Tác giả Huỳnh Quế Trân đang phụ trách sản xuất các bài viết cho chuyên mục Mẹ và Bé cũng như Đời sống sức khỏe gia đình. Với sứ mệnh gián tiếp chăm sóc các thiên thần nhỏ và mẹ bầu, chị không ngừng cung cấp những chủ đề hữu ích và thiết thực dành cho các độc giả của MarryBaby.
Dưới đây sẽ là những cách bày bánh kẹo sinh nhật cho bé đẹp mắt và ấn tượng kèm hình ảnh minh hoạ. Cha mẹ hãy tham khảo nhé!
1. Hướng dẫn cách bày bánh kẹo sinh nhật cho bé
Đây là một số gợi ý cách bày bánh kẹo sinh nhật cho bé:
1.1 Đặt chiếc bánh kem ở trung tâm bữa tiệc
Chiếc bánh kem là một biểu tượng trên bàn tiệc sinh nhật của bất kỳ ai. Bánh kem không chỉ có tên và độ tuổi của bé; mà còn có những lời chúc sinh nhật ý nghĩa nhất của cha mẹ dành cho bé cưng của mình.
Theo truyền thống, nếu ai đó có thể thổi tắt nến cắm trên bánh kem trong một lần; điều ước của người đó sẽ thành hiện thực. Và bánh kem là một cách để chia sẻ niềm hân hoan với những người tham gia bữa tiệc.
1.2 Cách bày bánh kẹo sinh nhật nhiều màu sắc cho bé
Để bàn tiệc thêm phần sinh động, mẹ có thể bày bánh kẹo ở xung quanh chiếc bánh kem; hoặc trên một cái kệ chuyên đựng bánh và để kế bên bánh kem.
Mẹ có thể ưu tiên chọn những loại bánh kẹo có hình thù vui nhộn, đóng trong từng gói lẻ có cột nơ để mọi người có thể dễ dàng lấy phần của mình và thưởng thức; chung vui cho ngày chào đời bé yêu.
1.3 Treo và đặt nhiều món đồ trang trí dễ thương trên bàn
Mẹ nên trang trí thêm dây kim tuyến, bóng bay màu sắc,… trên tường hoặc treo xung quanh nhà,… Hoặc mẹ có thể đặt những bức ảnh chụp lại quá trình lớn lên của bé.
1.4 Sắp xếp món quà sinh nhật của bé xung quanh bàn tiệc
Hãy để những phần quà mà bạn bè tặng bé lên trên bàn, xung quanh bánh kem. Việc chọn phông nền cho bữa tiệc sinh nhật nên được dựa theo sở thích, giới tính của bé. Ví dụ như siêu nhân, Doraemon, các nàng công chúa,…
2. Hình ảnh minh hoạ cách bày bánh kẹo sinh nhật cho bé
Dưới đây là một số hình ảnh minh hoạcách bày bánh kẹo sinh nhật cho bé siêu đẹp mắt và ấn tượng từ đơn giản đến cầu kỳ:
Trên đây là một số gợi ý về cách bày bánh kẹo cũng như cách trang trí sinh nhật cho bé. Mẹ cũng có thể tìm thấy nhiều hình ảnh minh hoạ về cách trang trí bữa tiệc sinh nhật của bé sao cho cân đối; đẹp mắt và đúng với sở thích của bé. Hy vọng cha mẹ sẽ chọn được cho bé nhà mình cách bày trí sinh nhật vừa ý nhất.
Chúc bé có một buổi tiệc sinh nhật khó quên cùng những người thân thương và bạn bè.
MarryBaby sẽ hướng dẫn cha mẹ một vài cách làm sao để bé thay răng đẹp. Nhưng đầu tiên, trước khi biết được làm sao để bé thay răng đẹp, cùng tìm hiểu độ tuổi thay răng sữa của bé.
1. Trẻ mấy tuổi thay răng sữa?
Trẻ lên mấy thì bắt đầu thay răng sữa? Khi bước sang giai đoạn từ 5 – 6 tuổi, trẻ bắt đầu thay răng sữa bằng những răng vĩnh viễn.
Quá trình trên cũng có thể xảy ra muộn hơn, ở những trẻ đã 7 – 8 tuổi. Ngoài ra, bé gái thường có xu hướng thay răng sớm hơn bé trai và thay chiếc răng sữa cửa hàm dưới trước.
Tất cả những chiếc răng đầu tiên của trẻ không mọc cùng một lúc. Thông thường, 2 chiếc răng cửa phía dưới sẽ nhú lên đầu tiên; cũng là chiếc đầu tiên sẽ thay. Theo sau đó là 2 răng cửa giữa ở hàm trên rồi đến các răng cửa bên ở cả hàm trên và dưới.
Đến năm trẻ 13 tuổi, hầu hết trẻ em đã có 28 chiếc răng vĩnh viễn. Đến 20 tuổi hoặc muộn hơn, trẻ bắt đầu mọc răng khôn và có đủ 32 chiếc răng.
Như vậy, cha mẹ đã biết sơ lược về quá trình mọc răng và khi nào trẻ thay răng sữa. Tiếp theo sẽ là phần cha mẹ mong chờ nhất “Làm sao để bé thay răng đẹp?”.
2. Làm sao để bé thay răng đẹp, đều và trắng sáng?
Muốn biết làm sao để bé thay răng đẹp; cha mẹ có thể áp dụng các cách dưới đây.
2.1 Chú ý lịch thay răng sữa của trẻ
Làm sao để bé thay răng đẹp thì đầu tiên, cha mẹ cần nắm rõ thứ tự mọc răng vĩnh viễn của bé là như thế nào; để giúp bé thay răng hợp lý và chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ để đón những chiếc răng mới của bé mọc.
Quá trình thay răng của trẻ diễn ra theo trình tự như sau:
6 – 7 tuổi: 2 răng cửa giữa hàm dưới → 2 răng cửa giữa hàm trên.
7 – 8 tuổi: 2 răng cửa bên hàm trên → 2 răng cửa bên hàm dưới.
9 – 11 tuổi: 2 răng hàm trên thứ nhất → 2 răng hàm dưới thứ nhất.
9 – 12 tuổi: 2 răng nanh hàm dưới.
10 – 12 tuổi: 2 răng nanh hàm trên → 2 răng hàm dưới thứ hai → 2 răng hàm trên thứ hai.
Ghi nhớ lịch thay răng này và kết hợp các mẹo dưới đây; cha mẹ sẽ không còn băn khoăn làm sao để bé thay răng đẹp nữa.
2.2 Theo dõi quá trình phát triển của răng sữa và răng vĩnh viễn
Việc thường xuyên quan sát răng trẻ sẽ giúp các bậc phụ huynh sớm phát hiện ra những vấn đề bất thường của răng miệng.
Những vấn đề thường gặp có thể là răng vĩnh viễn mọc chậm hoặc mọc sai vị trí; răng mọc không đều; răng bị thưa; răng hô hoặc móm. Đôi khi, một số trẻ gặp phải tình trạng có quá ít răng vĩnh viễn (răng bị mất bẩm sinh); và ngược lại, một vài bé cũng có thể có thêm răng (răng thừa)..
Vì thế, làm sao để bé thay răng đẹp? Câu trả lời chính là luôn theo dõi sự phát triển của răng bé. Việc theo dõi sát sao sự phát triển răng của trẻ sẽ giúp khắc phục vấn đề sớm hơn, hiệu quả hơn và dễ dàng hơn
2.3 Không nhổ khi răng sữa chưa sẵn sàng rụng
Một trong những cách làm sao để bé thay răng đều đẹp chính là không nhổ trước những chiếc răng chưa lung lay. Việc nhổ răng trước khi chúng lung lay có thể dẫn đến tình trạng răng vĩnh viễn mọc chen hàng với các răng sữa khác; dẫn đến tình trạng răng mọc lệch.
Ngoài ra, nếu cha mẹ nhổ răng bé quá sớm có thể ảnh hưởng đến khả năng nhai của bé; hoặc là khiến nướu bị nhiễm trùng.
Nếu nhổ răng sữa cho bé quá muộn, thì răng vĩnh viễn không có chỗ để phát triển, khiến răng mọc lệch, chen chúc. Vì vậy, làm sao để để bé thay răng đẹp, không bị hô móm chính là nhổ răng sữa đúng thời điểm, lúc răng sữa lung lay.
Làm sao để bé thay răng đẹp? Một yếu tố quyết định hàm răng có đẹp hay không chính là độ sáng bóng và chắc khỏe của răng.
Vì thế, để có một hàm răng đẹp, cha mẹ nên nhắc nhở bé đánh răng mỗi ngày. Nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách, sữa và các mảnh vụn thức ăn còn sót lại trong kẽ răng của bé sẽ gây ra mảng bám trên răng; khiến răng ố vàng.
Để răng miệng khỏe mạnh, cha mẹ nên cho bé đánh răng 2 lần/ngày – sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ. Đảm bảo trẻ đánh răng đủ 2 phút/lần, bao gồm:
Chải xung quanh các bề mặt răng bên trong, nơi răng tiếp xúc với nướu và cả bề mặt nhai trên cùng
Ở mặt trước của răng, chải xung quanh bề mặt bên ngoài răng, gần với nướu.
Sau khi ăn xong, cha mẹ có thể cho bé dùng chỉ nha khoa để lấy đi phần thức ăn thừa bám ở kẽ răng. Sau khi đánh răng xong, cha mẹ nên cho bé súc miệng với nước muối sinh lý hoặc nước miệng.
2.5 Lựa chọn bàn chải và kem đánh răng phù hợp cho trẻ
Làm sao để bé thay răng đẹp? Cha mẹ nên cho bé sử dụng bàn chải đánh răng nhỏ có lông mềm, mịn nhưng vẫn phải đảm bảo chải được sạch mảng bám. Thay bàn chải thường xuyên sau 3 tháng để hạn chế vi khuẩn bám trên lông bàn chải gây ra các bệnh về nướu răng.
Cần mua cho bé loại kem đánh răng dành cho trẻ em có chứa flour để bảo vệ răng bé. Fluor là một khoáng chất hỗ trợ sự phát triển của xương và răng. Nó củng cố men răng (lớp bảo vệ bên ngoài răng) và giúp ngăn ngừa sâu răng.
Tuy nhiên, cha mẹ tuyệt đối không nên cho bé dùng kem đánh răng của người lớn; vì nồng độ fluor trong đó sẽ khá cao mà men răng của bé thì còn yếu; sẽ làm hỏng răng trẻ.
[inline_article id=60672]
2.6 Chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ
Dù cha mẹ có làm nhiều cách để giúp cho bé thay răng trắng đẹp nhưng không hiểu vì sao răng bé vẫn cứ bị sâu. Nguyên nhân có thể do bé đã ăn quá nhiều các loại thực ăn và đồ uống có đường và có tính axit. Ví dụ như kẹo, bánh ngọt, soda, nước hoa quả, đồ uống thể thao.
Bé bị sâu răng là do đường trong các loại bánh kẹo giúp các vi khuẩn trong răng bé tiết ra nhiều axit hơn; làm mòn men răng và khiến răng bị đen.
Chính vì thế, làm sao để bé thay răng đều, đẹp, trắng sáng chính là cho bé hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều đường, tinh bột như bánh kẹo, nước uống đóng chai,… Thức uống tốt nhất cho răng của trẻ là nước và sữa. Khi có thể, cha mẹ hãy chọn các loại thực phẩm như sữa chua, trái cây, rau tươi; và các thực phẩm từ sữa khác như phô mai chẳng hạn.
Để bé thay răng đều đẹp, bé nên loại bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng. Một số thói quen xấu gây hại đến răng miệng có thể kể đến ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh; dùng lưỡi, tay chạm vào răng sữa lung lay khiến răng bị nhiễm trùng; mút tay, ngậm núm vú giả… sẽ khiến răng vĩnh viễn của bé mọc lệch.
Ngoài khiến răng mọc lệch, việc trẻ mút ngón tay hoặc ngậm núm vú giả có thể gây ra nhiều hệ luỵ như biến dạng ngón tay, lở loét da, mắc bệnh truyền nhiễm,…
Vậy làm sao để bé cai tật mút tay và thay răng đẹp? Cha mẹ có thể cái mút tay, ngậm núm vú giả cho bé bằng các cách sau:
Giải thích cho bé mút tay là xấu.
Dán băng cá nhân vào ngón tay bé.
Dùng phần thưởng để cai mút tay cho bé.
Bôi lên tay bé loại nước có vị bé không thích.
Dùng biện pháp “đảo ngược” để cai mút tay cho trẻ.
Ngoài việc đánh răng, làm sao để bé thay răng đẹp? Khám răng định kỳ 2 lần/năm và kiểm tra răng thường xuyên trong giai đoạn trẻ thay răng là điều cần thiết để có bé được hàm răng khỏe mạnh.
Việc kiểm tra răng miệng của trẻ thường xuyên cũng giúp tăng cơ hội phát hiện và điều trị sớm bất kỳ vết sâu răng nào. Hãy đưa trẻ đi khám răng bất cứ khi nào bé kêu đau răng. Cơn đau này có thể là dấu hiệu của một chiếc răng bị sâu hay một vấn đề răng miệng nào đó.
Trên đây là 8 cách làm sao để bé thay răng đều đẹp và trắng sáng. Hy vọng với những cách trên đây, bé sẽ có bộ răng đáng mơ ước.
Hãy cùng nhau tìm hiểu xem có những cách làm chả tôm nào cho bé và bắt tay vào nấu thôi mẹ nhé!
1. Giá trị dinh dưỡng của chả tôm với trẻ
Thịt tôm là nguồn cung cấp protein tuyệt vời. Ngoài ra chúng còn cung cấp axit béo omega-3 giúp củng cố các tế bào đang phát triển của bé.
Tôm cũng chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu: vitamin B12 và choline hỗ trợ phát triển trí não; selen để cung cấp năng lượng cho hệ thống miễn dịch và tuyến giáp; và kẽm để thúc đẩy tăng trưởng.
Đặc biệt, tôm chứa ít thủy ngân hơn nhiều loại cá biển khác, nên việc ăn tôm sẽ an toàn hơn nhiều loại cá biển khác. Ngoài ra, khi nấu chả tôm cho bé, mẹ sẽ cần kết hợp thêm nhiều nguyên liệu khác như thịt, rau củ, rong biển,… nên giá trị dinh dưỡng mà bé nhận được khi ăn chả tôm là vô cùng nhiều.
[key-takeaways title=”Trẻ mấy tháng ăn được tôm?”]
Thông thường, cha mẹ nên cho bé làm quen với thịt tôm nói riêng và hải hải nói chung khi bé được 12 tháng tuổi trở lên. [4]
Bước 1: Sơ chế thịt heo rồi cho vào ngăn mát 10 phút. Sơ chế tôm bỏ chỉ trên lưng.
Bước 2: Cho tôm và thịt lợn vào xay nhuyễn. Ướp bột tỏi, hành lá và trộn đều.
Bước 3: Rửa sạch sả, cắt khúc ngắn, thoa ít dầu ăn rồi dùng thìa múc hỗn hợp tôm và thịt bọc kín cây sả. Thực hiện lần lượt cho hết phần sả và tôm.
Bước 4: Dùng nồi hấp chín hoặc nồi chiên không dầu để nướng chả tôm trong.
Bước 5: Cho chả ra bát, để nguội và cho bé dùng.
2.5 Cách làm chả tôm cuộn trứng cho bé ăn dặm
Nguyên liệu
100g tôm.
1 quả trứng gà.
Bột bắp hữu cơ.
Gia vị ăn dặm: nước tương cho bé, dầu óc chó, bột bắp.
Cách làm chả tôm bọc sả cho bé
Bước 1: Rửa sạch tôm với rượu và nước, bóc vỏ, lấy sạch chỉ lưng rồi xay nhuyễn.
Bước 2: Tẩm ướp với nước tương, bột bắp và dầu óc chó tròn 30 phút cho thấm.
Bước 3: Đập vỏ, tách lấy lòng đỏ trứng gà rồi đánh tan và chiên mỏng để ra dĩa.
Bước 4: Cho hỗn hợp đã ướp lên trứng đã chiên rồi cuộn tròn và đem hấp trong 20 phút.
Bước 5: Để tăng thêm hương vị cho món ăn, có thể làm nước chấm bằng cách pha loãng nước tương.
Bước 6: Cho chả ra bát, cắt thành miếng vừa ăn và cho bé dùng.
[inline_article id=263373]
3. Những lưu ý quan trọng khi làm chả tôm cho con tại nhà
Chỉ với cách làm đơn giản là bạn đã có món chả tôm cho bé thơm ngon. Tuy nhiên, tôm cũng là nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc thực phẩm, dị ứng và mắc nghẹn ở trẻ. Do đó, cha mẹ cần lưu ý:
Để trẻ nhỏ làm quen với việc ăn tôm, hãy cẩn thận tìm nguồn tôm uy tín;
Tôm mẹ nên nấu chín kỹ và cắt thành miếng phù hợp với lứa tuổi để giảm nguy cơ mắc nghẹn.
Để chả tôm cho bé thơm ngon mẹ nên lựa chọn tôm còn tươi sống, thịt tôm căng chắc, phần thân hơi cong.
Trên đây là 10 cách làm chả tôm siêu thơm ngon, bổ dưỡng và dễ làm mẹ nên biết để nấu cho bé nhà mình ăn. Với những món chả tôm thơm phức do chính tay mẹ nấu, bé ăn sẽ vô cùng bắt cơm và nghiện món ăn này.
Để biết ăn bánh tét có mập và có tốt không, bạn cần biết bánh tét bao nhiêu calo. Hãy tham khảo bài viết này ngay để có được bí quyết ngày tết ăn bánh tét mà dáng vẫn thon, sức khỏe tốt và quan trọng là da dẻ vẫn mịn màng.
1. Thành phần, nguyên liệu của từng loại bánh tét
Một đòn bánh tét bao nhiêu calo sẽ được quyết định bởi khối lượng và số calo của các thành phần, nguyên liệu làm nên chiếc bánh tét ấy cộng lại. Có 3 loại bánh tét cơ bản là bánh tét truyền thống nhân thịt, bánh tét nhân chuối và bánh bánh tét ngũ sắc. Mỗi loại sẽ có lượng calo khác nhau do thành phần và khối lượng từng thành phần khác nhau.
Bánh tét chuối: Gạo nếp; đậu đỏ, đậu đen; trái chuối sứ chín; nước cốt dừa; lá chuối, muối, đường,…
Bánh tét ngũ sắc: Gạo nếp; đậu xanh; thịt ba chỉ; nước cốt dừa, lá cẩm, lá dứa, gấc (để tạo màu cho bánh tét). Gia vị: hành tím, muối, tiêu, đường, dầu ăn.
Bánh tét truyền thống: 400g gạo nếp ngon; 200g đậu xanh không vỏ; 100g thịt ba chỉ; 1 bó lạt tre; 1 bó lá chuối tươi (chọn lá tươi, tàu lá dài, không bị giập nát). Muối, hạt nêm, tiêu xay.
Dựa theo Bảng Thành phần Thực phẩm Việt Nam về số calo của các nguyên liệu nấu bánh tét, ta có thể tỉnh tống lại và nhắm chừng được 1 khoanh bánh tét bao nhiêu calo.
Dưới đây là hàm lượng calo có trong 100g bánh tét được tính theo bảng dinh dưỡng các món ăn của Việt Nam:
Bánh tét nhân thịt: Khoảng 440 calo.
Bánh tét chuối: Khoảng 300 calo.
Bánh tét chay nhân đậu xanh: Khoảng 400 calo.
Bánh tét chiên: Khoảng 560 calo.
Chi tiết hơn, thành phần dinh dưỡng trong 1 khoanh bánh tét nhân thịt (100g) gồm 11,8g protein, 56,7g carbohydrate và 4g chất béo.
3. Ăn bánh tét có mập và có tốt không?
3.1 Ăn bánh tét có mập không?
Khi thắc mắc bánh tét bao nhiêu calo, chắc hẳn nhiều bạn cũng tò mò Ăn bánh tét có mập, có nổi mụn không,… Câu trả lời còn tùy thuộc vào số lượng bánh tét bạn ăn của ngày hôm đó.
Tùy theo cơ địa mỗi người, chúng ta sẽ cần phải nạp 1500 đến trên 2000 calo mỗi ngày. Nếu bạn nạp dư lượng calo bạn cần trong một thời gian nhất định bạn chắc chắn sẽ tăng cân. Mà lượng calo của bánh tét thì lại quá nhiều nên bạn dễ nạp dư năng lượng nếu ăn bánh tét.
Để khắc phục tình trạng tăng cân, hãy cân đo đong đếm lại lượng calo nạp vào. Hãy hạn chế ăn bánh tét nhất có thể, tốt nhất là nên ăn khoảng 1 lần/tuần, mỗi lần khoảng 2 khoanh bánh tét.
Không chỉ riêng vấn đề 1 khoanh bánh tét bao nhiêu calo; nhiều chị em cũng thắc mắc không biết ăn bánh tét liệu có tốt không. Câu trả lời là CÓ. Vì trong bánh tét có nhiều chất dinh dưỡng như thịt, đậu, chuối,…
Nhưng bạn cần lưu ý, ăn quá nhiều bánh tét có thể bị béo phì, nóng trong, nổi mụn; bánh tét cũng không tốt đối với bệnh nhân cao huyết áp, tim mạch, suy thận; hoặc gây các vấn đề tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu.
Như bạn cũng đã biết “bánh tét bao nhiêu calo” và “ăn bánh tét có thật sự tốt không”, với lượng calo siêu cao ăn bánh tét có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ. Hạn chế ăn bánh tét nếu bạn là:
Người béo phì: Ăn nhiều bánh tét sẽ khiến bạn tăng lượng cholesterol có trong máu, dư năng lượng và dẫn đến sản sinh ra mỡ thừa. Vì vậy nếu đang bị béo phì, ăn bánh tét sẽ còn khiến cân nặng của bạn tăng lên.
Người cao huyết áp và đau dạ dày: Ăn bánh tét có thể khiến bạn bị tăng tiết axit dịch vị không tốt cho dạ dày.
Người nóng trong người: Gạo nếp (nguyên liệu chính của bánh tét) có thể khiến cơ thể bạn bị nóng, nổi mụn nhọt nên những đối tượng này không nên ăn quá nhiều bánh tét.
Người mắc bệnh về thận, tim mạch: vì thành phần của chúng có chứa nhiều chất béo không no.
Người bị tiểu đường: Bánh tét cũng được xem như cơm có kèm theo thức ăn. Vì vậy, người bị tiểu đường nên hạn chế ăn bánh tét để tránh tăng đường huyết.
Người bị gút: Người bị bệnh gút không ăn quá nhiều thịt trong nhân bánh chưng, bánh tét.
Bí quyết để ăn bánh tét mà không sợ mập chính là kiểm soát lượng bánh tét mình ăn vào. Bạn phải luôn nhớ rằng, để không tăng cân thì lượng calo nạp vào phải nhỏ hơn hoặc bằng lượng calo đốt đi. Và để ăn bánh tét mà không dư calo, bạn nên:
Vì đã biết 1 khoanh bánh tét bao nhiêu calo, nên bạn hãy ăn bánh tét ít lại thôi nhé. Có thể ăn kèm salad, củ kiệu tự ngâm tại nhà để giảm bớt lượng calo nạp vào.
Chỉ nên ăn bánh tét vào lúc sáng hoặc trưa, không nên ăn bánh tét vào ban đêm.
Tập thể dục là một phương pháp giúp đốt cháy bớt calo mà bạn nạp từ việc ăn bánh tét đấy.
Trước khi ăn bánh tét bạn có thể ăn bưởi hoặc táo nhé! Bưởi và táo vừa ít calo và nhiều nước nên sẽ giúp bạn dễ no và ăn ít bánh tét lại.
Trên đây là toàn bộ thông tin bạn cần biết về Bánh tét bao nhiêu calo. Mặc dù bánh tét có nhiều chất dinh dưỡng nhưng bạn không nên ăn quá nhiều vì chúng chứa nhiều calo và gây nóng cho cơ thể. Vì vậy bạn nên ăn bánh tét 2 khoanh/ tuần và tập thể dục để đốt cháy bớt calo để không bị tăng cân nhé!
Chính vì thế, cha mẹ nên bỏ túi những mẹo giúp bé mọc răng không đau, không sốt dưới đây. Nhưng trước tiên, cha mẹ nên nắm một vài dấu hiệu khi nào trẻ mọc răng.
1. Dấu hiệu trẻ mọc răng
Cha mẹ có thắc mắc tại sao mỗi lần mọc răng bé lại hay khóc rất nhiều không? Nguyên nhân là do khi mọc răng, bé sẽ đi kèm theo nhiều nhiều dấu hiệu và triệu chứng “khó ở” khiến bé nhà mình phải khó chịu.
Dưới đây là những dấu hiệu trẻ mọc răng:
Phát ban trên mặt.
Ngủ không ngon giấc.
Khó khăn trong việc ăn uống.
Phần má vùng răng mọc bị sưng lên.
Trẻ chảy nước miếng nhiều, trẻ thích cắn đồ vật.
Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ, thường là dưới 38 độ C.
Trẻ đau, ngứa nướu và sưng đỏ khu vực răng mọc.
Có thể kèm theo các triệu chứng tiêu hoá : tiêu lỏng, són phân, biếng ăn,…
Trong các dấu hiệu trên, nướu sưng và ngứa là nguyên nhân chính khiến bé mỗi lần mọc răng bị đau và khó chịu. Chính vì thế cha mẹ hãy áp dụng những mẹo giúp bé mọc răng không đau, không khó chịu và tránh tình trạng khó khăn trong ăn uống.
[key-takeaways title=”15 mẹo giúp bé mọc răng không đau”]
Massage nướu cho trẻ.
Dùng khăn lạnh để làm dịu nướu cho bé.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé.
Khử trùng đồ chơi của trẻ.
Cho bé ăn thực phẩm mềm, mát lạnh.
Cho bé uống nhiều nước.
Tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
Bổ sung đủ chất dinh dưỡng.
Cho bé ngủ đủ giấc.
Vệ sinh nước dãi của bé.
Ôm ấp động viên bé.
Cho bé uống thuốc giảm đau.
Sử dụng lá hẹ.
Dùng đậu xanh.
Dùng quả na.
[/key-takeaways]
2.1 Massage nướu cho trẻ
Trẻ mọc răng quấy khóc phải làm sao? Mẹo giúp bé mọc răng không đau đầu tiên chính là massage vùng nướu, lợi bị đau cho bé. Trẻ mọc răng thường có cảm giác đau và nhức ở nướu. Vì vậy, mẹ nên tìm cách xoa dịu nướu để giảm cảm giác đau.
Các mẹ nên sử dụng bông hoặc gạc mềm sạch thấm nước mát và massage nhẹ nhàng quanh vùng nướu.
Mẹ cũng có thể dùng núm vú giả ngâm nước đá hoặc để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 20 phút sau đó cho bé ngậm. Hơi lạnh sẽ giúp nướu dịu lại và giảm sự đau nhức.
2.2 Dùng khăn lạnh để làm dịu nướu cho bé
Mẹo giúp bé mọc răng không đau tiếp theo là dùng khăn lạnh chườm chỗ nướu bị đau của bé. Cha mẹ nên lấy một chiếc khăn sạch và nhúng vào nước lạnh; vắt thêm cho đến khi khăn gần hết nước thì cho vào tủ lạnh hoặc tủ đông.
Khi khăn đã được làm lạnh, cha mẹ hãy gấp khăn lại và đưa cho bé nhai hoặc chườm ở chỗ nướu bé bị đau. Mẹo giúp bé mọc răng không đau này sẽ làm bé dễ chịu bằng cách xoa dịu nướu.
Nếu không dùng khăn, cha mẹ có thể dùng khăn bông hoặc vải có họa tiết gân. Trong quá trình dùng khăn lạnh, cha mẹ nên quan sát bé để tránh mọi nguy cơ bé bị nghẹt thở.
2.3 Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé
Cách giảm đau khi trẻ mọc răng là gì? Trong thời gian mọc răng, bé dễ bị có mùi trong miệng, viêm nướu và bị vi khuẩn tấn công nướu cũng như răng miệng. Chính vì thế việc vệ sinh răng miệng vô cùng quan trọng; giúp loại bỏ vi khuẩn cũng như ngăn ngừa nhiều bệnh về nướu và răng miệng của bé.
Để áp dụng mẹo giúp bé mọc răng không đau bằng cách vệ sinh răng miệng, cha mẹ có thể đánh răng cho trẻ với kem và bàn chải đánh răng dành cho trẻ em. Nếu bé còn quá nhỏ, cha mẹ cũng có thể dùng khăn mùi xoa nhúng nước muối sinh lí hoặc ít kem đánh răng dùng cho bé để lau lợi và răng.
2.4 Cất đồ chơi của trẻ
Trong giai đoạn mọc răng, trẻ dễ bị ngứa nướu nên hay thích gặm đồ chơi hoặc gấu bông. Những món đồ chơi và gấu bông này nếu để bé ngậm phải sẽ dễ khiến răng miệng bé nhiễm trùng, càng khiến nướu bé đau hơn.
Chính vì thế, mẹo giúp bé mọc răng không đau chính là mẹ nên cất toàn bộ đồ chơi, gấu bông của bé rồi cất vào tủ. Có như vậy bé mới không tinh nghịch mà ngậm đồ chơi.
Mẹ cũng có thể cho bé ngậm núm vú giả đã qua khử trùng nếu bé ngứa nướu quá nhé.
2.5 Cho bé ăn thực phẩm mềm, mát lạnh
Khi mọc răng, trẻ bị đau nhức nướu nên việc ăn uống cũng trở nên khó khăn hơn và bé cũng biếng ăn hơn.
Mẹo giúp bé ăn uống không đau trong giai đoạn mọc răng chính là cho bé ăn những món ăn mềm như súp, cháo, rau củ xay nhuyễn,…
Đặc biệt, mẹ có thể cho bé ăn các món ăn vừa mềm vừa mát lạnh như sinh tố trái cây. Vì đồ ăn mát có thể làm dịu cơn đau nướu và đau răng của bé.
2.6 Cho bé uống nhiều nước
Khi mọc răng, cơ thể bé dễ bị nóng, sốt. Việc nhiệt độ cơ thể tăng sẽ khiến bé khó chịu và đau đớn. Một mẹo giúp bé mọc răng không đau, không sốt đó là cho bé uống nhiều nước.
Mẹ có thể bổ sung nước suối, nước lọc, nước ép trái cây tươi,… cho bé đều được. Kết hợp với mặc đồ thoáng mát, nhiệt độ phòng mát mẻ; theo dõi sát nhiệt độ cơ thể của bé để hạ sốt kịp thời.
Ngoài ra, khi mọc răng, bé cũng có thể bị tiêu chảy và dẫn đến mất nước. Việc bổ sung nước cho bé là vô cùng cần thiết trong giai đoạn mọc răng.
Một mẹo giúp bé mọc răng không đau, không sốt khác chính là tăng cường hệ miễn dịch để bé mau khỏi sốt và tránh khỏi sự tấn công từ vi khuẩn khoang miệng.
Cha mẹ có thể tăng cường hệ miễn dịch của bé bằng cách:
Cho bé dưới 6 tháng tuổi bú mẹ đầy đủ.
Đối với bé trên 6 tháng tuổi, bổ sung cho bé vitamin, khoáng chất, sữa chua, cho bé vận động thường xuyên, ngủ đủ…
Giấc ngủ sẽ giúp bé quên đi cảm giác đau răng và phòng tránh tình trạng trẻ quấy khóc đêm. Chính vì thế, một mẹo giúp bé mọc răng không đau chính là đi ngủ và ngủ đủ giấc.
Để giúp bé ngủ ngon, cha mẹ có thể:
Cho bé bú đủ trước khi ngủ.
Cho bé vận động vào ban ngày.
Bật nhạc nhẹ nhàng khi bé ngủ.
Massage cho bé trước khi đi ngủ.
Nên tắt ngay tivi và ôm hôn bé nhiều hơn.
Đảm bảo không gian êm ái yên tĩnh; nhiệt độ mát mẻ, ánh sáng thích hợp không quá sáng giúp bé ngủ sâu giấc hơn.
Mọc răng thường đi kèm với chảy nhiều nước dãi, điều này càng khiến bé dễ phát ban do nước dãi tích tụ trên hoặc xung quanh mặt của trẻ. Phát ban không chỉ gây khó chịu cho bé mà còn làm da bé nhạy cảm hơn.
Mẹo giúp bé mọc răng không đau da mặt là lau sạch nước dãi thừa trên mặt trẻ. Điều này sẽ ngăn ngừa kích ứng mọc răng do phát ban da ngứa, khó coi. Bạn cũng có thể cho bé mặc yếm khi đang mọc răng vì trẻ thường chảy dãi và làm ướt quần áo.
2.11 Ôm ấp động viên bé
Việc âu yếm, ôm bé sẽ giúp bé cảm thấy được an toàn, thư giãn và quên đi việc đau. Việc mẹ ôm bé đồng thời cũng tạo ra một môi trường yên tĩnh để bé dễ ngủ hơn.
Mẹ có thể áp dụng mẹo giúp bé mọc răng không đau bằng cách ôm trước khi bé đi ngủ. Để bé quên đi cơn đau và đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
2.12 Cho bé uống thuốc giảm đau
Sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn được khuyến cáo là phương án cuối cùng; sau khi đã áp dụng các mẹo giúp bé mọc răng không đau nhưng trẻ không cảm thấy dễ chịu hơn. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để tìm ra loại thuốc giảm đau phù hợp với trẻ, cùng với liều lượng phù hợp.
Các loại thuốc như acetaminophen dành cho trẻ sơ sinh có thể giúp trẻ ngủ bằng cách giảm đau. Theo khuyến cáo của nha sĩ, nên tránh dùng gel mọc răng và thuốc có chứa benzocaine hoặc lidocaine cho bé vì những chất này có thể khiến trẻ khó nuốt và tê miệng. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên hạn chế sử dụng ibuprofen.
3. Bí kíp từ dân gian giúp bé mọc răng không đau, sốt
3.1 Sử dụng lá hẹ
Sử dụng lá hẹ là 1 trong những mẹo giúp bé mọc răng không đau hiệu quả. Lá hẹ có tác dụng kháng viêm và sưng rất tốt. Sử dụng lá hẹ sẽ giúp các bé giảm bớt cảm giác đau nhức răng, hạ sốt, chống viêm.
Cách dùng lá hẹ như sau:
Bước 1: Chọn những lá hẹ tươi xanh không bị dập nát đem rửa sạch để ráo nước. Các mẹ cần chọn số lượng theo cách dân gian như sau: Bé trai lấy 7 lá, bé gái lấy 9 lá.
Bước 2: Xay nhuyễn lá hẹ và vắt lấy nước cốt đựng trong 1 chiếc chén sạch.
Bước 3: Dùng miếng bông sạch thấm nước cốt lá hẹ và massage toàn bộ răng và lợi cho bé.
Đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc rất tốt. Dùng đậu xanh cho các bé mọc răng giúp giảm sốt cho bé, kháng khuẩn, tăng khả năng giải độc. Vì thế, dùng đậu xanh là 1 trong những mẹo giúp bé mọc răng không đau hiệu quả không tác dụng phụ.
Các bước làm như sau:
Bước 1: Dùng khoảng 50g đậu xanh rửa sạch đem xay cho vỡ đôi sau đó đun cùng 1 lít nước trong 15-20 phút.
Bước 2: Khi nước nguội, lấy bông sạch thấm nước đậu xanh và massage toàn bộ răng và nướu cho trẻ. Nước đậu xanh sẽ làm mát và khiến bé thoải mái hơn.
Quả na có tác dụng trị sưng tấy, viêm nhiễm, giảm sốt cho các bé mọc răng sữa. Dùng quả na là một mẹo thuốc dân gian giúp bé bớt khó chịu và không đau khi mọc răng.
Cách dùng như sau:
Bước 1: Chọn 1 quả na chín mềm bỏ hạt lấy phần thịt băm nhuyễn.
Bước 2: Dùng thìa bón cho bé ăn liên tục trong thời gian bé mọc răng.
Bước 3: Nếu bé chưa ăn được, mẹ có thể ép lấy nước cho bé uống.
Trẻ em nào cũng phải trải qua giai đoạn mọc răng. Mỗi lần mọc răng, nướu bé đa phần đều sưng đỏ khiến bé đau đớn và khó chịu. Trên đây là 15 mẹo giúp bé mọc răng không đau. Hy vọng với 15 mẹo giúp bé mọc răng không đau này, bé sẽ không phải trải qua giai đoạn mọc răng kinh hoàng và nhiều nước mắt nữa.
Năm nay, hãy khiến cho ngày Tết của trẻ vả cả gia đình thêm đậm vị yêu thương, chan hoà sự ấm cúng; và tràn ngập không khí bằng những hoạt động ngày Tết vô cùng ý nghĩa!
Khi cả gia đình cùng tham gia các hoạt động ngày Tết này; trẻ không những có cơ hội gắn kết tình cảm; mà còn có thể giải trí, thư giãn sau những ngày học tập căng thẳng.
1. Mua sắm Tết
Vào đầu năm cũng như khi Tết đến, người người nhà nhà sẽ cần phải sắm sửa nhiều món đồ mới. Nào là đồ trang trí nhà cửa, hoa quả, đồ cúng chưng Tết, các loại bánh Tết, quần áo mới,… và nhiều món khác nữa.
Nhân cơ hội này, cha mẹ hãy cùng dắt bé theo để mua sắm Tết cùng mình; cho bé xem các phiên chợ; các hàng quán ngày xuân rộn ràng và rực rỡ không khí Tết đến nhường nào.
Và biết đâu khi cùng cha mẹ tham gia hoạt động mua sắm ngày Tết; bé sẽ phụ cha mẹ chọn được những món đồ trang trí Tết ưng ý giúp căn nhà tràn ngập không khí ngày lễ đặc biệt nhất trong năm!
Mâm ngũ quả là một trong những hoạt động ngày Tết không thể thiếu của hầu hết mọi gia đình Việt. Việc bày mâm ngũ quả biểu trưng cho lời cầu nguyện, mong ước của gia chủ về một năm mới đủ đầy; thịnh vượng hoặc an yên,… tuỳ vào loại quả mà gia đình cúng.
Trước khi bày mâm ngũ quả, cha mẹ hãy cùng bé lựa chọn hoa quả, dọn dẹp bàn thờ gia tiên và bày trí hoa quả lên mâm.
Hoạt động chưng mâm ngũ quả của các miền sẽ có sự khác nhau:
Miền Bắc: Mâm trái cây có 5 màu dựa theo thuyết ngũ hành (Kim – Trắng, Mộc – Xanh, Thuỷ – Đen, Hoả – Đỏ, Thổ – Vàng).
Miền Trung: Có quả gì cúng quả này. Quan trọng là lòng thành tâm.
Nhắc đến những món ăn đặc trưng ngày Tết thì không thể không kể đến bánh chưng, bánh tét, thịt kho hột vịt, canh khổ qua, dưa kiệu,… Nếu cha mẹ có thể cùng con tham gia các hoạt động như gói bánh tét, bánh chưng; nấu thịt kho; nấu canh khổ qua vào ngày Tết thì sẽ tuyệt vời biết bao nhiêu.
Bé có thể nhìn cha mẹ ướp thức ăn, phụ cha mẹ chuẩn bị món; học cách gói bánh chưng bánh tét; ngồi quân quầy cùng gia đình và hàng xóm bên bếp lửa đợi bánh chín,…
Để quá trình nấu các món ăn ngày Tết cùng bé diễn ra thuận lợi hơn, cha mẹ có thể tham khảo cách làm một số món ăn ở bên dưới.
4. Cùng con dọn dẹp, trang trí nhà cửa
Một trong các hoạt động ngày Tết điển hình chắc chắn không thể bỏ qua việc dọn dẹp, trang trí nhà cửa. Đón Tết trong một ngôi nhà sạch sẽ, ngăn nắp, tràn ngập không khí Tết sẽ khiến con người ta thoải mái, vui tươi và làm việc cũng dễ thuận lợi hơn.
Cha mẹ có thể phân công cho bé những công việc dọn dẹp nhẹ nhàng như lau mặt bàn, tưới hoa, treo đồ trang trí Tết.
Chụp ảnh sẽ giúp lưu giữ lại những khoảnh khắc gia đình và bé cùng nhau tham gia các hoạt động ngày Tết; cùng nhau selfie khoe lì xì Tết; cùng nhau đi du xuân; cùng nhau trang trí cây mai, đào; cùng nhau quây quần bên mâm cơm gia đình,…
Dưới đây là một số gợi ý kiểu tạo dáng Tết cho cả gia đình. Cha mẹ hãy cùng bé tận hưởng những hoạt động ngày Tết để có những tấm ảnh chân thật, sống động nhất nhé!
6. Cùng nhau đi chúc Tết
Ngày Tết chính là dịp để các gia đình cùng nhau đi đến thăm hỏi và chúc Tết ông bà, họ hàng; nhằm thể hiện sự ghi nhớ, biết ơn, gắn kết tình cảm bền chặt hơn. Hiểu được những ý nghĩa thiêng liêng và quý báu của hoạt động chúc người thân vào ngày Tết; trẻ sẽ thêm yêu quý và trân trọng với tinh thần chủ động, hứng khởi.
Đi chúc tết cùng với gia đình là cơ hội để trẻ học được thêm rất nhiều điều mới mẻ; biết và hiểu được nhiều giá trị và ý nghĩa của những câu chúc. Ngoài việc giúp trẻ tăng các kỹ năng về nhận biết, ngôn ngữ giao tiếp; khả năng trình bày vấn đề mạch lạc; tương tác xã hội mà trẻ còn biết sử dụng cử chỉ điệu bộ phù hợp khi chúc, biết ứng xử trong các tình huống khác nhau và rèn luyện sự tự tin cho trẻ.
Sau khi đã nạp quá nhiều món ăn ngày Tết “dư giả” calo như bánh chưng, bánh tét, thịt kho hột vịt, mứt hoa quả,… Cha mẹ hãy cùng bé tập các bài tập thể dục như chạy bộ, bơi lội, đạp xe, đá bóng, yoga,…
Cả nhà cùng tập thể dục sẽ tạo một động lực lớn để bé kiên trì tập. Bé cũng sẽ có sức khoẻ tốt vả dẻo dai hơn.
[inline_article id=]
Trên đây là 7 hoạt động ngày Tết cha mẹ có thể làm cùng bé. Nhờ tham gia các hoạt động ngày Tết, trẻ nhỏ có thể biết được truyền thống văn hoá đón Tết của Việt Nam; đồng thời cũng có những kỷ niêm đáng nhớ cùng với gia đình vào một dịp lễ đặc biệt như ngày Tết.
Trong bài viết, cha mẹ sẽ biết rõ viêm màng não ở trẻ em là gì, nguyên nhân gây ra viêm màng não ở trẻ em, viêm màng não ở trẻ em có chữa được không; cùng nhiều vấn đề về viêm màng não khác nữa.
1. Phân biệt viêm não và viêm màng não ở trẻ em
Viêm màng não (Meningitis) là tình trạng viêm màng mềm (màng mỏng bao phủ não và tủy sống). Nguyên nhân do nhiều nguyên nhân như vi khuẩn, virus, nấm, bệnh,… Viêm màng não trở nặng có thể gây ảnh hưởng đến não.
Viêm màng não có thể bị nhầm lẫn với viêm não; tuy đây là 2 bệnh lý hoàn toàn khác biệt. Viêm não là tình trạng các tác nhân gây bệnh tấn công trực tiếp vào não; không phải màng não.
Hai nguyên nhân phổ biến gây viêm não bao gồm: Viêm não do virus Viêm não Nhật Bản, virus Herpes Simplex; và viêm màng não do vi khuẩn phế cầu, vi khuẩn Hib.
Trẻ nào có nguy cơ mắc bệnh viêm màng não?
Trẻ có nguy cơ mắc bệnh viêm màng não cao hơn nếu trẻ bị nhiễm trùng do một số loại virus, vi khuẩn hoặc nấm gây ra. Trẻ em có hệ thống miễn dịch suy yếu có nguy cơ mắc bệnh viêm màng não rất cao.
Theo CDC Hoa Kỳ, trẻ em dưới 1 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh viêm màng não cao nhất; tiếp đến là thanh thiếu niên ở độ tuổi 16-23. Tuy nhiên, bệnh viêm màng não có thể xảy ra ở bất kỳ nhóm đối tượng nào, từ trẻ em đến người lớn.
2. Nguyên nhân gây bệnh viêm màng não trẻ em
Hầu hết các trường hợp viêm màng não ở trẻ em là do vi khuẩn hoặc virus gây ra; nhưng một số trường hợp có thể là do một số loại thuốc hoặc bệnh tật.
Cả hai loại viêm màng não đều lây lan giống như hầu hết các bệnh nhiễm trùng thông thường khác. Chỉ cần người bị nhiễm bệnh chạm, hôn, ho hoặc hắt hơi vào người không bị nhiễm bệnh; người đó sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
2.1 Viêm màng não do vi khuẩn
Viêm màng não do vi khuẩn gây ra hiếm gặp nhưng thường nghiêm trọng; và có thể đe dọa tính mạng của trẻ nếu không được điều trị kịp thời.
Vi khuẩn gây ra viêm màng não ở trẻ em có nhiều loại. Ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân phổ biến nhất là liên cầu khuẩn nhóm B, E. coli và ít phổ biến hơn là Listeria monocytogenes. Ở trẻ lớn hơn, vi khuẩn Streptococcus pneumoniae (phế cầu); và Neisseria meningitidis (não mô cầu) thường là nguyên nhân gây bệnh.
Trong một số trường hợp viêm màng não do vi khuẩn, trẻ bị nhiễm khuẩn vì vi khuẩn lây lan đến màng não do chấn thương đầu nghiêm trọng hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng. Trong đó gồm có nhiễm trùng tai nghiêm trọng (viêm tai giữa) hoặc nhiễm trùng xoang mũi (viêm xoang).
2.2 Viêm màng não do virus
Viêm màng não do virus (còn gọi là viêm màng não vô trùng) phổ biến hơn viêm màng não do vi khuẩn và thường ít nghiêm trọng hơn.
Có nhiều loại virus gây viêm màng não phổ biến, trong đó có virus cảm lạnh, tiêu chảy, lở loét và cúm.
3. Dấu hiệu, triệu chứng và biến chứng viêm màng não trẻ em
3.1Dấu hiệu, triệu chứng và biến chứng viêm màng não trẻ em
Các triệu chứng viêm màng não ở trẻ em sẽ khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi và nguyên nhân gây bệnh của trẻ. Các triệu chứng có thể bắt đầu vài ngày, sau khi trẻ bị cảm lạnh và sổ mũi, hoặc tiêu chảy và nôn mửa. Tuy nhiên, các triệu chứng cũng có thể xuất hiện đột ngột tuỳ từng trẻ.
Ở trẻ em sơ sinh, các triệu chứng viêm màng não bao gồm:
Trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm màng não. Vậy cách chữa trị là gì?
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm màng não có thể giống như triệu chứng của nhiều loại bệnh khác. Vì vậy khi thấy trẻ có các triệu chứng trên, hãy đưa trẻ đi khám để chắc chắn trẻ mắc bệnh gì và có cách chữa trị phù hợp.
3.2 Biến chứng của viêm màng não ở trẻ em
Các biến chứng của viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ em và người lớn có thể nghiêm trọng. Chúng bao gồm các vấn đề về thần kinh, chẳng hạn như mất thính giác; các vấn đề về thị lực; co giật và khuyết tật học tập. Vì mất thính giác là một biến chứng phổ biến, những trẻ bị viêm màng não do vi khuẩn cần được kiểm tra thính giác sau khi khỏi bệnh.
Một số trẻ bị viêm màng não do vi khuẩn có thể cần được truyền dung dịch qua đường tĩnh mạch và thuốc để tăng huyết áp. Một số trẻ có thể cần thêm oxy hoặc thở máy nếu khó thở.
Tim, thận và tuyến thượng thận cũng có thể bị ảnh hưởng nếu trẻ bị viêm màng não; tùy thuộc vào nguyên nhân gây nhiễm trùng. Mặc dù một số trẻ mắc các biến chứng về thần kinh khi bị viêm màng não; nhưng hầu hết những trẻ được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng đều hồi phục hoàn toàn.
3.3 Khi nào cần đưa trẻ bị viêm màng não đến bác sĩ?
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi trẻ:
Chưa tiêm vắc xin.
Tiếp xúc với người bị viêm màng não.
Các triệu chứng không thuyên giảm hoặc trở nên tồi tệ hơn.
4. Chẩn đoán và liệu pháp đặc trị viêm màng não ở trẻ em
4.1 Viêm màng não ở trẻ em có chữa được không?
Nếu được phát hiện sớm và điều trị thích hợp, viêm màng não ở trẻ em hoàn toàn có thể chữa khỏi; tránh được những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe như nguy cơ biến chứng và di chứng về sau như điếc, mù lòa, co giật, yếu liệt tay chân,…
Thời điểm phát hiện bệnh rất quan trọng, và ảnh hưởng đến thời gian điều trị trong bao lâu.
4.2 Cách chẩn đoán viêm màng não ở trẻ em
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ hỏi cha mẹ về các triệu chứng và tiền sử sức khỏe của bé. Sau đó, bác sĩ sẽ khám sức khỏe cho trẻ. Đôi khi bác sĩ sẽ thực hiện một vào xét nghiệm để chẩn đoán bệnh viêm màng não ở trẻ em, chẳng hạn như:
Chọc dò thắt lưng (vòi cột sống): Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách đặt một cây kim vào lưng dưới, cụ thể là ống tuỷ sống của trẻ. Đây là khu vực xung quanh tủy sống. Sau đó bác sĩ sẽ đo áp lực trong ống sống và não. Một lượng nhỏ dịch não tủy (CSF) được lấy ra và gửi đi xét nghiệm để xem có não và tuỷ sống của trẻ có bị nhiễm trùng hay gặp các vấn đề khác hay không.
Xét nghiệm máu: Loại xét nghiệm này có thể giúp chẩn đoán cơ thể bé có vi khuẩn, virus gây viêm màng não hay không.
CT scan hoặc MRI: Đây là những bài kiểm tra cho thấy hình ảnh của não. Chụp CT đôi khi được thực hiện để tìm các nguyên nhân khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự như viêm màng não. MRI có thể cho thấy những thay đổi viêm trong màng não. Hai phương thức xét nghiệm này chỉ cung cấp thêm thông tin; nưng không thể chẩn đoán viêm màng não ở trẻ em.
Gạc mũi, họng hoặc trực tràng: Những xét nghiệm này giúp chẩn đoán loại virus gây viêm màng não.
4.3 Liệu pháp đặc trị viêm màng não ở trẻ em
Việc điều trị viêm màng não ở trẻ em sẽ tùy thuộc vào các triệu chứng, tuổi tác và tình hình sức khỏe chung của trẻ. Nó cũng sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh của trẻ nghiêm trọng như thế nào.
Việc điều trị sẽ khác nhau tùy theo loại viêm màng não. Các liệu pháp điều trị viêm màng não ở trẻ em theo loại bao gồm:
Viêm màng não do vi khuẩn: Điều trị viêm màng não do vi khuẩn cần được bắt đầu càng nhanh càng tốt. Bác sĩ sẽ cho trẻ dùng thuốc kháng sinh IV (tiêm tĩnh mạch) để tiêu diệt vi khuẩn. Trẻ cũng sẽ được uống thuốc corticosteroid. Thuốc steroid sẽ giúp bé giảm sưng, viêm và giảm áp lực tích tụ trong não. Steroid cũng làm giảm nguy cơ mất thính giác và tổn thương não.
Viêm màng não do virus: Hầu hết trẻ bị viêm màng não do virus đều tự khỏi mà không cần điều trị. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị một số phương pháp giúp trẻ giảm bớt các triệu chứng. Không có thuốc điều trị virus gây viêm màng não, ngoại trừ virus Herpes simplex. Virus này được điều trị bằng thuốc kháng virus đường tĩnh mạch. Trẻ sơ sinh và trẻ em có hệ thống miễn dịch suy yếu có thể cần phải ở lại bệnh viện.
Viêm màng não do nấm: Trẻ có thể được tiêm thuốc kháng nấm đường tĩnh mạch.
Viêm màng não lao: Trẻ sẽ được điều trị bằng một đợt thuốc kéo dài hơn 1 năm. Điều trị được thực hiện với một số loại thuốc trong vài tháng đầu tiên. Tiếp theo là các loại thuốc khác trong thời gian còn lại.
4.4 Chăm sóc tại nhà cho trẻ em bị viêm màng não
Khi trẻ đang trong quá trình phục hồi sau khi áp dụng liệu pháp chữa trị bệnh viêm màng não, trẻ cũng cần:
Nghỉ ngơi tại giường.
Bổ sung oxy hoặc máy thở nếu trẻ khó thở.
Tăng lượng nước nạp vào cơ thể hoặc dung dịch IV trong bệnh viện.
Cho trẻ uống thuốc hạ sốt và nhức đầu. Không cho trẻ dưới 19 tuổi uống aspirin hoặc thuốc có chứa aspirin trừ khi có chỉ định của bác sĩ; vì trẻ có nguy cơ mắc hội chứng Reye – một loại bệnh ảnh hưởng đến não và gan.
Hãy nói chuyện với bệnh viên, bác sĩ của trẻ về những rủi ro, lợi ích và tác dụng phụ có thể xảy ra của tất cả các phương pháp điều trị trước khi tiến hành chữa trị cho bé.
5. Cách phòng ngừa viêm màng não ở trẻ em
5.1 Tiêm chủng
Tiêm chủng ngừa định kỳ có thể ngăn ngừa đường dài bệnh viêm màng não ở trẻ em. Cho trẻ tiêm vắc-xin Hib, sởi, quai bị, bại liệt và phế cầu khuẩn có thể bảo vệ chống lại bệnh viêm màng não do những vi khuẩn này gây ra.
Trẻ em cũng nên chủng ngừa vắc-xin liên hợp viêm màng não mô cầu (MenACWY) khi được 11 hoặc 12 tuổi, tiêm nhắc lại ở tuổi 16. Trẻ em trên 11 tuổi chưa được tiêm chủng ngừa cũng nên được chủng ngừa. Đặc biệt nếu trẻ sắp đến trường đại học, trường nội trú hoặc những nơi khác mà trẻ sẽ sống gần với những người khác.
Trẻ em từ 2 tháng đến 11 tuổi cũng nên tiêm MenACWY khi trẻ nằm trong những trường hợp dưới đây:
Mắc một số loại rối loạn miễn dịch
Sống trong một thời điểm, nơi bùng phát bệnh.
Sống hoặc đi du lịch đến các quốc gia nơi nhiễm trùng phổ biến.
Một loại vắc-xin não mô cầu mới hơn có tên là MenB cũng bảo vệ trẻ em chống lại một loại vi khuẩn não mô cầu mà các loại vắc-xin cũ chưa có. Trẻ em từ 10 tuổi trở lên có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn nên tiêm vắc xin này; tốt nhất là từ 16 đến 18 tuổi, thời điểm trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Quyết định tiêm vắc-xin MenB nên có sự đồng thuận từ cả cha mẹ và bác sĩ.
Trẻ em và người lớn nên rửa tay kỹ và thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, và khi làm việc, tiếp xúc gần với trẻ em (chẳng hạn như ở nhà trẻ). Tránh tiếp xúc gần với bạn bè, người thân có dấu hiệu mắc viêm màng não và không dùng chung đồ ăn, thức uống hoặc dụng cụ ăn uống.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh cho trẻ em tiếp xúc gần với người bị viêm màng não do vi khuẩn để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
[inline_article id=]
Trên đây là tất tần tật những điều cha mẹ cần biết về viêm màng não ở trẻ em. Viêm màng não có thể do vi khuẩn, virus, nấm hoặc một số loại bệnh gây ra. Viêm màng não do virus gây ra có thể tự khỏi nhưng do vi khuẩn gây ra thì khá nguy hiểm. Cha mẹ cần để ý trẻ có những dấu hiệu của viêm màng não ở trẻ em hay không để chữa trị kịp thời.
Hôm nay MarryBaby sẽ giới thiệu với các bạn 10 thực đơn ăn chay hấp dẫn bảo đảm ăn là “ghiền” và cách làm các món ăn chay đấy.
1. Nguyên tắc lập thực đơn ăn chay trường
Việc ăn chay cũng cần đảm bảo theo một số nguyên tắc để bạn đảm bảo đủ chất mà vẫn ăn ngon. Vì thế một thực đơn ăn chay đúng chuẩn cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
Thực đơn ăn chay trường cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất: tinh bột, chất xơ, vitamin từ rau củ và đặc biệt không thể thiếu chất đạm, chất béo.
Trong thực đơn ăn chay không nên để thiếu hụt các chất sau đây: Canxi và vitamin D (có trong đậu ve, đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành,…), Vitamin B12 (có trong ngũ cốc tăng cường), Protein (có trong các loại đậu gà, đậu lăng, hạt, quả hạch), Axit béo omega-3 (có trong dầu cải, dầu nành, hạt óc chó, hạt lanh, hạt đậu nành), Sắt và kẽm (có trong các loại rau lá xanh thẫm, các loại đậu, đậu nành, mầm lúa mì,…)
2. Thực đơn ăn chay hấp dẫn và đủ chất
Dưới đây là thực đơn 10 ngày ăn chay đủ chất dinh dưỡng, đơn giản và dễ làm giúp bạn giảm cân. Đối với các món lạ, bạn đừng lo lắng nhé! Vì cũng sẽ có cách làm các món chay bên dưới đấy.
Một món ngon dễ làm thường xuất hiện trong các thực đơn ăn chay không thể không có nấm kho sả ớt.
Nguyên liệu:
Nấm rơm 300gr.
Dầu điều 1 muỗng canh.
Bột ớt khô ½ muỗng cà phê.
Tỏi băm 1 muỗng canh.
Sả băm 2 muỗng canh.
Dầu ăn 2 muỗng canh.
Bột bắp ½ muỗng canh.
Gia vị (muối, đường, bột ngọt, hạt nêm).
Cách làm nấm kho sả ớt:
Bước 1: Rửa sạch nấm rơm với nước muối loãng rồi rửa sạch với nước. Cắt nấm làm đôi với nấm lớn. Nấm nhỏ có thể để nguyên.
Bước 2: Bắc chảo lên bếp. Cho vào khoảng 2 muỗng canh dầu ăn, 1 muỗng canh tỏi băm, 2 muỗng canh sả băm, phi vàng thơm các nguyên liệu.
Bước 3: Khi tỏi và sả thơm thì bạn cho tiếp 1 muỗng canh màu dầu điều, ½ muỗng cà phê bột ngọt, ½ muỗng cà phê muối, ½ muỗng cà phê bột ớt khô, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 2 muỗng cà phê đường trộn đều và khoảng 150ml nước.
Bước 4: Tiếp đó, hòa tan ½ muỗng cà phê bột bắp và cho vào chảo, khuấy liên tục cho bột bắp tan đều vào hỗn hợp sốt sả ớt.
Bước 5: Đun đến khi sốt sả ớt sệt lại thì bạn cho hết phần nấm rơm vào. Đến khi nước sệt lại thì bạn có thể thưởng thức rồi đấy.
3.2 Cách làm miến xào chay thập cẩm
Nguyên liệu:
100g chả lụa chay.
100g cà rốt.
50g đậu cô ve.
Nấm đông cô.
Ớt chuông, giá đỗ.
Miến khô.
Gia vị: Đường, muối, hạt nêm chay, dầu hào chay, nước tương.
Cách làm miến xào chay thập cẩm:
Bước 1: Các nguyên liệu mua về bạn rửa sạch và cắt sợi. Riêng nấm đông cô bạn thái mỏng. Miến đem đi trụng nước sôi cho mềm.
Bước 2: Bắc bếp. Cho vào chảo 1 muỗng canh dầu ăn. Sau khi dầu nóng, bạn tắt bếp, cho vào 1 muỗng cà phê nước tương, ½ muỗng cà phê hạt nêm chay, ½ muỗng cà phê đường và 1 muỗng dầu hào chay, khuấy đều.
Bước 3: Thêm vào khoảng 50ml nước lọc và cho miến vào đảo đều không lửa. Đợi miến mềm và thấm gia vị thì vớt ra tô.
Bước 4: Tiến hành xào rau củ. Đầu tiên cho đậu ve xào 3 phút. Rồi cho cà rốt, chả lụa và giá vào xào chung.
Bước 5: Nêm thêm nước tương,nêm chay, đường, muối và dầu hào chay. Xào tiếp khoảng 2 phút thì tắt bếp, cho ớt chuông vào.
Bước 6: Cho miến vào tô lớn, trải đều miến ra. Tiếp theo là cho phần nhân vừa xào lên trên, trộn đều là hoàn thành món ăn.
3.3 Cách làm sushi chay
Nguyên liệu:
Gạo dẻo: 150gr.
Đậu hũ: 2 miếng dài.
Rong biển: 2 – 3 miếng.
Nấm đùi gà: 200gr.
Cà rốt, dưa chuột, ngô non.
Gia vị: Hạt nêm chay, muối, nước tương, tiêu, giấm, đường, dầu mè, mè trắng rang chín vàng.
Cách làm sushi chay:
Bước 1: Tất cả các nguyên liệu từ ngô non, dưa chuột, cà rốt đến nấm đùi gà, bạn đều rửa sạch rồi cắt ra thành từng sợi dài và mỏng.
Bước 2: Bắc bếp, cho dầu ăn vào chảo. Đợi dầu nóng thì cho tỏi vào phi thơm rồi cho ngô non, dưa chuột, cà rốt và nấm đùi gà vào đảo đều.
Bước 3: Nêm nếm với một chút hạt nêm chay và nước tương rồi tiếp tục đảo đều cho đến khi các nguyên liệu chín thì cho đậu hũ vào và đảo thêm 1 – 2 phút nữa là được.
Bước 4: Nấu cơm chín. Xới ra một chiếc khay rộng, rưới thêm giấm, đảo đều, rồi lại thêm mè trắng đã rang chín vào và đảo đều lần nữa.
Bước 5: Bắt đầu gói sushi với việc trải mành tre ra, đặt một miếng rong biển lên trên. Trải một lớp cơm thật mỏng lên mành tre.
Bước 6: Sau đó, bạn lần lượt xếp nấm đùi gà, cà rốt, ngô non theo chiều dọc lên lớp cơm rồi dùng tay cuộn chặt lại.
Bước 7: Sau khi cuộn xong sushi, bạn tráng lớp dầu mè lên dao rồi cắt thành từng khoanh. Vậy là hoàn thành một trong những món trong thực đơn ăn chay rồi.
Bước 1: Nấm đông cô ngâm nước cho mềm rồi cắt nhuyễn. Nấm đùi gà bạn rửa sạch rồi cắt nhuyễn. Đậu que, ớt chuông cắt hạt lựu. Phần đầu hành đập dập, cắt nhỏ, phần lá hành cắt khúc. Đậu hũ rửa sạch, cắt miếng vừa ăn.
Bước 2: Bạn bắc chảo lên bếp, cho dầu màu điều, đun nóng. Sau đó cho đầu hành lá cắt nhỏ vào phi thơm. Khi đầu hành dậy mùi thơm, bạn cho toàn bộ phần nấm đùi gà và nấm đông cô vào xào ở lửa lớn khoảng 5 – 10 phút. Tiếp đến, bạn cho đậu que, ớt chuông vào, đảo thêm 5 phút.
Bước 3: Kế đến, bạn nêm vào chảo hạt nêm, nước tương, đường phèn, đảo đều và tiếp tục xào cho các nguyên liệu chín đều. Sau 8 phút, bạn thêm ít nước lọc vào xăm xắp mặt nấm. Rồi cho tiếp sa tế vào, tiếp tục đun ở lửa vừa đến khi nước trong chảo sôi.
Bước 4: Tiếp theo, bạn cho đậu hũ vào, vặn nhỏ lửa và nấu thêm 15 phút cho đến khi nước trong chảo cạn sánh lại và gia vị thấm vào đậu hũ. Nêm nếm cho vừa ăn rồi tắt bếp.
[inline_article id=304832]
3.5 Cách làm chả giò khoai môn chay
Nguyên liệu:
200gr khoai môn.
100gr cà rốt.
50gr dừa nạo.
100gr miến.
4 bìa đậu phụ.
Bánh đa nem (để cuốn).
Gia vị chay: hạt nêm chay, muối, hạt tiêu xay, rau thơm.
Cách làm chả giò khoai môn chay:
Bước 1: Khoai môn, cà rốt làm sạch vỏ rồi bào sợi. Miến đem ngâm với nước ấm trong 5-7 phút đến khi nở thì rửa qua, cắt ngắn. Rau mùi rửa sạch, cắt nhỏ.
Bước 2: Cho tất cả các nguyên liệu đã sơ chế cùng dừa nạo, đậu phụ và nêm gia vị: 2/3 thìa hạt nêm chay, 1/3 thìa muối, 1 chút hạt tiêu xay, rau mùi. Trộn đều để các nguyên liệu thấm đều gia vị.
Bước 3: Cuốn nem: trải bánh đa nem ra mặt phẳng, cho một lượng nhân vừa đủ lên và cuộn lại cho chặt và đều tay. Làm lần lượt đến hết phần nhân đã chuẩn bị.
Bước 4: Chuẩn bị chảo với dầu sôi, cho nem vào chiên vàng. Khi chiên chú ý đảo nem để nem chín vàng đều, cây nem đạt là cây nem có độ cứng nhất định, tròn đều không bị óp.
Bước 5: Làm nước chấm nem: nước cốt 1 quả chanh + 1 muỗng cafe muối tinh + 1 thìa đường + 1 muỗng xì dầu + 1 ít hạt tiêu + 1 ít rau mùi thái mịn.
Bước 6: Bày nem ra đĩa và trang trí cho đĩa nem thêm đẹp mắt hơn và mời cả nhà cùng thưởng thức.
Trên đây là thực đơn 10 ngày ăn chay từ đơn giản đến độc đáo, hấp dẫn. Đối với các món chay lạ bạn cũng có thể yên tâm vì cũng đã có cách nấu ở đây rồi. Chúc bạn và gia đình tận hưởng những mâm cơm chay ngon lành bên nhau nhé!
Vậy nước điện giải Oresol nên sử dụng khi nào cho bé, sử dụng như thế nào, có lưu ý gì khi sử dụng không? Cha mẹ hãy đọc bài viết này nhé!
1. Khi nào nên cho bé uống nước điện giải Oresol?
Nước điện giải là loại nước được tăng cường các chất điện giải (như natri, kali, canxi và magiê); và là hỗn hợp giữa nước, muối và đường với liều lượng cụ thể. Nước điện giải chỉ được sử dụng khi có sự chỉ đình từ bác sĩ, nếu cho bé tự uống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hiện nay, Oresol là thương hiệu nước điện giải đang được sử dụng phổ biến trên thị trường nên trong bài viết, MarryBaby sẽ chia sẻ chủ yếu về Oresol.
Khi nào nên cho bé uống Oresol?
Trẻ đi tiêu phân lỏng từ ba lần trở lên trong một ngày.
Trẻ vận động nhiều, ở trong thời tiết nóng quá lâu dẫn đến mất nước.
Dấu hiệu trẻ bị mất nước cần bù chất điện giải:
Sụt cân.
Bị khô miệng.
Hay buồn ngủ.
Thụ động hơn thường ngày.
Thường xuyên bị khát nước.
Đi tiểu ít hơn, nước tiểu có màu vàng cam.
2. Rủi ro khi cho bé uống nước điện giải Oresol không đúng cách
Cha mẹ nên cho bé uống nước điện giải đúng liều lượng. Vì nếu dư hoặc thiếu thì đều ảnh hưởng đến sức khỏe của bé:
Nếu cha mẹ cho bé uống quá nhiều nước điện giải sẽ khiến bé bị ngộ độc muối Natri. Khi hàm lượng muối hấp thu vào máu tăng cao, cơ thể bé sẽ xuất hiện các biểu hiện như co giật, hôn mê và có thể gây tổn thương não không phục hồi, nặng hơn có thể dẫn tới tử vong.
Đối với nước điện giải dạng pha bột như Oresol, nếu cha mẹ pha bột quá ít thì hiệu quả bù muối sẽ không đủ. Thậm chí có thể gây vỡ tế bào ảnh hưởng tới cơ thể do lượng nước quá nhiều mà natri không đủ.
Tỷ lệ pha Oresol và nước đúng cách thường là 1 gói Oresol pha với 200ml nước. Khuấy đều cho đến khi bột tan hết trong nước là có thể cho bé uống.
Cha mẹ lưu ý cho bé uống hết lượng nước điện giải vừa pha. Nếu không thể uống hết trong một lần, bé có thể uống trong khoảng 30 phút và không được để lâu hơn.
Cha mẹ muốn bảo quản lâu hơn thì có thể để tủ lạnh và uống trong vòng 24h.
Tuyệt đối không được đun sôi dung dịch đã pha, có thể làm mất các phẩm chất của thuốc, bay hơi, tăng độ thẩm thấu.
3.2 Liều lượng Oresol đối với từng trẻ
Lượng dung dịch bù nước oresol cho trẻ như sau:
Trẻ dưới 24 tháng tuổi: Cho bé uống 50-100ml chất điện giải Oresol sau mỗi lần đi ngoài, ngày uống khoảng 500ml.
Trẻ từ 2-10 tuổi: Cho bé uống 100-200ml Oresol sau mỗi lần đi ngoài, ngày uống khoảng 1000ml.
Trẻ từ 10 tuổi trở lên: Cho bé uống 200-400ml Oresol sau mỗi lần đi ngoài, ngày uống khoảng 2000ml.
Hoặc cha mẹ có thể áp dụng cho trẻ uống Oresol theo từng cân nặng như sau:
4. Những lưu ý quan trọng khi cho bé uống nước điện giải
4.1 Không pha thêm đường vào oresol cho trẻ uống
Nhiều bé không uống được Oresol nên cha mẹ đã thêm đường, nước ép hoặc sữa vào hỗn hợp chất điện giải để cho bé uống dễ hơn. Thế nhưng cha mẹ lại không biết rằng, Oresol là một hỗn hợp nước, muối và đường với liều lượng cụ thể. Nếu thay đổi tỷ lệ của các thành phần này, Oresol sẽ bị giảm đi tác dụng; đồng thời làm gia tăng tác dụng không mong muốn khi sử dụng.
4.2 Đối với trẻ bị nôn cần cho trẻ uống từ từ, tránh ép trẻ uống
Nếu bé bị nôn, cha mẹ không nên thúc ép bé uống 1 lần quá nhiều nước điện giải. Điều này có thể khiến tình trạng nôn của bé trở nên trầm trọng hơn; nước điện đại không được đưa vào cơ thể mà lại bị đẩy ra ngoài.
Hãy cho bé uống từng ngụm nhỏ, rồi sau đó mới dần tăng lượng Oresol lên.
4.3 Có thể dùng thêm thuốc khác khi đang cho bé uống nước điện giải Oresol không?
Cha mẹ có thể cho bé uống thuốc có chứa paracetamol hoặc ibuprofen khi cho bé uống chất điện giải Oresol (trừ khi bác sĩ không cho phép).
Hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc nào khác. Cha mẹ cũng nên cho bác sĩ biết trẻ bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào mà chúng đã được cho dùng trước đây. Nếu quên, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi cho trẻ uống chất điện giải bù nước.
[inline_article id=252725]
Trên đây là tất tần tật những thứ liên quan đến nước điện giải Oresol và cách pha, cách dùng Oresol cho bé. Nếu cha mẹ còn thắc mắc thì hãy đón đọc ở những bài sau hoặc hỏi ý kiến bác sĩ cha mẹ nhé!
Hôm nay MarryBaby sẽ xua tan nỗi lo lắng của các bạn bằng việc hướng dẫn các bạn nấu những món ăn healthy dễ làm. Dưới đây là top 12 những món ăn healthy dễ làm vừa ngon
1. Những món ăn healthy dễ làm tốt cho sức khỏe
Cá hồi, ức gà, tôm, thịt bò, trứng, bơ, súp lơ xanh, ớt chuông… là những nguyên liệu phổ biến trong công thức nấu các món ăn healthy và dễ làm. Vậy thì hôm nay hãy xem với những nguyên liệu trên, bạn có thể nấu được những món ăn healthy dễ làm mà còn tốt cho sức khỏe như thế nào nhé!
1.1 Cơm gạo lứt thịt bò lúc lắc
Nguyên liệu:
200gr thịt bò.
2 chén gạo lứt.
1 quả dưa leo.
1 quả cà chua.
2 trái ớt chuông xanh, vàng.
Gia vị: dầu olive, nước tương, dầu hào, tỏi, muối, đường ăn kiêng, tiêu.
Cách làm:
Bước 1: Vo gạo lứt rồi đem ngâm trong nước khoảng 1 tiếng. Sau đó bạn cho gạo lứt vào nồi cơm điện để nấu.
Bước 2: Làm nước mắm trộn gỏi: 1 thìa cà phê tỏi băm, 2 muỗng canh nước mắm ngon, 1 thìa cà phê giấm ăn, 1 trái ớt xắt, 1 muỗng canh đường trắng. Bạn trộn sẵn các nguyên liệu trong chén nhỏ nhé.
Bước 3: Bắc chảo, cho dầu ăn vào đun nóng. Sau đó, cho hành phi cùng thịt bò vào chảo, xào sơ. Thịt vừa chín tới thì bạn tắt bếp, vớt ra tô. Xào thịt bò.
Bước 4: Rưới phần nước mắm trộn gỏi đã pha vào tô thịt bò, rồi cho các nguyên liệu rau củ đã sơ chế vào, trộn đều.
Bước 5: Dọn món salad rau mầm lên dĩa và rắc lạc rang lên trên là hoàn tất cách làm salad rau mầm trộn thịt bò cho người giảm cân rồi đấy.
Bước 2: Chuẩn bị sốt với 1 muỗng canh sốt mè rang, 1 muỗng dầu oliu, thêm chút muối và nước cốt chanh tùy chỉnh theo sở thích.
Bước 3: Cho xà lách, cà chua bi trộn đều cùng hỗn hợp sốt rồi tiếp tục cho bơ và trứng vào đảo nhẹ để không bị nát. Trang trí thêm 1 nhánh bạc hà, hạt vừng cho thơm và đẹp mắt.
Bước 1: Đầu tiên, mang thịt heo đi rửa sạch và thái mỏng thành miếng vừa ăn. Sau đó ướp cùng với một ít muối, tiêu.
Bước 2: Cà rốt, khoai lang rửa sạch và cắt thành từng khúc.
Bước 3: Cho chảo lên bếp, cho một ít dầu oliu vào xào thịt heo chín xơ, tiếp tục cho cà rốt và khoai lang vào chung đến khi chín thì tắt bếp.
Bước 4: Súp lơ xanh rửa sạch, cắt nhỏ và đem đi luộc chín.
Bước 5: Khi đã hoàn thành thì bạn chỉ cần bày ra dĩa và thưởng thức món ăn giàu dinh dưỡng này.
1.9 Salad cá hồi rong nho, bắp cải sốt mè rang
Nguyên liệu:
150g cá hồi.
80g bắp cải tím.
80gr bắp cải trắng.
100g rong nho tươi.
1 quả chanh.
1 quả cam mỹ.
Sốt mè rang.
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch rồi thái bắp cải thành sợi mỏng ngâm nước đá 5 phút để tăng độ giòn. Ngâm rong nho trong nước lạnh từ 10 đến 15 phút để giảm độ mặn và bớt tanh.
Bước 2: Rửa sạch cá hồi tươi với nước được pha chút muối và nước cốt chanh để giảm độ tanh. Sau đó thấm cho ráo nước rồi cắt sợi sao cho vừa ăn.
Bước 3: Cho bắp cải, cá hồi, cam rong nho vào tô rồi trộn đều với nước sốt mè rang rồi thưởng thức ngay để rong nho không bị vỡ và cá hồi vẫn giữ nguyên được hương vị tươi ngon.
Trên đây là những món ăn healthy dễ làm và hướng dẫn cách làm chi tiết nhất. MarryBaby chúc bạn sau khi thưởng thức những món ăn healthy dễ làm bên trên, kết hợp với một chế độ luyện tập phù hợp, bạn sẽ có được vóc dáng mà bao người ao ước.