Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cách nấu mì Mug cho bé yêu đổi vị mà vẫn an toàn sức khỏe

cách nấu mì mug cho bé
Cách nấu mì Mug cho bé như thế nào? Mẹ tìm hiểu bài viết này sẽ rõ.

Khi con yêu bước vào độ tuổi ăn dặm, các mẹ thường băn khoăn, không biết nên chọn món ăn nào vừa kích thích vị giác vừa đảm bảo nguồn dưỡng chất thiết yếu cho trẻ? 

Vậy thì mẹ hãy cùng tìm hiểu cách nấu mì Mug cho bé nhé. Đây là món ăn dặm thơm ngon mà mẹ có thể dùng để đổi vị cho bé.

Mì Mug là gì?

Mì Mug là gì và tại sao nên biết cách nấu mì Mug cho bé?

Mì Mug là món ăn dặm được chế biến trên dây chuyền công nghệ hiện đại của Nhật. Thị trường Việt Nam bày bán rộng rãi món mì này vì tính an toàn cao và hàm lượng dinh dưỡng tốt, giúp bé không chỉ ăn được nhiều mà còn ăn ngon miệng hơn. 

Bên cạnh đó, mì Mug còn cung cấp chất bột, vitamin, canxi và các khoáng chất cần thiết cho bé ăn dặm. Đặc biệt, mì có chất thịt, tôm với khâu kiểm tra kỹ lưỡng nên rất an toàn cho trẻ nhỏ.

Một bát mỳ Mug (1 gói nhỏ) sẽ cung cấp khoảng:

  • 107 kcal 
  • 2,5g protein 
  • 4,4g lipit 
  • 11,2g carbohydrate
  • 790mg natri
  • 0,09mg vitamin B1
  • 0,12mg vitamin B2 và 51mg canxi

Có nên cho bé ăn mì Mug?

Có nên cho bé ăn mì Mug?

– Với nguồn dưỡng chất kể trên, mẹ hoàn toàn có thể cho bé ăn mì trong độ tuổi ăn dặm. Ngoài ra, còn có một số lợi ích khác mà mẹ nên biết trước khi học cách nấu mì Mug cho bé.

– Mì dễ chế biến, thuận tiện cho bé ăn khi đói mà không làm mất quá nhiều thời gian của mẹ trong những ngày bận rộn. 

– Mì cung cấp đủ chất dinh dưỡng, khoáng chất… Hơn nữa, mì không có chất phụ gia, bột ngọt hay các chất tạo màu. Mẹ hoàn toàn an tâm khi cho con ăn.

– Ngoài ngon miệng, mỗi gói mì còn có những hình con thú ngộ nghĩnh, đẹp mắt giúp bé tò mò và kích thích con ăn được nhiều hơn.

– Mì Mug bổ sung canxi, hỗ trợ phát triển hệ xương và răng của bé, giúp bé phát triển chiều cao tốt hơn và kích thích mọc răng trong quá trình ăn dặm.

Khi nào trẻ ăn được mì Mug?

Khi nào trẻ ăn được mì Mug?

Khi tìm hiểu cách nấu mì Mug cho bé ăn dặm, mẹ cần nhớ rằng: 

– Mì Mug chỉ dành cho trẻ nhỏ từ 1 tuổi trở lên, khi các bé đã biết ăn thô, ăn cơm… Vì lúc này hệ xương và răng của bé đã phát triển, bé hoàn toàn có khả năng tự nhai và nuốt sợi mì mềm mà không sợ bị tổn thương răng nướu về sau. 

– Mẹ cũng cần biết cách nấu mì Mug cho bé đúng quy trình để con không gặp sự cố trong lúc ăn nhé.

[inline_article id=271936]

Cách nấu mì Mug cho bé

Mì Mug có nhiều vị từ thịt, tôm tới các loại rau củ, thỏa sức cho mẹ chọn lựa nhằm thay đổi bữa ăn hàng ngày cho con không còn nhàm chán.

Hướng dẫn sử dụng:

Mẹ lấy một gói mì cho vào cốc có nắp đậy hoặc tô, sau đó đổ 150ml nước sôi (hoặc nước hầm từ sườn non, thịt thăn, hoặc rau củ…) vào mì.

– Tiếp đó, mẹ cho hết 4 gói gia vị nhỏ vào, rồi đậy nắp khoảng từ 2-3 phút, khi bắt đầu thấy mì chín mềm, tỏa mùi thơm thì đổ ra và cho bé ăn ngay khi còn nóng. 

– Để món ăn ngon và dậy mùi hơn mẹ có thể cho thêm 10ml dầu ôliu để đảm bảo thêm nguồn dưỡng chất tốt nhất cho con. 

Lưu ý khi nấu mì Mug cho bé

Lưu ý khi nấu mì Mug cho bé

Để có cách nấu mì Mug cho bé ngon hơn, mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây:

– Mẹ thường có suy nghĩ nêm chút mắm, muối vào đồ ăn dặm giúp món ăn đậm đà hơn. Tuy nhiên, đó là quan niệm sai. Trong mì Mug đã có đủ gia vị và thành phần đủ cho bé ăn dặm, nên mẹ tuyệt đối không thêm gia vị (mắm, muối…) từ bên ngoài vì sẽ khiến thận của bé phải làm việc quá sức.

– Không nên nấu mì quá lâu vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng món ăn, hoặc nấu quá nhanh vì chưa chín sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

– Mì phải được nấu liền ngay khi mở gói, tránh ánh nắng trực tiếp. Với gói mì nào chưa sử dụng tới, mẹ lưu ý bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. 

– Mẹ nên mua mì trong siêu thị hoặc cửa hàng có uy tín và nhớ xem kỹ hạn sử dụng trước khi nấu cho con ăn, tránh tình trạng hàng làm giả, không rõ xuất xứ. 

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: 8 cách nấu mì udon cho bé từ đa dạng nguyên liệu

Cách nấu mì Mug cho bé không khó phải không mẹ? Thỉnh thoảng mẹ chiều bé một bữa mì Mug xem con yêu có háu ăn không nhé. 

Tuyết Lan 

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cách sử dụng nồi nấu cháo cho bé, nguyên tắc đơn giản nhưng quan trọng mẹ cần biết

Cách sử dụng nồi nấu cháo cho bé
Mẹ đã biết cách sử dụng nồi nấu cháo cho bé chưa?

Cháo là một món ăn phổ biến, dễ ăn mà vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng nên được nhiều mẹ tin chọn cho trẻ đến độ tuổi ăn dặm. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng món ăn, nhiều mẹ thường muốn tự nấu cháo ở nhà. Nếu mẹ đang phân vân không biết có nên sử dụng nồi nấu cháo riêng biệt cho bé không và cách sử dụng nồi nấu cháo cho bé như thế nào thì hãy tham khảo những thông tin dưới đây nhé. 

Tại sao nên sử dụng nồi nấu cháo riêng biệt cho bé?

Nhiều mẹ cho rằng vẫn có thể sử dụng những nồi nấu thông thường ở nhà và dùng nồi chung với gia đình được. Điều này không sai, nhưng việc sử dụng nồi chung có khá nhiều khuyết điểm như:

– Không đảm bảo chất lượng cháo của bé: Nấu cháo bằng các loại nồi thông thường sẽ khó đảm bảo được nhiệt độ và áp suất để làm cháo chín và nhừ đều. Điều này khiến bé khó ăn hoặc không hấp thụ được hết chất dinh dưỡng có trong cháo. 

– Không an toàn: Nếu mẹ thường nấu cháo cho bé bằng nồi inox thì dễ dẫn tới tình trạng nồi bị trầy xước, bị gỉ và sinh ra chất độc hại dẫn đến cháo nấu ra ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bé. Bởi vậy mà mẹ cần biết cách sử dụng nồi nấu cháo cho bé.

– Tốn kém: Khi mẹ nấu cháo cho bé mà sử dụng chung với nồi của gia đình sẽ dẫn tới lãng phí công suất của nồi. Nguyên nhân là do thể tích của các loại nồi nấu cho gia đình thường khá lớn mà lượng cháo nấu cho bé thì ít. Ngược lại, nếu mẹ nấu nhiều cháo rồi khi bé ăn không hết lại bỏ đi cũng sẽ gây tốn kém. 

– Không đảm bảo vệ sinh: Nồi nấu ăn của gia đình thường sẽ nấu các món đa dạng dành cho người lớn. Các món ăn này phần lớn có nhiều gia vị hoặc các thực phẩm mà bé chưa ăn được. Lúc này, nếu mẹ không vệ sinh thật kỹ nồi trước khi nấu cho bé thì dễ để lại những mùi vị không tốt lẫn vào cháo của bé. Đây chính là lý do vì sao mà mẹ cần biết cách sử dụng nồi nấu cháo cho bé.

[inline_article id=276548]

Trước khi tìm hiểu cách sử dụng nồi nấu cháo cho bé, có thể mẹ sẽ muốn biết ưu điểm của nồi nấu cháo riêng biệt cho bé. Cụ thể:

– Các loại nồi chuyên biệt để nấu cháo cho bé hiện nay đều có tính năng hầm nhừ thức ăn nhưng vẫn giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao. 

– Một số nồi hoạt động có công suất thấp và đun nấu trong một thời gian dài, vì vậy các vitamin trong thực phẩm sẽ được giữ nguyên vẹn. 

– Các loại nồi dành riêng cho việc nấu cháo cho bé thường có chất liệu cao cấp, an toàn cho sức khỏe của bé.

– Nhiều nồi có tính năng hẹn giờ qua đêm khá tiện lợi. Các mẹ chỉ cần chuẩn bị thực phẩm và hẹn giờ nấu cháo qua đêm thì hôm sau sẽ có cháo để cho các bé ăn ngay.

– Các loại nồi nấu cháo riêng cho bé thường tiêu thụ điện năng rất ít, do đó giúp tiết kiệm điện hơn so với sử dụng bếp ga hay bếp từ.

Cách sử dụng nồi nấu cháo cho bé

Cách sử dụng nồi nấu cháo cho bé

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại nồi nấu cháo riêng biệt cho bé nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng. Vậy cách sử dụng nồi nấu cháo cho bé như thế nào là đúng? 

– Rửa sạch nồi trước khi nấu cháo cho bé.

– Nguyên liệu phải được sơ chế trước khi cho vào nồi.

– Gạo đem vo sạch. Cho các nguyên liệu đã sơ chế vào trong nồi. Cho vào nồi lượng nước vừa đủ, đậy nắp và cắm điện.

– Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng về các nút chức năng của nồi. Mẹ cần chú ý đến các nút chức năng để tiến hành chọn chế độ phù hợp khi nấu cháo cho bé.

– Để giữ nhiệt cho thức ăn, trong quá trình nấu, mẹ lưu ý không nên mở nắp nồi quá nhiều lần. Đây là cách sử dụng nồi nấu cháo cho bé ăn ngon, hấp thụ nhiều dưỡng chất.

– Từng chế độ của nồi nấu cháo cho bé có khoảng thời gian riêng để nấu. Mẹ lưu ý canh thời gian nấu sao cho phù hợp với giờ ăn uống của bé nhé.

– Khi đã dùng xong nồi nấu cháo, mẹ tắt và rút điện nồi.

– Nhớ vệ sinh sạch sẽ khi nồi đã nguội. 

Lưu ý khi sử dụng nồi nấu cháo cho bé

Lưu ý khi sử dụng nồi nấu cháo cho bé

Với những thông tin như trên, có thể thấy, cách sử dụng nồi nấu cháo cho bé khá đơn giản. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần lưu ý một số điều dưới đây:

– Luôn vệ sinh sạch sẽ nồi trước nấu.

– Sử dụng vật liệu vệ sinh nồi phù hợp như vải mềm để tránh tình trạng nồi bị bong tróc hay trầy xước.

Rã đông thực phẩm đông lạnh trước khi bỏ vào nồi nấu để đảm bảo món ăn được chín đều.

– Nấu lượng thực phẩm phù hợp với dung tích nồi sẽ tránh việc cháo có thể bị tràn ra ngoài nếu mẹ cho quá nhiều thức ăn vào trong nồi. 

– Khi nấu cháo hải sản như tôm, cá, hàu, sò, mẹ nên cho vào sau cùng để tránh tình trạng bị chín quá, sẽ làm mất hương vị vốn có của hải sản. 

– Sử dụng nồi nấu đúng mục đích: Ngoài việc nấu cháo thì nhiều mẹ còn sử dụng nồi để hâm nóng cháo. Việc này khiến cho nồi phải hoạt động nhiều lần và dẫn tới việc lãng phí công suất. Vì vậy để hâm nóng cháo thì các mẹ có thể sử dụng bếp hay lò vi sóng. 

– Ngoài ra, các mẹ cần lưu ý có một số món ăn không phù hợp với nồi nấu như: mì, hải sản, kem và sữa. Những loại thức ăn này sẽ bị mất chất dinh dưỡng khi nấu trong nồi quá lâu. 

– Không nên để nồi ở ngoài trời và để gần nơi có nhiệt độ cao như lò nướng, bếp ga hay các vật dụng gây cháy nổ. 

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cách nấu cháo cho bé ăn dặm theo từng độ tuổi

Trong số các món ăn dặm thì cháo là món ăn phổ biến, thơm ngon và dễ thực hiện. Vậy khi nấu cháo cho bé thì có cần sử dụng nồi riêng biệt hay không? Cách sử dụng nồi nấu cháo cho bé thế nào? Những câu hỏi trên đã được giải đáp, mẹ tham khảo và lưu ý khi sử dụng nhé.

Thu Sương

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cách chế biến thịt bò mềm cho bé ăn dặm từ 7-9 tháng tuổi

Cách nấu, chế biến thịt bò cho bé ăn dặm là điều được khá nhiều mẹ quan tâm. Bởi thịt bò là nguồn dinh dưỡng thiết yếu. Nhưng nếu chế biến dai quá thì bé không ăn được, bé lại bỏ bữa.

Trong bài viết này, MarryBaby gợi ý cho mẹ cách chế biến và nấu thịt bò vừa mềm vừa ngon cho bé ăn dặm nhé.

1. Thời điểm thích hợp để chế biến thịt bò cho bé ăn dặm

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC Hoa Kỳ, thời điểm bé có thể bắt đầu làm quen với thịt bò là bé từ 7 – 8 tháng tuổi. Dù biết rằng thịt bò có nhiều Protein, vitamin B6, B12, nhưng mẹ hãy kiên nhẫn chờ hệ tiêu hóa của có thể tiêu hóa tốt hơn.

Đồng thời mẹ cũng nên áp dụng nguyên tắc, thử từ ít đến nhiều, và quan sát phản ứng cơ thể của con với thị bò (khoảng 80gram/ngày).

>> Mẹ xem thêm: Dấu hiệu bé con đã sẵn sàng ăn dặm

2. Vì sao mẹ nên biết cách chế biến thịt bò cho bé ăn dặm?

Cách chế biến thịt bò cho bé ăn dặm
Cách làm và chế biến thịt bò mềm cho bé ăn dặm

Câu trả lời là vì thịt bò thường sẽ dai, và khả năng nhai nuốt của bé vẫn còn yếu. Vì thế, nên mỗi khi chế biến thịt bò cho bé ăn dặm, mẹ cần sơ chế kỹ và làm mềm thịt bò trước khi bắt đầu nấu cho bé.

Những nhóm thực phẩm rau củ có thể kết hợp với thịt bò như: rau cần tây, nấm tươi, bí đỏ, su su, cải bó xôi, dầu mè để món ăn thêm thơm ngon, hấp dẫn.

2.1 Lợi ích khi chế biến thịt bò cho bé ăn dặm

Trong 100gr bò có chứa 12mcg vitamin A; 3,05mcg vitamin B12; 0,44 mg vitamin B6; 3,1mg sắt, canxi,… Những vitamin này đều là nguồn vitamin hỗ trợ sức khỏe cho bé.

Lợi ích của thịt bò dành cho con:

>> Mẹ xem thêm: Nhóm vitamin cho trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh, mẹ cần biết

3. Cách chọn, sơ chế và ướp thịt bò mềm cho bé

Với cách nấu thịt bò mềm cho bé, khâu sơ chế cũng rất quan trọng. Một vài mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp mẹ không còn lo lắng trong vấn đề nhai và tiêu hóa của trẻ. Cùng xem ngay cách nấu thịt bò mềm cho bé ăn dặm dưới đây:

3.1 Cách chọn và sơ chế thịt bò

Chọn thịt bò thăn phần lưng bò mềm, không bị dai vì không có nhiều gân hoặc bó cơ như thịt bắp hoặc vai.

Thịt bò rửa sạch rồi thái mỏng như thái xào rồi cho vào máy xay nhuyễn. Nếu mẹ không có điều kiện bữa nào xay và nấu bữa ấy (vì mỗi lần xay có một xíu rất mất công), mẹ xay nhiều để chia vào khay ô dùng dần trong tuần. Khoảng 50g thịt bò sau khi xay, mẹ có thể chế biến cho bé khoảng 4-5 bữa.

3.1 Cách xắt thịt bò mềm

Để thịt bò ngon, mềm và không bị dai, mẹ nên thái thịt theo thớ ngang. Hãy đặt miếng thịt lên thớt một vài phút trước khi thái. Nhằm cho miếng thịt có thời gian tích nước. Sau đó, mẹ thái mỏng thành từng miếng ngắn. Mẹ nhớ cắt bỏ phần gân bò (nếu có).

3.2 Cách ướt thịt bò ngon

Cách ướp thịt bò
Cách ướp thịt bò để chế biến cho bé ăn dặm

– Ướp thịt bò với các loại trái cây có vị chua: Mẹ có thể dùng thơm, kiwi, chanh,… để nấu cùng với thịt bò sẽ dễ dàng phá hủy các bó cơ trong thịt và làm thịt mềm đi. Trong quá trình ướp thịt bò, mẹ cho một ít nước cốt trái cây có vị chua; hoặc cắt lát mỏng cho vào luộc chung với thịt bò để thịt không bị dai và cứng.

– Ướp thịt bò với muối: Khi ướp với muối, mẹ có thể theo công thức 10g muối ướp với 340g thịt bò. Sau khi ướp xong, mẹ cho phần thịt bò vào ngăn mát tủ lạnh từ 10 – 15 phút để thịt thấm đều gia vị.

– Ướp thịt bò với dầu ăn, giấm: Mẹ dùng một ít dầu ăn, giấm để ướp cùng với thịt bò trong một túi zip. Ướp xong, mẹ đặt túi thịt cùng gia vị vào ngăn mát tủ lạnh từ 15 – 24 giờ trước khi chế biến.

– Ướp thịt bò với baking soda: Mẹ dùng 10g baking soda để ướp được cho 340g thịt bò. Mẹ cho vào ngăn mát tủ lạnh từ 15 – 20 phút cho gia vị thấm vào thịt trước khi chế biến.

>> Mẹ xem thêm: 6 cách nấu cháo với quả óc chó cho bé ăn ngon và dễ tiêu hóa

[inline_article id=218735]

4. Cách chế biến thịt bò mềm cho bé ăn dặm

Gợi ý dưới đây sẽ giúp mẹ có cách nấu và chế thịt bò mềm cho bé ăn dặm theo công thức xào và nấu.

4.1. Cách xào thịt bò mềm

Chế biến thịt bò cho bé
Cách chế biến thịt bò mềm cho bé ăn dặm

Tùy theo khả năng nhai và tiêu hóa của từng bé; mà mẹ có thể xay hoặc xắt nhỏ để cho bé ăn cùng với các món ăn khác.

  • Bước 1: Chuẩn bị sẵn phần thịt bò đã sơ chế và ướp xong.
  • Bước 2: Mẹ làm nóng chảo với lửa to. Khi bắt đầu xào, mẹ cho hết phần thịt bò vào và đảo nhanh tay để thịt chín đều, không bị dai.
  • Bước 3: Cuối cùng, mẹ nêm nếm lại sao cho vừa khẩu vị của con, và kiểm tra xem thịt bò đã mềm hay chưa trước khi cho con ăn nhé.

(Mẹ xào lửa to càng nhanh, thịt bò sẽ càng mềm và ít bị dai)

4.2 Cách luộc thịt bò mềm nhanh

Với cách chế biến và nấu thịt bò mềm cho bé này, mẹ xắt nhỏ thịt, hoặc xay nhuyễn. Đồng thời, mẹ nên cho bé ăn kèm với cháo hoặc rau củ để cân bằng nguồn dinh dưỡng nhé.

  • Bước 1: Mẹ chuẩn bị gừng, xả, hoa hồi, quế đã được sơ chế xong.
  • Bước 2: Mẹ dùng chảo rang hoa hồi và quế trong 2 phút để tăng hương vị.
  • Bước 3: Mẹ bắt đầu luộc sơ phần thịt bò đã ướp xong trước đó trước khi nấu.
  • Bước 4: Tiếp theo, mẹ đặt gừng, sả, hoa hồi, quế dưới đáy nồi, thịt bò ở trên, sau đó đổ ngập nước và bắt đầu nấu khoảng 20 phút cho tới khi thịt bò thật sự mềm.

>> Mẹ xem thêm: 5 cách nấu súp rau củ cho bé ăn ngon mê ly

5. Một số món ngon từ thịt bò cho bé ăn dặm

5.1 Cháo thịt bò cần tây

Nguyên liệu:

  • Viên thịt bò xay.
  • Vài cọng cần tây.
  • Cháo đã nấu sẵn và phô mai.
  • Nước dùng dashi và nước tương.

Cách chế biến và nấu thịt bò cần tây cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Mẹ lặt cần tây, lấy phần lá cần tây mềm và cắt nhỏ.
  • Bước 2: Bắc nồi lên bếp, cho nước dùng dashi, cần tây và cháo nấu sắn vào để nấu.
  • Bước 3: Mẹ đun sôi hỗn hợp, rồi bắt bếp và trúc ra máy xay cầm tay để làm hỗn hợp nhuyễn.
  • Bước 3: Cuối cùng, mẹ bắc bếp, nấu sôi hỗn hợp lần nữa và cho thịt bò vào để khuấy đều tay.
  • Bước 4: Khi thịt chín, mẹ múc ra bát, cho thêm một thìa nước tương và phô mai vào rồi cho bé thưởng thức.

5.2 Cháo thịt bò bí đỏ

Chế biến cháo thịt bò bí đỏ cho bé ăn dặm
Cách nấu và chế biến cháo thịt bò bí đỏ cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

  • Bí đỏ.
  • Nước luộc gà.
  • Viên thịt bò xay.
  • Cháo đã nấu sẵn.

Cách chế biến và nấu thịt bò bí đỏ cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Mẹ cắt hạt lựu bí đỏ rồi đem luộc; sau đó xay nhuyễn.
  • Bước 2: Cho cháo vào nồi; khi cháo sôi, mẹ cho bí đỏ vào quậy lên.
  • Bước 3: Thịt bò đã xay, mẹ cho vào nồi cháo bí đỏ; rồi quấy đều hỗn hợp đến khi chín.
  • Bước 4: Sau khi cháo đủ nóng và nhuyễn; mẹ múc ra bát cho bé cưng thưởng thức nhé.

>> Mẹ xem thêm: Cách nấu cháo thịt bò cho bé ăn dặm ngon như cháo hàng

5.3 Cháo thịt bò, bí đỏ, nấm

Nguyên liệu:

  • Bí đỏ.
  • 3 cây nấm nhỏ.
  • Viên thịt bò đã xay.
  • Nước luộc gà và cháo nấu sẵn.
  • Một viên phô mai, một thìa nước tương Nhật, một thìa dầu ô liu.

Cách chế biến và nấu thịt bò, bí đỏ, và nấm cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Bí đỏ, nấm thái nhỏ hạt lựu cho dễ chín.
  • Bước 2: Cho hộp nước dùng, nấm và bí đỏ vào nồi đun sôi;
  • Bước 3: Cho nhỏ lửa cho cháo đã nấu sẵn ở cốc nấu cháo vào đun cùng rồi tắt bếp.
  • Bước 4: Dùng máy xay cầm tay, xay nhỏ thức ăn trong nồi, bật bếp cho thịt bò xay vào quấy đều rồi tắt bếp.
  • Bước 5: Đổ cháo ra bát, cho thêm một thìa nước tương, một thìa dầu ô liu, một viên phomai vào là bé ăn được rồi mẹ nhé!

>> Mẹ xem thêm: Ăn dặm bé chỉ huy BLW là gì? Nên áp dụng cho trẻ ở độ tuổi nào?

6. Lưu ý khi chế biến và nấu thịt bò cho bé

Mẹ lưu ý những điều sau đây khi chế biến thịt bò cho bé ăn dặm:

  • Mẹ chọn mua thịt bò ở những nơi uy tín, màu thịt còn tươi.
  • Sơ chế thịt bò sạch sẽ để khô ráo trước khi ướp gia vị.
  • Mẹ nên ướt ít gia vị, vì để con có thể cảm nhận được hương vị của thịt bò là như thế nào.
  • Bên cạnh thịt bò, mẹ cần kết hợp thêm nhiều thực phẩm khác để con được hấp thụ đa dạng chất dinh dưỡng. Gợi ý cho mẹ 12 thực phẩm ăn dặm cho bé bổ dưỡng và cách chế biến.

Bên cạnh cách nấu và chế biến thịt bò mềm cho bé ăn dặm, mẹ có thể đa dạng món ăn bằng cách nấu súp rau củ thịt bò cho bé ăn dặm để con không bị ngấy và ăn được nhiều hơn mẹ nhé.

Tất cả nội dung trên là những gì mẹ cần biết về thắc mắc trẻ mấy tháng ăn được thịt bò; hoặc bé 7 tháng ăn được thịt bò chưa. Đồng thời, Marrybaby cũng hướng dẫn cách làm thịt bò mềm cho bé ăn dặm.

[inline_article id=276187]

Categories
Chuẩn bị mang thai

Cảm giác khi quan hệ lần đầu của phụ nữ có thật sự thăng hoa?

Cảm giác khi quan hệ lần đầu của phụ nữ như thế nào? Hầu hết phụ nữ đều rất hồi hộp và đặt nhiều kỳ vọng vào lần đầu tiên làm chuyện ấy. Lần đầu quan hệ với người mình yêu, phái đẹp thường băn khoăn không biết làm thế nào để chuyện ấy diễn ra suôn sẻ, lo lắng liệu có bị đau không, có được lên đỉnh không? Rất nhiều những thắc mắc và cảm xúc đan xen.Cảm giác quan hệ lần đầu là như thế nào? Làm gì để chuyện ấy thăng hoa? Bài viết dưới đây sẽ giúp các cặp đôi tháo gỡ những vướng mắc để tự tin nhập cuộc và có được những dấu ấn đáng nhớ trong lần đầu.

Lần đầu tiên quan hệ nên chuẩn bị gì?

Lần đầu của con gái như thế nào? Trong lần đầu tiên làm chuyện ấy cùng người yêu, bạn hãy để ý đến những ‘tuyệt chiêu’ sau để việc quan hệ lần đầu diễn ra suôn sẻ hơn nhé!

1. Cả hai cùng sẵn sàng cho chuyện ấy

Lần đầu tiên của con gái như thế nào? Để quan hệ tình dục lần đầu ít bị đau, cả hai cần sự tự nguyện và thoải mái tuyệt đối, đặc biệt là phụ nữ. Việc gượng ép sẽ dẫn đến tâm lý nặng nề và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc ‘yêu’. Nếu nàng không mong muốn chuyện ấy thì âm đạo không tiết đủ lượng chất nhầy cần thiết và hậu quả là cơ quan sinh dục của cả hai đều bị tổn thương.

2. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ

Lần đầu quan hệ như thế nào? Để giúp cho cuộc yêu thêm thăng hoa, bạn và đối phương nên tắm rửa và vệ sinh cá nhân thật cẩn thận, nhất là vùng kín. Đồng thời, bạn cũng cần kiểm tra xem bộ phận sinh dục của mình có bị thương, nhiễm trùng hoặc xuất hiện mụn hay những triệu chứng bất thường không. Nếu có, bạn không nên làm chuyện ấy với người yêu để tránh viêm nhiễm.

3. Dùng bao cao su khi quan hệ lần đầu

Lần đầu của con gái như thế nào? Nếu chưa sẵn sàng cho hôn nhân, bạn nên dùng bao cao su hoặc sử dụng màng chắn miệng khi quan hệ tình dục bằng miệng. Đây cũng là cách giúp bạn có thể bảo vệ bản thân tránh khỏi những bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc mang thai ngoài ý muốn.

Cảm giác khi quan hệ lần đầu của phụ nữ: Lo lắng

Cảm giác khi quan hệ lần đầu của phụ nữ

Dưới đây là 5 cảm giác của phụ nữ khi quan hệ lần đầu, các nàng nên biết để thoải mái và chuẩn bị tâm lý tốt hơn.

1. Ngại ngùng

Lần đầu của con gái với bạn trai hay với chồng trong đêm tân hôn đều dễ đem lại cảm giác ngại ngùng, bối rối. Có thể nói, quan hệ tình dục là cảnh giới cao nhất của việc thân mật thể xác. Vì vậy, lần đầu tiên gần gũi chàng, có nhiều động tác thân mật nên hầu hết phụ nữ đều cảm thấy ngại ngùng trong trường hợp này.

2. Cảm giác khi quan hệ lần đầu của phụ nữ: Lo lắng

Bên cạnh sự ngượng ngùng, e ấp, cảm giác khi quan hệ lần đầu của phụ nữ còn là sự lo lắng. Sợ đau là nguyên nhân chủ yếu khiến nàng lo lắng, thậm chí sợ hãi. Ngoài ra, hầu hết các cô gái đều chưa sẵn sàng cho việc làm mẹ tại thời điểm lần đầu tiên quan hệ. Vì vậy, nàng sẽ lo lắng về việc có thai ngoài ý muốn hoặc các vấn đề tế nhị về bệnh lây lan qua đường tình dục

3. Hạnh phúc với những màn dạo đầu

Một số trường hợp trong lần đầu của con gái, những cảm giác ngại ngùng, lo lắng ban đầu sẽ nhanh chóng biến mất khi nàng được tận hưởng những giây phút dạo đầu đầy lãng mạn. Màn dạo đầu được xem là món khai vị, giúp cơ thể có sự chuẩn bị trước khi lâm trận. Những nụ hôn và sự âu yếm chắc chắn sẽ kích thích mọi giác quan, đánh thức ham muốn và khiến nàng ngất ngây.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: 4 cách kích thích con gái ham muốn quan hệ, đảm bảo với bạn một phát ăn ngay

4. Đau rát trong khi thâm nhập

Đau rát khi làm chuyện ấy cũng là cảm giác lần đầu quan hệ bởi nhiều nguyên nhân.

Thứ nhất, do tâm lý lo lắng nên chị em không thả lỏng cơ thể, các cơ trở lên co cứng khiến cô bé không có độ co giãn. Bên cạnh đó, tâm lý không thoải mái còn làm cho âm đạo bị khô, nên khi cô bé tiếp xúc với dương vật sẽ dễ gây đau rát.

Thứ hai, trong lần đầu ân ái, chị em thường sẽ bị rách màng trinh. Phần lớn phụ nữ khi rách màng trinh sẽ bị đau và chảy máu. Tuy nhiên có một số chị em không có cảm giác đau trong lần đầu quan hệ, tùy theo cơ địa và giới hạn chịu đau của mỗi người. 

5. Không dễ lên đỉnh như trên phim

Cảm giác khi quan hệ lần đầu của phụ nữ

Phụ nữ không nên quá kỳ vọng vào việc sẽ lên đỉnh trong lần đầu yêu, thậm chí lần thứ 2-3. Có thể trong phim, chuyện ấy diễn ra suôn sẻ và các cặp đôi luôn rất thăng hoa. Thực tế, trong lần đầu tiên quan hệ tình dục, rất ít phụ nữ có được khoái cảm của việc lên đỉnh.

Dẫu sao đây cũng chỉ là cảm giác khi quan hệ lần đầu của phụ nữ, việc thăng hoa trong ân ái đòi hỏi nhiều trải nghiệm và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: 13 cách làm phụ nữ lên đỉnh để vợ chồng tăng khoái cảm

Cách quan hệ lần đầu không đau

Để giải tỏa nỗi lo lắng cũng như hạn chế việc bị đau khi quan hệ, chị em hãy tham khảo một số cách quan hệ lần đầu không đau sau đây nhé.

1. Chuẩn bị tâm lý

Đối với nữ giới, tâm lý là một yếu tố rất quan trọng để đạt được khoái cảm khi quan hệ tình dục. Nếu chị em quá lo lắng, căng thẳng khi lâm trận sẽ khiến cho cô bé trở nên khô, không đủ chất bôi trơn và gây đau rát khi quan hệ.

Ngoài ra, khi tâm lý không thoải mái, chị em sẽ có xu hướng gồng cứng người, cô bé hẹp hơn nên gây khó khăn cho cậu nhỏ khi thâm nhập. Vì vậy, trước khi bước vào cuộc yêu, phụ nữ hãy hít thở sâu để cơ thể hoàn toàn thả lỏng và chuẩn bị cho những cảm giác đê mê, khó quên.

2. Đừng quên màn dạo đầu

màn dạo đầu trong khi quan hệ lần đầu

Bạn còn nhớ cảm giác khi quan hệ lần đầu của phụ nữ không? Đó chính là cảm giác đau rát khi chàng thâm nhập. Vì vậy, lần đầu không thể thiếu màn dạo đầu nóng bỏng.

Màn dạo đầu như một bước dẫn dắt chàng và nàng lên những nấc thang thăng hoa. Những động tác kích thích những điểm nhạy cảm trên cơ thể phụ nữ sẽ giúp các cặp đôi bớt căng thẳng và chuẩn bị cho cuộc ân ái. Phần lớn chị em sẽ cảm thấy không đau đớn khi bị thâm nhập nếu trước đó đã có một “món khai vị” bài bản và đủ dài.

Hơn nữa, màn dạo đầu sẽ giúp âm đạo nàng tiết ra nhiều nước để bôi trơn, từ đó làm giảm cảm giác đau rát khi quan hệ. 

3. Dùng chất bôi trơn

Dùng chất bôi trơn là cách hỗ trợ cho “cậu bé” thâm nhập nhẹ nhàng, trơn tru hơn, hạn chế cảm giác đau. Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại chất bôi trơn khác nhau với những ưu, nhược điểm riêng. Tùy theo cơ địa và sở thích, bạn hãy chọn lựa loại phù hợp và ít có khả năng gây dị ứng nhé.

4. Chọn tư thế thích hợp

Nếu muốn cảm giác quan hệ lần đầu là hạnh phúc thăng hoa, các cặp đôi cần lựa chọn những tư thế thích hợp để chuyện ấy mượt mà, không gây đau.

Có rất nhiều tư thế phòng the khác nhau và mỗi tư thế mang lại một khoái cảm riêng. Tuy nhiên, trong lần đầu tiên, các cặp đôi được khuyến khích nên sử dụng các tư thế nhẹ nhàng, căn bản để giúp cơ thể nàng tập làm quen với sự xâm nhập. 

>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bật mí 9 tư thế quan hệ truyền thống đưa nàng lên đỉnh

5. Trao đổi cùng chàng

chia sẻ những mong muốn trước khi quan hệ

Cảm giác của phụ nữ khi quan hệ lần đầu không tránh khỏi sự ngại ngùng, không biết nói gì, làm gì. Để tự tin nhập cuộc, nàng nên tâm sự cùng chàng về những cảm xúc, suy nghĩ, mong muốn của mình trong chuyện ấy. Đây là cách giúp cho cặp đôi thấu hiểu đối phương hơn, từ đó nam giới sẽ giúp cho nàng đỡ đau trong lần đầu tiên.

6. Sử dụng biện pháp tránh thai nếu cần thiết

Trong trường hợp chị em chưa sẵn sàng cho việc mang thai hoặc không chắc chắn về nguy cơ lây nhiễm các bệnh tình dục, thì lời khuyên là hãy sử dụng bao cao su. Tự bảo vệ mình bằng các biện pháp an toàn sẽ giúp phụ nữ không còn lo lắng về những điều không mong muốn xảy ra sau khi quan hệ. Từ đó, nàng sẽ thoải mái tâm trí và thả lỏng cơ thể để nhập cuộc mà không bị đau đớn.

Cảm giác khi quan hệ lần đầu của phụ nữ tuy không giống nhau nhưng hầu hết đều để lại những ấn tượng sâu sắc. Để lần đầu tiên diễn ra trọn vẹn và đáng nhớ, nàng đừng quên bỏ túi những bí kíp mà MarryBaby đã chia sẻ ở trên nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cách nấu cháo cá thác lác cho bé nhìn bắt mắt, chỉ muốn ăn ngay

Trong các loại cá bổ dưỡng phải kể đến cá thác lác (cá thát lát) bởi thịt cá vừa dai lại vừa ngon. Hãy tìm hiểu cách nấu cháo cá thác lác cho bé ăm dặm nhé!

Cách nấu cháo cá thác lác cho bé
Cách nấu cháo cá thác lác cho bé ăn dặm ngon miệng

Cá thác lác (cá thát lát) có thể kết hợp với nhiều loại rau củ khác nhau để làm mới thực đơn ăn dặm của bé. Sử dụng cá thát lát thường xuyên sẽ có tác dụng tích cực đến cơ thể trẻ, giúp con phát triển toàn diện. 

Trước khi tìm hiểu cách nấu cháo cá thác lác, mẹ cần biết có nên cho trẻ ăn cá thát lát và trẻ mấy tháng thì ăn được cá thát lát. 

Có nên cho trẻ ăn cá thát lát?

Cá thát lát là loại cá phổ biến ở khu vực sông Cửu Long với thịt trắng, dai, bề ngoài có thân dẹt, toàn thân phủ vây nhỏ màu nhạt, lưng cá màu nâu tím đến nâu xám, bụng màu trắng bạc. Trong cá còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho trẻ em, người lớn, bà bầu và cả người cao tuổi.

Theo đông y, cá thát lát có vị ngọt, tính bình, không độc giúp bổ khí huyết, giảm đau, tráng dương bổ thận, trừ phong thấp, nhuận trường. Có thể dùng cá thát lát kết hợp với nhiều bài thuốc khác nhau. 

Theo tây y, trong cá thát lát có chứa chất béo, chất đạm, axit béo omega 3, vitamin A,… Tỷ lệ arachidonic axit và eicosapentaenoic axit (EPA) trong cá chiếm 16,5% và 10,6% trong tổng lượng phospholipid nên rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Chính vì vậy mà mẹ cần nên biết cách nấu cháo cá thác lác cho bé. 

[inline_article id=137530]

Dưới đây là những lợi ích của cá thát lát với bé 

  • Hỗ trợ mắt sáng, khỏe 
  • Nâng cao hệ miễn dịch 
  • Giúp nhuận tràng, hạn chế táo bón
  • Bảo vệ tim mạch
  • Cải thiện giấc ngủ 
  • Bồi bổ cơ thể 
  • Giúp phát triển trí não, tăng cường trí nhớ 

Trẻ mấy tháng ăn được cá thát lát?

Cách nấu cháo cá thác lác cho bé
Cá thác lác chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ trên 6 tháng tuổi có thể dùng cá trong thực đơn ăn dặm. Nếu bé nhà bạn trên 6 tháng tuổi thì mẹ đừng chần chờ học cách nấu cháo cá thác lác cho bé nhé.

Các loại cá nói chung đều có thể gây dị ứng, do đó khi mới bắt đầu, bạn nên cho bé ăn ít và từng chút một để theo dõi phản ứng của cơ thể trẻ. 

Trong trường hợp gia đình có tiền sử dị ứng hải sản hoặc bạn không yên tâm khi cho bé ăn cá quá sớm thì có thể chờ bé sang tháng thứ 7, thứ 8 trở lên. Hệ tiêu hóa và cơ thể bé lúc này đã khá tốt, bạn có thể cho con ăn thử cá thát lát. 

Cách nấu cháo cá thác lác cho bé

1. Cách nấu cháo cá thác lác cho bé kết hợp cùng cà rốt 

Cách nấu cháo cá thác lác cho bé với cà rốt
Cháo cá thác lác với cà rốt

Nguyên liệu

  • Gạo: 40g
  • Cà rốt: 30g
  • Thịt cá thát lát: 30g
  • Tỏi, hành lá 
  • Gia vị: dầu ăn, hạt nêm cho bé

Cách thực hiện 

  • Thịt cá bạn rửa sạch cho vào nồi hấp chín. Sau đó dùng tay xé nhỏ, bỏ xương chỉ lấy thịt. Hoặc bạn có thể mua thịt cá nạo sẵn ở siêu thị.
  • Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và băm nhỏ. 
  • Gạo vo sạch rồi đổ nước vừa đủ vào nồi để nấu thành cháo
  • Đem tỏi phi thơm rồi cho cà rốt và cá lác lác vào xào sơ
  • Tiếp đến cho cá và cà rốt đã xào vào nấu cùng với cháo, để lửa nhỏ liu riu cho đến khi cháo nhừ 
  • Bạn có thể thêm gia vị cho vừa ăn rồi múc ra cho bé dùng. 

2. Cháo cá thát lát rau mồng tơi 

Rau mồng tơi
Cách nấu cháo cá thát lát rau mồng tơi

Nguyên liệu

  • Cá thát lát: 50g
  • Mồng tơi: 50g
  • Gạo ngon: 1/2 chén
  • Hành tím băm nhuyễn
  • Gia vị: dầu ăn, nước mắm

Cách thực hiện 

– Vo gạo rồi cho vào nồi nước nấu thành cháo

– Rau mồng tơi nhặt lấy lá non và rửa sạch, chần sơ trong nước nóng, cắt nhỏ. 

– Cá thát lát ướp một tí nước mắm. Lấy chảo phi hành tím rồi cho cá vào xào cho thơm

– Khi cháo đã chín nở bung hạt thì cho cá và rau vào khuấy đều. 

– Để cháo sôi thêm 7-10 phút thì nêm gia vị, rồi tắt bếp. 

3. Cách nấu cháo cá thác lác cho bé với ruột bầu 

Ruột bầu

Nguyên liệu

  • Gạo: 50g
  • Ruột bầu: 20g
  • Cá thát lát: 40g
  • Dầu ăn cho bé: 1 thìa
  • Gia vị: hạt nêm hoặc nước mắm

Cách thực hiện

  • Bầu mua về gọt vỏ, rửa sạch, lấy phần ruột băm nhuyễn. 
  • Cá thát lát đem luộc rồi lấy thịt, bỏ xương
  • Gạo vo sạch, nấu thành cháo. Tiếp đến bỏ bầu và cá thát lát vào, nêm thêm gia vị 
  • Khi cháo sôi thì tắt bếp, cho thêm 1 thìa dầu ăn dặm cho bé.

4. Cách nấu cháo cá thác lác cho bé: Cháo nấm rơm 

Cách nấu cháo cá thác lác cho bé: Cháo nấm rơm 

Nguyên liệu 

  • Gạo ngon: 1/2 chén
  • Nấm rơm: 1 nắm
  • Cá thát lát phi lê: 50g
  • Hành, tỏi, nước mắm, dầu ăn

Cách thực hiện

  • Cá thát lát ướp một ít gia vị. Nấm rơm ngâm muối, rửa sạch, cắt chân.
  • Vo gạo sạch, cho vào nồi nước nấu thành cháo
  • Phi thơm tỏi với hành, cho nấm rơm và cá vào xào qua cho dậy mùi.
  • Khi cháo chín nở hạt, cho cá thát lát và nấm rơm đã xào vào khuấy đều.
  • Nêm gia vị rồi chờ cho cháo sôi thêm 5-10 phút thì tắt bếp
  • Thêm hành lá băm nhỏ vào rồi múc ra bát cho bé thưởng thức.

Nếu mẹ đã nắm các cách nấu cháo cá thác lác cho bé như trên thì chẳng còn lo thực đơn ăn dặm của con tẻ nhạt nữa. Bên cạnh đó, mẹ có thể tìm hiểu các cách nấu cháo cá khác cho bé như cháo cá lóc, cháo cá bớp, cháo cá bống, cháo cá thu, cháo cá hồi

Lưu ý khi nấu cháo cá thát lát cho bé

Lưu ý khi nấu cháo cá thác lác cho bé

Để có cách nấu cháo cá thác lác cho bé ngon, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:

– Cũng như các loại cá khác, bạn có thể kết hợp nấu cháo cá thát lát cùng nhiều loại thực phẩm như bông cải xanh, cà rốt, rau cải, đậu xanh, khoai lang, bí đỏ,…

– Nên mua thịt cá thát lát nạo sẵn. Nếu bạn mua cá tươi thì nên luộc trước rồi bỏ xương lấy thịt 

– Cách tốt nhất sau khi nấu cháo xong thì xay nhuyễn thêm lần nữa để đảm bảo không còn xương cá.

– Đối với bé dưới 1 tuổi nên hạn chế cho thêm muối vào trong các món ăn dặm của trẻ. Bởi nếu lượng muối quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng quá tải và thận của con phải làm việc quá sức. 

– Trẻ 6 – 12 tháng: Mỗi bữa có thể ăn 20–30g thịt của cá, mỗi ngày có thể ăn 1 bữa và ăn 3 – 4 bữa/tuần.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cách nấu cháo cá cho bé không bị tanh mẹ đừng bỏ qua

Ở trên là 4 cách nấu cháo cá thác lác cho bé kết hợp cùng nhiều loại rau củ khác nhau. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn biết thêm về tác dụng của cá thát lát và có thực đơn ngon miệng cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con. 

Đào Phương Anh

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ bị sốt có nên nằm máy lạnh để hạ nhiệt trong thời tiết nóng, oi bức?

trẻ bị sốt có nên nằm máy lạnh?
Trẻ bị sốt có nên nằm máy lạnh khi thời tiết quá ngột ngạt, oi bức?

Thời tiết oi ả của mùa hè khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi, dễ sinh nhiệt bên trong cơ thể. Vì vậy, ba mẹ thường cho trẻ nằm trong phòng máy lạnh mát mẻ để tránh bị sốc nhiệt, hạn chế tình trạng nổi rôm sẩy và dễ ngủ…

Nhưng còn lúc thời tiết chuyển mùa, trẻ bị sốt có nên nằm máy lạnh không? Hãy cùng tìm hiểu một số ảnh hưởng của máy lạnh và các nguyên tắc khi sử dụng thiết bị này để bạn đảm bảo sức khỏe cho con nhé.

Ảnh hưởng của máy lạnh tới sức khỏe của trẻ

Hầu hết các bác sĩ đều đồng ý trẻ nằm máy lạnh sẽ an toàn hơn trong môi trường nóng, ngột ngạt.

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, đều không thể tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể tốt bằng người lớn. Điều này làm cho trẻ dễ bị sinh nhiệt cao trong cơ thể và dễ mắc một số bệnh như phát ban, mất nước, kiệt sức vì quá nóng hoặc say nắng.

Hơn nữa, môi trường mát mẻ và thông thoáng sẽ giúp bé ngủ ngon và giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS (Sudden Infant Death Syndrome).

Mặt khác, máy lạnh cũng có những điểm hạn chế. Nếu mẹ muốn biết trẻ bị sốt có nên nằm máy lạnh không thì cần biết một số điều như sau:

ảnh hưởng của máy lạnh đến trẻ

– Phòng quá lạnh có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể của trẻ và dễ làm bé bị cảm lạnh.

– Máy lạnh thường được sử dụng trong một không gian kín nhất định để tăng hiệu suất và tiết kiệm năng lượng, nhưng không khí trong phòng khó lưu thông ra bên ngoài. Vì vậy bệnh về đường hô hấp rất dễ lây lan nhanh nếu có người bệnh ở cùng phòng máy lạnh.

– Máy lạnh có thể là nguyên nhân chính gây ra các dấu hiệu dị ứng nếu sử dụng trong môi trường không khí nhiều bụi bẩn và nấm mốc. Mặt khác, nếu bạn không vệ sinh và bảo trì máy lạnh theo định kỳ có thể bụi bẩn sẽ phát tán khắp nơi khi hoạt động.

– Nhiệt độ và độ ẩm cơ thể có thể thay đổi nhanh chóng khi sử dụng máy lạnh. Trong một số trường hợp làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp và là một trong những nguyên nhân gây kích ứng cổ họng.  

Máy lạnh gây nhiều trở ngại như vậy, chắc hẳn mẹ sẽ lo trẻ bị sốt có nên nằm máy lạnh không. Cùng đi tìm câu trả lời nhé.

Trẻ bị sốt có nên nằm máy lạnh không?

Khi bị sốt, cơ thể trẻ suy nhược, khó ngủ, ăn không ngon miệng và dễ đổ nhiều mồ hôi. Vì vậy trẻ nên nghỉ ngơi trong phòng mát mẻ, thông thoáng để cân bằng lại nhiệt độ cơ thể, giảm đi sự khó chịu do bị sốt và tránh mất ngủ, biếng ăn.

Trẻ bị sốt có nên nằm máy lạnh không? Trong thời tiết oi bức, trẻ bị sốt nằm phòng máy lạnh sẽ ổn nếu bạn luôn đảm bảo một số nguyên tắc dưới đây.

1. Giữ ấm cơ thể bé đúng cách

trẻ bị sốt có nên nằm máy lạnh nếu mẹ giữ ấm cơ thể bé đúng cách

Trẻ bị sốt có nên nằm máy lạnh không tùy thuộc vào cách bạn đặt bé nằm thế nào so với hướng máy lạnh. Tốt nhất bạn không nên để bé nhận luồng không khí lạnh trực tiếp từ máy lạnh. Hãy cho bé mặc quần áo đầy đủ và nằm xa luồng gió máy lạnh. 

2. Trẻ bị sốt có nên nằm máy lạnh? Có khi nhiệt độ phòng ở mức thích hợp

Nhiệt độ và độ ẩm của môi trường bên ngoài có thể làm ảnh hưởng đến độ mát của máy lạnh. Vì thế nhiệt độ trong phòng có thể trở nên lạnh hơn hay ấm lên một cách nhanh chóng, gây cho bé cảm giác khó chịu.

Bác sĩ nhi khoa khuyên nên duy trì nhiệt độ trong phòng khoảng từ 27-29ºC để trẻ luôn cảm thấy thoải mái.

Đặt chế độ hẹn giờ cho máy lạnh để máy tự tắt, tránh tình trạng căn phòng trở nên quá lạnh. Nếu máy lạnh không có chức năng này, bạn có thể cài đặt đồng hồ hẹn giờ để nhớ tắt máy.

Đối với một số máy lạnh không có màn hình hiển thị nhiệt độ, bạn nên đặt nhiệt kế trong phòng để giúp theo dõi nhiệt độ phòng thường xuyên.

[inline_article id=275695]

3. Bảo trì và vệ sinh máy lạnh theo định kỳ

Trẻ bị sốt có nên nằm máy lạnh? Có nếu bạn bảo trì và vệ sinh máy lạnh định kỳ. Máy lạnh sử dụng lâu ngày sẽ có nhiều bụi bẩn, nấm mốc làm cho máy hoạt động không hiệu quả và dễ dẫn đến tình trạng hư hỏng.

Bên cạnh đó, lượng bụi và nấm mốc tích tụ sẽ dễ dàng phát tán khắp phòng trong lúc hoạt động, dễ gây bệnh hô hấp và dị ứng. Vì thế cần đảm bảo “chăm sóc” máy lạnh theo định kỳ để không ảnh hưởng tới sức khỏe gia đình.

4. Luôn giữ ẩm cho da của bé

dưỡng ẩm da bé

Máy lạnh có thể làm khô da của bé gây phát sinh các bệnh dị ứng. Mẹ nên cho bé uống đủ nước và có thể sử dụng máy phun sương tạo ẩm hoặc đặt một chậu nước trong phòng để không khí không quá khô.

Bạn cũng có thể sử dụng dầu dừa và dầu oliu để dưỡng ẩm da và massage nhẹ nhàng giúp bé được lưu thông máu tốt hơn. 

Như vậy, với câu hỏi trẻ bị sốt có nên nằm máy lạnh không thì nếu đảm bảo được việc dưỡng ẩm da cho bé, mẹ có thể cho con nằm máy lạnh.

5. Không đưa trẻ ra môi trường nóng hơn ngay sau khi ra khỏi phòng máy lạnh

Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể làm cho bé dễ mắc bệnh hơn. Vì vậy mẹ cần tắt máy lạnh để bé làm quen từ từ với nhiệt độ bên ngoài rồi mới đưa bé ra ngoài.

Đọc đến đây có lẽ mẹ đã biết trẻ bị sốt có nên nằm máy lạnh không. Mẹ nhớ nắm giữ các nguyên tắc trên khi cho bé nằm phòng máy lạnh nhé.

Lưu ý khi cho trẻ nằm điều hòa, máy lạnh

Lưu ý khi cho trẻ nằm điều hòa, máy lạnh

Ngoài các nguyên tắc trên, ba mẹ cũng cần lưu ý một số điểm sau khi tìm hiểu trẻ bị sốt có nên nằm máy lạnh không:

– Không nên để trẻ ở phòng máy lạnh thường xuyên. Bé cần ra môi trường bên ngoài vận động, tắm nắng để hấp thu vitamin D cần thiết cho sự phát triển của xương, da và cơ.

– Bổ sung thêm nước và ăn nhiều rau xanh, trái cây để tránh bị mất nước khi nằm phòng máy lạnh lâu.

– Chỉ nên sử dụng máy lạnh khi thời tiết quá nóng bức. Nếu nhiệt độ phòng dễ chịu, bạn nên tận dụng gió tự nhiên và quạt máy để làm mát cho bé.

– Tránh để con tự ý tăng giảm nhiệt độ máy lạnh. Vì sẽ rất nguy hiểm nếu nhiệt độ phòng và nhiệt độ bên ngoài chênh lệch quá lớn.

– Dọn dẹp phòng thường xuyên để tránh bụi bẩn, nấm mốc tích tụ.

– Vệ sinh và lau sạch mồ hôi cho trẻ trước khi vào phòng máy lạnh vì lúc này lỗ chân lông trên da bé giãn nở để thoát nhiệt trong cơ thể, nếu gặp không khí lạnh sẽ dễ bị cảm cúm.

– Chú ý giữ ấm đầu, cổ, tay, chân, bụng của bé khi nằm máy lạnh.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Trẻ bị viêm phổi có nên nằm điều hòa hay không?

Trẻ bị sốt có nên nằm máy lạnh? Bé có thể nằm máy lạnh để cảm thấy dễ chịu hơn khi thời tiết quá nóng nhưng phải chú ý một số quy tắc để đảm bảo bệnh của bé không nặng hơn. Ngoài ra nếu thời tiết mát mẻ hoặc lạnh thì bạn không nên cho bé nằm máy lạnh nhé.

Ngọc Trân

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cách nấu nước mía cho bé tốt nhất các mẹ nên biết

cách nấu nước mía cho bé
Cách nấu nước mía cho bé đơn giản, dễ thực hiện

Trong thời kỳ bé bắt đầu ăn dặm, có rất nhiều mẹ loay hoay tìm nhiều công thức nấu ăn dinh dưỡng cho bé. Một trong những phương pháp hữu ích được các mẹ mách nhau đó là dùng mía luộc lấy nước cho bé uống hoặc dùng để nấu cháo. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách nấu nước mía cho bé đảm bảo an toàn sức khỏe.

Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn mẹ cách nấu nước mía cho bé để bạn giúp con đổi vị.

Mía luộc có tác dụng gì với bé?

Mía là thực phẩm giàu dinh dưỡng, do đó sử dụng mía luộc có nhiều tác dụng tuyệt vời cho bé, như:

1. Cung cấp nguồn khoáng chất dồi dào

Nước mía rất dồi dào nguồn khoáng chất tốt cho cơ thể, nhất là đối với trẻ nhỏ. Nước mía chứa khoảng 70% lượng đường tự nhiên và dưỡng chất quan trọng như đạm, tinh bột, vitamin C, B1, B2, B6…

Vậy nên, mẹ cần biết cách nấu nước mía cho bé để chế biến đồ ăn dặm ngon miệng cho con.

2. Phòng tránh dị ứng cho trẻ

Trẻ nhỏ thường rất dễ bị dị ứng bởi nhiều tác nhân như thức ăn, mỹ phẩm… do làn da bé còn mỏng manh và hệ tiêu hóa chưa thật sự hoàn thiện.

Cách nấu nước mía cho bé sẽ giúp con yêu phòng tránh dị ứng nhờ hỗ trợ bé nâng cao sức đề kháng và tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa.

[inline_article id=218604]

3. Giúp tăng cường hệ miễn dịch

Trong thành phần nước mía có các vitamin và hàm lượng đáng kể canxi, sắt, kali, kẽm, magie… Đây đều là những chất cần thiết để hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, đồng thời tăng cường khả năng của dạ dày, tim, thận và mắt.

4. Mẹ cần biết cách nấu nước mía cho bé để con ngừa bệnh tiểu đường

Có rất nhiều người thường nghĩ mía có nhiều đường nên uống nước mía nhiều sẽ làm tăng nguy cơ tiểu đường. Thế nhưng, sự thật là ngược lại, nước mía còn giúp làm giảm nguy cơ tiểu đường. Bởi lượng đường trong mía là đường tự nhiên, rất dễ tiêu hóa và bài tiết qua nước tiểu.

5. Nước mía giúp thanh lọc cơ thể

Là loại nước có tính mát nên giúp thanh nhiệt cực tốt. Không chỉ vậy, nước mía còn có khả năng giải độc hiệu quả. Vì thế, trong những ngày hè nắng nóng, mẹ nên tìm hiểu cách nấu nước mía cho bé để con bổ sung nước hiệu quả. 

Mía luộc có tác dụng gì với bé?

Bé mấy tháng uống được nước mía?

Là nước uống tự nhiên lại có nhiều lợi ích cho sức khỏe của bé nên mẹ có thể cho bé dùng bắt đầu từ 7-8 tháng tuổi. Vì ở độ tuổi này, trẻ đã quen dần với việc ăn dặm và thích nghi được với những thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Nếu con yêu chưa đến độ tuổi dùng nước mía, mẹ cứ học cách nấu nước mía cho bé trước để đến khi con đủ tuổi dùng sau cũng được.

Dung lượng nước mía bé uống chỉ khoảng từ 30-50ml mỗi ngày. Tránh sử dụng quá nhiều sẽ gây tình trạng thừa chất, không tốt cho sự phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, lạm dụng nước mía để cho trẻ uống hay nấu ăn có thể gây rối loạn vị giác của bé, do đó mỗi tuần mẹ chỉ nên sử dụng nước mía cho bé khoảng 2-3 lần. 

[inline_article id=218604]

Cách nấu nước mía cho bé

Để đảm bảo nguồn dinh dưỡng từ nước mía, mẹ nên thực hiện cách nấu nước mía cho bé như sau:

– Mía tươi cắt thành khúc, rửa sạch, cho vào nồi cùng nước, đun sôi khoảng 15-20 phút cho mía tiết ra hết chất.

– Nước mía thành phẩm mẹ lọc ra (loại bỏ những cặn mía nếu có) rồi để nguội cho bé uống. Mẹ cũng có thể dùng mía làm nước nấu món ăn dặm cho bé. Ví dụ như cháo nước mía, nước mía hạt sen…

cách nấu nước mía cho bé

Lưu ý khi nấu nước mía cho bé

Bên cạnh học cách nấu nước mía cho bé, mẹ cũng cần đảm bảo lưu ý những điều dưới đây:

– Lựa chọn cây mía sạch, đảm bảo an toàn, không có thuốc bảo vệ thực vật. 

– Sử dụng khúc mía thẳng, mía không bị sâu đục để nấu.

– Nồi nấu nước mía phải vệ sinh sạch sẽ.

– Mẹ không nên cho trẻ có hệ tiêu hóa yếu hay gặp các vấn đề như đi phân lỏng, đầy hơi, khó tiêu dùng nước mía. Đặc biệt, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ hạn chế sử dụng nước mía luộc trong thực đơn hàng ngày của trẻ thừa cân, béo phì để kiểm soát cân nặng cho bé hiệu quả hơn.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: 2 cách nấu nước dùng cho bé ăn dặm khiến bé ăn lem lẻm

Nước mía là thức uống bổ dưỡng cho trẻ. Với cách nấu nước mía cho bé ở trên, các mẹ sẽ có thêm kiến thức bổ ích để làm ra thực phẩm dinh dưỡng và đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của bé.

Ngọc Hoa 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu? Cách chăm sóc trẻ bị sốt virus

Mẹ hãy nên tìm hiểu về căn bệnh sốt virus ở trẻ em này và xem nó kéo dài bao lâu để biết cách chăm sóc cũng như phòng ngừa cho con nhỏ nhé!

Để hiểu hơn sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu, mẹ cần biết sốt virus ở trẻ em là gì, những nguyên nhân và triệu chứng của bệnh.

1. Sốt virus ở trẻ em là gì?

Sốt virus (sốt siêu vi) là tình trạng sốt do nhiễm virus. Virus là những siêu vi trùng cực nhỏ, dễ lây lan từ người này sang người khác.

Khi bé nhiễm virus như bị cảm lạnh hoặc cúm, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng bằng cách hoạt động quá mức. Một phần của phản ứng này thường liên quan đến việc tăng nhiệt độ của cơ thể để bảo vệ cơ thể bé và làm cho virus ít thích nghi với cơ thể.

Khi thấy bé bị sốt virus, nhiều mẹ thường lo lắng sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu để theo dõi sức khỏe của bé tốt hơn.

2. Nguyên nhân gây ra sốt virus ở trẻ em

nguyên nhân

Hiện nay, có rất nhiều chủng loại virus gây nên bệnh sốt siêu vi này, trong đó có những loại tiêu biểu như Adenovirus, Rhinovirus, Enterovirus,… Tùy thuộc vào mỗi chủng loại mà sẽ gây ra những bệnh khác nhau. Mặc khác, tuy có nhiều chủng khác nhau nhưng triệu chứng bệnh thì khá tương đương. 

Hầu hết virus truyền từ người này sang người khác thông qua dịch được bắn ra khi nói chuyện, ho, hắt hơi, sổ mũi. Theo phương thức này, virus rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch một cách nhanh chóng.

Trẻ em thường bị lây nhiễm khi tiếp xúc với những người xung quanh như bạn bè, cô bảo mẫu hoặc cầm nắm đồ chơi hay những vật dụng ở nơi công cộng. Thêm vào đó trẻ có sức đề kháng yếu nên việc nhiễm sốt virus là việc dễ xảy ra.

3. Triệu chứng của sốt virus ở trẻ em

Sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu cũng phụ thuộc vào từng lần bé mắc bệnh, dài ngắn khác nhau, triệu chứng của sốt siêu vi diễn ra như thế nào. Các triệu chứng và biểu hiện của sốt siêu vi ở trẻ em gồm: 

 

  • Sốt cao
  • Đau nhức mình mẩy
  • Đau đầu
  • Viêm long đường hô hấp
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Nôn
  • Phát ban
  • Viêm kết mạc mắt
  • Viêm hạch

4. Sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu?

Sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu

 

Sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu? Mẹ tìm hiểu thông tin dưới đây sẽ có câu trả lời.

Sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu cũng phụ thuộc vào loại virus gây bệnh gì.

Sốt virus có thể diễn tiến thành sốt xuất huyết, cũng có thể là viêm đường hô hấp, cảm cúm hay sốt phát ban, thậm chí là bệnh tay chân miệng.

Thường bác sĩ nhi khoa sẽ hẹn mẹ đưa bé đi khám bệnh lại mỗi ngày hay làm một số xét nghiệm để biết thêm chính xác trẻ bị bệnh gì. Nếu không tìm được nguyên nhân gây sốt, cũng như loại trừ các nguyên nhân do vi khuẩn, bác sĩ vẫn giữ nguyên chẩn đoán nhiễm virus (siêu vi) và bệnh này thường sẽ tự khỏi trong vòng 5-7 ngày.

5. Sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu phụ thuộc vào cách điều trị sốt virus ở trẻ tại nhà

Sau khi biết sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu, mẹ có lẽ sẽ mong muốn tìm hiểu cách chăm sóc bé tại nhà để con nhanh khỏi bệnh.

Các bệnh do virus (siêu vi) gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng. Đối với sốt virus hay nhiễm virus ở trẻ em cũng vậy. Do đó, các biện pháp thường áp dụng là:

5.1 Chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi

  • Cởi bỏ bớt chăn mền, quần áo, chỉ cho trẻ mặc một lớp quần áo mỏng, trắng để cơ thể tỏa nhiệt làm giảm sốt.
  • Sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sốt cao từ 38,5ºC trở lên. Thuốc được chọn là acetaminophen (paracetamol) vì đây là thuốc hiệu quả nhanh, thường có tác dụng 30 phút và kéo dài từ 4-6 giờ, ít tác dụng phụ. Cần cho trẻ uống đúng liều 10–15 mg/kg/lần, ngày uống 4 lần nếu trẻ còn sốt.
  • Sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu còn tùy thuộc vào cách mẹ chăm sóc bé thế nào. Mẹ nên lau mát người bé bằng nước ấm khi trẻ sốt cao trên 39-40ºC, gây khó chịu trong khi chờ tác dụng của thuốc hạ sốt hoặc trẻ đang co giật. Tránh dùng nước lạnh hay nước đá sẽ làm các mạch máu co lại không tỏa nhiệt được.
  • Kiểm tra nhiệt độ trẻ mỗi 15–30 phút, ngưng lau mát khi nhiệt độ dưới 38ºC.

5.2 Bù nước

Sốt cao khiến bé dễ bị mất nước và gây rối loạn điện giải cơ thể. Do đó nên cho trẻ uống nhiều nước đun sôi hoặc bù nước điện giải cho bé theo chỉ định từ bác sĩ.

5.3 Chống bội nhiễm

 

Sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu? Khoảng 3-7 ngày. Song nếu mẹ không biết cách chăm sóc bé và để tình trạng này kéo dài, trở nặng hơn, trẻ sẽ bị bội nhiễm. Để phòng ngừa tình trạng này, mẹ nên thực hiện những điều dưới đây:

  • Vệ sinh sạch sẽ cho bé, tắm bằng nước ấm, phòng kín. Nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng Natrichlorua 0,9% để tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.
  • Cách ly trẻ không cho đến trường (vì bệnh có thể gây thành dịch).
  • Giữ ấm cho trẻ.

5.4 Chế độ dinh dưỡng

Sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu

Sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu cũng phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng mẹ cho bé ăn. Nếu mẹ cho bé ăn đủ chất, ăn nhiều thực phẩm chứa viatmin C như cam, quýt, ớt chuông,… Thì trẻ sẽ được tăng cường sức đề kháng và mau khỏi bệnh. Ngoài ra, mẹ nên cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng. 

5.5 Những điều không nên làm

  • Quấn kín trẻ
  • Kiêng ăn uống
  • Nặn chanh, đổ sả, đổ thuốc vào miệng trẻ khi trẻ đang co giật vì gây sặc, tắc đường thở dẫn đến tử vong
  • Cạo gió, cắt lể

6. Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

 

Biết được sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu rất quan trọng. Bởi đây sẽ là một trong những yếu tố giúp mẹ biết có cần đưa con đến bệnh viện không:

  • Trẻ sốt cao trên 38,5ºC và không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Sốt kèm co giật.
  • Trẻ biếng ăn, bỏ bú, nôn tất cả mọi thứ kể cả nước.
  •  Người tím tái, mất ý thức, li bì.
  • Sốt kèm xuất hiện chấm xuất huyết ở da, nổi mụn nước lòng bàn tay chân hoặc mụn nước ngứa toàn thân, phát ban hay kèm biểu hiện bất thường nào khác.

>> Để biết cách phòng ngừa sốt virus ở trẻ em, mẹ có thể tìm hiểu thêm: Trẻ bị sốt siêu vi có tắm được không? Cách tắm đúng cho trẻ

Như vậy, mẹ đã biết sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu rồi phải không? Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp mẹ chăm sóc con tốt nhất để bé nhanh khỏi bệnh.

[inline_article id=170213]

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cách nấu cháo rắn nước cho bé chuẩn vị

cách nấu cháo rắn nước cho bé
Mẹ đã biết cách nấu cháo rắn nước cho bé như thế nào chưa?

Rắn nước là loài rắn lành tính, không có nọc độc như các loài rắn hổ. Loài này sinh sống chủ yếu ở kênh rạch, ao hồ nên thường xuất hiện nhiều ở các tỉnh miền Tây. Thịt rắn được xếp vào loại cao cấp, chứa nhiều dưỡng chất và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. 

Thế nhưng, hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ còn quá non nớt, liệu rằng mẹ có nên cho trẻ ăn thịt rắn không? Và nếu nên thì cách nấu cháo rắn nước cho bé sẽ thế nào?

Có nên cho trẻ ăn thịt rắn?

Trong Đông y, thịt rắn có vị ngọt, mặn, mùi tanh, tính ấm. Rắn nước là một trong những bài thuốc quý có tác dụng khử phong, giảm đau, trừ thấp, tiêu độc, đau xương khớp, chân tay tê mỏi, bệnh chàm… Đặc biệt thịt rắn còn có thể giúp bồi bổ cơ thể trẻ nhỏ, nam giới. Chính vì vậy mà mẹ hãy học cách nấu cháo rắn nước cho bé nhé. 

Thịt rắn tương đối nhiều nạc, mềm, giàu đạm, ít mỡ. Thành phần dinh dưỡng khá phong phú gồm các nhóm vitamin A, D, B1, B2, B6, B9 cũng như các khoáng chất quý như kali, sắt, kẽm, magie, canxi, phốt pho… 

Bên cạnh đó, thịt rắn còn chứa nhiều loại axit amin cần thiết giúp tăng cường sức sống của tế bào não. Vì những đặc điểm trên, thịt rắn có thể được dùng như một loại thịt cung cấp chất đạm, bổ sung dưỡng chất cho bé. Vì thế, mẹ đừng ngại học cách nấu cháo rắn nước cho bé nhé.

Trẻ mấy tháng ăn được thịt rắn?

Trẻ mấy tháng ăn được thịt rắn?

Biết cách nấu cháo rắn nước cho bé là chưa đủ. Bạn phải biết trẻ mấy tháng ăn được thịt rắn thì mới không gây hại cho con.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu bạn muốn cho trẻ ăn thêm thịt rắn thì thời điểm thích hợp là lúc bé từ 2 tuổi trở đi. Lúc này dạ dày của trẻ đã ổn định và hình thành thói quen ăn dặm, có thể thử được các món ăn lạ. 

Vì thịt rắn có tính nóng, ăn nhiều không tốt nên bạn chỉ cho trẻ ăn 1-2 lần/tuần bên cạnh các loại thịt khác. 

Với trẻ nhỏ, bạn chỉ nên chọn thịt rắn nước hoặc rắn mối không có độc. Cần chế biến kỹ để tránh bị tanh, khó ăn hoặc có thể thay thế thành thịt lươn sẽ tốt hơn. 

Nếu trong quá trình cho bé ăn các món chế biến từ thịt rắn mà bạn phát hiện trẻ bị nổi mẩn đỏ hay có những dấu hiệu lạ khác thường thì tuyệt đối cho bé ngừng ăn và đưa bé ngay đến bệnh viện.  

Cách nấu cháo rắn nước cho bé

1. Cháo rắn nước nấm rơm 

cháo rắn nước nấm rơm

Nguyên liệu

  • Gạo tẻ: 1/2 bát nhỏ
  • Thịt rắn nước: 50g 
  • Nấm rơm: 30g
  • Gia vị: nước mắm, dầu ôliu
  • Hành tím và hành lá băm nhuyễn

Cách thực hiện

  • Vo sạch gạo rồi nấu thành cháo.
  • Nấm rơm cắt bỏ chân, rửa với nước và ngâm trong nước vo gạo có thêm chút muối khoảng 30 phút cho nấm sạch, trắngSau đó băm nhỏ.
  • Bạn lấy một khúc thịt rắn đem đi hấp hoặc luộc chín rồi bỏ xương lấy thịt, ướp với ít nước mắm.
  • Bắc chảo lên bếp, cho dầu ôliu, phi thơm hành băm nhuyễn và cho thịt rắn, nấm rơm vào xào cùng.
  • Khi cháo gần chín thì đổ thêm hỗn hợp thịt nấm, nêm gia vị vừa ăn.
  • Khi cháo sôi thêm lần nữa thì thêm hành lá và tắt bếp.

2. Cách nấu cháo rắn nước cho bé kết hợp đậu xanh 

Cách nấu cháo rắn nước cho bé kết hợp đậu xanh 

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Thịt rắn nước: 40g 
  • Đậu xanh: 1 nắm 
  • Gạo: 50g 
  • Hành tím, hành lá
  • Gia vị: dầu ôliu, nước mắm dành cho bé 

Cách thực hiện 

  • Bạn cần ngâm đậu xanh và gạo khoảng 30 phút, sau đó đem nấu thành cháo.
  • Sơ chế sạch thịt rắn nước rồi đem hấp. Tiếp theo cần lọc xương lấy thịt .
  • Hành phi thơm trong dầu ôliu rồi cho cá vào xào và nêm gia vị.
  • Khi cháo chín, cho thịt rắn đã xào vào, nấu thêm 3-4 phút nữa thì tắt bếp. Cho trẻ ăn lúc còn ấm.

3. Cách nấu cháo rắn nước cho bé với mồng tơi 

Cách nấu cháo rắn nước cho bé với mồng tơi 

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Rau mồng tơi: 30g
  • Thịt rắn nước: 40g
  • Gạo tẻ: 50g
  • Dầu ôliu 
  • Hạt nêm cho bé

Cách thực hiện  

  • Sơ chế thịt rắn, cắt khúc, đem đi luộc hoặc hấp với gừng hoặc xả để khử mùi tanh.
  • Rau mồng tơi nhặt lấy lá nguyên, rửa sạch. Trụng sơ rau với nước nóng rồi cắt nhỏ. 
  • Gạo vo sạch với nước rồi đem nấu cháo.
  • Chờ cho thịt rắn nguội một chút thì tiến hành tách bỏ xương, bỏ da và dằm nhuyễn thịt.
  • Cho dầu ôliu vào chảo, phi thơm hành và xào thịt rắn cho thơm.
  • Cháo sắp chín thì thêm rau mồng tơi, thịt rắn nước, cho thêm hạt nêm rồi khuấy đều.
  • Nấu cho đến khi cháo nhuyễn nhừ thì tắt bếp, cho ra bát để nguội. 

Lưu ý khi nấu cháo rắn nước cho bé

lưu ý khi nấu cháo rắn nước cho bé

– Thịt rắn là loại thịt đặc biệt nên chỉ phù hợp với một số loại rau nhất định như nấm rơm, đậu xanh, mồng tơi, rau đắng. 

– Tuyệt đối không nấu thịt rắn nước với củ cải vì dễ gây ngộ độc. 

– Lúc mua thịt rắn nước bạn nên nhờ người bán sơ chế cho mình. 

– Thịt rắn cần bỏ phần da, ruột, đầu, chỉ cho bé sử dụng phần thịt nạc.

– Nên rửa thịt rắn bằng nước gừng, nước muối hoặc rượu. Không nên rửa bằng nước lạnh sẽ dễ nhiễm khuẩn. 

– Vì rắn có mùi tanh, bạn cần chú ý khi nấu, nên luộc thịt rắn với gừng, xả trước để khử mùi, sau đó xào thêm 1 lần nữa cho thơm hơn. 

– Không nêm gia vị đậm vì không phù hợp với trẻ. 

– Cần lựa chọn dầu ăn, hạt nêm, nước mắm dành riêng cho trẻ em, không dùng chung với người lớn.

Thịt rắn nước là loại thịt quý, khá bổ dưỡng nếu ăn đúng cách. Hy vọng với những lưu ý và cách nấu cháo rắn nước cho bé ở trên sẽ giúp bạn có thêm sự lựa chọn phù hợp trong thực đơn ăn dặm của trẻ

Đào Phương Anh

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cách nấu nước cháo loãng cho bé

cách nấu nước cháo loãng cho bé
Mẹ đã biết cách nấu nước cháo loãng cho bé chưa?

Khi đến thời điểm ăn dặm, bé sẽ cần bổ sung thức ăn ngoài sữa mẹ để cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Cháo là món ăn phổ biến, phù hợp với bé trong giai đoạn đầu làm quen với thực phẩm. Tuy nhiên, tùy theo từng giai đoạn, độ loãng của cháo sẽ thay đổi để giúp bé hấp thu tốt nhất dưỡng chất.

Cách nấu nước cháo loãng cho bé trong giai đoạn đầu ăn dặm là như thế nào? Khi nào nên cho bé ăn dặm với cháo? Mẹ hãy cùng tìm hiểu nhé.

Khi nào nên cho bé ăn dặm với cháo?

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm là từ 6 tháng tuổi. Nguyên nhân là do lúc này, hệ tiêu hóa của bé đã phù hơp để tiếp nhận những thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Ngoài ra, mẹ có thể quan sát thêm những dấu hiệu bé sẵn sàng cho việc ăn dặm như:

– Bé có thể ngồi một mình hoặc ngồi hơi dựa vào ghế, cổ và đầu giữ thẳng.

– Khi cầm nắm được một vật gì trong tay, bé sẽ đưa vào miệng.

– Khi thấy mọi người trong gia đình ăn, bé tỏ ra hứng thú và có biểu hiện đòi được ăn cùng.

Nếu bé đã được 6 tháng tuổi và có những biểu hiện như trên, mẹ có thể cho bé bắt đầu ăn dặm.

Nếu mẹ cho bé ăn dặm quá sớm, khi bé mới 3-4 tháng sẽ dễ dẫn đến những ảnh hưởng như sau:

– Hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, khi tiếp nhận thực phẩm không phải sữa sẽ khó thích nghi, có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón.

– Bé chưa thể giữ cho đầu và cổ cứng cáp khi ngồi nên có nguy cơ hóc nghẹn khi ăn dặm.

– Việc bổ sung thức ăn sẽ khiến bé bú ít đi, từ đó cơ thể không nạp đủ chất dinh dưỡng cần thiết từ sữa để phát triển.

– Ngược lại, nếu mẹ cho bé ăn dặm quá trễ (sau 9 tháng), bé sẽ có khả năng bị thiếu các dưỡng chất đáp ứng cho quá trình tăng trưởng, dẫn đến nguy cơ còi xương, thiếu máu. Do vậy, mẹ cần học cách nấu nước cháo loãng cho bé ăn dặm lúc 6 tháng. 

Khi nào nên cho bé ăn dặm với cháo? Thông thường, khi bé mới tập ăn dặm, mẹ sẽ cho bé bắt đầu với bột hoặc cháo pha loãng. Như vậy, mẹ có thể cho bé ăn cháo ngay từ lúc 6 tháng tuổi hoặc có thể từ 7 tháng đều được, tùy theo khả năng ăn của bé. 

Tại sao phải học cách nấu nước cháo loãng cho bé?

Tại sao phải học cách nấu nước cháo loãng cho bé?

Trước thời điểm ăn dặm, sữa là thức ăn duy nhất của mọi em bé. Việc bổ sung thực phẩm trong chế độ ăn của bé cần được thực hiện theo trình tự từ loãng đến đặc, để bé có cơ hội thích nghi. Cho dù mẹ chọn bột hay cháo cho bé ăn trong lần đầu tiên, mẹ cũng nên pha món ăn có độ loãng gần như sữa bé uống hoặc đặc hơn một chút để bé làm quen dần. Điều này giúp hệ tiêu hóa của bé không bị quá tải khi tiếp xúc với thực phẩm quá khác so với trước đó. 

Bên cạnh đó, mẹ cần học cách nấu nước cháo loãng cho bé để hạn chế nguy cơ hóc, nghẹn khi ăn dặm. Lý do là ở giai đoạn này, bé chưa có khả năng nhai mà chỉ nuốt theo bản năng. Vì vậy, việc ăn thức ăn đặc sẽ dễ dẫn đến bị hóc, gây nguy hiểm cho trẻ.

Cách nấu nước cháo loãng cho bé

Cách nấu nước cháo loãng cho bé khi bắt đầu ăn dặm thế nào? Nước cháo loãng chính là cháo sau khi rây qua rây. Độ loãng của cháo phụ thuộc vào tỷ lệ gạo và nước khi nấu. Me có thể tham khảo tỷ lệ dưới đây để có lựa chọn phù hợp với từng giai đoạn của bé.

– Bé 6 tháng tuổi: cháo của bé sẽ nấu theo tỷ lệ 1 gạo : 10 nước.

– Bé từ 7 – 8 tháng tuổi: tỷ lệ 1 gạo : 7 nước.

– Bé từ 9 tháng – 1 tuổi: tỷ lệ 1 gạo : 5 nước.

– Trên 1 tuổi, bé đã có thể ăn cháo với độ đặc tương đương người lớn.

cách nấu nước cháo loãng cho bé

Thông thường, bé sẽ ăn nước cháo loãng khi ở giai đoạn 6–8 tháng. Cách nấu nước cháo loãng cho bé như sau:

– Mẹ cần chuẩn bị gạo và nước theo tỷ lệ tương đương với số tháng tuổi.

– Gạo vo sạch, sau đó ngâm trong nước khoảng 30 phút cho gạo mềm. Việc ngâm gạo sẽ giúp gạo ngậm nước, sau khi nấu sẽ mềm và ngon hơn.

– Bắc nồi nấu cháo lên bếp. Khi nước sôi, mẹ vặn lửa nhỏ để cháo không bị trào.

– Giữ lửa nhỏ để nồi cháo sôi lăn tăn, giúp cháo chín từ từ và hạt gạo mềm đều từ trong ra ngoài.

– Tiếp tục nấu khoảng 20 phút, khi thấy cháo đã nở mềm thì tắt lửa. Mẹ không nên nấu quá lâu, cháo sẽ nở ra nhiều hơn khiến cháo trở nên đặc.

– Khi cháo chín, mẹ rây qua lưới, lọc lấy nước và cho bé ăn nước cháo loãng. 

[inline_article id=257064]

Cách nấu nước cháo loãng cho bé cần lưu ý gì?

– Tuyệt đối không nêm gia vị: Trẻ dưới 1 tuổi được khuyến cáo không nên ăn gia vị. Nguyên nhân là vì hệ tiêu hóa và thận của bé chưa hoàn thiện, nếu sử dụng gia vị sẽ gây gánh nặng cho tiêu hóa và nguy cơ bị các bệnh về thận.

– Bên cạnh cách nấu nước cháo loãng cho bé, mẹ có thể bổ sung các thực phẩm khác để cung cấp thêm dưỡng chất và tạo hương vị thơm ngon. Một số loại rau củ quả mẹ có thể chọn như cà rốt, súp lơ, bí ngô, các loại rau lá. Cách làm đơn giản là mẹ hấp mềm các loại rau củ này, sau đó nghiền nhuyễn, rây qua lưới cùng với cháo để tạo nên món ăn bổ dưỡng.

– Sau 7 tháng tuổi, ngoài rau củ, mẹ có thể bổ sung chất đạm từ thịt, cá, tùy theo khả năng ăn thô của bé.

– Mẹ nên chú ý hạn chế cho bé ăn các món dễ gây dị ứng như lạc (đậu phộng), đậu nành, lòng trắng trứng, hải sản.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cách nấu cháo hạt vỡ cho bé vừa ngon vừa bổ

Cách nấu nước cháo loãng cho bé không khó. Mẹ có thể nấu một lần và trữ đông để bé có thể dùng những lần sau. Mẹ rã đông bằng cách ngâm bát cháo trong tô/nồi nước ấm khoảng 30–40 phút. Hy vọng các thông tin trong bài viết đã cung cấp cho mẹ nhiều kinh nghiệm hữu ích trong việc bắt đầu cho bé ăn dặm.

Thu Sương