Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ rụng tóc vành khăn: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Trong bài viết này, MarryBaby sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ, bao gồm:

  • Tìm hiểu chung về tình trạng trẻ bị rụng tóc vành khăn
  • Dấu hiệu nhận biết
  • Nguyên nhân khiến trẻ bị rụng tóc vành khăn
  • Cách khắc phục
  • Cách phòng ngừa
  • Các thông tin liên quan khác.

Mời bạn đọc tiếp ngay sau đây!

Trẻ bị rụng tóc vành khăn là gì?

Rụng tóc vành khăn là gì? Cụm từ rụng tóc vành khăn hay rụng tóc từng mảng ở trẻ (Alopecia areata) dùng để chỉ hiện tượng trẻ nhỏ bị rụng tóc nhiều, chủ yếu là rụng ở phần sau gáy tạo hình vành khăn. Tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ từ sau 3 – 6 tháng tuổi trở đi.

Bên cạnh việc chủ động tìm hiểu về tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ là gì, cha mẹ cũng cần trấn an bản thân để không rơi vào trạng thái lo lắng quá mức. Vì nhìn chung, hiện tượng rụng tóc ở trẻ sơ sinh thường không nguy hiểm và có thể khắc phục được.

Rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Dấu hiệu nhận biết bé bị rụng tóc vành khăn

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi khoa – Nationwide Children’s Hospital cho biết, một số dấu hiệu nhận biết bé bị rụng tóc vành khăn bao gồm:

  • Tóc rụng nhanh theo từng mảng
  • Trông như trẻ bị hói, ban đầu nhỏ nhưng lan rộng dần
  • Tình trạng rụng có thể xuất hiện theo từng đốm nhỏ và dần lan rộng
  • Móng tay xuất hiện các đốm trắng, gồ ghề hoặc có vết lõm nhỏ, móng tay yếu, dễ gãy dễ nứt.

Nguyên nhân phổ biến khiến trẻ rụng tóc vành khăn

Các nguyên nhân rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh thường gặp bao gồm:

1. Tóc mỏng và yếu

Trong năm đầu đời, các nang tóc của trẻ còn rất yếu. Nếu trẻ có sợi tóc mảnh, tóc mọc thưa thì hiện tượng rụng tóc vành khăn lại càng dễ xuất hiện hơn. Do đó, trong giai đoạn này, trẻ thường bị rụng tóc do chân tóc mỏng và yếu. Nguyên nhân này mang tính sinh lý nên ba mẹ không cần quá lo lắng.

2. Do thiếu dưỡng chất

[key-takeaways title=””]

Trẻ sơ sinh rụng tóc thiếu chất gì? Theo các chuyên gia Nhi khoa cho biết, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc vành khăn là do trẻ thiếu vitamin D hoặc canxi.

[/key-takeaways]

Ngoài ra, thiếu hụt vitamin D còn kéo theo các triệu chứng khác như:

  • Phần thóp (đỉnh đầu) của bé sờ vào thấy mềm, lâu đóng thóp và thóp có thể phập phồng theo nhịp thở.
  • Chậm mọc răng, chậm biết lẫy/ lật, chậm biết bò hoặc chậm biết đi hơn so với mốc phát triển bình thường của trẻ.
Trẻ bị rụng tóc vành khăn
Trẻ bị rụng tóc vành khăn thường là do thiếu vitamin D hoặc thiếu canxi.

3. Tác dụng phụ của thuốc

Trong một số trường hợp, trẻ mắc bệnh cần được sử dụng kháng sinh để điều trị. Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh có thể khiến trẻ rụng tóc. 

4. Thói quen giật tóc của trẻ (tác động cơ học)

Một số bé có thói quen tự kéo và xoắn tóc của mình khi cảm thấy căng thẳng, khiến cho tóc của con bị tổn thương và dễ gãy rụng. 

Đây là hành vi do bé chưa biết kiểm soát được cảm xúc, nên cha mẹ cần dành nhiều sự quan tâm và thời gian ở cạnh con, để điều chỉnh hành vi của con.

5. Dị ứng

Tình trạng dị ứng ở trẻ thường xảy ra do: dị ứng với thuốc, dị ứng với môi trường sống, dị ứng với chất tẩy rửa hoặc các loại tinh dầu khác… Đặc biệt là khi cha mẹ thoa tinh dầu lên tóc, lên da đầu của con, nếu dị ứng có thể khiến trẻ bị rụng tóc vành khăn.

Việc sử dụng một số loại dầu gội chứa hóa chất cũng khiến tóc trẻ dễ rụng. Do đó, khi trẻ dưới 1 tuổi, ba mẹ không nên sử dụng quá nhiều dầu gội đầu để tránh ảnh hưởng đến tóc.

6. Trẻ bị nấm da đầu, nhiễm trùng da

Trẻ bị rụng tóc hình vành khăn kèm các triệu chứng: Ngứa, khó chịu, thường xuyên gãi da đầu có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ bị nấm da đầu. Tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh đến 4 tuổi. 

Nấm da đầu với biểu hiện các nốt mẩn đỏ, da bong tróc, sưng tấy. Nếu trẻ không đưọc điều trị sớm sẽ rụng tóc nhiều hơn.

7. Nằm nhiều một tư thế cũng

Một trong những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ là trẻ nằm lâu, nằm cố định ở một tư thế. Điều này khiến vùng phía sau đầu tiếp xúc trực tiếp với mặt gối/ nệm… trong thời gian dài; khiến cho tóc và da đầu bị chà xát, dẫn đến việc tóc gãy rụng và mọc lại thưa thớt. 

Trẻ có mái tóc kết cấu mảnh, dễ rụng thường dễ gặp tình trạng rụng tóc vành khăn hơn các trẻ có tóc cứng và chắc khỏe.

Trẻ bị rụng tóc vành khăn
Cho trẻ nằm lâu ở một tư thế làm tăng ma sát giữa tóc và gối, khiến tóc dễ gãy rụng hơn.

8. Hormone cơ thể giảm

Theo thông tin từ Bộ y tế cho biết, trẻ sơ sinh bị rụng tóc thường xuất phát từ sự mất cân bằng hormone sau khi bé chào đời. Nguyên nhân có thể do cơ thể mẹ bị rối loạn hormone hoặc bản thân trẻ bị thiếu dinh dưỡng. Rụng tóc do nguyên nhân này thường được phát hiện cùng với biểu hiện rụng tóc sau sinh của mẹ.

9. Rối loạn/Bệnh tự miễn cũng khiến trẻ rụng tóc vành khăn

Trẻ có thể bị rụng tóc vành khăn hoặc tóc trở nên thưa hơn do các bệnh tự miễn (autoimmune disorder) như: Gây viêm mạn tính, bạch biến, lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, nhược cơ… Lúc này, cơ thể tự đánh giá tế bào của cơ thể là vật lạ nên tiến hành tấn công hoặc đào thải.

[summary title=””]

Theo thông tin từ Tổ chức Nemours KidsHealth cho biết, nguyên nhân trẻ bị rụng tóc vành khăn thường là do rối loạn tự miễn, gây ra tình trạng viêm, làm gián đoạn sự phát triển của nang tóc.

[/summary]

Trẻ rụng tóc vành khăn thiếu chất gì?

Rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh có thể do thiếu chất, nhưng không hẳn là do đơn lẻ một nguyên nhân này gây ra. Vậy nên khi cha mẹ nhận thấy tình trạng trẻ bị rụng tóc từng mảng, tóc rụng nhiều thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám bệnh và chẩn đoán.

Trong trường hợp trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng, cha mẹ hãy điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho trẻ, kết hợp thêm với việc sử dụng thực phẩm bổ sung, chẳng hạn như thực phẩm bổ sung vitamin D3K2 cho trẻ.

[inline_article id=326451]

Trẻ bị rụng tóc vành khăn có nguy hiểm không?

Về mặt y khoa, trẻ bị rụng tóc vành khăn thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Nhưng có thể gây ảnh hưởng đến cảm xúc và tinh thần của bé, nhất là đối với các bé đã lớn và ý thức được về cơ thể của mình. Ngoài ra, cảm xúc lo lắng cho con cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tinh thần của cha mẹ. 

[summary title=””]

Theo Tổ chức Healthy Children, trong hầu hết các trường hợp rụng tóc từng mảng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thông thường tóc sẽ mọc lại nếu tình trạng không quá nghiêm trọng. Ngoài ra, đối với những trường hợp cần điều trị thì tóc cũng sẽ mọc lại sau khi được can thiệp điều trị.

[/summary]

Chẩn đoán tình trạng tóc rụng vành khăn ở trẻ nhỏ

Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu bị rụng tóc nhiều ở khu vực sau gáy, kèm theo tình trạng quấy khóc, lười bú, lười vận động… cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện sớm để được kiểm tra và chẩn đoán.

Các bước chẩn đoán của bác sĩ thường bao gồm:

  • Kiểm tra lâm sàng: Bác sĩ quan sát vị trí tóc rụng và thể trạng bên ngoài của bé.
  • Xét nghiệm cận lâm sàng: Xét nghiệm máu để chẩn đoán bé có bị thiếu vitamin D, thiếu sắt, thiếu canxi, còi xương hoặc có vấn đề về chậm phát triển hay không
  • Từ các xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp cho bé.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị rụng tóc vành khăn?

Trước tiên, cha mẹ cần giữ bình tĩnh để xử lý, tìm ra cách điều trị phù hợp. Dưới đây là một số điều mà cha mẹ cần thực hiện:

Tìm hiểu nguyên nhân

Dù vấn đề trẻ đang mắc phải là gì, việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng là rất cần thiết và quan trọng. Vì xác định đúng nguyên nhân mới chọn được phương pháp khắc phục phù hợp.

[summary title=””]

Nhắc lại, các nguyên nhân có thể khiến trẻ bị rụng tóc vành khăn bao gồm: Bản chất tóc mỏng yếu và dễ gãy, do thiếu dưỡng chất, thiếu vitamin, tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, trẻ bị dị ứng hay bị nấm da đầu…

[/summary]

Bổ sung dinh dưỡng và vitamin

Nếu rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ do tác dụng phụ của thuốc, sau khi phục hồi sức khỏe nên cần được bổ sung một số dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như:

  • Vitamin D: Vitamin D có tác dụng giúp cơ thể trẻ tăng cường hấp thu canxi, cải thiện tình trạng rụng tóc vành khăn do thiếu canxi. Vitamin D có thể được hấp thụ từ ánh nắng mặt trời hoặc thông qua các loại thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, cá ngừ, trứng gà, sữa chua, phô mai…
  • Canxi: Canxi có công dụng giúp răng, tóc và xương của trẻ được phát triển khỏe mạnh; từ đó giúp đẩy lùi tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ. Khoáng chất này có thể được cung cấp qua các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, đậu nành, rau xanh…
  • Kẽm: Kẽm là tiền chất quan trọng trong quá trình sản sinh tế bào mới. Khi tế bào da đầu không nhận được đủ kẽm thông qua chế độ ăn uống, quá trình sản sinh nang tóc mới sẽ bị trì hoãn, khiến tóc rụng nhiều và mọc lại chậm. Bố mẹ hãy bổ sung kẽm cho bé qua các loại thực phẩm giàu kẽm như các loại thịt đỏ, hải sản, hạt hướng dương…
  • Sắt: Khi trẻ thiếu sắt, các tế bào hồng cầu trong máu không thể vận chuyển đủ oxy đến các cơ quan của cơ thể. Tình trạng thiếu oxy ở tế bào não khiến trẻ mệt mỏi và buồn ngủ. Bên cạnh đó, các nang tóc thiếu oxy sẽ có có thể bị gãy rụng, tóc thưa, mỏng. Cha mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, gan, trứng, rau xanh, các loại hạt đậu khô.
  • Vitamin B: Vitamin B là nhóm vitamin gồm nhiều loại có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ chuyển hóa các chất dinh dưỡng, kích thích mọc tóc và từ đó hỗ trợ giảm nguy cơ bị rụng tóc vành khăn. Vitamin B có thể được cung cấp qua các loại thực phẩm giàu vitamin B như ngũ cốc nguyên hạt, quả óc chó, chuối, cam, dâu tây…

[inline_article id=174955]

Lưu ý tư thế nằm của bé

Mặc dù, nằm ngửa là tư thế ngủ an toàn cho trẻ sơ sinh, tuy nhiên cha mẹ cũng nên thay đổi tư thế nằm cho con. Thỉnh thoảng cha mẹ có thể đặt trẻ nằm nghiêng, hoặc nằm úp, hoặc bế trên tay đều được. Tuy nhiên, ba mẹ lưu ý không được cho trẻ nằm sấp sau khi trẻ vừa bú hoặc vừa ăn no, vì sẽ khiến trẻ bị nôn trớ.

Đưa trẻ đi khám bác sĩ Nhi Khoa

Trên thực tế, hầu hết trẻ sơ sinh (sau khi sinh) bị rụng tóc thường không cần đi khám. Vì tóc có thể mọc trở lại sau đó. Tuy nhiên, những trường hợp mà cha mẹ cần đưa bé đi khám là:

  • Trẻ bị rụng tóc trong nhiều tháng và tình trạng vẫn không cải thiện.
  • Các triệu chứng đi kèm như bị nấm da, bong tróc da, các đốm hói xuất hiện ngày càng nhiều trên đầu. 

[key-takeaways title=”Lưu ý”]

Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý cho trẻ uống thuốc, kể cả thuốc tây, thuốc nam, thuốc dân gian… Việc dùng thuốc nên được thông qua bởi sự chỉ định của bác sĩ để tránh rủi ro gây ảnh hưởng đến trẻ.

[/key-takeaways]

Phòng ngừa tình trạng trẻ rụng tóc vành khăn

Rụng tóc vành khăn tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng. Do đó, cha mẹ nên chủ động ngăn rụng tóc vành khăn cho con trẻ. Các biện pháp phòng ngừa tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ, bao gồm:

  • Thay đổi tư thế nằm cho con, hạn chế để con nằm cố định một tư thế.
  • Đeo bao tay cho trẻ để tránh tình trạng con tự bứt tóc, xoa đầu mạnh tay.
  • Đối với trẻ trên 6 tháng và đã bắt đầu ăn dặm, cha mẹ hãy cho con ăn đa dạng thực phẩm phù hợp với tháng tuổi của con, để con không bị thiếu chất.
  • Cẩn trọng khi sử dụng các sản phẩm thoa ngoài da như tinh dầu, xà phòng, phấn rôm…Nếu xảy ra dị ứng, cha mẹ nên ngừng sử dụng để theo dõi.
Rụng tóc vành khăn ở trẻ
Nếu trẻ vừa rụng tóc vừa kèm theo các triệu chứng khác lạ, cha mẹ nên đưa con đến khám với bác sĩ chuyên khoa Nhi khoa để đảm bảo an toàn.

Các câu hỏi thường gặp

Rụng tóc vành khăn ở trẻ bao nhiêu tháng?

Nhiều thông tin cho rằng, tóc rụng vành khăn thường xảy ra nhất ở trẻ sơ sinh từ 3 – 6 tháng tuổi trở đi. Theo Tổ chức Healthy Children cho biết, tình trạng này có thể xảy ra ở trẻ trong bất kỳ lứa tuổi nào, kể cả bé trai và bé gái, nhưng phổ biến nhất vẫn nằm trong vài tháng đầu đời.

Trẻ bị rụng tóc vành khăn có mọc lại không?

Như đã đề cập, trẻ bị rụng tóc vành khăn thông thường sẽ tự mọc lại và tự khỏi. Vì đây là hiện tượng sinh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh. Trừ trường hợp liên quan đến bệnh lý hoặc thiếu chất dinh dưỡng thì mới cần đến sự can thiệp điều trị y tế.

rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ
Thông thường sau khi rụng tóc, tóc của trẻ sẽ tự mọc lại sau một thời gian ngắn.

Kết luận

Rụng tóc ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một hiện tượng tương đối phổ biến và ít gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Tình trạng có thể chỉ khu trú ở một mảng nhưng cũng có xuất hiện ở nhiều vị trí hoặc lan rộng. 

Nếu trẻ chỉ bị rụng tóc vành khăn và không kèm theo các triệu chứng đáng lo ngại về cơ thể thì cha mẹ cứ bình tĩnh và tiếp tục theo dõi. Nội dung trên là những gì cha mẹ cần biết về tình trạng rụng tóc ở trẻ là gì, nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục. Hy vọng bài viết đã mang đến nhiều kiến thức hữu ích cho cha mẹ.

[summary title=””]

Chuyên mục ‘Sức khỏe trẻ em‘ thường xuyên đăng tải các bài viết về về sức khỏe trẻ em, từ những bệnh thông thường đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Từ đó giúp mẹ biết cách chăm sóc để trẻ luôn khỏe mạnh.

[/summary]

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu mất ngủ nên uống gì và một số lưu ý cần biết!

Mất ngủ có thể khiến bạn cạn kiệt sức lực, do đó bạn cần phải tìm cách để khắc phục tình trạng này trong thai kỳ. Ở bài viết này, MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu về đêm bà bầu mất ngủ nên uống gì nhé.

Nguyên nhân bà bầu bị mất ngủ trong thai kỳ

  • Thay đổi nội tiết tố: Sự gia tăng estrogen và progesterone trong khi mang thai gây ảnh hưởng đến nhịp thở và chu kỳ giấc ngủ của bạn.
  • Thai nhi ngày càng phát triển: Thai nhi ngày càng lớn sẽ gây chèn ép lên các khớp, lưng và bàng quang của bạn. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và thường xuyên phải đi tiểu, nhất là vào ban đêm. 

Ngoài ra, trong thai kỳ có các yếu tố dưới đây cũng có thể khiến cho bạn bị mất ngủ như:

  • Ợ nóng
  • Khó thở
  • Đau bụng 
  • Cơ thể nhức mỏi
  • Chuột rút ở chân
  • Nhịp tim nhanh hơn
  • Buồn nôn do ốm nghén
  • Thường xuyên đi tiểu đêm
  • Đau lưng và đau dây chằng tròn
  • Các cơn co thắt hoặc thai nhi đang hoạt động trong bụng
  • Lo lắng về việc sinh con có thể khiến hormone cortisol gây căng thẳng tăng cao và khiến bạn khó ngủ hơn

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng đầu có ảnh hưởng đến thai kỳ không?

Bà bầu bị mất ngủ nên uống gì?

1. Nước uống tự nhiên cải thiện giấc ngủ

1.1 Trà hoa cúc

Một nghiên cứu trên 60 người lớn tuổi cho thấy, việc dùng 400mg chiết xuất hoa cúc trong 28 ngày liên tiếp có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách an toàn. Bên cạnh đó, trà hoa cúc còn giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh, giảm viêm và cải thiện sức khỏe làn da [1], [2].

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu uống trà hoa cúc được không? Mẹ bầu cẩn thận khi dùng trà nhé!

1.2 Sữa tươi hoặc sữa bầu

Bà bầu mất ngủ nên uống gì? Bạn có thể uống sữa tươi
Bà bầu mất ngủ nên uống gì? Bạn có thể uống sữa tươi

Trong sữa có chứa hai chất tryptophan và melatonin. Đây là hai chất có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và khắc phục các triệu chứng mất ngủ rất hiệu quả.

1.3 Sữa quả óc chó, hạnh nhân, hạt dẻ cười và hạt điều

Cả quả óc chó và hạnh nhân đều có chứa hàm lượng melatonin cao. Bên cạnh đó, hạt dẻ cười và hạt điều có chứa tryptophan. Nếu bạn uống sữa có thành phần từ các loại hạt này sẽ giúp cải thiện giấc ngủ rất hiệu quả.

1.4 Sinh tố chuối hạnh nhân

Bà bầu mất ngủ nên uống gì? Bạn có thể uống sinh tố chuối hạnh nhân
Bà bầu mất ngủ nên uống gì? Bạn có thể uống sinh tố chuối hạnh nhân

Chuối là một loại thực phẩm có chứa kali, magie, tryptophan và melatonin [3]. Vậy bà bầu nên uống gì trước khi đi ngủ? Bạn có thể kết hợp chuối và sữa hạnh nhân trong một ly sinh tố có thể bổ sung tryptophan và melatonin giúp giảm các triệu chứng mất ngủ trong thai kỳ.

1.5 Sinh tố kiwi

Bà bầu bị mất ngủ nên uống gì? Bà bầu tiêu thụ hai quả kiwi trước khi đi ngủ sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Do kiwi có chứa chất chống oxy hóa tự nhiên và chất serotonin đóng vai trò giúp cho giấc ngủ được sâu hơn, ngon giấc hơn.

>> Xem thêm bài cùng chủ đề: Bầu 3 tháng đầu ăn kiwi được không

1.6 Nước ép cherry

Bà bầu mất ngủ nên uống gì? Bạn có thể uống nước ép cherry
Bà bầu mất ngủ nên uống gì? Bạn có thể uống nước ép cherry

Bà bầu uống nước ép cherry vào buổi sáng và trước khi ngủ 1-2 giờ có thể cải thiện được thời gian và chất lượng giấc ngủ trong thai kỳ. Bởi vì, trong cherry có chứa melatonin là một loại hormone giúp kích thích buồn ngủ.

2. Một số loại thuốc giúp dễ ngủ hơn

Bạn được khuyến cáo không nên sử dụng thuốc trong thai kỳ. Song nếu tình trạng mất ngủ trở nên trầm trọng hơn, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng một số loại thuốc dưới đây. Lưu ý, những loại thuốc sau chỉ để bạn tham khảo, việc sử dụng thuốc trong thai kỳ cần được thực hiện đúng theo chỉ định từ bác sĩ, tránh tự ý sử dụng.

2.1 Thuốc bổ sung melatonin

Melatonin là một loại hormone được sản xuất tự nhiên trong cơ thể để để kích thích chu kỳ ngủ và thức dậy. Nếu sau khi đã áp dụng các loại thức uống tự nhiên ở trên mà bạn vẫn bị mất ngủ thì có thể bổ sung hormone này [4]

Tuy nhiên có một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng; việc sử dụng melatonin ở động vật mang thai có thể tiềm ẩn một số rủi ro như sinh con nhẹ cân. Song, hiện tại vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy thuốc bổ sung melatonin gây hại cho người mang thai hoặc thai nhi.

Các chuyên gia cho rằng, thuốc bổ sung melatonin có khả năng đi qua nhau thai và thai nhi có thể tiêu thụ vào cơ thể. Điều này có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong chu kỳ ngủ và thức dậy sau khi chào đời. 

2.2 Thuốc kháng histamin

Bà bầu nên uống gì trước khi đi ngủ? Thuốc kháng histamin là một loại thuốc thường được dùng để điều trị dị ứng. Song, loại thuốc này cũng là một trong các loại thuốc không kê đơn giúp cải thiện chứng khó ngủ.

Đối với phụ nữ mang thai, thuốc kháng histamin được sử dụng để làm giảm tình trạng ốm nghén và khó tiêu [5]. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học hiện tại chưa chứng minh được chính xác cụ thể tác dụng của việc dùng loại thuốc này để cải thiện giấc ngủ trong thai kỳ. Do đó, các nhà khoa học cần có thêm nhiều nghiên cứu khác để chứng minh cho điều trên.

Nếu tình trạng mất ngủ của bà bầu không thuyên giảm theo thời gian, bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu một số loại thuốc chữa mất ngủ

2.3 Thuốc chống trầm cảm

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số thuốc chống trầm cảm có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ ở phụ nữ mang thai và cũng làm giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh [6]. Phần lớn bằng chứng các nghiên cứu khoa học cho rằng, thuốc chống trầm cảm không gây dị tật thai nhi. 

Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyên không nên sử dụng những loại thuốc này để điều trị các vấn đề về giấc ngủ trong thai kỳ bởi cần có nhiều nghiên cứu khác để đánh giá xem thuốc chống trầm cảm có tác dụng giúp thai phụ an thần và ngủ ngon không.

[recommendation title=””]

Để an toàn cho sức khoẻ, bạn chỉ nên sử dụng thuốc hỗ trợ giấc ngủ khi đang mang thai theo sự chỉ định từ bác sĩ.

[/recommendation]

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu mất ngủ nên ăn gì và 10 gợi ý tuyệt vời dành cho bạn

Lưu ý cho bà bầu khi bị mất ngủ

Sau khi tìm hiểu bà bầu mất ngủ nên uống gì; bạn cũng cần lưu ý những điều sau khi áp dụng các cách trên nhé.

  • Cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng thuốc: Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng các loại thuốc ngủ để đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi.
  • Nhớ khám thai định kỳ: Việc khám thai định kỳ sẽ giúp bạn theo dõi sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, khám thai cũng giúp bác sĩ chẩn đoán được nguy cơ bạn gặp biến chứng thai kỳ và có hướng điều trị kịp thời. 
  • Không uống trà đậm đặc: Trong trà có thể chứa caffeine nếu bạn mua loại túi lọc. Do đó, bạn không nên uống trà đậm đặc vì caffeine có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe thai nhi.
  • Không lạm dụng các đồ uống: Mặc dù các thức uống trên có thể giúp cải thiện giấc ngủ song bạn chỉ nên uống với lượng vừa phải và đừng lạm dụng quá mức sẽ dẫn đến phản ứng ngược.

[inline_article id=332587]

Tóm lại, bà bầu mất ngủ nên uống gì? Bà bầu mất ngủ có thể uống nước ép cherry, nước ép kiwi, sữa tươi, sữa hạt, thuốc bổ sung,… Tuy nhiên, đối với việc uống thuốc hỗ trợ giấc ngủ thì bạn chỉ nên uống theo chỉ định từ bác sĩ.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Ra khí hư màu nâu trước kỳ kinh nguyệt (từ đậm đến nhạt) có sao không?

Vùng kín tiết ra khí hư màu nâu trước kỳ kinh nguyệt có phải là dấu hiệu bất thường của sức khỏe sinh sản không? Đây có thể là dấu hiệu bất thường nhưng cũng có thể không phải là dấu hiệu đáng lo ngại. Nếu bạn đang hoang mang về tình trạng này thì hãy tìm hiểu với MarryBaby nhé.

Khí hư màu nâu là gì?

Khí hư là dịch được tiết ra từ âm đạo nên còn được gọi là dịch âm đạo. Khí hư có nhiều màu sắc khác nhau và là dấu hiệu phản ánh sức khỏe sinh sản của bạn.

Khí hư màu nâu từ nhạt đến đậm là khí hư có lẫn máu. Đây có thể là dấu hiệu bình thường hoặc là dấu hiệu tiền ẩn liên quan đến một số bệnh lý phụ khoa. Vậy khí hư màu nâu trước kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu với MarryBaby trong phần dưới đây nhé.

Khí hư màu nâu trước kỳ kinh nguyệt khi nào là bình thường? 

Không phải lúc nào âm đạo tiết ra khí hư màu nâu trước kỳ kinh nguyệt cũng là vấn đề đáng lo ngại. Điều này cũng có thể do các nguyên nhân dưới đây.

1. Dấu hiệu rụng trứng

Nếu bạn thấy âm đạo ra máu màu nâu trước kỳ kinh nguyệt khoảng 14 ngày (nếu có chu kỳ kinh đều đặn 28 ngày) thì đó là dấu hiệu rụng trứng. Hiện tượng rụng trứng xảy ra khi hormone estrogen tăng cao kích thích buồng trứng giải phóng trứng trưởng thành. Điều này cũng khiến cho âm đạo tiết ra khí hư màu nâu trước kỳ kinh nguyệt.

Sau khi rụng trứng xong, hormone estrogen giảm xuống thì âm đạo sẽ ngừng tiết ra khí hư màu nâu. Tuy nhiên, nếu bạn đang dùng thuốc tránh thai thì tình trạng này không phải do quá trình rụng trứng

>> Bạn có thể xem thêm: Bảng tính ngày rụng trứng chị em nhớ thuộc lòng để dễ thụ thai

2. Do dùng thuốc tránh thai

Nếu bạn đang sử dụng thuốc tránh thai nội tiết tố thì âm đạo cũng có thể tiết ra khí hư màu nâu trước kỳ kinh nguyệt. Phương pháp ngừa thai này gây ngăn cản quá trình rụng trứng diễn ra. Khí hư màu nâu mà bạn nhấn thấy chính là hiện tượng xuất huyết âm đạo do cơ thể của bạn đang cố gắng thích nghi với lượng hormone từ thuốc tiết ra.

Tình trạng này có thể sẽ kéo dài trong 3-6 tháng đầu khi bạn bắt đầu sử dụng thuốc tránh thai. Ngoài ra, khi chưa đến ngày kinh mà bị ra dịch màu nâu cũng có thể do bạn quên uống một vài liều thuốc. Nếu bạn bắt đầu uống thuốc tránh thai đúng lịch trở lại thì hiện tượng này cũng sẽ biến mất.

3. Dấu hiệu báo sắp đến kỳ hành kinh

Ra khí hư màu nâu trước kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu báo sắp đến kỳ hành kinh
Ra khí hư màu nâu trước kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu báo sắp đến kỳ hành kinh

Đôi khi, khí hư màu nâu chỉ là dấu hiệu báo kỳ hành kinh của bạn sắp bắt đầu. Đây có thể là một chút máu kinh nguyệt của chu kỳ trước còn sót chưa được thải ra khỏi tử cung. Do đó, đây là tình trạng không đáng lo ngại bạn nhé. 

Tuy nhiên, nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt ngắn ngày chỉ kéo dài khoảng 2 tuần có kèm dấu hiệu ra khí hư màu nâu trước kỳ kinh nguyệt; thì nên sắp xếp thời gian đi khám sức khỏe. Vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý liên quan đến phụ khoa.

>> Bạn có thể xem thêm: Chu kỳ kinh nguyệt bình thường dài bao nhiêu ngày?

4. Dấu hiệu mang thai

Tình trạng âm đạo ra khí hư màu nâu trước kỳ kinh nguyệt có thể là máu báo thai. Tình trạng này thường xuất hiện trước kỳ hành kinh 1-2 tuần và kéo dài trong 1-2 ngày. Song, dấu hiệu mang thai này không phải phụ nữ nào cũng bị đâu nhé. 

Do đó, nếu bạn ra khí hư màu nâu kèm các dấu hiệu mang thai dưới đây thì hãy dùng que thử thai để kiểm tra.

>> Bạn có thể xem thêm: Chia sẻ cách phân biệt máu báo thai và máu kinh

5. Dấu hiệu tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh cũng có thể khiến bạn ra khí hư màu nâu trước kỳ kinh nguyệt
Tiền mãn kinh cũng có thể khiến bạn ra khí hư màu nâu trước kỳ kinh nguyệt

Tiền mãn kinh là giai đoạn xảy ra trước khi đến thời kỳ mãn kinh. Giai đoạn này có thể kéo dài 10 năm khi lượng hormone trong cơ thể có dấu hiệu không ổn định. Do đó, bạn có thể không rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt cũng không đều.

Nếu bạn đang trong thời kỳ tiền mãn kinh thì tình trạng ra máu màu nâu giữa kỳ kinh nguyệt là chuyện bình thường. Thậm chí, bạn cũng có thể có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và khi hành kinh thì lượng máu kinh xuất ra ít hơn hẳn. Tuy nhiên, nếu bạn bị xuất huyết âm đạo nhiều và kéo dài hơn 3 tuần thì cần đi khám phụ khoa nhé.

Tình trạng ra khí hư màu nâu trước kỳ kinh nguyệt là bất thường

Đôi khi ra khí hư màu nâu trước kỳ kinh nguyệt cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng sức khỏe phụ khoa. Dưới đây là một số vấn đề liên quan đến tình trạng âm đạo ra dịch màu nâu trước kỳ kinh.

1. Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI)  

Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) có thể gây kích ứng ở các mô âm đạo dẫn đến xuất huyết âm đạo. Các triệu chứng của STI có thể gặp phải gồm:

  • Sốt cao
  • Buồn nôn
  • Đau vùng chậu
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Tiết ra khí hư có mùi hôi và màu bất thường như khí hư màu xanh hoặc vàng

>> Bạn có thể xem thêm: Tổng hợp 7 bệnh lây qua đường tình dục thường gặp

[recommendation title=””]

Nếu bạn có các triệu chứng của STI, hãy đi khám sức khỏe càng sớm càng tốt để tránh mọi biến chứng hoặc lây nhiễm cho người khác.

[/recommendation]

2. Bệnh viêm vùng chậu (PID)

Đau vùng chậu kèm ra dịch màu nâu trước kỳ kinh có thể do mắc PID
Đau vùng chậu kèm ra dịch màu nâu trước kỳ kinh có thể do mắc PID

Âm đạo tiết ra khí hư màu nâu trước kỳ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của bệnh viêm vùng chậu (PID). Đây là tình trạng nhiễm trùng cơ quan sinh sản và có thể liên quan đến một số bệnh STI. Các dấu hiệu cho thấy bạn đang bị PID gồm:

  • Đau vùng chậu
  • Sốt cao hoặc ớn lạnh
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Khí hư tiết ra bất thường và có mùi hôi

[recommendation title=””]

Nếu bạn có các triệu chứng của PID thì cần đi khám bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tình trạng PID không được điều trị kịp thời rất có khả năng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Trong nhiều trường hợp, tình trạng này sẽ khỏi sau khi bạn điều trị với thuốc kháng sinh.

[/recommendation]

3. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) thường là nguyên nhân khiến cho kinh nguyệt không đều. Tình trạng này khiến cho lượng hormone androgen và testosterone tăng cao dẫn đến tình trạng không rụng trứng đều đặn hoặc không rụng trứng

Do đó, khi bạn nhận thấy âm đạo ra khí hư màu nâu trước kỳ kinh nguyệt kèm với các triệu chứng dưới đây thì có thể đã bị PCOS.

  • Vô sinh
  • Tăng cân
  • Nổi mụn trứng cá
  • Làn da có tiết nhiều dầu nhờn
  • Lông mọc bất thường trên mặt, ngực hoặc bụng

>> Bạn có thể xem thêm: Buồng trứng đa nang có thai tự nhiên được không? Tiết lộ tia hy vọng cho vợ chồng mong con

[recommendation title=””]

PCOS có thể được điều trị bởi nhiều hướng bao gồm thay đổi lối sống và dùng thuốc. Do đó, bạn nên sắp xếp điều trị bệnh PCOS để tránh các biến chứng nhé.

[/recommendation]

4. Ung thư cổ tử cung

dấu hiệu ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung có thể gây chảy máu âm đạo giữa các kỳ kinh, ngay cả sau khi mãn kinh. Bệnh lý này cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ra khí hư màu nâu trước kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, khí hư có thể có mùi hôi và loãng. Bạn có thể nhận biết bệnh lý qua các dấu hiệu sau:

  • Mệt mỏi
  • Đau lưng
  • Đau vùng chậu
  • Gặp khó khăn khi đi vệ sinh
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân

[recommendation title=””]

Nếu xuất hiện các dấu hiệu trên, bạn nên thực hiện xét nghiệm PAP. Bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất với bạn.

[/recommendation]

Những lưu ý khi ra khí hư màu nâu trước kỳ kinh nguyệt

Khi nhận thấy ra khí hư màu nâu trước kỳ kinh nguyệt, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Bạn cần phải vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách để tránh các bệnh phụ khoa.
  • Mặc quần lót cotton rộng rãi: Bạn nên chọn quần lót có chất liệu cotton thoáng mát và giúp thấm hút mồ hôi.
  • Đi khám phụ khoa nếu thấy có dấu hiệu bất thường: Bạn nên đi khám phụ khoa ngay khi nhận thấy ra khí hư màu nâu trước kỳ kinh nguyệt kèm dấu hiệu có mùi hôi, đau bụng, đau xương chậu, sốt cao,… 

[inline_article id=332556]

Như vậy ra khí hư màu nâu trước kỳ kinh nguyệt có thể là tình trạng bình thường hoặc bất thường. Nếu khí hư màu nâu có mùi hôi và kèm theo các dấu hiệu bất thường thì bạn nên đi khám phụ khoa ngay nhé.

Categories
Mang thai Đón con chào đời

Chồng Giáp Tuất và vợ Đinh Sửu sinh con năm nào đẹp và hợp tuổi?

Xem tuổi để sinh con đẻ cái là điều được chú trọng từ thời xưa đến nay. Tuổi chồng 1994 vợ 1997 sinh con năm nào hợp và đẹp? Nếu vợ chồng bạn đang lên kế hoạch và muốn tìm năm sinh con hợp tuổi thì hãy cùng tìm hiểu với MarryBaby nhé.

Tử vi tuổi chồng Giáp Tuất 1994 và vợ Đinh Sửu 1997

1. Tử vi tuổi chồng Giáp Tuất 1994

Những người tuổi Giáp Tuất sẽ có ngày sinh từ ngày 10/02/1994 – 30/01/1995 (dương lịch). Tử vi chi tiết của tuổi Giáp Tuất như sau:

  • Mệnh: Sơn Đầu Hỏa (lửa trên núi)
  • Mệnh hợp: Mộc và Thổ
  • Mệnh khắc: Kim và Thuỷ
  • Tuổi: Giáp Tuất
  • Cầm tinh: Con chó
  • Tam hợp: Dần – Tuất – Ngọ 
  • Tứ hành xung: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi 

>> Bạn có thể xem thêm: Chồng 1994 vợ 1996 sinh con năm nào tốt và hợp mệnh làm ăn với bố mẹ?

2. Tử vi tuổi vợ Đinh Sửu 1997

Những bà mẹ tuổi Đinh Sửu sẽ có ngày sinh từ 07/02/1997 đến 27/01/1998 (dương lịch). Tử vi tuổi Đinh Sửu như sau:

  • Mệnh: Giản Hạ Thủy (Nước mù sương)
  • Mệnh hợp: Mệnh Kim và Mộc
  • Mệnh khắc: Mệnh Hoả và Thổ
  • Tuổi: Đinh Sửu
  • Cầm tinh: Con trâu
  • Tam hợp: Tỵ – Dậu – Sửu 
  • Tứ hành xung: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi 

>> Bạn có thể xem thêm: Chồng 1996 vợ 1997 sinh con năm nào hợp và tốt?

Tuổi chồng 1994 vợ 1997 có hợp không?

Tuổi chồng 1994 vợ 1997 có hợp không?
Trước khi xem chồng 1994 vợ 1997 sinh con năm nào hợp, bạn hãy tìm hiểu tuổi chồng 1994 vợ 1997 có hợp không?

Xem tuổi chồng 1994 vợ 1997 có hợp không cũng là một yếu tố quan trọng để chọn tuổi sinh con. Do đó, hãy cùng tìm hiểu xem độ xung hợp trong tuổi cặp vợ chồng bạn như thế nào.

1. Ngũ hành tương sinh

Trong phong thuỷ quan niệm rằng, vạn vật được cấu tạo từ 5 hành gồm Kim – Mộc – Thuỷ –Hoả – Thổ. 5 hành này khi kết hợp có thể tương sinh, tương hợp hoặc tương khắc lẫn nhau. Mỗi người sinh ra sẽ mang mệnh đại diện 1 trong 5 hành trên.

Xét về mệnh của cặp vợ chồng tuổi Giáp Tuất và Đinh Sửu; vợ chồng bạn có mệnh của chồng là Hoả và vợ là Thuỷ – hai mệnh tương khắc nhau nên dễ nảy sinh khắc khẩu. Tuy nhiên, nếu vợ chồng biết nhường nhịn và nghĩ cho nhau thì sẽ khắc chế được điều này.

2. Thiên can tương hợp

Phong thuỷ cũng quan niệm rằng, Thiên can trong tuổi âm lịch của mỗi người cũng được cho là một trong những yếu tố để xét độ xung hợp. Có 10 Thiên can trong phong thuỷ gồm Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.

Các Thiên can là đơn vị gắn liền với Địa chi. Khi kết hợp các can với nhau sẽ tạo ra những cặp xung hợp khắc nhau. Dựa theo đó, chồng 1994 có Thiên can là Giáp và vợ 1997 có Thiên can là Đinh. Đây là hai Thiên can bình hoà không khắc cũng không quá hợp nhau. Do đó, vợ chồng bạn sẽ trung hoà và bù trừ cho nhau ở mọi khía cạnh trong cuộc sống.

4. Địa chi tương hợp

Địa chi là thuật ngữ dùng để chỉ tên gọi của 12 con giáp gồm Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Các con giáp này khi kết hợp với nhau cũng sẽ tạo ra những nhóm tương hợp khác nhau.

Dựa theo đó, vợ chồng bạn có Địa chi là Tuất và Sửu. Đây là hai con giáp nằm trong nhóm tứ hành xung Thìn – Tuất – Sửu – Mùi. Do đó, tuổi vợ chồng của bạn không hợp nhau nên sẽ có nhiều cãi vã và lục đục trong gia đình.

>> Bạn có thể xem thêm: Chồng 1997 vợ 1997 sinh con năm nào hợp để gia đình hòa thuận và hạnh phúc?

[quotation title=””]

Khi xét 3 yếu tố Ngũ hành – Thiên can – Địa chi, tuổi chồng 1994 và vợ 1997 không hợp nhau. Hai tuổi khi kết hợp có thể xảy ra nhiều xung khắc về lời nói, suy nghĩ và hành động. Tuy nhiên, nếu cả hai biết dung hoà bằng sự yêu thương, nhường nhịn, chia sẻ và thấu hiểu thì gia đạo sẽ yên ấm hơn.

[/quotation]

Chồng 1994 vợ 1997 sinh con năm nào hợp?

chồng 1994 vợ 1997 sinh con năm 2025

Biết tuổi chồng 1994 vợ 1997 sinh con năm nào hợp cũng là một cách hóa giải xung khắc giữa vợ chồng bạn. Hãy xét từng năm tuổi 2 bạn sinh con dưới đây dựa trên 3 yếu tố phong thuỷ gồm Ngũ hành – Thiên can – Địa chi để biết bạn sinh con năm nào hợp.

1. Tuổi chồng 1994 vợ 1997 sinh con năm 2024

Tuổi chồng 1994 vợ 1997 sinh con năm nào hợp? Chồng 1994 vợ 1997 sinh con năm 2024 được không? Để có cơ sở trong phần luận giải, MarryBaby và bạn sẽ cùng tìm hiểu về tử vi của tuổi Giáp Thìn 2024 nhé.

1.1 Tử vi tuổi Giáp Thìn 2024

Những bé rồng tuổi Giáp Thìn sẽ có ngày sinh từ 10/02/2024 đến 28/01/2025 dương lịch. Tử vi tuổi Giáp Thìn như sau:

  • Mệnh: Phú Đăng Hỏa (Lửa ngọn đèn)
  • Mệnh hợp: Mệnh Thổ và Mộc
  • Mệnh khắc: Mệnh Kim và Thuỷ
  • Tuổi: Giáp Thìn
  • Cầm tinh: Con rồng
  • Tam hợp: Thân – Tý – Thìn
  • Tứ hành xung: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi

1.2 Luận giải chồng 1994 vợ 1997 sinh con năm 2024

Chồng 1994 vợ 1997 sinh con năm nào hợp? Chúng ta cùng xét qua bảng tóm lược dưới đây nhé.

Bố Mẹ Con Kết luận
Ngũ hành Hoả Thuỷ Hoả Con và bố không hợp cũng không khắc (Bình hoà).

Con và mẹ khắc nhau (Đại hung – rất xấu).

Thiên can Giáp Đinh Giáp Con và bố mẹ không hợp cũng không khắc (Bình hoà).
Địa chi Tuất Sửu Thìn Bố mẹ và con nằm trong nhóm tứ hành xung (Đại hung – rất xấu).

1.3 Kết luận

Chồng 1994 và vợ 1997 không nên sinh con năm 2024. Bởi vì, năm này tuổi của con sẽ khắc tuổi bố mẹ ở hai yếu tố Ngũ hành và Địa chi. Do đó, nếu bố mẹ Giáp Tuất và Đinh Sửu sinh con năm 2024 thì sẽ khắc khẩu, gia đình có nhiều cãi vã và lục đục hơn.

>> Bạn có thể xem thêm: Sinh con năm 2024 có tốt không? Hợp với bố mẹ tuổi gì? Sinh tháng nào đẹp?

2. Chồng 1994 vợ 1997 sinh con năm 2025 

2.1 Tử vi tuổi Ất Tỵ 2025

Tử vi tuổi Ất Tỵ 2025

Những em bé tuổi Ất Tỵ 2025 sẽ có ngày sinh từ 29/01/2025 – 16/02/2026 (dương lịch). Tử vi của các con sẽ như sau:

  • Mệnh: Phú Đăng Hỏa (Lửa ngọn đèn)
  • Mệnh hợp: Mệnh Thổ và Mộc
  • Mệnh khắc: Mệnh Kim và Thuỷ
  • Tuổi: Ất Tỵ
  • Cầm tinh: Con rắn
  • Tam hợp: Tỵ – Dậu – Sửu
  • Tứ hành xung: Dần – Thân – Tỵ – Hợi

2.2 Luận giải chồng 1994 vợ 1997 sinh con năm 2025

Chồng 1994 và vợ 1997 nên sinh con năm nào hợp? Chúng ta cùng xét qua nhé.

Bố Mẹ Con Kết luận
Ngũ hành Hoả Thuỷ Hoả Bố và con không hợp cũng không khắc (Bình hoà).

Mẹ và con khắc nhau (Đại hung – rất xấu)

Thiên can Giáp Đinh Ất  Bố mẹ và con không hợp không xung (Bình hoà).
Địa chi Tuất Sửu Tỵ Bố và con không hợp không xung (Bình hoà).

Mẹ và con nằm trong tam hợp (Đại cát – rất tốt).

2.3 Kết luận

Như vậy, vợ chồng 1994 vợ 1997 có thể sinh con năm Ất Tỵ 2025. Bố mẹ Đinh Sửu sinh con Ất Tỵ giúp gắn kết tình cảm gia đình, sự nghiệp của bố mẹ từ đó cũng tốt đẹp hơn.

>> Bạn có thể xem thêm: Tuổi Giáp Tuất sinh con năm 2025 có tốt, hạnh phúc và may mắn không?

3. Chồng 1994 vợ 1997 sinh con năm 2026

3.1 Tử vi tuổi Bính Ngọ 2026

Tử vi tuổi Bính Ngọ 2026

Những em bé tuổi Bính Ngọ 2026 sẽ có ngày sinh từ 17/02/2026 – 05/02/2027 (dương lịch). Tử vi của em bé như sau:

  • Mệnh: Thiên Hà Thủy (Nước rơi từ trên trời)
  • Mệnh hợp: Mệnh Kim và Mộc
  • Mệnh khắc: Mệnh Hoả và Thổ
  • Tuổi: Bính Ngọ
  • Cầm tinh: Con ngựa
  • Tam hợp: Dần – Tuất – Ngọ
  • Tứ hành xung: Tý – Ngọ – Mão – Dậu

3.2 Luận giải tuổi chồng 1994 vợ 1997 sinh con năm 2026

Tuổi chồng 1994 và vợ 1997 nên sinh con năm nào hợp và tốt? Bảng luận giải dưới đây sẽ giúp MarryBaby và bạn giải mã nhé.

Bố Mẹ Con Kết luận
Ngũ hành Hoả Thuỷ Thuỷ Bố và con khắc nhau (Đại hung – rất xấu).

Mẹ và con không xung không hợp (Bình hoà).

Thiên can Giáp Đinh Bính Bố mẹ và con không hợp không xung (Bình hoà).
Địa chi Tuất Sửu Ngọ Bố và con nằm trong nhóm tam hợp (Đại cát – rất tốt).

Mẹ và con không xung không hợp (Bình hoà).

3.3 Kết luận

Như vậy, chúng ta thấy khi kết hợp ba tuổi trên với nhau các yếu tố đều tương đối tốt. Do đó, chồng 1994 và vợ 1997 có thể sinh con năm 2026. Cuộc sống gia đình sau này sẽ bình yên và êm đềm.

>> Bạn có thể xem thêm: Sinh con năm 2026 tháng nào tốt? Cha mẹ muốn sinh con Bính Ngọ nên biết!

4. Chồng 1994 và vợ 1997 sinh con năm Đinh Mùi 2027

4.1 Tử vi tuổi Đinh Mùi 2027

tử vi em bé tuổi Đinh Mùi

Em bé Đinh Mùi 2027 có ngày sinh từ 06/02/2027 – 25/02/2028 (dương lịch). Tử vi cụ thể của tuổi này như sau:

  • Mệnh: Thiên Hà Thủy (Nước rơi từ trên trời)
  • Mệnh hợp: Mệnh Kim và Mộc
  • Mệnh khắc: Mệnh Hoả và Thổ
  • Tuổi: Đinh Mùi
  • Cầm tinh: Con dê
  • Tam hợp: Mão – Mùi – Hợi
  • Tứ hành xung: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi

4.2 Xem tuổi 1994 và 1997 sinh con năm 2027

Tuổi chồng 1994 và vợ 1997 nên sinh con năm nào hợp nhất? Em bé tuổi Đinh Mùi có hợp với bố mẹ không? 

Bố Mẹ Con Kết luận
Ngũ hành Hoả Thuỷ Thuỷ Bố và con khắc nhau (Đại hung – rất xấu).

Mẹ và con không xung không hợp (Bình hoà).

Thiên can Giáp Đinh Đinh Bố mẹ và con không hợp không xung (Bình hoà)
Địa chi Tuất Sửu Mùi Bố mẹ và con khắc nhau, nằm trong nhóm tứ hành xung (Đại hung – rất xấu)

4.3 Kết luận

Theo kết quả trên, chúng ta thấy tuổi của bố mẹ và con đang rơi vào tứ hành xung. Tuy nhiên, do Ngũ hành và Thiên can là hai yếu tố khi kết hợp không gây ra xung khắc và cũng không hoà hợp. Do đó, bố Tuất mẹ Sửu vẫn có thể đẻ con Mùi nhưng sẽ hay cãi nhau. Vậy nên bạn nên cân nhắc kỹ nhé!

>> Bạn có thể xem thêm: Tên con trai mệnh Hỏa đúng chất nam nhi, nghĩa hiệp, phóng khoảng

5. Chồng 1994 và vợ 1997 sinh con năm Mậu Thân 2028

Chồng 1994 và vợ 1997 sinh con năm nào hợp? Sinh con năm mậu Thân 2028 có hợp không?

5.1 Tử vi tuổi Mậu Thân 2028

Em bé tuổi Bính Thân sẽ có ngày sinh từ 26/01/2028 – 12/02/2029 (dương lịch). Tử vi của em bé tuổi Thân như sau:

  • Mệnh: Đại Dịch Thổ (Ðất vườn rộng)
  • Mệnh hợp: Mệnh Kim và Hoả
  • Mệnh khắc: Mệnh Mộc và Thuỷ
  • Tuổi: Mậu Thân
  • Cầm tinh: Con khỉ
  • Tam hợp: Thân – Tý – Thìn
  • Tứ hành xung: Dần – Thân – Tỵ – Hợi

5.2 Luận giải tuổi chồng 1994 và vợ 1997 sinh con năm 2028

Vợ chồng 1994 và 1997 sinh con năm nào hợp nhất? Sinh con năm Mậu Thân 2028 được không? Cùng nhau luận giải dưới đây nhé.

Bố Mẹ Con Kết luận
Ngũ hành Hoả Thuỷ Thổ Bố và con hợp mệnh, tương sinh (Đại cát – rất tốt).

Mẹ và con khắc nhau (Đại hung – rất xấu).

Thiên can Giáp Đinh Mậu Bố và con khắc nhau (Đại hung – rất xấu)

Mẹ không xung không hợp với con (Bình hoà).

Địa chi Tuất Sửu Thân Bố mẹ không xung không hợp với con (Bình hoà).

5.3 Kết luận

Mặc dù, con Mậu Thân khắc mệnh với mẹ và khắc Thiên can với bố nhưng các yếu tố khác lại tương đối tốt. Do đó, bố mẹ Giáp Tuất và Đinh Sửu cũng có thể sinh con năm Mậu Thân 2028. Tuy nhiên, các thành viên nên học cách yêu thương và tôn trọng nhau để gia đạo yên vui.

>> Bạn có thể xem thêm:  50 tên con gái mệnh Hỏa ấn tượng và ý nghĩa hợp với ngũ hành

6. Tuổi chồng 1994 và vợ 1997 sinh con năm 2029 

6.1 Tử vi tuổi Kỷ Dậu 2029

tử vi tuổi Kỷ Dậu 2029

Em bé tuổi Kỷ Dậu sẽ có ngày sinh từ 13/02/2029 – 01/02/2030 (dương lịch). Tử vi tóm lược như sau:

  • Mệnh: Đại dịch Thổ (Ðất vườn rộng)
  • Mệnh hợp: Mệnh Kim và Hỏa
  • Mệnh khắc: Mệnh Mộc và Thuỷ
  • Tuổi: Kỷ Dậu
  • Cầm tinh: Con gà
  • Tam hợp: Dậu – Tỵ – Sửu
  • Tứ hành xung: Dậu – Mão – Tý – Ngọ

6.2 Luận giải chồng 1994 vợ 1997 sinh con năm 2029

Không biết chồng 1994 và vợ 1997 sinh con năm nào hợp? Nếu muốn biết đôi bạn sinh con năm 2029 có hợp không thì cùng luận giải dưới đây nhé.

Bố Mẹ Con Kết luận
Ngũ hành Hoả  Thuỷ Thổ Bố và con hợp mệnh, tương sinh (Đại cát – rất tốt).

Mẹ và con khắc nhau (Đại hung – rất xấu).

Thiên can Giáp Đinh Kỷ Bố và con hợp nhau, tương sinh (Đại cát – rất tốt).

Mẹ không xung không hợp với con (Bình hoà).

Địa chi Tuất Sửu Dậu Bố không xung không hợp với con (Bình hoà).

Mẹ và con nằm trong nhóm tam hợp với con (Đại cát – rất tốt).

6.3 Kết luận

Dựa vào bảng luận giải trên cho thấy, tuổi chồng 1994 vợ 1997 hợp để sinh con năm 2029, nhất là tuổi của người chồng. Con sinh ra sẽ mang đến nhiều niềm vui, hạnh phúc và thuận lợi cho gia đình trong mọi khía cạnh của đời sống. Đây cũng là năm sinh con hợp nhất và đẹp nhất cho vợ chồng bạn. 

>> Bạn có thể xem thêm: Đặt tên con theo ngũ hành với những quy tắc ba mẹ không nên bỏ qua!

7. Chồng 1994 và vợ 1997 sinh con năm 2030 

Chồng 1994 và vợ 1997 sinh con năm 2030 có hợp không?
Chồng 1994 và vợ 1997 sinh con năm 2030 có hợp không?

7.1 Tử vi tuổi Canh Tuất 2030

Tử vi của các em bé tuổi Canh Tuất 2030 được sinh ra từ ngày 02/02/2030 – 02/01/2031 (dương lịch) được tóm lược như sau:

  • Mệnh: Thoa xuyến Kim (Vàng trang sức)
  • Mệnh hợp: Mệnh Thổ và Thuỷ
  • Mệnh khắc: Mệnh Mộc và Hỏa
  • Tuổi: Canh Tuất
  • Cầm tinh: Con chó
  • Tam hợp: Dần – Ngọ – Tuất
  • Tứ hành xung: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi

7.2 Luận giải tuổi chồng 1997 vợ 1997 sinh con năm 2030

Tuổi của chồng 1994 và vợ 1997 sinh con năm nào hợp? Dưới đây là bảng tóm lược và luận giải nếu vợ chồng bạn muốn sinh con năm 2030 nhé.

Bố Mẹ Con Kết luận
Ngũ hành Hoả Thuỷ Kim Bố khắc con (Đại hung – rất xấu).

Mẹ hợp con, tương sinh (Đại cát – rất tốt).

Thiên can Giáp Đinh Canh Bố và con khắc nhau (Đại hung – rất xấu).

Mẹ không xung không hợp với con (Bình hoà).

Địa chi Tuất Sửu Tuất Bố không xung không hợp với con (Bình hoà).

Mẹ khắc con, nằm trong tứ hành xung (Đại hung – rất xấu).

7.3 Kết luận:

Mẹ có thể sinh con năm Canh Tuất 2030 nhưng tuổi bố lại không hợp. Do đó, vợ chồng bạn nên cân nhắc có nên sinh con năm 2030 không nhé. Nếu các bạn muốn sinh con năm này thì các thành viên trong gia đình nên cố gắng yêu thương và nhường nhịn nhau để gia đạo được yên ổn.

[quotation title=””]

Chồng 1994 và vợ 1997 sinh con năm nào hợp? Vợ chồng bạn có thể sinh con năm Ất Tỵ 2025, Bính Ngọ 2026, Mậu Thân 2028, Kỷ Dậu 2029.

[/quotation]

Vợ chồng bạn cần chuẩn bị chế độ dinh dưỡng thế nào trước khi thụ thai?

Chế độ dinh dưỡng cho vợ chồng chuẩn bị thụ thai

Sau khi chúng ta tìm hiểu tuổi chồng 1994 vợ 1997 sinh con năm nào hợp; nếu muốn tính tuổi thụ thai thì bạn cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh với các lưu ý sau:

1. Đối với vợ Đinh Sửu 1997

  • Người vợ nên bổ sung axit folic: Bạn nên bổ sung axit folic theo liều lượng được khuyến cáo là 400mcg/ngày.
  • Người vợ nên bổ sung thực phẩm tốt cho trứng: Bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước và hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, đường, muối…
  • Người vợ cũng nên bổ sung sắt và canxi: Bạn có thể bổ sung qua các thực phẩm như rau ngót, rau muống, rau chân vịt, bông cải xanh, thịt nạc, hải sản, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa.

2. Đối với chồng Giáp Tuất 1994

  • Người chồng nên bổ sung thực phẩm bổ tinh: Bạn nên bổ sung những thực phẩm giàu axit folic, kẽm, selen, vitamin C.
  • Nguồn chồng nên tránh hút thuốc lá: Thuốc lá có thể gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng. Do đó, bạn nên hạn chế sử dụng thuốc lá và các chất kích thích.

[recommendation title=””]

Bên cạnh việc xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, vợ chồng bạn cũng nên kiểm soát tốt cân nặng của cơ thể. Khi cân nặng ở mức hợp lý thì việc thụ thai của đôi bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn. 

[/recommendation]

[inline_article id=268237]

Như vậy, chồng 1994 vợ 1997 sinh con năm nào hợp? Vợ chồng bạn có thể sinh con năm Ất Tỵ 2025, Bính Ngọ 2026, Mậu Thân 2028, Kỷ Dậu 2029. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho vợ chồng tuổi Tuất và Sửu đang lên kế hoạch sinh con. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin về chủ đề sinh con hợp tuổi thì hãy truy cập vào website MarryBaby nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh da liễu

Phải làm sao khi trẻ bị dị ứng mẩn ngứa khắp người?

Nếu trẻ bị dị ứng mẩn ngứa phải làm sao? Để trị cho trẻ em bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người dứt điểm; hãy cùng tìm hiểu các tình trạng trẻ em bị dị ứng thường gặp trước nhé.

Tình trạng trẻ em bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người thường gặp

Dị ứng là tình trạng phản ứng của hệ miễn dịch chống lại những chất lạ có thể gây hại cho cơ thể. Tình trạng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Cụ thể: 

  • Dị ứng thực phẩm: Trẻ có thể bị dị ứng đạm sữa bò, trứng, cá, hải sản có vỏ, đậu phộng, ngũ cốc nguyên hạt, đậu nành, lúa mì, mè,…
  • Dị ứng với môi trường sống: Môi trường sống thường là tác nhân chủ yếu khiến trẻ bị dị ứng. Nếu có trẻ nhỏ, cha mẹ hãy luôn làm sạch bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc, lông thú cưng, gián,… Những tác nhân khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, nổi mẩn đỏ…
  • Các loại dị ứng khác: Trẻ có thể bị dị ứng do côn trùng đốt, dị ứng với thuốc (chẳng hạn như thuốc kháng sinh và một số loại thuốc không kê đơn). Trẻ cũng có thể bị dị ứng với các hóa chất trong một số sản phẩm như mỹ phẩm, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu,…

>> Bạn có thể xem thêm: Trẻ bị dị ứng sữa có nguy hiểm không? Dấu hiệu dị ứng ở trẻ mẹ cần biết

Trẻ em bị dị ứng mẩn ngứa phải làm sao?

Khi trẻ em bị ngứa nổi cục hay còn gọi là trẻ bị dị ứng nổi mề đay sẽ khiến cho bạn cảm thấy lo lắng. Trước tiên, nếu bạn không rõ nguyên nhân của tình trạng này thì nên sắp xếp thời gian đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ khám sức khỏe và chẩn đoán nguyên nhân. Không nên tự ý chữa bệnh cho con tại nhà.

trẻ em bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người
Trẻ em bị dị ứng mẩn ngứa phải làm sao?

1. Xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân

Trẻ em bị dị ứng mẩn ngứa phải làm sao?  Nếu con bạn có các triệu chứng dị ứng kèm các triệu chứng giống cảm lạnh kéo dài hơn 1-2 tuần hoặc bị cảm lạnh vào cùng một thời điểm trong năm; bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để thực hiện một số xét nghiệm nhằm giúp tìm ra nguyên nhân.   

Phương pháp bác sĩ có thể áp dụng là xét nghiệm da để tìm nguyên nhân trẻ bị dị ứng do thực phẩm và môi trường. Ngoài ra, trẻ còn có thể thực hiện thêm xét nghiệm máu nếu đang bị bệnh về da hoặc đang sử dụng một số loại thuốc điều trị.

2. Các cách điều trị cho trẻ em bị ngứa nổi cục mề đay

Sau khi đã được chẩn đoán nguyên nhân, trẻ bị ứng ứng mẩn ngứa phải làm sao? Bạn phải tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Dưới đây là một số cách điều trị bác sĩ có thể áp dụng cho con bạn.

2.1 Uống thuốc kháng histamin 

Trẻ em bị dị ứng mẩn ngứa phải làm sao? Bác sĩ có thể chỉ định cho con uống thuốc kháng histamin để trị bệnh
Trẻ em bị dị ứng mẩn ngứa phải làm sao? Bác sĩ có thể chỉ định cho con uống thuốc kháng histamin để trị bệnh

Bác sĩ có thể kê đơn cho con bạn uống thuốc kháng histamin giúp giảm ngứa mắt, chảy nước mũi, hắt hơi, cũng như dấu hiệu ngứa da và nổi mề đay. 

Tuy nhiên, có một số loại thuốc kháng histamin có thể gây buồn ngủ. Do đó, nếu con bạn phải đi học thì cần lưu ý với bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp.

2.2 Dùng corticosteroid xịt mũi

Phải làm sao khi trẻ bị dị ứng mẩn ngứa có kèm sổ mũi? Bạn có thể dùng chai xịt mũi corticosteroid để kiểm soát các triệu chứng dị ứng mãn tính. Khi dùng thuốc này, bạn nên sử dụng hàng ngày để đạt được hiệu quả tối ưu nhé. Bên cạnh đó, bạn cũng yên tâm vì loại thuốc này an toàn khi sử dụng cho trẻ em trong thời gian dài.

>> Bạn có thể xem thêm: Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì trong hiệu quả “trong nháy mắt”?

2.3 Tránh những tác nhân gây dị ứng 

Trẻ em bị dị ứng mẩn ngứa phải làm sao? Cho trẻ tránh xa các tác nhân gây dị ứng
Trẻ em bị dị ứng mẩn ngứa phải làm sao? Cho trẻ tránh xa các tác nhân gây dị ứng

Liệu pháp để giúp trẻ giảm bị dị ứng là tránh các tác nhân gây dị ứng. Bạn có thể áp dụng các mẹo dưới đây:

  • Trẻ dị ứng thức ăn: Khi bạn đã biết trẻ bị dị ứng những loại thực phẩm nào thì hãy loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn hàng ngày của trẻ.
  • Trẻ dị ứng với lông thú cưng/vật nuôi: Bạn nên tìm cho thú cưng một người chủ mới nếu trẻ bị dị ứng với chúng. Hoặc khi đi ra ngoài đường, bạn cũng nên chú ý tránh để trẻ tiếp xúc gần với thú cưng nhé.
  • Trẻ dị ứng với sâu bọ trong nhà: Trong trường hợp này, bạn nên tiêu diệt tận gốc các ổ sâu bọ trong nhà, bảo quản thực phẩm trong hộp kín và xử lý thức ăn thừa cẩn thận tránh kích thích sâu bọ xuất hiện.
  • Trẻ dị ứng mạt bụi: Những mạt bụi thường xuất hiện ở nơi ẩm ướt hoặc có nhiều vảy da người, nhất là nơi giường nằm, drap giường, mền và bao gối. Do đó, bạn nên thường xuyên giặt drap giường, mền và bao gối khoảng 1-2 tuần/lần nhé.
  • Trẻ em bị dị ứng với nấm mốc: Bạn nên tránh cho trẻ chơi ở những nơi có nhiều lá úa hoặc khu vực ẩm mốc ít dọn dẹp. Ngoài ra, việc bạn cho thú cưng đi dạo ngoài trời cũng có thể là tác nhân mang phấn hoa và nấm mốc vào nhà gây dị ứng cho trẻ đấy nhé.
  • Trẻ dị ứng với các chất gây dị ứng ngoài trời: Bạn có thể sử dụng máy lọc không khí trong nhà. Khi về đến nhà, bạn nên cho trẻ tắm ngay để loại bỏ các chất gây dị ứng khỏi bề mặt da và tóc. Đối với trẻ bị dị ứng phấn hoa thì tránh để trẻ chơi ở những cánh đồng cỏ cao hoặc vườn hoa. 

>> Bạn có thể xem thêm: Mày đay do dị ứng thời tiết: Làm thế nào để trẻ bớt khó chịu?

2.4 Tiêm phòng dị ứng

Nếu việc áp dụng các cách điều trị trẻ em bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người ở trên không hiệu quả thì bạn nên cho trẻ tiêm phòng. Bạn có thể xin tư vấn từ bác sĩ để thực hiện phương pháp này giúp làm giảm các triệu chứng dị ứng ở trẻ.

[inline_article id=299375]

Tóm lại, trẻ em bị dị ứng mẩn ngứa phải làm sao? Bạn nên cho trẻ đi khám sức khoẻ, thực hiện xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân và tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Song, bạn cũng có thể tham khảo 10+ cách chữa mề đay cho trẻ tại nhà để áp dụng cùng với các cách trên nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Góc giải đáp thắc mắc: Khi nào mắt trẻ sơ sinh rõ 2 mí?

Một trong những điều khiến cho nhiều phụ huynh quan tâm khi con vừa lọt lòng chính là “đôi mắt 2 mí”. Vậy khi nào mắt trẻ sơ sinh rõ 2 mí? Nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề này thì hãy cùng tìm hiểu với MarryBaby nhé.

Đôi mắt của trẻ mới sinh hoạt động như thế nào?

Dù mắt của trẻ sơ sinh 1 mí hay 2 mí đều có sự phát triển và hoạt động tương tự nhau. Sau khi chào đời được vài phút, hầu hết trẻ sơ sinh đều mở mắt và bắt đầu nhìn xung quanh. Trẻ có thể nhìn nhưng không tập trung tốt. Lúc này, phần lòng trắng của một hoặc cả hai mắt của trẻ sơ sinh có thể đỏ như máu do xuất huyết dưới kết mạc. Tình trạng này xảy ra khi máu rò rỉ dưới lớp phủ của nhãn cầu trong quá trình sinh nở. Đây là tình trạng vô hại tương tự như vết bầm tím trên da và sẽ biến mất sau vài ngày. 

Còn với con ngươi của trẻ thì có sự khác nhau tuỳ mỗi trẻ. Nếu trẻ có mắt màu nâu thì sắc tố ấy vẫn giữ nguyên vĩnh viễn không thay đổi. Tuy nhiên, với trẻ có đôi mắt màu xanh xám thì sắc tố của mống mắt có thể sẫm màu hơn theo thời gian và sẽ cố định khi trẻ được 3–12 tháng tuổi.

Bạn thường có cảm giác mắt của trẻ có vẻ lệch hoặc bị lác trong 2–3 tháng đầu. Trong giai đoạn này, mí mắt của trẻ có thể sưng húp. Thậm chí, một số trẻ sơ sinh có thể không mở to mắt trong những tháng đầu đời.

[recommendation title=””]

Vì vậy, bạn nên bế trẻ sơ sinh thẳng đứng để giúp trẻ mở mắt. Đây là phương pháp kích thích phản xạ “mắt búp bê” của trẻ; tức là trẻ sẽ có xu hướng mở mắt khi được bế ở tư thế thẳng đứng.

[/recommendation]

>> Bạn có thể xem thêm: Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn phải làm sao để khắc phục?

Khi nào mắt trẻ sơ sinh lộ rõ 2 mí?

Khi nào mắt trẻ sơ sinh lộ rõ 2 mí?
Khi nào mắt trẻ sơ sinh rõ 2 mí?

Mí mắt của trẻ sơ sinh đã được hình thành từ trong bụng mẹ khoảng vào tuần 12-16 của thai kỳ. Song, đôi mắt của trẻ sơ sinh 1 mí hay 2 mí còn do gen di truyền của bố mẹ quyết định. Nếu bố mẹ mắt 2 mí thì trẻ cũng có đôi mắt 2 mí.

Mí mắt của trẻ sơ sinh sẽ lộ rõ dần dần cho đến khi khuôn mặt của trẻ hoàn thiện hơn. Ngoài ra, thời gian lộ rõ mí mắt của mỗi bé sẽ khác nhau tùy vào yếu tố cơ địa, có bé lộ rõ mắt hai mí sau 2 – 3 tháng tuổi nếu bé mang gen mắt hai mí bẩm sinh, song cũng có trường hợp bé cần thời gian lâu hơn, từ 4 – 5 tháng để mí mắt hoàn toàn rõ ràng.

Bạn cũng có thể xem thêm những thảo luận của các mẹ bỉm sữa về chủ đề trẻ có một bên mắt 1 mí, một bên mắt 2 mí trên cộng đồng MarryBaby để xem các mẹ có suy nghĩ thế nào về vấn đề này nhé. 

Đôi mắt của trẻ sơ sinh phát triển như thế nào?

nhận biết trẻ sơ sinh mắt một mí
Khi nào mắt trẻ sơ sinh rõ 2 mí và mắt trẻ sơ sinh hoạt động ra sao?

Bên cạnh tìm hiểu khi nào mí mắt trẻ sơ sinh rõ 2 mí; chắc hẳn bạn cũng muốn biết mắt của trẻ sơ sinh phát triển như thế nào phải không? Sự thay đổi cụ thể như sau:

  • Đôi mắt nguyên thuỷ từ trong bào thai: Từ ngày thứ 22 của thai kỳ, đôi mắt của em bé chỉ là hai rãnh nhỏ trên phôi thai (1). Đây là cơ quan tiền thân cho sự hình thành dây thần kinh thị giác và phát triển thành mắt. Sau đó, đôi mắt của trẻ sẽ hoàn thiện từ từ trong suốt thai kỳ. 
  • Thị lực: Khi mới chào đời, trẻ chỉ có thể nhìn các vật thể có màu xám và đen trắng. Điều này là do các tế bào thần kinh trong não và mắt vẫn chưa được hoàn thiện.
  • Tiêu cự hạn chế: Trẻ chỉ có thể tập trung nhìn vào các vật thể trước mặt với khoảng cách từ 20 đến 25cm vì không thể di chuyển con ngươi sang trái sang phải (2)
  • Tật khúc xạ: Trẻ sơ sinh thường sẽ bị tật khúc xạ tự nhiên ở mắt do võng mạc đang phát triển và sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên (3). Do đó, đây là điều không đáng lo ngại bạn nhé. Ngoài ra khi mới chào đời, bạn cũng sẽ nhận thấy trẻ sơ sinh phản ứng với ánh sáng mạnh bằng cách chớp mắt hoặc nhắm mắt.

>> Bạn có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh mấy tháng biết nhìn theo? Sự phát triển thị giác của bé

Cách tạo mắt  2 mí cho trẻ sơ sinh

Khi nào mắt trẻ sơ sinh lộ rõ 2 mí? Nếu trẻ thừa hưởng gen mắt 2 mí của bố mẹ thì sẽ lộ rõ dần dần trong quá trình hoàn thiện khuôn mặt ở những tháng đầu đời. Song, nếu bạn muốn kích cho mắt trẻ lộ rõ 2 mí nhanh thì có thể áp dụng các phương pháp dưới đây.

1. Massage mắt cho trẻ

Massage để tạo mắt 2 mí cho trẻ
Massage để tạo mắt 2 mí cho trẻ
  • Bước 1: Đặt trẻ nằm với tư thế thoải mái. Sau đó, đặt đầu của trẻ lên chiếc gối có phần lõm ở giữa để cố định vùng đầu.
  • Bước 2: Sử dụng đầu ngón tay vuốt nhẹ phần bầu mắt của trẻ từ đầu đến cuối lông mày và lặp lại bước này khoảng 3-5 lần.
  • Bước 3: Massage quanh hốc mắt theo chiều kim đồng hồ 3-5 lần và lặp lại bước này theo chiều ngược. 

[recommendation title=””]

Bạn nên thực hiện thao tác trên 3-4 lần/ngày để cải thiện tình trạng sụp mí và giúp phát triển thị lực của trẻ trong những năm tháng đầu đời.

[/recommendation]

2. Phẫu thuật cắt mắt 2 mí

Sau khi tìm hiểu khi nào mắt trẻ sơ sinh lộ rõ 2 mí như bạn đã biết; nếu bạn muốn trẻ có mắt 1 mí hoặc 1 mí lót thành mắt 2 mí thì phải làm sao? Bạn có thể nhờ đến bác sĩ thẩm mỹ giúp phẫu thuật cắt mắt 2 mí khi trẻ đã lớn và hoàn thiện các bộ phận cơ bản trên khuôn mặt. Tuy nhiên, cần tìm các cơ sở uy tín và bác sĩ có tay nghề cao để tránh làm tổn thương mắt cho con. 

[inline_article id=225072]

Như vậy, khi nào mắt trẻ sơ sinh lộ rõ 2 mí? Trẻ có đôi mắt 2 mí là do được thừa hưởng từ gen di truyền của bố mẹ. Song khi vừa chào đời, mí mắt của trẻ chưa lộ rõ và cần có thời gian hoàn thiện từ từ. 

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Ăn chôm chôm có tác dụng gì? 3 lưu ý khi ăn chôm chôm

Chôm chôm là loại trái cây được nhiều người yêu thích bởi vị ngọt nhẹ, thanh mát và thường được sử dụng như món ăn giải khát dành riêng cho mùa hè. Không chỉ vậy, chôm chôm còn được biết đến như một thần dược của sức khỏe vì chứa nhiều hoạt chất bổ dưỡng. Vậy, ăn chôm chôm có tác dụng gì? Cần lưu ý những gì khi thưởng thức loại trái cây này? Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời qua bài viết bên dưới nhé. 

Giá trị dinh dưỡng của chôm chôm

Chôm chôm có vỏ ngoài như một chú nhím biển, sần sùi và nhiều gai mềm. Tuy nhiên, ẩn sâu bên dưới lớp vỏ đó lại là phần thịt trắng mịn, ngọt nhẹ, thơm mát và giàu vitamin, lẫn khoáng chất, chẳng hạn như: 

  • Chất xơ: Đây là một loại trái cây rất giàu chất xơ. Theo các nghiên cứu, 100g thịt chôm chôm có thể bổ sung khoảng 1,3–2 gam chất xơ, gần bằng với lượng chất xơ mà táo, cam hoặc lê có thể cung cấp cho cơ thể. 
  • Vitamin C:Tương tự như nhiều loại trái cây nhiệt đới khác, chôm chôm cũng là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Khẩu phần ăn khuyến nghị (RDA) của vitamin C là 90 mg đối với nam và 75 mg đối với nữ. Một khẩu phần chôm chôm gồm khoảng 1 cốc sẽ cung cấp khoảng 8% -10% nhu cầu vitamin C hàng ngày của bạn.
  • Đồng: Đây cũng là nguồn cung cấp đồng tốt, một vi chất đóng vai trò enzyme quan trọng với nhiều hoạt động của cơ thể: tham gia vào quá trình sản xuất năng lượng, chuyển hóa sắt, tổng hợp mô liên kết và tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh…
  • Kali: Chôm chôm cũng chứa lượng kali dồi dào, đủ cho nhu cầu hàng ngày của người lớn. Kali rất quan trọng để duy trì mức huyết áp khỏe mạnh và đảm bảo chức năng cơ và thần kinh.
  • Các khoáng chất: Chôm chôm bổ sung nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe như mangan, phốt pho, magie, canxi, sắt và kẽm

Ngoài phần thịt thì vỏ lẫn hạt chôm chôm cũng được cho là giàu dinh dưỡng, nhất là các hoạt chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, bên cạnh chất dinh dưỡng thì vỏ và hạt của chôm chôm cũng chứa một số hợp chất có thể gây độc cho con người. Vậy nên, câu trả lời phù hợp nhất khi có ai đó hỏi bạn là “hạt chôm chôm có ăn được không” thì là không nên ăn nhé.

Sau đây, chúng ta có thể tham khảo cơ sở dữ liệu dinh dưỡng của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) không liệt kê thành phần dinh dưỡng của chôm chôm tươi. Tuy nhiên, họ liệt kê thông tin về 1 cốc chôm chôm đóng hộp trong xi-rô và để ráo nước (150g).

[key-takeaways title=”Giá trị dinh dưỡng trong 150g chôm chôm đóng hộp và để ráo nước”]

  • Lượng calo: 123 Kcal
  • Chất béo: 0,3 g
  • Carbohydrate: 31,3 g
  • Chất xơ: 1,4 g
  • Chất đạm: 1 g
  • Đường: Không xác định
  • Natri: 16,5 mg
  • Canxi: 33 mg
  • Vitamin C: 7,4 mg
  • Magiê: 10,5 mg
  • Phốt pho: 13,5 mg
  • Mangan: 0,5 mg
  • Đồng: 0,099 mg

[/key-takeaways]

Ăn chôm chôm có tác dụng gì?

Ăn chôm chôm có tác dụng gì?

Có một sự thật là nhiều người rất thích ăn chôm chôm vì ngon và mát, nhưng rất ít người biết về công dụng của loại quả này với sức khỏe con người. Sau đây là 6 công dụng của chôm chôm mà bất kỳ tín đồ của loại quả này không nên bỏ qua: 

1. Giảm nguy cơ ung thư

Bên cạnh lượng vitamin C dồi dào thì chôm chôm còn chứa nhiều hoạt chất phytochemical có tác dụng chống viêm mạnh mẽ như flavonoid, tannin và polyphenol, đây đều là các hoạt chất chống oxy hóa mạnh, giúp chống lại sự gây hại của gốc tự do và bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị tổn thương. Đồng thời, các hoạt chất này cũng có khả năng ngăn ngừa tổn thương ADN và phát sinh ung thư, bao gồm cả ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư tiền liệt tuyến. 

2. Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa

Như đã thông tin ở phần trên, chôm chôm cung cấp một lượng lớn chất xơ cho cơ thể, giúp nuôi dưỡng vi khuẩn “tốt” trong hệ tiêu hóa, thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Hơn nữa, chất xơ cũng cải thiện nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón. 

3. Tăng cường năng lượng

Ăn chôm chôm có tác dụng gì? Giúp giảm nguy cơ ung thư, củng cố hệ tiêu hóa và bảo vệ sức khỏe toàn diện
Ăn chôm chôm có tác dụng gì? Giúp giảm nguy cơ ung thư, củng cố hệ tiêu hóa và bảo vệ sức khỏe toàn diện

Chôm chôm cũng là nguồn cung cấp carbohydrate tốt, bổ sung năng lượng cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường. Ngoài ra, các vitamin nhóm B trong chôm chôm cũng hỗ trợ chuyển hóa năng lượng lành mạnh và giảm cảm giác mệt mỏi. 

4. Giúp xương chắc khỏe hơn

Khối lượng xương mất dần theo tuổi tác là điều không ai tránh khỏi. Tuy nhiên, việc bổ sung chôm chôm với liều lượng phù hợp được cho là làm chậm quá trình loãng xương. Lý giải cho vấn đề này, các nhà nghiên cứu cho rằng:

  • Bổ sung một lượng lớn canxi cho cơ thể, giúp xương chắc khỏe hơn.
  • Cung cấp kali, một khoáng chất giúp giảm bài tiết canxi qua nước tiểu, làm chậm quá trình loãng xương. 

5. Tốt cho hệ tim mạch

Chôm chôm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch, chẳng hạn như: 

  • Cung cấp kali giúp ngăn ngừa tình trạng huyết áp cao
  • Bổ sung chất xơ giúp giảm cholesterol
  • Cung cấp folate và các vitamin nhóm B có khả năng làm giảm nguy cơ đột quỵ tới 25%
  • Hàm lượng vitamin C dồi dào bảo vệ động mạch trước sự gây hại của các gốc tự do

6. Hỗ trợ sức khỏe mẹ bầu

Chôm chôm cung cấp nhiều sắt, một khoáng chất giúp các mẹ bầu chống lại sự mệt mỏi khi mang thai và cải thiện mức huyết sắc tố hemoglobin trong cơ thể. Bởi vì chứa hàm lượng lớn vitamin C, việc ăn quả chôm chôm giúp cơ thể mẹ bầu hấp thu sắt tốt hơn và tăng cường hệ thống miễn dịch cho cả mẹ, lẫn thai nhi. 

[key-takeaways title=””]

Folate là một loại vitamin quan trọng cần thiết cho sự phân chia tế bào khỏe mạnh và nhân đôi DNA cũng góp mặt vào thành phần dinh dưỡng có trong chôm chôm. Các bác sĩ khuyến cáo những phụ nữ muốn mang thai nên tiêu thụ thực phẩm giàu folate mỗi ngày vì nó rất quan trọng trong việc phòng tránh dị tật bẩm sinh ở trẻ.

[/key-takeaways]

>> Tìm hiểu thêm: Bà bầu ăn chôm chôm đúng cách: Chỉ lợi, không hại

Infographic ăn chôm chôm có tác dụng gì

Lưu ý khi ăn chôm chôm

Mặc dù, chôm chôm mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và bổ sung nhiều hoạt chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng bạn vẫn nên lưu ý một số vấn đề dưới đây khi ăn chôm chôm: 

  • Chôm chôm kỵ gì? Chôm chôm có tính nóng nên khi kết hợp với rượu bia hoặc thức ăn cay nóng sẽ làm tăng tính nóng, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như nóng trong người, nổi mụn nhiều hoặc thậm chí là táo bón. 
  • Ăn chôm chôm có mập không?Mặc dù trái chôm chôm có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng điều quan trọng là phải tiêu thụ nó với mức độ vừa phải. Giống như tất cả các loại trái cây khác, quả chôm chôm chứa đường tự nhiên có thể góp phần tăng lượng glucose và calo nếu tiêu thụ quá mức.
  • Ăn chôm chôm có nóng không? Vị chôm chôm tuy ngọt nhẹ và thanh mát, nhưng đây lại là loại quả có tính nóng, có khả năng gây tăng nhiệt cho cơ thể. Vì thế, nếu không muốn bị bốc hỏa hoặc nhiệt miệng, bạn nên ăn với liều lượng vừa đủ, tránh ăn quá nhiều nhé. 

Kết luận

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã tìm được câu trả lời chính xác cho câu hỏi “ăn chôm chôm có tác dụng gì” rồi đúng không.

Hy vọng các thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về loại trái cây nhiệt đới quen thuộc của Việt Nam và bổ sung thêm được một loại quả ngon – bổ – rẻ vào danh sách thực phẩm tốt cho sức khỏe của riêng mình.

[recommendation title=””]

Chuyên mục ‘Chăm sóc khỏe gia đình‘ đăng tải những nội dung xoay quanh các vấn đề về sức khỏe thường gặp trong gia đình. Nội dung được tham vấn chuyên môn bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ cộng tác và Ban tham vấn Y khoa MarryBaby nhằm đảm bảo thông tin chuẩn xác trước khi đến với độc giả.

[/recommendation]

[inline_article id=333244]

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

5 loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn: Bạn đã biết?

Bởi vậy mà bạn có thể sẽ thắc mắc 5 loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn để tránh việc tăng đường huyết quá cao, nhằm bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất. 

Người bị tiểu đường có ăn trái cây được không?

Nhiều người lầm tưởng rằng khi bị tiểu đường loại 2, chúng ta cần kiêng cữ trái cây bởi sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Tuy nhiên theo các chuyên gia, bạn vẫn hoàn toàn có thể thưởng thức các loại trái cây nhưng sẽ cần lựa chọn loại và hàm lượng phù hợp để kiểm soát tốt chỉ số đường huyết.

>>> Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không? Giải đáp thắc mắc cho mẹ bầu

5 loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh tiểu đường nên hạn chế 5 loại trái cây sau đây vì hàm lượng đường cao và chỉ số đường huyết (GI) lớn, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu kiểm soát đường huyết ổn định. 

Infographic 5 loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn
Infographic 5 loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn

1. Sầu riêng 

Mệnh danh là “vua” của các loại trái cây và là món khoái khẩu của rất nhiều người nhưng lại chứa lượng đường fructose cao, lên đến 42 gram trong 100 gram sầu riêng. Việc ăn sầu riêng quá nhiều một lúc có thể khiến đường huyết tăng đột ngột, gây nguy hiểm cho người bệnh tiểu đường.

>>> Xem thêm: Sầu riêng kiêng kỵ ăn với món gì? 10 món không ăn cùng sầu riêng

2. Mít

Mít cũng là loại trái cây có hàm lượng đường cao, khoảng 36 gram trong 100 gram mít. Tương tự như sầu riêng, mít khi ăn quá nhiều sẽ khiến đường huyết tăng nhanh và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh tiểu đường.

3. Dứa chín

Dứa chín có chỉ số đường huyết ở mức trung bình (khoảng 60 – 66), do đó người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn. Tuy nhiên, bạn có thể ăn dứa xanh hoặc dứa non vì chúng có hàm lượng đường thấp hơn và GI (chỉ số đường huyết) thấp hơn.

Dứa chín là 1 trong 5 loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn
Dứa chín là 1 trong 5 loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn

4. Chuối chín

Chuối rất được ưa thích bởi giàu năng lượng, giúp no lâu và có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Mặt khác, chuối càng chín thì lượng đường càng cao. Do đó, người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn chuối chín, đặc biệt là những quả chuối đã chuyển sang màu nâu sẫm.

5. Vải thiều

Vải thiều là loại trái cây có vị ngọt thanh, mọng nước, rất thích hợp để nhâm nhi vào những ngày hè. Tuy nhiên. loại quả này lại chứa hàm lượng đường cao (khoảng 16 gram trong 100 gram vải). Do vậy nếu mắc bệnh tiểu đường, bạn chỉ nên ăn vải thiều với lượng vừa phải và nên tính toán lượng đường này vào khẩu phần ăn hàng ngày.

[recommendation title=””]

Ngoài 5 loại trái cây trên, người bệnh tiểu đường cũng nên lưu ý hạn chế các loại trái cây sấy khô, mứt trái cây, nước ép trái cây đóng hộp vì chúng đã qua chế biến và có hàm lượng đường cao hơn so với trái cây tươi. Thay vào đó, bạn nên ưu tiên lựa chọn những loại trái cây có hàm lượng đường thấp và GI thấp như: Ổi, táo, lê, bưởi, cam, dâu tây, việt quất,…

[/recommendation]

Lưu ý rằng, lượng trái cây phù hợp cho mỗi người bệnh tiểu đường sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, cân nặng, mức độ kiểm soát đường huyết,… Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể về chế độ ăn uống phù hợp.

Vải thiều tuy ngon nhưng lại chứa nhiều đường, vì thế đây cũng là 1 trong 5 loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn
Vải thiều tuy ngon nhưng lại chứa nhiều đường, vì thế đây cũng là 1 trong 5 loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn

Lưu ý khi ăn trái cây để tránh tăng đường huyết

Khi ăn trái cây, người bị tiểu đường cần lưu ý một số điểm sau để tránh tăng đường huyết:

  • Chọn trái cây có chỉ số đường huyết thấp: Trái cây có chỉ số đường huyết (GI) thấp sẽ không làm tăng đường huyết nhanh chóng. 
  • Kiểm soát lượng trái cây tiêu thụ: Nên ăn trái cây với lượng vừa phải và không quá thường xuyên.
  • Tránh trái cây dưới dạng nước ép hoặc sinh tố: Nước ép và sinh tố thường loại bỏ chất xơ, khiến đường trong máu được hấp thu nhanh hơn.
  • Ăn trái cây cách xa bữa ăn chính: Có thể coi việc ăn trái cây là bữa ăn nhẹ và không nên ăn ngay sau bữa ăn chính.

[inline_article id=332446]

Mong rằng qua những thông tin trên, bạn đã biết được 5 loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn. Việc ăn trái cây nên được tính toán cẩn thận trong khẩu phần ăn hàng ngày và nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Đây chỉ là những thông tin cơ bản và không thể thay thế cho lời khuyên chuyên môn.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Bị ngứa bên ngoài vùng kín bôi thuốc gì để lấy lại sự thoải mái?

Vùng kín của phụ nữ luôn là nơi nhạy cảm, bất kỳ một tác động nào dù nhỏ nhất cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể lẫn sinh hoạt hằng ngày, chẳng hạn như ngứa ngáy bên ngoài và khó chịu “cô bé”. Nếu không có biện pháp cải thiện, bạn sẽ luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu thoải mái. Vậy bị ngứa bên ngoài vùng kín bôi thuốc gì mới nhanh khỏi? Mời bạn cùng MarryBaby khám phá câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây ngứa vùng kín nữ

Có nhiều nguyên nhân gây ngứa vùng kín nữ, bao gồm:

1. Vệ sinh không đúng cách

Vệ sinh vùng kín quá thường xuyên hoặc quá ít đều có thể gây ngứa ngay bên ngoài “cô bé”. Nếu bạn làm sạch quá thường xuyên sẽ vô tình loại bỏ các vi khuẩn có lợi giúp bảo vệ vùng kín, khiến da bị khô và kích ứng. Ngược lại, thói quen làm sạch “cô bé” quá kém sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng phát triển, gây ngứa và khó chịu.

Ngoài ra, khi sử dụng các sản phẩm vệ sinh không phù hợp, có chứa cồn hoặc chất làm sạch cũng khiến cho vùng da nhạy cảm trở nên kích ứng. 

Quần lót bó sát, không thông thoáng cũng sẽ tạo nên môi trường ẩm ướt, khiến cho vi khuẩn và nấm phát triển dễ dàng, dẫn đến ngứa khó chịu. Do đó, nên mặc quần lót cotton rộng rãi, thoáng mát để giúp vùng kín luôn khô ráo.

>> Xem thêm: Phụ nữ mặc quần lót để làm gì? 5 tác dụng của quần lót nữ

2. Nhiễm trùng

  • Nhiễm nấm âm đạo: Đây là nguyên nhân phổ biến gây ngứa vùng kín nữ ở trong lẫn ngoài. Nấm Candida albicans thường sống trong âm đạo, nhưng khi có sự mất cân bằng trong hệ vi sinh vật âm đạo, chúng có thể phát triển quá mức, gây ra các triệu chứng như ngứa, rát, khí hư màu trắng, vón cục.
  • Nhiễm khuẩn: Nhiễm trùng khuẩn âm đạo cũng có thể gây ngứa, rát, khí hư có mùi hôi, tanh.
  • Nhiễm trùng do ký sinh trùng: Giun kim có thể gây ngứa rát ở hậu môn và âm đạo, đặc biệt là vào ban đêm.

>> Xem thêm: Bị ngứa vùng kín ở nữ phải làm sao cho nhanh hết?

Có nhiều nguyên nhân gây ngứa vùng kín
Trước khi tìm hiểu bị ngứa bên ngoài vùng kín bôi thuốc gì, bạn nên biết nguyên nhân gây ngứa vùng kín là gì thì mới điều trị hiệu quả

3. Bệnh da liễu

  • Viêm da tiếp xúc: Vùng kín có thể bị kích ứng do tiếp xúc với các chất như xà phòng, bao cao su, dung dịch vệ sinh,…
  • Vẩy nến: Vẩy nến là một bệnh da liễu tự miễn gây ra các mảng da đỏ, sưng tấy, có vảy. Vẩy nến có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm cả vùng kín.

4. Khô âm đạo

Khô âm đạo có thể xảy ra ở phụ nữ ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở phụ nữ sau mãn kinh. Tình trạng này sẽ khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.

5. Các nguyên nhân khác

  • Dị ứng thực phẩm: Một số loại thực phẩm như hải sản, sô cô la, dâu tây, có thể gây ra các phản ứng dị ứng, bao gồm ngứa vùng kín.
  • Căng thẳng: Căng thẳng có khả năng làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng và mắc các vấn đề về da liễu.
  • Thay đổi nội tiết tố: Thay đổi nội tiết tố do mang thai, mãn kinh hoặc sử dụng thuốc tránh thai có thể gây ra các vấn đề về da liễu lẫn vùng kín.

Bị ngứa bên ngoài vùng kín bôi thuốc gì?

Bị ngứa bên ngoài vùng kín bôi thuốc gì để lấy lại sự thoải mái?
Bị ngứa bên ngoài vùng kín bôi thuốc gì để lấy lại sự thoải mái?

Bị ngứa bên ngoài vùng kín bôi thuốc gì là câu hỏi vô cùng phổ biến. Khi “cô bé” có cảm giác khó chịu, việc sử dụng thuốc bôi phù hợp sẽ giúp giảm thiểu khó chịu và ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm. Dưới đây là một số loại thuốc bôi ngoài da có thể được khuyên dùng:

  • Kem steroid và hydrocortisone: Các sản phẩm này thường được sử dụng để giảm mẩn đỏ, ngứa da và viêm. 
  • Thuốc chống nấm: Clotrimazol 1% hoặc Nizoral Cream có khả năng loại bỏ nhiễm trùng nấm, bao gồm cả nhiễm trùng nấm men. 
  • Kháng sinh: Thuốc bôi chứa kháng sinh sẽ được sử dụng khi ngứa do nhiễm trùng vi khuẩn trên da. 

[key-takeaways title=””]

Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc bôi nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo rằng sản phẩm phù hợp với tình trạng cụ thể của bạn và không gây ra phản ứng phụ. Việc tự ý sử dụng thuốc mà không có sự hướng dẫn có thể làm tình trạng nghiêm trọng hơn.

[/key-takeaways]

Lưu ý khi sử dụng thuốc trị ngứa vùng kín bôi ngoài da

Khi sử dụng thuốc trị ngứa vùng kín bôi ngoài da, bạn cần lưu ý những điểm sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả:

  • Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ: Chỉ sử dụng thuốc khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. 
  • Rửa tay và vùng da bị ảnh hưởng: Trước khi bôi thuốc, hãy rửa sạch và lau khô tay cũng như vùng da bị ngứa, tránh cho lây nhiễm chéo. 
  • Tránh bôi vào vết thương hở: Không nên bôi thuốc vào những vùng da có vết thương hở. 
  • Liều lượng và tần suất: Tuân thủ liều lượng và tần suất sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc trên bao bì sản phẩm, thường là từ 3 – 5 lần/ngày. 
  • Không sử dụng lâu hơn chỉ dẫn: Không sử dụng thuốc lâu hơn thời gian được khuyến nghị trên bao bì sản phẩm hoặc theo lời khuyên từ bác sĩ.
Bị ngứa bên ngoài vùng kín bôi thuốc gì để lấy lại sự thoải mái?
Lưu ý khi sử dụng thuốc trị ngứa vùng kín bôi ngoài da

Cách hỗ trợ điều trị ngứa vùng kín khác

Để hỗ trợ điều trị ngứa vùng kín, ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

  • Vệ sinh cá nhân: Thực hiện vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày bằng nước ấm và sử dụng sản phẩm vệ sinh nhẹ nhàng, không mùi. 
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí: Chọn đồ lót làm từ chất liệu cotton và tránh mặc quần áo quá chật để giảm mức độ ẩm và nhiệt độ, từ đó giảm thiểu sự phát triển của nấm và vi khuẩn. 
  • Tránh các chất kích ứng: Hạn chế sử dụng xà phòng, chất tẩy rửa mạnh, giấy vệ sinh có mùi hoặc chất tạo màu, và các sản phẩm vệ sinh cá nhân có chứa hóa chất.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: Tránh mặc đồ ướt hoặc đồ lót ẩm, thay đồ lót mỗi ngày và sau khi tập thể dục để giữ cho vùng kín khô ráo.
  • Chế độ ăn uống cân đối: Bổ sung thực phẩm giàu probiotics như sữa chua và các loại thực phẩm giàu chất xơ để hỗ trợ hệ tiêu hóa và cân bằng hệ vi sinh vùng kín.
  • Tránh gãi: Hành động gãi có thể làm tổn thương da và tạo điều kiện cho nhiễm trùng phát triển.

Cách hỗ trợ điều trị ngứa vùng kín khác

>> Xem thêm: Cô bé bị khô nên uống gì, ăn gì? 11+ thực phẩm “vàng” khắc phục khô hạn 

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Khi bị ngứa vùng kín kèm theo các tình trạng dưới đây, bạn cần đến bác sĩ để được kiểm tra nhằm giảm thiểu nguy cơ biến chuyển nặng: 

  • Ngứa kéo dài: Nếu tình trạng ngứa không giảm sau một tuần tự điều trị tại nhà. 
  • Triệu chứng nghiêm trọng: Ngứa kèm theo đau rát, sưng đỏ, hoặc chảy máu. 
  • Khí hư bất thường: Nếu có sự thay đổi về màu sắc, mùi, hoặc kết cấu của khí hư. 
  • Phát ban hoặc mụn nước: Xuất hiện các dấu hiệu ngoài da như phát ban hoặc mụn nước ở vùng bị ngứa. 

[inline_article id=312792]

Mong rằng qua những thông tin vừa rồi, bạn đã biết được bị ngứa bên ngoài vùng kín bôi thuốc gì để nhanh chóng giảm ngứa và cảm thấy thoải mái hơn, đừng quên truy cập MarryBaby thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe nhé!

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Măng cụt có tác dụng gì? Ăn như thế nào mới tốt cho sức khỏe?

Măng cụt (mangosteen) là một trong những loại quả nổi tiếng của Châu Á với hương vị thơm ngon, có thể ăn tươi hoặc chế biến thành trà và những món tráng miệng. Vậy bạn đã biết măng cụt có tác dụng gì và ai không nên ăn măng cụt chưa? Nếu chưa thì hãy cùng MarryBaby tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Giá trị dinh dưỡng trong trái măng cụt

Măng cụt được mệnh danh là “nữ hoàng trái cây” không chỉ nhờ vào mùi vị thơm ngon mà còn bởi các lợi ích cho sức khỏe nhờ vào hàm lượng dinh dưỡng dồi dào.

Theo thông tin dinh dưỡng từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ – USDA, giá trị dinh dưỡng có trong 100g măng cụt gồm có:

[key-takeaways title=”Giá trị dinh dưỡng có trong 100g măng cụt (theo USDA)”]

  • Calo: 73 kcal
  • Chất béo: 0.58 g
  • Chất đạm: 0.41 g
  • Carbohydrate: 17.9 g
  • Chất xơ: 1.8 g
  • Thiamin: 0.054 mg
  • Riboflavin: 0.054 mg
  • Niacin: 0.286 mg  
  • Pantothenic acid: 0.032 mg
  • Calcium: 12 mg
  •  Iron  Fe: 0.3 mg
  •  Magnesium Mg: 13 mg
  •  Potassium K: 48 mg
  •  Sodium Na: 7 mg
  •  Kẽm Zn: 0.21 mg
  •  Cu: 0.069 mg 
  •  Manganese Mn: 0.102 mg
  • Vitamin C: 2.9 mg
  • Folate total: 31 µg
  • Vitamin B6: 0.018 mg
  • Chất chống oxy hóa: Xanthones, alpha, bete, gamma – Mangostin

[/key-takeaways]

Măng cụt có tác dụng gì?
Măng cụt là loại trái cây có chứa nhiều chất dinh dưỡng

Ăn măng cụt có tác dụng gì?

Ăn măng cụt mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhờ vào hàm lượng dồi dào chất dinh dưỡng, chất xơ và các chất chống oxy hóa đặc biệt. Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của loại trái cây này.

1. Tăng cường hệ miễn dịch, kháng khuẩn, kháng viêm

Măng cụt là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh hiệu quả.

Măng cụt là nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin C, chiết xuất của nó còn có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, được sử dụng tại chỗ giúp cải thiện sức khỏe răng miệng và nhiễm trùng da. Do đó, có thể nói loại trái cây này là một lựa chọn lành mạnh để kết hợp cùng với các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khác như một phần của chế độ ăn uống cân bằng giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh hiệu quả.

2. Ngăn ngừa ung thư

Quả măng cụt chứa nhiều xanthone trong đó, α-Mangostin – loại xanthone dồi dào nhất được phân lập từ măng cụt, đã được chứng minh là , một hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ có khả năng ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư. Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng măng cụt có thể có hiệu quả trong việc phòng ngừa ung thư vú, dạ dày, tuỵ, gan, phổi…

[recommendation title=””]

Trong nghiên cứu về tiềm năng chống năng chống ung thư của hợp chất xanthone có trong quả măng cụt, đăng tải trên Pubmed, kết quả nghiên cứu phát hiện ra rằng, quả măng cụt có vẻ rất an toàn và dung nạp tốt trong các nghiên cứu trên người. Các chất chống oxy hóa có trong măng cụt phát huy tốt công dụng của nó, mặc dù khả năng chống ung thư của măng cụt sẽ vẫn cần được khám phá và khẳng định rõ hơn thông qua các nghiên cứu lâm sàng trong tương lai.

[/recommendation]

3. Tốt cho tim mạch

Các nghiên cứu trên động vật cho thấy chiết xuất măng cụt giúp làm giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL), bảo vệ tim mạch khỏi các bệnh như xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

4. Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Chất xơ trong măng cụt giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa táo bón và các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa khác.

5. Ăn măng cụt có tác dụng gì? Giúp làm đẹp da và hỗ trợ giảm cân

Vitamin C và các chất chống oxy hóa từ măng cụt giúp da sáng mịn, giảm nếp nhăn và chống lão hóa. Bên cạnh đó, măng cụt còn chứa ít calo và nhiều chất xơ, giúp tạo cảm giác no lâu và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

6. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Quả măng cụt có thể hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu và cải thiện tình trạng kháng insulin nhờ sự kết hợp giữa xanthone và có mặt của chất xơ, do đó có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.

[recommendation title=””]

Trong một nghiên cứu nhỏ, các nhà nghiên cứu đã điều tra tác động của viên nang chiết xuất măng cụt khoảng 400 miligam (mg) lên tình trạng kháng insulin ở 22 người tham gia bị kháng insulin và béo phì. Những người tham gia được chia thành hai nhóm: một nhóm chỉ được điều trị bằng liệu pháp hành vi và nhóm còn lại được điều trị bằng liệu pháp hành vi cùng với chiết xuất măng cụt trong 26 tuần. Kết quả cho thấy nhóm dùng chiết xuất măng cụt có mức insulin và các dấu hiệu viêm giảm đáng kể, đồng thời mức cholesterol HDL (tốt) cũng tăng đáng kể .

[/recommendation]

Một số tài liệu tham khảo ghi nhận thêm các chất phytochemical chính có trong loài này là xanthone isoprenyl hóa, một nhóm chất chuyển hóa thứ cấp có nhiều tác dụng sinh học như chất chống oxy hóa, hỗ trợ apoptotic, chống tăng sinh, chống nhiễm trùng, chống viêm, bảo vệ thần kinh, hạ đường huyết và chống béo phì… Sự đa dạng về tác dụng của xanthone măng cụt cho thấy các hợp chất này nhắm vào nhiều con đường truyền tín hiệu liên quan đến các bệnh lý khác nhau và xem chúng là nguồn có giá trị để phát triển y học trong tương lai nhằm điều trị các bệnh mãn tính và thoái hóa.

Măng cục có tác dụng gì
Ăn măng cục mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, đặc biệt nhất là các chất chống oxy hóa có trong loại quả này

Lưu ý khi ăn măng cụt

Khi ăn măng cụt, bạn cần lưu ý một số điểm sau để đảm bảo an toàn và tận hưởng trọn vẹn hương vị cũng như lợi ích sức khỏe của loại quả này.

1. Lựa chọn và bảo quản măng cụt

Một vài mẹo lựa chọn và bảo quản măng cụt bạn có thể áp dụng:

  • Lá trên đỉnh quả măng cụt nên còn xanh và tươi, không héo úa.
  • Ưu tiên những quả có vỏ màu tím đậm, không có vết thâm hoặc nứt.
  • Bảo quản măng cụt ở nhiệt độ phòng nếu bạn dự định ăn chúng trong vòng một hoặc hai ngày.
  • Tránh để măng cụt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc nhiệt độ cao vì điều này có thể làm hỏng quả.
  • Quả măng cụt nên có cảm giác nặng tay so với kích thước, điều này cho thấy măng cụt có độ tươi ngon nhất định.
  • Để kéo dài thời gian bảo quản, bạn có thể để măng cụt trong ngăn mát của tủ lạnh. Thời gian bảo quản có thể lên đến 2 tuần.

[key-takeaways title=””]

Để ăn măng cụt đúng cách và không ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn chỉ nên ăn vừa đủ lượng. Mỗi lần ăn chỉ nên 2-3 quả, không nên ăn quá 1 kg/ ngày.

[/key-takeaways]

Lưu ý khi ăn măng cụt
Lưu ý khi ăn măng cụt: Hãy chọn loại quả có màu tím đậm, không có vết thâm hoặc nứt, quả còn tươi, cầm chắc tay

2. Ai không nên ăn măng cụt?

Bạn đừng vội biết măng cụt có tác dụng gì rồi mua liền trái cây này về ăn. Nếu thuộc một số đối tượng sau đây thì bạn không nên hoặc nên hạn chế ăn măng cụt:

  • Người có cơ địa dị ứng: Măng cụt có thể gây dị ứng ở một số người, với các biểu hiện như ngứa, nổi mẩn đỏ, sưng tấy, khó thở. Do đó, những người có cơ địa dễ dị ứng, đặc biệt là dị ứng với các loại trái cây nhiệt đới cần cẩn thận khi ăn măng cụt. 
  • Người có bệnh về tiêu hóa: Măng cụt tuy chứa nhiều chất xơ,  hỗ trợ tiêu hoá nhưng vẫn có thể gây đầy bụng, khó tiêu ở những người có bệnh về tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tá tràng, hội chứng ruột kích thích. Do đó, những người có bệnh liên quan đến tiêu hóa nên hạn chế ăn măng cụt, đặc biệt là khi đang trong giai đoạn cấp tính của bệnh.
  • Người có  bệnh về máu: Vì măng cụt là nguồn giàu xanthones nên tránh dùng quá nhiều măng cụt vì có thể gây làm loãng máu  trên người mắc bệnh máu không đông hoặc đang sử dụng thuốc kháng đông.

[inline_article id=266829]

Kết luận

Mong rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn biết được măng cụt có tác dụng gì đối với sức khỏe và những lưu ý khi ăn. Đừng quên truy cập MarryBaby thường xuyên để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích về chủ đề chăm sóc sức khỏe nhé!

Những nội dung liên quan đến chủ đề măng cụt có tác dụng gì, bạn xem thêm:

[summary title=””]

Chuyên mục ‘Chăm sóc sức khỏe gia đình‘ đăng tải những nội dung xoay quanh các vấn đề về sức khỏe thường gặp trong gia đình. Nội dung được tham vấn chuyên môn bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ cộng tác và Ban tham vấn Y khoa MarryBaby nhằm đảm bảo thông tin chuẩn xác trước khi đến với độc giả.

[/summary]