Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng chuẩn organic ngon và dễ làm

Trước khi tìm hiểu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng chuẩn organic, mẹ cũng nên biết thực phẩm chuẩn organic là gì nhé!

1. Thực đơn ăn dặm chuẩn organic là gì?

Thuật ngữ “hữu cơ” (organic) dùng để chỉ quá trình sản xuất một số loại thực phẩm nhất định. Thực phẩm organic là khái niệm để chỉ các thực phẩm được nuôi hoặc trồng mà không sử dụng:

  • Hóa chất nhân tạo (thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, chất bảo quản…).
  • Hormone kích thích tăng trưởng.
  • Kháng sinh hoặc sinh vật biến đổi gen.

[key-takeaways title=””]

Thực đơn ăn dặm chuẩn organic là thực đơn bao gồm các món ăn nấu và chế biến từ những thực phẩm hữu cơ; rồi cho bé ăn dặm.

[/key-takeaways]

Nếu cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm theo thực đơn chuẩn organic thì bé sẽ được ăn thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng hơn mà không lo ngại về vấn đề sức khỏe. Bé cũng sẽ giảm tỷ lệ mắc bệnh hơn. 

2. Trẻ 6 tháng ăn được thực phẩm gì?

Trẻ 6 tháng ăn được thực phẩm gì?

Trẻ từ 6 tháng tuổi nên được cha mẹ giới thiệu thức ăn rắn vào khẩu phần ăn của mình. Ở giai đoạn này, bên cạnh biết nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày; việc lựa chọn thực phẩm cũng quan trọng không kém.

Cha mẹ chỉ nên cho bé ăn những thực phẩm mềm, nấu kỹ để bé có thể dễ dàng nhai, nuốt và tiêu hóa. Các thực phẩm nên có trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng chuẩn organic gồm:

  • Thịt, gia cầm hoặc đậu được nấu chín và xay nhuyễn.
  • Ngũ cốc một hạt xay, nấu chín hoặc ngũ cốc dành cho trẻ sơ sinh .
  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Rau nấu chín và xay nhuyễn.
  • Chuối hoặc bơ nghiền.

>> Mẹ có thể tham khảo: Bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa một ngày là chuẩn?

3. Lưu ý khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng chuẩn organic

Để có một thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng chuẩn organic thì mẹ cũng nên biết cách chọn cũng như nấu “chuẩn” mẹ nhé.

  • Chọn đúng thực phẩm organic cho bé ăn dặm thông qua các chứng nhận organic uy tín thế giới như chứng nhận Organic Châu Âu, chứng nhận USDA Organic (Mỹ), JAS của Nhật,…
  • Hạn chế cho bé ăn các loại trái cây dễ gây dị ứng, khó tiêu hoặc đầy hơi, chướng bụng như xoài xanh, dứa, vải… Thay vào đó, mẹ hãy chọn các loại trái cây như đu đủ chín, chuối, táo,… giúp bé nhuận tràng, dễ tiêu hóa.
  • Không nêm muối hay các loại gia vị vào món ăn vì thận bé lúc này còn yếu, không thể ăn gia vị đậm đà như người lớn. 
  • Bột ăn dặm cần chế biến thật mịn bằng cách hấp chín rồi xay/nghiền thật nhuyễn để giúp bé dễ ăn hơn, tránh nguy cơ hóc, sặc, khó tiêu…

>> Mẹ có thể tham khảo: Bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì? Cách chế biến món ăn dặm cho bé

4. Thực đơn các món ăn dặm cho bé 6 tháng chuẩn organic

thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng chuẩn organic

4.1 Thực đơn bột đậu xanh cho bé 6 tháng ăn dặm chuẩn organic

  • Bột gạo tẻ: 15gram (tương đương 3 thìa cà phê).
  • Bột đậu xanh: 10gram (tương đương 2 thìa cà phê).
  • Bí đỏ: 4 miếng nhỏ nghiền nát.
  • Mỡ ăn (dầu ăn cho bé ăn dặm): 1 thìa cà phê (dầu ăn cho trẻ 6 tháng tuổi).
  • Nước: 1 bát nhỏ.

4.2 Thực đơn bột tôm cho bé ăn dặm chuẩn organic

  • Bột gạo tẻ: 20gram (tương đương 4 thìa cà phê).
  • Tôm biển tươi (bỏ vỏ, giã nhỏ): 15gram (tương đương 3 thìa cà phê).
  • Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa.
  • Mỡ (dầu ăn): 1 thìa.
  • Nước 1 bát nhỏ.

>> Mẹ có thể tham khảo: Cách nấu bột tôm cho trẻ ăn dặm: Bé ăn là ghiền

4.3 Thực đơn bột trứng cho bé 6 tháng ăn dặm chuẩn organic

cháo bột trứng cho bé

  • Bột gạo tẻ: 20gram (tương đương 4 thìa cà phê).
  • Trứng gà: 1 lòng đỏ trứng gà hoặc 4 lòng đỏ trứng chim cút (tương đương với 10gram).
  • Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa cà phê.
  • Nước: 1 bát nhỏ.

4.4 Thực đơn bột thịt cho bé 6 tháng ăn dặm chuẩn organic

  • Bột gạo tẻ: 20gram (tương đương 4 thìa cà phê).
  • Thịt nạc: 10gram (tương đương 2 thìa cà phê).
  • Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà phê.
  • Nước: 1 bát nhỏ.

>> Mẹ có thể tham khảo: Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

4.5 Thực đơn bột cá cho bé 6 tháng ăn dặm chuẩn organic

  • Bột gạo tẻ: 20gram (tương đương 4 thìa cà phê).
  • Cá quả gỡ bỏ sạch xương: 10gram (tương đương 2 thìa cà phê).
  • Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà phê.
  • Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa cà phê.
  • Nước: 1 bát nhỏ.

4.6 Thực đơn bột gan cho bé ăn dặm chuẩn organic

cháo bột gan

  • Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê).
  • Gan (gà, lợn) băm hoặc nghiền nát: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê).
  • Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà phê.
  • Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa cà phê.
  • Nước: 1 bát nhỏ.

>> Mẹ có thể tham khảo: 5 cách nấu cháo gan gà cho bé ăn dặm ngon và bổ dưỡng

Công thức chung cho các món bột cho bé 6 tháng ăn dặm chuẩn organic:

  • Gạo vo sạch, cho vào nồi, thêm nước và nấu nhừ thành cháo.
  • Cho tôm, thịt, trứng,.. vào, khuấy đều, khi chín thì cho rau đã được rửa sạch. Băm nhỏ vào nồi cháo, nấu khoảng 3–5 phút thì tắt bếp.
  • Tắt bếp, múc cháo ra chén, cháo nguội cho thêm 1 thìa cà phê mỡ hoặc dầu ô liu, dầu gấc trộn đều và cho bé thưởng thức.

[inline_article id=290844]

Tóm lại, thực phẩm organic (hữu cơ) là những thực phẩm được trồng theo quy chuẩn nhất định gồm không thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, hormone tăng trưởng,… Nên rất tốt cho sức khỏe bé.

Khi lên thực đơn các món ăn dặm cho bé 6 tháng chuẩn organic, mẹ cần lưu ý lựa chọn thực phẩm uy tín, lựa trái cây dễ tiêu, không nêm gia vị và nấu thành bột cho bé dễ ăn hơn.

Categories
Tình cảm gia đình Gia đình

40+ lời chúc trung thu cho người yêu, vợ chồng hay nhất năm 2023

Những bạn đang yêu xa cũng có thể gửi những lời chúc trung thu cho người yêu của mình để bày tỏ tình cảm. 

1. Lời chúc trung thu cho người yêu ngọt ngào và lãng mạn

1.1 Lời chúc trung thu cho bạn nam tặng người yêu

Những lời chúc Trung thu lãng mạn và ngọt ngào cho người yêu:

1. Mặt trăng sáng và các vì sao lấp lánh và tỏa sáng. Chúc người yêu của anh một mùa Trung thu vui vẻ, an khang, hạnh phúc. 

2. Mặt trăng tròn nhất có thể được nhìn thấy vào mùa thu. Đã đến lúc đoàn tụ. Gửi người yêu của anh lời chúc Trung thu vui vẻ và vạn sự như ý.

3. Trung thu đã đến, chúc em sống và xinh đẹp như vầng trăng tròn ngày Trung thu. Hy vọng tình yêu của chúng ta mãi bền chặt, nồng nàn như thuở ban đầu. Anh yêu em.

4. Trên trời có hàng triệu vì sao, dưới đất chỉ có mình anh yêu nàng. Em ơi em có biết không? Em chính là vì sao mà anh luôn muốn yêu thương và bảo vệ mãi mãi. Trung Thu vui vẻ, ấm áp và tràn ngập tiếng cười nhé cô gái của tôi.

5. Nhân ngày Trung Thu, anh xin tặng em món quà quý giá nhất của anh, đó là… cuộc đời của anh. Em nhận đi.

6. Hôm nay là rằm Trung Thu; anh chúc ngốc của anh luôn xinh đẹp, tươi trẻ, hạnh phúc và mãi mãi yêu anh em nhé.

7. Ngày Trung thu vui vẻ. Chúc em có một tương lai tươi sáng và thành công. Có em trong đời, anh luôn cảm thấy may mắn và hạnh phúc, cuộc sống ý nghĩa, vui vẻ hơn. I love You.

8. Em thấy không? Trăng hôm nay bị mây che mất rồi kìa. Em có biết vì sao không? Trăng e thẹn và ngại ngùng trước vẻ đẹp của em đó.

9. Anh ước rằng mặt trăng tròn mang lại những lời chúc trung thu tốt đẹp nhất cho người yêu của anh. Chúc em và gia đình luôn hạnh phúc, tươi lai tươi sáng.

10. Mong rằng cuộc sống của em luôn đong đầy những khoảnh khắc vẹn tròn như ánh trăng ngày trung thu.

>> Xem thêm: Người con gái yêu bạn thật lòng chắc chắn có những biểu hiện này!

Các bạn nam thường ngại thể hiện tình cảm với người thương nên việc suy nghĩ lời chúc trung thu cho người yêu đúng không nào. Với những lời chúc trung thu dành cho người yêu nêu trên, bạn cứ mạnh dạn gửi cho cô ấy nhé!

lời chúc trung thu cho người yêu
Lời chúc trung thu ngọt ngào cho bạn nam tặng người yêu

1.2 Lời chúc trung thu cho bạn nữ gửi người yêu

Những lời chúc Trung thu đáng yêu bạn nữ gửi cho người yêu

1. Dù 1 năm, 5 năm hay 40 năm nữa, hy vọng chúng ta vẫn đón Trung thu cùng nhau, tình yêu vẫn luôn trọn vẹn. Chúc anh mùa Trung thu vui vẻ, khỏe mạnh và thành công.

2. Trung Thu này tuy em không ở bên anh nhưng đêm qua em đã bí mật nhét trái tim vào lồng ngực anh rồi. Anh có thấy tim mình hôm nay đập mạnh hơn không?

3. Chả có gì, em chỉ biết trao trọn con tim này dành tặng cho anh. Hy vọng anh luôn vui vẻ cả ngày Trung thu và những ngày về sau.

4. Chúc anh người yêu có đêm Trung thu vui vẻ, ngập tràn tiếng cười và luôn hạnh phúc.

5. Anh yêu, chúc anh có ngày Trung thu vui vẻ. Em mong cho tình yêu của chúng ta luôn bền vững, đón thêm nhiều mùa Trung thu cùng nhau trong suốt cuộc đời.

6. Chúc anh yêu một ngày Trung thu và những ngày sau luôn khỏe mạnh, vui vẻ và thành công trong mọi sự lựa chọn. Và hơn hết là mãi mãi là tình yêu vĩ đại của em.

7. Chúc mừng Trung thu đến người mà em thương, nguyện trao cả trái tim lời chúc tốt đẹp nhất, hãy luôn vui vẻ và hạnh phúc. Dù thế nào, em vẫn luôn đồng hành cùng anh.

8. Dù thế nào thì cuộc đời anh đã gắn chặt với em rồi. Anh không thể chạy mất khỏi vòng tay em. Chúc anh Trung thu vui vẻ và hạnh phúc nhé.

9. Em nguyện trao anh những tình cảm trọn vẹn nhất như ánh trăng ngày rằm tháng 8 này. Mong sao đôi mình luôn hạnh phúc và cùng nhau vượt qua biết bao thăng trầm.

10. Với em, anh là ánh trăng tròn luôn thắp sáng con tim em mỗi ngày.

Các bạn nữ hãy gửi những lời chúc trung thu này cho người yêu của mình nhé! Người ấy sẽ bất ngờ lắm đây.

[key-takeaways title=”Bạn có thể tham khảo:”]

[/key-takeaways]

gửi gắm yêu thương bạn nữ dành cho nam
Lời chúc trung thu lãng mạn cho bạn nữ gửi người yêu

2. Lời chúc trung thu cho người yêu ở xa

Lời chúc trung thu cho người yêu xa vun đắp thêm tình cảm:

1. Tuy em không ở bên anh trong mùa Trung thu này nhưng anh hãy vui vẻ lên nhé, em vẫn luôn hướng về anh. Em yêu và nhớ anh nhiều.

2. Tổng đài Viettel xin thông báo, chủ thuê bao 03xxx vừa nhận được 1 lời chúc mừng Trung Thu hạnh phúc, kèm theo một cái ôm ấm áp cùng 1 nụ hôn gió từ thuê bao 09xxx.

3. Trung Thu này tuy em không ở bên anh nhưng đêm qua em đã bí mật nhét trái tim vào lồng ngực anh rồi. Anh có thấy tim mình hôm nay đập mạnh hơn không?

4. Trên trời thì có hàng triệu ngàn vì sao, ở trái đất thì có hàng nghìn, vạn người nhưng chỉ có anh yêu em. Chúc em ngày Trung thu luôn vui vẻ, xinh tươi. Anh nhớ em nhiều lắm!

5. Trung thu bước đến, có nghĩa em sắp thêm một tuổi mới. Lớn rồi, đừng khóc nhè nhé. Chúc em luôn xinh tươi và hạnh phúc. Mãi mãi là cô gái mà anh yêu.

6. Yêu xa, anh biết là em sẽ buồn và cô đơn vì công việc nên đêm trung thu anh không thể ở cùng bên em. Chúc em người anh yêu có một đêm trung thu thật vui vẻ bên gia đình và người thân. Anh sẽ cố gắng để năm sau mình về một nhà em nhé.

7. Em à, em có ở đó không, hãy ngước lên bầu trời đi, chúng ta đang có chung một mục tiêu đó. Những ngôi sao lấp lánh, chị Hằng tròn vành vạnh như đang mỉm cười với chúng ta. Hy vọng nhiều mùa trăng nữa, chúng ta thực sự về chung một nhà, cùng ngắm trăng và phá cỗ đêm rằm.

8. Em hãy bước ra ngoài phòng và nhìn lên bầu trời đi. Trăng sáng không em? Em biết không, Anh đã ngồi đây một mình ngắm trăng mà nhớ em nhiều lắm. Ở phương xa chúc em một trung thu vui vẻ, hạnh phúc nhé. Anh yêu em nhiều. Mong ngày sớm được gặp em.

9. Anh thật tiếc vì Trung thu này không thể ở bên cạnh vợ vì công tác đột xuất, anh chúc vợ luôn xinh đẹp, hạnh phúc và điểm tựa vững chắc của bố con anh nhé!

10. Em như ánh trăng, thắp sáng cuộc đời anh trong thời điểm tăm tối nhất.

Dù người yêu đang ở xa nhưng cũng đừng quên gửi cho nửa kia những lời chúc Trung thu tình cảm này nhé.

>> Bạn có thể tham khảo: Cách khiến chàng nhớ bạn đến phát điên và lụy tình đến không thể rời

lời chúc cho những người yêu xa
Lời chúc trung thu cho những người yêu xa

3. Lời chúc trung thu tình cảm dành cho vợ chồng

Bên cạnh những lời chúc Trung thu cho người yêu, MarryBaby cũng xin gửi tặng các cặp vợ chồng, những cặp người yêu sắp thành vợ chồng của nhau những lời chúc Trung thu ngọt ngào nhất

3.1 Lời chúc Tết Trung thu gửi vợ hoặc cho người yêu sắp cưới

Dù đã là vợ hay người yêu, phải nữ luôn thích bạn trai mình gửi cho những lời chúc Trung thu tình cảm.

1. Vợ yêu, nhân dịp Trung Thu, anh muốn tặng cho em một món quà vô cùng quý giá, có 1 không 2 trên đời. Đó chính là anh này… Em hãy nhận lấy đi. 

2. Sa mạc thì phải có cát cũng giống như cuộc đời anh sẽ không thể thiếu em, người vợ yêu quý của anh. Chúc em có một đêm trung thu thật hạnh phúc và tràn ngập niềm vui bên anh nhé.

3. Em nhìn thấy bọn trẻ con tay cầm lồng đèn vui đùa, đáng yêu không? Hy vọng năm sau vợ chồng mình sẽ có một đứa thiếu nhi trong gia đình để cùng vui trung thu em nhé.

4. Anh chúc em tất cả vì em xứng đáng được hưởng những thứ tốt đẹp nhất ở trên cuộc đời này.

5. Gửi đến vợ iu của anh những lời chúc trung thu ngọt ngào nhất tận sâu đáy lòng này.

>> Bạn có thể tham khảo: 40 lời chúc trung thu ý nghĩa, ngập tràn yêu thương cho các bé

cặp đôi mới cưới
Lời chúc Tết Trung thu gửi vợ hoặc cho người yêu sắp cưới

3.2 Lời chúc Tết Trung thu gửi chồng hoặc bạn trai sắp cưới

1. Em ước rằng Trung thu năm nay, năm sau, năm sau nữa, 10 năm sao, 20 năm sau, 50 năm sau, thêm 100 năm sau chúng ta vẫn nắm chặt tay nhau, tựa vai nhau và cùng nhau ngắm trăng rằm anh nhé.

2. Trung thu trăng sáng ngập tràn, chồng em đang ngủ vén màn ra coi. Chúc chồng yêu của em ngày tết đoàn viên vui vẻ. Mong rằng gia đình nhỏ của chúng ta sẽ luôn rộn rã tiếng cười.

3. Cuộc đời dài như thế, còn trải qua rất nhiều mùa trăng tiếp theo. Hy vọng rằng mỗi mùa trăng chúng ta đều sẽ nắm tay nhau, cùng nhau uống trà, ăn bánh chồng yêu nhé.

4. Em có cảm giác rằng ánh trăng đang đứng lại 1 giây để chúc mừng trung thu anh và em đó. 

5. Như ánh trăng không bao giờ biến mất. Tình yêu em trao cho anh cũng sẽ theo anh đến hết cuộc đời.

[inline_article id=304792]

Bạn đã chọn được lời chúc Trung thu nào để gửi cho người yêu của mình chưa? Hãy chọn cho mình lời chúc nào thể hiện đúng tâm tư của mình nhất và gửi cho người yêu nhé! MarryBaby chúc cả 2 bạn Trung thu ấm êm, hạnh phúc!

Categories
Hạt giống tâm hồn Nuôi dạy con

100+ lời chúc trung thu cho các bé hay, ý nghĩa và ngắn gọn năm 2023

Bên cạnh những món được kể trên, các bé nhỏ cũng thích được nhận những lời chúc Trung Thu từ cha mẹ, thầy cô nữa đấy. Vì vậy, hãy bỏ túi những lời chúc trung thu ý nghĩa cho các bé ở bên dưới, để trẻ có thể tận hưởng một mùa trung thu vui vẻ và hạnh phúc nhé!

1. Lời chúc Trung Thu cha mẹ dành cho các bé

1. Cha mẹ chúc con trai, con gái yêu có một đêm Trung thu thật vui vẻ và hạnh phúc bên gia đình nhỏ của chúng ta. Chúc các con luôn mạnh khỏe, đáng yêu và học giỏi nhé!

2. Nhân ngày Tết Trung thu ba mẹ chúc con mau ăn, chóng lớn và luôn vâng lời nhé! Con trai/con gái là niềm tự hào lớn nhất của cha mẹ, yêu các con nhiều.

3. Con yêu, nhân dịp trung thu bố mẹ chúc con luôn ngoan, ăn thật nhiều, chóng lớn và luôn mỉm cười con nhé. Con luôn là niềm tự hào vô bờ bến của bố mẹ. Ngàn lần yêu và thương con”. Lời chúc thể hiện một tình yêu thương vô bờ bến của bố mẹ với bé, thật hay và cũng thật ý nghĩa để vun đắp tình cảm cho bé một cách tốt hơn. Bố mẹ cũng đừng quên tặng kèm cho bé một món quà ý nghĩa, hợp sở thích của bé nhé.

4. “Chúc con yêu có một ngày Trung thu thật vui vẻ và mọi điều ước sớm thành hiện thực nhé!” Đây là một lời chúc Trung thu đơn giản nhưng thực tế gửi cho các bé. Mẹ cũng có thể đọc cho con sự tích ngày lễ trung thu thay vì chúc bé.

5. Một mùa trung thu nữa đã đến! Ngay giờ phút ngắm nhìn con vui đùa cùng bạn bè, mẹ chỉ muốn hét lên rằng “Mẹ yêu con thật nhiều, yêu hơn tất cả những gì mẹ có”. Hãy luôn mỉm cười và hạnh phúc con nhé. Chúc con trung thu vui vẻ”. Một lời chúc trung thu cho các bé đầy tình cảm, để bé cảm nhận được rõ hơn tình thương yêu của cha mẹ dành cho mình.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách dạy con theo phương pháp Montessori cho trẻ 0 – 6 tuổi

lời chúc trung thu cho các bé
Các lời chúc trung thu đôi khi còn khiến cho các bé vui hơn nhận lồng đèn

6. Chúc con yêu có một ngày Trung thu thật vui vẻ và mọi điều ước sớm thành hiện thực nhé.

7. Nhân dịp Trung thu cha mẹ chúc con yêu luôn ngoan, ăn thật nhiều, chóng lớn và luôn mỉm cười con nhé. Bố mẹ muốn con biết một điều rằng, con luôn là niềm tự hào vô bờ bến của cha mẹ. Ngàn lần yêu và thương con.

8. Chúc con yêu Trung thu vui vẻ, ngập tràn tiếng cười và hạnh phúc. Mẹ luôn yêu con.

9. Một mùa Trung thu nữa đã đến! Chỉ cần nhìn con vui đùa cùng bạn bè là mẹ cảm thấy hạnh phúc rồi. Hãy luôn mỉm cười và hạnh phúc con nhé. Chúc con Trung thu vui vẻ!

10. Nhân dịp Tết trung thu đã về, lời chúc của cha mẹ cho các con trai/ gái bé bỏng là: Chúc con trai, con gái yêu của cha mẹ luôn mạnh khỏe, ngoan ngoãn và học giỏi. Chúc các con sẽ thành công với những dự định sắp tới của mình. Cha mẹ luôn thương yêu các con. 

11. “Cuộc sống đôi lúc mệt mỏi, mẹ tưởng như không thể bước nổi, nhưng mẹ đã có một điểm tựa lớn lao là con. Mẹ chúc con một trung thu ý nghĩa.” Đây là lời chúc Trung thu dành cho những người mẹ mang đầy tâm tư gửi các bé. 

12. Con yêu, con luôn là niềm tự hào của cha mẹ, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Một mùa trung thu nữa đã đến, cha mẹ chúc con ngoan ngoãn, vâng lời ông bà, bố mẹ, thầy cô. Hãy luôn mạnh khỏe và mỉm cười thật tươi con nhé. Yêu con nhiều!

>> Mẹ có thể tham khảo: 10 cách làm bánh trung thu healthy đơn giản và ít calo cho bé và cả gia đình

lời chúc đêm trăng rằm cho trẻ
Lời chúc trung thu ngọt ngào cho các bé

2. Lời chúc Trung Thu cô giáo tặng các bé

1. Nhân dịp Trung thu, cô giáo chúc các con có một đêm hội trăng rằm thật vui vẻ, hạnh phúc. Chúc các con luôn mạnh khỏe, ngoan ngoãn, học thật giỏi và luôn vâng lời ông bà, bố mẹ và cô giáo!

2. Trăng rằm Trung thu thật đẹp và trong trẻo giống các con của cô vậy. Cô chúc các con có một Tết Trung thu thật vui vẻ và hạnh phúc bên gia đình, chúc các con nhận được nhiều quà tặng!

3. “Trung thu đã đến, chúc các bé luôn chăm ngoan, học giỏi và nhận được nhiều phiếu bé ngoan hơn nữa nhé!” Một lời chúc Trung thu thật đơn giản nhưng chắc chắn sẽ khiến cho các bé thích đấy nhé.

4. Trung thu đã đến, cô muốn gửi lời chúc cho các trò bé nhỏ là hãy luôn chăm ngoan, học giỏi và nhận được nhiều phiếu bé ngoan hơn nữa nhé!

5. Nhân dịp Tết trung thu, cô chúc các bé luôn ngoan ngoãn, nghe lời ông bà cha mẹ, học tập chăm chỉ và luôn là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.

6. Trung thu đã đến rồi, cô chúc các bé luôn mạnh khỏe, đáng yêu và nhận được nhiều tình thương yêu của mọi người hơn nữa nhé!

7. “Chúc các có một Trung thu vui vẻ, đầm ấm bên gia đình bạn bè và nhận được thật nhiều quà.” Các bé, ai cũng thích quà, vậy nên câu chúc thực sự khiến cho các em có thể vui thích.

8. Nhân dịp Tết trung thu, chúc tất cả các bạn nhỏ, những mầm non tương lai của đất nước luôn mỉm cười, yêu đời và sớm thực hiện được những ước mơ của mình nhé. 

>> Ngoài gửi lời chúc trung thu cho các bé, mẹ tham khảo 4 công thức làm bánh trung thu đơn giản cho con

cô giáo gửi lời chúc cho trẻ
Lời chúc trung thu cho các bé luôn chăm ngoan, học giỏi

4. Lời chúc Tết Trung thu cho bé gửi tặng cha mẹ

1. Con kính chúc cha mẹ trung thu tràn đầy sức khỏe, hạnh phúc. Con hứa sẽ chăm chỉ học hành, bởi đó là điều mà ba mong muốn nhất ở con. Mong rằng cha mẹ mãi mãi ở bên anh em con. Con yêu ba mẹ nhiều lắm.

2. Con kính chúc cha mẹ trung thu tràn đầy sức khỏe, hạnh phúc. Con hứa sẽ chăm chỉ học hành, bởi đó là điều mà ba mong muốn nhất ở con. Mong rằng cha mẹ mãi mãi ở bên anh em con. Con yêu ba mẹ nhiều lắm.

3. Trung thu đã về rồi, con kính chúc ba mẹ đón một cái tết trung thu vui vẻ, luôn khỏe mạnh và mãi ở bên chúng con. Cảm ơn ba mẹ vì đã tạo ra con trong cuộc đời này.

4. Nhân dịp trung thu, con kính chúc ba mẹ mãi luôn khỏe mạnh, mãi luôn hạnh phúc và con sẽ nhanh chóng trở về với ba mẹ, về với gia đình thân thương của mình.

5. Tình yêu mà bố mẹ dành cho con tựa núi Thái Sơn và không gì có thể sánh bằng. Chúc bố mẹ an vui và luôn mạnh khỏe. Con yêu bố mẹ nhất trên đời!

6. Mẹ ơi! Một trung thu nữa lại về rồi, lòng con nhớ thương mẹ vô cùng. Con nhớ cái tết trung thu ở quê mình ấm áp với mùi bánh nướng thơm nức, con nhớ tiếng trống lân, nhớ hình dáng của những chiếc lồng đèn của bọn trẻ con. Ước gì con được ở quê hương giờ này mẹ nhỉ!

7. Trung thu đến, con chúc bố mẹ luôn mạnh khỏe và vui vẻ. Cảm ơn bố mẹ vì đã hi sinh cả cuộc đời vì con.

8. Con cảm ơn bố mẹ đã nuôi dưỡng con lên người, mong bố mẹ sống mạnh khỏe, hạnh phúc.

9. Tết Trung thu, con không về được, con chúc gia đình ta luôn mạnh khỏe, vui vẻ. Con yêu bố mẹ, gia đình ta nhiều.

10. Cám ơn Mẹ, người đã sinh ra con và nuôi dưỡng con cho tới ngày trưởng thành. Cám ơn Mẹ, về những tháng ngày nhọc nhằn đã làm lưng Mẹ còng xuống, đôi mắt mẹ thâm quầng vì những đêm không ngủ, về những nỗi buồn lo mà Mẹ đã từng âm thầm chịu đựng trong suốt bao năm qua. .Con chúc Mẹ một ngày trung thu thật vui vẻ và sống khỏe, con yêu Mẹ nhiều.

>> Xem thêm: Tổng hợp truyện ngắn thiếu nhi hay và ý nghĩa mẹ nên mua về cho bé

lời chúc trung thu cho bé
Lời chúc trung thu cho các bé dành tặng cha mẹ

5. Lời chúc mừng trung thu cho các bé hay và ý nghĩa nhất

1. Nhân dịp Tết Trung thu năm 2023, gửi lời chúc cho các bé nhỏ có một mùa Trung thu đáng nhớ, những ước mơ sớm thành hiện thực, và hãy luôn mỉm cười thật tươi nhé.

2. Trung thu tới rồi, phá cỗ thôi nào… Chị Hằng và chú Cuội chúc các bé một Trung thu vui vẻ và nhận được thật nhiều quà.

3. Một mùa Trung thu nữa lại đến, tạm biệt mùa hè tiết trời đang dần mát dịu hơn cho đêm hội trăng rằm tháng 8 thêm sôi động, náo nhiệt. Chúc các bé thiếu nhi có nhiều sức khỏe, học giỏi, chăm ngoan, làm được thật nhiều việc tốt và mãi luôn là con ngoan trò giỏi – cháu ngoan bác Hồ.

4. Nhân dịp Tết Trung thu, lời chúc của MarryBaby cho các bé nhỏ là những ước mơ sớm thành hiện thực, trung thu đáng nhớ! Hãy luôn mỉm cười và yêu đời những mầm non tương lai của đất nước nhé.

5. Tết Trung thu đã về, gửi lời chúc tới tất cả các em nhỏ từ nông thôn tới thành thị, từ bé trai tới bé gái có một Trung thu vui vẻ, ấm áp tình yêu thương. Chúc các em nhận được thật thật nhiều quà và có những lời chúc ý nghĩa.

6. Nhân dịp Tết Trung thu, chúc các bé luôn mạnh khỏe, đáng yêu và nhận được nhiều tình yêu thương hơn nữa.

7. Trung thu đến rồi, chúc các bé ăn nhiều chóng lớn, chúc các bé luôn ngoan ngoãn học giỏi và nhận được nhiều phiếu bé ngoan.

8. Chúc cho các bé có 1 tết trung thu thật vui vẻ và mọi điều ước sớm thành hiện thực nhé.

9. Tết trung thu đã đến rồi, một năm học mới với nhiều niềm vui cũng đến. Nhân dịp này, chúc tất cả bạn nhỏ luôn khỏe mạnh, đáng yêu, sớm đạt được những ước mơ và thành công trong học tập. Chúc các em trung thu vui vẻ. 

10. Tùng dinh dinh, tùng tùng dinh dinh… Tiếng pháo trung thu rộn rã náo nhiệt ngập tràn mọi nẻo đường, góc phố rồi. Chúc các bé thiếu nhi trung thu vui vẻ và được nhận thật nhiều quà cũng những lời chúc yêu thương nhé. 

>> Cha mẹ có thể tham khảo: 27 kỹ năng sống cho trẻ 12 tuổi để con sẵn sàng cho giai đoạn dậy thì

rằm trung thu
Lời chúc trung thu hay và ý nghĩa nhất cho các bé

[inline_article id=157978]

Bên trên là tuyển tập những lời chúc trung thu cho các bé hay và ý nghĩa nhất. Hy vọng với những lời chúc trung thu cho các bé này, cha mẹ, thầy cô và bé sẽ có được một mùa trung thu ấm áp nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh phì nước bọt khi ngủ là do đâu? Cách xử lý?

Nhưng nếu trẻ sơ sinh phì nước bọt khi ngủ thì sao? Có phải là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe không? Hãy cùng tìm hiểu với MarryBaby nhé!

1. Tại sao trẻ sơ sinh phì nước bọt khi ngủ? Bé chảy nước miếng khi ngủ là bệnh gì?

2.1 Tư thế khi ngủ khiến trẻ phì nước bọt

Tư thế ngủ của con có thể ảnh hưởng đến lượng nước bọt trẻ phì ra sau khi ngủ dậy. Nếu trẻ sơ sinh nằm ngửa khi ngủ, trọng lực sẽ giữ cho nước bọt ít chảy ra ngoài. Còn nếu trẻ sơ sinh nằm sấp hoặc nằm nghiêng, trọng lực có nhiều khả năng kéo nước bọt xuống gối, dẫn đến chảy nước dãi.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Tư thế ngủ an toàn của trẻ sơ sinh mẹ cần biết

2.2 Bệnh nhiễm trùng hoặc dị ứng làm cho trẻ sơ sinh phì nước bọt khi ngủ

Nếu bé đang bị cảm lạnh, viêm họng hoặc dị ứng theo mùa, những tình trạng này có thể làm viêm xoang và tắc nghẽn đường thở, khiến cho trẻ thở bằng miệng và chảy nhiều nước dãi hơn bình thường.

Các bệnh nhiễm trùng khác, chẳng hạn như bệnh viêm loét miệng thường gặp ở trẻ sơ sinh; bệnh tăng bạch cầu đơn nhân; viêm amidan và nhiễm trùng xoang, cũng có thể dẫn đến chảy nước dãi nhiều hơn.

2.3 Trào ngược dạ dày thực quản gây phì nước bọt khi trẻ sơ sinh ngủ

Trẻ sơ sinh chảy nước miếng khi ngủ là bệnh gì? Chảy nước bọt và nôn trớ là 2 biểu hiện phổ biến của bệnh trào ngược dạ dày(GERD)

Những trẻ bị trào ngược dạ dày có thể cảm thấy như có một khối u trong cổ họng; điều này có thể khiến trẻ sơ sinh nôn trớ và phì nước bọt thường xuyên hơn cả cả khi thức và khi ngủ.

Ngoài ra, bất cứ khi nào thực quản của bé bị kích thích hoặc tắc nghẽn, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tiết nhiều nước bọt hơn để giảm bớt kích ứng, dẫn đến bé chảy nhiều nước dãi hơn.

2.4 Nghiến răng cũng làm trẻ chảy nước bọt khi ngủ

Việc trẻ sơ sinh phì nước bọt thường đi kèm với chứng nghiến răng khi ngủ. vì nước bọt có nhiều khả năng thoát ra khỏi miệng khi một người luôn mở miệng trong khi ngủ. Ngoài chảy nước dãi, một số triệu chứng phổ biến khác của chứng nghiến răng còn có:

trẻ sơ sinh phì nước bọt khi ngủ vì nghiến răng
Trẻ sơ sinh nghiến răng khi ngủ gây phì nước bọt

2.5 Trẻ sơ sinh phì nước bọt khi ngủ do mắc các bệnh về răng miệng

Đối với trẻ trong giai đoạn mọc răng, việc chăm sóc sức khỏe răng miệng kém có thể khiến bé bị sâu răng và tăng tiết nước bọt nhiều hơn bình thường.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Thứ tự mọc răng của bé chuẩn 100% bố mẹ cần nhớ!

2.6 Thuốc và hóa chất

Các chất như morphin, pilocarpine, methacholine, haloperidol, selen, thủy ngân và clozapine có thể làm tăng tiết nước bọt. 

Một số trẻ phì nước bọt khi ngủ có thể là do bú sữa của người mẹ đang cai nghiện chất kích thích. 

2.7 Một số bệnh lý khác

Một vài bệnh lý như rối loạn thần kinh, bại não, rối loạn tự chủ di truyền (hội chứng Riley Day), hội chứng Rett… sẽ kèm theo triệu chứng tăng tiết nhiều nước bọt. Những căn bệnh này còn ảnh hưởng đến việc kiểm soát cơ gây khó nuốt, dẫn đến nhiều nước bọt hơn trong khoang miệng và chảy nước miếng là kết quả cuối cùng.

[key-takeaways title=”Nguyên nhân trẻ sơ sinh phì nước bọt khi ngủ”]

  1. Trẻ phì nước bọt do tư thế ngủ
  2. Trẻ sơ sinh phì nước bọt khi ngủ do mắc các bệnh nhiễm trùng hoặc dị ứng
  3. Do trào ngược dạ dày thực quản
  4. Trẻ chảy nước bọt khi ngủ là do nghiến răng
  5. Mắc các bệnh về răng miệng, vệ sinh răng không kỹ
  6. Thuốc và hóa chất
  7. Một số bệnh lý khác như rối loạn thần kinh, bại não, rối loạn tự chủ di truyền,…

[/key-takeaways]

2. Trẻ sơ sinh phì nước bọt khi ngủ có nguy hiểm không?

trẻ sơ sinh phì nước bọt khi ngủ

Trong đa số trường hợp, trẻ sơ sinh phì nước bọt khi ngủ là bình thường. Mặc dù việc tiết sẽ diễn ra vào ban ngày nhiều hơn ban đêm, khí thức nhiều hơn khi ngủ, nhưng việc sản xuất nước bọt vẫn được diễn ra trong khi ngủ. 

Nước bọt thực hiện nhiệm vụ quan trọng là giữ cho miệng và cổ họng được bôi trơn. Điều này cần thiết để duy trì sức khỏe tốt cho trẻ nhỏ và người lớn. Chính vì thế, đôi khi tuyến nước bọt vẫn hoạt động khi trẻ ngủ vào ban đêm sẽ khiến trẻ sơ sinh phì nước bọt. 

[key-takeaways title=””]

Mặc dù phì nước bọt khi ngủ là bình thường nhưng nó có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Ví dụ, chảy nhiều nước dãi có thể gây nứt nẻ môi và miệng, hôi miệng, mất nước và cảm thấy xấu hổ. Thêm vào đó, dù chảy nước bọt khi ngủ đa số trường hợp là bình thường nhưng không thể loại bỏ khả năng do bệnh lý như đã đề cập.

[/key-takeaways]

>> Cha mẹ có thể tham khảo: “Bắt mạch” tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc

3. Các giai đoạn chảy nước bọt của trẻ sơ sinh

các giai đoạn phì nước bọt
Các giai đoạn chảy nước bọt của trẻ sơ sinh
  • Trẻ từ 1 – 4 tháng tuổi: Trong 2 tháng đầu sau khi sinh, trẻ có thể không chảy nước bọt do thường được đặt nằm ở tư thế ngửa. Nhưng sau 3 tháng tuổi, trẻ đã biết xoay trở mình khi nằm (nằm nghiêng, nằm úp) nên tình trạng phì nước bọt xuất hiện ở nhiều bé. Vì vậy, hầu hết trẻ 4 tháng tuổi chảy nhiều dãi là vô cùng bình thường.
  • Trẻ 6 tháng tuổi: Trong giai đoạn 6 tháng tuổi này, tình trạng chảy nước miếng của trẻ có thể được kiểm soát hơn so với trước đó nhưng vẫn sẽ tiếp diễn. Khi trẻ bắt đầu mọc răng, cầm đồ chơi cho vào miệng, tập nói… tình trạng chảy nước miếng có thể diễn ra nhiều hơn.
  • Trẻ 9 tháng tuổi: Giai đoạn mọc răng vẫn đang tiếp diễn nên việc này có thể kích thích bé chảy nước miếng nhiều.
  • Trẻ 15 tháng tuổi: Trong giai đoạn này, hầu hết trẻ nhỏ bắt đầu biết đi và chạy. Khi đó, trẻ có thể không chảy nước miếng nữa. Tuy nhiên, nếu như quá tập trung vào một hoạt động hay công việc nào đó; trẻ vẫn có thể chảy nước miếng.

4. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh phì nước bọt

Trẻ sơ sinh phì nước bọt khi ngủ là một hiện tượng phổ biến, thường gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Hiện tượng này thường không gây nguy hiểm và sẽ tự hết khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, ba mẹ vẫn cần theo dõi tình trạng của trẻ để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Dưới đây là một số cách xử lý khi trẻ phì nước bọt khi ngủ:

  • Đảm bảo trẻ đặt trong tư thế an toàn khi ngủ: Cho trẻ nằm ngừa trong khi ngủ. Bạn cũng có thể sử dụng một khăn nhỏ kê dưới đầu của trẻ.
  • Lau sạch nước bọt cho trẻ thường xuyên: Nước bọt chảy xuống cằm, cổ, ngực của trẻ có thể gây ẩm ướt, khó chịu và nhiễm trùng. Ba mẹ nên thường xuyên lau sạch nước bọt cho trẻ bằng khăn mềm, sạch.
  • Giữ cho môi trường ngủ của trẻ thoáng mát: Môi trường ngủ thoáng mát, không quá nóng hay quá lạnh sẽ giúp trẻ dễ chịu và hạn chế tình trạng phì nước bọt.
  • Cho trẻ bú mẹ đúng cách: Trẻ sơ sinh bú mẹ đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ để giúp trẻ không bị no quá mức, giảm thiểu tình trạng phì nước bọt.
  • Tập miệng cho bé khi ngủ: Để bé không phì nhiều nước bọt, cha mẹ có thể tập cho bé tư thế ngủ khép môi, vệ sinh răng miệng cho trẻ và cho trẻ tập một số liệu pháp vận động miệng để tăng cường sức mạnh cho hàm, má và môi.
  • Không nên la mắng trẻ vì phì nước bọt: Trẻ sơ sinh phì nước bọt là một hiện tượng tự nhiên, không phải là lỗi của trẻ. Ba mẹ không nên la mắng trẻ vì điều này sẽ khiến trẻ sợ hãi và khó chịu.
  • Không nên dùng khăn quấn miệng trẻ để ngăn trẻ phì nước bọt: Việc dùng khăn quấn miệng trẻ có thể khiến trẻ khó thở và sặc.
  • Cho trẻ đi khám bác sĩ nếu trẻ có các triệu chứng bất thường: Nếu trẻ có các triệu chứng bất thường kèm theo phì nước bọt, chẳng hạn như ho, khó thở, sốt,… ba mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

cách chữa trị trẻ sơ sinh phì nước bọt khi ngủ

5. Trẻ sơ sinh phì nước bọt khi ngủ khi nào nên gặp bác sĩ?

Tuy phì nước bọt khi ngủ là tình trạng bình thường nhưng nếu trẻ sơ sinh đã quá tuổi chảy nước bọt và tình trạng không có dấu hiệu thuyên giảm thì cha mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ nhi khoa. Việc phì nước bọt quá nhiều có thể xảy ra do sự phối hợp kém giữa miệng và lưỡi. Điều này có thể dẫn đến tình trạng khó nuốt ở trẻ.

Nhằm kết luận chính xác trẻ có chảy nước miếng quá mức không, các bác sĩ có thể kiểm tra một số vấn đề trước đó như:

  • Chuyển động xung quanh lưỡi và môi của trẻ.
  • Tình trạng nuốt không trôi.
  • Kiểm tra phản xạ tự nhiên của bé.
  • Kiểm tra mũi.
  • Kiểm tra tư thế và hàm của trẻ có vững vàng hay không.

[inline_article id=32613]

Trong hầu hết các trường hợp, phì nước bọt khi ngủ là một hiện tượng tự nhiên và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn cần theo dõi tình trạng của trẻ để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường để đưa trẻ đi khám bác sĩ kịp thời.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

14+ mẹo dân gian chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh theo tâm linh

Trước khi tìm hiểu mẹo dân gian chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh, cha mẹ cũng cần biết nguyên nhân khiến bé khóc đêm là gì.

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh khóc đêm

Khóc đêm hay còn được gọi là khóc dạ đề, là hiện tượng trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều giờ liền và khóc thét theo từng cơn. Hiện tượng này thường xuất hiện chủ yếu vào buổi tối hoặc ban đêm và lặp đi lặp lại nhiều lần.

Có nhiều nhân khiến trẻ sơ sinh khóc đêm bao gồm:

  • Bé bị đầy hơi, khó tiêu.
  • Thời gian ngủ không hợp lý.
  • Do bé đói, bé khóc để đòi mẹ cho bé.
  • Không gian ngủ xung quanh khiến bé không thoải mái khi ngủ.
  • Do việc bé thức dậy và khóc mỗi đêm đã trở thành thói quen của bé.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh khóc đêm khi nào là bất thường? Cách giúp bé ngủ ngon

2. Mẹo dân gian chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh

mẹo dân gian chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh
Mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm bằng tâm linh và bằng khoa học

Nếu đã áp dụng những cách chữa trẻ khóc đêm thông thường mà không có hiệu quả; mẹ có thể thử những mẹo chữa trẻ khóc đêm sau đây.

[key-takeaways title=”Mẹo dân gian chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh”]

  1. Cho bé uống trà hạt sen.
  2. Đắp lá trà xanh lên rốn bé.
  3. Cho bé cưng vận động nhẹ.
  4. Đặt thân cây trúc ngay chỗ bé ngủ.
  5. Đặt tỏi với dao đầu giường của trẻ.
  6. Đốt lá trầu không đặt quanh rốn bé.
  7. Cho bé hay quấy khóc đêm nghe nhạc.
  8. Hơ lửa đốt vía để chữa trẻ khóc tâm linh.
  9. Massage bụng cho trẻ khóc đêm dễ tiêu hóa.
  10. Cho trẻ sơ sinh khóc đêm uống trà gừng tươi.
  11. Để một cành dâu, xương rồng ở đầu giường trẻ.
  12. Cho trẻ sơ sinh khóc đêm uống trà hoa oải hương.
  13. Kiểm tra tã của bé xem có bẩn và ướt không.
  14. Mẹo dân gian chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh bằng trà chuối.

[/key-takeaways]

Sau đây là chi tiết mẹo chữa trẻ khóc đêm cho bé.

2.1 Mẹo dân gian dùng lá trà xanh để chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh

Trà xanh được biết đến là một loại thần dược chữa nhiều bệnh. Bên cạnh chữa rôm sảy, mụn nhọt thì lá trà xanh còn giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon.

Cách dùng lá trà xanh – Mẹo dân gian chữa mất ngủ cho trẻ sơ sinh

  • Bước 1: Mẹ hãy chọn những lá trà nhỏ, tươi đem đi rửa sạch rồi giã nát.
  • Bước 2: Sau đó, cha mẹ đắp lá trà đã giã nhuyễn đắp lên rốn bé, có thể dùng khăn để quấn lại. 

2.2 Mẹo chữa mất ngủ dân gian cho bé bằng gừng tươi

Gừng được biết đến là thần dược hỗ trợ việc tiêu hóa cực kỳ hiệu quả. Uống một ít trà gừng có thể giúp con khắc phục tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu. Từ đó con sẽ ngủ ngon, ít khóc đêm hơn.

Cách dùng gừng tươi – áp dụng mẹo dân gian chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh

  • Bước 1: Mẹ hãy hãm 5g gừng tươi, 15g đường với nước sôi trong 5 phút.
  • Bước 2: Cho bé uống trong vài ngày sẽ thấy hiệu quả ngay. 

(*) Mẹ lưu ý, mẹo này chỉ phù hợp với bé trên 6 tháng tuổi.

2.3 Dùng lá trầu không

Lá trầu không được biết đến là mẹo dân gian chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh vô cùng hiệu quả. Mẹo dân gian này có thể giữ ấm bụng giúp bé thoải mái khi ngủ. Đồng thời lượng polyphenol trong trầu không sẽ giúp bé ngăn ngừa các mầm bệnh như côn trùng, viêm da. 

Cách dùng lá trầu không giúp bé ngủ ngon:

  • Bước 1: Mẹ lấy lá trầu không hơ quanh bếp.
  • Bước 2: Sau đó, đặt quanh rốn bé.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách hạ sốt cho trẻ bằng lá trầu không có hiệu quả không?

2.4 Uống nước hoa oải hương

dùng hoa oải hương để dỗ bé
Mẹo dân gian chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh

Hoa oải hương có tác dụng giúp trẻ thư giãn, giảm bớt căng thẳng cho bé. Ngoài ra hoa oải hương còn giúp con ngủ ngon hơn và có một đêm ngủ yên giấc hơn, không quấy khóc giữa đêm nữa. 

Cách làm hoa oải hương để giúp bé ngủ ngon không khóc đêm:

  • Bước 1: Đun nước cho sôi rồi cho nụ/trà hoa oải hương vào hãm 8-10 phút.
  • Bước 2: Sau đó mẹ cho thể đem cho bé uống rồi.

(*) Mẹ lưu ý, trẻ trên 6 tháng tuổi mới có thể uống trà. Một số khuyến cáo cho rằng, trẻ chỉ nên uống trà khi được ít nhất 2 tuổi.

2.5 Mẹo chữa khóc đêm bằng hạt sen

Hạt sen, nhất là tâm sen có tác dụng an thần. Chúng được coi như bài thuốc hiệu quả giảm tình trạng khóc đêm ở trẻ.

Dùng hạt sen dỗ bé khóc đêm

  • Bước 1: Mẹ chỉ cần đun sôi 20 -30 hạt sen (để cả tâm) cùng khoảng 500ml nước trong 10 – 15 phút.
  • Bước 2: Sau đó cho bé uống 2 lần/ngày sẽ giúp giảm tình trạng khóc đêm.

>> Mẹ có thể tham khảo: 3 cách nấu cháo hạt sen cho bé ăn dặm, mẹ cần tham khảo ngay

2.6 Cách làm trà chuối cho bé ngủ ngon

Ắt hẳn nhiều cha mẹ sẽ thấy làm lạ tại sao lại có trà chuối trong mẹo dân gian chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh đúng không?

Thật ra trong chuối có magie, kẽm giúp thư giãn cơ và mạch máu của trẻ; khiến trẻ ngủ ngon và ít quấy khóc hơn. 

Cách làm trà chuối – Mẹo chữa trẻ khóc đêm:

  • Bước 1: Để làm trà chuối, mẹ cần cắt bỏ 2 đầu quả chuối, giữ lại phần vỏ.
  • Bước 2: Cho toàn bộ quả chuối vào nồi nước sôi 10 phút.
  • Bước 3: Sau đó, mẹ lọc lấy nước và cho trẻ uống trước khi đi ngủ một giờ.

(*) Mẹ lưu ý, trẻ trên 6 tháng tuổi mới có thể uống trà. Một số khuyến cáo cho rằng, trẻ chỉ nên uống trà khi được ít nhất 2 tuổi.

2.7 Massage cho bé ngủ

Massage giúp hệ tuần hoàn của bé lưu thông. Massage vùng bụng theo chiều kim đồng hồ có thể giúp bé giảm đầy hơi; thúc đẩy hệ tiêu hóa. Như vậy, bé sẽ có giấc ngủ ngon hơn, không quấy khóc. 

2.8 Cho bé hay quấy khóc đêm nghe nhạc

Những bản nhạc nhẹ nhàng, tiếng lá cây, sóng biển, hay những âm thanh trắng như gió thổi chính là mẹo dân gian chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh. Mẹ làm thử cách này cho con xem có hiệu quả không nhé. 

>> Mẹ xem thêm: Có nên cho trẻ sơ sinh nghe nhạc? 8 lợi ích của âm nhạc

2.9 Cho trẻ sơ sinh vận động trong ngày

Không chỉ là một mẹo dân gian, thói quen cho trẻ vận động cũng là một cách trị trẻ khóc đêm khoa học. Trên thực tế, Nghiên cứu tại New Zealand năm 2009 cũng cho thấy; trẻ vận động trong ngày có thể đi vào giấc ngủ nhanh hơn và có chất lượng giấc ngủ tốt hơn vì con đã dùng nhiều năng lượng vào thời gian con thức.

2.10 Đảm bảo tã của bé không quá ướt hay bị bẩn

Mặc một chiếc tã bẩn hoặc bị ướt sẽ gây khó chịu và cản trở giấc ngủ. Trẻ sơ sinh quấy khóc đôi khi không phải do điều gì quá tâm linh; mà chỉ đơn giản là bé đang báo hiệu cho mẹ biết bé cần được thay tã để thoải mái hơn, đảm bảo bé sẽ ngủ được ngon hơn.

Trẻ mất ngủ thường dễ giật mình giữa đêm sau một giấc ngủ ngắn và khó ngủ lại, thậm chí là cứ khóc thét, mẹ có thể áp dụng thêm mẹo chữa trẻ giật mình khóc đêm tại đây để khắc phục tình trạng này hoàn toàn cho con.

3. Mẹo chữa trẻ khóc đêm tâm linh

Dùng tâm linh để dỗ bé khóc đêm
Mẹo chữa trẻ khóc đêm tâm linh được nhiều mẹ áp dụng

Ở trên một số mẹo dân gian chữa khóc đêm cho bé đã được khoa học chứng minh. Nếu mẹ đã áp dụng mà cảm thấy chưa hiệu quả, hãy thử một số mẹo mang một chút hơi hướng tâm linh dưới đây.

3.1 Dùng thân cây trúc – Mẹo dân gian chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh

Theo quan niệm xưa, để giúp bé ngủ ngon mẹ dùng 3 đoạn của thân cây trúc (còn gọi là trúc đùi gà, trúc quan âm). Mẹ lén đặt ở chỗ trẻ ngủ. Song khi đặt mẹ cần đặt lén tuyệt đối không được để bất kì ai biết.

3.2 Để một cành dâu, xương rồng ở đầu giường trẻ

Xương rồng và cành dâu tằm là biểu tượng của sự mạnh mẽ, giúp xua đuổi âm khí. Như vậy sẽ đảm bảo bé ngủ ngon giấc an toàn.

[inline_article id=32613]

3.3 Mẹo hơ lửa đốt vía chữa trẻ khóc tâm linh

Việc hơ lửa đốt vía được xem là một mẹo chữa trẻ khóc đêm hữu hiệu.

  • Cha mẹ có thể đốt giấy trong thau, chậu rồi bế bé bước qua vài lần.
  • Hơi ấm từ lửa có thể xua tan những hơi lạ xung quanh bé.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách đốt vía cho trẻ sơ sinh đơn giản để bé luôn bình an  

3.4 Mẹo chữa trẻ khóc đêm tâm linh: Đặt tỏi với dao đầu giường

Theo quan niệm tâm linh, tỏi được coi là biểu tượng chứa nhiều dương khí. Còn dao là vật sắc nhọn bảo vệ con người, đảm bảo giấc ngủ.

Mẹ có thể thử đặt dao ngay đầu giường khi thấy bé giật mình, khóc dữ dội giữa đêm.

[key-takeaways title=””]

Không chỉ có bạn tìm những mẹo dân gian chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh mà rất nhiều mẹ khác cũng đang trăn trở về vấn đề này trên cộng đồng MarryBaby của chúng tôi. Nếu mẹ đã thử cách nào trên đây thấy hiệu quả thì có thể chia sẻ thêm cho các mẹ khác những bí quyết của mình tại đây nhé. Biết đâu mẹ có thể giúp được thêm cho nhiều mẹ khác giảm đi sự vất vả khi nuôi con đấy.

[/key-takeaways]

4. Cách trị bé khóc đêm theo khoa học

Trước khi thực hiện bất kỳ phương pháp nào để xử lý việc bé khóc đêm, quan trọng nhất là phải hiểu rõ nguyên nhân khiến bé khóc. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để loại trừ các vấn đề sức khỏe bé đang gặp phải làm ảnh hưởng giấc ngủ. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể áp dụng thêm các cách sau:

Lên lịch trình ngủ đều đặn:

  • Tạo một lịch trình ngủ cố định để giúp bé thiết lập thói quen ngủ.
  • Tuân thủ thời gian đi ngủ và thức dậy hàng ngày.

Thiết lập thói quen trước khi đi ngủ:

  • Tạo một chuỗi các hoạt động trước khi đi ngủ như đọc sách, hát hò, để bé có thể chuẩn bị tâm trạng cho giấc ngủ.

Trên đây là tất cả những mẹo dân gian chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh; chúc mẹ áp dụng thành công để hai mẹ con có một giấc ngủ an lành nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Làm gì khi mắt bé bị đổ ghèn xanh? Mắt bé bị đổ ghèn xanh là do đâu?

1. Mắt bé bị đổ ghèn xanh là hiện tượng gì?

Mắt bé bị đổ ghèn xanh (Green eye discharge) là do tắc tuyến lệ làm chất dịch nhầy tiết từ mắt. Tuy nhiên bệnh chảy ghèn mắt ở trẻ sơ sinh này sẽ tự hết trong vòng 4-6 tháng.

Bên cạnh đó, mắt bé bị đổ ghèn xanh cũng có thể là do cơ thể của bé đang tự động đào thải một số chất lỏng bị chảy vào mắt trong quá trình mẹ sinh bé.

Mắt bị đổ ghèn xanh có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mắt tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng này. Thế nên cha mẹ hãy xem những triệu chứng dưới đây để biết bé bị đổ ghèn xanh là do đâu nhé!

mắt bé bị đổ ghèn xanh

2. Nguyên nhân khiến mắt bé bị đổ ghèn xanh và triệu chứng đi kèm

2.1 Mắt bé bị đổ ghèn xanh là do viêm kết mạc 

Viêm kết mạc (Conjunctivitis) hay còn gọi là đau mắt đỏ, là một bệnh nhiễm trùng mắt phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Viêm kết mạc do vi khuẩn làm mắt bé bị đổ ghèn xanh kèm mủ làm cho bé khó khăn khi mở mắt vào buổi sáng. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:

  • Tiết dịch hoặc mủ màu xanh, vàng, trắng hoặc trong.
  • Mắt đỏ.
  • Trẻ bị sưng mí mắt.
  • Mí mắt bị dính mủ khô.
  • Ngứa hoặc kích ứng mắt.
  • Chảy nước mắt.
  • Bị cộm mắt.

2.2 Nhiễm trùng mắt do cảm lạnh

Khi cảm lạnh trên người trẻ có nhiều virus. Mà do trẻ hay quơ tay lung tung và không rửa sạch sẽ nên nếu lỡ chạm vào mắt thì dễ gây nhiễm trùng mắt. Nhiễm trùng mắt là nguyên nhân chính khiến mắt trẻ bị đổ ghèn xanh. 

2.3 Đổ ghèn xanh do dị ứng

Dị ứng mắt có thể khiến bé bị ghèn trong hoặc trắng. Tuy nhiên, đôi khi mắt bị dị ứng có thể bị nhiễm trùng, tiết dịch màu xanh lá cây. Dị ứng mắt cũng có thể gây viêm kết mạc.

Các triệu chứng của dị ứng mắt có thể bao gồm:

  • Mắt đỏ.
  • Ngứa hoặc rát mắt.
  • Mắt bị sưng.
  • Bị đổ ghèn màu trắng, trong hoặc xanh lá cây.
  • Chảy nước mắt.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bé 2-3 tuổi mắt bị đổ ghèn: Mẹ phải xử sao?

2.4 Viêm giác mạc (Keratitis)

Giác mạc là màng hoặc mô trong suốt bao phủ đồng tử và mống mắt của mắt. Viêm giác mạc bên cạnh các triệu chứng như đau mắt, chảy nước mắt thì còn có:

  • Mắt mờ hoặc giảm thị lực.
  • Mắt bị cộm.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.

2.5 Mắt bé bị đổ ghèn xanh là do lẹo mắt 

Lẹo mắt (Stye) là một vết sưng đỏ gây đau đớn trông giống như mụn nằm ở trên hoặc dưới mí mắt; khi tuyến lệ bị nhiễm trùng. Các triệu chứng bao gồm sưng da và đau hoặc ngứa mắt. Lẹo mắt thường chỉ xuất hiện ở một bên mắt vì thế chỉ khiến bé bị đổ ghèn 1 bên mắt.

2.6 Mắt bé bị đổ ghèn xanh là do có dị vật trong mắt

Đây là một nguyên nhân nguy hiểm làm mắt bé bị đổ ghèn xanh liên tục. Đôi mắt trẻ dễ bị tổn thương và nhạy cảm. Vì thế bất kỳ dị vật nào như lông chó mèo, hạt cát, lông mi, … vô tình rơi vào mắt bé mà không được loại bỏ kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm. Mẹ nên quan sát kỹ biểu hiện của bé và đưa con đến bệnh viện kịp thời.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Biểu hiện khi bé nuốt phải dị vật: Cách xử trí dành cho cha mẹ 

2.7 Mắt bé bị đổ ghèn xanh là do nhiễm bẩn, vệ sinh không đúng cách

Khi mắt bé bị dính bụi bẩn mà không được cha mẹ vệ sinh đúng cách cũng khiến mắt con dễ bị đổ ghèn. Cha mẹ hãy tham khảo cách vệ sinh ghèn trên mắt bé ở bên dưới nhé!

[key-takeaways title=”Nguyên nhân khiến mắt bé bị đổ ghèn xanh”]

  1. Nhiễm trùng mắt do cảm lạnh.
  2. Do mắt bé bị viêm kết mạc.
  3. Đổ ghèn xanh do dị ứng.
  4. Viêm giác mạc.
  5. Mắt bé bị đổ ghèn xanh là do lẹo mắt.
  6. Đổ ghèn xanh là do có dị vật trong mắt bé.
  7. Mắt bị nhiễm bẩn, vệ sinh không đúng cách.

[/key-takeaways]

3. Một số biến chứng có thể gặp khi mắt bé bị đổ ghèn xanh

mắt bé bị đổ ghèn xanh

Việc mắt đổ ghèn xanh có thể khiến các ống dẫn nước mắt bị tắc khiến con bị viêm tuyến lệ. Các triệu chứng của tình trạng này có thể bao gồm:

  • Tiết dịch dày quá mức từ mắt.
  • Đỏ, sưng ở khóe mắt.
  • Sưng ở 2 bên mũi.
  • Sốt cao.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị sốt rét run bố mẹ phải làm sao?

4. Cách chữa trị mắt bé bị đổ ghèn xanh

Tùy vào nguyên nhân khiến mắt bé đổ ghèn xanh sẽ có cách chữa trị khác nhau:

  • Nêu mắt bé chỉ bị bẩn thì mẹ chỉ cần vệ sinh sạch sẽ ghèn trên mắt bé bằng nước ấm hoặc dung dịch muối loãng. Sẽ có hướng dẫn cụ thể ở phần bên dưới.
  • Nếu mắt trẻ bị nhiễm trùng, dị ứng, lẹo mắt: Bác sĩ sẽ sử dụng đến thuốc kháng sinh hoặc thuốc nhỏ mắt cho bé.
  • Nếu mắt bé bị viêm và loét: Sẽ cần tiêm Steroid.
  • Nếu mắt bé bị đổ ghèn xanh là do dị vật: Cần phẫu thuật để lấy ra ngay. 

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt và đổ ghèn, nên khắc phục như thế nào?

5. Cách vệ sinh khi mắt bé bị đổ ghèn liên tục

Khi mắt bé bị đổ ghèn xanh, cha mẹ cần chuẩn bị vài cây tăm bông, khăn sạch và nước ấm hoặc muối loãng. Tiếp đó thực hiện theo các hướng dẫn bên dưới:

  • Rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước.
  • Lau khô mắt bé bằng khăn sạch.
  • Nhẹ nhàng vuốt sạch ghèn bằng tăm bông dùng một lần có tẩm dung dịch muối loãng.
  • Không chạm vào mắt hoặc làm sạch bên trong mí mắt vì cha mẹ có thể làm nhiễm trùng mắt.
  • Rửa tay lại thật sạch.

[inline_article id=303814]

6. Cách phòng ngừa đổ ghèn xanh ở mắt bé

Mắt bị đổ ghèn xanh thường dễ lây lan. Các mẹo sau có thể giúp ngăn ngừa một số tình trạng mắt trở nên tồi tệ hơn hoặc bị lây nhiễm:

  • Rửa tay bất cứ khi nào trẻ chạm vào mắt hoặc vùng gần mắt.
  • Giặt khăn và áo gối trong nước nóng.
  • Không cho trẻ dùng chung đồ dùng cá nhân liên quan đến mắt với người khác.

[key-takeaways title=””]

  • Mắt bé bị đổ ghèn xanh (Green eye discharge) là do tắc tuyến lệ làm chất dịch nhầy tiết từ mắt. Hoặc do cơ thể của bé đang tự động đào thải một số chất lỏng bị chảy vào mắt trong quá trình mẹ sinh bé.
  • Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có những cách chữa trị khác nhau như vệ sinh mắt đúng cách, uống thuốc, nhỏ mắt, thậm chí phẫu thuật, tiêm steroid.
  • Mắt bị đổ ghèn xanh có thể lây nhiễm vì vậy không nên cho con tiếp xúc; dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh. Đồng thời vệ sinh cho tay bé sạch sẽ, không cho bé chạm tay vào mắt.

[/key-takeaways]

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

9 cách cai sữa đêm cho bé bú bình cha mẹ nên biết!

Những cách cai sữa đêm cho bé bú bình hiệu quả là gì để giúp các bậc cha mẹ đây? Cha mẹ hãy đọc trong bài viết để biết độ tuổi, dấu hiệu bé bú bình đã sẵn sàng cai sữa đêm. Đồng thời, có thông tin về 9 cách cai sữa đêm cho trẻ sơ sinh bú bình vô cùng hữu hiệu.

1. Khi nào mẹ có thể cai sữa đêm cho bé bú bình?

Theo Raising Children Network (một trang website về nuôi dạy con uy tín tại Úc); các bé bú sữa công thức từ 6 tháng tuổi đã có thể bắt đầu tiến hành cách cai bú sữa bình vào ban đêm; nhưng bé bú sữa mẹ nên ngừng bú cữ đêm khi trên 12 tháng tuổi.

Khi bé được hơn 6 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu dần làm quen với việc ăn dặm các thực phẩm dạng đặc rắn; cũng như cơ thể trẻ tăng trưởng nhanh chóng; nên không cần nạp thêm năng lượng vào ban đêm. Vì vậy, mẹ nên tìm cách giúp cai sữa đêm cho bé bú sữa công thức từ bình nếu bé đã dần quen với việc ăn dặm.

[key-takeaways title=”Dấu hiệu có thể cai sữa đêm cho bé là gì?“]

  • Bé từ 6 tháng tuổi trở lên, đã sẵn sàng để có thể ngủ xuyên đêm.
  • Cân nặng của bé đạt từ 5,5kg – đây là mức cân nặng mà bé không cần bú đêm để trao đổi chất nữa.
  • Bé bắt đầu ít thức giấc hơn để đòi bú sữa vào ban đêm.

[/key-takeaways]

Để chắc chắn, mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thời điểm chính xác mẹ có thể áp dụng cách cai sữa đêm cho bé bú bình.

2. Cách cai sữa đêm cho bé bú bình hiệu quả

cách cai sữa đêm cho bé bú bình

2.1 Cho trẻ bú sữa trước khi đi ngủ

Việc cho con bú trước khi đi ngủ sẽ giúp ích nhiều trong cách cai sữa đêm cho bé bú bình. Vì khi đó, trẻ sẽ ít khi bị đói giữa đêm. Thêm vào đó, sau bú sữa, bé sẽ “căng da bụng trùng da mắt”; điều này cũng giúp con dễ đi vào giấc ngủ hơn; hạn chế tình trạng con thức giấc giữa đêm đòi bú sữa.  

2.2 Giảm dần số lần bú cũng như số lượng sữa bé bú mỗi đêm

Cách cai sữa đêm cho bé bú bình chính là từ từ giảm dần số lần bú; và kéo giãn các lần bú để bé quen dần với việc cai sữa đêm. Bên cạnh đó mẹ cũng nên giảm dần dần lượng sữa trong bình bú theo mỗi đêm cho bé. Ví dụ:

  • Đêm đầu tiên cho bé bú 200ml 3 cữ.
  • Đêm thứ 2 vẫn giữ 3 cữ nhưng chỉ cho cho bé bú 150ml.
  • Đêm 3 thì giảm còn 2 cữ và 150ml.
  • Cứ thế mà giảm dần số cữ, và số lượng sữa luân phiên nhau qua mỗi đêm.

Dần dần, bé sẽ dần thích nghi thời gian biểu uống sữa này và không đòi thức dậy, thậm chí quấy khóc đòi bú giữa đêm nữa.   

2.3 Cai sữa đêm cho bé bú bình bằng cách pha loãng sữa với nước

Đối với nhiều bé chưa thể quen với việc cắt giảm lượng sữa; mẹ có thể pha loãng sữa hơn với nước. Cụ thể, bình thường mẹ pha 1 muỗng sữa với 60ml nước; thì bây giờ, với 60ml nước đó mẹ chỉ sử dụng nửa muỗng sữa công thức thôi.   

2.4 Cho bé ăn nhiều hơn vào ban ngày

cách cai sữa đêm cho bé bú bình

Ban ngày, bên cạnh việc cho bé bú sữa, gia tăng số lượng sữa, cữ bú cho bé; cách cai sữa đêm cho bé bú bình chính là gia tăng lượng thức ăn dặm cho bé. Mẹ nên cho bé ăn các món giàu dinh dưỡng; nhưng cũng không kém phần thơm ngon để kích thích sự thèm ăn vào ban ngày cho bé.

Đồng thời, mẹ có thể cho bé ăn thêm các bữa phụ vào buổi tối trước khi đi ngủ bằng trái cây, các loại bột…

>> Che mẹ có thể tham khảo: Mẹo cai sữa bằng trứng, bé bỏ bú nhẹ nhàng không quấy khóc

2.5 Cai sữa đêm cho bé bú bình bằng cách cất bình sữa khỏi tầm mắt của trẻ

Nhiều khi bé tỉnh dậy giữa đêm chỉ đơn giản là do bé quen giấc thôi chứ không phải vì bé đang đói. Thế nhưng nếu bé thức giấc mà nhìn thấy bình bú là bé sẽ đòi bú ngay; mẹ không cho là bé khóc, quấy phá đòi bình bú cho bằng được.

[key-takeaways title=””]

Mẹ có thể đặt bình sữa ở đầu tủ, kệ đầu giường hoặc trong hộp kín đều được, miễn là khuất mắt và bé không nhìn thấy để bé quên đi, kết hợp trò chuyện, hát cho con nghe để con ngủ trở lại.

[/key-takeaways]

2.6 Nói với con rằng bình sữa chỉ dành cho em bé

Bé sơ sinh dù chưa biết nói nhưng con có thể hiểu được những gì mẹ truyền đạt. Mẹ trò chuyện với bé vào buổi tối; tốt nhất là trước khi ngủ về việc con nên bỏ bình sữa vì bây giờ con đã là một “người lớn”. Bình sữa chỉ dành cho em bé thôi, với lại bú bình vào ban đêm; sâu răng sẽ đến và tấn công răng, làm “thần răng” buồn.

Khi nghe mẹ nói như thế, bé sẽ cảm thấy mình phải lớn hơn; và từ bỏ việc bú bình buổi tối vì nghĩ rằng việc đó chỉ dành cho con nít.

2.7 Mẹo cai sữa cho bé: Dùng vật thay thế bình sữa của bé

Đây cũng là một trong những cách cai sữa đêm cho bé bú bình hữu ích. Vật thay thế ở đây có thể là núm vú giả, gấu bông hoặc chăn bông,… Mục đích của những vật thay thế này chính là đánh lạc hướng sự tập trung của bé vào bình sữa.

2.8 Dỗ dành, tạo cảm giác an toàn khi bé thức dậy mỗi đêm

dỗ dành, âu yếm bé
Dỗ dành, tạo cảm giác an toàn khi bé thức dậy là cách cai sữa đêm cho bé bú bình hữu hiệu

Thể hiện tình cảm với bé cũng giúp cách cai sữa đêm cho bé bú bình của mẹ thành công hơn. Đôi khi trẻ thức dậy khóc lúc nửa đêm là do giật mình, bé không có cảm giác an toàn nên việc ngậm bình, bú sữa sẽ giúp con an tâm hơn. 

Mẹ hãy ôm con vào lòng, vỗ về con những lúc này nhé. Hãy làm con cảm thấy an toàn, thoái mải và được yêu thương nhất có thể. Mẹ cũng có thể hát ru, kể chuyện cho con nghe để con ngủ ngon hơn. 

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bé bú đêm nhiều phải làm sao để khắc phục?

2.9 Cho bé ăn trong mơ (Dream feed)

Ăn trong mơ (Dream feed) là mẹ cho con ăn khi con vẫn đang trong giấc ngủ; không làm gián đoạn thời gian nghỉ ngơi của bé. Đây là cách cai sữa đêm cho bé bú bình hiệu quả vì con sẽ không bị giật mình dậy giữa đêm vì đói mà còn giảm bớt nỗi lo dỗ con ngủ mỗi đêm của mẹ. 

2.10 Giảm thời gian bú sữa vào buổi tối

Nếu cữ bú đêm của bé dưới 5 phút; mẹ có thể loại bỏ dần các cữ bú đêm bằng cách ngừng cho trẻ bú hoàn toàn; đồng thời, cho trẻ ổn định lại giấc ngủ. Lưu ý rằng có thể mất vài đêm để mẹ và bé quen với thói quen mới.

Nếu cữ bú đêm của bé thường dài hơn 5 phút; mẹ có thể cắt giảm dần thời gian cho bú trong 5-7 đêm. Mẹ hãy giảm thời gian cho trẻ bú 2-5 phút mỗi hai đêm. Ví dụ, nếu con bạn thường bú trong 10 phút; hãy cho bé bú 8 phút trong 2 đêm; sau đó 6 phút trong 2 đêm tiếp theo, v.v.

[key-takeaways title=”9 cách cai sữa đêm cho bé bú bình”]

  1. Cho trẻ bú bình hoặc bú mẹ trước khi đi ngủ.
  2. Giảm dần số lần bú cũng như số lượng sữa bé bú mỗi đêm.
  3. Cai sữa đêm cho bé bú bình bằng cách pha loãng sữa với nước.
  4. Cho bé ăn nhiều hơn vào ban ngày.
  5. Cai sữa đêm cho bé bú bình bằng cách cất bình sữa khỏi tầm mắt của trẻ.
  6. Nói với con rằng bình sữa chỉ dành cho em bé.
  7. Dùng vật thay thế bình sữa của bé.
  8. Dỗ dành, tạo cảm giác an toàn khi bé thức dậy mỗi đêm.
  9. Cai sữa đêm bằng phương pháp cho bé ăn trong mơ (dream feed).
  10. Giảm thời gian bú sữa vào tối muộn của bé.

[/key-takeaways]

[inline_article id=69794]

3. Một số lưu ý trong cách cai sữa đêm cho bé bú bình

Bên cạnh những lợi ích, cai sữa đêm cho bé bú bình cũng ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và sức khỏe của bé nếu mẹ nếu không thực hiện đúng cách. Do đó, mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Không cai sữa khi bé đang gặp vấn đề về sức khỏe như cảm lạnh, sốt, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
  • Cách cai sữa đêm cho bé bú bình là một quá trình, mẹ nên giữ bình tĩnh, kiên trì.
  • Tuyệt đối không nên gấp gáp hoặc tức giận với trẻ.
  • Theo dõi tỉ mỉ sự phát triển về cân nặng của bé trong thời gian cai sữa đêm để điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp. 

>> Cha mẹ có thể tham khảo: 17 cách cai sữa cho bé an toàn, hiệu quả và mẹo cai sữa đêm cho bé

Hy vọng với 9 cách cai sữa đêm cũng như 3 lưu ý ở trên, cha mẹ đã có thể bớt đi gánh nặng con quấy khóc đòi bú mỗi tối và đồng thời bé cũng phát triển khỏe mạnh như các bạn đồng trang lứa. 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Khi nào cắt tóc cho trẻ sơ sinh? Lưu ý gì khi cắt tóc cho bé

Lớp tóc máu này có cần cắt không? Khi nào nên cắt tóc cho trẻ sơ sinh? Lưu ý gì khi cắt tóc máu cho bé? Đây chắc hẳn là những câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm. Vậy thì hãy cùng tìm ra câu trả lời trong bài viết này nhé!

Tóc máu là gì?

Khi nào thì cắt tóc máu cho bé gái, cắt tóc máu cho bé trai khi nào hay nên cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh khi nào là thắc mắc rất thường gặp.

Theo quan niệm của người xưa, việc cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh là cột mốc rất quan trọng và có thể được thực hiện khi trẻ đầy tháng, sau 3 tháng 10 ngày, 6 tháng sau sinh hoặc sau khi trẻ thôi nôi (đầy năm). Thời điểm trẻ cắt tóc máu có thể khác nhau tùy thuộc vào suy nghĩ, quan điểm của mỗi gia đình.

Đối với một số gia đình chọn cạo tóc máu cho bé ngay từ tháng đầu tiên sau sinh hoặc sau hơn 3 tháng là vì họ quan niệm rằng em bé đã trải qua 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ, cộng thêm một hoặc vài tháng sau khi chào đời thì xem như gần đủ 1 năm hình thành và phát triển khỏe mạnh. Do vậy, các gia đình theo quan niệm này muốn thông qua việc cắt tóc máu cho bé để ngầm chứng tỏ em bé đã lớn, chính thức bắt đầu cuộc sống bên ngoài bụng mẹ.

Bên cạnh ý nghĩa truyền thống, bạn có thể cũng nghe không ít lời đồn về việc cắt tóc máu sớm sẽ giúp tóc của trẻ mọc nhanh, dày và đẹp hơn. Vậy thực hư về vấn đề này là như thế nào? Có nên cắt tóc máu cho bé không? Bạn hãy tiếp tục theo dõi để có câu trả lời nhé!

Có nên cắt tóc máu cho trẻ?

Ông bà ta ngày xưa thường có tập tục cắt tóc cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ sau khi chào đời. Tuy nhiên, việc cắt tóc máu cho trẻ không có lợi ích sức khỏe cho bé cụ thể.

Nếu tóc máu không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ thì không nên cắt. Vì dưới 1 tuổi, thóp của trẻ vẫn chưa liền, việc cắt tóc máu làm mỏng tóc không có lợi cho việc giữ ấm và bảo vệ thóp. Bên cạnh đó, nếu động tác cắt không cẩn thận có thể gây trầy xước, tổn thương vùng da đầu non nớt của trẻ.

Thêm vào đó, việc cắt tóc máu sớm cũng không được khuyến khích vì một số nguyên nhân sau đây:

  • Trong những tháng đầu sau sinh, da đầu và thóp của bé vẫn còn non nớt, rất dễ bị xước hoặc tổn thương ngoài da khi bạn dùng kéo hoặc tông đơ cắt tóc cho con.
  • Việc cắt tóc máu có thể khiến da đầu và thóp của trẻ sơ sinh mất đi lớp bảo vệ tự nhiên. Từ đó phần đầu của trẻ không được giữ ấm tốt cũng như dễ tổn thương bởi các tác động bên ngoài hơn.

Do đó, câu trả lời cho thắc mắc có nên cắt tóc máu cho bé không là ba mẹ không nên quá xem trọng việc cắt tóc sớm để lấy may hoặc tin chắc rằng điều này sẽ giúp tóc của bé yêu mọc nhanh và dày hơn.

Khi nào nên cắt tóc cho trẻ sơ sinh?

Nhiều cha mẹ thường thắc mắc khi nào nên cắt tóc cho trẻ sơ sinh. Theo khuyến cáo chung, cha mẹ nên cắt tóc cho bé sơ sinh khi thấy tóc con bắt đầu dài ra và gây vướng vào mắt, khiến bé khó chịu.

Trên thực tế, không có con số cụ thể nào cho câu hỏi khi nào cắt tóc cho trẻ sơ sinh; bởi tốc độ tóc phát triển ở mỗi bé là khác nhau.

Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau khi cắt tóc cho trẻ:

  • Trẻ dưới 5 tháng tuổi thường không nên cắt tóc máu; bởi thời điểm này da đầu của bé khá nhạy cảm và dễ ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Với các bé trai trên 1 tuổi, mỗi 6 – 8 tuần, cha mẹ nên tỉa tóc cho bé 1 lần. Nếu là bé gái, thời gian giữa mỗi lần cắt tóc cho con tùy thuộc vào độ dài và sở thích cho con để tóc ngắn hay dài của mẹ.  
  • Nên chọn thời điểm con thoải mái và vui vẻ để cắt tóc; giúp việc cắt tóc thuận lợi hơn. Nên tránh những ngày bé đang ngủ ngon, ngủ không ngon giấc, quấy khóc hoặc bị đau ốm.
  • Khi cắt tóc cho bé sơ sinh xong mẹ nên cho bé tắm để vụn tóc không làm con bị ngứa ngáy, khó chịu.

>> Xem thêm: Tóc máu là gì? Có nên giữ lại tóc máu của trẻ sơ sinh?

tóc của bé

Cần chuẩn bị gì trước khi cắt tóc cho trẻ sơ sinh?

Việc cắt tóc cho bé sơ sinh không phải là một chuyện dễ dàng bởi trẻ nhỏ khá hiếu động; một số bé lại quá nhút nhát, dễ khóc òa khi có người chạm vào tóc. Bởi vậy, nếu có ý định cắt tóc cho bé; cha mẹ cần chuẩn bị những điều sau:

Chuẩn bị quần áo sạch để thay cho bé sau khi cắt xong: Trẻ sơ sinh rất hay ngọ nguậy khiến tóc dễ vương vãi khắp người khiến con khó chịu và òa khóc. Cha mẹ nên chuẩn bị sẵn quần áo để thay cho bé dễ chịu hơn. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho bé đi tắm sau khi cắt tóc cho trẻ sơ sinh.

Mang theo đồ chơi: Hãy mang theo một số món đồ chơi quen thuộc như núm vú giả, búp bê/xe hơi, v.v. Bởi khi đến một không gian lạ, bé chắc chắn sẽ lo lắng; đặc biệt là khi có người lạ chạm vào tóc của mình. Một món đồ chơi quen thuộc có thể giúp bé bình tĩnh; không quá chú tâm vào việc cắt tóc. Ngoài ra nếu trẻ sơ sinh khóc khi cắt tóc; hãy dùng đồ chơi như một phần thưởng nếu bé chịu ngồi ngoan cắt tóc.

Chuẩn bị đồ ăn nhẹ: Cho trẻ ăn vặt trong khi cắt tóc cũng là cách để giữ cho trẻ bận rộn và không quan tâm nhiều đến việc có người đang chạm vào tóc của mình. Đồ ăn không chỉ giữ cho bé ngồi yên mà còn giúp bé cảm thấy thoải mái hơn.

Giới thiệu trước cho bé: Hãy cố gắng làm cho bé cảm thấy thoải mái hơn về việc cắt tóc bằng cách tạo ra các hành động bắt chước động tác cắt tóc trong lúc chơi hoặc lúc tắm để bé quen dần.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Có nên cắt tóc cho trẻ sơ sinh khi còn quá nhỏ không?

cắt tóc cho trẻ sơ sinh

Những điều cần ghi nhớ khi cắt tóc lần đầu cho bé

Cha mẹ cần ghi nhớ những điều này để việt cắt tóc cho trẻ sơ sinh trở nên dễ dàng và con cảm thấy thoải mái hơn nhé

Giúp bé cảm thấy thoải mái nhất có thể: Một số bé có thể không thích mặt áo choàng cắt tóc, nếu bé cưng nhà bạn cũng vậy, đừng ép bé. Hãy làm bất cứ điều gì giúp bé thoải mái nhất có thể để lần đầu cắt tóc diễn ra suôn sẻ.

Hãy ôm bé vào lòng, trấn an và vỗ về khi bé khóc: Mẹ có thể ôm bé và nhờ người thân cắt giùm. Nếu đưa bé ra tiệm; hãy ôm bé trong khi đang cắt tóc để bé cảm thấy thoải mái hơn.

Không nên ép buộc cắt tóc cho trẻ sơ sinh: Vì nó chỉ khiến bé quấy khóc dữ dội hơn và có thể tạo ra những hành động nguy hiểm. Chẳng hạn như bé có thể vung tay vung chân khiến kéo cắt tóc vô tình đâm vào da bé, gây chảy máu hoặc bầm tím.

Đi với nhiều thành viên trong gia đình: Điều này là để bé cảm thấy thân thuộc hơn. Mẹ hãy cố gắng rủ thêm nhiều người khi đưa bé đi cắt tóc; như anh chị em hoặc ông bà của bé để khiến bé phân tâm khi cắt tóc.

Giấu hết gương khi cắt tóc cho trẻ sơ sinh: Vì bé có thể hoảng hốt khi thấy bóng người lạ trong gương. Mẹ hãy thử xoay ghế để bé đối mặt với bạn. Điều này cũng có thể giúp bé thoải mái hơn với việc cắt tóc.

Hướng dẫn mẹ cách cắt tóc tại nhà cho trẻ sơ sinh

cắt tóc cho bé tại nhà

1. Chuẩn bị

  • Kéo cắt tóc.
  • 1 cái lược.
  • 1 chai xịt.
  • 1 chiếc ghế cao.
  • 1 cái khăn tắm.
  • 1 cái áo để phủ lên người bé.

2. Các bước cắt tóc cho trẻ tại nhà

Để cắt tóc cho trẻ sơ sinh đúng cách, cha mẹ nên thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Dùng bình xịt để làm ẩm tóc em bé.
  • Bước 2: Dùng lược để chải một phần tóc nhỏ.
  • Bước 3: Dùng 2 ngón tay trỏ và giữa giữ và kéo phần đó cách xa đầu bé một xíu gì cắt.
  • Bước 4: Bỏ phần đã cắt và chuyển sang những phần tóc tiếp theo.
  • Bước 5: Sau khi cắt xong thì dùng khăn phủi phần tóc thừa trên áo bé.

>> Mẹ có thể tham khảo: Bé có tóc đuôi chuột sau gáy lớn lên có bướng bỉnh không?

[inline_article id=182646]

Tóm lại, không có quy định cụ thể về thời gian cắt tóc cho trẻ sơ sinh. Cha mẹ có thể cắt tóc cho bé bất cứ lúc nào nếu cảm thấy tóc bé dài, gây vướng víu đến trẻ. Nhưng tuyệt đối không cắt tóc cho trẻ dưới 5 tháng tuổi vì da đầu bé giai đoạn này khá nhạy cảm. Cũng không nên cắt tóc lúc bé khó chịu, đang bị bệnh.

Khi cắt tóc cho bé, cha mẹ cần lưu ý mang theo đồ chơi, đồ ăn vặt, làm trò cho bé vui, ôm bé vào lòng để trấn an nếu bé khóc nhé! Hy vọng cha mẹ sẽ có thật nhiều niềm vui với trải nghiệm cắt tóc của bé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Tóc máu là gì? Có nên giữ lại tóc máu của trẻ sơ sinh?

Hôm nay, MarryBaby sẽ giúp các mẹ làm quen với tóc máu là gì; và có nên giữ lại tóc máu của trẻ sơ sinh hay không. Hãy cùng tìm hiểu nhé!  

1. Tóc máu là gì?

Tóc máu (Lanugo) hay còn gọi là tóc non. Đây lớp tóc đầu tiên của trẻ đã được hình thành từ tuần thai thứ 24 trở đi khi còn là thai nhi trong bụng mẹ và cứ thế dài ra cho đến khi chào đời. Chức năng của tóc máu là bảo vệ phần thóp non nớt của trẻ và giữ ấm cho toàn bộ phần đầu. Theo thời gian, lớp tóc này sẽ rụng dần để cho lớp tóc thực thụ phát triển.

Chức năng của tóc máu là gì? Tóc máu có chức năng bảo vệ, giữ ấm phần thóp còn rất non nớt của trẻ sơ sinh.

tóc máu là gì
Tóc máu là gì? Tóc máu là lớp tóc đầu tiên của trẻ sơ sinh

2. Có nên cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh?

Nhiều mẹ dù đã biết tóc máu là gì nhưng chắc hẳn không ít mẹ thắc mắc việc có nên cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh; hoặc có nên giữ lại tóc máu của trẻ sơ sinh hay không; và nếu có cắt thì khi nào cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh. 

[key-takeaways title=”Cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh có nên hay không?”]

  • Cắt tóc máu sớm hay muộn cũng không ảnh hưởng gì đến vấn đề sức khỏe của trẻ. Nếu tóc máu không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ thì không nên cắt.
  • Vì dưới 1 tuổi, thóp của trẻ vẫn chưa liền; việc cắt tóc máu làm mỏng tóc không có lợi cho việc giữ ấm cho trẻ và bảo vệ thóp. Bên cạnh đó, nếu động tác cắt không cẩn thận có thể gây trầy xước, tổn thương vùng da đầu non nớt của trẻ.

[/key-takeaways]

Có nhiều quan niệm rằng nếu cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh thì sẽ giúp tóc trẻ mọc dày và đen hơn. Thực tế là chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh điều này cả. Độ dày và màu sắc tóc trẻ sẽ phụ thuộc chủ yếu vào gen di truyền.

Ngoài ra, tóc máu cũng có cấu trúc tương tự tóc bình thường nên sẽ có sự rụng tự nhiên; sợi tóc nào dài ra trước sẽ rụng trước. Dần dần, khi tóc máu của trẻ rụng, tóc bình thường sẽ mọc lên thay thế.

Ở trẻ sơ sinh sau khoảng 3 tháng tuổi, vùng tóc sau đầu của trẻ sẽ tự rụng, tự thay tóc mới, mà dân gian chúng ta gọi là rụng tóc vành khăn. Đây hoàn toàn là một hiện tượng sinh lý bình thường. Vì thế mẹ cũng không cần thiết cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh.

>> Xem thêm: Có nên cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh? Điều cần lưu ý

có nên cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh không?

Biết chức năng của tóc máu là gì, mẹ sẽ hiểu có nên cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh không?

3. Có nên giữ lại tóc máu của trẻ sơ sinh?

Giữ tóc máu cho trẻ sơ sinh để làm gì? Theo quan niệm dân gian, việc giữ lại tóc máu còn giúp giữ vía cho trẻ sơ sinh. Nên khi cắt tóc cho trẻ lần đầu; mẹ có thể giữ lại một ít, cho vào túi nilon cất đi để mong may mắn đến với con.

Nhưng như đã nói ở trên, tóc máu giúp bảo vệ thóp bé sơ sinh. Do cấu trúc xương còn non yếu nên việc có thêm lớp tóc máu bao quanh thóp sẽ hạn chế lực chạm vào thóp bé. Nếu quyết định cắt tóc máu cho bé, mẹ cần lưu ý một số điều.

>> Mẹ có thể tham khảo: Rụng tóc ở trẻ sơ sinh là do đâu và có bình thường không?

[inline_article id=306596]

4. Lưu ý khi cắt tóc máu cho bé là gì?

lưu ý khi cắt tóc máu cho bé
Lưu ý khi cắt tóc máu cho bé là gì?

Mặc dù việc cắt tóc máu cho bé là không mấy cần thiết; nhưng nếu để tóc máu dài và dày, làm ảnh hưởng đến con, cha mẹ nên cân nhắc đến việc cắt ngắn tóc cho bé. Vậy lưu ý khi cắt tóc máu cho bé là gì?

[key-takeaways title=””]

  • Không cắt khi bé đang ngủ.
  • Sau khi cắt tóc máu cho trẻ hãy nhớ tắm lại sạch sẽ.
  • Không cắt tóc máu cho trẻ còn quá nhỏ, cụ thể là dưới 5 tháng tuổi.
  • Không cắt tóc máu khi bé đang khó chịu, quấy khóc hoặc đang bị ốm.
  • Cố gắng cắt tóc cho bé càng nhanh càng tốt vì bé dễ ngọ nguậy, chạm vào kéo hay dụng cụ cắt.

[/key-takeaways]

>> Mẹ có thể tham khảo: Ngày cắt tóc cho bé nào giúp mang lại sức khỏe may mắn?

Tóm lại, tóc máu là gì?

Tóc máu là lớp tóc đầu tiên của trẻ sơ sinh, đã được hình thành từ khi em bé còn trong bụng mẹ. Bắt đầu từ tuần thai thứ 24 trở đi, tóc máu được hình thành và cứ thế phát triển dài ra cho đến khi em bé chào đời.

Tóc máu giúp bảo vệ thóp đầu, giữ ấm phần đầu của bé. Vì vậy, không nên cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh nếu tóc máu không gây ảnh hưởng gì đến sinh hoạt của bé. Hơn nữa, tóc máu sẽ dần rụng theo thời gian và được thay thế bằng tóc bình thường.

Nếu mẹ muốn cắt tóc máu cho con, hãy đảm bảo con trên 5 tháng tuổi; không ốm đau, quấy khóc, khó chịu hay đang ngủ.

Qua bài viết, hy vọng cha mẹ đã hiểu tóc máu là gì; và biết những lưu ý khi cắt tóc máu cho bé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Nước tiểu trẻ sơ sinh màu vàng có bất thường không?

Nước tiểu trẻ sơ sinh màu vàng có phải là bình thường không? Hay là đang báo hiệu bệnh trạng gì ở bé? Cha mẹ hãy cùng theo dõi nhé!

1. Nước tiểu trẻ sơ sinh màu vàng là do đâu?

Nếu nước tiểu của trẻ có màu vàng nhạt thì đây là hiện tượng bình thường, con vẫn khỏe mạnh. Còn nếu nước tiểu trẻ sơ sinh có màu vàng sẫm; nguyên nhân có thể thuộc về chế độ dinh dưỡng và bệnh lý, bao gồm:

1.1  Các nguyên nhân về dinh dưỡng

Khi uống không đủ nước hoặc bú không đủ sữa; nước tiểu trẻ sơ sinh dễ trở nên cô đặc, có mùi khai và có màu vàng sẫm. Để con bú đủ sữa, mẹ nên lưu ý:

  • Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ: Cho con bú ít nhất 8 lần/ngày. Khoảng cách giữa các lần không được quá 6 tiếng; cứ làm như thế liên tục trong ít nhất 6 tuần đầu tiên. Cho bé bú ít nhất 10 phút cho mỗi bên; tổng cộng là 20 phút/lần bú. 
  • Đối với trẻ sơ sinh bú bình: Cho trẻ bú bình sau mỗi 2 đến 3 giờ hoặc khi bé có vẻ đói. Mỗi lần cho bé bú khoảng 30-60 ml trong thời gian đầu, rồi sau đó tăng lên 60-90ml. 

Ngoài ra, việc mẹ uống các loại thuốc có màu vàng, ăn các thực phẩm có chất phụ gia màu vàng, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ vào thì nước tiểu sẽ có màu vàng. 

>> Xem thêm: Bảng ml sữa chuẩn cho bé bú mẹ và sữa công thức theo từng tháng

1.2 Nguyên nhân bệnh lý

Vàng da sơ sinh là tình trạng điển hình nhất khiến cho màu sắc nước tiểu có màu vàng ở trẻ sơ sinh. Hiện tượng này rất phổ biến ở bé sơ sinh; đặc biệt là những trẻ sinh non.

Bên cạnh đó, việc nước tiểu trẻ có màu vàng kèm mùi khai có thể là do mắc các bệnh lý sau:

  • Viêm gan do virus, thuốc …: Gan có nhiệm vụ lọc và thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Nếu bị tổn thương do bệnh lý như viêm gan có thể gây suy gan cấp tính; dẫn đến những triệu chứng như vàng da, nước tiểu vàng, nổi chấm xuất huyết, rối loạn đông máu…
  • Bệnh lý tán huyết bẩm sinh: Đây là bệnh liên quan đến tế bào máu (hồng cầu), có tính di truyền; do thiếu men G6PD (men này giúp ngăn hồng cầu không bị vỡ) và bệnh lý Hemoglobin bất thường.
  • Tắc nghẽn đường mật: Tình trạng vàng da thường từ sau sinh và kéo dài đến 2-3 tháng tuổi; nước tiểu sậm màu, tiêu phân bạc màu (màu trắng như phân cò). Trong trường hợp này; trẻ cần phẫu thuật sớm vì có thể diễn tiến đến suy gan và xơ gan
  • Nhiễm trùng gây mất nước: Trong trường hợp trẻ có những triệu chứng như ói, tiêu chảy; lượng nước trong cơ thể sẽ giảm. Do đó, nước tiểu sẽ cô đặc bù lại và có màu vàng sậm. Nguyên nhân khác có thể do nhiễm trùng tại đường tiểu. Đối với trẻ nhỏ thường có sốt cao, bỏ bú, quấy khóc; nhất là khi đi tiểu, nước tiểu có màu vàng hay đỏ…
  • Thuốc: Một số loại thuốc mẹ uống vào có thể gây vàng da do khởi phát huyết tán ở một số bệnh lý chuyển hóa.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng hoặc trắng thì có đáng lo ngại hay không?

nước tiểu trẻ sơ sinh màu vàng
Nước tiểu của trẻ có màu vàng sẫm là do bệnh lý như viêm da, viêm gan, tán huyết bẩm sinh,…

2. Cách đoán bệnh lý qua sắc độ nước tiểu của trẻ sơ sinh

Tình trạng nước tiểu trẻ sơ sinh có màu vàng sẫm cũng không đáng phần lo ngại vì nguyên nhân do trẻ mắc bệnh lý cũng không thường gặp. Bên cạnh nước tiểu trẻ sơ sinh có màu vàng; mẹ cũng nên tham khảo thêm một số màu sắc nước tiểu khác để nắm bắt được tình trạng sức khỏe của con:

  • Nước tiểu màu vàng nhạt: Màu nước tiểu bình thường phụ thuộc vào lượng sắc tố gọi là “urochrome” được pha loãng trong nước tiểu. Nếu trẻ được bổ sung đủ lượng sữa mẹ hoặc nước (đối với trẻ trên 6 tháng); chất này sẽ loãng hơn làm nước tiểu có màu vàng nhạt. 
  • Nước tiểu trẻ sơ sinh màu vàng sẫm: Ngược lại với vàng nhạt, khi trẻ bú không đủ hay bị mất nước; sẽ làm nước tiểu cô đặc có màu vàng sậm. Bên cạnh đó, nếu phần trên trán của bé phồng hoặc lõm sâu; đây là dấu hiệu cơ thể bé thiếu nước trầm trọng. Mẹ cần bổ sung đủ dịch kịp thời cho con.
  • Nước tiểu màu đậm như trà đặc: Không đơn giản chỉ là thiếu nước, khi trẻ đi tiểu có màu trà đặc, đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh như viêm gan, viêm túi mật, sỏi thận… Nếu tình trạng nước tiểu đậm màu kéo dài, mẹ nên đưa bé đi khám để phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời.
  • Nước tiểu trẻ màu đỏ hoặc hồng: Nước tiểu màu hồng/đỏ có thể là do bé ăn các thực phẩm có các màu này như thanh long ruột đỏ, mâm xôi, củ dền,… Hoặc cũng có thể do trẻ tiểu ít, tiểu ra máu, nhiễm độc chì, hoặc thủy ngân làm nước tiểu trẻ sơ sinh màu hồng.
  • Nước tiểu màu cam, đỏ hoặc nâu: Đây có thể do nước tiểu của trẻ sơ sinh dính máu. Trên thực tế, trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi đi tiểu có máu có thể do dịch tiết âm đạo ở bé gái hoặc cắt bao quy đầu ở bé trai. Tuy nhiên, đây còn là biểu hiện của bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc thận. Do đó, tốt hơn hết là cha mẹ cho bé đi kiểm tra với bác sĩ.
  • Màu xanh lam, xanh lục và nâu: Nguyên nhân nước tiểu của trẻ có màu này có thể là do màu thực phẩm, tác dụng của thuốc.

 

nước tiểu trẻ sơ sinh màu vàng
Cha mẹ phải làm gì khi nước tiểu trẻ sơ sinh có màu vàng sẫm

 

3. Cần làm gì khi nước tiểu bé có màu vàng sẫm?

Khi đã biết nguyên nhân nước tiểu trẻ sơ sinh có màu vàng sẫm là do trẻ uống ít nước, thiếu sữa; mẹ nên bổ sung đầy đủ dịch cho bé. Với bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ tăng cường cho bé bú sữa. Với bé trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể bổ sung nước hoặc uống nước điện giải

Nhưng tuyệt đối không được cho bé uống quá nhiều nước; hoặc sữa vì có thể làm trẻ ngộ độc nước, nôn ói.

Nếu sau khi đã giúp trẻ sơ sinh bú đủ mà nước tiểu vẫn vàng sẫm; có thể kèm theo những triệu chứng khác như vàng da, tiêu phân bạc màu hay tiêu chảy, sốt, ọc sữa liên tục, bụng chướng, lừ đừ. Cha mẹ nên đưa trẻ đến khám các bệnh viện nhi để được chẩn đoán bệnh sớm.

Ngoài quan sát nước tiểu, mẹ xem thêm về màu sắc phân của trẻ sơ sinh. Đồng thời, hiểu tần suất đi ngoài của bé qua từng tháng tuổi:

[key-takeaways title=”Tóm lại”]

  • Nước tiểu trẻ sơ sinh màu vàng nhạt là hiện tượng bình thường do trong nước tiểu có sắc tố “urochrome” làm vàng nước tiểu.
  • Nhưng nếu nước tiểu của trẻ có màu vàng sẫm thì có thể là do trẻ đang bị thiếu nước, uống không đủ sữa. Những lúc này, mẹ nên bổ sung đầy đủ nước và sữa cho trẻ.
  • Còn nếu nước tiểu trẻ vàng sẫm, kèm theo những triệu chứng khác như vàng da, tiêu phân bạc màu hay tiêu chảy, sốt, ọc sữa liên tục, bụng chướng, lừ đừ… cha mẹ nên đưa trẻ đến khám các bệnh viện ngay.

[/key-takeaways]