên hệ bác sĩ nếu tình trạng mất ngủ sau sinh diễn ra ngày một nghiêm trọng.

4. Mẹ mất ngủ sau sinh vì cho bé bú vào ban đêm

Thời gian đầu khi sinh mẹ thường phải vất vả cho con bú đúng bữa, nhất là ban đêm. Điều này ít nhiều cũng sẽ làm mẹ mất ngủ sau sinh vì lo lắng nếu ngủ quá say sẽ không nghe tiếng con. 

Mất ngủ sau sinh có nguy hiểm không?

mất ngủ sau sinh có nguy hiểm không

Đa phần bác sĩ đều cho rằng chứng mất ngủ sau sinh là một dấu hiệu nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Bởi khi mẹ mất ngủ sau sinh sẽ dễ dẫn đến tình trạng cáu gắt, căng thẳng và mệt mỏi, từ đó ảnh hưởng đến tuyến sữa và khả năng tạo sữa.

Mẹ bỉm bị mất ngủ sau sinh khi xuất hiện cảm xúc buồn chán sẽ sản sinh ra độc tố trong sữa mẹ, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng sữa, sự tiêu hóa và phát triển của trẻ.

Đặc biệt, nếu tình trạng mất ngủ sau sinh ngày một nghiêm trọng thì sẽ dến dẫn đến trầm cảm sau sinh, thậm chí mẹ có những suy nghĩ tiêu cực về việc chăm con và làm ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng của con. 

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Không có sữa sau sinh: 9 nguyên nhân và 5 cách khắc phục tình trạng này cho mẹ

Cách chữa mất ngủ sau sinh

Hiện nay, có rất nhiều cách chữa mất ngủ sau sinh như dùng thuốc tây y hoặc đông y, ăn thực phẩm, massage… Triệu chứng mất ngủ sẽ dần được cải thiện nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. Các mẹ có thể tìm gặp các bác sĩ để được chữa trị dứt điểm hoặc tham khảo một số cách ứng phó dưới đây.

1. Cách đối phó chứng mất ngủ sau sinh

1.1. Ngủ cùng con giúp cải thiện giấc ngủ

Hãy sử dụng thời gian con nghỉ ngơi để ngủ với con để vừa tăng sự kết nối, vừa giúp trẻ yên tâm hơn khi ngủ và giúp mẹ có sức khỏe tốt hơn khi được ngủ đủ giấc, giảm đi chứng mất ngủ sau sinh hiệu quả. 

Nhiều người mới bắt đầu làm mẹ thường hay sử dụng thời gian con ngủ để hoàn thành việc nhà hoặc việc công ty. Và đến khi bé yêu thức dậy thì bạn lại chẳng được nghỉ ngơi, cơ thể dần theo thời gian sẽ bị cạn kiệt năng lượng và dễ dẫn đến suy giảm sức khỏe.

1.2. Đi ngủ sớm giúp hạn chế chứng mất ngủ sau sinh

Mất ngủ sau sinh: Đi ngủ sớm giúp cải thiện giấc ngủ

Cơ thể mẹ khi bị thay đổi nội tiết tố sẽ ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học. Điều duy nhất mẹ có thể làm là thiết lập lại chế độ ngủ để cơ thể dần được thích nghi. Việc đi ngủ sớm giúp mẹ duy trì và tạo ra nhiều nguồn năng lượng dự trữ, giảm mất ngủ sau sinh và có thể bền sức hơn trong việc chăm sóc con.

1.3. Chia sẻ công việc với chồng

Hãy chia sẻ với chồng những triệu chứng mất ngủ sau sinh bạn đang gặp phải và nhờ chồng hỗ trợ chăm sóc con. Bởi trẻ em chính là sự kết tinh hạnh phúc của cả hai nên hãy cùng chung tay chăm sóc để trẻ được phát triển một cách khỏe mạnh và toàn diện nhất.

1.4. Hạn chế các loại thức uống có cồn, chất kích thích

Thức uống có cồn không chỉ gây hại cho người bình thường mà cả mẹ bầu sau sinh cũng không nên sử dụng. Có thể bạn nghĩ khi dùng caffeine sẽ giúp tỉnh táo vào ban ngày nhưng nó có thể ảnh hưởng đến cả ban đêm và gây mất ngủ sau sinh.

Hơn nữa, việc sử dụng các loại thức uống này vừa ảnh hưởng đến tim mạch vừa ảnh hưởng đến khả năng tái tạo sữa, từ đó cũng sẽ ảnh hưởng đến trẻ.

Hãy thay thế bằng các loại thức uống rau củ vừa bảo vệ sức khỏe vừa giúp giữ vững vóc dáng sau sinh.

1.5. Hít thở sâu và nghe nhạc thư giãn

Mất ngủ sau sinh: Hãy hít thở sâu để cải thiện giấc ngủ

Nếu bạn là một tín đồ trong lĩnh vực yoga hoặc thiền định thì đây là phương pháp không thể bỏ qua để cải thiện giấc ngủ. Vào mỗi tối chỉ cần dành tối đa từ 15 – 30 phút cho việc tập trung vào hơi thở của mình.

Bên cạnh đó, bạn có thể thực hiện các động tác yoga sau sinh hoặc thiền theo phương pháp Vipassana để các bộ phận trên cơ thể được thư giãn và thoải mái hơn. Từ đó triệu chứng mất ngủ sau sinh cũng được giảm đi một cách đáng kể. 

>> Mẹ có thể tìm hiểu thêm: Cách bấm huyệt chữa mất ngủ siêu hiệu quả

2. Có nên sử dụng thuốc chữa mất ngủ sau sinh hay không

Hầu hết các mẹ đều mong muốn tìm ra giải pháp chữa mất ngủ sau sinh nhanh nhất bằng cách tìm đến các loại thuốc Tây y, Đông y. Tuy nhiên, đối với phụ nữ sau sinh và đang cho con bú thì nên tìm gặp các bác sĩ để được tư vấn về liều lượng và cách điều trị chứng mất ngủ sau sinh phù hợp để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: “Điểm mặt” 5 loại thuốc bổ cho mẹ sau sinh & đang cho con bú phổ biến hiện nay

3. Thực phẩm giúp cải thiện mất ngủ sau sinh an toàn

Các sản phụ gặp trường hợp bị mất ngủ sau sinh ở mức độ nhẹ thì hoàn toàn có thể sử dụng các loại thực phẩm chế biến để cải thiện chất lượng giấc ngủ như sau:

  • Tim sen: Mẹ bỉm có thể dùng tim sen tươi hoặc phơi khổ để nấu nước uống như pha trà để ngủ ngon hơn bởi tim sen có tác dụng thanh lọc cơ thể, thúc đẩy tuần hoàn máu và cải thiện sắc tố da.
  • Đậu đen, đậu xanh: Dùng đậu đen hoặc đậu xanh nấu với đường phèn hoặc đun nước uống giúp mẹ bỉm hạn chế chứng mất ngủ sau sinh cực hiệu quả. Tác dụng chính của hai loại đậu này là giúp thanh nhiệt cơ thể, giảm đau đầu, mất ngủ sau sinh và bồi bổ cơ thể.
  • Củ gừng: Dùng nước gừng khuấy đều với đường phèn để uống hoặc cắt lát trộn với muối hột để ngâm chân giúp lưu thông máu, làm ấm cơ thể và cải thiện chứng mất ngủ sau sinh.

>> Các mẹ có thể tham khảo thêm: Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ giảm cân nhiều sữa

Rối loạn giấc ngủ hay mất ngủ sau sinh là một triệu chứng không thể xem nhẹ. Bởi chúng không chỉ tác động tiêu cực đến người mẹ mà còn ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và cả người bố. Phụ nữ sau sinh bị mất ngủ phải làm sao? Hãy đến ngay các bệnh viện chuyên khoa để được tư vấn, chăm sóc sức khỏe và điều trị kịp thời.

 

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

3 bước đơn giản phục hồi sau sinh

Phục hồi sau sinh
Để chăm sóc thiên thần nhỏ của mình, mẹ cần đảm bảo tinh thần và sức khỏe ở mức tốt nhất

1. Phục hồi sau sinh: Điều chỉnh cảm xúc

Sau khi sinh, nhiều mẹ sẽ cảm thấy tâm trạng nhiều lúc sẽ “down” xuống mức cực độ, cảm thấy khó chịu và cáu bẳn với mọi người xung quanh. Điều này khá bình thường, nhất là với những người lần đầu làm mẹ.

Đừng quá lo lắng! Với sự hỗ trợ của chồng, người thân và bạn bè, mẹ sẽ cảm thấy tinh thần dần ổn định hơn. Nếu vẫn cảm thấy cô đơn, mẹ có thể gọi cho bạn bè hay anh em, họ hàng đến chơi cùng hai mẹ con. Nhớ rằng luôn có các bác sĩ chuyên môn sẵn sàng đồng hành trong những trường hợp bạn cảm thấy tâm lý bất ổn.

2. Phục hồi sức khỏe sau sinh

Quá trình hồi phục sau sinh có thể bắt đầu ngay khi mẹ còn ở bệnh viện. Thử khởi động cùng một số bài tập Kegel đơn giản. Siết chặt các cơ xung quanh vùng niệu đạo như khi bạn tạm ngưng dòng nước tiểu chảy ra. Các bài tập Kegel có thể sẽ khó thực hành lúc đầu nhưng cứ cố gắng tập luyện rồi mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn.

[inline_article id=79207]

Khi về nhà và được sự cho phép của bác sĩ, mẹ có thể vận động kéo căng người, đi bộ, bơi lội và đạp xe trên máy tập thể dục, nhưng nhớ phải từ từ. Liên hệ với phòng tập hoặc nói chuyện với các mẹ khác để có thêm thông tin rồi đăng ký các lớp thể dục dành cho các mẹ sau sinh. Hiện nay có nhiều trung tâm thể dục có dịch vụ dành riêng cho các mẹ sau sinh hay tuyệt vời hơn là lớp dành cho mẹ và bé.

3. Yêu bản thân nhiều hơn

Lúc này không phải thời điểm thích hợp để ăn kiêng, nhất là với những người nuôi con bằng sữa mẹ. Thay vào đó, mẹ nên tiếp tục chế độ dinh dưỡng lành mạnh như trong thời kỳ mang thai.

Ngoài ra, mẹ có thể tham gia các khóa học về dinh dưỡng an toàn cho mẹ bầu sau sinh để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho các mẹ hồi phục và chăm sóc thiên thần nhỏ của mình.

[inline_article id=34168]

“Mở lòng” với những lúc tinh thần không tốt của mình, dành thời gian nghỉ ngơi và kêu gọi anh xã cùng chung tay giúp dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con nhỏ. Ngược lại, mẹ nên để những việc không thực sự cần thiết tạm “ngủ yên” trong lúc nhạy cảm này. Mọi việc có thể lộn xộn hơn, nhà cửa ít ngăn nắp hơn và bạn sẽ bận rộn hơn trước … nhưng rồi tất cả đều sẽ ổn mà mẹ ơi.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Bé vòng kiềng: Nỗi lo của mẹ

Chân cong vì đâu?

Đây là hậu quả của tư thế thai nhi trong tử cung, khi hai chân bắt chéo nhau. Hình dáng của đôi chân càng trở nên rõ rệt khi bé bắt đầu đứng và tập đi. Bởi bé chưa biết cách giữ thăng bằng thành thạo như người lớn, đầu gối sẽ cong để giúp giảm té ngã. Đều này càng khiến chân bé trông có vẻ cong hơn.

Trong các trường hợp hiếm gặp, thủ phạm tạo ra đôi chân cong là bệnh di truyền, bệnh Blount tác động đến ống quyển, hoặc do thiếu vitamin D.

[inline_article id=67756]

Trạng thái này kéo dài bao lâu?

Đôi chân sẽ dần dần bớt cong khi bé lớn lên. Mặt khác, việc đi đứng thành thạo cũng khiến dáng bé trở nên ngay ngắn hơn, và mẹ sẽ từ từ mất cảm giác rằng chân con bị cong.

Ở tuổi lên 3, hầu hết các bé đã không còn dấu vết của đôi chân vòng kiềng nữa. Cho đến 7, 8 tuổi, đôi chân đã mang dáng dấp hoàn chỉnh và giữ nguyên cho đến khi trưởng thành.

Chân vòng kiềng
Chân vòng kiềng còn dẫn đến hiện tượng “bàn chân bồ câu”

Khi nào thì biết con bị vòng kiềng?

Mẹ thử đặt bé đứng thẳng, hai bàn chân sát vào nhau sao cho hai mắt cá mặt trong chân tiếp giáp với nhau. Nếu chân bị cong, hai đầu gối không sát vào nhau được.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Nếu sau 3 tuổi chân bé vẫn có những biểu hiện vòng kiềng, bạn nên đưa con đi khám. Bé sẽ được xét nghiệm máu để chắc chắn có bị thiếu vitamin D không. Việc chụp X-quang cũng cần thiết để đưa ra kết luận về căn bệnh Blount.

Ngoài ra, những trường hợp cần được xử lý sớm bao gồm: chân cong trầm trọng hơn qua thời gian, hai chân không cân xứng, bé không chịu đi hay tỏ ra đau đớn khi phải bước đi, hai bàn chân bé cũng bị cong với những ngón chân của hai bàn chân hướng vào nhau.

Khi qua khỏi tuổi lên 3, cơ hội can thiệp vào dáng xương chân sẽ rất hạn hẹp. Vòng kiềng có thể dẫn đến các vấn đề về khớp, ảnh hưởng đến đầu gối, hông và các khớp khác.

[inline_article id=882]

Con sẽ được đeo nẹp để cố định chân?

Các bác sĩ hiện đại thường không khuyến khích phương pháp này. Nếu bé thiếu vitamin D, bác sĩ sẽ xem xét việc kê đơn. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ cân nhắc việc tập vật lý trị liệu để đưa chân bé về trạng thái bình thường.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Tật vẹo cổ ở trẻ sơ sinh, mẹ đã biết?

1/ Tật vẹo cổ là gì?

Tật vẹo cổ hay còn gọi là tật cổ xoay là tình trạnh trẻ có đầu nghiêng sang một bên và cằm nghiêng theo hướng ngược lại. Khi một đứa trẻ được sinh ra trong tình trạng này có nghĩa bé đã bị tật vẹo cổ bẩm sinh. Theo nghiên cứu, cứ 250 trẻ sơ sinh sẽ có 1 bé bị tình trạng này.

Một số trường hợp khác thì tật vẹo cổ sẽ xuất hiện trễ hơn, khi này, đầu và cằm của bé sẽ quay cùng một hướng. Tật vẹo cổ ở trẻ nhỏ, nhìn thì cảm thấy đau đơn nhưng sự thật thì thường là không phải vậy.

Bé bị vẹo cổ
Nhìn có vẻ đau nhưng thực tế, bé không cảm thấy đau nhiều như vậy

2/ Triệu chứng của bệnh 

Tật vẹo cổ ở trẻ sẽ có những triệu chứng liên quan đến việc quay đầu ở trẻ:

– Đầu nghiêng sang một bên

– Thường nhìn qua một bên vai thay vì xoay đấu để quan sát chuyển động

– Thích bú một bên vì bú bên còn lại có thể sẽ làm bé khó chịu

– Xoay đầu khó khăn và bé thất vọng khi không làm được việc này

Một số vấn đề phát sinh khi bé bị vẹo cổ:

– Đầu lép ở một bên hay hai bên do bé thường xuyên nắm nghiêng một hướng nhất định

– Xuất hiện một số vết sưng hay u nhỏ ở cổ, giống như một nút thắt nhỏ khi căng cơ.

3/ Nguyên nhân của bệnh 

– Căng cơ ức đòn

Vẹo cổ bẩm sinh thường phát triển là do cơ nối giữa xương ức, xương đòn với hộp sọ bị kéo căng. Chính sức căng này đã làm ảnh hưởng đến tư thế của thai nhi trong bụng mẹ (đầu nghiêng về một bên) hay do cơ bị tổn thương trong quá trình bé chào đời.

[inline_article id=75052]

– Bất thường ở đốt sống cổ

Những bất thường xảy ra trong quá trình hình thành đốt sống cổ có thể là nguyên nhân dẫn đến tật vẹo cổ, hay còn gọi là hội chứng dính bẩm sinh các đốt sống cổ Klippel-Feil. Lúc này, các đốt sống cổ bị dính vào nhau làm cho vùng cổ của bé khó chuyển động và có khuynh hướng nghiêng qua một bên. Tuy nhiên nguyên nhân này thường không phổ biến.

– Di truyền

Trong một số trường hợp hiếm thấy, tật vẹo cổ được hình thành do những tổn thương nghiêm trọng trong hệ thống thần kinh hay cơ, chẳng hạn như não hay u tủy sống.

4/ Khi nào bé cần đến gặp bác sĩ

Khi việc điều trị vẹo cổ cho bé không tiến triển hay xuất hiện thêm một số triệu chứng mới, phụ huynh nên đưa bé đến gặp bác sĩ ngay. Bé bị vẹo cổ rồi dẫn đến đau ốm và chấn thương thì phần lớn các trường hợp thường khá nghiêm trọng. Khi đó bé sẽ cần đến sự can thiệp của y tế càng sớm càng tốt.

5/ Tật vẹo cổ chữa như thế nào?

Những bài tập kéo căng và định vị thực hiện hàng ngày cho bé sẽ là hướng điều trị gần như là tốt nhất cho tật vẹo cổ. Cha mẹ nên tìm hiểu, học hỏi phương pháp này để mình có thể làm cho bé tại nhà.

Ngoài ra, phụ huynh cũng nên tập cho bé di chuyển đầu cổ sang hướng bé ít nghiêng qua. Ví dụ, nếu bé khó nghiêng đầu qua trái, khi đặt bé lên giường hay vào nôi, cha mẹ sẽ đứng ở bên trái để bé “phải” nghiêng qua trái khi bé muốn nhìn thấy cha mẹ. Một điều đáng lưu ý là cơ cổ sẽ thường phát triển nhanh hơn khi bé nằm sấp nhiều.

[inline_article id=833]

Điều trị không cần đến phẫu thuật:

Có khá nhiều cách đơn giản có thể giúp kéo dài và phát triển các vùng cơ bị yếu ở trẻ bị vẹo cổ. Các bác sĩ nhi khoa hay vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn cho bạn cách thực hiện kỹ càng hơn. Chẳng hạn, cách ôm con cho ăn đúng hay nên đặt con vào nôi như thế nào để khuyến khích bé di chuyển sang hướng yếu hơn của mình. Nếu phụ huynh thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sỹ, tật vẹo cổ sẽ được cải thiện trong 2 tháng và khoảng 6 đến 12 tháng cho những trường hợp bệnh nặng.

– Vật lý trị liệu

Phương pháp này thường dùng cho trường hợp vẹo cổ bẩm sinh cơ nên nó sẽ tập trung cải thiện các kỹ năng vận động kết hợp với việc đánh giá cử động cổ, cánh tay và cẳng chân của bé. Các chuyên gia hay kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn phụ huynh các bài tập uốn nắn và kéo dài để giúp cải thiện các cơ ở cổ bé. Ngoài ra, trong quá trình chơi đùa hay khi bé ngủ, cha mẹ sẽ tiếp tục thực hiện một số bài tập uốn nắn và kéo dài một cách chủ động và thụ động để thúc đẩy quá trình cân bằng trong cơ thể trẻ.

Làm gì khi bé bị vẹo cổ
Tham khảo các bài tập vật lý trị liệu để giúp bé chữa tật vẹo cổ

 

Thành công của phương pháp này sẽ phụ thuộc vào việc thực hiện sớm hay muộn, cam kết của gia đình và mức độ nghiêm trọng của các tổn thương cơ hay sự xuất hiện của nút thắt cơ. Tỉ lệ thành công của phương pháp này rất cao, khoảng 90 – 99% .

– Cho bé nằm sấp

Cho bé nằm sấp trên một tấm mền hay một bề mặt mềm và để đồ chơi trước mặt bé rồi bạn có thể chơi cùng bé, thu hút sự tập trung của bé… Bằng cách này, bạn sẽ tập cho đầu của bé ngẩng lên và quan sát đồ vật nhằm giúp cho cơ cổ của bé cứng cáp hơn.

Phương pháp phẫu thuật

Nếu đến 18 tháng, cơ cổ của bé vẫn yếu và các bài tập vật lý trị liệu chưa đủ sức để giúp tật vẹo cổ ở trẻ hồi phụ hoàn toàn, các bác sỹ sẽ thường chỉ định phẫu thuật chỉnh hình cho bé. Vì phẫu thuật có thể giúp kéo dài các cơ và nhờ đó sẽ giúp bé có thêm cơ hội phụ hồi cao hơn.

MarryBaby

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bài tập cực hiệu quả giúp giảm đau lưng khi mang thai

Trọng lượng tăng lên, dây chằng bị nới lỏng, áp lực khi bụng ngày càng lớn, đây là những nguyên nhân khiến bà bầu bị đau lưng khi mang thai, đặc biệt là giữa tháng thứ 5 và thứ 7. Nếu không được hỗ trợ kịp lúc, chắc hẳn sau khi sinh, bạn sẽ vẫn phải chịu sự “hành hạ” của triệu chứng này.

1/ Bài tập giúp tăng cường các cơ ở giữa, bao gồm cả lưng dưới

bài tập giảm đau lưng khi mang thai, đau lưng khi mang thai
Các cơ giữa và lưng dưới sẽ được cải thiện và bớt đau nhức

-Hai chân dang rộng, đứng thẳng. Chân trái dậm lên một đầu đây, hai tay giữ căng đầu dây còn lại đặt trước ngực, người hơi chếch qua trái.

-Quay tay qua phải, giữ trong vài hơi thở. Lặp lại 10 lần, sau đó đổi bên.

Bạn có thể sử dụng tạ 1-1.5kg thay cho sợi dây.

2/ Bài tập cải thiện cơ giữa, gân kheo và bắp tay

-Đứng với thư thế khom người về phía trước, chân phải sải dài ra. Hai tay nắm tạ.

-Đứng thẳng người lên kết hợp nâng tạ lên trước ngực, giữ vài hơi thở. Lặp lại khoảng 5 lần, sau đó đổi bên.

3/ Bài tập cho phần lưng trên

bài tập giảm đau lưng khi mang thai, đau lưng khi mang thai
Bà bầu sẽ bớt cảm giác đau nhức ở phần lưng trên với động tác này

-Hai chân dang rộng bằng hông, hai tay dang ngang, lòng bàn tay hướng xuống nền nhà.

-Từ từ nghiêng qua người qua trái, tay trái đặt lên chân, tay phải giơ cao qua đầu, mặt nhìn lên trần nhà. Giữ 10-30 giây. Lặp lại cho bên đối điện.

4/ Một vài mẹo tự nhiên giúp giảm đau lưng khi mang thai

-Chọn giày phù hợp với đế cao su, giúp giữ chân chắc chứ không quá mềm mại, mỏng manh như giày vải hay sandal.

-78% phụ nữ mang thai đều than thở về chứng mất ngủ, mà nguyên nhân chính là do đau lưng mà ra. Giải pháp: Khi ngủ nằm nghiêng qua một bên, đặt nệm hoặc gối mỏng để đỡ phần bụng đang lớn dần, đồng thời giúp các cơ ở bụng và lưng bên kia không bị kéo căng.

[inline_article id = 1140]

-Châm cứu ở tai có thể giảm đau thắt lưng khi mang thai chỉ sau một tuần.

-Kết hợp nóng lạnh: Trong vòng 48-72 giờ đầu áp dụng, dùng một túi đá chườm lên vùng lưng bị đau nhức, giữ khoảng 15 phút mỗi lần thực hiện. Sau 3 ngày chườm lạnh, chườm nóng để tăng cường máu lưu thông và giúp giảm đau kéo dài. Đổ 2 chén gạo nhỏ vào một túi vải hoặc chiếc tất sạch, cột lại, sau đó cho vào lò vi sóng quay 60 giây, lấy ra và chườm vào chỗ đau khoảng 15 phút.

-Duy trì thói quen tập luyện 3 lần/tuần trong suốt 12 tuần cuối thai kỳ để hạn chế tình trạng đau lưng tái phát trở lại sau khi sinh.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Đương đầu với những khó chịu khi mang thai

1/ Cách trị thai nghén

-Chia nhỏ bữa ăn.

-Tránh đến những nơi có mùi.

-Luôn mang theo những món ăn vặt có thể giúp bạn bớt buồn nôn.

-Trước khi bước ra khỏi giường, ăn một mẩu bánh mì nướng hoặc bánh quy giòn để tránh cơn ốm nghén buổi sáng.

-Tránh ăn thực phẩm chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, gia vị.

-Đi ngủ sớm hơn, thư giãn tránh stress.

-Gừng, chanh, hoa oải hương là những hương liệu hoặc gia vị giúp giảm buồn nôn hiệu quả.

2/ Giảm bớt những rối loạn cơ thể

Táo bón khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến đối với bà bầu. Để giảm bớt những khó chịu do táo bón gây ra, bạn nên ăn uống lành mạnh hơn. Nên chọn rau củ quả, thực phẩm có lợi khuẩn probiotic như sữa chua, kim chi để hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả. Ngoài ra, uống nhiều nước và luyện tập thường xuyên cũng giúp ích rất nhiều.

Đối phó với chuyện liên tục muốn đi tiểu, bạn nên uống nhiều nước vào ban ngày, hạn chế uống nhiều sau 8 giờ tối. Đi tiểu liên tục về đêm sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Thông thường, vấn đề này lên đến đỉnh điểm vào khoảng 13 tuần đầu tiên khi mang thai và vào tam cá nguyệt thứ ba. Nếu cảm thấy khó chịu mỗi khi đi tiểu và có cảm giác nhói, đau hay rát, rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngay lập tức liên hệ với bác sĩ mẹ bầu nhé!

Vậy còn bệnh trĩ khi mang thai? Thực hiện các bài tập Kegel hàng ngày. Kegel giúp tăng lưu thông trong trực tràng và tăng cường cơ bắp xung quanh hậu môn, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ khi mang thai. Ngoài ra, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu. Bạn nên thường xuyên đi lại hoặc nằm nghỉ ngơi thay vì ngồi quá lâu. Khi ở nhà, nên nằm nghiêng bên trái lúc ngủ, đọc sách hay xem tivi để có thể giảm áp lực lên trực tràng và tăng lượng máu trở về từ nửa dưới cơ thể.

3/ Bổ sung năng lượng lành mạnh

Mệt mỏi là triệu chứng mà bà bầu nào cũng gặp phải trong thai kỳ. Kiểm soát lịch trình giấc ngủ của mình để quản lý sức khỏe bản thân tốt hơn. Đừng quên ngủ trưa khi bạn có thời gian nghỉ ngơi ở nhà dịp cuối tuần. Luôn nhờ anh xã hoặc người thân trong gia đình phụ giúp những công việc nặng nhọc. Bạn có thể yêu cầu cắt giảm bớt khối lượng công việc để không cảm thấy quá sức và stress.

4/ Giảm bớt những cơn đau nhức khi mang thai

giảm khó chịu khi mang thai
Massage có thể giúp mẹ bầu dễ chịu hơn với cơn đau lưng

Bà bầu thường xuyên thấy đau nhức ở vùng lưng vì cơ thể phải chịu áp lực lớn khi bào thai ngày một lớn hơn. Vì vậy, bạn nên tham khảo một vài mẹo sau để giảm bớt những cơn đau nhức:

-Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu.

-Mang giày thấp, có hỗ trợ để tăng cảm giác thoải mái.

-Nếu phải nhặt vật gì, cong đầu gối xuống để nhặt thay vì khom lưng.

-Không vặn mình đột ngột hay bất ngờ.

-Tắm nước ấm để đỡ đau lưng.

-Đắp túi chườm hoặc chai nước ấm sau lưng.

-Nhờ anh xã massage lưng.

Tập yoga với những động tác chuyển động nhịp nhàng có thể giúp bạn đỡ đau nhức hơn.

5/ Bị sốt khi mang thai

Để giảm sốt, mẹ nên uống nhiều nước, đặc biệt là nước cam để tăng vitamin C. Tư vấn bác sĩ loại thuốc thích hợp cho bà bầu nếu cơn sốt không thuyên giảm.

6/ Loại bỏ chứng ợ nóng khi mang thai

Đổ một muỗng cà phê baking soda vào một cốc nước. Uống một ngụm nhỏ bất cứ khi nào bị trào ngược hoặc ợ nóng, trước hoặc sau bữa ăn.

[inline_article id = 64596]

7/ Giảm bớt một vài chứng khó chịu khác

-Thêm 1-2 chiếc gối ôm để ngủ thoải mái, dễ chịu hơn.

-Tâm trạng thất thường cũng là hiện tượng phổ biến với bà bầu. Nghỉ ngơi, thư giãn, chăm sóc, chiều chuộng và dành thời gian cho bản thân nhiều hơn để tránh xa chứng trầm cảm khi mang thai. Không đụng đến caffeine, rượu bia, thuốc lá. Bạn luôn cần sự động viên, hỗ trợ từ anh xã và người thân, bạn bè. Đừng ngại chia sẻ những lo lắng, suy nghĩ của mình. Bà bầu có rất nhiều đặc quyền đấy!

-Phù nề khi mang thai cũng không hiếm có khó gặp với phụ nữ mang thai. Bỏ bớt trang sức ở tay nếu có dấu hiệu phù nề ở ngón tay. Thử ngồi xuống, nâng cao chân lên rồi xuống. Mang giày phù hợp, tránh mặc quần áo chật, không nên ăn mặn và uống nước nhiều.

Căng tức ngực khi mang thai phải đối phó thế nào? Thông thường, hiện tượng này chỉ làm phiền mẹ bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên, khi cơ thể đang dần làm quen với bào thai ngày một lớn lên. Chọn cỡ áo ngực thích hợp với dây đai rộng, chất liệu cotton mềm mại.

MarryBaby

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Chiropractic: Tuyệt chiêu giảm đau lưng cho bà bầu

giam dau lung khi mang thai 1
Bạn nên nhờ chuyên gia có kinh nghiệm, đã từng trị liệu cho thai phụ

1/ Chiropractic là gì?

Chiropractic hay còn gọi là trị liệu cột sống, là một trong những phương pháp giảm đau lưng rất được yêu thích tại Mỹ vì hiệu quả mà nó mang lại. Chiropractic có lịch sử trên 120 năm và được hơn 65 quốc gia áp dụng phương pháp này. Hiện nay, kỹ thuật này cũng đã được áp dụng tại một số bệnh viện và phòng khám ở Việt Nam. Tuy nhiên, nó còn khá mới và ít người biết đến.

2/ Chiropractic có thể làm gì?

Trong quá trình mang thai, cơ thể bạn sẽ sản xuất những hormone để duy trì thai kỳ ổn định. Đồng thời cũng giúp kéo dãn cơ và dây chằng chuẩn bị để bé cưng chào đời dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chính vì vậy mà các đốt xương sống của bạn cũng bị ảnh huởng và làm bạn bị đau lưng.

Chiropractic sẽ tác động lên cột sống của mẹ bầu và làm giảm bớt những khó chịu của bạn. Theo một số chuyên gia trị liệu, Chiropractic cũng có làm giảm nguy cơ sảy thai, sinh non và giúp kiểm soát tình trạng ốm nghén cho mẹ bầu.

Chiropractic sẽ giúp tổ chức lại đồng thời cũng giúp thư giãn dây chằng và phần xương chậu của mẹ, góp phần giúp quá trình sinh con của bạn diễn ra dễ dàng hơn.

3/ Chiropractic có thực sự an toàn cho mẹ bầu?

Theo bác sĩ Laros, mộ trong những chuyên gia về Chiropractic ở Mỹ cho biết, phương pháp này hoàn toàn an toàn với mẹ bầu và bạn có thể điều trị ở giai đoạn nào trong thai kỳ cũng được. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên lưu ý một vài điều khi sử dụng phương pháp này.

– Đảm bảo rằng người thực hiện trị liệu cho bạn có chứng chỉ rõ ràng và được đào tạo để thực hiện cho phụ nữ mang thai.

– Cố gắng giữ không để bụng bạn chịu áp lực trong suốt quá trình trị liệu. Tránh nằm ngửa, nhất là trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby