Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

11 món ăn vặt thân thiện cho bé

1/ Phô mai

pho mai
Phô mai cắt hình ngôi sao ăn kèm bánh mì và trái cây

Món ăn nhẹ nhiều protein này giúp trẻ duy trì năng lượng hoạt động cho đến tận bữa ăn chính. Mẹ có thể kẹp phô mai vào bánh quy, bánh mì hoặc cắt thành những hình dạng ngộ ngĩnh để bé thêm thích thú.

2/ Bơ đậu phộng

Chứa nhiều protein và chất xơ, bơ đậu phộng ăn kèm bánh quy hanh bánh mì là lựa chọn ăn vặt lý tưởng mẹ có thể chế biến cho bé.

3/ Bánh nướng rau củ

banh nuong
Trong chiếc bánh, mẹ có thể thêm rau củ và trái cây để tăng chất xơ

Nếu mẹ tự tay nướng bánh cho bé, đừng quên cho vào rau củ, trái cây tươi. Vị bánh thanh ngọt, thơm ngon sẽ “đánh lừa” bé nào lười ăn rau đấy!

4/ Ngũ cốc

Với vitamin, canxi và chất xơ, một bát ngũ cốc ăn kèm sữa tươi, sữa chua và hoa quả dễ dàng thỏa mãn sự thèm ăn của bé.

5/ Sữa chua

kem
Mẹ có thể mua khuôn kem về làm món kem sữa chua

Chẳng có bé nào lại nói không với món ăn khoái khẩu này. Ngoài cách trộn sữa chua với hoa quả, mẹ có thể để hỗn hợp này vào khuôn kem để chế biến món kem sữa chua đặc biệt dành cho bé.

[inline_article id = 60396]

6/ Trứng

Một quả trứng có thể cung cấp 1/3 lượng protein/ngày cho bé 4 tuổi. Mẹ có thể luộc, ốp la, chiên, bắc trứng hoặc hấp theo kiểu nhật để làm đa dạng thực đơn món trứng cho bé.

7/ Khoai lang

Chứa nhiều vitamin A, B6, C và folate, khoai lang có thể là món ăn vặt tuyệt vời dành cho bé. Nếu bé không thích ăn khoai lang luộc hay nướng, mẹ có thể mua khoai dạng sấy cho bé thưởng thức.

8/ Nui hoặc mì

nui
Nhớ chỉ cho bé ăn phần nhỏ thôi mẹ nhé!

Nui hoặc mì xào với nước sốt cà chua và thịt nạc chắc hẳn sẽ làm trẻ thích thú. Tuy nhiên, mẹ nhớ chỉ làm một phần nhỏ thôi nhé.

9/ Lê

Mọng nước và nhiều chất xơ, mẹ nên chọn lê để làm món tráng miệng cho bé sau mỗi bữa ăn. Với bé lười ăn trái cây, mẹ có thể làm sinh tố, nước ép hoặc cắt nhỏ trộn với sữa chua để trẻ không ngán.

10/ Sinh tố trái cây

sinh to
Sinh tố trái cây hấp dẫn nhiều màu sắc

Công thức hoàn hảo để bé không thể không uống: Sữa chua ít béo + Nước cam + Chuối + Trái cây khác. Món sinh tố này vừa thơm ngon, ít béo, lại giàu chất xơ nữa đấy mẹ!

11/ Món hỗn hợp

Mẹ nghĩ sao về trộn các món lại với nhau? Các loại hạt, trái cây sấy, bánh quy, bỏng ngô, sẽ là gợi ý lý tưởng. Nhớ đừng bỏ qua các loại hạt nhé, chúng là nguồn sắt, magiê và kẽm dồi dào đấy!

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Hen suyễn khi mang thai

hen suyen khi mang thai
Bà bầu có thể yên tâm dùng ống hít khi lên cơn hen

1/ Mang thai có làm bệnh nặng hơn?

Ảnh hưởng của việc mang thai với những mẹ bầu đã từng mắc chứng hen suyễn không thể dự đoán trước được. 1/3 số bà bầu cảm thấy khỏe hơn, 1/3 khác nhận thấy không có sự thay đổi nào và 1/3 còn lại cảm thấy bệnh tình nặng nề hơn.

Một đánh giá của các bài nghiên cứu về suyễn và thai sản chỉ ra rằng các triệu chứng của hen suyễn trở nên nặng hơn bình thường trong tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3 (sau khoảng 13 tuần), và đỉnh điểm vào tháng thứ sáu. Một nghiên cứu khác cho thấy: Các triệu chứng thường tồi tệ nhất vào tuần 24 đến tuần 36. Sau đó các triệu chứng giảm dần và khoảng 90% phụ nữ không phải đối mặt với hệ quả do hen suyễn gây ra khi vận động hay sinh nở.

Cách tôt nhất để bà bầu đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh: Kiểm soát tốt các cơn hen bằng cách làm đúng phác đồ điều trị bệnh hen suyễn.

[inline_article id = 34662]

2/ Điều trị bệnh trong quá trình mang thai

Bạn cần tiếp tục các phương pháp điều trị đối với bệnh hen suyễn xuyên suốt thai kỳ. Trừ khi bệnh tình trở nên tồi tệ hơn, bạn cần làm theo các phương pháp điều trị như trước. Nếu bạn ngừng điều trị và bệnh tình trở nên không thể kiểm soát, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bạn và cân nặng của em bé.

Xuyên suốt thời kỳ mang thai bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các y tá vá bác sĩ giúp bạn kiểm soát cơn suyễn nếu có. Trường hợ bệnh hen suyễn của bạn trở nên tệ hơn, bạn sẽ được hướng dẫn các phương pháp phù hợp hơn.

Bạn có thể tiếp tục điều trị hen suyễn lúc cho con bú. Ngay cả khi bạn quá bận rộn trong việc chăm con, bạn cần lưu ý đến sức khỏe của chính mình và giữ cho bệnh trong tình trạng được kiểm soát.

3/ Dấu hiệu bệnh hen suyễn trở nên tệ hơn

–          Ho vào đêm hay sáng sớm, hoặc khi tập thể dục.

–          Thở khò khè.

–          Khó thở.

–          Tức ngực.

Bạn cũng có thể bị trào ngược axit trong giai đoạn mang thai. Tình trạng này xảy ra khi axit dạ dày bị “rò rỉ” trở lại vào thực quản và có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn.

Nếu phát hiện những triệu chứng trên, bạn nên nói với các bác sĩ hoặc các chuyên gia về hen suyễn, những người có đủ chuyên môn để cho bạn lời khuyên về phương pháp điều trị tốt nhất.

4/ Kiểm soát bệnh hen suyễn khi mang thai

Nếu mẹ bầu mắc bệnh hen suyễn, một kế hoạch bảo vệ sức khỏe cho bản thân là rất cần thiết. Điều này đồng nghĩa bạn có thể điều chỉnh việc điều trị để đáp ứng nhu cầu của bạn. Chẳng hạn, khi bạn bị cảm cúm, điều này có thể làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, bạn nên tăng việc sử dụng ống hít hoặc bắt đầu sử dụng chúng nếu như bạn không sử dụng thường xuyên trước đây. Điều này hoàn toàn an toàn trong thai kỳ bà bầu nhé!

Trong khi đó, nếu bạn có thể luyện tập và làm việc bình thường, dưới đây là một số phương pháp có thể giúp bạn phòng tránh hen suyễn trong thai kỳ:

–  Tránh hút thuốc.

–  Bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị dị ứng.

–  Tránh và kiểm soát bệnh cúm mùa hè với thuốc antihistamines (an toàn với phụ nữ có thai).

–  Tránh tiếp xúc với chó, mèo, động vật nhiều lông.

MarryBaby

Categories
3 tháng đầu Mang thai

20 điều không thể bỏ qua trong tam cá nguyệt thứ nhất (P.1)

1/ Bổ sung axit folic hàng ngày

Axit folic là một thành phần dưỡng chất quan trọng để bảo vệ thai nhi khỏi những vấn đề liên quan đến não và tủy sống chẳng hạn như hội chứng nứt đốt sống. Vì vậy, bạn cần cung cấp khoảng 400 mcg axit folic (vitamin B9) mỗi ngày.

Ngoài axit folic, bạn còn cần bổ sung thêm 10mcg vitamin D mỗi ngày. Bạn có thể uống thêm vitamin tổng hợp dành cho thai phụ. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng cân bằng vẫn là quan trọng nhất.

2/ Cẩn thận khi uống thuốc

Khi mang thai, bạn nên thận trọng với việc uống thuốc vì việc này có thể gây tác hại cho thai nhi.

Điều này không có nghĩa là lúc này, dù có mắc bệnh gì thì bạn sẽ phải “cắn răng” chịu đựng cho đến khi bệnh tự hết! Tốt nhất, khi cơ thể bạn không được khỏe, bạn nên đi gặp bác sĩ của mình hay nhờ các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và kê thuốc phù hợp với bạn.

tam ca nguyen thu nhat
Rượu và cà phê là hai loại đứng đàu trong danh sach đen của nhiều mẹ bầu

3/ Ngưng hút thuốc càng sớm càng tốt

Hút thuốc trong lúc mang thai sẽ làm tăng nguy cơ bị thai ngoài tử cung và sẩy thai. Khói thuốc bạn hít vào có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và hậu quả là bé sẽ chào đời trong tình trạng nhẹ cân.

Trao đổi với bác sĩ nếu bạn cần hỗ trợ để cai thuốc. Bác sĩ sẽ trực tiếp điều trị cho bạn hoặc sẽ liên hệ hay tư vấn cho bạn những tổ chức y tế địa phương gần nơi bạn ở mà có thể giúp bạn.

4/ Hạn chế và tốt nhất là nên ngưng uống rượu bia

Hiện nay chưa có một con số cụ thể nào cho thấy mức rượu bia mà thai phụ có thể uống và vẫn an toàn. Do đó, các chuyên gia khuyên bạn nên ngưng dùng hẳn bia rượu, nếu có thể hoặc ít nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Nếu vẫn quyết định tiếp tục uống bia rượi khi mang thai, bạn nên dùng với lượng ít nhất có thể và không nên quá 1 đến 2 lần mỗi tuần.

[inline_article id=62140]

5/ Giảm bớt caffein

Bạn vẫn có thể thưởng thức một ly cà phê thơm ngon khi mang thai. Tuy nhiên, bạn không được “nạp” quá 200 mg mỗi ngày, tương đương với hai ly cà phê hòa tan hay một ly cà phê ủ.
Lượng 200 gr caffein có thể sẽ được tích góp từ trà xanh, nước uống có ga, nước uống tăng lực và sô cô la mà bạn tiêu thụ.

6/ Danh sách những món bạn nên/không nên dùng

Một chế độ dinh dưỡng tốt và cân bằng sẽ giúp bạn có được những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và bạn nên tập thói quen ăn uống đầy đủ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ.

Trong 3 tháng đầu, bạn ko cần phải nạp thêm nhiều ca lo. Tuy nhiên, bạn sẽ cần tránh một số loại thực phẩm nhất định vì chúng có thể ẩn chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng và độc tố mà sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Phô mai, các chế phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng, thực phẩm còn sống hay nấu chưa chín như trứng, gan và pa-tê, và các loại nghêu ốc đều nằm trong “danh sách đen” đấy nhé!

7/ Sẵn sàng đối mặt với những khó chịu của thai kỳ

Đa số các bà mẹ tương lại sẽ cảm thấy “khó ở” trong những tháng đầu của thai kỳ. Để giảm bớt cảm giác buồn nôn, bạn nên ăn ít và ăn nhiều bữa. Thử cố gắng tìm ra loại thực phẩm nào có thể phù hợp với bạn cũng như loại nào sẽ dễ làm cho bạn buồn nôn.

Các loại bánh qui và bánh mì có thể là cứu cánh của bạn. Vào tuần thứ 12 hay 14 trở đi, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu nôn mửa nhiều lần hay liên tục trong ngày, bạn cần trao đổi với bác sĩ càng sớm càng tốt để có biện pháp hỗ trợ bạn kịp thời vì có thể bạn đang bị ốm nghén nặng.

8/ Nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm

Có một số dấu hiệu thai kỳ quan trọng mà bạn không được phép bỏ qua. Khi bào thai ngày một lớn thì tử cung của bạn cũng sẽ lớn theo và điều này sẽ làm bạn cảm thấy đau nhẹ hay co thắt ở vùng bụng dưới. Bạn nên nhờ bác sĩ kiểm tra xem liệu những cơn đau này có bình thường hay không.

Trong trường hợp bạn bị co thắt và ra máu, các bác sĩ sẽ tiến hành một số bước kiểm tra để đánh giá khả năng sinh sớm ở bạn như thế nào và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

[inline_article id=61059]

9/ Tăng cường nghỉ ngơi

Vào tam cá nguyệt thứ nhất, thai phụ thường cảm thấy ít nhiều mệt mỏi vì hóc-môn trong cơ thể họ đang thay đổi một cách nhanh chóng. Vì vậy, dù bạn đang đi làm thì cũng nên tranh thủ nghi ngơi càng nhiều càng tốt.

Mỗi tuần, bạn nên đi ngủ sớm ít nhất một lần. Ngay cả khi không thể chợp mắt sớm được, bạn cũng nên nằm nghỉ rổi đọc sách hay nghe nhạc để thư giãn. Tắt điện thoại và tạm gác mọi suy nghĩ về công việc lại vì lúc nay giấc ngủ là điều quý giá cho cả hai mẹ con.

10/ Luôn sẵn sàng gặp mặt thiên thần nhỏ của mình

Trong phần lớn các trường hợp, nếu không có gì thay đổi bất thường thì bạn sẽ được nhìn thấy con mình qua kết quả siêu âm tuần thai tứ 10 đến 14.

Khi siêu âm, bác sĩ sẽ thường bôi một lớp gel mỏng lên bụng rồi dùng một thiết bị đầu dò siêu âm bằng tay di chuyển qua lại trên bụng bạn và bạn sẽ bắt đầu nhìn thấy những hình ảnh đầu tiên về bé. Bác sĩ siêu âm sẽ cho bạn biết nhịp tim và một số chỉ số sinh tồn khác của thai nhi.

(còn tiếp)

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Con đẹp nhất khi con cười

Khi nao be biet cuoi
Nụ cười của con chính là liều thuốc bổ của mẹ

1/ Nụ cười: Dấu hiệu của sự phát triển

Mẹ có biết nụ cười đầu tiên cũng là một trong những cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé? Dấu hiệu này cho thấy bé đã phát triển tốt về khả năng nhìn và quan sát. Đồng thời, bé đã có thể nhận ra gương mặt thân thương của ba, mẹ. Lúc này, bộ não và hệ thần kinh của bé vừa đủ “lớn” để loại bỏ kiểu cười phản xạ, bé dần nhận ra cười là cách để kết nối cảm xúc với mọi người xung quanh.

[inline_article id = 62295]

Bé con cũng biết rằng cảm xúc của mình ảnh hưởng như thế nào đến ba, mẹ. Vì thế, mẹ nên hiểu nụ cười của bé luôn mang nghĩa tích cực. Đó là biểu hiện của niềm vui, sự hứng thú và phấn khích. Khi bé cười với mẹ, mẹ nên biết là bé đang cho mẹ điểm 10 của chất lượng đấy!

2/ Khi nào bé cười thực sự?

Đến khoảng 2-3 tháng tuổi, bé sẽ thôi cười theo phản xạ. Mẹ dễ dàng bắt gặp bé cười vì thích thú bắt đầu từ khoảng thời gian này. Tuy nhiên, khi bé ngủ hoặc mệt mỏi, mẹ thấy bé hay cười. Đây vẫn là những nụ cười phản xạ mẹ nhé!

Nếu bé vẫn chưa cười “đúng nghĩa”, có một vài mẹo giúp bé nhích môi lên đấy! Tip cho mẹ: Nói chuyện với bé thường xuyên hơn, đừng quên trao đổi bằng ánh mắt với bé và luôn mỉm cười. Mẹ cũng có thể làm mặt hề, chơi ú òa, giả tiếng động vật, thổi vào bụng bé… Tuy nhiên, mẹ nhớ đừng lạm dụng quá nhé. Nếu bé thuộc dạng “nghiêm túc”, khó cười, mẹ cứ từ từ thôi, cho con chút thời gian, cảm xúc mà mẹ ơi!

3/ Cười, cười nữa, cười mãi

Một khi bé đã biết cười thực sự, sẽ không có gì khó hiểu nếu mẹ thấy bé thường xuyên tỏ thái độ phấn khích và tươi cười. Nhờ lần đầu tiên, bé quan sát được niềm vui trong mắt mẹ, thái độ và cử chỉ của mẹ đầy cảm xúc và tình yêu thương. Từ đó, bé nhận ra rằng nụ cười của mình quan trọng, hữu dụng như thế nào. Vì vậy, bé sẽ chăm cười hơn để làm mẹ vui.

Lúc kỹ năng quan sát được phát triển, bé sẽ để ý hơn đến âm thanh xung quanh và dần dần cười ra tiếng. Ban đầu, đó có thể chỉ là tiếng thì thầm, dần thành khúc khích và cuối cùng là cười lớn. Khoảng 5 tháng tuổi, mẹ sẽ bất ngờ với tràng cười phát ra từ bụng của bé đấy.

4/ Dấu hiệu cảnh báo

Mẹ luôn mong ngóng được thấy nụ cười thiên thần, nhưng đừng quá lo lắng nếu bé ít cười. Điều này không đồng nghĩa bé đang khó chịu hay bất mãn chuyện gì đó. Chỉ khi đã qua 3 tháng tuổi nhưng bé vẫn không nhích môi lên tươi tắn, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được tư vấn nhé.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Xỏ lỗ tai làm điệu cho công chúa nhỏ

Xo lo tai cho be
Bé từ 6 tháng tuổi trở lên đã có thể xỏ lỗ tai

1/ Thời điểm thích hợp

Khi bé 6 tháng tuổi, mẹ có thể xỏ lỗ tai làm điệu cho bé. Thời gian trước đó, dù bé có khỏe mạnh, vui vẻ đến đâu, mẹ nên tránh làm bất cứ điều gì có thể gây tổn thương cho làn da mỏng manh của bé. Trẻ sơ sinh trong giai đoạn từ khi mới sinh đến 6 tháng tuổi, rất dễ bị tấn công bởi những vết thương nhỏ, khi hệ miễn dịch của bé vẫn còn quá yếu ớt và mới mẻ với môi trường sống xung quanh.

[inline_article id = 3381]

2/ Giảm bớt cơn đau

Mẹ muốn xỏ lỗ tai cho bé thêm xinh, nhưng lại sợ làm bé đau. Mẹ đừng quá lo, có cách giúp bé bớt đau đấy! Trước khi xỏ khoảng 30-60 phút, nhờ bác sĩ thoa kem mỡ giảm đau chứa lidocaine trước và sau dái tai bé. Ngoài ra, mẹ có thể dùng khăn lạnh bọc đá áp vào dái tai bé khoảng 15-30 phút trước khi xỏ. Với trẻ mầm non, trước khi mẹ đưa bé đi xỏ lỗ tai, nhớ giải thích cho bé việc này chỉ như kiến cắn mà thôi, còn dễ chịu hơn chuyện tiêm chích gấp nhiều lần. Như vậy, bé sẽ bớt lo sợ hơn đấy!

3/ Hoa tai loại nào?

Sau khi xỏ lỗ tai, để vết thương nhanh lành và tránh nhiễm trùng, bé sẽ đeo hoa tai bằng chỉ trong vài tuần. Sau đó, mẹ có thể thoải mái chọn hoa tai cho bé. Tuy nhiên loại nào là tốt nhất và không gây dị ứng hay mưng mủ? Thép không gỉ chính là lựa chọn hoàn hảo, vì nó không chứa niken hoặc bất kỳ hợp kim gây dị ứng như kim loại khác. Ngoài ra, mẹ còn có thể chọn bạch kim, ti tan hoặc vang 14K.

Xo lo tai cho be
Mẹ nên đến địa điểm xỏ lỗ tai uy tín và đảm bảo an toàn vệ sinh y tế

4/ Vệ sinh an toàn

Mẹ nên nhận được sự tư vấn của bác sĩ nhi khoa về địa điểm an toàn xỏ lỗ tai cho bé. Mẹ cũng có thể nhờ các cô y tá giúp bé xỏ lỗ tai. Chỉ cần đảm bảo rằng khâu chuẩn bị được vô trùng, dái tai bé được vệ sinh và dụng cụ xỏ lỗ tai còn mới hoàn toàn.

5/ Chăm sóc lỗ tai bé

Mẹ nên thường xuyên vệ sinh lỗ tai mới xỏ của bé bằng rượu, nước muối sinh lý hoặc thuốc tím. Dùng tăm bông sơ sinh thấm nhẹ vào lỗ tai, lau sạch xung quanh. Bé sẽ không thấy rát hay đau, đơn giản chỉ là cảm giác mát mát mà thôi. Sau 2-3 ngày, mẹ có thể cho bé đeo hoa tai. Đảm bảo bé đeo liên tiếp 6 tuần sau đó để lỗ tai không bị tịt.

6/ Dấu hiệu nhiễm trùng

Da ửng đỏ, sưng tấy, mưng mủ, cộng thêm tình trạng ngứa, rát, đó là những dấu hiệu cho biết bạn nên đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức. Nguyên nhân có thể do nhiễm trùng hoặc dị ứng với hoa tai. Nếu đơn giản chỉ là dị ứng, bạn chỉ việc vệ sinh sạch sẽ lỗ tai bé và chuyển qua hoa tai kim loại lành tính hơn. Nếu nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh cho bé uống để tình trạng thuyên giảm. Khoảng 2-3 tháng sau, mẹ mới nên cân nhắc việc tiếp tục xỏ lần 2 cho bé không nhé!

7/ Có cách nào an toàn hơn không?

Mẹ chỉ cần tránh xỏ lỗ ở phần tai trên, phần xương sụn của bé. Vị trí này rất dễ bị nhiễm trùng và tạo sẹo lồi nếu bị thất bại. Sau khi xỏ lỗ tai, mẹ nên buộc tóc bé gọn gàng hoặc dùng băng đô giữ tóc bé, để tránh tác động vào lỗ tai mới xỏ.

8/ Bé nên tránh làm gì?

Trong 2 tuần đầu sau khi xỏ, lỗ tai bé rất dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy, mẹ nên tránh cho bé đi bơi. Nước ở hồ bơi, biển chứa nhiều vi khuẩn, sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm trùng tai bé.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Top 10 sai lầm phổ biến khi cho bé ngủ

Sai lầm 1: Đi ngủ đúng giờ là quy định

Không phải quy định, nhưng là thói quen. Khi đồng hồ điểm giờ ngủ, mẹ thường vội vã bế bé vào giường và luôn muốn con yêu ngủ đúng giờ, đủ giấc. Tuy nhiên mẹ ơi, bé không phải rô bốt tí hon đâu. Nhiều khi đang chơi, vui vẻ và phấn khích hay vừa ăn no xong, sao mẹ có thể muốn bé ngủ ngay được. Thay vì vậy, mẹ nên tạo thói quen trước khi ngủ cho bé.

Khoảng một tiếng trước khi bé say giấc, mẹ cho bé vào giường, kéo rèm, bật đèn ngủ, tạo môi trường thoải mái. Mẹ có thể tắm hoặc lau người sơ qua cho bé bằng nước ấm, thay quần áo và bỉm để bé thêm dễ chịu. Đừng quên chuẩn bị những bản nhạc êm ái hoặc những mẩu chuyện ngắn thủ thỉ cùng con. Vài tuyệt chiêu này nhanh chóng làm bé buồn ngủ. Lúc này, nhiệm vụ của mẹ sẽ trở nên cực kỳ đơn giản.

Cho tre so sinh ngu
Bé ơi ngủ ngoan, đêm đã khuya rồi.

Sai lầm 2: Bỏ qua dấu hiệu buồn ngủ của bé

Trẻ sơ sinh có xu hướng ngáp, dụi mắt, trở nên khó chịu và chậm chạp, mỗi khi “phát” tín hiệu buồn ngủ. Tuy nhiên, mẹ thường bỏ qua những dấu hiệu đó và không cho bé ngủ theo nhu cầu. Thực tế, cơ thể bé sẽ không “sản xuất” melatonin, chất làm dịu giúp bé thư giãn, nếu mẹ bỏ qua cơn buồn ngủ tự nhiên này. Thay vào đó, hormone gây stress, cortisol xuất hiện làm bé khó ngủ.

Vì vậy, ngay khi thấy bé có dấu hiệu, mẹ nên cho bé đi ngủ. Nếu bé con nhà bạn quá mải chơi, gần đến giờ ngủ nhưng vẫn không thấy ngáp hay dụi mắt, mẹ nên sử dụng tuyệt chiêu ở trên. Chỉ khi vào đúng “ổ”, bé mới bắt đầu có cảm giác muốn ngủ đấy mẹ.

Sai lầm 3: Làm mọi cách để bé ngủ lại

Trẻ sơ sinh không ngủ thẳng giấc, cứ khoảng 2-3 tiếng/lần bé lại thức. Mỗi lần như vậy, mẹ lại thực hiện quy trình cho con ngủ lại từ đầu. Lâu ngày, mẹ đã vô tình tạo cho bé thói quen: Muốn ngủ lại ắt phải nhờ người khác. Khi bé được 6-8 tuần tuổi, mẹ có thể yên tâm về sự cứng cáp nhất định của bé. Thay vì hát ru, vỗ mông, xoa lưng, để bé tự ngủ lại theo bản năng. Đây mới là chiêu thông minh để mẹ khỏe, bé tự lập.

[inline_article id = 1118]

Sai lầm 4: Chuyển chỗ ngủ cho bé quá sớm

Cảm thấy chiếc cũi trở nên quá chật chội cho bé con đang ngày một lớn lên, mẹ quyết định mở rộng “địa bàn” cho bé sang giường trẻ em. Sự thay đổi đột ngột khi bé chưa sẵn sàng khiến bé lạ lẫm với không gian mới và trở nên khó ngủ. Chỉ khi bé con tự mình leo ra khỏi cũi (khoảng 2 tuổi), đây mới là thời điểm thích hợp mẹ nên đổi giường cho con.

Người lớn cũng mất thời gian trong việc thích nghi với chỗ ở mới, trẻ em cũng vậy. Để bé quen dần, mẹ nên tháo bớt một bên rào của cũi, đặt bên cạnh giường mới có độ cao vừa tầm. Cách sắp xếp này giúp bé “thân thiết” với “ổ” mới nhanh hơn. Mẹ đừng quên rào quanh giường để đảm bảo bé không lăn xuống đất nhé!

Sai lầm 5: Bạ đâu ngủ đấy

Với những bé khó ngủ, khi mẹ có thể cho bé say giấc nồng trong xe đẩy, trên ghế salon hay trong tay mẹ, hẳn là quá tuyệt vời. Mẹ sẽ không vì đặt con vào giường mà làm bé tỉnh giấc, để sau đó rất khó cho bé ngủ lại. Tuy nhiên, cách này không giúp bé ngủ sâu giấc và được thư giãn thoải mái. Hơn nữa, khi thức giấc, bé sẽ khó chịu và cau có nhiều hơn bình thường.

Mẹ thử nghĩ xem ngủ trên giường và ở ghế salon, ở đâu thích hơn? Vì vậy, trừ khi là những giấc ngủ ngắn, bạn nên cho bé ngủ đúng nơi để bé yêu ngủ ngon, mơ đẹp nhé.

Sai lầm 6: Lịch ngủ lộn xộn

Chỉ khi sắp xếp giờ ngủ cho bé trong ngày hợp lý, mẹ mới có thể yên tâm bé say giấc mỗi đêm. Thử nghĩ xem bé mới ngủ giấc chiều 6-7 giờ mới dậy, 8 giờ tối mẹ lại muốn bé ngủ ngay? Chia đều thời gian ngủ cho bé, tránh để mỗi ngày mỗi kiểu khiến múi giờ sinh hoạt của bé trở nên lộn xộn. Tuy nhiên, có những ngày bé ngủ trưa ít hoặc nhiều, mẹ nên dựa vào điều này để sắp xếp giờ ngủ cho bé vào buổi tối. Linh hoạt đôi chút để cả hai mẹ con đều có giấc ngủ ngon.

[inline_article id = 1036]

Sai lầm 7: Cho bé ngủ muộn

Khi bé chưa muốn ngủ, mẹ thường để bé thức khuya với hy vọng hôm sau bé sẽ ngủ bù. Điều này chỉ đúng với trẻ 13 tuổi trở lên thôi mẹ ơi. Đồng hồ sinh học của trẻ sơ sinh vận hành theo đúng quy trình, dù mẹ cho bé ngủ giờ nào, cứ sáng sớm bé sẽ thức dậy. Do đó, cho bé thức khuya chỉ làm bé thêm cáu gắt, mệt mỏi vào ngày hôm sau mà thôi. Trẻ sơ sinh cần ngủ đủ 10-11 tiếng mỗi đêm.

Sai lầm 8: Mặc kệ bé khóc

Nửa đêm khi trẻ tỉnh giấc, mẹ nghĩ rằng cứ để bé khóc cho đến khi mệt sẽ lăn ra ngủ. Tuy nhiên, chưa được 15 phút, mẹ đã phải quay sang vỗ về, bồng bế. Có thể mẹ mệt và chỉ muốn nằm thêm chút nữa, nhưng mẹ ơi đây không phải giải pháp hay. Chuyện này tiếp diễn, bé sẽ học được rằng: Hễ khóc, mẹ sẽ dỗ. Mẹ chỉ càng mệt thêm thôi.

Thay vì vậy, khi bé thức giấc nửa đêm và cần ai vỗ về, bạn, ông xã hay thậm chí ông, bà thay phiên nhau để trông bé. Đừng để bé khóc thành quen nhé!

Sai lầm 9: Mỗi người mỗi ý

Thay phiên nhau để trông con ngủ nhưng cách xoa dịu của ba mẹ lại hoàn toàn khác nhau. Ba vỗ mông, mẹ xoa lưng. Ba mẹ nên cùng nhau thống nhất cách cho bé ngủ để tránh làm lộn xộn thói quen của bé nhé!

Sai lầm 10: Từ bỏ quá sớm

Thói quen không phải dễ thay đổi. Vì vậy, ba mẹ nên kiên nhẫn trong quá trình hình thành giờ giấc ngủ nghỉ cho bé. Ít nhất mất đến 3 tuần, bé mới có thể quen dần với phương pháp ba mẹ đặt ra. Đừng từ bỏ quá sớm nhé ba mẹ!

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

10 món đồ chơi đầu tiên nhất định bé phải có

Do choi cho be so sinh
Mẹ ơi, bé nào cũng mê đồ chơi!

Đồ chơi cho trẻ sơ sinh rất đa dạng, nhiều mẫu mã, màu sắc, chức năng và dễ khiến mẹ cảm thấy phân vân không biết chọn loại nào tốt nhất cho bé? Mẹ đừng chọn vì sở thích của mình mà nên chọn theo độ tuổi phát triển của bé. Để khuyến khích bé tự mày mò, tìm kiếm, sờ và chạm bằng các giác quan của mình, mẹ nên mua loại đồ chơi có màu sáng, nhiều hình dạng khác nhau, đặc biệt nên nhẹ, mềm và dễ dàng cầm nắm.

Dưới đây là một vài gợi ý cho mẹ:

  • Móc khóa đồ chơi nhiều màu sắc
Do choi cho tre so sinh
Móc khóa đồ chơi cho trẻ sơ sinh bằng nhựa
  • Trống lắc, xúc xắc
Do choi cho tre so sinh
Trống lắc, một món đồ chơi cho trẻ sơ sinh an toàn và nhiều màu sắc.
  • Thảm nằm chơi có treo nhiều đồ trang trí
Do choi cho tre so sinh
Thảm nằm chơi
  • Đồ gặm nướu
Do choi cho tre so sinh
Gặm nướu hình thú
  • Thú rối, con rối
Do choi cho tre so sinh
Thú rối
  • Sách bằng vải, đặc biệt loại có thể tạo âm thanh
Do choi cho tre so sinh
Sách vải dành cho bé
  • Đồ chơi chút chít
Do choi cho tre so sinh
Con vật chút chít ngộ nghĩnh
  • Búp bê vải

Do choi cho tre so sinh

  • Thú nhồi bông
Do choi cho tre so sinh 9
Thú nhồi bông
  • Gương nhỏ bọc vải ngoài
Do choi cho tre so sinh
Gương bọc khung màu sắc

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Mang thai tháng thứ 1 từ A – Z

Mang thai thang thu 1
Mang thai tháng thứ 1 mẹ bầu phải ưu tiên cẩn thận!

1/ Sự phát triển của thai kỳ tháng thứ 1

Tuần 1: Ở thời điểm này, bé yêu của bạn là một búi nhỏ các tế bào, được gọi là túi phôi, chứa một khối tế bào bên trong sẽ phát triển thành phôi thai, một khoang chứa chất lỏng trở thành túi nước ối. Khối tế bào bên ngoài sẽ hình thành nhau thai, mang oxy duy trì sự sống, chất dinh dưỡng cho bé và lấy đi các chất thải.

Tuần 2: Lúc này, bé chỉ là một quả cầu tí hon gồm vài trăm tế bào đang nhân lên nhanh chóng. Khi khối tế bào này (gọi là túi phôi) đã cư trú trong tử cung của bạn, phần sẽ phát triển thành nhau thai bắt đầu sản xuất các hooc-mon thai kỳ, báo hiệu cho buồng trứng ngừng sản sinh trứng và tăng sự tiết hormone estrogen và progesterone, giữ tử cung của bạn không loại bỏ lớp nội mạc và cư dân nhỏ bé của mình đồng thời kích thích tăng trưởng nhau thai.

Tuần 3: Tuần này đánh dấu sự bắt đầu của thai kỳ. Từ nay cho đến 10 tuần tuổi, tất cả các cơ quan trong cơ thể bé bắt đầu phát triển và một số bắt đầu hoạt động. Vì vậy, bé dễ bị tổn thương với bất cứ sự can thiệp vào quá trình phát triển của bé trong giai đoạn này. Ngay bây giờ bé là một phôi thai nhỏ bé, bao gồm hai lớp: nội bì và biểu bì, từ đó tất cả các cơ quan và bộ phận cơ thể của bé sẽ phát triển.

Tuần 4: Sâu trong tử cung, phôi thai đang tăng trưởng mãnh liệt. Tại thời điểm này, bé có kích thước của một hạt mè và trông giống như một con nòng nọc nhỏ hơn một con người, gồm có ba lớp: ngoại bì, trung bì và nội bì, để hình thành tất cả các cơ quan và mô cho cơ thể bé sau này.

2/ Chế độ Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 1

Tháng đầu thai kỳ là khoảng thời gian cơ thể bạn đang dần thích nghi với bé cưng trong bụng. Trong tháng này, bạn không cần tăng quá nhiều kg nhưng nhất định phải chú ý bổ sung đầu đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Đối với những phụ nữ có cân nặng bình thường, bạn cần bổ sung thêm khoảng 200- 300 calo trong thực đơn hàng ngày để bảo đảm tăng từ 0,9 kg đến 2,3 kg trong suốt 3 tháng này. Tuy nhiên, đối với những phụ nữ thừa cân béo phì, bạn không cần tăng thêm cân nặng trong khoảng thời gian này mà chỉ nên chú trọng đến việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi.

[inline_article id = 54817]

3/ Luyện tập khi mang thai tháng thứ 1

Trong suốt tháng đầu mang thai, bạn nên tập luyện 3-4 lần trong tuần, nếu không mắc phải một vấn đề sức khỏe nào. Bài tập đi bộ là bước khởi đầu lý tưởng nhất cho bạn, đặc biệt là khi bạn chưa hoạt động nhiều trong thời gian trước đó.

Nếu bạn thường xuyên có những hoạt động thể thao nguy hiểm như cưỡi ngựa, lặn, thi đấu đối kháng, thể dục dụng cụ, trượt ván, trượt patin…, hãy ngừng những hoạt động này ngay để tránh nguy hiểm cho bạn và thai nhi.

4/ Làm đẹp khi mang thai tháng thứ 1

Đây là khoảng thời gian bạn và chồng đang lên kế hoạch tạo nên “mầm non” mới. Vì vậy, tránh xông hơi, tắm nước nóng, bởi ở nhiệt độ này, khả năng thụ thai sẽ bị suy giảm nhanh chóng.

Những đốm mụn xấu xí ngày càng “xâm chiếm” diện tích khuôn mặt bạn? Những biến đổi hormone nội tiết tố là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Thay vì suốt ngày đứng trước gương sờ sờ, nặn nặn, bạn nên lên kế hoạch trị mụn hợp lý.

[inline_article id = 62502]

Bỏ túi 5 mẹo sau: Dùng sữa rửa mặt chiết xuất tự nhiên, ít tạo bọt, rửa hai lần/ngày; tránh nặn mụn bởi da trong thời kỳ mang thai cực kỳ nhạy cảm có thể bị nhiễm trùng; dùng kem dưỡng ẩm; thoa kem chống nắng mỗi khi ra ngoài; chế độ dinh dưỡng giàu vitamin A, ít đường và chất béo.

5/ Lưu ý khi mang thai tháng thứ 1

Một loại thức uống khi mang thai: Nếu bạn thèm uống một loại nước khác biệt so vớithường ngày, hãy pha nước cam với một ít mật ong, và thưởng thức với một ít bánh ngọt hoặc đồ ăn vặt nhé. Nước cam có canxi, axit folic, kali… rất tốt khi mang thai.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

3 trò chơi cho mẹ và bé sơ sinh

Choi voi be so sinh
Mẹ nên chơi những trò đơn giản cùng bé sơ sinh

1/ Những ngón tay xinh

Bắt đầu với ngón tay cái, chuyển động lên xuống kèm theo âm thanh như ngón tay đang nói chuyện với bé. Mẹ chỉ nên nói những câu thoại đơn giản như: “Chào bé” hoặc tạo tiếng động vật để thu hút sự chú ý của bé.

[inline_article id = 62159]

2/ Mắt, mũi, miệng

Di chuyển bàn tay bé xinh của trẻ lên từng bộ phận trên khuôn mặt mẹ. Mỗi lần dừng ở đâu, mẹ có thể tạo tiếng chụt hoặc moa để miêu tả như nụ hôn bé dành cho mẹ.

3/ To, nhỏ

Mẹ nắm bàn tay của bé và hỏi: “Con to lớn từng nào nào?”. Sau đó, mở rộng cánh tay bé ra và nói: “Lớn từng này này”. Trò chơi này tuy đơn giản nhưng vẫn sẽ làm bé thích thú đấy.

Ngoài 3 trò chơi trên, mẹ còn có thể tăng sự thích thú cho bé qua trò nhìn vào gương, nhìn các hình khối to nhỏ khác nhau, nhìn vào quả bóng lăn có chuông kêu bên trong.

 

[inline_article id = 62116]

MarryBaby

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Tăng khả năng tập trung cho bé sơ sinh

Choi u oa voi be
Trò chơi ú òa chưa bao giờ ngừng làm bé thích thú

1/ Chơi ú òa

Với bé, đây là trò chơi không bao giờ cũ. Bé luôn thích những điều bất ngờ và ngạc nhiên. Mẹ có thể giấu khuôn mặt mình sau bàn tay, cuốn sách, chăn, gối,… Bất cứ thứ gì cũng được, và đừng quên thay đổi vị trí lúc xuất hiện để tăng sự thích thú cho bé.

2/ Hát và nhảy

Mẹ có thể vừa hát vừa nhảy hoặc làm một trong hai, sao cũng được, vì bé rất thích những âm thanh và hành động ngộ nghĩnh. Ở độ tuổi sơ sinh, đương nhiên bé không thể hiểu mẹ hát gì, nhưng mẹ cũng nên chọn những bài thiếu nhi vui vẻ. Đừng quên nhấc bé lên là đu đưa theo điệu nhảy của mẹ nhé!

[inline_article id = 215]

3/ Tạo âm thanh ngộ nghĩnh

Tiếng chim hót, gà gáy, chó sủa, mèo kêu, còi xe…, tất cả những âm thanh ngộ nghĩnh phát ra từ mẹ sẽ làm bé thích thú đấy. Ngoài ra, mẹ có thể chơi trò hôn bụng bé và phát ra âm thanh làm bé vừa nhột vừa bất ngờ. Miễn là để bé cùng mẹ tham gia và trò chơi, bé sẽ cảm thấy rất thú vị.

4/ Làm mặt xấu

Lè lưỡi, nhe răng, nhăn trán, trợn mắt,… mẹ đừng ngại làm mặt xấu trước mặt con. Bé sẽ tập trung vào sự thay đổi nét mặt mẹ và có thể sẽ bật cười khanh khách đấy.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby