Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Hướng dẫn cách chườm hạ sốt cho trẻ đúng cách

Trong bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ cách chườm hạ sốt cho trẻ mà cha mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà, giúp bé yêu cảm thấy thoải mái hơn và nhanh chóng hồi phục.

1. Dấu hiệu trẻ bị sốt

Trước khi tìm hiểu cách chườm hạ sốt cho trẻ, cha mẹ cần biết bé có đang bị sốt hay không. Khi trẻ bị sốt, cơ thể thường có những dấu hiệu và triệu chứng cho thấy nhiệt độ cơ thể đang tăng lên. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp khi trẻ bị sốt:

  • Nhiệt độ cơ thể tăng: Khi sốt, nhiệt độ cơ thể của trẻ sẽ cao hơn bình thường (trên 38°C).
  • Nhiều bộ phận nóng hơn bình thường: Khi trẻ sốt, da trên trán, cổ, ngực và lưng có thể nóng hơn so với các bộ phận khác của cơ thể.
  • Mệt mỏi: Trẻ sốt cao dễ lừ đừ, thiếu năng lượng hơn bình thường. 
  • Thay đổi tâm trạng: Trẻ sốt dễ cáu gắt hoặc khóc nhiều hơn bình thường. Bé khó ngủ và khó thức dậy.
  • Chảy nước mắt và mũi: Đây là cơ chế tự nhiên của cơ thể để giúp làm mát và giải tỏa nhiệt khi bị sốt.
  • Biếng ăn: Trẻ sốt có thể từ chối thức ăn hoặc ăn ít hơn so với bình thường.
  • Da ửng đỏ: Da của bé ửng đỏ trên khuôn mặt, cổ, ngực hoặc các bộ phận khác của cơ thể.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh là bệnh gì và cách chữa trị?

2. Cách xác định trẻ có bị sốt hay không

Để xác định bé có sốt hay không, mẹ cần tiến hành đo nhiệt độ cơ thể bé trước.

  • Dụng cụ đo: Nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế điện tử.
  • Đo nhiệt độ cho trẻ tại các vị trí: tai, trán, miệng, nách, hậu môn.

Dựa theo nhiệt độ có thể xác định bé thuộc loại sốt nào:

Trẻ đang sốt cao vậy đâu là cách chườm ấm hạ sốt cho trẻ
Trẻ đang sốt cao vậy đâu là cách chườm ấm hạ sốt cho trẻ?

3. Hướng dẫn cách chườm ấm hạ sốt cho trẻ 

[key-takeaways title=”Bị sốt nên chườm nóng hay lạnh?”]

Việc chườm hạ sốt cho trẻ đúng cách bằng nước ấm có tác dụng làm lỗ chân lông trên cơ thể giãn nở, giãn các mạch máu ngoại vi, tăng khả năng tản nhiệt, từ đó hạ sốt. Ngược lại, khi trẻ bị sốt mà chườm lạnh sẽ chỉ khiến trẻ khó chịu hơn. Một số mẹ còn lấy nước đá cho vào khăn khô chườm lên người trẻ, việc này có thể gây bỏng lạnh, suy hô hấp, rất nguy hiểm cho trẻ.

[/key-takeaways]

MarryBaby sẽ hướng dẫn mẹ cách chườm ấm hạ sốt cho trẻ.

Chuẩn bị

  • Nhiệt kế.
  • 5 khăn nhỏ có khả năng thấm hút nước tốt.
  • Pha chậu nước ấm, có thể kiểm tra độ ấm của nước bằng cách dùng nhiệt kế hoặc nhúng khuỷu tay vào thau nước và cảm giác ấm như khi tắm em bé là được.
  • Nới bớt quần áo cho trẻ.

Cách chườm ấm hạ sốt cho trẻ

  • Bước 1: Mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ. Tạo một không gian yên tĩnh và thoáng đãng để trẻ có thể nằm thoải mái và thư giãn trong quá trình chườm.
  • Bước 2: Mẹ ngâm khăn bông vào nước ấm và vắt nhẹ để loại bỏ nước thừa. Khăn nên được làm ướt đủ để có thể chườm được cả trán và cơ thể của trẻ.
  • Bước 3: Đặt khăn ướt lên trán của trẻ và nhẹ nhàng vỗ nhẹ để làm mát da và giúp hạ sốt. Mẹ có thể lặp lại quá trình này mỗi khi khăn trở nên ấm.
  • Bước 4: Nếu trẻ có thân nhiệt cao, mẹ có thể chườm khăn ướt lên cơ thể của trẻ, đặc biệt là cần chườm vùng nách và bẹn để giúp làm mát cho bé. 

Lưu ý:

  • Kiểm tra nhiệt độ nước và khăn trước khi áp lên da trẻ. Khăn nên ấm, không quá nóng, để trẻ cảm thấy thoải mái.
  • Không để trẻ ở một mình trong quá trình chườm ấm và luôn giám sát trẻ một cách cẩn thận để đảm bảo an toàn.
  • Nếu trẻ không thoải mái hoặc có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, hãy ngừng chườm và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Cách chườm ấm hạ sốt cho trẻ
Cách chườm ấm hạ sốt cho trẻ

4. Các cách khác xử trí khi trẻ bị sốt

Bên cạnh cách chườm hạ sốt cho trẻ trên, cha mẹ cũng nên thử một số cách hạ cơn sốt cho trẻ như sau:

  • Mặc quần áo thoải mái cho trẻ. 
  • Dùng paracetamol, ibuprofen để giảm sốt nếu sốt làm cho con bị nóng.
  • Bổ sung đầy đủ nước cho bé. Đối với bé dưới 1 tuổi thì cho bé bú đủ sữa.
  • Tránh tắm lạnh và dùng quạt thường xuyên. Những điều này có thể làm cho con cảm thấy không thoải mái hơn.
  • Bổ sung các thực phẩm giúp tăng hệ miễn dịch vào chế độ ăn của bé như thịt gà, cam, bưởi, sữa chua,…

[inline_article id=267247]

Trên đây là cách chườm hạ sốt cho trẻ nhanh khỏi bệnh. Sau khi chườm mà nhiệt độ cơ thể bé vẫn cao, tốt nhất nên cho bé đi khám để được bác sĩ tư vấn và đưa ra hướng điều trị.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng?

Chính vì thế, bài viết hôm nay sẽ giúp cha mẹ giải đáp vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng cũng như cách để chữa trị và ngăn ngừa sâu răng cho bé. Nhưng trước khi tìm hiểu lý do vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng, hãy cùng tìm hiểu Sâu răng là gì nhé!

1. Sâu răng là gì?

Sâu răng (Cavities hay Dental caries) là khi bề mặt răng hoặc men răng bị tổn thương. Sâu răng xảy ra là do vi khuẩn trong miệng tạo ra axit tấn công men răng. Từ đó, nó tạo ra những lỗ trên răng. Sâu răng nếu không được điều trị có thể gây đau nhức, nhiễm trùng; thậm chí là phải nhổ bỏ răng.

2. Vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng?

vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng
Vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng?

Trẻ ăn kẹo dẫn đến sâu răng vì bên trong kẹo có chứa cả đường và tinh bột. Hơn nữa, trong răng miệng của người lớn và trẻ nhỏ đều chứa vi khuẩn. Khi trẻ nhỏ ăn kẹo thì đồng thời những con vi khuẩn trong răng miệng cũng ăn kẹo.

Khi ăn đường và tinh bột, những con vi khuẩn này tiết ra một loại axit ăn mòn men răng. Khi men răng bị bào mòn, vi khuẩn và axit có thể xâm nhập vào bên trong răng; khiến răng suy yếu cũng như xuất hiện nhiều lỗ sâu. Đó là lý do vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng.

Bên cạnh việc làm hỏng răng, trẻ ăn nhiều kẹo cũng có thể gây kích ứng nướu và gây ra các bệnh về nướu.

Sâu răng ảnh hưởng đến trẻ như thế nào? Sâu răng kéo dài nếu không được chữa trị sẽ khiến trẻ bị áp xe răng, răng bị hỏng, mất răng. Một khi mất răng gây ra các bất tiện trong ăn nhai, phát âm, ổ xương răng bị tiêu đi, khi lớn sẽ ảnh hưởng đến khuôn mặt của trẻ. 

Nếu sâu răng không được phát hiện kịp thời ăn sâu vào trong phá hủy tủy thì có thể làm thối tủy. Một khi tủy đã bị phá hủy thì không thể phục hồi, bắt buộc phải nhổ bỏ răng sâu.

>> Mẹ có thể tham khảo: Mẹo mọc răng không sốt: 4 cách từ dân gian mẹ đã biết chưa?

3. Cách chữa sâu răng cho bé

Sau khi cha mẹ đã biết vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng; mẹ cũng nên biết cách chữa sâu răng cho bé nhé!

Cách điều trị sâu răng tùy thuộc vào tình trạng của bệnh:

  • Trám răng: Nếu sâu răng tạo lỗ trên răng bé, nha sĩ sẽ loại bỏ mô răng bị sâu và sau đó phục hồi răng bằng cách trám lại bằng vật liệu trám.
  • Phương pháp điều trị bằng florua: Nếu bé bị sâu răng nhẹ, bác sĩ sẽ dùng thuốc có khả năng diệt khuẩn như florua chấm vào vị trí răng sâu để ngăn ngừa vi khuẩn tiếp tục tấn công và giúp men răng tự phục hồi.
  • Loại bỏ tủy: Nếu tổn thương răng hoặc nhiễm trùng lan đến tủy bên trong răng, nha sĩ có thể cần phải lấy tủy răng cho bé rồi làm sạch bên trong răng. Tiếp theo trám tạm thời. Sau đó, bé sẽ cần quay lại để trám răng vĩnh viễn hoặc bọc mão răng.
  • Nhổ răng: Trong những trường hợp nghiêm trọng nhất, khi không thể khắc phục được tổn thương tủy răng, nha sĩ có thể nhổ răng bé. 

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị nổi mụn nước trong miệng là bệnh gì?

4. Phương pháp phòng ngừa sâu răng ở trẻ em

cách phòng ngừa sâu răng ở trẻ em

Vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng mẹ đã biết câu trả lời rồi đấy. Vậy làm sao để phòng ngừa sâu răng ở trẻ em đây?

Để ngăn ngừa bé bị sâu răng, mẹ nên:

  • Dùng chỉ nha khoa cho bé trên 2 tuổi hàng ngày.
  • Cho bé súc miệng với nước nước súc miệng có chứa florua.
  • Lên lịch khám và làm sạch răng định kỳ cho bé 6 tháng một lần.
  • Cho bé đánh răng với với kem đánh răng có chứa florua 2 lần một ngày.
  • Cho bé ăn những thực phẩm có lợi cho răng như táo, cam, sữa, phô mai, yogurt, các loại hạt, chocolate đen,…
  • Hạn chế cho bé ăn nhiều thực phẩm có hại cho răng như kẹo ngọt, bánh ngọt, snack; khoai tây chiên, thực phẩm quá nóng,…

>> Mẹ có thể tham khảo: TOP 10+ siro trị ho cho bé có nguồn gốc thảo dược nhiều mẹ tin dùng

[inline_article id=290780]

Hy vọng bài viết này đã giải đáp được thắc mắc “Vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng” cho cha mẹ. Sau bài viết này, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn kẹo và các loại bánh ngọt để con có hàm răng trắng khỏe mẹ nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Cách chữa mắt bé bị đổ ghèn đơn giản và hiệu quả

Cha mẹ đừng quá lo lắng nhé! MarryBaby sẽ mách cha mẹ các cách chữa mắt bé bị đổ ghèn cực đơn giản và hiệu quả. Nhờ đó mà khi mắt em bé bị đổ ghèn, cha mẹ biết phải làm sao để chữa trị kịp thời.

1. Những nguyên nhân khiến mắt bé bị đổ ghèn

Trên thực tế, cách chữa mắt bé bị đổ ghèn phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân khiến mắt bé bị đổ ghèn.

Mắt bé bị đổ ghèn có thể do các nguyên nhân sau:

  • Mắt bé đổ ghèn do vi khuẩn: Đây là một bệnh nhiễm trùng mắt do vi khuẩn. Triệu chứng chính là mí mắt dính vào nhau, có mủ sau khi ngủ. Có thể có ở 1 hoặc cả 2 mắt. 
  • Mắt bé đổ ghèn do virus: Đây là một bệnh nhiễm virus của mắt. Triệu chứng chính là lòng trắng của mắt có đường vân màu hồng. Đôi mắt chứa nhiều nước nhưng không có mủ. Thường xuất hiện ở cả hai bên mắt.
  • Mắt bé đổ ghèn do tiết chất nhầy: Mắt bé bị đổ ghèn có thể do bụi bẩn, chất gây dị ứng rơi vào mắt. Do đó mắt tiết chất nhầy màu kem để loại bỏ những tạp chất này ra khỏi mắt. Trường hợp này có thể không cần điều trị nhưng sẽ cần lau sạch mắt bằng nước ấm.
  • Tắc tuyến lệ: Trường hợp bé bị đổ ghèn do tắc tuyến lệ xuất hiện ở 10% trẻ sơ sinh. Triệu chứng của tắc tuyến lệ là bé chảy nước mắt liên tục, ngay cả khi bé không khóc. Tình trạng xảy ra lâu có thể khiến bé bị nhiễm trùng thứ cấp. Mí mắt bị mủ.
  • Dị vật trong mắt: Đây là tình trạng nghiêm trọng. Các hạt nhỏ như cát, bụi bẩn hoặc sạn thường bị mắc kẹt dưới mí mắt trên. Từ đó khiến mắt bé đổ ghèn. Nếu không được loại bỏ; mắt sẽ phản ứng bằng cách tạo ra mủ. Điều này có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng và luôn bị khó chịu ở mắt
  • Viêm mô tế bào mí mắt: Đây là một bệnh nhiễm trùng mí mắt và các mô xung quanh mắt nghiêm trọng. Triệu chứng chính là mí mắt đỏ và sưng húp. Thường chỉ ở một bên. Nguyên nhân gây ra viêm mô tế bào mí có thể do nhiễm trùng xoang ethmoid. 

Sau khi đã biết rõ nguyên nhân, chúng ta hãy cùng đi đến phần cách chữa trị mắt bé bị đổ ghèn như thế nào nhé!

2. Cách chữa mắt bé bị đổ ghèn tại nhà hiệu quả

Nếu mắt bé bị đổ ghèn không kèm theo các triệu chứng viêm nhiễm, sưng tấy đỏ, bỏng rát. Mẹ có thể chỉ cần áp dụng cách chữa mắt bé bị đổ ghèn bằng cách vệ sinh sạch sẽ đôi mắt của bé hoặc dùng thuốc nhỏ mắt.

2.1 Cách loại bỏ ghèn để chữa mắt bé bị đổ ghèn tại nhà

nhỏ nước nhỏ mắt
Cách chữa mắt bé bị đổ ghèn tại nhà là lau và nhỏ thuốc nhỏ mắt cho bé

Cách chữa mắt bé bị đổ ghèn đối với các triệu chứng nhẹ chính là lau sạch mắt bé nhẹ nhàng bằng bông gòn thấm nước ấm; để bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Cha mẹ cần lưu ý:

  • Chỉ làm sạch theo một hướng, hướng từ trong mắt (phía mũi) ra ngoài. Làm vậy để ngăn ngừa mắt còn lại bị nhiễm trùng nếu chỉ có một mắt bị ảnh hưởng.
  • Đừng lau quá mạnh có thể khiến giác mạc và kết mạc bé tổn thương. Sau khi lau xong bỏ miếng bông gòn ngay để tránh tái nhiễm.
  • Ngoài ra, sau khi lau xong, cha mẹ có thể nhỏ thuốc nhỏ mắt để bé giảm đau và loại bỏ bụi bẩn, dị vật kẹt trong mắt.

Có 1 cách dân gian là sử dụng sữa mẹ để lau mắt bé có thể chữa mắt bé bị đổ ghèn và mủ. Thật ra phương pháp này không có tác dụng nhưng cũng không có hại. Tốt nhất vẫn nên nghe theo lời khuyên từ bác sĩ.

2.2 Ngừng cho bé đeo kính áp tròng (lens)

Nếu bé đang đeo kích áp tròng, cha mẹ nên chuyển cho trẻ đeo kính cận cho đến khi hết nhiễm trùng. Điều này sẽ tránh làm tổn thương giác mạc của bé. Khi triệu chứng đổ ghèn, viêm mắt của bé đỡ hơn, mẹ cần khử trùng kỹ kính áp tròng trước khi cho bé đeo trở lại.

(*) Lưu ý: Nếu đây là kính áp tròng dùng một lần, mẹ nên bỏ đi ngay sau khi bé đã dùng xong.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt và đổ ghèn, nên khắc phục như thế nào?

2.3 Cách sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng sinh cho bé

Cha mẹ có thể dùng thuốc nhỏ mắt như cách chữa mắt bé bị đổ ghèn hiệu quả:

  • Nếu bé ngoan, chịu nhỏ mắt: Mẹ hãy nhẹ nhàng đặt ngón tay dưới mắt, kéo nhẹ để dễ nhỏ hơn. Sau đó, mẹ bóp nhẹ 1 giọt thuốc nhỏ mắt cho bé. Cuối cùng, mẹ dặn trẻ nhắm mắt trong 2 phút để thuốc ngấm vào mắt tốt hơn.
  • Nếu bé không chịu mở mắt cho mẹ nhỏ: Mẹ hãy để bé nằm xuống, thoải mái. Sau đó, mẹ nhỏ 1 giọt vào khóe mắt của bé. Khi trẻ mở mắt hoặc chớp mắt, thuốc cũng sẽ có cơ hội chảy và thấm vào mắt bé từ từ.

(*) Lưu ý: Việc sử dụng thuốc nhỏ mắt mẹ luôn cần tham khảo ý kiến bác sĩ nhé.

Đối với trường hợp đau, viêm và ngứa mắt do viêm kết mạc dị ứng có thể gây ngứa, bỏng rát ở mắt, thậm chí sốt. Những triệu chứng này có thể được xoa dịu bằng cách uống thuốc kháng histamin, thuốc giảm đau paracetamol, ibuprofen. Cha mẹ luôn cần hỏi ý bác sĩ trước khi cho bé uống kháng sinh.

2.4 Khi nào cần đưa bé đi khám bác sĩ?

Hãy đưa bé đi bệnh viện nếu bệnh đổ ghèn của bé không thuyên giảm sau 2 ngày hoặc nếu bé có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  • Mắt bé đau dữ dội.
  • Lừ đừ trong người hoặc bị sốt.
  • Sưng đỏ, đau ở mí mắt và quanh mắt dữ dội. 
  • Bé bị giảm thị lực, ghèn cản tầm nhìn bé quá nhiều. 
  • Đã lau chùi nhiều lần nhưng vẫn ghèn ở mắt bé vẫn không khỏi.

Đau mắt đỏ, một trong những triệu chứng kể trên cần được chữa trị như thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời nhé!

2.5 Cách chữa mắt bé bị đổ ghèn tại bệnh viện

Đối với trường hợp có triệu chứng nhiễm trùng mắt lâu ngày không hết và RẤT NGHIÊM TRỌNG. Bác sĩ có thể tiến hành tiêm steroid để làm thuyên giảm bệnh.

Một số trẻ bị đổ ghèn do bị tắc tuyến lệ trong một thời gian dài, cách chữa trị sẽ là phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật này là chèn một đầu dò nhỏ vào ống tuyến lệ của trẻ. Sau đó tiến hành nong tuyến lệ và dùng nước muối để làm sạch tuyến lệ; giúp tuyến lệ được thông thoáng. 

>> Cha mẹ có thể tham khảo thêm: Nguyên nhân, cách chữa trị mắt bé 2-3 tuổi bị đổ ghèn

3. Cách phòng ngừa mắt bé bị đổ ghèn

phòng ngừa trẻ bị ghèn mắt
Dọn dẹp nhà cửa cũng là một cách chữa trị và phòng ngừa mắt bé bị đổ ghèn hiệu quả

Dù đã biết cách chữa trị nhưng mắt bé vẫn có thể bị đổ ghèn trở lại. Vì thế, cha mẹ cũng cần biết cách phòng ngừa để mắt bé không bị đổ ghèn trở lại.

Cách phòng ngừa bao gồm:

  • Rửa tay cho bé thường xuyên.
  • Cho bé tránh xa các vật gây dị ứng.
  • Không cho trẻ dụi mắt vì vi khuẩn từ tay có thể lây nhiễm vào mắt.
  • Vệ sinh nhà cửa, chăn gối nệm của bé một cách sạch sẽ và gọn gàng.
  • Để kem dưỡng, kem chống nắng, các sản phẩm có hại cho mắt ở gần trẻ.

[inline_article id=260337]

Trẻ bị đổ ghèn thường không phải là tình trạng nguy hiểm. Đa số các nguyên nhân chỉ là do dị ứng, nhiễm khuẩn, tuyến lệ bị tắc. Các cách chữa mắt bé bị đổ ghèn chính là vệ sinh nhẹ nhàng mắt bé, nhỏ thuốc nhỏ mắt, cho bé uống kháng sinh. Chỉ những số ít trường bệnh tình bé trở nên rất nghiêm trọng mới cần đến tiêm steroid, phẫu thuật.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Có nên dán miếng hạ sốt cho trẻ? Hiểu đúng về miếng dán hạ sốt

Thế nhưng liệu miếng dán “thần thánh” này có chữa hết bệnh. Có nên sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ nhỏ hay không? Liệu có tác dụng phụ gì không? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết này.

1. Miếng dán hạ sốt là gì?

Miếng dán hạ sốt là gì
Miếng dán hạ sốt là gì? Có nên dán miếng hạ sốt cho trẻ?

Trước khi tìm hiểu có nên sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ nhỏ hay không; hãy cùng xem thử miếng dán hạ sốt là gì nhé. 

Miếng dán hạ sốt (cooling pads) là miếng dán có tác dụng tản nhiệt, thành phần chủ yếu là hydrogel. Hydrogel là các polyme dạng chuỗi; không tan trong nước; có khả năng hút nước ở vùng da mà chúng tiếp xúc.

Miếng dán hạ sốt hoạt động theo cơ chế hấp thụ nhiệt và phân tán nhiệt ở vùng da được dán lên ra bên ngoài. Do đó, khi mới dán lên trẻ sẽ có cảm giác mát lạnh; nhiệt độ cơ thể đỡ nóng hẳn; giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Tuy nhiên miếng dán hạ sốt không có tác dụng giải quyết sốt triệt để. Sau khi dán được một thời gian, nhiệt độ của trẻ bị sốt sẽ lại dần trở nên cao như lúc đầu. Vậy có nên dán miếng hạ sốt cho trẻ hay không? Câu trả lời ở phần tiếp theo.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng: Nên và không nên làm gì?

2. Có nên dán miếng hạ sốt cho trẻ?

Có nên dán miếng hạ sốt cho trẻ?
Có nên dán miếng hạ sốt cho trẻ? Vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh miếng dán hạ sốt có thể giúp hạ sốt

Trẻ có thể sử dụng miếng dán hạ sốt. Nhưng thực tế, vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh miếng dán hạ sốt có thể giúp hạ sốt hoàn toàn. Các tinh dầu, chất làm mát trong miếng dán có thể làm mát cơ thể bé trong thời gian nhất định; chứ không chữa dứt điểm sốt cho bé. 

Ngoài ra cha mẹ cũng nên cân nhắc có nên dán miếng hạ sốt cho trẻ hay không dựa trên một số tác dụng phụ sau:

  • Không thật sự hạ sốt triệt để cho trẻ: Sử dụng phương pháp chườm lạnh không hề đem lại hiệu quả giảm sốt ở trẻ. Mà miếng dán hạ sốt lại là miếng dán lạnh; nên chúng cũng không đem lại hiệu quả giảm sốt.
  • Gây biến chứng nặng nề: Nhiều cha mẹ nghĩ rằng sau khi dán hạ sốt; trẻ đã hết sốt nên là không cần cho bé uống thuốc hoặc đưa đi khám. Điều này càng làm bệnh thêm trầm trọng. Ngoài ra trẻ có thể mắc các biến chứng như sốt co giật, các biến chứng về não, hô hấp,…
  • Có thể gây phỏng lạnh, kích ứng: Làn da của trẻ rất mỏng và nhạy cảm. Cha mẹ nên cân nhắc có nên dán miếng hạ sốt cho trẻ hay không; vì nhiệt độ thấp của miếng dán có thể làm trẻ bỏng hoặc dị ứng. 
  • Ảnh hưởng xấu tới hệ hô hấp: Có nên dán miếng hạ sốt cho trẻ? Một số loại miếng dán hạ sốt có thành phần menthol gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé. Một số trẻ bị sốt do viêm phổi; miếng dán hạ sốt càng khiến hệ hô hấp của trẻ phải hoạt động nhiều hơn; dễ gây tổn thương và gây khó khăn cho bác sĩ trong việc điều trị.

[inline_article id=149136]

3. Cách dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ

Cách dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ

Dù có nhiều nguyên nhân không nên dán miếng hạ sốt cho trẻ nhưng trong thời gian chờ đợi thuốc phát huy tác dụng, cha mẹ có thể dán cho bé. Khi dán, cha mẹ nên lưu ý:

  • Mua miếng dán của các nhà sản xuất uy tín.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ.
  • Nếu bé dị ứng hay có vấn đề về hô hấp thì không nên dán miếng hạ sốt cho trẻ.
  • Không dán miếng dán vào vùng da mới được tiêm chủng ngừa hay vùng da bị thương tổn.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm để biết miếng dán hạ sốt dán bao lâu.
  • Luôn để ý và theo dõi bé trong suốt quá trình sử dụng nếu thấy các dấu hiệu bất thường cần ngưng ngay.

[key-takeaways title=””]

Cha mẹ cũng quan tâm đên miếng dán hạ sốt dùng cho trẻ mấy tháng? Trẻ sốt bao nhiêu độ thì dán miếng hạ sốt? Trẻ sơ sinh 0-3 tháng sốt từ 38°C trở lên và trẻ từ 3 – 5 tháng tuổi, sốt lên đến 38°C hay cao hơn có thể sử dụng miếng dán hạ sốt.

[/key-takeaways]

[inline_article id=170213]

4. Cách chăm sóc giúp bé hạ sốt

Cách hạ sốt đơn giản và hiệu quả cho trẻ không phải là sử dụng miếng dán hạ sốt cho bé, mà là mặc đồ thoáng mát, lau mình bằng nước âm; bú sữa mẹ nhiều (với trẻ dưới 6 tháng tuổi); uống đủ nước (với trẻ lớn) và cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol liều 10-15mg/kg/lần; mỗi lần 4-6 giờ khi trẻ sốt trên 38 độ Choặc ibuprofen để bé bớt khó chịu.

Thông thường, khi bé mới sốt, cha mẹ nên cho bé ở nhà theo dõi trong khoảng 1 – 2 ngày. Nếu trẻ sốt quá 3 ngày không khỏi hẳn đưa trẻ đến bệnh viện.

Khi chăm sóc trẻ sốt, cha mẹ cần lưu ý:

  • Với trẻ sơ sinh: Mẹ cần cho bé bú đủ. Nếu bé mệt, bú ít, mẹ nên cho bé bú thường xuyên hơn. Nếu bé không thể bú hoặc bỏ bú; mẹ nên vắt sữa ra và cho bé ăn bằng thìa.
  • Với bé lớn hơn: Mẹ nên cho bé uống thêm nước, oresol; chia nhỏ bữa ăn ra cho bé dễ ăn. Cho bé uống thuốc hạ sốt, lau mình bằng nước ấm; ăn uống thực phẩm chứa nhiều vitamin, chất dinh dưỡng. 

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị sốt nên ăn cháo gì? 4 công thức nấu cháo đơn giản và hiệu quả

Hy vọng với bài viết này, cha mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi có nên dán miếng hạ sốt cho trẻ hay không. Câu trả lời là có thể, nhưng không nên quá lạm dụng. Cha mẹ chỉ nên sử dụng miếng dán hạ sốt trong lúc quá cấp bách, lúc chưa có biện pháp hạ sốt nào thay thế. 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ bị sốt phải làm sao? Hướng dẫn cách chăm sóc bé

Cha mẹ cần nắm đầy đủ thông tin để khi trẻ bị sốt, cơ thể nóng ran quằn quại, cha mẹ sẽ biết mình nên làm gì tiếp theo. 

1. Sốt là gì? 

Sốt (Fever) là hiện tượng nhiệt độ cơ thể tăng lên trong thời gian ngắn để chống lại bệnh. Nhiệt độ tăng vì một số lý do:

  • Cơ thể tạo ra các kháng thể để chống lại nhiễm trùng.
  • Cơ thể cũng tạo ra nhiều đại thực bào hơn để chiến đấu khi có kẻ xâm nhập cơ thể bằng cách ăn thịt chúng.
  • Chất Cytokine được tạo ra trong cơ thể để chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật, bệnh ác tính hoặc những kẻ xâm nhập khác.
  • Hệ thống miễn dịch tạo ra nhiều tế bào bạch cầu hơn để chống lại nhiễm trùng. Sự gia tăng các tế bào bạch cầu khiến não nóng lên. Quá trình này sẽ gây ra một cơn sốt.

Khi đó, cơ thể ta sẽ tự làm mát bằng cách tăng lượng máu và di chuyển chúng đến gần mạch máu bằng việc co cơ. Điều này khiến trẻ và người lớn bị rùng mình và có thể gây đau cơ khi sốt.

Dựa độ tuổi và nhiệt độ cơ thể, cha mẹ có thể biết là bé nhà mình sốt có nặng; và có nên đi bác sĩ hay không. Đối với trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi trở xuống, nếu bị sốt từ 38° C trở lên thì nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ ngay. Còn đối với trẻ lớn hơn, sốt từ 39° C trở lên hãy đưa bé đến gặp bác sĩ. Vì với nhiệt độ này được xem là sốt cao.

Trẻ bị sốt

1.1 Cách đo nhiệt độ khi trẻ bị sốt

Để đo nhiệt độ cơ thể trẻ bị sốt, cha mẹ nên dùng nhiệt kế. Nhiệt độ của trẻ có thể được lấy từ trực tràng, tai, miệng, trán hoặc nách. Cách đo lần lượt như sau:

  • Đo nhiệt độ trực tràng: Trực tràng là phần ruột già, tiếp giáp ngay đầu hậu môn. Đây là cách đo chuẩn xác nhất đối với trẻ sơ sinh. Cha mẹ cho bé nằm sấp, rồi đưa nhiệt kế đã phủ lớp bôi trơn vào trực tràng khoảng 0,25-0,5cm. 
  • Đo nhiệt độ tai: Khi trẻ được 3 tháng tuổi trở lên, đo nhiệt độ bằng tai mới cho kết quả chính xác. Trước khi đo, cha mẹ cần vệ sinh tai bé và nhiệt kế thật kỹ để tránh trẻ bị nhiễm trùng tai. Sau khi đã đặt đầu nhiệt kế vào tai cố định, cha mẹ bấm nút để số nhiệt độ hiện lên.  
  • Đo nhiệt độ miệng: Trẻ nhỏ thường khó khăn trong việc ngậm miệng trong một khoảng thời gian cố định, Nên việc đo nhiệt kế bằng miệng chỉ chính xác khi được thực hiện cho trẻ trên 4 tháng tuổi. Để đo, cha mẹ đặt đầu nhiệt kế vào miệng trẻ. Đợi khoảng vài giây, kết quả sẽ hiện ra.
  • Đo nhiệt độ trán: Cha mẹ đặt nhiệt kế vào vùng giữa trán khoảng cách 2 – 3cm. Di chuyển nhiệt kế chậm từ giữa trán sang vùng thái dương để thiết bị dò đỉnh nhiệt độ. Chỉ sau vài giây, cha mẹ sẽ có ngay kết quả nhiệt độ của trẻ đang bị sốt. Cách đo này thì không chính xác bằng đo ở trực tràng, nhất là trẻ dưới 3 tháng tuổi. 
  • Đo nhiệt độ nách: Đây là cách đo phổ biến nhất đối với cả trẻ và người lớn bị sốt. Để thực hiện, cha mẹ sẽ đặt nhiệt kế vào nách và chờ kết quả trong vòng vài giây. Tuy nhiên cách đo này không chính xác lắm vì thông số nhiệt độ có thể thấp hơn thực tế.

1.2 Triệu chứng khi trẻ bị sốt

Khi bị sốt, bên cạnh nhiệt độ cơ thể tăng cao (trên 37° C) trẻ sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng như sau:

  • Đau cơ.
  • Cáu gắt.
  • Đau đầu.
  • Mất nước.
  • Đổ mồ hôi.
  • Ăn mất ngon.
  • Mệt mỏi, lừ đừ.
  • Ớn lạnh và rùng mình.

1.3 Các loại sốt khác nhau

các loại sốt khác nhau

  • Sốt virus (Virus fever): Hay còn được gọi là sốt siêu vi. Đây là bệnh do các loại virus liên quan đến đường hô hấp gây ra. Trẻ bị sốt virus có thể mắc các bệnh như nhiễm trùng đường hô hấp trên (RTIs), bệnh cúm, nhiễm trùng tai,…
  • Sốt phát ban (Roseola): Dấu hiệu ban đầu thấy rõ nhất là trẻ bị sốt cao. Đa phần trẻ sốt kèm theo cảm giác ớn lạnh, khó chịu và không thể thiếu những vết ban đỏ hồng. 
  • Sốt co giật (Febrile seizure): Sốt co giật xảy ra do trẻ nhiễm virus hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn. Trẻ bị sốt co giật có thể mất ý thức tạm thời, co cứng tay chân, nôn ói, mệt mỏi… Trẻ bị sốt co giật có ảnh hưởng đến não hay mức độ nguy hiểm thế nào còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây co giật.
  • Sốt chân tay lạnh: Khi bị sốt thay vì cơ thể nóng hổi, nhiều bé bị sốt nhưng tay chân lạnh ngắt. Nguyên nhân có thể là do cơ thể phản ứng khi nhiệt độ tăng đột ngột hoặc mắc các bệnh liên quan đến virus. 
  • Sốt rét run (Malaria): Đây là căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi ký sinh trùng sốt rét Plasmodium. triệu chứng trẻ bị sốt rét run bao gồm: khó chịu, uể oải, kém ăn uống và khó ngủ. Đồng thời, sẽ đi kèm với cơn ớn lạnh, sốt và thở gấp.
  • Sốt lúc nóng lúc lạnh: Trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh có thể bắt nguồn từ các biến đổi của môi trường,phản ứng của cơ thể hoặc cũng do viêm màng não. Mẹ cần cho bé đi khám để kiểm tra nguyên nhân cụ thể.
  • Sốt nhẹ kéo dài (Prolonged Fever): Khi đo nhiệt độ thấy thân nhiệt trẻ tăng so với bình thường; kéo dài quá 3 ngày không hạ, có thể trẻ đang bị sốt kéo dài. Trẻ bị sốt nhẹ kéo dài thường có các dấu hiệu như đau đầu hay đau nhức toàn thân, mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc liên tục,…

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt

Đa số nguyên nhân trẻ bị sốt đều do sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Ngoài ra, trẻ bị sốt còn do các nguyên nhân khác như:

  • Môi trường và thời tiết: Môi trường ô nhiễm nhiều bụi bẩn, vi khuẩn và sự thay đổi thời tiết lúc giao mùa cũng khiến bé bị sốt.
  • Do các loại bệnh: Trẻ bị sốt có thể là do mắc các loại bệnh như nhiễm trùng đường hô hấp, sốt phát ban, sởi, sốt mọc răng, thủy đậu, ho gà, cảm nắng,…
  • Lây nhiễm từ người khác: Trẻ bị sốt là virus, vi khuẩn gây ra, vì vậy rất dễ lây nhiễm. Virus và vi khuẩn có thể lây lan khi trẻ hít phải nước bọt, chạm vào người bị bệnh.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Mẹo mọc răng không sốt: 4 cách từ dân gian mẹ đã biết chưa?

3. Khi nào cần đưa trẻ bị sốt đến gặp bác sĩ?

Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi và bị sốt trên 38° C, ngay cả khi không có các triệu chứng khác, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Nếu bé bị suy giảm hệ thống miễn dịch vì bất kỳ lý do gì và bị sốt trên 38° C, cha mẹ nên đến bác sĩ hoặc phòng cấp cứu của bệnh viện ngay lập tức. Ngoài ra, hãy đưa bé đến bệnh viện nếu nhiệt độ trên 38° C và có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Khó thở; hoặc phát ban.
  • Buồn ngủ nhiều hơn bình thường.
  • Cổ cứng hoặc đau mắt khi gặp ánh sáng.
  • Nôn mửa và không uống nhiều nước được.
  • Cơn sốt không thuyên giảm khi đã dùng thuốc.
  • Trẻ sốt hơn 3 ngày và không có nguyên nhân rõ ràng.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh bị sốt phải làm sao? Cách nhận biết và chăm sóc bé

4. Cách điều trị và chăm sóc trẻ bị sốt

Làm gì khi trẻ bị sốt là câu hỏi được nhiều cha mẹ quan tâm. Cha mẹ hãy lưu ý các cách chăm sóc trẻ bị sốt dưới đây:

4.1 Thuốc hạ sốt

Thuốc hạ sốt thường dùng cho trẻ là paracetamol dạng gói hoặc siro. Thuốc có hiệu quả sau khoảng 30 phút sử dụng và có tác dụng kéo dài khoảng 4 – 6 giờ, ít gây tác dụng phụ. Ngoài ra, cha mẹ có thể cho trẻ uống Ibuprofen. Mỗi liều cách nhau 6-8h.

Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi không được cho uống bất kỳ loại thuốc nào để hạ sốt khi chưa được bác sĩ đồng ý. Nếu bé có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào; hãy hỏi bác sĩ để xem loại thuốc nào là tốt nhất để sử dụng.

[inline_article id=267247]

4.2 Dinh dưỡng

dinh dưỡng cho bé

Cha mẹ nên cho bé bị sốt ăn các thực phẩm loãng như cháo, súp. Đừng quên bổ sung trái cây chứa nhiều vitamin C và sữa chua vào khẩu phần ăn của bé nhé. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho bé uống nhiều nước, sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh và trà gừng đối với trẻ trên 6 tháng để bệnh mau khỏi hơn.

Nếu trẻ bị nôn mửa hoặc bị tiêu chảy, hãy hỏi bác sĩ xem có nên cho uống nước điện giải (để bù nước) dành riêng cho trẻ em hay không. Hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, nước ngọt có gas, thực phẩm chiên xào, dầu mỡ.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị sốt nên ăn gì, uống gì? Có cần kiêng ăn món nào không?

4.3 Cách trị sốt tại nhà

  • Cho bé nghỉ ngơi thật nhiều.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoái khí cho bé.
  • Chườm nước ấm để cân bằng nhiệt độ cơ thể.
  • Cho bé uống thật nhiều nước và nước ép trái cây.
  • Rửa tay, chân, cơ thể bé sạch sẽ để vi khuẩn không lây lan.
  • Đảm bảo phòng ngủ của bé có nhiệt độ thoải mái, không quá nóng hoặc quá lạnh.

Nhiều cha mẹ cũng thắc mắc liệu trẻ bị sốt có nên bật quạt hay không. Câu trả lời là có. Quạt máy không có tác dụng hạ sốt cho trẻ; nhưng sẽ có tác dụng hỗ trợ làm thoáng không khí xung quanh; tránh hầm bí giúp bé cảm thấy thoải mái hơn.

[inline_article id=266364]

5. Cách phòng ngừa để bé không bị sốt 

Cha mẹ có thể ngăn ngừa sốt bằng cách giảm tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm. Dưới đây là một số mẹo có thể giúp:

  • Tiêm chủng theo khuyến cáo đối với các bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như cúm và COVID-19.
  • Rửa tay thường xuyên. Đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi ở trong đám đông hoặc xung quanh người bị bệnh, sau khi vuốt ve động vật và khi di chuyển trên các phương tiện giao thông công cộng.
  • Hướng dẫn trẻ cách rửa tay kỹ lưỡng, bao gồm cả mặt trước và mặt sau của mỗi bàn tay bằng xà phòng.
  • Tránh cho trẻ chạm vào mũi, miệng hoặc mắt vì đây là những cách virus và vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể và gây nhiễm trùng.
  • Dạy trẻ che miệng khi ho và che mũi khi hắt hơi. Ho hoặc hắt hơi vào khuỷu tay để tránh truyền vi khuẩn sang những người xung quanh.
  • Không cho trẻ dùng chung cốc, chai nước và đồ dùng với bạn khác để tránh lây vi khuẩn.

Trên đây là thông tin cha mẹ cần lưu tâm khi bé bị sốt. Trẻ bị sốt là khi cơ thể nóng lên để chống lại virus bảo vệ cơ thể. Sốt có thể lây lan. Vì vậy, cha mẹ nên đảm bảo không cho trẻ tiếp xúc gần với người bị bệnh. Dạy trẻ cách rửa tay sạch sẽ để phòng ngừa bệnh. Hy vọng qua bài viết này, bé nhà mình sẽ có sức khỏe và sức đề kháng thật tốt cha mẹ nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Dấu hiệu trẻ bị sởi là gì? Cách điều trị và phòng ngừa lây nhiễm

Để không bị nhầm lẫn, cha mẹ cần biết rõ dấu hiệu trẻ bị sởi là gì; triệu chứng của sởi khác gì so với cúm và sốt phát ban. Trước khi tìm hiểu dấu hiệu trẻ bị sởi, cha mẹ cũng nên biết vì sao khả năng lây lan của bệnh sởi tại sao lại mạnh mẽ đến vây.

1. Dấu hiệu, triệu chứng trẻ bị sởi

Dấu hiệu trẻ bị sởi
Dấu hiệu trẻ bị sởi

Để biết bé có đang bị sởi hay không, cha mẹ nên xem bé có các dấu hiệu và triệu chứng dưới đây:

– Dấu hiệu khi trẻ bị sởi sau 2-3 ngày: Trong miệng trẻ sẽ xuất hiện các đốm Koplik đỏ.

– Các dấu hiệu khi bé có triệu chứng bị sởi sau 3-5 ngày: 

3-5 ngày sau khi bị nhiễm virus sởi; trẻ sẽ có các dấu hiệu của phát ban đỏ. 

  • Việc phát ban thường bắt đầu với những chấm đỏ phẳng xuất hiện trên mặt ở chân tóc. Sau đó, lan dần xuống cổ, thân mình, cánh tay, chân và bàn chân trẻ.
  • Trên đầu các nốt đỏ cũng có thể nổi lên các nốt sần nhỏ.
  • Các đổm đỏ dần dần phát triển và lan rộng khắp cơ thể.
  • Khi các vết ban xuất hiện, trẻ có thể sốt cao hơn 40 độ C.

– Các dấu hiệu đầu tiên khi trẻ bị sởi (7-14 ngày kể từ khi nhiễm virus)

Khi bị nhiễm sởi được 7 ngày đến 2 tuần, trong thời gian này, bé sẽ có các dấu hiệu giống như cảm cúm, sốt:

[key-takeaways title=”Triệu chứng, dấu hiệu trẻ bị sởi điển hình”]

Sốt cao liên tục (trên 40 độ C); ho; chảy nước mũi (sổ mũi); đau mắt đỏ, chảy nước mắt; và có phát ban đặc trưng của bệnh sởi.

[/key-takeaways]

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị sởi tắm lá gì? 6 loại lá trị hết sởi ngay tức thì

2. Phân biệt trẻ bị sởi với sốt phát ban

Phân biệt phát ban do sởi và phát ban do sốt

Điểm giống nhau giữa sởi và sốt phát ban là khi mắc 2 bệnh này, trẻ đều nổi ban đỏ kèm sốt. Thế nhưng giữa chúng cũng có điểm khác biệt lớn về hình dạng nốt ban và quá trình lan rộng.

  • Vết ban của sởi thường có màu đỏ nâu. Trong khi vết ban của trẻ bị sốt phát ban lại có màu đỏ hồng.
  • Không giống với sốt phát ban, trẻ bị sởi thường có các dấu hiệu triệu chứng mệt mỏi, lừ đừ và thiếu sức sống.
  • Các vết ban của trẻ bị bệnh sởi lan từ trên mặt xuống thân dưới; sốt phát ban lại bắt đầu từ giữa thân và lan rộng khắp nơi trên cơ thể.
  • Với trẻ bị sốt phát ban, khi hết sốt, các nốt phát ban cũng biến mất theo. Còn với trẻ bị sởi, dù các nốt phát ban đã mất, trẻ vẫn còn bị sốt.

[inline_article id=308106]

3. Vì sao bệnh sởi ở trẻ diễn biến nhanh và nặng?

Bệnh sởi (Measles) là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dễ lây lan. Virus gây bệnh sống trong chất nhầy ở mũi và cổ họng của người bị bệnh.

Chỉ cần trẻ tiếp xúc với nước bọt của người nhiễm bệnh; tỷ lệ mắc bệnh là rất cao. Bởi vì nước bọt có thể được khuếch tán trong không khí thông qua vô vàn hình thức như:

  • Nói chuyện.
  • Tiếp xúc gần.
  • Đứng gần khi người bệnh ho, hắt hơi.
  • Sử dụng lại ly, đồ vật cá nhân của người bệnh.
  • Chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của người bệnh.

Chưa hết, trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu ớt, khả năng nhiễm bệnh cũng sẽ khá cao. Quan trọng hơn, mắc bệnh sởi có thể khiến hệ miễn dịch của bé giảm sút nghiêm trọng.

Trẻ bị sởi có nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm như: viêm tai giữa; viêm phổi nặng; viêm não,v.v. thậm chí tử vong. Đó là lý do tại sao việc nhận biết dấu hiệu trẻ bị sởi là rất quan trọng để tránh những biến chứng có thể xảy ra.

4. Dấu hiệu trẻ bị sởi nguy hiểm cần đến bệnh viện

Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Khi nghi ngờ thấy bé có các dấu hiệu và triệu chứng giống như bị sởi, hãy đưa bé đến bệnh viện để khám. 

Cha mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà. Nhưng nếu trẻ bị sởi có các dấu hiệu dưới đây tức là tình trạng đang trở nên nguy cấp. Cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay:

  • Thở nhanh, thở mệt.
  • Mất nước, tức ngực.
  • Chóng mặt khi ngồi hoặc đứng.
  • Nôn mửa hoặc tiêu chảy liên tục.
  • Chảy nước dãi (nếu từ 3 tuổi trở lên).
  • Trẻ bị lừ đừ, li bì, và vật vã.
  • Tiếng thở khò khè hoặc không dứt hẳn khi ho.
  • Khó thở (trẻ nhăn mặt, cơ ngực giữa các xương sườn và lỗ mũi phập phồng).
  • Không thể nuốt chất lỏng hoặc nước bọt; giọng nói bị nghẹt hoặc không thể mở miệng hoàn toàn.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh bị sởi phải làm sao? Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc

Tóm lại, khi nhiễm virus được 2-3 ngày, trẻ bị sởi sẽ có các dấu hiệu như nổi các đốm Koplik đỏ. Sau 3-5, trẻ bắt đầu có dấu hiệu nổi ban đỏ từ vùng mặt và lan xuống toàn thân. Từ 7-14 ngày nhiễm virus, trẻ bị sởi có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cúm nhue ho, sổ mũi, sốt, thiếu năng lượng… 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày có đáng lo không?

Để hiểu rõ hơn tình trạng của trẻ, cha mẹ cần biết nguyên nhân trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày. Liệu trẻ đi tiểu nhiều lần nhưng ít có phải do nhiễm trùng đường tiết niệu? Cách điều trị và phòng ngừa như thế nào?

Cha mẹ cùng MarryBaby đọc thêm thông tin qua bài viết này nhé!

1. Nguyên nhân trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày

Tần suất trẻ đi vệ sinh bình thường là khoảng 4 – 7 lần/ngày. Nếu tần suất trẻ đi tiểu vào khoảng 10 – 40 lần/ngày; khoảng 5-10 phút/lần; đó thường là dấu hiệu của một vài vấn đề.

Tính nghiêm trọng của tình trạng này tùy thuộc vào việc trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày có phải do bệnh lý hay không. Cha mẹ tham khảo 03 nguyên nhân chính dẫn đến trẻ đi tiểu nhiều dưới đây.

1.1 Trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày do sinh lý 

Việc trẻ đi tiểu liên tục có thể đến từ thói quen ăn uống hàng ngày. Ví dụ như uống quá nhiều nước vào ban đêm, uống nước ngọt có ga, uống trà hoặc ăn các thực phẩm lợi tiểu cũng sẽ khiến bàng quang bị kích thích. Vì vậy, trẻ thường xuyên muốn đi tiểu, mắc tiểu hoặc tiểu són. 

Trường hợp này là do nguyên nhân đến từ bên ngoài, mà không phải do đường tiết niệu của trẻ không bị tổn thương; nên trẻ có thể tự khỏi sau một thời gian. Nếu cha mẹ xác định được nguyên nhân này; đồng thời, thay đổi thói quen sinh hoạt của trẻ cân đối và phù hợp hơn; hiện tượng này có thể biến mất sau 1 – 4 tuần.

Trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày
Trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày có thể do uống nhiều nước

1.2 Trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày do tâm lý

Trẻ bị căng thẳng, lo âu sẽ có biểu hiện đi tiểu thường xuyên, nhiều lần trong ngày. Tình trạng này diễn ra không có chủ ý và tần suất trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày sẽ diễn ra khoảng 1 – 2 ngày sau khi trẻ trải qua sự kiện gây căng thẳng (chuyển nhà, chuyển trường,…).

Ngoài ra, trẻ cũng sẽ bị căng thẳng nếu cha mẹ phạt hoặc trêu chọc trẻ. Nếu cha mẹ phát triển bé đang bị căng thẳng; việc đầu tiên cần làm là trấn an và xác định điều làm trẻ căng thẳng; và hỗ trợ tinh thần cho con.

Trẻ đi tiểu nhiều lần do lo lắng và căng thẳng có thể tự khỏi khi nguyên nhân gây căng thẳng, lo lắng cho trẻ không còn. Nhưng cha mẹ lưu ý, tình trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến bàng quang của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần giải quyết vấn đề sớm.

1.3 Trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày do bệnh lý

Mặc dù cha mẹ đã hạn chế cho trẻ uống quá nhiều nước trong ngày; ngừng ăn uống các loại thực phẩm lợi tiểu; nhưng tình trạng đi tiểu nhiều lần vẫn tiếp tục diễn ra; lúc này, cha mẹ cần tìm cách chữa trị sớm. Bởi lúc này có thể trẻ đang mắc bệnh liên quan đến hệ thống bài tiết. 

Một số bệnh lý có thể kể đến như:

Nếu trẻ có các biểu hiện khác thường như tiểu đau buốt, tiểu rát, v.v. kèm theo triệu chứng nhiễm trùng như sốt cao liên tục; đó là dấu hiệu của việc đường tiết niệu có vấn đề; hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Cha mẹ hãy đưa trẻ đi khám để chuẩn đoán chính xác đúng bệnh lý trẻ đang gặp phải. Và từ đó có phương án điều trị hiệu quả. 

2. Trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày có sao không? Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu

Trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày
Trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày có sao không?

Nước tiểu bình thường là vô trùng vì không có vi khuẩn hoặc các vi trùng lây nhiễm. Nhưng khi vi sinh vật bám vào lỗ niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể) sinh sôi và phát triển; nó sẽ gây ra hiện tượng nhiễm trùng. Theo Nghiên cứu của Bác sĩ Larry M. Bush vào năm 2022; có đến 85% nguyên nhân nhiễm trùng là do vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) sống trong đường tiêu hóa.

Nhiễm trùng đường tiết niệu là căn bệnh phổ biến ở trẻ em. Trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày kèm các dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ khiến trẻ bị đau đớn, khó chịu và có rủi ro gặp phải cá  biến chứng nguy hiểm. Trẻ cần phải đi thăm khám bác sĩ để chữa trị.

Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến nhất của nhiễm trùng đường tiết niệu. Mặc dù mỗi trẻ sẽ có biểu hiện khác nhau nhưng cha mẹ vẫn có thể lấy các dấu hiệu này để tham khảo.

2.1 Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi

  • Nôn ói.
  • Vàng da.
  • Khóc khi đi tiểu.
  • Từ chối bú sữa, biếng ăn.
  • Sốt không kèm bị ho, sổ mũi.
  • Nước tiểu có mùi hôi khó chịu.
  • Cáu gắt không rõ nguyên nhân.

2.2 Đối với trẻ nhỏ trên 2 tuổi

  • Mệt mỏi.
  • Sốt, ớn lạnh.
  • Đau hoặc khó đi tiểu.
  • Nước tiểu có mùi hôi.
  • Có máu trong nước tiểu.
  • Trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày, thường xuyên.
  • Mặc dù trẻ cảm thấy rất cần phải đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu thường rất ít.
  • Trẻ đã được dạy cách ngồi bô và đi vệ sinh đúng cách; nhưng vẫn đái dầm vào ban ngày hoặc ban đêm.

[inline_article id=210963]

3. Cách phòng ngừa trẻ đi tiểu nhiều lần

Phòng ngừa bé bị nhiễm trùng đường tiết niệu
Cách phòng ngừa trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày do bệnh lý

Trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày, trẻ đi tiểu nhiều lần nhưng ít là các triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Ngoài các nguyên nhân xuất phát từ sinh lý (có thể dễ dàng tự khỏi); còn có các nguyên nhân nghiêm trọng như bệnh lý và tâm lý.

Để phòng ngừa, cha mẹ nên chủ động thực hiện các biện pháp sau: 

Uống vừa đủ nước hàng ngày để nâng cao sức đề kháng và giúp tăng cường việc bài tiết. 

3.1 Đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ vẫn đóng tã, bỉm

  • Cha mẹ cần thay tã, bỉm thường xuyên. Cũng như vệ sinh sạch sẽ để tránh các nguy cơ lây lan vi khuẩn.
  • Trẻ em gái nên vệ sinh đúng cách: từ trước ra sau (không nên lau từ sau ra trước) để vi khuẩn không ngược dòng từ hậu môn sang niệu đạo. 
  • Trẻ em trai nên được cha mẹ quan sát xem có tia tiểu nhỏ hoặc xuất hiện tình trạng phồng bao quy đầu, hẹp bao quy đầu để đưa đi bác sĩ.

>> Cha mẹ xem thêm: Bé trai bị sưng bộ phận sinh dục là bệnh gì? Mẹ phải biết!

3.2 Đối với trẻ em đang độ tuổi đi học

  • Tránh mặc đồ lót bằng nylon. Thay vào đó, cha mẹ nên chọn đồ lót làm từ cotton để đảm bảo an toàn cho trẻ.
  • Hướng dẫn và hỗ trợ con thói quen đi vệ sinh đúng cách. Trấn an và giúp con xác định đúng vấn đề; cùng con tìm ra giải pháp tốt nhất. Như vậy, trẻ sẽ thoải mái, tự tin hơn khi đối mặt với việc đi vệ sinh.
  • Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh với các loại thực phẩm giàu vitamin và thanh nhiệt. Ví dụ như rau xanh, hoa quả. Điều này hỗ trợ giảm tình trạng trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày.

>> Cha mẹ xem thêm: Thực đơn cho bé 1 tuổi; Bữa sáng lành mạnh cho bé 2-3 tuổi; Món ngon cho bé 4-6 tuổi.

4. Khi nào đưa trẻ đi gặp bác sĩ?

Khi nào đưa bé đi thăm khám bác sĩ?
Trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày – Khi nào đưa bé đi gặp bác sĩ?
  • Sốt cao trên 38 độ C.
  • Đi tiểu phải rặn đỏ cả mặt.
  • Nước tiểu có mùi khai, mùi hôi nặng hơn so với bình thường.
  • Đau thắt lưng, vùng bụng dưới hoặc đau âm ỉ kèm theo là sốt cao liên tục.
  • Nước tiểu có màu khác lạ (màu trắng đục hoặc có mủ trắng); nhiều cặn đắng lọng.
  • Trẻ sơ sinh thường không nói được; không diễn tả được nên sẽ thể hiện bằng quấy khóc, nôn ói, biếng ăn.

>> Cha mẹ xem thêm: Bé bị đi tướt nên ăn gì? Gợi ý mẹ thực phẩm giúp con nhanh hết

Tóm lại, nếu trẻ thường xuyên đi vệ sinh và vẫn đang trong độ tuổi mới lớn thì đây là việc khá bình thường. Trừ khi trẻ gặp các triệu chứng bất thường như đã nêu ở trên thì bạn nên trấn an con và đưa con đến gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất để có cách điều trị trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày nhanh chóng và hiệu quả. 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ bị sởi cần kiêng gì và nên làm gì? Có kiêng tắm và tránh gió không?

Trước khi biết trẻ bị sởi nên kiêng gì, mẹ cũng nên biết các giai đoạn của sởi và những thực phẩm nên bổ sung trong từng giai đoạn này nhé?

1. Sởi là gì? Các giai đoạn của bệnh sởi

các giai đoạn của bệnh sởi

Bệnh sởi (Measles) là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Các triệu chứng của sởi sẽ kéo dài từ 7 đến 14 ngày.

Bệnh sởi ở trẻ em và người lớn đều được chia ra làm 3 giai đoạn chính: 

  • Giai đoạn toàn phát sởi: Giai đoạn toàn phát sởi kéo dài từ 4 đến 6 ngày và được đặc trưng bởi sự hiện diện của các bệnh: sốt cao, khó chịu, sổ mũi, viêm kết mạc, phù nề vòm họng và ho khan. Ở giai đoạn này còn đặc trưng bởi sự xuất hiện của các nốt Koplik đỏ trên khắp da bé. Các hạt  này xuất hiện từ 2 – 3 ngày trước khi phát ban và biến mất vào ngày thứ ba.
  • Giai đoạn có biến chứng: Từ ngày thứ 10-14 sau khi nhiễm bệnh, trẻ bắt đầu có những dấu hiệu của sốt phát ban. Lúc này cơ thể trẻ đang yếu nên dễ bị vi khuẩn tấn công dễ mắc các biến chứng như: viêm não, nhiễm trùng tai,… Càng về sau, nếu chữa trị hiệu quả, những vết ban này bắt đầu phồng rộp.
  • Giai đoạn bệnh lui: Khi thấy các vết ban bắt đầu chuyển nâu và bong tróc ra tức là bệnh sởi đang ở trong giai đoạn cuối và dần hết. Các triệu chứng như sốt, cảm lạnh ở trên cũng khỏi hẳn.

2. Trẻ bị sởi nên ăn gì ở từng giai đoạn?

thực phẩm có nhiều vitamin A và vitamin C

Bên cạnh vấn đề trẻ bị sởi nên kiêng gì, mẹ cũng nên biết trẻ bị sởi nên ăn gì ở các giai đoạn nhé!

– Giai đoạn toàn phát sởi: Mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ:

  • Vitamin A (gan, các loại rau củ quả có màu vàng, đỏ,…) vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc bảo toàn tính toàn vẹn của tế bảo biểu mô, giúp cho kháng thể sởi đủ mạnh để chống lại bệnh.
  • Kẽm (tôm đồng, sữa chua, đậu, hạt điều,…) và vitamin C (cam, bưởi, ớt chuông,…) để nâng cao hệ miễn dịch, hạn chế sự tấn công của vi khuẩn lên cơ thể bé.

– Giai đoạn có biến chứng: Nếu đến giai đoạn này trẻ có các dấu hiệu sốt cao, khó thở,… hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

  • Mẹ cũng nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn đủ chất dinh dưỡng để trẻ nhanh phục hồi.
  • Trẻ bị sởi cần kiêng gì trong giai đoạn này? Đó là kiêng các thực phẩm cay, nóng làm tình trạng bệnh nặng hơn.

– Giai đoạn bệnh lui:

Nên cho trẻ nghỉ ngơi và tăng thêm lượng thức ăn để trẻ sớm trở về trạng thái bình thường.

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh bị sởi phải làm sao? Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc

3. Trẻ bị sởi kiêng ăn và uống gì?

3.1 Kiêng thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ

Đồ ăn chiên xào, dầu mỡ
Trẻ bị sởi cần kiêng những gì? Thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ

Thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên xào sẽ khiến bé bị nóng, nhiều chất béo. không tốt cho trẻ đang bị sởi. Mẹ nên thay món chiên xào thành món luộc, hấp, súp, cháo thanh đạm.   

3.2 Trẻ bị sởi cần kiêng những gì? Thực phẩm đã qua chế biến

Thức ăn đóng hộp thường chứa nhiều phẩm màu và chất bảo quản, dễ khiến bé bị dị ứng, viêm họng còn có thể gây ung thư.

Mẹ nên tự chế biến cho trẻ ăn vì chúng vừa ngon, bổ và rẻ. Mẹ có thể tham khảo trên MarryBaby một số món như: cháo bắp, cháo khoai tây, cháo óc chó, súp cà chua,… 

>> Mẹ có thể tham khảo: 10 món ăn vặt cho bé 2 tuổi dễ làm, bé ăn nhem nhẻm

3.3 Trẻ bị sởi cần kiêng những gì? Thực phẩm giàu đạm 

Các loại thịt đỏ, phô mai, bơ thực vật,… đều chứa một lượng protein rất cao. Nhiều đạm trong cơ thể sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch. Bé có thể bị dị ứng và nổi mề đay. Tình trạng này khó phân biệt với ban sởi trước đó do ban sởi mọc dày đặc. Điều này khiến việc chẩn đoán bệnh khó khăn hơn; và nếu tình trạng dị ứng nặng điều trị chậm trễ sẽ khiến trẻ nặng hơn.

3.4 Thực phẩm cay nóng 

Trẻ bị sởi kiêng gì? Bé nên tránh ăn ớt, tiêu, gừng, quế,… vì lúc này cơ thể bé đang nóng sẵn, ăn các thực phẩm này vào có thể làm tình trạng sốt nặng hơn, thậm chí gây co giật.

3.5 Trẻ bị sởi kiêng gì? Trẻ bị sởi nên kiêng các thực phẩm có mùi tanh

Những thực phẩm có mùi tanh từ thủy – hải sản như cá, tôm, cua, mực, nghiêu hay thịt gà, thịt vịt cũng không nên cho trẻ ăn khi mắc sởi, nhất là giai đoạn sởi bắt đầu lặn. Những thực phẩm này làm nặng thêm chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ và dễ gây ngứa, chốc lở ngoài da.

3.6 Trẻ bị sởi kiêng gì? Đồ uống có ga, cồn

Trẻ bị sởi kiêng gì? Đồ uống có ga, cồn
Trẻ bị sởi kiêng gì? Đồ uống có ga, cồn

Các loại nước ngọt có ga không có chất dinh dưỡng sẽ khiến bé bị nóng và gây mất nước. Mẹ nên thay nước có ga thành nước suối, nước ép để tăng tốt cho sức khỏe bé hơn. 

3.7 Trẻ bị sởi kiêng gì? Các thực phẩm bé bị dị ứng trước đó

Dị ứng ở trẻ có thể gây ra các tình trạng nguy hiểm như: nổi mẩn chàm, nôn, tiêu chảy, co thắt đường thở,… Tình trạng này làm nặng hơn bệnh sởi trẻ đang mắc vì vậy mẹ cần nên lưu ý để tránh các loại thực phẩm gây dị ứng cho trẻ. 

3.8 Không cho trẻ bị sởi dưới 3 tuổi uống aspirin

Aspirin là thuốc để uống trị cảm, giảm đau, hạ sốt. Thê nhưng nếu cho trẻ dưới 3 tuổi uống aspirin dễ khiến bé mắc hội chứng Reye(một dạng hiếm gặp bệnh não cấp tính). Thay vào đó mẹ nên cho bé uống acetaminophen hoặc ibuprofen để hạ sốt. 

4. Trẻ bị sởi kiêng làm gì? Có cần kiêng tắm và gió?

4.1 Trẻ bị sởi cần kiêng gì? Tránh để cho cơ thể trẻ không sạch sẽ

Trẻ bị sởi nguyên nhân là do virus. Vì vậy mẹ nên thường xuyên vệ sinh, tắm rửa, đánh răng cho bé để ngăn ngừa sự xâm nhập của virus. Mẹ cũng nên vệ sinh chăn ga giường. Dùng máy tạo độ ẩm để hạn chế vi khuẩn ở môi trường xung quanh bé.

4.2 Trẻ sơ sinh bị sởi có nên tắm lá, kiêng gió không?

Trẻ sơ sinh bị sởi không cần phải kiêng tắm. Việc tắm cho bé bị sởi, đặc biệt là tắm một số loại lá có tác dụng kháng khuẩn tốt như trà xanh, khổ qua,… còn giúp trẻ sơ sinh mau khỏi bệnh, giảm nhẹ tình trạng ngứa ngáy.

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị sởi tắm lá gì? 6 loại lá trị hết sởi ngay tức thì

Dù không kiêng nước nhưng trẻ bị sởi cần kiêng gió tự nhiên. Nếu sợ trẻ sơ sinh nóng, mẹ có thể dùng quạt, hoặc máy lạnh cho bé đều được.

Với bài viết này chắc hẳn vấn đề trẻ bị sởi kiêng gì không còn là nỗi trăn trở của nhiều mẹ nữa. Hy vọng thông tin hữu ích để giúp bé vượt qua căn bệnh sởi lì lợm này nhanh chóng.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ bị sởi tắm lá gì? 6 loại lá trị hết sởi ngay tức thì

Vậy có phương pháp dân gian nào giúp cho bé mau hết sởi không, ví dụ như là tắm lá gì cho trẻ bị sởi? Để biết câu trả lời thì cha mẹ hãy đọc bài này ngay nhé!

Trước khi biết trẻ bị sởi tắm lá gì, bé bị sởi tắm được không cũng là vấn đề được nhiều mẹ thắc mắc.

1. Trẻ bị sởi tắm được không?

Dấu hiệu của bệnh sởi ở trẻ em (Measles) bao gồm ho nhiều, chảy nước mũi, sốt cao, nổi ban và đỏ mắt. Bệnh sởi có thể kéo dài từ 7-14 ngày tùy sức khỏe của từng bé. Trong thời gian dài mắc bệnh, nhiều cha mẹ cho rằng nếu bé tắm thì sẽ bị lạm nước dẫn đến viêm phổi và bệnh sẽ trở nặng hơn nên vấn đề trẻ bị sởi tắm được không hoặc trẻ bị sởi tắm lá gì cho mau khỏi cũng được quan tâm.

Câu trả lời là nên cho trẻ bị sởi tắm. Vì việc giữ gìn vệ sinh, tắm rửa hàng ngày cho trẻ trong giai đoạn mắc bệnh sởi là rất quan trọng vì nếu không đảm bảo vệ sinh da, trẻ rất dễ bị bội nhiễm. Việc cho bé tắm bằng các loại lá có thể giúp sát khuẩn da, làm giảm ngứa, ban đỏ cho bé bị sởi. 

Mẹ chỉ không cho bé tắm và chuyển qua lau mình sơ bằng khăn nếu trẻ có dấu hiệu bị cảm lạnh, sốt cao nhé! 

2. Trẻ bị sởi tắm lá gì?

2.1 Lá trà xanh

lá xanh

Trẻ bị sởi tắm lá gì? Đó chính là trà xanh.Trong lá trà xanh có chứa penol, catechin có tác dụng cực tối đối với làn da của trẻ nhỏ. Các chất này có nhiều cơ chế kháng khuẩn, tiêu viêm, diệt khuẩn gây hại trên da. 

Chính vì thế, tắm lá trà xanh cho bé có thể trị bệnh sởi cực kỳ hiệu quả. Bên cạnh sởi, trà xanh còn có thể trị được các bệnh như mẩn ngứa, rôm sảy, viêm da cơ địa…

2.2 Trẻ bị sởi tắm lá gì? Lá và vỏ bưởi

Trong lá và vỏ bưởi có chứa nhiều chất kháng khuẩn và làm mịn da như pectin, amylaza, vitamin A, C tự nhiên,… Ngoài ra, tinh dầu trong vỏ và lá bưởi có chứa nhiều chất chống oxy hóa và phytochemical giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa, kháng viêm, diệt khuẩn và nấm gây bệnh trên da. 

Bên cạnh trị bệnh sởi ở trẻ em, tắm nước lá và vỏ bưởi còn hữu ích trong việc chữa các bệnh như cảm, sổ mũi, ho có đờm,…

2.3 Lá và trái mướp đắng

trẻ bị sởi tắm lá gì

Trẻ bị sởi tắm lá gì thì nhanh khỏi, bảo đảm nhiều mẹ sẽ nghĩ đến lá khổ qua đầu tiên. Với 32% alkaloid, 22% flavonoid, 1,37 mg / 100gr tannin, 1,6% terpenoit, và 5,2% saponin mà lá mướp đắng (khổ qua) được mệnh danh là thảo dược kháng khuẩn, làm sạch da, trị sởi, mẩn ngứa, rôm sảy cực kỳ hiệu quả. 

>> Mẹ có thể tham khảo: Tắm mướp đắng cho trẻ sơ sinh: Mẹ cần cẩn thận

2.4 Lá và vỏ quả chanh

Trẻ bị sởi tắm lá gì? Đó chính là lá và vỏ chanh. Trong lá và vỏ chanh có chứa nhiều tinh dầu có tính sát khuẩn, làm giảm dầu nhờn có trên da. Bởi vậy, các mẹ thường dùng để nấu nước tắm khi trẻ mắc các bệnh ngoài da để giúp bé nhanh hết mẩn ngứa và làm giảm tình trạng nhiễm khuẩn da.

2.5 Trẻ bị sởi tắm lá gì? Lá sầu đâu

Cách giảm ngứa khi bị sởi là gì? Với đặc tính kháng virus và sát trùng giúp đánh bại bệnh sởi, lá cây sầu đâu có tác dụng tuyệt vời trong việc giúp bé giảm ngứa do phát ban. 

Mẹ có thể vào nước tắm nóng với lá sầu đâu. Tắm cho trẻ bằng cùng một loại nước trong ít nhất 20 phút để có kết quả tốt nhất.

2.6 Lá me rừng (Amla)

lá me rừng
Trẻ bị sởi tắm lá gì?

Lá me rừng có đặc tính chống vi-rút và chống viêm giúp loại bỏ các triệu chứng như cảm giác nóng rát và ngứa ở bệnh sởi. Mẹ có thể nghiền lá me rừng trộn với nước cho trẻ uống hoặc pha nước tắm để trị bệnh sởi. 

>> Mẹ có thể tham khảo: Tắm cho trẻ sơ sinh bằng lá kinh giới để trị rôm sảy, mẩn ngứa

3. Cách tắm lá cho trẻ bị sởi là gì?

  • Chọn lá và vỏ tươi rồi sau đó ngâm với nước muối để loại bỏ hết bụi bẩn.
  • Đun nước và cho lá vào nấu từ 10-15 phút.
  • Lọc hết bã lá và vỏ rồi đợi nước nguội ở 30-40 độ C rồi bắt đầu tắm cho bé theo hướng dẫn trên MarryBaby.

[inline_article id=147514] 

4. Lưu ý gì khi trẻ mắc bệnh sởi?

trẻ bị sởi nên tắm lá gì và nên làm gì

Mặc dù đã biết trẻ bị sởi tắm lá gì để mau khỏi nhưng mẹ nên lưu ý một số điều sau để vừa trị dứt điểm bệnh mà không lây lan cho người xung quanh: 

  • Nên cho bé uống nhiều nước vì bé dễ bị mất nước khi mắc bệnh sởi.
  • Bổ sung nhiều thực phẩm dinh dưỡng, giàu khoáng chất và rau quả nhiều nước cho bé.
  • Hạn chế cho bé ra gió trời và các hoạt động tiếp xúc.
  • Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoải mái không gây nóng nực khiến bệnh sởi dễ trở nặng hơn.
  • Cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý nếu trẻ có biểu hiện đỏ mắt, sổ mũi, đau họng. 
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để tránh virus lây lan.

Hy vọng qua bài viết này mẹ đã biết trẻ bị sởi tắm lá gì, cách để giảm ngứa khi bé bị sởi. Nếu đã cho trẻ bị sởi tắm lá hoặc chăm sóc bất cứ phương pháp gì sởi ở trẻ cũng không thuyên giảm thì cha mẹ nên cho bé đến bệnh viện để kiểm tra.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Bệnh cúm A ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Trong bài viết, mẹ sẽ hiểu tất tần tật những gì cần biết về bệnh cúm A ở trẻ em.

1. Cúm A là bệnh gì? Các loại chủng bệnh cúm A ở trẻ em thường gặp

Cúm A (Influenza A) là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường lưu hành khi thời tiết chuyển mùa; do các chủng virus cúm A phổ biến như A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9 gây nên.

Trong đó, chủng A/H7N9 và A/H5N1 là những chủng virus cúm thường lưu hành ở gia cầm; có khả năng lây nhiễm sang người và tạo thành dịch. Bệnh cúm A thường bị nhầm lẫn với bệnh cảm thông thường do những triệu chứng tương tự; tuy nhiên bệnh diễn tiến nhanh, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và có nguy cơ cao bùng phát thành dịch và đại dịch.

Bệnh cúm A rất dễ lây lan ở trẻ em. Nếu bé có dấu hiệu cảm cúm và có các triệu chứng dưới đây, bé có thể đang mắc cúm A.

2. Dấu hiệu, triệu chứng, cách nhận biết bệnh cúm A ở trẻ em

bệnh cúm a ở trẻ em

Không giống như cảm lạnh thông thường, bệnh cúm thường xảy ra với các triệu chứng khởi phát đột ngột. Các dấu hiệu phổ biến của bệnh cúm A ở trẻ em bao gồm:

Đôi khi, các triệu chứng của bệnh cúm A ở trẻ em có thể tự hết. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài hơn một tuần mà không cải thiện; hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ.

3. Bệnh cúm A ở trẻ em có nguy hiểm không?

Cúm A ở trẻ em là bệnh rất thường gặp và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng của bé. 

Virus cúm A có nhiều chủng; chúng tồn tại khá lâu trong môi trường bên ngoài nên khả năng lây lan rất cao. Hơn nữa, các biểu hiện của cúm A cũng rất dễ nhầm lẫn với cúm thông thường nên nhiều bậc phụ huynh thường chủ quan; không thăm khám và điều trị sớm cho bé; dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh cúm A ở trẻ em nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến suy hô hấp với triệu chứng khó thở, đờm lẫn máu, viêm phổi, thiếu oxy, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được xử trí kịp thời.

4. Cách điều trị bệnh cúm A ở trẻ em

4.1 Chẩn đoán

Trước khi điều trị tình trạng của bệnh cúm A ở trẻ em, bác sĩ sẽ cần kiểm tra virus cúm. Bác sĩ sẽ ưu tiên xét nghiệm phân tử nhanh. Trong quy trình này, bác sĩ sẽ ngoáy mũi hoặc họng cho trẻ. Xét nghiệm sẽ phát hiện RNA của virus cúm trong vòng 30 phút hoặc ít hơn.

Kết quả không phải lúc nào cũng chính xác và bác sĩ có thể sẽ phải chẩn đoán dựa trên các triệu chứng của trẻ hoặc các xét nghiệm cúm khác.

4.2 Điều trị tại nhà

Với những trẻ mắc cúm A với các triệu chứng ở mức độ nhẹ, không biến chứng có thể được chăm sóc và điều trị tại nhà bằng cách:

  • Nghỉ ngơi hợp lý kết hợp cùng ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa.
  • Uống nhiều nước và hạn chế ăn uống các thực phẩm lạnh.
  • Chỉ sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
  • Hạn chế đến những nơi đông hoặc tiếp xúc với nhiều người, nếu có phải sử dụng khẩu trang y tế.

Trong trường hợp, sau khoảng 7 ngày các triệu chứng không thuyên giảm mà tiến triển nặng hơn; người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

4.3 Điều trị tại bệnh viện

Với những trường hợp tiến triển nặng hơn, xuất hiện biến chứng, để chữa trị cúm A trẻ cần được đưa đến các cơ sở y tế có đầy đủ điều kiện cấp cứu và hồi sức ban đầu để được theo dõi, xét nghiệm và chỉ định dùng thuốc kháng virus phù hợp.

Các đơn thuốc kháng virus phổ biến bao gồm:

Một loại thuốc mới có tên baloxavir marboxil (Xofluza), được tạo ra bởi một công ty dược phẩm Nhật Bản; đã được Hoa Kỳ phê duyệt vào tháng 10 năm 2018. Thuốc kháng virus này giúp ngăn chặn virus cúm A sinh sôi.

5. Cách chăm sóc và phòng ngừa trẻ bị bệnh cúm A

5.1 Cách chăm sóc

Người thân chỉ nên chăm sóc trẻ mắc cúm A khi có sự chỉ định của bác sĩ.

  • Cho trẻ em mắc bệnh cúm A cách ly ở phòng riêng; tối thiểu là 7 ngày tính từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh. Nên cách ly thêm 1 ngày sau khi các triệu chứng cúm A ở trẻ đã hết.
  • Cho bé ở trong phòng sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Nên cho con tắm rửa, đi vệ sinh ở phòng riêng. Nếu không có nhà vệ sinh riêng thì khi ra ngoài, nên đeo khẩu trang, giữ kín cho bé và nhớ rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh.
  • Không nên cho bé ra ngoài nếu không thật sự cần thiết. Nếu phải ra khỏi phòng thì nên đeo khẩu trang và hạn chế cho bé sử dụng hoặc đụng vào đồ dùng chung của cả nhà.
  • Chú ý chế độ ăn của bé, cần cung cấp đầy đủ các nhóm chất. Cho bé ăn thức ăn mềm, loãng, dễ tiêu hóa, ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống nhiều nước.
  • Cha mẹ cần tuân thủ cho bé uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc cho con hoặc cho bé uống quá liều vì có thể gây hại cho trẻ.

5.2 Cách phòng ngừa

cách phòng tránh

Cách để phòng ngừa bệnh cúm A ở trẻ em tốt nhất là tiêm chủng hàng năm. Mỗi mũi tiêm phòng cúm đều bảo vệ cơ thể bé khỏi 4 loại virus cúm khác nhau (A,B,C,D).

Ngoài ra, để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh cúm A ở trẻ em, mẹ có thể cho bé:

  • Rửa tay thường xuyên.
  • Tránh đám đông lớn; đặc biệt là trong thời gian bùng phát dịch cúm.
  • Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.
  • Ở nhà nếu trẻ bị sốt và ít nhất 24 giờ sau khi hết sốt.

[inline_article id=270506]

6. Một số câu hỏi thường gặp về bệnh cúm A ở trẻ em

6.1 Vì sao trẻ em dễ bị mắc cúm A?

Virus cúm A có thể lây truyền trực tiếp từ người này sang người khác thông qua đường hô hấp. Khi người bệnh ho, hắt hơi, thậm chí là nói chuyện… dịch mũi, họng, các giọt nước bọt mang theo virus thoát ra môi trường bên ngoài, người lành hít phải sẽ có thể nhiễm bệnh.

Ngoài ra, ở trẻ em, bệnh cúm A có thể dễ dàng lây lan khi:

  • Sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt (ly, chén, muỗng, khăn,…) với người bệnh, hoặc vô tình tiếp xúc với các đồ gia dụng trong gia đình có chứa virus (tay nắm cửa, bàn, ghế,…) sau đó đưa lên mũi, miệng;
  • Tiếp xúc với động vật nhiễm cúm A, cũng có thể lây bệnh như các loài động vật có vú như lợn, ngựa hay các loại gia cầm, chum;
  • Tập trung ở những nơi tập trung đông người như công viên, nhà trẻ, trường học, công sở,… cũng là điều kiện thuận lợi để lây lan virus.

6.2 Các biến chứng bệnh cúm A ở trẻ em là gì?

Cúm A ngoài các biểu hiện thông thường của bệnh cúm như sổ mũi, ngạt mũi, đau họng, ho… thì có thể đi kèm các triệu chứng nặng hơn như mỏi cơ; lười vận động, nôn trớ, háo nước, mất nước… Trẻ nhỏ bị cúm A có thể bỏ bú, bỏ ăn; có gan bàn chân, lòng bàn tay lạnh. Một số trường hợp trẻ bị cúm A có thể sốt cao kèm co giật.

Một số biến chứng trẻ có thể gặp phải khi mắc cúm A như: suy hô hấp, viêm phổi; viêm tai giữa; viêm màng não; viêm thanh khí phế quản, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn thứ phát… Những biến chứng này nếu không phát hiện và can thiệp sớm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe; thậm chí tính mạng của trẻ.

6.3 Bệnh cúm A lây qua đường nào?

Bệnh cúm A ở trẻ em chủ yếu lây qua hai con đường là:

  • Qua giọt bắn: Khi người bệnh cúm A nói chuyện, ho, hắt hơi sẽ bắn ra những giọt dịch chứa virus từ đường hô hấp. Khi trẻ hít phải sẽ bị nhiễm virus cúm A.
  • Qua tiếp xúc với đồ vật, bề mặt có chứa các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng của người bệnh bắn ra bám vào, sau đó đưa tay lên mũi, miệng.

Cúm A có khả năng lây nhanh từ người sang người trong khoảng thời gian từ 1 ngày trước cho đến 7 ngày sau khi mắc bệnh.