Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Các loại rau làm mất sữa mà mẹ nên tránh

các loại rau làm mất sữa mà mẹ nên tránh
Các loại rau làm mất sữa mà mẹ nên tránh

Chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiết sữa và chất lượng nguồn sữa của con. Trẻ thiếu sữa mẹ sẽ dễ quấy khóc, đói, khó ngủ… Vì thế, mẹ cần lưu ý các loại rau làm mất sữa dưới đây để không làm ảnh hưởng đến nguồn dưỡng chất và hệ thống tiêu hóa còn non nớt của con.

[inline_article id=239406]

Các loại rau làm mất sữa mà mẹ nên tránh xa

Các loại rau làm mất sữa sẽ không chỉ khiến mẹ bị tắc tia sữa, làm giảm lượng sữa mẹ mà thậm chí còn khiến cơ thể mẹ không thể sản sinh ra nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Bạn hãy cùng tìm hiểu ngay các loại thực phẩm từ rau làm mất sữa dưới đây để tránh mắc phải sai lầm nhé!

1. Lá lốt là thực phẩm làm mất sữa hàng đầu

Lá lốt là một trong các loại rau làm mất sữa hàng đầu và nhanh chóng. Nếu không muốn bé yêu bỏ lỡ nguồn dưỡng chất thuần khiết nhất từ bầu ngực mẹ, bạn hãy tránh xa những món ăn có chứa lá lốt như chả lá lốt, bò cuốn lá lốt, chuối lá lốt…

2. Bắp cải là một trong các loại rau làm mất sữa nhanh

bắp cải là một trong các loại rau làm mất sữa sau sinh

Những mẹ muốn cai sữa cho con thường hay lựa chọn biện pháp đắp lá bắp cải lên ngực để giảm dần lượng sữa mẹ, giảm đau và làm tắc tia sữa. Tuy nhiên, nếu mẹ đang cho con bú mà thực hiện hành động này thì sẽ làm mất sữa nhanh chóng.

3. Các loại rau làm mất sữa không thể thiếu bạc hà

Từ xa xưa, ông bà ta đã uống trà bạc hà để giảm tiết sữa khi đang cai sữa cho con. Vì vậy, mẹ đang cho con bú nên hạn chế dùng các sản phẩm có chứa bạc hà như kẹo bạc hà, thuốc ho điều chế từ bạc hà, dầu bạc hà…

4. Măng tây là thực phẩm làm mất sữa mà mẹ nên tránh

măng tây là các loại rau làm mất sữa mẹ

Măng tây được xếp vào danh mục các loại rau làm mất sữa dù cho thực phẩm này có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon miệng, chống ngán cho mẹ đang ở cữ.

Theo nhiều nghiên cứu, trong măng tây có chứa cyanide, một chất có thể gây dị ứng, ngộ độc thậm chí là tử vong nếu bạn không chế biến và nấu măng kỹ. Chất này cũng khiến mẹ nhanh chóng bị mất sữa nên làm ảnh hưởng lớn đến cả hai mẹ con. Vì thế, bạn nên tránh loại thực phẩm này khi đang cho con bú nhé.

5. Rau mùi tây làm ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ

Rau mùi có làm mất sữa không? Trong các loại rau làm mất sữa mẹ, không thể không nhắc đến rau mùi tây. Nếu bạn chỉ ăn một vài nhánh rau mùi khi đang cho con bú thì sẽ không sao, nhưng nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm này thì sẽ gặp rủi ro cao bị mất sữa đấy.

6. Dùng lá dâu tằm cũng có thể gây mất sữa

lá dâu tằm

Lá dâu tằm là loại lá dân gian thường được ông bà xưa dùng để cai sữa cho con. Do đó, đây chính là thực phẩm được liệt kê vào danh sách các loại rau làm mất sữa mẹ. Để tránh điều này, bạn hãy nhớ không nên uống nước đun lá từ cây dâu tằm nhé.

7. Rau răm làm giảm lượng sữa mẹ

Ăn rau răm có mất sữa không? Các mẹ thường thích dùng rau răm để làm gia vị cho nhiều món ăn ngon như canh cá, canh củ, các món xào… Tuy nhiên, rau răm chính là “kẻ thù” không đội trời chung với mẹ đang cho con bú đấy. Vì thế, bạn nên hạn chế sử dụng loại rau này để tránh làm giảm lượng sữa mẹ nhé.

8. Ăn mướp đắng có mất sữa không? Câu trả lời là có

khổ qua là một trong các loại rau làm mất sữa mẹ

Bà đẻ có ăn được mướp đắng không? Phụ nữ sau sinh và đang cho con bú không nên ăn mướp đắng. Mướp đắng (khổ qua) được xếp vào thực phẩm làm giảm lượng sữa mà mẹ nên tránh. Mặc dù mướp đắng là một vị thuốc rất tốt cho thận, gan, hệ tiêu hóa…, nhưng không phải là một thực phẩm tốt cho mẹ sau sinh bởi những lý do dưới đây:

  • Mướp đắng làm mẹ giảm huyết áp, gây đau đầu, chóng mặt
  • Một số độc tố trong mướp đắng có thể truyền qua sữa mẹ, gây hại cho hệ miễn dịch của con
  • Có thể gây ra các chứng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, hậu sản, co thắt tử cung sau khi ăn nhiều mướp đắng.

Mẹ nên lưu ý gì khi đang cho con bú?

Ngoài tránh các loại rau làm mất sữa mẹ, bạn cũng nên lưu ý những điều dưới đây để tăng tiết dịch sữa, bảo vệ sức khỏe của mình và bé yêu:

[inline_article id=77756]

Mẹ nên kiêng cữ các loại rau làm mất sữa mẹ khi đang cho con bú để lựa chọn những thực phẩm phù hợp giúp kích thích nguồn sữa như khoai lang, rau đay, rau má, rau hoàng kỳ, cây thì là, rong biển… Các sản phẩm này sẽ đảm bảo cơ thể mẹ có thể sản xuất đủ sữa để con luôn được cung cấp đầy đủ nguồn dưỡng chất và phát triển khôn lớn, khỏe mạnh.

Hoa Vũ 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh đường hô hấp

8 bệnh lý về hô hấp khiến trẻ bị khó thở mà mẹ nên biết

8 bệnh khiến trẻ bị khó thở
Mẹ nên biết 8 bệnh về hô hấp khiến trẻ bị khó thở để điều trị kịp thời cho con

Trẻ bị khó thở là một tình trạng phổ biến, đặc biệt khi thời tiết giao mùa. Vậy nguyên nhân của biểu hiện này là gì cũng như cách phòng bệnh ra sao? Bạn hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Các bệnh hô hấp thường gặp khiến trẻ bị khó thở

Đường hô hấp của con người trao đổi không khí với môi trường bên ngoài bằng cách hít khí oxy vào và thải khí carbonic ra ngoài nên dễ làm vi trùng xâm nhập và gây bệnh. Các bệnh ảnh hưởng đến hệ hô hấp – mũi, họng và phổi rất phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em chưa hình thành khả năng miễn dịch đối với các loại virus và vi khuẩn thông thường.

Các bệnh hô hấp phổ biến ở trẻ nhỏ này có thể ảnh hưởng đến bé yêu vào một thời điểm nào đó. Bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ nhi khoa nếu thấy bất kỳ triệu chứng nào kéo dài hoặc trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.

Dưới đây là những những bệnh về hô hấp khiến trẻ bị khó thở mà mẹ không nên bỏ qua.

1. Bệnh cảm cúm khiến trẻ bị khó thở

Nguyên nhân khiến trẻ bị khó thở

Cảm cúm thường gây sốt cao từ 5 đến 7 ngày, khiến người bệnh đau cơ, mệt mỏi, ho và chảy nước mũi. Các biến chứng của bệnh cúm có thể rất nghiêm trọng và gây ra viêm phổi cũng như nhiễm khuẩn thứ phát.

Bệnh cúm có thể nguy hiểm, thậm chí gây chết người, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Các cơn sốt ở trẻ em có xu hướng cao hơn ở người lớn và các triệu chứng tiêu hóa của bé cũng thường tồi tệ hơn.

2. Bệnh cảm lạnh thông thường

Cảm lạnh hay còn gọi là nhiễm trùng đường hô hấp trên, là lý do chính khiến trẻ em phải ở nhà để nghỉ ngơi và không thể đến trường. Các triệu chứng của cảm lạnh thường bao gồm:

  • Sổ mũi
  • Đau họng
  • Ho khan
  • Hắt xì
  • Nhức đầu và đau nhức cơ thể

3. Bệnh hen suyễn khiến trẻ bị khó thở

bệnh hen suyễn khiến trẻ bị khó thở

Theo CDC, hơn 6,2 triệu trẻ em ở Hoa Kỳ, hoặc khoảng 8% tổng số trẻ em Hoa Kỳ, mắc bệnh hen suyễn. Hen suyễn là một bệnh phổi có khả năng gây ra tình trạng nghiêm trọng, các triệu chứng thường gặp như:

  • Ho khan
  • Tức ngực hoặc nặng ngực
  • Thở gấp hoặc khó thở
  • Thở khò khè hoặc có ran rít khi thở ra

Một số yếu tố có thể làm kích hoạt cơn hen suyễn là hít phải bụi, phấn hoa hoặc tiếp xúc với chất gây dị ứng như lông thú cưng. Đây là bệnh khiến trẻ có nguy cơ cao bị viêm phế quản hoặc viêm phổi.

Nếu bé ho nhiều, ho khi vận động kèm khó thở, thở khò khè có ran rít hoặc bị viêm phế quản tái đi tái lại nhiều lần, bạn hãy đến gặp bác sĩ nhi khoa để khám và đánh giá tình trạng của bé.

4. Bệnh viêm xoang khiến trẻ bị khó thở

Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang thường là do nhiễm trùng. Đây là bệnh được phân loại theo cấp tính và mạn tính, thường đi kèm với cảm lạnh, cảm cúm hoặc có thể do dị ứng gây ra. Viêm xoang có thể dẫn đến:

  • Ho và sổ mũi
  • Nghẹt mũi
  • Đau và cảm giác nặng ở mặt, đặc biệt là sau mắt và mũi
  • Chảy dịch mũi có thể gây đau họng, hôi miệng, buồn nôn hoặc nôn.

[inline_article id=176386]

5. Bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản thường do virus gây ra và có thể phát triển sau khi bị cảm lạnh hoặc cúm. Sau khi virus đào thải ra khỏi cơ thể, bé có thể ho liên tục kéo dài từ 3-4 tuần. Ngoài ho tức ngực, các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Sổ mũi
  • Sốt và ớn lạnh
  • Đau ngực và tắc nghẽn
  • Đau họng
  • Thở khò khè
  • Khó chịu hoặc mệt mỏi

6. Bệnh viêm thanh khí phế quản

bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ em

Viêm thanh khí phế quản còn được gọi là viêm thanh quản, thường do một loại virus gây sưng ở khí quản và thanh quản. Viêm thanh quản có xu hướng ảnh hưởng đến trẻ nhỏ dưới 4 tuổi và có đặc điểm nổi bật là nói khàn, ho khan và suy hô hấp.

7. Bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn

Viêm họng do liên cầu khuẩn khá phổ biến ở trẻ em. Cứ 10 trẻ em viêm họng thì có đến 3 trẻ bị viêm họng do liên cầu khuẩn. Các triệu chứng thường gặp là cổ họng có cảm giác đau, khó nuốt thức ăn, nước bọt. Các hạt cũng có thể sưng lên tại cổ họng dẫn đến cảm giác ngứa hay vướng họng.

Trẻ em và người lớn bị viêm họng do liên cầu khuẩn cần được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu chậm trễ, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như sốt thấp khớp, một tình trạng viêm nghiêm trọng ảnh hưởng đến tim, khớp, hệ thần kinh và da, thậm chí gây bệnh thấp tim và bệnh thận.

8. Bệnh viêm phổi khiến trẻ bị khó thở 

Viêm phổi là tình trạng phổi bị nhiễm trùng do tác nhân virus, vi khuẩn, nấm và có thể trở thành một tình trạng nguy hiểm. Các triệu chứng bao gồm:

  • Thở nhanh
  • Sốt cao và ớn lạnh
  • Ho khan
  • Mệt mỏi
  • Đau ở ngực, đặc biệt là khi thở
  • Các triệu chứng có thể ít rõ ràng hơn ở trẻ em so với người lớn, nên có thể khó chẩn đoán hơn.

Cách phòng ngừa tình trạng khó thở ở trẻ

cách phòng ngừa tình trạng khó thở ở trẻ em

Để tránh những triệu chứng bệnh về hô hấp khiến trẻ bị khó thở, bạn hãy thực hiện các cách dưới đây để phòng ngừa bệnh:

  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người bệnh để tránh lây nhiễm.
  • Rửa tay thường xuyên cho trẻ hoặc dạy trẻ rửa tay thường xuyên.
  • Lau dọn nhà cửa và làm sạch những khu vực nhiều người sử dụng: Các bệnh về đường hô hấp lây truyền qua nước bọt và dịch tiết mũi khi tiếp xúc trực tiếp như bắt tay, chạm vào các bề mặt dùng chung như tay nắm cửa và mặt bàn có khả năng cao làm lây bệnh.
  • Tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm: Tiêm vắc-xin ngừa cúm giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh viêm phổi hoặc phải nhập viện do tiếp xúc với người bị bệnh cúm.

[inline_article id=176386]

Những nguyên nhân khác khiến trẻ bị khó thở

Trẻ bị khó thở thường do rất nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó bệnh về đường hô hấp là chủ yếu. Ngoài ra, một số nguyên nhân hiếm gặp dưới đây cũng có thể khiến trẻ bị khó thở:

  • Tim mạch (bệnh tim bẩm sinh, bệnh van tim, loạn nhịp tim, viêm cơ tim…)
  • Thần kinh, cơ (bệnh liệt thần kinh hoành, bệnh thần kinh cơ bẩm sinh, loạn dưỡng cơ…)
  • Chuyển hóa (chuyển hóa, tăng urê máu, cường giáp…)
  • Thiếu máu (bệnh bạch cầu, bệnh thalassemia, bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm…)
  • Tâm lý (hội chứng tăng thông khí, hội chứng loạn chức năng dây thanh, giả hen…)

Nếu nghi ngờ trẻ bị khó thở không phải do mắc bệnh về hô hấp mà là đang mắc một bệnh khác, bạn hãy nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để điều trị kịp thời. 

Bạn nên đưa bé tới bệnh viện nhi để điều trị ngay khi thấy con có triệu chứng sốt cao, ho nặng tiếng, thở nhanh, khó thở, ngủ li bì, bỏ ăn uống, quấy khóc nhiều. Nếu lo lắng về những biểu hiện bất thường của trẻ, bạn cũng nên đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ khám, tư vấn và điều trị đúng cách nhé.

Lục Hoàng Linh 

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

7 tác dụng của dưa lưới khiến bạn phải ngạc nhiên!

tác dụng của dưa lưới

Dưa lưới là loại quả thơm ngon và đầy chất dinh dưỡng. Quả chứa nhiều vitamin C, vitamin A và các chất dinh dưỡng cần thiết khác giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể. Bạn hãy cùng tìm hiểu 7 tác dụng của dưa lưới để không bỏ lỡ nguồn cung cấp dinh dưỡng thiết yếu này trong chế độ ăn hàng ngày nhé.

Tác dụng của dưa lưới tốt cho sức khỏe cả gia đình

Nếu ăn dưa lưới đúng cách, đây quả thật là loại trái cây “vàng” cung cấp cho bạn nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.

1. Dưa lưới giúp bảo vệ đôi mắt sáng khỏe và tinh anh

Mỗi ngày đôi mắt của bạn phải trải qua 1 ngày dài quan sát không ngừng nghỉ. Vì vậy, bạn nên có thói quen bổ sung vitamin A kịp thời để cải thiện thị lực cho mắt.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), dưa lưới có nhiều beta-carotene hơn các loại trái cây khác như quả mơ, bưởi, cam, đào, quýt, xuân đào, xoài…

Một nghiên cứu đã cho thấy các loại dưa với vỏ màu cam như dưa lưới có lượng beta-carotene tương đương với cà rốt.

Beta-carotene là một loại carotenoid giúp rau quả có màu sắc tươi sáng. Chất này khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A có tác dụng bảo vệ sức khỏe mắt, giúp tế bào hồng cầu khỏe mạnh và tăng cường khả năng miễn dịch.

[inline_article id=67892]

2. Tác dụng của dưa lưới giúp chống lại bệnh tật

Theo nghiên cứu, 1 bát dưa lưới chứa hơn 100% giá trị vitamin C trong khẩu phần ăn hàng ngày. Tác dụng của vitamin C cũng giúp tham gia vào quá trình sản xuất mạch máu, sụn, collagen có trong xương và cơ bắp.

Bên cạnh đó, vitamin C có trong dưa lưới còn có tác dụng trong việc chống các bệnh như hen suyễn, ung thư, tiểu đường… Đây còn là vitamin có khả năng cải thiện làn da để bạn trông trẻ trung hơn đấy.

3. Dưa lưới giúp thai nhi ngừa dị tật bẩm sinh

tác dụng của dưa lưới giúp bé ngừa dị tật bẩm sinh

Folate là vitamin B9 có trong các loại thực phẩm tự nhiên như trái cây, rau quả, sữa… Chất này giúp ích cho chị em phụ nữ khi mang thai, đồng thời ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho trẻ khi còn trong bụng mẹ.

Phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần tiêu thụ 400-600mcg (*) folate mỗi ngày để giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư (ung thư vú, ung thư phổi…). Vitamin B9 còn giúp cải thiện trí nhớ, loại bỏ nếp nhăn để duy trì sự đàn hồi của làn da.

Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ đã cho biết, vitamin B9 có thể giúp tăng cường sức khỏe khi bệnh nhân bị ung thư ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, hàm lượng vitamin B9 quá cao sẽ kích thích hoặc làm trầm trọng thêm bệnh nếu bạn bị ung thư giai đoạn sau.

(*) mcg (microgam) = 0,001g (gam). 

4. Quả dưa lưới giúp bổ sung nước cho cơ thể

Giống như hầu hết các loại trái cây, dưa lưới chiếm 90% hàm lượng nước. Tác dụng của dưa lưới sẽ giúp bạn nạp đủ nước trong suốt cả ngày vận động mệt mỏi để từ đó cải thiện hệ tim mạch.

Khi bạn cung cấp đủ nước cho cơ thể, tim sẽ không phải làm việc nhiều để bơm máu. Nước cũng có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp thận khỏe mạnh và làm huyết áp ổn định.

Nếu thiếu nước, cơ thể bạn có thể gặp tình trạng chóng mặt, đau đầu, khô da, khô miệng, táo bón… Các trường hợp nghiêm trọng hơn là khiến nhịp tim bạn đập nhanh, lú lẫn, huyết áp thấp, da khô, ngất xỉu…

Mất nước cũng làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận. Do đó, bạn nên bổ sung nước kịp thời cho cơ thể để tránh tình trạng mất nước nhé.

5. Tác dụng của dưa lưới giúp cung cấp chất xơ cho cơ thể

tác dụng của dưa lưới giúp cung cấp chất xơ

Chất xơ trong dưa lưới không chỉ giúp bạn ngăn ngừa táo bón mà còn giúp:

  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường
  • Hỗ trợ giảm cân bằng cách làm cho bạn cảm thấy no lâu hơn

Một nghiên cứu tại Mỹ năm 2015-2020 cho thấy chỉ tiêu một người cần tiêu thụ chất xơ như sau:

  • Đàn ông dưới 50 tuổi: 34g
  • Đàn ông trên 50: 28g
  • Phụ nữ dưới 50: 28g
  • Phụ nữ trên 50: 22g

6. Dưa lưới giúp hỗ trợ quá trình trao đổi chất và tăng cường hoạt động cơ

Một miếng dưa lưới cỡ trung bình cung cấp 4% kali hàng ngày. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, kali giúp giữ cân bằng nước giữa các tế bào và chất lỏng trong cơ thể. Kali cũng rất quan trọng đối với sức khỏe, giúp điều chỉnh hệ thần kinh não và sự co giãn các cơ. Từ đó, bạn đỡ mệt mỏi hơn trong quá trình vận động.

[inline_article id=208544]

7. Dưa lưới cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất có lợi khác

Một bát dưa đỏ chứa 1,5g protein cùng một lượng nhỏ nhiều vitamin và khoáng chất khác như vitamin K, niacin, choline, canxi, magie, phốt pho, kẽm, đồng, mangan, selen…

Dưa lưới với nhiều hợp chất dinh dưỡng cần thiết đã trở thành một sự lựa chọn trái cây bổ dưỡng và toàn diện mà bạn nhất định không nên bỏ qua.

Cách chọn dưa lưới ngon cho gia đình

Dưa lưới là loại trái cây được trồng quanh năm, nhưng mùa hè là thời điểm thích hợp nhất để ăn vì quả tươi, mọng nước và ngon ngọt.

Khi chọn một quả dưa lưới chín, bạn hãy tìm quả có kích thước đối xứng và có cảm giác hơi nặng. Màu sắc nên chọn là màu vàng cam nhạt, không có màu xanh lá cây. Dưa chín nên có mùi thơm và vị ngọt thanh mát.

Bạn nên ăn dưa lưới trong vòng 3 ngày kể từ ngày mua để hấp thụ đủ chất dinh dưỡng từ quả.

Công thức chế biến món ăn từ quả dưa lưới

Để nhận được nhiều tác dụng của dưa lưới, bạn có thể chế biến món ăn này thay cho bữa sáng để giúp tăng cường năng lượng cho ngày dài năng động.

  • Ăn dưa lưới ướp lạnh

ăn dưa lưới ướp lạnh

Dưa lưới ướp lạnh là một món ăn đơn giản mà ai trong gia đình bạn đều có thể làm được. Bạn chỉ cần cắt dưa lưới thành từng miếng mỏng 2-3cm rồi cho vào tủ lạnh khoảng 1 giờ, thế là có một bữa tráng miệng mát lạnh và đầy sảng khoái rồi.

  • Sinh tố dưa

uống sinh tố dưa

Loại thức uống bổ dưỡng này được làm từ dưa lưới, kết hợp sữa chua và ít đường. Bạn có thể làm món sinh tố truyền thống bằng cách gọt vỏ dưa lưới, sau đó cắt thành từng miếng vừa ăn cho vào máy xay sinh tố. Cuối cùng bạn thêm chút đường, sữa và ít đá vào xay nhuyễn là đã có được ly sinh tố bổ dưỡng cho ngày hè cùng gia đình.

  • Nước ép dưa lưới 

nước ép dưa lưới

Tương tự như dưa hấu, dưa lưới cũng có lớp cùi dày, màu nhạt và chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Bạn chỉ việc gọt sạch lớp vỏ bên ngoài, ăn phần thịt bên trong. Phần cùi thì bạn đem ép lấy nước, pha thêm chút đường, ít đá là đã có món nước ép dưa lưới mát lạnh.

Tác dụng của dưa lưới có thể mang đến cho bạn nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn vẫn nên ăn loại trái cây này điều độ để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn như làm tăng lượng đường trong máu, làm gan, thận tổn thương nặng thêm…

Nguyễn Kiều Vân 

 

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Hơ than sau sinh: Lợi chẳng thấy đâu mà hại thì nhiều!

Phụ nữ có nên hơ than sau sinh để giữ ấm cơ thể không?
Phụ nữ có nên hơ than sau sinh để giữ ấm cơ thể không?

Phương pháp hơ than sau sinh đã có từ rất lâu, thường phổ biến ở miền Bắc và miền Trung vì mùa đông rất lạnh. Bên cạnh đó, ông bà ta thời bấy giờ ở trong nhà tranh vách đất, gió dễ lùa vào nên đây cũng là cách duy nhất để tăng nhiệt độ cho ngôi nhà, giúp giữ ấm cho mẹ và bé.

Quan niệm xưa còn cho rằng mẹ sau sinh nên nằm hơ than để máu huyết lưu thông vì mất nhiều máu do sinh nở. Thế nhưng, ngày nay phụ nữ hơ than sau sinh có còn tốt không? Bạn hãy cũng tìm hiểu ngay nhé.

Sản phụ có nên nằm than sau sinh không?

tác hại của hơ than sau sinh

Theo bác sĩ, việc nằm than sau sinh mổ hay sinh thường chỉ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và môi trường ngày xưa. Phương pháp này không còn phù hợp với ngày nay và thậm chí có thể gây ra nhiều tác hại. Dưới đây là một số rủi ro của phương pháp hơ than sau sinh mà bạn nên tránh để không gây hại cho cả mẹ và con.

Dễ gây khó thở: Khi than bị đốt cháy sẽ sinh ra khí CO cà CO2. Đây là những loại khí độc không tốt cho cả mẹ và con. Đặc biệt, phòng bà đẻ ngày nay lại thường là phòng kín, có máy lạnh. Phòng kín khiến khí CO và CO2 không thoát ra ngoài được sẽ làm mẹ và nhất là con bị khó thở, ngạt thở, gặp các vấn đề về hô hấp hoặc thậm chí là tử vong.

Có thể ngộ độc khí CO: Những khí độc này đặc biệt nguy hiểm khi hai mẹ con đang ngủ, nhất là trẻ. Ngộ độc CO có thể khiến não tổn thương vĩnh viễn, tổn thương tim, nặng hơn là tử vong. Một số dấu hiệu ngộ độc CO khác bao gồm đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, khó thở, lú lẫn, mất ý thức…

Mẹ và bé dễ bị mệt và yếu sức: Nhiệt độ của bếp than thường không ổn định, lúc thì nóng hừng hực lúc thì nguội. Nhiệt độ trong phòng thay đổi đột ngột sẽ làm mẹ dễ bị mệt, còn bé dễ bị bệnh hơn.

Mẹ và bé có thể bị bỏng: Mẹ để bếp than gần giường, lửa than sẽ dễ bén lên nệm, chăn, gối, rèm cửa và gây cháy cũng như làm bỏng hai mẹ con.

Gặp vấn đề về da: Sự bí bách của lò than cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho mẹ và bé bị nổi mẩn đỏ.

[inline_article id=253131]

Cách sưởi ấm cơ thể an toàn thay vì hơ than sau sinh

cách giữ ấm cơ thể mẹ sau sinh

Bạn có thể thực hiện những cách làm ấm cơ thể an toàn dưới đây để thay thế cho phương pháp hơ than sau sinh gây nhiều rủi ro sức khỏe:

Nằm trong phòng kín gió và giữ ấm cơ thể: Sau khi sinh, bạn có thể chỉ cần nằm phòng kín gió nhưng thông thoáng. Nếu lạnh, bạn có thể bịt bông ở tai, mặc áo ấm, đeo tất (vớ) hoặc mũ trùm đầu.

Thường xuyên giữ ấm cho bé: Thay vì dùng than để hơ bé, bạn có thể mặc quần áo ấm, đi tất, đeo khăn và để bé trong phòng kín gió. Đây là phương pháp tự nhiên và an toàn mà mẹ có thể dễ dàng điều chỉnh cho phù hợp với thân nhiệt của bé.

Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng giúp làm tăng cường hệ miễn dịch cho hai mẹ con nhanh hồi phục sức khỏe và chống lại bệnh tật. Những thực phẩm mẹ nên ăn là rau xanh, thịt, cá… Đồng thời, bạn cũng nên tránh đồ ăn có tính hàn như hải sản, nước lạnh, đồ chua…

Mẹ vệ sinh cơ thể bằng nước ấm: Bạn tránh tắm bằng nước lạnh nhưng tắm bằng nước ấm hoặc xông hơ để vệ sinh cơ thể và giúp nhanh hồi phục.

Thoa dầu nóng: Rượu gừng, rượu nghệ hoặc dầu massage sẽ giúp mẹ giữ ấm cơ thể và kích thích các huyệt dưới da hoạt động.

Vận động nhẹ nhàng: Bạn nên đi bộ, vận động nhẹ nhàng hoặc tập yoga để tăng lưu thông máu huyết cho cơ thể.

Ngâm chân: Bạn có thể ngâm chân với nước ấm thảo dược hoặc làm ấm lòng bàn chân để giữ ấm cơ thể tự nhiên và nhận được nhiều lợi ích sức khỏe.

[inline_article id=89200]

Phương pháp hơ than sau sinh không được bác sĩ khuyến cáo ngày nay. Do đó, bạn nên thực hiện các cách giữ ấm cơ thể từ tự nhiên để tránh những rủi ro có thể nguy hiểm đến tính mạng của cả hai mẹ con nhé.

Hoa Vũ  

 

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Sản phụ có nên nằm bóng đèn sau sinh để giữ ấm cơ thể không?

Sản phụ có nên nằm bóng đèn sau sinh?
Sản phụ có nên nằm bóng đèn sau sinh?

Sản phụ nằm bóng đèn sau sinh là phương pháp làm ấm cơ thể được áp dụng để thay thế than củi nguy hiểm. Thế nhưng, sản phụ có nên nằm bóng đèn sau sinh không vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Vì sao sản phụ sau sinh nên giữ ấm cơ thể?

Sau sinh, phụ nữ bị mất nhiều máu và sức lực nên thân nhiệt hạ thấp. Bạn cũng bị thiếu ngủ do chăm con và thay đổi về chế độ ăn uống hàng ngày nên dễ khiến cơ thể mất sức đề kháng và dễ mắc bệnh.

Nếu sản phụ bị cảm lạnh và cảm cúm trong thời gian ở cữ, bạn sẽ dễ bị mất sữa, giảm sữa, đau đầu, mệt mỏi, suy nhược… Bạn cũng không thể uống thuốc chữa bệnh vì đang cho con bú nên càng có nguy cơ cao lây bệnh cho con. Không chỉ vậy, cảm lạnh trong khi ở cữ cũng có thể gây biến chứng về sau như viêm phế quản mạn tính, đau dây thần kinh ngoại biên.

Vì những lý do này mà sản phụ nên giữ ấm cơ thể bằng cách mang tất, mặc áo ấm, đội mũ len trùm đầu, mặc quần áo kín… Ngoài ra, bạn cũng cần tránh gió lạnh và chú ý giữ ấm ở lòng bàn chân và ngực.

Bên cạnh phương pháp giữ ấm cơ thể bằng quần áo, nhiều sản phụ còn tin rằng nằm bóng đèn sau sinh có thể giúp giữ ấm cơ thể an toàn và nhanh phục hồi sức khỏe hơn. Thực hư vấn đề này ra sao?

Sản phụ có nên nằm bóng đèn sau sinh không?

sản phụ có nên nằm bóng đèn sau sinh?

Thực tế, các bác sĩ đã cho biết nằm bóng đèn sau sinh có thể gây ra nhiều rủi ro đối với sức khỏe mẹ và bé nếu không được sử dụng đúng cách. Do đó, phương pháp này cần phải do chuyên gia và bác sĩ có kinh nghiệm thực hiện, tránh tự làm tại nhà.

Đèn hồng ngoại dùng để sưởi ấm sau sinh khi được bật liên tục quá 15 phút có thể tác động xấu đến sức khỏe và môi trường. Ánh sáng từ đèn còn có thể gây hại cho da của mẹ và bé nếu để quá gần, nhất là đối với trẻ sơ sinh có làn da mỏng, chưa có khả năng bảo vệ cao. Nếu không cẩn thận, mẹ nằm bóng đèn sau sinh cũng có rủi ro bị các vấn đề về mắt do ánh sáng chiếu trực tiếp vào mặt.

[inline_article id=188538]

Cách làm ấm cơ thể sản phụ an toàn

cách giữ ấm cơ thể sản phụ an toàn

Như vậy, sản phụ có nên nằm bóng đèn sau sinh không? Đây là phương pháp không được bác sĩ khuyến khích. Thay vào đó, bạn có thể thực hiện một số cách giữ ấm cơ thể từ tự nhiên an toàn khác dưới đây để bảo vệ sức khỏe của hai mẹ con.

• Nằm trong phòng kín gió: Phụ nữ sau sinh nên nằm trong phòng kín gió. Nếu thấy lạnh, bạn có thể đắp chăn, đeo tất (vớ), mặc quần áo kín để tránh gió lùa vào người gây bệnh. Tuy nhiên, bạn lưu ý không nên để cơ thể mình chảy mồ hôi nhiều vì cũng gây hại cho sức khỏe.

• Đi bộ: Bạn nên thường xuyên đi lại vận động nhẹ nhàng để tăng lưu thông máu. Tuy nhiên, nếu đi ra đường thì bạn không nên đi vào những lúc thời tiết nắng gắt, hay trời buổi sáng và buổi tối nhiều sương lạnh. Khi đi ra ngoài, bạn cũng nhớ mang áo ấm và tất (vớ) để giữ ấm cơ thể.

• Xông lá để điều hòa nhiệt độ cơ thể: Một số loại lá dân gian dùng để xông hơi có tác dụng điều hòa nhiệt độ trong cơ thể bạn là ngải cứu, lá tràm, lá bưởi, tía tô… Sau khi xông hơi, bạn lau khô người và tóc cẩn thận rồi giữ ấm cơ thể.

• Lau và tắm người bằng nước ấm đúng cách: Trong thời gian đầu sau sinh, bạn có thể dùng khăn ấm, vắt khô rồi lau người sạch sẽ. Khi đã được bác sĩ cho phép tắm toàn thân, bạn có thể tắm nhanh bằng nước ấm trong phòng phòng kín rồi lau khô người và tóc cẩn thận.

• Ngâm chân: Bạn có thể ngâm chân với nước ấm thảo dược hoặc làm ấm lòng bàn chân với đèn đá sưởi chuyên dụng trong vài phút/ngày.

• Hạn chế những thức ăn có tính hàn: Những thực phẩm có tính hàn sẽ không tốt cho mẹ mới sinh như hải sản, đồ chua lên men, đồ uống lạnh, nước đá

• Bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể: Bạn hãy bổ sung những thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể để chống lại cảm lạnh như rau xanh, thịt, cá…

[inline_article id=194704]

Để tránh rủi ro về sức khỏe, bạn không nên tự ý thực hiện phương pháp nằm bóng đèn sau sinh tại nhà trong thời gian ở cữ. Thay vào đó, bạn chỉ thực hiện những cách làm ấm cơ thể từ tự nhiên để bảo vệ tốt cho sức khỏe của cả hai mẹ con thôi nhé!

Hoa Vũ 

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

5 món ngon cho bé 2 tuổi ăn no, chóng lớn

món ngon cho bé 2 tuổi
Món ngon cho bé 2 tuổi đổi khẩu vị

Khi trẻ bắt đầu lên 2, bé sẽ thường xuyên chán ăn và quấy khóc khiến các mẹ cảm thấy lo lắng không biết phải làm sao để con có thể ăn ngon miệng và phát triển khỏe mạnh. Cách chế biến các món ngon cho bé 2 tuổi đơn giản sẽ giúp mẹ bổ sung nhiều dưỡng chất và cung cấp năng lượng cần thiết cho con yêu đấy.

[inline_article id=169309]

Các món ăn cho bé 2 tuổi đổi khẩu vị

Bạn hãy cùng tham khảo 5 món ăn cho bé 2 tuổi vừa ngon miệng, vừa bổ dưỡng dưới đây để con yêu ăn hoài không ngán mà mẹ cũng yên tâm hơn nhé.

1. Thịt viên sốt cà chua đậm vị, bắt mắt

thịt viên sốt cà chua

Đây là món ngon cho bé 2 tuổi “ăn hoài không chán” vì vị ngọt, chua, mặn hòa quyện cùng nhau trong miệng khi nhai.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Thịt nạc vai rửa sạch, băm nhỏ
  • Mộc nhĩ (nấm mèo) rửa sạch, ngâm nở và băm nhỏ
  • 2 quả cà chua rửa sạch, thái nhỏ, cắt hạt lựu
  • Các loại gia vị

Các bước thực hiện

  • Bạn trộn thịt chung với mộc nhĩ, thêm 1 ít cà phê dầu hào, nước mắm vào rồi trộn đều và vo thành từng viên nhỏ.
  • Phần cà chua bạn cho vào chảo dầu đã nóng rồi xào cho nhừ.
  • Khi cà chua đã nhừ, bạn cho thịt viên vào, hạ nhỏ lửa và nấu cho tới khi thịt chín mềm.
  • Bạn nếm lại với ít nước mắm, dầu hào và đường cho vừa ăn thì tắt bếp.

2. Cháo cá hồi bí đỏ thơm ngon, bổ dưỡng

Cháo cá hồi bí đỏ thơm ngon, bổ dưỡng

Cháo cá hồi là món ngon cho bé 2 tuổi không chỉ có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng mà còn dễ bắt mắt bé vì có nhiều màu sắc hấp dẫn của cá, bí đỏ…

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Gia vị
  • 2 lát gừng cạo vỏ, cắt sợi và băm nhỏ
  • 200g bí đỏ gọt vỏ, cắt khúc và rửa sạch
  • 1 bát gạo tẻ vo sạch
  • Hành lá rửa sạch, cắt nhuyễn và để riêng phần đầu trắng
  • 200g phi lê cá hồi đã rửa sạch bằng nước giấm, để ráo và cắt làm đôi

Các bước thực hiện

  • Bạn đun khoảng 300ml nước với 1/3 thìa cà phê muối, đợi nước sôi thì cho cá hồi vào và thêm vài lát gừng nhỏ để khử mùi tanh.
  • Đến khi cá chín, bạn gắp ra và giữ lại phần nước luộc cá. Cá hồi bạn đánh tơi nhỏ và loại bỏ sạch xương để con không bị hóc.
  • Đợi nước luộc cá sôi, bạn vớt bọt và cho gạo tẻ vào nấu cho đến khi hạt gạo chín nhừ.
  • Bạn luộc bí đỏ ở một nồi riêng trong 15 phút thì vớt ra, dùng thìa nghiền nhuyễn rồi cho bí vào nồi cháo cá hồi, khuấy trong 1-2 phút thì tắt bếp.
  • Đặt chảo lên bếp, đổ dầu và cho đầu trắng hành lá cùng gừng vào phi thơm, rồi cho cá vào đảo đều trong 1 phút.
  • Cho 1 thìa cà phê nước mắm và 1/3 thìa cà phê đường vào cá cho vừa ăn.
  • Múc cháo ra bát, để phần cá hồi đã xào lên trên và rắc thêm hành lá.

3. Món ngon cho bé 2 tuổi: Đậu hũ nhồi tôm

món ngon cho bé 2 tuổi: đậu hũ nhồi tôm

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 200g tôm tươi
  • 1 hộp đậu hũ chiên sẵn
  • Hành, tỏi băm
  • Các loại gia vị khác

Các bước thực hiện

  • Bạn rửa sạch tôm, bóc vỏ rồi để ráo nước.
  • Sau đó bạn cho 1 thìa cà phê hạt nêm, nửa thìa tiêu, nửa thìa đường vào tôm rồi trộn đều và đem xay nhuyễn.
  • Đậu hũ bạn cắt miếng, rạch giữa rồi cho tôm vào trong làm nhân, mang hấp cho tôm chín sơ.
  • Kế đến, bạn đun nóng dầu ăn trên chảo, phi hành và tỏi cho thơm thì cho 1 thìa súp dầu hào, 3 thìa súp nước lạnh, ít đường và hạt nêm rồi đảo đều cho thành nước sốt.
  • Cho đậu hũ nhồi tôm vào chảo chiên chín, trở mặt đều tay để đậu không bị cháy và thấm nước sốt đều. Khi tôm chín, bạn tắt bếp.

4. Trứng cuộn: Món ngon cho bé 2 tuổi nào cũng thích

món ngon cho bé 2 tuổi: trứng cuộn

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Trứng gà
  • Nước dừa
  • 1 thìa súp sữa
  • Nửa thìa giấm trắng
  • Cà rốt gọt vỏ, nấm hương, măng tây
  • Hành tây, hành lá và các loại gia vị khác

Các bước thực hiện

  • Bạn rửa sạch hành lá, hành tây, cà rốt, măng tây, nấm hương rồi sau đó thái nhỏ
  • Trứng gà bạn đập và cho vào bát, thêm muối, tiêu, giấm, sữa và đánh đều tay rồi lọc qua rây cho hết cặn.
  • Đun nóng dầu ăn trên chảo đến khi dầu nóng thì cho cà rốt, hành lá, hành tây, măng tây, nấm hương vào đảo đều cho tới khi vừa chín tới.
  • Đổ trứng vào chảo, trải đều trứng với rau củ và chờ cho trứng hơi chín thì cuộn lại. Khi trứng chín hẳn, bạn tắt bếp, cắt khoanh nhỏ rồi đưa bé thưởng thức.

5. Canh rau ngót nấu thịt nạc thanh mát

món ngon cho bé 2 tuổi: canh rau ngót thịt nạc

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Tôm rửa sạch, bóc vỏ, rút chỉ đen, để ráo nước
  • Hành lá rửa sạch, cắt khúc nhỏ
  • Rau cải xanh rửa sạch, cắt khúc nhỏ, để ráo nước
  • Các loại gia vị khác

Các bước thực hiện

  • Bạn đun nóng một ít dầu ăn trên bếp rồi phi thơm hành lá và cho tôm vào xào chín sơ.
  • Sau đó, bạn đổ nước vào ngập tôm rồi đun sôi.
  • Khi nước bắt đầu sôi, bạn cho cải vào nấu chín mềm, nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Khi chế biến món ăn cho bé 2 tuổi, bạn nên trang trí món ăn cho đẹp mắt để kích thích thị giác trẻ khiến con muốn ăn ngay.

Nhu cầu dưỡng chất cho bé 2 tuổi

món ngon cho bé 2 tuổi bổ sung nhiều dưỡng chất

Bên cạnh biết cách chế biến những món ăn ngon, bạn cũng cần lưu ý thực đơn cho bé 2 tuổi cần được cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu dưới đây:

  • Chất bột đường: Ngũ cốc, khoai tây, gạo và các sản phẩm từ bột mì
  • Chất đạm: Thịt, cá, gia cầm, trứng, hải sản
  • Các sản phẩm từ sữa: Sữa, phô mai, sữa chua…
  • Vitamin và khoáng chất: Rau, củ, quả và trái cây

Hàm lượng dinh dưỡng bé cần bổ sung cho cơ thể trong 1 ngày bao gồm: 150-200g gạo, 120-150g thịt, 150-200g cá, tôm, 150-200g rau xanh, 30-40g dầu ăn hoặc mỡ. Bé cũng cần được ăn từ 3-4 quả trứng/tuần.

Bữa ăn hàng ngày của con cũng cần tập trung vào các tiêu chí dưới đây:

  • 3 bữa chính (2 bữa cơm nát và 1 bữa cháo) với đa dạng nhóm dưỡng chất thiết yếu.
  • 2 bữa phụ với 1 bữa phụ là hoa quả chín, sinh tố, chè…; 1 bữa phụ khác là các thực phẩm từ sữa.

Lượng sữa bạn nên bổ sung cho con hàng ngày ở khoảng 400ml sữa ít béo hoặc sữa tách béo để bổ sung canxi cho con. Ngoài ra, bạn cũng nên cho bé bổ sung thêm sữa chua và phô mai để đa dạng món ăn cho bé.

Dạ dày của trẻ 2 tuổi còn khá yếu, bạn không nên ép bé ăn quá nhiều trong 1 bữa. Đồng thời, cơm phải đủ nát và thức ăn đủ mềm, nhuyễn để giúp bé dễ dàng tiêu hóa. Bạn cũng cần tránh nấu những món khó tiêu hay tránh cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý không nên cho trẻ ăn các loại hạt lớn, kẹo cứng, kẹo cao su, quả nho chưa cắt, rau sống, bắp rang bơ, hay miếng thịt lớn… Những loại thực phẩm này sẽ dễ khiến bé bị mắc nghẹn hoặc khó tiêu hóa.

[inline_article id=67099]

Các món ngon cho bé 2 tuổi ăn cơm không chỉ tiện lợi nhằm giúp mẹ tiết kiệm thời gian mà còn bổ dưỡng, ngon miệng để tăng cường nhiều năng lượng cho bé. Vì thế, mẹ hãy chịu khó vào bếp để trổ tài nấu nướng giúp con yêu luôn hứng thú trong mỗi bữa ăn để lớn nhanh, khỏe mạnh nhé.

Hoa Vũ 

Categories
Sau khi sinh Vóc dáng

5 bài tập yoga sau sinh nhẹ nhàng giúp bạn giảm mệt mỏi

Bài tập yoga sau sinh giúp mẹ thư giãn và rèn luyện thể chất

Tác dụng của những bài tập yoga sau sinh sẽ giúp hỗ trợ bạn cải thiện sức mạnh cho sàn chậu, làm cơ bắp săn chắc lại, giúp thư giãn vai, cổ, duy trì xương sống thẳng, làm tăng khả năng chịu đựng và ngừa chứng trầm cảm sau sinh. Điều này đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi cơ thể để bạn trở lại cuộc sống sinh hoạt hàng ngày bình thường.

Vậy sau sinh bao lâu có thể tập yoga? Nếu sinh thường, bạn có thể tập yoga sau ít nhất 6 tuần sinh con. Trong trường hợp bạn sinh mổ thì cần đợi ít nhất 12-16 tuần sau sinh.

[inline_article id=203301]

Dưới đây là 5 bài tập yoga nhẹ nhàng cho phụ nữ sau sinh nhanh hồi phục sức khỏe.

Bài tập yoga sau sinh cho mẹ nhanh hồi phục sức khỏe

Các bài tập yoga nhẹ nhàng dưới đây đã được chứng minh là có thể giúp cải thiện lưu lượng máu, củng cố hệ thống thần kinh và thư giãn cơ thể cũng như tâm trí của bạn.

1. Bài tập yoga sau sinh gác chân lên tường

bài tập yoga gác chân lên tường

Đây là bài tập yoga sau sinh giúp bạn thư giãn, thiền định và hỗ trợ máu lưu thông theo hướng ngược lại.

Bạn duỗi người, hai chân đặt lên tường, giữ thẳng, hai tay để duỗi thả lỏng tự nhiên. Sau đó, bạn nhắm mắt và chú ý hít thở đều.

2. Tập tư thế em bé để cơ thể thư giãn

tư thế em bé

Bài tập yoga sau sinh này khá nhẹ nhàng, giúp bạn giảm đau đầu, cổ, ngực, đồng thời giúp mở sàn chậu, hông và lưng dưới. Mẹ đang cho con bú thường dễ bị đau lưng. Vì vậy, tư thế em bé sẽ rất phù hợp cho bạn để giảm thiểu những mệt mỏi.

Bạn quỳ trên sàn, đặt mông ngồi vào gót chân. Sau đó, bạn từ từ vươn thân người lên phía trước, tay và lưng duỗi thẳng, hai đầu gối dần dần mở rộng ra. Bạn thả lỏng cằm, cổ, mặt và cơ thể rồi hít thở đều.

Trong lúc tập tư thế em bé, bạn có thể kết hợp thực hiện bài tập kegel sau sinh sẽ giúp củng cố các cơ sàn chậu đã bị suy yếu trong quá trình sinh nở. Bạn hãy thực hiện động tác như đang nín tiểu và giữ như vậy trong 2-3 giây rồi lại thả lỏng 2-3 giây. Sau đó, bạn nên lặp lại động tác này 4-5 lần liên tiếp.

3. Tư thế ngọn núi tốt cho cơ bắp và thăng bằng

tư thế ngọn núi

Tư thế ngọn núi là bài tập yoga sau sinh làm săn chắc vùng bụng, xương chậu, thân mình và lưng.

Bạn mở hai bàn chân vừa phải, thả lỏng hai cánh tay, lòng bàn tay hướng ra ngoài, giữ lưng thẳng và cổ thon dài.

Khi thực hiện tư thế, bạn hít thở sâu, khi thở ra thì hóp bụng, siết chặt chân, mở ngực, mở vai, giữ lưng người thẳng. Bạn thực hiện động tác với nhịp thở đều đặn trong 5 nhịp.

4. Tư thế cây cầu tốt cho cột sống lưng

tư thế cây cầu mang lại nhiều lợi ích của yoga

Sau khi sinh con, bạn rất dễ bị mỏi người do phải dành nhiều thời gian ngồi và nằm trông con. Bài tập yoga sau sinh này sẽ giúp bạn giảm bớt sự khó chịu ở cột sống, tăng cường sức mạnh cho đôi chân, kéo căng các cơ hông, đồng thời mở rộng vai nên hỗ trợ bạn thư giãn tinh thần và giảm mệt mỏi hiệu quả.

Bạn nằm thẳng, gập đầu gối, để khoảng cách giữa hai chân rộng bằng vai. Sau đó, bạn đan tay vào nhau, hít sâu rồi nâng lưng, hông và ngực. Kế đến, bạn thở đều, chậm rãi và giữ tư thế tầm 30 giây thì nghỉ và thực hiện lại động tác 3 lần.

5. Tư thế yoga mặt bò giúp ngừa tật gù vai

bài tập yoga sau sinh - tư thế yoga mặt bò

Tư thế yoga mặt bò rất hiệu quả trong việc giúp bạn kéo dài hông, cũng như cổ và vai. Bạn thực hành tư thế này cũng có thể giúp chống lại tật gù vai khi phải ngồi lâu cho con bú hay bế bé yêu trong thời gian dài.

Bạn ngồi thẳng lưng trong tư thế quỳ, chân phải gập đặt lên chân trái và đảm bảo 2 đầu gối chồng lên nhau. Bạn giơ tay trái lên, gập khuỷu tay và đưa ra sau lưng, còn tay phải bạn đưa ra sau và cố gắng nắm hai bàn tay lại với nhau. Bạn giữ nguyên tư thế trong khoảng 10-20 giây, rồi đổi bên và lặp lại động tác.

Những lưu ý khi tập yoga sau sinh

những lưu ý khi tập yoga sau sinh

Để ngăn ngừa phần cơ bụng ngoài bị tách ra làm 2 hay còn gọi là xổ bụng sau sinh (abdominal separation), bạn không nên thực hiện những động tác như gập bụng, vặn người sâu, hay ngửa toàn bộ thân trên ra sau. Bởi những động tác này sẽ tạo áp lực cho vùng bụng và khiến cơ bụng căng quá mức.

Dưới đây là một số tư thế yoga cụ thể mà bạn không nên tập sau sinh, đặc biệt nếu đang bị xổ bụng hoặc có bất kỳ vết rách nào lớn trong quá trình sinh nở.

  • Tư thế plank
  • Tư thế con bò
  • Tư thế con mèo
  • Tư thế tam giác vặn
  • Tư thế ngồi xổm malasana
  • Tư thế xoạc chân hanumanasana

Ngoài những tư thế trên, bạn cũng hãy lưu ý tránh các tư thế khiến bụng hướng xuống dưới hoặc những tư thế kéo căng người tác động nhiều vào vùng bụng. Bạn chỉ nên dần dần thực hiện những tư thế này khi cơ thể đã hoàn toàn bình phục.

[inline_article id=188538]

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ bài tập yoga sau sinh nào nhé.

Bạn cũng cần hỏi bác sĩ trước khi tập yoga nếu bị xổ bụng. Tình trạng này khi không được chữa lành đúng cách sẽ gây yếu bụng, yếu sàn chậu hoặc các vấn đề khác nghiêm trọng hơn.

Khi có em bé, cuộc sống của bạn sẽ càng trở nên bận rộn và nhiều căng thẳng hơn. Tuy nhiên, nếu có ý thức tốt về sức khỏe của mình bằng cách tập yoga sau sinh nhẹ nhàng, bổ sung hoa quả và sống lành mạnh, bạn sẽ tận hưởng được cuộc sống ngay cả những lúc tất bật chồng con, công việc. Bạn hãy chia sẻ công việc với bạn đời để có thêm thời gian thư giãn cho bản thân hoặc chỉ cần đơn giản thực hiện những bài tập thở sâu cũng giúp giải phóng hiệu quả những mệt mỏi và căng thẳng đấy.

Hoa Vũ

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cách chăm sóc trẻ vừa mới sinh trong vòng 24 giờ

Nếu không có gì bất thường, bé chào đời khỏe mạnh, an toàn, bé cưng sẽ được chuyển đến mẹ sau khi theo dõi y tế trong vài giờ đầu tiên. Việc chăm sóc bé mới sinh lúc này sẽ hoàn toàn do ba mẹ thực hiện. Bác sĩ và y tá chỉ hỗ trợ trong những trường hợp cần thiết hoặc có sự cố đặc biệt về sức khỏe mẹ và bé.

Cách chăm sóc trẻ vừa mới sinh
Không phải mẹ nào cũng biết cách chăm sóc trẻ vừa mới sinh đúng nhất

1. Giữ ấm cho bé

Khi nằm trong bụng mẹ, trẻ có một môi trường với nhiệt độ lý tưởng. Khi ra môi trường bên ngoài, nhiệt độ có sự thay đổi khiến cơ thể trẻ phải tự thích nghi. Lúc này, cơ chế thích ứng với nhiệt độ của cơ thể còn rất kém, trẻ cần được giữ ấm ngay lập tức và liên tục. Sau khi vệ sinh cơ thể, bé quần được lau khô người, ủ ấm để tránh hạ thân nhiệt.

Nhiệt độ phòng của bé nên được duy trì ở mức 26 – 32 độ C. Trẻ sơ sinh cần luôn được nằm trong vòng tay ấm áp, nhận sự vỗ về, chở che của mẹ. Ngoài ra, nếu bé tè làm ướt bỉm hoặc tã thì cần được thay ngay, lau khô người và mặc bỉm, tã mới để tránh nhiễm lạnh và các vẫn đề ngoài da khác.

2. Cho con bú mẹ

Ngay sau sinh, trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ. Sữa mẹ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nước, đặc biệt là kháng thể giúp bé chống đỡ bệnh tật. Đồng thời, sữa mẹ cũng giúp bé cảm thấy ấm áp, an tâm hơn. Hơn nữa, sữa mẹ trong giai đoạn này phần lớn đều là sữa non. Sữa non (là dung dịch màu vàng) chứa những chất miễn dịch quan trọng và có tác dụng nhuận tràng nhẹ giúp làm sạch ruột bé, đồng thời cũng có protein và chất béo cho những lần bú đầu của bé.

Những điều mẹ cần lưu ý

– Dạ dạy của trẻ mới sinh rất nhỏ, chỉ chứa được 30-90ml cho một cữ bú. Trong 24 giờ đầu tiên, cứ 2-3 tiếng, mẹ có thể cho bé bú 1 lần.

– Không nên nằm khi cho bé bú, vì rất dễ làm con sặc sữa.

3. Cách chăm sóc trẻ vừa mới sinh: Bế bé đúng cách

Xương của trẻ sơ sinh còn rất mềm, nhất là với những bé vừa mới sinh. Vì vậy, mẹ nên hết sức cẩn thận khi bế trẻ. Chú ý dùng một tay đỡ đầu và cổ, tay còn lại đỡ phần mông và cố gắng ôm sát bé vào lòng. Âu yếm và vuốt ve sẽ giúp tạo sự kết nối giữa mẹ và bé tốt hơn, đồng thời cũng giúp kích thích các giác quan phát triển.

Nếu đặt bé trên giường, mẹ lưu ý không sử dụng nệm quá mềm hoặc quá cứng cũng như không dùng gối đầu quá cao, vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển xương của trẻ. Tuyệt đối không bế xốc, rung lắc trẻ hay đưa nôi quá mạnh.

[inline_article id=64788]

4. Cách chăm sóc trẻ vừa mới sinh: Chú ý những lần thay tã

Trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi chào đời, một bé trung bình có thể cần đến 5-6 chiếc tã hoặc hơn, tùy theo thể trạng. So với sữa công thức, sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn. Vì vậy, những bé bú mẹ có thể cần đi vệ sinh nhiều lần hơn.

Mẹ cần lưu ý, phân trẻ sơ sinh trong giai đoạn này thường đặc, có màu sẫm hay ngả vàng. Đây được gọi là phân su, mẹ không cần quá lo lắng. Chỉ khi phát hiện bé đi tiêu ra chất nhầy trắng hoặc có đốm đỏ, mẹ mới cần báo cho bác sĩ.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Nguy hiểm khi mẹ bị sót nhau sau sinh

Nhau thai được hình thành trong tử cung có công dụng truyền các chất dinh dưỡng và oxy từ máu mẹ tới thai nhi. Sau khi em bé chào đời, nhau thai sổ tự nhiên ra ngoài. Khi nhận thấy mẹ có hiện tượng bóc tách và co thắt sổ nhau, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ tiếp tục rặn nhẹ để đẩy nhau thai ra. Giai đoạn này thường kéo dài 10-15 phút, và thường không gây đau đớn gì cả.

Khi nhau thai sổ hết, tử cung và các tĩnh mạch bắt đầu co lại, cổ tử cung từ từ khép lại. Nếu có bất kỳ phần nào của nhau thai còn sót lại, quá trình co thắt tử cung không thể hoàn thành, dẫn đến chảy máu không ngừng. Nếu không được phát hiện sớm, sót nhau sau sinh có thể bị ung thối gây nhiễm trùng máu, băng huyết, viêm nhiễm vòi trứng…

Sót nhau sau sinh
Sau khi bé chào đời, mẹ mất thêm khoảng 10-15 phút cho quá trình sổ nhau ra ngoài

1/ Nguyên nhân gây sót nhau sau sinh

Thông thường sau sinh khoảng 30 phút nhau thai sẽ tự động được tử cung co bóp và đẩy hết ra ngoài. Tuy nhiên, một số trường hợp nhau thai vẫn còn sót lại do những nguyên nhân sau:

– Nhau thai bám quá sâu vào thành tử cung khiến cho việc lấy nhau ra ngoài bị đứt hoặc lấy không hết.

– Khi mang thai nếu mẹ bầu bị nhau cài răng lược thì nguy cơ sót nhau sẽ cao hơn bình thường.

– Nhau thai có thể dính vào vết sẹo do lần sinh mổ trước đó hoặc tử cung bị tổn thương cũng khiến nhau bám vào.

– Những trường hợp nạo phá thai không an toàn đôi khi cũng bị sót nhau do nhau dính vào chỗ tử cung bị viêm hoặc nhiễm trùng.

– Trong quá trình sinh do nhân viên y tế lấy nhau không hết khiến nhau sót lại bên trong tử cung.

2/ Sót nhau ảnh hưởng gì đến mẹ và bé?

– Sót nhau sau sinh có thể dẫn đến tình trạng tắc vòi trứng làm cho mẹ khó có khả năng thụ thai ở lần mang thai tiếp theo. Hoặc bị băng huyết quá nhiều có thể phải cắt bỏ tử cung.

– Ngoài ra, mẹ cũng phải đối diện với những nguy cơ như viêm nhiễm niêm mạc tử cung, viêm cơ tử cung, nhiễm trùng nặng đe dọa đến tính mạng.

– Nếu tình trạng có diễn biến nặng, mẹ sẽ được bác sĩ phẫu thuật cầm máu và nạo hút nhau thai còn sót. Bên cạnh đó cần dùng thêm thuốc kháng sinh để làm co tử cung, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Dùng thuốc trong thời gian này thường sẽ ảnh hưởng đến việc cho con bú, vì vậy mẹ cần hết sức lưu ý, chỉ sử dụng theo sự kê đơn của bác sĩ.

– Chỉ khi nhau thai bị loại bỏ, lượng hormone progesterone trong cơ thể mẹ mới được giảm xuống mức tối đa, protaclin lúc này mới có cơ hội tác động lên các mô sữa. Nhau thai còn sót lại sẽ ảnh hưởng đến lượng progesterone, từ đó ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa của mẹ, làm mẹ ít sữa hơn.

3/ Dấu hiệu nhận biết sót nhau

Sau khi sinh mọi phụ nữ đều ra sản dịch trong vài ngày, đây là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, mẹ cần để ý nếu thấy sản dịch ra quá nhiều, có màu đen và mùi khó chịu cùng những cơn đau bụng âm ỉ kéo dài liên tục kèm theo sốt, rất có thể mẹ đã bị sót nhau.

Thực tế, không phải trường hợp sót nhau nào cũng giống nhau. Các triệu chứng có thể thay đổi tùy theo từng mẹ bầu. Nếu cảm thấy nghi ngờ, bạn có thể đến bệnh viện để bác sĩ siêu âm và tiến hành quy trình kiểm tra cần thiết.

4/ Phòng tránh hiện tượng sót nhau sau khi sinh

Là tình trạng rất nguy hiểm vì vậy mẹ bầu cần chủ động phòng tránh để giảm bớt tối đa những nguy cơ làm tăng khả năng bị sót nhau sau sinh bằng cách sau:

– Trong quá trình mang thai nên bổ sung thêm sắt bắt đầu từ tháng thứ 4 trở đi, việc làm này vừa giúp mẹ không bị thiếu máu vừa hạn chế được hiện tượng sót nhau.

– Phương pháp sinh thường khi thai nhi đủ tuần tuổi cũng giúp phòng tránh việc sót nhau.

– Không nên nạo phát thai vì sẽ làm tăng nguy cơ sót nhau.

– Cần lựa chọn những cơ sở ý tế có chất lượng và đảm bảo để không xảy ra bất trắc gì trong quá trình sinh nở.

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Bổ sung Canxi sau sinh – Mẹ không được lơ là

Trẻ sơ sinh hấp thu canxi hoàn toàn từ sữa mẹ để phát triển

So với các hệ khác, hệ xương là một trong những hệ phát triển chậm nhất và kéo dài nhất. Xương mềm, dễ vỡ và cần rất nhiều canxi để trở nên khoẻ, rắn chắc để hỗ trợ quá trình hợp nhất, tăng trưởng toàn diện (chiều cao và dáng hình) và để bảo vệ các cơ quan quan trọng (não, tim và phổi). Mỗi ngày trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi cần khoảng 300 mg Canxi, nguồn canxi bé cần hoàn toàn lấy từ sữa mẹ. Đây là lý do tại sao tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu. Khi sữa mẹ không đủ hàm lượng canxi, trẻ sẽ bị thiếu, có thể bị chứng hạ canxi máu nhẹ (dễ bị giật mình, ngủ không yên, quấy) hay nặng hơn là co giật.

Mẹ khỏe bé cao

Việc cho con bú ảnh hưởng đến xương của người mẹ như thế nào?

Việc trẻ bú mẹ sẽ ảnh hưởng đến xương của người mẹ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ thường bị mất 3-5% khối lượng xương trong thời gian cho con bú do mỗi ngày cần khoảng 200 – 300 mg Canxi tiết vào sữa mẹ để áp ứng nhu cầu canxi của trẻ. Nếu không được cung cấp đầy đủ canxi, bà mẹ cho con bú sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu canxi với các biểu hiện đau lưng, đau khớp, đau vai, nặng hơn là chứng loãng xương khi bước vào tuổi mãn kinh.

Cách đơn giản để đạt nhu cầu canxi trong giai đoạn cho con bú

Theo khuyến nghị nhu cầu dinh dưỡng dành cho người Việt, phụ nữ giai đoạn cho con bú cần khoảng 1000 mg Canxi/ ngày. Nguồn canxi có từ thực phẩm như rau, củ, quả, trứng, sữa, hải sản. Tuy nhiên lượng canxi này lại không thể hấp thu hoàn toàn và cung cấp đủ cho mẹ, chưa kể việc ăn uống còn bị hạn chế vì sau sinh các mẹ đều sợ mập. Một cách đơn giản, hiệu quả để cung cấp được canxi theo nhu cầu là bổ sung bằng viên uống Canxi.

MCHA – Bước đột phá mới bổ sung canxi hữu cơ tự nhiên cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Đáp ứng được tất cả những yêu cầu để Canxi được hấp thu tối đa, MCHA (Microcrystalline Hydroxyapatite ) được xem như một bước đột phá mới giúp phụ nữ mang thai và cho con bú yên tâm khi bổ sung canxi. MCHA có nguồn gốc từ xương và cung cấp canxi, photpho cũng như các chất khoáng cần thiết khác như Magie, Mangan, kẽm và sắt. MCHA với tỷ lệ canxi và photpho là 2/1, là một tỷ lệ tự nhiên tương tự như tỷ lệ sinh lý học của xương người giúp cơ thể hấp thu rất dễ dàng.

Theo đánh giá của chuyên gia, canxi hữu cơ tự nhiên MCHA từ Úc được chiết xuất từ xương bê an toàn, không độc tính, khi được kết hợp vitamin D3 và K1 sẽ giúp tối đa hóa lợi ích của thành phần MCHA và làm cho công thức này trở thành một sản phẩm bổ sung canxi tối ưu nhất. Công thức này mang đến cho phụ nữ mang thai và cho con bú nguồn canxi cùng khả năng hấp thu lý tưởng giúp tốt mẹ, khỏe bé và là loại canxi được khuyên dùng hiện nay.

CANXI NEXTG CAL

Thành phần: Mỗi viên nag chứa: MCHA (Microcrystalline Hydroxyapatite): 500mg – Tương đương với Calcium 120mg, Phosphorus 55mg. Dry Vitamin D3 Type 100 CWS 800mcg. Dry Vitamin K1 5% SD 160mcg . Chỉ định: Nguồn cung cấp canxi (trong thời kỳ tăng trưởng, phụ nữ có thai và cho con bú, phụ nữ thời kỳ mãn kinh…). Giúp phòng và điều trị loãng xương. Liều dùng: Người lớn: Uống 2-6 viên mỗi ngày. Phụ nữ có thai & cho con bú: Uống tối đa 4 viên mỗi ngày.Trẻ em: 3-6 tuổi: 1 viên/ngày, 6-14 tuổi: 2 viên/ngày; 15 tuổi và trở lên: theo liều của người lớn. Chống chỉ định: Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Tác dụng không mong muốn: Không có tác dụng phụ nào được ghi nhận với liều dung 8g/ ngày cho phức hợp MCHA trong khoảng thời gian dài, MCHA là thuốc an toàn, chưa có ghi nhận về độc tính. Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến thầy thuốc.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Số tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo thuốc của cục QLD: 0670/13/QLD-TT, ngày 23 tháng 07 năm 2013.

Sản xuất bởi Probiotec Pharma Pty Limited, Australia

Website: http://nextgcal.vn/ Facebook: https://www.facebook.com/nextgcal

Tư vấn miễn phí bởi dược sĩ : 18001125

Sản phẩm được phân phối bởi Đại Bắc Group và có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Nextg_cal