Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh nằm sấp trên người mẹ ngủ có sao không?

Vậy trẻ sơ sinh nằm sấp trên người mẹ ngủ có sao không? Nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề trẻ sơ sinh nằm sấp ngủ trên bụng mẹ thì hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Trẻ sơ sinh nằm sấp trên người mẹ ngủ có sao không? 

Việc trẻ sơ sinh nằm sấp trên người mẹ ngủ mang tới nhiều lợi ích. Bởi đây là một phương pháp giúp cho trẻ sơ sinh có thể phát triển tốt hơn về sức mạnh của lưng, cánh tay, chân, cổ và vai.

Song, có một nghiên cứu vào năm 2001 đã chứng minh rằng; việc nằm sấp ngủ cũng có nguy cơ dẫn đến hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Tuy nguyên nhân dẫn đến hội chứng SIDS vẫn chưa được xác định nhưng tư thế nằm sấp cũng là một yếu tố rủi ro khiến trẻ tử vong.

Vậy có nên cho trẻ sơ sinh nằm sấp trên người mẹ không? Mặc dù trẻ sơ sinh nằm ngủ sấp trên người mẹ có nguy cơ đột tử cao; song khi trẻ nằm sấp lúc còn thức lại mang đến nhiều lợi ích. Do đó, bạn vẫn có thể áp dụng phương pháp này để trẻ phát triển toàn diện hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện điều này khi bạn còn thức và tỉnh táo để quan sát trẻ trong khi ngủ nằm sấp trên người bạn.

>> Bạn có thể xem thêm: 12 cách phòng tránh nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

Những lợi ích khi trẻ nằm sấp trên người mẹ

Sau khi đã biết trẻ sơ sinh nằm sấp trên người mẹ ngủ có sao không; MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu nhiều hơn về lợi ích khi trẻ sơ sinh nằm sấp trong phần dưới đây nhé.

1. Hỗ trợ phát triển kỹ năng vận động

Khi nằm sấp, trẻ sẽ sử dụng các cơ để ngẩng đầu lên, lăn và bò. Điều này giúp trẻ sơ sinh phát triển sức mạnh các cơ ở phần lưng, cổ và cánh tay. Bên cạnh đó, việc nằm sấp còn giúp cho trẻ biết lăn và bò sớm hơn.

2. Giảm nguy cơ bị bẹp đầu

Trẻ sơ sinh nằm ngửa nhiều có nguy cơ cao bị bẹp đầu
Trẻ sơ sinh nằm ngửa nhiều có nguy cơ cao bị bẹp đầu

Trẻ sơ sinh nên nằm ngửa khi ngủ để giảm nguy cơ mắc hội chứng SIDS. Tuy nhiên, trẻ nằm ngửa quá nhiều có thể bị bẹp đầu và kéo dài vĩnh viễn về sau. Do đó, nếu bạn để trẻ nằm sấp khi thức thì sẽ giảm nguy cơ bị bẹp đầu.

Bên cạnh đó, có một số trẻ bị bẹp đầu là do mắc hội chứng dính liền khớp sọ sớm. Nếu bạn nhận thấy phần đầu của trẻ có một vùng phẳng bất thường thì nên đưa con đi bệnh viện khám sức khỏe sớm nhé.

[recommendation title=””]

Nhiều mẹ có con bị bẹp đầu phía sau cũng chia sẻ về các cách điều trị. Mẹ có thể tham gia cộng đồng MarryBaby để lắng nghe những chia sẻ của các mẹ cũng như của chuyên gia cho vấn đề này nhé.

[/recommendation]

3. Thúc đẩy sự phát triển giác quan

Khi trẻ sơ sinh nằm sấp sẽ dễ quan sát mọi vật xung quanh hơn. Lúc này, cơ cánh tay và chân của trẻ cũng được hoạt động nhiều, từ đó giúp các giác quan của trẻ được phát triển tốt hơn. 

Bạn có thắc mắc các giác quan của trẻ sơ sinh phát triển như thế nào trong 1000 ngày đầu đời không? Hãy xem thêm tại đây để cùng tìm hiểu nhé.

4. Giúp mắt phát triển tốt hơn

Trẻ sơ sinh nằm sấp trên người mẹ ngủ có sao không? Nếu trẻ nằm sấp khi còn thức sẽ tốt hơn
Trẻ sơ sinh nằm sấp trên người mẹ ngủ có sao không? Nếu trẻ nằm sấp khi còn thức sẽ tốt hơn

Khi trẻ sơ sinh nằm sấp sẽ dễ dàng quan sát các đồ vật có nhiều màu sắc ở trong phòng hơn. Việc trẻ đảo mắt nhìn mọi đồ vật ở xung quanh sẽ giúp cơ mắt phát triển tốt. 

5. Tốt cho tim mạch

Khi trẻ sơ sinh nằm sấp sẽ khiến cho cơ thể hoạt động nhiều. Điều này có thể giúp trẻ cải thiện sức khỏe tim mạch và kiểm soát chỉ số cân nặng tốt hơn.

6. Giúp gắn kết tình cảm mẹ con

Trẻ sơ sinh nằm sấp trên người mẹ ngủ có sao không? Mẹ quan sát bé ngủ có thể giúp gắn kết tình cảm hai mẹ con
Trẻ sơ sinh nằm sấp trên người mẹ ngủ có sao không? Mẹ quan sát bé ngủ có thể giúp gắn kết tình cảm hai mẹ con

Khi trẻ sơ sinh nằm sấp trên người bạn sẽ giúp tăng tình cảm và kết nối giữa hai mẹ con với nhau. Có thể thời gian đầu, trẻ không có nhiều tương tác với bạn. Tuy nhiên, khi các giác quan phát triển thì trẻ sẽ có nhiều tương tác với bạn hơn. Từ đó, tình cảm hai mẹ con lại có nhiều gắn kết hơn.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con phát triển cảm xúc và trí tuệ

Nên cho bé nằm sấp trên bụng mẹ bao lâu?

Trẻ sơ sinh nằm sấp trên người mẹ ngủ có sao không? Dĩ nhiên là không sao nếu bạn còn thức và biết áp dụng đúng thời gian cho trẻ nằm. Vậy bạn nên cho bé nằm sấp trên bụng mẹ bao lâu? Dưới đây là thời gian cho trẻ nằm sấp được chia theo từng mốc tháng tuổi.

  • 0 tháng tuổi: Bạn nên cho trẻ nằm sấp 1-5 phút/lần, thực hiện 2-3 lần/ngày
  • 1 tháng tuổi: Chỉ cho trẻ nằm sấp tối đa 10 phút/lần, thực hiện 2-3 lần/ngày
  • 2 tháng tuổi: Trẻ nằm sấp tối đa 20 phút/ngày và chia thành nhiều buổi.
  • 3 tháng tuổi: Cho trẻ nằm tối đa 30 phút/ngày, chia thành nhiều buổi
  • 4 tháng tuổi: Nên cho trẻ nằm tối đa 40 phút/ngày, chia thành nhiều buổi
  • 5-6 tháng tuổi: Chỉ nên cho trẻ nằm sấp tối đa 1 giờ/ lần khi bé cảm thấy thoải mái.

[recommendation title=””]

Bạn chỉ nên cho trẻ nằm sấp khi còn thức và vẫn tỉnh táo để tránh nguy cơ trẻ bị đột tử.

[/recommendation]

>> Bạn có thể xem thêm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0 – 12 tháng từ A đến Z

Những lưu ý khi cho trẻ nằm sấp trên người của mẹ

Những lưu ý khi cho trẻ nằm sấp trên người của mẹ
Những lưu ý khi cho trẻ nằm sấp trên người của mẹ

Ngoài việc tìm hiểu trẻ sơ sinh nằm sấp trên người mẹ ngủ có sao không; bạn cũng cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Bạn có thể cho trẻ nằm sấp trên đùi: Bạn có thể đặt bé nằm sấp theo chiều dài đùi của bạn và cho đầu bé quay vào trong người bạn. Nếu trẻ ngủ thiếp đi khi đang nằm sấp, bạn hãy bế trẻ lên giường nằm ngủ với tư thế nằm ngửa.
  • Nên cho trẻ nằm sấp ngay từ khi mới chào đời: Khi bạn cho trẻ sơ sinh nằm sấp càng sớm thì trẻ sẽ dễ thích nghi với việc nằm sấp hơn. Bạn có thể cho trẻ sơ sinh nằm sấp trên ngực khi nằm ngả lưng trên ghế, giường hoặc sàn nhà (có gối để đỡ đầu).
  • Có thể cho trẻ nằm nghiêng xuống giường khi bạn mỏi: Cho trẻ nằm nghiêng là một giải pháp thay thế khi bạn đã mỏi. Bạn đặt trẻ nằm nghiêng, sau đó kê lưng trẻ bằng một chiếc khăn tắm cuộn tròn. Nếu cần kê cao đầu trẻ thì bạn hãy đặt đầu trẻ lên một chiếc khăn nhỏ xếp gọn. Sau đó, bạn đặt cả hai cánh tay của trẻ ở phía trước và đặt uốn cong chân về phía trước hông cho thoải mái.

[inline_article id=689]

Như vậy, trẻ sơ sinh nằm sấp trên người mẹ ngủ có sao không? Trẻ sơ sinh nằm sấp trên người mẹ mang đến nhiều lợi ích. Tuy nhiên, nếu trẻ nằm sấp ngủ thì có nguy cơ dẫn đến hội chứng SIDS. Do đó, tốt hơn hết bạn nên cho trẻ nằm sấp trên người khi cả hai mẹ con vẫn còn thức nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh da liễu

Phải làm sao khi trẻ bị dị ứng mẩn ngứa khắp người?

Nếu trẻ bị dị ứng mẩn ngứa phải làm sao? Để trị cho trẻ em bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người dứt điểm; hãy cùng tìm hiểu các tình trạng trẻ em bị dị ứng thường gặp trước nhé.

Tình trạng trẻ em bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người thường gặp

Dị ứng là tình trạng phản ứng của hệ miễn dịch chống lại những chất lạ có thể gây hại cho cơ thể. Tình trạng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Cụ thể: 

  • Dị ứng thực phẩm: Trẻ có thể bị dị ứng đạm sữa bò, trứng, cá, hải sản có vỏ, đậu phộng, ngũ cốc nguyên hạt, đậu nành, lúa mì, mè,…
  • Dị ứng với môi trường sống: Môi trường sống thường là tác nhân chủ yếu khiến trẻ bị dị ứng. Nếu có trẻ nhỏ, cha mẹ hãy luôn làm sạch bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc, lông thú cưng, gián,… Những tác nhân khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, nổi mẩn đỏ…
  • Các loại dị ứng khác: Trẻ có thể bị dị ứng do côn trùng đốt, dị ứng với thuốc (chẳng hạn như thuốc kháng sinh và một số loại thuốc không kê đơn). Trẻ cũng có thể bị dị ứng với các hóa chất trong một số sản phẩm như mỹ phẩm, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu,…

>> Bạn có thể xem thêm: Trẻ bị dị ứng sữa có nguy hiểm không? Dấu hiệu dị ứng ở trẻ mẹ cần biết

Trẻ em bị dị ứng mẩn ngứa phải làm sao?

Khi trẻ em bị ngứa nổi cục hay còn gọi là trẻ bị dị ứng nổi mề đay sẽ khiến cho bạn cảm thấy lo lắng. Trước tiên, nếu bạn không rõ nguyên nhân của tình trạng này thì nên sắp xếp thời gian đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ khám sức khỏe và chẩn đoán nguyên nhân. Không nên tự ý chữa bệnh cho con tại nhà.

trẻ em bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người
Trẻ em bị dị ứng mẩn ngứa phải làm sao?

1. Xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân

Trẻ em bị dị ứng mẩn ngứa phải làm sao?  Nếu con bạn có các triệu chứng dị ứng kèm các triệu chứng giống cảm lạnh kéo dài hơn 1-2 tuần hoặc bị cảm lạnh vào cùng một thời điểm trong năm; bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để thực hiện một số xét nghiệm nhằm giúp tìm ra nguyên nhân.   

Phương pháp bác sĩ có thể áp dụng là xét nghiệm da để tìm nguyên nhân trẻ bị dị ứng do thực phẩm và môi trường. Ngoài ra, trẻ còn có thể thực hiện thêm xét nghiệm máu nếu đang bị bệnh về da hoặc đang sử dụng một số loại thuốc điều trị.

2. Các cách điều trị cho trẻ em bị ngứa nổi cục mề đay

Sau khi đã được chẩn đoán nguyên nhân, trẻ bị ứng ứng mẩn ngứa phải làm sao? Bạn phải tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Dưới đây là một số cách điều trị bác sĩ có thể áp dụng cho con bạn.

2.1 Uống thuốc kháng histamin 

Trẻ em bị dị ứng mẩn ngứa phải làm sao? Bác sĩ có thể chỉ định cho con uống thuốc kháng histamin để trị bệnh
Trẻ em bị dị ứng mẩn ngứa phải làm sao? Bác sĩ có thể chỉ định cho con uống thuốc kháng histamin để trị bệnh

Bác sĩ có thể kê đơn cho con bạn uống thuốc kháng histamin giúp giảm ngứa mắt, chảy nước mũi, hắt hơi, cũng như dấu hiệu ngứa da và nổi mề đay. 

Tuy nhiên, có một số loại thuốc kháng histamin có thể gây buồn ngủ. Do đó, nếu con bạn phải đi học thì cần lưu ý với bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp.

2.2 Dùng corticosteroid xịt mũi

Phải làm sao khi trẻ bị dị ứng mẩn ngứa có kèm sổ mũi? Bạn có thể dùng chai xịt mũi corticosteroid để kiểm soát các triệu chứng dị ứng mãn tính. Khi dùng thuốc này, bạn nên sử dụng hàng ngày để đạt được hiệu quả tối ưu nhé. Bên cạnh đó, bạn cũng yên tâm vì loại thuốc này an toàn khi sử dụng cho trẻ em trong thời gian dài.

>> Bạn có thể xem thêm: Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì trong hiệu quả “trong nháy mắt”?

2.3 Tránh những tác nhân gây dị ứng 

Trẻ em bị dị ứng mẩn ngứa phải làm sao? Cho trẻ tránh xa các tác nhân gây dị ứng
Trẻ em bị dị ứng mẩn ngứa phải làm sao? Cho trẻ tránh xa các tác nhân gây dị ứng

Liệu pháp để giúp trẻ giảm bị dị ứng là tránh các tác nhân gây dị ứng. Bạn có thể áp dụng các mẹo dưới đây:

  • Trẻ dị ứng thức ăn: Khi bạn đã biết trẻ bị dị ứng những loại thực phẩm nào thì hãy loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn hàng ngày của trẻ.
  • Trẻ dị ứng với lông thú cưng/vật nuôi: Bạn nên tìm cho thú cưng một người chủ mới nếu trẻ bị dị ứng với chúng. Hoặc khi đi ra ngoài đường, bạn cũng nên chú ý tránh để trẻ tiếp xúc gần với thú cưng nhé.
  • Trẻ dị ứng với sâu bọ trong nhà: Trong trường hợp này, bạn nên tiêu diệt tận gốc các ổ sâu bọ trong nhà, bảo quản thực phẩm trong hộp kín và xử lý thức ăn thừa cẩn thận tránh kích thích sâu bọ xuất hiện.
  • Trẻ dị ứng mạt bụi: Những mạt bụi thường xuất hiện ở nơi ẩm ướt hoặc có nhiều vảy da người, nhất là nơi giường nằm, drap giường, mền và bao gối. Do đó, bạn nên thường xuyên giặt drap giường, mền và bao gối khoảng 1-2 tuần/lần nhé.
  • Trẻ em bị dị ứng với nấm mốc: Bạn nên tránh cho trẻ chơi ở những nơi có nhiều lá úa hoặc khu vực ẩm mốc ít dọn dẹp. Ngoài ra, việc bạn cho thú cưng đi dạo ngoài trời cũng có thể là tác nhân mang phấn hoa và nấm mốc vào nhà gây dị ứng cho trẻ đấy nhé.
  • Trẻ dị ứng với các chất gây dị ứng ngoài trời: Bạn có thể sử dụng máy lọc không khí trong nhà. Khi về đến nhà, bạn nên cho trẻ tắm ngay để loại bỏ các chất gây dị ứng khỏi bề mặt da và tóc. Đối với trẻ bị dị ứng phấn hoa thì tránh để trẻ chơi ở những cánh đồng cỏ cao hoặc vườn hoa. 

>> Bạn có thể xem thêm: Mày đay do dị ứng thời tiết: Làm thế nào để trẻ bớt khó chịu?

2.4 Tiêm phòng dị ứng

Nếu việc áp dụng các cách điều trị trẻ em bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người ở trên không hiệu quả thì bạn nên cho trẻ tiêm phòng. Bạn có thể xin tư vấn từ bác sĩ để thực hiện phương pháp này giúp làm giảm các triệu chứng dị ứng ở trẻ.

[inline_article id=299375]

Tóm lại, trẻ em bị dị ứng mẩn ngứa phải làm sao? Bạn nên cho trẻ đi khám sức khoẻ, thực hiện xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân và tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Song, bạn cũng có thể tham khảo 10+ cách chữa mề đay cho trẻ tại nhà để áp dụng cùng với các cách trên nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Góc giải đáp thắc mắc: Khi nào mắt trẻ sơ sinh rõ 2 mí?

Một trong những điều khiến cho nhiều phụ huynh quan tâm khi con vừa lọt lòng chính là “đôi mắt 2 mí”. Vậy khi nào mắt trẻ sơ sinh rõ 2 mí? Nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề này thì hãy cùng tìm hiểu với MarryBaby nhé.

Đôi mắt của trẻ mới sinh hoạt động như thế nào?

Dù mắt của trẻ sơ sinh 1 mí hay 2 mí đều có sự phát triển và hoạt động tương tự nhau. Sau khi chào đời được vài phút, hầu hết trẻ sơ sinh đều mở mắt và bắt đầu nhìn xung quanh. Trẻ có thể nhìn nhưng không tập trung tốt. Lúc này, phần lòng trắng của một hoặc cả hai mắt của trẻ sơ sinh có thể đỏ như máu do xuất huyết dưới kết mạc. Tình trạng này xảy ra khi máu rò rỉ dưới lớp phủ của nhãn cầu trong quá trình sinh nở. Đây là tình trạng vô hại tương tự như vết bầm tím trên da và sẽ biến mất sau vài ngày. 

Còn với con ngươi của trẻ thì có sự khác nhau tuỳ mỗi trẻ. Nếu trẻ có mắt màu nâu thì sắc tố ấy vẫn giữ nguyên vĩnh viễn không thay đổi. Tuy nhiên, với trẻ có đôi mắt màu xanh xám thì sắc tố của mống mắt có thể sẫm màu hơn theo thời gian và sẽ cố định khi trẻ được 3–12 tháng tuổi.

Bạn thường có cảm giác mắt của trẻ có vẻ lệch hoặc bị lác trong 2–3 tháng đầu. Trong giai đoạn này, mí mắt của trẻ có thể sưng húp. Thậm chí, một số trẻ sơ sinh có thể không mở to mắt trong những tháng đầu đời.

[recommendation title=””]

Vì vậy, bạn nên bế trẻ sơ sinh thẳng đứng để giúp trẻ mở mắt. Đây là phương pháp kích thích phản xạ “mắt búp bê” của trẻ; tức là trẻ sẽ có xu hướng mở mắt khi được bế ở tư thế thẳng đứng.

[/recommendation]

>> Bạn có thể xem thêm: Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn phải làm sao để khắc phục?

Khi nào mắt trẻ sơ sinh lộ rõ 2 mí?

Khi nào mắt trẻ sơ sinh lộ rõ 2 mí?
Khi nào mắt trẻ sơ sinh rõ 2 mí?

Mí mắt của trẻ sơ sinh đã được hình thành từ trong bụng mẹ khoảng vào tuần 12-16 của thai kỳ. Song, đôi mắt của trẻ sơ sinh 1 mí hay 2 mí còn do gen di truyền của bố mẹ quyết định. Nếu bố mẹ mắt 2 mí thì trẻ cũng có đôi mắt 2 mí.

Mí mắt của trẻ sơ sinh sẽ lộ rõ dần dần cho đến khi khuôn mặt của trẻ hoàn thiện hơn. Ngoài ra, thời gian lộ rõ mí mắt của mỗi bé sẽ khác nhau tùy vào yếu tố cơ địa, có bé lộ rõ mắt hai mí sau 2 – 3 tháng tuổi nếu bé mang gen mắt hai mí bẩm sinh, song cũng có trường hợp bé cần thời gian lâu hơn, từ 4 – 5 tháng để mí mắt hoàn toàn rõ ràng.

Bạn cũng có thể xem thêm những thảo luận của các mẹ bỉm sữa về chủ đề trẻ có một bên mắt 1 mí, một bên mắt 2 mí trên cộng đồng MarryBaby để xem các mẹ có suy nghĩ thế nào về vấn đề này nhé. 

Đôi mắt của trẻ sơ sinh phát triển như thế nào?

nhận biết trẻ sơ sinh mắt một mí
Khi nào mắt trẻ sơ sinh rõ 2 mí và mắt trẻ sơ sinh hoạt động ra sao?

Bên cạnh tìm hiểu khi nào mí mắt trẻ sơ sinh rõ 2 mí; chắc hẳn bạn cũng muốn biết mắt của trẻ sơ sinh phát triển như thế nào phải không? Sự thay đổi cụ thể như sau:

  • Đôi mắt nguyên thuỷ từ trong bào thai: Từ ngày thứ 22 của thai kỳ, đôi mắt của em bé chỉ là hai rãnh nhỏ trên phôi thai (1). Đây là cơ quan tiền thân cho sự hình thành dây thần kinh thị giác và phát triển thành mắt. Sau đó, đôi mắt của trẻ sẽ hoàn thiện từ từ trong suốt thai kỳ. 
  • Thị lực: Khi mới chào đời, trẻ chỉ có thể nhìn các vật thể có màu xám và đen trắng. Điều này là do các tế bào thần kinh trong não và mắt vẫn chưa được hoàn thiện.
  • Tiêu cự hạn chế: Trẻ chỉ có thể tập trung nhìn vào các vật thể trước mặt với khoảng cách từ 20 đến 25cm vì không thể di chuyển con ngươi sang trái sang phải (2)
  • Tật khúc xạ: Trẻ sơ sinh thường sẽ bị tật khúc xạ tự nhiên ở mắt do võng mạc đang phát triển và sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên (3). Do đó, đây là điều không đáng lo ngại bạn nhé. Ngoài ra khi mới chào đời, bạn cũng sẽ nhận thấy trẻ sơ sinh phản ứng với ánh sáng mạnh bằng cách chớp mắt hoặc nhắm mắt.

>> Bạn có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh mấy tháng biết nhìn theo? Sự phát triển thị giác của bé

Cách tạo mắt  2 mí cho trẻ sơ sinh

Khi nào mắt trẻ sơ sinh lộ rõ 2 mí? Nếu trẻ thừa hưởng gen mắt 2 mí của bố mẹ thì sẽ lộ rõ dần dần trong quá trình hoàn thiện khuôn mặt ở những tháng đầu đời. Song, nếu bạn muốn kích cho mắt trẻ lộ rõ 2 mí nhanh thì có thể áp dụng các phương pháp dưới đây.

1. Massage mắt cho trẻ

Massage để tạo mắt 2 mí cho trẻ
Massage để tạo mắt 2 mí cho trẻ
  • Bước 1: Đặt trẻ nằm với tư thế thoải mái. Sau đó, đặt đầu của trẻ lên chiếc gối có phần lõm ở giữa để cố định vùng đầu.
  • Bước 2: Sử dụng đầu ngón tay vuốt nhẹ phần bầu mắt của trẻ từ đầu đến cuối lông mày và lặp lại bước này khoảng 3-5 lần.
  • Bước 3: Massage quanh hốc mắt theo chiều kim đồng hồ 3-5 lần và lặp lại bước này theo chiều ngược. 

[recommendation title=””]

Bạn nên thực hiện thao tác trên 3-4 lần/ngày để cải thiện tình trạng sụp mí và giúp phát triển thị lực của trẻ trong những năm tháng đầu đời.

[/recommendation]

2. Phẫu thuật cắt mắt 2 mí

Sau khi tìm hiểu khi nào mắt trẻ sơ sinh lộ rõ 2 mí như bạn đã biết; nếu bạn muốn trẻ có mắt 1 mí hoặc 1 mí lót thành mắt 2 mí thì phải làm sao? Bạn có thể nhờ đến bác sĩ thẩm mỹ giúp phẫu thuật cắt mắt 2 mí khi trẻ đã lớn và hoàn thiện các bộ phận cơ bản trên khuôn mặt. Tuy nhiên, cần tìm các cơ sở uy tín và bác sĩ có tay nghề cao để tránh làm tổn thương mắt cho con. 

[inline_article id=225072]

Như vậy, khi nào mắt trẻ sơ sinh lộ rõ 2 mí? Trẻ có đôi mắt 2 mí là do được thừa hưởng từ gen di truyền của bố mẹ. Song khi vừa chào đời, mí mắt của trẻ chưa lộ rõ và cần có thời gian hoàn thiện từ từ. 

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng và tất tần tật dấu hiệu rụng trứng

Nhiều người thắc mắc rằng, “hết kinh bao nhiêu ngày thì dễ thụ thai?” hay “hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng?”. Nếu bạn cũng muốn biết vấn đề này thì hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng?

Hết kinh bao nhiêu ngày thì dễ thụ thai, hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng hay hết kinh bao nhiêu ngày thì quan hệ dễ thụ thai là các câu hỏi có ý nghĩa giống nhau. Vì khi bạn rụng trứng thì mới tăng khả năng đậu thai được. 

Thực tế, bạn không biết được chính xác ngày rụng trứng để dễ thụ thai. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ có khả năng thụ thai từ khoảng ngày 10 đến ngày 16 của chu kỳ kinh nguyệt nếu có chu kỳ kinh đều đặn hàng tháng 28 ngày. 

[quotation title=””]

Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt đều có 6 ngày dễ thụ thai nhất được gọi là cửa sổ thụ thai (fertile window). Giai đoạn này được tính bao gồm 5 ngày trước khi rụng trứng và ngày rụng trứng.

[/quotation]

Để biết hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng, bạn hãy dựa vào cửa sổ thụ thai nếu có chu kỳ kinh hàng tháng đều đặn. Nếu tính từ ngày hết kinh để tính ngày rụng trứng và quan hệ thì rất khó xác định vì mỗi phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt dài ngắn khác nhau và độ dài ngày hành kinh khác nhau (có người chỉ hành kinh 3 ngày, song có người 5 ngày, có người 7 ngày). Cách xác định cửa sổ thụ thai như sau:

Hết kinh bao nhiêu ngày thì dễ thụ thai?
  • Chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày: Cửa sổ thụ thai có thể rơi vào khoảng ngày 9-14 của chu kỳ và ngày rụng trứng là ngày 14 (tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt).
  • Chu kỳ kinh nguyệt 33 ngày: Cửa sổ rụng trứng có thể rơi vào khoảng ngày 14-19 của chu kỳ và ngày rụng trứng là ngày 19 (tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt).

>> Bạn có thể xem thêm: Cách tính vòng kinh nguyệt chính xác để thụ thai

Quá trình rụng trứng và mối liên hệ với chu kỳ kinh nguyệt

Quá trình rụng trứng bắt đầu khi vùng dưới đồi ở não (hypothalamus) giải phóng hormone gonadotropin (gonadotropin-releasing hormone – GnRH). Sau đó, hormone này tác động đến tuyến yên tiết ra hormone kích thích nang trứng (follicle-stimulating hormone – FSH) và hormone hoàng thể hóa (luteinizing hormone – LH).

Từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt dài 28 ngày, FSH khiến các nang trứng trong buồng trứng bắt đầu trưởng thành. 

Từ ngày 10 đến ngày 14 của chu kỳ chỉ có một nang trứng trưởng thành hoàn toàn. Vào khoảng ngày thứ 14, khi LH gia tăng, buồng trứng giải phóng trứng trưởng thành, còn được gọi là kỳ rụng trứng.

Sau khi rụng trứng, hormone progesterone tăng lên khiến lớp niêm mạc tử cung dày lên chuẩn bị cho quá trình thụ thai nếu trứng được thụ tinh. 

>> Xem thêm: Dấu hiệu sau rụng trứng bao nhiêu ngày thì có thai 

Dấu hiệu rụng trứng đơn giản dễ nhận biết

Bên cạnh tìm hiểu hết kinh bao nhiêu ngày thì dễ thụ thai; bạn cũng nên nhận biết thêm các dấu hiệu rụng trứng dưới đây để dễ canh thời điểm quan hệ với chồng nhé.

  • Cảm thấy đầy hơi
  • Thay đổi tâm trạng
  • Nhạy cảm với mùi, vị
  • Xuất huyết âm đạo nhẹ
  • Ngực mềm và nhạy cảm
  • Thay đổi cảm giác thèm ăn
  • Ham muốn tình dục tăng lên
  • Đau nhẹ ở vùng chậu hoặc bụng dưới

>> Bạn có thể xem thêm: Dấu hiệu rụng trứng gặp tinh trùng: Hành trình kì diệu của những tinh binh

Dấu hiệu rụng trứng đơn giản dễ nhận biết

Quan hệ sau ngày kinh nguyệt có mang thai được không?

Nhiều người chủ quan nghĩ rằng quan hệ sau ngày kinh nguyệt thì không có thai, dẫn đến bị “vỡ kế hoạch” phải dở khóc dở cười. Song, nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt ngắn ngày và thời điểm rụng trứng sớm; bạn vẫn có thể mang thai khi quan hệ sau ngày kinh nguyệt mà không dùng biện pháp tránh thai.

Vấn đề liên quan đến tình trạng rụng trứng

1. Có thể rụng trứng nếu đang dùng biện pháp tránh thai không?

Bạn không thể rụng trứng nếu dùng các biện pháp tránh thai có sử dụng nội tiết như thuốc tránh thai, miếng dán tránh thai, vòng tránh thai nội tiết,… Bởi vì, lượng hormone được sử dụng trong biện pháp tránh thai hoạt động bằng cách ngăn chặn quá trình rụng trứng và làm đặc chất nhầy cổ tử cung khiến tinh trùng khó di chuyển vào tử cung.

2. Nếu không có kinh thì có rụng trứng không?

Bạn vẫn có thể rụng trứng nhưng không có kinh. Ví dụ như phụ nữ sau sinh cho con bú hoàn toàn có thể không thấy chu kỳ kinh nguyệt. Song, vẫn có trường hợp trứng rụng bất ngờ, nếu bạn quan hệ vào thời điểm trứng rụng sẽ thụ thai.

Hoặc trường hợp khác, nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều, mấy tháng mới có kinh một lần, sẽ khó để canh được ngày rụng trứng và trứng có thể rụng bất ngờ. Khi trứng rụng, bạn sẽ thấy hành kinh vào chu kỳ kinh kế tiếp. 

[inline_article id=175909]

Tóm lại, hết kinh bao nhiêu ngày thì dễ thụ thai? Thực tế không thể cho biết được thời gian chính xác bạn có thể thụ thai sau kỳ kinh nguyệt. Song nếu có chu kỳ kinh nguyệt đều, bạn có thể dựa vào cửa sổ thụ thai để quan hệ với chồng. 

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu nặn mụn được không và có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Song vấn đề đặt ra là bà bầu nặn mụn có ảnh hưởng đến thai nhi không? Hãy tham khảo bài viết này để cùng tìm hiểu với MarryBaby nhé.

Bà bầu có được nặn mụn không?

Trước khi tìm hiểu nặn mụn có ảnh hưởng đến thai nhi không; MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu bà bầu nặn mụn có được không? Việc bạn nặn mụn trong thai kỳ được cho là an toàn. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý nặn mụn tại nhà vì có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Vậy mẹ bầu có nên đi spa nặn mụn không? Để tránh những biến chứng không mong muốn, bạn nên chọn nặn mụn tại những spa uy tín, chất lượng và có bác sĩ tư vấn. Hoặc tốt nhất, bạn nên đến bệnh viện da liễu để được bác sĩ khám và tư vấn nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Có thai mặt nổi mụn nhiều là trai hay gái? Mẹo đoán giới tính đúng không?

Bà bầu nặn mụn có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nặn mụn có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nặn mụn có ảnh hưởng đến thai nhi không?

[quotation title=””]

Như bạn đã biết, việc nặn mụn trong thai kỳ là an toàn. Do đó,  bạn nặn mụn sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, bạn phải tránh không dùng một số sản phẩm có chất gây ảnh hưởng cho thai nhi trong quá trình điều trị mụn như retinol, BHA, chiết xuất từ vitamin A,…

[/quotation]

Bạn cũng cần nhớ không tự nặn mụn ở nhà vì có thể khiến cho nhân mụn lún sâu xuống dưới da dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và khiến nốt mụn sưng đau trầm trọng hơn. Lúc này, bạn cần phải dùng nhiều sức để nặn mụn khiến cho lỗ chân lông bị giãn nở hơn và có thể dẫn đến thâm mụn, thậm chí là các vết sẹo lõm do mụn gây ra.

Ngoài ra, nếu như bạn không vệ sinh tay kỹ trước khi nặn mụn thì có thể gây nhiễm trùng vết mụn do lây vi khuẩn từ tay sang.

[recommendation title=””]

Do đó, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện da liễu, phòng khám da liễu hoặc các spa có bác sĩ da liễu uy tín, chất lượng để được khám và tư vấn điều trị cho phù hợp nhé.

[/recommendation]

Bên cạnh tìm hiểu vấn đề nặn mụn không có ảnh hưởng đến thai nhi; bạn có thể tham gia vào cộng đồng MarryBaby cùng thảo luận về vấn đề các thành phần mỹ phẩm bà bầu nên tránh và được các chuyên gia giải đáp thắc mắc.

Cách trị mụn cho bà bầu tại nhà kết hợp phương pháp điều trị của bác sĩ

Bà bầu nặn mụn không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng cần lưu ý thêm các bước chăm da sau điều trị
Bà bầu nặn mụn không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng cần lưu ý thêm các bước chăm da sau điều trị

Sau khi tìm hiểu nặn mụn có ảnh hưởng đến thai nhi không; bạn cũng cần biết kết hợp thêm các cách trị mụn cho bà bầu tại nhà trong quá trình điều trị mụn trong phần dưới đây:

  • Tránh chạm tay lên mặt: Việc chạm tay lên mặt có thể khiến nổi mụn trở lại. Ngoài ra, bạn không nên tự nặn hoặc cậy mụn vì có thể khiến tình trạng mụn lâu lành hơn và tăng nguy cơ bị thâm sẹo sau khi nổi mụn.
  • Chọn mỹ phẩm gốc nước lành tính: Bạn nên chọn sử dụng các loại sản phẩm dưỡng da có gốc nước lành tính thay vì các sản phẩm có gốc dầu. Vì lớp dầu từ mỹ phẩm có thể tích tụ trên da dẫn đến tình trạng mụn trầm trọng hơn.
  • Rửa mặt với mỹ phẩm lành tính: Bạn nên rửa mặt với mỹ phẩm lành tính, dịu nhẹ tối đa 2 lần/ ngày. Khi rửa mặt, bạn nên dùng tay để rửa, tránh dùng khăn mặt, miếng bọt biển hoặc các dụng cụ rửa mặt khác có thể gây kích ứng da.
  • Gội đầu thường xuyên hơn: Lớp dầu nhờn từ tóc có thể truyền sang da mặt và gây ra mụn ở trán. Nếu mái tóc của bạn thường bết dầu thì hãy gội đầu thường xuyên hơn và không để tóc mái để tránh cọ xát làm lớp dầu dính lên da mặt.
  • Ăn nhiều thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp: Các thực phẩm nhiều đường có thể khiến cho làn da của bạn nổi mụn nhiều hơn. Do đó, bạn nên ăn các thực có chỉ số đường huyết thấp như trái cây, rau, đậu và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Kiên trì với việc điều trị mụn: Việc điều trị mụn có thể mất vài tuần hoặc vài tháng mới thấy được hiệu quả. Do đó, bạn đừng nóng vội thay đổi nhiều phương pháp điều trị mụn khác. Vì điều này có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của da.
  • Chọn phương pháp chăm sóc da phù hợp: Bạn nên chọn sử dụng các loại mỹ phẩm chăm sóc da dịu nhẹ và không chứa cồn. Ngoài ra, bạn nên tránh dùng các sản phẩm có thể gây kích ứng da và làm khô da khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn.
  • Bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời: Nếu bạn để làn da thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng có thể khiến tình trạng mụn trầm trọng hơn và có nguy cơ cao bị ung thư da. Ngoài ra, một số loại thuốc trị mụn cũng có thể khiến làn da trở nên nhạy cảm với tia cực tím. Do đó, bạn không nên tắm nắng, thay vào đó nên thoa kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên, đeo khẩu trang và đội nón khi đi ra ngoài trời. 

>> Bạn có thể xem thêm: Kem trị mụn cho bà bầu: Tổng hợp 7 loại an toàn cho mẹ bầu và thai nhi

[key-takeaways title=””]

Cuối cùng bạn nên nhớ rằng, những vết mụn cần thời gian để hồi phục. Do đó, bạn cần phải kiên trì thực hiện theo những hướng dẫn của bác sĩ cũng như kết hợp các cách trị mụn cho bà bầu tại nhà ở trên để có được hiệu quả như mong muốn nhé.

[/key-takeaways]

[inline_article id=50443]

Tóm lại, bà bầu nặn mụn có ảnh hưởng đến thai nhi không? Bà bầu nặn mụn không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu bạn tự ý nặn mụn ở nhà thì có thể gây ra rủi ro như nốt mụn bị nhiễm trùng, sưng đau hơn và có thể để lại thâm sẹo. Do đó, bạn nên chọn spa với chuyên viên có tay nghề cao, địa điểm uy tín hoặc đến bệnh viện da liễu để được điều trị và nặn mụn đúng cách nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà và những nguyên tắc cần nhớ!

Nếu chẳng may con bạn bị sốt xuất huyết thì phải làm sao? Điều đầu tiên là bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám với bác sĩ nhằm có cách điều trị đúng đắn nhất cho con. Bên cạnh đó, bạn cũng nên nắm rõ các nguyên tắc chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết trong bài viết này nhé.

Những triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em

Tìm hiểu những triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em là quan trọng để bạn biết khi nào cần nên đưa con đi bệnh viện. Các triệu chứng bao gồm:

  • Đau đầu dữ dội
  • Phát ban khắp cơ thể, đặc biệt ở chân
  • Sốt cao lên đến 40°C
  • Cơ thể dễ bị bầm tím
  • Chảy máu mũi hoặc nướu răng, một số trường hợp trẻ có thể đi tiêu phân máu hoặc ói ra máu
  • Đau 2 bên hốc mắt và ở các khớp, cơ, xương

>> Bạn có thể xem thêm: Sốt xuất huyết ở trẻ em: Dấu hiệu, nguyên nhân và điều trị

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết 

[quotation title=””]

Nguyên tắc chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết là bù nước và hạ sốt để tình trạng bệnh lý nhanh chóng hồi phục. 

[/quotation]

Sau khi trẻ được xuất viện về nhà, bên cạnh điều trị theo chỉ định từ bác sĩ, mẹ có thể áp dụng các cách chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà như sau:

1. Dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn từ bác sĩ

Nguyên tắc chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết là không để trẻ sốt quá cao
Nguyên tắc chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết là không để trẻ sốt quá cao

Khi trẻ sốt cao trên 38,5°C mới nên dùng thuốc paracetamol để hạ sốt theo hướng dẫn từ bác sĩ.

[recommendation title=””]

Bạn không nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nhóm aspirin, ibuprofen vì có thể làm tình trạng xuất huyết nguy hiểm hơn.

[/recommendation]

>> Bạn có thể xem thêm: Người bị sốt xuất huyết uống thuốc gì để mau khỏi bệnh?

2. Kết hợp hạ sốt bằng chườm mát

Bạn nên chườm mát cho trẻ ở nách, bẹn, lau toàn thân với nước ấm thấp hơn nhiệt độ cơ thể khoảng 2-3°C để giúp hạ sốt nhanh hơn.

3. Bù nước

Nguyên tắc khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết là luôn bù nước cho trẻ
Nguyên tắc khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết là luôn bù nước cho trẻ

Khi trẻ bị sốt thường bị mất nước nên cần được bù nước điện giải. Và khi trẻ bị sốt xuất huyết thì dịch ở trong lòng mạch thường bị thoát ra ngoài gọi là hiện tượng thoát huyết tương làm cho máu cô đặc lại. 

Do đó, ba mẹ nên bù dịch cho trẻ bằng cách truyền dịch hoặc uống các loại nước để tăng điện giải như oresol, cam, nước dừa, nước chanh, sinh tố, nước lọc…

[key-takeaways title=”Lưu ý:”]

Khi pha oresol bù dịch cho trẻ cần pha đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. 

[/key-takeaways]

4. Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày

Các bé bị bệnh thường cảm thấy trong người mệt mỏi nên có thể không muốn ăn. Lúc này, bạn nên chia nhỏ 3 bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để đảm bảo đủ năng lượng cho trẻ. Ngoài ra, cũng cần lưu ý về trường hợp trẻ đang bú sữa mẹ hoặc trẻ đang ăn dặm. 

  • Trẻ nhỏ còn đang bú sữa mẹ: Bạn nên cho bé bú nhiều hơn so với bình thường. Bạn có thể tăng bữa bú lên 8-10 bữa/ngày và thời gian cho bé bú nên lâu hơn.
  • Trẻ ăn dặm nên ăn thức ăn dễ tiêu hoá: Bạn nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng như cháo, súp. Bạn cũng nên ưu tiên cho trẻ ăn thức ăn giàu đạm như thịt lợn, thịt bò, thịt gà, nấm, rau củ quả để đảm bảo đủ chất.

>> Bạn có thể xem thêm: Khi trẻ bị sốt nên làm gì? Hướng dẫn hạ sốt cho trẻ nhanh và an toàn

5. Tăng cường vitamin cho trẻ

Khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết bạn phải nhớ luôn bổ sung vitamin cho trẻ
Khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết, bạn phải nhớ luôn bổ sung vitamin cho trẻ

Trẻ bị sốt xuất huyết nên ăn gì để tăng tiểu cầu? Bạn có thể bổ sung vitamin cho trẻ qua các loại trái cây rau củ quả nhiều màu sắc. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua, uống nước sinh tố hoặc sữa để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tăng cường hệ miễn dịch.

6. Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn

Bạn nên cho trẻ nghỉ ngơi và tránh vận động mạnh. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý vệ sinh thân thể, chăm sóc răng miệng hàng ngày cho bé thật tốt và mặc quần áo thoáng mát.

7. Không cho trẻ ăn thức ăn nhiều dầu mỡ 

Trẻ bị sốt xuất huyết kiêng gì? Bạn tuyệt đối không cho trẻ ăn thức ăn nhiều dầu mỡ sẽ không tốt cho hệ tiêu hoá. Ngoài ra, bạn cũng không nên cho bé ăn thức ăn có màu đỏ, màu đen hoặc màu nâu. Vì khi trẻ đi tiêu dễ gây nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa.

8. Không cho trẻ uống nước có ga và nhiều đường

Mặc dù việc bù nước rất quan trọng khi trẻ bị sốt nhưng bạn tuyệt đối không cho trẻ uống nước có ga và những loại nước uống có nồng độ đường cao như coca cola, soda hoặc nước mật ong.

9. Không cho trẻ ăn thức ăn cay nóng

Trẻ bị sốt xuất huyết kiêng gì? Các thực phẩm cay nóng có thể khiến cơ thể sản xuất ra nhiều nhiệt hơn. Điều này có thể khiến cho tình trạng sốt xuất huyết trở nên nghiêm trọng hơn.

>> Bạn có thể xem thêm: Bị sốt xuất huyết có được tắm không? Cần lưu ý những gì?

Những việc không nên làm khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết

Khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viên khi có dấu hiệu bất thường
Khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện khi có dấu hiệu bất thường

Ngoài những nguyên tắc chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết kể trên; bạn cần lưu ý tuyệt đối không làm những việc sau đây:

  • Không cạo gió cho trẻ: Cạo gió có thể làm tình trạng xuất huyết trở nên nặng hơn. Song, điều này còn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tại chỗ.
  • Tuyệt đối không đưa trẻ đi truyền dịch ở những cơ sở y tế không đảm bảo: Bạn nên chọn những trung tâm y tế uy tín và chất lượng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ.
  • Không tự ý ra hiệu thuốc mua kháng sinh: Vì bệnh này là do virus Dengue gây ra, nếu trẻ dùng kháng sinh sẽ không hiệu quả mà còn có thể làm tình trạng gan, thận bị ảnh hưởng xấu. Ngoài ra, việc dùng nhiều kháng sinh có thể khiến trẻ bị kháng thuốc.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách hạ sốt cho trẻ ở mọi độ tuổi nhanh chóng tại nhà

Những dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đến bệnh viện

Khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết, nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu dưới đây thì cần nhanh chóng đưa trẻ đi bệnh viện:

  • Mắt thụt sâu
  • Đi tiểu 1-2 lần/ngày
  • Tay chân lạnh và đổi màu
  • Xuất hiện dấu hiệu mất nước nghiêm trọng
  • Hay buồn ngủ, thiếu năng lượng, trong người thấy rất khó chịu

Bạn có thể nhận diện các dấu hiệu mất nước gồm:

  • Khô miệng, khô lưỡi và khô môi 
  • Đầu hoặc mắt xuất hiện vết lõm mềm
  • Không khóc do ít hoặc không có nước mắt
  • Đi tiểu ít hơn (với trẻ còn dùng tã thì bé tiểu ít hơn 6 tã/ngày)

[inline_article id=213979]

Như vậy, bạn vừa tìm hiểu xong các cách chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết. Khi áp dụng các cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho trẻ, bạn cần lưu ý chú trọng đến việc hạ sốt và bù nước. Ngoài ra, khi thấy các dấu hiệu bất thường thì cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Thế nào là sinh đôi cùng trứng và những điều mẹ nên biết!

Nếu bạn đang mang song thai và rất thắc mắc về hiện tượng này thì hãy đọc bài viết dưới đây ngay nhé. 

Thai sinh đôi cùng trứng được hình thành như thế nào?

Trong quá trình rụng trứng thông thường, cơ thể phụ nữ đa phần sẽ chỉ giải phóng 1 quả trứng để thụ tinh với tinh trùng. Tuy nhiên, vì một lí do nào đó như dùng thuốc kích trứng và thuốc rụng trứng trong các chu kì hỗ trợ sinh sản thì sẽ có nhiều quả trứng hơn được giải phóng. Khi trứng được thụ tinh với tinh trùng sẽ tạo thành hợp tử. Sau đó, hợp tử nhanh chóng phát triển thành phôi rồi di chuyển qua ống dẫn trứng vào làm tổ trong tử cung. Vậy sinh đôi cùng trứng là gì? 

Sau khi trứng được thụ tinh sẽ tạo thành một hợp tử. Trong vài ngày sau đó, hợp tử này lại tự tách ra thành hai hợp tử giống nhau về mặt di truyền và giới tính. Hai hợp tử này lại tiếp tục phát triển thành hai phôi thai như các thai kỳ bình thường khác. Trường hợp này được gọi là cặp sinh đôi cùng trứng. 

Có 3 trường hợp sinh đôi cùng trứng 

Các trường hợp sinh đôi cùng trứng được chia thành 3 loại như sau:

  • Cặp sinh đôi cùng trứng khác nhau thai (song thai 2 bánh nhau, 2 buồng ối): Trứng được thụ tinh được tách ra ngay sau đó (trong khoảng 3 ngày sau khi trứng được thụ tinh) tạo thành hai hợp tử rồi bám vào tử cung để làm tổ và phát triển như cặp song sinh khác trứng. Trường hợp này, cặp song sinh sẽ có có hai nhau thai riêng biệt trong bụng mẹ. 
  • Cặp sinh đôi cùng trứng có cùng nhau thai (song thai 1 bánh nhau, 2 buồng ối): Trong trường hợp này, sau khi thụ tinh khoảng 4-8 ngày trứng đã thụ tinh mới tách thành 2 phôi riêng biệt. Hai phôi này sẽ có chung một bánh rau, nhưng ở hai buồng ối khác nhau.
  • Cặp sinh đôi cùng trứng có cùng túi ối (song thai 1 bánh nhau, 1 buồng ối): Trong trường hợp này thì có quá trình tách hợp tử xảy ra muộn hơn hai trường hợp trên (khoảng ngày thứ 9-13 sau thụ tinh). Do đó, cặp song sinh này có chung một túi ối và một nhau thai. 

>> Bạn có thể xem thêm: Bí quyết sinh đôi 1 trai 1 gái theo ý muốn bố mẹ biết chưa?

Sinh đôi cùng trứng có nguy hiểm không?

Sinh đôi cùng trứng có nguy hiểm không

Bên cạnh tìm hiểu về tình trạng sinh đôi cùng trứng; thì sinh đôi cùng trứng có nguy hiểm không? Trường hợp mang thai sinh đôi cùng trứng thường tiềm ẩn những rủi ro dưới đây:

1. Đối với thai nhi

2. Đối với thai phụ

>> Bạn có thể xem thêm: Hình ảnh siêu âm thai đôi qua những tuần quan trọng

Yếu tố làm tăng khả năng sinh đôi là gì?

Yếu tố làm tăng khả năng sinh đôi là gì?

Một số phụ nữ có khả năng mang thai sinh đôi cùng trứng hay khác trứng cao hơn những phụ nữ khác là do các yếu tố sau:

  • Số lần mang thai trước đó: Số lần mang thai càng nhiều thì khả năng thụ thai đôi càng cao.
  • Cân nặng: Phụ nữ thừa cân thường có khả năng mang thai đôi cao hơn những phụ nữ khác.
  • Chủng tộc: Những phụ nữ châu Phi có tỷ lệ sinh đôi cao nhất trên thế giới, trong khi đó phụ nữ châu Á thì lại có tỷ lệ thấp nhất.
  • Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản: Các phương pháp hỗ trợ kích trứng thường làm rụng nhiều trứng một lần. Do đó, cơ hội mang đa thai cao hơn bình thường. 
  • Di truyền: Người phụ nữ có chị em song sinh hoặc có anh chị em ruột là người sinh đôi thì có khả năng cao mang thai đôi. Vì buồng trứng của những người phụ nữ này có thể giải phóng nhiều quả trứng trong quá trình rụng trứng.
  • Tuổi của người mẹ đã cao: Phụ nữ ở độ tuổi 30 và 40 có lượng hormone estrogen cao hơn phụ nữ trẻ tuổi. Do đó, buồng trứng của họ được kích thích giải phóng nhiều hơn một trái trứng vào ngày rụng trứng nên dễ đậu đậu thai đôi hơn.

>> Bạn có thể xem thêm:  Ăn gì để sinh đôi? Bí quyết sinh đôi với 7 loại thực phẩm bổ dưỡng và dễ mua

Những lưu ý cho phụ nữ mang thai sinh đôi cùng trứng 

Mang thai sinh đôi cùng trứng là một điều không mấy dễ dàng. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Uống đủ nước: Khi cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ giúp hỗ trợ cho sự trao đổi chất và đảm bảo lượng nước ối ổn định để nuôi sống thai nhi.
  • Thường xuyên tập thể dục: Khi bạn thường xuyên luyện tập sẽ hỗ trợ nhiều cho sự phát triển của thai nhi. Bạn có thể chọn các bộ môn đơn giản để luyện tập như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga,…
  • Chế độ dinh dưỡng: Người mẹ mang thai sinh đôi cùng trứng cần phải tăng cường lượng máu nhiều hơn để cung cấp cho hai thai nhi đang phát triển. Do đó, bạn cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt và folate như thịt, cá, rau xanh đậm, bông cải xanh, rau chân vịt,… 
  • Tuân thủ lịch khám thai định kỳ: Vì mang thai sinh đôi cùng trứng sẽ gặp nhiều rủi ro hơn các trường hợp mang đơn thai khác. Do đó, bác sĩ có thể yêu cầu bạn đi khám thai nhiều hơn bình thường. Chẳng hạn, khám lần đầu tiên trong tam cá nguyệt đầu tiên và sau đó định kì 2 tuần/ lần trong 3 tháng đầu; trong 3 tháng giữa, tần suất khám khoảng 3 tuần/ lần; sau 30 tuần định kỳ 2 tuần/ lần. Tuy nhiên, lịch khám thai ở mỗi thai phụ có thể khác nhau tùy vào tình hình sức khỏe trong thai kỳ bạn nhé.

[inline_article id=314878]

Như vậy, sinh đôi cùng trứng là trường hợp khi trứng được thụ tinh tạo thành hợp tử, sau đó tự tách thành hai hợp tử có cùng mã gen và phát triển thành hai phôi thai khác nhau. Mang thai đôi là một điều thú vị nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Do đó, bạn cần phải xây dựng một chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt lành mạnh và luôn tuân thủ đúng lịch khám thai nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu ăn khoai mì được không? Một số lưu ý khi ăn khoai mì

Vậy bà bầu ăn khoai mì được không? Nếu bạn đang thèm khoai mì trong thai kỳ thì hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây trước khi ăn món này nhé.

Bà bầu ăn khoai mì được không?

Khoai mì (còn gọi là củ sắn) là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, phụ nữ có bầu ăn khoai mì được không? Bà bầu 3 tháng đầu và 3 tháng cuối ăn khoai mì được không? Theo các chuyên gia, bà bầu không nên ăn khoai mì sống; nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ

[quotation title=””]

Bạn vẫn có thể ăn được khoai mì với lượng vừa phải nhưng cần nấu chín.

[/quotation]

Vì trong khoai mì có chứa chất glycoside xyanua có thể dẫn đến ngộ độc (1, 2). Do đó, nếu muốn ăn khoai mì thì bạn chỉ nên dùng khi đã chế biến chín để tránh gây ngộ độc dẫn đến nhiều biến chứng như suy giảm chức năng tuyến giáp và thần kinh, tê liệt, tổn thương nội tạng; thậm chí tử vong (3, 4).

Để loại bỏ lượng xyanua, bạn nên ngâm trong nước và nấu chín khoai mì trước khi ăn. Ngoài ra, hàm lượng protein trong thực phẩm có thể giúp đào thải chất độc này ra khỏi cơ thể. Vì vậy, bạn nên kết hợp ăn khoai mì với các thực phẩm giàu protein khác để giảm nguy cơ bị ngộ độc nhé (4, 5).

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn khoai lang có tốt không? 6 lợi ích tuyệt vời mẹ không nên bỏ qua

Dinh dưỡng có trong khoai mì

Tìm hiểu dinh dưỡng trong khoai mì cũng cho bạn biết bầu có ăn khoai mì được không?
Tìm hiểu dinh dưỡng trong khoai mì cũng cho bạn biết bầu có ăn khoai mì được không?

Sau khi biết có bầu ăn khoai mì được không; chắc hẳn bạn cũng muốn biết trong khoai mì có chứa những chất dinh dưỡng nào phải không? Trong 100g khoai mì có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng dưới đây (6):

  • Nước: 54.95g
  • Năng lượng: 191 kcal
  • Protein: 1.42g
  • Chất béo: 3.02g
  • Carbohydrate: 39.62g
  • Chất xơ: 1.9g
  • Đường: 1.77g
  • Canxi: 17mg
  • Sắt: 0.28mg
  • Magie: 22mg
  • Phốt-pho: 28mg
  • Kali: 282mg
  • Natri: 146mg
  • Kẽm: 0.36mg
  • Đồng: 0.104mg
  • Selen: 0.7µg
  • Vitamin C: 18.2mg
  • Vitamin B1: 0.082mg
  • Vitamin B2: 0.048mg
  • Vitamin B3: 0.845mg
  • Vitamin B6: 0.1mg
  • Folate: 24µg
  • Choline: 24.9mg
  • Vitamin A: 13µg
  • Carotene: 13µg
  • Vitamin E: 0.52mg
  • Vitamin K: 4.5µg

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn khoai mỡ được không và những lưu ý cần biết trong thai kỳ!

Bà bầu ăn khoai mì có tốt không?

Bà bầu ăn khoai mì sống có nhiều rủi ro; song nếu bạn ăn khoai mì chín sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ như:

  • Hỗ trợ hệ tiêu hoá: Trong khoai mì có chứa tinh bột kháng là một loại carbohydrate không bị phân hủy thành đường và không tiêu hóa trong ruột non. Tinh bột này có thể nuôi dưỡng lợi khuẩn phát triển mạnh nhờ đó giúp giảm viêm và hỗ trợ hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn (7, 8).
  • Cải thiện béo phì và tiểu đường: Tinh bột kháng kể trên còn có thể kiểm soát lượng đường trong máu, giúp tăng cảm giác no và giảm cảm giác thèm ăn. Do đó, nếu bạn ăn khoai mì có thể giúp cải thiện sự trao đổi chất trong cơ thể, giảm nguy cơ béo phì và tiểu đường type 2 (9, 10, 11, 12).
  • Tăng hệ miễn dịch: Trong khoai mì có chứa một lượng vitamin C có thể giúp chống lại oxy hóa và hỗ trợ tăng hệ miễn dịch cho cơ thể (13).
  • Kích thích sản xuất collagen: Vitamin C trong khoai mì cũng có thể giúp bảo vệ chống lại tổn thương trên da và kích thích sản xuất collagen (một loại protein có ở khắp cơ thể như trong xương, da, cơ và khớp) (14).

Những lưu ý khi bà bầu ăn khoai mì

Bà bầu ăn khoai mì được không? Bạn có thể ăn khoai mì trong thai kỳ. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý những điều sau khi ăn thực phẩm này nhé:

  • Nên ăn khoai mì với lượng vừa phải: Nếu bạn ăn nhiều khoai mì thì có nguy cơ bị thừa cân do thực phẩm này có chứa nhiều calo. Do đó, mỗi lần bạn ăn khoai mì thì chỉ nên dùng khoảng 73–113g thôi nhé. 
  • Nên luộc khoai mì để ăn: Bạn nên ngâm khoai mì trong nước trước khi chế biến từ 1-2 ngày để làm giảm lượng glycosid xyanua. Ngoài ra, bạn nên luộc khoai mì để hàm lượng chất độc được loại bỏ. Hơn nữa, luộc khoai mì sẽ giữ lại nhiều chất dinh dưỡng cao hơn khi chế biến với các phương pháp khác như chiên, xào,… 
  • Nên chọn mua khoai mì còn tươi: Khi lựa chọn khoai mì, bạn nên ưu tiên chọn những củ vừa mới thu hoạch còn tươi. Vì các củ khoai mì để càng lâu thì sẽ tích tụ càng nhiều độc tố.
  • Nên ăn kèm khoai mì với các thực phẩm giàu protein khác: Bạn nên ăn khoai mì kèm với các thực phẩm giàu protein khác để đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. 
  • Nên gọt vỏ và bỏ hai đầu khi chế biến: Bạn cần lưu ý gọt sạch vỏ và bỏ hai đầu khoai trước khi chế biến món ăn để loại bỏ độc tố ra khỏi thực phẩm.

>> Bạn có thể xem thêm: Tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không? Giải đáp thắc mắc cho mẹ bầu

Các cách chế biến biến món ăn với khoai mì

Sau khi tìm hiểu bà bầu ăn khoai mì được không; có lẽ bạn cũng cần tham khảo thêm một số món ăn được chế biến từ khoai mì. Dưới đây là một số gợi ý từ MarryBaby nhé.

1. Khoai mì hấp nước dừa

Có bầu ăn khoai mì hấp được không? Bà bầu có thể ăn khoai mì hấp được
Có bầu ăn khoai mì hấp được không? Bà bầu có thể ăn khoai mì hấp được

1.1 Nguyên liệu

  • Gia vị
  • Khoai mì
  • Nước cốt dừa

1.2 Cách thực hiện

  • Bước 1: Gọt vỏ và cắt khoai mì thành từng khúc rồi ngâm trong nước sạch 1-2 ngày.
  • Bước 2: Rửa khoai mì lại với nước sạch, rồi cho vào nồi hấp chín.
  • Bước 3: Đun sôi nước dừa và nêm nếm gia vị tuỳ vào khẩu vị mỗi người.
  • Bước 4: Cho khoai mì hấp chín vào nồi nước cốt dừa rồi nấu cho đến khi ngấm nước cốt. Sau đó, bạn có thể thưởng thức món khoai mì hấp nước cốt dừa.

2. Bánh khoai mì nướng cốt dừa

Bà bầu ăn bánh khoai mì được không? Bà bầu có thể ăn bánh khoai mì nướng cốt dừa
Bà bầu ăn bánh khoai mì được không? Bà bầu có thể ăn bánh khoai mì nướng cốt dừa

2.1 Nguyên liệu

  • Đường 
  • Khoai mì
  • Nước cốt dừa

2.2 Cách thực hiện

  • Bước 1: Gọt sạch vỏ khoai mì, cắt thành lát, ngâm nước từ 1-2 ngày rồi nghiền thành nước bột.
  • Bước 2: Đun sôi nước cốt dừa với đường để tạo thành siro nước cốt dừa ngọt.
  • Bước 3: Trộn khoai mì nghiền với nước cốt dừa đun sôi với nhau, rồi cho vào khuôn nướng.
  • Bước 4: Nướng bánh khoai mì cho đến khi cứng lại và có màu vàng đẹp mắt. Bạn có thể lấy bánh ra để thưởng thức rồi.

[inline_article id=256142]

Tóm lại, bà bầu ăn khoai mì có được không? Bạn có thể ăn khoai mì trong thai kỳ nhưng với một lượng vừa phải khoảng 73-113g. Ngoài ra, bạn cũng nên ngâm khoai trong nước từ 1-2 ngày trước khi chế biến để loại bỏ độc tố nhé. 

Categories
Gia đình Tin tức

Trào lưu “sinh con thuận tự nhiên” tại nhà đã quay trở lại!

Nổi bật nhất trên mạng xã hội gần đây đã lan truyền bài viết về một sản phụ áp dụng phương pháp sinh con tại nhà “thuận tự nhiên”. Bài viết này đã nhận được rất nhiều bình luận khác nhau về phương pháp sinh con này.

Chủ tài khoản hào hứng chia sẻ, “vợ chồng em của mình đã hạ sinh thành công một bé trai nặng 3,3kg tại nhà mà không cần đến bệnh viện. Thậm chí, sau sinh, trẻ cũng không được cắt dây rốn hay tiêm vaccine”.

Kèm theo đó là những lời ngợi ca cho rằng việc sinh con ở bệnh viện sẽ khiến những đứa trẻ phải ra đời trong tay của người xa lạ. “Ước từ nay tất cả các mẹ đều sinh con giống tổ tiên của chúng mình khi chưa xuất hiện BV (bệnh viện – PV), để những đứa trẻ ra đời không phải trong tay của những người xa lạ”.

sinh con tại nhà
Tài khoản chia sẻ về hành trình “sinh con tại nhà thuận tự nhiên” của bản thân nhận được nhiều ý kiến khác nhau

Dưới bài viết là hình ảnh người phụ nữ mới sinh con tại nhà đang ngâm mình trong bồn nước. Trong tay người phụ nữ ấy đang ôm một trẻ sơ sinh vẫn đang tím tái chưa cắt dây rốn. Ngay lập tức, bài viết này đã nhận được hàng nghìn người xem, thích và bình luận với nhiều ý kiến khác nhau.

Có người bày tỏ sự ngưỡng mộ và ủng hộ, “Chị chúc mừng vợ chồng em và chào mừng cậu bé an lành (cả mẹ và con không một giọt sữa công thức, không một mũi vaccine)”.

Tuy nhiên, cũng có không ít người đã chia sẻ lại bài viết và lên tiếng cảnh báo với nội dung: “Với người khoẻ mạnh thì không vấn đề gì nhưng khó sinh như mình thì cực kỳ nguy hiểm. Mình đã “giành giật” sinh thường khi bác sĩ chỉ định mổ. Kết quả sau sinh mình bị băng huyết. Mình cũng là thành phần từ chối tiêm vaccine tất tần tật và từ cõi chết trở về. Thậm chí, khi bị băng huyết mình còn từ chối truyền máu từ chối uống kháng sinh. Đôi khi không thể từ chối hết bác sĩ được đâu.”

“Biết là tự nhiên thiêng liêng cao quý, nhưng cũng sợ chẳng may có vấn đề gì. Ngày xưa tỷ lệ trẻ chết yểu do không được chăm sóc đầy đủ sau sinh cũng cao hơn hiện tại rất nhiều.”

Còn bạn thấy phương pháp “sinh con tại nhà thuận tự nhiên” này thế nào? Hãy chia sẻ cùng với MarryBaby ngay phần bình luận bên dưới nhé.

>> Bạn có thể xem thêm một số thông tin khác về việc chuyển dạ sinh con trên MarryBaby:

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường dài bao nhiêu ngày?

Có nhiều người thắc mắc, chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường và bất thường? Hành kinh nguyệt 3-5 ngày hết có sao không? Tất cả những thắc mắc này, MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường?

[quotation title=””]

Chu kỳ kinh nguyệt trung bình kéo dài 28 ngày. Tuy nhiên, cũng có người có chu kỳ kéo dài là 21 ngày hoặc 35 ngày. Đây cũng được cho là các chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở phụ nữ.

[/quotation]

Chu kỳ kinh nguyệt là khoảng thời gian được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh trước cho đến ngày đầu tiên của chu kỳ kinh tiếp theo. Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người có thể hơi khác nhau nhưng quá trình diễn ra thì giống nhau.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách xem bói kinh nguyệt: Giải mã bí ẩn 31 ngày kinh nguyệt cực chuẩn

Các giai đoạn của kỳ kinh nguyệt 

chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày
Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày và có bao nhiêu giai đoạn?

Bên cạnh vấn đề chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường hay bất thường; chắc hẳn, bạn cũng muốn biết các giai đoạn của kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu đúng không? Kỳ kinh nguyệt thường kéo dài qua 4 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn kinh nguyệt: Giai đoạn này bắt đầu vào ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt. Quá trình này diễn ra khi lớp niêm mạc tử cung bong ra rồi được thải ra khỏi âm đạo nếu không diễn ra quá trình thụ thai và được gọi là giai đoạn hành kinh. Hầu hết mọi người đều có ngày hành kinh kéo dài từ 3-5 ngày; thậm chí là 7 ngày.
  • Giai đoạn nang noãn: Giai đoạn này bắt đầu từ giai đoạn kinh nguyệt ở trên và kết thúc khi bạn rụng trứng. Trong thời gian này, hormone estrogen tăng cao khiến lớp niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung) phát triển và dày lên. Bên cạnh đó, hormone kích thích nang trứng (FSH) cũng khiến cho các nang trứng trong buồng trứng phát triển. Trong ngày thứ 10 – 14 của chu kỳ kinh nguyệt, một trong những nang trứng đang phát triển sẽ phát triển thành một quả trứng trưởng thành.
  • Rụng trứng: Giai đoạn này xảy ra vào khoảng ngày thứ 14 trong chu kỳ kinh nguyệt. Lúc này, hormone hoàng thể hóa (LH) tăng cao khiến buồng trứng giải phóng quả trứng trường thành. Đây được gọi là ngày rụng trứng.
  • Giai đoạn hoàng thể: Giai đoạn này kéo dài từ khoảng ngày thứ 15 đến ngày thứ 28 trong chu kỳ. Trứng di chuyển khỏi buồng trứng qua ống dẫn trứng để đến vị trí 1/3 ngoài của vòi tử cung. Lúc này hormone progesterone tăng giúp lớp niêm mạc tử cung dày lên và chế tiết chuẩn bị cho quá trình mang thai. Nếu trứng được thụ tinh và bám vào thành tử cung để làm tổ thì bạn sẽ có thai. Nếu bạn không có thai thì hormone estrogen và progesterone sẽ giảm xuống. Khi đó, lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra, được đào thải qua âm đạo và xuất hiện máu kinh.

[key-takeaways title=””]

Lưu ý, các ngày diễn ra các sự kiện trong chu kỳ kinh nguyệt ở thông tin trên là của chu kỳ 28 ngày. Với những chu kỳ có số ngày ít hơn hoặc nhiều hơn 28 ngày; thì các giai đoạn có thể diễn ra ở những ngày khác nhau nhưng các sự kiện trong chu kỳ vẫn giống nhau.

[/key-takeaways]

Bên cạnh vấn đề chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường; bạn có thể tìm hiểu bí quyết giúp cho kinh nguyệt đều đặn. Vì khi kinh nguyệt đều đặn việc thụ thai hoặc tránh thai sẽ “dễ dàng” hơn.

Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bất thường?

Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bất thường?
Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bất thường?

[quotation title=””]

Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bất thường? Chu kỳ kinh nguyệt bất thường kéo dài ít hơn 21 ngày hoặc nhiều hơn 35 ngày.

[/quotation]

Ngoài ra, chu kỳ kinh nguyệt bất thường còn có các dấu hiệu sau:

  • Số ngày hành kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày hoặc ít hơn 3 ngày
  • Xuất huyết âm đạo giữa các chu kỳ kinh nguyệt
  • Không xuất hiện kinh nguyệt trong 3 tháng (90 ngày)
  • Lượng máu kinh nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường
  • Đối với bé gái nếu đã 16 tuổi nhưng chưa có kinh nguyệt thì được xem là bất thường
  • Kỳ kinh nguyệt xuất hiện kèm các dấu hiệu đau bụng dữ dội, chuột rút, buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Kinh nguyệt không trở lại trong vòng ba tháng sau khi ngừng thuốc tránh thai và bạn cũng không mang thai

>> Bạn có thể xem thêm: Chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ ảnh hưởng lớn tới khả năng thụ thai

Vấn đề khác liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày và những điều cần biết!
Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày và những điều cần biết!

1. Con gái thường đến tháng vào ngày nào?

Hầu như, ngày xuất hiện kinh nguyệt của bé gái đã dậy thì hoặc phụ nữ trưởng thành đều khác nhau. Bởi vì, chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người khác nhau về thời gian bắt đầu, thời gian kéo dài của chu kỳ, thời gian hành kinh,…

2. Kinh nguyệt 3 ngày hết có sao không?

Có nhiều người có thời gian hành kinh nguyệt trong 3 ngày là sạch. Điều này khiến họ lo lắng và thắc mắc không biết kinh nguyệt 3 ngày hết có sao không? Câu trả lời là HOÀN TOÀN BÌNH THƯỜNG bạn nhé. Thông thường, số ngày hành kinh của phụ nữ có thể kéo dài từ 3-7 ngày. 

4. Lượng máu xuất ra bao nhiêu là bình thường?

Thông thường, bạn có thể mất khoảng 2-3 thìa canh máu (khoảng 60ml máu) trong kỳ hành kinh mỗi tháng. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu bất thường trong kỳ hành kinh dưới đây thì nên đi khám phụ khoa.

  • Ngày hành kinh kéo dài hơn 7 ngày 
  • Âm đạo xuất ra các cục máu đông lớn 
  • Máu kinh tràn ra khỏi băng vệ sinh hoặc tampon sau mỗi 1-2 giờ

[key-takeaways title=””]

Lượng máu kinh xuất ra ở mỗi người có thể khác nhau. Tốt nhất, bạn nên đi khám phụ khoa nếu thấy các dấu hiệu bất thường. Bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán chính xác và tư vấn phù hợp với từng trường hợp.

[/key-takeaways]

Những dấu hiệu kinh nguyệt bình thường

Nếu đã biết chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường hay bất thường; bạn cũng nên biết thêm các dấu hiệu kinh nguyệt bình thường dưới đây nhé.

  • Khó ngủ
  • Đau đầu
  • Thèm ăn
  • Đầy hơi
  • Đau ngực
  • Nổi mụn trứng cá 
  • Thay đổi tâm trạng

[inline_article id=304234]

Như vậy, chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường? Chu kỳ kinh nguyệt trung bình kéo dài 28 ngày. Tuy nhiên, cũng có người có chu kỳ kéo dài 21 ngày hoặc 35 ngày. Đây cũng được cho là các chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở phụ nữ. Nếu chu kỳ của bạn ít hơn 21 ngày hoặc dài hơn 35 ngày thì được coi là bất thường.