Categories
Sau khi sinh Vóc dáng

Sinh mổ bụng to phải làm sao? Cách giảm mỡ bụng cho mẹ sinh mổ

Sinh mổ bụng to phải làm sao? So với mẹ sinh thường, mẹ sinh mổ sẽ cần nhiều thời gian hơn để hồi phục. Chế độ chăm sóc mẹ sinh mổ cũng thật cẩn trọng, đòi hỏi có những khắt khe riêng để vết thương mau lành. Việc giảm cân sau sinh vì vậy càng không thể gấp gáp.

Sinh mổ bụng to phải làm sao: Nguyên nhân bụng to sau sinh

Nhiều mẹ lầm tưởng sau khi em bé chào đời, cơ thể sẽ nhanh chóng trở lại như trước sinh. Thực tế, 6 tháng sau sinh, một số mẹ bụng vẫn còn to trông giống như khi mang thai. 

Trước khi tìm hiểu giải pháp sinh mổ bụng to phải làm sao, MarryBaby mời mẹ cũng tìm hiểu tại sao bụng to sau sinh.

1. Tử cung cần thời gian trở lại kích thước ban đầu

Tử cung chính là “ngôi nhà” nuôi dưỡng em bé trong 9 tháng 10 ngày từ khi con chỉ là một hạt vừng bé xíu cho đến khi lớn bằng quả dưa hấu. Và sau khi em bé chào đời, bất kể bằng phương pháp sinh thường hay mổ, tử cung sẽ dần co lại để trở về kích thước ban đầu. Quá trình phục hồi này sẽ mất khoảng 6-8 tuần và có thể lâu hơn nếu mẹ bị sót nhau. Trong thời gian đó, bụng mẹ vẫn chưa thể thu nhỏ do tử cung vẫn đang trong quá trình co hồi.

2. Sinh mổ bụng to phải làm sao: Bụng to do tách cơ bụng sau sinh

Một nguyên nhân khiến bụng to sau sinh mổ là do cơ bụng bị tách (xổ bụng sau sinh). Đây là tình trạng 2 dải cơ lớn song song ở giữa bụng bị tách ra. Với một số sản phụ, các cơ có thể bị căng ra đến mức khó trở lại như trước.

Sinh mổ bụng to phải làm sao? Nếu tách cơ bụng quá rộng thì phẫu thuật được xem là phương pháp hiệu quả nhất để loại bỏ mỡ thừa. Tuy nhiên phương pháp này vừa tốn kém lại tiềm ẩn rủi ro. Do đó mẹ cần tham khảo y kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể. 

Tách cơ bụng sau sinh

3. Thoát vị thành bụng sau sinh mổ

Nếu thắc mắc sinh mổ bụng to phải làm sao, mẹ cần biết liệu việc này có liên quan đến chứng thoát vị thành bụng sau sinh mổ hay không. 

Dấu hiệu của chứng thoát vị chính là một khối mô phình ra từ vùng sẹo vết mổ hoặc xung quanh vết mổ. Triệu chứng này có thể xảy ra khoảng 3-6 tháng sau sinh mổ hoặc có thể xuất hiện sớm hơn. 

Thoát vị thành bụng sau sinh mổ có thể bị hiểu nhầm chỉ là triệu chứng trong quá trình phục hồi vết thương sau ca sinh mổ. 

Dấu hiệu nhận biết mẹ bị thoát vị thành bụng sau sinh mổ:

  • Bụng phình to, dễ thấy nhất khi ho, đứng thẳng hoặc mang vác vật nặng.
  • Cảm thấy buồn nôn, nôn hoặc táo bón nếu tình trạng thoát vị làm ruột non rời khỏi vị trí, gây khó khăn cho hoạt động của nhu động ruột.
  • Đau bụng hoặc khó chịu đi kèm với tình trạng bụng phình to.

Nghiên cứu cho thấy cứ 1.000 mẹ sinh mổ thì có 2 mẹ mắc hội chứng này và cần được phẫu thuật trong vòng 10 năm sau sinh.

Như vậy, sinh mổ bụng to phải làm sao? Nếu có những dấu hiệu thoát vị như trên, mẹ nên đi gặp bác sĩ để điều trị.

Tại sao mẹ sinh mổ cần thời gian lâu hơn để giảm mỡ bụng

Nếu mẹ sinh thường chỉ mất khoảng 6-8 tuần sau sinh là có thể bắt đầu các bài tập nhẹ nhàng thì mẹ sinh mổ phải mất gấp đôi thời gian này hoặc lâu hơn cho các bài tập. Bởi mẹ cần phải tịnh dưỡng để vết mổ lành hẳn. 

Đây chính là một bất lợi đối với việc giảm mỡ bụng. Vì thời gian càng kéo dài thì càng khó tìm lại vòng 2 như mong muốn do lớp mỡ không còn mềm như lúc mới sinh. Thêm nữa, vòng 2 cũng đã định hình. Việc giảm mỡ sẽ hiệu quả hơn ở thời điểm sau sinh vài tuần khi lớp mỡ còn mềm và vùng bụng đang trong quá trình hồi phục.

Khi nào mẹ có thể tiến hành giảm mỡ bụng sau sinh

Vùng bụng chùng nhão, nhiều mỡ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự tự tin của mẹ. Vì vậy mẹ vội vàng tìm đến cách giảm mỡ bụng sau sinh mổ từ tập luyện nặng cho đến uống thuốc giảm cân. Nhưng nếu mẹ biết tác hại của thuốc giảm cân thì chắc chắn mẹ sẽ không dám “đụng” đến phương pháp làm đẹp này. 

Mặt khác, việc tập luyện với cường độ cao quá sớm có thể gây ra các biến chứng không mong muốn. Nếu sức khỏe ổn định, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thời điểm thích hợp cho các bài tập giảm mỡ bụng sau sinh mổ.

Sinh mổ bụng to phải làm sao: Cách giảm vòng bụng sau sinh

Sinh mổ bụng to phải làm sao? Dưới đây là một số cách giảm mỡ sau sinh vừa an toàn lại hiệu quả.

Giảm cân bằng nước vì uống nhiều nước giúp đốt cháy lượng mỡ thừa trong cơ thể. 

– Cho trẻ bú sữa mẹ cũng là cách giúp mẹ giảm cân, từ đó mà vòng 2 thon gọn hơn. Khi cho con bú, cơ thể sẽ đốt cháy trung bình 250 đến 500 calo mỗi ngày do cần năng lượng nhiều hơn phục vụ cho quá trình tiết sữa. 

Sinh mổ bụng to phải làm sao? Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi khoa học sẽ rất có lợi trong việc giảm mỡ tích trữ sau sinh và cải thiện sức khỏe cho mẹ. Mẹ nên ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày. Thiếu ngủ sẽ giải phóng cortisol trong cơ thể. Cortisol là một loại hormone gây căng thẳng có liên quan đến việc gây bụng to sau sinh. 

Chườm bụng với muối nóng (lưu ý thời gian phù hợp áp dụng cho mẹ sinh mổ).

Giảm cân bằng chế độ ăn uống khoa học.

Sử dụng nịt bụng để định hình cơ bụng, giảm sồ sề.

– Tập bài tập giảm mỡ bụng cho mẹ sau sinh mổ.

Sinh mổ bụng to phải làm sao: Cách giảm mỡ bụng cho mẹ sau sinh mổ

Với những thông tin chia sẻ trên đây, có lẽ mẹ đã biết sinh mổ bụng to phải làm sao. 40 tuần thai kỳ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến vóc dáng của mẹ. Điều quan trọng là mẹ hãy kiên nhẫn và áp dụng những cách giảm mỡ an toàn cho sức khỏe. Đồng thời, mẹ cần nhận ra khi nào bụng to là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng để can thiệp y khoa kịp thời.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh đi phân lỏng có phải do tiêu chảy? Khi nào thì đáng lo?

Nhìn chung, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh đi phân lỏng rất thường gặp do hệ tiêu hóa non yếu của con chưa thể hấp thụ hết các chất dinh dưỡng. Nhưng trong một số trường hợp, dấu hiệu đi phân lỏng ở trẻ có thể liên quan đến tình trạng bệnh lý.

Bài viết sẽ giúp mẹ nhận biết khi nào trẻ sơ sinh đi phân lỏng là bình thường, khi nào là bất thường, cần cho bé đi gặp bác sĩ.

Trẻ sơ sinh đi phân lỏng khi nào là bình thường?

Phân lỏng có độ đặc như mù tạt và có màu nâu vàng là dấu hiệu trẻ vẫn khỏe mạnh bình thường. Tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng có thể kéo dài 1-2 ngày hoặc cả tuần. Trong thời gian này, mẹ đừng lơ là. Hãy luôn theo dõi trẻ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường đi kèm nếu có. 

Trẻ sơ sinh đi phân lỏng khi nào là bất thường?

Trẻ đi phân lỏng sẽ đáng lo ngại và được xem là bị tiêu chảy nếu mẹ thấy có các triệu chứng sau kèm theo. 

1. Triệu chứng của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

– Phân rất lỏng, đi ngoài ra nước, phân tràn ra khỏi tã.

– Đi ngoài với tần suất nhiều hơn bình thường.

– Ngoài ra, bé có thể bị nôn hoặc sốt. Trẻ đi phân lỏng có kèm theo triệu chứng sốt là dấu hiệu đáng lo ngại. Sốt trên 38 độ C với trẻ dưới 3 tháng tuổi và trên 38,8 độ C đối với trẻ 3-12 tháng tuổi là điều cần phải lưu ý.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Hãy đưa con đi khám bác sĩ ngay nếu bé có các dấu hiệu mất nước do tiêu chảy như: 

– Khô môi, miệng.

– Da khô.

– Bỏ bú hoặc chỉ bú một ít.

– Cáu kỉnh hơn bình thường.

– Khóc mà không ra nước mắt, tiếng khóc yếu ớt.

– Mắt trũng sâu.

– Buồn ngủ, lờ đờ.

– Tã ướt ít hơn 6 chiếc mỗi ngày.

Trẻ sơ sinh đi phân lỏng khi nào là bất thường?

2. Các triệu chứng nguy hiểm khác

Ngoài triệu chứng tiêu chảy đi kèm, mẹ cần hết sức lưu ý các dấu hiệu sau khi trẻ sơ sinh đi phân lỏng và cần sớm đưa con đi bệnh viện hoặc cơ sở y tế.

– Phân của bé có chất nhầy: Phân rất lỏng tạo thành một vòng như chất nhầy.

– Màu sắc: Phân chuyển sang màu xanh lục.

– Mùi: Ngoài sự thay đổi về màu sắc, phân của bé có mùi rất khó chịu, phân lỏng và có bọt.

– Phân có lẫn máu: Trẻ đi phân lỏng có máu (dạng các đốm hoặc vệt máu) và kèm theo sốt rất có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng. 

>>> Mẹ có thể xem thêm: Màu phân của trẻ sơ sinh nói lên điều gì?

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng

– Hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh: Hệ tiêu hóa còn non yếu khiến bé không thể hấp thụ hết dưỡng chất là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi phân lỏng. Hơn nữa, sữa mẹ bú vào sẽ được bài tiết qua phân nên phân của bé lỏng là điều bình thường. 

Thông thường, khi khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé được cải thiện thì phân của bé sơ sinh sẽ đặc hơn và tần suất đi ngoài cũng giảm.

– Nhạy cảm với thức ăn (thường xảy ra ở trẻ ăn dặm): trẻ đi ngoài phân lỏng có thể do nhạy cảm hoặc dị ứng với thực phẩm nào đó như hải sản, đậu phộng, trứng, sữa, các loại hạt… 

– Ăn nhiều trái cây hoặc uống nhiều nước trái cây: Đây cũng là nguyên nhân làm trẻ đi phân lỏng hơn bình thường.

Nhiễm trùng đường ruột: Nhiễm trùng do virus rota, ký sinh trùng giardia, vi khuẩn salmonella khiến trẻ sơ sinh đi ngoài phân lỏng. Bên cạnh đó, trẻ có thể kèm theo đau bụng, nôn mửa, sốt…

– Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột tạo điều kiện để các vi khuẩn có hại tấn công gây rối loạn tiêu hóa, một tình trạng khiến trẻ đi ngoài phân lỏng. 

– Trẻ trong giai đoạn mọc răng: Trong năm đầu đời, trẻ đi phân lỏng còn do quá trình mọc răng gây nên. Cụ thể, nước bọt tiết nhiều trong giai đoạn mọc răng khiến trẻ nuốt nhiều. Từ đó gây xáo trộn sự cân bằng dạ dày dẫn đến tình trạng đi ngoài phân lỏng. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định điều này. 

Chăm sóc trẻ sơ sinh đi ngoài phân lỏng

1. Khi trẻ bú mẹ

Nếu đang cho con bú và trẻ vẫn bú tốt, mẹ có thể an tâm và tiếp tục cho con bú. Sữa mẹ gồm chất lỏng và các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp trẻ ngừa nguy cơ mất nước. Bên cạnh đó, sữa mẹ còn giàu các kháng thể giúp con chống lại nhiễm trùng và bệnh tật.

Nếu bé bị tiêu chảy kèm theo nôn, mẹ nên cho bé bú thành nhiều cữ, mỗi cữ bú ít hơn bình thường.

Để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh đi phân lỏng, mẹ cần:

– Hạn chế tiêu thụ các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, giảm lượng chất đạm trong thực đơn để bé dễ tiêu hóa.

– Tránh dùng sữa và các chế phẩm từ sữa, bánh ngọt, thức uống có ga… 

– Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, trái cây nên ăn chuối, táo.

Chăm sóc trẻ sơ sinh đi ngoài phân lỏng

2. Khi trẻ uống sữa công thức

Trường hợp bé đang bú bình, mẹ không nên pha loãng sữa công thức chỉ để bổ sung nước cho trẻ. Mẹ nên pha sữa cho bé như bình thường. 

Đồng thời, dù là trẻ bú mẹ hay bú bình, nếu bé đi ngoài phân lỏng kéo dài hơn 2 tuần hoặc có các dấu hiệu đáng báo động trên, mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ. Tại đây, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ về chế độ ăn uống, bù điện giải (cho trẻ sơ sinh lẫn trẻ ăn dặm) cũng như cách chăm sóc trẻ đi ngoài phân lỏng.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Bé bị tiêu chảy nên ăn gì, kiêng gì và những điều mẹ cần áp dụng ngay

Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Nếu bé đi phân lỏng màu vàng chỉ bị sốt nhẹ và không có dấu hiệu mất nước do tiêu chảy thì mẹ vẫn có thể chăm sóc con tại nhà theo những cách sau:

  • Bổ sung đủ chất lỏng cho trẻ: Khi trẻ sơ sinh đi phân lỏng do tiêu chảy, mẹ cần đảm bảo cho bé bú sữa mẹ liên tục để giúp trẻ có đủ lượng nước cần thiết.
  • Thay tã cho bé thường xuyên: Mẹ cần chú ý thay tã cho trẻ đi phân lỏng màu vàng thường xuyên để mông trẻ luôn khô ráo và ngăn ngừa hăm tã. Thói quen này cũng giúp bé thấy dễ chịu hơn, ít quấy khóc.
  • Tránh một số thực phẩm không tốt cho bé: Mẹ cho con bú cần tránh dung nạp sữa bò, nước hoa quả, thức ăn cay nóng nhiều dầu mỡ, đồ uống giải khát.
  • Hỏi thêm ý kiến bác sĩ nếu muốn cho trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng màu vàng dùng thuốc hoặc bổ sung nước điện giải.

Ngoài ra, khi phân trẻ sơ sinh lỏng, mẹ nên đưa trẻ bị tiêu chảy nhập viện để điều trị nếu có kèm 1 trong những tình trạng sau:

  • Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy khi dưới 3 tháng tuổi
  • Trẻ sốt cao trên 38°C
  • Trẻ nôn, bỏ bú
  • Trẻ có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng.

Như vậy, trẻ sơ sinh đi phân lỏng thường là dấu hiệu bình thường. Tuy nhiên mẹ cần hết sức lưu ý nếu trẻ có những triệu chứng khác đi kèm theo như tiêu chảy, sốt, mất nước. 

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Các mốc phát triển của trẻ sinh non trong 18 tháng đầu tiên

Rất may là hầu hết trẻ sinh non ở độ tuổi chập chững biết đi đều bắt kịp đà tăng trưởng. Đặc biệt, nắm được các mốc phát triển của trẻ sinh non về khả năng vận động, ngôn ngữ, cảm xúc, sự hiểu biết… trong 18 tháng đầu đời sẽ giúp mẹ an tâm hơn trong quá trình chăm sóc con.

Thế nào là sinh non?

Thai hơn 38 tuần tuổi đã phát triển đầy đủ và có thể sống bên ngoài môi trường tử cung của mẹ. Do đó, trẻ sinh ra ở tuần 39-41 sẽ khỏe mạnh và ít gặp biến chứng sau sinh.

Trẻ sinh trước 37 tuần được gọi là sinh non. Trẻ sinh non càng sớm thì càng có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe thể chất và tâm thần. Do đó sự phát triển của con thường tụt lại phía sau so với trẻ đủ tháng. Song điều đó không có nghĩa là bé sinh non không thể phát triển bình thường và khỏe mạnh. Nhưng chắc chắn trẻ chào đời sớm sẽ cần nhiều thời gian hơn để bắt kịp sự phát triển so với những trẻ khác.

Khi nói đến các mốc phát triển của trẻ sinh non, mẹ không thể so sánh với trẻ sinh đủ tháng. Chẳng hạn một bé 6 tháng tuổi nhưng sinh ra sớm 2 tháng (so với ngày dự sinh), mẹ nên so sánh với trẻ 4 tháng mà thôi. “Tuổi hiệu chỉnh” này thường chỉ áp dụng trong hai năm đầu đời. Vào thời điểm trẻ sinh non được 2 tuổi, hầu hết các con đã bắt kịp các cột mốc quan trọng.

Do vậy, khi đối chiếu các mốc phát triển của trẻ sinh non dưới đây, mẹ cần xem xét ở độ tuổi đã điều chỉnh của bé. 

Các mốc phát triển của trẻ sinh non trong 18 tháng đầu tiên

Trẻ sinh non phát triển như thế nào là một trong những mối bận tâm hàng đầu của mẹ có nguy cơ sinh non hoặc có con sinh non. Theo dõi các mốc phát triển sẽ giúp mẹ hiểu hơn về sự phát triển của trẻ sinh non. 

  • 2 tháng tuổi

– Phát triển về nhận thức và vận động

Bé 1,5-2 tháng tuổi có thể quay đầu về phía phát ra âm thành. Bé cử động tay, chân liên tục và cố gắng nâng đầu khi được đặt nằm sấp. 

>>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh nằm sấp và những lợi ích mẹ chưa biết

– Khả năng ngôn ngữ, giao tiếp

Em bé sinh non có thể nhận ra giọng nói của mẹ và mỉm cười. Bé sẽ nhìn theo hướng phát ra âm thanh. Đặc biệt, nếu để ý, mẹ sẽ thấy bé có nhiều kiểu khóc khác nhau thùy theo mong muốn, nhu cầu. 

– Sự phát triển về mặt cảm xúc

Bé con sẽ nhận ra mẹ và thích ở bên mẹ. Nhiều mẹ thắc mắc trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện. Ở tháng tuổi này, nhiều bé đã biết tương tác với mẹ bằng cách nhìn mẹ chăm chú và mỉm cười. 

Bé 1,5-2 tháng tuổi có thể quay đầu về phía phát ra âm thành.

– Các hoạt động khác

Bé có thể cầm, nắm và chăm chú quan sát đồ chơi.

  • 4 tháng tuổi

– Phát triển về nhận thức và vận động

Bé có thể đưa hai tay lại gần nhau, nâng đầu và đẩy người lên bằng cách dùng lực cánh tay trong khi nằm sấp. 

– Khả năng ngôn ngữ và giao tiếp

Em bé có thể cười thành tiếng, quay đầu về phía phát ra giọng nói của mẹ.

– Sự phát triển về mặt cảm xúc

Đây là một trong những cột mốc phát triển của trẻ sinh non khiến mẹ vô cùng hạnh phúc. Con thường cười thật tươi mỗi khi vui vẻ và tương tác với mẹ nhiều hơn.  

– Các hoạt động

Bé biết với lấy đồ chơi, đưa đồ chơi lên miệng. Mỗi khi phấn khích, bé thường khua khoắng tay chân liên tục.

  • 6 tháng tuổi

– Phát triển về nhận thức và vận động

Bé nhận biết khuôn mặt của bố mẹ hoặc người chăm sóc. Có thể ngồi hoặc cố gắng tập ngồi là cột mốc phát triển quan trọng của trẻ sinh non tháng tuổi này. Bé còn biết quăng, ném hoặc chuyền đồ chơi từ tay này sang tay kia. 

– Khả năng ngôn ngữ, giao tiếp

Bé biết quay lại khi nghe gọi tên. Một số bé có thể bập bẹ những âm thanh nghe tương tự “ba ba” hoặc “ma ma”.

– Sự phát triển về mặt cảm xúc

Bé đã biết thể hiện niềm vui hoặc nỗi buồn. Khả năng quan sát của con đã tốt hơn, con sẽ dáo dác tìm kiếm khi mẹ rời khỏi phòng. 

– Các hoạt động khác

Bé có thể tập trung quan sát những đồ vật ở xa tầm mắt hoặc đặc biệt thích thú với các món đồ chơi phát ra âm thanh, ánh sáng. 

  • 9 tháng tuổi

– Phát triển về nhận thức và vận động

Các mốc phát triển của trẻ sinh non 9 tháng tuổi như thế nào? Ở tuổi này, bé có thể biết bò, tự đứng dậy và nhặt đồ vật bằng ngón tay. 

– Khả năng về ngôn ngữ, giao tiếp

Bé hiểu những cụm từ đơn giản, thường lặp lại như “xin chào”, “tạm biệt”, “đi ngủ”, “đến giờ tắm”, “há miệng ra”… Nhiều bé có thể nói “mama” hoặc “baba”.

– Sự phát triển về mặt cảm xúc

Bé tỏ ra khó chịu với người lạ và thích chơi với mẹ hơn. Bé biết vỗ tay để thể hiện sự phấn khích.

Cột mốc phát triển của trẻ sinh non khi 9 tháng tuổi như thế nào?

– Các hoạt động

Bé sẽ phản ứng lại nếu ai đó cố lấy đồ chơi của bé. Con biết cầm bình sữa bú và đưa thức ăn đưa vào miệng.

>>> Mẹ có thể xem thêm:

Các phương pháp ăn dặm cho bé: Cách nào là hoàn hảo?

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm theo từng độ tuổi

Những nguyên tắc giúp mẹ cho bé ăn dặm BLW “trăm trận trăm thắng”

  • 12 tháng tuổi

– Phát triển về nhận thức và vận động

Biết đi là cột mốc phát triển của trẻ sinh non mà mẹ háo hức chờ đợi. Khi được 1 tuổi, trẻ có thể tự đứng và chập chững bước đầu tiên mà không cần hỗ trợ. Bé cũng biết dừng lại nếu mẹ, người thân yêu cầu không làm điều gì đó. 

– Khả năng về ngôn ngữ, giao tiếp

Bé biết phối hợp một số hoạt động. Chẳng hạn, bé có thể một tay cầm bình sữa, tay kia cầm đồ chơi.

– Sự phát triển về mặt cảm xúc

Bé đã biết chơi, tương tác với những trẻ khác. 

– Các hoạt động khác

Bé có thể tự mình cầm cốc uống nước, biết phối hợp cùng mẹ khi mặc quần áo.

>>> Mẹ có thể xem thêm một số chủ đề cần thiết để chăm sóc bé tốt hơn giai đoạn này:

Trẻ mấy tháng biết đi và dấu hiệu con chậm phát triển

Bí quyết tập cho bé tự ăn

Trẻ suy dinh dưỡng đôi khi không phải do thiếu ăn các mẹ ơi!

  • 15 tháng tuổi

– Phát triển về nhận thức và vận động

Trẻ sinh non phát triển như thế nào khi được 15 tháng tuổi? Bé đã có thể tự đi và biết leo trèo. Bé bám mẹ hơn và sẽ “kè kè” theo mẹ khắp nhà. Đặc biệt, bé đã biết tên nhiều món đồ thân quen.

– Khả năng về ngôn ngữ, giao tiếp

Bé đã biết dùng ngôn ngữ, hành động (chỉ tay) để yêu cầu thứ mình muốn.

– Sự phát triển về mặt cảm xúc

Em bé sinh non của mẹ đã biết chủ động hôn mẹ, nói lời “xin chào” và chăm chú nghe kể chuyện.

– Các hoạt động khác

Bé có thể tự xúc ăn bằng thìa.

Trẻ sinh non phát triển như thế nào khi được 15 tháng tuổi?

  • 18 tháng tuổi

– Phát triển về nhận thức và vận động

Bé biết vẽ nguệch ngoạc trên giấy, biết đi sõi và thậm chí đã có thể chạy. 

– Khả năng về ngôn ngữ, giao tiếp

Trẻ 18 tháng tuổi có thể nói ít nhất 5 đến 10 từ và biết chỉ vào các bộ phận trên cơ thể như tay, chân, mắt, tai, mũi, miệng… nếu được hỏi.

– Sự phát triển về cảm xúc

Bé sẽ nói “không” nếu không muốn làm điều gì đó.

– Các hoạt động khác

Trẻ 18 tháng tuổi thích tự xúc ăn, tham gia vào trò chơi giả vờ như giả vờ cho em bé (búp bê) ăn.

Trẻ sinh non có thông minh không?

Bên cạnh thắc mắc các mốc phát triển của trẻ sinh non, chắc hẳn mẹ rất muốn biết liệu sự phát triển trí não của trẻ sinh non có chậm hơn so với các bé đủ tháng. Hay nói cách khác, trẻ sinh non có thông minh hay không. 

Theo một số nghiên cứu, trẻ sinh non bị giảm thể tích não khi trẻ từ 7 đến 15 tuổi. Hơn nữa, các phần não khác của trẻ sinh non cũng có khối lượng nhỏ hơn so với trẻ đủ tháng cùng tuổi.

Tuy nhiên, tác động của việc sinh non đến sự phát triển của não bộ vẫn chưa được làm rõ. Nhiều người tin rằng trẻ sinh non thường gặp khó khăn trong học tập. Nhưng một số nghiên cứu khác lại cho thấy trẻ sinh non có thể thông minh hơn. Do đó, mẹ đừng quá băn khoăn trẻ sinh non có thông minh không.

Các mốc phát triển của trẻ sinh non trên đây chỉ mang tính tham khảo. Nhìn chung, sự phát triển của bé yêu còn phụ thuộc rất lớn vào cách chăm sóc và nuôi dưỡng. Vì vậy, mẹ hãy tìm hiểu cách chăm sóc trẻ sinh non khoa học để đảm bảo con phát triển khỏe mạnh.

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Trẻ mấy tháng biết bò và trườn? Con chậm bò có đáng lo?

Chứng kiến những cột mốc đầu đời của con luôn khiến mẹ cảm thấy hạnh phúc. Một trong số các cột mốc đó là khi con biết bò. Vậy làm sao biết chính xác trẻ mấy tháng biết bò, trườn?

1. Trẻ mấy tháng biết bò?

Khi hỏi ông bà trẻ mấy tháng biết bò và trườn; các cụ hay nói “3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi”. Vậy, em bé mấy tháng biết bò? Có phải 7 tháng không?

Nghiên cứu cho thấy khoảng 50% trẻ bắt đầu biết bò khi được 8 tháng. Nhưng thực tế một số trẻ có thể biết bò sớm hơn, trước 6 tháng; hoặc muộn hơn, 11 tháng. 

>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ mấy tháng biết đi và dấu hiệu con chậm phát triển

2. Trẻ mấy tháng chưa biết bò là bị chậm?

Bên cạnh thắc mắc trẻ mấy tháng biết bò thì không ít mẹ cũng cảm thấy lo lắng nếu con chậm bò. 

Thật ra, không thể biết chính xác thời gian trẻ mấy tháng biết bò, trườn. Mỗi trẻ sẽ có tốc độ phát triển không giống nhau nên có bé đạt cột mốc này sớm trong khi với bé khác thì muộn hơn. Thậm chí còn có trường hợp trẻ bỏ qua giai đoạn bò (trốn bò); và tiến thẳng từ trườn, bò sang ngồi. Vậy nên việc bé chậm biết bò thì không có gì đáng lo ngại cả. 

Bé mấy tháng biết trườn? Nhìn chung bé sẽ biết trườn trước khi biết bò và đây là bước chuyển tiếp từ giai đoạn nằm một chỗ. Khi cơ thân trên của bé phát triển đủ khỏe để có thể kéo cơ thể về phía trước là lúc bé sắp biết trườn. Thường bé biết trườn khi được 4 tháng trở lên. Dấu hiệu là bé sẽ di chuyển bằng cách kết hợp chân trái với tay phải hoặc tay trái với chân phải.

Trẻ mấy tháng chưa biết bò là bị chậm? Mặc dù bé chậm biết bò hay trốn bò thì không đáng lo nhưng điều mẹ cần lưu ý là hãy luôn theo dõi sự phát triển tổng thể của trẻ. Nếu các khía cạnh khác ở con như kỹ năng vận động, ngôn ngữ, giao tiếp đều chậm hơn so bình thường; mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ. 

Mẹ cũng cần trao đổi với bác sĩ khi bé không bò, lăn hoặc bò sau 1 tuổi; hoặc bé có vẻ nghiêng về một phía. Điều này có thể vô hại hoặc có thể là báo hiệu của một vấn đề thần kinh; chẳng hạn như bại não, được chẩn đoán ở khoảng 8.000 trẻ sơ sinh hàng năm.

>>> Mẹ có thể xem thêm: 8 cách đơn giản tăng cường kỹ năng vận động cho bé

Trẻ chậm biết bò có sao không? 
Trẻ mấy tháng chưa biết bò là bị chậm? Điều này còn tùy thuộc vào các cột mốc phát triển tổng thể khác của trẻ sơ sinh

3. Dấu hiệu trẻ sắp biết bò

Có thông tin trẻ mấy tháng biết bò, trườn chắc chắn không thể thú vị bằng việc quan sát những dấu hiệu của cột mốc phát triển này. Đừng quên bắt lại khoảnh khắc đáng yêu này của con mẹ nhé!

  • Ngồi mà không cần hỗ trợ: Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy các cơ quan trọng đang phát triển, cần thiết cho sự cân bằng và phối hợp, 2 yếu tố quan trọng mà em bé có thể bò thành công.
  • Bé nằm sấp: Giai đoạn nằm sấp có vẻ khó chịu nhưng đây là một phần quan trọng tăng cường cơ bắp để bé sẵn sàng cho giai đoạn tập bò. Nếu thắc mắc trẻ mấy tháng biết bò, hãy chú ý dấu hiệu này của con. Nếu con hay nằm sấp thì nhanh thôi con sẽ biết bò.
  • Bé thích nằm trên sàn nhà: Nếu bé có vẻ thích thú với sàn nhà hơn là ngồi ghế hay bất kỳ nơi nào khác; rất có thể bé đang chuẩn bị cho giai đoạn bò. Đây có thể là câu trả lời cho trẻ mấy tháng biết bò mẹ mong mỏi.
  • Quan tâm đến các đồ vật ở xa: Nếu thấy bé thích quan sát những đồ vật ở xa, mẹ hãy khuyến khích con tập bò bằng cách đặt đồ vật xa tầm với của bé một vài bước chân.
  • Bé có thể chống cánh tay để nâng đỡ người: Hành động này của bé sẽ giúp mẹ xác định trẻ mấy tháng biết bò. Nói cách khác, đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bé đã biết bò. 

4. Khi đã biết bò, bé sẽ làm gì tiếp theo? Cách tập bò cho bé

Sau giai đoạn bò, bé sẽ tập đứng thẳng. Vì lúc này bé đã có thể học được cách giữ thăng bằng trên đôi chân. Và một khi đứng vững, không lâu nữa, mẹ sẽ chứng kiến những bước chập chững đầu tiên của con. Đây là một trong những cột mốc quan trọng đầu đời của con mà mẹ háo hức mong chờ. 

Tập bò cho bé 
Biết trẻ mấy tháng biết bò cũng thú vị như quan sát dấu hiệu sắp biết bò của con

Không chỉ biết trẻ mấy tháng biết bò; mẹ lưu ý một số cách đơn giản để giúp con khám phá và phát triển kỹ năng bò.

  • Cho con nằm sấp: Hãy cho bé có nhiều thời gian nằm sấp để con tập tự nâng mình lên bằng 4 chi. Nằm sấp giúp bé tăng cường sức mạnh ở lưng, các cơ ở cổ và cánh tay. 
  • Đặt đồ chơi xa tầm với của bé: Đặt đồ chơi xa tầm với là cách để tập bò cho bé. Bằng cách này, bé sẽ có động lực để rướn người, trườn hoặc bò đến nơi để đồ chơi. Thêm nữa, cách này cũng giúp rèn cho con sự tự tin và thúc đẩy sự nhanh nhẹn.
  • Để bé tự ngồi dậy: Ban đầu, mẹ hãy hỗ trợ bé ngồi dậy. Nhưng về sau hãy để con tự thực hiện. Điều này sẽ thúc đẩy con phát triển cơ bụng và cơ lưng, chuẩn bị cho giai đoạn bò. 

5. Giữ an toàn cho bé khi tập bò

Khi biết trẻ mấy tháng biết bò cũng là lúc mẹ cần đảm bảo an toàn cho con bằng những mẹo sau:

  • Chọn quần áo cho trẻ tập bò: Mẹ nên chọn những loại quần co giãn để giúp con thoải mái di chuyển. Đồng thời, hãy trang bị cho bé miếng lót bảo vệ gối để con không bị trầy xước khi bò.
  • Loại bỏ các mối nguy hiểm: Hãy cất đi các đồ vật có thể cản trở, làm trẻ tổn thương ra khỏi khu vực bé vui chơi. Đồng thời hãy để mắt tới bé mọi lúc mọi nơi. 
  • Chặn lối đi lên cầu thang: Để ngăn trẻ bò lên cầu thang, dễ té ngã, mẹ hãy dùng thanh chắn cầu thang để an toàn cho bé.
Giữ an toàn cho bé
Biết cách giúp bé an toàn khi tập bò cũng cần thiết như biết trẻ mấy tháng biết bò, trườn

6. Dinh dưỡng cho bé ở giai đoạn tập bò

Ở giai đoạn tập bò; khi bé đã sẵn sàng ăn dặm; bên cạnh sữa mẹ thì thực phẩm ăn dặm chính là nguồn dinh dưỡng quan trọng của bé.

Để đảm bảo cho sự tăng trưởng, khả năng học hỏi và các hoạt động thể chất, thực đơn của bé cần đảm bảo cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng cơ bản: đạm, béo, tinh bột, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Do đó, mẹ không chỉ lưu ý trẻ mấy tháng biết bò; mẹ cũng cần chú ý bổ sung dưỡng chất cho trẻ trong giai đoạn tập bò. Đó là sắt và vitamin D.

1. Sắt

Trẻ sơ sinh khỏe mạnh có đủ lượng sắt dự trữ trong 6 tháng đầu đời. Sau thời điểm này, nhu cầu hoạt động của bé gia tăng. Nếu trẻ chỉ tập trung bú mẹ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, nhất là sắt. Trong khi đó, sắt là vi chất cần thiết cho quá trình sản xuất máu, giúp phát triển trí não và chức năng vận động.

Vì vậy, mẹ lưu ý tăng cường các thực phẩm giàu sắt trong thực đơn của bé như: thịt, cá, các sản phẩm từ đậu nành, các loại hạt, rau lá xanh đậm…

2. Vitamin D

Vitamin D giúp hấp thụ canxi, giúp xương và răng chắc khỏe. Thiếu Vitamin D có thể dẫn đến còi xương, dị dạng xương, ảnh hưởng đến khả năng vận động của trẻ. Ăn các thực phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai) hoặc tắm nắng sẽ bổ sung đáng kể vi chất dinh dưỡng này cho bé.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc trẻ mấy tháng biết bò, trườn cũng như hướng dẫn mẹ cách bổ sung dinh dưỡng cho con gai đoạn quan trọng này. Trái với suy nghĩ của nhiều mẹ, biết bò thực sự không phải là một cột mốc quan trọng. Một số trẻ có thể bỏ qua giai đoạn này. Vậy nên nếu bé chậm bò nhưng đạt các cột mốc phát triển quan trọng khác thì mẹ không có gì phải lo lắng cả.

 

Categories
Sau khi sinh Vóc dáng

Có nên khâu thẩm mỹ tầng sinh môn ngay sau khi sinh con không?

Quá trình sinh nở, nhất là sinh thường làm thay đổi ít nhiều vùng “tam giác” của người phụ nữ. Theo đó, “cô bé” giãn rộng, trở nên lỏng lẻo hơn. Điều này có thể làm mất đi hứng thú, ham muốn trong chuyện “chăn gối”, ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng.

Do đó, nhu cầu thẩm mỹ vùng kín cũng như khâu thẩm mỹ tầng sinh môn ngay sau sinh ngày càng được nhiều chị em lựa chọn như một giải pháp để “giữ lửa” hôn nhân.

Vậy khâu thẩm mỹ tầng sinh môn là gì và có nên thực hiện ngay sau sinh hay không?

Sự khác biệt giữa khâu tầng sinh môn sau sinh và khâu thẩm mỹ tầng sinh môn ngay sau sinh

Nhiều chị em thường nhầm lẫn giữa khâu tầng sinh môn sau sinh và khâu thẩm mỹ tầng sinh môn ngay sau sinh, trong khi đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Vậy, khâu thẩm mỹ khác khâu thường như thế nào?

1. Khâu tầng sinh môn sau sinh

Trong một số trường hợp thai to, sức co tử cung chưa đủ mạnh, âm đạo giãn nở không đủ rộng, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường nhỏ từ đáy chậu của sản phụ để hỗ trợ thai nhi đi qua đường âm đạo dễ dàng hơn. Đây chính là vết rạch tầng sinh môn. 

Sau khi sản phụ sinh nở thành công, bác sĩ sẽ tiến hành khâu lại vết rạch này. Hoặc trong một số trường hợp người mẹ rặn dẫn đến rách, việc khâu tầng sinh môn là cần thiết để khôi phục lại chỗ rách. 

Như vậy, khâu tầng sinh môn sau sinh chính là quá trình phục hồi lại những vết rạch hoặc rách trong quá trình sinh nở mà không cắt bỏ mô hoặc da. Vết khâu tầng sinh môn do bị rách sẽ khó đạt được độ thẩm mỹ cao như vết khâu tầng sinh môn do bác sĩ chủ động rạch hoặc cắt. 

Với các sản phụ sinh con thuận lợi, không bị rách hoặc rạch tầng sinh môn thì không phải khâu lại. 

>>> Mẹ có thể xem thêm: Hiểu về tầng sinh môn để bảo vệ “cửa ngõ” hạnh phúc của mẹ

2. Khâu thẩm mỹ tầng sinh môn ngay sau sinh

Khâu thẩm mỹ tầng sinh môn ngay sau sinh là cuộc tiểu phẫu xâm lấn có cắt bỏ một phần mô hoặc da nhằm mục đích “se khít” vùng kín. Đây chính là điểm khác biệt giữa khâu tầng sinh môn sau sinh và khâu thẩm mỹ tầng sinh môn ngay sau sinh.

Ai nên khâu thẩm mỹ tầng sinh môn?

Khâu hẩm mỹ tầng sinh môn là nhu cầu làm đẹp ngày càng được ưa chuộng. Ngay cả khi chưa trải qua bất kỳ lần sinh nở nào, phái nữ vẫn có nhu cầu làm đẹp vùng kín khi “cô bé” bị giãn rộng, tổn thương, có sẹo xấu xí…

Khâu thẩm mỹ tầng sinh môn giúp chị em cải thiện hình dạng, màu sắc cho vùng kín. Đồng thời cuộc tiểu phẫu này cũng giúp tăng khoái cảm tình dục và cải thiện chất lượng cuộc sống. Theo các chuyên gia, may thẩm mỹ vùng kín hay khâu tầng sinh môn tuy không ảnh hưởng đến việc thụ thai hay có con nhưng chỉ nên thực hiện khi thật sự có vấn đề.

Khâu thẩm mỹ tầng sinh môn là cuộc tiểu phẫu có xâm lấn, đôi khi xảy ra rủi ro. Đó là lý do không phải ai cũng nên thực hiện. Việc khâu thẩm mỹ tầng sinh môn chỉ nên áp dụng cho những trường hợp sau:

– Xuất hiện những vết sẹo “xấu xí”, cấu trúc bị sai lệch sau khi rạch hoặc khâu tầng sinh môn sau sinh.

– Tầng sinh môn bị tổn thương do sinh thường.

– Cảm giác không thỏa mãn khi quan hệ tình dục.

– Khắc phục tổn thương sau những tai biến, chấn thương trong cuộc sống.

– Tầng sinh môn rộng do quá trình sinh con hoặc mang thai nhiều lần.

Khi nào mẹ nên thẩm mỹ tầng sinh môn?

>>> Mẹ có thể xem thêm: Thẩm mỹ vùng kín sau sinh có an toàn không?

Ai không nên khâu thẩm mỹ tầng sinh môn?

Khâu thẩm mỹ tầng sinh môn ngay sau sinh nói riêng hay thẩm mỹ vùng kín nói chung chống chỉ định cho các trường hợp sau:

– Đang trong kỳ kinh nguyệt.

– Đang mắc bệnh phụ khoa.

– Sản phụ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, đái tháo đường, lao.

Sản phụ gặp bất thường về tâm lý.

– Có kế hoạch mang thai và sinh thường trong tương lai

Có nên khâu thẩm mỹ tầng sinh môn ngay sau sinh?

Không thể phủ nhận những lợi ích của việc may thẩm mỹ vùng kín hay khâu thẩm mỹ tầng sinh môn. Nhưng không phải lúc nào việc này cũng được thực hiện thuận lợi ngay sau sinh. Bởi vì sau sinh, điều ưu tiên hàng đầu là sức khỏe của người mẹ. Bác sĩ phải tiến hành cầm máu hoặc phục hồi các chấn thương xảy ra trong ca sinh nở. 

Và nếu có khâu thẩm mỹ tầng sinh môn ngay sau sinh, e rằng kết quả khó làm hài lòng vì ưu tiên hàng đầu vẫn là bảo vệ sức khỏe của mẹ. Do đó, bác sĩ sẽ không quá tập trung vào yếu tố thẩm mỹ. Chưa kể có nhiều biến chứng hoặc sự cố liên quan đến sản phụ, bác sĩ phải tập trung xử lý. 

Khi nào mẹ có thể khâu thẩm mỹ tầng sinh môn?

Theo các bác sĩ, sản phụ không nên sốt sắng tìm cách thu nhỏ vùng kín ngay sau sinh. Thời điểm thích hợp nhất là khoảng 3 tháng sau sinh. Bởi vì lúc này, các bộ phận như âm đạo hoặc âm hộ đã tương đối hồi phục như trước. Điều đó cũng giúp gia tăng mức độ thành công của ca phẫu thuật.

Ưu và nhược điểm của khâu thẩm mỹ tầng sinh môn

1. Ưu điểm

– Tầng sinh môn thu nhỏ, không còn bị giãn rộng.

– Tăng sự tự tin.

– Tăng khoái cảm tình dục.

– Nâng cao chất lượng đời sống vợ chồng.

Tuy nhiên, có thể âm đạo rộng không phải là nguyên nhân duy nhất làm giảm khoái cảm tình dục. Nếu có nguyên nhân khác kèm theo, sau khi khâu bạn vẫn phải được bác sĩ tư vấn điều trị bổ sung. 

2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, khâu thẩm mỹ tầng sinh môn có thể gây ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí là gây nguy hiểm tính mạng. Có thể xảy ra những trường hợp dưới đây nhưng nguy cơ tỷ lệ thấp:

– Thuốc tê có thể gây sốc phản vệ.

– Vùng kín có thể không đẹp như kỳ vọng 

– Rủi ro để lại sẹo lồi xấu xí.

– Nhiễm trùng vết khâu do bị vi khuẩn xâm nhập

– Dò âm đạo – trực tràng: do may quá sâu đi xuyên tới trực tràng làm són phân qua đường âm đạo

– Tác dụng phụ sau ca phẫu thuật:

  • Chảy máu nhẹ và tiết dịch âm đạo. Điều này là bình thường.
  • Đau và khó chịu thường ở mức tối thiểu đến trung bình, có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc thuốc theo toa do bác sĩ cung cấp.

3. Khi nào thì tái khám gấp?

Nói chung, có rất ít rủi ro liên quan đến khâu thẩm mỹ tầng sinh môn. Tuy nhiên, mẹ nên liên hệ với bác sĩ nếu xảy ra bất kỳ trường hợp nào sau đây:

  • Chảy máu quá nhiều.
  • Dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Táo bón không thuyên giảm.
  • Tiết dịch âm đạo kèm theo mùi hôi.

Những lưu ý sau khi may thẩm mỹ tầng sinh môn

Hầu hết bệnh nhân thực hiện khâu thẩm mỹ tầng sinh môn đều có thể trở lại làm việc sau vài ngày nhưng cần tuân thủ những lưu ý sau trong quá trình hồi phục:

  • Bệnh nhân được khuyên kiêng quan hệ tình dục trong 6 tuần. 
  • Tránh bất kỳ hoạt động quá sức nào như đi xe đạp, nâng vác vật nặng hoặc kéo căng trong thời gian này.
  • Sau may thẩm mỹ tầng sinh môn, không nên dùng băng vệ sinh. 
  • Vết khâu phải được giữ sạch sẽ và khô ráo. Chỉ khâu sẽ tự tiêu trong khoảng 2 tuần.
  • Uống nhiều nước và tăng cường bổ sung chất xơ trong thời gian này để phòng tránh táo bón.

Những lưu ý sau thẩm mỹ tầng sinh môn

Tóm lại, thẩm mỹ khâu tầng sinh môn là một trong những phương pháp làm đẹp ngày càng được nhiều chị em lựa chọn nhằm tìm lại cảm giác thăng hoa trong “cuộc yêu”. Tuy nhiên, bác sĩ không khuyến khích khâu thẩm mỹ tầng sinh môn ngay sau sinh mà hãy đợi ít nhất 3 tháng sau khi “vượt cạn”. Nếu mẹ có nhu cầu, hãy lựa chọn bệnh viện uy tín, bác sĩ có chuyên môn để đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện cũng như tìm kiếm sự hài lòng nhất. 

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Dấu hiệu bé bú không đủ sữa mẹ, nhận biết sớm không “cản” đà tăng trưởng của con

Sữa mẹ là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng và kháng thể, rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trong 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng thuận lợi trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Có mẹ sữa về nhiều, có mẹ lại ít sữa. Mặc dù không thể xác định chính xác lượng sữa bé đã dung nạp vào cơ thể là bao nhiêu nhưng mẹ có thể dễ dàng đoán được bé đang đói qua các dấu hiệu bé bú không đủ sữa.

>>> Mẹ có thể xem thêm: 9 công dụng tuyệt vời của sữa mẹ

Dựa theo thời gian bú, cân nặng, mức độ tã ướt, dấu hiệu sữa về… mẹ có thể biết được khi nào bé không bú đủ sữa mẹ. Sau đây là 7 hiệu bé bú không đủ sữa có thể mẹ chưa biết.

Con chậm tăng cân 

Theo dõi cân nặng của con cũng là một cách giúp mẹ biết bé bú có đủ sữa hay không. Thông thường em bé sơ sinh có thể giảm 5-7%, thậm chí là 10% cân nặng trong một vài ngày đầu sau sinh. Sau 1 tuần, cân nặng của con sẽ quay về mức lúc mới chào đời và bắt đầu tăng cân. Trung bình cân nặng tăng thêm khoảng 20-30g mỗi ngày. 

Việc bé xuống cân hoặc chậm tăng cân cũng là một trong những dấu hiệu bé bú không đủ sữa.

Mẹ có thể tham khảo mức cân nặng chuẩn của bé trong 12 tháng đầu để biết con có chậm cân hay không.

  • 0-3 tháng: tăng thêm khoảng 100-200g mỗi tuần.
  • 3-6 tháng: tăng thêm khoảng 100-140g mỗi tuần.
  • 6-12 tháng: tăng thêm khoảng 60-100g mỗi tuần.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Học ngay 6 cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân nhanh

Thời gian bú quá ngắn hoặc quá dài

Thời gian trung bình cho một cữ bú của con khoảng 10-20 phút. Dấu hiệu bé bú không đủ sữa là khi thời gian này dưới 5 phút hoặc kéo dài hơn 1 giờ. Bên cạnh theo dõi thời gian bú, mẹ cần xem bé mút ti có đều đặn hay không. Thông thường nếu đủ sữa, bé sẽ mút đều đặn. Trường hợp bé mút ngắt quãng, rất có thể lượng sữa mẹ tiết ít hoặc bé đang gặp vấn đề về ngậm bắt ti mẹ.

Bé thường xuyên quấy khóc, ngủ không sâu

Cũng như người lớn, nếu không được cung cấp đủ năng lượng, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu trong người. Đó là lý do trẻ bú không đủ sẽ luôn bứt rứt, quấy khóc, cả khi ngủ lẫn khi vừa thức dậy. Đặc biệt, con ngủ không ngon, dễ giật mình, giấc ngủ ngắn. 

Trong khi đó, nếu bú no, trẻ luôn tỏ ra vui vẻ, hoạt bát (hay ê a bằng ngôn ngữ của bé). Con có những giấc ngủ dài, chất lượng. Ngủ dậy con tỉnh táo và tươi tắn.

Dấu hiệu bé bú không đủ sữa là bé không còn hoạt bát, vui vẻ.
Dấu hiệu bé bú không đủ sữa là bé không còn hoạt bát, vui vẻ.

Con hay chóp chép, há miệng, mút tay

Dấu hiệu khác cho thấy bé bú chưa đủ là bé hay quay đầu từ bên này sang bên kia để tim kiếm, liên tục há miệng, liếm môi, thè lưỡi. Kém theo đó, con mút ngón tay hoặc ấn cả bàn tay vào miệng.

Số lượng tã ướt/ bẩn ít

Dấu hiệu bé bú không đủ sữa là lượng tã ướt hoặc bẩn trong ngày ít. Thường nếu bú đủ, số tã con thay sẽ như sau:

  • 1-2 ngày sau sinh: 1-2 chiếc tã ướt/ ngày.
  • 2-6 ngày sau sinh: 5-6 tã ướt/ ngày.
  • Ngày thứ 6: khoảng 6-8 chiếc tã ướt/ngày.
  • Sau tuần thứ 6: số lượng tã ướt khoảng 6-8 chiếc/ngày, phân mềm màu vàng nâu.

Nước tiểu màu vàng đặc, nặng mùi

Dấu hiệu bé không bú đủ sữa dễ nhận biết nhất là dựa trên màu sắc và mùi nước tiểu. Theo đó, nếu bé bú không đủ, nước tiểu thường có màu vàng, nặng mùi.

Bú không đủ sữa là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng mất nước ở trẻ. Ngoài ra bé còn xuất hiện các dấu hiệu khác đi kèm như vàng da, khô miệng hoặc nôn, sốt, tiêu chảy. Đây là những dấu hiệu cần đưa con đi khám ngay. 

>>> Mẹ có thể xem thêm: Đoán sức khỏe trẻ em qua màu nước tiểu, mẹ không được bỏ qua!

Lượng sữa tiết ra ít

Làm sao biết sữa mẹ ít hay nhiều? Những ngày đầu sau sinh, cơ thể mẹ sẽ tiết ra một lượng sữa nhỏ, màu vàng, gọi là sữa non. Đây là nguồn thức ăn quý giá vì giàu chất dinh dưỡng và kháng thể, tốt cho trẻ chống lại bệnh tật trong năm đầu đời. 

3-4 ngày sau sinh, sữa mẹ sẽ về nhiều hơn. Khi này, sữa mẹ không còn màu vàng như lúc mới sinh mà chuyển sang màu trắng đục. Dấu hiệu mẹ nhiều sữa là mỗi lần con bú, mẹ sẽ cảm thấy sữa xuống rần rần bầu ngực. Đi kèm đó là bé nuốt ừng ực, đôi khi không kịp con phải “chạy sữa” (ngưng bú) rồi mới bú lại. Khi con “chạy sữa”, mẹ sẽ thấy sữa phun thành tia. Đó cũng là lý do khi cho con bú, mẹ luôn phải “thủ sẵn” khăn để kịp thời chặn tia sữa bắn.

Nếu mỗi lần con bú mà mẹ không thấy “xuống sữa” thì có thể sữa mẹ về ít, không đủ con bú. Đây cũng là một trong những dấu hiệu bé không bú đủ sữa.

Nếu mỗi lần con bú mà mẹ không thấy “xuống sữa” thì có thể sữa mẹ về ít, không đủ con bú.

2 nguyên nhân khiến bé bú không đủ sữa

Bé bú không đủ sữa có thể do mẹ ít sữa hoặc khả năng bé bú kém.

1. Do mẹ ít sữa

Tình trạng sữa mẹ về ít có thể do:

– Dùng thuốc tránh thai nội tiết trong thời gian cho con bú.

Băng huyết sau sinh.

Sót nhau thai.

– Mẹ đã trải qua phẫu thuật hoặc xạ trị vú.

– Dùng một số loại thuốc ảnh hưởng tới khả năng tiết sữa.

– Các tình trạng mãn tính kiểm soát kém, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp và hội chứng buồng trứng đa nang.

2. Do bé bú kém

Bú kém là nguyên nhân khiến con không nhận đủ lượng sữa. Dưới đây là những nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng bú của bé:

– Mẹ không cho bé bú thường xuyên.

– Mẹ cho bé dùng sữa công thức.

– Ngậm bắt vú không đúng cách.

– Bé gặp khó khăn trong việc kiểm soát các cơ liên quan đến việc bú mút, nhất là ở trẻ sinh non.

Mẹ nên làm gì nếu xuất hiện dấu hiệu bé bú không đủ sữa

Không riêng gì trường hợp bé bú không đủ sữa mà hầu hết các vấn đề liên quan đến việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ được xử lý dễ dàng hơn nếu chúng được giải quyết sớm hơn.

Ngay cả khi không chắc chắn các dấu hiệu bé bú không đủ sữa, mẹ có thể nhờ bác sĩ tư vấn. Bằng cách đó, mẹ sẽ hiểu rõ hơn về những gì bé và mẹ đang trải qua. Đồng thời mẹ sẽ bớt căng thẳng trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Việc liên tục lo lắng, không tìm ra lời giải cho các vấn đề chăm sóc bé những tháng đầu sau sinh cũng có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh ở mẹ.

Vậy mẹ không đủ sữa cho con bú phải làm sao?

– Cần tìm phương pháp làm tăng sữa mẹ (ăn thực phẩm lợi sữa, kích sữa bằng phương pháp power pumping, 5 cách kích sữa khác) nếu trường hợp sữa mẹ về ít, không đủ cho con bú. 

Tránh cho bé dùng ti giả, dễ làm bé đầy hơi (do không khí sẽ theo hành động ngậm, mút vào dạ dày). Theo đó, bé sẽ lười bú, bú ít.

– Cho con bú đúng cách, đúng tư thế.

– Nên cho con bú thường xuyên: 2 giờ/ lần vào ban ngày và cách 3-4 gờ/ lần vào ban đêm.

Ngoài ra, một chế độ dinh dưỡng hợp lý, nghỉ ngơi đầy đủ và uống đủ nước sẽ giúp mẹ cải thiện đáng kể tình trạng ít sữa. 

Vậy mẹ không đủ sữa cho con bú phải làm sao?

Trên đây là các dấu hiệu bé bú không đủ sữa mà mẹ hoàn toàn có thể quan sát và nhận biết bằng mắt thường. Nếu gặp bất kỳ khó khăn nào trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia hay những bà mẹ có kinh nghiệm khác.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Mẹ đang cho con bú có tẩy giun được không?

Nhiễm giun là căn bệnh có thể gặp ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Bệnh gây nên các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy… Một trong số những cách phòng ngừa hiệu quả nhất là nên tẩy giun định kỳ. Nhưng mẹ đang cho con bú có tẩy giun được không. Bài viết này sẽ giúp mẹ tìm lời giải đáp. 

1. Mẹ đang cho con bú có tẩy giun được không?

Câu trả lời là CÓ. Mẹ hoàn toàn có thể uống thuốc tẩy giun trong giai đoạn cho con bú. Theo nghiên cứu, thuốc tẩy giun Mebendazole ít bài tiết vào sữa mẹ cũng như hấp thu kém qua đường uống.

Cho tới thời điểm hiện nay, các báo cáo về việc sử dụng thuốc tẩy giun trong thời kỳ cho con bú không tìm thấy phản ứng bất lợi nào ở trẻ bú mẹ. Đồng thời, các bằng chứng về việc giảm nguồn sữa sau khi dùng thuốc tẩy giun cũng không thuyết phục.

[key-takeaways title=””]

Tóm lại, trả lời cho câu hỏi mđang cho con bú có tẩy giun được không. Theo các chuyên gia, mẹ đang trong thời gian cho con bú vẫn có thể tẩy (hay xổ) giun được. Tốt hơn hết, sau khi mẹ tẩy giun, mẹ hãy quan sát xem bé có bú tốt hay không, hoặc mẹ có mối lo ngại nào khác về em bé, hãy nói chuyện với bác sĩ mẹ nhé.

[/key-takeaways]

2. Khi nào mẹ cần uống thuốc điều trị giun sán?

2.1 Tẩy giun định kỳ

Khi mẹ đã biết “đang cho con bú có tẩy giun được không”, thì mẹ duy trì lịch tẩy giun định kỳ 2 lần/năm nhé. Trừ khi bác sĩ cho chỉ định khác cho từng trường hợp cụ thể. Mẹ cứ yên tâm rằng việc uống thuốc tẩy giun chưa có bằng chứng cho thấy gây hại cho sức khỏe của bé.

2.2 Uống thuốc tẩy giun khi đã bị nhiễm

Lẽ dĩ nhiên, khi bị nhiễm giun mẹ cần phải tẩy giun và làm theo hướng dẫn điều trị từ bác sĩ. Lúc này, tùy từng loại thuốc kê đơn cụ thể mà bác sĩ sẽ cho mẹ biết đang cho con bú có tẩy giun được không. Có 2 loại thuốc tẩy giun phổ biến đó là Mebendazole và Piperazine.

Với Menbendazole, mẹ có thể uống thuốc tẩy giun và vẫn cho con bú bình thường. Đây cũng là loại thuốc được ưu tiên sử dụng vì tính an toàn và ít ảnh hưởng đến bé. Còn với Pipezarine, chỉ định của nhà sản xuất là sau khi mẹ uống thuốc, mẹ nên vắt sữa bỏ đi trong 8 giờ tiếp theo.

Nhìn chung, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc đang cho con bú có tẩy giun được hay không để chắc chắn nhất.

2.3 Nhiễm giun sán đặc biệt

Trong trường hợp nhiễm một số loại giun nguy hiểm, mẹ không chỉ ngừng cho bé bú mà còn phải đi khám và điều trị ngay. Vậy những loại giun nào được coi là nguy hiểm? Có thể kế đến như sán dải bò (Taenia saginata) hoặc sán lá phổi (Paragonimus westermani)

  • Bệnh sán lá phổi: Bệnh do 40 loài thuộc giống Paragonimus ký sinh trong phổi hoặc màng phổi gây ra. Triệu chứng: đau bụng tiêu chảy, thậm chí có thể gây tổn thương cho thận, gan… và dẫn đến các biến chứng khác.
  • Bệnh sán dải bò (sán dây bò): Sán dây bò là một loại ký sinh trùng lưỡng tính ký sinh ở người, chủ yếu là loại sán dây trưởng thành. Triệu chứng: cơ thể suy yếu, viêm ruột, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, bệnh nhân có thể đi ngoài phân lỏng, chóng mặt, đau đầu, ăn không ngon miệng…

Với trường hợp đang điều trị, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cụ thể liệu đang cho con bú có tẩy giun được không nhé.

2.4 Khi nào mẹ cần gặp bác sĩ?

Sau khi biết đang cho con bú có tẩy giun được không, mẹ lưu ý một số dấu hiệu nhiễm giun nặng, dai dẳng để đi khám bác sĩ:

  • Giảm cân không đến từ nguyên nhân tăng tập, giảm ăn.
  • Ăn không thấy ngon.
  • Khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
  • Nhiễm trùng da xung quanh hậu môn.

3. Một số loại thuốc tẩy giun phù hợp với mẹ bỉm đang cho con bú

Dưới đây là một số loại thuốc tẩy giun thông dụng. Hãy cùng điểm qua những thành phần có trong thuốc để biết khi dùng, mẹ có nên cho con bú.

3.1 Thuốc tẩy giun Piperazin

Thuốc tẩy giun Piperazin được sử dụng rất phổ biến. Theo các báo cáo, Piperazin có thể đi vào sữa mẹ nhưng vẫn chưa thể xác định chính xác hàm lượng là bao nhiêu. Vậy mẹ đang con bú có tẩy giun bằng Piperazin được không? Theo khuyến cáo của các chuyên gia:

  • Trường hợp mẹ buộc phải dùng thuốc thì nên uống sau khi đã cho con bú.
  • Sau khi uống thuốc, sữa của mẹ cần được vắt và bỏ đi trong 8 giờ tiếp theo.

Ở hầu hết các bệnh nhân, Piperazine không gây phản ứng có hại nhưng vẫn ghi nhận một số tác dụng phụ ngoài mong muốn: 

  • Rối loạn tiêu hóa ở dạng nhẹ.
  • Nhiễm độc thần kinh (rất hiếm).
  • Chảy nước mắt, sổ mũi, đau khớp, ho có đờm và co thắt phế quản.

3.2 Thuốc xổ giun Albendazole

Thuốc xổ giun Albendazole hoạt động bằng cách ngăn giun hấp thụ đường để làm chúng cạn kiệt năng lượng và chết. Theo ước tính, trẻ bú mẹ chỉ có thể tiếp xúc một lượng rất nhỏ Albendazole (thấp hơn 0,1mg) trong vòng 36 giờ sau khi mẹ đã uống 1 viên xổ giun Albendazole (loại 400mg). 

Vậy mẹ cho con bú có tẩy giun bằng Albendazole được không? Dù trẻ chỉ tiếp xúc một lượng rất nhỏ Albendazole nhưng loại thuốc này không an toàn khi sử dụng trong thời gian cho con bú. Theo khuyến cáo, người mẹ nên ngưng cho con bú 2 ngày sau khi đã uống thuốc.

Rủi ro hoặc tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc xổ giun Albendazole:

  • Sốt.
  • Chức năng gan bất thường.
  • Buồn nôn, nôn mửa, đau dạ dày.
  • Nhức đầu, cứng cổ, tăng nhạy cảm với ánh sáng, lú lẫn.
  • Chóng mặt, cảm giác quay cuồng hoặc rụng tóc tạm thời.
  • Phản ứng dị ứng như nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng.

3.3 Thuốc xổ giun Mebendazole

Mebendazole kém hấp thu qua đường uống và đi vào sữa mẹ rất ít. Các báo cáo cho rằng vẫn chưa tìm thấy bất kỳ phản ứng phụ nào ở trẻ bú mẹ nếu mẹ sử dụng Mebendazole trong thời gian cho con bú.

Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm hoi cho thấy xuất hiện tình trạng giảm nguồn sữa sau khi mẹ sử dụng Mebendazole. Dù vậy vẫn chưa có bằng chứng thuyết phục để thấy là do thuốc gây ra. 

Mẹ đang cho con bú có tẩy giun Mebendazole được không? Nếu buộc phải xổ giun bằng thuốc Mebendazole, mẹ nên ngưng cho con bú khoảng 2 ngày để chắc rằng thuốc đã được đào thải ra ngoài. 

Cũng tương tự như các loại thuốc khác, Mebendazole có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  • Chóng mặt, nhức đầu.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Tiêu chảy, chán ăn, táo bón…

4. Cách phòng ngừa nhiễm giun sán khi đang cho con bú

Theo thống kê của Tổ chức Y Thế giới (WHO), phụ nữ độ tuổi sinh đẻ có nguy cơ nhiễm giun sán rất cao. Nguyên nhân là do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu vệ sinh. Do đó để ngăn ngừa nhiễm giun, mẹ cần:

  • Thường xuyên lau dọn nhà bếp, phòng tắm.
  • Rau sống luôn phải ngâm rửa thật kỹ trước khi ăn.
  • Thực hiện ăn chín uống sôi, chế biến món ăn hợp vệ sinh.
  • Không nên ăn tiết canh, các loại thịt tái, gỏi cá hoặc nem chua sống.
  • Luôn rửa tay thật sạch, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước giờ ăn.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc mẹ đang cho con bú có tẩy giun được không. Điều quan trọng là khi nghi ngờ nhiễm giun, mẹ nên đi khám bác sĩ để được điều trị đúng cách thay vì tự ý uống thuốc dẫn đến nhiều hệ lụy cho bé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Phân trẻ sơ sinh có mùi chua là bình thường hay bất thường?

Lần đầu có em bé, mẹ không khỏi lo lắng trước những thay đổi xảy ra với con. Đặc biệt, những khác lạ trong phân trẻ sơ sinh như phân trẻ sơ sinh có mùi chua cũng có thể làm mẹ bất an. Nhưng mẹ cần hiểu rằng không phải lúc nào sự thay đổi ở con cũng là dấu hiệu bất thường. Bài viết này sẽ giúp mẹ giải đáp hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua.

Khi nào phân trẻ sơ sinh có mùi chua là dấu hiệu bình thường?

Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua không phải lúc nào cũng đáng lo ngại. Trường hợp phân có mùi chua nhẹ và không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào khác thì đây là dấu hiệu bình thường. 

Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa còn non yếu của con chưa thể hấp thụ hết chất dinh dưỡng dẫn đến phân trẻ sơ sinh có mùi chua.

Khi nào phân trẻ sơ sinh có mùi chua là dấu hiệu bất thường?

Trường hợp trẻ đi ngoài có mùi chua kèm theo các triệu chứng sau là dấu hiệu nghiêm trọng, mẹ nên cho con đi khám bác sĩ:

Đặc biệt khi nhận thấy trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy, bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan. Vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa của con đang không khỏe.

Khi nào phân trẻ sơ sinh có mùi chua là dấu hiệu bất thường?

Một số nguyên nhân khiến phân trẻ sơ sinh có mùi chua

Nếu một ngày thay tã và phát hiện phân trẻ sơ sinh có mùi chua, mẹ cần tìm hiểu xem con có thuộc trường hợp nào dưới đây không nhé.

1. Do hấp thu dinh dưỡng kém

Khi hệ tiêu hóa của trẻ không thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng từ thức ăn, phân của trẻ sơ sinh có mùi chua. Nguyên nhân là chất dinh dưỡng dư thừa gây kích ứng dạ dày, tạo điều kiện để vi sinh vật trong đường ruột phát triển và gây mùi.

Với trẻ trong giai đoạn ăn dặm, chiếc bụng nhỏ xíu của con với hệ tiêu hóa còn non nớt gặp khó khăn khi lượng tinh bột đưa vào quá nhiều. Hoặc nó không thể “xử lý” một số loại thực phẩm khó tiêu hóa như các loại hạt, trứng, đậu nành. Điều đó dẫn đến trẻ đi ngoài có mùi chua.

Việc hấp thu kém còn có thể do trẻ mắc các bệnh lý như nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, rối loạn tiêu hóa.

Tình trạng kém hấp thu cần tìm ra nguyên nhân và can thiệp kịp thời. Vì không chỉ phân có mùi chua, bé còn có thể thường xuyên bị tiêu chảy. Đáng nói, việc kém hấp thu dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, gây sụt cân, chậm phát triển.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối tưởng bình thường mà lại bất thường

2. Không dung nạp đường lactose

Một nguyên nhân khiến phân trẻ sơ sinh có mùi chua là do dạ dày nhạy cảm với đường lactose có trong sữa hoặc các sản phẩm từ sữa. Lactose có trong thực phẩm cũng có thể theo sữa mẹ đi vào cơ thể của bé. 

Trường hợp bé không thể dung nạp lactose, mẹ cần theo dõi thêm vì thường có các triệu chứng khác đi kèm như đầy hơi, trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt hoặc bị tiêu chảy. 

3. Hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng

Hiện tượng phân trẻ sơ sinh có mùi chua hay xảy ra ở trẻ phải điều trị bằng thuốc kháng sinh. Vì kháng sinh tiêu diệt cả hại khuẩn lẫn lợi khuẩn có trong đường ruột.

Ngoài ra, với trẻ sinh mổ, do không có cơ hội nhận lợi khuẩn tại ngả sinh âm đạo như trẻ sinh thường nên hệ vi sinh đường ruột của con dễ mất cân bằng. Điều này cũng giải thích tại sao trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua.

Một số nguyên nhân khiến phân trẻ sơ sinh có mùi chua?

4. Mọc răng

Mọc răng là một giai đoạn dường như khó chịu với tất cả các bé. Mặc dù có rất ít hoặc thậm chí chưa có bằng chứng khoa học cho thấy mối liên hệ giữa trẻ đi ngoài có mùi chua với tình trạng mọc răng. Song nhiều mẹ thấy rằng phân của con thường có mùi chua như giấm trong giai đoạn bé mọc răng.

5. Bệnh Crohn

Bệnh Crohn là một “thủ phạm” khác khiến phân trẻ sơ sinh có mùi chua. Đây là căn bệnh viêm ruột đặc thù mãn tính ở trẻ. Các triệu chứng gồm đi ngoài phân lỏng, bé quấy khóc, mệt mỏi, bỏ bú, sốt. Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy cũng là một trong các triệu chứng của bệnh Crohn.

6. Bệnh xơ nang

Căn bệnh di truyền này rất nguy hiểm vì có thể làm tắc nghẽn đường tiêu hóa và phổi, làm cho dịch tiêu hóa cũng như chất nhầy trở nên đặc, dính. Từ đó khiến các enzym tiêu hóa không thể đến ruột non để phân hủy và hấp thụ các chất dinh dưỡng. Kết quả là phân trẻ đi ngoài có mùi chua.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt có đáng lo ngại?

Lưu ý khác cho mẹ

Nếu thấy phân trẻ sơ sinh có mùi chua, mẹ nên:

– Theo dõi tình trạng đi ngoài của con để xem có những bất thường nào khác hay không.

– Nếu đang cho con bú, mẹ nên lưu ý những thực phẩm mình ăn, đặc biệt là các sản phẩm từ sữa. Nếu nghi ngờ bất kỳ thực phẩm nào khiến bé đi ngoài có mùi chua, mẹ cần loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn của mẹ. Tương tự, với trẻ ăn dặm, mẹ hãy ngưng cho con ăn các thực phẩm làm con đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, đi phân có mùi chua, hôi.

– Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến để ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa ở trẻ ăn dặm lẫn trẻ bú mẹ. 

– Theo dõi số lần đi ngoài có mùi chua của con. Nếu chỉ là một hoặc hai lần thì không cần phải lo lắng.

– Nhiều mẹ cũng thắc mắc trẻ sơ sinh đi tướt là gì? Đây là tình trạng trẻ đi ngoài có phân màu vàng pha xanh, gần giống như màu của hoa cải. Khác với tiêu chảy, trẻ đi tướt thì phân không bị nhầy và sủi bọt.

Lưu ý khác cho mẹ khi trẻ đi ngoài có mùi chua

Đoán bệnh qua màu sắc phân trẻ sơ sinh

Ngoài mùi, màu sắc phân trẻ sơ sinh cũng có thể “dự báo” tình hình sức khỏe của bé. Phân của trẻ có nhiều màu sắc khác nhau, đặc biệt là trong năm đầu đời khi bé trải qua nhiều thay đổi trong ăn uống. Dưới đây là danh sách màu phân giúp mẹ dự đoán phần nào tình trạng sức khỏe của con.

  • Màu xanh đen: Đây chính là phân su, thải ra trong những ngày đầu tiên bé chào đời và là hiện tượng bình thường.
  • Màu vàng mù tạt: Xảy ra ở trẻ sơ sinh bú sữa mẹ. Điều này là bình thường.
  • Màu vàng tươi: Gặp ở trẻ sơ sinh bú sữa mẹ. Nếu phân có nhiều nước, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiêu chảy.
  • Màu cam: Gặp ở cả trẻ bú mẹ và sữa công thức. Điều này là bình thường.
  • Màu đỏ: Lý do có thể bé dung nạp các thực phẩm màu đỏ. Nếu gần đây bé không ăn thực phẩm màu đỏ thì mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ. Hoặc nếu màu phân không trở lại bình thường trong lần đi ngoài tiếp theo, hãy gọi cho bác sĩ. 
  • Màu xanh rêu nhạt: Xuất hiện ở trẻ bú sữa công thức. Điều này là bình thường.
  • Màu xanh lá cây đậm: Gặp ở trẻ ăn thức ăn đặc có màu xanh lá cây hoặc uống bổ sung sắt. Điều này là bình thường.
  • Màu trắng: Đây có thể là dấu hiệu gan có vấn đề. Mẹ nên đưa con đi khám nhi.
  • Màu xám: Đây là dấu hiệu hệ tiêu hóa bé có vấn đề và cần được kiểm tra sức khỏe.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Màu phân của trẻ sơ sinh nói lên điều gì? Thông điệp sức khỏe bé muốn gửi gắm

Mong rằng bài viết đã cung cấp cho mẹ những thông tin quan trọng về tình trạng phân trẻ sơ sinh có mùi chua. Đừng quên thường xuyên truy cập MarryBaby để tìm hiểu thêm những mẹo hay chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ nhé.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Sau sinh bao lâu thì được giặt quần áo?

Giai đoạn hậu sản liên quan rất nhiều đến sự thay đổi cả về cảm xúc lẫn thể chất. Không những phải học cách đối mặt với những thay đổi trong vai trò mới, mẹ còn phải kiêng nhiều thứ. Đặc biệt, nếu lần đầu sinh nở, mẹ sẽ không tránh khỏi các thắc mắc. Chẳng hạn, sau sinh bao lâu thì được đụng nước, sau sinh bao lâu thì làm việc bình thường, sau sinh bao lâu thì được giặt quần áo

Sau sinh bao lâu thì được giặt quần áo?

Bà đẻ sau sinh mất sức và mất máu, chưa kể là thức khuya dậy sớm chăm bé sơ sinh nên cần rất nhiều thời gian hồi phục cơ thể. 

Tuy nhiên, tùy theo hoàn cảnh, không phải sản phụ nào cũng có thời gian dành cho bản thân. Có những mẹ vừa sinh nở vài ngày đã phải quay trở lại công việc gia đình từ chuyện dọn nhà, bếp núc cho đến giặt giũ. Vì họ không có người thân hỗ trợ. Họ cũng không có cơ hội để thắc mắc sau sinh bao lâu thì được giặt quần áo. Do có thắc mắc cũng không giải quyết được gì. 

Ngoài trường hợp bất khả kháng trên, thiết nghĩ mẹ nên quan tâm hơn đến việc chăm sóc cơ thể sau sinh.

Có những mẹ vừa sinh nở vài ngày đã phải quay trở lại công việc gia đình

Vậy sau sinh bao lâu thì được giặt quần áo?

Đối với sinh thường, 6-8 tuần sau sinh là thời điểm tử cung cùng các phần phụ của cơ quan sinh dục gần như đã phục hồi trở lại như trước khi mang thai. Nếu không có vấn đề sức khỏe nào đáng lo ngại, mẹ đã có thể giặt quần áo bằng tay và làm việc nhà. Nhưng trước mắt, mẹ chỉ nên giặt những đồ nhẹ, mỏng như tã lót, quần áo của bé. Thời gian giặt đồ không quá lâu để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong lúc giặt đồ, mẹ nhớ mang găng tay, tránh tiếp xúc với nước lạnh và xà phòng vì lúc này, cơ thể vẫn cần được bảo vệ.

Nếu giặt đồ bằng máy, sau sinh 2 tuần mẹ đã có thể bắt đầu. Đây được xem là hình thức vận động đơn giản, tốt cho quá trình chữa lành của cơ thể. Hơn nữa, việc phơi đồ ngoài nắng sớm còn là cách thư giãn nhẹ nhàng. Song nếu phải bê những thau đồ nặng thì mẹ nên nhờ sự hỗ trợ của người thân.

Đối với sinh mổ, mẹ có thể cần thêm thời gian trước khi muốn làm việc nhà trở lại, tùy thuộc vào tốc độ lành của vết thương.

Nhưng dù thế nào, mẹ càng ít vận động mạnh và có nhiều thời gian nghỉ ngơi thì càng tốt cho sức khỏe. Điều đó sẽ giúp cơ thể nhanh trở về tình trạng ban đầu.

Mối quan tâm sau sinh bao lâu thì được giặt quần áo trên thực tế không hẳn là chuyện bà đẻ kiêng cữ nước lạnh, nó liên quan đến vận động sau sinh. Và tất nhiên, để cơ thể được hồi phục sớm nhất và phòng tránh các bệnh hậu sản, người mẹ cần đảm bảo kiêng cữ khoa học theo hướng dẫn từ bác sĩ. 

Sau sinh bao lâu thì làm việc bình thường?

Cũng tương tự sau sinh bao lâu thì được giặt quần áo, nếu sức khỏe ổn định, không có điều gì đáng lo ngại, mẹ có thể làm việc lại bình thường sau 6 tuần. Và đừng quên chỉ nên vận động nhẹ nhàng, tránh nâng nhấc vật nặng.

Mẹ lưu ý rằng việc càng sớm rời khỏi giường và tập đi lại nhẹ nhàng, khả năng phục hồi càng nhanh. Tập luyện vừa giúp cơ săn chắc, vết thương lành nhanh hơn vừa giúp cải thiện tâm trạng. 

Bà đẻ kiêng cữ bao lâu?

Ở cữ là khoảng thời gian ám ảnh của rất nhiều mẹ khi phải kiêng khem đủ thứ. Vậy nên, không chỉ thắc mắc sau sinh bao lâu thì được giặt quần áo, nhiều mẹ còn muốn biết bà đẻ kiêng cữ bao lâu. 

Theo quan niệm của người xưa, mẹ mới đẻ dậy cần kiêng đủ 3 tháng 10 ngày, tức ở cữ tận 100 ngày. Chưa kể đi kèm với giai đoạn này là vô số những quy định khắt khe như kiêng tắm, gội, kiêng nước lạnh, kiêng nói chuyện với người lạ. Sản phụ sau sinh cũng chỉ được ở trong phòng kín, không dùng điện thoại trong thời gian này. 

>>> Mẹ có thể xem thêm: Mới sinh có nên dùng điện thoại? 6 tác hại ảnh hưởng đến con mẹ nên biết

Bà đẻ kiêng cữ bao lâu? Quan điểm hiện đại đã thoáng hơn rất nhiều. Theo đó, sản phụ sau sinh không cần phải ở cữ tận 100 ngày và cũng không phải trải qua những quy định khắt khe. 

Bà đẻ kiêng cữ bao lâu?

Những lưu ý khác trong quá trình mẹ ở cữ

Mặc dù mẹ không cần quá kiêng cữ trong thời gian quá dài nhưng để hồi phục nhanh hơn và không gây tổn hại sức khỏe, mẹ cần lưu ý:

1. Tránh khuân vác nặng, tập thể dục quá sức

Nếu không chắc chắn về những hoạt động có thể làm sau sinh, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi xuất viện về nhà. Một nguyên tắc quan trọng là không nên nâng bất cứ vật gì nặng hơn em bé.

2. Cố gắng nghỉ ngơi nhiều nhất có thể

Đừng quên ngoài quan tâm sau sinh bao lâu thì được giặt quần áo, mẹ còn phải biết cách chăm sóc sức khỏe như thế nào để hồi phục sớm. Sau sinh sẽ có nhiều đêm mẹ phải thức trắng vì chăm sóc giấc ngủ cho con. Nhưng hãy cố gắng sắp xếp để nghỉ ngơi nhiều nhất có thể và tranh thủ chợp mắt vào mỗi trưa. Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và dẫn đến những cảm xúc tiêu cực như lo lắng hoặc trầm cảm sau sinh.

3. Dinh dưỡng

Chăm sóc dinh dưỡng là trọng tâm hàng đầu trong thời gian ở cữ. Dinh dưỡng khoa học, cân bằng và bổ sung chất lỏng đầy đủ rất cần thiết cho việc phục hồi các mô tổn thương và tăng khả năng tiết sữa.

Chế độ dinh dưỡng sau sinh nên có nhiều protein (thịt, cá, các loại đậu), chất xơ (trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt), canxi (sữa, sữa chua, pho mát, rau lá xanh) và chất lỏng.

4. Kiêng chuyện “chăn gối” sau sinh

Sau sinh bao lâu thì được quan hệ cũng là thắc mắc chung của nhiều mẹ bên cạnh việc sau sinh bao lâu thì được giặt quần áo. 

Hầu hết các bác sĩ đều khuyên mẹ sinh thường nên đợi từ 6-8 tuần sau sinh hãy bắt đầu quan hệ. Mẹ có thể phải đợi lâu hơn nếu sinh mổ. Quan hệ quá sớm sau sinh có thể dẫn đến xuất huyết, nhiễm trùng tử cung và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. 

Kiêng chuyện “chăn gối” sau sinh

5. Hạn chế ăn kiêng trong thời gian cho con bú

Trước ngoại hình sồ sề sau sinh, nhiều mẹ cảm thấy tủi thân và mặc cảm. Đó là lý do nhiều người vội vàng giảm cân bằng cách ăn kiêng. Nhưng việc ăn kiêng có thể dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất, gây cản trở quá trình phục hồi sức khỏe. Điều đó càng nên tránh nếu mẹ đang cho con bú.

6. Tắm gội và vệ sinh mỗi ngày

Kiêng tắm gội có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe. Mẹ có thể tắm gội và vệ sinh mỗi ngày nếu sức khỏe bình thường sau sinh, nhưng tránh tắm bồn hoặc bơi lội cho đến khi sức khỏe đã hồi phục. Trong quá trình tắm, mẹ cố gắng tránh để vết thương do mổ đẻ tiếp xúc với nước khi chưa lành.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Chăm sóc vết mổ sau sinh: “hô biến” để không bị sẹo

Giai đoạn ở cữ vô cùng quan trọng vì quyết định đến khả năng phục hồi và chữa lành vết thương. Đồng thời việc này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề sức khỏe về sau. Do vậy, ngoài muốn biết sau sinh bao lâu thì được giặt quần áo, mẹ cần chăm sóc bản thân thật tốt theo như hướng dẫn trên nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Mẹ bị sốt có cho con bú được không?

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhiều mẹ tin rằng khi mình mắc bệnh, sữa mẹ sẽ tăng lượng kháng thể giúp con ngừa bệnh, do đó càng nên cho con bú. Vậy điều này có đúng và mẹ bị sốt có cho con bú được không? Mời mẹ cùng tìm hiểu nhé.

Mẹ bị sốt có cho con bú được không?

Nhiều mẹ băn khoăn không biết mẹ bị sốt có cho con bú được không hay mẹ bị sốt có nên cho con bú. Phần lớn các trường hợp, mẹ hoàn toàn có thể cho con bú khi bị sốt. 

Thực tế cho thấy, sốt thường không gây nguy cơ khi cho con bú mà điều đáng lo ngại là đường lây truyền của bệnh và thuốc mẹ uống để trị bệnh. Vì vậy, mẹ nên thông báo cho bác sĩ biết tình trạng đang cho con bú để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Đang cho con bú bị cảm cúm phải làm sao?

Cảm lạnh, cảm cúm là bệnh lý thường gặp ở mẹ sau sinh. Bệnh do virus gây nên. Nguyên nhân là do mẹ vừa trải qua ca vượt cạn mất sức. Thêm nữa, mệt mỏi, thiếu ngủ vì phải thức khuya chăm con khiến hệ miễn dịch suy yếu. Đây là điều kiện để các virus tấn công mẹ sau sinh. 

Vậy trường hợp này, mẹ bị sốt có cho con bú được không? Nếu mẹ sốt do cảm thì vẫn có thể cho con bú. Vì virus gây cảm không lây qua sữa mẹ. 

Song bệnh có thể lây cho em bé thông qua đường hô hấp, chẳng hạn như khi ho, hắt hơi. Do đó để đảm bảo an toàn, mẹ cần tuân thủ các biện pháp phòng tránh bệnh như: 

– Đeo khẩu trang trong nhà.

– Rửa tay thường xuyên với nước sát khuẩn.

– Nhờ người thân giữ con, hạn chế tiếp xúc với bé nếu không cho con bú.

>>> Mẹ có thể xem thêm: 

Đang cho con bú bị cảm cúm phải làm sao?

Bị viêm tuyến sữa có nên cho con bú?

Tắc tia sữa, viêm tuyến sữa cũng là nguyên nhân phổ biến gây sốt sau sinh. Vậy khi đó mẹ bị sốt có cho con bú được không?

Khi bị tắc tia sữa, mẹ thường sốt và thấy bầu ngực căng tức, đau, xuất hiện những cục cứng, gồ ghề. 

Nếu bị tắc tia sữa, mẹ vẫn có thể cho con bú bình thường vì sẽ giúp thông tia sữa và làm trống hoàn toàn bầu vú. Nhờ đó, tình trạng tắc tia sữa sẽ nhanh chóng cải thiện.

Nếu tắc tia sữa kéo dài sẽ dẫn đến viêm vú, áp xe vú, sữa có lẫn mủ. Trong trường hợp này, mẹ cần phải đi khám và chữa trị đồng thời hỏi ý kiến bác sĩ có nên cho con bú không.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Viêm tuyến sữa có mủ, đừng cho con bú kẻo nguy mẹ ơi!

Mẹ sốt do mắc bệnh truyền nhiễm có nên cho con bú? (bệnh thủy đậu, viêm gan B, quai bị)

1. Mẹ bị thủy đậu có nên cho con bú?

Khi mắc bệnh thủy đậu, mẹ bị sốt có cho con bú được không? 

Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng cấp tính, lây chủ yếu qua đường hô hấp hoặc từ dịch các nốt mụn bị vỡ. Do đó, mẹ nên cẩn trọng khi cho con bú. 

>>> Mẹ có thể xem thêm: Chuyên gia giải thích mẹ bị thủy đậu có nên cho con bú không?

2. Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú?

Viêm gan B là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Theo các chuyên gia, trẻ sẽ bị lây bệnh thông qua sữa mẹ nếu đầu ti mẹ bị nứt, rạn hoặc chảy máu. 

Trẻ vẫn có thể bú mẹ khi người mẹ nhiễm viêm gan B nếu trẻ được tiêm vắc xin viêm gan B theo phác đồ sau:

  • Mũi 1 trong vòng 24 giờ sau sinh, cần tiêm phối hợp cùng huyết thanh kháng viêm gan B. 
  • Mũi 2 tiêm khi trẻ được 2 tháng tuổi.
  • Mũi 3 tiêm khi trẻ được 3 tháng tuổi.

Trẻ vẫn có thể bú mẹ khi người mẹ nhiễm viêm gan B nếu trẻ được tiêm vắc xin viêm gan B

Theo khuyến cáo của WHO (Tổ chức Y tế thế giới), trẻ cần được tiêm phòng vắc xin viêm gan B càng sớm càng tốt, nhất là 24 giờ đầu sau sinh để giảm đáng kể nguy cơ lây truyền bệnh từ mẹ.

3. Mẹ bị quai bị có nên cho con bú?

Mẹ đang cho con bú bị sốt phải làm sao? Theo các chuyên gia, mẹ bị quai bị vẫn có thể cho con bú bình thường. Vì sữa mẹ không có chứa virus gây quai bị. Mặc dù bệnh không lây qua sữa mẹ nhưng trẻ vẫn có thể nhiễm bệnh nếu hít hoặc tiếp xúc với giọt bắn có chứa virus gây bệnh. 

Do đó, mẹ cần tuân thủ những biện pháp phòng lây nhiễm tương tự như trường hợp mẹ sốt do cảm nói trên.

Mẹ sốt do nhiễm Covid-19

Mẹ bị sốt có cho con bú được không? Theo WHO, đến nay vẫn chưa có bằng chứng cho thấy việc cho con bú có thể làm lây nhiễm Covid-19. Do đó, WHO khuyến nghị vẫn nên tiếp tục cho con bú nếu mẹ bị nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid.

Tuy nhiên, để an toàn cho bé, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn mẹ quy trình cho bé bú để tránh lây nhiễm. 

Một nghiên cứu gần đây cũng cho thấy tiêm phòng vắc xin Covid-19 sẽ giúp tăng đáng kể lượng kháng thể phòng virus SARS-CoV-2 trong sữa mẹ. Vì vậy, mẹ cho con bú cần nhanh chóng tiêm ngừa để có thể truyền khả năng miễn dịch này sang cho em bé.

Mẹ sốt do nhiễm trùng hậu sản

Sốt sau sinh có thể liên quan đến nhiều căn bệnh nhiễm trùng hậu sản. Vậy lúc này, mẹ bị sốt có cho con bú được không?

Theo các bác sĩ, nguồn sữa mẹ không bị ảnh hưởng bởi các căn bệnh nhiễm khuẩn này. Nhưng trong trường hợp nhiễm trùng hậu sản, mẹ thường phải uống kháng sinh hoặc dùng kháng sinh đường tĩnh mạch kết hợp các biện pháp điều trị khác. Vì vậy, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu đang cho con bú.

Lưu ý chung khi mẹ bị sốt không thể cho con bú

Việc gián đoạn cho con bú có thể dẫn đến giảm lượng sữa hoặc thậm chí mất sữa. Trong trường hợp này, mẹ cần vắt sữa thường xuyên nhằm duy trì nguồn sữa cho bé. Mẹ nên vắt ít nhất 8 lần 1 ngày hoặc khoảng cách không quá 6 tiếng giữa các lần. 

mẹ cần vắt sữa thường xuyên nhằm duy trì nguồn sữa cho b

Như vậy mẹ đã giải đáp được thắc mắc mẹ bị sốt có cho con bú được không. Khi mắc bệnh, mẹ nhớ áp dụng các biện pháp phòng tránh để giảm nguy cơ lây nhiễm cho bé nhé.