Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Viêm màng não ở trẻ em: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Trong bài viết, cha mẹ sẽ biết rõ viêm màng não ở trẻ em là gì, nguyên nhân gây ra viêm màng não ở trẻ em, viêm màng não ở trẻ em có chữa được không; cùng nhiều vấn đề về viêm màng não khác nữa.

1. Phân biệt viêm não và viêm màng não ở trẻ em

Viêm màng não (Meningitis) là tình trạng viêm màng mềm (màng mỏng bao phủ não và tủy sống). Nguyên nhân do nhiều nguyên nhân như vi khuẩn, virus, nấm, bệnh,… Viêm màng não trở nặng có thể gây ảnh hưởng đến não.

Viêm màng não có thể bị nhầm lẫn với viêm não; tuy đây là 2 bệnh lý hoàn toàn khác biệt. Viêm não là tình trạng các tác nhân gây bệnh tấn công trực tiếp vào não; không phải màng não.

Hai nguyên nhân phổ biến gây viêm não bao gồm: Viêm não do virus Viêm não Nhật Bản, virus Herpes Simplex; và viêm màng não do vi khuẩn phế cầu, vi khuẩn Hib.

Trẻ nào có nguy cơ mắc bệnh viêm màng não?

Trẻ có nguy cơ mắc bệnh viêm màng não cao hơn nếu trẻ bị nhiễm trùng do một số loại virus, vi khuẩn hoặc nấm gây ra. Trẻ em có hệ thống miễn dịch suy yếu có nguy cơ mắc bệnh viêm màng não rất cao.

Theo CDC Hoa Kỳ, trẻ em dưới 1 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh viêm màng não cao nhất; tiếp đến là thanh thiếu niên ở độ tuổi 16-23. Tuy nhiên, bệnh viêm màng não có thể xảy ra ở bất kỳ nhóm đối tượng nào, từ trẻ em đến người lớn.

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm màng não trẻ em

Hầu hết các trường hợp viêm màng não ở trẻ em là do vi khuẩn hoặc virus gây ra; nhưng một số trường hợp có thể là do một số loại thuốc hoặc bệnh tật.

Cả hai loại viêm màng não đều lây lan giống như hầu hết các bệnh nhiễm trùng thông thường khác. Chỉ cần người bị nhiễm bệnh chạm, hôn, ho hoặc hắt hơi vào người không bị nhiễm bệnh; người đó sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

2.1 Viêm màng não do vi khuẩn

viêm màng não do vi khuẩn
Một số vi khuẩn gây viêm màng não ở trẻ em bao gồm liên cầu khuẩn nhóm B, E. coli, Streptococcus pneumoniae,…

Viêm màng não do vi khuẩn gây ra hiếm gặp nhưng thường nghiêm trọng; và có thể đe dọa tính mạng của trẻ nếu không được điều trị kịp thời.

Vi khuẩn gây ra viêm màng não ở trẻ em có nhiều loại. Ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân phổ biến nhất là liên cầu khuẩn nhóm B, E. coli và ít phổ biến hơn là Listeria monocytogenes. Ở trẻ lớn hơn, vi khuẩn Streptococcus pneumoniae (phế cầu); và Neisseria meningitidis (não mô cầu) thường là nguyên nhân gây bệnh.

Trong một số trường hợp viêm màng não do vi khuẩn, trẻ bị nhiễm khuẩn vì vi khuẩn lây lan đến màng não do chấn thương đầu nghiêm trọng hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng. Trong đó gồm có nhiễm trùng tai nghiêm trọng (viêm tai giữa) hoặc nhiễm trùng xoang mũi (viêm xoang).

2.2 Viêm màng não do virus

nguyên nhân do virus
Một số virus gây viêm màng não ở trẻ em bao gồm virus cảm lạnh, tiêu chảy, lở loét và cúm

Viêm màng não do virus (còn gọi là viêm màng não vô trùng) phổ biến hơn viêm màng não do vi khuẩn và thường ít nghiêm trọng hơn.

Có nhiều loại virus gây viêm màng não phổ biến, trong đó có virus cảm lạnh, tiêu chảy, lở loét và cúm.

3. Dấu hiệu, triệu chứng và biến chứng viêm màng não trẻ em

3.1 Dấu hiệu, triệu chứng và biến chứng viêm màng não trẻ em

Các triệu chứng viêm màng não ở trẻ em sẽ khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi và nguyên nhân gây bệnh của trẻ. Các triệu chứng có thể bắt đầu vài ngày, sau khi trẻ bị cảm lạnh và sổ mũi, hoặc tiêu chảy và nôn mửa. Tuy nhiên, các triệu chứng cũng có thể xuất hiện đột ngột tuỳ từng trẻ.                                                                                                                                        

Ở trẻ em sơ sinh, các triệu chứng viêm màng não bao gồm:

  • Sốt.
  • Co giật.
  • Bú kém.
  • Cáu gắt.
  • Nôn mửa.
  • Cong lưng. 
  • Tính cách thay đổi.
  • Sẩn hồng ban rải rác.
  • Khóc liên tục không ngừng.
  • Ngủ nhiều hơn bình thường.
  • Thóp phồng ở trẻ dưới 1 tuổi, cổ cứng ở trẻ trên 1 tuổi

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt phải làm sao?

Dấu hiệu viêm màng não ở trẻ em
Dấu hiệu, triệu chứng viêm màng não phổ biến là sốt, co giật, đau đầu,…

Ở trẻ em từ 1 tuổi trở lên, các triệu chứng của viêm màng não bao gồm:

  • Sốt.
  • Co giật.
  • Đau cổ.
  • Cứng cổ.
  • Đau đầu.
  • Đau lưng.
  • Hay cáu gắt.
  • Dễ buồn ngủ.
  • Không chịu ăn.
  • Ý thức suy giảm.
  • Buồn nôn và ói mửa.
  • Phát ban lốm đốm đỏ tím.
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng.

Trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm màng não. Vậy cách chữa trị là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm màng não có thể giống như triệu chứng của nhiều loại bệnh khác. Vì vậy khi thấy trẻ có các triệu chứng trên, hãy đưa trẻ đi khám để chắc chắn trẻ mắc bệnh gì và có cách chữa trị phù hợp. 

3.2 Biến chứng của viêm màng não ở trẻ em

Các biến chứng của viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ em và người lớn có thể nghiêm trọng. Chúng bao gồm các vấn đề về thần kinh, chẳng hạn như mất thính giác; các vấn đề về thị lực; co giật và khuyết tật học tập. Vì mất thính giác là một biến chứng phổ biến, những trẻ bị viêm màng não do vi khuẩn cần được kiểm tra thính giác sau khi khỏi bệnh.

Một số trẻ bị viêm màng não do vi khuẩn có thể cần được truyền dung dịch qua đường tĩnh mạch và thuốc để tăng huyết áp. Một số trẻ có thể cần thêm oxy hoặc thở máy nếu khó thở.

Tim, thận và tuyến thượng thận cũng có thể bị ảnh hưởng nếu trẻ bị viêm màng não; tùy thuộc vào nguyên nhân gây nhiễm trùng. Mặc dù một số trẻ mắc các biến chứng về thần kinh khi bị viêm màng não; nhưng hầu hết những trẻ được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng đều hồi phục hoàn toàn.

3.3 Khi nào cần đưa trẻ bị viêm màng não đến bác sĩ?

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi trẻ:

  • Chưa tiêm vắc xin.
  • Tiếp xúc với người bị viêm màng não.
  • Các triệu chứng không thuyên giảm hoặc trở nên tồi tệ hơn.

4. Chẩn đoán và liệu pháp đặc trị viêm màng não ở trẻ em

4.1 Viêm màng não ở trẻ em có chữa được không?

Nếu được phát hiện sớm và điều trị thích hợp, viêm màng não ở trẻ em hoàn toàn có thể chữa khỏi; tránh được những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe như nguy cơ biến chứng và di chứng về sau như điếc, mù lòa, co giật, yếu liệt tay chân,…

Thời điểm phát hiện bệnh rất quan trọng, và ảnh hưởng đến thời gian điều trị trong bao lâu.

4.2 Cách chẩn đoán viêm màng não ở trẻ em

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ hỏi cha mẹ về các triệu chứng và tiền sử sức khỏe của bé. Sau đó, bác sĩ sẽ khám sức khỏe cho trẻ. Đôi khi bác sĩ sẽ thực hiện một vào xét nghiệm để chẩn đoán bệnh viêm màng não ở trẻ em, chẳng hạn như:

  • Chọc dò thắt lưng (vòi cột sống): Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách đặt một cây kim vào lưng dưới, cụ thể là ống tuỷ sống của trẻ. Đây là khu vực xung quanh tủy sống. Sau đó bác sĩ sẽ đo áp lực trong ống sống và não. Một lượng nhỏ dịch não tủy (CSF) được lấy ra và gửi đi xét nghiệm để xem có não và tuỷ sống của trẻ có bị nhiễm trùng hay gặp các vấn đề khác hay không.
  • Xét nghiệm máu: Loại xét nghiệm này có thể giúp chẩn đoán cơ thể bé có vi khuẩn, virus gây viêm màng não hay không. 
  • CT scan hoặc MRI:  Đây là những bài kiểm tra cho thấy hình ảnh của não. Chụp CT đôi khi được thực hiện để tìm các nguyên nhân khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự như viêm màng não. MRI có thể cho thấy những thay đổi viêm trong màng não. Hai phương thức xét nghiệm này chỉ cung cấp thêm thông tin; nưng không thể chẩn đoán viêm màng não ở trẻ em.
  • Gạc mũi, họng hoặc trực tràng: Những xét nghiệm này giúp chẩn đoán loại virus gây viêm màng não.

4.3 Liệu pháp đặc trị viêm màng não ở trẻ em

Việc điều trị viêm màng não ở trẻ em sẽ tùy thuộc vào các triệu chứng, tuổi tác và tình hình sức khỏe chung của trẻ. Nó cũng sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh của trẻ nghiêm trọng như thế nào.                                         

Việc điều trị sẽ khác nhau tùy theo loại viêm màng não. Các liệu pháp điều trị viêm màng não ở trẻ em theo loại bao gồm:

  • Viêm màng não do vi khuẩn: Điều trị viêm màng não do vi khuẩn cần được bắt đầu càng nhanh càng tốt. Bác sĩ sẽ cho trẻ dùng thuốc kháng sinh IV (tiêm tĩnh mạch) để tiêu diệt vi khuẩn. Trẻ cũng sẽ được uống thuốc corticosteroid. Thuốc steroid sẽ giúp bé giảm sưng, viêm và giảm áp lực tích tụ trong não. Steroid cũng làm giảm nguy cơ mất thính giác và tổn thương não. 
  • Viêm màng não do virus: Hầu hết trẻ bị viêm màng não do virus đều tự khỏi mà không cần điều trị. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị một số phương pháp giúp trẻ giảm bớt các triệu chứng. Không có thuốc điều trị virus gây viêm màng não, ngoại trừ virus Herpes simplex. Virus này được điều trị bằng thuốc kháng virus đường tĩnh mạch. Trẻ sơ sinh và trẻ em có hệ thống miễn dịch suy yếu có thể cần phải ở lại bệnh viện.
  • Viêm màng não do nấm: Trẻ có thể được tiêm thuốc kháng nấm đường tĩnh mạch.
  • Viêm màng não lao: Trẻ sẽ được điều trị bằng một đợt thuốc kéo dài hơn 1 năm. Điều trị được thực hiện với một số loại thuốc trong vài tháng đầu tiên. Tiếp theo là các loại thuốc khác trong thời gian còn lại.

4.4 Chăm sóc tại nhà cho trẻ em bị viêm màng não

Khi trẻ đang trong quá trình phục hồi sau khi áp dụng liệu pháp chữa trị bệnh viêm màng não, trẻ cũng cần:

  • Nghỉ ngơi tại giường.
  • Bổ sung oxy hoặc máy thở nếu trẻ khó thở.
  • Tăng lượng nước nạp vào cơ thể hoặc dung dịch IV trong bệnh viện.
  • Cho trẻ uống thuốc hạ sốt và nhức đầu. Không cho trẻ dưới 19 tuổi uống aspirin hoặc thuốc có chứa aspirin trừ khi có chỉ định của bác sĩ; vì trẻ có nguy cơ mắc hội chứng Reye – một loại bệnh ảnh hưởng đến não và gan.

Hãy nói chuyện với bệnh viên, bác sĩ của trẻ về những rủi ro, lợi ích và tác dụng phụ có thể xảy ra của tất cả các phương pháp điều trị trước khi tiến hành chữa trị cho bé.

5. Cách phòng ngừa viêm màng não ở trẻ em

5.1 Tiêm chủng

Tiêm chủng ngừa định kỳ có thể ngăn ngừa đường dài bệnh viêm màng não ở trẻ em. Cho trẻ tiêm vắc-xin Hib, sởi, quai bị, bại liệtphế cầu khuẩn có thể bảo vệ chống lại bệnh viêm màng não do những vi khuẩn này gây ra.

Trẻ em cũng nên chủng ngừa vắc-xin liên hợp viêm màng não mô cầu (MenACWY) khi được 11 hoặc 12 tuổi, tiêm nhắc lại ở tuổi 16. Trẻ em trên 11 tuổi chưa được tiêm chủng ngừa cũng nên được chủng ngừa. Đặc biệt nếu trẻ sắp đến trường đại học, trường nội trú hoặc những nơi khác mà trẻ sẽ sống gần với những người khác.

Trẻ em từ 2 tháng đến 11 tuổi cũng nên tiêm MenACWY khi trẻ nằm trong những trường hợp dưới đây:

  • Mắc một số loại rối loạn miễn dịch
  • Sống trong một thời điểm, nơi bùng phát bệnh.
  • Sống hoặc đi du lịch đến các quốc gia nơi nhiễm trùng phổ biến.

Một loại vắc-xin não mô cầu mới hơn có tên là MenB cũng bảo vệ trẻ em chống lại một loại vi khuẩn não mô cầu mà các loại vắc-xin cũ chưa có. Trẻ em từ 10 tuổi trở lên có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn nên tiêm vắc xin này; tốt nhất là từ 16 đến 18 tuổi, thời điểm trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Quyết định tiêm vắc-xin MenB nên có sự đồng thuận từ cả cha mẹ và bác sĩ.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ em cần tiêm phòng những chủng nào?

5.2 Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ

Trẻ em và người lớn nên rửa tay kỹ và thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, và khi làm việc, tiếp xúc gần với trẻ em (chẳng hạn như ở nhà trẻ). Tránh tiếp xúc gần với bạn bè, người thân có dấu hiệu mắc viêm màng não và không dùng chung đồ ăn, thức uống hoặc dụng cụ ăn uống.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh cho trẻ em tiếp xúc gần với người bị viêm màng não do vi khuẩn để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

[inline_article id=]

Trên đây là tất tần tật những điều cha mẹ cần biết về viêm màng não ở trẻ em. Viêm màng não có thể do vi khuẩn, virus, nấm hoặc một số loại bệnh gây ra. Viêm màng não do virus gây ra có thể tự khỏi nhưng do vi khuẩn gây ra thì khá nguy hiểm. Cha mẹ cần để ý trẻ có những dấu hiệu của viêm màng não ở trẻ em hay không để chữa trị kịp thời.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì? Dấu hiệu và cách chăm sóc trẻ

Vậy giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì? Dấu hiệu nhận biết là như thế nào? Cách chăm sóc ra làm sao? Cùng Marrybaby tìm hiểu ngay mẹ nhé.

1. Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì?

Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh (SID – Segmental intestinal dilatation) hay còn gọi là hiện tượng giãn ruột ở trẻ sơ sinh. Đây là tình trạng thể tích ruột của trẻ tăng hơn so với mức bình thường. Tình trạng này tương đối bình thường và không quá đáng lo.

Tình trạng giãn ruột sinh lý ở trẻ thường sẽ xuất hiện khi bé được khoảng 2 tháng tuổi. Tuy nhiên, thời điểm tình trạng giãn ruột xuất hiện có thể khác nhau tùy theo tốc độ phát triển của từng bé.

Thời gian giãn ruột ở trẻ sơ sinh kéo dài bao lâu? Thông thường, hiện tượng giãn ruột ở trẻ sơ sinh sẽ kéo dài trong khoảng 2-3 tháng.

2. Dấu hiệu của tình trạng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh

2.1 Bé không đi ngoài trong nhiều ngày

Bé sẽ không đi ngoài
Dấu hiệu nhận biết đầu tiên của tình trạng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì? Bé sẽ không đi ngoài trong nhiều ngày liên tục.

Dó tình trạng giãn ruột ở trẻ đã làm tăng kích thước của đường ruột lớn hơn so với bình thường; nên sẽ chứa được nhiều phân hơn. Chính vì thế, bé sẽ cần nhiều thời gian hơn để cơ thể muốn đi ngoài.

Thời gian không đi ngoài giữa trẻ bú sữa mẹ và trẻ uống sữa công thức là:

  • Đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn: Bé có thể không đi ngoài từ 7-10 ngày.
  • Đối với trẻ uống sữa công thức: Bé có thể không đi ngoài 3-5 ngày.

2.2 Bé rặn và gồng mình

Việc rặn và gồng mình là biểu hiện bình thường khi bé đang tập thói quen đẩy chất thải ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, bé còn có thể có các biểu hiện khác như đỏ mặt, xì hơi,..

>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh xì hơi, đánh rắm nhiều có bình thường không?

2.3 Bé đi ngoài phân mềm

Trẻ sơ sinh trong giai đoạn còn bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức; phân của trẻ sẽ mềm vì thành phần trong sữa phần lớn là nước. Vậy nên, khi trẻ sơ sinh bị giãn ruột sinh lý, phân của con sẽ mềm và sệt.

Nếu quan sát kỹ hơn, mẹ sẽ thấy phân của trẻ sẽ có màu vàng nâu, vàng nhạt đối với bé uống công thức; hoặc màu vàng tươi đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Trường hợp bé bị táo bón, phân của sẽ có màu đen hoặc xanh đậm.

>> Mẹ xem thêm: Màu phân của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

2.4 Bé ăn và bú nhiều hơn

Dấu hiệu nhận biết giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì? Bé sẽ bú nhiều hơn nha mẹ ơi

Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì và có ảnh hưởng đến khả năng bú sữa của con không? Thực tế là trẻ sẽ bú và ăn nhiều hơn, do kích thước ruột của con đã tăng lớn hơn so với bình thường.

Sau khi con bú xong, dạ dày sẽ co bóp và thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Từ đó kéo theo các cơ quan khác của con cũng làm việc nhiều hơn; và làm cho con ngủ sâu giấc hơn.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh đói có ngủ được không? Dấu hiệu cho thấy con đói  

2.5 Bé vẫn có vui chơi bình thường

Mặc dù tình trạng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh có thể khiến con không thể đi ngoài theo tần suất thường ngày. Tuy nhiên, con vẫn khỏe mạnh và tham gia vui chơi bình thường.

Tình trạng này rất khác so với việc trẻ sơ sinh bị táo bón. Nếu con không thể đi ngoài nhiều ngày do táo bón, con sẽ khó chịu, cáu kỉnh và quấy khóc nhiều hơn.

>> Mẹ xem thêm: Những cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

3. Phân biệt giữa giãn ruột sinh lý và táo bón ở trẻ sơ sinh

Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh thường bị nhiều phụ huynh lầm tưởng thành trẻ bị táo bón. Vậy, làm sao để phân biệt giữa giãn ruột sinh lý và táo bón ở trẻ sơ sinh?

Cách phân biệt hai tình trạng này như sau:

– Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh: Giãn ruột sinh lý xảy ra ở trẻ từ 2 – 3 tháng tuổi. Mặc dù trẻ có thể không đi ngoài từ 7 – 10 ngày; hoặc thậm chí là 13 – 15 ngày. Nhưng bé vẫn bú mẹ bình thường. Đối với trẻ uống sữa công thức thì bé có thể đi ngoài từ 3 – 5 ngày. Mặc dù vậy, nhưng trẻ vẫn đi phân mềm và đều màu. Bên cạnh đó, bé cũng không có bất kỳ biểu hiện bất thường nào liên quan đến ăn và ngủ.

– Trẻ bị táo bón: Táo bón có thể xảy ra ở trẻ thuộc bất kỳ độ tuổi nào, nhất là những trẻ uống sữa công thức hoàn toàn. Khác với hiện tượng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh, táo bón là tình trạng trẻ đi ngoài phân cứng và khô, phân có màu nâu đen. Khi bị táo bón, trẻ cảm thấy đau rát ở hậu môn khi đi ngoài. Trẻ cũng có thể bỏ bú, xì hơi nhiều và thường cảm thấy đau bụng và khó chịu khi muốn đi ngoài.

>> Cùng chủ đề giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì: Trẻ bị lồng ruột là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

4. Cách trị và khắc phục tình trạng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh

Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì? Cách khắc phục và cách chăm sóc bé
Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì? Cách khắc phục và cách chăm sóc bé

Khắc phục tình trạng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là những cách gì? Marrybaby sẽ gợi ý cho mẹ 7 cách sau đây:

4.1 Bổ sung lợi khuẩn trong giai đoạn trẻ sơ sinh bị giãn ruột sinh lý

Khi con gặp hiện tượng giãn ruột ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể bổ sung các lợi khuẩn đường ruột hay còn gọi là probiotic cho trẻ. 

Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được một số chủng lợi khuẩn có hiệu quả cao trong việc hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón; và khả năng tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Bổ sung lợi khuẩn có thể đem lại một số lợi ích cho con như:

  • Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bé.
  • Phòng ngừa tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh.
  • Giúp điều hòa nhu động ruột, tạo sóng co bóp để đẩy phân ra khỏi đường ruột.
  • Hỗ trợ điều hòa tính thấm ở đại tràng, từ đó giúp phân mềm và xốp để con dễ đi ngoài.
  • Hỗ trợ tiết chất nhầy sinh học, giúp tăng độ trơn bên trong ống tiêu hóa để phân dễ di chuyển ra ngoài.
  • Hỗ trợ tiết enzyme tiêu hóa để hấp thu triệt để nguồn dinh dưỡng. Từ đó, bé sẽ ăn ngon miệng và phát triển tốt hơn.

4.2 Massage bụng cho con

Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì - Massage bụng cho bé
Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì và chăm sóc như thế nào? Mẹ hãy massage bụng cho con để con cảm thấy dễ chịu

Khi con của mẹ gặp phải tình trạng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể massage bụng cho con để kích thích nhu động ruột, giúp con dễ đi ngoài hơn. Đồng thời giúp con dễ tiêu hóa và không bị đầy hơi sau khi ăn.

Mẹ chọn một không gian ấm áp, kín gió và thực hiện massage cho con như sau:

  • Massage theo chiều dọc. Bạn dùng hai tay nhẹ nhàng massage từ ngực dọc xuống bụng 10 lần.
  • Massage theo vòng tròn. Mẹ chia bụng trẻ thành 4 phần rồi đặt tay vào một phần bụng và xoa bóp theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 10-15 giây. Mẹ lần lượt thực hiện thao tác này với 3 phần bụng còn lại theo chiều kim đồng hồ.
  • Massage hai chiều ngược nhau. Mẹ đặt hai tay lên bụng của con, một tay vuốt theo hướng lên trên và một tay theo hướng ngược lại khoảng 20 lần.

LƯU Ý: Khi massage cho con mẹ cần đảm bảo thao tác nhẹ nhàng và đều đặn. Đồng thời mẹ nên chọn thời điểm con không quá no. Tần suất massage là từ 1-2 lần / ngày.

>> Cùng chủ đề giãn ruột sinh lý ở trẻ là gì: Trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài có sao không?

4.3 Mẹ ưu tiên tắm nước ấm cho con

Tắm nước ấm cho bé gặp phải hiện tượng giãn ruột ở trẻ sơ sinh sẽ giúp bé thư giãn, dễ ngủ, tăng tuần hoàn máu. Mẹ có thể nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào nước tắm của bé để làm ấm cơ thể và chữa chứng đầy bụng, khó tiêu.

Nước tắm cho bé nên rơi vào khoảng 35 độ C để vừa đủ ấm mà vẫn an toàn cho làn da của bé. Mẹ có thể kiểm tra nhiệt độ của nước tắm bằng khuỷu tay hoặc nhiệt kế. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần giữ phòng tắm ấm và không có gió.

[inline_article id=84760]

4.4 Cho con vận động tay chân nhẹ nhàng

Cho con tập thể dục và vận nhẹ nhàng
Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì? Cho con vận động tay chân nhẹ nhàng để kích thích nhu động ruột và con sẽ dễ đi ngoài hơn

Cho trẻ tập thể dục hoặc vận động nhẹ nhàng sẽ giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn và không lo bị táo bón. Ngoài ra, việc cho con vận động thường xuyên sẽ giúp con lập trình thói quen tốt cũng như cho con cảm giác được ăn ngon miệng hơn. 

Mẹ có thể tập cho con tập theo những động tác sau:

  • Mẹ cho bé nằm ngửa, nắm nhẹ đầu gối của bé rồi di chuyển lên xuống theo hướng về bụng (như động tác đạp xe đạp).
  • Cho bé nằm ngửa, giữ hai chân của con rồi xoay tròn chân từ bụng sang hai bên rồi xuống dưới.
  • Mẹ tập cho con trong khoảng 10 – 15 phút trong lúc con cảm thấy thoải mái.

>> Mẹ xem thêm: Các bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh rèn luyện kỹ năng vận động

4.5 Bổ sung thêm chất xơ cho con

Chất xơ có thể giúp làm mềm phân, nên sẽ hỗ trợ cực kỳ tốt cho việc đi ngoài của con. Bên cạnh đó, thời gian đi ngoài của trẻ cũng sẽ được rút ngắn lại.

Bé cần bú mẹ hoàn toàn (dưới 6 tháng tuổi), mẹ có thể tăng chất lượng chất xơ có trong sữa mẹ bằng cách ăn thêm các loại thực phẩm giàu chất xơ như: khoai lang; chuối; lê; rau lang; rau mồng tơi; rau chân vịt; bơ,..

Khi được 6 tháng tuổi, bé có thể hấp thu dinh dưỡng qua việc ăn dặm. Nếu trẻ uống sữa công thức, mẹ có thể lựa cho con những loại sữa tăng cường bổ sung chất xơ. 

>> Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì, và bé nên ăn gì: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đầy đủ dinh dưỡng

4.6 Giữ vệ sinh khu vực của con

Nhà cửa, đồ chơi, đồ dùng của trẻ có thể có vi khuẩn, nấm mốc,.. gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, táo bón, tiêu chảy. 

Chính vì thế mẹ nên thường xuyên vệ sinh những nơi; và những vật dụng bé thường tiếp xúc để bảo vệ hệ tiêu hóa của bé.

4.7 Chườm ấm khi trẻ bị giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh

Khi được chườm ấm vùng bụng, bé sẽ thấy dễ chịu hơn nhờ có sức nóng và sức nặng của khăn và đẩy hết hơi trong bụng ra ngoài.

Cách chườm ấm cho trẻ sơ sinh bị giãn ruột sinh lý:

  • Bước 1: Mẹ chuẩn bị 2 chiếc khăn và thau nước ấm.
  • Bước 2: Mẹ nhúng nước, vắt khô và mở khăn ra để khăn về nhiệt độ phù hợp.
  • Bước 3: Mẹ dùng khăn đặt lên bụng của con; và khăn còn lại dùng để quấn quanh bụng để cố định.

>> Cùng chủ đề giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì: Nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là an toàn và phù hợp?

Tất cả nội dung trên là những gì mẹ cần biết về giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì; cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị giãn ruột sinh lý. Tóm lại, tình trạng này tương đối bình thường và không quá nguy hiểm. Nhưng mẹ nhớ tăng cường quan sát và để ý đến con nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

100+ câu đối ngày Tết cho trẻ mầm non và học sinh đầy ý nghĩa

Theo đó, cũng góp phần tạo thêm không khí cho các con, nhất là trẻ mầm non trong dịp Tết năm mới. Marrybaby tổng hợp và gửi cho thầy cô; và cha mẹ phụ huynh học những câu đối ngày Tết dành cho trẻ mầm non hay và nhiều ý nghĩa.

1. Câu đối ngày Tết 4 chữ cho trẻ mầm non

10 câu đối ngày Tết 4 chữ dành cho trẻ mầm non:

1. Tứ thời cát khánh
Bát tiết an khang.

2. Xuân dinh tứ hải
Ma khai ngũ phúc.

3. Hoa hương thế kỷ
Phước nạp môn đình.

4. Bách nghiệp hưng vượng
Ngũ cốc phong đăng.

5. Xuân phong tống phước
Hủy khí lâm môn.

6. Thi thư môn đệ
Đào thục nhân gia.

7. Nhân tăng thọ kỷ
Thiên chuyển dương hòa.

8. Hoa khai phú quý
Trúc báo bình an.

9. Vạn phương hữu cát
Tứ quý trình tường.

10.Hay ăn chóng béo
Tiền nhiều như kẹo.

Cùng chủ đề câu đối ngày Tết cho trẻ mầm non: 25+ trò chơi dân gian cho trẻ em gợi nhớ tuổi thơ

2. Câu đối Tết cho trẻ mầm non hay và đầy ý nghĩa

Câu đối ngày Tết cho trẻ mầm non hay và ý nghĩa
Câu đối ngày Tết cho trẻ mầm non hay và ý nghĩa

Dưới đây là 20 câu đối Tết cho trẻ mầm non dùng để chúc tết ông bà, gia đình đầy ý nghĩa.

1. Phúc như Đông Hải trường lưu thủy
Thọ tỷ Nam Sơn bất lão tùng.

2. An khang phú quý thái thái bình
Bách lão bá niên trường trường thọ.

3. Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Phúc lộc đưa nhau đến từng nhà.

4. Đất nước phồn vinh câu chúc Tết
Gia đình hòa thuận thiệp mừng xuân.

5. Tết đến gia đình vui sum họp
Xuân về con cháu hưởng bình an. 

6. Trời thêm năm tháng, tuổi thêm thọ
Xuân khắp đất trời, phúc khắp nhà.

7. Xuân sang cội phúc sinh nhành lộc
Tết về cây đức trổ thêm hoa.

8. Tân niên lai đáo đa phú quý
Xuân đến an khương vạn thọ tường.

9. Thịt mỡ dưa hành, câu đối đỏ
Cây neo tràng pháo, bánh chưng xanh.

10. Đong cho đầy hạnh phúc
Gói cho trọn lộc tài
Giữ cho mãi an khang
Thắt cho chặt phú quý.

11. Xuân sang hạnh phúc bình an đến
Tết tới vinh hoa phú quý về.

12. Tân niên tân phúc tân phú quý
Tấn tài tấn lộc tấn bình an. 

13. Ngày Xuân Hạnh Phúc Bình An Đến
Năm Mới Vinh Hoa Phú Quý Về.

14. Chúc Tết đến trăm điều như ý
Mừng xuân sang vạn sự thành công. 

15. Xuân đáo bình an tài lợi tiến
Mai khai phú quý lộc quyền lai.

16. Tết trong nhà, Tết ra ngoài phố
Lộc trên trời, lộc xuống nhân gian.

17. Lộc biếc, mai vàng, xuân hạnh phúc
Đời vui, sức khỏe, tết an khang.

18. Phúc Lộc Thọ tam tinh cùng chiếu
Thiên Địa Nhân nhất thể đồng xuân.

19. Trời thêm tuổi mới, người thêm thọ
Xuân khắp mọi nơi, phúc khắp nhà.

20. Tân niên, hạnh phúc bình an tiến
Xuân nhật, vinh hoa phú quý lai.

3. Câu đối ngày Tết cho trẻ mầm non gửi chú bộ đội

Dưới đây là những câu đối ngày Tết cho trẻ mầm non thích quân đội; hoặc có người thân làm việc trong quân đội.

1. Lộc biếc mai vàng xuân hạnh phúc
Binh hùng tướng mạnh Tết an khang.

2. Tại đất người không mai một gốc
Xa quê hương chẳng để quên nguồn.

3. Biển đảo quê hương chung tay gìn giữ
Kinh tế nước nhà góp sức dựng xây.

4. Cảnh mới, xuân mới nhiều đổi mới
Thêm tài, thêm lộc tất vinh quang.

5. Giữ chặt kỷ cương năm thêm vững mạnh
Dụng lắm nhân tài ngày một nâng vinh.

6. Gần gũi nhân dân cùng ăn ở
Sát cánh chính quyền cùng tham mưu.

7. Gia đình văn hoá, an khang thịnh vượng
Phấn đấu đơn vị tinh nhuệ hiện đại.

>> Cùng chủ đề câu đối ngày Tết cho trẻ mầm non: Những câu chúc tết hay, ngắn gọn và đầy ý nghĩa

4. Câu đối ngày Tết dành cho học sinh tiểu học, trung học

Câu đối ngày Tết cho học sinh THCS để trang trí lớp học ngày Tết
Câu đối ngày Tết cho học sinh THCS để trang trí lớp học ngày Tết

Dưới đây là 20 câu đối ngày Tết dành cho học sinh các cấp tiểu học, trung học,… dùng để chúc Tết ông bà, người thân trong gia đình.

1. Già trẻ gái trai đều khoái Tết
Cỏ cây hoa lá cũng mừng xuân. 

2. Nhập môn tân thị kinh luân khách
Mãn tọa giai đồng cẩm tú nhân.

3. Ðịa sinh tài, thế nghiệp quang huy
Thiên tứ phúc, gia thanh hiện thái.

4. Tân niên tân phúc tân tri kỷ
Vạn lộc vạn tài vạn công danh.

5. Năm mới thầy cô vui như Tết
Tân niên sách vở nở hoa thơm. 

6. Xuân về ta chúc nhau học tốt
Hè sang cùng gặt hái thành công.

7. Tết đến với gia đình vui vầy hạnh phúc
Xuân về với bạn bè háo hức sẽ chia.

8. Ngoài vườn, cây lá đơm nụ biếc
Trong lớp, sách thơm nở điểm mười.

9. Xuân tới muôn hoa cười
Năm mới lớp chúng mình tươi.

10. Mai vàng nở rộ đón mừng năm mới
Đào hồng khoe sắc đón xuân sang.

11. Lớp chúng mình trao đi yêu thương
Tập thể ta nhận về hạnh phúc.

12. Ngoài vườn cây lá đơn nụ biếc
Trong lớp sách thơm nở điểm mười.

13. Trong lớp thầy trò vui như Tết
Tân niên sách vở nở hoa Xuân.

14. Xuân về ta chúc nhau học tốt
Hè sang ta gặt hái thành công.

15. Xuân thầy cung hỷ phát tài
Tết trò mạnh giỏi bình an.

16. Đón Tết ăn no mau khỏe mạnh
Mừng xuân học tốt chóng thành công.

17. Xuân tới muôn hoa cười
Năm mới lớp mình vui.

18. Bánh chưng xanh tưng bừng đón Tết
Điểm mười đỏ náo nức thành công.

19. Xuân về trường lớp ta tươi mới
Tết đến cô trò mình hân hoan.

20. Đào mai khoe sắc chào xuân tới
Tết đến sum vầy lớp mình vui.

>> Cùng chủ đề câu đối ngày Tết: Thơ chúc Tết cho trẻ mầm non dễ thuộc nhất năm 2023!

5. Câu đối ngày Tết dành cho trẻ mần non bằng tiếng Trung

Dưới đây là tổng hợp những câu đối ngày Tết cho trẻ mầm non và học sinh bằng Tiếng Trung.

Câu đối Tết cho trẻ mầm non bằng tiếng Trung
Câu đối Tết cho trẻ mầm non bằng tiếng Trung

Câu đối ngày Tết cho trẻ mầm non bằng Tiếng Trung (có dịch nghĩa)

1. 事事如意大吉祥
家家顺心永安康

Shì shì rúyì dà jíxiáng
Jiā jiā shùnxīn yǒng ānkāng 

Dịch Hán Việt:
Sự sự như ý đại cát tường
Gia gia thuận tâm vĩnh an khang.

Dịch nghĩa:
Vạn sự như ý đại cát tường
Nhà nhà hòa thuận mãi an khang.

2. 岁岁平安日
年年如意春

Suì suì píngān rì
Nián nián rúyì chūn.

Dịch Hán Việt:
Tuế tuế bình an nhật
Niên niên như ý xuân.

Dịch nghĩa:
Năm năm xuân như ý
Tuổi tuổi ngày bình an.

3. 开门迎春春满院
抬头见喜喜事多

Kāi mén yíng chūn chūn mǎn yuàn
Tái tóu jiàn xǐ xǐ shì duō 

Dịch Hán Việt:
Khai môn nghênh xuân xuân mãn viện
Đài đầu kiến hỉ hỉ sự đa.

Dịch nghĩa:
Mở cửa đón xuân xuân đầy nhà
Ngẩng đầu gặp sự sự an vui.

4. 迎春迎喜迎富贵
接福接财接平安

Yíng chūn yíng xǐ yíng fúguì
Jiē fú jiē cái jiē píngān.

Dịch Hán Việt:
Nghênh xuân nghênh hỉ nghênh phú quý
Tiếp phúc tiếp tài tiếp bình an.

Dịch nghĩa:
Nghênh xuân nghênh hỉ nghênh phú quý
Đón phúc đón tài đón bình an.

5. 天增岁月人增寿
春满乾坤富满堂

Tiān zēng suì yuè rén zēng shòu
Chūn mǎn qián kūn fú mǎn táng.

Dịch Hán Việt
Thiên tăng tuế nguyệt nhân tăng thọ
Xuân mãn càn khôn phúc mãn đường.

Dịch nghĩa
Trời thêm năm tháng, người thêm thọ
Xuân khắp đất trời phúc khắp nhà.

Tiếng Trung
câu đối Tết cho trẻ mầm non

6. 竹报平安,财力进
梅开富贵,禄权来

Zhú bào píngān, cáilì jìn
Méi kāi fúguì, lùquán lái.

Dịch Hán Việt:
Trúc báo bình an, tài lực tiến
Mai khai phú quý, lộc quyền lai.

Dịch nghĩa:
Trúc giữ bình an, tài lợi tiến
Mai khai phú quý, lộc quyền về.

7. 一帆风顺年年好
万事如意步步高

Yì fān fēng shùn nián nián hǎo
Wàn shì rú yì bù bù gāo.

Dịch Hán Việt:
Nhất phàm phong thuận niên niên hảo
Vạn sự như ý bộ bộ cao.

Dịch nghĩa:
Thuận buồm xuôi gió năm năm tốt
Vạn sự như ý bước bước cao.

8. 家兴人兴事业兴
福旺财旺运气旺

Jiā xìng rén xìng shìyè xìng
Fú wàng cái wàng yùnqì wàng. 

Dịch Hán Việt:
Gia hưng nhân hưng sự nghiệp hưng
Phúc vượng tài vượng vận khí vượng.

Dịch nghĩa:
Gia hưng nhân hưng sự nghiệp hưng
Nhiều phúc nhiều tài nhiều may mắn.

9. 福生礼仪家庭盛
禄进荣华富贵春

Fú shēng lǐyì jiātíng shèng
Lù jìn rónghuá fú guì chūn.

Dịch Hán Việt:
Phúc sinh lễ nghĩa gia đường thịnh
Lộc tiến vinh hoa phú quý xuân.

Dịch nghĩa:
Phúc đem lễ nghĩa trong nhà thịnh
Lộc nảy vinh hoa phú quý xuân.

10. 万事如意
福禄安康

Wàn shì rú yì
Fú lù ān kāng.

Dịch nghĩa và âm Hán Việt:
Vạn sự như ý
Phúc lộc an khang.

>> Cùng chủ đề câu đối ngày Tết cho trẻ: Câu chúc Tết tiếng Anh giàu ý nghĩa cho Tết Quý Mão 2023

Với những câu đối ngày Tết dành cho trẻ mầm non và học sinh, với đầy đủ các chủ đề mà Marrybaby đã đề cập ở trên. Hy vọng cha mẹ và thầy cô đã có nhiều ý tưởng để gợi mở cho các con viết câu đối ngày Tết rồi nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Ăn dặm kiểu Nhật kết hợp BLW là gì? Làm sao để áp dụng?

Vậy kết hợp cả hai phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và BLW có được không? Nếu áp dụng thì mẹ cần lưu ý điều gì? Cùng Marrybaby tìm hiểu ngay mẹ ơi!

1. Phân biệt giữa ăn dặm kiểu Nhật và BLW

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp tập cho bé ăn thô tốt hơn với đa dạng các loại thực phẩm. Đồng thời giúp bé nhận biết được hương vị nguyên bản của từng món ăn. Từ đó gia tăng và kích thích vị giác của con.

>> Xem chi tiết: Ăn dặm kiểu Nhật, tập cho bé như thế nào?

Ăn dặm tự chỉ huy (BLW – Baby Led Weaning) là phương pháp ăn dặm mà cha mẹ sẽ cho phép trẻ tự quyết định món ăn, tốc độ ăn, cách ăn như thế nào là tùy theo mong muốn và sở thích của con. Trong phương pháp này, các loại thực phẩm chỉ được luộc hoặc hấp để giữ trọn vẹn hương vị và hình dáng của thực phẩm. Từ đó giúp con phát triển thêm kỹ năng cầm, nắm, và nhai.

>> Xem chi tiết: Ăn dặm tự chỉ huy (BLW), tập cho con như thế nào?

1.1 Điểm chung

Điểm chung của cả hai phương pháp ăn dặm là đều hướng đến việc tập cho con ăn thô, giúp con phân biệt màu sắc, hương vị của các loại thực phẩm. Đồng thời cho con có cơ hội được chọn các loại thực phẩm mà con thích ăn.

1.2 Điểm khác biệt

Ăn dặm kiểu Nhật Ăn dặm kiểu tự chỉ huy (BLW)
Mẹ sẽ múc cho con ăn. Con sẽ tự ăn theo sở thích của mình.
Giúp cho trẻ ăn thô tốt hơn theo từng giai đoạn và thức ăn ở dạng thô tinh. Tập cho con ăn thô tốt hơn với thực phẩm ở dạng nguyên khối.
Mẹ sẽ mất thời gian chế biến. Nhưng mẹ không mất nhiều thời gian dọn dẹp Chế biến nhanh. Nhưng mẹ sẽ mất nhiều thời gian dọn dẹp, vì đồ ăn đổ ra ngoài khá nhiều.

2. Cách kết hợp giữa ăn dặm kiểu Nhật và BLW

ăn dặm kiểu Nhật kết hợp BLW
Cách kết hợp ăn dặm kiểu nhật kết hợp BLW như thế nào?

Để tận dụng tối đa ưu điểm của hai phương pháp này, mẹ có thể kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và BLW theo cách sau:

Với những hôm bận rộn, không có nhiều thời gian, mẹ có thể cho con ăn kiểu BLW. Phương pháp này giúp mẹ tiết kiệm thời gian chế biến và không phải đút cho con ăn. Ngược lại, khi mẹ có nhiều thời gian thì có thể chế biến các món ăn cho con ăn dặm kiểu Nhật.

2.1 Kết hợp cùng thời điểm

Kết hợp phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và BLW cùng thời điểm sẽ giúp mẹ tiết kiệm thời gian trong những ngày bận rộn.

Ví dụ trong những mẹ cần nhiều thời gian, mẹ có thể cho con ăn dặm theo phương pháp BLW. Mẹ sẽ tiết kiệm được một khoảng thời gian chế biến. Ngược lại,  với những hôm mẹ thong thả hơn, mẹ sẽ dành nhiều thời gian để chế biến và ngồi ăn cùng con theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật.

>> Mẹ xem thêm: Nuôi con theo phương pháp EASY cho mẹ nhàn tênh

2.2 Kết hợp khác thời điểm

Kết hợp phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và BLW khác thời điểm tức là mẹ sẽ áp dụng mỗi phương pháp tùy theo giai đoạn tuổi; hoặc khả năng nhai nuốt của con. 

Ví dụ mẹ có thể cho ăn dặm theo kiểu Nhật khi con trong giai đoạn từ 6 – 7 tháng. Sau đó mẹ kết hợp thêm phương pháp ăn dặm kiểu BLW khi con được 8 tháng tuổi, để con tập cầm, nắm, và nhai tốt hơn.

>> Mẹ nên xem thêm: Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày mẹ nên nắm rõ

3. Những điều mẹ cần lưu ý khi kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và BLW

Những điều mẹ cần lưu ý khi kết hợp ăn dặm
Lưu ý gì khi ăn dặm kiểu nhật kết hợp BLW

Trường hợp mẹ quyết định cho bé ăn dặm kiểu Nhật kết hợp BLW, mẹ có thể lưu thêm một vài điều sau đây:

  • Mẹ phân loại hai nhóm thức ăn riêng biệt giữa kiểu Nhật và kiểu BLW. Điều này giúp con nhận được sự khác nhau giữa hai nhóm thực phẩm.
  • Trường hợp mẹ kết hợp cả hai phương pháp, mẹ nên cho con ăn theo kiểu BLW từ 10 – 15 phút đầu; và sau đó mới bắt đầu cho con ăn theo kiểu Nhật.
  • Cha mẹ nên theo dõi và quan sát xem con thích ăn dặm theo kiểu nào hơn, để cha mẹ ưu tiên cũng như tôn trọng theo quyết định của con. Đồng thời cha mẹ cũng cần đảm bảo là con cần được ngồi trên ghế ăn dặm dành riêng cho trẻ.

>> Mẹ xem thêm: Nguyên nhân và dấu hiệu trẻ sơ sinh không dung nạp lactose

4. Bảng thực đơn tham khảo cho bé khi kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và BLW

4.1 Thực đơn cho bé ăn dặm kết hợp kiểu Nhật và BLW trong 7 ngày 

  • Thứ 2: Đậu Hà Lan và Táo hấp chín, hoặc nghiền nhuyễn. Sau đó trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Thứ 3: Cà rốt và ngô hấp chín, xay và trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Thứ 4: Khoai lang hấp chín, nghiền và trộn với sữa mẹ + Súp lơ trắng hấp chín, nghiền nhuyễn bằng thìa và trộn với sữa mẹ.
  • Thứ 5: Bột ăn dặm trộn với sữa mẹ kết hợp với lê băm nhỏ + 1 miếng lê cho bé tự cầm ăn. 
  • Thứ 6: Khoai tây hấp và bí ngô nướng nghiền nhỏ, trộn với sữa mẹ + Thịt bò nấu sữa mẹ + 2 miếng kiwi cắt que cho bé cầm.
  • Thứ 7: Cháo gạo nấu với sữa mẹ + Cà rốt luộc cắt miếng + Dưa lưới cắt miếng.
  • Chủ Nhật: Cháo cá và khoai tây + Tráng miệng cho bé bằng 3 miếng xoài.

4.2 Thực đơn cho bé ăn dặm kết hợp kiểu Nhật và BLW trong 28 ngày đầu

Thực ăn dặm kiểu Nhật kết hợp BLW trong 28 ngày đầu
Thực đơn cho bé ăn dặm trong 28 ngày đầu khi kết hợp cả phương pháp

>> Mẹ xem thêm: 8 cách nấu cháo bắp cho bé ăn dặm

Nội dung trên là tất cả những gì mẹ cần biết về hai phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm kiểu BLW kết hợp với nhau. Cuối cùng, để mẹ tiện theo dõi sự phát triển của con; mẹ có thể đọc qua bài viết chiều dài của trẻ sơ sinh chuẩn theo tháng tuổi.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Vấn đề về tiêu hóa

Bù nước điện giải cho bé: bổ sung đúng cách để tránh tác dụng phụ

Vậy nước điện giải Oresol nên sử dụng khi nào cho bé, sử dụng như thế nào, có lưu ý gì khi sử dụng không? Cha mẹ hãy đọc bài viết này nhé!

1. Khi nào nên cho bé uống nước điện giải Oresol?

Nước điện giải là loại nước được tăng cường các chất điện giải (như natri, kali, canxi và magiê); và là hỗn hợp giữa nước, muối và đường với liều lượng cụ thể. Nước điện giải chỉ được sử dụng khi có sự chỉ đình từ bác sĩ, nếu cho bé tự uống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hiện nay, Oresol là thương hiệu nước điện giải đang được sử dụng phổ biến trên thị trường nên trong bài viết, MarryBaby sẽ chia sẻ chủ yếu về Oresol.

Khi nào nên cho bé uống Oresol?

  • Trẻ đi tiêu phân lỏng từ ba lần trở lên trong một ngày.
  • Trẻ bị mất nước do bị sốt, tiêu chảy, nôn mửa, trúng thực.
  • Trẻ vận động nhiều, ở trong thời tiết nóng quá lâu dẫn đến mất nước. 

Dấu hiệu trẻ bị mất nước cần bù chất điện giải:

  • Sụt cân.
  • Bị khô miệng.
  • Hay buồn ngủ.
  • Thụ động hơn thường ngày.
  • Thường xuyên bị khát nước.
  • Đi tiểu ít hơn, nước tiểu có màu vàng cam.

2. Rủi ro khi cho bé uống nước điện giải Oresol không đúng cách

nước điện giải cho bé

Cha mẹ nên cho bé uống nước điện giải đúng liều lượng. Vì nếu dư hoặc thiếu thì đều ảnh hưởng đến sức khỏe của bé:

  • Nếu cha mẹ cho bé uống quá nhiều nước điện giải sẽ khiến bé bị ngộ độc muối Natri. Khi hàm lượng muối hấp thu vào máu tăng cao, cơ thể bé sẽ xuất hiện các biểu hiện như co giật, hôn mê và có thể gây tổn thương não không phục hồi, nặng hơn có thể dẫn tới tử vong.
  • Đối với nước điện giải dạng pha bột như Oresol, nếu cha mẹ pha bột quá ít thì hiệu quả bù muối sẽ không đủ. Thậm chí có thể gây vỡ tế bào ảnh hưởng tới cơ thể do lượng nước quá nhiều mà natri không đủ.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ em uống nhiều nước có tốt cho sức khỏe không?

3. Cách sử dụng nước điện giải Oresol cho bé 

3.1 Tỷ lệ pha Oresol và nước chuẩn  

nước điện giải cho bé
Pha 1 gói Oresol với 200ml

Tỷ lệ pha Oresol và nước đúng cách thường là 1 gói Oresol pha với 200ml nước. Khuấy đều cho đến khi bột tan hết trong nước là có thể cho bé uống. 

Cha mẹ lưu ý cho bé uống hết lượng nước điện giải vừa pha. Nếu không thể uống hết trong một lần, bé có thể uống trong khoảng 30 phút và không được để lâu hơn.

Cha mẹ muốn bảo quản lâu hơn thì có thể để tủ lạnh và uống trong vòng 24h.

Tuyệt đối không được đun sôi dung dịch đã pha, có thể làm mất các phẩm chất của thuốc, bay hơi, tăng độ thẩm thấu.

3.2 Liều lượng Oresol đối với từng trẻ

Lượng dung dịch bù nước oresol cho trẻ như sau:

  • Trẻ dưới 24 tháng tuổi: Cho bé uống 50-100ml chất điện giải Oresol sau mỗi lần đi ngoài, ngày uống khoảng 500ml.
  • Trẻ từ 2-10 tuổi: Cho bé uống 100-200ml Oresol sau mỗi lần đi ngoài, ngày uống khoảng 1000ml.
  • Trẻ từ 10 tuổi trở lên: Cho bé uống 200-400ml Oresol sau mỗi lần đi ngoài, ngày uống khoảng 2000ml. 

Hoặc cha mẹ có thể áp dụng cho trẻ uống Oresol theo từng cân nặng như sau:

nước điện giải cho bé

4. Những lưu ý quan trọng khi cho bé uống nước điện giải

4.1 Không pha thêm đường vào oresol cho trẻ uống

Nhiều bé không uống được Oresol nên cha mẹ đã thêm đường, nước ép hoặc sữa vào hỗn hợp chất điện giải để cho bé uống dễ hơn. Thế nhưng cha mẹ lại không biết rằng, Oresol là một hỗn hợp nước, muối và đường với liều lượng cụ thể. Nếu thay đổi tỷ lệ của các thành phần này, Oresol sẽ bị giảm đi tác dụng; đồng thời làm gia tăng tác dụng không mong muốn khi sử dụng. 

4.2 Đối với trẻ bị nôn cần cho trẻ uống từ từ, tránh ép trẻ uống

Nếu bé bị nôn, cha mẹ không nên thúc ép bé uống 1 lần quá nhiều nước điện giải. Điều này có thể khiến tình trạng nôn của bé trở nên trầm trọng hơn; nước điện đại không được đưa vào cơ thể mà lại bị đẩy ra ngoài.

Hãy cho bé uống từng ngụm nhỏ, rồi sau đó mới dần tăng lượng Oresol lên.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị mất nước do ngộ độc thực phẩm cha mẹ phải làm sao?

4.3 Có thể dùng thêm thuốc khác khi đang cho bé uống nước điện giải Oresol không?  

Cha mẹ có thể cho bé uống thuốc có chứa paracetamol hoặc ibuprofen khi cho bé uống chất điện giải Oresol (trừ khi bác sĩ không cho phép).

Hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc nào khác. Cha mẹ cũng nên cho bác sĩ biết trẻ bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào mà chúng đã được cho dùng trước đây. Nếu quên, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi cho trẻ uống chất điện giải bù nước.

[inline_article id=252725]

Trên đây là tất tần tật những thứ liên quan đến nước điện giải Oresol và cách pha, cách dùng Oresol cho bé. Nếu cha mẹ còn thắc mắc thì hãy đón đọc ở những bài sau hoặc hỏi ý kiến bác sĩ cha mẹ nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh da liễu

10+ mẹo chữa mề đay cho trẻ giúp giảm ngứa khó chịu hiệu quả

Dưới đây là hơn 10 mẹo chữa mề đay cho trẻ tại nhà cực kỳ hiệu quả. Bé áp dụng có thể giảm ngứa và đẩy lùi bệnh đi xa.

1. Mẹo chữa mề đay cho trẻ tại nhà hiệu quả

1.1 Loại bỏ các nguyên nhân gây ngứa cho bé

Trẻ bị nổi mề đay thường bắt nguồn từ nguyên nhân nào đó. Cha mẹ nên để ý xem trẻ bị nổi mề đay là do đâu để hạn chế cho bé tiếp xúc với tác nhân gây bệnh đó; cũng như có phương pháp chữa trị phù hợp như bôi thuốc, uống thuốc. Còn nếu nặng thì cần đưa bé đến bệnh viện.

Thông thường, trẻ bị nổi mề đay là do các nguyên nhân:

  • Quần áo cọ xát da.
  • Côn trùng đốt khiến bé bị nổi mề đay, sưng tấy, ngứa ngáy, đau rát. 
  • Nhiệt độ thay đổi thất thường, từ lạnh đột ngột chuyển sang nóng và ngược lại. 
  • Một số chất hóa học độc hại trong dầu gội, sữa tắm, nước giặt cũng khiến trẻ bị nổi mề đay.
  • Bé nổi mề đay do dị ứng thức ăn như tôm, cua, hải sản, cá, sữa, trứng, đậu phộng, lúa mì… 
  • Một số loại thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng sinh có thể gây kích ứng khiến bé bị nổi mề đay.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách chữa bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em

1.2 Chườm lạnh 

Một mẹo chữa mề đay cho trẻ tại nhà khác chính là chườm lạnh cho bé. Tác động của nhiệt độ thấp sẽ có hiệu quả tích cực đối với chứng nổi mề đay ở trẻ em. Khi trẻ có dấu hiệu bị nổi mề đay; cha mẹ có thể chườm đá hoặc nước lạnh lên vùng bị nổi mề đay cho bé. 

1.3 Dùng kem dưỡng ẩm khi bé bị nổi mề đay

Bôi kem dưỡng ẩm - Mẹo chữa mề đay cho trẻ

Thoa kem dưỡng ẩm cũng là một mẹo chữa mề đay cho trẻ tại nhà. Cha mẹ nên dưỡng da cho con đều đặn 1 ngày 2 lần bằng kem dưỡng ẩm để con nhanh khỏi bệnh hơn. 

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể sử dụng kem chống ngứa sau khi bôi kem dưỡng ẩm cho bé để hạn chế tình trạng ngứa da ở trẻ. 

1.4 Sử dụng sản phẩm gốc thực vật

Để bảo vệ làn da của bé yêu, cha mẹ nên sử dụng những sản phẩm có thành phần từ tự nhiên đúng chuẩn gốc thực vật được cơ quan uy tín chứng nhận về độ an toàn. Những sản phẩm này thường lành tính, không gây hại cho da và cho sức khỏe nên giúp bé yêu tránh khỏi tình trạng bị kích ứng gây nổi mẩn ngứa.

1.5 Cho trẻ nổi mề đay uống nhiều nước

Trẻ bị nổi mề đay cần được nhiều nước để thải độc tố khỏi cơ thể. Cha mẹ có thể cho bé uống nước lọc, nước ép trái cây tươi để bé được hấp thu nhiều nước. Đây cũng là một mẹo chữa mề đay cho trẻ mà cha mẹ nên thử. 

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ em uống nước dừa có tốt không? – 6 tác dụng của nước dừa đối với trẻ

1.6 Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ

Đổ mồ hôi cũng là nguyên nhân khiến bé nổi mề đay. Cha mẹ hãy thử mẹo chữa mề đay cho trẻ bằng việc chọn cho bé loại vải cotton 100% thoáng mát, vải bông; hoặc vải sợi tre để hạn chế tình trạng bé đổ mồ hôi cũng như chà xát da bé gây kích ứng.

1.7 Làm mát da cho bé

làm mát da cho bé

Cha mẹ có thể làm mát da cho bé yêu bằng những cách dưới đây; để bé giảm viêm và giảm các triệu chứng sưng nóng, khó chịu:

  • Tắm nước ấm: Mẹo dân gian chữa mề đay bằng việc tắm nước ấm cho trẻ mỗi ngày để nhiệt độ cơ thể của con mát mẻ hơn. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể thêm bột yến mạch vào nước tắm để giảm ngứa bé.
  • Lau người cho bé thường xuyên: Cha mẹ nên lau người cho bé sạch sẽ hàng ngày sau khi ăn uống, vệ sinh, vui chơi, học tập để loại bỏ những bụi bẩn; cũng như những tác nhân khiến bé bị nổi mề đay.

1.8 Mẹo chữa mề đay cho trẻ bằng thuốc Tây

Một trong những mẹo chữa mề đay cho trẻ phổ biến là sử dụng thuốc Tây vì hiệu quả nhanh chóng, giảm triệu chứng khó chịu của bé. Nhưng cha mẹ cần lưu ý cần phải có sự cho phép của bác sĩ thì mới được cho bé uống thuốc. Tùy vào tình trạng của bé bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc phù hợp.

Dưới đây là những loại thuốc Tây có thể chữa mề đay cho bé:  

  • Thuốc antihistamine.
  • Thuốc bôi chứa corticoid.
  • Các loại thuốc ức chế miễn dịch điển hình như Cyclosporine, Tacrolimus,…
  • Thuốc dạng tiêm như các loại thuốc chữa hen suyễn dạng tiêm Omalizumab.

[inline_article id=294392]

2. Chữa mề đay cho trẻ theo mẹo dân gian

Ngoài các mẹo chữa mề đay cho trẻ ở trên, cha mẹ cũng có thể áp dụng một trong những mẹo từ dân gian dưới đây để chữa trị bệnh cho trẻ.

Nhưng lưu ý, đây chỉ là những mẹo dân gian, truyền miệng mà không có kiểm chứng khoa học. Mẹ cần hỏi kỹ với bác sĩ trước khi áp dụng các mẹo dân gian này.

2.1 Ngâm da bé bằng lá khế tươi

Với mẹo dân gian chữa mề đay cho trẻ bằng lá khế, cha mẹ lấy lá khế tươi đem rửa sạch rồi cho vào nước và đem đun sôi. Kế đến, cha mẹ để nguội rồi dùng nước đó để ngâm hoặc rửa vùng da nổi mề đay. Cha mẹ hãy áp dụng mẹo dân gian chữa mề đay này  2 ngày/lần cho trẻ.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Hướng dẫn cách tắm nước gừng cho bé trị được bách bệnh

2.2 Thoa nha đam lên da 

thoa nha đam trên da

Với mẹo dân gian chữa mề đay cho trẻ bằng nha đam, cha mẹ hãy gọt vỏ ngoài của nha đam. Sau đó dùng dao cạo các lớp gel nha đam rồi bôi lên vùng da bị mề đay trong vòng 20 phút thì vệ sinh lại bằng nước thật sạch.

2.3 Tắm lá trà xanh

Cha mẹ lấy lá trà xanh đã rửa sạch đem nấu sôi với nước. Sau đó, cha mẹ dùng nước này pha với nước sạch để tắm cho bé hàng ngày.

Trà xanh cũng được sử dụng trong nhiều mẹo dân gian khác như mẹo dân gian chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể tham khảo.

2.4 Đắp lá cây chó đẻ

Để áp dụng mẹo dân gian chữa mề đay cho trẻ này; cha mẹ hãy lấy lá của cây chó đẻ đã rửa sạch đem giã và xay nhuyễn. Sau đó cha mẹ lấy lá đắp lên vùng da bé bị nổi mề đay. Hãy thực hiện cách này 1 lần/ngày.

2.5 Đắp lá bạc hà

Cha mẹ lấy lá bạc hà tươi đã rửa sạch đem giã và xay nát rồi đắp lên da bé đã được vệ sinh sạch sẽ. Cha mẹ hãy áp dụng mẹo dân gian chữa mề đay cho trẻ này cho bé mỗi 2 lần/ngày cho đến khi lành.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị sởi tắm lá gì? 6 loại lá trị hết sởi ngay tức thì

Nếu biết cách kiểm soát những yếu tố gây kích ứng thì tình trạng nổi mề đay của bé sẽ không tiếp tục tái diễn. Hãy bảo vệ làn da mỏng manh và nhạy cảm của trẻ khỏi bệnh mề đay bằng các mẹo trên cha mẹ nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Cách tính chỉ số BMI ở trẻ em đơn giản cho từng độ tuổi

Vậy chỉ số bmi là gì, cách tính bmi cho trẻ em như thế nào; phải làm sao để giúp bé duy trì được chỉ số BMI khỏe mạnh? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.

1. Ý nghĩa của chỉ số BMI ở trẻ em

BMI (Body mass index) hay còn gọi là chỉ số khối cơ thể, là một phép tính. Chỉ số BMI sẽ dựa vào số cân nặng (kg) và chiều cao (m) của trẻ.

Chỉ số BMI giúp xác định xem bé có cân nặng chuẩn, nhẹ cân, thừa cân hay béo phì.

Chỉ số BMI sẽ cho biết một số tình trạng sức khỏe ở trẻ em như:

  • Trẻ có đang bị béo phì hay thiếu cân hay không.
  • Cân nặng của trẻ có phù với chiều cao của mình hay không.
  • Trẻ em có nguy cơ bị các vấn đề sức khỏe liên quan đến cân nặng của mình hay không dựa trên chỉ số BMI.

Khác với người lớn, chỉ số BMI của trẻ em được đánh giá tùy vào độ tuổi và giới tính của bé. Vì vậy, để biết chỉ số BMI của trẻ có nằm ở mức tốt hay không; cha mẹ cũng cần so sánh kết quả chỉ số BMI với 1 biểu đồ tăng trưởng BMI theo tuổi cho trẻ em. BMI có chia theo tuổi và giới tính cụ thể và thường được gọi tắt là BMI theo tuổi.

Chi tiết biểu đồ sẽ được giới thiệu ở phần dưới đây.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Tại sao trẻ em ngày nay hay bị béo phì?

2. Cách tính chỉ số BMI ở trẻ em

Bước 1: Tính chỉ số BMI ở trẻ em bằng công thức

Công thức tính chỉ số BMI = Cân nặng(kg) / Chiều cao(m)^2

Sau khi chỉ số BMI được tính, chỉ số này có thể được đối chiếu từ một biểu đồ. Cha mẹ cần làm thêm một bước đối chiếu nữa (sẽ được hướng dẫn chi tiết ở phần ví dụ) để biết được trẻ có đang khỏe mạnh hay không. 

Bước 2: Đánh giá tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng của trẻ dựa vào biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo tuổi cho trẻ em

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ thường được sử dụng nhất để đo lường kích thước; và quan sát mô hình tăng trưởng của trẻ em và thanh thiếu niên. Bách phân vị là chỉ số đo thể hiện vị trí của một đứa trẻ so với những đứa trẻ khác. Trên biểu đồ tăng trưởng, các bách phân vị được hiển thị dưới dạng các đường vẽ đồ thị.

  • Nếu chỉ số bách phân vị nằm ở mức “Sức khỏe dinh dưỡng tốt”; bé nhà mình khỏe mạnh. 
  • Số bách phân vị càng cao; trẻ càng lớn khi so sánh với những đứa trẻ khác cùng độ tuổi và giới tính, về chiều cao và cân nặng.
  • Số phần trăm càng thấp; trẻ càng nhỏ khi so sánh với những đứa trẻ khác cùng độ tuổi và giới tính.

Ví dụ: Một bé ở bách phân vị thứ 5 được xem là nhẹ cân hơn 95% những trẻ khác ở cùng độ tuổi. Mặt khác, một bé ở phân vị thứ 90 được xem là nặng hơn 90% những trẻ khác cùng độ tuổi.

Biểu đồ tăng trưởng BPV (từ 2 tuổi tới 20 tuổi) được thể hiện như sau:

chỉ số bmi trẻ em
Biểu đồ tăng trưởng thể hiện BPV theo tuổi (tính dựa trên chỉ số BMI của trẻ em)

Ví dụ: Giả sử bé nhà mình 10 tuổi có cân nặng 40 kg, chiều cao là 1.5 m;

BMI của trẻ = Cân nặng(kg)/(Chiều cao(m)*Chiều cao(m) = 40/(1,5*1,5)= 17,78

Tra biểu đồ BMI cho trẻ em 10 tuổi như sau:

Ta kẻ 1 cột (màu xanh) ở vị trí số 10 theo trục tuổi (nằm ngang dưới cùng). Tiếp đến ta kẻ 1 cột màu tím ở vị trí số 17,78 theo trục BMI (nằm dọc 2 bên). Điểm giao nhau của 2 đường thẳng (chấm tròn màu đỏ) sẽ cho cha mẹ biết tình hình sinh dưỡng của bé thế nào.  

BMI có bách phân vị 17,78 sẽ nằm ở vùng màu xanh nên trẻ 10 tuổi BMI 17,78 có dinh dưỡng phù hợp. 

chỉ số bmi trẻ em
Cách xem chỉ số BMI ở trẻ em có đang ở mức khỏe mạnh hay không

[inline_article id=66754]

3. Kết quả chỉ số BMI như thế nào là tốt?

Kết quả chỉ số BMI như thế nào là tốt
Chỉ số BMI của trẻ em có thể giúp xác định bé đang có cân nặng khỏe mạnh hay không

Để biết chỉ số BMI của trẻ tốt hay không, ta sẽ dựa vào chỉ số phần trăm ở trên biểu đồ:

  • Chỉ số BMI tốt nằm trong BPV từ 5th tới 85th: Đây là khoảng tốt nhất và lý tưởng nhất. Trẻ có chỉ số BMI nằm ở khoảng này có cân nặng và chiều cao cân đối, trẻ khỏe mạnh,  cơ thể ít nguy cơ bệnh tật và năng động hơn.
  • Trẻ bị thiếu cân khi BPV dưới 5th: Trẻ thuộc dạng còi xương và suy dinh dưỡng. Trẻ em có chỉ số BMI ở khoảng này dễ bị mắc nhiều chứng bệnh như hạ huyết áp, loãng xương… do cơ thể không đủ dưỡng chất, hệ miễn dịch suy yếu nên dễ mắc bệnh, nhất là những bệnh nhiễm trùng, khô tóc và khô da.
  • Trẻ bị thừa cân khi BPV từ 85th – 95th: Chỉ số BMI này cho biết trẻ em đang thừa cân. Trẻ thừa cân sẽ khó vận động, dễ mắc các bệnh tim mạch và có nguy cơ béo phì nếu không điều chỉnh lại chế độ ăn uống.
  • Bé bị béo phì khi BPV trên 95th: Trẻ thuộc dạng béo phì. Những trẻ béo phì dễ bị rối loạn lipid máu, bệnh lý mạch vành, tiểu đường hoặc huyết áp cao. Nếu mỡ tích tụ ở cơ hoành, trẻ sẽ bị giảm chức năng hô hấp, khó thở. Trẻ cũng dễ mắc các bệnh về tiêu hóa như: sỏi mật, ung thư đường mật, gan nhiễm mỡ, nhu động ruột giảm gây đầy hơi, táo bón, các bệnh về đại trực tràng, ung thư đại trực tràng…

>> Cha mẹ có thể tham khảo: 7 cách giảm cân cho trẻ em béo phì an toàn, hiệu quả bố mẹ nên biết

4. Cách để chỉ số BMI của trẻ ở mức khỏe mạnh

Để duy trì chỉ số BMI khỏe mạnh ở trẻ em, cha mẹ nên:

  • Cho bé vận động, tập thể dục ít nhất từ 15-30 phút mỗi ngày.
  • Hạn chế cho bé ăn các thực phẩm dầu mỡ, chiên xào, thức ăn chế biến sẵn, nước ngọt có gas, cà phê, trà.
  • Cho bé học thêm vài môn thể thao đơn giản như bơi lội, đạp xe, tennis, cầu lông, bóng chuyền, đá bóng, bóng bàn,…
  • Cung cấp một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, đủ 4 nhóm chất và nhiều rau xanh. Nhưng lưu ý rằng lượng calo bé nạp vào phải ít hơn lượng calo mà bé đốt mỗi ngày.
  • Cho bé đi khám sức khỏe 6 tháng/ lần, cân ký và đo chiều cao để biết được chỉ số BMI của trẻ ở mức độ nào mà điều chỉnh.

>> Liên quan đến chỉ số BMI của trẻ em: 10 cách tăng chiều cao tối đa cho con

5. Lưu ý về chỉ số BMI của trẻ

BMI không phải là thước đo trực tiếp lượng mỡ trong cơ thể. Trẻ em có thể có chỉ số BMI cao có thể do bé có khung người lớn hoặc nhiều cơ bắp; không dư thừa mỡ. Và một đứa trẻ có khung xương nhỏ có thể có chỉ số BMI bình thường; nhưng vẫn có thể có quá nhiều mỡ trong cơ thể.

BMI kém chính xác hơn ở tuổi dậy thì. Trẻ em thường tăng cân nhanh chóng; và thấy chỉ số BMI của chúng tăng lên ở tuổi dậy thì. Bác sĩ có thể giúp cha mẹ tìm hiểu xem việc tăng cân này có phải là một phần bình thường của quá trình phát triển hay không; hay đó là điều đáng lo ngại.

Trên đây là cách tính chỉ số BMI ở trẻ em chuẩn nhất cũng như hướng dẫn chi tiết cách dựa vào Biểu đồ tăng trưởng của trẻ em để xem tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe của bé có đang tốt hay không. Sau khi đã có kết quả, cha mẹ hãy xây dựng một chế độ ăn và tập luyện hợp lý để bé luôn khỏe mạnh nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh đơn giản và hiệu quả

Vậy bé bị méo đầu phải làm sao? Dưới đây sẽ là 6 mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh vô cùng hiệu quả mà cha mẹ cần ghi nhớ!

1. Nhận biết chứng méo đầu ở trẻ sơ sinh 

Cha mẹ thường dễ dàng nhận thấy hội chứng méo đầu (Plagiocephaly):

  • Các mạch máu nổi ở da đầu bé.
  • 1 phần sau đầu của bé bị phẳng hơn những phần khác.
  • Em bé thường có ít tóc trên phần đầu bị phẳng đó.
  • Khi nhìn xuống đầu của em bé, tai ở bên méo có thể bị đẩy về phía trước.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, trán bé có thể lồi ra trước và có thể không đồng đều. Nếu nguyên nhân của chứng méo đầu là do vẹo cổ; thì cổ, hàm và mặt bé cũng có thể không đều.

Để méo đầu không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, cha mẹ có thể áp dụng các mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không? Bé bị méo đầu cha mẹ cần làm gì?

Mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh
Hình ảnh minh họa dấu hiệu trẻ sơ sinh bị méo đầu

2. Mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh

2.1 Cho bé đội mũ bảo hiểm để lấy lại hình dáng đầu

Sử dụng nón bảo hiểm là một mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh mà bác sĩ dùng cho các trường hợp nặng. Chiếc mũ bảo hiểm là do bác sĩ chỉnh hình tạo ra bằng cách sử dụng hình ảnh 3D của đầu bé. 

Mũ bảo hiểm giúp định hình lại hộp sọ bằng cách loại bỏ áp lực khỏi vùng bị méo và cho phép hộp sọ phát triển vào khoảng trống bị lõm. 

Liệu pháp đội mũ bảo hiểm có hiệu quả nhất nếu việc điều trị cho bé từ 6-8 tháng tuổi và kết thúc trước 12 tháng. Vì đây là thời điểm hộp sọ phát triển nhanh chóng.

đội mũ định hình đầu
Mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh bằng cách cho bé đội mũ bảo hiểm chuyên dụng để định hình lại hình dáng đầu

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ hay lắc đầu có đáng lo không? Mẹ nên làm gì khi bé lắc đầu liên tục?

2.2 Cho bé nằm ngửa và thay đổi tư thế ngủ của trẻ

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo rằng nên cho bé nằm ngửa khi ngủ. Nằm ngửa là tư thế ngủ an toàn nhất ngay cả khi bé mắc hội chứng méo đầu. Nằm ngửa khi ngủ cũng sẽ giúp giảm nguy cơ mắc hội chứng Đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

Khi bé ngủ nằm ngửa, mẹ có thể thay đổi vị trí đầu của bé (từ trái sang phải, phải sang trái) khi bé nằm ngửa khi ngủ cũng là một mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh. 

2.3 Nhẹ nhàng xoa đầu trẻ

Để cải thiện méo đầu ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể sử dụng mẹo dân gian là massage nhẹ nhàng đầu bé. Cách xoa đầu cho trẻ bị méo đầu sẽ giúp chỉnh hộp sọ của trẻ để hạn chế việc bị bẹp méo nặng hơn. Ngoài ra, phương pháp này cũng được đánh giá cao trong việc kích thích não bộ trẻ phát triển.

nhẹ nhàng xoa đầu bé
Mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh bằng cách nhẹ nhàng xoa đầu trẻ

2.4 Đổi tư thế bú mỗi ngày

Tư thế bé bú cũng là nguyên nhân gây ra méo đầu ở trẻ nhỏ. Đặc biệt là những trẻ không được bú sữa mẹ. Khi cho trẻ bú, mẹ nên chú ý để trẻ bú đều hai ti, chọn vật có màu sắc thu hút để đổi bên liên tục,…  để giúp đầu trẻ cân bằng.

2.5 Tập cho bé nằm sấp

Đây là mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh được sử dụng nhiều. Khi trẻ thức, mẹ nên dành thời gian tập cho trẻ sơ sinh nằm ít nhất 30 đến 60 phút mỗi ngày, chia thành các khoảng thời gian ngắn.

Áp dụng mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh là nằm sấp sẽ giúp bé định hình lại phần đầu bị méo; giúp bé tăng cường cơ cổ và học cách chống đẩy cánh tay. Điều này giúp phát triển các cơ cần thiết để bò và ngồi dậy. 

mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh - tập cho bé nằm sấp
Mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh bằng cách tập cho bé nằm sấp

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách giúp bé nằm sấp thoải mái

2.6 Ôm trẻ sơ sinh thường xuyên hơn

Hãy hạn chế thời gian bé nằm ngửa hoặc tựa đầu vào một bề mặt phẳng (chẳng hạn như ghế ô tô, xe đẩy, xích đu, ghế và sân chơi) bằng việc ôm và ẵm bé thường xuyên hơn. Bế bé thường xuyên sẽ làm giảm áp lực lên đầu. Từ đó giúp hộp sọ bé phát triển đồng đều hơn. 

Ngoài ra, việc ôm còn giúp bé cảm thấy bình yên và được yêu thương. Đấy là lý do việc ôm bé thường xuyên là một mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh tuyệt vời.   

[key-takeaways title=”6 mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh”]

  1. Cho bé đội mũ bảo hiểm để lấy lại hình dáng đầu.
  2. Cho bé nằm ngửa và thay đổi tư thế ngủ của trẻ.
  3. Nhẹ nhàng xoa đầu trẻ.
  4. Đổi tư thế bú mỗi ngày.
  5. Tập cho bé nằm sấp.
  6. Ôm trẻ sơ sinh thường xuyên hơn.

[/key-takeaways]

3. Trẻ nằm ngủ quá lâu một tư thế có nguy hiểm không?

Chứng méo đầu thường không gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu tật méo đầu bẩm sinh do chứng dính liền khớp sọ (khiến trên đầu bé có đường gờ) gây ra; không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Co giật.
  • Chậm phát triển.
  • Tăng áp lực bên trong đầu.
  • Biến dạng đầu, có thể nghiêm trọng và vĩnh viễn.

Hơn nữa, mẹ cũng cần biết, tư thế trẻ sơ sinh nằm nghiêng sẽ chỉ phù hợp khi bé đạt đến tháng tuổi nhất định; nghĩa là bé đã có khả năng kiểm soát đầu và cổ tốt. Tốt hơn hết mẹ cho bé nằm ngửa ít nhất 6 tháng đầu đời; rồi sau đó thay đổi tư thế ngủ để làm tròn đầu của trẻ sơ sinh nhé.

4. Khi nào nên đưa bé bị méo đầu đến bệnh viện?

Nếu cha mẹ lo lắng về hình dạng đầu của bé hoặc đầu bé có các dấu hiệu dưới đây thì hãy đưa bé đến bệnh viện điều trị ngay:

  • Bé hay nghiêng đầu, nằm 1 bên.
  • Bé khó quay đầu sang trái hoặc phải.
  • Đầu bé có hình dạng kỳ lạ hoặc có nhiều chỗ không bằng phẳng.
  • Tật méo đầu ở trẻ sơ sinh không bình phục sau khoảng 2 – 3 tháng tuổi.

Trên đây là những mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh vô cùng hiệu quả nếu cha mẹ kiên trì thực hiện mỗi ngày. Tật méo đầu có thể gây ra nhiều bất tiện cho quá trình sinh hoạt cũng như sự phát triển não bộ của bé. Hãy chữa trị sớm nhất có thể cha mẹ nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Gợi ý kiểu tóc cho bé trai từ 1 đến 10 tuổi dễ thương, cool ngầu

Hôm nay hãy để MarryBaby giới thiệu cho cha mẹ những kiểu tóc cho bé trai từ đơn giản, dễ thương đến chất như nước cất và không kém phần thời thượng cha mẹ nhé!

Những kiểu tóc đẹp cho bé trai từ 1 đến 10 tuổi

Đối với trẻ dưới 5 tháng tuổi, da đầu của bé khá nhạy cảm. Vì vậy không nên cắt tóc (hay tóc máu) ở thời điểm này. Khi trẻ đủ 12 tháng tuổi trở lên thì thóp mới bắt đầu ổn định, thời điểm này có thể hoàn toàn yên tâm khi cắt tóc cho trẻ sơ sinh.

1. Kiểu tóc chỏm đầu cho bé 1 tuổi

Có nhiều kiểu tóc đẹp thời thượng không kém phần dễ thương cho bé trai 1-2 tuổi mà cha mẹ có thể tham khảo. Dưới đây sẽ là các kiểu tóc từ đơn giản đến những kiểu tóc chất chơi nhất như tóc trái đào, tóc cắt tỉa 2 bên, tóc vuốt ngược…

kiểu tóc cho bé trai
Kiểu tóc trái đào
kiểu tóc cho bé trai
Kiểu tóc cắt tỉa 2 bên
Kiểu tóc vuốt ngược
Kiểu tóc vuốt ngược
kiểu tóc cho bé trai
Kiểu tóc đuôi gà

>> Mẹ có thể tham khảo: Ngày cắt tóc cho bé nào là đẹp và tốt để giúp bé vui khỏe, may mắn?

2. Kiểu tóc đẹp cho bé trai với mái đuổi dễ thương

Mái đuổi tóc với phần mái được cắt xéo, giúp gương mặt trở nên thon gọn và có điểm nhấn hơn. Đây là kiểu tóc nam có mái khá đơn giản và phù hợp với rất nhiều dáng gương mặt từ bầu bĩnh cho đến thon dài.

Kiểu toc mái đuổi dễ thương

3. Kiểu tóc đầu đinh, húi cua cho bé trai

Nếu mẹ băn khoăn không biết nên chọn kiểu tóc nào cho bé cưng nhà mình thì tóc đầu đinh, húi cua sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời.

Tóc húi cua, đầu đinh là kiểu tóc cạo gần sát đầu. Với kiểu tóc này, bé sẽ vô cùng thoải mái trong việc vận động, vui chơi thể thao trng thời tiết nóng mà vẫn vô cùng ngầu và mạnh mẽ.

 

kiểu tóc cho bé trai
Kiểu tóc đầu đinh, húi cua phù hợp cho bé trai từ 1 đến 10 tuổi

>> Mẹ có thể tham khảo: Có nên cạo đầu cho trẻ sơ sinh? Cạo đầu có giúp tóc mọc nhiều hơn?

4. Tóc ngắn xoăn nhẹ Hàn Quốc

Kiểu tóc xoăn đánh tối nhẹ mang phong cách lãng tử Hàn Quốc. Kiểu tóc này sẽ giúp cho các bé trai có được nét đẹp tự nhiên nhưng cũng không kém phần mới lạ. Đặc biệt, bé sẽ trở nên vô cùng đáng yêu và thời thượng không khác gì các idol Hàn Quốc.

tóc xoăn nhẹ Hàn Quốc

5. Kiểu tóc đầu nấm cho bé trai

Bé trai nhà mình sở hữu gương mặt bầu bĩnh, đáng yêu. Nếu cha mẹ muốn gấp đôi, gấp ba sự đáng yêu này; hãy thử kiểu tóc đầu nấm. Với phần tóc dài được cắt ngang bằng và phủ xuống đến nửa trán, đây là kiểu tóc phù hợp với tất cả các bé trai từ 1-10 tuổi.

kiểu tóc cho bé trai

6. Tóc thẳng dài có mái

Kiểu tóc này dành cho bé trai có khuôn mặt dài, trán cao. Để tóc mái dài sẽ giúp bé che được khuyết điểm này. Phong cách này rất tự nhiên, trầm lặng và cũng vô cùng thu hút.

Tóc thẳng dài có mái 1
Kiểu tóc dành cho bé trai trán cao
Tóc thẳng dài có mái 2
Tóc thẳng dài có mái giúp bé trông bụi bặm, phóng khoáng

7. Kiểu tóc vuốt mái lệch

Tóc vuốt mái lệch sang một bên là kiểu tóc đẹp cho bé trai được rất nhiều phụ huynh ưa chuộng vì đơn giản và thanh lịch. Bạn có thể chọn rẽ ngôi 7:3, 6:4 hoặc 5:5 tùy thích cho phần mái của bé; với mỗi kiểu rẽ ngôi sẽ mang đến các sắc thái khác nhau cho gương mặt bé.

kiểu tóc cho bé trai

8. Kiểu tóc kẻ line ấn tượng

Nếu cha mẹ cảm thấy quá nhàm chán với những kiểu tóc thông dụng bên trên. Hãy thử nhờ thợ cắt tóc đi nhẹ 1 đường line trên tóc bé. Nhà cắt tóc sẽ dùng tông đơ cạo một đường bất kỳ mà cha mẹ và bé muốn. Sau khi cạo xong, thành quả sẽ được như bên dưới.

Cha mẹ có thể kêt hợp đường line này với nhiều kiểu tóc như cạo, húi cua, undercut, vuốt mái,…

tóc line ấn tượng
Kiểu tóc đầu đinh kết hợp với đường line ấn tượng cho bé trai
tóc line ấn tượng
Kiểu tóc mái vuốt kêt hợp đường line

9. Kiểu tóc Undercut cho bé trai

Undercut là một kiểu tóc cắt gọn gàng cho nam giới. “Undercut” là một từ trong tiếng Anh; đặc trưng cho tên gọi bởi phần lưng và hai bên da đầu được cạo sát với phần trên tóc để dài hơn. Với kiểu tóc này, cha mẹ nên vuốt gel để cố định phần mái dài phía trên.

tóc Undercut

10. Kiểu tóc Mullet để đuôi dài

Tóc Mullet có đặc điểm là phần tóc hai bên đầu thường được cắt ngắn hoặc cạo đi, phần tóc mái và sau gáy thường để dài hoặc tương đối dài. Bé trai để mẫu tóc Mullet sẽ vô cùng nghệ sĩ, phong cách và vô cùng thích hợp với thời tiêt mùa đông lạnh giá.

kiểu tóc cho bé trai

>> Mẹ có thể tham khảo: Bé có tóc đuôi chuột sau gáy lớn lên có bướng bỉnh không?

11. Kiểu tóc man bun cho bé trai

Tóc Man Bun là kiểu tóc phần dưới và hai bên đầu được cạo sạch. Phần tóc giữa đầu có độ dài từ khoảng 20-25cm được buộc hay búi gọn gàng trên phần đỉnh đầu. Kiểu tóc này thích hợp với các bé yêu thích sự mạnh mẽ, quyến rũ.

kiểu tóc cho bé trai
Kiểu tóc Man bun cho bé trai 5 tuổi, 4 tuổi, 3 tuổi đẹp chất

12. Kiểu tóc Mohican cách điệu

Kiểu tóc Mohican hay còn gọi tóc Mohawk là kiểu tóc có phần nghịch ngợm, nổi loạn, với mái tóc được cạo cắt ngắn hai bên, chừa lại dọc tóc từ đỉnh trán kéo sau gáy, thường được tạo kiểu bằng cách vuốt dựng đứng hoặc để nguyên tự nhiên.

Bé cắt kiểu tóc Mohican sẽ vô cùng bảnh trai, khiến không ít bạn nữ xao xuyến.

tóc Mohican

13. Kiểu tóc xoăn mì cho bé trai siêu dễ thương

Kiểu tóc xoăn mì là kiểu tóc uốn xoăn như sợi mì. Kiểu tóc này thích hợp cho bé trai từ 3 tuổi trở lên.

kiểu tóc cho bé trai

14. Kiểu tóc vút keo dựng đứng

Nếu cha mẹ đang muốn “đổi gió” cho bé trai cưng một kiểu tóc mới thì hãy lựa chọn kiểu tóc vuốt dựng đứng này. Mẫu tóc này được cắt ngắn 2 bên và phần tóc giữa thì để dài khoảng 3 phân; sau đó dùng keo vuốt dựng đứng lên.

Trường hợp cha mẹ không muốn bé yêu của mình tiếp xúc với keo vuốt thì có thể dùng máy sấy tóc để sấy dựng đứng lên. Đây cũng là một cách làm được khá nhiều cha mẹ sử dụng để tạo kiểu cho con yêu của mình.

kiểu tóc cho bé trai

15. Kiểu tóc tỉa layer Hàn Quốc

Tóc đẹp cho bé trai theo phong cách Hàn Quốc được khá nhiều ông bố bà mẹ lựa chọn để tôn lên vẻ lịch lãm bảnh bao cho con trai của mình. Mẫu tóc này có nhiều tạo kiểu như uốn, xoăn hay đơn giản tỉa layer mang đến vẻ bảnh trai vô cùng dễ thương.

Tóc tỉa Hàn Quốc 1

Tóc tỉa Hàn Quốc 2

16. Kiểu tóc phong cách hoàng tử rẽ ngôi cổ điển

Đây là kiểu tóc giúp cho các bé trở nên cực kỳ ngoan hiền và chín chắn, đồng thời còn có thể toát lên vẻ đẹp trai với phong cách sành điệu, lịch sự và nhã nhặn. Bên cạnh đó, mẫu tóc cắt ngắn này còn mang lại cho bé cảm giác thật mát mẻ và dễ chịu. Đặc biệt là những bé sở hữu nước da trắng rất phù hợp với kiểu tóc này đấy.

Tóc rẽ ngôi hoàng tử

>> Mẹ có thể tham khảo: Hiểu tâm lý tuổi dậy thì ở con trai để dạy con thành người

17. Tóc xoăn đánh rối nhẹ

Kiểu tóc xoăn đánh rối nhẹ sẽ thích hợp cho bé trai nào thích phong cách lãng tử Hàn Quốc.

kiểu tóc cho bé trai

18. Tóc Quiff

Tóc Quiff được đặc trưng bởi phần tóc hai bên mai và sau gáy ngắn được cạo, phần tóc trên dài hơn được vuốt phồng hướng về sau. Kiểu tóc Quiff giúp bé trở nên đầy tinh nghịch, năng động và không kém phần đậm chất soái ca nhí.

kiểu tóc cho bé trai

[inline_article id=66988]

19. Kiểu tóc sport cho bé trai

Kiểu tóc đẹp cho bé trai mang phong cách sport là một kiểu tóc ngắn, thường được cắt đối xứng hai bên và có thể cạo ngắn hai bên thêm để tạo kiểu thể thao, năng động và thoải mái cho bé. Kiểu tóc này rất phổ biến và được nhiều bé trai yêu thích vì tính tiện dụng và kiểu cách đơn giản.

Kiểu tóc sport cho bé trai năng động

20. Tóc mái dài tỉa textured

Một trong những kiểu tóc đẹp cho bé trai mà cha mẹ không nên bỏ qua chính là kiểu tóc mái dài tỉa textured. Kiểu tóc tỉa textured tạo nên vẻ ngoài thời trang và hiện đại. Với kiểu tóc này, mái dài được cắt tỉa nhẹ nhàng tạo nên các lớp tóc khác nhau, giúp tóc trông phồng và có độ đàn hồi. Kiểu tóc này phù hợp với nhiều kiểu khuôn mặt của các bé trai.

Tóc mái tỉa Textured

21. Tóc vuốt mái Faux Hawk

Tóc vuốt mái Faux Hawk là một kiểu tóc đẹp cho bé trai. Kiểu tóc mang lại phong cách năng động và sành điệu, tạo nên sự khác biệt và cá tính cho bé. Kiểu tóc này thường được cắt ngắn hai bên và giữ lại phần tóc ở giữa đỉnh đầu để tạo thành mái cao, có thể vuốt lên hoặc xuống theo sở thích.

Tóc vuốt mái Faux Hawk cho bé trai

22. Kiểu tóc rẽ ngôi cho bé trai

Kiểu tóc rẽ ngôi khá kén mặt, vì không phải khuôn mặt nào cũng phù hợp với kiểu tóc này. Chính vì thế, cha mẹ khi cho bé đến salon cắt tóc vui lòng tham khảo ý kiến của thợ cắt tóc trước khi cắt cho bé để nhận được tham vấn xem có phù hợp hay không.

tóc rẽ ngôi

Kiểu tóc đẹp cho bé trai theo đặc điểm gương mặt

23. Kiểu tóc cho bé trai ít tóc

Đối với các bé trai ít tóc, cha mẹ nên cho bé áp dụng các kiểu tóc cắt sát đầu như đầu đinh, húi cua để làm mất hẳn mái tóc mỏng của bé. Ngoài ra, bé cũng có thể để các kiểu tóc  xoăn nhẹ Hàn Quốc để tăng thêm độ bồng bềnh cho tóc. Và đặc biệt cần tránh các kiểu tóc như Man bun hay Mullet vì dễ làm lộ khuyết điểm tóc ít của bé.

Tóc đầu đinh ngắn Butch cut
Kiểu tóc đầu đinh thích hợp cho các bé trai tóc it
tóc xoan phồng
Tóc xoăn phồng cho bé trai ít tóc

24. Kiểu tóc đẹp cho bé trai mặt tròn

Gương mặt tròn bầu bĩnh được xem như lợi thế lớn vì làm tôn lên sự bụ bẫm, dễ thương của trẻ nhỏ. Vì thế cha mẹ có thể làm tôn thêm nét tròn trịa đó bằng kiểu tóc đầu nấm hay đầu đinh hoặc khiến gương mặt thon dài hơn bằng các kiểu tóc khác như tóc ngắn đơn giản, tóc ngắn xoăn nhẹ hay tóc thẳng dài có mái.

tóc đầu nấm 2
Tóc đầu nấm thích hợp cho bé trai mặt tròn
kiểu tóc cho bé trai
Tóc xoăn nhẹ thích hợp cho bé trai mặt tròn

25. Kiểu tóc đẹp cho bé trai mặt dài

Đối với các bé có gương mặt hơi thon dài, bé có thể sử dụng các kiểu tóc có mái hoặc uốn xoăn một cách tự nhiên để cân đối lại chiều dài gương mặt.

Tóc cho bé mặt dài
Tóc xoăn 2 bên đầu sẽ giúp bé cân bằng với phần mặt dài

>> Mẹ có thể tham khảo: [Hình ảnh] Bánh kem sinh nhật cho bé trai độc đáo và ngộ nghĩnh nhất

Trên đây là những kiểu tóc cho bé trai cực kỳ thịnh hành và chất. Cha mẹ hãy tham khảo thử xem bé cưng nhà mình thích và phù hợp với kiểu tóc nào để cắt ngay cho bé một kiểu tóc mới nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng?

Chính vì thế, bài viết hôm nay sẽ giúp cha mẹ giải đáp vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng cũng như cách để chữa trị và ngăn ngừa sâu răng cho bé. Nhưng trước khi tìm hiểu lý do vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng, hãy cùng tìm hiểu Sâu răng là gì nhé!

1. Sâu răng là gì?

Sâu răng (Cavities hay Dental caries) là khi bề mặt răng hoặc men răng bị tổn thương. Sâu răng xảy ra là do vi khuẩn trong miệng tạo ra axit tấn công men răng. Từ đó, nó tạo ra những lỗ trên răng. Sâu răng nếu không được điều trị có thể gây đau nhức, nhiễm trùng; thậm chí là phải nhổ bỏ răng.

2. Vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng?

vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng
Vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng?

Trẻ ăn kẹo dẫn đến sâu răng vì bên trong kẹo có chứa cả đường và tinh bột. Hơn nữa, trong răng miệng của người lớn và trẻ nhỏ đều chứa vi khuẩn. Khi trẻ nhỏ ăn kẹo thì đồng thời những con vi khuẩn trong răng miệng cũng ăn kẹo.

Khi ăn đường và tinh bột, những con vi khuẩn này tiết ra một loại axit ăn mòn men răng. Khi men răng bị bào mòn, vi khuẩn và axit có thể xâm nhập vào bên trong răng; khiến răng suy yếu cũng như xuất hiện nhiều lỗ sâu. Đó là lý do vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng.

Bên cạnh việc làm hỏng răng, trẻ ăn nhiều kẹo cũng có thể gây kích ứng nướu và gây ra các bệnh về nướu.

Sâu răng ảnh hưởng đến trẻ như thế nào? Sâu răng kéo dài nếu không được chữa trị sẽ khiến trẻ bị áp xe răng, răng bị hỏng, mất răng. Một khi mất răng gây ra các bất tiện trong ăn nhai, phát âm, ổ xương răng bị tiêu đi, khi lớn sẽ ảnh hưởng đến khuôn mặt của trẻ. 

Nếu sâu răng không được phát hiện kịp thời ăn sâu vào trong phá hủy tủy thì có thể làm thối tủy. Một khi tủy đã bị phá hủy thì không thể phục hồi, bắt buộc phải nhổ bỏ răng sâu.

>> Mẹ có thể tham khảo: Mẹo mọc răng không sốt: 4 cách từ dân gian mẹ đã biết chưa?

3. Cách chữa sâu răng cho bé

Sau khi cha mẹ đã biết vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng; mẹ cũng nên biết cách chữa sâu răng cho bé nhé!

Cách điều trị sâu răng tùy thuộc vào tình trạng của bệnh:

  • Trám răng: Nếu sâu răng tạo lỗ trên răng bé, nha sĩ sẽ loại bỏ mô răng bị sâu và sau đó phục hồi răng bằng cách trám lại bằng vật liệu trám.
  • Phương pháp điều trị bằng florua: Nếu bé bị sâu răng nhẹ, bác sĩ sẽ dùng thuốc có khả năng diệt khuẩn như florua chấm vào vị trí răng sâu để ngăn ngừa vi khuẩn tiếp tục tấn công và giúp men răng tự phục hồi.
  • Loại bỏ tủy: Nếu tổn thương răng hoặc nhiễm trùng lan đến tủy bên trong răng, nha sĩ có thể cần phải lấy tủy răng cho bé rồi làm sạch bên trong răng. Tiếp theo trám tạm thời. Sau đó, bé sẽ cần quay lại để trám răng vĩnh viễn hoặc bọc mão răng.
  • Nhổ răng: Trong những trường hợp nghiêm trọng nhất, khi không thể khắc phục được tổn thương tủy răng, nha sĩ có thể nhổ răng bé. 

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị nổi mụn nước trong miệng là bệnh gì?

4. Phương pháp phòng ngừa sâu răng ở trẻ em

cách phòng ngừa sâu răng ở trẻ em

Vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng mẹ đã biết câu trả lời rồi đấy. Vậy làm sao để phòng ngừa sâu răng ở trẻ em đây?

Để ngăn ngừa bé bị sâu răng, mẹ nên:

  • Dùng chỉ nha khoa cho bé trên 2 tuổi hàng ngày.
  • Cho bé súc miệng với nước nước súc miệng có chứa florua.
  • Lên lịch khám và làm sạch răng định kỳ cho bé 6 tháng một lần.
  • Cho bé đánh răng với với kem đánh răng có chứa florua 2 lần một ngày.
  • Cho bé ăn những thực phẩm có lợi cho răng như táo, cam, sữa, phô mai, yogurt, các loại hạt, chocolate đen,…
  • Hạn chế cho bé ăn nhiều thực phẩm có hại cho răng như kẹo ngọt, bánh ngọt, snack; khoai tây chiên, thực phẩm quá nóng,…

>> Mẹ có thể tham khảo: TOP 10+ siro trị ho cho bé có nguồn gốc thảo dược nhiều mẹ tin dùng

[inline_article id=290780]

Hy vọng bài viết này đã giải đáp được thắc mắc “Vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng” cho cha mẹ. Sau bài viết này, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn kẹo và các loại bánh ngọt để con có hàm răng trắng khỏe mẹ nhé!