Expertise in healthcare, parenting and psychological content development, keyword research, and content planning to drive organic traffic and enhance online visibility.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem quan hệ tình dục nguy hiểm là như thế nào, và cần tránh các hình thức quan hệ tình dục nguy hiểm nào. Mời bạn tìm hiểu.
Quan hệ tình dục nguy hiểm là như thế nào?
Quan hệ tình dục nguy hiểm hay còn gọi là quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ nhưng không sử dụng bao cao su hoặc sử dụng không đúng cách, làm tăng đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh qua đường tình dục (SDTs) và dễ mang thai ngoài ý muốn. Kể cả là các hình thức quan hệ được cho là ít nguy hiểm nhưng cũng có nguy cơ lây bệnh như quan hệ bằng miệng (blowjob) và quan hệ bằng tay (handjob).
4 kiểu quan hệ tình dục nguy hiểm mà bạn cần tránh
Dưới đây là những kiểu quan hệ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại và cách bạn có thể bảo vệ mình.
1. Quan hệ tình dục không an toàn
Quan hệ tình dục không an toàn hay “chuyện ấy” mà không dùng bao cao su, làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh truyền nhiễm khác. Khi không có lớp bảo vệ, các chất lỏng cơ thể như máu và tinh dịch có thể dễ dàng xâm nhập, gây ra nguy cơ cao lây nhiễm từ bạn tình bị nhiễm bệnh.
Quan hệ tình dục được cho là không an toàn khi quan hệ mà không sử dụng bao cao su, làm tăng nguy cơ mang thai ngoài ý muốn, làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhất là khi bạn quan hệ với người lạ (hoặc mối quan hệ mới quen).
[recommendation title=”Cách an toàn:”]
Nếu bạn chưa có mong muốn mang thai hoặc khi bạn có ý định sẽ quan hệ với một người mà bạn mới quen, bạn chưa biết về tình trạng sức khỏe của họ thì tốt hơn hết là bạn nên sử dụng bao cao su khi nảy sinh quan hệ tình dục.
[/recommendation]
2. Quan hệ tình dục qua đường hậu môn
Quan hệ tình dục qua đường hậu môn (anal sex) hay còn gọi là quan hệ cửa hậu, đây là kiểu quan hệ có rủi ro lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục cao nhất. Lý do là vì niêm mạc hậu môn mỏng và dễ tổn thương hơn so với các vùng khác; khiến vi khuẩn và virus dễ dàng xâm nhập. Do đó làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh giữa hai người, đặc biệt là các cặp đôi đồng tính nam.
[recommendation title=”Cách an toàn:”]
Nếu bạn muốn quan hệ qua đường hậu môn, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ về cách thực hiện cũng như là cách chuẩn bị và cách vệ sinh trước và sau khi quan hệ cửa hậu.
[/recommendation]
3. Quan hệ với nhiều người một lúc
Có nhiều bạn tình trong một thời điểm hoặc quan hệ với nhiều người cùng lúc (some) sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh STDs như HIV, sùi mào gà, herpes sinh dục, giang mai, bệnh lậu… Đó là con chưa đề cập đến rủi ro bạn chấp nhận sử dụng chất kích thích trước khi quan hệ, hoạt động này còn được gọi là chemsex.
[recommendation title=”Cách an toàn:”]
Không tham gia vào các hoạt động quan hệ tình dục theo nhóm hay các mối quan hệ kém lành mạnh như: tình một đêm (ons), friend with benefit (fwb), quan hệ 3 người (threesome)…
[/recommendation]
4. Quan hệ tình dục với gái mại dâm
Các công việc liên quan đến bán dâm có tỷ lệ lây nhiễm HIV và các bệnh tình dục rất cao. Người hành nghề thường phải tiếp xúc với nhiều đối tượng, đôi khi họ cũng không có điều kiện để yêu cầu đối tác sử dụng biện pháp an toàn như bao cao su.
Điều này còn khiến cho nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn và tiềm ẩn nhiều rủi ro lây lan cho những người khác khi tiếp xúc với họ. Ngoài ra, nhiều người còn sử dụng chất kích thích trước khi tìm đến các dịch vụ mua bán dâm.
[recommendation title=”Cách an toàn:”]
Nếu bạn là người có dành sự quan tâm đến sức khỏe và luôn muốn đảm bảo an toàn thì tốt hơn hết là bạn không nên tham gia vào hoạt động tình dục như dịch vụ mua bán dâm.
[/recommendation]
Lưu ý để quan hệ tình dục an toàn
Tình dục an toàn không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe mà còn là cách để cả hai bên cùng cảm thấy thoải mái và tin tưởng lẫn nhau. Để làm tốt điều đó, dưới đây là một số lưu ý giúp bạn tránh xa các rủi ro khi quan hệ:
Giao tiếp và nhận được sự đồng ý từ cả hai bên: Quan hệ tình dục cần có sự đồng thuận và thoải mái từ cả hai phía. Việc giao tiếp sẽ giúp hai bạn hiểu nhau hơn và đảm bảo cuộc yêu diễn ra vui vẻ và an toàn.
Luôn sử dụng bao cao su: Bao cao su là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để ngừa bệnh lây qua đường tình dục và phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Định kỳ mỗi 6 tháng, bạn nên đi khám nam khoa đối với nam và phụ nữ đối với nữ để kiểm tra sức khỏe vùng kín.
Tránh dùng chất kích thích: Rượu và các chất kích thích làm giảm ý thức và khả năng tự chủ bản thân, khiến bạn dễ dàng chấp nhận thực hiện các hành vi rủi ro.
[inline_article id=302189]
Kết luận
Tình dục không chỉ là những giây phút thăng hoa mà còn là trách nhiệm với sức khỏe bản thân và người bạn yêu thương. Đừng để các kiểu quan hệ tình dục nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc của bạn.
Nhà bếp là nơi lý tưởng để tạo nên một trải nghiệm mới mé cho hai bạn. Với các tư thế làm tình trong nhà bếp dưới đây sẽ phù hợp cho hai bạn có được một buổi ân ái mặn nòng và đáng nhớ.
Các tư thế làm tình trong bếp
Làm tình trong bếp sẽ càng trở nên thú vị hơn khi bạn biết tận dụng điểm tựa từ các món đồ nội thất. Dưới đây là một số tư thế làm tình trong bếp thú vị:
1. Tư thế đứng trước cánh cửa bếp
Cánh cửa bếp là điểm tựa vững chắc cho các tư thế đứng. Nàng có thể đứng dựa lưng vào cánh cửa, đối diện với chàng. Cả hai cùng mơn trớn nhau trước khi chàng thâm nhập. Để thêm phần thú vị, hai bạn có thể dùng một thanh chocolate hay quả dâu để kích thích vị giác trong khi ân ái, thậm chí bạn cũng có thể thử dùng một viên đá lạnh kích thích các điểm nhạy cảm.
2. Tư thế nữ cao bồi ngược trên ghế
Chiếc ghế trong nhà bếp sẽ là điểm tựa hoàn hảo cho tư thế nữ cao bồi ngược. Chàng ngồi trên ghế, nàng ngồi vào lòng chàng với mặt lưng hướng về chàng. Quan hệ trong tư thế này nàng sẽ dễ dàng điều chỉnh hông, kiểm soát độ sâu và chủ động co bóp tử cung khi thâm nhập, để thêm vững chắc, nàng tận dụng thêm một điểm tựa cho tay để thoải mái di chuyển hơn.
3. Tư thế trên quầy bếp
Đây là tư thế làm tình trong nhà bếp lãng mạn và kích thích mà hầu hết cặp đôi nào cũng muốn thử một lần. Chàng bế nàng ngồi lên mặt bếp, dang rộng hai chân nàng sao cho nàng ở tư thế mà chàng dễ dàng thâm nhập nhất. Tư thế này của nàng cho phép chàng quan hệ thâm nhập và cả quan hệ bằng miệng.
4. Tư thế doggy trên bàn ăn
Với độ cao ngang hông, bàn ăn là nơi lý tưởng cho tư thế doggy. Nàng có thể cúi người xuống bàn và bám tay vào cạnh bàn để giữ vững. Chàng thâm nhập từ phía sau và điều chỉnh theo nhịp độ mong muốn. Tư thế này đặc biệt giúp cả hai dễ dàng tận hưởng những cảm giác mạnh mẽ và đầy đam mê.
[inline_article id=288270]
Lưu ý an toàn khi làm tình trong bếp
Mặc dù nhà bếp là nơi lý tưởng để làm mới trải nghiệm tình yêu, nhưng bếp cũng là không gian có thể gây sát thương cho cả hai, vì nó chứa nhiều vật nhọn, sắc bén và có nhiệt độ cao. Do đó, để đảm bảo an toàn bạn cần lưu ý một số điểm sau:
Dọn dẹp các vật dụng nhọn và sắc bén
Trước khi bắt đầu, bạn hãy cất đi các vật dụng sắc nhọn như dao, kéo và rửa sạch chén bát để đảm bảo an toàn. Việc này không chỉ giúp tránh nguy hiểm mà còn tạo không gian gọn gàng, sạch sẽ cho cuộc yêu.
Tránh tiếp xúc với gia vị cay
Trong bếp có nhiều gia vị cay như ớt, tiêu có thể gây kích ứng vùng da nhạy cảm ở vùng kín. Bạn nên tránh để các loại gia vị này dính vào da khi quan hệ và đảm bảo đã khóa ga, tắt bếp kỹ càng trước khi thân mật.
Không kéo dài thời gian làm tình trong bếp
Bếp không có các bề mặt êm ái, dễ gây áp lực lên các khớp nếu quan hệ lâu. Chính vì vậy mà bếp thường là không gian phù hợp với những cuộc ân ái ‘đánh nhanh rút gọn’ hơn là ‘kéo dài’.
Phòng bếp có thể là nơi thú vị để đổi mới đời sống tình dục của bạn, mang đến nhiều cảm giác bất ngờ. Tuy nhiên, để trải nghiệm làm tình trong bếp được an toàn và trọn vẹn, bạn nên lưu ý bảo vệ sức khỏe và đảm bảo không gian thoải mái. Làm mới cuộc yêu nhưng vẫn luôn đặt an toàn lên hàng đầu bạn nhé.
Trên thực tế, cao sìn sú có thật sự mang đến những tác dụng tăng cường sinh lý nam hay không? Ngoài ra liệu có tác hại nào khi sử dụng hay không? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng hiểu sâu hơn về cao sìn su là gì và những tác dụng mà nó đem đến cho nam giới khi sử dụng.
Cao sìn sú là gì?
Bắt nguồn từ dân tộc Ê Đê, sìn sú được biết đến là bài thuốc dân gian giúp tăng cường sinh lý cho nam giới. Cao sìn sù được bào chế từ nhiều loại thảo mộc và dược liệu, thành phẩm ở dạng cao, dạng bột hoặc dạng lỏng với màu vàng nâu hoặc màu hổ phách.
Theo nhiều trang quảng cáo, nam giới dùng một lượng nhỏ sìn sú có thể giúp cương cứng dương vật từ 30 – 60 phút. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào chứng minh công dụng này.
Sìn sú được giới thiệu là hỗn hợp của các thảo dược: ba kích, đinh hương, trầm hương, thiềm tô, nhục thung dung, toà dương, sâm cau,… Nhưng những thành phần này chưa được Bộ y tế, hay bất kỳ bệnh viện y học cổ truyền nào xác thực.
[key-takeaways title=”Cao sìn sú tốt thật không?”]
Về mặt y khoa, hiện nay chưa có nghiên cứu nào khẳng định rằng loại bột cao sìn sú này có lợi ích cho sức khỏe tình dục ở nam giới.
[/key-takeaways]
Tác hại khi dùng cao sìn sú là gì?
Đã có những trường hợp ghi nhận những loại thuốc kích dục không rõ nguồn gốc gây bỏng rát, sưng phù và tổn thương dương vật. Những thành phần không được kiểm chứng, không rõ nguồn gốc của sìn sú có thể gây kích ứng và mẩn ngứa cho da.
Ngoài ra, sau một thời gian sử dụng, cao sìn sú có thể mất đi hiệu ứng tăng khả năng tình dục ban đầu và khiến cho dương vật khó cương cứng trở lại.
[quotation title=””]
Những loại “xuân dược” kích dục như sìn sú hiện không được bác sĩ khuyến khích sử dụng vì chưa được kiểm duyệt nguồn gốc.
[/quotation]
Biện pháp an toàn để tăng cường sinh lý đàn ông
Như đã đề cập, có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến đời sống và sự thoả mãn tình dục của nam giới. Vì thế để điều trị dứt điểm, bạn cần được chẩn đoán và tư vấn y tế chuyên môn. Do đó, thay vì sử dụng một loại dược phẩm không rõ nguồn gốc cũng như là công dụng của nó, nam giới vẫn có thể tăng cường sinh lý tự nhiên với những cách sau đây:
Không lạm dụng rượu bia, thuốc lá và chất kích thích.
Tập kegels giúp tăng cường sức bền và khả năng kiểm soát cương cứng bằng cách làm săn chắc cơ PC ở nam giới.
Xây dựng thói quen tập thể dục thường xuyên, tối thiểu 3 buổi mỗi tuần, mỗi buổi 30 – 45 phút.
Ăn uống lành mạnh, ưu tiên các thực phẩm giàu kẽm, vitamin E, canxi và folate để tăng mức testosterone trong cơ thể.
Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?
Tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ ngay khi bạn bắt đầu cảm thấy lo lắng về sức khỏe và hoạt động tình dục của mình. Một số triệu chứng bạn có thể gặp phải gồm có: Dương vật không thể cương cứng, dương vật lúc cương lúc xìu, quan hệ không đạt cực khoái, không cảm nhận được khoái cảm khi quan hệ…
Câu hỏi thường gặp
Yếu sinh lý có nên sử dụng cao sìn sú không?
Về mặt y khoa, tình trạng yếu sinh lý có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, dựa trên từng nguyên nhân cụ thể mà bác sĩ sẽ điều trị cho bạn. Do đó, việc sử dụng các loại dược liệu không rõ công dụng như cao sìn sú thì bạn nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng.
Kết luận
Tóm lại, cần thêm những bằng chứng khoa học để khẳng định những lợi ích thần kỳ của cao sìn sú như quảng cáo.
Hiện tại không có bất kỳ khuyến cáo y khoa nào khuyến khích bạn sử dụng cao sìn sú, hay sìn sú dạng xịt để tăng cường sinh lý đàn ông. Vì vậy, bạn hãy cân nhắc kỹ trước khi sử dụng loại thuốc kích thích tình dục này.
Chào bác sĩ! Tôi vừa viêm vắc xin Covid-19 xong, ngoài việc chăm sóc sức khỏe sau khi tiêm mà tôi đã được hướng dẫn, bác sĩ cho tôi hỏi “mới tiêm vacxin xong thì có được quan hệ tình dục được không?”. Nếu cần kiêng quan hệ thì thời gian kiêng cữ là bao lâu? Cảm ơn bác sĩ!
(Thành Luân 1992)
Bác sĩ trả lời
Với câu hỏi tiêm vacxin xong có được quan hệ không của độc giả Thành Luân, Bác sĩ Tạ Trung Kiên, hiện đang hợp tác với Bệnh viện Phụ sản Âu Cơ Đồng Nai trả lời như sau:
[quotation title=””]
Sau khi tiêm vacxin, phản ứng đáp ứng miễn dịch của cơ thể với vacxin có sự khác biệt giữa mọi người. Tuy nhiên, sau khi tiêm vắc xin cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như: Sốt, mệt mỏi nhiều, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, tiêu chảy và đau ở vị trí tiêm.
[/quotation]
Ngoài các triệu chứng thường gặp sau khi tiêm vắc xin vừa kể trên, một số trường hợp nguy hiểm và cũng hiếm gặp khác như liệt Bell, viêm hạch bạch huyết hoặc gây viêm cơ tim…
Về mặt y khoa, tính đến nay chưa có bằng chứng nào cho thấy việc tiêm vắc xin sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tình dục. Do đó, bạn hoàn toàn có thể quan hệ tình dục sau khi tiêm vắc xin nếu bạn cảm thấy thoải mái và sức khỏe vẫn ổn định sau khi tiêm.
Lưu ý sau khi tiêm vắc xin
Để đảm bảo an toàn sức khỏe sau khi tiêm vắc xin, bạn nên theo dõi sức khỏe trong 7 ngày đầu sau tiêm. Bên cạnh đó, nếu cơ thể bạn có xuất hiện các triệu chứng kể trên thì bạn cũng nên cân nhắc đến việc kiêng cữ việc quan hệ tình dục vài hôm hoặc nếu có thì quan hệ nhẹ nhàng.
Trên thực tế, nếu cả hai vợ chồng đều đang mắc Covid-19 thì cũng ít khi nảy sinh nhu cầu ham muốn quan hệ tình dục.
Kết luận
Tóm lại, tiêm vacxin xong có được quan hệ không thì câu trả lời là có. Bạn hoàn toàn có thể quan hệ tình dục bình thường nếu cảm thấy thoải mái với điều đó. Hy vọng nội dung bài viết đã giải đáp được thắc mắc của bạn.
Để hiểu rõ hơn về thuật ngữ HJ là gì, trong bài viết này Marry Baby sẽ cung cấp cho bạn các thông tin bao gồm HJ là gì, lợi ích của HJ và một số lưu ý khi thực hiện HJ. Mời bạn đọc tiếp nội dung bài viết nhé.
HJ là gì?
[key-takeaways title=”HJ là gì”]
HJ là từ viết tắt của cụm từ Hand-Job, được dùng để mô tả hoạt động kích thích cơ thể của bạn tình bằng tay, cụ thể như việc âu yếm, vuốt ve cơ thể, chạm và kích thích dương vật của nam giới.
[/key-takeaways]
Kỹ thuật HJ thường được kết hợp cùng kỹ thuật BJ khi quan hệ tình dục. Trong suốt cuộc yêu, người nữ sẽ sử dụng luân phiên 2 kỹ thuật này để kích thích cơ thể và bộ phận sinh dục của người nam.
Bên cạnh đó, hành động tự thủ dâm của nam giới cũng có thể được gọi là kỹ hand job trong quan hệ tình dục.
Lợi ích của HJ là gì?
Dưới đây là những lợi ích mà kỹ thuật HJ mang lại:
Thực hiện HJ cho bạn tình là cách thỏa mãn tình dục cho đối phương, đồng thời cũng là cơ hội để bạn hiểu hơn về nhu cầu và mong muốn tình dục của người ấy.
Bên cạnh hành động âu yếm như ôm, hôn, vuốt ve thì hand job cũng là một kỹ thuật giúp khơi dậy ham muốn ở nam giới trước cuộc yêu.
Cách khiến nam giới “lên đỉnh” khi HJ là gì?
Trước hết, để chàng thả lỏng cơ thể và thư giãn bạn hãy nằm cạnh chàng, âu yếm và vuốt ve cơ thể của chàng.
Khi nhận thấy cậu nhỏ của chàng đã bắt đầu phát ra tín hiệu và gây sự chú ý với bạn, bạn đừng vội chạm vào cậu nhỏ mà hãy vuốt ve các khu vực xung quanh để tăng thêm kích thích.
Sau khi chàng đã thỏa mãn phần nào, bạn bắt đầu tiếp cận cậu nhỏ bằng cách chạm từ phần gốc dương vật, đến thân rồi mới đến phần quy đầu dương vật. Bạn thực hiện động tác trượt lên trượt xuống theo trục dương vật, đồng thời dùng tay xoa nhẹ phần quy đầu.
Bạn tăng dần kích thích bằng cách chạm vào tinh hoàn, đùi trong, rồi từ từ tăng tốc độ cho đến khi chàng đạt cực khoái.
Để đảm bảo là chàng cảm thấy thoải mái với các động tác của bạn, bạn nhớ hỏi thăm chàng và quan sát nét mặt của chàng khi được bạn kích thích bằng tay.
Ngoài việc tìm hiểu HJ là gì, bạn cũng cần quan tâm HJ như thế nào để đảm bảo an toàn cho cả hai. Những lưu ý an toàn khi kích thích tình dục bằng tay bao gồm:
Handjob không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tuy nhiên, tay là nơi tiếp xúc với vi khuẩn từ môi trường xung quanh. Vì thế, nếu bàn tay không được vệ sinh sạch sẽ trước khi tiến hành HJ sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục.
Handjob nên thực hiện từ nơi ít nhạy cảm đến nơi nhạy cảm nhất. Điều này nhằm mang lại cảm xúc “yêu” trọn vẹn và kéo dài thời gian quan hệ. Các nàng có thể phối hợp HJ cùng BJ giúp cảm xúc thăng hoa hơn. (BJ hay Blow job là kỹ thuật quan hệ tình dục bằng miệng)
Nên thực hiện từ từ từng bước nhẹ nhàng, tuyệt đối tránh các kích thích thô bạo gây tổn thương bộ phận sinh dục nam giới, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc yêu.
Thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu phụ khoa. Nếu phát hiện bạn tình có các dấu hiệu viêm nhiễm cơ quan sinh dục, bạn hãy dừng ngay các hoạt động HJ, BJ. Điều này giúp bảo vệ chính bản thân và đối phương khỏi nguy cơ lây nhiễm các bệnh tình dục.
Tuy HJ ít có rủi ro lây bệnh tình dục hơn so với quan hệ qua hậu môn hay âm đạo. Tuy nhiên, bạn vẫn có nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe sau nếu vô tình tiếp xúc với chất bài tiết tình dục hoặc niêm mạc da bị tổn thương khi đang HJ:
Nhiễm virus HPV qua đường tiếp xúc da kề da với bạn tình đang mắc bệnh do virus HPV.
Mắc bệnh ghẻ do nhiễm ký sinh trùng khi tiếp xúc da với người mang mầm bệnh. Bệnh tuy không nguy hại đến sức khoẻ nhưng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày.
Có nguy cơ mắc bệnh giang mai nếu quan hệ tình dục thô bạo, không sử dụng bao cao su.
Nội dung trên là những gì bạn cần biết về HJ (hand job) là gì. Hy vọng nội dung bài viết đã giúp bạn hiểu được từ viết tắt HJ là gì cũng như là biết cách áp dụng kỹ thuật này trong các cuộc yêu.
Nội dung bài viết sẽ trả lời cho câu hỏi bé bị tiêu chảy có ăn hay uống sữa chua được không, đồng thời chỉ ra một số tác dụng của sữa chua đối với hệ tiêu hóa của trẻ.
Tác dụng của sữa chua đối với hệ tiêu hóa
Sữa chua được biết đến như một nguồn dinh dưỡng lành mạnh, giàu protein với nhiều axit amin cần thiết và đặc biệt có lợi cho hệ tiêu hóa.
Sữa chua (hay yaourt) là sản phẩm lên men lactic từ sữa bò tươi, sữa bột hay sữa động vật nói chung sau khi đã khử chất béo và thanh trùng vi khuẩn gây bệnh. Sữa chua sau khi được lên men có chứa 2 loại vi khuẩn có lợi là Streptococcus thermophilus và Lactobacillus bulgaricus. Cả hai loại vi khuẩn này có khả năng biến đổi đường lactose trong sữa thành vi khuẩn lactic, giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, đồng thời ức chế các hại khuẩn trong đường ruột.
Một số tác dụng của sữa chua đối với hệ tiêu hóa:
Tăng sức đề kháng: Cung cấp một lượng lớn các lợi khuẩn cho đường ruột, từ đó giúp cải thiện hệ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Bổ sung chất dinh dưỡng: Sữa chua như một nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như canxi, protein, kali, và vitamin nhóm B.
Làm giảm tình trạng tiêu chảy: Với bé bị tiêu chảy, ăn sữa chua sẽ giúp tái tạo hệ vi khuẩn đường ruột.
Phát triển xương: Sữa chua chứa nhiều canxi và vitamin D, góp phần hỗ trợ quá trình phát triển xương và răng của bé.
Vậy đối với các bé bị tiêu chảy ăn sữa chua được không? Lúc này sữa chua có tốt cho hệ tiêu hóa không? Ở phần nội dung tiếp theo, MarryBaby sẽ giải đáp thắc mắc cho cha mẹ, đồng thời hướng dẫn cách cho bé đang bị tiêu chảy ăn sữa chua sao cho đúng.
Bé bị tiêu chảy ăn sữa chua được không?
Theo kết quả nghiên cứu về ‘tác dụng của ăn sữa chua trong quá trình hỗ trợ điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em’ đăng tải trên Tạp chí khoa học Science Research, việc ăn sữa chua chứa men vi sinh hay lợi khuẩn vào chế độ ăn của bé bị tiêu chảy cấp có thể giúp rút ngắn thời gian điều trị tiêu chảy, bất kể nguyên nhân gây ra tiêu chảy là gì.
Tuy nhiên, trẻ nhỏ thường dễ mắc phải các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy bụng và tiêu chảy, do đó thói quen ăn uống hàng ngày của trẻ là rất quan trọng. Nếu trẻ được cho ăn uống đủ chất thì sẽ mau hồi phục, nếu không tình trạng sẽ nặng hơn.
[summary title=””]
Vậy nên với thắc mắc bé bị tiêu chảy có ăn sữa chua được không thì cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm cho con ăn bình thường. Trẻ có thể ăn sữa chua bình thường ngay cả khi con đang bị tiêu chảy, táo bón hay những vấn đề có liên quan đến đường ruột.
[/summary]
Trường hợp bé bị tiêu chảy không nên ăn sữa chua
Mặc dù sữa chua là nguồn dinh dưỡng tốt cho trẻ, tuy nhiên nếu trẻ thuộc một trong các trường hợp dưới đây cha mẹ nên tránh cho trẻ ăn sữa chua:
Trẻ không dung nạp lactose: Trẻ không dung nạp lactose là khi cơ thể của bé không thể phân hủy hoặc tiêu hóa lượng đường lactose có trong sữa hoặc các sản phẩm từ sữa.
Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò: Dị ứng đạm sữa bò là phản ứng bất thường của hệ miễn dịch đối với sữa bò. Bé được xác định là dị ứng đạm sữa bò khi hệ thống miễn dịch phản ứng với các thành phần protein được tìm thấy trong sữa.
Câu hỏi thường gặp
Trẻ bao nhiêu tháng tuổi ăn được sữa chua?
Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ – AAP khuyến nghị, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể ăn được các thực phẩm từ sữa như sữa chua khi trẻ đạt mốc 6 tháng tuổi. Ngoài ra, khi cho trẻ ăn cha mẹ nên chọn loại sữa chua nguyên chất, nguyên kem, đồng thời tránh thêm đường vào sữa chua.
Bên cạnh đó, nếu trẻ đang bị tiêu chảy hoặc đi ngoài nhiều lần và đồng thời trẻ cũng đã đủ tháng tuổi để ăn sữa chua thì cha mẹ có thể cho con ăn để cung cấp lợi khuẩn, giúp cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột.
Nên ăn sữa chua loại nào khi bị tiêu chảy?
Bé bị tiêu chảy tốt nhất là nên được cho ăn sữa chua nguyên chất hoặc sữa chua không đường và không nên thêm bất kỳ phụ gia hay chất tạo ngọt nào. Ngoài ra, nếu trẻ không dung nạp lactose hoặc bị dị ứng đạm sữa bò, cha mẹ nên chọn loại không chứa lactose hoặc hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng kết hợp với enzyme lactase cho trẻ.
Bị tiêu chảy ăn sữa chua thế nào cho đúng?
Sữa chua rất tốt cho sức khỏe của trẻ, đặc biệt là khi bé bị tiêu chảy. Tuy nhiên, cha mẹ sẽ cần lưu ý đến khung thời gian và lượng cho trẻ ăn, tốt nhất là nên cho trẻ vừa đủ.
Đối với trẻ mới tập làm quen với sữa chua: Chỉ nên cho bé ăn 1-2 muỗng cà phê sữa chua để quan sát xem bé có bị dị ứng với thực phẩm này không.
Đối với trẻ nhỏ đã quen với việc ăn sữa chua: Có thể cho bé ăn 1-2 lần/ngày, giới hạn ở khoảng nửa hộp sữa chua mỗi lần ăn.
[key-takeaways title=”Bài viết liên quan đến tình trạng bé bị tiêu chảy”]
Tóm lại, bé bị tiêu chảy có ăn sữa chua hay uống sữa chua được không thì cha mẹ có thể hoàn toàn cho trẻ ăn, trừ một số trường hợp đặc biệt MarryBaby đã nêu phía trên.
Ngoài ra, có một vài lưu ý mà cha mẹ cần nhớ khi cho trẻ ăn sữa chua là
Bảo quản sữa chua trong tủ lạnh sau khi mua về
Không nên hâm nóng sữa chua
Không kết hợp sữa chua với các loại thuốc kháng sinh
Ưu tiên chọn loại sữa chua nguyên chất cho trẻ
Nên cho trẻ ăn sau bữa chính từ 1 – 2 giờ.
[summary title=””]
Chuyên mục ‘Trẻ tập đi và mẫu giáo’ đăng tải những nội dung xoay quanh cột mốc phát triển của trẻ từ 1 – 5 tuổi, cung cấp những kiến thức cần thiết mà cha mẹ cần biết để chăm sóc trẻ tốt hơn. Mời bạn ghé thăm chuyên mục để đọc tiếp các bài viết hữu ích của MarryBaby!
Trong bài viết này, MarryBaby sẽ giải đáp thắc mắc ‘trẻ sốt có nên nằm máy lạnh không? Mời cha mẹ cùng tìm hiểu ngay nội dung sau đây.
Tác động việc nằm máy lạnh tới sức khỏe của trẻ
Trước tiên để biết chính xác trẻ bị sốt có nên nằm máy lạnh (điều hòa) không, cha mẹ cần biết thêm về lợi ích và tác hại của việc cho trẻ nằm máy lạnh.
Tác động tích cực
Trẻ bị sốt nằm máy lạnh có thể nhận được những lợi ích như:
Mang lại cảm giác thoải mái, thư giãn: Khi trẻ bị sốt, khả năng tự điều chỉnh cân bằng thân nhiệt giảm sút, nên khiến bé cảm thấy nóng nực và khó chịu. Do đó trẻ được nằm trong phòng máy lạnh sẽ có cảm giác thoải mái hơn.
Nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe: Cảm giác hiu hiu mát trong phòng máy lạnh khiến con thoải mái và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Nhờ vậy mà sức khỏe của con nhanh chóng phục hồi hơn.
Làm mát cơ thể trẻ: Trẻ sốt có nên nằm máy lạnh không? Có quan điểm cho rằng trẻ bị sốt không nên nằm điều hòa vì có thể khiến thân nhiệt tăng cao. Thực tế, không khí mát mẻ của phòng máy lạnh không chỉ giúp bé thư giãn mà còn giúp con ngủ ngon hơn, cơ thể của con cũng được khô thoáng và hạ nhiệt tốt hơn.
Hạn chế mất nước do sốt: Khi bị sốt, trẻ dễ bị mất nước do đổ nhiều mồ hôi. Nếu môi trường xung quanh mát mẻ, tình trạng chảy nhiều mồ hôi do sốt có thể được hạn chế, nhờ đó mà phòng ngừa nguy cơ mất nước cho trẻ.
Tác động tiêu cực
Trẻ sốt có nên nằm máy lạnh không? Bên cạnh những tác động tích cực kể trên, trẻ bị sốt nằm phòng máy lạnh cũng tồn tại một số số rủi ro nhất định. Do đó để đảm bảo an toàn sức khỏe của con cha mẹ cần phải trang bị kiến thức để thực hiện đúng cách.
Dưới đây là một số rủi ro có thể xảy ra khi cho trẻ bị sốt nằm máy lạnh:
Làm khô niêm mạc và da: Không khí lạnh trong phòng điều hòa có thể khiến niêm mạc mũi, họng, da, mắt của bé bị khô. Điều này dễ gây kích ứng cổ họng, khô mũi, khô mắt…
Khiến bệnh lâu khỏi: Phòng máy lạnh cần phải đóng kín để duy trì độ mát. Nếu trẻ bị sốt do virus hoặc vi khuẩn, không gian kín có thể tích tụ nhiều vi trùng, khiến bệnh của bé cứ kéo dài không dứt.
Tăng nguy cơ nhiễm trùng và dị ứng: Nếu phòng và máy lạnh không được vệ sinh sạch sẽ, bụi bẩn, vi trùng ẩn náu trong phòng có thể làm tăng nguy cơ dị ứng hoặc nhiễm trùng ở trẻ em.
[recommendation title=””]
Đây là những rủi ro ít khi xảy ra, tuy nhiên việc nắm vững kiến thức và hiểu rõ vấn đề sẽ giúp cha mẹ chăm sóc bé đúng cách và an toàn hơn.
[/recommendation]
Trẻ sốt có nên nằm máy lạnh không?
Vậy trẻ sốt có nên nằm máy lạnh không? Câu trả lời là cha mẹ cứ yên tâm cho con nằm máy lạnh bình thường, trừ một số trường hợp như trẻ bị sốt do virus, vi khuẩn, cụ thể là trẻ bị sốt siêu vi thì cha mẹ cần vệ sinh máy lạnh và không gian phòng kỹ, tránh để vi khuẩn tích tụ, khiến cho tình trạng sốt kéo dài.
[key-takeaways title=””]
Theo Thông tin Y tế Quốc gia Mỹ – Health Direct, một trong những điều cha mẹ nên làm cho trẻ khi con bị sốt đó là làm mát cơ thể trẻ, giữ cơ thể trẻ được khô thoáng và để trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn.
[/key-takeaways]
Nguyên tắc cần nhớ khi cho trẻ bị sốt nằm máy lạnh
Sau khi đã giải đáp thắc mắc ‘trẻ sốt có nên nằm máy lạnh không’, tiếp theo là một số nguyên tắc cần nhớ khi cho trẻ bị sốt nằm máy lạnh:
Đảm bảo nhiệt độ phòng phù hợp: Nhiệt độ phòng phù hợp với trẻ bị sốt là trong khoảng 24-26 độ C, không chênh lệch quá 7 độ so với nhiệt độ bên ngoài. Không để nhiệt độ phòng quá thấp vì có thể khiến bé cảm thấy lạnh, dễ bị ho, khô da, mắt, mũi họng. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên để nhiệt độ quá cao khiến trẻ nóng nực. Nếu trẻ có biểu hiện lạnh, run rẩy, hãy tăng nhiệt độ hoặc tắt máy lạnh tạm thời.
Vệ sinh máy lạnh định kỳ: Bạn nên để ý vệ sinh máy lạnh định kỳ cũng như lau dọn phòng ốc hàng ngày để hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn, virus, nấm mốc…
Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí: Việc sử dụng máy tạo độ ẩm không khí có thể giúp khắc phục tình trạng khô da, mắt, mũi, miệng khi trẻ nằm trong phòng điều hòa.
Không để luồng khí lạnh tỏa trực tiếp vào người bé: Việc để luồng gió từ điều hòa thổi thẳng vào mặt, đầu, lưng, chân của trẻ là không nên. Vì điều này làm tăng nguy cơ trẻ mắc các bệnh nhưkhô da, đau họng, viêm mũi sổ mũi, viêm phế quản, viêm phổi…
Không cho trẻ nằm máy lạnh 24/24: Việc để trẻ bị sốt nằm máy lạnh cả ngày hoặc liên tiếp nhiều giờ có thể làm ảnh hưởng đến hô hấp của trẻ. Vì vậy, mỗi ngày, cha mẹ nên tắt máy lạnh khoảng 2 lần, mở cửa và dùng quạt để làm thoáng không khí trong phòng, giúp bé con mau khỏe mạnh trở lại.
Không đột ngột đưa bé ra khỏi phòng máy lạnh: Sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột có thể khiến trẻ bị sốc nhiệt, dễ sốt trở lại. Do đó, bạn nên tắt máy lạnh vài phút trước khi đưa trẻ ra ngoài. Đến khi nhiệt độ phòng gần bằng với nhiệt độ bên ngoài thì mới đưa bé ra khỏi phòng.
Đắp chăn mỏng ngang người trẻ: Để tránh tình trạng trẻ bị cảm lạnh, cha mẹ có thể đắp một tấm chăn mỏng ngang người bé, che kín vùng ngực và vùng bụng.
Câu hỏi thường gặp
Trẻ bị sốt có nên nằm quạt không?
Theo thông tin y tế từ trang thông tin Medlineplus, các chuyên gia khuyến nghị, khi trẻ bị sốt cha mẹ không nên mặc nhiều quần áo, quấn trẻ hoặc đắp chăn cho trẻ. Thay vào đó, cha mẹ nên cho trẻ nằm phòng mát mẻ có điều hòa hoặc có máy quạt, đồng thời chọn những bộ quần áo thoáng mát và mỏng cho trẻ.
Như vậy, trẻ bị sốt có thể nằm máy quạt để mát mẻ, dễ chịu hơn. Tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý không nên để luồng gió máy quạt thổi trực tiếp vào mặt hoặc vào đầu của trẻ.
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị sốt nóng lạnh?
Khi phát hiện trẻ bị sốt, cha mẹ hãy làm những điều sau đây cho con:
Lau cơ thể của con bằng nước ấm, chọn quần áo thoáng mát mỏng nhẹ cho con.
Để trẻ nằm ở nơi thông thoáng, mát mẻ, không quá nóng nực cũng không quá lạnh.
Cho con uống nhiều nước, nhưng không nên lạm dụng các loại nước trái cây.
Sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ, thường là Effaragan, Hapacol, Acetaminophen, Panadol, Paracetamol, Falgankid và các loại thuốc hạ sốt có thành phần Ibuprofen; hoặc thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho trẻ. Tuy nhiên, tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc trong mọi trường hợp, nhất là với trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Trẻ bị sốt trong các trường hợp sau đây cha mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ hoặc đưa đi bệnh viện ngay:
Trẻ tiêm chủng nhưng sốt >38°C và liên tục trong 48 giờ.
Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị sốt hoặc thân nhiệt <36,5°C.
Trẻ đi tiểu ít do mất nước. Ba mẹ có thể nhận biết khi trẻ sơ sinh không làm ướt 4 cãi tã trong một ngày. Với trẻ lớn không đi tiểu sau mỗi 8 đến 12 giờ.
Kết luận
Trẻ sốt có nên nằm máy lạnh (điều hòa) hay nằm máy quạt được không thì câu trả lời là hoàn toàn có thể. Cho trẻ nằm máy lạnh sẽ giúp con cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. Thêm vào đó, để trẻ bị sốt nhanh hồi phục, cha mẹ cũng có thể nấu cháo cho con như cháo thịt nạc, cháo hạt sen, cháo thịt bò hầm… để con ăn cho lại sức.
Với những nội dung trên, cha mẹ đã biết khi trẻ bị sốt thì có nên nằm máy lạnh hay không để biết cách chăm sóc con phù hợp. Hy vọng nội dung bài viết đã giải đáp được thắc mắc và cung cấp được một số nội dung hữu ích dành cho cha mẹ.
[key-takeaways title=”Bài viết cùng chủ đề trẻ sốt có nên nằm máy lạnh không:”]
Chuyên mục ‘Sức khỏe trẻ em‘ thường xuyên đăng tải các bài viết về về sức khỏe trẻ em, từ những bệnh thông thường đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Cha mẹ đọc thêm nội dung chuyên mục để biết cách chăm sóc trẻ thật an toàn và khỏe mạnh nhé.
Biết được các dấu hiệu phát triển bình thường của trẻ sơ sinh sẽ giúp cha mẹ yên tâm hơn trong quá trình chăm sóc con, đặc biệt là trở nên nhạy bén hơn khi trẻ gặp vấn đề gì đó bất thường. Cha mẹ đọc tiếp nội dung sau đây nhé.
10 dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh phát triển bình thường và khỏe mạnh
1. Dấu hiệu trẻ sơ sinh phát triển bình thường là trẻ bú ngoan, đủ cữ
Trẻ sơ sinh được sinh ra với bản năng bú mút bẩm sinh nên khi cảm nhận có thứ gì ở gần miệng, trẻ sẽ muốn ngậm và mút. Đây là dấu hiệu cho thấy sự phát triển bình thường ở trẻ sơ sinh.
Bên cạnh đó, khi trẻ được cho bú đúng cách, mẹ cũng sẽ nghe thấy tiếng con nuốt sữa ực ực, chứng tỏ con đang bú tốt và bú khỏe. Bé cũng thường muốn đi ngủ sau khi bú no.
2. Trẻ vui vẻ khi được bên cạnh cha mẹ
Trong quá trình mang thai, chắc hẳn mẹ cũng thường xuyên nói chuyện với con (thai nhi), mặc dù con chưa thể đáp lại mẹ. Tưởng chừng là con sẽ không nghe thấy, nhưng trên thực tế là con hoàn toàn có thể nghe và làm quen với giọng của mẹ. Đây là cách khởi tạo sự kết nối đặc biệt giữa hai mẹ con.
Sau khi chào đời, nhờ cảm giác quen thuộc về âm thanh mà con nghe từ khi con trong bụng mẹ, theo bản năng con sẽ cảm thấy an toàn và nín khóc khi nghe thấy giọng nói của ba mẹ. Đây là dấu hiệu thường thấy ở hầu hết trẻ sơ sinh phát triển bình thường.
3. Cha mẹ thay tã cho bé từ 5 – 12 lần mỗi ngày
Kể cả khi bé bú mẹ hay bú sữa công thức, nếu trẻ bú ngoan, đủ cữ cộng với thể trạng khỏe mạnh, con có thể sẽ đi tiểu và đi ngoài thường xuyên. Trung bình cha mẹ sẽ thay cho con từ 5 – 12 miếng tã mỗi ngày.
Theo Trang thông tin về sức khỏe trẻ em – Kids Health, nếu trong những tuần đầu sau sinh, trẻ có bú nhưng đi tiểu ít và không tăng cân, có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị mất nước trong cơ thể. Ngoài ra, nước tiểu càng sẫm màu càng cho thấy tình trạng mất nước ở trẻ sơ sinh.
4. Trẻ sơ sinh đạt chiều cao và cân nặng tiêu chuẩn là dấu hiệu trẻ phát triển bình thường
Thông thường, trong 6 tháng đầu sau sinh, mỗi tuần trẻ sẽ tăng từ 140 – 200g cân nặng và tăng từ 1.2 – 2.5cm chiều cao. Bên cạnh đó, để biết chính xác chiều cao và cân nặng của trẻ, mẹ có thể xem và đối chiếu với ‘bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-18 tuổi chuẩn WHO’.
Nếu trẻ luôn đạt đủ tiêu chuẩn về chiều cao và cân nặng thì đó chính là dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh phát triển và khỏe mạnh.
5. Con nhìn cha mẹ và mỉm cười
Con sẽ biết phản hồi lại cha mẹ bằng cách nhìn cha mẹ và mỉm cười khi con được khoảng 2 – 3 tháng tuổi. Ngoài ra, con sẽ biết cười thành tiếng khúc khích khi con được 4 tháng – 5 tháng tuổi.
Bên cạnh đó khi cha mẹ thấy con bắt đầu bập bẹ phát ra những âm thanh ‘ê a’ thì đó chính là dấu hiệu cho thấy con đã sẵn sàng giao tiếp. Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh phát triển bình thường về mặt tiếp nhận âm thanh và biết phản ứng lại bằng cách cười và bập bẹ vài tiếng.
6. Trẻ tích cực quan sát mọi thứ xung quanh
Khi mới chào đời, thị lực của trẻ sẽ không tốt lắm, nên mọi thứ xung quanh với con dường như là rất mờ và nhạt màu. Trong khoảng vài tháng đầu, trẻ sẽ chỉ có thể nhìn thấy trong phạm vi từ 20 – 30 cm (tương đương 8 – 12 inch).
Theo Viện Nhãn khoa Hoa Kỳ – AAO cho biết, trẻ sơ sinh có thể nhìn thấy màu sắc nhưng chúng không thể phân biệt được sự khác biệt giữa các màu sắc cho đến khi con được khoảng 3 tháng tuổi.
Về thị lực của trẻ, các chuyên gia đánh dấu các cột mốc bao gồm:
Trẻ sau khi sinh – 1 tháng: Trẻ có thể nhìn tập trung vào một chỗ, thích nhìn những nơi sáng màu và nằm cách xa khoảng 90cm (tương đương 3 feet).
Trẻ 2 – 4 tháng: Trẻ có thể nhìn tập trung và theo dõi các vật thể chuyển động
Trẻ 5 – 8 tháng: Trẻ đoán được vị trí và độ xa của các vật thể nên bắt đầu muốn tới để nắm bắt. Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu tập bò.
Trẻ 9 – 12 tháng: Khả năng quan sát, theo dõi, phán đoán, cầm nắm, phân biệt màu sắc, độ xa độ gần được hoàn thiện hơn. Đây là thời điểm con sẵn sàng tập đi.
7. Con phản ứng với âm thanh
Như đã đề cập ở trên, trẻ có thể nghe được giọng của mẹ trước khi con được sinh ra. Theo bản năng này mà con có thể phân biệt được sự khác nhau giữa giọng của mẹ và các tiếng ồn xung quanh.
Nếu mẹ nhận thấy con có phản ứng với âm thanh từ tivi, từ đồ chơi, từ môi trường xung quanh thì đây cũng là một trong các dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh phát triển bình thường và khỏe mạnh. Mẹ dễ dàng nhận thấy nhất là khi con phản ứng khi đột ngột nghe thấy một âm thanh phát lên.
[inline_article id=313275]
8. Bé đi phân mềm và thành khuôn
Bên cạnh việc theo dõi các dấu hiệu phát triển bên ngoài thì việc theo dõi tần suất đi ngoài, màu và mùi phân của trẻ sơ sinh cũng có thể là dấu hiệu cho mẹ biết là con có đang phát triển bình thường hay không.
Đối với trẻ bình thường, con có thể đi ngoài từ 2 lần hoặc 1 lần mỗi ngày, tùy thể trạng của từng bé. Thay vì tập trung vào số lần đi ngoài của con, mẹ hãy theo dõi quan sát màu phân, độ mềm hay mùi phân của con. Nếu trẻ có vấn đề sức khỏe, phân của con thường lỏng hoặc cứng, nặng mùi khó chịu, thậm chí là có màu lạ.
[recommendation title=””]
Quan trọng: Khi con đi ngoài phân mềm, đi đều đặn, thoải mái thì chứng tỏ con đang phát triển bình thường và khỏe mạnh nhé.
[/recommendation]
9. Con ngủ ngon giấc
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, nếu bé ngủ ngon giấc thì chính là điều kiện tốt để con phát triển. Nếu trẻ sơ sinh ngủ ngon từ 12 – 17 giờ mỗi ngày, điều đó cho thấy trẻ đang khỏe mạnh mẹ nhé.
Trẻ 11 tháng: Khả năng cầm nắm đồ vật tốt hơn, con biết các vị trí để đồ chơi. Trẻ cũng có thể bắt đầu tập đi.
Trẻ 12 tháng: Con có thể nói được hai âm và lặp lại các từ mà ba mẹ dạy.
[recommendation title=””]
Tất cả những dấu hiệu này đều cho thấy trẻ sơ sinh đang phát triển bình thường và ngoài những cột mốc này, con còn làm được nhiều hơn thế nữa.
[/recommendation]
Câu hỏi thường gặp
Những dấu hiệu nào cho thấy trẻ sơ sinh đang nhận đủ dinh dưỡng và phát triển bình thường?
Một số dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh đang nhận được đủ chất dinh dưỡng và phát triển bình thường bao gồm:
Trẻ đi tiểu và đi ngoài bình thường, phân đi ra mềm, không có mùi quá khó chịu
Con ngủ đủ giấc
Con luôn đạt chiều cao và cân nặng tiêu chuẩn theo độ tuổi
Con bú mẹ đúng cách và nhiều dấu hiệu khác.
Làm sao để nhận biết dấu hiệu trẻ sơ sinh phát triển không bình thường, chậm phát triển?
Theo thông tin từ Trang thông tin Y tế và Sức khỏe – Better Health Channel cho biết, các dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh phát triển không bình thường bao gồm:
Các ngón tay luôn nắm chặt thành nắm đấm
Con không giật mình và ít khi phản ứng khi nghe thấy âm thanh
Trẻ quấy khóc và cha mẹ gặp khó khăn trong việc dỗ nín
Trẻ không hoạt bát, ít phản ứng với mọi thứ xung quanh
Cơ thể của con trông có vẻ yếu, cơ thể mềm, không chắc như các bé cùng tháng tuổi.
Trong những trường hợp này, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nhi khoa để được thăm khám và chẩn đoán.
[key-takeaways title=”Cha mẹ xem thêm các bài viết về sự phát triển của trẻ:”]
Nội dung trên là 10 dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh phát triển bình thường và khỏe mạnh. Bên cạnh đó, nếu cha mẹ nhận thấy con có bất kỳ dấu hiệu phát triển không bình thường nào hoặc gặp phải một số bệnh lý về da, về hô hấp, về tiêu hóa… cha mẹ cần chủ động đưa con đi khám càng sớm càng tốt.
Hy vọng nội dung trên đã giúp cha mẹ hiểu và biết cách nhận diện một đứa trẻ phát triển bình thường và khỏe mạnh.
[summary title=””]
Chuyên mục ‘Năm đầu đời của bé‘ đăng tải nội dung về những cột mốc phát triển thú vị của bé, nhằm mang đến cho con một khởi đầu hoàn hảo và nhiều kỷ niệm. Nội dung được tham vấn chuyên môn bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ cộng tác và Ban tham vấn Y khoa MarryBaby nhằm đảm bảo thông tin chuẩn xác trước khi đến với độc giả.
Nội dung bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng, liều dùng và cách sử dụng thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mời bạn đọc tiếp ngay sau đây!
Thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho trẻ sơ sinh là thuốc gì?
Thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho trẻ sơ sinh hay thuốc đạn hạ sốt (Acetaminophen Rectal) thuộc nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau được chỉ định sử dụng trong các trường hợp như: đau cơ, đau đầu, đau lưng, viêm khớp, cảm lạnh, đau răng và sốt.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc hạ sốt cho trẻ khác nhau như miếng dán hạ sốt cho trẻ, thuốc hạ sốt dạng gói, dạng siro, viên uống và viên đặt hậu môn… Trong những loại này, không có loại nào được cho là tốt nhất mà bác sĩ sẽ thường chỉ định sử dụng dựa trên triệu chứng, thể trạng và tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ.
[quotation title=”Theo thông tin từ Bộ Y tế”]
Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau khiến bạn khó lựa chọn khi cần thiết. Bộ Y tế khuyến khích bạn nên chọn paracetamol (còn gọi là acetaminophen). Vì paracetamol có tác dụng nhanh, an toàn, hiệu lực hạ sốt mạnh và dễ sử dụng.
[/quotation]
Ngoài paracetamol, thị trường còn có một số sản phẩm thương mại khác tùy theo nhãn hàng sản xuất, ví dụ như: Hapacol, Tylenol, Efferalgan, Panadol…
Liều dùng thuốc hạ sốt nhét (đặt) hậu môn cho trẻ sơ sinh
Để biết chính xác liều dùng, đặc biệt là khi dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Thông tin dưới đây chỉ mang tính tham khảo, có thể không phù hợp trong nhiều trường hợp. Vì thế, bạn cần xác nhận với bác sĩ để biết liều lượng thích hợp với trẻ.
Đối với thuốc hạ sốt đặt hậu môn cho trẻ sơ sinh, tùy từng thể trạng và cân nặng của bé mà bác sĩ sẽ chọn loại thuốc phù hợp cùng với liều dùng cụ thể. Dưới đây là các loại thuốc hạ sốt đặt hậu môn cho trẻ:
Hướng dẫn cách đặt thuốc hạ sốt vào hậu môn cho trẻ
Thuốc đặt hậu môn là một dạng thuốc sẽ tan chảy sau khi được đặt vào trực tràng. Dược chất sẽ đi theo đường trực tràng từ dưới, hấp thu vào tĩnh mạch và sau đó được đưa đến gan để tuần hoàn vào máu và phát huy tác dụng.
Hướng dẫn cách nhét (đặt) thuốc hạ sốt vào hậu môn cho trẻ từng bước chi tiết:
Bước 1: Cha mẹ rửa tay bằng xà phòng và rửa lại bằng nước ấm thật sạch và vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn của trẻ.
Bước 2: Đặt trẻ nằm nghiêng, quay lưng về phía người đặt thuốc. Đặt chân dưới của trẻ duỗi thẳng, chân trên co về phía trước bụng.
Bước 3: Nâng nhẹ phần mông trên để bộc lộ vùng trực tràng.
Bước 4: Tháo vỏ thuốc và đặt đầu nhọn của viên thuốc hướng về phía trực tràng.
Bước 5: Dùng 1 ngón tay đẩy nhẹ thuốc sâu vào trực tràng khoảng 2cm (khoảng 1/2 đốt ngón tay). Ấn giữ nhẹ 2 phần mông trong vài giây.
Bước 6: Giữ trẻ nằm nghiêng, thẳng chân trong vòng 15 phút để viên thuốc không bị rơi ra ngoài, đồng thời đảm bảo dược chất được giải phóng dần trong vùng trực tràng.
Bước 7: Rửa sạch lại tay bằng xà phòng và nước ấm.
Trường hợp, nếu sau khi đặt thuốc 15 phút mà trẻ đi đại tiện, cha mẹ sẽ cần đặt lại một viên khác. Vì khả năng cao là thuốc chưa kịp hoàn tan hoàn toàn.
Lưu ý khi sử dụng
Thuốc đặt hậu môn thường hơi mềm và dễ chảy nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng. Do vậy, cha mẹ hãy đặt thuốc vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản thuốc.
Không tự ý kết hợp thêm các loại thuốc khác, kể cả thuốc tây y, đông y hay bất kỳ loại thuốc truyền miệng dân gian
Sau khi sử dụng thuốc đặt hậu môn nhưng tình trạng sốt vẫn không thuyên giảm, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khác kỹ hơn.
Không bẻ viên thuốc làm đôi để dễ nhét vào hậu môn cũng như không nhét một lần nhiều hơn 1 viên vào hậu môn.
[key-takeaways title=””]
Quan trọng: Không phải trường hợp trẻ bị sốt nào cũng cần được điều trị. Theo thông tin khuyến nghị từ Stanford Medicine Children’s Health, bản chất của mọi cơn sốt ở trẻ không hẳn là có vấn đề sức khỏe. Vì sốt là biểu hiện của cơ thể đang chống lại sự nhiễm trùng của cơ thể.
[/key-takeaways]
Do đó, bạn không cần điều trị khi trẻ bị sốt, trừ những trường hợp sau đây thì sẽ bắt đầu can thiệp:
Trẻ dưới 2 tháng tuổi sốt kéo dài hơn 3 ngày.
Trẻ dưới 3 tháng tuổi sốt trên 38 độ.
Trẻ từ 2 tuổi sốt kéo dài trên 72 giờ (3 ngày) không đáp ứng thuốc hạ sốt.
Sốt kèm theo các triệu chứng khác như co giật, đau họng, phát ban, nôn ói, tiêu chảy, ngủ li bì, khóc dai…
[key-takeaways title=”Nội dung liên quan đến trẻ bị sốt cha mẹ nên đọc thêm:”]
Đối với trẻ em, liều dùng Efferalgan dạng viên đặt hậu môn được khuyến cáo trong khoảng 10-20 mg/kg cân nặng/liều. Chính vì vậy, tùy theo cân nặng của bé mà sẽ kê đơn thuốc cho phù hợp.
Cách nhau mỗi 4-6 giờ, cha mẹ có thể đặt 1 lần cho bé và không quá 5 lần trong vòng 24h.
Nếu dùng kết hợp cả thuốc hạ sốt đường uống, cha mẹ cũng cần lưu ý việc uống thuốc hạ sốt bao lâu thì nhét hậu môn. Trong trường hợp này, khoảng cách dùng thuốc đúng sẽ là 4-6 giờ. Vì hiệu quả ở hai đường dùng là như nhau.
Kết luận
Thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho trẻ sơ sinh là một dạng thuốc thường được sử dụng khi trẻ còn nhỏ hoặc trẻ không thể sử dụng thuốc qua đường uống. Thuốc cũng mang lại tác dụng tương tự như đường uống, có hiệu quả hạ sốt nhanh và tương đối an toàn, dễ sử dụng.
Hy vọng, qua bài viết này cha mẹ đã hiểu được tác dụng của thuốc và cách sử dụng loại thuốc này khi trẻ bị sốt.
Cha mẹ xem thêm các bài viết về sốt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:
Chuyên mục ‘Sức khỏe trẻ em‘ thường xuyên đăng tải các bài viết về về sức khỏe trẻ em, từ những bệnh thông thường đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Từ đó giúp mẹ biết cách chăm sóc để trẻ luôn khỏe mạnh.
Bệnh bạch hầu là căn bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, để phòng ngừa và kịp thời điều trị, việc tìm hiểu các dấu hiệu và biết cách nhận biết các triệu chứng bệnh bạch hầu là rất cần thiết.
Trong bài viết này, MarryBaby sẽ cung cấp thông tin về các triệu chứng của bệnh bạch hầu và cách phòng ngừa bệnh. Qua đó, giúp bạn hiểu hơn về bệnh để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Bệnh bạch hầu là gì?
Theo Bộ Y tế Việt Nam, bệnh bạch hầu (tên tiếng anh là Diphtheria) là một bệnh nhiễm khuẩn và nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng người lớn cũng có thể mắc nếu không có miễn dịch.
Khi xâm nhập vào cổ họng, vi khuẩn tiết ra các độc tố vào các mô trong cổ họng, gây tích tụ mô xám hay các giả mạc dày dai, có màu trắng xám, bám chặt và lây lan ra khắp vòm họng, thanh quản, mũi và tuyến hạnh nhân.
[recommendation title=””]
Theo thông tin cảnh báo từ Tổ chức Y tế thế giới – WHO, bệnh bạch hầu rất dễ lây lan. Chúng lây theo đường hô hấp khi nói chuyện gần, hắt hơi, ho… nước bọt bắn ra có chứa vi khuẩn hòa vào không khí, nếu hít phải sẽ có khả năng nhiễm bệnh, nếu cơ thể chưa có kháng thể chống lại vi khuẩn bạch hầu này.
[/recommendation]
Ngoài ra, vi khuẩn bạch hầu cũng có thể lây nhiễm gián tiếp khi tiếp xúc với các vật dụng có dính chất bài tiết hoặc giọt bắn có chứa vi khuẩn bạch hầu. Thời gian ủ bệnh trong khoảng 2 – 5 ngày hoặc hơn kể từ khi nhiễm vi khuẩn bạch hầu.
Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu
Thông tin trên Tạp chí Y khoa – Science Direct cho biết, nguyên nhân chính gây bệnh bạch hầu là do vi khuẩn gram dương, hiếu khí Corynebacterium diphtheriae gây ra. Chúng tồn tại ở 4 dạng bao gồm: Gravis, Mitis, Intermedius và Belfanti.
Khi quan sát dưới kính hiển vi, hình dáng của chúng thẳng và hơi cong nhẹ, không có vỏ và không sinh bào tử. Chúng phát triển mạnh trong môi trường thông thoáng và còn tăng trưởng mạnh hơn trong môi trường có máu và huyết thanh.
[key-takeaways title=”Các loại virus, vi khuẩn xâm nhập cơ thể và gây biến chứng lạ:”]
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh – CDC cho biết rằng, khi nhiễm bệnh hoặc có tiếp xúc với người bệnh, thời gian ủ bệnh là từ 2 – 5 ngày; còn thời gian để các triệu chứng bắt đầu xuất hiện là từ 1 – 10 ngày.
Các triệu chứng bệnh bạch hầu chủ yếu xuất hiện ở đường hô hấp, bao gồm:
Triệu chứng đặc trưng của bệnh bạch hầu là giả mạc (pseudomembrane). Giả mạc là một lớp phủ niêm mạc, màu trắng xám, dày dai bị tích tụ ở mũi và họng do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Lớp phủ này gọi là màng giả, chúng gây khó khăn cho việc thở và nuốt.
[/key-takeaways]
Chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh bạch hầu như thế nào?
Để chẩn đoán bệnh bạch hầu, bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng của bệnh, kết hợp với kết quả xét nghiệm dịch vòm họng từ các vết loét do bệnh gây ra.
Hiện nay đã có thuốc điều trị bệnh bạch hầu nhưng chỉ hiệu quả nếu được phát hiện và chẩn đoán sớm. Bệnh có thể gây biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim, thận và hệ thần kinh bất cứ lúc nào. Do đó, khi nghi ngờ bản thân mắc bệnh, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và can thiệp điều trị kịp thời.
Các trung tâm y tế và bệnh viện hiện đang có vắc xin phòng ngừa bệnh bạch hầu. Các loại vắc xin dành cho trẻ em là phổ biến hơn so với người lớn, vì đây chính là đối tượng dễ mắc bệnh bạch hầu nhất, do sức đề kháng còn yếu.
Để biết chính xác trẻ cần tiêm vắc xin gì để phòng ngừa bạch hầu, cha mẹ nên tìm hiểu thêm:
Một số điều mà bạn cần lưu ý để phòng ngừa mắc bệnh:
Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đeo khẩu trang khi hắt hơi, ho và khi ở nơi chật hẹp, đông người. Không đến gần những khu vực được thông báo là có nguồn bệnh hoặc đang nghi ngờ nhiễm bệnh.
Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bản thân hoặc người thân mắc bệnh, bạn nên tìm đến các trung tâm y tế và bệnh viện gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tăng cường nhận thức về bệnh bằng cách tìm đọc thông tin; Khẩn trương tiêm phòng vắc xin để ngăn ngừa bệnh.
Các câu hỏi thường gặp
Triệu chứng bệnh bạch hầu ở người lớn là gì?
Dấu hiệu nhận biết hay triệu chứng của bệnh bạch hầu là gì? Triệu chứng thường gặp của bệnh là: Họng đỏ, nuốt đau, sốt, da xanh, mệt mỏi, nổi hạch ở dưới hàm gây sưng tấy vùng cổ. Thời gian ủ bệnh từ 2 – 5 ngày, cơ thể chưa có triệu chứng và biến chứng nguy hiểm.
Bệnh bạch hầu có lây không?
Bệnh bạch hầu rất dễ lây lan từ người sang người, đặc biệt là khi có tiếp xúc gần, nói chuyện, hít phải hơi hắt xì, trúng nước bọt của người bệnh.
Kết luận
Bệnh bạch hầu có tốc độ lây lan rất nhanh, biến chứng nguy hiểm và tỷ lệ tử vong cao. Do đó, dù là trẻ em hay người lớn cũng cần tiêm vắc xin đủ liều, đúng lịch, đồng thời đến bệnh viện điều trị ngay nếu phát hiện những triệu chứng bệnh bệnh bạch hầu.
Đáng lưu ý, không phải chỉ khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh bạch hầu thì bạn mới mắc bệnh. Vì thời gian ủ bệnh sau khi nhiễm bệnh là từ 2 – 5 ngày, trong khoảng thời gian đó có thể chưa xuất hiện triệu chứng, nhưng bạn đã mắc bệnh. Vậy nên, tốt nhất là bạn nên giữ vệ sinh cá nhân thật tốt đồng thời tiêm phòng đầy đủ, đặc biệt là với trẻ nhỏ.
[summary title=””]
Chuyên mục ‘Chăm sóc khỏe gia đình‘ đăng tải những nội dung xoay quanh các vấn đề về sức khỏe thường gặp trong gia đình. Nội dung được tham vấn chuyên môn bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ cộng tác và Ban tham vấn Y khoa MarryBaby nhằm đảm bảo thông tin chuẩn xác trước khi đến với độc giả.