Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Bà bầu bị đau háng và mu: Vấn đề mẹ cần biết để khắc phục bệnh kịp thời!

Theo các chuyên gia, bà bầu bị đau háng và mu là hiện tượng khá bình thường và dễ gặp. Ngoài ra, cơn đau này cũng ngầm báo hiệu cho mẹ bầu biết là mẹ đang tiến đến gần thời điểm chuyển dạ. Do vậy, thay vì lo lắng nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe cả con và mẹ, Marrybaby hy vọng bài viết dưới đây phần nào giúp mẹ hiểu hơn về bệnh và cách khắc phục tình trạng bệnh sao cho hiệu quả, mẹ nhé.

Vì sao bà bầu bị đau háng và mu?

Với các mẹ bầu mang thai, trọng lượng cơ thể bị thay đổi nhanh chóng. Kèm theo đó, sức khỏe của mẹ bầu cũng gặp phải không ít rắc rối. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ thường xuyên bị đau âm ỉ ở phần xương mu, cơn đau lan từ xương chậu đến đùi, bẹn, thậm chí hai bên háng trái và phải,… 

Cơn đau có xu hướng gia tăng khi mẹ bầu đi lại, leo cầu thang hay khi xoay người trong lúc ngủ, khiến nhiều bà mẹ cảm thấy mệt mỏi mà không biết phải làm sao. Vậy, bà bầu bị đau háng và mu có sao không?

Tùy vào cơ địa của mỗi người mà tần số đau, thời gian xuất hiện triệu chứng sẽ khác nhau. Căn bệnh khiến mẹ bầu khó khăn trong việc vận động và thực hiện các sinh hoạt hàng ngày.  

Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài hơn một phút mỗi lần hoặc mẹ có bất kỳ triệu chứng nào khác như chóng mặt, chảy máu hoặc dịch khác từ âm đạo, sốt, đau đầu dữ dội, mẹ đừng chần chừ mà hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức, vì rất có thể mẹ đang gặp nguy hiểm về vấn đề sức khỏe trước khi chuyển dạ.

>>> Mẹ có thể quan tâm: Thai 38 tuần gò cứng bụng, mẹ bầu rầu rĩ và cái kết là lời giải đáp này!

Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau háng bên trái, phải và xương mu là gì?

Dưới đây 4 nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng bà bầu bị đau háng và  mu khi mang thai. Mẹ cùng theo dõi thêm bài viết dưới đây.

1. Trọng lượng cơ thể tăng nhanh chóng khi mang thai gây chèn ép vùng xương chậu

Bà bầu bị đau háng và mu

Các chuyên gia cho rằng, vùng xương mu làm nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ phần phía trên của cơ thể mẹ. Tuy nhiên, vào những tuần cuối của thai kỳ khi em bé của mẹ ngày càng lớn và dần di chuyển xuống phần khung xương chậu sẽ vô tình gây ra nhiều áp lực lên các dây thần kinh, từ đó gây căng đau khớp háng. Tình trạng này sẽ dần trở nên khó chịu hơn trong 2 hoặc 3 tuần cuối trước khi sinh bé.

2. Bà bầu bị đau háng và mu do thiếu nguồn dinh dưỡng thiết yếu magiê

Có thể nói Magiê là một chất dinh dưỡng vô cùng cần thiết cho hoạt động bình thường của các dây thần kinh. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai bé, mẹ và con có thể đã sử dụng cạn kiệt nguồn năng lượng này dẫn đến một số tình trạng bà bầu đau khớp háng, chuột rút cơ bắp và đau dây thần kinh tọa.

3. Đau dây chằng tròn

Dây chằng tròn có vai trò hỗ trợ tử cung và xương chậu trong việc nuôi dưỡng em bé đang lớn trong bụng mẹ. Trong một số trường hợp, việc sản xuất quá nhiều hormone relaxin và progesterone sẽ dẫn đến việc kéo dài dây chằng, khiến dây căng hơn và rồi gây ra hiện tượng bà bầu bị đau khớp háng và mu.

4. Bà bầu bị đau háng và mu do giãn tĩnh mạch

Khi mang thai, mẹ có nguy cơ cao phát triển bệnh giãn tĩnh mạch ở vùng âm đạo. Điều này là do sự tích tụ máu ở các chi dưới, gây ra cảm giác tương tự như đau khớp háng

5. Mẹ bầu từng có tiền sử bị tổn thương ở vị trí xương mu, khớp háng

Nếu trước đây mẹ bầu đã có tiền sử mắc phải một số căn bệnh liên quan đến xương mu và khớp háng như thoái hóa khớp háng, viêm khớp háng, thoát vị đĩa đệm vùng chậu,… 

Những bệnh lý này sẽ khiến đĩa đệm bị thoát vị, gây ra tình trạng tổn thương khớp và rất dễ khiến bà bầu bị đau háng và mu trong khi mang thai. Lúc này, cơ thể mẹ bầu lại đang phải chịu thêm một trọng lượng lớn từ thai nhi, sẽ khiến tình trạng tổn thương càng thêm nghiêm trọng. Chính vì thế, mẹ bầu khi mang thai nên chú ý đến vấn đề này.

6. Vận động nhiều và thường xuyên

Thực tế, một số mẹ bầu vì tham công tiếc việc nên làm đủ thứ, không kiêng cữ. Việc vận động nhiều, không được nghỉ ngơi hợp lý là nguyên nhân dễ khiến vùng lưng, xương chậu, xương mu, hông đùi và khớp háng bị đau nhức dữ dội. 

Một số biện pháp tự nhiên giảm thiểu cơn đau tại nhà

Như đã nói ở trên, bà bầu bị đau háng và mu là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên xảy ra đối với cơ thể người mẹ, nên mẹ không cần quá lo lắng. Dưới đây là một số mẹo nhỏ để mẹ có thể tự khắc phục cơn đau tại nhà mà lại không mất quá nhiều thời gian và sức lực:

1. Hãy sử dụng dụng cụ hỗ trợ giảm cơn đau

Khi thai nhi phát triển, lưu lượng máu ở khu vực xương chậu cũng qua đó mà tăng lên, vô tình tạo điều kiện phần nào cho cơn đau vùng khớp háng xuất hiện. 

Việc sử dụng quần áo có tính đàn hồi theo tiêu chuẩn hoặc dây đai đỡ bụng bầu sẽ hỗ trợ nhiều cho vùng xương chậu cũng như giảm phần nào áp lực lên khu vực này hoặc khu vực lân cận, chẳng hạn như xương sống, hông, vùng cổ tử cung. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng gối đầu chuyên dụng khi ngủ để mang lại tư thế thoải mái nhất, từ đó không bị các cơn đau làm phiền nữa nhé.

2. Tập thể dục hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời

Bà bầu bị đau háng và mu

Ngoài dành thời gian rảnh rỗi tập các bài tập thể dục đơn giản như ngồi hoặc dựa vào một quả bóng tập thể dục, hoặc các động tác yoga,… Mẹ cũng có thể tham gia nhiều hoạt động thể thao ngoài trời khác như: đi bơi hoặc đi bộ,…

Điều này giúp cân bằng các vị trí vùng xương chậu và đưa em bé đến một vị trí tối ưu, từ đó giảm thiểu tần suất khiến bà bầu bị đau xương mu, khớp háng.

3. Mẹ nên xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng, hợp lý

Thiếu dinh dưỡng đặc biệt Magie và canxi là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị đau nhức xương khớp. 

Do vậy, mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu trong các món ăn như: Sữa và chế phẩm từ sữa, hải sản có vỏ, các loại hạt, bơ,… để tăng cường sức khỏe toàn diện, giảm cơn đau.

Bà bầu bị đau háng và mu

4. Tắm nước ấm thường xuyên cũng là cách giúp bà bầu bị đau háng và mu đỡ đau hơn

Một cách giảm đau khi bà bầu bị đau xương mu, khớp háng khá đơn giản và hiệu quả nữa là mẹ ngâm mình trong bồn nước ấm mỗi ngày.

Chỉ cần mẹ dành khoảng 20 phút thả lỏng cơ thể trong bồn nước ấm vừa phải, không chỉ giúp thư giãn tinh thần mà còn giúp giảm viêm đau khớp hữu hiệu nữa đó

Bà bầu bị đau háng và mu và các triệu chứng nguy hiểm đi kèm

Bên cạnh các cơn đau ở vùng khớp háng và âm đạo, mẹ bầu còn gặp phải một số tình trạng khó chịu khác, chẳng hạn như:

  • Táo bón
  • Tiểu không tự chủ
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Ợ nóng, nhưng không còn quá nhiều như trước

Nếu những triệu chứng này diễn ra thường xuyên và còn đi kèm với các tình trạng khác, chẳng hạn như sốt, nhức đầu dữ dội, thai nhi giảm cử động hoặc thậm chí bạn không thể cảm nhận được cử động của bé thì mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra.

Trên đây là những thông tin về hiện tượng bà bầu bị đau háng và mu. Hy vọng qua bài viết, mẹ đã có thêm cho mình những kiến thức quý giá trong việc giải quyết các vấn đề về sức khỏe của mẹ và con. Chúc mẹ nhiều sức khỏe và sớm vượt cạn thành công!

>>> Mẹ có thể quan tâm: 3 dấu hiệu bị rạn da khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bệnh Rubella khi mang thai có nguy hiểm đến thai nhi không?

Phụ nữ nhiễm bệnh rubella khi mang thai là một trong những nguyên nhân gây ra những dị tật ở trẻ sơ sinh. Hơn nữa, nếu mẹ bầu bị nhiễm rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gặp phải những tai biến sản khoa nguy hiểm. Bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ những thông tin về bệnh rubella khi mang thai. Mẹ bầu đừng bỏ qua nhé!

Dấu hiệu nhận biết bệnh rubella khi mang thai

Bệnh rubella hay còn là bệnh sởi Đức – là một bệnh truyền nhiễm do virus rubella gây ra. Điểm đặc trưng là người bệnh thường có biểu hiện phát ban da hoặc sốt nhẹ. Trong một vài trường hợp, bệnh sẽ không có triệu chứng rõ ràng.

Tuy nhiên, người ta nhận thấy nó cũng gần giống như bệnh cảm cúm thông thường. Đồng thời, tình trạng phát ban sẽ mất đi trong từ 7 đến 10 ngày. Các triệu chứng bệnh tương tự như cúm gồm:

  • Nhiệt độ cơ thể khoảng 38,5°C trong vài ngày.
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.
  • Đau họng và ho.
  • Sưng, viêm hoặc đỏ mắt có kèm theo chảy nước mắt.
  • Sưng và đau ở các hạch bạch huyết có thể kéo dài hơn một tuần; ngay cả sau khi phát ban biến mất.
  • Nổi mẩn hồng hoặc đỏ xuất hiện đầu tiên trên đầu, mặt sau dần lan ra khắp cơ thể; kéo dài trong ba ngày nên còn gọi là sởi 3 ngày.
  • Nốt ban có thể có hình tròn hoặc bầu dục; đường kính tầm 1 – 2 mm; mọc từng mảng hoặc riêng rẻ không tuần tự như ban sởi.
  • Đau đầu hoặc đau nhức cơ hoặc khớp.
  • Trong một số ít trường hợp, virus có thể dẫn đến viêm tai hoặc sưng; viêm trong não.

Ngoài ra, các dấu hiệu bệnh rubella khi mang thai có thể dẫn đến các vấn đề trong thai kỳ như:

  • Xuất hiện cơn đau đầu khi mang thai liên tục và có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.
  • Đau tai dai dẳng, gây ra cảm giác khó nghe.
  • Cứng cổ
  • Nếu mẹ bầu phát hiện bệnh rubella khi mang thai nên đến bệnh viên ngay. Các bác sĩ sẽ chỉ định các hình thức can thiệp y tế ngay lập tức để điều trị kịp thời.

>> Mẹ có thể xem thêm: Bà bầu bị Covid-19 uống thuốc gì đảm bảo an toàn không gây biến chứng cho cả hai mẹ con?

Con đường lây nhiễm bệnh rubella 

Theo dịch tễ học thì bệnh này có mặt ở khắp nơi trên thế giới; thường gặp nhất là vào mùa đông – xuân. Virus sẽ lây lan qua không khí khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi. Người khỏe mạnh nếu vô tình tiếp xúc với các giọt nước bọt ấy sẽ tạo điều kiện cho virus xâm nhập vào cơ thể.

Nhất là, cơ thể mẹ bầu lại dễ bị tổn thương hơn do hệ thống miễn dịch đã bị suy giảm. Do đó, điều quan trọng cần làm là theo dõi các triệu chứng mắc phải nếu khu vực sinh sống có người bị phát hiện nhiễm rubella.

Những biến chứng do bệnh rubella khi mang thai

rubella

Nếu mẹ bầu bị bệnh rubella khi mang thai trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ; có thể dẫn đến những biến chứng sau:

  • Sảy thai (thai nhi mất trước 20 tuần)
  • Thai chết lưu trong tử cung (thai nhi mất sau 20 tuần)
  • Sinh non (trẻ thường được sinh trước tuần thai thứ 37)
  • Trường hợp virus từ mẹ truyền sang thai nhi được gọi là trẻ bị mắc hội chứng rubella bẩm sinh (CRS). Hội chứng này có thể dẫn đến các vấn đề về thị lực (đục thủy tinh thể); tim mạch; thính giác (điếc)… Đôi khi trẻ sơ sinh có thể bị nhẹ cân; chậm tăng trưởng và chậm phát triển trí tuệ.

Mức độ trầm trọng của các dị tật sẽ phụ thuộc rất lớn vào thời điểm người mẹ phơi nhiễm với Rubella và nhìn chung phơi nhiễm với Rubella ở thời điểm càng sớm của thai kì thì hậu quả càng nặng nề. Nguy cơ mắc CRS ở trẻ cao hơn nếu mẹ mắc rubella trong 12 tuần đầu tiên; và thấp hơn sau 20 tuần.

[inline_article id=287844]

Trường hợp nào thai nhi sẽ bị mắc hội chứng CRS?

Theo thống kê, việc người mẹ bị nhiễm bệnh rubella khi mang thai sớm bao nhiêu thì nguy cơ trẻ mắc bệnh này càng cao. Nguy cơ này rơi vào khoảng 90% nếu mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Trường hợp nhiễm rubella trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ; thai nhi có đến 85% nguy cơ bị lây truyền virus. Hậu quả là trẻ có thể bị mắc hội chứng CRS với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nếu người mẹ mắc bệnh trong khoảng từ 13-20 tuần đầu thai kỳ; nguy cơ thai nhi bị nhiễm rubella và gặp phải tình trạng CRS sẽ thấp hơn.

Còn nếu mẹ nhiễm rubella sau 20 tuần thai đầu tiên; có thể sẽ không có vấn đề nào xảy ra với thai nhi.

Từ những biến chứng trên, việc nhiễm bệnh rubella khi mang thai là điều không thể xem nhẹ. Vì thế các mẹ bầu cần hiểu rõ hơn về nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết của bệnh để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và con.

Phương pháp chẩn đoán bệnh rubella khi mang thai

bệnh rubella

1. Xét nghiệm huyết thanh học

Cách chẩn đoán bệnh rubella khi mang thai là thực hiện xét nghiệm máu. Nếu mẹ bầu đã được tiêm vaccine. Việc xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ xác định khả năng miễn dịch đối với rubella dựa trên các kháng thể kháng rubella; tức là IgG và IgM trong cơ thể mẹ bầu.

Việc xét nghiệm được tiến hành sau khoảng từ 7-10 ngày ngay khi có những biểu hiện khởi phát của bệnh. Vì lúc này các kháng thể IgM trong máu ở mức cao nhất và sẽ giảm dần sau một vài tuần. Vì vậy, xét nhiệm máu sẽ được thực hiện lại sau hai đến ba tuần để xác định lại mức nồng độ của kháng thể.

Các kháng thể IgG sẽ chỉ xuất hiện sau khi các kháng thể IgM cho thấy sự hiện diện của chúng. Một khi các kháng thể IgG xuất hiện, các kháng thể này có thể tồn tại suốt đời.

Giải thích kết quả xét nghiệm huyết thanh học với người nghi nhiễm bệnh rubella khi mang thai:

  • Rubella IgG âm tính: Nếu nồng độ kháng thể IgG là ≤ 10 IU/mL. Có nghĩa là mẹ bầu không được tiêm vaccine phòng bệnh rubella; hoặc không bị phơi nhiễm với loại nhiễm trùng này.
  • Rubella IgG dương tính: Nếu nồng độ kháng thể IgG là ≥ 10 IU/mL; điều này có nghĩa là đã được tiêm chủng hoặc có nhiễm trùng trước đó.
  • Rubella IgM âm tính: Nếu có rất ít hoặc không có kháng thể IgM xuất hiện với sự tăng nhẹ của kháng thể IgG; nó cho thấy nguy cơ tái nhiễm.
  • Rubella IgM dương tính: Nếu các kháng thể IgM (≥ 0,3IU/mL) xuất hiện cùng hoặc không có kháng thể IgG thì nó chỉ ra nhiễm trùng rubella gần đây.

2. Nuôi cấy virus

Ngoài xét nghiệm huyết thanh học, một xét nghiệm khác để chẩn đoán rubella là nuôi cấy virus. Xét nghiệm này được thực hiện qua việc kiểm tra một mẫu dịch cơ thể. Cách thực hiện là dùng tăm bông lấy phần dịch ở họng hoặc mũi. Điều này giúp phát hiện RNA của virus rubella để xác nhận có nhiễm trùng hay không. Tuy nhiên xét nghiệm này ít được áp dụng trên lâm sàng.

>> Mẹ có thể xem thêm: Mẹ bầu sôi bụng khi mang thai 3 tháng đầu, có sao không? 

Phương pháp điều trị bệnh rubella khi mang thai

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị cho phụ nữ bệnh rubella khi mang thai và hội chứng rubella bẩm sinh. Tuy nhiên, các triệu chứng của nó vẫn có thể được kiểm soát tốt.

Do rubella gây ra các triệu chứng tương tự cảm cúm. Nên mẹ bầu cần thực hiện các biện pháp như giảm đau; hạ nhiệt; tránh ra gió khi bị phát ban. Và mẹ bầu nên kết hợp với việc ăn uống đủ chất để cải thiện sức khỏe.

Cách phòng tránh bệnh rubella khi mang thai

rubella khi mang thai

Cách tốt nhất để mẹ phòng ngừa bệnh rubella khi mang thai là tiêm vaccine trước khi mang thai. Tuy nhiên, nếu mẹ đã được tiêm vaccine ngừa rubella khi còn nhỏ; thì nguy cơ nhiễm trùng là không đáng kể.

Nếu các cặp vợ chồng đang có kế hoạch mang thai. Nhưng không chắc chắn liệu đã được tiêm vaccine hay chưa thì nên đi khám. Việc xét nghiệm máu sẽ giúp kiểm tra các kháng thể trong đó.

[inline_article id=278659]

Nếu phụ nữ chưa được tiêm phòng vaccine bệnh rubella khi mang thai, có thể tham khảo các cách dưới đây:

– Trước khi mang thai: Hãy tiêm vaccine MMR (sởi – quai bị – rubella) ít nhất bốn tuần trước khi mang thai và tốt nhất 3 tháng trước mang thai.

– Khi mang thai: Không nên tiêm vaccine MMR. Thay vào để tránh bệnh rubella khi mang thai mẹ bầu cần:

  • Tránh tiếp xúc gần với những người bị nhiễm rubella
  • Đi khám ngay lập tức nếu đã tiếp xúc với người có triệu chứng giống rubella.

– Sau khi mang thai: Tiêm vaccine ngay sau khi sinh để phòng ngừa bệnh trong lần mang thai tiếp theo.

Hy vọng những thông tin về bệnh rubella khi mang thai sẽ giúp ích cho các mẹ bầu. Chúc mẹ sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh nhé.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai có an toàn không?

Với các thai phụ bị chứng rối loạn đông máu thường được bác sĩ chỉ định tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai. Tuy nhiên, phương pháp này có an toàn cho mẹ và thai nhi không? Và khi dùng phương pháp này, mẹ bầu cần lưu ý gì? Bài viết này sẽ giúp chia sẻ đến các mẹ bầu tất cả về tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai. Cùng tham khảo nhé!

Chứng máu đông khi mang thai là gì?

Theo Hiệp hội Huyết học Hoa Kỳ (ASH), phụ nữ mang thai thường xuất hiện tình trạng máu đông. Trong thời kỳ mang thai, máu có nhiều khả năng bị đông lại như một biện pháp bảo vệ chống lại việc mất quá nhiều máu trong quá trình chuyển dạ.

Tuy nhiên, cục máu đông có thể xuất hiện trong các tĩnh mạch sâu của chân hoặc ở vùng xương chậu. Tình trạng này được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Bên cạnh đó Dịch vụ Y tế Quốc gia tại Anh (NHS) cho biết; DVT có thể hạn chế lưu lượng máu qua tĩnh mạch gây sưng và đau.

Nhưng nó có thể bị vỡ ra và di chuyển theo dòng máu gây tắc mạch máu. Nếu khối thuyên tắc nằm trong phổi gây thuyên tắc phổi (PE). PE có thể gây khó thở, đau ngực và ho ra máu. Thậm chí, PE lớn có thể gây xẹp phổi và có thể đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, nếu DVT đã được chẩn đoán và điều trị; thì nguy cơ phát triển thuyên tắc phổi là rất nhỏ.

>> Mẹ bầu có thể tham khảo: Nhau thai bám mặt sau có tốt không và những điều mẹ cần biết.

Tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai

1. Vì sao nên tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai?

rối loạn đông máu
Phụ nữ mang thai được chỉ định tiêm thuốc heparin chống đông máu khi mang thai.

Một số loại thuốc chống đông máu dùng ở dạng viên nén thường không được chỉ định cho thai phụ dùng. Vì thuốc này tác dụng với axit ở dạ dày và đi qua nhau thai gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi trong bụng mẹ bầu.

Vì thế đối với phụ nữ mang thai và phụ nữ đã sinh con; bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc chốngđông máu khi mang thai. Đó là 2 loại gồm Heparin bình thường và Heparin trọng lượng phân tử thấp. Do thuốc này được tiêm vào lớp mô mỡ bên dưới da. Vì thế, nó không đi qua nhau thai nên rất an toàn cho thai nhi.

2. Đối tượng nào cần được tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai?

Thai phụ có nhiều khả năng gặp phải tình trạng máu đông trong 3 tháng đầu của thai kỳ; hoặc trong 6 tuần đầu sau khi sinh.

Ngoài ra Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ (APA) cho biết, một số đối tượng sau có thể bị chứng đông máu khi mang thai gồm:

  • Mẹ bầu hoặc người thân đã từng bị chứng DVT.
  • Người thường xuyên hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc.
  • Phụ nữ trên 35 tuổi.
  • Phụ nữ béo phì.
  • Phụ nữ đi du lịch đường dài khi đang mang thai
  • Người ít vận động trong thời gian dài.
  • Sản phụ sinh mổ.
xét nghiệm gen đông máu trước khi mang thai
Tiêm thuốc Heparin chống đông máu khi mang thai

3. Dấu hiệu nhận biết thai phụ bị chứng đông máu

APA cũng cho biết thêm các dấu hiệu nhận biết chứng đông máu khi mang thai gồm:

  • Sưng hoặc đau ở một bên chân.
  • Đau nặng hơn khi đi bộ.
  • Các tĩnh mạch trông lớn hơn bình thường.

Xét nghiệm gen đông máu trước khi mang thai

Bên cạnh việc tìm hiểu về tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai; thai phụ thông thường không cần phải thực hiện các xét nghiệm gen đông máu trước khi mang thai. Tuy nhiên nếu chị em thuộc trong các nhóm sau; thì nên cân nhắc việc xét nghiệm đông máu trước khi mang thai.

  • Phụ nữ đã từng bị huyết khối tĩnh mạch sâu.
  • Phụ nữ từng bị thuyên tắc phổi.
  • Phụ nữ đã từng bị sẩy thai từ ba lần trở lên. Bởi vì, chị em có thể bị mắc hội chứng kháng phospholipid. Hội chứng này làm tăng nguy cơ sẩy thai; thai nhi phát triển kém; và tiền sản giật.

[inline_article id=266323]

Chứng rối loạn đông máu ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến nhiều rủi ro. Hy vọng với các thông tin về tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai sẽ giúp ích cho mẹ bầu. Nếu thai phụ cần tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai, mẹ nên hỏi ý kiến từ bác sĩ trước nhé.

Categories
Mang thai Đón con chào đời

Sinh con năm 2025 là năm con gì, mệnh gì, hợp tuổi bố mẹ nào?

Có rất nhiều gia đình quan tâm đến chuyện xem tuổi bố mẹ sinh con năm 2025 có tốt không? Nếu bố mẹ nào đang có kế hoạch sinh con năm 2025 hãy tham khảo bài viết này ngay nhé.

Em bé sinh năm 2025 tuổi gì, mệnh gì?

Theo ngũ hành, em bé sinh năm 2025 thuộc mệnh Hỏa, tuổi Ất Tỵ với tử vi cụ thể như sau:

  • Can chi (tuổi Âm lịch): Ất Tỵ; cầm tinh tuổi con Rắn.
  • Tam hợp: Tỵ – Dậu – Sửu
  • Tứ hành xung: Dần – Thân – Tỵ – Hợi
  • Mệnh Hỏa – Phú Đăng Hỏa
  • Mệnh hợp: MộcThổ
  • Mệnh khắc: Thủy – Kim

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Đặt tên tiếng Việt và đặt tên tiếng Anh theo loài hoa cho bé gái.

Sinh con năm 2025 thuộc tuổi gì, mệnh gì?
Sinh con năm 2025 thuộc tuổi gì, mệnh gì?

Sinh con năm 2025 hợp với bố mẹ tuổi gì? 

Theo quan niệm dân gian, để con cái sinh ra được khỏe mạnh, thông minh, may mắn, thì bố mẹ nên chọn năm sinh hợp tuổi. Vậy sinh con năm 2025 hợp với bố mẹ tuổi gì?

Theo can chi: Năm 2025 là năm Ất Tỵ, có can là Ất, thuộc hành Mộc. Theo quy luật ngũ hành, Mộc sinh Hỏa, do đó, bố mẹ có can là Canh (thuộc hành Kim) sẽ hợp với con sinh năm 2025.

Theo địa chi: Năm 2025 là năm Tỵ, thuộc hành Hỏa. Theo quy luật ngũ hành, Hỏa hợp Tỵ, do đó, bố mẹ có tuổi Tỵ hoặc Sửu sẽ hợp với con sinh năm 2025.

Theo ngũ hành: Năm 2025 là năm Ất Tỵ, thuộc mệnh Hỏa. Theo quy luật ngũ hành, Hỏa sinh Mộc, do đó, bố mẹ có mệnh Mộc hoặc Thổ sẽ hợp với con sinh năm 2025.

[key-takeaways title=””]

Như vậy, bố mẹ sinh các năm 1981, 1993, 1985, 1997, 2005 sẽ hợp với con sinh năm 2025.

[/key-takeaways]

Sinh con năm 2025 thuộc cung gì?

Theo chiêm tinh học phương Đông, năm 2025 là năm Ất Tỵ, thuộc mệnh Hỏa. Do đó, nam sinh năm 2025 thuộc cung Khôn, hành Thổ. Nữ sinh năm 2025 thuộc cung Tốn, hành Mộc.

Cung Khôn là cung thứ 8 trong 12 cung hoàng đạo phương Đông. Người thuộc cung này thường có tính cách chăm chỉ, kiên trì, có ý chí và nghị lực mạnh mẽ. Họ cũng là những người thông minh, có khả năng lãnh đạo và có tầm nhìn xa trông rộng.

Cung Tốn là cung thứ 4 trong 12 cung hoàng đạo phương Đông. Người thuộc cung này thường có tính cách hiền lành, ôn hòa, biết lắng nghe và thấu hiểu người khác. Họ cũng là những người có trí tưởng tượng phong phú và có khả năng sáng tạo.

[inline_article id=264878]

Tuổi Ất Tỵ 2025 hợp với con số nào, màu nào? 

1. Tuổi Ất Tỵ 2025 hợp với con số nào?

Đối với những người coi trọng yếu tố phong thuỷ thì việc xác định con số may mắn là điều không thể bỏ qua. Những người sinh năm 2025 mang nạp âm Phú Đăng Hoả nên hợp với con số 3, 4 và 9. Dựa vào đây, bạn có thể lựa chọn con số này cho bé để mang lại nhiều may mắn nhé!

2. Sinh con năm 2025 hợp với màu nào?

Năm 2025 là năm Ất Tỵ, thuộc mệnh Hỏa. Theo ngũ hành, Hỏa sinh Mộc, do đó những màu sắc thuộc hành Mộc cũng sẽ hợp với người mệnh Hỏa.

Như vậy, những màu sắc hợp với năm 2025 bao gồm: màu đỏ, màu cam, màu hồng, màu tím, màu xanh lục.

Ngoài ra, người sinh năm 2025 cũng nên tránh những màu sắc thuộc hành Thủy, vì Thủy khắc Hỏa, sẽ mang đến những điều không may mắn. Những màu sắc thuộc hành Thủy bao gồm: đen, xanh dương, xanh lam.

Người sinh năm 2025 có tính cách như thế nào?

Tính cách của mỗi người mang đặc trưng riêng được hình thành, quyết định từ nhiều yếu tố trong đó có năm sinh. Nhìn chung, những người sinh năm 2025 có tính cách vui vẻ, hoà đồng và tự tin. Sau đây là một số đánh giá, nhận xét mang tính tham khảo của người sinh năm 2025 là năm con gì.

1. Nữ sinh năm 2025 

Nữ sinh năm 2025 có tính cách như thế nào?
Sinh con năm 2025 mệnh gì? Tính cách con ra sao?

Nữ sinh năm 2025 thuộc năm Ất Tỵ, mệnh Mộc. Theo tử vi, những người sinh năm này thường có tính cách thông minh, sắc sảo, khả năng ứng biến tốt. Họ cũng là những người khéo léo trong giao tiếp, có khả năng hòa nhập với mọi người xung quanh. Đặc biệt, họ cũng là những người tử tế, chu đáo và luôn quan tâm đến người khác.

Trong chuyện tình cảm, nữ sinh năm 2025 thường là những người chung thủy và yêu hết lòng. Họ cũng là những người biết quan tâm và chăm sóc người yêu của mình.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, nữ sinh năm 2025 cũng có một số nhược điểm cần khắc phục:

  • Thích thể hiện: Nữ sinh năm 2025 có xu hướng thích thể hiện bản thân, khiến người khác cảm thấy họ kiêu ngạo.
  • Cẩn thận quá mức: Vì sự cẩn thận này, họ dễ bỏ lỡ những cơ hội tốt.
  • Thích kiểm soát: Nữ tuổi kỷ tỵ 2025 có tính kiểm soát cao, nên dễ khiến người khác cảm thấy ngột ngạt.

Nhìn chung, nữ sinh năm 2025 là những người có tính cách tốt, đáng để yêu thương và trân trọng. Họ có nhiều tiềm năng để phát triển trong tương lai.

>> Xem thêm: 50 tên con gái mệnh Hỏa ấn tượng và ý nghĩa hợp với ngũ hành

2. Nam sinh năm 2025

Tính cách nam sinh năm 2025

Nam sinh năm 2025 thuộc năm Ất Tỵ, mệnh Hỏa. Theo tử vi, những người sinh năm này thường có tính cách thông minh, quyết đoán, kiên cường và mạnh mẽ. Họ cũng là những người có khả năng lãnh đạo và luôn biết cách dẫn dắt người khác.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, nam sinh năm 2025 cũng có một số nhược điểm cần khắc phục như bảo thủ, hay ra vẻ và thích kiểm soát người khác.

>> Xem thêm: Tên con trai mệnh Hỏa đúng chất nam nhi, nghĩa hiệp, phóng khoảng

Sinh con năm 2025 tháng nào tốt?

sinh con năm 2025 mệnh gì
Sinh con năm 2025 mệnh gì?

Tử vi của các con theo tháng sinh là một trong yếu tố quyết định cuộc đời của con có được thuận lợi hay không đấy bố mẹ nhé.

Tháng 1: Sinh con năm 2025 trong tháng này cuộc đời có phong sương nhưng sau tuổi 30 sẽ thăng tiến.

Tháng 2: Người có tài nhưng thiếu quyết đoán; tài lộc không nhiều, gặp trắc trở, nhưng có phúc.

Tháng 3: Thông minh, luôn gặp thuận lợi, dễ lập nghiệp lớn, tính tình hoạt bát và lanh lợi.

Tháng 4: Sinh con năm 2015 trong tháng này cuộc đời gặp nhiều may mắn; lại là người thông minh và nghĩa hiệp.

Tháng 5: Người có vận số cao quý, biết tận dụng thời thế nên dễ lập công lớn, cả đời an yên.

Tháng 6: Tính tình cương trực, tốt bụng, dễ dàng lập đại nghiệp nhờ tận dụng thời cơ.

Tháng 7: Có tính khí ôn hòa, tự lập, đỗ đạt cao, kinh doanh giỏi nên có số giàu sang nhiều người ngưỡng mộ.

Tháng 8: Sinh con năm 2025 trong tháng này là người nhân hậu, tài trí và gia đạo thuận hoà.

Tháng 9: Người dĩ hòa vi quý, có ý chí và hoài bão cao đẹp, sự nghiệp thành nhưng không lớn.

Tháng 10: Bản tính chân thành, hào hiệp, tâm mang chí lớn, sự nghiệp trung bình, vợ chồng hòa thuận.

Tháng 11: Vận số ít may mắn, sự nghiệp dở dang, vất vả về già mới được thanh nhàn.

Tháng 12: Cuộc đời nhiều ưu phiền, sự nghiệp khó thành, là người nhạy cảm, sống theo nguyên tắc.

Sinh con năm 2025 ngày nào tốt?

sinh con năm 2025 tháng nào tốt

Các ngày sinh dưới đây được xem là tốt cho con:

Mùng 1: Sinh con năm 2025 mùng 1 sẽ có cuộc đời hanh thông; thành nhiều bại ít, mệnh cát tường.

Mùng 2: Thông minh nhanh nhẹn, hiền lành đức độ, đa tài đa nghệ, cuộc đời luôn tiến về phía trước.

Mùng 3: Cuộc đời thăng trầm, không nơi nương tựa, cha mẹ anh em không giúp đỡ.

Mùng 4: Luôn gặp khó khăn trong giao tiếp; cuộc đời nhiều rủi ro làm mất chí khí.

Mùng 5: Cuộc đời vui vẻ, ung dung, đào hoa nhưng chú ý thị phi và đề phòng nạn tửu sắc.

Mùng 6: Sinh con năm 2025 ngày này có cuộc đời thăng trầm, xa quê mới có thể phát triển.

Mùng 7: Mệnh đào hoa nhưng tiền bạc vào túi đi ra hết, tuổi già khó khăn, không được hưởng phúc.

Mùng 8: Vận mệnh có hung có cát. Tiền vận không tốt, trung vận tạm ổn định hơn.

Mùng 9: Số gặp thị phi, cuộc đời không thuận lợi, có nhiều rủi ro, số phận khổ sở, mệt mỏi.

Mùng 10: Là người gặp nhiều quý nhân, có tài lãnh đạo, có quyền có thế.

Mùng 11: Sinh con năm 2025 ngày này có cuộc đời cát hung đan xen, phải bôn ba và di chuyển nhiều.

Mùng 12: Con nên xuất ngoại thì phát triển tốt và sự nghiệp rạng rỡ.

Mùng 13: cuộc đời phong lưu, tiền vận bình thường, trung vận phát đạt, tuổi già hưởng phúc.

Mùng 14: có đường hôn nhân rất tốt, tài lộc đầy đủ, không lo nghèo khó.

Mùng 15: sự nghiệp như ý, công việc thuận lợi, , gia hưng nhân vượng, con cháu đông đúc thuận hòa.

Mùng 16: Sinh con năm 2025 ngày này có mệnh cách không thuận lợi, gặp nhiều tai nạn, một đời cô độc.

Mùng 17: Sự nghiệp cực kì thịnh vượng, có thể làm rạng danh tổ tông, hiển hách gia môn.

Mùng 18: có gia vận thịnh vượng, tài lợi dồi dào, con cháu hiếu thuận, cuộc sống vui vẻ an lành.

Mùng 19: mặc dù khổ cực vất vả nhưng cũng được hưởng phúc, không cần lo cái ăn cái mặc.

Mùng 20: có gia nghiệp thịnh vượng, tài lợi dồi dào, công thành danh toại, xa gần đều nổi tiếng.

Mùng 21: Sinh con năm 2025 ngày này có tiền vận không tốt, đến trung vận mới khởi sắc.

Mùng 22: Có số mệnh tha hương, trung niên tài vượng, càng di chuyển nhiều càng phát đạt.

Mùng 23: Thông minh, dũng cảm, cuộc đời thuận buồm xuôi gió, đạt thành đại nghiệp.

Mùng 24: Mệnh đào hoa, cả đời vui vẻ, nhưng tài lộc không tụ, khó tích lũy được tài sản.

Mùng 25: Thông minh, nhanh nhẹn, nổi bật hơn người, có sự nghiệp rạng ngời.

Mùng 26: Sinh con năm 2025 ngày này có thời trẻ vất vả nhưng trung vận sự nghiệp thành đạt. Con cái đông đúc và hòa thuận.

Mùng 27: Cuộc đời con có nhiều chuyện khó lường, không được bạn đời trợ giúp. Nhưng nữ mệnh tốt hơn nam mệnh.

Mùng 28: Cuộc đời nhiều lần chuyển đổi bất ngờ, dễ vướng vào thị phi, đường con cháu tốt lành, hòa thuận.

Mùng 29: Đào hoa nhưng không tích lũy được tiền tài, làm bao nhiêu tiêu bấy nhiêu. Nữ mệnh tốt hơn nam mệnh.

Mùng 30: Con có sự nghiệp thành công, cuộc sống sung túc.

Sinh con năm 2025 giờ nào tốt?

xem tuổi bố mẹ sinh con năm 2025

Giờ Tý (23h – 1h): Sinh con năm 2025 vào sinh giờ Tý có cuộc sống khó khăn nhưng sự nghiệp thành công.

Giờ Sửu (1h – 3h): Người này có sự nghiệp phát triển thuận lợi, được người thân bạn bè giúp đỡ.

Giờ Dần (3h – 5h): Người này có tiền đồ rộng mở, được nhiều người trợ giúp, cần đề phòng thị phi.

Giờ Mão (5h – 7h): Được bạn bè giúp đỡ, cuộc sống sung túc nhưng phải bôn ba khắp nơi để cầu tài.

Giờ Thìn (7h – 9h): Con có cuộc đời thuận lợi, được quý nhân trợ giúp đỡ.

Giờ Tỵ (9h – 11h): Cuộc đời thăng trầm, sức khỏe không tốt, dễ mắc bệnh tật.

Giờ Ngọ (11h – 13h): Giao thiệp của người này rộng và đào hoa

Giờ Mùi (13h – 15h): Cuộc đời vất vả, nhiều sóng gió, đời sống hôn nhân nhiều chuyện muộn phiền.

Giờ Thân (15h – 17h): Sự nghiệp thuận lợi, được quý nhân giúp đỡ.

Giờ Dậu (17h – 19h): Có số giàu sang, công danh sự nghiệp phát triển tốt đẹp.

Giờ Tuất (19h – 21h): Có số đi xa, được quý nhân giúp đỡ, gặp hung hóa cát.

Giờ Hợi (21h – 23h): Sinh con năm 2025 vào giờ Hợi phải bôn ba khắp nơi để mưu sinh lập nghiệp.

[inline_article id=275903]

Cách giữ tâm lý thoải mái nếu không sinh được con trong năm 2025

Nếu trông mong có bé vào năm 2025 để hợp tuổi nhưng lại không được như ý, bạn cũng đừng buồn. Thay vào đó, bạn hãy giữ tâm lý thoải mái để chuẩn bị đón bé yêu trong những năm tiếp theo.

Dưới đây là một số cách giúp bạn giữ tâm lý thoải mái nếu không có bé trong năm mình đã chọn:

  • Trò chuyện với người thân, bạn bè: Hãy chia sẻ cảm xúc của bạn với những người thân yêu. Họ sẽ luôn ở bên cạnh và hỗ trợ bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này.
  • Tìm hiểu thông tin về vô sinh: Bạn có thể tìm hiểu về các nguyên nhân và phương pháp điều trị vô sinh. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng của mình và có những lựa chọn phù hợp.
  • Đừng so sánh bản thân với người khác: Mỗi người đều có một hành trình sinh con khác nhau. Vì thế, nếu bạn không sinh con vào năm 2025, thì có thể sinh con vào các năm khác. Sinh con trai hay con gái vào năm nào cũng là tốt vì con cái không chỉ là kết quả của hôn nhân mà còn là món quà trời ban, mẹ nên vui vẻ chấp nhận.
  • Để ý chế độ dinh dưỡng giúp thụ thai: Bạn có thể tham khảo bài viết ăn gì dễ thụ thai để lên danh sách những món ăn ngon mỗi ngày bồi bổ cơ thể.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp giải phóng endorphin, một loại hormone giúp cải thiện tâm trạng.
  • Đọc sách, nghe nhạc hoặc xem phim: Những hoạt động này giúp bạn giải trí và thư giãn tinh thần. Khi tinh thần thoải mái, bạn sẽ có hứng thú với “chuyện ấy” hơn.
  • Quan hệ tình dục đều đặn: Tần suất quan hệ tình dục phù hợp có thể giúp bạn dễ thụ thai hơn.

Như vậy, nếu gia đình xem tuổi bố mẹ sinh con năm 2025 thì chỉ cần đạt 2/3 tiêu chí trên đều có thể sinh con năm 2025. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên nhớ con cái là phúc lộc trời ban. Nếu bố mẹ chưa thể sinh con vào năm 2025 thì cũng đừng buồn nhé.

>> Xem thêm: 

Categories
Mang thai Đón con chào đời

Chồng 1989 vợ 1989 sinh con 2024 có hợp không?

Năm 2024 là năm Giáp Thìn, là một năm đẹp để nhiều cặp vợ chồng lên kế hoạch sinh con. Nhưng với bố mẹ tuổi Kỷ Tỵ sinh con năm 2024 có tốt không? Bài viết này, MarryBaby sẽ giúp các ông bố bà mẹ sinh năm 1989 giải đáp vấn đề xem tuổi bố mẹ sinh con năm 2024 nhé.

Tử vi em bé sinh năm 2004

Trước khi tìm hiểu về bố mẹ tuổi Kỷ Tỵ sinh con năm 2024 có tốt không? Chúng ta cần biết em bé sinh năm 2024 có tử vi như sau:

  • Cầm tinh: Con rồng.
  • Can chi (tuổi Âm Lịch): Giáp Thìn; thường gọi là Phục Đầm Chi Lâm, tức Rồng ẩn ở đầm.
  • Xương con rồng, tướng tinh con rắn.
  • Con nhà Bạch đế – phú quý.
  • Mệnh: Phúc Đăng Hỏa – nghĩa là Lửa ngọn đèn.
  • Cung mệnh nam: Chấn thuộc Đông tứ trạch
  • Cung mệnh nữ: Chấn thuộc Đông tứ trạch

>> Bạn có thể xem thêm: Sinh con năm 2024 hợp tuổi bố mẹ nào bạn biết chưa?

Bố mẹ tuổi Kỷ Tỵ sinh con năm 2024 có tốt không?

tuổi tỵ sinh con năm 2024
Sinh con năm 2024 hợp tuổi bố mẹ Kỷ Tỵ không?

Với những bố mẹ tuổi Tỵ sinh con Giáp Thìn sẽ rất quan tâm đến sinh con năm 2024 hợp tuổi bố mẹ. MarryBaby sẽ giúp giải đáp và xem tuổi bố mẹ sinh con năm 2024 giúp các bạn nhé.

1. Xét về thiên can

Bố mẹ tuổi Tỵ sinh con năm 2024 có tốt không? Theo Tử vi ngày nay, bố mẹ sinh năm 1989 cầm tinh con Rắn

  • Can chi (tuổi Âm Lịch): Kỷ Tỵ.
  • Xương con rắn, tướng tinh con khỉ.
  • Con nhà Thanh Đế – Trường mạng.

Như vậy xét thiên can, bố mẹ tuổi Kỷ Tỵ sinh con năm 2024 có tốt không? Thiên can được đánh số theo chu kỳ 10 năm của người Trung Hoa cổ. Người xưa quan niệm trong thiên can có các cặp tương xung (xấu) và tương hóa (tốt). Theo đó, thiên can của con là Giáp; thiên can của bố mẹ là Kỷ. Mà Giáp hợp Kỷ tức tương hợp.

>> Bạn có thể xem thêm: Tuổi Mậu Thìn 1988 sinh con năm 2024 có tốt không?

2. Xét về địa chi

xem tuổi bố mẹ sinh con năm 2024
Xem tuổi bố mẹ sinh con năm 2024 theo địa chi.

Theo tử vi, địa chi được đánh số theo chu kỳ 12 năm; tương ứng với 12 con giáp. Hợp xung của Địa chi bao gồm Tương hình (có 8 địa chi nằm trong 3 loại chống đối nhau); Lục xung (6 cặp tương xung); Lục hại (6 cặp tương hại); Tứ hành xung; Lục hợp; Tam hợp. Theo đó, tuổi Tỵ sinh con năm 2024 có địa chi như sau:

  • Tam hợp: Dậu – Sửu – Tỵ
  • Nhị Hợp: Thân
  • Tứ hành xung: Dần – Thân – Tỵ – Hợi

Xét theo địa chi, bố mẹ tuổi Kỷ Tỵ 1989 sinh con năm 2024 là bình hòa, không xung cũng không khắc với con.

>> Bạn có thể xem thêm: Vợ chồng có tuổi Thân 1992 sinh con năm 2024 Giáp Thìn có tốt không?

3. Xét về ngũ hành

Theo ngũ hành, 5 năm mệnh sẽ có mệnh tương sinh và tương khắc nhau. Nếu mệnh của bố mẹ tương sinh với con sẽ mang đến cho gia đình nhiều may mắn, thuận lợi. Nếu mệnh của bố mẹ tương khắc con thì gia đình sẽ gặp nhiều khó khăn, bất hòa.

Xét theo ngũ hành, bố mẹ tuổi Kỷ Tỵ sinh con năm 2024 rất tốt. Vì bố mẹ 1989 thuộc mệnh Mộc (Đại Lâm Mộc); con 2024 thuộc mệnh Hỏa (Phúc Đăng Hỏa). Như vậy, Mộc sinh Hỏa là tốt.

[key-takeaways title=””]

Như vậy, năm Giáp Thìn là năm tương hợp giữa thiên can; địa chi và ngũ hành của bố mẹ tuổi Kỷ Tỵ để sinh con năm 2024. Nếu bố mẹ Kỷ Tỵ 1989 đang có ý định sinh con trong năm 2024 thì đừng bỏ lỡ năm tốt đẹp này.

[/key-takeaways]

Tuổi Kỷ Tỵ sinh con năm nào tốt?

Ngoài năm Giáp Thìn 2024, bố mẹ tuổi Kỷ Tỵ nên sinh con năm nào tốt? Dưới đây là những năm tốt bố mẹ nên sinh thêm con:

Nếu bố mẹ tuổi Kỷ Tỵ muốn sinh con năm 2024 thì cần lưu ý gì?

Nếu bố mẹ tuổi Kỷ Tỵ sinh con năm 2024 thì cần lưu ý những điều sau đây:

[inline_article id=294490]

Như vậy, năm Giáp Thìn là năm tương hợp giữa thiên can; địa chi và ngũ hành của bố mẹ tuổi Kỷ Tỵ để sinh con năm 2024. Nếu bố mẹ Kỷ Tỵ 1989 đang có ý định sinh con trong năm 2024 thì đừng bỏ lỡ năm tốt đẹp này. Tuy nhiên, con cái là do trời ban nếu bố mẹ chưa thể có con năm 2024 thì cũng đừng buồn nhé

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Quất hồng bì bà bầu ăn được không? Những lợi ích bất ngờ của loại quả này

Quất hồng bì là loại quả thường xuyên xuất hiện ở khu vực miền Bắc và miền Trung vào mùa hè với nhiều tên gọi khác nhau như “quả dỗi”; “hoàng bì” hay “ quất bì”. Quả này mang vị the ở vỏ, chua – ngọt ở nhân và chát ở hạt. Quả có chứa nhiều vị thuốc giúp mẹ tránh được các căn bệnh như: cảm nắng, cảm cúm, giảm ho, hạ sốt,.. Vậy quất hồng bì bà bầu ăn được không? Để giải đáp câu hỏi mẹ cùng theo dõi tiếp bài viết dưới đây nhé.

Quất bì là quả gì? Giá trị dinh dưỡng đặc biệt, hiếm có của quất hồng bì

Hồng bì còn gọi là kim quất, thuộc họ cam, quýt, được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc nước ta để lấy quả ăn. Trong Đông y, các nghiên cứu về Quất hồng bì thường rất kỹ và theo tài liệu công bố, thành phần dinh dưỡng của trái cây này khá đặc biệt. Trong đó, cứ 100g quất hồng bì thì có tới 0,60 (ug) Selenium và 226,00 (mg) Kali và một lượng rất lớn đồng (Cu). Đây là 3 chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng và thiết yếu đối với nhu cầu phát triển của cơ thể. Vậy quất hồng bì bà bầu ăn được không?

Về đặc tính, quất hồng bì có tính lạnh, vị chua, với lượng calo khoảng 30,00 kcal (125 kJ)/100 g. Vốn được biết đến với nhiều công dụng cụ thể như sinh tân (tạo nước bọt, các nguồn nước/dịch cơ thể), giải khát, chữa hen suyễn, chăm sóc tốt cho dạ dày, thông tiện, loại bỏ khí, tiêu sưng viêm, chăm sóc tốt cho lá lách, giảm đau và điều hòa kinh nguyệt.

Từ hàng nghìn năm trước, nhiều bài thuốc Đông y trị thiếu máu cơ tim hiệu quả theo kinh nghiệm dân gian đã được truyền qua các thế hệ. Do có vị chua ngọt nên hiển nhiên loại quả này được coi là một trong số trong những loại trái cây có hương vị đặc trưng và đặc biệt trong nhóm trái cây mùa hè, chúng được so sánh tuyệt vời với quả vải và hội tụ đủ 3 yếu tố: Sắc, Hương, Vị thuộc dạng “tuyệt phẩm” trong họ trái cây. 

Vậy nếu mẹ thắc mắc Quất hồng bì bà bầu ăn được không? Thì câu trả lời là hoàn toàn Được, mẹ ăn đủ liều lượng sẽ mang lại lợi ích bất ngờ.

Quất hồng bì bà bầu ăn được không
Quất hồng bì bà bầu ăn được không?

Bà bầu ăn quất hồng bì có tốt không? Công dụng khi bà bầu ăn quất hồng bì là gì?

Quất hồng bì giàu dinh dưỡng nên thích hợp với hầu hết mọi người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những người mắc các chứng chóng mặt, thiếu năng lượng, mệt mỏi. 

Bà bầu ăn quất hồng bì tốt. Đối với bà bầu, quất bì là loại trái cây giúp tăng cường sức khỏe và bổ sung nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể mẹ và thai nhi. Một số công dụng về loại quả mùa hè, mẹ có thể tham khảo:

1. Trị ho, cảm sốt là công dụng khi bà bầu ăn quất hồng bì

Quất hồng bì tính hơi ấm, giàu vitamin C sẽ giúp bà bầu tăng cường sức đề kháng, chuyên trị ho và cảm sốt. Mẹ bầu bị ho có thể ăn quất hồng bì tươi hoặc hấp quất hồng bì tươi với đường phèn ăn 3 lần mỗi ngày để long đờm, bổ phế. 

2. Quất hồng bì bà bầu ăn được không? Được, quả giúp giảm ốm nghén trong thai kỳ

Mẹ không thể phủ nhận hương thơm và vị chua ngọt đặc trưng của quất hồng bì chín sẽ “thổi bay” chứng ốm nghén nặng nề trong giai đoạn đầu mang thai. Khi cơn nhợn ói liên tục, mẹ hãy nhai từ từ 3 – 5 quả quất hồng bì tươi rồi uống nước ấm ngay sau đó.

3. Cung cấp nước trong những ngày trời nắng nóng, oi bức 

Quất hồng bì bà bầu ăn được không? Được, với những mẹ hay bị mất nước vì phải di chuyển nhiều hay cần làm việc tay chân trong lúc mang thai, thì một ly nước ép hồng bì quất mát lạnh, thơm ngon sẽ luôn là sự lựa chọn tối ưu, không những  giúp mẹ thỏa cơn khát tức thời, mà còn giúp mẹ bổ sung thêm vitamin trong quá trình nuôi con nữa đó. 

4. Bà bầu có được ăn quất hồng bì không? Quất bì có tác dụng điều trị chứng đau dạ dày

Bà bầu sẽ thường xuyên gặp các hiện tượng như trào ngược, đau quặn ở dạ dày. Lúc này, các mẹ đừng quá lo lắng, dưỡng chất có trong quất hồng bì sẽ trung hòa được lượng axit mà dạ dày tiết ra. Khi đó, các mẹ bầu của chúng ta sẽ không còn cảm giác đau đớn hay khó chịu. Đây là 1 trong những công dụng cực tốt của quất hồng bì.

5. Quất hồng bì bà bầu ăn được không? Giúp mẹ lấy lại vẻ thon gọn, săn chắc của mình

Như mẹ biết, Hồng bì có vị đắng, cay, the và tính ấm nên nó rất hiệu quả trong việc giảm đau, kích thích tiêu hóa và giảm cân hiệu quả.

Đặc biệt, trong quất bì có chứa hàm lượng vitamin C rất dồi dào. Do vậy, khi bà bầu ăn quất hồng bì, loại trái cây giàu vitamin C, sẽ không sợ bị năng lượng dư thừa hay tăng cân. Không chỉ vậy nó còn giúp chuyển hóa lượng mỡ nhanh chóng, giảm cholesterol và làm hạn chế bị tích tụ dư thừa làm giảm mỡ các phủ tạng, từ đó giúp giảm cân an toàn và hiệu quả.

Một số cách biến tấu thức uống ngon từ quả quất bì chín mọng

Với những lợi ích trên mẹ hoàn toàn đã trả lời cho mình được câu hỏi “Quất hồng bì bà bầu ăn được không? Bên cạnh việc ăn liền ngay khi bóc quả thì một số món ăn kết hợp khác cũng khiến mẹ “mê mẩn” trong những ngày chán cơm nhưng vẫn muốn nạp đủ chất dinh dưỡng.

1. Quất hồng bì ngâm đường phèn: Thức uống nhanh, đơn giản dễ làm

Quất hồng bì bà bầu ăn được không

Nguyên liệu cần: 

  • 500g quả quất hồng bì chín vàng
  • 300g đường phèn
  • 1 chai rượu vang trắng
  • Một ít muối
  • Lọ thủy tinh

Cách làm món ăn:

  • Nhặt cuốn và làm sạch quả quất hồng bì với nước (có thể ngâm trong muối 5 phút rồi rửa lại nước sạch)
  • Làm khô, ráo quất bằng lò vi sóng hoặc chảo
  • Cho đường và quất vào lọ thủy tinh (1 lớp quất, 1 lớp đường xen kẽ nhau hoặc thay đổi hàm lượng nguyên liệu tùy điều chỉnh theo khẩu vị chua ngọt)
  • Cho rượu vang vào lọ ngâm cùng khoảng 2-3 tháng (có thể không cần cho rượu vang)

2. Quất hồng bì bà bầu ăn được không? Mẹ kết hợp Quất bì với với mật ong

Quất hồng bì bà bầu ăn được không

Nguyên liệu cần:

  • 500g quất hồng bì, chọn những quả gần chín, cuống còn tươi, quả to đều màu vàng đậm, không bị dập nát.
  • 200ml mật ong nguyên chất
  • Muối tinh khiết
  • Nước lọc
  • Lọ thủy tinh có nắp đậy kín

Cách làm món ăn:

  • Quất rửa sạch với muối, để ráo
  • Thái quất thành lát mỏng, bỏ hạt hoặc có thể để cả quả rồi khứa viền quanh.
  • Xếp những lát quất này vào lọ thủy tinh. Đổ mật ong vào xen kẽ giữa các lớp quất, cứ thực hiện như vậy cho đến hết nguyên liệu. Lưu ý lớp trên cùng là mật ong mẹ bầu nhé.
  • Đậy nắp hũ thủy tinh lại và bảo quản nơi thoáng mát (tốt nhất ở nhiệt độ 30 độ C).

Bà bầu ăn quất hồng bì cần lưu ý: Khi chế biến một món ăn gì đó, mẹ nhớ thực hiện việc ăn chín, uống sôi với các nguyên liệu tươi ngon, đảm bảo của mình và nên bảo quản thực phẩm tốt trong tủ lạnh tránh vi khuẩn có điều kiện phát triển mẹ nhé.

Quất bì dẫu nhiều công dụng, tuy nhiên mẹ không nên coi món ăn như một phần ăn chính hàng ngày, mà thay vào đó ngoài bữa ăn chính mẹ cũng nên bổ sung thêm rau xanh, củ quả khác và đồng thời dữ thói quen tập thể dục thường xuyên trước khi bước vào giai đoạn vượt cạn sắp tới. Qua bài viết này, Marrybaby hy vọng đã giúp mẹ giải đáp câu hỏi “Quất hồng bì bà bầu ăn được không”. Chúc mẹ sinh bé đầy suôn sẻ.

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Nhìn vạch que thử thai biết trai hay gái có chính xác và đáng tin cậy không?

Nhưng nhiều người tỏ ra nghi ngờ và thất vọng khi kết quả không như mong đợi. Vậy thông tin này về cách nhìn vạch que thử thai biết trai hay gái liệu có đúng không? Xem ngay mẹ nhé!

Nhìn vạch que thử thai biết trai hay gái là như thế nào?

Nhiều người cho rằng việc dùng que thử thai có thể xác định giới tính của thai nhi thông qua việc nhìn vạch que thử thai. Ngoài ra, cũng có quan niệm cho rằng nhìn vào màu sắc hiển thị của que thử có thể biết giới tính bé như sau:

Thế nhưng, theo các chuyên gia khoa học trên toàn cầu, tới nay vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu hay kết luận kỹ thuật nào chứng minh cho vấn đề này. Bởi vì que thử thai chỉ giúp mẹ biết bản thân có thai hay không mà thôi.

1. Que thử thai 2 vạch đậm la con trai

Theo các nhà sản xuất, thời gian cho kết quả của que thử thai tốt nhất là từ 7 – 14 ngày sau khi quan hệ. Tức là mẹ có thể sử dụng que thử thai ngay khi phát hiện những dấu hiệu có thai sớm như mệt mỏi, thiếu kinh, hoa mắt, chóng mặt…

Nếu mẹ thử thai trong thời điểm lý tưởng này, nồng độ hormone hCG đạt ngưỡng cao nhất, kết quả trên que thử sẽ là 2 vạch đỏ sẫm. Tất nhiên, để kết quả khách quan nhất có thể, mẹ cần chắc chắn rằng que thử thai đã chính xác.

Vậy nên nhìn vạch que thử thai biết trai hay gái hay que thử thai 2 vạch đậm la con trai không phải là cơ sở để xác định giới tính chính xác của thai nhi. Vì que thử thai xuất hiện 2 vạch đỏ phụ thuộc vào chất lượng nước tiểu (đặc hay loãng) và mẫu que thử từ nhà sản xuất. Ví dụ: Que thử giấy thông thường có thời gian hiển thị nhanh hơn que thử điện tử.

nhìn vạch que thử thai biết trai hay gái
Nhìn vạch que thử thai biết trai hay gái đúng hay sai?

2. Que 2 vạch mờ xuất hiện từ từ là con gái

Đây là trường hợp tương tự như trường hợp ở trên. Que thử thai hiện 2 vạch mờ có thể do thai nhi lúc này rất nhỏ nên lượng HCG trong máu và nước tiểu được tiết ra ít. Do đó, que thử thai cho kết quả chưa chính xác.

Bên cạnh đó, khi mẹ bị chậm kinh lâu ngày khi dùng que thử cũng ra 2 vạch mờ. Điều này là do nồng độ HCG trong nước tiểu khá lớn dẫn đến ức chế làm đảo ngược kết quả thử thai. Hoặc kết quả của trường hợp trên là không rõ là vạch thứ 2 mờ. Ngoài ra, nếu que thử đã hết hạn sử dụng hoặc bị ướt trước khi thử thai thì kết quả cũng có thể cho 2 vạch mờ.

[key-takeaways title=””]

Tóm lại, nhìn vạch que thử thai biết trai hay gái là hoàn toàn không có căn cứ để giúp mẹ dự đoán giới tính của bé. Bạn chỉ nên dùng que thử thai để kiểm tra xem mình đã có thai hay chưa thôi nhé.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Bạn có biết túi thai nằm bên trái là trai hay gái?

Giới tính của thai nhi được quyết định dựa trên yếu tố nào?

Nếu tới đây mẹ vẫn thắc mắc nhìn vạch que thử thai biết trai hay gái hay không thì câu trả lời là KHÔNG mẹ nhé. Thực tế, giới tính của thai được quyết định ngay tại thời điểm trứng được thụ tinh. Mẹ biết đấy, trong khi trứng của mẹ bầu chỉ chứa một nhiễm sắc thể X thì tinh trùng của anh chồng có thể chứa một nhiễm sắc thể X hoặc Y.

Giới tính của bé cưng trong bụng phụ thuộc vào việc trứng được thụ tinh bởi tinh trùng mang nhiễm sắc thể X hay Y. Nếu tinh trùng chứa nhiễm sắc thể X thụ tinh với trứng, thai nhi của mẹ bầu sẽ là một bé gái. Nếu trứng của mẹ được thụ tinh bởi tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y, mẹ sẽ sinh một bé trai.

>> Bạn có thể xem thêm: Ăn ngọt là trai hay gái? Dấu hiệu nghén ngọt chính xác hay không?

Các cách giúp nhận biết chính xác giới tính thai nhi

Mẹ nghi ngờ và không tin vào cách nhìn vạch que thử thai biết trai hay gái? Vì vậy, để an toàn và biết chính xác 95% giới tính của bé, mẹ còn có những cách làm khác theo khoa học sau đây:

que thử thai 2 vạch đậm la con trai
Ngoài vấn đề nhìn vạch que thử thai biết trai hay gái, thì siêu âm có cho biết giới tính thai nhi không?
  • Xét nghiệm máu tế bào ADN: Theo kết quả của các nhà nghiên cứu Mỹ, ngay sau 7 tuần của thai kỳ mẹ có thể xét nghiệm máu để biết giới tính của em bé. Một tờ báo của Mỹ là LiveScience qua quá trình theo dõi kết quả trong một thời gian dài cho biết, việc thử máu có thể cho biết tỷ lệ chính xác về giới tính của thai nhi lên đến 99.9%.
  • Siêu âm: Ngoài nhìn vạch que thử thai biết trai hay gái như lời đồn, phương pháp siêu âm sẽ cho mẹ kết quả chính xác hơn. Siêu âm là phương pháp có thể quan sát cơ quan sinh dục bên ngoài của em bé. Hiện nay, các mẹ có thể lựa chọn phương pháp siêu âm 3D, siêu âm màu 4D để biết rõ hơn về giới tính thai nhi. 
  • Chọc dò ối: Không giống như việc nhìn vạch que thử thai biết trai hay gái, khi chọc dò ối các bác sĩ sẽ lấy một cây kim dài và mỏng đưa xuyên qua màng bụng và tử cung rồi trích ra một lượng nước ối. Thời gian diễn ra tầm 30 phút, gây đau đớn, khó chịu cho người phụ nữ nhưng có thể cho bạn biết chính xác giới tính thai nhi.  

[inline_article id=184627]

Để trả lời câu hỏi nhìn que thử thai biết trai hay gái hay không. Mẹ có thể áp dụng cách này để giải quyết tâm lý, vì độ chính xác vẫn chưa được kiểm chứng, thế nên chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu cần nhận biết giới tính con yêu đúng hơn, mẹ tốt nhất nên đưa bé tới bệnh viện để được áp dụng những kỹ thuật y học hiện đại, mẹ nhé. Chúc mẹ yêu mẹ tròn con vuông!

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Những bệnh viện 5 sao “nhìn là muốn đẻ”

Bệnh viện 5 sao luôn là lựa chọn hàng đầu cho việc lâm bồn của các bà mẹ có điều kiện. Dưới đây là tổng hợp những bệnh viện 5 sao tốt nhất ở Việt Nam dành cho các bà bầu.

Chọn lựa sinh con tại các bệnh viện 5 sao với những trang thiết bị hiện đại cùng phòng nghỉ sau sinh tối ưu hóa như khách sạn cao cấp đang ngày càng phổ biến với các bà mẹ. Sự đa dạng trong các gói sinh trọn gói cộng thêm các mẹ chỉ lựa chọn sinh một đến hai con nên đầu tư sinh trong những bệnh viện sang chảnh là hoàn toàn có thể.

Bệnh viện 5 sao là cụm từ không quá xa lạ. Có thể hiểu đơn giản đây là những bệnh viện không chỉ có đội ngũ y, bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại mà còn sở hữu cơ sở vật chất thuộc hàng sang chảnh như một khách sạn cao cấp. Tại đây mọi nhu cầu của sản phụ đều được đáp ứng. Mục tiêu là tạo ra không gian thư giãn, thoải mái, ở bệnh viện mà như đi nghỉ dưỡng.

Thai phụ là một đối tượng đặc biệt, là một chuyên khoa được nhiều bệnh viện Quốc tế chú trọng. Từ lịch khám chữa bệnh tới dịch vụ sinh đều đều được xây dựng theo chuẩn của những quốc gia tiên tiến nhất. Mẹ chỉ cần gọi điện, đặt gói sinh và tới sinh, mọi chuyện còn lại đã có bệnh viện lo. Cùng MarryBaby điểm qua một số bệnh viện 5 sao này nhé!

1. Bệnh viện Hạnh Phúc

Thành lập ngày 3-1-2011, đây là là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng theo tiêu chuẩn Singapore, chuyên cung cấp các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe chất lượng cao phục vụ phụ nữ và trẻ em. Bệnh viện cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe y tế, phẫu thuật, điều trị, chẩn đoán và phòng ngừa, được phân bố theo chuyên khoa.

bệnh viện 5 sao
Không gian ngập tràn ánh sáng cùng  tiện nghi hiện đại tại một phòng nghỉ của bệnh nhân
bệnh viện 5 sao 2
Không gian các phòng tại bệnh viện thiết kế linh hoạt, thêm nhiều lựa chọn cho mẹ

♦ Gói sinh tham khảo:

  • Gói Vuông Tròn  trị giá từ 13.700.000 đồng
  • Gói Hạnh Phúc trị giá từ 22.600.000 đồng
  • Gói Viên Mãn trị giá từ 28.000.000 đồng

♦ Thông tin liên hệ

Địa chỉ: Đại Lộ Vĩnh Phú,, QL13, Vĩnh Phú, Thuận An, Bình Dương

2. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Vinmec là hệ thống bệnh viện Đa khoa Quốc tế tuy mới nhưng được nhiều mẹ bầu chọn lựa vì mỗi phòng tại đây được bố trí đầy đủ tiện nghi theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao và đặc biệt, mỗi bệnh nhân được nằm riêng một phòng, đảm bảo sự riêng tư. Chỉ cần nhấn nút gọi ở hộp thoại trong phòng, ngay lập tức yêu cầu của bệnh nhân sẽ được đáp ứng.

Sự tiện nghi này đi kèm với chi phí đắt đỏ. Chi phí sinh trung bình khoảng gần 30 triệu đồng dù là sinh mổ hay sinh thường. Bệnh viện cung cấp các gói dịch vụ trọn gói chăm sóc và ưu đãi đặc biệt cho các mẹ ngay từ khi mang thai cho đến lúc sinh nở.

bệnh viện 5 sao 4
Tới bệnh viện mà cứ ngỡ như đang lạc vào chốn nghỉ dưỡng bình yên nào đó
Thức dậy mỗi sáng với ánh nắng ngập tràn, bé yêu tắm nắng thoải mái từ cửa sổ bệnh viện

♦ Gói sinh tham khảo:

  • Thai sản trọn gói khi khám từ tuần thứ 12 tuần: Sinh tường từ 28.000.000 đồng; Sinh mổ từ 40.000.000 đồng
  • Sinh trọn gói 1 (theo dõi từ tuần thứ 27): Sinh thường từ 23.000.000 đồng; Sinh mổ từ 34.000.000 đồng
  • Sinh trọn gói 2 (theo dõi từ tuần 36): Sinh thường từ 22.000.000 đồng, sinh mổ từ 31.000.000 đồng
  • Sinh trọn gói 3 (theo dõi từ tuần 38-40): Sinh thường từ 18.000.000 đồng, sinh mổ từ 28.500.000 đồng

♦ Thông tin liên hệ:

Địa chỉ:  Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec Times City, 458 Minh Khai, HBT, Hà Nội

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc, Bãi Dài, Xã Gành Dầu, Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang

Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

3. “Bệnh viện 5 sao” Việt Pháp

Và là một trong những bệnh viện theo tiêu chuẩn Quốc tế có mặt đầu tiên tại Hà Nội, Việt Pháp Hà Nội đáp ứng nhu cầu của những bà mẹ Thủ Đô muốn thăm khám và sinh con theo dịch vụ y tế mà họ đang phải tìm ở nước ngoài. Bệnh viện đã chọn phương châm kết hợp công nghệ và chuyên môn chất lượng cao với chất lượng dịch vụ khách hàng.

bệnh viện 5 sao 6
View hướng sông và thiết kế không hề làm mẹ liên tưởng đến mình đang ở bệnh viện
bệnh viện 5 sao 7
Cổng vào bệnh viện cũng bình yên tách biệt hẳn với sự ồn ào bên ngoài

♦ Gói sinh tham khảo:

  • Chi phí trọn gói sinh thường từ 31.326.000 đồng
  • Chi phí trọn gói sinh mổ từ 53.659.000 đồng

♦ Thông tin liên hệ

Địa chỉ: Số 1 Phương Mai, P.Phương Mai, Q. Đống Đa, Hà Nội

4. Bệnh viện Quốc tế City

Bệnh viện Quốc tế City khánh thành vào ngày 5/1/2014 với 21 chuyên khoa lâm sàng và cận lâm sàng. Bệnh viện được Đội ngũ Giáo sư, Tiến sĩ và bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động chuyên khoa trực tiếp phụ trách.

Sau khi sinh mẹ chỉ cần nghỉ dưỡng, việc còn lại đã có bệnh viện lo
Hạnh phúc của mẹ chính là được chăm sóc bé cưng với những gì tốt nhất

♦ Gói sinh tham khảo:

  • Chi phí trọn gói sinh thường từ 18.000.000 đồng – 21.000.000 đồng
  • Chi phí trọn gói sinh mổ từ 25.000.000 đồng – 28.000.000 đồng

♦ Thông tin liên hệ

Địa chỉ: Số 3 Đường số 17A, Bình Trị Đông B, Bình Tân, TP. HCM

[inline_article id=193170]

Những bệnh viện 5 sao với nhiều sự lựa chọn khác nhau có thể đáp ứng nhu của các bà mẹ hiện đại. Lựa chọn sinh sang chảnh tại sao không, mẹ nhỉ!

Categories
3 tháng đầu Mang thai

10 loại thực phẩm dinh dưỡng bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu

3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn vàng cho quá trình hình thành thai nhi trong bụng mẹ. Vì vậy, việc bổ sung vitamin cho mẹ bầu càng trở lên quan trọng. Trong đó, axit folic được biết đến là vi chất rất cần thiết cho phụ nữ mang thai giai đoạn này. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý một số thực phẩm bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu. Mẹ cùng theo dõi nhé!

Bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu có lợi gì?

Axit folic có nhiều lợi ích cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của thai phụ. 

1. Đối với thai nhi

3 tháng đầu được coi là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của thai nhi. Đây là lúc bào thai hình thành ống thần kinh, cấu trúc phát triển thành não và tủy sống. Nếu không có đủ axit folic trong cơ thể, bé có thể gặp các vấn đề như:

  • Nứt đốt sống: Sự phát triển không hoàn chỉnh của tủy sống hoặc các đốt sống, khiến trẻ có thể bị tàn tật vĩnh viễn.
  • Anencephaly: Sự phát triển không hoàn chỉnh của các bộ phận chính của não, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bé. 

Bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu có thể bảo vệ thai nhi khỏi dị tật ống thần kinh từ 50-70%. Ngoài ra, axit folic còn giúp thai nhi tránh khỏi các tình trạng sứt môi và vòm miệng, tăng trưởng kém trong bụng mẹ và cân nặng thấp khi sinh.

Bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu
Bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu có lợi ích gì?

2. Đối với mẹ bầu

Axit folic hỗ trợ quá trình cung cấp những tế bào máu cho cơ thể. Nó tham gia vào quá trình tăng trưởng và phát triển của tế bào hồng cầu. Vì vậy, bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu có thể tránh được tình trạng thiếu máu ở người mẹ.

Ngoài ra, axit folic còn có thể giúp mẹ phòng tránh một số bệnh như: chứng mất trí nhớ, loãng xương, khó ngủ, trầm cảm, đau cơ bắp, đau thần kinh, hoặc bệnh bạch biến và hội chứng Fragile-X.

>> Mẹ có thể tham khảo: Cách bổ sung axit folic cho bà bầu qua chế độ dinh dưỡng và lựa chọn viên uống axit folic

Bổ sung axit folic bao nhiêu là đủ?

Nhu cầu axit folic của phụ nữ mang thai tăng gấp 4 lần so với trước khi mang thai. Theo chuyên gia, cần bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu với liều lượng 400g mỗi ngày.

Tuy nhiên, axit folic là dạng folate tổng hợp (thường không có trong tự nhiên). Vì thế, nó được sử dụng trong các chất bổ sung và trong thực phẩm tăng cường.

Top 10 thực phẩm bổ sung axit folic cho bà bầu

Một số thực phẩm tự nhiên giàu folate, nhưng folate hòa tan trong nước và dễ bị phá hủy khi nấu quá chín. Do đó, mẹ nên chế biến nhẹ bằng cách hấp, luộc hay ăn sống.

1. Đậu

Đậu mắt đen có nhiều axit folic nhất trong số các loại đậu, với nửa cốc cung cấp 105 microgam. Tiếp đến là đậu thận với 46 microgam trên nửa cốc.

2. Bông cải xanh

Bông cải xanh
Axit folic có nhiều trong bông cải xanh

Nửa chén bông cải xanh nấu chín chứa 52 microgam axit folic, cùng với chất xơ, kali và vitamin C. Mẹ nên hấp bông cải xanh thay vì luộc vì axit folic hòa tan trong nước. Mẹ cũng có thể nấu canh hoặc thêm vào súp để có nước dùng giàu vitamin. Đây là loại thực phẩm bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu hiệu quả.

3. Măng tây

Chỉ 4 ngọn măng tây đã chứa tới 89 microgram axit folic. Mẹ có thể chế biến măng tây bằng nhiều cách như rang với muối và dùng như một món ăn kèm hoặc băm nhỏ và trộn thành món salad ngon.

4. Rau chân vịt

Ăn gì để bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu? Hãy nghĩ tới rau chân vịt mẹ nhé! Bởi vì một nửa chén rau bina nấu chín chứa tới 130 microgam axit folic. Đặc biệt, hàm lượng axit folic sẽ cao hơn nếu nó được nấu chín thay vì ăn sống. Một gợi ý đơn giản mẹ có thể thử là xào rau chân vịt dầu ô liu và nêm gia vị cho vừa ăn.

5. Bơ

Loại trái cây này chứa 59 microgram axit folic trong nửa cốc (tức là khoảng 1/2 quả bơ lớn). Ngoài ra, bơ còn nhiều axit béo, vitamin K và chất xơ. Bổ sung bơ vừa bổ sung lượng vitamin, khoáng chất phong phú vừa giúp làm sạch hệ tiêu hóa. Vì vậy, mẹ nhớ thêm nó vào danh sách thực phẩm bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu nhé.

6. Chuối

Một quả chuối trung bình có 44 microgam axit folic. Các chất dinh dưỡng khác như chất xơ, protein, kali, vitamin B6,… cũng được tìm thấy trong loại trái cây này. Chuối giúp mẹ đáp ứng nhu cầu hàng ngày khi kết hợp với một vài loại thực phẩm giàu sắt và axit folic khác.

>> Mẹ có thể tham khảo: Thuốc bổ sung axit folic trước khi mang thai, cần hiểu đúng và đủ để đạt hiệu quả tốt nhất

7. Trái cây có múi

Bưởi, cam, quýt… là những  trái cây chứa rất nhiều vitamin C, A, kali, đồng và axit folic giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Một quả cam nhỏ thông thường có 40 microgam axit folic. Cam là một loại trái cây tuyệt vời trong một chế độ ăn uống bổ dưỡng. Vì chúng chứa nhiều hợp chất thực vật có nhiều lợi ích sức khỏe khác, bao gồm tác dụng chống viêm và chống oxy hóa.

8. Trứng

Trứng
Trứng là thực phẩm giúp bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu

Bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu không thể không kể đến trứng. Trứng là một nguồn cung cấp axit folic vững chắc ở mức 22 microgam trên mỗi quả. Đồng thời, thực phẩm này còn chứa chất chống oxy hóa, giảm nguy cơ rối loạn mắt và thoái hóa điểm vàng. Tuy nhiên, mẹ nên tiêu thụ lượng trứng hợp lý và không nên ăn quá 4 quả/tuần.

9. Gan bò

Gan bò chứa rất  nhiều axit folic, với khoảng 215 microgam chỉ trong 90 gram. Đây còn là thực phẩm chứa lượng vitamin A, B12 và đồng cần thiết cho nhu cầu hàng ngày.

10. Mầm lúa mì

Nằm trong danh sách bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu không thể thiếu mầm lúa mì. Chỉ 28 gram thực phẩm này cung cấp 78.7 microgam axit folic. Ngoài ra, nó còn cung cấp chất xơ tốt cho cơ thể, giúp hạn chế lượng đường trong máu, cũng như ngăn ngừa táo bón.

Mầm lúa mì cũng có thể được tìm thấy tự nhiên trong các sản phẩm lúa mì, bao gồm bánh mỳ, bột mì, bánh nướng và ngũ cốc.

Thực phẩm chức năng bổ sung sắt và axit folic cho bà bầu

Mẹ bầu có thể tăng cường vitamin bằng viên uống viên uống bổ sung sắt và axit folic. Dưới đây là một số loại thuốc bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu mà mẹ có thể tham khảo:

1. Folacid 5mg – Thuốc bổ sung axit folic cho bà bầu 

Bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu
Folacid 5mg

Folacid 5mg là thuốc bổ sung axit folic của Công ty dược phẩm Pharmedic – Việt Nam. Hàm lượng 5mg trong thuốc được sử dụng để phòng ngừa – điều trị thiếu axit folic ở phụ nữ mang thai. Khác với các loại thực phẩm chức năng, Folacid 5mg là thuốc và cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng loại thuốc này.

Liều dùng tham khảo: Sử dụng 1 viên/ lần/ ngày. Nên dùng trước khi mang thai 1 tháng và duy trì trong 3 tháng đầu thai kỳ.

2. Thuốc bổ máu Folvit Folvit

Là thuốc bổ máu và phòng ngừa tình trạng thiếu hụt acid folic ở phụ nữ mang thai. Thuốc được sản xuất bởi Công ty Eskayef – Bangladesh. Thuốc Folvit chứa Acid folic 0.5mg, Sắt 150mg, Acid Ascorbic (vitamin C) 50mg và một số loại vitamin nhóm B. Chống chỉ định thuốc cho người bị thiếu máu tan huyết, thiếu máu ác tính hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào.

Liều dùng tham khảo: Sử dụng 1 viên/ lần/ ngày.Nên dùng trước khi ăn và sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. 

3. Viên uống Blackmores Folate 500mcg 

Bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu
Blackmores Folate 500mcg

Blackmores Folate 500mcg là thực phẩm chức năng bổ sung axit folic cho phụ nữ mang thai. Sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất bởi thương hiệu Blackmores – hãng dược phẩm lớn và uy tín của Úc. Sản phẩm được khuyến khích sử dụng trước khi mang thai 1 tháng và dùng liên tục trong suốt thai kỳ để phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Bên cạnh những lợi ích đối với thai nhi, cung cấp đầy đủ vitamin B9 còn giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng thiếu máu và giảm nguy cơ gặp phải biến chứng tiền sản giật

Liều dùng tham khảo: Dùng 1 viên/ lần/ ngày. Sử dụng trong hoặc sau các bữa ăn chính, không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi.

4. Viên uống bổ sung axit folic cho bà bầu của Nature Made 

Nature Made là thương hiệu chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Các sản phẩm của hãng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi vì có công thức lành tính, an toàn đối với người dùng. Viên uống bổ sung axit folic 400mcg của Nature Made là sản phẩm được khá nhiều mẹ bầu lựa chọn. Sản phẩm có chứa axit folic với hàm lượng 400mcg, được khuyến khích sử dụng trước khi mang thai 1 tháng và dùng liên tục trong suốt thai kỳ.

Liều dùng tham khảo: Dùng 1 viên/ lần/ ngày Sử dụng trong hoặc sau khi ăn đều được.

5. Vitamin tổng hợp cho phụ nữ mang thai Pigeon 

Viên uống vitamin tổng hợp cho phụ nữ mang thai của Pigeon là sản phẩm khá được ưa chuộng trên thị trường. Sản phẩm cung cấp cho mẹ bầu axit folic 400ug, canxi, sắt, vitamin A và các loại vitamin nhóm B như vitamin B1, B2, B6, B12,… Với hàm lượng khoáng chất và vitamin dồi dào, viên uống Pigeon có tác dụng hạn chế nguy cơ dị tật ống sống và não bộ, giảm tỷ lệ sảy thai, sinh non và giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, sản phẩm còn hỗ trợ cải thiện sức khỏe của mẹ bầu, hạn chế tình trạng thiếu máu và suy nhược do thiếu hụt vi chất dinh dưỡng.

Liều dùng tham khảo: Dùng 1 viên/ 2 lần/ ngày. Sử dụng ngay sau bữa ăn.

>> Mẹ có thể tham khảo: 6 loại vitamin tổng hợp cho bà bầu 3 tháng đầu tốt cho sự phát triển của thai nhi

Việc bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu bằng thuốc hiệu quả và an toàn nếu mẹ lưu ý đến những điểm sau:

  • Không nên uống thuốc bổ sung sắt và axit folic cho bà bầu vào buổi tối, vì có thể gây nóng người, khó ngủ.
  • Nên uống viên chứa axit folic chung với nước cam, nước trái cây giàu vitamin C.
  • Mẹ bầu nên uống viên thuốc bổ sung sắt và axit folic sau ăn sáng 1 – 2 tiếng, khi bụng rỗng. Bởi nếu thức ăn và sắt cùng được hấp thu thì lượng dinh dưỡng vào cơ thể mẹ sẽ giảm đi rất nhiều.
  • Bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu với liều cao hơn (5mg) mỗi ngày khi mẹ bị khuyết tật ống thần kinh.
  • Bổ sung đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Kiểm tra kỹ xuất xứ, thành phần, hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng trên vỏ hộp thuốc.
  • Cố gắng không đi nằm trong vòng 30 phút sau khi uống sắt và axit folic.

Tác dụng phụ khi bổ sung axit folic 

Axit folic thường có rất ít tác dụng phụ. Phản ứng dị ứng nghiêm trọng với thuốc này là rất hiếm. Những triệu chứng có thể gặp phải khi uống thuốc bổ sung sắt và axit folic cho bà bầu:

  • Phát ban
  • Ngứa / sưng (đặc biệt là mặt / lưỡi / cổ họng) 
  • Chóng mặt
  • Khó thở

Khi nhận thấy triệu chứng như trên, mẹ hãy tìm trợ giúp y tế càng sớm càng tốt để có sự can thiệp kịp thời nhé.

Để phát triển toàn diện, thai nhi cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Việc bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu đầy đủ, khoa học là vô cùng cần thiết. Vì đó là tiền đề cho sự phát triển toàn diện của con yêu.

[inline_article id=32661]

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bầu uống milo được không? Thèm quá thì xem để biết mẹ nhé

Có nhiều  thắc mắc xoay quanh việc bà bầu uống sữa milo được không, vì đây là loại thức uống khá quen thuộc và được yêu thích. Nhiều mẹ bầu ốm nghén, và không muốn uống món gì khác thì xem ngay bài viết này.

Thành phần dinh dưỡng của sữa Milo

  • Chiết xuất từ mầm lúa mạch 31%.
  • Đường, sữa bột tách kem, bột cacao, sirô glucose, dầu thực vật, bột whey.
  • Các khoáng chất (canxi, phospho, natri, sắt)
  • Các vitamin (vitamin C, vitamin B3, vitamin B6, B2, vitamin D, vitamin B12)
  • Dầu bơ và hương vani tổng hợp.

bầu uống sữa milo được không 4

Cứ như vậy ta có trong 100g bột sữa milo chứa:

  • Năng lượng: 410kcal
  • Đường: 47g
  • Chất béo: 8.5g
  • Chất đạm: 10.4g
  • Chất xơ: 4.3g

Như vậy có thể thấy sữa milo chứa rất nhiều năng lượng cùng với vitamin và khoáng chất.

>>>Mẹ có thể xem thêm: Bà bầu thèm ngọt sinh con trai hay gái? Cách dự đoán này có chính xác?

Có bầu có được uống sữa milo không?

Nhiều mẹ bầu truyền tai nhau hoặc xem các thông tin trên internet rằng sữa Milo chứa nhiều chất không tốt cho bà bầu. Tất cả những thông tin trên chỉ là tin đồn và chưa có một bằng chứng khoa học hay kết luận nào đáng tin cậy.

Vậy bà bầu có được uống sữa milo không? Câu trả là là có. Mẹ bầu được uống nếu quá thích sữa Milo, không ảnh hưởng gì cả.

Bột cacao chứa Theobromine và caffein. Mặc dù sữa milo có cacao nhưng hàm lượng không nhiều nên mẹ bầu được uống. Vì thế nếu sử dụng vừa đủ sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

bầu uống sữa milo được không 2

Mẹ bầu không được uống sữa milo khi nào?

Như phân tích ở trên, ta có thể thấy sữa này cung cấp khá nhiều năng lượng và đường. Điều này đặc biệt lưu ý vì sẽ gây thừa cân khi mang thai.

Đối với mẹ bầu có nguy cơ tiểu đường thai kỳ hoặc đang bị, sữa milo không phải là lựa chọn để uống. Mẹ hãy tham khảo các loại nước giải khát an toàn khi mang thai.

Mẹ bầu có tiền sử dị ứng hay nhạy cảm quá đối với chất thích như caffeine thì cũng không nên uống.

Đặc biệt là có một món nổi tiếng gần đây, sữa milo dầm, chắc hẳn các mẹ cũng biết món này. Để đảm bảo an toàn và kiểm soát cân nặng khi thì mẹ bầu không được uống món này nhé.

[inline_article id= 64067]

Mẹ bầu được uống bao nhiêu sữa milo?

 Với hàm lượng calo khá cao như trên đã phân tích thì mẹ bầu chỉ nên dùng 2-3 ly mỗi tuần, bên cạnh đó nên dùng các loại sữa dành riêng cho phụ nữ mang thai.

Mẹ bầu nào nếu quá yêu thích sữa milo và ốm nghén với sữa bầu thì có thể trộn 1 ít sữa milo với sữa bầu cho dễ uống. Thời điểm tốt nhất là uống  trước khi đi ngủ 2 – 3 tiếng hoặc vào buổi sáng sau khi ăn xong 1 – 2 tiếng.

bầu uống sữa milo được không 5

Như vậy, với câu hỏi “Mẹ bầu uống sữa milo được không?” thì mẹ bầu vẫn có thể uống nhưng không nên uống nhiều. Việc bổ sung dinh dưỡng trong thai kỳ rất quan trọng cho nên mẹ hãy tìm hiểu kỹ trước khi ăn uống nhé.