Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Nỗi niềm của mẹ khi cho con bú: Đầu ti to, núm vú bị tụt, bầu ngực lớn…

1/ Cho con bú khi đầu ti to

khi đầu ti to, mẹ nên vắt sữa cho con bú
Khi đầu ti to, mẹ nên vắt sữa cho con bú

Mẹ có đầu ti to, trẻ sơ sinh sẽ rất khó để bú mẹ, bởi bé chỉ bú được khi miệng ngậm cả núm vú và một phần quầng vú. Trong khi, vì đầu ti mẹ to, miệng em lại quá bé, làm sao có thể “bám” vào để “ăn” sữa?

Nếu sữa mẹ ra nhiều, bé sẽ không mấy vất vả để bú chỉ qua đầu ti to. Tuy nhiên, với những mẹ có nguồn thức ăn hạn hẹp, việc bé chỉ ngậm đầu ti thôi để bú sữa dường như quá gian nan.

Mẹ có thể tham khảo những lời khuyên sau:

-Sử dụng máy hút sữa trước khi cho bé bú. Tác động của lực hút có thể giúp kéo dài kích thước của núm vú và hỗ trợ bé bú mẹ dễ dàng hơn.

-Nếu ngực lúc nào cũng căng sữa, trước khi bé ăn, mẹ nên vắt bớt lượng sữa ra. Khi bầu ngực mẹ nhẹ nhàng, mềm mại hơn, bé cũng bú nhanh hơn.

-Tư vấn ý kiến của bác sĩ để tìm ra cách cho con bú đơn giản mà hiệu quả hơn. Nếu cảm thấy không khắc phục được và bé cứ khó chịu mỗi khi bú, mẹ nên vắt hoặc bơm sữa ra bình. Khi bé lớn hơn, có thể thử cho bé bú mẹ lại mà không cần qua trung gian.

2/ Cho con bú khi núm vú bị tụt vào trong

Trái ngược với đầu ti to, thì núm vú bị tụt vào trong cũng là nỗi khổ của nhiều mẹ. Khoảng 10% phụ nữ sỡ hữu đầu ti bị thụt vào trong. Khi mang thai, ngực tăng kích cỡ, núm vú cũng tự nhiên nhô ra ít nhiều, từ đó tạo điền kiện cho em bé khi ra đời bú dễ dàng hơn. Bất kể đầu ti to hay nhỏ, miễn là bé con vẫn bú được và tăng cân đều đều, mẹ không cần phải tìm cách để khắc phục.

Đôi khi lúc bú mẹ, bé không tỏ thái độ gì, nhưng đừng vì thế mà mẹ làm lơ. Theo dõi sức khỏe và quá trình tăng cân của con để nắm rõ liệu bé có gặp khó khăn khi bú mẹ hay không. Trẻ thiếu cân, bị mất nước và vàng da chính là hệ quả của việc thiếu hụt chất dinh dưỡng thiết yếu.

Đôi khi, mẹ chỉ có một bên ngực là đầu ti thụt vào, bên kia vẫn hoàn toàn bình thường. Mẹ có thể cho bé bú bên bình thường, và dùng máy bơm sữa cho ngực bên kia để duy trì nguồn sữa và giữ cho bộ ngực đẹp đều. Ngoài ra, mẹ tham khảo thêm một số mẹo cho con bú sau:

-Cuối thai kỳ, tư vấn ý kiến của bác sĩ liệu bạn có đang sở hữu núm vú bị tụt vào trong không. Một khi nhận được kết quả, bạn sẽ tránh được sự bối rối, lúng túng khi lần đầu cho con bú và gặp trục trặc.

-Đừng cố gắng kích thích núm vú bằng cách kéo đầu ti ra ngoài trong thai kỳ, đặc biệt là những tuần cuối, trừ phi bác sĩ yêu cầu. Dùng tay kích thích đầu ti gây ra các cơn co thắt tử cung, cuối cùng dẫn đến sinh non.

-Thử dùng máy bơm sữa trước khi cho bé bú, để đầu ti lộ ra ngoài.

-Nếu ngực đang căng sữa, vắt một ít ra để bé bé sau đó dễ hơn với bầu ngực nhẹ và mềm.

-Dùng hai ngón tay giữ núm vú, theo kiểu chữ C (ngón cái và ngón trỏ) hoặc chữ V (ngón trỏ và ngón giữa) khi cho bé bú.

-Theo dõi tình trạng “chất thải” của bé, sức khỏe lẫn cân nặng để đảm bảo bé vẫn đang nhận đủ dưỡng chất cần thiết từ sữa mẹ.

[inline_article id = 936]

3/ Cho con bú với bầu ngực quá lớn

cho con bú, tư thế cho con bú

Bầu ngực quá lớn, không có nghĩa sữa sẽ nhiều và hoàn toàn tích cực với trẻ sơ sinh và cả người mẹ. Nhất là với ai làm mẹ lần đầu, rất khó để tìm vị trí phù hợp để cho bé bú, đặc biệt là những ngày đầu sau sinh. Hơn nữa, không ít mẹ còn lo bé con bị ngạt thở khi bú mẹ. Tình trạng căng và đau do ngực quá lớn cũng diễn ra thường xuyên hơn.

Mẹ có thể “bỏ túi” 5 bí kíp cho con bú với bầu ngực lớn sau:

-Trong thai kỳ, tham gia lớp học tiền sản, lớp học dạy cho con bú để thoải mái và tự tin hơn lúc bé ra đời.

-Nhờ y bác sĩ giúp đỡ vào ngày đầu sau khi sinh con về việc cho con bú.

-Dùng máy hút sữa trước khi cho bé bú để làm nhẹ và dịu bầu ngực.

-Giữ núm vú bằng hai ngón tay theo kiểu chữ C.

-Nếu lo sợ bé bị ngạt thở, nhờ bác sĩ hướng dẫn bạn cho con bú theo cách bất đối xứng (mặt bé đối diện với ngực mẹ thay vì song song).

MarryBaby

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Cho con bú vô kinh biện pháp tránh thai tạm thời sau khi sinh

Vậy biện pháp tránh thai cho con bú vô kinh là gì, những ưu và khuyết điểm của phương pháp này thế nào? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây của MarryBaby nhé.

Cho con bú vô kinh là phương pháp gì?

Phương pháp vô kinh cho con bú ( Lactation Amenorrhea Method – LAM) là một phương pháp ngừa thai tự nhiên, ngắn hạn, trong đó người phụ nữ dựa vào việc cho con bú hoàn toàn sau khi sinh để tránh mang thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Cho con bú bị nổi cục không đau – Nguyên nhân do đâu và khi nào thì nguy hiểm?

Ưu và nhược điểm của phương pháp vô kinh

1. Ưu điểm của phương pháp cho con bú vô kinh

  • Không có tác dụng phụ.
  • Ngay lập tức có hiệu quả.
  • Giảm tình trạng ra máu sau khi sinh.
  • Thuận tiện, đơn giản và không tốn kém.
  • Cho con bú tạo sợi dây gắn kết tình mẹ con.
  • Nuôi dưỡng bé với nguồn dinh dưỡng có sẵn.
  • Không yêu cầu sự cho phép hay giám sát y tế.
  • Tăng độ mặn nồng cho quan hệ vợ chồng sau sinh.
  • Cung cấp kháng thể cho em bé khỏi vi khuẩn gây hại.
  • Ngăn ngừa sự phát triển bệnh dị ứng và hen suyễn ở trẻ sơ sinh.
  • Không ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone tự nhiên của phụ nữ.

2. Khuyết điểm khi cho con bú vô kinh

  • Chỉ có tác dụng vào 6 tháng đầu sau sinh.
  • Có thể làm “cô bé” trở nên thiếu ẩm ướt.
  • Không bảo vệ hai vợ chồng bạn khỏi bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
  • Cho con bú mẹ hoàn toàn, không phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng nào khác cũng khá vất vả.

>> Bạn có thể xem thêm: Thực phẩm lợi sữa: 14 loại thức uống lợi sữa sau sinh

Cơ chế của phương pháp tránh thai LAM

bú vô kinh

Khi bạn cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ; nghĩa là bạn cho con bú ít nhất 4 giờ một lần vào ban ngày và 6 giờ một lần vào ban đêm. Điều này sẽ khiến cơ thể bạn sẽ ngừng rụng trứng một cách tự nhiên. Do đó, bạn sẽ không thể mang thai nếu đang cho con bú.

Tuy nhiên, cho bé bú sữa mẹ kèm sữa công thức hoặc ăn dặm thì biện pháp cho con bú dù vô kinh thì khả năng tránh thai sẽ không đạt hiệu quả. Điều này cũng không đạt hiệu quả khi bạn dùng máy hút sữa thay vì để cho em bé bú tự nhiên với bầu sữa mẹ.

[key-takeaways title=””]

Phương pháp tránh thai vô kinh cho con bú có hiệu quả ít nhất là 98%, so với các biện pháp tránh thai khác. Khi áp dụng LAM theo đúng nguyên tắc 100% thì bạn mới có thể đạt được hiệu quả tránh thai như trên.

[/key-takeaways]

Điều kiện áp dụng cho mẹ sau sinh

Khi bạn đã hiểu các cơ chế của phương pháp tránh thai vô kinh cho con bú thì cần biết các điều kiện khi áp dụng phương pháp này:

  • Chu kỳ kinh chưa quay lại.
  • Chỉ áp dụng vào 6 tháng đầu tiên sau sinh.
  • Cho con bú cả hai bên ngực ít nhất 6 lần/ngày.
  • Cho con bú ít nhất mỗi 4 giờ trong ngày, mỗi 6 giờ vào buổi đêm.
  • Không bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng nào khác cho bé ngoài sữa mẹ.
  • Chọn các biện pháp tránh thai an toàn khác sau khi bé được 6 tháng tuổi.

>> Bạn có thể xem thêm: Rối loạn kinh nguyệt sau sinh: Có thể mẹ đã bỏ qua những nguyên nhân này!

Các biện pháp tránh thai khác khi cho con bú

Khi bạn đã hiểu về biện pháp tránh thai cho con bú vô kinh, thì cũng nên biết thêm 8 biện pháp tránh thai khác sau đây:

  • Tiêm thuốc ngừa thai
  • Sử dụng bao cao su nữ
  • Cấy que tránh thai sau sinh
  • Miếng dán tránh thai sau sinh
  • Đặt vòng tránh thai nội tiết tố (IUS)
  • Vòng tránh thai không chứa nội tiết tố (IUD)
  • Sử dụng thuốc tránh thai chỉ có progestin
  • Dùng màng chắn âm đạo và mũ chụp tử cung

[inline_article id=301649]

Như vậy bạn đã hiểu hơn về phương pháp vô kinh cho con bú rồi phải không? Điều quan trọng là bạn cần áp dụng đúng nguyên tắc của phương pháp thì mới đạt được hiệu quả tránh thai cao.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

6 biến chứng bệnh hậu sản mẹ cần biết

hậu sản, sản hậu
Mỉm cười và hạnh phúc không ngừng vì có thiên thần nhỏ cũng là một trong những vấn đề hậu sản thú vị

1. Ra máu

Sau khi sinh, sản dịch thường ra rất nhiều vào những ngày đầu tiên. Kể cả bạn sinh thường hay sinh mổ, tử cung cũng cần phải được “dọn dẹp” sạch sẽ, và đó là lý do vì sao máu ở vùng nhau thai còn sót lại cần được “tống” ra khỏi cơ thể.

Sau 4-6 tuần, sản dịch sẽ hết, trong thời gian này, máu có thể thay đổi và màu sắc lẫn số lượng. Vì vậy, nếu không có gì bất thường, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề hậu sản này.

2. Khóc lóc thất thường

Hormone nội tiết tố tăng nhiều trong thời gian mang thai, bỗng nhiên bị giảm đột ngột sau khi sinh. Lý do này đã dẫn đến tác động không nhỏ đến tâm trạng của người mẹ. Vì vậy, bạn sẽ có những khoảnh khắc không hiểu vì sao mình khóc, đơn giản khóc giúp bạn dễ chịu hơn. Tình hình này thường xảy ra vào những ngày đầu tiên sau khi sinh con, do đó đừng quá lo lắng mẹ nhé!

3. Đổ mồ hôi

Các hormone sau sinh có khả năng làm bạn đổ mồ hôi nhiều hơn, và thường là vào ban đêm. Đã phải hứng chịu sự nóng nực suốt 9 tháng mang thai, nay bạn phải đối mặt với tình trạng tệ hại hơn nhiều. Để tránh tình trạng thức dậy giữa đêm vì áo ướt nhẹp, bạn nên chuẩn bị sẵn quần áo gần đó để thay nếu cần.

4. Sưng tấy, phù nề

Những tưởng triệu chứng sưng tấy, phù nề chỉ diễn ra vào những tuần cuối của thai kỳ, nhưng sau khi sinh con, bạn vẫn có thể đối mặt với vấn đề khó chịu này. Tình trạng này thường xảy ra với những mẹ sinh mổ hoặc thực hiện đẻ không đau. Thuốc tê, thuốc gây mê tiêm vào cơ thể, truyền vào những chất lỏng khó thoát ra ngoài, vì vậy làm bạn phù nề sau sinh.

5. Bụng vẫn to như chưa hề sinh nở

Đó là vấn đề mà mẹ nào cũng thắc mắc và tỏ ra vô cùng thất vọng. Tại sao em bé đã ra rồi, bụng mình vẫn như cái trống? Câu trả lời ở đây là dù đã cho em bé ra ngoài, loại bỏ bớt nhau thai và nước ối, nhưng hình dạng của tử cung bạn không thể thu nhỏ trong một sớm một chiều.

Lúc này, độ lớn của tử cung nhỏ khoảng bằng thai kỳ lúc 6 tháng. Tốt nhất, nên tận dụng mặc lại váy bầu cho thuận tiện, dễ chịu. Chăm chỉ cho con bú, bạn sẽ nhanh chóng lấy lại vòng eo thon thôi!

[inline_article id = 33116]

6. Hạnh phúc tột cùng

Trong những điều tồi tệ, luôn có điều may mắn và phước lành. Còn gì tuyệt hơn là lúc này đang có một thiên thần nhỏ hiện diện trong căn nhà ấm cúng của hai vợ chồng bạn. Nếu cảm thấy mình vui vẻ quá mức bình thường, không thể ngừng mỉm cười chẳng hạn, hãy cứ tận hưởng nó và ghi nhớ lại các khoảnh khắc đáng quý này, bởi thời gian sẽ trôi rất nhanh, bé con sẽ lớn rất mau, trong khi bạn chưa kịp nhận ra.

MarryBaby

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Chấm điểm hiệu quả các biện pháp tránh thai

Các biện pháp tránh thai có hiệu quả 100%? Chị em nên nắm rõ từng loại biện pháp tránh thai dưới đây để chủ động hơn trong việc lựa chọn và sử dụng nhé.Biện pháp tránh thai

Tính hiệu quả của các biện pháp tránh thai

1. Biện pháp tránh thai hiệu quả 100%

Không có gì đáng buồn cười nếu phải thừa nhận rằng kiêng cữ 100% chuyện quan hệ tình dục (trừ “yêu đương” bằng miệng), bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với việc không mang thai ngoài ý muốn hoặc các khả năng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. So với các biện pháp tránh thai an toàn khác, chắc chắn đây là phương pháp an toàn và hiệu quả số một, không sai sót.

2. Các biện pháp tránh thai hiệu quả cao

Điểm danh các biện pháp tránh thai tốt nhất hiện nay:

  • Biện pháp tránh thai đặt vòng tránh thai
  • Cấy que tránh thai
  • Tiêm thuốc tránh thai
  • Thắt ống dẫn trứng
  • Thắt ống dẫn tinh.

Tẩt cả đều đảm bảo hiệu quả sử dụng thông thường từ 97-99%. Điều này đồng nghĩa, cứ 100 người sử dụng 1 trong 5 biện pháp kể trên, chỉ có từ 1-3 người gặp trục trặc và thất bại.Biện pháp tránh thai

3. Các biện pháp tránh thai an toàn

Sử dụng biện pháp tránh thai sau quan hệ bằng thuốc tránh thai tùy chọn theo toa khác nhau vẫn là phương pháp được các chị em phụ nữ sử dụng nhiều nhất trong hầu hết các biện pháp khác. Tỷ lệ thành công vào khoảng 92%. Điều này có nghĩa cứ 100 người uống thuốc tránh thai, thì có 8 người sẽ mang thai ngoài ý muốn.

Cho con bú vô kinh cũng là phương pháp kiểm soát chuyện sinh nở mang lại hiệu quả cho nhóm người sử dụng điển hình. Tỷ lệ thành công là 95%. Đối với 100 phụ nữ cho con bú vô kinh, 5 người sẽ mang thai trong vòng 6 tháng đầu tiên sau sinh. 6 tháng sau sinh, phương pháp này không còn tác dụng gì nữa. Chưa kể trong những tháng đầu áp dụng biện pháp tránh thai này, bạn không tuân theo đúng cách chẳng hạn cho con ăn thêm ngoài sữa mẹ, chỉ cho bú một bên ngực.Biện pháp tránh thai

4. Biện pháp tránh thai hiệu quả tương đối

Phương pháp kế hoạch hóa gia đình sẽ mang đến hiệu quả tránh thai khoảng 78-88%. Cứ 100 người sử dụng một trong các biện pháp này, 12-22 người sẽ mang thai trong năm đầu tiên sử dụng. Dùng bao cao su (cả nam lẫn nữ), chụp mũ cổ tử cung, cũng mang đến tỷ lệ thành công vừa phải, khoảng 71-85%.

5. Biện pháp tránh thai tự nhiên có hiệu quả thấp

Xuất tinh ngoài, tỷ lệ bạn mang thai sẽ rất cao. Có đến 85 người trong 100 người sẽ mang thai nếu cứ để mặc chuyện quan hệ tình dục một cách thoải mái và tự nhiên.Biện pháp tránh thai

Biện pháp tránh thai cho nam giới từ gel tránh thai dành cho đàn ông

Gel tránh thai dành riêng cho phái mạnh với cách sử dụng cực kỳ đơn giản đã xuất hiện. Với biện pháp tránh thai này, các anh chỉ cần bôi vào cánh tay của mình là có thể chủ động tránh mang thai ngoài ý muốn.

Biện pháp tránh thai mới nhất dành riêng cho quý ông đang trong quá trình thử nghiệm. Loại gel ngừa thai này được cho là giảm đáng kể lượng tinh trùng ở nam giới trong quá trình giao hợp. Năm 2018 sẽ chính thức đưa vào thử nghiệm diện rộng.

[inline_article id=77167]

Nhóm nghiên cứu công bố kết quả này gồm nhiều chuyên gia đến từ nhiều quốc gia. Viện Sức khỏe quốc gia và Hội đồng dân số phi lợi nhuận của Mỹ, Anh, Itali, Thụy Điển, Chile và Kenya là đơn vị tài trợ.

Hiện nay, chỉ có 2 cách tránh thai chủ động cho nam giới là bao cao su hoặc thắt ống dẫn tinh. Tuy nhiên, những biện pháp này cũng không chắc chắn 100% trong việc quyết định có con hay không, nhất là khi bao cao su làm giảm hưng phấn. Việc phát triển loại gel tránh thai này được cho là sẽ giúp nam giới rất nhiều trong vấn đề kế hoạch hóa gia đình.Biện pháp tránh thai

Tác dụng ngừa thai của loại gel này có thể kéo dài lên đến 72 giờ.Trong một nghiên cứu diễn ra trong vòng 6 tháng, loại gel này cũng được chứng minh hiệu quả khi 89% đàn ông giảm lượng tinh trùng xuống dưới mức có thể mang thai (dưới một triệu tinh trùng/ml) và 78% nam giới không sản xuất tinh trùng nữa.

Vào tháng 4 năm 2018, hơn 400 cặp vợ chồng sẽ tham gia thử nghiệm loại gel này. Cuộc thử nghiệm diễn ra tại Mỹ, Anh, Italy, Thụy Điển, Chilê và Kenya.

TS. Min Lee, thành viên của đợt thử nghiệm lâm sàng sắp tới và là nhà nghiên cứu của Viện Sức khỏe trẻ em và Phát triển con người Hoa Kỳ cho biết: “Gel tránh thai có chứa ít testosterone tổng hợp hơn so với dạng tiêm nên hy vọng sẽ ít tác dụng phụ hơn”.

Biện pháp tránh thai mới này đang được các chuyên gia hi vọng sẽ thử nghiệm lâm sàng thành công và được Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ công nhận và bán rộng rãi. Tuy nhiên, quãng thời gian này sẽ mất ít nhất 5 năm.Biện pháp tránh thai

Đối với các cặp đôi không có kế hoạch sinh con thì việc sử dụng các biện pháp tránh thai là vô cùng cần thiết để tránh có thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, bạn cần chọn các biện pháp tránh thai an toàn để tránh rủi ro có thể xảy ra nhé.

Marry Baby

 

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

5 bài tập nên làm liền sau sinh

Các y bác sĩ luôn khuyên rằng bạn phải đợi ít nhất 6 tuần sau sinh mới có thể vận động, đi lại nhiều. Tuy nhiên, với 5 bài tập sau, bạn có thể thực hiện ngay và luôn để đẩy nhanh quá trình phục hồi của cơ thể. Ngoài ăn uống, ngủ nghỉ, mẹo để chăm sóc mẹ sau sinh tốt nhất còn là luyện tập và vận động phù hợp.

1/ Chăm sóc mẹ sau sinh: Bài tập thở

chăm sóc mẹ sau sinh
Thở sâu rất cần thiết để cơ thể nhanh chóng hồi phục

Nghiêm túc đấy, thở rất quan trọng. Vài ngày sau sinh, bạn sẽ cảm thấy việc hít thở của mình dễ dàng hơn khi các cơ quan, bộ phận trong cơ thể đang dần trở lại bình thường như trước khi sinh con. Lúc này, bạn nên tập bài tập hít thở sâu.

Đặt tay trên bụng, từ từ hít vào cho đến khi có thể cảm nhận tay của bạn đang di chuyển. Sau đó, từ từ thở ra. Lặp lại khoảng 5-8 lần. Cách này thực sự giúp bạn cảm thấy tốt hơn về lẫn thể chất và tinh thần.

2/ Chăm sóc mẹ sau sinh: Bài tập chân và tay

Chẳng cần đứng dậy hay đi lại, bạn chỉ đơn giản nằm trên giường để thực hiện bài tập này. Nhấc chân lên cao vừa phải, xoay bàn chân theo vòng tròn khoảng 8-10 lần. Lặp lại cho chân còn lại. Sau đó, làm tương tự với cánh tay của bạn.

3/ Chăm sóc mẹ sau sinh: Bài tập cho đầu gối

Ngồi trên giường, gập một chân lại, sao cho đầu gối uốn cong. Chân kia duỗi thẳng. Tiếp tục làm ngược lại, và thực hiện liên tục khoảng 20-24 lần. Không cần thiết phải chuyển động quá nhanh, cứ nhẹ nhàng và từ tốn.

Bài tập này giúp thư giãn gân cốt cho đôi chân vốn chịu nhiều tác động của thuốc gây tê nếu bạn thực hiện thủ thuật đẻ không đau lúc sinh. Với sinh mổ, nó giúp giảm nguy cơ bị tụ máu đông.

4/ Chăm sóc mẹ sau sinh: Bài tập Kegel

Tập để cải thiện khung sàn chậu chưa bao giờ lại quan trọng và cần thiết như lúc này. Thậm chí bạn sinh mổ chứ không phải sinh thường, Kegel cũng là lựa chọn khá lý tưởng để rèn luyện “cô bé” sau sinh. Ngoài ra, bài tập còn là mẹo để phục hồi các cơ bắp bị giãn ra trong thời gian mang thai, kiểm soát bàng quang tốt hơn.

5/ Chăm sóc mẹ sau sinh: Bài tập cho cổ

Cho con bú và tư thế ngủ cùng con mới sinh có thể làm cổ mẹ đau nhức. Dành thời gian để thư giãn cổ mỗi ngày. Đầu tiên cổ kéo căng cơ ra trước, giữ 5-10 giây. Nghiêng đầu sang phải sao cho tai đụng vai, giữ 5-10 giây. Lặp lại ở phía bên kia. Một lần nữa, quay về động tác đầu tiên, ngửa cổ ra sau, nhìn lên và giữ 5-10 giây.

Nhờ những động tác rất đơn giản này trong thời gian đầu sau sinh, cơ thể mẹ sẽ dần phục hồi, cải thiện. Có như vậy, mẹ mới đảm bảo sức khỏe cho bản thân khi vừa chăm sóc con, vừa làm việc và lo toan cho gia đình.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Mẹ bỉm sau sinh quan hệ bị đau rát phải làm sao?

Vậy sau sinh quan hệ bị đau rát phải làm sao? Bài viết này sẽ giúp giải quyết vấn đề phiền muộn của chị em.

1. Sau khi sinh xong, bao lâu có thể quan hệ được?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia sản khoa, thời gian tối thiểu để quan hệ tình dục sau sinh là 4-6 tuần, kể từ ngày sinh. Trong khoảng thời gian này, sản phụ cần kiêng quan hệ tình dục vì những lý do sau:

  • Sản dịch vẫn đang được tống ra ngoài, nếu quan hệ có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Vết rạch tầng sinh môn (nếu có) cần thời gian để lành lại hoàn toàn.
  • Cổ tử cung chưa trở lại vị trí cũ, tử cung chưa co lại hoàn toàn.
  • Lớp niêm mạc tử cung chưa dày dặn trở lại, dễ bị tổn thương khi quan hệ.

Tuy nhiên, thời gian này có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và khả năng hồi phục của từng sản phụ. Nếu sản phụ có sức khỏe tốt, vết rạch tầng sinh môn lành lại nhanh chóng, thì có thể quan hệ sớm hơn 4-6 tuần. Ngược lại, nếu sản phụ gặp phải các vấn đề sức khỏe sau sinh như băng huyết, viêm nhiễm, thì cần kiêng quan hệ lâu hơn.

Kiêng quan hệ 4-6 tuần sau khi sinh
Sau sinh quan hệ bị đau rát phải làm sao? Cần kiêng quan hệ 4-6 tuần sau khi sinh

2. Lần đầu tiên quan hệ sau sinh có đau không?

Trước khi biết sau sinh quan hệ bị đau rát phải làm sao, mẹ cần biết nguyên nhân gây đau rát khi quan hệ sau sinh là gì. Lần đầu tiên quan hệ tình dục sau sinh có thể gây ra một số khó khăn, đau đớn và không thoải mái. Sau sinh quan hệ bị đau là tình trạng phổ biến và tạm thời, và thường do các yếu tố sau đây:

  • Sự phục hồi của vùng kín: Quá trình sinh đẻ đã gây ra căng thẳng và tổn thương cho các cơ và mô xung quanh vùng kín. Do đó, việc quan hệ tình dục ban đầu có thể gây ra đau và không thoải mái. Thời gian cần để vùng kín phục hồi hoàn toàn và trở lại trạng thái bình thường khác nhau đối với mỗi phụ nữ.
  • Sự thay đổi hormone: Sau sinh, cơ thể của phụ nữ trải qua sự biến đổi lớn về hormone. Sự thay đổi này có thể ảnh hưởng đến mức độ tình dục và cảm giác trong quan hệ tình dục, gây ra khoảng thời gian điều chỉnh.
  • Mệt mỏi và căng thẳng: Việc chăm sóc em bé mới sinh có thể gây mệt mỏi và căng thẳng lên tâm lý và thể chất của phụ nữ. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến khả năng thư giãn và tận hưởng quan hệ tình dục.

Bên cạnh đau rát, mẹ bỉm còn gặp phải tình trang ngứa vùng kín sau sinh. Nếu bị ngứa vùng kín, mẹ bỉm có thể xem Bị ngứa sau sinh, nguyên nhân và cách điều trị an toàn cho sản phụ.

>> Mẹ xem thêm: Hình ảnh vùng kín sau sinh thường và sinh mổ với những hình ảnh chi tiết

3. Sau sinh quan hệ bị đau rát phải làm sao?

Nếu sau sinh quan hệ tình dục gây đau rát, có một số biện pháp bạn có thể thử để giảm đau và khắc phục tình trạng này:

  • Sử dụng gel bôi trơn: Gel bôi trơn có thể giúp giảm ma sát và tăng cảm giác thoải mái trong quan hệ tình dục. Dùng gel bôi trơn khi quan hệ sẽ giúp mẹ giải quyết vấn đề sau sinh quan hệ bị đau rát phải làm sao.
  • Dành nhiều thời gian dạo đầu trước khi quan hệ: Sau sinh quan hệ bị đau rát phải làm sao? Kích thích tình dục trước quan hệ có thể giúp cơ thể sản xuất nhiều chất nhờn tự nhiên và giảm thiểu khô âm đạo, làm giảm đau rát.
  • Chọn tư thế thoải mái: Lựa chọn tư thế tình dục mà không gây áp lực lên vùng kín sẽ giúp mẹ bỉm quan hệ bớt đau hơn. Các tư thế có thể giúp giảm đau bao gồm tư thế quỳ gối, tư thế nằm nghiêng, tư thế doggy, oral bằng miệng.
  • Bắt đầu bằng những hoạt động nhẹ nhàng: Bắt đầu bằng những kỹ thuật dịu nhẹ, như dùng tay hoặc miệng, trước khi chuyển sang quan hệ tình dục đầy đủ. Điều này có thể giúp cơ thể bạn thích nghi và giảm đau rát.
  • Trò chuyện, tâm sự với chồng: Giao tiếp và thảo luận với đối tác về cảm xúc và mong đợi của cả hai là rất quan trọng. Sự hỗ trợ và sự thông cảm từ đối tác có thể giúp giảm căng thẳng và lo lắng, tạo điều kiện tốt hơn cho quan hệ tình dục sau sinh.

Nếu các biện pháp trên không giúp giảm đau hoặc tình trạng đau trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Bác sĩ có thể kiểm tra và xác định nguyên nhân gây đau rát và đề xuất các phương pháp giúp điều trị tình trạng sau sinh quan hệ bị đau rát mà không biết phải làm sao.

Sau sinh quan hệ bị đau rát phải làm sao?
Sau sinh quan hệ bị đau rát phải làm sao?

[inline_article id=194704]

4. Các biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục sau sinh

Sau khi sinh, người phụ nữ vẫn có thể mang thai lại ngay cả khi không có kinh nguyệt. Do đó, việc sử dụng biện pháp tránh thai là cần thiết để tránh mang thai ngoài ý muốn.

Có nhiều biện pháp tránh thai khác nhau mà phụ nữ có thể lựa chọn sau sinh, bao gồm:

  • Bao cao su: Là biện pháp tránh thai phổ biến và hiệu quả. Bao cao su có thể ngăn chặn tinh trùng xâm nhập vào âm đạo, từ đó ngăn ngừa mang thai.
  • Thuốc tránh thai: Có chứa các hormone estrogen và progesterone, có tác dụng ngăn cản sự rụng trứng và thụ thai. Thuốc tránh thai có thể được sử dụng hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng.
  • Cấy que tránh thai: Que tránh thai được cấy vào cánh tay dưới của người phụ nữ, có tác dụng giải phóng hormone progesterone trong 3-5 năm.
  • Đặt vòng tránh thai: Vòng tránh thai được đặt vào tử cung của người phụ nữ, có tác dụng ngăn cản tinh trùng gặp trứng.
  • Tính ngày rụng trứng: Phương pháp này dựa trên việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để xác định thời điểm rụng trứng. Trong thời gian rụng trứng, mẹ bỉm nên tránh quan hệ tình dục hoặc sử dụng biện pháp tránh thai bổ sung.
  • Cho con bú hoàn toàn: Có thể giúp ngăn ngừa mang thai. Tuy nhiên, phương pháp này không phải lúc nào cũng hiệu quả, đặc biệt là nếu người phụ nữ không cho con bú hoàn toàn hoặc bắt đầu cho con ăn dặm sớm.
 Sau sinh quan hệ bị đau rát và sợ có thai thì phải làm sao
Sau sinh quan hệ bị đau rát và sợ có thai thì phải làm sao?

5. Mẹ sau sinh không có hứng thú với tình dục thì phải làm sao?

Bên cạnh đau rát khi quan hệ, giảm ham muốn tình dục sau sinh là hiện tượng không hề hiếm gặp. Giảm nhu cầu quan hệ sau sinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như thay đổi nội tiết tố, tự ti về ngoại hình sau sinh, căng thẳng, mệt mỏi,… 

Sau sinh quan hệ bị đau rát phải làm sao thì mẹ đã biết vậy làm sao để không giảm ham muốn quan hệ? Dưới đây là một số cách giúp mẹ sau sinh tăng ham muốn tình dục:

  • Ngủ đủ giấc để cơ thể khỏe mạnh, thư giãn, từ đó cải thiện ham muốn tình dục.
  • Ăn uống lành mạnh giúp cơ thể khỏe mạnh, sản xuất hormone estrogen và progesterone một cách cân bằng, từ đó cải thiện ham muốn tình dục.
  • Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh, săn chắc, từ đó cải thiện ham muốn tình dục.
  • Hãy dành thời gian cho bản thân để thư giãn, làm những việc mình yêu thích, từ đó giảm căng thẳng, mệt mỏi, cải thiện ham muốn tình dục.
  • Hãy tạo bầu không khí lãng mạn khi quan hệ tình dục, chẳng hạn như thắp nến, bật nhạc nhẹ,…
  • Trò chuyện với chồng về cảm xúc của mình để anh ấy cần hiểu và thông cảm cho tình trạng của mẹ bỉm.

>> Xem thêm: Tại sao khi quan hệ phụ nữ không ra nước?

[inline_article id=300159]

Đau rát khi quan hệ tình dục sau sinh có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm thay đổi nội tiết tố, vết rạch tầng sinh môn, tử cung chưa co lại hoàn toàn,… Để biết sau sinh quan hệ bị đau rát phải làm sao, phụ nữ sau sinh nên chủ động tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng các biện pháp khắc phục phù hợp để giảm thiểu tình trạng đau rát khi quan hệ tình dục, từ đó có thể tận hưởng trọn vẹn đời sống tình dục.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Tuyệt đối không để trẻ ngủ ở ghế sofa!

Giấc ngủ của bé là một trong những lo lắng hằng đầu của mẹ mới sinh. Chăm sóc trẻ đã khó, cho bé ngủ ngon còn khó hơn rất nhiều. Với những bé khó chiều, chỉ cần làm con ngủ được đã là thành công rất lớn của mẹ. Vì vậy, đôi khi mẹ không để ý đến sự an toàn, môi trường nơi bé con đang yên giấc. Mẹ có biết mình nên tuyệt đối không cho bé ngủ ở vị trí sau chưa?

giấc ngủ của bé, giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Nơi ngủ an toàncủa bé nên là bề mặt phẳng, thoáng mát vừa đủ

Ghế sofa, mềm và êm ái, nhưng lại chính là nơi nguy hiểm nhất đối với trẻ sơ sinh khi ngủ. Trong hơn 9000 trường hợp trẻ sơ sinh tử vong liên quan đến giấc ngủ giữa năm 2004-2012, gần 13% tai nạn xảy ra ở ghế sofa, và đa số nạn nhân là các bé dưới 3 tháng tuổi.

Nguy cơ dẫn đến tử vong từ chuyện cho trẻ ngủ ở ghế sofa: Trẻ nằm ngủ ở tư thế úp mặt, hoặc bị chèn ép bởi một người nằm bên. Ngay cả với giấc ngủ ngắn, ghế sofa cũng nên nằm trong danh sách cấm kỵ để thực hiện hóa giấc ngủ của bé.

Để giữ an toàn cho bé cưng, đồng thời giảm thiểu nguy cơ của hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), mẹ nên làm theo hướng dẫn an toàn cho giấc của bé sau:

[inline_article id = 833]

-Luôn đặt bé nằm ngủ trên lưng, chứ không phải úp mặt xuống, cả những lúc nghỉ và ban đêm. Với những trẻ đã có thể trở mình, mẹ không cần quá lo lắng nếu trẻ thay đổi tư thế qua lại trong lúc ngủ.

-Trẻ sơ sinh nên ngủ ở giường, cũi, nôi có bề mặt phẳng, đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết cho sự an toàn. Không bao giờ để bé ngủ trên ghế sofa.

-Chỗ ngủ của bé nên thông thoáng vừa đủ, không đặt quá nhiều chăn gối, thú bông hay đồ chơi.

-Nơi an toàn nhất cho giấc ngủ của bé là giường cũi hoặc nôi, và nên ở cùng phòng với ba mẹ.

-Các cách khác để giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh bao gồm: Cho con bú càng lâu càng tốt, cho bé ngậm vú giả trong những giấc ngủ trưa và trước khi đi ngủ, tiêm phòng đúng lịch cho con, giữ phòng của bé ở nhiệt độ mát mẻ – không quá nóng hay quá lạnh, cuối cùng không bao giờ để hơi thuốc lá tiếp xúc với bầu không khí của bé con.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Nghỉ thai sản: Càng dài, càng lợi!

1. Mất bao lâu cơ thể hồi phục sau sinh?

Cơ thể phụ nữ trải qua rất nhiều thay đổi, gồm cả những điều đáng kinh ngạc trong thời gian mang thai. Sau khi sinh con, những thay đổi lại tiếp tục hoạt động, điển hình là việc giảm đột ngột nồng độ hormone, thải bớt những chất dư thừa tích trữ trong thai kỳ để trả lại cơ thể với thể tích máu bình thường.

phụ nữ sau sinh, nghỉ thai sản, chế độ thai sản
Thể chất lẫn tinh thần cần thời gian để hồi phục sau sinh

Nghe có vẻ đơn giản, nhưng chính vài ba đổi thay như vậy sẽ gây ra sự mệt mỏi vô cùng đối với phụ nữ sau sinh. Ngoài việc điều chỉnh lối sống khi có thêm một thành viên nữa trong nhà, mẹ còn phải đối phó với sự khó chịu bắt buộc phải xảy ra này.

Hầu hết phụ nữ đều có thể bắt đầu đi làm lại sau sinh khoảng 6 tuần. Không hiếm trường hợp làm việc từ khoảng 3 tuần sau khi sinh. Những biến chứng trong quá trình sinh nở hay phải trải qua sinh mổ sẽ kéo dài thời gian phục hồi của bạn. Do đó, sinh mổ bao lâu thì đi làm được sẽ phụ thuộc vào sức khỏe của từng người. Có người là 6 tuần, có người phải lâu hơn.

2. Cần thời gian để phục hồi tinh thần

Việc giảm hormone đột ngột thường dẫn đến sự thay đổi tiêu cực về tâm trạng, có thể được gọi là hội chứng baby blues, hoặc nặng hơn là trầm cảm sau sinh. Hầu hết các mẹ đều có thể vượt qua hội chứng baby blues khoảng 6 tuần đầu tiên.

[inline_article id = 828]

Nếu cảm thấy buồn bã, chán nản, hoặc phát hiện bất cứ dấu hiệu trầm cảm nào khác, liên hệ với bác sĩ hoặc các chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ kịp thời. Đừng giữ nỗi niềm cho riêng mình mà mẹ chia sẻ với bất kỳ ai có thể để xoa dịu bớt những mỏi mệt sau sinh.

Thời gian để phục hồi tinh thần hết sức quan trọng, bởi nếu không, khi quay trở lại công sở làm việc, mọi chuyện sẽ càng trầm trọng hơn. Theo nghiên cứu gần đây nhất của Hoa Kỳ, phụ nữ sau sinh càng nghỉ thai sản nhiều, càng ít nguy cơ đối diện với chứng trầm cảm.

Rất nhiều phụ nữ vì tính chất công việc phải quay trở lại làm việc một cách khá vội vã sau sinh, nhiều người sau 3 tháng đã đi làm, thậm chí có người còn sớm hơn. Chính từ nguyên do này đã góp phần vào con số 13% bà mẹ bị trầm cảm sau sinh trong năm đầu tiên.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã phân tích dựa trên các số liệu về sức khỏe của hơn 800 phụ nữ sau một năm sinh con. Các dữ liệu được đánh giá vào 6 tuần, 12 tuần, 6 tháng và 12 tháng. Kết quả cho thấy phụ nữ nghỉ thai sản trong 6 tháng có khả năng mắc trầm cảm ít hơn những người nghỉ 6 tuần và 12 tuần. Do đó sinh mổ bao lâu thì đi làm được, nếu gấp gáp thì 6 tuần hoặc 2 tháng, còn không hãy đợi đủ 6 tháng nhé mẹ.

3. Chuẩn bị gì khi đi làm lại?

Theo luật hiện thời, phụ nữ sau sinh được nghỉ 6 tháng. Tùy vào chính sách của từng công ty, khoảng thời gian này đôi khi bị rút ngắn xuống còn 4 tháng hoặc thậm chí ít hơn, nhất là đối với phụ nữ giữ chức vị cao trong công ty. Sức khỏe của thể chất lẫn tinh thần có tốt hay chưa, chỉ có bản thân bạn là hiểu rõ nhất. Đừng cố ép mình quay lại công sở khi vẫn còn vướng bận, lo lắng nhiều thứ, nhất là chuyện chăm sóc trẻ sơ sinh.

Thời gian đầu đi làm lại có thể sẽ tồn tại rất nhiều khó khăn. Vì vậy, bạn nên nói chuyện với sếp để điều chỉnh đôi chút về thời gian làm việc lúc đầu, làm sao để cân bằng việc nhà và việc công dần dần và từ tốn. Sự đột ngột có thể gây ra cú hích không tốt cho tâm trạng của phụ nữ sau sinh.

MarryBaby

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Làm gì khi quá trình chuyển dạ dài hơn mong đợi?

cận cảnh sinh con, quá trình sinh con
Không việc gì phải vội khi có máu báo, làm nốt những việc cần làm trước khi lâm bồn

Một số trường hợp chuyển dạ lâu hơn bởi các vấn đề liên quan đến thể chất, chờ em bé di chuyển vào vị trí tốt hơn, chờ cổ tử cung đủ độ “chín”. Đối với những mẹ phải chịu đựng thời gian chuyển dạ quá dài, chuyện đau đớn là điều không tránh khỏi.

Mẹ cũng nên nằm lòng rằng không phải cứ dài là nguy hiểm. Điều quan trọng là bà bầu luôn chuẩn bị tâm lý sẵn sàng và ứng phó trước mọi tình huống. Có thể bác sĩ sẽ dùng thuốc thang để tăng tốc quá trình, nhưng dù sau đi nữa bạn cũng nên “bỏ túi”” 5 mẹo sau để đỡ đi phần nào căng thẳng.

1/ Cận cảnh sinh con: Không để ý đến đồng hồ, giờ, phút, giây

Mình đã chuyển dạ bao lâu rồi? Bao lâu nữa thì mới có cảm giác rặn? Bao lâu nữa thì sinh? Đây dường như là những câu hỏi hợp lệ, nhưng lại không phải liều thuốc động viên tinh thần tốt nhất cho bạn, có chăng chỉ làm bạn thêm lo lắng và khó chịu. Bầu nên hạn chế nhìn đồng hồ, tập trung vào việc hít thở để giảm đau.

[inline_article id = 67471]

2/ Cận cảnh sinh con: Ở nhà lâu chừng nào, tốt chừng đó

Ở nhà dĩ nhiên phải thoải mái hơn trong phòng chờ sinh của bệnh viện. Bạn có thể la hét vì đau đớn, nằm quằn quại trên chiếc giường thơm tho của mình, đi lại tự nhiên, xem tivi, dùng máy tính. Hơn nữa, bạn có thể ăn uống tự do, tắm táp, nghỉ ngơi. Tiện nghi ở nhà sẽ giúp bạn dễ chịu hơn rất nhiều. Khi mới chỉ có máu báo và chưa có bất cứ cơn đau dữ dội hay dấu hiệu chuyển dạ đột ngột nào, bạn cứ nên thong thả, từ tốn, không làm gì phải vội.

3/ Cận cảnh sinh con: Xuôi theo dòng chảy

Trong quá trình chuyển dạ kéo dài, bà bầu nên thoải mái xuôi theo sự dẫn dắt của cơ thể. Nếu bé chưa di chuyển đến vị trí thuận lợi, cổ tử cung chưa mở đủ, điều này đồng nghĩa đây là cơ hội để bạn nghỉ ngơi để chuẩn bị sức “chiến đấu” với trận chiến cuối cùng. Ngủ một giấc ngủ ngắn, cố gắng thư giãn hết sức có thể.

4/ Cận cảnh sinh con: Tìm cách thư giãn

Đừng cố gắng chiến đấu một mình, thay vào đó nhờ đến sự trợ giúp của mọi người bất cứ khi nào có thể. Nếu thấy đau lưng trong quá trình chuyển dạ, nhờ anh xã massage, bạn sẽ thấy đỡ hơn rất nhiều. Biết đâu đấy khi cơ thể dễ chịu hơn, sự sinh nở cũng diễn ra nhanh chóng. Cố gắng vận động đi lại vòng quanh, cách này giúp bảo vệ khớp và cả làn da của bạn trong quá trình rặn đẻ phải nằm ở một tư thế quá lâu.

5/ Cận cảnh sinh con: Bình tĩnh khi phát hiện dấu hiệu chuyển dạ

Khi phát hiện máu báo, lời khuyên tốt nhất là làm lơ, thay vì cuống cuồng và lo lắng. Tự nhắc mình lý do vì sao chưa thể sinh con lúc này: Quần áo em bé còn chưa giặt hết, đây chưa phải ngày dự sinh, chưa kịp ăn món ăn ưa thích. Không việc gì phải vội vàng cả, tận hưởng chút thời gian, không gian cuối cùng chỉ có mình bạn và em bé trong bụng.

MarryBaby

 

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Trẻ thuận tay trái, chỉnh hay mặc kệ?

Nếu trong gia đình bạn có người không thuận tay phải, chuyện trẻ thuận tay trái là lẽ đương nhiên của gien di truyền. Không thể phủ nhận, để trẻ phát triển tự nhiên luôn là chân lý. Tuy nhiên, mẹ thử nghĩ xem, khi mọi thứ đều được thiết kế dành cho số đông, liệu có quá thiệt thòi với bé con nhà mình khi lớn lên? Vì vậy, không nhất thiết phải quá nghiêm trọng, mẹ có thể giúp con làm quen dần với tay phải nhưng vẫn xiện tay trái theo những mẹo sau!

trẻ thuận tay trái
Trẻ thuận tay trái gặp khá nhiều khó khăn khi bắt đầu tập viết

Khoảng 10% dân số cảm thấy thoải mái khi làm mọi việc bằng tay trái của họ. Di truyền học có thể là một phần, nhưng nguyên nhân vì sao có hiện tượng này quả phức tạp và cần nhiều nghiên cứu hơn nữa. Khi trẻ sơ sinh đạt mốc 6-9 tháng tuổi, bé đã có thể tự kiểm soát bàn tay của mình để cầm nắm và thực hiện những chuyển động theo ý muốn.

Lúc này, bé đã có thể dùng cả hai tay nhặt đồ chơi, đồng thời di chuyển theo ý mình. Vào thời điểm năm đầu đời, trẻ sử dụng cả hai tay thành thạo, vì vậy không thể kết luận vội vàng rằng trẻ thuận tay trái ngay lập tức. Phải đến khoảng 4 tuổi, trẻ mới bắt đầu bộc lộ thiên hướng thuận tay nào khi thực hiện những động tác như cầm bút, cầm kéo.

Nếu bé con được mẹ hướng dẫn phát triển kỹ năng vận động ngay từ thưở ban đầu, trẻ sẽ khéo léo và dùng tay phải thành thạo hơn để thực hiện hầu hết các kỹ năng. Trong hai tay, luôn phải có một tay thuận hơn, bởi lẽ khi trẻ có thể làm mọi việc bằng hai tay, rất hiếm sự khéo léo và suôn sẻ.

[inline_article id = 3060]

“Trẻ thuận tay trái thường là dấu hiệu của thiên tài”. Mẹ có tin vào điều này? Thực tế, có rất nhiều người tài giỏi thuận tay trái, 3 trong 4 số vị tổng thống Mỹ cuối cùng hay Leonardo da Vinci đều thuận bên tay này. Tuy nhiên mẹ ơi, thay vì mặc kệ con phát triển tự nhiên với hy vọng đó là dấu hiệu của thiên tài, mẹ có nghĩ đến những vất vả mà con phải đối mặt trong tương lai khi tất cả mọi thứ đều ưu tiên cho người thuận tay phải?

Người lớn có thể đã thích nghi, nhưng với bé con nhà bạn, khá là bực bội đấy. Thử tưởng tượng khi bé bước vào lớp một, cầm bút viết bằng tay trái và phải dịch chuyển tay khó khăn thế nào. Sự nhầm lẫn, khác biệt có thể khiến trẻ trở nên chán nản, khó chịu.

Nếu phát hiện thấy trẻ thuận tay trái và đã quá muộn để điều chỉnh kỹ năng vận động này ở con, mẹ chỉ có cách giúp con tạo môi trường dễ dàng, ít thách thức hơn. Nói chuyện với cô giáo để hỗ trợ bé mỗi khi đến lớp. Khi lên bảng viết, nhờ cô ưu tiên đứng vị trí không đụng chạm đến các bạn khác. Cho bé ngồi ở phía bên trái của bàn thay vì bên phải.

Với trẻ thuận tay trái, thường khi mới tập viết hay mắc phải lỗi viết ngược. Vì vậy, mẹ không phải quá lo lắng vì vấn đề này, luyện tập nhiều có thể giúp bé thành thạo hơn. Tuy nhiên, vẫn nên theo dõi để hỗ trợ trẻ kịp lúc mẹ nhé. Có thể dạy trẻ tập viết bằng cách chấm một dấu chấm nhỏ để ký hiệu nơi để bắt đầu viết và hạn chế tình trạng viết lộn xộn. “Sống chung với lũ”, đành chấp nhận vậy thôi nếu mẹ đã bỏ qua thời kỳ giúp con phát triển kỹ năng vận động theo số đông, thế giới của những người thuận tay phải.

Thêm một thông tin nữa dành cho mẹ: Trẻ thuận tay trái rất khác biệt. Não trái điều khiển tay phải chịu trách nhiệm về kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ, viết, tính logic, toán học và cả khoa học. Trong khi đó, não phải điều khiển tay trái lại phụ trách mảng âm nhạc, nghệ thuật, nhận thức và cảm xúc. Một bên là trừu tượng, một bên lại quá thực tế. Tổ chức hệ não của người thuận tay phải khiến họ khá cứng nhắc, nhưng người thuận tay trái có xu hướng linh hoạt hơn.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby