Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Thắc mắc thầm kín: Buồn đi đại tiện nhiều có phải sắp sinh không?

Khi gần đến ngày sinh, điều mẹ bầu quan tâm nhất là dấu hiệu con sắp chào đời. Trong số đó, “buồn đi đại tiện có phải sắp sinh” hay “bầu tháng cuối đi đại tiện nhiều” là những dấu hiệu chuyển dạ sinh nở khiến nhiều mẹ bầu trăn trở. Hãy cùng MarryBaby đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé.

Thời điểm sắp sinh chính xác là khi nào?

Sắp sinh là cụm từ thường được dùng để chỉ giai đoạn mẹ bầu đang bước vào giai đoạn chuyển dạ thực sự hay đôi khi, trong ngôn ngữ thông thường, ám chỉ khoảng thời gian sắp tới ngày dự sinh. 

Chuyển dạ có thể được chia thành 3 thời điểm sau:

  • Tuần 37 – tuần 42: Đây là thời điểm chuyển dạ đủ tháng, lúc này thai nhi được xem là đã trưởng thành, đủ để sống ở ngoài tử cung của mẹ.
  • Tuần 22 – dưới tuần 37: Thời điểm chuyển dạ non tháng
  • Tuần 42 trở đi: Thời điểm trẻ sinh già tháng

Buồn đi đại tiện nhiều có phải sắp sinh không?

Buồn đi đại tiện nhiều có phải sắp sinh không? Mẹ có cảm giác buồn đại tiện vì giai đoạn này cơ thể mẹ trải qua nhiều thay đổi lớn về nội tiết như thay đổi tỉ lệ Estrogen-progesteron; gia tăng lượng prostalandin ảnh hưởng lên hoặt động của ruột, relaxin làm thư dãn các cơ vùng chậu; khi bước vào chuyển dạ sắp sinh sự xuống thấp của thai nhi trong khung chậu, đè ép lên ruột, trực tràng. 

Buồn đi đại tiện nhiều có phải sắp sinh không?

Một số nguyên nhân khác khiến mẹ buồn đi đại tiện không liên quan đến dấu hiệu sắp sinh như:

  • Buồn đi đại tiện nhiều có phải sắp sinh? Không vì có thể mẹ đã ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh nên đã bị rối loạn tiêu hóa, gây đi ngoài, tiêu chảy.
  • Buồn đi đại tiện nhiều có phải sắp sinh không? Có thể không vì mẹ cũng có khả năng mắc hội chứng ruột kích thích.

Như vậy, buồn đi đại tiện nhiều có phải sắp sinh không? Câu trả lời là có thể có.

Dấu hiệu mẹ sắp sinh khác

Sau khi nắm được thời điểm chuyển dạ sắp sinh, vậy đâu là các dấu hiệu cho thấy mẹ sắp sinh? Buồn đi đại tiện nhiều có phải sắp sinh? Dưới đây là các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh mẹ cần lưu tâm:

1. Cơn gò tử cung chuyển dạ thật

Cơn đau này diễn ra với cường độ và tần suất tăng dần và đều đặn hơn hẳn, khác với cơn gò Braxton-Hicks (cơn gò chuyển dạ giả). Mẹ bầu sẽ rất dễ phân biệt cơn co thắt sinh lý với cơn co thắt chuyển dạ vì lý do này.

cơn gò tử cung chuyển dạ thật

2. Sa bụng dưới

Vào những tháng cuối thai kỳ, em bé sẽ di chuyển dần xuống vùng xương chậu cua thai nhi sẽ di chuyển dần xuống khu vực xương chậu của mẹ, đầu bé quay xuống phía dưới để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Hiện tượng này có thể diễn ra trước vài tuần, thậm chí vài giờ trước khi mẹ sinh thật, đặc biệt là trường hợp sinh con so

3. Vỡ ối

Vỡ ối là dấu hiệu rõ nhất cho việc chuyển dạ sắp sinh. Cảm giác vỡ ối ở mỗi người sẽ khác nhau, mẹ sẽ cảm thấy một dòng nước chảy nhanh, mạnh và đột ngột tuôn ra từ âm đạo. Một số trường hợp dòng nước ối sẽ rỉ ra từ từ để báo hiệu sắp sinh.

4. Cổ tử cung giãn nở

Ở những tuần cuối của thai kỳ, đoạn dưới của tử cung sẽ giãn ra, mỏng dần để “dọn đường” cho em bé chào đời. Do đó, mẹ hãy thăm khám bác sĩ để kiểm ra tốc độ mở và độ giãn của cổ tử cung nhé. 

>>Xem thêm: Mẹo để nhanh chuyển dạ: Bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh?

5. Mất nút nhầy

Nút nhầy cổ tử cung là một khối chất nhầy nằm ở lổ cổ tử cung có nhiệm vụ như một hàng rào bảo vệ, khi vào chuyển dạ có hiện tượng âm đạo tiết dịch nhầy hồng. Đây chính là hiện tượng mất nút nhầy cổ tử cung để đón em bé chào đời.

6. Chuột rút, đau thắt lưng

Khi sắp sinh, mẹ sẽ bị chuột rút thường xuyên hơn, kèm với đó là cơn đau mỏi hai bên háng hoặc vùng lưng.

7. Giãn khớp

Hormone relaxin giúp các dây chằng của mẹ mềm và giãn hơn. Các khớp xương chậy cũng linh hoạt và mở rộng hơn để giúp mẹ sinh dễ hơn.

>>Xem thêm: Tháng cuối thai kỳ nên ăn gì để dễ sinh thường và không rạch tầng sinh môn?

Mẹ sắp sinh cần chuẩn bị điều gì?

Sau khi đã biết buồn đi đại tiện nhiều có phải sắp sinh, mẹ hẳn rất tò mò nên chuẩn bị điều gì khi sắp sinh. Mẹ hãy tham khảo thực hiện theo những điều sau để chuẩn bị đón bé chào đời.

1. Ăn nhẹ

Việc ăn uống vô cùng quan trọng vì nó giúp mẹ đảm bảo năng lượng để chuẩn bị sinh con. Mẹ bầu nên lựa chọn các loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa, uống đủ nước và đảm bảo ăn uống đủ chất nhé.

Tuy nhiên, nếu thai kỳ có hay mẹ nghi có vấn đề bất thường thì tốt nhất hãy vào bệnh viện trước, việc ăn uống đôi khi có thể không an toàn cho những điều trị sau đó của bác sĩ.

2. Thư giãn, vận động nhẹ nhàng

Thư giãn, tập thở sẽ giúp mẹ giảm các cơn đau do co thắt, đồng thời cũng giúp mẹ dễ sinh hơn nữa đó. 

3. Massage nhẹ nhàng

Điều này sẽ khiến mẹ thư giãn, cảm thấy thỏa mái vì được giải tỏa bớt cơn đau. Hơn nữa, tinh thần và tâm trạng của mẹ cũng cải thiện đáng kể.

4. Hỗ trợ giảm đau

Nếu cơn đau sắp sinh vượt quá sức chịu đựng của mẹ, bác sĩ có thể thực hiện các biện pháp giảm đau để đảm bảo sức khỏe cho mẹ trong quá trình chuẩn bị chuyển dạ sắp sinh này.

Ngoài ra, mẹ hãy thu xếp công việc, chuẩn bị đồ đạc, chọn cơ sở y tế uy tín, dịch vụ tốt để được chăm sóc trong thời gian chờ sinh.

Trên đây là giải đáp của MarryBaby về thắc mắc buồn đi đại tiện nhiều có phải sắp sinh. Hy vọng mẹ bầu đã gỡ rối được những băn khoăn tương tự như nguyên nhân bầu tháng cuối đi đại tiện nhiều cũng như các dấu hiệu sắp sinh và hành trang chuẩn bị “đi đẻ” cho mẹ.

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Trước khi chuyển dạ em bé có đạp không? Dấu hiệu mẹ con sắp gặp nhau

Các mẹ bầu lần đầu sẽ có rất nhiều thắc mắc về cuộc “vượt cạn” trước khi gặp con yêu. Có nhiều mẹ băn khoăn vấn đề trước khi chuyển dạ em bé có đạp không? Vấn đề này sẽ được MarryBaby giải đáp trong bài viết này cũng với các vấn đề về chuyển dạ. Hãy theo dõi bài viết nhé mẹ bầu!

Chuyển dạ là gì?

Để hiểu vấn đề trước khi chuyển dạ rem bé có đạp không, bạn cần hiểu chuyển dạ là gì. Theo National Institute of Child Health and Human Development (Viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Con người Hoa Kỳ – NICHD); chuyển dạ là quá trình em bé được sinh ra.

Điều này được tính từ lúc quá trình chuẩn bị sinh cho đến khi em bé và nhau thai được tống khỏi bụng mẹ. Quá trình chuyển dạ thường sẽ bắt đầu hai tuần trước hoặc sau ngày dự sinh được chia theo 3 giai đoạn:

  • Xóa mở cổ tử cung.
  • Sổ thai.
  • Sổ nhau và cầm máu.

>> Bạn có thể xem thêm: Biểu đồ chuyển dạ và những điều mẹ bầu cần biết trước khi sinh

[key-takeaways title=”Quá trình chuyển dạ diễn ra thế nào?”]

  • Trước tiên, một loạt các cơn co thắt tử cung diễn ra liên tục giúp cổ tử cung giãn ra và mỏng dần để thai nhi đi qua.
  • Khi cổ tư cung giãn mỏng và mở ra hoàn toàn, người mẹ sẽ bắt đầu rặn đẻ. Khi đó em bé và nhau thai sẽ được tống ra khỏi cơ thể mẹ qua được âm đạo (nếu mẹ sinh thường).

[/key-takeaways]

Dấu hiệu chuyển dạ

Bên cạnh vấn đề trước khi chuyển dạ em bé có đạp không, bạn cần nhớ những dấu hiệu chuyển dạ
Bên cạnh vấn đề trước khi chuyển dạ em bé có đạp không, bạn cần nhớ những dấu hiệu chuyển dạ

Để trả lời vấn đề trước khi chuyển dạ em bé có đạp không; chúng ta cần hiểu rõ các dấu hiệu chuyển dạ là gì. Mặc dù mỗi phụ nữ trải qua quá trình chuyển dạ khác nhau. Nhưng chúng ta có thể sẽ gặp một số dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh phổ biến sau:

  • Bụng bầu tụt xuống (sa bụng dưới)
  • Đau lưng hoặc đau quặn bụng dưới
  • Cảm giác mót rặn muốn đi cầu
  • Khớp giãn ra
  • Chuột rút
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày
  • Cổ tử cung bắt đầu mở
  • Âm đạo ra dịch nhầy có lẫn chút máu
  • Các cơn co thắt tử cung xuất hiện
  • Vỡ nước ối

>> Bạn có thể xem thêm: Đau bụng lâm râm sắp sinh, đâu là dấu hiệu em bé muốn chào đời?

[key-takeaways title=”Cơn gò chuyển dạ bao lâu thì sinh?”]

Ngoài nhận biết dấu hiệu sắp sinh thì cơn gò chuyển dạ bao lâu thì sinh cũng được quan tâm. Hầu hết mẹ bầu sẽ bắt đầu chuyển dạ trước hoặc sau khi vỡ ối. Với phụ nữ mang thai đủ tháng sẽ bắt đầu chuyển dạ sau khi vỡ ối trong 24 giờ.

[/key-takeaways]

Trước khi chuyển dạ em bé có đạp không?

Khi đã biết các dấu hiệu chuyển dạ; thì vấn đề trước khi chuyển dạ em bé có đạp không là điều được nhiều người quan tâm. Hầu hết thai nhi bắt đầu xoay đầu vào khung xương chậu từ tuần thứ 32 – 36 của thai kỳ. Điều này chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ sắp tới.

[key-takeaways title=””]

Vậy trước khi chuyển dạ em bé có đạp không? Câu trả lời là có nhé. Sự chuyển động của thai nhi trong bụng mẹ bắt đầu rất sớm và mẹ thường cảm nhận được từ 18-20 tuần. Và những cú đá, sự nhào lộn và vận động của thai nhi sẽ diễn ra liên tục cho đến khi em bé được rời khỏi bụng mẹ.

[/key-takeaways]

Ngoài việc trước khi chuyển dạ em bé có đạp không; nếu trong quá trình mang thai và trước khi chuyển dạ không cảm nhận được thai nhi máy trong thời gian dài. Thì bạn hãy đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe thai nhi ngay nhé. Trong một số trường hợp đó có thể là dấu hiệu cảnh báo em bé đang gặp vấn đề nguy hiểm.

>> Bạn có thể xem thêm: Thai nhi đạp nhiều bụng dưới: Nhất cử nhất động đều cần lưu tâm

Phân biệt chuyển dạ thật và chuyển dạ giả

Bên cạnh vấn đề trước khi chuyển dạ em bé có đạp không; chúng ta cần phân biệt được chuyển dạ thật và chuyển dạ giả (Braxton-Hicks) như thế nào. Chúng ta sẽ phân biệt như sau:

1. Thời gian và tần suất

  • Các cơn gò chuyển dạ thật đến đều đặn, cường độ tăng dần và các cơn đau càng ngày càng gần nhau. Mỗi lần cơ gò kéo dài khoảng 60 hoặc 90 giây.
  • Các cơn co thắt giả không có cường độ và tần suất không đều nhau.

2. Thay đổi theo chuyển động

  • Các cơn co thắt chuyển dạ thực sự vẫn tiếp tục ngay cả khi bạn nghỉ ngơi hoặc di chuyển.
  • Các cơn co thắt giả có thể dừng lại khi bạn đi bộ hoặc nghỉ ngơi.

3. Sức mạnh cơn co thắt

  • Các cơn co thắt chuyển dạ thật sự mạnh dần lên.
  • Các cơn co thắt giả thường yếu, có thể bắt đầu mạnh mẽ và sau đó suy yếu.

4.Đau bụng chuyển dạ ở vị trí nào?

  • Đau bụng chuyển dạ ở vị trí nào? Cơn đau do các cơn gò chuyển dạ thật thường bắt đầu ở phía sau lưng và di chuyển ra phía trước bụng.
  • Đau do co thắt giả thường chỉ cảm thấy ở phía trước bụng.

[inline_article id=281882]

Những cách giúp chuyển dạ nhanh

Vậy là bạn đã biết trước khi chuyển dạ em bé có đạp không rồi phải không? Khi xuất hiện những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh bạn cần biết thêm kinh nghiệm chuyển dạ nhanh. Dưới đây là cách bí quyết giúp mẹ “vượt cạn” nhanh chóng:

1. Bí quyết ăn uống

Một vài kinh nghiệm dân gian hoặc đôi khi là lời khuyên của bác sĩ như sau:

  • Gần ngày sinh không nên ăn gì? Ăn cay khi gần đến ngày dự sinh.
  • Uống tinh dầu hoa anh thảo 3 lần/1 ngày.
  • Uống nước lá tía tô nấu đặc.
  • Ăn dứa hoặc uống nước ép dứa.
  • Ăn chè mè đen nấu với bột sắn dây.
  • Ăn rau lang luộc trước ngày dự sinh một tuần.
  • Kinh nghiệm chuyển dạ nhanh là uống nước dừa tươi đun nóng khi có hiện tượng chuyển dạ.
  • Ăn rau húng quế vào tuần cuối của thai kỳ.
  • Ăn cà tím vào những tuần cuối gần ngày dự sinh.

2. Bí quyết trong sinh hoạt

  • Kinh nghiệm chuyển dạ nhanh cần ngủ từ 7 giờ trở lên sẽ tốt hơn cho sức khỏe và quá trình chuyển dạ.
  • Mẹ bầu cần tập luyện đi bộ và đứng thẳng, tức là thực hành ngồi xổm.
  • Thư giãn đầu óc chuẩn bị vượt cạn.
  • Quan hệ tình dục khi đến ngày gần sinh nhưng tuyệt đối không quan hệ khi đã vỡ ối.
  • Thoa dầu dừa lên tầng sinh môn.
  • Đi bộ nhiều hơn khi bắt đầu chuyển dạ.

[key-takeaways title=”Những điều mẹ bầu nên làm khi có dấu hiệu chuyển dạ”]

Ngoài vấn đề trước khi chuyển dạ em bé có đạp không, khi thấy dấu hiệu chuyển dạ mẹ nên làm những điều sau:

Mẹ bầu nên làm:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ và không nên vận động mạnh.
  • Nên nằm nghiêng về bên trái để máu huyết lưu thông dễ dàng và vận chuyển đủ tới thai nhi.
  • Chuẩn bị đầy đủ những vật dụng cần thiết như giấy tờ, các loại hồ sơ, tiền bạc… để tránh trường hợp khi chuyển dạ sẽ bị bối rối.
  • Chuẩn bị tâm lý thật sẵn sàng để đối mặt với những cơn đau khi chuyển dạ.

Mẹ bầu không nên làm:

  • Không nên đi xa vì có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào.
  • Không được thức khuya và nên ngủ đủ từ 7 tiếng trở lên.

[/key-takeaways]

Như vậy, bạn đã biết trước khi chuyển dạ em bé có đạp không rồi. Thai nhi sẽ cử động liên tục trong bụng mẹ cho đến khi chào đời. Nếu mẹ cảm nhận trong thời gian lâu không thấy con cử động hãy kiểm tra đếm số lần máy. Nếu con đạp ít hơn 4 lần hoặc không cử động thì phải đến bệnh viện ngay nhé.

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Vỡ ối bao lâu thì đẻ em bé? Cách mẹ vượt cạn thành công không nguy hiểm!

Khi đến giai đoạn cuối của thai kỳ, nhiều mẹ bầu thắc mắc không biết vỡ ối bao lâu thì đẻ em bé. Hiểu được sự lo lắng và hoang mang của các mẹ, MarryBaby sẽ chi sẻ tất cả thông tin về vấn đề vỡ ối. Hãy theo dõi bài viết để biết câu trả lời nhé.

Nước ối là gì?

Trước khi tìm hiểu vỡ ối bao lâu thì đẻ, mẹ nên hiểu nhiều hơn về nước ối. Vào ngày thứ 10-12 sau khi thụ tinh, thai sẽ xuất hiện túi ối. Trong giai đoạn sau đó, túi ối sẽ có nước ối và thai nhi sẽ phát triển mỗi ngày tại đây.

Nước ối là một chất lỏng chứa chủ yếu là nước và một ít các điện giải, peptide, hormone, kháng thể… Chất lỏng này giúp bảo vệ thai nhi phát triển khỏe mạnh. Nước ối sẽ lưu thông liên tục do thai nhi nuốt vào sau đó tiểu ra ngoài. Khi bạn vỡ ối, túi ối bị vỡ và nước ối sẽ rò rỉ từ âm đạo.

>> Bạn có thể xem thêm: Bảng chỉ số nước ối theo tuần: Mẹ bầu phải theo dõi để thai nhi luôn khỏe mạnh!

[key-takeaways title=”Công dụng của nước ối”]

Để hiểu được vỡ ối bao lâu thì đẻ, bạn phải hiểu rõ hơn công dụng của nước ối.

  • Bảo vệ thai nhi khỏi bị nhiễm trùng.
  • Là chiếc đệm lót giúp thai chuyển động và phát triển.
  • Giúp hệ tiêu hóa và hô hấp của thai nhi phát triển vì con hít nước ối vào.
  • Giúp cơ và xương của thai nhi phát triển vì con di chuyển trong nước ối.
  • Ngăn ngừa dây rốn bị đè nén gây ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Điều hòa thân nhiệt của thai nhi.

[/key-takeaways]

>> Xem thêm: Nước ối có màu gì, mùi gì? Dấu hiệu nước ối bất thường mẹ phải biết

Nhận biết hiện tượng vỡ ối

1. Vỡ ối bao lâu thì đẻ? Dấu hiệu vỡ ối

Khi hiện tượng vỡ ối xuất hiện chính là báo hiệu cho việc chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ sinh nở. Mỗi phụ nữ sẽ gặp hiện tượng vỡ ối khác nhau. Dưới đây là các dấu hiệu của hiện tượng vỡ ối.

  • Một số mẹ bầu có cảm giác “bục” nước ối và sau đó lượng lớn nước ối tuôn ra ồ ạt.
  • Cũng có người nước ối tạo thành dòng chảy, ngắt quãng hoặc liên tục, rỉ ra từ âm đạo.
  • Một số mẹ lại có hiện tượng nước ối rỉ ra rất ít, chỉ đủ làm ướt quần lót. Trường hợp này có thể gây nhầm lẫn với tình trạng són tiểu.

Muốn biết thêm về cách phân biệt rỉ ối và són tiểu, mời mẹ đón đọc bài viết: Rỉ ối hay bị són tiểu, bầu cần phải rõ ràng

Một chủ đề tương tự cũng đang được nhiều mẹ quan tâm thảo luận trên các diễn đàn đó là cách nhận biết nước ối và huyết trắng. Mẹ có thể xem thêm tại đây.

2. Hiện tượng vỡ ối bất thường

Vỡ ối bao lâu thì đẻ? Đâu là hiện tượng vỡ ối bất thường?
Vỡ ối bao lâu thì đẻ? Đâu là hiện tượng vỡ ối bất thường?

Bên cạnh dấu hiệu vỡ ối và vỡ ối bao lâu thì đẻ; mẹ bầu cũng cần cẩn thận với các hiện tượng vỡ ối bất thường. Nếu thấy các vấn đề sau thì phải nhanh chóng nhập viện ngay:

  • Nếu bạn bị vỡ ối trước tuần thứ 37 của thai kỳ, thì đó được gọi là vỡ ối non (Prelabor Rupture of Membranes). Ối vỡ bất kỳ giai đoạn nào cũng có thể khiến mẹ bầu bị nhiễm trùng, chèn ép dây rốn, nhau thai bong non, sa dây rốn… Điều này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng mẹ và bé.
  • Ngoài ra, nước ối khi bị lẫn với phân su sẽ có màu vàng hoặc xanh lục. Nếu em bé hít phải phân su thì sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Hoặc khi nước ối có màu đen, mùi hôi và lẫn máu cũng là dấu hiệu nguy hiểm.

Bên cạnh đó, khi thấy những biểu hiện bất thường kèm vỡi nước ối sau bạn cũng nên đến bệnh viên ngay:

  • Em bé ít hoạt động hơn bình thường.
  • Mẹ cảm thấy không khỏe, sốt, lạnh hoặc đổ mồ hôi.
  • Những cơn đau rõ nét kéo dài liên tục ở bụng.

>> Bạn có thể xem thêm: Chỉ số nước ối tuần 39 bao nhiêu thì phải mổ?

Vỡ ối bao lâu thì đẻ em bé?

[key-takeaways title=””]

Vỡ ối bao lâu thì đẻ sẽ phụ thuộc nhiều vào thời điểm hiện tượng vỡ ối và chuyển dạ sau bao lâu. Hầu hết mẹ bầu mang thai đủ tháng sẽ bắt đầu chuyển dạ trước hoặc sau khi vỡ ối. Đa số phụ nữ sẽ bắt đầu chuyển dạ sau khi vỡ ối trong 24-48 giờ sau đó.

[/key-takeaways]

Tuy nhiên, mỗi người sẽ có quá trình chuyển dạ sinh nở khác nhau. Nhưng có bản sẽ có 3 giai đoạn sau:

1. Giai đoạn chuyển dạ mở đầu

Vỡ ối bao lâu thì đẻ? Bạn sẽ cảm thấy những cơn co thắt tử cung nhẹ và thưa thớt kéo dài vài giờ; thậm chí là vài ngày. Vỡ ối bao lâu thì đau bụng? Sau giai đoạn này, cổ tử cung cần thời gian để mở rộng thêm. Vì thế, bạn sẽ cảm thấy xuất hiện những cơn gò dữ dội hơn, đều đặn và gần nhau hơn.

2. Vỡ ối bao lâu thì đẻ? Giai đoạn chuyển dạ tích cực

  • Với mẹ sinh con lần đầu: Giai đoạn này kéo dài trung bình từ 8 đến 12 giờ.
  • Với mẹ sinh con lần hai trở đi: Giai đoạn này thường ngắn hơn.

Tuy nhiên vỡ ối bao lâu thì đau bụng? Có một số ít phụ nữ có thể trải qua chuyển dạ kéo dài từ 18 đến 24 giờ. Chuyển dạ sau bao lâu thì sinh và vỡ ối bao lâu thì đẻ? Kết thúc giai đoạn chuyển dạ tích cực, bạn sẽ bước vào giai đoạn sinh con khi cổ tử cung đã mở rộng tối đa.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách chuyển dạ nhanh: phương pháp kích thích tự nhiên mẹ bầu nên biết!

Mẹ cần làm gì khi thấy hiện tượng vỡ ối?

cần làm gì khi thấy hiện tượng vỡ ối

Khi bạn đã biết vỡ ối bao lâu thì đẻ, thì bạn cần phải biết làm gì để chuẩn bị bước vào quá trình vượt cạn. Dưới đây là những việc cụ thể cần làm như sau:

  • Khi phát hiện ối vỡ, việc quan trọng nhất cần làm là phải vào bệnh viện để kiểm tra tình hình thai nhi.
  • Ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ để đảm bảo sức khỏe.
  • Bạn vẫn có thể đi lại và hoạt động nhẹ nhàng để giúp quá trình chuyển dạ diễn ra thuận lợi hơn nếu sau khi bạn nhập viện và được bác sĩ thăm khám, cho phép.
  • Do nước ối sẽ tiếp tục rỉ ra vì vậy mẹ bầu cần giữ sạch sẽ và khô thoáng bằng cách sử dụng và thay băng vệ sinh thường xuyên. Tuy nhiên, bạn không nên dùng tampon vì có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng cho bé.
  • Không nên quan hệ tình dục khi nước ối đã vỡ ối. Vì điều làm tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo và tử cung dẫn đến nguy hiểm cho bé.

[key-takeaways title=”Bí quyết vượt cạn thành công dành cho mẹ bầu!”]

Bên cạnh vấn đề vỡ ối bao lâu thì đẻ, bạn cũng cần biết cách vượt cạn như thế nào để mẹ tròn con vuông. Dưới đây là các bí quyết bạn nên nhớ:

  • Tập thể dục thường xuyên trong quá trình mang thai.
  • Tham gia một lớp chuẩn bị sinh để chuẩn bị những kiến thức cho ngày lâm bồn.
  • Ăn uống đầy đủ và bổ sung vitamin trước khi sinh.
  • Việc sinh con sẽ dễ dàng hơn khi con ở trong tư thế tối ưu.

[/key-takeaways]

[inline_article id=303057]

Như vậy vỡ ối bao lâu thì đẻ sẽ phụ thuộc vào thời điểm vỡ ối và thời gian chuyển dạ. Thông thường, bạn có thể sẽ chuyển dạ ngay sau khi vỡ ối trong 24 giờ. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các mẹ bầu đang chuẩn bị đến ngày vượt cạn.

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Gần ngày sinh không nên ăn gì? Mẹ muốn “vượt cạn” dễ dàng phải lưu lại ngay!

Thực phẩm mà mẹ tiêu thụ cũng góp phần vào sự thành công trong “hành trình vượt cạn” của mẹ đó. Do vậy, “gần ngày sinh không nên ăn gì” là điều mẹ nên nắm rõ. Cùng MarryBaby khám phá trong bài viết dưới đây nhé.

Gần ngày sinh nên ăn gì?

Trước khi tìm hiểu gần ngày sinh không nên ăn gì, cũng tốt nếu mẹ biết chế độ dinh dưỡng hợp lý hỗ trợ cho quá trình vượt cạn thành công. Do đó, gần ngày sinh mẹ nên dùng các thực phẩm dưới đây. 

  • Thực phẩm chứa chất xơ

Gần ngày sinh cũng là lúc thai nhi phát triển mạnh nên tạo áp lực lên bụng của mẹ, khiến mẹ dễ bị táo bón. Do đó, mẹ nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ.

Một số thực phẩm chứa nhiều chất xơ mẹ có thể tham khảo như: rau củ màu xanh đậm, cà rốt, súp lơ, gạo lứt, khoai lang, ngô,…

  • Thực phẩm chứa sắt

Thiếu sắt sẽ khiến mẹ mệt mỏi, suy giảm hệ miễn dịch, thể trạng suy yếu khiến mẹ có nguy cơ khó sinh hơn. Ngoài ra, bổ sung sắt còn giúp mẹ phòng tránh nguy cơ thiếu máu do thiếu hụt sắt trong cơ thể sau sinh.

Các loại thực phẩm chứa nhiều sắt cho mẹ tham khảo gồm: thịt bò, thịt heo, thịt cừu, thịt gà, cá hồi, hạt bí ngô, socola đen, cải bó xôi,…

  • Thực phẩm chứa canxi

Vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ đến khi nuôi con bú, lượng canxi cần thiết cho mẹ tăng lên đến 1,500mg/ngày. Nếu không cấp đủ lượng canxi, mẹ bầu sẽ dễ mệt mỏi, tê chân, tệ hơn là nguy cơ loãng xương. 

Một số thực phẩm chứa nhiều canxi cho mẹ tham khảo là: các loại cá, tôm, cua, sò hoặc các loại rau như rau diếp, bắp cải, cải xoăn, cần tây.

  • Thực phẩm chứa axit folic

Axit folic sẽ giúp mẹ giảm rủi ro sinh con bị dị tật bẩm sinh. Mẹ cần bổ sung 600 đến 1,000 microgam folate hoặc axit folic mỗi ngày trong suốt thai kỳ. Loại thực phẩm có chứa nhiều axit folic để mẹ tham khảo là rau có màu xanh đậm, măng tây, bơ, lòng đỏ trứng,…

>>Bạn có thể quan tâm: Tổng hợp các xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi quan trọng khi mang thai

Gần ngày sinh không nên ăn gì và nên ăn gì? Nên ăn thực phẩm giàu axit folic
Gần ngày sinh không nên ăn gì và nên ăn gì? Nên ăn thực phẩm giàu axit folic
  • Thực phẩm giàu DHA

Gần ngày sinh, nếu mẹ bị thiếu DHA, mẹ sẽ có nguy cơ bị tiền sản giật. Những thực phẩm giàu DHA mẹ bầu có thể tham khảo như cá chép, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá trích, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, sữa tươi, bí ngô,…

  • Thực phẩm có chứa nhiều protein

Protein đặc biệt cần thiết trong giai đoạn gần ngày sinh vì nó sẽ giúp mẹ bổ sung năng lượng để sẵn sàng lên bàn sinh. Những loại thực phẩm có chứa nhiều protein mà mẹ bầu có thể tham khảo như sữa, bí đỏ, thịt, cá, hải sản,…

>>Bạn có thể quan tâm: Tháng cuối thai kỳ nên ăn gì để dễ sinh thường và không rạch tầng sinh môn?

Gần ngày sinh không nên ăn gì?

Biết các loại thực phẩm nên ăn gần ngày sinh rồi, nhưng liệu mẹ đã biết gần ngày sinh không nên ăn gì chưa? Cùng MarryBaby tìm hiểu “danh sách đen” thực phẩm không nên tiêu thụ khi sắp đến ngày sinh mẹ nhé.

  • Gần ngày sinh không nên ăn gì? Các thực phẩm chua hay lên men

Các loại thực phẩm có độ chua cao như cam, chanh hay thực phẩm lên men như dưa muối có thể gây đau bụng hoặc cảm giác nóng rát cho mẹ, nhất là trong trường hợp mẹ nôn sau khi ăn. Hiện tượng nôn trong những ngày gần sinh là do sự phát triển của thai nhi ở trong bụng mẹ khiến tử cung chèn lên hệ tiêu hóa.

  • Gần ngày sinh không nên ăn gì? Các thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo

Gần ngày sinh không nên ăn gì? Các thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo
Gần ngày sinh không nên ăn gì? Các thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo

Câu trả lời tiếp theo cho băn khoăn gần ngày sinh không nên ăn gì là thực phẩm nhiều đường. Thực phẩm chứa nhiều đường có thể giúp mẹ tiếp lại năng lượng nhanh chóng nhưng đồng thời cũng khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi và buồn nôn khi nguồn năng lượng cần thiết đạt đến đỉnh điểm. Ngoài ra, nếu mẹ tiêu thụ loại thức ăn này gần ngày sinh, mẹ sẽ bị mất ngủ trầm trọng. Do đó, mẹ nên tránh các loại thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo như bánh rán, bánh ngọt…

  • Gần ngày sinh không nên ăn gì? Các thực phẩm cay 

Trong giai đoạn đầu của chuyển dạ sắp sinh, ăn nhiều đồ cay có thể khiến mẹ bị tiêu chảy. Ngoài ra, bà bầu ăn cay bị nóng có thể dẫn đến các cơn khó thở, co thắt ở bụng cho mẹ.

  • Gần ngày sinh không nên ăn gì? Các thực phẩm khó tiêu hóa

Gần ngày sinh cũng là lúc cơ thể mẹ sẽ tốn nhiều năng lượng hơn để đối phó với các cơn co thắt do chuyển dạ. Vì thế, mẹ không nên để hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức thêm nữa khi phải tiêu hóa lượng lớn thức ăn khó tiêu.

  • Gần ngày sinh không nên ăn gì? Các thực phẩm mà mẹ không thích

Mẹ không nên ép bản thân ăn bất cứ món gì mình không thích, cho dù đó là thực phẩm được bác sĩ xác nhận phù hợp với thể trạng của mẹ. Ở những ngày gần sinh, việc giữ tinh thần thoải mái và chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp mẹ khỏe mạnh hơn.

  • Gần ngày sinh không nên ăn gì? Các loại nước tăng lực và chứa cafein

Gần ngày sinh không nên ăn gì? Các thực phẩm tăng lực và chứa caffeine
Gần ngày sinh không nên ăn gì? Các thực phẩm tăng lực và chứa caffeine

Việc bổ sung nước cho quá trình chuyển dạ là cần thiết, nhưng tuyệt đối không được uống nước tăng lực hoặc cà phê mẹ nhé. Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, nếu mẹ tiêu thụ nhiều cafeine sẽ có nguy cơ sinh con bị dị tật cao hơn bình thường. Ngoài ra, lượng cafeine quá cao còn ảnh hưởng đến nhịp tim của con và huyết áp của mẹ.

[key-takeaways title=””]

Nhìn chung, để giải đáp trăn trở của mẹ bầu về chuyện “gần ngày sinh không nên ăn gì”, mẹ cần lưu tâm ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa, không chua, không cay, quá ngọt hoặc quá béo, chứa cafeine. Điều quan trọng hơn nữa là mẹ được thưởng thức món ăn đảm bảo an toàn mà mình yêu thích.

[/key-takeaways]

>>Bạn có thể quan tâm: Mẹo để nhanh chuyển dạ: Bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh?

Những lưu ý khác giúp mẹ sinh dễ hơn

Biết gần ngày sinh không nên ăn gì chỉ là một phần giúp mẹ dễ sinh, vậy mẹ cần lưu tâm điều gì để dễ sinh hơn?

Theo các chuyên gia sản khoa, nếu thai kỳ khỏe mạnh thì sinh thường vẫn tốt hơn cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, trừ trường hợp không thể sinh thường thì mẹ mới được sinh mổ. Để dễ sinh, mẹ nên lưu ý những điều sau đây:

  • Chế độ ăn uống

Ăn gì dễ đẻ là thắc mắc của nhiều mẹ. Chế độ ăn uống vô cùng cần thiết trong việc cung cấp năng lượng cho mẹ trong suốt thai kỳ, đặc biệt là những ngày gần sinh. 

  • Giảm thiểu căng thẳng

Việc giữ cho tâm trạng thoải mái, hạn chế tối đa căng thẳng sẽ giúp mẹ “vượt cạn” dễ dàng hơn. Mẹ có thể giảm căng thẳng bằng cách ngồi thiền, nghe nhạc

  • Vận động nhiều hơn

Trong suốt thai kỳ, đặc biệt là giai đoạn gần ngày sinh, cơ thể của mẹ hẳn đã rất nặng nhọc vì bụng ngày càng to, dẫn đến nhức mỏi, ê ẩm khắp người. Tuy nhiên, nếu muốn dễ sinh, mẹ cần luyện tập thể dục hoặc tập yoga nhẹ nhàng để giúp xương chậu giãn nở, sức khỏe dẻo dai, bền bỉ.

  • Tập hít thở

Mẹ nên kết hợp tập hít thở đúng cách bên cạnh quan tâm gần ngày sinh không nên ăn gì
Mẹ nên kết hợp tập hít thở đúng cách bên cạnh quan tâm gần ngày sinh không nên ăn gì

Hít thở đúng cách chưa bao giờ tự nhiên dễ dàng. Mẹ nên tập hít thở đúng để cung cấp oxy cho bé trong giai đoạn chuyển dạ. Đây cũng là một yếu tố góp phần khiến mẹ dễ sinh hơn đấy.

  •  Duy trì cân nặng hợp lý

Mẹ bầu bị thừa cân dễ dẫn đến nhiều biến chứng trong việc sinh con khiến mẹ không sinh thường dễ dàng mà phải sinh mổ để đảm bảo an toàn cho hai mẹ con.

  • Lời tâm sự, động viên từ người thân

Việc sinh nở của mẹ sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu có sự hỗ trợ về mặt tinh thần của chồng và người thân trong gia đình. Điều này cũng giúp mẹ giảm nhiều căng thẳng trong quá trình sinh con.

>>Bạn có thể quan tâm: 7 điều chồng nên làm khi vợ có dấu hiệu chuẩn bị chuyển dạ

  • Chọn bác sĩ có nhiều kinh nghiệm

Tìm kiếm các bác sĩ có chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm và bệnh viên uy tín có cơ sở vật chất tốt cũng là một yếu tố giúp mẹ dễ sinh hơn bên cạnh băn khoăn gần ngày sinh không nên ăn gì.

  • Massage nhẹ nhàng

Massage nhẹ nhàng và đều đặn sẽ giúp mẹ dễ sinh thường hơn.  Để đảm bảo tính chuyên nghiệp và hiệu quả cao nhất, mẹ có thể tham khảo các dịch vụ massage cho bà bầu uy tín nhé.

  • Uống nhiều nước

Gần ngày sinh không nên ăn gì? Có lưu ý nào khác để dễ sinh không?

Nước có vai trò vô cùng quan trọng trong suốt thai kỳ, đặc biệt là giai đoạn gần sinh. Do đó, mẹ muốn sinh thường thì cần bổ sung đủ nước cho cơ thể. Mẹ bầu sẽ cần từ 2-2,5 nước mỗi ngày, tùy theo vào từng giai đoạn của thai kỳ. 

  • Tắm nước ấm

Ngâm mình trong nước ấm ngoài tác dụng giúp mẹ dễ sinh hơn còn giúp mẹ giảm cơn đau do chuyển dạ và căng thẳng. Tuy nhiên, mẹ không nên ngâm nước quá nóng vì sẽ gây hại cho thai nhi. Trong trường hợp khẩn cấp gây ra do tắm nước nóng, mẹ nên đến ngay bệnh viện để được kiểm tra.

>>Bạn có thể quan tâm: Chuyện không thể xem nhẹ: Bà bầu tắm có được kỳ bụng không?

  • Cẩn thận với những lời truyền miệng về chuyện sinh nở

Mẹ bầu thường có xu hướng nghe lại kinh nghiệm sinh nở từ những người đi trước để “phủ lấp” nỗi lo vô hình khi đi đẻ của mình. Tuy nhiên, chuyện sinh nở của mỗi người không ai giống ai hoàn toàn. Vì thế, để tránh bất an, lo âu, căng thẳng không đáng có, mẹ không nên nghe những câu chuyện truyền miệng này.

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về việc “gần ngày sinh không nên ăn gì” và các lưu ý giúp mẹ dễ sinh hơn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ an tâm hơn và “vượt cạn” an toàn.

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Thai 39 tuần 3 ngày chưa chuyển dạ nguy hiểm không? Đừng lo lắng quá mẹ nhé!

Thai nhi được 39 tuần cũng là lúc mẹ bầu háo hức hơn bao giờ hết để đón con chào đời. Thế nhưng, không ít mẹ rơi vào trường hợp thai 39 tuần 3 ngày chưa chuyển dạ đã vô cùng bàng hoàng. Vậy thực hư chuyện thai 39 tuần 3 ngày chưa chuyển dạ là sao? Có nguy hiểm không?

Khi nào là thời điểm sinh chính xác?

Về mặt lý thuyết, phụ nữ sẽ mang thai trong 9 tháng 10 ngày, tuy nhiên, thực tế thì con số này sẽ không đúng hoàn toàn với mỗi mẹ bầu. Theo các chuyên gia khoa sản, thời điểm sinh của của mẹ có thể phân loại như sau:

  • Chuyển dạ sớm: từ tuần 37 đến tuần 38, 6 ngày. Mẹ bầu chú ý phân biệt với khái niệm chuyển dạ sinh non là những trường hợp chuyển dạ sinh trước 37 tuần thai kỳ nhé. 
  • Chuyển dạ đúng chuẩn thai kỳ: từ tuần 39 đến 40 tuần, 6 ngày
  • Chuyển dạ muộn: từ tuần 41 đến tuần 42, 6 ngày
  • Quá hạn sinh: từ tuần 42 trở lên.

>>Bạn có thể quan tâm: Cách chuyển dạ nhanh: phương pháp kích thích tự nhiên mẹ bầu nên biết!

Chuyển dạ ở tuần thai thứ 39 giúp cơ thể bé có đủ thời gian cần thiết để phát triển toàn diện, cụ thể:

  • Các cơ quan quan trọng như não, phổi và gan của em bé phát triển toàn diện. Não của em bé ở tuần thứ 35 của thai kỳ chỉ nặng bằng 2/3 trọng lượng ở tuần thứ 39 đến 40.
  • Bé sẽ có ít nguy cơ gặp vấn đề về sức khỏe sau khi sinh chẳng hạn như: hô hấp, thị lực và thính giác.
  • Cân nặng đảm bảo giúp trẻ giữ ấm tốt hơn so với trẻ quá nhẹ cân.
  • Khi lớn lên, bé có thể ít gặp các vấn đề về khả năng học tập hơn so với trẻ sinh trước 39 tuần.

>>Bạn có thể quan tâm: Kinh nghiệm 10 dấu hiệu sắp sinh con so mà mẹ bầu cần biết

Dấu hiệu chuyển dạ ở mẹ bầu

Thai 39 tuần 3 ngày chưa chuyển dạ - dấu hiệu chuyển dạ ở mẹ bầu

Tò mò về thai 39 tuần 3 ngày chưa chuyển dạ, nhưng liệu mẹ đã nắm rõ dấu hiệu chuyển dạ đúng ở mẹ bầu chưa?

Mẹ thật sự chuyển dạ khi:

  • Mẹ cảm thấy các cơn co cứng tử cung diễn ra đều đặn: Cơn co cứng này là do các cơ của tử cung co lại rồi dãn ra, giúp đẩy em bé ra ngoài. Khi mẹ chuyển dạ thật, các cơn co cứng thắt sẽ kéo dài khoảng 30-70 giây và cách nhau khoảng 5-10 phút. Theo độ mở cổ tử  cũng cũng như tiến triển của cuộc chuyển dạ mà mẹ sẽ thấy các cơn co xuất hiện nhiều hơn và mạnh hơn. 
  • Mẹ cảm thấy đau bụng và lưng dưới: Nếu mẹ không di chuyển hoặc đổi tư thế, cơn đau này sẽ không biến mất. 
  • Mẹ bị bong nút nhầy cổ tử cung: Máu này có màu nâu hoặc hơi đỏ
  • Túi nước ối bị vỡ: Em bé được lớn lên trong nước ối (túi nước) trong tử cung của bạn. Khi túi nước bị vỡ, mẹ có thể cảm thấy nước chảy xiết hoặc chỉ vài giọt.
  • Thai nhi tụt xuống hoặc di chuyển xuống thấp hơn vào xương chậu của mẹ: Điều này nghĩa là bé yêu đã sẵn sàng để chào đời. Dấu hiệu này có thể xảy ra một vài tuần hoặc thậm chí chỉ vài giờ trước khi quá trình chuyển dạ bắt đầu.
  • Mẹ bị tiêu chảy: Điều này là do tác động của các loại hormone cuối thai kỳ khiến hệ tiêu hóa của mẹ bầu bị ảnh hưởng, dẫn đến tiêu chảy.
  • Mẹ bị giảm cân: Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do sự sụt giảm nước ối.

Bên cạnh đó, mẹ cũng lưu ý phân biệt dấu hiệu chuyển dạ thật và chuyển dạ giả:

  • Về độ đều đặn: Các cơn co thắt do chuyển dạ giả sẽ không diễn ra đều đặn như dấu hiệu chuyển dạ thật.
  • Về mức độ đau: Đó sẽ là dấu hiệu chuyển dạ giả nếu cơn đau nhẹ hơn và có thể thuyên giảm nếu mẹ đứng đậy đi lại  

Nếu mẹ nghĩ rằng mình đã chuyển dạ, mẹ cần nhập viện sớm. Để biết chắc chắn rằng mẹ có đang chuyển dạ không, bác sĩ sẽ đo cổ tử cung của mẹ.

>>Bạn có thể quan tâm: Uống lá tía tô trước khi sinh có thực sự tốt khi chuyển dạ không?

Thai 39 tuần 3 ngày chưa chuyển dạ có đáng lo không?

thai 39 tuần chưa chuyển dạ có đáng lo không
Thai 39 tuần chưa chuyển dạ có đáng lo không?

Ở tuần thứ 39, xương sọ của bé chưa khít lại, chúng có thể chồng lên nhau một chút để có thể chui lọt qua ngả âm đạo của mẹ. Lúc này, bé có chiều dài 50,8 cm và nặng 3,3 kg – tương đương với quả bí đao già.

Thời điểm này cũng là lúc mẹ có thể chuyển dạ sinh. Thế nhưng, không ít mẹ thai 39 tuần 3 ngày chưa chuyển dạ khiến mẹ vô cùng bất an, nguyên nhân có thể là:

1. Dự đoán ngày dự sinh chưa chính xác

Theo các chuyên gia, ngày dự sinh chỉ giúp mẹ và gia đình tham khảo để chuẩn bị tốt tâm lý. Trên thực tế, chỉ 5% phụ nữ mang thai có thể sinh con đúng ngày, còn lại hầu hết đều sinh sớm hoặc muộn hơn 1-2 tuần.

2. Bé chưa di chuyển xuống khung chậu

Thai 39 tuần 3 ngày chưa chuyển dạ có thể do bé chưa kịp tụt xuống gần khung chậu của mẹ. Thông thường, trước khi sinh 1-2 tuần, thai nhi sẽ di chuyển xuống khung chậu giúp mẹ sinh dễ hơn. 

Do vậy, trường hợp thai nhi 39 tuần và thai nhi 39 tuần 3 ngày chưa chuyển dạ, mẹ không nên quá lo lắng vì bé chưa kịp di chuyển xuống khung chậu và có thể do dự đoán sai ngày dự sinh.

>>Bạn có thể quan tâm: Dấu hiệu sắp sinh trước 2 ngày chính xác đến 99% mẹ bầu cần nắm rõ

Mẹ bầu nên làm gì nếu thai 39 tuần 3 ngày chưa chuyển dạ?

1. Giữ cho tâm trạng thỏa mái

Thai 39 tuần 3 ngày chưa chuyển dạ phải làm sao? Nên thư giãn tinh thần
Thai 39 tuần 3 ngày chưa chuyển dạ phải làm sao? Nên thư giãn tinh thần

Giai đoạn cuối thai kỳ khiến mẹ bầu vô cùng nhạy cảm, tuy nhiên, mẹ nên tránh lo âu và chú trọng nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể chăm sóc bản thân bằng cách xông hơi mặt, nghỉ ngơi nhiều, đi bộ thư giãn cùng người thân, xem phim gia đình… Điều này cũng giúp mẹ giảm thiểu căng thẳng.

2. Luyện tập các bài tập đơn giản nhẹ nhàng

Tập yoga hay đi bộ nhẹ nhàng thường xuyên vừa giúp mẹ có tâm lý thoải mái, vừa giúp đẩy thai nhi xuống cổ tử cung và làm giãn cổ tử cung, từ đó, kích thích chuyển dạ.

3. Thăm khám bác sĩ và theo dõi thai nhi 

Hơn hết, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được theo dõi và cập nhật tình trạng của thai nhi. Việc này sẽ giúp mẹ nhận được chẩn đoán từ bác sĩ và an tâm hơn thay vì hoang mang liệu thai 39 tuần 3 ngày chưa chuyển dạ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

>>Bạn có thể quan tâm: Mẹo để nhanh chuyển dạ: Bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh?

Trên đây là thông tin giải đáp về việc thai nhi 39 tuần 3 ngày chưa chuyển dạ. MarryBaby hy vọng đã giúp mẹ bầu giải tỏa nỗi bất an thai 39 tuần 3 ngày chưa chuyển dạ có nguy hiểm không? Thai 39 tuần 3 ngày chưa chuyển dạ nên làm gì? Từ đó, mẹ có thể chuẩn bị tâm thế tốt để đón bé cưng chào đời.

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Chuyên mục giải đáp: Mẹ bầu ra sữa non có phải sắp sinh không?

Tình trạng ra sữa non ở những tháng cuối thai kỳ thường khiến nhiều mẹ bầu, đặc biệt là những mẹ lần đầu mang thai thắc mắc “ra sữa non có phải sắp sinh”. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có thêm thông tin về hiện tượng ra sữa non khi mang thai nhé.

Hiện tượng ra sữa non khi mang thai là gì?

Trước tiên, để đưa ra nhận định về hiện tượng “ra sữa non có phải sắp sinh không”, mẹ cần hiểu sữa non là gì và vai trò của nó như thế nào đối với sức khỏe thai nhi. 

Sữa non có thể hiểu là loại sữa đầu tiên mà cơ thể người mẹ tiết ra để chuẩn bị cho con bú. Trong thai kỳ, lượng estrogen và progesterone cao sẽ giúp kiểm soát quá trình tạo sữa, đây cũng là lý do sữa mẹ không được tiết ra nhiều ở giai đoạn này. Tuy nhiên, khi đến những tháng cuối, nồng độ prolactin có thể cao hơn estrogen và progesterone, khiến xuất hiện một vài giọt sữa non ở một hoặc ở cả hai bên núm vú của mẹ bầu

Công dụng của sữa non là không thể chối cãi vì nó chứa kháng thể, hỗ trợ:

  • Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé
  • Tăng cường miễn dịch, bảo vệ bé khỏi các bệnh nhiễm trùng
  • Thiết lập một hệ vi sinh đường ruột cho bé khỏe mạnh, bảo vệ đường tiêu hóa của bé
  • Hỗ trợ tiêu hóa, giúp thải phân su ra khỏi đường tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc bệnh vàng da
  • Giúp ngăn ngừa hạ đường huyết ở trẻ sinh đủ tháng

>> Bạn có thể quan tâm: Bầu mấy tháng có sữa non: mẹ ghi nhớ nếu có bất thường nhé

Sữa non hình thành vào tháng thứ mấy của thai kỳ?

Sữa non hình thành vào tháng mấy? Ra sữa non có phải sắp sinh?
Sữa non hình thành vào tháng mấy? Ra sữa non có phải sắp sinh?

Nhiều mẹ tìm hiểu ra sữa non có phải sắp sinh không cũng thường muốn biết sữa non hình thành vào tháng thứ mấy của thai kỳ. 

Sữa non thường xuất hiện khi phụ nữ mang thai ở tháng thứ 7 trở đi. Trong cơ thể người mẹ, hormone prolactin có chức năng sản xuất sữa sau sinh. Tuy nhiên, loại hormone đặc biệt này có thể hoạt động ngay cả khi mẹ đang trong thai kỳ, thường ở giai đoạn 3 tháng cuối. 

Về thời điểm cơ thể tiết sữa non, tùy vào cơ địa và thể trạng của từng người mà thời gian xuất hiện sữa non sẽ không giống nhau. Đôi khi, sữa non không xuất hiện trong thai kỳ mà chỉ xuất hiện sau khi sinh con 1 – 5 ngày. Điều này cũng khiến mẹ lo lắng không có sữa cho con bú.

>> Bạn có thể quan tâm: Không có sữa sau sinh: 9 nguyên nhân và 5 cách khắc phục tình trạng này cho mẹ

Ra sữa non có phải sắp sinh em bé không?

Hiện tượng chảy sữa non không chỉ xuất hiện trong thời gian cho con bú mà còn xuất hiện khoảng 3 tháng trước ngày dự sinh. Đây có thể xem là dấu hiệu chuyển dạ rõ nhất cho mẹ bầu. Vậy chúng ta hãy đi tìm lời giải đáp cho trăn trở “ra sữa non có phải sắp sinh” qua từng giai đoạn của thai kỳ nhé.

Nếu mẹ bầu đang ở tháng thứ 4, thứ 5, thứ 6, hiện tượng ra sữa non lúc này có thể cảnh báo tình trạng thai chết lưu nếu việc tiết sữa non xảy ra kèm với các triệu chứng như đau bụng, chảy máu âm đạo, đặc biệt đối với chị em có tiền sử sảy thai hay thai lưu.

Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do nồng độ prolactin trong máu gây ra. Nếu lượng prolactin cao, nó sẽ gây ức chế một số hoạt động, tiết ra nội tiết tố tuyến yên làm ảnh hưởng đến chức năng nhau thai và phát triển bào thai. Khi bắt gặp dấu hiệu kể trên, mẹ nên chủ động kiểm tra nội tiết với bác sĩ sản khoa để được điều trị kịp thời.

Ra sữa non có phải sắp sinh? Nếu mẹ bầu đang ở gần cuối thai kỳ, khoảng tháng 7, tháng 8 hoặc trong những tuần cuối thì đây chính là những dấu hiệu sắp sinh.

Để giải đáp trăn trở này, mẹ cần hiểu rằng, 3 tháng cuối thai kỳ, nồng độ hormone prolactin (tạo ra sữa mẹ) trong cơ thể chính là nguồn cơn của hiện tượng tiết sữa. Do đó, hiện tượng ra sữa non trong thời điểm này không có gì đáng lo, mẹ cần phải có tâm lý thật tốt cũng như chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ và bé để chào đón bé yêu “mẹ tròn con vuông”.  

ra sữa non có phải sắp sinh không
Ra sữa non có phải sắp sinh không?

Tiết sữa non sớm có sao không?

Khi đã biết ra sữa non có phải sắp sinh không, bạn hãy lưu ý đến lượng sữa chảy ra để tránh gặp nguy hiểm. Nếu sữa non bị rỉ vài giọt thì mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu lượng sữa chảy ra nhiều hơn, thậm chí còn có một số dấu hiệu dưới đây thì mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ sớm vì có thể cảnh báo dấu hiệu nguy hiểm:

  • Sữa non ra kèm với máu và đầu ngực căng tức: Đây có thể là do sự phát triển quá nhanh về số lượng của các mạch máu, tập trung quanh vùng ngực
  • Sữa non tiết ra nhiều vào tháng thứ 5, 6 của thai kỳ: Điều này khả năng cao là thai bị chết lưu
  • Sữa non kèm chảy máu ở âm đạo, đau bụng: Đây có thể là do nồng độ prolactin trong máu quá cao tạo tác động tiêu cực đến chức năng của nhau thai và sự phát triển của bé trong bụng mẹ.
  • Sữa non đi kèm với máu hoặc có mùi hôi: Hiện tượng này có thể liên quan đến một số bệnh ở mẹ bầu như ung thư vú. Mặt khác, khả năng cao xuất hiện u nhú trong ống dẫn sữa hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.

>> Bạn có thể quan tâm: Thai lưu có cứu được không? Mẹ cần biết sự thật này càng sớm càng tốt!

Mẹ bầu nên làm gì khi ra sữa non sớm?

Ra sữa non có phải sắp sinh? Nếu ra sữa non nên làm gì?
Ra sữa non có phải sắp sinh? Nếu ra sữa non nên làm gì?

Như đã đề cập ở trên, ra sữa non sớm có thể là những dấu hiệu nguy hiểm. Hơn hết, mẹ cần phải đến gặp bác sĩ thăm khám và thực hiện theo chỉ định từ bác sĩ. 

Nếu đã có kết luận hiện tượng tiết sữa non sớm từ bác sĩ là an toàn, mẹ có thể tham khảo các cách sau đây, nhưng cũng cần có sự cho phép từ bác sĩ, tránh tự làm tại nhà để bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi. 

Biết ra sữa non có phải sắp sinh không là một chuyện, nhưng tốt hơn mẹ vẫn cần tìm hiểu cách xử lý sữa non ra sớm để không bị “đỏ mặt” vì ngại nơi công cộng. 

Đầu tiên, mẹ có thể tạo áp lực lên đầu ngực của mình bằng cách ấn nhẹ đầu ngón tay lên đầu ngực hoặc khoanh tay trước ngực. Điều này có tác dụng ngăn sữa non chảy ra.

Thứ hai, mẹ đặt miếng lót thấm sữa vào phía trong áo ngực, mục đích để miếng lót hút hết lượng sữa non bị rỉ ở đầu ngực. Khi dùng cách này, mẹ bầu nhớ chuẩn bị thêm vài miếng lót thay thế để tránh miếng lót cũ bị ướt đẫm nhé. 

Thứ ba, mẹ bầu có thể đánh lừa thị giác người đối diện bằng cách mặc quần áo có hoa văn. Hoa văn trên trên trang phục có thể giúp mẹ bầu che đi vết sữa non bị rỉ trong trường hợp sữa thấm ra ngoài áo.

Nếu có ý định vắt sữa non trước khi sinh, bạn nên tìm hiểu bài viết: Có nên nặn sữa non khi mang thai không? Vừa hại mẹ, hại cả con! 

Những dấu hiệu sắp sinh mà mẹ bầu nên biết

Chảy sữa non trong những tháng cuối của thai kỳ là một trong những dấu hiệu sắp sinh. Ngoài ra, bạn cũng có thể dựa thêm vào những dấu hiệu sau đây để nhận biết mình sắp sinh:

  • Đau bụng từng cơn tăng dần: Đây là dấu hiệu điển hình nhất của chuyển dạ. Các cơn gò tử cung sẽ bắt đầu từ vùng bụng dưới và lan dần lên vùng lưng. Ban đầu, các cơn gò có thể không đau hoặc chỉ hơi đau nhẹ, nhưng sẽ ngày càng mạnh và dày hơn khi chuyển dạ tiến triển.
  • Tiểu nhiều lần: Trong giai đoạn cuối thai kỳ, thai nhi sẽ đè lên bàng quang khiến mẹ bầu phải đi tiểu nhiều hơn.
  • Bụng sụt xuống: Khi thai nhi di chuyển xuống vùng xương chậu để chuẩn bị cho quá trình sinh nở, bụng của mẹ bầu sẽ sụt xuống.
  • Chuột rút và đau lưng nhiều hơn: Các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng ra để chuẩn bị cho quá trình sinh nở, khiến mẹ bầu thường xuyên bị chuột rút và đau lưng.
  • Tăng dịch tiết âm đạo: Mẹ bầu đôi khi sẽ cảm thấy vùng âm đạo tiết ra chất nhầy màu hơi hồng hoặc đỏ, đây là chất bị bong ra từ tử cung để chuẩn bị cho sự ra đời của trẻ.
  • Vỡ ối: Vỡ ối là dấu hiệu chuyển dạ cuối cùng. Khi túi ối bị vỡ, dịch ối sẽ chảy ra ngoài. Dịch ối có thể trong suốt, màu hơi vàng hoặc hơi hồng.

>> Xem thêm: Ra dịch nhầy màu nâu bao lâu thì sinh?

Tóm lại, thắc mắc ra sữa non có phải sắp sinh của mẹ đã phần nào được giải đáp. Điều này có thể báo hiệu mẹ sắp đón “thiên thần” của mình chào đời. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé, tốt nhất hãy thường xuyên đi khám bác sĩ để phát hiện sớm và can thiệp kịp thời nếu có những trường hợp ngoài ý muốn.

 

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Muốn sinh sớm hơn ngày dự sinh phải làm sao? 4 lời khuyên vàng cho mẹ

Chọn ngày, chọn năm sinh là lý do lớn nhất khiến nhiều mẹ muốn sinh sớm hơn ngày dự sinh. Ngoài ra, họ cũng muốn sử dụng mẹo sinh sớm để nhanh gặp em bé khi thấy sức khoẻ ổn định. Sự thật thì không phải mẹ nào muốn sinh sớm cũng được. Chi tiết hơn sẽ có trong bài viết dưới đây của MarryBaby.

Sinh sớm hơn ngày dự sinh có an toàn không?

Hành trình mang thai quả là không dễ dàng gì với nhiều mẹ. Từ đó mà nhiều người có suy nghĩ muốn sinh sớm hơn ngày dự sinh để kịp ăn tết, chọn ngày đẹp,… Nhưng không phải muốn là được, bởi vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi.

1. Ngày dự sinh là gì? 

Ngày dự sinh là ngày bác sĩ dự đoán thai nhi sẽ chào đời, vào khoảng 40 tuần tuổi tính từ ngày đầu tiên của chu kì kinh cuối cùng. Nhờ ngày dự sinh mà bác sĩ có thể biết thai có quá ngày sinh hay không, từ đó can thiệp kịp thời. 

Kết quả dự sinh chỉ mang tính tương đối, vì ngày em bé ra đời phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Thực tế cho thấy nhiều mẹ có thai 39 tuần muốn sinh sớm để được gặp con yêu nhưng không phải cứ muốn sinh sớm hơn ngày dự sinh là được.

>>> Bạn có thể xem thêm: Ngày dự sinh theo siêu âm có chính xác không?

2. Nên hay không khi mẹ muốn sinh sớm hơn ngày dự sinh?

Nên hay không khi mẹ muốn sinh sớm hơn ngày dự sinh
Nên hay không khi mẹ muốn sinh sớm hơn ngày dự sinh?

Việc muốn sinh sớm hơn ngày dự sinh thường được quyết định dựa trên tuần tuổi của thai nhi. Cụ thể:

  • 37 – 39 tuần thai: Được coi là thời điểm an toàn khi sử dụng các phương pháp giục sinh. Lúc này thai nhi đã phát triển khá đầy đủ, có thể thích nghi được môi trường trong lồng kính. Nhiều trường hợp ghi nhận em bé sinh sớm từ tuần 37 – 39 vẫn rất khỏe mạnh. Tuy nhiên các khuyến cáo hiện này mới dừng lại ở việc gây khởi phát chuyển dạ cho những thai kì có tuổi thai trên 39 tuần.
  • Chưa đủ 37 tuổi: Thông thường khi chưa đủ 37 tuần, bác sĩ sẽ không đồng ý nếu mẹ muốn sinh sớm hơn ngày dự sinh nếu không có chỉ định về y khoa nào. Bởi lúc này trẻ còn yếu, cần được nuôi dưỡng trong tử cung. Sinh non cũng gây ra nhiều biến chứng cho mẹ và gây hại cho thai nhi. Vì vậy, chỉ định sinh trước 37 tuần được áp dụng trong các trường hợp bất khả kháng, được bác sĩ chỉ định. 

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh, mẹ có cần lo?

Bên cạnh đó dù y học đã có nhiều tiến bộ nhưng các phương pháp giục sinh không an toàn tuyệt đối. Một số rủi ro mẹ cần biết là: 

  • Tăng nguy cơ đẻ mổ
  • Thời gian ở viện lâu
  • Nguy cơ phải dùng thuốc kiểm soát cơn đau
  • Có thể phải gây tê ngoài màng cứng 
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng 

Nếu mẹ muốn sinh sớm hơn ngày dự sinh cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ. Sau khi đánh giá, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận cũng như lời khuyên tốt nhất cho mẹ. Cuối cùng bạn đừng quên rằng khi mang thai, sức khỏe của mẹ và bé là quan trọng nhất. 

>>> Bạn có thể xem thêm: Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn cho em bé? Mẹ bầu cần phải biết!

Muốn sinh sớm hơn ngày dự sinh phải làm sao để an toàn?

Khi đáp ứng đủ các yêu cầu, có không ít các trường hợp được đồng ý để kích thích chuyển dạ sớm. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần hỏi bác sĩ trước khi áp dụng các phương pháp dưới đây.

1. Sử dụng thuốc giục sinh 

muốn sinh sớm hơn ngày dự sinh phải làm sao?
Muốn sinh sớm hơn ngày dự sinh phải làm sao? Sử dụng thuốc giục sinh

Thuốc giục sinh được áp dụng ngay cả đối với một số trường hợp được chỉ định chuyển dạ sớm do mẹ bị cao huyết áp, tiền sản giật,… Hai cách dùng thuốc phổ biến nhất hiện nay là đặt cerviprime và truyền oxytocin tĩnh mạch. 

  • Truyền oxytocin tĩnh mạch: Truyền dung dịch glucose 5% pha với 01 ống oxytocin, truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch. Lượng đầu tiên là 5 – 8 giọt cho 1 phút cho đến khi có cơn gò tử cung xuất hiện. 
  • . Lượng đầu tiên là 5 – 8 giọt cho 1 phút cho đến khi có cơn gò tử cung xuất hiện. 
  • Đặt cerviprime: Thuốc sẽ được đặt vào cùng đồ sau, phần tiếp xúc với cổ tử cung. Khi đặt xong, mẹ sẽ được nằm theo dõi và cerviprime sẽ tác động khiến tử cung giãn ra.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cổ tử cung mở 1cm bao giờ sinh đây, mẹ bầu cần lưu ý gì?

2. Phương pháp bấm ối (chọc ối) nhân tạo

Mẹ bầu muốn sinh sớm hơn ngày dự sinh có thể sử dụng phương pháp chọc ối. Tuy nhiên bác sĩ sẽ trực tiếp can thiệp bằng cách tách màng ối khỏi cổ tử cung. Từ đó màng ối giải phóng hormone và kích thích chuyển dạ.

Vì kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi chuyên môn cao mà thông thường bác sĩ cần phải cân nhắc kỹ càng trước khi thực hiện. Hơn nữa, chọc ối có thể gây ra đau đớn và rủi ro lớn nên không được áp dụng nhiều.

3. Muốn sinh sớm hơn ngày dự sinh phải làm sao? Vận động nhẹ nhàng

Muốn sinh sớm hơn ngày dự sinh phải làm sao? Mẹ có thể vận động nhẹ nhàng để tử cung giãn nở như đi bộ, tập yoga,.. Thậm chí ngay cả mẹ không muốn sinh sớm hơn ngày dự sinh thì việc vận động cũng rất tốt cho quá trình chuyển dạ. Bạn có thể tham khảo bác sĩ để lựa chọn bài tập phù hợp, giúp khung chậu mở rộng.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tập thể dục cho mẹ bầu: 7 bài tập yoga cho thai kỳ luôn khỏe mạnh

4. Biện pháp tự nhiên 

muốn sinh sớm hơn ngày dự sinh phải làm sao? Quan hệ tình dục
Muốn sinh sớm hơn ngày dự sinh phải làm sao? Quan hệ tình dục giúp kích thích chuyển dạ

Ngoài cách sử dụng thuốc, chọc ối, hiện nay có nhiều phương pháp tự nhiên giúp sinh sớm hơn ngày dự sinh. Các phương pháp này có ưu điểm là hoàn toàn tự nhiên, dễ dàng thực hiện tại nhà.

Tuy là những phương pháp đã được khoa học kiểm chứng hiệu quả, mẹ vẫn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện. 

  • Thực phẩm kích thích chuyển dạ sớm: Dứa, đồ cay, tỏi và thực phẩm giàu chất xơ từ lâu được ông bà truyền lại là có công dụng giục sinh sớm. Nếu dùng mẹ cần xem có bị ứng với thực phẩm nào không nhé. 
  • Quan hệ tình dục: Phương pháp này có thể giúp cơ thể sản sinh hormone oxytocin – Loại hormone được chứng minh giúp kích thích chuyển dạ sớm.
  • Kích thích núm vú: Núm vú cũng là nơi sản sinh ra hormone oxytocin. Thông thường mẹ sẽ massage vú nhẹ nhàng để thúc đẩy việc sinh sớm. Bên cạnh đó, kích thích núm vú còn đẩy sữa ra khỏi ngực nhanh hơn. Tuy nhiên mẹ bầu không nên tự ý vê núm vú nếu không có sự cho phép của bác sĩ hay nhân viên y tế nhé.

>>> Bạn có thể xem thêm: Cách chuyển dạ nhanh, ít đau khi sinh thường

Lưu ý khi muốn sinh sớm hơn ngày dự sinh

Dù sinh tự nhiên hay muốn sinh sớm hơn ngày dự sinh, mẹ bầu cần chú ý nhiều điều. Đặc biệt đối với việc muốn sinh sớm hơn ngày dự sinh lại càng phải cẩn trọng hơn nữa. 

  • Luôn thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định thúc sinh. 
  • Hiệu quả kích thích sinh sớm ở mỗi mẹ là khác nhau, không phải lúc nào cũng có tác dụng. 
  • Không tự ý sử dụng bất cứ mẹo giúp sinh sớm nào nếu chưa được khoa học kiểm chứng. 
  • Bổ sung đầy đủ vitamin và dưỡng chất cần thiết, nhất là những tháng cuối thai kỳ. 

Cuối cùng, nếu không có lý do đặc biệt nào mẹ hãy hạn chế tối đa việc muốn sinh sớm hơn ngày dự sinh. Cái gì cũng có hai mặt nên các phương pháp kích thích chuyển dạ đều có những tác dụng phụ. Trước khi quyết định, bạn hãy suy nghĩ thật kỹ vì điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi và gây ra một số biến chứng khi sinh.  

[inline_article id=295226]

Mẹ bầu muốn sinh sớm hơn ngày dự sinh trước hết phải hỏi ý kiến của bác sĩ. Nếu câu trả lời là có, bạn có thể an tâm và sớm ngày chào đón con yêu ra đời. Tuy nhiên đừng quên rằng sự an toàn cho mẹ và bé vẫn là ưu tiên hàng đầu lúc này nhé! 

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Đi thăm bà đẻ nên mua gì? Top 13 món quà ý nghĩa nhất cho mẹ và bé

Bà mẹ sau sinh và em bé vừa chào đời rất cần được chăm sóc kỹ lưỡng để phục hồi sức khỏe. Nếu chưa biết đi thăm bà đẻ nên mua gì, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để chọn những món quà ý nghĩa nhất nhé.

Ý nghĩa của việc tặng quà mới sinh cho bà đẻ

Tặng quà cho bà đẻ là một nét đẹp văn hóa truyền thống thể hiện sự quan tâm, chia sẻ và chúc mừng của người thân, bạn bè đối với người mẹ và em bé mới đẻ. Việc tặng quà mang những ý nghĩa sau:

1. Về mặt tinh thần

  • Gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và bình an cho mẹ và bé
  • Tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa người tặng quà và người nhận quà
  • Thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với những khó khăn, vất vả của người mẹ sau khi sinh con
  • Góp phần tạo niềm vui, động viên tinh thần cho người mẹ, giúp họ có thêm động lực để chăm sóc bản thân và bé yêu.

2. Về mặt thực tế

  • Góp phần giúp mẹ bỉm sữa hồi phục sức khỏe sau sinh
  • Mang đến những món quà thiết thực cho bé, giúp bé phát triển khỏe mạnh
  • Hỗ trợ mẹ bỉm sữa về mặt vật chất, giúp họ có thêm những vật dụng cần thiết cho việc chăm sóc bản thân và bé

[key-takeaways title=””]

Như vậy, việc tặng quà cho bà đẻ là một hành động đẹp để thể hiện sự quan tâm và tình cảm đối với người mẹ và đứa trẻ mới chào đời. Món quà không chỉ mang ý nghĩa tinh thần mà còn có giá trị thực tế cho mẹ bỉm sữa và em bé trong giai đoạn đầu sau sinh.

[/key-takeaways]

Mua quà gì cho bà đẻ?

Quà tặng cho mẹ bầu có thể liên quan đến sách chia sẻ bí quyết dạy con, các thực phẩm giúp an thai như yến sào hay các thực phẩm giúp lợi sữa từ các loại hạt, hoặc thậm chí là quần áo cho mẹ sau sinh.

1. Sách chăm sóc trẻ nhỏ

Đi thăm bà đẻ nên mua gì, nên cân nhắc mua sách bạn nhé. Nếu người quen của bạn là người có sở thích đọc sách thì sách chăm sóc trẻ nhỏ sẽ vô cùng cần thiết. 

Quyển sách ấy sẽ chứa đựng nhiều kiều thức về cách nuôi dạy trẻ, tâm lý của trẻ theo giai đoạn,… Bà mẹ sẽ giở trang sách ra đọc trong khoảng thời gian còn nằm ở bệnh viện để dưỡng sức, thật là tiện lợi. Tuy nhiên, nếu bà đẻ là người không thích đọc sách thì bạn cũng nên cân nhắc về món quà này nhé.

2. Yến sào

di-tham-ba-de-nen-mua-gi-2
Đi thăm bà đẻ nên mua gì? Yến sào
Nên mua quà gì tặng mẹ bỉm? Yến sào là loại thực phẩm lành tính và có hàm lượng dưỡng chất cao. Sử dụng yến sào đem lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và sắc đẹp, kể cả đối với phụ nữ sau sinh.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, phụ nữ mang thai và sau sinh là đối tượng nên bổ sung dinh dưỡng từ yến sào để cả thai phụ và thai nhi được phát triển một cách tốt nhất. Nếu bạn chưa biết đi thăm bà đẻ nên mua gì thì có thể tham khảo yến sào nhé, bởi vì nó có những lợi ích sau:

  • Tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch cho mẹ
  • Bổ sung dinh dưỡng hiệu quả nhờ thành phần Protein, Vitamin lớn.
  • Giảm đau nhức xương khớp, nhức mỏi cơ thể nhờ thành phần Canxi, Acid Alanine,…
  • Làm đẹp da, chống rạn da, sạm da nhờ thành phần Collagen tự nhiên.

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ cho con bú có được uống nước yến không? Lưu ý và lợi ích từ yến

3. Mỹ phẩm cho mẹ sau sinh

Phụ nữ hiện đại luôn cần phải làm đẹp cho mình mọi lúc mọi nơi, kể cả thời gian vừa sau sinh. Mặc dù việc ở cữ cũng đã chiếm thời gian của người mẹ đáng kể nhưng những món quà mỹ phẩm làm đẹp trong thời gian này sẽ khiến bà đẻ cảm thấy được trân trọng.

Đi thăm người mới sinh nên mua gì? Một combo gồm sữa rửa mặt lành tính, rượu gừng nghệ hạt gấc, bộ sản phẩm kem hỗ trợ trị rạn da hay muối chườm thảo dược làm tan mỡ bụng… sẽ là món quà quý giá để mẹ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Mỹ phẩm dành cho phụ nữ cho con bú cần tránh những thành phần nào?

4. Các loại hạt lợi sữa 

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải chị em nào sau sinh cũng có sữa hoặc đủ sữa cho con bú.

Vậy nên mua quà gì tặng mẹ? Các loại hạt lợi sữa như là một phương pháp kích sữa tự nhiên, giúp bé phát triển cứng cáp, khỏe mạnh. Bạn không còn chần chừ đi thăm bà đẻ nên mua gì nữa nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Thực phẩm lợi sữa: 15 loại thức uống cực lợi sữa sau sinh

Bên cạnh đó, các loại hạt lợi sữa sau sinh sau sinh còn mang lại lợi ích dưới đây:

  • Kiểm soát trọng lượng cơ thể, hỗ trợ giảm cân cho các trường hợp bị tăng cân quá nhiều trong thai kỳ.
  • Hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón sau sinh
  • Giảm cholesterol xấu, cải thiện sức khỏe tim mạch…
  • Nâng cao sức đề kháng, giúp mẹ nhanh phục hồi sức khỏe hơn.

Nằm trong danh sách đi thăm bà đẻ nên mua gì là các loại hạt như hạt óc chó, hạt đậu đỏ lợi sữa, đậu phộng, hạt mè, hạt sen,… Lượng chất trong các loại hạt này hỗ trợ hệ thống miễn dịch, xương khớp, thị lực,…  Các vitamin còn giúp ức chế phản ứng viêm, cải thiện các chứng viêm trong cơ thể mẹ và bé.

5. Máy tiệt trùng bình sữa 

đi thăm bà đẻ nên mua gì-2
Mua quà gì cho mẹ và bé mới sinh? Đi thăm bà đẻ nên mua gì? Máy tiệt trùng bình sữa

Máy tiệt trùng có thiết kế nhỏ gọn, nhưng giúp loại bỏ nhiều vi khuẩn bám trên bình sữa, núm ti, các vật dụng như đồ chơi của bé. Đi thăm bà đẻ nên mua gì? Bạn có thể tham khảo những dòng máy tiệt trùng bình sữa phù hợp để làm quà tặng. Đây sẽ là món quà được nhiều sản phụ yêu thích lắm đó. 

6. Quần áo cho mẹ sau sinh 

Mẹ sau sinh cần khoảng thời gian ở cữ khá lâu, đồng thời phải kiêng cữ khá nhiều. Những bộ quần áo mới, thoải mái sẽ giúp cho mẹ bầu có khoảng thời gian ở cữ vui vẻ. Đi thăm người mới sinh nên mua gì? Bạn có thể chọn cho mẹ sau sinh một vài bộ quần áo mặc nhà phù hợp, cũng có thể tặng những bộ đồ lót giúp sản phụ thoải mái.

7. Trái cây bổ sung vitamin

Trái cây là một trong những món quà được nghĩ đến đầu tiên khi đến thăm bà đẻ. Đi thăm bà đẻ mua trái cây gì Bạn có thể mua giỏ trái cây cung cấp thêm nhiều vitamin cho mẹ như táo, vú sữa, nho, lê,… Đây là một nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ.

Thậm chí, nhiều loại quả còn có thể “gọi sữa” cho các mẹ ít sữa sau sinh. Ngoài ra, trái cây giúp nhuận tràng, chống táo bón, giúp co bóp tử cung để đẩy sản dịch ra ngoài và bổ sung chất xơ cho bà đẻ.

Mua quà gì cho em bé?

Quà cho em bé mới đẻ nên là những vật dụng thiết thực và có thể hỗ trợ được mẹ trong quá trình chăm con.

1. Lắc chân, vòng tay bạc cho bé

Bạn có thể mua quà cho em bé nếu không biết đi thăm bà đẻ nên mua gì. Theo quan niệm của người xưa, các sản phẩm làm từ bạc sẽ cản được gió vào cơ thể của bé. Ngoài ra, chúng còn làm tăng tính thẩm mỹ ở cổ tay, cổ chân của bé. Vì thế, bạn có thể chọn một chiếc lắc chân hay vòng tay bạc để làm quà cho bé.

2. Bao lì xì đỏ 

Đi thăm bà đẻ nên mua gì
Mua quà gì cho mẹ và bé mới sinh? Đi thăm bà đẻ nên mua gì? Tặng bao lì xì đỏ

Một bao lì xì đỏ cho thiên thần nhỏ thay cho lời chúc “mẹ tròn con vuông” cũng là một ý hay. Bạn cũng đừng quá bận tâm khi nghĩ món quà này có vẻ quá thực tế, vì chỉ cần một chút khéo léo trong lúc tặng thì chắc chắn bà mẹ nào cũng cảm thấy ấm áp, hạnh phúc.

3. Xe đẩy cho bé siêu gọn

Bạn băn khoăn đi thăm bà đẻ nên mua gì? Bạn có thể lựa chọn những dòng xe đẩy thông minh cho bé. Xe đẩy cho bé là món đồ tiện lợi mà hầu hết các bé đều cần, đặc biệt là đối với gia đình hay phải ra ngoài. Xe đẩy có thể phù hợp cho bé từ 0-36 tháng, với thiết kế tiện lợi khi có thêm mái che, chỗ đựng đồ và nhất là dễ gấp gọn.

4. Bình sữa cho bé

Bình sữa là vật dụng thật sự hữu ích vì mẹ phải thay đổi bình sữa liên tục để đảm bảo vấn đề vệ sinh. Thế nhưng, lựa chọn kích cỡ bình sữa phù hợp cũng là một phần vô cùng quan trọng. Tránh việc mua bình có dung tích lớn, mãi sau mới dùng được.

5. Quần áo, chăn gối cho bé

đi thăm bà đẻ nên mua gì
Đi thăm bà đẻ nên mua gì? Quần áo cho trẻ sơ sinh

Khi chưa biết đi thăm bà đẻ nên mua gì thì quần áo hay chăn gối cho bé là gợi ý tuyệt vời cho bạn. Đây là những món đồ vừa đáng yêu vừa thể hiện được tình cảm của bạn đối với 2 mẹ con. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn chất liệu mềm mịn, thoáng mát, có độ thấm hút mồ hôi tốt.

6. Bỉm tã cho bé

Với bé sơ sinh, bỉm tã là 1 vật dụng không thể thiếu trong những năm tháng đầu đời. Mỗi ngày của các bé có thể tiêu thụ một khối lượng lớn bỉm tã. Vì thế, bạn tặng bỉm tã cho trẻ cũng được xem như một lựa chọn tuyệt vời đấy nhé.

Những điều cấm kỵ khi đi thăm bà đẻ

Việc chuẩn bị đi thăm bà đẻ nên mua gì thể hiện sự quan tâm đến mẹ và bé. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải chú ý đến những điều cấm kỵ khi đi thăm bà đẻ dưới đây:

  • Đánh thức bé sơ sinh: Trẻ sơ sinh cần dành phần lớn thời gian ngủ để phát triển. Việc đánh thức có thể khiến bé quấy khóc, sản phụ mệt mỏi.
  • Hút thuốc: Khói thuốc và mùi thuốc lá gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của sản phụ và trẻ sơ sinh. Do đó, khi đi thăm bà đẻ và em bé, tốt hơn hết là bạn nên kiêng điều này.
  • Mang theo trẻ con: Để không bị phân tán sự chú ý đến đứa trẻ và thoải mái khi giao tiếp, bạn nên hạn chế mang trẻ con đi theo. Tránh việc mang trẻ đến đùa nghịch quá mức, làm ảnh hưởng đến mẹ và em bé mới sinh.
  • Không giữ cơ thể sạch sẽ: Khi đi thăm bà đẻ, bạn cần rửa tay sạch sẽ và đừng hôn hít em bé. Trẻ sơ sinh có sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu nên rất dễ bị bệnh. Nếu như bạn mới đi ra ngoài đường nhiều thì cũng nên hạn chế bồng bế em bé.
  • Bình phẩm về em bé: Đối với bà mẹ, con cái là tài sản vô giá. Vì thế, người mẹ sẽ cảm thấy không vui với những lời bình phẩm khiếm nhã về bé. Trong lúc này, bạn nên dùng thêm từ “trộm vía” với mỗi lời khen và cũng không nên lạm dụng lời khen quá mức.
  • Nói những lời tiêu cực: Đi thăm bà đẻ nên mua gì và nên nói gì? Bạn nên hạn chế nói những lời tiêu cực làm ảnh hưởng đến tâm lý bà đẻ. Bởi vì hành trình vượt cạn thành công đã là một điều quá tuyệt vời rồi. Thay vào đó, bạn nên dành những lời khen để giúp mẹ sau sinh vui vẻ, phấn chấn hơn.
  • Ngồi chơi quá lâu hoặc đi thăm sai thời điểm: Ngoài việc tìm hiểu đi thăm bà đẻ nên mua gì, bạn cũng nên khéo léo trong việc chọn thời điểm đi thăm bà đẻ. Thêm nữa, mới sinh nên cơ thể bà đẻ còn mệt mỏi, bạn cần tinh ý để biết khi nào cuộc trò chuyện nên kết thúc. Một vài dấu hiệu như cô ấy cần cho con bú hoặc cô ấy cảm thấy mệt mỏi, cần phải nghỉ ngơi.

>> Bạn có thể xem thêm: Kiêng cữ sau sinh đúng cách với 14 điều giúp mẹ nhanh khỏe đẹp trở lại

đi thăm bà đẻ nên mua gì
Đi thăm bà đẻ nên mua gì? Kiêng làm gì?

Một số lưu ý nên biết khi đi đến thăm bà đẻ

Sau khi chúng ta đã biết đi thăm bà đẻ nên mua gì; chúng ta cũng cần biết rằng việc thăm hỏi bà đẻ là một nét đẹp văn hóa. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

Thời điểm thăm:

  • Tránh đến thăm vào giờ nghỉ ngơi của mẹ và bé
  • Nên hỏi ý kiến người thân trước khi đến thăm để tránh làm phiền mẹ và bé
  • Thời điểm thích hợp nhất để thăm là sau khi mẹ và bé đã ổn định sức khỏe, thường là sau 3-5 ngày sau sinh

Trang phục:

  • Ăn mặc lịch sự, gọn gàng, sạch sẽ
  • Tránh mặc đồ có mùi hương nồng nặc

Quà tặng:

  • Tránh tặng những món quà có mùi hương nồng nặc.
  • Lựa chọn quà tặng phù hợp với nhu cầu của mẹ và bé.
  • Ưu tiên những món quà thiết thực, có giá trị sử dụng cao.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý:

  • Giữ gìn vệ sinh chung
  • Không nên ở lại quá lâu
  • Gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và bình an cho mẹ và bé

[inline_article id=331143]

Với những thông tin trên, chắc hẳn các bạn đã biết đi thăm bà đẻ nên mua gì. Ngoài ra, bạn cần chú ý đến những điều kiêng kỵ khi đi thăm bà đẻ nhé. Hãy luôn giữ một tâm trạng thoải mái để buổi đi thăm bà đẻ trở nên ý nghĩa và tinh tế nhất!

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Nên chuẩn bị đồ đi sinh từ tháng thứ mấy? Lựa đồ đi sinh từ A – Z cho mẹ

Mẹ nên chuẩn bị đồ đi sinh từ tháng thứ mấy? Nếu cận ngày sinh mà vẫn chưa chuẩn bị gì thì bài viết dưới đây là dành cho bạn.

Tại sao cần chuẩn bị đồ đi sinh sớm?

Khi mang thai, mẹ thường nhạy cảm và luôn cố gắng làm mọi điều tốt nhất cho con. Thế nên, chỉ cần nghe ai đó bảo nên kiêng kỵ cái này, cái kia thì không ít mẹ đã tin theo. Ví dụ như hễ được nghe hỏi “nên chuẩn bị đồ đi sinh từ tháng thứ mấy?” thì có một vài câu trả lời là không được mua đồ sinh sớm. Người ta cũng kiêng mua đồ vào tháng 7 vì cho rằng con số 7 là kém may mắn. 

Thực ra, kiêng mua đồ sinh sớm bắt nguồn từ dân gian và không có căn cứ khoa học.

Để lý giải cho quan niệm trên, ta có thể thấy ngày xưa điều kiện y tế chưa tốt, tỷ lệ sảy thai cao. Do đó mà các cụ cho rằng chuẩn bị sớm lỡ như có chuyện gì xảy ra thì đồ không dùng được nữa, chứ không có chuyện cứ mua đồ sớm là khiến con đòi ra hơn. 

Ngày nay, với khoa học phát triển, việc chuẩn bị đồ đi sinh sớm càng được khuyến khích hơn. Vì sao? Vì mẹ có ti tỉ thứ cần chuẩn bị, mua sớm sẽ giúp mẹ không bỏ sót bất cứ món đồ nào. Thậm chí ngay trong 3 tháng đầu, bà bầu đã có thể sắm sửa đồ em bé, vừa thong thả vừa bớt mệt mỏi hơn. Không những thế, đây còn là việc làm tạo ra tâm lý vui vẻ khi mong nghĩ về con.

Giải đáp: Nên chuẩn bị đồ đi sinh từ tháng thứ mấy?

Nên chuẩn bị đồ đi sinh từ tháng thứ mấy? Thời gian không quan trọng, bất cứ khi nào mẹ có đủ sức khoẻ, vật chất và tinh thần là có thể mua được. 

Ngược lại, nếu mẹ cho rằng “có kiêng có lành” thì có thể đợi đến khi mà bạn cảm thấy không còn lo ngại điều gì, thời gian có thế qua quý 2 đầu quý 3. Bởi đây là lúc thai kỳ đã ổn định, mẹ cũng đã biết giới tính của trẻ. Từ giờ đến ngày sinh bạn sẽ có khoảng vài tháng để sắm sửa những món cần thiết cho hành trình làm mẹ của mình. Vậy là mẹ đã biết rõ câu trả lời cho việc “nên chuẩn bị đồ đi sinh từ tháng thứ mấy” rồi phải không.  

Một lưu ý dành cho các bà bầu còn đang thắc mắc nên chuẩn bị đồ đi sinh từ tháng mấy là tránh sắm đồ quá trễ. Nhiều mẹ vì kiêng kỵ mà đến tháng cuối mới chuẩn bị khi cơ thể đã có phần nặng nề. Trong khoảng thời gian này mẹ nên ở nhà nghỉ ngơi và dưỡng sức thay vì đi lại và sắm đồ cho bé. Tuy nhiên nếu mẹ bầu cảm thấy khoẻ mạnh và thoải mái, mọi thời gian đều phù hợp.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng cuối để dễ sinh con

Chuẩn bị đồ đi sinh cần những gì?

Lần đầu mang thai mẹ sẽ có không ít bỡ ngỡ bên cạnh việc nên chuẩn bị đồ đi sinh từ tháng thứ mấy. Hành trang đi sinh của mẹ gồm những gì? Dưới đây là một vài gợi ý dành cho mẹ.

1. Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ

Nên chuẩn bị đồ đi sinh từ tháng thứ mấy

Bên cạnh tâm lý thoải mái, tự tin mẹ cần trang bị các món đồ sau trong những ngày ở bệnh viện. 

Giấy tờ cần thiết

Để làm thủ tục nhập viện, mẹ bắt buộc cần có chứng minh nhân dân (hiện là căn cước công dân) và thẻ bảo hiểm y tế (nếu có). Mẹ nên photo trước thành hai bản để làm giấy tờ lúc vào và ra viện. 

Đồ dùng cá nhân

  • Bỉm chuyên dùng cho phụ nữ sau sinh: ít nhất 10 cái.
  • Bàn chải đánh răng, khăn mặt và khăn tắm: mỗi thứ 1 cái.
  • Dung dịch vệ sinh phụ nữ an toàn cho phụ nữ sau sinh

Trang phục

Trong những ngày ở viện mẹ sẽ được phát quần áo riêng. Tuy nhiên, phòng trường hợp quần áo bị bẩn mà chưa được phát đồ mới, bạn nên mang thêm 2 -3 bộ khác. Quần áo nên rộng rãi, thoáng mát để mẹ thuận tiện cho con bú, nên sử dụng các loại váy áo rộng, có dây thắt để tiện sử dụng.

Ngoài ra, mẹ còn cần chuẩn bị thêm một số quần áo phù hợp với thời tiết, ví dụ mùa đông ở những địa phương khí hậu lạnh. Hiện nay, nhiều cơ sở y tế, đặc biệt là tư nhân, cung cấp hầu như toàn bộ những nhu yếu phẩm tối thiểu cho một cuộc sinh nở và những ngày đầu hậu sản, nên mẹ bầu cũng không cần lo lắng quá nhiều.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: 6 món đồ mang đi sinh ở viện cho mẹ, bạn đừng quên mang theo nhé!

2. Chuẩn bị đồ đi sinh cho bé

Đối với những nơi mà cơ sở y tế không cung cấp đồ cho trẻ sơ sinh những ngày đầu. Chuẩn bị đồ gì cho bé là câu hỏi lớn nhất bên cạnh thắc mắc nên chuẩn bị đồ đi sinh từ tháng thứ mấy. Bạn có thể tham khảo giỏ đồ đi sinh cho bé như sau: 

Trang phục

  • Quần áo cho trẻ sơ sinh 
  • Bao tay và bao chân 
  • Mũ sơ sinh 
  • 1 bịch tã giấy sơ sinh.
  • Yếm và khăn dành cho trẻ sơ sinh.
  • Khăn mềm để quấn bé.

Số lượng các món đồ cho trẻ có thể khác nhau tuỳ nhu cầu và điều kiện kinh tế. Sơ sinh những ngày đầu ở bệnh viện sẽ được tắm nếu bé khoẻ và không có vấn đề bất thường gì, việc này thông thường sẽ được thưc hiện bởi nữ hộ sinh để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Đồ bé ăn

nên chuẩn bị đồ đi sinh từ tháng thứ mấy

  • Bình sữa 60ml (hoặc 120ml) (nếu cho trẻ ăn bàng cốc và thìa thì sẽ không cần), dụng cụ vệ sinh 
  • Sữa bột (nếu không bú mẹ), dụng cụ để pha sữa 
  • Máy hâm sữa (có hoặc không)

Đồ bé ngủ

  • Gối và chăn cho trẻ sơ sinh
  • Chũn quấn cho trẻ em 

3. Bố cần chuẩn bị gì?

Không chỉ mẹ và bé, bố cũng cần có hành lý riêng. Những món đồ nam giới nên chuẩn bị để đồng hành cùng vợ là: 

  • Tiền mặt: Nên dùng tiền lẻ để mua sắm đồ linh tinh trong viện hoặc một số chi phí nhỏ. Đối với viện phí bố có thể chuyển khoản hoặc đưa tiền mặt. Tuy nhiên chỉ nên mang môt ít để chi tiêu nhỏ, đề phòng sơ hở sẽ bị kẻ gian lấy cắp.
  • Trang phục: 3 – 4 bộ quần áo và một đôi dép thoải mái để đi lại trong viện. 
  • Đồ dùng cá nhân: Điện thoại, sạc điện thoại, bàn chải đánh răng, cạo râu,… 
  • Gối hoặc chăn nhỏ vì ở viện thường không chuẩn bị sẵn cho người nhà của bệnh nhân. 

[inline_article id=242457]

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của MarryBaby về chủ đề “nên chuẩn bị đồ đi sinh từ tháng thứ mấy?”. Có rất nhiều thứ mà mẹ bầu cần có để đón con yêu chào đời. Nếu có thời gian, mẹ hãy chuẩn bị từ sớm để không rơi vào thế bị động, khi sinh cũng đỡ vất vả hơn. Chúc bạn sớm ngày gặp được thiên thần nhỏ! 

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Cổ tử cung mở 1cm bao giờ sinh đây, mẹ bầu cần lưu ý gì?

Trong lúc chuyển dạ, cổ tử cung là nơi thay đổi nhiều nhất và đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh nở. Cổ tử cung mở 1cm bao giờ sinh? Trước hết, bạn hãy tìm hiểu dấu hiệu cổ tử cung mở. 

Dấu hiệu cổ tử cung mở

Cổ tử cung dài và đóng kín trong thời gian thai kỳ để giữ em bé an toàn và tránh nhiễm khuẩn. Trong quá trình chuyển dạ, cổ tử cung sẽ mỏng dần đi và bắt đầu mở để chuẩn bị đón em bé ra đời. Bác sĩ sẽ khám để đo độ mở tử cung nếu bạn có các dấu hiệu chuyển dạ. Các dấu hiệu thường bao gồm cơn co thắt thường xuyên, đau lưng âm ỉ, dịch tiết âm đạo thay đổi. Nếu bác sĩ khám cổ tử cung lọt 1 ngón tay, cổ tử cung mẹ bầu đang bắt đầu mở rồi đấy. Vậy cổ tử cung mở 1cm bao giờ sinh?

>> Mẹ bầu có thể đọc thêm bài viết: 10 dấu hiệu sắp sinh (dấu hiệu chuyển dạ) sớm và chuẩn nhất

Cổ tử cung mở 1cm bao giờ sinh?

Sau khi có những triệu chứng chuyển dạ, âm đạo sẽ ra một ít dịch màu hồng hoặc lẫn máu. Đây là tình trạng bong nút nhầy tử cung, một dấu hiệu cổ tử cung mở. Ngay sau đó cổ tử cung sẽ bắt đầu giãn nở. Khi bác sĩ khám cổ tử cung lọt 1 ngón tay, cổ tử cung của mẹ đã mở được 1cm hoặc hơn. 

Cổ tử cung mở 1cm bao giờ sinh? Đây chưa hẳn là dấu hiệu của cuộc chuyển dạ vì nó còn cần phải có thêm các yếu tố của cơn gò, thay đổi vị trí ngôi thai. Từ đây, mẹ bầu có thể sẽ liên tục trải qua các cơn gò, co thắt từng đợt trong từ 4 đến 8 tiếng hoặc hơn để cổ tử cung mở đến 3-4cm, đôi khi có nhiều mẹ bầu có cổ tử cung mở 1cm nhưng nhiều ngày sau đó vẫn chưa đi vào chuyển dạ thực sự. Quá trình này sẽ kéo dài hơn với các mẹ lần đầu sinh. 

Sau khi bác sĩ khám, nếu cổ tử cung mẹ bầu mở được 3-4cm thì bạn sắp sinh rồi đấy. Lúc này, các cơn co thắt dữ dội và thường xuyên hơn. Mẹ bầu sẽ cảm giác như thời gian trôi qua rất lâu mà em bé vẫn chưa chào đời. Tổng thời gian để cổ tử cung mở từ 3-4cm đến 10cm từ 8 đến 12 tiếng. Mẹ nên chuẩn bị sức khỏe và tâm lý tốt để quá trình này diễn ra nhanh hơn.

>> Mẹ bầu có thể quan tâm: Chiều dài cổ tử cung theo tuần thai thay đổi nguy hiểm thế nào?

Nguy cơ mẹ gặp phải khi sinh bé

Cổ tử cung mở 1cm bao giờ sinh? Nguy cơ mẹ gặp phải khi sinh bé

1. Sinh non

Trong thời kỳ mang thai, chiều dài của cổ tử cung có thể ngắn lại quá sớm, làm tăng nguy cơ sinh non. Quá trình chuyển dạ được gọi là sinh non bắt đầu từ 22 tuần đến 36 tuần 6 ngày. Sinh non càng sớm thì sức khỏe em bé sẽ càng bị ảnh hưởng.

>> Mẹ có thể cần đọc: Cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần mẹ nào cũng cần biết

2. Cơn gò tử cung yếu hoặc cổ tử cung khó mở

Cổ tử cung mở 1cm bao giờ sinh còn tùy thuộc vào sức khỏe tử cung. Các cơn co thắt không đủ để tử cung mở kịp thời khiến quá trình em bé chào đời gặp khó khăn. Bác sĩ có thể cho sản phụ dùng thuốc để đẩy nhanh quá trình chuyển dạ. Nếu cơn gò tử cung quá yếu và không thể mở hoàn toàn sau khi được can thiệp tích cực thì mẹ bầu sẽ có thể phải sinh mổ.

3. Rách tầng sinh môn

Từ khi khám cổ tử cung lọt 1 ngón tay,  đến 10cm và sau đó sinh thai nhi ra ngoài, qúa trình sinh nở đôi khi có thể bị rách tầng sinh môn vì nhiều lí do hoặc bác sĩ cần chủ động cắt tầng sinh môn để mở rộng đường ra cho thai nhi.

4. Em bé bị nhiễm trùng hoặc thiếu oxy

Nếu sản phụ bị vỡ ối quá sớm hoặc quá trình chuyển dạ xảy ra những bất lợi, có thể từ phía thai nhi hay phía mẹ thì em bé có thể bị nhiễm trùng hoặc bị ngạt do thiếu oxy trong tử cung.

[inline_article id=276318]

5. Chảy máu cổ tử cung

Qúa trình sinh nở có thể xảy ra tai biến rách cổ tử cung, mức độ rách và vị trí quyết định nhiều đến sự ảnh hưởng sức khoẻ mẹ cũng như các can thiệp cần tiến hành.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tất tần tật những biến chứng thai kỳ mẹ bầu cần biết để cảnh giác

Mẹ bầu nên làm gì khi có dấu hiệu sắp sinh trong vài giờ?

Mẹ bầu nên làm gì khi có dấu hiệu sắp sinh trong vài giờ?
Cổ tử cung mở 1cm bao giờ sinh? Mẹ bầu nên làm gì khi có dấu hiệu sắp sinh?

Thay vì lo lắng cổ tử cung mở 1cm bao giờ sinh, mẹ bầu có thể thực hiện các cách dưới đây để giúp quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh và giảm đau đớn hơn. 

1. Đi bộ chậm rãi

Bạn có thể đi lại chậm rãi để tạo áp lực giúp em bé quay đầu xuống tử cung nhanh hơn và giúp các cơn co thắt chuyển dạ đến nhanh hơn.

2. Xoa bóp vú và kích thích núm vú

Cổ tử cung mở 1cm bao giờ sinh cũng phụ thuộc vào cách mẹ có biết kích thích cơ thể để làm dịu tinh thần không. Massage ngực đã được chứng minh là giúp giải phóng oxytocin từ tuyến yên sau nên thúc đẩy quá trình chuyển dạ nhanh hơn. Mẹ bầu chỉ cần vê núm vú một vài phút, theo chu kỳ mỗi 5-10 phút 1 lần. 

3. Tắm nước ấm

Mẹ sau khi khám cổ tử cung mở 1cm cũng có thể tắm nước ấm hoặc lau người bằng khăn ấm. Người thân có thể giúp đỡ để mẹ bầu được thoải mái nhất. Nước ấm giúp da và cơ được giãn nở và lưu thông máu tốt hơn.

4. Thư giãn tinh thần

Mẹ bầu có thể thư giãn tinh thần bằng cách xem các chương trình yêu thích hoặc nghe những bản nhạc nhẹ nhàng. Người nhà cũng nên ở cạnh để mẹ bầu yên tâm và không bị cảm thấy lo lắng nhiều.

[inline_article id = 185164] 

Như vậy, mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi cổ tử cung mở 1cm bao giờ sinh. Thời gian mẹ sinh nhanh hay chậm còn phụ thuộc rất nhiều vào độ mở cổ tử cung. Bên cạnh đó, việc thư giãn tinh thần cũng là quan trọng để mẹ sớm “mẹ tròn con vuông”.