Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu ăn canh đu đủ hầm xương được không?

Bà bầu ăn canh đu đủ hầm xương được không? Hay bà bầu ăn 1 ít canh đu đủ xanh có sao không? Hãy cùng MarryBaby đi tìm hiểu về món ăn này có tốt cho thai kỳ không trong bài viết dưới đây nhé.

Nguồn dinh dưỡng có trong đu đủ xanh

Thông thường, chúng ta dùng đu đủ xanh để chế biến món canh đu đủ hầm xương. Do đó, trước khi tìm hiểu bà bầu ăn canh đu đủ hầm xương được không; chúng ta cần tìm hiểu nguồn dinh dưỡng mang đến từ 100g đu đủ xanh nhé (1).

  • Nước: 88.1g
  • Năng lượng: 43kcal
  • Protein: 0.47g
  • Chất béo: 0.26g
  • Carbohydrate: 10.8g
  • Chất xơ: 1.7g
  • Canxi: 20mg
  • Sắt: 0.25mg
  • Magie: 21mg
  • Phốt-pho: 10mg
  • Kali: 182mg
  • Natri: 8mg
  • Kẽm: 0.08mg
  • Đồng: 0.045 mg
  • Mangan: 0.04mg
  • Selen: 0.6µg
  • Vitamin C: 60.9mg
  • Vitamin B1: 0.023mg
  • Vitamin B2: 0.027mg
  • Vitamin B3: 0.357mg
  • Vitamin B5: 0.191mg
  • Vitamin B6: 0.038mg
  • Vitamin A: 47µg
  • Vitamin E: 0.3mg
  • Vitamin K: 2.6     µg
  • Folate: 37µg
  • Choline: 6.1mg
  • Carotene, beta: 274µg
  • Cryptoxanthin, beta: 589µg
  • Lycopene: 1830µg
  • Lutein + zeaxanthin: 89µg

Canh đu đủ hầm xương có tác dụng gì?

bầu ăn 1 ít đu đủ xanh có sao không
Canh đu đủ hầm xương có tác dụng gì? Bà bầu ăn canh đu đủ hầm xương được không?

Để hiểu rõ bà bầu ăn canh đu đủ hầm xương được không; chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu về công dụng của đu đủ xanh là nguyên liệu chính của món canh này nhé.

  • Ngăn chặn cholesterol xấu: Đu đủ xanh giàu dinh dưỡng giàu chất chống oxy hóa ngăn ngừa đột quỵ hoặc đau tim.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Đu đủ xanh có chứa enzyme tiêu hóa papain có tác dụng bổ sung dịch vị giúp tiêu hóa thức ăn một cách trơn tru.
  • Hỗ trợ giảm cân: Đu đủ xanh còn là nguyên liệu giảm cân được rất nhiều người sử dụng vì chứa nhiều vitamin A và E giúp giảm cân.
  • Ngăn ngừa bệnh tim mạch: Đu đủ xanh giúp duy trì lưu lượng máu và kiểm soát hàm lượng natri có trong cơ thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Cải thiện da nhiễm trùng: Ăn đu đủ xanh mang lại rất nhiều lợi ích cho da, giúp cải thiện bệnh vẩy nến, mụn trứng cá, nám da, tàn nhang hoặc da bị viêm.
  • Loại bỏ độc tố: Đu đủ xanh giúp loại bỏ độc tố hoặc các hạt gốc tự do ra khỏi cơ thể. Các sợi nhuận tràng của đu đủ xanh còn giúp đào thải các chất độc gây ung thư ra khỏi cơ thể qua đường ruột, làm giảm táo bón, trĩ và tiêu chảy.
  • Kiểm soát các vấn đề về tiêu hoá: Đu đủ xanh có đặc tính chống ký sinh trùng và chống amip có thể điều chỉnh nhu động ruột, làm giảm táo bón, khó tiêu, trào ngược axit, loét, ợ chua và các vấn đề về dạ dày.
  • Phát triển tuyến vú: Các enzyme có trong đu đủ xanh sẽ phát triển tuyến vú và tăng sản xuất hormone nâng ngực. Hàm lượng vitamin A trong đu đủ còn kích thích sự tiết ra estrogen trong buồng trứng và nội tiết tố nữ.
  • Giảm viêm: Đu đủ xanh có đặc tính chống viêm nên có lợi cho bệnh nhân hen suyễn, viêm xương khớp, bệnh gút và viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, đu đủ còn có vitamin A giúp làm giảm viêm phổi ở người hút thuốc. Nước ép đu đủ xanh tươi cũng có thể điều trị viêm amidan.

Mặc dù, đu đủ xanh mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bà bầu ăn đu đủ xanh có lợi ích gì không? Hãy khám phá cùng MarryBaby nhé.

Bà bầu ăn canh đu đủ hầm xương được không?

Bà bầu ăn canh đu đủ hầm xương được không?
Bà bầu ăn canh đu đủ hầm xương được không?

Bà bầu có ăn được canh đu đủ xanh nấu chín không? Bà bầu không nên ăn canh đu đủ hầm xương. Vì thông thường, canh đu đủ thường được chế biến từ đu đủ xanh. Đây là một nguyên liệu mà bạn không nên ăn trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.

Trong đu đủ xanh hoặc đu đủ hườm hườm gần chín có chứa papain có thể dẫn đến co thắt tử cung và gây chuyển dạ sớm (2) (3). Ngoài ra, chất pepsin và papain trong đu đủ sống có thể gây cản trở quá trình thai làm tổ dẫn đến tình trạng sảy thai trong 3 tháng đầu.

Hơn nữa, chất papain là một enzyme phân giải protein có thể làm chậm sự phát triển của tế bào và cản trở sự phát triển của mô thai. Khi bạn ăn đu đủ sống trong thai kỳ có thể làm tăng áp lực mạch máu dẫn đến xuất huyết nội hoặc chảy máu nhau thai.

Đặc biệt, nếu bạn ăn canh đu đủ xanh có nhiều chất xơ có thể làm tăng hoạt động nhu động ruột. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra quá mức có thể tạo ra áp lực trong và xung quanh tử cung dẫn đến tình trạng sảy thai.

Bạn đã biết bà bầu ăn canh đu đủ hầm xương được không hay bầu ăn 1 ít đu đủ xanh có sao không. Nếu chẳng may bà bầu lỡ ăn đu đủ xanh thì có làm sao không? Hãy vào cộng đồng của MarryBaby để tìm hiểu và được các chuyên gia giải đáp cụ thể cho từng trường hợp nhé.

[recommendation title=””]

Khác với đu đủ xanh, khi mang thai bạn có thể ăn đu đủ chín. Để hiểu được lý do vì sao như vậy, bạn có thể tìm hiểu thêm về bà bầu ăn đu đủ chín và những lợi ích không ngờ.

[/recommendation]

[inline_article id=259240]

Như vậy, chúng ta đã có câu trả lời cho vấn đề bà bầu ăn canh đu đủ hầm xương được không rồi. Tốt nhất, bà bầu không nên ăn món này trong thai kỳ vì tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khoẻ của mẹ và thai nhi.

 

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu uống sữa tươi không đường thai nhi có tăng cân không?

Bà bầu nên uống sữa bầu hay sữa tươi không đường? Bà bầu uống sữa tươi không đường thai nhi có tăng cân không? Nếu bạn cũng đang có những băn khoăn và thắc mắc này thì hãy cùng MarryBaby đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

Bà bầu uống sữa tươi không đường được không?

Bà bầu có thể uống sữa tươi khi đang mang thai và sau khi sinh bởi sữa tươi giàu canxi, protein và các dưỡng chất quan trọng khác cho cả mẹ và thai nhi. 

Vậy bà bầu nên uống sữa bầu hay sữa tươi không đường? Sữa bầu hay sữa tươi đều tốt cho mẹ và thai nhi bởi cung cấp những dưỡng chất quan trọng. Do đó, việc chọn nên uống sữa nào là tùy vào sở thích, khẩu vị và cơ địa của mỗi bà bầu. Bạn cũng có thể tham khảo tư vấn từ bác sĩ trước khi chọn sữa uống nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Bầu mấy tháng thì uống sữa bầu để mẹ tròn con vuông?

Bà bầu uống sữa tươi không đường thai nhi có tăng cân không?

Bà bầu uống sữa tươi không đường thai nhi có tăng cân không?

Uống sữa tươi không đường thai nhi có tăng cân không? Bà bầu uống sữa tươi không đường trong thai kỳ vẫn có thể giúp thai nhi tăng cân đều đều. Sữa tươi là nguồn cung cấp vitamin D, canxi và protein giúp cho thai nhi tăng trưởng và phát triển xương cũng như cân nặng.

Hơn nữa, sữa tươi không đường rất tốt cho bà bầu đang bị tiểu đường thai kỳ cần phải kiêng ngọt trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Khi bà bầu tiêu thụ sữa trong thai kỳ cũng có thể cung cấp thêm nhiều dưỡng chất giúp phát triển trí não cho thai nhi. Ngoài ra, uống sữa tươi còn giúp bà bầu ngăn ngừa được chứng ợ nóng, các bệnh về dạ dày khác, tốt cho hệ tiêu hóa,…

>> Bạn có thể xem thêm: Mối nguy hiểm từ trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu: Mẹ bầu đã biết chưa?

Nguồn dinh dưỡng từ sữa tươi mang đến cho thai kỳ

Uống sữa tươi không đường thai nhi có tăng cân không và sữa tươi có nhiều dinh dưỡng không?
Uống sữa tươi không đường thai nhi có tăng cân không và sữa tươi có nhiều dinh dưỡng không?

Lý do nói bà bầu uống sữa tươi không đường có thể giúp thai nhi tăng cần là vì trong 100g sữa tươi không đường cung cấp rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho mẹ và bé, bao gồm: 

  • Nước: 88.1g
  • Năng lượng: 60kcal
  • Protein: 3.28g
  • Chất béo: 3.2g
  • Carbohydrate: 4.67g
  • Canxi: 123mg
  • Magie: 12mg
  • Phốt-pho: 101mg
  • Kali: 150mg
  • Natri: 38mg
  • Kẽm: 0.41mg
  • Đồng: 0.001mg
  • Selen: 1.9µg
  • Vitamin B1: 0.056mg
  • Vitamin B2: 0.138mg
  • Vitamin B3: 0.105mg
  • Vitamin B6: 0.061mg
  • Choline: 17.8mg
  • Vitamin B12: 0.54µg
  • Vitamin A: 32µg
  • Carotene, beta: 7µg
  • Vitamin E: 0.05mg
  • Vitamin D (D2 + D3): 1.1µg
  • Vitamin K: 0.3µg
  • Axit béo: 1.86g

>> Bạn có thể xem thêm: Ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh và đều, mẹ bầu đọc ngay nhé!

Có bao nhiêu loại sữa tươi bà bầu nên biết?

sữa tươi không đường
Bà bầu uống sữa tươi không đường thai nhi có tăng cân không và có bao nhiêu loại sữa tươi?

Sữa tươi là dạng sữa động vật có từ sữa bò, sữa dê, sữa cừu… Sữa tươi có nhiều loại nhưng được phân chia theo công nghệ sản xuất như sữa tươi thanh trùng, sữa tươi tiệt trùng, sữa tươi nguyên kem, sữa tươi tách béo và sữa tươi ít béo. Biết được những ưu, nhược điểm của từng loại sữa sẽ giúp bạn lựa chọn được nguồn sữa đúng theo nhu cầu của mình. 

  • Sữa tươi nguyên kem: Sữa tươi nguyên kem được chế biến từ 100% nguyên liệu sữa bò tươi nguyên chất. Loại sữa này được nhà sản xuất giữ lại 100% thành phần trong sữa, không thêm bớt bất kỳ thành phần nào, kể cả lớp váng sữa béo. Vì sữa được giữ nguyên thành phần nên chất dinh dưỡng của sữa rất cao. Tuy nhiên, loại sữa này cũng chứa nhiều chất béo bão hòa, không tốt cho sức khỏe tim mạch. Do đó, bà bầu nên chọn sữa nguyên kem ít béo (ít hơn 3,25% chất béo) hoặc sữa tách béo.
  • Sữa tươi tách béo hay ít béo: Đây là sữa tươi nguyên chất 100% được xử lý tách béo nhờ công nghệ ly tâm. Tuy nhiên, tỷ lệ tách béo của mỗi nhà sản xuất sẽ khác nhau tùy thuộc vào công nghệ. Phần chất béo tách ra từ sữa sẽ được xử lý và tạo thành sản phẩm váng sữa, phần sữa còn lại chính là sữa tươi tách béo. Tuy nhiên, loại sữa này cũng có thể chứa ít vitamin A và D hơn.
  • Sữa tươi tiệt trùng: Đây cũng là loại sữa tươi 100% nguyên chất được xử lý ở nhiệt độ 140 độ C trong khoảng 4 – 6 giây, sau đó làm lạnh đột ngột để tiêu diệt hết vi khuẩn và nấm men có hại. Sữa tươi tiệt trùng có thời gian bảo quản khoảng 6 tháng và không cần thiết bảo quản lạnh, chỉ cần tránh nhiệt độ cao và ánh nắng trực tiếp. Loại sữa này được xử lý nhiệt để tiêu diệt vi khuẩn, an toàn để sử dụng.
  • Sữa tươi thanh trùng: Đây là loại sữa 100% nguyên chất được xử lý nhanh ở nhiệt độ 90 độ C trong 30 giây rồi làm lạnh nhanh ở 4 độ C. Điều này giúp loại bỏ đi các vi khuẩn có hại, nấm bệnh mà vẫn giữ nguyên vẹn lượng Vitamin và khoáng chất tự nhiên từ sữa bò tươi nguyên liệu. Tuy nhiên, loại sữa này có thời gian sử dụng ngắn sau khi mở hộp và cần bảo quản trong nhiệt độ 3-5 độ C. 

>> Bạn có thể xem thêm: 8 loại sữa bầu tiêu biểu dành cho người tiểu đường thai kỳ

Những lưu ý khi mẹ bầu dùng sữa tươi không đường

Như vậy chúng ta đã biết bầu uống sữa tươi không đường thai nhi có tăng cân không rồi. Để đảm bảo cho sức khoẻ của hai mẹ con, khi bà bầu uống sữa tươi không đường cần lưu ý những điều sau:

  • Không nên uống sữa khi bụng đói hoặc sau khi ăn no: Bầu nên chia thời gian uống sữa thành nhiều bữa nhỏ, tránh uống khi quá đói hoặc sau khi ăn no. 
  • Không nên uống thuốc sắt kèm với sữa: Sữa là thực phẩm dồi dào canxi. Nếu bầu uống sữa cùng với thuốc sắt thì có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể.
  • Bà bầu 1 ngày nên uống bao nhiêu sữa tươi không đường? Số lượng sữa có thể uống mỗi ngày tuỳ thuộc vào tình trạng dinh dưỡng của bà bầu, nếu không có bất kỳ hạn chế nào, bầu nên uống khoảng 2-3 ly sữa mỗi ngày.
  • Bà bầu nên chọn hương vị sữa mình yêu thích: Việc bà bầu chọn lựa hương vị sữa yêu thích sẽ giúp kích thích vị giác, giúp duy trì được thói quen uống sữa mà không gây ngán hoặc sợ sữa.
  • Mẹ bầu bị béo phì nên chọn sữa tươi tách béo hoặc không béo: Loại sữa này sẽ giúp bà bầu hạn chế tối đa tình trạng tăng cân không kiểm soát nhưng vẫn giúp thai nhi tăng cân và phát triển tốt.
  • Sữa tươi không đường tốt cho bà mẹ bị tiểu đường hoăc có tiền sử bị tiểu đường: Sữa tươi không đường sẽ giúp thai nhi tăng cân mà không gây ảnh hưởng đến tình trạng tiểu đường thai kỳ của người mẹ.
  • Chọn mua sữa tươi ở cơ sở uy tín: Bầu nên chọn mua sữa tươi ở những cơ sở uy tín và chất lượng. Bởi vì, hiện nay có nhiều nhãn hàng sữa đã bị làm giả hoặc các cơ sở kinh doanh bán sữa quá hạn sử dụng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.

[inline_article id=259240]

Tóm lại, bà bầu uống sữa tươi không đường thai nhi có tăng cân không? Hay bà bầu 1 ngày nên uống bao nhiêu sữa tươi không đường? Dù là sữa tươi không đường nhưng vẫn dồi dào các chất dinh dưỡng. Do đó, khi bà bầu uống sữa tươi không đường thai nhi vẫn tăng cân đều đều. Và bầu nên uống 2 – 3 ly sữa mỗi ngày để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi đồng thời kết hợp với việc ăn uống cân đối nhé. 

Categories
Mang thai Đón con chào đời

Chồng 1994 vợ 1996 sinh con năm nào tốt và hợp mệnh làm ăn với bố mẹ?

Trước khi tìm hiểu chồng 1994 vợ 1996 sinh con năm nào tốt; chúng ta cần tìm hiểu tử vi tuổi của chồng Giáp Tuất vợ Bính Tý nhé.

Tử vi tuổi Giáp Tuất 1994 và Bính Tý 1996

1. Tử vi tuổi Giáp Tuất 1994

Những ông bố tuổi Giáp Tuất sẽ có ngày sinh từ ngày 10/2/1994 – 30/01/1995 (dương lịch). Tử vi của tuổi này được tóm lược như sau:

  • Mệnh: Sơn Đầu Hỏa (Lửa trên đỉnh núi)
  • Mệnh hợp: Mệnh Thổ và Mộc
  • Mệnh khắc: Mệnh Thuỷ và Kim
  • Tuổi: Giáp Tuất
  • Cầm tinh: Con chó
  • Tam hợp: Dần – Tuất – Ngọ
  • Tứ hành xung: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi

[key-takeaways title=””]

Chồng Giáp Tuất thường có tính nóng nảy nhưng sẽ nhanh chóng được giải toả do tinh thần khí hỏa trên núi. Mặc dù nóng tính nhưng chồng Giáp Tuất lại là người sống nội tâm và luôn biết lắng nghe.

[/key-takeaways]

Bạn có thể tìm hiểu thêm chồng 1994 vợ 1998 sinh con năm nào hợp để có thể giới thiệu cho bạn bè của mình cũng sinh năm 1994 và lấy vợ 1998 nhé. 

2. Tử vi tuổi Bính Tý 1996

Những bà mẹ tuổi Bính Tý sẽ có ngày sinh từ ngày 19/02/1996 – 06/02/1997 (dương lịch). Tử vi tóm lược của tuổi này như sau:

  • Mệnh: Giáng Hạ Thuỷ (Nước mù sương)
  • Mệnh hợp: Mệnh Kim và Mộc
  • Mệnh khắc: Mệnh Hỏa và Thổ
  • Tuổi: Bính Tý
  • Cầm tinh: Con chuột
  • Tam hợp: Thân – Tý – Thìn 
  • Tứ hành xung: Tý – Ngọ – Mão – Dậu 

[key-takeaways title=””]

Vợ Bính Tý thường có tính cách phức tạp và mâu thuẫn lẫn nhau. Cô ấy có thể đang vui và nhiệt huyết đó rồi bỗng nhiên trẫm tĩnh đến khó hiểu. Tuy nhiên, vợ Bính Tý là người khéo léo và tinh tế nên được nhiều người yêu mến.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Vợ chồng tuổi giáp tuất sinh con năm nào tốt?

Tuổi Tuất 1994 và tuổi Tý 1996 có hợp nhau không?

Tuổi Tuất 1994 và tuổi Tý 1996 có hợp nhau không?

Để có thể hiểu rõ hơn tuổi chồng 1994 vợ 1996 sinh con năm nào tốt; chúng ta nên tìm hiểu thêm tuổi Tuất 1994 và tuổi Tý 1996 có hợp nhau không trước. Để luận giải được điều này, chúng ta cần xét trên 3 yếu tố Ngũ hành – Thiên can – Địa chi. 

1. Ngũ hành sinh khắc

Theo phong thuỷ, Ngũ hành gồm 5 hành cấu tạo nên vạn vật gồm Kim – Mộc – Thuỷ – Hỏa –Thổ. Khi kết hợp với nhau sẽ có những cặp hành tương sinh và tương hợp với nhau. Hoặc có những cặp tương khắc nhau khi kết hợp.

Do đó, khi kết hợp mệnh của chồng Giáp Tuất và vợ Bính Tý chúng ta thấy; chồng mệnh Sơn Đầu Hỏa (Hỏa) và vợ mệnh Giáng Hạ Thuỷ (Thuỷ). Như vậy Hỏa và Thuỷ là hai mệnh tương khắc với nhau khi kết hợp. Ở yếu tố này, tuổi hai vợ chồng không hợp nhau và là yếu tố xấu.

2. Thiên can xung hợp

Cũng theo phong thuỷ, chúng ta có 10 can là đơn vị gắn liền với Địa chi gồm Giáp, Bính, Ất, Đinh, Kỷ, Mậu, Canh, Nhâm, Tân, Quý. Các Thiên can khi kết hợp sẽ có những cặp tương hợp và tương xung lẫn nhau.

Theo đó, chúng ta có Thiên can của chồng là Giáp và của vợ là Bính. Giáp và Bính là hai Thiên can không hợp cũng không khắc. Do đó, khi kết hợp với nhau hai Thiên can này bình hòa có mang đến may mắn cho con cháu sau này.

3. Địa chi xung hợp

Trong phong thuỷ, Địa chi tương đương với 12 con giáp mà chúng ta thường nghe gồm Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi. Khi kết hợp các con giáp chúng ta sẽ có những nhóm tương hợp và tương khắc lẫn nhau.

Như vậy, chúng ta có chồng tuổi Tuất và vợ tuổi Tý. Khi kết hợp hai tuổi này với nhau thì bình hòa không khắc cũng không hợp. Các thành viên trong gia đình nếu biết lắng nghe, nhường nhịn và sống yêu thương thì gia đạo sẽ hạnh phúc.

[key-takeaways title=””]

Chồng Giáp Tuất kết hôn với vợ Bính Tý là hai tuổi bình hòa, không quá hợp cũng không quá xấu. Tuy nhiên, nếu đôi bạn muốn gia đình thuận hoà, êm ấm thì phải học cách nhẫn nhịn và yêu thương nhau. 

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Chồng 1996 vợ 1997 sinh con năm nào hợp và tốt?

Chồng 1994 và vợ 1996 sinh con năm nào tốt?

bố 1994 mẹ 1996 sinh con năm nào
Chồng 1994 vợ 1996 sinh con năm nào tốt?

Để đánh giá chồng 1994 vợ 1996 sinh con năm nào tốt; chúng ta cũng cần xem xét dựa trên 3 yếu tố Ngũ hành – Thiên can – Địa chi của từng tuổi sinh con như phần dưới đây.

1. Chồng 1994 vợ 1996 sinh con năm 2024 có tốt không?

Trước khi xem chồng 1994 và vợ 1996 sinh con năm 2024 có hợp không; chúng ta cần xem tử vi của tuổi Giáp Thìn 2024 trước nhé.

1.1 Tử vi tuổi Giáp Thìn 2024

Những em bé tuổi Giáp Thìn sẽ có ngày sinh từ 10/02/2024 đến 28/01/2025 dương lịch. Tử vi tuổi Giáp Thìn như sau:

  • Mệnh: Phú Đăng Hỏa (Lửa ngọn đèn)
  • Mệnh hợp: Mệnh Thổ và Mộc
  • Mệnh khắc: Mệnh Kim và Thuỷ
  • Tuổi: Giáp Thìn
  • Cầm tinh: Con rồng
  • Tam hợp: Thân – Tý – Thìn
  • Tứ hành xung: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi
Chồng 1994 vợ 1996 sinh con năm 2024 có tốt không?
Chồng 1994 vợ 1996 sinh con năm 2024 (năm Rồng) có tốt không?

1.2 Chồng 1994 vợ 1996 sinh con năm 2024

Chồng 1994 vợ 1996 sinh con năm nào tốt nhất? Bố mẹ Giáp Tuất và Bính Tý sinh con năm 2024 được không? Hãy cùng MarryBaby luận giải dưới đây nhé.

Tiêu chí Ngũ hành Thiên can Địa chi
Bình giải
  • Bố: Mệnh Hỏa
  • Mẹ: Mệnh Thuỷ
  • Con: Mệnh Hỏa
  • Bố: Giáp
  • Mẹ: Bính
  • Con: Giáp
  • Bố: Tuất
  • Mẹ: Tý
  • Con: Thìn
Đánh giá
  • Bố và con đang có mệnh bình hòa với nhau, tức là không xấu cũng không hợp.
  • Mẹ và con đang có mệnh tương xung với nhau. Tức là, khi kết hợp ba mệnh lại sẽ gây xung khắc, không tốt.
  • Thiên can của bố mẹ và con tương sinh lẫn nhau. Đây là một yếu tố tốt. Khi 3 can kết hợp với nhau sẽ giúp hỗ trợ nhau phát triển. 
  • Địa chi của bố và con nằm trong tứ hành xung; tức là xấu
  • Địa chi của mẹ và con nằm trong tam hợp; tức là tốt.

1.3 Kết luận

Như vậy, tuổi chồng 1994 vợ 1996 sinh con năm 2024 là bình hòa, không tốt không xấu. Nếu gia đình bạn biết học “chữ nhẫn” thì tất cả mọi khắc khẩu và khó khăn trong cuộc sống sẽ tự hóa giải.

>> Bạn có thể xem thêm: Sinh con năm 2024 có tốt không? Hợp với bố mẹ tuổi gì? Sinh tháng nào đẹp?

2. Chồng 1994 và vợ 1996 sinh con năm 2025 tốt không?

2.1 Tử vi của tuổi Ất Tỵ 2025

Những em bé tuổi Ất Tỵ 2025 sẽ có ngày sinh bắt đầu từ ngày 29/01/2025 đến ngày 16/02/2026. Tử vi tóm lược của các em bé Ất Tỵ như sau:

  • Mệnh: Phú Đăng Hỏa (Lửa ngọn đèn)
  • Mệnh hợp: Mệnh Mộc và Thổ
  • Mệnh khắc: Mệnh Kim và Thuỷ
  • Tuổi: Ất Tỵ
  • Cầm tinh: Con rắn
  • Tam hợp: Tỵ – Dậu – Sửu
  • Tứ hành xung: Tỵ – Dần – Thân – Hợi
Chồng 1994 và vợ 1996 sinh con năm 2025 tốt không?
Chồng 1994 và vợ 1996 sinh con năm 2025 tốt không?

2.2 Chồng Tuất vợ Tý sinh con năm Tỵ được không?

Vợ chồng 1994 và 1996 sinh con năm nào tốt? Chồng 1994 và vợ 1996 sinh con năm 2025 tốt không? Chúng ta cùng luận giải nhé.

Tiêu chí Ngũ hành Thiên can Địa chi
Bình giải
  • Bố: Mệnh Hỏa
  • Mẹ: Mệnh Thuỷ
  • Con: Mệnh Hỏa
  • Bố: Giáp
  • Mẹ: Bính
  • Con: Ất
  • Bố: Tuất
  • Mẹ: Tý
  • Con: Tỵ
Đánh giá
  • Bố và con đang có mệnh bình hòa với nhau, tức là không xấu cũng không hợp.
  • Mẹ và con đang có mệnh tương xung với nhau. Tức là, khi kết hợp ba mệnh lại sẽ gây xung khắc, không tốt.
  • Thiên can của bố mẹ bình hòa với Thiên can của con. Tức là khi kết hợp với nhau, bố mẹ và con sẽ không có xung khắc nhưng cũng không quá hợp với nhau.
  • Địa chi của bố mẹ bình hòa với Thiên can của con. Tức là khi kết hợp với nhau, bố mẹ và con sẽ không có xung khắc và cũng không phải là hợp nhau.

2.3 Kết luận

Nhìn chung, chồng 1994 và vợ 1996 có thể sinh con năm 2025. Năm Ất Tỵ 2025 không phải là một năm quá hợp để vợ chồng bạn sinh con. Tuy nhiên, nếu bạn sinh con năm này thì bố mẹ và con cái bình hòa không khắc, không hợp. Gia đình có thể hỗ trợ nhau phát triển nếu học cách dung hòa và lắng nghe lẫn nhau.

>> Bạn có thể xem thêm: Tuổi Giáp Tuất sinh con năm 2025 mang đến hạnh phúc cho gia đình

3. Chồng 1994 và vợ 1996 sinh con năm 2026 tốt xấu ra sao?

3.1 Tử vi tuổi Bính Ngọ 2026

Những em bé sinh từ ngày 17/02/2026 đến ngày 05/02/2027 có tuổi âm lịch là Bính Ngọ. Tử vi tóm lược của các em bé Bính Ngọ như sau:

  • Mệnh: Thiên Hà Thủy (Nước từ trời xuống)
  • Mệnh hợp: Mệnh Mộc và Kim
  • Mệnh khắc: Mệnh Hỏa và Thổ
  • Tuổi: Bính Ngọ
  • Cầm tinh: Con ngựa
  • Tam hợp: Ngọ – Dần – Tuất
  • Tứ hành xung: Tý – Ngọ – Mão – Dậu
Chồng 1994 và vợ 1996 sinh con năm 2026 tốt xấu ra sao?
Chồng 1994 và vợ 1996 sinh con năm 2026 tốt xấu ra sao?

3.2 Luận giải chồng 1994 và vợ 1996 sinh con năm 2026

Chồng 1994 và vợ 1996 sinh con năm nào tốt? Vợ chồng Tuất và Tý sinh con năm 2026 được không? Muốn biết chúng ta sẽ cùng luận giải theo 3 yếu tố Ngũ hành – Thiên can – Địa chi nhé.

Tiêu chí Ngũ hành Thiên can Địa chi
Bình giải
  • Bố: Mệnh Hỏa
  • Mẹ: Mệnh Thuỷ
  • Con: Mệnh Thuỷ
  • Bố: Giáp
  • Mẹ: Bính
  • Con: Bính
  • Bố: Tuất
  • Mẹ: Tý
  • Con: Ngọ
Đánh giá
  • Bố và con đang có mệnh tương xung với nhau. Tức là, khi kết hợp lại sẽ gây xung khắc, không tốt.
  • Mẹ và con đang có mệnh bình hòa với nhau, tức là không xấu cũng không hợp.
  • Thiên can của bố mẹ bình hòa với Thiên can của con; tức là không tốt cũng không xấu.
  • Địa chi của bố và con nằm trong tam hợp, tức là tốt.
  • Địa chi của mẹ và con cái xung khắc nhau; tức là xấu.

3.3 Kết luận

Như vậy, chồng 1994 và vợ 1996 có thể sinh con năm 2026. Mặc dù, sinh con năm Bính Ngọ không quá hợp với tuổi của mẹ nhưng con sinh năm 2026 lại rất hợp tuổi với bố. Con sẽ hỗ trợ bố rất nhiều trong cuộc sống sau này.

>> Bạn có thể xem thêm: Sinh con năm 2026 tháng nào tốt? Cha mẹ muốn sinh con Bính Ngọ nên biết!

4. Chồng Tuất vợ Tý sinh con năm Mùi 2027 được không?

4.1 Tử vi năm Đinh Mùi 2027

Các em bé Đinh Mùi sẽ có ngày sinh từ ngày 06/02/2027 đến ngày 25/01/2028. Tử vi tóm lược của các em bé Đinh Mùi 2027 như sau:

  • Mệnh: Thiên Hà Thủy (Nước rơi từ trên trời)
  • Mệnh hợp: Mệnh Kim và Mộc
  • Mệnh khắc: Mệnh Hỏa và Thổ
  • Tuổi: Đinh Mùi
  • Cầm tinh: Con dê
  • Tam hợp: Mão – Mùi – Hợi
  • Tứ hành xung: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi
Chồng Tuất vợ Tý sinh con năm Mùi 2027 được không?
Chồng Tuất vợ Tý sinh con năm Mùi 2027 được không?

4.2 Chồng 1994 vợ 1996 sinh con năm 2027

Chồng 1994 và vợ 1996 sinh con năm nào tốt? Hai vợ chồng Tuất và Tý sinh con năm Mùi được không? Câu trả lời sẽ nằm trong phần luận giải dưới đây nhé.

Tiêu chí Ngũ hành Thiên can Địa chi
Bình giải
  • Bố: Mệnh Hỏa
  • Mẹ: Mệnh Thuỷ
  • Con: Mệnh Thuỷ
  • Bố: Giáp
  • Mẹ: Bính
  • Con: Đinh
  • Bố: Tuất
  • Mẹ: Tý
  • Con: Mùi
Đánh giá
  • Bố và con đang có mệnh tương xung với nhau. Tức là, khi kết hợp lại sẽ gây xung khắc, không tốt.
  • Mẹ và con đang có mệnh bình hòa với nhau, tức là không xấu cũng không hợp.
  • Thiên can của bố mẹ và con bình hòa, tức là không tốt cũng không xấu.
  • Địa chi của bố và con nằm trong tứ hành xung; tức xấu.
  • Địa chi của mẹ và con nằm trong nhóm lục hại; tức xấu.

4.3 Kết luận

Nhìn chung, bố mẹ 1994 và 1996 không hợp để sinh con năm 2027. Vì con sinh ra không hợp tuổi và mệnh của bố mẹ. Tuy nhiên, nếu năm này bạn có con thì hãy nghĩ đây là “món quà” Trời ban. Hãy cố học cách chấp nhận, yêu thương và bao dung để hóa những điều không tốt trong gia đình nhé.

5. Vợ chồng Tuất và Tý sinh con năm 2028 được không?

5.1 Tử vi tuổi Mậu Thân 2028

Em bé tuổi Bính Thân sẽ có ngày sinh từ 26/01/2028 – 12/02/2029 (dương lịch). Tử vi của em bé như sau:

  • Mệnh: Đại dịch Thổ (Ðất vườn rộng)
  • Mệnh hợp: Mệnh Kim và Hỏa
  • Mệnh khắc: Mệnh Mộc và Thuỷ
  • Tuổi: Mậu Thân
  • Cầm tinh: Con khỉ
  • Tam hợp: Thân – Tý – Thìn
  • Tứ hành xung: Dần – Thân – Tỵ – Hợi
Vợ chồng Tuất và Tý sinh con năm 2028 được không?
Vợ chồng Tuất và Tý sinh con năm 2028 được không?

5.2 Tuổi chồng 1994 vợ 1996 sinh con năm 2028 có tốt không?

Tuổi vợ chồng 1994 và 1996 sinh con năm nào tốt? Vợ chồng sinh con năm 2028 có tốt không? Chúng ta cùng luận giải 3 tuổi này trong phần dưới đây nhé.

Tiêu chí Ngũ hành Thiên can Địa chi
Bình giải
  • Bố: Mệnh Hỏa
  • Mẹ: Mệnh Thuỷ
  • Con: Mệnh Thổ
  • Bố: Giáp
  • Mẹ: Bính
  • Con: Mậu
  • Bố: Giáp
  • Mẹ: Tý
  • Con: Thân
Đánh giá
  • Mệnh bố tương sinh mệnh con; tức là tốt.
  • Mệnh mẹ tương khắc với mệnh con; tức là xấu.
  • Thiên can của bố và con khắc nhau, tức là xấu.
  • Thiên can của mẹ và con nằm trong tam hợp, rất tốt.
  • Địa chi của bố và con là bình hòa với nhau; tức không xấu cũng không tốt.
  • Địa chi của mẹ và con nằm trong nhóm tam hợp; tức là tốt.

5.3 Kết luận

Chồng 1994 và vợ 1996 sinh con năm 2028 rất tốt. Bố mẹ sinh con năm Mậu Thân sẽ gặp được nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống và sự nghiệp. Hơn nữa, con Mậu Thân 2028 cũng chính là một phần giúp cho tình cảm của hai vợ chồng thêm thắm thiết.

6. Chồng 1994 và vợ 1996 sinh con năm 2029 có đẹp không?

6.1 Tử vi năm Kỷ Dậu 2029

Em bé tuổi Kỷ Dậu sẽ có ngày sinh từ 13/02/2029 – 01/02/2030 (dương lịch). Tử vi của em bé tóm lược như sau:

  • Mệnh: Đại dịch Thổ (Ðất vườn rộng)
  • Mệnh hợp: Mệnh Kim và Hỏa
  • Mệnh khắc: Mệnh Mộc và Thuỷ
  • Tuổi: Kỷ Dậu
  • Cầm tinh: Con gà
  • Tam hợp: Dậu – Tỵ – Sửu
  • Tứ hành xung: Dậu – Mão – Tý – Ngọ
Chồng 1994 và vợ 1996 sinh con năm 2029 có đẹp không?
Chồng 1994 và vợ 1996 sinh con năm 2029 có đẹp không?

6.2 Chồng 1994 và vợ 1996 sinh con năm 2029

Vợ chồng 1994 và 1996 sinh con năm nào tốt và đẹp? Vợ chồng tuổi này sinh con năm 2029 được không? Phần luận giải dưới đây sẽ cho chúng ta câu trả lời.

Tiêu chí Ngũ hành Thiên can Địa chi
Bình giải
  • Bố: Mệnh Hỏa
  • Mẹ: Mệnh Thuỷ
  • Con: Mệnh Thổ
  • Bố: Giáp
  • Mẹ: Bính
  • Con: Kỷ
  • Bố: Tuất
  • Mẹ: Tý
  • Con: Dậu
Đánh giá
  • Mệnh bố tương sinh mệnh con; tức là tốt.
  • Mệnh mẹ tương khắc với mệnh con; tức là xấu.
  • Thiên can của bố tương sinh với Thiên can của con; tức là tốt.
  • Thiên can của mẹ bình hòa với Thiên can của con; tức là không xấu cũng không tốt.
  • Địa chi của bố và con là bình hòa với nhau; tức không xấu cũng không tốt.
  • Địa chi của mẹ và con tứ hành xung với nhau, tức là xấu.

6.3 Kết luận

Nhìn chung, bố mẹ Tuất và Tý có thể sinh con năm 2029. Con sinh ra sẽ hợp với tuổi bố hơn tuổi mẹ. Tuy nhiên, đứa con này sẽ mang đến nhiều may mắn cho gia đình và giúp công việc của bố được thuận lợi hơn trước.

7. Chồng 1994 và vợ 1996 có hợp tuổi sinh con năm 2030?

7.1 Tử vi tuổi Canh Tuất 2030

Tử vi của các em bé tuổi Canh Tuất 2030 được sinh ra từ ngày 02/02/2030 – 02/01/2031 (dương lịch) được tóm lược như sau:

  • Mệnh: Thoa xuyến Kim (Vàng trang sức)
  • Mệnh hợp: Mệnh Thổ và Thuỷ
  • Mệnh khắc: Mệnh Mộc và Hỏa
  • Tuổi: Canh Tuất
  • Cầm tinh: Con chó
  • Tam hợp: Dần – Ngọ – Tuất
  • Tứ hành xung: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi
Chồng 1994 và vợ 1996 có hợp tuổi sinh con năm 2030?
Chồng 1994 và vợ 1996 có hợp tuổi sinh con năm 2030?

7.2 Chồng 1994 vợ 1996 sinh con năm 2030

Chồng 1994 và vợ 1996 sinh con năm nào tốt? Con sinh năm 2030 có hợp với tuổi với bố mẹ 1994 và 1996 không? Cùng MarryBaby đánh giá mức độ hợp khắc trong phần dưới đây nhé.

Tiêu chí Ngũ hành Thiên can Địa chi
Bình giải
  • Bố: Mệnh Hỏa
  • Mẹ: Mệnh Thuỷ
  • Con: Mệnh Kim
  • Bố: Giáp
  • Mẹ: Bính
  • Con: Canh
  • Bố: Tuất
  • Mẹ: Tý
  • Con: Tuất
Đánh giá
  • Mệnh mẹ tương sinh mệnh con; tức là tốt.
  • Mệnh bố khắc với mệnh của con; tức là xấu.
  • Thiên can của bố mẹ xung khắc với Thiên can của con; tức là xấu.
  • Địa chi của bố mẹ và con là bình hòa với nhau; tức không xấu cũng không tốt.

7.3 Kết luận

Nhìn chung, con sinh năm 2030 hợp với mẹ nhưng không hợp với bố. Con sẽ mang đến cho mẹ mọi điều tốt đẹp hơn.

[key-takeaways title=””]

Chồng 1994 và vợ 1996 sinh con năm nào hợp và tốt? Vợ chồng bạn nên sinh con năm Giáp Thìn 2024, Ất Tỵ 2025, Bính Ngọ 2026, Mậu Thân 2028, Kỷ Dậu 2029 và Canh Tuất 2030. Trong đó, năm đẹp và tốt nhất để vợ chồng bạn sinh con là Mậu Thân 2028.

[/key-takeaways]

Vợ chồng 1994 và 1996 nên có chế độ dinh dưỡng thế nào để thụ thai?

Bên cạnh vấn đề chồng 1994 vợ 1996 sinh con năm nào tốt; việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng để chuẩn bị thụ thai cũng rất cần thiết. Dưới đây là những lưu ý về dinh dưỡng mà vợ chồng bạn nên tuân thủ để việc thụ thai được dễ hơn.

1. Người chồng

  • Tránh dùng đồ ăn nhanh: Gà rán, mì gói, hamburger, xúc xích, đồ hộp,…
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C: Cam, bưởi, quýt, ổi, cóc, xoài,…
  • Bổ sung các thực phẩm giàu kẽm: Hàu, thịt hải sản, trứng, sữa, các loại hạt,…
  • Bổ sung thực phẩm tốt cho tinh trùng: Ngũ cốc, rau có lá màu xanh đậm, gan động vật, lòng đỏ trứng, quả bơ, cà rốt, bí đỏ, dưa hấu,…

>> Bạn có thể xem thêm: Ăn gì để có nhiều tinh trùng khỏe mạnh? 19 loại thực phẩm tốt cho nam giới

2. Người vợ 

  • Tránh dùng đồ ăn nhanh: Gà rán, mì gói, hamburger, xúc xích, đồ hộp,…
  • Bổ sung các vitamin, khoáng chất và nhất là axit folic trước và trong khi mang thai.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu sắt: Hải sản có vỏ, gan, thịt đỏ, gà tây, các loại đậu, rau xanh lá,…
  • Bổ sung các thực phẩm tốt cho trứng: Cá hồi, trứng, các loại đậu và hạt, trái cây, rau xanh lá đậm, quả mọng, sữa chua,…

>> Bạn có thể xem thêm: Cách dễ thụ thai tự nhiên nhanh, hiệu quả cho các cặp vợ chồng

[inline_article id=329594]

Như vậy chúng ta đã tìm hiểu xong vấn đề chồng 1994 và vợ 1996 sinh con năm nào tốt. Vợ chồng bạn có thể sinh con vào những năm như Giáp Thìn 2024, Ất Tỵ 2025, Bính Ngọ 2026, Mậu Thân 2028, Kỷ Dậu 2029 và Canh Tuất 2030. Trong đó, năm đẹp và tốt nhất để vợ chồng bạn sinh con là Mậu Thân 2028.

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Mẹ sau sinh ăn na được không và na có gây mất sữa không?

Mẹ sau sinh ăn na được không? Hay sau sinh ăn mãng cầu ta được không? Trái na nóng hay mát và có làm mất sữa không? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu các vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Dinh dưỡng có trong trái na

Trước khi tìm hiểu bà đẻ ăn na sau sinh được không hay cho con bú ăn mãng cầu ta được không; chúng ta cần tìm hiểu trong 100g trái na có bao nhiêu chất dinh dưỡng theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (United States Department of Agriculture – USDA) nhé (1).

  • Nước: 71.5g
  • Năng lượng: 101kcal
  • Protein: 1.7g
  • Lipid: 0.6g
  • Carbohydrate: 25.2g
  • Chất xơ: 2.4g
  • Canxi: 30mg
  • Sắt: 0.71mg
  • Magie: 18mg
  • Phốt-pho: 21mg
  • Kali: 382mg
  • Natri: 4mg
  • Vitamin C: 19.2mg
  • Vitamin B1: 0.08mg
  • Vitamin B2: 0.1mg
  • Vitamin B3: 0.5mg
  • Vitamin B5: 0.135mg
  • Vitamin B6: 0.221mg
  • Vitamin A: 2µg
  • Axit béo: 0.231g
  • Tryptophan: 0.007g
  • Lysine: 0.037g
  • Methionine: 0.004g

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ sau sinh cho con bú ăn cà tím được không?

Bà đẻ sau sinh ăn na được không?

Bà đẻ sau sinh ăn na có được không?
Bà đẻ sau sinh ăn na có được không?

Trái na là một loại trái cây nhiệt đới, có vị ngọt rất dễ ăn. Do đó, có nhiều bà đẻ thắc mắc; sau sinh ăn na được không hay đang cho con bú ăn mãng cầu ta được không. Thực tế, MarryBaby chưa tìm được bất kì nghiên cứu khoa học nào khẳng định bà đẻ không được ăn na sau sinh. Do đó, bạn có thể ăn loại trái này trong giai đoạn hậu sản nhé.

Trái na giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp hỗ trợ tăng hệ miễn dịch, giảm viêm, tăng cường sức khỏe của mắt và tim mạch (2) (3). Tuy nhiên, trái na thuộc loài Annona có chứa chất annonacin – một loại độc tố có thể ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh (4) (5) (6). Tất cả các bộ phận của cây na đều có thể chứa chất annonacin nhưng chất này tập trung nhiều nhất ở hạt và vỏ của trái cây (4) (8). Do đó, khi ăn na bạn loại bỏ hạt và vỏ cũng như tiêu thụ với một lượng vừa phải thôi nhé.

Mặc khác, nếu bạn tiêu thụ nhiều trái cây có chứa Annona có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson (6) (7). Nếu bạn đã có tiền sử về bệnh Parkinson hoặc có vấn đề khác liên quan đến hệ thần kinh thì nên hạn chế ăn trái na nhé.

[quotation title=””]

Bạn có thể tham gia vào cộng đồng MarryBaby để cùng các mẹ bỉm khác thảo luận về vấn đề mẹ sau sinh có được ăn na không. Bạn không chỉ có thêm nhiều chia sẻ kinh nghiệm từ các mẹ đi trước mà còn có thông tin khoa học bổ ích dưới góc nhìn từ các chuyên gia.

[/quotation]

>> Xem thêm: Mẹ sau sinh cho con bú ăn cà tím được không?

Trái na nóng hay mát và có gây mất sữa không?

Trái na có nóng không? Trái na được xếp vào loại trái cây có tính nóng mặc dù có nhiều chất xơ và nước. Do đó, nếu bạn ăn nhiều có thể gây táo bón, nổi mụn và nóng trong.

Nhiều mẹ lo lắng, trái na có tính nóng có thể làm mất sữa mẹ. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa tìm thấy bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh ăn na gây mất sữa mẹ. Do đó, quan niệm trên là không đáng tin cậy. 

Những lợi ích trái na mang đến cho bà đẻ

Sau sinh ăn na được không và những lợi ích từ na là gì?
Sau sinh ăn na được không và những lợi ích từ na là gì?

Sau khi tìm hiểu bà đẻ sau sinh ăn na được không; chắc hẳn bạn đang rất hoang mang về những tác dụng phụ của loại quả này. Đừng lo lắng, vì bên cạnh tác dụng phụ trái na có khá nhiều lợi ích khác như:

  • Giúp chống lại bệnh tim mạch: Trong trái na có chứa axit kaurenoic, flavonoid, carotenoids và vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh mẽ (2) (3). Các chất này giúp chống lại các gốc tự do có thể gây ra stress oxy hóa. Nhờ đó, khi bạn ăn na có thể ngăn ngừa được bệnh ung thư và tim mạch (9) (10)
  • Cải thiện tâm trạng tốt hơn: Trái na có chứa vitamin B6 đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh tâm trạng như serotonin và dopamine (11) (12). Trên thực tế, nếu trong cơ thể thiếu hụt nồng độ vitamin B6 trong máu có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm; nhất là ở người lớn tuổi. 
  • Tốt cho sức khoẻ của mắt: Na giàu chất lutein – một trong những chất chống oxy hóa giúp duy trì thị lực khỏe mạnh (13). Chất lutein có công dụng giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt như thoái hoá điểm vàng và đục thuỷ tinh thể (14) (15) (16) (17).
  • Giúp ngăn ngừa cao huyết áp: Trong trái na có chứa kali và magie có công dụng làm giãn nở mạch máu giúp làm hạ huyết áp. Từ đó, nó giúp ngăn ngừa cao huyết áp là nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch và đột quỵ (18) (19) (20).
  • Ngăn ngừa ung thư: Trái na có chứa chất flavonoid bao gồm catechin, epicatechin và epigallocatechin, đã được chứng minh là có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư trong các nghiên cứu trong ống nghiệm (21) (22).
  • Hỗ trợ tiêu hoá: Chất xơ hoà tan có trong trái na giúp hỗ trợ cho các lợi khuẩn hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, khi chất xơ không được tiêu hoá sẽ tạo thành phân giúp hỗ trợ cho lượng phân trong cơ thể di chuyển trơn tru ngăn ngừa tình trạng táo bón (23) (24) (25) (26).
  • Tăng hệ miễn dịch: Trong na chứa một lượng vitamin C có tác dụng tăng hệ miễn dịch bằng cách chống lại nhiễm trùng và các nguyên nhân gây ra cảm lạnh thông thường (27) (28) (29) (30)

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ cho con bú có được uống nước yến không? Lưu ý và lợi ích từ yến

Những lưu ý cho bà đẻ khi ăn na sau khi sinh

trái na có nóng không
Sau sinh ăn na được không và cần lưu ý những gì?

Bà đẻ ăn na sau sinh được không? Câu trả lời là được với mức độ vừa phải. Ngoài ra, bạn cũng cần nhớ các lưu ý sau để mang đến nhiều lợi ích hơn cho sức khỏe khi ăn na nhé.

  • Đối tượng không nên ăn na: Người bị tiểu đường, có tiền sử bị Parkinson hoặc có vấn đề về hệ thần kinh thì không nên ăn na.  
  • Không ăn na khi còn xanh: Trái na còn xanh có hàm lượng tanin cao. Nếu bạn ăn trái na xanh có thể gây đầy bụng và tích tụ độc tố trong cơ thể.
  • Không ăn hạt và vỏ: Bên trong hạt và vỏ trái na có độc tố có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Do đó, bạn cần cẩn thận không làm vỡ hạt, ăn hạt và vỏ trái na nhé.
  • Không ăn quá nhiều na trong thời gian dài: Nếu bạn ăn quá nhiều na trong thời gian dài sẽ làm mất cân bằng chất dinh dưỡng và có thể dẫn đến nguy cơ bị bệnh Parkinson.
  • Cách chọn na ngon: Bạn nên chọn mua những trái na to tròn, mắt to, cùi trắng, cuống nhỏ, không bị nứt, không có đốm đen, không bị thối, không mềm và không chảy nước. 

[inline_article id=296892]

Như vậy, chúng ta đã biết bà đẻ sau sinh có được ăn na không rồi. Sau sinh, bạn vẫn có thể ăn na được nhé. Tuy nhiên, bạn đừng ăn quá nhiều kẻo lại gây mất cân bằng chất dinh dưỡng đấy.

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Bà bầu phù chân mấy lần thì sinh? Lời giải đáp bất ngờ cho bà bầu

Phù chân khi mang thai hay xuống máu chân khi mang thai là một tình trạng mang đến nhiều khó khăn cho bà bầu trong sinh hoạt hàng ngày, khiến bạn rất khó di chuyển. Vậy bà bầu phù chân mấy lần thì sinh để bạn nhẹ mối lo đây? Bài viết này, MarryBaby và bạn sẽ tìm hiểu vấn đề này nhé.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị phù chân khi mang thai

Hầu hết, tất cả các thai phụ đều trải qua tình trạng phù chân khi mang thai. Do đó, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến xuống máu chân khi mang thai trước khi tìm hiểu vấn đề “bà bầu bị phù chân mấy lần thì sinh?”

Dưới đây là những lý do khiến cho hầu hết các bà bầu đều bị phù chân khi mang thai:

  • Lưu lượng máu tăng cao: Trong suốt thai kỳ, cơ thể sẽ sản xuất nhiều máu hơn bình thường để giúp thai nhi phát triển. 
  • Sự phát triển của thai nhi: Khi thai nhi ngày càng lớn lên, tử cung giãn ra rồi đè lên các tĩnh mạch làm ngăn trở dòng máu từ chân tuần hoàn về tim.
  • Sự thay đổi nội tiết tố: Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ làm cho thành tĩnh mạch trong cơ thể mềm ra dẫn đến khó hoạt động như bình thường hơn.

[key-takeaways title=””]

3 lý do ở trên chính là nguyên nhân dẫn đến phù chân khi mang thai. Hơn nữa, các điều trên có thể khiến cho một lượng máu rất ít rò rỉ qua các mạch máu nhỏ vào các mô dẫn đến sưng phù chân tay khi mang thai.

[/key-takeaways]

Ngoài ra, nguyên nhân làm máu xuống chân còn do các lý do như: 

  • Ăn kiêng
  • Uống không đủ nước
  • Ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu

Tuy nhiên, với những bà bầu thường xuyên vận động cũng có thể bị sưng chân khi mang thai. Điều này có thể do tử cung giãn ra khi thai nhi ngày càng lớn gây chèn ép lên tĩnh mạch chủ dẫn đến cản trở tuần hoàn máu từ chân về tim. 

>> Bạn có thể xem thêm: Có cần thiết bổ sung viên sắt dạng uống cho mẹ bầu?

Bà bầu bị phù chân mấy lần thì sinh con?
Bà bầu bị phù chân mấy lần thì sinh con?

Bà bầu phù chân mấy lần thì sinh con?

[quotation title=””]

Nhiều bà bầu truyền tai nhau rằng nếu bị phù chân 3 lần trong tháng cuối thai kỳ thì sẽ sinh con trong tầm 1-2 tuần sau đó.

[/quotation]

Vậy bà bầu bị phù chân mấy lần thì sinh con? Quan điểm trên chỉ được truyền lại từ dân gian ngày xưa và chưa được kiểm chứng khoa học nên không đáng tin cậy. Thực tế, có nhiều bà bầu chưa từng trải qua tình trạng trên nhưng cũng vẫn sinh con như bình thường. Do đó, chúng ta không có con số cụ thể để trả lời cho vấn đề này.

Tình trạng phù chân khi mang thai có thể trở nên nặng nhất khi bạn bước vào giai đoạn chuẩn bị đến ngày chuyển dạ sinh nở. Bởi vì, giai đoạn này thai nhi đã ngày càng lớn hơn, lượng máu tăng cao hơn, sự thay đổi nội tiết diễn ra nhiều hơn,… 

Để biết được khi nào chuẩn bị đi sinh, bạn nên để ý những thay đổi của cơ thể dựa vào các dấu hiệu sắp sinh dưới đây:

Bạn có thể tham gia vào cộng đồng MarryBaby để thảo luận với chúng tôi về vấn đề hình ảnh bong nút nhầy tử cung và khi nào cần đến bệnh viện cùng với chủ đề “bà bầu phù chân mấy lần thì sinh?” nhé.

Phù chân khi mang thai khi nào là nguy hiểm?

Sưng chân khi mang thai
Bà bầu sưng chân mấy lần thì sinh? Khi nào là dấu hiệu nguy hiểm?

Hầu hết tình trạng sưng phù chân khi mang thai thường sẽ biến mất sau khi bạn sinh con. Tuy nhiên, nếu bạn bị sưng chân kèm các dấu hiệu dưới đây thì cần đi khám sức khỏe ngay nhé.

  • Đau dữ dội ở dưới xương sườn 
  • Sưng tấy đột ngột ở mặt, tay hoặc chân 
  • Cảm thấy cơ thể như bị ốm hoặc nôn mửa
  • Cảm thấy đau đầu dữ dội hoặc đau đầu âm ỉ không biến mất
  • Tầm nhìn có vấn đề, chẳng hạn như mờ mắt hoặc hoa mắt

[key-takeaways title=””]

Đây có thể là triệu chứng của tiền sản giật là một tình trạng rất nghiêm trọng cần được cấp cứu. Tình trạng tiền sản giật thường xảy ra sau tuần thứ 24-26 và giai đoạn cuối của thai kỳ.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: 5 tác dụng của quả dâu tằm với mẹ bầu

Cách làm giảm phù chân ở bà bầu ở tháng cuối

Phù chân mấy lần thì sinh?
Khi nghỉ ngơi bạn nhớ gác chân lên cao để giảm sưng chân

Sau khi tìm hiểu bà bầu bị phù chân mấy lần thì sinh; chúng ta cần tìm hiểu thêm các cách làm giảm phù chân ở bà bầu dưới đây:

  • Nên gác chân lên cao khi nghỉ ngơi: Khi nghỉ ngơi, bạn hãy gác chân cao hơn hông nhất có thể.
  • Uống nhiều nước: Việc uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể bạn loại bỏ lượng nước dư thừa khi bạn đi tiểu.
  • Tránh đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu: Nếu bạn ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu sẽ làm chân phù nặng hơn.
  • Nên mang giày và tất thoải mái: Bạn nên tránh đeo quai giày chật vì có thể gây chèn ép lên cổ chân đang sưng phù
  • Thường xuyên vận động khi mang thai: Bạn có thể chọn các loại hình vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, bơi lội,…

[inline_article id=72659]

Như vậy bạn đã biết, bà bầu phù chân mấy lần thì sinh rồi phải không? Chúng ta sẽ không thể nào có câu trả lời cho vấn đề này vì chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Tóc rụng nhiều phải làm sao? 22 cách khắc phục rụng tóc ở nữ giới

Tình trạng tóc hư tổn dễ gãy rụng khiến chị em cảm thấy ngày càng stress và thiếu tự tin hơn. Vậy phụ nữ tóc rụng nhiều phải làm sao? Cách khắc phục rụng tóc ở nữ giới là gì? Bài viết này, MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu 22 cách trị rụng tóc tại nhà kết hợp với việc điều trị để mái tóc dày mượt trở lại.

Thay đổi chế độ ăn uống

1. Cách trị rụng tóc tại nhà với chế độ ăn Địa Trung Hải (Mediterranean diet)

Một nghiên cứu năm 2018 của nhóm tác giả Cristina Fortes cho biết; chế độ ăn Địa Trung Hải có rau sống và thảo mộc tươi có thể làm giảm nguy cơ rụng tóc nội tiết androgen (androgenic alopecia) hoặc làm chậm quá trình khởi phát của bệnh (1).

Khi những người tham gia vào nghiên cứu trên tiêu thụ nhiều rau sống và thảo mộc tươi như rau mùi tây, húng quế và rau xà lách hơn 3 ngày/tuần có thể cải thiện được tình trạng rụng tóc. Do đó, nếu bạn chưa biết phải làm sao khi tóc rụng nhiều thì hãy thực hiện chế độ ăn Địa Trung Hải nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Nước ép nho mix với gì? 8 cách làm nước ép nho ‘ngon khó cưỡng’

2. Cách giảm rụng tóc ở nữ là bổ sung protein

Cách giảm rụng tóc ở nữ là bổ sung protein
Cách giảm rụng tóc ở nữ là bổ sung protein

Các nang tóc được hình thành chủ yếu từ keratin là một loại protein. Một nghiên cứu năm 2017 của Tiến sĩ Dinesh Gowda trên 100 người bị rụng tóc đã ghi nhận; một số người tham gia khảo sát bị rụng tóc nhiều là do thiếu hụt dinh dưỡng bao gồm cả các axit amin là chất hình thành nên protein (2). Tuy nhiên, chúng ta cần có nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh chế độ ăn giàu protein có thể giúp ngăn ngừa rụng tóc được không.

Nếu muốn thử một chế độ ăn giàu protein, bạn có thể nghĩ đến các thực phẩm như:

  • Trứng
  • Thịt gà
  • Gà tây
  • Quả hạch
  • Các loại đậu và đậu Hà Lan
  • Các sản phẩm từ sữa ít béo

3. Tóc rụng nhiều phải làm sao? Nên bổ sung vitamin A

Vitamin A là chất được hình thành từ retinoids có tác dụng giúp tóc phát triển khỏe mạnh và có liên quan đến chu kỳ phát triển của tóc (3). Tuy nhiên, dưỡng chất này còn phụ thuộc vào liều lượng khi bổ sung vào cơ thể; nghĩa là nếu bạn bổ sung quá nhiều hoặc quá ít vitamin A thì sẽ không giúp ích cho sự phát triển của tóc. 

Vì vậy nếu bạn chưa biết phải làm sao khi tóc rụng nhiều; hãy bổ sung vào chế độ ăn uống những thực phẩm giàu vitamin A như khoai lang, ớt ngọt, cải bó xôi,…

[recommendation title=””]

Bạn có thể tìm hiểu thêm vấn đề phụ nữ thiếu chất gì khiến tóc rụng nhiều; bên cạnh việc tìm hiểu cách khắc phục rụng tóc ở nữ giới qua việc thay đổi chế độ ăn uống nhé.

[/recommendation]

4. Bổ sung vitamin tổng hợp là cách giảm rụng tóc

Bổ sung vitamin tổng hợp là cách giảm rụng tóc

Các chuyên gia đã khẳng định trong một nghiên cứu năm 2018 rằng; các vitamin và khoáng chất rất quan trọng đối với quá trình phát triển và duy trì sự sống của tóc (4). Vậy tóc rụng nhiều phải làm sao? Bạn hãy bổ sung vào chế độ ăn uống các chất dinh dưỡng sau:

  • Sắt
  • Kẽm
  • Selen
  • Vitamin A, B, C và D

5. Rụng tóc nhiều phải làm sao? Hãy bổ sung vitamin D

Một nghiên cứu năm 2018 của nhóm tác giả Joyce Hoot đã lưu ý rằng; thiếu hụt vitamin D có liên quan đến nguyên nhân tóc rụng nhiều (5). Do đó, nếu bạn bổ sung thêm vitamin D trong bữa ăn hàng ngày cũng là cách khắc phục rụng tóc ở nữ giới.

>> Bạn có thể xem thêm: 14 cách chăm sóc móng tay cực kỳ đơn giản giúp móng tay luôn khỏe đẹp

6. Bổ sung Biotin là cách giảm tóc rụng nhiều

Bổ sung Biotin là cách giảm tóc rụng nhiều

Biotin còn gọi là vitamin H hoặc vitamin B7 có liên quan đến quá trình tổng hợp axit béo trong cơ thể. Quá trình này rất cần thiết cho sự hình thành, phát triển và duy trì sự sống của tóc. Do đó, nếu bạn thiếu hụt biotin thì mái tóc của bạn dễ gãy rụng hơn.

7. Giảm rụng tóc bằng cây cọ lùn Saw Palmetto

Cây cọ lùn Saw Palmetto có nguồn gốc từ quả của cây thông lùn Mỹ. Loại thảo mộc này có thể giúp duy trì mức testosterone trong cơ thể. Một đánh giá năm 2020 trong 7 nghiên cứu cho thấy rằng; nếu bạn sử dụng khoảng 100–320mg từ dưỡng chất của cây cọ lùn này có thể cải thiện được tình trạng rụng tóc nhiều (6)

[key-takeaways title=””]

Các tác giả trong nhóm nghiên cứu đã kết luận rằng; cây cọ Saw Palmetto có thể giúp ích cho những người mắc bệnh AGA, telogen effluvium và người bị rụng nhiều tóc.

[/key-takeaways]

8. Phải làm sao khi tóc rụng nhiều? Hãy dùng nhân sâm

Phải làm sao khi tóc rụng nhiều? Hãy dùng nhân sâm

Nhân sâm có chứa một số chất phytochemical có thể thúc đẩy sự phát triển của tóc. Tuy nhiên tuyên bố này cần được nghiên cứu thêm về liều lượng cụ thể khi trị rụng tóc bằng nhân sâm.

>> Bạn có thể xem thêm: Sâm Đương Quy: Công dụng và cách dùng hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe

Thay đổi cách chăm sóc tóc

1. Gội đầu thường xuyên

Gội đầu hàng ngày có thể giúp cho da đầu sạch sẽ và sợi tóc chắc khoẻ không bị gãy rụng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn mái tóc khỏe thì hãy sử dụng những loại dầu gội dịu nhẹ và lành tính. Những sản phẩm gội đầu sử dụng nhiều hoá chất có thể làm tóc khô và dễ gãy rụng.

2. Massage tóc với dầu dừa

Massage tóc với dầu dừa để dưỡng tóc

Theo nghiên cứu năm 2018 của nhà nghiên cứu Taylor C. Wallace; dầu dừa có thể giúp ngăn ngừa tóc bị hư tổn do thường xuyên chải tóc và tiếp xúc với tia cực tím (tia UV) (7).

Dầu dừa có axit lauric có thể liên kết protein trong tóc giúp bảo vệ tóc khỏi bị gãy ngang ở chân và thân của sợi tóc. Tóc bị rụng nhiều phải làm sao? Bạn hãy massage da đầu với dầu dừa để thúc đẩy lưu lượng máu tốt hơn và giúp tóc mọc trở lại nhiều hơn.

[key-takeaways title=””]

Bạn có thể tham khảo thêm 5 công thức dưỡng tóc suôn mượt tại nhà cùng với cách phải làm sao khi tóc rụng nhiều để mái tóc được chắc khỏe hơn.

[/key-takeaways]

3. Ủ tóc với dầu oliu

Dầu ô liu được sử dụng để dưỡng tóc chuyên sâu, bảo vệ tóc khỏi bị khô và gãy rụng. Loại dầu thực vật này cũng là thành phần chính trong chế độ ăn Địa Trung Hải có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc do yếu tố di truyền.

Vậy bạn phải làm sao nếu tóc rụng nhiều? Bạn hãy cho vài muỗng cà phê dầu oliu vào lòng bàn tay. Sau đó, bạn thoa đều dầu vào hai lòng bàn tay rồi massage tóc trong vài phút. Kế đến, bạn ủ tóc trong 30 phút trước rồi gội đầu lại như bình thường. 

4. Chọn những kiểu tóc đơn giản và nhẹ nhàng

Chọn những kiểu tóc đơn giản và nhẹ nhàng

Những kiểu tóc thắt bím, đuôi ngựa, búi cao cầu kỳ có thể là nguyên nhân khiến cho mái tóc của bạn dễ gãy rụng. Vậy phải làm sao khi tóc rụng nhiều? Khi cột tóc, bạn hãy đợi mái tóc thật khô rồi mới cột lên.

Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế chọn những kiểu tóc có sử dụng thêm các kỹ thuật như uốn, ép, duỗi, nhuộm, xịt keo,… Vì các kỹ thuật này cũng có thể làm hư hỏng hoặc gãy thân tóc.

>> Bạn có thể xem thêm: 1000+ kiểu tóc phù hợp với khuôn mặt nữ để rạng rỡ đi chơi Tết

5. Hạn chế sử dụng hoá chất để làm đẹp cho tóc

Các phương pháp làm đẹp tóc bằng hóa chất như uốn tóc hoặc nhuộm tóc cũng có thể làm hỏng tóc và da đầu. Vậy muốn làm đẹp phải làm sao để tóc không rụng nhiều? Bạn hãy đề nghị các thợ làm tóc sử dụng các loại thuốc nhuộm tóc hữu cơ hoặc các sản phẩm làm tóc không chứa chất amoniac, peroxide hoặc para-phenylenediamine (PPD).

Điều trị rụng tóc bằng phương pháp y khoa

1. Trị liệu bằng laser ánh sáng đỏ

Điều trị rụng tóc bằng laser ánh sáng đỏ ở mức độ thấp có thể giúp cải thiện tình trạng rụng tóc do di truyền và phương pháp hóa trị bệnh ung thư. Phương pháp điều trị này hoạt động bằng cách kích thích tế bào gốc biểu bì để giúp tóc mọc lên.

2. Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (Platelet-rich plasma – PRP)

Lượng máu trước khi tiêm vào da dầu đã được cho xử lý chạy qua máy ly tâm để tách các tiểu cầu. Mục đích của việc tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) vào da đầu để giúp kích thích mọc tóc ở những vùng da đầu đã bị rụng tóc.

Trong một nghiên cứu công bố năm 2014, 11 người tham gia nghiên cứu đã thấy tóc mọc thêm 30% sau 4 buổi tiêm PRP (8). Giá tiêm PRP khá đắt với mức dao động từ 1.500 USD đến 3.500 USD cho 3 lần điều trị đầu tiên.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách làm tóc hết xơ, chăm sóc tóc chuẩn salon tại nhà

3. Thoa Minoxidil là cách khắc phục rụng tóc ở nữ giới

Minoxidil còn được gọi là Rogaine, loại thuốc không kê đơn (OTC) có tác dụng điều trị rụng tóc. Bạn cần thoa loại thuốc này lên da đầu mỗi ngày để khắc phục tình trạng rụng tóc.

Tuy nhiên, bạn có thể gặp tác dụng phụ khi sử dụng phương pháp này gồm kích ứng da đầu và nổi mụn tại chỗ thoa thuốc. Ngoài ra, bạn có thể gặp thêm tác dụng phụ hiếm gặp hơn như tim đập không đều và mờ mắt.

4. Phụ nữ tóc rụng nhiều phải làm sao? Uống thuốc Finasterid

Thuốc Finasterid còn được gọi là Propecia cần được bác sĩ kê đơn để làm chậm quá trình rụng tóc và thúc đẩy sự phát triển của sợi tóc mới. Bạn cần sử dụng thuốc trong vòng 12 tháng để thấy được kết quả của thuốc. 

Tuy nhiên, thuốc này có nhiều tác dụng phụ khi dùng như mất ham muốn tình dục. Những phụ nữ đang hoặc chuẩn bị mang thai thì nên tránh dùng loại thuốc này.

5. Thoa thuốc Phenylephrin để điều trị rụng tóc

Thoa thuốc Phenylephrin để điều trị rụng tóc

Thuốc thoa Phenylephrine có thể giúp trị rụng tóc do tạo kiểu bằng cách kích thích các cơ nang co lại như thường xuyên nhổ hoặc duỗi uốn tóc. 

Tuy nhiên thật không may, loại thuốc bôi phenylephrine này vẫn chưa được bán rộng rãi trên thị trường. Các nhà khoa học đã phát triển một công thức cụ thể có tên là AB-102 nhưng nó vẫn chưa được công bố (9).

>> Bạn có thể xem thêm: Làm cách nào để tóc nhanh dài? Thử ngay 7 cách này để có tóc dài chắc khỏe

Các cách khắc phục rụng tóc ở nữ giới khác

1. Tóc rụng nhiều phải làm sao? Sử dụng tinh dầu

Một nghiên cứu 2020 cho biết; các loại tinh dầu như dầu hoa cúc, dầu húng tây, dầu cây trà có thể cải thiện tình trạng rụng tóc từng vùng, rụng tóc nội tiết androgen và rụng tóc vảy nến (10).

Tuy nhiên, các loại tinh dầu như hoa oải hương, sả và bạc hà thì cần phải có thêm nhiều nghiên cứu về tác dụng giảm rụng tóc. Vậy tóc rụng nhiều phải làm sao? Bạn hãy thử trộn vài giọt tinh dầu hoa cúc, dầu húng tây hoặc dầu cây trà với một vài muỗng cà phê dầu jojoba hoặc hạt nho. Sau đó, bạn thoa hỗn hợp lên da đầu rồi ủ trong 10 phút trước khi gội.

[key-takeaways title=””]

Để an toàn, bạn cần phải chọn mua các loại tinh dầu từ các cửa hàng uy tín và chất lượng. Vì nếu bạn dùng phải tinh dầu giả hoặc có pha tạp chất thì có thể dẫn đến tình trạng bị dị ứng.

[/key-takeaways]

2. Thoa nước ép hành tây lên tóc

Phải làm sao nếu tóc rụng nhiều? Bạn hãy thử thoa nước ép hành tây lên chân tóc.

Phải làm sao nếu tóc rụng nhiều? Bạn hãy thử thoa nước ép hành tây lên chân tóc. Những người bị rụng tóc nhiều có thể thấy tóc mọc lại sau khi thoa nước ép hành tây lên chân tóc 2 lần/ngày.

Mặc dù nghiên cứu về phương pháp điều trị này còn hạn chế; nhưng nước ép hành tây dường như có thể thúc đẩy tóc tăng trưởng trở lại với khoảng 87% số người tham gia trong một nghiên cứu nhỏ năm 2014 (11). Từ kết quả này, các nhà khoa học cho rằng; lưu huỳnh có trong hành tây có khả năng giúp tóc mọc trở lại.

>> Bạn có thể xem thêm: 3 cách làm tinh dầu bơ tại nhà giúp dưỡng da, đẹp tóc

3. Massage da đầu

Tóc rụng nhiều phải làm sao? Bạn có thể thử massage da đầu để giúp kích thích tóc mọc lại và thư giãn đầu óc. Một nghiên cứu nhỏ năm 2016 cho thấy; những người tham gia đã cải thiện được tình trạng rụng tóc nhờ massage da đầu 4 phút/ngày trong suốt 24 tuần (12).

4. Tập yoga giúp giảm căng thẳng và mọc tóc

Căng thẳng chính là một trong những nguyên nhân gây ra rụng tóc nhiều ở nữ giới. Vậy phải làm sao khi tóc rụng nhiều? Bạn hãy thực hành tập yoga thường xuyên hơn để giảm căng thẳng, ngăn ngừa và làm chậm quá trình rụng tóc. Những tư thế giảm stress hiệu quả bạn có thể thực hành như:

  • Tư thế lạc đà (Camel pose)
  • Tư thế yoga con cá (Fish pose)
  • Tư thế đứng bằng vai (Shoulderstand)
  • Tư thế chó úp mặt (Downward facing dog)
  • Tư thế gập người về phía trước (Forward bend)

[inline_article id=304907]

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu xong vấn đề tóc rụng nhiều phải làm sao? Để khắc phục tình trạng rụng tóc ở nữ giới; bạn nên áp dụng các cách như thay đổi chế độ ăn uống, thay đổi thói quen chăm sóc tóc, áp dụng các phương pháp y khoa và các cách trị rụng tóc khác tại nhà nhé.

Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Đi xin trứng thì có phải con mình không? Em bé có gen di truyền của ai?

Tuy nhiên, có nhiều người băn khoăn đi xin trứng thì có phải con mình không? Hay vợ chồng xin trứng để thụ tinh em bé có cùng huyết thống với mẹ không? Hãy cùng MarryBaby đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé. 

Ai cần đi xin trứng để thụ thai?

Những người gặp các vấn đề dưới đây sẽ cần đi xin trứng để thụ thai: 

  • Phụ nữ mãn kinh muốn có con
  • Phụ nữ bị suy buồng trứng sớm
  • Phụ nữ sinh ra không có buồng trứng
  • Phụ nữ không thể thực hiện quá trình kích thích nội tiết tố lên buồng trứng 
  • Phụ nữ có chất lượng trứng hoặc phôi kém trong các lần thực hiện IVF trước đó
  • Phụ nữ mắc bệnh di truyền không muốn truyền sang cho các con
  • Các cặp vợ chồng đồng tính nam mong muốn có con, xin trứng và nhờ mang thai hộ.

>> Bạn có thể xem thêm: Trứng lép là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chẩn đoán

Người vợ đi xin trứng thì có phải là con mình không?

Xin trứng thì có phải con mình không?
Xin trứng thì có phải con mình không? Xin trứng để thụ tinh em bé có cùng huyết thống với mẹ không?

Nếu người vợ là nữ đi xin trứng, cấy trứng với tinh trùng của chồng và mang thai thì đứa con sinh ra là con của họ trên danh nghĩa. Về mặt huyết thống thì đứa trẻ ấy không mang gen di truyền của người vợ nhưng mang gen di truyền của người chồng. 

Tại sao phụ nữ đi xin trứng thì con không phải con của họ về mặt huyết thống?  Bởi vì, gen là vật chất di truyền nằm trên các nhiễm sắc thể được tìm thấy bên trong mỗi tế bào của con người. Bên trong mỗi tế bào, có các cấu trúc xoắn chặt gọi là nhiễm sắc thể, mỗi tế bào gồm có 23 cặp nhiễm sắc thể (tổng cộng là 46 nhiễm sắc thể). Trong đó:

  • 22 cặp nhiễm sắc thể giống nhau ở nam và nữ. Chúng được gọi là autosome (AW-tuh-soamz).
  • Cặp thứ 23 là nhiễm sắc thể giới tính quyết định giới tính của thai nhi. Trong đó, em bé gái có hai nhiễm sắc thể X (XX) và em bé trai có một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y (XY).

Trong trứng và tinh trùng đều có chứa một nửa bộ nhiễm sắc thể. Khi thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), tinh trùng của người chồng và trứng của người cho trứng phải kết hợp với nhau để tạo ra phôi thai có đầy đủ nhiễm sắc thể. Do đó, con sinh ra sẽ mang một nửa nhiễm sắc thể của cha và một nửa nhiễm sắc thể của người cho trứng.

>> Bạn có thể xem thêm: Thả bao lâu không có thai thì nên đi khám?

[key-takeaways title=”Việc đi xin trứng con sẽ giống ai nhiều hơn?”]

Như chúng ta đã tìm hiểu ở phần trên, nếu em bé được thụ tinh nhờ vào việc đi xin trứng thì sau khi sinh ra, con sẽ cùng huyết thống và giống với người cha. Vì con mang một nửa nhiễm sắc thể từ người cha trong quá trình thụ tinh.

[/key-takeaways]

Cặp đồng tính nam đi xin trứng thì có phải con mình không?

Cặp đồng tính nam đi xin trứng thì có phải con mình không và xin trứng con giống ai?
Cặp đồng tính nam đi xin trứng thì có phải con mình không và xin trứng con giống ai?

Đối với các cặp đồng tính nam đi xin trứng và cấy trứng thụ thai thì em bé sinh ra mang huyết thống của 1 trong 2 người đàn ông.

Con của cặp đồng tính nam được sinh ra nhờ vào quá trình IVF tương tự như cặp vợ chồng nam nữ được đề cập ở phần trên, song cặp đồng tính nam muốn thụ thai thì 1 trong 2 người nam sẽ là người dùng tinh trùng của mình để thụ tinh với trứng của người cho trứng. Do đó, em bé sẽ có huyết thống và giống với người đàn ông dùng tinh trùng để thụ tinh. 

>> Bạn có thể xem thêm: Con gái với con gái có thể có thai không và mang thai bằng cách nào?

Pháp luật có cho các cặp vợ chồng đi xin trứng để thụ thai không?

Bên cạnh tìm hiểu đi xin trứng có phải là con mình không; chúng ta cần tìm hiểu việc đi xin trứng có được Pháp luật cho phép không nhé. Theo Điều 9 Thông tư 57/2015/TT-BYT và Điều 10 Thông tư 57/2015/TT-BYT; pháp luật nhà nước Việt Nam cho phép các cặp vợ chồng dị tính (vợ chồng nam nữ) bị hiếm muộn được phép đi xin trứng hoặc mang thai hộ khi người nữ gặp các vấn đề về trứng và buồng trứng dẫn đến không thể mang thai. Đây là hoạt động vì mục đích nhân đạo. Phụ nữ muốn làm mẹ đơn thân cũng có thể thực hiện được theo cách này. 

Với các cặp vợ chồng đồng tính nam, pháp luật hiện nay chưa cho phép họ đi xin trứng và dùng phương pháp mang thai hộ để có con vì hôn nhân đồng tính không được cho phép ở Việt Nam. Do đó, các cặp đồng tính nam nếu muốn có con thì có thể nhờ người mang thai hộ ở các nước được pháp luật cho phép như Ấn Độ, Ukraine, Thái Lan,…

[inline_article id=330627]

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu rõ vấn đề, đi xin trứng thì con có phải con mình không rồi. Thực tế, nếu các cặp vợ chồng dị tính muốn xin trứng để mang thai thì con sinh ra vẫn là con của người chồng và người vợ trên danh nghĩa. Còn về mặt huyết thống, đứa con đó chỉ mang gen di truyền của người cha mà thôi.

Categories
Gia đình Tin tức

Ồn ào dư luận Ốc Thanh Vân định cư Úc và tin đồn kết hôn giả

Thông tin Ốc Thanh Vân định cư Úc do kết hôn giả xuất phát từ việc nữ diễn viên thường xuyên chia sẻ hình ảnh cuộc sống tại Úc, trong khi ông xã Trí Rùa vẫn ở Việt Nam. Trước những tin đồn thất thiệt, Ốc Thanh Vân đã lên tiếng phủ nhận trên trang cá nhân.

Cô khẳng định mình và Trí Rùa vẫn là vợ chồng hạnh phúc và bày tỏ sự bất ngờ trước những tin đồn ác ý. Cô còn để lại bình luận dưới bài viết về thông tin thất thiệt Ốc Thanh Vân định cư Úc nhờ kết hôn giả; “cứu tôi bà con ơi”.

Ốc Thanh Vân thể hiện sự “bất ngờ” về tin đồn Ốc Thanh Vân định cư Úc do kết hôn giả

Nhiều người hâm mộ đã bày tỏ sự tin tưởng và ủng hộ Ốc Thanh Vân. Họ cho rằng tin đồn Ốc Thanh Vân định cư Úc do kết hôn giả là vô căn cứ nhằm mục đích câu view và bôi nhọ hình ảnh của nữ diễn viên.

Tuy nhiên, sự việc vẫn tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận. Nhiều người đặt ra nghi vấn về mối quan hệ của Ốc Thanh Vân và Trí Rùa. Vì trước đây cặp đôi cũng từng vướng tin đồn rạn nứt hôn nhân.

Sự việc Ốc Thanh Vân bị đồn kết hôn giả là một ví dụ điển hình cho thấy sức mạnh của mạng xã hội. Một tin đồn thất thiệt có thể lan truyền nhanh chóng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người khác. Vì vậy, mỗi người cần cẩn trọng trước những thông tin trên mạng xã hội, cần kiểm chứng kỹ lưỡng trước khi chia sẻ để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Ốc Thanh Vân và Trí Rùa kết hôn năm 2008 có với nhau 3 con

Diễn viên Ốc Thanh Vân sinh năm 1984 được khán giả biết đến qua những bộ phim như Cô gái xấu xí, Lật mặt, Cô gái đến từ quá khứ … Năm 2008, cô kết hôn với Trí Rùa và sau đó sinh ba người con là Xuân Lâm (Coca), Linh Đan (Cola) và Vinh Hy (Cacao).

Đầu năm 2024, trên mạng xã hội rộ tin Ốc Thanh Vân và gia đình chính thức sang Úc định cư. Tuy nhiên, phía đại diện cho biết vợ chồng nữ diễn viên chỉ đang ổn định cuộc sống cho ba con đi du học. Ở Úc, Ốc Thanh Vân vẫn duy trì công việc livestream bán hàng, tập luyện yoga và tham gia các lớp để hướng dẫn yoga cho người khác.

Nữ diễn viên sinh năm 1984 chia sẻ: “Làm quen với cuộc sống mới, môi trường mới thì không dễ dàng. Mặc dù đôi khi mình cảm thấy ‘đuối’ nhưng vẫn phải tự động viên rằng mình ổn, mình đang rất vui”.

Bạn có thể xem thêm:

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Thai nhi không tăng cân tháng cuối có bình thường không?

Nếu thai nhi không tăng cân tháng cuối thì có nguy hiểm không? Vào tháng cuối mỗi tuần thai nhi tăng bao nhiêu gam? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài dưới đây nhé.

Vào tháng cuối mỗi tuần thai nhi tăng bao nhiêu gam?

Trước khi tìm hiểu về vấn đề thai nhi không tăng cân tháng cuối; chúng ta cần biết những tháng cuối của thai kỳ là giai đoạn thai nhi tăng cân nhiều nhất. Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ (American Pregnancy Association – APA); mức tiêu chuẩn cân nặng thai nhi sẽ nặng khoảng 0.9kg khi được 27 tuần. Đến tuần 32, thai nhi sẽ nặng khoảng 2kg và nặng khoảng 3-4kg khi đủ tháng để chào đời (1)

Ngoài cân nặng của thai nhi, cân nặng của mẹ bầu cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố dưới đây:

  • Lượng nước ối
  • Khối lượng nhau thai
  • Chất lỏng trong cơ thể
  • Lượng mỡ trong cơ thể 
  • Lượng máu trong cơ thể
  • Kích thước giãn nở của tử cung 

Bạn có thể tham khảo thêm bảng cân nặng của bé trai trên cộng động MarryBaby cùng với việc tìm hiểu vấn đề thai nhi không tăng cân vào tháng cuối thai kỳ nhé.

Vào tháng cuối mỗi tuần thai nhi tăng bao nhiêu gam?
Vào tháng cuối mỗi tuần thai nhi tăng bao nhiêu gam?

Thai nhi không tăng cân vào tháng cuối có sao không?

Khi đi siêu âm, bác sĩ cho biết thai nhi không tăng cân vào tháng cuối thai kỳ sẽ khiến bạn cảm thấy rất lo lắng. Tuy nhiên, không phải trường hợp thai nhi không tăng cân nào cũng gây nguy hiểm. Nếu thai nhi không tăng cân vào tháng cuối nhưng vẫn nằm trong mức tiêu chuẩn cân nặng thai nhi thì không sao cả. Ngoài ra, cũng có một số thai nhi nhẹ cân là do thể trạng của ba mẹ nhỏ con.

Tuy nhiên, việc thai nhi không tăng cân tháng cuối cũng có thể do mắc phải tình trạng thai nhi chậm phát triển trong tử cung (intrauterine growth restriction – IUGR) (2).

IUGR xảy ra khi thai nhi không nhận được chất dinh dưỡng cũng như lượng oxy cần thiết để tăng trưởng và phát triển các cơ quan trong cơ thể. Tình trạng này có thể bắt đầu xảy ra bất cứ lúc nào trong thai kỳ.

[key-takeaways title=””]

Tốt nhất, khi bạn nhận thấy thai nhi không tăng cân vào tháng cuối thai kỳ, hãy nhờ bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và chẩn đoán nguyên nhân để biết chính xác tình hình sức khỏe của thai nhi. Bạn tuyệt đối đừng tự “chẩn đoán” nguyên nhân thai nhi không tăng cân vào tháng cuối để tránh gặp phải những rủi ro không mong muốn nhé.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Các chỉ số thai nhi theo tuần: Chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi

Mẹ bầu nên ăn gì để con tăng cân tháng cuối?

Chúng ta vừa tìm hiểu thai nhi không tăng cân tháng cuối có bình thường không. Vậy Mẹ bầu nên ăn gì để con tăng cân tháng cuối? Bí quyết tăng cân cho thai nhi tháng cuối là bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm dưới đây:

  • Trái cây và các loại hạt khô: Thực phẩm này giàu chất dinh dưỡng và các khoáng chất như sắt, kali, magiê và vitamin E.
  • Bông cải xanh: Bông cải xanh giàu vitamin B, canxi và khoáng chất. Loại rau họ cải này còn giúp sản xuất vitamin A trong cơ thể.
  • Quả mọng: Quả mọng có chứa chất chống oxy hóa, vitamin C và carbs an toàn. Bạn có thể sử dụng chúng để làm các món ăn nhẹ trong ngày cũng được.
  • Đậu nành: Đây là loại thực phẩm thay thế protein cho người ăn chay, có chứa sắt, chất béo lành mạnh và chất xơ cùng với các khoáng chất khác rất tốt cho sức khỏe.
  • Sữa chua: Sữa chua chứa nhiều prebiotic, protein và canxi tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Bạn có thể ăn sữa chua cùng với yến mạch nguyên hạt hoặc trái cây.
  • Cá: Cá có chứa axit béo Omega-3 giúp thúc đẩy sự phát triển trí não của thai nhi. Ngoài ra, cá cũng chứa protein cần thiết cho sự phát triển của da, tóc, cơ và các tế bào khác của thai nhi.
  • Trái bơ: Trái bơ là nguồn cung cấp vitamin C, folate và vitamin B6. Đây cũng là loại trái cây có chứa chất béo lành mạnh có thể bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn trong thai kỳ.
  • Thịt gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm: Trứng và thịt gà là nguồn cung cấp protein giúp tăng cân cho thai nhi. Ngoài ra, các thực phẩm này còn có hàm lượng cholesterol thấp và axit béo Omega rất tốt cho thai kỳ.

[recommendation title=””]

Bí quyết tăng cân cho thai nhi tháng cuối là sự cân bằng chất dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày của mẹ bầu. Bạn không nên ăn quá ít hoặc quá nhiều bất kì nhóm dinh dưỡng nào để tránh gây mất cân bằng chất dinh dưỡng trong thai kỳ nhé.

[/recommendation]

Bạn có thể tham khảo cách kiểm tra cân nặng thai nhi trên cộng đồng MarryBaby. Điều này sẽ giúp bạn hiểu hơn vấn đề thai nhi tháng cuối không tăng cân có nguy hiểm không. 

[inline_article id=312505]

Như vậy chúng ta đã biết, thai nhi không tăng cân tháng cuối chưa hẳn là vấn đề nguy hiểm. Nếu con của bạn có cân nặng vẫn nằm trong mức tiêu chuẩn cân nặng của thai nhi thì không sao. Tuy nhiên, tình trạng thai nhi không tăng cân vào tháng cuối do chậm phát triển trong tử cung thì lại là trường hợp nguy hiểm đấy nhé. Trong mọi trường hợp, bạn hãy luôn tham vấn với bác sĩ để có hướng xử lý phù hợp.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Đọ nhan sắc các bà bầu đẹp trong giới showbiz mang thai “rồng con”

Các bà bầu trong giới showbiz chính là một biểu tưởng về việc chăm sóc sắc đẹp và thai kỳ khỏe mạnh. Hôm nay MarryBaby sẽ cùng bạn điểm danh qua một số bà bầu đẹp trong giới showbiz nhé.

Diễn viên Phương Oanh

Hình ảnh bà bầu đẹp Phương Oanh trong những tháng cuối thai kỳ

Sau 4 tháng ăn hỏi với doanh nhân Nguyễn Hoà Bình, Phương Oanh tiết lộ mang thai đôi nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Dù đang ở những tháng cuối thai kỳ với hai bé song thai; bà bầu đẹp Phương Oanh vẫn khiến người hâm mộ trầm trồ bởi phong cách thời trang bầu ấn tượng và một sắc vóc mượt mà.

Điều khiến nhiều người ngưỡng mộ là, dù mang thai song thai nhưng Phương Oanh vẫn giữ được sự năng động và trẻ trung. Nhờ vậy, Phương Oanh luôn tự tin khoe trọn vẻ đẹp rạng rỡ và phong cách thời trang độc đáo của mình. Có thể nói, Phương Oanh là một nguồn cảm hứng về hình ảnh bà bầu đẹp nhất cho các mẹ bầu hiện đại luôn muốn xinh đẹp rạng rỡ.

Diễn viên Thu Quỳnh

Bà bầu Thu Quỳnh

Mới đây, diễn viên Thu Quỳnh khiến người hâm mộ bất ngờ khi chia sẻ tin vui mang thai lần thứ 2. Bà bầu đẹp Thu Quỳnh nhận tin vui mang thai lần thứ hai đúng dịp sinh nhật tuổi 35 và dự kiến sẽ sinh vào tháng 5.

Sau khi siêu âm, nữ diễn viên xác nhận đang mang thai con gái. Dù ưu tiên chăm sóc sức khoẻ, tập luyện và nghỉ ngơi để đón “Rồng con”, nhưng cô vẫn duy trì công việc ở Nhà hát Tuổi trẻ, chụp hình quảng cáo và tham dự sự kiện.

Ca sĩ Đông Nhi

Hình ảnh bà bầu đẹp Đông Nhi chia sẻ đang mang thai bé thứ hai

Vào dịp Valentine năm nay, ca sĩ Đông Nhi đã chia sẻ đang mang thai con thứ 2. Vào thời điểm đó, nữ ca sĩ sinh năm 1988 đang ở tháng thứ 3 của thai kỳ. Bà bầu đẹp Đông Nhi chia sẻ trên trang cá nhân; “Valentine năm thứ 15 đặc biệt ý nghĩa vì gia đình nhỏ chính thức có thêm thành viên mới. Còn em bé Winnie thì phấn khích suốt 3 tháng qua vì được lên chức làm chị. Mong chờ rồng con của ba mẹ và chị Winnie”.

Trong tháng 3 vừa qua, gia đình ca sĩ Đông Nhi – Ông Cao Thẳng hạnh phúc tổ chức buổi tiệc đoán giới tính cho con. Buổi tiệc này có sự góp mặt của người thân và bạn bè thân thiết. Trong buổi tiệc vui đó, Đông Nhi đã tiết lộ giới tính của em bé thứ hai của vợ chồng cô là một bé gái. Cặp đôi cũng bày tỏ sự nôn nóng vì sắp được đón con chào đời.

Trang Nguyễn vợ Độ Mixi

Vợ chồng Độ Mixi cũng chào đón em bé thứ 3 đến với gia đình trong năm 2024. Mới đây, streamer số 1 Việt Nam đã đăng tải hình ảnh kết quả siêu âm kèm thông báo: “Thông báo nhà sắp có thêm một miệng ăn. Cảm ơn cuộc sống”.

Thông tin trên thu hút sự quan tâm của cộng đồng người hâm mộ. Vợ chồng Độ Mixi đã có 2 cậu con trai là Tùng Sói và Cáo Nhu Nhi, vì thế anh chàng quê Cao Bằng đang nóng lòng chờ đợi cô công chúa đầu tiên.

[inline_article id=307718]

Bạn có thể xem thêm các bài sau để có được nhan sắc đẹp như các sao nữ: